Jump to content

Tuyên truyền và tự do truyền thông


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Dunja Mijatovic
Hiện Hữu lược dịch

Tác giả gởi đến cho Dân Luận
pre.jpg
Ảnh: Media4change.co

Thế giới ngày hôm nay đã có nhiều sự liên hệ hơn về văn hóa và kinh tế hơn bao giờ hết.Việc phổ biến thông tin một cách xuyên quốc gia đã có thể thực hiện được nhờ những công nghệ hiện đại và chuyển phát quốc tế với giá cả phải chăng cho nhiều người.Với những điều kiện như vậy thì việc tuyên truyền cho chiến tranh và sự thù địch là chỉ có hiệu quả trong môi trường mà ở đó các chính phủ kiểm soát truyền thông và mặc nhiên ủng hộ cho những phát ngôn đầy thù hằn.

Như một sự phản ứng lại, hệ thống truyền thông tự do là một liều thuốc giải độc cho sự thù địch.Không một hãng truyền thông lớn nào bằng chính bàn tay của họ có thể chiếm lĩnh tâm trí của những người phụ nữ hay những người đàn ông hiện đại chỉ bằng việc thuật lại những chủ đề liên quan đến sự tàn phá.Sự tự quản và tự hoàn thiện trong lĩnh vực truyền thông có thể cung cấp một lời cảnh báo sớm về vấn đề này.Ngược lại, ở trong một hệ thống thông tin truyền thông mà bị các đài truyền hình chính phủ chiếm lĩnh các lĩnh vực và cố gắng kiểm soát tư tưởng của người dân thông qua việc lập trình những chủ đề “đàn áp, xuyên tạc, dẫn dắt, ngụy tạo” thì các mối đe dọa là có thật.

Tuyên truyền chiến tranh có thể được trụ vững trong hệ thống truyền thông chỉ khi nào và ở đâu mà chính phủ không hành động để chống lại nó.Sự im lặng của những công tố viên nhà nước và tòa án về tuyên truyền chiến tranh, sự sách nhiễu của các cơ quan hành pháp đối với những phản biện của xã hội dân sự về những chính sách như vậy và những nỗ lực chính trị để cô lập tiếng nói đối lập hết thảy đều có dẫn tới sự thắng thế của tuyên truyền chiến tranh, ít nhất là trong thời gian ngắn.

Nếu được thực thi trong một nền tư pháp với tinh thần pháp quyền thì có thể ngăn ngừa được những sự cổ vũ cho tuyên truyền chiến tranh và sự thù địch và đồng thời không làm hạn chế sự tự do ngôn luận.Cần thiết là phải có một định nghĩa rõ ràng mạch lạc về những hành vi gây nên tội ác và một cơ sở nền tảng vững chắc trong các văn bản quy phạm pháp luật và trên thực tế đây không phải là một ngoại lệ khi mà các tòa án đã từng chống lại những luận điệu tuyên truyền, thù địch,kích động và gây chiến tranh.

Không có sự logic đối với việc ban hành một lệnh cấm tuyên truyền chiến tranh và sự thù địch đối với những nguyên tắc quốc tế về tự do ngôn luận và tự do truyền thông.Thứ nhất, một sự tuyên truyền như vậy thì không phải là nhân quyền trong khi lệnh cấm thuộc về nó thì lại phục vụ quyền sống của nhân loại và sự không phân biệt đối xử.Những nguyên tắc quốc tế về quyền tự do ngôn luận đã có những điều khoản cho rằng thiệt hại có liên quan đến việc sử dụng quyền tự do này xét như việc nó có thể bị cấm vì sự tuyên truyền cho chiến tranh và thù địch và điều này được gọi là sự ngăn ngừa nguy cơ thiệt hại nhân mạng và sự phân biệt đối với nhân loại.Thứ hai,việc ban hành một cách có hiệu lực về lệnh cấm này là thuộc về chức năng của chính phủ, tuy nhiên sự hạn chế tự do ngôn luận là chỉ có thể được chấp nhận thể theo luật pháp của quốc gia.Cuối cùng, quyền tự do ngôn luận không được thiết lập để cổ súy cho sự xâm lược, nhằm mục đích truyền bá những ngôn từ lời lẽ đầy hận thù, kỳ thị và bạo lực.

“Mức độ nghiêm trọng của các thảm họa nhân tạo đã bám lấy thế giới của chúng ta qua nhiều thế kỷ - các Tòa án dị giáo, việc buôn bán nô lệ, nạn diệt chủng Do Thái, các nhà tù của Liên bang Xô Viết, diệt chủng tại Cambodia hay Rwanda – đều không chỉ liên quan mà trên thực tế là cần thiết cho sự kiếm soát tối đa đối với ngôn luận, quan điểm mà thậm chí theo thời gian là cả về mặt tinh thần………Những nhu cầu thù địch và được tiếp tay bởi sự kiểm duyệt mà lần lượt trong đó là điều cần thiết để nuôi dưỡng sự kích động những hành động vũ trang tàn bạo trên thực tế. Vậy bài học đã trở nên quá rõ ràng là : Trong nỗ lực của chúng ta đối với việc ngăn chặn tội ác hàng loạt thì sự tự do lưu hành thông tin và tự do ngôn luận suy cho cùng là đồng minh chủ chốt của chúng ta chứ không phải là kẻ địch của chúng ta”.

Trong khi các cơ chế pháp lý để thực hiện theo tinh thần của Điều 20 của ICCPR (*) được xem là rất quan trọng thì pháp luật cũng chỉ là một phần của một gói biện pháp lớn hơn nhằm phản hồi và lên tiếng đối với những hoạt động tuyên truyền.Gói này bao gồm những điều sau đây :

1. Tuyên truyền sẽ là đặc biệt nguy hiểm khi nó chiếm lĩnh khu vực công cộng và hạn chế sự tiếp cận thông tin mà qua đó nó sẽ ngăn cản những cá nhân từ việc thể hiện và định hình các quan điểm, tư tưởng và việc thực hiện một nền truyền thông đa nguyên là có vai trò quan trọng như sự hồi đáp có hiệu quả mà có thể tạo nên và củng cố một nền văn hóa hòa bình, khoan dung và tôn trọng lẫn nhau.Sự phát triển phải không đi kèm với việc ngăn cấm các công nghệ mới bao gồm phát thanh truyền hình kỹ thuật số, truyền thông di động, truyền thông trực tuyến và mạng xã hội và nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến các nguồn thông tin đa dạng.

2. Các chính phủ và các nhà lãnh đạo chính trị nên ngưng tài trợ và sử dụng hoạt động tuyên truyền đặc biệt là khi sự tuyên truyền có thể dẫn đến sự bất khoan dung, sự rập khuôn vào phân biệt đối xử hoặc có thể gây kích động chiến tranh, bạo lực và thù địch. Điều này sẽ bao gồm các bước để nhằm xóa bỏ nền truyền thông được vận hành bởi chính phủ hoặc các đại diện của họ, không tài trợ cho việc khiêu khích (trolls) trực tuyến hoặc tham gia vào các hoạt động truyền thông bí mật khác.

3. Dịch vụ truyền thông công cộng với các tiêu chuẩn chuyên nghiệp nên được ủng hộ mạnh mẽ trong hoạt động độc lập, bền vững và dễ tiếp cận của họ.

4. Hoạt động tuyên truyền nên thường xuyên được phát hiện và bị lên án bởi chính phủ, xã hội dân sự và các tổ chức quốc tế như là những lời nói không phù hợp trong một thế giới dân chủ và trong sự chuyên nghiệp của ngành báo chí.Chính phủ và các nhà lãnh đạo chính trị cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cất lên tiếng nói quyết liệt và kịp thời đối với các trường hợp tuyên truyền cho chiến tranh, những biểu hiện của sự không khoan dung và trường hợp có những lời lẽ thù địch trong truyền thông.

“Vậy bài học đã trở nên quá rõ ràng là :Trong nỗ lực của chúng ta đối với việc ngăn chặn tội ác hàng loạt thì sự tự do lưu hành thông tin và tự do ngôn luận suy cho cùng là đồng minh chử chốt của chúng ta chứ không phải là kẻ địch của chúng ta”.

5. Sự độc lập của các nhà quản lý tư pháp và truyền thông nên được bảo đảm bởi luật pháp và chính sách để họ không phục vụ lợi ích chính trị hoặc có thể bị sử dụng để khai thác một cách hạn chế trong việc tuyên truyền về sự thù địch nhằm giảm bớt những tiếng nói bất đồng và sự tự do ngôn luận.

6. Các nguyên nhân cốt lõi của việc tuyên tuyền cho chiến tranh và sự thù địch cần được xử lý với một tập hợp các biện pháp chính sách, ví dụ như trong lĩnh vực đối thoại mang tính quốc tế và liên văn hóa, như là cuộc đối thoại giữa các nhà báo, nhà trí thức và những sự quảng bá truyền thông giáo dục và dân chủ dựa trên sự hòa bình, tự do ngôn luận, đa nguyên và đa dạng.Các công dân cần được khuyến khích để biểu lộ một loạt các quan điểm và thông tin xoay quanh những cuộc đối thoại và tranh luận.Ngoài ra, những giá trị truyền thống tích cực tương thích với các nguyên tắc và chuẩn mực nhân quyền được quốc tế công nhận cũng có thể góp phần vào việc chống kích động hận thù và chiến tranh.

7. Quốc gia và nhân quyền quốc tế cùng với cơ chế tự do truyền thông, các cơ quan tự hoàn thiện và chuyên môn hóa, các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức giám sát độc lập phải được tạo điều kiện thúc đẩy đối thoại xã hội trong một xã hội dân sự sôi động và cũng góp phần vào việc giải quyết những khiếu nại về những sự cố tuyên truyền thù địch.Có một sự cần thiết phải thúc đẩy các hoạt động quan trọng về quyền con người trong khu vực và của những người giám sát (watchdogs) truyền thông tự do chẳng hạn như là đại diện của OSCE (**) về lĩnh vực Tự do Truyền thông, họ sẽ tư vấn cũng như là hỗ trợ các chính sách quốc gia về vấn đề này.Họ phải được tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại và thúc đẩy hòa bình, sự học hỏi và sự hiểu biết liên văn hóa.

8. Những người có học vấn trong nền truyền thông đại chúng có thể có những sự lựa chọn hợp lý và không bị chi phối bởi cảm xúc, việc tăng cường các chương trình giáo dục nhận thức về truyền thông và nhận thức về Internet có thể làm êm dịu đi tính sôi sục của ngọn lửa tuyên truyền.

Các chính phủ nên đầu tư vào các chương trình như vậy cũng như tạo điều kiện cho việc nghiên cứu truyền thống từ cấp trung học.

9. Nền truyền thông tự hoàn thiện ở những nơi mà nó có hiệu lực vẫn là cách thích hợp nhất để giải quyết những vấn đề chuyên môn.Thông qua sự tự hoàn thiện thì các phương tiện truyền thông thực hiện trách nhiệm đạo đức và xã hội của họ bao gồm cả việc phản ứng lại với hành động tuyên truyền chiến tranh và sự thù địch cùng với sự phân biệt đối xử.Những quy tắc đạo đức và những công cụ tự quản cùng với sự tự hoàn thiện nên chắc chắn rằng những trường hợp về tuyên truyền chiến tranh sẽ phải được đưa ra công luận.

Các tổ chức nhà báo, các cơ quan tự quản,các chủ sở hữu và các nhà xuất bản của các cơ quan truyền thông phải có bổn phận về việc có cái nhìn nghiêm túc đối với các nội dung mà họ đang phát hành.Hoạt động tuyên truyền gây hại đến tất cả những nhà báo có lương tâm và đáng tin cậy, là những người đã đấu tranh và thậm chí trong một vài hoàn cảnh đã cống hiến cả cuộc đời của họ cho việc công bố sự thật và sự trung thực của ngành báo chí.

Theo http://gijn.org/2015/12/14/propaganda-and-media-freedom/">Propaganda & Media Freedom

*****

Dunja Mijatovic phục vụ như là một đại diện của tổ chức OSCE về lĩnh vực Tự do Truyền thông và còn là một giám sát viên để giúp đỡ 57 quốc gia thành viên của OSCE bảo đảm cam kết của họ về quyền tự do ngôn luận và tự do truyền thông.

(*)Điều 20 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights)

1.Mọi hình thức tuyên truyền cho chiến tranh đều bị pháp luật nghiêm cấm.
2.Mọi chủ trương gây thù hằn dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm.

(**) OSCE (Organiztion for Security and Co-operation in Europe) :Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...