Jump to content

Hồng Việt - Biến quyền hão thành quyền thực


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Phong trào tự ứng cử đại biểu quốc hội đang diễn ra rất sôi nổi. Đã có hàng chục người, thuộc nhiều thành phần khác nhau, tuyên bố ra ứng cử. Từ luật sư, nhà báo, tiến sĩ, kĩ sư cho đến doanh nhân, tài xế taxi, mục sư và cả diễn viên hài, v.v. Sau khi đọc qua các tuyên bố ứng cử hay đơn ứng cử của những ứng viên, tôi nhận thấy phần đông họ còn ngộ nhận về vai trò của quốc hội cũng như của một đại biểu quốc hội. Với mong muốn phong trào dân chủ ngày càng lớn mạnh, tôi xin được đóng góp một số ý kiến để các ứng viên có một cái nhìn rõ ràng hơn về bản chất của quốc hội cũng như những việc mà một đại biểu quốc hội có thể làm nhằm hoàn thiện chương trình hành động của mình.
 
sinh_vien_bau_cu_1.jpgTrước hết, những ứng viên đại biểu quốc hội phải biết rằng quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất trong nhà nước, nên không làm gì có cái gọi là “tam quyền phân lập”, hiểu theo nghĩa lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập và kiểm soát lẫn nhau. Cụm từ “tam quyền phân lập” chỉ là cách dịch sai của cụm từ “separation of powers”, nghĩa là sự phân chia quyền lực, nhưng theo thời gian nó đã trở thành câu cửa miệng của những người dân chủ. Quốc hội là do toàn dân bầu ra, là sự thể hiện cho quyền làm chủ của nhân dân, có quyền cao nhất là quyền ban hành cũng như sửa đổi hiến pháp và luật pháp. Chính phủ (hành pháp) chỉ là cơ quan giúp việc cho quốc hội, thay mặt quốc hội điều hành đất nước hàng ngày dựa trên luật pháp do quốc hội ban hành và chịu sự giám sát của quốc hội. Chỉ có tư pháp là cơ quan duy nhất được độc lập để đảm bảo mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Thẩm phán chỉ bị ràng buộc bởi hai điều duy nhất khi xử án là luật pháp và lương tâm nghề nghiệp.
 
Từ nhận định trên, chúng ta thấy quốc hội và tòa án là hai cơ quan đáng bị lên án nhất tại Việt Nam, là một sự xúc phạm đối với nhân dân Việt Nam và là kết quả của sự cướp chính quyền từ tay nhân dân của Đảng Cộng Sản. Cuộc bầu cử quốc hội chỉ là một trò hề xấc xược dưới thể thức “đảng cử, dân bầu”, những ai được quyền ra ứng cử và thắng cử đều do Đảng Cộng Sản quyết định từ trước. Đại đa số các đại biểu chỉ là những con rối, vào quốc hội chỉ để tiếp tay hợp thức hóa vai trò của Đảng Cộng Sản và để ngủ! Ngay cả một đảng viên cộng sản cũng phải thốt lên rằng “quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng”. Vì thế, trên nguyên tắc, chúng ta phải tẩy chay mọi cuộc bầu cử cũng như mọi quốc hội cho đến khi nào Đảng Cộng Sản tôn trọng quyền tự do ứng cử và bầu cử của nhân dân. Nhưng đó là về nguyên tắc. Còn trong thực tế, sẽ rất có lợi cho phong trào dân chủ nếu như chúng ta cài được những người vào trong quốc hội để nói lên những tiếng nói dân chủ trên diễn đàn quốc hội và lên tiếng bênh vực những người dân bị chính quyền xâm phạm quyền lợi, thu thập những thông tin, tài liệu của quốc hội, nắm bắt những suy nghĩ của các đại biểu và cung cấp cho phe dân chủ. Đó là gần như tất cả những gì mà một đại biểu quốc hội thuộc phe dân chủ có thể làm. Nếu hiểu như vậy thì những người tự ứng cử không nên làm ồn ào gây tiếng vang vì như thế sẽ làm giảm khả năng thắng cử. Hi vọng những người đang có ý định ra ứng cử sẽ vận động một cách kín đáo hơn, ít nhất là cho đến khi được vào danh sách bầu cử. Cũng không nên coi việc được trở thành đại biểu quốc hội trong chế độ cộng sản là một điều gì đó đáng hãnh diện vì các ứng viên bị buộc phải tuân theo quy định ứng cử chà đạp lên dân chủ của Đảng Cộng Sản và phải nói dối với lòng mình, phải thể hiện sự ủng hộ hoặc ít nhất là không chống lại Đảng Cộng Sản để được vào danh sách bầu cử. Vì vậy, để cân bằng giữa nguyên tắc và nhu cầu thực tiễn, tại những đơn vị bầu cử có ứng viên thuộc phe dân chủ thì chúng ta sẽ vận động người dân bầu cho ứng viên đó, còn tại những đơn vị chỉ có những ứng viên của Đảng Cộng Sản hoặc dân chủ cuội thì chúng ta sẽ vận động người dân ở đó không đi bầu, nếu bị bắt buộc phải đi thì ta sẽ gạch bỏ toàn bộ tên các ứng viên trên lá phiếu.
 
Tiếp theo là những việc mà một đại biểu quốc hội có thể làm. Như đã nói ở trên, một đại biểu của phe dân chủ dưới chế độ cộng sản chỉ có thể phát biểu một cách có lợi cho dân chủ, thăm hỏi và động viên các nạn nhân của thiên tai hay của chế độ, cung cấp thông tin cho phe dân chủ (với điều kiện các đại biểu này không bị tha hóa khi giành được vai trò đại diện). Vì thế, các ứng viên không nên hứa hẹn những điều vượt quá khả năng của mình. Cũng không nên lẫn lộn vai trò của đại biểu quốc hội với thủ tướng và bộ trưởng. Có những ứng viên hứa hẹn về những điều không thuộc trách nhiệm của một đại biểu quốc hội mà thuộc về thủ tướng và các bộ trưởng như cải cách bộ máy hành chính, thực hiện chính sách đối ngoại, hiện đại hóa quân đội, phát triển y tế và giáo dục, giảm tai nạn giao thông và kẹt xe v.v. Công việc của một đại biểu quốc hội trong chế độ dân chủ là thảo luận và biểu quyết các dự luật do chính phủ hoặc các đại biểu khác trình lên quốc hội, đề nghị quốc hội xem xét và biểu quyết các dự luật do mình soạn thảo với điều kiện phải có ít nhất vài chục đại biểu ủng hộ, biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của quốc hội, giám sát hoạt động của chính phủ, thăm hỏi và lắng nghe nguyện vọng của cử tri. Sở dĩ các ứng cử viên đại biểu quốc hội ở các nước dân chủ có thể hứa những điều như chống tham nhũng, giảm ô nhiễm môi trường, tăng ngân sách giáo dục, giảm thuế v.v. là vì họ đại diện cho đảng của mình để ra tranh cử, những gì họ hứa hẹn đều nằm trong dự án chính trị hay cương lĩnh của đảng và người dân bầu cho họ cũng là bầu cho đảng của họ. Nếu đảng của họ được đa số trong quốc hội thì sẽ có quyền lập chính phủ và thực hiện những gì họ đã ghi trong dự án chính trị hay cương lĩnh. Trong khi đó, những người tự ứng cử ở nước ta chỉ là những cá nhân không có tổ chức, nếu may mắn được vào quốc hội thì cũng chỉ là thiểu số của thiểu số, thì không có lí do gì để hứa hẹn với dân chúng những điều mình không có khả năng thực hiện.
 
Thứ ba, để trở thành một đại biểu quốc hội và làm tốt vai trò của mình thì cần phải có những yếu tố gì? Yếu tố quan trọng nhất là phải có lòng yêu nước bởi vì một người yêu nước cũng là một người lương thiện và không tham nhũng. Không có gì tai hại với một quốc gia hơn tham nhũng. Yếu tố quan trọng thứ hai là phải thuộc một tổ chức có dự án chính trị bởi vì nếu không có dự án chính trị thì sẽ không biết phải làm gì để phát triển đất nước và nâng cao mức sống của người dân, nếu không có tổ chức thì không thể thực hiện được những gì đã hứa khi tranh cử. Yếu tố quan trọng thứ ba là phải biết cứu cánh của chính trị là sự tự do và sung túc của nhân dân chứ không phải là quyền lực hay danh lợi. Một đại biểu quốc hội như vậy sẽ có lòng can đảm để biểu quyết vì lợi ích lâu dài của quốc gia cho dù trong nhất thời có thể mâu thuẫn với những đòi hỏi vì lợi ích ngắn hạn của cử tri. Nếu không có ba yếu tố trên thì những yếu tố khác như nổi tiếng, đã từng ở tù, có bằng cấp cao hay ngoại hình ưa nhìn v.v. đều là vô nghĩa.
 
Những người tham gia phong trào tự ứng cử là những người rất đáng quý vì có lòng quan tâm đến đất nước. Một trong những lí do chính mà những người tự ứng cử đưa ra để giải thích cho quyết định tham gia ứng cử là muốn chứng minh rằng quyền ứng cử và bầu cử được ghi trong hiến pháp chỉ là quyền hão. Tuy nhiên, trong quá trình vận động tranh cử, dần dần chúng ta sẽ nhận ra tầm quan trọng bắt buộc phải có của một dự án chính trị và một tổ chức chính trị. Khi đó, những người tự ứng cử sẽ không còn là những cá nhân đơn lẻ nữa mà sẽ tham gia vào một tổ chức có dự án chính trị để cùng nhau biến những quyền tự do dân chủ từ quyền hão trở thành quyền thực.
 
Hồng Việt
 
(Thông luận)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...