Jump to content

Ai sẽ là Tổng Thống dân cử đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Vài ngày gần đây, VA có dịp bàn luận về các nhân vật mà chúng ta đang trông đợi.  Tuy nhiên việc công khai danh tính của các ứng cử viên tổng thống trong giai đoạn hiện nay là chưa thích hợp, mặc dù thể theo những đề cử của các tình yêu, rõ ràng có rất nhiều cá nhân nổi trội.  Theo giả thuyết có nhiều cá nhân muốn ứng cử, nhưng không dám công khai nhất là các bác đang thường trú trong nước. Khi nào cuộc bầu cử ứng cử tự do khởi điếm, VA sẽ bật mí danh tính nhân vật có nhiều triển vọng.
 
1.  Lãnh tụ hay lãnh đạo
 
Tâm lý của chúng ta là đang khát khao chờ đợi một lãnh tụ xuất chúng nhưng, một bài viết đã đăng trên TTXVA, tác giả can ngăn Đừng chờ Minh Chủ!
 
Những quan điểm thể hiện “sự sụp đổ niềm tin”, “khủng hoảng lãnh tụ”… đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông đại chúng là biểu hiện khá chính xác về nhu cầu khát khao NIỀM HI VỌNG MỚI, NHÂN TỐ MỚI với những thay đổi mang tính đột phá có thể đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi vũng lầy khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng niềm tin chính trị về sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
 
Một cá nhân là lãnh tụ thường gắn kết với định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành động cách mạng.  Vì mang tính định hướng cá nhân thường bao hàm tư tưởng độc tài có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến bộ xã hội. Trong lịch sử thế giới cận đại, các nhà lãnh tụ thường tìm cách kiểm soát tất cả các mặt hoạt động của xã hội, bao gồm niềm tin cá nhân và đạo đức chính trị như nhà độc tài Adolf Hitler của Đức Quốc xã, lãnh tụ tư tưởng Mao Trạch Đông của Trung Quốc, hay lãnh tụ dân tộc Stalin của Liên bang Xô viết.  Vì mang tính cá nhân và độc tài, các nhà lãnh tụ thường thúc đẩy cách mạng bạo lực để thành lập đế chế quyền lực độc tài, độc đảng, hay toàn trị liên quan trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho lực lượng dân số có tư tưởng đối lập.
 
Một cá nhân là lãnh đạo, ngược lại với đặc điểm độc tài của lãnh tụ, phải kết hợp được những nhân tố tích cực và ảnh hưởng xã hội nhằm đạt mục tiêu chung. Người lãnh đạo có thể có hoặc không có quyền lực đặc biệt nhưng yêu cầu xã hội cao về chức năng, ứng xử, tầm nhìn và giá trị, uy tín và tri thức. Trong một xã hội văn minh, quyền lực chức vụ ngày càng bị giới hạn để hạn chế tiêu cực phát sinh, và người lãnh đạo càng phải thực hiện chức năng phục vụ mục tiêu chung của xã hội dân sự.
 
Nếu xem xét về các thể chế chính trị, các nước xã hội dân chủ mang tính kiến trúc hạ tầng, tức là cấu trúc chính trị phải thõa mãn chủ nghĩa cá nhân, thị trường tự do, chính kiến khác biệt là điều kiện tiên quyết.  Trong đó các nhà lãnh đạo chính phủ, ngoài những năng lực cần có ở nhà lãnh đạo tài năng, thì chỉ cần chấp hành tốt “các khế ước xã hội” do quần chúng nhân dân phúc quyết theo nguyện vọng tự do mà không cần thiết phải là một vĩ nhân phát kiến hay áp đặt học thuyết chủ nghĩa xã hội bất khả thi.
 
Một nền giáo dục tiến bộ theo chuẩn mực các nước phát triển hiện nay hoàn toàn có thể đào tạo được các thế hệ lãnh đạo nhân tài.  Đồng thời cơ chế bầu cử ứng cử tự do cho phép chính phủ thiết lâp cơ chế chọn lọc khách quan một nhà lãnh đạo xuất sắc để trở thành một tổng thống xứng đáng với niềm tin ký thác của nhân dân.
 
Việc chọn lựa một cá nhân nổi bật giữa một tập thể lãnh đạo trí thức để đứng đầu chính phủ, thay mặt nhân dân điều hành đất nước, hoàn toàn là điều khả thi, không có gì là dấu hiệu của sự ảo tưởng.  Trong khi nếu chờ đợi sự xuất hiện chói lòa của một lãnh tụ đột xuất tái phát kiến một tư duy lỗi thời hoặc sản sinh một tương lai thảm họa là điều nên tránh khi đã có không ít các cuộc cách mạng phải trả giá đắt bằng sinh mạng nhân dân để thay đổi hoặc thiết lập các triều đại cầm quyền độc tài trong lịch sử nhân loại.
 
2.  Những đặc điểm của TỔNG THỐNG DÂN CỬ ĐẦU TIÊN của nước Việt Nam thống nhất
 
tongthong3
 
 
Trên bình diện nhu cầu  điều hành hiệu quả các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội… tổng thống phải hội đủ các nhân tố cần thiết yêu cầu ở nhà lãnh đạo.
 
Các nhà nghiên cứu đã tổng kết những tố chất cần có của người lãnh đạo trong giáo trình của McGraw-Hill Inc như sau:
 
Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui… của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người.
 
Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.
 
Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phục của quần chúng chỉ là từ đây.
 
Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng.
 
Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.
 
Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt hay nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao nhất, chuyên môn phải giỏi nhất… song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này. Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội.
 
Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.
 
Ngoài ra mô hình tính cách của các nhà lãnh đạo được đúc kết điển hình như sau:
 
Tầm nhìn
Sự đam mê và đức hy sinh
Tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ
Xây dựng hình ảnh tốt
Gương mẫu
Vai trò bên ngoài
Tạo sự tin tưởng cho những người đi theo
Có khả năng phát động khi cần
Khả năng truyền cảm
 
Việc xác định được các trọng tâm công việc là vô cùng quan trọng, các nhà lãnh đạo cần phải có năng lực thực hiện thành công các công tác cơ bản như sau:
 
Thiết lập tầm nhìn: Thông thường nhân tố này bị xem là mông lung, song thực tế cho thấy tầm nhìn chính là ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi quốc gia.
 
Tập hợp quần chúng: Để tập hợp được quần chúng, lãnh đạo cần làm cho họ thấu hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng. Quần chúng trong trường hợp nào cũng là nền tảng cho thành công.
 
Cổ vũ, động viên toàn bộ đội ngũ: Công việc quản lý thường làm cho các thành viên bị ức chế và cảm thấy mất động lực hành động. Chính vì vậy sự cổ vũ, động viên của lãnh đạo lại càng cần thiết.
 
Xây dựng chiến lược: Đây là công việc hay bị bỏ qua song lại rất cần thiết.
 
Ra quyết định: Là bước quan trọng nhất, song lại chỉ là kết quả của cả một quá trình.
 
Tạo ra những sự thay đổi: Tình hình bên ngoài luôn có những biến động; bao gồm cả môi trường toàn cầu, biến động kinh tế toàn cầu… đến tình hình quốc gia
 
Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh: Cần hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ.
 
Xét trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của Việt nam, thật may mắn là trong các comment, các tình yêu đã bình luận bổ sung một số phẩm chất cơ bản cần phải có ở một TỔNG THỐNG DÂN CỬ ĐẦU TIÊN được người dân Việt Nam tín nhiệm.  Trong đó do nhu cầu xã hội chuyển tiếp mang tính hòa hợp hòa giải dân tộc, đảng đắc cử phải mang tính hiệp thông cầu nối cân bằng giữa hai xu thế chính trị đối lập mang tính lịch sử của người Việt Nam là Đảng Cộng Sản và các đảng chính trị đối lập tại hải ngoại, từ đó có thể giả thuyết Tổng Thống dân cử tự do đầu tiên phải là người không phụ thuộc vào hai lực lượng đảng phái chính trị đang phổ biến của người Việt.  Có nhiều khả năng, một lực lượng dân sự và xu hướng chính trị mới sẽ hình thành kết nối những đặc điểm giao hòa giữa hai thể chế chính trị ở cực đối lập.
 
Bên cạnh một số chuẩn mực cơ bản như Tổng Thống phải là người được sinh ra và sinh sống một thời gian nhất định tại quê hương, Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam phải được lĩnh hội cả 2 nền giáo dục nội địa và hải ngoại.  Đặc điểm này cũng xuất phát từ nhu cầu hòa hợp và hòa giải dân tộc để phát triển cải cách, Tổng Thống phải được trang bị tri thức về các tầng lớp văn hóa  chính trị xã hội nhằm đảm bảo tính kế thừa và phát triển không gây xung đột đối nội, đồng thời cần thiết trang bị kiến thức luật pháp quốc tế để thúc đẩy nền kinh tế ngoại thương với các nước phát triển trong khu vực và châu lục.
 
Trong bối cảnh xã hội Việt nam có những nhu cầu bức thiết thực hiện tái cấu trúc cơ sở kinh tế hạ tầng và pháp luật, ngoài các kỹ năng lãnh đạo cần có, Tổng Thống phải là người am hiểu các kiến thức trong lĩnh vực hoạt động pháp luật, cũng như có kiến thức về kinh tế.  Thực tiễn CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ AN SINH XÃ HỘI trong các chiến dịch tranh cử sẽ là mục tiêu hàng đầu để chiến thắng lá phiếu ủng hộ của nhân dân trước các đối thủ ứng cử tiềm năng khác.
 
Tổng kết lại một TỔNG THỐNG DÂN CỬ ĐẦU TIÊN của nước Việt Nam thống nhất là người phải có năng lực, kiến thức, và hoạt động trong những lĩnh vực liên quan đến luật pháp và kinh tế học để đưa đất nước và con người Việt Nam, vừa thoát khỏi những định kiến ý thức hệ mâu thuẫn lỗi thời,  thoát khỏi đói nghèo và khủng hoảng trầm trọng, mà dự kiến đáy khủng hoảng sẽ tuột dốc không phanh trong những năm sắp tới đây.
 
 (TTXVA)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...