Jump to content

Mối quan hệ "Bằng mặt không bằng lòng" giữa Trường Chinh - Lê Duẩn và Hồ Chí Minh (phần 9)


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Sau khi ông Hồ Chí Minh qua đời ( 2-9-1969) tất cả quyền lực tập trung vào tay Lê Duẩn-Lê Đức Thọ…; “Bộ 3 Lưu-Quan-Trương”-Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Nguyễn Chí Thanh sau 1969 chỉ còn 2.
 

HCM-TC.jpg

Sau chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, mối quan hệ giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp được cải thiện. Lê Duẩn đã không thực hiện lời hứa từ chức; do cái chết của ông Hồ Chí Minh nên Lê Duẩn nghiễm nhiên trở thành người đứng đầu.
 
Từ năm 1970, Tướng Giáp trở lại nắm quân đội. Năm 1971 Tướng Giáp vào Quảng Bình trực tiếp chỉ huy Chiến dịch đường 9 Nam Lào; Đây là chiến dịch quân sự quan trọng phía quân đội Sài Gòn gọi là: Chiến dịch Lam Sơn 719 hay Cuộc Hành quân Hạ Lào.
 
Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) thực hiện với sự yểm trợ của không quân và pháo binh Mỹ. Mục tiêu của chiến dịch là phá vỡ hệ thống hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (QGP) tại Lào và cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh tại thị trấn Tchepone nằm cách biên giới Việt-Lào 42 km về phía Tây.
 
Chiến dịch này còn là một thử nghiệm về khả năng Quân lực Việt Nam Cộng hòa có thể tự chiến đấu trong tình huống Mỹ tiếp tục rút quân ra khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam, một thử nghiệm về chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và năng lực hoạt động độc lập một cách hiệu quả của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
 
Kết quả quân đội Sài Gòn đã bị quân của Tướng Giáp đánh bại…Như vậy, từ sau 1970, Tướng Giáp đã có việc làm, còn Trường Chinh thì vẫn “thất nghiệp”.
 
Giai đoạn 1970-1971, người viết không còn nhớ chính xác, trên báo Nhân Dân đã đăng 1 bài thơ ở trang 2 của tác giả Sóng Hống, bút danh của Trường Chinh; bài thơ có cái tứ viết về một con thuyền cô đơn bơi ngược dòng sông đầy sóng gió. Bài thơ phần nào diễn tả cái tâm trạng u ám của Trường Chinh ở giai đoạn sau khi ông Hồ Chí Minh qua đời…
 
Vì sao, Trường Chinh từ một con người luôn bị Lê Duẩn kèm, bó.. từ sau Đại hội Đảng 3 năm 1960; Thế nhưng năm 1986 khi Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh lại được Lê Duẩn tiến cử làm TBT? Tại sao Lê Duẩn lại không tiến cử Lê Đức Thọ một người gắn bó với Lê Duẩn từ năm 1947?
 
Để lý giải được điều này cần phải hiểu thêm mối quan hệ phức tạp nội bộ Đảng CSVN giai đoạn sau khi ông Hồ Chí Minh qua đời và sau khi Việt Nam thống nhất 1975.
 
Trong cuốn hồi ký “Làm người là khó” của Đoàn Duy Thành, ông có kể một tình tiết sau khi Lê Duẩn qua đời, Đoàn Duy Thành có đến nhà Lê Duẩn thì con cháu Lê Duẩn, xao xác tỏ ra lo sợ bị trả thù; chắc là do việc Lê Duẩn tiến cử Trường Chinh làm TBT…
 
Một nhân chứng kể: Trước khi lâm chung một vài ngày gì đó, Lê Duẩn có cho người nhà mời “anh Văn” ( Tướng Võ Nguyên Giáp) đến. Người nhà không trực tiếp nghe 2 ông già nói với nhau điều gì chỉ thấy 2 người cuối cùng ôm nhau khóc…Phải chăng như người Trung Quốc có câu: Con chim sắp chế thường cất tiếng kêu thương; Con người sắp mất thường nói lời nói phải…
Có thể có một sự ân hận muộn màng nào đó của Lê Duẩn với Tướng Giáp trong giây phút cuối đời. Cũng theo nhân chứng này thì những ngày cuối đời, Lê Duẩn từ chối không để Lê Đức Thọ vào thăm ?
 
Về “bộ 3 Lưu- Quan- Trương”-Lê Duẩn-Lê Đức Thọ-Nguyễn Chí Thanh này đã có lần người viết bài này trao đổi với 1 biên tập viên của Nhà xuất bản chính trị quốc gia ( Sự thật) về một thông tin: Trong các cây viết là lãnh đạo cao cấp của Đảng như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu… đều có nhiều bài viết về Hồ Chí Minh, riêng chỉ Lê Đức Thọ là người chưa hề viết một dòng nào về Hồ Chí Minh thế mà vị trí Trưởng Ban tổ chức TW của ông vẫn vững vàng ?
 
Biên tập viên của NXB chính trị quốc gia xác nhận thông tin đó và cho biết thêm: Khi NXB làm tuyển tập cho các cây viết là lãnh đạo cao cấp, khó nhất khi xuất bản tuyển tập Lê Đức Thọ.
 
Vị biên tập viên cho biết: Trước khi qua đời, Lê Đức Thọ đã lệnh cho người nhà đốt trong 2 ngày tất cả những tài liệu của cá nhân ông đã ghi chép, đã lập, đã thu hồi được khi ông đang chấp chính. Lê Đức Thọ được mệnh danh là Beria, Khang Sinh của Việt Nam…
 
Lê Đức Thọ là người tham mưu cho Lê Duẩn những vấn đề về nhân sự, tổ chức, quyền uy của Lê Duẩn được củng cố không thể không nhờ bàn tay tổ chức của Lê Đức Thọ.
 
Thế thì tại sao Lê Đức Thọ lại không được Lê Duẩn tiến cử vào chiếc ghế TBT mà lại là Trường Chinh ?
 
Nhiều ý kiến cho rằng: Trước đại hội 6, trong Đảng có những biến động lớn về việc lập trình các chủ trương, chính sách mới và cả về nhân sự bởi đất nước đang ở tột đỉnh của khủng hoảng mô hình, về đường lối chính sách…

Cái chết bất thường của 3 vị tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện liệu có tác nhân làm mối quan hệ kết nghĩa đào viên giữa Lê Duẩn-Lê Đức Thọ bị sứt mẻ, chuyển từ chiến hữu sang nghi ngờ, nghị kỵ, đề phòng lẫn nhau...
 
Một nhân chứng, người từng có thời là Vụ phó một Vụ quan trọng của Ban Tổ chức TW từng làm việc với người viết tại Fafilm Việt Nam có kể một chi tiết: Trong đám tang Tướng Lê Trọng Tấn, ông nghe vợ ông Lê Trọng Tấn khóc rất to: Bộ chính trị ơi là Bộ Chính trị ơi; Ông Trường Chinh phải trực tiếp đến nhắc mấy lần bà vợ mới thôi…
 
Còn một nhân chứng khác kể: trong lễ cải táng đưa hài cốt Tướng Lê Trọng Tấn từ Nghĩa trang Mai Dịch về quê, nhân chứng này nghe bà chị của Tướng Lê Trọng Tấn khóc rất thảm thiết: Em ơi, em theo CS làm gì để cho nó giết em ???
 
Tướng Lê Trọng Tấn từng là lính khố đỏ trong quân đội Pháp, sau này ông được giác ngộ tham gia Việt Minh.
 
Nhiều người nhắc lại trong đó có Tướng Lê Duy Mật kể việc Lê Đức Thọ nói với nhiều người: Thiếu gì người mà để một anh “lính khố đỏ’ làm BT Bộ Quốc phòng…
 
Trước Đại hội 6 nhiều nhân chứng kể: bản thân Trường Chinh có những cuộc họp phải mang nước đi để uống? Ông nhịn ăn trưa vì không được về ăn cơm nhà không dám ăn trưa tại cơ quan…
 
Cuộc chiến tranh lấn chiếm biên giới tây nam do Khơ Me đỏ phát động là nằm trong ván bài, cái bẫy do Trung Quốc lập sẵn. Trung Quốc xúi dục Khơ Me đỏ gây chiến với Việt Nam, để đẩy Việt Nam vào một cái bẫy, cái thòng lọng lập sẵn…
 
Cái bẫy đó là: Khi Việt Nam bị Khơ Me Đỏ tấn công tất sẽ bị quân đội Việt Nam đánh trả; mặc dù trước đó Việt Nam vì tình đồng chí đã “cúi tai gài mắt” trước nhiều việc tai ngược của Khơ Me Đỏ với nhân dân Cămpuchia: dùng cuốc đập chết hàng triệu người.
 
Trước hành vi gây hấn của Khơ Me Đỏ, đứng đằng sau là Trung Quốc phía Việt Nam có 2 chủ trương, 2 đối sách: Phản công có kiềm chế; chỉ việc đẩy xa Khơ Me đỏ khỏi biên giới, còn chuyện nội bộ của nước bạn tự nước bạn giải quyết. Đây là chủ trương của phái quân sự của Tướng Võ Nguyên Giáp.
Chủ trương thứ 2 nhân cơ hội này đưa quân vào Cămpuchia diệt tận gốc rễ Khơ Me đỏ…Chủ trương này là của Lê Đức Thọ được Lê Duẩn ủng hộ…
 
Kết cục đã diễn ra theo kịch bản của Lê Đức Thọ, quân đội Việt Nam đã tiến sâu vào lãnh thổ Cămpuchia, sa lầy vào cuộc chiến tranh du kích với Khơ Me đỏ để chịu nhiều tổn thất về người và của. Bộ sậu được giao nhiệm vụ tiến hành cuộc chiến tranh đánh Khơ Me Đỏ là Lê Đức Anh-Lê Khả Phiêu…

Sa lầy vào cuộc chiến tranh với Khơ me đỏ trên đất Cămpuchia, Việt Nam đã bị mắc bẫy Trung Quốc: Trươc năm 1975, Việt Nam được thế giới ủng hộ, thông cảm vị bị quân đội nước ngoài đến xâm chiếm, đó là đội quân đứng đầu phe đế quốc nên buộc phải đứng lên chấp nhận hy sinh để dành lại lãnh thổ…
 
Thế nhưng, sau năm 1975 Việt Nam đang được vinh danh là người hùng chống xâm lược lại đưa quân đội vào Cămpuchia; thế thì quân đội Việt Nam có khác chi quân đội Hoa Kỳ...
 
Việt Nam từ một người được vinh danh là “người hùng” chống "ăn trộm", sau vụ đưa quân đội vào Cămpuchia thì Việt Nam lại bị thế giới la ó là ông cũng đi "ăn trộm"… Việt Nam đã mắc bẫy Trung Quốc để rơi vào tỉnh cảnh: đốn củi bao năm thiêu một giờ…về danh tiếng…
 
Đây là cái cớ, cái “cơ hội ngàn vàng” để Trung Quốc qua mặt Việt Nam bắt tay, bình thường hóa với Mỹ, mở ra một kỷ nguyên mới của đất nước Trung Hoa bao năm bị kiềm tỏa, bị bao vây, cấm vận nên chìm đắm trong nghèo đói và lạc hậu…
 
Qua nhiều nguồn tin: Mặc dù sau 1975, Mỹ rất muốn quay trở lại Việt Nam, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam nhưng đã bị bàn tay lông lá của Bắc Kinh nhanh hơn, nham hiềm hơn, cao tay hơn tranh cướp mất…
 
Vào giai đoạn sau 1975, Việt Nam không thiếu những cái đầu giải được bài toán hóc hiểm này nhưng vì sao vẫn mắc mưu Trung Quốc ?
 
Những cái đầu như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Cơ Thạch, Lê Mai.. không thể không biết nếu bắt tay được với Mỹ thì kinh tế Việt Nam sẽ chuyển vận ?
 
Vậy thì vì sao chúng ta lại tự nguyện đút đầu vào thong lọng của Trung Quốc trong ván bài thế sự Việt-Trung-Xô-Mỹ của giai đoạn lịch sử cả thế giới CS đang vặn mình để chuyển lề…
 
Thế giới CS trong đó có cả Trung Quốc đang tìm cách “lật cánh”, chuyển làn để Việt Nam bị bỏ rơi ‘ ngu tín’ cầm đen chạy sau ôtô…
 
Xin mời quý vị xem Video : Khẩn: Đụng độ lớn với CS khi người dân Hà tĩnh chặn Quôc lộ 1A khiến giao thông Bắc-Nam tê liệt? 
 

              

 
Ở đây chỉ có thể lý giải: Lịch sử bị chi phối bởi tham vọng mưu bá đồ vương của Lê Đức Thọ. Giai đoạn sau năm 1975, dư luận nơi này nơi khác đã gióng lên: Thành lập Liên bang Đông Dương đi thôi…
 
Để thành lập được Liên bang Đông Dương thì trước tiên phải khôi phục lại Đảng CS Đông Dương. Tổng Bí thư Đảng CS Đông Dương sẽ có vai trò kém chi TBT Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết..( Liên Xô)…
 
Có lẽ vị nhận ra điều này vào lúc cuối đời nên Lê Duẩn mới quyết định giao chiếc ghế TBT cho Trường Chinh ?
 
 Còn nữa…
 
Phạm Viết Đào
 
(Blog Phạm Viết Đào)
Link to comment
Share on other sites

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...