Jump to content

Lý do Trung Quốc tăng cường khả năng phòng thủ ở Biển Đông


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Phòng không - ưu tiên chính của Trung Quốc trong khu vực - và các loại vũ khí tối tân sẽ giúp tăng cường vị thế của Bắc Kinh. Kế hoạch này sẽ cho phép Trung Quốc tăng cường phòng thủ và kiểm soát các vùng biển, ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng trong một cuộc khủng hoảng.
 
Phu%20Lam.jpg
 
 
Phòng không - ưu tiên chính của Trung Quốc trong khu vực - và các loại vũ khí tối tân sẽ giúp tăng cường vị thế của Bắc Kinh. Theo đó, Trung Quốc có thể triển khai các vũ khí tối tân như tên lửa chống tàu ở khu vực Biển Đông, trong bối cảnh nhiều ý kiến chỉ trích Bắc Kinh đang "quân sự hóa" khu vực tranh chấp. Kế hoạch này sẽ cho phép Trung Quốc tăng cường phòng thủ và kiểm soát các vùng biển, ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng trong một cuộc khủng hoảng. 
 
Các báo cáo gần đây cho thấy Bắc Kinh đã lắp đặt một hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, làm dấy lên sự phản đối từ phía Mỹ, khiến mối quan hệ vốn đã không tốt đẹp này gia tăng căng thẳng. Đài "Fox News" (Mỹ) ngày 16/2 vừa qua đã phân tích các ảnh chụp từ vệ tinh của Trung tâm ImageSat Quốc tế (ISI), cho biết 2 hệ thống tên lửa đất đối không với 8 giàn phóng và một radar đã được Trung Quốc triển khai trái phép từ tuần trước tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp. Một quan chức Mỹ cũng đã xác nhận độ chính xác của những hình ảnh này khi nói rằng có thể đó là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, tương tự loại S-300 của Nga. 
 
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/2 nói: "Đây là một vấn đề nghiêm trọng", trong khi Bắc Kinh nói rằng bất cứ cơ sở quân sự nào trên các đảo tranh chấp cũng chỉ nhằm mục đích tự vệ. Các nhà quan sát Trung Quốc cho rằng việc lắp đặt các hệ thống như vậy là thực sự cần thiết bởi những mối đe dọa đang ngay càng gia tăng từ phía Mỹ. Họ nhìn nhận động thái nói trên của Bắc Kinh là một "phản ứng" đối với các cuộc tuần tra của tàu chiến Mỹ ở những vùng biển gần các đảo do Trung Quốc kiểm soát, một trong số đó gần đảo Phú Lâm. 
 
Lý Khiết, một nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), cho biết Trung Quốc sẽ gia tăng triển khai quân đội nếu Mỹ "thúc ép quá mức". Ông nói thêm: "Các cuộc không kích có sức uy hiếp lớn nhất nên phòng không là ưu tiên chính hiện nay và hoàn toàn phụ thuộc vào các điều kiện, trong đó có mức độ khiêu khích từ phía Mỹ và các thế lực không liên quan khác và nhu cầu của chính chúng ta". Trung Quốc có thể triển khai tên lửa tầm ngắn ở những đảo nhỏ cùng nhiều thiết bị như radar và vệ tinh để hợp nhất cấu trúc phòng phủ. Bên cạnh đó, máy bay tuần tra không người lái cũng sẽ được tăng cường. 
 
Thiếu tướng quân đội Trung Quốc đã về hưu Từ Quang Dụ, hiện là nghiên cứu viên cấp cao tại Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và Giải trừ Quân bị Trung Quốc, cho biết việc thiết lập các cơ sở quân sự ở đảo Phú Lâm sẽ dần dần ngang tầm với những cơ sở của một "thành phố tự trị". Mặc dù đảo này hiện không có môi trường cũng như cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho các thiết bị tiên tiến như một căn cứ không quân cố định, nhưng điều này sẽ dần thay đổi. Ông nhấn mạnh: "Trong tương lai, việc các máy bay quân sự thường xuyên hạ cánh và các cuộc diễn tập, huấn luyện quân sự chung của lực lượng không quân và hải quân chắc chẵn sẽ diễn ra ở đây".
 
Bắc Kinh đã thành lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) để quản lý Biển Đông. Yanmei Xie, chuyên gia phân tích cấp cao thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cho biết những tham vọng của quân đội Trung Quốc đối với hòn đảo này bắt đầu từ những năm 1980, khi các nhà truyền giáo yêu cầu biến hòn đảo này thành "một hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm". 
 
Trong khi Bắc Kinh kín tiếng về kế hoạch lớn của mình ở Biển Đông, chuyên gia Yanmei Xie đưa ra nhận định rằng sự triển khai nói trên có thể góp phần cải thiện khả năng quân sự của Trung Quốc ở khu vực. Theo các nhà phân tích, ngoài việc mở rộng phạm vi phòng không, Trung Quốc còn đang xây dựng khả năng kiểm soát và thu thập tin tức tình báo đối với các tàu thuyền, máy bay và tàu ngầm nước ngoài. 
 
Trong khi đó, Phó Tổng biên tập "IHS Jane’s Intelligence Review" - ông Niel Ashdown - cho rằng Trung Quốc có thể triển khai hệ thống phòng không tầm ngắn đến một số hòn đảo khác. Phần lớn các nhà phân tích cho biết các loại vũ khí sẽ được tập trung ở chuỗi đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), các đảo gần với bờ biển Trung Quốc và dính líu ít hơn tới các bên liên quan bởi Bắc Kinh coi những tuyên bố của mình ít tranh cãi hơn ở quần đảo Hoàng Sa. Theo ông Niel Ashdown: "Sẽ phức tạp và khiêu khích hơn nếu Trung Quốc triển khai những hệ thống vũ khí tương tự đến những đảo và đá ở quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa)". 
 
Căng thẳng ở Biển Đông đã leo thang kể từ khi Trung Quốc bắt đầu cải tạo một số đảo tranh chấp nằm dưới sự kiểm soát trái phép của nước này vào cuối năm 2013. Tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague sẽ quyết định những thách thức của Philippines chống lại các tuyên bố của Trung Quốc ở khu vực này. Bắc Kinh đã từ chối tham gia vụ kiện, nhưng chuyên gia Yanmei Xie cho biết Bắc Kinh lo lắng về sự tổn hại danh tiếng của bất kỳ phán quyết bất lợi nào cho họ. Chuyên gia Yanmei Xie nhận định: "Có thể Trung Quốc đang tiến hành rất nhiều hành động ở Biển Đông để đề phòng phán quyết của Tòa Trọng tài".
 
Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hông Công)
 
Văn Cường (gt)
 
(Nghiên Cứu Biển Đông)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...