Jump to content

Nguyễn Lưu, Nguyễn Thụy Kha: Những đứa trẻ lớn xác.


Recommended Posts

  •  
  •  
  •  
  •  
 
lun.jpg
Ảnh minh họa

Ngô Thanh Tú

“Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp, hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn 5 ca khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực. Tôi cho rằng, thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn đề. Đó là điều rất đáng buồn. Nền âm nhạc Việt Nam có bao nhiêu tác phẩm âm nhạc đã cùng với dân tộc “xẻ dọc Trường Sơn” đi cứu nước. Chúng ta cần phải nhìn vào đó để tự hào và nhắc nhở, để tri ân trong những giải thưởng chứ không phải để dành thời gian đi tranh cãi."- Nguyễn Thụy Kha

Hàng trăm bản hợp xướng, bản nhạc (nếu có) của Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Lưu và đồng nghiệp, thêm hàng nghìn hay hàng triệu ca khúc cách mạng theo kiểu "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" của ông và đồng đảng cũng chẳng thể so sánh được với 5 ca khúc bị "tạm dừng" lưu hành kia. Vì những thứ ông và đồng đảng sáng tác ra nó không thuộc phạm trù nghệ thuật, mà đó là thứ dùng để tuyên truyền, kích động thanh niên cầm súng ra chiến trường để mở rộng sự bành trướng của CNCS, nhằm xây dựng sự vững chắc cho lối cai trị độc tài. Bởi thế, những thứ đó không thể đi vào lòng người.

Nói như ông chẳng khác nào ép buộc công chúng phải "yêu" sự giả dối, phi nghệ thuật. Ở đây không phải thị hiếu của công chúng có vấn đề, mà nhận thức của ông mới đáng bàn đến.

Việc công chúng tranh cãi về 5 nhạc phẩm bị "tạm dừng lưu hành" nó phần nào cho thấy rằng, những thứ thuộc về nghệ thuật sẽ được trả về đúng với vị trí của nó.

Vào năm 2009, trong một lần khi ra Hà Nội, cái ngạc nhiên mà tôi thấy được là thanh niên ở đó, có cả những giới được coi là có hiểu biết làm những công việc liên quan đến viết lách, từ ký giả, nhà văn, nhà thơ khi đi hát karaoke họ lại hát toàn những bản nhạc vàng mang âm điệu bolero của miền Nam. Đương nhiên, cũng có người hát những bản nhạc quân hành nhưng bị áp đảo bởi những bản nhạc bolero mang âm điệu buồn bã.

Việc hàng trăm hay hàng ngàn ca khúc, bản hợp xướng của ông không được công chúng đón nhận đã phần nào cho thấy nó không hợp với quần chúng, không đi vào được lòng người nên chẳng thể tồn tại với thời gian. Đương nhiên, đành phải vút vào xó như nó đáng phải có. Đừng đổ thừa cho công chúng, các ông cần phải thừa nhận sự bất tài của mình.

Trong cuốn "Hồi ký một thằng hèn" của nhạc sỹ Tô Hải, ông đã cho thấy rằng, những người được cho là "nhạc sỹ" được đào tạo vào thời chiến tranh rất nhiều người về nhạc lý rất lơ tơ mơ, thuộc dạng nghiệp dư, kiểu như bây giờ rất nhiều ca sỹ nhưng chẳng biết được một nốt nhạc.

"Thiên nhiên thiên nhiên tươi đẹp

Em yêu em yêu trọn đời

Thiên nhiên thiên nhiên tươi đẹp

Mà sao không nói." (em yêu thiên nhiên-Nguyễn Thụy Kha)

Đó, với ca từ như vậy thì thử hỏi làm sao công chúng có thể đón nhận, đi vào lòng người được.

Hay:

"Lên núi. Lên núi.

Đồng đội ơi bay vào giấc mơ.

Lên núi. Lên núi.

Sương lạnh và mờ

Chúng mình với rừng cây hư ảo .

Đài quan sát như cô đảo

Giữa biển sương mênh mông.

Đốt lửa lên.

Đốt lửa lên ghi ta bập bùng.

Những vui buồn đừng có dấu.

Vừa hăng say vừa tỉnh táo.

Với trận đầu đánh thắng ngay.

Mới thực là, là lính biên cương.

Mới thực là, là lính biên cương." (Lên núi)

Với những nhạc phẩm như vậy sao có thể đòi hỏi thêm được điều gì, nó chỉ có thể phục vụ cho mục đích tuyên truyền, cho một bộ phận nào đó. Công chúng không phải chỉ là gần 4 triệu đồng đảng của ông, hay chỉ một bộ phận lính biên cương. Mà đó là cả hàng chục triệu người. Mà ngay cả những đồng đảng của ông cũng rất rất nhiều người rất thích nhạc Bolero, mà phủi đít với thứ nhạc đỏ hiếu chiến.

Tôi được biết, ở Sài Gòn có ông Võ Như Lanh-cố Tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ, một người là đồng đảng với Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Lưu lại chủ nhiệm một câu lạc bộ Bolero, vì ông cực kỳ thích dòng nhạc này.

Nói đi, cũng phải nói lại, những người như Nguyễn Thụy Kha hay Nguyễn Lưu là nạn nhân của chế độ. Vào một thời điểm họ được chế độ trọng dụng, ưu ái, nhưng sự ưu ái đó chỉ nhằm phục vụ cho mục đích duy trì sự cai trị độc tài. Đến khi thời thế thay đổi, người dân va chạm với rất nhiều văn hóa du nhập, những người như Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Lưu trở thành những kẻ ngáng đường. Cùng với đó, họ còn bị chính những người đồng chí của họ phản bội.

Đừng đổ thừa rằng Nguyễn Thụy Kha hay Nguyễn Lưu là nạn nhân của truyền thông bất lương, vì xét về độ tuổi, sự trải nghiệm họ đã đạt đến ngưỡng. Ở độ tuổi đó đã chín chắn, phải chịu trách nhiệm cho những gì mình phát ngôn.

Người trưởng thành là người biết nhìn vào những sai lầm của mình, để rồi từ đó thay đổi. Còn kẻ không nhận thấy điều đó vẫn sẽ là những người có đầu óc trẻ thơ trong thân xác già cỗi mà thôi.

(Vấn Đề)

Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...