Jump to content

Một doanh nhân lớn gia nhập nhóm gần trăm ngàn người Việt di cư hàng năm


Recommended Posts

Lời bình của LS. Lê Luân: CHẠY
Đang có một cuộc tháo chạy dành cho những đại gia, chỉ còn dư luận viên ba củ hay trí thức mê ngủ ở lại với đất nước hoặc những người không có cơ hội ra nước ngoài. Bà đương kim đại biểu quốc hội mà còn âm thầm có quốc tịch Malta. Giám đốc CEO của tập đoàn FPT với ước mơ làm thủ tướng vào năm 1997 nay đã đưa cả nhà sang Mỹ định cư vì không có cơ hội cạnh tranh vào chức vị đứng đầu chính phủ. Ai còn chưa tỉnh ngủ thì nên tiếp tục hạnh phúc với thứ hạng của mình.
Tự nhiên tôi lại chợt nhớ đến bài thơ Chạy Giặc của cụ Nguyễn Đình Chiểu ngày xưa.
 
Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam, với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông.
Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam, với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông.
Theo các trang tin điện tử lớn ở Việt Nam, cựu Tổng giám đốc tập đoàn FPT Trương Đình Anh mới đây đã “cùng cả nhà sang Mỹ định cư và làm việc lâu dài”. Tin tức trên VietNamNet, CafeF và Trí Thức Trẻ trong các ngày 24 và 25/7 không cho biết thêm ông Anh sẽ làm gì ở Mỹ. VOA chưa liên lạc được với ông Anh để phỏng vấn.
 
Trong ngày 23/7, cả gia đình ông Anh gồm hai vợ chồng và 4 con trai đã bay sang Mỹ.
 
Ông Trương Đình Anh là cháu của ông Trương Gia Bình, chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn tư nhân FPT với nhiều thế mạnh về công nghệ thông tin và viễn thông. Năm 2015, FPT là tập đoàn lớn thứ 3 ở Việt Nam.
 
Đầu năm 2011, ông Anh trở thành tổng giám đốc của FPT. Vào tháng 9/2012, ông đã xin từ nhiệm với lý do “những khác biệt trong hoạch định chiến lược và phương thức điều hành với Hội đồng quản trị FPT không thể giải quyết”.
 
Ông Anh nổi danh ở Việt Nam từ năm 1997 khi trở thành người nổi bật nhất trong số 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của năm, đồng thời còn do ông đã tuyên bố: “Ước mơ của tôi là trở thành tỷ phú năm 35 tuổi và trở thành Thủ tướng năm 40 tuổi”. Ông đã sớm trở thành tỷ phú tiền Việt nhưng giấc mơ làm thủ tướng chưa thành hiện thực. Năm nay ông Anh 46 tuổi.
 
Việc ông Anh đưa gia đình định cư ở Mỹ diễn ra chỉ ít ngày sau khi báo chí Việt Nam dẫn số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội cho thấy từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư.
 
Hầu hết những người này đi đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ, với hơn 1,3 triệu người.
 
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, nói với VOA rằng việc nhiều doanh nhân và người giàu Việt Nam rời đất nước đi làm ăn, sinh sống ở nước khác cho thấy có những vấn đề môi trường sống và kinh doanh. Mặt khác, theo ông, điều đó đồng thời cũng dẫn đến những mất mát đối với Việt Nam. Ông nói:
 
“Đang có cái nguy cơ là không chỉ có tiền vốn mà ngay cả các nhân tài kinh doanh của Việt Nam cũng đi ra ngoài lập nghiệp. Và từ đó, họ sẽ đổ tiền vốn vào đấy, họ tạo công ăn việc làm cho cái nước ấy, họ nộp thuế vào ngân sách cho những nước ấy, và ít đóng góp hơn cho Việt Nam”.
 
Nhiều nhà quan sát và báo chí Việt Nam nhìn vào sự ra đi của những người được coi là ưu tú của Việt Nam với nhiều lo ngại. Song Tiến sỹ Doanh cho rằng điều đó cũng có mặt tích cực:
 
“Theo tôi, đấy là một cái sức ép lành mạnh nhưng rất là mạnh mẽ đối với chính phủ Việt Nam phải cải cách cái hệ thống quản trị của Việt Nam, phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, giảm các cái chi phí về thời gian và tiền bạc để kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm cả chi phí chính thức và lẫn các chi phí không chính thức hiện nay lên rất cao”.
 
Trong ấn bản "Sách dữ liệu về di cư và kiều hồi 2016" ở các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.
 
Ngoài Mỹ, trong 26 năm qua, người Việt đi định cư nhiều ở Pháp - 125,7 nghìn người, Đức - gần 113 nghìn người, Canada - 182,8 nghìn người, Australia - 227,3 nghìn người, và Nam Triều Tiên - 114 nghìn người.
 
An Tôn
 
(VOA)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...