Jump to content

Vì sao chính trị có nhiều tính bộ lạc năm 2016?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Zaria Gorvett
  • 24 tháng 9 2016
Chia sẻ
160912163129_1.jpgImage copyrightGETTY IMAGES Image captionGặp gỡ với những người có quan điểm tương tự có thể làm quan điểm của ta thêm cực đoan (Ảnh: Getty Images)

Tự do sống ở nơi mình thích, một nền giáo dục tốt và internet: Liệu những thứ này có làm tăng quãng cách giữa các lòng tin chính trị đối lập không?

Hãy tưởng tượng bạn đang trong một quán bar và bàn bạc với bạn bè về cuộc bầu cử sắp tới. Bạn thừa nhận mình còn lưỡng lự. Thực tế bạn đã biết lập luận của cả hai phía. Bạn bè trợn mắt nhìn bạn như bạn vừa nói bạn muốn giết các con gấu trúc con.

Chính trị hình như chưa bao giờ mang nhiều tính bộ lạc như hiện nay. Ở Mỹ, đó là Donald Trump đối đầu với Hillary Clinton. Ở Châu Âu, người ủng hộ Liên minh Châu Âu đối đầu với người chống lại. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, người hồi giáo đối đầu với người theo chủ nghĩa thế tục.

Ở Mỹ, Úc và Châu Âu, khoảng cách giữa người theo chủ nghĩa tự do và người bảo thủ, giữa cánh tả và cánh hữu, ngày càng rộng dần. Trên mạng xã hội, ác cảm của ta với bên đối lập ngày càng căng thẳng.

Thí dụ ở Mỹ, những đánh giá “rất bất lợi” của đối phương đã tăng gấp hơn hai lần từ 1992 đến 2014, theo thăm dò của Pew Research Center. Đến 2016 thì phần lớn (chứ không phải nhiều) những người Cộng Hòa và Dân Chủ đánh giá phía đối phương bằng lời lẽ vô cùng tệ hại. Trong gần 5000 người được khảo sát, hơn 1/2 tin rằng phía đối lập là “đầu óc tù túng”, trong khi 4/10 khẳng định rằng những người ủng hộ đảng đối lập với mình là “lười” hơn, “thất đức” và “không trung thực” so với những người Mỹ khác.

Vậy cái gì là động cơ thúc đẩy bộ lạc chủ nghĩa này?

Những nghiên cứu tâm lý cho thấy những sức mạnh tiềm thức (trước cái thực tế, trước trải nghiệm hoặc sự đánh giá đúng hơn) đã ngăn cản con người nhìn thấy những quan điểm lựa chọn khác thay thế và làm họ càng thêm thiên vị cho phe mình.

Và một số nhà khoa học tin rằng nhiều nét riêng biệt của cuộc sống thế kỷ 21 có thể đã tạo nên điều kiện hoàn hảo để bị như vậy. Thực tế, từ nơi sống của họ đến cái họ đọc, cuộc sống hiện đại có một sức mạnh đáng báo động để cố thủ sự gắn kết chính trị và quan điểm của họ, mà họ thậm chí không hay biết.

Một cách giải thích khả dĩ là hiệu ứng phân cực thành nhóm. Trao đổi quan điểm với bạn bè hình như có thể là cách tốt nhất để phơi bày những điểm yếu trong suy nghĩ và nghe những quan điểm tương tự nhưng có khác biệt. Không phải thế đâu. “Nếu ta đưa một nhóm những người có đồng ý nghĩ vào một phòng, thì thái độ của họ thường trở nên cực đoan hơn,” Jessica Keating, một nhà tâm lý của trường đại học Colorado, nói.

160912163130_2.jpgImage copyrightGETTY IMAGES Image captionẢo tưởng về đồng thuận sai có thể lừa ta nghĩ rằng phần lớn những người biết lẽ phải đều đồng ý với ta (Ảnh: Getty Images)

Để kiểm chứng ý tưởng này, Keating và đồng nghiệp đã làm làm thử nghiệm với một số sinh viên. Thử nghiệm đầu, để nhóm (đồng ý nghĩ) tranh luận Barack Obama hoặc George W Bush, ai là tổng thống tốt hơn. Thử nghiệm hai: xem ai ủng hộ Barack Obama hoặc Mitt Romney trong bầu cử tổng thống 2012.

Sau khi tranh luận, họ được hỏi là nghĩ thế nào về ứng cử viên lúc này và quan điểm ban đầu của chúng trước khi tranh luận. Như dự đoán của Keating, quan điểm của tất cả đều cực đoan hơn. Điều đáng sợ là, việc bàn bạc chỉ 15 phút nhưng họ không biết rằng điều đó đã xảy ra.

“Ở thử nghiệm đầu, họ không biết chút nào rằng là quan điểm của họ đã bị phân cực, ở thử nghiệm hai, phần lớn không biết rằng quan điểm của họ đã trở nên rất cực đoan,” Keating nói.

Không một sinh viên nào biết chắc chắn lý do của hiệu ứng, nhưng chỉ đáng buồn về thông tin mới: Gặp gỡ với người đồng ý nghĩ thì như tiếp thêm lập luận mới để tiếp tục khẳng định quan điểm cũ của mình. Hoặc có thể đó là kết quả để có được khẳng định của nhóm.

Cái rắc rối là, với một người, sẽ dễ dàng hơn khi trong cuộc đời không gặp một ai trái ý với mình. Cái khoảng trống trong tri thức này khêu gợi tò mò cho Matt Motyl, nhà tâm lý của đại học Illinois, Chicago. Trước đây vài năm ông bắt đầu dự các sự kiện chính trị và hành lễ tôn giáo để bắt chuyện với những người mà trước ông không thường hay gặp.

“Và rồi tôi gặp lại hội người có tư tưởng chủ yếu là tự do của tôi và cố giải thích là những người phe đối phương không ngốc nghếch và ác tâm. Ông bị phản bác, kể cả tố cáo là phản bội. Motyl quyết định tìm nguyên nhân vì sao.

160912163130_3.jpgImage copyrightGETTY IMAGES Image captionMột người trung bình mất hơn 12 tiếng xem truyền thông xã hội một tuần, nó ngăn ta có những quan điểm mới khác (Ảnh: Getty Images)

Ai cũng biết là trung thành về chính trị thường được ví như kẻ một đường phân cách giữa Bắc và Nam trên bản đồ. “Ngay cả lúc này, nếu chỉ được biết một thứ về một người đi bầu để đoán họ sẽ bầu ai thì chỉ số bưu điện là một trong những điều dự đoán tốt nhất,” Jonathan Haidt, một nhà tâm lý của đại học New York, nói. Do vậy Motyl thấy rằng địa dư có thể đã có ảnh hưởng.

Đây là kịch bản gà và trứng, có phải người ta cuối cùng cũng đồng quan điểm với những người láng giềng bởi vì họ chuyển nhà, hay là bởi vì họ bị ảnh hưởng trước tiên bởi nơi họ đang ở?

Để hiểu được, Motyl đã sàng lọc các dữ liệu của hơn một triệu người Mỹ tham dự thử nghiệm kín này, là một điều tra trên mạng nhằm làm sáng tỏ những ý nghĩ mà ta không ý thức được, thí dụ như thành kiến chủng tộc.

Ông chỉ quan tâm đến 3 điểm: Nơi người được hỏi hiện đang sống, nơi họ sống lâu nhất, và tư tưởng chính trị. Sau đó ông so sánh sự khác biệt về tư tưởng chính trị của người này với tư tưởng chủ đạo ở những vùng nói trên.

Kết quả là, người vênh quan điểm là nhiều hơn do di chuyển, chiếm 8/10 so với 5/10 đối với người đồng quan điểm. Hơn nữa, trong số người di rời, địa điểm nhà mới của họ có lẽ là thành trì cho các quan điểm của họ.

Với quá nhiều người di chuyển đến ở gần những người đồng quan điểm, hiện nay hiệu ứng phân cực nhóm xảy ra trên diện rộng. Ngay cả những người chưa bao giờ chuyển nhà thì một khía cạnh phổ quát của cuộc sống hiện đại đang biến họ thành nạn nhân dễ dàng hơn bao giờ hết: đó là internet.

Việc tìm tòi trên mạng ngày càng cá nhân hóa, nghĩa là người ta ít bị tiếp xúc với thông tin mới ảnh hưởng đến thế giới quan. Nếu 2 người gõ từ “Donald Trump” trên bàn phím ở cùng một loại máy trong cùng một ngày, họ có thể nhận được 2 bộ kết quả khác nhau. Trên truyền thông xã hội, “bong bóng lọc” này sẽ cho ra kết quả thông qua phần cấp tin đã được cá nhân hóa. “Ngày càng khó khăn để tương tác với những người khác quan điểm chính trị. Phía bên kia có thể nghĩ bạn là đồi bại và hoàn toàn kỳ cục,” Motyl nói.

160912163130_4.jpgImage copyrightGETTY IMAGES Image captionMong muốn giao lưu với người có quan điểm chính trị tương tự có thể ảnh hưởng tới các quyết định hàng ngày, từ việc ta sống ở đâu đến việc sẽ cưới ai (Ảnh: Getty Images)

Ngay cả khi nghĩ một cách có ý thức, nhiều người vẫn chọn truyền thông có cùng quan điểm với mình. Với việc tiếp cận những nguồn tin này dễ dàng hơn so với trước đây, qua điện thoại, máy tính, TV, có nguồn vô tận các video đầy thuyết phục cùng quan điểm, sự việc và đầu đề cuốn hút.

Thực tế, dù có ủng hộ một quan điểm chính trị hay không, thông tin càng tới bạn nhiều thì bạn càng có cảm giác là bạn đúng.

“Điều chúng ta phải đồng ý là những người đi tìm cùng bằng chứng khách quan thì những quan điểm của họ gặp nhau. Điều ấy không xẩy ra đối với những người tin tưởng ở quan điểm ngược lại khi họ gặp vẫn những bằng chứng ấy; nhưng thực tế là như vậy,” Ross nói. Điều này cũng giải thích tại sao những người có học vấn cao hơn có xu thế có quan điểm cực đoan hơn.

Nhưng sự thể sẽ xấu đi. Khi một quan điểm khác lọt vào thì nó phải đụng độ với nhiều định kiến khác sẵn có. “Nhiều người đau khổ vì cái gọi là ảo tưởng khách quan. Họ nghĩ bất kỳ ai biết lẽ phải thì sẽ phải nhìn nhận sự việc giống như họ và bất kỳ ai không như vậy là người không biết gì, họ bị định kiến do cảm xúc của họ hoặc do thông tin họ được tiếp xúc ,” Ross nói.

Chúng ta đang nhìn sự vật theo như thực chất của nó, trong khi những người khác nhìn sự vật qua lăng kính tư tưởng, chủng tộc và giai cấp của họ.

Có lẽ nguy hiểm nhất là ảo tưởng hiểu thấu bất đối xứng. Được phát hiện ra năm 2001, ảo tưởng này là sự tin tưởng rằng mình hiểu quan điểm của người khác hơn họ hiểu quan điểm của mình. Không những nhóm người này nghĩ họ hiểu quan điểm của các nhóm khác và hiểu hơn họ, mà sự hiểu biết về quan điểm của mình là hơn hẳn. Không cần thiết phải nghe họ nói gì, mình đã hiểu cách lập luận của họ rồi.

160912163130_5.jpgImage copyrightGETTY IMAGES Image captionTrên khắp Châu Âu, khoảng cách chính trị giữa cánh tả và cánh hữu ngày càng rộng ra (Ảnh: Getty Images)

Cuối cùng là có sự đồng thuận sai, nó làm người ta nghĩ rằng mọi người biết lẽ phải sẽ đồng ý với họ. “Đó là vì sao chúng ta thường thấy người ta thực sự bị choáng, thí dụ, sau Đại Hội Đảng Dân Chủ,” Ross nói. Những người ủng hộ Hillary sẽ được nghe điều mà bà phải nói và khẳng định nó rõ ràng là đúng và bất kỳ ai biết lẽ phải cũng sẽ đồng ý với bà (mặc dù điều đó cũng đúng với những người thuộc đảng Cộng Hòa).

Những điểm mù trí tuệ này không phải là không có rủi ro. Trong bầu cử, chỉ với chênh lệch nhỏ giữa quan điểm một bộ tộc này hay bộ tộc khác thì phía thất bại có thể cảm thấy tức tối và bị bỏ quên. Điều này lại càng dễ xẩy ra vì sự phân cực trước tiên sẽ làm giảm số người đi bầu.

Khi kết hợp với cuộc sống hiện đại, những sai lầm có sẵn bên trong có thể dẫn đến một công chúng mang tính bộ lạc nguy hiểm, dễ bị thất tín chính trị và thù hằn.

Điểm lưu ý thú vị cho các điều nói trên là, khi được khảo sát, quần chúng thường thống nhất ở nhiều chủ đề và chính sách hơn là những lời báng bổ mà các nhóm nói nhau. “Chắc chắn rằng có sự phân cực về những lời lẽ nặng nề, nhưng về quan điểm trong những chủ đề cụ thể thì những người ủng hộ Trump và những người ủng hộ Clinton đồng ý với nhau ở rất nhiều thứ,” Lee Ross, một nhà tâm lý xã hội ở đại học Standford, nói.

Tuy nhiên, dù bạn làm gì, đừng dùng bài này để làm thay đổi ý nghĩ ai đó. Khi có những bằng chứng ngược lại với lòng tin của ta, “hiệu ứng bắn ngược” thậm chí lại có xu thế làm ta tin mạnh mẽ hơn vào quan điểm ban đầu. Có vẻ bạn sẽ khó có thể thắng cuộc tranh luận với bạn bè một cách nhanh chóng.

Bài tiếng Anh đăng trên BBC Future

 

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...