Jump to content

VNTB- Sự thật trong 'nền báo chí cách mạng' và quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động báo chí


xứ việt
 Share

Recommended Posts

Trúc Giang
 
(VNTB) - Chuyện 'dựng tường lửa' (chặn truy cập) các trang điện tử như ijavn.org, BBC, VOA… là một minh họa cho ngăn trở người đọc Việt Nam tự do tiếp nhận thông tin.
 
Kết quả hình ảnh cho hinh anh tường lửa
 
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Giao ban quản lý nhà nước Bộ TT&TT tháng 11/2016 diễn ra chiều 6/12/2016, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu “xử lý cơ quan báo chí khác trong việc đưa tin, lấy lại thông tin của nhau sai sự thật, nhằm chấn chỉnh các cơ quan báo chí trong việc lấy lại thông tin của nhau, lan truyền những cái sai trong cộng đồng”.
Tự do báo chí không chỉ là quyền tự do ngôn luận, nó còn là quyền truyền tải sự thật. Câu hỏi đặt ra: thế nào là sự thật trong cách đánh giá của Bộ TT&TT?
 
Có những bản tin... bị gát
Việc các ban thư ký tòa soạn của nhiều tờ báo hoạt động phụ thuộc theo giấy phép của Bộ TT&TT, gát bài của phóng viên vì lý do ‘vùng cấm’ là chuyện quá quen thuộc.
Ngay khi vụ việc Formosa Hà Tĩnh xả thải gây nên thảm họa môi trường, sau đó thời gian ngắn, các tòa soạn báo ở Sài Gòn đều nhận nguồn tin chắc chắn rằng chính Formosa là kẻ thủ ác, với các chứng cứ khoa học khá rõ ràng. Tuy nhiên do Chính phủ chưa 'lên tiếng', nên các tòa soạn ‘không dám’ công bố sự thật này.
Gần đây nhất, ngày 24/9/2016, gần 3 tháng sau khi Chính phủ công bố Formosa là thủ phạm của thảm hoạ cá chết, người dân Xuân Hoà, Quảng Bình (ngay phía Nam nhà máy Formosa) phát hiện con cá cờ cỡ lớn sống vùng nước sâu chết dạt vào bờ biển. Ngày hôm đó cán bộ Sở Nông nghiệp Quảng Bình đã lấy mẫu đem đi xét nghiệm, trước sự chứng kiến của nhiều người. Tuy nhiên, cho tới tận hôm nay, Sở này đã không công bố bất kỳ thông tin nào về kết quả xét nghiệm.
Hôm 6/12, một nguồn giấu tên đã gửi cho linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ địa phương, văn bản thông báo kết quả xét nghiệm. Theo đó, từ đầu tháng 10/2016 đã có kết quả là con cá cờ này nhiễm thuỷ ngân và Cadimi trên giới hạn cho phép. (loạt ảnh đính kèm)
Tương tự, vụ cá tầng đáy chết ở Khánh Hòa, báo chí chỉ đưa tin dừng ở chi tiết “lấy mẫu, nhưng chưa có kết quả”. Trong lúc đó, tại một hội thảo mới đây tại Đà Nẵng, thông tin từ Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết từ tháng 7 năm ngoái đến nay, hải sản nuôi lồng bè ở vịnh Cam Ranh liên tục chết, gây thiệt hại khoảng 4.000 lồng bè nuôi thủy sản ở đây. Đáng ngại là, theo ông Nguyễn Quang Huy, Viện phó Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, sau thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra đã khiến chất lượng, sản lượng nuôi trồng thủy sản biển ở nhiều khu vực lân cận giảm sút. Vì thế, áp lực về mật độ nuôi ở các vùng nuôi khác ngày một tăng nên kéo theo mối lo ô nhiễm vùng nuôi tăng. Đó chính là nguyên do cá chết diễn ra ở rất nhiều nơi tại biển miền Trung, tuy nhiên báo chí lại được cơ quan tuyên giáo ‘nhắc nhở’ hàng tuần qua các văn bản có đóng dấu “Mật” là không đưa những tin tức này.
Như vậy, có những sự thật đã không đến được với công chúng bằng con đường báo chí hoạt động phụ thuộc theo giấy phép của Bộ TT&TT.
 
Quyền dân sự đã bị giới hạn
Bên cạnh truyền tải sự thật, tự do báo chí còn là quyền tiếp nhận sự thật. Được tự do viết mà cấm đoán người đọc thì không thể có cái gọi là tự do. Độc giả phải có quyền trong việc tiếp nhận thông tin, và truyền tải thông tin đó cho nhau nếu họ thấy cần thiết. Chuyện 'dựng tường lửa' (chặn truy cập) các trang điện tử như ijavn.org, BBC, VOA… là một minh họa cho ngăn trở người đọc Việt Nam tự do tiếp nhận thông tin.
Quyền được tiếp cận thông tin thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị, là quyền cơ bản của con người, được pháp luật các quốc gia và cộng đồng quốc tế công nhận. Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 khẳng định quyền tiếp cận thông tin của cá nhân: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ”.
Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam, quyền được tiếp cận thông tin chịu sự giới hạn trước tiên là trong các chủ trương, chính sách của Đảng, và kế tiếp là pháp luật của Nhà nước. Đơn cử, trong soạn thảo các văn bản liên quan về Luật Báo chí, luôn được yêu cầu là phải bám theo nội dung của “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ngày 27/6/1991”.
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp...”. Quyền tiếp cận thông tin của công dân là quyền hiến định, được pháp luật ghi nhận đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên quyền này được thực hiện ra sao thì còn phải chờ đợi đến ngày 01/07/2018, khi Luật Tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành.
Tương tự, quyền tự do hội họp vẫn là một quyền treo vì cho đến nay chưa biết khi nào mới thông qua Luật về quyền lập hội.
 
Ai sẽ cung cấp “sự thật của nhà nước”?
Ngay cả với cách hiểu quen thuộc lâu nay rằng báo chí là cơ quan thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thì việc đi tìm sự thật trong khuôn khổ phục vụ tuyên truyền cũng không mấy dễ dàng.
Pháp luật hiện hành có quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, nghĩa vụ trả lời báo chí của người đứng đầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tạo điều kiện cho báo chí thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu tiếp cận thông tin của nhân dân. Thế nhưng những quy định này chưa có chế tài để bảo đảm thực hiện, dẫn tới tình trạng cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội chưa thực sự hợp tác, và chưa coi việc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí là trách nhiệm phải thực hiện của mình, từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không kịp thời, thậm chí không đúng như sự thật – như vụ việc về ô nhiễm môi trường biển miền Trung ở hiện tại.  
Việc thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc công khai thông tin trong một số trường hợp, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi dụng vị trí đặc quyền trong tiếp cận thông tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xã hội, như trong trường hợp quy hoạch đô thị, giải phóng mặt bằng.... Việc thiếu minh bạch, công khai của các cơ quan nhà nước đã làm hạn chế sự tham gia của công dân, tổ chức vào hoạt động quản lý nhà nước với vai trò là người giám sát, phản biện. Điều này cũng dẫn tới những trường hợp giấu thông tin, từ chối cung cấp thông tin cho người dân, cho báo chí để trốn tránh trách nhiệm.
Đáng ngại, pháp luật hiện hành có quy định về thông tin thuộc bí mật nhà nước ở các cấp độ mật, tuyệt mật, tối mật. Song trên thực tế việc lạm dụng dấu “mật”, “tuyệt mật” của các cơ quan nhà nước vẫn là một khó khăn trong việc tiếp cận thông tin của nhân dân và cả cơ quan báo chí.

 

Giáo dục là tương lai của xã hội, báo chí là hiện tại của xã hội. Chỉ cần nhìn vào nền giáo dục của một xã hội, người ta có thể đoán ra tương lai của xã hội đó. Cũng vậy, chỉ cần xem nền báo chí hiện tại của xã hội đó cũng đoán ra thực trạng xã hội đang xảy ra. 

(ijavn.org)

Link to comment
Share on other sites

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...

×   Pasted as rich text.   Paste as plain text instead

  Only 75 emoji are allowed.

×   Your link has been automatically embedded.   Display as a link instead

×   Your previous content has been restored.   Clear editor

×   You cannot paste images directly. Upload or insert images from URL.

 Share


×
×
  • Create New...