Jump to content

Cách mạng màu gì vừa xảy ra ở Hàn Quốc


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Tiểu Khuê

Tác giả gởi đến cho Dân Luận
zing_bieu_tinh_han_quoc_2.jpg
Người biểu tình mang theo biểu ngữ, thắp nến, thậm chí tổ chức hòa nhạc để yêu cầu tổng thống từ chức. Ảnh: Reuters

Thế là, sau những ngày tháng miệt mài và kiên quyết, người dân Hàn Quốc đã buộc quốc hội phải bỏ phiếu luận tội tổng thống và họ đã thành công. Với 234 phiếu thuận trên 56 phiếu chống, đây là một thành công vang dội của người dân đồng thời cũng là chiến thắng của một nền tự do dân chủ đa nguyên điển hình. Từ hôm nay, bà tổng thống đã phải tạm thời rời bỏ nhiệm sở, nhường lại quyền kiểm soát Nhà Xanh cho thủ tướng đương thời, và sẽ chịu sự luận tội trong vòng 180 ngày nữa. Nếu sau thời hạn đó, tòa án tối cao Hàn Quốc đưa ra kết luận có tội thì nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc sẽ phải từ chức và sẽ có một cuộc bầu cử tổng thống mới trong vòng 60 ngày tiếp theo tại đây.

Trong bài viết này, tôi sẽ không đi sâu vào lý do bà tổng thống lại phải lao đao và có nguy cơ mất chức mười mươi như hiện nay. Thay vào đó, tôi sẽ đề cập tới tinh thần tự chủ, ý thức về quyền tự do và trình độ dân trí của các tầng lớp người dân Hàn Quốc.

Có lẽ sẽ không ít người liên tưởng tới cuộc cách mạng hoa nhài hay các phong trào mùa xuân Arap tại các nước thuộc thế giới Ả Rập khi nhìn vào sự kiện trong vài tháng qua ở Hàn Quốc. Đúng là nét gì đó phảng phất khi cùng là những cuộc biểu tình sục sôi và mang thông điệp rõ ràng mạnh mẽ đối với chính phủ cầm quyền mà người đại diện là tổng thống. Nhưng, nếu nhìn và ngẫm kĩ không biết các bạn thấy sao chứ cá nhân tôi lại thấy, chúng khác nhau rất cơ bản. Khác nhau không chỉ từ lý do, khác nhau không chỉ bằng cách thức hành động mà còn khác nhau cả ở kết quả nữa.

Đầu tiên là ở nguyên nhân, lý do: Nếu như ở cuộc cách mạng hoa nhài và các phong trào mùa xuân Ả Rập, người dân đã quá chán chường với cảnh khổ cực lầm than dưới sự thống trị của những vị tổng thống độc tài hay những chính quyền tham ô, tham nhũng, nơi cuộc sống của họ đã chạm đáy cùng cực của sức chịu đựng thì ở Hàn Quốc, chỉ đơn giản, người dân, nhất là tầng lớp thanh niên và tri thức – họ không chấp nhận một vị tổng thống mà không có chính kiến, một vị tổng thống mà lại chịu sự chi phối của một người khác, cho dù chuyện liên quan có thể nhỏ tới đâu, nhưng cơ bản là họ không chấp nhận để một người như vậy đứng đầu đất nước và dẫn dắt họ. Như vậy, một bên là đã tới hạn của sự thống khổ về mọi mặt, thay đổi hoặc là chết, còn một bên là mới chỉ như chạm nhẹ vào lòng tự tôn, là cái vuốt má vào ý thức tự chủ mà chưa hề liên quan tới cuộc sống chứ chưa nói tới sự tồn vong của cả một xã hội. Một sự khác biệt quá rõ ràng.

Trong phương thức tiến hành, tai các nước Ả Rập, phương thức ban đầu là biểu tình và sau đó là một chuỗi các hành động bạo lực cực đoan nhằm mục đích lật đổ chính phủ hủ hóa đương thời, các đảng phái đấu đá, ám sát, người dân đập phá, xô xát với chính quyền, đã có nhiều người chết và bị thương... Còn ở Hàn Quốc thì sao, ngay khi các bê bối của tổng thống bị phát hiện và đưa ra công luận, người dân đã rất ôn hòa những quyết liệt trong việc biểu tình đòi tổng thống giải trình và yêu cầu quốc hội can thiệp để luận tội tổng thống. Suốt trong khoảng hai tháng, dưới những đêm lạnh trời đầu đông ở Hàn Quốc, hàng trăm nghìn người đã đứng kín quảng trường Gwanghoamun cũng như trước phủ tổng thống, cùng thắp lên những ngọn đèn nhất loạt yêu cầu tổng thống từ chức. Không ai bảo ai, từ người già cho tới người trẻ, từ những người trí thức cho tới những ông bà ajuma, ajoshi ít chữ, ai ai cũng yêu cầu sự minh bạch và không hề muốn một người kém bản lĩnh đứng đầu đất nước, dẫn dắt họ. Vâng cách thức thực hiện cũng rất khác nhau.

Và kết quả là: ở một số nước như Tunisia, Lybia, Ai Cập ít nhiều, người dân đã đạt được mục đích ban đầu của họ là buộc tổng thống từ chức, ở các nước còn lại thì tình hình có khác, các diễn biến kéo dài và phức tạp. Nhưng tựu chung cho tất cả, là một khung cảnh hỗn loạn và tang thương trong hầu hết tất cả các nước đó, có những nước rơi vào nội chiến như Irac, Yemen, Lybia trong thời gian dài, thậm chí nội chiến cho tới tận hiện tại như Syria. Các đảng phái đấu đá chính trị, các cuộc ám sát đẫm máu và người dân thì bơ vơ và tuyệt vọng. Trong khi đó, sau hơn hai tháng biểu tình trong ôn hòa, người dân Hàn Quốc đã buộc được quốc hội luận tội tổng thống, bà tổng thống đã xin lỗi công khai người dân và tuyên bố sẽ chịu mọi sự phán xét của tòa án. Nguyên nhân, cách thức khác nhau và giờ là kết quả khác nhau.

Vậy sự khác biệt đó đến từ đâu ah? Có lẽ nhiều quý vị độc giả cũng sẽ đồng ý với tôi rằng, sở dĩ có sự khác biệt đó là vì từ trình độ dân trí và sự hiểu biết về các quyền tự do của mỗi công dân ở các nước đó là khác nhau. Vâng, nói tới đây thì chúng ta lại phải bàn tiếp, do đâu mà lại có sự khác biệt về trình độ dân trí và hiểu biết về quyền tự do như vậy? Theo kiến giải hạn hẹp của mình, tôi trộm nghĩ rằng nói khởi điểm từ chế độ chính trị đặc thù của mỗi nước. Ở các nước Ả Rập là chế độ độc tài thống trị suốt nhiều thập kỉ với quyền lực tuyệt đối dành cho vua và các tổng thống, người dân không có quyền bầu cử hoặc có nhưng không thực chất, những vị vua và tổng thống kia sẽ là người nắm hoàn toàn quân đội cũng như ngân khố quốc gia trong tay, toàn quyền sinh sát là ở họ.

Trong khi đó tại Hàn Quốc, nơi mà chế độ đa đảng hiện hữu, tổng thống được bầu lên do sự tín nghiệm của người dân cho đảng mà họ đại diện, và xuyên xuốt trong nghiệm kỳ của mình, tổng thống và đảng của bà ấy chịu sự giám sát của không chỉ các đảng đối lập mà còn của toàn xã hội. Là tổng thống với quyền lực cao nhất nhưng lại luôn phải lắng nghe và phản hồi ý kiến của người dân, nên nền chính trị tại Hàn Quốc đã đạt tới một tầm cao của sự tự do và dân chủ. Người dân luôn được tôn trọng, được lắng nghe mỗi khi bày tỏ ý kiến và được nói mỗi khi muốn đưa ra yêu cầu. Viết tới đây tôi lại chạnh lòng, chạnh lòng khi nghĩ về đất nước mình, chạnh lòng khi nghĩ về hiến pháp, khi nghĩ về Bác Hồ và những bậc lão thành cách mạng tiền nhân đã không tiếc hy sinh xương máu cho một xã hội như ngày nay.

Thật là: “Trông người lại nghĩ đến ta, 
Nhìn ra thế giới buồn là tái tê”

Thôi thì cùng ước và lại ước vậy.

(Dân Luận)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...