Jump to content

Thủ tướng Phúc có thể tạo nên sự khác biệt?


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Kể từ khi chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 7/4/2016 tại Kỳ họp thứ nhất Khóa 14 Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã và đang tạo ra phong cách chỉ đạo điều hành quyết liệt, cụ thể, kịp thời với sự 'đôn đốc' của tổ công tác để tăng cường thực thi các nghị quyết, chỉ đạo của chính phủ.
 
Vietnam Prime Minister Nguyen Xuan Phuc
Ông Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức Thủ tướng từ đầu tháng 4/2016
 Các nhà quan sát chính trị trong và ngoài nước quan tâm đang dõi theo những động thái của chính phủ, trước hết là người đứng đầu.

Nhiều tuyên bố, đặc biệt là quyết tâm xây dựng một chính phủ liêm chính, phục vụ, kiến tạo, đã tạo được ấn tượng mạnh về sự mạnh mẽ và khác biệt trong điều hành, những 'chỉ đạo' của thủ tướng đã và đang gây ấn tượng và thu hút được sự chú ý của công luận và người dân.

Trong một cuộc họp chính phủ ông có nói đại ý rằng từ trước đến nay 'chúng ta bắn lên trời' nhiều rồi, nghĩa là các hành động trước kia không cụ thể, không có địa chỉ.

Phải chăng những chỉ đạo liên tục của Thủ tướng là những hành động cụ thể, kịp thời và là minh chứng cho việc 'lời nói đi đôi với việc làm'?

Sự chỉ đạo nổi bật của Thủ tướng, trước hết, về vụ việc quán cafe Xin chào, được xem là 'sự chỉ đạo cụ thể đầu tiên', sau khi ông nhậm chức nửa tháng.

Một người dân bình thường ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, mở quán café Xin chào để làm ăn…và bị khởi tố hình sự. Báo chí phản ánh 'dồn dập', và, như nhiều báo, giật tít ngày 21/4/2016:

"Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND TPHCM - ông Nguyễn Thành Phong - yêu cầu dừng ngay việc khởi tố vụ án hình sự chủ quán cà phê Xin Chào."

Như đã biết, các cơ quan chức năng 'làm rõ' và 'báo cáo' Thủ tướng đây là vụ án 'oan sai'… Kết quả là một số cán bộ, công an bị 'xử lý', trong đó có trưởng công an và phó viện trưởng Viện KSND huyện bị cách chức…

Đọc báo chẳng rõ người ta mừng vì một số lãnh đạo làm sai bị mất chức hay mừng là chủ quán café lại tiếp tục được làm ăn!

Gần đây nhất, trong cuộc họp Chính phủ ngày 28-29/11/2016 Thủ tướng đã có những chỉ đạo quyết liệt:

"Yêu cầu Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam kiểm tra việc chi phí để làm quà tặng (logo) tại Tập đoàn này; Yêu cầu Thanh tra CP kiểm tra vụ việc và không để cán bộ phát ngôn theo kiểu 'xấu xa đậy lại'; Yêu cầu kiểm tra lại hiện tượng bổ nhiệm ở các bộ ngành khiến dư luận bức xúc trong thời gian vừa qua; Yêu cầu các địa phương không được về Hà Nội chúc tết, tặng quà cho Thủ tướng, các phó thủ tướng, bộ trưởng mà hãy dành thời gian chủ động tập trung chăm lo Tết cho nhân dân…"

'Rào cản thể chế'

 
Vietnam

 Các chỉ đạo của Thủ tướng dường như càng ngày càng có 'độ phức tạp' lớn hơn, trong đó sự 'nhảy cảm' và khó khăn thực thi chính là 'quy trình thể chế'.

Thủ tướng thẳng thắn nhận định rằng "còn khá phổ biến tình trạng 'trên bảo, dưới không nghe'", và "các cơ quan quản lý giải trình thực hiện 'theo đúng quy trình', nhưng vẫn gây bức xúc dư luận".

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nội vụ làm việc ngay với Ban Tổ chức Trung ương rà soát lại các quy định về cán bộ để tránh tình trạng bổ nhiệm quá số lượng, người nhà… mà vẫn đúng quy trình.

Đặc biệt, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ thực hiện ngay việc nghiên cứu, đề xuất thể chế về từ chức - một đề xuất được Quốc hội chấp nhận trong kỳ họp thứ 2 khóa 14 vừa diễn ra tại Hà Nội.
 
    Sự quyết tâm của Thủ tướng đang vướng các rào cản thể chế. Có lẽ ông hiểu điều đó nên trước mỗi 'chỉ đạo' luôn nhấn mạnh rằng Chính phủ vì nhân dân và phục vụ nhân dân.

Sự quyết tâm của Thủ tướng đang vướng các rào cản thể chế. Có lẽ ông hiểu điều đó nên trước mỗi 'chỉ đạo' luôn nhấn mạnh rằng Chính phủ vì nhân dân và phục vụ nhân dân.

Như đã biết, vụ Trịnh Xuân Thanh (cán bộ cấp trung), ngay sau đó là Vũ Đình Duy đang bị điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm làm thất thoát tài sản nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, thì bỏ trốn ra nước ngoài trót lọt kiểu 'con voi chui lọt lỗ kim'- như một đại biểu Quốc hội phát biểu.

Ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng Bộ Công thương, cấp trên của hai nhân vật nêu trên, bị Ủy ban Kiểm tra trung ương điều tra và có kết luận rằng các vi phạm, khuyết điểm của ông ta trong thời gian làm bộ trưởng đã gây hậu quả nghiêm trọng. Đảng đã tuyên bố cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011 - 2016 đối với ông này ngày 2/11 vừa rồi.

Cách chức một cá nhân khi không còn chức, rõ ràng hình thức kỷ luật trên mang tính 'biểu tượng', 'đạo đức' hoặc 'mang tính răn đe', song chính vì vậy mà đã hơn một tháng nay, Quốc hội và Chính phủ vẫn không thể vận dụng được, thậm chí chưa sửa được quy trình thể chế hiện hành để phán xét và xử lý đúng 'tội' khi ông Hoàng đã nghỉ hưu.

'Sự bất lực'

 
A Ho Chi Minh poster in Hanoi

 Người ta nói về 'sự bất lực' xuất phát từ 'lỗi' hệ thống.

Muốn kỷ luật một cán bộ lãnh đạo nào đó, trước hết đảng phải 'có ý kiến chỉ đạo', xử lý về đảng, sau mới đến chính quyền. Cơ chế này đang có vấn đề qua các vụ việc nêu trên.

Rõ ràng phải đổi mới đảng cầm quyền trước tiên.

Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng một trong những đổi mới chính trị ở Việt Nam thời gian qua là đảng Cộng sản dần không can thiệp vào công việc của chính phủ, tuy nhiên thể chế nào để lấp vào khoảng trống quyền lực đó thì chưa được rõ.
 
    Tham nhũng và quyền lực là cặp bài trùng. Trung Quốc chọn việc tập trung quyền lực cao hơn để chống tham nhũng, và sự tranh giành quyền lực là không tránh khỏi.

Nhà nước Việt Nam hiện nay được tổ chức theo cấu trúc thứ bậc với quyền lực tập trung trong tay đảng Cộng sản nhằm thực thi luật lệ trong các lĩnh vực, đang thay đổi theo hướng pháp trị và chịu sức ép trước hội nhập quốc tế và nhu cầu xã hội dân sự về nghĩa vụ giải trình và chịu trách nhiệm chính trị, nơi mà chính phủ hành động phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và phải có trách nhiệm trước nhân dân.

Nhà nước luôn có xu hướng tập trung quyền lực, còn thể chế pháp quyền và giải trình và chịu trách nhiệm chính trị thì lại đặt ra những hạn chế theo cách ngăn ngừa tha hóa quyền lực, và chính quyền cần phải được kiềm soát bởi pháp luật và chịu trách nhiệm giải trình trước nhân dân.

Điều này chưa được đặt ra cụ thể và thỏa đáng trong cải cách thể chính trị ở Việt Nam do ý thức hệ bảo thủ và quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội.

Mặt khác, Việt Nam không thể học theo kinh nghiệm của Trung Quốc mặc dù hai nước tương đồng về chế độ chính trị, về cách chống 'quốc nạn' tham nhũng.

Tham nhũng và quyền lực là cặp bài trùng. Trung Quốc chọn việc tập trung quyền lực cao hơn để chống tham nhũng, và sự tranh giành quyền lực là không tránh khỏi.
Vietnam Prime Minister Nguyen Xuan Phuc in Beijing, Nov 13, 2016
Ông Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 9/2016
 Ở Trung Quốc chủ tịch Tập Cận Bình, được coi là 'kiến trúc sư' chiến dịch 'đả hổ giệt ruồi'. Mới đây tại Hội nghị trung ương 6 khóa 18 đảng Cộng sản, cho biết trong 3 năm 2013-2016 của nhiệm kỳ đầu tiên cầm quyền của ông, hơn 1,01 triệu quan chức bị điều tra tham nhũng, trong đó có hàng nghìn cán bộ cao cấp, như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang… bị kết tội.

Cũng trong Hội nghị trên chủ tịch Tập được đảng trao danh hiệu 'lãnh đạo hạt nhân.' Ông là nhân vật thứ ba có danh hiệu này sau Chủ tịch Mao và Đặng Tiểu Bình.

'Danh hiệu' nêu trên, lần đầu tiên được nhắc đến chính là Đặng Tiểu Bình, khi nói rằng 'một nền lãnh đạo tập thể phải có một hạt nhân; không có hạt nhân thì không thể chế nào có thể đủ vững mạnh.'

    Đảng Cộng sản Việt Nam liệu đã rút ra những bài học gì qua sự kiện 'phê bình đồng chí X không thành tại Hội nghị trung ương 6 khóa 11 của Đảng Cộng sản'?

Các nhà quan sát chính trị cho rằng đây là 'biểu tượng quyền lực', vì nó mở đường cho việc tháo dỡ dần những quy tắc và chuẩn mực bất thành văn của đảng Cộng sản vốn điều chỉnh hành vi của giới tinh hoa và quá trình chuyển giao lãnh đạo trong gần ba thập niên qua ở Trung Quốc.

Xin mời quý độc giả xem Video : Bộ CA ra lệnh cấm trò chơi 'Đâu Là Sự Thật' của Mã Tiểu Linh vì sự nguy hiểm 

            

Ở Việt Nam, liệu có cần quy hoạch hay bồi dưỡng ai đó trở thành 'lãnh đạo hạt nhân' trong quá trình chuyển giao tổng bí thư - chức vụ cao nhất của đảng Cộng sản sắp tới? Liệu có thể xoay chuyển tình hình 'trên bảo dưới không nghe'?

Sự bất ổn kinh tế và xã hội trong thời gian qua đã xé rách những luật lệ với những quy trình hiện có, báo hiệu một thời kỳ khó dự đoán về sự thay đổi thể chế chính trị để vượt qua những khó khăn phía trước, đưa đất nước phát triển

Đảng Cộng sản Việt Nam liệu đã rút ra những bài học gì qua sự kiện 'phê bình đồng chí X không thành tại Hội nghị trung ương 6 khóa 11 của Đảng Cộng sản'? Có lẽ không phải vấn đề cá nhân các lãnh đạo, giữa đảng và chính phủ, mà là vấn đề thể chế!

Trong bối cảnh ấy liệu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có tạo nên sự khác biệt so với người tiền nhiệm?

PGS.TS Phạm Quý Thọ 
Học viện Chính sách và Phát triển

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của PGS.TS Phạm Quý Thọ, khoa Nghiên cứu Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển.

(BBC)
Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...