Jump to content

“Tiếng chó sủa mùa nước lũ"


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Dư A Liên

nguyendinhdang_chosuamualu.jpg
“Tiếng chó sủa mùa nước lũ / Dog barking in flood season”

Ông Nguyễn Đình Đăng là một Họa sĩ Việt Nam mà tôi đặc biệt ngưỡng mộ, kiến thức uyên thâm, phong cách độc đáo. Đa số những bức tranh của ông vẽ theo phong cách siêu thực tả chân, ý tưởng sâu sắc, bút pháp điêu luyện của một bậc thầy hội họa. Từ bố cục, dựng hình, lập thể, ánh sáng, sắc độ, màu phối…tất cả đều thật nhu nhuyễn và hoàn hảo. Mọi người có thể vào trang dưới comment đầu tiên để ngắm những bức tranh tuyệt đẹp của họa sĩ này. Dưới đây, tôi giới thiệu bức tranh “Tiếng chó sủa mùa nước lũ / Dog barking in flood season” -một bức tranh mới (dường như là mới nhất) của ông và trình bày vài nét cảm nhận của mình trao đổi cùng các bạn trong những ngày nước nổi…

Toàn bức tranh với gam màu lạnh, bầu trời u ám, đất vỡ, nước dâng, một khung cảnh thê lương bàng bạc. Bên phải bức tranh là hình ảnh những mái nhà chìm trong biển nước, người dân tránh lũ trên mái nhà, tiêu điều, xác xơ, số phận mong manh…Bên trái bức tranh là hình ảnh một cái lò gạch cũ, gợi nhớ đến cái lò gạch trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, cái lò gạch xuất hiện lúc mở đầu và kết thúc tác phẩm của Nam Cao như biểu trưng cho một vòng lặp, một sự tuần hoàn… Trung tâm của bức tranh là 3 đối tượng: một con người, một con chó và một con trâu. Con chó Bull (giống chó nhập ngoại) dẫn đầu, hung dữ, sùi bọt mép (được phóng chiếu lên 3 lần để nhấn mạnh) đầy kích động như sẵn sàng tấn công những đối tượng nào cản trở bước tiến của nó. Màu của con chó Bull giống màu của cái lò gạch phía góc bên trái bức tranh. Một con người với cái áo chùng tu sĩ gợi hình ảnh của linh hồn, đầu ngẩng lên trời như một lời cầu nguyện, một ước vọng xa xăm…Cái mặt nạ vừa vặn, tự nhiên, hợp lý như một lời nguyền, lại như một bức màng vô minh che lấp đường về. Thân phận người chủ giờ đây trở thành một thân phận bị động, mù mờ theo sau con thú nuôi của mình. Nếu con người nhìn lên, con chó nhìn nghiêng thì con trâu hiền lành nhìn thẳng về con đường phía trước. Ruồi bu, đỉa bám, nhưng vẻ bình thản của con vật này gợi cái cảm giác được xoa dịu, được an ủi. Con trâu, con vật thân thiết gắn bó với người nông dân Việt Nam, quanh năm làm lụng vất vả cung hiến sức cày bừa cho những vụ mùa, có câu “khổ như trâu” và “con trâu là đầu cơ nghiệp” để ghi nhận những đóng góp của con vật hiền lành, chịu thương chịu khó-là vị ân nhân của người nông dân Việt. Có ai thắc mắc sao tác giả không vẻ con trâu xác xơ, tiều tụy, gầy còm, “te tua” tí cho hợp với bối cảnh tiêu điều như vậy không? Tôi rất ấn tượng với con trâu, dường như một con trâu khỏe mạnh, vững vàng, điềm tĩnh, hiền lành như vậy cứu vớt được vẻ sầu thảm thê lương của toàn cảnh, nhen nhóm lên một niềm hi vọng vào một ngày mai… có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Trên nền đất nứt toát, một cái quả cân 2 kg tượng trưng cho lẽ công bằng, gợi liên tưởng đến ngày phán xử, số 2- Thiên niên kỷ thứ 2. Một cái lưỡi liềm bên cạnh quả cân, lưỡi liềm-một nông cụ của người nông dân, quả là quá hợp với bối cảnh của con trâu và xóm làng, lò gạch ở quê nghèo... Còn gì nữa không? Lưỡi liềm còn là biểu tượng của mặt trăng, (trăng lưỡi liềm); đối với Hội Tam Điểm và Thuật Giả Kim, mặt trăng biểu trưng cho sự hợp nhất thiêng liêng và huyền bí, như mục tiêu của linh hồn con người, bên cạnh cái hố thẳm là cái lưỡi liềm nằm bao bọc lấy quả cân, thật là ý vị. Ở một góc nhìn khác của Tarot, con bài The Moon biểu trưng cho sự lừa dối và ảo tưởng. Và nếu cái liềm mà đi kèm với cái búa- búa liềm là biểu tượng của những người Cộng sản được hình thành từ trong cuộc cách mạng Nga. Ở đây không có búa, búa đâu? Không có búa nhưng có đinh. Đinh gợi búa, 3 cây đinh nằm ở vị trí tạo góc chéo so với cái liềm…

Lũ lụt- Đại Hồng Thủy + đất nứt = thiên tai, số phận con người, thiện và ác, sự vô minh, vòng lặp…ngày phán xử…Thật không quá lộng ngôn khi phán rằng “trong tranh có thép!”.

Mọi chi tiết trong mọi bức tranh của ông Nguyễn Đình Đăng đều mang một thông điệp, một ý nghĩa hết sức sâu sắc, việc giải nghĩa những biểu tượng trong tranh ông từ nhiều năm nay là thú giải trí của tôi, và nếu những ý nghĩa ấy chẳng liên quan gì đến suy nghĩ của tác giả, thì với tôi là quá bình thường và cũng chẳng có gì là quan trọng. Thành công của một tác phẩm nghệ thuật, một bộ phim, một câu chuyện, một bức tranh là nó có sức gợi mở đa chiều kích, mỗi người tiếp nhận thông điệp theo một thể cách riêng tương ứng với hồn thức riêng đặc thù và tất cả đều có một ý nghĩa, một giá trị nhất định.

(Dân Luận)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...