Jump to content

Trần Hồng Phong - Venezuela và cái "chết" của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Năm 2016 này, đất nước Venezuela thời "xã hội chủ nghĩa" đang "chết" lâm sàng trong sự giận dữ của người dân và chắc chắn sẽ chết như một quy luật tất yếu. Một chế độ mới và dân chủ hơn sẽ thay thế sự lãnh đạo của đảng cộng sản tại đất nước này. Dù điều đó chưa xảy ra ngay và có thể kéo dài trong nhiều năm nữa (nếu lãnh đạo chống chọi giỏi), thì có lẽ cũng không bao giờ đất nước này quay lại con đường mà họ đã đi những năm tháng qua, vì trả giá quá đắt. Lý do vì sao tôi sẽ nói ở phần sau, tất nhiên là theo đánh giá và quan điểm của cá nhân tôi.
 
Lienxo.jpg
Hình ảnh oai hùng của Liên Xô ngày nay
 đã thành quá khứ. 
Từ một "hệ thống" các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa, một thế lực chính trị, kinh tế có vai trò, sức mạnh tương xứng, đối trọng ngang tầm với phe tư bản chủ nghĩa - sau Thế chiến thứ II (1945). Ngày nay sau khoảng 80 năm tồn tại, phe xã hội chủ nghĩa đã tan rã gần hết trên toàn thế giới. Đó là một thực tế mà không ai có thể bác bỏ. (Điều này nói ra nghe có vẻ khôi hài, khi mà theo lý luận của chủ nghĩa mác lê - những người đã phát minh ra mô hình chủ nghĩa xã hội - thì phe "chết" là bọn tư bổn giãy chết cơ).
 
Những người nay đang ở độ tuổi khoảng 50 trở lên, hẳn còn nhớ một thời hào hùng sôi nổi các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh ở Đông Âu. Như: Romania, Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức), Bulgaria, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hunggary, Nam Tư ... Và đặc biệt đứng đầu là Liên Xô, người "anh cả", được mệnh danh và "tôn vinh" là "thành trì của hòa bình thế giới".
 
Thảm thương nhất có lẽ là "thành trì cách mạng" thế giới Liên Xô - có tên gọi đầy đủ là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viết, với 13 nước thành viên, như Ukraina, Belarut, Gruzia, Moldavia, Turmenia ...vv, với lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Âu sang Á - thì ngày nay đã tan rã toàn bộ. Các nước thành viên ngày nào trong Liên Xô trước đây thậm chí đã trở thành và coi nhau như kẻ thù. Chẳng hạn như Nga và Ukraina. Nhiều nước trong số này đã chính thức đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, đa đảng phái. Một vài nước thậm chí còn trở thành thành viên của khối quân sự Bắc Đại tây dương NATO - vốn là "kẻ thù" - đối đầu về quân sự - với phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ngày nào!
 
Ở châu Á thì có Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Mông Cổ. Lào và Campuchia cũng có thể xem là các nước xã hội chủ nghĩa nhỏ hoặc theo định hướng đó. Ở bên kia địa cầu, ngay sát nách "trùm đế quốc" Mỹ là Cu Ba.
 
Như vậy có thể thấy đã từng có một thời, cách nay không hề lâu, các nước xã hội chủ nghĩa là khá nhiều và "lớn mạnh", có mặt ở nhiều châu lục trên thế giới.
 
Thế mà tới nay, trong vòng khoảng 25 năm qua, các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt ở Đông Âu, đã lần lượt sụp đổ gần hết.
 
Khởi đầu là ở Ba Lan với phong trào Đoàn Kết.
 
Tiếp đó là đảo chính ở Liên Xô, hạ bệ nhà lãnh đạo có tư tưởng "đổi mới" nhưng lỡ thời Goocbachop. Sự tan rã của Liên Xô dẫn đến sự tái xuất của nước Nga, với vị tổng thống đầu tiên là Boris Eltsin. Điều khá thú vị, là ông Eltsin nguyên là bí thư thành ủy thủ đô Moskva của Liên Xô. (Ghi chú: dù ông Eltsin từng bị chửi tưng là kẻ phản đội đảng cộng sản. Nhưng chính là trường hợp chứng minh rằng một người cộng sản, thậm chí kỳ cựu, vẫn hoàn toàn có thể thay đổi được về tư tưởng, nhận thức và lý tưởng).
 
Rồi đến nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu. Tại Romania, tổng bí thư đảng cộng sản Seausescu thậm chí còn bị người dân trong cơn "say máu" đưa ra ... hành quyết!
 
Đó là những năm lân cận 1990. Khi đó, toàn bộ "hệ thống xã hội chủ nghĩa" trên thế giới đã sụp đổ. Ngày nay, danh từ "hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa" đã trở thành quá khứ.
 
Dù vậy, tới nay vẫn còn lại một vài nước xã hội chủ nghĩa cuối cùng. Nhưng để tồn tại và phát triển, bắt buộc phải có sự thay đổi, đổi mới.
 
Điển hình là Việt Nam, đã đổi mới, thay đổi rất nhiều, về luật pháp, dân chủ... Nhờ đó, đã có được sự phát triển về kinh tế, bang giao quốc tế như ngày nay.
 
Rồi Cuba cũng không ngoài quy luật ấy. Từ vài năm qua, đảng cộng sản Cuba đã thay đổi về tư duy, cho phép các thành phần kinh tế tư nhân ra đời. Cho phép người dân được thành lập doanh nghiệp, được mở khách sạn tư nhân ... Nói chung là Cuba đã chậm hơn Việt Nam hàng chục năm. Mới đây nhất (2016), Cuba đã được tổng thống Mỹ Obama tuyên bố bình thường hóa quan hệ.
 
Chỉ riêng Triều Tiên là còn "cứng cựa" nhất. Đất nước này, qua những thông tin nhỏ giọt trên báo chí, cho thấy hầu như lãnh đạo chú Ủn không có sự đổi mới về tư duy chính trị. Nhưng theo tôi đây là trường hợp ngoại lệ. Triều Tiên có vẻ là một nước phong kiến thì đúng hơn, khi chức vụ lãnh đạo tối cao theo kiểu cha truyền con nối, đã ba đời liên tiếp.
 
Qua những sự kiện dẫn đến việc từng nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã, sụp đổ ở châu Âu, tôi nhận thấy mang tính quy luật như sau (và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với lý luận và các quy luật do chính chủ nghĩa mac le đưa ra). Đó là:
 
- Các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ không phải do chiến tranh trực tiếp, nhất là chiến tranh với các nước tư bổn giãy chết. Mà đều do chính nhân dân trong nước đó tự phát vùng lên, trực tiếp lật đổ. Vì sao vậy, thì xin hỏi người dân các nước đó.
 
- Về lý thuyết, chính quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa (đã sụp đổ) là thuộc về nhân dân, do dân, vì dân. Nhưng thực chất đã bị suy thoái, biến chất. Hay nói khác đi, tầng lớp lãnh đạo đã bị lưu manh hóa.
 
- Bất công, bất bình đẳng tồn tại và ... phát triển. Cùng đó là nền kinh tế bao cấp, yếu kém và đi xuống. Dẫn đến đời sống người dân quá khổ. Buộc họ phải vùng lên đấu tranh giành chính quyền - theo phương pháp do chính mac le đưa ra. Trường hợp ở Venezuela hiện nay chỉ là thêm một minh chứng mà thôi. Người dân không có lương thực đã vùng lên, cướp. (xem bài tham khảo bên dưới).
 
- Thực tế cho thấy các nước xã hội chủ nghĩa trong khối đã không cứu giúp nhau khi nước bạn cùng phe khó khăn, nguy nan giống như phe tư bổn giãy chết. Hầu như nước nào chỉ lo nước đó.
 
- Thật đáng buồn khi tình đoàn kết thắm thiết giữa các nước xã hội chủ nghĩa leo teo còn lại hiện nay cũng không còn được thắm thiết, vô tư như xưa. Thậm chí có trường hợp nước này đe dọa, xâm lược nước kia. Như Trung Quốc xâm lược, chiếm lãnh thổ biển đảo của Việt Nam, xé toạc 16 chữ vàng 4 tốt!
 
- Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh không có chế độ hay triều đại nào là tồn tại mãi mãi.
 
Quay lại Venezuela, tôi tin người dân nước này sẽ có được lựa chọn sáng suốt của mình và có quyền quyết định tương lai của mình. Đó là quyền của họ, không ai có thể can thiệp, từ bên ngoài.
 
Trần Hồng Phong
 
(Bình Luận Án)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...