Jump to content

Mỹ bỏ TPP, Việt Nam không còn bị áp lực cải cách kinh tế


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Vì Mỹ tuyên bố rút ra, Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương không còn, Việt Nam thấy không còn bị ép cải cách kinh tế để hội nhập nên ỳ ra, ngược với tuyên bố của chức sắc nhà nước.
 
VN-TPP.jpg
Nhà máy sản xuất tơ sợi Polyester Đình Vũ (Hải Phòng) bỏ hoang sau khi đốt hết hàng ngàn tỉ đồng đầu tư. (Hình minh họa: Internet)
Trong một bản báo cáo có tựa đề “Kinh tế Việt Nam 2016” công bố hôm Thứ Năm 16 Tháng Ba3 tại Hà Nội, ông Ngô Thắng Lợi, giáo chức tại Đại học Kinh tế Quốc dân và là đồng chủ biên của báo cáo nói trên nói rằng “TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) được kỳ vọng tạo xung lực, sức ép lớn cải cách trong nước. Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi TPP khiến TPP khó trở thành hiện thực. Vì vậy, những áp lực gia tăng để thúc ép cải cách của Việt Nam không còn và những nỗ lực cải thiện thể chế kinh tế thời gian vừa qua và cả trong tương lai có thể bị trì hoãn”.
 
Theo ông Lợi, từ trước tới giờ, mô hình tăng trưởng của Việt Nam dựa vào vốn, tài nguyên đến lao động giá rẻ, năng suất lao động thấp, đứng ngoài cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của thế giới. Nhà đầu tư từ các nước khác (FDI), đặc biệt là Trung Quốc, mang tới Việt Nam các loại máy móc công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường cao, chỉ nhằm tận dụng giá nhân công rẻ.
 
Ngay các công ty xí nghiệp trong nước, phần lớn là đám quốc doanh, cũng đi mua sắm máy móc trang bị phế thải từ nước ngoài mang về lắp ráp rồi bỏ “đắp chiếu” dù tốn kém hàng ngàn tỉ đồng cho ngân sách nhà nước. Hệ quả “Việt Nam khó đạt, duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững.”
 
Bản báo cáo nêu ra một sự thật đau đớn là “hiện doanh nghiệp FDI là một trong những tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Một bộ phận nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng những quy định về môi trường lỏng lẻo để di dời các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đến Việt Nam.”
 
Trong một phiên họp ở quốc hội ngày 17 Tháng Mười Một 2016, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn rằng “Không tham gia TPP hay có tham gia thì nền kinh tế chúng ta vẫn tiếp tục hội nhập sâu rộng với quốc tế”. Ông này cả quyết như vậy đồng nghĩa với nhu cầu cấp bách phải cải cách thể chế kinh kế của chế độ theo đòi hỏi của các đối tác qua điều khoản các hiệp định song phương và đa phương.
 
Thứ Năm tuần trước tức ngày 9 Tháng Ba 2017, trong một cuộc hội thảo về “Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2017” do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn, ông Trần Du Lịch, một chuyên gia kinh tế và là đại biểu quốc hội khóa 13, cho rằng, “dù TPP không thành hiện thực đi nữa thì đó vẫn là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thế chế theo nội dung đã cam kết theo TPP và đó là điểm có lợi cho doanh nghiệp Việt. Doanh nghiệp không cần thất vọng nếu không có hoặc chậm có TPP”, báo TBKTVN tường thuật.
 
Hoàn thiện thể chế kinh tế, theo ông Lịch được kể lại trên tờ TBKTVN “không chỉ là việc hoàn thiện các đạo luật liên quan trực tiếp đến sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp, mà phải đặt nó trong một nội hàm rộng hơn, bao gồm cả hệ thống quản trị quốc gia, với 3 trụ cột : thể chế kinh tế, nền hành chính công và nền tài chính công.Mọi cải cách cần phải mang tính đồng bộ của cả hệ thống”.
 
Xin mời quý vị xem Video : Tổng Biểu tình lần 3 ngày 19/3: LM Nguyễn Văn Lý đề xuất giải pháp mới để giải thể độc tài CS
 

                 

 
Ngày 29 Tháng Mười Một 2016, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội CSVN, phát biểu rằng “Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành những gì chúng tôi có kế hoạch làm. Chúng tôi cần cải thiện công nghệ và quản trị doanh nghiệp. Điều đó rất quan trọng”.
 
Giờ thì bản báo cáo có tựa đề “Kinh tế Việt Nam 2016” cho thấy một viễn ảnh khác.
 
(Người Việt)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...