Jump to content

Người Việt nói về chiến thắng của ông Trump


xứ việt
 Share

Recommended Posts

trump
Image copyrightGETTY IMAGES Image captionÔng Donald Trump đọc diễn văn mừng chiến thắng

BBC Tiếng Việt ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, luật sư, nhà báo, nhà hoạt động trong và ngoài nước về sự kiện ông Donald Trump đánh bại bà Hillary Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng hôm 9/11.

Trả lời BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Alpha Books, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam và là tác giả cuốn 'Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?' nói: "Tôi quen vài giới chức Mỹ ở Hà Nội, và nhận thấy có vẻ họ cũng bất ngờ, hoang mang trước kết quả này, và chưa hình dung hết những gì sẽ xảy ra tiếp theo."

"Song chúng ta đều mong đợi những điều tốt. Thể chế Mỹ đủ vững chãi để đảm bảo mọi chuyện không đi quá xa."

"Donald Trump chiến thắng chắc chắn là tin sốc với nhiều người Mỹ và cực kỳ bất ngờ với cả người Việt."

"Thậm chí, càng bất ngờ hơn với những chuyên gia, với những người am hiểu chính trị, với các nhân vật ở Washington."

"Tôi được biết sau khi có tin ông Trump thắng, thị trường chứng khoán châu Á đã có phản ứng tức thời."

"Thị trường rồi sẽ hồi phục lại nhưng sẽ chậm hơn các sự kiện khác vì cần thêm thời gian để các nhà đầu tư thực sự hiểu chuyện gì sẽ diễn ra tại Washington."

Người vừa tổ chức sự kiện bỏ phiếu bầu cử Mỹ giả lập tại Hà Nội nói thêm:

"Việc ông Trump thắng cũng như với Brexit, chúng ta cần chuẩn bị tiếp cho những bất ngờ mới, những điều khó đoán định trong tương lai."

"Với Việt Nam, tôi cho rằng, ngay cả những nhà hoạch định chính sách và giới ngoại giao cũng không lường trước được kết quả này, và chắc chắn cần nhiều thời gian mới hiểu hết những gì Trump sẽ làm tại nước Mỹ và những gì có thể tác động đến Việt Nam."

"Dường như những tác động này sẽ nằm ngoài suy nghĩ và dự đoán thông thường của các chuyên gia và nhà ngoại giao chuẩn mực."

Trump và Clinton: Ai sẽ tốt hơn cho châu Á?

trumpImage copyrightGETTY IMAGES Image captionNgày bầu cử gay cấn đến phút chót

'Bất mãn'

Cùng thời điểm, từ TP Hồ Chí Minh, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, người có 40 năm sống tại Mỹ, nói với BBC:

"Quả là bất ngờ với không chỉ riêng tôi mà còn nhiều người khác khi chứng kiến ông Trump giành chiến thắng."

"Cuộc tranh cử năm nay quả là chưa có tiền lệ trong lịch sử nước Mỹ, vì công chúng không được nghe hai ứng viên dành nhiều thời gian cho những vấn đề như triển vọng kinh tế Mỹ, đề xuất cải cách các chính sách xã hội…"

"Thay vào đó, hai ứng viên có lẽ dành đến 70% thời lượng của chiến dịch tranh cử để chỉ trích, công kích cá nhân."

Ông Hiếu cũng cho biết thêm: "Trong suốt chiến dịch tranh cử, người ta chỉ thấy ông Trump nói sơ lược hoặc né tránh những vấn đề kinh tế vĩ mô, lao động và cổ võ những người đang bất bình với nền chính trị và kinh tế Mỹ."

"Nhìn từ kết quả này, có thể thấy sự biến chuyển lớn trong xã hội Mỹ là người dân thể hiện ý muốn của họ bằng lá phiếu."

"Không bàn tới sự chọn lựa của họ có thích hợp hay không, nhưng khi bất mãn thì họ cất lên tiếng nói và dường như lượng người này đang rất đông."

"Điều này là tích cực sau những tiêu cực trong chiến dịch tranh cử của cả hai ứng viên".

"Nước Mỹ đang thể hiện tinh thần dân chủ và tự do có một không hai trên thế giới."

Trả lời BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Hà, một người từng tự ứng cử đại biểu Quốc hội năm nay, nói: "Việc ông Trump thắng có thể khiến nhiều chính sách lớn của nước Mỹ có nguy cơ bị xem xét lại, trong đó có cả chính sách xoay trục sang châu Á."

"Ở Mỹ, Tổng thống và Quốc hội kiềm chế nhau, nên nếu không hài lòng với chính sách quốc gia hay các nhà lãnh đạo, cử tri Mỹ có quyền "lật đổ" chính phủ đó bằng lá phiếu hai năm một lần".

Trả lời BBC từ California, Mỹ, ông Phạm Phú Thiện Giao, Chủ bút báo Người Việt, nói: "Từ việc ông Trump thắng, có thể thấy cử tri Mỹ dám thay đổi, cho dù thay đổi ấy tích cực hay không thì cần thời gian trả lời."

"Qua sự kiện này, chúng ta cần nhìn lại nhiều vấn đề. Thứ nhất, người da trắng nghĩ gì về di dân? Thứ nhì, các tầng lớp chính trị ưu tú, chẳng hạn những nhân vật cao cấp đương quyền hoặc đã về hưu, đã không tác động được quần chúng khi cổ súy cho bà Clinton."

"Ý tôi muốn nói, lần này, cử tri Mỹ đã bước qua định chế chính trị đã thành truyền thống."

"Nếu cách đây 8 năm, ông Obama trở thành tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy lương tri của cử tri Mỹ, chúng ta đã có quyền hy vọng về tương lai nước Mỹ ở thời điểm ấy vốn rất bi quan với di sản của tổng thống Bush để lại."

Bầu cử Mỹ 2016: Hỏi nhanh đáp gọn

Trả lời BBC từ Washington D.C, nhà hoạt động Angelina Trang Huỳnh cho biết: "Là một công dân Mỹ, tôi lo lắng trước sự kiện ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ."

"Là người mẹ, tôi không biết phải giải thích sao với con tôi là một người đi ngược lại với những giá trị căn bản mà tôi dạy con tôi hàng ngày lại trở thành tổng thống của chúng ta. Tôi dạy con tôi phải biết đồng cảm với kẻ yếu, nhưng tổng thống Trump lại là người khinh thường kẻ yếu, kẻ khuyến tật."

"Là một người hoạt động, tôi lo lắng và nhìn thấy sự bất ổn trước mắt. Với một nước Mỹ sẽ bị xáo trộn và chi phối, Nga sẽ bành trướng hơn. Trung Quốc không chừng sẽ khiêu khích Nhật, đồng minh của Hoa Kỳ. Còn về vi phạm nhân quyền của Việt Nam? Việc này trở thành quá nhỏ so với sự bất ổn thế giới vì Trump, nên khó lòng chính quyền Trump sẽ quan tâm."

 

(BBC)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...