Jump to content

Hy vọng gì ở chuyến đi Bắc Kinh của TT Nguyễn Xuân Phúc ?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Chuyến đi của TT Phúc sẽ không làm rõ rệt điều gì, cũng không khẳng định thêm điều gì. Ở Biển Đông, chuyện chính vẫn là kéo dài sự "mù mờ chiến lược" của các bên. Thông cáo chung giữa VN và TQ khi được công bố ta sẽ thấy "trọng lượng chính trị" của TT Phúc trong đảng và nhà nước.
 
B1.jpg
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp tham dự "Hội chợ TQ-ASEAN" tại Nam Ninh (Quảng Tây) ngày 8 tháng 9 mà VN là "quốc gia danh dự", tiện đường đến Bắc Kinh xin được diện kiến đồng nhiệm TQ là Lý Khắc Cường ngày 12-9.
 
Một công hai chuyện, trước đó ông Phúc đã được các quan chức Quảng Tây tiếp đãi với sự hiện diện của phó thủ tướng TQ Trương Cao Lệ. Dư luận VN "la làng", ông Phúc mờ nhạt trước đại diện các quốc gia khác thuộc ASEAN. Người ta cho rằng ông Phúc bị phía TQ chơi khâm, "quốc gia danh dự" không được tiếp đãi "danh dự" bằng các nước khác. Cách tiếp đãi ông Phúc, ta thấy ngay rằng TQ đưa VN xuống ngang hàng với tỉnh Quảng Tây. Nghi lễ dành cho ông Phúc ở đây rõ ràng là như vậy. Vấn đề là ông Phúc vẫn vui cười hể hả.
 
Có lẽ nhờ dư luận "la làng" mà thái độ của TQ thay đổi.
 
Ở Bắc Kinh việc tiếp đón ông Phúc với nghi lễ quốc khách, 19 cú đại bác cùng với việc duyệt hàng quân danh dự. Lòng tự ái nhược tiểu được xoa dịu. Nhưng bề ngoài không thể che dấu được tư thế kém của VN: ông Phúc phải "chun qua lỗ chó hàng rào" mới được được diện kiến bệ rồng.
 
Đây không phải là điều mới. Vua chúa VN ngày xưa, mỗi lần sang TQ xin được "sắc phong" đôi khi cũng khổ nhục tư bề. Quan chức TQ được lệnh không cho mở "cửa lớn" (Trấn Nam Quan), sứ VN phải đi qua cửa phụ dành cho dân giã.
 
Với tư thế "dưới cơ", vì vậy không hy vọng gì nhiều ở chuyến đi của ông Phúc. Việc khẳng định VN là "trạm đầu" của "con đường tơ lụa trên biển", có thể khiến TQ mở hầu bao cho VN một khoản ngân sách. Ở Nam Ninh, ông Phúc nói ráo nước miếng "quảng cáo" môi trường đầu tư ở VN để dụ tư bản TQ. Việc này xem ra là thừa. TQ được xếp hạng 9 các quốc gia đầu tư vào VN với tổng số vốn là 11 tỉ đô. Nhưng kim ngạch thương mại hai bên đạt hàng trăm tỉ mỗi năm, phía VN thâm thủng khoảng 40 tỉ. Môi trường đầu tư của VN như vậy là "hảo lớ" với tư bản TQ lắm rồi. Hàng lậu của TQ từ lâu đã tràn ngập, bóp chết hàng nội địa VN. Về kinh tế, VN đã trở thành một "chư hầu" của TQ. Những chuyện "lặt vặt", như công trình xe lửa điện Cát Linh - Hà Đông cũng được ông Phúc nhắc nhở. Ngoài ra, nếu ta đọc bài báo tường thuật buổi gặp gỡ giữa Trương Cao Lệ và ông Phúc, ta thấy không có chuyện gì là "đột phá" mang tính "chiến lược" trong cuộc gặp gỡ Lý Khắc Cường - Nguyễn Xuân Phúc ở Bắc Kinh.
 
Phóng viên BBC tiên đoán rằng ở Bắc Kinh hai bên "bàn chuyện lớn", rằng TQ mong đợi ở VN không đi theo bước chân của Phi để kiện TQ ở Biển Đông.
 
Theo tôi, sau khi Tòa CPA ra phán quyết ngày 12-7, VN không còn lý do nào để đi kiện TQ ở Biển Đông. Ở vùng TS thì mọi việc đã được Tòa CPA làm sáng tỏ. Vấn đề là việc thực thi (luật Biển). Còn ở Hoàng Sa, rủi ro quá lớn, phần thua nhiều hơn thắng, VN không phải là Phi để có một hồ sơ "bê tông".
 
Theo tôi, điều mà TQ mong muốn là "VN không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa CPA ngày 12-7".
 
TQ chấp nhận thái độ của VN hiện nay, "VN ghi nhận phán quyết của Tòa". Tất cả các nước ASEAN đều tỏ thái độ dè dặt về phán quyết của Tòa CPA 12-7, ngoại trừ Singapour đã có một thái độ khá rõ rệt. Thậm chí Phi, phía thắng kiện, bây giờ cũng tỏ ra không mặn mà yêu cầu TQ tuân thủ phán quyết nữa. Lãnh đạo ở đây cho biết sẽ thảo luận riêng với TQ về các tranh chấp.
 
TQ liên tiếp khẳng định các việc "không nhìn nhận thẩm quyền của tòa CPA, phán quyết ngày 12-7 của Tòa là vô hiệu lực". Trước đây không lâu, báo chí TQ dẫn lời Nguyễn Xuân Phúc, cho rằng tân thủ tướng VN "ủng hộ lập trường này của TQ".
 
Vì vậy kỳ này khó có thể TT Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ một lập trường mới của VN về Biển Đông (như thúc đẩy TQ tôn trọng phán quyết của tòa CPA ngày 12-7).
 
Đối với Ấn Độ, quốc gia duy nhứt trong khu vực có thể "đối trọng" với TQ, mặc dầu ủng hộ VN, giúp VN (có giới hạn) về khí tài, nhưng mục đích của Ấn Độ là mong đợi VN ủng hộ nước này trở thành một thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo an LHQ. Điều này sẽ đẩy VN vào thế lưỡng nan, bởi vì, cường quốc khác cũng có khả năng và tư cách giúp VN chống lại TQ là Nhật, thì nước này cũng muốn VN ủng hộ để giành chiếc ghế đó với Ấn Độ.
 
Việc Nga tập trận chung với TQ ở Biển Đông cho thấy hai quốc gia này "liên kết" lại để chống đối những bó buộc đến từ hiến chương LHQ. Có thể ý chí "bành trướng lãnh thổ" đã khiến hai quốc gia (vốn đối nghịch từ bản chất) tìm thấy điểm chung. Nhưng cũng từ điểm chung này lãnh đạo Nga phải ý thức rằng, một trong những mục tiêu chiến lược dài hạn của TQ là chiếm lại phần lãnh thổ mà Nga đã lấy của TQ từ thế kỷ 19. Dân số TQ quá đông, lãnh thổ và tài nguyên quốc gia giới hạn, vì vậy Nga (và Úc) là mục tiêu của TQ trong tương lai.
 
Nhưng từ sự việc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thăm TQ trước, ta sẽ thấy rằng VN có phần nghiêng về Mỹ. Bởi vì chắc chắn trong tương lai gần Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ mở chuyến thăm viếng Hoa Kỳ. TT Obama ở Diễn đàn ASEAN vừa qua cố gắng thuyết phục TQ thi hành phán quyết của Tòa CPA đồng thời cổ vũ các nước ủng hộ lập trường của hoa Kỳ.
 
Chuyến đi của TT Phúc sẽ không làm rõ rệt điều gì, cũng không khẳng định thêm điều gì. Ở Biển Đông, chuyện chính vẫn là kéo dài sự "mù mờ chiến lược" của các bên. Thông cáo chung giữa VN và TQ khi được công bố ta sẽ thấy "trọng lượng chính trị" của TT Phúc trong đảng và nhà nước.
 
Nhưng chuyến đi của ông Quang (trong tương lai), nếu VN nhận thức được đâu là lợi ích của đất nước và dân tộc mình, thì lãnh đạo phải biết mình nên làm gì.
 
Theo tôi, VN cần thay đổi thể chế, sao cho hai bên VN và HK chia sẻ nhiều giá trị chung. Nhờ nắm tay của Mỹ, VN mới có thể "thoát Trung" mà không bị tổn hại
 
Trương Nhân Tuấn
 
(FB Trương Nhân Tuấn)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...