Jump to content

Tản mạn về nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Lã Yên

Tác giả gửi tới Dân Luận
biem-hoa-trach-nhiem-tap-the.jpg
Lợi ích thì cá nhân hưởng, trách nhiệm thì đổ cho tập thể.

Thành tích thì cá nhân được hưởng, sai phạm thì lại đổ lỗi cho tập thể. Mà xử lý lỗi của tập thể như chúng ta đã biết, chỉ là kiểm điểm, rút kinh nghiệm, phê bình. Để nợ công vượt trần Chính phủ chỉ bị đề nghị rút kinh nghiệm. Vụ chặt cây xanh ở Hà Nội lãnh đạo thành phố kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu xắc. Thảm họa môi trường biển miền Trung, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh xin rút kinh nghiệm...

Chẳng có thời nào làm lãnh đạo lại ung dung, tự tại như thời nay, chức càng cao trách nhiệm khi sai phạm càng nhỏ. Mọi vấn đề của đất nước điều được quyết định bởi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội nhưng với tình hình đất nước hiện nay không thấy nói đến trách nhiệm. Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, ông Nguyễn Tấn Hưng cho rằng việc con trai ông liên tục được bổ nhiệm trong thời gian mình đương chức là “chuyện của tập thể”. Trong vụ án oan “người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) những người đứng đầu Tòa án nhân dân, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân không ai bị truy trách nhiệm. Lỗi đâu ở một người mà do tập thể.

Về lý luận, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm bảo đảm xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, chống tiêu cực, chống tham nhũng. Đồng thời đó cũng là một nội dung biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ, thể hiện tính dân chủ trong tổ chức xây dựng đảng và lãnh đạo xã hội. huy trí tuệ của nhiều người, cá nhân phụ trách để nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong điều hành, thực thi nhiệm vụ theo sự thống nhất của tập thể.

Trong thực tiễn, nguyên tắc này đã bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp để điều hành đất nước. Mọi căn nguyên của bất công, sai phạm, tham nhũng... cũng từ đây mà ra. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đánh giá: “Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân”.

Những nhà lý luận Việt Nam luôn cho rằng, nguyên tắc thì không sai, chỉ có thực hành sai. Vâng, đúng là như vậy, nguyên tắc lãnh đạo tập thể về lý thuyết đó là một hình thức lý tưởng. Nhưng có điều, nó phải đi kèm với một chế độ dân chủ.

Một điều nữa chúng ta dễ nhận thấy người đứng đầu đơn vị, tổ chức rất dễ chuyên quyền độc đoán khi nắm quyền lực. Anh ta dự vào tập thể để trấn áp mọi ý kiến phản biện nhằm thực hiện công việc theo mục đích của mình, nhưng khi xảy ra sai phạm lại lấy tập thể để biện minh. Nên khi truy cứu trách nhiệm thì thường đổ cho nguyên nhân, nóng vội, thiếu sót, chủ quan...để trốn tránh hoặc giảm trách nhiệm.

Lại nói về tập thể, nhiều khi chỉ là một đám đông a dua. Ví dụ, trong các đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cấp ủy (Bí thư) đồng thời cũng là đứng đầu đơn vị. Về nguyên tắc công tác kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy là tập thể cấp ủy. Nhưng thực tế tập thể lại bị chi phối bởi người đứng đầu, vậy kiểm tra, giám sát được gì ? Chẳng hạn người đứng đầu đưa ra một ý tưởng, công việc... nào đó để lấy ý kiến tập thể cơ quan, biểu quyết bằng cách dơ tay. Có ai dám phản biện lại không ? người không đồng tình cũng im lặng, vì lên tiếng sợ sẽ bị quy là chống lại tập thể, có thể sẽ bị trù dập. Thêm nữa là trong các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức phần lớn là Đảng viên, nên nói gì làm gì cũng phải theo sự chỉ đạo của chi bộ.

Tập thể biểu quyết thông qua, anh phải thực hiện quyết định của tập thể nhưng nếu quyết định đó là sai thì thế nào? Đảng lãnh đạo đất nước nhưng với tình hình đất nước hiện nay, Đảng có trách nhiệm không? hay là Đảng luôn luôn đúng.

Mối quan hệ cá nhân và tập thể luôn là một vấn đề phức tạp. Và sự không rỏ ràng, cứ chung chung nên có nhiều vụ sai phạm cứ loay hoay mãi không giải quyết được: Vụ thi công mương thủy lợi 27 triệu, khai khống hơn 1 tỷ ở xã Ia Peng (Phú Thiện, Gia Lai), mặc dù kết luận thanh tra quy trách nhiệm của chủ tịch xã, ông Nguyễn Thanh Cường , nhưng ông này đã phản bác cho rằng, tất cả những sai phạm trong vụ việc này là sai phạm của cả tập thể chứ không phải của bản thân ông và 2 kế toán vì tập thể thống nhất. Hay như vụ cắt hợp đồng 647 giáo viên ở huyện Yên Định (Thanh Hóa), bà Ngô Thị Hoa, cựu Chủ tịch huyện nói rằng: "Việc ký hợp đồng, tuyển dụng phải được sự thống nhất của Thường vụ. Tôi chỉ là người ký quyết định...".

Khi một học thuyết đã sai mà người ta cố gắng chứng minh nó đúng thì nó càng lệch lạc với thực tiễn. Cũng như nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách nghe qua rất hay, rất đúng nhưng khi thực hiện mới bộc lộ ra nhiều vấn đề. Cái sai của nó nằm trong chính bản thân nguyên tắc. Trong mấy chục năm qua việc vận dụng nguyên tắc này đã làm chúng ta phải trả giá cho những sai lầm. Nguyên nhân làm đất nước trì trệ, kém phát triển cũng từ đây. Nhiều nước đã thành công trên con đường phát triển mà không cần phải áp dụng nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Tại sao chúng ta không học tập.

Lã Yên

(Dân Luận)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...