Jump to content

Thảm họa Formosa chưa lắng, siêu dự án thép ven biển khác sắp triển khai


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Dân Luận tổng hợp

DL - Khi mà thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra còn chưa được chính phủ giải quyết triệt để, lại thêm một siêu dự án nhà máy luyện thép khác ở Ninh Thuận với tổng mứa đầu tư lên đến 10,6 tỷ đô đang “rục rịch” tiến hành có công suất dự tính 16.000.000 tấn mỗi năm.

081427fd.jpg
Khu vực cảng Thương Diêm (xã Phước Diêm, Thuận Nam, Ninh Thuận) sẽ nằm trong dự án của Tập đoàn Hoa Sen. Ảnh: Tuổi Trẻ

Duyệt dự án vì thiếu hụt 15 triệu tấn thép mỗi năm?

Dự thảo thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và UBND tỉnh Ninh Thuận dự kiến sẽ đầu tư dự án khu liên hiệp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận công suất 16.000.000 tấn mỗi năm với vốn đầu tư 10,6 tỷ USD (hơn 230,000 tỷ đồng), dự kiến triển khai trên 1,500 ha. Hiện đang làm thủ tục xin cấp phép đầu tư. Dự án dự kiến sẽ triển khai đầu năm 2017.

Bộ Công Thương đã chấp nhận chủ trương đầu tư dự án khu liên hợp luyện cán thép mà HSG đề xuất và đang tiến hành bổ sung dự án vào quy hoạch, dự kiến sẽ hoàn thiện trong tuần - Báo Tuổi trẻ đưa tin cho biết.

Trả lời báo Tuổi trẻ, lãnh đạo vụ chuyên môn Bộ Công thương cho biết, dự báo ngay cả khi Formosa đi vào hoạt động giai đoạn 1, đến năm 2020 VN vẫn thiếu hụt 15 triệu tấn và năm 2025 thiếu hụt hơn 22 triệu tấn thép.

Vị lãnh đạo này cho biết, dự án khu liên hợp luyện cán thép Cà Ná dự tính được tiến hành trong nhiều giai đoạn, kéo dài đến năm 2025-2030. Dự kiến đến năm 2020, tổ hợp thép cán của Hoa Sen sẽ cung cấp khoảng 4,5 triệu tấn thép. Tổng số lò cao dự kiến của toàn dự án lên tới 10 lò.

“Giao hết tài sản cho Nhà nước” nếu xảy ra sự cố môi trường

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (Tập đoàn Hoa Sen) Lê Phước Vũ đã khẳng định khi trao đổi với Tuổi Trẻ “Nếu xảy ra sự cố môi trường, tôi giao hết tài sản cho Nhà nước”.

“Dự án của HSG do đang xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường, nên trước mắt chỉ có thể nói sẽ xử lý theo công nghệ hoàn toàn khác Formosa.” “Tuyệt đối không để một giọt nước chưa xử lý nào lọt ra biển.” – ông Vũ khẳng định thêm và cho biết, kinh phí đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường của ngành thép ước trên 20% tổng vốn đầu tư dự án.

Ông Phạm Văn Hậu - phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định: quan điểm của tỉnh rất rõ ràng, môi trường là quan trọng hàng đầu. Để thực hiện, tỉnh sẽ giám sát công nghệ, xử lý môi trường theo quy định. Đồng thời, với dự án trên, HSG cần nộp hồ sơ và “đánh giá tác động môi trường thì làm song song”.

Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố cần thiết của dự án thép HSG, lãnh đạo cấp vụ của Bộ Công thương cho rằng tác động đến môi trường “là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên – Môi trường”. Vị này cũng cho biết, công nghệ lò cao “không có gì mới”, tương tự như 71% nhà sản xuất thep khác.

Làm thép ở Ninh Thuận là nơi tốt nhất Đông Nam Á, và cả thế giới?

Chủ tích HĐQT HSG Lê Phước Vũ cho biết, việc chọn vị trí ven biển, cụ thể là Ninh Thuận vì muốn giúp tỉnh có được ngành công nghiệp “đột phá”, với lí do không thể phát triển nông nghiệp ở Ninh Thuận. Các công ty tư vấn làm việc với phía HSG bảo với ông, Ninh Thuận không chỉ là điểm làm thép tốt nhất VN mà còn nhất Đông Nam Á, thậm chí cả thế giới, báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Phước Vũ cho biết.

Ngoài dự án luyện thép, HSG dự tính đầu tư thêm bốn dự án: hạ tầng Khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, nhà máy sản xuất ximăng; nhà máy nhiệt điện - năng lượng tái tạo cùng một nhóm dự án khai thác khoáng sản, vận chuyển, kho bãi, khách sạn du lịch...

Cách đây chín năm, vào năm 2009, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Phạm Văn Chi đã từng kiên quyết phản đối dự án đầu tư thép tại vịnh Vân Phong - tổng mức đầu tư đến 11,5 tỉ USD, được xem là dự án lớn nhất Việt Nam về sản xuất thép thời điểm đó. Nguyên nhân đưa ra là với các nguy cơ môi trường có thể dẫn đến từ nó.

“Lúc đó, toàn bộ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, hầu hết các bộ, ngành trung ương, trừ Bộ TN&MT đều thống nhất đề nghị cho xúc tiến triển khai dự án nhà máy thép của Posco. Chính vì thế, tháng 1-2008, Thủ tướng cũng đã đồng ý chủ trương cho lập dự án. Nhận thấy có quá nhiều hiểm họa đối với môi trường ở một dự án sản xuất thép lớn như thế, tôi kiên quyết đấu tranh, đề nghị không chấp nhận dự án này. Tôi nói Đầm Môn đẹp như thế mà cho san lấp, làm nhà máy thép thì còn gì môi trường. Thế nhưng trong các cuộc họp của tỉnh, tôi nói hầu như không ai nghe. Ngược lại, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn ra chủ trương quán triệt đến cấp chi bộ là mọi đảng viên phải có trách nhiệm ủng hộ dự án đó. Tỉnh đã cử nhiều đoàn cán bộ qua Hàn Quốc khảo sát, tham quan nhà máy thép của Posco, khi về ai cũng khen nức nở; riêng tôi dứt khoát không đi” – ông Chi nhớ lại. (Vietnamnet – Tháng 4/2016)

Thảm họa môi trường dọc các tỉnh miền Trung hồi tháng 4, tới nay vẫn chưa có kết quả phân tích ô nhiễm môi trường một cách chi tiết – được gây ra bởi Khu liên hợp sản xuất gang thép của Formosa tại Hà Tĩnh. Hiện chưa có kết luận chính thức từ bộ Y tế về độ an toàn của cá.

- Nguồn:
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160826/them-sieu-du-an-thep-ven-bien-10-ty-usd/1161019.html
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/301917/ong-chu-tich-tinh-tu-choi-du-an-thep-ty-do.html

(Dân Luận)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...