Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39427
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Từ nhiều năm qua báo chí thường xuyên nhắc nhở tới cách ứng xử của người dân qua những hành xử thông thường nơi công cộng hoặc các hành động mang tính văn hóa giữa cộng đồng. Những bài viết này luôn nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhất là nơi bị chỉ trích tuy nhiên sau khi tờ báo được cất hay cũ đi, tất cả mọi thứ trở về với trạng thái cũ, tức là cảnh gấu ó ngoài đường, tranh giành nhau một chỗ đứng, sẵn sàng buông ra lời tục tĩu nếu một người nào đó vô ý đụng chạm tới thân thể hay tài sản của mình. Tất cả những thứ ấy được gói gọn vào bốn chữ văn hóa ứng xử, cụm từ mà trước đây vài chục năm không ai cảm thấy cần phải bàn tới. Hình minh họa Một nếp gấp lớn Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng một Việt kiều Bỉ không ngạc nhiên khi báo chí đặt vấn đề sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội. Có một nếp gấp rất lớn giữa hai thành phố mặc dù cùng là người Việt như nhau: “Tôi thấy những nhận xét ấy không sai đâu. Chính bản thân tôi khi về Việt Nam thì tôi cũng có lớp đào tạo tại Hà Nội cũng như trung tâm đào tạo tại Sài Gòn. Hai mươi năm gần đây thường thường mỗi năm tôi về Việt Nam ở Hà Nội thì hai lần mỗi lần ba tuần. Ở Sài Gòn tôi cũng về hai lần mỗi lần một tháng. Quê tôi ở miền Trung nên toàn bộ nước Việt Nam tôi đều không những bước chân tới mà còn hào mình với nhân dân các vùng. Phải nói rằng cái văn hóa thanh lịch của Tràng An phải thừa nhận rằng tại Hà Nội chính bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên vì không như mình đã tưởng tượng mà nó đã mất đi cái sắc thái chốn kinh kỳ, văn hóa Tràng An của dân tộc Việt nó mất đi bản sắc rất nhiều.” Tại miền Nam, nền văn hóa phương Tây đã vào theo cùng với bước chân thực dân Pháp. Cung cách đi đứng, ăn nói cũng như đối xử với người khác dần dần ăn sâu vào tính cách người Việt qua sự chung đụng với nhau trong xã hội. Trẻ em tới trường được thầy cô giáo dạy dỗ trước tiên là sự kính trên nhường dưới rồi sau đó mới tới việc tiếp thu các bài học vỡ lòng. Học sinh được cấy vào tâm hồn trong trắng thứ giáo dục nhân bản và sau nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường, cách ứng xử phải phép đã hình thành một cách tự nhiên trong đời sống hàng ngày và cả xã hội làm theo một cách vô thức. Người miền Nam có cái may mắn ấy và Sài Gòn là nơi bộc lộ tính cách văn minh rõ rệt nhất. Trong khi đó miền Bắc lại không may mắn như thế. Suốt nhiều năm sống trong chiến tranh, mọi tinh hoa từ thời Pháp để lại đều bị triệt hạ. Mọi cung cách trang nhã đều bị lên án, mọi cử chỉ trịnh trọng được xem là bắt chước bọn sen đầm. Cả xã hội quay cuồng với chủ nghĩa cộng sản vốn thù hằn gay gắt trí thức tiểu tư sản. Giai cấp tiều tư sản chính là thành phần thu nhận văn hóa tây phương một cách triệt để và ảnh hưởng của nền văn hóa ấy đã tạo nên một tầng lớp tinh hoa hay ít nhất cũng đáng được gọi là có văn hóa theo nghĩa rộng nhất. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhận xét về điều mà ông gọi là nền văn hóa bị thế chấp: “Lý do tại vì cái văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống bị phai nhạt bởi chính sách, cơ chế của nhà nước nó bài bác nó coi những văn hóa đó là sản phẩm của thời kỳ phong kiến, thời kỳ tiểu tư sản. Thời kỳ văn hóa du nhập từ Tây phương cho nên họ bài bác và họ lại đem những văn hóa khác để thế chấp. Những văn hóa này hơi thô kệch, giản dị vê những quan niệm ứng xử nó phát xuất từ Trung Quốc và có thề phần nào ở Liên Xô thời trước.” Nếu các nước trong khu vực tỏ ra ngày một gần hơn với văn hóa ứng xử Tây phương thì Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử lại chọn Trung Quốc và Liên xô cũ để làm điểm tựa. Nếu nhiều ngàn năm sống trong không khí Khổng Mạnh người Việt không hề bị đồng hóa thì chỉ chưa đầy 80 năm sống gần với văn hóa “lợi ích cốt lõi” của người Tàu, không ít người Việt tại miền Bắc đã bị biến dạng. Họ không nói hay viết tiếng Tàu nhưng cách đi lại nói năng hầu như không khác mấy với phim Tàu chiếu thường trực trên các kênh truyền hình lớn nhỏ của miền Bắc. Cung cách lễ lạc tại miền Bắc bị ảnh hưởng rõ rệt văn hóa mê tín dị đoan du nhập từ Trung Quốc. Những hình thức cúng tế xin xỏ điều lợi lộc được nhà nước công khai cổ vũ, thúc đẩy và tạo cơ hội cho dân chúng tiếp cận mà khai ấn đền Trần hàng năm là một ví dụ. Phim Tàu, mê tín cũng tràn ngập miền Nam nhưng có lẽ nhờ chút miễn nhiễm từ một nền văn hóa do Pháp để lại, cộng với khí chất sông nước phương Nam đã khiến cho số lớn người dân miễn nhiễm với nền văn hóa ô hợp phương Bắc. Vào Sài Gòn người ta khó gặp cảnh người ăn xin bị xua đuổi một cách tệ hại như tại Hà Nội. Tại Hà Nội người ta có thể kéo áo nhau giữa đường để đòi nợ nhưng ở Sài Gòn thì con nợ chủ động than thở với chủ nợ và chờ đợi sự cảm thông. Một gánh rau bán ế có thể được người mua thông cảm tại Sài Gòn nhưng khó mà tìm một cái chắt lưỡi của người Hà Nội. Tất cả những khác biệt khó nhận ra ấy đã hình thành hai nền văn hóa ứng xử trái ngược. Không phải giai cấp xã hội hình thành cách ứng xử ấy mà chính là nền văn hóa ngoại nhập đã xô đẩy người dân vào quỹ đạo của những tật nguyền văn hóa. Kinh tế gia Bùi Kiến Thành, một Việt kiều sống và làm việc nhiều năm tại Hà Nộ có cơ hội quan sát và sống cùng với người dân thủ đô đưa ra nhận xét của một người gốc gác miền Nam như sau: “Trong Nam thì đất rộng người thưa, bao nhiêu năm nay cuộc sống rất là thoải mái khác với miền Bắc đất hẹp người đông cho nên việc tranh giành nhau nó có lẽ khác biệt hơn trong Nam. Ở ngoài Hà Nội thì một cái nhà ngang 3-4 mét bề sâu thì 5-10 mét đó là nhà phố cổ như vậy từ bao nhiêu lâu nay rồi. Trong Nam thì đất rộng hơn nhà thì 5-7 mét chiều ngang, hai ba chục mét chiều sâu… vì vậy cho nên cái không gian trời đất cho mình nó ảnh hưởng không gian trong đầu óc của mình nên nó thoáng hơn.” Trừng phạt người vi phạm? Không riêng chốn công cộng mới có chuyện gây gỗ, thóa mạ hay tấn công lẫn nhau mà nơi công sở cũng đầy dẫy hiện trạng bê bối của cách hành xử. Có lẽ do cảm nhận được sự nguy hiểm khi danh tiếng Tràng An bị đánh mất, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã soạn thảo một thông tư có nội dung “khung hệ thống các quy tắc ứng xử tại nơi làm việc, nơi công cộng” Theo báo Lao Động thì quy tắc này đặt ra các biện pháp trừng phạt người vi phạm nhằm thiết lập dần lối sống chuẩn mực của một xã hội văn minh lịch sự. Nếu hình thức chỉ xử phạt để dẫn dắt người dân trở về con đường văn minh lịch sự như tờ báo mô tả thì chắc chắn sẽ không tiến tới một kết quả nào dù nhỏ nhất, mà trái lại có thể gây thêm hố chia rẽ giữa người có và người không có văn hóa ứng xử. Làm sao có thể viết giấy phạt khi một người không biết nói cám ơn? Mặc dù ai cũng biết hai tiếng cám ơn và xin lỗi là căn bản nhất cho bất cứ nền văn hóa nào trong cung cách ứng xử, thế nhưng muốn cả xã hội ý thức được điều ấy thì không một sự trừng phạt nào có thể được chấp nhận ngoại trừ giáo dục người dân ý thức và thực hành nó trong trạng thái phản xạ bình thường. Xử phạt người không nói cảm ơn là vi phạm hiến pháp bởi không một luật lệ nào dù của một bộ lạc sơ khai lại mang một người không hề vi phạm pháp luật ra để mà xử phạt. Cám ơn hay không cám ơn không hình thành bộ mặt văn hóa, nó chỉ là một góc của toàn cảnh và thiếu nó trong một bối cảnh nào đó người ta chỉ có thể cảm thấy bị xúc phạm một cách lặng lẽ chứ không bao giờ gây ra hậu quả nào có hại cho cộng đồng. Cũng giống như câu chuyện bún mắng cháo chửi chỉ xảy ra tại Hà Nội. Người mua hàng không cần biết tự trọng khi chấp nhận thái độ khinh người của chủ quán để ăn một bát bún có thể ngon hơn nơi khác nhưng sự mất mát sau bát bún ấy không ai có thể tính toán một cách chính xác nó như thế nào. Những ngôn từ thô lỗ có làm cho khách cảm thấy bị sỉ nhục hay không chính là thước đo lòng tự trọng của họ. Khi lòng tự trọng bị đánh đổi chỉ với một bát bún thì nhân phẩm của người ngồi nghe chửi để được ăn ấy chắc không hơn giá trị một bát bún 20 ngàn tiền Việt Nam. Văn hóa ứng xử đến từ nhân cách của mỗi con người trong tập thể xã hội. Nỗ lực cải cách nhân cách bằng hình thức xử phạt chỉ nói lên sự bất lực lớn lao của nền giáo dục và chính sách gìn giữ bảo tồn văn hóa của nhà nước. Nếu xét kỹ từng sự kiện rời rạc thì sẽ không khó để nhận ra rằng chính những cán bộ trong hệ thống cầm quyền lại là những cá nhân cần điều chỉnh lại nhân cách nhất. Những yếu tố khiến dân chúng vô tình bị ảnh hưởng đó là cung cách sống, phát ngôn, hành xử và ban bố luật pháp tùy tiện của cán bộ cao cấp của hai thành phố. Nếu Sài Gòn ít bị than phiền về thói xấu có tính hệ thống ấy thì Hà Nội lại dày đặc các mẩu tin về phát ngôn trái khoáy khiến dân chúng lâu dần không cảm thấy lạ lùng nữa. Đã không lạ lùng mà còn được xem là bình thường và từ đó ăn sâu vào tiềm thức hình thành nên thói quen xem thường người khác như quan cán bộ xem thường dân chúng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tầng lớp di dân vào thành phố đã biến dạng văn hóa ứng xử của người dân thủ đô. Thật ra di dân các tỉnh kéo về Sài Gòn đông hơn Hà Nội vậy mà nó vẫn dung chứa và sống cùng với những con người khốn khổ ấy gây mối tương quan xã hội trên cách hành xử đậm tình người hơn cách mà người dân Hà Nội đã làm. Người ta còn nhớ câu chuyện cướp hoa của người dân Hà Nội chung quanh Hồ Gươm vào đầu năm nay. Trong khi người dân Sài Gòn hằng năm vẫn tổ chức những chợ hoa khổng lồ mà không hề xảy ra sự đáng tiếc nào thì tại Hà Nội người dân hành xử hoàn toàn khác hẳn. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ điều mà theo ông cốt lõi vấn đề bắt đầu từ sự kiện cải cách ruộng đất: “Ngay cả ông Tô Hoài cũng đã viết rất nhiều sách về cái cảnh con tố cha vợ tố chồng thời kỳ cải cách ruộng đất. Đây là điều làm suy sụp văn hóa truyền thống. Cái văn hóa dở hơi này nó xuất hiện rất sớm ở miền Bắc và ở miền Nam sau năm 75 cho nên cái bề dày ảnh hưởng văn hóa ở miền Bắc nó nặng nề hơn miền Bắc tệ hơn miền Nam về vấn đề thanh lịch, lễ phép và lịch sự. Bằng chứng là ở Sài Gòn này chợ hoa Nguyễn Huệ đã có từ trước năm 75 rồi sau này sau năm 75 mỗi năm đều có chợ hoa. Chợ hoa được dân chúng thưởng lãm trân trọng tron ba ngày tết không có vấn đề gì. Trong khi đó ở Hà Nội có một lần tổ chức chợ hoa, nhập vê một số hoa anh đào của Nhật thì bị người dân Hà thành tới khuân về, chỉ một đêm là không còn cái hoa nào cả. Đó mới thấy sự tôn trọng thẩm mỹ, tôn trọng thủ công tôn trọng nền văn hóa không được thấm nhuần nữa. Người ta muốn chiếm đoạt, người ta muốn đem về cho mình. Cái văn hóa kiểu ấy nó đã xuất hiện rất lâu tại miền Bắc và còn tác hại cho tới bây giờ.” Nhà thơ Đỗ Trung Quân đưa ra một ý tưởng lý thú mà ông cho rằng gói gọn trong một câu chuyện có vẻ tiếu lâm nhưng hoàn toàn có thể áp dụng cho xã hội ngày nay khi mà nhà nước muốn đào tạo những tầng lớp thanh niên hoàn toàn tránh xa chuẩn mực của văn hóa ứng xử: “Tôi chỉ xin tổng kết bằng một câu, có thể rất hài hước nhưng hoàn toàn chính xác. Chúng ta cứ ngẫm nghĩ chậm rãi, từ từ chúng ta sẽ thấy nó như thế nào. Đó là hàng chục năm nay chúng ta mơ ước xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa và khủng khiếp thay chúng ta đã thành công. Một câu nói hài hước có vẻ chỉ là đùa chơi thôi nhưng nó cho thấy toàn bộ câu hỏi của anh, và đó cũng là câu trả lời của tôi thưa anh.” Dĩ nhiên không phải ai sống tại Hà Nội cũng đều thiếu văn hóa ứng xử hay tại Sài Gòn thì sẽ thành hòn ngọc Viễn Đông nhưng câu nói “con sâu làm rầu nồi canh” vẫn làm cho cả nước xót xa cho một nền văn hóa không đáng bị xem thường như thế. Nền văn hóa ứng xử thiếu xương sống ấy vẫn đang lan rộng trong từng giai tầng Việt Nam. Nó như căn bệnh hoại thư, không thể chữa lành nếu người bệnh không cảm giác bị đau đớn nơi vết thương trên cơ thể của họ. Cắt bỏ một ung nhọt là việc làm quá dễ trong khi không cho ung nhọt xuất hiện cần một nỗ lực hàng trăm năm, nhất là ung nhọt của một nền văn hóa còi cọc và chấp vá bởi nhiều nền văn hóa khác. Mặc Lâm (RFA)
  2. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-03-03 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Biểu tượng khổng lồ được tạo ra với hình ảnh của người dùng Facebook trên toàn thế giới đặt tại Trung tâm dữ liệu Thụy Điển hôm 7/11/2013. AFP photo Bất đồng quan điểm với Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam hôm 2/3/2016 xin ý kiến các đại biểu để đưa các trang thông tin điện tử tổng hợp và thông tin có tính chất báo chí trên mạng xã hội vào Dự thảo Luật báo chí. Đây là vấn đề từng gây nhiều tranh cãi vì luật hóa các loại hình thông tin vừa nêu là bước vào ranh giới mỏng manh của sự thừa nhận báo chí tư nhân. Dự luật Báo chí đã được Chính phủ chuyển qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, theo nghị trình thì vào kỳ họp thứ 11 từ ngày 21/3/2016 sắp tới Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua. Tuy vậy Dự luật này được cho là có quá nhiều thiếu sót, mặc dù đây là lần soạn thảo thứ 19. Ngay sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến, chỉnh lý Dự thảo Luật báo chí theo hướng tôn trọng quyền cơ bản của công dân và theo tinh thần Hiến pháp 2013 việc hạn chế quyền công dân phải được qui định bằng Luật chứ không phải theo Nghị định. Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ ngày 18/2 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phê phán việc Dự luật Báo chí không có nội dung nào liên quan tới các trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Theo báo mạng VnEconomy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi đó đã nói rằng, Hiến pháp qui định quyền dân chủ trong đó có quyền tự do ngôn luận của nhân dân và không thể quan niệm truyền thông xã hội không phải là báo chí. Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son lúc ấy đã lập đi lập lại chỉ thị của Bộ Chính trị, là Việt Nam không thừa nhận báo chí tư nhân, do vậy Luật Báo chí chỉ quản lý các loại hình báo chí còn các loại hình khác thì theo Nghị định 72. Ông Son nhấn mạnh, nếu đưa trang thông tin điện tử vào Luật Báo chí thì vô hình chung thừa nhận truyền thông xã hội là báo chí. Trả lời chúng tôi vào tối 2/3/2016, Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội nói rằng cần rõ về hơn Dự luật Báo chí và các nội dung chỉnh lý thì mới có thể bình luận sâu. Tuy vậy ông phát biểu: “Phải thừa nhận tự do ngôn luận và tự do báo chí là hai vế của một vấn đề. Thực ra khái niệm báo chí thời mới đã khác xa thời cũ. Báo chí thời cũ thường là báo giấy, báo in, báo hình, báo tiếng. Nhưng hiện nay báo trên mạng xã hội, mỗi một cá nhân có thể tạo được một tờ báo cho chính mình. Cho nên họ lo ngại gì bên trong thì tôi chưa rõ được, nhưng thực sự họ phải thừa nhận là có báo chí tư nhân nhân. Nếu mà mạng xã hội được đưa vào luật thì thừa nhận báo chí tư nhân và báo chí tư nhân cần phải được thể hiện không chỉ qua báo mạng xã hội mà còn ở những lĩnh vực khác.” Khi chỉnh lý Dự Thảo Luật báo chí do Chính phủ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện quan niệm khá cởi mở. Theo đó, bên cạnh sản phẩm thông tin do cơ quan báo chí thực hiện, còn có nhiều sản phẩm thông tin có tính chất báo chí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện như đặc san, bản tin, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội. Theo báo mạng VnEconomy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan niệm những hình thức thông tin vừa nêu hiện đang được sử dụng phổ biến, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân và là kênh quan trọng để người dân thể hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của mình. Nhận định về việc Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Nguyễn Bắc Son nhất mực dẫn chỉ thị Bộ Chính trị là Việt Nam không thừa nhận báo tư nhân và vì thế không đưa các loại hình truyền thông mạng xã hội vào Luật Báo chí, Nhà báo tự do Phạm Thành từ Hà Nội phát biểu: “Hiện nay báo chí tư nhân mặc dù nhà nước không cho thành lập, nhưng báo chí tư nhân tràn ngập. Thí dụ mỗi một ông chủ facebook, một chủ blog là một tờ báo tư nhân. Trên thực tế những tờ báo đó vẫn hoạt động công khai, cũng tác động dư luận hướng dẫn dư luận, cũng làm vai trò thực như báo chí như của bên lề phải quản lý. Thế thì ông Bắc Son không nhìn thấy thực tế đó mà ông ấy cứ tưởng rằng chỉ có báo chí nhà nước mới làm chức năng thông tin, hướng dẫn dư luận, tổ chức quần chúng…trên thực tế bây giờ mấy triệu facebook, hàng chục trang blog cá nhân, nhà nước muốn dẹp cũng không dẹp được…” Trong báo cáo chỉnh lý Dự luật Báo chí, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ràng buộc truyền thông xã hội theo Luật Báo chí và các qui định khác của pháp luật có liên quan của Việt Nam. Theo đó, các trang thông tin điện tử tổng hợp phải trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí, ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan báo chí, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. Ngoài ra người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam khi đăng thông tin có tính chất báo chí trên mạng xã hội do các tổ chức, các doanh nghiệp nước ngoài hay các cá nhân nước ngoài cung cấp, phải tuân thủ các qui định của Luật Báo chí và các qui định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam… Nếu như Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành công trong việc chỉnh lý Dự luật Báo chí, thêm vào các nội dung liên quan đến truyền thông xã hội, để cuối cùng được Quốc hội khóa 13 thông qua và thành luật, thì đây sẽ là cải cách lớn lao trong công tác lập pháp ở Việt Nam.
  3. Báo Quân Đội Nhân Dân số ra ngày 22 tháng 6 năm 2015 trên mục Chống Diễn Biến Hoà Bình có bài viết nhan đề. Cần tỉnh táo trước những thủ đoạn phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/can-tinh-tao-truoc-nhung-thu-doan-pha-hoai-cuoc-bau-cu-quoc-hoi-khoa-xiv-467509 Bao giờ cũng vậy, khi đánh phá một phong trào dân chủ nào đó. Bước đầu tiên của chế độ là sử dụng những cây bút dư luận viên viết trên những trang mạng nặc danh, không chính thức để tấn công phong trào dân chủ. Cùng với các trang mạng nặc danh này là những bloger trá hình trong hàng ngũ dân chủ đưa ra những lời châm chích, bàn ngược xuôi khiến sự tập trung sức mạnh đấu tranh bị loãng đi do sự bất đồng khi tranh cãi. Cùng lúc sử dụng truyền thông gian manh kiểu ấy, là cơ quan an ninh sử dụng các biện pháp khủng bố tư tưởng, giới hạn hoạt động của các cá nhân tham gia phong trào dân chủ bằng những cách như triệu tập, kiểm tra hành chính, kiểm tra các phương tiện giao thông, phương tiện truyền thông. Sử dụng nhân lực địa phương như phường , xã để tố cáo, đấu tố. Cuối cùng khi thấy các biện pháp trên đã đạt được mức độ phá hoại, cản trở phong trào dân chủ đến mức độ nào đó, đã gây được bán tín, bán nghi trong dư luận. Những tờ báo chủ lực chính thức vào cuộc tấn công. Điển hình cho những tờ báo này là tờ báo Quân Đội Nhân Dân do Tổng Cục Chính Trị Quân Đội ra những bài viết khủng bố phong trào đấu tranh tư do trên mục Chống Diễn Biến Hoà Bình. Còn có thêm một tờ báo nữa của Petrotimes do tổng biên tập Nguyễn Như Phong, nguyên là đại tá công an phụ trách cũng rất hăng hai trên mặt trận này. Nếu hàng loạt các động thái phân hoá, khủng bố trên không đạt được kết quả. Bước tiếp theo cơ quan anh ninh sẽ ra tay bằng biện pháp kết tội và bỏ tù. Chúng ta đối chiếu những điều trên với các nhà đấu tranh như Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Đài bây giờ và Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Hải ...trước kia sẽ thấy kịch bản đánh phá phong trào biểu tình chống Trung Quốc, đòi tự do nhân quyền, tôn giáo của chế độ rất nhất quán. Đầu năm 2016 một số gương mặt đấu tranh cho quyền con người và sự toàn vẹn lãnh thổ quyết định tham gia ứng cử vào đại biểu quốc hội. Một lân nữa các kịch bản trấn áp quen thuộc của chế độ bắt đầu được áp dụng đối với phong trào này. Bài báo của tác giả Vọng Cước, một tác giả không xa lạ gì với quyền con người bởi những thù hằn, định kiến bảo vệ chế độ đã thể hiên trước đó trong những bài báo quy chụp, suy diễn như bài Cần Nhận Thức Đúng Về Quyền Tự Do Con Người cũng đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân. Diễn giải chung của bài báo về quyền con người, tác giả Vọng Đức khái quát rằng quyền con người ở mỗi quốc gia khác nhau, nhà nước của mỗi quốc gia sẽ có những điều luật đảm bảo quyền con người phù hợp với chế độ ấy. Thế nhưng, đến bài báo về những ứng cử đại biểu quốc hội, tác giả Vọng Đức thấy những đấu tranh nhân quyền tự ứng cử đều phù hợp với những điều luật mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ban hành trong luật bầu cử, quy chế bầu cử. Không sử dụng được cách nói khiên cưỡng kiểu luật quốc gia nào thì chấp hành theo đó như bài trước. Tác giả Vọng Đức chuyển giọng sử dụng nghị quyết của Đảng để đưa vào bài viết của mình kêu gọi trấn áp làn sóng tự ứng cử đại biểu quốc hội trong nhân dân. Sự hằn học của Vọng Đức cũng thể hiện cho sự hằn học của Tổng Cục Chính Trị Quân Đôi mà đằng sau nó là quân uỷ trung ương do Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Bài báo không có tính xây dựng, lạc quan đổi mới. Trái lại nội dung hằn học của nó xuất hiện ngay ở nhan đề với những từ như '' cảnh giác , phá hoại '' và xuyên suốt bài báo là nội dung mạ lị và vu khống kết tội những người tự ứng cử là ý đồ phá hoại. Trích một đoạn trong bài báo. '' Cần phải thấy rõ, với họ việc “tự ứng cử” không nhằm tham gia cuộc bầu cử với ý thức trách nhiệm của một công dân, mà chỉ với một mục tiêu duy nhất là gây rối, phá hoại cuộc bầu cử mà thôi.'' Với nhan đề và nhận định trong bài báo thế này, rõ ràng Đảng CSVN đã trắng trợn chà đạp vào quyền con người, quyền tự ứng cử của người dân mà pháp luật quy định. Mặc dù đó là thứ pháp luật đã được bẻ cong để phục vụ chế độ như chính Vọng Đức đã thừa nhận ở bài báo trước. Tại sao một tờ báo lớn của Đảng lại nhận xét áp đặt về tinh thần của những người tự ứng cử là phá hoại. Nếu vậy tất cả những người không do Đảng giới thiệu mà tự tham gia ứng cử đều là phá hoại hay sao.? Phá hoại cuộc bầu cử đại biểu cho nhân dân, cho quyền lợi của nhân dân mà họ có trong đó hay sao ? Có chăng chính những người cộng sản Việt Nam đang phá hoại quyền tự ứng cử của người dân, bởi sự đụng chạm đến quyền và lợi ích thống trị của Đảng. Sự việc tham gia ứng cử đại biểu quốc hội của những nhà đấu tranh đã khiến Đảng cộng sản phải rơi bộ mặt xảo trá vẫn tuyền truyền bấy lâu nay là cuộc bầu cử là của người dân. Nôn nóng vì sợ hãi và sức ép của việc bảo vệ cuộc bầu cử phải đi theo định hướng của Đảng sắp đặt. Tác giả Vọng Đức đã lôi cả chỉ thị số 51 của Bộ Chính Trị do Nguyễn Phú Trọng ban hành vào làm lý lẽ cho bài báo. Điều này đã làm lộ liễu chương trình bầu cử này do Đảng tổ chức và sắp đặt. Nếu không phải Đảng CS sắp đặt thì cớ gì ông Nguyễn Phú Trong phải ra chỉ thị chỉ đạo cuộc bầu cử phải diễn ra thế nào, những ai mới được bầu , những ai cần phải ngăn chặn. Chỉ đạo bầu cừ quốc hội do Nguyễn Phú Trọng ban hành có đến 8 điểm để thấy cuộc bầu cử này là của Đảng dàn dựng, như thế chẳng phải là độc quyền của Đảng hay sao, các tổ chức tham gia bầu cử như mặt trận không phải là cánh tay nối dài của Đảng hay sao mà tác giả Vọng Đức còn cãi. Nếu không phải do đảng độc quyền bầu cử tại sao Nguyễn Phú Trọng trên cương vị đảng trưởng lại ra chỉ đạo và đối tượng nghe theo như chỉ bao gồm Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Chi-thi-51-CT-TW-lanh-dao-cuoc-bau-cu-dai-bieu-Quoc-hoi-khoa-XIV-bau-cu-dai-bieu-Hoi-dong-nhan-dan-301563.aspx Chỉ thị số 51 của Nguyễn Phú Trọng không những lộ rõ bộ mặt Đảng đứng ra sắp đặt bầu cử quốc hội. Mà nó còn cho thấy dã tâm của con người này ngày càng muốn đưa đất nước về thời kỳ chính trị viên, thời kỳ độc đoán cai trị của Đảng như thời kỳ duy ý chí trước kia. Sau khi bằng những nghị quyết chà đạp lên điều lệ đảng công sản như nghị quyết 244 để khiến cuộc bầu cử trong Đảng trở thành mất dân chủ, thanh lọc những đối tượng không cùng phe trong Đảng. Tất yêu Nguyễn Phú Trọng ra những chỉ đạo khác về bầu cử trong nhân dân chứa đầy tính độc đoán, phi dân chủ, nhằm giữ vững quyền lực của mình là điều tất nhiên. Trong những việc tranh giành quyền lực cho mình và cho đảng do mình làm đảng trưởng, chúng ta thấy sự hăng hái, nhiệt huyết không bỏ sót điều nào để bảo vệ mình, bảo vệ đảng của Nguyễn Phú Trọng. Nhưng trong những vấn đề khác, đặc biệt như vấn đề đang nổi cộm hàng ngày ở biển Đông. Nguyễn Phú Trọng chưa ra một nghị quyết, chỉ đạo nào rõ ràng như nghị quyết 244 hay chỉ đạo 54 trên. Con người như Nguyễn Phú Trọng là vậy, thật đáng tiếc có nhiều kẻ lại tung hô một con người tham lam, thâm độc, nham hiểm với những toan tính cá nhân như ông ta. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  4. Diễn viên hài người da đen Chris Rock đã được mời làm MC tại lễ trao giải Oscar năm nay. (Ảnh: Youtube) Những người trong ban tổ chức trao giải Oscar năm nay đã bị dư luận chỉ trích gay gắt khi danh sách nhận giải toàn người da trắng. Thậm chí, để ‘đổ dầu vào lửa’, ban tổ chức không ngại mời một diễn viên hài người da đen Chris Rock lên làm MC! Kết quả của lễ trao giải Oscar năm nay cho thấy: giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” đã thuộc về Alejandro Gonzalez Inarritu, “Nam diễn viên chính xuất sắc nhất” thuộc về Leonardo DiCaprio, ”Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” là Brie Larson, “Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất” là Mark Rylance, “Người làm phim hoạt hình xuất sắc nhất” thuộc về Pete Docter… Tất cả những giải sau đó đều thuộc về người da trắng – tương tự với kết quả năm ngoái và điều này làm dư luận nghi ngờ phía sau giải Oscar có tình trạng phân biệt chủng tộc. Ngoài ra, tại lễ công bố giải Oscar năm nay, ban tổ chức đã cho mời diễn viên hài người da đen Chris Rock lên dẫn chương trình, có vẻ như muốn làm dịu tình hình, tuy nhiên vì những phát biểu khiếm nhã của Chris Rock khiến những tranh luận càng mạnh mẽ hơn. Theo đó, Chris Rock ngoài việc chế nhạo người da trắng kỳ thị người da đen còn mỉa mai trẻ em châu Á chỉ biết có toán học, đồng thời phê phán châu Á thường bắt trẻ em lao động sớm khiến nhiều người không khỏi bất bình. Ngôi sao bóng rổ Lâm Thư Hào (Ảnh: NBA) Ngay cả ngôi sao bóng rổ Lâm Thư Hào, người Mỹ gốc Đài Loan của NBA (Mỹ) cũng không chịu nổi và phải lên tiếng: “Nói thật, tình trạng kỳ thị chủng tộc khi nào mới thay đổi? Điều này như vậy là quá đủ rồi”. Được biết, vào năm 1940, khi tình tạng phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ lên tới đỉnh cao, những nhân vật quyền lực trong ban tổ chức đã phải đích thân đứng ra nói chuyện với nhân viên khách sạn để Hattie McDaniel (nữ diễn viên da màu người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhận được giải Oscar cho vai phụ trong phim “Cuốn theo chiều gió”) có thể vào trong khán phòng để nhận giải. Tuy vậy, khi đã “lọt” được vào trong này, bà cũng bị xếp ngồi ở vị trí cách xa những đồng nghiệp da trắng của mình và không được chào đón tại bữa tiệc sau buổi lễ trao giải. Thậm chí ngay cả khi chết, Hattie cũng phải đối diện với sự phân biệt khi nghĩa trang Hollywood từ chối di nguyện của bà rằng bà muốn được chôn cất tại đây. Và trong lễ tang của bà, chỉ có một diễn viên da trắng xuất hiện để tiễn đưa. Diễn viên Hattie McDaniel trong vai bà vú Mammy bên cạnh nhân vật Scarlett O’Hara (Vivian Leigh) trong phim “Cuốn theo chiều gió”. (Ảnh: Artistwebsites) Trước làn sóng phản ứng đối với sự thống trị của các nghệ sĩ da trắng ở các hạng mục đề cử quan trọng của giải Oscar năm nay, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ đã hứa sẽ đa dạng hóa hội đồng bình chọn ở các mùa giải sau – một điều mà những người yêu điện ảnh tin rằng đã cần phải được thực hiện từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, liệu lời hứa đó có được thực hiện hay không thì chúng ta đành phải chờ tới năm sau mới biết được… Tinh Vệ biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
  5. Hai mươi bốn năm trước, tôi đã đến Trung Quốc để dạy tiếng Anh. Khi đó tôi mười tám tuổi và vụ thảm sát Thiên An Môn mới sảy ra được ba năm. Tôi yêu Trung Quốc, yêu con người, lịch sử và văn hóa Trung Quốc; Tôi học một íttiếng Trung Quốc; và trong những năm tiếp theo tôi đi du lịch thường xuyên khắp nước này. Tôi không nhớ đã đến Trung Quốc bao nhiêu lần nhưng có lẽ phải vài chục.Tôi sống ở Hồng Kông trong năm năm đầu tiên khi nơi này được đặtdưới quyền Trung Quốc, từ 1997 đến 2002. Cho đến tận gần đây, tôi đã hy vọng vào Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng khi họ đã mở ra kinh tế thì họ phải cải cách chính trị. Khi Tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố một báo cáo có tựa đề “Không ai an toàn ở Trung Quốc” tròn hai mươi năm trước đây, tôi cho rằng họ đã cường điệu hóa. Những người bạn Trung Quốc của tôi – sinh viên, giáo viên, doanh nhân – tất cả dường như đều ‘an toàn’. Dù thừa nhận rằng họ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có các công cụ đàn áp, tôi đã lạc quan tin rằng Trung Quốc sẽ tự do hoá. Khi Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nước, nhiều người, trong đó có tôi, tin rằng ông có thể là người thúc đẩy cải cách chính trị. Hình minh họa Giờ đây, sau ba năm cầm quyền của Tập Chủ tịch, tôi đã hoàn toàn thay đổi quan điểm. Ngày nay, hai mươi năm kể từ khi bản báo cáo có tựa đề gay gắt của Ân xá Quốc tế ra đời, tôi kết luận rằng họ đã đúng, báo cáo của họ là lời tiên tri và tiêu đề báo cáo rất thích hợp. Ba năm qua, nhân quyền ở Trung Quốc đã giảm đáng kể. Một số người cho rằng chúng ta đang chứng kiến sự đàn áp các nhà bất đồng chính kiến nghiêm trọng và rộng lớn nhất kể từ khi vụ thảm sát Thiên An Môn. Và cuộc đàn áp tàn nhẫn đang mở rộng vượt ra ngoài Trung Quốc đại lục, tới Hồng Kông và giới bất đồng chính kiến Trung Quốc ở nước ngoài. Trung Quốc của Tập Cận Bình trở về với thời Cách mạng Văn hóa với việc đưa lên đài truyền hình quốc gia cảnh buộc ‘nhận tội’ và bắt cóc người theo phong cách BắcHàn. Vào tháng Bảy năm ngoái, một cuộc đàn áp chưa từng có tới các luật sư đã bắt đầu. Hơn 300 luật sư, các cộng sự và người thân của họ đã bị bắt và bị giam. Trong những gì được gọi là “Chiến dịch 709″, bởi vì nó bắt đầu vào ngày 09 tháng Bảy, một số đã bị bỏ tù, một số mất tích, một số đã được thả nhưng phải chịu sự giám sát liên tục và quấy rối. Kể từ đó, vào đầu năm nay ít nhất mười lăm người đã bị bắt và chính thức bị buộc tội lật đổ. Mức án tối đa với tội này là tù chung thân, trong khi kích động lật đổ có thể chịu đến mười lăm năm tù. Những người bị kết tội gồm các luật sư nổi tiếng Wang Yu và Li Heping, và nhà hoạt động Christian Liu Yongping và Gou Hongguo. Người trẻ nhất là Bao Zhuoxuan , con trai 16 tuổi của Wang Yu đã bị bắt cóc hai lần sau khi trốn thoát. Luật sư Zhang Kai, người đã bị giam giữ kể từ cuối tháng Tám, đã bị diễu trên truyền hình quốc gia vào tuần trước với cảnh “thú tội” và thừa nhận “gây rối trật tự xã hội”, “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia” và hành xử một cách chuyên nghiệp. Gần như chắc chắn ông đã bị buộc phải nhận tội. Đối với các nhà đầu tư quốc tế, nguyên tắc “thượng tôn pháp luật” chắc chắn là quan trọng. Các nhà đầu tư cần phải được tin rằng các khoản đầu tư của họ được bảo vệ hợp pháp.Tuy nhiên, bắt hàng trăm luật sư thì hầu như không thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật. Trung Quốc thời Tập Cận Bình quan tâm nhiều hơn đến việc “cai trị bằng luật”- đưa ra các đạo luật bất công để áp bức- hơn là “thượng tôn pháp luật” mà theo đó tất cả mọi người, bao gồm các quan chức của chế độ, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo cách “cai trị bằng luật” thì việc đưa ra hai bộ luật mới là Luật An ninh và Luật về các tổ chức phi chính phủ (NGO) đều đáng báo động về hạn chế tự do. Trong năm 2013, các nhà chức trách ở tỉnh Chiết Giang thuộc miền nam Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch phá hủy thánh giá trên các nhà thờ. Kể từ đó, hơn một ngàn cây thánh đã bị phá hủy, bao gồm cách nhà thờ bị Nhà nước xử phạt chính thức. Đạo hữu Kitô và các luật sư lên tiếng chống lại sự phá hủy thánh giá đã bị bắt giữ và một số mục sư bị bắt giam. Có lẽ đáng báo động hơn cả là cách Bắc Kinh đối xử với Hồng Kông. Ít nhất là năm nhà buôn sách ở Hồng Kông đã mất tích. Họ được cho là đã bị điệp viên Trung Quốc bắt cóc từ Hồng Kông vì đã bán sách chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Điều này, kết hợp với sự đàn áp dần dần các hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, đưa Joshua Wong và bạn bè anh ra tòa, phản ứng giận dữ của chính phủ Hồng Kông khi cảnh báo Mỹ không nên ‘can thiệp’, và từ chối thẳng thừng những yêu cầu bầu cử phổ thông đầu phiếu qua phong trào Cách mạng Dù năm 2014, cho thấy rằng Bắc Kinh đã xé rách Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản, hai văn kiện có ý nghĩa tạo nền tảng ổn định cho Hồng Kông trong năm mươi năm đầu tiên dưới sự cai trị của Trung Quốc. Như cựu Thư ký trưởng Hồng Kông Anson Chan cho biết, tất cả điều này đã gióng lên “hồi chuông báo tử cho chính sách ‘một quốc gia, hai hệ thống’”. Đáng quan tâm không kém là vụ đàn áp mới của Trung Quốc tới các nhà bất đồng chính kiến ở nước ngoài. Các nhà hoạt động nhân quyền đã không bao giờ được chào đón tại Trung Quốc, nhưng trong quá khứ thì bị trục xuất là kết cục tồi tệ nhất mà họ phải đối mặt. Tuy nhiên, vào tháng Giêng, nhà hoạt động người Thụy Điển Peter Dahlin bị giam trong vài tuần, không được tiếp cận với đại sứ quán của mình, và chỉ được thả sau khi lên truyền hình “xưng tội”, thừa nhận vi phạm luật pháp Trung Quốc. Năm ngoái người đã được trao vương miện “Hoa hậu Thế giới Canada” là Anastasia Lin, không chỉ là một nữ diễn viên Canada gốc Hoa xinh đẹp mà còn trở thành kẻ thù của nhà nước trong con mắt của Bắc Kinh. Là một nhà hoạt động thẳng thắn được sinh ra ở Trung Quốc, cô đã bị từ chối nhập cảnh để tham dự vòng chung kết Hoa hậu Thế giới vì các hoạt động của mình. Các bài phát biểu, bài viết và video về nhân quyền tại Trung Quốc của cô rất đáng xem. Việc tiếp cầm tù ông Lưu Hiểu Ba –chủ nhân giải Nobel Hòa bình – và các nhà bất đồng chính kiến khác như Hu Jia không phải là điềm tốt cho cải cách ở Trung Quốc. Tương tự, cách họ đối xử với nhà bảo vệ nhân quyền khiếm thị Chen Guangcheng trước khi ông trốn thoát sang Hoa Kỳ vào năm 2012 đã gây sốc. Cuốn sách của ông, “Luật sư chân đất: Hồi ký nổi bật của nhà hoạt động chính trị dũng cảm nhất Trung Quốc” là cần đọc cho bất cứ ai muốn hiểu Trung Quốc ngày hôm nay, cũng như cuốn hồi ký xuất sắc Bob Fu “Điệp viên hai mang của Chúa: Câu chuyện đấu tranh cho Tự do của một giáo hữu Kitô Trung Quốc”. Trên tất cả là việc tôn thờ cá nhân có tính cách giáo phái mới nổi của Tập Cận Bình, điều đã không thấy kể từ thời Mao, cùng với việc ngày càng phổ biến tuyên truyền, kiểm duyệt và đàn áp tự do báo chí. Chưa nói đến sự tiếp tục đàn áp với người Tây Tạng, Tân Cương và học viên Pháp Luân Công.Trong một động thái bất thường, Tập Cận Bình cấm người Hồi giáo ở Tân Cương dự lễ Ramadan từ năm ngoái. Suy giảm rõ rệt này trong nhân quyền ở Trung Quốc diễn ra vào một thời điểm khó xử cho Vương quốc Anh khi năm ngoái họ tuyên bố về một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Trung-Anh và bày tỏ nguyện vọng được là “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc . Khi Tập Cận Bình đã đến London trong cuộc thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc trong một thập kỷ qua, Anh Quốc không chỉ trải thảm đỏ mà đã treo cờ trắng đầu hàng cùng với lá cờ đỏ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hàng ngàn người Trung Quốc đứng đầy các đường phố từ Trung tâm mua sắm tới cung điện Buckingham – không phải để lên tiếng đấu tranh cho tự do mà họ đã được Đại sứ quán Trung Quốc trả tiền và đưa xe bus chở tới để cổ vũ gã bạo chúa của họ và làm át tiếng nói của những người bất đồng chính kiến. Tôi bị đẩy ra khỏi con đường nhiều lần khi tôi chỉ cố gắng để quan sát đoàn xe của ngài Chủ tịch. Khi một tên côn đồ được thuê cầm cờ Anh và cờ Trung Quốc đứng chắn trước mặt, tôi đã nói với đồng nghiệp của mình rằng rõ ràng hắn chủ ý làm vậy. “Những lá cờ này không dành cho ông,” tay điệp viên Trung Quốc trả lời tôi. “Nhưng lá cờ đó là của chúng tôi,” tôi trả lời và chỉ vào cờ Liên hiệp Anh. Hắn ta cười nhăn nhó nhưng giữ vẻ mặt đe dọa, và một người đàn ông Trung Quốc nữa đeo tai nghe (thường nhân viên anh ninh mới đeo tai nghe để dễ nhận lệnh chỉ huy -ND) cũng lảng vảng gần đó. Cùng ngày hôm đó, cảnh sát Anh bắt giữ và lục soát nhà của một nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang sống lưu vong là Shao Giang, một nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn. Không hài lòng với viện đơn giản là làm câm lặng tiếng nói chỉ trích tại quê nhà, Trung Quốc khăng khăng chà đạp quyền tự do ngôn luận ở nước ngoài. Theo cách học giả Perry Link đặt tiêu đề trong một bài báo xuất sắc mười bốn năm trước, Trung Quốc đang là “con mãng xà nấp trong chùm đèn “. Các vụ bắt cóc giới bất đồng chính kiến người Trung Quốc diễn ra ở Thái Lan và các nơi khác là kinh khủng. Nhưng sốc hơn cả là điều này đã được phần còn lại của thế giới im lặng hưởng ứng.Tất cả đều im lặng, ngoài một thành viên của Quốc hội Anh lên tiếng trong chuyến thăm của Tập và người này sau đó bị kỷ luật. Là Chủ tịch của Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ, Dân biểu Fiona Bruce đã ví von rằng Trung Quốc đã được hưởng lợi dưới đèn mờ, bây giờ phải đưa họ ra đèn sân khấu. Trên tất cả các vấn đề về quyền con người, ngày này người ta có xu hướng xem tín hiệu từ đồng Đô la chứ không phải là từ con người, chiêm ngưỡng chùm đèn đẹp mà bỏ qua con mãng xà nguy hiểm đang giấu mình, và khấu đầu thay vì lên tiếng. Như cựu Toàn quyền Hồng Kông Chris Patten đã nói trong cuốn phim tài liệu xuất sắc “Vị Thống đốc cuối cùng”, có một số người trong chính giới ngoại giao ở Anh Quốc và các nước khác có thể sẽ nói thế này nếu Trung Quốc ra chính sách giết đứa con đầu lòng “Có lẽ chính sách này không phải là không hợp lý trong một số trường hợp. Bạn biết không, bạn phải cho phép chuyện đó sảy ra vì truyền thống văn hóa khác nhau” Ý tôi là, chúng ta có biết điểm dừng ở đâu không không? Chúng ta cần phải có điểm dừng. Rất ít người sẽ đề nghị rằng chúng ta không nên xây dựng quan hệ với Trung Quốc, một số ít sẽ kêu gọi chấm dứt giao dịch, và một số ít cho rằng cần cắt đứt quan hệ. Không thể bỏ qua Trung Quốc, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Dĩ nhiên là vì lợi ích kinh tế và chiến lược của chúng ta mà hợp thương mại, đầu tư và tìm cách để làm việc với Trung Quốc. Nhưng đồng thời, khi Trung Quốc trở thành một kẻ bắt nạt thì chúng ta cần đứng lên. Như James MacGregor, chủ tịch của công ty tư vấn APCO có trụ sở tại Thượng Hải, đã nói trên chương trình ”Hôm Nay” của Đài phát thanh BBC số 4 : “Nếu bạn hành động như một con chó con thở hổn hển, đối tượng sẽ nghĩ rằng họ đã kiểm soát được bạn qua một dây xích. Trung Quốc không tôn trọng những người quỵ lụy họ”. Như cựu cố vấn chiến lược của Thủ tướng Anh Steve Hilton đã nói, cúi đầu quỳ lạy là sai lầm về đạo đức và thiển cận về kinh tế. Lợi ích của chúng ta không phải là để cho quy tắc thượng tôn pháp luật bị bẻ cong ở Trung Quốc và để chứng kiến hàng trăm luật sư bị bắt, giam giữ, bị sách nhiễu và bêu trên truyền hình quốc gia như con tin của một nhóm khủng bố. Không thể vì lợi ích của chúng ta mà cho phép các hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do tôn giáo hoặc tự do chính kiến không bị thách thức. Không thể vì lợi ích của chúng ta mà cho phép kẻ dân chủ cuội Tập Cận Bình dùng tiền gây ảnh hưởng. Không thể vì lợi ích của chúng ta mà dẹp bỏ tất cả các giá trị chúng ta yêu mến chỉ để lấy một vài tỷ Bảng từ giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, đó không phải là một sự lựa chọn có hoặc không. Các quốc gia khác đã chỉ ra rằng có vừa thể kinh doanh với Trung Quốc vừa lên tiếng về nhân quyền. Khi Angela Merkel đến thăm Trung Quốc, bà ấy đã lên tiếng về nhân quyền – và nước Đức kinh doanh rất tốt với Trung Quốc. Vua Hà Lan cũng làm như vậy. Anh Quốc muốn trở thành “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc ở phương Tây.Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm bạn với ai? Tình hữu nghị giữa nhân dân Anh và Trung Quốc chắc chắn là một cái gì đó để vươn tới thông qua trao đổi học thuật, văn hóa và kinh tế. Có lẽ về lâu dài những trao đổi như vậy có thể góp phần hướng tới việc Trung Quốc cởi mở về chính trị. Chắc chắn là nên làm bạn với những người ở Trung Quốc đang đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, pháp quyền và nhân phẩm cơ bản. Đây chính là những người chúng ta phải làm bạn với. Tôi ao ước nhìn thấy một Trung Quốc được lãnh đạo bởi những người như ông Lưu Hiểu Ba, ông Cao Trí Thịnh, Zhang Kai, Ngải Vị Vị và những người khác ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông được lãnh đạo bởi Martin Lee, Christine Loh, Emily Lau, Joshua Wong và Đức Hồng Y Zen. Chúng ta nên là bạn với những người như Anastasia Lin, Wang Yu và Đức Đạt Lai Lạt Ma chứ không phải là bọn xã hội đen ở Bắc Kinh. Tình bạn giữa hai chính phủ không bao giờ có thể thành thật khi Tập Cận Bình tiếp tục chính sách đàn áp đang đẩy Trung Quốc thụt lùi chứ không phải tiến lên. Tình bạn thật sự dựa trên những giá trị chung. Ở Trung Quốc ngày nay, các luật sư bị bao vây, bỏ tù hoặc chỉ đơn giản là mất tích chỉ vì họ làm công việc của họ; thánh đường Kitô giáo bị phá không có lý do; mục sư Thiên Chúa giáo bị giam giữ; bất đồng chính kiến bị tra tấn; nội tạng người bị lấy ra và bán cho người trả giá cao nhất. Đó là một vùng đất ép buộc người ta phá thai, giết trẻ sơ sinh vì kỳ thị giới tính, và buôn bán người; một vùng đất nơi mà phụ nữ từ Miến Điện và Bắc Triều Tiên đang bị bán làm nô lệ tình dục, trẻ em bị bán làm nô lệ lao động và các tù nhân chính trị buộc phải bán nội tạng cuả họ. Đó là một vùng đất của án tử hình, một vùng đất nơi mà các nhà phê bình từ Hồng Kông hay bất đồng chính kiến đang sống ở Thái Lan đang bị chế độ bắt cóc rồi biệt tích, một vùng đất nơi có một người Tây Tạng hoặc một học viên Pháp Luân Công hoặc một người Hồi giáo Tân Cương hay một người tị nạn Bắc Triều Tiên đặt cược mạng sống của họ vào tay bạn, một vùng đất của sự kiểm duyệt và tuyên truyền, nơi các phương tiện truyền thông làm theo đơn đặt hàng chỉ để quảng bá hình ảnh của Chủ tịch và Đảng Cộng sản cầm quyền. Đây là quốc gia mà Anh Quốc cho biết họ muốn làm “người bạn tốt nhất”?Đây là “vàng thời đại” của quan hệ Trung-Anh?Chúng ta có chắc chắn về điều này không?Tôi thì không. Bạn có thể nói chuyện với một kẻ bắt nạt và một kẻ côn đồ, bạn có thể cố giải thích với một gã gangster hay khủng bố, nhưng bạn có thể không bao giờ xây dựng một tình bạn thật sự cho đến khi họ đưa ra tín hiệu thay đổi cung cách, và đặc biệt là không nếu bạn hành động như một kẻ hèn nhát hay kẻ thuần phục. Chế độ của Tập Cận Bình cũng như vậy. Đã đến lúc chúng ta duỗi thẳng đầu gối, đừng khấu đầu quỳ lạy nữa mà đứng dậy và để lên tiếng. Giống như tất cả những kẻ bắt nạt, Trung Quốc sẽ tôn trọng chúng ta hơn nếu chúng ta làm như vậy – và có lẽ khi đó, sẽ có cơ hội để Trung Quốc thay đổi. Tại thời điểm này, hai mươi năm sau khi bản báo cáo Tổ chức Ân xá Quốc tế ra đời, vẫn không có ai là an toàn ở Trung Quốc. Benedict Rogers * Tác giả là Nhà hoạt động nhân quyền, nhà văn và Ứng cử viên của đảng Bảo thủ, Anh Quốc. (Blog Jonathan London)
  6. Thông báo của trang Yamaha Trung Tá đăng tải về vụ VTV bị khóa kênh YouTube. Tin liên hệ Việt Nam lần đầu tiên đưa người ứng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế VN lần đầu tiên đưa người ra ứng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế LHQ, cơ quan chuyên soạn thảo những công ước quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển năm 1958 Đại sứ Anh tới nơi ba du khách tử nạn ở Đà Lạt Tăng viện phí tối thiểu 30% từ ngày 1/3: Không thể là viễn cảnh màu hồng Phim ‘King Kong’ chính thức khởi quay tại Việt Nam ‘Nhầm lẫn’ lịch sử trên đài truyền hình VN: Mối lo về một xã hội ‘rỗng’ Dự án văn hóa ngừng hoạt động ở VN do áp lực của chính quyền Khánh An-VOA Cập nhật: 02.03.2016 01:53 Đài truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) hôm 1/3 đã lên tiếng thừa nhận việc vi phạm bản quyền sau khi người sử dụng internet phát hiện kênh YouTube chính thức của đài này đã bị ngừng hoạt động. Việc lần đầu tiên một cơ quan truyền thông chính thức của nhà nước bị một đơn vị quốc tế trừng phạt đã nhận được không ít sự ủng hộ trong cộng đồng mạng cũng như những nạn nhân của nạn vi phạm bản quyền tràn lan tại Việt Nam. VOA liên hệ với chủ nhân vụ khiếu nại VTV lên YouTube, anh Bùi Minh Tuấn, để tìm hiểu thêm chi tiết sự việc. Lên tiếng phản hồi về việc bị khóa kênh trên YouTube, Đài truyền hình Việt Nam cho biết hôm 28/2 đã ‘nhận được thông báo tạm ngưng hoạt động do có khiếu nại của bên thứ ba về vấn đề bản quyền’. Mình không phải làm nghề quay phim, chụp ảnh, chỉ là sở thích muốn làm ra những sản phẩm chia sẻ cho bà con trong nước cũng như quốc tế biết Việt Nam đẹp, giống như một lời kêu gọi mọi người đến tham quan du lịch Việt Nam thôi. Ý của mình là như thế. Nhưng những đơn vị khác người ta biến những đam mê, sở thích của mình thành công cụ để kiếm tiền." Anh Bùi Minh Tuấn, Chủ nhân kênh Yamaha Trung Tá, nói. Bên thứ 3 chính là anh Bùi Minh Tuấn, chủ sở hữu của kênh Yamaha Trung Tá trên YouTube, kênh chuyên sản xuất ra các sản phẩm video giới thiệu cảnh đẹp tại Việt Nam qua các góc quay bằng flying camera. Anh Tuấn chia sẻ: “Mình không phải làm nghề quay phim, chụp ảnh này, chỉ là sở thích muốn làm ra những sản phẩm chia sẻ cho bà con trong nước cũng như quốc tế biết Việt Nam mình đẹp, giống như một lời kêu gọi mọi người đến tham quan du lịch Việt Nam thôi. Ý của mình là như thế. Nhưng những đơn vị khác người ta biến những đam mê, sở thích của mình thành công cụ để người ta kiếm ra đồng tiền." ‘Chém trước, tấu sau’ Anh Bùi Minh Tuấn cho biết đây không phải là lần đầu tiên VTV sử dụng các clip của anh trái phép. Lần đầu tiên, VTV vi phạm việc sử dụng sản phẩm của anh Bùi Minh Tuấn là từ tháng 4/2015 và cơ quan này tiếp tục lặp lại vi phạm này trên 20 lần (tính theo số lần phát sóng), dù anh Tuấn đã phản hồi việc này và nhận được lời hứa từ ban lãnh đạo của đài sẽ không tiếp tục vi phạm nữa. Ngoài VTV, một đơn vị khác sản xuất clip quảng bá du lịch Việt Nam cho Bộ ngoại giao Việt Nam cũng đã từng sử dụng sản phẩm của anh Tuấn trái phép. “Đơn vị sản xuất clip ‘Welcome to Vietnam’ cho Bộ Ngoại giao sử dụng clip đấy để quảng bá lĩnh vực du lịch Việt Nam. Đầu tiên, người ta lấy trắng trợn [sản phẩm của anh Tuấn] rồi người ta up lên mạng. Sau khi mình phản hồi, người ta bảo bản đấy chỉ là bản demo, mà bản demo làm gì mà tung ra đến 7, 8 thứ tiếng. Đến khi mình phản ánh thì bên kia họ đòi mua lại, nhưng mình không bán và yêu cầu người ta rút ra, không cho sử dụng nữa. Sau đó họ đưa ra bản sau thì không có nhưng lại mập mờ giữa bản trước và bản sau, cứ mập mờ như thế, kiểu giống như ‘chém trước, tâu sau’, đưa ra xong rồi gửi giấy tờ về cảm ơn, nhưng mà tôi chưa đồng ý thì ông lấy gì ông cảm ơn?!” Một cảnh cáo quốc tế cho nạn vi phạm bản quyền? Việc YouTube khóa kênh vi phạm bản quyền của VTV đã nhận được không ít sự ủng hộ của cộng đồng, xem đây như một cảnh cáo quốc tế cho nạn vi phạm bản quyền tràn lan ở Việt Nam. Khi mình thông báo cho người ta là VTV vi phạm bản quyền thì khi người ta tháo clip đấy xuống, người ta cũng gửi mail thông báo luôn cho VTV rằng là ông phải liên lạc với người khiếu nại này, làm việc với họ để tháo gỡ vi phạm bản quyền này. Anh Bùi Minh Tuấn nói. Nhà thơ Bùi Chí Vinh, một trong những nạn nhân của vấn nạn này nói đây là một vấn đề liên quan đến ‘nhân cách’. “Tôi nghĩ bản quyền bao giờ cũng thuộc về vấn đề nhân cách và lòng tự trọng. Người vi phạm bản quyền bản thân người ta đã tự phản trắc lại tất cả những tính chất nhân văn. Họ phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã cướp đoạt của người khác, không thuộc bản quyền của họ làm ra.” Trong khi đó, nhiều người trong cộng đồng mạng ủng hộ việc khiếu nại của anh Bùi Minh Tuấn và bày tỏ sự thất vọng đối với kênh truyền hình lớn được cho là khá uy tín. Chủ nhân vụ khiếu nại, anh Bùi Minh Tuấn nói cách làm việc của YouTube là ‘quá chuyên nghiệp’: “Họ làm việc chuyên nghiệp là thứ nhất, thứ hai là hợp tình hợp lý. Khi mình thông báo cho người ta là VTV vi phạm bản quyền thì khi người ta tháo clip đấy xuống, người ta cũng gửi mail thông báo luôn cho VTV rằng là ông phải liên lạc với người khiếu nại này, làm việc với họ để tháo gỡ vi phạm bản quyền này. Sau đó khi VTV truy cập vào kênh, YouTube còn bắt phải học cái lớp gọi là lớp bản quyền, trả lời 5 câu hỏi về bản quyền thì mới truy cập được vào kênh.” Không mấy hy vọng tình hình cải thiện Mặc dù có sự can thiệp của YouTube trong sự việc lần này, nhưng anh Bùi Minh Tuấn cho biết anh không mấy hy vọng là tình hình vi phạm bản quyền sẽ được cải thiện. Anh nói: “Không có hy vọng gì cả. Bây giờ, hy vọng duy nhất là làm sao bảo vệ được đứa con tinh thần của mình là sản phẩm mình làm ra, không để cho người khác lấy tiếp nữa, không để cho VTV cũng như những đơn vị khác lấy nữa. Nếu người ta sử dụng thì bắt buộc phải gọi điện xin phép.” Việc vi phạm bản quyền này, theo tôi, không thể giải quyết một sớm một chiều được, bởi vì Việt Nam không phải là một đất nước có luật pháp theo tiêu chuẩn quốc tế. Người ta lấy thơ, lấy văn, rất nhiều thứ của tôi mà tôi không kiện cáo gì được cả. Nhà thơ Bùi Chí Vinh nói. Nhà thơ Bùi Chí Vinh cũng không lạc quan về khả năng chấn chỉnh nạn vi phạm bản quyền tại Việt Nam. “Việt Nam là một đất nước rất tùy hứng về mặt pháp luật, nay cảm thấy luật này có lý, mai người ta lại thấy không có lý người ta lại bỏ đi. Chuyện đó rất thường ở xứ sở này. Bây giờ ở đây mà (mong) có một cái gì đó ổn định, nguyên tắc thì chắc không có đâu. Thành ra việc vi phạm bản quyền này, theo tôi, không thể giải quyết một sớm một chiều được, bởi vì Việt Nam không phải là một đất nước có luật pháp theo tiêu chuẩn quốc tế. Người ta lấy thơ, lấy văn, rất nhiều thứ của tôi mà tôi không kiện cáo gì được cả. Thậm chí người ta không để tên tôi trong bài thơ lấy của tôi nhưng tôi cũng không làm gì được cả. Bởi vì nếu tôi làm thì không có ai bảo vệ tôi chuyện này. Pháp luật không bảo vệ tôi và kiện cáo thì rất tốn tiền và mất thì giờ. Không có nhà thơ nào muốn làm chuyện đó vì tốn kém thời gian của mình. Thành ra mọi thứ tiếp tục ‘cuốn theo chiều gió’ như vậy.” Anh Bùi Minh Tuấn cho biết cho đến tối 1/3, anh vẫn chưa nhận được liên lạc từ phía VTV dù đài truyền hình này nói ‘đã tích cực làm việc với các bên liên quan để giải quyết triệt để vấn đề bản quyền khai thác và sớm khôi phục lại kênh YouTube bị tạm ngừng’.
  7. THỔI KÈN. Đang ngon trớn, bon bon trên đường. Cu giật mình vì tiếng "xíp lê" của anh CSGT. Cu dừng xe lại, hùng hổ : - Tau đang chạy sao tụi bay dám thổi ? May cho tụi bay, thổi tau là tụi bay còn sống! Chứ nếu tau thổi tụi bay là tụi bay chết mất xác.. nghe rõ hông? Thấy Cu hùng hổ quá, mấy anh CSGT tưởng đâu "cốm" này thuộc hàng CÔCC, nên thông cảm cho qua... Cu đề máy chuẩn bị dzọt, thì có anh CSGT thắc mắc : - Xin lỗi, anh công tác ở đâu, làm nghề gì vậy?? - Uh, tôi chuyên thổi kèn đám ma.... .... Rú gaz dzọt. ....... BÓP MÉO SỰ THẬT Ghế đá công viên, người yêu của Cu tựa đầu vào vai nhỏng nhẻo : - Anh à ! Em đi bơm ngực nhe? - Không được, anh thích sinh ra sao cứ để vậy. Đó là sự thật. - Nhưng em muốn hấp dẫn hơn với anh? - Không, em phải tôn trọng sự thật, cứ để nguyên vậy. - Anh kỳ quá à ! - Sự thật vẫn là sự thật mà em... - Thôi, đủ rồi ! Anh lấy tay ra đi, nãy giờ anh bóp méo sự thật nhiều rồi.... @@@@@ .............. Chia Phần Hổ dẫn sói và cáo đi săn. Chúng săn được một con lợn một con thỏ và một con gà. Hổ bảo sói chia phần, sói nói: - Anh lớn nhất mời anh xơi con lợn, em thứ hai ăn con thỏ, còn thằng cáo ăn con gà. Không nói gì hổ tát cho sói một cái gẫy ba cái răng và bảo cáo chia phần. Cáo nói: - Dạ nhờ ơn anh bọn em mới săn được vậy bữa sáng anh xơi con gà, bữa trưa anh xơi con con thỏ còn bữa chiều anh xơi con lợn. Phần thừa thãi bọn em ăn nốt ạ! Hổ vỗ đùi đánh đét nói: - Hay thằng này mày học cách chia phần ở đâu mà hay vậy??? - Dạ em học cách chia phần ở ba cái răng của anh sói đấy ạ...! ................... Sống ở đời... Con mèo dí súng vào đầu con chuột rồi hỏi: - 1+1 = mấy? - Dạ! = 2 ạ! 'Pằng', con mèo thổi khói súng: Mày đã biết quá nhiều. Vẫn câu hỏi đó, con chuột thứ 2 suy nghĩ rồi run rẩy trả lời: - Dạ! em không biết ạ! 'Pằng', con mèo lại thổi khói: Loại dốt nát như mày không nên sống. Đến con chuột thứ 3, mèo vẫn hỏi lại câu hỏi đó. Con này suy nghĩ rồi trả lời: - Biết thì sao mà không biết thì sao? 'Pằng'!: Nguy hiểm như mày thì càng phải chết. Tiếp tục con chuột thứ 4, lại là câu hỏi đó, con này suy nghĩ rồi trả lời: - Trả lời anh giết, không trả lời anh giết, trả lời sai anh giết, trả lời đúng cũng giết luôn, thì em biết phải làm sao? 'Pằng'!: Mày phải chết vì mày nói quá nhiều. Đến con chuột cuối cùng, vẫn câu hỏi cũ, con này nhanh nhảu trả lời: - Dạ thưa anh! Với những câu hỏi hóc búa như vậy, thì chỉ có những người cao siêu như anh mới có đáp án chính xác ạ! Con mèo khoái chí bảo: Mày được, theo tao! .... Sống ở đời... Thông minh cũng chết, dốt nát cũng chết, thủ đoạn cũng chết, lý luận nhiều cũng chết. Chỉ có nịnh bợ là sống sót .................. TUYỆT MC Trong giới MC, Cu thuộc vào mẫu MC lanh trí nhất. Được mời làm MC cho đám tiệc sinh nhật. Đến giờ tiệc, gia chủ và MC tá hỏa vì khách mời đông chóng mặt, đại đa số là khách không mời mà đến. Sau khi bàn bạc với gia chủ, Cu có cách : - A lô ! Kính thưa quý vị khách quý. Để dàn xếp ổn định tiệc trà. Tôi xin hỏi : Những ai là họ nhà trai ? Xin mời bước qua bên phải.... Một số người nhanh chân dồn về phía bên phải. - A lô ! Và cho chúng tôi được biết những ai là đại diện họ nhà gái ? Xin vui lòng bước qua bên trái... Một số người nhanh nhảu bước qua bên trái... Cu vui vẻ : - Dạ, vì hôm nay gia chủ chúng tôi tổ chức tiệc sinh nhật, chứ không phải là tiệc cưới, đây là sự nhầm lẫn đáng tiếc, xin mời quý vị hai bên ra về gấp ạ ! Vỗ tay ! ................... ANH XE ÔM TƯỞNG TRÚNG MÁNH. Chiều về, Cu xe ôm trúng được cuốc xe. Trên đường bon bon chở vị khách quý, ngang qua đoạn đường vắng... Người khách chờm vào tai Cu, rõ to : - Chà, mới có mười mấy năm mà ở đây thay đổi nhanh quá? Cu tưởng đâu mình vớ được Việt kiều, mừng thầm : - Ơ ! Vậy anh ở nước nào mới về vậy? - Không, tôi mời vừa mản hạn tù về tội giết người cướp của..... Cu nghe lạnh từ gáy, chạy dọc xuống xương sống ! .............. LÒ XO Trong bửa tiệc gặp mặt các nhà làm ăn kinh doanh sở tại. Cu là một trong những khách mời tham dự. Khi vào tiệc, các nhà kinh doanh tranh thủ khoe khoang, quảng cáo về sản phẩm của mình. Nhà may thì giới thiệu áo quần, trao cạ-vi-dít, Nhà điện máy thì ti vi, máy giặt, tủ lạnh..... Nhưng đặc biệt vẫn là các nhà sản xuất rượu. các em PR quảng cáo rằng : - Đây là một loại rượu được ngâm từ các loại sâm, nhung, cộng với các chiếc xuất của các tinh hoa thảo dược cường dương, tráng kiện, bản lĩnh đàn ông. Đây là một loại rượu "Ông uống bà khen". Xi mời quý vị cùng thưởng thức.... Nghe sướng quá, Cu quất tiếp 2 chum. Để thử xem sao. Và cũng rất may mắn cho Cu là được ngồi gần vị dược sỹ, tác giả của món rượu ấy... Ông ta rỉ rả vào tai Cu : - Anh mà quất một chum nữa là tối nay " Hai người cùng lên cung trăng".... Nghe đã quá, không chần chừ, Cu hớp cái rẹt ! Một chum nữa... Nóng phừng phừng, chạy từ cuống họng, ấm ra tới ruột già ruột non.... Đại lý bia cũng qua mời Cu vài lon..... Thấm.... Tối về. Cu cứ thầm nghĩ và mỉm mỉm cười : "Tối nay bà chết với tui !..." Tắm rửa qua loa, Cu chạy tọt vào phòng ngủ và lăn đùng ra, gọi bà xả vào ....Bà xả vui vẻ chạy vào ....Phừng phực phừng phực ! Nhưng, quái lạ, trong đầu thì rạo rực, hậm hực.... mà cu em lại không rục rịch, không cảm giác, quắn như cái lò xo.... Lệnh: Trên bảo dưới không nghe. Trên năn nỉ, dưới cũng không nghe, Không nghe... Cu chìm vào giấc ngủ từ lúc nào không hay.... Sáng bừng ra từ lúc nào không biết, Cu trườn dậy, uể oải, súc miệng đánh răng... Trên bàn đã có sẵn ly caphe và ly bột ngủ cốc, bà xả ngồi bên cười tùm tỉm : - Anh rất ngoan, cả đêm nay em ngủ ngon. Cảm ơn anh. ??!!! Đúng là rượu " Ông uống bà khen". .................. Nguyễn Ngọc Ngạn *TTHN sưu tầm
  8. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-03-04 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Ngày Quốc Tế đồng hành cùng dân oan Việt Nam được dân oan ở Hà Nội hưởng ứng hôm 27/2. Citizen photo Cần có sự thay đổi về chính sách đất đai Mặc dù Việt Nam chưa có Luật Biểu tình để người dân có thể phản kháng hợp pháp, nhưng ngày càng xảy ra nhiều vụ biểu tình tự phát với số lượng tham gia từ vài chục, hàng trăm, hàng ngàn tới hàng chục ngàn người. Những vụ việc hệ trọng nhất phải kể đến cuộc đình công biểu tình của 90.000 công nhân Công ty Pouyuen Khu Công nghiệp Tân Tạo TP.HCM vào cuối tháng 3 năm 2015. Đây là cuộc đình công biểu tình không phải để chống giới chủ, mà chống lại chính sách của Chính phủ qua việc tu chính Luật Bảo hiểm Xã hội gây bất lợi cho người lao động. Gần đây là cuộc đình công biểu tình đòi quyền lợi của 20.000 công nhân Công ty Pouchen ở Biên hòa Đồng Nai trong ba ngày cuối tháng 2 năm 2016. Nhưng diễn biến mới nhất là vụ hàng trăm ngư dân biểu tình trước Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa để phản đối chính quyền tước đoạt kế sinh nhai của họ. Vụ việc kéo dài trong 3 ngày đầu tháng 3 năm 2016 và gây sự chú ý với khẩu hiệu đấu tranh đòi chính quyền trả lại biển cho người dân Sầm Sơn. Biểu tình của dân oan mất đất dưới thời xã hội chủ nghĩa được coi là khởi phát của những hoạt động biểu tình sau này, dù với các nguyên nhân khác nhau. Thí dụ đòi thực thi nhân quyền, chống xử án oan sai, hoặc chống Trung Quốc lấn chiếm biển đảo. Sau này còn có phong trào tiểu thương bãi thị biểu tình vì chợ bị giải tỏa để chính quyền giao cho tư nhân làm dự án. Biểu tình, tập trung khiếu kiện đông người vì oan sai đất đai được xem là hậu quả của chính sách đất đai sở hữu toàn dân, thực chất là sở hữu nhà nước và dành quyền thu hồi đất cho chính quyền. TS Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc cho rằng cần có sự thay đổi về chính sách đất đai của Việt Nam. Ông nói: “Đúng là Việt Nam hiện nay cần phải bảo đảm qui định pháp lý rõ ràng hơn nữa về quyền tài sản đối với đất đai và người dân. Hiện nay người nông dân chỉ có quyền sử dụng còn quyền sở hữu thì đấy là sở hữu toàn dân. Nhưng mà sở hữu toàn dân là ai thì đấy là một trong những điều chưa được rõ ràng. Bởi vì sở hữu luôn luôn phải là một người cụ thể, một pháp nhân rõ ràng thì mới có thể thực hiện được quyền sở hữu đó. Chứ còn bây giờ toàn dân sở hữu thì điều ấy không rõ ràng.” Trong vụ biểu tình đáng chú ý mới xảy ra, Báo điện tử VnExpress đưa lên mạng nhiều tin về sự kiện từ ngày 1 đến ngày 3/3/2016 hàng trăm người dân liên tục biểu tình ở Thành phố Thanh Hóa làm tắc nghẽn đường Trần Phú đại lộ lớn nhất ở thành phố này. Đỉnh điểm của vụ biểu tình chưa từng có ở Thanh Hóa xảy ra vào chiều 3/3/2016, VnExpress mô tả lúc 15g30 chiều 3/3, hàng trăm người dân nằm, ngồi la liệt dưới lòng đại lộ Lê Lợi, đoạn trước UBND tỉnh Thanh Hóa. Họ mang theo nhiều tấm bìa ghi những dòng chữ như ‘Trả lại biển cho người dân Sầm Sơn’ hoặc ‘Biển là của dân’. Sự phẫn nộ của người dân Sầm Sơn được báo chí giải thích là vì Chính quyền Thanh Hóa giải tỏa bờ biển để thực hiện dự án du lịch ven biển. Điều hệ trọng là dọc bờ biển dài 3,5 km hiện có 705 bè, mảng và mủng, là những phương tiện đánh bắt truyền thống của ngư dân địa phương. VnExpress trích lời ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xác nhận tỉnh có kế hoạch di chuyển số thuyền bè này đi nơi khác hoặc hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề phục vụ du lịch. Người dân Sầm Sơn ngồi trước cổng ủy ban tỉnh Thanh Hóa hôm 1/3 để biểu tình phản đối việc lấy đất bến thuyền. Courtesy NLĐ. Theo lời giới chức Thanh Hóa, tỉnh sẽ hỗ trợ ngư dân tháo dỡ, phá bỏ các loại tàu, bè nhỏ có công suất dưới 20CV với mức 70 triệu đồng. Riêng về thuyền thúng là 50 triệu đồng mỗi chiếc. Tuy nhiên tàu bè khi phá bỏ ngư dân phải cam kết không đóng mới, không mua mới. Ngoài ra chính quyền cũng sẽ hỗ trợ khẩu phần gạo trong vòng 6 tháng cho ngư dân có tàu thuyền bị phá dỡ. Khi ngư dân tìm nghề mới, chính quyền sẽ hỗ trợ mỗi hộ ngư dân từ 8 triệu đồng tới 12 triệu đồng, tùy theo hộ có bè hoặc mủng. VnExpress trích lời ông Trịnh Tú Trọng ở phường Trung Sơn, một nạn nhân trực tiếp của dự án du lịch ven biển Thanh Hóa. Theo lời ông Trọng, vài năm trước chính quyền đã lấy đất nông nghiệp, đất rừng, giờ lại cấm không cho ngư dân khai thác hải sản. Người dân ở đây đã mưu sinh chài lưới qua nhiều thế hệ. Nay tỉnh thu sạch toàn bộ bến thuyền ở đây và dự định chuyển ngư dân đến tận xã Quảng Hùng, cách xa cả chục cây số, mang vác ngư cụ rất khó khăn. Nguyện vọng của người dân là xin chính quyền để lại một khoảng đất ven biển để họ neo đậu tàu thuyền, giữ nghề truyền thống. Ông Trịnh Tú Trọng nói với nhà báo là các dự án du lịch nghỉ dưỡng ở bãi biển đã khiến cuộc sống bà con đảo lộn. Được biết sự lo ngại lớn nhất của ngư dân Sầm Sơn là mất kế sinh nhai lâu dài, con cháu rơi vào cảnh thất nghiệp, do vậy không ai muốn nhận tiền hỗ trợ. Các nạn nhân trực tiếp của Dự án du lịch ven biển còn cho rằng, mấy chục triệu đồng hỗ trợ chẳng thấm vào đâu, tiêu hết rồi biết làm gì. Như vậy ngư dân Sầm Sơn cũng chính là dân oan không những mất bến mất thuyền, mất luôn cả biển và cuộc mưu sinh. Ngày càng có nhiều vụ biểu tình Những câu chuyện về biểu tình, chặn đường giao thông càng ngày càng trở nên phổ biến. Điển hình như cuộc biểu tình ngày 15/4/2015, hàng ngàn người dân thuộc huyện Tuy Phong Bình Thuận đã chiếm lĩnh Quốc lộ 1 A đoạn qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận và cắt đứt giao thông trên tuyến đường huyết mạch, xe cộ ùn tắc kéo dài cả 50 km, thậm chí có cả bạo động đốt phá xe cộ và một khách sạn. Trong cuộc biểu tình này những người tham gia không phải là dân oan mất đất nhưng là dân oan môi trường. Người dân địa phương phản đối một nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phá hủy môi trường sống của người dân Vĩnh Tân, khí xả thải bụi xỉ than mờ mịt không khí. Dân oan môi trường đã trở thành một từ mới trong tiếng Việt theo sau Dân oan mất đất. Trước đó vào ngày 27/10/2013, theo báo mạng Dân Trí, hơn 300 người dân xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa Quang Ngãi đã đi bộ 10km lên tuyến QL 1A thuộc địa phận TP.Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa để biểu tình phản đối chính quyền cho hút cát quá độ làm xói lở bờ biển, hồ tôm và rừng dương làm hơn 945 tàu cá xã Nghĩa An không thể ra vào Cửa Đại. Cuộc biểu tình tuần hành kéo dài đến chiều tối 28/10/2013 làm lưu thông bị gián đoạn một số nơi trên Quốc lộ 1A. Ngoài ra người biểu tình còn bắt trói 3 nhân viên doanh nghiệp hút cát. Trong sự kiện gần đây nhất chiều ngày 17/2/2016, hàng trăm dân oan môi trường đã sử dụng những khối bê tông chặn Quốc lộ 38 khu vực xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Theo mạng tin Trí Thức, người dân địa phương đã chặn đường cấm xe để phản đối nhà thầu thi công trên tuyến đường này đã không chịu tưới nước, làm cả khu vực bụi mù mịt mỗi khi xe cộ qua lại. Phải chăng những cuộc biểu tình càng ngày càng nhiều ở Việt Nam khiến cho Chính phủ đắn đo, 19 lần soạn thảo Dự luật Biểu tình mà vẫn chưa xong, cho dù Quốc hội hối thúc. Nhận định về vấn đề liên quan, TS Phạm Chí Dũng chủ tịch Hội nhà báo độc lập, một tổ chức xã hội dân sự tự phát, từ Sài Gòn phát biểu: “Ở Việt Nam có hàng triệu dân oan, hàng trăm ngàn nạn nhân về môi trường. Tất cả những thành phần như vậy họ đều muốn phản ứng đối với nhà nước về những chính sách bất cập và gây hậu quả nghiêm trọng đối với vấn đề sinh kế, mưu sinh và môi trường của họ. Thành thử không có gì ngạc nhiên việc nhà nước rất sợ những thành phần dân oan, nạn nhân môi trường hay gần đây là tiểu thương biểu tình. Bất chấp việc chưa có Luật Biểu tình thực ra từ mấy năm qua đã diễn ra làn sóng biểu tình liên tục ở Trung Nam Bắc. Năm 2015 vừa rồi đã chính thức hình thành phong trào cứu lấy dân oan ba miền, những người này thường xuyên kéo tới trụ sở văn phòng tiếp dân ở Ngô Thời Nhiệm Hà Nội…” Như TS Phạm Chí Dũng cho rằng dân oan ở Việt Nam có thể lên tới hàng triệu người thuộc đủ thành phần và đủ mọi loại oan sai. Danh từ dân oan do chính các nhà báo công dân khai sinh và có thể nói nó là hậu quả của một xã hội bất công do các chế độ cai trị độc đoán gây ra. Có nhà báo lề dân nói với chúng tôi, thế lực có khả năng làm lung lay chế độ không phải là diễn biến hòa bình, hay điều gọi là tự diễn biến mà chính là lực lượng dân oan hàng triệu người.
  9. Ông Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn hãng tin Anh Reuters, tại Hà Nội, ngày 01/03/2016. REUTERS/Kham Vào tháng 05/2016, Việt Nam sẽ bầu lại Quốc Hội. Theo nhận định của hãng tin Anh Reuters trong một bài phân tích công bố vào ngày 04/03, chính quyền Cộng Sản Việt Nam lần này sẽ bị một số nhà bất đồng chính kiến thách thức bằng cách nộp đơn tự ứng cử vào Quốc Hội, không theo thủ tục từng được áp đặt là phải được Đảng hay các tổ chức do Đảng kiểm soát đề cử. Reuters ghi nhận đã có 19 nhà bất đồng chính kiến đang tìm cách tự ứng cử vào Quốc Hội mới trong tư cách ứng viên độc lập, sẵn sàng trắc nghiệm bằng hành động thực tế xem đảng Cộng Sản Việt Nam có thực sự giữ lời hứa là củng cố dân chủ hay không. Tiêu biểu trong nhóm "tự ứng viên" này là ông Nguyễn Quang A, một nhân vật cho đến nay được biết đến là một người thường xuyên có tiếng nói phê phán chính quyền. Đối với Reuters, ông không phải là đảng viên, cũng không phải là loại ứng viên mà đảng cầm quyền muốn có trong cơ quan lập pháp, mà nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn y các quyết định của chính phủ. Trong những ngày gần đây, ông Quang A đang nghiêm túc thực hiện các bước cần thiết để có thể ra ứng cử chức đại biểu Quốc Hội, từ việc công khai tài sản, tìm kiếm chữ ký ủng hộ của cử tri, cho đến việc tự vận động bằng một đoạn video lưu hành trên mạng internet. Trong một bài trả lời phỏng vấn, ông Quang A xác định : « Họ nói với chúng tôi là chúng tôi có quyền ứng cử và nói chế độ hiện nay rất dân chủ… Hãy chờ xem họ biến lời nói thành hiện thực. » Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử. Theo hãng Reuters, cho phép các ứng viên độc lập ra tranh chức đại biểu Quốc Hội sẽ giúp đảng Cộng Sản cải thiện thêm hình ảnh của mình, vì trong thời gian 40 năm độc quyền lãnh đạo toàn thể nước Việt Nam vừa qua, đảng đã bị mang tiếng xa rời quần chúng, đặc biệt trong số một nửa cư dân ở độ tuổi dưới 30. Có điều là với cả một hệ thống rà soát nghiêm ngặt, và các biện pháp kiểm tra do đảng thực hiện, các ứng viên độc lập rất khó mà thành công. Đây cũng là ý kiến của một nhà phân tích chính trị, ông Lê Hồng Hiệp tại Singapore, cho rằng thậm chí các ứng viên độc lập này còn bị loại ngay khi nộp đơn xin ứng cử. Trả lời Reuters, ông Hiệp giải thích : « Đảng (Cộng Sản Việt Nam) muốn có một số tiếng nói phê phán trong Quốc Hội, nhưng không phải là đến từ những người mà họ không thể kiểm soát được hoặc những người có thể gây ra những phiền hà chính trị ». Đại đa số các đại biểu Quốc hội Việt Nam đều là đảng viên, do đó phải tuân thủ ký luật của đảng một cách chặt chẽ. Lần này, chính quyền Việt Nam dự trù là khoảng từ 5 đến 10% số ghế đại biểu được dành cho những người ngoài đảng. Tuy nhiên, các đại biểu không phải là đảng viên, từ trước đến nay, thường do các tổ chức hay cơ quan Nhà nước đề cử, cho dù trong Quốc Hội sắp mãn nhiệm, cũng có 4 đại biểu đã tự ứng cử. Quốc Hội và ủy ban bầu cử đã không trả lời câu hỏi của Reuters về cơ hội cho các ứng viên tự đề cử. Trọng Nghĩa (RFI)
  10. Hình ảnh "bác Tập" (Xi dada) được in trên đĩa lưu niệm bán tại quảng trường Thiên An Môn, 26/02/2016. REUTERS/Kim Kyung-Hoon Tại kỳ họp toàn thể thường niên lần thứ 4 khoá 12 Hội Nghị Chính Hiệp Toàn Quốc khai mạc vào ngày 05/03/2016, có nhiều dấu hiệu đáng chú ý cho thấy ông Tập Cận Bình sẽ được nâng lên vị trí “hạt nhân” của thế hệ lãnh đạo hiện tại. Đây là địa vị tối cao thường được trao cho các nhà lãnh đạo trong quá khứ (như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình), nhưng người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào lại không nhận được danh hiệu này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đủ mọi loại danh hiệu, từ chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đến tên gọi thân mật “Bác Tập”. Hãng tin AP ngày 02/03/2016 nhận định, trên suốt chặng đường, chủ tịch Tập Cận Bình đã biết tận dụng mọi phương tiện truyền thông Nhà nước để truyền tải quan điểm riêng về một số chủ đề dường như phi chính trị như kiến trúc hiện đại và văn hoá của người nổi tiếng. Đây không phải là cách làm của các nguyên thủ quốc gia, nhưng tại Trung Quốc thì ngược lại, các danh hiệu và ý kiến như vậy lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong trường hợp của ông Tập Cận Bình, những ý kiến nhận định riêng thường được trực tiếp biến thành đường lối của chính phủ Trung Quốc do độc đảng lãnh đạo. Điều này cũng nhấn mạnh tới trọng lượng của ông Tập, từ ba năm nay liên tục kiêm nhiều chức vụ khác nhau và có vẻ như không dừng ở đó. Thuật ngữ "hạt nhân" chỉ vị trí tối cao trong đảng Cộng sản Trung Quốc được thay đổi nhiều lần. Mao Trạch Đông thường được gọi là “người cầm lái vĩ đại”. Khái niệm “hạt nhân” được Đặng Tiểu Bình sử dụng để dựng Giang Trạch Dân (được ông Đặng cất nhắc khỏi Thượng Hải) làm người kế nhiệm, sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Sau khi trở thành chủ tịch Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân trở thành “hạt nhân” của thế hệ lãnh đạo thứ ba. Dù chỉ mang tính biểu tượng, nhưng động thái này, một mặt, muốn nhấn mạnh tới quyền lực áp đảo của ông Tập trong nội bộ đảng Cộng Sản cầm quyền. Mặt khác, nó cũng phản ánh nhu cầu tiếp tục tích lũy danh hiệu của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc để tránh mọi mối đe dọa và rủi ro tiềm tàng, đồng thời đánh lạc hướng những quan ngại trước nền kinh tế đang bị chững lại. Nhà chính trị học Joseph Chen, từng làm giảng dạy tại đại học Hồng Kông, nhận định : « Ông Tập Cận Bình muốn trở thành nhà lãnh đạo trội hơn hẳn, chứ không phải là “nhân vật số một” trong số những người từng giữ cùng chức vụ. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình sẽ vấp phải xu thế tự nhiên là, trong xã hội hiện đại, rất khó tập trung được hết quyền lực vào tay một người duy nhất ». Được gọi là “hạt nhân” lãnh đạo sẽ nâng vị thế của chủ tịch Tập Cận Bình ngang với cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người vẫn duy trì được ảnh hưởng từ năm 2003. Thậm chí là ngang với nhà lãnh đạo cải cách nổi tiếng Đặng Tiểu Bình, mà chủ tịch Tập thường được so sánh về quyền lực cá nhân. Đạt tới vị trí “hạt nhân” cũng là thành công của chủ tịch Trung Quốc trong việc từng bước triệt hạ mạng lưới đối thủ tiềm ẩn thuộc phe của một cựu ủy viên Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Trung Ương đầy quyền lực, nguyên bộ trưởng Công An Chu Vĩnh Khang. Ông cũng gạt bên lề các thành viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Trung Quốc theo phe của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, mà người đáng chú ý nhất là thủ tướng Lý Khắc Cường. Từ đó, ông Tập Cận Bình thâu tóm thêm quyền kiểm soát trong lĩnh vực kinh tế. Chiến dịch vận động để trở thành “hạt nhân” Trong phiên họp trù bị ngày 03/02/2016, ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), bí thư đảng Cộng Sản tại vùng Tây Tạng, tuyên bố : « Kiên quyết bảo vệ, ủng hộ và trung thành với vai trò hạt nhân của tổng bí thư Tập Cận Bình », danh hiệu chính thức của người đứng đầu đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đây cũng là lời phát biểu của bí thư các tỉnh Hắc Long Giang, Giang Tô, Hồ Nam và Giang Tây. Những lời phát biểu trên sẽ được viết thành những lời tuyên bố chính thức, được phát trong bản tin thời sự của truyền hình Nhà nước, hay thậm chí trên biểu ngữ treo trong sảnh của Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, nơi sẽ diễn ra Hội Nghị Chính Hiệp Toàn Quốc vào thứ Bẩy 05/03. Học thuyết chính trị mới của chủ tịch Tập Cận Bình cũng được “ngóng đợi”, đặc biệt là bản kế hoạch “Bốn toàn diện - Tứ toàn” cho tương lai của Trung Quốc, dựa trên các hướng chủ đạo : một xã hội phồn thịnh, cải cách, pháp quyền và kỷ luật Đảng nghiêm ngặt. Ngoài những điều trên, còn phải kể tới sự tôn sùng cá nhân đối với nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc. Hiện tượng này chưa bao giờ hiện rõ như bây giờ, kể từ thời hoàng kim của Đặng Tiểu Bình trong thập niên 1980. Hình ảnh khuôn mặt chủ tịch Tập Cận Bình xuất hiện đầy rẫy tại các cửa hàng đồ lưu niệm trên quảng trường Thiên An Môn, từ bưu thiếp tới đồ lưu niệm hay đồ nữ trang giành cho du khách. Ít nhất có 5 tuyển tập diễn văn và các bài viết của chủ tịch Tập được xuất bản từ khi ông nhậm chức, trong đó có hai cuốn chuyên về lĩnh vực quân sự. Tương tự, chủ tịch Tập Cận Bình cũng chi phối mọi sự kiện quốc gia quan trọng. Các cơ quan truyền thông, đều nằm dưới quyền kiểm duyệt của Nhà nước, thường thân mật nhắc tới một “Xi dada” (bác Tập), nhằm mục đích coi ông như một người chú/bác, bình dị như một thường dân. Tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế Chiến Thứ Hai vào tháng 09/2015, chủ tịch Tập Cận Bình xuất hiện trên truyền hình như một “người anh cả”. Trên màn hình TV khổng lồ dựng ngoài trời, hình ảnh người đứng đầu Nhà nước trên khán đài Thiên An Môn được chiếu song song với hình ảnh đoàn xe thiết giáp hùng hậu. Các bản tin thời sự buổi tối thường kéo dài 30 phút của đài truyền hình trung ương cũng thường dành tới 20 phút đầu để nói về những chuyến công du của chủ tịch Tập. Ông Tập Cận Bình còn tự tin vào tầm ảnh hưởng của mình tại chính phủ và đối với quần chúng đến mức ông yêu cầu các cầu thủ bóng đá Trung Quốc, thường bị đánh giá chưa đạt được hiệu quả tốt, phải vực dậy. Ông cũng chỉ trích những toà nhà cao tầng hiện đại “kỳ lạ” mọc lên tại Bắc Kinh và những khu vực khác. Ngay sau đó, hệ thống quản lý bóng đá quốc gia đã được cải tổ từ trung ương tới địa phương. Nhiều hướng dẫn mới được ban hành để ngăn chặn việc xây dựng những toà nhà cao tầng có hình thù “kỳ quái” hay “kệch cỡm” và khuyến khích những toà nhà hiệu quả, xanh và đẹp. Ông Tập Cận Bình cũng nhắc nhở giới văn nghệ sĩ Trung Quốc trong một bài diễn văn hồi tháng 10/2015, khuyến cáo họ đừng mải chạy theo lợi nhuận kinh tế mà lơ là việc « truyền cảm hứng đạo đức phục vụ nhân dân và xã hội chủ nghĩa ». Cũng ngay sau đó, hàng chục cơ quan truyền thông Nhà nước và các đơn vị giải trí đã ký một bản cam kết tôn trọng đạo đức nghề nghiệp và ủng hộ đường lối lãnh đạo của đảng. Ông Tập cũng nhanh chóng tranh thủ quyền lực của mình để “đảm trách” các ủy ban giám sát chính sách quan trọng và tiến hành chiến dịch chống tham nhũng trên quy mô toàn quốc. Gần 1.500 cán bộ bị nghi ngờ tham nhũng, trong đó có 150 người giữ chức vụ cao. Dù công luận đánh giá cao chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, nhưng việc truy bắt quan tham cũng làm lay chuyển bộ máy công chức và chiến dịch bị đánh giá là cơ hội để loại trừ những đối thủ của ông Tập Cận Bình. « Liệu ông Tập Cận Bình có thể tập trung hết quyền lực trong tay hay không? Chỉ thời gian mới có thể trả lời được », theo nhận định của ông Steve Tsant, thuộc Học Viện Chính Trị Trung Quốc, đại học Nottingham (Anh). Tuy nhiên, giảng viên đại học này khẳng định ông Tập quyết tâm “để lại dấu ấn” riêng, không như một số người tiền nhiệm thiếu toả sáng. Vị trí tối cao “hạt nhân” vừa khẳng định sức mạnh, vừa thể hiện điểm yếu Mong muốn đạt tới vị trí tối cao của ông Tập Cận Bình cũng có thể được hiểu là người đứng đầu Trung Quốc muốn hạn chế nguy cơ đối mặt với mọi lời chỉ trích. Thực tế cho thấy dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, tăng trưởng cho năm 2016 của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới bị hạn chế dưới ngưỡng 7%. Điều này sẽ gây thêm sức ép cho thị trường lao động hiện đang có tới 7,65 triệu sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và 1,8 triệu lao động trong ngành than và ngành luyện thép - hai lĩnh vực đang bị đe doạ nghiêm trọng. Ngoài ra, còn phải kể tới lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng sẽ giảm mạnh, như vậy, có thể sẽ gây thêm bất ổn bên trong, trong khi đó hàng năm chính phủ đã phải chi vài tỉ đô la để bình ổn. Tiếp theo là thị trường chứng khoán trồi sụt bất thường và chính sách phá giá đồng nhân dân tệ không được quản lý tốt đã gây tiếng xấu cho Trung Quốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, việc chính phủ cho trấn áp, bắt giữ các luật sư, các nhà đấu tranh bảo vệ quyền phụ nữ hay nhiều nhóm xã hội dân sự khác càng thể hiện rõ sự bất ổn sâu sắc trong nội bộ bộ máy anh ninh của đảng. Về mặt đối ngoại, cũng vào thời điểm này, yêu sách chủ quyền trên hầu hết khu vực Biển Đông ngày càng hung hăng của chủ tịch Tập Cận Bình cũng tác động xấu tới mối quan hệ mà Trung Quốc từng nỗ lực thiết lập với Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á. Trong lĩnh vực này, chủ tịch Trung Quốc cần sự hợp tác của quân đội. Ông công bố kế hoạch cải tổ sâu rộng quân đội để tăng khả năng phối hợp tác chiến, đồng thời cắt giảm quân nhân nhằm tinh giản và chuyên nghiệp hoá hơn nữa lực lượng này. Khoảng 300.000 quân nhân sẽ bị cắt giảm từ năm 2017. Theo nhận định của bà Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu về châu Á tại Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại (New York), việc thêm danh hiệu “hạt nhân” vào “bộ sưu tập” của chủ tịch Tập Cận Bình đơn giản chỉ là « đóng thêm một chiếc đinh vào quan tài “tinh thần lãnh đạo tập thể” » được áp dụng từ khi nhà lãnh đạo độc tài Mao Trạch Đông mất vào năm 1976. Nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã chung tay với các đồng chí cách mạng lão thành để đưa đất nước thoát khỏi cơn ác mộng đối xử phân biệt trong suốt một thập kỷ Cách Mạng Văn Hoá (1966-1976). Vẫn theo bà Elizabeth Economy, thêm danh hiệu “hạt nhân” vừa là dấu hiệu thể hiện sức mạnh, vừa là dấu hiệu thể hiện điểm yếu, dự báo sự phản ứng dữ dội tiềm tàng trong tương lai, trừ trường hợp chủ tịch Tập Cận Bình có thể thành công trong lĩnh vực kinh tế và các vấn đề xã hội. « Điểm mạnh là vì ông Tập Cận Bình biết điều hành đất nước, dù là ngưỡng mộ hay sợ hãi, để thu hút được sự ủng hộ giúp ông Tập giữ vai trò nhân vật số 1 thật sự trong số những người có cùng chức vụ như ông. Điểm yếu là vì ông Tập cảm thấy cần phải có thêm quyền lực và ngày càng áp dụng các biện pháp đàn áp chính trị. Một nhà lãnh đạo thật sự đầy tự tin và chính đáng sẽ không cần tới những biện pháp này ». Thu Hằng (RFI)
  11. Bà Phó Oánh, phát ngôn nhân Quốc hội Trung Quốc, trong cuộc họp quốc hội tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh ngày 4/3/2016. Tin liên hệ Tranh cãi ở Úc về khả năng đưa tàu chiến tới Biển Đông Cựu ngoại trưởng Australia Bob Carr cho rằng việc triển khai tàu chiến tới biển Đông là 'chiến lược mạo hiểm' Mỹ lên tiếng về việc hải quân TQ đe dọa tàu cá các nước Mỹ cảnh cáo TQ sẽ lãnh hậu quả vì quân sự hóa Biển Đông Ông Tập Cận Bình: Việt-Trung chia sẻ ‘vận mệnh chung’ Tướng TQ: Quân đội sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển Đông Việt Nam lần đầu tiên đưa người ứng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế 04.03.2016 Quốc hội Trung Quốc tuyên bố chính Hoa Kỳ chứ không phải Bắc Kinh là bên đang ‘quân sự hóa’ Biển Đông. Thời báo Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lời phát ngôn nhân Quốc hội Trung Quốc, Phó Oánh, hôm 4/3 tố cáo rằng Mỹ đang tăng mạnh hoạt động quân sự trong khu vực và các cuộc tuần tra của Mỹ gần các đảo do Trung Quốc nắm giữ ở Biển Đông đã khiến căng thẳng leo thang. Phát biểu của bà Phó được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Tư lệnh của Mỹ ở Thái Bình Dương lên án Bắc Kinh ‘quân sự hóa’ Biển Đông thông qua các hoạt động xây đảo và đưa thiết bị quân sự ra những khu vực có tranh chấp. Người phát ngôn Quốc hội Trung Quốc nói cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa khu vực có thể dẫn tới một cái nhìn sai lệch về tình hình. Bà nói: "Nếu nhìn kỹ vấn đề, quý vị sẽ thấy chính Mỹ mới là nước đang đưa các tàu quân sự và máy bay tối tân nhất ra Biển Đông". Bà Phó Oánh nhấn mạnh: "Mỹ đã thẳng thừng tuyên bố sẽ triển khai 70% tàu chiến và máy bay tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo chiến lược xoay trục sang Châu Á, Mỹ tăng cường các hành động quân sự với các đồng minh và sự hiện diện quân sự của Washington ở Châu Á-Thái Bình Dương. Đó chẳng phải là hành động quân sự hóa hay sao?" Phát ngôn nhân của Quốc hội Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có quyền xây đảo để bảo vệ lãnh thổ ở Trường Sa, nơi Việt Nam cũng nhận chủ quyền. Hôm thứ Năm, Hà Nội tuyên bố sẽ kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, các quyền hợp pháp và lợi ích quốc gia ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình. Đáp câu hỏi phóng viên về việc liệu Việt Nam sẽ có biện pháp mạnh hơn, chẳng hạn như hành động pháp lý, để chống lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông hay không, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982. Về việc Tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc gần đây mời nước ngoài đấu thầu các lô dầu khí ở Biển Đông, ông Bình cho biết nhà chức trách Việt Nam đang điều nghiên kỹ việc này. Vẫn theo lời ông, tại các khu vực Việt-Trung đang đàm phán để phân định ranh giới, chẳng hạn như các lãnh hải chồng chéo ngoài vịnh Bắc Bộ, không bên nào được phép đơn phương tiến hành thăm dò dầu khí hoặc có các hoạt động khai thác nào khác. Ông Bình nhắc lại Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi ở Hoàng Sa-Trường Sa, khi được yêu cầu bình luận về việc Trung Quốc gần đây đưa 7 chiếc tàu ra bãi Hải Sâm ở Trường Sa. Không nêu tên Trung Quốc, ông Bình nhấn mạnh tất cả những hoạt động trong khu vực không được sự đồng ý của Việt Nam là bất hợp pháp. Theo Time, SCMP, Thanh Niên.
  12. Lầu Năm Góc đang thực hiện một chiến dịch đặc biệt khi tuyển dụng hacker để tấn công vào hệ thống an ninh mạng của mình, nhằm phát hiện các lỗ hổng và xử lý chúng. “Tấn công Lầu Năm Góc” là biện pháp hiệu quả nhất để tìm ra các lỗ hổng và biện pháp xử lý. Chiến dịch này có tên “Tấn công Lầu Năm Góc”. Quân đội Mỹ sẽ bắt đầu tuyển dụng các hacker, sau đó kiểm tra lý lịch và đưa họ vào một chương trình đặc biệt. Các hacker này sẽ bị giám sát hoạt động và chỉ được cho phép một thời gian nhất định, để thực hiện việc hack vào các trang web của Bộ Quốc Phòng. Tất nhiên các hacker này sẽ không được động đến các hệ thống mạng quan trọng của Chính phủ Mỹ. Quân đội Mỹ sẽ phải kiểm tra rất sát sao, để đảm bảo rằng những cuộc tấn công giả định này sẽ không làm ảnh hưởng gì đến hệ thống mạng internet của Chính phủ, cũng như đảm bảo an toàn cho các dữ liệu quan trọng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Ashton Carter tin rằng, chiến dịch đặc biệt này sẽ giúp củng cố hệ thống phòng thủ kỹ thuật số của Lầu Nằm Góc và góp phần thắt chặt an ninh mạng. Theo một quan chức Quốc phòng, đây là biện pháp hiệu quả nhất, khi sử dụng chính những hacker có thể đe dọa tới hệ thống an ninh mạng để tìm ra các lỗ hổng và biện pháp xử lý. Các hacker sau khi thực hiện nhiệm vụ của mình trong chiến dịch “Tấn công Lầu Năm Góc” này sẽ được thưởng một khoản tiền không nhỏ. Cùng lúc với việc thực hiện chiến dịch đặc biệt này, Bộ trưởng Carter đã có chuyến bay tới Thung lũng Silicon để thành lập một ủy ban có tên “Cố vấn cải tiến Quốc phòng”. Đây là một ủy ban đặc biệt sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh mạng và giúp đỡ Bộ Quốc phòng điều tra các cuộc tấn công mạng. Chủ tịch điều hành Eric Schmidt của công ty Alphabet (công ty mẹ của Google) sẽ là người đứng đầu ủy ban này. Theo GenK (Tinh Hoa)
  13. Trả lời phỏng vấn Fox Business ngày 2-3-2016, cựu Ngoại trưởng Mỹ Madelein Albright nói, người nước ngoài “đang nhìn chúng ta như thể chúng ta bị mất trí”. Bà Albright ám chỉ ứng cử viên được đánh giá là nhảm nhí, Donald Trump, đang chiến thắng càn quét tại các cuộc bầu cử sơ bộ và gần như chắc chắn giành lá phiếu đại diện đảng Cộng hòa. Tại sao Donald Trump chiến thắng là câu hỏi nghe nhiều nhất vài tháng qua. Một trong những điều có thể giúp giải thích là chiến thuật tranh cử của Trump. Nó không giống bài bản và kỹ thuật vận động tranh cử quen thuộc chính trường Mỹ. Ăn nói gây sốc, bỗ bã, ngang ngược, Donald Trump gây chú ý như một chính trị gia độc lập dù tranh cử dưới màu áo Cộng hòa. Trump chỉ trích chính sách Dân chủ lẫn Cộng hòa; lên án một số chính sách Cộng hòa với ngôn ngữ nặng nề hơn cả phe Dân chủ. Trump thể hiện bản năng hơn là một người biết kiểm soát bản thân. Chính xác hơn, Trump để bản năng bùng phát tự nhiên hơn là cố kiểm soát nó. Trump phát biểu bất chấp phản ứng dư luận. Trump không cần lịch sự. Trump không xấu hổ. Không ứng cử viên nào ăn nói thiếu tế nhị bằng Trump. Ông nói ứng cử viên Cộng hòa Jeb Bush là “người có năng lượng thấp”. Ông nói ứng cử viên Cộng hòa Marco Rubio “ra mồ hôi nhiều quá” và chắc chắn sẽ lúng túng khi gặp “những lãnh đạo mạnh mẽ như Vladimir Putin”. Nói về đối thủ Dân chủ Hillary Clinton, Trump phát biểu: “Nếu Hillary Clinton không thể thỏa mãn chồng bà ấy thì điều gì khiến bà ấy nghĩ rằng bà ấy có thể thỏa mãn nước Mỹ?”. Trump còn nói: “Nếu tôi đứng giữa Đại lộ thứ năm (Fifth Avenue) và bắn ai đó thì tôi cũng sẽ không mất bất kỳ lá phiếu cử tri nào, okay?”. Nếu theo dõi một số cuộc tranh luận truyền hình của Trump với các đối thủ, có thể thấy Trump là người có tài hùng biện. Ông biết cách dẫn dắt đám đông. Ông nắm vững kỹ thuật thuyết phục đám đông. Tuy nhiên, những gì ông nói và cách thức thể hiện cho thấy ông là người dường như ít có văn hóa, ít nhất là văn hóa chính trị. Michael D'Antonio, người được Donald Trump cho phép tiếp cận sát để viết một quyển tiểu sử về Trump, cho biết, trong căn biệt thự khổng lồ của Trump không có quyển sách nào. Trump, theo D'Antonio, bị chứng vĩ cuồng nặng. Ông ấy luôn cho rằng mình là thượng đẳng. “Hãy tái tạo sự vĩ đại cho nước Mỹ” là phương châm tranh cử của Trump. Ông thực hiện điều đó với chiến dịch vận động hung hăn theo đúng kiểu cách bấp chấp của ông. Hầu hết người ủng hộ cũng là thành phần khá thấp trong xã hội Mỹ. Đầu tháng 1-2016, tại sân vận động Đại học Winthrop ở Rock Hill (South Carolina), nơi có 6.500 người ủng hộ tập trung nghe Trump diễn thuyết, một phụ nữ theo đạo Hồi tên Rose Hamid cùng một số người bạn bày tỏ phản đối. Họ lập tức bị đám đông chửi rủa và vây kín đến mức lực lượng bảo vệ phải giúp họ thoát ra. Lần khác, khi được một phóng viên truyền hình hỏi rằng liệu Trump có nghiêm túc khi nói sẽ “xử luôn” vợ lẫn con những kẻ khủng bố, Trump trả lời: “Chúng ta phải cảnh giác hơn và phải dữ dội hơn”. Đám đông lập tức gào lên thích thú. Và tại một cuộc vận động tranh cử ở Las Vegas, như được thuật từ Der Spiegel (1-2-2016), những người ủng hộ Trump đã tấn công một người phản đối da màu, gào to “Bắn nó đi”, “Sieg Heil” (câu chào của Đức quốc xã), “Thiêu cháy thằng khốn ấy đi”… CNN (24-2-2016) cho biết, tại cuộc bầu cử sơ bộ ở Nevada, Trump được 57% số phiếu ủng hộ từ những người chưa học đại học. “Tôi yêu những người thất học” – Trump từng nói. Khảo sát của tờ The Atlantic (1-3-2016) cho thấy rõ hơn. Có vài yếu tố xây dựng và hình thành lực lượng “fan cuồng” của Trump. Thứ nhất, đó là thành phần chưa học đại học, những người bị “giẫm đạp” bởi toàn cầu hóa vì không theo kịp cơn lốc khoa học-kỹ thuật toàn cầu. Điều này dẫn đến tác nhân thứ hai: họ nghĩ họ không có tiếng nói chính trị. Họ nghĩ họ bị đẩy ra rìa, một phần do cơn lốc dân nhập cư tràn vào và “đe dọa thói quen sinh hoạt và giá trị Mỹ”. Họ cảm thấy họ bất lực. Trump mang lại cho họ một hy vọng mới về “tái thiết kế nước Mỹ” để họ được quan tâm nhiều hơn. “Tái thiết kế” bằng cách giành lại công ăn việc làm cho người Mỹ, bằng chính sách bảo hộ mậu dịch, và xây dựng quân đội hiện đại hơn… Tất cả hứa hẹn trên đã làm thỏa mãn tâm lý nhiều người Mỹ sau gần 8 năm chứng kiến hình ảnh nước Mỹ bị xói mòn bởi Barack Obama. Tháng 7-2015, tại Sun City (South Carolina), Trump nói: “Chúng ta mệt mỏi vì bị đẩy quanh và bị lãnh đạo bởi những kẻ ngu xuẩn… Chúng ta cần những người lãnh đạo thông minh. Chúng ta cần những người lãnh đạo vĩ đại. Chúng ta cần tái tạo sự vĩ đại cho nước Mỹ!”… Reince Priebus, chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa, từng yêu cầu Trump giảm nhẹ cách “hành ngôn”. Nhiều chính trị gia Cộng hòa không giấu nổi xấu hổ vì Trump. Reuters (2-3-2016) cho biết, tháng 6-2015, một số những nhà đóng góp tài chính lớn nhất của Cộng hòa đã gặp nhau tại khu nghỉ mát biệt lập ở Deer Valley (Utah) trong ba ngày, dưới sự chủ trì của Mitt Romney (cựu thống đốc Massachusetts). Họ bàn về việc ủng hộ như thế nào đối với 6 ứng cử viên Cộng hòa vừa loan bố tranh cử. Không ai nhắc đến Trump dù nhân vật này từng úp mở tranh cử dưới màu áo Cộng hòa. Bốn ngày sau, Donald Trump chính thức tuyên bố tranh cử. Từ đó, Trump liên tiếp hạ gục các ứng cử viên trong đảng mình. Vấn đề của Cộng hòa bây giờ là làm sao chặn đứng Trump! Tuy nhiên, Trump tranh cử mà không cần ngân sách quyên góp từ các tổ chức ủng hộ đảng. Ông bỏ tiền túi ra xài. Bộ máy đảng Cộng hòa khó có thể chặn Trump bằng “kỹ thuật” tài chính. Tracy Sefl, nhà tư vấn chính trị Dân chủ, từng là cố vấn cấp cao bộ máy tranh cử Hillary Clinton, nói rằng Trump là ứng cử viên Cộng hòa nguy hiểm nhất đối với Dân chủ vì ông ấy “không thể đoán được, không biết xấu hổ, không biết xin lỗi”. Chiến thuật “phi-chiến-thuật” cho đến thời điểm này là tỏ ra hiệu quả đối với Trump. “Ông ấy không phòng thủ. Ông ấy không sử dụng bất kỳ chiến thuật căn bản nào của chiến dịch vận động” - Tracy Sefl nói (Politico 2-3-2016). Khó có thể hình dung Donald Trump sẽ dẫn nước Mỹ đến đâu nếu đắc cử tổng thống. Một số nhà bình luận nhận xét rằng Trump dựa vào cảm tính và kinh nghiệm cá nhân hơn là sách vở. Với Bắc Triều Tiên, Trump không xem đó là vấn đề của Mỹ mà là vấn đề của Trung Quốc. Không ủng hộ cuộc chiến Mỹ với Syria nhưng Trump muốn “dội bom tan nát IS” và “sẽ gửi chiến binh Mỹ đến đá đít đám IS”. Về mậu dịch, Trump nói, Trung Quốc, Nhật, Mexico, Việt Nam và Ấn Độ đang “xé nát chúng ta” bằng cách làm mất giá tiền tệ và chặn hàng xuất khẩu Mỹ. Trump sẽ không ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và sẽ tái đàm phán Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico và Canada. Về quốc phòng, Trump sẽ phát triển quân đội Mỹ sao cho nó trở nên “hùng mạnh đến mức không ai dám “lạng quạng” với chúng ta” (nguyên văn “mess with us”). Ông muốn Nhật, Đức, Hàn Quốc và Saudi Arabia chia sẻ chi phí quân sự với Mỹ. Ông muốn tăng cường sự hiện diện quân đội Mỹ tại biển Đông để “làm nản lòng chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc”… Dư luận Trung Quốc đang theo dõi sát chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ. “Hillary và Trump, bạn chọn ai?” – kênh truyền hình Phượng Hoàng (Hong Kong) đã thực hiện cuộc thăm dò trên mạng Weibo ngày 1-3-2016. Hầu hết ý kiến trả lời rằng họ ghét cả hai nhưng họ sợ Hillary hơn Trump. Trên Washington Post (1-3-2016), giáo sư Đại học Harvard, Lawrence H. Summers (cựu Bộ trưởng tài chính, cựu giám đốc Hội đồng kinh tế quốc gia thuộc Nhà trắng), viết rằng hiện tượng Trump cho thấy “tiến trình dân chủ đã mất phương hướng và trở nên độc hại một cách nguy hiểm”, và “khả năng bầu Trump làm tổng thống là mối hiểm họa lớn nhất cho sự thịnh vượng và an ninh của nước Mỹ”. Có cách nào để “loại” Trump? New York Times (2-3-2016) cho biết, một số chính trị gia Cộng hòa đang nghĩ đến giải pháp không bầu Trump tại Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa tổ chức vào tháng 7 và sẽ tìm một ứng cử viên Cộng hòa độc lập. Rất nhiều tổ chức vừa được thành lập chỉ để chặn đứng Trump. Chỉ riêng tổ chức “Club for Growth Action” đã chi 1,5 triệu USD để loại Trump khỏi Florida (Time 3-3-2016). Hãy thử gõ “How to stop Trump” vào Google, các bạn sẽ thấy hơn 313 triệu kết quả trong vòng 0,76 giây! Mạnh Kim (FB Mạnh Kim)
  14. Nội hàm của "pháp quyền" trong thuật từ "pháp quyền xã hội chủ nghĩa", hay "nhà nước pháp quyền" của Việt Nam, ngày càng rõ nét hơn, nếu ta xét đến cách thi hành luật pháp của các cơ quan tư pháp hay các hành vi sử dụng quyền lực của các "quan lớn". Chữ "quyền" trong thuật từ "pháp quyền" có nghĩa là gì ? quyền của quyền lực (pouvoir, power) hay quyền của "quyền lợi" (droit, right) ? Không thấy nhà "luật học" VN nào phân tích rõ việc này. Chữ "quyền" ở đây ai muốn hiểu sao thì hiểu. Thực tế cho thấy rằng chữ "quyền" (trong nhà nước pháp quyền hay pháp quyền xã hội chủ nghĩa), lúc thì có nghĩa là "quyền lực", lúc có nghĩa là "quyền lợi", tùy theo hoàn cảnh. Pháp quyền, nếu phân tích theo ngữ nghĩa, có thể hiểu là "pháp luật" được sinh ra từ "quyền lực". Tức "pháp luật" phải phục tùng quyền lực. Nhưng người ta cũng có thể hiểu "pháp quyền" theo cách quyền lợi (tiền bạc, lợi lộc...) có thể điều khiển được "pháp luật". Tức là, cả hai trường hợp, pháp luật tùy thuộc vào quyền lực và quyền lợi. Trường hợp ông Đinh La Thăng, khi vừa lên nắm bí thư thành ủy Sài Gòn, những hành vi của ông này thể hiện việc "quyền lực" định hướng "pháp luật". Tức quyền lực sinh ra pháp luật. Việc ông này ra lệnh triệu tập bà giám đốc một hãng sữa, hay việc ra lệnh cất nhà, làm đường... cho một cá nhân nào đó, đều vi phạm pháp luật. Dĩ nhiên, với thẩm quyền của bí thư thành ủy, ông Thăng có thể ra lệnh cho phía UBND làm những việc này. Việc xuất quĩ chi tiền (làm đường hay cất nhà...) đâu thuộc thẩm quyền ông Thăng ? Cũng như ông Thăng đâu thể ra lệnh cho (bà giám đốc hãng sữa) phải làm thế này thế kia được ? Mới đây, phía công an đưa dự luật theo đó cảnh sát giao thông phải xử lý dễ dãi cho trường hợp các quan lớn gây tai nạn hay vi phạm luật lệ giao thông. Các thí dụ này cho thấy, "pháp quyền" có ý nghĩa cụ thể là pháp luật phục tùng quyền lực. Ta sẽ thấy rõ rệt hơn, trường hợp xử án, các tòa án VN đều xử án theo chỉ thị của cấp trên. Tức là, chánh án không phải là người có quyền xét xử, mà chỉ là người đọc pháp lệnh. Trong khi kẻ có tiền có thể "mua" quyền lực. Những ghế bộ trưởng, dân biểu, tỉnh ủy, chủ tịch UBND... đều có "giá" của nó. Cho đến một chỗ dạy học, một chân làm cảnh sát giao thông, hay làm hải quan... đều đã được định giá trước. Kẻ có tiền cũng có thể "mua án". Chánh án chỉ là người đọc pháp lệnh, công lý không hiện hữu, có tiền việc gì không mua được ? Tức là pháp luật cũng phục tùng (ngời ban phát) quyền lợi. Pháp quyền với ý nghĩa nhập nhằng như vậy, cho dầu gượng ép khoát cho nó bộ áo của "rule of law", cũng không thể thay đổi ý nghĩa (trên lý thuyết) hay cách áp dụng nó vào thực tế. Từ "pháp quyền", nguyên thủy có nghĩa là "quyền được xét xử, juridiction", được ông Hồ sử dụng trong bài vè "Việt Nam yêu cầu ca". Sau này ông Đổ Mười lấy xài lại, ghép thành "nhà nước pháp quyền". Từ đó các học giả VN (như ông Nguyễn Hưng Quốc trên VOA) gán cho nó ý nghĩa "rule of law". Trong khi ở các nước dân chủ đang giẫy chết, pháp luật là tối thượng, là ưu việt (rule of law). Pháp luật không chỉ phân định và giới hạn quyền lực mà còn kiểm soát việc thực thi quyền lực. Ngươi ta gọi đó là "pháp trị" hay "nhà nước pháp trị". Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  15. Các nhân viên mặt đất đang giúp phi hành gia Scott Kelly ra khỏi tàu vũ trụ khi ông trở về trái đất ngày 2/3/2016. Tin liên hệ Thay thế phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế Trạm Không gian đánh dấu 15 năm có sự hiện diện của con người NASA: Có bằng chứng vững chắc về nước trên Sao Hỏa 05.03.2016 Phi hành gia Scott Kelly sau khi trở về sau gần một năm trên trạm Không gian Quốc tế, dường như đã cao lên 5 cm so với người anh em song sinh, Mark. Từ khi Scott Kelly trở về trong tuần này, thì đó là một phát hiện sơ khởi về những tác động của tình trạng vô trọng lực kéo dài đối với cơ thể con người. Các phi hành gia thường cao lên trong không gian bởi vì những đĩa đệm trong xương sống của con người ít bị ép lại do trọng lực trên quả đất. Sứ mạng của Kelly, một phần là một cơ hội để Cơ quan NASA nghiên cứu xem các phi hành gia sẽ ra sao trong một sứ mạng thám hiểm Sao Hỏa, có thể sẽ kéo dài khoảng 1 năm. Scott Kelly và người anh em giờ đây là đối tượng của một dự án một năm để so sánh sức khỏe và các yếu tố di truyền của hai anh em song sinh.
  16. Trọng ThànhĐăng ngày 04-03-2016 Sửa đổi ngày 04-03-2016 18:16 Một góc khu làng Kafr Hamra, bắc Aleppo, Syria (Ảnh chụp ngày 27/02/2016)REUTERS/Abdalrhman Ismail Trong lúc thỏa thuận hưu chiến tại Syria, theo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An, được đánh giá là tương đối được tôn trọng, nhiều tổ chức phi chính phủ cảnh báo thành phố Aleppo, miền bắc Syria, có thể phải chịu số phận giống như Srebrenica, Nam Tư, nếu như đô thị này, hiện một phần nằm trong tay phe nổi dậy, bị quân đội chính phủ tấn công. Trên đây là lo ngại của một số tổ chức bảo vệ nhân quyền họp tại Washington, hôm qua 03/03/2016, như Oxfam, Mercy Corps hay Syrian Amercain Medical Society. Bác sĩ Zaher Shaloul, thuộc tổ chức y tế Syrian Amercain Medical Society, là người so sánh Allepo với Srebrenica, nơi hơn 8.000 người Bosniac bị lực lượng Serbia của Bosnia thảm sát tháng 7/1995, trước sự bất lực của cộng đồng quốc tế. Người bác sĩ nói trên rất lo ngại cho số phận của khoảng 300.000 người đang bị kẹt lại tại Aleppo, khi « con đường duy nhất nối liền Thổ Nhĩ Kỳ với Aleppo đã hoàn toàn bị lực lượng người Kurdistan, đồng minh của chính quyền Damas, cắt đứt hoàn toàn ». Bác sĩ Shaloul vừa trở về từ Syria, nghi ngờ chính quyền Damas và Nga lợi dụng tình hình hiện tại để mở rộng vùng kiểm soát. Còn theo chủ tịch Mercy Corps, tổ chức đang tiến hành các hoạt động trợ giúp nhân đạo tại Syria, ngày hôm qua, có năm cuộc không kích nhắm vào lối vào Aleppo, và chiến sự vẫn tiếp diễn tại khu vực cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 15 km, và người tị nạn phải trú ẩn trong hang. Hôm nay, tổng thống Pháp, các thủ tướng Đức, Anh và Ý có kế hoạch điện đàm với tổng thống Nga vào cuối buổi sáng, để nhấn mạnh với lãnh đạo Nga về quyết tâm của châu Âu duy trì ngừng bắn lâu dài tại Syria. (rfi)
  17. Cứ năm năm một lần, ở Việt Nam lại định kỳ tiến hành bầu cử Quốc Hội và Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp. Đây là quá trình người dân thực hiện quyền lực chính trị của cá nhân mình để đưa ra quyết định lựa chọn ra các cá nhân thay mặt mình trong cơ quan quyền lực nhà nước. Từ lâu nay ở Việt nam, các cuộc bầu cử Quốc hội chỉ là một việc làm mang tính hình thức trong cơ chế "Đảng cử, Dân bầu", khi mà người dân chỉ có quyền lựa chọn và bầu các đại biểu theo danh sách đã được Đảng duyệt sẵn. Vì thế, kết quả ai trúng, ai trượt thì người dân không mấy ai quan tâm. Việc các cá nhân tham gia tự ứng cử là một việc làm đáng hoan nghênh và cần được khuyến khích, vì nó sẽ đánh động dư luận xã hội, cũng như góp phần để các cử tri thức tỉnh trong việc thực hiện quyền lực chính trị của cá nhân mình, trong việc lựa chọn các đại biểu thay mặt mình ở trong các cơ quan quyền lực nhà nước. Đây cũng là một giải pháp cần thiết để phá vỡ cái cơ chế "Đảng cử, Dân bầu". Một số gương mặt tự ứng cử ĐBQH Chính quyền không khuyến khích tự ứng cử Trong điều kiện thể chế chính trị độc đảng lãnh đạo, nên số lượng ĐBQH hiện nay chủ yếu được bầu theo dự kiến và sự định hướng của lãnh đạo Đảng CSVN. Đây là lý do khiến phía chính quyền không khuyến khích các cá nhân tự ứng cử cũng như việc cử tri không được giới thiệu người mình tín nhiệm. Quá trình hiệp thương là một thứ rào cản nhằm ngăn chặn những trường hợp cá nhân tự ứng cử, cho dù pháp luật hiện nay có quy định cho người tự ứng cử. Việc những văn bản pháp luật quy định về việc đề cử và tự ứng cử còn tùy tiện, chưa được quy định chặt chẽ, cộng với việc thể chế và tâm lý xã hội vẫn chưa thật sự cởi mở cho các cá nhân tự ứng cử. Đây là một hạn chế, đồng thời cũng làm thu hẹp khả năng tự ứng cử cũng như sự lựa chọn của cử tri, đồng thời đã khiến những người tự ứng cử nghĩ đơn giản rằng mình có đủ điều kiện làm ĐBQH được. Do cơ chế "Đảng cử, Dân bầu" nên các đại biểu trúng cử là do định hướng và cơ cấu sắp sẵn chứ không phải vì năng lực và chương trình hành động của họ được thể hiện qua vận động tranh cử. Đó là lý do vì sao, trong các cuộc bầu cử ở Việt nam, việc vận động tranh cử đã không được coi trọng và quan tâm đúng mức. Đừng nôn nóng Xác suất cho khả năng trúng cử ĐBQH của các ứng cử viên tự do là rất thấp là điều ai cũng biết, cho dù các quan chức chính quyền luôn khẳng định sự bình đẳng giữa những người tự ứng cử, cùng với những người ứng cử được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu. Cần phải hiểu ngoài mặt thì họ nói vậy, nhưng phía chính quyền có thừa các lý do để loại bỏ những người tự ứng cử ra khỏi cuộc chơi. Những khó khăn của người tự ứng cử hiện nay mới chỉ ở mức: không được thuận tiện trong việc xác minh lý lịch cá nhân; bị đại diện chính quyền phê thêm các nhận xét gây bất lợi; bị các tổ chức và cá nhân sử dụng các phương tiện truyền thông để bôi nhọ. Việc trang Petrotime online của nhà nước có hành động phỉ báng công khai đối với các ứng viên độc lập mới là trường hợp khởi đầu cho việc gây khó khăn của chính quyền đối với người tự ứng cử, trước khi bước vào một giai đoạn quyết liệt hơn. Đó là ba vòng hiệp thương để giới thiệu danh sách ứng cử, mà thực chất là một màn đấu tố "đẫm máu" và kết quả là tên tuổi của những người tự ứng cử sẽ biến mất lúc nào không rõ. Trong một môi trường mà chuyện chính trị là thứ độc quyền của một nhóm người, khi mà tâm lý xã hội vẫn chưa thật sự cởi mở cho các cá nhân tự ứng cử. Ở đó người ta coi hành động tự ứng cử là chuyện chơi trội, vì thích nổi tiếng v.v... Vì vậy, đòi hỏi những người tự ứng cử cần có sự kiên nhẫn và thể hiện bản lĩnh trước áp lực cũng như các đòn tấn công ác ý của dư luận. Do vậy, những người tự ứng cử nên coi sự tự ứng cử ĐBQH là một việc làm hết sức bình thường đã được pháp luật bảo hộ, không việc gì cần la lối phải ầm ỹ. Bởi vì trước mắt mỗi người, là trách nhiệm của một ĐBQH đối với cử tri là hết sức nặng nề và sẽ gặp muôn vàn khó khăn nếu so với việc đăng ký ứng cử ĐBQH. Một khi những người tự ứng cử không tự giải quyết được việc cho mình được, thì sẽ hy vọng giúp được ai? Hơn nữa, mình càng tỏ ra nôn nóng bao nhiêu thì đối phương sẽ biết là mình đang ở thế bị động và lúng túng. Trong các kỳ bầu cử ở những xã hội dân chủ cởi mở cũng xảy ra các tình trạng soi mói tương tự. Và theo LS. Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết rằng : "Ở các nước ngoài, nếu anh ra ứng cử không đủ 5% số phiếu thì cuộc bầu cử đó tốn mấy trăm triệu anh phải đền. Còn nếu anh đạt 5% số phiếu của cử tri trở lên thì không vấn đề gì. Do đó, người tự ứng cử phải có sự lựa chọn cho hợp lý.". Qua đó để tự động viên mình rằng, những người tự ứng cử ĐBQH ở Việt nam là may mắn lắm rồi. Phải hướng tới cử tri Theo TS. Nguyễn Quang A cho rằng: "Do những người tự ứng cử thường gặp khó khăn trong quá trình hiệp thương và tại hội nghị cử tri (họ dễ bị loại bỏ, thậm chí bị “đấu tố” một cách bất công) nên việc lấy chữ ký ủng hộ của cử tri trên cả nước là điều hoàn toàn hợp pháp và giúp giảm sự lạm dụng và đối xử bất công đối với họ. ". Đây cũng là thước đo mức độ tín nhiệm của người tự ứng cử, vì thế những người tự ứng cử phải tự dũng cảm để đối mặt với thách thức này trước khi đăng ký ứng cử ĐBQH. Người tham gia tự ứng cử ĐBQH trước hết phải là những người có ý thức thượng tôn pháp luật, phải xác định đây là chuyện nghiêm túc, để tránh tình trạng tham gia ứng cử với tâm lý để “thử ” hoặc là tham gia “cho vui”. Những người tự ứng cử phải là người có trình độ, có đạo đức, có uy tín, được đông đảo cử tri tín nhiệm và phải có khả năng tài chính. Nên xác định việc quyết định ra tự ứng cử là sự đặt cược danh dự và uy tín của mình, vì không được lựa chọn làm ứng cử viên, hay không trúng cử hoặc được số phiếu bầu quá thấp là tự mình đánh mất danh dự và uy tín của cá nhân mình. Lá phiếu bầu cử ĐBQH là sự lựa chọn của cử tri, do đó vấn đề quan trọng hơn cả của những người tự ứng cử là uy tín của họ đối với cử tri ở khu vực mình tự ứng cử, là những người lựa chọn họ. Hầu như những người tự ứng cử đang quên đi rằng, lực lượng cử tri là đối tượng duy nhất họ cần hướng tới, để từ đó có các cương lĩnh tranh cử hợp lòng cử tri. Đây là yếu tố thúc đẩy cử tri lựa chọn và bỏ phiếu cho mình. Một thực trạng đáng ngại là, đa số những người tự ứng cử xuất thân từ những nhà hoạt động dân chủ không hiểu được điều đó, nên dẫn đến tình trạng các cương lĩnh tranh cử của họ đề cập tới những vấn đề vĩ mô, thuộc về các tổ chức chính trị. Trên thực tế cho thấy, với các cương lĩnh tranh cử như vậy thì việc cử tri không lựa chọn họ là việc đương nhiên, chứ chưa cần nhắc đến lý do vấn đề nhạy cảm. Ví dụ Cương lĩnh ứng cử ĐBQH của nhà báo Phạm Thành với tiêu chí "Dốc lòng, dốc sức, nguyện phấn đấu đến cùng cho một nền dân chủ thực sự hiện diện ở Việt Nam. Chế độ độc tôn do cộng sản cầm quyền phải bị xóa bỏ.". Điều này là trái với Điều 3 của Luật Bầu cử quy định người ứng cử đại biểu Quốc hội “phải đáp ứng các tiêu chuẩn của ĐBQH quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội. Đây là điều người ứng cử ĐBQH không được phép mắc phải. Kết Ít ai biết rằng, phong trào tự ứng cử ĐBQH trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 khá rầm rộ, ngoài những nhân vật đấu tranh có tên tuổi thì cũng còn có nhiều người khác nữa xuất hiện trên mạng xã hội cũng tham gia tự ứng cử. Dù rằng họ không được truyền thông quan tâm tới để giới thiệu và phổ biến các tiêu chí tranh cử ĐBQH của họ. Tuy vậy, thông qua cương lĩnh tranh cử của các ứng cử viên này cho thấy, họ tỏ ra hiểu biết về quyền lực của cử tri, vì thế các chính sách của họ đưa ra mang tính "dân túy" có khả năng cuốn hút và lôi kéo. Suy nghĩ của một số người tự ứng cử ĐBQH khi cho rằng, việc tham gia tự ứng cử chỉ có được, mà không có mất và chẳng được cũng chẳng sao, điều này có lẽ đã tạo cho họ một sự dễ dãi trong suy nghĩ, đồng thời cho thấy lỗ hổng trong kiến thức chính trị và pháp luật của họ. Nguyên nhân là do họ ra ứng cử dưới vai trò của một cá nhân, nên thiếu sự bài bản của một tổ chức chính trị phải có trong một cuộc tranh cử ghế đại biểu nhân dân. Hy vọng bài viết này sẽ giúp được cho những người tự ứng cử ĐBQH cái nhìn mới hơn trong công việc của họ tại thời điểm hiện tại cũng như tương lai. Ngày 04/03/2015 © Kami * Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA. (Blog RFA)
  18. Một tháng sau khi kết thúc đại hội 12 của đảng cầm quyền ở Việt Nam, cái ghế trưởng ban nội chính trung ương mới được “cơ cấu”. Thời điểm này là khá trễ so với chế độ phân bổ các ông Đinh La Thăng làm Bí thư thành ủy Sài Gòn, ông Hoàng Trung Hải là Bí thư thành ủy Hà Nội, ông Đinh Thế Huynh làm Thường trực ban bí thư, ông Võ Văn Thưởng làm Trưởng ban tuyên giáo trung ương… chỉ một tuần sau đại hội 12. Ông Phan Đình Trạc Ông Phan Đình Trạc, từ Phó ban Nội chính trung ương, được Bộ chính trị bổ nhiệm là trưởng ban. Tuy nhiên khác với dự kiến trước đây, ông Trạc chỉ là ủy viên trung ương mà không phải là ủy viên bộ chính trị. Vị thế đảng này đã khiến vai trò và sức mạnh của Ban Nội chính trung ương yếu thế hơn hẳn so với một số ban đảng khác như Ban Tổ chức trung ương, Ban Tuyên giáo trung ương, Ủy ban Kiểm tra đảng trung ương, kể cả Ban Dân vận trung ương. Không những yếu thế về đẳng cấp trong đảng, tương lai chống tham nhũng của Ban Nội chính trung ương còn mờ mịt, cho dù đây được xem là cơ quan thường trực của Bộ chính trị về phòng chống tham nhũng. Dường như đã có một điều gì đó không bình thường, hoặc bất thường, xảy đến với việc cơ cấu vai trò Trưởng ban nội chính trung ương. Từ nhiều năm qua, các cơ quan đảng, trong đó có Ban Nội chính trung ương, thường không được giới quan chức “chạy” vì thiếu “màu”. Đa phần giới quan chức chỉ nhắm vào những cái ghế bên chính phủ vì dễ có điều kiện “sát dân” và “hành là chính”. “Đầu không tới trời, chân không tới đất” là câu châm ngôn dân gian dành cho loại ban này. Không có quyền lực để “khiển” ngành công an, thậm chí cũng không chi phối được cả ngành tòa án và viện kiểm sát, Ban Nội chính trung ương đóng vai trò mờ nhạt trong nhiều năm qua. Vì vậy, trong chiến dịch “luân chuyển cán bộ” của Ban Tổ chức trung ương – kéo dài suốt từ đầu năm 2015 đến gần cuối năm đó, có lúc có đến hàng chục hoặc hơn phó ban được “bổ” về Ban Nội chính trung ương. Ban này chính thức trở thành “Ban phó ban”. Cuộc “cách mạng” rõ ràng nhất đã xảy ra vào năm 2014, khi Tổng bí thư Trọng dự định đưa Bí thư thành ủy Đà Nẵng là Nguyễn Bá Thanh vào Bộ chính trị và cầm chịch Ban Nội chính trung ương với mũi giáo chống tham nhũng và bè phái trong đảng. Tuy nhiên ông Thanh không được toại nguyện. Không những thế, “thần khẩu hại xác phàm”, câu cửa miệng “hốt liền, bắt liền” của ông còn khiến ông bị cô lập ở Hà Nội. Không trụ được bao lâu, Nguyễn Bá Thanh phải sang Mỹ chữa bệnh “ung thư”. Đến đầu năm 2015, ông chết. Môt khả năng lớn xảy ra là sau cái chết của nguyên trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh, giá trị của Ban Nội chính trung ương cảng giảm sút trầm trọng. Tâm lý mê tín phổ cập với cao trào là chùa Bái Đính ở Ninh Bình luôn có thể khiến giới quan chức tăng cường tối đa thái độ thận trọng nếu được đảng gợi ý thay thế chỗ của trưởng ban nội chính mà cái chết đã gây ra dư luận dồn đoán về “bị đầu độc”. Không còn Nguyễn Bá Thanh, cũng không có nổi một trưởng ban nội chính là ủy viên bộ chính trị, Tổng bí thư Trọng sẽ hành xử chống tham nhũng ra sao? Ông sẽ phải dựa vào Bộ Công an – một cơ quan chưa có gì để chứng minh độ tin cậy cao? Hay dựa vào Thanh tra chính phủ với thành tích hết sức cho có dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Công cuộc “đấu tranh chống tham nhũng” của đảng Cộng Sản cũng bởi thế chưa có gì đáng được coi là triển vọng. Lê Dung (SBTN)
  19. Việt Nam không muốn tiến tới đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tốn kém tiền bạc và công nghệ. Tuy nhiên, quân đội Việt Nam được hiện đại hóa để sẵn sàng bắt Trung Quốc trả giá và để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc. Giới thiệu Bài viết này xem xét tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã dẫn đến việc hiện đại hóa chưa từng thấy các lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam như thế nào. Diễn biến này được đặt trong sự phát triển có tính lịch sử của quan hệ Trung-Việt từ tình trạng thù địch trong suốt cuộc xung đột Campuchia thành bạn bè hữu nghị. Mặc dù tranh chấp lãnh thổ Biển Đông là điều khó chịu chính trong quan hệ song phương, nó đã không ngăn cản hai nước phát triển những gì họ gọi là một “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Việt Nam cố gắng duy trì quyền tự chủ của mình thông qua một chính sách hợp tác chính trị và kinh tế với Trung Quốc trong các lĩnh vực mà lợi ích quốc gia của họ hội tụ và bằng việc đấu tranh chống lại hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Bối cảnh chính trị-chiến lược Hai năm sau khi Việt Nam thống nhất, nước này bị lôi kéo vào một cuộc xung đột biên giới với nước láng giềng Campuchia. Tháng 12/1978 Việt Nam đã ra quyết định định mệnh là can thiệp vào nước láng giềng của mình và lật đổ Khmer Đỏ, một chế độ đã liên minh với Trung Quốc. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách xâm nhập miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để “dạy cho Việt Nam một bài học” vì thách thức Trung Quốc. Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế và thương mại đối với Việt Nam. Trong thập kỷ sau đó, trong khi các lực lượng quân sự Việt Nam ổn định tình hình ở Campuchia, Trung Quốc duy trì căng thẳng biên giới phía Bắc bằng việc pháo kích lặp đi lặp lại và các đe dọa phát động một cuộc tấn công trừng phạt khác. Việt Nam đã triển khai tới 250.000 quân đến các tỉnh miền Bắc của mình để bảo vệ trước một cuộc xâm lược thứ hai của Trung Quốc. Đến năm 1987, như là hệ quả của sự tan băng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô, các triển vọng cho việc đảm bảo một dàn xếp chính trị tại Campuchia đã trở thành thực tế và tình hình dọc theo biên giới Trung-Việt dần dần ổn định. Trong tháng 9/1989, Việt Nam đã hoàn thành việc rút tất cả các lực lượng quân sự của mình từ Campuchia về và căng thẳng với Trung Quốc giảm xuống. Tháng 9/1990, các quan chức cấp cao Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức một cuộc gặp cấp cao tại thành phố Thành Đô ở miền Nam Trung Quốc và vạch ra con đường dẫn đến bình thường hóa. Tháng 6/1991, dự tính về mối quan hệ được cải thiện với Trung Quốc, Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Đường lối chỉ đạo chính sách kêu gọi Việt Nam “đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế với tất cả các nước và các tổ chức kinh tế… không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau”. Tháng 10/1991, một dàn xếp chính trị toàn diện về cuộc xung đột Campuchia đã đạt được bằng một hội nghị quốc tế họp tại Paris. Việt Nam đã đáp ứng hai yêu cầu chính của Trung Quốc: rút toàn bộ lực lượng quân sự Việt Nam khỏi Campuchia và một dàn xếp chính trị trong đó bao gồm cả đồng minh của Trung Quốc, Campuchia Dân chủ (Khmer Đỏ). Tháng tiếp sau đó, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bình thường hóa các quan hệ ngoại giao sau thời kỳ 13 năm lạnh nhạt. Trong 4 năm tiếp sau, Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể trong việc đáp ứng các mục tiêu do Đại hội toàn quốc lần thứ VII đã đặt ra, đến năm 1995 Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và Nhật Bản cũng như Liên minh châu Âu đều đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế của họ và nối lại viện trợ phát triển. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên thứ bảy của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Trung Quốc Vào tháng 3/1999, một cuộc gặp cấp cao giữa các nhà lãnh đạo đảng Trung Quốc và Việt Nam đã thông qua một phương châm mười sáu chữ kêu gọi “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Một tuyên bố chung được đưa ra vào năm sau đó đã thiết lập khuôn khổ cho các mối quan hệ dài hạn giữa hai nhà nước. Trung Quốc và Việt Nam đã nhanh chóng đạt được thỏa thuận phân định biên giới trên bộ và phân định ranh giới trên biển tại Vịnh Bắc Bộ, mà ở đó một vùng đánh cá chung đã được thiết lập. Tại Đại hội IX của Đảng năm 2001, một Đường lối chỉ đạo chính sách mới đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ với “các nước hữu nghị truyền thống, các nước láng giềng và các nước xã hội chủ nghĩa”, ám chỉ Trung Quốc, Lào, Campuchia và Nga. Tháng 7 năm sau, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 3 “Về chiến lược an ninh quốc gia”. Nghị quyết này tuyên bố rằng Trung Quốc là một trong số bạn bè của Việt Nam trong khi Mỹ được xếp vào hàng kẻ thù chiến lược của Việt Nam. Đại hội IX cũng tuyên bố rằng “Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia”. Làm sao để tuyên bố này phù hợp với quy định về ý thức hệ của Việt Nam trong việc ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa và hệ thống thang bậc mới trong quan hệ đối ngoại? Trong tháng 7/2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 8, “Chiến lược Quốc phòng trong tình hình mới”, nhằm giải quyết bài toán hóc búa này. Nghị quyết 8 đã đặt các lợi ích quốc gia thực dụng lên trên hệ tư tưởng đã lỗi thời. Việt Nam sẽ hợp tác với các quốc gia khác ở chỗ lợi ích quốc gia hội tụ; nhưng Việt Nam sẽ đấu tranh chống lại các quốc gia nào làm tổn hại lợi ích quốc gia của Việt Nam. Nghị quyết 8 đã đưa ra các khái niệm biện chứng về “đối tượng hợp tác” (Đối tác) và “đối tượng đấu tranh” (Đối tượng) để biện giải cho định hướng mới này. Quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc nên được đặt trong khuôn khổ chính sách mở cửa của Việt Nam là đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại của mình. Từ năm 2001, Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược lớn phát triển các mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; các nước lớn chủ yếu ở Đông Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á; và châu Âu thông qua các thỏa thuận hợp tác chiến lược chính thức. Việt Nam đã đàm phán thỏa thuận đối tác chiến lược đầu tiên của mình với Liên bang Nga vào năm 2001. Sau đó nước này đạt được các thỏa thuận đối tác chiến lược với Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức (2011), Pháp, Italy, Thái Lan, Indonesia và Singapore (2013). Năm 2006, Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập Ủy ban chỉ đạo chung về hợp tác song phương ở cấp Phó thủ tướng để điều phối tất cả các khía cạnh trong quan hệ song phương hai nước. Tháng 6/2008, Việt Nam và Trung Quốc đã nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược sau hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo đảng ở Bắc Kinh. Quan hệ song phương đã tiếp tục được nâng cấp thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong năm sau đó. Trong khuôn khổ này, Trung Quốc và Việt Nam đã phát triển một mạng lưới dày đặc các cơ cấu đảng, nhà nước, quốc phòng và đa phương để quản lý các mối quan hệ song phương của họ. Việt Nam và Trung Quốc hiện nay miêu tả quan hệ song phương của họ như là một quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Tranh chấp Biển Đông Trước khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, vấn đề Biển Đông nổi bật lên trong hai dịp. Đầu tiên, vào tháng 1/1974, một đội tàu hải quân Trung Quốc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa và đánh đuổi các lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng hòa. Tại thời điểm này, Việt Nam vẫn còn bị chia cắt giữa miền Bắc và miền Nam. Lần thứ hai, tháng 3/1988, trong khi Việt Nam vẫn đang tham chiến ở Campuchia, một lực lượng hải quân Trung Quốc đã tấn công các kỹ sư quân sự Việt Nam trên các cấu trúc ở Biển Đông và chiếm các bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross) và đá Gạc Ma (Johnson South). Năm 1992, ngay sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hai bên đã bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu về quyền thăm dò dầu tại vùng biển xung quanh bãi Tư Chính của Việt Nam nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam. Sau đó vào những năm 1990, một tranh cãi khác đã nổ ra khi Trung Quốc trao quyền thăm dò dầu cho Crestone Oil, một công ty Mỹ, tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là một phần Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình. Va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã nổ ra năm 2007 khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương ở Biển Đông phía trên 12 vĩ độ Bắc. Trung Quốc áp dụng lệnh cấm này bằng cách lên các tàu Việt Nam và thu giữ cá đã đánh bắt được của họ và máy thông tin liên lạc. Trong một số trường hợp, các tàu Trung Quốc đã đâm tàu Việt Nam. Một số bị đánh chìm và đã có những người chết. Sau đó Trung Quốc bắt giữ các ngư dân Việt Nam và giữ họ cho đến khi họ trả những khoản tiền phạt lớn. Cũng trong năm 2007, Trung Quốc bắt đầu gây áp lực buộc các công ty dầu mỏ nước ngoài hoặc phải dừng các hoạt động của họ trong vùng biển của Việt Nam hoặc phải đối mặt với những khó khăn trong các hoạt động của họ ở Trung Quốc. Một bước ngoặt lớn trong tranh chấp ở Biển Đông xảy đến khi Ủy ban Liên hợp quốc về Ranh giới Thềm lục địa đặt thời hạn chót vào tháng 5/2009 cho việc đệ trình các tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý. Trung Quốc, lần đầu tiên, chính thức đệ trình bản đồ “đường 9 đoạn” trên Biển Đông và tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các cấu trúc ở bên trong đường này, bao gồm cả các vùng biển lân cận. “Đường 9 đoạn” của Trung Quốc ăn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam. Khu vực chồng lấn này nhanh chóng trở thành một khu vực tranh cãi khi các tàu chấp pháp biển Trung Quốc cố gắng thực thi chủ quyền. Chẳng hạn, các tàu dân sự Trung Quốc bắt đầu can thiệp vào hoạt động thương mại của các tàu thăm dò dầu đang hoạt động trong EEZ của Việt Nam. Đã có một vài sự cố công khai, trong đó tàu Trung Quốc hoặc là quấy rối hoặc cắt cáp của các tàu thuyền nước ngoài đang tiến hành khảo sát địa chấn trong EEZ của Việt Nam. Năm 2012 khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam vạch ra ranh giới biển của mình, Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc đã đáp lại bằng cách đưa các lô thăm dò chồng lấn với EEZ của Việt Nam ra đấu thầu quốc tế. Va chạm thường xuyên về các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục cho đến ngày nay. Không có sự cố nào lại nghiêm trọng hơn việc hạ đặt một giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc, Hải Dương- 981, trong vùng EEZ của vn từ tháng 5-7/2014. Hải Dương-981 được hộ tống bởi một đội tàu hỗn hợp của Trung Quốc gồm hơn 80 tàu chiến của hải quân, các tàu cảnh sát biển, tàu kéo và tàu đánh cá. Con số này đã lên đến hơn 100 vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng. Máy bay quân sự của Trung Quốc bay trên bầu trời. Việt Nam đã phản ứng bằng cách cử các tàu của Cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư để phản đối hành vi vi phạm quyền chủ quyền đó của Trung Quốc. Điều này dẫn đến những cuộc đối đầu hàng ngày bao gồm cả việc va chạm có chủ ý của cả hai bên và các tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng áp lực cao nhắm vào buồng lái và các cột ăng-ten thông tin của tàu thuyền Việt Nam. Việt Nam tuyên bố rằng trong tháng 5 đã đưa ra hơn ba mươi phản kháng ngoại giao với Trung Quốc, bao gồm cả các nỗ lực kích hoạt đường dây nóng mà không có kết quả. Cuộc khủng hoảng này đã đánh dấu sự suy giảm nghiêm trọng nhất trong quan hệ song phương kể từ Chiến tranh biên giới Trung-Việt hồi năm 1979. Cuộc đối đầu xung quanh việc triển khai Hải Dương-981 đã chấm dứt cũng đột ngột như khi nó bắt đầu. Trung Quốc thông báo rằng giàn khoan này đã hoàn thành các hoạt động của mình và rút nó khỏi khu vực. Trung Quốc sau đó đã tiếp một đặc phái viên đại diện cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và một phái đoàn gồm 13 tướng lĩnh cấp cao Việt Nam bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng. Hai bên đã đồng ý thiết lập quan hệ song phương trở lại như đã đạt được trước khi có cuộc khủng hoảng Hải Dương-981. Họ cũng nhất trí rằng các tranh chấp Biển Đông không nên gây tổn hại quan hệ song phương nói chung. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tháng 5-7/2014 đã làm xói mòn nghiêm trọng lòng tin chiến lược giữa hai đối tác hợp tác chiến lược toàn diện này. Việc hiện đại hóa lực lượng của Việt Nam Các sự kiện có liên quan đến Biển Đông ở trên hình thành bối cảnh cho quyết định của Việt Nam hiện đại hóa các lực lượng hải quân và không quân của mình cho các hoạt động ở Biển Đông để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Cho đến giữa những năm 1990, hải quân Việt Nam vẫn chỉ là một lực lượng hải quân ven bờ. Từ giữa những năm 1990, Việt Nam đã bắt đầu mua các tàu hộ tống lớp Tarantul từ Liên Xô có trang bị tên lửa chống hạm. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga đã trở thành nhà cung cấp vũ khí chính của Việt Nam. Kể từ năm 2008, hải quân Việt Nam đã được giao 1 tàu hộ tống BPS-500, 2 tàu hộ vệ tàng hình trang bị tên lửa dẫn đường lớp Gepard 3.9 (các tên lửa chống hạm Uran 3M24), 3 tàu ngầm Varshavyanka tức tàu ngầm truyền thống cải tiến lớp Kilo (được vũ trang bằng tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình đối đất), 4 tàu hộ tống trang bị tên lửa dẫn đường Tarantul V, 5 khinh hạm hạng nhẹ lớp Petya, và 6 tàu tấn công nhanh lớp Svetlyak (trang bị tên lửa chống hạm). Việt Nam dự kiến sẽ nhận được thêm 2 khinh hạm Gepard trong năm nay và nhận thêm 3 tàu ngầm lớp Kilo trước cuối năm 2016. Được biết Việt Nam đã ký hợp đồng mua ít nhất hai tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan (được trang bị các tên lửa chống hạm Exocet có tầm bắn mở rộng). Ngoài ra, Việt Nam cũng đã mua 11 máy bay Su-27 và 23 máy bay phản lực đa năng Su-30. Năm 2013 Việt Nam đã thông báo rằng họ tiến hành các cuộc tuần tra bằng không quân trên Biển Đông. Robert Farley, một chuyên gia an ninh tại Đại học Kentucky, đưa ra đánh giá đầy kích động rằng có 5 loại vũ khí Việt Nam mà Trung Quốc nên sợ: máy bay chiến đấu Sukhoi, tàu ngầm lớp Kilo, tên lửa hành trình P-800 Onyx, tên lửa đất-đối-không (SAM) S-300, và chính lãnh thổ của Việt Nam. Tên lửa hành trình P-800 Onyx “có thể phóng được từ máy bay, từ các tàu nổi, từ các tàu ngầm và từ các tổ hợp đặt trên bờ” và tấn công các tàu Trung Quốc từ nhiều hướng bất ngờ và áp đảo các hệ thống phòng không của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLAN). SAM S-300 là một trong những hệ thống phòng không tinh vi và tích hợp nhất trên thế giới. Theo Farley, “nó có thể truy lùng và tiếp cận hàng chục mục tiêu trong tầm hoạt động lên đến 75 dặm… Được sử dụng kết hợp với các máy bay chiến đấu của VPAF (Không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam), mạng lưới SAM sẽ khiến việc thực hiện một chiến dịch không quân phối hợp chống lại Việt Nam với chi phí chấp nhận được trở nên rất khó khăn. “Hệ thống S-300 có thể được sử dụng để bảo vệ Vịnh Cam Ranh và các căn cứ hải quân có tính sống còn khác của Việt Nam”. Và cuối cùng, Farley lưu ý Việt Nam “có lợi thế về không gian”, có nghĩa là “địa hình khắc nghiệt”, thứ sẽ ngăn không cho Trung Quốc phát động một cuộc xâm lược trên đất liền. Gary Li, một chuyên gia an ninh hàng hải làm việc cho IHS Maritime tại Bắc Kinh, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí địa lý Việt Nam đối với Biển Đông. Việt Nam sở hữu nhiều đảo nhất và các hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Trung Quốc “phải đi từ rất xa để tới được cuối vùng yêu sách của mình”, trong khi “Việt Nam, mặt khác, đang tranh một vùng biển ngay ngưỡng cửa của mình. Hạm đội tàu hộ tống hạng nhẹ và tàu ngầm trang bị tên lửa của họ có thể tấn công và rút lui vào các cảng nhà của họ theo ý muốn, trong khi một hạm đội Trung Quốc bị tiến đánh sẽ ít nhiều bị tổn thất’. Li kết luận rằng khi các lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam được tích hợp với các lực lượng pháo binh và tên lửa ven biển được triển khai dọc bờ biển kéo dài của họ, các cách tiếp cận hải quân của Việt Nam đã được chuyển đổi thành một dạng “bãi tập bắn” nào đó. Cần lưu ý rằng Việt Nam đang vận động hành lang Nga và Ấn Độ để có được các tên lửa hành trình tấn công mặt đất BrahMos. Brian Benedictus, một nhà phân tích chính trị-quân sự Đông Á tại Washington, lập luận rằng việc Việt Nam mua các tàu hộ vệ lớp Gepard, các tàu hộ tống lớp Molniya (Tarantul) và tàu ngầm lớp Kilo (Varshavyanka) được nâng cấp “có khả năng cho phép Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn hơn khi triển khai sức mạnh của mình đối với các tuyên bố lãnh thổ ở Biển Đông”. Theo Benedictus, các khinh hạm và tàu hộ tống của Việt Nam “tất cả đều có khả năng là tàu tấn công nhanh trong một kịch bản xung đột ở gần Biển Đông và có khả năng ra đòn đánh tàn khốc đối với các tàu đối phương, một điều gì đó mà Bắc Kinh nhất thiết phải tính đến trước khi ra quyết định tiến tới giao tranh với hải quân Việt Nam”. Hạm đội tàu ngầm thông thường của Việt Nam Các tàu ngầm thông thường mới của Việt Nam bổ sung những khả năng mới nào cho các khả năng chiến lược của mình? Năm ngoái, các quan sát viên ngoại giao tại Hà Nội đã báo cáo rằng tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam đã tiến hành tuần tra dọc bờ biển nước này. Ngoài ra, thủy thủ đoàn Việt Nam hiện đang được đào tạo học thuyết và chiến thuật tác chiến dưới biển tại trung tâm tàu ngầm INS Satavahana của Ấn Độ. Những diễn biến này đã khiến các nhà phân tích an ninh và quốc phòng nước ngoài phải cân nhắc xem Việt Nam có thể tiếp nhận các loại vũ khí mới của mình và xây dựng một lực lượng hải quân đáng tin cậy có thể hoạt động ở Biển Đông nhanh tới mức nào. Collin Koh, từ Trường S. Rajaratnam về Nghiên cứu Quốc tế ở Singapore, cho rằng Việt Nam sẽ sử dụng các tàu ngầm của mình trong các hoạt động ngăn chặn xâm nhập khu vực ngoài khơi bờ biển và trong quần đảo Trường Sa một khi chúng vận hành hoàn toàn. Theo Koh, “ngăn chặn xâm nhập biển nghĩa là tạo ra một sự răn đe về tâm lý bằng cách đảm bảo một đối thủ hải quân mạnh mẽ hơn không bao giờ thực sự biết nơi các tàu ngầm của bạn có thể hiện diện. Đó là cách tác chiến bất đối xứng kinh điển được kẻ yếu sử dụng chống lại kẻ mạnh và tôi nghĩ rằng Việt Nam hiểu rất rõ điều này. Câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể hoàn thiện nó ở dưới mặt nước hay không mà thôi”. Theo Benedictus, “Việt Nam nằm gần tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, hòn đảo là bến cảng đối với Hạm đội Nam Thái Bình Dương của PLAN. Điều này đủ đáng lo ngại đối với Bắc Kinh khi xét rằng các tàu cập ở cảng có thể là con mồi dễ dàng đối với các tàu ngầm bên ngoài bờ biển của hòn đảo, nếu xung đột xảy ra; triển vọng Việt Nam một ngày nào đó có khả năng tấn công mặt đất tích hợp với hạm đội tàu ngầm của mình sẽ là một nguồn quan ngại nghiêm trọng”. Benedictus kết luận rằng các tàu ngầm lớp Varshavyanka của Việt Nam “có khả năng tiêu diệt các tàu đối phương trong một cuộc xung đột quân sự bằng nhiều cách khác nhau”, đặc biệt do PLAN yếu kém trong tác chiến chống ngầm. Theo Lyle Goldstein, một giáo sư tại Trường Cao đẳng chiến tranh Hải quân Mỹ, người đã tham khảo các ý kiến đánh giá của Trung Quốc về quân đội Việt Nam, nhận định rằng các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc quan sát “cực kỳ chặt chẽ” các chương trình hiện đại hóa của Việt Nam và có “sự tôn trọng rất lớn... đối với Việt Nam nói chung’, bao gồm cả không quân Việt Nam. Theo Goldstein, các tàu ngầm lớp Varshavyanka của Việt Nam “có thể ra đòn chết chóc hoặc bằng ngư lôi hoặc bằng các tên lửa hành trình đối hạm”. Tuy nhiên, Goldstein báo cáo rằng các nhà phân tích Trung Quốc đã xác định được hai điểm yếu chính trong chiến lược quân sự của Việt Nam: thiếu kinh nghiệm chủ yếu trong việc vận hành các hệ thống các vũ khí phức tạp và “giám sát, nhắm mục tiêu và quản lý trận đánh”. Những điểm yếu này đã khiến các quan chức quốc phòng của Trung Quốc tin rằng “Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào” với Việt Nam. Goldstein kết luận “chiến lược hứa hẹn nhất của Việt Nam đấu với Trung Quốc là hy vọng rằng họ có thể có đủ lực lượng để răn đe, trong khi vẫn đồng thời theo đuổi con đường ngoại giao để giải quyết các tranh chấp”. Siemon Wezeman, một nhà phân tích làm việc tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, lập luận rằng theo quan điểm của Trung Quốc thì sự răn đe của Việt Nam đã là một thực tế. Theo Wezeman, “người Việt Nam đã làm thay đổi toàn bộ kịch bản – họ đã có 2 tàu ngầm, họ có các thủy thủ đoàn và họ dường như đã có các loại vũ khí, khả năng và kinh nghiệm của họ sẽ lớn dần từ thời điểm này. Theo quan điểm các giả định của Trung Quốc, sự răn đe của Việt Nam đã đạt tới điểm mà nó hẳn phải có thực”. Kết luận Khi tất cả các vụ mua sắm vũ khí hiện tại và tương lai của Việt Nam được tính đến, rõ ràng là Việt Nam đã có những bước tiến lớn để phát triển một năng lực mạnh mẽ nhằm chống lại sự can thiệp hải quân của một cường quốc thù địch. Điều này đã hình thành dưới dạng phát triển một chiến lược chống can thiệp tích hợp các hệ thống pháo và tên lửa trên bờ; các máy bay chiến đấu đa năng Su-30; các tàu tấn công nhanh, các tàu hộ tống và khinh hạm trang bị tên lửa chống hạm; và các tàu ngầm lớp Varshavyanka. Các hệ thống vũ khí này sẽ cho phép Việt Nam khiến cho việc tiến hành các hoạt động hải quân của Trung Quốc trở nên cực kỳ tốn kém trong một dải biển 200-300 hải lý dọc theo bờ biển của Việt Nam từ biên giới Việt-Trung ở phía Đông Bắc tới Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, nếu như không tiếp tục tiến xa hơn về phía Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng có khả năng tấn công căn cứ hải quân lớn của Trung Quốc gần Tam Á trên đảo Hải Nam và các cơ sở quân sự trên đảo Phú Lâm (Woody) từ hệ thống tên lửa hành trình Bastion trên bờ hoặc từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất trên các tàu ngầm lớp Kilo. Như Farley kết luận một cách đúng đắn, “Việt Nam không muốn một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc… Đặc biệt Việt Nam không muốn tiến tới đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tốn kém tiền bạc và công nghệ có thể tiêu hao đi những thiết bị đắt tiền mà Quân đội Việt Nam đã mua. Tuy nhiên, Trung Quốc nhất định phải đánh giá rằng Việt Nam có thể đánh trả. Quân đội Việt Nam, trong cơ cấu hiện tại của nó, được thiết kế để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc”. Tóm lại, chiến lược quốc phòng của Việt Nam không được thiết kế để đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc xung đột kéo dài. Thay vào đó, nó nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở vị trí cuối trong phổ xung đột, bằng cách gây rủi ro cho các tàu chiến của PLAN nếu như chúng tính chuyện can thiệp để hỗ trợ cho các tàu thực thi pháp luật dân sự hoặc cố đánh chiếm một trong những hòn đảo do Việt Nam chiếm giữ ở Biển Đông. Việc hiện đại hóa lực lượng của Việt Nam đem lại cho nước này các phương tiện để “đấu tranh chống lại” Trung Quốc khi Trung Quốc đe dọa lợi ích quốc gia của Việt Nam. Mặt khác, chiến lược chính của Việt Nam là “hợp tác” với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực bao gồm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của họ. Carlyle A. Thayer Trần Quang dịch và giới thiệu * Carlyle A. Thayer là Giáo sư Danh dự về Chính trị, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc. Bài viết được đăng trên Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Chennai, Ấn Độ. (Nghiên cứu Biển Đông)
  20. Ảnh minh họa: Lễ hội Cổ Loa tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Tin liên hệ Bầu cử và dân chủ Nhân nói về phong trào tự ứng cử vào Quốc hội VN, chúng ta thử bàn về mối quan hệ giữa bầu cử và dân chủ Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông? Phong trào tự ứng cử vào Quốc hội tại Việt Nam Tết Tây và Tết ta Tuyệt vọng và bất lực Ðường dẫn Blog Nguyễn Hưng Quốc Nguyễn Hưng Quốc 03.03.2016 Ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc, mỗi năm có cả hàng ngàn lễ hội, nhưng những lễ hội quan trọng và thu hút đông đảo người tham dự nhất là những lễ hội được tổ chức sau Tết nguyên đán. Đọc những bài tường thuật trên báo chí trong nước cũng như trên các diễn đàn mạng, người ta nhận thấy hai điều; Thứ nhất, lễ hội nào cũng đông người dự, thường là cả mấy ngàn người, thậm chí, cả mấy chục ngàn người; người nào cũng đầy thành tín với ước mong được nhiều may mắn trong năm mới. Thứ hai, trái ngược hẳn với sự thành tín ấy, không khí lễ hội lại rất nhếch nhác và hỗn loạn. Người ta chen lấn nhau; chửi bới nhau, thậm chí ẩu đả nhau. Người ta trèo lên cả bàn thờ để ngắt hoa, lấy đồ cúng hoặc sờ vào các bức tượng thần và Phật để lấy…lộc. Trong hội phết ở Hiền Quan, Phú Thọ, sau khi hành lễ, vị tiên chỉ tung sáu quả phết (làm bằng gỗ với đường kính khoảng 35cm) lên cao. Với niềm tin là ai cướp được quả phết ấy thì không những bản thân mình, gia đình mình mà còn cả làng mình sẽ được phước lộc cả năm, hàng ngàn thanh niên nhào đến giành giật. Người này giành được lại bị người khác giật mất. Cứ thế. Cả hàng ngàn người, trong đó có nhiều người ở trần trùng trục xông vào nhau, giẫm đạp lên nhau, đánh đấm nhau, quyết tâm giành cho được quả phết. Đó là chưa kể chung quanh lễ hội: Hầu như tất cả các hàng quán đều nâng giá lên cao vòi vọi, một hiện tượng mà người trong nước gọi là “chặt chém”. Mô tả khung cảnh của những buổi lễ như thế, trên báo chí, người ta dùng những từ ngữ nặng nề như “náo loạn”, “hỗn loạn”, “ẩu đả”, “hỗn chiến”, “bát nháo”, “thô tục”, “bạo liệt”, “phản cảm”, “không thể tưởng tượng được”, v.v… khiến mọi người thấy “rùng mình”, “ngao ngán” và “xấu hổ”. Một số người còn lưu ý là những cảnh tượng nhếch nhác như vậy chỉ có ở miền Bắc. Trong Nam, như ngày hội Tết ở Bình Dương, cũng quy tụ cả hàng chục ngàn người, không hề có những sự chen lấn, giẫm đạp lên nhau cũng như những sự giành giật xô bồ và tồi tệ như vậy. Nhiều người đi đến kết luận: văn hoá Việt Nam đang xuống cấp trầm trọng. Thật ra, văn hoá Việt Nam đã xuống cấp từ lâu. Xuống cấp trong học đường: học sinh hành hung nhau và không tôn trọng thầy cô giáo; các thầy cô giáo thì chỉ xem việc dạy học như một sinh kế, ở đó, người ta tận dụng nhiều thủ đoạn, phổ biến nhất là trong việc dạy thêm, để có thật nhiều tiền. Xuống cấp trong gia đình: cha mẹ không làm gương hoặc chỉ làm gương xấu cho con cái; con cái cũng không còn hiếu đễ đối với cha mẹ cũng như giữa anh em với nhau. Xuống cấp trong xã hội: người ta chỉ biết chạy theo quyền lợi, bất kể đạo lý, mất cả nhân nghĩa và lòng tự trọng; cái gọi là tình hàng xóm, tình đồng bào và tình người trở thành một cái gì hết sức hiếm hoi. Xuống cấp trong phạm vi quốc gia: giới lãnh đạo chỉ chạy theo quyền lợi riêng, việc làm không đi đôi với lời nói, nạn tham nhũng tràn lan, sự dối trá lên ngôi. Tuy nhiên, tất cả những sự xuống cấp như vậy đều khá chung chung. Không có biểu hiện nào cụ thể về sự xuống cấp ấy cho bằng hình ảnh các lễ hội sau Tết. Lễ hội nào cũng bao gồm hai khía cạnh: lễ và hội. Lễ là tế lễ, cúng kiếng, nghi thức; hội là sinh hoạt. Lễ là phần thiêng liêng, hội là phần giải trí. Lễ nối con người với thế giới tâm linh, hội gắn kết con người lại với nhau. Phần lễ làm cho phần hội gắn liền với quá khứ và truyền thống, từ đó, có ý nghĩa văn hoá. Chính vì vậy, lễ hội trở thành một phần của văn hoá, văn hoá dân gian. Việc cả ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn người tham gia vào các lễ hội chứng tỏ người ta không những mê thích các trò tiêu khiển mà còn rất quan tâm đến thế giới tâm linh. Người ta tin vào thần thánh, tin vào số phận, tin vào những ân lộc may mắn đến được từ sự nguyện cầu. Thế nhưng, tại sao, ở chỗ linh thiêng như vậy, người ta lại hành xử một cách trần tục và thô tục như giành giật nhau, giẫm đạp lên nhau, xô xát nhau như vậy? Chẳng lẽ là người ta tin thần thánh sẽ phù hộ cho họ khi người ta trèo lên bàn thờ để giật hoa quả và đồ cúng cũng như ẩu đả nhau như vậy? Từ lâu, người ta đã nói tín ngưỡng làm cho con người hướng thượng hơn, bao dung hơn, nghĩ về người khác nhiều hơn, thế nhưng, qua những gì người ta chứng kiến được trong các lễ hội, rõ ràng là niềm tin vào thần linh không làm cho người ta trở thành tốt đẹp hơn. Tại sao? Lý do chính dĩ nhiên không xuất phát từ tín ngưỡng. Tín ngưỡng nào ít nhiều cũng đều có mặt tốt. Lý do chính, theo tôi, là người ta không tín ngưỡng thật. Người ta chỉ mê tín. Người ta không nghĩ đến khía cạnh đạo đức của lễ hội mà chỉ xem đó như chỗ để người ta cầu an và cầu may. Người ta chỉ xem thần thánh như những con buôn, với họ, người ta có thể mua chuộc và đút lót. Thái độ ấy chủ yếu xuất phát từ tâm lý bất an. Người nghèo, cả ngày quần quật kiếm sống, được ngày nào hay ngày ấy, hoàn toàn bất an về tương lai: Họ cần một điểm tựa về tinh thần. Cả người giàu có và có quyền chức cũng bất an: Tất cả tiền bạc và địa vị của họ không đến từ tài năng và công sức chân chính mà chỉ đến nhờ chạy chọt và tham nhũng, bởi vậy, người ta rất sợ bị mất. Đến với thần linh, người ta hy vọng sẽ tiếp tục được may mắn. Trong một xã hội mà cả người giàu lẫn người nghèo, cả người thống trị lẫn người bị trị, đều bất an, không có giá trị nào thực sự vững chắc cả. Nhiều người cho vấn đề trầm trọng nhất của xã hội Việt Nam hiện nay là sự loạn chuẩn, đúng hơn, sự biến mất của các chuẩn mực đạo đức. Ranh giới giữa cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái nên làm và cái không nên làm đều bị xoá nhoà. Khi mất ranh giới ấy, người ta cũng mất cả ý thức hướng thiện và, quan trọng hơn, mất cả sự hổ thẹn. Khi sự hổ thẹn không còn, đạo đức cũng sẽ không còn. Đó mới chính là điều đáng lo lắng nhất cho xã hội Việt Nam hiện nay. Chế độ độc tài một lúc nào đó sẽ sụp đổ. Nhưng những con người không biết hổ thẹn và không có ý niệm đạo đức sẽ còn mãi. Còn, như một tai hoạ cho tương lai. * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Nguyễn Hưng Quốc Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
  21. “ Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội.” Luật số 85/2015/QH13 quy định về “Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”, ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015 viết như thế, nhưng thủ tục phải vượt qua và điều kiện phải hội đủ của người ứng cử, tính tới tính lui lại không thoát được cái bẫy “đảng cử dân bầu” phản dân chủ như bấy lâu nay. HÀNH TRÌNH VÀO RỌ Cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIV và Hội đồng Nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021 sẽ diễn ra trên tòan quốc cùng ngày 22/05/2016, nhưng mọi con mắt chỉ tập trung vào bầu 500 Đại biểu Quốc hội. Tại sao ? Vì rằng, Luật viết rất ngon lành, nghe lọt lỗ tai vì dân vì nước, nhưng khi thực hành thì Luật chung biến thành lệ riêng của đảng theo tiêu chí bảo sao làm vậy. Không ai được cãi hay làm trái, kể cả cử tri cũng không dám bỏ đi bầu, dù biết hay không người ứng cử ở đơn vị mình. Theo Luật Tổ chức Quốc Hội (57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014) thì ứng cử viên phải : 1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. 3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. 4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. 5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.” Khác với điều kiện vào Ban Chấp hành Trung ương đảng XII, các ứng viên Quốc hội không buộc phải tiên quyết “tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Việc này chả có nghĩa lý gì vì có tới 99.9% Đại biểu 500 người sẽ là đảng viên. Số còn lại 1% người ngòai đảng được cho vào Quốc hội cũng chỉ để trang trí cho nhà nước bớt hình ảnh độc tài mà thôi. Và để cuộc bầu cử tăng phần nghiêm chỉnh, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng còn thay mặt Bộ Chính trị bầy vẽ thêm điều kiện trong chỉ thị ngày 04/01/2016, theo đó sẽ : “ Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng.” Nhưng trong hồ sơ ứng cử, ngoài bản kê khai lý lịch có ghi trình độ học vấn, khả năng chuyên môn, ngọai ngữ, đảng viên hay không và bản khai tài sản, thu nhập không thấy người ứng cử phải nạp giấy chứng nhận không thuộc thành phần bị Bộ Chính trị nghiêm cấm , hay phải có giấy chứng xác nhận “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.” Chuyện này cũng dễ hiểu vì đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa có tiền lệ và khả năng thẩm định cán bộ, đảng viên ai đã giữ và làm được lời dậy của ông Hồ Chí Minh rằng “dân là chủ, Đảng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân” . Bằng chứng sau 86 năm thành lập đảng (3/2/1930 – 3/2/2016) và sau 12 lần đại hội, chưa bao giờ người dân được quyền làm chủ đất nước của mình để quyết định vận mệnh Quốc gia. Bầu cử cũng chỉ là hình thức hợp thức hóa những người đảng muốn đóng vai “đại biểu”. Nhưng những người này có làm tròn bổn phận đại diện dân trong vai trò lập pháp và giám sát chính phủ hay chỉ biết làm “nghị gật” theo lệnh đảng ? Vì vậy tiêu chuẩn chọn người vào Quốc hội khóa 14 đang được đặc biệt quan tâm trong hàng ngũ đảng viên. Ông Đỗ Duy Thường, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Việt Nam, VOV) trích lời nói rằng: “ Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội là rất quan trọng. “Phải cụ thể hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội nếu cứ tiêu chuẩn chung chung sẽ rất khó cho Mặt trận trong hiệp thương, giới thiệu nhân sự cho bầu cử. Cần có quy định cụ thể về phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị để lựa chọn được những người có tâm.” (VOV, 31/12/2015) Trong khóa Quốc hội khoá XIII sắp mãn nhiệm có tổng cộng 500 người được bầu thì một số rất đông không bao giờ phát biểu, chất vấn hay phản biện tại diễn đàn Quốc hội từ ngày đắc cử năm 2011. Khóa này cũng có 2 nữ Đại biểu Đặng Thị Hòang Yến (khai gian lý lịch), đơn vị 1 Tỉnh Long An và Châu Thị Thu Nga (sai phạm trong kinh doanh), đơn vị Hà Nội bị bãi nhiệm. Số Đại biểu dám ăn dám nói tại diễn đàn Quốc hội trong các khóa, may ra được chừng 20 người là nhiều nhưng chưa bao giờ các Đại biểu biết làm luật trình ra Quốc hội là điều chỉ có trong hệ thống gọi là Lập pháp của nhà nước Việt Nam Như vậy, nếu Quốc hội có bị mang tiếng là cơ quan bù nhìn chỉ để “đóng dấu” chấp thuận các quyết định của đảng thì cũng chẳng oan gì. CƠ CẤU VÀ CHIA GHẾ Nhưng đảng CSVN lại không nghĩ đó là chuyện rất xấu hổ của một nhà nước tự cho mình có pháp quyền, và có dân chủ hơn nhiều nước trên thế giới. Ngay đến chuyện gọi là “cơ cấu” người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương vào mỗi kỳ bầu Quốc hội cũng là chuyện rất tự nhiên và hãnh diện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Ủy ban này đã phân bổ số người được vào Quốc hội khoá XIV sắp tới là 500 người, giống như Khóa XIII, gồm 302 người là Đại Biểu ở địa phương và 198 là Đại Biểu ở Trung ương. Tổng số người sẽ được chọn cho ra ứng cử vào khỏang 896, lấy ra từ các cơ quan đảng, nhà nước, quân đội, công an và các ngành nghề trong xã hội, kể cả người dân tộc, thanh niên và phụ nữ. Nhà nước khoe phân chia như thế là thể hiện tính đại diện đa dạng của dân trong Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Như vậy, sẽ có 396 ứng viên bị đánh bại (896 trừ đi 500 đắc cử) để tránh tai tiếng từng có các đơn vị bầu cử trước đây chỉ có 1 ứng cử viên nên dân hết đường chọn. Nhưng ai có quyền chọn người cho ra tranh cử Quốc hội ? Luật Bầu cử Quốc Hội quy định dành quyền cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ), tổ chức ngọai vi của đảng đứng ra “hiệp thương” để “lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.” MTTQ cũng được “tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.” Như vậy, đảng vừa tổ chức bầu cử, chọn ứng cử viên cho dân bỏ phiếu lấy lệ rồi kiêm luôn nhiệm vụ giám sát bầu cử thì dân có phải là những hình nộm trong tiến trình “đảng cử dân bầu” không ? Theo kế hoạch của Hội đồng bầu cử Quốc gia, do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch, thì công tác hiệp thương sẽ diển ra trong 3 giai đọan, bắt đầu từ tháng 03/2016. Lần thứ nhất họp để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử ĐBQH, theo kế họach của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau đó, theo báo chí Việt Nam, “các cơ quan đơn vị ở Trung ương tiến hành giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Tiếp theo, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị hiệp thương lần 2 (từ 16/3 đến 18/3) để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội. Sau đó sẽ tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc về người ứng cử đại biểu Quốc hội (từ 20/3 đến 12/4). Lần hiệp thương lần thứ 3, theo MTTQ, “sẽ được tổ chức trong khoảng thời gian từ 13/4 đến 17/4/2016.” Nhà nước đang tuyên truyền “Đại biểu Quốc hội phải là người nói được tiếng nói của quần chúng”, nhưng tiếng nói và nguyện vọng của dân đã có bao giờ được đảng tôn trọng đâu. Thời gian hiệp thương chọn ứng cử viên vào Quốc hội của MTTQ là giai đọan có nhiều tranh cãi, và chạy chọt giữa các cá nhân và đơn vị để được đề cử. Công tác này dự kiến khó tránh khỏi những va chạm giữa những người tự ra ứng cử và quyết định chọn người của MTTQ, cũng như tại các cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân nơi ứng cử viên cư trú. Trong qúa khứ đã xẩy ra những cuộc đạo diễn của MTTQ phối hợp với địa phương để lọai bỏ những người muốn ra tranh cử, nhưng không vừa ý đảng bộ cơ sở, dù những người này có trình độ và khả năng vượt xa người của tổ chức. Năm nay, 2016, đã có một số người hoạt động dân chủ tuyên bố sẽ ra tranh cử vào Quốc hội, tiêu biểu như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Ông Nguyễn Đình Hà, Ông Nguyễn Tường Thụy, Luật sư Lê Văn Luân, Bà Đặng Phương Bích v.v… Nhưng liệu các ứng cử viên độc lập có vượt qua khỏi “hàng rào chính trị” của các tổ dân phố và ủy ban MTTQ địa phương hay không là một câu hỏi rất lớn trong tiến trình dân chủ ở Việt Nam. Ông Lù Văn Que, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung ương đã cảnh giác:”Mặt trận cần nêu cao vai trò, quyền dân chủ của dân để khắc phục tình trạng "đảng cử dân bầu", hiệp thương chỉ để hợp pháp hóa.” (Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, VOV, 31/12/2015) Hãy chờ xem đảng CSVN có dám đồi diện với phong trào tự ứng cử vào Quốc hội của những nhà hoạt động dân chủ trong nước hay chỉ muốn dân làm cỗ sẵn cho đảng xơi như các kỳ bầu cử trước ? -/- Phạm Trần (03/016) (Vietcatholic)
  22. Mấy ai dám ngờ ông Dũng một lần nữa lại là lãnh đạo Việt Nam tham dự thượng đỉnh Mỹ-Asean tại nông trại Rancho Mirage, California nơi mà hồi tháng 6-2013 Tổng thống Mỹ Barack Obama có buổi họp với Tập Cận Bình, Tổng bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc, trên chủ đề “Thái Bình Dương còn đủ rộng để cho Mỹ và Trung Quốc chung sống với nhau”. Phải có cái nhìn đầy đủ như vậy mới nhận diện được tầm quan trọng và ý nghĩa của yêu cầu từ phía Mỹ đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhà lãnh đạo Việt Nam đến tham dự thượng đỉnh Mỹ Asean và gặp gỡ tay đôi với Tổng thống Barack Obama bên lề hội nghị này. Có người đặt câu hỏi: Việt Nam có thật sư quan trọng với Hoa kỳ hay không? Qua hai hình ảnh trên, chúng ta có quyền nói rằng sau những ngập ngừng, e dè, ngần ngại, cuối cùng…qua thiện chí của Tổng thống Obama và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị cấp cao Sunnylands, Việt Nam và Mỹ thật sự quan trọng và cần thiết lẫn nhau. Trong thực tế, Việt Nam và Mỹ đã là hai đối tác làm ăn thân thiện, cạnh tranh lành mạnh trong thế giới Toàn Cầu Hóa, trong Tổ chức Mậu địch Quốc tế-WTO. Và nhất là mới đây trong Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương vừa được ký kết tại Auckland, New Zealand hôm 4-2-2016. Bên cạnh đó VN và Mỹ đang xúc tiến những bước thực tiển và hiệu năng hơn trong công tác xây dựng Niềm Tin Chiến Lược tại mặt trận Biển Đông. Tại buổi họp bên lề thượng đỉnh Mỹ-Asean hôm 16-2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hoa kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn và có những hành động thiết thực hơn hiệu quả hơn để yêu cầu TQ chấm dứt mọi hành động thay đổi hiện trạng của Biển Đông, đặc biệt là chấm dứt xây dựng các đảo nhân tạo với qui mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa Biển Đông. Yêu cầu Hoa Kỳ thúc đẩy TQ phải tôn trọng và thực hiện đầy đủ tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông-DOC-sớm thỏa thuận thực chất Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông-COC. Thủ tướng Dũng còn yêu cầu Hoa Kỳ thừa nhận Việt Nam có một Nền Kinh tế Thị trường. Và yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho ViệtNam-đây cũng là biện pháp quan trọng để củng cố lòng tin chính trị giữa hai nước, đồng thời tiếp tục hỗ trợ trong vấn đề tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ kỹ thuật cho lực lượng Cảnh sát biển VN Bày tỏ nhất trí với Thủ tướng Dũng, Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ lo ngại tình hình Biển Đông và ông ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực ngoại giao và tiến trình pháp lý nhầm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tổng thống Obama khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan Hoa Kỳ có chức năng liên hệ với những vấn đề ở trên, sẽ phối hợp với phía VN để đề ra các giải pháp xử lý phù hợp cho từng vấn đề nhầm tăng cường lòng tin và hiểu biết lẫn nhau và làm sâu sắc thực chất hơn Quan hệ Đối tác, Hợp tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và VN. Tôi nghĩ rằng Ban Chấp Hành Trung Ương, Bộ Chính Trị của ĐCSVN và ngay cả TBT Nguyễn Phú Trọng rất lấy làm phấn khởi nếu không muốn nói là kinh ngạc trước sự vận động hữu hiệu và những thành đạt của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng tại hội nghị cấp cao Mỹ-Asean tại Sunnylands. Do đó có nhiều người lầm tưởng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang lấy lại thanh thế tại hội nghị Mỹ-Asean. Trong thực tế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vốn dĩ là một nhà lãnh đạo mạnh của Việt Nam, uy tín và thanh thế của ông chưa hề bị sứt mẻ nhất là từ tầm nhìn của các nhà lãnh đạo thế giới bên ngoài. Ngay cả Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng không dấu được sự nễ trọng của ông đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mỗi lần được hội kiến. TT Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: TTXVN Tại buổi họp bên lề thượng đỉnh Mỹ-Asean hôm 16-2, Thủ tướng Dũng đưa ra lời mời Tổng tống Obama viếng thăm chính thức Việt Nam. Lời mời của Thủ tướng Dũng được Tổng thống Obama đáp ứng thích đáng và sâu sắc. Tổng thống Obama cho hay ông sẽ có chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam vào khỏang cuối tháng 5 này. Trước đây, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng như TBT Nguyễn Phú Trọng trong những chuyến thăm Mỹ cũng đưa ra lời mời Tổng thống Obama viếng thăm ViệtNam. Tổng thống Obama cũng chấp nhận lời mời, nhưng chưa bao giờ xác định thời gian và lúc nào ông sẽ viếng thăm Việt Nam. Động thái này biểu hiện sâu sắc sự quan tâm và coi trọng của Tổng thống Obama và Chính phủ Hoa Kỳ đối với lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Có điều cần chú ý, cuối tháng 5-2016 là thời khoảng nhạy cảm với tình hình chính trị của Việt Nam- Đó là thời khoảng mà Việt Nam vừa hoàn tất bầu cử Quốc Hội khóa 14. Do đó những ngày cuối tháng 5-2016 cũng là thời điểm chuyển giao quyền lực ở Việt Nam, nhất là cho 3 vị trí chủ chốt: Thủ Tướng, Chủ Tịch nước và Chủ tịch Quốc hội. Câu hỏi đặt ra ngay bây giờ ai là người chính thức đại diện Việt Nam tiếp đón và chiêu đãi Tổng Thống Obama vào những ngày cuối tháng 5 này, nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đương tại chức? Cảm nhận sư phức tạp này, ngay tại buổi họp riêng giữa Mỹ à Việt Nam hôm 16-2 bên lề thượng đỉnh Mỹ-Asean, Thủ Tướng Dũng đã khẳng định “lãnh đạo và nhân dân Việt Nam sẽ chào đón Tổng thống Obama và ông sẽ giao cho bộ Ngoai giao VN phối hợp với phía Hoa Kỳ chuẩn bị tốt nhất cho chuyến viếng thăm. Thủ tướng Dũng bày tỏ vui mừng chuyến viếng thăm sẽ góp phần mở ra một giai đoạn hợp tác mới vì hòa bình và phát triển trong quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện giữa hai nước, đưa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầm cao mới”. Trong lúc đó có tin đồn đoán rằng (theo VietNamnet hôm 26-2-2016) Ban Chấp Hành Trung Ương-BCHTƯ-và Bộ Chính Tri-BCT-của ĐCSVN đang cố gắng thuyết phục Chủ tịch Quốc Hội, Nguyễn Sinh Hùng nên rút ngắn thời gian hoàn tất bầu cử Quốc Hội khóa 14 trước thời hạn càng sớm càng tốt, không nhất nhất phải kéo dài đến tận cuối tháng Năm. Vì theo Hiến định sau bầu cử Quốc Hội mới, kỳ họp đầu tiên, các Đại biểu Quốc Hội sẽ bàn và phê chuẩn các Chức danh Nhà nước. Do đó Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội bắt buộc phải lên chương trình kỳ họp Quốc Hội khóa 13, diễn ra vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Có điều đáng chú ý ở đây, trong chương trình dự kiến có 3 ngày dành cho công tác nhân sự có nhiều khả năng liên quan đến việc bàn giao công tác giữa những chức danh nhà nước thuộc diện Quốc Hội bầu, phê chuẩn mà không liên quan gì đến Ban Chấp Hành Trung Ương-BCHTƯ-12, cho những ứng cử viên mới trúng cử tại Đại Hội Toàn quốc lần thứ XII. Như vậy trong kỳ họp vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 này, Quốc Hội khoá 13 (Quốc Hội cũ) có khả năng (dù là vi hiến) thực thi công tác nhân sự: bầu và phê chuẩn bàn giao công tác, chuyển giao quyền lực cho những ứng cử viên mới trúng cử tại Đại Hội-XII, chẳng hạn như Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân vào vị trí Chủ tịch nước, Thủ Tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc Hội. Nhiều nhà trí thức và nhân sĩ Việt nam đã vô cùng nhạy cảm trước động thái vi hiến này của ĐCSVN. Ông Trần Hữu Dũng, Giáo sư Kinh Tế ở tận bên Mỹ tại viện đại học Wright-Ohio- người sở hữu trang mạng Việt Studies, đã phải lên tíếng cảnh báo nhẹ nhàng: “Có người nóng ruột rồi đó nha!”. Đúng vậy, sau khi được Tổng thống Hoa Kỳ Thông báo sẽ có chuyến viếng thăm Việt Nam và cuối tháng 5 này, ĐCSVN cuống cuồng lên vì lo sợ sự chồng chéo về quyền lực và người đại diện Chính phủ Việt Nam tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ nhất là vào thời điểm đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn tại chức. Cho nên ĐCSVN nhất là TBT Nguyễn Phú Trọng muốn dứt điểm vấn đề này càng sớm càng tốt. Với lại dùng Quốc Hội khóa 13, nghĩa là Quốc hội cũ, thực thi công tác nhân sự này thì dễ tin cậy hơn. Nếu đợi khoá họp đầu tiên của Quốc hôi khóa 14 (Quốc Hội mới) thì e rằng có thể có nhiều bất trắc xảy ra ngoài ý muốn của phe bảo thủ cực đoan của TBT Nguyễn Phú Trọng. Ngoài việc quá trễ, chồng chéo quyền lực và người đại diện tiếp đón và chiêu đãi Tổng thống Obama, Quốc Hội mới khóa 14 có nhiều thành viên vẫn còn là thân tín của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, ngay cả Chủ tịch của Quốc hội mới bà Nguyrễn Thị Kim Ngân. Họ có thể bất ngờ bắt-tay-nhau đề cử Thủ tướng Nguyên Tấn Dũng tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa vì nhu cầu thiết yếu của tình trạng quốc gia đang đối đầu, tranh chấp gay gắt với TQ về chủ quyền biển đảo thuộc VN trên Biển Đông. Và vì uy tín, ảnh hưởng sâu đậm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong sứ mệnh nâng cao vị thế Viêt Nam trên trường Quốc tế cũng như trong những quan hệ phát triển kinh tế, thương mại tự do- FTA-song phương hoặc đa phương với thế giới như với Nam Hàn, với Liên Minh Thống nhất Âu Châu E.U, Công đồng Kinh tế Âu Châu, và với 12 nước trên vành đai Thái Bình Dương xuyên qua Hiệp Định Thương Mại Tự Do-TPP- Và nhất là vị thế của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát triển quan hê Đối tác, Hợp tác toàn diện với Mỹ không ai có đủ tầm vóc thay thế được như chúng ta đã thấy tại hội nghị cấp cao Mỹ-Asean tại California. Dựa theo Hiến định Thủ tướng Việt Nam không cần phải là thành viên của BCHTƯ cũng như của BCT. Trong khi Hà nội bối rối như vậy, thì Washington cho hay tháng Ba này một phái đoàn của tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có thể sẽ đến Hà Nội để bàn thảo về lịch trình cụ thể cho chuyến công du Việt Nam của ông Obama. Ngoài một số tiết mục thông thường như lễ tân tiếp đón, quốc yến…phía Mỹ còn muốn biết là Tổng thống Obama sẽ đi đâu, gặp ai, hội kiến với những ai trong hàng ngũ lãnh đạo Nhà nước Việt Nam? Cũng như tầt cả các lãnh đạo của bất cứ quốc nào muốn tạo dấu ấn riêng cho mình tại các quốc gia mà họ viếng thăm, Tổng thống Obama cũng muốn có buổi phát biểu trước công chúng tại sân Tiền đình của Dinh Độc Lập cũ ở Saigòn. Nhưng phía VN quan ngại và đưa ra điều kiện chỉ sẽ có thể chấp nhận nếu Hoa Kỳ đồng ý hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương. Qua đòi hỏi của Hà Nội về điều kiện hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, cho phép chúng ta ngầm hiểu rằng đã có sự đồng ý của Hà Nội. Vì hôm 16-2 tại buổi họp giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bên lề hội nghị Mỹ Asean, tổng thống Obama có hứa sẽ xúc tiến việc chuẩn thuận đề nghị của Thủ tướng Dũng là hủy bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong những tháng gần đây bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ashton Carter và TNS John McCain và nhiều yếu nhân khác của Mỹ cũng đã nhiều lần kêu gọi chính phủ Mỹ hủy bỏ lệnh này cho Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: internet Có điều lý thú, trước tình hình đó hôm 26-2-2016, qua trang mạng BBC-London, Luật sư Vũ Đức Khanh đưa ra gợi ý xin phép chính phủ Việt Nam nên để Tổng thống Obama có bài phát biểu nêu trên tại quảng trường Ba Đình, nơi khai sinh Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước ViệtNam Dân Chủ Cộng Hoà-năm 1945. “Đổi lại TT Obama, ngoài thỏa mãn một số yêu cầu cụ thể về hợp tác quân sự, ông cũng sẽ nhấn mạnh ý chí Độc Lập của dân tộc VN trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đồng thời qua bài diễn văn này tổng thống Obama cũng có thể đưa ra một thông điệp mới định hình chính sách Á châu Thái Bình Dương của HK. Đây cũng là phép thử cho “Ý chí Độc lập” của lãnh đạo DCSVN, cái mà họ đang cần để ‘chính danh’ sư cầm quyền của họ.”. Chúng ta cũng nên nhớ rằng, tượng đài Nữ thần Tự Do, biểu tượng của nước Mỹ, đã từng được dựng lên trong nội thành Hà Nội vào những năm 30-40 của thế kỷ trước. Dù cho Tổng thống Barack Obama có được diễn thuyết trước cộng đồng Việt Nam tại sân Tiền đình Dinh Độc Lập-Saigòn cũ hoặc tại Quảng trường Ba Đình ở Hà Nội, tôi tin chắc rằng nội dung của buổi diễn thuyết này sẽ vang dội rất xa trên toàn cầu và lôi cuốn sự quan tâm và phản ứng tất nhiên của các lãnh đạo chóp bu ở Trung Nam Hải-Bắc Kinh. Từ đây đến cuối tháng 5-2016, chỉ còn không đầy 3 tháng. Bình thường đây là khoảng thời gian ngắn. Nhưng với những nhà lãnh đạo ĐCSVN hiện tại, với TBT Nguyễn Phú Trọng, đây là cả một chặng đường lịch sử khá dài đầy thách thức, đấu tranh rất cam go. Nhất là mỗi khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn đó như một biểu tượng Nhân văn, như một ý chí bảo vệ Tổ quốc, Độc lập, Tự do, Dân chủ và quyết tâm chống lại sự lệ thuộc ngoại bang, chống lại sự xâm lăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đào Như [email protected] ____ Tất cả dữ kiện trong bà viết trên đều được xây dựng trên những thong tin từ các websites sau đây: 1-Hậu Đại hội đẩy nhanh thủ tục chuyển giao quyền lực nhà nước (VNN). 2- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng thống Obama (DT). 3- Tồng thống Obama muốn tìm hiểu đất nước và con người Việt Nam (TT). 4- Ông Obama có thể diễn thuyết ở Ba Đình (BBC). (Ba Sàm)
  23. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, giám đốc đầu tiên của Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do, đột ngột qua đời trên máy bay từ Washington DC đi Manila tối 2/3. Báo Người Việt ở California dẫn lời anh trai giáo sư Bích, Nguyễn Ngọc Linh. Theo ông Linh, vợ của giáo sư Bích đã kể lại rằng ông “vào phòng vệ sinh trên máy bay, khi về lại chỗ ngồi thì lên cơn mệt và mất ngay tại ghế ngồi”. Người anh trai cho biết ông Bích du học Mỹ từ 1954 theo học bổng Fulbright ở Đại học Princeton, tốt nghiệp ngành Chính trị học năm 1958. Sau nhiều năm ở một số nước, ông quay về miền Nam Việt Nam năm 1972, thành lập Viện Đại Học Cửu Long ở Sài Gòn. Ông cũng giữ chức Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại của Bộ dân Vận Chiêu Hồi. Sau tháng Tư 1975, ông sang Mỹ, định cư tại bang Virginia đến nay. Năm 1997, ông trở thành giám đốc đầu tiên của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho đến năm 2003. Ngoài công việc báo chí, giáo sư Bích có sự nghiệp dịch thuật văn học lâu dài. Ông đã dịch thơ Nguyễn Chí Thiện sang tiếng Anh năm 1996, dịch cuốn Mây mùa thế kỷ của Đại tá Bùi Tín năm 2004. Ông còn dịch cả danh tác Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều và viết biên khảo về thơ Hồ Xuân Hương. (BBC)
  24. Được anh Nguyễn Văn Phước, Giám đốc công ty First News – Trí Việt cho phép, chúng tôi đăng sau đây bức thư của anh gửi cho một nhà khoa học tên tuổi nhờ kêu cứu lên người có trách nhiệm về sự kiện cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử phải qua hành trình “13 NXB trong hơn 1 năm với độ cao bản thảo in ra nộp, chỉnh sửa lên tới 2 mét, với tất cả những yêu cầu đều được thực hiện – mà tới bây giờ vẫn chưa được cấp giấy phép xuất bản”. Những gì trong thư đủ nói lên tất cả – chúng tôi thấy không cần nói gì thêm. *** Kính nhờ anh XXX chuyển email này đến hai Phó Thủ Tướng và Bộ Trưởng Truyền Thông Thông Tin, và những người có trọng trách nhất để cuốn sách tri ân 64 Liệt sĩ Gạc Ma được xuất bản. Đã quá vất vả rồi! Cuốn sách xương máu Liệt sĩ này xứng đáng xuất bản gấp hàng nghìn lần cuốn Đặng Tiểu Bình – Một Trí Tuệ Siêu Việt anh ạ! Trân trọng cảm ơn Anh! "Đặng Tiểu Bình – Một Trí Tuệ Siêu Việt" hay 'Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử' xứng đáng có mặt trên kệ sách ở Việt Nam hơn? Nếu đây không phải là Việt Nam thì không nói. Tôi bật Google Map lên, dụi mắt một hồi, tự cấu vào tay mình… và chắc chắn mình vẫn đang ở Việt Nam! Thế thì tại sao chúng tôi – First News – Trí Việt bỏ ra hàng năm trời để cùng các nhà báo uy tín, các vị anh hùng, các nhà sử học hàng đầu VN thu thập tài liệu thực tế với đầy đủ nhân chứng vật chứng, thực hiện xong cuốn sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” để tri ân 64 Liệt sĩ đã anh dũng hy sinh tại đảo san hô Gạc Ma do quân Trung Quốc dã man xả súng giết hại mà trên tay không một tấc sắt vào ngày 14/3/1988, mà bản thảo rất hoàn chỉnh đi qua một hành trình chưa từng có trong lịch sử xuất bản VN: 13 NXB trong hơn 1 năm với độ cao bản thảo in ra nộp, chỉnh sửa lên tới 2 mét, với tất cả những yêu cầu đều được thực hiện – mà tới bây giờ vẫn chưa được cấp Giấy phép XB? Nhưng cuốn Đặng Tiểu Bình – Một Trí Tuệ Siêu Việt tôn vinh kẻ ra lệnh xâm lược VN 17/2/1979 giết hại biết bao nhiêu đồng bào VN chúng ta lại được cấp GPXB quá dễ dàng? Tri Ân và Tôn Vinh những Liệt sĩ đã hy sinh mạng sống của mình trước giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc trên sách là sai trái và cấm kỵ ở đất nước này sao? Tôi tin chắc là không phải! Chúng tôi đã vô cùng tâm huyết (trong khi Cha tôi đang lâm trọng bệnh trong phòng cấp cứu bệnh viện) cùng Chùa Vĩnh Nghiem và TƯ Giáo Hội Phật Giáo VN tổ chức Lễ Tưởng Niệm – Cầu Siêu 64 Liệt sĩ Gạc Ma thành công lần đầu tiên sau 27 năm vào ngày 22/7/2015. Chính Đại Tướng Trần Đại Quang BTBCA nay là Chủ tịch Nước đã đến thắp hương trân trọng! Chúng tôi đã đấu giá bức tranh “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” và đã cùng HBC chuyển đầy đủ 1.280.000.000 VNĐ đến gia đình 64 Liệt sĩ Gạc Ma có xác nhận tại địa phương cũng như tặng mỗi cựu binh Gạc Ma còn sống mỗi người 20 triệu. Tặng Cảnh Sát Biển VN 300 triệu đồng. Tất cả báo chí trong và ngoài nước cũng như Truyền hình trong nước đã đưa tin, tường thuật rõ ràng, chi tiết. Kể cả Đài TH NHK của Nhật. >http://youtu.be/G2iPP_N8fao>http://sachxua.net/forum/index.php?topic=11496.0 Thế thì tại sao sách tri ân Liệt sĩ Gạc Ma lại không được xuất bản? Còn sách tôn vinh Đặng Tiểu Bình lại được ưu ái, trân trọng cấp GP xuất bản???!!! Cuốn sách Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử đã được thực hiện và biên tập vô cùng kỹ lưỡng và chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhất: Danh sách chính xác 64 Liệt sĩ hy sinh trong sự kiện đã được Bộ Tư Lệnh Hải Quân gửi bảm đảm có dấu đỏ. Cuốn sách do Nhà sử học Dương Trung Quốc Đại Biểu Quốc Hội viết lời Giới thiệu. Thiếu Tướng Lê Mã Lương Anh Hùng LLVTND chủ biên và viết lời tựa cùng tất cả các nhân chứng sống là các cựu binh Gạc Ma còn sống hay bị Trung Quốc bắt kể lại chính xác. Tôi cũng không trả lời được câu hỏi của một người bạn vì sao tượng Nữ Anh Hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm và ngôi trường mang tên Nữ Liệt sĩ hy sinh vì Trung Quốc xâm lược giết hại năm 1979 này lại bị đập bỏ, đổi tên? Tôi quyết tâm gạt bỏ hoài nghi tự hỏi không biết Google Map có đúng không hay cái gì đó đã bị đổi trục toạ độ, hệ qui chiếu. Và tôi rất tin cuốn sách tri ân nghĩa tình máu và nước mắt Liệt sĩ này sẽ được xuất bản. Nhưng tôi không muốn 10 hay 20 năm nữa mới được xuất bản! Khi đó Cha Mẹ và người thân những người Liệt sĩ đó có thể không còn nữa. Điều đó trái với chính sách uống nước nhớ nguồn và ghi ơn Liệt sĩ đúng đắn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ hồi lập quốc. Và cuốn sách này được xuất bản cũng là ước mong lúc sinh thời của Cha tôi – bậc lão thành Cách Mạng 67 năm tuổi Đảng đã vừa qua đời. Tôi rất mong một điều tốt lành, đúng nhân tâm và hợp lòng dân sẽ đến! Bởi vì nếu không tri ân đúng nghĩa Liệt sĩ đã hy sinh vi đất nước thì làm sao động viên người dân chiến đấu bảo vệ tổ quốc khi có giặc ngoại xâm? Xin trân trọng cảm ơn! Nguyễn Văn Phước Founder & Director First News – Tri Viet Publishing Co., Ltd. 11H Nguyen Thi Minh Khai, Ben Nghe Ward, District 1, HCMC Tel: (84.8) 8227980 Fax: (84.8) 82774714 Phone: (84) 903807860 – (84.8) 8227980 (ext 21) (Nguồn:Văn Việt)
  25. Đại sứ, TS. Nguyễn Ngọc Trường cho rằng Hoa Kỳ đã 'điểm huyệt' Trung Quốc trên Biển Đông trong năm 2016. Không phải là Hoa Kỳ đã sao nhãng vấn đề của châu Á - Thái Bình Dương do kỳ tranh cử Tổng thống ở trong nước, mà nước này vẫn theo sát các động thái, diễn biến ở khu vực, và đặc biệt đã 'điểm huyệt' Trung Quốc trên Biển Đông. Đó là ý kiến của Đại sứ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ quốc tế (CSSD), tại Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC. Bình luận về điều được cho là bước chuyển mới vào một giai đoạn mới trong chiến lược và chính sách 'xoay trục' của Mỹ ở khu vực, ông Nguyễn Ngọc Trường nói: "Tôi thấy hiện nay, nước Mỹ không phải là vì những vấn đề chính trị nội bộ mà ít chú ý hơn đến vấn đề châu Á - Thái Bình Dương, mà theo tôi từ tháng Hai năm 2016 đến nay, rõ ràng là đã có những chuyển động trong Bộ Quốc phòng, trong Hội đồng Tham mưu Liên quân, trong Bộ Tư lệnh của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương. "Cho thấy rằng nước Mỹ đang chuyển, đang bước vào giai đoạn hai của chính sách xoay trục sang châu Á. "Và tôi rất chú ý tới sự kiện là (Mỹ) bắt đầu đàm phán về hệ thống phòng thủ tên lửa với Hàn Quốc, tôi cho rằng đó là một biện pháp, một cái điểm huyệt đầu tiên của Mỹ đối với Trung Quốc trong chuyện chuyển trục sang châu Á." Tiếp tục can dự Nhà báo Đỗ Thông Minh cho rằng Nhật Bản và các quốc gia bị chính sách 'bành trướng' của Trung Quốc tác động trong đó có Việt Nam, Philippines đang học hỏi lẫn nhau trong ứng phó. Khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục can dự tới châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Biển Đông, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường từ Hà Nội nói thêm: "Và ngoài tuyên bố của ông (Aston) Carter (Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ) là trọng tâm chuyển sang châu Á, chúng tôi (Mỹ) đầu tư nhiều hơn cho châu Á, sẽ có ngân sách nhiều hơn cho châu Á, ông Đô đốc (Harry) Harris (Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ) thì sẽ nói rằng là sẽ đề nghị là hải quân Mỹ chuyển thêm tầu chiến, chuyển thêm tên lửa, chuyển thêm các phương tiện chiến tranh sang châu Á. "Nhưng mà ngày 17/2 vừa rồi, không quân Hoa Kỳ đã ký một hiệp định là nhận, chuẩn bị các căn cứ dự phòng cho không quân Mỹ, trong trường hợp có xung đột với Trung Quốc. "Trước đây, tên lửa của Trung Quốc trưng ra là có thể bắn đến 4.800 cây số tới Guam, giống như (Mỹ) ngày xưa đối phó với Liên Xô, thế thì các nhà quân sự Mỹ đang chuẩn bị phòng một cuộc xung đột mới với Trung Quốc, thì có thể bảo toàn được lực lượng không quân và hải quân của mình. Sự bành trướng của Trung Quốc thì vô hình chung là đẩy các nước lại gần với nhau. Nhật Bản ngày xưa cũng từng xâm chiếm Philippines và Việt Nam, thì cũng coi như là loại kẻ thù cũ, nhưng mà hôm nay ở một mức độ nào đó trở thành đồng minh - Nhà báo Đỗ Thông Minh "Cho nên tôi nghĩ rằng, thứ nhất là nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn mới của chính sách xoay trục, bắt đầu tôi nghĩ là từ tháng Hai. Và thứ hai chính là lợi ích quốc gia của Mỹ sẽ quyết định là Mỹ phải tiếp tục can dự và dính líu đến khu vực này. "Tôi đã từng nói với các bạn Mỹ rằng là dù các ông một lúc nào đó rời bỏ châu Á, nhưng châu Á không rời bỏ các ông, bởi vì đây là kinh nghiệm của những năm 1935 cho đến năm 1939, đến trước khi xảy ra Trân Châu Cảng, khi (đó) chính quyền Roosevelt tìm cách cản trở nước Nhật bành trướng, cuối cùng thì nước Nhật vẫn đánh Trân Châu Cảng. "Cho nên đấy là bài học (rằng) nước Mỹ dù có rút ra khỏi vùng Tây Thái Bình Dương thì châu Á và Tây Thái Bình Dương vẫn theo sát vào nước Mỹ," Đại sứ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường nhấn mạnh. Học hỏi đối phó Từ Tokyo, nhà báo Đỗ Thông Minh trả lời câu hỏi các nước bị tác động trước chính sách được cho là 'bành trướng' và 'lấn lướt' của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam, có thể học hỏi được gì từ cách thức mà Nhật Bản đã và đang đối phó với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, ông nói: "Tất cả các nước chung quanh Trung Quốc, với sự bành trướng của Trung Quốc thì vô hình chung là đẩy các nước lại gần với nhau. "Nhật Bản ngày xưa cũng từng xâm chiếm Philippines và Việt Nam, thì cũng coi như là loại kẻ thù cũ, nhưng mà hôm nay ở một mức độ nào đó trở thành đồng minh. GS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng việc chờ đợi Hoa Kỳ sẽ đơn phương hành động sẽ là một sai lầm đối với các nước ở châu Á trong đối phó với Trung Quốc. "Và vì vậy cho nên vì vấn đề an toàn của Nhật Bản cũng như với sự hậu thuẫn của Mỹ, thì tình hình Nhật Bản càng ngày càng gia tăng quốc phòng và gia tăng sự hiện diện, chúng tôi cũng không hiểu rằng trong tất cả các nước trong thời gian 5-10 năm qua đều gia tăng quốc phòng, và sự hiện diện quân sự lớn lao như vậy thì không biết một ngày nào đó có xảy ra một sự đụng độ hay không. "Thành ra Nhật Bản rất là quan tâm và học hỏi lẫn nhau, và điều học hỏi lớn nhất đối với người Việt Nam... thì có lẽ là phải nhìn chuyện Philippines can đảm đứng ra kiện và Tòa án Trọng tài đã xác nhận rằng họ có thẩm quyền để xử vụ này. "Cũng như mới đây chúng ta thấy cuộc biểu tình ở tại Philippines cũng có người Việt và một số quốc gia khác tham gia, thì bên Philippines họ thoải mái biểu tình chống Trung Quốc, chứ không phải nửa cho phép, nửa ngăn chặn như là ở Việt Nam," Một điều sai lầm Từ Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia bang giao quốc tế thuộc Đại học George Mason, dự đoán khả năng có động thái mới của Trung Quốc từ nay đến cuối năm 2016 và bình luận về điều mà ông gọi là 'sai lầm' nếu các quốc gia ở châu Á quá trông cậy vào sự đơn phương hành động của Mỹ trước Trung Quốc. Ông nói: "Về chuyện vùng nhận diện phòng không, thì tôi thấy triển vọng xảy ra rất thấp. "Là bởi vì nếu như vậy, ông ấy (Trung Quốc) phải (bao phủ) một vùng rất là lớn, sẽ hoàn toàn bị xâm nhập. "Người ta sẽ chống lại ngay lập tức và họ sẽ sẵn sàng chống một cách rất dễ dàng, thành loại bỏ cái đó ra. "Thành ra tôi nghĩ Trung Quốc, ảnh hưởng của họ sẽ tùy thuộc vào cán cân lực lượng ở vùng Á Châu - Thái Bình Dương, nếu cán cân thuận lợi, thì có thể đến một sự tương nhượng nào đó, còn nếu không thuận lợi, thì Trung Quốc sẽ tiếp tục (bước) tiến của họ. "Và để bổ túc cho việc ông (Nguyễn Ngọc) Trường nói, tôi nghĩ rằng Á Châu không nên lạc quan về việc Mỹ cứ phải liên lạc về Á Châu, bởi vì Mỹ có nhiều chọn lựa hơn là những nước ở Á châu. "Hiện nay chúng ta thấy sự can dự nhiều hơn ở Á Châu, là nhờ phản ứng của các quốc gia ở Á Châu, ví dụ Nhật là tăng cường khả năng phòng thủ của họ, Philippines, Malaysia cũng đóng góp thêm. Nhà báo Vincent Ni (trái) cho rằng Trung Quốc sẽ phải tính toán kỹ trước khi tuyên bố vùng ADIZ ở Biển Đông trong năm 2016. "Thì cái đó chúng ta thấy sự can thiệp của Mỹ ở Á Châu tùy thuộc vào sự đóng góp của Á Châu, Mỹ không có làm một mình, thành ra việc cứ mong muốn Mỹ làm một mình là một điều rất sai lầm," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói với BBC. Mở ADIZ hay không? Trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc trong năm 2016 có tuyên bố một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông hay là không, nhà báo Vincent Ni từ Ban BBC Tiếng Trung nói với Tọa đàm: "Khó mà nói là động thái kế tiếp của Trung Quốc sẽ là gì. "Có thể là Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng ADIZ, nhưng trong bối cảnh tranh cãi gây ra vào năm 2014, khi Trung Quốc làm điều đó ở biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ phải suy nghĩ về điều đó cẩn thận hơn. "Chỉ trong vài tháng tới, Tòa án Quốc tế ở La Haye sẽ ra kết luận về phiên tòa trọng tài mà Philippines đệ đơn. Do đó, từ nay đến cuối năm, mọi sự có thể khá là khó dự đoán. "Tôi nghĩ rằng đối với cả Trung Quốc và Philippines, các tháng tới sẽ là quan trọng. Nói cách khác, sẽ vẫn có một cửa sổ hy vọng cho tới giữa năm nay để cho hai bên cùng ngồi xuống và tìm một giải pháp mà cả hai bên sẽ có lợi." Và sau tọa đàm, nhà báo Vincent Ni nói thêm với BBC Việt ngữ: "Và tất nhiên, thái độ của Washington sẽ cũng rất quan trọng. Toàn bộ cuộc tranh chấp không chỉ giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng, nó cũng liên quan tới Hoa Kỳ. "Chúng ta không biết ai sẽ là chủ nhân kế tiếp của Tòa Bạch Ốc cho tới cuối năm nay, do đó đây cũng có thể là một biến số," Vincent Ni nói thêm. Mời quý vị theo dõi Tọa đàm tại đây: Philippines cho phép người dân biểu tình phản đối Trung Quốc chứ không nửa cho phép, nửa không như ở Việt Nam, theo khách mời Bàn tròn thứ Năm. (BBC)

×
×
  • Create New...