Jump to content

Phải chờ ba năm nữa, 52,500 tỉ đồng mới có hiệu quả


xứ việt
 Share

Recommended Posts

March 16, 2017
nv_170317_giaothong-696x392.jpg Cầu Thông Lưu nằm trên quốc lộ 1 đoạn chạy qua huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. (Hình: Tuổi Trẻ)

CẦN THƠ (NV) – Giai đoạn đi từ Sài Gòn đến Cần Thơ hoặc ngược lại chỉ mất ba tiếng rưỡi đã chấm dứt, từ nay, thời gian trung bình để vượt qua 170 cây số trên quãng đường này sẽ khoảng… sáu tiếng.

Dẫu đã có hai con đường để đi từ Sài Gòn về đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại nhưng vì đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương chỉ có 40 cây số thành ra các loại xe muốn ngược hay xuôi đều bị buộc phải đổ vào phần còn lại của quốc lộ 1.

 

Gần đây, theo nhiều tờ báo tại Việt Nam, vì tất cả các cây cầu nằm trên quốc lộ 1, đoạn chạy ngang tỉnh Tiền Giang đều đã hoặc phải chuẩn bị để mở rộng nên lưu thông về đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại bị ứ nghẽn.

Năm ngoái, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam công bố một thống kê, theo đó, trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, chính quyền Việt Nam đã chi khoảng 52,500 tỉ đồng cho 34 dự án xây dựng hoặc mở rộng 1,036 cây số đường và 60 cây số cầu ở đồng bằng sông Cửu Long để phát triển kinh tế-xã hội của khu vực này. Tuy nhiên thực tế cho thấy khoản tiền đó vô nghĩa bởi giao thông sẽ ứ nghẽn ít nhất là gần ba năm nữa!

Một phóng sự của tờ Tuổi Trẻ mô tả nguyên nhân gây tắc nghẽn là đường dù đã đủ rộng nhưng các cây cầu trên quốc lộ 1 đoạn chạy ngang tỉnh Tiền Giang vẫn… như xưa. Bởi đường rộng mà cầu hẹp nên các loại phương tiện qua lại đồng bằng sông Cửu Long liên tục bị dồn vào các “cổ chai.” Người ta không hiểu tại sao đến nay, giới hữu trách ở Việt Nam mới tính tới chuyện dẹp bỏ những “cổ chai” đó.

Việc dẹp bỏ các “cổ chai” là nguyên nhân khiến hai tuần vừa qua, xe cộ phải xếp hàng bò từng mét trên quốc lộ 1 đoạn chạy ngang tỉnh Tiền Giang. Thậm chí theo mô tả của một số tờ báo thì ở cả hai đầu cầu Thông Lưu, nằm trên địa phận huyện Cái Bè, xe cộ không thể xếp hàng để bò mà phải xếp hàng nằm chờ rất lâu mới có thể nhích từng mét.

Một tài xế lái xe đò chạy tuyến Sài Gòn-Châu Ðốc tên là Trần Văn Cam, kể với phóng viên tờ Tuổi Trẻ, bò qua mấy cây cầu hẹp ở Tiền Giang xong còn phải chờ xếp hàng qua phà Vàm Cống thêm cả buổi, thành ra hồi trước đi từ Sài Gòn về Châu Ðốc hoặc ngược lại mất chừng sáu tiếng, giờ phải mười tiếng mới tới nơi.

Ông Trần Văn Bon, giám đốc Sở Giao Thông-Vận Tải tỉnh Tiền Giang, cho biết, đoạn quốc lộ 1 chạy ngang tỉnh này có chín cây cầu mà chiều rộng “không đồng bộ với chiều ngang mặt đường” nên dễ bị nghẽn ứ. Gần đây tình trạng nghẽn ứ trở thành trầm trọng vì 4/9 cây cầu vừa kể đang được mở rộng.

Ðiểm đáng nói là dù xe cộ kẹt cứng nhưng tại các công trường mở rộng cầu, ngày nào cũng chỉ có hai hoặc ba công nhân làm việc. Khi bị chất vấn, ông Bon thú nhận là ông “cũng sốt ruột” còn phía nhà thầu giải thích là thi công phải theo… qui trình kỹ thuật. Chẳng hạn đổ bê tông xong thì phải chờ bê tông khô mới trải thảm nhựa được.

Theo dự kiến thì bốn cây cầu đang được mở rộng trên quốc lộ 1 đoạn chạy ngang tỉnh Tiền Giang sẽ hoàn tất vào tháng tới nhưng còn lâu chuyện ứ nghẽn ở đoạn này mới chấm dứt vì còn tới năm cây cầu nữa đang chờ Bộ Giao Thông-Vận Tải “thẩm định-phê duyệt” kế hoạch mở rộng.

Nếu không có gì thay đổi thì phải sau ba năm nữa, 52,500 tỉ đồng đã chi cho việc phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ ở đồng bằng sông Cửu Long mới phát huy tác dụng bởi ít nhất là đến hết 2019, chuyện đồng bộ hóa chiều ngang mặt đường với chiều rộng các cây cầu trên quốc lộ 1 đoạn chạy ngang tỉnh Tiền Giang mới hoàn tất. (G.Ð)

(Người Việt)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...