Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39428
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. RFA 07.03.2016 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Một viên chức cao cấp của Trung Quốc nói rằng việc ngư dân nước này đánh bắt hải sản ở Biển Đông là bằng chứng xác nhận quyền lợi của Hoa Lục ở khu vực biển mà nhiều quốc gia đang tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh. Hôm nay trong bài phát biểu đọc trước quốc hội, ông La Bảo Minh, bí thứ tỉnh ủy Hải Nam nói rằng từ ngàn xưa quyền lợi ở vùng biển này đã thuộc về Trung Quốc, bằng chứng là ngư dân Hoa Lục hành nghề ở đó cả ngàn năm rồi. Hải Nam là tỉnh quản lý những hòn đảo ở biển Đông mà Trung Quốc nói là có chủ quyền. Trong bài phát biểu, ông bí thư La Minh Bảo cũng cho hay chính quyền địa phương khuyến khích và hỗ trợ cho các ngư dân Trung Quốc hành nghề ở ngay khu vực đang tranh chấp chủ quyền. Bản tin của hãng thông tấn Reuters còn viết rằng chính phủ Trung Quốc trợ giúp phương tiện cho ngư dân của họ đánh bắt xa bờ, tức đi tìm ngư trường mới tại những vùng đảo nằm ở Biển Đông. Trước đây, đã từng có tin nói Trung Quốc đưa tầu hải quân đến giúp ngư dân của họ. Bên lề phiên họp của quốc hội Trung Quốc, tin tức cho hay đoàn đại biểu Hải Nam phân phát những huy hiệu cho mọi người đeo trên ngực áo, in hình hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng tiếng Hoa để xác định chủ quyền các quần đảo này thuộc về Hoa Lục. Trong bản tin đánh đi từ Bắc Kinh, hãng thông tấn Reuters cho hay đoàn đại biểu Hải Nam còn chụp hình những nhà báo nào đeo huy hiệu mà họ phân phát. Cũng cần nói thêm Thị Trưởng thành phố Tam Sa là ông Tiêu Kiệt từ chối trả lời câu hỏi về những hoạt động đang được thực hiện ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Tam Sa là đơn vị hành chính do Trung Quốc thành lập hồi 2012, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời đặt ủy ban nhân dân tại đảo Phú Lâm.
  2. 4 giờ trước Chia sẻ Image copyrightReuters Huấn luyện viên Arsene Wenger nói cơ hội tranh chức vô địch của Arsenal vẫn rộng mở. Huấn luyện viên của Arsenal là Arsene Wenger nói cuộc đua tranh ngôi vô địch giải Ngoại Hạng Anh vẫn rộng mở dù khoảng cách giữa Leicester và Arsenal đã lên đến 8 điểm. Pháo thủ đã để mất 8 điểm trong 3 trận, trong đó có 2 trận thua trước Manchester United và Swansea. Trận hòa 2-2 với Tottenham vào hôm thứ Bảy vừa qua khiến Arsenal vẫn kém đội đứng nhì 3 điểm trong khi giải Ngoại Hạng chỉ còn 9 vòng đấu. “Chúng tôi sẽ không đầu hàng mà vẫn cố gắng đến trận cuối cùng,” Wenger cho biết. “Tôi muốn nhắc mọi người nhớ, Arsenal thắng Leicester cả 2 lượt nên xem như chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy mọi người nên để ý đến những đội khác nữa chứ không chỉ có Arsenal.” 'Giải Ngoại Hạng còn lâu mới kết thúc' Arsenal vẫn thi đấu ở ba giải khác nhau, trong đó có giải FA và giải Champions League, dù cơ hội đi tiếp gần như không còn do đã thúc thủ 2-0 trước Barcelona ngay trên sân nhà. Arsenal sẽ đến làm khách tại Hull vào ngày thứ ba, 8/3/2016 trong lượt đấu lại vòng thứ 5 của giải FA, giải đấu mà họ đã vô địch ở hai mùa trước. Wenger, người đang là huấn luyện viên của Arsenal mùa bóng thứ 20, đang bị chỉ trích nặng nề với phong độ của Pháo thủ trong thời gian gần đây, cho biết ông không cảm thấy bị áp lực. “Tôi đang làm việc của tôi và một ngày nào đó có người sẽ thay thế tôi.” “Tôi sẽ cố gắng hết mình và giữ cho câu lạc bộ ở trong tình trạng tốt nhất có thể để người thay thế tôi có thuận lợi trong việc tiếp quản.” (BBC)
  3. RFIĐăng ngày 07-03-2016 Sửa đổi ngày 07-03-2016 16:40 Cặp vợ chồng tổng thống Nancy và Ronald Reagan trở về Nhà Trắng từ Camp David sau kỳ nghỉ cuối tuần ngày 15/02/1982REUTERS/Mal Langsdon/Files Cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Nancy Reagan đã qua đời hôm 06/03/2016, thọ 94 tuổi. Bà là người được công chúng Mỹ ngưỡng mộ bởi nhiều phẩm chất của một đệ nhất phu nhân mà trong đó cũng có điều ít nhiều gây tranh cãi, nhất là từ khi cùng chồng, Ronald Reagan, tổng thống thứ 40 của nước Mỹ rời Nhà Trắng sau 2 nhiệm kỳ 1981-1989. Dưới con mắt của đa số dân Mỹ Nancy Reagan là một bà góa phụ mẫu mực, dù mang tiếng là người đã gây ảnh hưởng quá nhiều đối với chồng nhưng bà là người bảo vệ hình ảnh, phẩm cách và cả di sản chính trị của ông Reagan cho đến hết đời. Cuộc đời của cặp vợ chồng Reagan là câu chuyện tình của nữ tài tử điện ảnh hạng B với chàng « cao bồi Hollywood » cùng nhau đi đến đỉnh cao danh vọng. Nancy Reagan sinh năm 1921 tại New York, tên khai sinh là Anne-France Robbins, có bố là người bán xe hơi, mẹ là nghệ sĩ. Hai ông bà đã ly dị không lâu sau khi Anne-France ra đời. Năm 1949 bà l tới Hollyood khởi nghiệp diễn viên và đã tham gia diễn xuất trong khoảng hơn chục phim hạng B. Tại đó bà đã gặp chàng diễn viên phim cow-boy Ronald Reagan và kết hôn với ông năm 1952, sau khi Ronald đã ly dị người vợ đầu, nghệ sĩ Jane Wyman. « Cuộc đời tôi thực sự bắt đầu khi lấy chồng », cựu đệ nhất phu nhân Mỹ, người đã có 52 năm chung sống với vị tổng thống thứ 40 của nước Mỹ thổ lộ. Kết quả của mối tình lãng mạn và lâu bền đó là hai người con : Patricia sinh năm 1952 hiện là nghệ sĩ, Ronald junior sinh năm 1958 là nhà báo. Khi Ronald Reagan rời bỏ điện ảnh đầu những năm 1960 để đi theo con đường chính trị và trở thành thống đốc bang California năm 1967, Nancy đã nhanh chóng trở thành phụ tá không chính thức của chồng. Từ năm 1981 đến 1989, thời gian hai vợ chồng nhà Reagan làm chủ nhân Nhà Trắng, Nancy Reagan đã trở thành một trong số 10 phụ nữ được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ và 3 lần dẫn đầu danh sách bình chọn này. Trên cương vị là đệ nhất phu nhân, Nancy Reagan đã tham gia vào nhiều hoạt động từ từ thiện dành cho những cựu binh, người cao tuổi và tàn tật… Hoạt động nổi bật nhất đó là năm 1982 bà phát động chiến dịch bài trừ ma túy và nghiện rượu trong giới trẻ với tên gọi « Hãy nói không- Jusst say no ». Chiến dịch này sau đó vẫn tiếp tục lan rộng sau khi hai ông bà Reagan rời Nhà Trắng. Là người rất quan tâm lo lắng cho chồng. Sau khi ông bị ám sát hụt năm 1981, bà đã thường xuyên tham khảo các thầy bói để tư vấn sắp sếp lịch hoạt động và nơi đến của tổng thống. Thói quen này của bà cũng đã gây không ít chỉ trích. Theo Carl Anthony, một nhà sử học chuyên về các đệ nhất phu nhân của Mỹ, bà Nancy Reagan « là một trong những đệ nhất phu nhân quyền lực nhất lịch sử nước Mỹ từ sau thời kỳ chiến tranh », không phải do ảnh hưởng chính trị ( như trường hợp bà Hillary Clinton) mà là do « ảnh hưởng cá nhân lên hành động của tổng thống ». Nancy Reagan đã từng thường xuyên phản đối tổng thư ký Nhà trắng Donald Regan. Nhân vật này đã bị cách chức do dính vào vụ bê bối bán vũ khí cho Iran để lấy tiền cung cấp cho quân nổi dậy Nicaragua, bị phát giác năm 1986. Trong một cuốn hồi ký phát hành năm 1988, nhân vật này kể lại : « Thực tế mọi sáng kiến và quyết định của vợ chồng Reagan đưa ra trong thời gian tôi tại chức đều đã được duyệt trước bởi một phụ nữ ở tại San Francisco chỉ dựa trên bói toán chiêm tinh ». Nhà báo Maria Puente viết trên tờ USA Today, Nancy trước hết tượng trưng cho « sự quyến rũ của Hollywood xa xưa tại Nhà Trắng ». Hiện thân cho nỗi hoài niệm về một nước Mỹ dưới thời Reagan, uy tín của bà Nancy Reagan trong nhiều nằm qua không ngừng lên. Tuy nhiên trong một thăm dò dư luận gần đây nhất về các đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Nancy Reagan chỉ được xếp hạng 15, cách xa các quý bà Eleanor Roosevelt, Abigail Adams, Jacqueline Kennedy, Dolley Madison và Michelle Obama, 5 đệ nhất phu nhân hàng đầu. Những năm cuối cuộc đời, hai vợ chồng Reagan về sống ở Los Angeles. Ông Reagan bị mắc chứng bệnh Alzeimer từ năm 1994, vì hình ảnh của cựu tổng thống, bà Nacy đã tránh mọi xuất hiện trước công chúng cũng như không gặp lại bạn bè. Phải đến khi ông Reagan qua đời năm 2004 thì mọi người mới biết được ông mắc căn bệnh mất trí. (rfi)
  4. Ảnh minh họa. Nguồn: LeFunny.net Sắp tới ở Việt Nam sẽ có cuộc ĐẠI BẦU CỬ. Nhân dân đã nhiều lần bầu cử theo kiểu áp đặt “Đảng cử dân bầu”. Thế mà đã vài lần có các cuộc bầu cử thật sự dân chủ. Đó là ở các trường Đại học vào thời gian 1989-1993. Xin kể vài cuộc như thế mà tôi biết. 1-Bầu Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1989 Cuộc bầu này xẩy ra lúc tôi còn làm chuyên gia tại Châu Phi, khi về nước mới tìm hiểu. Trước Đại học Bách khoa đã có vài trường đại học dân chủ bầu Hiệu trưởng, nhưng tôi không biết rõ. Tại ĐHBK bầu 2 lần. Lần 1 có 5 ứng cử viên. Mỗi người phải tranh cử bằng cách làm và trình bày một bản đề cương ứng cử (hoặc kế hoạch công tác), phải dự buổi chất vấn, trả lời các câu hỏi của cử tri toàn trường. Lần bầu thứ nhất không có ai đạt quá 50% số phiếu nên chọn ra 2 người có số phiếu cao nhất để bầu vòng 2. Lúc này 2 ứng viên tiến hành vận động tranh cử. Đó là một dịp sinh hoạt dân chủ có thực chất. Kết quả Giáo sư Hoàng Trọng Yêm thắng cử và trở thành Hiệu trưởng. Việc bầu cử Hiệu trưởng ở các Trường đại học vào thời ký ấy là một mẫu mực cho bầu cử dân chủ. 2- Bầu Chủ tịch BCH Công đoàn trường ĐH Xây dựng năm 1988 Đại hội Đảng bộ trước đó đã bầu Phó giáo sư Phùng vào Đảng ủy với cơ cấu sẽ làm Chủ tịch BCH Công đoàn. Điều đó nhiều cán bộ trong trường đã biết. Trong đại hội Công đoàn, đại diện Đảng ủy công khai giới thiệu PGS Phùng. Thế nhưng khi bầu Chủ tịch BCH, có đại biểu đề cử thêm PGS Trần. Kết quả bầu, PGS Trần thắng cử, làm Chủ tich BCH CĐ trong một nhiệm kỳ. Việc này gây nên một tiếng vang trong toàn trường. Đoàn viên công đoàn ĐHXD đã trả lời cho Đảng ủy biết rằng dân chủ không đồng nhất với sự áp đặt. Đảng cử nhưng dân không bầu. PGS Trần sau đó được phong lên thành Giáo sư. Trong nhiệm kỳ do GS Trần làm Chủ tich BCH, Công đoàn trường ĐHXD vẫn hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, nhưng thỉnh thoảng Công đoàn cũng có những hoạt động độc lập. 3-Bầu Hiệu trưởng Đại học Xây dựng năm 1990 Bắt đầu bằng một cuộc ứng cử và đề cử rộng rãi với danh sách trên 20 người, sau đó nhiều người xin rút, còn lại 5 , tôi là 1 trong số đó. Cả 5 người đều gần như là tự ứng cử, không có ai do Đảng cử. Cũng giống như ở ĐH BK, mỗi ứng viên phải làm và trình bày 1 bản đề cương, vận động bầu cử, trả lời các câu hỏi của cử tri trong cuộc họp 1 ngày. Tôi đã bỏ nhiều công sức để làm bản đề cương. Tôi thu thập trên chục bản của các ứng viên Hiệu trưởng của các trường bạn về tham khảo và chỉ học được từ đó rất ít. Các bản đề cương đều tập trung trả lời câu hỏi: Nếu được bầu làm Hiệu trưởng sẽ làm những việc gì. Trong đề cương của tôi cũng có nói đến sẽ làm việc gì, nhưng chú trọng nhiều hơn đến vấn đề sẽ làm như thế nào để phát huy dân chủ và tiềm năng của mọi người.Theo dư luận của bạn bè thì đó là bản đề cương được đánh giá là hay nhất. Tôi gặp GS Hoàng Trọng Yêm để hỏi kinh nghiệm, anh Yêm là bạn học cũ, vừa thắng cử tại ĐHBK. Kết quả bầu vòng 1 GS Nguyễn Văn Chọn thắng cử với 51% số phiếu. Trong 5 ứng viên thì tôi được xếp thấp nhất về học hàm, học vị, tuổi đảng và chức vụ chính quyền (lúc này tôi vừa đi làm chuyên gia ở Châu Phi về, đã thôi chức trưởng bộ môn, chỉ đang là một thầy giáo bình thường), thế mà tôi đạt số phiếu cao thứ 2, chỉ sau anh Chọn. Cuộc bầu cử ở ĐHXD thực sự dân chủ. Trong quá trình vận động tôi và nhiều bạn bè dự đoán là anh Chọn và tôi sẽ có phiếu cao trong lần 1 để vào tranh cử lần 2 như ở ĐHBK, nhưng anh Chọn đã thắng ngay trong vòng đầu. 4-Bầu Chủ nhiệm khoa Xây dựng năm 1991 Chủ nhiệm khoa đương nhiệm lúc đó là PGS Đoàn. Chi bộ Đảng nhất trí giới thiệu anh Đoàn tái cử. Dư luận rộng rãi cho rằng anh Đoàn làm tiếp cũng được và không cần đề cử thêm người khác, để danh sách 1 người cho dễ bầu. Thế nhưng khi đưa ra tập thể tôi đã tự ứng cử. Tôi với anh Đoàn tương đương nhau về tuổi đời, tuổi Đảng, học vị, học hàm và quá trình công tác. Anh Đoàn có ưu thế hơn là đương chức chủ nhiệm và được Đảng cử. Tôi tuy đã từng là trưởng bộ môn nhưng hiện tại chỉ là thầy giáo bình thường. Việc ứng cử trượt chức hiệu trưởng mà không được cử làm phó, không biết là một yếu thế hay lợi thế, chỉ biết rằng trong cả 2 trường hợp tôi không được Đảng cử. Cũng giống như lần bầu hiệu trưởng, lần này 2 người cũng phải tranh cử bằng cách trình bày bản đề cương và trả lời các câu hỏi. Kết quả bầu, tôi thẳng cử với 65% số phiếu. Một lần nữa nhiều người được chứng kiến cảnh Đảng cử nhưng dân không bầu. Lời kết Việc bầu cử dân chủ như thế ở các trường đại học chỉ xẩy ra trong vài năm. Từ 1994 trở về sau, việc bổ nhiệm hiệu trưởng và chủ nhiệm khoa được tiến hành bằng cách “lấy phiếu tín nhiệm”. Cách lấy phiếu như vậy giúp Đảng tránh được hiện tượng Đảng cử nhưng dân không bầu, tuy vậy dân chủ được đến đâu thì cũng khó mà biết được vì theo quy trình do tổ chức đưa ra thì việc kiểm phiếu được thực hiện khá bí mật. Những người đã từng tham dự bầu cử dân chủ thỉnh thoảng lại tiếc cho một một thời đã qua, chưa biết đến bao giờ mới trở lại. Nguyễn Đình Cống (Ba Sàm)
  5. Gs Jonathan London Dạo này càng thấy nền hậu dân chủ của Mỹ (tức American post-democracy) đang rơi vào khủng hoảng. Điều kiện hậu dân chủ ở Mỹ là không mới. Như đã khẳng định trước đây thì dân chủ của Mỹ là nền dân chủ tốt nhất mà tiền có thể mua được. Song, tình trạng đang xấu đi một cách đáng lo. Nó được thể hiện rõ trong cuộc tranh cử cho chúc vụ Tổng Thống đang diễn ra hiện nay. Tranh cử này vừa vớ vẩn vừa buồn. Nó phản ánh quá nhiều vấn đề trong chính trường của Mỹ mà sẽ được đề đề cập ở đây. Ở một bên có một kẻ mị dân, một kẻ phân biệt chủng tộc chả biết cái gì. Ông này có nhiều quan điểm hết sức xấu và nguy hiểm cho cả Mỹ lẫn nhân loại. Ông Ted Cruz cũng vậy. Ở bên kia có Bà Hillary R. Clinton (HRC), một người mà thế mạnh lớn nhất hiện này chắc chắn là bà không phải là D. Trump. Lý do tôi không nhiệt tình về Bà Clinton là vì bà ấy cùng với phái ‘dân chủ mới’ ở hết trong túi của những tập đoàn ngân hàng lớn. Cũng có những lý do khác, chẳng hạn như sự vô trách nhiệm khi đang làm chức Bộ Trưởng Ngoại Giao. Sao mà trong một xã hội 300 triệu dân không thiếu người có tài mà ta lại chỉ có lựa chọn như này. Vì trên thực tế việc có lựa chọn này chỉ phản ảnh những điểm xấu nhất của điều kiện hậu dân chủ của Mỹ: sự ảnh hưởng quá đáng của tiền bạc. Nó không chỉ ăn cướp nền dân chủ của Mỹ mà hạ thấp liên tục chất lượng của sự đàm luận chính trị trong nước qua nhiều thập kỷ. Là một người không hề ảo tưởng về những hạn chế của dân chủ của Mỹ, tôi thực sự đang lo về tương lai chính trị của đất nước mình. Trong khi đó, ở Việt Nam, tranh cãi về quy trình đề cử cho Quốc Hội đang nêu rõ những câu hỏi lớn về ý nghĩa của dân chủ ở Việt Nam. Ở đây sẽ không bàn nhiều, mà chỉ xin chia sẻ một ý: Ai mà cho rằng việc tự đề cử là hành động chống đối thì không nên nói từ dân chủ nữa. Xem toàn cảnh tôi thấy càng sớm cả nước Việt Nam ôm lấy tình thành dân chủ đa nguyên (chọn khuôn khổ nào là việc của Việt Nam), càng sớm đất nước sẽ phát triển một cách mạnh, công bằng, và văn minh. Làm thế là cách duy nhất mà có thể bàn các vấn đề của đất nước một cách xây dựng, minh bạch, công khai. Đừng ảo tưởng về dân chủ của Mỹ. Đừng ảo tưởng về dân chủ ở Việt Nam. Mỹ có những thể chế dân chủ nhưng nó hỏng. Việt Nam chưa có những thể chế dân chủ nhưng nói ‘dân chủ’ đã thành một thời chăng? Ở bất cứ nước nào, một cơ chế dân chủ đúng nghĩa yêu cầu người dân có tiếng nói. Mất cái đó, mất dân chủ luôn. Thế thôi. Jonathan London (Blog Xin Lỗi Ông)
  6. Mặc dù trong việc “xác nhận lý lịch công dân”, UBND phường chỉ có mỗi chức năng (và khả năng) xác nhận chữ ký và địa chỉ nơi cư trú của công dân, song trên thực tế, các cán bộ phường thường hay tưởng mình có thẩm quyền rộng hơn thế. Bà Trần Thị Tố Nga, Phó Chủ tịch UBND phường Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), mới đây đã hồn nhiên “bổ sung” vào bản xác nhận lý lịch cho ứng cử viên ĐBQH Nguyễn Đình Hà như sau: “Ông Nguyễn Đình Hà năm 2008 tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam; đã từng được thành viên của Đảng Việt Tân ở hải ngoại tiếp đón, tham gia phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ; dự hội thảo hướng tới nền báo chí độc lập tại Việt Nam... Là công dân không gương mẫu”. Chẳng ngờ bà Nga gặp phải ông Hà là cử nhân luật và cũng là người có thâm niên hoạt động xã hội (hay theo cách gọi của công an và dư luận viên là có thâm niên “phản động”), nên bà bị ông Hà “dũa” lại như sau: - Nội dung trong phần “Bổ sung phần xác nhận” kể trên không thuộc thẩm quyền xác nhận của UBND cấp xã / phường được quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/04/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và Công tác Tư pháp của UBND cấp xã” và Chỉ thị số 1520/HTQTCT-CT ngày 20/03/2014 của Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp ban hành hướng dẫn xác nhận sơ yếu lý lịch. - Thông tin trong phần nội dung đó không thuộc loại thông tin, dữ liệu mà UBND cấp xã / phường thu thập, lưu trữ, quản lý, sử dụng. Vậy, ai, cơ quan/ đơn vị nào cung cấp thông tin này cho bà Nga? - Bà hay bất cứ quan chức địa phương nào đều không có quyền xác nhận / phán xét một công dân là “không gương mẫu” (trong khi tôi không có tiền án, tiền sự, không có điều tiếng tại địa phương và được sự yêu quý của hàng xóm, khu phố). - Chi tiết “đã từng được thành viên của Đảng Việt Tân ở hải ngoại tiếp đón, tham gia phiên điều trần tại Hạ viện Mỹ; dự hội thảo hướng tới nền báo chí độc lập tại Việt Nam” hoàn toàn không vi phạm pháp luật Việt Nam. Chi tiết này thể hiện thái độ tiêu cực với quyền tự do báo chí của công dân theo Hiến pháp, xa hơn là đối với quan hệ bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ đang ngày càng gắn kết. - Chi tiết “năm 2008 tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam” không vi phạm pháp luật Việt Nam và bà không có tài liệu, chứng cứ chứng minh được tư cách thành viên Đảng Dân chủ Việt Nam của tôi. v.v. Bà Trần Thị Tố Nga kết luận ông Nguyễn Đình Hà là công dân không gương mẫu. Đáp lại, bà bị ông Hà kết luận: “Việc bà xác nhận như vậy là hoàn toàn trái pháp luật, thể hiện sự lạm quyền và không chính xác trong vận dụng pháp luật”. * * * Thật lạ. Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng” thì tại sao chính quyền lại xem việc một người là thành viên của đảng Dân chủ, tham gia hoạt động của đảng Việt Tân (nếu có) là khiến người đó trở thành “công dân không gương mẫu”? Ngoài ra, ông Nguyễn Đình Hà nói đúng nhưng vẫn thiếu một điểm, và ông không đề cập đến là may cho bà Phó Chủ tịch. Ấy là: Trong phần “bổ sung phần xác nhận lý lịch”, bà Trần Thị Tố Nga, với tư cách Phó Chủ tịch UBND phường Lý Thái Tổ, đã gọi tên đảng Việt Tân và đảng Dân chủ, thậm chí còn viết hoa ba từ: Đảng Việt Tân. Đó là hành động công nhận sự tồn tại và hoạt động của Việt Tân với tư cách một đảng chính trị, trong khi lâu nay, an ninh và tuyên giáo đảng Cộng sản vẫn nhất định gắn nhãn cho Việt Tân là “tổ chức khủng bố”. Đương nhiên, vì thiếu hiểu biết, vị cán bộ phường cũng đã công nhận luôn cả đảng Dân chủ, và thừa nhận rằng việc công dân Việt Nam tham gia bất kỳ đảng phái chính trị nào, ngoài đảng Cộng sản, đều là “không gương mẫu”. Đoan Trang (Blog Đoan Trang)
  7. Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến tại hội trường Thú vị, sau chục ngày ác chiến, nghi vấn có một vụ nổ súng với hai nghi can bị tóm, cuối cùng Bí thư tỉnh ủy Thanh Hoá lộ mặt để họp với ngư dân. Một kết luận được nêu ra theo đó ông Chiến nhận lỗi với người dân vì chậm trễ gặp mặt. Nói cho đúng thì những ngày qua ông ta nấp sau cánh cửa quan sát hướng gió. Khi thấy gió đã xoay chiều ông buộc phải thò ra :http://vietnamnet.vn/…/bi-thu-thanh-hoa-nhan-loi-voi-ngu-da… Phần ngư dân Thanh Hoá, có lẽ họ giành phần thắng cho mục đích bảo tồn bến cá. Thắng lợi này sẽ thúc đẩy sự hung hãn của họ về bất cứ một kế hoạch nào có thể làm suy chuyển bến cá trong tương lai. Nó có thể bảo tồn sinh kế của họ như đã từng trong 1000 năm qua. Nhưng sau hàng nghìn năm cuộc sống của họ đã thay đổi khá lên như thế nào? Cái bến cá ấy vẫn chỉ có thể khiến họ lam lũ với cái thúng, thuyền mành và lưới mảng, và còn gì khác hơn??? Có thể nói ngắn gọn thế này, Tỉnh ủy Thanh Hoá vừa bước qua một lối hành xử ngu như lợn để đến một quyết định ngu như lợn khác. Quyết định mang màu sắc dân tuý này chỉ thể hiện sự ngu muội của quan lẫn dân. Nói cách khác, tầm nhìn kỹ trị của Thanh Hoá rất ngắn, đúng hơn là chẳng có tầm nhìn gì. Các dự án được vẽ ra để ăn chia, khi vấp phải phản ứng của người dân chịu ảnh hưởng, thay vì tìm một lối thoát bền vững và đặt mục tiêu phát triển lên tối cao, để tạo sự chuyển biến lâu dài về kinh tế xã hội cho địa phương, đám quan chức này chỉ đơn giản là lùi bước. Đây không phải là cai trị để phát triển, mà là cai trị để ăn hút và bảo tồn ghế ngồi khi có căng thẳng. Tâm không sáng thì không có dũng khí cho các quyết định lớn. Dù sao thì cũng xin chúc mừng bà con ngư dân Thanh Hoá, và xin chia buồn với các quan chức tỉnh nhà. Thời gian tới, việc cai trị của các vị sẽ ngày càng xương xẩu hơn. Đây có lẽ là điều vừa tốt vừa xấu cho tương lai Thanh Hoá và có thể là nhiều vùng khác nữa khi câu chuyện được nhân rộng và được học theo. Tính hai mặt của một đồng xu được minh họa rất rõ trong tình huống này. Lãng (FB Lãng)
  8. Lời giới thiệu : Mặc dù cai quản đất nước bằng một chế độ độc tài toàn trị, nhưng suốt 70 năm qua các bản hiến pháp được nhà nước cộng sản Việt Nam đưa ra thực thi đều phải ghi nhận một số quyền của người dân như quyền biểu tình. Để hội nhập quốc tế cũng như trước sức ép đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng cũng đã phải hứa sớm đưa ra Luật Biểu tình trong nhiệm kỳ cuối của mình. Nhưng lời hứa đó cũng như nhiều lời hứa khác của ông đã không thành sự thật. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại thất hứa. Luật Biểu tình đã không được thông qua trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra vào tháng 3 này. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã phải lên tiếng nhận xét, đây là một việc làm thiếu nghiêm túc của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi đó Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, môt tổ chức xã hội dân sự đã sớm đươc ra dự Luật Biểu tình và lấy ý kiến rộng rãi trên mạng xã hội. Dự luật Biểu tình đó cũng đã được gửi đến các cơ quan có thầm quyền như Quốc hội, Chính phủ, đã lâu nhưng không một lời hồi âm. Nhân sự kiện chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không hoàn tất soạn thảo dự Luật Biểu tình trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tich Hội Nhà báo độc lập Việt Nam có cuộc hội luận với nhà báo Trần Quang Thành. Trong cuộc hội luận nhà báo Phạm Chí Dũng nói: “Tôi thách bất kỳ ai chứng minh chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thúc đẩy dân chủ” Trần Quang Thành : Xin chào nhà báo Phạm Chí Dũng. Phạm Chí Dũng : Vâng. Xin chào anh Trần Quang Thành và quí thính giả. TQT : Nhà báo Phạm Chí Dũng và Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã từng soạn thảo Luật Biểu tình và đã từng công khai đưa lên lấy ý kiến dư luận. Ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng ủng hộ phải có Luật Biểu tình và ông là người hăng hái nhất lúc đầu. Nhưng hiện nay vào cuối nhiệm kỳ khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội không cho lùi thêm nữa thì chính ông Nguyễn Tấn Dũng lại là người nói chưa soạn thảo xong, chưa chuẩn bị xong nên ông dứt khoát không đưa trình Quốc hội trong kỳ họp cuối cùng của khóa XIII. Tại sao lại như vậy nhà báo Phạm Chí Dũng? PCD: Tôi nghĩ có lẽ đây là một bài học đắt giá, một bài học xương tủy cho những người còn mơ màng về ông Nguyễn Tấn Dũng; cho một số trí thức ở trong nước và kể cả một số ít trí thức ở hải ngoại, những người còn mơ hồ ông Nguyễn Tấn Dũng là người ủng hộ dân chủ, là người “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” như Thông điệp năm 2014 của ông đã nêu, và về việc ông là người “thoát Trung mạnh mẽ”. Có một điều là chưa bao giờ ông Nguyễn Tấn Dũng thể hiện một cách triệt để và có hiệu quả đối với việc ủng hộ Luật Biểu tình, mặc dù tháng 11/2011 ông Nguyễn Tấn Dũng là người lãnh đạo cao cấp đầu tiên ra trước Quốc hội đề nghị cần có Luật Biểu tình. Chỉ có vài từ như vậy thôi mà báo chí ồn ào và lúc đó uy tín của ông Nguyễn Tấn Dũng tăng vọt. Lúc đó người ta hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng là một người đổi mới (lúc đó chưa có cụm từ “cải cách thể chế” như hiện nay). Đơn thuần chỉ có từ “đổi mới”. Từ sau năm 2011, năm nào ông Nguyễn Tấn Dũng cũng nhắc đến Luật Biểu tình, nhưng có một điều là ông ta đã không làm gì để thúc đẩy tiến trình soạn thảo Luật Biểu tình. Mặc dù năm 2011 Chính phủ đã chính thức giao cho Bộ Công an là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Biểu tình kết hợp với một số bộ, ngành khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc… Nhưng suốt gần 5 năm qua, dự thảo Luật Biểu tình vẫn giậm chân tại chỗ và năm nào cũng bị trì hoãn. Riêng năm 2015 đã bị trì hoãn 2 lần vào tháng 3 và tháng 12 đều do tác nhân là Bộ Công an trì hoãn đưa ra nhiều lý do trì hoãn, trong đó có lý do như là chưa thống nhất giữa các bộ, ngành hay là “còn phức tạp lắm”. Đến tháng 2/2016 xuất thêm một tác nhân nữa trì hoãn Luật Biểu tình đó là Bộ Tư pháp cũng với lý do là chưa có sự thống nhất giữa các bộ, các ngành. Cũng lúc đó xuất hiện thêm một tác nhân nữa là Bộ Quốc phòng. Nếu không có sự tiết lộ của một cán bộ cấp cao của Quốc hội thì có lẽ người ta không bao giờ biết được Bộ Quốc phòng có một quan điểm trì hoãn Luật Biểu tình và do đó là phản ứng lại hoạt động biểu tình chống Trung Quốc. Bộ Quốc phòng, trong văn bản trả lời Quốc hội đề nghị lùi Luật Biểu tình, đã trả lời rằng Luật Biểu tình là một khái niệm có liên quan đến đổi mới chính trị. Tôi để ý rất sâu đậm vào cụm từ đổi mới chính trị. Bởi vì từ trước đến giờ đổi mới chính trị vẫn được coi là một vấn đề rất nhạy cảm, bằng cách nào đó vẫn có thể bị suy diễn là đi chệch phương hướng chỉ đạo đường lối của Đảng và Nhà nước. Cho nên nói “đổi mới chính trị” thì rất dễ bị quy chụp là người hữu khuynh, là người rất dễ có quan điểm gần gũi với các “thế lực thù địch”. Khi Bộ Quốc phòng đưa ra lý do đổi mới chính trị như vậy, đồng thời đưa ra lý do chỉ có thể bảo đảm an ninh, quốc phòng sau đó mới có Luật Biểu tình, có nghĩa là Bộ Quốc phòng cố ý muốn trì hoãn Luật Biểu tình, trong đó có động thái biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam. Như vậy có thể nhìn ra một chuỗi mắt xích, dây rợ liên quan giữa các bộ ngành như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp kéo lên đến chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng để có quan điểm thống nhất chưa thể ban hành Luật Biểu tình. Hay nói cách khác, như một số quan chức đã từng tuyên bố rằng Luật Biểu tình ở Việt Nam chỉ có thể ban hành sau năm 2020 chứ không phải là hiện nay! Như chúng ta đã biết, đây là một quyền dân đã bị kéo dài nhiều năm lắm rồi. Trong Hiến pháp năm 1946 đã nói về Luật Biểu tình. Trong suốt hơn 70 năm cầm quyền của đảng Cộng sản đã luôn luôn nói về Luật Biểu tình nhưng không bao giờ ban bố cái quyền dân cấp thiết đến như vậy. Nếu tính từ Hiến pháp năm 1992 trở lại đây, có thể nói Luật Biểu tình đã bị trễ hẹn đến 1/4 thế kỷ. Trong khi đó biểu tình thể hiện yêu cầu chính đáng của người dân Việt Nam, một yêu cầu bức thiết của người dân Việt Nam bởi vì liên quan đến nhiều thành phần. Nếu như cách đây vài chục năm số thành phần đó còn ít, đến nay đã có đến hàng triệu dân oan, hàng trăm ngàn nạn nhân môi trường, và gần đây nhất chúng ta thấy tiểu thương như ở chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội. Đó là những yêu cầu biểu hiện chính đáng của người dân. Dù chưa có Luật Biểu tình thì suốt từ năm 2005 đến nay, đã hơn 10 năm qua biểu tình và đình công của công nhân, của tiểu thương, của các nạn nhân môi trường, dân oan đất đai vẫn rầm rộ trên khắp các miền đất nước Việt Nam. Chính điều đó làm cho nhà nước biết rằng rằng nhà nước phải giải quyết nhu cầu biểu tình. Vậy tại sao chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng lại không đáp ứng được điều đó? Tôi cho rằng đây là một bước thụt lùi nghiêm trọng đối với dân chủ nói chung và thụt lùi nói riêng đối với ông Nguyễn Tấn Dũng đối với cái gọi là “uy tín cá nhân” của ông trong những ngày cuối cùng ông cầm quyền ở Việt Nam. Đáng lẽ ra một người như Nguyễn Tấn Dũng đã phát ra một thông điệp trong đó có cụm từ “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” (Thông điệp 2014) thì ông phải biết vận dụng điều đó, và nếu cho là mị dân đi nữa thì ông cũng phải làm ít điều gì đó dân chủ, cho dân chủ trong đó có Luật Biểu tình. Nhưng rất tiếc là ông đã không tận dụng hoặc không lợi dụng được điều đó. Đó là một trong những nguyên do làm cho ông thất bại và phải rời khỏi Bộ Chính trị Đại hội XII của đảng cầm quyền tháng 1/2016. Cũng rất tiếc trong những ngày còn lại đó, có người nói thay vì ông Nguyễn Tấn Dũng để lại một chút gì dân chủ cho người dân thì ông lại đảo ngược xu thế đó. Và ông đã làm điều phi dân chủ. Như vậy ông đã không để lại được cái gì trong lòng dân chúng nếu không muốn nói là ngược lại. TQT: Ông Nguyễn Tấn Dũng là người luôn nêu nhiều vấn đề mang lại sự quan tâm của rất nhiều người, trong dư luận cũng như trong người dân. Ông từng nêu lên phải kiện Trung Quốc; ông từng nêu lên phải cải cách thể chế ; ông từng nêu lên phải tự do internet, tự do thông tin cho dân; ông từng nêu lên vấn đề Luật Biểu tình. Nhưng tại sao những lời nói của ông lại không được thể hiện bằng hành động cụ thể, thưa nhà báo Phạm Chí Dũng? PCD: Chúng ta, người dân Việt Nam hãy nhìn vào hành động của ông Nguyễn Tấn Dũng chứ không chỉ nghe lời nói của ông Nguyễn Tấn Dũng. Nói một cách khác là hãy nhìn vào ông Nguyễn Tấn Dũng làm như thế nào, chứ không chỉ nghe ông Nguyễn Tấn Dũng nói ba hoa. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nói về vấn đề dân chủ, khi nói về Luật Biểu tình, khi nói về cải cách thể chế, về tự do internet hay là “chúng ta không thể ngăn cấm facebook đâu, không thể ngăn cấm các mạng xã hội đâu các đồng chí ạ?!”, hãy nhìn vào bộ sậu của ông, các cơ quan của ông – họ đã làm cái gì để thúc đẩy những điều đó? Không, họ không làm gì cả. Tôi thách bất kỳ ai ở Việt Nam cũng như ở hải ngoại có thể chứng minh được một hành động dù chỉ nhỏ nhoi của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã làm để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền trong suốt những năm vừa qua. TQT: Thế tại sao có những người ca ngợi ông ấy là con người cải cách, con người cấp tiến? PCD: Có hai thành phần: – Một thành phần là những dư luận truyền thông mà chúng tôi hiểu đó là những người ủng hộ của ông Nguyễn Tấn Dũng. Họ đã tập hợp lại thành một nhóm và nhóm này lại biết sử dụng truyền thông một cách triệt để và hiệu quả hơn hẳn nhóm của ông Nguyễn Phú Trọng và thậm chí hơn cả nhóm của ông Trương Tấn Sang. – Thành phần thứ hai, tôi nghĩ ở Việt Nam luôn luôn có. Đó là những người nào đó, nói một cách mô phỏng là tâm lý “khát nước giữa sa mạc”. Họ đa số là những người lớn tuổi. Tôi đã gặp những người lớn tuổi đó và họ nói thành thật với tôi rằng họ già rồi, họ không còn bao nhiêu thời gian nữa và họ quá sốt ruột trước hiện tình quá ngổn ngang của đất nước. Họ chỉ mong có một bàn tay có bản lĩnh cầm trịch để có thể xoay chuyển được tình hình đất nước. Họ quá mong đợi vào một Gooc-ba-chốp, thậm chí quá mong đợi vào một Putin của Việt Nam. Vì thế họ quan niệm là trong những cái dở phải chọn cái nào ít dở hơn, và họ nghĩ là Nguyễn Tấn Dũng là người ít dở hơn. Họ nghĩ rằng Nguyễn Tấn Dũng là người tham nhũng nhưng ông ta vẫn là người có thể đổi mới, có thể giải tán được đảng Cộng sản. Họ nói thẳng với tôi rằng họ quá lớn tuổi, họ không còn bao nhiêu thời gian, thành thử họ buộc phải lựa chọn. Và từ thái độ buộc phải lựa chọn ấy, nếu không là ủng hộ thì cũng là nghiêng về một ai đó trong Nguyễn Phú Trọng hoặc Nguyễn Tấn Dũng. Có người nói với tôi đó là “tâm lý khát nước giữa sa mạc”. Họ như những người đi lang thang giữa sa mạc khô hạn, nóng gắt không có một giọt nước, để khi họ thấy một cái giếng thì họ rất mừng, mặc dù không biết ở dưới giếng đó có nước hay không. Tôi cho rằng có thể thông cảm được với tâm lý đó, nhưng chỉ thông cảm trong một chừng mực nào đó thôi. Vì nếu cảm thông hoàn toàn với tâm lý đó thì có khi lại dẫn tới một sự sai lầm. Đó không chỉ là một sự sai lầm theo nghĩa lựa chọn cá nhân mà nó là cả một sự sai lầm trong vấn đề lựa chọn một thể chế, và là sai lầm cho cả một thế hệ, có thể dẫn dân tộc Việt Nam đến một sai lầm khủng khiếp. Lúc này, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng không còn là Ủy viên Bộ Chính trị và nhất là sau khi được biết ông là người chỉ đạo ngưng lùi Luật Biểu tình thì đã có một số người trước đây ủng hộ ông đã nhìn nhận ông khác và thậm chí khác hẳn. Họ không thấy Nguyễn Tấn Dũng như một cơ may cho dân chủ. Không còn rơi rớt một cơ may nào dân chủ nữa. Họ đang phản ứng với ông và thậm chí phản ứng rất mạnh mẽ. Ông Nguyễn Sinh Hùng đang có một sự thay đổi thầm kín tự thân? TQT : Luật Biểu tình là một yêu cầu chính đáng của người dân; biểu tình là một yêu cầu chính đáng của người dân. Trong suốt 70 năm qua hiến pháp nào của nhà nước cộng sản cũng nêu lên điều đó. Nhưng tại sao họ lại sợ Luật Biểu tình đến thế? Như ông Nguyễn Tấn Dũng một người được gọi là cấp tiến, là dân chủ cũng lùi lại yêu cầu chính đáng đó của người dân, thưa nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng? PCD : Đó là tâm lý cai trị độc trị ở Việt Nam. Cai trị một cách độc đoán được gọi là độc trị hay toàn trị. Quản không được thì cấm. Quản không được thì rất sợ. Họ chỉ có thể áp đặt một cách thành công thì họ mới bớt sợ. Nhưng khi biểu tình của người dân đã dâng cao, đặc biệt dân oan đất đai, thì họ rất sợ. Họ sợ Luật Biểu tình vô hình trung sẽ hợp thức hóa làn sóng biểu tình của bà con dân oan đất đai. Cho nên họ cố kéo dài, cố gắng trì hoãn, thậm chí vùi dập Luật Biểu tình không cho ra. Tôi cho đó cũng là một lý do hoàn toàn dễ hiểu: họ yếu nên họ mới sợ. TQT : Có một điều rõ ràng mà người dân thấy và ai cũng thấy. Người ta nói là có 3 cơ quan : Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp. Nhưng mà là một cơ quan lập pháp Quốc hội, đại biểu Quốc hội hình như chưa thảo ra một luật nào mà hoàn toàn ỷ lại vào chính phủ soạn thảo luật rồi lại hướng dẫn thi hành luật. Tại sao lại có tình trạng như vậy thưa nhà báo Phạm Chí Dũng? PCD : “Cương lĩnh Đảng quan trọng hơn Hiến pháp” – như ông Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo. Tình trạng từ trước đến nay gần như là đảng cầm tay chỉ việc Quốc hội. Quốc hội chỉ là một cơ quan bù nhìn mà thôi, mặc dù về bản chất Quốc hội là một cơ quan độc lập có quyền hạn giám sát, kể cả giám sát Đảng. Tôi thấy có rất nhiều bằng chứng cho thấy Quốc hội đã không làm tròn trách nhiệm của mình. Có nhiều lý do, nhưng nguyên nhân sâu xa là Quốc hội chưa thể hiện nổi vai trò của một cơ quan độc lập. Cho nên thời gian sắp tới Quốc hội muốn tỏ ra vì dân hơn, gần dân hơn thì tất nhiên cơ quan này phải có những động thái thay đổi. Có một điều tôi hơi ngạc nhiên là ông Nguyễn Sinh Hùng, trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng Hai vừa qua, lần đầu tiên ông đã lên tiếng chỉ trích thái độ thiếu nghiêm túc của chính phủ khi trì hoãn Luật Biểu tình. Trước đây chưa thấy biểu thị thái độ của ông Nguyễn Sinh Hùng nghiêm túc và gay gắt đến như thế. Tôi cho rằng cũng có tâm lý khi những người gần hết chức, hết quyền họ có thể nói ra thôi. Nhưng đó chỉ là một lý do. Tôi cho rằng có một khả năng ông Nguyễn Sinh Hùng đã có một sự thay đổi tự thân – sự thay đổi rất thầm kín. Ông ta muốn để lại một dấu ấn nào đó về giai đoạn cuối đời làm việc của ông ta đối với người dân Việt Nam. Tất nhiên ông ta cũng muốn hậu sự của ông ta được mãn nguyện mà không bị bôi xấu. Thành thử là gần như ông Nguyễn Sinh Hùng đã có một sự thay đổi trong vòng một năm rưỡi vừa qua. Có thể nói, ông là một trong những quan chức cao cấp có những lời ăn tiếng nói tương đối mạnh mẽ nhất. Tôi cho đó dù sao cũng là một dấu hiệu thay đổi có hướng tích cực, mặc dù động cơ của ông Nguyễn Sinh Hùng có thể chỉ là mị dân. Ở Việt Nam không có cái gì thay đổi nhanh chóng. Còn ông Nguyễn Tấn Dũng, từ một con người được coi là dân chủ trong mắt một số người dân và trí thức, lại trở thành một người bảo thủ già cỗi, tôi cho đó là một sự bế tắc. Không chỉ bế tắc về chính trị, về dân chủ mà cả bế tắc về dân sinh và cuối cùng có lẽ là bế tắc toàn cục đối với ông Nguyễn Tấn Dũng. Quốc hội phải chứng tỏ được rằng họ tự đi bằng đôi chân của mình TQT : Trở lại Luật Biểu tình. Hội nhà báo độc lập Việt Nam nhẽ ra phải đưa ra khuyến nghị một cái luật về tự do báo chí hay là Luật Báo chí mới, nhưng đã tạm gác lại quyền lợi thiết thân nhất của tổ chức mình, của các nhà báo để làm một việc vì dân, vì nước – đó là đưa ra Luật Biểu tình. Và Luật Biểu tình do Hội Nhà báo độc lập đưa ra đã được sự đồng tình và ủng hộ của dư luận xã hội nhất là dư luận trên các mạng xã hội. Ông đánh giá sao về Luật Biểu tình mà Hội Nhà báo độc lập đưa ra và hiện nay thái độ của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đối với luật này như thế nào? PCD : Cuối năm 2014, sau 5 tháng thành lập Hội Nhà báo độc lập, chúng tôi có ngồi lại bàn với nhau. Một trong những cải cách thể chế ở Việt Nam là cải cách làm luật. Một trong những liên quan đến cải cách làm luật là xã hội dân sự, vấn đề nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam và Luật Biểu tình. Tất nhiên có thể bàn đến luật tương đối sát sườn, phù hợp với chuyên môn của Hội nhà báo độc lập là Luật Tự do báo chí. Thế nhưng biểu tình là quyền gần gũi, sát sườn nhất ở Việt Nam, còn hơn cả Luật Lập hội nữa.. Có một số luật chúng tôi đã bàn: Thứ nhất Luật Biểu tình ; thứ hai Luật Lập hội ; thứ ba Luật Tự do báo chí ; thứ tư là Luật Tiếp cận thông tin ; thứ năm là Luật Xã hội dân sự. Cuối cùng chúng tôi chọn Luật Biểu tình là luật bức xúc nhất, sát sườn nhất và có thể nói là nó tác động ngay đến đời sống của dân. Chúng tôi đã tiến hành soạn thảo dự thảo 4 lần Luật Biểu tình đưa lên mạng xã hội góp ý kiến và sau đó hoàn chỉnh Luật Biểu tình theo quan điểm của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và đã gửi cho một số cơ quan liên quan như Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp. Nhưng rất tiếc từ đầu năm 2015 đến nay không có bất kỳ sự hồi âm nào. Nhưng Hội Nhà báo độc lập Việt Nam không lấy đó làm ngạc nhiên vì đó là thói quen thường trực của các cơ quan nhà nước này. Chúng tôi chỉ muốn nói là xã hội dân sự quan tâm đến vấn đề này. Chúng tôi muốn đóng góp như một ý kiến tham khảo khi Quốc hội soạn thảo Luật Biểu tình. Chúng tôi nhấn mạnh là Quốc hội soạn thảo Luật Biểu tình chứ không phải là Bộ Công an soạn thảo Luật Biểu tình thì có thể tham khảo ý kiến của Hội Nhà báo độc lập như là một tổ chức xã hội dân sự. Tất nhiên sự tham khảo ý kiến đó là với quan điểm của người dân chứ không phải là áp đặt người dân. Chúng tôi hy vọng với xu thế không thể thoái thác trách nhiệm và xu thế của ngày càng dâng cao áp lực của đời sống, áp lực của nhân dân, có lẽ năm 2016 vào một thời điểm mà Quốc hội sẽ cần phải chứng tỏ được rằng họ tự đi bằng đôi chân của mình. Họ không phải là một mái đầu ngoan ngoãn nói gì nghe đó, nói gì làm đó và họ cũng phải đáp ứng được một số tối thiểu quyền dân. Đó là luật để cho người dân biểu thị thái độ của mình trên đường phố. Lúc đó có thể bản văn dự thảo Luật Biểu tình của Hội Nhà báo độc lập sẽ được Quốc hội “để mắt” tới. Chúng tôi cho rằng đó là một điều đương nhiên. Đó là một việc Quốc hội phải lắng nghe. TQT : Hy vọng mong muốn của Hội Nhà báo độc lập, của Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng sẽ trở thành hiện thực khi Quốc hội khóa XIV bước vào nhiệm kỳ của mình. Mong Hội Nhà báo độc lập tiếp tục tiếng nói của mình góp phần cho Luật Biểu tình sớm ra đời, làm cơ sở cho mọi người thực thi quyền của mình như qui định trong Hiến pháp. Xin cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng. PCD : Tôi cũng mong như vậy. Xin cảm ơn anh Trần Quang Thành. (Ba Sàm)
  9. Phạm Chí Dũng “Trả lời phỏng vấn các đài RFA, VOA, BBC... là trả lời giặc” Dù không khí “mở miệng” trong nước có đỡ bị bóp nghẹt so với những năm trước, trong vài năm gần đây đài RFA vẫn chỉ tiếp cận được những quan chức phần nào đại diện cho lực lượng vũ trang nhưng đã nghỉ hưu như Thiếu Tướng Lê Văn Cương - nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, Bộ Công An, và Thiếu Tướng Lê Mã Lương - nguyên giám đốc Bảo Tàng Quân Sự Việt Nam. Nhưng chỉ ba tuần sau Đại Hội 12 của đảng cầm quyền, một quan chức cao cấp còn đang làm việc của đảng là Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, đã toát lộ một biểu cảm chưa từng có tiền lệ: Trả lời phỏng vấn đài RFA. Một tín hiệu mới? Dù gì chăng nữa, cuộc trả lời phỏng vấn trên vẫn là một hiện tượng “chuyển hóa tư tưởng” rất đáng phân tích. Từ nhiều năm qua, trong số các đài Việt ngữ quốc tế, RFA luôn bị bị xem là “đài địch” đầu bảng. Không hiếm việc những tờ báo đảng sắt son nhất với sự nghiệp “bảo vệ thành quả cách mạng” như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân... đã nhiều lần lôi tên RFA như một kẻ tử thù và mạt sát không thương tiếc. Trong một lần bắt giữ trái phép rồi hỏi cung nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng vào giữa năm 2015, cơ quan an ninh điều tra - công an ở Sài Gòn - còn khẳng khái tuyên bố: “Trả lời phỏng vấn các đài RFA, VOA, BBC... là trả lời giặc.” Nhưng không những trả lời “giặc,” dường như Phó Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Vũ Ngọc Hoàng còn không né tránh những câu hỏi nhạy cảm của RFA. Khi được hỏi, “Đảng đã đề cập rất nhiều đến chuyện kiểm soát quyền lực, một bộ trưởng đề cập thẳng ở đại hội chuyện độc lập giữa ba nhánh chính của nhà nước. Vậy cụ thể sẽ có gì mới trong việc kiểm soát quyền lực sắp tới?”, ông Vũ Ngọc Hoàng trả lời: “Kiểm soát quyền lực là việc nhất thiết phải làm. Đại hội 12 vừa rồi đã khẳng định như vậy. Trong đó, theo tôi nghĩ, cần thiết và quan trong hàng đầu là việc phân quyền giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cho hợp lý nhằm bảo đảm độc lập tương đối và thực hiện kiểm soát quyền lực lẫn nhau để hạn chế tối đa các sai sót hoặc sớm phát hiện và sớm điều chỉnh khi có sai, bảo đảm sử dụng quyền lực đúng quyền hạn và đúng mục đích, không lạm quyền, không lộng quyền, không để tha hóa quyền lực.” Cũng là lần đầu tiên, cụm từ “độc lập tương đối” được một quan chức cao cấp của đảng phác tả về cơ chế kiểm soát quyền lực ba nhánh, tuy vẫn chưa nói thẳng về tính “tam quyền phân lập” mà phương Tây đã áp dụng hữu hiệu rất nhiều thế kỷ trước. Điều gì đang xảy ra? Những người sống trong nội bộ đều nằm lòng: Không một đảng viên nào có quyền “qua mặt” đảng Cộng Sản. Không một bài viết hay cuộc trả lời phỏng vấn cho báo đài nước ngoài nào mà không được báo cáo cho chi bộ và cấp ủy theo các quy định khắc nghiệt bằng văn bản và cả quy định bất thành văn nhưng ai cũng phải tự hiểu. Không hiếm trường hợp những cán bộ A, B... bị thi hành kỷ luật chỉ vì trả lời phỏng vấn của đài BBC Việt ngữ khá trung dung về quan điểm chính trị, chưa nói đến một đài “chống cộng” như RFA. Hẳn thời thế đang đổi khác và diễn biến khôn lường. Đời thay đổi khi “chúng ta” - giới quan chức xu thời và kể cả những quan chức có tiếng thủ cựu - buộc phải thay đổi. Cách tốt nhất để “hội nhập quốc tế” là hội nhập truyền thông. Cách can đảm nhất để hội nhập truyền thông là bình thường hóa quan hệ với các đài VOA, BBC, RFI, báo chí quốc tế và cả đài RFA. Nếu cả Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng lẫn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đều chẳng mệnh hệ gì sau khi trả lời phỏng vấn BBC thì mọi đảng viên đều có quyền bình đẳng ngang nhau. Tuyên giáo trung ương - cơ quan hàng đầu về tư tưởng của Việt Nam - càng có trách nhiệm gương mẫu đi đầu. Chẳng gì thì trước và trong đại hội 12, không phải bất kỳ tờ báo nhà nước nào mà những trang mạng xã hội luôn bị coi là “địch” như Ba Sàm, Dân Luận, Tin Tức Hàng Ngày mới là địa chỉ được “chọn” để công khai hóa về nhiều khuất tất tài sản và tham nhũng trong nội bộ đảng. Vũ Ngọc Hoàng = Nguyễn Phú Trọng? Câu chuyện chuyển hóa tư tưởng ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn. Ngay trong thời gian diễn ra đại hội 12, ông Vũ Ngọc Hoàng đã trả lời phỏng vấn báo Người Lao Động, mà theo báo này tường thuật thì ông Hoàng “tỏ ý tin tưởng nếu quyết tâm, tích cực, chủ động thì có thể tiến tới bầu trực tiếp tổng bí thư tại đại hội đảng.” Trước câu hỏi của báo Người Lao Động “Ông có cho rằng thực hiện tranh cử trong đảng sẽ giúp đánh giá, lựa chọn chính xác hơn những người giữ trọng trách?”, ông Vũ Ngọc Hoàng bộc lộ: “Tôi nghĩ về lâu dài, công tác bầu cử trong đảng nên có tranh cử để nhiều người lên trình bày phương án của mình trước đông người, nói rõ dự định nếu trúng cử vào vị trí đó sẽ làm gì... Sau đó, các ứng cử viên tranh luận với nhau một cách công khai. Đó là một cơ chế tốt, tiến bộ, cần tích cực chuẩn bị nhằm sớm triển khai.” Có thể cho rằng, đây là lần rất hiếm hoi một tờ báo nhà nước dám vượt qua rào cản tuyên giáo để đặt câu hỏi về vấn đề tranh cử trong đảng - mà thực chất là “tranh cử kiểu phương Tây.” Nhưng là lần đầu tiên, một quan chức có trách nhiệm và lại là lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung Ương - cơ quan nổi tiếng là xơ cứng và giáo điều - không phủ nhận tính cần thiết của cơ chế tranh cử trong đảng, cho dù vẫn chưa hứa hẹn khi nào đảng Cộng Sản sẽ thực thi cơ chế này. Trước đại hội 12, ông Vũ Trọng Hoàng bất chợt nổi bật trên tạp chí Cộng Sản như một cây viết chống trả và hạ bệ các nhóm lợi ích, những kẻ tham vọng quyền lực. Nhiều dư luận cho rằng đích nhắm của ông Hoàng là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhóm “sân sau” gắn liền. Được xem là cánh tay mặt của tổng bí thư, phát ngôn của Ban Tuyên Giáo trung ương khá thường mang tính “định hướng” về những việc mà đảng Cộng Sản có thể thực hiện trong tương lai, dù chưa biết tương lai ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Logic có thể hình dung là nếu não trạng của ông Vũ Ngọc Hoàng có thể “chuyển” thì điều đó có nghĩa là tư duy của ông Nguyễn Phú Trọng đã có hơi hướng thay đổi. Nhưng thay đổi theo hướng nào? Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa? Trước và trong đại hội 12, một hiện tượng đáng chú ý khác là cụm từ “xã hội chủ nghĩa” xuất hiện với tần số ít hơn hẳn các đại hội đảng trước đây. Thay vào đó, dường như giới quan chức tuyên giáo đang gắn tư tưởng Hồ Chí Minh chặt chẽ hơn với những gì đã diễn ra cách đây bảy chục năm - nghĩa là Hiến Pháp năm 1946. Cũng đang xuất hiện một luồng quan điểm trong đảng muốn đưa đảng Cộng Sản trở về tên đảng Lao Động thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cho tới lúc này, hình như gần hết giới quan chức đương nhiệm và về hưu đều nhận ra chủ nghĩa xã hội là một cuộc đuổi bắt bất tận của những cái bóng. Những lãnh đạo trẻ tuổi như tân ủy viên bộ chính trị Võ Văn Thưởng càng ít đá động tới chủ nghĩa xã hội, cho dù tốt nghiệp ngành Mác-Lê. Vậy ẩn ý gì của Nguyễn Phú Trọng khi sắp xếp Võ Văn Thưởng vào vị trí trưởng ban tuyên giáo trung ương? Mặc dù bị xem là người có quá ít kinh nghiệm về công tác tư tưởng, đặc biệt trong việc chỉ đạo và quản lý trí thức và văn nghệ sĩ cây đa cây đề và cả khụng khiệng ở Bắc Hà, Võ Văn Thưởng không bị xếp vào hàng bảo thủ không nhìn qua sống mũi của mình. Nếu Nguyễn Phú Trọng muốn mở ra một sự thay đổi về tư tưởng, dù là nhỏ, Võ Văn Thưởng sẽ là một cành ô liu. Cấp dưới của ông Thưởng - phó trưởng ban thường trực Vũ Ngọc Hoàng - tất nhiên là người có nhiều kinh nghiệm hơn để đi những nước cờ mang tính mạo hiểm nhưng còn thể hiện đôi chút bản lĩnh như việc trả lời phỏng vấn “đài địch” RFA mới đây. Vài biểu hiện mang hơi hướng “thoát Trung” gần đây của Bộ Chính Trị đảng, cùng chuyến công du Việt Nam Tháng Năm tới đây của tổng thống Mỹ, sẽ khiến Tổng Bí Thư Trọng được nâng cao thể diện lần thứ ba liên tiếp, sau Tháng Bảy, 2015 ở Washington và Tháng Giêng năm nay với “Tôi bất ngờ” tại đại hội 12 của đảng cầm quyền. Tôn tạo thể diện và tập trung quyền lực hơn bao giờ hết, Nguyễn Phú Trọng đang có những điều kiện lớn để tự thay đổi và thay đổi, nếu ông muốn thế. “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” có thể là một trong những kịch bản đổi thay ấy. (Người Việt)
  10. Khi mà Trung Quốc quả quyết tự khẳng định chủ quyền trên các vùng biển lân cận và nước Nga tiến hành cuộc chiến ở Syria, Ucraina thì người ta dễ nghĩ rằng hai siêu cường với lãnh thổ rộng lớn bao phủ lục địa Á-Âu đang đưa ra những tín hiệu về sức mạnh mới được củng cố của mình. Thế nhưng điều ngược lại mới đúng: Trung Quốc và Nga càng ngày càng cố trương cơ bắp không phải vì họ mạnh mà chính vì đang yếu. Khác với nước Đức Nazi phát xít, sức mạnh trong nước của nó vào những năm 1930 đã tiếp nhiên liệu cho hành động xâm lược quân sự ở nước ngoài. Còn những thế lực xét lại của ngày hôm nay thì đang trải qua hiện tượng ngược lại. Ở Trung Quốc và Nga tình trạng bất ổn trong nước đang nuôi dưỡng tâm lý hiếu chiến. Điều này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử: lần đầu tiên kể từ khi bức tường Béc linh sụp đổ Hoa Kỳ lại thấy mình đang cạnh tranh với các siêu cường. Thực trạng kinh tế ở cả Trung Quốc và Nga đều đang xấu đi một cách không cưỡng lại được. Kể từ khi giá năng lượng sụt giảm vào năm 2014 nước Nga liền bị cuốn vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Trung Quốc trong khi đó đã bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ được hứa hẹn sẽ là một cuộc chuyển đổi dữ dội để chia tay với tốc độ tăng trưởng GDP hai con số; sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán vào mùa hè năm 2015 và tháng Giêng 2016 chắc chắn chỉ là một sự nếm trải đôi chút trước khi bước vào những cuộc đổ vỡ tài chính sắp diễn ra. Khả năng xảy ra những bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng ở cả hai quốc gia nêu trên đã khiến cho vấn đề ổn định chính trị nội bộ của chúng không còn là chuyện mặc nhiên nữa. Trong kỷ nguyên của truyền thông xã hội và những cuộc thăm dò ý kiến không ngớt trên mạng thì ngay cả những nhân vật chuyên quyền như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn cảm thấy cần sự ủng hộ của quần chúng. Các vị lãnh tụ đó chắc chắn có cảm giác bất an sâu sắc bởi lẽ đất nước của họ từ xa xưa hầu như luôn bị bao vây bởi kẻ thù, những đội quân xâm lược lăm le vượt qua các vùng bình nguyên rộng mở. Trên thực tế họ đang thấy khó khăn hơn trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ bao la của mình khi có những phiến quân tiềm tàng hình thành trên những vùng đất xa xôi Thế giới đã chứng kiến hình thức hỗn loạn, vô chính phủ khi mà các cuộc xung đột sắc tộc, chính trị, giáo phái có thể gây ra trong các quốc gia với quy mô vừa và nhỏ. Thế nhưng triển vọng gần như là hỗn loạn và vô chính phủ tại hai siêu cường đang vật lộn về những vấn đề kinh tế lại là điều đáng lo ngại hơn nhiều. Khi tình hình ở trong nước xấu đi Trung Quốc và Nga chắc chắn sẽ gia tăng xu hướng xuất khẩu các rắc rối của mình với hy vọng rằng chủ nghĩa dân tộc sẽ đánh lạc hướng những công dân đang bất bình và giúp tập hợp quần chúng. Hình thái hiếu chiến này đã tạo ra một vấn đề đặc biệt khó khăn đối với các quốc gia phương Tây. Ở những nơi mà chiến tranh xâm lược được dẫn dắt bởi sức mạnh trong nước thì cuộc chiến đi theo chiến lược có phương pháp luận và được lên kế hoạch kỹ lưỡng cho nên các quốc gia khác có thể giải thích và có đối sách phù hợp. Thế nhưng nếu cuộc chiến đó lại được châm ngòi bởi khủng hoảng nội bộ thì hành vi của nó vừa táo bạo, mang tính phản ứng, hấp tấp bốc đồng nên rất khó dự đoán và đối phó. Trong khi các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ dự tính sự đáp trả thái độ thù địch ngày càng gia tăng của Bắc kinh và Moscow thì nhiệm vụ đầu tiên của họ là tránh khiêu khích một cách không cần thiết các siêu cường cực kỳ nhạy cảm và đang suy tàn bên trong. Có nghĩa là họ không được đứng làm ngơ khi Trung Quốc và Nga vẽ lại đường biên giới quốc tế và các hải phận. Câu trả lời sẽ là gì ? Washington cần đặt ra lằn ranh đỏ một cách rõ ràng, liên lạc kín đáo và sẵn sàng hỗ trợ bằng sức manh quân sự nếu cần thiết. Mối hiểm nguy ở Moscow Một phần cũng vì các vấn đề kinh tế của nước Nga nghiêm trọng hơn của Trung Quốc rất nhiều nên chính sách gây hấn của Nga cũng trắng trợn hơn. Sau thời kỳ cầm quyền đầy hỗn loạn của Tổng thống Yelsin chấm dứt vào năm 1999 Putin đã củng cố quyền lực trung ương. Do giá năng lượng tăng vọt nên Putin đã có thể khai thác nền kinh tế giàu tài nguyên dầu mỏ để hình thành vùng ảnh hưởng tại các quốc gia thuộc Liên xô cũ và khối quân sự Vácsava. Mục tiêu của Putin rất rõ ràng: đó là phục hồi đế quốc trước đây. Nhưng bởi vì trực tiếp cai trị thông qua các đảng cộng sản đã cho thấy cái giá phải trả là quá cao nên Putin thiên về một loại hình thức gián tiếp của chủ nghĩa đế quốc. Thay vì gửi quân đội tới những lãnh địa cũ trước đây, Putin cho xây dựng mạng lưới hoành tráng các đường ống dẫn dầu, hỗ trợ các nhà chính trị ở các quốc gia láng giềng theo nhiều cách, tiến hành các chiến dịch tình báo và sử dụng bên thứ ba để mua chuộc và kiểm soát truyền thông địa phương. Chỉ mới gần đây Putin mới hành động không úp mở trên một số mặt trận, chắc chắn cũng vì được khuyến khích bởi sự thiếu vắng hành động đáp trả của phương Tây đối với chiến dịch quân sự của Nga tại Gruzia năm 2008. Hồi đầu năm 2014 các lực lượng quân đội Nga chiếm Crimea và các lực lượng dân quân vũ trang ủy nhiệm của Nga đã khởi phát cuộc chiến tranh vùng phía Đông Ucraina. Cuối năm 2015 Putin đưa quân đội Nga tham gia cuộc nội chiến ở Syria chủ yếu là để giải cứu chế độ của Basha al- Assad nhưng cũng vì một mục tiêu rộng lớn hơn đó là phục hồi lại vị thế của Moscow ở Levant và tìm kiếm thế đòn bẩy với khối EU bằng cách gây ảnh hưởng qua dòng người tỵ nạn đến châu Âu. Năm 2014 giá dầu tụt dốc, các nước Trung và Đông Âu tiếp tục cự tuyệt mua khí đốt Nga, mức tăng trưởng toàn cầu thấp làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và các tài nguyên thiên nhiên khác của Nga. Thêm vào đó là chính sách cấm vận gây nhiều thương tổn cho Nga do phương Tây đưa ra. Kết quả là sự bùng nổ toàn diện của một cuộc khủng hoảng kinh tế với việc đồng Rúp mất gần một nửa giá trị so với đồng Đôla kể từ năm 2014. Năm nay, GDP của Nga tăng trưởng gần 0 % và tính đến quý 3 năm 2015 nền kinh tế bị co lại hơn 4%. Tám tháng đầu năm 2015 lượng đầu tư giảm 6% và khối lượng xây dựng giảm 8%. Không phải tình cờ mà những cuộc phiêu lưu quân sự lại diễn ra cùng lúc với xu hướng đảo chiều rõ nét của sức mạnh kinh tế Nga. Các vấn đề kinh tế của Nga đã lún sâu trong khủng hoảng khiến các nhà lãnh đạo có ít lựa chọn dễ dàng để khắc phục. Đã nhiều thập kỷ Nga chỉ dựa vào xuất khẩu tài nguyên và ngành sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa (bởi vì có ít người nước ngoài muốn mua các sản phẩm phục vụ dân sự của Nga). Trừ một vài loại tài sản có tính khoe khoang thì khu vực dịch vụ của Nga vẫn còn ở tầm mức kém phát triển. Bởi lẽ Putin và nhóm cố vấn chưa bao giờ quan tâm xây dựng các thể chế công dân và xã hội dân sự hay kinh tế thị trường đích thực nên tham nhũng và nền kinh tế được dẫn dắt bởi mafia ở nước Nga hôm nay cho thấy một sự tương đồng kỳ quái với nền kinh tế Xô viết cũ. Quay trở lại những năm 1980 khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng Mikhail Gorbachov đã ứng phó bằng cách cởi mở hệ thống chính trị và điều này bị trả giá bằng tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ và sụp đổ của đế chế Nga. Putin đã thấm thía bài học đó nên quả quyết làm điều ngược lại: đóng chặt cửa hệ thống chính trị đồng thời hướng sự quan tâm của công chúng vào những màn khoa trương sức mạnh Nga ở các vùng ngoại biên lân cận. Putin là một cựu sĩ quan tình báo mà không phải là một quan chức bàn giấy,do đó mặc dù vẫn ấp ủ nỗi ác cảm và hận thù liên quan tới vị thế của nước Nga trên thế giới ông ta đã không tự lừa dối mình về những vấn đề nội bộ của nước Nga. Khi mà nền kinh tế Nga tiếp tục sa sút, Putin hiểu rõ rằng để có được sự ủng hộ trong nước thì chính sách đối ngoại của ông ta phải tỏ ra sáng tạo và có tính toán hơn, thậm chí mang tính hòa giải một cách lừa dối tùy vào từng thời điểm. Thời gian trước mắt sẽ hãy nhìn vào viễn cảnh ông ta phá hoại khối NATO và EU ngay cả khi Nga cam kết giúp đỡ phương Tây chống nhà nước Hồi giáo ISIS. Càng nhiều hỗn loạn ở nước ngoài mà Putin tạo ra thì sự ổn định trong nước rất có giá trị đối với nhà nước chuyên chế lại càng có thêm cơ hội xuất hiện. Người dân Nga có thể biết trên lý thuyết một cách trừu tượng rằng xã hội tự do thì vẫn được ưa thích hơn nhưng họ lại sợ những rủi ro của một sự chuyển đổi. Cố gắng tới mức có thể được nhưng Putin không có khả năng che chắn cho chế độ của ông ta khỏi bụi phóng xạ của sự sụp đổ kinh tế. Sự thất vọng sẽ nuôi cấy mầm mống của tình trạng lục đục đấu đá nội bộ hàng ngũ lãnh đạo cấp cao trong việc chia chác nguồn bổng lộc dồi dào.Sự thiếu vắng các thể chế đủ mạnh hiện nay cũng như bản chất tập trung cao độ nhưng bấp bênh, dễ đổ vỡ của chế độ khiến một cuộc lật đổ cung đình như đã xảy ra với Nikita Khrushov năm 1964 là không thể và nước Nga xét về phương thức quản trị vẫn là một nhà nước Xô viết. Đất nước này từng trải qua quá trình tan vỡ của chế độ chuyên chế diễn ra tiếp theo sau tình trạng hỗn loạn (trong và sau cuộc Cách mạng tháng 10), và có thể giờ đây khi sự rối loạn lên cao đến mức nào đó sẽ đủ để chia tách nó lần nữa. Khu vực Bắc Cavcaz chịu ảnh hưởng nặng của Hồi giáo, cùng với những vùng đất ở Siberi và Viễn Đông thuộc Nga ở xa trung tâm lại từng chịu gánh nặng của các chính sách tàn bạo, đẫm máu có thể sẽ nới lỏng mối quan hệ với Moscow khi tình trạng mất ổn định diễn ra ngay chính bên trong điện Kremlin. Hậu quả có thể là một kịch bản kiểu Nam tư cũ: bạo lực và chủ nghĩa ly khai bắt đầu từ một chỗ sau đó lan ra khắp nơi. Khi mà Moscow mất kiểm soát thì phong trào Hồi giáo Jihadist sẽ tận dụng cơ hội để lấp chỗ trống và sẽ tiến vào những vùng xa trung tâm của nước Nga và cả Trung Á nữa. Nghe đã thấy tồi tệ nhưng sự việc có thể còn xấu hơn nữa. Trở lại với năm 1991 nhà trí thức Balan Adam Michnik đã tiên đoán rằng các nhà lãnh đạo tương lai của Nga và Đông Âu sẽ lấp đầy khoảng trống do sự sụp đổ của CNCS để lại bằng một thứ “ chủ nghĩa dân tộc thô thiển và sơ khai”. Putin trong những năm gần đây đã theo đuổi thứ chủ nghĩa đó và đã rất ranh mãnh, quỷ quyệt chống lưng cho phong trào đòi ly khai ở Abkhzia, Donbas, Nagorno- Karabakh, Nam Ossetia và Transnistra để tạo ra những cuộc xung đột dễ dàng phủ nhận. Kết quả là đã hình thành các “tiểu nhà nước’ (statelets) kiểu như sứ quân . Trong những năm tới Putin rất có thể sẽ kích động một cách có lựa chọn các cuộc xung đột được gọi là “ xung đột đóng băng “ (frozen conflict) và lần này sẽ là các quốc gia vùng Baltic thành viên NATO ( những quốc gia này có đông người Nga sinh sống và vẫn được Moscow coi là những tỉnh bị mất). Trong khi đó, Putin sẽ nỗ lực chơi con bài châu Âu cần Nga ủng hộ ở Syria thì sẽ buộc phải công nhận việc sáp nhập Crimea và quyền kiểm soát của ông ta ở Đông Ucrain như một sự đã rồi. Tuy nhiên đúng lúc cần phải có câu trả lời mạnh mẽ nhất thì dường như Châu Âu lại không thể làm như vậy. Theo một góc độ nào đó thì cuộc khủng hoảng ở Nga cũng đang song hành với khủng hoảng ở Châu Âu và cũng khiến châu lục này bị phân chia thành các khu vực trung tâm và phụ cận. Mặc dù đã có sự điều chỉnh của Ngân hàng Trung ương châu Âu cùng các biện pháp khác, thời điểm tăng trưởng thấp toàn cầu xảy ra cùng với sự bất lực của châu Âu tiến hành các cải cách mang tính nền móng đã cho thấy cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị của Châu Âu sẽ còn kéo dài. Bằng việc làm cho các quốc gia hoảng sợ mà củng cố lại đường biên giới, cuộc khủng hoảng người nhập cư và chủ nghĩa khủng bố cũng sẽ làm cho sự chia rẽ EU thêm trầm trọng và không tránh khỏi là chính khối NATO. Một sự không thống nhất như vậy sẽ khiến cho nỗ lực ngăn chặn Nga của Châu Âu trở nên ngập ngừng và thiếu tổ chức hơn những gì hôm nay đang được thực hiện. Khi mà NATO suy yếu đi các quốc gia trước kia là thành viên của khối quân sự VACSAVA sẽ quay sang Hoa Kỳ vì sự an toàn của mình. Các quốc gia đó cũng sẽ phân chia thành các nhóm nhỏ như đã biết đó là: Balan, các nước Baltic và Scandinavia đang thành lập liên minh có tính chất ngăn chặn sự xâm lược của Nga. Nhóm Visegrad bao gồm Cộng hòa Czech, Hungary, Balan và Slovakia đang hình thành ngày một rõ nét hơn theo góc độ hiệp thương chính trị và quân sự. Một sự chia rẽ nữa đó là đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 dự kiến đi xuyên qua biển Baltic từ Nga tới thẳng Tây Âu mà không qua Trung và Đông Âu. Tại tất cả các quốc gia đó, tăng trưởng kinh tế chậm sẽ thúc đẩy các phong trào dân tộc chủ nghĩa của cả cánh tả lẫn cánh hữu như là những nạn nhân của các kỳ vọng kinh tế không được thỏa mãn. Bắc kinh trên bờ vực thẳm Tốc độ tăng trưởng thấp cũng khiến Bắc kinh tìm cách đẩy các mâu thuẫn phát sinh do những yếu kém nội bộ ra bên ngoài. Từ giữa những năm 1990 Bắc kinh đã nỗ lực xây dựng quân đội trang bị công nghệ cao, coi trọng phát triển các tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tên lửa đạn đạo hiện đại cùng các đơn vị chiến tranh tin học. Cũng giống như Hoa Kỳ đã nỗ lực đẩy các cường quốc Châu Âu ra khỏi vùng biển Caribe vào thế kỷ XIX, Trung Quốc hiện nay đang tìm cách đẩy Hoa Kỳ ra khỏi biển Hoa Đông và biển Nam Trung Hoa (Biển Đông – ND). Láng giềng của Trung Quốc ngày càng trở nên lo ngại: Nhật Bản coi sự bành trướng của hải quân Trung Quốc là mối đe dọa hiện hữu nên đã quyết định từ bỏ chủ nghĩa hòa bình (theo đuổi từ sau bại trận trong Đại chiến Thế giới II - ND) và nâng cấp các lực lượng vũ trang. Malaysia, Philippines, Singapore và Việt nam đều tiến hành hiện đại hóa quân đội của mình. Có điều gì đó đã khuấy động vùng biển từng tương đối yên tĩnh và là nơi Hoa Kỳ chiếm thế thượng phong suốt thời Chiến tranh Lạnh. Một môi trường hàng hải ổn định nơi từng chỉ có một thế lực kiểm soát nay đã bắt đầu trở nên bất ổn và đa cực. Cũng giống như Nga, sự hung hăng của Trung Quốc ngày càng thể hiện não trạng của giới chóp bu quyền lực khi mà nền kinh tế đã khựng lại sau mấy thập kỷ thăng tiến. GDP hàng năm đã giảm từ 2 chữ số là con số thịnh hành trong suốt 10 năm đầu của thế kỷ này xuống con số chính thức 6,9% trong quý III năm 2015, tất nhiên con số thực không nghi ngờ sẽ phải thấp hơn. Tình trạng bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán đã bắt đầu vỡ bung cùng vô số những mất cân đối khác trong nền kinh tế sử dụng quá mức các đòn bẩy, đặc biệt là khu vực ngân hàng thiếu minh bạch. Trong khi đó các căng thẳng sắc tộc ngày một gia tăng tại quốc gia rộng lớn này. Ở một mức độ nhất định, Trung Quốc – đất nước do người Hán chiếm đa số là một nhà tù đối với các sắc tộc khác, trong đó có người Mông cổ, người Tibet và Uighu và tất cả họ đều chống đối lại sự kiểm soát của trung ương với các cấp độ khác nhau. Hiện nay các chiến binh Uighu là mối đe dọa ly khai trực tiếp nhất, một số đã được đào tạo ở Iraq, Syria và vì họ có liên lạc với phong trào Jihardist toàn cầu nên mối nguy sẽ ngày một gia tăng. Trong những năm gần đây đã bùng phát các vụ đánh bom có liên quan tới chủ nghĩa ly khai Uighu ở tỉnh Quảng Tây – một điểm trung chuyển trên con đường buôn lậu dẫn đến Việt nam chứng tỏ chủ nghĩa khủng bố sẽ không còn bị giới hạn trong các vùng dân tộc thiểu số ở phía Tây Trung Quốc nữa. Bắc kinh đã nỗ lực xoa dịu các phong trào đó bằng sự phát triển kinh tế, ví dụ như con đường tơ lụa vành đai kinh tế của Trung Quốc đi qua Trung Á đang được đề xuất nhằm làm xói mòn nền móng của chủ nghĩa ly khai Uighu nơi đây.Tuy nhiên nếu như dự án khổng lồ này bị đuối sức do bản thân nền kinh tế Trung Quốc suy giảm thì chủ nghĩa ly khai có thể sẽ bùng phát thành bạo lực mạnh hơn. Còn hơn cả Putin, họ Tập từng trải qua nhiều năm công tác đảng ở vùng nội Mông nên hẳn còn nuôi dưỡng một số ảo tưởng về những vấn đề kinh tế trầm trọng của Trung Quốc. Tuy vậy điều đó không có nghĩa là ông ta biết cách giải quyết chúng. Họ Tập đã đối phó lại tình trạng kinh tế trở nên hỗn loạn bằng cách dựa vào chủ trương chống tham nhũng. Quả thực chiến dịch này (đả hổ, diệt ruồi – ND) đã chủ yếu diễn ra như một cuộc thanh trừng chính trị lớn giúp Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực về an ninh quốc gia. Vì giờ đây các quyết định không còn do tập thể thông qua như trước kia nữa nên họ Tập có toàn quyền hướng những bất ổn trong nước ra bên ngoài dưới hình thức xâm lược. Trong 3 thập kỷ vừa qua lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ ra tương đối dễ đoán nhận, không thích mạo hiểm và mang tính tập thể. Thế nhưng hiện nay tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc đã trở nên rất không an lành như xưa. Những tham vọng của Trung Quốc còn vươn xa hơn tham vọng của Nga nhưng lại không khiến phương Tây lo ngại bởi lẽ chúng được đưa ra một cách tao nhã, khéo léo.Trong khi Putin đưa đội quân côn đồ đeo mặt nạ trượt tuyết đột kích và cướp bóc miền Đông Ucraina thì sự xâm lược của họ Tập lại diễn ra với quy mô nhỏ hơn nhiều, tăng dần theo từng bước một khiến Hoa Kỳ khó điên đầu khi đối phó để làm sao không bị coi là phản ứng quá mức cần thiết. Họ Tập phái lực lượng hải giám cùng tàu thuyền thương mại (chứ không phải toàn lực lượng hải quân) để quấy rối tàu chiến Philippines, đưa dàn khoan vào vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt nam (nhưng chỉ trong vài tuần lễ), thực hiện các dự án cải tạo mở rộng đảo chiếm đóng trái phép và các bãi đá ngầm (tất cả đều không có người ở). Và kể từ khi các hành động nguy hiểm đó diễn ra trên biển không thấy thấy chúng gây ra những nỗi gian khó cho thường dân và trên thực tế đã không có thiệt hại về binh lính (thực tế Trung Quốc đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản đối với ngư dân Việt nam.Đó là những hành động của cướp biển và việc tác giả Robert Kaplan chưa thấy hết tính nghiêm trọng của tình trạng này phải chăng cũng có phần trách nhiệm của thông tin đối ngoại Việt nam thời gian qua đã bỏ ngỏ mặt trận vận động sự ủng hộ quốc tế ? – ND). Những động thái khác của Trung Quốc thì ít khéo léo và tinh tế hơn. Ngoài việc gia tăng các yêu sách về hàng hải, Trung Quốc đang xây cầu, đường sắt và đường ống dẫn dầu dẫn sâu vào vùng Trung Á đồng thời hứa hẹn đầu tư hàng chục tỷ Đô la vào hành lang giao thông kéo dài từ miền Tây Trung Quốc đi qua Pakistan để tới Ấn độ dương, nơi mà Trung Quốc đã tham gia vào các dự án cảng biển từ Tanzania cho tới Myanma. Nhưng một khi các khó khăn kinh tế ngày một trầm trọng thì sự tao nhã của hành vi xâm lăng có thể bị lột bỏ và được thay thế bởi những hành động thô bạo và hấp tấp, nóng nảy hơn. Họ Tập sẽ khó cưỡng lại sự cấp thiết phải sử dụng các tranh chấp hàng hải ở Châu Á để tiếp thêm nhiên liệu cho chủ nghĩa dân tộc – sức mạnh đem lại giải pháp gắn kết một xã hội đang bị đe dọa trở nên chia rẽ. Nhiều khả năng nguy cơ của khủng hoảng đang ngày một hiển hiện tại các quốc gia Trung Á: Kazkhstan, Kyrgystan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Trạng thái ổn định kéo dài của các quốc gia chuyên chế này đã giúp Trung Quốc dễ dàng kiểm soát những cộng đồng thiểu số Trung Á của mình hơn. Tuy nhiên thời thế có thể đang thay đổi. Một vài chế độ trong số đó kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc vẫn còn đang được dẫn dắt bởi những Ban chấp hành Trung ương kiểu thời kỳ Brezhnev . Các lãnh tụ đó nay đã già nua, câu hỏi về tính pháp lý của những chế độ đó đang được đặt ra trong khi kinh tế của chúng vẫn bị cột chặt vào các cỗ máy đang giảm tốc là Trung Quốc và Nga,dân số thì ngày càng bị Hồi giáo hóa. Vùng Trung Á, nói theo một cách khác,có thể đang chín muồi cho một sự bùng nổ theo kiểu Mùa Xuân Ả Rập. Cùng đối mặt với suy thoái kinh tế và những đe dọa mang tính địa- chính trị, Trung Quốc và Nga có khả năng tạo dựng mối quan hệ mang tính đồng minh chiến thuật dựa trên những tương đồng giữa hai nhà nước chuyên chế, hướng tới quản lý vấn đề các vùng biên giới để cùng chống lại phương Tây. Kết quả của quá trình này là vào tháng 11 năm ngoái, hai bên cuối cùng đã giải quyết được cuộc tranh cãi từ lâu nay về biên giới với việc Nga trả lại cho Trung Quốc một dải đất nhỏ vùng Viễn Đông mà Trung Quốc vẫn nêu yêu sách. Tuy nhiên quá trình chuyển giao đã gây nên công phẫn ở cả hai nước: người dân thường Nga phản đối sự nhu nhược của điện Kremlin còn nhiều người Trung Quốc than phiền rằng họ đòi được ít đất quá. Ở đây một lần nữa ý kiến đám đông có thể ép buộc các chế độ chuyên chế, trong trường hợp này nó đã ngăn cản khả năng hai nhà nước chuyên chế hình thành một liên minh trục lợi. Sự hỗn loạn sắp diễn ra Quyền lực tập trung – ai có nó và ai thực thi nó là một vấn đề mang tính địa – chính trị thời nay. Chế độ chuyên chế tập trung bao trùm một vùng rộng lớn vốn là một vấn đề cần phải bàn và hơn nữa nó lại hiện diện trong một không gian mà ý thức về sắc tộc, tôn giáo và cá nhân đang ngày một được nâng cao, đồng thời truyền thông điện tử có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thể hiện những nỗi bất bình, bức xúc mang tính riêng biệt. Không có gì là ngạc nhiên khi khu vực lục địa Á-Âu đang trở nên ngày một phức tạp hơn trước. Các nhà hoạch định chính sách ở Washington có lẽ tốt hơn hết là nên bắt đầu lên kế hoạch để đối phó với những hỗn loạn tiềm tàng sắp diễn ra : đảo chính ở Kremlin, một bộ phận của nước Nga sẽ tách ra, phong trào khủng bố Hồi giáo cực đoan ở Tây Trung Quốc, cuộc đấu tranh phe phái quyền lực ở Bắc kinh và những lộn xộn về chính trị ở Trung Á, mặc dù hiện nay thì chưa chắc nhưng tất cả đều trở nên ngày càng có thể. Bất kể hình thái hỗn loạn nào xảy ra thì chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ buộc phải vật lộn khó khăn với các vấn đề mới phát sinh hoặc kiểu này hoặc kiểu kia. Ai sẽ quản lý kho vũ khí hạt nhân của nước Nga nếu như ban lãnh đạo của quốc gia này chia rẽ ? Hoa Kỳ sẽ bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc như thế nào khi chế độ này đàn áp sự nổi dậy từ bên trong ? Hoạch định chính sách để đối phó với những điều bất ngờ như thế khác với lên kế hoạch cuộc chiến giải phóng Iraq. (Nếu như Trung Quốc và Nga một khi nào đó có chính phủ dân chủ hơn thì người dân của họ sẽ tự đóng góp vào sự thay đổi). Tuy vậy điều này không có nghĩa là khả năng xảy ra hỗn loạn sẽ được giảm thiểu. Và để ngăn chặn cuộc khủng hoảng về an ninh hãi hùng có khả năng xảy ra đó Washing ton sẽ cần phải đề ra một lằn ranh đỏ rõ ràng. Bất kỳ khi nào cần thiết đều có thể liên lạc theo lằn ranh đó một cách riêng tư mà không mang tính tranh dành quyền lực. Mặc dù những kẻ gây rắc rối ở Quốc hội Hoa Kỳ dường như không thực thi điều này nhưng Hoa Kỳ sẽ chẳng được lợi gì từ việc dùng những lời nhục mạ để chọc tức các chế độ đang lo sợ bị mất mặt ở trong nước. Trong trường hợp nước Nga, Hoa Kỳ yêu cầu dừng khởi xướng các cuộc” xung đột đóng băng”. Khi mà Putin có ý định phân tán sự chú ý của người dân Nga khỏi các vấn đề kinh tế khó khăn thì ông ta sẽ thấy hấp dẫn hơn việc kích động tình trạng lộn xộn ở các nước láng giềng. Lithuania và Mondova có thể đứng đầu danh sách các mục tiêu tiềm năng được Putin ngắm đến do nạn tham nhũng và sự non yếu của các chính phủ dân chủ nơi đây.(Mondova đã gần tới tình trạng hỗn loạn về chính trị, tham nhũng ở Lithuania tuy vậy còn kém xa Moldova- ND). Cả hai quốc gia này đều có giá trị chiến lược về địa- chính trị: Mondova có thể là cửa ngõ cho Nga tiếp cận vùng Balkan còn Lithuania là cầu nối trên bộ dẫn đến thành phố Kaliningrad thuộc Nga nhưng lại nằm tách biệt. Đối với Putin các cuộc xung đột đóng băng có lợi thế ở chỗ đó là cuộc chiến không tuyên bố nên giảm thiểu khả năng đáp trả mạnh mẽ của phương Tây. Chính vì vậy cần có hành động đáp trả phù hợp: nếu Putin đứng đằng sau các biến cố ở Lithuania và Mondova thì phương Tây cần tăng cường các biện pháp chế tài trừng phạt Nga và gia tăng nhịp độ của các cuộc tập trận ở Trung và Đông Âu. Cuối cùng, đó là NATO phải nâng cao đáng kể tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin tình báo giữa các quốc gia Đông Âu và sẵn sàng triển khai nhanh chóng hơn phi cơ, các lực lượng mặt đất và các lực lượng đặc nhiệm tới vùng này. Hàng trăm binh lính Hoa Kỳ, nhân viên hàng hải và lính thủy thay phiên nhau đóng quân tại các quốc gia ở tuyến đầu của NATO trước đây từng tham gia khối quân sự VARSAVA tuy chỉ là một sự hiện diện khiêm tốn nhưng chắc chắn sẽ ngăn chặn sự gây hấn của Nga. Có thể chỉ cần đến vài tiểu đoàn hoặc một lữ đoàn. Nói rộng ra thì Hoa Kỳ sẽ cần phải tạo ra những “ cái bẫy dây” quân sự có nhiệm vụ báo động nhằm ngăn chặn Nga triển khai các cuộc tấn công qua biên giới nhưng lại không gây ra bất kỳ một khủng hoảng nào. Và như vậy, cách mà Hoa Kỳ đối phó với năng lực chống tiếp cận ngày càng gia tăng của Nga ở vùng Baltic đông dân cư cần phải tinh vi hơn là đối với Trung Quốc ở vùng biển Nam Trung hoa có phần trống trải hơn. Washington cũng cần đặt ra lằn ranh đỏ đối với Trung Quốc. Ở vùng biển Nam Trung Hoa. Mỹ không cho phép các dự án cải tạo đảo và bãi ngầm để tiến tới thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ, nơi mà Trung Quốc tự cho mình quyền cấm các máy bay nước ngoài bay qua như họ đã tuyên bố ở biển Hoa Đông năm 2013. Diễn biến này là một phần của chiến lược nhập nhằng, mập mờ nhưng với chủ đích đã được tính toán kỹ: càng tạo ra khoảng cách mù mờ, phức tạp về quân sự thì vị thế bá chủ của hải quân Hoa Kỳ càng bị đe dọa. Nếu như Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông – ND) thì Washing ton phải đáp trả bằng cách đẩy mạnh các hoạt động của hải quân ở các vùng phụ cận và tăng viện trợ quân sự cho đồng minh của mình trong khu vực. Vừa qua tàu chiến của Hoa Kỳ đã thực hiện các hoạt động tự do dịch chuyển còn yếu ớt trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Nếu các hoạt động này không trở nên thường xuyên và dứt khoát thì Trung Quốc sẽ không cảm thấy bị ngăn cản. Thời điểm của sức mạnh Chưa bao giờ câu cách ngôn trước đây của Tổng thống Theodore Roosevelt mà ngày nay đã trở thành khuôn mẫu “ Nói khẽ nhưng mang theo cây gậy to” lại có tính ứng dụng cao như hiện nay. Cây gậy to có thể ngăn chặn được hành động gây hấn, xâm lược bất kể chúng khởi phát từ sức mạnh hay sự suy yếu. Tuy vậy, tuyên bố nhẹ nhàng vẫn đặc biệt phù hợp hơn khi mà sự gây hấn khởi phát từ tình trạng suy yếu, bởi lẽ những ngôn từ gây ấn tượng chói tai sẽ kích động một cách không cần thiết các nhà lãnh đạo đang bị dồn tới chân tường. Thực ra, điều quan trọng đối với Hoa Kỳ lúc này là tăng cường sự hiện diện của lực lượng quân đội ở các quốc gia vùng Baltic và biển Nam Trung Hoa (biển Đông – ND) hơn là công khai lên án Moscow và Bắc kinh vì hành động của họ ở những nơi đó. Cây gậy to có nghĩa là nhanh chóng phục hồi ngân sách quốc phòng sau khi nó bị tiêu tán và kìm hãm. Quân đội Hoa Kỳ có gần 570.000 quân lính vào năm 2010 và dự tính sẽ giảm còn 450.000 vào năm 2017. Hoa Kỳ đang đồn trú 33.000 quân mặt đất ở Châu Âu sau khi giảm từ 200.000 thời Chiến tranh lạnh. So sánh với lực lượng tàu chiến và máy bay thì các lực lượng bộ binh tạo nên hình ảnh đáng tin cậy hơn về quân đội Hoa Kỳ bởi lẽ chúng đưa ra một thông điệp thể hiện ý chí quốc gia sẵn sàng đổ máu để tôn trọng những điều đã cam kết. Vì hiện nay chiến tranh ngày càng trở nên không quy ước cho nên Hoa Kỳ không cần thiết phải đồn trú một lực lượng lớn quân mặt đất ở Châu Âu như thời kỳ Chiến tranh lạnh nhưng vẫn cần bố trí lực lượng trên diện rộng. Nói về lực lượng hải quân, biển Baltic là quá chật chội để có thể sử dụng tối ưu nhóm tàu sân bay tiêm kích cho nên Hoa Kỳ nên gửi tới đó nhiều tàu ngầm hơn. Washington phải làm yên tâm các đồng minh của mình bằng cách hạn chế bớt những tuyên bố ồn ào về các vấn đề đa quốc gia,toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và nên chỉ dùng chúng ở những nơi thật sự phù hợp. Tổng thống không bao giờ có thể mong đợi người dân Israel, Balan hay Đài Loan chẳng hạn lại tin tưởng ông hơn chỉ vì ông đi đầu trong vấn đề biến đổi khí hậu; người dân ở những nơi đó muốn Tổng thống nêu rõ những các vấn đề địa- chính trị tiến thoái lưỡng nan, khó xử của họ. Mặc dù vấn đề bệnh dịch, mực nước biển dâng hay những thách thức toàn cầu khác là hiện hữu nhưng Hoa Kỳ có điều kiện xa hoa để quan tâm tới chúng chủ yếu là do vị trí địa lý khá an toàn của mình. Nhiều đồng minh của Hoa Kỳ, nếu đem so sánh thì họ đang phải sống trong sự nguy hiểm do ở quá gần Trung Quốc và Nga nên buộc phải đối phó với các nguy cơ có quy mô hẹp và mang tính truyền thống hơn. Với hiện trạng vị trí địa lý bi kịch và bất hạnh của mình, các quốc gia Châu Á mong muốn thấy nhiều tàu chiến Hoa Kỳ hơn trong vùng biển của họ. Cũng như Trung và Đông Âu đều mong muốn một sự cam kết (từ phía Hoa Kỳ - ND) mạnh mẽ và rõ ràng đối với nền quốc phòng của họ. Chưa bao giờ như hiện nay, do quá trình toàn cầu hóa và cách mạng truyền thông yếu tố địa lý ngày một trở nên liên thông và gắn kết. Uy tín quyền lực của Tổng thống Hoa Kỳ sẽ chịu rủi ro tại một nơi này nếu ở nơi khác ông không thể đáp trả lại hành động gây hấn, xâm lược một cách xứng đáng. Năm 1959 nhà khoa học chính trị Robert Strausz- Hupé đã định nghĩa “ cuộc xung đột kéo dài” như là trạng thái kình địch trường kỳ có lợi cho bên nào tỏ ra vừa nhẫn nại lại vừa biết cách “ trở nên thịnh vượng hơn nhờ xung đột như một điều kiện bình thường của thế kỷ XX “. Hupé còn viết đại ý: “lối tư duy của phương Tây chỉ nhìn thấy công cụ của hòa bình mà không thấy lợi thế biến lưỡi cày thành thanh gươm nếu nhìn từ khía cạnh khác của sự vật “. Chính chủ nghĩa CS kiểu Trung Quốc và Liên Xô đã là đối tượng phản ánh hiện thực của Straus- Hupé. Tuy nhiên, Hoa Kỳ rút cục cũng đã có thể tự vệ trước những đối thủ của mình bằng chính sách kiềm chế theo kiểu cuộc xung đột kéo dài. Kiềm chế không chỉ là cản trở, hạn chế như nhiều người vẫn nghĩ mà đó còn là chủ động có tính toán để can dự vào các hoạt động gây hấn và nhất quán bảo vệ các đồng minh. Suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh các Tổng thống Hoa Kỳ đã hiểu rõ và thuyết phục rằng trong khi muốn tránh một cuộc chiến tranh hạt nhân thì tình trạng đối đầu và xung đột (có kiềm chế - ND) thay vì hòa bình là điều bình thường. Ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc và Nga gia tăng các cuộc xung đột kéo dài thì các vị Tổng thống trong tương lai của Hoa Kỳ cần phải nhận thức sự thật đó. Và họ cũng phải phối hợp một tỷ lệ hợp lý giữa sức mạnh và sự cảnh giác, đề phòng bởi lẽ họ đã bỏ lại xa mấy thập kỷ tương đối yên bình của thời kỳ Chiến Tranh Lạnh và Hậu Chiến Tranh Lạnh để chuẩn bị bước vào giai đoạn hỗn loạn của lục địa Á- Âu đang tách ra từng phần. Robert D. Kaplan * Robert D. Kaplan Trung tâm nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ. Tác giả nhiều cuốn sách và bài báo nổi tiếng. Bản dịch bài Eurasia's Coming Anarchy (Foreign Affairs March/April2016) Thăng long- Hà nội 2/3/2016 Bản dịch của Phạm Gia Minh Dịch giả gửi cho viet-studies ngày 3-3-16 (Viet-studies)
  11. Người Việt hiện nay rất dễ bị stress vì chỗ nào cũng đầy sự sợ hãi, đủ kiểu 'cuồng nộ của sóng đời' khiến người ta phát sợ. Sau thắng cuộc 1975, Việt Nam nổi tiếng trên thế giới là dân tộc anh hùng, một dân tộc kiên cường gan góc chống giặc ngoại xâm, một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, đã mấy nghìn năm không bao giờ chịu khuất phục trước mọi thế lực ngoại bang xâm lược, thôn tính. Sau Đại hội 12, tưởng sẽ mở ra những thuận hướng, những hứa hẹn cho Việt Nam thực sự có cơ, có lực để phát triển mạnh trong tương lai gần, thế nhưng lối ra, đường mới còn tận nơi đâu. Ở đền Ngọc Sơn (hồ Hòan Kiếm - Hà Nội) có một vế của đôi 'liễn đối' ghi đậm: "Trần cảnh tiên châu hữu lộ thông" (tạm dịch: Trần gian như xứ tiên, luôn có lối thông). Nhưng xem ra với bối cảnh này lối thông chưa rõ, còn 'bĩ cực', chưa rạng 'thái lai'! Không ít thời điểm cả dân tộc đang đặt trước nhiều nỗi sợ, thậm chí bạn bè quốc tế còn đánh giá là 'khí chất anh hùng mất dần, sự hèn kém, co lại cá nhân lên ngôi'. Trước hết, người dân cả nước đã thấm đậm hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, nay rất yêu chuộng hòa bình, và dĩ nhiên sợ chiến tranh. Chiến tranh đối với dân tộc Việt Nam là nỗi đau, dày đắp hy sinh xương máu hết đời này sang đời khác. Nay tuy đã 28 năm lặng tiếng súng kể từ sau hải chiến Trường Sa (1988), rút quân từ Campuchia về nước 1989, nhưng đất nước vẫn chưa có hòa bình. Nguy cơ chiến tranh vẫn rình rập cận kề. Rõ nhất là những ẩn chứa tiềm tàng những nguy cơ bùng phát chiến tranh biển-đảo, biên giới. Vì thế, nỗi sợ chiến tranh, nỗi sợ mất đi cuộc sống hòa bình cứ thường trực ngày đêm, canh cánh không yên lòng dân Việt. Đó là nỗi sợ lớn nhất. Về giới lãnh đạo, đảng cầm quyền đang rất sợ Đảng Cộng sản bị tiêu vong, và đã rõ những nguy cơ tiêu vong cận kề. Nguy cơ này, gần đây đã liên tục được báo động trong các nghị quyết, các hội nghị của Đảng. Đảng càng sợ mất Đảng, lại càng ra sức cảnh giác, đề phòng với những gì bị coi là nguy cơ làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì thế, từ Ủy viên Bộ Chính trị, các Ủy viên Trung ương, đến đảng viên thường đều sợ mất Đảng, nhiều người đã tin là khó giữ được sự “tồn”, mà hiện trạng thế này rồi thì tình huống “vong” của Đảng xảy ra bất cứ lúc nào. Một đảng mà "một bộ phận không nhỏ lãnh đạo có chức có quyền suy thoái, biến chất" (NQ Hội nghị TW 4) thì còn đâu sức sống? Tồn tại càng lâu thì tác hại đến xã hội càng lớn, chưa nói đến sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo xã hội! Lãnh đạo cũng rất "đề cao cảnh giác", sợ nhân dân biểu tình chống tham nhũng, đòi quyền lợi hợp pháp, đòi công bằng xã hội, đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc. Họ gọi những người dân đấu tranh đòi công lý, đòi quyền dân chủ là "đối tượng", là "thế lực thù địch"... Suy cho cùng, nhất là sau Hội nghị Thành Đô 1990, Đảng ta cứ liên tục đưa ra, có khi hô toáng lên nào là “diễn biến hòa bình”, nào là “thế lực thù địch”, nào là “ý chí phục thù bên thua cuộc”, nào là mầm mống phản động”, nào là phong trào dân chủ tự phát, đòi “đa nguyên đa đảng”…Nghĩa là, Đảng ta không yên tâm, toàn ý cầm quyền, mà lúc nào cũng sợ kẻ nào đó giật mất quyền của mình. Nhưng, gần đây, những tiếng nói trung thực đã ít bị ruồng ép, khó bịt mồm, không dễ ngăn chặn, buộc phải công nhận. Đó là những đánh giá, nhận định, kết luận: Không ai phá, không có ‘diễn biến hòa bình”, “thế lực thù địch” nào khác, mà nguyên nhân chính là Đảng ta đã tự pha sbanh chính mình, từ trong nội bộ đã “tự diễn biến”, nghĩa là người cộng sản tự đào hố chôn mình! Phân tích cho rõ: “Diễn biến hòa bình” là sự mắc mưu Trung Quốc, họ muốn độc tôn với Việt Nam, muốn chinh phục, chi phối Việt Nam từ chính trị đến đối ngoại, từ kinh tế đến văn hóa-xã hội. Nghĩa là sự thôn tính thông qua cái gọi là “trỗi dậy hòa bình”, là thủ đoạn thâm độc của “xâm lược mềm”, chinh phục, thôn tính không cần chiến tranh. Vì thế, cái đích cần đạt tới của Trung Quốc trong chiêu bài "diễn biến hòa bình” là Việt Nam không được (tùy tiện) hòa hợp dân tộc, phải ghi hận thù với Mỹ và các nước phương Tây, cấm được “Âu hóa”, giữ chặt "ý thức hệ", chỉ nên tin và ‘chơi’ với Trung Quốc, phải 'dựa hẳn' vào Trung Quốc; rằng tư bản là xấu, phương Tây là xấu và ác, chỉ có Trung Quốc là tin cậy, phải dựa vào Trung Quốc, phải nghe lời Trung Quốc, khi “ông anh” nói gì đều phải nghe, cái gì khắc ý với Trung Quốc phải đệ trình, xin ý kiến chỉ đạo của Trung Nam Hải…Rằng: Việt Nam phải hết sức cảnh giác: Mỹ, phương tây, cả Nga và các nước Đông Âu cũng không tốt, họ đang “diễn biến hòa bình” thâm độc, nguy hiểm, phải luôn luôn cảnh giác với họ. Nhất là số Việt kiểu ở Mỹ, thế lực hải ngoại thua cuộc từ 1975 chưa từ bỏ ý định "phục quốc", đang có nhiều rắp tâm đấy, Việt Nam cần cảnh giác… Đó là nỗi sợ mà Đảng ta đã gói chặt ôm về “gối đầu giường” từ sau Hội nghị Thành Đô, như một thứ bùa mê thuốc lú đã ngấm sâu vào thần kinh và nội tạng. Rồi sau đó lại sang tàu “ẵm về” 16 chữ vàng, 4 tốt, để mê muội, lú lẩn thêm, để bám Trung Quốc chặt hơn, chẳng khác nào Bạch Cốt Tinh hóa cô nằng xinh đẹp hút hồn thấy trò Đường Tăng vậy. Như thế, các vị, các cấp lãnh đạo và hơn 4,5 triệu đảng viên phải biết sợ chính mình trước khi sợ mất Đảng! Đối với người dân: Nỗi sợ thường trực, do sự chuyển hóa rất siêu nghệ của “chuyên chính vô sản”, từ chỗ (theo lý luận cách mạng Mác-xít) là chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với nhân dân, bỗng quay sang “chuyên chính với nhân dân”, chuyên chính vơi sngay nền dân chủ mà Đảng vẫn tự khoe là “ưu việt”, là “dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư sản”…Đã có quyền trong tay, thế lực đầy mình, lực lượng bảo vệ Đảng ngày càng đông đảo, được chính quy hóa, nhất là công an, thanh bảo kiếm trung thành bảo vệ Đảng, ai mà không ngán? Dù bài hát ca ngợi chiến sĩ công an có đủ bộ 3: “Vì an ninh Tổ quốc ta đi / được mang danh thanh bảo kiếm trung thành / bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ tươi đẹp…”. Nhưng rồi lãnh đạo, chỉ huy, huấn luyện, giáo dục lực lượng công an rất tài. Chỉ thấy quan tâm bảo vệ Đảng nhiều hơn là lo bảo vệ nhân dân, và cũng qua đó mất đi ý nghĩa “chế độ tươi đẹp”. Chế độ cho ai, ai được hưởng, khi người dân thấy bóng, hoặc mới nghe nói đến công an là mỗi người đều có “phản xạ thường trực” phải cảnh giác, được yên thân là hơn hết. Chuyện gì, việc gì công an đã nhắc nhở thì phải biết mà dè chừng, liệu 'cái thần hồn' (!?). Một xã hội thời văn minh, hiện đại, thời toàn cầu hóa mà như bị co lại trong vỏ ốc, nhiều biểu hiện lạc hậu hơn cả thời phong kiến: Lãnh đạo sợ giặc thù, sợ "mất ổn định"; sợ không qua "nhiệm kỳ"; người dân sợ chính quyền, công an, sợ kẻ cướp, sợ côn đồ, xã hộ đen. Xem ra, từ lãnh đạo đến người dân, sợ quá hóa yếu, sinh hèn, bất cần, nhu nhược, không còn đâu chí khí, bản lĩnh, truyền thống Việt. Và do vậy, khối đại đoàn kết dân tộc bị vữa ra, tan loãng vô hiệu hóa. Đó là nguy cơ mất nước! Trong kháng chiến, Đảng kêu gọi lòng yêu nước, thi đua yêu nước, toàn dân đánh giặc, nuôi chí anh hùng; nhưng trong hòa bình, Đảng lại xem nhẹ, coi thường lòng yêu nước, làm nhụt chí anh hùng, xóa nhòa niềm tự hào dân tộc. Mọi nỗ lực dân chủ đều bị khoanh hẹp, thậm chí triệt tiêu, quyền lực của dân bị chặt hết, đồng tiền có quyền lực tối cao, chức quyền ra sức thống trị; cả bộ máy quyền hành trở thành nỗi ngán ngại, sợ sệt đối với người dân. Trong kháng chiến, cán bộ được người dân hy sinh cả tính mạng, của cải để bảo vệ; nhưng hòa bình rồi thì đảng không bảo vệ dân, còn ức hiếp dân, thậm chí nặng về quan liêu, mệnh lênh: "bảo cái gì dân cũng phải nghe". Nếu sợ nguy cơ tồn vong của Đảng, của chế độ cần nhận diện và thấu suốt thực trạng đáng lo ngại ấy! Người dân trong một nước được mang danh rất kêu là “nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân”, một nước đã “tự do, độc lập” mà người dân không được hưởng quyền lợi gì, đụng đến một chút gì làm chính quyền phật ý là bị ghi sổ đen, bị theo dõi, bị bắt giam, bị quy chụp thành tội rồi tống giam, bất cần công ký, bỏ qua mọi thứ pháp luật. Dân chủ ở đâu, khi nghe đài, đọc báo, mở mạng Internet, thậm chí cả khi chuyện vui, chuyện phiếm bàn trà, quán nhậu, bất kỳ nơi đâu đều bị theo dõi, bị cấm đoán, bị “quy vào” hết chuyện này đến tội danh tội trạng khác? Nói cái gì cũng phải nhìn trước ngó sau, tự biết canh chừng, sợ “ếch chết vì ộp ộp” thì đó là quyền gì? Nỗi sợ thường trực ngày đêm của mọi công dân, kể cả trí thức, nhà báo, đảng viên đến mức mất hẳn quyền con người, ăn không ngon, ngủ không yên là do ai gây nên? Do quan điểm của Đảng bị đánh tráo, tư tưởng bị lợi dụng, bẻ cong, hay do dân Việt nay quá hèn kém, dân trí thấp, ỉ lại nhà nước như ông Phạm Quang Nghị đã mạnh miệng đánh giá? Lại nữa, dù rất phi lý: Nhà báo sợ viết sự thật, người nghèo sợ kẻ sẵn tiền, chính quyền sợ đại gia, người già sợ con nít, người dân sợ công an, công an sợ côn đồ, dân lành sợ lưu manh, làm ăn sợ đánh thuế, mua hàng sợ hàng gian hàng giả, ăn uống sợ độc hại, sợ nắc bệnh ung thư. Rồi nữa: Đảng viên sợ 19 điều cấm; đi bộ đội sợ hy sinh không được công nhận liệt sĩ, mộ chí không ai thắp hương đặt hoa tưởng niệm; người lao động sợ mất việc, học nghề sợ thất nghiệp, ra chợ sợ giá cả, ốm đau sợ đến bệnh viện, sáng tác thơ ca sợ bị suy diễn, quy chụp; phát biểu thẳng thắn sợ bị 'đánh giá'; viếng liệt sĩ sợ bị cho là 'phản động'; đi biểu tình, tuần hành ôn hòa cũng sợ bị bắt nhốt; tố cáo quan tham sợ bị quy kết là chống đảng, chống chế độ; góp ý, kiến nghị sợ bị đưa vào sổ đen 'đối tượng chống đối'; nhìn các đô thị mới, đi trên cầu mới hiện đại, đường mới nhiều làn xe, sợ con cháu mình sau này è cổ trả nợ;... Những cái tưởng như “chuyện vặt” sinh hoạt thường ngày mà cũng khiến người ta sợ đến phát điên: Có của sợ mất cắp, ra đường sợ tai nạn, sợ đóng phí này kia, sợ không phải “xe chính chủ”, đi học sợ đóng tiền, không biết lót tay thầy thì ở lại lớp, đi viện sợ bác sĩ bỏ chết, xác chết sợ cấm đoán không cho con cháu nhìn mặt; mua thực phẩm, trái cây sợ nhiễm độc, sợ bị lừa như hàng đa cấp Liên Kết Việt… Cứ như thế, nỗi sợ này kéo theo, dính chùm cùng nhiều nỗi sợ ập đến, mọi nỗi sợ nối tiếp nhau như những con cờ đô-mi-nô. Vậy thì tất cả do chế độ chính trị, do đường lối, chính sách, cách thức quản lý, điều hành nào gây nên?…? Dấu chân Việt Nam chẳng lẽ (vì thế) nhạt nhòa dần: … Tình chưa yên vui, bên sóng đời cuồng nộ / Chợt đêm chia phôi, ngăn cách một đại dương / Từng dài âu lo, từng quen đợi chờ. / Mộng thật cam go / Miễn là mai niềm đau thành nụ cười (Trầm Tử Thiêng). Tình người, tình đời, sao cứ làm cho nhau sợ,… "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau" (Trịnh Công Sơn). Ôi, một xã hội mà từ vị lãnh đạo, từ ‘vua” đến dân, ai cũng canh cánh nỗi sợ, thì sao có thể gọi là tốt đẹp, là "ưu việt"? Làm sao mà phát triển được đất nước sánh vai với các nước? Cho nên, với hiện trạng này, câu kết trong các Nghị quyết Đại hội Đảng mà nhiệm kỳ nào cũng ‘bổ cũ soạn lai’ đọc đã quá quen: “Phấn đấu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”nay đã chứng minh không thấy hiệu quả thực tế. Bùi Văn Bồng (Blog Bùi Văn Bồng)
  12. Tập Cận Bình và các cố vấn. (Hàng trên cùng, trái qua phải) Thư Quốc Tăng, Lưu Hạc, Lật Chiến Thư, Đinh Tiết Tường; (Hàng giữ) Thái Kỳ, Phó Chính Hoa, Tập Cận Bình, Hoàng Khôn Minh, Trần Hy; (Hàng dưới cùng) Mạnh Khánh Phong, Vương Tiểu Hồng, Trần Nhất Tân. Nguồn: SCMP. Không như các nhà lãnh đạo khác, Tập Cận Bình đã né tránh các đồng minh theo phe phái và lựa chọn các đồng nghiệp và bạn bè. Ba nhà lãnh đạo khác nhau có ba con đường riêng để xây dựng nhóm thân tín của mỗi người. Không như hai người tiền nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn cách tin dùng một nhóm các trợ lý và đồng nghiệp cũ, những người ông từng gặp khi nắm các vị trí hành chính khác nhau trên khắp đất nước trước khi leo lên đến đỉnh cao quyền lực. Có thể nói những đồng minh như vậy đem lại mức độ tin cậy lớn hơn so với các đồng minh theo phe phái vốn có thể có những kỳ vọng và nợ nần chính trị với những người khác. Ngược lại, Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân dựa trên những phe nhóm quyền lực lâu đời hơn. Hồ tin dùng mối liên kết của ông với Đoàn Thanh niên Cộng sản nhiều quyền lực để cai trị, trong khi Giang đứng đầu “Thượng Hải bang.” Cho dù Tập đôi khi cũng được gọi là lãnh đạo của “Thái tử Đảng bang” – bao gồm con cái của các đảng viên kỳ cựu – rất ít người như vậy phục vụ ông trong các cương vị chính thức. Ông từng làm việc trong một thời gian ngắn ở Thượng Hải trước khi được đề bạt lên chính quyền trung ương, nhưng phần lớn những người thân tín của ông lại bắt nguồn từ thời ông làm việc ở các tỉnh tương đối nhỏ như Phúc Kiến và Chiết Giang, xa thủ đô, theo nhà bình luận chính trị Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) ở Bắc Kinh. Theo ông Chương, “Tập Cận Bình không thuộc về phe phái nào trong số này và do đó thiếu một cơ sở quyền lực như vậy, nên ông ấy cần có những người của riêng mình để có được sự hỗ trợ.” Việc thiếu đi một nhóm nhân tài sẵn có như vậy dường như không cản trở được ông Tập. Ông đã củng cố quyền lực nhanh đến đáng ngạc nhiên sau khi trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản vào tháng 11 năm 2012 và Chủ tịch nước vào tháng 3 năm 2013. Theo ông Chương, Tập sử dụng các cuộc thăng giáng chức và một cuộc thanh trừng trên toàn quốc để xây dựng nòng cốt cho sự ủng hộ chính trị dành cho mình. Chỉ ba năm lên nắm quyền, Tập đã đặt các cộng sự cũ từ Chiết Giang, Phúc Kiến, Thượng Hải, và Đại học Thanh Hoa vào các vị trí chủ chốt về hoạch định chính sách kinh tế, tuyên truyền, nhân sự, và an ninh. Nhiều người trong số này được bổ nhiệm làm lãnh đạo của bảy nhóm hoặc lực lượng đặc nhiệm do trung ương lãnh đạo mà Tập dùng để điều hành Đảng, nhà nước, nền kinh tế, và quân đội. Các ban lãnh đạo này quyền lực hơn hầu hết các cơ quan Đảng và chính phủ. “Bất cứ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào cũng coi trọng lòng trung thành chính trị và sẽ sử dụng những người mà họ tin tưởng,” Trần Đạo Ấn (Chen Daoyin), phó giáo sư tại Học viện Chính pháp Thượng Hải, nói. “Nhưng ông Tập có nhiều tự do hơn để làm điều đó.” Các trợ lý và cộng sự khác được cài cắm vào vị trí cấp phó ở nhiều phòng ban khác, bao gồm tuyên truyền, tổ chức cán bộ và văn phòng điều hành của những ban lãnh đạo chủ chốt. Theo Andrew Nathan, nhà khoa học chính trị tại Đại học Columbia, “Đây đều là những cơ quan và ủy ban quan trọng, làm những công việc thực chất. Chúng không phải những ‘chậu hoa’ [làm cảnh] hay việc làm cho có.” “Và phó lãnh đạo thường đặc biệt quan trọng, đặc biệt là khi người này là đại diện cá nhân của người nắm quyền lực tối cao [tức Tập] trong một cơ quan nào đó.” Các nhà phân tích cho rằng, theo quan điểm của Tập Cận Bình, những gì mà những người được bổ nhiệm còn thiếu trong kinh nghiệm quản trị có thể được bù đắp bằng lòng tin. “Họ có thể không quá quen với cách làm việc trong các cơ quan trung ương,” ông Chương nói. “Nhưng họ có thể đảm nhiệm vị trí và thực thi ý chí của ông Tập. Bằng cách thăng chức nhanh như tên lửa cho các cộng sự, ông Tập muốn đảm bảo mình có đủ người ở cấp bộ trước khi diễn ra Đại hội 19 của Đảng [vào năm 2017].” Nathan nói thêm, “Nó ít mang tính lãnh đạo tập thể hơn và từ đó mang tính quyết đoán hơn. Nó phản ánh sát cá tính và ưu tiên của ông Tập hơn, và do đó trở nên chuyên chế và đàn áp hơn so với trường hợp ngược lại.” “Chế độ có nhiều khả năng hơn để tiến hành các bước đi táo bạo ở cả cải cách trong nước và chính sách đối ngoại, một số có thể thành công và một số có thể thất bại một cách đắt giá, do thiếu các tranh luận đầy đủ, toàn diện về những quyết định như vậy.” Số ít được chọn Dưới đây là một cái nhìn về những nhân vật chủ chốt trong nhóm thân tín của Tập trên ba lĩnh vực chính: KINH TẾ Thư Quốc Tăng (Shu Guozeng) Thư – cựu trợ lý của Tập ở tỉnh Chiết Giang – được thăng chức làm Phó Chánh văn phòng của Ban Lãnh đạo Tài chính và Kinh tế Trung ương, đứng đầu là Tập Cận Bình, vào năm 2014. Ông không có chức vụ chính quyền nào ngoài tỉnh Chiết Giang. Thư, 59 tuổi, cho thấy ông ưa trích dẫn Mao Trạch Đông trong các bài báo từng xuất bản. Ban lãnh đạo, vốn phần lớn vẫn còn bí ẩn trước khi Tập lên cầm quyền, giờ triệu tập các cuộc họp hàng quý và là địa điểm quan trọng cho Tập đưa ra quyết định về các vấn đề kinh tế. Không như hội nghị công tác kinh tế trung ương thường niên – một sự kiện kế thừa từ thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, nơi cả chủ tịch nước và thủ tướng nói chuyện về các vấn đề kinh tế – Tập chỉ phát biểu trong các cuộc họp của ban lãnh đạo, theo truyền thông nhà nước. Lưu Hạc (Liu He) Lưu, 64 tuổi, được thăng làm Chánh văn phòng của Ban tài chính vào năm 2013, ít tháng trước khi Đảng ban hành một văn kiện quan trọng vạch ra các cải cách cho thập niên tới. Là một nhà kỹ trị, từng được Tập nói là “rất quan trọng với tôi,” Lưu đã liên tục nhấn mạnh các cải cách theo hướng thị trường. Ông có bằng thạc sĩ quản trị công từ Trường Quản trị Kennedy thuộc Đại học Harvard. Lý lịch chính thức của Lưu cho thấy ông chưa từng làm việc cùng ông Tập. Không như một số người được bổ nhiệm gần đây, Lưu đã ở trong nhóm ra quyết định các chính sách kinh tế trong hơn hai thập niên qua. TỔ CHỨC ĐẢNG Lật Chiến Thư (Li Zhanshu) Lật, 65 tuổi, được cho là đồng minh quyền lực nhất của Tập sau trưởng ban chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn. Tuy nhiên, không như Vương, giờ đã 67 tuổi, Lật gần như chắc chắn sẽ ở lại trong Bộ Chính trị khi nhiều người trong số 25 thành viên sẽ bị thay thế vào năm tới khi họ đến tuổi nghỉ hưu bắt buộc. Mối quan hệ của Lật với Tập bắt đầu từ những năm 1980, khi Tập đứng đầu huyện Chính Định thuộc tỉnh Hà Bắc và Lật phụ trách huyện Vô Cực nằm kế bên. Là Chánh văn phòng Trung ương Đảng, Lật được giao nhiệm vụ hỗ trợ Tổng Bí thư về một loạt các vấn đề, bao gồm cải cách ngoại giao, kinh tế, và pháp lý. Ông là một trong những lãnh đạo quyền lực nhất của văn phòng trong vài thập niên qua. Những người tiền nhiệm của ông đều không có chỗ trong Bộ Chính trị. Ông hầu như luôn luôn đi cùng Tổng Bí thư trong các chuyến đi trong nước và nước ngoài. Ông đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi Tập thăm Nga hồi cuối tháng 3 năm ngoái, một dấu hiệu của sự tin tưởng sâu sắc mà ông có được từ Tập. Năm nay, Lật bắt đầu thực hiện các chuyến đi chính thức trong nước, một điều rất hiếm hoi với một người ở vị trí như ông. Ông cũng là Chánh văn phòng Ủy ban An ninh Quốc gia, một nhóm do Tập thành lập và lãnh đạo. Hoàng Khôn Minh (Huang Kunming) Là đồng nghiệp của Tập từ thời hai người còn ở Phúc Kiến và Chiết Giang, Hoàng, 59 tuổi, là người quyền lực thứ hai trong bộ máy tuyên truyền. Ông được bổ nhiệm làm Phó Ban Tuyên truyền vào cuối năm 2013, hai tháng sau khi Tập có bài phát biểu cứng rắn về tuyên truyền và ý thức hệ. Trước khi đến Bắc Kinh, Hoàng là bí thư thành ủy Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, trong ba năm. Ông được bổ nhiệm làm trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy năm 2007, năm cuối cùng Tập còn ở Chiết Giang. Ông chủ yếu vẫn ít được chú ý cho đến khi được thăng chức năm 2014. Trong một bài báo đăng trên tờ Nhân Dân Nhật báo năm ngoái, Hoàng nói, “môi trường quốc tế ngày càng phức tạp, khi các thế lực thù địch phương Tây tăng cường chia rẽ và phương Tây hóa chúng ta.” Các cán bộ phải “thấm nhuần tinh thần [thể hiện] trong các bài phát biểu của Chủ tịch Tập.” Đinh Tiết Tường (Ding Xuexiang) Đinh, 53 tuổi, được đề bạt làm Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng vào năm 2013. Quan hệ của ông với Tập bắt đầu từ tháng 3 năm 2007, khi Tập được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Thượng Hải thay cho Trần Lương Vũ bị thất sủng. Đinh làm việc cùng Tập bảy tháng ở Thành ủy, trước khi Tập rời đến Bắc Kinh. Nhưng có vẻ ngần ấy thời gian là đủ để ông giành được sự tin tưởng của Tổng Bí thư tương lai. Đinh được thăng làm Bí thư Thành ủy chỉ trong vài tháng. Trần Hy (Chen Xi) Trần, 63 tuổi, được đề bạt năm 2013 làm Phó trưởng ban trường thực của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, cơ quan giám sát cán bộ cấp bộ và cấp tỉnh. Chức vụ của ông đến trong chưa đầy một năm sau khi Tập leo lên đỉnh bộ máy Đảng. Trần và Tập là bạn cùng phòng ký túc xá ở Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, và Trần đã ở lại trường gần 30 năm sau khi tốt nghiệp. Sau đó ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh và Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, hiệp hội khoa học hàng đầu của đại lục. Ít tháng sau khi Trần được thăng chức vào Ban Tổ chức Trung ương, cơ quan này ban hành một văn kiện mang tính bước ngoặt về việc lựa chọn cán bộ được đề bạt. Về cơ bản nó xóa bỏ cơ chế trước đây, do Hồ Cẩm Đào đưa ra, trong đó cán bộ được chọn dựa trên biểu quyết nội bộ. Trần Nhất Tân (Chen Yixin) Là trợ lý cũ của ông Tập hồi còn làm Bí thư Chiết Giang, Trần, 56 tuổi, được đề bạt hồi tháng 12 năm ngoái làm Phó chánh văn phòng của Ban Lãnh đạo Trung ương về Tăng cường Cải cách Toàn diện, do Tập thành lập và lãnh đạo. Là cựu Bí thư Tỉnh ủy Ôn Châu, Trần được cho là có vai trò trung tâm trong việc giúp tỉnh này phục hồi sau cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ nhất trong hàng thập niên. AN NINH Thái Kỳ (Cai Qi) Thái, 60 tuổi, được cho là đã được đề bạt vào Ủy ban An ninh Quốc gia mới được thành lập và còn bí ẩn vào năm 2014. Thái là đồng nghiệp của Tập ở Chiết Giang và Phúc Kiến. Cho đến gần đây, ông là một trong số rất ít cán bộ sử dụng mạng xã hội. Thái mô tả mình là một người Bolshevik trên mạng, và trước khi được cất nhắc lên Bắc Kinh, ông được cho là đã dẫn lời phát biểu của Tập trên tài khoản Weibo của mình, gọi ông là Tổng Bí thư Tập, Tập Đại Đại (Ba Tập), hay Sếp Tập. Tuy nhiên, Thái ngừng cập nhật tài khoản của mình sau khi được thăng chức. Tài khoản mạng xã hội của ông trên nền tảng microblog Tencent có hơn 10 triệu người theo dõi. Ông làm việc ở Chiết Giang trong hơn 15 năm, leo lên bậc thang sự nghiệp sau khi trở thành thị trưởng thành phố Cù Châu vào năm 1999. Trước đó ông làm việc ở Phúc Kiến, nơi ông sinh ra. Ông được bổ nhiệm làm Phó Tỉnh trưởng thường thực tỉnh Chiết Giang vào năm 2013. Trong một động thái bất thường, Thái đã trả lời một bài viết than phiền của mẹ một viên công chức. Sau khi bà viết lên trang mạng xã hội của Thái rằng con trai bà phải uống rất nhiều rượu trong các bữa tối với cơ quan, Thái, khi đó là trưởng ban tổ chức tỉnh Chiết Giang, đã trả lời, “Hãy cho tôi biết nơi con trai bà làm việc, cậu ấy sẽ không phải uống thêm nữa.” Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua) Phó, 61 tuổi, là ngôi sao đang lên đáng chú ý nhất trong bộ máy an ninh. Từng là Phó Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh, Phó được thăng làm Thứ trưởng Bộ Công an năm 2013 – chưa đầy một năm sau khi Tập leo lên đỉnh bộ máy Đảng. Bất chấp vị trí thấp kém của mình trong bộ, ông vẫn leo lên nhanh chóng và giờ đứng thứ nhất trong số bảy thứ trưởng, sau khi những người đứng trên ông hoặc bị đưa ra khỏi bộ hoặc bị ông vượt mặt. Phó, từ lâu đã nổi tiếng với phong cách đáng chú ý của mình, đã ghi tên mình bằng việc đóng cửa Thiên đường Nhân gian, một hộp đêm sang trọng bị nghi là có hoạt động mại dâm, chỉ sau 74 ngày làm Cảnh sát trưởng Bắc Kinh. Sau vài tháng lên giữ chức Thứ trưởng, ông bắt đầu dẫn đầu các nhóm tuần tra có vũ trang của lực lượng cảnh sát Bắc Kinh, nhưng trong năm qua ông đã trở nên ít xuất hiện trước công chúng hơn. Phó không làm việc trực tiếp dưới trướng Tập Cận Bình, nhưng có vai trò hàng đầu trong việc đưa cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang ra trước công lý về tội tham nhũng và lạm quyền trong số nhiều cáo buộc khác vào năm 2013. Mạnh Khánh Phong (Meng Qingfeng) Mạnh là phó Giám đốc Sở Công an Chiết Giang khi Tập đứng đầu tỉnh này. Ông được thăng làm Thứ trưởng Bộ Công an vào năm ngoái. Mạnh khiến vị trí mới của mình nổi tiếng với công chúng một tháng sau khi được bổ nhiệm bằng cách dẫn đầu một nhóm tại Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc để tìm bằng chứng cho cáo buộc thao túng thị trường, và tuyên bố rằng chính quyền sẽ bắt giữ những ai chịu trách nhiệm cho sự sụt giảm của thị trường chứng khoán. Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong) Vương, 57 tuổi, được đề bạt vào vị trí Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc, vào tháng 3 năm ngoái. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình ở tỉnh Phúc Kiến, nơi ông làm việc đến tận tháng 8 năm 2013. Vương là cấp dưới của Tập trong toàn bộ thời gian ngắn ngủi Tập làm việc ở Phúc Kiến. Trong thời gian này, Vương giữ nhiều chức vụ như Trưởng Công an huyện Mân Hầu và Trưởng Công an thành phố Phúc Châu. Sau đó ông trở thành Trưởng Công an thành phố Hạ Môn trước khi chuyển sang tỉnh Hà Nam. Nguồn: Cary Huang & Jun Mai, “Inside Tập Jinping’s inner circle,” South China Morning Post, 03/03/2016.Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp (Nghiên Cứu Quốc Tế)
  13. Bác sĩ là chuyên viên về khoa học y học, có kiến thức về điều trị bệnh nhân, nhận ra được căn bệnh và chọn lựa phương pháp chữa trị thích hợp. Nếu sau một thời gian mà căn bệnh không giảm, hoặc trầm trọng hơn thì một bác sĩ có lương tâm phải xét lại phương pháp và thay đổi thuốc, kể cả việc chuyển bệnh nhân tới một bác sĩ chuyên môn khác. Đấy là một thầy thuốc có lương y, trọng đạo đức nghề nghiệp. Trong sinh hoạt chính trị, một chính trị gia có kiến thức phải thấy được những mong đợi của nhân dân, các vận hội và nguy cơ của đất nước và phải biết đưa dân tộc tiến theo cùng trào lưu tiến hóa của thế giới văn minh. Một chính khách có lương tâm và biết quí lòng tự trọng dám nhận trách nhiệm trước những sai lầm; dám từ bỏ mục tiêu, đường lối không còn thích hợp; có can đảm từ chức, trả lại chính quyền để nhân dân tự quyết định. Một chính khách có kiến thức chính trị và lương tâm phải hiểu rằng, thời đại hiện nay chính quyền (nhà nước) không phải là sở hữu riêng của một cá nhân, một dòng họ hay một đảng như các thời kì phong kiến và độc quyền đảng trị. Thế giới đang bước vào kỉ nguyên mới với toàn cầu hóa về kinh tế, tài chánh và kĩ thuật, với thông tin điện tử nhạy bén, phổ cập và cơ cấu tổ chức xã hội theo những giá trị Dân chủ đa nguyên đã được thử thách và thành công ở rất nhiều nước trong mấy thế kỉ qua trong việc gây dựng hạnh phúc, bảo vệ phẩm giá của công dân và bang giao quốc tế…..Trên các nền tảng này, việc xây dựng, điều hành và kiểm soát chính quyền là công việc chung, phải do nhân dân và chỉ do nhân dân quyết định, tuyệt đối không còn là chuyện riêng của một cá nhân hay một nhóm nào. Đây là một chân lí rút từ những cuộc tranh đấu và học hỏi kinh nghiệm của nhiều dân tộc qua nhiều thế kỉ và nó liên tục được hoàn chỉnh theo tiến trình của nhân loại. Phủ nhận những thành quả này của nhân loại là quay lưng với sự thật; chống đối nó chỉ như người lội ngược dòng, hoặc giả vờ vỗ ngực làm người dân chủ nhưng cốt chỉ để bấu xấu ăn bám sẽ bị lộ diện là những người độc tài ngụy dân chủ! Các chính quyền không do nhân dân bầu cử tự do và trực tiếp đều là chính quyền độc tài hoặc ngụy dân chủ. Đó là chính quyền bất chính, bất hợp pháp. Vì vậy nhân dân có quyền đứng lên đấu tranh thành lập chính quyền mới đại diện cho mình. Quyền lập các tổ chức dân sự trong đấu tranh chính trị bất bạo động để tham gia vào các sinh hoạt chính trị và chống chế độ độc tài là quyền rất chính đáng được Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các Công ước quốc tế công nhận và khuyến khích. Độc quyền của ĐCS là bất chính, bất hợp pháp! Chính quyền hiện nay ở VN là chính quyền độc đảng, không do nhân dân trực tiếp và tự do bầu cử. Cho nên ĐCS đang cầm quyền bất chính, bất hợp pháp đối với nhân dân. Họ còn bất nhân với người dân qua chính sách đàn áp tàn bạo. Chẳng những thế giữa những người cầm đầu chế độ toàn trị còn đang quỉ quyệt tàn nhẫn „đối xử với nhau “lạnh tanh máu cá”[1], thanh toán nhau để giữ quyền. Như vậy họ còn bất nghĩa với nhau. Từ Hội nghị trung ương (HNTU) 4 (12.11) tới HNTU 14 và Đại hội (ĐH) 12 vào tháng 1.2016 là các đỉnh cao mới của sự sâu xé, giành giựt quyền và lợi tự vạch tư cách đạo đức giả, dân chủ cuội ngay giữa những người cầm đầu với nhau mà họ vẫn gọi nhau là „đồng chí“. Tàn bạo, lừa đảo, dối trá và ngụy biện cực kì trắng trợn trở thành tập quán suy nghĩ, thái độ cư xử và hành động của họ, không chỉ trong việc đối xử với nhân dân mà cả giữa họ với nhau. Họ đang đội lên đầu quyền và lợi (tiền của, dinh thự, đất đai), nhưng lại dẫm nát đạo đức, lương tri và luật pháp! Sau những năm thảm bại, nên Nguyễn Phú Trọng đã dùng hai năm cuối của nhiệm kì đầu làm Tổng bí thư (TBT) để tìm cách phục thù Nguyễn Tấn Dũng. Tuy hô hoán dân chủ và tự đề cao là người không nuôi tham vọng quyền lực, nhưng ông Trọng và phe cánh đã tính kế, lập trận đồ bát quái dùng mọi quỉ kế thô bạo và tồi tệ nhất để ép Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương Khóa 11 giành riêng cho mình độc quyền là „trường hợp đặc biệt“[2] để được ngồi lại vào Trung ương Khóa 12, rồi dùng bùa mê áp lực và lợi lộc để trên 1500 đại biểu ĐH 12 „bầu“ lại làm TBT vào cuối tháng 1.2016. Tuy là người chủ mưu sử dụng mọi thủ đoạn tàn bạo trắng trợn như vậy để đưa mình lên ngai vàng đứng đầu nhóm vua tập thể, nhưng khi ĐH 12 kết thúc Nguyễn Phú Trọng lại đóng kịch tuyên bố là, rất „bất ngờ“ thắng cử cao như thế và „dân chủ đến thế là cùng!“[3] Trước đó ông Trọng còn hô hoán không để những người đã tha hóa đạo đức và nuôi tham vọng quyền lực được ứng cử và bầu cử vào Trung ương và Bộ chính trị. Nhưng thực tế lại trái ngược hoàn toàn những gì ông Trọng tuyên bố. Từ 1994 -tức 22 năm- Nguyễn Phú Trọng đã ngồi trong Trung ương đảng và từ 1997 vào Bộ chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của chế độ toàn trị và còn là người cao tuổi nhất trong Bộ chính trị khóa mới (72t), vượt quá tuổi qui định theo Điều lệ đảng tới 7 năm! Nếu so sánh những âm mưu và thủ đoạn đến mức độ quỉ kiệt, phản ảnh bản chất độc tài tàn bạo, chống lại cả Điều lệ đảng và chà đạp đạo lí này của Nguyễn Phú Trọng, với những lời tự khen, tự bốc của ông ta sau ĐH 12 như „bất ngờ“, „dân chủ đến thế là cùng“… cho thấy tài đóng kịch của ông đã tới siêu đẳng. Như một kịch sĩ đóng vai hài hước kể về thói đời thật thật giả giả, lấy giả làm thực…Nhưng Nguyễn Phú Trọng không phải anh hề mà là một thủ lãnh của ĐCS và đứng đầu chế độ toàn trị. Ông đã lẫn lộn người làm chính trị chân chính và biết tự trọng với nghệ sĩ trên sân khấu làm trò vui chốc lát. Không những vậy, mở miệng nói những điều giả đối như thế trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi được tái cử TBT với sự có mặt của nhiều nhà báo quốc tế lại càng tỏ rõ, Nguyễn Phú Trọng đã không biết hổ thẹn. Một người đã đánh mất lòng tự trọng thì đừng trách là tại sao mình bị khinh bỉ! Ông ta đã khinh thường sự nhận xét của nhân dân VN và dư luận quốc tế. Điều này không đáng ngạc nhiên. Vì sau nhiều năm nắm độc quyền, thủ lãnh độc tài thường chủ quan nghĩ mình là thánh thật, nhất là sau một chiến thắng lớn như ở ĐH 12! Việc này không phải chỉ xẩy ra ở VN thời Nguyễn Phú Trọng mà đã xẩy ra ở hầu hết dưới các chế độ độc tài. Dư luận trong đảng và ngoài xã hội đang nói nhiều về trò hề dân chủ của nhà độc tài Nguyễn Phú Trọng đã thi thố để giành tiếp tục ghế TBT. Nếu ông Trọng hành nghề đóng kịch thì là một diễn viên khôi hài xuất sắc. Nhưng ông đã lẫn lộn hoạt động của một chính trị gia với công việc của một anh hề! Sự lẫn lộn này của Nguyễn Phú Trọng không chỉ là một tai họa cho ĐCS mà còn là một thảm họa cho đất nước! *** Nguyễn Phú Trọng không chỉ tự bốc là người đạo đức và không có tham vọng quyền lực, mà còn huyênh hoang tự khen là người lí luận hàng đầu của chế độ toàn trị. Là một nhà khoa bảng và đạt tới đỉnh quyền cao chức trọng, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã không dùng kiến thức để làm lợi dân ích nước, ngược lại chỉ sử dụng kiến thức để phục vụ tham vọng quyền lợi ích kỉ cá nhân. Trong đó ông sẵn sàng dùng các trò tiểu xảo và ngụy khoa học, biến đen thành trắng, giả thành thực. Ông đạp lên tinh thần khoa học và lương tri đạo đức, bán đứng lương tâm để đổi lấy tham vọng quyền lực! Các mưu kế và hành động ngụy khoa học để nắm độc quyền của Nguyễn Phú Trọng trong những năm gần đây có một số đặc điểm có thể tóm lược vào một số điểm chính là: 1. Bên ngoài đề cao những nguyên tắc chung, nhưng thực tâm lợi dụng nó làm lợi riêng cho mình và phe cánh. 2. Đội lốt các lí luận khoa học để lừa dối và mê hoặc người khác. Về điểm 1 thấy rõ nhất trong ý đồ mà Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng rất bài bản trong việc giành giựt quyền lực cho cá nhân mình, đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Đấy là thiểu số phục tùng đa số. Nguyên tắc này vẫn được coi như là cái xương sống của chế độ toàn trị. Nhưng ở đây Nguyễn Phú Trọng và phe cánh đã không dùng thảo luận công khai, minh bạch, theo đúng nguyên tắc sinh hoạt dân chủ; trái lại đã dùng các thủ đoạn như áp lực, đe dọa và mua chuộc để cô lập đối thủ ngay trong Bộ chính trị, Ban bí thư và Trung ương đảng. Từ đó biến ý định của mình thành ý kiến của đa số, rồi buộc đa số phải theo – Cái gian dối cùng cực ở đây của ông Trọng là đã lươn lẹo dưới danh nghĩa „tập trung dân chủ“ nhưng từng bước chuyển ngược lại, từ thiểu số phục tùng đa số thành đa số phục tùng thiểu số! Trong việc chuẩn bị ĐH 12 các quỉ kế này của Nguyễn Phú Trọng và phe cánh có thể thấy rõ từng bước trong nhiều quyết định, nổi tiếng nhất là Điều 13 của Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng do chính Nguyễn Phú Trọng kí cực kì phản dân chủ làm cơ sở cho việc bầu cử. Cấm các ủy viên Bộ chính trị không được ứng cử đề cử, mà chỉ dành quyền này độc quyền cho Bộ chính trị, mặc dù qui định này trái với Điều lệ đảng. Khoản 3 trong Điều 13 của Quyết định này ghi rõ: „Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.“ [4] Tiếp đó là chèn ép để buộc Bộ chính trị xếp Nguyễn Phú Trọng vào „trường hợp đặc biệt“, mặc dù tuổi cao nhất, được bầu lại vào Ban chấp hành trung ương 12. Rồi tại ĐH 12 đã áp đặt ĐH phải công nhận Quyết định 244-QĐ/TW. Trong khi ngấm ngầm bày các thủ đoạn thâm độc từ hết HNTU này tới HNTU khác để giành độc quyền cho mình, nhưng bên ngoài ông Trọng lại giương cờ đánh trống đưa ra những tiêu chuẩn rất cao, rất đẹp trong việc chọn lựa nhân sự ở các cấp cao nhất, như không cho người đã tha hóa đạo đức và tham vọng chính trị vào Trung ương! *** Thủ đoạn nổi tiếng gian xảo thứ hai của Nguyễn Phú Trọng là cách đội lốt các lí luận khoa học để đánh lừa và mê hoặc người khác. Để thuyết phục dư luận, Nguyễn Phú Trọng rất thích sử dụng lí luận „tam đoạn luận“ theo cách bóp méo. Cách lí luận này nếu sử dụng đúng thì sẽ tìm ra kết luận logic. Nhưng nếu người sử dụng nó thiếu lương tâm thì là một tai họa. Nhiều phù thủy chính trị từ Đông sang Tây đã cố tình nhập nhoạng đưa ra các ngụy tam đoạn luận để lừa đối dư luận. Thí dụ nổi tiếng và chính xác về tam đoạn luận là: Là người ai cũng phải chết Socrates là người Socrates phải chết Hai vế đầu là hai tiền đề có tính cách chung „người“ và vế thứ ba mang tính kết luận. Đúng vào dịp ĐH 12 họp, Tạp chí CS đã giới thiệu tập sách của Nguyễn Phú Trọng trên 1000 trang gồm các diễn văn, viết báo và phỏng vấn trong năm năm 2011-15 ở nhiệm kì TBT thứ nhất. Tựa của sách đã được trình bày trên trang bìa với khổ chữ lớn theo thứ tự ba vế kiểu “tam đoạn luận” như sau: Đảng vững mạnh Đất nước phát triển Dân tộc trường tồn[5] Sự chọn lựa đặt đảng lên đầu, thứ đến đất nước và dân tộc ở cuối theo kiểu như ba mệnh đề của tam đoạn luận không phải vô tình mà là có thâm ý của Nguyễn Phú Trọng. Đây là cố tình lạm dụng tam đoạn luận của Nguyễn Phú Trọng. Thâm ý ở đây là, Đảng phải vững mạnh thì đất nước mới phát triển và dân tộc mới trường tồn! Qua đó ông Trọng muốn quả quyết và cưỡng bức nhân dân phải tin là, Đảng phải độc quyền lãnh đạo tiếp tục thì đất nước mới phát triển và dân tộc mới trường tồn. Đây là cách cố tình nhập nhoạng và ngụy biện trong tam đoạn luận của ông Trọng để chứng minh cho một điều hoàn toàn không có thực. Điều phản khoa học và ngụy biện ở đây là, Nguyễn Phú Trọng đã đặt cái riêng (đảng CS) làm tiền đề cho hai cái chung (đất nước, dân tộc). Ông cố tình đảo lộn thứ tự trong một tam đoạn luận, đặt cái riêng lên làm vế đầu. Trong sinh hoạt chính trị hay đời sống hằng ngày nếu không tinh tế có thể chấp nhận dễ dàng tựa sách trình bày theo lối ngụy tam đoạn luận như trên! Nhưng nếu nghiêm túc phân tích thì thấy ngay, khi chọn lựa cái tựa sách của mình như vậy nhà khoa bảng Nguyễn Phú Trọng đã cố tình phản lại tinh thần khoa học và phủ nhận sự thực. ĐCSVN ra đời mới từ 1930 (86 năm), nhưng dân tộc và đất nước ta đã thành hình và phát triển từ mấy ngàn năm. Nghĩa là, trước đây khi không có ĐCS đất nước và dân tộc ta đã phát triển vững mạnh. Là Tiến sĩ Chính trị học và chuyên ngành về lịch sử đảng, nhưng Nguyễn Phú Trọng bị méo mó và mù quáng, chỉ thấy đảng mà không thấy dân tộc và đất nước. Không những thế, ông Trọng cũng thừa biết là, lối tam đoạn luận trên đây là giả dối và sai lầm, nhưng vẫn làm, như thế ông đã bán lương tâm khoa học cho „quỉ“ quyền lực! Ngụy tạo lí luận khoa học vẫn được nhà phù thủy chính trị Nguyễn Phú Trọng làm rất bài bản trong nhiều dịp, gần đây nhất là trong Báo cáo chính trị-kinh tế ông nói trước ĐH 12 ngày 21.1.16.[6] Đặt thứ tự đảng trước, nước sau, dân chót đã trở thành nền nếp của những người cầm đầu chế độ toàn trị. Sau khi nắm độc quyền quá lâu họ đã thay đổi tâm lí 180°, từ nhờ dân giúp đỡ và che chở nay hống hách ra lệnh và đàn áp dân! Nhưng vẫn trương khẩu hiệu: “Nhân dân làm chủ, đảng làm đầy tớ!” Nguyễn Phú Trọng không là giải pháp nhưng là trướng ngại lớn! Nguyễn Phú Trọng đã chiến thắng tại ĐH 12 và tiếp tục cầm đầu chế độ toàn trị. Nhưng chiến thắng này chỉ mang lợi cho cá nhân và phe cánh của ông. Chiến thắng của Nguyễn Phú Trọng không làm ĐCS mạnh hơn, ngược lại càng đưa đảng tới phân hóa trầm trọng hơn, gây nên tình trạng xứ quân. Chẳng những vậy, chiến thắng của Nguyễn Phú Trọng lại là trướng ngại rất lớn cho nhân dân và nguy cơ cho đất nước trên nhiều lãnh vực. Tại sao lại trái ngược và mâu thuẫn như vậy được? Theo dõi đường quan lộ của Nguyễn Phú Trọng trên hai thập niên từ khi là Ủy viên Ban chấp hành trung ương Khóa 7[7], leo vào Bộ chính trị (tại HNTU 4 Khóa 8 -22-29.12.97-, dịp Lê Khả Phiêu lên làm TBT), lên TBT từ 1.2011. Ông đã đảm nhiệm nhiều công tác quan trọng, như Tổng biên tập Tạp chí CS (91-96), phụ trách công tác tư tưởng-văn hóa và khoa giáo trung ương (98-00), Chủ tịch Hội đồng lí luận Trung ương (01-06), Bí thư thành ủy Hà nội (00-06), Chủ tịch Quốc hội (06-11), TBT kiêm Chủ tịch quân ủy Trung ương (tức Tổng tư lệnh quân đội) từ 2011. Nguyễn Phú Trọng đã từng là cánh tay mặt tham mưu cho các TBT Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh. Từ đầu 2011 trở thành người quyết định và chỉ đạo của chế độ toàn trị. Mặc dù trong gần 20 năm Nguyễn Phú Trọng đã từng làm tham mưu trực tiếp cho hai TBT (1997-2010) và từ 2011 lên làm TBT là người quyết định và chỉ đạo trực tiếp các lãnh vực quan trọng như văn hóa-tư tưởng, chống tham nhũng, kế hoạch phát triển kinh tế, chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng. Nhưng ông Trọng đã không nghiêm túc rút tỉa những kinh nghiệm để đưa ra những chính sách mới có lợi cho nhân dân, đưa đất nước phát triển theo đúng dòng chảy văn minh thời đại của thế giới. Ngược lại, trong những lãnh vực làm thế nào bảo vệ được quyền lực cho cá nhân và phe nhóm thì Nguyễn Phú Trọng lại là người biết học những mánh lới và sẵn sàng bán lương tâm để thực hiện các thủ đoạn tàn bạo như tại ĐH 12 vừa qua. Xét về mặt tâm lí, việc này giải thích bản chất và cá tính cũng như động lực, động cơ thầm kín trong các hành động chính trị của Nguyễn Phú Trọng trong gần hai thập niên vừa qua. Về chống tham nhũng: Ông Trọng đã giúp Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh trong phòng chống tham nhũng với kế hoạch nổi tiếng, như phong trào chống tham nhũng kéo dài suốt hai năm 5.1999/5.01, theo Nghị quyết của HNTU 6/2 Khóa 8 thời Lê Khả Phiêu. Trong đó có những biện pháp chính: “tự phê bình và phê bình rầm rộ”, “đảng viên và cán bộ phải khai tài sản” và Quyết định, „Cấm đảng viên không được làm“ một số việc , hay “bảo vệ những người tố cáo tham nhũng”…Nhưng tất cả các biện pháp này đều thất bại hoàn toàn. Vì chế độ đảng trị triệt tiêu các phương tiện hữu hiệu ngăn ngừa tham nhũng: Không cho báo chí được thông tin tự do về các vụ tham nhũng, ngăn cấm các cá nhân và hội đoàn tố cáo tham nhũng, các cơ quan tư pháp trở thành nơi bảo vệ bọn quan tham nhũng. Các điển hình nổi tiếng như việc đàn áp và giam giữ những người đứng đầu „Hội Nhân dân VN chống tham nhũng“ của nhiều đảng viên và trí thức tên tuổi, như Đại tá Phạm quế Dương, GS Trần Khuê, cô lập và đe dọa Trung tướng Trần Độ khi ấy; các hành động cấm báo chí thông tin và bắt giữ một số nhà báo trong các vụ tham nhũng nổi tiếng như Năm Cam (2001-03) và PMU 18 (2006-08)[8] Nhưng khi làm TBT ông Trọng đã không nghiêm túc rút các kinh nghiệm thất bại trên lại còn củng cố chế độ độc đảng. Không những vậy, Nguyễn Phú Trọng lại chủ quan và tự phụ nên đã thực hiện chính sách chống tham nhũng rầm rộ hơn với đại phong trào tự phê bình và phê bình rộng lớn và lâu ngày nhất chưa từng có trong lịch sử cầm quyền của đảng, đòi Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm về việc làm thất thoát trên 86.000 tỉ đồng (4,5 tỉ USD) trong vụ Tập đoàn Vinashin. Nguyễn Phú Trọng còn giành chức Trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cuối cùng cũng phải chịu thất bại, Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ ghế Thủ tướng, Nguyễn Phú Trọng rỉ nước mắt và phải tuyên bố vuốt đuôi đánh chuột sợ vỡ bình „đánh chuột phải giữ lấy bình“.[9] Tổ chức Minh bạch quốc tế cho biết, trong suốt thời gian làm TBT của Nguyễn Phú Trọng mức độ tham nhũng ở VN vẫn dẫm chân tại chỗ ở mức rất cao 112/168 nước. [10] Về đường lối kinh tế: Vì đầu óc quá bảo thủ nên Nguyễn Phú Trọng không nhìn thấy được hai cái cổ chai đang làm tắc nghẽn kinh tế VN, khiến sau 30 năm đổi mới nhưng VN vẫn rơi vào tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và nay còn chạy sau cả Mên-Lào. Đó là đất đai vẫn thuộc quyền công hữu và Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ông Trọng bảo thủ và ngoan cố đến độ phớt lờ quyết định của ĐH đảng. Trong Đại hội 11 (1.2011) có hai phương án về sở hữu đất đai đã được đưa ra thảo luận và biểu quyết. Phương án 2 “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp“ được đa số áp đảo với 895 phiếu đồng ý (65,04%). Phương án 1 của phe Nguyễn Phú Trọng chỉ được 472 phiếu đồng ý (34,3%), „Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu“. Như vậy chủ trương „chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất“ đã bị Đại hội 11 bác bỏ! “ Tuy nhiên, ngày 19.11.11 trong cuộc họp báo đầu tiên với tư cách Tổng bí thư, khi được hỏi về việc này Nguyễn Phú Trọng tuy nói là „chấp hành“ quyết định của Đại hội, nhưng liền đó lại phủ nhận ngay và lươn lẹo bằng cách dùng cụm từ „duy trì kinh tế thị trường theo định hướng XHCN“: „Đại hội biểu quyết như thế nào thì chúng ta phải chấp hành, theo ý chí của toàn đảng nhưng không làm ảnh hưởng đến chính sách nhất quán của Việt Nam là xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước, duy trì kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.”[11] Chính sách lươn lẹo về quyền sở hữu đất đai được Nguyễn Phú Trọng sử dụng tại các HNTU 5 và 6 (Khóa 11) và cuối cùng đã đòi ghi trong Hiến pháp 2013 là, đất đai vẫn „là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”[12] Chính việc duy trì chủ trương vừa bảo thủ vừa sai lầm này đã là nguyên nhân khiến cho trên 70% các vụ khiếu kiện của nhân dân liên quan tới đất đai không giải quyết được, tệ trạng lợi dụng chức quyền của bọn quan đỏ từ trung ương tới các địa phương để chiếm đất xây biệt thự bất hợp pháp ngày càng gia tăng. Như biệt thự nguy nga của cựu Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền (2014), vụ các đại gia chiếm đất rồi lại cho công an đánh nông dân biểu tình khiếu kiện tại nhiều tỉnh và thành phố, vụ cho hàng trăm công an Hải phòng chiếm đầm nuôi cá và đất đai của nông dân Đoàn Văn Vươn (2012) ở Tiên lãng. Mới đây nhất là vụ toa rập của các tham quan cho xây các nhà du lịch 4 sao “Le Mont Bavi Resort & Spa” trên diện tích 58 ha để đổi lấy 8 tỉ đồng ở Vườn Quốc gia Ba vì gần Hà nội.[13] Những vụ bị nổ ra này mới chỉ như phần nổi của tảng băng. Duy trì chính sách đất đai dưới quyền của đảng nên ông Trọng đã tạo ra tình trạng cha chung không ai khóc, để bọn quan đỏ ức hiếp nông dân chiếm đất làm tài sản riêng, chiếm nhà công, đất công thành nhà ông, đồng thời làm mất động lực cực kì quan trọng để nông dân phấn khởi trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn! [14] Cái cổ chai thứ hai đang cản trở kinh tế VN phát triển là chủ trương quái gở Kinh tế thị trường định hướng XHCN mà chính bộ trưởng Phát triển và đầu tư Bùi Quang Vinh đã kết án: „Chúng ta không thể một mình đi một đường. Chúng ta phải đi con đường chung của nhân loại. Muốn đi con đường chung đó, chúng ta phải biết nhân loại đang làm gì, các quốc gia phát triển họ đi ra sao, và Việt Nam đang đứng ở đâu trong lộ trình này. Đấy là đòi hỏi thực tế, và cần kiến thức.“ [15] Để giúp đảng có phương tiện và tiền bạc trong việc nuôi guồng máy độc tài khổng lồ để độc quyền, nên chủ trương này đã giành ưu tiên cho các Tập đoàn và Tổng công ti nhà nước nắm các lãnh vực kinh tế quan trọng, ưu đãi dùng tiền của ngân sách nhà nước, tùy tiện giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình…Trong một chế độ độc đảng lại áp dụng chế độ giành độc quyền cho các Doanh nghiệp nhà nước trong các lãnh vực kinh tế then chốt đang dẫn tới nhiều thảm trạng. Các tập đoàn và tổng công ti trở thành các ổ nuôi bọn quan đỏ tham nhũng, vì thế nạn tham nhũng đã bùng nổ như các đàn rươi các năm qua, như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhìn nhận. Giành đặc quyền đặc lợi cho các Doanh nghiệp nhà nước làm cho các nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng bị thủ tiêu, thành phần kinh tế tư nhân bị chèn ép, đang sống òi ẹp. Trong khi ấy các Tập đoàn và Tổng công ti được hưởng các ưu quyền nên đã biến thành các cơ quan hành chánh, hàng mấy trăm ngàn nhân viên làm việc theo lối công chức sáng vác ô đi tối vác về. Vì thế thay vì trở thành quả đấm thép kinh tế, như Nguyễn Tấn Dũng từng hứa, các Tập đoàn và Tổng công ti nhà nước làm ăn thua lỗ và đang tạo ra những số nợ khủng khiếp cho ngân sách công, mà cuối cùng nhân dân ta vẫn phải è cổ ra đóng thuế! Hậu quả cực kì tại hại nữa của chế độ Kinh tế thị trường định hướng XHCN dưới chế độ độc đảng là dựng lên xã hội cá lớn nuốt cá bé, một nền kinh tế và pháp luật rừng rú như thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản…Tuy thế Nguyễn Phú Trọng vẫn nài nỉ xin các nước Tây phương công nhận Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền Kinh tế thị trường thực sự. Nhưng chẳng nước nào thèm nghe! Ngân hàng Thế giới dự báo, nếu VN không thay đổi thể chế thì kinh tế còn tụt hậu so với các nước trong khu vực.[16] Trong tư tưởng-văn hóa-giáo dục: Nguyễn Phú Trọng là người bảo hoàng hơn vua, mặc dầu đỗ đạc Tiến sĩ Chính trị học -tức là đã được học về lịch sử chính trị thế giới từ thời thượng cổ tới hiện đại-, nhưng vẫn tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin như Kinh thánh, không thấy được chủ nghĩa này đã sai lầm, bị thực tiễn phủ nhận và tan rã từ một phần tư thế kỉ, không thấy trào lưu tư tưởng của thế giới đã thay đổi triệt để từ lâu. Tại ĐH 12 ông Trọng vẫn như cóc ngồi đáy giếng, ngoan cố hò hét, „con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử“. [17] Đòi giữ độc quyền, nên dưới thời Nguyễn Phú Trọng các biện pháp kìm kẹp tư tưởng, bịt miệng báo chí và bẻ cong ngòi bút của các nhà báo, chụp mũ và khủng bố các trí thức dân chủ và đảng viên tiến bộ là kim chỉ nam hoạt động của Ban Tuyên giáo trung ương và bộ Công an. Chỉ 5 năm dưới nhiệm kì TBT đầu tiên của Nguyễn Phú Trọng đã thăng tướng cho 119 sĩ quan công an.[18] Lực lượng công an và số sĩ quan công an cấp tướng ở VN hiện nay hầu như đứng đầu thế giới. Trong ĐH 12 số tướng công an nhẩy vào Bộ chính trị và Ban bí thư lên tới 6 người, cao nhất từ trước tới nay, vượt xa cánh quân đội.[19] Trần Đại Quang, người biến công an thành tổ chức côn đồ đàn áp nhân dân sẽ trở thành Chủ tịch nước. Như thế sự thắng lợi vừa qua là nhờ sự ủng hộ của phe công an, nên Nguyễn Phú Trọng đã trở thành con cờ trong tay bộ máy công an mật vụ, hay chính Nguyễn Phú Trọng đang tăng cường chế độ công an trị trong nhiệm kì TBT thứ hai! Từ 5 năm qua Đinh Thế Huynh là cánh tay mặt của Nguyễn Phú Trọng trong công tác tư tưởng-văn hóa và hiện nay trở thành Thường trực Ban bí thư chỉ đứng sau Nguyễn Phú Trọng và dự tính chuẩn bị là người kế vị ông Trọng. Chọn ông Huynh làm nhân vật thân tín càng tỏ ra Nguyễn Phú Trọng chỉ thích những người xu nịnh. Thái độ này Đinh Thế Huynh đã tỏ rõ ngay khi còn làm Phó Tổng biên tập nhật báo Nhân dân giữa thập niên 90 của Thế kỉ trước. Trong chuyến tháp tùng TBT Đỗ Mười khi ấy đi giải độc ở mốt số tỉnh nông thôn miền Bắc sau cuộc nổi dậy của nông dân tỉnh Thái bình 1997 chống lại sự tham nhũng xà xẻo các quĩ công của cán bộ. Các cuộc biểu tình nổi dậy của nông dân và dẫn tới xung đột với các cơ quan chính quyền tại hầu hết các huyện, xã ở Thái bình đã làm rung động chế độ toàn trị. Vì thế trước khi về Thái bình đối diện trực tiếp với nông dân bất bình, từ cuối tháng 8.97 Đỗ Mười đã đóng vai một lãnh tụ biết điều giống như kiểu nói của Nguyễn Phú Trọng tại ĐH 12 là „trọng dân, gần dân và vì dân”. Cho nên ngày 31.8.97 khi về thăm làng Vo, huyện Gia lộc, Hải dương, Đỗ Mười đã đóng bộ rất lễ phép với những nông dân có mặt „Thưa các cụ, các ông, các bà…Hôm nay tôi về thăm làng để nghe bà con phản ảnh về tình hình thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở“. Khi ấy Đinh Thế Huynh đã viết bài tường thuật dài trên tờ Nhân dân tâng bốc Đỗ Mười lên mây xanh: “Chúng tôi không biết có bài diễn văn nào của vị đứng đầu đảng cầm quyền các quốc gia trên thế giới mở đầu mộc mạc và giản dị như thế không…“. Chưa đủ, ngay phần mở đầu bài tường thuật Đinh Thế Huynh còn cố tình thần tượng hóa Đỗ Mười như một vị thánh sống, bảo rằng chuyến về thăm làng của Đỗ Mười đã được thần linh trong làng báo hiệu trước: “Khói hương trầm từ gian hậu cung phảng phất. Chúng tôi biết từ sáng nay, các cụ bô lão trong làng đã thắp hương bái vọng Thành hoàng làng và các bậc tiền nhân của làng rằng: Hôm nay có một việc lớn trong làng, một việc lớn sẽ đi vào lịch sử của làng để con cháu ghi nhớ và truyền tụng mãi.“[20] Cách chọn người cộng tác và kế vị như thế thể hiện rất rõ bản chất con người của Nguyễn Phú Trọng chỉ thích tự tâng bốc “mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!” Từ đó chung quanh ông chỉ toàn bọn nịnh thần! Chính vì thế càng không lấy làm lạ, ngay khi Nguyễn Phú Trọng thăm tòa Bạch ốc Tổng thống Obama đã nhấn mạnh những vi phạm nhân quyền trầm trọng ở VN.[21] Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế xếp chế độ toàn trị ở VN là một trong những nước chà đạp nhân quyền tàn bạo nhất. Suốt 5 năm qua Nguyễn Phú Trọng luôn luôn khinh rẻ, chụp mũ và đàn áp trí thức. Thái độ này thể hiện qua các vụ điển hình như Nguyễn Phú Trọng kết án hàng ngàn nhân sĩ, trí thức và thanh niên đòi bỏ Điều 4 trong sửa đổi HP 1993 (2013) là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”[22] và để cách chức nhà báo trẻ Nguyễn Khắc Kiên, tịch thu luận văn Thạc sĩ ”Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan, tức nhà văn Nhã Thuyên (2014).[23] Nhiều luật sư bảo vệ dân oan, chống xét xử phi pháp và phản đối thái độ ươn hèn với Bắc kinh đã bị giam giữ và cấm hành nghề. Trong khi ấy nền giáo dục ở VN lại bị đứng đội sổ so với hầu hết các nước. Thanh niên bị nhồi sọ chính sách giáo dục vừa sai lầm vừa lạc hậu. Văn hóa càng suy đồi, các hủ tục và mê tín dị đoan được sùng bái; cụ thể rõ ràng nhất là các lễ cầu quan, cầu lộc, giành giật đánh đập nhau trong dịp Tết vừa qua; trong đó nhiều cán bộ bỏ việc dùng cả xe công đi lễ![24] Nguyễn Phú Trọng ngay khi mới là Tổng biên tập Tạp chí CS, vào đầu năm 1994, đã đề cao chế độ toàn trị: „Ở VN không có điều kiện khách quan để chấp nhận đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập. Đó là vì tình hình chính trị, trình độ kinh tế, xã hội, dân trí, pháp luật…ở nước ta không cho phép.“ Để biện minh cho lí lẽ ngụy biện và thói khinh thường dân trí của mình, Nguyễn Phú Trọng dùng cả lời của Nguyễn Cao Kỳ để nói lên cái ý của mình: „Một nước vừa nghèo vừa dốt như VN mà đòi dân chủ y hệt kiểu Mĩ thì chỉ gây hỗn loạn, buôn lậu, đĩ điếm“.[25] Ông Trọng khinh miệt dân đến thế là cùng! Nhưng ông Trọng đã quên lời chỉ trích thực dân Pháp của Hồ Chí Minh khi trước vẫn không chịu trao trả quyền độc lập và tự quyết cho nhân dân VN với lí do ngạo mạn là dân trí ta còn rất thấp. Ông Hồ đã trả lời đại ý, thầy dạy trò mấy chục năm mà trò không tiến, lỗi đó nằm chính ở thầy! Trong ngoại giao, quốc phòng và an ninh: trong khi hống hách với dân, khinh thường trí thức, giả dối với đảng viên thì Nguyễn Phú Trọng lại là một trong những người cầm đầu đảng trung thành nhất với Bắc kinh, mức độ trung thành của ông đến độ ngờ nghệch, hoặc sợ hãi đến độ như con chuột bị thôi miên trước con mèo! Trong năm cuối cùng làm Chủ tịch Quốc hội, năm 2010 Nguyễn Phú Trọng đã cấm không cho Ủy ban Thường vụ quốc hội được bàn về tranh chấp biển Đông và tuyên bố „Tình hình biển Đông không có gì mới“; trong khi ấy Bắc kinh tiếp tục khuấy động và bành trướng! Sau khi ông Trọng nắm chức TBT lần đầu 2011, Hồ Cẩm Đào đã cử đặc phái viên sang Hà nội chúc mừng. Khi đó Nguyễn Phú Trọng hí hửng như con nít được mẹ xoa đầu nên đã tuyên bố „ Chưa bao giờ ngay sau Đại hội, một số đảng anh em như … Đảng Cộng sản Trung quốc cử đặc phái viên của Tổng bí thư, Chủ tịch nước sang gặp Tổng bí thư ta để trực tiếp chúc mừng thành công của Đại hội”[26] Ông Trọng còn tuyên bố trước Hội nghị quan trọng của Đảng gọi các thủ lãnh của Bắc kinh là „Bạn“[27] Ngày 29.1.16, chỉ một ngày sau tái cử TBT, Nguyễn Phú Trọng đã trân trọng tiếp đặc phái viên của Tập Cận Bình và hãnh diện nhận tấm ảnh hình „búa liềm“[28] họ Tập tặng, biểu tượng “tình đồng chí” giữa hai đảng! Không những thế, Bắc kinh biết rõ bệnh tâm lí tự ti mặc cảm rất nặng của Nguyễn Phú Trọng nên đã hai lần giành những nghi lễ ngoại giao cao nhất khi ông thăm Trung quốc. Mỗi lần cấp cao hai bên gặp nhau, Bắc kinh đều long trọng hứa là không làm xấu thêm tình hình và đòi Hà nội không được quốc tế hóa tranh chấp biển Đông. Nhưng các hình thức và hứa hẹn đó của những người cầm đầu Bắc kinh chỉ là bề ngoài, hứa hão, tìm cách ru ngủ nhóm cầm đầu CSVN và đánh lừa dư luận nhân dân VN và thế giới. Trong thực tế suốt 5 năm Nguyễn Phú Trọng làm TBT cũng là thời kì Bắc kinh đã thành công lớn trong chính sách bành trướng tại biển Đông. Từ lập bản đồ 9 đoạn coi hầu hết biển Đông là cái hồ của Trung quốc, thiết lập cơ quan hành chánh cai quản hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa chiếm được của VN và một số nước Đông nam á, tới các tầu hải quân Trung quốc xâm phạm lãnh hải VN cắt đứt cáp quang các tầu thăm dò đầu khí của VN (2012) và giữa năm 2014 còn ngang ngược thêm cho giàn khoan khủng HD 981 vào ngay trong lãnh hải VN với sự hộ tống và bảo vệ của hàng trăm tầu hải quân Trung quốc. Bắc kinh vẫn săn đuổi các thuyền đánh cá và giết hại, làm bị thương hàng trăm ngư dân VN. Trong hai năm gần đây Bắc kinh còn cải tạo các đảo chiếm đóng thành những căn cứ quân sự để kiểm soát tầu buôn quốc tế và đe dọa an ninh quốc phòng VN trực tiếp. Chính sách bành trướng của Bắc kinh đã trở thành một vấn đề nóng của an ninh thế giới.[29] Như thế trong 5 năm qua với tư cách TBT và Chủ tịch Quân ủy trung ương cho thấy các chính sách thần phục phương Bắc của Nguyễn Phú Trọng đã hoàn toàn thất bại. Chính nó tạo tiền đề cho chủ trương bành trướng theo chiến lược được đằng chân lân đằng đầu của Bắc kinh. Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh từng đề cao sách lược an ninh quốc phòng „ngăn ngừa chiến tranh từ xa“, „đàm phán song phương với Bắc kinh, không quốc tế hóa vấn đề biển Đông“, „chủ trương ba không“ và không cho thanh niên, trí thức xuống đường chống Bắc kinh xâm lấn; nay đã bị chứng minh là hoàn toàn sai lầm và ngờ ngệch. Nói là ngăn ngừa chiến tranh từ xa, nhưng thực sự Bắc kinh đang kề dao tới cổ Hà nội. Nay Bắc kinh đang sử dụng biển đảo của VN lập những căn cứ quân sự với phi cơ, tầu chiến và hỏa tiễn phòng không đe dọa trực tiếp và thường xuyên an ninh, chủ quyền và độc lập của đất nước. Dù đất nước vẫn còn nghèo, nhưng Hà nội phải bỏ nhiều tỉ Mĩ kim để mua tầu ngầm và phi cơ quân sự của Nga, tuy nhiên Bắc kinh coi thường. Vì Bắc kinh không chỉ sỏ mũi được những người cầm đầu Hà nội, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, mà còn nắm được dạ dầy của VN! Năm 2015 mức nhập siêu từ Trung quốc đã lên tới trên 52 tỉ USD (32 tỉ USD chính thức và 20 tỉ USD qua buôn lậu). Các nhà thầu Trung quốc đang chiếm 77/106 các dự án lớn ở VN.[30] Trước, trong và sau ĐH 12 Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng đã phải sang Bắc kinh, và Tập Cận Bình đã sang Hà nội vừa thoa bóp và đe dọa cho đề án nhân sự cấp cao của ĐCSVN. Bắc kinh đã xử lí đúng như hoàn cảnh con ong đã tỏ đường đi lối về! *** Trong 5 năm cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng đã thất bại trong kinh tế, ngoại giao, an ninh quốc phòng và tư tưởng văn hóa; đưa đất nước càng tụt hậu, tham nhũng càng bành trướng, văn hóa giáo dục càng thêm suy đồi, độc lập và chủ quyền đang bị đe dọa nghiêm trọng! Tình hình này đã dẫn tới phân hóa trầm trọng và kéo dài ngay trong Bộ chính trị và Trung ương đảng, dẫn tới tình trạng xứ quân, đền vua Trọng phủ chúa Dũng! Trong ĐH 12 Nguyễn Phú Trọng và phe cánh đã tung mọi thủ đoạn độc ác và tồi tệ nhất để nắm quyền hành tiếp và theo con đường „Nguyễn Như Vân“, tức chủ nghĩa Marx-Lenin, đòi độc quyền, không chấp nhận thay đổi thế chế chính trị, muốn kìm kẹp 90 triệu dân ta…. ! Chả lẽ cứ ngồi chờ sung rụng, không chiến tự nhiên thành? Gần 70 năm dân ta đã tin và chịu đựng, đã chờ đợi. Nhưng cuối cùng những người cầm đầu chế độ toàn trị, đứng đầu hiện nay là Nguyễn Phú Trọng đã phản bội! Đường ta ta cứ đi! Bất kể chính kiến, quá khứ chính trị, tôn giáo và chủng tộc – dân tộc VN trong Thế kỉ 21 có mục tiêu chung chính đáng và cao cả là củng cố độc lập, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, cùng nhau kiến tạo một nước VN hùng cường trở thành một cường quốc dân chủ ở Đông nam á. Với diện tích, dân số và tài nguyên đa diện và dồi dào của VN, nước ta không phải tiểu quốc và nhược quốc, ngược lại là một nước lớn. Nhiều nước nhỏ hơn, dân số ít hơn và tài nguyên không nhiều như VN, nhưng đã trở thành những cường quốc khu vực hoặc thế giới vì họ có thể chế chính trị văn minh, như Nhật, Đức, Đại hàn… Nếu có môt thể chế chính trị thích hợp, thực hiện đường lối nội trị sáng suốt để phát triển nội lực, biến ý chí chung, sự thông minh và cần cù của mọi tầng lớp nhân dân thành động lực canh tân và phát triển, biến tiềm năng của tài nguyên thành sức mạnh vật chất thì chúng ta có thể tự tin là, VN sẽ trở thành một cường quốc trong khu vực, nhân dân được ấm no hạnh phúc. Nếu VN thực hiện một chính sách ngoại giao và quốc phòng -an ninh thông minh thì Trung quốc không dám động đến dân tộc ta, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ được bảo đảm mà không phải dùng đến chiến tranh! Thể chế chính trị tiến bộ của thời đại đang được đại đa số các dân tộc văn minh trên thế giới thực hiện rất thành công trong việc gây dựng hạnh phúc, giữ gìn phẩm giá cho nhân dân và phú cường cho đất nước chính là chế độ Dân chủ đa nguyên. Triết lí tư tưởng và nền tảng tổ chức của chế độ chính trị này là sự kết tinh của học tập và rút kinh nghiệm của nhiều dân tộc trên thế giới và trải qua nhiều thế kỉ đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp nhất với xã hội văn minh. Ngày nay thể chế Dân chủ đa nguyên còn đang được sự hỗ trợ mạnh mẽ của hai trào lưu mới của thời đại. Đó là tiến trình toàn cầu hóa về kinh tế, tài chánh, thương mại đang làm cho các quốc gia và các dân tộc liên đới và phụ thuộc lẫn nhau. Và sự bùng nổ của kỉ nguyên thông tin điện tử làm cho các tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới sát lại và hiểu biết nhau hơn. Vì thế chỉ trong vài thập niên gần đây hàng loạt các nước độc tài ở Âu châu, Mĩ-latinh và Á châu cũng đã chuyển thành công sang Dân chủ đa nguyên, trong đó phần chính là không phải dùng tới bạo lực! Tuy vẫn còn có những mức độ khác nhau, nhưng các chế độ dân chủ đa nguyên có những giá trị chung được thừa nhận. Đó là các hoạt động chính trị vừa là quyền và trách nhiệm của mọi người dân, các công dân sử dụng quyền chính trị gián tiếp và trực tiếp (lập các tổ chức dân sự, chính đảng, bầu cử và ứng cử…) thông qua phương pháp hoạt động chính trị phi bạo lực. Nhân quyền được tôn trọng, dân tộc thiểu số được bảo vệ, người gặp khó khăn được xã hội đùm bọc. Kinh tế thị trường là nền tảng các hoạt động kinh tế và lao động; trong đó bảo đảm các quyền chính đáng của công nhân trong lao động, lương bổng và bảo hiểm; đồng thời tôn trọng quyền tư hữu, sáng kiến và qui luật cạnh tranh lành mạnh. Văn hóa, giáo dục và khoa học đặt nền tảng trên tôn trọng nhân phẩm, khuyến khích khả năng và tinh thần tự lập là động lực để cá nhân thăng tiến và đất nước giầu mạnh. Hiến pháp dựa trên tinh thần bình đẳng, công bằng và dân chủ tự do. Để các tiêu chuẩn giá trị và các quyền căn bản trên đây được thực hiện, trong các chế độ Dân chủ đa nguyên phải có một hệ thống tổ chức chính quyền dựa trên nền tảng phân quyền độc lập và bình đẳng giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Có hệ thống thẩm phán và công chức độc lập. Các hoạt động báo chí, thông tin và văn hóa được độc lập và tự do. Các cơ quan công quyền từ trung ương tới cơ sở đều phải tuân theo hiến pháp và luật pháp. Các người đại diện của nhân dân phải do nhân dân tham gia trực tiếp và gián tiếp xuyên qua các cuộc bầu cử và ứng cử định kì và dân chủ tự do. *** Do những sai lầm của những người cầm đầu CSVN trước đây và Nguyễn Phú Trọng hiện nay, nên VN đang phải đối diện với chủ trương bao vây và xâm lấn rất hiểm độc của nhà cầm quyền Bắc kinh trên toàn bộ biển Đông. Ngoài ra Bắc kinh còn sử dụng chiến lược mềm để lũng đoạn kinh tế, tài chánh, thương mại, chính trị và văn hóa, nhằm biến VN thành chư hầu, nơi tiêu thụ hàng Trung quốc và làm bàn đạp để mở rộng ảnh hưởng xuống Đông nam á. Cầm quyền từ hơn ba năm, Tập Cận Bình đã từng bước củng cố quyền lực độc tài riêng cho cá nhân. Dùng ngọn cờ chống tham nhũng “đập hổ, giệt ruồi” để thanh toán các đối thủ chính trị ngay trong ĐCS. Dùng chính sách chỉnh đảng để đưa vây cánh vào các chức vụ then chốt. Dùng cải tổ quân đội, tăng cường quốc phòng để thực hiện chính sách xâm lấn biển Đông. Dùng chiêu bài “con đường tơ lụa” ở Á châu để thực hiện “Giấc mơ vĩ đại của Trung quốc” nhằm tái lập chế độ đế quốc mới của Đại Hán ! Họ Tập đang thần tượng hóa cá nhân mình như thời Mao. Nhưng Tập Cận Bình đang bị lúng túng và mâu thuẫn giữa khả năng rất giới hạn của Trung quốc và tham vọng quyền lực đặc sệt đầu óc đế quốc. Các cải cách kinh tế đã để lộ những yếu kém và sai lầm của chính sách kinh tế chỉ huy, mức tăng trưởng kinh tế hiện nay chỉ còn bằng nửa các năm trước, xuất khẩu và nhập khẩu giảm nhanh, thị trường chứng khoán bị khủng hoảng trầm trọng từ cuối 2015, mức dự trữ ngoại tệ cũng giảm nhanh. Sự nhiễm độc môi trường ở sông, hồ và trong không khí ở mức cực cao và kéo dài do hậu quả của chủ trương phát triển kinh tế bằng mọi giá đã tác động vô cùng tai hại cho sức khỏe nhân dân và môi trường thiên nhiên. Trong khi ấy mức chênh lệch giầu nghèo ở Trung quốc càng gia tăng. Theo Quĩ tiền tệ Quốc tế, Trung quốc đang là nước đứng đầu về bất công, chênh lệch giầu nghèo càng gia tăng. Số nhà tỉ phú (Dollar) ở Bắc kinh cao hơn ở New York.[31] Trí thức, nhà báo và văn nghệ sĩ gia tăng chống đối. Tập Cận Bình tăng cường kiểm duyệt và đàn áp, đồng thời đánh bóng chủ nghĩa lãnh tụ![32] Chế độ chính trị, kinh tế và xã hội hiện nay của Trung quốc chứa đựng những yếu tố độc tài, tham nhũng, bất công là mầm mống của những bất ổn ở trong nước và là nguy cơ cho các nước chung quanh. Trong những năm gần đây sở dĩ Bắc kinh cứ ngang ngược lấn chiếm biển đảo nước ta là vì sự nhu nhược của Nguyễn Phú Trọng và VN không có đồng minh đủ mạnh để Bắc kinh kiêng nể không dám đụng tới. Vì vậy một nước VN mới phải hoạch định một “Sách lược Bắc phương”, với mục tiêu trước mắt là ngăn chặn hữu hiệu sự bao vây và lấn chiếm và không để Bắc kinh dám sử dụng vũ lực và mục tiêu lâu dài là cùng các nước khu vực và quốc tế kiến tạo hòa bình, thịnh vượng và dân chủ tự do ở Á châu. Sách lược Bắc phương phải dựa trên một số yếu tố căn bản: 1. Xây dựng nội lực của VN làm căn bản với đoàn kết dân tộc và dân chủ đa nguyên. 2. Thiết lập quan hệ chiến lược với các nước dân chủ trong Asean, Nhật bản, Đại hàn, Ấn, Úc và Liên minh Âu châu. 3. Thiết lập quan hệ liên minh chiến lược với Hoa kì, siêu cường quân sự và kinh tế trên thế giới. Ba yếu tố cơ bản này gắn bó hữu cơ mật thiết với nhau. Chỉ khi nào VN có một chế độ dân chủ thực sự thì chính phủ và quốc hội Mĩ mới có thể thương lượng và thông qua các hiệp ước liên minh chiến lược lâu dài với VN. Nếu không có liên minh chiến lược với Hoa kì và các đồng minh chính của Hoa kì thì Bắc kinh sẽ tiếp tục lấn tới. Vì thế dân chủ ở VN và liên minh với Mĩ và các đồng minh của Mĩ là hai tiền đề căn bản để Bắc kinh không dám tiếp tục bành trướng và không dám đụng đến VN! Một số sách lược tương tự như vậy cũng đã được triển khai thành công ngay trong giai đoạn Chiến tranh lạnh. Trong đó nổi bật nhất là “Ostpolitik” (Chính sách phía Đông) của cố Thủ tướng Đức Willy Brandt và là người được Giải thưởng Hòa bình Nobel. Khi ấy Tây Đức là một quốc gia dân chủ và hùng mạnh trong EU và thành viên của NATO, nhưng đất nước còn bị chia đôi và thường xuyên bị Liên xô khi ấy bao vây và đe dọa. Trong thế liên minh chặt chẽ với cường quốc nguyên tử Mĩ và EU, Tây Đức đã điều đình với Liên xô từ cuối thập niên 60 theo sách lược “Ostpolitik”, bình thường hóa ngoại giao với Đông Đức, kí Hiệp ước hòa bình với Liên xô và sau đó là Hiệp ước Helsinki về An ninh và hợp tác Âu châu (1975) giữa Mĩ, Liên xô, Gia nã đại và các nước Âu châu. Sau đó tiến tới giải trừ binh bị, trao đổi thương mại và thông tin, đồng thời khuyến khích các hoạt động nhân quyền ở ngay Liên xô và các nước CS Đông Âu. Đây là những điều kiện và tiền đề để ra đời nghiệp đoàn độc lập Solidarnosc ở Ba lan và sau đó chính sách Glasnost và Perestroika của Tổng thồng Gorbatschow.Từ đó mở đường cho thay đổi thể chế chính trị trước hết ở Đông Âu, sau cả ở Liên xô từ độc tài sang dân chủ không phải dùng vũ lực! Quyền ta ta cứ làm! Trong các năm gần đây những người dân chủ ở trong nước đã đi thêm những bước thích hợp và đạt được một số thành quả trong cuộc vận động chống Bắc kinh xâm lấn, chống độc tài, chống bạo hành của công an, bảo vệ dân oan…Nhiều người dân chủ đã thay đổi tâm lí và ý chí, từ sợ hãi, thờ ơ chuyển sang tham gia tích cực; biết khai thác sở trưởng để mở rộng tiếng nói, ảnh hưởng và gia tăng lực lượng. Các cuộc biểu tình của dân oan, của nông dân đòi lại ruộng đất bị tịch thu trái phép tiếp tục nổ ra ở nhiều địa phương từ Bắc chí Nam. Các cuộc đình công của công nhân với hàng ngàn người đòi tăng lương, cải thiện điều kiện lao động, cải thiện bữa ăn tiếp tục diễn ra ở nhiều xí nghiệp lớn ở các trung tâm công nghiệp. Các hoạt động bất tuân, xé rào của trí thức, thanh niên và đảng viên tiến bộ mở các cuộc hội thảo, biểu tình chống Bắc kinh xâm lấn và các buổi lễ kỉ niệm cuộc chiếm đóng Hoàng sa (19.1), chiến tranh xâm lược của Bắc kinh (17.2) đã gây được sự ủng hộ của nhân dân và tạo được sự kính trọng của dư luận quốc tế và khiến cho một số người trong chế độ toàn trị bắt đầu phải mở mắt. Những cuộc tiếp xúc thảo luận với đại diện các sứ quán và tổng lãnh sự của Mĩ và các nước EU tại Hà nội và Sài gòn đã gây được uy tín và hậu thuẫn của các nước dân chủ đối với phong trào vận động dân chủ ở VN. Số các báo điện tử (Blogger) của cá nhân và tổ chức ngày càng gia tăng. Số người đọc và theo dõi tin tức điện tử đã lên tới 30 triệu người, đại đa số là người trẻ. Các Blogger điện tử đang là đầu tầu, là tai mắt và tiếng nói đầy sung lực và rất nhạy bén; trong nhiều dịp làm tê liệt, át cả bộ máy tuyên truyền khổng lồ của trên 800 báo, đài của lề đảng với hàng chục ngàn kỉ giả và tuyên truyền viên. Rõ ràng nhất là trong thời gian chuẩn bị và diễn ra ĐH 12, khiến cho bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và Trưởng ban Tuyên giáo trung ương khi ấy là Đinh Thế Huynh phải nhiều lần báo động. Trong những tuần lễ vừa qua nhiều trí thức, chuyên viên, kể cả những đảng viên tiến bộ, đã cương quyết xé rào, bất tuân những đe dọa, không sợ hiểm nguy, công khai đứng ra tranh cử vào Quốc hội. Nhiều người khác đã công khai lên tiếng ủng hộ và cổ động cho các ứng cử viên độc lập. Điều này cho thấy tâm lí tích cực, chủ động cùng với ý chí dấn thân đang tạo ra một phong trào mới được sự tâm phục và ủng hộ của nhiều giới, đồng thời tạo sự kính trọng trong dư luận quốc tế. Vì lương tâm của chính mình, vì uất ức của nhân dân, vì nguy cơ của đất nước nên ngày càng nhiều đảng viên cao cấp đã bất phục những người cầm đầu độc tài, gian dối. Nhiều nhân vật đã không chịu tuân lệnh và lên tiếng công khai. Trước đây như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cựu ủy viên Bộ chính trị Trần Xuân Bách, cố Trung tướng Trần Độ, GS Hoàng Minh Chính… Hiện nay nhiều sĩ quan và cán bộ cao cấp đã về hưu và đương chức cũng tích cực tham gia phong trào vận động dân chủ của toàn dân. Tựu trung lại, nhân dân thuộc nhiều thành phần từ nhiều năm qua đã nhận thức rất rõ là, sự cầm quyền hiện nay là bất chính; những người cầm đầu bất tài, nhu nhược, chỉ lo tham lam quyền-tiền, đàn áp dân lành, nhưng lại ươn hèn cúi đầu trước Bắc kinh. Càng chờ đợi càng thất vọng. Vì thế nhân dân các giới, kể cả các đảng viên tiến bộ, đã không tâm phục khẩu phục những người cầm quyền bất chính và tha hóa đạo đức, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Từ bất phục chuyển sang bất tuân và xé rào: Nông dân đứng lên đòi lại đất đai, công nhân đòi lập nghiệp đoàn bảo vệ lao động, các cuộc biểu tình phản đối những hành động côn đồ của công an, xuống đường kết án các hành động bành trướng của Bắc kinh và tổ chức kỉ niệm các ngày 19.1 và 17.2 bất chấp những đe dọa. Nhiều trí thức, thanh niên và đảng viên đã công khai kí tên trong các lời kêu gọi, kiến nghị…cảnh cáo những sai lầm và yêu cầu phải trả lại chính quyền cho nhân dân. Nhiều cơ hội thuận tiện đang diễn ra. Cuộc bầu cử Quốc hội và chuyến thăm của Tổng thống Mĩ Obama vào tháng 5 sắp tới. Trong khi những người cầm đầu chỉ muốn tiếp tục bầu cử độc diễn theo kiểu đảng cử dân bầu thì nhiều trí thức, chuyên viên, trong đó có cả phụ nữ can đảm đứng ra ứng cử độc lập. Nhiều giới sẽ tổ chức các cuộc hội thảo và xuống đường trong dịp Tổng thống Obama thăm VN để tỏ rõ ý chí tự cường, nguyện vọng muốn được hưởng dân chủ tự do của nhân dân VN. Việc VN tham gia Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một cơ hội mới cho đất nước và nhân dân. Nó tạo điều kiện thuận lợi để VN có thể chuyển những tiềm năng lớn trong lao động, kinh tế… thành sức mạnh để đưa VN từ phát triển trung bình thấp sang phát triển cao, từ độc tài sang dân chủ. Nhiều chuyên viên và những người dân chủ đang phổ biến các điều khoản của TPP xác nhận trách nhiệm của nhà cầm quyền trong lao động và quyền của công nhân trong việc thành lập các nghiệp đoàn tự do và các tổ chức dân sự; trách nhiệm của nhà cầm quyền phải chấm dứt độc quyền ưu tiên cho các Doanh nghiệp nhà nước và phải tạo những điều kiện công bằng để tư nhân được tự do kinh tế, bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh công bằng theo đúng qui luật kinh tế thị trường. Nhiều giới đang chuẩn bị thành lập các ủy ban để kiểm soát và theo dõi nhà cầm quyền trong việc thực thi TPP. Các ủy ban này còn có sứ mệnh bảo vệ những qui định của TPP về thành lập nghiệp đoàn tự do, chấm dứt độc quyền của các Doanh nghiệp nhà nước…Các ủy ban này sẽ thông tin thường xuyên ở trong nước và các nước thành viên của TPP về những vi phạm của chế độ toàn trị ở VN. Phương pháp hoạt động này đã thành công lớn ở Liên xô và Đông Âu vào giữa thập niên 70 của thế kỉ trước sau khi Hiệp định An ninh và Hợp tác Âu châu ra đời 1.8.1975 ở Helsinki của 33 nước ở Âu châu cùng với Mĩ và Gia nã đại. Sự ra đời của các Ủy ban bảo vệ Helsinki của nhà Vật lí nguyên tử và người được giải thưởng Hòa bình Nobel Sacharow ở cựu Liên xô, Solidarnosc ở Ba lan, Charta 77 ở Tiệp… đã là những cái mầm cho các phong trào đòi nhân quyền, tự do nghiệp đoàn để tiến tới chuyển các xã hội độc tài toàn trị sang dân chủ trong hòa bình ít năm sau đó! *** Lấy khát vọng chính đáng của nhân dân làm động lực đấu tranh, lấy văn minh thời đại làm hướng đi, những người đân chủ VN đang dựng lên ngọn cờ Dân chủ đa nguyên trên quê hương VN mới, tự tin, vững bước hành xử các quyền chính đáng của mình như nhiều dân tộc văn minh đã thực hiện thành công. Nhân dân ta, đi đầu là trí thức, thanh niên và những đảng viên tiến bộ, bất phục và bất trọng những người cầm quyền bất chính, tha hóa đạo đức, độc ác với nhân dân, nhưng lại cúi đầu trước bọn bành trướng Bắc kinh. Vì thế nhiều giới đã dứt khoát bất tuân, quyết phá các rào cản chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao của chế độ độc tài toàn trị, đứng đầu hiện nay là Nguyễn Phú Trọng, để mở đường tiến lên Dân chủ đa nguyên, đất nước phú cường, gìn giữ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Tiếng gọi Đường ta ta cứ đi, quyền ta ta cứ làm là tiếng nói của lương tâm và mệnh lệnh của trí tuệ, là tiếng gọi yêu nước, phù hợp với qui luật phát triển của thời đại đầu Thế kỉ 21. Nó đang được sự hưởng ứng ngày càng tích cực của nhân dân ta và được sự ngưỡng mộ, ủng hộ của các dân tộc văn minh trên thế giới! Âu Dương Thệ 6.3.2016 ____ Ghi chú: [1] . Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí CS, „Nhận diện và đột phá cấp bách các nguy cơ trong Đảng hiện nay 22.12.15 Tạp chí CS điện tử, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2015/36787/Nhan-dien-va-dot-pha-cap-bach-cac-nguy-co-trong-Dang.aspx. [2] . Cùng tác giả, Đại hội 12 đi về đâu? Nguyễn Phú Trọng quyết dùng cả giải pháp bạo lực để thanh toán đối thủ trong đảng: http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2016/adt901.htm#_edn1 [3] . VN Net (VNN) 28.1.16 [4] . Infonet 22.12.15 [5] . Tạp chí CS giới thiệu vào dịp ĐH 12 họp, TCCS 18.1.16 [6] . Cùng tác giả, Báo cáo Chính trị-Kinh tế của Nguyễn Phú Trọng báo hiệu:Đất nước tiếp tục bị dìm trong độc tài, tụt hậu, tham nhũng, thối nát và đứng trước nguy cơ lệ thuộc ! http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2016/adt241.htm [7] . Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc (20-25.1.94), TCCS 2.94 [8] . Cùng tác giả, sách sẽ xuất bản [9] . Cùng tác giả, Hai năm làm Tổng bí thư (1.2011 – 1. 2013) – Nguyễn Phú Trọng đang đưa chế độ và đất nước đi về đâu? http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2013/adt3.htm [10] . RFA 27.1.16 [11] . Như 9 [12] . Điều 53 [13] . VNN 1-4.3.16. [14] . RFA phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh 23.2.16 [15] . Thời báo kinh tế Sài gòn 12.2.16 [16] . Như 14; BBC 25.2 [17] . Như 6 [18] . Lên thiếu tướng là 92; từ thiếu tướng lên trung tướng là 20; từ trung tướng lên thượng tướng là 6; thượng tướng lên đại tướng là 1, VOA 20.2.16 [19] . Infonet 31.1.16 [20] . Nhân dân 4.9.97; sách của tác giả sẽ phát hành [21] . Cùng tác giả, Nguyễn Phú Trọng đi Mĩ: Đồng sàng dị mộng, mượn gió bẻ măng. Con đường của chúng ta, những người dân chủ vững bước tiến lên; http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2015/adt317.ht [22] . Nguyễn Đăng Quang, đã ba năm rồi, vẫn còn đó, một lời đe dọa, Dân quyền 26.2.16 [23] . Cùng tác giả, TBT Nguyễn Phú Trọng châm ngòi như thế nào cho vụ hủy Luận văn và tước bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan?; http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2014/dothithoan.htm [24] .VOA 21.2.16, Tuổi trẻ 29.2; Infonet 16.2 [25] .Nguyễn Phú Trọng, Kinh tế thị trường và lãnh đạo của Đảng, TCCS 1.94, 29-33 [26] . Cùng tác giả, Tháng 6. 2011 là cái mốc lịch sử: Đảng đang chống lại nhân dân! http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2011/adt306.htm) [27] . Nguyễn Phú Trọng diễn văn tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc ngày 27.2.12, Nhân dân 27.2.12 [28] . Đảng CS 29.1.16 [29] . Cùng tác giả, Họ Tập xỏ mũi Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, nhưng không đánh lừa được nhân dân VN ! http://www.dcvapt.net/thoisu/baithoisu2015/adt1411.htm [30] . VOA 29.1.16 [31] . Süddeutsche Zeitung 26.2.16 [32] . Như trên, 23.2.16 (Tạp chí Dân chủ & Phát triển) www.dcpt.org hoặc www.dcvapt.net Email: [email protected])
  14. Đặng Tiểu Bình (thứ hai, từ trái) là lãnh tụ của thời kỳ đổi mới thời kỳ hậu Mao của TQ, năm 1979 ông đã chỉ đạo mở một cuộc chiến để 'dạy cho VN một bài học'. Dư luận cả nước Việt Nam mới đây xôn xao về cuốn sách do Nhà xuất bản Lao Động ấn hành năm 2015, nhan đề "Đặng Tiểu Bình – một trí tuệ siêu việt." Tò mò, tôi tìm đọc và ngã ngửa bởi thấy thật hổ thẹn cho sự kém cỏi, u mê của mình: Cuốn sách thảm họa ấy thực ra là tái bản. Cuốn tôi có trên tay do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin in từ năm… 2003(!), dày 600 trang, giá 60.000 đồng. Các tác giả là Lưu Cường Luân, Uông Đại Lý; dịch giả là Tạ Ngọc Ái, Nguyễn Viết Chi. Thế mới biết cái gọi là sự “quan tâm” đối với vận nước, nỗi nhà của trí thức thời nay (trong đó có tôi) đáng thất vọng đến mức nào… Trước hết, phải ghi nhận rằng Đặng Tiểu Bình là một trong những nhân vật chính trị nổi bật của nửa sau thế kỷ XX, công lao và tài năng của ông ta "rất đáng được ca ngợi" – dĩ nhiên, khi kẻ dịch, kẻ cho in đều là người… Trung Quốc. Vì tài năng của Đặng không phải là mục đích phân tích của bài viết này nên tôi sẽ nhìn nhận dưới góc độ của một độc giả - về cái tinh thần cốt lõi: ca ngợi kẻ thù của dân tộc, kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979 và cũng là kẻ đã ra lệnh cho quân xâm lược tấn công, xâm chiếm Gạc Ma, thuộc Trường Sa năm 1988 – chủ quyền đương nhiên của Việt Nam là vì mục đích gì để, từ đó, thử xem việc đặt tên cho tài Đặng là "siêu việt" có thỏa đáng hay không? Thú nhận bàng hoàng Điều phải thú nhận đầu tiên đó là sự bàng hoàng: Một người đọc với ý định phê phán như tôi, cũng là một người có 40 năm giảng dạy lịch sử Trung Quốc mà vẫn bị cuốn hút, không ít khi bị đánh lừa bởi cách viết, cách dẫn chuyện thì, đối với những người “đọc cho biết, cho vui”, mức độ gây hại của nó sẽ ghê gớm đến mức nào! Thứ nhất, tư tưởng xuyên suốt của cuốn sách ngoài chuyện tài Đặng ra thì đó là ca ngợi hết lời về tài năng, bản lĩnh, sự không thể thay thế được, không có nó là không thể được của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nói như thế để thấy đã hiện ra đâu đó từ đường chân trời những giả định mịt mù của những người in sách: Họ bất chấp tất cả sự thật, bất chấp cái chết của hàng vạn con dân nước Việt do Đặng gây ra; chỉ cần bảo vệ một điều duy nhất, đó chính là sự ổn định trên cương vị lãnh đạo của ĐCSTQ… Bất chấp những sai lầm khủng khiếp do Mao và ĐCSTQ làm chết cả 100 triệu người (tr. 483), các tác giả liên tục nhắc đi nhắc lại lời Đặng là sống chết gì cũng phải bảo vệ ĐCSTQ, rằng “mấu chốt là ở Đảng, ở người, ở lớp kế tục” (tr.484), rằng “…không được vứt bỏ Mác, không vứt bỏ Lê Nin, cũng không vứt bỏ Mao Trạch Đông, cụ tổ không được vứt đi nhé!” (tr.168). Pháo binh của phía Việt Nam trong cuộc chiến biên giới 17/2/1979 đối phó với quân Trung Quốc. Thứ hai, cuốn sách đã đạt đến mức thượng thừa của những kẻ có tài ngoa ngôn đến mức không còn sợ thị phi, không quan tâm đến sự thật lịch sử khi liên tiếp cố tình phạm các sai lầm logic để “chứng minh” tài Đặng là tuyệt luân, chấp cả hàng tỷ người trong thời ông ta sống. Người viết khẳng định Đặng là người “… đã vượt lên trên tất cả các nhà kinh tế học phương Tây, với tinh thần sáng tạo và tính quyết đoán đáng kinh ngạc…” (tr 295, chúng tôi nhấn mạnh – HVT). Người viết sàm ngôn và lú lẫn đến mức: Để ca ngợi Đặng, coi cái chết của 8.000 bộ đội Trung Quốc (tr. 483) trong chiến dịch Hoài Hải (1948) chỉ là tổn thất không đáng kể(!) so với việc tổ chức vượt sông cho cả “trăm ngàn hùng binh” chỉ nhằm đảm bảo cho chiến dịch thắng lợi(?) Thế mới biết mạng người dân đen trong tay nhào nặn của đảng cộng sản Trung Quốc e chưa bằng cỏ rác… Thứ ba, Đặng – y chang đảng cộng sản Trung Quốc, tìm mọi cách để bôi đen lịch sử miễn là có lợi cho đảng để cầm quyền vững chắc. Đặng thừa nhận Mao có 27 năm cống hiến (1949-1976) cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó 7 năm đầu thành công, 10 năm tiếp theo 5 năm có công, 5 năm có tội; 10 năm tiếp nữa thì “không tính” (tội lỗi ngập tràn) nhưng không được phanh phui ra: “Không nên viết quá về những sai lầm của Mao Trạch Đông. Nếu không, như thế thì sẽ bôi đen Mao Trạch Đông, đồng thời bôi đen cả Đảng và Nhà nước…” (tr.433). Đọc đến đây, ai cũng hiểu vì sao khoa học lịch sử trong một nhà nước cộng sản còn tệ hơn cả một tuồng hề. Đặng đã biển lận khi trơ tráo cho rằng mặc dù tội nhiều, công lắm như thế nhưng Mao vẫn là người… siêu phàm: “Đồng chí Mao Trạch Đông phạm sai lầm, đó là một nhà cách mạng vĩ đại phạm sai lầm, là một người Mác-xít vĩ đại mắc sai lầm” (tr.435). Tham quyền hay vì dân? Thứ tư, các tác giả biện minh cho việc Đặng tham quyền cố vị khi “lui dần từng bước quyền lực” là vì… nhân dân(!); cố bào chưa bằng mọi giá cái chuyện dẫu đã về hưu vẫn còn đi thị sát, chỉ đạo miền Nam năm 1992, khi đã… 88 tuổi! Những ngôn từ có cánh của loài hoa dại dọc đường tàu tha hồ bay bay đuổi theo con tàu bảo thủ, trì trệ cứ cố tăng tốc như để giễu cợt người đọc: Sau mỗi bước rút lui của ông thì sự nghiệp do ông sáng tạo lại tiến thêm một bước. Trí tuệ thật uyên thâm, chất nghệ thuật thật tuyệt diệu (tr. 490). Nói vậy rồi, chỉ trong 2 trang sau đó, những người viết lại tự mâu thuẫn rằng “Năm 1985, Đặng Tiểu Bình từ chức Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện, và tiết lộ năm 1985 sẽ chỉ làm cố vấn “ (tr. 492). Dối trá không có giới hạn hình như là nguyên tắc của cuốn sách này: Tại sao lại “quên” cái chuyện phải đến ngày 9.11.1989, sau khi thảm sát xong hàng ngàn sinh viên Trung Quốc ở Quảng trường Thiên An Môn, Đặng mới chính thức rời khỏi chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương? Thứ năm, Đặng có thực tài trong biến hóa ngôn từ, biến cả cái của người ta thành của mình. Các tác giả đã khẳng định rằng, theo Đặng, cái thứ chủ nghĩa Mác của tất cả những người khác chỉ là “chủ nghĩa Mác trong khe núi” (tr. 123); còn Đặng, cái mà ông có, là “chủ nghĩa Mác chân chính”(?) Sử gia Hà Văn Thịnh nêu 9 điểm phê phán cuốn sách 'Đặng Tiểu Bình - một trí tuệ siêu việt' mới tái bản ở Việt Nam. Làm sao lý giải rằng đó là “chân chính” trong khi xây dựng, hướng tới “chủ nghĩa đại đồng” lại phát động chiến tranh xâm lược Nước Việt Nam XHCN năm 1979, rồi 9 năm sau lại đánh chiếm Gạc Ma, bắn chết 64 chiến sĩ công binh Việt Nam không được lệnh nổ súng? Làm sao “chân chính” khi đàn áp biểu tình năm 1989 bằng cái cách ngay cả Hitler cũng không dám (chỉ có cộng sản dám) là dùng xe tăng nghiền nát hàng trăm sinh viên trẻ trung, trong trắng?... Thứ sau, có thể là vô ý, nhưng các tác giả đã cho người đọc biết rõ bộ mặt thật của những người cộng sản Trung Quốc khi đã làm “lóe lên” những tia sáng ít ỏi, hiếm hoi của sự thật; theo tôi, đây là cái TỐT đáng kể. Ở trang 390, các tác giả khẳng định rằng chủ ngĩa bè phái (lợi ích nhóm) dường như là thuộc tính của công sản: “trong nhiều đơn vị, không cầm quyền theo tính đảng mà là theo tính bè phái”. Ghê gớm hơn, ở trang 483, cuốn sách cho người đọc biết rõ chuyện: Chỉ để chống lại một bí thư tỉnh ủy, “người ta” có thể làm chết vài vạn người: “Năm 1968, vụ án do Khang Sinh tạo ra nhằm chống lại Bí thư tỉnh ủy Vân Nam Triệu Kiến Dân làm chết 16.000 người, trong khi năm 1948, Đặng chỉ huy “trăm vạn hùng binh” vượt sông Hoài chỉ thương vong có… 8.000 (tr. 483). Tiếp đó, là chuyện Trần Bá Đạt chỉ vì… “nghi” đảng bộ Khu Ký Đông có liên hệ với Quốc dân đảng, mà tổng cộng 84.000 người đã bị bức hại, trong đó có 2.955 người chết chỉ nhằm mục đích… “trị loạn cứu ổn”? Trời hỡi trời là câu người viết bài này phải thốt lên khi bàn nghĩ về chuyện “cứu ổn định” cho chế độ cộng sản có thể làm tán gia bại sản, làm chết hàng vạn con người… Biến hóa hay siêu việt? Thứ bảy, cuốn sách của người viết cho người đọc biết rõ trong ba luận điểm nổi tiếng của Đặng được người đời truyền tụng là luận thuyết không tranh luận, luận thuyết mò đá qua sông, luận thuyết mèo trắng mèo đen thì có đến 2/3 là tư tưởng, ý nghĩ, hành động của Lưu Bá Thừa (tr. 507). Tài năng của Đặng so với Lưu chỉ bằng 1/3; 2/3 là biến hóa thì làm sao có thể gọi là siêu việt? Đặng có thực tài đến cỡ siêu quần không khi cả ba lần lên - xuống, vào – ra Trung Nam Hải của ông ta đều có sự tài trợ của Chu Ân Lai? ( từ tr. 495 đến tr. 507) Người xưa nói “quân tử cậy mình mà thành” nhưng Đặng thì đã biết cách lợi dụng người mà thành. Ca ngợi đó là trí tuệ siêu việt thì chẳng khác chi tiếp nối bước đi của Trạng Quỳnh vẽ 10 con vật sau 3 tiếng trống… Tiếp theo, thứ tám, đọc cuốn sách này mới biết chuyện lan truyền trên mạng xây dựng CNXH đến cuối thế kỷ này có khi vẫn “chưa biết được” có thành công hay không, có xuất xứ từ Đặng nói. Chính Đặng đã khẳng định là xây dựng CNXH phải mất vài trăm năm: “Đường lối cơ bản (xây dựng CNXH) phải theo đuổi hàng trăm năm, không được dao động…” (tr. 357). Cũng biết thêm rằng lời ‘đồn” về việc cho rằng Mao từng coi trí thức chỉ là cục phân là có thật. Các tác giả cuốn sách đã khẳng định điều này – chỉ có điều không hiểu nổi là vì sao những người dịch lại chuyển ngữ thành “sự thối tha”: “Mao Trạch Đông rõ ràng có cách nhìn không đúng với giới trí thức, những phần tử trí thức thành ‘thối tha’” (tr. 361)… Ông Hà Văn Thịnh cho rằng Việt Nam không nên 'vui mừng' khi mà từ năm 2003 cuốn sách mà ông phê phán đã 'thao túng' hàng vạn người dân Việt. Thứ chín và cũng là cuối cùng, những người dịch chắc hẳn nằm trong đội ngũ đặc thù vì họ phiên âm tên người nước ngoài một cách quái đản mà chỉ có trong nội bộ mới hiểu được. Ví dụ, Ngoại trưởng Mỹ Zbignew. Brzezinsky (1977-1981) thì được phiên âm là Brêzinsky 9tr. 71), TS H. Kissinger, ngoại trưởng Mỹ (1971-1974) thì được phiên âm là Kítxingiơ (tr. 63). Chỉ có những người vừa ta đây “tân tiến” lại vô cùng bảo thủ mới có thể có cách phiên âm kì quặc thế. Thật tiếc là Nhà xuất bản không dám sửa?... Có một lời bình trong cuốn sách chắc là phù hợp khi dẫn ra để kết thúc bài viết này: “…nếu bức tượng đồng Đặng Tiểu Bình có lý trí, hẳn cũng sẽ mỉm cười hài lòng” (tr 287). Đặng sẽ sung sướng vô cùng ở nơi suối vàng khi biết Việt nam cho in cuốn sách, tái bản nhiều lần để ca ngợi kẻ đã CHÂM ngòi lửa chiến tranh, thôn tính dần đất nước Việt Nam. Trong lịch sử loài người ít khi gặp những kẻ tội đồ trơ lì và ngạo ngược đến thế. Cách đây vài ngày, tôi có đọc được những sự tán tụng rằng đã có “lệnh miệng” cho thu hồi cuốn sách trên in năm 2015? Vui mừng cái nỗi gì khi từ năm 2003, cuốn sách độc hại này đã thao túng hàng vạn người dân Việt? Thành thật xin lỗi mọi người vì lẽ: Tuy mang danh dạy sử mà chỉ biết đến sự thật trụi trần, dơ dáy này sau những… 13 năm(!)… Hà Văn Thịnh Gửi cho BBC từ Đại học Khoa học Huế Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu và giảng dạy sử học từng có nhiều năm làm việc tại Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học, Đại học Huế, Việt Nam. (BBC)
  15. Dự thảo cho phép CSGT ưu ái cán bộ cao cấp khi giải quyết tai nạn giao thông (Ảnh minh họa) VIỆT NAM – Ngày 03 tháng 6.2016 Bộ Công An đưa ra dự thảo thông tư về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) của cảnh sát giao thông (CSGT) vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến. Trong đó, quy định cho phép CSGT ưu ái cán bộ cao cấp “CHO ĐI NHANH” khi giải quyết tai nạn giao thông. Dự thảo này đang gây xôn xao trong dư luận vì tính vi hiến của nó. Tình trạng xe của các cơ quan nhà nước tham gia giao thông gây tai nạn đã xảy ra với chiều hướng gia tăng vì thế một thông tư về TNGT liên quan đến cán bộ cao cấp được soạn thảo nhằm bảo đảm yếu tố công vụ trong xử lý TNGT. Tuy nhiên Hiến pháp Việt Nam quy định tại Điều 16 rằng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. vì thế thông tư này của bộ sẽ đưa đến tình trạng phân biệt đối xử giữa cán bộ cấp cao và dân thường và sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội. Đặc biệt nó tạo ra tâm lý ỷ lại, coi thường pháp luật ở cán bộ cấp cao khi tham gia giao thông. Yếu tố cần được lưu ý là, khi xử lý TNGT xảy ra thì CSGT dựa vào đâu để xác định là cán bộ cấp cao và dựa trường hợp nào được xem là cán bộ cấp cao đang thi hành, đang thực hiện công vụ để ứng xử, giải quyết. Thông tư quy định CSGT phải xử lý “ưu tiên” cán bộ cao cấp mà thiếu các quy định pháp luật liên quan sẽ dẫn đến tùy tiện và lạm dụng. Trong khi việc ghi nhận hiện trường, xử lý TNGT bước đầu của CSGT là rất quan trọng để tìm ra nguyên nhân TNGT vì thế việc ưu ái cán bộ cao cấp “cho đi nhanh” sẽ làm kết quả điều tra nguyên nhân trở nên méo mó và thiếu khách quan. Một thông tư bất bình đẳng trong xã hội vừa mất lòng dân, trái với Hiến pháp vừa tạo cơ hội lạm quyền của CSGT như thế chỉ có tác dụng tiêu cực lên xã hội vốn đang có quá nhiều điều bất công. (CTM)
  16. Sài Gòn từng được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông'. Tin liên hệ Việt Nam có thể khó đạt được tham vọng về mục tiêu tăng trưởng Chính phủ VN đặt ra mục tiêu tăng trưởng của năm 2016 là 6,7%, cao hơn chút ít so với mức tăng GDP 6,68% đạt được trong năm 2015 Việt Nam đứng thứ 12 ở châu Á, 97 trên thế giới về tốc độ Internet VN ‘khẩn trương sắp xếp’ cho chuyến thăm của TT Obama Dân vây trụ sở ủy ban tỉnh để đòi lại biển Sầm Sơn Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời Bầu cử Mỹ tạo cảm hứng cho người Việt ‘mơ’ VN có thể trở thành trung tâm xuất khẩu của thế giới hậu TPP Em trai Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được bổ nhiệm chức cao World Bank giúp cải thiện giao thông Hà Nội Trà Mi-VOA 06.03.2016 Sài Gòn, nơi từng được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’, đang ngày càng kém duyên và biến thành một đô thị xô bồ, ô nhiễm. Những ngợi khen về con người Sài Gòn chân tình, hào sảng đang dần mất dạng để nhường chỗ cho một xã hội bon chen, trộm cướp hoành hành. Vì đâu nên nỗi? Làm cách nào lấy lại được những tiếng thơm đã mất và khôi phục lại vẻ đẹp vốn có của thành phố năng động này? Đó là chủ đề của Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, với 3 khách mời là những cư dân trẻ của Sài thành: Phạm Văn Lộc, Nguyễn Trần Hoàng, và Hoàng Kim Sơn. Mời các bạn cùng gặp gỡ. Trà Mi: Các bạn thấy hình ảnh Sài Gòn ngày nay khác xưa thế nào? Phạm Văn Lộc: Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa. Trà Mi: So sánh Sài Gòn xưa và nay, Lộc nghĩ ngay tới những hình ảnh chưa đẹp. Còn Sơn, cảm nhận của bạn về Sài Gòn thế nào? Hoàng Kim Sơn: Xưa dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn giữ được những nét cổ, đẹp theo văn hóa, quy hoạch của người Pháp. Nay, sau một thời quản lý của nhà nước này, có vẻ như hơi chệch choạt về quy hoạch đô thị cũng như về đạo đức con người. Dân ở đây giờ chủ yếu là dân nhập cư, chứ người gốc Sài Gòn rất ít. Do mặt bằng chung của xã hội và giáo dục đạo đức, không riêng ở Sài Gòn mà trên cả nước, đạo đức con người đã đi xuống, an sinh giáo dục cũng kém. Nói chung do quản lý thôi.’ Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa. Phạm Văn Lộc, cư dân Sài Gòn, nói. Trà Mi: Nói tới Sài Gòn, người ta nghĩ ngay tới các tòa cao ốc, khu mua sắm, dinh thự nguy nga tráng lệ, hay những hàng quán sang trọng. Những hình ảnh đó không là niềm hãnh diện của Sài Gòn hay sao? Hoàng Kim Sơn: Sài Gòn lâu nay vẫn là nơi giàu nhất Việt Nam mà. Phạm Văn Lộc: Bây giờ rất xô bồ, không có nét gì để hãnh diện hết. Trà Mi: Đất chật người đông, khó tránh được sự xô bồ hay ô nhiễm. Các bạn có thông cảm điều đó không? Phạm Văn Lộc: Người lãnh đạo phải sáng suốt thì thành phố mới sạch, đẹp, văn minh. Đó chính là điều gây trăn trở. Sau năm 1975, nền giáo dục của mình xuống cấp. Những thế hệ sau bị nhồi sọ. Những sự dối trá từ miền Bắc đem vào. Tất cả ảnh hưởng đến thế hệ trẻ rất nhiều, chủ yếu từ nền giáo dục. Hoàng Kim Sơn: Môi trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con người là do môi trường xã hội. Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên hết, người ta không còn quan tâm đến đạo đức và tự trọng nữa. Người ta làm mọi giá để kiếm được tiền dù làm chuyện xấu. Trà Mi: Nếu cuộc do sống kim tiền khiến con người thay đổi thì xung quanh cũng có nhiều nơi phát triển hơn mình, họ chạy theo đồng tiền còn vội vã hơn nhưng vẫn giữ được nét văn minh-lịch sử, chẳng hạn như Thái Lan hay Singapore? Hoàng Kim Sơn: Bần nông không được học lại lên làm cán bộ. Cho nên, chiếm vị trí trong xã hội không phải là người giỏi nhất mà là những kẻ giang hồ nhất. Họ làm điều xấu để họ vươn lên. Từ cái gốc đã xấu rồi thì cái ngọn đâu có đẹp nữa? Môi trường xã hội ảnh hưởng con người. Đạo đức con người là do môi trường xã hội. Khi cuộc sống quan trọng đồng tiền trên hết, người ta không còn quan tâm đến đạo đức và tự trọng nữa. Người ta làm mọi giá để kiếm được tiền dù làm chuyện xấu. Hoàng Kim Sơn Trà Mi: Có khách quan không khi đổ lỗi ở những người có vị trí, có trách nhiệm? Hay cũng có một phần nào đó do ý thức của từng cá nhân trong xã hội này? Hoàng Kim Sơn: Đúng, mỗi người là một yếu tố trong xã hội. Bản thân mỗi người phải tự ‘vươn ra’, chứ cứ kiếm sống và an phận đến chết thì cuộc đời họ chỉ giống một con ốc trong một chuỗi ốc thôi, không được gì cả. Phải có ý chí ‘vươn ra ngoài’, vượt ra khỏi nhà tù nhỏ của cộng sản để đầu óc sáng sủa hơn, để biết cách sống và đóng góp cho xã hội, chứ không phải chỉ biết tích góp cho bản thân mà thôi. Phạm Văn Lộc: Mình sống trong một xã hội không được tự do. Có rất nhiều nhân tài nhưng họ không được trọng dụng thì đất nước cũng khó phát triển. Sinh viên đại học bây giờ hai, ba bằng đại học vẫn không xin được việc làm vì không có thân thế. Con cháu của cán bộ thì được đưa vào. Nhân tài thì bị mai một. Đó là điều người trẻ trăn trở. Trà Mi: Các bạn mong muốn những thay đổi như thế nào từ giới hữu trách? Phạm Văn Lộc: Sống giữa chế độ độc đảng này, khó lắm, không thể nào nói được. Dân cất tiếng, họ vùi dập liền. Khi nào đất nước thật sự có tự do-dân chủ thì người trẻ mới phát huy được năng lực của mình. Trà Mi: Ngoài những kỳ vọng ở giới hữu trách, trách nhiệm của người trẻ ra sao để thúc đẩy mọi việc khá hơn? Nguyễn Trần Hoàng: Mỗi người trong xã hội đều phải có trách nhiệm. Từng người sống tốt thì xã hội tự nhiên sẽ tốt hơn. Đừng lường gạt, đừng hơn thua, đừng làm gì sai trái mà hãy sống một cách chân chính. Ước muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn phải từ con người thay đổi. Khi con người thay đổi, sống chân thật, tâm thiện, đối xử tốt với người khác thì xã hội mới đẹp hơn. Nguyễn Trần Hoàng Phạm Văn Lộc: Mình mơ ước trước tiên thay đổi được nền giáo dục từ gốc thì mình mới tạo nên được những nét đẹp bên ngoài. Nếu vẫn theo nền giáo dục xã hội chủ nghĩa thì các thế hệ tiếp nối sẽ khó giữ được nét đẹp trong con người để từ đó có thể xây dựng được một thành phố tốt đẹp hơn. Ra nước ngoài thấy nhiều nơi họ treo bảng đề phòng người Việt trộm cắp, mình thấy xấu hổ cho một nền giáo dục dối trá. Nguyễn Trần Hoàng: Ước muốn Sài Gòn ngày càng thay đổi tốt đẹp hơn phải từ con người thay đổi. Khi con người thay đổi, sống chân thật, tâm thiện, đối xử tốt với người khác thì xã hội mới đẹp hơn. Hoàng Kim Sơn: Với Việt Nam, không đơn giản chỉ thay đổi giáo dục là được, mà phải thay đổi từ hệ thống nhà nước, từ luật lệ. Giống như Tổng thống Obama nói, muốn thấy sự thay đổi, bản thân mỗi người hãy tự thay đổi. Chỉ cần 30% dân Việt Nam thay đổi thì sẽ thấy được sự ‘cách mạng’ , không cần phải gì đâu. Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã đóng góp trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay. Trà Mi-VOA
  17. Hổm rày cáo chí đăng lai rai ý kiến các trí thức phàn nàn về việc "hàng trăm ngàn cử nhân tốt nghiệp không có việc làm". Hôm nay đặc biệt có ý kiến của TS Nguyễn Tiến Luận : "cứ cung cách dạy dỗ kiểu này thì cử nhân không ngóc đầu lên được". Ông Luận cho rằng nguyên nhân (các cử nhân) thất nghiệp là do "kỹ năng quá kém". Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận xét của TS Luận: các cử nhân mới tốt nghiệp không tìm được việc làm là do kỹ năng quá kém. Nhưng nếu nhìn sâu vào vấn đề, theo tôi, có hai nguyên nhân đưa đến nạn thất nghiệp (của các chuyên gia vừa được đào tạo). Thứ nhứt là lý do kinh tế. Kinh tế không phát triển thì không tạo ra công ăn việc làm. Điều này không hẵn chỉ có (một cách trầm trọng) ở VN, mà các nước tiên tiến cũng bị vấp phải. Thứ hai mới là "chất lượng" của chuyên gia vừa được đào tạo. Ở status ngắn này mình chỉ nói về "chất lượng đào tạo". Theo tôi, vấn đề không hẵn (như TS Luận nói) là do nhà trường "dạy cái gì", mà là trường (giáo sư) biết cái gì để dạy cho học trò ? Bởi vì về kỹ thuật, ở đâu, trường nào... chương trình học cũng ná ná như nhau. Thí dụ về "tin học", trường bên Tây, bên Mỹ, hay ở VN... đều dạy như nhau về cách sử dụng các ngôn ngữ tin học (C, C++, Java, Ruby, PHP, HTML...). Ta có thể nói tương tự cho các ngành kỹ sư khác, hay ngành luật, kinh tế v.v... Tôi thường hay đọc các bài viết được ký tên dưới đó là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ... nọ kia. Tôi cũng thường hay tìm đọc các "giáo trình" của họ được in thành sách. Không biết TS Nguyễn Tiến Luận thẩm định giá trị các tác phẩm này thế nào ? Theo tôi, nội dung các "giáo trình" này đều có vấn đề. Các giáo trình về khoa học, kỹ thuật... không nói làm gì. Nhiều lắm thì chuyên gia VN đào tạo đi làm công nhân, làm thợ vịn, thợ ngó... Nếu gia đình "có thần có thế", thì được đảng "bố trí" vào làm lãnh đạo một nơi nào đó. Tệ hại nhứt là các giáo trình về "luật". Điều này thể hiện lên các vận hành xã hội. Xã hội VN phải nói là một xã hội "vô pháp". Một thí dụ, vừa rồi có vụ lùm sùm một đài truyền hình đã "sử dụng sản phẩm trí tuệ của người khác" mà chưa được sự đồng ý của tác giả. Chưa biết vụ này sẽ đưa đến đâu. Nếu ra tòa thì tòa sẽ xử ra sao? Nhưng khi VN vào TPP, các vi vi phạm quyền "sở hữu trí tuệ" thế này sẽ được phân xử bằng một tòa án của TPP (tức của tư nhân). Lúc đó VN bán cả đất nước này chưa chắc đủ để bồi thường. Điều này nói lên sự thiếu hiểu biết về luật pháp (nhưng thừa phách lối và ngạo mạn) của cấp lãnh đạo đài truyền hình. Vấn đề là ai đưa người (thiếu hiểu biết) này lên làm lãnh đạo ? Thì không phải đảng thì còn ai, phải không ? Mọi nơi, mọi chỗ... đều là người của đảng. Các trường trung, đại học, người của đảng đã đành, cán bộ phường, huyện... cũng có bằng tiến sĩ, thạc sĩ... Học đâu ra lắm tiến sĩ đến như vậy ? Vấn đề kiến thức, khả năng của những tiến sĩ, thạc sĩ... của đảng có đúng với khả năng của tiến sĩ, thạc sĩ... thực sự hay không ? Đọc những "giáo trình" của họ, từ tiểu học đến đại học, nếu không chết vì tức cười, thì cũng chết ngất vì mắc cở. Nhân sự giảng dạy như vậy thì biết cái gì để dạy ? Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân... đào tạo ra, nếu không làm cán bộ nhà nước thì đều thất nghiệp. Nói thật, chủ xí nghiệp ai mà mướn nhân sự được "đào tạo" như vậy ? Bởi vậy, trước khi nói "dạy cái gì" thì phải đặt câu hỏi: biết cái gì để dạy ? Đã bốn thế hệ thanh niên VN đều là thế hệ bỏ không. Vài thập niên tới, số người già của VN tăng cao, lúc đó dân tộc này trở thành một dân tộc ươn hèn. Đơn giản vì dốt. Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  18. Ls Lê Công Định Dọn rác và khơi thông cống rãnh của khu phố và thành phố là công việc tuy không khó, nhưng đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Trong phạm vi gia đình có thể tương đối dễ làm, nhưng ở quy mô đô thị không đơn giản để mọi người cùng làm. Thử nghĩ xem nếu ai cũng lao vào dọn rác và khơi thông cống rãnh, như cách vận động phong trào hôm nay, mà thiếu sự tổ chức chuyên nghiệp, thì kết quả sẽ ra sao và nỗ lực đó sẽ kéo dài được bao lâu, hay sẽ lại rơi vào tình trạng "đánh trống bỏ dùi" thường thấy? Nếu dành phần công việc này cho các tổ chức và doanh nghiệp chuyên về vệ sinh công cộng, tức người nào việc đó, làm theo khả năng trong phạm vi chuyên môn của mình, thì kết quả chắc chắn sẽ tốt hơn và phí tổn xã hội sẽ ít hơn nhiều. Lẽ ra điều cần làm là nâng cao dân trí để mỗi người tự ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường, đồng thời vẫn phải sử dụng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp. Tính hiệu quả rất quan trọng trong việc điều hành một xã hội hiện đại là ở chỗ đó. Cách đây không lâu, khi mới cầm quyền, người cộng sản thường rất thích phát động hết phong trào này đến phong trào nọ, bắt toàn dân lao vào những công việc tay chân, như trồng cây, làm thuỷ lợi, xây dựng khu kinh tế mới, v.v..., xuất phát từ quan niệm "lao động là vinh quang". Lối tư duy phong trào kiểu cộng sản đã gây bao tổn thất nặng nề cho đất nước, vì phân công lao động không hợp lý, các nguồn lực quốc gia và thời gian của toàn xã hội luôn bị phí phạm. Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường là điều cần thiết và cần làm, nhưng nếu phong trào tình nguyện dọn rác và khơi thông cống rãnh hôm nay được phát động khắp nơi để mọi người cùng ra đường lao vào thực hiện, thì hậu quả không khác các phong trào ấu trĩ và vô bổ trước đây. Vài người bạn tôi vừa đi du lịch Cu Ba về, đã đánh giá cao ý thức văn minh của người dân sở tại trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng. Đường phố ở thủ đô Havana luôn sạch đẹp. Họ tuy nghèo khó hơn người Việt ngày nay, nhưng nền tảng văn minh của họ rõ ràng vững chắc hơn. Nếu cứ tha hồ xả rác, thì dẫu bắt toàn xã hội dọn rác, cả đất nước vẫn mãi là một đống rác to tướng. Tư duy cộng sản luôn nặng về hình thức và phô diễn, hơn chú trọng thực chất và hiệu quả. Cải thiện dân trí không bao giờ là mối quan tâm hàng đầu của giới cầm quyền cộng sản Việt Nam, nếu không muốn nói ngu dân là chính sách xuyên suốt của họ từ xưa đến nay. Người phát động phong trào dọn vệ sinh, tân Bí thư Thành uỷ Sài Gòn, được báo chí đề cao như có vẻ thiên về cách quản lý xã hội hiện đại, nhưng với lối làm việc to mồm, tư duy cộng sản cũ kỹ dường như vẫn chưa thoát khỏi đầu óc vị quan chức cộng sản này. Lê Công Định (FB Lê Công Định)
  19. Hình ông Tập Cận Bình tại phiên khai mạc Quốc Hội Trung Quốc, ngày 05/03/2016. REUTERS/Jason Lee Bên lề kỳ họp Quốc Hội thường niên, khai mạc hôm qua 05/03/2016, chủ tịch Trung Quốc tuyên bố : « Trung Quốc không muốn bị chia cắt với Đài Loan một lần nữa ». Theo hãng tin Reuters, đây là lời cảnh báo cứng rắn về ý định độc lập của chính quyền Đài Bắc. Hôm qua, trong bài phát biểu khai mạc Quốc Hội, thủ tướng Trung Quốc khẳng định sẵn sàng « chống lại mọi hành động giành độc lập của Đài Loan ». Theo báo chí Trung Quốc hôm nay 06/03, gặp gỡ đại biểu thành phố Thượng Hải, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc tới việc triều đại nhà Thanh đã để mất Đài Loan vào tay Nhật Bản năm 1895. Tokyo biến hòn đảo thành một thuộc địa cho đến cuối Thế Chiến Thứ Hai. Ông nói : « Chúng ta phải tuyệt đối ngăn chặn mọi hành động ly khai « Đài Loan độc lập » dưới bất kỳ hình thức nào, phải bảo vệ chủ quyền đất nước và toàn vẹn lãnh thổ và phải tránh lặp lại lịch sử đau thương để đất nước bị chia rẽ một lần nữa. Đây là mong muốn chung, trước sau như một của mọi người dân Trung Quốc. Đây cũng là cam kết long trọng và là trách nhiệm của chúng ta đối với lịch sử và dân tộc ». Chủ tịch Trung Quốc nói hai bờ eo biển Đài Loan nên thực hiện quá trình hội nhập xã hội và kinh tế sâu sắc hơn và tăng cường « ý thức một cộng đồng cùng chung số phận ». Vẫn theo ông Tập : « Đồng bào hai bên bờ eo biển Đài Loan hy vọng mối quan hệ xuyên eo biển phát triển một cách hòa bình và chúng ta không nên làm họ thất vọng ». Không trực tiếp nhắc đến tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người sẽ nhậm chức vào tháng 05, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan là rõ ràng, thích hợp và « sẽ không thay đổi theo sự biến đổi tình hình chính trị của Đài Loan ». Bà Thái Anh Văn, từng phát biểu muốn duy trì hòa bình với Trung Quốc và truyền thông nhà nước cũng từng đưa tin bà cam kết duy trì « hiện trạng » với Hoa lục. Phát biểu với Reuters bên lề hội nghị ngày 06/03, ông Thuận Lâm Tường (Lin Xianshun), một sĩ quan quân đội Trung Quốc, đào thoát khỏi Đài Loan năm 1989 cáo buộc bà Thái Anh Văn « âm mưu » vừa tranh thủ thu lợi từ mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với Trung Quốc, đồng thời ngấm ngầm tách Đài Loan khỏi Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan trong tám năm gần đây được đánh giá là ổn định, sau khi ông Mã Anh Cửu, được cho là thân Bắc Kinh, được bầu làm tổng thống Đài Loan năm 2008. Ông Mã đã ký một loạt thỏa thuận kinh tế quan trọng với Bắc Kinh và đã có một cuộc họp lần đầu tiên với chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 11/2015 tại Singapore. Trung Quốc luôn coi hòn đảo Đài Loan tự trị và dân chủ là một tỉnh « cứng đầu » và sẽ dùng tới vũ lực để kiểm soát trong trường hợp cần thiết. Từ tháng 01/2016, sau khi bà Thái Anh Văn được bầu làm tổng thống Đài Loan và đảng Dân Tiến của bà chiếm đa số trong Quốc hội, Bắc Kinh nhiều lần cảnh báo mọi ý định tuyên bố độc lập của hòn đảo. Thu Hằng (RFI)
  20. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng Đầu năm 2016, báo chí nhà nước lại tiếp tục phản ứng về vấn nạn nhập siêu. Một trong những phản ứng như thế là ý kiến của các ông Nguyễn Đình Cung và Trần Toàn Thắng, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (Ciem) than thở về “Khả năng gia tăng sự phụ thuộc thương mại giữa Việt nam và Trung quốc đang hiện hữu”. Hình Internet Sau đại hội 12 của đảng cầm quyền, cho dù có muốn “giãn Trung” cũng quá khó khăn. Trong một thực tế quá khốn quẫn, nền kinh tế và sản xuất của Việt Nam đã phụ thuộc ghê gớm vào Trung cộng. Xét về giá trị, hàng hóa nhập khẩu từ Trung cộng tăng gần 26 lần sau 13 năm, từ 1.4 tỉ USD năm 2000 lên 36.9 tỉ USD. Trong khi đó, giá trị hàng xuất khẩu chỉ tăng khoảng 9 lần, từ mức 1.5 tỉ USD năm 2000 lên 13.3 tỉ USD năm 2013. Nếu năm 2002, nhập khẩu từ Trung cộng chiếm 8.9% tổng nhập khẩu, thì đến năm 2011, tỷ lệ này đã là 23.3% và tăng lên 27% vào năm 2013. Trong khi đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung cộng hầu như không đổi, chỉ chiếm trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, mặc dù có sự gia tăng nhẹ sau 2010 và lên 13% vào năm 2013. Năm 2015 xuất khẩu sang Trung cộng đạt 17.14 tỷ USD, là mức khá thấp so với tiềm năng. Vài năm trước, nạn nhập siêu của Việt Nam từ Trung cộng đã lên đến 24 - 25 tỷ USD hàng năm và bị coi là “dã man”. Sau khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, giới chuyên gia kinh tế Việt Nam bắt đầu bàn luận đến khía cạnh ‘kinh tế Việt Nam sẽ sống được bao lâu nếu không nhập khẩu từ Trung Quốc’. Trả lời câu hỏi này là lời tường thuật rất thật của nhiều doanh nghiệp ngành dệt may: nếu không được nhập nguyên vật liệu từ Trung Cộng, nhà máy của họ chỉ tồn tại được vài ba tháng! Những nhóm nhóm hàng nhập siêu tăng mạnh nhất trong năm 2015 vẫn là sắt thép, kim loại, ôtô, phụ tùng và vật liệu dệt may, da giày... Nhưng không chỉ các nguyên liệu đầu vào cho chế biến, ngay cả những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh sản xuất là nông sản cũng nhập khẩu Trung cộng ngày một nhiều. Thói quen phụ thuộc nhập khẩu từ Trung cộng đã trở nên quá khó bỏ. Nó không chỉ cột chặt giới doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn xiềng xích giới quan chức “ăn dầy” của Việt Nam - những người có thẩm quyền ký hạn ngạch nhập hàng từ Trung cộng. Tình hình càng trở nên nên khốn quẫn khi tại một số cuộc hội thảo về đầu tư, người ta cho biết giới doanh nghiệp Trung cộng có thói quen chi dưới gầm bàn ‘thoáng nhất’! Nếu tính cả con số 20 tỷ USD nhập lậu mà ‘không ai biết’ được tuồn vào theo con đường nào và bị biến hóa ra sao, tổng giá trị nhập siêu của Việt Nam từ Trung cộng năm 2015 phải lên đến gần 52 tỷ USD. Con số này gấp gần 300 lần so với mức nhập siêu của Việt Nam từ Trung cộng vào năm 2002! Ai đã gây ra hậu quả cả về kinh tế lẫn chính trị này? Liệu dàn lãnh đạo mới sau đại hội 12 có muốn xử lý vấn nạn phụ thuộc nhập siêu Trung cộng? Muốn được giải phóng khỏi sự nô dịch ấy, chỉ còn cách xử lý con người để từ đó mới có thể sửa lại cơ chế. Cần xác định Bộ Công thương và những bộ chuyên ngành khác như Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn… là những cơ quan chịu trách nhiệm về cán cân xuất nhập khẩu và hàng buôn bán tiểu ngạch, và bao trùm những lĩnh vực mà các doanh nghiệp và tổng thầu Trung cộng đang chiếm lĩnh gần như tuyệt đối thị trường Việt Nam. Bộ Trưởng công thương Vũ Huy Hoàng cần bị điều tra. Phải chăng ông ta đã tìm cách bao che cho các tập đoàn lợi ích thân Trung trong việc bắt nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nặng nề vào rất nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung cộng? Lê Dung (SBTN)
  21. Chủ tịch World Bank Jim Yong Kim trả lời họp báo bên cạnh Phó Chủ tịch Axel van Trotsenburg (phải) và Cố vấn truyền thông John Michael Donnelly tại Hà Nội, ngày 23//2/2016. Tin liên hệ Quy chụp chính trị Luật Biểu tình: Quan chức nào Bộ Quốc phòng? Bộ Quốc phòng Việt Nam - lực lượng tiền phương bảo vệ biên cương bờ cõi dân tộc - khốn khổ thay Ai ‘đạo diễn’ lùi Luật Biểu tình: Quốc hội có vượt trên Bộ Công an? Sài Gòn: Thử thách quá tầm dành cho Đinh La Thăng ‘Người ta lớn bởi vì mi quỳ xuống’ - Chính quyền và công an TP HCM phục vụ ai? Vì sao Xã hội dân sự cần ứng cử vào Quốc hội Việt Nam? Ðường dẫn Blog Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng 06.03.2016 Cảm thán tràn trề “Tôi bất ngờ…” của Tổng Bí thư Trọng đã không thể kéo dài mãi mãi. Sau những tràng vỗ tay liên tu bất tận vào lúc thông báo “tứ trụ” mới tại Đại hội XII của đảng cầm quyền, chính thể một đảng Việt Nam phải nghĩ ngay đến một bài toán mang tính xung đột hơn nhiều: Trả nợ. Chính trị, dù là một chiều, vẫn bị quy chiếu bởi kinh tế. Trên hết là trả nợ nước ngoài. ‘Dừng vốn vay ưu đãi cho Việt Nam’ Mới vào đầu năm 2016, một kết quả đáng thất vọng dành cho giới lãnh đạo Việt Nam đã hiển lộ. Ngày 23/2/2016, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Kim công du Việt Nam và đã được đến 3/4 trong “tứ trụ” tiếp đón trọng thể, từ Tổng Bí thư Trọng, Chủ tịch nước Sang, đến Thủ tướng Dũng. Tuy nhiên khác với những lần làm việc với Ngân hàng thế giới trước đây thường gắn liền với một khoản cho vay tức thời hoặc cam kết cho vay, đã không hiện ra bất cứ một khoản cho vay mới nào từ phía Ngân hàng thế giới vào lần này. Mặc dù một số tờ báo nhà nước vẫn tuyên giáo theo não trạng khó đổi về “Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ, ưu đãi lãi suất cho Việt Nam”, thậm chí còn giật tít “Ngân hàng thế giới cam kết cho Việt Nam vay tiền”, nhưng nếu để ý sẽ nhận ra “Chủ tịch Jim Yong Kim nhấn mạnh, để góp phần giúp Việt Nam thực hiện thành công những mục tiêu phát triển tiếp theo, WB cam kết sẽ tìm những nguồn lực khác mang tính ưu đãi để Việt Nam giải quyết những vấn đề trong phát triển kinh tế-xã hội” (bài “Công bố Báo cáo “Việt Nam 2035 - Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ: Phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam trong 20 năm tới”, báo Quân Đội Nhân Dân; chữ đậm để nhấn mạnh). Có nghĩa là không có, hoặc không còn nguồn cho vay từ Ngân hàng thế giới. Câu hỏi đặt ra là tại sao trước đây Ngân hàng thế giới vẫn thường ca ngợi Việt Nam có độ tăng trưởng GDP khá tốt và nền kinh tế ổn định, nhưng vào lần này, tổ chức tài chính này lại tỏ ra kiệm tiền đến thế? Cần trở lại vài ẩn ý trong thời gian gần đây. Ngày 5/12/2015, tại Diễn đàn Đối tác Phát triển tổ chức ở Hà Nội về “kế hoạch 5 năm tới của Chính Phủ Việt Nam”, bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc quốc gia ngân hàng thế giới tại Việt Nam, đã nêu ra một câu hỏi rất hóc búa dành cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới?”. Ngay trước đó, Thủ tướng Dũng nở nụ cười thường lệ về mục tiêu phát triển giai đoạn 2016-2020 của Việt Nam: “Yêu cầu đặt ra cho giai đoạn này là phát triển nhanh hơn, bền vững hơn 5 năm trước với các trụ cột, trong đó mục tiêu cao nhất là tăng trưởng kinh tế cao hơn, bền vững hơn, phấn đấu đạt mức từ 6,5 đến 7%”. Và chính Ngân hàng thế giới, vào tháng 12/2015, đã đưa ra một trong những thuyết minh giá trị nhất đối với kế hoạch “tăng trưởng kinh tế cao hơn” của phía chính phủ: Dừng vốn vay ưu đãi cho Việt Nam. Quyết định đột ngột trên của ngân hàng thế giới xuất hiện hầu như cùng thời điểm với Diễn đàn Đối tác Phát triển. Lý do được Ngân hàng thế giới đưa ra: Giai đoạn 2011-2015 là thời kỳ Việt Nam bước vào nước có thu nhập trung bình, vì vậy chính sách của Ngân hàng thế giới cũng như nhiều nhà tài trợ khác đối với Việt Nam có sự thay đổi. Việt Nam sẽ phải đẩy nhanh tốc độ trả nợ đối với hơn 90% các khoản vay hiện hành (tương đương 9,5 tỷ USD) và các khoản vay mới thuộc IDA 17. Sẽ chẳng là gì với Việt Nam nếu Ngân hàng thế giới chỉ là loại “tôm tép”. Thế nhưng tổ chức này lại là một trong những chủ nợ lớn nhất của chính phủ Hà Nội: chiếm gần 30% nợ vay song phương. Những ngày cuối năm 2015, trong bầu không khí “chào mừng Đại hội đảng XII” cùng cơn chấn động “ngân sách trung ương chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng,” quyết định “dừng vốn vay ưu đãi cho Việt Nam” của Ngân hàng thế giới thực sự là một tin chẳng tốt lành gì cho “đảng ta”. Theo kế hoạch vay nợ của Chính phủ Việt Nam đã được duyệt, năm 2015 phải huy động 436.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi (226.000 tỷ), đầu tư (85.000 tỷ), và vay để đảo nợ (khoảng 125.000 tỷ). Còn ngân sách Việt Nam có trách nhiệm phải trả 363.166 tỷ đồng (hơn 16 tỷ USD) nợ trái phiếu đến hạn thanh toán trong 2 năm 2015-2016. Một ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư cho biết đến năm 2017, tổng số vốn vay ưu đãi phải áp dụng điều khoản trả nợ nhanh và thuộc phạm vi tính toán tác động khoảng 18-19 tỷ USD. Trả nợ, trả nợ và trả nợ! Cho đến nay, không ai biết làm sao có nổi số tiền dù chỉ 1 tỷ USD để trước mắt cơ cấu lại số nợ này. Không chỉ mong ngóng bán cho được 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế - một kế hoạch rất hão huyền vào thời điểm này - Chính phủ Việt Nam còn phải chỉ đạo Bộ Tài chính tìm bất kể lối thoát nào, trong đó đã phải vay mượn Ngân hàng nhà nước 30.000 tỷ đồng, kể cả việc phải rút vốn từ những “con bò sữa” lợi nhuận như Tập đoàn Vinamilk để có tiền bù đắp ngân sách rỗng ruột. Tháng 2/2016, dấu hiệu cạn túi mới nhất lại hiển lộ: Ngân hàng nhà nước quyết định siết lại các khoản cho vay trong gói kích thích 30.000 tỷ đồng đối với bất động sản, bất chấp thị trường nhà đất và đặc biệt phân khúc căn hộ cao cấp vẫn còn cực kỳ ì ạch, còn giới đại gia “ôm hàng” vẫn đang chết dở sống dở. Cùng lúc, bội chi ngân sách năm 2015 được báo cáo đã chính thức “phá ngưỡng”, đạt 6,1% GDP, gần bằng mức 6,3% GDP vào cuối năm 2013, trong khi cách đây không lâu, Thủ tướng Dũng còn cam đoan bội chi năm 2015 sẽ chỉ vào khoảng 5% GDP. Tư thế “chúa chổm” đang khiến đảng phải làm mọi cách để bù đắp “khó khăn ngân sách” - câu chuyện thê thảm từ hệ lụy “ngân sách cạn tiền” vào cuối năm 2015. Và ngay trước mắt, Nhà nước Việt Nam phải xoay sở để trả nợ, trả nợ và trả nợ! Nếu đến cuối năm 2016 mà không thể bán được trái phiếu, cũng như chưa bán được một đồng nợ xấu nào cho các đối tác nước ngoài, hãy coi chừng ngân sách Việt Nam sẽ chính thức vỡ nợ như bài học quá đắt giá của nhiều quốc gia trên thế giới. Cải cách chính trị ! Nhưng vẫn chưa hết. Tháng 12/2015, Ngân hàng thế giới đã làm một hành động chưa từng có: Yêu cầu chính phủ Việt Nam sớm ban hành Luật Lập hội. Yêu cầu trên lại xếp hàng đầu trong bản khuyến nghị 7 điểm của Ngân hàng thế giới đối với chính phủ Việt Nam. “Cần thiết phải soạn thảo và thực hiện một bộ luật có hiệu lực mạnh về hội và hiệp hội. Chính điều đó sẽ giúp thực hiện chương trình nghị sự của chính phủ” - bà Kwa Kwa “gợi ý.” Quyết sách tham dự vào dân chủ và nhân quyền của Ngân hàng thế giới diễn ra đồng thời với thế lùi sát chân tường của thể chế kinh tế Việt Nam. Đã quá đủ cho vài chục năm vay nợ nước ngoài, chi xài vô tội vạ và bỏ mặc tham nhũng hoành hành của chính phủ cùng chính quyền các địa phương Việt Nam, để lại núi nợ công lên đến ít nhất 98% GDP. Bất chấp lối tuyên giáo của Chính phủ về “Kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi’, chỉ trong 3 năm trở lại đây, số doanh nghiệp phá sản và phải dừng hoạt động cứ năm sau lại “nâng lên một tầm cao mới” so với năm trước. Thời điểm “Minsky” về đáo hạn các khoản nợ đang đến gần, rất gần. Bây giờ không phải là lúc mơ mộng về những cái ghế sau Đại hội đảng XII, mà nhiệm vụ khủng khiếp nhất của chính phủ Việt Nam là trả nợ và dù muốn hay không, bắt buộc phải cải cách thể chế. Không còn cách nào khác, giới lãnh đạo Việt Nam hậu Đại hội XII phải cải cách thể chế, kể cả cải cách chính trị. Không phải mơ màng đến Đại hội đảng XIII, mà cải cách chính trị ngay lập tức! * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
  22. Tin liên hệ Dân kỳ vọng nhiều hơn cả ‘ba chữ an’ Bao giờ mới hết ‘tháng ăn chơi’ Sao phải ‘né’ hoài luật biểu tình? Chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà Một chút buồn ngày Tết Năm mới, Sài Gòn kỳ vọng gì ở lãnh đạo mới! Ðường dẫn Blog Cao Huy Huân Cao Huy Huân 06.03.2016 Một buổi sáng nọ, tôi nhâm nhi ly cà phê vỉa hè và lướt Facebook đọc newsfeed (tôi có thói quen hay cập nhật tin tức qua Facebook hơn là qua những trang thông tin “chính chủ” của nhà nước). Bỗng dưng dừng lại ở một status của anh bạn đồng nghiệp viết rằng: “Xã hội Việt Nam hiện nay là một trong những xã hội nguy hiểm nhất trên thế giới. Bạn có quyền phản biện, nhưng tôi cho là vô ích.” Tôi cảm thấy tò mò và vào gửi một tin nhắn cho anh bạn. Nhanh chóng sau đó chúng tôi có một cuộc trao đổi thật sự thú vị xoay quanh cái status của anh bạn trên trang mạng xã hội quyền lực này. Kết thúc cuộc trò chuyện, anh bạn tôi cho rằng: nền chính trị Việt Nam hiện nay không mang lại lợi ích cho quốc gia, xã hội loạn lạc và hệ thống pháp luật rối ren nhưng lỏng lẻo. Chính trị mà không nhắm tới cái lợi thì không phải là chính trị Lợi ích không chỉ về vật chất mà còn cả về tinh thần như nâng cao dân trí, củng cố đạo đức, tạo ra xã hội văn minh, và phải luôn nhằm tới lợi ích chung, không thiên vị cho nhóm này gây thiệt hại cho nhóm kia. Lợi ích cộng đồng luôn là đích hướng tới của các quyết định chính trị. Nước Mỹ luôn đặt lợi ích của đất nước họ lên trên mọi lợi ích, họ sẵn sàng làm mọi chuyện để đảm bảo lợi ích đó không bị tổn hại ở hiện tại và tương lai. Bởi thế khi Trung Quốc đang đe dọa lợi ích của Mỹ ở khu vực Biển Đông thì lập tức Mỹ chuyển trục ngay sang khu vực này. Nước Nhật sau Thế chiến thứ hai đã có một hiến pháp với những điều luật cấm chiến tranh, thế mà thời gian gần đây họ đang cố gắng phá bỏ sự ràng buộc đó với hy vọng quân đội được tham chiến bên ngoài lãnh thổ Nhật. Âu cũng vì lợi ích của chính nước Nhật mà ra. Thế nhưng chính trị Việt Nam ngày hôm nay lại đi ngược với lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng. Nền chính trị này trớ trêu thay lại chỉ có lợi cho một nhóm người mang tên "cộng sản", một giai cấp mang tên "chính quyền", và những thành phần tung hê chúng. Trớ trêu, nhiều người không hiểu hay cố tình không hiểu thực trạng này trong xã hội Việt Nam, nên thường tỏ ra cố chấp khi không tin những nhà cai trị Việt Nam tham quyền cố vị. Họ vẫn tin rằng nhà nước đang làm việc vì họ, các chính sách, các dự án, các quyết định được ban hành là vì nước, vì dân chứ không phải vì lợi ích phe nhóm. Một xã hội loạn lạc Tất cả mọi bất công trong xã hội có thể không phải do chính trị tạo ra nhưng chắc chắn rằng mọi quyết định chính trị đều có thể tạo ra bất công. Và sự thật thì xã hội Việt Nam đang đầy rẫy bất công vì những quyết định chính trị. Sự loạn lạc của xã hội chính là do mâu thuẫn lợi ích hay còn gọi là bất công. Giai cấp lãnh đạo xâm phạm lợi ích chính đáng của dân đen, và lợi ích của dân tộc. Chính cách hành xử bất công này của chính quyền cũng tạo ta một bộ phận không nhỏ trong xã hội Việt Nam sẵn sàng làm mọi chuyện vì những món lợi cỏn con, bất chấp tính mạng người khác, bất chấp luân thường đạo lý. Trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, buôn bán phụ nữ và trẻ em, làm ăn bất chính như cung cấp thực phẩm độc hại ra thị trường... đó chính là những mặt tiêu cực mà xã hội Việt Nam đang gánh chịu suốt mấy chục năm qua. Nó đang dần dần biến thành nét đặc thù của xã hội Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới. Vì sao họ làm như vậy? Vì chính quyền lấy mất lợi ích chính đáng của họ. Việt Nam trở thành một đất nước mà chính quyền mâu thuẫn với người dân. Chính quyền mất uy tín, mất lòng tin nơi nhân dân. Còn với nhân dân, họ thờ ơ với những vấn đề của đất nước, họ quay lưng với những quyết định của chính quyền. Mâu thuẫn lớn như vậy là cơ hội lớn để giặc ngoại xâm tấn công bất cứ lúc nào. Hệ thống pháp luật rối ren nhưng lỏng lẻo Chẳng có đất nước nào nhiều luật lệ như Việt Nam, luật chồng luật, luật nhiều tới mức khiến người ta như bị lạc lối không tìm thấy lối ra cho vấn đề kiện tụng. Hệ thống luật pháp Việt Nam nếu so sánh với Mỹ và Phương Tây xem ra cũng hợp lý và công bằng đấy chứ, nhưng chỉ là trên lý thuyết. Vì cơ chế chính trị độc đảng nên hầu như hệ thống này nhìn thì công bằng nhưng thực tế thì là mầm mống của những bất công. Hệ thống chỉ là cái vỏ bên ngoài còn cái ruột bên trong mới quyết định chất lượng của luật pháp. Từ cơ quan tư pháp đến hành pháp và lập pháp đều chỉ là một cánh tay nối dài của đảng cộng sản. Thử tìm xem có ai từng là thủ tưởng, chủ tịch quốc hội, thành viên quốc hội và là thẩm phán trong hệ thống luật pháp này không phải là người của đảng cộng sản không? Quốc hội có thể có nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ thì tiếng nói khác nào muối bỏ biển, chỉ làm cho biển mặn thêm thôi. Một hệ thống từ trên xuống dưới đều là người của một nhóm nào đó thì lấy đâu ra công bằng cho những thành phần khác trong xã hội? Sự lỏng lẻo tức là thiếu nghiêm minh và công bằng nằm ở chỗ đó. Âu cũng từ cái lợi phe nhóm, đảng phái mà ra. Với 3 khía cạnh trên, xã hội Việt Nam ngày hôm nay đang trở thành một xã hội nguy hiểm. Nguy hiểm cho dân tộc, nguy hiểm cho chính quyền và nguy hiểm cho lợi ích quốc gia. “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, có ai chứng minh được xem 3 cụm từ này có nằm trong tính chất của xã hội Việt Nam hiện nay hay không? Riêng tôi, một kẻ sinh ra và lớn lên trong lòng một quốc gia cộng sản, tôi không tìm thấy những điều đó. * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Cao Huy Huân Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
  23. 6 tháng 3 2016 Chia sẻ Image copyrightGetty Image captionNgười hâm mộ Leicester City đang hy vọng chức vô địch ngoại hạng vào tay đội nhà. Vòng đấu hôm nay sẽ rất quan trọng đối với cả Liverpool lẫn Manchester United trong nỗ lực tranh giành một xuất dự giải châu Âu ở mùa sau, cho dù đó chỉ là giải Europa League khiêm tốn. Đối với Manchester United, cơ hội lọt vào top 4 chưa hẳn đã tắt, vì khoảng cách với Manchester City chỉ là 3 điểm và thi đấu hơn 1 trận, trong khi mục tiêu của Liverpool là Europa League có lẽ thiết thực hơn. Dù thế nào, thì chuyến làm khách của cả Liverpool và Manchester United trong ngày hôm nay đều hứa hẹn kịch tính. Hiện tượng Leicester Trong trận đấu muộn ngày hôm qua, Leicester đã gia tăng được khoảng cách với đội đứng nhì lên 5 điểm với chiến thắng trên sân khách trước Watford, sau khi Tottenham và Arsenal cầm chân nhau ở trận “derby thành London” với tỉ số 2-2. Phát biểu sau trận đấu, huấn luyện viên Ranieri cho biết “mỗi trận đấu của Leicester đều là trận chung kết và chúng tôi thi đấu vì một điều gì đó đặc biệt”. Điều đặc biệt ở đấy chính là chức vô địch giải Ngoại Hạng Anh và kỳ tích từ đội phải chiến đấu vất vả để trụ hạng ở mùa trước, Leicester hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng và chỉ mới thua 3 trận sau 29 vòng đấu. Ông Ranieri cũng nói “khoảng cách 5 điểm không là gì to tát và chúng tôi chỉ tập trung cho trận đấu tiếp theo với Newcastle”. Nếu Leicester lên ngôi vô địch, với một ngân sách eo hẹp và một đội hình không có “sao” ở tầm quốc tế sẽ là một lời cảnh báo mạnh mẽ với các ông lớn còn lại trong top đầu giải Ngoại Hạng Anh . Cơ hội cho MU Image copyrightGetty Image captionMan Utd của Wayne Rooney vẫn còn có cơ hội trở lại tốp 4 đội đầu bảng ngoại hạng Anh mùa bóng này. Quỷ đỏ thành Manchester đang có một tỉ lệ đối đầu áp đảo so với West Brom với 11 trận gần nhất chưa nếm mùi thất bại trên sân Hawthorns, trong lúc động lực có được trận thắng thứ 3 liên tiếp kể từ tháng 9 năm ngoái, đồng thời thu hẹp khoảng cách với top đầu sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Chưa bao giờ Manchester United gặp phải cơn bão chấn thương như hiện nay với hàng loạt trụ cột phải nghỉ thi đấu như Luke Shaw, Ashley Young, Schweinsteiger, Smalling và đặc biệt là Wayne Rooney. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho một số cầu thủ trẻ mà trong đó Rashford và Fosu-Mensah nổi bật hơn cả. Với 4 bàn thắng sau 3 trận đấu, dù còn quá sớm để khẳng định liệu Rashford có thể trở thành một chân sút đẳng cấp trong tương lai hay không, nhưng ở thời điểm khó khăn như hiện nay, điều này đã vực dậy tinh thần cho một Manchester United đang mất dần cái “uy” của một ông lớn. Huấn luyện viên Tony Pulis đã cảm nhận được một trận đấu khó khăn khi nói “ Manchester United vừa thắng vào hôm thứ tư và vì vậy sẽ tràn đầy tự tin khi đến làm khách tại sân chúng tôi”. Tuy nhiên, chuyên gia phân tích bóng đá kỳ cựu của BBC, Mark Lawrenson thì cho rằng trận đấu sẽ kết thúc với tỉ số hòa 1-1 vì “West Brom đã kiếm được 4 điểm từ 2 trận đấu trước đó với Crystal Palace và Leicester và sẽ có bài bản để khống chế Manchester United”. Liverpool cần ổn định Sau khi về nắm quyền, Jurgen Klopp đã đem lại sự tự tin cho một Liverpool thi đấu không còn bản sắc dưới thời Brendan Roger, đã gặt hái được một số thành quả nhất định nhưng vẫn thiếu sự ổn định. Liverpool dưới tay Klopp có những trận thắng rất hay nhưng cũng có những trận thua rất vớ vẩn. Image copyrightReuters Image captionVấn đề của HLV Jurgen Klopp hiện nay là đạt được sự ổn định về phong độ và thành tích ở Liverpool. Mặc dù vậy, huấn luyện viên Klopp khá tự tin khi cho rằng “khoảng cách 6 điểm không có gì ghê gớm” và “ Liverpool vẫn chưa có sự ổn định cho đến thời điểm hiện nay và cần phải có sự cải thiện”. Quan trọng hơn cả, ngoài yếu tố ổn định, Liverpool cần phải có cách khắc chế đối thủ khó nhằn Crystal Palace trong chuyến làm khách hôm nay vì trong 6 trận gặp nhau gần nhất ở giải Ngoại Hạng, họ chỉ giành thắng lợi 1 lần, chịu thua 4 lần và thủ hòa 1 lần. Giải Ngoại Hạng Anh chỉ còn 10 vòng đấu, và vẫn như mọi khi, sự hấp dẫn của giải vô địch quốc gia hay nhất thế giới chính là yếu tố bất ngờ và không thể dự đoán. Mùa giải năm nay chính là mùa giải mà mọi sự dự đoán ban đầu đều sai và có lẽ cũng phải đến 1,2 vòng cuối mới có thể biết câu lạc bộ sẽ lên ngôi cùng số phận của những đội sẽ tham gia các giải châu Âu ở mùa sau. (BBC)
  24. Tư liệu - Cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Nancy Reagan đến viếng mộ chồng bà, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, vào ngày giỗ thứ 10 của ông, ở thành phố Simi Valley, bang California, ngày 5 tháng 6, 2014. Tin liên hệ Thẩm phán Tối cao Pháp viện Mỹ Antonin Scalia qua đời Cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter chiến thắng ung thư Cập nhật: 07.03.2016 05:18 Cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan, người bạn đời khắng khít của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 40 Ronald Reagan, đã qua đời vì suy tim tắc nghẽn, theo tin từ thư viện Reagan. Bà hưởng thọ 94 tuổi. Bà sẽ được an táng bên cạnh chồng tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở thành phố Simi Valley, bang California. Nhiều người đã dành những lời truy điệu cảm động cho cựu đệ nhất phu nhân nổi tiếng về sự tận tụy với chồng, người mà bà gọi bằng cái tên trìu mến là "Ronnie." "Nancy giờ ở nơi bà đã luôn muốn tới - với Ronnie của bà," Michael Reagan, chủ tịch Quỹ Di sản Reagan, viết trên Twitter. "Giờ bà đang an nghỉ." Tổng thống Barack Obama và vợ Michelle trong một tuyên bố chung nói rằng Nancy Reagan đã "định nghĩa lại vai trò" của đệ nhất phu nhân trong nhiệm kỳ của bà. "Nancy Reagan từng viết rằng không có gì có thể giúp bạn chuẩn bị cho cuộc sống trong Tòa Bạch Ốc. Bà ấy đã nói đúng, tất nhiên. Nhưng chúng tôi đã có lợi thế, bởi vì chúng tôi đã may mắn học được từ tấm gương đáng tự hào của bà, và từ những lời khuyên nồng ấm và quảng đại của bà," tuyên bố của họ nói. Tổng thống Barack Obama dìu cựu Đệ nhất Phu nhân Nancy Reagan đến dự buổi lễ ký ban hành một đạo luật mang tên chồng bà tại Tòa Bạch Ốc, ngày 2 tháng 6, 2009. "Chúng tôi vẫn biết ơn về cuộc đời của Nancy Reagan, biết ơn về sự chỉ bảo của bà, và cầu nguyện cho bà và người chồng yêu quý của bà ở bên nhau một lần nữa." Cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush cho biết trong một tuyên bố: "Nancy Reagan hoàn toàn tận tụy với Tổng thống Reagan, và chúng tôi cảm thấy an lòng rằng họ sẽ được đoàn tụ một lần nữa." Chào đời với cái tên Ann Francis Robbins, bà được mẹ đặt tên là Nancy. Bén duyên với nghiệp diễn xuất từ người mẹ, cô gái Nancy trẻ tuổi theo đuổi nghề diễn viên ở New York và Hollywood, nơi bà gặp Ronald Reagan cũng là diễn viên. Họ kết hôn vào năm 1952. Cựu diễn viên Nancy Davis đóng tổng cộng 11 bộ phim, bộ phim cuối cùng ra mắt năm 1956 có tên là Hellcats of the Navy, có chồng bà tham gia diễn xuất. Tổng thống Ronald Reagan và Đệ nhất Phu nhân Nancy Reagan vẫy chào tại Điện Capitol ở Washington sau lễ tuyên thệ nhậm chức, ngày 20 tháng 1, 1981. Chồng bà làm thống đốc bang California từ năm 1967 đến năm 1975. Sau chiến dịch tranh cử tổng thống thất bại vào năm 1976, ông Reagan sau đó giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử liên tiếp vào những năm 1980. Trong cương vị đệ nhất phu nhân, bà dẫn đầu chiến dịch "Just Say No to Drugs" (Hãy Nói Không Với Ma Túy) chống lại việc lạm dụng chất gây nghiện, tạo lập một không gian riêng của bà trong phong trào toàn quốc chiến đấu chống lại những loại thuốc giải trí. Thường xuyên xuất hiện bên cạnh chồng, bà Nancy Reagan cũng bị chỉ trích gay gắt vì chi tiêu xa hoa ở Tòa Bạch Ốc vào thời điểm mà tỉ lệ thất nghiệp tăng cao ở Mỹ. Theo lời kể của nhiều người, hai vợ chồng vẫn gắn bó thắm thiết cho đến khi cựu tổng thống qua đời vào năm 2004 sau một thập niên sống với căn bệnh Alzheimer. Một bức ảnh chụp hai vợ chồng Reagan vào năm 2000 nhân dịp sinh nhật lần thứ 89 của cựu thổng thống. Bà Nancy Reagan sẽ được mai táng bên cạnh chồng tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở thành phố Simi Valley, bang California. Họ để lại hai người con là Patti Davis và Ron Reagan. Bà Nancy Reagan hôn linh cữu của cố Tổng thống Ronald Reagan trước khi được đưa ra khỏi Điện Capitol, trụ sở Quốc hội Mỹ, ở Washington, ngày 11 tháng 6, 2004.
  25. Hạ Vũ, thông tín viên RFA 2016-03-06 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là “Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế” được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. (ảnh minh họa) Courtesy of hoabinhduong.net Ngày Quốc tế Phụ nữ hay còn gọi là “Ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế” được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1977. Trong một thế kỷ qua, người phụ nữ đã giành được sự bình đẳng trước pháp luật trong hầu hết các lĩnh vực và ở hầu hết các nước trên thế giới. Tuy thế, hiện nay phụ nữ vẫn không ngừng tranh đấu vì quyền bình đẳng với nam giới. Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể đại diện cho phụ nữ Việt Nam nghĩ gì về và làm gì trong ngày kỷ niệm đặc biệt này là đề tài trên tạp chí phụ nữ kỳ này. Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh của nữ công nhân dệt may Mỹ vào cuối thế kỷ 19, đòi tăng lương, giảm giờ làm, phản đối các chính sách bóc lột lao động nặng nề của giới chủ thời đó. Cuộc đấu tranh của họ, đã khích lệ cho phụ nữ trên toàn thế giới vùng lên đòi quyền lợi của mình. Để tiếp tục cuộc đấu tranh vẫn chưa đạt tới thắng lợi cuối cùng đó, hàng năm, trên thế giới, các tổ chức quốc tế hành động vì nữ quyền vẫn tổ chức các hoạt động đấu tranh cho quyền phụ nữ. Chủ đề của năm nay là “Pledge for Parity” – cam kết bình đẳng. Thông điệp được diễn giải rằng: Mỗi người – dù là nam hay nữ - có thể cam kết thực hiện những hành động cụ thể nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Hoặc là có thể giúp đỡ phụ nữ và trẻ em gái đạt được tham vọng của họ hoặc là kêu gọi sự bình đẳng trong quyền lãnh đạo, tôn trọng và trân trọng sự khác biệt, hay xây dựng những chính sách, văn hóa nhằm hạn chế sự thiên vị trong công việc. Mỗi chúng ta đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực riêng của mình và cam kết hành động nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Ở London (Anh), trong tuần lễ này diễn ra hoạt động Liên hoan Phụ nữ Thế giới (WOW – Women of the World Festival 2016); Ở Ontario (Canada) diễn ra sự kiện Các cô gái có thể bay! (Girls CAN Fly! A Celebration of women in aviation); ở Brisbane (Úc) diễn ra sự kiện cuộc chạy vui vì ngày Quốc tế Phụ nữ (International Women's Day Fun Run 2016)... Các sự kiện này, dù được tổ chức bởi các tổ chức quốc tế hay các cơ quan chính phủ, đều thể hiện thông điệp hành động quốc tế của năm và nhằm một mục tiêu cụ thể mà quốc gia/thành phố/tổ chức đó muốn hướng tới. Thông thường, các sự kiện cũng thể hiện sự cam kết của đơn vị tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu được nêu ra trong sự kiện kỷ niệm. Người dân thông thường, nếu không có những quan tâm cụ thể về vấn đề giới, rất ít khi chú ý đến các sự kiện này và hoàn toàn không có hoạt động hưởng ứng. Nhiều người trong số họ còn cho rằng “hễ cứ nghe đâu đó kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, nghĩa là ở đó Phụ nữ vẫn chưa có quyền bình đẳng”. Ở Việt Nam, để thực hiện"Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000" và Công ước CEDAW "Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” mà chính phủ đã cam kết tham gia; ngày 4 tháng 10 năm 1997, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có quyết định số 822/TTG về việc phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành 11 mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000 nhằm cam kết trước thế giới Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Đàn ông chọn hoa cho người thân của mình kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ảnh chụp ngày 8 tháng 3 năm 2013 tại Hà Nội. Khác với các nước khác, ngoài hội phụ nữ và các tổ chức hoạt động vì quyền phụ nữ, người dân Việt Nam thông thường, trong mọi công ty, nhà máy, gia đình, trường học... đều tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ. Các hoạt động không khác gì hội phụ nữ các cấp. Nghĩa là tổ chức diễn văn nghệ, ăn uống, hát Karaoke... Nam giới tặng hoa và nói những lời chúc tốt đẹp, chủ yếu là “xinh đẹp, được chồng yêu thương...” dành cho phụ nữ. Chị Toàn, nhân viên một tổng công ty xây dựng nhà nước cho biết: “8/3 thì tùy. Có năm thì các lãnh đạo sẽ đi từng phòng nào có chị em thì tặng quà, có năm thì mít tinh. Chủ yếu là không mít tinh, sáng mùng 8 thì một đoàn lãnh đạo gồm Tổng giám đốc, các trưởng phòng... bắt đầu đi từng phòng một tặng hoa, phong bì rồi quà và chụp ảnh một chút. Trưởng phòng cũng mua hoa rồi tặng phong bì, chứ không quà. Mấy năm mới mít tinh một lần. Thi văn nghệ xong rồi tổ chức ăn uống. Nói chung là chị em cũng được ưu tiên. Ngoài ra, đến 8-3 còn được cho đi chơi. Được tiền rồi còn được đi chơi rồi đến ngày đó còn được tặng hoa…” Hùng, một nam nhân viên đã nhiều năm làm việc trong các công ty do phụ nữ lãnh đạo, dưới quyền và bên cạnh rất nhiều đồng nghiệp nữ chia sẻ về suy nghĩ và cảm nhận của anh mỗi lần tổ chức “tiệc mừng” 8-3: “Thường thì mọi năm cứ đến ngày 8-3 em cũng thường tổ chức các chương trình, các sự kiện để kỷ niệm ngày phụ nữ cho các công ty mà em từng làm việc. Cảm giác thấy rất vui vì khích lệ được tinh thần không chỉ của các chị em mà các anh em nữa. Mỗi năm thì sẽ làm những việc khác nhau. Có năm thì nghĩ ra những hình thức trò chơi, có năm cũng chỉ gọi là ngồi quây quần lại rồi kể những câu chuyện vui và cùng cười với nhau thôi, rất đơn giản. Có những năm thì tổ chức quy mô hoành tráng hơn, phức tạp hơn thì thuê lại những địa điểm lớn, thường quy mô lớn hơn thì không khí được đẩy lên cao hơn, mức độ vui chơi cũng hoành tráng hơn”. Hầu hết những người ủng hộ nữ quyền sẽ cảm thấy bị xúc phạm bởi những sự kiện được tổ chức nhân ngày quốc tế đấu tranh về quyền phụ nữ lại chỉ dừng lại ở việc ăn, chơi và việc nam giới “tặng” cho phụ nữ một cái gì đó như là "thành tựu quan trọng nhất” đối với phụ nữ hơn là cam kết chính trị, sự thông minh, lòng từ bi, hay tham vọng thay đổi thế giới... của họ. Họ sẽ cho rằng đây như là một cách làm giảm giá trị của người phụ nữ và là một cách lái sự quan tâm của phụ nữ nhiều hơn vào vẻ đẹp bề ngoài, sự hưởng thụ và việc được lòng nam giới hơn là kỹ năng, hành vi, cá tính và mối quan tâm đến xã hội của họ. Nếu chúng ta nhìn tổng thể đất nước từ cách tiếp cận của phương Tây, nghĩa là dựa vào những chỉ số; Việt Nam đã đạt được những tiến bộ ấn tượng liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới. Tỷ lệ tử vong trẻ em và bà mẹ đã giảm mạnh; tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học, trung học và đại học của nam và nữ hiện đang cân bằng. Tỷ lệ nam giới có việc làm trong độ tuổi 25-64 là xấp xỉ ở mức 93,8% và con số này của phụ nữ là 87,8% . Ngày càng có nhiều phụ nữ đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo trong khu vực công cũng như trong các công ty tư nhân… Tuy nhiên, nếu nhìn thực tế bằng con mắt của phương Đông, nghĩa là soi vào phía sau từng con số, thu nhập của phụ nữ mới chỉ bằng 75% thu nhập của nam giới nói chung và trong khu vực phi chính thức, phụ nữ chỉ kiếm được 50% so với thu nhập nam giới mặc dù giờ làm việc, trình độ học vấn và thâm niên tương đương nhau. Trong khi Luật Đất đai năm 2003 đã bắt buộc đưa tên của phụ nữ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phần lớn Giấy chứng nhận vẫn không có tên của người phụ nữ. Bạo lực giới cũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và đang gia tăng, cộng với tỷ lệ nam giới ngoại tình, đang trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến phụ nữ chủ động ly hôn ngày một gia tăng… Nhìn sâu hơn nữa vào việc phân công lao động trong việc nhà, việc chăm sóc con cái, đối nội – đối ngoại, tỷ lệ sinh con trai cao gần gấp đôi con gái và thảm trạng nạo phá thai ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở trẻ vị thành niên... mới thấy đất nước còn cách xa khái niệm “bình đẳng” hàng trăm năm ánh sáng. Rõ ràng phụ nữ Việt vẫn còn thiếu rất nhiều sự lựa chọn về đời sống, thiếu cả những quyết định rõ ràng cho hiện tại và tương lai của mình. Ai cũng biết bình đẳng giới bản thân nó đã quan trọng, nhưng đồng thời nó còn là sự khôn ngoan về mặt kinh tế học đối với mỗi quốc gia. Chỉ không hiểu vì sao, đến ngày 8-3 thì hầu như không người Việt Nam nào quên, không gia đình, cơ quan đoàn thể nào lại không tổ chức lễ kỷ niệm. Tuy nhiên việc “kỷ niệm” lại không giống ai, không hiểu nguyên do từ đâu dẫn đến cách thức tổ chức lạ lùng như vậy. Nên mới có bốn câu ca dao mà nghe nói rằng của ông “Tú Sót” tếu táo: “Hôm nay mồng Tám tháng Ba Tôi giặt hộ bà, chiếc áo của tôi Hàng xóm cho một đĩa xôi Tôi thương bà ốm tôi xơi hộ bà” Mọi ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin gửi về địa chỉ email: [email protected].

×
×
  • Create New...