Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'nhân quyền-dân chủ'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • Điểm Tin Trong Tuần
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Trang Facebook của chính phủ Việt Nam trên màn hình máy tính của một người dùng. Chính quyền Hà Nội đang tìm cách ngăn chặn các thông tin "độc hại" chống chính phủ đang lan truyền trên mạng xã hội. Tổ chức Bảo vệ các Ký giả (CPJ) kêu gọi chính phủ Việt Nam thả hai blogger bị bắt mới đây “ngay lập tức và vô điều kiện”. Hai blogger Phan Kim Khánh và Bùi Hiếu Võ bị bắt giữa lúc chính quyền Việt Nam tăng cường kiểm duyệt các nội dung bị cho là “độc hại” trên các trang mạng xã hội. Đại diện cao cấp của CPJ đặc trách Đông Nam Á nói trong 1 thông cáo công bố hôm 22/3: “Nếu Việt Nam muốn được nhìn nhận là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì cần ngưng ngay việc đối xử với các nhà báo như những tội phạm và coi những lời chỉ trích ôn hoà là một tội chống lại nhà nước.” Theo nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, Phan Kim Khánh là admin chính của Báo Tham Nhũng do blogger Điếu Cày, hiện đang sinh sống ở California, cùng với 1 số người khác điều hành. Nhà báo Phạm Chí Dũng nói với VOA rằng Khánh và Võ không phải là những nhà hoạt động nhân quyền được nhiều người biết đến và việc bắt giữ họ xảy ra trong thời gian có nhiều tài liệu tố cáo lẫn nhau trong nội bộ đảng bị rò rỉ ra ngoài. "Việc bắt Bùi Hiếu Võ và Phan Kim Khánh xảy ra nằm trong bối cảnh liên tục dồn dập trên mạng xã hội có các đơn thư được coi là từ trong nội bộ tố cáo lẫn nhau trong nội bộ, ví dụ như liên quan tới ông Nguyễn Xuân Phúc, liên quan tới một số nhân vật cao cấp khác kể cả video clip về phát biểu của ông Trương Giang Long là giám đốc học viện chính trị công an nhân dân của bộ công an mới được tung ra gần đây." Hình ảnh xét xử nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, hay blogger Ba Sàm, tại một phiên tòa tại Hà Nội hôm 22/9/2017. Ông Vinh bị kết tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Gần đây cũng đã xuất hiện nhiều các video clip quảng cáo mà chính phủ Việt Nam cho là thông tin “độc hại” chống chính quyền Hà Nội. Các giới chức Việc Nam hôm 16/3 hối thúc các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên Facebook, Youtube và các trang mạng xã hội khác cho tới khi những thông tin gọi là ‘chống phá nhà nước’ bị ngăn chặn. Bùi Hiếu Võ, với tên “Hieu Bui” trên Facebook cá nhân, bị bắt ngày 17/3 tại quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Phan Kim Khánh bị bắt hôm 21/3 tại huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Tới ngày 21/3, công an Việt Nam mới thông báo về 2 vụ bắt giữ trên trang web của họ, với cáo buộc là ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ theo điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Việc Khánh và Võ bị bắt giữ cách nhau vài ngày và công an thông báo vụ bắt giữ cùng lúc cho thấy có thể “có gì đó ẩn phía sau”, theo nhà báo Phạm Chí Dũng. "Thứ nhất có khả năng công an bắt Bùi Hiếu Võ để truy ra Phan Kim Khánh và thứ 2 là 2 người này có khả năng nằm trong 1 vụ án và đây không phải là vụ án cấp địa phương, không chỉ riêng của thành phố Hồ Chí Minh hay của Thái Nguyên mà đây có thể là vụ án cấp quốc gia vì do công an chủ trì thông báo về việc này." Người dân tụ tập trước nhà thờ Thái Hà đòi công lý cho nhà báo bất đồng chính kiến Nguyễn Hữu Vinh và nhà hoạt động đòi quyền đất đai Cấn Thị Thêu tại Hà Nội ngày 18/9/2016. Thông cáo của bộ Công An cho rằng cả Khánh và Võ đều “móc nối” với Việt Tân, một tổ chức bị chính phủ Việt Nam xếp loại là khủng bố. Xin mời quý vị xem Video : Quân ủy TW nói gì về tin Thiếu tướng Trương Giang Long bị Tổng cục 2 triệu tập? Nhận xét về sự liên quan giữa 2 blogger này với Việt Tân, tổ chức đấu tranh cho dân chủ có trụ sở ở Washington, Hoa Kỳ, nhà báo Phạm Chí Dũng nói thông báo của bộ Công an không nói họ là thành viên của Việt Tân. "Chuyện móc nối với thành viên nó khác nhau hoàn toàn. Như vậy có thể khẳng định Bùi Hiếu Võ và Phan Kim Khánh không phải là thành viên của Việt Tân, mà có thể chỉ có liên quan. Nếu như nói Bùi Hiếu Võ và Phan Kim Khánh mà có quan hệ mật thiết với Việt Tân và từ đó để cấu thành tội danh khủng bố thì có một cái gì đó lẽ là chưa chắc chắn, chưa rõ ràng. Tôi nghĩ rằng việc này còn có gì đó ẩn phía sau chưa rõ. Chưa rõ ở đây là công an thông báo chưa rõ và bản thân những người bị bắt thì dư luận và công luận cũng không biết rõ." VOA Việt Ngữ không liên lạc được với Việt Tân để xác định mối liên hệ, nếu có. Những người bị cáo buộc tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 của bộ luật hình sự Việt Nam có thể nhận mức án lên tới 20 năm tù giam. Theo dữ liệu của Tổ chức Bảo vệ các Ký giả (CPJ), Việt Nam đang giam giữ 8 nhà báo và blogger, trong đó có Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm). (VOA)
  2. Trong bản tin thời sự lúc 19 giờ tối ngày 24/3/2017, đài truyền hình Việt Nam VTV1 và đài truyền hình Nghệ An NTV đã vu khống, bôi nhọ linh mục Anton Đặng Hữu Nam và JB Nguyễn Đình Thục. Các đài này nói 2 vị linh mục nhận tiền nước ngoài để lôi kéo, kích động người dân khiếu kiện Formosa. Bản tin VTV1 và NTV nói: “…Lấy danh nghĩa chủ chăn, rồi nhận tiền bố thí, tài trợ từ bên ngoài để lôi kéo, kích động một bộ phận người dân khiếu kiện Fomosa, Linh mục Đặng Hữu Nam, xứ Phú Yên, xã An Hòa đã và đang có những hành động cực đoan nhằm chống đối đảng, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc… Rõ ràng đằng sau sự tài trợ này là những mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, lợi dụng vào lòng tham của một số Linh mục cực đoan như Đặng Hữu Nam hay Nguyễn Đình Thục, với chiêu trò vì môi trường, kích động khiếu kiện đông người, nhằm gây bất ổn cho xã hội.” Trao đổi với phóng viên SBTN, Linh mục Anton Đặng Hữu cho biết: “kể từ ngày xảy ra thảm hoạ môi trường do Formosa, người dân xứ Phú Yên cũng như bà con huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An bị thiệt hại về kinh tế rất nặng. Người dân không có thu nhập và nhà cầm quyền cộng sản cũng không có đền bù cho người dân. Chính vì vậy mà bà con ngư dân đã làm đơn yêu cầu khởi kiện Formosa ra toà án. Tuy nhiên, vì bà con nơi đây đang rất khó khăn về kinh tế, tài chính để trang trải cho việc khởi kiện Formosa như: chi phí đi lại, tiền án phí hồ sơ,… nên tôi đã kêu gọi cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ bà con ngư dân khởi kiện Formosa. Tuy nhiên, nhà cầm quyền cộng sản lại lấy cớ, tôi đã nhận từ Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh 5 khoản với số tiền: 348.250.000 đồng, 10.900 đô la và 300 EURO mà cộng đồng giúp đỡ để lôi kéo, kích động người dân khiếu kiện Formosa. Họ dùng truyền thông lề Đẻng để vu khống, bôi nhọ cho tôi một cách trắng trợn, không đúng sự thật. Từ xưa đến nay, cộng sản vẫn luôn dối trá, lừa bịp người dân Việt Nam từ không nói có như trường hợp Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu,…” Xin mời quý vị xem Video : Khẩn: Từ Nguyễn Bá Thanh đến BT Truyền thông Trương Minh Tuấn mắc bệnh ung thư: Sự thật hay tin đồn? Bà Sâm, giáo dân xứ Yên Hoà chia sẻ: “người dân chúng tôi không ai bị xúi dục hay ép buộc đi khởi kiện Formosa. Chúng tôi thấy bị ảnh hưởng kinh tế do Formosa gây ra nên chúng tôi đi khiếu kiện. Chúng tôi khó khăn, và cha Nam đã kêu gọi cộng đồng giúp đỡ, ủng hộ bà con chúng tôi. Mọi khoản thu chi đều được minh bạch hoá chứ không phải như VTV1 và NTV vu khống, bôi nhọ cha Nam…”. Đông đảo người dân cho rằng “VTV vẫn luôn là Vua Tin Vịt”, và “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”, như lời cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nói. Nguyên Nguyễn (SBTN)
  3. Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nhận thư mời của Đại sứ Úc Craig Chittick tới dự cuộc chia tay bà Nadia Krivetz vào ngày 22-3-2016. Nhưng ông đã bị 6 an ninh Hà Nội tống lên xe trong lúc ông đang đi đến nhà ông đại sứ – một kiểu bắt cóc thường thấy. Sau đó, TS Nguyễn Quang A đã có thư xin lỗi các nhà ngoại giao Australia vì không thể đến được, đồng thời lên ánh hành vi ngang ngược của giới công an Việt Nam. Nhưng chỉ ba tuần trước khi xảy ra vụ bắt cóc trên, TS Nguyễn Quang A còn được tự do bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để dự một sự kiện đặc biệt “nhạy cảm”: buổi trao giải Văn Việt lần 2 do Ban vận động Văn đoàn độc lập VN tổ chức, nhà văn Nguyên Ngọc chủ trì, tại quán cà phê Sỏi Đá ở Quận 3 (TS Nguyễn Quang A là nhà tài trợ lớn cho giải này). Đáng chú ý, buổi trao giải này được là tổ chức công khai tại, thậm chí còn có mặt một số trí thức hải ngoại như Lý Lan, Đặng Tiến…, cùng một số phóng viên báo nhà nước. Công an bao quanh, mở cả cửa phòng họp để thoải mái ghi hình, nhưng không phá. Công an chỉ chặn không cho ra khỏi nhà 2 thành viên “cứng đầu” Ban vận động Văn đoàn độc lập VN là ông Lê Phú Khải và ông Phạm Đình Trọng. Nhưng tất cả cũng chỉ đến thế. Chính sách nhất quán “luôn quan tâm và bảo vệ quyền con người” của nhà cầm quyền CSVN đã chỉ luôn nhất quán với những gì có lợi cho chính quyền và công an có khả năng kiểm soát. Còn đi gặp giới ngoại giao nước ngoài là cấm! Vì hoạt động ngoại giao là độc quyền của chính quyền… Vào tháng Năm năm 2016, TS Nguyễn Quang A đã bị công an cấm không được gặp Tổng thống Obama tại Hà Nội. Cùng năm đó, TS Nguyễn Quang A đã bị công an bắt cóc đến 3 lần khi đi gặp giới ngoại giao nước ngoài. Một trường hợp khác cũng cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã “thành tâm” đến thế nào đối với giới trí thức dân chủ nhân quyền và xã hội dân sự: Vào tháng 2/2017, Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện – một người bất đồng chính kiến – tổ chức giới thiệu sách Đường thi Quốc âm cổ bản cùng Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ngay tại Bảo tàng lịch sử TP.HCM. Buổi giới thiệu sách này diễn ra công khai và an toàn. Tham dự có nhiều nhân vật bất đồng và báo chí nhà nước, sau đó được báo chí nhà nước đưa tin. Xin mời quý vị xem Video : Gay cấn trước HNTW5: Tổng BT Trọng và hàng loạt quan chức sẽ bị điều tra việc làm nội gián cho TQ? Nhưng ít ngày sau, khi bước ra đường để tưởng niệm ngày chiến tranh biên giới Việt – Trung 14/2, ông Nguyễn Xuân Diện lập tức bị công an gô cổ bắt về phường. Lẽ đương nhiên, “yêu nước” là độc quyền của nhà nước, mà người dân không có bất cứ quyền gì về chuyện này. Cho tới lúc này, mục tiêu chính của nhà cầm quyền vẫn chỉ là tiến hành chủ trương chiêu dụ giới dân chủ nửa vời và giới người Việt hải ngoại. Do đó, họ chỉ mở cho những hoạt động nào mà công an nghiễm nhiên “vào tận phòng để quay phim”, còn chính quyền lại dễ tuyên truyền và lấy điểm “nhân quyền” với quốc tế để phục vụ cho mục tiêu kiếm lợi từ “thương mại song phương”. Lê Dung (SBTN)
  4. Người dân Sài Gòn biểu tình phản đối chính sách bá quyền của Trung Quốc. Ảnh: internet Tất cả các cuộc biểu tình ở VN cho đến thời điểm hiện tại và trong tương lai gần về bản chất chỉ là CUỘC CHIẾN VỀ TRUYỀN THÔNG. Đã đến lúc đặt vấn đề để nhìn nhận đúng bản chất, đúng thực tế, nhằm hiểu rõ mục tiêu và mục đích, từ đó tìm ra giải pháp và phương thức đúng cho các cuộc biểu tình. Để trình bày một cách cặn kẽ về vấn đề này, tôi sẽ viết khá dài. Bạn nào lười nên ngừng tại đây. Biểu tình là gì? Có nhiều hình thức biểu tình và mỗi một hình thức mang một bản chất khác nhau tùy theo mục tiêu, mục đích mà nhóm biểu tình đề ra. Lấy ví dụ về cuộc biểu tình của sinh viên Hong Kong. Mục đích của cuộc biểu tình đó là: đòi hỏi quyền dân chủ thực thụ, cụ thể là được quyền đề cử Đặc khu trưởng mà không phải thông qua quyết định của ủy ban bầu cử. Mục tiêu đề ra là: Phải đạt được mục đích hoặc đạt được các thỏa thuận tương đối. Và ta thấy, khi đã xác định rõ mục đích và mục tiêu cụ thể, sinh viên Hong Kong làm tất cả nhũng gì có thể: Truyền thông, gây thiện cảm, lôi cuốn nhiều người nhiều thành phần từ khắp nơi trên thế giới quan tâm, kiên trì ngày qua ngày đêm qua đêm, chiếm trung tâm, giữ ôn hòa… Tất cả mọi việc đều vì một mục đích duy nhất. Cuối cùng, tuy mục tiêu đề ra chưa đạt được nhưng các bạn ấy đã cố gắng hết sức và gây được tiếng vang rất lớn trên thế giới, làm cho giới lãnh đạo phải dè chừng. Ba Lan: Công Đoàn Đoàn Kết ra đời từ tháng 8/1980 và tổ chức đình công. Mục đích: đòi tăng lương, phản đối chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước. Mục tiêu: CHo đến khi đạt được mục đích hoặc thỏa thuận tương đối. Và họ đã tổ chức đình công lan rông cả nước kiên trì với mục tiêu đề ra để đạt được mục đích. Ngày 31 tháng 08 năm 1980, chính phủ đã phải ký kết với Ủy ban Đình Công Toàn Quốc đồng ý tăng lương, thả những người bị bắt trong các cuộc đình công, v.v… Và phong trào lớn mạnh cho đến tháng 04 năm 1989, đảng cầm quyền buộc phải chấp nhận “Hội nghị bàn tròn” với Công Đoàn Đoàn kết và đồng ý tổ chức bầu cử dân chủ vào quốc hội và thượng viện. Tháng 06 năm 1989, trong cuộc bầu cử dân chủ, Công Đoàn Đoàn kết thắng lớn. Công Đoàn Đoàn kết cùng các lực lượng đối lập là Đảng Nhân dân Thống Nhất và Đảng Dân chủ đứng ra lập chính phủ liên hiệp. Qua hai ví dụ trên, ta thấy, các cuộc biểu tình, đình công của Ba Lan, Hong Kong (và nhiều nơi khác) đề ra mục đích và mục tiêu cụ thể, rõ ràng và họ làm bằng được mới thôi. Việt Nam: Đã có nhiều cuộc biểu tình của nhân dân diễn ra theo rất nhiều mục đích với từng sự vụ cụ thể: Năm 2007 một loạt các đợt biểu tình đã diễn ra chống lại những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông, kêu gọi lòng yêu nước. Rất nhiều cuộc biểu tình của người dân phản đối chính sách đền bù đất đai của nhà nước. Phản đối giàn khoan 981 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam năm 2014. Phản đối Trung Quốc tôn tạo xây cất trái phép trên các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Biểu tình phản đối công ty Formosa xả thải ra biển làm ô nhiễm vùng biển bốn tỉnh miền Trung, đòi công ty Formosa phải đền bù thiệt hại, cải tạo biển và đòi chính phủ phải minh bạch thông tin, đòi chính phủ phải đuổi công ty Formosa ra khỏi Việt Nam do các vi phạm môi trường…Và mới đây là các cuộc biểu tình theo lời kêu gọi của Cha Lý. Điểm lại các cuộc biểu tình tại Việt Nam trong thời gian qua, ta thấy, các cuộc biểu tình có đặt ra mục đích. Nhưng không hề đặt ra mục tiêu. Ví dụ: Dân oan phản đối chính sách đền bù đất đai của nhà nước. Mục đích là gì? Phải chăng là phải đạt được mức đền bù theo thỏa thuận với giá trị thực hiện hành? Vậy mục tiêu là gì? Phải chăng là cho đến khi nào đạt được mục đích? Nhưng, ta thấy, dân oan không hề kiên trì với mục tiêu nhằm đạt được mục đích. Dân oan sáng đi biểu tình, chiều về làm đồng. Ở miền Nam thì còn theo thời vụ, rảnh việc đồng mới đi biểu tình. Ví dụ: Biểu tình phản đối giàn khoan 981, đòi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi Việt Nam. Chủ nhật cuối tuần, rảnh công việc thì người dân xuống đường biểu tình phản đối, đến trưa về nhà còn đón con, chăm gia đình hoặc đi đá bóng. Trung Quốc nó rút giàn khoan hay không thì…mình còn phải đi làm nuôi gia đình. Tuần sau chủ nhật biểu tình tiếp. Biểu tình đòi chính phủ minh bạch về Formosa và đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. Cũng một hình thức: Cuối tuần xuống đường biểu tình hai, ba tiếng buổi sáng, về nghỉ, sang ngày đi làm, tuần sau biểu tình tiếp. Không hề kiên trì mục tiêu và làm mọi thứ để thực hiện mục tiêu. Các cuộc biểu tình kể trên không đặt ra mục tiêu cụ thể là khi nào đạt được mục đích hoặc đạt được thỏa thuận thì mới thôi. Không có tính liên tục, không có tính áp lực, không đạt được mục đích đặt ra. Do đó, về bản chất, các cuộc biểu tình đó chỉ là hình thức tuần hành nêu lên tiếng nói của người dân đối với chính phủ. Và khi đã là tuần hành nêu lên tiếng nói thì đó chỉ là CUỘC CHIẾN VỀ TRUYỀN THÔNG. Chính phủ chỉ gặp áp lực về truyền thông. Chính phủ dập tắt các cuộc biểu tình, đàn áp, bắt bớ, đánh đập…cũng chỉ là vì không muốn phe biểu tình thắng về truyền thông khi biểu tình tự do. Cho đến giờ, họ có gặp áp lực với một mục đích cụ thể nào để phải thỏa thuận nhằm đáp ứng mục đích của người dân biểu tình chưa? Chưa. Trong bối cảnh phần lớn người dân Việt Nam còn chưa biết quyền hiến định của mình, còn nghe tuyên truyền biểu tình là xấu, là gây mất ổn định, là phản động, là bị xúi giục…thì chưa thể có được các cuộc biểu tình kiên trì với mục tiêu đề ra để đạt được mục đích cụ thể, bởi không có được số đông, không có sự đồng thuận, không có sự đồng lòng để tổ chức chặt chẽ. Từ những phân tích trên, đã rõ, khi chưa thể có được điều kiện cần và đủ để có được các cuộc biểu tình với mục đích và mục tiêu cụ thể thì các cuộc biểu tình diễn ra theo sự vụ chỉ là cuộc chiến về truyền thông. Trong cuộc chiến đó, ai biết cách làm truyền thông sẽ thắng. Xin mời quý vị xem video : [FULL-Bản lưu hành nội bộ] Bài nói chuyện của Tướng Trương Giang Long-GĐ Học Viện Chánh trị CAND Đừng hô hào to tát, đừng đặt ra mục đích cao xa khi chưa đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu, thậm chí không dám đề ra mục tiêu và thực hiện cho kỳ được. Nhìn nhận đúng thực tế tình hình để suy nghĩ cách làm truyền thông cho tốt khi tổ chức biểu tình trong thời điểm hiện tại là bước đi nhỏ nhưng chắc và thực tế. “Chiếm trung tâm?!” Vâng, rất kêu, nhưng trước hết hãy nhìn xung quanh mình đi đã ạ. Bài này, tôi biết sẽ vấp phải những ý kiến tranh cãi rất dữ, và tôi sẽ nhận rất nhiều lời chụp mũ hoặc thái độ thù ghét từ cả ba bên bốn phía. Nhưng, đã đến lúc chúng ta hãy thôi ảo tưởng mà nhìn lại cho đúng để học. Có nóng lòng, có sốt ruột thì cũng phải chịu. Phải chấp nhận học đi trước khi chạy, không thể khác. Nguyễn Thị Bích Ngà (FB Nguyễn Thị Bích Ngà)
  5. Ông Tuấn kêu gọi "cộng đồng sử dụng Internet tại Việt Nam cùng lên tiếng với Google, Facebook ngăn chặn các nội dung xấu độc, tin giả mạo, thất thiệt, xúc phạm danh dự". Việt Nam hôm 16/3 hối thúc các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và Facebook cũng như các trang mạng xã hội khác cho tới khi các thông tin “xấu, độc” chống chính quyền Hà Nội bị ngăn chặn. Trang web của Bộ Thông tin và Truyền thông đưa tin, trong cuộc họp với Bộ trưởng của Bộ này, ông Trương Minh Tuấn, một số nhãn hàng lớn của Việt Nam như Vinamilk hay Vinhomes hay các công ty quốc tế có chi nhánh ở Việt Nam như Ford đã "cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam về kinh doanh và quảng cáo đồng thời khẳng định tạm dừng tất cả quảng cáo trên YouTube”. Theo ông Tuấn, có hơn 8 nghìn video "xấu độc", "chống Việt Nam" trên Youtube. Infonet còn dẫn lời ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết đã phát hiện “nhiều quảng cáo của sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả một số thương hiệu toàn cầu được gắn trong các video có nội dung xấu, độc, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam phát trên kênh YouTube thông qua dịch vụ quảng cáo của Google”. Theo Reuters, Việt Nam tháng trước đã “bắt đầu gây áp lực cho các công ty quảng cáo trong nước yêu cầu công ty Google, vốn sở hữu YouTube, phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang này”. Tuy nhiên, trang Soha dẫn lời ông Tuấn nói rằng vẫn còn “khoảng 8.000 video có nội dung xấu, xuyên tạc, vi phạm pháp luật Việt Nam trên YouTube và 42 video clip được gỡ là quá nhỏ”. Theo quan chức quản lý truyền thông trong nước này, “Google, YouTube chia sẻ lợi ích kinh tế từ quảng cáo cho tổ chức, cá nhân sản xuất các video clip trên YouTube, trong đó có cả những clip xấu, độc, do đó vô tình gián tiếp, khuyến khích các video clip xấu độc được đăng tải nhiều hơn trên YouTube”. Ông Tuấn được báo chí trong nước kêu gọi “cộng đồng sử dụng Internet tại Việt Nam cùng lên tiếng với Google, Facebook ngăn chặn các nội dung xấu độc, tin giả mạo, thất thiệt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm tổ chức cá nhân, vi phạm pháp luật Việt Nam trên môi trường mạng”. Trong một thông cáo gửi cho báo chí hôm 14/3, YouTube cho biết rằng “chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cầu gỡ bỏ từ các chính phủ khắp thế giới”. Xin mời quý vị xem Video : Ông Nguyễn Phú Trọng và những sai phạm nghiêm trọng không thể tha thứ trong vai trò Tổng Bí thư? “Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng”, thông cáo viết tiếp. Việt Nam thời gian qua bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch chỉ trích việc “kiểm soát Internet”, nhưng Hà Nội luôn bác bỏ cáo buộc này. (VOA)
  6. Tôi đồng tình với quan điểm của nhà văn Phạm Thị Hoài, “tôi có biết gì đâu” là câu cửa miệng, và là câu thần chú mở cửa “một tài nguyên mênh mông cho sự vô lương khai thác”. Phong trào "Tôi muốn biết" diễn ra tại Việt Nam, phá bỏ "tôi có biết gì đâu" Trong cuộc sống thường nhật của giới hoạt động, tôi gặp rất nhiều người, ở mọi tầng lớp, với nhiều vị trí trong các nhóm hội đoàn dân sự. Hầu như họ đều “biết” những gì đã và đang diễn ra tại Việt Nam, và họ tìm kiếm các giải pháp để nhóm lại với nhau và khắc phục những gì mà họ cho là “bất công, không bình đẳng”. Có nhà thơ Bùi Minh Quốc, người từng phục vụ trong lòng chế độ như một người lính, nhà thơ, nay tuổi cao, lại đứng vào hàng ngũ những người đấu tranh cho dân quyền. Có một chị nhà báo trẻ, tên Đoan Trang – với dáng đi hơi khập khiễng vì những đòn trả thù của chính quyền nhắm vào chị, cũng đang ngày đêm tìm mọi cách để đấu tranh chống lại bè lũ vô nhân, bạo tàn. Tôi cũng biết cả anh họa sĩ, người đã ở gần ngưỡng 50 vẫn trong tinh thần lạc quan, anh tất bật với những dự án tác động xã hội của mình, và ở khía cạnh nào đó, anh truyền cảm hứng “muốn biết” cho vô số người về thực trạng chính trị - xã hội Việt Nam… Những nhà đấu tranh, dù ở tự do báo chí, phong trào dân oan hay đơn thuần là tìm kiếm sự minh bạch ở đại sứ quán đều là những người đã thức tỉnh. Nhưng trước khi họ “thức tỉnh”, họ đều là những người “có biết gì đâu”. Bạo lực và sự nghênh ngang của chế độ đã từng bước rèn luyện họ, cho họ kiến thức, nhãn quan chính trị - xã hội sinh động hơn. Họ thức tỉnh ngay trong lòng một chế độ tìm cách ru ngủ bằng quyền lực và sự mị dân. Họ “biết”, và họ làm phá sản “tài nguyên mênh mông cho sự vô lương khai thác”. Vậy là, từ những cá nhân xuống­­­ đường, thành những nhóm nhỏ xuống đường, rồi hàng ngàn người xuống đường đòi lại cái “quyền” mà họ đã biết. Tất nhiên, không ít người dè bỉu và mạt sát họ với những ngôn từ thô thiển nhất từ trong khẩu miệng cho đến hệ thống báo chí, thậm chí còn sử dụng cả bạo lực nhằm dập tắt điều mà họ đã biết. Ấy thế mà mọi thứ đã trở nên khó kiểm soát hơn. Dường như càng cố công dập tắt, thì xu hướng “tôi muốn biết”, “tôi đòi quyền” trong giới dân Việt Nam càng cao. Họ hiểu ra rằng, nếu họ cứ mãi “tôi không biết”, rồi sẽ đến một ngày, họ bị chính sự tự nhốt mình trong khuôn khổ đó tước đoạt quyền lợi của mình. Từ xuống đường chống Trung Quốc năm 2007 đến phong trào cây xanh HaNoi 2015, rồi Formosa 2017 chính là điển hình cho sự “diễn biến” trong dân ấy. Xưa có mấy ai biết 1979, 1988, Hội nghị Thành Đô là gì đâu? Ai biết Gạc Ma là gì? Ai biết được thể chế chính trị Việt Nam vận hành ra sao? Quốc Hội và Đảng vai trò như thế nào? Vậy mà nay, sự hiểu biết đối với các sự kiện, nhân vật trong lịch sử - chính trị Việt Nam càng nhiều. Người dân bàn tán, liên kết mối quan tâm thời sự để tìm ra cốt lõi của vấn đề. Một hiện tượng mà họ từng một thời bị cướp giật bởi “báo Nhân Dân”, “Đài truyền hình Việt Nam”, “Đài phát thanh Việt Nam”, và “Đảng”. Đi tù vì điều 258, 79, 88 ngày xưa là kinh khủng, nay trở thành điều bình thường. Xưa là điều khiến “gia đình ô nhục”, nay trở thành biểu tượng cho sự “thức tỉnh” lương tri trong xã hội. Và cũng vì lý do đó, mà ngày nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng ra tù, bà đã cười, con người sống hơn nửa đời người đó đã khẳng định đầy tự hào rằng: Tôi tốt nghiệp loại ưu trường đào tạo những người đấu tranh!”. Hộ khẩu cùng với công an dày đặc, kiểm soát tới tận cơ sở, cứ tưởng như rằng, sẽ là một tấm chắn thép cho sự suy đồi quyền lực khai thác triệt để dân đen mãi mãi. Nhưng internet xuất hiện, tạo điều kiện cho sự mở rộng hiểu biết người dân, và chính từ đây, “hiểu biết” đã khiến cho tiếng nói trong dân cất cánh, sự “trói buộc” trở thành “ràng buộc”, sự “ràng buộc” trở thành “tự cởi trói” trong ý thức. Xin mời quý vị xem Video : PT Chấn Hưng Nước Việt tiếp tục thách thức và tố cáo chính quyền bắt ông Vũ Quang Thuận là Vi Hiến Tôi đồng tình với quan điểm của nhà văn Phạm Thị Hoài, “tôi có biết gì đâu” là câu cửa miệng, và là câu thần chú mở cửa “một tài nguyên mênh mông cho sự vô lương khai thác”. Do đó, ý thức “tôi muốn biết, tôi cần biết” càng nhiều, thì nó càng gây áp lực mạnh cho hệ thống chính trị, buộc nó phải công khai dần những sự thật, hoặc sử dụng quyền lực để phục vụ cho sự thật, buộc phải trả lại quyền “giám sát” nhà nước cho dân. Quyền con người, quyền dân, từ đó trở thành một điểm nối để cải thiện sự sống, sinh tồn lẫn phát triển của quốc gia Việt Nam. Từ đó, “Tôi có biết gì đâu” trở nên hiếm hoi dần… Mẫn Nhi (VNTB)
  7. Chị hơn tôi 7 tuổi, nhưng hồi mới gặp chị (tháng 5/2015), tôi cứ quen gọi chị là cô. Những vất vả, lam lũ của một phụ nữ nông thôn, cộng với những cay đắng của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc đã khiến chị già hơn nhiều so với cái tuổi ngoài 40. Nhìn “bà Nguyệt” to lừng lững, đen sạm bây giờ, không ai hình dung được là chị đã từng rất xinh xắn, trắng trẻo… Chị Nguyệt (người phụ nữ kính trắng, áo đen) trong buổi tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa, 19/1/2017 tại Sài Gòn. Và chắc những người quen biết chị thời đó, cũng chẳng ai nghĩ là cô gái tóc dài chấm lưng ấy sẽ trở thành “bà Nguyệt” bây giờ – người luôn có mặt trong mọi sự kiện máu lửa của phong trào dân chủ, hay là của “anh em tranh đấu” như cách chị vẫn gọi. Chị Nguyệt chưa bao giờ là người có thể che giấu cảm xúc hay nói một đằng, nghĩ một nẻo. Ai tiếp xúc với chị đều thấy cái chất miệt vườn ở chị: nồng nhiệt, hết mình với anh em, thờ ơ với người chị không ưa, và quyết liệt đối đầu, không thỏa hiệp với những kẻ thù của phong trào dân chủ – tức là an ninh và tay sai. Chị cũng thật thà lắm, bộc tuệch bộc toạc, nghĩ sao nói vậy, mà diễn đạt lại... không hay, cứ lủng củng sao đó, nên đúng mấy cũng dễ bị chọc. Nhưng ai biết cảm nhận thì đều phải thấy ngay rằng chị Nguyệt luôn nói thật, nói đúng những điều chị nghĩ, và không bao giờ xuất phát từ ác ý. “Hành trình lịch sử” Tháng 5/2016, cùng với anh Vũ Huy Hoàng, chị Nguyệt đưa tôi từ Sài Gòn ra Hà Nội để gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama. “Hành trình lịch sử” bắt đầu từ ngày 19/5, sau khi tôi chỉ vừa mổ hai chân được đúng 10 ngày. Chị đi mà lòng vẫn bề bộn chuyện “bọn trẻ ở nhà” – thời gian đó biểu tình bảo vệ môi trường và đòi minh bạch vụ cá chết vẫn đang diễn ra ở Sài Gòn và bị đàn áp dữ dội. Chị lo bọn trẻ bị đánh, bị thẩm vấn, bị bắt nhốt trong trại bảo trợ, bị đuổi khỏi nhà trọ… mà không có ai chăm sóc, bảo vệ, hay chỉ đơn giản là động viên chúng, để chúng không cảm thấy bị bỏ rơi. Chị cứ lo lắng, bồn chồn như thế, suốt cả chặng dài gần hai nghìn cây số. Mới vào đầu hè, cây cối xanh rờn, hoa phượng nở đỏ rực hai bên đường đi. Cảnh đẹp cũng chẳng làm cho chị vui vẻ, bình yên hơn. Chị và anh Hoàng cùng chăm sóc tôi như chăm cô em gái bé nhỏ. Đôi khi tôi nhận thấy, nhiều người chỉ nhìn thấy ở tôi một “nhà báo”, “nhà đấu tranh”, “nhà hoạt động”, “nhà dân chủ” gì đó, rất ít ai nghĩ tôi cũng chỉ như một đứa trẻ, hiền và nhát, thích được chiều chuộng, và chẳng hề thích xung đột, đánh nhau với ai, huống chi là đối đầu với công an và chính quyền. Ở bên chị Nguyệt, anh Hoàng, vợ chồng anh Huỳnh Anh Tú-Phạm Thanh Nghiên, vợ chồng nhà thơ Bùi Chát-Tiểu Anh..., tôi luôn có cảm giác ấy, rằng mình là một đứa trẻ. Thật không may, ba anh chị em bị công an bắt tại Ninh Bình vào ngày hôm trước khi gặp Obama. Đó cũng là do đứa trẻ trong tôi đã quá ngây thơ, không chịu lớn: Nó cứ nghĩ là chuyện đi gặp một ông tổng thống Mỹ xa lắc xa lơ nào đó là chuyện bình thường, công an chặn làm gì. Chẳng ai kỳ vọng những cuộc gặp kiểu như vậy có thể mang lại bất kỳ điều gì cho Việt Nam nói chung và phong trào dân chủ nói riêng, tôi thì càng không. Bởi vì tôi hiểu lắm, rằng ngoại giao là ngoại giao, và dân chủ, tự do cho một đất nước chỉ có thể là do người dân nước đó tự đấu tranh mà có được. Bị bắt Buổi sáng sớm ngày 23/5, khi chống nạng xuống tầng 1 nhà nghỉ và thấy một đám thanh niên đứng ở đó, gườm gườm nhìn tôi với cái ánh mắt không thể lẫn vào đâu được – vừa gian vừa ác – tôi hiểu ngay điều gì đang xảy ra. Hóa ra chúng vẫn chặn bắt tôi bằng được, và không chỉ thế, cái cách chúng săn đuổi người ta thật chẳng khác gì săn thú. Chúng không biết chị Nguyệt và anh Hoàng, nên để hai người (đi trước tôi) thoải mái ra khỏi nhà nghỉ. Lẽ ra hai anh chị đã có thể lẳng lặng lên xe và rút, nhưng cả hai không làm thế mà lại quay lại chỗ tôi. Đám an ninh ập vào và kéo tôi đi ngay lập tức – mục đích là tách riêng ba người, không để ở gần nhau. Chỉ đến khi tôi buộc phải kêu lên: “Bỏ ra. Trời ơi. Đau quá!”, an ninh mới buông tay. Tôi la lên: “Chị Nguyệt ơi! Chị đang ở đâu thế?”. Có tiếng chị Nguyệt hét to đáp lại: “Chị ở đây. Đừng lo”. Chị cố lao về phía tôi nhưng những Giave cộng sản kia đã kịp vây giữ chị. Giằng co mãi rồi chúng cũng đẩy được tôi vào trong phòng và đóng cửa lại. Chị Nguyệt ôm chặt ba-lô (trong có điện thoại của tôi và iPad mượn của một người khác), đứng bên ngoài. Một lát sau, tôi nghe có tiếng huỳnh huỵch, huỳnh huỵch, và tiếng chị Nguyệt hét: “Này, làm cái trò gì thế? Cướp! Cướp!”. Tôi hiểu, chúng định giật ba-lô và chị đã cố giữ chặt. “Nữ đồng chí” Nguyễn Thị Yến, nhân viên Tổng cục An ninh (A67), vểnh tai nghe ngóng rồi lắc đầu: “Dân chuyên nghiệp có khác. Chậc chậc”. Ý của nữ đồng chí là chị Nguyệt hẳn là dân oan, biết cách “ăn vạ”. Nói chung, cái đầu của Yến và các đồng chí của Yến không có chỗ cho những suy nghĩ lành mạnh, tốt đẹp. Tư duy của cả đám là chính quyền luôn đúng, công an luôn tốt, bọn dân chủ luôn hạ tiện. Yến và đồng bọn cũng tin tưởng chắc chắn rằng cơ quan an ninh có thể làm gì tùy thích, kể cả việc cướp giật tài sản của công dân. Tất nhiên Yến chẳng bao giờ hiểu đó là hành động cướp, cũng như chẳng bao giờ nghĩ công dân có quyền tự vệ khi bị cướp. Tôi thì chỉ nghĩ, nếu chị Nguyệt rút ngay từ đầu, chị đã có thể đàng hoàng ra khỏi nhà nghỉ, đi đến một nơi khác an toàn. Và nếu chị không quyết liệt bảo vệ cái ba-lô đó, thì điện thoại, iPad của chúng tôi đều đã rơi cả vào tay đám chó săn. Chẳng phải ngẫu nhiên mà việc đầu tiên chúng làm với bất kỳ ai khi bắt họ, cũng là khống chế, cướp điện thoại. Được cái lực lượng an ninh anh dũng và mưu trí của Việt Nam chỉ ra tay với những người mà chúng biết chắc là không thể tự vệ, không thể hoặc không dám chống lại chúng. Khi đụng chị Nguyệt, chúng gặp phải thứ dữ. Chúng sợ mất “tính chính danh” – đang là nhân viên an ninh, bỗng bị gọi đích danh là cướp – nên cũng có phần chùn tay, không đổ quân ra khống chế, giằng giật điện thoại cho bằng được như mọi lần nữa. Cuối cùng, chúng tôi cũng ra được khỏi nơi đó, sau hai mươi sáu tiếng đồng hồ. Yến hể hả lắm. Ngày hôm đó quả là một trận đánh đẹp của Yến và các đồng chí, bắt được con Trang què khi nó đang hai tay hai nạng lê lết ở nhà nghỉ. Sau này, mỗi lần tóm được tôi, Yến vẫn thường cố gắng tìm hiểu thái độ của tôi xem tôi nghĩ gì, có uất ức, phẫn nộ vì bị bắt ngày hôm đó không. Dĩ nhiên là cái đầu của Yến lấy đâu ra không gian cho những ý nghĩ tốt đẹp hay cho sự cảm thông của con người với con người, nên Yến làm sao mà hiểu được tôi. Nói về chuyến đi ấy, tôi không nhớ nhiều, chỉ nhớ màu hoa phượng đỏ và tiếng ve dọc đường, nhớ anh Hoàng, chị Nguyệt, nhớ những câu chuyện buồn vui mà chúng tôi đã nói với nhau suốt cả nghìn kilomet, nhớ những người bạn tranh đấu mà chúng tôi gặp trên đường – Bạch Hồng Quyền, vợ chồng Peter Lâm Bùi, chị Huỳnh Diệu Liên, anh Hoàng Công Cường… và rất nhiều người khác nữa. Những người đã khiến tôi hiểu và yêu cuộc sống và cuộc chiến đấu này hơn biết bao nhiêu. Gần một năm qua. Tôi được biết chị Nguyệt đã từ chối làm thủ tục đi định cư ở nước ngoài, để ở lại với anh em đấu tranh và với “bọn trẻ”. Tôi mừng rỡ như trẻ con khi nghe chuyện đó, dù tôi cũng hiểu rằng, ở Việt Nam những năm tháng này là vất vả, gian khổ, nguy hiểm, và chị Nguyệt đã phải chịu đựng quá nhiều. Có lẽ tôi ác, nhưng tôi không muốn chị đi. Tôi cứ muốn “chị ở đây với em, với mọi người, chị nhé”. Xin mời quý vị xem Video : Chuyên gia Mỹ: Video Tướng Trương Giang Long bị Bộ CA rò rỉ có chủ ý phục vụ việc đấu đá phe nhóm? Thiên hạ có thể nói rất nhiều điều tệ hại về mỗi cá nhân trong phong trào dân chủ, về những người như chị Nguyệt (Trần Thu Nguyệt), chị Hằng (Bùi Thị Minh Hằng)… Thiên hạ có thể phán xét là các chị ít học, xuất thân từ tầng lớp thấp, “chỉ là dân oan”, không có lý luận, không có tri thức, không thể là lãnh đạo hay người dẫn đường v.v. Nhưng tôi thì thấy: Họ có thể có những nhược điểm ấy, nhưng họ – chị Nguyệt, chị Hằng – là những người đã luôn ở bên anh em đấu tranh và bọn trẻ trong những cuộc thử lửa dữ dội nhất, trong những lần biểu tình bị đàn áp, những vụ đòi người kéo dài mà sự nguy hiểm và căng thẳng cũng chẳng kém gì lúc đi biểu tình. Cho dù có ai đứng từ xa mà nói gì, thì sự thật vẫn là chị Nguyệt chưa bao giờ bỏ rơi chúng tôi. Chị Nguyệt luôn luôn có mặt và đi đầu trong những trận đánh ấy và trong cả cuộc chiến đấu này. Đoan Trang (Blog Đoan Trang)
  8. Chủ nhật 5/3/2017 nhiều người dân đã xuống đường tham gia các cuộc biểu tình nổ ra ở các thành phố như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Tp Hồ chí Minh, Đồng Nai và Buôn Ma Thuột. Yêu sách chung của tất cả các cuộc biểu tình này là:- Đòi Formosa bồi thường thỏa đáng về những thiệt hại do việc xả thải độc hại gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng vào tháng 4 năm 2016; làm cá chết hàng loạt với số lượng lớn dạt vào bờ biển các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… Sự thiệt hại tính được cũng như không tính được là rất lớn, có ảnh hưởng đến đời sống trước mắt cũng như lâu dài của hàng ngàn gia đình ngư dân vốn sống bằng nghề bắt đánh cá bao đời nay.- Đòi Formosa phải ngưng hoạt động vĩnh viễn tại Việt Nam vì tiếp tục phát hiện thêm nhiều dấu hiệu cho thấy Formosa vẫn tiếp tục xả thải độc hại gây ô nhiễm lâu dài cho vùng biển Việt Nam mà mọi biện pháp khả thi đều vô hiệu. Hậu quả này đã là lý do đưa đến các cuộc biểu tình liên tục bao lâu nay của ngư dân nạn nhân trực tiếp ở các tỉnh miền Trung và nhân dân các nơi khác trên cả nước, quyết liệt đòi hỏi chính quyền phải đóng cửa vĩnh viễn Formosa.Tất cả các cuộc biểu tình ở các nơi trong ngày 5/3/2017 vừa qua được ghi nhận là đã diễn ra ôn hòa, trong vòng trật tự, không có xung đột nghiêm trọng nào giữa lực lượng cảnh sát cơ động và người biểu tình, trừ một số người bị bắt giam ít tiếng đồng hồ rồi được thả ra. Như thể có thể tạm gọi là cuộc biểu tình của dân đã không bị chính quyền đàn áp đến đổ máu như một số cuộc biểu tình khiếu kiện hay chống Trung Quốc xâm lược trước đây.Vì sao?Theo tôi, các cuộc biểu tình lần này không bị đàn áp là vì:- Về phía dân biểu tình, họ chỉ đưa ra yêu sách đòi Formosa bồi thường thỏa đáng và đóng cửa vĩnh viễn, chứ không chống chính quyền, hay chống Trung Quốc xâm lược, là nước bảo hộ chính quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã cấm người dân không được xúc phạm, dù thực tế nước này có hành động ức hiếp Việt Nam ngang ngược cách mấy. Đồng thời những người tổ chức đã có kế hoạch ngăn chặn khiêu khích dẫn đến xung đột do các thành phần từ bên ngoài trà trộn (mà có người cho là người của công an gài vào) để công an có cớ mà đàn áp. Nhờ đó các cuộc biểu tình của người dân các nơi đã diễn ra ôn hòa, trật tự, có kỷ luật, không phương hại đến an ninh trật tự đường phố, với nội dung các khẩu hiệu viết hay hô vang đã được quy định, kiểm soát chặt chẽ.Về phía chính quyền CSVN có thể đã ra lệnh cho công an cảnh sát nổi, chìm tự chế, không khiêu khích gây xung đột để có cớ đàn áp dân biểu tình; có thể là vì mục tiêu dân biểu tình không chống chính phủ hay không chống Trung Quốc, chỉ đòi quyền lợi dân sinh hợp pháp, chính đáng, không gây rối trật tự công cộng; mặc dầu đoàn biểu tình các nơi có hát những bài ca có lời lẽ đòi dân chủ, nhân quyền của các tác giả bị chính quyền coi là “phản động”. Đồng thời cũng có thể xuất phát từ một toan tính lợi hại mà nhà cầm quyền CSVN đã không để cho cảnh sát, công an đàn áp các cuộc biểu tình lần này. Toan tính rằng đàn áp dân biểu tình có thể gây đổ máu, chết người, bắt bớ giam cầm, sẽ gây bất lợi trên trường quốc tế; biểu tình có thể lan rộng trên cả nước, dẫn đến nguy cơ tạo ra “Tình thế cách mạng chín muồi”, đe dọa đến sinh mạng sống còn của chế độ. Nay không đàn áp dân biểu tình, có thể được quốc tế ghi nhận Việt Nam đã có tiến bộ về mặt dân quyền và nhân quyền, khi nhà cầm quyền CSVN đã biết tôn trọng quyền biểu tình như một dân quyền có trong Hiến pháp hiện hành của Việt Nam.Mặt khác, nhà cầm quyền CSVN rất có thể đã học tập cách ứng phó của cảnh sát chống biểu tình ở các nước dân chủ, tiêu biểu như các cuộc biểu tình chống Tổng thống Donald Trump ở Hoa Kỳ gần đây. Những cuộc biểu tình này cũng đã diễn ra cùng lúc ở nhiều thành phố trên khắp đất nước Hoa Kỳ; số người tham gia biểu tình có nơi lên đến cả triệu người. Người ta cũng thấy cảnh sát chống biểu tình dàn quân, nhưng chỉ là để bảo vệ người biểu tình, đề phòng bạo loạn, chứ không để đàn áp. Vì biểu tình là quyền Hiến định của người dân, chính quyền và các cơ quan công quyền có bổn phận tôn trọng và bảo vệ việc thực thi quyền biểu tình cũng như các quyền hiến định khác của mọi công dân. Chính vì thế các cuộc biểu tình chống Tổng thống Trump đã diễn ra ôn hòa, trật tự và kết thúc tốt đẹp, không có đàn áp, đổ máu, vì những người biểu tình đã không vi phạm pháp luật khi biểu tình. Nghĩa là cả chính quyền và người dân biểu tình đều tôn trọng Hiến pháp và pháp luật. Đó là chế độ dân chủ pháp trị.Như vậy, không đàn áp các biểu tình là nhà cầm quyền Việt Nam đã biết hành xử khôn ngoan, nhưng làm theo ý dân mới là điều thiết yếu. Vì nhà cầm quyền CSVN chỉ cần giải quyết các yêu sách chính đáng, hợp pháp của những người biểu tình là họ hết biểu tình. Thế nhưng thật khó ai tin được là nhà cầm quyền CSVN sẽ làm theo ý dân, vì quyền lợi của các người lãnh đạo “Đảng và nhà nước” đã gắn chặt với sự sống còn của tập đoàn tư bản nước ngoài đầu tư vào Formosa. Thành ra, nếu coi việc nhà cầm quyền CSVN không đàn áp dân trong các cuộc biểu tình chống Formosa là sự khôn ngoan, thì đó cũng chỉ là sự khôn ngoan nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của Đảng chứ không phải vì lợi ích của nhân dân.Xin mời quý vị xem Video : Tổng Biểu tình lần 3 ngày 19/3: LM Nguyễn Văn Lý đề xuất giải pháp mới để giải thể độc tài CS Vì vậy, tựu trung muốn quyền biểu tình cũng như mọi quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền của nhân dân Việt Nam được thực thi và nhà cầm quyền buộc phải tôn trọng, bảo vệ một cách bền vững, không có con đường nào khác ngoài con đường chuyển đổi chế độ “độc tài toàn trị cộng sản” qua chế độ “dân chủ pháp trị”. Đó là một tất yếu mang tính quy luật trong xã hội loài người nói chung, xã hội Việt Nam nói riêng.Thiện Ý* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.(VOA)
  9. CSVN áp dụng triệt để chế độ kiểm duyệt truyền thông gắt gao với người sử dụng internet. (Hình: Getty Images) Một số trong những công ty lớn tại Việt Nam đã dừng quảng cáo trên YouTube theo áp lực của nhà cầm quyền CSVN trong chiến dịch chống lại các hoạt động chống đối phổ biến trên mạng xã hội. Trong số những công ty tạm dừng quảng cáo trên youtube, người ta thấy có hệ thống bán lẻ Unilever và công ty điện tử Samsung hiện hoạt động đầu tư buôn bán và sản xuất rất mạnh tại Việt Nam. Từ tháng trước, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt đầu chiến thuật áp lực các công ty muốn quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ ngưng quảng cáo, hoặc ngay cả các chủ nhân của các mạng YouTube và Google cũng bị áp lực gỡ bỏ các thông tin, hình ảnh, video clips các cuộc biểu tình chống Formosa, công an đánh dân… được người dân trong nước phổ biến. Tuy nhiên, các công ty YouTube, Google lại ở Mỹ, một nước tôn trọng quyền tự do kinh doanh và tôn trọng thông tin đa chiều, nhà cầm quyền đã không áp lực trực tiếp được. Nếu là những công ty kinh doanh tại Việt Nam thì chắc chắn đã bị đóng cửa hoặc bị phạt những số tiền rất lớn, không kể chuyện bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước…” Trang YouTube có video clip người dân Nghệ An biểu tình chống công ty Formosa ngày 5-3-2017. (Hình : YouTube) Theo hãng tin Reuters, Hãng sữa Vinamilk gửi văn bản cho Bộ Thông Tin và Truyền Thông (4T) thông báo rằng họ đã dừng quảng cáo trên YouTube cho đến khi biết chắc rằng bất cứ việc quảng cáo nào cũng “hoàn toàn phù hợp pháp luật”. Tháng trước, Bộ 4T liệt kê 17 video clips phổ biến trên YouTube bị coi là “xuyên tạc sự kiện lịch sử”, kích động hận thù dân tộc hoặc là phim ảnh dâm dục được coi là bất hợp pháp tại Việt Nam. Các công ty nổi tiếng thế giới như Procter & Gamble, Unilever, Samsung và Yamaha Motor được nêu tên trong danh sách những nhà quảng cáo liên quan đến những video clips “trái luật” đó. YouTube cũng như các trang mạng xã hội khác như Facebook được người dân tại Việt Nam tận dụng để phổ biến các thông tin thời sự mà nhà cầm quyền CSVN muốn bưng bít. Những thông tin này, từ tin tức, hình ảnh và video clips được phổ biến nhanh chóng khi sự việc đang diễn ra hay vừa xảy ra và được chuyển tiếp đi trên mạng thông tin toàn cầu. Chính vì điều này khiến nhà cầm quyền cay cú nên luôn cho công an, cán bộ bám theo các đoàn biểu tình hoặc các hoạt động chống đối để hành hung, bắt giữ một số người nhằm răn đe những người khác. Ngày 14/3/2017 một số người ở Hà Nội đã ra tượng đài Lý Thái Tổ tưởng niệm những người lính bỏ mạng tại bãi đá Gạc Ma 29 năm trước, đã bị bắt giữ. Ít nhất hai người đã bị hành hung đổ máu là Nguyễn Viết Dũng và cô Đỗ Thanh Vân. Ngày 11/1/2017, công an tỉnh Nghệ An đã bắt giam Nguyễn Văn Hóa, một cộng tác viên tự do của đài RFA, nhưng mãi đến gần cuối tháng này mới xác nhận với thân nhân anh ta là đã bị bắt giam vì phạm vào điều 258 Luật Hình Sự tức “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”. Anh Hóa đã ghi hình ảnh và chuyển lên YouTube cũng như chuyển cho RFA về các cuộc biểu tình chống Formosa của người dân địa phương. Nguyễn Viết Dũng tự Dũng Phi Hổ đi biểu tình ngày 14/3/2017 nhân kỷ niệm ngày lính Việt Nam bị Trung Quốc giết hại ở bãi đá Gạc Ma 29 năm trước, bị Công an đánh đổ máu. (Hình chụp lại từ YouTube) Vì tiến trình cung cấp quảng cáo của các công ty chuyển trực tiếp lên mạng cho các loại độc giả, khán giả của YouTube nên họ không luôn luôn biết họ quảng cáo ở trang nào, địa chỉ nào. “Chúng tôi có chủ trương rõ rệt về gỡ bỏ nội dung theo yêu cầu của các chính phủ trên thế giới. Chúng tôi căn cứ trên các thông báo của họ về các nội dung họ tin là bất hợp pháp. Khi thấy thích hợp, chúng tôi sẽ ngăn chặn sau khi duyệt lại.” Một bản tuyên bố của YouTube viết. Nhà cầm quyền CSVN cho hay Google đã gỡ bỏ tổng cộng 16 video clips theo yêu cầu. Tuy nhiên Bộ 4T chưa thấy bình luận gì khi được hỏi về chiến dịch chống lại những “thông tin độc hại” và những biện pháp nào sẽ được dùng để đối phó với các công ty truyền thông và các nhà quảng cáo. CSVN bị các chính phủ tây phương cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án khi đưa ra Nghị định 72 hồi năm 2013 về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng” nhằm ngăn chặn các loại thông tin “độc hại” cho một chế độ độc tài đảng trị mà họ gọi là “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc có hại cho “an ninh quốc gia”, hay nằm dưới vỏ bọc “gây mất đoàn kết” mà thực chất là nguy hại cho sự tồn tại của chế độ. Tuy lệnh thì như vậy nhưng người dân vẫn bất chấp nên các loại thông tin “lề trái” vẫn tràn ngập trên mạng xã hội. Nếu người ta dùng mạng tìm kiếm tra các tin tức, hình ảnh và video clips nằm trong danh mục “độc hại” với chế độ, có thể tìm thấy hàng triệu vì chúng được người Việt Nam ở khắp nơi tiếp tay nhau chuyển đi. Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bá quyền bành trướng trên Biển Đông, các cuộc biểu tình của người dân chống công ty Formosa xả chất thải độc hại giết chết một vùng biển nhiều trằm cây số, phá hủy môi trường biển của Việt Nam, công an hành hung người dân , biểu tình vì môi trường v.v… cho hàng trăm ngàn kết quả. Tuy dịch vụ quảng cáo mà các trang mạng như YouTube và Facebook thu lượm được chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số dịch vụ của họ cung cấp trên toàn cầu, nhưng kinh tế của Việt Nam lại là lãnh vực có chỉ số gia tăng khá nhanh tại Á Châu. Số người vào các trang này qua máy điện thoại thông minh cũng hàng trăm ngàn lượt người mỗi ngày nên các công ty có sản phẩm hay dịch vụ không thể bỏ quên khối người này. Theo Nguyễn Khoa Hồng Thanh, giám đốc của công ty quảng cáo điện tử Isobar Việt Nam cho hay chỉ riêng tại Việt Nam, YouTube và Facebook chiếm hai phần ba thị trường quảng cáo điện tử. “Thiếu những trang này sẽ có tác động đáng kể đến kế hoạch quảng bá thông tin và kết quả kinh doanh của công ty”, ông Thanh được thuật lời trên Reuters và ông ta nói thêm rằng các công ty sẽ ngừng quảng cáo cùng với các video clips bị nhà cầm quyền CSVN coi là”độc hại” mà không cần phải ngăn chặn các mạng đó hoàn toàn. Xin mời quý vị xem Video : Nóng: Sau Tướng Trương Giang Long, clip nói chuyện nội bộ cao cấp của Tổng BT Trọng lại bị rò rỉ Theo một thống kê trước đây, có đến một phần ba dân số trong hơn 93 triệu người tại Việt Nam có một trang cá nhân trên Facebook. Giữa Tháng Giêng vừa qua, báo chí trong nước thuật lời Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử của Bộ 4T đòi hỏi các công ty như Google (qua YouTube) và Facebook phải có “nghĩa vụ” “phải phối hợp với Việt Nam để xử lý các thông tin xấu độc đó”. Có vẻ những lời đòi hỏi đó không được đáp ứng trực tiếp nên chế độ mới áp lực gián tiếp bằng cách ép các công ty làm ăn tại Việt Nam phải dừng quảng cáo. (Người Việt)
  10. Nhiều người bị an ninh thường phục canh cửa và bị công an gửi giấy mời làm việc nên các hoạt động nhằm tưởng niệm 29 năm ngày “thảm sát Trường Sa 1988” (14/03/1988 – 14/03/2017) năm nay 2017 ở Sài Gòn và Hà Nội không được người dân tham gia đông đảo như vài năm trước. Tại sao việc người dân tham gia tưởng niệm những người hy sinh vì Tổ quốc đặc biệt là những người hy sinh này trực thuộc Quân đội nhân dân lại bị chính quyền Việt Nam ngăn cản, gây khó khăn và câu lưu…? Coi người dân là "thần dân"chứ không phải "người dân" Trường Sa là tên một quần đảo nằm ở Biển Đông hiện có nhiều quốc gia tranh chấp chủ quyền như; Brunei, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Ngày 14/03/1988, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xảy trận đụng độ giữa các bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa, do các bãi đá này lúc bấy giờ không có quân đội đồn trú nên Hải quân nhân dân Việt Nam đưa quân ra bảo vệ và xây công trình trên các đảo này. Phía Trung Quốc cho quân đổ bộ ngăn chặn, nổ súng, bắn đại pháo vào tàu vận tải Hải quân nhân dân Việt Nam. Kết thúc trận đụng độ, phía Việt Nam bị mất ba tàu vận tải, 64 thủy binh đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại một số xuồng đổ bộ, thương vong 24 thủy binh. Trung Quốc đổ quân chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tên bố chủ quyền. Sự kiện này được gọi là “Hải chiến Trường Sa 1988”, nó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng hậu quả để lại cho đến ngày nay vẫn chưa dứt. Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu sử liệu ở Việt Nam cho đây là một trận “thảm sát Trường Sa 1988” chứ không thể gọi là Hải chiến Trường Sa bởi do lúc nổ ra đụng độ phía Việt Nam chỉ có công binh, tự vệ trên đảo và bị phía Hải quân Trung Quốc thảm sát. Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo chia sẻ với Việt Nam Thời Báo là ông giữ quan điểm gọi sự kiện Trường Sa 1988 là một trận thảm sát chứ không thể gọi là trận hải chiến. “Nhắc lại chuyện này để thấy rằng đây là một trận thảm sát chứ không phải là cuộc Hải chiến vì phía Việt Nam cử một số công binh đi củng cố những nơi chiếm giữ thì bị phía Trung Quốc dùng lực lượng vũ trang đánh mạnh, đánh bất ngờ và dã man.” Theo ông Tạo, chủ yếu phía Việt Nam hy sinh là những người ở trên tàu HQ 604, cũng có một số người bị phía Trung Quốc bắt giữ nhưng sau đó được trao trả về và cũng có số người hy sinh nay đã nhận được tử thi. Hiện còn 64 thi thể mất tích, chính quyền Việt Nam tuyên bố đã hy sinh. Cũng như dịp tưởng niệm ngày Việt Nam mất quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc 19/01/1974, ngày “thảm sát Trường Sa 1988” là ngày 14/03 hằng năm cũng bị phía chính quyền Việt Nam gây khó khăn, nếu như không nói là chính quyền không cho phép người dân tổ chức các hoạt động tưởng niệm công khai. Đơn cử như ngày 14/03 tưởng niệm thảm sát Trường Sa 1988 năm nay, người dân ở Sài Gòn và Hà Nội không thể tổ chức các hoạt động tưởng niệm như ý muốn và cũng không có đông đảo người tham dự, thậm chí ở Hà Nội có người còn bị đánh đổ máu sau khi đi tổ chức hoạt động tưởng niệm trở về. Người dân thắc mắc nếu chính quyền ngăn chặn không cho tổ chức tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa 1974 điều này cũng dễ hiểu, bởi những binh sĩ hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 là những người lính thuộc quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, còn dịp tưởng niệm ngày thảm sát Trường Sa 1988, những binh sĩ hy sinh là những người thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam của chế độ hiện tại là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà người dân cũng bị ngăn chặn, gây khó khăn, không cho tổ chức tưởng niệm là điều người dân rất khó hiểu. Nhà báo Võ Văn Tạo thừa nhận cũng có nhiều người dân thắc mắc về điều này và theo ông Tạo, mấu chốt của vấn đề không phải những binh sĩ hy sinh thuộc quân đội thể chế nào mà do ở những người lãnh đạo độc tài Việt Nam muốn người dân là “thần dân”, là con cừu, là robot chứ không phải là “người dân”. Ông Tạo nói: "Tại sao đi tưởng niệm ngày những chiến sĩ bộ đội ta hy sinh tại Gạc Ma- Trường Sa 1988 mà vẫn bị đánh đập, bị cấm cản và bị khủng bố? Hôm nay ngày 14/03 theo tôi được biết là có mấy người bị đánh đổ máu tại Hà Nội là Dũng Phi Hổ (Nguyễn Viết Dũng) và Đỗ Thanh Vân, vậy theo tôi nghĩ mấu chốt của vấn để không phải ở chổ người lính quân đội hy sinh ấy thuộc về thể chế nào? Mấu chốt là ở đây; Thứ nhất là, thể chế độc tài Việt Nam vô cùng kinh sợ các tổ chức Xã Hội Dân Sự, các hội nhóm tổ chức các hoạt động dân sự, tức là họ chỉ một số người họp lại rủ nhau đi làm chuyện gì đó bất kỳ cũng bị coi là kẻ thù nguy hiểm đối với các nhà lãnh đạo ở chế độ độc tài, những người lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam họ cũng quan niệm như thế, dưới chế độ mà họ cai trị mọi người dân đều là thần dân, là robot. Ví dụ câu nói câu nói đơn giản là “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” từ người phát ngôn của Bộ ngoại giao, Thủ tướng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đều nói cho đến việc lan tải trên các kênh truyền thông, báo đài đầu tư rất tốn kém nhưng không sao thậm chí còn được vỗ tay. Thế nhưng, bạn là một công dân, một người bình thường, bạn lặng lẽ mặc những chiếc áo có dòng chữ đó mà đứng chổ đông người xem. Tôi nghĩ là trong vòng ít phút là công an xuất hiện đến hỏi han bạn ngay đại loại như; Ai cho mày nói? Anh cho mày đi? Ai bảo mày làm? Khi nào tao bảo mày mới được đi...bản chất của thể chế độc tài nhất là độc tài cộng sản người ta không muốn có công dân, người ta chỉ muốn có thần dân hoặc con robot thôi, và chỉ có người ta mới có quyền làm người còn hơn chín mươi mấy triệu dân chỉ là con robot, là cừu, robot người. Bản chất là ở chỗ ấy thôi.” Thà ngồi với đế quốc từng xâm lược còn hơn ngồi với dân chủ… Tuy chính quyền Việt Nam chặn người dân tham gia tưởng niệm ngày thảm sát Trường Sa 1988 và Hoàng Sa 1974, nhưng cũng phải thừa nhận là trong những năm gần đây báo đài nhà nước Việt Nam đã được ban Tuyên giáo Trung ương Đảng cở mở cho phép đăng những bài nói về 2 sự kiện này. Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết điều này không khó để hiểu, vì là người trong nghề nên ông Tạo cũng có biết hoặc qua trao đổi với các đồng nghiệp báo chí nên cho rằng, hơn 800 tờ báo và đài truyền thông ở Việt Nam chỉ có một ông Tổng biên tập là Ban Tuyên giáo Trung ương, tất cả đều viết và đăng theo định hướng cho phép chứ không dám làm trái ý, vượt cấp. Nhân sự kiện Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988, có lúc báo chí ở Việt Nam phải im bật, có lúc lại được bật “đèn xanh” cho phép đăng. Dư luận quan tâm đến chính trị Việt Nam cho đây là một đấu tranh giằng co trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, một bên giữ một tư duy lệ thuộc và một bên có tư duy muốn thoát khỏi sự lệ thuộc Bắc Kinh. Nhà báo Võ Văn Tạo nói: “Điều đó nói lên cái gì? Tôi thì tôi vẫn biết là xu thế thoát ra khỏi sự lệ thuộc Bắc Kinh là chắc chắn, là không thể đảo ngược lại được nhưng sẽ rất khó, không được suôn sẻ cho lắm. Ở trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam tôi tin điều này vẫn đang xảy ra. Như khi nãy bạn hỏi tại sao báo chí được đăng mà vẫn đàn áp tưởng niệm thì cũng vẫn như ý tôi đã nói, thứ nhất là muốn thoát ra và có nhiều anh em nói chủ yếu là Hà Nội để làm giá với Bắc Kinh nhưng đối với tôi chủ yếu nếu không cho báo chí nói thì dân người ta chửi bới quá, ngay cả người trong hàng ngũ Đảng viên họ cũng thấy mích lòng vì vậy phải cho nhấp nhá đèn một chút.” Nhắc đến sự kiện thảm sát Trường Sa 1988 cũng cần phải nói đến cuốn sách có tên “Gạc Ma- Vòng Tròn Bất Tử”, quyển sách được cho là có danh sách chính xác 64 người đã thiệt mạng trong ngày 14/03/1988, ghi lại các sự kiện do các gia đình liệt sĩ tham chiến tại Trường Sa 1988 và các binh sĩ bị Trung Quốc bắt giữ thời ấy kể. Cuốn sách do nhà sử học Dương Trung Quốc viết lời giới thiệu. Thiếu Tướng Lê Mã Lương chủ biên và viết lời tựa. Năm 2016, ông Nguyễn Văn Phước là Giám đốc công ty Sách First News Trí Việt tiết lộ trên mạng xã hội rằng tác phẩm đã bị 13 nhà xuất bản từ chối, với độ cao bản thảo in ra nộp, chỉnh sửa lên tới 2 mét. Trước sự quan tâm của công luận, đặc biệt là giới phản biện, giới hoạt động dân chủ ở Việt Nam và dự kiến cuốn sách sẽ phát hành vào ngày 14/03/2017 nhưng thực tế đã cho thấy cuốn sách “Gạc Ma- Vòng Tròn Bất Tử” vẫn đang còn đóng băng. Xin mời quý vị xem Video : Chấn động: Thực hư mối quan hệ tay ba Huỳnh Đức Thơ - bồ nhí và Bác Tổng? Như một vòng quanh quẩn và câu hỏi khi nào chính quyền Việt Nam mới để yên cho người dân Việt Nam công khai tổ chức các buổi tưởng niệm ngày Hoàng Sa 19/01, chiến cuộc biên giới phía Bắc 17/02 và Trường Sa 14/03? Cũng cần phải nói rằng, hầu hết là những buổi tưởng niệm các sự kiện này trong thời gian qua hầu như do các Hội đoàn Xã Hội Dân Sự kêu gọi và đứng ra tổ chức. Câu trả lời mấu chốt hẳn ở đây như lời nhà báo Võ Văn Tạo nói được Việt Nam Thời Báo hiểu là chính sách đối với dân chủ ở các nước độc tài là điều không thể, giới chóp bu Hà Nội có thể tiếp ông Tướng quân đội Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam nhưng không bao giờ họ chịu ngồi với một người đại diện cho Dân chủ Việt Nam ví dụ như ông Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Nguyễn Văn Đài… “Chưa bao giờ tôi thấy, tôi cho nó giống như còn hơn mối thâm thù đế quốc thực dân từng giết hàng triệu đồng bào mình.”./. Hàn Giang (VNTB)
  11. Vũ Quang Thuận. Ảnh: youtube “Một đêm Vũ Thư Hiên ngủ ở nhà tôi. Sáng hôm sau, tung chăn dậy, nhìn ra cửa sổ, nghe tiếng loa từ Ngã Sáu vọng vào, Hiên nhíu mày bảo: – Hình như tao đã gặp buổi sáng như thế này ở đâu rồi. Đúng là tiếng loa đã có từ lâu lắm rồi. Nó đã ngấm vào máu thịt, như là tiền kiếp vậy. Bao nhiêu năm chúng tôi đã nghe những bản nhạc hiệu ấy, những giọng nói đanh thép mở đầu ấy và cả những giọng điệu trong nội dung người viết người đọc nữa. Nó đã biến thành một phần của chúng tôi.” (Bùi Ngọc Tấn. Viết Về Bè Bạn. Hà Nội: Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2012). Cứ nghe ra rả cả ngày lẫn đêm (đảng ta, nhà nước ta, xã hội ta, nhân dân ta, quốc hội ta, bộ đội ta, sứ quán ta, người phát ngôn của bộ ngoại giao ta...) suốt “bao nhiêu năm” nên “nó biến thành một phần của chúng tôi” là ... phải. Tất nhiên, đây không phải là chuyện ngẫu nhiên hoặc tình cờ – theo nhận xét của nhà bình luận La Thành: “Trải qua nhiều chục năm thực hành và thực hành rất thành công, ngành tuyên truyền của Đảng Cộng sản đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp và tinh vi vượt xa mọi lĩnh vực còn lại của thực tiễn cầm quyền. Để thí dụ, trong khi đã cân nhắc loại bỏ đi các thuật ngữ ‘nguỵ quyền’, ‘nguỵ quân’ trong sách giáo khoa lịch sử, các sử gia của chế độ vẫn tiếp tục sử dụng các thuật ngữ ‘Đảng ta’, ‘Nhà nước ta’, ‘quân và dân ta’, v.v. với dụng ý đánh đồng các thành phần trong hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản với toàn thể quốc dân và xã hội – một phép nguỵ biện về lô-gích và một sự trâng tráo về hành xử.” Tuy “trâng tráo” nhưng hiệu quả. Nạn nhân của cách tuyên truyền lì lợm và thô bạo này, với thời gian, có thể biến thành ... thủ phạm (dễ) như chơi. Thử nghe đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, trưởng nam của thi sĩ Thế Lữ, nói về bằng hữu của thân phụ ông (trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn) nha: Ta ngặt lắm… Khái Hưng là ta… thịt mà. Bác Tam không trốn kịp thì cũng bị.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014). Cũng trong tác phẩm thượng dẫn, chương 44, tác giả viết tiếp: .. Nguyễn Sinh, xưa phóng viên thường trú Vĩnh Linh, Vĩnh Mốc lên nói ... anh đã chứng kiến những người ở phía bên Nam kia bị ta bắt sang chôn sống kêu rất lâu dưới huyệt, tôi lại thấy mọi người lạnh mặt lại.” Ta thịt người này, ta chôn sống kẻ khác ... nhưng chả ai áy náy hay phải chịu trách nhiệm gì ráo trọi về những việc làm tàn bạo đến độ vô nhân tính như thế vì đây là sự tàn ác của cả tập thể mà. Vô số người dân Việt đã vô tình dùng chung căn cước với Đảng CSVN (cái tập đoàn hiếu sát, hiếu chiến, bất nhân, tham lam, ác độc, giảo hoạt ...) một cách hết sức hồn nhiên và vô tư: Đảng ta, nhà nước ta, quốc hội ta, bộ đội ta, sứ quán ta, người phát ngôn của bộ ngoại giao ta ... Cũng không ít kẻ hễ mở miệng ra là cũng ba hoa (“ta/ta”) cứ y như loa đài của Nhà Nước vậy. Dù vậy, Nhà Nước vẫn chưa yên tâm nên cả hệ thống truyền thông – gần trăm năm qua – luôn luôn nhắc nhở cho mọi người nhớ “con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã chọn!” Kiểu đánh đồng rất mất dậy và vô cùng trắng trợn này, tuy thế, hầu như đã không gặp phải bất cứ một sự chống đối công khai nào ráo. Mãi cho đến đầu thế kỷ XXI, vào hôm 24 tháng 7 năm 2016, mới có một công dân Việt Nam – Trần Thị Thảo – đứng giữa phố phường, nói rõ (và nói to, to hơn cả tiếng loa phường) rằng mình hoàn toàn và tuyệt đối không có liên hệ chi với với tập đoàn lãnh đạo của chế độ hiện hành: “Tiên sư cha chúng mày chứ! Lịch sử sẽ lên án chúng mày, cả một chế độ thối nát, từ trên xuống dưới! Vài tuần sau nữa, vào ngày 17 tháng 9, trong một cuộc phỏng vấn dành cho biên tập viên Mặc Lâm (RFA) giáo sư Tương Lai cho biết thêm là cái “chế độ thối nát” mà bà Trần Thị Thảo vừa đề cập đến (theo thứ tự từ dưới lên trên) gồm những “thằng” sau: Từ ông thôn ông ấy bảo thằng xã nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng xã bảo thằng huyện nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng huyện bảo thằng tỉnh nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng tỉnh bảo Bộ chính trị nó còn ăn, thằng Tổng bí thư nó còn ăn tại sao tao không ăn… Giáo sư Tương Lai thản nhiên gọi TBT của Đảng Cộng Sản Việt Nam Quang Vinh bằng “thằng” khiến không ít người phải lấy làm ái ngại. Họ quan ngại rằng (cũng như bà Trần Thị Thảo) ông đã đi hơi xa trong việc biện biệt giữa “chúng ta” và “chúng nó.” Nỗi lo ngại chính đáng này (bỗng) trở thành viển vông khi một công dân Việt Nam khác, ông Vũ Quang Thuận, đột nhiên xuất hiện như một “dàn đại bác” – theo lời tiên tri của blogger Bà Đầm Xoè: “Với tôi, dù Vũ Quang Thuận là ai thì sự lên tiếng của anh có giá trị khai sáng rất cao cho dân trí Việt Nam. Nó đã như một dàn đại bác liên tục nả vào đầu giới chóp bu cộng sản Việt Nam không trừ một ai, kể cả “linh hồn bất khả xâm phạm” Hồ Chí Minh. Với tôi, những gì Vũ Quang Thuận đã “bắn ra” đã đưa anh vào thế anh có thể biến mất bất kỳ lúc nào trước họng súng của chế độ CSVN đã bủa vây anh từ bốn phía.” Xin mời quý vị xem Video : Nóng: Sau Tướng Trương Giang Long, clip nói chuyện nội bộ cao cấp của Tổng BT Trọng lại bị rò rỉ Quả nhiên, Vũ Quang Thuận và thân hữu của ông trong Phong Trào Chấn Hưng Nước Việt đã bị bắt giam vào hôm 3 tháng 3 năm 2017 vừa qua. Theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh thì “việc bắt giữ hai công dân Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là vi phạm nhân quyền, là dùng biện pháp bạo lực để dập tắt và chà đạp lên quyền tự do ngôn luận của công dân.” Ông bạn đồng nghiệp của tôi nói không sai nhưng e chỉ đúng phân nửa mà thôi. Quả thực là nhà đương cuộc Hà Nội đã “dùng bạo lực chà đạp lên quyền tự do ngôn luận của công dân” nhưng “dập tắt” được công luận thì vô phương, hay nói chính xác hơn là vô vọng. Trên mặt trận truyền thông, ĐCSVN đang phải đối mặt với một cuộc chiến tranh nhân dân mà Vũ Quang Thuận (và Nguyễn Văn Điển) chỉ là hai cảm tử quân ở tuyến đầu thôi! Tưởng Năng Tiến (Blog RFA)
  12. Lời người dịch: Mục tiêu và hình thức đấu tranh của cuộc tổng biểu tình đang diễn ra vào các ngày Chủ Nhật tại Việt Nam có nhiều nét chung giống như những gì người dân Leipzig của CHDC Đức (DDR) cũ đã thực hiện cách đây gần 28 năm. Đó là phong trào biểu tình vào ngày thứ Hai hàng tuần tại Leipzig, phong trào này đã gây ra hiệu ứng domino, lan rộng ra khắp Đông Đức dẫn đến sự biến mất của nhà nước này mà không cần một sự trợ giúp nào của các thế lực ngoại bang và kéo theo sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu. Cùng đồng hành với phong trào, chúng tôi sưu tầm tài liệu viết về sự kiện này để mọi người dân Việt yêu nước thương nòi có thể tham khảo, đoàn kết bền bỉ đấu tranh và vững tin vào thắng lợi của sức mạnh quần chúng khi đã được phát huy, như lời của Nguyễn Trãi:”Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”. Thành phố Leipzig trong mùa thu năm 1989 đã trở thành nơi sinh của các cuộc biểu tình vào ngày thứ hai hàng tuần. Những đoàn biểu tình đông đảo của hàng nghìn công dân DDR chẳng bao lâu đã tìm thấy được sự hưởng ứng trong các thành phố khác của DDR và trở thành biểu tượng cho cuộc cách mạng diễn ra ôn hòa ở Đông Đức. Leipzig đã trở thành nơi sinh và trung tâm của các cuộc biểu tình diễn ra vào các ngày thứ hai. Từ năm 1980 nhà thờ Tin lành ở Leipzig đã tổ chức mỗi năm chục ngày hòa bình vào tháng 11. Vì sự thăm viếng đông đảo giáo phận đã đề nghị từ tháng 9 năm 1982 cầu nguyện hòa bình hàng tuần trong nhà thờ Nicolai. Nhà thờ Nicolai tại Leipzig năm 2004: Phía trước là cột tưởng niệm cuộc cách mạng ôn hòa. Từ năm 1988 các cuộc cầu nguyện hòa bình tăng thêm đặc tính chính trị. Số lượng người tham gia tăng nhanh. Những nhóm nhỏ phê phán xã hội theo đạo Ki-tô tận dụng không gian tự do về tinh thần, mà họ chỉ có được ở tronh nhà thờ, để thảo luận về những đề tài như giải trừ quân bị và gìn giữ hòa bình, nạn ô nhiễm môi trường, cải cách dân chủ, những vấn đề trong thế giới thứ ba, việc thực hiện quốc tế nhân quyền trong đất nước của mình. Việc không hài lòng với tương quan cuộc sống tại DDR, sự bất mãn về kết quả bầu cử gian lận của việc bầu chính quyền địa phương trong tháng 5 năm 1989, sự giận giữ về việc cho phép xuất cảnh, không thể theo quyết định cá nhân, rốt cuộc đã dẫn đến những hình thức bột phát của việc bầy tỏ quan điểm chính trị hơn là cầu nguyện hòa bình. Biểu tình tại Leipzig vào ngày thứ hai, 17.10.1989, Nguồn AP Archiv Ngày 4 tháng 9 tiếp ngay sau buổi cầu nguyện hòa bình truyền thống trong nhà thờ Nicolai của Leipzig đã diễn ra cuộc biểu tình vào thứ hai qui mô lớn đầu tiên của mùa thu năm 1989. Từ đó trở đi hàng tuần số lượng người tham gia càng tăng và trở thành ngòi nổ của sự phản kháng công khai. Lực lượng an ninh đã dùng bạo lực ngăn cản các cuộc tập hợp này. Tuy nhiên ngày 25 tháng 9 năm 1989 khoảng 5000 đến 8000 người đã đấu tranh cho tự do ngôn luận và tự do hội họp. Ngày 7 tháng 10 năm 1989, 40 năm thành lập DDR, tại Leipzig và các thành phố lớn khác của DDR như Dresden, Karl Max Stadt (Chemnitz ngày nay) hoặc Đông Berlin hành chục nghìn người dân đã đi xuống đường. Lực lượng an ninh đã dùng bạo lực ngăn ngăn chặn những người phản kháng và bắt đi số lượng lớn người biểu tình. Một tuyên bố của ban lãnh đạo DDR, được đọc trong chương trình truyền hình “Kamera thời sự” ngày 24 tháng 10 năm 1989, đã tìm cách vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác: “Trong lời giải thích về những chất vấn của số đông người dân trong mối lên quan của việc tăng cường cảnh sát trong những tuần vừa qua cho thấy, các đơn vị bảo vệ và an ninh đã luôn luôn nhận lệnh rõ ràng, cực kỳ kiềm chế và thực thi tất cả các biện pháp cho một giải pháp ôn hòa của các cuộc biểu tình. Được chuẩn bị cho việc kế nhiệm và được đề cử Chủ tich Hội đồng nhà nước hôm nay được bầu Egon Krenz đã ra lệnh này. Chỉ có vấn đề điều động linh hoạt lực lượng cảnh sát cùng phương tiện khi người biểu tình sử dụng bạo lực. Việc sử dung vũ khí bị tuyệt đố ngăn cấm. Tiến sĩ Wolfgang Herger, người đọc tuyên bố, nhấn mạnh, rằng như đã biết, đặc biệt rõ ràng tại Dresden, tại Leipzig và tai Berlin vào các ngày 7 và 8 tháng 10 đã xảy ra những hành động bạo lực chống lại an ninh nhà nước và trật tự công cộng, cuộc sống yên ổn của người dân bị đe dọa. Thống kê, 106 người bị thương thuộc cơ quan bảo vệ và an ninh, 46 người bị thương trong số những người biểu tình. Tại Berlin đoàn biểu tình như đã nêu trên đã bắt đầu phát xuất từ quảng trường Alexander đi với lời kêu gọi ´Tiến đến cổng thành Brandenburg´ (*). Điều đó theo kết quả điều tra phải được hiểu là sự đòi hỏi nhằm phá vỡ biên giới bằng bạo lực có tính chất quần chúng.” Sự chuẩn bị của chính quyền nhà nước nhằm vào cuộc biểu tình ngày 9 tháng 10 tại Leizig là dấu hiệu một sự can thiệp bằng quân sự. Một sự xóa bỏ phản kháng bằng bạo lực như trên quảng trường Thiên anmôn tại Bắc kinh một vài tháng trước đó, có thể không loại trừ. Tuy nhiên trên 70.000 người từ Leipzig và từ nhiều các thành phố khác của DDR đã biểu tình vào ngày thứ hai này trên khắp khu vực vành đai trung tâm Leipzig. Những nhân sĩ Leipzig và ban thường vu tỉnh ủy đảng Xã hội thống nhất Đức (SED) Leizig đã cùng nhau ra một tuyên bố, trong đó kêu gọi lương tri ôn hòa và trong đó những người soạn thảo hứa hẹn, ủng hộ cuộc đối thoại với chính phủ. Bản tuyên bố này đã được Kurt Masur đọc trên Radio của CHDC Đức vào ngày 9 tháng 10 và được truyền qua loa phóng thanh trên đường phố Leipzig. Những người biểu tình yêu cầu “Tự do bầu cử”; “Chúng tôi là nhân dân!” và “Không sử dụng bạo lực” trở thành khẩu hiệu trong ngày. Hàng nghìn người của lực lương vũ trang đã vây quanh đường đi của đoàn biểu tình. Dân chúng được cảnh báo về việc tham gia biểu tình. Tình hình trở nên căng thẳng. Không một ai kể cả người có trách nhiêm trong đảng SED cũng như người tham gia trong đoàn biểu tình có thể biết được, điều gì sẽ xảy ra vào tối ngày hôm nay. Sự xô sát theo dự tính với chính quyền nhà nước đã không xảy ra. Cuộc biểu tình không được phép trong khu vực vành đai trung tâm Leipzig đã diễn ra thực sự không bị bạo lực ngăn cản, vì số lượng người tham gia đông đảo đã làm cho kế hoạch đàn áp không thể thực thi – thông tin về diễn biến ôn hòa của cuộc biểu tình đã tạo nên một sự yên tâm to lớn, niềm vui và hy vọng trong khắp Đông Đức. Ngày 26 tháng 9 Erich Honecker đã ban hành mật lệnh số 8/89, “cần làm tê liệt ngay lập tức” những hình thức theo kiểu “nổi loạn”. Lệnh này đã không được thực hiện vào ngày 9 tháng 10 năm 1989. Hai ngày sau đó hãng thông tấn nhà nước của DDR, ADN đã tường thuật trong một phương pháp được nhuộm màu sắc tư tưởng thông dụng về “Sự vi phạm trật tự an ninh công cộng”, ngoài ra “những khẩu hiệu chống nhà nước” đã được nêu lên và lực lượng cơ động của công an nhân dân đã bị những người biểu tình gây chấn thương. Bộ chính trị đảng SED đã ra tuyên bố, rằng họ chống lại”các kiến nghị và các cuộc biểu tình (…), mưu đồ đánh lừa dân chúng giấu sau những cái đó, (…)”. Diễn biến ôn hòa của cuộc biểu tình ngày 9 tháng 10 năm 1989 tại Leipzig đã thức tỉnh ngày càng nhiều người dân, thông báo cho nhau quan điểm của họ ngay trên đường phố. Số lượng người tham gia biểu tình trong các tuần tiếp theo tăng nhanh và quang phổ của những đòi hỏi càng được trải rộng ra. Với các tấm biểu ngữ những người biểu tình đòi hỏi việc thu nạp phong trào quần chúng “Neues Forum”( Diễn đànmới), tự do du lich, tự do ngôn luận và tự do báo chí, minh bạch tất cả các thông tin kinh tế và môi trường và bầu cử dân chủ. Với cuộc biểu tình ngày 23 tháng 10 những người biểu tình đã hưởng ứng việc phế truất Honecker và những lãnh đạo cao cấp khác của SED, việc phế truất này đã được thông báp rộng rãi vào ngày 18 tháng 10. Sau buổi cầu nguyện hòa bình trong 6 nhà thờ tại Leipzig khoảng 150.000 người đã tràn ra nôi đô và yêu cầu trên biểu ngữ: “Egon, Hãy để hành động được tiếp tục!”, với điều đó quần chúng đã hướng kiến nghị của họ đến tân tổng bí thư SED Egon Krenz. Sau khi biên giới được mở cửa Với việc biên giới CHDC Đức được mở thông với Cộng hòa liên bang Đức (BRD) và Tây Berlin vào ngày 9 tháng 11 yêu cầu cấp bách về tự do du lich đã được thực hiện. tiếp theo điều này các đề tài khác đã được lần lượt đưa lên hàng đầu. Ngày 13 tháng 11 đã diễn ra buổi cầu nguyện hòa bình trong 7 nhà thờ tại Leipzig và 150.000 người đã tràn xuống đường, để biểu tình chống lại quyền lãnh đạo của SED. Ngày 20 tháng 11 trong cuộc tuần hành của cuộc biểu tình vào ngày thứ hai lần đầu tiên yêu cầu về việc thống nhất nước Đức bị chia cắt đã được đưa ra. Phát xuất từ điều đó những yêu cầu đã tập trung vào việc bầu cử tự do và việc xóa bỏ quyền lãnh đạo đang còn gây tranh cãi của SED. Cuộc biểu tình ngày 27 tháng 11 với khoảng 200.000 người tham gia đã để lại dấu ấn bởi những lời kêu gọi về việc đổi mới dân chủ và kinh tế của DDR, nhà nước pháp quyền và trước tiên bởi yêu cầu luôn được đưa lên phía trước về “Nước Đức, Thống nhất Tổ quốc!”. Chiếm giữ trụ sở cơ quan an ninh tại Leipzig Ngày 1 tháng 12 tại một phiên họp quốc hộ quyền lãnh đạo của SED theo điều một của hiến pháp đã bị gạch bỏ, với việc đó hình thức đảng độc tài đã bị chấm dứt. Bây giờ những người tham dự biểu tình đòi hỏi bóc trần sự lạm dụng quyền lực và sự tha hóa của những cán bộ chóp bu cũ. Trong đợt biểu tình ngày 4 tháng 12 nhũng người biểu tình đã kéo đến khu nhà của cơ quan an ninh tại Leipzig, thường được gọi với cái tên “Góc tròn”, ở đó 30 người hoạt động dân quyền đã chiếm được lối vào của tòa nhà. Trong ngày này tòa nhà đã bị hàng nghìn người phong tỏa nhiều giờ, để ngăn chặn việc thiêu hủy tài liệu. Mời xem Video: Trước HNTW5: Tổng BT Nguyễn Phú Trọng bất an, "lãnh chúa" Huỳnh Đức Thơ CT Đà Nẵng bị Bộ CA sờ gáy? Ngày 17 tháng 12 sau buổi cầu nguyện hòa bình và cuộc biểu tình như thường lệ đã diễn ra một sự mặc niệm ngắn để tưởng nhớ đến những nạn nhân của bạo lực và trấn áp ở DDR. Mỗi người tham gia cầm trên tay một cây nến đang cháy sáng, biểu tượng của cuộc cách mạng ôn hòa ở DDR. Cuộc thảo luận trong những tuần tiếp theo quanh việc thống nhất đất nước và cuộc bầu cử quốc hôi tự do đầu tiên duy nhất được xác định vào tháng 3 năm 1990 của DDR là trung tâm điểm của các cuộc biểu tình vào ngày thứ hai. Cuộc biểu tình vào ngày thứ hai lần cuối cùng diễn ra tại Leipzig vào ngày 12 tháng 3 năm 1990. Lê Quí Trọng - Lê Quang Ngọ ____ (*) Từ khi nước Đức bị chia cắt cho đến khi thống nhất Cổng thành Brandenburg là cửa khẩu biên giới chính giữa Đông và Tây Berlin. Từ năm 1990 trở đi nơi đây thường được dùng để tổ chức các lễ hội quần chúng thu hút đông đảo người tham gia. Ngày nay hình ảnh cổng thành Brandenburg là biểu tượng của nước Đức thống nhất. (Chú thích của người dịch) Nguồn chuyển ngữ: DRA: Montagsdemos – (Tên đầu bài được đặt lại cho phù hợp với thực tế) (Ba Sàm)
  13. Một chế độ chính trị tốt đẹp phải là một chế độ mà ở đó, sự lương thiện đã thay chỗ hoàn toàn cho nghi kị và lòng yêu thương, sự tương kính giữa con người với nhau đã thay thế hành động thô lỗ. Ngược lại, một chế độ chính trị luôn có nguy cơ sát thương dân lành và sự đổ máu của người bất đồng chính kiến như một thông điệp dành cho người dân nếu họ dám mở miệng thì… e rằng, khó có thể tin rằng chế độ chính trị đó còn một chút lương tri! Nguyễn Viết Dũng và Đỗ Thanh Vân bị đánh. Và đương nhiên, ở chế độ chính trị loại này, sự vong ơn là bản chất của họ. Điều này cũng giống như bản chất của con tắc kè đổi màu, chẳng có gì là xa lạ. Vấn đề là tại sao với hiện tại, khi mà mọi thứ bổng lộc của chế độ người ta đã được hưởng đến mức thừa mứa, khi mà người dân đã đưa lưng ra để chịu mọi nỗi khổ nhục mà kiếm sống qua ngày mà nhà cầm quyền vẫn hoài nghi, vẫn sợ hãi cả những chuyện mà dù có tưởng tượng cách gì cũng không thể tin nỗi là nó xảy ra. Như chuyện đánh đập người đi tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh trong cuộc hải chiến Gạc Ma, Trường Sa vào ngày hôm nay chẳng hạn. Hai nhân vật bị đánh hôm nay là Dũng Phi Hổ và Đỗ Thanh Vân. Họ, cho dù là trộm cướp hay xì ke, ma túy chăng nữa, nhưng trong khoảnh khắc thiêng liêng của bản thân, họ đã đặt vòng hoa tưởng niệm những người đã ngã xuống vì tổ quốc. Hành vi đáng tôn vinh và trân trọng. Không thể nói gì khác. Đằng này, họ là những nhà hoạt động xã hội dân sự, họ không phạm pháp, họ không làm gì sai, họ chỉ tưởng niệm những liệt sĩ đã hi sinh cho tổ quốc và họ bị đánh!? Nhưng không, trước đó, dư luận viên gạo cội của đảng Cộng sản Việt Nam là ông Trần Nhật Quang, biệt danh là Quang Lùn đã tung một video clip chửi bới những người đấu tranh dân chủ và hoạt động xã hội dân sự bằng cụm từ “chúng mày là loài phản động”. Và tần suất sử dụng cụm từ “loài phản động” để chỉ các nhà hoạt động xuất hiện dày đặc trong video clip. Đặc biệt, ông Quang cũng tuyên bố “Tượng đài và bát nhang của vua Lý Thái Tổ là để thắp nhang và tưởng niệm vua Lý Thái Tổ. Không phải để thờ liệt sĩ nên không có chuyện tưởng niệm liệt sĩ ở đây…”. Ông Quang cũng tuyên bố “loài phản động hãy cút khòi Việt Nam”. Xâu chuỗi lại câu chuyện, dường như video clip trên không phải đơn giản chỉ là một đòn ngôn ngữ của dư luận viên đánh về phía các nhà hoạt động mà đó là một thông báo chính thức về mức độ đàn áp tăng đột ngột của nhà cầm quyền đối với giới hoạt động dân chủ. Và điều này càng trở nên chính xác hơn là sáng ngày 14 tháng 3, khi những người dân đến thắp nhang, đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hải quân đã hi sinh tại Gạc Ma năm 1988 thì an ninh đã tấn công họ, nhiều người bị đánh, trong đó hai người bị nặng nhất là Nguyễn Viết Dũng (tự Dũng Phi Hổ) và Đỗ Thanh Vân. Họ bị hành hung, bị đập vào đầu chảy máu. Và có một số người bị xua đuổi, phải chạy ra bờ sông Hồng, đứng dưới bãi đất cầu Long Biên để tưởng niệm. Chỉ với chừng đó thôi cũng đủ thấy mức độ thiểu năng của một chế độ, bởi không có một chế độ nào văn minh lại đi để một kẻ lòng chứa đầy thù hận, đầu óc rỗng tuếch, mụ mị với những phát biểu ngớ ngẩn như vậy lên đứng bắn tiếng thay cho lệnh cấm tưởng niệm và hợp thức hóa những thủ đoạn đàn áp ngày hôm sau bằng một cái tuyên bố trên facebook như vậy. Tượng vua Lý Thái Tổ và bát nhang để tưởng thờ vua Lý Thái tổ, đúng một phần. Bởi tượng đài khác với tượng thờ, không ai thờ giữa trời cả. Và cũng không có bàn thờ trong khu vực tượng đài cũng như khu vực quảng trường phía trước tượng đài. Nên nhớ, tượng vua Lý Thái Tổ, về mặt ý niệm, đây là khu vực linh thiêng của tổ quốc, nơi phụng thờ hồn thiêng sông núi và bất kì liệt sĩ nào ngã xuống vì tổ quốc cũng đều được tôn tưởng niệm trong khu vực quảng trường dưới chân tượng đài. Điều này giống như một sự hướng cội tôn nghiêm và có tính chất giao thoa tâm linh các thế hệ. Đương nhiên là phải hết sức tôn nghiêm. Vậy thế nào là tôn nghiêm? Thứ nhất, không được gây bụi bặm, ô uế, không được có những hành vi đồi trụy trong khu vực tượng đài. Nói về sự mất tôn nghiêm này, công an và nhà cầm quyền Việt Nam phải ngay tức khắc bắt những kẻ đã mang đá ra trước tượng đài để cưa, làm bụi mù tung tóe và bắt nốt một nhóm người đồi trụy đã dám mang dàn âm thanh, mở nhạc Tàu, nhảy nhót trước tượng đài. Những hành vi này vô cùng bất kính và mất dạy. Cần phải đưa họ vào trại cải huấn, dạy lại đạo đức cho họ một cách nghiêm túc. Xin mời quý vị xem Video : Bước tiến vượt bậc: Dân đã hết sợ thách CA bắt, chính quyền bất lực đành phải chửi nhau tay đôi Thứ hai, sự tôn nghiêm của khu vực tượng đài cũng đồng nghĩa với việc những ai đến dâng hương tưởng niệm đều đáng kính và sự dâng hương này diễn ra trong yên lặng, thành kính thì sự yên lặng, thành kính này cần được bảo vệ. Bất kì kẻ nào đến phá đám người tưởng niệm, thắp nhang đều có thể bị truy tố trước pháp luật nếu như pháp luật đủ tôn nghiêm và chân chính. Như vậy, tất cả những kẻ phá rối các buổi lễ tưởng niệm bấy lâu nay đều phải bị truy tố trước pháp luật. Câu chuyện người tưởng niệm 14 tháng 3 bị đàn áp chỉ cho thấy chính quyền Cộng sản Việt Nam đang ngày càng tuột dốc so với thế giới văn minh. Và đáng sợ nhất là họ đã dùng đến những thành phần ô hợp trong xã hội như một cánh tay nối dài của đảng. Điều này chỉ cho thấy họ chưa đi hết thất bại này đã chuyển sang thất bại khác trong việc cầm quyền của họ! Và nó cũng tố cáo rằng bản chất của chế độ là sát thương lương dân, không có gì khác! Viết Từ Sài Gòn (Blog RFA)
  14. Bộ máy tuyên giáo Việt Nam nói họ “bước đầu tận dụng được lợi thế của Internet” để “đấu tranh chống âm mưu 'diễn biến hòa bình'”. Thông tin này được báo cáo tại một hội nghị ở Hà Nội hôm 26/12. Tính đến hết năm 2015, tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt 52% dân số, tương đương với hơn 49 triệu người. Báo chí Việt Nam đưa tin hội nghị đã “tổng kết công tác tuyên giáo năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017”. Hệ thống tuyên giáo là công cụ của Đảng Cộng sản có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục đảng viên và người dân về các chính sách và hoạt động của đảng và chính quyền. Một báo cáo cho biết Ban chỉ đạo Trung ương 94 có một nhóm chuyên gia đã “tích cực viết hàng nghìn tin bài, xây dựng 12 báo cáo chuyên đề với nội dung định hướng chống âm mưu ‘diễn biến hòa bình’; phương thức đấu tranh có tính đa dạng, … bước đầu tận dụng được lợi thế của mạng Internet và mạng xã hội”. Ban chỉ đạo Trung ương 94 là tên ngắn gọn của Ban chỉ đạo chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Quân ủy Trung ương, thuộc quân đội Việt Nam. Diễn biến hòa bình là thuật ngữ chính quyền Việt Nam dùng để nói về âm mưu của những lực lượng “thù địch” tìm cách xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho Việt Nam “đi theo chủ nghĩa tư bản” và “lệ thuộc vào đế quốc”. Chính quyền Việt Nam cũng coi việc các nhà hoạt động vì dân chủ viết và đăng trên Internet các bài phản biện hay chỉ trích các chính sách, hoạt động của chính quyền là một phần của “diễn biến hòa bình”. Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang nói với VOA từ Hà Nội về lý do chính quyền phải lập lực lượng tuyên giáo trên mạng: “Không hẳn do họ thấy phía dân chủ mạnh thì họ sợ đâu. Mà nguyên tắc chung của ngành công an và tuyên giáo Việt Nam là không bao giờ để cho một tia lửa bùng lên thành ngọn lửa cả. Mọi hiện tượng ngoài kiểm soát là họ không thích, họ khó chịu, họ muốn kiểm soát. Họ vì kỷ luật quản lý. Không quản lý được thì họ không yên tâm”. Chị Trang, cũng là một blogger viết về chính trị nổi tiếng ở Việt Nam và từng là nhà báo, cho rằng không phải đến gần đây chính quyền mới chống “diễn biến hòa bình” trên mạng, mà họ đã làm từ cách đây trên 10 năm. Nhà hoạt động điểm lại là từ những năm 2005, 2006, giới tuyên giáo và “công an mạng” đã truy tìm các blogger về chính trị có nhiều ảnh hưởng như “Cô Gái Đồ Long” hay “Only You”. Năm 2009, khi trang web Bauxite Việt Nam ra đời, chỉ trích chính sách của nhà nước về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên và nhiều vấn đề khác, chị Trang cho hay theo nguồn thông tin riêng của chị, công an đã trả tiền cho nhiều người trong đó có các nhà báo để viết bài “đấu lại” Bauxite Việt Nam. Một động thái đáng chú ý nữa là hồi năm 2013, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội nói đã xây dựng lực lượng “dư luận viên” và “phóng viên bấm nút” để kịp thời “phản ứng” với các bài viết phản biện trên mạng. Hiện nay, chị Trang chỉ ra là có một nhóm với tên gọi là “tổ ngàn like” được cho là những người chuyên viết bài trên mạng xã hội ủng hộ chính quyền. Về cuộc đấu trên mạng giữa một bên là bộ máy tuyên giáo có tổ chức chặt chẽ, còn một bên là những tiếng nói của những người thúc đẩy cho dân chủ khá đông đảo, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang đưa ra nhận xét: “Những năm tháng gần đây họ ngày càng mạnh hơn, không trên blog mà cả trên mạng Facebook, và có lẽ cũng sẽ trên Twitter và nhiều điều khác. Họ đấu tranh chống các Facebooker trên từng cây số. Tôi thì không thấy bi quan lắm vì tôi nghĩ rằng là số lượng những người like những Facebooker ủng hộ chế độ đó nhiều cũng khoảng mấy nghìn, nhưng số lượng người like những Facebooker như Trang Lê hay Cô Gái Đồ Long hay luật sư Lê Công Định cũng nhiều không kém. Tôi nghĩ là ảnh hưởng của đôi bên có lẽ phe dân chủ vẫn hơn”. Xin mời quý độc giả xem Video : Tổng BT Trọng đang chờ xem xét vì có liên quan tới cha con Phùng Quang Thanh Theo các con số thống kê khác nhau được báo chí Việt Nam đưa tin, tính đến hết năm 2015, tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt 52% dân số, tương đương với hơn 49 triệu người. Việt Nam đứng thứ 22 trên thế giới về tỷ lệ dân số sử dụng mạng xã hội, với mức 31%, trong đó Facebook là mạng xã hội được sử dụng thông dụng nhất. Hồi năm 2015, Facebook nói có khoảng 35 triệu người dùng mạng xã hội này tại Việt Nam, đồng nghĩa với việc hơn 1/3 dân số có một tài khoản Facebook. An Tôn (VOA)
  15. Trả thù bọn nhà báo” Năm 2016 khép lại đầy cay đắng với báo giới nhà nước, dù có nguồn cơn “bất đồng chính kiến” hay không. Ðầu Tháng Mười Hai, vụ kỷ luật nhà báo Phùng Hiệu của báo Nhà Báo và Công Luận, không những thế còn đình chỉ công tác một tháng đối với tổng biên tập Nguyễn Ngọc Niên của tờ báo này, cho thấy ông Trương Minh Tuấn đang làm đúng những gì mà ông đã rất sắt son trong loạt bài của ông trên báo Nhân Dân vào Tháng Mười Một về “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa.” Khách quan mà xét, đoạn bình phẩm của nhà báo Phùng Hiệu về ông Fidel Castro và thực trạng kinh tế xã hội Cuba là quá “hiền” so với hàng loạt bình luận của giới truyền thông “lề trái” về nhà nước Việt Nam vi luật khi tổ chức quốc tang cho cựu lãnh tụ Cuba, hoặc nói thẳng ông Castro là độc tài và tàn bạo… Thế nhưng, cứ như một kiếp nạn đã được trời định, báo chí nhà nước đã đến lúc phải “lên thớt.” Chỉ ít lâu sau khi một phóng viên báo Tuổi Trẻ bị công an huyện Ðông Anh, Hà Nội, đấm mặt đá mông, lời trần thuật vô cùng thật lòng của một quan chức có tên là Nguyễn Minh Mẫn, quyền vụ trưởng Vụ 3, Thanh Tra Chính Phủ, “Tôi đuổi, tôi sẵn sàng phối kết hợp đuổi, đuổi đấy. Ðuổi nhà báo ngay, chúng tôi chả ngại gì. Ðấy! Bởi vì trong quá trình (thanh tra) báo chí nó nhiễu thì rất là nhục…” chính là một chứng quả cho thấy hiện trạng báo giới nhà nước đang tựa như “Tớ là con sâu…” như câu hạ mình sát đất của một nhân vật trong tiểu thuyết AQ chính truyện của nhà văn Lỗ Tấn (Trung Quốc). Sau ngành công an, cơ quan thanh tra được xem là có nhiều quyền sinh sát ở Việt Nam. Ngay sau lời đe dọa đẩy đuổi trên mà đã được một clip không rõ tác giả lan truyền trên mạng xã hội và tạo nên một cơn phản ứng rộng khắp đối với ông Mẫn, nhà báo Phùng Hiệu bị đuổi thật. Nổi bật như một vệ sĩ riêng của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, “tay kiếm” Trương Minh Tuấn vẫn mải mê cùng lạnh lùng “chém” những nhà báo nhà nước vượt ra ngoài khuôn khổ định sẵn của đảng. Ít ra, ông Trọng cũng biết sắp xếp vị trí tổ chức cho một vài người có lợi cho mình. Từ Tháng Bảy, khi được Bộ Chính Trị đặc cách cho kiêm nhiệm chức vụ phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, quyền lực của Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn đã trở nên “nhất thể hóa” và vượt hơn nhiều so với đa số trong dàn bộ trưởng còn lại của chính phủ. Cũng từ thời điểm đó, báo chí nhà nước như lên cơn co giật trong một cuộc “chỉnh đảng” kinh động chưa từng có từ nhiều năm qua. Những tín hiệu của chiến dịch “chỉnh đảng” trên hẳn phải được những quan chức thanh tra như ông Nguyễn Minh Mẫn nắm được và lập tức bắt nhịp. Nhiều quan chức hẳn còn đắc chí vì đã đến thời “trả thù bọn nhà báo.” Thời của thể chế “tam quyền nhất thể” đang muốn hồi tố những tay nhà báo dám xọc xịa vào vô số vết nhơ ngập ngụa dấu hiệu tham nhũng của các cơ quan này. “Việt Nam luôn có tự do báo chí” (?) Nếu kết nối lời lẽ và thái độ xúc phạm báo chí của ông Nguyễn Minh Mẫn với sự việc hàng loạt báo quốc doanh bị công an đánh đập trong thời gian gần đây ở Ðắc Lắc, Hà Nội,… hẳn nhiều người nhận ra thân phận của “quyền lực thứ tư” mang đậm dấu ấn con sâu cái kiến như thế nào, trong bối cảnh mà các cơ quan quản lý chủ chốt như Bộ Thông Tin và Truyền Thông, Hội Nhà Báo Việt Nam và tất nhiên một cơ quan mang tính định hướng là Ban Tuyên Giáo Trung Ương hầu như câm lặng trước các vụ nhà báo nhà nước bị công an hành hung. Sự nín lặng trên còn có thể được hiểu như một động tác che đỡ gián tiếp để lực lượng kiêu binh “còn đảng còn mình” thoải mái đe dọa và tấn công “quyền lực thứ tư.” Nhưng vẫn chưa phải hết. Các cơ quan nghiệp vụ của ngành công an, đặc biệt là khối an ninh tư tưởng văn hóa thừa biết rằng những cơ quan quản lý báo chí còn a dua với ngành công an để “siết” báo chí bằng đủ loại chỉ đạo bất thành văn. Hàng tuần và hàng tháng, Ban Tuyên Giáo Trung Ương cùng Bộ Thông Tin và Truyền Thông vẫn duy trì các cuộc họp “giao ban báo chí” để “nhắc nhở, lưu ý” các báo, mà về thực chất là yêu cầu các tờ báo không được đăng những vấn đề này hoặc vấn đề kia. Sau đó là các cuộc họp giao ban quản lý báo chí ở một số tỉnh thành quan trọng như Hà Nội, Sài Gòn… với vai trò của áp đặt của Ban Tuyên Giáo tỉnh/Thành Ủy và Sở Thông Tin và Truyền Thông. Ðã từ rất lâu, những cuộc họp trên đã bất chấp cái gọi là “tự do báo chí” hiển hiện trong Hiến Pháp năm 1992 và 2013. Cách đây mấy năm trở về trước, những cuộc họp giao ban trên được kết thúc bằng một bản thông báo khá dài của Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Nhưng sau cú “scandal” rò rỉ trên mạng xã hội phát ngôn của ông Nguyễn Thế Kỷ, phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, cho rằng vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam vào năm 2011 chỉ là “vô ý,” hình thức thông báo bằng văn bản đã được Ban Tuyên Giáo Trung Ương giảm thiểu. Thay vào đó là hình thức nhắn tin chỉ đạo cho các tổng biên tập báo. Nhưng rồi cũng có một số tin chỉ đạo qua nhắn tin điện thoại bị lộ trên mạng xã hội, chẳng hạn gần đây nhất là vụ Ban Tuyên Giáo Trung Ương nhắn tin không cho các báo đưa tin về dự án Thép Cà Ná của tập đoàn Tôn Hoa Sen, gần đây cơ quan định hướng này đã chuyển sang hình thức thủ công nhất: Cho chuyên viên gọi điện thoại trực tiếp cho từng tổng biên tập để “truyền đạt chỉ đạo của lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung Ương.” Việc mô tả những hình thức chỉ đạo trên đã cho thấy não trạng áp đặt báo chí là không hề thay đổi trong giới lãnh đạo Việt Nam. Thái độ cùng lời lẽ xúc phạm báo chí của quan chức thanh tra Nguyễn Minh Mẫn là hoàn toàn logic với não trạng ấy. Tự khâu miệng và bỏ nghề Sau cựu trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Ðinh Thế Huynh có vẻ nhu hòa và một đương kim trưởng ban Võ Văn Thưởng chưa bao giờ nói nặng báo chí, ông Trương Minh Tuấn đang trở nên nổi bật về vai trò sắt đá hơn hẳn các đời lãnh đạo tuyên giáo trung ương trước đây. Cũng có thể không quá để cho rằng nếu không có ông Tuấn, nghị quyết “chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, dù có hò hét đến đâu, cũng khó mà làm cho báo giới bất trị phải lo sợ. Khác nhiều những năm trước, tình thế đang tự chuyển hóa khác hẳn. Không khí trong báo giới nhà nước được một số nhà báo mô tả là nơm nớp lo âu, không biết khi nào đến lượt mình bị “trảm.” Một nhà báo than thở: “Tai quái là trước đây còn có thông báo tuần của Ban Tuyên Giáo Trung Ương ghi rõ không cho đăng chuyện này chuyện nọ, còn lúc này họ khôn hơn, không ra thông báo bằng văn bản nữa mà chỉ hãn hữu mới nhắn tin, còn lại gọi điện trực tiếp cho các tổng biên tập. Có những việc báo chí không biết có được đăng hay không và nếu đăng thì phải đăng như thế nào, nhưng đến khi đăng thì đám tuyên giáo lập tức kiếm chuyện.” Tương lai của báo chí nhà nước cũng bởi thế đang trở nên mù mịt, ít ra trong ngắn hạn. Cũng có người tự an ủi: “Thôi cứ để cho Trương Minh Tuấn làm mạnh một thời gian, rồi khi ông ấy vào được Bộ Chính Trị thì chắc sẽ mềm hơn.” Nhưng nói vậy cũng như không, chẳng nhà báo nào có thể đoan chắc là sau khi trở thành trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, một người ngùn ngụt tham vọng chính trị như ông Tuấn có chịu nới tay kiếm hay không. Khi ông cùng một lúc đã kỷ luật đến 50 tờ báo nhà nước liên quan đến vụ “truyền thông bẩn” đăng tin về nước mắm truyền thống có chứa chất arsen và làm người sản xuất Việt Nam khốn đốn, ông được dư luận đồng tình và cổ vũ. Nhưng không dừng ở đó, ông Tuấn còn muốn làm hơn thế: Vụ “chém” nhà báo Phùng Hiệu là một cách để ra oai và ra tay trấn dẹp những tư tưởng chính trị trái với ý đảng. Xin mời quý độc giả xem Video : Bộ trưởng CA Tô Lâm cam kết với Vũ Huy Hoàng sẽ không bao giờ để Trịnh Xuân Thanh bị bắt? Giờ thì đừng có mà mơ màng đến “bất đồng quan điểm.” Thậm chí ngay cả thể hiện một chút chính kiến với một chút khí chất phản biện, không phải trên mặt báo nhà nước mà chỉ trên facebook, các nhà báo nhà nước cũng bị dập thẳng tay. Ngày cuối năm gặp nhau, vài nhà báo quốc doanh có chút tên tuổi phản biện chép miệng: Ngán đến tận cổ rồi! Nguyên năm 2015 đã chẳng há miệng được. 2016 mới ngáp ngáp đã bị chẹn họng. Còn nhìn tới năm 2017, tất cả cứ như úp sọt. Cứ cái đà này thì có lẽ đến phải tự khâu miệng rồi bỏ nghề. Phạm Chí Dũng (Người Việt)
  16. Báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam mới đây đăng một bài viết chỉ trích dân biểu quốc hội Hoa Kỳ Alan Lowenthal, đại diện bang California. Bài báo có nhan đề “Không vì lá phiếu của cử tri mà vu khống, xuyên tạc.” Dân biểu Alan Lowenthal thăm Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. (Ảnh tư liệu) Tác giả bài báo cho rằng dân biểu Lowenthal và các nhà lập pháp Mỹ khác như bà Loretta Sanchez và ông Frank Wolf đã “tạo điều kiện để một số người vu khống, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam.” Trước đó, các dân biểu Mỹ trong Ủy ban nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Mỹ nhân dịp Ngày Quốc tế nhân quyền, đã tổ chức một hội thảo với chủ đề “Nhân quyền: ghi nhận hiện tại và hướng tới tương lai” để thảo luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, trong cuộc hội thảo này có nhiều ý kiến chỉ trích luật Tôn giáo, Tín ngưỡng vừa được quốc hội Việt Nam thông qua. Tác giả miêu tả dân biểu Alan Lowenthal là người không có thiện chí với Việt Nam, và chỉ trích dân biểu Lowenthal đã đón tiếp thân mật blogger Điếu Cày - Nguyễn văn Hải, khi blogger bất đồng chính kiến này tới Mỹ. Bài báo nói điều “khôi hài” nhất là tháng 12-2015, dân biểu Lowenthal và bốn nghị sĩ Mỹ khác đã gửi thư cho Ngoại trưởng John Kerry kêu gọi xem xét khả năng tái định cư các cựu quân nhân - thương phế binh Việt Nam Cộng hòa còn sót lại tại Việt Nam. Theo báo Nhân Dân, dân biểu Alan Lowenthal luôn “ve vãn” người Mỹ gốc Việt, vì ông muốn thành phần cử tri này bỏ phiếu cho ông và những người như ông. Linh mục Lê Ngọc Thanh thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, người lâu nay vẫn gắn bó với các hoạt động tri ân các cựu quân nhân – thương phế binh Việt Nam Cộng hòa, nhận định với VOA-Việt ngữ về những chỉ trích đối với dự luật tái định cư do dân biểu Alan Lowenthal và các đồng viện tiến cử như sau: Xin mời quý độc giả xem Video : Hiện tượng Vlog “Dưa leo” sử dụng quyền tự do biểu đạt, một thách thức lớn với Ban Tuyên giáo TW “Thật ra cái chỉ trích của Hà Nội là một hành động mang tính tự động. Cứ khi nào một việc nào đó của nước ngoài làm mà khiến cho thể chế chính trị của họ bị lên án thì tức khắc họ sẽ lên tiếng phản ánh, bằng mọi cách để họ vu khống. Thật ra vấn đề chính yếu tại Việt Nam đối với anh em thương phế binh như chúng tôi đã trình bày là họ không thi hành đúng chính sách hậu chiến cho những người thương phế binh này. Đáng ra họ phải được hưởng các chính sách hậu chiến tối thiểu. Họ không làm thì người ta làm, tại sao họ lại lên án.” Việt Nam bênh vực thành tích nhân quyền của mình, nhất là trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, và đưa hàng triệu người dân vào “tầng lớp trung lưu.” (VOA)
  17. Thời gian gần đây dường như điều luật 258 Bộ Luật Hình sự được ‘vận dụng’ để ngăn cản những tin tức về chính trị, hoặc những vấn đề nhạy cảm thường được dư luận quan tâm. Người dân phản ứng bằng việc tổ chức những cuộc biểu tình, viết những ‘status’ trên trang cá nhân facebook, phát biểu trên video clip youtube…, thì phải đối mặt với điều luật 258. Câu hỏi đặt ra: Lợi ích dân tộc, lợi ích công chúng hay lợi ích chính quyền, mới là lợi ích chịu sự điều chỉnh của điều luật 258? Sở dĩ đặt câu hỏi như vậy, vì điều 2 Hiến pháp ghi rằng Nhà nước là “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Những chế độ hướng tới kìm chế sự đối lập về dân sự và chính trị đã tìm ra một công cụ mới trong việc kiểm soát thông tin của họ: truyền thông nhà nước. Điều này xảy ra bất chấp sự thật rằng truyền thông nhà nước, cũng như nhiều phương tiện thông tin khác có thể phục vụ lợi ích của mọi công dân và cung cấp thông tin miễn phí về thương mại, nhà nước hay ảnh hưởng chính trị. “Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. (Bộ Luật Hình sự 1999) Lợi ích dân tộc Khái niệm lợi ích dân tộc có nội hàm rộng, bao hàm trong đó tất cả những gì tạo thành điều kiện cần thiết cho sự trường tồn của cộng đồng với tư cách quốc gia dân tộc có chủ quyền, thống nhất, độc lập, lãnh thổ toàn vẹn; cho sự phát triển đi lên về mọi mặt của quốc gia dân tộc theo hướng làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng phong phú, tốt đẹp hơn; cho sự nâng cao không ngừng sức mạnh tổng hợp quốc gia, năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế, vị trí, vai trò, uy tín quốc tế của quốc gia dân tộc. Các dân tộc trên thế giới đều coi lợi ích căn bản nhất của dân tộc là Tổ quốc độc lập, thống nhất, giàu mạnh, lãnh thổ toàn vẹn (bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa), nhân dân làm chủ đối với Tổ quốc mình. Trong lợi ích dân tộc có những nhân tố thuộc về tự nhiên được cộng đồng sở hữu: đất đai, sông hồ, biển đảo, khí hậu, tài nguyên, vị trí địa lý,… và có những điều kiện xã hội: truyền thống tốt đẹp, độc lập, thống nhất, dân tộc đoàn kết, các quan hệ xã hội ở trong nước và những quan hệ quốc tế tích cực… Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó, xét đến cùng, đều do cộng đồng dân tộc tạo lập, giữ gìn bằng mồ hôi, nước mắt và máu xương của nhiều thế hệ. Lợi ích dân tộc không phải những mong muốn, áp đặt chủ quan mà là những yếu tố, quan hệ khách quan hình thành trong lịch sử cần được nhận thức và xử lý đún Như vậy, vì sao những người viết báo ở Việt Nam trên nền internet truyền thông mạng xã hội lại luôn đứng trước một đe dọa của cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”? Ở nhiều quyết sách mà Nhà nước đưa ra, vấp nhiều phản đối của người dân, thì những phản biện ấy dễ dàng bị quy chụp là phản động. Đơn cử, các trận lũ dọc dài miền Trung từ ngày 14/10 đến nay đã làm 235 người chết, thiệt hại lên đến 37.650 tỉ đồng (tương đương 1,7 tỉ USD) theo thông tin từ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai. Không thể lúc nào mưa lũ cũng nói đến do thiên tai mà nhân tai từ thủy điện và một số tác động khác của con người qua nhóm lợi ích đứng ngoài phủi tay. Các dự án thủy điện ở miền Trung luôn đưa ra những hứa hẹn cho quan chức địa phương duyệt là giảm lũ, điều tiết lũ, cắt lũ hạ du. Họ cũng hứa trồng rừng trả lại rừng khi đi vào vận hành. Nhưng cho đến nay, chưa có báo cáo nào về chủ thủy điện đầu tư trồng lại rừng sau khi lấy rừng làm thủy điện. Rõ ràng ở đây lợi ích của người dân, của công chúng miền Trung đã bị xâm phạm. Khi bị truy vấn, các chủ thủy điện đều nói về quy trình họ vận hành đúng, nhưng khi cho kiểm tra lại sai nhiều vấn đề mà thủy điện Hố Hô là một ví dụ. Lũ về, nước xả lênh láng, sau đó lãnh đạo Hố Hô bao biện xả đúng quy trình, đến khi đoàn kiểm tra vào cuộc, hàng loạt lỗi bị phạt hàng trăm triệu đồng. Các thủy điện xả lũ cuối năm này, chưa thấy đoàn nào vào thanh tra để người dân được biết cái quy trình ấy là gì mà gây thiệt hại thảm khốc. Thế nhưng nếu người dân phản ứng bằng việc tổ chức những cuộc biểu tình, viết những ‘status’ trên trang cá nhân facebook, phát biểu trên video clip youtube…, thì phải đối mặt với điều luật 258 như đã nói ở trên. Lợi ích Nhà nước Xót của giùm cho Nhà nước, cũng không dễ khi muốn thể hiện qua những hình thức truyền thông trên mạng xã hội. Đơn cử như trường hợp Trịnh Xuân Thanh, cựu Tổng giám đốc PVC và Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang thôi đã rõ. Từ cả một quá trình dài quản lý gây thua lỗ hàng ngàn tỉ mà vẫn được tuyên dương khen thưởng của ông ta, cho đến việc được điều động về làm phó chủ tịch một tỉnh rồi sau đó âm thầm “chui lọt lỗ kim” trốn ra nước ngoài trước khi bị khởi tố, những cá nhân liên quan liên đới không ai bị buộc tội tòng phạm mà tất cả đều biện minh là thực hiện “đúng quy trình”! Ai mà chẳng biết được rằng chỉ đơn độc một mình Trịnh Xuân Thanh thì ông ta không thể “một tay che cả bầu trời” nếu không có sự giúp sức, hỗ trợ hay làm ngơ của những cá nhân liên đới… Có đến hàng chục, hàng trăm vụ việc, lớn có, nhỏ có, “đại án” có, liên quan đến những chuyện làm “đúng quy trình”. Mới đây nhất là vụ thăng chức “siêu tốc” cho một “thần đồng” vào vị trí Phó vụ trưởng tại Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ. Vâng, đúng thì đúng quy trình thật đấy, nhưng lại có thể và đã có gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy như đã kể… Tuy nhiên đến khi người dân lên tiếng kiểu cho rằng chuyện Internet ‘truy nã đỏ’ là trò đùa lố, thì dễ dàng nhận được “giấy triệu tập” của nhà chức trách. Trước đó, dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, khi luật sư Cù Huy Hà Vũ nộp đơn khởi kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi cho rằng ông Dũng đã vi phạm pháp luật khi ra quyết định về dự án trong đó có luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ di sản văn hóa, thì lập tức xảy ra vụ án ‘bao cao su’ đẩy ông luật sư này vào chốn tù tội. Tạm kết Tránh bị quy chụp vào điều luật 258, xin tạm kết bài viết này bằng một lý thuyết thuần túy trường luật: Không phải tất cả những gì mà các chính phủ tuyên bố là “lợi ích quốc gia” đều là lợi ích dân tộc chính đáng. Xin mời quý độc giả xem Video : Tổng BT Nguyễn Phú Trọng khẳng định có bằng chứng Trần Đại Quang liên kết với phương Tây chống Đảng Vấn đề ở chỗ, luật pháp của một quốc gia có thể chỉ là quan điểm đơn phương của quốc gia đó, nên nó không thể là căn cứ duy nhất để giải quyết mâu thuẫn về quyền lợi dân tộc. Luật pháp quốc tế một mặt phản ánh ý nguyện của các dân tộc, phản ánh kết quả đấu tranh của các dân tộc yêu độc lập, tự do, hòa bình, công lý. Nhưng mặt khác, luật pháp quốc tế phản ánh tương quan lực lượng trên trường quốc tế mà tương quan này không phải bao giờ cũng có lợi cho các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập, dân chủ, công bằng, bình đẳng. Lẽ đó nên lợi ích căn bản của dân tộc Việt Nam, hay nói rộng hơn là lợi ích quốc gia Việt Nam, phải là thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân ấm no, tự do, hạnh phúc. Thể chế chính trị nào làm được điều đó, tất yếu sẽ được người dân ủng hộ. Trúc Giang (CTM)
  18. Ls Lê Công Định Hôm rồi gặp các nhà ngoại giao Âu Châu trò chuyện mới hiểu họ quan tâm thế nào đến từng sự kiện dù nhỏ nhất của phong trào tranh đấu cho tự do và dân chủ tại Việt Nam. Họ đặc biệt chú trọng các vụ bắt giam và câu lưu những nhân vật trong phong trào gần đây. Họ cũng hỏi tôi rất cẩn thận về sự kiện Vũng Tàu ngày 8/10/2016, trong đó hơn 30 người thuộc các tổ chức xã hội dân sự bị trấn áp và câu lưu phi lý. Theo họ nhận xét đó là lối hành xử xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do công dân một cách đáng ngạc nhiên của nhà cầm quyền Việt Nam, mà giới ngoại giao phương Tây không thể bỏ qua. Họ hỏi thêm rằng các luật sư Việt Nam có ủng hộ tư tưởng tự do và pháp trị của tôi hay không. Tôi trả lời rằng các đồng nghiệp của tôi hiểu rõ và tán thành tư tưởng đó, bởi con nhà luật không ai không có thiên hướng tự do và cổ suý pháp trị. Nhưng tôi cũng đau đớn nói thật rằng các đồng nghiệp của tôi đang bận kiếm cơm, nên tuy tán thành tư tưởng của tôi, vẫn không thể công khai ủng hộ tôi, vì họ sợ nhà cầm quyền sách nhiễu văn phòng luật của mình và tịch thu giấy phép hành nghề như tôi. Các nhà ngoại giao Âu Châu lắc đầu hỏi lại, rằng Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam và Đoàn Luật Sư Sài Gòn có lên tiếng bảo vệ đồng nghiệp mình khi tôi bị bắt không, rồi nhắc tôi nhớ rằng ngay sau khi tôi bị bắt giam năm 2009 nhiều đoàn luật sư và tổ chức luật sư quốc tế nhiều năm sau đó đã lên tiếng ủng hộ tôi và viết thư yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tôi. Tôi cười buồn trả lời rằng đấy là điều trớ trêu nhất trong đời luật sư của tôi, bởi những người bảo vệ tôi lại là đồng nghiệp nước ngoài, chứ không phải đồng nghiệp trong nước. Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam và Đoàn Luật Sư Sài Gòn còn tước giấy phép hành nghề luật sư của tôi theo sự chỉ đạo của công an. Rồi tôi nói đùa với họ rằng các đồng nghiệp còn mừng khi thấy tôi bị tước quyền hành nghề luật vì bớt đi một đối thủ cạnh tranh kiếm cơm. Các nhà ngoại giao tròn mắt hỏi lại có thật như thế không, tôi bảo chỉ nói đùa cho vui thôi, chắc không đến nỗi vậy, nhưng sự thật là họ sợ chết khiếp làm sao còn phản ứng buồn hay vui nữa! Lê Công Định (FB Lê Công Định)
  19. Sau một thời gian dài “lượng sượng”, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật nhân quyền – Luật Magnitsky – nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu. Dự luật này do hai Thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin giới thiệu tại Thượng viện, được thông qua chưa tới một tuần sau, khi dự luật tương tự do dân biểu Chris Smith và Jim McGovern ra mắt tại Hạ viện được chuẩn thuận với tỷ lệ áp đảo đến 2/3. Thượng Nghị Sĩ John McCain Hiện nay, dự luật trừng trị các cá nhân vi phạm nhân quyền trên thế giới đang chờ được Tổng thống Obama ký ban hành, dự kiến trước cuối năm nay. Vậy quan hệ Việt-Mỹ có thể bị tác động thế nào khi luật này ra đời? Theo phân tích của giới chuyên gia về nhân quyền, quan hệ Việt-Mỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Ngay cả khi hành pháp Mỹ muốn che chắn bớt cho chính phủ Việt Nam vì những lợi ích khác ngoài nhân quyền thì cũng sẽ khó hơn. Khi Quốc hội Mỹ có hồ sơ rõ ràng rằng những giới chức này đã vi phạm nhân quyền trầm trọng theo đúng định nghĩa của luật thì rất khó để bên hành pháp có thể lờ đi. Theo luật này, những quan chức vi phạm nhân quyền sẽ bị chế tài theo hai cách. Thứ nhất, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ kể cả đi công vụ. Nếu muốn được bãi miễn lệnh cấm này thì Tổng thống phải có sự bãi miễn đặc biệt, và phải giải thích với Quốc hội. Thứ hai, chính phủ Mỹ đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân vi phạm nhân quyền, cho dù họ che giấu bằng bất kỳ hình thức nào hay gửi gắm ai đứng tên. Trong rất nhiều các nước độc tài, kẻ vi phạm nhân quyền cũng chính là những tay tham nhũng lớn, dấu của cải ở các nước phương Tây. Quan trọng hơn, luật áp dụng với tất cả các loại nhân quyền được quốc tế công nhận. Theo luật này, những người cưỡng đoạt tài sản của nhân dân cũng bị xem là những kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng. Tình trạng dân oan bị mất đất ở Việt Nam lại rất phổ biến. Những giới chức tham nhũng mà đi trừng trị những người tố cáo tham nhũng cũng bị xem là vi phạm nhân quyền trầm trọng. Với giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, đây chính là tin vui nhất trong năm 2016 và có lẽ trong vài ba năm gần đây. Thậm chí còn vui hơn cả việc Tổng thống Obama đến Việt Nam, nhưng có đến 6/15 khách mời của Tổng thống đã bị công an Việt Nam thẳng tay chặn không cho đến dự gặp Obama. Đã đến thời mà những tố cáo về việc quan chức vi phạm nhân quyền sẽ không bị rơi vào quên lãng. Với các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, họ có thể dùng những thông tin về các tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự và người dân bị chính quyền đàn áp để đề nghị chế tài những giới chức can dự hay chỉ thị đàn áp người dân. Đây chính là biện pháp để bảo vệ trực tiếp cho người dân bằng sự răn đe rằng người vi phạm sẽ bị chế tài. Những thông tin này sẽ được chuyển cho các tổ chức nhân quyền quốc tế, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Xin mời quý độc giả xem Video : Tổng Bí thư: Nếu Quân đội “tự diễn biến” thì tất Đảng và chế độ sẽ tiêu vong Theo luật mới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm xây dựng một bản danh sách bao gồm tên các quan chức vi phạm nhân quyền, trong đó có Việt Nam. Nếu bị đưa vào danh sách này, hàng loạt quan chức Việt Nam sẽ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tài sản cố định, tài khoản ngân hàng ở nước ngoài của họ, kể cả của thân nhân của họ, sẽ bị phong tỏa vô điều kiện. Lê Dung (SBTN)
  20. Ngày 16-12-2016, Tòa án nhân dân của Cộng sản tỉnh Thái Bình đã mở phiên sơ thẩm xét xử hai ông Trần Anh Kim (bị bắt ngày 21-09-2015) và Lê Thanh Tùng (bị bắt ngày 24-12-2015) theo điều 79 Bộ luật Hình sự “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Diễn ra cách chóng vánh (chỉ từ 8g sáng đến 13g30 trưa), phiên tòa đã tuyên hai bản án nặng nề: 13 năm tù giam, 5 năm quản chế cho cựu trung tá Trần Anh Kim và 12 năm tù giam, 4 năm quản chế cho cựu quân nhân Lê Thanh Tùng. Lý do là cả hai ông từng nảy sinh ý tưởng thành lập một tổ chức có tên “Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ”, với thành phần nòng cốt là sỹ quan và hạ sĩ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam lẫn quân đội Việt Nam Cộng hòa, với mục đích đấu tranh ôn hòa nhằm giải thể chế độ độc tài cộng sản hiện tại để thành lập một nhà nước dân chủ. Ông Trần Anh Kim là Chủ tịch và ông Lê Thanh Tùng là phát ngôn nhân của của tổ chức ấy. Hai ông dự kiến lễ ra mắt “Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ” trên mạng Internet vào lúc 21g ngày 21-09-2015, nhưng chưa đến thời điểm công bố thì bị lực lượng an ninh tỉnh Thái Bình ập đến bắt giữ và sau đó khởi tố hai ông. Đây là lần thứ nhì mà cả hai thành viên Khối Tự do Dân chủ 8406 và Hội Cựu Tù nhân Lương tâm này phải nếm lao tù cộng sản vì lòng yêu nước. Cựu trung tá Trần Anh Kim từng bị bắt ngày 7-7-2009 và bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam, 3 năm quản chế theo điều 79 BLHS “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Cùng vụ án với ông Kim thời điểm đó còn có những nhân sĩ ái quốc nổi tiếng khác là các ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung. Ông Lê Thanh Tùng thì bị bắt tháng 12-2011 và bị kết án 4 năm tù giam, 4 năm quản chế theo điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Trước vụ việc gây công phẫn dư luận nói trên, chúng tôi ký tên dưới đây tuyên bố: - Phản đối việc bắt giữ hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng, vì việc hai ông muốn thành lập một lực lượng đấu tranh ôn hòa nhằm giải thể chế độ độc tài đầy sai lầm, tội ác và thất bại tại Việt Nam lúc này là hành vi chính đáng, biểu lộ lòng yêu nước thương dân, hoàn toàn thuộc về quyền công dân và quyền con người đã được khẳng định bởi các Tuyên ngôn và Công ước nhân quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã tham gia. - Phản đối việc giam nhốt hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng trong cả năm trời mà không cho thân nhân được gặp mặt bao giờ và chỉ cho luật sư được gặp mặt rất ít ỏi, nhằm gây hoảng loạn tâm can và đánh gục ý chí của tù nhân, cũng như tạo khó khăn cho việc bào chữa, y như trong bao vụ án chính trị khác tại Việt Nam. Điều này không những vi phạm công pháp quốc tế mà còn cả luật pháp quốc gia. - Phản đối lý cớ “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự Cộng sản mà phiên tòa đã dựa vào để tuyên án cả hai ông một cách bất công và nặng nề, vì hai ông chỉ mới có ý tưởng, chưa có hành động cụ thể nào được cho là “lật đổ chính quyền” theo cách nói của Cộng sản. Luật pháp công minh không thể kết tội ý tưởng của một con người! - Biểu dương hai thành viên Khối 8406 và Hội Cựu TNLT Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng vì đã kiên trì và dũng cảm trong việc đấu tranh giành lại nhân quyền và dân chủ cho Đất nước, đã hiên ngang khẳng định chính nghĩa và cương quyết không nhận tội trước tòa án giả trá bất công, đã tiếp tục chấp nhận gian khổ và ngục tù để đem lại hạnh phúc và tự do cho toàn thể Đồng bào. Cả hai lần tù với tổng án là 34 năm 6 tháng tù giam, 15 năm quản chế quả là một cái giá rất đắt cho khát vọng chính đáng của Dân tộc, nhưng hai ông đã hãnh diện về điều đó. Lòng yêu nước, khí phách, bản lĩnh như thế rất đáng để phong trào đấu tranh nể phục và tự hào. Việc bắt giữ và xử án hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng hôm nay –bên cạnh việc bắt giữ và chuẩn bị đưa ra tòa Luật sư Nguyễn Văn Đài, các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Hoàng Văn Giang, các blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Thị Thu Hà… chẳng những không góp phần giải quyết những vấn nạn và khủng hoảng ngày càng trầm trọng của đất nước và chế độ trên phương diện chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa, giáo dục, xã hội, môi sinh, ngoại giao, quốc phòng… trái lại chỉ cho thấy đảng và nhà cầm quyền Cộng sản vẫn tiếp tục mù quáng dùng dối trá lừa gạt công luận cách trơ trẽn và dùng bạo lực trấn áp nhân dân cách man rợ để kéo dài sự tồn tại của chế độ được ngày nào hay ngày ấy. Việc bịt miệng và trói tay những công dân nặng lòng ái quốc và đầy thiện chí xây dựng như thế chứng tỏ nhà cầm quyền Cộng sản một đàng luôn coi nhân dân như kẻ thù cần phải khuất phục, khuất phục cách đê hèn, đàng khác run sợ trước xu hướng dân chủ ngày một gia tăng không gì cưỡng nổi tại Việt Nam. Làm tại Việt Nam ngày ... Tháng 12 năm 2016 - Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế và Lm Phan Văn Lợi - Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Lm Nguyễn Văn Lý, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Kỹ sư Đỗ Nam Hải. Các tổ chức và cá nhân đồng ký tên: - Khối Tự do Dân chủ 8406 tại Úc châu. Đại diện: Tiến sĩ Lê Kim Song
  21. Trong một cuộc trao đổi riêng, tôi nhận được một câu hỏi rất thú vị, đại ý là « Nếu sau này có dân chủ, theo bạn đảng CS có được tham gia vào chính quyền hay không ? Có nên coi đảng CS như một liều thuốc độc mà khi chúng ta đã biết điều đó rồi thì không thể nào cho vào mâm cơm của chúng ta không ? ». Đây là một câu hỏi rộng và tôi xin nêu ra đây để chúng ta cùng trao đổi. Hy vọng sẽ nhận được những phản biện mang tính chất xây dựng trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt và tôn trọng lẫn nhau. Cá nhân tôi luôn đề cao tự do, bình đẳng, công lý, chính nghĩa cùng những giá trị đạo đức văn minh mà nền dân chủ mang lại trong đó có việc tôn trọng sự khác biệt và xóa bỏ hận thù để cùng hướng tới một tương lai tươi đẹp cho đất nước. Bản thân tôi chống cường quyền, tôi không chống chính quyền (Trần Hùynh Duy Thức). Nếu chủ nghĩa cộng sản mà lý tưởng như họ đã tưởng tượng ra để đem lại cho dân tộc chúng ta một nền độc lập thực sự, một sự tự do đúng nghĩa, một cuộc sống no ấm, hạnh phúc, một sự phát triển thịnh vượng và trường tồn thì không có lý do gì mà chúng ta lại muốn phế truất một chế độ như vậy cả. Rất tiếc, chủ nghĩa cộng sản đã không những không tạo ra sự lý tưởng đó, mà còn làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng tụt hậu, lầm than và suy thoái bên cạnh những đau thương mất mát mà dân tộc chúng ta đã phải hứng chịu do bị chia cắt và bị chia rẽ. Cho đến bây giờ, bên cạnh nhiều ấn phẩm khoa học đã chỉ dẫn và chứng minh thì ai cũng biết chắc chắn rằng CNXH mà đảng CSVN theo đuổi chỉ là không tưởng và may ra chỉ tồn tại trên « thiên đường » sau cái chết mà thôi ! Dù đã muộn so với tiến trình chung của thế giới, một sự thay đổi về thể chế chính trị tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ bắt buộc phải xảy ra để đưa đất nước quay về đúng với quỹ đạo phát triển khách quan của nhân loại. Cuộc sống và xã hội của con người luôn luôn vận động, nhất là khi chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của thông tin và kỹ thuật số vượt bậc, giúp hình thành những nhận thức mới, kiến thức mới và nhu cầu mới. Nếu cơ thể của chúng ta trưởng thành mà cứ bị trói buộc lại trong chiếc áo của một trẻ lên ba thì dù chất liệu có được khéo chọn đến mấy cũng sẽ bị xé rách hoặc tự xé rách ra thôi. Thay đổi thể chế chính trị hiện tại không còn là một yêu cầu được coi là « phản động » nữa, mà đó là sự đòi hỏi bắt buộc của tòan nhân loại, là quy luật phải có của sự phát triển đúng đắn. Ngay cả khi nếu như chế độ mà chúng ta đang sống là một thể chế dân chủ đi nữa nhưng nếu nó không đáp ứng được nhu cầu phát triển của con người trong xã hội và thời đại đó thì chúng ta cũng vẫn cần phải thay thế nó bằng một thể chế phù hợp hơn và hiện đại hơn. Như tôi đã từng nói, trong cuộc sống không có gì là hỏan hảo, và thể chế chính trị cũng vậy. Chúng ta chỉ được phép lựa chọn một thể chế chính trị « tốt hơn » hoặc « ít xấu » hơn một thể chế chính trị khác mà thôi. Dân Chủ thực ra cũng không phải là một mô hình hòan tòan lý tưởng. Xã hội loài người không bao giờ hoàn hảo để xếp đặt cuộc sống chung lý tưởng. Dân Chủ với tam quyền phân lập theo tinh thần thượng tôn pháp luật bao gồm những quy luật rõ ràng của cuộc chơi trên bàn cờ chính trị để cho mỗi người đều có thể được tham gia một cách bình đẳng. Trong bất cứ một xã hội nào cũng có ý kiến khác nhau, nhiều nhóm có các quyền lợi riêng, bây giờ hay gọi là “nhóm lợi ích,” và khó tránh được cảnh quyền lợi của nhóm này xung khắc với nhóm khác. Trong trường hợp đó, nhà nước dân chủ đóng vai trò « trọng tài » để điều phối và cân bằng quyền lợi xung khắc giữa các nhóm trên tinh thần tôn trọng lựa chọn của đa số nhưng không bỏ qua các nhóm thiểu số. Các đảng phái được bầu lên và đại diện cho quyền lợi của các nhóm công dân khác nhau khi tranh luận về phương thức giải quyết các xung đột. Quốc hội Lập pháp và giám sát chặt chẽ Hành pháp trong một nền Tư pháp hòan tòan độc lập và minh bạch để đảm bảo không một nhóm công dân nào được phép lấn áp các nhóm công dân khác. Chính vì vậy, trước khi là cộng sản, dân chủ, hay cộng hòa… chúng ta là đồng bào, là công dân, có trách nhiệm phải sống và hành xử theo pháp luật. Tôi hiểu rằng, sau những thời kỳ đen tối và đau đớn khi phải sống chung với cộng sản, chúng ta sẽ như con chim đậu phải cành cong và sẵn sàng coi cộng sản là một liều thuốc độc cần phải loại bỏ trước khi thiết lập một nền móng dân chủ cho đất nước. Nhưng tôi nói rằng, cộng sản chỉ là ý thức hệ, cái quan trọng là khâu tổ chức và kiểm soát quyền lực. Có ai dám đảm bảo rằng nếu ngăn cấm ý thức hệ cộng sản trên vũ đài chính trị thì chúng ta có thể xóa bỏ hòan tòan những con người cộng sản trên thực tế ? Có ai dám khẳng định được rằng nếu CSVN sụp đổ thì sẽ không có đảng phái khác lên thay mà không đi đêm với Trung Quốc ? Tất cả thật ra đều bị chi phối bởi yếu tố đặc quyền và lợi ích mà ra ! Ý thức hệ chỉ là cái cớ mà CSVN đã ru ngủ dân chúng ngày trước mà thôi ! Còn bây giờ thì chúng ta đã thức tỉnh ! Do đó, hãy đừng sợ cộng sản ! Hãy cho họ cùng bước lên vũ đài chính trị và tham dự một cuộc tổng tuyển cử thật sự dân chủ với chúng ta. Trong chính trị hẳn có những yếu tố bất ngờ nhưng sự tang thương của dân tộc này sẽ không thể giúp cho cộng sản nắm được nhiều phiếu nên hãy dùng luật chơi quân tử của dân chủ mà đối đãi với họ, ngay cả khi chúng ta thấy rằng họ không xứng đáng đi nữa. Chúng ta có ý thức hệ của chúng ta, họ cũng có ý thức hệ của họ. Tôn trọng sự khác bịêt và cùng nhìn về tương lai sẽ giúp xóa bỏ hận thù và hàn gắn dân tộc. Chúng ta không thể có được một nền dân chủ cởi mở thực sự nếu nhận thức của chúng ta vẫn hẹp hòi và luẩn quẩn trong cái cổng làng nhỏ bé. Hay nói một cách khác, chúng ta sẽ không bao giờ có được ngôi nhà dân chủ đúng nghĩa nếu một chân của nền móng lại được xây dựng bởi ý nghĩ nhỏ nhen còn sót lại của chế độ độc tài ! Hãy tin rằng trong luật chơi mới với cơ chế tự điều chỉnh, mọi công dân có quyền sử dụng quyền của mình để gây ảnh hưởng một cách bình đẳng trong guồng máy nhà nước và chia sẻ quyền lực chính trị trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Họ tập họp trong các đảng phái chính trị. Nếu không có các đảng phái chính trị khác nhau, kiểm sóat chặt chẽ lẫn nhau thì chế độ dân chủ sẽ khó chạy, và rất khó trở thành kiên cố bởi quyền lực lại có thể bị thâu tóm trong tay của một nhóm, hay đảng phái nào đó thì dân chủ lúc đó sẽ chỉ là dân chủ trá hình mà thôi ! Võ Hồng Ly (Facebook Võ Hồng Ly)
  22. Ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng vừa bị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình kết án lần lượt là 13 năm tù giam và 12 năm tù giam với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật hình sự. Ông Trần Anh Kim trong phiên xử năm 2009. Ảnh: BBC Theo trang facebook của luật sư Võ An Đôn Ông Trần Anh Kim nảy sinh ý tưởng thành lập một tổ chức có tên “Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ”, với lực lượng nòng cốt là sỹ quan và hạ sĩ quan trong quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng Hòa, mục đích lật đổ chế độ hiện nay để thành lập một nhà nước dân chủ. Ông Trần Anh Kim tự xưng là Chủ tịch và rủ ông Lê Thanh Tùng nguyên là sĩ quan quân đội tham gia với vai trò là người phát ngôn của tổ chức “Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ”. Hai ông dự kiến lễ ra mắt tổ chức “Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ” trên mạng Internet vào lúc 21 giờ, ngày 21/9/2015. Nhưng chưa đến giờ công bố thì bị lực lượng an ninh Công an tỉnh Thái Bình ập đến bắt giữ và sau đó khởi tố hai ông. Trần Anh Kim nguyên là thượng tá quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng bị bắt vào ngày 7/7/2009 cùng với Nguyễn Tiến Trung. Sau đó ông bị kết án 5 năm 6 tháng tù giam vì tội hoạt động nhằm Lật đổ chính quyền nhân dân. (Dân Luận)
  23. Quốc hội Mỹ ngày 8/12 thông qua một dự luật nhân quyền ‘bước ngoặt’ nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu. Luật Magnitsky quy trách nhiệm nhân quyền toàn cầu do Thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin giới thiệu tại Thượng viện được thông qua chưa tới một tuần sau khi dự luật tương tự do dân biểu Chris Smith và Jim McGovern ra mắt tại Hạ viện được chuẩn thuận với tỷ lệ áp đảo. Giới hoạt động nhân quyền xem đây là một thành công lớn, một trợ lực quan trọng cho công cuộc cổ súy dân chủ-nhân quyền tại các nước lâu nay bị chỉ trích vi phạm nhân quyền như Việt Nam. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (thứ 2 bìa phải), một trong những nhà hoạt động trong 6 năm qua đã tích cực vận động cho dự luật nhân quyền được Quốc hội Mỹ thông qua. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, một trong những nhà hoạt động trong 6 năm qua đã tích cực vận động cho dự luật này được thông qua Quốc hội Mỹ, chia sẻ với VOA Việt ngữ về nội dung và ảnh hưởng của dự luật trừng trị các cá nhân vi phạm nhân quyền trên thế giới đang chờ được Tổng thống ký ban hành, dự kiến trước cuối năm nay. TS Nguyễn Đình Thắng: Luật này được thông qua ở Hạ lẫn Thượng viện với tỷ số quá bán 2/3, cho nên nếu bị Tổng thống phủ quyết, Quốc hội có thể phủ nhận phủ quyết đó rồi bỏ phiếu lại, cuối cùng cũng phải thông qua. Thứ hai, luật này kèm trong luật chi ngân sách quốc phòng trên 600 tỷ Mỹ. Cho nên, nếu phủ quyết luật này thì các chương trình quốc phòng sẽ bị đình trệ. VOA: Tầm quan trọng của luật này ra sao? TS Nguyễn Đình Thắng: Rất quan trọng vì nó hoàn toàn là phương thức mới trong việc chế tài. Trước đây, việc chế tài gắn vào cả quốc gia, nên các nước, kể cả Hoa Kỳ, rất ngần ngại. Chế tài cả quốc gia khó khăn, ảnh hưởng nhiều chính sách khác như hợp tác quốc phòng hay mậu dịch..v..v.v. Ngoài ra, còn có quan ngại rằng chính người dân bị đàn áp ở quốc gia bị chế tài lại chịu ảnh hưởng nhiều hơn trong khi kẻ vi phạm lại phây phây. Bây giờ, luật chế tài này nhắm trực tiếp từng cá nhân các giới chức chính quyền vi phạm nhân quyền trầm trọng. VOA: Những biện pháp chế tài thấy rõ nhất trong luật này? TS Nguyễn Đình Thắng: Gồm hai điểm chính. Thứ nhất, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ kể cả đi công vụ. Nếu muốn được bãi miễn lệnh cấm này thì Tổng thống phải có sự bãi miễn đặc biệt và phải giải thích với Quốc hội. Thứ hai, chính phủ Mỹ đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân vi phạm nhân quyền, cho dù họ che dấu bằng bất kỳ hình thức nào hay gửi gắm ai đứng tên. Vì sao? Vì trong rất nhiều các nước độc tài, kẻ vi phạm nhân quyền cũng chính là những tay tham nhũng lớn, dấu của cải ở các nước phương Tây. Quan trọng hơn, luật áp dụng với tất cả các loại nhân quyền được quốc tế công nhận. Theo luật này, những người cưỡng đoạt tài sản của nhân dân cũng bị xem là những kẻ vi phạm nhân quyền trầm trọng. Chúng ta biết rằng tình trạng dân oan bị mất đất ở Việt Nam rất phổ biến. Thứ ba, những giới chức tham nhũng mà đi trừng trị những người tố cáo tham nhũng cũng bị xem là vi phạm nhân quyền trầm trọng. Quốc hội Mỹ ngày 8/12 thông qua một dự luật nhân quyền ‘bước ngoặt’. VOA: Những kẻ vi phạm đó làm thế nào lọt vào danh sách chế tài? TS Nguyễn Đình Thắng: Con đường thứ nhất, một số Ủy ban của Hạ và Thượng viện Hoa Kỳ có quyền đề cử danh sách lên Tổng thống. Tổng thống có 120 ngày để ra quyết định chế tài hay không. Nếu Tổng thống từ chối không chế tài thì phải giải thích cho Quốc hội biết lý do. Vai trò của xã hội dân sự trong vấn đề này rất quan trọng vì các tổ chức theo dõi nhân quyền trên thế giới cũng có quyền đóng góp ý kiến cho Quốc hội và cho hành pháp Mỹ. Con đường thứ hai, khâu phụ trách Lao động-Nhân quyền-Dân chủ trong Bộ Ngoại giao Mỹ cũng có quyền nộp danh sách lên Tòa Bạch Ốc đề nghị chế tài. VOA: Mối quan hệ Việt-Mỹ lâu nay dựa trên nền tảng nhân quyền làm điều kiện tiên quyết. Luật này ra đời, quan hệ Việt-Mỹ có thể bị tác động thế nào? TS Nguyễn Đình Thắng: Chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Ngay cả khi hành pháp Mỹ muốn che chắn bớt cho chính phủ Việt Nam vì những lợi ích khác ngoài nhân quyền thì cũng sẽ khó hơn. Khi Quốc hội Mỹ có hồ sơ rõ ràng rằng những giới chức này đã vi phạm nhân quyền trầm trọng theo đúng định nghĩa của luật thì rất khó để bên hành pháp có thể lờ đi. Xin mời quý độc giả xem Video : NÓNG: Trần Đại Quang buộc phải từ chức khi Tổng Trọng & Bộ CT y/c điều tra lại tội khai gian 6 tuổi VOA: Liệu luật này sẽ làm mối quan hệ Việt-Mỹ chùn lại hay là chất xúc tác để thăng tiến hơn? TS Nguyễn Đình Thắng: Trên nguyên tắc, nó không ảnh hưởng mọi vấn đề đối tác về quốc phòng, mậu dịch, viện trợ…v…v..Thế nhưng, khi các giới chức lãnh đạo Việt Nam nằm trong danh sách chế tài này không qua được Mỹ để công vụ thì sẽ là một sự lúng túng ngoại giao. Luật này đang lan ra rất nhiều nước. Cùng ngày Quốc hội Mỹ thông qua, Quốc hội Estonia cũng thông qua và Tổng thống đã ban hành luật. Hiện cũng có đề nghị luật này ở Canada, Anh quốc, và sắp sửa được đưa ra ở Quốc hội Na-uy. VOA: Với tình hình nhân quyền Việt Nam, luật này đóng vai trò thế nào? TS Nguyễn Đình Thắng: Sẽ rất quan trọng nếu chúng ta làm đúng việc, đúng cách. Chẳng hạn trong thời gian qua, chúng tôi có cách thức ‘kết nghĩa’. Cứ mỗi cộng đồng trong nước bị đàn áp như Hòa Hảo, Cao Đài, Tin lành, hay Công giáo…v.v.., chúng tôi lại kèm một nhóm ‘kết nghĩa’ để kết nối, cập nhật thông tin với nhau, liên tục theo dõi. Nếu có một dấu hiệu nào bị đàn áp thì họ lập tức thu thập thông tin và chuyển cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ lập báo cáo nộp cho Liên hiệp quốc hay Bộ Ngoại giao Mỹ. Đó là trước đây. Bây giờ, với luật mới, chúng ta có thể dùng những thông tin đó để đề nghị chế tài những giới chức can dự hay chỉ thị đàn áp người dân. Thành ra, đây là biện pháp để bảo vệ trực tiếp cho người dân bằng sự răn đe rằng người vi phạm sẽ bị chế tài. VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này. Trà Mi (VOA)
  24. Theo như thông tin từ người nhà của hai Cựu tù nhân lương tâm (CTNLT) Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng, vào khoảng 8 giờ sáng ngày 16/12/2016, Tòa án tỉnh Thái Bình (số 76 Kỳ Đồng, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình) sẽ đưa hai CTNLT ra xét xử sơ thẩm với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN)” theo Khoản 1 Điều 79 Bộ luật hình sự. Điều đáng nói đây là lần thứ 2 mà CTNLT này bị truy tố cùng tội trạng liên quan đến an ninh quốc gia… Hai nhà hoạt động với hai lần bị truy tố liên quan đến an ninh quốc gia Chia sẻ với Cali Today, bà Nguyễn Thị Thơm là vợ của ông Trần Anh Kim cho biết là bà đã nhận được giấy triệu tập của Tòa án với yêu cầu là phải có mặt vào sáng ngày 16/12/2016, với tư cách là người có quyền lợi và nghiã vụ liên quan trong phiên xét xử chồng mình. Ông Trần Anh Kim (ảnh; lấy từ các trang mạng) Bà Thơm cho biết, hơn một năm kể từ ngày ông Kim bị bắt ở lần thứ 2 này là vào ngày 21/9/2015, bà Thơm chưa một lần được gặp mặt ông Kim với lý do mà phía cơ quan Công an đưa ra là trong quá trình chưa xử án nên cần phải giữ kín. “Trong quá trình họ bắt ông Kim họ kín lắm, có cho tôi được gặp đâu mặc dù tôi thường xuyên đi tiếp tế cho ông Kim hằng tuần, hằng tháng mà đến đấy chỉ gửi quà gửi đồ chứ không cho gặp. Họ nói trong quá trình chưa xử án nên họ giữ kín lắm” Bà Thơm cho biết, ngay cả luật sư bào chữa pháp lý cho ông Kim là luật sư Trần Thu Nam cũng không được phép tiếp cận với ông Kim ngay từ đầu cho đến lúc gần đưa ra xét xử, luật sư Nam mới gặp ông Kim một lần nhưng cũng không có được bản cáo trạng. Bà Thơm nói: “Họ cũng không cho luật sư Nam vào ngay từ đầu cho đến tận bây giờ là gần đưa ra xét xử rồi họ mới cho luật sư Nam gặp mặt ông Kim một lần. Lần gặp đó họ cũng chưa đưa cáo trạng cho luật sư Nam”. Hình 2. Ông Lê Thanh Tùng (ảnh; Facebook Ai Quoc Le) Ngày ông Trần Anh Kim bị bắt, bà Thơm đang đi làm thì bị lực lượng công an áp giải về nhà để nghe đọc quyết định khám xét nhà cũng như lệnh bắt tạm giam ông Kim. Ông Kim bị Cơ quan công an tỉnh Thái Bình truy tố với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền CSVN theo Khoản 1 Điều 79 Bộ luật hình sự Việt Nam. Qúa trình khám xét và thu giữ tài sản của ông Kim, cơ quan công an đã lục lọi trong máy tính của ông Kim thấy có những bài viết, tài liệu liên quan đến một tổ chức có tên Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ, nào là bôi nhọ Đảng cộng sản… Bà Thơm phản ánh, cho đến trước ngày ông Kim bị đưa ra xét xử, công an và an ninh Thái Binh đã chốt gần nhà theo dõi khiến bà Thơm cảm thấy giống như tội phạm. Bà Thơm nói: “Họ lập chốt công an, thường ngày họ lập để canh ông Kim lúc ông Kim chưa bị bắt, bây giờ đã thấy công an người ta ngồi ở đấy canh tôi rồi, tôi đi thì người ta cứ đi đằng sau ấy, người ta soi xét cứ như rình mò là để chuẩn bị cho vụ xử ông Kim kiểu như đầu óc người ta hoang mang, như kiểu chổ nào cũng có tội phạm nên người ta đề phòng” Cùng bị bắt chung vụ án với ông Trần Anh Kim còn có thêm CTNLT Lê Thanh Tùng. Nếu ông Trần Anh Kim đóng vai trò sáng lập ra tổ chức Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ thì ông Tùng chính là người phát ngôn của tổ chức này. Ông Kim bị bắt vào tháng 9/2015 trong khi ông Tùng bị bắt vào nữa cuối tháng 12/2015, ngay sát thềm Đại hội Đảng cộng sản XII. Cũng như bà Thơm, bà An là vợ ông Lê Thanh Tùng cũng không được gặp mặt chồng tính từ lúc bị bắt cho đến hiện tại là trước phiên xét xử sơ thẩm.May nhờ luật sư thông tin, bà An mới biết tình hình sức khỏe của ông Tùng hiện tại là bình thường. Bà An chia sẻ với Cali Today: “Nói chung là từ ngày ông Tùng bị bắt đến nay đã một năm rồi mà tôi chưa được gặp trực tiếp nên cũng không được biết. Nhưng qua những gì nghe được từ mọi người nói là ông Tùng cũng khỏe. Cách đây độ khoảng một tháng, luật sư có vào gặp ông Tùng và nói là vẫn khỏe” Tuy vậy, không như bà Thơm, bà An đã không được Tòa án cấp giấy triệu tập tham dự phiên xử chồng mình. Theo bà An, khoảng tầm 20 giờ ngày 14/12/2016, công an huyện và công an xã đến nhà hỏi bà An là hôm nay bà An có nhận giấy thông báo gì không? Bà An bảo là chưa, sắp xét xử mà bản thân chưa nhận giấy tờ gì cả. Phía công an có hỏi thêm bà An là ngày xét xử bà có đi không? Bà An đáp là có. Bà An chia sẻ tiếp với Cali Today. “Họ có hỏi tôi đi mấy người? Tôi nói đi cũng vài chục người thì họ nói là đi xuống dưới ấy mà không có giấy cũng không được vào. Tôi nói lại với họ rằng; việc vào hay không là việc của người ta còn việc của tôi cũng như việc của chồng tôi thì tôi phải đi” Trước những người công an, bà An bác luận tội ông Tùng là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền CSVN. Bà An nói; “Thế các anh bảo ông Tùng phạm tội lật đổ chính quyền thì làm gì có tổ chức nào và gồm có những ai? Ông Tùng thấy trên mạng kêu gọi dân chủ, nhân quyền, đòi đa nguyên đa đảng chứ ông Tùng làm gì có vũ khí, không có một tấc sắt gì mà bảo ông Tùng lật đổ chính quyền, lật cái kiểu gì?” Trước phiên xử sơ thẩm, bà Thơm và bà An mong tất cả đồng bào trong và ngoài nước quan tâm, lên tiếng và giúp đỡ cho hai CTNLT Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng bởi những việc làm của hai người suy cho cùng là cổ vũ quyền tự do, dân chủ và nhân quyền, chống Trung Quốc để vẹn toàn lãnh thổ, là những hoạt động yêu nước chứ không phải là những người bị chụp mũ là “phản động”. “Trước phiên xử sắp diễn ra, tôi mong tất cả đồng bào trong và ngoài nước lên tiếng, giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi của ông Lê Thanh Tùng là chồng tôi và ông Trần Anh Kim được pháp lý trước tòa, thả tự do vô điều kiện cho hai người.”- Lời của bà An. Xin được nhắc lại, đây là lần thứ hai mà hai CTNLT Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng bị truy tố với cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia. Lần thứ nhất, ông Trần Anh Kim bị bắt vào năm 2009 với cáo buộc Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền CSVN và nhận bản án là 5 năm 6 tháng tù giam cộng với 3 năm quản chế, mãn hạn tù vào tháng 1/2015. Dù đang còn án quản chế nhưng ông Kim vẫn tiếp tục hoạt động cho đến lúc bị bắt ở hiện tại. Mời xem Video: Phe Tổng Trọng bất ngờ tung nhiều bí mật xấu xa về đời tư Trần Đại Quang để bôi nhọ Còn CTNLT Lê Thanh Tùng bị bắt lần thứ nhất vào năm 2011 với cáo buộc Tuyên truyền chống Nhà nước CSVN theo Điều 88 Bộ luật hình sự và bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế. Tháng 6/2015, ông Lê Thanh Tùng được trả tự do trước thời hạn 5 tháng. Cũng như ông Kim, ông Tùng bị bắt lần hai khi đang còn chịu án quản chế. Ông Trần Anh Kim nguyên là cựu Trung tá quân đội CSVN. Với những đóng góp cho tiến trình dân chủ, nhân quyền Việt Nam, ông Trần Anh Kim đã được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009 dành cho các nhà văn trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Thiên Hà (Cali Today News)
  25. Theo #GNsP-12/12/2016, hàng ngàn người dân vùng biển thuộc xã Kỳ Hà, Kỳ Vân và Kỳ Tân, tỉnh Hà Tĩnh quy tụ ngay đoạn đường đi vào Thị xã Kỳ Anh, quốc lộ 1A, biểu tình phản đối Formosa cút khỏi VN và yêu cầu nhà cầm quyền bồi thường thỏa đáng cho bà con ngư dân. Lý do chính bà con ngư dân xuống đường biểu tình bởi vì nhà cầm quyền đang làm ngơ trước sự mất mát cả cơ nghiệp của người dân và dân tộc Việt Nam, các gia đình lâm vào cảnh nghèo túng, trẻ em thất học… Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT, phụ trách trang Tin Mừng Cho Người Nghèo, đang có mặt tại hiện trường cho biết: “Người dân biểu tình tại quốc lộ 1, giao thông bị ùn tắc, di chuyển chậm. Nhà cầm quyền huy động nhiều xe biển số xanh, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động có vũ khí chuyên dụng, an ninh mặc thường phục… đe dọa bà con.” Nhiều băng rôn biểu ngữ được bà con mang theo với nội dung: “Khởi tố Formosa”, “Formosa là thảm họa của đất nước”, “Tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”… Một người dân nói: “Con tôi học đại học, học tiểu học, bây giờ không đi biển thì lấy gì mà ăn đây.” Người khác tiếp lời: “Nhà nước lo cho dân được ấm no, hạnh phúc thì quan mới được ấm no, hạnh phúc”. Người phụ nữ lớn tuổi phẫn nộ: “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc trả lại biển sạch cho chúng tôi, để chúng tôi có việc làm, bây giờ biết làm gì mà sống. Chính quyền hứa là sẽ bồi thường cho chúng tôi, nhưng đến tháng 12 rồi vẫn chưa nhận được gì. Chúng tôi ở Kỳ Hà. Bây giờ chúng tôi chỉ biết ngồi ở nhà, chứ biết làm nghề gì đây khi nghề chính của chúng tôi là đi biển. Chúng tôi ở ngay biển mà không nhận được đồng nào, không bồi thường cho chúng tôi thì chúng tôi xuống đường biểu tình.” Quốc lộ 1A bị ùn tắc, nhiều xe tải đã dừng lại và hưởng ứng cuộc xuống đường của bà con ngư dân. Giới chức địa phương phát loa, yêu cầu bà con quay về ủy ban xã để họp. Các cán bộ đã vu khống bà con cản trở người thi hành công vụ và làm hư hại tài sản, trong khi bà con biểu tình một cách ôn hòa. Một nguồn thông tin đáng tin cậy cho Pv.GNsP biết, ông Hà – Chủ tịch xã Kỳ Anh có mặt tại hiện trường, can thiệp và yêu cầu bà con giải tán, nhưng không thành, nên ông đã kêu cứu đến Linh mục Hoàng Biên Cương, Quản hạt Kỳ Anh, ra can thiệp. An ninh mặc thường phục bám sát sao nhóm phóng viên GNsP tại hiện trường. Nguồn Tin và Video: Tin Mừng Cho Người Nghèo

×
×
  • Create New...