All Activity
- Last week
-
Vì sao Mỹ không công nhận VN có kinh tế thị trường?
-
EconomistCù Tuấn, biên dịch23-9-2023Tóm tắt: Các chính phủ đang gấp rút hạn chế thiệt hại.Bali, một địa điểm nghỉ mát ở Indonesia và Busan, một cảng ở Hàn Quốc, là hai địa điểm không giống nhau. Bali là nơi không sản xuất máy móc công nghiệp; Busan thì không có thời tiết nhiệt đới quanh năm. Nhưng cả hai đều có điểm chung. Các thành phố này nằm trong số các khu vực ở châu Á hiện đang gặp nguy hiểm do việc mở cửa trở lại nền kinh tế Trung Quốc tạo ra không mấy ấn tượng và có nguy cơ suy thoái kéo dài.Nhiều nước châu Á được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua, trở nên gắn bó với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Do Trung Quốc đang trong thời kỳ suy thoái bất động sản, với đầu tư bất động sản giảm 9% trong 7 tháng đầu năm, các quốc gia này hiện đang phải đau đầu. Trung Quốc ngày càng ít mua hàng hóa của họ hơn trước. Theo số liệu công bố ngày 7/9, nhập khẩu của quốc gia này giảm 7,3% trong năm tính đến tháng 8.Ở những khu vực giàu có hơn của Trung Quốc, các nhà sản xuất mạch bán dẫn và phụ tùng ô tô đang thua lỗ. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm 20% so với cùng kỳ trong tháng 8. Vào ngày 4 tháng 9, chính phủ Hàn Quốc đã cam kết hỗ trợ mới, công bố các khoản vay dành cho các nhà xuất khẩu trị giá lên tới 181 nghìn tỷ won (136 tỷ USD), bên cạnh các khoản giảm thuế và các chương trình khác hồi đầu năm. Từ tháng 1 đến tháng 7, xuất khẩu từ Đài Loan sang Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã giảm 28% so với một năm trước. Ngân hàng Goldman Sachs đã ước tính, gần 10% GDP của Đài Loan là do tiêu dùng và đầu tư của Trung Quốc đại lục.Một số nhà xuất khẩu có thể hy vọng rằng sự suy thoái của Trung Quốc, vốn càng trở nên trầm trọng hơn do doanh số bán hàng điện tử toàn cầu chậm lại, đã chạm đáy, do mức độ giảm nhập khẩu hàng năm đã ổn định. Nhưng hầu hết các công ty này không mong đợi một sự thay đổi nhanh chóng. Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc mới đây công bố khảo sát 302 công ty trong nước xuất khẩu sang Trung Quốc. Gần 4 trong 5 công ty cho rằng sự suy giảm sẽ còn tiếp tục. Nếu không có thêm sự kích thích mạnh mẽ từ chính phủ Trung Quốc, những suy đoán bi quan như vậy có thể sẽ thành sự thật.Ở Đông Nam Á, số lượng khách du lịch vẫn chưa quay trở lại mức trước đại dịch. Thái Lan chỉ đón 1,8 triệu du khách Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7, so với hơn 11 triệu vào năm 2019. Chính phủ mới ở Bangkok tuần trước tuyên bố sẽ nới lỏng các quy định về thị thực để khuyến khích du khách Trung Quốc quay trở lại. Một số quốc gia trong khu vực có ngành du lịch lớn đến mức nó đã ảnh hưởng đến cán cân thương mại tổng thể của họ. Tại Campuchia, Lào, Malaysia và Thái Lan, du lịch chiếm từ 9% đến 25% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2019 — trước khi dịch bệnh bùng phát — với Trung Quốc là nguồn du khách lớn nhất của cả bốn nước này.Theo Vincent Tsui của Gavekal Research, một số quốc gia châu Á, như Ấn Độ, Indonesia và Philippines, ít phải đối mặt với tình trạng suy thoái hơn. Các cơ sở công nghiệp tại đây nhỏ hơn, có nghĩa là họ đã có ít mối quan hệ với Trung Quốc hơn trong hai thập kỷ qua. Ông Tsui tin rằng mức độ rủi ro thấp hơn này khiến đồng nội tệ của các quốc gia này hoạt động tốt hơn so với đồng đô la trong năm nay (xem biểu đồ).Ảnh trên mạngNgay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế, không phải mọi thứ đều diễn biến theo cùng một hướng. Các nhà xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan, một loại trái cây có vị cay nồng nổi tiếng khắp châu Á, gần đây đã là những người chiến thắng. Trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu trái cây của Trung Quốc đã tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Các quan chức Thái Lan cho rằng các tuyến giao thông mới, đặc biệt là tuyến đường sắt nối Lào và Trung Quốc, đã góp phần tạo nên sự bùng nổ này. Đáng buồn thay cho phần còn lại của châu Á, không phải ai cũng là nông dân trồng sầu riêng Thái Lan. theo VTN
-
Nguyễn Phương Hằng có công với đảng sao lại đi tù?
-
Đi bộ có thể giúp trái tim của bạn khỏe mạnh hơn. Bạn không cần phải đi hàng chục nghìn bước mỗi ngày mà chỉ cần duy trì thói quen vận động đều đặn là đã nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe rồi. Rủ bạn bè đi bộ cùng với mình là một cách hay để duy trì động lực. (Ảnh: Brocreative/ Shutterstock) Mức độ hoạt động hàng ngày của bạn có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tổng thể của tim. Lười vận động sẽ dẫn đến kết quả tăng nguy cơ mắc bệnh tim, khiến bạn không thể sống trường thọ.Theo tiến sĩ Suzanne Steinbaum (bác sĩ tim mạch phòng ngừa, tác giả và đối tác của Bayer Aspirin), đi bộ là một trong những cách dễ dàng nhất giúp bạn cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.“Tập thể dục là liều thuốc tốt nhất”, cô nói.Một nghiên cứu mới đây đã kết luận rằng những chuyến đi bộ ngắn cũng có thể mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe con người. Bác sĩ Steinbaum khuyên mọi người nên hình thành thói quen đi bộ từ sớm để có một trái tim khỏe mạnh.Đi bộ có thể giúp cơ thể bạn khỏe mạnh như khi tập gymTheo hướng dẫn của CDC và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mọi người nên tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần để giữ gìn sức khỏe. Bạn không nhất thiết phải tập gym mà có thể đi dạo nhanh để hoàn thành chỉ tiêu luyện tập trên.“Bạn có thể tính thời gian đi bộ vào hướng dẫn khuyến nghị [của CDC và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ], miễn là bạn tập luyện một cách nghiêm túc và tập trung vào vùng nhịp tim thích hợp”, Steinbaum nói.Một ưu điểm lớn khi bạn chọn đi bộ thay cho một bài tập thể dục là bạn không cần phải khởi động hay chuẩn bị gì đặc biệt cả. Bạn có thể tập mọi lúc mọi nơi mọi ngày. Nếu là người mới bắt đầu, bạn nên đi bộ trong vài phút rồi tăng dần thời gian lên tùy theo khả năng.“Bạn hãy bắt đầu bằng việc đặt mục tiêu đi bộ trong một đoạn đường ngắn (vài dãy nhà) mỗi ngày trong 6 tuần, khoảng thời gian này đủ để bạn hình thành thói quen và tiếp tục thực hiện trong tương lai. Bạn chỉ cần luyện tập từng chút một thôi, nhưng hãy nhớ duy trì thói quen này đều đặn mỗi ngày”, Steinbaum nói.Một số chuyên gia khác lưu ý rằng việc bắt đầu tập thể dục với cường độ chậm rãi rồi tăng dần theo thời gian có thể giúp chúng ta ngăn ngừa tình trạng kiệt sức và chấn thương. Việc bắt đầu tập thể dục với cường độ chậm rãi rồi tăng dần theo thời gian có thể giúp chúng ta ngăn ngừa tình trạng kiệt sức và chấn thương. (Ảnh: Africa Studio/ Shutterstock) Bạn không cần phải đi bộ 10.000 bước mỗi ngàyNếu bạn nghĩ rằng mỗi ngày phải đi bộ 10.000 bước thì sức khỏe mới được cải thiện thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Bạn vẫn sẽ có sức khỏe tốt dù không đi bộ nhiều như vậy.Một nghiên cứu mới cho thấy thực hiện 2.300 đến 4.000 bước đi mỗi ngày có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim và tử vong sớm (nếu bạn đi thêm 500 đến 1.000 bước thì nguy cơ còn được giảm nhiều hơn).Không phải cứ luyện tập nhiều mới là tốt. Đối với người trẻ tuổi, đi bộ tới 20.000 bước mỗi ngày là con số lý tưởng. Nhưng với những người trên 60 tuổi thì chỉ cần 6.000 đến 10.000 bước thôi.Tốc độ đi bộ của bạn cũng rất quan trọng. Bạn cần phải tập trung để đưa nhịp tim về vùng cường độ vừa phải. Nếu bạn đi bộ nhanh thì hãy thực hiện ở mức bản thân phải cố gắng một chút, nhưng không bị hụt hơi và cũng không đủ sức để nói chuyện với mọi người xung quanh.Hãy biến đi bộ thành một hoạt động thú vịMọi hình thức tập luyện đều đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới đạt được kết quả tốt. Để không bị nản chí, bạn có thể biến việc tập thể dục thành một hoạt động thú vị. Ví dụ như Steinbaum đã kết hợp đi bộ với các lớp học khiêu vũ.“Tôi thích cảm giác tràn đầy sinh lực mà việc di chuyển mang lại cho tôi. Khi tập thể dục trở thành điều bạn yêu thích, bạn sẽ cảm thấy mong chờ thay vì nhìn nhận nó như một gánh nặng”, cô nói.Nghiên cứu cũng lưu ý rằng biến việc tập thể dục thành một hoạt động xã hội cũng là một cách hiệu quả để duy trì động lực. Vì vậy bạn nên rủ bạn bè đi bộ cùng với mình.Minh Minhh/ Theo Insider
- Earlier
-
Báo đảng che giấu những bê bối trong sự nghiệp của Nguyễn Chí VịnhNguyễn Chí Vịnh vừa “đánh bóng” cá nhân, vừa “chạy tội” cùng với các quan thầy Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu. Ông nhắc đến lần tháp tùng Lê Khả Phiêu nhân “một chuyến đi đầy khó khăn nhưng đặc biệt thành công” (trong việc cắt nhượng hẳn một phần đất biên giới cho “bạn vàng”).Thân sinh Nguyễn Chí Vịnh là đại tướng, đỡ đầu Vịnh là cả thế lực bất khả xâm phạm một thời, từ Lê Đức Anh đến Lê Khả Phiêu… Còn bản thân Vịnh thì ôm gọn cả an ninh lẫn tình báo. Với vị thế ấy, cái chết của ông chắc phải được Đảng “cáo phó!” Dù sự “cáo phó” ấy là cơn ác mộng đã được biết trước.Giai đoạn 2002 – 2009, khi còn là Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, Nguyễn Chí Vịnh được xem là ông vua một cõi. Là người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội, Vịnh không những nắm bí mật quốc gia, mà ông còn nắm giữ nhiều chuyện thâm cung bí sử của các đồng chí trong Trung ương Đảng, mà đặc biệt là Bộ Chính trị. Người nắm được nhiều thông tin nhất, thì kẻ đó là mạnh nhất. Đến 2009, Nguyễn Chí Vịnh rời “tổ kén” Tổng Cục 2, nhận ghế Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, “ngồi ở phòng chờ” tiếp quản ghế bộ trưởng.Nhưng thật ra đấy chỉ là cái bẫy! Thấy Vịnh tự tung tự tác một cõi quá nguy hiểm, ngay đến các đồng chí trong Ban bí thư và Bộ tứ nhiều khi cũng “nghẹt thở”, Bộ Chính trị liền áp dụng kế “điệu hổ ly sơn”, đưa cái ghế Bộ trưởng Quốc phòng làm mồi nhử. Và thế là Vịnh mắc bẫy! Bước sang 2016, Vịnh “lấm lưng” trước Ngô Xuân Lịch. Đến năm 2021 lại thất bại tiếp trước Phan Văn Giang. Thế là chỉ còn chuyện về vườn. Quan chức về vườn là xem như “hổ bị bẻ nanh”, sẽ không bị ai triệt hạ nữa. Tuy nhiên, với trường hợp của Vịnh thì khác. Về vườn cũng không được yên, bởi ông ta biết quá nhiều.Bất ngờ, mới đây, trong chương trình thời sự của VTV1 tối 31/8, hàng chục triệu khán giả đã chứng kiến, Nguyễn Chí Vịnh xuất hiện. Trong phóng sự, ông Vịnh ca ngợi cuốn sách nhan đề “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương, mới xuất bản. Và số đông khán giả đều bị sốc, họ sốc thực sự, khi thấy Tướng Vịnh hốc hác, gần như hết sạch tóc, và gương mặt đầy dấu ấn của việc xạ trị ung thư.Khác hẳn so với vừa mới hôm nào, Nguyễn Chí Vịnh còn rất phong độ, đúng phong thái của một ông Thượng tướng. Người ta đi từ bất ngờ đến ngạc nhiên, khi Tướng Vịnh, trong một thể trạng tồi tệ của một bệnh nhân đang điều trị ung thư, tại sao lại xuất hiện trên truyền hình để ca ngợi Trọng làm gì? Nhìn Vịnh trong tình trạng sức khỏe suy sụp, bạn bè, người thân của Vịnh bức xúc nói, “Chết đến đít rồi còn phỏng vấn cái nỗi gì. Đúng là điên!”Trong thời gian “tranh tối tranh sáng” chuẩn bị nghỉ hưu, Vịnh đôn đáo lo “thanh nga thanh minh”, dù vẫn biết thanh minh là thú tội. Với khứu giác của một tướng tình báo, Vịnh ngửi thấy “mùi khét” không an toàn quanh mình. Nhưng “hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn” (Nguyễn Du). Trong cơn túng quẫn, tướng Vịnh liên tiếp ra “hai đòn” trả lời phỏng vấn trên báo quốc doanh.Những người dàn dựng “sô diễn” này còn bố trí để phía dưới mỗi bài, nhung nhúc hàng loạt các dư luận viên từ “lữ đoàn 47” tung hô nội dung cũng như cá nhân người trả lời phỏng vấn lên tận mây xanh. Tuy nhiên, “một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Câu ngạn ngữ này “trúng phóc” cho loạt bài trả lời phỏng vấn của tướng 3 sao Nguyễn Chí Vịnh. Thật là “sự đời như cái lá đa/ Đen như mõm chó, chém cha sự đời!” Tướng Vịnh những ngày ấy còn tỉnh táo, và có lẽ ông đã thốt lên như vậy.Thật ra chẳng ai lại yêu cầu một ông tướng tình báo phải đưa “cả ổ bánh mì” lên “giao ban” trên truyền thông. Nhưng kiểu “đánh bóng cá nhân” cũng như cách “chạy tội” cùng với các quan thầy Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu cho thấy, thượng tướng Vịnh quá chủ quan và coi thường dư luận. Cả hai bài trả lời phỏng vấn của ông đều được chuẩn bị theo kiểu nói nước đôi, “vòng vo Tam Quốc”. Tuy nhiên, tựu chung lại có thể gom thành hai chủ đề chính là mua sắm vũ khí quốc phòng và thái độ đối với các mối quan hệ Việt – Trung từ chục năm trở lại đây. Thật ra, tướng Vịnh biết, những chủ đề này sẽ còn đeo bám ông, kể cả sau khi về đến thế giới bên kia. Nếu như đời này, kiếp này ông vẫn chưa có cách nào trả được “những món nợ thế kỷ này” cho dân tộc Việt Nam.Đi vào một số câu chuyện cụ thể, Vịnh vừa “đánh bóng” cá nhân, vừa “chạy tội” cùng với các quan thầy Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu. Ông nhắc đến lần tháp tùng Lê Khả Phiêu nhân “một chuyến đi đầy khó khăn nhưng đặc biệt thành công” (trong việc cắt nhượng hẳn một phần đất biên giới cho “bạn vàng”).Cũng vì lẽ đó, ông đành phải lờ tịt cáo buộc ghi trong chương 20, sách “Bên thắng cuộc” do nhà báo Huy Đức tố: “Là một vị tướng quân đội mới bắt đầu làm chính trị, ông Lê Khả Phiêu đã không tránh khỏi những ứng xử thiếu kinh nghiệm với các nhà lãnh đạo cơ mưu của Bắc Kinh. Những quyết định đưa ra trong nhiệm kỳ của ông đã từng bị chỉ trích cả trong nội bộ và trên dư luận, nhất là đối với những quyết định gay go để kết thúc đàm phán Hiệp định Biên giới Việt Nam – Trung Quốc”.Còn tướng Lê Đức Anh, là kẻ từng ra lệnh cho 64 chiến sỹ Gạc Ma không được nổ súng khi Trung Quốc tràn lên chiếm đảo vào năm 1988. Dư luận ở Việt Nam, kể cả trong giới cựu chiến binh, nhiều năm cho rằng đã có lệnh từ cấp cao, mà nhiều người cho đó là từ lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Nhiều ý kiến nói thẳng thừng, lệnh ấy là từ đại tướng Lê Đức Anh, không cho phép các chiến sĩ được nổ súng kháng cự. Ấy vậy nhưng tướng Vịnh lại lã chã: “Trước lúc đại tướng Lê Đức Anh mất, di nguyện của ông là phải đưa bằng được họ (64 chiến sĩ Gạc Ma) về quê nhà” và đó cũng là “điều mà tôi (tức ông Vịnh) day dứt vì chưa làm được”. Thật là thầy nào thì trò ấy khi cùng “diễn” những giọt nước mắt cá sấu!Câu chuyện cách đây hơn 10 năm của 38 sĩ quan cao cấp và cán bộ lão thành đã ký chung một tâm thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam, phản đối việc tước quân hàm sĩ quan của trung tá Vũ Minh Trí và khai trừ ông khỏi hàng ngũ ĐCSVN hóa ra vẫn không cũ. Trung tá Vũ Minh Trí, từng là người đã tố cáo những sai phạm của Nguyễn Chí Vịnh, hồi bấy giờ mới chỉ là trung tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng phe nhóm, trong nhiều năm đã làm mưa làm gió tại Tổng cục 2. Những việc làm sai trái của Vịnh cũng bị chính đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh tố cáo từ lâu.Trước thời gian ấy, ngày 10/06/2009, trong thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đại tướng cũng chỉ rõ: “Qua thư của đồng chí Vũ Minh Trí, tôi thấy đây là sự tố cáo của một cán bộ, một đảng viên có trình độ và có trách nhiệm cao, dũng cảm, dám tố cáo những hành động mà mình cho là sai trái đang gây nguy hại đến Đảng, đến Quân đội. Đây là sự tố cáo theo đúng điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước của một cán bộ, đảng viên đương chức, của người trong cuộc, không phải là một thư nặc danh, thư của người ngoài cuộc. Nếu đúng như đơn tố cáo thì đây là một tình hình cực kỳ nghiêm trọng”.(Theo VOA)
-
Nguyễn Chí Vịnh gây nhiều tranh cãi về công vả tộiNếu Nguyễn Chí Vịnh bị đầu độc, thì ai ra tay? Các phe nhóm cuồng Nga, cuồng Tàu trong đảng hoặc Hoa Nam Tình Báo, hay là những hung thủ từng dùng phóng xạ polonium-210 để sát hại cựu sỹ quan tình báo KGB Alexander Litvinenko (1962-2006) năm nào, bây giờ ra tay ở đây? Còn quá nhiều câu hỏi bí hiểm khác nữa.Với sự chống lưng của đại tướng Lê Đức Anh, bố vợ Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh đã biến Tổng cục 2 thành cơ quan siêu quyền lực, đứng trên cả Bộ Chính trị, gây nên vô số bê bối trong cung đình cộng sản. Những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng Tổng cục để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực, đã hiện rõ giai đoạn này. Hai vụ án chấn động trong đảng và cả hệ thống chính trị phải kể đến, xảy ra từ trước đại hội 7 năm 1991 là:Vụ án T4: Đó là vụ án tình báo ma, dựng chuyện rằng “điệp viên của Tổng cục 2” bí danh T4, do CIA cài cắm, cho hay, CIA đã móc nối một số cán bộ lãnh đạo cao cấp như ông Trương Tấn Sang, Phan Văn Khải, Nguyễn Văn An, Võ Thị Thắng… để làm việc cho nước Mỹ, hoặc gây phân hóa trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. T4 thông báo danh sách những người đã cộng tác với CIA, đã tiếp xúc với CIA, đã làm tay sai cho CIA, danh sách lên tới hơn 20 người, trong đó có cả Trần Bạch Đằng, Trần Văn Giàu, Trần Trọng Tân, Trần Văn Tạo… âm mưu đưa miền Nam ly khai với Bắc Việt.Vụ Sáu Sứ – Năm Châu: Nguyễn Như Văn, tức Tư Văn (1924-2001), cùng bố con Chính – Vịnh tại TC2, dưới sự chỉ đạo của Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thời đó, đã dàn dựng kịch bản, có đầy đủ nhân vật, tài liệu, để quy chụp chính trị và hạ bệ “thần tượng” Võ Nguyên Giáp trong quân đội.Trong nhiều thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng CSVN, tướng Võ Nguyên Giáp gọi Tổng cục 2 là một tổ chức “siêu đảng, siêu chính phủ, phá hoại Đảng một cách có hệ thống”. Ông Giáp tố cáo Tổng cục 2 phá hoại đảng nghiêm trọng, có tổ chức, kéo dài hàng chục năm, đặt máy nghe trộm các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ cấp cao, tạo ra chứng cớ giả để hãm hại những cán bộ tốt của đảng. Tướng Giáp yêu cầu xử lý nghiêm minh.Tháng 12-2004 khi chỉ mới 47 tuổi, Vịnh được thăng quân hàm Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Hơn 10 năm (1998-2009) nắm giữ trọng trách tại Tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh đã gây nên những “điệp vụ” tai tiếng đến kinh hoàng. Quyền năng vô hạn, Năm Vịnh đã khuynh đảo, nắm gáy hầu hết cán bộ lãnh đạo cao cấp ở trung ương, sai khiến và biến các Uỷ viên Trung ương thành quân cờ để thao túng chính trị.Thủ đoạn của Năm Vịnh là dùng Tổng cục 2 để sử dụng mỹ nhân kế, đút lót kế, tham nhũng kế, đe dọa kế… nhằm mục đích vô hiệu hoá sự chống đối từ Trung ương, kể cả tổng bí thư.Bà con trong gia đình Năm Vịnh nắm giữ các chức vụ béo bở trong các công ty bình phong của Tổng cục 2, hoặc lập các doanh nghiệp tư nhân để mặc sức vơ vét, tham nhũng tài sản của nhân dân qua các “phi vụ” buôn bán vũ khí, các hợp đồng kinh tế, thâu tóm các dự án ngàn tỷ.Nguyễn Chí Vịnh cùng bố vợ Vũ Chính từng thiết kế chuyến “đi đêm” thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu hồi tháng 2-1999. Dịp đó Lê Khả Phiêu gặp Giang Trạch Dân không theo con đường chính thống bằng quan hệ Đảng, Nhà nước mà theo con đường tình báo. Tháp tùng chuyến đi ấy của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có cả Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Mạnh Cầm, Chánh Văn phòng Trung ương đảng Trần Đình Hoan và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục 2 Nguyễn Chí Vịnh. Tuy nhiên, khi vào họp kín giữa Lê Khả Phiêu và Giang Trách Dân, cả hai ông Nguyễn Mạnh Cầm và ông Trần Đình Hoan bị mật vụ phía Trung Quốc đuổi ra ngoài, chỉ cho Năm Vịnh được vào.Sau chuyến đi đó, cùng một số tai tiếng khác, sóng gió đã ập xuống đầu ông Lê Khả Phiêu. Ông Phiêu bị chính các đồng chí của mình bôi nhọ, chỉ trích, dồn ép đến chân tường. Lê Khả Phiêu bị yêu cầu rút lui, hết cơ hội tái cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ hai, ngậm ngùi cay đắng từ giã chính trường.Câu chuyện Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ tác oai, tác quái hàng chục năm mà không hề bị vạch mặt, chỉ tên, đấu tranh, ngăn chặn một cách thật sự, cho thấy sự yếu hèn ngay trong nội bộ cấp cao của đảng cộng sản. Thậm chí có thể khẳng định, hàng ngũ cán bộ trong TC2 đa phần bất tài và bất lực. Nhờ vậy mà Năm Vịnh và phe nhóm đã lái con thuyền Tổng cục 2 làm sai chức năng, nhiệm vụ. Thay vì tình báo, phản gián, phục vụ cho an ninh, quốc gia, Tổng cục 2 lại trở thành lực lượng chuyên theo dõi, soi mói, cài bẫy nội bộ để khống chế, đe doạ và lũng đoạn chính trường.Đầu tháng 3-2023, Nguyễn Chí Vịnh gây bất ngờ với tất cả các cán bộ cao cấp, tướng lĩnh đương chức và cả nghỉ hưu trong và ngoài quân đội, khi đăng đàn trên các phương tiện truyền thông để bình luận về cuộc chiến Nga – Ukraine. Năm Vịnh nói: “Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược” và nhận định, “chiến thắng sẽ thuộc về chính nghĩa Ukraine”.Ngày 11-3-2023, tại Sài Gòn, Nguyễn Chí Vịnh vẫn còn oai phong, đường bệ trả lời phỏng vấn báo chí và ký tặng sách, trong lễ ra mắt cuốn sách “Người Thầy” mà Vịnh là tác giả.Tháng 6-2023, Nguyễn Chí Vịnh bất ngờ đổ bệnh. Khi tầm soát, các giáo sư tại quân y viện 108 kết luận, Năm Vịnh bị ung thư bạch cầu. Dư luận dấy lên đồn đoán rằng, Vịnh “rơi vào hôn mê sâu do trúng độc” và sẽ “không qua khỏi”.Có lẽ nhằm để chứng minh mình chưa chết, Năm Vịnh lại xuất hiện trên VTV hôm 31-8-2023 với bộ dạng xanh xao, vàng võ, gò má xám xịt, đầu trọc lóc, hình ảnh hoàn toàn khác xa với Nguyễn Chí Vịnh hồi ba tháng trước khi nhận huy chương hữu nghị của Nhật và lễ giới thiệu sách tại Sài Gòn.Nếu Nguyễn Chí Vịnh bị đầu độc, thì ai ra tay? Các phe nhóm cuồng Nga, cuồng Tàu trong đảng hoặc Hoa Nam Tình Báo, hay là những hung thủ từng dùng phóng xạ polonium-210 để sát hại cựu sỹ quan tình báo KGB Alexander Litvinenko (1962-2006) năm nào, bây giờ ra tay ở đây? Còn quá nhiều câu hỏi bí hiểm khác nữa.Luật Trời thật khắc nghiệt và công bằng. Làm đại quan mà cưỡi trên cổ nhân dân, hút máu và đạp lên đầu đồng đội để bước đi, cái kết sẽ cay đắng và thảm khốc. Khi anh không vì quốc gia, dân tộc, luôn bán linh hồn cho quỷ dữ và ngoại bang, thì cái giá phải trả sẽ không hề rẻ chút nào.Lê Văn Đoành
-
Xe tải thử nghiệm trong nghiên cứu mới có diện tích phủ pin Mặt Trời lên tới 100 m2, giúp xe chạy 5.000 km mà không cần dừng lại sạc, theo tờ New Atlas. (Ảnh: Chụp màn hình) Cụ thể, đại học Uppsala hợp tác với các công ty Eksjö Maskin & Truck, Midsummer, Ernsts Express, Dalakraft và Scania thực hiện dự án nghiên cứu mới nhằm phát triển xe tải chạy bằng năng lượng Mặt Trời, New Atlas hôm 31/8 đưa tin. Dự án do Cơ quan đổi mới sáng tạo của Thụy Điển, Vinnova, tài trợ. Nhóm chuyên gia đang phát triển những tấm pin Mặt Trời nhẹ để gắn trên xe tải và thu năng lượng tự nhiên, giúp giảm chi phí vận hành, khí thải và sự cấp thiết của một hệ thống giao thông bền vững. Với xe tải thử nghiệm, họ kiểm tra mức năng lượng Mặt Trời thu được, lượng khí thải carbon có thể giảm, khả năng tương tác với lưới điện bằng cách sạc hai chiều và khả năng giảm tác động đến khí hậu của việc vận chuyển bằng xe tải. Xe thử nghiệm 560 mã lực có một toa moóc dài 18 m, trong đó 100 m2 được phủ kín những tấm pin Mặt Trời công suất cực đại 13,2 kW, tạo thành diện tích bề mặt năng lượng Mặt Trời tương đương một ngôi nhà cỡ trung bình. Chiếc xe sử dụng loại pin Mặt Trời mới và nhẹ, được chế tạo dựa trên sự kết hợp giữa pin Mặt Trời Midsummer và pin Mặt Trời bằng vật liệu perovskite mới, tạo ra khoảng 8.000 kWh điện mỗi năm khi vận hành ở Thụy Điển. Bộ pin của xe thử nghiệm có dung lượng 300 kWh, trong đó phần xe đầu kéo là 100 kWh và toa moóc là 200 kWh. Dẫu cho Thụy Điển thiếu năng lượng Mặt Trời vì những lý do liên quan đến thời tiết và tiếp tuyến, mức năng lượng Mặt Trời bổ sung vẫn giúp xe tải chạy thêm tới 5.000 km mỗi năm. Những nước với nhiều giờ nắng hơn có thể mong đợi mức năng lượng dồi dào hơn. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng mức năng lượng ở các nước gần xích đạo sẽ cao gấp đôi, đồng nghĩa xe tải có thể đi được thêm 10.000 km mà không cần dừng lại sạc. Phan Anh
-
DainamaxForum 14h · ĐIỀN ĐÔ GIẢM PHÉT (230816) Nhiều tin tức dồn dập từ mấy ngày qua cho thấy Trung Cộng đáng được một hỗn danh mới là Điền Đô Giảm Phét. Chẳng do từ Luận ngữ hay Kinh thư gì, mà chỉ là… đồ điên bớt nói phét! Chưa đầy ba tháng sau các dự báo đầu tiên, thế giới đã thấy kinh tế Trung Cộng trôi vào nạn giảm phát là hàng hóa dịch vụ đã giảm giá mà bán không chạy. Khi giảm phát xảy ra, kinh tế sẽ suy trầm và thất nghiệp tăng. Số thất nghiệp do Cục Thống kê Quốc gia của Bắc Kinh loan báo đã vượt 5%, mà chẳng ai tin. Thất nghiệp trong giới trẻ từ 16-24 tuổi tăng gấp đôi so với 2019, đã quá 21% từ mấy tháng nay. Vậy mà một giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh đưa ra con số rợn mình là 46,5%. Lý do khác biệt là do định nghĩa, mà định nghĩa tại Trung Cộng lại có mức co giãn rất cao! Lúc đó, ta nhớ tháng trước, tờ Nhân dân Nhật báo của đảng có lời răn mang tính chỉ đạo: “Tham vọng càng cao thì càng nên đi xuống thực tế!” Diễn giải cho sát thực tế thì sau bốn năm dùi mài kinh sử của đảng, tốt nghiệp đại học xong nên mong làm thợ - và lãnh lương công nhân. Răn bảo chưa đủ, Cục Thống kê cho biết từ nay hết công bố dữ kiện về thất nghiệp của giới trẻ. Đấy cũng là thực tế an toàn nhất cho chiến dịch tuyên truyền của đảng: thông tin bớt trong sáng minh bạch thì xã hội sẽ bớt vấn đề! Quốc tế lập tức làm thơ: “transparency” vần với “idiocracy”! Sự thống trị của kẻ ngu dốt mà. Quả là sinh ngữ - ngôn ngữ sống - vì mấy năm trước người ta còn gọi chế độ là… “kleptocracy”, sự thống trị của bọn tham ô! Móc túi hết tiền thì moi óc tìm ra thuật mới để duy trì chế độ. Nhưng kinh tế và thị trường lại đểu còn hơn tư bản chủ nghĩa: trái bóng đầu cơ vào địa ốc đã xì làm giới đầu tư lo ngại là các tập đoàn kinh doanh sẽ noi gương Evergrande Hằng Sinh: bỗng dưng hấp hối vì các khoản nợ lên tới 340 tỷ đô la (tính đến ngày 31 Tháng 12, 2022!). Lý do lo sợ là nhiều tập đoàn như Country Garden (Bích Quế Viên) bị lỗ quá nặng nên không thanh toán nổi các khoản nợ đáo hạn. Tuần qua, Bích Quế Viên vo tròn như hòn bi, xin doanh nghiệp nhà nước là ‘China International Capital Corporation’ CICC bước vào cứu giúp với kế hoạch ‘tái cấu trúc’ các khoản nợ. Qua hôm 12 thì chính thức loan báo ngưng giao dịch trái phiếu (giấy nợ) của mình trên các sàn Thượng Hải và Thâm Quyến. Em ể mình nên xin miễn tiếp khách. Hèn chi, từ vài tháng trước, Bắc Kinh ra lệnh phải giới hạn loại “thông tin tế nhị” cho thị trường. Vì mấy con bệnh lên cơn sốt nặng nên bác sĩ kê toa: “đập hết dụng cụ đo nhiệt độ!” Kể từ đó, giới phân tách kinh doanh và kinh tế của chế độ bị lây bệnh câm. Họ khôn ngoan vì hiểu rằng làm thị trường hoảng hốt là mắc tội hình! Không chỉ mất tiền, mất việc mà mất luôn tự do vì họ được… đi tu chùa huyền. Bọn phản động đáng yêu gọi đó là nhà tù. Cho đơn giản mà rõ nghĩa. Nhưng không kịp nữa rồi. Thế giới được biết tài sản các công ty cao kỹ (hi-tech) đã mất khoảng ngàn tỷ đô la và trong hai năm qua cả trăm ngàn nhân viên đã bị sa thải. Chế độ cho đảng viên xếp hàng thổi ống đu đủ vào ba loại doanh nghiệp thuộc dạng tiên tiến, là địa ốc, kỹ thuật cao cấp và xe hơi chạy điện. Quả nhiên, được thổi mãi trái bóng đã bể. Hên thì chỉ bị xì: vài trăm công ty ráp chế xe hơi chạy điện đã âm thầm đóng cửa sau khi tưng bừng khai trương. Mươi năm về trước, người viết tiên báo mô hình phát triển của Trung Cộng sẽ không bền vững. Vài đứa ché đỏ liếm bùa ăn phải c. của Bắc Kinh (cho chúng bịt mũi chọn c. là gì!) cứ cãi là sai! Chúng dốt có truyền thống nên không biết sau Thế Chiến II, Nhật Bản đã tái thiết theo kinh tế thị trường và mau chóng vượt các nước Âu Châu để thành cường quốc kinh tế với đà tăng trưởng mấp mé 10% trong cả chục năm. Truyền thông và trí thức ưu tú của Mỹ liền báo động: Nhật sẽ vượt Mỹ vì tư bản Nhật vào mua tài sản trong thị trường Mỹ như đi chợ. Vài kẻ điên tại Mỹ bèn treo xe hơi Nhật lên đập cho bõ ghét. Sau giai đoạn hốt hoảng đó - cho tới cuối thập niên 1980 – thì mọi sự đã rõ ràng hơn. Trung Cộng cũng vậy thôi, mà còn tệ hơn. Chế độ độc tài không cho tìm giải pháp thay thế vì kẻ cầm quyền sợ mất ghế. Vì vậy, kết luận tạm ở đây lại đơn giản và dễ nhớ: Bắc Kinh mà loan báo đà tăng trưởng thì ta cứ chia đôi là sát với thực tế kinh tế. Để cho công bằng thì ta nhân đôi số thất nghiệp hay vỡ nợ. Fair chứ? Phê chưa? theo dainamaxforum
-
Berlin cảnh cáo Hà Nội về ý định bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên đất Đức Hình ảnh bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên báo Đức Taz Chính phủ Đức đã cảnh báo nhà cầm quyền Việt Nam về hậu quả ngoại giao nghiêm trọng nếu Hà Nội lại thực hiện việc bắt cóc công dân của mình lần thứ hai trong lãnh thổ của Đức, theo nhà báo tự do Hiếu Bá Linh từ thủ đô Berlin. Chính phủ Đức có phản ứng như trên sau khi không chấp nhận đề nghị của Chính phủ Việt Nam về việc dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), người có nhiều thông tin cho thấy là đã tới Đức sinh sống trong thời gian gần đây. Ông Hiếu Bá Linh dẫn nguồn tin từ tờ nhật báo Taz, một trong những tờ báo lớn của Đức, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 08/8:“Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh cáo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp có thể xảy ra tiếp theo sau khi đơn xin dẫn độ bị từ chối. Tờ Taz có dẫn nguyên văn lời của Bộ Ngoại giao: 'Chính phủ Liên bang Đức sẽ không dung thứ cho bất kỳ can thiệp của quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức'." Trong bài báo dài ba trang ngày 07/8, tờ Taz cho biết bà Nhàn là người có tiếng tăm trên trường quốc tế. Một học viện của Nga đã trao cho bà hai bằng tiến sĩ danh dự còn Chính phủ Nhật đã trao tặng cho bà Huân chương Mặt trời mọc, một trong những huân chương cao quý nhất của Nhật, vào năm 2018. Bà cũng được cho là có quan hệ mật thiết với Israel. Người phụ nữ 54 tuổi này đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ mua vũ khí từ nhiều quốc gia cho Quân đội Việt Nam, bên cạnh các hoạt động xuất khẩu lao động và dự án xây dựng trong nước của AIC. Từ một người được cho là doanh nhân xuất sắc của Việt Nam, được trao tặng nhiều danh hiệu đình đám như Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất, Sao đỏ, Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu nhất, Thương hiệu quốc gia xuất sắc nhất... bà Nhàn đột nhiên bị xem là tội phạm. Cơ quan công an truy nã đặc biệt đối với bà Nhàn, sau đó Tòa án nhân dân Hà Nội xét xử vắng mặt, tuyên bà bản án 30 năm tù về tội danh “đưa hối lộ” và “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.” Bà và bảy nhân viên dưới quyền đã trốn ra nước ngoài trước khi bị khởi tố bị can. Theo Taz, bà đã sang Đức được vài tháng và hiện đang sống tại một thành phố lớn. Ông Hiếu Bá Linh, người từng làm trưởng ban phát thanh tiếng Việt của Radio Multikulti- đài phát thanh đa ngôn ngữ của bang Berlin trong 14 năm, cho biết có nhiều thông tin chứng minh bà Nhàn đang sống ở Đức cũng như mong muốn của Hà Nội trong việc đưa bà về để chịu tội.“Mặc dù Bộ Ngoại giao và các cơ quan an ninh (Đức- PV) đều không trả lời trực tiếp những câu hỏi của tờ báo Taz (về thông tin bà Nhàn đang sống ở Đức- PV) với lý do là vì trên nguyên tắc dữ liệu cá nhân không được phép đưa ra ngoài. Tuy nhiên theo điều tra của phóng viên tờ Taz thì một số cơ quan ở Đức đang bận rộn với vụ Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Cụ thể là Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác bỏ đơn này. Sở Tư pháp Liên bang Đức đã xác nhận có đơn xin dẫn độ bà Nhàn từ phía Việt Nam. Họ có nói rõ nguyên nhân là kể từ khi mà vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra vào năm 2017, tất cả những đơn xin dẫn độ về Việt Nam đều bị từ chối.” Phóng viên RFA gửi email cho Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và Bộ Ngoại giao Đức để đề nghị họ bình luận về các thông tin của tờ báo Taz về trường hợp bà Nhàn, tuy nhiên chưa lập tức nhận được câu trả lời. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa phản hồi email của phóng viên hỏi về các thông tin của tờ báo Đức, liên quan đến bà Nhàn. Taz - một tờ báo độc lập thuộc về một tổ hợp của hơn 18.000 thành viên đầu tư góp sức cho tự do báo chí, cho biết thêm cơ quan an ninh của Đức đã liên lạc trực tiếp với bà Nhàn và cảnh báo về việc bà này đang bị cơ quan mật vụ Việt Nam truy tìm, ông Hiếu Bá Linh nói. Trường hợp bà Nhàn có nhiều điểm tương đồng với cựu quan chức dầu khí Trịnh Xuân Thanh, người bị bắt cóc bởi an ninh Việt Nam ngay giữa trung tâm Berlin năm 2017 sau khi Chính phủ Đức từ chối đề nghị dẫn độ. Về nguy cơ bà Nhàn bị mật vụ Việt Nam bắt cóc, ông Hiếu Bá Linh nhận định:“Không thể nào loại trừ khả năng bà Nhàn bị bắt cóc, mặc dù sau khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam đã bị một thảm họa ngoại giao tức họ bị Đức trừng phạt ngoại giao ít nhất một năm và sau đó mới bình thường lại. Nguy cơ đó là có thật vì thứ nhất theo những thông tin của Taz thì cơ quan mật vụ của Việt Nam biết bà Nhàn đang ở Đức. Thứ hai là cường độ truy tìm bà Nhàn rất gắt gao.” Nhà báo Lê Trung Khoa, chủ biên của trang tin Thoibao.de có trụ sở ở Berlin, cho RFA biết sau khi tờ báo trực tuyến bằng tiếng Việt của ông đưa tin về việc bà Nhàn đang sống ở Đức, nhiều tai mắt của Toà Đại sứ Việt Nam ở Berlin tích cực tìm kiếm thông tin về nữ doanh nhân này. Ông Lê Trung Khoa đánh giá về nguy cơ bà Nhàn bị bắt cóc là rất lớn. Ông nói:“Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là đầu mối rất quan trọng đặc biệt cho những vụ án lớn ở Việt Nam và những vụ buôn bán vũ khí có liên quan đến quan chức cấp cao hàng đầu Việt Nam cho nên Việt Nam sẽ bằng mọi cách để đưa vào Nhàn về Việt Nam. Tầm quan trọng của bà ấy gấp nhiều lần ông Trịnh Xuân Thanh trước đây.” Sau khi Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, người chuẩn bị ra toà án di trú Đức xem xét về đơn xin tị nạn chính trị, Đức đã trục xuất hai nhân viên ngoại giao của Toà Đại sứ Việt Nam ở Berlin. Quan hệ đối tác chiến lược của hai quốc gia cũng bị đóng băng và mới được hâm nóng gần đây. Tuy nhiên, một vụ bắt cóc thứ hai, ở đây là trường hợp bà Nhàn, sẽ có hậu quả nghiêm trọng hơn, theo nhà báo kỳ cựu Hiếu Bá Linh.“Nếu xảy ra một vụ bắt cóc lần thứ hai ở nước Đức, hậu quả nó sẽ lớn hơn nhiều so với hậu quả về ngoại giao mà sáu năm trước đây, sau khi Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nước Đức đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam cam kết không bao giờ tái diễn tình trạng này. Lần trước có một cân nhắc là nước Đức sẽ trục xuất ông Đại sứ của Việt Nam chứ không chỉ hai nhân viên ngoại giao. Lần này nếu xảy ra bắt cóc, ví dụ bắt cóc bà Nhàn, chắc chắn Đức sẽ trục xuất Đại sứ Việt Nam tại Đức. Song song đó, quan hệ ngoại giao hai nước sẽ bị đóng băng lại.” Dẫn nguồn tin từ công an và các cơ quan tố tụng Việt Nam, báo chí nhà nước viết rằng bà Nhàn bị truy tìm và kết án vắng mặt vì các phi vụ đấu thầu mờ ám trong nhiều dự án lớn ở nhiều địa phương, trong đó có Quảng Ninh - nơi ông Phạm Minh Chính làm Bí thư tỉnh uỷ thời gian đó. Tuy nhiên, truyền thông Israel được tờ báo của Đức dẫn lời cho rằng đằng sau lệnh bắt giữ bà Nhàn là cuộc tranh giành quyền lực giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc mua vũ khí, vì bà Nhàn là người môi giới các thương vụ vũ khí quan trọng giữa Việt Nam và Israel. Israel đã và đang là một nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Việt Nam, với nhiều loại vũ khí đắt tiền như máy bay không người lái (drone), hệ thống phòng không, xe tăng hoặc tên lửa. Bình luận về liên quan giữa bà Nhàn với quân đội Việt Nam và sự bảo vệ chu đáo của chính quyền Đức, nhà báo Hiếu Bá Linh nói:“Các cơ quan an ninh của Đức có thể nói là - hiện nay không chỉ cảnh báo bà Nhàn không thôi, mà còn có những biện pháp bảo vệ bà Nhàn. Từ đó có những phỏng đoán hoạt động của bà Nhàn dính dáng đến tình báo, có nắm được những bí mật của phía Việt Nam, thành thử ra họ muốn bảo vệ bà Nhàn để khai thác những tin tức đó.” Ông cho rằng mật vụ của Việt Nam không còn được tự do hoạt động ở Đức sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vì cơ quan an ninh và cảnh sát Đức đã không còn chủ quan với mối hiểm hoạ đến từ quốc gia độc đảng ở Đông Nam Á. Thêm nữa, Đức đã huỷ bỏ Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao với Hà Nội, khiến mật vụ Việt Nam không còn tự do sử dụng hộ chiếu ngoại giao để nhập cảnh vào Đức. Tuy nhiên, nhà báo Lê Trung Khoa cho rằng lực lượng mật vụ mà Việt Nam cài cắm ở Đức và các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu còn nhiều và khả năng gây mất an ninh của mạng lưới mật vụ Việt Nam vẫn còn lớn. RFA
-
Khánh Anh dịch(VNTB) – Sáu năm trước, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một quan chức ở Berlin. Bây giờ một phụ nữ phải đối mặt với số phận tương tự. Đây là lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, một vụ bắt cóc công khai diễn ra trên đất Đức do một cơ quan mật vụ nước ngoài thực hiện: mùa hè năm 2017, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, giữa thanh thiên bạch nhật ngay tại Berlin. Vụ bắt cóc diễn ra như phim, và ông ta bị đưa trở về Hà Nội. Trịnh Xuân Thanh hiện đang thụ án tù chung thân ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao đã phản ứng gay gắt, triệu tập đại sứ Việt Nam và trục xuất hai nhà ngoại giao. Nhưng bây giờ có thể lặp lại một vụ tương tự. Vì một lần nữa kẻ đang bị Hà Nội truy lùng đã trốn sang Đức, lần này là một phụ nữ: bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.Lịch sử có lặp lại? Cho đến gần đây, người phụ nữ 54 tuổi này đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam: Bà nhập hàng hóa mà Việt Nam không nên nhận, chủ yếu là vũ khí. Bà Nhàn là dân ngoại thương, ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, còn nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật và một chút tiếng Trung, là Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Quốc tế Tiến bộ AIC, một công ty Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài, nhưng cũng đang hoạt động trong các dự án xây dựng trong nước. Nguyễn Thị Thanh Nhàn còn được quốc tế kính trọng. Một học viện Nga đã trao cho bà hai bằng tiến sĩ danh dự. Năm 2018, bà cũng vinh dự được chính phủ Nhật Bản trao tặng Huân chương Mặt trời mọc, một trong những huân chương cao quý nhất của Nhật Bản. Bà Nhàn cũng được cho là có quan hệ tuyệt vời với Israel. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2022 đã có lệnh bắt giữ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một số nhân viên của công ty AIC và các quan chức y tế do gian lận và tham nhũng trong đấu thầu xây dựng bệnh viện. Bà Nhàn và bảy nhân viên của bà dường như đã được thông báo trước và đã trốn ra nước ngoài. Kế toán trưởng Đỗ Văn Sơn, đã bị dẫn độ về Việt Nam từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hồi tháng 6 năm 2023 theo một lệnh truy nã của chính phủ Việt Nam thông qua Interpol. Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã xác nhận với taz về việc dẫn độ này. Hiện ông Sơn đang bị giam giữ tại Việt Nam. Được biết, một nhân viên đào tẩu khác hiện sống ở Hoa Kỳ đã bị mật vụ tìm cách dẫn độ ra khỏi Hoa Kỳ nhưng không thành công. Số phận của năm người còn lại không được biết đến. Tuy nhiên, Việt Nam đã kết án tù hững người bị truy nã hồi tháng Giêng. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, sếp AIC, bị kết án 30 năm tù giam vì gian lận và tham nhũng trong thủ tục đấu thầu. Bà Nhàn vẫn còn phải đối mặt với ít nhất một vụ án khác. Tài sản không nhỏ của bà đã bị tịch thu trong đó có một biệt thự bên hồ ở Hà Nội. Nhưng: Những lời buộc tội này có thực sự là lý do của vụ đàn áp – hay chỉ là một cái cớ? Sáu tháng trước, taz nhận được một bài báo của những người chỉ trích ẩn danh bộ máy chính quyền ở Hà Nội kể một câu chuyện khác về lý do tại sao người phụ nữ và người của bà lại bị bức hại. Bài báo dài 12 trang kể lại cuộc tranh giành quyền kế nhiệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đàn ông quyền lực nhất Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính, 64 tuổi, được xem là người đang nhắm đến việc kế vị. Nguyễn Thị Thanh Nhàn trốn sang Đức, theo bài báo là người tình lâu năm của ông Chính, cả hai được cho là có với nhau một cô con gái. Ngoài ra, các mối quan hệ thương mại nước ngoài của người phụ nữ là một yếu tố quyền lực quan trọng đối với thủ tướng. Theo tờ báo, các đối thủ cạnh tranh vị trí Tổng Bí Thư của ông Chính đã truy sát bà Nhàn và công ty AIC để làm suy yếu đối thủ.Việt Nam ra sức truy tìm tội phạmMặt khác, báo chí Israel nghi ngờ có cuộc tranh giành quyền lực giữa lãnh đạo đảng và thủ tướng về việc mua vũ khí đằng sau lệnh bắt giữ. Israel đã trở thành một nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho Việt Nam, và Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã môi giới các thương vụ quan trọng tại đây. Đó là các thoả thuận về máy bay không người lái, hệ thống phòng không, xe tăng hoặc tên lửa. Tuy nhiên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Công An đầy quyền lực Tô Lâm lại thích mua bán vũ khí với các đối tác truyền thống là Nga và Trung Quốc – cũng bởi vì người của họ làm trung gian và vì Nga là đối tác không thể thiếu để đào tạo Hải quân Việt Nam.Hiện Việt Nam đang truy tìm Nguyễn Thị Thanh Nhàn với áp lực cao. “Ai cũng có quyền bắt người bị truy nã và giải ngay đến cơ quan công an, cơ quan công tố hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi gần nhất,” truyền thông Việt Nam trích lệnh truy nã từ tháng 5/2022. Tiếp theo là dữ liệu như số hộ chiếu và các dấu hiệu nhận dạng như vết sẹo trên cơ thể. Báo chí gần đây cho rằng bà Nhàn trốn tránh trách nhiệm cá nhân khi bỏ trốn – “do đó phải xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung”. Với những lời kêu gọi tương tự vào năm 2016 và 2017, Trịnh Xuân Thanh bị truy nã và sau đó bị bắt cóc cũng đã bị cho là tội phạm. Trong cả hai trường hợp, chính quyền Việt Nam đã biết từ lâu rằng những người họ đang tìm kiếm đang ở nước ngoài.Theo thông tin của taz, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Đức được vài tháng và sống tại một thành phố lớn tại đây. Trước đó, bà được cho là đã trốn sang Nhật Bản rồi đến London, nơi con gái bà được cho là đang sống. Mật vụ Việt Nam cũng được cho là biết về việc bà Nhàn ở lại Đức. Đại sứ quán Việt Nam không trả lời các câu hỏi về việc này. Riêng Nguyễn Thị Thanh Nhàn thì không liên lạc được.Các nhà chức trách Đức nhận thức rõ về tình huống tế nhị của người phụ nữ 54 tuổi này. Cụ thể, cả Bộ Ngoại giao và cơ quan an ninh đều không muốn bình luận về vụ việc. Về nguyên tắc, dữ liệu cá nhân không được đưa ra ngoài. Tuy nhiên, theo thông tin của taz, một số cơ quan đang quan tâm với vụ án Nguyễn Thị Thanh Nhàn, họ nhận thấy mối đe dọa thực sự.Không thể dẫn độ về Việt Nam về nguyên tắcMột yêu cầu dẫn độ từ Việt Nam với Đức đã bị Văn phòng Tư pháp Liên bang từ chối. Kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017, việc dẫn độ về Việt Nam nói chung đã không thể thực hiện, theo giới chức chính phủ. Và Bộ Ngoại giao được cho là đã cảnh báo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp tiếp theo: “Chính phủ liên bang không tha thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức.”Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng Việt Nam sẽ tiến hành một vụ bắt cóc khác – bất chấp thảm họa ngoại giao sau vụ Trịnh Xuân Thanh. Điều này được củng cố bởi việc tích cực tìm kiếm người phụ nữ Việt Nam bị truy nã gắt gao nhất. Khả năng bắt cóc lớn vì thực tế là mật vụ Việt Nam gần đây đã bắt cóc hai công dân Việt Nam khác từ Thái Lan nhà báo Trọng Duy Nhất năm 2019, và năm nay là blogger lưu vong Thái Văn Đường. Cả hai hiện đang bị tù tại Việt Nam.Mặt khác, một vụ bắt cóc từ châu Âu về mặt hậu cần khó quản lý hơn một vụ bắt cóc từ nước láng giềng Thái Lan. Năm 2017, vụ Trịnh Xuân Thanh diễn ra trót lọt vì Việt Nam có người của mình trong chính phủ Slovakia: là ông Lê Hồng Quang. Ông này là cố vấn cho Thủ tướng Slovakia lúc bấy giờ là Robert Fico. Trong thời gian ngắn, ông Quang đã tổ chức chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Tô Lâm tới người đồng cấp Slovakia Robert Kaliňák.Trên chuyến bay trở về, nạn nhân bị bắt cóc đã ở trên máy bay, sau khi được đưa đến Bratislava bằng xe ngoại giao và cấp hộ chiếu mới với tên giả do các nhà ngoại giao Việt Nam cấp vội vàng. Ngày nay, người Việt Nam không còn có thể trông cậy vào cố vấn chính phủ Lê Hồng Quang: ông ta đã trốn về Việt Nam năm 2018.Ngoài ra còn có một tình huống phức tạp khác khiến việc bắt cóc từ Đức trở nên khó khăn hơn. Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bị cơ quan mật vụ Việt Nam truy nã – cũng là cơ quan đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào năm 2017 và có một số nhân viên tại Đức. Nhưng cơ quan này có một đối thủ mạnh ở Việt Nam: tình báo quân đội. Đay không chỉ là một công cụ quan trọng của thủ tướng Việt Nam, người tình của người phụ nữ bị truy nã.Có thể có cả vệ sĩCơ quan tình báo quân đội cũng phải lo sợ rằng nếu Nguyễn Thị Thanh Nhàn ra tòa, nhiều thông tin về việc nhập khẩu vũ khí của Việt Nam sẽ bị công khai hơn là họ muốn. Vì vậy, có thể là bà Nhàn thậm chí còn có một vệ sĩ.Và: Lần này cơ quan an ninh Đức cũng đã được cảnh cáo – khác với năm 2017 với Trịnh Xuân Thanh. Vào thời điểm đó, hầu như không ai có thể tưởng tượng được rằng mật vụ Việt Nam sẽ bắt cóc một người từ Đức. Ngay cả khi luật sư của Trịnh Xuân Thanh báo cáo việc thân chủ của bà mất tích với cảnh sát Berlin và yêu cầu cơ quan mật vụ Việt Nam xem xét việc bắt cóc ông ta cũng được cho là đã bị bác bỏ.Lần này thì khác: theo thông tin của taz, cảnh sát đã liên lạc trực tiếp với Nguyễn Thị Thanh Nhàn và thận trọng cảnh báo rằng mật vụ Việt Nam đang tìm kiếm bà. Vài tuần tới sẽ biết được liệu điều đó có hữu ích hay không.__________Nguồn: Taz – Die Verfolgte – https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/!5952435/
-
32 Tuyệt Phẩm Tuấn Vũ (88-89) | Tuấn Vũ | Nhạc Vàng Hải Ngoại Bất Hủ
xứ việt commented on xứ việt's a video in Music online
Danh sách bài hát: 00:00 | 01. Bạc Trắng Lửa Hồng (Thy Linh) 05:02 | 02. Giữa Lòng Đất Mẹ (Châu Kỳ) 09:26 | 03. Tình Yêu Cách Biệt (Lưu Trần Lê) 14:04 | 04. Mất Nhau Rồi (Ngân Trang) 18:30 | 05. Đêm Trên Đỉnh Sầu (Ngân Giang) 23:21 | 06. Tình Hậu Phương (Minh Kỳ) 28:08 | 07. Người Về Đơn Vị Mới (Bằng Giang) 33:11 | 08. Trăng Khuya (Xuân Tiên - Y Vân) 38:30 | 09. Buồn Vào Đêm (Thanh Sơn - Hoài Linh) 43:05 | 10. Người Tình Và Quê Hương (Trịnh Lâm Ngân) 47:42 | 11. Người Xa Về Thành Phố (Trúc Phương) 52:08 | 12. Phố Vắng Em Rồi (Mạnh Phát - Nguyễn Đan Thanh) 57:24 | 13. Bài Ca Kỷ Niệm (Tú Nhi - Bằng Giang) 1:02:09 | 14. Thu Sài Gòn (Trường Hải) 1:06:46 | 15. Nét Buồn Thời Chiến (Vinh Sử - Nguyên Thảo) 1:11:05 | 16. Đoàn Người Lữ Thứ (Lam Phương) 1:15:46 | 17. Con Đường Mang Tên Em (Trúc Phương) 1:21:24 | 18. Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) 1:25:41 | 19. Có Bao Giờ (Phạm Vũ Anh Tứ) 1:30:05 | 20. Đoạn Buồn Đêm Mưa (Tú Nhi) 1:34:32 | 21. Lời Hứa Ban Đầu (Hoài Phương) 1:40:15 | 22. Chiều Thủ Đô (Khánh Băng) 1:45:52 | 23. Duyên Tình (Xuân Tiên - Y Vân) 1:50:50 | 24. Vùng Đất Cấm (Mai Văn Hiền) 1:56:51 | 25. Ngàn Thu Vĩnh Biệt (Ngọc Lâm) 2:01:43 | 26. Trong Cuộc Tình Sầu (Anh Việt Thu - Phạm Lê Phan) 2:06:10 | 27. Tình Đời Tay Trắng (Đài Phương Trang) 2:10:14 | 28. Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh) 2:14:27 | 29. Quán Nửa Khuya (Tuấn Khanh - Hoài Linh) 2:19:56 | 30. Không Bao Giờ Ngăn Cách (Trần Thiện Thanh) 2:23:59 | 31. Đưa Em Về (Dạ Cầm) 2:27:30 | 32. Những Đồi Hoa Sim (Dzũng Chinh - Hữu Loan) -
Do trò láu cá của Jim O’Neil (kinh tế gia Anh làm cho tổ hợp đầu tư Goldman Sachs), năm 2001 có bốn con cắc kè bông được thổi thành rồng kinh tế. Con rồng BRIC, do tên nước là Brazil, Russia, India, China! Mỹ điếm bày trò dụ dân đầu tư dồn tiền vô bốn nước sẽ giàu mạnh vì họ theo kinh tế thị trường nhờ đó sẽ có dân chủ! Tới năm 2050 BRIC sẽ gồm thâu thiên hạ. Ngu nghe thấy sáng! BRIC có lãnh thổ bằng 25% diện tích đất đai của địa cầu, dân số bằng 40% nhân loại, đà tăng trưởng to và lẹ nhất các nước đang phát triển. Với thế lực đó, BRIC mà lên tiếng là Mỹ phải nghe. Mỹ điếm ra đòn thì Tú Bà lỏn lẻn đi cửa sau. Quả nhiên, sau đó Goldman Sachs cứ tưng bừng tiên báo. Năm 2010 còn đẩy thêm Nam Phi, cái tên mới thành BRICS. Bị phỏng vấn bao lần về triển vọng của BRICS, tôi bật cười chơi chữ là “bric-à-brac” mà e chừng mấy người phỏng vấn không hiểu! Gốc tiếng Pháp được Anh dùng từ quãng 1840: đồ tầm tầm mà đòi bán như… đồ cổ! Vậy chớ, cớ sao ta lại nói về đồ giả? Vì họ đòi buôn vàng mã! Dịch nôm na là họ đòi dùng tiền âm phủ. Mà đề tài của chúng ta, thưa rằng cần rất nhiều dầu gió xanh vì nhức đầu… là tiền tệ. *** Từ đã lâu, các thành viên của BRICS được Mỹ điếm cho mượn ghế đẩu nên tưởng đã có thể chất vấn Hoa Kỳ! Như Luiz Inácio Lula da Silva, Tổng thống cực tả và tham ô của Cộng hòa Liên bang Brazil từ 2003 tới 2010, sau bị truy tố tội rửa tiền nên không được tái tranh cử năm 2018, còn ngồi tù 580 ngày. Nhưng bao tội đều được Tối cao Pháp viện hủy nên 2022 lại ra tranh cử nữa và từ đầu năm nay lại là Tổng thống Brazil! Ở giữa, Đổng lý của Lula là ả Dilma Rousseff làm Tổng thống từ 2011 tới 2016 thì bị… truất phế vì lem nhem với ngân sách! Họ đòi lãnh đạo thế giới nào đây? Thì vô đề sẽ thấy: Cùng Vladimir Putin, Lula da Silva thường vặn hỏi tại sao thế giới cứ xài Mỹ kim trong giao dịch ngoại thương? Mới đây Lula ngất ngây như lân thấy pháo khi được vỗ tay với câu hỏi: “Tại sao chúng ta không thanh toán việc mua bán bằng đồng bạc của mình?” Giới làm báo - hỏng có wa ở trỏng nheng - thì ngó Thượng đỉnh 15 của BRICS (22-24 tháng này tại Nam Phi) sẽ xử lý ra sao nếu Putin tham dự? Tháng Ba vừa qua Tòa Hình sự Quốc tế (ICC - International Criminal Court, tại The Hague, Hòa Lan) chính thức truy tố Putin về Tội ác Chiến tranh khi xâm lược Ukraine. Vì có công nhận Tòa ICC, lãnh đạo Nam Phi hơi lúng túng nên mời thêm nguyên thủ 70 nước khác cùng dự Thượng đỉnh! Thiệt nhức đầu với mấy con kỳ nhông trông tựa rắn mối… Rồi, giỡn xong, chúng ta mới tìm hiểu chuyện cần dầu gió xanh vì đồng bạc xanh, hỗn danh của Mỹ kim, liên quan đến kinh tế vĩ mô, kế toán quốc gia và chính trị quốc tế! Từ nhiều năm qua, lãnh đạo một số quốc gia thấy nhóm BRICS có vẻ chí lý khi vặn hỏi về tương lai Mỹ kim (xin gõ tắt là MK!) Nếu kinh tế Mỹ hết chiếm vị trí trọng yếu của kinh tế toàn cầu thì vai trò của MK tất nhiên cũng phải giảm chứ? Sự thật thì câu hỏi của đám lãnh đạo ấy cho thấy sự dốt nát về lịch sử kinh tế lẫn về thực tế éo le của cuộc đời: Trước khi MK là ngoại tệ phổ biến nhất, được nhiều nước coi là ngoại tệ dự trữ, thì chưa khi nào nền ngoại thương toàn cầu lại có một đồng bạc thông dụng như thế. Và Hoa Kỳ bị phí tổn khi giữ cái trục chính trong luồng giao dịch của thiên hạ. Có khi lắm người Mỹ còn không biết nghịch lý đó. Thảm chưa? Xin quý vị cùng kiên nhẫn nhìn xa một chút (cố đọc lại 300 chữ dưới đây), rồi ta mới tập trung vào cốt lõi là đồng MK… Thứ nhất, hiện tượng gọi là ‘toàn cầu hóa’ chỉ xuất hiện gần đây thôi. Cho dễ nhớ là sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các nước tự do buôn bán với nhau nhiều hơn. Thứ hai, nhìn xa hơn về lịch sử, đồng MK chỉ có vai trò quan trọng kể từ hậu bán Thế kỷ 20, là sau Thế Chiến II. Thứ ba, khi kinh tế Mỹ đã vượt Vương quốc Anh Thống nhất (United Kingdom), xin ghi 1860 cho dễ nhớ, thì thiên hạ vẫn tín nhiệm đồng Sterling của Anh. Họ tin vào cam kết giao hoán (đổi tiền) của Ngân hàng Trung ương Anh hơn các ngân hàng trung ương khác. Khi đó, đồng Sterling được các nước coi như ngoại tệ dự trữ gần bằng loại dự trữ trước đó -vàng. Thứ tư, dù kinh tế Mỹ có lớn mạnh nhất từ 1860 thì MK vẫn chỉ là loại tiền thấp kém cho đến cỡ 1920 vì lắm nước Châu Á và Trung Nam Mỹ lại dùng thứ khác hơn MK hay cả Sterling của Anh để thanh toán việc giao dịch của họ. Tức là đồng tiền của quốc gia giàu nhất không tất nhiên là ngoại tệ phổ biến nhất. Thứ năm (mệt hỷ?), trước khi MK là cái chốt chung thì cấu trúc của trao đổi ngoại thương và tư bản chưa ‘nhất thể hóa’ (thống nhất). Nhiều nhóm quốc gia giải quyết với nhau sự chênh lệch về buôn bán: như bị nhập siêu (nhập > xuất cảng) thì dàn xếp với nước được xuất siêu, rồi thanh toán bằng loại tài sản mà bên kia nhận. Nhưng nếu tài sản đó không dễ giao hoán thì sao? Thì mất sự tín nhiệm, quá bất tiện cho giao dịch…. Bây giờ ta mới ngó vào hệ thống giao dịch có mấy em MK áo xanh lục đứng ra giải quyết mọi chuyện cho thiên hạ…. Mọi giao dịch thất quân bình của thiên hạ đều có thể thu hẹp nhờ (1) sự đồng ý và (2) khả năng của Hoa Kỳ khi nhận xuất hoặc nhập các khoản chênh lệch đó bằng… tài sản của Mỹ. Chuyện này chưa hề xảy ra trước đó nên tất nhiên khó hiểu: thất quân bình (tạm gọi là âm hay dương) giữa các nước giao dịch với nhau có thể là rất lớn và rất lâu nhưng Hoa Kỳ ở giữa Lại có khả năng thỏa mãn nhu cầu cả dương lẫn âm cho tất cả. Nước A cần mua để thanh toán cho X thì có Mỹ bán, nước B cần bán để giải quyết chênh lệch với Y thì lại có Mỹ mua. Khi Thế Chiến II sắp kết thúc, tại Hội nghị Bretton Woods năm 1944, kinh tế gia người Anh là John Maynard Keynes triệt để chống lại hệ thống giao dịch quốc tế cho phép duy trì các khoản thặng dư hay khiếm hụt quá lớn. Nhưng quan điểm của ông bị kinh tế gia Harry Dexter White của Hoa Kỳ bác bỏ. Vì vậy, xứ nào bị khiếm hụt thì phải thỏa mãn nhu cầu trong nội tình của quốc gia được thặng dư. Trái lại, nước thặng dư khỏi cần điều chỉnh nội bộ (ví dụ sản lượng hay lợi tức cho lao động) nhờ tích lũy thêm tài sản ngoại quốc. Mà làm giảm số cầu của thế giới. Giới kinh tế bình thường còn khó hiểu ra đặc tính điều chỉnh quái đản: một quốc gia không đạt xuất siêu nhờ có năng suất cao trong kỹ nghệ chế biến mà vì ngành chế biến mặc nhiên hoặc công khai được trợ cấp. Ai thanh toán các khoản trợ cấp đó? Giới lao động và các hộ gia đình khiến số cầu nội địa bị giảm… Cộng sản chủ nghĩa ngầm ra chiêu là như vậy. Quý vị thấy Bắc Kinh sớm hiểu ra luật chơi lý tài tàn ác đó: khi Trung Cộng đạt xuất siêu thì chính dân Tầu bị bóc lột. Suy ngẫm thêm, ta hiểu tỷ giá đồng Nguyên được ấn định thấp, không chỉ vì làm hàng hóa Trung Cộng rẻ hơn và dễ bán hơn mà còn làm thợ thuyền lãnh lương thấp hơn cái công của họ. Họ bị bóc lột cho đến khi nền kinh tế bị giảm phát… là chuyện ngày nay. Nhìn rộng ra toàn cầu theo giác độ kết toán thì thặng dư của xứ này phải được khiếm hụt của xứ khác bù lại. Bây giờ mới thấy vai trò Hoa Kỳ…. Từ quãng 1980 về sau, Mỹ dễ dãi thỏa mãn nước thặng dư bằng cách đổi khối thặng dư đó thành tài sản trên thị trường Mỹ. Phương tiện hoán đổi là nàng áo xanh, là đồng Mỹ Kim! Hình tượng vật lý dễ hiểu: MK là trục chính cho sự xoay vần của giao dịch quốc tế. Đối giá khó hiểu là kinh tế Hoa Kỳ bị thiệt khi tiếp nhận sự suy yếu của số cầu ở ngoại quốc: hoặc bị thất nghiệp hoặc tăng khoản nợ của chính quyền và các hộ gia đình. Nhiều người chưa nắm vững vấn đề cho rằng vì muốn MK là cái trục cho ngoại thương toàn cầu xoay quanh nên Hoa Kỳ cứ bị thiếu hụt. Sự thật nó phức tạp hơn vậy. Khi thế giới cần tiết kiệm, Mỹ xuất cảng tiết kiệm và đạt thặng dư ngoại thương. Đó là hoàn cảnh của giai đoạn 1920-1970, gần nửa thế kỷ tái thiết của thế giới, nhất là của Âu Châu và Á Châu. Trái lại, khi thế giới tái thiết xong và đẩy mạnh xuất cảng nên thừa tiết kiệm thì Mỹ nhập cảng tiết kiệm và bị nhập siêu, kể như từ khoảng 1980 cho đến ngày nay. Kết luận về một chuyện đã cười cười báo trước là nhức đầu: Việc Hoa Kỳ chấp nhận tư bản phải tự do chuyển dịch trong một thế giới vô cương (không biên giới), và sẵn sàng chịu đựng thất quân bình về tiết kiệm hay về số cầu mới dẫn đến kết quả (hậu quả thì đúng hơn vì còn hàm ý tiêu cực!) là vai trò ‘thống trị’ của MK. Trong lịch sử hiện đại của thế giới chưa có quốc gia nào lại làm như Mỹ nên không có đồng bạc nào lại có thể chi phối ngoại thương và luồng giao dịch tư bản như đồng đô la! Dùng phương pháp loại suy thì cả khối Liên Âu có 500 triệu dân và sản lượng ngang ngửa với Mỹ - lẫn nhóm BRICS có năm con cắc kè chưa biết đổi màu – lại dám nhận và có thể hoàn thành vai trò của Hoa Kỳ. Vì vai trò ấy sẽ đảo lộn hệ thống tài chánh, tái phân lợi tức bên trong, đã không kiểm soát hoặc cấm chuyển ngân, lại còn làm suy yếu sức xuất cảng của mình… Vì cam kết phi thường của Hoa Kỳ theo một triết lý chính trị chưa từng thấy bao giờ nên đồng bạc của Hoa Kỳ mới được thiên hạ chiếu cố. Ai muốn nhảy vào thay đồng MK thì dân Mỹ áo trắng cổ cồn có chữ rất lịch sự… “Be My Guest”. Dịch theo tinh thần lựu đạn rất Mỹ khi nhe răng quăng trái lựu: Rút Kíp Đi Con! Nguyen Xuan Nghia theo dainamaxforum
-
@thuongtieu3501 11 days ago Đám cưới nghèo Tiếng hát vào đời Tình buồn tuổi trẻ Ngày em sang ngang
-
Bao Giờ Em Quên - Thúy Hà _ Hỏi em rằng em ở ngoài ấy ra sao_
xứ việt posted a video in Music online