Jump to content

Mạnh Kim - Báo chí “Ngáo đá”


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Nghi can Nguyễn Thành Dũng tại cơ quan công an. - Ảnh: Quốc Thái.
Nghi can kẻ hành hạ trẻ em ở Campuchia Nguyễn Thành Dũng tại cơ quan công an.

 - dm dem điện chít chết mịa nó đi

- Cái thể loại nay
 cho nó ăn dùi cui thấy mẹ nó

- đậu má :( diễn quá sâu lun .khi hành hạ trẻ em .rồi có sợ như rok ko .cho nó án tử là vừa .hơn cả cầm thú :(

- Thk này mà vô tù thì chỉ có xác định. Mấy bạn tù nó chăm sóc tội phạm hiếp dâm hành hạ trẻ e kỉ lắm.tha hồ mà hưởng

- Mẹ đánh bỏ mẹ nó đi

- Thằng này vậy mà cũng biết so... Mình cu nghi dây thần kinh nó đức hết rồi chứ. Kg hiểu noi may thăng bi pin pin. Bó tay

- Vẽ 1 vòng tròn bỏ 2 3 con kiến vào đó
Lấy con chim mày chăn kiên con kiến chết hoặc bò ra ngoài là lấy nhựa nhỏ vào chim chú mày :)))
Các bạn có cảm thấy sôi động k ạ :)))))

- Lay chi h dien chich lai no xinh treo no len cho moi nguoi tung ceo xem no bit dai ko do qui

- Đụ mẹ nó bị bắt rồi giả điên đó trời ơi. Ko có thag điên nào mà bjk ra bùi viện làm rồi cặp vs tây ăn tiền hết. Quýnh thấy mẹ nó cho hả lòng dân

- giết nó đi

- Danh chet ca ho nha lo di bo nao con day (đánh chết cả họ nhà ló đi bố nào con đấy)

- Pải con táo bà mày cho mày đi gặp địa ngục hỏi tội 1 thể
 
Đây là vài câu còm (dẫn nguyên văn lỗi chính tả) trong hơn 5.600 còm mà nội dung gần hệt nhau, bên dưới một stt đăng đoạn clip ghi lại cảnh báo chí “tác nghiệp” vụ án Nguyễn Thanh Dũng. Một sự phẫn nộ tập thể cực kỳ dữ dội và nó đã đi đến đỉnh điểm của sự mất kiểm soát. Một hình ảnh dễ liên tưởng đến thời Trung Cổ, khi người phạm tội bị lôi ra quảng trường để bị đám đông cuồng nộ vừa gào thét, vừa ném đá đến chết. Nó cũng giống cảnh man rợ mà Taliban từng gây ra với các trường hợp bị quy kết phạm giáo luật đạo Hồi, khi đám đông giận dữ nhặt ném mọi thứ vào tên “tội đồ” cho đến khi anh ấy/cô ấy chết gục. Nó cũng giống cảnh cách đây vài chục năm khi người ta lôi nạn nhân ra giữa làng để đấu tố. Bản chất và hoàn cảnh sự việc là khác nhau. Nhưng nộ khí của đám đông là hệt nhau. Hung dữ, độc ác và bán khai.
 
Không ai có thể thông cảm với tội ác mà Nguyễn Thanh Dũng gây ra nhưng cũng thật khó có thể “thông cảm” với sự hằn thù ghê rợn mà một số người bày tỏ. Tôi tin, nếu Dũng được lôi ra nơi công cộng nào đó và đám đông được phép “thể hiện”, Dũng sẽ bị ném đá đến chết. Những cục đá thật. Ném thẳng vào mặt, trúng vào đầu, và gây chết thảm khốc. “Thằng khốn nạn, mày chết mẹ mày đi!” - họ quay đi, hả dạ, để lại cái xác nằm bẹp trong máu.
 
Không ai có thể thông cảm với tội ác của Dũng nhưng tội ác đó chỉ có thể được xét qua điều tra và được xử bằng luật. Cho đến trước khi Dũng ra tòa, báo chí chỉ được phép tường thuật sự kiện. Thật không bình thường khi cơn phẫn nộ đám đông đang được báo chí kích thích.
 
“Bất kỳ gì mà phóng viên đăng tải các chi tiết về trường hợp phạm tội hay sự đau khổ của các nạn nhân, mà chưa ai được xét xử, cũng đều có thể ảnh hưởng đến công việc của tòa… Nếu những câu chuyện đau lòng về việc các nạn nhân phải trải qua tiếp tục được đăng tải vào ngay trước ngày xử án, bồi thẩm đoàn có thể có cảm giác chua xót và giận dữ đối với người bị buộc tội. Điều này sẽ khiến cho người bị buộc tội có thể không được xử công bằng… Cho đến khi người nào đó bị kết án, hoặc chính xác hơn cho đến khi cảnh sát cho bạn biết người nào đó sẽ bị kết án bởi một tội nào đó thì vụ án vẫn còn ở tình trạng “đang được xem xét” (sub judice)…” – đó là đoạn trích từ chương 64 trong ‘The News Manual’, một cẩm nang tác nghiệp báo chí, với hỗ trợ của UNESCO, phổ biến tại các nước đang phát triển (có thể tìm dễ dàng và download miễn phí).
 
Trong vụ Nguyễn Thanh Dũng, báo chí không hề thực hiện các nghiệp vụ thông thường và căn bản chẳng hạn “double-check” (kiểm tra lại) lẫn cross-check (kiểm tra chéo). Khi Dũng bị bắt, báo chí lao vào nơi tạm giam, ghi hình và giật lên những hàng tít “Lời khai ghê rợn…”. Tôi đã xem một clip “lời khai ghê rợn” của báo Thanh Niên. Dũng không khai gì “ghê rợn” cả. Bản thân bài báo ấy là một sự ghê rợn.
 
Có một clip tôi tình cờ xem đã gây ám ảnh dữ dội. Cảnh một người bị nhốt trong chuồng sắt cùng một con chó đã chết, được cho là quay ở Hưng Yên, và người bị nhốt được cho là kẻ trộm chó. Đầu và mặt bê bết máu, kẻ trộm chó ngồi co rút chân lại trong cái chuồng chật. Anh ta trông hoảng sợ cực độ, mắt lấm lét hết nhìn sang phải lại quay sang trái. Bên ngoài chuồng, một đám đông mạt sát anh ta. Họ nói họ muốn đập chết anh ta. Họ buộc anh ta phải gác chân lên con chó chết đang nằm co quắp trong chuồng. Họ nói, mày cũng phải bị đập chết như thế, con ạ. Giữa những tiếng chửi bới ồn ào, có cả những tiếng cười…
 
Cách mà một số phóng viên có mặt ở nơi tạm giam Dũng cũng không khác mấy so với đám đông kia. Thậm chí tệ hơn. Như trong những bộ phim kinh dị trong đó có cảnh kẻ bị bắt, mặc cho đang than khóc, tên tâm thần vẫn bình thản, nhếch mép cười, suy nghĩ việc chuẩn bị “đạo cụ” nào để lát nữa đây tra tấn nạn nhân. À, nên làm như thế nào nhỉ, dùng cây búa này đập vào đầu nó? Hay dùng cây kìm này rút móng tay nó? Từ từ, hắn bày ra đống đồ nghề để chọn. Cái này được đây! Hắn quay sang nạn nhân. Cười…
 
Xin mời quý độc giả xem Video : NÓNG: Trần Đại Quang khẳng định sẽ cho Tổng BT Trọng biến mất sau đợt triển khai Nghị Quyết HNTW4
 

 

 
 
Trong cái clip ghi lại cảnh báo chí “làm việc” nói ở trên, tôi cũng thấy một không khí gần tương tự. Có cảnh một cô “phóng viên” cười, trước vẻ sợ hãi và khóc lóc của Dũng. Có phải cô ấy đang “tác nghiệp”? Không. Cô ấy đang ngáo đá! Dũng cho biết mình đã mất kiểm soát khi phạm tội do dùng ma túy. Dù biện bạch thế nào thì tội ác vẫn là tội ác và nó phải được trả giá. Tuy nhiên, khi báo chí cũng mất kiểm soát, như thể đang bị “ngáo đá”, thì báo chí cần phải được trả giá như thế nào?

Mạnh Kim

(Fb Mạnh Kim)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...