Jump to content

Liệu Mỹ có đủ tàu để “chơi” Trung Quốc trên Biển Đông?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

tau-chien-my-tuan-tra-o-bien-dong-khung-
 
                                                       Ảnh: The Washington Times
 
Khi muốn chứng tỏ với thế giới rằng Mỹ không công nhận điều mà nước này gọi là những tuyên bố chủ quyền “quá đáng” của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) vào năm qua và đầu năm nay, Mỹ đã điều một chiến hạm tới gần một trong những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới xây dựng. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nổ ra cuộc tranh cãi về việc liệu Mỹ có đủ tàu để đối phó với những thách thức đặt ra bởi một lực lượng Hải quân phát triển nhanh chóng và ngày càng quyết đoán của Trung Quốc, điều đang khiến một số nước láng giềng không khỏi lo lắng.
 
Theo hãng thông tấn AP, tuần trước, Trung Quốc công bố nước này sẽ đóng tàu sân bay thứ hai bằng công nghệ trong nước. Trong khi đó, Hải quân Mỹ nói chung và đơn vị đảm trách vùng biển này là Hạm đội Thái Bình Dương nói riêng đều có ít tàu hơn so với thời điểm giữa những năm 1990. Giới chức Hải quân Mỹ cho biết công nghệ được cải tiến lớn trên các tàu này có thể bù đắp những bất lợi từ tình trạng số lượng tàu giảm. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift, cho biết những câu hỏi về việc liệu Hạm đội Thái Bình Dương có đủ nguồn lực hay không phản ánh những lo lắng của khu vực hơn là quan tâm đến năng lực thực tế của Hải quân Mỹ. Ngay cả khi toàn bộ hạm đội này được triển khai tại Biển Đông, vẫn có nghi vấn liệu Mỹ có điều thêm lực lượng tới khu vực này hay không.
 
Peter Jennings, chuyên gia của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), cho rằng vấn đề đặt ra trong thời bình là liệu Mỹ có đủ tàu chiến để trấn an các bạn bè và đồng minh, cũng như chứng tỏ khả năng huy động sức mạnh khi cần thiết. Còn trong thời chiến, câu hỏi là liệu các tàu của Mỹ có chống chọi được các cuộc tấn công bằng tên lửa để có thể tiếp tục nhiệm vụ. Chuyên gia Jennings nhận định về lâu dài đây là một vấn đề nghiêm trọng.
 
Theo người phát ngôn, Đại tá Clay Doss, Hạm đội Thái Bình Dương hiện có 182 tàu, trong đó có các tàu chiến như tàu sân bay, cũng như tàu bổ trợ và tàu hậu cần... ít hơn so với số lượng 192 chiếc cách đây gần hai thập kỷ. Trên toàn thế giới, Hải quân Mỹ có 272 tàu có thể sử dụng trong chiến đấu hoặc hỗ trợ các tàu tham chiến, ít hơn gần 20% so với thời điểm năm 1998. Hiện Hải quân Mỹ có tổng cộng 10 tàu sân bay. Đô đốc Swift cho biết ông thích lực lượng Hải quân do ông chỉ huy ngày hôm nay - với công nghệ tiên tiến - hơn là lực lượng Hải quân cách đây gần hai thập kỷ. Ông Swift nêu ví dụ với tàu USS Benfold, tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường được nâng cấp bằng hệ thống phòng thủ tên lửa mới, cũng như 3 tàu khu trục tàng hình mới lớp DDG-1000 sắp được triển khai.
 
Hệ quả của việc có một hạm đội quy mô nhỏ hơn là mất thêm thời gian triển khai trên biển. Đô đốc nghỉ hưu Zap Zlatoper, nguyên Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương từ năm 1994-1996, cho biết quy định triển khai trong vòng 6 tháng được áp dụng “bất di bất dịch” bởi nếu kéo dài hơn sẽ khiến Hải quân khó duy trì lực lượng thủy thủ hơn. Hiện tại việc triển khai tàu bình quân từ 7-9 tháng, mặc dù Hải quân Mỹ có kế hoạch giảm xuống 7 tháng. Tình trạng của tàu cũng là vấn đề. Tàu USS Essex đã phải rời cuộc tập trận với Hải quân Australia vào đầu năm 2011 và bỏ lỡ cuộc tập trận khác với Thái Lan vào năm sau đó do gặp trục trặc kỹ thuật sau khi trì hoãn bảo dưỡng để tiếp tục hoạt động ngoài khơi.
 
Bryan Clark, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA) có trụ sở tại Washington, nhận định đây là các dấu hiệu cho thấy một thực trạng không bền vững. Trong báo cáo công bố hồi tháng 11/2015, ông Clark đã phác thảo một số lựa chọn thay thế: đóng thêm tàu (mặc dù việc này cần thêm ngân sách và Quốc hội Mỹ có thể không đáp ứng cho Hải quân) hoặc hạn chế triển khai (mặc dù Lầu Năm Góc không sẵn lòng chấp nhận việc giảm bớt sự hiện diện ở các vùng biển xa).
 
Những lựa chọn khác là: tăng số lượng tàu tại các căn cứ nước ngoài để chúng có thể triển khai tới điểm nóng nhanh hơn hoặc thay đổi cách thức triển khai các tàu, ví dụ như giảm số tàu hộ tống đi theo tàu sân bay, qua đó một số tàu có thể rảnh rang thực hiện các nhiệm vụ độc lập.
 
Theo báo cáo “Chiến lược An ninh Biển châu Á-Thái Bình Dương” của Lầu Năm Góc công bố hồi tháng 8/2015, Hải quân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) hiện có hơn 300 tàu mặt nước, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tàu tuần tiễu. Trong khi đó, lực lượng tuần duyên và đội tàu chấp pháp của Trung Quốc lên tới 200 chiếc, nhiều hơn tổng số tàu của các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông với Bắc Kinh. Lực lượng tuần duyên của Mỹ có khoảng 280 tàu nhỏ có chiều dài từ 20 mét trở lên, mặc dù chúng chủ yếu hoạt động quanh bờ.
 
Ngoài ra, Trung Quốc cũng ngày càng hung hăng hơn trong việc khẳng định chủ quyền tại các vùng lãnh thổ tranh chấp. Từ tháng 12/2013, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông sử dụng cát hút từ dưới đáy biển, với diện tích theo ước tính của Mỹ là khoảng 3.000 mẫu Anh (khoảng 12,14 km2). Trung Quốc nói rằng các đảo này để hỗ trợ các tàu, ngư dân và giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng các đảo này sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc mở rộng hoạt động chấp pháp trên biển cũng như tăng cường sự hiện diện của Hải quân sâu xuống phía Nam. Washington lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng các đảo này để cản trở việc qua lại của tàu thuyền các nước khác trên Biển Đông, nơi có tới 30% tổng lượng hàng hóa thương mại của thế giới được vận chuyển qua. Một số tàu của Trung Quốc còn “thô sơ”, giống như chiếc tàu sân bay hiện nay của nước này. Tuy nhiên, Narushige Michishita, một học giả Nhật Bản tại Trung tâm Woodrow Wilson có trụ sở ở Washington, cho rằng người dân không biết đến điều đó nên những chiếc tàu này có hiệu ứng tâm lý tương tự với công chúng chẳng khác gì những con tàu hiện đại hơn. Hơn nữa, các lực lượng Mỹ bị dàn trải trên toàn thế giới, trong khi Trung Quốc đặt trọng tâm vào khu vực xung quanh. Do vậy, ngay cả khi Mỹ chi tiêu quốc phòng nhiều hơn Trung Quốc, thì điều này không có nghĩa là cán cân quân sự trong khu vực vẫn giữ nguyên. Học giả Michishita kết luận “cán cân sức mạnh tại châu Á đang thay đổi nhanh chóng”.
 
Hoàng Việt
 
(FB Việt Hoàng)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...