Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39359
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Bí thư Tp. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng. Tin liên hệ Bao giờ mới hết ‘tháng ăn chơi’ Dù đã có nhiều cảnh báo trước, nhưng lễ khai ấn Đền Trần vẫn trở thành một ngày đen tối của một sự kiện mà người dân cho rằng là chốn linh thiêng Sao phải ‘né’ hoài luật biểu tình? Chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà Một chút buồn ngày Tết Năm mới, Sài Gòn kỳ vọng gì ở lãnh đạo mới! Nỗi lo việc cảnh sát giao thông trưng dụng tài sản Dân cần lãnh đạo thương dân Ðường dẫn Blog Cao Huy Huân Cao Huy Huân 02.03.2016 Mấy hôm nay đọc báo Việt Nam thấy tân Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh đi thị sát và đốc thúc khối việc thấy mà phát sướng. Nhưng giữa cái sự vui mừng ấy vẫn còn quá nhiều điều phải suy nghĩ trong thời gian tới. Ông Đinh La Thăng đã mạnh mẽ yêu cầu minh bạch thông tin và hỗ trợ báo chí. Ông chỉ đạo gắn các biển cấm đỗ xe để thuận tiện cho dân. Khi đến thăm một bà mẹ Việt Nam anh hùng, thấy nhà xập xệ và khó khăn thiếu thốn, ông ra lệnh sửa nhà lại gấp cho bà nghỉ ngơi. Ngó sang thấy con đường dẫn vô nhà một bà mẹ khác lồi lõm, trắc trở, ông chỉ thị xã ngày mai lo sửa đường. Ngồi nói chuyện với dân, nghe báo cáo than phiền sữa bò làm ra không ai mua, ông yêu cầu cho ông nói chuyện với tổng giám đốc công ty sữa Vinamilk. Chủ tịch huyện Củ Chi của Thành phố Hồ Chí Minh báo lại không có số, ông hỏi không có số làm sao bán sữa? Ngay chiều đó lãnh đạo huyện liên hệ với Vinamilk bàn chuyện mua sữa cho dân. Nắm bắt được cái trớn này, nhiều người dân dường như vừa phấn khởi, vừa tranh thủ gửi gắm không ít điều đến ông tân bí thư. Có người tự xưng là “người quan sát” bày tỏ trên báo chí làm tôi tâm đắc lắm. Vị này bảo rằng người dân Sài Gòn chỉ quan tâm đến “ba chữ An” - An ninh trật tự. An toàn giao thông. An toàn thực phẩm, nếu “Ngài làm được những việc này, người dân chúng tôi không quên ơn Ngài”. Chữ ‘an’ thứ nhất Chỉ quan sát qua báo chí, truyền thông cũng thấy đúng là an ninh trật tự những năm gần đây tại Sài Gòn xuống cấp trầm trọng. Một số tội phạm được dung túng, thông qua các đại ca giang hồ từng vùng đã lộng hành nhiều nơi tại Sài Gòn. Nhiều người dân làm ngơ và không dám tố giác tội phạm vì sợ bị trả thù. Có người nước ngoài bạn tôi đến Sài Gòn về mếu máo vì đeo cái máy chụp ảnh cũng bị giật, nghe điện thoại cũng bị cướp, đeo trang sức cũng bị tấn công, ma chẳng biết, quỷ chẳng hay, không ai dám nói năng gì cả. Dân cũng rất mong mỏi rằng nhà nước trích từ quỹ An ninh quốc phòng hay huy động đóng góp của người dân để gắn camera an ninh cho từng khu phố, để người dân được ngủ yên giấc sau những giờ làm việc mệt mỏi và nhọc nhằn. Nạn vé số, ăn xin, thậm chí là lừa đảo trá hình vẫn cứ diễn ra hằng ngày tại Sài Gòn. Tại sao một số tỉnh thành khác dẹp được mà Sài Gòn thì mãi không xong? Nếu đúng phong cách ông Thăng, tuyên bố thẳng “ăn xin mà còn thì có người sẽ mất chức”, tôi tin rằng mọi chuyện sẽ khác đi rất nhiều. Hay như việc quản trị đường phố vẫn còn xô bồ, có nạn bảo kê thì “có người ra đi”, tôi tin các quan chức thuộc cấp sẽ đích thân thị sát và giải quyết rốt ráo. Ngoài ra phải ưu tiên thượng tôn pháp luật, khu vực nào mất an ninh đề nghị phạt thật nặng và cách chức người đầu ngành để làm gương. Lúc đó các cấp lãnh đạo mới phải lên kế hoạch đốc thúc cấp dưới làm việc tích cực để giữ lấy vị trí của mình. Chữ ‘an’ thứ hai Điều thứ hai mà dân thiết tha cải thiện là tình hình an toàn giao thông. Tôi hoàn toàn đồng tình với “người quan sát” rằng an toàn giao thông thì ai cũng biết: ngay cả khi không có việc, có thời gian rảnh muốn đi chơi cho khuây khỏa thì người dân Sài Gòn dường như không dám ra đường. Không phải quy chụp, nhưng sự thật là phản ánh qua báo chí và tình trạng giao thông những năm qua cho thấy cán bộ duy trì trật tự giao thông đã không làm hết trách nhiệm, trong khi lại “đẻ” ra rất nhiều lực lượng dù số người làm việc vì nước vì dân thì không biết có bao nhiêu. Thậm chí mới đây, cảnh sát giao thông còn được tăng quyền một cách đầy tranh cãi, có người còn cho rằng điều đó là “quá sức của cảnh sát”, lo cảnh sát lạm quyền, có khi còn vi hiến. Sài Gòn từng có cái danh “hòn ngọc viễn Đông” mà ngay cả trong bài hát người Việt ưa chuộng cũng còn nhắc đến. Nhưng rồi hung thần xe ben, xe container, thậm chí là xe buýt cũng khiến người dân cứ ra đường là hãi hùng ghê gớm. Có lần tôi dạo quanh một con phố Sài Gòn, quả thật choáng với những kiểu moto chạy xe nẹt pô ầm ầm. Ai đời xe chuyên chạy đường dài, đường cao tốc lại xách vào đường Sài Gòn nhỏ hẹp để thể hiện ta đây có xe ngon, xe xịn. Có ông chạy moto phân khối lớn bóp còi inh ỏi khi đèn đỏ chưa xong, bị người xung quanh phàn nàn thì quay sang dọa “cho ăn đòn”, dường như gã này chẳng biết sợ bất kỳ ai. Chữ an ‘cuối cùng’ Chữ an này chính là “an toàn thực phẩm”. Vấn đề này đúng như “người quan sát” nhận định, nó đã được báo động từ lâu rồi nhưng đâu vẫn vào đấy. Mấy bà nội trợ than thở với nhau rằng bây giờ đi chợ không biết mua cái gì, bởi vì ăn cái gì cũng có chất độc, không thuốc tăng trưởng cũng thuốc kích phì, thuốc tạo nạc, thuốc tạo màu, thuốc trừ sâu… nhưng không ăn thì không biết ăn cái gì. Cứ nhìn vào năng suất xuất khẩu thực phẩm, như tôm cá, thịt, sữa, trứng của Việt Nam sẽ biết cái chuẩn an toàn thực phẩm của nước mình tới đâu. Có đứa bạn kể ra chợ mua mấy trái táo về cúng ngày tết, để quên chẳng thấy héo hay hư. Lấy đồ test nitrat mới thấy nồng độ chất độc vượt mức cho phép hàng vài chục lần, hỏi sao ăn vào không mắc bệnh này bệnh nọ. Có người bảo sao không vào những cửa hàng rau sạch, siêu thị mà mua, than vãn làm chi cho phiền. Nhưng thực tế là các siêu thị lại bán giá cao hơn ngoài chợ bởi cầu vượt cung do dân tin hàng sạch nên kéo nhau đi mua. Nhưng không phải ai cũng vào đó để mua được. Những người lao động nghèo không có khả năng đi siêu thị, tan ca về là tấp vô chợ ven đường mua về nấu ăn, làm công không được bao nhiêu mà phải ôm bệnh bất cứ lúc nào. Thật sự Việt Nam đã có những đội liên ngành kiểm tra định kỳ an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, nhưng làm việc hiệu quả hay không thì ai cũng thấy rồi. Người ta hoài nghi có nạn “bảo kê”, thế nên gửi gắm ông Thăng không cần thành lập thêm cái gì cho rắc rối, chỉ cần dẹp cái nạn “bảo kê” là ổn. Ông Thăng chỉ vào Sài Gòn chưa đầy một tháng, nhưng những gì ông làm tạo cho dân sự hồ hởi vô cùng. Tuy nhiên “ngựa giỏi phải chạy đường dài”, người giỏi hay không phải xem ông sẽ có những đóng góp gì, trước mắt là vi mô như “3 chữ an”, và lâu dài là “vĩ mô” như phát triển kinh tế, tiêu dùng, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài… Rất mừng vì những biểu hiện đầu tiên, nhưng dân kỳ vọng nhiều hơn những gì ông ấy vừa ghi dấu ấn. *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Cao Huy Huân Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
  2. Ảnh minh họa. Tin liên hệ Dân trí Việt có thấp? tôi cho rằng đất nước mình là một đất nước rất hạnh phúc, khi mà người người nhà nhà quan tâm cực kỳ sát sao đến ăn chơi nhảy múa, ngắn gọn lại là 'showbiz' Tự do ngôn luận và công kích cá nhân Nên hay không bỏ Tết truyền thống Du học Việt Nam Ðường dẫn Blog Trong lòng Hà Nội Hoàng Giang 02.03.2016 Ngày 29/2/2016, một vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra trên đường Ái Mộ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Một chiếc ô tô Camry vượt phóng nhanh, vượt ẩu với tốc độ kinh hoàng bất ngờ đâm thẳng vào người đi bộ cùng một chiếc xe máy đi ngược chiều xe, khiến 3 người bị chết trong đó có một người phụ nữ, một cháu bé 6 tuổi và ông nội đang chở cháu đi học. Vụ án được lan truyền nhanh chóng và tạo nên làn sóng bức xúc bởi những video quay trực tiếp quá rõ ràng và thương đau. Rất nhiều nguồn tin của những người chứng kiến sự việc cho rằng tài xế đang lái trong tình trạng say mèm. Người gã tỏa mùi rượu nồng nặc khi bước xuống xe. Và hành động đầu tiên của gã là giơ tay hất mạnh chiếc điện thoại của một người đi đường đang quay chụp lại hiện trường và rút điện thoại của gã để bấm đi một cuộc gọi khác rồi chạy biến mất, để lại 3 nạn nhân với cơ thể tan nát. Cả xã hội đang lên án kịch liệt gã, gã được cho là một con thú đội lốt người, một kẻ máu lạnh đáng chết. Cả xã hội đang gầm gừ ăn tươi nuốt sống gã. Thực tế nếu quan sát kỹ đoạn video có thể thấy có ít nhất 4 người đang vi phạm luật giao thông. Đầu tiên là chiếc xe Civic đen đang đậu ngang nhiên giữa đoạn đường bé tí, khiến việc bất cứ chiếc xe ô tô nào đi qua cũng (đành) phải lấn sang phần đường còn lại. Điểm thứ 2 là hai ông cháu đi xe máy, nạn nhân của vụ tai nạn, không hề đội mũ bảo hiểm. Có lẽ lý do là trường học cũng khá gần, ngay đầu ngõ. Và thứ 3 hiển nhiên là gã tài xế đang say xỉn. Tuy nhiên tôi không hề có ý giảm nhẹ tội cho người lái chiếc xe Camry kia, mà tôi muốn tất cả mọi người nên tỉnh táo, dừng lại những bức xúc đang có để nhìn nhận đến chính bản thân mình. Ngày trước sang Mỹ những người bạn có xe ô tô riêng luôn nói đùa với tôi rằng ở Việt Nam toàn luật rừng thì sang Mỹ thấy một rừng luật. Có đợt trường tôi tổ chức dịp đi thi lý thuyết lấy bằng lái, ông quản lý văn phòng quốc tế còn “đá đểu”: chúng mày thấy Mỹ phức tạp không, ở Việt Nam thì chỉ cần a lô cho bố là có ngay cái bằng lái rồi.” Nghe thấy hơi nhục, mà cũng chẳng biết cãi sao. Ổng nói đúng quá. Từ lúc học lấy cái bằng đến khi có được bằng lái xe rồi đã chẳng phải chuyện đùa. Kẻ học cứ phải mệt bở hơi tai với mọi loại luật lệ. Đến lúc lái được cái xe trên đường cao tốc, thi thoảng bị cảnh sát gọi tấp vào lề còn ú ớ chả hiểu sai ở đâu, lo thót cả tim. Kể tỉ mỉ vậy để biết rằng ngay từ những bước đầu tiên, ta đã cảm nhận được sự nghiêm túc trong từng lớp học luật, đến cả khi thi (cảm giác như thi đại học), vậy nên khi ngồi trước vô lăng lái, ta có một tâm lý trách nhiệm với sự nghiêm túc đó. Giấy phép lái xe cũng vô cùng quan trọng khi được chính thức coi như một chiếc thẻ ID để trình diện khắp nơi khắp chốn (ở Mỹ không có chứng minh thư nhân dân). Còn ở Việt, nói về tình trạng giao thông ở thì hết sức lấn cấn rồi. Để có được cái bằng, nhiều lúc kẻ đứng tên bằng cũng chẳng cần phải có mặt để thi. Vi phạm luật thì cứ “xì tiền” ra là “xe ta lại bon bon trên chiến trường.” Người dân chuyên trị chửi bới các đồng chí cảnh sát giao thông hay tranh thủ ăn chặn, nhưng chính bản thân mình cũng không hề tuân thủ bất cứ luật lệ nào. Riêng việc cho trẻ con ra đường không đội mũ bảo hiểm là trăm người như một. Còn người lớn thì tình trạng đội mũ lởm, sai cung cách cũng là chuyện thường. Chạy xe trên các tuyến đường Kim Mã, Chùa Bộc là cả trăm sạp hàng vỉa hè bán mũ chỉ với giá 30 ngàn. Mọi người đội để tránh bị mất tiền chứ không phải vì sợ mất mạng. Còn việc đỗ xe tùy tiện trên lề đường thì lại quá thường xuyên. Đây cũng là một trong những lý do gây ách tắc giao thông tại các đường phố Hà Nội. Các tuyến đường thì nhỏ xíu, nhưng xe to thì đi qua đi lại rất nhiều. Mà Hà Nội có nhiều sự mâu thuẫn không thể hiểu nổi. Người ta đi xe to xịn, rồi đỗ xịch một cái rất duyên để đi vào một quán nộm ngay vỉa hè để ăn. Ăn xong lại ngồi lê đôi mách đến cả tiếng đồng hồ. Ngoài kia, xe đi qua lại còi inh ỏi thì lại cho thế là đông vui. Thêm nữa, cũng đừng hòng mà tìm được chỗ đỗ xe tử tế, nên thôi cứ lối ai người đấy đỗ. Tiếp đến chuyện uống rượu. Chúng ta đang chửi bới gã tài xế đâm chết người trong vụ tai nạn ban sáng, nhưng có ai nghĩ đến tối nay cùng bè bạn đi nhậu nhẹt lại rủ nhau bớt uống lại, hay khích nhau chén chú chén anh cho vui thói? Nói thì dễ dàng, chửi bới lại càng đã miệng, chỉ có nhìn nhận và chỉn chu bản thân mình mới là muôn vàn khó. Mà cái thói bắt ép nhau uống, đến say bết, ói mửa ra chắc chỉ có ở đất Việt. Hàn Quốc cũng là một đất nước có văn hóa nhậu, tuy nhiên họ uống kiểu vui vẻ đuề huề, không áp lực nhau. Chưa kể các nhà hàng có một dịch vụ mà tôi thấy rất thú vị, dịch vụ thuê người lái xe. Khi khách hàng lái xe đến rồi về trong tình trạng ngà ngà say, họ sẽ đăng ký gọi một người đến để lái xe của mình đưa về. Về đến nhà thì trả tiền song phẳng rồi thẳng tiến vào nhà ngủ một giấc say sưa. Mà một điều tôi thấy nể đó là một khi không sẵn sàng “tới bến” thì họ rất biết từ chối, chứ không chày cối uống cho bằng anh bằng em. Một điều lạ nữa đó là Việt Nam cũng không có quy định chính thức về tuổi uống đồ uống có cồn, thế nên việc các em học sinh cấp 2 cấp 3 tụ tập uống bia, rượu không có gì lạ lùng. Ngay từ nhỏ, những đầu óc non nớt ấy sẽ thấy rượu như bạn bè thân thiết, chẳng có gì phải kiêng dè e sợ. Người lớn còn cổ vũ các em uống để tập “hòa nhập”…Tại sao đã hàng trăm ngàn vụ tai nạn chết người liên quan đến rượu bia mà cho đến giờ này, sau tất cả những bộ luật có tính trách nhiệm và lo xa như “phải có bình cứu hỏa trong xe”, hay thông tư 91 “tăng thêm 10km/h cho xe chạy trong và ngoài khu dân cư”, vẫn chưa có hình phạt cụ thể nào cho các trường hợp sử dụng và cung cấp đồ uống có cồn cho tuổi dưới vị thành niên (18 tuổi)? “Phía trước tay lái là sự sống”, những người lái xe vẫn được dạy cần phải tâm niệm thế, không chỉ là riêng sự sống của người mà còn là sự sống của chính mình. Đâm chết người rồi mình còn sống, rồi có thấy vui vẻ mà sống tiếp hay cứ đau đáu ám ảnh mãi. Cứ khoảng thời gian nhiều nắng, có lẽ là mùa thu khai trường, cả sân trường cỏ xanh mướt nơi tôi từng học lại tràn những lá cờ màu xanh ghi tên các nạn nhân xấu số bị chết bởi tai nạn xe hơi khi say rượu. Họ nhắc tên cả chính những người lái xe đã gây nên tội lỗi. Bởi vì những tai nạn như thế không phải chỉ xảy ra ngày hôm nay, mà còn là trong tương lai, trong nỗi đau của mỗi gia đình, trong tiếc thương của mỗi xã hội. Họ làm thế hàng năm như một cách nhắc nhở miệt mài về trách nhiệm của mỗi thế hệ trẻ. Ngày hôm nay chúng ta nhắc đến bé Gia Hân thứ hai đầu tuần đến trường, cặp sách bút vở nhuốm đỏ máu em và nỗi đau của bà của mẹ, nhưng rồi chúng ta sẽ lại lãng quên mãi mãi. Lỗi chẳng của riêng ai, mà là của tất cả chúng ta. * Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Hoàng Giang Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.
  3. Lời giới thiệu: Triều Tiên vẫn còn là một quốc gia tương đối bí ẩn, ít được biết tới đối với thế giới cũng như người Việt Nam chúng ta. Các thông tin, câu chuyện về cuộc sống thực bên trong quốc gia này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Để cung cấp thêm thông tin cho độc giả, Nghiencuuquocte.net xin giới thiệu bài viết của TS. Hoàng Anh Tuấn kể về những điều ông đã “mắt thấy tai nghe” trong chuyến thăm tới Bình Nhưỡng hồi cuối năm 2013 như một góc nhìn để bạn đọc tham khảo. Triều Tiên là quốc gia rất đáng đến thăm và ít có chuyến đi nước ngoài nào lại gây ấn tượng mạnh với tôi như trong chuyến thăm Triều Tiên cuối năm 2013. Khi đánh giá về Triều Tiên, chưa cần đi sâu nhưng có thể phát hiện ra ngay là cách nhìn về nước này trên phương tiện truyền thông (cả truyền thông chính thức lẫn truyền thông xã hội) của ta khá thiên lệch và tiêu cực, chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cách phân tích và đánh giá của Phương Tây và một số quốc gia xung quanh Triều Tiên. Chỉ cần đặt câu hỏi ngược lại thì sẽ thấy: Trên thế giới có khá nhiều quốc gia thất bại, nhưng tại sao họ lại không bị “soi” kỹ như Triều Tiên? Cần thấy rằng trên thế giới có 1 số quốc gia làm PR tốt hơn các quốc gia khác. Và trong 1 thế giới mà truyền thông phương Tây “làm chủ” trận địa, việc 1 quốc gia được “mặc định” (dựa cả trên cơ sở “thiên kiến” nữa) đánh giá cao (overrated) hơn các quốc gia khác là một thực tế. Và Triều Tiên là một trong số ít các quốc gia đang bị đánh giá thấp (underrated) cũng là một thực tế. Gạt câu chuyện này sang một bên và sẽ bàn kỹ hơn vào một dịp khác. Ở đây xin kể về câu chuyện khi thăm 2 bảo tàng Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật trên Núi Hương Sơn. Khu vực núi Hương Sơn, cách Bình Nhưỡng 180 km về phía Bắc, tức chừng 4h xe chạy, là một trong những nơi có nhiều cảnh quan khá đẹp của Triều Tiên. Trong các cảnh quan đó, ngay trong lòng núi Hương Sơn là 2 bảo tàng vĩ đại xây kiên cố sâu trong núi, đó là “Bảo tàng trưng bày các hiện vật của Chủ tịch Kim Nhật Thành” và “Bảo tàng trưng bày các hiện vật của Tổng Bí Thư Kim Chính Nhật”. Ngay trong khu vực xa xôi, núi non hiểm trở này, nhưng xe cộ vẫn nườm nượp đưa hàng ngàn du khách thăm viếng mỗi ngày. Điều ngạc nhiên là khách thăm quan ăn vận rất lịch sự: Nam thì comple, quân phục hoặc bộ vét truyền thống, còn nữ giới “xúng xính” trong bộ áo dài Hanbok truyền thống. Tất cả đều xếp hàng ngay ngắn và trật tự. Bảo tàng Kim Nhật Thành gồm 8 tầng, trong đó có 3 tầng nổi và 5 tầng chìm sâu trong lòng đất dưới chân núi, trưng bầy khoảng 250.000 hiện vật. Bảo tàng Kim Chính Nhật “khiêm tốn” hơn, “chỉ” gồm 5 tầng và trưng bầy “chỉ” 180.000 hiện vật. Điều hơi “thất vọng” là bạn không cho đem máy ảnh vào trong bảo tàng. Nhìn bên ngoài bảo tàng không có vẻ ấn tượng, nhưng ngay khi đến sát gần và bước vào trong thì mọi thứ khác hẳn. Cánh cửa vào các Bảo tàng này được làm bằng những tấm kim loại lớn liền khối. Điều kỳ lạ là mỗi cánh cửa nặng từ 4-5 tấn nhưng lại có thể dễ dàng kéo và đẩy bằng 1 tay. Tại sao bảo tàng lại có nhiều hiện vật đến như vậy? Đó là gồm tất cả các vật dụng cá nhân được lãnh đạo Triều Tiên dùng khi đương thời; các vật dụng do nước ngoài tặng các lãnh đạo khác của Triều Tiên; tặng các nhà ngoại giao Triều Tiên, cá nhân người Triều Tiên… Theo đó, các cá nhân về nộp lại cho nhà nước, vì các vật phẩm này, theo cách giải thích và cách hiểu của họ, đều là tặng lãnh tụ Triều Tiên và “thuộc về” lãnh tụ. Các đồ vật được bố trí rất khoa học, vừa phản ánh được chủ đề; mức độ thân, sơ của người tặng; theo thời gian và khu vực địa lý nữa. Hướng dẫn cho đoàn 2 người của chúng tôi là một hướng dẫn viên (HDV) chuyên nghiệp, tốt nghiệp Khoa Sử, ĐH Kim Nhật Thành và có thâm niên hướng dẫn 15 năm. Cô hướng dẫn viên nhớ khá chính xác rất nhiều đồ vật, ai tặng, ý nghĩa của từng đồ vật… Trong các đồ vật trưng bày có chiếc lược, cái ca làm từ xác vỏ máy bay hoặc đạn pháo súng cối chiến lợi phẩm do bộ đội ta ở chiến trường làm ra; và có cả quà chạm trổ điêu khắc do Thứ trưởng BNG Hồ Xuân Sơn tặng. Trong thời gian ở Bình Nhưỡng, chúng tôi được hưởng “biệt lệ” là được đi lại, tiếp xúc với người địa phương, đi chợ “cóc”, chụp ảnh với người địa phương… tại bất cứ đâu và bất cứ khi nào mình muốn. Ở Triều Tiên thì đây là cả một câu chuyện lớn. Khó có thể áp đặt hoặc suy luận từ tư duy của mình để giải thích câu chuyện của người Triều Tiên được. Triều Tiên (và cả Hàn Quốc nữa) vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do cuộc chiến Triều Tiên kết thúc mà không có Hòa ước (Peace Treaty), chỉ có Hiệp định đình chiến (Armistice Agreement). Theo tư duy này, an ninh quốc gia của Triều Tiên được đặt cao hơn nhiều so với tư duy phát triển và người Triều Tiên được rèn luyện để luôn cẩn trọng, nghi ngờ các hoạt động phá hoại từ bên ngoài. Hãy hình dung tư duy chiến tranh của ta trước 1975 thì mới hiểu tư duy của bạn hiện nay. Trong tình trạng chiến tranh như vậy, bạn rất ngại để người nước ngoài đi “lung tung”, tiếp xúc 1 cách “vô tổ chức” với dân địa phương vì điều này dù vô tình hay hữu ý đều có thể bị các cơ quan tình báo đối phương khai thác. Còn nhớ, trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần 1 năm 1991, Mỹ đã khai thác được rất nhiều thông tin về các công trình lưỡng dụng tại Iraq từ các kỹ sư Thuỵ Điển và các thông tin này đã được quân đội Mỹ sử dụng triệt để. Ngay khi đặt chân xuống Bình Nhưỡng, tôi đã nói ngay với bạn rằng chúng ta là những người bạn và bản thân tôi là nhà nghiên cứu nên đoàn sẽ không đi theo hết chương trình của bạn, mà có những chương trình “ngẫu hứng”, sẽ dừng xe, tiếp xúc, chụp ảnh tại những nơi mình muốn. Bạn lúc đầu khá ngần ngại, nhưng sau nửa ngày xin ý kiến, bạn cho biết ngay các yêu cầu của đoàn đều được đáp ứng. Chúng tôi cũng biết rằng các bước đi của đoàn đều có “người” của bạn theo sát phía sau, tất nhiên không ngoài lý do nào khác là đảm bảo an ninh và an toàn cho đoàn. Vậy là tự bổ sung được 1/3 chương trình, được tự do đi lại, tiếp xúc, chụp ảnh… lại có người bảo vệ tại một trong những quốc gia có hệ thống an ninh cẩn mật nhất thế giới thì còn niềm vui nào bằng. Và chương trình “khám phá” Bình Nhưỡng đã được đoàn tận dụng tối đa. Có lẽ thông tin cũng như thời gian chưa đủ dài để rút ra các nhận xét xác đáng và cùng một sự vật nhưng mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau. Tuy nhiên, tôi có một số cảm nhận sơ bộ như sau: 1. Tuy còn nghèo khó, nhưng người Triều Tiên là dân tộc có tầm nhìn, dám nghĩ, dám làm, và làm được nhiều điều lớn. Nhìn chung, họ có đầu óc tổ chức một xã hội quy củ, có tố chất và cốt cách của một dân tộc lớn – điều rất ít cảm nhận được ở ngay cả những nước khác, dân tộc khác lớn hơn họ nhiều lần. 2. Bình Nhưỡng có dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế qua giai đoạn khó khăn nhất, xe cộ chạy trên đường khá nhiều và mới, chủ yếu xe BMW, Mercedes và Volvo. Mặt người dân bớt lo âu, ít vẻ âu sầu, u ám. 3. Quần áo người dân mặc đa dạng, khá đẹp. Với phụ nữ trẻ không khác mấy các cô gái Hồng Kong hay Thượng Hải, thậm chí đi qua còn phảng phất mùi nước hoa đắt tiền và thấy có trang điểm. Có thể nhiều người không tin, nhưng nhìn người dân ở Triều Tiên khi ra đường thì ăn mặc nghiêm túc, quy củ, thậm chí còn sạch đẹp hơn ở Bắc Kinh. Ở Triều Tiên tuyệt nhiên không có chuyện “quần đùi, may-ô” ra đường. Đã bước chân ra phố, dù chỉ một bước, là phải ăn mặc nghiêm túc. 4. Hệ thống 2 giá vẫn hoạt động song hành. Theo tỷ giá chợ đen thì lương một giáo sư chừng 1 USD (trên 7.000 Won). Nhưng các mặt hàng thiết yếu được bán theo tích kê và có định lượng, đáp ứng được cuộc sống tối thiểu và giá như “cho”. Chẳng hạn, 1 đàn ông trưởng thành tại Bình Nhưỡng có ticket mua khoảng 12 lít bia mỗi tháng (làm theo công nghệ và nhà máy nhập nguyên của Đức). Người có tiền mua bằng ngoại tệ thì không thiếu thứ gì và giá cả cũng tương đương như ở cửa hàng miễn thuế của Việt Nam. 5. Bóng dáng của Tiểu Thương (kẻ thù giai cấp) bắt đầu xuất hiện và cùng với nó là cuộc sống đẳng cấp, chênh lệch giàu nghèo và một số tệ nạn của kinh tế thị trường đã bắt đầu xuất hiện. Chẳng hạn, tại Bình Nhưỡng đã xuất hiện “Taxi dù”. Đây là ô tô chứ không phải miếng thịt mà có thể giấu dễ dàng: Ai là chủ xe, mua ở đâu, xăng chạy thế nào, khách hàng của anh là ai… Nó chứng tỏ quy mô khá lớn của nền kinh tế và thị trường chợ đen. Ngoài ra, muốn có chỗ ở tốt trong chung cư trung tâm, người có nhu cầu phải trả khoản phí chênh lệch lên tới vài chục, thậm chí cả trăm ngàn USD (thông tin được nghe nói lại, chưa có điều kiện kiểm chứng). 6. “Chợ đen” được hoạt động bán công khai, theo đó nông dân, tiểu thương và người dân có tiền có thể ra đó trao đổi, mua bán hàng hóa. Tại đây có đủ thứ thượng vàng, hạ cám cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày từ thịt cá, mắm muối, xoong chảo, giày dép… Điều khá hay là ngoài chợ các tiểu thương ngồi san sát nhau, mỗi người ngồi sau bàn xi măng dài, “chia ô” khoảng 50-60 cm chiều ngang cho 1 quầy. Đừng nghĩ tiểu thương buôn to như ở ta, trên quầy bàn của từng người chỉ có chừng 3-5 kg thịt heo hoặc 10-20 chai nước mắm, hoặc 20-30 đôi giày dép. Chừng đó cũng đủ để họ và gia đình đắp đổi được qua ngày. 7. Mức độ công bằng và kỷ cương trong xã hội vẫn được duy trì khá tốt và khá giống ta trong thời kỳ đỉnh cao của bao cấp. Chẳng hạn khu chung cư cao cấp ở trung tâm Bình Nhưỡng được phân miễn phí cho các giáo sư Đại học Kim Nhật Thành, các vận động viên đạt thành tích cao, nhà khoa học, các văn nghệ sĩ, người lao động đạt thành tích xuất sắc… 8. Xã hội Triều Tiên nhìn chung là xã hội học tập và thăng tiến chủ yếu dựa trên tài năng và mức độ cống hiến. Chẳng hạn, một trong những nơi đoàn đến thăm bất chợt là một trường chuyên phổ thông trong tòa nhà 9 tầng, đầy đủ tiện nghi của một trường tiên tiến với các giảng đường hiện đại và khu thể thao phức hợp dành cho học sinh xuất sắc được tuyển chọn khắp nơi trong nước. Những học sinh này sau đó hầu hết đỗ vào các trường đại học hàng đầu của Triều Tiên, trở thành nhà khoa học hay các kỹ sư. Tại Thư viện Kim Nhật Thành trong tòa nhà 11 tầng (lớn nhất châu Á) mà đoàn đến thăm vào 1 ngày trong tuần có khoảng 5-7000 sinh viên, cán bộ đến học tập, nghiên cứu. Chẳng hạn trong khu nghiên cứu nhạc, mỗi người có một máy nghe riêng để không ảnh hưởng người bên cạnh. Cô thủ thư vào tìm khoảng 5′ liền chuyển cho đoàn một tập sách và đĩa nhạc Cung đình Huế! Tại lớp học kinh tế, thầy giáo dùng PowerPoint còn ở dưới gần như mỗi học sinh có 1 máy tính riêng để theo dõi bài giảng của thầy. 9. Điện thoại ở Triều Tiên rất đắt, gấp khoảng 3-4 lần ở VN. Một máy “cục gạch” ở Việt Nam có giá khoảng 600-700.000 VND (khoảng 30 USD) thì ở Triều Tiên có giá chừng 150-200 USD. Mạng điện thoại lại là nhà mạng liên doanh của Triều Tiên với 1 công ty Ai Cập! Điều ngạc nhiên là ra nhà ga, bến tàu, xe thì người dân dùng điện thoại di động không phải là hiếm và không khác Việt Nam. Hỏi thêm mới biết khi đó đã có khoảng 10 phần trăm dân số (tức khoảng 2,5 triệu người) dùng điện thoại di động. Ngạc nhiên hơn là 2 cán bộ bạn đi tháp tùng đoàn đều dùng smartphone và máy tính bảng do Triều Tiên sản xuất toàn bộ cả phần cứng lẫn phần mềm! Đây là câu chuyện của cuối năm 2013 đấy nhé và đến nay thì tình hình có thể đã khác đi rất nhiều! Xem biểu diễn nghệ thuật thiếu nhi tại Cung Thiếu nhi Quốc gia Kim Nhật Thành Trong thời gian ở Bình Nhưỡng, chúng tôi cũng được dẫn đi xem biểu diễn nghệ thuật thiếu nhi tại Cung Thiếu nhi Quốc gia Kim Nhật Thành. Cung Thiếu nhi ở Bình Nhưỡng này được xem là một trong những nơi có các lớp học năng khiếu, nhà hát biểu diễn dành riêng cho thiếu nhi lớn nhất thế giới. Đối với các cháu ở đây thì chắc hẳn ngày nào cũng là “Tết”. Cung Thiếu nhi Quốc gia Kim Nhật Thành là tòa nhà cao 8 tầng, trông hết sức bề thế. Bề ngoài thì thấy đây là một tòa nhà đồ sộ, cả bên ngoài và bên trong thiết kế theo kiểu phương Tây (khá giống kiểu bảo tàng) xung quanh lát và ốp đá granit. Nếu như không có ảnh lãnh tụ Triều Tiên treo bên ngoài thì chắc khó ai nghĩ đây là tòa nhà ở Triều Tiên, do Triều Tiên thiết kế và xây dựng. Bên trong tòa nhà có rất nhiều lớp học năng khiếu dành cho các độ tuổi và trình độ khác nhau. Các phòng học được thiết kế, trang trí nội thất hiện đại theo từng chức năng riêng. Đi xem qua thấy có khoảng 100 lớp học như vậy. Tuỳ theo loại hình năng khiếu, nghệ thuật mà mỗi phòng được thiết kế theo chức năng riêng như phòng học ba-lê, phòng học múa, hát, phòng học ac-cooc-đê-ông, học vẽ, viết thư pháp, thêu thùa… Theo người hướng dẫn, hàng ngày có khoảng 5000-6000 học sinh đến đây học 2-3 ca một ngày, các học sinh học nghiêm túc, còn giáo viên giảng say sưa. Các học sinh chăm chú biểu diễn, không thấy có cảm giác giật mình, tò mò hay mất tập trung khi du khách tới thăm. Nhìn vào đây thấy không có vẻ gì là biểu hiện của một xã hội khó khăn, thiếu đói. Toàn bộ các lớp học đều miễn phí. HDV Triều Tiên cho biết, tên gọi là Cung thiếu nhi Quốc gia, nhưng tham gia sinh hoạt thì chủ yếu thiếu nhi đến từ Thủ đô Bình Nhưỡng. Các học sinh có năng khiếu từ các tỉnh, thành cũng được chọn về đây và có các lớp học nội trú để đào tạo các tài năng tương lai của đất nước. HDV bạn cho biết thêm ngoài Cung quốc gia, ở các quận trong Thủ đô cũng có các Trung tâm sinh hoạt văn hóa tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn dành cho thiếu niên, nhi đồng. Ở bên trong Cung có một nhà hát riêng khoảng 600 chỗ, thiết kế 2 tầng như Nhà hát lớn của ta, nhưng bên trong rộng hơn 2 lần. 6/7 ngày trong tuần là sân khấu “sáng đèn”, các cháu biểu diễn liên tục cho người lớn, du khách trong và ngoài nước xem. Vé cho người nước ngoài 15 Euro và xem hết 1 tiếng rưỡi. Vé xem thường phải đặt trước vài ngày đến cả tuần. Điều ngạc nhiên là chỉ khoảng 1/3 tiết mục biểu diễn là của Triều Tiên, còn 2/3 các trích đoạn nhạc kịch, ba-le, múa, các tiểu phẩm hài… của Phương Tây! Xem về mức độ hoành tráng, tinh xảo không khác mấy buổi Nhạc kịch diễn trên sân khấu Broadway bởi các diễn viên nhí, với kỹ xảo và đạo diễn của Disney Land! Nhiều người khi xem vẫn bán tín bán nghi chưa rõ đây là “đời sống thực” hay họ cho mình xem “vở kịch lớn”. Tôi vẫn chưa thể có câu trả lời chắc chắn một trăm phần trăm, nhưng cũng có một vài câu hỏi để “phản biện” lại với mong muốn được biết rõ hơn. Chả nhẽ người Triều Tiên không có cuộc sống thực, mà suốt đời “diễn kịch”? Nếu diễn thì phải có “khán giả”, trong khi người nước ngoài hoặc du khách đến Triều Tiên lại rất ít. Ngay ở các điểm tham quan “đáng xem” ở Bình Nhưỡng cũng vậy, có đến hàng trăm nơi chỉ riêng ở thành phố này. Nếu gọi họ “diễn” thì ở rất nhiều quốc gia khác đang chê bai họ nhưng “diễn” cũng chẳng có, mà “thực chất” cũng không nốt. Nếu cho rằng đây là cuộc sống của quan chức hàng đầu đất nước, còn nhân dân không được thụ hưởng, thì lại có những câu hỏi khác: (i) tầng lớp “đặc quyền” này phải rất đông. Nhưng theo cách hiểu thông thường thì tầng lớp này thuộc về một nhóm nhỏ, nhưng đông người được hưởng vậy thì đâu còn “đặc quyền”, “đặc lợi”; (ii) thường các chỗ hưởng thụ của giới “đặc quyền”, nếu có, phải là chỗ riêng tư, kín đáo, chứ không nằm ở chỗ “thanh thiên, bạch nhật” như vậy. Giả sử cho rằng chỉ để “show” không thôi thì việc duy trì để kéo du khách đến tham quan, luyện tập, duy tu bảo dưỡng cũng hết sức tốn kém. Ngay khi tôi ở Triều Tiên thì ở Bình Nhưỡng vừa khánh thành Trung tâm rèn luyện sức khỏe trông lớn và còn bề thế hơn Cung thể thao Mỹ Đình và khu thể thao nước ở ngoài trời lớn nhất thế giới mà bên trong tấp nập người. Hẳn còn nhớ, nếu chỉ để “show” không thôi thì rất nhiều nước có tiềm năng lớn hơn nhiều cũng không gánh nổi chi phí bảo dưỡng khổng lồ sau đó. Có thể thấy ngay hàng chục, thậm chí hàng trăm công trình bỏ hoang sau các show hoành tráng của Nga sau Olympic Mùa đông Sochi 2014 hoặc Olympic Mùa hè Bắc Kinh 2008. Tại sao các công trình ở Triều Tiên lại “sống” được, nếu không đi vào và phục vụ cuộc sống “thực”? Bạn có thể giúp tôi câu trả lời? Tác giả: Hoàng Anh Tuấn TS. Hoàng Anh Tuấn là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Bài viết tổng hợp những ghi chép đăng lần đầu trên trang Facebook của tác giả, thể hiện quan điểm cá nhân, không phải quan điểm của cơ quan nơi tác giả công tác. Các hình ảnh trong bài được lấy từ trang Facebook của tác giả. (Nghiên Cứu Quốc Tế)
  4. Chưa hẳn vì mục đích quan hệ kinh tế, chuyến thăm Cuba của Tổng thống Obama dự trù vào tháng 3/2016 được đánh giá có thể là một bước chủ chốt hướng tới việc cải thiện thành tích nhân quyền có nhiều vấn đề của quốc gia Cộng sản này. Đây là chuyến đi Cuba đầu tiên của một vị tổng thống Mỹ đương nhiệm trong gần 90 năm. Bình thường hóa Cuba – Mỹ. Hình SBTN Ngay trước thềm chuyến thăm này, nhà cầm quyền La Habana đã đồng ý cho 7 nhà ly khai đang bị cầm tù được xuất cảnh – một phương cách tương tự việc chính quyền Việt Nam tống xuất những người bất đồng chính kiến bị tù như Đoàn Viết Hoạt, Trần Khải Thanh Thủy trước đây và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ và Tạ phong Tần gần đây. Tuy nhiên, Cuba đi sau và có thể về trước. Dù thời điểm bình thường hóa Cuba – Mỹ mới diễn ra vào cuối năm 2014, sau bình thường hóa Việt – Mỹ gần hai chục năm, nhưng đảo quốc cộng sản này có vẻ dứt khoát hơn trên con đường cải thiện nhân quyền. Chỉ vài tháng sau khi bình thường hóa với Hoa Kỳ, La Habana đã thả đến 53 tù nhân chính trị. Trong khi đó, Việt Nam chỉ thả rất nhỏ giọt tù nhân lương tâm. Mãi đến năm 2014, Việt Nam mới chịu thả loạt nhiều nhất – 12 tù nhân chính trị - để đổi lấy một suất ăn trên bàn tiệc đứng TPP. Mặc dù một số tổ chức nhân quyền quốc tế vẫn chưa hài lòng với thành tích cải thiện nhân quyền của Cuba, nhưng cần phải thừa nhận rằng giới lãnh đạo Cuba thẳng thắn hơn hẳn giới lãnh đạo Việt Nam. Năm 2015, trong cuộc tiếp đón Giáo hoàng Francis, nhân vật hàng đầu của Cuba là Raul Castro đã thổ lộ rằng ông ta có thể cầu nguyện và đi nhà thờ trở lại. Xác tín Kitô của những người như Raul là có thể tin được. Tháng 12/2015, Cuba được Câu lạc bộ Paris bất ngờ xóa khoản nợ đến 4 tỷ USD. Từng tuyên bố mất khả năng thanh toán vào năm 1986, Cuba là một trường hợp quá khó khăn về kinh tế và do đó phải tìm lối thoát ngay tại “kẻ thù” người Mỹ. Hẳn nhiên tiến trình bình thường hóa khá ngoạn mục giữa Cuba và Hoa Kỳ vào tháng 12/2014, cùng việc Cuba phải thả gần như toàn bộ tù nhân chính trị từ đó đến nay theo yêu cầu của Mỹ, đã khiến các chủ nợ như Câu lạc bộ Paris mở lòng với quốc đảo này. Còn ở Việt Nam, sau đợt thả tù chính trị lớn nhất năm 2014, mọi chuyện lại gần như im bặt. Bất chấp việc Tổng bí thư Trọng được đón tiếp quá trịnh trọng ở Washington vào tháng 7/2015, đến cuối năm ngoái chính quyền Việt Nam lại bắt tiếp một số người bất đồng chính kiến, trong đó có luật sư nhân quyền có tiếng Nguyễn Văn Đài. Thành tích cải thiện nhân quyền tệ hại như thế là một trong những lý do khiến cuộc công du dự kiến của Tổng thống Obama đến Hà Nội vào tháng 11/2015 bị hủy bỏ. Theo lịch mới, Obama sẽ công du Việt Nam vào tháng 5/2016. Câu hỏi đặt ra là vào lần này, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ hành xử thế nào với các tù nhân lương tâm? Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế, Việt Nam còn giam giữ hơn 100 tù nhân chính trị. Hiện vẫn còn những người có tên tuổi chưa được tự do như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Trần Huỳnh Duy Thức… Gần như chưa làm bất cứ điều gì mà Myanmar và cả Cuba đã làm, Việt Nam còn lâu mới hy vọng sẽ được các chủ nợ lớn nhất là Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Á châu… xóa nợ. Thậm chí ngược lại, vào tháng 12/2015, Ngân hàng thế giới còn tuyên bố dừng các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam. Lê Dung (SBTN)
  5. Khi thị trường chứng khoán Trung Quốc ’vỡ trận’, như những gì đã diễn ra vào tuần qua, thị trường thế giới không thể nào không bị ảnh hưởng. Nhưng chúng ta phải lo ngại đến mức nào về kinh tế Trung Quốc? Đây có thể là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng thông tin về thị trường này vẫn còn rất mù mờ và thường bị hiểu lầm. Đây là 5 quan niệm sai lầm phổ biến nhất. 1. Những mất mát của thị trường chứng khoán Trung Quốc phản ánh một nền kinh tế suy yếu Chỉ số Shanghai Composite lao dốc trong tuần qua có liên quan đến một bản báo cáo chỉ ra rằng lĩnh vực chế tạo của nước này đang co hẹp, và khiến mối lo âu về nền kinh tế Trung Quốc càng lan rộng. Nhưng dù quả thực mức tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại, thị trường chứng khoán của nước này không phản ánh nhiều về tình trạng sức khỏe tổng thể của nền kinh tế. Tổng giá trị của tất cả cổ phiếu trao đổi trên các sàn giao dịch của Trung Quốc chỉ đến mức 1/3 GDP (so với 100% hoặc hơn tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ). Phần lớn các cổ phiếu này đại diện cho các doanh nghiệp chế tạo và xây dựng, những ngành gặp khó khăn gần đây. Nhưng lĩnh vực dịch vụ, thu nhập hộ gia đình và tiêu thụ vẫn đang giữ vững khá tốt. Thêm vào đó, trong khi thị trường chứng khoán Thượng Hải đã sụt giảm đến gần 40 phần trăm kể từ mức đỉnh vào tháng 6/2015, nhưng mức đỉnh này là kết quả của một đợt tăng chóng mặt vào nửa đầu của năm 2015, một phần nhờ các biện pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán của chính phủ. Vì thế các mức điểm của các chỉ số chứng khoán quan trọng của Trung Quốc bây giờ gần bằng với mức một năm trước, và mang lại mức lợi nhuận không khác gì nhiều mức mà chỉ số S&P 500 cung cấp cho nhà đầu tư trong cùng giai đoạn. Nhưng nói gì thì nói, đầu tư ở Mỹ chắc chắn sẽ không đến mức phải đứng tim như vậy. 2. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu giá rẻ Khi người Mỹ nghĩ đến Trung Quốc, họ thường nghĩ đến những mặt hàng tiêu dùng giá rẻ được làm bởi những người lao động lãnh lương thấp. Thâm hụt mậu dịch giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng và chắc chắn sẽ vượt mức 350 tỉ USD vào năm 2015, mức cao nhất từ trước đến giờ. “Trung Quốc đang giết chúng ta,” như câu nói ưa thích của Donald Trump. Nhưng giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc bị thu hẹp bởi mức độ nhập khẩu các nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian. Ví dụ, giới nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các nhà sản xuất Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng 4 phần trăm vào giá trị của một điện thoại iPhone “Made in China”. Các linh kiện được Trung Quốc nhập đến từ những nước như Đức, Nhật, và Hàn Quốc chiếm đa phần giá trị của điện thoại. Xuất khẩu ròng – xuất khẩu trừ nhập khẩu – chỉ đóng góp một phần khiêm tốn vào mức tăng trưởng của nước này trong thập niên vừa qua. Lực đẩy kinh tế chủ chốt của Trung Quốc là đầu tư vào vốn vật chất, bao gồm các nhà máy và cơ sở hạ tầng như là đường sá và đường ray xe lửa. Các khoản đầu tư này đã chiếm hơn nửa mức tăng trưởng của Trung Quốc trong thập niên vừa qua. Thêm vào đó, Trung Quốc hiện không còn là một nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ, vì mức lương nhân công ở đây đã tăng nhanh hơn so với ở các nước như Bangladesh và Việt Nam. Thậm chí trong lĩnh vực chế tạo, Trung Quốc đã bắt đầu bước lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị, khi chuyển từ tập trung vào các sản phẩm giá thành thấp, công nghệ thấp như là giày dép hay là dệt may sang các sản phẩm phức tạp hơn với hàm lượng công nghệ cao hơn. 3. Trung Quốc đang chủ động thao túng đồng tiền của họ Những phàn nàn về việc Trung Quốc thao túng tiền tệ là câu nói cửa miệng của những nhà lập pháp Mỹ. “Trung Quốc đã thao túng đồng tiền quá lâu rồi”, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa Charles Grassly của bang Iowa nói vào mùa hè năm 2015, “… chính quyền dưới thời các Tổng thống của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều đã quá rụt rè mà không chịu hành động, và trong lúc ấy Trung Quốc đã kịp tận dụng thời cơ.” Ở phe đối lập, Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ Chuck Schumer của New York cũng lập luận rằng “Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã gian lận và dùng nhiều thủ đoạn với đồng tiền của họ, khiến những người lao động Mỹ phải khốn đốn. Họ không những không thay đổi đường lối của họ, chính phủ Trung Quốc thậm chí còn lấn tới nữa”. Nhưng loạt chỉ trích từ đồi Capitol gần đây lại xuất phát từ việc Trung Quốc thực hiện chính những yêu cầu mà Mỹ đã kêu gọi họ làm từ lâu: đó là nới lỏng kiểm soát tỷ giá đồng nhân dân tệ, tương xứng so với những đồng tiền khác, cho phép những lực đẩy của thị trường có thể quyết định tự do hơn giá trị của nó . Điều mà Mỹ đã không tính đến là Bắc Kinh sẽ làm điều này một cách khôn ngoan, theo hướng có lợi cho Trung Quốc chứ không phải cho những đối tác thương mại của họ. Thay vì thay đổi chính sách trong thời điểm mà đồng Nhân dân tệ có thể lên giá, dẫn đến tác động xấu đến hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc khi khiến chúng trở nên đắt đỏ hơn, chính phủ Trung Quốc đã lựa thời điểm mà các lực đẩy của thị trường đang đẩy đồng nhân dân tệ xuống, làm lợi cho xuất khẩu Trung Quốc. Trung Quốc đã không để mình bị lừa, mà họ đang bảo vệ quyền lợi của họ. Từ tháng 8, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã can thiệp vào thị trường ngoại hối, nhưng để giữ đồng nhân dân tệ không sụt giảm nhiều quá, chứ không phải ngăn nó tăng quá nhanh. 4. Trung Quốc làm giả số liệu để làm nền kinh tế của họ có vẻ mạnh hơn thực tế Nhiều nhà phân tích xem các thống kê tăng trưởng của Trung Quốc đơn thuần là những tưởng tượng của các quan chức. Như Tim Worsrtall viết cho Forbes, “Những nhà quan sát am hiểu về thị trường như chúng tôi không tin chút nào vào những thông tin mà họ công khai cho mình.” Tỷ lệ tăng trưởng GDP do chính phủ Trung Quốc công bố thường hay gần một cách bất thường với những mục tiêu tăng trưởng chính thức. Và cho dù tỷ lệ tăng trưởng chính thức của Trung Quốc là 7%, một số nhà kinh tế phương Tây ước tính nó chỉ vào khoảng 3% hoặc ít hơn. Có rất nhiều nghi vấn chính đáng về số liệu tăng trưởng của Trung Quốc được tính theo từng quý. Những số liệu hiện có về tiêu thụ điện, lượng hàng hóa và mức ngân hàng cho vay đều cho ra mức tăng trưởng thấp hơn so với các số liệu tổng hợp đưa ra. Nhưng qua một khoảng thời gian dài hơn thì các số liệu tăng trưởng chính thức này lại có thể miêu tả một cách hợp lý hơn những gì đang diễn ra trong nền kinh tế, và sẽ ăn khớp với những chỉ số khác như là thu nhập hộ gia đình và mức tiêu dùng. Với quy mô lớn như hiện nay, khó có thể kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc duy trì tăng trưởng vĩnh viễn ở mức 10% hay hơn thế. Trong ngắn hạn, họ có thể sử dụng các chính sách tài khóa và tiền tệ để giữ tỷ lệ tăng trưởng ở mức 6-7%. Nhưng trừ khi Trung Quốc chủ động theo đuổi những cải cách hướng về thị trường, bằng không họ sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mức tăng trưởng cao hơn mức đã nêu, đặc biệt với một lực lượng lao động đang già đi và ngày càng thu hẹp về số lượng. 5. Vai trò mới của đồng nhân dân tệ đe dọa vị thế thống trị của đồng đôla Mỹ Vào tháng 11/2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuyên bố là họ sẽ công nhận đồng Nhân dân tệ là một đồng tiền dự trữ chính thức. Động thái này, như tờ Telegraph của Anh đưa tin, làm dấy nên mối lo ngại rằng, “vị thế thống trị kinh tế của Mỹ đã đến hồi kết khi đồng tiền của Trung Quốc trỗi dậy.” Thực tế không hẳn như thế. Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chắc chắn đã trở thành một đồng tiền quốc tế quan trọng. Khoảng một phần tư các mặt hàng thương mại của Trung Quốc bây giờ được định giá và chi trả bằng nhân dân tệ, và IMF ước tính khoảng 1% dự trữ ngoại tệ của thế giới được lưu giữ trong các tài sản định giá bằng đồng nhân dân tệ, tức là ở mức cao hơn một số đồng tiền dự trữ khác như đồng franc Thụy Sĩ. Dù vậy, đồng đôla Mỹ vẫn chiếm đến gần 2/3 dự trữ ngoại tệ toàn cầu, một tỷ lệ thực chất tăng nhẹ so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các nhà đầu tư quốc tế, bao gồm những ngân hàng trung ương nước ngoài, sẽ tiếp tục đầu tư vào đồng nhân dân tệ vì mục đích đa dạng hóa. Nhưng để đồng tiền của họ có thể thực sự thách thức được vị thế của đồng đô la, Trung Quốc phải giành được sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài. Điều này đòi hỏi không những cải cách kinh tế mà còn những cải cách luật pháp, thể chế và chính trị. Tất cả những thay đổi này sẽ chưa thể đến trong khoảng thời gian tới, vì thế cho đến bây giờ, vị thế của đồng đôla vẫn vững vàng. Nguồn: Eswar S. Prasad, “5 myths about China’s economy”, The Washington Post, 07/01/2016.Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung(Nghiên Cứu Quốc Tế)
  6. Tại sao một số quốc gia nghèo trong khi các nước khác lại giàu? Có 196 quốc gia trên thế giới. 25 trong số đó rất giàu có được định nghĩa là có thu nhập bình quân đầu người trên 100.000 $ một năm. Nhưng có những nước còn nghèo và một số thì rất, rất nghèo. Đây là 20 quốc gia nghèo nhất thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của họ dưới 1000$ /, tức là chỉ dưới 3$ 1 người 1 ngày. Tất cả các quốc gia, dù nhiều hay it đều đang trên con đường phát triển. Nhưng tại các quốc gia nghèo thì việc này diễn ra vô cùng chậm chạp. Nếu Zimbabwe tiếp tục duy tri tỷ lệ tăng trưởng như hiện nay, nó sẽ đủ tiêu chuẩn là một nước giàu trong 2.722 năm nữa. Điều chúng ta muốn tìm hiểu thông qua bộ phim này là tại sao một số quốc gia thì thịnh vượng trong khi các quốc gia khác lại lạc hậu để từ đó hiểu được những điều đúng đắn mà các nước giàu đang làm và có cái nhìn toàn diện hơn về những thác thức và rào cản mà các nước nghèo đang phải đối mặt. Có 3 nhân tố cơ bản quyết định liệu một quốc gia sẽ giàu có hay nghèo nàn. Nhân tố đầu tiên là thể chế. Thể chế rất quan trọng. Nói chung thì những nước giàu có một thể tốt và những nước nghèo có một thể chế tồi.Sự tương quan giữa nghèo nàn và tham nhũng là trực tiếp. Những nước giàu nhất trên thế giới cũng là những nước tham nhũng ít nhất, và những nước tham nhũng nhất cũng là những quốc gia nghèo nàn nhất. Khi các quốc gia tham nhũng, họ không thể thu đủ thuế để có một thể chế vững mạnh. Họ cần tránh khỏi cái bẫy nghèo nàn. Một nửa của cải tại 20 quốc gia nghèo nhất đi đến các tài khoản ngân hàng tại nước ngoài. Tổng thu nhập bị mất ở các nước này khoảng 10 đến 20 tỷ $ một năm. Trong khi đó, với việc không có một hệ thống thuế đầy đủ, các nước nghèo không thể đầu tư vào hệ thống cảnh sát, giáo dục,s ức khỏe và vận tải. Bây giờ, một khía cạnh đơn giản hơn về tham nhũng là vẫn đề tư duy bè phát. Khi bạn thuê một ai đó để làm việc. Tại các nước giàu, bạn đơn giản chỉ dựa trên những phẩm chất, các cuộc phỏng vấn với nhiều ứng viên và sau đó chọn ra người giỏi nhất mà không lưu tâm đến bất kỳ mối quan hệ cá nhân nào. Nhưng tại các nước nghèo, dưới sự ảnh hưởng của tư duy bè phái mà cách tiếp cận sẽ bị sai lạc đi. Nó sẽ là việc cần làm là phải loại đi những ứng viên giỏi nhất để chọn những những người mà cùng phe bạn chú bác bạn, anh em bạn, cháu bạn và những người cùng phe với bạn. Kết quả là, các nước nghèo không chọn ra được những người thông minh và tài giỏi. Nhân tố thứ 2 làm cho các nước nghèo đi là VĂN HÓA – những thứ đã in sau vào tâm trí, quan điểm, niềm tin . Một số liệu thống kê nổi bật trình bày sau đây liên quan đến tôn giáo. Nếu có một sự tổng quát bạn có thể làm về tôn giáo và của cải thì nó sẽ là, càng ít người có đức tin, thì đất nước đó càng có cơ hội giàu có hơn 19 trong số những quốc gia giàu có nhất thế giới có trên 70% dân số nói rằng tôn giáo không phải điều quan trọng đối với họ. Trường hợp ngoại lệ ở đây là – không mấy bất ngờ – Mỹ, nơi có thể kết hợp giữa sự sùng bái tôn giáo với sự tạo ra của cải khổng lồ.Và trái ngược lại, những quốc gia nghèo nhất trên thế giới cũng là những quốc gia có đức tin sâu sắc. Đây là số người tin vào tôn giáo và các thế lực siêu nhiên là vô cùng quan trọng ở các quốc gia. sau đây Ở những quốc gia nghèo nhất thế giới, đơn giản là mọi người đều có đức tin. Tại sao tôn giáo lại không tốt cho việc tạo ra của cải. Bởi vì, nói chung, các tín ngưỡng có quan hệ mật thiết với ý tưởng rằng thực tại là không thể thay đổi được, vậy nên con người nên tập trung vào đời sống tinh thần và hướng đến thế giới bên kia. Nó có vẻ làm cho thoải mái khi bạn sống ở đây. Mặt khác, ở các nước giàu có, con người tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng để thay đổi số mệnh của họ thông qua việc nỗ lực và tài năng. Thật tình cờ, để giải thích cho sự bất thưởng của Mỹ. Tôn giáo dường như không làm chậm đi sự tăng trưởng kinh tế tại đây,vì nó là một loại tôn giáo khá đặc thù. Vị Chúa kiểu Mỹ không muốn bạn nghĩ đến việc xây dựng một Jerusalem mới ở thế giới bên kia mà ông ấy muốn nó ở đây và bây giờ ở Kansas hoặc Houston Còn một nhân tố lớn khác nữa xác định sự thịnh vượng hay nghèo nàn của các quốc gia là: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. Các nước nghèo thường nằm ở vùng nhiệt đới. Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên Cuộc sống ở những vùng này, trên nhiều phương diện là rất, rất khắc nghiệt. Vấn đề bắt đầu với nông nghiệp. Các loại cây trồng nhiệt đới thường khó tổng hợp cacbon hydrat. Các nước nghèo cũng thường có đất đai kém màu mỡ. Thật bất ngờ là Khí hậu nhiệt đới lại có thể không thuận lợi cho việc quang hợp. Trong lịch sử, yếu tố quyết định cho khả năng một xã hội trở nên giàu có là sở hữu các đàn gia súc lớn (như ngựa hay trâu bò) những lực lượng này giải phóng một phần lớn lực lượng lao động khỏi việc phải cày bằng tay. Nhưng ở vùng nhiệt đới Châu Phi, các đàn gia súc bị phá hủy bởi một tai họa tồi tệ: loài ruồi Tsetse. Loài ruồi nhỏ này – đặc biệt xuất hiện ở Châu Phi vì sức nóng và độ ẩm của nó – hạ gục các loài động vật trên diện rộng, làm cho các loài động vật buồn ngủ hoặc lười vận động và làm ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng của Châu Phi để phát triển công nghệ, tăng năng suất trong công nghiệp và tạo ra của cải. Không chỉ cây cối hay động vật,Ở những vĩ độ trung bình, con người dễ mắc phải các loại dịch bệnh như 100% các quốc gia các thu nhập thấp, bị ảnh hưởng bởi ít nhất 5 loại dịch bệnh nhiệt đới cùng lúc. Nhiệt độ lý tưởng giúp cho các nước giàu có là 16 độ C. Tuy nhiên sự khó chịu là vào mùa thu nhiệt độ hạ xuống dưới 16 độ C, nó cắt da cắt thịt theo đúng nghĩa đen. Vị trí địa lý cũng bao gồm cả vận tải Các nước nghèo, nói chung, rất kém liên kết. Quốc gia bị khóa kín (không tiếp giáp với biển ) Bolivia và bán bị khóa kín, Paraguay là 2 nước nghòe nhất nam Phi. Châu Phi chỉ có một con sông chính là có thể cho tàu bè qua lại, sông Nin và 15 quốc gia bị khóa kín 11 trong số đó có thu nhập bình quân đầu người dưới 600$ /1 năm. Không phải ngẫu nhiên mà nước nghèo nhất châu Á, Afghanistant, cũng là một quốc gia bị khóa kín. Tiếp đến là vấn đề về tài nguyên thiên nhiên. Những tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, kim loại quý có thể là vấn đề thực sự. Một nghịch lý là, các nước nghèo có xu hướng xem chúng là quân át chủ bài. Những nguồn tài nguyên này và thứ mà các nhà kinh tế học gọi là hiệu ứng khuếch đại: chúng sẽ giúp một quốc gia với thể chế tốt giàu có hơn, nhưng với một thể chế tồi thì thậm chí nó làm quốc gia đó nghèo hơn. Điều này được gọi là bẫy tài nguyên. Cộng hòa Dân chủ Công Gô là một trong những quốc gia có trữ lượng quặng lớn nhất thế giới. Quốc gia này nắm giữ hầu hết trữ lượng quặng Coltan của thế giới, thứ mà trong mỗi chiếc điện thoại di động đều cần một hàm lượng nhỏ. Nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên này chỉ giúp tầng lớp chóp bu làm tiền mà không cần sự cộng tác của toàn xã hội. Ví dụ nếu cách duy nhất để tạo ra của cải là kết hợp cả công nghệ và máy móc bạn sẽ cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Nhưng nếu bạn chỉ cần tách quặng, thì bạn có thể làm với một lực lượng lao động ít ỏi, súng ống và một đường băng đủ dài để chuyển của cải kiếm được ra thị trường Tiền từ việc bán Coltan đã giữ cho phiến quân DRC được trang bị súng ống và khủng bố mọi tầng lớp xã hội.Vậy làm thế nào để định lượng được mức độ quan trọng của các yếu tố khác nhau này thể chế, văn hóa và vị trí địa lý trong việc xác định sự thịnh vượng của các quốc gia. Không có một nguyên tắc cố định nào ở đây. Nhưng như một chỉ dẫn có thể đề xuất thì: 50% của cái của các quốc gia sụt giảm do thể chế, 20% đến từ lí do văn hóa và 10% do vị trí địa lý, vĩ độ của đất nước, sự kết nối với phần còn lại của thế giới và địa lý có nhiều thuận lợi. Nếu bạn là người làm chính sách, cuộc thảo luận này sẽ có một tác động lớn. Nhưng ở mức độ cá nhân thông thường, bạn có thể rút ra 2 bài học. Thứ nhất là: KHIÊM TỐN bạn nên có một quan điểm tốt hơn về sự thành công của cá nhân bạn – nó không chỉ vì bản thân bạn làm việc chăm chỉ làm việc chăm chỉ hoặc phẩm chất cá nhân. Nó còn đến vì xã hội bạn đang sống đã được tạo dựng qua hàng trăm năm và bây giờ bạn đang hưởng thành quả từ việc đó một cách vô thức. Và đồng thời là SỰ ĐỒNG CẢM: khả năng không xem sự thất bại của các xã hội là bỏ đi. Mà nên hiểu rằng các quốc gia khác đang đối mặt với những vấn đề khó khăn. Sự đồng cảm của chúng ta có thể được thể hiện bằng cách xem xét những biện pháp cần thực hiện ở những rằng những vùng đất tuyệt vọng để đối phó với căn bệnh sốt rét, sự thiếu những con sông có thể đi cho tàu bè đi lại và những tiếng vo ve kinh hoàng của loài ruồi Tsetse hơn là luôn cố gắng chỉ ra những nhược điểm thứ mà chỉ đơn giản là chúng ta chưa biểu lộ ra mà thôi. Nguồn: The School of Life Channel (Cà Fê Ku Búa)
  7. (Viết cho những người bạn của tôi và diễn đàn Wegreen Vietnam) Bạn của tôi ạ, bạn hỏi tôi đang nghĩ gì trong đầu ư? Tôi cũng như bạn vậy. Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì trong đầu. Các bạn không thấy một ngày của các bạn trôi qua buồn tẻ sao. Các bạn trao nhau những câu từ nhạt thếch. Các bạn tung ảnh tự sướng. Các bạn vào mạng xã hội chửi một thằng hiếp dâm. Một thằng đâm cha, chém mẹ, và châu đầu vào cái quần lót của 1 người mẫu để mà bình phẩm v.v. Các bạn tung tăng khắp nơi, trợn mắt dòm dòm từ cái chuồng xí trở đi, miệng trầm trồ xuýt xoa: “Ồ, lạ quá, đẹp quá”. Các bạn về ưỡn bụng, vắt chân chữ ngũ mà thầm nhủ ta là người hạnh phúc nhất đời. Các bạn có bao giờ mơ thấy những gì lớn lao hơn chuyện ngày mai sẽ sống thế nào chăng? Tôi chắc là không. Cái xã hội này đã dạy cho các bạn cách sống mà chẳng cần phải tư duy gì cả rồi. Các bạn chẳng cần tri thức, chẳng cần sự thật. Các bạn thậm chí cũng chẳng cần bộ não nữa. Cứ cột các bạn lại, như cột những con cừu ấy, rồi ném cho mỗi người một bó cỏ. Thế là xong. Các bạn có dám dấn thân vào cuộc sống này không, có dám thay đổi cuộc sống này không? Các bạn có thấy buồn không khi hòa bình đã bốn chục năm mà đất nước vẫn chưa có nổi một ngày sung sướng? Các bạn có thấy nhục nhã không khi từng tốp sinh viên Việt Nam vừa dí bưu ảnh vào mặt người nước ngoài vừa giải thích bằng thứ tiếng Anh lắp ba lắp bắp: “Đây Việt Nam, đây Hồ Hoàn Kiếm, đây Hoàng Thành”? Người ta quan tâm đến cái xứ này cũng chẳng nhiều hơn họ quan tâm đến sao Hỏa. Mà có khi còn chẳng bằng đâu các bạn ạ. Các bạn có đau không khi mảnh đất quê hương mình bị người ta xâu xé, khi đập thủy điện bị vỡ, khi đồng bào các bạn lang thang không cửa không nhà? Các bạn có buồn không khi tổ quốc nghẹn ngào nhìn “người lạ” lấn dần từng phân đất, từng mảnh rừng đầu nguồn và chở đi từng tấn tài nguyên. Các bạn có muốn khóc không khi một ông già cúi gập người bôi xi lên giày của một ông Tây, và rưng rưng cảm kích với mấy đồng tiền lẻ nát? Tất cả nỗi đau hằn xuống mảnh đất này có đáng làm cho các bạn quan tâm hơn một cái túi xách Gucci, một hốt–gờ hở trên hở dưới hay chẳng may toạc váy hở nội y, hay một cô ca sĩ hay người mẫu mới nổi với những phát biểu “đầy chất xám”, một trận đấu bóng hay một cuốn tiểu thuyết ba xu không? Muốn hiểu được nỗi đau các bạn chẳng cần tìm chúng trong một cuốn tiểu thuyết ba xu làm gì. Cách các bạn không xa, người ta đang khóc, người ta đang phải gồng mình lên mà chống chịu và nuốt nước mắt vào trong lòng. Một con đê đang vỡ. Một con tàu sắp chìm. Rất nhiều tập đoàn kinh tế vỡ nợ mà chính các bạn phải gánh lấy phần trả nợ. Một khúc sông sắp mất. Người dân ngậm đắng nhìn từng tấc đất có máu thịt tổ tiên bị mất. Còn các bạn thì sao? Các bạn ở trong nhà, trùm chăn kín đầu, đánh đánh gõ gõ trao cho nhau những lời nhạt phèo và foward những tin nhắn vô vị. Tôi không nói như thế tức các bạn phải ôm súng xông ra chiến trường hay phải đao to búa lớn hay phải là cái gì cho lớn lao. Mà rằng các bạn chẳng thiết làm gì cả, chẳng thiết tìm hiểu, chẳng thiết suy ngẫm, chẳng thiết tìm tòi. Tất nhiên khi đọc đến đây, các bạn sẽ tấn công lại cá nhân tôi bằng những câu hỏi đại loại như sau: “Thế mày đã làm được cái quái gì ra hồn chưa mà lớn tiếng la lối và chỉ trích”. Tất nhiên tôi sẽ thẳng thắng trung thực trả lời, tôi cũng không khác mấy các bạn là bao, bởi thế hệ chúng ta – Một thế hệ vứt đi! Tôi cũng sẽ thành thật trả lời rằng: – Tôi vẫn không biết phải làm thế nào để ngư dân VN không bị tàu lạ đánh, có nói gì, làm gì cũng không làm các ngư dân có cái ăn và những người đã chết sống lại. – Tôi chả làm gì được để khiến những tệ nạn chấm dứt. – Tôi chả làm gì được để khiến các ông lãnh đạo hết tham nhũng và dân bớt khổ. – Tôi cũng chả làm gì được để làm cho điện hết cúp và giao thông hết tắc, và xăng thôi không tăng giá. – Tôi chả làm gì được hay có giải pháp gì làm cho cô gái trẻ ở các tỉnh nghèo ngưng đi lấy chồng ĐL, HQ. – Tôi không biết làm gì hay có kế sách gì để khiến các người dân nghèo thôi bán nhà sang xuất khẩu lao động ở Malaysia hay Đông Âu. – Tôi chả biết làm gì để ngăn các cô gái trẻ không lơ ngơ bị lừa sang làm điếm ở Campuchia. – Tôi vẫn không biết làm thế nào để các tập đoàn kinh tế bớt làm ăn thất thoát, kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan – Tôi chả biết làm gì, và làm thế nào để bla bla bla,… Tôi biết bạn sẽ chúng ta sẽ chẳng làm dược gì hơn, nhưng bạn ạ, chúng ta, khi chưa có 1 hành động thực sự cụ thể và 1 giải pháp rõ ràng, ít nhất có thể lên tiếng để làm thức tỉnh và tác động. 1 hành động nhỏ nhoi là quan tâm và lên tiếng vẫn còn hơn ngồi yên đó thụ động chết chìm trong ảo tưởng và tự thõa mãn tự phong. Và tôi đã sống, và tôi đã hiểu tại sao cái xã hội này vô cảm đến vậy, vô tâm đến vậy rồi. Vì nơi đó còn một lớp người không biết tư duy, không ý chí tiến thủ, không tri thức, không nghị lực, không ước muốn, không lý tưởng, không cả niềm tin? Họ giới hạn hạnh phúc của mình trong hai mươi mét vuông nhà, bàn chuyện thiên hạ và tính xem ngày mai nên đi xem phim hay lượn phố. Họ không đòi hỏi một điều gì hết, họ không ý thức được vị trí của mình, chẳng cần rung động, chẳng cần xót xa. Họ chẳng có động lực để làm bất cứ điều gì trừ khi người khác lấy roi quất vào mông họ. Gần 3 giờ rưỡi sáng. Tác giả: Tiểu Bối (Cà Fê Ku Búa)
  8. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu trong cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc, ngày 28/1/2016. Tin liên hệ Ông Tập Cận Bình: Việt-Trung chia sẻ ‘vận mệnh chung’ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với đặc sứ Việt Nam Hoàng Bình Quân rằng ‘Trung Quốc và Việt Nam có chung vận mệnh’ Việt Nam ‘tậu’ vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? Tướng TQ: Quân đội sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển Đông Mỹ cần làm gì trước việc Trung Quốc gia tăng quân sự ở Biển Đông? Mỹ kêu gọi ông Tập cam kết không quân sự hóa biển Đông Trung Quốc, Mỹ, Philippines khẩu chiến căng thẳng về Biển Đông Biển Đông: Trung Quốc đang tự cô lập mình Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông Cập nhật: 02.03.2016 22:30 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh cáo Trung Quốc chớ có ‘quân sự hóa’ Biển Đông và đe dọa sẽ có ‘những hậu quả cụ thể’ tiếp theo nếu Bắc Kinh không hạ giảm các hoạt động trong khu vực. Phát biểu tại San Francisco hôm qua, Bộ trưởng Ash Carter khẳng định: ‘Trung Quốc không được quân sự hóa Biển Đông.’ Ông Carter nhấn mạnh các hoạt động của Bắc Kinh có thể làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm hay xung đột giữa các nước có tranh chấp, đồng thời tuyên bố rằng ‘Những hành động cụ thể sẽ dẫn tới những hậu quả cụ thể.’ Bộ trưởng Ash Carter nói "Trung Quốc trỗi dậy, không thành vấn đề, nhưng hành xử một cách gây hấn thì đó là một vấn đề." Bộ trưởng Carter nói nếu Trung Quốc coi thường lời cảnh báo này, quân đội Mỹ sẵn sàng tăng cường điều động tới Châu Á-Thái Bình Dương và sẽ chi thêm 425 triệu đô la cho các hoạt động diễn tập quân sự chung với những nước trong khu vực bị Trung Quốc đe dọa. Trung Quốc trỗi dậy, không thành vấn đề, nhưng hành xử một cách gây hấn thì đó là một vấn đề. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ông Carter cho biết thêm Ngũ Giác Đài cũng dự định chi hơn 8 tỷ đô la trong năm tài khóa 2017 để mở rộng đội tàu ngầm và các máy bay không người lái dưới mặt biển. Bộ trưởng Carter nói tiếp: "Cốt lõi chung xuyên suốt chính sách quốc phòng Mỹ là phải cạnh tranh trong thế giới cạnh tranh ngày nay." Quả quyết sẽ có hậu quả đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói ‘Chúng tôi đã có kế hoạch trong cả ba khía cạnh vừa kể và quý vị sẽ thấy những việc đó diễn ra.’ Tuyên bố mạnh mẽ của người đứng đầu Ngũ Giác Đài được đưa ra sau những hình ảnh và tin tức cho thấy Bắc Kinh đã đưa hệ thống tên lửa đất đối không cùng các máy bay chiến đấu ra Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam nói Phú Lâm thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng từ thập niên 50 và Hà Nội trong những ngày qua cũng đã lên tiếng phản đối sau các động thái triển khai quân sự của Bắc Kinh tại đây. Phải nói rõ là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay, tàu bè qua lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, như những gì chúng ta đang làm trên khắp thế giới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói. Hoa Kỳ, một đối tác quân sự quan trọng của Việt Nam, đang đẩy mạnh các bước ứng phó trước những ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, với việc gia tăng tuần tra hải quân thường xuyên cùng các hoạt động do thám trên không ở Biển Đông. Ngoài ra, Washington cũng tăng cường các cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu, phối hợp với các đồng minh Châu Á. Trong bài phát biểu hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại ‘Phải nói rõ là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho máy bay, tàu bè qua lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép, như những gì chúng ta đang làm trên khắp thế giới.’ Ông Carter nhấn mạnh ‘Tất cả chúng ta đều có lợi ích cơ bản trong an ninh hàng hải Châu Á, kể cả ở Biển Đông.’ Trước đó một ngày, Trung Quốc cảnh cáo Hoa Kỳ chớ hành xử như một quan tòa quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Bắc Kinh nói các nỗ lực của họ ở Biển Đông chính yếu mang mục đích dân sự nhằm biến nơi đây thành một vùng biển an toàn hơn. Hà Nội tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, quân sự hóa Biển Đông, đe dọa hòa bình khu vực và an ninh hàng hải Biển Đông khi đưa tên lửa và máy bay chiến đấu ra Phú Lâm. Bộ Ngoại giao Việt Nam tuần rồi một lần nữa yêu cầu Trung Quốc hành xử có trách nhiệm, tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố Ứng xử các bên ở Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc trước nay không hề nao núng trước những phản đối ngoại giao của Hà Nội. Theo RT, AP, Fox News
  9. Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA 2016-03-02 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Nhà máy lắp ráp xe hơi Hyundai thuộc công ty Thành Công ở ngoại thành Hà Nội, ảnh chụp năm 2015. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam Việt Nam đang chính thức bước vào sân chơi toàn cầu hoá khi thành hội viên của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, của Thị trường chung ASEAN và đối tác thương mại của Liên hiệp Âu châu. Mở đầu một thời kỳ mới với nhiều triển vọng vào năm tới, Việt Nam nên quan tâm đến loại vấn đề gì thuộc mặt trái của hiện tượng toàn cầu hoá nói trên? Việt Nam vẫn chưa bị ảnh hưởng nặng Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau các hiệp ước tự do thương mại được ký kết năm ngoái, Việt Nam sẽ hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế toàn cầu. Nhưng, triển vọng rộng mở vẫn còn nhiềumặt tiêu cực vì Việt Nam có thể chậm cải cách để gia nhập sân chơi của quốc tế, là điều chúng ta đã nhiều lần tìm hiểu. Lần này, chúng tôi xin đề nghị là ta sẽ trao đổi về mặt trái hay rủi ro của việc toàn cầu hoá đó. Lý do là môi trường quốc tế đang có biến động lớn mà nổi bật nhất là phản ứng chống tự do mậu dịch tại Hoa Kỳ trong cuộc tranh cử sôi nổi năm nay. Câu hỏi của chúng tôi là Việt Nam nên tự chuẩn bị cho những gì sẽ xảy ra ở bên ngoài? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Theo tập quán của diễn đàn là trình bày nghịch lý, tôi xin được nói là Việt Nam chưa gặp hoặc thấy ra những rủi ro hay vấn đề trong năm tới sau khi các hiệp ước đó được ngần ấy quốc gia thông qua. Ngay trước mắt, tình hình chỉ là sự đình trệ và nghe ngóng cho tới khi Quốc hội khóa mới hoàn tất việc chỉ định nhân sự cầm đầu các cơ chế Nhà nước. Trong khi ấy, tốc độ tăng trưởng tại Đông Á có thể giảm sút vì thị trường xuất khẩu thu hẹp, chủ yếu do chu kỳ sa sút tại Trung Quốc và chưa phục hồi tại Nhật Bản. Đó là bức tranh toàn cảnh. Song song, các chấn động kinh tế từ năm 2008 cũng dội ngược vào Hoa Kỳ và gây bất mãn trong quần chúng vào một năm có tổng tuyển cử khiến tinh thần tự do mậu dịch truyền thống của nước Mỹ đang bị đẩy lui. Điển hình là phản ứng chống đối hay nghi ngờ Hiệp ước TPP và cả trào lưu toàn cầu hóa trong số ứng cử viên ra tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ. Trong khung cảnh đó, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn được duy trì ở mức 6% và chưa giảm sút mạnh. Khi hy vọng cùng bơi trên một dòng nước, dù kinh tế Mỹ có thể bị suy trầm nhẹ và nhập khẩu ít hơn, Việt Nam vẫn chưa bị ảnh hưởng nặng như các xứ Đông Á khác. Một phần không nhỏ cũng do sự hiện hữu và tác động của cộng đồng người Việt sống tại Mỹ! Nguyên Lam: Trên diễn đàn này, ông hay cảnh báo về những thách đố Việt Nam có thể gặp, lần này, ông lại có vẻ lạc quan! Ông có thể giải thích vì sao không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trên diễn đàn này, quả thật là ta đã liên tiếp cảnh báo về nỗi khó khăn Việt Nam sẽ gặp, từ tình trạng thiếu thông tin khiến dân chúng và doanh nghiệp chưa biết rõ về luật chơi mới, cho đến các vấn đề về lao động và nông nghiệp, những đòi hỏi về cải cách doanh nghiệp và ngân hàng, v.v.... Tuy nhiên, nghịch lý nếu có ở đây chỉ là vấn đề thời điểm. Ngay trước mắt, sự lạc quan vẫn là quy luật phổ biến và có nói thì cũng chẳng ai nghe. Sự lạc quan ấy sẽ thổi lên cả chục trái bóng đầu cơ để vơ vét mẻ cuối, sau đấy mới là thực tế não nề. Nguyên Lam: Thức tế ấy là gì, làm sao người ta có thể thấy trước được? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Các nước công nghiệp hóa Âu-Mỹ tiên tiến đi sớm nhất vào toàn cầu hóa lại hoài nghi tự do mậu dịch. Tại Âu Châu thì chủ yếu vì an ninh. Tại Hoa Kỳ thì do nạn mị dân từ cả hai phía tả hữu cực đoan nhất trong cuộc tranh cử. Như đã trình bày từ năm ngoái, người ta kết án Việt Nam là làm dân Mỹ mất việc! Chuyện ấy sai về kinh tế nhưng hấp dẫn về chính trị. Cho nên Việt Nam sẽ còn lạc quan và chỉ thấy thành quả của thiểu số sôi nổi ở mặt ngoài mà chưa nhìn ra một làn sóng đáy đang thách đố chính phạm trù toàn cầu hóa. Ảnh minh họa chụp ở Thượng Hải hôm 18/1/2016. Nguyên Lam: Ông đã từng đề cập tới mặt trái của hiện tượng ấy khi phân tách phản ứng bảo hộ mậu dịch và bảo vệ nông sản tại các nước giàu khiến các xứ đang phát triển như Việt Nam có thể bị thiệt hại mà cứ tưởng làtừ nay nhờ toàn cầu hoá mà mức sống người dân nghèo sẽ được cải thiện. Vấn đề có nằm ở đó chăng? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy và đây là vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm. Vấn đề là thời điểm và giác độ khảo cập, cái phương hướng tìm hiểu nội vụ. Nguyên Lam: Xin ông trước tiên trình bày bối cảnh của vấn đề, sau đó phân tách các yếu tố quyết định rồi ảnh hưởng của chúng. Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hiện tượng toàn cầu hóa hay kinh tế nhất thể hoá trên thế giới thực ra chỉ trở nên toàn diện từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, ngẫu nhiên trùng hợp với sự sụp đổ của Liên xô và lý luận kinh tế chính trị học Mác-Lênin. Từ đấy, thương mại và đầu tư tài chính bành trướng mạnh và thực tế nâng mức sống của người dân tại các nước nghèo, kể cả các nước Đông Âu hay Trung Âu. Biến chuyển ấy cũng trùng hợp với quyết định đổi mới của Việt Nam sau năm năm do dự chỉ đổi mới ở khẩu hiệu và biểu ngữ. Kể từ 1991, người ta ca tụng tự do mậu dịch và kinh tế thị trường rồi càng hồ hởi lạc quan vì hiệu ứng của cách mạng công nghệ tín học, của nền kinh tế tri thức, v.v... Thế rồi... Dân tại các nước giàu lại nghèo đi Nguyên Lam: Thế rồi, nghĩa là ông đang nói đến làn sóng đáy, thế rồi chuyện gì đã xảy ra? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thế rồi vụ khủng hoảng và Tổng suy trầm năm 2008 làm người ta khám phá rằng thành quả của toàn cầu hóa lại không được phân phối đồng đều cho người dân ở hai thế giới xin tạm gọi là giàu và nghèo. Đây là một nghịch lý lạ có thể giải thích các vấn đề Việt Nam sẽ còn gặp sau này. Kết quả của toàn cầu hoá là các nước nghèo càng tham dự thì mức sống người dân tại đấy càng sung túc hơn, một cách tương đối theo tốc độ gia tăng lợi tức. Điển hình là tại Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và cả các nước Âu châu trong khối Xô viết cũ lẫn các xứ Hồi giáo Trung Đông. Mạnh nhất và nhanh nhất là tại Đông Á với lợi tức đồng niên một đầu người tăng bình quân là hơn 6% một năm trong nhiều năm. Hiệu ứng thịnh vượng ấy kéo theo sự lạc quan phổ biến trên các thị trường. Nhưng, mặt trái của vấn đề là người dân tại các nước giàu lại thấy là họ nghèo đi. Hoặc lợi tức hay lương bổng không tăng mạnh như mong đợi hoặc đã thấy tại các xứ khác. Nói cho dễ hiểu là dân Đức hay dân Pháp thì thấy việc làm và lợi tức của họ chảy qua Ba Lan hay Hungary; dân Mỹ thì cho là họ mất việc và mất lương vì hãng xưởng dời qua Mexico, đầu tư tại Hoa lục hay đặt làm gia công tại Ấn Độ, Việt Nam... Nói cho gần gũi thì nhiều shop may của người Việt tại Mỹ đã phải đóng cửa và nhà đầu tư vượt Thái Bình Dương về lập cơ sở sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu ngược về Mỹ. Dân Việt tại Việt Nam có thêm việc làm mà dân Việt tại California phải tìm việc khác, nhiều người bèn tìm cơ hội mới tại Việt Nam và kiếm ra tiền còn nhanh hơn. Nhiều người Mỹ thì e rằng sau khi áp dụng Hiệp ước TPP, họ sẽ bị thất nghiệp! Nguyên Lam: Ông đang trình bày một hiện tượng rất lạ mà xét ra cũng có vẻ hợp lý. Nhưng, thưa ông, đấy là cảm quan ấn tượng của thị trường và xã hội hay là thực tế của kinh tế? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quy luật của kinh doanh là tìm nơi sản xuất ra rẻ nhất với lợi nhuận cao nhất. Tại Hoa Kỳ, người ta có thể tìm đến tiểu bang có môi trường kinh doanh thông thoáng và nhẹ thuế, đó là hiện tượng “outsourcing” mọi người cho là bình thường. Nhưng khi doanh nghiệp tìm đến các quốc gia khác, gọi là off-shore, thì lại bị cánh tả kết án. Lần này thì cả tả hữu vì cũng đều đả kích việc đó! Nguyên nhân của loại quyết định kinh doanh chính đáng ấy là tỷ trọng của lương bổng hay lợi tức công nhân viên bị giảm sút khi doanh nghiệp đầu tư ra ngoài, hoặc đặt làm gia công ở bên ngoài, ở các nước nghèo có khả năng thỏa mãn doanh nghiệp. Người dân ở các nước nghèo có thêm việc làm và nếu có trình độ tay nghề cao – là trường hợp chưa xảy ra cho Việt Nam - thì họ còn góp phần nâng cao năng suất và lợi tức của doanh nghiệp đầu tư, từ các nước giàu. Ngược lại, phần vụ lao động - là lực lượng công nhân viên tại các nước đã phát triển - lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với tư bản. Lực lượng ấy không thấy lợi tức của họ gia tăng đáng kể. Ít ra tăng không nhanh bằng thành phần lao động của các nước nghèo. Đồng thời, cuộc cách mạng về công nghệ tin học còn khiến họ bị mất việc ngay trong lĩnh vực họ tưởng là có ưu thế cao là công nghệ thông tin. Họ tự thấy là nạn nhân của toàn cầu hoá. Vì sống trong các nước dân chủ - ta không thể trở thành công nghiệp tiên tiến nếu không có dân chủ - họ bèn vận động chính trường và sử dụng các chính khách mị dân. Cuộc tranh cử tại Mỹ đang cho thấy điều ấy. Nguyên Lam: Thưa ông, đấy chỉ là hiện tượng cục bộ tại Hoa Kỳ, hay một số quốc gia công nghiệp hay là trường hợp phổ biến trong các nước giàu? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là xu hướng này có thể thấy tại mọi nơi, từ môt xứ ít vấn đề và có kinh tế và tương lai gắn bó với Á châu là Australia. Nó là trào lưu phổ biến tại Pháp, Đức, Nhật, Ý hay Tây Ban Nha và nay là Hoa Kỳ. Tại nhiều nơi, họ nói đến chủ nghĩa kinh tế dân tộc, là hạn chế tự do đầu tư và mậu dịch để bảo vệ quyền lợi quốc gia, hoặc chống di dân vì sợ khủng bố. Tại Hoa Kỳ, người ta than rằng là công nhân viên không được tưỏng thưởng đúng mức, lợi tức tăng quá chậm vì toàn cầu hoá. Người ta nói đến mậu dịch công bằng, fair trade, thay vì mậu dịch tự do, free trade. Đấy là chuyện lếu láo, nhưng chìm sâu bên dưới còn có làn sóng chống tư bản chủ nghĩa nữa. Chính làn sóng đáy ấy mới tạo ra hình ảnh khá kỳ cục của nước Mỹ vào mùa bầu cử. Nguyên Lam: Ông đang chấm vào một điểm bất ngờ mà nhức nhối của toàn cầu hoá. Theo như ông dự đoán thì tình hình sẽ ra sao và ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam khi đang hồ hởi hội nhập vào một sân chơi mới? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta khó biết chắc mọi chuyện về tương lai, nhưng căn cứ trên những biến động chưa dứt từ năm 2008, đây là điều có thể xảy ra với xác suất cao từ giữa năm trở đi, tức là sau khi Việt Nam hết reo vui vì viễn ảnh toàn cầu hóa. Thứ nhất, vì kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm hơn do hiệu ứng suy sụp tại Trung Quốc, suy trầm tại Âu Châu và cả Hoa Kỳ, các nước sẽ cạnh tranh kịch liệt hơn để giành thị phần xuất khẩu. Kết quả là phản ứng bảo hộ mậu dịch sẽ chỉ tăng chứ không giảm giữa các nước. Thứ hai, toàn cầu hóa sẽ bị khựng và các nước sẽ thỏa hiệp song phương hoặc từng nhóm với nhau để trao đổi và chia sẻ lợi ích. Hiện tượng kinh tế nhất thể hoá có thể bị chặn và thay thế bằng kinh tế tự do trong từng khối với hậu quả bất lợi cho các nước nghèo. Thứ ba, tại các nước giàu, thị trường bị chính trường chi phối mạnh hơn, doanh nghiệp tiếp tục bị kiểm soát kỹ hơn để hãm đà đầu tư vào các nước nghèo và bảo vệ quyền lợi công nhân viên ở nhà. Vì vậy, họ thận trọng hơn khi đầu tư vào các nước nghèo như Việt Nam nếu môi trường nơi đó không thực sự thông thoáng và có lợi. Nói chung, sự thăng trầm của thị trường hay tâm lý của tác nhân kinh tế chỉ là chu kỳ, có lúc triều cương, có khi thoái trào. Việt Nam gia nhập cuộc chơi ấy khi toàn cầu hóa có thể bị khựng, từ năm tới trở đi. Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích này.
  10. RFIĐăng ngày 02-03-2016 Sửa đổi ngày 02-03-2016 11:55 Châu Á là thị trường tiêu thụ lớn cho nạn buôn lậu ngà voi.REUTERS Nhà chức trách Malaysia hôm nay, 02/03/2016, thông báo là 159 kg ngà voi buôn lậu đã bị hải quan Malaysia thu giữ trong số hành lý của hành khách khi đến sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Hai người Việt bị bắt giữ, một người Việt khác đang bị truy nã. Thứ bảy tuần trước, 27/02/2016, hai người Việt Nam đã bị bắt giữ tại sân bay Kuala Lumpur sau khi bị phát hiện trong hành lý của họ có 101 kg ngà voi. Sau đó cùng ngày, một chiếc túi khác chứa 58 kg ngà voi cũng đã bị phát hiện ở sân bay này. Theo các nhà chức trách, chiếc túi này là của một nghi can người Việt Nam, đi từ Etiopia đến Hà Nội. Cảnh sát Malaysia hiện đang truy tìm nghi can này. Hải quan của nước này cho biết, số lượng ngà voi bị thu giữ có giá trị lên đến 352 000 euro. Theo ông Kanitha Krishnasamy, giám đốc của chương trình Đông Nam Á của Traffic, một tổ chức phi chính phủ chuyên về giám sát buôn bán các loại động vật hoang dã, nếu như trước đây những người buôn bán trái phép động vật thường vận chuyển một khối lượng lớn bằng đường biển, thì giờ đây các hình thức vận chuyển của họ ngày càng đa dạng. Từ khi số lượng voi ở Châu Phi giảm sút kể từ 1989, trừ một số ít trường hợp, thì buôn bán ngà voi trên thị trường thế giới là bất hợp pháp. Tuy nhiên, các tổ chức tội phạm vẫn tiếp tục buôn lậu ngà voi để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, chủ yếu là ở châu Á. Ngà và một số bộ phận khác của con voi thường được săn tìm để dùng vào mục đích trang trí hoặc dùng trong đông y, đặc biệt ở Trung Quốc, một thị trường lớn trong lĩnh vực này. (rfi)
  11. Thanh PhươngĐăng ngày 02-03-2016 Sửa đổi ngày 02-03-2016 16:41 Hoạt động sản xuất của Trung Quốc sụt giảm mạnh trong tháng 2/2016.REUTERS/Stringer Khi nền kinh tế thứ hai thế giới khựng lại, kinh tế toàn cầu cũng sẽ lao đao theo. Tình trạng “sức khoẻ” của kinh tế Trung Quốc đang gây lo ngại ngày càng nhiều cho thế giới, mà biểu hiện mới nhất là cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s hôm nay, 02/03/2016, vừa hạ mức đánh giá triển vọng các trái phiếu chính phủ của Trung Quốc từ “ổn định” xuống “ tiêu cực”. Qua việc hạ mức đánh giá như trên, cơ quan này báo động về mức nợ công ngày càng tăng của chính phủ Trung Quốc và cũng qua đó bày tỏ thái độ nghi ngờ về khả năng của Bắc Kinh tiến hành các cải tổ kinh tế cần thiết. Theo dự đoán của Moody’s, việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại sẽ khiến cho nợ của các ngân hàng đầu tư công tăng lên, bởi vì chính quyền sẽ càng thúc đẩy đầu tư để kích thích nền kinh tế. Việc cơ quan này hạ mức đánh giá triển vọng tín dụng từ “ổn định” xuống “tiêu cực” có nghĩa là trong trung hạn, khả năng hạ điểm tín nhiệm về nợ công của Trung Quốc sẽ càng lớn. Nếu điểm tín nhiệm này bị hạ bậc, thì khi vay tiền trên các thị trường quốc tế, Trung Quốc sẽ phải chịu những lãi suất cao hơn. Theo thẩm định của Moody’s, nợ công của Trung Quốc tính đến cuối năm 2015 đã lên đến 40,6% GDP, so với mức 32,5% vào năm 2012. Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ đạt mức 6,9%, mức thấp nhất từ một phần tư thế kỷ qua, gây lo ngại cho các nhà đầu tư quốc tế. Vấn đề là theo cơ quan Moody’s, các biện pháp tài chính và tiền tệ nhằm đạt chỉ tiêu tăng trưởng mà chính phủ đề ra ( 6,5% cho năm 2016 ) có thể làm chậm lại các biện pháp cải tổ đang được chờ đợi. Mà không thực hiện nhanh chóng các cải tổ kinh tế, thì mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ còn chậm hơn nữa, bởi vì gánh nặng nợ nần quá cao sẽ hạn chế đầu tư của các công ty và tình hình dân số của nước này cũng ngày càng bất lợi cho phát triển kinh tế. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, cao nhất thế giới hiện nay, đã giảm xuống còn 3.200 tỷ đôla trong tháng Giêng vừa qua, mức thấp nhất từ tháng 05/2012, theo các số liệu chính thức. Theo nhận định của Moody’s, áp lực lên lãi suất và việc bớt tin tưởng vào khả năng của chính phủ Bắc Kinh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện các cải cách có thể khiến vốn đầu tư rút ra khỏi kinh tế Trung Quốc càng nhiều hơn. Một dấu hiệu khác cho thấy nền kinh tế thứ hai thế giới tiếp tục mất đà, đó là hoạt động sản xuất ở Trung Quốc trong tháng 2 vừa qua đã sụt giảm mạnh. Chỉ số PMI trong tháng 2, theo tính toán của Cục thống kê quốc gia, đã sụt xuống còn 49,0, mức thấp nhất từ tháng 11/2011, tức là từ hơn 4 năm nay. Chính phủ Bắc Kinh hiện đang tìm cách cân đối lại nền kinh tế, dựa nhiều hơn vào tiêu thụ nội địa, vào ngành dịch vụ và phát triển công nghệ, giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, nhưng quá trình chuyển tiếp gặp nhiều khó khăn và trước mắt, tình trạng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại gây lo ngại ngày càng nhiều cho giới đầu tư. (rfi)
  12. 6 giờ trước Chia sẻ Image captionNgười Trung Quốc đổ tiền mua nhà ở Sydney Người Trung Quốc đã khiến giá bất động sản ở Úc tăng cao. Nhưng nay Bắc Kinh tìm cách ngăn không cho công dân đem tiền mặt ra khỏi Trung Quốc. Công ty môi giới nhà cửa Úc Scott Kirchner, đặt ở Thượng Hải, đã giúp khách hàng Trung Quốc mua nhà ở Úc ở mức kỷ lục năm 2015. Ông Kirchner, nói thạo tiếng Hoa, là một trong nhiều nhà môi giới Úc có văn phòng ở Bắc Kinh, Thượng Hải. Nhưng sức ép lên đồng nhân dân tệ khiến Bắc Kinh có biện pháp ngăn luồng tiền xuất ngoại. “Cho tới gần đây quy định lỏng lẻo. Anh có thể thanh toán đầu tư trên sàn chứng khoán Thượng Hải và biến nó thành tiền mặt ở Úc. Chính phủ Trung Quốc muốn dừng chuyện đó,” ông Kirchner nói với BBC. Trung Quốc cho phép cá nhân đem theo 50.000 đôla ra khỏi nước. Các ngân hàng Trung Quốc, từng ngoảnh mặt khi nhà đầu tư chuyển tiền ra nước ngoài, nay ngại ngùng áp dụng quy định. Có nghĩa là bớt đi người Trung Quốc đủ sức mang tiền ra khỏi nước để mua nhà cửa đắt tiền ở Úc. Image captionCổ phiếu Trung Quốc đã suy giảm mạnh Năm ngoái, người Trung Quốc chi số tiền kỷ lục 12 tỉ đôla Úc cho nhà cửa ở Úc. Nhưng tăng trưởng nay đã chậm lại ở Úc. Giá nhà Sydney đã giảm 3% từ tháng 10 đến 12/2015, cao nhất trong lịch sử. Các ngân hàng đầu tư như Macquarie dự báo giá còn giảm 7% trong 2016. Tim Lawless, từ công ty phân tích nhà cửa Corelogic, nói nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã để tiền ở Úc. Các gia đình cũng có thể kết hợp để vượt qua quy định 50.000 đôla Mỹ. “Nó sẽ giúp duy trì thị trường nhà cửa,” ông Lawless nói. “Những người Trung Quốc có tiền mặt ở đây vẫn quan tâm nhà cửa Úc.” “Nhưng họ đang tìm các vùng vẫn tăng trưởng như Melbourne. Sydney đã qua giai đoạn đỉnh cao, nhưng giá cũng chưa sụp.” LuLu Pallier, từ Sotheby's Realty, nói thị trường nhà đắt tiền trên 5 triệu đôla Úc vẫn còn mạnh. “Những người mua cấp này có tiền ở Úc, và muốn giữ ở nơi an toàn.” “Úc rất hấp dẫn. So với cổ phiếu trung Quốc, Úc ổn định. Niềm tin vào cổ phiếu và nhà cửa Thượng Hải đã bay hơi.” (bbc)
  13. 2 tháng 3 2016 Chia sẻ Image copyrightReuters Image captionOsama Bin Laden bị tiêu diệt vào năm 2011 Cựu thủ lĩnh al-Qaeda Osama Bin Laden để lại tài sản cá nhân khoảng 29 triệu đôla Mỹ sau khi chết hồi năm 2011, di chúc của ông viết. Di chúc nằm trong kho tài liệu mà truyền thông Hoa Kỳ mới được tiếp cận. Mỹ đã tịch thu các tài liệu này trong cuộc tấn công vào Abbotabad, Pakistan. Bin Laden thúc giục gia đình "tuân thủ di chúc" và sử dụng tài sản thừa kế của ông vào "cuộc thánh chiến, vì đấng Allah". Ông nhắc đến số tiền ở Sudan, nhưng không rõ là tiền mặt hay các tài sản khác. Bin Laden sống ở Sudan 5 năm, với tư cách là khách mời của chính phủ Sudan trong thập kỷ 1990. Hiện không rõ số tiền đã tới tay người hưởng thừa kế hay chưa. Những lá thư khác được cho là của Bin Laden công bố hôm thứ Ba 1/3 cho thấy: Ông kêu gọi người Mỹ chống lại biến đổi khí hậu "thảm khốc" để "cứu lấy nhân loại" Ông lo sợ nha sĩ đã trồng một thiết bị theo dõi vào răng của vợ ông Ông chuẩn bị chiến dịch truyền thông đánh dấu 10 năm kỷ niệm cuộc tấn công 11/9 vào Hoa Kỳ. Image copyrightAFP Image captionBên ngoài khu căn hộ của Osama Bin Laden khi xảy ra cuộc bố ráp Ông cũng đưa ra bản đánh giá về "cuộc chiến chống khủng bố" của phương Tây và chiến dịch quân sự của Mỹ ở Afghanistan. "Họ nghĩ cuộc chiến sẽ dễ dàng và họ sẽ đạt được mục tiêu chỉ trong vài ngày hay vài tuần." - Bin Laden viết. "Chúng ta cần phải kiên trì hơn nữa. Với sự kiên trì, đó là chiến thắng!" Bin Laden bị hạ sát bởi lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ vào tháng 5/2011 trong một chiến dịch vây ráp vào nơi ở của ông ở Abbotabad, Pakistan. Từ đó, tổ chức al-Qaeda do cựu phó chỉ huy Ayman al-Zawahiri lãnh đạo. (bbc)
  14. Bãi Hải Sâm có đường kính khoảng 6 hải lý, với 5 rạn san hô xếp vòng tròn Báo chí Philippines cho hay trong một hành động gia tăng căng thẳng Trung Quốc vừa điều 5 tàu trấn xung quanh bãi Hải Sâm mà nước này gọi là Quirino thuộc Trường Sa ở Biển Đông. Các báo nói tàu Trung Quốc bao quanh bãi san hô, ngăn cản tàu cá của Philippines tiếp cận "ngư trường truyền thống". Hải Sâm là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa, bị bốn nước là Philippines, Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc tranh chấp nhưng ngư dân Philippines hay đánh bắt ở nơi đây. Trung Quốc gọi Hải Sâm là Đá Ngũ Phương. Tờ Philippine Star dẫn nguồn ngư nghiệp nước này nói Trung Quốc bắt đầu điều tàu tới bãi Hải Sâm sau khi thấy một tàu cá của Philippines mắc cạn trên bãi. Eugenio Bito-onon Jr, người đứng đầu về hành chính của nhóm đảo Kalayaan, nói vơi Philippine Star rằng các tàu Trung Quốc yểm trấn ở đây hơn một tháng nay. Ông cũng cho hay con số tàu khá lớn. Một ngư dân không nêu danh thì nói tàu Trung Quốc đã xua đuổi tàu cá Philippines khi tàu này định vào trong khu vực hồi tuần trước. Ông nói: "Các tàu sơn màu trắng và xám của Trung Quốc, có khoảng bốn chiếc đậu bên trong vụng biển, đã ngăn cản chúng tôi tiếp cận ngư trường truyền thống của chúng tôi". Tàu Curtis Wilbur của hải quân Hoa Kỳ tuần tra tại Biển Đông Quân đội Philippines cho hay đã nhận được thông tin về hiện diện của tàu Trung Quốc và đang tìm cách xác minh. Trung Quốc đã điều tàu đi lại xung quanh bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) gần đó mà hiện Philippines đang duy trì hải quân canh gác, bởi vậy Philippines muốn thẩm định liệu tàu Trung Quốc đóng tại đây lâu dài hay không. Hồi năm 2011, tàu chiến Trung Quốc từng nổ súng gây hấn với ba tàu cá của Philippines cũng tại bãi Hải Sâm khiến các tàu này phải cắt neo chạy trốn. Manila đang kiện tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Bắc Kinh ra tòa trọng tài quốc tế và phán quyết được trông đợi vào tháng Năm tới. Hôm thứ Ba 1/3, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter lặp lại yêu cầu Trung Quốc không có hành động "hung hăng" trong khu vực và cảnh báo "hậu quả" nếu tiến trình quân sự hóa Biển Đông tiếp diễn. Về phần mình, Bắc Kinh hết sức giận dữ trước các chuyến tuần tra "bảo vệ tự do lưu thông" của hải quân Mỹ ở Biển Đông trong thời gian gần đây. (BBC)
  15. Hồi nửa cuối những năm 1980, sau khi ông Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng bí thư thay ông Trường Chinh, trên báo Nhân Dân bỗng xuất hiện mục mới Những việc cần làm ngay. Tôi còn nhớ, ở trang nhất tờ báo, mục này nằm góc dưới phải, bài thường rất ngắn, có bài chỉ hơn trăm chữ thọt lỏn trên ô đóng khung bằng bàn tay, cũng có bài dài hơn chút ít thì được leo vào trang trong, nói chung là ngắn. Cuối bài viết, tên tác giả viết tắt là N.V.L. Sau này thì ai cũng biết đó là ông Nguyễn Văn Linh, hồi ấy dư luận cũng tập trung vào ông Linh, nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn. Chỉ đồn đoán, bàn tán, rồi chế thêm, chẳng hạn ông “Nói Và Làm” viết thế này, ông “En nờ vê e lờ” viết thế kia. Tự dưng ông Linh có thêm bí danh mới là “Nói Và Làm”, “En nờ vê e lờ”. Ông Hữu Thọ sinh thời có kể lại trong một bài viết về ông Linh: “Lúc đó tôi công tác ở báo Nhân Dân. Tối 24 tháng 5 năm 1987 là phiên tôi trực ban biên tập. Vào khoảng 17 giờ 30, khi mọi người đã về, tòa soạn chỉ còn tôi và ban thư ký trực hôm đó thì đồng chí thường trực ở cổng 71 Hàng Trống đưa vào một phong thư nói là của một người đứng tuổi đi xe ô tô Lada màu sữa gửi ban biên tập. Tuy không đóng dấu hỏa tốc nhưng do phong bì của Văn phòng Trung ương nên tôi mở ngay. Trong phong bì có thư và một bài báo viết tay. Bức thư thì ký tên Nguyễn Văn Linh, nói rõ là gửi bài báo, nếu ban biên tập thấy được thì đăng. Còn bài báo có đầu đề "Những việc cần làm ngay", ký tên NVL”. Những điều ông Linh viết ra cách nay mấy chục năm nếu so với bây giờ chả là cái đinh gì, nhưng hồi ấy chẳng khác quả bom nổ tung trên bàn dư luận. Ông đã thẳng thắn vạch ra những thứ mà đảng và chính quyền lâu nay cố tình giấu diếm, bằng thứ ngôn ngữ giản dị, chất phác, yêu cầu phải thực hiện sửa chữa, khắc phục ngay. Và người ta cũng thừa hiểu, đã đăng trên báo Nhân Dân (tức không phải chuyện đùa), do đích thân Tổng bí thư (dù chưa chắc lắm) yêu cầu thì chỉ còn nước thực hiện ngay thôi. Có lẽ bởi cái uy ấy mà khá nhiều vụ việc được giải quyết chóng vánh. Thời ấy nó thế, chứ như bây giờ, báo Nhân Dân có gào lên năm thôi bảy hồi cũng chả xi nhê gì, thậm chí chúng còn cười khẩy. Một phần do báo hết thiêng. Quả thật bãi bể nương dâu, chả biết đâu mà lần. Nói chuyện ông Linh, tôi chỉ cốt lôi ra cái thuật ngữ “Nói và làm” chứ không có ý định khen hay chê. Mỗi nhà lãnh đạo cộng sản xứ này đã có cả bộ máy tuyên truyền độc quyền khen rả rích rồi, mình có khen thêm cũng bằng thừa, mà chê thì họ không thích. Nhân chuyện “Nói và làm” lại chợt nhớ câu nói của ông Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, người bị bên thắng cuộc vu cho lấy cắp 16 tấn vàng đem ra nước ngoài khi chạy trốn (khổ, đi người không còn chưa xong, công sức thì giờ đâu mà ôm theo được 16 tấn vàng, thế mà suốt bao năm vẫn ối người tin), cái câu nói đã làm ông ta nổi tiếng: Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm. Có người bảo, trong sự nghiệp của mình, ông Thiệu chỉ thành công ở mỗi câu nói bất hủ này. Tôi từ lúc được bu tôi đẻ ra đến giờ, hoàn toàn sống trong xã hội do người cộng sản nắm quyền, cai trị. Lúc bé, đầu óc non dại, chả biết gì, còn khi đã nhớn, đã trưởng thành, càng ngày càng thấy xã hội mình sống, và cả những người cai trị mình nữa, là một khối mâu thuẫn. Giữa nói và làm luôn nghịch nhau, dù có được tô vẽ thế nào chăng nữa. Điều dễ nhận ra nhất là họ nói rất hay, còn làm thì ngược lại. Năm ngoái, tôi có dịp trò chuyện với một bậc cao tăng. Ông bảo anh ạ, nhiều người cứ nghĩ chúng tôi tu hành thì quên hết chuyện đời, thoát tục là thoát đời, nhưng không phải thế. Người tu hành, như bậc cao tổ Trần Nhân Tông chẳng hạn, lúc nào cũng canh cánh chuyện đời. Tôi từng này tuổi rổi, trải qua 3 chế độ, thực dân phong kiến, cộng hòa, cộng sản đủ cả, nghiệm ra hầu hết những gì mà người cộng sản tố cáo do thực dân phong kiến gây nên thì họ đều lặp lại, có khi còn trầm trọng hơn. Những thứ họ chống đối, họ lấy đó làm cớ để quyết tiêu diệt đối phương, đến khi họ đứng ra làm chủ xã hội thì cứ nghĩ sẽ không còn đất sống, ai ngờ họ vẫn duy trì và khai thác triệt để. Cái mà họ bảo là xấu trong chế độ cũ, sang chế độ mới vẫn còn đủ cả. Từ tâm sự của vị tăng già, sực nhớ trong một buổi họp mặt các giáo viên cũ ở trường tôi từng dạy học, một anh giáo viên cơ hữu nửa đùa nửa thật “Cách mạng là gì? Cách mạng là quá trình làm phong phú hơn lên chính những gì mà người cách mạng từng tố cáo, tiêu diệt”. Ai nghe cũng ngớ người, mà thấy đúng với thực tế. Tôi lẩn mẩn chiếu lại trong đầu những điều mình đã tai nghe mắt thấy thì quả có thế thật. Vị tăng già và anh thày giáo từng dạy học qua 2 chế độ có sự so sánh, đúc kết hơn mình bởi họ có thực tế, còn mình lâu nay chỉ biết đối chiếu qua sách vở. Một trong những “tội ác” của thực dân phong kiến là chính sách thuế khóa. Người cộng sản thu hút được đông đảo nhân dân cũng bởi họ hứa với dân rằng sẽ xóa xích xiềng thuế khóa cho dân. Bất kỳ thứ thuế nào của chế độ cũ cũng bị họ lên án, họ gọi đó là bóc lột, bóc lột thậm tệ, bóc lột đến tận xương tủy. Họ quên rằng thể chế nào cũng phải duy trì thuế, và đến khi họ hiểu ra đó là quy luật tất yếu thì họ áp dụng triệt để. Có lẽ chưa bao giờ người dân xứ ta phải chịu nhiều sắc thuế như bây giờ. Đối với người cộng sản, chế độ phong kiến là hình thức xã hội thối nát, lạc hậu, chuyên chế, không có dân chủ… cần phải đánh đổ, tiêu diệt. Không thể tồn tại ông vua ngồi trên đầu trên cổ dân. Không thể cho bọn vua chúa quan lại mặc sức vơ vét của cải đất nước và nhân dân, sống xa hoa, lãng phí trong sự nghèo khó của dân. Tôi còn nhớ hồi nhỏ học những bài về lịch sử trong sách giáo khoa, thấy sách tố cáo các vua triều Nguyễn xây lăng tẩm đền đài, dựng tượng đắp thành bằng mồ hôi nước mắt, công sức nhân dân, coi đó là tội ác. Giờ nhìn lại, thấy cũng chả kém gì. Đủ cả. Xưa chỉ có vua mới được xa hoa, giờ thì nhà tưởng niệm ông này ông nọ mọc khắp mọi nơi, ngay cả ông Nguyễn Văn Linh từng “trong sạch” như vậy họ cũng cho xây cái khu tưởng niệm hoành tráng ở làng Giai Phạm (Hưng Yên) trị giá hàng mấy chục tỉ đồng, mà ai cũng biết tiền chi phí vào đó đương nhiên lấy từ tiền thuế của dân. Cách mạng luôn kêu gọi chống mê tín dị đoan. Họ từng đập phá bao nhiêu đình chùa, thu hồi đất của bao nhiêu cơ sở tôn giáo, thờ tự; dẹp những cúng bái, lễ hội… nhưng rồi cuối cùng ai cũng có thể thấy thời này là thời con người ta bị thánh thần mê hoặc nhiều nhất, nặng nhất; buôn thần bán thánh đã thành chuyện bình thường, công khai, được sự tiếp tay của chính quyền. Cụ Hồ từng nhiều lần nhắc nhở cán bộ, đảng viên, nhân dân phải thực hành tiết kiệm, coi tiết kiệm là quốc sách. Những thế hệ cầm quyền sau cụ, một mặt kêu gọi học tấm gương đạo đức của cụ, mặt khác phung phí tràn lan, xây nhà cao cửa rộng, công sở hoành tráng, hết xây lại đập, đập lại xây; chi tiền vào những trò hình thức cờ đèn kèn trống, phong trào xổi, băng rôn khẩu hiệu, họp hành liên miên, lãng phí không biết bao nhiêu mà kể. Nền giáo dục trong chế độ cũ bị người cộng sản quy vào chính sách ngu dân, chỉ đào tạo những kẻ nô lệ, tay sai. Họ đã phá bỏ nhiều giá trị cơ bản của giáo dục cũ để tạo dựng cái mới. Thực tế cho thấy, đến giờ nước ta vẫn loay hoay chưa biết phải phát triển giáo dục như thế nào cho đúng hướng, vẫn vận hành một bộ máy giáo dục chắp vá, lạc hậu, trì trệ. Rồi cứ đà này, chẳng biết nó sẽ đi đến đâu. Những người cầm đầu chế độ này thường tuyên bố xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là về mặt lý thuyết. Thực tế thì nhiều quyền cơ bản nhất của con người vẫn bị triệt tiêu, bị lờ đi, bị kìm hãm. Người dân không có quyền sở hữu tư nhân về đất đai, xã hợi không có tự do báo chí, con người không có quyền tự do lập hội, biểu tình như Hiến pháp từng quy định. Chỉ riêng cái dự thảo về quyền biểu tình cứ được nâng lên đặt xuống, thụt thò không chịu đưa ra quốc hội, lần khân hết năm này qua năm khác, khóa này qua khóa khác cũng đủ để chứng minh điều đó. Sự mâu thuẫn giữa Nói và Làm, còn nhiều lắm, không thể kể ra hết được. Vì sao, vì cả xã hội này, chế độ này là một khối mâu thuẫn, nghịch lý vô cùng vô tận. Nguyễn Thông (Blog Nguyễn Thông)
  16. Cuối tuần qua, ngày 27 tháng 02 năm 2016, tôi đã gửi văn bản đề nghị tham gia giám sát bầu cử quốc hội khóa 14, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Văn bản này đã được gửi tới bốn địa chỉ, bao gồm: ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội, chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư thành Ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội; và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Đến nay đã là ba ngày, không tính những ngày nghỉ, tôi chưa nhận được thư trả lời của các cơ quan trên về việc cấp giấy chứng nhận cho những cá nhân đứng tên yêu cầu tham gia giám sát cuộc bầu cử Quốc hội, cụ thể: (1) Giám sát hoạt động bỏ phiếu của cử tri tại các điểm bỏ phiếu trên địa bàn thành phố Hà Nội; (2) Giám sát hoạt động kiểm phiếu tại các khu vực bỏ phiếu thuộc thành phố Hà Nội. *** Nội dung văn bản cụ thể như sau: Căn cứ Điều 28, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Căn cứ Điều 73, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Căn cứ chỉ thị số 51-CT/TW ngày 04-01-2016 của Bộ chính trị. Căn cứ chỉ thị số 01/Ct-TTg ngày 13-01-2016 của thủ tướng chính phủ. Căn cứ Thông tri số 07/TTr-MTTW-BTT ngày 28-01-2016 của Ban thường trực ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, mục 6 chương II: “vận động nhân dân giám sát quá trình tổ chức cuộc bầu cử, góp phần bảo đảm để cuộc bầu cử diễn ra thật sự dân chủ và đúng pháp luật”. Căn cứ Thông tư số 02/2016/TT-BNV, Hướng dẫn nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, khoản 2, Điều 11:“Người ứng cử hoặc người đại diện hợp pháp của người ứng cử và các phóng viên được chứng kiến việc kiểm phiếu của Tổ bầu cử”. Để thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước, thực hiện các quyền của công dân trong việc quản lý và giám sát nhà nước. Để phán ánh đúng tinh thần dân chủ và minh bạch của nhà nước. Chúng tôi những công dân đang sinh sống và làm việc ở thành phố Hà Nội, các nhân viên cơ quan báo chí thông tấn xã trong và ngoài nước dưới đây, ký tên tham gia giám sát bầu cử Quốc hội khóa 14 nhiệm kỳ 2016 – 2021, cụ thể như sau: (1) Giám sát hoạt động bỏ phiếu của cử tri tại các điểm bỏ phiếu trên địa bàn thành phố Hà Nội; (2) Giám sát hoạt động kiểm phiếu tại các khu vực bỏ phiếu thuộc thành phố Hà Nội. Đề nghị Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận giám sát bầu cử cho những người có tên dưới đây: Nguyễn Xuân Diện Mai Xuân Dũng Lã Việt Dũng Hoàng Thị Hà Trịnh Minh Hiển Lê Nguyễn Hoàng Lưu Văn Minh Trần Quang Nam Nguyễn Lân Thắng Đinh Thị Phương Thảo Nguyễn Anh Tuấn Nguyễn Anh Tuấn Trịnh Anh Tuấn Phạm Thị Đoan Trang Bùi Văn Thuận Mai Phương Thảo Trương Minh Tam Trinh Hoang Thanh JB Nguyễn Hữu Vinh Xét thấy, các điều trên là quyền cơ bản của công dân, đề nghị quý cơ quan có phản hồi nhanh chóng cho chúng tôi. Lưu Văn Minh (FB Lưu Văn Minh)
  17. Từ trái sang phải: Ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Đại Hội Đảng lần thứ 12 (20-28/1/2016) của đảng CSVN đã tuyển chọn xong các thành phần lãnh đạo cốt lõi để điều hành Việt Nam trong năm năm tới (2016-2021). Bộ tứ mới gồm Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN và từ tháng 6/2016 trở đi ông Trần Đại Quang sẽ là Chủ tịch Nước (hiện là bộ trưởng bộ Công An), Nguyễn Xuân Phúc sẽ là Thủ Tướng (hiện là Phó Thủ Tướng) và Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là Chủ Tịch Quốc Hội (hiện là Phó Chủ Tịch Quốc Hội). Đây là một hình thức nhân nhượng của phe Trọng sau khi đã loại được đối thủ hàng đầu Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi bộ tứ và ra khỏi Bộ Chính Trị. Vì Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc được xem là thuộc vây cánh Nguyễn Tấn Dũng. Bộ tứ này kém bộ tứ nhiệm kỳ vừa qua về chiều dài kinh nghiệm đối với quốc tế, cũng như trong nội bộ đảng CSVN. Từ Đại Hội 8 (1996-2000) về trước, nội tình Đảng CSVN chưa lệ thuộc nhiều vào thế giới bên ngoài về mặt phát triển kinh tế, giao thương dù Hoa Kỳ đã bãi bỏ cấm vận và tái lập bang giao từ 1995, nên bề dầy trong đảng là yếu tố then chốt để leo lên tột đỉnh của quyền lực và giàu sang. Nhưng từ Đại Hội 9 (2001-2005) đến nay, sự lệ thuộc vào thế giới bên ngoài ngày gia tăng (Tổng số xuất nhập cảng gấp 2 lần / GDP 190 tỷ MK năm 2014, một tỷ lệ gấp đôi Trung Quốc), khi CSVN đi theo hướng cởi mở kinh tế, giao thương thế giới tây phương để sống còn. Do đó, bề dầy trong nội bộ đảng ngày càng bớt quan trọng trong bối cảnh thế giới hiện nay so với khả năng điều hành quốc gia mang nặng tính kỹ trị (nắm vững các nguyên tắc vận hành trong tương quan quốc tế, quản trị điều hành kinh tế hữu hiệu, bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của dân tộc. …). Nhìn vào Nghị Quyết của Đại Hội 12 với 6 nhiệm vụ lớn được đề ra, trong đó 2 nhiệm vụ liên quan đến vấn đề chỉnh đốn đảng, đẩy lùi suy thoái tư tưởng và chống tham nhũng được đưa lên đầu tiên và cho đó là nhiệm vụ quan trọng. Trong lúc vấn đề phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền, 2 nhu cầu sinh tử của dân tộc chỉ ở mức độ thấp hơn. Điều này nói lên, lãnh đạo CSVN coi sự tồn vong của đảng cao hơn quyền lợi sinh tử của dân tộc. Bộ tứ mới sẽ phải giải quyết 3 vấn đề để đảng CSVN tiếp tục cầm quyền: 1) Vấn đề phát triển kinh tế, trong bối cảnh gia nhập TPP, 2) Vấn đề chủ quyền trên Biển Đông trước các hành động xâm lược tằm ăn dâu của Trung Quốc, 3) Vấn đề ảnh hưởng nặng nề Trung Quốc trên guồng máy điều hành quốc gia ở mọi tầng. Phát triển kinh tế để ổn định chính trị Hiện nay tình hình phát triển kinh tế Việt Nam đang từ từ khựng lại ở mức 5-6% (sau khi tăng trưởng ở mức trung bình 10% trong thập niên 2003-2013) cũng như nền kinh tế Trung Quốc (từ 10% xuống dưới 7%, trên thực tế khoảng 3-4% theo những nguồn thống kê hợp lý ngoài nhà nước Trung Quốc). Vì dựa chính yếu về xuất khẩu, dưới sự chủ đạo của các Tổng Công Ty nhà nước (lâm nghiệp, dầu khí, xây tầu, xi măng, địa ốc…) và đầu tư ngoại quốc (FDI 95 tỷ MK 1996-2014), nên kinh tế Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào sự thay đổi về cạnh tranh, giá cả trên thương trường và tình hình chính trị của thế giới (nông nghiệp chiếm 18%, kỹ nghệ 38%, dịch vụ 44%). Trong lúc đó, Hà Nội không quan tâm đến thị trường nội địa qua việc nâng cao mức sống của người dân. Cả Bắc Kinh và Hà Nội chủ trương kiểm soát khả năng vươn lên của kinh tế tư nhân, với các giới hạn về thông tin (kiểm duyệt), ngăn cấm các hình thức công đoàn độc lập, các hình thức sinh hoạt kinh tế ngoài khu vực quốc doanh, có thể đe dọa độc quyền lãnh đạo của đảng CS. Vì thế, mặc dù lãnh đạo CSVN biết là muốn phát triển kinh tế cần phải dựa vào kỹ thuật, đầu tư, thị trường bên ngoài như trường hợp Hà Nội đang mở rộng giao thương với khối ASEAN, Liên Âu; nhưng vì sợ quyền lực kinh tế vuột khỏi tầm kiểm soát của đảng nên tiếp tục duy trì quyền lực của các Tập đoàn kinh tế. Vấn đề hiện nay của lãnh đạo CSVN là làm sao duy trì các tập đoàn kinh tế, tổng công ty thua lỗ hàng trăm triệu MK hầu nuôi dưỡng guồng máy bảo vệ chế độ. Mặt khác tạo ra không gian kinh tế vừa đủ cho người dân kiếm sống, hầu làm giảm các áp lực chống đối, vừa trung hòa các áp lực đòi mở rộng thêm về mặt chính trị và các quyền tự do căn bản của con người. Việt Nam có khoảng 35 triệu trương mục Facebook (Hình: CNN) Hiện nay, áp xuất tự do thông tin rất mạnh qua sự phát triển vượt bực của mạng Internet (50,1% dân Việt Nam có khả năng truy cập vào mạng, 35 triệu trương mục Facebook) và các áp lực cạnh tranh đến từ giao thương với các thị trường bên ngoài. Đây là những yếu tố khác biệt so với bối cảnh thế giới lúc xảy ra biến cố Đông Âu vào năm 1989 (lúc đó mạng Internet chưa bùng nổ và áp lực giao thương từ các thị trường bên ngoài không mạnh như vào thời điểm 2016). Nhìn vào thành phần tứ trụ, người ta không thấy ai có tầm vóc, kinh nghiệm để vạch ra hướng phát triển cho Việt Nam, vừa tăng trưởng về mặt kinh tế với mức sống khá hơn cho quảng đại quần chúng, vừa thanh lọc bộ máy nhà nước và bảo vệ chủ quyền. Nền kinh tế Việt Nam hiện bước vào giai đoạn xã hội, kinh tế tương đương với các chế độ CS Đông Âu trước khi sụp đổ (1990 TSL Đầu Người Ba Lan 1700 MK, Tiệp Khắc 3900 MK, Hung Gia Lợi 3300 MK, vào năm 2014 Việt Nam 2050 MK, 5200 MK nếu tính theo PPP Purchasing Power Parity). Trong lúc xã hội, kinh tế Trung Quốc đã kinh qua được giai đoạn bản lề đầu tiên này nhờ chính sách Hiện đại hóa thời Đặng Tiểu Bình, nhưng hiện đang tồn đọng nhiều khó khăn chưa giải quyết và có nguy cơ bùng vỡ trong tương lai. Khác với Nguyễn Tấn Dũng có 20 năm kinh qua hai trách vụ Phó Thủ Tướng và Thủ Tướng, trong khi Nguyễn Xuân Phúc chỉ có 5 năm thực tập vai trò Phó Thủ Tướng nên người ta không thấy một khả năng nổi trội nào về vấn đề phát triển kinh tế (ngoài trách nhiệm Uỷ Viên Uỷ Ban Kinh Tế – Ngân Sách Quốc Hội Khóa XI (2004-2006). Kinh nghiệm của Nguyễn Xuân Phúc đa phần là chuyên về nội bộ đảng như Phó Bí Thư Đảng Ủy Đà Nẵng, Phó Bí Thư Ban Cán Sự Đảng. Ngoài ra, ông Phúc cũng từng được giao các trách nhiệm như Chủ Tịch Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia, Phòng Chống bệnh HIV/AIDS, có nghĩa là những trách nhiệm hoàn toàn phụ thuộc trong một guồng máy cầm quyền và cũng thất bại trong trách vụ (tham nhũng trong giao thông, số người chết, bị thương về tai nạn gia tăng vượt bực, AIDS vẫn gia tăng vì tệ nạn xã hội mãi dâm, băng đảng). Trong khi đó, Nguyễn Tấn Dũng, tuy đã bị đối thủ loại ra khỏi thượng tầng đảng qua Đại Hội 12, nhưng gia đình và phe cánh đã có hơn 20 năm để bám rễ tại tỉnh Kiên Giang, chia nhau các trách nhiệm trong các tổng công ty, dầu khí, điện lực, khoáng sản, hàng không, ngân hàng cũng như đặt vây cánh trong thượng tầng đảng để lo cho việc hạ cánh an toàn, bảo vệ các quyền lợi thâu tóm được một cách phi pháp. Trong vòng đai thân cận Nguyễn Tấn Dũng, các ngân hàng, công ty được thành lập và hoạt động theo kiểu mafia, hỗ trợ, bao che lẫn nhau dưới ô dù cùa Thủ Tướng. Con gái Nguyễn Thanh Phượng thành lập Quỹ đầu tư Viet Capital, Nguyễn Thanh Nghị con trai của Nguyễn Tấn Dũng (Bí Thư Tỉnh Kiên Giang) nhận thiết kế các công trình xây dựng lớn. Theo đơn tố cáo của một đảng viên đảng CSVN mới đây, phe Nguyễn Tấn Dũng điều hành Bitexco Group (Vũ Quang Hội), Ngân hàng Phương Nam (Trầm Bê), Ngân hàng An Bình (Vũ Văn Tiền), Ngân hàng Đầu Tư BIDV (Trần Bắc Hà), Ngân hàng Á Châu (Nguyễn Đức Kiên), Ngân hàng Sài gòn (Lê Quang Nhường Mười Rua), Lilama (Phạm Hùng), Tổng công ty Hàng Không VN (Phạm Ngọc Minh), Vinacapital (Don Lam), Savico (Lê Hùng), FPT (Trương Gia Bình), công ty Bình An Cần Thơ (Nguyễn Thị Diệu Hiền). Tổng số Tài Sản Phi Pháp của gia đình Nguyễn Tấn Dũng lên đến hàng chục tỷ MK, đầu tư trong nhiều lãnh vực chuyên chở, địa ốc, nhà thương,.. trong nước, cũng hàng tỷ MK đầu tư tại các chợ tại Bá Linh, Nam California Hoa Kỳ. Phe Nguyễn tấn Dũng dù ở bên ngoài thượng tầng đảng nhưng nắm nguồn tài chánh, đầu tư, vẫn nhúng tay can thiệp vào các lựa chọn, chuẩn bị vây cánh cho sự thay đổi lãnh đạo sắp tới. Phe Nguyễn Phú Trọng sẽ tìm mọi cách để loại vây cánh Nguyễn Tấn Dũng trong guồng máy công an, kinh tế qua việc lợi dụng các điều khoản trong Hiệp Ước TPP. Tung ra nhiều chi tiết về thâm cung bí sử, tài sản phi pháp các thành phần lãnh đạo đối thủ nhằm triệt hạ uy tín và thế lực đối thủ. Cuộc đấu đá trên mặt trận kinh tế sẽ tiếp tục. Nói tóm lại, lãnh đạo CSVN không có tầm nhìn xa và không linh động về kinh tế như Trung Quốc, nên kinh tế Việt Nam sẽ khựng lại, nhất là với một bộ tứ quá giáo điều như hiện nay. Sự đòi hỏi được hưởng phúc lợi của người dân sẽ ngày càng gia tăng, cùng với tình trạng tha hóa, tham nhũng, bòn rút của công của hệ thống đảng bất tài. Tình hình phát triển bất quân bằng trước áp lực của thông tin và thị trường bên ngoài sẽ làm gia tăng sự bất ổn định về xã hội và chính trị. Nguyễn Ngọc Bảo (CTM)
  18. Những hình ảnh hiếm hoi về con người Việt Nam những năm 1900 đã được các nhiếp ảnh gia người Pháp ghi lại và lưu giữ tới ngày nay. Dù trong thời nào, lao động vẫn là những giá trị căn bản của cuộc sống. Chiếc xe cút kít một bánh là công cụ kiếm sống của những người làm nghề cửu vạn. Muôn kế sinh nhai của người Việt cách đây hơn một thế kỷ đã được khắc họa khá rõ nét và tập hợp trong bộ ảnh “Bắc Bộ 1900″. Vào thời gian đó, bộ ảnh được triển lãm tại chính Paris để người Pháp có cái nhìn đầy đủ về đời sống người Việt. Cách đây không lâu, bộ ảnh lại một lần nữa được đăng tải trên một tạp chí Pháp. Bộ ảnh là tập hợp những ảnh của các nhiếp ảnh gia người Pháp trong các chuyến tham quan Bắc Bộ đầu thế kỉ 20. Phút nghỉ ngơi của những người làm nghề cửu vạn bên các công cụ làm việc. Xe kéo tay là nghề phổ biến của không kể đàn ông, phụ nữ, những người nghèo thời thuộc địa. Người thợ thủ công bên cạnh quầy đồ gốm của mình Quá khứ đã có nghề lấy ráy tai dạo. Sản xuất và bán dép cao su ngay tại xưởng. Quầy chiếu cói bên vệ đường của một ông lão. Thanh niên trẻ bên những thúng khoai chất cao. Năm 1900, làm ô lọng thủ công vẫn còn là một nghề được trọng dụng. Nghề khảm trai mỹ nghệ đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ. Một nghệ nhân thêu cờ phướn Xưởng thuộc da trâu bò với những tấm da lớn được căng rộng. Một cô ả đào hút tẩu trong lúc rảnh rỗi Quầy nước kiêm quầy hàng gia dụng thủ công. Ngựa là phương tiện di chuyển và chuyên chở của một số người. Một gánh tuồng thời bấy giờ. Dạy nghề điêu khắc. Theo DepPlus.vn (Tinh Hoa)
  19. Chu Vĩnh Khang tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, ngày 3 tháng 3 năm 2011 (Feng Li/Getty Images) Gần đây, chính quyền Trung Quốc đã công bố một cuộc thanh lọc và thuyên chuyển trên quy mô lớn ở các vị trí chủ chốt trong hệ thống an ninh nội địa tại các tỉnh trên toàn quốc. Động thái trên được các phương tiện truyền thông giải thích rằng: nhằm tăng cường quyền uy của luật pháp, cũng như xây dựng một hệ thống pháp lý công bằng và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét kỹ hơn thì thấy rằng nhiều quan chức bị đưa vào tầm ngắm đều có mối quan hệ mật thiết với Chu Vĩnh Khang – cựu trùm an ninh hiện đang ngồi tù. Những sự thay đổi đáng kể về mặt cơ cấu nhân sự vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2016. Đã hơn 2 năm kể từ khi Chu Vĩnh Khang lần đầu tiên chính thức bị điều tra, và theo sau đó là khá nhiều đợt cải tổ với quy mô lớn và bắt giữ hàng loạt – qua đó có thể thấy được độ sâu rộng của mạng lưới chính trị do Chu Vĩnh Khang cầm đầu. Những thay đổi trên đã gây ảnh hưởng đến 9 tỉnh, bao gồm Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông, Hồ Bắc, Hắc Long Giang, Vân Nam, Quảng Tây, Giang Tây và Thanh Hải. Đồng thời 2 “khu tự trị” Tân Cương và Ninh Hạ, cũng như thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải đều bị ảnh hưởng: 14 vị lãnh đạo mới được bổ sung vào các Tòa án và Viện kiểm sát (một dạng cơ quan công tố của Trung Quốc, mặc dù cơ quan này cũng có đầy đủ thẩm quyền để điều tra cũng như các chức năng khác), và có 3 vị lãnh đạo Văn Phòng An Ninh Công Cộng vừa mới được nhậm chức, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc Legal Weekly đã đăng tin vào ngày 17 tháng 2 năm 2016. Những thay đổi nổi bật nhất đã diễn ra tại tỉnh Chiết Giang và thành phố Bắc Kinh. Tại Chiết Giang đã thay đổi hàng loạt các vị trí lãnh đạo Tòa án tối cao, Viện kiểm sát, và Văn Phòng An Ninh Công Cộng cấp tỉnh. Còn ở Bắc Kinh là vị trí Viện trưởng Viện kiểm sát và Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Trang Legal Weekly cho hay, 8 trong số 17 quan chức đã được thuyên chuyển đến một địa phương khác. Chẳng hạn như trường hợp của ông Vương Chính Thanh. Ông này ban đầu là Giám đốc Công an ở khu tự trị Ninh Hạ nằm về phía tây nam của Trung Quốc, đã được chuyển đến làm việc tại tỉnh rất gần đó tên là Thanh Hải, cũng với một chức vụ tương tự. Trong số 14 người phải rời khỏi vị trí đứng đầu các Toà án và Viện kiểm sát, thì có 11 người về hưu vì họ đã hơn 63 tuổi. Mặc dù ĐCSTQ có quy định độ tuổi về hưu tuy nhiên độ tuổi này cũng là một cơ chế rất linh hoạt để thứ nhất là triệt hạ các đối thủ chính trị, hoặc là một cách giữ thể diện cho những quan chức đã thất bại trong một cuộc tranh giành quyền lực. Tuy nhiên, có một điều hết sức rõ ràng là, rất nhiều người trong số những quan chức đã nghỉ hưu có mối quan hệ chặt chẽ với Chu Vĩnh Khang – người đứng đầu Ủy ban Các vấn đề Pháp lý và Chính trị kể từ năm 2007. Ủy ban Các vấn đề Pháp lý và Chính trị giám sát hoạt động của lực lượng cảnh sát chìm, bộ máy an ninh quốc nội và hệ thống giám sát tình báo trên khắp cả nước Trung Quốc và kể cả các cơ quan hành pháp và tư pháp. Đồng thời, nó quản lý hầu hết các cơ sở giam giữ, bao gồm rất nhiều nhà tù, trại cải tạo lao động, nhà tù bí mật và rất nhiều trung tâm tẩy não. Ngân sách dành cho nó trong những năm gần đây đã vượt quá 100 tỷ USD, đã khiến cho cơ quan này trở thành bộ máy hành chính quan liêu đồ sộ thứ hai tại Trung Quốc, chỉ đứng sau quân đội. Vào tháng 6 năm 2015, Chu Vĩnh Khang đã bị kết án tù chung thân về tội nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật nhà nước. Điều gắn chặt Chu Vĩnh Khang với người hậu thuẫn cho ông ta – cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, cũng như sự liên kết của rất nhiều quan chức vừa mới bị thanh trừng, là họ đều tích cực tham gia vào một cuộc vận động chính trị nổi bật nhất trong cái thời mà Giang Trạch Dân còn nắm quyền: cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là một môn tu luyện tâm linh đã rất được ưa chuộng trong thập niên 1990, nhưng lại là mục tiêu của một cuộc đàn áp rất dã man và bạo lực theo chỉ lệnh của Giang vào tháng 7 năm 1999. Các nhà phân tích chính trị vào thời điểm đó hiểu ra rằng Giang muốn đặt dấu ấn của mình lên cả hệ thống ĐCSTQ bằng cách tạo ra một kẻ thù chung, và buộc tất cả Đảng viên phải thề trung thành với mình. Giang được biết là kẻ rất tích cực đề bạt những ai nhúng tay sâu nhất vào chiến dịch đàn áp này. Trần Húc, đã nghỉ hưu khi còn là Viện trưởng Viện Kiểm sát Thượng Hải, hiện đang nằm trong danh sách điều tra của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công. Đây là một tổ chức nhân quyền chuyên nghiên cứu và bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công trước những tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra cho họ. Minghui.org là một trang web của Pháp Luân Công, hoạt động như là trung tâm truyền tải các thông tin trực tiếp từ Trung Quốc. Trang này cho biết rằng, Lưu Lực Vĩ, nguyên Trưởng phòng An ninh ở tỉnh Chiết Giang, đã rất tích cực theo đuổi các chính sách chống phá Luân Công Pháp. Ông Lưu cũng từng là giám đốc của một ủy ban cấp tỉnh, chuyên xúi giục sự hận thù Pháp Luân Công trong những khu dân cư và làng mạc, là những nơi mà trước đó người dân Trung Quốc đã cùng nhau luyện các bài thiền định trong công viên. Mộc Bình, nguyên Chánh án Tòa án Tối cao tại Bắc Kinh, trong một cuộc họp đã hồi tưởng việc đưa ra “biện pháp trừng phạt” như thế nào đối với các học viên Pháp Luân Công, và ông tự cho rằng đó là một trong những đóng góp của ông để giúp thủ đô của Trung Quốc được “ổn định” trước khi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh , dựa theo trang thông tin Sina của Trung Quốc đã đăng vào tháng 11 năm 2008. Vào tháng 11 năm 2011, tại Quảng Tây, ông La Chí Tường – nguyên Chánh án Tòa án Tối cao đã tổ chức một cuộc họp yêu cầu tòa án cần phải có phương thức như thế nào để làm theo những mệnh lệnh của Chu Vĩnh Khang, dựa theo trang web chính thức của Tòa án tối cao tỉnh Quảng Tây. Trong một cuộc họp giữa năm, La Chí Tường đã nói về cách chiến đấu với “tôn giáo không chính thống” (nghĩa là Pháp Luân Công) là một điều kiện tiên quyết để “duy trì sự ổn định của xã hội”, dựa theo trang Chinacourt.org, một trang web của Tòa án Tối cao Trung Quốc. “Để có thể điều hành [được Trung Quốc], Tập Cận Bình rất cần phải làm trong sạch các cơ quan chính trị và pháp lý, vì phe Giang Trạch Dân đã tạo ra quá nhiều vấn đề khác nhau xuyên suốt toàn bộ cơ cấu ĐCSTQ”, nhà bình luận chính trị độc lập Lý Thiện Giám đã đưa ra lời nhận xét của mình trong một cuộc phỏng vấn với thời báo Epoch Times tiếng Hoa. Ông Lý Thiện Giám cho rằng, dưới thời Chu Vĩnh Khang hệ thống an ninh đã sử dụng rất nhiều biện pháp thi hành an ninh tàn nhẫn đối với các nhóm quần chúng trong xã hội, trong đó có những người khiếu kiện, những người phản đối việc cưỡng chế và phá dỡ nhà cửa của họ, và với bất kỳ ai được coi là đang có hành động đe dọa ĐCSTQ. “Điều này gây nên rất nhiều sự giận dữ trong dân chúng và đã trở thành một quả bom nổ chậm của xã hội”. Tác giả: Frank Fang, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính (Việt Đại Kỷ Nguyên)
  20. Tranh: The end of the world, của họa sĩ Jose Gutierrez Solana Những năm gần đây, số lượng phim có đề tài về ngày tận thế của trái đất ngày càng nhiều. Đi xa hơn, là những kịch bản mô tả – như một cách nhằm hướng dẫn cách tồn tại – nơi một thế giới đã sụp đổ. Trong Walking Dead, loạt phim truyền hình kéo dài nhiều năm về chủ đề thế giới đã tận cùng, loài người diệt vong, những vấn đề về đạo đức, nhân tâm… luôn được đặt ra rằng ở giai đoạn đã vào hỗn mang, con người có cần gìn giữ nhân tính của mình hay không, niềm tin và sự tốt đẹp có cần thiết không? Giết người hay chấp nhận phải giết người, được coi là điều buộc phải làm khi cần thiết. Viên cảnh sát Rick đã phải chặt tay người phụ nữ mà anh yêu mến để bứt ra, tháo chạy khi cô ta (Jessie – Season 6) bị đám đông zombie vây chặt. Nhẫn tâm để tồn tại, để được, bất chấp lý lẽ là điều phải chọn lựa dứt khoát và nhanh chóng mà trong hầu hết các bộ phim có chủ đề như vậy trong The 100, Z for Zachariah, The Survivalist… Nếu tận thế là điều có thật, có đúng là chúng ta sẽ phải chứng kiến những nghịch cảnh đó? Chúng ta phải chấp nhận nhìn thấy sự sụp đổ của các nền pháp trị bằng bản năng thú tính, chấp nhận lọc lừa và quy lệ mới phục vụ cho bóng tối và sinh tồn bầy đàn? Đó quả là câu hỏi mà thế giới đặt ra qua các phương tiện nghệ thuật. Và nếu bước qua giai đoạn diệt vong đó, liệu loài người có khả năng hồi phục được nhân tính và nền văn minh của mình không? Những câu chuyện phiếm điện ảnh có lẽ còn phải bàn hàng giờ, cùng với trí tưởng tượng hết sức tự do, viễn mộng. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày hôm nay, “tận thế” có thể được nhìn thấy bằng những câu chuyện ngang trái, giày xéo lên lẽ phải mà vẫn tồn tại một cách ung dung. “Tận thế” có thể nhìn thấy qua những đứa bé Syria theo đạo Công giáo bị ISIS thiêu sống và chặt đầu. Vùng đất linh thiêng ở Ấn Độ tràn ngập tội phạm hãm hiếp bởi không còn niềm tin vào tương lai, theo thuyết tận thế. Đất nước tràn ngập tượng Phật và chùa chiền như Đài Loan thì không dám đón Phật sống Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, bởi sợ mua bán khó khăn với Trung Quốc. Tận thế có nhiều hình dạng. Tận thế đến từ lúc con người tự hoại điều tốt đẹp nhất của mình. Tận thế đến khi chúng ta cố gắng gìn giữ sự tử tế trong mình nhưng hoàn toàn cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Ở một xã hội mà mọi giá trị bị đảo lộn, con người sẽ co cụm trong hang sâu của chính mình, không còn niềm tin vào bất cứ điều gì nữa. Một công an viên khi quay hình sếp của mình mở sòng bạc ngay tại trụ sở, tố cáo trên trang mạng thì sau đó bị săn đuổi và bị tuyên bố sẽ đưa ra khỏi ngành vì một tội vu vơ gì đó. Trong khi những kẻ ăn tiền thuế của nhân dân và hủ bại rành rành thì được cấp trên doạ dẫm báo chí đưa tin, còn nói là phải tìm cho ra và đuổi khỏi ngành. Những điều đó làm người dân Việt Nam ngẫm nghĩ về động cơ thật sự của hàng loạt các vụ rượt đuổi trường gà, chiếu bạc địa phương… nóng bỏng đến mất mạng người có mặt tại hiện trường mà dân đen không ai dám kêu la. Từ năm 2013 –2015, ông Tô Minh Vương, giáo viên trường tiểu học Phú Long (xã Phú Long, Phú Tân, An Giang) sau khi cung cấp bằng chứng cho đồng nghiệp để tố cáo sai phạm ở trường, đã bị khai trừ Đảng và buộc thôi việc. An Giang là một tỉnh rất nhiều học sinh nghèo, ông Vương không chịu nổi tình trạng nhà trường mượn cớ tổ chức lớp bồi dưỡng, ép học sinh đóng tiền nên lên tiếng. Cả một hệ thống nhà trường cho đến Đảng uỷ bức ép ông Vương mọi điều, cho đến khi bị công luận soi chiếu. Mà chống tham nhũng thì đó là mệnh lệnh, kêu gọi của tổ chức Đảng mà ông Vương tham gia. Mới đây, phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng có giới thiệu trường hợp bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã bị tạm giam tới 800 ngày, nhưng cho tới giờ viện KSND TPHCM không tìm được chứng cứ buộc tội. Nhưng dù không buộc tội gì, cơ quan này vẫn không trả tự do cho bà, cứ giam để đó. Phó viện trưởng viện KSND Dương Ngọc Hải được động viên là hãy “dũng cảm” đình chỉ vụ án. Quả thật là một loại “dũng cảm” chỉ có trong điện ảnh ngày tận thế. Đã hơn ba năm rưỡi kêu oan cho con, đôi vợ chồng già Hoàng Xuân Tiến, ở Nghệ An, nhớ lại như in chuyện họ đột nhiên đón tiếp hai chiến sĩ công an ở thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc đến nhà, mang theo lời đề nghị nộp 25 triệu thì con trai của họ sẽ được trả tự do. Anh Hoàng Trưng, con trai của hai người đột nhiên bị kết án cướp giật rồi công an đến nhà gạ đổi tiền lấy mạng. Nếu có một kịch bản mới về “tận thế”, người ta có thể viết về công lý bị chà đạp. Bất an chủ đích như trái bom nguyên tử có thể ập xuống duy một mái nhà, chứ không cần là diệt vong cả thế giới. Đôi khi, chúng ta đọc những câu chuyện như vậy, nhưng lại chỉ có thể cảm thấy sự nhạt nhẽo và tầm thường của từng câu chuyện. “Chỉ là một vài câu chuyện oan ức bình thường trong xã hội mà?”, rõ là có ai đó sẽ nói như vậy. Những bản tin, những điều ngang trái ngày một nhiều hơn, trôi qua nhanh hơn và khiến chúng ta cũng mệt mỏi và thờ ơ hơn khi tiếp nhận. Những nỗi đau trong cuộc sống này đang co rút lại trong từng hang động nhỏ, lẩn khuất và không còn được chia sẻ nữa. Nó chỉ còn lưu lại trong ánh mắt thăm thẳm cam chịu hay giận dữ của ai đó, truyền đời. Nó lưu lại như trong lời kể thì thầm của người vừa sống sót qua bầy zombie. Tất cả những chia sẻ của loài người thiếu niềm vui tương lai, mà chỉ là run rẩy nối kết với nhau với kinh nghiệm sinh tồn chưa bao giờ được dạy, chưa bao giờ được biết trong nhà trường hay trong một cuộc đời tử tế. Nhưng bạn cũng có thể nhìn thấy chồng chất những mệt mỏi và thờ ơ mà chúng ta trải qua từng ngày, những cam chịu và lãng quên phận người chung quanh trong xã hội hôm nay, mặc cho lẽ phải bị giày vò, nhân tính bị hoán đổi… đó chính là những dữ liệu hấp dẫn cho những kịch bản đón chờ một loại ngày tận thế. Đôi khi không phải cho thế giới, mà dành cho chính bản thân chúng ta. Tuấn Khanh (Blog Tuấn Khanh)
  21. Lực lượng khủng bố Quân khủng bố đã gây được thu hút trong nền chính trị Mỹ. Các cuộc thăm dò dư luận trong tháng 12 năm 2015 cho thấy là cứ một trong sáu người Mỹ, khoảng 16% cuả dân số, hiện nay xác định trào lưu khủng bố là vấn đề quốc gia quan trọng nhất, so với tháng trước đó là 3%. Đây là tỷ lệ cao nhất của người Mỹ khi họ đề cập đến khủng bố trong một thập niên qua, mặc dù nó vẫn còn thấp hơn 46% được tính sau các cuộc tấn công của quân khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tác động của sự thay đổi này trong công luận là quá mạnh trong cuộc bầu cử sơ bộ tổng thống của Đảng Cộng Hòa. Chắc chắn nó tạo thuận lợi cho việc ứng cử của Donald Trump, mà lời lẽ chống Hồi giáo cuả ông đặc biệt là quá thô cứng (nếu không nói là khích động). Một số chính trị gia bắt đầu gọi cuộc chiến chống khủng bố là “Thế chiến thứ III.“ Như cuộc tấn công ở San Bernardino, California vào tháng chạp cho thấy trào lưu khủng bố là một vấn đề đối với Hoa Kỳ. Nhưng các ứng cử viên tổng thống và các phương tiện truyền thông đã thổi phòng đề tài, họ làm theo đúng câu ngạn ngữ cổ: “Nếu ở đâu có đổ máu, là ở đó có tin”. Để nhìn vấn đề khủng bố ở một góc độ thích hợp, người Mỹ – và những người nước khác – cần lưu tâm những nhận xét sau đây. Khủng bố là một hình thức của kịch nghệ. Quân khủng bố đang quan tâm nhiều hơn trong việc tạo ra chú ý và đặt vấn đề của họ lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự hơn là số lượng tử vong mà chúng đã gây ra cho mỗi trường hợp một. Nhà nước Hồi giáo (ISIS) chú tâm để khéo dàn dựng kịch bản. Cảnh chặt đầu dã man được quay phim và phổ biến qua các phương tiện truyền thông xã hội nhằm để gây sốc và phẫn nộ, và qua cách đó họ tạo ra sự chú ý. Khi phóng đại ảnh hưởng của họ và làm cho mọi hành động khủng bố thành đề tài chính cuả thời sự, chúng ta rơi vào bẩy cuả họ. Khủng bố không phải là mối đe dọa lớn nhất đối với người dân ở các nước tiên tiến. Trào lưu khủng bố giết ít người hơn so với tai nạn do ô tô hoặc thuốc lá gây ra. Thực vậy, khủng bố không phải là một mối đe dọa lớn hoặc nhỏ, mà nó tạo thành vấn đề. Xác suất cuả một người bị sét đánh chết cao hơn bị một tên khủng bố giết. Các chuyên gia ước tính rằng rủi ro hàng năm của một người Mỹ bị giết bởi một tên khủng bố là một trong số 3,5 triệu người. Đối với người Mỹ, xác suất chết trong một tai nạn trong bồn tắm là 1 trong số 950.000; do thiết bị gia dụng là 1 trong số 1,5 triệu; do một con hươu là 1 trong số 2 triệu; hoặc trên một máy bay thương mại là 1 trong số 2,9 triệu người. Có sáu ngàn người Mỹ chết mỗi năm vì nhắn tin hoặc nói điện thoại trong khi lái xe. Đó là nhiều hơn vài trăm lần so với chết vì khủng bố. Khủng bố Hồi giáo cực đoan giết người Mỹ ít hơn so với các cuộc tấn công do các tay súng bất mãn tại nơi làm việc và trường học. Trào lưu khủng bố không phải là Thế chiến thứ III. Khủng bố toàn cầu không phải là trào lưu mới. Thường thì phải mất một thế hệ mới làm cho làn sóng khủng bố đi vào lắng đọng. Vào đầu thế kỷ XX, phong trào vô chính phủ đã giết chết một số lãnh đạo của nhà nước cho các ảo tưởng. Trong những năm 1960 và 1970, “phe cánh tả mới” của Biệt Động Đỏ và Đội Hồng Quân cướp các máy bay xuyên biên giới quốc gia, bắt cóc và giết chết các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp (cũng như những thường dân). Giới cuồng tín theo thánh chiến hiện nay là một hiện tượng chính trị khoát lên mình tấm áo tôn giáo. Nhiều người trong số các nhà lãnh đạo này không phải là người cực đoan theo truyền thống, nhưng là người mà bản sắc cuả họ đã bị bứng gốc rể do phong trào toàn cầu hóa và những người đang tìm kiếm ý nghĩa trong khi họ mơ tưởng về cộng đồng của một Đế chế Hồi giáo thuần thành. Đánh bại họ sẽ đòi hỏi thời gian và công sức, nhưng bản chất thiển cận của nhà nước Hồi giáo (ISIS) làm giới hạn phạm vi thu hút của họ. Với các cuộc tấn công nội bộ giáo phái, thậm chí họ không thể kêu gọi tất cả người Hồi giáo, càng ít thu hút người theo Ấn giáo, Kitô giáo, và những người khác hơn. Cuối cùng, nhà nước Hồi giáo (ISIS) sẽ bị đánh bại, giống như là những kẻ khủng bố xuyên quốc gia khác. Khủng bố giống như một loại nhu thuật của Nhật Bản. Võ sĩ nhỏ con sử dụng sức mạnh của võ sĩ to con hơn để đánh bại họ. Không một tổ chức khủng bố nào là mạnh như một nhà nước, và ít phong trào khủng bố đã thành công trong việc lật đổ nhà nước. Nhưng nếu khủng bố có thể gây xúc phạm và phẫn nộ cho dân chúng một nước, đưa dân chúng vào hoạt động tự đánh bại mình, họ có thể hy vọng sẽ chiếm ưu thế. Al – Qaeda đã thành công trong việc lôi kéo Mỹ tham gia vào Afghanistan trong năm 2001. Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã được sinh ra trong cảnh đổ nát của cuộc tấn công Iraq của Mỹ sau đó. Sức mạnh thông minh là cần thiết để đánh bại khủng bố. Sức mạnh thông minh là khả năng kết hợp quyền lực mạnh bằng quân sự và cảnh sát và quyền lực mềm bằng thu hút và thuyết phục. Sức mạnh cứng là cần thiết để tiêu diệt hoặc bắt giữ những kẻ ngoan cố hiếu sát, ít người trong số họ là mở lòng để cho thu hút hoặc thuyết phục. Đồng thời, quyền lực mềm là cần thiết để tiêm chủng cho những người còn ở ngoại vi mà kẻ ngoan cố hiếu sát đang cố tìm cách để chiêu dụng. Đó là lý do tại sao nên chú ý tới cách tường thuật và các hành động của Mỹ tác động trong phương tiện truyền thông xã hội, nó quan trọng và cần thiết, nó cũng giống như tạo tính chính xác trong các cuộc không kích. Các lập luận mâu thuẩn là hủy diệt người Hồi giáo và làm họ không thích cung cấp thông tin tình báo quan trọng gây nguy hiểm cho tất cả chúng ta. Đó là lý do tại sao các luận điệu chống Hồi giáo của một số các ứng cử viên tổng thống hiện nay rất là phản tác dụng. Trào lưu khủng bố là một vấn đề nghiêm trọng và đáng được xem là ưu tiên hàng đầu trong các cơ quan ngoại giao, quân sự, cảnh sát, quân đội và tình báo của chúng ta. Nó là một thành tố quan trọng của chính sách đối ngoại. Và để giữ cho các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt ra khỏi tầm tay cuả những kẻ khủng bố là chủ yếu. Nhưng chúng ta không nên để rơi vào cái bẫy của quân khủng bố. Hãy để những hành động côn đồ diễn ra trong một nhà hát không người. Nếu để cho họ diễn trên diễn đàn chính trong công luận của chúng ta, chúng ta sẽ làm suy yếu phẩm chất về sinh hoạt dân sự và bóp méo các ưu tiên của mình. Chúng ta sẽ sử dụng sức mạnh của mình để chống lại mình. Joseph S. Nye, Project-Syndicate TS Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước _______ Joseph S. Nye, Jr., là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard, Thành viên cuả The World Economic Forum Global Agenda Council on the Future of Government. Tác phẩm mới nhất của ông là “Is the American Century Over?”. (Tạp chí Phía trước)
  22. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam dọc theo sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở Bắc Việt Nam (BVN), do đảng Lao Động (LĐ) cai trị. Đảng LĐ là hậu thân của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Trong khi đó, Quốc Gia Việt Nam (QGVN) ở NamViệt Nam (NVN), do cựu hòang Bảo Đại làm quốc trưởng. Năm sau, thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955, lật đổ quốc trưởng Bảo Đại và thành lập Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10-1955 do ông Diệm làm tổng thống. Hội nghị Genever Đất nước chia hai, nhưng đảng LĐ ở BVN không dừng lại ở đó. Tại Đại hội III đảng LĐ từ 5 đến 10-9-1960, đảng LĐ quyết định động binh tấn công VNCH, mà CS gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Ngoài ra, đảng LĐ còn đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” nhằm khích động lòng yêu nước của dân chúng Việt Nam và để được các nước cộng sản (CS) giúp đỡ. Tuy nhiên, có một câu hỏi mà ít người chú ý là Hồ Chí Minh (HCM) và đảng LĐ tức đảng CSĐD chống Mỹ cứu nước là để cứu nước Việt Nam hay là cứu nước nào khác? 1.- HỒ CHÍ MINH TUYÊN BỐ CHỐNG MỸ Vào cuối thế chiến thứ hai, HCM và đảng CSĐD hợp tác với tổ chức OSS của Hoa Kỳ. Tổ chức OSS là Office of Strategic Services (Sở tình báo chiến lược), tiền thân của C.I.A. (Central Intelligence Agency). Giữa tháng 4-1945, HCM cùng hai nhân viên vô tuyến của O.S.S. từ Côn Minh (Kunming, Trung Hoa) về Cao Bằng. Từ đó, O.S.S. giúp VM huấn luyện quân sự, sử dụng võ khí, truyền tin… (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập 2: 1925-1945, Houston: Nxb. Văn Hóa, tt. 358-359.) Khi HCM và đảng CS cướp được chính quyền và lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945, thiếu tá OSS là Archimèdes Patti giúp HCM viết bản tuyên ngôn độc lập.(Archimedes L. A. Patti, Why Viet Nam?, California: University of California Press, Berkely, 1980, tr. 223.) Tuy nhiên, sau đó OSS rời Việt Nam do Hoa Kỳ chủ trương không can thiệp vào Đông Dương để cho Pháp tự do hành động. (A. Patti, sđd. tr. 379.) Từ đó giữa cộng sản Việt Nam (CSVN) và Mỹ không còn hợp tác, nhưng cũng không đối đầu trực tiếp với nhau. Sau thế chiến (1939-1945), chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản (do Mỹ đứng đầu) và CS (do Liên Xô lãnh đạo) bắt đầu năm 1946. Năm 1950, Mỹ thừa nhận chính phủ QGVN và viện trợ giúp Pháp chống CS ở Việt Nam, nhưng Mỹ không gởi quân đánh nhau với quân CSVN. Khi hội nghị Genève sắp kết thúc và các bên sửa soạn ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam ngày 20-7-1954, thì lần đầu tiên, HCM lớn tiếng tuyên bố mục tiêu chiến đấu mới của CSVN trong giai đoạn sắp đến là chống “đế quốc” Mỹ. Báo cáo tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng LĐ khóa II ngày 15-7-1954, HCM nói: “Mỹ không những là kẻ thù của nhân dân thế giới mà Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào. Mũi nhọn của ta cũng như mũi nhọn của thế giới đều chĩa vào Mỹ. Chính sách của Mỹ là mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh Đông Dương. Chính sách của ta là tranh thủ hòa bình để chống lại chính sách chiến tranh của Mỹ…” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7:1953-1955, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 313-315.) Một điều khá lạ lùng là từ khi OSS về nước, bang giao với Mỹ bị gián đoạn, HCM hầu như chưa lần nào công kích Mỹ nặng nề. Lúc nầy Mỹ chưa viện trợ trực tiếp cho chính phủ QGVN, kẻ thù của CS mà chỉ giúp đỡ gián tiếp qua tay người Pháp. Nói cách khác, cho đến 1954, giữa VM và Mỹ chưa đối đầu trực tiếp, chưa hận thù sâu sắc, ngoài những kỷ niệm thời 1945. Thế mà đột nhiên sau hội nghị Liễu Châu, HCM xem Mỹ là “kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào.” Để tìm hiểu vấn đề tại sao HCM lại tuyên bố chống Mỹ sau vụ Liễu Châu, xin trở lại với hoàn cảnh chính trị phức tạp trước khi hiệp định Genève được ký kết ngày 20-7-1954. Hội nghị Genève bắt đầu từ ngày 8-5-1954 đến ngày 21-7-1954, chia thành hai giai đoạn: 1) Từ 8-5 đến 20-6-1954. 2) Từ 10-7 đến 21-7-1954. Giữa hai giai đoạn là 20 ngày tạm nghỉ để các phái đoàn về nước tham khảo và nghỉ ngơi. Trong thời gian hội nghị tạm nghỉ, xảy ra ba sự kiện quan trọng ở ba nơi khác nhau trên thế giới: Mendès-France lên làm thủ tướng Pháp ngày 17-6-1954. Ngô Đình Diệm nhận chức thủ tướng QGVN ngày 7-7-1954 (ngày Song thất). Châu Ân Lai (CÂL) và HCM bí mật gặp nhau tại Liễu Châu (Liuzhou), tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), Trung Hoa, từ 3 đến 5-7-1954, bàn về giải pháp kết thúc chiến tranh. Lúc đó, không ai biết về hội nghị nầy. Cũng tại hội nghị Liễu Châu chắc chắn hai bên, CÂL và HCM, duyệt xét lại toàn bộ tình hình thế giới và tình hình Đông Á sau chiến tranh Triều Tiên, mà Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) đang đối đầu với Mỹ. 2.- TÌNH HÌNH ĐÔNG Á TRƯỚC HỘI NGHỊ LIỄU CHÂU Tại Trung Hoa, đảng Cộng Sản (CS) do Mao Trạch Đông (MTĐ) lãnh đạo, chiếm được lục địa, và tuyên bố thành lập CHNDTH tức Trung Cộng (TC) ngày 1-10-1949. Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng di tản ra Đài Loan (Taiwan), tiếp tục chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Tuy rất nhỏ so với TC, nhưng nhờ Mỹ hậu thuẫn, THDQ vẫn giữ ghế đại diện Trung Hoa tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), và giữ luôn ghế hội viên thường trực, có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an LHQ. Năm sau, chiến tranh bùng nổ ngày 25-6-1950 giữa Bắc Triều Tiên (BTT) và Nam Triều Tiên (NTT). Quân cộng sản BTT bất ngờ tiến đánh NTT, vượt qua vĩ tuyến 38, đường phân chia BTT và NTT từ 1945, chiếm thủ đô Hán Thành (Seoul). Theo đề nghị của Hoa Kỳ, ngày 27-6-1950 LHQ yêu cầu các nước giúp NTT. Ngày 12-9-1950, đại tướng Hoa Kỳ là Douglas Mac Arthur cầm đầu quân đội LHQ, bất thần đổ bộ vào hải cảng Inchon, tây bắc NTT, giáp với BTT. Quân LHQ đẩy lui quân BTT, tái chiếm Hán Thành ngày 19-9, tiếp tục truy đuổi bắc quân CS, vượt vĩ tuyến 38, chiếm thủ đô BTT là Bình Nhưỡng (Pyongyang), tiến đến sông Áp Lục (Yalu River), ở vùng biên giới Mãn Châu, thuộc TC. Ngày 26-11-1950, 250,000 quân TC vượt biên giới, giúp BTT, đẩy lui quân LHQ xuống phía nam, tái chiếm Hán Thành. Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman gởi tướng Matthew Ridgway thay tướng Mac Arthur. Quân LHQ đẩy lui bắc quân khỏi vĩ tuyến 38 vào tháng 1-1951. Cuộc thương thuyết giữa hai bên bắt đầu từ tháng 7-1951, và hai bên ký kết hiệp ước Bàn Môn Điếm (Panmunjom) ngày 27-7-1953, lấy vĩ tuyến 38 chia hai Triều Tiên. Bên nào ở yên bên đó, không xâm phạm lẫn nhau. Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ năm 1950, thì Hoa Kỳ phái Đệ thất hạm đội đến bảo vệ Đài Loan và eo biển Đài Loan. Sự hiện diện của hạm đội Hoa Kỳ ở eo biển Đài Loan làm cho TC quan ngại. Trong eo biển Đài Loan, hai quần đảo Kim Môn-Mã Tổ (Kinmen-Mazu), nằm cách hải cảng Hạ Môn (Xiamen), tỉnh Phúc Kiến (Fujian) của lục địa TC khoảng 15 Km, trong khi cách bờ biển hải đảo Đài Loan khoảng 270 Km, nhưng hai quần đảo nầy lại thuộc quyền của THDQ (Đài Loan). Sau hiệp ước Bàn Môn Điếm, chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, NTT tức Cộng Hòa Triều Tiên ký với Hoa Kỳ tại thủ đô Washington DC ngày 1-10-1953 Hiệp định Phòng thủ Hỗ tương (Mutual Defence Treaty) có hiệu lực từ ngày 17-11-1954. Bên cạnh NTT là Nhật Bản (NB). Tại hội nghị hòa bình San Francisco (Hoa Kỳ) từ 4 đến 8-9-1951, NB tuyên bố từ bỏ mọi quyền hành trên các hải đảo mà NB đã chiếm trong thế chiến thứ hai (1939-1945). Cùng ngày 8-9-1951, NB và Hoa Kỳ ký Hiệp ước an ninh hỗ tương (Mutual Security Treaty) cho phép quân đội Hoa Kỳ đóng quân trên đất NB. Ngày 8-3-1954, hai nước Hoa Kỳ và NB ký kết thêm Thỏa ước Phòng thủ chung (Mutual Defence Assistance Agreement), có hiệu lực từ 1-5-1954, cho phép quân đội Hoa Kỳ trú đóng trên đất NB vì mục đích hòa bình và an ninh trong khi khuyến khích NB tăng cường quốc phòng. Các hiệp ước Hoa Kỳ ký với NTT và với NB đều nhắm mục đích giúp bảo vệ an ninh của hai nước nầy, chống lại sự đe dọa từ bên ngoài, thực sự là chống lại sự đe dọa của TC. Hơn nữa, Hoa Kỳ gởi Hạm đội số 7 đến eo biển Đài Loan, chính là để bảo vệ Đài Loan và vùng biển nầy. Những hoạt động trên đây của Hoa Kỳ làm cho TC bận tâm lo lắng vì cảm thấy bị bao vây từ nhiều phía: Ở phía tây, TC giáp với Liên Xô. Từ khi Stalin qua đời ngày 5-3-1953, cuộc bang giao giữa TC với Liên Xô càng ngày càng xấu. Ở tây nam, TC bị Ấn Độ chận đứng. Ở phía đông là Thái Bình Dương, TC lại bị các nước NTT, NB, THDQ bao vây. Các nước nầy được Mỹ bảo vệ. Trên Thái Bình Dương thì Đệ thất hạm đội Mỹ chập chờn canh chừng. Vì vậy, TC rất căm thù Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, lúc đó phong trào chống cộng rất mạnh. Vào đầu năm 1950, thượng nghị sĩ tiểu bang Wisconsin là Joseph Raymond McCarthy đưa ra chủ trương “tố cộng” mạnh mẽ khắp nước Mỹ. Tinh thần chống cộng của người Mỹ lúc đó mạnh đến nỗi đáng chú ý là khi khai mạc hội nghị Genève về Việt Nam vào ngày 8-5-1954, trưởng phái đoàn Hoa Kỳ là ngoại trưởng John Foster Dulles không bắt tay trưởng phái đoàn TC là thủ tướng kiêm ngoại trưởng CÂL. (Henry Kissinger, White House Years, Toronto: Little, Brown and Company, 1979, tr. 1054.) Có lẽ CÂL khó quên kỷ niệm không vui nầy. Tại hội nghị Liễu Châu từ 3 đến 5-7-1954, chắc chắn CÂL đã trình bày toàn cảnh tình hình Đông Á trên đây với HCM. Vừa thù nước, vừa giận riêng, phải chăng CÂL đã chỉ thị cho HCM, nên khi về nước, HCM chĩa mũi dùi ngay vào Hoa Kỳ tại Hội nghị lần thứ 6 Ban CHTƯĐ/LĐ khóa II ngày 15-7-1954. Ở đây, xin ghi nhận thêm giao tình giữa HCM và các lãnh tụ TC: Thứ nhứt, khi Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) gởi điệp viên Lý Thụy (HCM) đến Quảng Châu (Trung Hoa) hoạt động năm 1924, thì Lý Thụy mở những khóa huấn luyện cán bộ và mời các lãnh tụ CSTH đến giảng dạy như Lưu Thiếu Kỳ, CÂL, Lý Phúc Xuân, Bành Bài…(Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tr. 10.). Thứ hai, sau khi bị giữ lại ở Liên Xô từ 1934 đến 1938 để điều tra, Nguyễn Ái Quốc (HCM) được QTCS gởi qua Trung Hoa vào 1938, đến căn cứ phía bắc TC là Diên An, học tập và hoạt động tình báo. Lúc đó, Quốc với tên mới là Hồ Quang, mang quân hàm thiếu tá trong quân đoàn Bát lộ quân của TC, để dễ di chuyển và hoạt động. (Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, the Missing Years, Diên Vỹ và Hoài An dịch, Diễn đàn www.x-cafevn.org tt. 190-191.) Sau đó, Hồ Quang đến Quế Lâm (Quảng Tây) hoạt động. Khoảng đầu thu 1940, Hồ Quang (HCM) cử người đến Diên An, ký mật ước với TC, theo đó đại diện đảng TC tại cục Tình báo Á châu của ĐTQTCS, phụ trách lãnh đạo công tác của CSVN. Cộng Sản Việt Nam sẽ cử cán bộ đến Diên An thụ huấn, và CSTH sẽ trợ cấp cho CSVN 50,000 quan Pháp mỗi tháng để trang trải chi phí sinh hoạt tại Trung Hoa. (Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Nxb. Truyện Ký Văn Học, Đài Bắc, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, Nxb. Văn Nghệ, California, 1999, tt. 167-168.) Thứ ba, trong chiến tranh với Pháp từ năm 1946, CSVN thua chạy dài. Sau khi CHNDTH được thành lập năm 1949, HCM qua Bắc Kinh, rồi qua Moscow cầu viện năm 1950. Mao Trạch Đông cũng có mặt tại Moscow. Stalin uỷ nhiệm cho MTĐ giúp cho CSVN. Cùng đi trên chuyến xe lửa từ Moscow đưa MTĐ về Bắc Kinh, HCM đến xin MTĐ giúp đỡ. (Trương Quảng Hoa, “Quyết sách trọng đại Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, trong sách Hồi ký của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb. Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, do Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, Montreal: Tạp chí Truyền Thông, số 32 & 33, 2009, tr. 47.) Từ đó, TC viện trợ tối đa cho CSVN. Nhờ thế, CSVN phản công và thành công năm 1954. Chỉ cần nhắc lại những chuyện trên đây đủ thấy rõ HCM và đảng CSVN quá nặng nợ với TC. Khi TC viện trợ rộng rãi cho CSVN, HCM và CSVN chẳng có gì để trả nợ, nên chỉ còn cách là phải đáp lại những đòi hỏi, yêu sách hay mệnh lệnh của TC để trả ơn. 3.- CHIÊU BÀI “CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC” Sau hội nghị Liễu Châu, trong báo cáo của HCM tại hội nghị Ban CHTƯĐ/LĐ ngày 15-7-1954, HCM chỉ nhắc sơ là có gặp và trao đổi với thủ tướng CÂL. Về sau, khi ấn hành lại bản báo cáo nầy trong Hồ Chí Minh toàn tập tập 7, Nxb Chính Trị Quốc Gia chỉ chú thích sơ lược cuộc gặp gỡ ở cuối trang 315. Về phía CÂL, TC cũng không loan báo tin tức hội nghị nầy, mãi cho đến năm 2005, Trung Cộng đảng sử xuất bản xã phát hành sách Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève], chuyện Liễu Châu mới được tiết lộ công khai. Tại Liễu Châu, CÂL khuyên HCM nên chấp nhận giải pháp chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17 để Pháp ra đi và Mỹ không can thiệp. Ngược lại HCM bàn với CÂL là sẽ chôn giấu võ khí, cài cán bộ, đảng viên ở lại NVN, trường kỳ mai phục để đợi thời cơ tái tục chiến tranh. Vì BVN trường kỳ mai phục, chuẩn bị sẵn sàng hành động ở NVN, nên ngay từ năm 1955, BVN đề nghị với NVN họp hội nghị để tổ chức tổng tuyển cử, thống nhứt đất nước, mà BVN cho rằng do hiệp định Genève quy định, nhưng bị NVN từ chối, vì NVN cho rằng QGVN đã không ký vào hiệp định Genève. Bắc Việt Nam còn đề nghị nhiều lần sau đó, cũng đều bị NVN từ chối. Thật ra, hiệp định Genève không liên hệ đến việc tổng tuyển cử, không có điều khoản nào đề cập đến việc tổng tuyển cử, mà chỉ là hiệp định đình chỉ chiến sự, chấm dứt chiến tranh. Sau khi hiệp định Genève được ký kết vào tối 20-7-1954, các phái đoàn họp tiếp vào ngày 21-7-1954, đưa ra bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Bản tuyên bố (déclaration) gồm 13 điều; trong đó quan trọng nhứt là điều 7, ghi rằng: “Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.” (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53.) (Vào google đọc bản chữ Pháp: Déclaration finale de la conférence de Genève en 1954.) Khi được hỏi ý kiến, các phái đoàn tham dự đều trả lời miệng, chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố nầy. Bản tuyên bố không có chữ ký không phải là một hiệp ước, không có tính cách cưỡng hành, mà chỉ có tính cách khuyến cáo hay đề nghị mà thôi. Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không ký vào bản “Tuyên bố cuối cùng …” ngày 21-7-1954. Phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ chỉ đưa ra tuyên bố riêng để minh định lập trường của chính phủ mình. Nói cách khác, cả hai bên Bắc và Nam Việt Nam đều không bị bắt buộc phải thi hành lời khuyến cáo hay đề nghị trong bản tuyên bố không chữ ký. Vì vậy, VNCH có quyền từ chối đề nghị tổng tuyển cử mà không thể kết luận rằng VNCH không thi hành hay vi phạm hiệp định Genève 20-7-1954. Khi NVN từ chối đề nghị tổng tuyển cử do BVN đưa ra, thì BVN hô hoán lên rằng NVN vi phạm hiệp định Genève, trong khi đó BVN đã vi phạm trước, vì BVN đã chôn giấu võ khí, cài cán bộ ở lại NVN từ 1954. Bắc Việt Nam tổ chức Đại hội đảng LĐ lần thứ III tại Hà Nội từ 5 đến 10-9-1960, đưa ra hai mục tiêu là “xây dựng BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa và giải phóng NVN bằng võ lực”. Khai mạc Đại hội III đảng LĐ tại Hà Nội ngày 5-9-1960, HCM nhấn mạnh: “Ngày nào chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ-Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon, ngủ yên. Bởi vậy không thể nào tách rời cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, thống nhất nước nhà với cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ.”( Hồ Chí Minh toàn tập tập 10 1960-1962, Hà Nội: Nxb Chính Trị Quốc Gia, xuất bản lần thứ hai, 2000, tr. 200.) Trong phần kết luận bài phát biểu nầy, HCM tiếp: “Hiện nay, đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ…” (Hố Chí Minh, sđd. tr.319.) Đáng chú ý, suốt bản báo cáo, HCM luôn nhấn mạnh đến chuyện chống Mỹ, và kết luận “mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ”. KẾT LUẬN Vào cuối thế chiến thứ hai, HCM và đảng CSVN hợp tác với OSS là một tổ chức tình báo Mỹ, nhờ OSS huấn luyện và trang bị những phương tiện thông tin cần thiết. Sau đó, tuy chưa có gì va chạm, nhưng vì Mỹ không muốn làm mất lòng Pháp ở Đông Dương, nên Mỹ rút các toán OSS ra khỏi Việt Nam. Trong cuộc chiến 1946-1954, HCM hầu như không đả động gì đến việc chống Mỹ. Bất ngờ, sau hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây) với CÂL vào đầu tháng 7-1954, HCM đưa ra chủ trương chống Mỹ mạnh mẽ. Nói trắng ra, phải chăng chính HCM vâng lệnh CÂL tại hội nghị nầy, nên khi về nước, HCM triệu tập liền hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng LĐ khóa II ngày 15-7-1954, để phổ biến ngay chủ trương chống “đế quốc” Mỹ? Sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954, đảng LĐ phải tốn một thời gian ổn định BVN, quốc doanh toàn bộ công thương nghiệp thành phố, cải cách ruộng đất để làm chủ nông thôn, triệt tiêu tất cả những phản kháng của giới trí thức và văn nghệ sĩ. Sau những chiến dịch nầy, đảng LĐ tức đảng CSĐD nắm vững BVN trong khuôn khổ độc tài toàn trị CS, liền nghĩ đến chuyện NVN. Đảng LĐ tổ chức Đại hội III từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 để phát động chiến tranh tấn công NVN, đưa ra hai chiêu bài chiến lược song song là “giải phóng miền Nam” và “chống Mỹ cứu nước”. Thực ra, ngay từ 1954, trước khi ký kết hiệp định Genève, tại Liễu Châu, CSVN đã cho thấy tham vọng tấn công NVN nhằm thống trị toàn bộ đất nước chứ không phải “giải phóng miền Nam”. Còn HCM chủ trương ” mọi việc của ta đều nhằm chống Mỹ” là HCM làm theo lời MTĐ đã từng nói là nếu CSVN “giải tỏa được mối đe dọa của bọn xâm lược, đó là Việt Nam giúp Trung Quốc.” (La Quý Ba trích dẫn, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Hồi ký của những người trong cuộc, sđd. tr. 27). Như thế, CVSN chống Mỹ không phải để cứu nước Việt, mà để cứu Tàu, theo yêu cầu của Tàu, vì lợi ích của Tàu. Chính vì vậy mà Lê Duẩn, bí thư thứ nhứt đảng LĐ từ năm 1960, đã nhận: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc.” Lời của Lê Duẩn là niềm hãnh diện của CSVN, được viết thành biểu ngữ khá lớn treo ngay trước nhà thờ Lê Duẩn ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Niềm hãnh diện nầy cho thấy sự nghiệp “giải phóng miền Nam”, “chống Mỹ cứu nước” của HCM và CSVN nằm trong kế hoạch “tự Hán hóa” (autochinization / autochinalization) của CSVN, nghĩa là không phải Tàu khựa áp đặt nền đô hộ tại Việt Nam, mà CSVN tự nguyện Hán hóa Việt Nam dưới sự đô hộ của Tàu khựa. Cộng sản Việt Nam phản quốc đến thế là cùng. Tồi tệ nhứt trong lịch sử nước nhà! (Trích Lịch sử sẽ phán xét, xuất bản tháng 6-2016.) Toronto, 28-2-2016 © Trần Gia Phụng © Đàn Chim Việt
  23. Fot.-Mike-Licht. Nguồn Flickr Trong số ba ứng cử viên dẫn đầu của đảng Cộng Hoà: một ông tỷ phú không đáng tin cậy; một người gốc Cuba cực đoan cánh hữu và bị nhiều người ghét; một người khác cũng gốc Cuba cực hữu và nhẹ ký (lightweight). Đứa con cưng và con gà nòi của đảng Cộng Hoà là ông Bush em nhanh chóng bị đá văng ra khỏi vòng sơ bộ dù trước đó được sự ủng hộ trong cơ cấu đảng (party establishment) để gầy dựng quỹ tranh cử lên đến 150 triệu USD. Các lãnh tụ của đảng Cộng Hoà bối rối hốt hoảng: bậc trưởng lão như ông Bush cha, ông Bob Dole không thể hiểu nổi tại sao Donald Trump và Ted Cruz lại nổi lên như diều gặp gió; cánh trong Quốc Hội hoang mang không biết sẽ hợp tác như thế nào nếu một trong hai người này trở thành ứng cử viên Tổng Thống của đảng. Chỉ còn vài hôm nữa là đến ngày 1 và 15 tháng 3 vô cùng quan trọng – có thể là thời điểm quyết định – nên nhiều người trong đảng đành vội vả tô bóng cho Marco Rubio như chọn lựa ít tệ hại nhất, xúi ông này đánh gấp hạ bàn mong hạ gục đối phương. Không thể không nhắc đến nhà tỷ phú Donald Trump dù đã có hàng vạn bài phân tích của các chuyên gia từ tả đến hữu tiên đoán ông sớm bị chôn vùi ngay từ lúc vừa ra tranh cử. Ông bị tố cáo là dao to búa lớn, mỵ dân, lập trường không rõ ràng, khoe khoang phóng đại và chuyên hù dọa. Donald Trump bị đồng minh Âu Châu khinh miệt, Mễ Tây Cơ căm ghét, Hồi Giáo thù nghịch. Ai cũng nghĩ rằng sự nghiệp chính trị của ông đã tan tành sau các lần xúc phạm phụ nữ, công kích người di dân bất hợp pháp gốc Mễ và dân đạo Hồi, phê bình đức Giáo Hoàng và hãng Apple! Nhưng rồi ông tiếp tục dẫn đầu bỏ xa các đối thủ trong những cuộc bầu sơ bộ như một nhà kinh doanh chính trị quỷ quyệt, phi quy ước (unconventional) vốn biết khai thác tâm lý bất mãn trong quần chúng mà không ai khác nắm lấy được. Cánh hữu trong Quốc Hội tin rằng được dân Mỹ – hay ít nhất các đảng viên Cộng Hoà – ủng hộ khi chống các chương trình ObamaCare (bảo hiểm sức khỏe), Planned Parenthood (bị tố cáo trợ cấp phá thai), kiểm soát bán vũ khí trong thường dân, và chính sách ngoại giao yếu đuối của Tổng Thống Obama. Nhưng thực tế là dân Mỹ chán ghét Quốc Hội hơn cả Tổng Thống bởi vì hai đảng không còn đóng vai trò đối lập mà đang trở nên bất hợp tác kình chống lẫn nhau, điển hình khi một bên đơn phương đóng cửa làm tê liệt nhà nước, hay Lập Pháp qua mặt Hành Pháp mời lãnh tụ nước Do Thái phát biểu trước Quốc Hội mà không cần gặp Tổng Thống, hoặc tuyên bố không thi hành nhiệm vụ được Hiến Pháp quy định là thảo luận và bỏ phiếu ứng viên vào Tối Cao Pháp Viện do Tổng Thống đề cử. Donald Trump có triển vọng thắng lớn để trở thành ứng cử viên của đảng Cộng Hoà chính vì ông không cần sự ủng hộ của cánh hữu trong đảng. Ông khai thác được nỗi bất mãn dồn nén trong một bộ phận không nhỏ của quần chúng rằng nước Mỹ đang trở nên hèn yếu vì quyền ăn nói bị kiểm duyệt (politically correct – không cho phát biểu chống Hồi giáo bảo thủ hay di dân bất hợp pháp) và suy thoái vì sự chia rẽ của các chính trị gia chuyên nghiệp. Mặt khác không ít người cho rằng ông Donald Trump đao to búa lớn mới đủ tư cách đối phó với các trùm xỏ Putin, Tập Cận Bình, Iran, ISIS, Bắc Hàn hay những đồng minh đâm sau lưng nước Mỹ như hoàng tộc Ả Rập, Pakistan và Erdogan Thổ Nhỉ Kỳ. Chỉ có điều không ai biết ông này mà lên làm Tổng Thống thì nước Mỹ sẽ đi về đâu! Bàn về Cộng Hoà nhưng không thể bỏ qua Dân Chủ. Hành trình của bà Clinton tương đối suôn sẻ để trở thành ứng viên phụ nữ đầu tiên cho dù vấp phải chướng ngại bất ngờ từ phía TNS (Thượng Nghị Sĩ) Bernie Sanders. Sự kiện một ông già 74 tuổi lại rất ít thành quả chính trị và gần như không được ai biết đến (người viết xin thú nhận là chính mình cũng chưa bao giờ nghe nói đến và cũng chẳng biết thành tích của ông Sanders gồm những gì) nhưng lại khiến bà Clinton hú hồn qua hai lần bầu sơ bộ, lại được đa số giới trẻ ủng hộ cho thấy trong Dân Chủ cũng mang nhiều bất mãn dù không trầm trọng như Cộng Hòa. Tựu trung ở ba điểm: (a) bà Clinton là chính trị gia chuyên nghiệp nên cũng thuộc loại khó tin (b) bà vốn là cựu TNS New York thân thiết với giới tài phiệt Wall Street, năm 2008 các hãng Wall Street lừa đảo suýt sập tiệm thì được nhà nước dùng tiền thuế của dân cứu vớt, còn dân chúng cũng bê bối mất nhà thì …. ráng chịu (c) từ sau năm 2008 thì Wall Street lời ngoạn mục trong lúc sinh viên mới ra trường vất vả tìm việc làm mà mang thêm núi nợ tổng số 1000 tỷ USD. Tiên đoán của người viết? Clinton vs. Trump trong một trận tranh hùng hào hứng. Bà Clinton dày dạn kinh nghiệm chiến đấu nhưng cũng phải gờm ông tỷ phú chuyên đánh độc thủ chớ không bằng một cành hoa hồng! Dù vậy một trong hai người này cũng khiến Nga, Tàu, Ả Rập, Iran và ISIS nể nang đôi chút! Đến tháng 11 đi bầu, người viết đoán trước đây trong số cử tri gốc Việt 50% bỏ phiếu Cộng Hoà vì lập trường ngoại giao cứng rắn, 50% bầu Dân Chủ bởi quyền lợi thiết thực qua các chương trình di dân và trợ cấp xã hội. Liệu năm 2016 có làm cán cân này có nghiêng hẳn một bên? © Đoàn Hưng Quốc © Đàn Chim Việt
  24. Thanh PhươngĐăng ngày 01-03-2016 Sửa đổi ngày 01-03-2016 15:02 Đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Trăng Lưỡi Liềm Syria và LHQ vào một khu phố ngoại ô Damas, Syria ngày 23/02/2016.REUTERS/Bassam Khabieh Hôm qua, 29/02/2016, tại Syria lần đầu tiên kể từ khi lệnh ngưng bắn bắt đầu có hiệu lực, các nhân viên Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu phân phối hàng cứu trợ nhân đạo cho người dân tại một trong những thành phố bị bao vây. Theo tổ chức Trăng Lưỡi Liềm Syria, một đoàn xe chở hàng cứu trợ nhân đạo của LHQ đã tiến vào được thành phố Mouadaiyat al-Cham, nằm ở phía Tây Nam thủ đô Damas, thành phố do phe nổi dậy kiểm soát và bị quân chính phủ bao vây. LHQ thông báo là trong những ngày tới sẽ trợ giúp cho tổng cộng 150 ngàn người tại những thành phố bị các phe tham chiến bao vây. Hôm qua, Cao Ủy Nhân Quyền LHQ Zeid Raad Al-Hussei báo động là hơn 450 ngàn người bị kẹt tại nhiều thành phố, làng mạc ở Syria, có khi từ nhiều năm qua. Hàng ngàn người có nguy cơ chết đói. Trong khi đó, trả lời đài truyền hình Đức ARD, tổng thống Syria Bachar al-Assad hứa rằng chính quyền của ông sẽ làm tất cả những gì trong khả năng để bảo đảm giữ vũng lệnh hưu chiến, có hiệu lực từ ngày 27/02. Cho tới nay, mặc dù các bên tố cáo nhau vi phạm, lệnh ngưng bắn giữa phiến quân và quân chính phủ nói chung được tôn trọng. Các tổ chức thánh chiến Hồi giáo, Nhà Nước Hồi Giáo và Mặt trận Al-Nosra, không nằm trong lệnh ngưng bắn, tiếp tục bị quân độ chế độ Damas, Nga và liên minh quốc tế đứng đầu là Mỹ oanh kích. (rfi)
  25. RFIĐăng ngày 01-03-2016 Sửa đổi ngày 01-03-2016 17:01 Một số người biểu tình trước trụ sở của Apple tại Santa Monica, California ngày 23/02/2016 ủng hộ việc Apple từ chối giúp FBI mở khóa mã điện thoại của một kẻ khủng bố tại San Bernadino.REUTERS/Lucy Nicholson Phản đối yêu cầu mở khóa điện thoại của Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI), hãng tin học Apple đang chuẩn bị cuộc phản công lại trên cả mặt trận pháp lý và công nghệ. RFI tóm lược thông tin từ Le Monde và Les Echos về cuộc chiến giữa tập đoàn tin học với chính quyền Mỹ. Tim Cock, tổng giám đốc của Apple, đã cho biết ông phản đối các yêu cầu của FBI bằng mọi phương tiện có thể được, kể cả đưa vụ việc lên tận Tòa Án Tối Cao hoa Kỳ. Hôm 25/2 vừa qua, công ty cho biết đã tập hợp tài liệu để chính thức khởi kiện chống lại yêu cầu của FBI, theo đó hãng tin học phải cũng cấp cho FBI dữ liệu để mở khóa chiếc điện thoại di động iPhone của một trong những kẻ khủng bố trong vụ tấn công tại San Bernardino (California) hôm 2/12/2015 làm 14 người chết. Sau vụ khủng bố nói trên, các nhà điều tra đã thu được chiếc diện thoại iPhone 5C của một kẻ tham gia tấn công. Thông tin trong chiếc điện thoại này được bảo mật bằng mã hóa, được Apple cài đặt trong sản phẩm của mình. Ngày 16/2/2016, tư pháp yêu cầu Apple cung cấp cho các nhà điều tra phần mềm để mở khóa điện thoại. Công ty đã từ chối. Trong một bức thư, lãnh đạo Apple, Tim Cock, nói rõ, làm theo yêu cầu của tư pháp là đe dọa hệ thống an toàn của các loại điện thoại iPhone. Trong một tài liệu thông báo cho tư pháp, 48 giờ trước khi hết hạn tối hậu thư của một tòa án yêu cầu Apple cung cấp phương tiện mở khóa điện thoại cho FBI, các luật sư của hãng đã liệt kê ra hàng loạt lập luận để biện minh cho quan điểm của Apple. Phần lớn các lập luận của hãng đều nhằm chứng minh rằng yêu cầu của các nhà điều tra là một sự áp đặt phi lý và việc tạo ra một công cụ bẻ khóa như vậy sẽ là một tiền lệ nguy hiểm cho đời tư của những người sử dụng điện thoại iPhone nói chung. Các luật sư của Apple cho rằng FBI không có chứng cớ nào cho thấy chiếc điện thoại bị thu giữ có lưu các chi tiết cần thiết cho cuộc điều tra và rằng bản thân các nhà điều tra, không rõ cố tình hay sai sót, đã làm thay đổi mật khẩu dịch vụ lưu dữ liệu trên mạng iCloud của máy. Một lập luận khác mang tính pháp lý hơn được các luật sư của Apple đưa ra đó là theo họ, mã tin học cũng là một hình thức biểu hiện chữ viết. Như vậy nó được bảo vệ theo điều tu chính thứ nhất của Hiến Pháp Mỹ về tự do ngôn luận, FBI không có quyền buộc công ty «bày tỏ chính kiến » bằng việc tạo ra một phần mềm trái với ý muốn của mình. Nếu như tòa án Mỹ chấp thuận với lập luận trên cơ sở tự do ngôn luận như vậy thì sẽ gây tác động đến hàng trăm vụ việc khác. Tuy nhiên, cách diễn giải luật của tòa án hiện nay không nghiêng về điểm có lợi này cho Apple. Trong thủ tục tố tụng, tập đoàn tin học Mỹ có thể dựa vào sự ủng hộ của các đối thủ cạnh tranh. Google, Microsoft hay cả Facebook đã thông báo trong tuần đầu tháng Ba này sẽ có kiến nghị bày tỏ ủng hộ Apple tại tòa. Phản công bằng công nghệ - đóng cửa vào iCloud Không đợi trả lời khiếu kiện, Apple ngay lập tức lao vào một cuộc phản công khác trên mặt trận công nghệ. Tập đoàn đã bắt đầu nghiên cứu các cập nhật bảo mật để các đòi hỏi tương tự của FBI không thể thực hiện được. Cho đến giờ, công ty chấp nhận theo lệnh của thẩm phán cung cấp cho các nhà điều tra Mỹ phiên bản các dữ liệu iCloud của hãng. Nhưng theo thông tin của nhật báo Financial Times, Apple đang tìm cách triển khai một hệ thống bảo mật mã hóa các nội dung chứa trong điện thoại của hãng. Khi có các cập nhật mới nhất của hệ điều hành iOS, nội dung mã hóa trong điện thoại chỉ có thể được mở bởi chính chủ nhân của máy, đó cũng là người duy nhất biết mật khẩu của máy. Lúc đó Apple không thể thông tin về mật khẩu cho người thứ 3 cũng như là không thể giải mã được nội dung máy điện thoại. Trong nhiều cuộc điều tra trước đây, an ninh Mỹ vẫn sử dụng hệ thống lưu trữ iCloud để « bẻ mã khóa ». Khi chủ điện thoại kích hoạt công cụ đồng bộ dữ liệu thì chẳng cần phải bẻ khóa điện thoại, vì phiên bản của các thông tin trong máy điện thoại đã tự động chuyển về các máy chủ của Apple. Và giờ đây hãng quyết định đóng « cánh cổng » này lại và việc làm như vậy có thể coi là sự tuyên chiến với FBI và cũng là sự khởi đầu trong cuộc «chạy đua vũ trang» công nghệ cũng như pháp lý. Về phần mình, lãnh đạo FBI James Comey cũng như nhiều chính khách khác liên tục kêu gọi Quốc Hội Mỹ phải thụ lý hồ sơ này. Yêu cầu xâm nhập thông tin của cơ quan cảnh sát tư pháp liên bang Mỹ trên thực tế vẫn còn là một vùng pháp lý tranh tối tranh sáng. Luật pháp Mỹ có quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và internet, nhưng luật lại không rõ ràng khi vấn đề liên quan đến các thông tin mà an ninh muốn thu thập từ các nhà chế tạo tin học. Giới chính trị không thể đứng ngoài cuộc Sự kiện này đã tràn vào trong chiến dịch bầu cử sơ bộ ở Mỹ hiện nay. Các chính khách đã không bỏ lỡ cơ hội thể hiện quan điểm của mình về cuộc đối đầu FBI – Apple. Các ứng viên chính trong đảng Cộng Hòa , tất cả đều tỏ sự ủng hộ các nhà điều tra, dù mức độ mỗi người có khác nhau. Về phía đảng Dân Chủ, người dẫn đầu cuộc đua hiện nay là bà Hillary Clinton, từ chối bày tỏ quan điểm, trong khi đó đối thủ của bà là ông Bernie Sanders thì cũng không phân định FBI và Apple ai đúng ai sai. Nhưng cuộc chiến trước tòa án giữa một bên là tập đoàn nhân danh bảo vệ tự do cá nhân và một bên là cơ quan công quyền nhân danh an ninh của đất nước, báo hiệu sẽ còn kéo dài và chắc chắn Quốc hội Mỹ mới sẽ phải nhảy vào cuộc thì mới giải tỏa được vụ việc. Khái niệm mới : Chủ quyền lãnh thổ mạng? Cuộc đối đầu giữa Apple và FBI không còn là vấn đề nội bộ của nước Mỹ, bởi sản phẩm iPhone của nhãn hiệu quả táo giờ đã có mặt khắp các hang cùng ngõ hẻm của thế giới.Trong một bài viết trên mục Quan điểm của nhật báo Les Echos số ra ngày 01/03, tác giả Gilles Babinet và Fabrice Epelboin phân tích : Thách thức đầu tiên đối với Apple không phải là bảo vệ quyền tự do của chúng ta, những người sử dụng, mà chính là bảo vệ hình ảnh của hãng, bảo vệ chủ quyền của hãng trong lãnh địa mạng thông tin. Đó là lãnh địa lưu trú và bảo vệ những thông tin riêng tư đã được số hóa cũng như đời sống xã hội của chúng ta. Tác giả bài báo cho rằng, nếu Apple chia sẻ cái chủ quyền số hóa đó của họ với nước Mỹ, hậu quả sẽ trở nên khủng khiếp. Nhãn hiệu quả táo được định giá gần 145 tỷ đô la, tồn tại dựa trên hai trụ cột chính : Lòng tin của người sử dụng và các khả năng mở mang « lãnh thổ mạng » sang tất cả các quốc gia trên hành tinh này. Nếu Apple bị thua trong cuộc chiến này thì hãng sẽ khó có thể từ chối người Nga nếu họ cũng đòi có được mã nguồn của hãng và xa hơn nữa là Trung Quốc và như vậy rất có thể Apple sẽ mất luôn thị trường Trung Quốc dù đáp ứng hay không đòi hỏi của chính quyền sở tại. Bài báo kết luận : sớm hay muộn gì thì chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề chủ quyền số hóa, cho nên cần phải khẩn cấp thiết lập được một hệ thống quy định nhằm làm sáng tỏ những tranh chấp. Cuộc đối đầu giữa Apple và chính quyền Mỹ là một lời cảnh cáo. Thế giới biến chuyển một cách căn bản. Kỷ nguyên kỹ thuật số đang đặt ra thêm vấn đề nan giải. (rfi)

×
×
  • Create New...