Jump to content

Hậu Formosa: Cuộc chiến của lương tâm


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Ngay sau khi nguyên nhân cá chết được công bố, dư luận cả nước không thôi bàn luận về vấn đề của Formosa. Mặc dù truyền thông nhà nước đã có hẳn một chiến dịch định hướng dư luận và kêu gọi sự tha thứ của người dân cho những sót của formosa, nhưng có lẽ không mấy người đồng tình. Người dân không cần số tiền 500 triệu USD bởi nó quá rẻ mạt so với hậu quả mà Formosa gây ra. Người dân, họ chỉ cần biển trở lại như xưa, họ muốn được ra khơi đánh cá, muốn vậy Formosa phải ra đi.
 
Như chúng ta đã biết trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng chất diệt cỏ phát quang, chỉ sau cuộc chiến chúng ta mới thấy được hậu quả của nó - nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn còn đó những nỗi đau Nhưng hậu quả của Formosa không phải đợi sau này mới thấy mà nó hiện hữu ngay trước mắt, nếu chúng ta im lặng là chấp nhận án tử hình. Nơi nào Formosa đặt nhà máy nơi đó sẽ trở thành vùng đất ô nhiễm, người dân chết dần, chết mòn vì ung thư. Formosa ở Hà Tĩnh mới chạy thử đã gây thảm họa như vậy, nếu nó vận hành hết công xuất thì không ai dám bảo đảm điều gì.
 
Hậu thảm kịch Formosa: Khi nỗi đau chồng chất lên nỗi đau
Nỗi đau mất chồng của chị Nguyễn Thị Thương (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xâu chuỗi các sự kiện chúng ta nhận thấy rằng sự đầu độc biển miền Trung là có chủ đích, một âm mưu rất thâm độc. Nó vừa hủy hoại môi trường, vừa phá kinh tế, lại vừa loại bỏ được ngư dân.
 
Vấn đề không phải là xin lỗi, đền bù, hay tha thứ mà là phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của miền trung mới có thể phục hồi. Một sự thật quá quá khủng kiếp. Sự thật đó nó khiến ngay cả những người lâu nay có thái độ ôn hòa cũng phải lên tiếng. Đã đến lúc không thể im lặng, hãy nói tiếng nói của lương tri, của trách nhiệm.
 
Rồi đây cuộc sống của hàng triệu người sống nhờ vào biển sẽ đối diện với một tương lai bất định. Những con thuyền sẽ không bao giờ ra khơi trở lại, ngư dân bỏ biển, những đứa trẻ không được đến trường. Tiếc thay biển mấy ngàn năm cha ông giữ gìn nay đành phải bông bỏ, tiếng sóng sẽ không còn dì dào như ngày xưa mà sẽ gào thét trách móc.
 
Tương lai nào cho ngư dân vùng biển miền trung? Có lẽ câu trả lời phỏng vấn báo Infonet ngày 26/4 của ông Huỳnh Tấn Vinh, Tổng Giám đốc Furama Resort, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã nói lên tất cả: “Ngoài kia thì giàn khoan, đảo nhân tạo, căn cứ quân sự, ra là bị bụp. Trong bờ thì không còn cá, không còn san hô. Vậy thì ngư dân chỉ còn nước úp thúng mà thôi".
 
Không chỉ có ngư dân đi biển treo tàu, hàng ngàn người nuôi hải sản rơi vào cảnh trắng tay, cá nuôi sắp đến ngày thu hoạch lăn ra chết hàng loạt. Hãy nghe tâm sự của một người dân nuôi hải sản ở Hà Tĩnh để thấy được tình cảnh xót xa như thế nào: “Mất trắng rồi anh ạ. 38 ao nuôi chỉ còn chừng chưa đầy tháng nữa là cho thu hoạch, với nguồn thu dự kiến trên 25 tỷ đồng. Nhưng thật không thể đau xót hơn, khi chỉ sau một đêm sau khi bơm nước biển vào, phần lớn ao nuôi trong số đó chết sạch. Nuôi con tôm chúng tôi đếm bằng giờ, bằng ngày, lăn lộn trên ao nuôi không ngưng nghỉ để kiểm soát dịch bệnh, xem con tôm lớn, nên khi phải tự tay xúc từng bao tôm đi tiêu hủy, chúng tôi xót vô cùng” (theo Dân trí 05/07/2016)
 
Còn về du lịch biển thì coi như bị xóa xổ là chắc chắn. Không ai dại gì tắm biển mà biết nước biển độc, không ai dám ăn con cá, con tôm vùng biển nhiễm độc.
 
Chính vì vậy, khách quan mà nói với 500 triệu USD sẽ không thấm vào đâu so với thiệt hại mà Formosa gây ra cho người dân ven biển miền Trung. Còn chi phí để làm sạch được môi trường biển lấy đâu? Một sự thiệt hại quá lớn.
 
Bài học đau xót của thảm họa Minamata ở Nhật Bản không ai không biết. Dù đã hơn 50 năm nhưng hậu quả kinh hoành của nó vẫn còn hành hạ biết bao nhiêu người. Với lượng độc như hiện nay rất có thể biển miền Trung sẽ là Minamata thứ hai.
 
Chúng ta đừng nghĩ rằng biển miền Trung nhiễm độc không liên quan tới mình, đó không phải là câu chuyện của mình vì chúng ta không ở đó. Thói quen thờ ơ trước các vấn đề xã hội, vấn đề của đất nước sẽ có lúc chúng ta phải trả giá. Vậy nên đừng sống im lặng, hãy có ý thức về việc chung của đất nước. Đừng để cái đầu bị chưng dụng, đừng hành động như những con rối.
 
Đất nước này không của riêng ai, chúng ta lên tiếng không có nghĩa là chống đối, là phản động mà chúng ta chống lại cái ác, cái xấu để cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta lên tiếng là đấu tranh cho những điều mang lại lợi ích chung cho cả dân tộc để có một tương lai tươi sáng.
 
Lã Yên
 
(Dân Luận)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...