Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39162
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Lâu nay, diễn đàn này bàn về cụ Biden có lẽ quá nhiều, phát ngán. Tuần này, ta đổi thực đơn, cho món Biden nằm trong bếp, để bàn về món mới, bà phó Kamala Harris. Thương hay ghét là quyền của mỗi người, nhưng thực tế, bà Kamala là nhân vật quan trọng thứ nhì của chính trường Mỹ, chỉ cách ngôi cửu đỉnh có một hơi thở của cụ Biden. Cụ Biden ngưng thở thì bà Kamala sẽ đi vào lịch sử như BÀ tông tông đầu tiên của Mỹ, một giấc mơ mà bà Hillary đã bỏ cả đời ra mò với đủ kiểu mánh mung mà vẫn không vồ được. Mà chuyện cụ Biden hụt một nhịp thở lại là chuyện chỉ khó hơn.. đi xe đạp không té một chút thôi. Ta vào cuộc. Năm 2020, qua một cuộc chạy đua vô tiền mà cũng khoán hậu luôn giữa gần 20 chính khách đầy tham vọng và tự tin, cuối cùng thì đại trưởng lão Biden đã thắng, chiếm được ngọn đuốc của đảng DC để ra tranh cử chống ông thần Trump, đương kim tông tông của đảng CH. Đây là cuộc chạy đua chung kết mà bình thường thì đương kim tông tông coi như chuyện đã nằm trong túi mình, nhưng năm đó lại hình như không phải vậy. Có vài yếu tố có thể thay đổi cuộc diện. Thứ nhất dĩ nhiên là bất thình lình, mấy Chú Ba tung cả tỷ tỷ con vi khuẩn COVID vào Mỹ, chẳng ai biết vô tình hay cố ý, chỉ biết là vi khuẩn đánh Mỹ và cả thế giới tàn bạo, khiến cả thế giới và nhất là dân Mỹ xác to gan nhỏ, run như cầy sấy, cuống cuồng tìm bác sĩ và thuốc trị. Phe ta nghiên cứu chiến lược cứ đổ tưới mọi tội lên đầu ông đương kim tông tông bác sĩ, dân Mỹ đang run sẽ chụp cơ hội tìm bác sĩ mới thay thế. Thứ nhì, phe ta nghiên cứu chiến lược, thấy cụ Biden chỉ cần thắng tại ba tiểu bang then chốt vùng Đại Hồ là xong, đó là Pennsylvania, Michigan, và Wisconsin. Để rồi nhìn lại, khám phá ra phe ta đang nắm quyền hành pháp, lập pháp và cả tư pháp tại ba tiểu bang đó, sao lại có thể ngớ ngẩn, quân tử Tầu để thua được, cả vạn mánh để chiến thắng, sao lại không mang ra dùng? Sao không hóa phép, đổi luật bầu cử sao cho phe ta thắng? Chuyện gì xẩy ra sau đó, đã đi vào lịch sử. Lão đồng chí già nua, lẩm cẩm nhất lịch sử Mỹ, cụ Joe Biden được đảng suy tôn làm đại tướng cầm quân, trên căn bản, nhờ có lá bài tẩy lớn nhất: đó là chính khách lờ mờ, dễ bị túm đầu nhất. Chuyện bình thường là vậy. Trong các tổ chức lớn, nhất là tổ chức chính trị, khi có nhiều đại cao thủ tranh dành một cái ghế, thì chỉ có một trong hai giải pháp: một là đại cao thủ mà kiếm pháp có thể khuất phục tất cả mọi người (như trường hợp ông thần Trump trong đảng CH), hai là một ‘thấp thủ hạng bét’ vô thưởng vô phạt mà tất cả mọi người đều có thể chấp nhận được vì chẳng ai thấy người này có thể lấn át họ được. Đó là trường hợp cụ Biden trong đảng DC năm 2020. Cụ Biden lấy được ngọn đuốc của đảng DC là vậy. Bây giờ thì cụ phải chọn phó thuyền trưởng. Trong chuyện này, cụ Biden không có bao nhiêu lựa chọn. Muốn thắng ông Trump, bắt buộc cụ phải chọn một người có thể giúp cụ thu thêm phiếu của khối cử tri DC, dựa trên một lô yếu tố then chốt mà các siêu chiến lược gia đã nghiên cứu rất kỹ. Kết luận của họ bắt buộc cụ phải chọn 1) một phụ nữ; cũng phải là 2) một người da đen, ít ra cũng phải lai đen; phải là 3) một người tương đối trẻ để cân bằng cái tuổi khú đế của cụ. Ngoài những tiêu chuẩn bình thường như 4) ‘ngoại hình’ coi được, biết 5) mở mồm nói thao thao bất tuyệt bất cần biết về đề tài gì hay nói có ý nghĩa gì hay không. Nhìn đi nhìn lại, quả thật chỉ còn đúng một người. Là bà thượng nghị sĩ da đen lai Ấn của tiểu bang Cali cấp tiến khùng điên nhất nước, là bà Kamala Harris. Chỉ cần hai tiêu chuẩn phụ nữ và da đen là bảo đảm sẽ có phiếu của cụ VVL nhà ta ngay, chuyện khả năng và kinh nghiệm hoàn toàn không đáng kể. Dĩ nhiên, bà Kamala là lý tưởng nhất, chứ chẳng lẽ lại chọn bà dân biểu Maxine Waters vừa quá khích vừa xấu hơn ma; hay bà Stacey Abrams vừa mập phì thô bỉ vừa vô danh khi ra khỏi khu đen trong thành phố Atlanta; cả hai bà này đều thuộc hạng người mà cụ thầy tướng Diễn của ta chắc chắn sẽ lắc đầu phán ‘không có tướng thiên tử’. Hay là bà dân biểu nhí Val Demmings còn ít người biết hơn mà lại quá trẻ, kinh nghiệm vỏn vẹn chỉ là cảnh sát trưởng của Orlando. Hay bà… Michelle Obama là ngôi sao sáng rực trong đảng thượng tôn da đen, bảo đảm sẽ che khuất ngay cụ Biden. Hay…? Kẻ này không còn tìm thấy ai khác. Nhưng cái khổ là bà Kamala này ngoài cái mã ‘ngoại hình’ thì chỉ có toàn là những điểm không thuận lợi chút nào. Trên phương diện kinh nghiệm chính trị thì bà là con số zero to tướng, vì bà chỉ là một công tố của một tỉnh của một tiểu bang. Trên phương diện uy danh cá nhân thì bà Kamala bước lên các nấc thang của quyền lực và tiếng tăm không phải vì một thành tích ích nước lợi dân ghê gớm nào, mà chỉ nhờ thành quả… leo lên giường đại quan Willie Brown, già hơn bố của bà (ông Brown sanh năm 1934; bố bà Harris, ông Donald Harris sanh năm 1938). Trên phương diện quan hệ cá nhân, thì bà Kamala là người đã đánh cụ Biden bể đầu, xém chết ngay từ ngày đầu tiên nhập cuộc, lên TV tranh luận trực tiếp, cho dù trước đó, bà Kamala là bạn thân của gia đình Biden, tức là bà này là một người có tâm địa phản phúc vì tham vọng cá nhân, mà cụ bà Biden ghét cay ghét đắng. https://www.cnbc.com/2019/06/27/harris-attacks-bidens-record-on-busing-and-working-with-segregationists.html Về khả năng chính trị và hậu thuẫn quần chúng thì ai cũng biết năm 2020, bà Kamala đã là ứng cử viên rớt đài đầu tiên, ngay khi chưa có cuộc bầu sơ bộ nào hết. Ngay cả Biden cũng chẳng hồ hởi gì với bà Kamala lắm. Bỏ qua việc cụ bị bà Kamala tát bầm mặt trong cuộc tranh luận công khai đầu tiên trên TV, cụ Biden trên căn bản cũng ít cực đoan hơn bà Kamala và có tính ‘dĩ hòa vi quý’ với các đồng nghiệp trong thượng viện, kể cả các nghị sĩ CH. Khác với bà Kamala sẵn sàng đánh ngay cả cụ Biden là bạn thân. Ứng cử viên cụ Biden ngắm thật ra là bà Gretchen Whitmer, thống đốc Michigan, vừa có kinh nghiệm chính trị thực tế, vừa được hậu thuẫn mạnh của giới lao động trong các tiểu bang kỹ nghệ then chốt quanh vùng Đại Hồ. Nhưng cái ‘tội’ lớn của bà Whitmer là bà… có màu da trắng như Bạch Tuyết trong thời ‘thượng tôn da đen’, tội không thể tha được. Mà bà Kamala cũng lại là con cưng của khối thiên tả cực đoan già của đám lão đồng chí Bernie Sanders và Elizabeth Warren, cũng như của đám thiên tả cực đoan trẻ của đồng chí nhí Alexandria Ocasio-Cortez và đám Tứ Quái. Mà hy vọng đắc cử của cụ Biden hoàn toàn tùy thuộc vào ba khối: phụ nữ, da đen và thiên tả. Đưa đến việc cụ Biden tu nguyên chai nước cam ngọt lự để nuốt cực tức, rồi chọn bà Kamala đứng cùng liên danh. Công bằng mà nói, có chê trách bà Kamala gì đi nữa thì cũng phải nhìn nhận bà này có một hậu thuẫn khá lớn mà nếu không có, cụ Biden đã vô phương vào Tòa Bạch Ốc. Một năm rưỡi qua, bà Kamala đã là phó tông tông rồi. Ta đã nhìn thấy gì? Xin thưa ngay: ta đã có dịp nhìn thấy bà Kamala rõ hơn. Đã có dịp … chẳng thấy gì tốt lành cho bà Kamala, mà chỉ thấy hoặc là bà này chẳng làm nên cơm cháo gì, hoặc là bà có làm gì thì lại đụng đâu bể đó! Thật ra, trong tình trạng bình thường thì chẳng mấy ai thắc mắc gì về ông hay bà phó tổng thống, cho dù vẫn có thể nói đây là người chỉ cách cái ghế tổng thống có một hơi thở như vừa bàn. Người Mỹ vẫn thường nói vai trò chính của phó tổng thống chỉ là đi đám ma các quốc trưởng hay nhân sĩ lớn trên thế giới, ai cần để ý? Không sai lắm! Thế nhưng trường hợp bà Kamala thì đặc biệt khác hẳn. Chỉ vì bà đúng là chỉ cách cái ghế tối cao có một nhịp thở, mà cái nhịp thở này lại èo uột một cách đáng sợ, có thể ngưng bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, cho dù nhịp thở đó còn thì vẫn còn vấn đề trong đầu cụ tổng thống: bộ não của cụ có rắc rối lớn. Cụ tổng thống này có đặc điểm khác người, khác tất cả hơn bốn chục vị tiền nhiệm ở chỗ chẳng những già nhất, mà lại còn lẩm cẩm, đi cầu thang té, đi xe đạp cũng té, mỗi lần lên sân khấu đọc diễn văn xong là quay qua quay lại, giơ tay ra bắt tay dù chẳng có ai bên cạnh hay sau lưng, nhìn qua nhìn lại, lớ ngớ không biết đi về hướng nào, thậm chí có lần xuống trực thăng trong sân Tòa Bạch Ốc, thay vì đi về Phòng Bầu Dục lại ngơ ngác đi lộn vào phòng nhân viên bảo vệ, đã vậy mở miệng là nói nhầm, nói sai, nói lộn, hay nếu đọc máy hay thẻ nhắc tuồng thì cũng đọc nhầm, đọc sai, đọc lộn. Chính vì vậy mà có thể nói không quá đáng, oái ăm thay và đáng lo thay, bà Kamala có lẽ là phó tổng thống quan trọng nhất lịch sử tổng thống Mỹ vì có triển vọng làm tổng thống bất cứ giờ phút nào. Biết đâu chẳng bao lâu sau khi bài này ra mắt? Vậy đó, nhưng bà Kamala qua thời gian ngắn ngủi một năm rưỡi, lại đã chứng minh cho cả thế giới thấy bà là chính khách vô tài bất tướng nhất trong cả hai đảng.  Quản trị nội bộ Ở đây, ta bàn về việc bà quản trị nhóm nhân viên văn phòng của bà, gồm các phụ tá, cố vấn, ban tham mưu, và nhân viên văn phòng chung quanh bà. Chưa nói tới chuyện quản trị cả nước với hơn ba trăm triệu dân. Mới tuần rồi, hai quan chức cao cấp, cố vấn chính sách quốc nội và giám đốc viết diễn văn, cũng đã từ chức. https://www.foxnews.com/politics/kamala-harris-loses-2-more-aides-vps-office-continues-high-turnover-rate Điểm nổi bật nhất là văn phòng của bà Kamala không khác gì một lớp tiểu học mà không có thầy giáo trong lớp: học trò nhóc xúm lại tranh cãi, đánh nhau, hay phá phách, mạnh ai nấy quậy, chẳng ai kiểm soát hay áp đặt một ly kỷ luật nào. Đưa đến tình trạng vô kỷ luật, bất mãn tứ tung, và tất nhiên, từ chức hàng loạt. Trong một năm rưỡi, đã có tới đâu gần hai chục viên chức cao cấp nhất từ chức. Truyền thông cấp tiến trước đây làm rùm beng chuyện viên chức cao cấp của TT Trump từ chức hay bị cách chức, nhưng khi đó, phải nói ngay, họ bị ông Trump cách chức hay ép từ chức vì họ không cùng ý với tổng thống. Trong khi với bà Kamala, không ai bị cách chức hay ép từ chức, mà tất cả đều tự ý từ chức vì thấy không khí loạn xà ngầu, vô trật tự, vô kỷ luật, vô đường lối, vô chính sách trong đám tham mưu của bà. Đã loạn thì chớ, hầu hết các phụ tá thân cận nhất của bà Kamala đều là công chức tư pháp của thành phố San Francisco, chẳng một người nào có kinh nghiệm với các vấn đề chính trị cấp cả nước hay cả thế giới. Nói lên khả năng tuyển chọn và điều hành nhân sự thảm hại của bà phó với nhiều triển vọng thành bà chánh. Không sợ toát mồ hôi sao được? Bà Kamala dĩ nhiên đã bị ép phải cải tổ sâu rộng ban tham mưu của bà, bổ nhiệm nhiều quan chức mới, đặc biệt trong phạm vi thông tin và quan hệ với báo chí. Tuy nhiên, tình hình chẳng những không khá hơn mà có thể lại tệ hơn nhiều. Tân giám đốc thông tin -communication director- ông Jamal Simmons bị khui ra trước đây đã từng tuýt chê cụ Biden bị rối trí, ngơ ngác –“confused and dazed”-, trong khi công kích thuốc ngừa chống COVID thuộc loại khoa học rác rến –“janky science”-. Quan trọng hơn nữa, khi coi TV thấy có hai anh di dân lậu được phỏng vấn, ông Simmons này cũng đã tuýt hỏi tại sao hai tên di dân lậu này không bị bắt trục xuất hay nhốt mà lại được lên TV vậy? Những tuýt trên hoàn toàn đi ngược lại các chính sách và quan điểm của chính quyền Biden, khiến thiên hạ thắc mắc tại sao bà Kamala lại chọn anh này làm giám đốc thông tin cho bà. Bà Kamala có biết mình đang làm gì không? https://www.foxnews.com/politics/harris-comms-chief-apologizes-2010-tweet-reemerges-illegal-immigrants-ice  Trách nhiệm khủng hoảng di dân Trong nỗ lực bào chữa vai trò phó, cũng như huấn nghệ cho ông hay bà phó, các tổng thống thường cố trao cho ông/bà phó vài trách nhiệm quan trọng nào đó, ngoài việc đi dự đám ma. Cụ Biden ngay sau khi mới nhậm chức đã thân tặng bà Kamala một cái job kinh thiên động địa là chịu trách nhiệm giải quyết vấn nạn khủng hoảng di dân. Kiểu như ‘đặc sứ toàn quyền của tổng thống’ mà Mỹ gọi là “Border Czar”. Đây là quả bom nổ chậm, hay nếu muốn nói nhẹ hơn thì đây là viên thuốc độc bọc đường. Cụ ma giáo Biden, với kinh nghiệm chính trường gần nửa thế kỷ, đã biết ngay từ đầu, vấn đề nhức răng nhất cho cụ là giải quyết vụ di dân lậu. Mau mau bán cái qua cho bà phó Kamala ngay. Bà này cũng ranh ma không kém, thấy ngay viên thuốc độc bọc đường đó, và nói ngay, vừa sau khi nhận chức, là trách nhiệm của bà chỉ là đi nói chuyện với các tổng thống trung Mỹ về chuyện này, chứ không phải bà có trách nhiệm giải quyết khủng hoảng ngay tại biên giới, vì đó là trách nhiệm của bộ An Ninh Lãnh Thổ. Cuộc chiến giữa ông chánh và bà phó đưa đến tình trạng là bà phó khôn ranh bay qua Mễ, Guatemala và Salvador, bắt tay, chụp hình, chào hỏi các tồng thống, rồi bay về. Từ đó đến nay, không làm bất cứ chuyện gì khác, cũng chẳng nói thêm một lời nào. Cuộc khủng hoảng di dân tại biên giới Mỹ-Mễ đối với bà Kamala chẳng khác gì cuộc tranh chấp biên giới giữa Tây Tạng với Mông Cổ vậy, bà không biết có hay không, chẳng nhìn, chẳng nghe, cũng chẳng nói gì. Trong hơn một năm rưỡi khủng hoảng, bà ‘Border Czar’ đi tới thăm biên giới Mỹ-Mễ đúng … MỘT lần, mà lại đi tới thành phố lớn El Paso, là nơi không có khủng hoảng gì hết. Đã vậy, tới El Paso, bà Kamala cũng chỉ tới phi trường, gọi các quan chức biên thùy đến nói chuyện với bà ngay tại phòng khách phi trường, để rồi bà leo lên máy bay trở về Hoa Thịnh Đốn, không đi tham quan một trại tạm cư nào, không nói chuyện với một di dân nào. Kết quả của việc bổ nhiệm vĩ đại này là đúng … zero, tức là chẳng có nửa ly ảnh hưởng gì trong việc giải quyết vấn nạn biên giới. Trái lại, di dân tiếp tục tràn qua ào ào. Theo thống kê chính thức, chỉ trong nửa năm qua, đã có tới hơn hai triệu di dân lậu bị chặn tại biên giới Mỹ-Mễ. https://www.amac.us/vp-kamala-harris-the-so-called-border-czar-is-missing-in-action-as-record-breaking-numbers-of-illegals-are-released-in-the-u-s/ Thành tích giải quyết khủng hoảng di dân của bà Kamala tệ hại đến độ ngay cả dân biểu DC Henry Cuellar của vùng di dân tràn qua tại Texas cũng đã phải lên tiếng than phiền “Bà Kamala hiển nhiên đã không để ý gì đến khủng hoảng di dân”. https://www.foxnews.com/media/sean-hannity-kamala-harris-terrible-job-performance NHỮNG CÁI QUÁI DỊ Ngay sau khi bà Kamala nhậm chức phó tông tông, vì chưa ai biết bà là ai, có tài năng gì, đặc điểm nào nên bà được giới truyền thông chú ý nhiều trong những ngày đầu. Theo bà đi khắp nơi, nghe bà nói chuyện,… Để rồi giới truyền thông đó khám phá ra nhiều đặc điểm có một không hai của bà. Mà chẳng đặc điểm nào có lợi cho bà.  Cái cười độc đáo Việc đầu tiên truyền thông khám phá ra là bà Kamala có một mánh rất độc đáo. Mỗi lần bị nhà báo hỏi một câu hóc búa nào đó mà bà bị bí không biết trả lời sao, thì bà bất thình lình bật lên cười hô hố, khiến có nhiều nhà báo yếu tim giựt mình, xém bị đột qụy tại chỗ. Cho dù câu hỏi có tính cách nghiêm trọng nhất, chẳng có gì đáng cười. Điêu Thuyền mà cười như bà Kamala thì tới đại tướng Lữ Bố cũng phải chết tại chỗ vì giựt mình, đứng tim. Cái cười này, không có bút giấy nào tả cho chính xác được mà chỉ có thể thẩm định chính xác bằng cách… nghe. Một thí dụ vui, xin mời quý độc giả xem và nghe: https://www.youtube.com/watch?v=BPaBR3GNVe4&ab_channel=SkyNewsAustralia  Word Salad Queen Bà Kamala được truy phong “Word Salad Queen”, tạm dịch không chính xác lắm là “Bà Hoàng Nói Lăng Nhăng”. Thật ra, ‘nói lăng nhăng’ không dịch đúng nghĩa. “Word salad” có nghĩa là nói tràng giang đại hải hổ lốn mà hoàn toàn vô nghĩa, hay ý nghĩa hoàn toàn bí hiểm nên chẳng ai hiểu. Muốn hiểu cho rõ ý nghĩa cái ‘vương miện’ này thì phải đọc/nghe vài thí dụ điển hình của những câu nói ‘hiểu được chết liền’ của bà Kamala (xin lỗi, nhưng câu nói này không thể dịch qua tiếng Việt được vì sẽ mất ý nghĩa). - “I think that, to be very honest with you, I do believe that we should have rightly believed, but we certainly believe that certain issues are just settled. Certain issues are just settled” (Nói về vụ thu hồi án lệ Roe). https://www.foxnews.com/media/kamala-harris-caught-word-salad-democrats-failed-codify-roe-v-wade - “We've got to take this stuff seriously, as seriously as you are because you have been forced to take this seriously” (Nói về vụ bắn loạn đả tại Highland Park, Chicago). https://www.foxnews.com/media/highland-park-shooting-kamala-harris-viral-seriously-word-salad - “It is time for us to do what we have been doing. And that time is every day. Every day it is time for us to agree that there are things and tools that are available to us to slow this thing down” (Nói về sách lược chống COVID). - “We’re two years and to this thing, you know, people are – we want to get back to normal. We all do. But we have to then do the tough and hard work of pushing through with solutions, understanding that there are going to be challenges. But let’s meet the challenges where they are” (Vẫn nói về COVID). https://www.nationalreview.com/corner/deep-thoughts-with-kamala-harris/ Những tuyên bố nói dài, nói dai, nói dở, nói câu giờ cho có, loại này, xin lỗi, giáo sư Anh Văn người Mỹ chính gốc cũng không hiểu nổi bà nói cái gì, khoan nói tới mấy anh tị nạn tiếng Anh lờ mờ. Kẻ này thì tất nhiên chưa đủ khả năng dịch cho chính xác, nên xin đăng nguyên văn tiếng Mỹ để quý độc giả tự thưởng lãm.  Kiểm soát súng Sau vụ bắn loạn đả tại Highland Park, Chicago, dĩ nhiên, cả nước xúc động và tất cả chính khách đều nhẩy bổ vào lên án súng đạn để kiếm điểm mỵ dân. Bà Kamala cũng không khác, mau mắn phóng ra một câu rất oai, đại khái “chúng ta cần phải cấm tất cả những súng được chế tạo ra để giết người”. Ủa, có loại súng bắn không chết người sao? Súng bắn chim sẽ hay súng bắn bi, bắn vào đầu, ai không chết? https://www.foxnews.com/politics/vp-harris-calls-assault-weapons-ban-guns-designed-kill-people HẬU THUẪN CỦA BÀ KAMALA Trước những ‘lủng củng’ ngày càng lố bịch đến độ khôi hài, hậu thuẫn của bà Kamala có bị ảnh hưởng tai hại không? Hậu thuẫn của Biden đang rớt như sung rụng, ai cũng biết. Thế thì nếu vì lý do nào đó, cụ không ra tái tranh cử, hay từ chức thì dân Mỹ có sẵn sàng đón nhận bà phó Kamala không? Câu trả lời rõ nét nhất : KHÔNG! Công bằng mà nói, trong một đảng chính trị Mỹ, cho dù kỷ luật lỏng lẻo hơn xa các đảng độc tài, thì tôn ti trật tự cũng vẫn còn được tôn trọng. Nghĩa là vạn bất đắc dĩ, nếu chuyện gì không may xẩy ra cho cụ Biden, hay nếu vì lý do nào đó, cụ từ chức hay không ra tái tranh cử, thì người đương nhiên thừa kế chính là bà Kamala, và trong đảng, tuyệt đại đa số sẽ nhất trí phò bà, cho dù có thể có vài người vì tham vọng cá nhân sẽ bất chấp hết, nhẩy ra tranh cử trong nội bộ đảng DC. Tất cả các chuyên gia đều nghĩ bà Kamala sẽ đại thắng trong nội bộ đảng DC. Nhưng ra đến cuộc bầu tổng thống cả nước, khi bà phải đối đầu với một ứng cử viên của đảng CH, thì theo các thăm dò, bà Kamala tuyệt đối không phải là đối thủ cân tay. Cả chục ứng cử viên của đảng CH, chưa nói tới TT Trump, đều có dư thừa khả năng hạ bà Kamala sát ván. Lý do đầu tiên, bà Kamala là một chính trị gia quá nhẹ ký trên phương diện khả năng và kinh nghiệm chính trị, mà cũng là một người với khả năng vận động tranh cử tệ nhất, khả năng tranh luận đúng zero. Chưa ai quên năm 2020, bà Kamala đã là người phải rút lui đầu tiên, trước khi có cuộc bầu sơ bộ đầu tiên. Nhưng khả năng tạo… phản cảm của bà Kamala thì đúng là vô địch. Một câu chuyện ý nghĩa: tại New Hampshire, là tiểu bang đã bầu cho Biden năm 2020, cũng là tiểu bang có bầu sơ bộ đầu tiên, thăm dò mới nhất cho biết chỉ có đúng 9% dân cư muốn cụ Biden ra tái tranh cử năm 2024. Thế thì họ có ủng hộ bà Kamala ra thay thế không? Tin buồn cho bà Kamala là tỷ lệ dân chống bà Kamala lên tới 64%!!! Cao hơn tỷ lệ chống Biden là 56%. Nói chung, theo một thăm dò của cơ quan Harris, trên toàn quốc, bà Kamala được hậu thuẫn của 39% dân Mỹ, trong khi 56% chống. https://www.foxnews.com/politics/2024-poll-9-percent-new-hampshire-voters-definitely-want-biden-run-president-again  Giá tiền chụp hình chung với bà Kamala Đây là chuyện nhỏ vớ vẩn, nhưng mang ý nghĩa thật lớn. Trong mục đích gây quỹ cho đảng, Ủy Ban Quốc Gia của đảng DC đã quảng cáo chỉ tốn có 15.000 đô để được chụp một tấm hình chung với bà Kamala đang cười toe toét khoe nguyên hàm răng trắng tinh. Theo dự tính, sẽ thu được ít ra vài trăm ngàn nếu không muốn nói là vài triệu. Thực tế, việc gây qũy này bị hủy vì … KHÔNG có khách hàng! Rút kinh nghiệm này, văn phòng gây qũy của bà Kamala tại Cali rao bán chuyện tương tự, nhưng… đại hạ giá hai phần ba, chỉ tốn có 5.000 đô thôi để được chụp hình chung với bà Kamala. Được hỏi về kết quả, văn phòng đã từ chối không tiết lộ chi tiết này. https://www.foxnews.com/politics/kamala-harris-dnc-fundraiser-ticket-prices-slashed-low-approval  Giải thích của bà Kamala Bị hỏi về việc hậu thuẫn thảm hại, bà Kamala có lời giải thích rất… ‘phải đạo chính trị thức tỉnh’: bà nghĩ dân Mỹ ghét bà chỉ vì họ so sánh bà với 48 vị tiền nhiệm của bà và thấy bà là phụ nữ da đen duy nhất mà dân Mỹ chưa sẵn sàng chấp nhận. Đảng DC lâu nay vẫn cố khai thác mấy lá bài tẩy kỳ thị da đen và kỳ thị phụ nữ, chuyện xưa hơn Diễm Xưa. Bất cứ ai dám chỉ trích một ông đen hay một bà nào, kể cả bà trắng, cũng mau mắn được thân chụp cái mũ kỳ thị lên đầu ngay. Muốn công kích, chỉ được phép công kích mấy ông da trắng thôi, ngoài ra là húy kị hết. Bỏ qua chuyện đổ thừa vô tội vạ này, dù sao thì cũng có nghĩa là tương lai bà Kamala vào ngồi ghế tổng thống sẽ khó gấp vạn lần vì sẽ còn bị chống đối gấp vạn lần. https://www.foxnews.com/media/female-leaders-pundits-weigh-report-vp-harris-feels-shes-treated-differently-because-race-gender TƯƠNG LAI BÀ KAMALA Anh bình loạn gia Jesse Watters có lẽ đã có một nhận định tuy ngắn gọn, nhưng chính xác nhất về tương lai bà Kamala. Theo anh này, bất kể những nỗ lực làm lại từ đầu, reboot, reset, relaunch,… tất cả đều như nước đổ đầu vịt, chẳng có hiệu quả gì. Khi người ta không thấy mặt bà Kamala thì hỏi “ủa bà đâu rồi”, nhưng khi thấy bà xuất hiện trên TV, nghe bà ‘nói lăng nhăng’ và cười hô hố thì thiên hạ lại hiểu ngay tại sao bà vắng bóng: vì bà quá tệ nên đám chuyên gia chính trị của cụ Biden và đảng DC muốn mang bà dấu đi chỗ khác. Đó là chuyện nói nửa đùa nửa thật. Nói chuyện nghiêm chỉnh hơn thì thiên hạ bắt đầu đổ mồ hôi hột. Cụ Biden càng ngày càng tỏ ra không thể tiếp tục ngồi trên ngai cửu đỉnh vì sẽ là một đe dọa vĩ đại trên đầu không phải dân Mỹ không, mà là trên đầu cả nhân loại. Không ai có thể tin một cụ lẩm cẩm, lờ mờ như vậy mà lại là người có trách nhiệm bấm nút bom nguyên tử Mỹ được. Hiển nhiên là cụ Biden phải ra đi để nhường chỗ cho một người khác. Nói thì nói vậy, nhưng đến khi nhìn vào thực tế, nhân vật thứ nhì, sẽ có trách nhiệm thay thế cụ Biden là bà Kamala, thì thiên hạ bất thình lình té ngửa, không ai còn dám nghĩ đến việc thay thế cụ Biden nữa. Dù sao thì cụ lẩm cẩm này cũng còn ít nguy hại hơn xa cái bà ‘nói lăng nhăng’ vô tài, bất tướng này. Nước Mỹ quả là đã vào đường cùng, hoàn toàn hết người! Và dân tị nạn Việt cũng vào đường cùng, hết chỗ đi tị nạn! ĐỌC THÊM: Tiểu sử bà Kamala Harris – Wikipedia: https://theintercept.com/2020/07/02/kamala-harris-wikipedia/ Thành tích tệ hại của bà Kamala – Sean Hannity: https://www.foxnews.com/media/sean-hannity-kamala-harris-terrible-job-performance Ngôi sao mới của đảng DC – Diễn Đàn Trái Chiều: https://www.blogger.com/blog/post/edit/1465454498861293800/5889439836856565846 (Bài này được viết khi bà Kamala mới nổi bật, hơn xa cụ Biden, khi cuộc chạy đua sơ bộ trong đảng DC mới bắt đầu giữa năm 2019) theo diendantraichieu
  2. VÙNG OANH KÍCH TỰ DO! Mọi cuộc chiến đều có thể mở đầu theo một kế hoạch mà thực tế lại khiến kế hoạch nguyên thủy thành vô dụng. Vì vậy mới có các đợt kế tiếp. Thật ra về vụ Ukraine mọi người đều chưa rõ sẽ còn bao nhiêu đợt nữa trong màn khói của bom đạn và nhiễu âm của thông tin tuyên truyền lẫn đòn phép ngoại giao và kinh tế.Việc Vladimir Putin tấn công Ukraine từ hơn bốn tháng qua có thể minh diễn quy luật quái quỷ đó của chiến tranh. Sau khi thất bại, Nga đang tính lại nhờ kinh nghiệm đã qua nên tới lượt Ukraine cũng phải tự chuẩn bị trước các nan đề mới.Bài này cố tổng hợp một số dữ kiện, tính tới cuối Tháng Sáu:1/ Nga mở màn xâm lược Ukraine mà gặp lắm chướng ngại bất ngờ. Kế hoạch sơ khởi là tấn công qua ba ngả: a) miền cực Đông của Ukraine; b) vùng Đông-Bắc tiếp cận với lãnh thổ Nga; c) miền Bắc xuống từ biên giới của xứ Belarus. Hai mũi công từ mạn Bắc đều đại bại vì thiếu tin tình báo nên lãnh đạo Nga không nắm rõ số lượng lẫn ý chí đấu tranh của các phần tử “thân Nga” trong lãnh thổ Ukraine. Vì vậy, Nga bị hỏa mù, lấy quyết định sai về chính trị và chiến lược. Hậu quả là trải mỏng và kéo dài đường tiếp vận, với khả năng phối hợp thấp, chẳng kết hợp được các loại võ khí lạc hậu và hiện đại. Tức là Nga mở màn với sự luộm thuộm nên phải thu lại hai mũi công tại mạn Bắc. Ngày nay ai cũng đã biết thực tế này của đợt đầu.2/ Rút kinh nghiệm, Nga đổi trọng tâm, bất kể yếu tố nhân quyền, quy ước quốc tế về chiến tranh và đòn cấm vận của Tây phương. Trận địa chủ yếu của các đợt sau là tại miền Nam và miền Đông. Ba mục tiêu là a) thành phố, b) vựa lúa gạo trong vùng canh tác và c) gần các sông ngòi. Khi tấn công thành phố, Nga lại dùng chiến thuật “tiền pháo hậu xung” - pháo kích rồi đưa quân vào trận – cư dân Ukraine có chết oan chỉ là chuyện nhỏ! Tấn công vựa lúa gạo cũng chỉ là áp dụng lối du kích chiến và tiêu thổ thời Xô viết. Chiến cuộc quanh sông ngòi thì vất vả hơn và bị phản công mạnh hơn. Các đợt này nhắm vào ưu tiên quân sự rất dữ dội mà lại gây phản ứng bất mãn của quốc tế và dẫn tới các biện pháp trừng phạt ngày càng gia tăng và mở rộng.3/ Trong khi đó, dường như Putin chẳng ngờ Ukraine đã có chục năm tự chuẩn bị cho giả thuyết bị Nga tấn công. Trên lãnh thổ bát ngát, hai miền Tây và Bắc rộng lớn tiếp cận với các nước Đông Âu và Trung Âu đã gia nhập Liên Âu và Minh ước NATO nên khó bị Nga thôn tính mà chỉ bị tấn công bằng hỏa lực mạnh. Lẽ sinh tử là phải tồn tại nếu được Tây phương yểm trợ võ khí. Nhược điểm của Kyiv là hai miền Đông và Nam, bị ảnh hưởng của các lực lượng theo Nga. Kyiv còn chú trọng vào lãnh vực tình báo tại hai vùng xôi đậu ấy vì chờ đợi sẽ bị tấn công và cũng chuẩn bị phản công tại Kherson. Tinh thần ái quốc được huy động để không đầu hàng hoặc hòa giải, và gây kinh ngạc cho thế giới.4/ Nếu các sự kiện ấy là đúng thì chiến cuộc vào các đợt mùa Hè sẽ tập trung tại ba khu vực Kharkiv, Donbas và Kherson. Ukraine có thể mất hai vùng Donbas và Kharkiv mà không chấp nhận ngưng bắn hay thỏa ước. Song song, Tây phương tiếp tục yểm trợ Ukraine, mở rộng phạm vi can thiệp của NATO với sự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển và Mỹ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Ba Lan, tuyến đầu của Đông Âu tiếp giáp với Ukraine. Tức là chiến cuộc sẽ còn kéo dài và tùy khả năng chịu đựng của Putin lẫn các nền kinh tế Tây phương vì hậu quả của việc cấm vận.5/ Riêng về Hoa Kỳ, ta thấy ra hai nghịch lý bất ngờ. Đảng Cộng Hòa theo xu hướng bảo thủ và chống cộng lại chưa triệt để yểm trợ Ukraine như dư luận chờ đợi. Lý do có thể là họ cân nhắc quyền lợi của Mỹ tại Âu Châu so với cục diện Đông Á và vai trò của Trung Cộng mà họ coi là ưu tiên hơn. Nghịch lý kia là Đảng Dân Chủ thiên tả hơn lại sốt sắng hỗ trợ Ukraine. Có thể là do lý luận “tân bảo thủ” (neocon): phát huy tinh thần dân chủ trên toàn cầu theo quan điểm của đảng. Ngày xưa, Chính quyền Bush con cũng theo lý luận đó tại Afghanistan và Iraq...Kết luận? Chiến cuộc sẽ còn kéo dài qua nhiều đợt nữa, cho tới sự kiệt quệ của Nga, Ukraine hay thiện chí suy giảm của Tây phương. Giả thuyết Thế chiến III khó xảy ra vì Nga không thể dùng võ khí hạch tâm tấn công các thành viên của NATO mà khỏi bị tổn thất vào tới St Petersburg và Moscow theo dainamaxforum
  3. Truyền thông dòng chính (TTDC) Mỹ lâu nay đã công khai lộ diện gần như là những cơ quan ngôn luận bán chính thức của phe cấp tiến nói chung, và đặc biệt là của đảng DC và cụ Biden nói riêng. Đóng vai trò bộ Thông Tin Dân Vận mà Mỹ không có. Chuyện này quá hiển nhiên, ai cũng biết. Mà ngay cả đám truyền thông này cũng chẳng e lệ dấu diếm hay chối chạy. Thế nhưng có chuyện lạ đang xẩy ra, ngày càng nhiều: đó là việc đám TTDC này ‘phản đảng’, tuy vẫn giữ quan điểm cấp tiến thiên tả nặng, vẫn sỉ vả Trump, nhưng lạ lùng thay, đã công khai đổi mũ, thay áo, quay qua công kích luôn cả cụ Biden khá nặng nề. Lính Mỹ gọi đây là ‘friendly fire’, bị trúng đạn từ phe ta. Đây là dịp ta nhìn lại những phát đạn 'friendly fire' này cho vui. Câu hỏi đầu tiên tất nhiên là tại sao gần hết TTDC Mỹ lại có quan điểm cấp tiến? ‘Diễn biến hòa bình’ chạy qua phía tả này thật ra không phải mới lạ gì, mà đã xuất hiện và bộc phát mạnh nhất trong thời kỳ chiến tranh VN, khi các phóng viên trẻ thuộc khuynh hướng thiên tả ồn ào chống việc Mỹ tham chiến tại VN, nhục mạ và bôi nhọ miền Nam ta, từ chính quyền đến quân đội, đến quân cán chính và cả dân thường, nhưng lại ca tụng đám lính dép râu mũ tai bèo cùng đám tay sai Tầu cộng tại Bắc Bộ Phủ hết cỡ. Bà cựu chủ bút của chính báo New York Times, Jill Abramson, đã nói rõ nhất. Sau khi về hưu, nghỉ không làm cho NYT năm 2014, bà đã viết sách có tên là ‘Merchants of Truth’ -Những Tay Đi Buôn Sự Thật- và kể lại rõ ràng chuyện gì đã xẩy ra khi bà còn làm cho NYT. Theo bà, thời chiến tranh VN và sau đó, NYT có thể nói đã bị ‘đảo chánh’, hiểu theo nghĩa đám nhà báo, phóng viên, ký giả, cây viết,… cho NYT, thuộc thế hệ ‘trẻ’ cỡ tuổi hai mươi, ba mươi, đã cướp quyền quyết định hướng đi ý thức hệ của báo NYT, lái báo này ngả hẳn qua hướng thiên tả. Theo bà Abramson, gần như hết cả đám nhà báo trẻ đều chạy theo quan điểm thiên tả, cũng như đều muốn lôi kéo NYT qua hướng này. Bà Abramson không giải thích rõ lý do sâu xa tại sao đám nhà báo trẻ đó lại chạy theo hướng tả. Nhưng kẻ này thì hiểu rất rõ lý do, như đã trình bày quá nhiều lần cùng quý độc giả: tất cả đám nhà báo trẻ đó đều ‘tốt nghiệp’ các trường ‘cải tạo’ Mỹ sau trên dưới 20 năm bị tẩy não bởi các trường từ mẫu giáo tới đại học, tuyệt đại đa số đều thiên tả. Không phải kẻ này phịa chuyện đâu. Một nghiên cứu của chính Đại Học Harvard cho thấy chỉ có 6,4% sinh viên tốt nghiệp Harvard có khuynh hướng bảo thủ, và 1,4% không để ý đến chính trị, còn lại 92,2% là thiên tả (93% sinh viên Harvard chống Trump trong khi chỉ có 30% không ưa Biden vì họ nghĩ Biden chưa đủ thiên tả). https://www.foxnews.com/us/harvard-university-student-newspaper-survey-graduates-finds-results Thiên tả là cái bệnh chung của đám trí thức nửa mùa, đại thông thái trong phòng máy lạnh của thư viện, nhưng với thực tế, con mắt nhỏ hơn mắt mấy đứa bé chăn trâu tại Đồng Tháp, như DĐTC đã viết. Đám trẻ con Mỹ từ mẫu giáo tới đại học, thuộc lứa tuổi mù tịt chẳng biết gì, nên dễ dàng bị đám giáo chức thiên tả nhào nặn. Để rồi khi ra trường, đều mù quáng tin vào thiên đường xã nghĩa. Trong cuộc chiến tại VN, chúng nhìn đám cán ngố VC như những ‘anh hùng áo rơm, dép cao su, mũ tai bèo hy sinh đi tranh đấu cho độc lập của tổ quốc với cung nỏ chống B-52’, quá đáng phục và đáng ủng hộ. Trong khi miền Nam thì chẳng phải chỉ có ‘tướng dốt, quan tham, lính hèn’ không, mà ngay cả dân thường cũng chẳng khá, toàn là ma cô, đĩ điếm, ăn mày, du đãng,… Qua truyền thông Mỹ, không người Mỹ nào không thấy hình tướng Loan bắn VC, nhưng chẳng một người Mỹ nào biết tên VC này ngay trước đó đã bắn chết cả một gia đình một sĩ quan VNCH (một đứa bé sống sót bây giờ đã là đại tá quân lực Mỹ) [*]. Cái thiên vị thô bạo đó đã thành công lừa dư luận quần chúng Mỹ đến độ họ bực mình, không thể hiểu tại sao nước Mỹ của họ, biểu tượng của đạo đức, thanh liêm, lương thiện, nhân ái,… lại có thể yểm trợ một cái xứ ung thối như vậy, và họ quay qua áp lực chính quyền Mỹ, hành pháp và lập pháp Mỹ, phải quăng miền Nam chúng ta cho lũ sói cộng. Việc đám nhà báo trẻ cấp tiến cực đoan bóp méo cuộc chiến của chúng ta đến độ ta ‘thua cuộc’ đã đi vào lịch sử. Quân ta có thắng tại Quảng Trị hay An Lộc hay Xuân Lộc cũng vô ích vì thua đậm tại Hoa Thịnh Đốn, trong tòa soạn các báo New York Times và Washington Post. Tiếng nói của truyền thông cực kỳ mạnh tại Mỹ, đó là cái giá phải trả cho thể chế dân chủ dựa trên dân trí trong khi dân trí lệ thuộc vào truyền thông. Trở lại tình trạng nước Mỹ ngày nay, đám truyền thông có tính phe phái như thế nào, phe đảng với khối cấp tiến, đảng DC và gia đình Biden có lẽ không cần phải tốn hơi bàn thêm. Tất cả những luận cứ về những đức tính cần thiết cho truyền thông để hoàn thành vai trò thiêng liêng của người làm thông tin, chẳng hạn như trung thực, công tâm, công bằng, không thiên vị,… đều đã vào thùng rác từ lâu rồi. Có người thắc mắc các cơ quan ngôn luận của Mỹ đều là ‘tài sản’ thuộc sở hữu của các đại tổ hợp tư bản, hay các đại tài phiệt tư bản, làm sao có thể nói những báo và đài TV của họ thiên tả, chống tư bản được. Nói vậy là không hiểu các tay đại tư bản. Đây là những tỷ phú mà cuộc sống của họ chỉ có đúng một mục tiêu: kiếm tiền, thật nhiều tiền, và nhiều tiền hơn nữa. Họ ra báo, ra đài không phải vì mục tiêu phổ biến quan điểm hay thông tin quần chúng gì, mà coi báo và đài chỉ là phương tiện kinh doanh kiếm tiền thôi. Họ không ngu dại gì ăn cơm nhà vác ngà voi miễn phí (giống như... kẻ này!). Họ phục vụ một số khách hàng nhất định, nghiên cứu qua đủ loại thống kê để biết sở thích của độc giả của họ, rồi cho viết bài và loan tin đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng của họ để có thể bán được nhiều báo, thu được nhiều tiền quảng cáo, rồi lại bán được nhiều báo hơn, thu được nhiều tiền quảng cáo hơn. Đây là thực tế ngành truyền thông Mỹ, cũng đã lây lan qua truyền thông tiếng Việt của cộng đồng tị nạn, mà chính kẻ này cũng đã được nếm mùi cụ thể, qua việc … phải ‘ly dị’ với một tờ báo của cộng đồng tị nạn. Đại để, các báo lớn và đài TV lớn phục vụ khách hàng của họ, tuyệt đại đa số là dân các thành phố lớn, thường là các trí thức thiên tả, nên báo và đài của họ cũng phải phản ảnh tư tưởng thiên tả mới có khách hàng, mới có tiền. Việc truyền thông đại chúng Mỹ phe đảng, khỏi bàn thêm. Bài này được viết để bàn chuyện khác: đó là việc cái đám truyền thông cơ quan ngôn luận của đảng DC và cụ Biden, bất thình lình dường như đã và đang chuyển hướng, hết còn phủ phục dưới đất như đám thái giám tung hô vạn tuế, vạn vạn tuế hoàng thượng kiệt xuất kiệt sức Biden nữa. Diễn Đàn Trái Chiều xin đơn cử vài thí dụ điển hình nhất dưới đây. Xin lưu ý: - Tất cả những cơ quan truyền thông nêu ra dưới đây đều có khuynh hướng cấp tiến, ủng hộ đảng DC và Biden. DĐTC không trích những bài báo của truyền thông chống Biden. - Những chuyện nêu ra dưới đây không phải là do Vũ Linh này phịa ra mà đều có kèm theo link của các bài báo. Vẹt nào tố VL này nói láo, cứ việc kiểm chứng và đưa bằng chứng VL nói láo ra. Thách đấy! Làm được không? Trước hết, để quý độc giả có một khái niệm báo/đài nào có khuynh hướng tả hay hữu, xin xem qua bảng phân loại dưới đây: Ghi chú: L: left hay tả; R: right hay hữu; ? center hay trung dung 1. CNN Khỏi cần giới thiệu thêm, CNN được xếp hạng ‘cực tả’, có đặc điểm là đánh đảng CH và nhất là Trump tới cùng, công khai và chẳng chút e lệ. CNN là đài được thành lập bởi Ted Turner, chồng cũ của Hà Nội Jane Fonda. Thế nhưng sau này, CNN đã chuyển hướng chút đỉnh, bớt nịnh Biden quá lộ liễu.  Bắt bí chuyện lạm phát Tuần rồi, anh bình loạn gia Jake Tapper đã mời chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế, bà Cecilia Rouse lên nói chuyện về lạm phát. Bà này là phụ nữ da đen, đúng tiêu chuẩn của Biden, trong một chế độ mà một độc giả của DĐTC gọi là ‘hắc hơn chuyên’, tương tự như ‘hồng hơn chuyên’ của CS. Đại ý, anh Tapper chất vấn sao lạm phát leo thang ào ào mà chẳng thấy Biden có biện pháp nào cản, mà chỉ thấy khăng khăng đổ thừa tứ tung? Bà Rouse trả lời Biden đã làm tất cả những gì ông có thể làm, nhưng quốc hội đã không làm gì (bây giờ có thêm nạn nhân mới để Biden bán cái, đổ thừa!). Nhưng Tapper vặn lại, hỏi chính quyền hiện nay có tổng thống DC, thượng viện và hạ viện đều do đảng DC nắm đa số, tức là cùng đảng hết, bộ họ không có số điện thoại của nhau sao? Bị hỏi móc không trả lời được, bà Rouse lại trở về bài bản ‘nhất trí’ của phe ta: lạm phát do lỗi của COVID và Putin. Vẫn chỉ lo nói chuyện lỗi phải, mà chẳng hó hé gì về biện pháp, chỉ vì chẳng có biện pháp gì để nói. Tapper và bà Rouse https://www.conservativereview.com/cnn-anchor-confronts-biden-official-for-abdicating-responsibility-on-inflation-crisis-you-don-t-use-these-tools-2657673316.html?utm_source=cr-dailyAM&utm_medium=email&utm_campaign=CR%20Daily%202022-07-14&utm_term=ACTIVE%20-%20CR%20Daily  Biden tệ hơn xa Carter Thảo luận về lạm phát trên đài CNN, anh chuyên gia phân tích thống kê của CNN, Harry Enten, đã cho biết tất cả các thống kê cho thấy dân Mỹ nghĩ Biden tệ hơn xa Carter trong vấn đề lạm phát. Anh Enten cho biết nhận thức thực tế về Biden còn tệ hơn xa các con số thống kê, nghĩa là dân Mỹ nghĩ lạm phát trong thực tế cuộc sống, còn tai hại cho họ hơn xa những con số thống kê trừu tượng về lạm phát, và dân Mỹ cho rằng Biden phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tình trạng này. Theo anh Enten, chưa bao giờ trong lịch sử chính trị Mỹ, một đảng đối lập lại ở trong vị thế thuận lợi trước bầu cử như đảng CH hiện nay. https://www.foxnews.com/media/cnn-reporter-biden-worse-jimmy-carter-inflation-americans-holding-him-responsible  Tố Biden nói láo Trong khi dân đang khốn khổ và thị trường chứng khoán đang lao xuống hố thì cụ Biden, như một người vừa từ cung trăng trở lại trái đất, trong một cuộc nói chuyện rất ‘thân thiện với bình loạn da' phe ta Jimmy Kimmel trên đài tivi ABC, đã nổ hơn kho đạn Long Bình, đấm ngực khoe “kinh tế Mỹ đã phát triển mạnh nhất thế giới trong năm 2021”, nhấn mạnh “nhất thế giới” tới ba lần!!! Đấm ngực lố bịch tới độ CNN đã phải bình loạn, tố cụ Biden nổ sảng, bốc phét quá lố. Theo CNN, kinh tế Mỹ tăng trưởng 5,7% trong năm 2021, tính theo tăng trưởng của Tổng Sản Lượng Nội Địa -GDP-, nhưng đó chỉ là hậu quả của kinh tế mở cửa lại sau khi đã bị COVID đóng cửa cả năm trời, chẳng phải là tăng trưởng do chính sách kinh tế mới lạ nào của chính quyền Biden. Cũng trong năm đó, kinh tế cả thế giới đều tăng trưởng mạnh vì lý do tương tự, chẳng có gì độc đáo cho riêng một nước Mỹ. Hơn thế nữa, vẫn theo CNN, đã có hơn 50 quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn mức 5,7% của Mỹ, không thể nói Mỹ có tăng trưởng “nhanh nhất thế giới” như cụ Biden bốc phét. CNN cũng thêm chi tiết là qua tam cá nguyệt đầu của năm 2022, GDP Mỹ đã giảm hơn 1% trong khi nhiều nước khác tiếp tục tăng trưởng mạnh. https://www.cnn.com/2022/06/10/politics/fact-check-biden-fastest-growing-economy-jimmy-kimmel/index.html  Lật tẩy BIDEN bốc phét Cụ Biden hùng hổ tuyên bố cụ đã thành công cắt giảm thâm thủng ngân sách tới 350 tỷ đô trong một tháng, và có thể tới tháng Chín, cuối tài khoá này, sẽ giảm thâm thủng ngân sách tổng cộng tới 1.500 tỷ đô, một kỷ lục chưa tổng thống nào đạt nổi. Theo CNN, cụ Biden bốc phét, nói láo không hơn không kém. Dưới đây là vài điểm CNN nêu lên: 1. Con số cắt giảm 1.500 tỷ chỉ là dự đoán cho cuối năm nay, không phải số thật, mà dự đoán thi ai cũng tung ra bất cứ con số nào cũng được. Nửa năm nữa mới biết được thực hư. 2. Con số cắt giảm 350 tỷ là có thật, tuy nhiên con số đó ít hơn xa mọi dự đoán trước đó của các chuyên gia cuối thời TT Trump, dựa trên các chính sách của Trump. Nghĩa là nếu còn Trump thì thâm thủng ngân sách đã được cắt giảm tới 870 tỷ, nhiều gần gấp ba lần thành tích cụ Biden khoe. 3. Lý do chính số cắt giảm thâm thủng 350 tỷ nhỏ hơn dự đoán 870 tỷ là do gói quà cứu trợ 1.900 tỷ cụ Biden tặng thiên hạ ngay sau khi vừa nhậm chức, mà tất cả các chuyên gia kinh tế đều cho rằng không cần thiết mà chỉ là một hành động chính trị chứ không phải vì nhu cầu kinh tế hay cứu dân. Gói quà này có đặc điểm là tất cả phe DC ô-kê, trong khi tất cả phe CH, kể cả đám RINO chống Trump cũng chống, đưa đến tỷ lệ 50-50 tại thượng viện, khiến bà phó Kamala phải biểu quyết cho lá phiếu quyết định và kết quả là 51-50. Nghĩa là phe DC phải hoàn toàn chịu 100% trách nhiệm gây ra lạm phát phi mã. 4. Cho dù Biden đã cắt giảm 350 tỷ, thì thâm thủng ngân sách của năm 2022 với mức 2.800 tỷ cũng vẫn là thâm thủng cao thứ nhì trong lịch sử kinh tế Mỹ, không có gì đáng khoe khoang. https://www.cnn.com/2022/05/09/politics/fact-check-biden-deficit-reduction/index.html 2. WASHINGTON POST Washington Post là ‘thánh kinh’ của các chính khách Hoa Thịnh Đốn, là báo cấp tiến, thiên tả hàng đầu trong làng báo chính trị Mỹ, chuyên nghề công kích đảng CH và các tổng thống CH từ Nixon tới Reagan, tới cha con Bush và Trump. Đại tỷ phú Jeff Bezos là chủ nhân ông, đã mua lại báo này khi trên bờ phá sản vì nợ quá nhiều trong khi mất khách qua nhiều.  Đệ nhất đẳng ‘Nói Láo Bội Tinh’ Cụ Biden bị tấn công quá mạnh trong vấn đề lạm phát, đã loay hoay chống chế. Cụ đấm ngực khoe “kinh tế coi vậy chứ đang trong tình trạng rất tốt”. Cụ nhấn mạnh bằng cách khoe là “theo các chuyên gia, các biện pháp chống lạm phát của cụ đã đưa đến kết quả là mỗi gia đình sẽ tiết kiệm được 500 đô tiền điện một năm”. Bỏ qua việc Biden kẹt tới nước phải đấm ngực khoe những tin lắt nhắt kiểu này, báo phe ta Washington Post tố là … cụ bốc phét! Theo WaPo, thứ nhất, số tiền tiết kiệm 500 đô này chỉ là dự phóng, đoán mò cho năm 2030, tức là 8 năm nữa, nghĩa là sau khi cụ Biden đã mãn nhiệm, cho dù cụ tái đắc cử năm 2024, chẳng liên quan xa gần gì đến các biện pháp tài chánh nếu có hiện nay của cụ Biden. Thứ nhì, tiền điện tới năm đó được tiên đoán sẽ rẻ đi vì tiền dầu xăng sẽ rẻ vì đa số xe chạy trên đường phố khi đó sẽ là xe điện do cả thế giới sản xuất, cũng chẳng liên quan xa gần gì đến các biện pháp chống lạm phát nếu có hiện nay của cụ Biden. WaPo đã tặng cho cụ Biden 4 cái mũi Pinocchio, ‘huy chương Đệ Nhất Nói Láo Bội Tinh’ của WaPo. https://www.washingtonpost.com/politics/2022/06/02/bidens-fantastical-claim-500-annual-utility-savings/  Ca tụng thụ động của Biden Chuyện quái lạ khó tin mà có thật: chị nhà báo Megan McArdle viết trên báo Washington Post: nhận định cụ Biden cho đến nay, ngoài việc đổ thừa tứ tung, đã tuyệt đối chẳng nhấc một ngón tay làm bất cứ chuyện gì để cản lạm phát. Quái lạ thay, chị ta lại ca tụng sự thụ động tuyệt đối của cụ Biden. Chị ta cho là việc cụ Biden không làm gì là điều rất tốt, chứ nếu cụ lấy biện pháp nào đó thì chị McArdle lo sợ cụ đã lại lấy biện pháp sai lầm đưa đến đại họa còn lớn hơn xa lạm phát ta đang thấy. Một tổng thống “kiệt xuất, tài trí” hơn người mà chị McArdle nghĩ tốt hơn hết đừng nên làm gì, chứ có làm gì thì sẽ tai hại gấp vạn lần?!!! https://www.foxnews.com/media/wapo-columnist-biden-inflation-grateful-doiing-nothing  Không đúng người, không đúng lúc Bình loạn gia cột trụ của WaPo, Paul Waldman viết bài, đặt câu hỏi không biết Biden có phải đã là… “tổng thống không đúng người, không đúng lúc”. Nôm na ra, một người không có tài, phải đối phó với những khó khăn cực lớn. https://www.foxnews.com/media/washington-post-column-wonders-biden-wrong-president-wrong-time 3. POLITICO Politico là một trang mạng tương đối đa dạng, đăng nhiều bài với quan điểm chính trị tương đối khác nhau, tuy nhiên, trên căn bản vẫn theo khuynh hướng cấp tiến thiên tả.  Diễn văn nhạt hơn nước lã Sau khi xẩy ra vụ bắn loạn đả trong một trường tiểu học tại Uvalde, Texas, cụ Biden lên TV đọc diễn văn, dĩ nhiên kêu gọi kiểm soát súng đạn. Politico viết bài bình luận, mạt sát Biden thảm hại. Theo Politico, cụ Biden đưa ra những lập luận xưa hơn trái đất, nhạt hơn nước lạnh, tuyệt đối chẳng thuyết phục được ai là cụ đang có những biện pháp mới lạ, hữu hiệu nhất chống nạn tràn ngập súng, bắn giết loạn đả. Sau một năm rưỡi làm tổng thống, cụ Biden vẫn chưa nắm vững vai trò của một tổng thống, một nhà lãnh đạo, mà vẫn xử thế như một ứng cử viên đi vận động tranh cử, giảng giải vớ vẩn rồi hứa trăng hứa cuội. Theo Politico, không một ai nghĩ diễn văn của cụ Biden sẽ thay đổi được chuyện gì. https://www.politico.com/news/magazine/2022/06/03/preacher-joe-isnt-persuading-anybody-on-guns-00037006?cid=apn  Sợ bị so sánh với Carter Politico loan tin hiện nay Tòa Bạch Ốc đang luống cuống lo sợ Biden sẽ bị so sánh với Carter, là tổng thống được hân hạnh xếp hạng tệ nhất lịch sử cận đại Mỹ. Carter cũng đã phải đương đầu với thiếu xăng, lạm phát mạnh phải tăng lãi suất liên tục để cản bớt, và thất nghiệp tràn lan. Biden cũng vậy, gặp đại nạn giá xăng tăng vọt, lạm phát phi mã và lãi suất tăng liên tục để cản, tuy chưa tới mức thất nghiệp tràn lan. Politico cho biết Biden rất lo ngại việc hậu thuẫn của cụ đã rớt xuống mức thấp hơn Trump mà Biden chê là tổng thống tệ nhất lịch sử Mỹ. https://www.foxnews.com/media/white-house-biden-jimmy-carter-paralells-approval-rating-low 4. USA TODAY Báo USA Today là báo duy nhất bán trên toàn nước Mỹ cho dân chúng. Báo này phần lớn là tin tức và các mục linh tinh như tin địa phương, thể thao, cuộc sống,…, chỉ có hai trang dành cho quan điểm chính trị. Chưa bao giờ có cảm tình với khối bảo thủ, đảng CH, và nhất là các tổng thống CH. Đặc biệt, hiện nay là báo có những bài công kích hay chê bai Biden nhiều nhất và khá mạnh. Vì là báo duy nhất bán trên cả nước nên đại đa số độc giả là khối trung lưu, không phải khối trí thức thiên tả như NYT hay WaPo, có thể đã nắm vững tình hình dư luận quần chúng cả nước, theo sát tình hình chính trị hơn xa. USA Today trong vài tuần qua, đã ra một loạt ba bài viết nẩy lửa công kích Biden. Bài thứ nhất, 21/6/2022: USA Today khuyến cáo Biden KHÔNG NÊN ra tái tranh cử năm 2024 vì cái lợi lớn cho đất nước, chỉ vì cụ quá già và những thử thách trước mắt của nước Mỹ quá lớn. https://www.usatoday.com/story/opinion/columnists/2022/06/21/biden-2024-election-younger-democrats/7680072001/?gnt-cfr=1 Bài thứ nhì, 21/6/2022: USA Today kêu gọi Biden nên tránh qua một bên sau một nhiệm kỳ, chẳng những vì quá già, mà lại còn bị chống đối quá mạnh, không còn uy tín để lãnh đạo nữa. https://www.usatoday.com/story/nletter/opinion/2022/06/21/why-biden-should-step-aside/7694784001/ Bài thứ ba, 24/6/2022: Chính quyền Biden thất bại và dân Mỹ bị tổn hại. USA Today nêu chuyện Biden té xe đạp như phản ảnh việc cả chính quyền Biden đã té dập mặt. https://www.usatoday.com/story/opinion/voices/2022/06/24/high-gas-prices-hurt-biden-americans/7704745001/ 5. NEW YORK TIMES NYT ai cũng biết, là báo ‘chị cả’ của truyền thông Mỹ. Có tiếng tăm lớn trên khắp thế giới. Những bản tin của NYT tương đối thiên tả, nhưng những bài nhận định của NYT thì bị xếp loại ‘cực tả’. NYT cũng có ‘con gái’ là International Herald Tribune được phát hành ngoài nước Mỹ, đã trở thành một loại kinh nhật tụng của tất cả những ai muốn theo dõi tin tức thời sự chính trị thế giới. Các cụ vẹt Âu Châu không đọc được New York Times, nên coi Herald Tribune như Kinh Thánh.  Đảng DC lo ngại Biden New York Times đã có bài viết khiến cụ Biden điên đầu. Báo NYT chất vấn vấn đề tuổi tác của Biden, cho rằng cụ này đang thử nghiệm giới hạn của tuổi tác trong trách nhiệm tổng thống. NYT đơn cử thí dụ cụ thể là nhiều quan chức Tòa Bạch Ốc đã rất lo ngại việc cụ đi Ả Rập và Do Thái, vừa sau khi đi Âu Châu về, sợ cụ sẽ không chịu nổi trên phương diện sức khỏe thể xác cũng như sức khỏe đầu óc. Đang hồi hộp sợ không biết cụ Biden sẽ lại nói nhảm chuyện gì nữa đây (Đúng như lo ngại của NYT, Biden đọc bài diễn văn đầu tiên tại Do Thái, đã đọc nhầm ngay, từ ‘HORROR of the holocaust’ đọc ngay thành ‘HONOR of the holocaust’. Xem trang Tin Tức tuần này). NYT còn đặt vấn đề nếu cụ quyết định ra tranh cử năm 2024, đó sẽ là mối lo nhức đầu lớn nhất của đảng DC. https://www.foxnews.com/media/new-york-times-democratic-lawmakers-concerned-bidens  Biden thụ động NYT nhận định đảng DC coi cụ Biden như người quá thụ động, không tạo cảm hứng gì mà chỉ toàn giỏi nặn ra lý cớ tự bào chữa (nguyên văn: “not inspiring, passive, and full of excuses”). NYT nêu thí dụ cụ thể tình trạng cụ Biden lờ mờ chân không chấm đất, không nắm vững tình hình thời sự và ưu tư của dân: 48 tiếng đồng hồ sau khi xẩy ra vụ bắn loạn đả tại Chicago, trong khi cả nước còn bị sốc, thì cụ Biden lò mò đi đọc diễn văn về kế hoạch tiền hưu lâu dài tại Ohio. Chẳng ai biết, hay có biết cũng chẳng ai nhớ cụ có kế hoạch gì về hưu trí, vì chẳng ai để ý tới chuyện hưu trí này trong tình trạng rối loạn về an ninh trật tự cũng như lạm phát khiến qũy hưu mất cả tỷ đô hiện nay. https://www.foxnews.com/media/biden-struggling-inspire-dems-say-passive-excuses-new-york-times-report 6. ASSOCIATED PRESS Hãng thông tấn Associated Press đã có bài đúc kết hậu thuẫn của Biden và cho rằng hậu thuẫn đã tuột dốc mạnh -steep slide- trong một năm qua. Bản tin của AP cũng cho biết ông David Axelrod, cựu quân sư của Obama, đã nhận định mọi chuyện đã tuột ra khỏi tầm tay của Biden và Biden đã không còn điều khiển được gì nữa (nguyên văn “that things were "out of control" and that the president does not appear to be "in command"). https://www.foxnews.com/media/bidens-political-standing-a-steep-slide-from-last-july-4-associated-press-reports 7. NEWSWEEK Newsweek là tạp chí chính trị lớn thứ nhì của Mỹ sau TIME. Đã từng gọi Obama là “GOD”, dù vậy vẫn được xếp hạng ít thiên tả hơn TIME.  Làm ơn đừng ra tranh cử nữa Trên tạp chí Newsweek, đã có bài nhận định, khẩn khoản năn nỉ cụ Biden làm ơn đừng ra tái tranh cử năm 2024, nhất là nếu ông Trump quyết định ra tranh cử, vì cụ Biden sẽ thảm bại nặng nề nhất. Theo Newsweek, hậu thuẫn của Biden đang rớt như sung, và từ giờ tới ngày bầu cử sẽ tiếp tục rớt rất nhanh. Lý do chính cụ mất hậu thuẫn là vì cụ quá già, lẩm cẩm, làm sai và nói bậy quá nhiều, và trong những năm tới sẽ càng già đi, càng lẩm cẩm, càng làm sai và nói bậy thôi. https://www.newsweek.com/president-biden-im-begging-youdont-run-2024-our-country-needs-you-stand-down-opinion-1720452  Rất tiếc, chúng ta đã kẹt với Biden và Kamala Trên đây là đoạn văn mở đầu bài bình luận mới nhất của Newsweek, do một bình loạn gia da đen Jason Nichols viết. Có cần phải bàn thêm không? https://www.newsweek.com/sorry-democrats-were-stuck-joe-kamala-opinion-1722941 8. NBC NBC là đài tivi hình như đang cạnh tranh với CNN để dành chức ‘cơ quan ngôn luận chính thức’ của phe cấp tiến. Tuần rồi, NBC làm chuyện quái lạ: đưa lên màn hình một lô cử tri DC bất mãn, công khai chỉ trích Biden. Các vị ‘khách’ DC này lần lượt công kích Biden về cả lô vấn đề, từ thảm họa tháo chạy mất dép -chính xác hơn: không phải chạy mất dép mà là chạy mất 80 tỷ đô tiền vũ khí- tại Afghanistan tới việc thiếu phản ứng trước vụ thu hồi án lệ Roe, lạm phát phi mã, giá xăng trên mây. Luôn cả vấn đề tuổi tác và đầu óc của Biden cũng đã bị những khách cử tri DC này nêu lên. https://www.foxnews.com/media/democratic-voter-nbc-rips-biden-failures-tackle-key-issues-just-talks-circles Khổ tôi quá! Tôi chẳng làm gì thì làm sao có lỗi gì? Sao ai cũng chỉ trích tôi vậy??? KẾT Tại sao lại có sự chuyển hướng lộ liễu và mạnh bạo này? Câu trả lời hiển nhiên: lý do chính là tiền bạc. Bất kể truyền thông lớn tới đâu, tất cả vẫn bị chi phối bởi luật… ‘đầu tiên’, tức là luật ‘tiền đâu’, trong cái xứ thành đồng tư bản này. Các đại tài phiệt vì tiền ra báo, ra đài; rồi cũng vì tiền mà chuyển qua mỵ dân thiên tả để câu độc giả. Bây giờ thấy Biden mất hậu thuẫn quá nhiều, báo mất khách, TV giảm người coi, việc phải đến đã đến: truyền thông tuy vẫn khư khư ôm chân lý thiên tả, nhưng chuyển hướng theo dư luận quần chúng, bắt đầu công kích Biden để giữ khách, giữ tiền. Tuy nhiên, cũng phải nói có một lý do khác quan trọng không kém, giải thích cho việc chuyển hướng của truyền thông phe ta. Đó là việc cụ Biden đã khiến đám nhà báo cấp tiến thất vọng tràn trề khi cụ đi từ thất bại này tới thảm họa nọ, đe dọa ngay cả sự sinh tồn của đảng DC và cả khối cấp tiến. Ta có thể tin chắc những chống đối của truyền thông sẽ gia tăng mạnh hơn nữa sau cuộc bầu quốc hội cuối năm nay nếu đảng DC thảm bại như dự đoán. Truyền thông dòng chính Mỹ tháo chạy có vẻ còn nhanh hơn lính Mỹ chạy khỏi Afghanistan. Nhưng truyền thông vẹt tị nạn vẫn u mê, mù tịt, vùi đầu dưới cát tung hô nhà ‘lãnh đạo kiệt xuất’ mà chị Bé Bẩy gọi là ‘lãnh đạo kiệt sức’, và ông Thục Vũ gọi là ‘lãnh đạo kiệt quệ’. Truyền thông vẹt tị nạn trước tình hình chính trị Mỹ [*] Đính chính: chú bé con đó bây giờ không phải là đại tá mà đã là phó đề đốc, tương đương với chuẩn tướng. Xin chân thành cáo lỗi cùng phó đề đốc Nguyễn Từ Huấn, và cám ơn các độc giả đã chỉ ra sai lầm. ĐỌC THÊM Đảng DC bực mình với Tòa Bạch Ốc – CNN: https://www.cnn.com/2022/07/14/politics/democrats-frustrated-biden-inflation-2022/index.html Đảng DC rung chuông báo động – Washington Examiner: https://www.washingtonexaminer.com/opinion/sounding-the-alarm-over-joe-biden Đại họa trước mắt của đảng DC – The Hill: https://thehill.com/homenews/campaign/3553898-doomsday-political-scenario-takes-shape-for-democrats/ Ba báo cáo bất lợi nhất cho Biden từ NBC, CNN, và WaPo – Fox: https://www.foxnews.com/media/nbc-washington-post-cnn-reports-biden-white-house Đảng DC bí lối với Biden – Fox: https://www.foxnews.com/media/flood-news-reports-highlight-democratic-frustration-biden-infuriating Truyền thông trở mặt với Biden – Fox: https://www.foxnews.com/media/deja-vu-media-turning-against-trump-biden-2024 theo đienantraichieu
  4. VÙNG OANH KÍCH TỰ DO: Hôm nay là Thứ Tư 13 Tháng Bảy, 2022. Dân Mỹ gọi đùa Thứ Tư là ngày uể oải (“hump day”) giữa tuần lao động vì đã hết nghỉ và chưa được nghỉ! Vậy chứ, hôm nay Bộ Lao Động làm thị trường hết uể oải mà bải hoải: thống kê về Chỉ số Giá tiêu thụ (Consumer-Price Index - CPI) của Tháng Sáu lại tăng mạnh. Sai biệt giữa chỉ số tháng này với tháng trước cho ta tỷ số lạm phát, sẽ được cập nhật sau đó. Từ sai biệt giá cả trong tháng, phép thống kê quy ra toàn năm là lạm phát tại Mỹ đã tăng 9,1% so với năm ngoái, chưa hề thấy từ hơn 40 năm nay! Dĩ nhiên, Chính quyền Bái Đần bèn cãi, rằng đó là dữ kiện của quá khứ và rằng giá dầu thô đã hạ! Bọn chính khách mà không bịp như vậy thì khó đắc cử. Nhưng người dân mà không biết căn bản về kinh tế thì vẫn bị bịp hoài hoài. Muốn rõ thực hư thì hỏi người đi chợ ở trong nhà là biết giá cả trên thị trường! Chúng ta cố đi xa hơn vậy: lên tới các nguyên do và hậu quả, nhưng một cách dễ hiểu. Giải ảo mà! Này nhé: 1/ Hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (Federal Reserve, viết tắt là Fed, viết là Feds bị hiểu lầm là FBI, mệt!) đã duy trì lãi suất căn bản mấp mé số không trong chục năm! Lãi suất đó là tiền lời rẻ nhất các ngân hàng vay nhau qua đêm, khi tạm thời thiếu thanh khoản (tiền mặt) trong số dự trữ pháp định của Fed. Đó là “fed funds rate”, tạm dịch là lãi suất liên ngân hàng, lãi suất căn bản (viết với chữ S vì là tỷ lệ, như tô suất, thuế suất; viết với chữ X như lãi Xuất là sẽ lại bầu cho bọn chính khách gian manh - vì chưa hiểu gì cả!) Hiểu gì? Nhiều lắm. 2/ Cơ chế độc lập là Fed có hai nhiệm vụ là a) ổn định vật giá (ngăn lạm phát) và b) chặn thất nghiệp khi tạo điều kiện cho sản xuất. Việc Fed có các kỳ họp sáu tuần một lần nhằm đề ra lãi suất căn bản (giữa một khoảng cách) nhắm vào mục tiêu chi phối lượng tiền do các ngân hàng bơm ra. Lãi suất căn bản là nền móng để ngân hàng tính thêm các phí tổn tài chánh khác cho thân chủ của mình, với hậu quả là làm tăng hay giảm lượng tiền lưu hành trong kinh tế. Khi khối tiền lưu hành, được trao đổi hoặc bơm thêm hay rút bớt so với số hàng hóa dịch vụ trên thị trường, ta có hậu quả là vật giá: quá nhiều tiền bơm ra để mua quá ít hàng là gây ra lạm phát! Cái này, osin cũng hiểu! 3/ Vậy mà Fed duy trì lãi suất nền gần zéro và số âm quá lâu, khi tiến sĩ kinh tế Ben Bernanke và Janet Yellen là Thống đốc. Đương kim Thống đốc Jerome Powell duy nhất có kinh nghiệm quản lý ngân hàng (Trump chỉ định rồi chê là KHÔNG hạ lãi suất! Mẹ kiếp): ông muốn hạ lãi suất mà khó vì Đại dịch Vũ Hán cần cấp cứu: từ Tháng Hai 2020, Fed bơm thêm sáu ngàn tỷ đô la vào kinh tế. Sau đó là tài hoa hay tai họa Bái Đần: kẻ chưa hề kiếm ăn trên thị trường mà chỉ bịp trên chính trường và xin tiền Trung Cộng lập tức bơm thêm một ngàn 600 tỷ đô la dưới tên gọi American Rescue Plam. Vì vậy, đầu năm 2021, tôi sớm báo động về lạm phát! Dễ mà: Tiền > Hàng = Lạm Phát. 4/ Bây giờ mới kể đến cái “công” của Putin: Bái Đần nói lạm phát là vì Putin. Lạm phát do Bi Đen gây ra trước vụ Ukraine! Fed sợ lạm phát nên Tháng Ba tăng lãi suất 25 điểm (thuật ngữ tài chánh gọi 25 basis point là 0,25%). Rồi tháng trước tăng thêm 75 điểm. Ta đang ra khỏi sự huyễn hoặc (tào lao) là khi lãi suất mấp mé zéro thì giới làm ăn được vay tiền miễn phí! Con “Mocahontas”, nghị sĩ Dân Chủ Elizabeth Warren, còn báo trước lạm phát sẽ ngưng vào Tháng Năm, rồi chê Fed nâng lãi suất quá sớm! Vào chính trường Mỹ thật không khó: ở phe tả, là phụ nữ, thêm da màu, là có thể ỉa lên đầu cử tri và báo chí. 5/ Xong rồi nhé, ta cùng làm tính nhẩm: Lãi suất hiện hành tại Mỹ do Fed đề ra là khoảng 1,50-1,75%. Khỏi làm quý vị cau mặt mà bỏ chạy về cấu trúc của chỉ số CPI vì ước tính mức lạm phát thấp hơn thực tế, ta hãy so sánh hai số liệu: lạm phát tăng 9,1% khi lãi suất căn bản chỉ tới mức cao nhất là 1,75%! 6/ Nói cho bọn chính khách còn hiểu ra thì, thưa quý vị: khi tôi vay bạn, trên hợp đồng đôi ta cùng lấy mệnh giá (face value) của đồng bạc, trước khi nói về... lạm phát! Nay lạm phát lên tới 9,1%, đồng bạc bạn trả tôi, hay tôi trả một chủ nợ nào khác, lại bị mất giá! Vì vậy, xin thông cảm nếu tôi theo quy tắc tài chánh là dùng hiện kim (cash flow, tiền mặt thu vào sau này) để đếm phí tổn thật của khoản tiền tôi không xài mà cho bạn vay! 7/ Dùng phép tính hợp lý mà chuyên môn đó, lãi suất thuần trên thị trường Mỹ - khi giải trừ tác dụng lạm phát hiện nay – có thể là... hơn 4%. Ngân hàng nào cho bạn vay với hy vọng thu về cỡ 1,75 hay 2,75% mà bị thất thâu, mất cơ hội kiếm lời vì lãi suất thật lại là 4,25%? Tức là làm sao, khó hiểu quá! Khi lạm phát bùng nổ, ai dại gì để dành tiền mà cho vay và bị lỗ. Chi bằng xài luôn cho sướng. Và góp phần... gây thêm lạm phát. Kết luận là gì vậy, trời ơi! Vì tai họa nhất thời, cơ chế chuyên môn và độc lập là Fed đã bơm tiền quá nhiều và quá lâu nên gieo mầm lạm phát từ trước. Nhưng họ không làm giầu nhờ việc chuyên môn đó. Bọn làm giàu là các chính trị gia cứ tăng chi bừa phứa và gây ra bội chi ngân sách, lạm phát và suy trầm kinh tế với thuế khóa quá cao. Bọn chính khách đó mới là kẻ có tội. Và khi ta nói đến lãi suất thuần (real interest rate) thì chúng quấn ra đài là đái ra quần! Mà ai nói bi giờ? theo Dainamaxforum
  5. Tình Nhớ Tác Giả: Trịnh Công Sơn Trình Bày: Xứ Việt
  6. VÙNG OANH KÍCH TỰ DO! Sau rất nhiều đắn đo, cuối cùng Liên Âu (EU) miễn cưỡng chấp hành việc trừng phạt Liên bang Nga tội xâm lăng Ukraine. Mà có điều kiện. Thôi, thà có biện pháp còn hơn là không làm gì!Nhưng, khi nhìn cho kỹ vào vụ khủng hoảng do Vladimir Putin gây ra tại Ukraine, chúng ta thấy có khác biệt về phản ứng. Nội dung bài giải ảo lạnh lùng này sẽ nói về những chuyện đó...1/ Hoa Kỳ, Anh, nhóm Bắc Âu và Đông Âu cùng Trung Âu (trừ Hungary!) có phản ứng cương quyết hơn nhóm Tây Âu, như Đức, Pháp và Ý. Ta có thể giải thích sự dị biệt qua hai yếu tố: a/ ý thức hệ xin tạm gọi là “Bắc Đại Tây Dương” đã thấy từ thời Chiến Tranh Lạnh và sự hình thành Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO; b/ địa dư hình thể là nhóm Tây Âu nằm xa tầm đạn của Liên Xô và Liên bang Nga hơn các nước Đông Âu và Trung Âu đã bị Liên Xô chiếm đóng cho tới khi sụp đổ.2/ Nhìn ngược lại - từ nước Nga ra nước ngoài – ta có thể hiểu Nga không bị thống trị là nhờ có địa dư bát ngát. Địa dư ấy (17 triệu cây số vuông) quá trống trải, thiếu núi sông cách trở, nên Nga dễ bị tấn công, như Napoléon của Pháp hay Hitler của Đức Quốc Xã. Nhưng các đối thủ ấy không thể chiếm đóng vùng thịnh vượng là thủ đô Moscov và lập ra chế độ cai trị vì khí hậu và thời tiết! Mùa Đông lạnh giá hay mùa Thu lụt lội với xình lầy đã đánh bại nhiều danh tướng của thiên hạ!3/ Dù như vậy, nỗi e sợ lãnh thổ sẽ bị xâm lược cứ ám ảnh các lãnh tụ: họ muốn mở rộng biên cương nhằm đẩy lui khởi điểm của mọi đợt tấn công với “vùng trái độn quân sự” trên các lân bang để tăng cường địa bàn phòng thủ. Họ thản nhiên gọi đó là phòng thủ, chứ không là chiếm đóng và bành trướng!4/ Vụ xâm lược Georgia (2008) rồi Ukraine (2014 và 2022) thuộc tâm lý “tự kỷ ám thị” đó, bất chấp công pháp quốc tế hay các định chế bất tài bất lực như Liên Hiệp Quốc. Nhưng, Putin không thể bất chấp Minh ước NATO! Nỗi lo sợ là đấy: Nếu Ukraine gia nhập NATO thì võ khí NATO tại Ukraine chỉ cách Moscow chưa tới 500 cây số!5/ Dù giới chức NATO có thẩm quyền - nhất là lãnh đạo Mỹ - khẳng định NATO không hề dự tính tấn công nước Nga, Putin có lối suy nghĩ khác: có khả năng còn đáng sợ hơn có dự tính! Vì vậy? Tiên hạ thủ, rồi hậu xét: lý do phòng thủ mà! Nhà kia có muốn đốt nhà tôi hay không, tôi khỏi biết, nhưng chắc ăn là tôi cho nhà kia cháy luôn đã...6/ Thế còn Hoa Kỳ? Mắc mớ gì mà nhảy vào yểm trợ Ukraine? Lý do quyền lợi chiến lược hay đạo tắc luân lý? Ta nghiệm thấy đảng Cộng Hòa ưu tiên quan tâm đến an ninh vì quyền lợi chiến lược - khi thấy bị đe dọa. Trái lại, phe Dân Chủ dễ tham chiến vì ý thức hệ và luân lý. Vì vậy, trong vụ Ukraine, phe Cộng Hòa bảo thủ phân vân cân nhắc, đảng Dân Chủ và Chính quyền Biden lại sốt sắng - sau khi dại dột giúp Putin có tiền do chính sách năng lượng!7/ Nhân đây, nên khách quan nhận xét, là ngoài quá nhiều vụ lú lẫn, Tổng thống Mỹ còn phát minh ra hiện tượng LẠM PHÉT khi ông giải thích nạn lạm phát là do Putin gây ra tại Ukraine! Putin có thể lãnh giải "Nobel Kinh tế Lộn đầu" khi gây lạm phát tại Mỹ từ năm 2021, một năm trước khi tấn công Ukraine!...8/ Nhìn theo viễn cảnh dài thì Hoa Kỳ là “hải đảo” nằm giữa hai đại dương lớn nhất địa cầu và hai lân bang không thể xua quân vào lãnh thổ Mỹ. Nhìn xa hơn vậy, Hoa Kỳ tham chiến nhiều lần vì đại lục Âu-Á, từ Tây Âu tới Đông Á, cũng vì quyền lợi chiến lược. Do đó, Mỹ không muốn cường quốc nào có thể khống chế đại lục này: vụ Ukraine nằm ở tâm điểm của Mỹ!9/ Hoa Kỳ không có quyền lợi trực tiếp gì tại Ukraine, nhưng gián tiếp lại có rất nhiều: a) Vụ Putin tấn công Ukraine gián tiếp thách đố khả năng gián chỉ (can gián và cấm chỉ - deterrence) của hàng tiền đạo Mỹ, là Minh ước NATO; a) gây chia rẽ trong khối đồng minh của Hoa Kỳ tại Âu Châu (sự đắn đo của EU là thí dụ); c) không chặn Putin tại Ukraine thì phí tổn của Mỹ sẽ còn cao hơn; d) trong khi đó, nhờ vụ Ukraine Mỹ lại tìm thấy vị trí lãnh đạo thế giới, dù nội tình đang nát như bươm.Rốt cuộc?Putin không thể đe dọa quyền lợi an ninh của Mỹ vì Nga chỉ là cường quốc cấp vùng đã tụt hậu. Mỹ khoanh tay để binh lính Ukraine chiến đấu với võ khí được Mỹ cung cấp ồ ạt. Mà trận chiến kinh tế không gây tiếng nổ càng làm Nga tụt hậu và Liên Âu lúng túng trước sự lãnh đạo bất ngờ của Joe Biden.Bất ngờ chứ?___Hình bên: võ khí hiện đại MQ-9 Reaper Mỹ có thể viện trợ cho Ukraine. theo Dainamaxforum
  7. Một bài phỏng vấn của Kim Nhung Show trên màn ảnh truyền hình SBTN, được gõ thành chữ để chúng ta cùng biết về Mưu Thuật của Trung Cộng (và tránh nói nhảm như báo Mỹ!): https://www.facebook.com/photo/?fbid=10205091210597920&set=a.10200348044341728 Xuan Nguyen Mưu thuật của Trung Cộng (Kim Nhung Show trênSBTN tối Thứ Ba mùng ba) KN: Kim Nhung xin kính chào quý KTG với tiết mục Thời Sự Ngày Mai cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong Kim Nhung Show trên hệ thống SBTN. Tiết mục có tôn chỉ là tìm hiểu nguyên nhân rồi hậu quả của các biến động kinh tế, an ninh hay chính trị trên thế giới để cùng khán thính giả suy luận ra những gì có thể trở thành thời sự, trong đó may ra thì được bài học hữu ích cho Việt Nam của hiện tại và tương lai. KN xin kính chào ông Nghĩa… KN 1: Thưa quý vị, hôm 19 Tháng Sáu vừa qua, một cơ quan thuộc Tòa Bạch Cung là Văn phòng Chính sách Thương mại và Chế biến, (“Office of Trade and Manufacturing Policy”), do Giáo sư Peter Navarro làm Giám đốc kiêm Cố vấn bên Tổng thống Donald Trump, công bố một phúc trình là “Nạn Xâm lược Kinh tế của Trung Quốc Đe dọa Thuật lý và Quyền Sở hữu Trí tuệ của Hoa Kỳ và Thế giới Ra sao?” Kim Nhung xin tạm dịch từ “How China’s Economic Aggression Threatens the Technologies and Intellectual Property of the United States and the World” và xin đề nghị chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa nói về tài liệu này. NXN 1: - Thưa quý KTG, tài liệu này chỉ có 65 trang, mà không dễ đọc vì có 163 cước chú, mỗi cước chú lại là một tham khảo nhức đầu về hơn 50 trường hợp vi phạm của Bắc Kinh. Phúc trình được Giáo sư Kinh tế Peter Navarro tổng hợp sau nhiều tháng điều tra rồi được Tòa Bạch Cung công bố một ngày sau khi ông Donald Trump tăng áp lực về mậu dịch với Trung Cộng. Tôi xin nói ngay rằng đây là bản cáo trạng gay gắt nhất dù tập trung vào tội chính của Bắc Kinh là “xâm lược kinh tế” trong hai lãnh vực là thuật lý hay technologies, và quyền sở hữu trí tuệ, hay intellectual property. Chuyện thứ hai là trong một chương trình truyền hình, lời nói không quan trọng bằng hình ảnh và việc Kim Nhung Show phải tìm hình ảnh minh diễn cho quý vị là một cơn ác mộng cho ban biên tập, vì thật ra không dễ! Chuyện thứ ba, người ta cứ nói “một tấm hình có giá trị hơn ngàn câu nói”, nhưng các tấm hình ở đây trị giá tới cả ngàn tỷ đô la và là một vụ ăn cướp xuất phát từ Bắc Kinh. KN 2: Kim Nhung biết trước nhiều khó khăn khi phải khai triển đề tài này, nhưng tin là ông Nghĩa sẽ giúp quý KTG nhìn ra sự thể từ giác độ ly kỳ hấp dẫn nhất để hiểu ra thời sự ngày mai là gì. Xin mời ông Nghĩa. NXN 2: - Người theo dõi một cách hời hợt, kể cả báo chí, thì gọi Peter Navarro là con diều hâu chống Trung Quốc qua ba cuốn sách, nổi tiếng nhất là “Chết Dưới Tay Trung Quốc”. Đấy là chuyện xưa, vì thời sự ngày mai là Chính quyền Trump muốn gì! Đọc tài liệu rồi, tôi nhiều lần xem ông trình bày trên đài C-SPAN và viện Hudson do nhà ‘vị lai học’ Herman Kahn thành lập từ năm 1961. Điều lý thú và hữu ích là ông Navarro trình bày phúc trình sau lời giới thiệu ân cần của học giả Michael Pillsbury, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Chiến lược với Trung Quốc của Viện Hudson. Nhân vật Pillsbury này mới là một dị nhân. - Sinh năm 1945, Tiến sĩ Michael Pillsbury là học giả kiêm chuyên gia tình báo từ thời Ronald Reagan tới các đời Tổng thống về sau và phục vụ trong Bộ Quốc Phòng và nhiều cơ quan nghiên cứu ẩn danh khác. Ông am hiểu nội tình Trung Quốc, được Bắc Kinh nể trọng, gọi tên theo Hán tự là Bạch Băng Thụy. Một tác phẩm biên khảo của ông năm 2015 là “The Hundred-Year Marathon” được coi là phải đọc vì chỉ ra chiến lược trường kỳ của Bắc Kinh, từ 1949 tới 2049! Lý thú hơn cả là sau khi Navarro công bố phúc trình hôm 19, ông Pillsbury đi Bắc Kinh trao cho đám kinh tế gia của Tổng bí thư Tập Cận Bình tham khảo, rồi trở về tuyên bố trên truyền hình hôm 28 vừa qua rằng trí thức và báo chí Bắc Kinh tránh nhắc đến văn kiện đó vì không biết làm sao mà trả lời! Tôi e là báo chí Mỹ cũng vậy và đành nói rằng Chính quyền Trump chỉ hài tội mà chưa có đối sách! KN 3: Chúng ta bắt đầu đi vào nội dung của tài liệu này, về mưu thuật xâm lược kinh tế của Trung Quốc. Ông nghĩ rằng KTG của chúng ta nên nhớ những gì? NXN 3: - Tôi nhớ đến một sự thật mà nhiều người không biết hay đã quên, rằng lãnh đạo Bắc Kinh không hề che giấu ý đồ của họ qua các hành động, chính sách và việc làm có đặc tính xâm lược. Về kinh tế thì bốn loại hành động của Bắc Kinh được liệt kê như sau: 1/ Bảo vệ thị trường nội địa khỏi bị cạnh tranh và giảm nhập cảng qua các biện pháp quan thuế, hạn ngạch và rào cản bằng luật lệ; 2/ Nâng thị phần của Trung Quốc trên các thị trường toàn cầu qua chính sách công nghiệp và các tập đoàn kinh tế quốc doanh được ưu đãi theo chủ trương của nhà nước nhằm trợ cấp sản xuất tới độ dư thừa và bán rẻ ra ngoài để triệt hạ các đối thủ; 3/ Bảo đảm việc kiểm soát nguồn tài nguyên toàn cầu qua cái bẫy của tài trợ hay cho vay khiến nhiều xứ độc tài và thiếu nền tảng luật lệ bị mắc nợ; 4/ Thống lĩnh khu vực chế biến qua tín dụng nhẹ lãi và các tiêu chuẩn thấp về môi sinh và lao động. Bốn loại hành động xâm lược đó được nhiều quốc gia hiểu ra và tìm cách ngăn chặn. - Chỉ riêng danh mục ấy cũng giải thích vì sao Chính quyền Donald Trump đẩy mạnh sức ép về thương mại và đầu tư. Nhưng phúc trình mới công bố nêu thêm hai trọng tâm khác về chiến lược xâm lăng kinh tế của Bắc Kinh, là 1) tước đoạt thuật lý và quyền sở hữu trí tuệ của các nước, kể cả của Hoa Kỳ; 2) chiếm lĩnh các ngành sử dụng công nghệ cao cấp hầu đạt mức tăng trưởng cao và nhất là để tiến mạnh hơn về quốc phòng. Ngoài bốn loại hành vi xâm lược kinh tế đã quen thuộc, phúc trình Navarro nói về hai trọng tâm liên quan tới thuật lý cao cấp và nhấn mạnh tới việc Bắc Kinh muốn tiếp cận, khai thác, tiêu hóa và sáng tạo thêm để chiếm lãnh vị trị thống trị sau này qua sáu kế hoạch khá tinh vi độc đáo. KN: Nếu quý vị theo dõi kịp những phát giác của Hoa Kỳ do ông Nghĩa vừs tóm lược, chúng ta thấy ra năm loại hành động đã được Bắc Kinh công khai hóa và hai trọng tâm xâm lăng khác được bản phúc trình vừa công bố. Sau phần thông tin thương mại, KM xin trở lại về các trọng tâm mới được Hoa Kỳ công bố…. Thông tin Thương mại KN: Thưa quý KTG, trong phần đầu, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa cho biết Tòa Bạch Cung vừa công bố phúc trình mới vào hôm 18 thì Tiến sĩ Michael Pillsbury đã cho trí thức Bắc Kinh biết nội dung để thăm dò phản ứng của họ và thấy họ chưa thể trả lời được gì! Qua phần hai, ta sẽ tìm hiểu thêm về nội dung đó. KN 4: Kim Nhung biết là chúng ta khó thấy ra nhiều chi tiết rắc rối trong một phúc trình 65 trang có hơn 160 cước chú là “end notes”, nhưng ông Nghĩa có thể phần nào tóm lược cho chúng ta phần nội dung này. Kim Nhung xin mời ông. NXN 4: - Trong phúc trình chính thức của Tòa Bạch Cung, Giáo sư Peter Navarro phải tóm lược bằng một ma trận hay matrix gồm sáu loại hành động xâm lược kinh tế, phân giải thành 27 trường hợp khác nhau, với những minh diễn cụ thể. Đáng chú ý hơn cả là phúc trình không chỉ hài tội Bắc Kinh từ giác độ của Mỹ mà còn nhắc đến phản ứng của nhiều quốc gia khác, kể cả các nước Âu Châu. - Điều thứ hai, Giáo sư Navarro nhiều lần minh định chủ trương tự do mậu dịch của Hoa Kỳ là phải có bốn điều kiện là 1/ Tự Do; 2/ Công Bằng; 3/ Hai Chiều và 4/ Cân Đối. Ông đi từ lý thuyết tự do thương mại của kinh tế gia người Anh David Ricardo vào thế kỷ 19 tới thực tế của hiện tại để phản bác việc các nước đả kích Hoa Kỳ là theo chế độ bảo hộ mậu dịch. Nếu nhà báo và giới bình luận đọc kỹ phúc trình này thì có lẽ sẽ bớt nói nhảm hay còn gián tiếp bênh vực Bắc Kinh! KN 5: Nếu Kim Nhung không hiểu lầm thì phần cước chú rất quan trọng ở cuối tài liệu nhắc đến mấy chục trường hợp vi phạm của Bắc Kinh, nghĩa là những gì đã từng xảy ra trong thực tế, chứ không là những cáo buộc không có bằng chứng của Phủ Tổng thống Hoa Kỳ. Thưa ông Nghĩa, sự thể có phải là như vậy chăng? NXN 5: - Thưa là rất đúng vì phúc trình này viện dẫn các trường hợp cụ thể đã xảy ra. Nó bổ túc cho báo cáo hồi Tháng Ba của Văn phòng Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ khiến Chính quyền Trump đòi áp thuế nhập nội trên một số hàng hóa của Trung Cộng kể từ mùng sáu Tháng Bảy này. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể quên rằng Tháng 12 năm ngoái, Chính quyền Trumpo đã công bố tài liệu gọi là Chiến lược An ninh Quốc gia theo đó, Trung Cộng là cường quốc có tham vọng cạnh tranh với Hoa Kỳ nên mới có chủ trương xâm lược kinh tế, là một khái niệm xuất phát từ năm ngoái. Sau cùng, Tòa Bạch Cung cũng cho biết đã mất nhiều tháng nghiên cứu, ông Peter Navarro mới xin các cơ quan hữu trách khác thẩm xét nội dung và cho ý kiến rồi mới chính thức công bố. Đây không là công trình của một kinh tế gia có tinh thần chống Trung Quốc hay có ý bảo hộ mậu dịch mà là tài liệu của một tập thể đa dạng sẽ thành nền tảng của những đối sách Hoa Kỳ cùng các nước có thể áp dụng sau này. Cho tới nay, Bắc Kinh còn lặng thinh nghiền ngẫm và được báo chí liên lạc thì Tòa Đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ chưa có câu trả lời chính thức, đúng như nhận định của ông Michael Pillsbury. KN 6: Khi theo dõi chuyện này thì ông thấy thời sự ngày mai có thể là gì? NXN 6: - Tôi nghĩ Hoa Kỳ và Trung Quốc có những mâu thuẫn khó dung hòa mà đó không là quan điểm riêng của Chính quyền Donald Trump. - Trước hết, từ cuối năm ngoái, một trung tâm nghiên cứu của Quốc hội Mỹ là Hội đồng Duyệt xét Quan hệ An ninh và Kinh tế giữa hai nước đã nhận định rằng “Chính phủ Trung Cộng đang thực hiện một sách lược kỹ nghệ toàn diện và trường kỳ để bảo đảm sự thống trị toàn cầu”, rằng “mục tiêu tối hậu của Bắc Kinh là giúp doanh nghiệp nội địa của họ thay thế doanh nghiệp nước ngoài thiết kế và chế tạo các kỹ thuật và sản phẩm then chốt ở trong nước đã, rồi ở hải ngoại sau.” Sách lược và mục tiêu đó được Trung Cộng tiến hành bằng mọi cách, kể cả ăn cắp và ăn cướp, bất chấp các nguyên tắc và luật lệ được cả thế giới tuân thủ. - Thứ hai, nhìn rộng ra ngoài thì Phòng Thương mại Âu châu cũng đánh giá rằng một chiêu pháp lâu dài trong chính sách kỹ nghệ Bắc Kinh là ép các doanh nghiệp ngoại quốc phải chuyển giao công nghệ như cái giá phải trả để được vào thị trường Trung Cộng và điều ấy đi ngược các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Đã vậy, sau khi bắt kịp kỹ thuật mới thì Bắc Kinh lại làm khó doanh nghiệp nước ngoài. Đây là trường hợp đã bị Hoa Kỳ nhiều lần tố cáo. Những chuyện như vậy thường xảy ra và là bài toán chung của các nước chứ không là vấn đề của riêng Hoa Kỳ. Còn lại, Chính quyền Trump cần phối hợp với các quốc gia khác và với Tổ chức WTO để có biện pháp thích ứng, là chuyện “thời sự ngày mai”…. KN 7: Kim Nhung chú ý tới chủ trương tự do mậu dịch của Hoa Kỳ là phải có bốn điều kiện là 1/ Tự Do; 2/ Công Bằng; 3/ Hai Chiều và 4/ Cân Đối, trong khi người ta cứ nói Chính quyền Trump lui về chánh sách bảo hộ mậu dịch. Nếu mọi người chịu khó theo dõi phần thuyết trình của ông Peter Navarro trên truyền hình thì có lẽ đã bớt kết luận sai. NXN 7: - “Chịu khó” là điều khó. Nói nhảm thì dễ hơn. Nếu theo dõi phản ứng của các nước khác về tinh thần bảo hộ và ăn cướp của Bắc Kinh thì may ra chúng ta tránh được phản ứng nông cạn đó. Mà đây mới chỉ là chuyện mậu dịch thôi, thời sự ngày mai sẽ là nhiều mâu thuẫn sâu xa và nguy hiểm hơn nữa. KN: Kim Nhung xin kính chào tạm biệt quý vị trong tiết mục khá lạ kỳ này và xin cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa hẹn lại tuần tới, cũng vào ngày giờ này trên hệ thống truyền hình SBT theo Dainamaxforum
  8. Hình Thượng đỉnh 2022 của nhóm G-7 VÙNG OANH KÍCH TỰ DO! Mặt Trận Kinh Tế Trong Vụ Ukraine Bị Xâm Lược Từ nguyên thủy, khi thế giới hiểu ra một số quy luật kinh tế thì ta đã học được một chân lý: “kinh tế cũng là chính trị”! Giới kinh tế mà thiếu ý thức chính trị thì chỉ là... thợ đếm, khó thành chiến lược gia có ích cho giới lãnh đạo. Tìm đọc Adam Smith (1723-1790) ta có thể thấy rõ, trước khi Karl Marx hậm hực viết dông dài về những chuyện ông ta không hề biết - rồi cùng Lenin gieo họa cho nhân loại.... Khi Ukraine bị Vladimir Putin xâm lược, vấn đề thành rắc rối hơn vì kết hợp nhiều yếu tố tương tác như kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao... Cuối Quý II 2022, thế giới chứng kiến nhiều thượng đỉnh quốc tế của nhóm G-7 (và Liên Âu) tại Đức, rồi thượng đỉnh của khối NATO tại Tây Ban Nha. Trong khi đó, còn có thượng đỉnh hôm 23 Tháng Sáu của nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Trung Cộng, Ấn Độ và Nam Phi. Chúng ta chịu khó theo dõi mặt trận kinh tế vì Ukraine trong bối cảnh tính toán của các thượng đỉnh trên hầu có thể dự báo: 1/ Nhóm G-7 gồm bảy nước dân chủ giàu nhất là Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada (cùng Liên Âu EU). Khi Putin tấn công Ukraine, G-7 lập tức phối hợp nhằm a) yểm trợ Ukraine, b) trừng phạt Nga và c) chống đỡ hậu quả về kinh tế. Vấn đề rắc rối vì Nga phản đòn khi Âu Châu quá lệ thuộc vào năng lượng Nga, lại bị lạm phát tới 8,6%. Hậu quả là rủi ro kinh tế xã hội tại đa số Âu Châu ảnh hưởng tới chính trị và cả chiến lược yểm trợ Ukraine. Chiến cuộc còn chi phối số nông sản và xuất cảng lương thực của Ukraine, nên thượng đỉnh G-7 cần các nước phối hợp để ứng phó. 2/ Nói tới “mặt trận kinh tế”, khối dân chủ bèn phản đòn: hôm 28/6, nhóm G-7 đồng ý phong tỏa vàng của Nga! Putin có khối vàng dự trữ đáng kể nhằm hóa giải nạn cấm vận và giữ giá cho đồng rúp. Biết vậy, Tây phương gây sức ép lên đồng rúp và kinh tế Nga ngoài khu vực năng lượng, vì thế cấm Nga nhập cảng vàng là điều hợp lý: từ Tháng Ba, Hoa Kỳ đã cấm mọi giao dịch với Nga được thanh toán bằng vàng. Nôm na, trong trận đánh muôn hình vạn trạng, vàng cũng là võ khí có thể bắn cháy đồng rúp - và đẩy Putin vào thế thủ! 3/ Chưa hết! Giá dầu của Nga cũng là đối tượng phải triệt hạ vì là phương tiện xâm lược của Putin. Tới nay, các biện pháp cấm vận của Tây phương lại làm dầu thô lên giá! Mỹ và nhiều nước đã cấm mua dầu Nga mà đa số Âu Châu vẫn cần năng lượng Nga nên gãi đầu do dự. Để vượt rào cản đó, các nước đồng ý quy định giá dầu tối đa nhằm giới hạn sức tấn công của Putin. Nhưng từ lý thuyết tới thực hành còn lỗ hổng toang hoác mà Nga lách được. Tuy nhiên dù có lách, như không bán dầu theo giá tối đa hay không bán khí đốt qua các ống dẫn khí cho Âu Châu, Nga vẫn bị thiệt. Ai thiệt hơn ai là điều chưa ai biết, mà Ukraine rất muốn biết! 4/ Nhìn trận đánh kinh tế trên toàn cảnh – giải ảo mà! – ta thấy nhóm G-7 và khối Tây phương cần a) thêm đồng minh, b) trong cơ chế luật lệ quốc tế, c) có thể giảm sự lệ thuộc vào năng lượng của một chế độ hung đồ, d) đồng thời ứng phó trước một vụ khủng hoảng lương thực do Nga cố gây ra khi phá hủy kho thóc của Ukraine. Vì vậy, thượng đỉnh G-7 mời thâm năm nước tham dự là Ấn, Nam Phi, Indonesia, Senegal và Argentina, rồi ra thông cáo chung về Đối tác qua Chính sách Năng lượng. Tới nay, Argentina, Senegal và Ấn Độ có vẻ đáp ứng lời Âu Châu kêu gọi. Nhưng, từ đó tới lúc thi hành thì còn đàm phán lợi hại và làm dự án – ở rất xa Ukraine. 5/ Nhưng thật ra, tình hình của Nga cũng chẳng khá hơn! Do Putin, thượng đỉnh của Minh ước NATO đã định chế hóa một hệ thống phòng thủ quân sự dăm năm trước tưởng như bị xé làm tư vì các thành viên nhìn theo bốn hướng khác biệt! Tổng thư ký NATO – nguyên Thủ tướng Na Uy – đảm nhiệm thêm một năm để hoàn tất việc cải cách: a) Phần Lan và Thụy Điển sẽ tham dự sau khi Turkey đồng ý, b) Ba Lan lên tuyến đầu là hậu phương quân sự cho Ukraine, c) Hoa Kỳ tăng phái 100 ngàn lính tại Âu Châu và d) hệ thống võ khí NATO tiến xa hơn về hướng Đông! 6/ Từ khởi thủy nhóm BRICS chỉ là phát minh của Goldman Sachs để quảng cáo cho việc đầu tư vào các nền kinh tế “đang phát triển”. Nay năm thành viên ngó qua năm hướng khác nhau mà cứ được thổi là “lực lượng đối trọng của nhóm G-7” khi tổng sản lượng chưa lên tới 20 ngàn tỷ! Tại thượng đỉnh thứ 14, khi Putin kêu gọi nhóm BRICS liên kết chống Tây phương, câu trả lời là sự im lặng nặng nề, sau đó thông cáo chung nhắc tới Liên Hiệp Quốc và nhu cầu cứu trợ nhân đạo! 7/ Chưa kể là bên lề chuyện BRICS, Putin còn lãnh... cái tát! Tổng thống Kazakhstan cho biết a) xứ của ông không hề công nhận “Cộng hòa Nhân dân” Donestsk và Luhansk tại Ukraine, b) đa số các nước ngoài G-7 không muốn chọn phe cánh, và c) Nga nên cố gắng tranh thủ thêm bằng hữu!... Kết luận ở đây? Putin trông chờ vào sự phân hóa của Tây phương để tồn tại. Nhưng nhìn quanh thì dù có che cái dù lủng của BRICS, Nga lại thiếu bạn nếu so với Ukraine! Dễ ghét chừng nào! ___ theo Dainamaxforum
  9. Từ cả tháng nay, tivi và báo chí cấp tiến bắt tay với đảng DC, đã liên tục diễn tuồng hát bộ gọi là Điều Tra về Biến Động 6/1/2021, tức là điều tra về cuộc biểu tình của cả trăm ngàn người xuống đường bao vây quốc hội để phản đối việc họ cho là bầu cử gian lận đưa đến việc TT Trump thất cử. Đúng ra, Diễn Đàn Trái Chiều không muốn viết bài về cuộc điều tra này vì đây chỉ là màn xiếc chính trị, mà mọi chú tâm vào chỉ có nghĩa đã mắc bẫy đảng DC và phe cấp tiến đang cố lái dư luận quần chúng ra khỏi những thảm họa như giá xăng và nhu yếu phẩm gia tăng, kinh tế suy thoái, những thất bại tại Tối Cao Pháp Viện về súng, phá thai,... Tuy nhiên, vì tầm quan trọng của vụ điều tra, cùng với cả lô bài phiên dịch sảng của đám vẹt tị nạn đã khiến nhiều người bị xuyên tạc, hoang mang, DĐTC đành phải có ít ra cũng là một bài. Không phải để bàn về nội dung cuộc điều tra hay những khám phá của cuộc điều tra là những chuyện bá láp, mà để vạch mặt trái của màn xiếc, để quý độc giả thấy rõ cái gian trá của đảng DC và toàn bộ câu chuyện. Và cái u mê của đám vẹt! Ta vào đề. BỐI CẢNH Kết quả bầu cử tổng thống đưa đến việc TT Trump thất cử đã gây sốc lớn cho khối cử tri bảo thủ ủng hộ TT Trump, nhất là người thắng cuộc lại là một chính khách lờ mờ nhất, tuyệt đối không xứng đáng chút nào, mà trong suốt hơn nửa thế kỷ lăn lộn trong chính trường đã không để lại một thành quả hay dấu ấn đáng kể nào hết, đã 2 lần ra tranh cử tổng thống mà chẳng lần nào có được hơn 2%-3% hậu thuẫn ngay trong nội bộ đảng DC, phải rút lui sớm. Việc cụ lẩm cẩm này thắng cử là chuyện khó tin và khó xẩy ra nếu bầu cử đã hoàn toàn trong sạch, không gian lận. Chuyện gian lận, diễn đàn này đã bàn quá nhiều, không cần lập lại trong bài này. Chỉ biết khối cử tri bảo thủ nổi giận đến độ tổ chức một cuộc biểu tình với cả trăm ngàn người từ khắp nước đổ về tham dự, dự tính sẽ tuần hành qua các đường phố lớn của thủ đô trước khi đến trước quốc hội khi đó đang chính thức kiểm phiếu bầu tổng thống của đại cử tri đoàn, để nói lên tiếng nói bất mãn của dân. Biểu tình trở thành rối loạn khi đám biểu tình tràn vào bên trong quốc hội, khiến các nghị sĩ và dân biểu vì an toàn cá nhân, đã bị cảnh sát quốc hội bắt phải xuống hầm trú ẩn an toàn. Sau khi tràn vào các phòng họp, đi lòng vòng chụp hình tự sướng như du khách, đám biểu tình rút lui, và quốc hội tái nhóm, dưới sự chủ tọa của PTT Pence, và xác nhận cụ Biden là tân tổng thống đắc cử. Hơn hai tuần sau, TT Trump bàn giao cho Biden. Chẳng có gì ghê hồn, câu chuyện tưởng như xong, nhưng không. Đảng DC vốn sợ ông thần Trump hơn sợ ‘Ông Ba Mươi’, chụp lấy cơ hội, dựa vào thế đa số trong hạ viện, hấp tấp tổ chức biểu quyết, đàn hặc TT Trump. Đàn hặc thất bại, đảng DC tung ra chiêu mới, thành lập một ủy ban đặc nhiệm gọi là điều tra về cuộc biểu tình, mà trong thực tế là đi bới rác, tạo ra tội để trừng phạt Trump không hơn không kém. Điều ta đang thấy qua tv và báo chí là ủy ban này đang ‘làm việc’. Ta nhìn qua cách đảng tự xưng là ‘Dân Chủ’ làm việc, từ đàn hặc tới hạ viện điều tra. ĐÀN HẶC Đàn hặc là thủ tục nghiêm trọng nhất để ‘trừng phạt và truất phế’ một tổng thống bị kết tội phản quốc hay một đại tội hình sự cực ghê gớm. Câu hỏi là TT Trump đã chính thức thất cử, và sẽ bàn giao hai tuần nữa, còn có thể phạm đại tội phản quốc nào để phải hấp tấp đàn hặc, để làm gì nữa? Câu trả lời: để thượng viện ra quyết định cấm ông Trump và cả gia đình, con cháu, vĩnh viễn không được tham gia chính trị Mỹ. Đảng DC sợ ông sẽ ra tái tranh cử năm 2024, rồi sau đó, tới đám con của ông ra tranh cử các chức vụ trong chính quyền. Đủ thấy đảng DC khiếp sợ ông Trump và cả đám con cháu ông đến mức nào. Đàn hặc được tổ chức hấp tấp vì cần có bản án cuối cùng trong vòng chưa tới hai tuần, trước lễ bàn giao, trước khi ông Trump hết làm tổng thống vì dĩ nhiên chẳng ai truất phế tổng thống nếu ông không còn làm tổng thống nữa. Vì hấp tấp nên cực kỳ luộm thuộm, vi phạm tất cả mọi luật lệ và thủ tục pháp lý cũng như thủ tục sinh hoạt của quốc hội, nhưng phe DC bất cần vì có đủ phiếu trong cả hạ viện lẫn thượng viện để hợp pháp hóa tất cả mọi vi phạm. Mở cuộc ‘xử án và kết tội’ khẩn cấp mà không cần điều tra, không nhân chứng, không bằng chứng, không có kiểm chứng vài tài liệu lèo tèo có được, không có đối chất với nhân chứng được lựa chọn theo các tiêu chuẩn một chiều, không cho các bị can khai gì, cũng chẳng có luật sư của các bị cáo có tiếng nói hay hiện diện. Chỉ có bà chủ tịch hạ viện và vài dân biểu DC ra đọc diễn văn lên án, rồi cả hạ viện biểu quyết đàn hạc ngay. Hết chuyện. Rồi chuyển ngay qua thượng viện để xử. Cũng vậy, thượng viện cũng chẳng tôn trọng bất cứ thủ tục hành chánh hay pháp lý nào. Chánh Thẩm Tối Cao Pháp Viện, theo Hiến Pháp, phải chủ tọa cuộc họp của thượng viện để kết án, nhưng Chánh Thẩm John Roberts không nhìn nhận và từ chối không tham gia phiên ‘tòa’ đàn hặc cuội vi phạm Hiến Pháp, không một thẩm phán TCPV nào nhận thay thế hay tham gia, kể cả ba thẩm phán cấp tiến. Phe đa số DC bất cần, bầu ngay một thượng nghị sĩ DC chủ tọa, là TNS Patrick Leahy, một chuyện không hề có trong Hiến Pháp. Dù vậy, vẫn thất bại, không đủ phiếu truất phế ông Trump hay có bất cứ trừng phạt nào. ỦY BAN ĐIỀU TRA Thua keo này, ta bày keo khác. Sau lễ bàn giao, có tổng thống mới với quốc hội mới. Hạ viện, với thế đa số, ra chiêu trò khác. Thông báo thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra và kết tội Trump nữa. Công lý cả thế giới: điều tra, có đủ tội trạng rồi mới truy tố ra tòa để kết án. Công lý của đảng DC thời nay: truy tố ra tòa, thất bại, rồi mở cuộc điều tra đi mò tội lại.  Thành lập Trên nguyên tắc, các ủy ban của quốc hội luôn luôn phải có đại diện của cả hai đảng, với đảng đa số nắm quyền chủ tịch và có nhiều thành viên hơn. DB McCarthy, lãnh đạo khối CH, nộp cho bà Pelosi danh sách 5 thành viên CH. Trái với thông lệ mấy trăm năm qua, bà Pelosi không chấp nhận hai thành viên do ông McCarthy đưa ra là các dân biểu Jim Jordan và Jim Banks với lý do họ ‘ủng hộ Trump’. Bà Pelosi chỉ nhận những thành viên chống Trump thôi. Đây là lần đầu tiên thành viên đảng đối lập thiểu số bị bác, dù là thiểu số, vẫn không được quyền có tiếng nói vì là… ‘trái chiều’. Đảng CH phản đối, cho biết sẽ tẩy chay không tham gia nếu danh sách của họ không được nhận. Bà Pelosi, bất cần, loại hết luôn, rồi tự ý bổ nhiệm hai dân biểu CH đã từng chống Trump tận cùng, đã từng biểu quyết đàn hặc Trump, đó là bà Elizabeth Cheney của Wyoming, và ông Adam Kinzinger của Illinois. Hai dân biểu phản đảng này hý hửng nhận ngay. Công lý thế giới: quan tòa và bồi thẩm đoàn phải triệt để trung lập, công tâm, không có thành kiến gì trước. Công lý của đảng Dân Chủ thời nay: quan tòa và bồi thẩm đoàn phải đồng ý kết tội trước khi xử án mới được bổ nhiệm. Hạ viện biểu quyết chính thức thành lập Ủy Ban Điều Tra, với tất cả các dân biểu DC ô-kê, tất cả 190 dân biểu CH chống, đúng 2 dân biểu CH phản đảng, ủng hộ là bà Cheney và ông Kinzinger. Truyền thông hý hửng xuyên tạc: lưỡng đảng đồng ý điều tra Trump! Kết quả, Ủy Ban được thành lập với 9 thành viên, 7 DC, 2 CH. Tất cả 9 thành viên cùng mẫu số chung, chống Trump chết bỏ, đã từng đàn hặc Trump, được chính bà Pelosi lựa chọn và bổ nhiệm, không qua thủ tục bình thường. Hoàn toàn bất hợp lệ. Không sao hết, vẫn tiến hành như thường. Đảng CH phản đối. Vô ích vì đảng DC nắm đa số, biểu quyết ô-kê. Một vài chi tiết về thành phần Ủy Ban, phiá DC: 1. Chủ tịch, DB Bennie Thompson: của Mississippi, da đen, khuynh hướng cấp tiến cực đoan nhất; tố Trump đã âm mưu lật đổ thể chế dân chủ của Mỹ khi không chịu nhìn nhận kết quả bầu tổng thống năm 2020. Ông này ‘sống chết bảo vệ kết quả bầu cử và thể chế dân chủ Mỹ’, mà mỉa mai thay, lại chính là dân biểu đã không nhìn nhận kết quả bầu tổng thống năm 2004, biểu quyết không nhìn nhận kết quả của tiểu bang Ohio nói riêng và kết quả bầu cho TT Bush con nói riêng, vì cho rằng đã có gian lận quy mô, dù chẳng bằng chứng nào. 2. DB Adam Schiff: của Cali, khuynh hướng cực tả, loại cuồng chống Trump khùng điên nhất, đã từng quậy mạnh nhất trong hai lần đàn hặc Trump. 3. DB Zoe Lofgren: của Cali, bạn chí thân và đồng minh chính trị của bà Pelosi. 4. DB Peter Aguilar: vẫn của Cali, đồng minh chính trị của bà Pelosi, dân biểu gốc La-Tinh cao cấp nhất; (trong 7 người, đã có 3 từ Cali). 5. DB Jamie Raskin: của Maryland. Bà vợ là Sarah Bloom Raskin, được Biden bổ nhiệm phó chủ tịch hệ thống Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, nhưng phải rút lui vì dính đáng vào một xì-căng-đan liên quan đến một ngân hàng gì đó. 6. DB Elaine Luria: của Virginia, mới đắc cử cuối năm 2018, không có kinh nghiệm chính trị gì, chẳng ai biết gì về bà. 7. DB Stephanie Murphy: của Florida, mới đắc cử cuối năm 2018 giống như bà Luria. Được chọn theo tiêu chuẩn đa dạng, màu mè, cho thấy Ủy Ban có đủ trắng, đen, nâu, vàng. Dân biểu liên bang gốc Việt duy nhất, tên Việt là Đặng Thị Ngọc Dung. Bà Dung cho biết sẽ không ra tái tranh cử cuối năm nay, chỉ làm dân biểu tàng hình đúng 2 nhiệm kỳ hay 4 năm. Về hai dân biểu CH, bà Cheney -con gái cựu PTT Dick Cheney- sẽ ra tái tranh cử cuối năm nay và các thăm dò cho tới nay cho thấy bà sẽ thảm bại (thăm dò mới nhất cho thấy bà Cheney thua đối thủ tới 28 điểm, với tỷ lệ đâu 32%-60%) sau khi bị đảng CH tại tiểu bang nhà Wyoming trục xuất ra khỏi đảng. Ông Kinzinger thính mũi hơn, nhanh chân chạy trước, cho biết sẽ không ra tái tranh cử cuối năm nay. Cả hai đang cố sức trả thù chống ông Trump trước khi về nhà đi câu cá.  Xuyên tạc, gian trá, bóp méo,… Xuyên tạc và bóp méo đã được Ủy Ban biểu diễn cho thiên hạ thấy ngay từ buổi điều trần trực tiếp truyền hình đầu tiên. Ủy Ban cho mở đầu bằng một video cho thấy TT Trump kêu gọi dân xuống đường biểu tình để nói lên tiếng nói bất mãn của mình, hiển nhiên ý đồ của Ủy Ban là chứng minh Trump đã khích động nổi loạn. Nhưng điều gian trá ngay từ đầu là trong diễn văn kêu gọi biểu tình đó của Trump, cũng còn có câu kêu gọi biểu tình trong ôn hòa và trật tự -peaceful and orderly-, mà Ủy Ban đã gian trá cắt xén không chiếu lên màn hình. Về khúc phim này, không phải là chuyện quá đáng khi nói đây là phim giả tưởng của Hồ Ly Vọng. Khúc phim là một tuyệt tác về nghệ thuật cắt xén, chắp nối rất công phu của một đạo diễn phim ảnh chuyên nghiệp được Ủy Ban trả tiền khẩm để thực hiện. Chính bình loạn gia Chris Wallace của CNN (CNN đấy, không phải Fox News đâu!) phải than phiền là đảng DC bóp méo và thổi phồng quá đáng, nhất là khi thuê một đạo diễn chuyên nghiệp cắt xén, ráp nối các phim thời sự về vụ biểu tình với mục đích xuyên tạc một chiều rõ rệt. Việc cắt xén lời kêu gọi ‘ôn hòa’ còn có mục đích là củng cố chiêu bài cuộc nổi loạn đã là một biến cố bạo động, đẫm máu, chết người ghê gớm, kinh thiên động địa. Theo những tố giác của Ủy Ban, được truyền thông thêm mắm muối, thì cuộc biểu tình ‘đẫm máu đã khiến hơn một chục người chết, cả trăm cảnh sát bị thương, kèm theo đập phá tứ tung trong trụ sở quốc hội’. Sự thật không như Ủy Ban mô tả. Trong một chục người chết đó, có đâu 5 cảnh sát tự tử vì nhiều lý do cá nhân cả tháng trời SAU biến động, KHÔNG phải bị dân biểu tình đánh chết trong biến động. Báo New York Times chạy tít khổng lồ một cảnh sát bị một dân biểu tình dùng bình xịt chữa lửa đập vỡ đầu chết tại chỗ. Sau đó, sở cảnh sát quốc hội ra thông cáo, viên cảnh sát đó chết vì đột quỵ, chẳng liên quan gì đến tin vịt cồ là bị đập vỡ đầu chết, NYT sau đó phải chính thức đính chính. Trong số người biểu tình cũng đã có đâu ba người chết trong lúc đang đi biểu tình. Chẳng ai đánh đập họ, mà có 2 người chết vì đứng tim trong lúc hò hét biểu tình, một người chết vì bệnh nặng đã có từ trước, tất cả đều có giấy chứng tử của bác sĩ và xác nhận của gia đình. Tuy nhiên, cũng có một người chết vì bạo động trong cuộc biểu tình thật. Đó là một bà cựu quân nhân da trắng đi biểu tình, bị một cảnh sát da đen bắn chết tại chỗ dù bà chỉ tay không đứng la hét. Viên cảnh sát được phán hoàn toàn vô tội, chẳng bị truy tố gì hết. Thử tưởng tượng đây là cuộc biểu tình ủng hộ Obama, thủ phạm là cảnh sát da trắng và nạn nhân là một bà da đen xem sao? Cũng chẳng có chuyện cả trăm cảnh sát bị thương, mà chỉ có đâu một chục người bị xây sát nhẹ. Trụ sở quốc hội cũng chẳng bị đập phá gì ngoài việc đúng một cửa sổ bị đập kính, một hai vật trang trí nhỏ trong quốc hội bị dân biểu tình lấy mang về nhà làm kỷ niệm, và laptop của bà Pelosi bị lấy đi, nhưng qua ngày sau đã được mang lại nộp y nguyên cho cảnh sát.  Nhân chứng Về diễn tiến cuộc điều tra, Ủy Ban cho đến nay, đã đưa ra nhiều nhân chứng, tố cáo TT Trump vô số tội. Ủy Ban khoe đã gọi trên 1.000 nhân chứng. Nghe chết khiếp. Nhưng vấn đề là tuyệt đại đa số những ‘nhân chứng’ này đều thuộc loại tép riu’ vớ vẩn như vài anh cảnh sát, vài anh biểu tình,… Số còn lại toàn là những người có thành kiến phe đảng chống Trump, ra trước Ủy Ban để tố cáo Trump đủ thứ tội. Nhà báo Dana Bash của CNN đã hỏi ông DB Adam Schiff tại sao Ủy Ban Điều Tra chỉ toàn đưa ra những nhân chứng chống Trump, những bằng chứng bất lợi cho Trump, DC cũng như CH, mà hiếm thấy một người nào khác quan điểm với Ủy Ban, có cách nhìn thuận lợi hơn cho ông Trump hay công kích Ủy Ban hết vậy? Ông Schiff chối quanh, trả lời Ủy Ban luôn luôn muốn nghe tiếng nói từ nhiều phía. Nói mà không làm. https://www.theblaze.com/news/dana-bash-grills-adam-schiff-witness-challenge-jan-6-narrative?utm_source=theblaze-breaking&utm_medium=email&utm_campaign=20220620Trending-DanaBashSchiff&utm_term=ACTIVE%20LIST%20-%20TheBlaze%20Breaking%20News Ủy Ban đã đưa một vài anh chị CH ra làm nhân chứng tố Trump, như thể đây là việc cả hai đảng đều luận tội Trump vậy. Các nhân chứng CH ra điều trần đều thuộc phe chống Trump, hay có ân oán với Trump, trong khi các phụ tá quan trọng nhất của Trump đều từ chối không ra điều trần, và một số đã bị Ủy Ban tố là khinh thường quốc hội. Con gái của Trump, bà Ivanka có ra điều trần, nhưng lại xác nhận tất cả những viên chức phụ tá hay cố vấn đều hết sức ngỡ ngàng và khuyến cáo TT Trump nên kêu gọi chấm dứt biểu tình càng sớm càng tốt, nghĩa là Trump và ê-kíp của ông, chẳng ai biết trước, tham dự hay cổ võ đám nổi loạn làm chuyện bạo động hết. Dù vậy truyền thông cũng cố bám viú vào điều trần của bà Ivanka để vặn vẹo, bóp méo thành chuyện bà Ivanka chống lại bố, cản bố đừng xúi dục bạo động nhưng thất bại. https://www.cnn.com/2022/06/21/politics/ivanka-trump-election-challenge-documentary/index.html Một con vẹt tị nạn phân tích rất oai, đại khái hạch hỏi “nếu không có tội, tại sao Trump và Pence không dám ra điều trần? Và các quan cao cấp của nội các Trump cũng không dám ra điều trần hay ra mà không dám trả lời các câu hỏi?”. Những câu hỏi nếu không phải ngớ ngẩn thì cũng chỉ phản ảnh tính phe phái, coi thường sự hiểu biết của độc giả. Thứ nhất, Trump và Pence đều không nhận được giấy mời chính thức ra điều trần, sao có thể hỏi tại sao họ “không dám ra điều trần”? Thứ nhì, thể chế chính trị của Mỹ dựa trên nguyên tắc ‘tam quyền phân lập’, ba ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp ngang quyền nhau, trong đó hai người đứng đầu ngành lập pháp là chủ tịch hạ viện và chủ tịch nhiệm chức thượng viện (president pro-tempore) chỉ đứng hạng nhì và hạng ba (sau PTT) trong danh sách kế nhiệm chức tổng thống, là chức đứng đầu hành pháp. Tức là xếp của lập pháp còn thua xếp của hành pháp hai ba bậc. Thế thì vài anh chị dân biểu tép riu trong Ủy Ban lấy tư cách gì và quyền hạn nào đòi hai người lãnh đạo hành pháp ra trước mặt họ để họ hạch hỏi? Thứ ba, về phần các viên chức cao cấp, trong luật Mỹ có cái gọi là ‘đặc quyền hành pháp’ -executive privilege- bảo vệ các nhân viên nội các, phụ tá và cố vấn của tổng thống, cho họ quyền giữ bí mật những trao đổi, ý kiến của họ khi họ thảo luận chính sự với tổng thống. Lý do dễ hiểu là có luật này thì họ mới có thể thẳng thắn ra ý kiến giúp tổng thống, bất kể ý kiến đúng hay sai. Thử tưởng tượng trong cuộc thảo luận với tổng thống, một ông phụ tá đặt giả thuyết “Nếu ta cho FBI bắt ông X thì sao?”. Nội các có thể bàn tới bàn lui chẳng sao, để tổng thống căn nhắc, hợp pháp hay không là chuyện khác. Nhưng nếu tin này lọt vào phe đối lập hay lọt ra truyền thông thì bảo đảm ta sẽ đinh tai nhức óc vì những khai thác, tố khổ của đối lập, biết đâu chừng ông phụ tá đó bị truy tố ra tòa vì xúi dục bậy bạ? Đừng nói đây là lập luận bao che cho Trump, vì đặc quyền executive privilege áp dụng cho tất cả các tổng thống, bất kể đảng nào, đã được ghi nhận trong Hiến Pháp và đã được tôn trọng từ ngày lập quốc. Bình luận gia của đài Fox, cựu dân biểu Trey Gowdy lên tiếng thách đố Ủy Ban Điều Tra 6/1 chấp nhận mang các nhân chứng của họ ra cho đối chất (cross-examination) với các nhân chứng khác của phe CH đưa ra, hay với các luật sư của ông Trump. Mỗi tội đều là tố giác của MỘT người, chẳng có bằng chứng, nhân chứng nào xác nhận, cũng chẳng có đối chất, nên chẳng ai biết có thật hay phịa. Những tố giác đó hoàn toàn vô giá trị pháp lý, chỉ là những đòn chính trị phe đảng, một chiều, chẳng thuyết phục được ai. Trong suốt cuộc điều tra cho tới nay, không một nhân chứng nào đã phải trải qua bất cứ một cuộc đối chất nào. Đòi hỏi của ông Gowdy hoàn toàn vô ích. Ngay từ việc bổ nhiệm một chiều các thành viên của ủy ban cũng quá đủ để biết giá trị của ủy ban rồi, khỏi cần làm gì khác cho mất công, mất thời giờ và tốn tiền thuế của dân. https://www.foxnews.com/media/trey-gowdy-cross-examination-witnesses-jan-6-hearings Nhà báo kỳ cựu Brit Hume cho biết "Tôi theo dõi Hoa Thịnh Đốn trong hơn 50 năm nay, chưa bao giờ thấy một ủy ban nào mà tất cả thành viên đều do một đảng chỉ định, tất cả những điều khai đều không có đối chất, hay không có một nỗ lực trình bày vấn đề từ cả hai phía". https://www.foxnews.com/media/january-6-hearing-brit-hume-never-seen-committee-where-every-member-same-side  Câu chuyện cô Cassidy Hutchinson Một thí dụ nhỏ mới nhất về tính khả tín của cuộc điều tra của Ủy Ban. Một thư ký 23 tuổi được truyền thông thổi phồng thành ‘phụ tá cao cấp’ của Chánh Văn Phòng của Trump, cô Cassidy Hutchinson tuần qua đã điều trần, kể chuyện TT Trump nổi điên, gần như đánh nhau với cận vệ, giựt tay lái trên xe, đòi đi tới quốc hội để sách động đám biểu tình. Khiếp quá! Công tố (bà Cheney) và nhân chứng (cô Hutchinson) sao thân nhau vậy? Ngay sau đó, Sở Mật Vụ -Secret Service- có trách nhiệm bảo vệ tổng thống (hiện nay dưới quyền Biden đấy), đã cho biết câu chuyện này phịa 100% và Sở Mật Vụ sẵn sàng đưa cận vệ chính cùng với tài xế của ông Trump ra điều trần trước quốc hội về chuyện này. Chờ xem Ủy Ban cuội này dám đưa họ ra điều trần hay không. Sở Mật Vụ than phiền Ủy Ban đã không tham khảo ý kiến của sở trước khi đưa bà Hutchinson ra điều trần công khai. Thế mới gọi là hấp tấp và luộm thuộm. Nên nhớ xe còn có kính chắn ngay sau lưng tài xế để bảo mật các cuộc nói chuyện với khách hay qua điện thoại của tổng thống. Sau khi Sở Mật Vụ lên tiếng, được hỏi lại, cô Hutchinson khẳng định đó chính là những gì cô… nghe được từ ông Tony Ornato, phụ tá của chánh văn phòng Mark Meadows. Ngay sau đó, phóng viên Shimon Prokupecz và Gabby Orr của CNN cho biết ông Ornato đã lên tiếng cải chính, cho biết ông không hề kể vậy cho cô Hutchinson. Thế thì cô Hutchinson có nói thật dưới lời tuyên thệ không? Chẳng ai biết. Ông Ornato khi đó cũng không ngồi trong xe cùng TT Trump. Được hỏi về chuyện này, ông dân biểu CH trong Ủy Ban, Kinzinger tuyên bố "nhân viên Mật Vụ này là người thích nói láo". Giản dị vậy thôi, cứ tố đại là nói láo, chẳng cần điều tra, thẩm vấn, bằng chứng gì cho mệt. Trong khi bà Cheney từ chối không trả lời câu hỏi bà có muốn nhân viên Mật Vụ ra điều trần không. Đố dám! Trích tin Breibart News Cô Hutchinson tố TT Trump nhiều chuyện động trời khác nữa, nhưng một chuyện bị lộ là phịa thì tất cả những chuyện khác đều đáng nghi ngờ. Nhưng chưa hết. Vẹt ĐDz nhẩy lên đài tivi NV trợn mắt hô hoán “… Trump nhào tới bẻ tay lái tài xế…”. Theo bản tin tiếng Anh, cô Hutchinson nói “… Trump tried to grab at the steering wheel”, tức là Trump “tìm cách giựt tay lái nhưng chưa được”, khác rất xa cái tin bóp méo “bẻ tay lái tài xế”. May qua, ĐDz nói Trump bẻ tay thôi, chưa nói vặn cổ ai. Hay vác súng bắn ai. Một con vẹt già biện bạch: nhưng mà Hutchinson không thể nói láo vì “phát biểu có hữu thệ”! Cái mánh của cô Hutchinson là tuyên thệ nói thật, nhưng là nói thật về những lời đã được nghe qua nói lại, chứ không phải nói thật về những chuyện chính mắt thấy. Nhân chứng Hutchinson tung fake news. Vẹt vô lương tâm nghề nghiệp, tìm cách nổ sảng để câu thêm khách nghe, kiếm thêm chút tiền đi ăn phở, thêm mắm thêm muối, nói láo mạnh hơn nữa, một lô cuồng mê Biden nhắm mắt phong thánh cho Hutchinson! Đó chính là thực trạng thê thảm của chính trị Mỹ, truyền thông và cộng đồng tị nạn Việt ở Mỹ hiện nay. Thật là thảm hại! Nhân chứng và truyền thông như vậy mà còn có người tin, thật là mù quáng hết chỗ nói. https://www.dailymail.co.uk/news/article-10963183/Secret-Service-prepared-testify-oath-Trump-did-NOT-grab-steering-wheel.html  Ảnh hưởng với dân Mỹ Nhà báo Betsy Woodruff Swan của trang mạng Politico cho biết bà đã nói chuyện với hai dân biểu DC, và cả hai đã nhận định dân Mỹ chẳng ma nào để ý tới cuộc điều tra của Ủy Ban 6/1 (nguyên văn “nobody gives a bleep about January 6th”), cho dù đám truyền thông phe ta khua chiêng trống đinh tai. Truyền thông loan tin mỗi tối có đâu 20 triệu người xem điều trần. Sự thực, theo Nielsen là tổ chức chuyên tính số người xem TV, tối đầu tiên có số người coi cao nhất, có được khoảng 11 triệu người coi. Để có một khái niệm, số người coi diễn văn nhận đề cử của đảng CH của ông Trump năm 2016 là 35 triệu người, trong khi số người coi Super Bowl vừa rồi là 120 triệu người. Ủy Ban có thành công lái dư luận hay không? Dân biểu DC của Cali Ro Khanna, nhìn nhận ưu tư hàng đầu của dân vẫn là lạm phát, giá xăng; trong khi bà chuyên gia DC Jessica Tarlov nói huỵch tẹt là cuộc điều tra sẽ chẳng có bao nhiêu ảnh hưởng trên cuộc bầu quốc hội cuối năm nay và sẽ không cứu được đảng DC. Cho tới nay, ủy ban đã thành công ở đúng một điểm: đào sâu thêm hố phân hóa chính trị Mỹ, khi những người ủng hộ ông Trump ủng hộ mạnh hơn, và chống ông ta thì chống mạnh hơn thôi. Thật ra, trong tình trạng giá xăng và giá thực phẩm tăng như hỏa tiễn, tới ngày bầu cử trong bốn tháng nữa, sẽ chẳng ai rảnh hơi để ý tới chuyện hai đảng đấm đá nhau về chuyện phe đảng bá láp. https://www.nbcnews.com/politics/donald-trump/impeachment-no-3-jan-6-panel-isnt-swaying-swing-state-republicans-rcna34037  Hậu quả với cá nhân ông Trump Ủy Ban đang cố gắng kết đủ thứ tội lên đầu TT Trump, với hy vọng có thể truy tố ông ra tòa và bắt nhốt ông. Một cựu công tố liên bang, ông Renato Mariotti, nói chuyện trên đài CNN, cho rằng việc kết tội Trump trên TV qua các tố cáo một chiều của Ủy Ban là việc làm rất dễ trong chính trị, nhưng việc thực sự truy tố trước tòa thì trái lại, sẽ không dễ chút nào, và cho tới nay, ông vẫn chưa thấy bằng chứng gì có thể buộc tội ông Trump trước một phiên tòa theo đúng thủ tục pháp lý hết. https://www.cnn.com/videos/politics/2022/06/18/can-trump-be-prosecuted.cnn Cựu thứ trưởng Tư Pháp đã từng phản đối TT Trump, ông Andrew McCarthy cũng đã lên tiếng tố Ủy Ban này đúng là một phiên tòa cuội -kangoroo court- vì chỉ đưa nhân chứng một chiều, mà lại tuyệt đối không cho ai đối chất hết. Những ‘bị can’, từ TT Trump trở xuống, bị tố đủ loại tội, cũng chẳng có ai có luật sư bào chữa hay giải thích gì hết. Theo ông McCarthy, điều tra sẽ gây hại vô kể cho quốc gia trong khi chẳng làm gì được ông Trump. https://thehill.com/opinion/white-house/3537622-prosecuting-trump-will-ruin-our-nation-and-might-not-hold-him-accountable/ Cựu bộ trưởng Tư Pháp Matt Whiteaker nhận định "Cho tới nay, tôi chẳng thấy có gì mới lạ trong các cuộc điều trần này". Nhưng ông lại cho rằng việc đòi cựu luật sư của Tòa Bạch Ốc ra điều trần đã đi quá xa mức Hiến Pháp cho phép. Nên nhớ trong luật Mỹ, các luật sư nói chuyện gì với các thân chủ là chuyện tuyệt mật, không ai có quyền tra hỏi. Nói cách khác, hậu quả pháp lý đối với Trump là đúng zero, nhưng Ủy Ban vẫn xúc tiến cuộc điều tra vì đó là một việc hoàn toàn mang ý nghĩa chính trị và hậu quả chính trị, trong mục tiêu hạ uy tín của ông khiến ông không ra tái tranh cử được, cũng như có hy vọng hạ uy tín cả đảng CH, cứu đảng DC trong mùa bầu cử cuối năm nay. Lên tiếng về Ủy Ban Điều Tra này, ông Trump đã đòi hỏi và thách thức Ủy Ban dám cho ông được quyền có ngang thời giờ -equal time- trên TV cả nước để trả lời những tố giác của Ủy Ban. Ủy Ban chưa chính thức lên tiếng trả lời, tuy nhiên chẳng có ma nào tin công lý của đảng DC hết. Trời xập phe DC cũng không dám chấp nhận lời thách đố của ông Trump. https://www.businessinsider.com/trump-demanding-equal-time-tv-amid-january-6-primetime-hearings-2022-6 KẾT Tính phe phái một chiều, những xuyên tạc, bóp méo, fake news, và nhất là những ‘ngồi xổm’ trên tất cả các nguyên tắc và thủ tục hành chánh và pháp lý trên cho thấy rõ ràng đảng DC coi công luận như pha. Trump bị tố là đe dọa nền tảng dân chủ của Mỹ, thế những chuyện ngồi xổm trên tất cả luật lệ và thủ tục để loại cho bằng được một đối thủ chính trị được 48% cử tri Mỹ bầu làm quốc trưởng thì lại là ‘bảo vệ nền dân chủ’ sao? Khiến kẻ này thắc mắc: nếu quốc hội có luật cấm ‘không cho ai được khinh thường quốc hội’ thì tại sao lại không có luật cấm chính khách ‘khinh thường dân’? Tại sao dân không có quyền khinh thường chính khách mà chính khách lại toàn quyền coi công luận như pha, khinh thường dân vô tội vạ? Tóm lại, điều tra phe đảng cuội vẫn là phe đảng cuội. Muốn có một nhận định chính xác về ủy ban, thì ta chỉ cần nhớ lại các ‘tòa án nhân dân’ đấu tố các ‘đại điền chủ’ sở hữu ba thước đất trong vụ cải cách ruộng đất ngoài bắc sau khi VC chiếm BV thôi. Cũng một phương thức: tuyệt đối một chiều, không cần bằng chứng, toàn nhân chứng phịa, không đối chất, không luật sư bào chữa, số phận bị can ai cũng biết trước khi phiên tòa chưa bắt đầu. Chắc là Ủy Ban học sách vở của Trường Chinh để lại, do bà Ngọc Dung phiên dịch? Tin buồn cho dân Mỹ: sẽ còn phải chịu đựng màn xiếc dởm vì phe DC nhất quyết sẽ khai thác trò này dài dài với sự tiếp tay đắc lực nhất của truyền thông phe ta, ít nhất cho tới ngày bầu cử cuối năm nay. Lá bài tẩy quá ngon trong cuộc bầu cử, không thể bỏ qua được, bất chấp mọi chuyện khác. Dường như phe DC cũng không nghĩ xa hơn đầu mũi, không hề nghĩ nếu như họ mất thế đa số tại hạ viện cuối năm nay thì năm tới, phe CH sẽ tung ra bao nhiêu vụ điều tra. Thật ra, đây là vòng xoáy luẩn quẩn của phe DC. Họ biết điều tra kiểu này, nếu thua bầu cử sẽ là đại họa, nhưng họ cố bám vào điều tra với hy vọng điều tra sẽ giúp họ thắng cuộc và tránh bị CH điều tra. Cuối năm nay, chúng ta sẽ có câu trả lời cho bài toán nhức óc của đảng DC. theo Diễn đàn trái chiều
  10. Ngày 24 Tháng Hai, 2022 Vladimir Putin ra lệnh tấn công Ukraine vì hai lý do lếu láo và mâu thuẫn là a) Ukraine theo chế độ phát xít, b) vì được lãnh đạo bởi dân Do Thái! Dù Putin ngụy trang vụ xâm lược dưới tên gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, toàn cầu theo dõi cuộc chiến, phản ứng chống trả của dân Ukraine rồi thái độ yểm trợ Ukraine của các nước dân chủ, từ Mỹ qua Âu qua Á và Úc Châu.... Chỉ vài tháng sau khi thấy các đợt thất bại đầu tiên của quân Nga, một số bình luận gia Tây phương đã có chung một kết luận, rằng Nga sẽ sụp đổ y như Liên bang Xô viết trước đấy. Lý luận này có vẻ phù hợp với lịch sử - mà sai bét! Quả thật Liên Xô đã trải mỏng phương tiện quân sự - 60 sư đoàn chứ không ít - qua Đông Âu (theo trục Đông-Tây) và Trung Âu (theo trục Nam Bắc của khu vực Đông Âu) thời Chiến Tranh Lạnh từ 1949, rồi còn đưa quân vào Afghanistan từ 1979 nên gặp phản ứng của các nước Tây phương. Bên trong, quần chúng cũng chán ngán và chống đối lãnh đạo nên Liên Xô bắt đầu tan rã từ 1989, rồi sụp đổ cuối năm 1991. Lịch sử ghi lại như vậy. Mà sự thật nó lại khác! Ta sẽ nhắc lại, trước khi nói về Putin. 1/ Đầu tiên là nhược điểm của hệ thống quản lý kinh tế chính trị xuất phát từ ý thức hệ cộng sản: Liên Xô không sản xuất đủ phương tiện cho nhu cầu quân sự mở rộng và dễ tự sụp đổ! Tình trạng đình trệ và sa sút qua 18 năm lãnh đạo của Leonid Brezhnev (1964-1982) bị hiểu sai là đà bành trướng đáng sợ! Trong giới lãnh đạo, thành phần an ninh sớm thấy ra và muốn cải cách. Sau ba năm của Yuri Andropov rồi Konstantin Chernenko, Mikhail Gorbachev lãnh đạo từ 1985 với ý định cải cách để cứu chế độ và cứu đảng - mà tuột tay cả hai! Tóm lại: Liên Xô sụp đổ a) vì bản chất chế độ, b) việc cải cách càng đẩy mạnh đà tan rã tới sụp đổ. Gorbachev trở thành người chống cộng! 2/ Xuất thân từ St Petersburg tương đối cởi mở và phục vụ ngành an ninh có nhiều thông tin hơn cả, Putin hiểu bài toán của Andropov và Gorbachev cùng nhược điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nên tuyển mộ các chuyên gia kinh tế có tài. Kế thừa sự nghiệp Boris Yeltsin, Putin có ý mở rộng quan hệ kinh tế Nga với quốc tế để ra khỏi sự trì trệ của chế độ Xô Viết, nhưng với ưu tiên khác: củng cố quyền lực cá nhân và chinh phục nét vang bóng của Đế quốc Nga và của Liên Xô. 3/ Như xưa, thế giới lại hiểu lầm lãnh đạo Nga, tưởng Putin dùng “quyền lực mềm” để đưa Nga ra khỏi tình trạng của một nước nghèo thuộc “thế giới thứ ba”, sống nhờ tài nguyên thiên nhiên hơn là tổ chức và sáng tạo. Thật ra, việc Putin cải cách nước Nga còn thua xa Trung Cộng (và cả Việt Nam!). 4/ Sau 20 năm, Putin đã nắm nhiều quyền lực nhất, lại rơi vào tệ sùng bái cá nhân như Brezhnev. Rồi vì tập trung quyền bính nên gặp bốn vấn đề a) không tin ai, b) trừ tay chân, c) bộ máy thông tin tuyên truyền của mình mà d) chẳng rõ nên dùng sức mạnh đó vào việc gì. Lý do là Putin lừa được thiên hạ qua 10 năm đầu nay lại tự lừa mình! 5/ Thành tích đàn áp, bành trướng và chinh phục, Chechnya (2000), Georgia (2008), Crimea của Ukraine (2014), Syria (2015), khiến Putin say mê hình ảnh Đại đế trung cổ! Duy bản chất chế độ vẫn là nếp đạo tặc, tham ô, độc tài, với quyền lợi được thu vén cho tay chân của Putin để họ lại dâng lên trên. Ở trên tột đỉnh, Đại đế không lý gì tới số phận người dân và thành phần trung lưu có hiểu biết của Nga: tay chân của Đại đế có hệ thống cùm mồm. Nếu không thì thủ tiêu hay lưu đầy với các tòa án cuội là gọn! 6/ Trên đỉnh quyền lực, Putin đang đi cho hết sự vận hành đầy nhược điểm ở dưới - là chuyện Ukraine! Về quân sự, quy luật “làm ít nói nhiều” là phổ biến nên quân đội có tính lạc hậu mà ở trên, kể cả Putin, không biết hết. Vì Đại đế chẳng tin ai nên các tướng cũng theo nhau... bịt mắt bắt dê. Không nắm vững nội tình, Putin thật ra cũng chẳng rõ địch tình - tình hình phe địch! Ở giữa, dưới Đại đế, các tư lệnh quân sự cũng thế. Họ không được biết về chiến lược ở trên, và trình độ lẫn ý chí của các đơn vị ở dưới, lại càng khó liên lạc để phối hợp với nhau khi được lệnh mở ra ba mũi tấn công vào một xứ quá lớn. 7/ Ai cũng tưởng với 190.000 lính, cỡ 120 tiểu đoàn, thì Nga sẽ khuất phục xứ Ukraine trong vài ngày. Nào ngờ sai lầm chiến lược rồi chiến thuật khiến Nga thất bại. Và Ukraine càng thêm chí khí. Mà ngoài yếu tố quân sự, sức mạnh của một đạo quân viễn chinh kéo dài vẫn lệ thuộc vào kinh tế, thì khả năng đó lại bị xói mòn vì đòn trừng phạt của Tây phương. Chưa chiếm đóng được một khu vực nào của Ukraine, đừng nói tới “bình định” hay cai trị sau này, Đại đế đã chùn tay. Kết luận ở đây ư? Hy vọng của Putin là Tây phương sẽ nản chí bỏ cuộc, như lịch sử cho thấy: nhiều cuộc viễn chinh chỉ kéo dài được 10 năm! Nhưng, Putin không thể tồn tại được 10 năm, mà lại thổi sinh khí cho Minh ước NATO với các thành viên mới! Đại đế đã cho đối thủ một lý do củng cố và phát triển, lại không cho Ukraine đất lùi. Chính Putin sẽ phải lùi, nếu muốn còn toàn mạng! theo Dainamaxforum
  11. Cảnh củ tình xưa Tôi đến với em tình đơn phương Noel sớm về trên khắp phố phường Nơi đây mọi nhà mừng đón lễ Riêng tôi thấy lòng quá đau thương . Đã qua rồi cuộc tình đầu tiên Vẫn giữ trong tim nét dịu hiền Ngày nào cũng đi cày hai jobs Mong gầy dựng lại một mái hiên . Hai mươi năm gợi lại chuyện xưa Em nhắc cho tôi chuyện có thừa Rằng tìm trong khoãng thời gian ấy Tôi còn về lại mái hiên thưa . Hai mươi năm vật đỗi sao dời Tim tôi vẫn đợi ngày chung đôi Người yêu tôi đó giờ có biết Tình xưa cảnh củ về trong tôi . Đông chí Xứ Việt .
  12. Giữa luồng tin tràn ngập mọi nơi, ta có thể ít quan tâm đến một tin ở xa... mà thật ra gần với Úc và Việt Nam: hôm 30 Tháng Năm, Bắc Kinh không đạt thông cáo chung với đảo quốc Fiji và chín nước quần đảo tại Tây Thái Bình Dương dù Ngoại trưởng Vương Nghị cứ tưởng chắc ăn.Lý do: a) Trước mặt Vương Nghị, Thủ tướng Fiji là Frank Bainimarama đã dội nước lạnh rằng các nước quần đảo chưa đồng ý về cái giá phải trả; b) mấy xứ này cũng chưa thống nhất ý kiến; c) hôm 25, Tổng thống của một trong các nước đó là Liên bang Micronesia (Federated States of Micronesia, FSM, tạm dịch là Liên bang Tiểu đảo) nhắc các nước kia là không nên để khu vực bị các cường quốc chi phối; d) mà xứ FSM có vẻ xa lạ đó lại là đồng minh của Hoa Kỳ, ở gần căn cứ Guam!Khi ấy, ta để ý tới chuyến công du Nam Hàn và Nhật Bản của Tổng thống Mỹ vào các ngày 20-24 Tháng Năm. Hôm 23 ông còn đề nghị thành lập Khuôn khổ Hợp tác Kinh tế cho sự Thịnh vượng của Ấn Độ - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity - IPEF) giữa 13 nước. Ngày 25/5, mục “Oanh kích Tự do” có đề cập tới vụ đó và chê là Mỹ không mời Đài Loan tham gia. Vậy mà Fiji là thành viên thứ 14 gia nhập nhóm này, vào ngày 28 Tháng Năm!Rõ là chuyện xa xôi mà không xa lạ, lại đáng chú ý! Nhưng hãy nghiệm lại bối cảnh đã:1/ Trung Cộng đòi khống chế Đông Á qua từng bước: chuỗi quần đảo cận duyên, từ Nhật tới các quần đảo quanh Việt Nam, là “Đệ Nhất Đảo Liên” First Island Chain. Kế đó là biển viễn duyên Đệ Nhị Đảo Liên Second Island Chain từ Nhật đến khu vực Đông Nam Á và tới phía Bắc của xứ Indonesia. Nay Bắc Kinh còn muốn Nam tiến, xa hơn!2/ Nếu tìm trên bản đồ ta thấy chuỗi quốc gia quần đảo này có ba sắc thái địa dư văn hóa khác biệt, từ Bắc Xuống Nam là Micronesia Các Tiểu Đảo, rồi Melanesia, ta chỉ phiên âm, và rộng nhất ở phía cực Tây là Polynesia hay Đa Đảo. Nhìn lại bản đồ thì khu vực này trải rộng trên một diện tích gấp đôi Hoa Kỳ, mà Micronesia là then chốt của Đệ Nhị Đảo Liên, vòng đai sinh tử cho an ninh Mỹ. Bên dưới còn có tài nguyên hay nhiều thứ quái quỷ gì thì chúg ta chưa biết hết được...3/ Tức là khu vực đáng quan tâm đó chạm vào quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ - dù dân Mỹ và báo Mỹ ít để ý: Trung Cộng có thể đe dọa từ căn cứ Guam tới tiểu bang Hawaii của Mỹ. Mà nếu Mỹ không phản ứng thì xứ Úc tại Miệt Dưới sẽ thốn dạ. Thấy hơi lạ vì tới gần đây, Hoa Kỳ cứ tưởng sẽ chung sống với Trung Cộng trong thịnh vượng. Úc thì cứ buôn bán với Tầu là giầu to. Bây giờ thì rầu to!4/ Tháng Ba vừa qua, Bắc Kinh ký với Quần đảo Solomon Solomon Island hiệp ước cho chiến hạm của họ được Solomon tiếp vận và nếu xứ Solomon yêu cầu thì cảnh sát Trung Cộng sẽ vào bảo vệ! Mới Tháng 11, 2021, Solomon có loạn vì dân biểu tình tại khu Chinatown của họ trên đảo Malaita, và họ mời cảnh sát Úc vào giữ trật tự! Nào có riêng gì Solomon? Bắc Kinh còn ký với 10 xứ khác trong vùng nhiều cam kết về Nhất Đới Nhất Lộ, tập trung vào mậu dịch, đầu tư, xây dựng hạ tầng. Các xứ này thấy bùi tai và mơ giữ thế trung lập giữa Mỹ, Tầu và Úc!5/ Từ bối cảnh rắc rối mà dồn dập đó, ta cần biết thêm là Mỹ ít quan tâm đến khu vực vì tưởng có các đồng minh ở Micronesia. Chính quyền Joe Biden còn mù mờ về địa dư và chiến lược – ngoài nhiều mù lòa khác – nên mới chỉ bổ nhiệm một viên chức phụ trách việc thương thảo vài hiệp ước... sẽ mãn hạn năm tới.6/ Ở gần hơn, Úc để ý đến sự khuynh đảo của Bắc Kinh trên “ao nhà” của mình, mà cũng ưu tiên chú ý đến vùng Melanesia và các đồng minh Fiji, Vanuatu, Solomon, hay Papua Guinea. Hiệp ước AUKUS giữa Úc, Anh Mỹ ngày 15 Tháng Chín 2021 cho thấy vai trò của tiềm thủy đĩnh hạch tâm và khả năng mới của Úc. Đấy là một thay đổi lớn và vô cùng cần thiết vì nói ra loại ngôn ngữ mà Trung Cộng hiểu được!7/ Còn lại, khép nép đằng sau Úc là New Zeland hay Tân Tây Lan thì có tập quán sợ chết và ham làm ăn với Trung Cộng, nay vẫn có chỗ đắc dụng: tranh thủ các quần đảo về vùng độc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zones). Các nước nhỏ và nghèo đó thiếu phương tiện khai thác thì có thể trông cậy vào Úc và Tân Tây Lan. Miễn là lãnh đạo mới đắc cử của Úc không rơi vào tệ hại năm xưa của phe Lao Động là được Bắc Kinh cho ăn ngập họng với dự án thuê vùng Darwin tại cực Bắc trong 99 năm!Kết Luận?Năm nay, Hoa Kỳ có ưu tiên là bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống. Trung Cộng thì ưu tiên chuẩn bị Đại hội đảng. Và việc bành trướng xuống các quần đảo này giúp cho sự tuyên truyền của đảng!___Lược đồ ba khu vực đang trong tầm nhắm của Bắc Kinh theo Dainamaxforum
  13. Thế giới ngày nay đang từ từ bò qua một thế giới ảo, nơi các chuyên gia hi-tech nhất đang cố nặn ra đủ thứ ảo chung quanh ta. Có lẽ đó là cách duy nhất giúp thiên hạ thoát ra khỏi sự thật quá tai hại, quá phũ phàng, quá chán nản, đang nhận chìm nhân loại, trước tiên là dân Mỹ dưới cụ “tài trí và đạo đức hơn người” hiện nay. Có hai cách ‘thoát nạn’: một là làm đà điểu vùi đầu dưới cát như các vẹt tị nạn; hai là trốn vào thế giới ảo. Bò vào thế giới ảo, có vẻ văn minh hơn là vùi đầu dưới cát, nên Diễn Đàn Trái Chiều xin mời quý vị cùng đi vào một thế giới ảo mới lạ cho vui. Đó là thế giới trong đó ông Thần Trump vẫn đang làm tổng thống Đại Cường Cờ Hoa. Nước Mỹ và thế giới đã như thế nào? Trước hết, phải nói ngay, DĐTC có chính sách bất di bất dịch ngay từ đầu là không bao giờ tung tin phịa. Tất cả những ý kiến, quan điểm, diễn giải, dĩ nhiên đều là của riêng cá nhân một người, hết sức chủ quan, nhiều người -hay chính xác hơn, nhiều con vẹt- đọc không vui, thậm chí tức lộn ruột rồi văng tục một mình hay văng tục trên emails gửi cho ta bà thế giới để biểu diễn tình trạng vô học của mình, nhưng tất cả những bàn luận của Vũ Linh này đều tuyệt đối dựa trên những chuyện thật sự đã xẩy ra, không bao giờ dựa trên fake news, cho dù là fake news có lợi cho quan điểm chủ quan của kẻ này. Tuy nhiên, bài này sẽ phá lệ, viết hoàn toàn dựa trên một tình huống giả tưởng, hay chính xác hơn, hoàn toàn ảo, không có thật. Chỉ cốt đưa ra vài chuyện để quý độc giả có dịp nhâm nhi trà Tầu, ngồi suy nghĩ, cho đầu óc làm việc, giảm nguy cơ bị alzheimer đột kích như cụ ‘lãnh đạo tài trí’ của Mỹ hiện nay. Hay có chuyện để tranh cãi cùng bạn bè qua vài chai Heineken. Bây giờ qua phần … tin ảo. 1. Bầu cử Mỹ còn chính danh và được tin tưởng Câu chuyện giả tưởng đầu tiên dĩ nhiên liên quan đến cuộc bầu tổng thống năm 2020. Nếu Trump còn ngồi, thì có nghĩa là đã không có gian lận, và bầu cử ở Mỹ đã không bị hoen ố vĩnh viễn, mất hết tính chính danh cũng như mất luôn niềm tin của dân Mỹ. Sẵn đây, xin bàn ra một chút về câu chuyện bầu cử. Mới đây, con vẹt ĐDz đã hùng hổ nói văng nước miếng trên YouTube chuyện theo ĐDz, hai nhà báo Carl Bernstein và Bob Woodward mới đây đã viết bài so sánh Nixon với Trump. Trước hết, phải nói ngay, tôi tìm không ra bài viết đó của Bernstein và Woodward như ĐDz mô tả, chỉ thấy có việc hai anh này lên TV nói chuyện ngắn gọn nhân dịp kỷ niệm đâu 50 năm vụ xì-căng-đan Watergate. Quý vị nào có bài viết đó, xin gửi cho tôi, đa tạ. Dù sao thì những lập luận ĐDz đưa ra so sánh Nixon với Trump, tố cả hai đều tham quyền cố vị, rõ ràng là từ bài viết của một người tên là Calvin Woodward, không phải là Bob Woodward. Một là ĐDz lờ mờ không biết Calvin và Bob là hai người khác nhau, hai là ĐDz biết vậy nhưng gian trá cố lừa thiên hạ, để những nhận định của anh ta có thêm giá trị vì là nhận định của Woodward và Bernstein, được nhai lại. Hai anh này, xin nhắc lại, là hai anh nhà báo thiên tả nặng của báo Washington Post đã thành công đánh Nixon phải từ chức năm 1974, một cách gián tiếp có thể đã giúp VC chiếm cả miền Nam chúng ta. Bob Woodward là tay sách động mạnh nhất, sau Watergate đã viết cả chục cuốn sách bôi bác các tổng thống CH kịch liệt, đặc biệt là hai ông Bush con và Trump. Theo vẹt ĐDz diễn giải, hai anh nhà báo này tố cả hai ông Nixon và Trump đều là những người “ham hố quyền lực, dẫm lên luật lệ và chà đạp Hiến Pháp” để cố giữ quyền. Nixon đạp lên Hiến Pháp qua vụ ăn cắp tài liệu của đảng DC tại trụ sở Watergate, và Trump đạp lên Hiến Pháp khi huy động đám cử tri tìm cách lật ngược kết quả bầu cử. Trước hết, nói về Nixon. Nixon khi đó nắm chắc 100% phần thắng trong tay, không có một ly nhu cầu phải ăn cắp tài liệu của đảng DC để tìm chiến thắng. Vụ ăn cắp tài liệu mà Nixon không hề hay biết trước, là do những tay đàn em tép riu hăng tiết vịt muốn dâng công lên Nixon để lấy điểm gì đó thôi. Cái tội khiến Nixon bị truy tố đến mất job không phải là chà đạp lên luật lệ hay Hiến Pháp, ra lệnh đàn em làm chuyện phi pháp, mà cái tội của Nixon là đã muốn ‘chơi đẹp’, tìm cách bao che cho đàn em khỏi mắc tội, nói láo và chi tiền vận động bầu cử để khỏa lấp tội cho đám đó. Tóm lại, nói Nixon chà đạp lên luật lệ, lên Hiến Pháp để đắc cử, giữ quyền là mù tịt, nói nhảm sai sự thật, nhất là vụ này nổ đùng ra khiến Nixon phải từ chức gần một năm rưỡi SAU KHI đã đắc cử. Nếu Nixon phủi tay, để cho đám đàn em bị truy tố, đi tù, thì ông đã chẳng mất job. Tay ĐDz này nói lung tung đủ chuyện, đại ý tố Nixon nhiều thủ đoạn, gian trá về chính trị. Nếu có một ly công tâm, thì ĐDz đã phải nói và nói rất nhiều về một bà nhiều tham vọng chính trị hơn xa cả Nixon và Trump, nhiều thủ đoạn gian trá cũng hơn xa hai ông này, chính là bà Hillary, như cuộc điều tra của công tố Durham đang từ từ phơi bầy ra. Nói về Trump chà đạp lên luật lệ, lên Hiến Pháp để giữ quyền là nói láo. Thật ra, KHÔNG phải là Trump hay đảng CH, mà là đảng DC tại ba tiểu bang Pennsylvania, Michigan, và Wisconsin, đã thay đổi luật lệ bầu cử vào giờ thứ 25 để chiếm quyền cho Biden. Đi xa hơn nữa, có lẽ cũng phải tính luôn 2 tiểu bang Arizona và Georgia, là những tiểu bang CH nắm quyền, nhưng lại là CH chống Trump chết bỏ. Arizona thù ghét Trump vì Trump sỉ vả cả hai ông thượng nghị sĩ CH của tiểu bang này, là John McCain và Jeff Flake (ông McCain sau đó qua đời; ông Flake mất hậu thuẫn, rút lui không ra tái cử khi mãn nhiệm năm 2018; cả hai ghế thượng nghị sĩ này sau đó lọt vào tay DC hết). Chính quyền Georgia không thù Trump nhưng cũng không dám thân thiện với Trump vì đây là tiểu bang với rất nhiều -một phần ba- dân số là da đen được đảng DC khích động chống Trump mạnh, sau đó cả hai ghế thượng nghị sĩ của Georgia cũng lọt vào tay DC hết, như Arizona. Nhắc lại, cận ngày bầu cử tổng thống năm 2020, viện cớ dịch COVID đánh Mỹ tàn bạo nhất, cả nước bị bắt cách ly, không ai được đứng sát cạnh ai, ít nhất phải cách xa hai thước, nên chính quyền vài tiểu bang then chốt trong tay đảng DC hay trong tay đám CH #NeverTrump, đã có sáng kiến, lợi dụng việc cách ly này để vào giờ thứ 25, ra luật bầu cử mới, cho phép thiên hạ khỏi phải đến tận phòng đầu phiếu, đứng sát nhau cả mấy tiếng đồng hồ để vào bỏ phiếu, được nằm nhà, bầu bằng thư thả giàn, lại miễn đủ thứ kiểm tra, kiểm soát, không cần nhân chứng, không cần thị thực tên tuổi, địa chỉ, chữ ký, có quyền bầu tới cả tuần lễ sau ngày bầu chính thức do Hiến Pháp ấn định (mánh này hữu hiệu nhất: ta cứ chờ xem kết quả bầu cử trong phòng phiếu như thế nào, thua bao nhiêu thì cho đám lâu la gửi thêm phiếu bầu tới, cho tới khi nào thắng thì thôi),… Ngay cả việc kiểm phiếu, viện cớ cần cách ly, chính quyền các tiểu bang đó không cho ai ngồi cạnh quan sát và kiểm nhận lá phiếu như thông lệ hết, mỗi phiếu chỉ có một người kiểm và đếm. Để rồi các công chức của đảng DC, tha hồ đẻ ra và đếm phiếu theo ý của họ, hay theo lệnh của các quan DC, xếp của họ. Tất cả những gian trá đó được thực hiện qua luật do thống đốc hay quốc hội tiểu bang đưa ra, do đó, trên nguyên tắc hoàn toàn hợp pháp, khiến ông Trump không có cách nào thưa kiện được. Kết quả cụ thể là đảng DC, thua năm 2016, bây giờ chuyển bại thành thắng, đưa cụ lờ mờ Biden vào Tòa Bạch Ốc. Tóm lại, nếu không có gian lận qua bầu bằng thư không kiểm soát, thì giờ này, ông Trump vẫn đang ngồi trong Tòa Bạch Ốc. Và tính chính danh của các cuộc bầu cử Mỹ đã không bị hoen ố, cũng như đã không có chuyện cả trăm ngàn người bất mãn, bực tức, biểu tình bao vây quốc hội ngày 6/1/2021 để phản đối, đã không có đàn hặc cuội lần thứ hai, và đã không có ủy ban điều tra cuội đang cố đấm ăn xôi, chạy theo đánh Trump cho tới ngày nay. 2. Chiến tranh Ukraine đã không xẩy ra Chuyện thứ nhì đáng nói, cũng là chuyện lớn của thế giới, là rất có thể, chiến tranh Ukraine đã không xẩy ra nếu Trump vẫn là tổng thống. Hoang tưởng? Không đâu. Ta nên nhớ lại, tay độc tài với tham vọng lớn là Putin đã bắt đầu việc gặm nhấm các xứ lân bang từ lâu rồi, chứ không phải mới đây. Năm 2014, ông ta cưỡng chiếm Crimea, một vùng quan trọng nhất của Ukraine, để giúp Nga có đường ra biển, đi thẳng vào Địa Trung Hải, tới những mỏ dầu Trung Đông. Nga là xứ có nhiều dầu thứ nhì trên thế giới sau Mỹ, không cần dầu của Trung Đông, nhưng nếu Nga kiểm soát được Trung Đông thì sẽ kiểm soát được kho dầu chính của Úc Châu và các xứ Á Châu như Nhật và Nam Hàn, là những xứ hoàn toàn lệ thuộc vào dầu Trung Đông, và cũng sẽ kiểm soát được giá dầu trên cả thế giới. Không phải vì nhân đạo mà Nga tham chiến đánh ISIS tại Trung Đông. Nhưng Crimea mới chỉ là một vùng của Ukraine. Bước tiếp sau là tìm cách chiếm cả Ukraine luôn cho tiện việc sổ sách. Chẳng những có đường lớn ra biển, mà Ukraine còn là kho lúa mì, cũng là mỏ dầu khí lớn nhất thế giới, miếng mồi kinh tế quá ngon cho Putin. Đó là những việc nằm trong sách lược lâu dài của Putin. Nhưng Putin tham mà không ngu. Không phải là chuyện ngẫu nhiên mà Putin đánh Crimea khi Obama làm tông tông, và đánh cả Ukraine khi cụ phó của Obama lên làm tông tông. Và dĩ nhiên cũng không phải ngẫu nhiên mà Putin ngồi im re khi ông Thần Trump đang nắm quyền bấm nút bom nguyên tử Mỹ. Có người bôi bác, cho đó là vì Trump là tay sai của Putin, đã làm tất cả những gì Putin sai bảo nên Putin không cần đánh. Nói vu vơ chẳng bằng chứng thì ai chả làm được? Hơn nữa, nói Biden khúm núm nghe lệnh ai đó thì ai cũng tin, chứ nói Trump khúm núm nghe lệnh bất cứ ai, kể cả Putin, thì hiển nhiên đã chẳng hiểu gì về con người ngang ngược như ông Thần Trump. Dù sao thì cũng chẳng có chiến tranh trong 4 năm Trump ngồi đó, đúng không? Thế thì nếu Trump tiếp tục ngồi đó, thì tất nhiên phải có nhiều triển vọng Putin cũng chẳng dám nhúc nhích, đúng không? 3. Không có khủng hoảng di dân Như diễn đàn này đã viết quá nhiều lần và ai cũng biết, chiến thắng của cụ Biden đã có một hậu quả ngay khi kết quả bầu cử chưa kịp công bố xong trên TV. Cả triệu dân Trung và Nam Mỹ hý hửng coi như trúng số, ào ào chạy qua Mỹ, sẵn sàng đi bộ cả mấy trăm miles để tràn vào biên giới. Đó là thực tế. Chuyện ảo là ngược lại, nếu ông Trump tái đắc cử thì cả thế giới đã không ai thấy chuyện cả ngàn di dân lậu đi bộ băng qua cả nước Mễ, để tràn qua Mỹ. Dân Trung Mỹ không ngu dại gì đi bộ cả trăm miles nếu biết trước Trump sẽ không bao giờ cho họ vào Mỹ. Và cái gọi là khủng hoảng biên thùy Mỹ-Mễ đã không xẩy ra. 4. Họa ‘văn hóa thức tỉnh’ không xẩy ra Những cách nhìn và lý luận quái lạ của ‘văn hóa thức tỉnh’ đã bắt đầu xuất hiện từ thời Obama rồi, nhưng qua thời Trump sau đó, đã bị nhận chìm mất đất. Tới thời Biden bây giờ thì lại ‘trăm hoa đua nở’ như chưa từng thấy. Đã vậy còn bành trướng, lấn át qua không biết bao khiá cạnh của cuộc sống của dân Mỹ, đặc biệt nhất là trong ngành giáo dục, nhất là giáo dục mẫu giáo và tiểu học. Chuyện gì thì không biết, chứ việc chắn chắn đã không xẩy ra nếu ông Trump còn là tổng thống, là việc không bao giờ trẻ con mẫu giáo và tiểu học bị nhồi sọ về thuyết thượng tôn da đen, phải học lịch sử được viết lại để hạch tội dân da trắng cũng như để miệt thị, kết tội các Cha Già Lập Quốc. Quan trọng hơn xa, đã không có chuyện đám trẻ con mẫu giáo và tiểu học được dậy về cái tốt của thủ dâm, cái oai hùng của chuyển giới, cái thú vui của đồng tính. 5. COVID không giết người quá nhiều Trong mùa bầu cử, cụ Biden khai thác tối đa, hù dọa chết bỏ, bôi bác Trump mệt nghĩ, ‘hoành tráng’ tuyên bố đại khái “ai mà để cho dân chết nhiều như vậy (hơn 200.000 người) vì COVID thật không xứng đáng làm tổng thống”. Kết quả thực tế là trong một năm đầu của Biden, số người bị nhiễm và chết vì COVID đã lớn hơn xa số bị nạn dưới thời Trump, lên tới hơn 600.000 người, cho dù dưới thời Biden, Mỹ đã bắt đầu có thuốc ngừa và thuốc trị. Ở đây, điều người ta có thể nghĩ tới là nếu TT Trump tái đắc cử, có nhiều triển vọng con số nạn nhân đã không cao đến vậy. Tại sao? Dưới thời Trump, con số nạn nhân rất cao, vì lý do hiển nhiên là khi đó, Mỹ và cả thế giới lần đầu tiên đụng độ với vi khuẩn Vũ Hán, đã không biết cách nào chống đỡ, nhất là khi Trung Cộng không cho ai điều tra về nguồn xuất phát cũng như các đặc tính của vi khuẩn. Thiên hạ bị nhiễm và lăn ra chết như rạ khắp thế giới. Để đối phó với đại dịch, TT Trump chẳng những đã là tổng thống đầu tiên trên thế giới đã tung ra các biện pháp phòng ngừa sớm nhất, cụ thể là kiểm tra gắt gao, rồi sau đó cấm luôn du khách từ Tầu vào Mỹ, mà cũng là người dám chi ra ngay 18 tỷ đô cho các đại tập đoàn bào chế thuốc Mỹ và Âu Châu, để giúp họ nghiên cứu, sáng chế, cũng như để đặt mua trước thuốc ngừa COVID. Không có số tiền đó, có thể thuốc ngừa vẫn được sáng chế ra và mua được, nhưng thời gian tính sẽ khác rất xa, thay vì có thuốc ngừa ngay vài tháng sau khi bắt đầu nghiên cứu, thì có thể đã phải mất vài năm và chết thêm cả triệu người. Một nghiên cứu mới nhất cho biết nếu không có thuốc ngừa do Trump giúp sáng chế, thì đã có ít nhất 20 triệu người Mỹ chết vì COVID. Nếu ông Trump tiếp tục làm tổng thống thì có nhiều triển vọng COVID đã không thể tiếp tục hoành hành mạnh như dưới thời Biden. Ta nên nhớ dưới thời Biden, sau khi đã có thuốc trị và thuốc ngừa, thì Mỹ và thế giới vẫn bị đánh tơi bời, chỉ vì COVID bắt đầu biến thể, đẻ ra cả lô con cháu trong khi thuốc trị và thuốc ngừa chống đám con cháu vẫn chưa có. Trong khi đó, cụ Biden, khác với TT Trump, đã ra đủ thứ lệnh vớ vẩn như đeo khẩu trang, cách ly, đóng cửa kinh tế, đóng cửa trường học, nhưng khác với ông Trump, tuyệt đối không dám chi ra một xu nào để giúp các đại tập đoàn bào chế thuốc mới. Cụ Biden chỉ biết thủ, chống đỡ, không bao giờ dám công, tìm thuốc giết vi khuẩn như Trump. Trong tinh thần mị dân để sống còn, Biden không dám giúp các công ty bào chế vì sợ mang tiếng cho tiền các đại tài phiệt, để chỉ lo cho tiền cứu trợ dân, nhất là ‘dân nghèo’, là giải pháp mị dân ngắn hạn mà hoàn toàn vô hiệu chống COVID. Do đó, nếu ông Trump còn làm tổng thống, ta có thể dự đoán ông đã mau mắn chi ra bạc tỷ không phải để cho thiên hạ vung phí mua bia ăn nhậu với BBQ ngày cuối tuần, hay nuôi cả đàn con hoang không bố, mà để cho các tập đoàn bào chế sớm tìm ra thuốc trị và thuốc ngừa mới, đã cản được cả lô con cháu của COVID và cứu được cả triệu người khỏi nhiễm và cả vạn người chết. 6. An ninh quốc gia bảo đảm hơn Quân sử Mỹ đã bị hoen ố lớn không tẩy xóa được: đó là cái tháo chạy khỏi Afghanistan, thảm hại nhất lịch sử Mỹ. Đó cũng là chuyện chắc chắn đã không xẩy ra nếu ông Thần Trump tái đắc cử, còn làm tổng thống. Truyền thông và cả cụ Biden đã mau mắn đổ thừa lên đầu Trump và khẳng định Biden chỉ rút ra vì tôn trọng thỏa ước Trump đã ký với Taliban thôi. Chuyện bố láo. Thứ nhất, Trump có ký thỏa ước rút quân Mỹ với Taliban thật, nhưng với hai điều kiện, thứ nhất, Taliban phải điều đình với chính quyền hợp pháp Afghan về giải pháp chính trị để hai bên ‘sống chung’; và thứ nhì, Taliban phải cắt đứt mọi quan hệ với al Qaeda. Cả hai điều kiện chưa đạt được, và chưa có lính Mỹ nào rút hết sau khi thỏa hiệp được ký dưới thời Trump. Qua thời Biden, cả hai điều kiện vẫn chưa được đáp ứng, nhưng Biden đã hấp tấp ra lệnh nửa đêm, lúc 3g sáng, tháo chạy trong rối loạn, bỏ hoang căn cứ quân sự lớn nhất cả đêm, để dân ào vào hôi của, trước khi Taliban đến tiếp thu ngày hôm sau. Rồi sau đó, cuộc tháo chạy khỏi phi trường Kabul cũng đã trở thành tài liệu kinh điển của tất cả các quân trường trên thế giới muốn học học môn 'làm sao tránh thảm bại khi rút lui'. Nếu như ông Trump còn làm tổng thống, không ai nghĩ Mỹ đã hấp tấp tháo chạy thảm hại như vậy. Có thể lính Mỹ vẫn còn ở lại để giữ Afghanistan, cũng có thể Afghanistan đã có hòa bình và lính Mỹ cũng đã rút về, nhưng không thảm hại và nhất là Afghanistan đã không được dâng trọn vẹn vào tay khủng bố Taliban cùng với hơn 80 tỷ đô tiền quân trang, quân cụ, súng ống, đạn dược,... Về mối đe dọa chiến tranh nguyên tử tại Á Châu, giờ này tệ lắm thì TT Trump cũng vẫn còn điều đình, nói chuyện với cậu ấm Ủn, hay có khi đã đạt được thỏa thuận nào đó rồi. Dù sao thì ít ra, nguy cơ chiến tranh nguyên tử tại Á Châu cũng đã giảm rất nhiều so với tình trạng dưới cụ Biden hiện nay khi mà cậu Ủn không thèm nói chuyện với Biden và Nam Hàn, trong khi liên tục thử hỏa tiễn nguyên tử trở lại, thử gần hai chục lần chỉ trong nửa năm qua. 7. Kinh tế ổn định hơn Đây hiển nhiên là khác biệt quan trọng nhất giữa hai chính quyền Trump và Biden, nghĩa là nếu ông Trump còn làm tổng thống, thì tình trạng kinh tế hiện nay đã khác xa, rất xa tình trạng thật bi đát hiện hữu. Trước hết, đã không có những bạc ngàn tỷ vung ra cửa sổ nuôi lạm phát. Đã không có gói 1.900 tỷ gọi là cứu trợ COVID hoàn toàn thừa thãi mà chỉ đẻ ra lạm phát, đã không có gói 1.000 tỷ gọi là trùng tu hạ tầng cơ sở tuy cần thiết nhưng hoàn toàn không đúng thời gian tính khi cả nước đang bị lạm phát đe dọa, và cũng đã không bắt thượng viện tranh cãi cả tháng trời về gói 3.500 tỷ gọi là cải cách trợ cấp, mà thực tế là gói… ‘đấm mõm quy mô’. Cũng có thể đã không có cảnh cả chục triệu người thích ngồi không hưởng trợ cấp thả giàn, không thèm đi làm chi cho mệt xác, đưa đến cảnh thiếu người làm, thiếu nhân công, để rồi các bảng ‘Hiring Now” tràn ngập cả nước, và cả nước bị kẹt cung ứng hàng hóa như ta đang hứng chịu hiện nay. Có thể TT Trump đã bổ nhiệm một bộ trưởng Giao Thông khác, không suốt ngày bận cùng ‘chồng’ ngồi nhà thay tã và pha sữa cho ‘con’. Có thể TT Trump đã bổ nhiệm một bộ trưởng Tài Chánh khác có khả năng hơn, đã không phải bối rối nhìn nhận đã “đánh giá sai lầm tầm quan trọng của lạm phát” như bà Yellen. Có thể TT Trump đã không ngưng xây các ống dẫn dầu, không cấm việc khai thác mỏ dầu trên đất liên bang, không đẻ ra cản vạn luật lệ, thủ tục hành chánh trói tay kỹ nghệ dầu hỏa, và nếu như không có chiến tranh Ukraine, thì đã không có chuyện ‘khan hiếm xăng’ để cụ Biden có thể đổ thừa. Về chuyện tăng giá xăng, nếu Trump còn làm tổng thống, chắc chắn đã không có các chuyện mà báo Washington Examiner cho là nguyên nhân xăng tăng giá: - hủy bỏ các hợp đồng cho thuê đất để tìm/đào mỏ dầu, và giới hạn sản xuất dầu nội địa Mỹ; - tung ra hàng loạt thủ tục và luật lệ hành chánh mới, gia tăng mạnh chi phí hành chánh, giấy tờ,… của các công ty dầu hỏa, xăng nhớt; - suốt ngày ra rả lên án việc dùng dầu xăng đã khiến các nhà đầu tư sợ hãi, không dám bỏ tiền đầu tư vào kỹ nghệ này để gia tăng sản xuất dầu xăng. Như vậy tất nhiên vật giá và xăng đã không lên giá quá đáng nếu ông Trump còn làm tổng thống. Sẽ không có chuyện con tầu đang chìm mà thuyền trưởng chỉ biết gân cổ xỉa tay đổ thừa tứ tung vì không biết cách nào cứu con tầu khỏi chìm. 8. Nước Mỹ đã không mắc họa Biden và Kamala Trên đây dĩ nhiên là những tình huống ‘ảo’ không có thật, khiến thiên hạ nhìn vào thực tế, phải ‘buồn năm phút’. Nhưng cái buồn lớn nhất, chính là việc thực tế đã tặng cho dân Mỹ cụ Biden và bà phó Kamala. Nếu như ông Trump còn làm tổng thống thì cái vui lớn nhất của kẻ này, chắc cũng là cái vui chung lớn nhất của đa số dân Mỹ, là đã không phải ngồi trên con tầu đang chìm dưới tay thuyền trưởng Biden và thuyền phó Kamala. Khả năng và tài trí của cặp Biden-Kamala, diễn đàn này đã viết tới hết mực luôn rồi, khỏi cần bàn thêm. Chỉ một chuyện tiếu lâm đáng bàn cho vui để kết thúc bài này. Cuối tuần qua, cụ Biden về Delaware như mỗi cuối tuần trong hơn một năm rưỡi qua, nghỉ ngơi đầu óc 8 bó của cụ. Cụ đạp xe đạp cùng cụ bà để biểu diễn tình trạng sức khỏe như Hercules về già của cụ, chung quanh dĩ nhiên có không biết bao nhiêu cận vệ, phụ tá, y tá, bác sĩ, xe cứu thương,… Bất thình lình, cụ té xe, nhưng lồm cồm ngồi dậy với sự giúp đỡ của cận vệ. Sau đó, Tòa Bạch Ốc giải thích cụ ngừng xe, bước ra khỏi xe đạp nhưng một chân bị kẹt trong bàn đạp nên té. Bác sĩ Tòa Bạch Ốc khám lại và cho biết cụ không bị thương gì, rất may mắn đã không bị bể xương hông hay xương chậu. Vì an nguy của quốc trưởng Mỹ, Diễn Đàn Trái Chiều kêu gọi quý độc giả đóng góp tiền giúp mua cho cụ Biden một xe đạp mới, có đủ hai bánh xe nhỏ hai bên bánh sau, để cụ khỏi té. Việc Biden mới té xe đạp đã khiến cả nước ồn ào bàn tán, người coi như chuyện diễu dở để cùng nhau cười hô hố cả ngày, người coi như đại họa cho nước. Thật ra, là… chuyện cười trong nước mắt. Vài con vẹt cuồng mê Biden đã lên lớp thiên hạ, giảng đạo “Làm sao có "người" lại có thể vui cười khi người khác gặp tai nạn? Sự ghen ghét làm cho đầu óc mờ lụn và khiến cho những kẻ này có suy nghĩ bệnh hoạn,… cư xử vô nhân”. Đọc muốn khóc vì cảm động trước những giọt nước mắt cá sấu của những con vẹt du đãng vô học này. Cho tới khi nghĩ lại. Vấn đề là loài vẹt mắt ty hý nhỏ hơn hột gạo nên không thể nhìn xa hơn đầu mũi, do đó, trong câu chuyện Biden té xe đạp, cũng không thể nhìn xa hơn để thấy ý nghĩa sâu xa và thật sự của ‘tai nạn’ đó. Không thể thấy ‘tai nạn’ đó phản ảnh sức khỏe thể xác và tinh thần của người thuyền trưởng đang chịu trách nhiệm lái con tầu khổng lồ qua đủ loại bão tố lớn đang đe dọa Mỹ. Không thể thấy cụ Biden té xe đạp phản ảnh cảnh cả nước Mỹ đang té nhào xuống hố xã nghĩa. Cái lạ là họ nhìn cụ Biden như bất cứ ông lão bình thường nào khác, mà cố phớt lờ ông này là… tổng thống đại cường lớn nhất thế giới, mà tất cả mọi lời nói, mọi hành động đều có hậu quả tốt xấu lên cả trăm triệu người. Khi chấp nhận cho cả nước với hơn ba trăm triệu người dân không phải gặp một ‘tai nạn’ vớ vẩn mà là gặp đại nạn nhà tan cửa nát vì vật giá lên mây, cướp bóc tràn lan,… vì để ông già lẩm cẩm đó làm thuyền trưởng, đụng hết tảng đá lớn này tới tảng đá lớn khác, để con tầu trực chỉ đáy biển, thì có phải đó mới chính là hành động bệnh hoạn, vô nhân với hơn ba trăm triệu người không? Xin lỗi, nếu phải ‘vô nhân’ với một cụ lẩm cẩm để cứu cả mấy trăm triệu dân, thì đương nhiên tất cả mọi người đều biết phải làm gì. Không ai rảnh hơi hay nhẫn tâm chọc quê một cụ già vấp cầu thang, té xe đạp hay nói nhầm, nói lộn lung tung. Ngay cả kẻ này, xấp xỉ tuổi cụ Biden, gặp những ‘tai nạn’ này là thường. Nhưng không ai có thể chấp nhận một người như vậy nắm quyền sống chết trên cả trăm triệu người, thậm chí trên cả nhân loại, ngoại trừ những người mù quáng vì phe đảng nhất. Tin cụ Biden té xe đạp đã gây xôn xao, báo cả thế giới loan tin, cười trong nước mắt. Cả thế giới bệnh hoạn và vô nhân, chỉ có vài con vẹt tị nạn du côn, vô học, cuồng mê Biden là sáng suốt và nhân ái. --------------- Trên đây là thế giới ảo của Vũ Linh. Thật ra, tôi còn có thể tưởng tượng cả chục chuyện khác, chẳng hạn nếu Trump còn làm tổng thống thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ ra sao, thị trường chứng khoán như thế nào, quan hệ với Nga, Trung Cộng, Iran, Việt Nam,... sẽ tốt hay xấu hơn. Còn nhiều lắm, nhưng coi như bài này tạm đủ rồi. Ai không thích thì khỏi vào, cứ tự do hưởng thụ cuộc sống thực tế với một ông lão lẩm cẩm, lờ mờ làm thuyền trưởng ngồi nhìn tầu chìm; lạm phát tiến dần tới 10% trong khi tiền xăng lấn tới ngưỡng cửa 10 đô; cháu nội, cháu ngoại mê mẩn thủ dâm, đồng tính,… Enjoy! theo Diễn Đàn Trái Chiều

×
×
  • Create New...