Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39313
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Hệ thống tên lửa phòng không Pechora. Tin liên hệ Tư lệnh Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí với Việt Nam Đô đốc Harry Harris kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trước kế hoạch gầy dựng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông Báo đảng Trung Quốc hô hào 'dạy cho Mỹ một bài học' ở biển Đông Ấn-Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng giữa tranh chấp Biển Đông Việt Nam đề nghị Campuchia giúp đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình Trung Quốc đưa máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa VN tăng cường quân sự giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông VOA Tiếng Việt 01.03.2016 Máy bay chiến đấu thế hệ mới, tên lửa đất đối không, radar phòng không, tàu ngầm, ngư lôi là những thiết bị quân sự Hà Nội mua của nhiều nước gần đây, đưa Việt Nam nằm trong top các quốc gia mua sắm vũ khí nhiều nhất trên thế giới từ năm 2011 tới năm 2015. Số liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế (SIPRI) ở Stockholm, Thụy Điển, cho thấy, 43 trong số 50 tên lửa klub chống tàu Việt Nam đặt mua của Nga đã được bàn giao từ năm 2013 tới năm 2015. Các phi đạn này được trang bị cho các tàu hộ vệ Gepard và tàu hộ tống Tarantul mà Hà Nội cũng mua của Moscow. Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được Nga giao 3 hệ thống tên lửa đất đối không Pechora. Việt Nam cũng đã “tậu” 400 quả tên lửa phòng không của Nga và đã được bàn giao. Trong các phi vụ mua bán vũ khí với Nga, cho tới nay, 65 trong số 80 quả ngư lôi Việt Nam đặt mua để trang bị cho các tàu ngầm đã được bàn giao. Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu SU-30MK trong thương vụ trị giá lên tới 600 triệu đôla. Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc...đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng. Cựu chiến binh Trần Bang nói. Năm 2009 là thời điểm Việt Nam đặt mua nhiều vũ khí của Nga nhất, trong đó đáng chú ý hợp đồng trị giá hơn 2 tỷ đôla mua 6 tàu ngầm lớp kilo, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nga. Theo Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế, Hà Nội “tậu” nhiều vũ khí hơn cả các quốc gia giàu có hơn trong khu vực như Singapore và Hàn Quốc. Ông Trần Bang, một cựu chiến binh ở Sài Gòn, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc gia tăng chi tiêu quân sự cho thấy “Việt Nam đã ý thức được mối đe dọa ngoại xâm”. Ông nói thêm: “Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc. Việc chi tiêu quốc phòng, đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng.” Chiến đấu cơ Su-30MKI do Nga sản xuất. Việt Nam đã đặt mua và đã được giao 8 trong số 12 máy bay chiến đấu SU-30MK trong thương vụ trị giá lên tới 600 triệu đôla. Trả lời VOA, ông Siemon Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI cho rằng tranh chấp chủ quyền ở biển Đông cũng như nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa quân đội “có thể làm bùng ra một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á”. Tin cho hay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay lên tới mức 141 tỉ đô la, tăng 10% so với năm ngoái. Một báo cáo của SIPRI công bố năm ngoái cho biết, mức tăng chi tiêu quân sự của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 5% của khu vực châu Á và châu Đại Dương. Theo Viện nghiên cứu này, tính từ năm 2005 tới nay, chi tiêu quân sự của Việt Nam tăng nhanh tới 128%. Không chỉ mua vũ khí của Nga, Việt Nam còn tiếp cận vũ khí của nhiều nước khác. Hà Nội đã đặt mua của Israel 20 rocket dẫn đường “nhằm mục đích phòng thủ duyên hải” và tất cả loại vũ khí này đã được bàn giao trong khoảng thời gian từ năm 2014 tới 2015. Ngoài ra, Việt Nam cũng mua 3 radar phòng không được sản xuất tại Canada với thiết bị từ Israel và được cải tiến tại Mỹ. Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Nga năm 2009, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, và dự kiến sẽ được bàn giao tất cả vào năm 2016. Việt Nam cũng rút hầu bao, mua 2 khẩu súng hải quân “siêu nhanh” 76 li từ Italia để trang bị cho 2 chiếc tàu hộ vệ lớp Sigma của Hà Lan. Việt Nam cũng mua của một nước châu Âu khác là Tây Ban Nha 3 máy bay vận tải C-295 và đã được bàn giao hết trong khoảng thời gian từ 2014 tới 2015. Năm 2009, Việt Nam cũng đặt mua từ Pháp 2 chiếc trực thăng vận tải Super Couger và đã được bàn giao năm 2011. Ngoài ra, Hà Nội còn “tậu” 40 quả tên lửa phòng không VL MICA, 25 quả tên lửa chống tàu Exocet và 2 hệ thống tên lửa MICA để trang bị cho 2 các chiến hạm Sigma mua của Hà Lan. Các quyết sách về chi tiêu quốc phòng đáng ra phải công khai, và người dân phải biết. Nhưng nếu người ta có biết, người ta chỉ nghĩ tới chuyện là chi tiêu quốc phòng là đúng, nhưng người ta lo ngại tình trạng tham nhũng...Thứ nữa, chi tiêu quốc phòng này lại không đi đôi với việc bảo đảm an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt cá ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó làm cho người dân thất vọng. Ông Trần Bang nói. Đáng chú ý, trong phần dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế chưa có các thông tin về vũ khí Việt Nam mua của Mỹ. Hoa Kỳ năm ngoái đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam với mục đích tăng cường phòng thủ duyên hải và trên biển. Việt Nam chưa thông báo sẽ mua vũ khí gì của Mỹ, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, Hà Nội có thể mua “các tàu tuần tra, các thiết bị trinh sát, tình báo” và “có thể là cả một số vũ khí cho hạm đội mà Việt Nam chưa có”. Ngoài ra, Việt Nam những năm qua còn mua một loạt các thiết bị quân sự của Ukraine như 8 máy bay chiến đấu SU-22 và 3 hệ thống radar tìm kiếm trên không. Trong khi đó, cựu chiến binh Trần Bang cho VOA Việt Ngữ biết thêm rằng “phần lớn người dân trong nước không hay biết về kế hoạch chi tiêu quân sự của nhà nước”. Ông nói thêm: “Cái chi tiêu quốc phòng này, nói đúng ra, người dân trong nước không biết. Dân thường hầu như không biết. Các quyết sách về chi tiêu quốc phòng đáng ra phải công khai, và người dân phải biết. Nhưng nếu người ta có biết, người ta chỉ nghĩ tới chuyện là chi tiêu quốc phòng là đúng, nhưng người ta lo ngại tình trạng tham nhũng bởi vì ở Việt Nam, bất kỳ việc mua sắm công nào cũng có vấn đề hoa hồng, phần trăm, hay nói thẳng ra là tham nhũng. Thứ nữa, cái chi tiêu quốc phòng này lại không đi đôi với việc bảo đảm an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt cá ở các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều đó làm cho người dân thất vọng.” Trên trang Facebook của VOA Việt Ngữ, bạn đọc Nguyễn Quốc Chính viết: "Cộng Sản VN nên "Tậu" vũ khí thông thường TRÁI TIM YÊU TỔ QUỐC Việt Nam là vệ quốc đc ngay, ko mất thêm biển đảo nữa!" Lần cuối cùng Việt Nam công bố “Sách trắng quốc phòng” là năm 2009. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng được báo chí trong nước cho biết sẽ công bố cuốn sách về hoạt động quốc phòng của Việt Nam vào năm 2014, nhưng cho tới nay, vẫn chưa thấy nó xuất hiện. Theo dữ liệu năm 2009, Việt Nam đã chi hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng sản phẩm quốc nội, cho ngân sách quốc phòng trong năm 2008.
  2. RFA 01.03.2016 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đến dự lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2016. AFP photo Việc tiếp tục xuất hiện những báo cáo về việc giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa đã làm dấy lên những quan ngại nghiêm trọng trong các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa kỳ. Đó là lời của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius trong bức thư gửi cho báo mạng Tuần Việt Nam, nói về quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam và chuyến thăm Việt Nam vào tháng Năm sắp tới của Tổng thống Mỹ Barrack Obama. Trong bức thư này ông Đại sứ nhắc đến chuyến thăm nước Mỹ hồi năm ngoái của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt nam Nguyễn Phú Trọng, và nhắc lại lời ông Trọng rằng hai quốc gia đang xây dựng lòng tin bằng cách mở rộng các quan hệ tiếp xúc và cùng nhau làm những việc quan trọng. Ông Đại sứ Mỹ cũng nói về những chương trình hợp tác quan trọng trong tương lai, đó trường Đại học Fulbright của Mỹ tại Việt Nam, thực hiệp hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, hợp tác bảo vệ môi trường, hợp tác quốc phòng, và dự án xây dựng hai toà đại sứ lớn và hiện đại hơn ở thủ đô hai nước. Sau khi nêu lên những quan tâm về vấn đề nhân quyền và lao động trong Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương, Ông Ted Osius nói rằng dù khác nhau về văn hóa và lịch sử, nhưng người Mỹ và người Việt Nam đều tin vào các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng, tự do, và công lý, và ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam cân nhắc những được và mất trong tình hình hiện nay.
  3. Tường An, thông tín viên RFA 2016-03-01 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Thông báo của công ty Pouchen sau ba ngày công nhân dình công. Ảnh do công nhân cung cấp Nhiều ngày qua, các trang mạng đưa tin về cuộc đfinh công của công ty Pouchen. Sau 3 ngày đình công, hôm nay thứ hai, ngày 29/2, công nhân công ty Pouchen đã đi làm trở lại. Sáng ngày 29/2, từ công ty Pouchen, một công nhân cho đài Á châu tự do biết: «Dạ công nhân đi làm rồi, công nhân đi làm rồi chị. Chừng nào đưa ra bảng thông báo như thế này người ta mới đi làm lại đó.» Khoảng đầu năm nay, công ty Pouchen 100 % vốn Đài Loan, có cơ sở tại thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai với 21.900 công nhân, chuyên sản xuất giày với đối tượng khách hàng chính là Nike đã ra thông báo sẽ áp dụng thử trong vòng 6 tháng chính sách «quản lý hiệu quả công việc . Theo quy chế này, công nhân sẽ bị tính điểm tùy theo năng suất làm việc hay bị phạm lỗi trong khi làm việc. Cán bộ công ty sẽ theo dõi, ghi điểm và cuối năm xếp hạng A, B , C. Tùy theo bảng xếp hạng này mà công nhân sẽ bị trừ tiền thưởng cuối năm, giảm chế độ phụ cấp và tiền thâm niên. Điều này gây bức xúc cho công nhân. Vì theo chính sách này thì nghĩ không phép hay có phép đều bị trừ tiền thưởng, hoặc không công bằng cho công nhân vì bệnh nặng phải nghĩ dài hạn, chưa kể đến tình trạng bè phái hoặc quen biết nên sự xếp hạng sẽ không công bằng. Chị Nga nói: «Thí dụ mình nghỉ không phép thì người ta trừ mình bao nhiêu cũng được, nhưng còn những người đau ốm bệnh tật, những người bị mổ xẻ, tai nạn họ phải nằm viện cả mấy tháng trời mà trừ tiền thưởng người ta thì cũng tội. Tết đến người ta chỉ có mong vào tiền thưởng.» Chính sách được áp dụng rất nghiêm ngặt: một sợi chỉ dù do ai làm rơi ra cũng phải nhặt ngay, trong lúc làm việc không được nói chuyện, bất cứ một vi phạm nào đều bị cán bộ ghi để cuối tháng trừ điểm và xếp hạng abc, ngay cả việc đi vệ sinh trong giờ làm việc cũng bị hạn chế tối đa. Công nhân bị coi như những người máy. Chị Nga tiếp: «Chẳng hạn như họ làm ra một vạch đường vàng. Cái vạch vàng đó bắt buộc ngồi thẳng hướng, ngay hàng. Mình ngồi mỏi hay vô tình đi vô, đi ra, xê dịch một chút, không để ý là bị ghi lỗi và trừ tiền thưởng, áp lực người ta quá !» Công ty đưa ra chỉ tiêu cho mỗi tháng, vì vậy cán bộ phải cố tìm lỗi của công nhân để trừ điểm cho đạt chỉ tiêu. Chị Nga nói: «Từ tháng 1 đầu năm nay là bắt đầu áp dụng. Ở trên nó bắt cán bộ phải ghi bao nhiều lỗi, bao nhiêu lỗi, bắt buộc phải có. Cán bộ giống như công an, có ai sơ hở là nó ghi ngay. Ít nhất một ngày là phải vài người có lỗi.» Ngày 25/2, công nhân đã bắt đầu đình công để phản đối quy chế tính điểm này. Khoảng 17.000 công nhân tràn ra quốc lộ 1K, Hòa An, làm tắc nghẽn giao thông. Cuộc đình công khởi đầu rất ôn hòa, tuy nhiên sau đó có sự can thiệp của công an và có xảy ra xô xát làm 3 công nhân bị thương. Sau ngày đình công thứ nhất, công ty đã phải nhượng bộ và ra thông báo « ngừng thực hiện chính sách quản lý hiệu quả công việc» và trả lương ngày 25/2. Công nhân không đồng ý với thông báo «ngừng thực hiện» và tiếp tục đình công sang ngày thứ hai. Công nhân tiếp tục đình công. Đến ngày 27/2 công ty ra thông báo «công ty không thục hiện chính sách quản lý hiệu quả công việc» và đồng ý trả lương các ngày đình công 25,26,27/2. Chị Thu, một công nhân Pouchen kể lại từng bước nhượng bộ của công ty: «Trưa 25 đình công là 26 nó đưa thông báo nó nói 25 không đi làm vẫn tính lương, yêu cầu 26 đi làm bình thường. Đến 26 đình công thì nó ghi là 25-26 nó vẫn tính lương, yêu cầu công nhân 27 lên ca bình thường. Ngày thứ bảy, 27 mời đình công nó lại đưa ra thông báo vẫn trả lương 3 ngày 25,26,27. Yêu cầu công nhân ngày 29 lên ca bình thường.» Tuy nhiên, nhiều công nhân chưa hoàn toàn đồng ý với chữ «Không thực hiện» trong thông báo mà đòi phải «Hủy thực hiện» vì họ cho rằng, có thể công ty bây giờ «không thực hiện» nhưng sau này lại thực hiện thì sao ? Nhiều công nhân phân vân không biết thứ hai có tiếp tục đình công không ? Đa số chọn thái độ chờ đợi. «Mình cũng không biết nữa, nếu đình công thì mình đình công, còn mọi người làm thì mình làm. Nhưng mà mười mấy ngàn người mà phân nửa làm, phân nửa đình công thì cũng khó xử. Ba cái thông báo, nhưng nó không ghi là bãi bỏ, nó chỉ ghi là không thực hiện thôi !» Tuy đã đi làm lại, công nhân vẫn còn chia ra hai ý kiến, một số thì cho rằng câu «không áp dụng chính sách» là không rõ ràng mà phải nói là không áp dụng việc phân hạng A,B,C. Nhưng một số khác thì cho rằng không áp dụng chính sách cũng đồng nghĩa với việc không áp dụng xếp hạng A,B,C. Chị Nga nói: «Nhiều người thắc mắc là không quản lý hiệu quả công tác, thế thì nói về A,B,C thì chẳng hạn mình làm sai thì có ghi lỗi hay trừ nữa hay không ? có nhiều người nói vậy, có nhiều người không hiểu. Có nhiều người thì hiểu giống như em : cái câu A,B,C nó cũng tương tự như quản lý hiệu quả công việc vậy thôi, theo em nghĩ nó cũng giống nhau cả.» Dù vẫn còn hoang mang với chữ nghĩa trong thông báo này, nhưng sau 3 ngày đình công, nhiều công nhân đã phải đi làm vì sợ chủ phá sản thì mất cả việc. Chị Thu nói: «Lúc đâu mình thấy công ty Pouchen mọi người cũng dứt khoát, mạnh mẽ lắm. Đến khi mà Nanh Sói ( ?) đưa ra ý kiến : sợ, đi làm thôi nghỉ mấy ngày cũng chán, sợ chết đói không có tiền lo cho gia đình.» Tuy nhiên, cũng nhiều công nhân cũng ý thức được rằng công nhân phải dám hy sinh để đấu tranh cho quyền lợi lâu dài của mình. Chị Thu tiếp: «Thà là mình mất vài ngày mà mình đạt được quyền lợi vĩnh viễn của mình còn đỡ hơn là mình cứ như làm là nó dí mình vào đường cùng thì sau này mình sẽ không có quyền lợi nào nữa hết. Mình làm mà không có quyền lợi chẳng khác nào nô lệ với vua.» Từ lúc Bộ luật Lao Động Việt Nam ra đời tháng 1/1995 cho đến năm 2012 đã có trên 5000 cuộc đình công. Phần lớn xảy ra tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Và tất cả các cuộc đình công đều do công nhân tự phát, chưa có cuộc đình công nào do Tổng Liên đoàn lao động - một cơ quan chính thức đại diện cho công nhân Việt Nam - đứng ra tổ chức. Khi sự bức xúc của công nhân đã lên đến đỉnh điểm, một số công nhân dấu mặt đã thúc đẩy cuộc đình công. Từ cuộc đình công của 90.000 công nhân Pouyen cũng như cuộc đình công vừa qua của công ty Pouchen cũng đều do những công nhân ẩn danh đứng ra kêu gọi. Chị Gương, một công nhân làm việc tại công ty này kể lại: «Em đang làm thì có một số công nhân ở các xưởng khác ào vào, không cho làm nữa, muốn làm nữa cũng không được, người ta đâu có cho mình làm đâu, họ tắt hết điện rồi.» Dù là những cuộc đình công tự phát, nhưng cũng đưa đến những thành quả nhất định : Từ cuộc đình công 5 ngày của công nhân Pouyen năm 2015 kết quả Quốc Hội phải sửa đổi luật Bảo Hiểm Xã Hội cho đến cuộc đình công 3 ngày của công ty Pouchen vừa qua đã buộc công ty phải nhượng bộ trước áp lực của 17.000 công nhân, chiếm trên ¾ tổng số công nhân của công ty. Sự thành công này theo công nhân là do sự đoàn kết của số đông công nhân. Chị Thu đánh giá: «Thì do mọi người hợp tác với nhau. Theo cái đánh giá là thành công.» Và cũng do sự quyết tâm của công nhân như nhận định của chị Nga: «Nói chung là công nhân quyết tâm là quyết tâm hết, như vậy đó !» Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, một cơ quan trực thuộc đảng Cộng sản Việt Nam, với nhiều đại diện ở các công ty nhưng cho tới nay vẫn chưa thực hiện đúng vai trò bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Mặc dù hàng tháng, công nhân vẫn phải đóng tiền cho cán bộ công đoàn hoạt động, nhưng về hiệu quả giúp đỡ công nhân thì hầu như không có. Chị Nga cho biết: «Thì cũng có công đoàn đại diện, công nhân cũng có viết đơn, nhưng rồi dòm, dòm, ngó, ngó rồi đâu cũng vào đó thôi.» Tuy vậy, về phần công nhân vẫn chưa vượt qua được nỗi sợ của mình để tự đứng lên bảo vệ cho quyền lợi của chính họ. Chị Nga chia sẻ: «Công nhân đâu có dám tự nguyện tự giác đâu, nhiều khi công ty có mời thì mới nói thôi chứ….Công nhân nó không dám, thật sự là công nhân không dám. Nhiều cái bức xúc thì chỉ có nói với nhau vậy thôi. Nhiều khi tập hợp lại, có ý kiến nào đó nhưng sợ, nhát … !! » Mặc dù đã ký kết hiệp định TPP, nhưng việc các tổ chức độc lập bảo vệ quyền lợi cho người lao động ra hoạt động công khai vẫn còn gặp nhiều nguy hiểm. Vừa qua, thành viên của tổ chức Lao Động Việt- một tổ chức vận động thành lập nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam - đã bị công an đánh đập khi giúp công nhân Yupoong, việc tiếp cận công nhân để truyền đạt kiến thức về nghiệp đoàn là vô cùng khó khăn, gặp nhiều cản trở. Nhiều công nhân nghĩ đến chuyện phải tự bầu lấy người đại diện cho mình, tuy nhiên, vì không có người hướng dẫn nên họ cũng chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Chị Thu nói: «Nhiều khi công nhân không có người đại diện thì họ sẽ bị chia rẽ, không kết hợp lại. Mình cũng nghĩ là cần một ai đó đại diện, nhưng mà chưa biết bắt đầu từ đâu thôi.» Sau hơn 4 tháng kết thúc đàm phán hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), người ta vẫn chờ đợi Việt Nam ra một bộ luật rõ ràng về việc tự do lập hội, trong đó việc cho thành lập những nghiệp đoàn độc lập là một trong những điều kiện tất yếu của hiệp định này. Tuy nhiên, điều đó, cho tới nay vẫn chưa thấy Hà Nội thể hiện cụ thể.
  4. Hòa Ái, phóng viên RFA 2016-03-01 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Luật sư Lê Công Định trả lời phỏng vấn AFP tại nhà riêng ở Saigon hôm 10/4/2015. AFP photo Tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định trở thành công dân tự do vào hôm mùng 7 tháng 2 năm 2016 sau khi thụ án tù giam và án quản chế theo Điều 79 của Bộ Luật hình sự VN với tội danh "hoạt động lật đổ chính quyền". Hôm nay, luật sư Lê Công Định dành cho đài ACTD cuộc trao đổi về án lệnh quản chế đối với cá nhân ông cũng như đối với các tù nhân lương tâm tại VN. Những khó khăn, trở ngại Hòa Ái: Xin chào Luật sư Lê Công Định. Trước hết, xin được gửi lời chúc mừng ông được hoàn toàn trở thành một công dân tự do sau nhiều năm bị vướng vào vòng lao lý. Câu hỏi của Hòa Ái là trong suốt thời gian 3 năm bị quản chế, luật sư phải đối diện với những khó khăn nào trong cuộc sống? Luật sư Lê Công Định: Tôi gặp nhiều khó khăn lắm, nhất là về vấn đề đi lại. Họ hạn chế tôi chỉ trong phường thôi nên việc đi lại và sinh hoạt của tôi phải nói là rất trở ngại. Tôi muốn đi thăm những người đau yếu bệnh tật mà tôi quen thân cũng không được. Họ cho rằng việc đi thăm những người đó không phải là lý do chính đáng. Cho nên trong 3 năm vừa rồi, tôi không thể nào gặp gỡ những người đó. Hòa Ái: Như vậy về phía chính quyền địa phương thì ông có gặp những rắc rối, trở ngại nào do họ gây ra hay không; chẳng hạn có những việc rất quan trọng mình phải đi mà họ không cho phép thì mình có phải bị phạt vạ hay như thế nào, thưa luật sư? Luật sư Lê Công Định: Tôi đã bị phạt 3 lần. Lần đầu thì cảnh cáo. Hai lần sau họ phạt tiền. Những lúc đi đó thì cũng gấp gáp quá và không có cách gì để báo cho họ biết trước được. Trong những lần đó họ có theo dõi tôi và có quyết định phạt tôi. Có một lần đám hỏi cháu tôi thì họ không cho tôi đi nhưng sau đó đám cưới thì tôi lại được dự. Tôi nghĩ rằng đi dự đám hỏi hay đám cưới là lý do chính đáng của mình thôi nhưng sự chính đáng đó lại tùy thuộc vào sự đánh giá và cho phép của nhà cầm quyền. Tôi thấy đó là sự bất tiện và là sự trở ngại lớn. Hòa Ái: Hòa Ái cũng ghi nhận có nhiều tù nhân lương tâm bị án quản chế như luật sư, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xin phép đi ra khỏi địa phương để tìm kiếm việc làm hay đi khám chữa bệnh. Trường hợp mới nhất đối với nhóm thanh niên Công giáo và Tin lành cho biết phải sống trong hoàn cảnh bất tuân dân sự vì cuộc sống của họ quá bế tắc về kinh tế lẫn tinh thần. Thậm chí trường hợp anh Trần Minh Nhật thì gia đình còn bị đốt nhà hay anh còn bị ném đá đổ máu đầu, nguy hiểm đến tính mạng. Theo luật sư nhận định như thế nào về các trường hợp mới nhất vừa nêu? Luật sư Lê Công Định: Thứ nhất về vấn đề chung, tất cả những tù nhân còn đang bị án phụ gọi là án quản chế thì tất cả đều bị cản trở về phương diện mưu sinh. Thí dụ như tôi chẳng hạn, tôi không thể nào đi ra khỏi nơi cư trú của mình để làm việc và sinh sống. Do đó, thu nhập của tôi trong 3 năm vừa rồi rất khó khăn và mình phải chấp nhận tình trạng đó như bao anh em khác. Ngoài ra đối với từng trường hợp thì họ có những chính sách riêng, có hành động cứng rắn hơn như trường hợp anh Trần Minh Nhật. Tôi thấy rất là phi lý. Thậm chí tôi cho đó là vi phạm pháp luật một cách ngiêm trọng. Bởi vì không ai có quyền gây tổn hại về mặt tài sản và tính mạng của người công dân bình thường chứ đừng nói đến những người tù nhân lương tâm. Tức nhiên khi chính quyền làm như vậy thì họ không trực tiếp công khai làm và họ làm với những hình thức giấu diếm và mình không biết người chủ mưu cũng như đối tượng gây ra hành động vi phạm luật pháp đó là ai. Lẽ ra đứng về góc độ chính quyền và luật pháp thì họ phải tìm hiểu và điều tra sự việc nhưng chính quyền hòan toàn im lặng trong những trường hợp như vậy. Cho nên chúng ta có quyền nghi ngờ rằng nhiều khi cũng có chính họ đứng sau lưng những hành động trấn áp những tù nhân lương tâm đang bị án quản chế. Để khẳng định câu trả lời của tôi đối với câu hỏi của chị đó là một hành động vi phạm pháp luật cần phải bị truy tố xét xử và cần phải bị lên án. Hòa Ái: Thưa luật sư, Hòa Ái cũng được biết, ông có dự định trở lại nghề tư vấn luật, luật sư có nhận thấy theo luật pháp VN, trong tình huống những tù nhân lương tâm quyết định chọn con đường bất tuân dân sự thì họ sẽ gặp những rủi ro nào đối với chính quyền hay không? Luật sư Lê Công Định: Bất tuân dân sự là một hành động phản kháng ôn hòa và đáng được khuyến khích cho nên tôi không nghĩ đó là hành động vi phạm pháp luật hay vi phạm những chuẩn mực văn minh xã hội gì cả mà tôi thấy ở một tầm chuẩn mực văn minh cao nhất của xã hội. Bởi vì một chính quyền không nhận được sự phản biện và phản ứng của người dân thì chính quyền đó không thể nào lành mạnh và bình thường để họ cai trị quốc gia được. Họ sẽ trở nên độc đoán ngày càng nhiều hơn. Tôi tiếc là nhà cầm quyền không nhìn ra được vấn đề để giải quyết những yêu cầu và nguyện vọng của người dân mà họ quay lại có những hành động cứng rắn là trấn áp hoặc gây những khó khăn, quấy nhiễu người dân. Bởi vì VN đang bước vào hệ thống kinh tế thế giới và bắt đầu áp dụng những chuẩn mực văn mình của cộng đồng quốc tế thì lẽ ra VN phải tôn trọng những chuẩn mực văn minh như vậy. Nhà cầm quyền lại nghĩ theo hướng bảo vệ quyền lực và quyền lợi của mình nhiều hơn nghĩ đến người dân. Còn về cá nhân tôi thì tôi dự định trở lại nghề tư vấn luật vì tôi không còn nghề nghiệp nào khác. Đó cách cách duy nhất tôi có thể mưu sinh thôi. Như chị đã biết là tôi bị rút giấy phép hành nghề luật sư lúc tôi bị bắt cách đây hơn 7 năm. Theo luật thì tôi rất khó khăn để có thể nhận lại giấy phép hành nghề đó. Tuy nhiên, những viên chức chính quyền tôi tiếp xúc họ có hứa với tôi sẽ lấy lại giấy phép đó với điều kiện thái độ của tôi đối với chính quyền trong những ngày sắp tới như thế nào thì họ sẽ cân nhắc. Và dĩ nhiên khi họ nói như vậy thì không hy vọng 1,2,3 năm gì cả mà có thể trong rất nhiều năm. Nếu nhà nước lắng nghe... Hòa Ái: Theo như chia sẻ có thể thẻ hành nghề luật sư của ông không biết bao giờ mới được chính quyền trả lại nhưng ông tuyên bố luôn kiên định với lý tưởng hướng theo cách thay đổi đất nước, xây dựng một quốc gia pháp trị và xã hội dân sự. Những ngày tới đây, ông nghĩ rằng con đường ông đi gặp nhiều chông gai không? Luật sư Lê Công Định: Lý tưởng thì tôi không bao giờ thay đổi. Bởi vì đó là lý tưởng tôi nghĩ rằng đúng. Tôi đã hình thành nên lý tưởng từ những năm tôi còn là thiếu niên và đã trải qua hơn 30 năm tôi kiên định đi theo con đường đó ngay cả lúc xã hội hoàn toàn chưa thông thoáng, chưa mở rộng và tôi biết những hiểm nguy trong lựa chọn của tôi. Vì là lý tưởng nên tôi đã không dừng lại và cho đến ngày hôm nay sau khi đã trả giá rất nhiều rồi thì không có lý do gì để tôi phải thay đổi điều đó cả. Bởi vì tôi thấy xây dựng nên một nhà nước pháp trị dân chủ thực sự là cần thiết cho sự phát triển của đất nước cũng như mang lại những ích lợi cho người dân. Tôi nghĩ chính Nhà nước họ cũng thấy điều đó nhưng họ có nhưng quyền lợi cao hơn nên cách tiếp cận của họ nghiêng về phía bám víu vào quyền lực, quyền lợi đó để họ thực thi nhưng cải cách. Do đó những người dân như chúng ta nhìn vào sự cải cách này quá chậm chạp mà không hiệu quả bao nhiêu, trái lại tốn kém quá nhiều các nguồn lực quốc gia. Tôi nghĩ rằng nếu Nhà nước có sự cầu thị lắng nghe thì chắc chắn việc cải cách sắp tới của Nhà nước cũng sẽ trùng hợp với lý tưởng mà tôi đã và đang thực hiện đó thôi. Hòa Ái: Dạ thưa câu hỏi cuối, Hòa Ái xin được hỏi hồi trước một trong những người dấn thân như luật sư rất là đơn độc nhưng sau một thời gian dài thì có nhiều luật sư khác cũng dấn thân. Luật sư có thấy đó là một viễn ảnh tươi sáng cho xã hội VN về phía luật sư cũng như về phía công chúng là họ cũng chủ động để dấn thân thay đổi xã hội thành xã hội dân sự và pháp trị hay không? Luật sư Lê Công Định: Câu hỏi rất hay vì nói thật là vào thời điểm tôi bắt đầu quan tâm đến xã hội, đất nước nhiều hơn và chấp nhận dấn thân thì tiếng nói của những người như tôi rất ít ỏi. Tức nhiên trước tôi cũng đã có một vài người nhưng họ cũng gặp những trả giá rất lớn, thậm chí cả về tính mạng nhưng họ không chùn bước và tôi cũng vậy. Phải nói thật vào lúc đó chúng tôi rất đơn độc. Sau khi ở tù ra, xã hội hoàn toàn khác rồi. Tôi mừng là ngày nay có nhiều bạn trẻ, nhiều người dân trong xã hội, giới luật sư và những giới khác, đặc biệt giới doanh nhân họ cũng ý thức được vấn đề. Họ bắt đầu lên tiếng và họ làm các công việc rất cụ thể và hữu ích. Và họ ngày càng tranh đấu cho sự dân chủ hóa và xây dựng một nhà nước pháp trị thật sự ở VN. Tôi tin với sự đồng lòng của toàn xã hội rồi đây chúng ta sẽ có những kết quả ngày càng lớn hơn nữa. Và tôi tin Nhà nước cũng sẽ nhìn ra vấn đề và chấp nhận có những thay đổi mạnh mẽ hơn. Hòa Ái: Cảm ơn thời gian chia sẻ của luật sư với đài ACTD. Xin được chúc cho những dự định cũng như đời sống trong những ngày sắp tới của luật sư được như ý và bình an.
  5. Hình minh họa. Tin liên hệ Vương Đình Huệ - con sóng to còn phía trước Ông Vương Đình Huệ vừa được bầu vào Bộ Chính trị ĐCSVN tại Đại hội XII, đó là một sự bức phá của chính ông Một ngày nhiều nét Việt Nam Cộng Hòa Việt Nam không có dân cử, dân bầu – Chỉ có Đảng cử, Đảng bầu Thượng đỉnh Sunnylands không có gì đột xuất Ngày xuân mơ ước sum vầy Xem Super Bowl cùng đón Tết Vì sao cựu-tân TBT Nguyễn Phú Trọng trắng trợn nói sai sự thật như thế? Ðường dẫn Bạn đọc làm báo Thiện Ý 01.03.2016 Năm 2013 Quốc hội Việt Nam sửa đổi Hiến pháp nhưng vẫn duy trì chế độ độc tài, độc đảng, trái với mong đợi của đa số người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Nhân dịp này, chúng tôi với tư cách một người Việt Nam có viết một Thư Ngỏ gửi Tổng Bí thư, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) – Chủ tịch và Ban Chấp hành Trung ương các chính đảng quốc gia đã được thành lập và hoạt động từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn hoạt động như: Việt Nam Quốc dân Đảng, Đảng Đại Việt, Dân chủ Xã hội Đảng… Nay sau Đại hội XII của đảng CSVN, một lần nữa nhân dân Việt Nam lại thất vọng khi đảng cầm quyền vẫn duy trì quyền thống trị trong chế độ độc tài toàn trị với quyết tâm tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng con đường kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, một lần nữa chúng tôi nhắc lại đề nghị một cuộc tranh luận công khai giữa đảng CSVN với các chính đảng quốc gia trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Mục đích tranh luận là muốn đảng CSVN đang nắm quyền và các chính đảng quốc gia đang nỗ lực giành chính quyền để thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình, có cơ hội tranh luận công khai làm sáng tỏ trước nhân dân Việt Nam và công luận quốc tế một trong những vấn đề căn bản của đất nước: chế độ chính trị nào khả thi, phù hợp với ý nguyện của đa số nhân dân, thành đạt cứu cánh độc lập dân tộc-tự do dân chủ - hạnh phúc cho toàn dân - đất nước phát triển toàn diện đến phú cường và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại, tạo được thế lực vững chắc bảo vệ chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc trước họa ngoại xâm. Đồng thời, để rút ngắn thời gian đi đến tương lai tốt đẹp cho nhân dân và đất nước, chúng tôi thiểt nghĩ đôi bên Quốc-Cộng cần mở các cuộc tranh luận công khai để thăm dò ý dân, để cho “dân biết, dân bàn, dân cùng làm với chính quyền”. Đồng thời như một diễn tập chuẩn bị cho giai đoạn đấu tranh nghị trường hợp pháp giữa các chính đảng Quốc - Cộng để giành chính quyền trong khung cảnh một chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng sớm muộn rồi cũng sẽ phải hình thành tại Việt Nam. Chủ đề tranh luận: liên quan đến một vấn đề căn bản hàng đầu của đất nước, cụ thể “Đâu là chế độ chính trị khả thi, thích dụng với thực trạng Việt Nam và chiều hướng quốc tế, phù hợp với ý nguyên của nhân dân, đem lại lợi ích thiết thực cao nhất, toàn diện cho đất nước và dân tộc?” Phương cách tranh luận: - Các nhà lý luận của đảng CSVN, bằng lý luận và thực tiễn, hãy chứng minh rằng, mặc dù Liên Xô và hầu hết các nước đi theo con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa bằng chế độ độc tài toàn trị (hay chuyên chính vô sản), độc đảng cộng sản, đã thất bại hoàn toàn,phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, song đảng CSVN cầm quyền bao lâu nay nay vẫn có khả năng xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. - Các nhà lý luận của các chính đảng quốc gia, bằng lý luận và thực tiễn phản bác rằng, đảng CSVN đã có cơ hội xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều thập niên qua vẫn chưa thành công và chắc chắn sẽ không bao giờ còn có thể xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. Sau đó, các nhà lý luận của các chính đảng quốc gia đưa ra một mô hình chế độ chính trị và chứng minh tính khả thi, phù hợp với thực trạng đất nước và chiều hướng quốc tế, đáp ứng đúng ý nguyên của nhân dân, đem lại lợi ích cao nhất và toàn diện cho đất nước và dân tộc. Tổ chức tranh luận: Đề nghị đảng CSVN tự nguyện, tự giác, chủ động đứng ra tổ chức tranh luận công khai, được các cơ quan truyền thông Việt Nam trong và ngoài nước cũng như quốc tế (như báo chí, truyền thanh, truyền hình…) tường trình trực tiếp đến toàn thể quốc dân Việt Nam. Vì đang nắm quyền, đảng CSVN có ưu thế và đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức một cuộc tranh luận. Vì chính đảng CSVN đã nhiều lần kiên định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan phù hợp với thực tiễn và lịch sử Việt Nam và đã khẳng định nhiều lần nhất định sẽ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Nay cần tự tạo ra cơ hội để đảng CSVN lý luận, biện giải, dùng thực tiễn chứng minh, để thuyết phục nhân dân vững tin rằng, dù cho đến cuối Thế kỷ 21chưa biết có xã hội chủ nghĩa được hay chưa (như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây tiên liệu), nhưng cuối cùng “Đảng ta” cũng vẫn sẽ nhất định xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Nếu đảng CSVN quyết đoán con đường đưa Việt Nam đi lên xã hội chủ nghĩa là duy nhất đúng, tự tin vào tài hùng biện của các nhà lý luận Mác-Lê, những lý thuyết gia hàng đầu của đảng sẽ đánh bại được các nhà lý luận của các chính đảng quốc gia trên bình diện lý luận, thuyết phục được nhân dân vững lòng tin theo ”Đảng ta” trên bình diện thực tiễn, thì hãy chủ động đứng ta tổ chức tranh luận. Nếu vậy thì đảng CSVN cần viết thư mời chính thức lãnh đạo các chính đảng quốc gia. Nội dung thư mời nói rõ mục đích yêu cầu, chủ đề, thời gian, địa điểm tổ chức và thể thức tranh luận công khai để đôi bên trao đổi đi đến thống nhất trước khi thực hiện tranh luận. Theo chúng tôi, địa điểm tổ chức tranh luận có ý nghĩa nhất là Hội trường Thống nhất (tức Dinh Độc lập cũ) ở Sài Gòn. Thời gian tổ chức tranh luận diễn ra càng sớm càng tốt, nhưng sớm nhất có lẽ cũng phải sau khi hoàn tất cuộc bầu cử Quốc hội Khóa 14 sẽ diễn ra vào Tháng 5-2016 tới đây. Bởi vì chính Quốc hội khóa này, sẽ căn cứ vào ý nguyện của người dân thể hiện sau cuộc tranh luận Quốc- Cộng để định hướng, định hình cho tương lai Việt Nam. Chúng tôi ước mong đề nghị nghiêm túc, khả thi này sẽ được lãnh đạo đảng CSVN chấp nhận. Mặc dù thực tế ước mong này thật mong manh, khó thành tựu, do bản chất ngoan cố, vụ lợi, vốn đặt quyền lợi của đảng CSVN trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Biết thế, nhưng chúng tôi vẫn không ngại đề nghị như một trách nhiệm của một người dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, rằng trong một giai đoạn bi thảm nhất của lịch sử, dưới sự thống trị độc tài toàn trị của đảng CSVN đã làm cho đất nước tan hoang, suy đồi toàn diện, đưa đất nước vào vòng cương tỏa của ngoại bang Phương Bắc, ít nhất đã có một cá nhân đưa ra một trong nhiều đề nghị có tính xây dựng để cảnh tình, thách thức giai cấp cầm quyền, để họ đừng tiếp tục nói láo trắng trợn, lừa bịp, coi thường và xúc phạm nhân dân thêm nữa. Đã đến lúc đảng CSVN phải dừng nói láo, thú thật với nhân dân là đã thất bại hoàn toàn trong cái gọi là “quyết tâm đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, hãy kíp tìm cách chuyển đổi hòa bình chế độ độc đảng, độc tài toàn trị sang chế độ đa đảng, dân chủ pháp trị càng sớm càng tốt theo đúng ý nguyện của nhân dân Việt Nam, để khởi sự tiến trình tạo dựng một tương lai tươi sáng, tốt đẹp cho đất nước và dân tộc Việt. *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Thiện Ý Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.
  6. Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ 2016-03-01 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Một cánh đồng khô hạn vùng Đồng bằng sông Cửu Long AFP photo Nhiều khu vực tại Đồng bằng Sông Cửu Long đang bị nước mặn xâm nhập sâu và khô hạn nặng gây hại. Tình trạng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định là cấp bách và có chỉ đạo từ giữa tháng hai vừa qua. Thực tiễn ra sao và cần có những biện pháp thế nào để giảm thiểu tác hại cho nông dân? Nhận định từ cơ quan chức năng Hội nghị Phòng chống xâm nhập mặn các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào ngày 17 tháng 2 vừa qua. Đích thân ông phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và sau đó đi tham quan một số nơi bị tác động nặng nề hiện nay. Nhận định của Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam đưa ra tại hội nghị cho thấy diện tích lúa đông xuân 2015- 2016 ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long bị ảnh hưởng do hạn, mặn nặng là hơn 100 ngàn hecta, chiếm gần 7% diện tích xuống giống. Cụ thể tại hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau có 54 ngàn héc ta lúa bị thiệt hại; nếu qui ra tiền số thất thu có thể hơn 1 ngàn tỷ đồng. Một quan chức của tỉnh Hậu Giang cho biết thị xã Ngả Bảy của tỉnh này từ bao đời nay chưa hề bị xâm nhập mặn nhưng năm nay phải chịu và có 400 hecta lúa trong tỉnh bị thiệt hại rồi. Sở Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết đến trung tuần tháng hai, toàn tỉnh có gần 9 ngàn héc ta lúa bị tác động bởi hạn, mặn. Cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu cũng cảnh báo nếu mặn xâm nhập sâu thì thỉnh này sẽ mất trắng 2500 hec ta lúa. Tỉnh Bến Tre cũng nói có trên 10 ngàn héc ta lúa đông xuân 2015-2016 bị thiệt hại; hằng trăm diện tích cây ăn trái cũng bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt. Chủ tịch tỉnh Cà Mau, Nguyễn Tiến Hải cho biết, mực nước trung bình tại tỉnh này giảm hơn 0,3 mét; nếu như khô hạn kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ cháy rừng tại Cà Mau rất cao. Tiến sĩ Dương Văn Ni, thuộc trường Đại Học Cần Thơ, trình bày về thực tế nhiễm mặn, hạn hán ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó: “Trước hết nguồn nước năm nay ít hơn so với nhiều năm và ít hơn so với nguồn nước trung bình của hằng năm; như vậy mặn xâm nhập cũng lâu hơn, nhiều hơn so với những năm trung bình. Đây cũng là sự kéo dài thay đổi thời tiết: từ cuối năm 2013, đầu năm 2014 đã có dấu hiệu lượng mưa trong lưu vực sông Mê kong giảm; nhưng đặc biệt mùa mưa trong năm 2014 lượng mưa giảm rất đáng kể, kéo dài từ phía bắc Lào qua đến miền bắc Thái Lan, qua Kampuchia và qua cả Việt Nam. Vì lượng mưa của năm 2014 giảm một cách đáng kể như vậy nên đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam trong năm 2015 không có nước lũ về. Lượng mưa giảm đặc biệt như vậy, nhất là năm 2014 giảm một cách trầm trọng, theo nhiều người do ảnh hưởng của hiệu ứng El Nino làm cho lượng mưa của khu vực giảm. Điều đó làm cho lượng nước về đồng bằng sông Cửu Long cũng như lượng nước tại chỗ giảm đáng kể. Đó là nguyên nhân làm cho hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long năm nay nghiêm trọng hơn những năm khác. Về các đập thủy điện dứt khoát có tác động rồi. Nhưng chúng ta cần phải thấy là lượng nước tích trong các hồ thủy điện, có nhiều hồ cạn không có nước. Điều đó chứng tỏ lượng nước đổ về các khu trữ nước hồ thủy điện đã không đủ, chứ không phải các hồ thủy điện đã tích đầy nước trong khi dưới hạ lưu không có nước. Từ đó chúng ta thấy lượng mưa giảm trên toàn khu vực là nguyên nhân chính. Nguyên nhân tiếp theo là những hồ thủy điện giữ một lượng nước rất quan trọng mà lẽ ra phải để một phần chảy xuống hạ lưu. Thứ ba nữa diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích lúa của nhiều quốc gia ví dụ như của Thái Lan, Kampuchia hay của Việt Nam ( diện tích lúa canh tác trong mùa nắng) tăng lên rất nhanh do vậy cần lượng nước bơm tưới rất nhiều. Đó là nguyên nhân làm cho lượng nước sử dụng bốc hơi đi rất nhanh. Thời tiết đã khô hạn, nước bơm lên mặt đất lại bốc hơi rất nhanh, do đó nước trong các sông rạch bị mất rất nhiều. Từ đó làm xâm nhập mặn càng sâu vào trong đất liền của Đồng bằng Sông Cửu Long.” Một người chuyên canh dừa ở Bến Tre cho biết tình trạng nhiễm mặn năm nay so với thời gian trước và những ảnh hưởng đối với vườn dừa nhà ông: “Thời tiết không biết sao 2-3 năm rồi lại ‘ngọt’. Trước đây nước ở khu vực này chỉ chừng 4-5/1000 nên dừa rất tốt. Thế nhưng độ mặn tăng lên 10/1000 một thời gian cũng lâu. Tôi đắp đê không cho nước mặn vào hai lần nên chỉ còn chừng 2/1000. Hai ba năm vừa rồi lại ngọt khiến mình chủ quan. Năm nay do El Nino nên mặn lên quá chừng, trở tay không kịp. Thường thường qua tết mới mặn, nhưng năm nay tháng 10 âm lịch đã mặn rồi và đồng thời độ mặn cao hơn nhiều.” Giải pháp Tại hội nghị vào ngày 17 tháng 2 ở Cần Thơ, ông phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn phối hợp với các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long xem lại lịch thời vụ, chủ động dự báo cho dác địa phương và người dân để chủ động đối phó và xử lý các tình huống xãy ra. Bơm nước cho một cánh đồng khô hạn. AFP photo Ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ sẽ xem xét ưu tiên dành 2300 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ cũng như vốn ODA cho đồng bằng Sông Cửu Long chống hạn, mặn. Những hộ dân bị thiệt hại từ 70% trở lên sẽ được Bộ Tài chính và địa phương hỗ trợ theo mức 2 triệu đồng một héc ta. Tiến sĩ Dương Văn Ni cho biết về những biện pháp được triển khai lâu nay: “Thực ra không phải đến nay mà cách đây đã 3-4 năm vấn đề mặn xâm nhập vào đồng bằng sông Cửu Long cũng đã được các nhà khoa học cảnh báo, cũng được các cấp chính quyền lưu ý. Một số nơi chọn giải pháp tăng cường các công trình thủy lợi, tăng cường hệ thống đê ngăn mặn, tăng cường hệ thống cống đập… Một số nơi áp dụng biện pháp như chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, thay đổi giống… Một số nơi cũng có chủ trương giảm diện tích lúa, đẩy diện tích những loại cây trồng cạn như đậu, mè lên để giảm bớt lượng nước tiêu thụ.” Người nông dân xứ dừa Bến Tre thì cho rằng cơ quan chức năng có nói về những biện pháp hỗ trợ, tuyên truyền cho người dân về những thay đổi bất lợi của thời tiết; tuy nhiên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu: “Hôm trước có cho một số tiền để làm lộ nhưng làm không nên thân đến đâu hết! Nay được một khúc kha khá thôi, còn vẫn chưa được. Đê bao thì không nghe nói gì hết. Vùng trên thấy có chú ý, còn vùng này không thấy ai nói gì; mình chỉ lo cho mình thôi. Mình tự đắp đê bao ngăn mặn cho mình; lý ra nếu đừng chủ quan thì nếu bên ngoài 10/1000 thì trong tôi chỉ chừng 5/1000 thôi.” Theo tiến sĩ Dương Văn Ni những biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi của thời tiết, khí hậu đối với hoạt động canh tác của nông dân cần phải có chiến lược mang tính đồng bộ và tầm nhìn xa chứ không thể như lâu nay, ông phát biểu: “Trong phần lớn các giải pháp thì phần lớn chỉ mang tính đối phó nhiều hơn là một giải pháp lâu dài. Theo tôi giải pháp lâu dài là làm so cho người dân có đủ năng lực để ứng phó với các rủi ro. Người ta có đủ khả năng, đủ kiến thức để sử dụng ứng phó với những thay đổi bất thường của môi trường. Việc đó không thể trong ngày một ngày hai, cần phải có thời gian và phải làm sớm. Điều thứ hai không kém phần quan trọng là phải rà soát lại những vùng phù hợp cho việc canh tác lúa thì giữ lại, còn những vùng nào bấp bênh thì phải mạnh dạn không khuyến khích người ta trồng cây lúa trong những vùng đó. Bởi vì cho đến nay nhìn lại thiệt hại được báo cáo ở nhiều địa phương thì phần lớn thiệt hại trên cây lúa; không có nặng nề lắm đối với những lãnh vực khác. Như nuôi trồng thủy sản cũng có thiệt hại nhưng không trầm trọng. Và về lâu về dài phải nghĩ đến chuyện giảm mật độ dân cư ở những vùng cực kỳ rủi ro như vùng duyên hải.” Một người nông dân tại Đồng Tháp khi được hỏi ý kiến về thực tế ứng phó lâu nay trước những đổi thay về thời tiết, nguồn nước…, người này cho biết tự thân xoay xở chứ không nghe cơ quan chức năng nói gì và trong thực tế cũng như chuyện buôn bán, người dân làm được thì ăn, còn mất mùa thì chịu chứ ai mà lo cho.
  7. Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội đảng 12 ở Hà Nội. Tin liên hệ Một ngày nhiều nét Việt Nam Cộng Hòa Một câu hỏi đặt ra là nếu Tổng thống Ngô Đình Diệm không bị lật đổ thì liệu cuộc chiến Việt Nam đã có một kết quả khác hay không? Việt Nam không có dân cử, dân bầu – Chỉ có Đảng cử, Đảng bầu Thượng đỉnh Sunnylands không có gì đột xuất Ngày xuân mơ ước sum vầy Xem Super Bowl cùng đón Tết Vì sao cựu-tân TBT Nguyễn Phú Trọng trắng trợn nói sai sự thật như thế? Ðường dẫn Bạn đọc làm báo Thiện Ngộ 01.03.2016 Ông Vương Đình Huệ vừa được bầu vào Bộ Chính trị ĐCSVN tại Đại hội XII, đó là một sự bức phá của chính ông, cũng là thắng lợi chung của phe ông Nguyễn Phú Trọng trước phe ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Vương Đình Huệ nắm giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương từ tháng 12/2012, một chức vụ được tái lập với sự hậu thuẫn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cả Ban Kinh tế Trung ương và Ban Nội chính Trung ương được tái lập cùng một thời điểm tháng 12/2012 là một chiến lược dài hơi của ông Tổng Bí thư nhằm giảm bớt quyền lực của chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Cùng với ông Nguyễn Bá Thanh, ông Vương Đình Huệ là một trong hai người được ông Nguyễn Phú Trọng tích cực vận động để được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 7 (Đại hội XI). Thế nhưng mãi cho tới Đại hội XII, tức là phải mất đến 2 năm sau ông Huệ mới vào được Bộ Chính trị. Nhân tố mới, bất ngờ mới Theo giới thạo tin trong nước, thì ông Vương Đình Huệ cùng với hai ông Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng sẽ nắm các chức vụ phó thủ tướng. Đây là một bất ngờ lớn đối với các dự đoán trong thời gian diễn ra Đại hội XII. So với hai người còn lại thì ông Vương Đình Huệ nổi bật hơn cả. Ông Huệ dược dự kiến sẽ thay vị trí ông Nguyễn Xuân Phúc khi ông Phúc làm thủ tướng. Ông Trương Hòa Bình sẽ làm phó thủ tướng phụ trách mảng nội chính, vị trí mà cựu phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng từng nắm giữ. Còn ông Trịnh Đình Dũng sẽ rời vị trị Bộ trưởng Bộ Xây dựng để thay vị trí mà ông Hoàng Trung Hải để lại, tức phó thủ tướng phụ trách kinh tế ngành. Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng từng khuynh đảo nền kinh tế khiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nóng mặt. Tuy nhiên, hai cánh tay nối dài của ông là các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Bá Thanh đều không thể phát huy hết năng lực vì không phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Là một giáo sư, tiến sĩ, từng làm Trưởng Khoa Kế toán, rồi Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, ông Vương Đình Huệ được các đồng nghiệp cũ tại Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội đánh giá là một người rất giỏi. Vào cuối những năm 1990, sinh viên tại Khoa Kế toán (Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội) đã chen chúc nhau tại hội trường để theo dõi bài giảng của ông. Bao nhiêu đó cũng đủ chứng minh ông là một người giỏi chuyên môn. ‘…không ai dọa được nhà nước’ Thời kỳ ông Huệ làm Bộ trưởng Bộ Tài chính (2011-2012) là thời kỳ ông va chạm mạnh với các nhóm lợi ích xăng dầu, điện. Đảm nhiệm chức vụ trong thời điểm giá xăng dầu trong nước đang treo ở giá cao, trong khi các doanh nghiệp xăng dầu liên tục kêu lỗ, xin Bộ Tài chính tăng giá, ông Vương Đình Huệ đã có phản ứng đúng với trách nhiệm một bộ trưởng: "Theo tôi, doanh nghiệp kêu lỗ thì cũng cần làm rõ khái niệm lỗ ở đây là gì. Ví dụ với Petrolimex. Giá bán lẻ xăng dầu được xây dựng trên cơ sở giá định hướng, giá cơ sở. Giá cơ sở được tính toán bao gồm giá CIF, cộng với thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, nhân với tỷ giá, sau đó cộng với chi phí lưu thông xăng dầu. Sau đó, doanh nghiệp được cộng thêm lãi định mức 300 đồng một lít, cộng thêm quỹ bình ổn giá với mức cao nhất 500 đồng và một số khoản phụ phí khác”. Phát biểu tại buổi hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" ngày 20/9/2011, ông Vương Đình Huệ nói "Bộ Tài chính không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước". Chính vì đụng chạm đến các nhóm lợi ích kinh tế lớn, nên ông nhanh chóng bị gạt khỏi vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính, phải về chờ thời dưới trướng ông Nguyễn Phú Trọng. Là một người giỏi chuyên môn, gốc gác đất “thang mộc” Nghệ An, chắc hẳn ông Vương Đình Huệ sẽ là một lựa chọn tối ưu của ông Nguyễn Phú Trọng cho chức vụ Phó Thủ tướng thường trực. Tuy nhiên, làm một Phó Thủ tướng thường trực khác xa một Bộ trưởng hay một Tổng kiểm toán Nhà nước lắm. Năng lực của ông Vương Đình Huệ có được phát huy như mong đợi hay không vẫn phải chờ xem hồi sau mới rõ. *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
  8. Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn. Tin liên hệ Các quỹ đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua thêm chứng khoán Việt Nam Các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi từ Thụy Điển cho đến Hong Kong sẵn sàng mua thêm chứng khoán VN, do hấp lực về định giá rẻ cũng như mức tăng trưởng kinh tế nhanh 'Việt Nam cần cải tổ ngành vận tải để phục vụ mục tiêu năm 2035' Việt Nam, Lào nghiên cứu dự án đường sắt nối hai nước Lọc dầu Dung Quất không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cam kết cho Việt Nam vay thêm tiền Các nhà xuất khẩu thực phẩm Australia chú ý tới Việt Nam 01.03.2016 Hàn Quốc hôm thứ Hai công bố kế hoạch gia tăng viện trợ 500 triệu đôla cho các nước đang phát triển cho tới năm 2020 nhằm đáp ứng các nghĩa vụ đối với cộng đồng quốc tế. Thủ tướng Hwang Kyo-ahn nói trong một cuộc họp báo rằng Hàn Quốc nên thúc đẩy một chương trình hỗ trợ phát triển chính thức như một “ưu tiên vì cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng rất cao vào sự đóng góp của chúng ta”. Ông Hwang đưa ra bình luận trong lúc văn phòng thủ tướng đã hoàn tất quy mô của chương trình hỗ trợ phát triển chính thức của Seoul. Trong khoản ngân sách đó, 200 triệu đôla sẽ được phân bổ tới năm 2020 với chương trình “Cuộc sống tốt đẹp hơn cho bé gái”. Đây là sáng kiến của Tổng thống Park Geun-hye trong cuộc họp tại hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về phát triển bền vững vào năm ngoái. Dự án nhằm giải quyết bất bình đẳng giới trong giáo dục và giúp đỡ các bé gái ở các quốc gia Lào, Myanmar, Campuchia, Nepal, Ethiopia, Tanzania, Mozambique, phát triển đầy đủ tiềm năng. Ngoài ra, chính phủ Seoul nhắm đến việc tăng cường dịch vụ y tế cho trẻ em gái, cũng như dạy nghề cho các nữ sinh trẻ. 200 triệu đôla khác sẽ được chi cho 6 quốc gia Uzbekistan, Việt Nam, Nepal, Ethiopia, Columbia, Peru, để hỗ trợ phát triển kỹ năng khoa học. Seoul cho biết cũng sẽ phân bổ 100 triệu đôla cho 5 quốc gia để chống lại các bệnh truyền nhiễm, phù hợp với cam kết “Cuộc sống an toàn cho mọi người” của bà Park, được thực hiện tại cuộc họp ở Seoul trong Chương trình Anh ninh Y tế Toàn cầu hồi tháng 9 năm ngoái. Sự hỗ trợ này sẽ tập trung giúp đỡ các quốc gia tăng cường khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm và phối hợp với các cơ quan y tế quốc tế để phân phối vắc xin. Chính phủ Hàn Quốc cho biết cũng có kế hoạch cung cấp 10 triệu đôla cho 6 quốc gia châu Phi trong vòng 5 năm tới để đào tạo nghề phù hợp với sáng kiến “Giáo dục tốt hơn cho sự phát triển của Phi Châu”. Ngày 25 tháng 9 năm 2015, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã thông qua một chương trình nghị sự toàn cầu khi bắt đầu phiên họp cấp cao kéo dài 3 ngày về phát triển bền vững. Theo đó, các thành viên cam kết sẽ thực hiện một loạt các hoạt động không chỉ giải quyết nguyên nhân sâu xa của tình trạng nghèo đói, mà còn tăng cường sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng, đáp ứng các nhu cầu xã hội, y tế và giáo dục của người dân trong khi nỗ lực bảo vệ môi trường. Theo Yonhap, VietnamPlus
  9. Hoạt động trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm. Tin liên hệ Trung Quốc qua mặt Mỹ về số lượng tỷ phú Trung Quốc lần đầu đứng đầu thế giới về số lượng tỷ phú trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2016 với 568 tỷ phú, so với Mỹ là 535 tỷ phú Vị thế trung tâm tài chính Hồng Kông bị đe dọa vì xáo trộn chính trị? Dân Trung Quốc ồ ạt chuyển tiền ra nước ngoài Xuất nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng Giêng 01.03.2016 Các số liệu mới, công bố hôm thứ Ba, cho thấy hoạt động trong lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm. Đây là dấu hiệu mới nhất về sự yếu ớt của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Chỉ số Quản lý Mua sắm chính thức, còn gọi là PMI, dùng để theo dõi hoạt động của các nhà máy, đã giảm còn 49,0 trong tháng 2, giảm từ mức 49,4 của tháng trước. Chỉ số từ 50 trở lên là tín hiệu sản xuất gia tăng, còn dưới mức 50 cho thấy sự sụt giảm. Đây là tháng thứ bảy liên tiếp PMI chính thức của Trung Quốc giảm xuống, và là mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2011. Một cuộc khảo sát PMI riêng rẽ do công ty truyền thông tài chính tư nhân Caixin, là hãng tập trung nhiều hơn vào các công ty nhỏ hơn, cho thấy chỉ số PMI chỉ đạt mức 48, là tháng thứ 12 liên tiếp sụt giảm. Các nhà quan sát nói chỉ số PMI tháng trước có thể đã bị ảnh hưởng bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm, khi các nhà máy đóng cửa và người lao động về quê ăn Tết. Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm là 6,9% trong năm 2015, tốc độ chậm nhất trong vòng 25 năm qua do sản xuất dư thừa và các đơn đặt hàng trong nước và xuất khẩu đã sụt giảm. Tăng trưởng chậm lại diễn ra vào lúc nước này chật vật chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu sang một nền kinh tế hoạt động nhờ nhu cầu của người tiêu dùng. Tin tức hôm thứ Ba có thể thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh tung ra một gói kích cầu và tăng mạnh lượng cung ứng tiền tệ. Ngân hàng Nhân dân Trung quốc cuối ngày thứ Hai thông báo sẽ giảm lượng tiền mặt dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng tới 50 điểm cơ bản. Ngân hàng trung ương cũng đã bơm khoảng 100 tỷ đôla tiền mặt vào hệ thống ngân hàng để thúc đẩy hoạt động cho vay.
  10. RFA 01.03.2016 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Bà Aung San Suu Kyi và ông Zaw Myint Maung đến quốc hội ở Naypyidaw vào 01 tháng 3 năm 2016. AFP photo Vào ngày 10 tháng Ba tới đây, Quốc Hội Miến Điện sẽ loan báo danh sách những ứng cử viên cho chức tổng thống, thay vì ngày 17 tháng Ba như đã ấn định trước đây. Tin này được ông Win Khaing Than, phát ngôn viên lưỡng viện quốc hội Miến thông báo hồi sáng nay, nhưng không nói ngày nào các đại biểu sẽ bỏ phiếu chọn người lãnh đạo quốc gia. Theo hiến pháp, thượng viện, hạ viện sẽ đề cử 2 người tranh chức tổng thống, và người thứ 3 sẽ được đề cử bởi nhóm đại biểu quân đội. Sau cuộc bỏ phiếu, người nhiều phiếu nhất sẽ trở thành tổng thống, 2 người còn lại sẽ giữ vai trò phó tổng thống. Người được đề cử không nhất thiết phải là đại biểu quốc hội. Trách nhiệm của vị tổng thống tân cử là thành lập chính phủ, chính thức điều hành vai trò lãnh đạo đất nước, thay thế cho chính phủ đương thời của Tổng Thống Thein Sein sẽ mãn nhiệm vào ngày mùng 1 tháng Tư. Từ hôm qua, đã có tin nói Quốc Hội sẽ bỏ phiếu chọn tổng thống sớm hơn, sau khi cuộc điều đình chính trị giữa lãnh tụ đối lập là bà Aung San Suu Kyi và phe quân đội gặp bế tắc. Tin tức chúng tôi thu thập được cho hay sau khi Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Cho Dân Chủ lấy được tới 80% ghế đại biểu ở cuộc bầu cử diễn ra hôm mùng 8 tháng Mười Một năm ngoái, lãnh tụ Liên Đoàn là bà Suu Kyi đã gặp Tướng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing cả thảy 3 lần, với mục đích thúc đẩy phe quân đội đồng ý sửa đổi hiến pháp để bà được quyền tranh cử tổng thống. Cuộc đàm phán này thất bại, vì đòi hỏi của bà Suu Kyi không được phía tướng lãnh ủng hộ. Hiến pháp hiện hành của Miến Điện có điều khoản không cho người lập gia đình với người nước ngoài hoặc có con với người nước ngoài nắm giữ chức Tổng Thống. Người chồng quá cố của bà Suu Kyi là một công dân Anh, hai người con của ông bà cũng mang quốc tịch Anh. Hiện vẫn chưa rõ những ai sẽ được đề cử tranh chức tổng thống. Đồn đãi chính trị tại Yangon có nói đến danh sách những người nhiều triển vọng sẽ được đề cử, như bác sĩ riêng của bà Suu Kyi là ông Tin Myo Win, hay người đang điều hành tổ chức từ thiện do bà sáng lập là ông Htin Kyaw. Cũng có dự đoán cho rằng nhà tranh đấu đã 90 tuổi của Liên Đoàn là ông Tin Oo và Cựu Tướng Shwe Mann của hội đồng tướng lãnh Miến Điện sẽ được đề cử. Cũng xin nhắc lại bà Suu Kyi từng nói dù không ở trong vài trò tổng thống, nhưng bà là người nắm giữ mọi quyết định của tân chính phủ. Điều này được phát ngôn viên Liên Đoàn là ông Win Htein nhắc lại hồi sáng nay trong cuộc tiếp xúc với báo chí, nói rằng Liên Đoàn trung thành với bà Suu Kyi, và sớm muộn gì bà Suu Kyi cũng chính thức trở thành tổng thống Miến Điện. Cuộc đàm phán này thất bại, vì đòi hỏi của bà Suu Kyi không được phía tướng lãnh ủng hộ. Hiến pháp hiện hành của Miến Điện có điều khoản không cho người lập gia đình với người nước ngoài hoặc có con với người nước ngoài nắm giữ chức Tổng Thống. Người chồng quá cố của bà Suu Kyi là một công dân Anh, hai người con của ông bà cũng mang quốc tịch Anh.
  11. James ReynoldsBBC News, Rome 4 giờ trước Chia sẻ Image copyrightGetty Image captionHồng y George Pell là người phụ trách ngân khố của Giáo hội La mã Khi quan chức phụ trách ngân khố của Vatican, Hồng y George Pell, có buổi trình bày được chờ đợi từ lâu nay trước cuộc điều tra của chính phủ Úc về các cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em, phóng viên BBC tại Rome James Reynolds đã có mặt trong khán phòng. Hồng y George Pell bước vào sảnh khách sạn chỉ một phút trước giờ dự kiến bắt đầu, 22:00 (21:00 GMT). Ông bước tới cái bàn đã được chuẩn bị sẵn, đặt cạnh một màn hình video. Có 150 người chăm chú theo dõi. Hai an ninh cận vệ của Vatican ngồi kín đáo bên lối đi gần phía trên. Hơn mười nạn nhân bị lạm dụng ở Úc cũng có mặt trong số những người theo dõi. Họ đã quyên tiền để bay từ Úc tới Rome. Một số người mặc áo phong có in dòng chữ "Không im lặng thêm nữa". Các nhân viên kỹ thuật giảm bớt ánh sáng từ các chùm đèn trong phòng và mở đường kết nối video với Ủy hội Hoàng gia tại Úc. Những câu hỏi đầu tiên có nội dung dễ trả lời. "Ông là người đứng thứ ba tại Vatican?" luật sư hỏi. "Tôi không nói rằng tôi là người như vậy," vị hồng y trả lời lạnh lùng. "Tôi là một quan chức cao cấp." Image copyrightReuters Image captionCác nạn nhân của tình trạng ấu dâm tại Úc tới khách sạn ở Rome, nơi Hồng y Pell có buổi trình bày trước cuộc điều tra đêm Chủ Nhật Trả lời được 20 phút thì George Pell nói tới nội dung chính. Cử tọa chăm chú theo dõi. "Tôi không có mặt tại đây để nhằm bảo vệ cho những người không thể tự vệ," ông nói. "Giáo hội đã có những sai lầm to lớn và đang nỗ lực sửa chữa điều đó. Giáo hội đã để xảy ra những điều ô uế ở nhiều nơi, tất nhiên là cả ở Úc, khiến mọi người thất vọng." Luật sư hỏi Hồng y Pell một cách chi tiết về thời gian ông còn là một giáo sỹ trẻ tuổi ở miền đông nước Úc, hồi thập niên 1970. Một số giáo sỹ đồng nghiệp với ông trong thời gian đó sau này đã nhận tội lạm dụng trẻ em. Vị hồng ý bác bỏ việc mình trực tiếp biết bất kỳ điều gì về những tội lỗi của họ. Thỉnh thoảng cũng có một số khoảnh khắc nhẹ nhõm. "Ông rất giỏi thể thao và ở việc học hành?" luật sư nhận xét. "Tôi có một số khả năng ở cả hai lĩnh vực," Hồng y Pell trả lời. Image copyrightRoyal Commission Image captionHồng y George Pell nói Giáo hội La mã đã có "những sai lầm to lớn" trong việc xử lý các khiếu nại về nạn lạm dụng tình dục "Tôi nghĩ là ông khá là khiêm tốn," luật sư đáp trả trong lúc có những tiếng cười khẽ từ nhóm những người ủng hộ Hồng y có mặt trong khán phòng. Ông thỉnh thoảng lại tạm dừng để tìm câu trả lời. Buổi nghe trình bày kết thúc trước 02:00, giờ địa phương. Trong cơn mưa bên ngoài khách sạn, các nạn nhân nói họ hài lòng về cách nói mang tính hòa giải nhiều hơn của vị hồng y. Nhưng họ nhấn mạnh vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể tìm ra được sự thật. Vào lúc 03:00, vị hồng y rời khách sạn. Các phóng viên Úc vây quanh chiếc limousine của ông. "Ông có bất kỳ thông điệp nào cho các nạn nhân đã đi từ Úc tới đây để gặp ông không?" một phóng viên hỏi. "Tôi hy vọng chúng tôi có thể giúp họ được phần nào," vị hồng y trả lời. Chiếc xe chở ông rời đi, chạy về phía Vatican.
  12. Nước Mỹ vừa bí vừa hiểm mới đáng sợ! Nguyễn-Xuân Nghĩa Hoa Kỳ là quốc gia rất lạ. Nhờ sức sáng tạo của cả xã hội quân và dân sự, người ta không biết sẽ có những gì trong năm năm tới. Mới năm năm trước thôi, ít ai biết cuộc cách mạng về thuật lý khai thác dầu khí, là “fracking,” lại nâng sản lượng của Mỹ, làm đảo lộn thị trường dầu thô, đánh sụt giá dầu khiến các đại gia như Saudi Arabia, Liên Bang Nga hay Venezuela và cả khối OPEC điêu đứng. Chiến lược của thế giới bị đảo lộn vì người Mỹ có cách gạn cát ra dầu! Giá dầu sút giảm cũng hạ thấp phí tổn sản xuất của doanh nghiệp và dẫn tới cuộc cách mạng về quản trị kinh doanh với hậu quả ra sao thì chưa ai biết được. Việc ứng dụng và thường trực cải tiến các phương tiện thông tin, sản xuất hay y học - mới chỉ phát minh từ 15 năm trở lại - đang mở ra chân trời mới, và sẽ thay đổi nếp sinh hoạt của nhiều người. Những ai bắt kịp đà tiến hóa thì có mức sống cao hơn. Nếu không kịp thì bị đào thải, thất nghiệp hoặc phải nhận việc có lương thấp hơn khả năng, chỉ vì khả năng đó tụt hậu, bị “lỗi thời hóa” quá nhanh. Sự thay đổi quá rộng và quá mau làm nhiều người chóng mặt. Nếu chửa biết những gì sẽ xảy ra trong năm năm tới thì ta khó làm chủ cuộc sống, nên nhiều người hoang mang, bất mãn... Tình trạng dồn ép tâm lý ấy đang chi phối cuộc tranh cử tổng thống và mở ra lý luận mị dân. Ðể hốt phiếu cử tri, các ứng cử viên phải vạch mặt chỉ tên thủ phạm. Thủ phạm là bọn chính khách chuyên nghiệp cùng đám tài phiệt - và gạch nối giữa hai thành phần này là doanh nghiệp vận động hành lang chính trị, bọn “lobby” giấu mặt. Không, thủ phạm của nạn tụt hậu chính là bộ máy thư lại bao cấp, hay nghiệp đoàn giáo chức vốn chỉ là công chức về giáo dục, hoặc các di dân đã “cướp việc làm” của người Mỹ. Thủ phạm cũng là truyền thông báo chí, có dụng tâm ủng hộ “gà nhà” mà không cho thấy sự xoay vần đến hoa mắt của khoa học, kỹ thuật, hay kinh tế thị trường, v.v... Thật ra, mọi lý luận mị dân đều phải có một phần sự thật, nhưng chỉ một phần thôi. Vì vậy, mọi giải pháp đề nghị đều sẽ thất bại vì chỉ giải quyết một phần vấn đề, lại gây ra loại hậu quả bất lường, nhưng các ứng cử viên bất cần. Nhu cầu của họ là chứng minh tài nghệ tranh cử, tài hùng biện và nghề tổ chức, hơn là khả năng lãnh đạo sau này nếu như đắc cử. Trường hợp lý tưởng là người sẽ làm tổng thống giỏi phải trước hết là người giỏi tranh cử. Vì lý tưởng nên hơi hiếm. Nhiều người có thể là tổng thống giỏi đã rụng như ruồi vì tranh cử quá dở! Cựu Thống Ðốc Jeb Bush là một thí dụ mà không duy nhất! Mất tiền mất tiếng là phải... Nổi danh như cồn thì có con vịt The Donald, nỗi lo của đảng Cộng Hòa và nhiều người khác. Ông Trump này mà đắc cử thì thế giới sẽ loạn to! Trong một thế giới mà tương lai năm năm còn mù mờ thì năm tháng tranh cử sắp tới, cho đến khi Ðại hội đảng chính thức giới thiệu liên danh thụ ủy, sẽ là cơ hội bằng vàng cho báo chí tường thuật. Vừa giật gân bán báo vừa thu tiền quảng cáo chính trị của các ứng cử viên. Vì vậy, con Donald là sản phẩm ăn khách trên thị trường Hoa Kỳ làm thế giới giật mình ngao ngán. Nhưng việc ai người ấy làm. Tuần qua, khi dư luận hào hứng theo dõi vòng bỏ phiếu sơ bộ và các cuộc tranh luận chính tri trên truyền hình, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lặng lẽ giới thiệu một ám khí sắp ra lò, qua một tấm hình mơ hồ mà ác liệt. Ðó là oanh tạc cơ mới chỉ có mã hiệu là B-21. Chưa có mặt nên chưa đặt tên. Nhờ tấm hình, ta biết đấy là một phi cơ! Vì có thể giội bom được nên ta gọi là oanh tạc cơ, với mã hiệu là chữ B của “bomber.” Nhờ kinh nghiệm thì mình đoán thêm rằng đấy là oanh tạc cơ có khả năng tàng hình, “stealh,” vì tránh được radar hay phương tiện phòng không của địch. Tránh tới cỡ nào thì chưa biết. May ra, năm năm nữa sẽ biết! Dĩ nhiên, oanh tạc cơ chưa ra lò sẽ chở võ khí tinh khôn với sức “phóng lực” - power projection - vô cùng chuẩn xác, ở rất xa, với tốc độ rất nhanh. Và trong bộ não, chiếc B-21 này có khả năng... mưu sinh thoát hiểm siêu hạng. Chỉ vì mỗi chiếc sẽ tốn 500 triệu đô la. Một máy điện tử giết người, có thể di động trên không gian nhanh hơn vận tốc của âm thanh, lại trị giá nửa tỷ bạc như vậy thì chẳng thể là võ khí tầm thường. Mà Hoa Kỳ dự trù chế tạo một trăm chiếc, với phí tổn là 50 tỷ, chưa kể các chi phí điều hành lặt vặt khác. Tức là làm sao? Trong khi cử tri và dư luận còn đắn đo với chuyện chọn mặt gửi vàng vào ngày Thứ Ba mùng 8 Tháng Mười Một, giới hữu trách về an ninh vẫn chuẩn bị việc phóng chiếu sức mạnh Hoa Kỳ vào một môi trường còn nhiễu nhương và phức tạp gấp bội! Khi ấy, trở lại quy luật “chưa biết năm năm tới sẽ là gì,” những ai có trách nhiệm bảo vệ Hoa Kỳ đã chuẩn bị, từ trong viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm ra các nhà máy bí mật, việc chế tạo ám khí cho một trận địa chưa có. Trận địa ấy không chỉ là chiến xa hay chiến hạm mà là các công xưởng sản xuất chiến cụ, hay các trung tâm tiếp liệu, liên lạc và chỉ huy của những đối phương chưa có tên. Ðấy là lúc ta nhớ tới hội nghị Hoa Kỳ cùng 10 nước ASEAN của hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á tại Rancho Mirage vào hai ngày 15-16 Tháng Hai. Hội nghị kết thúc trong tẻ nhạt, tổng thống Mỹ chẳng dám một lời nhắc tới Trung Cộng ở Biển Ðông. Nhưng hôm 16, đài Fox News nổi tiếng bảo thủ lại tiết lộ việc Bắc Kinh thiết trí hỏa tiễn loại Hồng Kỳ lớp 9 trên đảo nhân tạo Phú Lâm mà Trung Cộng chiếm đoạt của Việt Nam trong trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974. Sau Fox là đài CNN thiên tả rồi cả thông tấn xã Reuters cũng nhập cuộc với hình ảnh và tường thuật đầy đủ. Reuters còn dẫn lời phát biểu của Ðô Ðốc Harry B. Harris, tư lệnh Quân Khu Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Rằng “Trung Cộng đang quân sự hóa vùng biển Ðông Nam Á và phải lầm tượng rằng Ðịa Cầu là mặt phẳng thì mới nghĩ khác.” Từ một ông tướng chỉ huy lực lượng quân sự Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương qua Ấn Ðộ Dương thì lời phát biểu hiển nhiên có trọng lượng quốc tế, làm thế giới xôn xao. Nhưng chìm sâu ở cuối bản tin của Reurters là một câu nói khác của Ðô Ðốc Harris: “Hoa Kỳ có khả năng quân sự để làm việc phải làm, nếu chuyện ấy xảy ra.” Phiên dịch cho dễ hiểu: “Trung Cộng chưa có ký lô nào!” Chưa là mối nguy quân sự cho nước Mỹ. Cho nước khác thì nước khác phải lo... Nếu cần thì cứ mua võ khí của Hoa Kỳ, với điều kiện. Thế thì nhìn từ bên ngoài thì ta giải thích làm nào về nước Mỹ? Tinh hoa của sáng tạo, tinh ma của chính trị, bén nhạy trên doanh trường mà khật khùng trong chính trường vào mùa tranh cử? Hoa Kỳ có tất cả những yếu tố ấy, mà còn có khả năng kinh hãi hơn vậy: ai cũng nói thật, một phần của sự thật đầy mâu thuẫn, đầy nghịch lý và nghịch nhĩ. Thế thì người Mỹ muốn gì? Hình như cái gì cũng muốn dù chẳng biết cái đó là cái gì! Sự thật có khi lại đơn giản hơn vậy. Nước Mỹ bí hiểm chỉ vì có xã hội cởi mở, đa nguyên và tôn trọng quyền tự do, kể cả quyền tự do nói nhảm của mọi người. Vì vậy, cái gì cũng nói, hoặc cũng đòi làm. Trước một đối thủ đầy vẻ “thiên thủ thiên nhãn,” có ngàn tay ngàn mắt, tay nào cũng đòi nắm bắt thiên hạ, hoặc phóng ám khí trị giá nửa tỷ đô la qua nửa vòng trái đất, thì các nước tính sao? Hoa Kỳ đến hồi mạt vận? Hay đang giả điên với một con vịt khùng? Cái hiểm của nước Mỹ nằm trong cái bí đang được phơi bày cho bàn dân thiên hạ cùng thấy! Vì vậy, người viết này không sợ tổng thống Trump, chỉ tòe loe như hiện tượng trumpet. Mà sợ chuyện khác... (Người Việt)
  13. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôi sinh năm 1937. Nhìn lại cuộc đời 80 năm qua có liên quan đến cộng sản (CS) tôi tạm chia thành 5 giai đoạn. 1- lúc còn nhỏ (trước 1945) thỉnh thoảng nghe nói về CS, được tiếp xúc với một số đảng viên bí mật đến vận động cha tôi làm cách mạng, tôi biết và có cảm tình với CS từ đó. 2- Từ 10 đến 30 tuổi, được nghe tuyên truyền, được học và hoàn toàn tin tưởng vào CS, vào Chủ ngĩa Mác Lênin (CNML). 3- Từ 30 đến 50 tuổi, khi đã thấy nhiều, biết nhiều, đặc biệt là qua chiêm nghiệm thực tế tôi có một số nghi ngờ về sự đúng đắn của CNML và CS. 4- Từ 50 đến 70 tuổi tôi thấy sợ vì nhiều người bị bắt bớ tù đày, bị thủ tiêu chỉ vì nói ra cái sai của CNML, hoặc bị Đảng CS nghi ngờ, vu oan giá họa. 5- Từ 70 tuổi trở đi, dần dần tôi vượt qua sự sợ hãi và dám công bố một số nhận thức, vạch ra cái sai lầm, độc hại của CNML. Tóm tắt 5 giai đoạn là : BIẾT, TIN, NGHI, SỢ, VƯỢT. Sau khi tuyên bố ra Đảng (tháng 2-2016) tôi nhận được nhiều bình luận, có đồng tình, ủng hộ, có phê phán, thắc mắc, có cả chửi rủa, mạt sát. Tạm bỏ qua những lời đồng tình, ủng hộ với sự thông cảm chân thành, quên đi những lời chửi rủa, mạt sát mang đầy vu khống. Tôi chỉ xin đề cập đến những lời phê phán, những thắc mắc. Những điều này mới nghe qua thì thấy có lý, chứng tỏ người viết có suy nghĩ. Tuy vậy nó có thể đúng với người này, trong trường hợp này nhưng lại không đúng với người khác, trong ttường hợp khác mà chỉ khi suy nghĩ sâu sắc, khi có chiêm nghiệm rộng rãi mới nhận ra được. Xin tóm tắt thành các vấn đề sau: 1-Lúc trẻ đã mất công phấn đấu để xin vào Đảng, đến già tại sao lại dở chứng. Mà muốn ra thì lặng lẽ xin ra, việc gì phải công khai , phải chăng là muốn nổi tiếng. 2-Khi vào Đảng đã thề trung thành trọn đời đối với Đảng, với CNML, nay quay lại phê phán CNML và từ bỏ Đảng, như vậy là phản bội lời thề. 3-Nhờ có công ơn Đảng mới được đi học, được phong giáo sư tiến sĩ, về nghỉ có lương hưu, từ bỏ Đảng là việc làm của kẻ ngu dốt , vô ơn. Mục tiêu của Đảng là xây dựng đất nước hòa bình, tự do, dân chủ, hạnh phúc, văn minh. Ra Đảng phải chăng là chống lại mục tiêu cao đẹp đó. Biết bao nhiêu người theo Đảng, hy sinh xương máu để đem lại độc lập, thống nhất, việc từ bỏ Đảng là phản bội lại ông cha, là không thực hiện “uống nước nhớ nguồn”. 4- Chủ nghĩa không sai, Đảng không sai, xã hội có một số tệ nạn chỉ là do một số cán bộ thoái hóa biến chất, tại sao không dám trực diện đấu tranh với họ mà lại làm một việc dại dột là chống Đảng. 5- Tự cho là một trí thức chân chính sao không cống hiến hết mình mà lại từ bỏ Đảng.Việc ra Đảng chỉ làm mất uy tín, bị nhiều người phỉ nhổ. Có giỏi thì lập ra tổ chức để đấu tranh, vận động và dẫn đầu biểu tình chứ chỉ “ làm anh hùng bàn phím” thì là đồ mạt hạng. 6-Ông đã 80 tuổi, nên an hưởng tuổi già bên cháu chắt, vui với chim cá, cây cảnh, dây vào chính trị làm gì. Nếu không thích chế độ Xã hội chủ nghĩa do ĐCS lãnh đạo thì cuốn xéo ra nước ngoài mà ở. Tôi sẽ lần lượt kiểm điểm từng vấn đề, xem rằng đó là việc tự nhìn lại cuộc đời đối với Đảng CSVN. Nghĩ rằng khá nhiều bạn cùng hoàn cảnh cũng có quan điểm tương tự nên xin dùng chủ ngữ “ chúng tôi” trong một số chỗ, để ngụ ý có một số người cùng nghĩ và làm như vậy chứ không phải chỉ một mình tôi. VẤN ĐỀ 1. Phấn đấu vào Đảng và thông báo ra Đảng. Ngược với nhiều đảng viên khác, chúng tôi vào Đảng không nhằm đạt được quyền lợi cá nhân nào đó và không có việc phấn đấu để vào Đảng. Chúng tôi phấn đấu với mục tiêu trở thành người yêu nước chân chính, có trình độ cao về nhiều mặt, có đạo đức, có lý tưởng tốt đẹp. Mục tiêu đó cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn đảng viên. Khi tổ chức Đảng thấy cần kết nạp chúng tôi thì kết nạp mà không thì thôi. Chính vì lẽ đó mà nhiều trí thức thế hệ chúng tôi vào Đảng lúc đã là U50. Thời gian trước 1980 ( khoảng chừng) Đảng rất hạn chế kết nạp các trí thức trình độ cao, có dính dáng đến thánh phần thù địch giai cấp. Việc đó làm cho lực lượng Đảng ở các trường đại học không tương xứng với đội ngũ cán bộ khoa học và nhiệm vụ lãnh đạo công tác đào tạo. Từ 1980 về sau Đảng mới quan tâm hơn đến việc thu hút trí thức, mở rộng việc kết nạp những người xuất thân từ các thành phần bậc cao ( trong cải cách xã hội, ông bà, bố mẹ bị qui là địa chủ, phú nông, tư sản, quan lại ). Khi vào Đảng mọi người làm đơn xin, đối với chúng tôi đó chỉ là một thủ tục, chứ không phải là xin một quyền lợi, một vinh dự. Chúng tôi vào Đảng là để làm việc tốt hơn chứ không phải để có quyền lợi nhiều hơn, không nhằm đạt danh vọng hoặc vinh dự cao hơn. Đó là điều khác biệt với một số đông đảng viên khác. Điều này người ngoài ít khi nhận thấy. Những kẻ cơ hội xin vào Đảng để tìm quyền lợi hoặc danh vọng cũng như những người quen với suy nghĩ nông cạn không thể hiểu được điều đơn giản có thật vừa trình bày. Vào Đảng để được làm việc tốt hơn, đến khi thấy vai trò đảng viên không còn tác dụng cho công việc, lại thấy quan điểm của Đảng và của cá nhân khác nhau ( kiên trì hay từ bỏ CNML) thì việc ra Đảng là chuyện bình thường, không vi phạm đạo đức, không phải là tội lỗi. Đã có nhiều đảng viên khi nghỉ hưu đã lặng lẽ bỏ Đảng bằng nhiều cách. Đầu tiên tôi cũng định chọn cách lặng lẽ, nhưng thời gian vừa qua, khi tôi công bố một số bài phê phán CNML thì có nhiều bạn góp ý, cho rằng tôi chỉ là một thằng hèn khi một mặt phê phán CNML, mặt khác vẫn đeo bám Đảng, các bạn khuyên tôi nên từ bỏ càng sớm càng tốt. Trước đó chính tôi cũng tự thấy như vậy. Tôi công khai việc làm là có phần trả lời góp ý đó và tin là nhờ vậy mà các bài viết của tôi có tác dụng hơn. Tôi biết có nhiều đảng viên cũng đang phân vân giữa việc ở lại và ra vì chưa lường trước được hậu quả công việc. Tôi đã vượt qua sự đắn đo, sự sợ hãi, làm một phép thử để các bạn tham khảo. Tôi không làm đơn xin mà viết thông báo vì nghĩ rằng đơn xin là bị động, phải chờ đợi sự xét duyệt. Đã xin thì phải chịu sự lệ thuộc, có thể được cho hoặc không . Hơn nữa tôi không muốn làm mất thì giờ của một số cán bộ Đảng phải họp để thảo luận và xét. Thông báo chủ động hơn, tiết kiệm thời gian hơn, hiệu quả hơn. Còn muốn nổi tiếng ư ?. Không ! Tôi biết trước rằng khi công khai việc này sẽ nhận được không ít sự bất đồng, trách móc, phê phán, chửi rủa. Tôi phải chiến thắng sự sợ hãi và tâm lý an phận mới dám làm . VẤN ĐỀ 2-Lời thề khi vào Đảng Trong lễ kết nạp, đảng viên mới phải tuyên thệ. Lời thề thường gồm 4 nội dung : 1- Trung thành tuyệt đối với Đảng, với lý tưởng CS. 2- Học tập thấm nhuần, làm theo tư tưởng, đường lối của CNML, xem đó là kim chỉ nam. 3-Làm tốt mọi nhiệm vụ đảng viên. 4- Có liên hệ và công tác quần chúng tốt. Đối với nhiều người khác thì lời thề ấy thường được soạn theo mẫu do Chi ủy hướng dẫn. Tôi biết trong nhiều trường hợp người ta đọc lời thề chỉ là làm cho đủ thủ tục hình thức , còn trong thâm tâm họ nghĩ khác. Khi vào Đảng tôi đã 48 tuổi và là phó giáo sư, tiến sĩ, trưởng bộ môn. Tôi không muốn làm kiểu sáo vẹt mà phải trung thực, vì vậy tôi tự soạn ra lời thề cũng gồm 4 nội dung, điều 3 và 4 gần gần như theo mẫu, còn điều 1 và 2 đã sửa theo cách khác. Xin chép lại : Điều 1- Xin thề tuyệt đối trung thành với lý tưởng và sự nghiệp giải phóng dân tộc, đấu tranh cho đất nước hòa bình, độc lập thống nhất, xây dựng xã hội tự do dân chủ, công bằng, vì sự phát triển của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Điều 2- Xin thề không ngừng học tập để nâng cao trình độ mọi mặt, nghiên cứu sâu sắc CNML, Chủ nhĩa cộng sản và con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Bây giờ xem lại tôi thấy đã không vi phạm, không phản bội lời thề ở chỗ nào hết. Tôi thể tuyệt đối trung thành với lý tưởng và sự nghiệp tốt đẹp chứ không thề trung thành với Đảng, bây giờ tôi vẫn trung thành với lý tưởng và sự nghiệp đó. Tôi thề nghiên cứu sâu sắc CNML, CNCS, con đường CNXH chứ không thề trung thành với những điều ấy. Chính nhờ nghiên cứu sâu sắc mà tôi phát hiện ra những sai lầm, những độc hại trong đó, thấy rồi tôi tìm cách nói lại với mọi người. Những ai cho rằng tôi đã phản bội lời thề vì họ tưởng nhầm tôi cũng đã đọc lời thề theo kiểu sáo vẹt như nhiều người khác. Mà nếu có ai đó khi được kết nạp có thề trung thành với Đảng, với CNML, bây giờ họ thấy đã bị nhầm, họ ra Đảng thì đồng thời họ có quyền xóa bỏ lời thề đã đọc, việc đó không có gì sai trái. VẤN ĐỀ 3- Mục tiêu của Đảng, công ơn Đảng, uống nước nhớ nguồn Đảng tuyên truyền rằng “ Mục tiêu là xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, dân chủ, công bằng, giàu mạnh, văn minh”. Đối chiếu vào thực tế thì thấy đó là mong ước của nhiều đảng viên, cũng là một phần mục tiêu của Đảng khi mà quyền lợi của dân tộc và của Đảng là thống nhất. Mà oái oăm thay, quyền lợi của Đảng, đặc biệt là quyền lợi của các nhóm lợi ích bậc cao trong Đảng có nhiều khi mâu thuẩn với quyền lợi dân tộc. Mục tiêu cao hơn của Đảng, mục tiêu chủ yếu là bảo vệ Đảng bằng bất kỳ giá nào, là kiên trì CNML, là giữ vững nền độc tài toàn trị. Còn mục tiêu của nhiều cán bộ từ thấp đến cao là lo thu hồi vốn bỏ ra khi chạy chức chạy quyền và làm giàu cá nhân, là lo bảo vệ lợi ích nhóm. Như vậy mục tiêu xây dựng đất nước như trên chủ yếu là để tuyên truyền, lôi kéo nhân dân đi theo. Đảng cũng bắt buộc phải nêu khẩu hiệu “ Đặt quyền lợi dân tộc lên trên”, nhưng đó chỉ là thủ đoạn tuyên truyền. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng “VN là đất nước không chịu phát triển”, rằng để phát triển đất nước thì việc đầu tiên là phải cải cách thể chế chính trị. Như vậy, việc chúng tôi vạch ra những sai lầm của CNML, của thể chế và ra khỏi Đảng không phải nhằm chống lại mục tiêu tốt đẹp xây dựng đất nước mà là chống lại những cản trở để thực hiện mục tiêu đó, chống lại sự tuyên truyền ngụy biện, chống lại sự nô dịch về tư tưởng và thông tin. Về công ơn Đảng. Một thực tế của lịch sử là ĐCS đã độc quyền lãnh đạo và quản lý đất nước trong thời gian qua, nhưng dân tộc được hay bị cái sự ấy thì xin tạm gác lại. Chỉ xin bàn đến vấn đề đối với từng cá nhân. Rõ ràng là có một số người nhờ có Đảng mà đã thoát cảnh lầm than, trở nên ông này bà nọ. Nhưng không phải toàn bộ dân VN đều như thế. Rõ ràng là Đảng đã lãnh đạo để có chiến thắng 30 tháng 4, nhưng nói về nó Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt có câu để đời: “ Triệu người vui và triệu người buồn”. Trong cải cách ruộng đất, nhiều bần cố nông vui mừng được chia quả thực, họ rất nhớ công ơn Đảng. Trong khi có hàng vạn phú nông, địa chủ, nhân sĩ trí thức, kể cả nhiều người có công với cách mạng và kháng chiến chống Pháp bị sát hại, bị “đạp đầu xuống bùn đen vạn kiếp”. Những nhà tư sản bị tịch thu tài sản, bị đuổi đến vùng kinh tế mới, những thuyền nhân mà không ít bỏ xác giữa biển , những người của Việt Nam cộng hòa bị bắt vào các trại cải tạo, những dân oan…. Những người vừa kể không bao giờ nhờ công ơn Đảng. Mà tất cả họ đều là người Việt. Về các giáo sư tiến sĩ ( GSTS). Có rất nhiều người Việt trở thành GSTS, kể cả nhà khoa học lớn mà không nhờ gì đến công ơn ĐCSVN, thậm chí một số còn tích cực chống lại chủ thuyết CS, họ đang làm việc có hiệu quả khắp nơi trên thế giới. Một số trí thức lớn như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Huyên, Trần Hữu Tước, Tôn Thất Tùng, Lương Định Của v.v… đã phục vụ đắc lực cho ĐCS thì cũng không phải nhờ Đảng họ mới có tri thức và khả năng cần thiết. Có khá nhiều GSTS được đào tạo từ dưới chính thể của ĐCSVN. Loại trừ một số GSTS dổm, chạy được học vị, học hàm nhờ vào mưu mô, thế lực hoặc tiền bạc thì cũng có một số trở thành GSTS thứ thiệt, có trình độ là nhờ công ơn Đảng. Số người này nếu không có Đảng nâng đỡ thì chưa chắc đã học xong phổ thông chứ nói gì đến GSTS. Nhưng một số khác thì không phải như vậy. Đảng bắt đầu mở rộng đào tạo trí thức bậc cao vào khoảng từ 1960 trở đi bằng cách gửi người sang các nước XHCN. Bắt đầu chỉ chọn các đảng viên hoặc người xuất thân từ công nông, nhưng không đủ, bắt buộc phải mở rộng cho các thành phần khác. Khi cử người đi học thì mục tiêu của Đảng không phải là ban ơn cho một ai đó mà là đào tạo cán bộ để phục vụ Đảng.Trước khi ra nước ngoài chúng tôi được học chính trị, được chỉnh huấn, được cán bộ Đảng căn dặn rất kỹ càng là đi học cũng là một nhiệm vụ quan trọng do Đảng giao, phải học tốt để về phục vụ Đảng. Như vậy việc được đi học không phải là chịu sự ban ơn, đành rằng mỗi chúng tôi đều biết ơn trong việc cụ thể này. Việc được phong giáo sư cũng chủ yếu không phải là nhờ sự ban ơn của Đảng, mà chủ yếu là do sự nổ lực hoạt động khoa học của cá nhân, ai đã từng nhận danh hiệu này một cách chính đáng đều biết rõ như vậy. Kể cả khi bạn thực sự nhờ công ơn Đảng mới có được học vị, học hàm xứng đáng thì đức tính trung thực và lòng tự trọng không cho phép bạn làm ngơ trước những sai lầm của CNML, không cho phép bạn tự biến mình thành kẻ chỉ biết phục tùng , cúi đầu phụ họa, chỉ biết ca ngợi một chiều để giữ được miếng cơm manh áo và sự yên ổn tạm thời cho bản thân và gia đình. Về “ uống nước nhớ nguồn” tôi đã viết và công bố bài “Những ai đã phản bội ông cha” chứng minh rằng chính một số ông cha chúng ta đã chọn sai con đường theo CNML, nay chúng ta phải sửa sai, và bọn người thực sự phản bội sự hy sinh xương máu của ông cha chính là những kẻ đang củng cố sự độc quyền toàn trị và bọn lợi ích nhóm đang cố duy trì chế độ lỗi thời để tham nhũng, để vinh thân phì gia. Về đóng góp xương máu thì gia đình tôi có 5 liệt sĩ là cha tôi và 4 người con cháu của ông. Gần đây tôi đã xây dựng được nhà thờ để thờ tự các liệt sĩ và tổ tiên. Nói rằng việc làm của chúng tôi là sự phản bội ông cha, không thực hiện việc uống nước nhớ nguồn là không đúng, là vu cáo. VẤN ĐỀ 4- Đảng không sai, chỉ có cá nhân sai. Một số ngườ i cho rằng CNML luôn đúng, Đảng không sai, chỉ có một số cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất làm sai. Thì đấy , ngay như chuyện tham nhũng hoặc mất dân chủ, Đảng luôn kêu gọi chống lại, thế mà nó vẫn phát triển, chỉ là do cán bộ không thực hiện mà thôi. Những người nghĩ và tin như vậy thực ra đã được nghe tuyên truyền chỉ từ một nguồn, đã bị nhồi sọ bởi những lập luận ngụy biện. Chúng tôi hồi trẻ vẫn tin như thế, nhưng rồi dần dần, được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau và đặc biệt chiêm nghiệm từ cuộc sống thực tế, tự suy nghĩ sâu sắc một cách khoa học mới nhận ra không phải như vậy. Phần lớn những điều tốt đẹp mà Đảng nói tới chủ yếu chỉ là tuyên truyền ngụy biện, còn sự toàn trị của Đảng hàng ngày hàng giờ sinh ra và nuôi dưỡng các tệ nạn đủ thứ. Câu nói “Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ cây đời mãi xanh tươi” hoặc “Chớ cả tin vào lời người ta nói, hãy xét xem việc họ làm” đã được lịch sử nhân loại kiểm nghiệm, đúng cho mọi lý thuyết, cho mọi người, mọi tổ chức, không riêng gì cho CS. Về các bài viết và việc làm của tôi, một số người cho là tôi cố ý chống lại ai đó ( lãnh đạo chẳng hạn), chống Đảng , chống CNML. Tự trong thâm tâm tôi không muốn chống ai cả mà chủ yếu là muốn cung cấp thông tin nhằm thức tỉnh những ai muốn tìm hiểu các quan điểm khác nhau. Còn đối với những người chỉ biết tin theo một nguồn, chỉ cố giữ chặt một quan điểm thì làm sao lay chuyển họ được. Kể ra tìm cho kỹ thì cũng có lúc tôi chống đối nhưng không chống ai cả mà là chống lại những quan điểm, những việc làm mà tôi cho là sai quy luật, là có hại cho dân tộc và nhân loại. VẤN ĐỀ 5-Bàn về cống hiến Đối với mỗi người cống hiến quan trọng nhất là trong việc phát triển đất nước và nhân loại. Tùy hoàn cảnh, tùy thời gian mà việc cống hiến này sẽ là tốt hơn khi ta ở trong hoặc ngoài Đảng. Trước đây thấy rằng vào Đảng sẽ có khả năng công tác tốt hơn nên chúng tôi gia nhập khi Đảng yêu cầu. Bây giờ thấy sự ra khỏi Đảng sẽ có tác dụng tốt hơn cho sự phát triển nền dân chủ của đất nước nên chúng tôi ra. Như vậy việc ra Đảng đã không làm giảm mà về khía cạnh nào đó còn làm tăng sự cống hiến, tất nhiên đó là cống hiến cho dân tộc chứ không phải là cống hiến, là hy sinh để bảo vệ những sai lầm của Đảng. Riêng bản thân tôi, tự kiểm điểm trong cả cuộc đời cho đến bây giờ tôi đã làm việc hết sức mình để đóng góp vào sự phát triển của đất nước và đạt nhiều thành tích đáng kể, bạn bè, học trò của tôi, lãnh đạo những đơn vị và địa phương quản lý tôi đều biết rõ, tôi xin không kể ra vì đây không phải là nơi báo cáo thành tích. Trong việc đấu tranh cho nền dân chủ, mỗi người tùy hoàn cảnh mà chọn cho mình công việc thich hợp. Việc lập tổ chức này khác, việc dẫn đầu biểu tình hoặc đi vận động việc nọ việc kia đã có nhiều người thich hợp hơn. Tôi, một giáo sư 80 tuổi, tôi chọn công việc thích hợp và không kém phần quan trọng là viết bài để thức tỉnh những ai còn ngộ nhận, những ai muốn tìm hiểu sự thật. Để làm việc đó cần trí tuệ và lòng dũng cảm, công việc cũng khá khó khăn, và làm được sẽ có lợi cho phong trào. Nếu làm như vậy mà có bị ai đó chê bai, trách móc, coi thường thì tôi cũng chấp nhận mà không có gì phải tự ái, không việc gì phải xấu hổ. VẤN ĐỀ 6- Tuổi già và sự an nhàn Tuổi gìa muốn được an nhàn, đó là tâm lý chung cần được tôn trọng. Nhưng có một số người già vẫn còn sức lực và trí tuệ, đặc biệt là vẫn còn nhiệt tình hoạt động giúp ích cho đời . Trong hoạt động vì độc lập tự do của đất nước, vì dân chủ và hạnh phúc của nhân dân nhiều chiến sĩ cách mạng thề phấn đấu đến hơi thở cuối cùng, nguyện trọn đời phục vụ nhân dân. Những người già như vậy càng nên được tôn trọng hơn chứ không nên tìm cách dè bỉu hoặc ngăn cản. Hồ Chí Minh có một số câu thơ : Năm 1947 Người viết tặng 3 cụ ở Cao Bằng : Tuổi cao chí khí càng cao. Múa gươm giết giặc ào ào gió thu….Năm 1960 Người viết : Càng già càng dẻo lại càng dai. Tinh thần gương mẫu chẳng nhường ai… Tôi xin cám ơn những lời khuyên nên giữ an nhàn, đừng dây vào chính trị. Trong những lời khuyên đó có những tấm lòng tốt, lo cho sức khỏe và sự an nguy của tôi. Nhưng tôi không theo được vì tôi chưa muốn, chưa thể dẹp bỏ nguồn trí tuệ tìm kiếm chân lý, chưa dập tắt được ngọn lửa nhiệt tình muốn cống hiến cho xã hội tốt đẹp hơn. Tôi cũng nhận thấy trong một số lời khuyên có ẩn nấp sự sợ hãi. Ngoài những thứ sợ thông thường của kiếp người như sợ chết, sợ ốm đau, bệnh tật, tai nạn, sợ đói khổ, chia ly v.v… thì Đảng CS đã tạo ra và duy trì được nhiều nỗi sợ nữa cho nhân dân, cho đảng viên, cho cả các cán bộ cao cấp. Người ta sợ bị sát hại, bị đàn áp, tù đầy, sợ bị mang tiến phản bội, phản động, mang tội chống Đảng, chống chế độ, sợ bị vi phạm kỷ luật và những điều cấm, sợ bị mọi người xa lánh, sợ bị mất miếng cơm manh áo, sợ bị ảnh hưởng đến lý lịch và đời sống của con cháu…Sợ quá làm cho người ta trở nên hèn kém, mang nặng tâm lý nô lệ. Sợ quá làm người ta trở thành kẻ dối trá. Tôi đã sợ hãi như thế trong hơn 20 năm, một thời gian quá dài, nay đã phần nào vượt qua được. Một số bạn xui tôi ra nước ngoài mà ở. Sao lại xui dại nhau thế, hay đấy là lời thách thức, một ý muốn xua đuổi . Tôi biết nhiều ngoại ngữ, lại có nhiều con cháu đang định cư tại nước ngoài, việc ra đó để sống nốt quảng đời còn lại đối với tôi là không có gì khó nhưng tôi không muốn. Tôi muốn và cần ở lại trong nước vì nhiều lý do chứ không chỉ cầu mong sự an nhàn của tuổi già. LỜI KẾT Tôi viết là nhằm trao đổi với những người bạn có thiện chí, muốn thực tâm tìm hiểu sự việc chứ không phải để tranh luận với những người chỉ biết mạt sát, chửi rủa một cách vô căn cứ. Kể ra để giải đáp được rõ hơn một vài thắc mắc thì cần viết mỗi vấn đề thành một tiểu luận với chứng minh chặt chẽ và nhiều dẫn chứng sinh động, tôi cũng có thể làm việc đó, nhưng xét ra cũng đã có nhiều người làm. Bài đã quá dài, xin tạm dừng, mong được thông cảm. Nguyễn Đình Cống (Ba Sàm)
  14. Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (trái) hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Biển Đông trở nên căng thẳng sau hội nghị Asean và Hoa Kỳ họp tại Cali hồi tháng 1 năm 2016 vừa qua. Việc Hoa Kỳ tổ chức các nước Asean họp trên đất Hoa Kỳ ai cũng thấy đó là hành động Hoa Kỳ muốn kéo các nước Asean có lại gần nhau để đối phó với sự bành trướng gia tăng của Trung Quốc tại biển Đông. Đương nhiên Trung Quốc lo ngại trước việc này, thế nhưng thay vì phải dè dặt quan sát các bước tiếp theo của hội nghị trên. Trung Quốc ráo riết, trắng trợn có những hành động gây hấn gia tăng khi đưa vũ khí hạng nặng như tên lửa, chiến đấu cơ ra các hòn đảo họ đang chiếm đóng trái phép. Đồng thời còn khẩn trương biến những hòn đảo này thành căn cứ quân sự. Hành động của Trung Quốc như vậy có thể là manh động hay không.? Thực ra là không, đó là hành động có tính toán hợp lý, bởi Trung Quốc biết rõ Asean và Hoa Kỳ nếu có đạt được thoả thuận thì những thoả thuận đó cũng khó trở thành hiện thực. Nguyên nhân là thái độ thực lòng của các nước trong Asean. Trong đó có hai nước bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi nhiều nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân. Các nước còn lại quyền lợi va chạm với Trung Quốc ở biển Đông ở mức độ vừa phải Brunay Malaisia . Đáng chú ý là hai nước không có quyền lợi liên quan đến những xung đột ở biển Đông như Lào, Cam Pốt đang có chiều hướng không muốn mất lòng Trung Quốc. Các tờ báo khác ở Phi đều liên tiếp đưa trên trang nhất những tít lớn về tình hình biển Đông. Tờ Ngôi Sao Phi Luật Tân ngày 29 tháng 2 năm 2016 có bài viết trên trang nhất về cuộc họp thường kỳ của các bộ trưởng ngoại giao Asean tổ chức tại Lào. Nhưng trái lại trên các trang nhất của các tờ báo lớn Việt Nam thiếu vắng tin tức về hội nghị này. Nhiều thứ cho thấy, chính thái độ của Việt Nam khiến Trung Quốc an tâm tăng cường gia tăng gây hấn trên biển Đông. Dường như mọi thứ Việt Nam đối phó với hành động của Trung Quốc đều ở mức độ trong vòng kiểm soát của Trung Quốc. Những phản ứng Việt Nam chỉ là có lệ. Một cuộc biểu tình phản dối Trung Quốc tại Manila của người Phi và người sinh Việt diễn ra vào ngày 25 tháng 2 năm 2016. Nhưng trong đó 90 % người mặc áo quốc kỳ Việt Nam là người dân nghèo Phi được phía Việt Nam thuê đóng giả làm người Việt. Tất cả những chính khách của Phi cũng như những nhà quan sát quốc tế đều bày tỏ sự thất vọng về cách tổ chức biểu tình của người Việt Nam đã tham gia cuộc biểu tình trên. Chính sách ngoại giao mà Việt Nam gọi là khéo léo giữ chủ quyền thực ra là những trò gian vặt thể hiện đúng bản chất những người lãnh đạo Việt Nam. Một mặt họ kích động, trông chờ người Phi dưới sự hỗ trợ của Hoa Kỳ sẽ có những động thái mạnh mẽ khiến Trung Quốc phải e dè hoạt động trên biển Đông. Mặt khác họ vẫn âm thầm đi lại với Trung Quốc để mong mỏi được một sự thương hại của Trung Quốc với thái độ cầm chừng của mình. Người Phi khảng khái đưa Trung Quốc ra toàn án quốc tế, không chấp nhận những gợi ý gặp gỡ ngoài lề tác động để Phi rút đơn kiện. Lãnh đạo của Phi tuyên bố họ sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc kể cả họ yếu hơn và nắm chắc phần thua. Những tin tức về biển Đông và quan điểm đấu tranh rõ ràng của họ luôn được những tờ báo lớn nhất của Phi đưa trên trang nhất hàng ngày. Nhưng thái độ của Việt Nam thật đáng buồn thay. Mặc dù đại hội đảng cộng sản 12 đã qua hơn một tháng, ngay sau khi đại hội đảng CSVN kết thúc. Phái viên của Tập Cận Bình đã sang Việt Nam nghe thông báo kết quả và trao đổi ý kiến lãnh đạo Trung Quốc. Thế nhưng đúng lúc Trung Quốc gia tăng gây hấn trên biển Đông, người Phi đang hừng hực quyết tâm sống mái để giữ gìn chủ quyền của họ trên biển Đông. Thì ĐCSVN lại cho đặc phái viên sang Trung Quốc để báo cáo tình hình đại hôi Đảng CSVN khoá 12, thực chất là sang để cam kết thái độ của Việt Nam sẽ trong khuôn khổ vừa phải như Trung Quốc mong muốn trước những căng thẳng trên biển Đông. http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/dac-phai-vien-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-gap-chu-tich-trung-quoc-3362353.html Phái viên Hoàng Bình Quân của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng khi hội đàm với Trung Quốc đã bàn chi tiết đến những hợp tác về mọi mặt kinh tế, văn hoá, chính trị. Thế nhưng, trong phần bày tỏ quan điểm về biển Đông, đặc phái viên này chỉ đề nghị Trung Quốc một cách chung chung là chú trọng gìn giữ hoà bình khu vực, giải quyết theo ứng xử khu vực.....hoàn toàn không có thái độ nào mạnh mẽ. Tức dù Trung Quốc có gia tăng bước tiến thế nào đi nữa thì Việt Nam cũng...chưa có cách đối phó như người Phi. Việt Nam sẽ tiếp tục bày tỏ quan điểm lấy lệ qua phát ngôn của Bộ Ngoại Giao. Chính thái độ của Việt Nam, Lào, Căm Pốt...đăc biệt là Việt Nam nước có thiệt hại nghiêm trọng nhất tại Biển Đông là nguyên nhân người Trung Quốc đi đến quyết định tăng tốc quân sự ở khu vực Biển Đông. Việt Nam chuyển vai trò từ người bị nạn lại bởi Trung Quốc, giờ lại thành tay trong của Trung Quốc tại Asean. Thái độ của Việt Nam sẽ khiến tinh thần liên kết Asean cùng nhau chống sự bành trướng của Trung Quốc sẽ chẳng đi đến đâu. Chế độ cộng sản Việt Nam đang tận dụng tranh chấp trên biển Đông, tận dụng vai trò nạn nhân của mình để hòng buộc Trung Quốc phải có những động thái bảo vệ chế độ của họ. Cũng như trông chờ ngân hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng châu Á sẽ cấp những khoản vay mượn trong lúc Việt Nam đang túng quẫn không thể vay thêm từ Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vì mất uy tín. Ngân hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á viết tắt là AIIB được thành lập mới năm 2015 vừa qua do sáng kiến của Trung Quốc. Như thế, cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam trước TPP vẫn trong vòng kiểm soát của người Trung Quốc nếu như việc xây dựng các cơ sở hạ tầng sản xuất ở Việt Nam vay từ ngân hàng này. Khả năng Việt Nam vay tiền từ ngân hàng AIIB R để làm nội lực tiếp đón hiệp định TPP là điều khó thể tránh khỏi. Cuối cùng thì có thể nói rằng, chính Việt Nam một nước nhìn bên ngoài đang là nạn nhân xâm lược của Trung Quôc tại biển Đông. Lại chính là nước đang đi đêm với Trung Quốc để giúp cho Trung Quốc yên tâm cát cứ tại biển Đông. Để đổi lại bảo trợ của Trung Quốc về sự tồn tại của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Nói một cách khác những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang bán chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc một cách cực tinh vi. Nếu như thế, chuyện biển Đông lọt vào tay Trung Quốc là tất yếu, sẽ không có phản ứng nào của Việt Nam với Trung Quốc như người Phi đã làm. Mọi sự lên tiếng của bộ ngoại giao Việt Nam chỉ là che mắt quốc tế cũng như người dân Việt Nam, đôi khi những lời lên tiếng này mạnh mẽ và gay gắt hơn cũng chỉ là chuyện người bán hàng nói thách giá, đòi cao hơn chút nữa. Ngoài những điều đó ra, Việt Nam sẽ không có động thái gì đáng kể khiến người Trung Quốc phải bận tâm. Ít nhất là trong vòng 20 năm nếu Đảng cộng sản vẫn còn tồn tại cai trị ở Việt Nam. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  15. Nhân chuyện Hoàng Thành Thăng Long phát lộ ra hai miếng gỗ mỏng, ghép vào nhau ra được 4 chữ Hán khắc theo lỗi chữ Triện là “Sắc Mệnh Chi Bảo” rồi từ đó là tiền đề cho cuộc phát ấn thử nghiệm tại Hoàng Thành. Sau đó có những tiếng nói phản biện từ phía các nhà biên khảo, Hán Nôm để rồi phải có cuộc tọa đàm vào chiều ngày 26/2 mà vẫn chưa ngã ngũ thật giả trắng đen. Tôi chỉ là một thủ kho của công ty điện thoại, không liên quan gì đến khảo cổ và Hán Nôm. Song chẳng vì thế không dám nói ý kiến của mình hoặc e dè vì người ta nói chỉ là bác sỹ, kỹ sư. Chỉ là mắt thấy tai nghe mà có một số ý kiến như sau. 1. XÁC ĐỊNH NIÊN ĐẠI HIỆN VẬT 1.1 Việc kết luận mảnh gỗ đời Trần chỉ dựa vào hiện vật nằm ở lớp đất văn hóa đời Trần là chưa đủ thuyết phục .Hãy cho thêm bằng chứng khoa học lịch sử dựa vào kết quả phân tích khách quan và công khai kết quả phân tích niên đại. 1.2 Việc đoán định hiện vật là đời Trần dựa vào trong Đại Việt Sử Ký Xin chép lại nguyên văn để mọi người tiện tham khảo: “時 帝 親 率 六 . 師 禦 冦 掌 印 官 倉 卒 藏 宝 玺 於 大 明 殿 梁 上但 帶 内 密 印 隨 行途 中 印 又 亡 軍 中 文 書 無 印 帝 命 工 刻 木 為 之 “Thời, Đế thân suất lục sư ngự khấu. Chưởng ấn quan thương tốt tàng bảo tỉ ư Đại Minh điện lương thượng, đản đái nội mật ấn tuỳ hành Quân trung văn thư vô ấn, Đế mệnh công khắc mộc vi chi.” Đoạn văn kể không nói khắc ở đâu, bao nhiêu ngày và ấn được gì chữ gì. Tôi tin là nếu Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không viết đoạn vào chỗ Trần Thái Tông đánh giặc giấu ấn rồi lại rơi ấn mang theo phải khắc ấn bằng gỗ hoặc giả nói Lý Thái Tổ khắc ấn bằng gỗ. Giới khảo cổ cũng sẽ án định nó là đời Lý như đinh đóng cột vì …. nằm ở lớp khai quật đời Lý. Nói rộng hơn,phần sách Đại Việt Sử Ký Toàn thư các triều trước Lê Sơ thì các nhà biên khảo không đánh giá cao vì tập hợp chủ quan của các sử gia đời Lê. Sách đời Trần thì đã bị giặc Minh mang về Tàu và đốt bỏ cho nên chỉ có thể chép lại qua loa đại khái. Vì thế ĐVSKTT không được tin tưởng bằng An Nam Chí Lược của Lê Tắc hay An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng. (Các tác giả sống ở bên Tàu). 1.3 Xác định niên đại bằng bộ Phẫu (GS Hoàng Văn Khoán gọi là bộ Phễu) là hoàn toàn không hiểu biết gì về chữ Hán. Chữ Hán có Ngũ Thể: Triện- Lệ- Khải - Hành- Thảo. Chữ trên hiện vật là Chữ triện. Chữ Hán Viết theo lối triện. Hai bộ Vương và Phẫu sẽ gần giống nhau (xem hình) . Khi người thợ đúc, thợ khắc chữ triệncho vào khuôn hình Tiền, Ấn thường sẽ để giống nhau. Còn sở dĩ GS nhìn thấy hai bộ Vương và Phẫu rời nhau đó là chữ viết Chân Phương (Khải) viết trên tiền đời Lê, Nguyễn. Có thể GS Khoán chưa thấy tiền chữ Triện đời Lê Nguyễn nên kết luận như vậy. Mặt khác nói cho cùng khi chữ Bảo có “HAI CHỮ VƯƠNG 王 王 ” hay “MỘT VƯƠNG, MỘT PHẪU VƯƠNG 王缶 ”thì cũng chỉ là hai tự dạng của chữ Hán mà thôi, cái này đôi khi vẫn có thể dùng song song. Không thể kết luận là đó là phong cách hay một triều đại đặc trưng nào cả. Bản thân tay GS khoán Viết ra đó không phải là bộ Phẫu mà chữ Nhĩ (尔) cũng dùng song song với hai cách nói trên. Nguồn tham khảo các tự dạng khác nhau của chữ "Bảo": http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra01056.htm P/S: Quê tôi hay giải phóng ruộng làm khu công nghiệp. Nhiều mộ tổ của một số dòng họ không cải táng cũng phải chuyển đi nơi khác. Tôi tôi thường hỏi thăm kết quả khai quật. Tất cả nói: chả còn tý ván nào ngoài lớp đất đen và mấy cái bát. 2. VIỆC PHÁT ẤN ĐỜI NAY Ở HOÀNG THÀNH. Việc mượn danh của hiện vật cổ kia để lập lờ ẤN ĐỜI TRẦN là hình thức thu hút đám đông dư luận đến với hội phát ấn mà thôi. Bản thân tôi khi đọc các bài báo đầu tiên cũng nghĩ họ dùng hiện vật gốc để đóng dấu. Sau này mới biết là không phải. Theo VNE: "Tiến sĩ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội cho biết, chiếc ấn dùng hôm nay được làm từ lụa (?) đỏ, mô phỏng ấn thời Trần tìm thấy trong một đợt khảo cổ” Hiện nay Ấn Đền Trần hay Ấn Đời Trần đang là thượng phương bảo kiếm cực hót cho mọi sở cầu như ý của nhân dân ta. Nói dễ hiểu là đã có thương hiệu trên thị trường. Nếu có thông tin ấn gốc tại Hoàng Thành cộng với sự hiểu biết lịch sử là có hạn và lòng tham danh lợi là vô hạn thì người người sẽ đổ xô về nhận ấn “đời Trần phiên bản gốc” tại Hà Nội. (Giả thử như đoàn khảo cổ đào bằng chiếc ấn thật đời Lê rồi công bố ban phát ấn đời Lê, chắc chắn sẽ chẳng mấy ai ghé qua nhận ấn đâu). Tôi tin rằng việc phát ấn đại trà Hoàng Thành sẽ thành công tốt đẹp vì sẽ chẳng có ai trong số mua ấn phàn nàn về chuyện chất lượng ấn ra sao hay giá cả như thế nào đặc biệt rất có tính cạnh tranh với đền Trần Nam Định do thuận tiện giao thông. Tôi càng tin việc phát ấn tại Hoàng Thành sẽ ngày càng phát triển vì chằng có ai phản biện được theo đám đông cuồng tín. Cứ xem cái hội đền Trần ở Nam Định hoàn toàn không có trong lịch sử, các nhà nghiên cứu văn hóa ra sức phản bác nhưng kệ thôi! Hội vẫn diễn ra càng ngày càng to, mặc kệ các ông phản đối. Qua vụ “ấn đời Trần” chúng tôi thất vọng về năng lực của sử học và khảo cổ nước nhà. Toàn những giáo sư hàng đầu trong giới sử còn có những đánh giá chủ quan không trích dẫn tư liệu cụ thể thì trách gì lớp trẻ chẳng quan tâm. Sử Việt đang lúc lâm nguy là do chính lỗi lầm của các vị. Còn giới khảo cổ, nếu đào lên mà chẳng có kết luận gì, hoặc phải buộc suy diễn theo chỉ đạo, xin các vị đừng đào thêm hoặc lấp xuống đợi thế hệ sau kết luận. Đừng vì chỉ tiêu bắt buộc phải có kết quả sau những lần khảo sát mà nhọc công suy diễn. Đừng bắt buộc thời đại Hùng Vương là có thực và hạt lúa thành Dền nảy mầm sau 3000 năm chôn vùi dưới đất lại là lúa Khang Dân tôi vẫn chén hàng ngày. * Trần Ngọc Đông ------------ 1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Trích Bản kỷ toàn thư- Thánh Tông Văn Hoàng Đế) 2. Sắc Mệnh Chi Bảo, font vi tính. Tôi có font vi tính chữ Triện. Ai cần có thể gửi cho để làm Triện riêng cho mình. 3. Ấn đóng thử nghiệm tại Hoàng Thành 2016 4. Các dị thể của chữ Bảo theo trang web của Bộ Giáo Dục Đài Loan. ________________ Lời bình của Thạc sĩ Hán Nôm Nguyễn Đức Toàn: Nguyen Duc Toan Thang: 1- Bác Trần Ngọc Đông tuy dân xài điện thoại mà cái đầu còn hơn mấy vị chuyên gia. Người thạo cổ vật nhất là người biết giả cổ nhất. Mấy vị khảo cổ học định đem đạo đức nghề nghiệp ra để bảo đảm mảnh ván ấy là Trần. Lại được sự hậu thuẫn của mấy thánh sử học định lộng giả thành chân. Hỏi rất đúng, sao không thấy mảnh gỗ thời Lê-Nguyễn gần hơn Trần rất nhiều? Sao không thấy mảnh thời Lý sẽ thiêng hơn cổ hơn ấn Trần Nam Định? Vì các bố đã thuổng được từ liệu nhà Trần làm ấn gỗ. Chả biết khắc gì nhưng cứ chơi SMCB mà rẻ (gỗ mà). Nhưng dân Hán Nôm chả ai tin đâu. Vì không chuyên nên chả ai thèm đả động. Quả này mà thành thì dấu dỏm linh thiệt đó. Phát ấn đây! Mại dzo !mại dzo! Các đám đệ bưng tráp cho Thầy Tống, thầy Phan làm dư luận viên trên Facebook là ứng kỳ hội thí. Nhưng không ngờ con rối Lê Văn Lan diễn còn tệ hơn "đường lên đỉnh Olimpia". Cái ván ấy Trần thật thì chẳng cần đạo đức nghề nghiệp. Còn nếu nó là giả thì dù có đạo đức nghề nghiệp nó vẫn là giả. Chưa kể cuối thời Nguyễn, để làm bản sao cho sắc phong thần, nhiều nơi đã tự đục SMCB gỗ để sao lại các sắc cũ (ý này của riêng tôi à nha. Chưa thèm công bố nguồn nghiên cứu nhá). Chờ xem nhà hát kịch đưa ông tướng nào lên diễn tiếp. 2- Nghe ổng nói bộ này 尔 là Phễu 缶 tửơng ổng đọc theo tiếng địa phương. Đến khi đọc thủ bút ghi bộ Ngọc玉 là Vương 王thì quá "rõ ràng" xin cung cấp thêm lý lịch cụ Hoàng cụ Tống để xem nguyên quán 2 cụ ở đâu mà "phương ngữ" đậm đà đến vậy. Các Thánh Kch chỉ cần khẳng định địa tầng đời Trần ko bị xáo trộn dựa trên bằng Ts do Viện KHXH cấp và niềm tin sự tôn trọng đạo đức nghề nghiệp của đồng nghiệp (kiêm Thầy cũ-lãnh đạo cũ) ... đã đc chứng minh trên facebook. Ok toàn dân có face sẽ ủng hộ các bạn phát động lễ khai ấn trên face hàng năm dc tổ chức quy mô, an ninh, văn minh, trật tự. Ưu tiên cán bộ Kch đc phát sớm khong phai đặt gạch xếp hàng (vì co công hộ giá quả ván gỗ). Còn cạch mặt bọn Hán Nôm_thư pháo (vì bọn này biết chữ - lắm chuyện dám nghi ngờ ván gỗ của "tân triều") . (Tễu Blog)
  16. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh. Tin liên hệ Ai ‘đạo diễn’ lùi Luật Biểu tình: Quốc hội có vượt trên Bộ Công an? Dự luật Biểu tình vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội truy vấn các cơ quan 'làm luật' liên quan là Bộ Công an và Bộ Tư pháp Sài Gòn: Thử thách quá tầm dành cho Đinh La Thăng ‘Người ta lớn bởi vì mi quỳ xuống’ - Chính quyền và công an TP HCM phục vụ ai? Vì sao Xã hội dân sự cần ứng cử vào Quốc hội Việt Nam? Hậu Đại hội XII: EVN có bị ‘tính sổ’? Ðường dẫn Blog Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng 01.03.2016 Bộ Quốc phòng Việt Nam - lực lượng tiền phương bảo vệ biên cương bờ cõi dân tộc - khốn khổ thay, luôn khiến người dân phải nghi ngờ về lòng trung thành với tổ quốc. Thực chất quan điểm của Bộ Quốc phòng trước hiểm họa Trung Quốc và Luật Biểu tình ra sao? Rụt cổ Tháng 5/2015, khi Bộ trưởng còn là ủy viên Bộ Chính trị Phùng Quang Thanh trang nghiêm nhận lĩnh chiếc bình gốm đầy ẩn ý từ tay Tướng Thường Vạn Toàn - Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, những người Việt còn mơ màng mới chợt nhận ra ý tứ về một “đại cục” muốn được khống chế nguyên vẹn từ di sản tỉnh lỵ hóa của Hội nghị Thành Đô 1990. Sau đó cuối 2015, Tập Cận Bình đọc diễn văn trước Quốc hội Việt Nam và chính thức lên lớp về “đại cục”. “Đại cục” nói lên tất cả. Đó là nguồn cơn vì sao Tướng Phùng Quang Thanh cùng dàn tướng lĩnh bị coi là “thân Tàu” đã chỉ có thể thốt ra “chuyện trong nhà” nhưng hầu như không động đậy chân tay trước chuỗi gây hấn và khiêu khích liên tiếp, bắt giữ, đánh đập và rất có thể gây ra những cái chết thảm khốc đối với ngư dân Việt của đội tàu Trung Quốc từ năm 2011 đến nay. Giàn khoan Hải Dương 981 giữa năm 2014 là phép thử cho một thứ ý chí đã bị lung lạc đến tận xương tủy. Bất chấp Biển Đông gầm sóng, dư luận xã hội phẫn nộ, báo chí hai lề phẫn uất lên án và hàng chục ngàn người dân Sài Gòn đổ ra đường biểu tình phản đối Trung Quốc, hình ảnh của Phùng Quang Thanh vẫn là một sự cách điệu tuyệt vời cho tư thế rụt cổ của Hải quân Việt Nam. ‘Đổi mới chính trị’? Phép thử mới nhất đã và đang diễn ra: Luật Biểu tình. Đã từ lâu, dư luận xã hội chờ đợi phản ứng của Bộ Quốc phòng Việt Nam, hay chính xác là của giới lãnh đạo bộ này trước một thứ quyền dân đã được hiến định từ năm 1946 nhưng đã bị treo suốt gần một phần tư thế kỷ qua, kể từ Hiến pháp 1992. Nếu không được tiết lộ trên mặt báo chí bởi Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội Nguyễn Kim Khoa, bản chất quan điểm của Bộ Quốc phòng về Luật Biểu tình vẫn còn là một bóng đen, sau khi hai ẩn số “làm luật” khác là Bộ Công an và Bộ Tư pháp đã được lôi ra ánh sáng. “Thứ nhất, Bộ Quốc phòng cho rằng đây là đổi mới về chính trị. Chúng tôi cho rằng nhận thức như vậy là không đúng. Đây là đảm bảo về quyền con người, quyền công dân, chứ không phải là đổi mới chính trị. Thứ hai, Bộ Quốc phòng cho rằng chờ bao giờ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mới làm. Chúng ta đang làm cái này để đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, chứ không phải là chờ ổn định rồi làm. Thứ ba, Bộ Quốc phòng đề nghị xây dựng Nghị định trước, tổng kết Nghị định rồi mới xây dựng luật. Chúng tôi thấy rằng, Nghị định 38 bây giờ đã trái với Hiến pháp. Chúng ta mà làm Nghị định thì càng trái với Hiến pháp, không phù hợp với Hiến pháp, trong đó rất nhiều nội dung hạn chế quyền con người, quyền công dân” - phản biện của ông Nguyễn Kim Thoa. Hoàn toàn minh xác về não trạng của Bộ Quốc phòng. Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp của Quốc hội tỏ thái độ mỉa mai và gay gắt đến thế đối với Bộ Quốc phòng. Tất cả những lý do mà bộ này nêu ra hòng “chặn” Luật Biểu tình đều mù mờ và thiếu hẳn tính chân thực - nếu đối chiếu với gốc gác “từ nhân dân mà ra” và sứ mệnh “vì nhân dân quên mình” của cơ quan này. Nhưng phi chân thực nhất chính là văn bản của Bộ Quốc phòng đã đề cập một ẩn ý nguy hiểm về “đổi mới chính trị”. Những người sống đủ lâu trong nội bộ chế độ biết rõ rằng ngay vào thời “Đổi mới” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, từ “chính trị” vẫn đặc biệt bị kiêng kỵ. Kiêng kỵ cho đến tận bây giờ. Trước và sau Đại hội XII của đảng cầm quyền, nội bộ đảng cũng chỉ dám đề cập đến “cải cách thể chế” chứ không phải là “cải cách chính trị’. Cũng bởi thế trong nội bộ, nếu ai đó đề cập về “đổi mới chính trị” sẽ có thể bị suy diễn như một tư duy sai lệch với đường lối lãnh đạo chính trị một đảng duy nhất. Cách đây vài ba chục năm, khái niệm này thậm chí còn dễ dàng bị quy chụp cho cái mũ “hữu khuynh” và bị đưa đi cải tạo. Bộ Quốc phòng - đơn vị quan trọng nhất trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc - lại dường như đang nhắm đến thái độ quy chụp như thế, thay vì ủng hộ nhân dân biểu thị quyền phản đối chính đáng trước một Trung Quốc bạn vàng nanh sói. Rất có thể trong suốt chiều dài rụt cổ của mình, những tướng lĩnh đáng lẽ phải bị thay thế từ lâu như ông Phùng Quang Thanh đã tìm cách ngăn chặn Luật Biểu tình không chỉ một lần. Thậm chí cơ chế “bao vây và tiêu diệt” Luật Biểu tình còn có thể được thực hiện một cách có hệ thống, uốn lượn hệt như đường vân hoa trên chiếc bình mà Lướng Thanh nhận từ tay Thường Vạn Toàn. Làm gì để trị ‘nhũn não’? Bằng chứng rất rõ ràng: vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam đã chứng minh Bộ Quốc phòng là một trong những địa chỉ biểu lộ tính cố thủ nhất và cũng đáng nghi ngờ nhất. Không những không có động tác kiên quyết nào để ngăn chặn tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc xâm nhập, bộ này còn tỏ ra chểnh mảng trong việc bảo vệ an ninh hải phận. Hoàn toàn trái chiều lương tâm dân tộc, một trong số những đơn vị bảo vệ hải phận là Hải đội 2 - Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị còn được lên mặt báo chí bằng động tác tuần tra khống trên biển để rút ruột ngân sách ít nhất hàng tỷ đồng. Dù vụ việc này mau chóng được “rút kinh nghiệm”, nhưng chẳng ai tin nổi chỉ có riêng Quảng Trị mới tuần tra khống như thế. Tình thế ngàn cân treo sợi tóc, ngư dân bám biển hải quân bám bờ. Dân không chết trên biển mới là lạ. Nhiều năm qua, rất nhiều vụ ngư dân Việt bị tàu Trung Quốc tấn công, đánh đập đã cho thấy tư tưởng tắc trách đến mức cúi rúc không thể chấp nhận của Hải quân Việt Nam. Tháng 10/2015, một ngư dân Việt là ông Trương Đình Bảy đã bị một đám “người lạ” nhảy lên tàu cá của ông và xả súng AK giết chết ông. Dù sau đó chính quyền Đà Nẵng đã xác định đám người này đi trên một tàu có treo cờ Trung Quốc, phía Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn hoàn toàn nín tiếng cho tới nay. Cái chết oan ức của ngư dân Bảy cũng vì thế có nguy cơ rất lớn bị chìm xuồng. Vào giữa tháng 2/2016, một tàu cá của ngư dân Quảng Bình đã bị “tàu lạ” thả neo làm chìm, khiến 3 ngư dân mất tích. Bộ Quốc phòng cũng im bặt về chuyện này. Tất cả chỉ còn lại màu tang tóc của biển và của những thân phận trong chế độ “hèn với giặc ác với dân”. Sau vụ việc “đi Pháp chữa bệnh” quá đình đám của viên Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vào giữa năm 2015, một lần nữa dư luận bật lên câu hỏi về việc Bộ Quốc phòng Việt Nam đứng về phía nào khi cố ngăn chặn Luật Biểu tình của người dân, trong đó có một hoạt động không thể thiếu là biểu tình chống Trung Quốc xâm lược? Trong khi đó, quá đáng cúi mặt cho tờ Quân Đội Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng. Gần như một bản sao của thủ trưởng Phùng Quang Thanh, tờ báo này rụt cổ và cấm ngôn trước mọi trò hành hạ dã man của Trung Quốc đối với ngư dân Việt. Nhưng ngược lại, Quân Đội Nhân Dântỏ ra là tờ báo “anh hung” nhất trên mặt trận đả kích và truy buộc pháp lý những người và trí thức biểu tình chống Bắc Kinh. Nếu tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam diễn ra vào tháng 2/2016, ông Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội - lần đầu tiên phải chỉ trích thái độ của Chính phủ và Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc xin lùi Luật Biểu tình là “thiếu nghiêm túc”, sẽ cần từ ngữ gì để phán quyết về hành động tương tự của Bộ Quốc phòng? Liệu ông Ngô Xuân Lịch - người được phong đại tướng trước Đại hội XII và trở thành ủy viên Bộ Chính trị sau đại hội này lẫn cái ghế bộ trưởng quốc phòng trong tương lai rất gần - sẽ làm được gì để thay đổi một não trạng quá “nhũn não” trước Trung Quốc của Quân đội nhân dân Việt Nam - di sản kiệt quệ từ thời tướng “chữa bệnh” Phùng Quang Thanh? *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
  17. Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (trái) hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN (Ảnh chụp màn hình trang web vnexpress.net) Tin liên hệ Công ty Việt bị đình chỉ hoạt động sau cái chết của 3 du khách Anh Cảnh sát cho biết, công ty du lịch Đam Mê tại tỉnh Lâm Đồng đã bị đình chỉ hoạt động, và một hướng dẫn viên du lịch bị cảnh sát thẩm vấn Việt Nam lần đầu tiên đưa người ứng cử vào Ủy ban Luật pháp Quốc tế Ấn-Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng giữa tranh chấp Biển Đông Mỹ cần làm gì trước việc Trung Quốc gia tăng quân sự ở Biển Đông? Việt Nam đề nghị Campuchia giúp đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình 01.03.2016 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay đã gặp ông Hoàng Bình Quân, đặc phái viên của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, và đã cam kết thúc đẩy quan hệ song phương và giữa hai đảng cộng sản. Ông Quân cũng chuyển một thông điệp từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong thông điệp, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, hai nước là láng giềng gần gũi chia sẻ hệ thống chính trị giống nhau và có nhiều lợi ích chung. “Phát triển một mối quan hệ song phương ổn định, đối ứng và hợp tác, vừa là trách nhiệm lịch sử vừa là yêu cầu thực tế, cũng như lợi ích căn bản và lâu dài của nhân dân hai nước”. Ông Nguyễn Phú Trọng cho biết trong thông điệp của mình rằng, mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản hai nước luôn đóng vai trò hàng đầu trong quan hệ song phương và ông kêu gọi hai bên thực hiện đầy đủ sự đồng thuận đạt được của các lãnh đạo, tăng cường các chuyến thăm cấp cao, hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế, trao đổi giữa nhân dân hai nước, duy trì hòa bình và ổn định trên biển để góp phần vào hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cho biết rằng việc cử đặc phái viên qua lại giữa hai nước là một truyền thống nhằm giúp hai đảng trao đổi với nhau. Ông Tập lưu ý rằng, hai bên đã tiếp tục truyền thống đó sau Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, và điều đó có ý nghĩa lớn đối với việc tăng cường sự tin cậy lẫn nhau. Ông Tập Cận Bình nói, Trung Quốc và Việt Nam cũng như đảng cộng sản hai nước cùng chia sẻ số phận. “Việc phát triển quan hệ song phương phù hợp với lợi ích căn bản của hai quốc gia và nhân dân”, ông nói. Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi cả hai bên tuân thủ nguyên tắc duy trì ổn định lâu dài trong mối quan hệ bằng cách nhấn mạnh hợp tác toàn diện cũng như tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, và đối tác tốt. Ông Tập cho biết, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để duy trì tần suất các chuyến thăm cấp cao, cải thiện trao đổi về xây dựng đảng và thúc đẩy hợp tác thực tiễn. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng kêu gọi xử lý đúng đắn sự khác biệt giữa các đối tác hợp tác chiến lược toàn diện để phát triển một cách bền vững, lành mạnh và ổn định. Ông Hoàng Bình Quân giới thiệu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về kết quả tốt đẹp của Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì đường lối đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện nhiệm vụ phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc trong thời gian tới. Theo Xinhua, VnExpress
  18. Tàu tuần duyên của Trung Quốc (màu trắng) đối diện với tàu cảnh sát biển Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 210 km (130 hải lý), 14/05/2014.REUTERS/Nguyen Minh/Files Ảnh vệ tinh do Hoa Kỳ công bố trong thời gian gần đây đã vạch trần các hành vi quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Hành động của Bắc Kinh không chỉ phớt lờ các tuyên bố chủ quyền của Hà Nội trong khu vực, mà còn trực tiếp đe dọa an ninh của Việt Nam. Trước các hành động đó, Việt Nam đã có một loạt phản ứng được giới phân tích đánh giá là nhanh chóng và cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. Trả lời RFI qua thư điện tử, giáo sư Carlyle Thayer cho rằng đã có « đồng thuận » trong giới lãnh đạo mới tại Việt Nam là cần phải quyết đoán hơn. Vào tháng 9 năm ngoái 2015, nhân chuyến viếng thăm Mỹ, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai cam kết là Bắc Kinh sẽ không quân sự hóa Biển Đông. Lời hứa này đã nhanh chóng bị thực tế hiện trường chứng minh là lời hứa suông. Bằng chứng do các phương tiện truyền thông Mỹ cũng như Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington công bố trong tháng Hai 2016 này, cho thấy là Bắc Kinh đã cho triển khai tên lửa địa đối không Hồng Kỳ HQ-9, đồng thời cho điều hai loại chiến đấu cơ Thẩm Dương J-11 và Tây An JH-7 đến đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ảnh vệ tinh mới nhất cũng cho thấy là Trung Quốc vừa củng cố các phi đạo xây trên đá Chữ Thập (Fiery Cross), Xu Bi (Subi), Vành Khăn (Mischief), vừa cho xây dựng hệ thống radar tần số cao trên đá Châu Viên (Cuarteron), và các trạm radar khác trên đá Ga Ven (Gaven), đá Tư Nghĩa (Hughes) và đá Gạc Ma (Johnson South). Mục tiêu quân sự của các công trình này rất hiển nhiên. Tố cáo đích danh Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông Trước các hành động triển khai vũ khí và thiết bị quân sự càng lúc càng nhiều tại Biển Đông, Việt Nam đã có phản ứng mạnh mẽ về cả về mặt ngoại giao nhắm vào Trung Quốc, lẫn trên phương diện vận động công luận trong nước và ngoài nước. Rõ ràng nhất là lời tố cáo với những nội dung cứng rắn chỉ đích danh Trung Quốc được phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Hải Bình đưa ra nhân buối họp báo thường kỳ tại Hà Nội ngày 25/02/2016. Trước các thông tin theo đó Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ ra đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa và đặt hệ thống radar trên một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa, ông Lê Hải Bình đã tố cáo : « Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông, mà còn đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. » Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng gián tiếp lên án các hành vi vô trách nhiệm và vi phạm luật lệ quốc tế của Bắc Kinh tại Biển Đông khi « yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC ». Trước đó, ngày 19/02, khi phản đối việc Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa (Duncan Island) và bố trí tên lửa phòng không HQ-9 trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng đã lên tiếng « yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó ». Không chỉ thế, ngoài thông lệ là chuyển công hàm phản đối đến đại diện ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội, Việt Nam còn gởi tuyên bố phản đối lên Liên Hiệp Quốc, yêu cầu định chế quốc tế này cho lưu hành công hàm phản đối Bắc Kinh đến mọi thành viên, qua đó đánh động quốc tế về các hành vi « sai trái » của Trung Quốc. Lên tiếng ủng hộ việc Mỹ can dự vào Biển Đông Cũng trong lãnh vực ngoại giao, Việt Nam đã công khai hóa quan điểm ủng hộ vai trò của Mỹ tại Biển Đông, bất chấp những lời tố cáo được Trung Quốc lập đi lập lại là Washington không có tư cách can dự vào khu vực. Trong một tuyên bố hiếm hoi về các hoạt động quân sự của Mỹ tại Biển Đông, ngày 31/01 vừa qua, phát ngôn viên Việt Nam đã lên tiếng tán đồng chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải được Hải Quân Mỹ tiến hành một hôm trước đó khi cho khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn (Hoàng Sa) đang tranh chấp với Việt Nam, nhưng hiện do Trung Quốc kiểm soát. Theo ông Lê Hải Bình, Việt Nam có « chủ quyền không thể tranh cãi... đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa », nhưng Việt Nam « tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế ». Không chỉ ủng hộ các hành động của Washington, Việt Nam thậm chí còn công khai kêu gọi Mỹ dấn thân sâu hơn nữa vào Biển Đông. Trong cuộc tiếp xúc song phương với tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 16/02 bên lề hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands (California, Hoa Kỳ), thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã không ngần ngại yêu cầu Mỹ có những hành động mạnh mẽ hơn nữa tại Biển Đông. Thông cáo của bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rõ : « Thủ tướng đề nghị Mỹ có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, nhất là việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn. Thủ tướng cũng đề nghị Washington có lời nói và hành động giúp chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở Biển Đông..., tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển, hỗ trợ kỹ thuật cho lực lượng cảnh sát biển. » Vận động dư luận trong nước Thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc không chỉ thể hiện trong lãnh vực ngoại giao. Không phải là ngẫu nhiên khi ngày 17/02 vừa qua, tại hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ tưởng niệm 37 năm cuộc chiến tranh ngắn nhưng đẫm máu ở biên giới Việt-Trung, khi Trung Quốc tung hàng trăm nghìn quân vượt qua biên giới đánh vào Việt Nam. Dĩ nhiên là trên nguyên tắc, các cuộc tập hợp không được chính quyền Việt Nam cho phép, nhưng buổi lễ đã diễn ra tương đối êm thắm tại Hà Nội, còn tại Sài Gòn thì vẫn còn việc công an tìm cách ngăn cản những nhân vật chủ chốt đến nơi làm lễ kỷ niệm. Điều cũng cần ghi nhận là trên báo chí chính quyền số lượng bài viết về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc khá nhiều, cho thấy là chính quyền cũng lơi là kiểm duyệt đối với một vấn đề cấm kỵ trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, như báo chí trong nước đã ghi nhận, ngày 17/02, chính chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đến thắp hương trên từng ngôi mộ tại Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trà Lĩnh ở tỉnh Cao Bằng, gần biên giới với Trung Quốc, nơi chôn cất hơn 300 người đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc xâm lược vào năm 1979. Nhân dịp lễ kỷ niệm cuộc chiến này, báo chí chính thức cũng tích cực tham gia vào cuộc tranh luận về việc đưa các chủ đề như cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, chiến tranh biên giới Tây Nam, vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa. Vấn đề này chính thức được đèn xanh của chính phủ, theo như nhận định của ông Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng bộ Giáo Dục, cho rằng cần phải xem xét việc đưa các nội dung vào sách giáo khoa « với dung lượng phù hợp ». Giáo sư Carl Thayer : Đã có đồng thuận là phải cứng rắn hơn Nhìn chung, Việt Nam như vậy là đã có phản ứng cứng rắn hẳn lên trước các hành vi lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông, khác hẳn với thái độ nhiều khi bị đánh giá là quá thận trọng trong thời gian trước đây. Để giải mã thay đổi này, RFI đã đặt một số câu hỏi cho giáo sư Carlyle Thayer, nhà nghiên cứu kỳ cựu về Việt Nam tại Học Viện Quốc Phòng Úc (Đại Học New South Wales). Trả lời phỏng vấn của RFI qua thư điện tử, giáo sư Thayer trước hết ghi nhận sự đồng thuận hiện nay trong giới lãnh đạo Việt Nam, đã nhất trí là cần phải kiên quyết hơn đối với các hành động đe dọa an ninh và chủ quyền Việt Nam đến từ phía Trung Quốc. Thayer : Giàn lãnh đạo mới tại Việt Nam giờ đây đã được ổn định sau những thay đổi ở Đại Hội Đảng lần thứ 12. Sau một giai đoạn phân định trách nhiệm và các ưu tiên, bây giờ ban lãnh đạo Việt Nam đang bắt tay vào việc giải quyết các vấn đề đối ngoại. Tâm lý chống Trung Quốc trong công luận Việt Nam hiện đang lan rộng, điều mà lãnh đạo Việt Nam phải lưu ý. Trong nội bộ các lãnh đạo, đã xuất hiện một suy nghĩ đồng thuận là Việt Nam cho đến gần đây đã chưa quyết đoán đúng mức trong việc khẳng định quyền lợi quốc gia dân tộc, đặc biệt là trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông. Những hành động mới đây của Trung Quốc đã làm dấy lên mối quan ngại chính đáng về an ninh quốc gia đối với hơn 20 thực thể địa lý và tiền đồn ngoài khơi của Việt Nam trên Biển Đông. RFI : Các động thái cứng rắn của Việt Nam có khác thường hay không vì Hà Nội thường thận trọng hơn trong việc chỉ trích Trung Quốc? Thayer :Việt Nam đã từng đưa vấn đề Biển Đông ra trước Liên Hiệp Quốc trước đây, và trong những năm gần đây, cũng đã cho phép báo chí trong nước đưa nhiều thông tin về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Cách đây 2 năm, bản thân tôi có tham gia một chương trình thu hình trước của một phim tài liệu dài 3 tiếng đồng hồ, do của đài truyền hình Việt Nam, nhân kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới. Tuy nhiên chương trình đã bị gác qua một bên và chưa hề được phát. Các động thái hiện thời của Việt Nam phản ảnh tâm lý (chống Trung Quốc) của dân chúng cũng như quan điểm của đại đa số cán bộ trong đảng và quân đội đã về hưu, nhất là nơi các nhà ngoại giao đã từng làm việc ở Trung Quốc. RFI : Việt Nam cũng dự định đưa cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc năm 1979 và vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa. Giáo sư nhận xét thế nào về sáng kiến này? Thayer :Các sáng kiến trong lãnh vực giáo dục đó phản ánh đồng thuận trong đảng Cộng Sản là Việt Nam phải mạnh dạn và thẳng thắn hơn trong việc xử lý các vấn đề đó. Chủ trương này một phần bắt nguồn từ lập luận là Trung Quốc đã khéo lợi dụng sự gắn bó về mặt ý thức hệ Cộng Sản giữa hai bên để bịt miệng Việt Nam. Thế nhưng thái độ tự kiềm chế không còn được Việt Nam áp dụng được nữa sau khi bị mất tin tưởng nghiêm trọng nơi Trung Quốc từ sau cuộc khủng hoảng giàn khoan HD-981 vào năm 2014. RFI : Một số chuyên gia phân tích nghĩ rằng với việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư, và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi chính quyền, Việt Nam sẽ hòa hoãn hơn với Trung Quốc. Giáo sư có cho rằng các phân tích trên đây là sai không? Thayer : Tôi thực sự nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thận trọng hơn. Quan điểm cứng rắn của Việt Nam (đối với Trung Quốc) hiện nay phản ánh sự đồng thuận của tập thể lãnh đạo mới. Ông Trọng đã thành công trong việc cản đường ông Dũng, nhưng ông Trọng phải chịu trách nhiệm trước một Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương mới. Một dấu hiệu cho thấy khả năng thay đổi là theo một số nguồn tin không công bố, người được cho là sắp được đề cử làm bộ trưởng Quốc Phòng mới, tướng Ngô Xuân Lịch, có thể dành chuyến đi nước ngoài đầu tiên cho Hoa Kỳ. RFI : Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở Sunnylands, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu tổng thống Mỹ Obama là Hoa Kỳ nên « có những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở Biển Đông ». Theo giáo sư, có thể xem đây là phát biểu mạnh nhất trong số các phát biểu của lãnh đạo ASEAN tại hội nghị hay không ? Thayer :Nhận xét của thủ tướng Dũng rõ ràng là tuyên bố công khai mạnh bạo nhất được đưa ra ở thượng đỉnh Sunnylands. Nhận định của ông Dũng phản ánh đánh giá từ lâu nay của tôi về Việt Nam. Lãnh đạo Việt Nam thường hay nói với các quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ, rằng quyền lợi thiết thực của các nước đó là gì. Nói cách khác, Hoa Kỳ có lợi ích thiết yếu trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải tại Biển Đông và làm đối trọng chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc. Trường hợp ở đây tựa như Việt Nam nói « Tôi (tức là Việt Nam) có thể nghĩ vậy, nhưng mà anh (tức là Mỹ), có thể hành động ». Chúng ta có lẽ sẽ còn nghe nhiều phát biểu hơn từ ông Dũng vì ông sẽ rời khỏi chức vụ trong vòng năm tháng nữa nên có thể nói nhiều hơn về Trung Quốc một cách công khai. Trọng Nghĩa (RFI)
  19. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-02-28 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim (bên phải) họp với Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Vũ Đức Đam trước khi tham dự một buổi lễ chính thức công bố báo cáo Việt Nam 2035 tại Hà Nội vào ngày 23 tháng hai năm 2016. AFP PHOTO Một trong các khuyến nghị quan trọng của Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam hợp tác soạn thảo công bố hôm 23/2/2016 là: “nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải trình thông qua việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu về kiểm soát và cân bằng giữa ba nhánh quyền lực, tạo dựng khung khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân…” Ba nhánh quyền lực được hiểu là Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp nhưng ở Việt Nam là cơ chế độc đảng do vậy việc giám sát độc lập lẫn nhau là không hiện thực. Tuy vậy theo các chuyên gia, nếu thể chế chính trị của Việt Nam cởi mở hơn, nâng cao vai trò của Quốc hội nhiều hơn thì cũng mang ý nghĩa quan trọng. Trong bối cảnh đó sự cân bằng từ nhánh lập pháp có thêm hiệu quả nếu thành phần Đại biểu Quốc hội có thêm những tiếng nói độc lập, những người không phải đảng viên Cộng sản và những người tự ứng cử không do Đảng và Nhà nước cơ cấu. Ngay sau khi Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố, đáp câu hỏi của chúng tôi là Nhà nước có thể có cơ hội để thể hiện ý muốn cải cách qua vấn đề công dân tự ra ứng cử, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc nhận định: “Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm, một phép thử rất hay rằng sắp tới đây việc các ứng cử viên độc lập đó sẽ được đối xử như thế nào và sự tham gia một cách bình đẳng đó sẽ được thực hiện ra sao. Tôi suy nghĩ đấy là một trong những phép thử mà sắp tới đây chúng ta sẽ chứng kiến, để xem những quyền trong Hiến pháp được thực hiện như thế nào và sẽ có những thay đổi thực tế ra sao.” Trong các cuộc bầu cử Quốc hội đã qua, số ứng cử viên không phải đảng viên Đảng Cộng sản và số người tự ứng cử trúng cử vào Quốc hội là rất hiếm. Thí dụ cuộc bầu cử Quốc hội khóa 13 nhiệm kỳ 2011-2016, số người tự ứng cử là 83 người nhưng qua các vòng hiệp thương sàng lọc chỉ còn 15 người được đưa vào danh sách ứng cử viên chính thức. Sau đó chỉ có 4 người trúng cử, như vậy trong số 500 Đại biểu Quốc hội khóa 13 tỷ lệ đại biểu tự ứng cử rất nhỏ 0,8%. Số đại biểu ngoài Đảng cộng chung là 42 người, nếu trừ vài người tự ứng cử thì toàn bộ là Đảng cơ cấu với thành phần định sẵn. TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng về những phản biện độc lập và cổ vũ dân quyền đã trở thành người đầu tiên công bố ý định tự ứng cử Quốc hội Khóa 14. Xuất hiện trong chương trình video ‘Câu chuyện Trong tuần’ của Đài Á Châu Tự Do, TS Nguyễn Quang A phát biểu: “Đó là việc để thể hiện việc thực thi quyền của công dân, bởi vì luật của Việt Nam qui định công dân có rất nhiều quyền, Hiến pháp Việt Nam qui định là người dân có quyền tham gia quản lý đất nước. Luật bầu cử của Quốc hội Việt Nam qui định công dân đủ 21 tuổi trở lên có thể ra ứng cử Đại biểu Quốc hội và tôi muốn thúc đẩy một phong trào học tập của người dân nhất là giới trẻ để họ hiểu rằng quyền của họ là thế nào…” Tiến sĩ Nguyễn Quang A thêm rằng, không phải ông không biết về những ứng cử viên độc lập bị trù dập loại bỏ không cho ứng cử trong các kỳ bầu cử trước. Nhưng ông tin rằng thời thế đã đổi khác, nhận thức của người dân và đặc biệt giới trẻ đã được nâng cao. Cập nhật thông tin trên mạng xã hội đã có hơn 20 người công bố ý định tự ra ứng cử, con số này có thể tăng lên đáng kể vì phải đến 17 giờ ngày 13/3/2016 mới hết hạn nạp đơn ứng cử. TS Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng về những phản biện độc lập và cổ vũ dân quyền đã trở thành người đầu tiên công bố ý định tự ứng cử Quốc hội Khóa 14. Được biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có Nghị quyết dự kiến số đại biểu Quốc hội thuộc cơ cấu trung ương là 198, số đại biểu thuộc cơ cấu địa phương là 302, tổng số đại biểu Quốc hội là 500 người. Thành phần ngoài Đảng của Quốc hội khóa 14 theo dự kiến là 35 người. Theo Tuổi Trẻ Online, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất bầu cử Quốc hội Khóa 14 của Ủy ban mặt trận Tổ Quốc Trung ương tổ chức tại Hà Nội ngày 16/2/2016, ông Lù Văn Que cho rằng dự kiến đại biểu Quốc hội khóa tới chỉ có 35 người ngoài Đảng là quá ít. Theo lời ông, Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng, trong khi có nhiều người ưu tú không phải đảng viên. Ông Lù Văn Que đề nghị tăng lên 100 người và hoàn toàn có thể chọn người đủ tiêu chuẩn. Cơ cấu trong đảng-ngoài đảng phải hợp lý vì Đảng chỉ có 4,5 triệu đảng viên thôi. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đề cập gì tới vấn đề tự ứng cử. Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất về bầu cử Quốc hội khóa 14, ông Trần Hoàng Thám nêu ý kiến nên khuyến khích những người tự ứng cử, và điều này phải được thể hiện trong cơ cấu theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chưa thấy cơ cấu cho người tự ứng cử. Ông Thám nhấn mạnh, nếu định ra cơ cấu người tự ứng cử thì sẽ tạo không khí dân chủ, phấn khởi trong nhân dân. Về nguyên tắc các kiến nghị từ Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất sẽ được Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc báo cáo lên Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét điều chỉnh. Theo Tuổi Trẻ Online, dựa vào cơ cấu điều chỉnh lần cuối, Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai sẽ quyết định nhân sự cụ thể. Những ý kiến từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Trung ương được xem là khá mới mẻ liên quan tới vấn đề cơ cấu thành phần ứng cử viên tự do và người ngoài đảng, đặc biệt với nhận thức công khai Quốc hội đâu phải Hội nghị Đảng viên mở rộng. Tiến trình tổ chức bầu cử Quốc hội từ nay tới ngày 22/5/2016 không xa, thời gian sắp tới sẽ có lời giải đáp cho điều mà TS Lê Đăng Doanh gọi là phép thử để biết là những quyền trong Hiến pháp được thực hiện như thế nào và có thay đổi gì.
  20. Bà Lê Thị Công Nhân và chồng là ông Ngô Duy Quyền Kính gửi: - Cơ quan chuyên trách về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc; - Cơ quan chuyên trách về Nhân quyền của Hội đồng Châu Âu; - Chính phủ các nước quan tâm tới vấn đề Nhân quyền của Việt Nam; - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; - Các tổ chức Nhân quyền quốc tế; - Quốc hội Việt Nam; - Các cơ quan truyền thông; - Các tổ chức và cá nhân quan tâm Tôi là Lê thị Công Nhân sinh năm 1979, trú tại p316-A7 khu VPCP, ngõ 4 phố Phương Mai, Đống Đa-Hà Nội, viết bài tường thuật này tố cáo công an thành phố Hà Nội xâm phạm chỗ ở và lấy tài sản của gia đình tôi một cách phi pháp và bạo lực, tại nhà tôi vào ngày 4.2.2016 vừa qua. Sự việc như sau: Hơn 4h chiều ngày 4.2.2016, bà Hà-Tổ phó tổ dân phố gọi “Nhân ơi” tôi vừa mở cửa thì ông đại tá công an Ngô Quang Du - PA24 công an thành phố Hà Nội dẫn theo gần 50 công an mặc sắc phục, thường phục ào ào xông vào nhà tôi. Đi cùng còn có ông Thuyên-Hội Người cao tuổi của tổ dân phố, cùng ở tổ dân phố số 1-phường Phương Mai với nhà tôi. Dưới sân có khoảng 100 công an vây kín 2 lối vào khu chung cư. Tôi hỏi tại sao khám nhà, lệnh đâu thì 1 công an huơ huơ 1 tờ giấy, đọc: khám chỗ ở của Ngô Duy Quyền (chồng tôi) theo lệnh của công an Hà Nội đã được Viện Kiểm sát Hà Nội phê chuẩn, căn cứ vào quyết định khởi tố vụ án Thư ngỏ Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm hại lợi ích của nhà nước quy định tại điều 258 Bộ Luật Hình sự, Thiếu tướng Bạch Thành Định – Thủ trưởng cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an ký ngày 28.1.2016 (cũng là ngày kết thúc đại hội 12 đảng cộng sản Việt Nam). Tôi yêu cầu phải được đưa một bản lệnh khám nhà, họ không đưa mà cất đi ngay. Khi ấy trong nhà có mẹ tôi Trần thị Lệ 63 tuổi-chính chủ căn nhà, bị tai biến não năm 2013, di chứng liệt và câm, nhận thức và giao tiếp hạn chế; con gái tôi là Lucas Ngô Quyền Thiên Ân hơn 4 tuổi; em gái tôi Lê thị Minh Tâm 35 tuổi. Hai chị em tôi đứng chặn không cho công an vào nhà. Tôi nói: Tôi phản đối cái lệnh khởi tố và lệnh khám nhà này, vì kể cả chưa bình luận đúng sai 2 cái lệnh đó thì đây cũng không phải nhà anh Quyền, mà là nhà mẹ vợ anh Quyền. Ngay cả nhà mẹ vợ anh Quyền thì anh Quyền cũng không thường xuyên ở đây. Một tuần anh Quyền chỉ ở đây 1, 2 ngày còn lại là ở quê. Khám thì về nhà người đó khám sao lại khám nhà mẹ vợ người ta. (Đầu năm 2011, ngay khi chúng tôi kết hôn, công an đã ép Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh (nơi anh Quyền làm việc lúc đó) tìm mọi cách đuổi việc anh Quyền. Sau đó anh đi làm vài nơi khác, đi đâu công an cũng đến “hỏi thăm” khiến doanh nghiệp không yên, anh Quyền phải quay về quê làm nông nghiệp cùng em trai là Ngô Quỳnh - một cựu Tù nhân Lương tâm - cùng vụ án với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng năm 2008.) Chị em tôi bám chặt cửa không cho công an vào nhà, nói với họ mẹ tôi bệnh nặng, bác sỹ chỉ định tuyệt đối tránh căng thẳng kích động, nếu không có thể dẫn tới tai biến lần nữa nguy hiểm tính mạng, Lucas còn quá nhỏ có thể vì khiếp đảm mà bấn loạn, mong họ vì lý do nhân đạo đừng dùng vũ lực xông vào nhà tôi. Thậm chí tôi còn nói nếu các anh không biết nhà anh Quyền thì tôi sẽ đi cùng. Mặc kệ chị em tôi nói như gào khóc, đám công an vẫn ào tới xông vào nhà trong. Chúng tôi trì người lại bám vào cửa phòng khách thì bị cả chục nam công an bẻ tay, đè đầu lôi xềnh xệch trên mặt đất ném ra ngoài hành lang. Trong nhà bé Lucas kêu khóc gọi mẹ lạc giọng, mẹ tôi mặt mũi tím tái, kêu ú ớ. Chúng tôi cố vào lại nhà mình thì tiếp tục bị công an bẻ tay, đè đầu, giật áo ném trở ra. Nỗi uất ức và đau đớn khiến tôi xỉu đi trong giây lát. Mở mắt ra tôi kinh hãi tột độ khi nhặt được cái áo len chui đầu của em gái tôi rơi dưới đất, còn em tôi ngồi khóc nức nở cách đó một quãng. Rất may mùa đông chúng tôi đều mặc nhiều quần áo, nếu không thì với trình độ bạo lực thượng thừa của công an cộng sản không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Vì quá lo sợ mẹ tôi lại bị tai biến có thể nguy hiểm tính mạng(mẹ tôi bị tai biến lần 2 cách đây 1 năm) em gái tôi trở nên bấn loạn, kêu khóc không ngừng gọi mẹ tôi. Tôi chỉ còn biết ôm em tôi cầu nguyện để giữ bình tĩnh. Trong suốt nửa tiếng đồng hồ không biết Ngô Quang Du và đám nhân viên đông lúc nhúc làm gì trong căn nhà 30m của mẹ tôi. Sau đó, công an áp giải anh Quyền về và đưa vào trong nhà luôn. Hai chị em chúng tôi vẫn bị chặn ở ngoài. Hành xử cực kỳ vô lý của công an khiến chị em tôi có thêm sức mạnh. Chúng tôi lại vùng dậy lao vào nhà mình và tiếp tục bị chặn lại bằng bạo lực bởi đám công an. Chúng tôi nguyền rủa chúng “Các người không có bố mẹ, con cái sao mà làm thế này? Các người làm gì trong nhà một bà già liệt và một đứa bé 4 tuổi? Lũ cướp ngày các người sẽ bị trời tru đất diệt! Các người là ác quỷ” Một lúc sau chị em tôi mới chui được (qua cánh tay đám công an) vào nhà mình. Lúc đó có khoảng 30 công an ở phòng khách và phòng ngủ bên trong, 1 số đứng nhìn canh, 1 số vẫn đang lục lọi khắp nơi. Họ cứ đứng áp vào tủ, bàn làm việc, quay lưng lại phía chúng tôi, lấy các thứ ra và ném vào 2 cái thùng cạc tông của họ đem theo. Chúng tôi không thể nhìn thấy công an đã lấy những gì, đồng thời bị 2 công an canh 2 bên. Công an khám cả ngăn đồ lót, đọc từng cái hóa đơn tiền điện, trèo lên gác xép đựng đồ cũ, khám cả vở tô màu tập viết của Lucas. Công an lục lọi quá kỹ, kỹ hơn nhiều so với hồi khám nhà và bắt tôi đi tù hồi tháng 3.2007. Không những thế “Nó còn ngoáy thùng gạo loạn cả lên.”, em tôi kể. Anh Quyền bị công an bắt lúc gần 4h (trước khi khám nhà tôi) tại đường Phạm Ngũ Lão gần Nhà hát Lớn Hà Nội, khi đang đi giao gà, cá cho khách hàng. Chiếc xe máy cũ và thùng hàng 1 công an lái đi đâu không rõ. Anh Quyền bị ốp vào xe ô tô, xe dừng lại ngoài đường 2 lần, mỗi lần 20 phút, rồi mới đưa về nhà (tôi đoán là để phối hợp nhịp nhàng với việc khám nhà, nhằm tránh tối đa việc người nhà đương sự được ở cạnh nhau cùng phản kháng, ở nhà chỉ có 2 phụ nữ đàn áp sẽ dễ hơn). Anh Quyền kể khi vào nhà (lúc ấy chị em tôi vẫn bị chặn ở ngoài hành lang) thấy mẹ tôi nằm vật ra trên ghế dài, còn bé Lucas ngồi khóc dưới đất cạnh đó. Trong lúc ngồi nhìn công an xục xạo khắp nhà mình, tôi hỏi anh Quyền hôm nay bán được bao nhiêu tiền hàng thì đưa tôi. Chồng tôi đưa hết số tiền bán hàng ngày hôm đó, ước tính khoảng 5 triệu. Tôi để hết số tiền lên mặt bàn nhưng công an không hỏi, cũng không động tới số tiền này. Vợ chồng tôi đều nghĩ anh Quyền sẽ bị bắt tạm giam ngay sau khi khám nhà nên tôi tranh thủ chia sẻ vài kinh nghiệm ở tù cho chồng mình, nhất là những ngày tháng đầu tiên khi vào tù là khó khăn nhất. Chồng tôi có vẻ điềm tĩnh lạ lùng, tôi thì vô cùng bối rối, đau lòng. Lúc ấy tôi mới thấu hiểu tâm trạng người thân của những người tù, nhất là Tù nhân Lương tâm. Gần 5h, Tâm-em gái tôi định ra ngoài đón con-bé Tường Minh 6 tuổi, học lớp 1G trường Tiểu học Phương Mai ngõ 4 Phương Mai, cách nhà tôi 400m, thì bị chặn lại không cho đi. Đám công an vênh váo tua điệp khúc “Khám nhà là nội bất xuất ngoại bất nhập.” Chúng tôi điên tiết quát: Các người bị điên à? Con tôi 6 tuổi học lớp 1, hết giờ học là khóa cửa lớp, nhà trường không trông học sinh như ở mầm non. Con tôi có việc gì các người có chịu trách nhiệm nổi không? Đám công an vô cảm thành ra đần độn, cương quyết không cho em tôi ra khỏi nhà. Cuối cùng chính chúng tôi phải bảo “Không cho tôi ra khỏi nhà đón con thì các người phải đi đón con tôi về ngay. Đón muộn con tôi có việc gì thì đừng có trách.” Thế là ai đó trong đám công an đã đến trường đón cháu tôi về nhà. Về nhà, cháu tôi hốt hoảng, mặt mũi thất thần hỏi “Mẹ ơi, sao mẹ không đón con? Các chú ấy là ai thế? Sao lại lấy đồ của nhà mình?” Bỗng dưng, anh nhân viên ngân hàng Đông Á thỉnh thoảng chuyển tiền đến chúng tôi xuất hiện như trên trời rơi xuống. Hóa ra anh này tới chuyển tiền, đám công an thích thú quá như bắt được bằng chứng rõ như ban ngày bọn phản động nhận tiền hải ngoại để bán nước (cho Mỹ hay Trung Quốc?), hí hửng lôi cổ anh này lên tận nhà. Anh Quyền nói “Nhà tôi đang bị khám lấy đồ, tôi không thể nhận tiền lúc này được, nhận xong là bị cướp ngay thôi. Công an nói nội bất xuất ngoại bất nhập sao lại cho người lên nhà tôi lúc này?” Đám công an chưng hửng vì mưu đồ thô thiển! Gần 7h tối, công an ngừng khám nhà, đọc 1 cái thứ gọi là biên bản, nội dung dối trá đến lố bịch “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập-Tự do- Hạnh phúc”. Trong đó có đoạn “cơ quan điều tra đã đọc lệnh khám nhà, gia đình hoàn toàn chấp hành” Ối giời ơi – chúng tôi thốt lên – ông không biết ngượng là gì à ông Du, ông ngồi cách chúng tôi chưa đến 1m đâu nhé! Mặt Du trơ còn hơn mặt thớt gỗ mõ vàng tâm của Nguyễn Đức Chung! Phần đồ thu giữ ghi đúng 1 dòng “Thu 1 thùng đựng tài liệu và 1 thùng đựng phương tiện làm việc, đã niêm phong”. Xong, hết và nói: anh Quyền ký vào biên bản. Trời! Thế này thì đúng là CƯỚP CÓ LỆNH BÀI rồi còn gì! Chúng tôi quát lên “Cái này gọi là biên bản à? Có bị khùng không? Đây là ăn cướp. Cướp được thì cướp luôn đi. Tịch thu đồ thì phải ghi rõ tịch thu cái gì, của ai, số lượng, chủng loại, hình thức, hiện trạng đồ tịch thu. Còn định giá hoặc miêu tả chi tiết để sau cũng được. Có cần tôi dạy cho lập biên bản không? Có đi học hay không vậy?”. Chúng tôi không ký vì không thể ký vào một thứ vô pháp nhảm nhí như vậy. Chúng tôi hỏi ông bà Thuyên – Hà cùng tổ dân phố xem có chấp nhận được hành động ăn cướp này không. Hai ông bà câm như hến. Lúc này công an mới đem đống đồ “phương tiện liên lạc và làm việc” ra đếm: 2 cái laptop, 12 cái điện thoại và máy tính bảng, 8 cái usb, nhưng nhất quyết không nói rõ tên, hình thức, tình trạng và hoàn toàn không động gì đến thùng tài liệu. Chúng tôi hỏi tại sao lại lấy cả máy tính bảng của trẻ con chơi hoạt hình, thu đồ thì phải hỏi đồ của ai, phải kiểm tra qua xem là đồ của ai thì mới thu chứ, bật lên xem có phải toàn là báo mạng đỏ (báo xanh dân chủ thì bị chặn hết rồi!) và phim hoạt hình bí đỏ búp bê không. Lucas và Tường Minh đều nói “Đấy là pad của cháu, trả lại cho cháu” Bất chấp tất cả, công an sau khi đếm đồ xong lại đóng thùng lại. Tôi nói với Du: Gần 10 năm trước ông khám nhà và bắt tôi đi tù, ông còn ghi là “thu giữ 24 đầu tài liệu, tiêu đề … giờ ông còn tồi tệ và tồi tàn hơn nhiều!” Bỗng nhiên, chồng tôi nhìn thấy trên bàn cái bóp đen bị mở tung, trống rỗng, mới hỏi “Tiền của tôi để trong mấy cái phong bì ở trong bóp đâu rồi? Sao không thấy biên bản nhắc đến? Tiền là một tài sản riêng biệt, không thể đánh đồng với tài liệu hay phương tiện làm việc. Thu tiền thì phải ghi rõ: loại tiền, số lượng, chủng loại, mệnh giá và lấy từ chỗ nào.” Bầu không khí bỗng trầm xuống! Một công an cao giọng “Yên tâm đi, để hết trong thùng đựng tài liệu, niêm phong rồi.” Anh Quyền quát lên “Chúng mày định cướp trắng à? Trả lại ngay tiền của tao. Đây là tiền mồ hôi nước mắt tao kiếm nuôi gia đình.” 1 công an trẻ vô liêm sỉ lên giọng đe dọa “Này, đừng có mày tao nhá, ăn nói phải lịch sự.” Chồng tôi quát lại “Chúng mày đến nhà người ta ăn cướp, phải gọi chúng mày là ông bà thì mới được coi là lịch sự à ? Tao phỉ nhổ vào cái thứ lịch sự ấy” Hai vợ chồng tôi và em gái tôi đồng loạt quát lớn bắt bọn chúng phải trả lại tiền, tình huống rất hỗn loạn khi 3 người chúng tôi đối mặt với 150 tên công an xông vào nhà cướp với cái lệnh bài mang tên Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bé Lucas và Tường Minh ôm nhau khóc “Bố mẹ ơi con sợ lắm! Sao các chú lấy đồ của nhà mình, lấy cả pad của con?” Mẹ tôi cũng khóc trong câm lặng vì không thể nói thành lời. Du không nói gì, mặt vênh lên, đùi rung rinh có vẻ hài lòng nhìn cảnh chúng tôi uất ức khốn đốn. Đám công an trơ tráo ôm 2 thùng đồ đi ra đến cửa, nói: Anh không ký thì thôi, có người dân chứng kiến là đủ, rồi quay sang bảo hai ông bà Thuyên-Hà ký. Lúc này chúng tôi quát lên: Nãy giờ ông bà chứng kiến công an khủng bố đàn áp gia đình chúng tôi, ông bà còn chút lương tâm nào không mà ký vào cái biên bản đó, ông bà mà ký vào là ông bà a dua cho tội ác, chúng tôi sẽ không tha thứ cho ông bà, ông bà không phải là nô lệ của họ, tại sao lại câm nín như vậy. Hai ông bà Thuyên-Hà vẫn im lặng. Tâm-em gái tôi nói “Chúng tôi không biết đám người này là ai, từ đâu tới. Chúng tôi chỉ biết ông bà thôi. Họ xông vào nhà chúng tôi cướp tài sản, cướp tiền trắng trợn như vậy mà ông bà ký vào biên bản thì sáng mai chúng tôi sẽ đẩy mẹ tôi ngồi xe lăn đến trước cửa nhà ông bà đòi tiền, đòi đến khi nào ông bà trả.” Không biết có phải vì câu nói này hay là thêm cả quá trình chứng kiến vụ cướp và sự phản kháng mạnh mẽ của gia đình tôi, bà Hà đã cất lời một cách đầy e dè sợ sệt “Ờ .. ờ .. thì là .. tôi thấy các anh làm thế này là thì .. thì là .. không được.” Ông Thuyên có vẻ chỉ đợi như thế nói ngay vào “Tôi cũng đồng ý với chị Hà, các anh làm như thế là không được. Thu tiền thì phải kiểm đếm chứ, phải ghi rõ lấy ở đâu, loại tiền, mệnh giá, số lượng.” Ôi! Khi nhân dân đồng thanh cất tiếng, dù là ngắn ngủi, yếu ớt nhưng sự đồng lòng sẽ mang đến sức mạnh lớn lao. Tôi chợt nhận ra, ngay lúc này, đám công an cuồng sản coi toàn bộ gia đình tôi là kẻ thù, chỉ hai ông bà Thuyên-Hà được coi là “nhân dân”. Mà đã coi là “nhân dân” thì kiểu gì cũng phải cố mị dân tí ti.Vì nhân dân thật sự có sức mạnh mà bọn độc tài khiếp sợ. Sức mạnh đó có được khi một người dám nói lên suy nghĩ thật của mình – tức là họ đã dám thực hiện quyền Tự do ngôn luận và nhận được sự chia sẻ của người khác dù chỉ có 1 người ủng hộ! Ngay lập tức đám công an đột ngột im lặng như thể vừa nghe sấm truyền. Du buộc phải ra hiệu, đám nhân viên hiểu ý hạ 2 thùng đồ xuống, mở niêm phong thùng đựng tài liệu ra. Ôi chao! Số tiền của chồng tôi để trong 4,5 cái phong bì, cái nào bên ngoài cũng ghi rõ: 100 usd anh X mua gà, 100 usd chị Y mua cá, súp lơ … 100 usd bác Z nhờ gửi cho cựu Tù nhân Lương tâm Trần Đình Cương trong Nghệ An, 100 usd của Facebook Thiêm Võ tài trợ Hội Bầu Bí mà mấy ngày hôm đó chồng tôi đi bán hàng tết (có ngày về quê Hiệp Hòa Bắc Giang 2 lần bằng xe máy để mang hàng ra, quá mệt) quên đưa lại cho tôi giữ … Đám công an hí hửng chĩa 3 cái camera vào đống tiền bán gà, vịt của bố cháu như thể sắp có vụ lật đổ chính quyền bằng 660 usd để mua bom hay thuê sát thủ ám sát lãnh đạo cấp cao vậy! Xin nói thêm, anh em Quyền, Quỳnh may mắn bán được một phần nông sản cho bạn hữu hải ngoại. Người mua ở xa không nhận được hàng, nên thường nhờ Quyền, Quỳnh đem số hàng đã mua biếu lại một số dân oan, người đấu tranh dân chủ quen biết. Thật sự số tiền và số hàng mỗi lần mua không lớn nhưng đó là tấm lòng của bạn hữu mua giúp cho anh em Quỳnh Quyền vì sản xuất nông sản sạch nhưng quy mô nhỏ và mặt hàng không phong phú thì rất khó tìm đầu ra. Dù vậy, công an cũng chỉ mở các phong bì ra rồi ghi lại loại tiền, số tiền, số seri rồi cất đi. Họ lại yêu cầu chúng tôi ký vào biên bản vì cho rằng họ làm thế là tốt lắm rồi. Chúng tôi nói không thể ký vào biên bản được, vì vẫn chưa kiểm đếm, ghi rõ các tài liệu và phương tiện làm việc là cái gì, như thế nào và tiếp tục yêu cầu công an trả lại tiền. Đám công an mặt ráo hoảnh vác 2 cái thùng và nói anh Quyền đi. Tôi hỏi họ định đem anh Quyền đi đâu, làm gì. Họ nói đi thẩm vấn, nhưng không nói đi đâu, cũng không đọc lệnh tạm giam, triệu tập hay áp giải. Anh Quyền vẫn ngồi lại trên ghế, nói “Vào mà khiêng tôi đi, tôi không đi đâu hết, phải trả tôi cái xe máy? Còn cả thùng hàng tôi chưa kịp giao ai chịu trách nhiệm?” Đám công an không ai nói năng gì, kéo nhau đi ra gần hết, còn lại khoảng chục tên trong nhà canh chồng tôi. Tôi đi xuống nhà trước, cố nói thật to đòi lại xe máy. Thấy chồng tôi cương quyết không đứng dậy, công an chỉ còn cách lôi xềnh xệch, họ bàn tính với nhau một lúc, có thể là câu giờ để thưởng thức bữa tiệc khủng bố gia đình tôi, 15 phút sau, chúng mới mang xe máy của anh Quyền trả lại cho tôi. Khoảng 7h20 công an đem chồng tôi đi cùng với những gì đã lấy của nhà tôi mà không để lại một mảnh giấy nào. Dưới đây là những tài sản của chúng tôi bị công an đã lấy một cách bất hợp pháp ngày 4.2.2016 tại nhà mẹ tôi: - Tài liệu, sách, vở, đĩa CD, đựng đầy1 cái thùng cạc tông to bằng 2 cái lò vi sóng. Trong đó có đủ thứ văn, thơ, hồi ký, đơn kiện, sách học thuật, báo chí …. 99% là của tôi mua, được tặng, tự in ra từ trên mạng, tự viết ra. Một vài quyển sách tôi nhớ tên: Ngày long trời Đêm lở đất, Nỗi khổ nhục trong nhà tù cộng sản Rumani, Phùng Cung, Hồi ký Đèn Cù, Đường về Nô lệ, Hồi ký Những lời trăng trối Trần Đức Thảo, Thơ Những Mẩu quặng dọc đường và Hồi ký Nguyễn Thanh Giang, 1 số đơn kiện của dân oan các nơi, thơ của tôi viết, các công ước của Liên Hợp quốc về Nhân quyền … - Công an lấy luôn quyển sách “Quốc hội và quốc nội” của bác Trần Lâm là luật sư đã bào chữa miễn phí cho tôi trong hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm hồi 2007 và là một người đấu tranh nổi tiếng trong phong trào dân chủ của Việt Nam. Ngày 26.11.2007 hôm trước phiên tòa phúc thẩm tôi (ngày 27.11) bác Lâm đang đi xe đạp trên đường Cát Linh – Hà Nội đã bị 1 nam mật vụ đi xe máy tông ngã. Bác bị xây xát trên người và trẹo/bong gân chân nhưng hôm sau vẫn cố gắng hết sức đến phiên tòa để bào chữa cho tôi dù khi đó bác đã 85 tuổi (bác sinh năm 1922). Khi tôi ra tù gặp lại, bác đã kể tôi nghe chuyện này. Tôi nói công an để lại quyển sách vì những bài viết của bác đều công khai trên mạng và quyển sách có dòng viết tay của bác đề tặng tôi. Bác đã mất tháng 11.2014 (Khi Hội Bầu bí Tương thân và bạn đồng hành về dự đám tang đã bị công an mật vụ Hải Phòng giật 2 dải băng tang, ngăn chặn không cho ghi tên, xướng tên khi viếng, ra về bị truy sát rượt đuổi ném đá vào xe ô tô 2 lần làm vỡ toàn bộ gương sau xe và móp thành xe, rất may là không ai bị thương tích. Quý vị có thể tìm đọc trên mạng bài viết RƯỚC SỰ CHẾT VỀ của tôi). Tất nhiên, đám công an trơ lỳ như điếc không trả lại quyển sách. - Phương tiện liên lạc và làm việc, gồm: - + 2 máy tính xách tay: 1 cái hiệu Lenovo vỏ nhựa màu đen, vẫn dùng tốt, ước tính giá đồ cũ khoảng 3 triệu; 1 cái hiệu Asus Prime core i5, vỏ nhôm màu bạc, vẫn dùng tốt, ước tính giá đồ cũ khoảng 12 triệu ; +12 cái điện thoại, gồm: 1 iphone 4, 1 Samsung, 1 Qmobile vẫn dùng tốt, đều của anh Quyền; 1 Sony Xperia Z Ultra, 1 Gionee, 1 LG Chocolate BL70 vẫn dùng tốt, 1 Panasonic V6 hỏng pin, đều của tôi; 1 Alcatel Idol mini sập nguồn của em gái tôi; 1 máy tính bảng Numy Vega vẫn dùng tốt của Tường Minh cháu tôi; 1 Lenovo S850 vẫn dùng tốt của Lucas; 2 Nokia gập vẫn dùng tốt của mẹ tôi, nhưng từ khi mẹ tôi bị tai biến não thì không dùng nữa. Ước tính giá đồ cũ của số điện thoại này khoảng 15 triệu. + 8 cái usb các loại - Tiền: 660 usd của anh Quyền. - Sau này, kiểm tra lại chúng tôi còn phát hiện công an đã lấy toàn bộ sổ điện thoại của chúng tôi, ngay cả sổ điện thoại từ thời trung học tôi giữ làm kỷ niệm cũng bị lấy đi, thư từ cá nhân, giấy biên nhận gửi thư bảo đảm cho cơ quan nhà nước, mấy cái giấy triệu tập của chính Ngô Quang Du ký triệu tập anh Quyền đi làm việc tháng 10.2015, form mở tài khoản ngân hàng, thẻ ATM, hồ sơ bàn giao công việc ở công ty cũ và bằng tốt nghiệp đại học của anh Quyền cách đây gần 20 năm. Vậy là chúng muốn triệt đường sống của anh Quyền, muốn đi xin việc cũng chẳng còn bằng cấp gì! Tất cả những thứ họ lấy đi của chúng tôi có liên quan gì đến “Thư ngỏ của các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập tại Việt Nam gửi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang” - đăng đầy trên mạng? Thư ngỏ này của 19 tổ chức dân sự (thật sự) đứng tên chứ không thu thập chữ ký cá nhân. Anh Quyền thấy hoàn toàn đúng với hiểu biết và lương tâm của mình nên in ra và gửi bưu điện cho ông Bộ trưởng công an Trần Đại Quang vào tháng 5.2015. Tháng 10.2015 công an Hà Nội liên tục triệu tập anh Quyền đi thẩm vấn nhưng anh Quyền không đi. Sau vụ khám nhà, công an thành phố Hà Nội tiếp tục triệu tập anh Quyền thẩm vấn, sáng thứ hai 29.2.2016 là lần thứ 3. Anh Quyền không đi vì lý do: tại sao công dân gửi thư cho Bộ trưởng mà lại bị công an triệu tập thẩm vấn như tội phạm? Lẽ ra Bộ trưởng phải trực tiếp hoặc (do quá bận rộn) cử nhân viên cấp dưới tiếp dânh, cảm ơn tinh thần xây dựng xã hội của công dân và hứa hẹn sẽ sớm xem xét những nội dung mà người dân nêu, ít ra là đãi bôi. Thế kỷ 21 rồi mà vẫn có chuyện dùng công an, mật vụ triệu tập, bắt người, khám nhà, cướp tài sản chỉ vì cái thư ngỏ? Tin nổi không? Tin quá đi chứ, vì chúng tôi đang sống dưới chế độ độc tài cộng sản! Thành tựu lớn nhất trong vụ việc này là công an và nhà cầm quyền Việt Nam đã khủng bố thành công người dân bằng cách gieo rắt nỗi sợ hãi với một thông điệp sắc nét rằng dưới sự cai trị của độc tài cộng sản thân phận người dân Việt Nam chỉ là cỏ rác. Một người nông dân bán gà, vịt mà còn có thể bị vu cho phạm vào điều luật trứ danh 258 BLHS thì hỏi còn ai trên đất nước này có thể yên thân, trừ bọn hến trong nồi? Đêm hôm khám nhà cả gia đình tôi mất ngủ hoàn toàn vì kinh hãi. Hai chị em tôi bị đau bả vai và cánh tay 10 ngày sau mới đỡ. Tôi vừa tiếc vừa nhớ những đồ dùng cũng là những món quà kỷ niệm đã gắn bó với tôi lâu nay. Đến giờ tôi mới có lại được ,điện thoại và máy tính, nhờ vào sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn hữu trong và ngoài nước, mới viết được bài tường thuật sự việc. Một vài món đồ đắt tiền đã bị lấy đi là quá sức để tôi có thể mua lại lúc này. Chúng ta thường nghĩ kẻ thù có mưu đồ gì cao sâu lắm. Nhưng đôi khi chỉ đơn giản là khủng bố tinh thần tí ti cho vui, cướp đồ, cướp tiền làm kiệt quệ về kinh tế, lấy hết sạch điện thoại và sổ điện thoại để hết đường liên lạc, lấy bằng đại học để khỏi đi xin việc luôn … Vụ này dù sao cũng chưa sét đánh bằng “Tôi đã xin nghỉ mà đại hội không cho rút! … Đảng ta dân chủ đến thế là cùng!” của Trọng Lú Silicon. Đúng là đại ma đầu thế nào- đám lâu la thế ấy! Cộng sản tử tế mới làm tôi bối rối! Bỗng nhiên tưởng tượng ra trường thiên “Vụ án Thư ngỏ, bầy quỷ đỏ và chàng chăn vịt”. Để xem ở chương cuối, ai sẽ chết và chết thế nào? Hà Nội, 29.2.2016 Lê thị Công Nhân (Dân luận)
  21. Tạm kết thúc loạt bài này bằng cách tóm tắt lại một số ý sau đây : Xét về đòi hỏi của thực tiễn, xét về yêu cầu bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước cũng như gìn giữ văn hóa và các giá trị đạo đức, các giá trị nhân văn của xã hội, cải cách phải trở thành một tất yếu, phát triển nội lực phải trở thành một tất yếu. Tình thế đòi hỏi phải cải cách. Trong tình trạng của Việt Nam hiện nay, không thể không cải cách, không thể không phát triển nội lực. Tuy nhiên, xét trên thực tế lịch sử của Việt Nam trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước, đã nhiều lần những người cầm quyền để cho nội lực của đất nước suy yếu, ngủ quên trong say sưa chiến thắng, mất cảnh giác, dẫn đến mất nước. Bi kịch lịch sử này hoàn toàn có thể lặp lại, nếu những người đang cầm quyền hiện nay không đủ sáng suốt và không đủ năng lực để tiến hành các biện pháp cần thiết và thực hiện một chương trình cải cách sâu, rộng và triệt để. Dĩ nhiên, trong bối cảnh hiện tại, có thể không lặp lại hình thức mất nước như trước đây, trong lịch sử, nhưng Việt Nam có thể trở thành một phiên thuộc kiểu mới của Trung Quốc, nhiều người cho rằng trên thực tế đã là như vậy. Ở thời điểm này, các phân tích cho thấy, hai khả năng trên đây đều có thể xảy ra. Nhiều dấu hiệu chứng tỏ bộ máy lãnh đạo có mong muốn cải cách, có thể do không muốn bị xem là phải chịu trách nhiệm trong việc không bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Nhưng cũng có vô số dấu hiệu chứng tỏ rằng các mong muốn cải cách chỉ là nửa vời, chỉ mang tính đối phó. Lợi ích cục bộ của đảng cầm quyền, và lợi ích cá nhân của các cán bộ lãnh đạo vẫn đang là ưu tiên số một, được đặt trên lợi ích quốc gia. Thêm vào đó, một trong những nguyên nhân kìm hãm cải cách là : nhận thức của những người lãnh đạo không bắt kịp với trình độ phát triển của thế giới hiện nay, hoặc nói cách khác là nhận thức của họ dừng lại ở một trình độ rất lạc hậu, nhưng họ không tự biết. Điều quan trọng chính là ở chỗ họ không tự nhận biết thực tế này. Họ vẫn rất tự hào, như nửa thế kỷ trước đây họ đã tự hào rằng mình đứng ở đỉnh cao của nhân loại (tâm lý này Tố Hữu phản ánh trong câu thơ : « Chào 61 đỉnh cao muôn trượng). Chính là sự tự tin thái quá (hay đúng hơn là sự kiêu căng) này kìm hãm các khả năng cải cách, bởi nó khiến cho dàn lãnh đạo Việt Nam không có tinh thần học hỏi thực sự, không tiếp thu được các tiến bộ của nhân loại. Một lý do nữa cũng cần phải nhấn mạnh : năng lực lãnh đạo của toàn thể bộ máy cầm quyền bị hạn chế do phương thức tuyển dụng nhân sự đặt ưu tiên vào sự trung thành với đảng cầm quyền, coi đó như là phẩm chất hàng đầu. Chính ưu tiên này sẽ là nguyên nhân khiến cho những người có thực tài không thể đứng vào hàng ngũ lãnh đạo, nếu họ không chấp nhận lối sống hai mặt, và không chấp nhận tha hóa về nhân cách. Đồng thời, do không ngăn chặn được việc tuyển dụng bị biến thành một hình thức mua bán chức vụ (hiện tượng này đặc biệt phát triển trong khoảng mười năm nay, dưới sự điều hành của chính phủ đương nhiệm) nên bộ máy lãnh đạo sẽ chỉ tuyển được những người đã tha hóa hoặc chấp nhận tha hóa về đạo đức. Hơn nữa nếu nhờ bỏ tiền ra hoặc nhờ quan hệ gia đình, họ hàng mà mua được vị trí lãnh đạo, thì dĩ nhiên, cách tuyển dụng này không dựa trên năng lực thực sự, và động lực làm việc của những người bỏ tiền mua ghế sẽ chỉ là làm sao thu lại được số tiền đã bỏ ra, và làm sao để có thật nhiều tiền cho bản thân mình. Nghĩa là trong đầu chỉ còn có lợi ích của bản thân mà thôi. Lô-gic này đã được phân tích nhiều, nhưng cho đến hiện nay chưa hề có các biện pháp để hạn chế hay loại bỏ việc này. Lý do có thể là vì đấy chính là chủ trương của những người điều hành chính phủ,là cách thức để họ tạo vây cánh. Với những cán bộ lãnh đạo thuộc loại này thì không thể hy vọng có cải cách, bởi vì cải cách đồng nghĩa với việc tự loại bỏ chính họ. Xét trong bối cảnh tha hóa cùng cực về nhân cách, trong xã hội tham nhũng và mọi thứ đều có thể mua và bán, ở Việt Nam hiện nay, việc một người như ông Nguyễn Phú Trọng được chọn làm người đứng đầu hệ thống lãnh đạo phải chăng nên được xem là có những khía cạnh tích cực nhất định ? Bởi muốn chống tham nhũng, muốn chống lại các nhóm lợi ích, cần phải có một người lãnh đạo không tham nhũng và đứng ngoài các nhóm lợi ích. Tuy nhiên, Tổng bí thư đang bị đặt trước nhiều hoài nghi. Và những hoài nghi đó không phải là không có cơ sở. Thậm chí hoàn toàn không sai khi nói rằng có rất nhiều căn cứ cho những hoài nghi của dân chúng. Đa số cho rằng ông cầm đầu phái thân Trung, ông quá sợ Trung Quốc và lệ thuộc Trung Quốc về mặt tư tưởng. Và những người này lo sợ rằng dưới sự cầm quyền của ông, Việt Nam sẽ rơi thẳng vào tay Trung Quốc. Nhiều người nhìn cuộc chiến quyền lực vừa qua của ông như là biểu hiện của sự tham nhũng quyền lực, và cho rằng tham nhũng quyền lực còn nguy hiểm hơn là tham nhũng tiền bạc. Thêm vào đó, các phát ngôn của ông thường gây thất vọng, ngay sau đại hội XII một số phát ngôn của ông đã gặp phải phản ứng mạnh của dư luận. Và sau đại hội, dù chưa thấy có thêm bắt bớ, nhưng đàn áp vẫn tiếp diễn, công nhân, dân oan và trí thức phản biện vẫn đang tiếp tục là nạn nhân của một chính quyền công an trị. Chỉ có một số rất ít người nhìn vào sự liêm khiết về tiền bạc của ông mà đặt một hy vọng mong manh rằng ông có thể thực hiện các cải cách cần thiết. Trong số rất ít này có tôi, người viết bài này. Cơ sở cho sự hy vọng của tôi đặt trên lập luận này : một người không tham nhũng, nghĩa là không bán mình vì tiền, người đó còn có tự trọng cá nhân ; một người còn tự trọng cá nhân sẽ còn ý thức về tự tôn dân tộc ; và vì cả hai lý do này, vì để giữ tự trọng cá nhân và tự tôn dân tộc mà sẽ sẵn sàng thay đổi nhận thức, và cải cách chính là kết quả của thay đổi nhận thức. Nếu không có sự thay đổi nhận thức ở tầng lớp lãnh đạo thì sẽ không có cải cách. Bản thân chữ « cải cách » bao hàm trong nó nét nghĩa « thay đổi ». Để có thể xây dựng các chính sách cải cách thì điều kiện tiên quyết là phải có sự thay đổi trong đầu, tức là trong tư duy của những người làm chính sách, những người lãnh đạo. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn ý thức rằng suy luận từ góc độ tâm lý học này của tôi, như mọi suy luận thuộc dạng khác, có thể sụp đổ trước thực tế. Muốn có cải cách, điều kiện tiên quyết là TBT và hệ thống lãnh đạo phải thay đổi nhận thức và thay đổi quan điểm. Nếu không có sự thay đổi trong nhận thức của lãnh đạo, sẽ không có cải cách. Một lần nữa tôi nhấn mạnh điểm này. Tổng bí thư sẽ sử dụng vị trí quyền lực mà ông đang có vào việc gì ? Vào việc củng cố quyền lực của đảng, và của cá nhân ông, bất chấp các thiệt hại mà quốc gia và dân tộc phải chịu ? Hay ông sẽ sử dụng khoảng thời gian quý giá ít ỏi còn lại cho một người làm chính trị ở tuổi ông để tiến hành một chương trình cải cách sâu rộng và triệt để nhằm mang lại những lợi ích to lớn cho cả cộng đồng chung ? Ông đã có những bước đi mang tính lịch sử : là TBT đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam hội đàm với Tổng thống Mỹ. Đối với tôi, hành động này chứng tỏ một cách thuyết phục rằng TBT có khả năng thay đổi : từ chỗ lo sợ và lên án diễn biến hòa bình (vốn bị đảng xem là nằm trong âm mưu và kế hoạch của Mỹ), ông Trọng đã thực hiện một cách ngoạn mục một hành vi tự diễn biến táo bạo, ông đã tự diễn biến hòa bình một cách sâu sắc. Và điều này, trái với nỗi lo sợ lâu nay của giới bảo thủ trong đảng, đã và sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho bản thân ông và cho cả dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề là : khả năng thay đổi của TBT chỉ dừng lại ở đó, hay ông còn có những hành động táo bạo khác ? Ông TBT, cho đến lúc này, đã và đang ghi tên mình vào lịch sử như một kẻ độc tài. Danh hiệu này dù ông có muốn hay không thì tổ chức Phóng viên không biên giới cũng đã dành cho ông, tên ông và chân dung của ông đã được đặt bên cạnh những kẻ độc tài tàn bạo nhất của thế giới đương đại, và họ có đầy đủ bằng chứng để làm như vậy. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với vị trí đang có, ông cũng hoàn toàn có thể làm rạng danh tên tuổi của ông bằng cách đóng góp cho nhân dân thông qua các cải cách thể chế, các cải cách chính trị, nhằm đưa đất nước và dân tộc thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc và phát triển một cách xứng đáng. Nếu ông làm được như vậy, người dân Việt Nam sẽ đánh giá đúng công lao của ông, như người dân Nga đã đánh giá công lao của Gorbatchev. Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ chọn điều gì ? Ở thời điểm này, tất cả chỉ đều đang là câu hỏi. Nhưng câu trả lời sẽ đến nhanh thôi. Và chẳng ai trả lời thay TBT được. Chính TBT sẽ cho chúng ta biết ông quyết định lựa chọn điều gì. Cải cách chính trị ở Việt Nam có thực hiện được hay không, một phần phụ thuộc vào sự lựa chọn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong trường hợp ông có thực quyền. Trong trường hợp TBT không nắm thực quyền, cải cách chính trị ở Việt Nam sẽ phụ thuộc một phần quan trọng vào Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất tác động tới sự chuyển động của cơ chế chính trị để dẫn tới các cải cách căn bản, đó là : áp lực từ bên dưới của dân chúng, áp lực đòi cải cách của xã hội. Từ « xã hội » ở đây có nghĩa là : các cá nhân trong xã hội, nghĩa là tất cả mọi người. Nếu thiếu áp lực này, hoặc nếu áp lực này không đủ mạnh, thì bộ máy lãnh đạo hiện tại (vốn đã quá trì trệ, quá ì ạch, quá tham nhũng, với hệ hình tư duy lạc hậu, đồng thời lại quá tự mãn về những thắng lợi trong quá khứ, mất cảnh giác, thiếu khả năng đối diện với thực tế, với sự thật) sẽ không có đủ động lực để cải cách. Nếu mỗi người (cũng có nghĩa là mọi người) còn có lý do để chấp nhận cơ chế chính trị này, thì nó vẫn sẽ tồn tại, và đảng sẽ không có nhu cầu cải cách. Dĩ nhiên, vấn đề này cần được bàn kỹ hơn và thấu đáo hơn. Paris, 29/2/2016 Nguyễn Thị Từ Huy (Blog RFA)
  22. Bộ Chính Trị Khoá 12 của CSVN gồm 19 người, thường được gọi là vua tập thể. Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí Thư Khoá 11 và là người quá 65 tuổi duy nhất được ở lại, tiếp tục làm TBT K12. Ông ta nghiễm nhiên là hoàng đế của các hoàng đế trong BCT. Sắp xếp nhân sự trong Bộ Chính Trị của bộ máy đảng cho thấy: Ông Nguyễn Văn Bình tức Bình Ruồi, từ trước đến nay làm Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước, sẽ làm Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương. Một trong các phó thống đốc NHNN sẽ thay ông lên làm thống đốc NHHN. Ông Trương Hoà Bình gốc tuớng công an và là Chánh Án Toà Án Nhân Dân Tối Cao sẽ làm Phó Thủ Tướng. Ông Vương Đình Huệ sẽ làm Phó Thủ Tướng. Ông Nguyễn Xuân Phúc chưa chắc chắn lắm sẽ là Thủ Tướng, do có nhiều tì vết tham nhũng và chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng hôm 24/2 báo cáo lên Quốc Hội về 7 sai phạm chủ quan (tức rất nặng) của Chính Phủ trong nhiệm kỳ 2011-2016 mà các lĩnh vực sai phạm này thuộc trách nhiệm PTT Nguyễn Xuân Phúc, tức ông Dũng muốn hại ông Phúc. Có 3 nhân vật không thuộc BCT (cấp Uỷ Viên Trung Ương) mà sự sắp xếp mới, đáng chú ý là: Ông Phan Đình Trạc, Phó Ban Nội Chính, trước đây được hai ông Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa cơ cấu vô BCT K12 để sau đó sẽ làm Trưởng Ban NC. Trong khi ông Đinh La Thăng không được cơ cấu, nhưng BCHTU K12 lại giới thiệu và được trúng vào BCT còn ông Trạc thì không, chứng tỏ BCHTU K12 không muốn ông Trạc có tư thế Uỷ Viên BCT để có được cơ thể bất diệt và thượng phương bảo kiếm như ông Vương Kỳ Sơn ở TQ, bẻ gãy thanh gươm chống tham nhũng tương lai của ông Trọng. Bây giờ ông Trạc lên nắm Trưởng Ban Nội Chính, vô quyền vì không được họp BCT, còn muốn chống tham nhũng thật thì sẽ khó thọ như guơng ông Nguyễn Bá Thanh. Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ Tướng trẻ, 53 tuổi, được ca ngợi là có khả năng, là nhà kỹ trị, nay lại không được trọng dụng, mất chức PTT, không rõ nguyên do, nhưng có lời đồn là vì ông ta thuộc cánh Võ Văn Kiệt và ông Trọng đang bứng đi tàn dư của cánh này. Ông Nguyễn Chí Vịnh, Thứ Trưởng Quốc Phòng, trước đây rất sôi nổi về ngoại giao quốc phòng, nhất là bênh vực chính sách 3 không, nay xuống dốc thê thảm, không còn xuất hiện nữa. Bây giờ ông ở đâu? con ễnh ương vẫn gọi tên ông? Được biết ông là quân sư của ông Nguyễn Tấn Dũng nên kể từ khi ông Dũng mất dần quyền thì sự xuất hiện của ông cũng không còn kể từ tháng Bảy 2015 đến nay, lần xuất hiện trên báo cuối cùng là hôm 31/12/2015 khi hai bộ quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc lập đường dây nóng. Nhưng một sự kiện khá lý thú là Hoa Kỳ và khối ASEAN sắp thiết lập một trung tâm điều phối các hoạt động chung của HK và khối ASEAN mà trung tâm trưởng, tức chủ tịch sẽ là ông Nguyễn Tấn Dũng. Dĩ nhiên trong cương vị mới này ông Dũng không có quyền xen vào nội bộ đảng CSVN, nhưng đá chó cũng phải kiêng chủ nhà, ông Trọng muốn bứng hết gốc rễ của phe ông Dũng thì cũng phải coi chừng ông Mỹ. Lê Minh Nguyên (FB Lê Minh Nguyên)
  23. Tết Bính Thân năm nay, Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Chi nhánh TP Sài Gòn cho báo chí Đảng Nhà Nước và dân chúng VN biết lượng kiều hối chuyển về Sài Gòn trong năm 2015 hơn 5,5 tỷ đôla, cao hơn mục tiêu ban đầu là 5 tỷ đôla, 80% xuất phát từ Mỹ và Âu châu, chỉ có khoảng 6.7% là của người Việt “xuất khẩu lao động” gởi về. Trên phương điện toàn quốc, Ông Minh nói theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, năm 2015 Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về thu hút lượng kiều hối với 12,25 tỷ đôla, tăng nhẹ so với con số 12 tỷ đôla của năm 2014. CS nói vậy nhưng không phải vậy, tiền đó là tiền CS bí mật gởi ra ngoại quốc để rửa, rửa xong thì gởi về VNCS, theo Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Đại Học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phân tich và Tiến sĩ Vũ quang Việt nguyên chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc, sử dụng cách tính toán chuyên môn, sưu khảo khoa học đã hơn một lần cho biết trên truyền thông đại chúng. Hình minh họa An ninh, tình báo của Mỹ theo sát việc chuyển tiền ra ngoại quốc có thể thấy qua một chuyện nhỏ như thế nầy đây. Tin báo Mỹ, Detroit News, hôm 12/2/2106 Cơ quan Quan Thuế và Bảo vệ Biên giới Mỹ cho biết đã chặn hai hành khách đáp chuyến bay từ Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Metro, thành phố Detroit, bang Michigan. Vì đã mang theo vượt quá mức quy định 10.000 USD, giới chức đã nảy sinh nghi ngờ và kiểm tra hành lý. Nhân viên công lực Mỹ thấy 93 cọc tiền gồm các tờ 100 USD giả với tổng trị giá là 4,65 triệu USD và 32 cọc tiền VND giả. Hai người này khai họ tính mang số tiền "âm phủ" trên sang Mỹ để hóa vàng cho những người đã khuất theo tập tục ở Việt Nam. Ông Hammond cho biết họ chưa bao giờ có ý định chi tiêu bằng số tiền giả này và đã cho hai người tiếp tục hành trình. Cơ quan Mật vụ Mỹ đang tạm giữ số tiền. Còn báo Le Monde của Pháp ngày 23/02/2016 ghi nhận, Bắc Kinh đang phải vất vả chống lại tệ nạn chuyển ngân bất hợp pháp, gần 1000 tỷ đô la được chuyển ra ngoại quốc trong vòng một năm rưỡi nay. Kho dự trữ ngoại tệ Trung Quốc đã bị mất 108 tỷ đô la trong tháng 12/2015, rồi mất thêm 99 tỷ vào tháng 01/2016. Tính ra từ đỉnh cao 4000 tỷ đô la năm 2014, đến nay, kho ngoại tệ của Trung Quốc chỉ còn hơn 3.200 tỷ, một mức giảm chưa từng thấy, với một tốc độ chóng mặt, không thể chịu đựng được một cách lâu dài. Việc này trở thành thời sự ở Mỹ, truyền thông đại chúng Mỹ cho biết dân Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài với mức cao kỷ lục trong lúc nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Tại những nơi như New York, Miami và London, các nhà đầu tư Trung Quốc đang chế ngự thị trường đất đai và cao ốc, nhất là trong khu vực sang trọng. Ông Sam Chandan, giáo sư Trường Wharton của Đại Học Pennsylvania, nhận xét tại một thị trường như Thành phố New York, vụ mua khách sạn lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ là do một công ty bảo hiểm nhân thọ của Trung Quốc thực hiện. Xin nhắc lại hai tin rõ ràng, tiêu biểu nhứt của hai tờ báo lớn của Mỹ là New York Times và Wall Street Journal. Vì là cơ quan tình báo, NSA và CIA làm việc này âm thầm nhưng hợp hiến, hợp pháp, dựa vào Đạo Luật Ái Quốc, Patriot Act ban hành sau cuộc khủng bố 911 cho phép ngành tình báo Mỹ làm việc này. Hai tờ báo lớn của Mỹ New York Times và Wall Street Journal dựa vào hồ sơ mật do Snowden tiết lộ và phối kiểm với một số nguồn tin vốn là cựu nhân viên và hiện là nhân viên trong ngành tình báo của Mỹ. Nhưng vì an toàn cho nguồn tin và bảo vệ cho nguồn tin theo tinh thần trách nhiệm của báo chí nên báo để nguồn tin ẩn danh. Những người này đã xác nhận việc làm này của CIA và NSA. Vì đây là một vấn đề quan trọng liên quan đến một công ty tài chánh, có nêu đích danh – đó là công ty chuyển tiền Western Union rất lớn của Mỹ - có thể gây tranh cãi và thưa kiện nên hai tờ báo phối kiểm rất kỹ. Sau tin của hai báo, Western Union không phủ nhận hay xác nhận việc tham gia vào chương trình của tình báo, mà chỉ nói là công ty tuân thủ các luật liên bang, đòi hỏi các ngân hàng báo cáo các giao dịch khả nghi. Hai tờ báo này viết CIA đã lưu trữ dữ liệu cá nhân và dữ liệu tài chính về các vụ chuyển tiền quốc tế. Có hồ sơ cá nhân người, địa chỉ gởi của Western Union từ năm 2006. Dữ liệu gồm họ và tên, địa chỉ, số điện thoại. Nếu số tiền chuyển trên 3.000 USD thì sẽ có thêm số an sinh xã hội hay số hộ chiếu. Một số thượng nghị sĩ đã biết chương trình nêu trên vào mùa hè rồi. CIA từ chối bình luận nhưng khẳng định không làm sai luật. Số tiền hàng chục tỷ Đô la gởi về VN mà nhà cầm quyền CS Hà nội thường rêu rao như là sự ủng hộ Việt Kiều đối với chế độ CSVN. Đó là tiền người Việt hải ngoại gởi về nước, hay ngược lại, đó là số tiền các đại cán, đại gia CS tham ô nhũng lạm chuyển ra ngoại quốc để rửa tiền hay cất dấu. Chắc chắn NSA, CIA có tài liệu nhưng không hại cho Mỹ, nên chưa phanh phui, rờ gáy. TS Nguyễn Trí Hiếu từng đứng đầu một ngân hàng ở Little Saigon, có lần viết trên báo Đất Việt, đề cập tới những cách thức rửa tiền thông thường nhất. Đó là đi lòng vòng qua trung gian, tiền được chuyển dịch tại hai quốc gia nhưng lượng tiền không được chuyển dịch qua hai lãnh thổ. Ví dụ một người gọi là A chuyển tiền cho người thân là B ở nước ngoài. Người A muốn chuyển ngoại tệ cho người B chỉ cần giao dịch qua người C ở trong nước và người C sẽ giao dịch với người D ở nước ngoài, người B sẽ nhận được ngoại tệ từ người D. Tiền người B nhận được ở nước ngoài trở thành tiền sạch, có thể rửa thêm một lần nữa qua đầu tư vào bất động sản. Nói một cách bình dân dễ hiểu một người ở hải ngoại gởi tiền về VN. Cơ sở chuyên tiền nhận và thu lệ phí rất rẻ, 1 tới 2% thôi. Tiền này không gởi qua đại dương về VN mà chỉ báo cho đại diện của cơ sở trong nước VN. Cơ sở trong nước nhận tiền của những đại cán, đại gia với lệ phí 10% trở lên, lấy 100 trả cho người được ngoại quốc gởi về và ăn tiền cò là 10% của đại cán. Như vậy cơ sở lấy lệ phí hai đầu là 11%. Với % đó thì quá lợi, cao gấp ba lệ phí thông thường gởi tiền hợp pháp. Đại cán trả lệ phí cao nhưng tiền được rửa trở thành hợp pháp. Chắc chắn cơ quan an ninh, tình báo nhứt là mật vụ thừa biết. Nhưng đâu có hại gì cho Mỹ, họ cứ để yên. Đại cán CS mua nhà cửa ở Mỹ đâu có gởi đem về VN được. Tiền gởi ngân hàng mang tên con cháu đại cán, email, mật mã qua lại với VN, với khoa học, kỹ thuật của Mỹ, tình báo Mỹ biết dễ như ăn bánh. Điện đàm của các thủ tướng Đức, tổng thống Pháp, Ba tây mà Mỹ còn nghe được, thí sá gì những chuyện nhỏ gởi, chuyển tiền của những đại cán CS ở VN và TQ. Hồ sơ cứ tích lũy để đó, khi nào cần thì giở ra thành mới thôi./. Vi Anh (Việt Báo)
  24. Chúng ta đã chứng kiến những dự án, những công trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” thành công tốt đẹp như thế nào, gìờ đây lại xuất hiện một hình thái chính trị xã hội tương tự “đảng và nhân dân cùng làm”, đó là phong trào ứng cử đại biểu quốc hội 2016, hy vọng nó cũng tốt đẹp không kém. Ảnh minh họa Sống ở Việt Nam, hầu hết mọi người ngoài những kiến thức phổ thông, cần thiết phải có thêm những cái “tự hiểu” rất mực nhạy cảm, chẳng hạn: “công dân có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm”, cùng với đó là: “người ta được quyền làm những việc mà đảng không cấm”. Hiện nay có nhiều tổ chức xã hội dân sự được thành lập ở Việt Nam, tồn tại trên danh nghĩa và hoạt động trên không gian mạng là chủ yếu. Chính quyền đang cầm trịch trong tình trạng: không cấm nhưng cũng chẳng công nhận, miễn sao nước sông không xâm phạm nước giếng. Thế nhưng bây giờ tình hình đã có chuyển biến, liệu rằng đây có phải là thời mở cửa chính trị sau tuyên bố của TBT Nguyễn Phú Trọng: “dân chủ thế nầy là cùng, không thể dân chủ hơn”. Ngoài chuyện người dân có thể làm những việc mà đảng không cấm, bầu cử và ứng cử là quyền công dân đã được hiến định. Như vậy khi công dân tham dự vào các sinh hoạt của hệ thống chính trị, như ứng cử vào quốc hội, đã nghiễm nhiên trở thành chính trị gia, được pháp luật bảo vệ, bất luận kết quả như thế nào. Cũng vậy, khi các tổ chức đưa những người của mình ra ứng cử thì càng củng cố tư cách pháp nhân chính trị, tổ chức có thể đường đường chính chính mở trụ sở, văn phòng, và tiến hành các hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật. Đúng vậy, đây là vấn đề nhạy cảm đến độ phải nhạy bén nắm bắt thời cơ! Tuy hệ thống chính trị hiện hành là sân chơi độc quyền dành cho những người có thẻ đảng, một phần rất nhỏ của 90 triệu người dân Việt Nam, chỉ được chia cho khoảng 10% số ghế trong Quốc hội. Nhưng đó cũng chỉ là trên lý thuyết, và do vậy, các nhà chính trị dân chủ đành phải bắt đầu từ xuất phát điểm nầy thôi. Ơn giời, ơn bác (cả), ơn đảng mới có cơ hội nầy đấy. Được thì làm Nghị, không được thì phản biện, đối lập, khối việc để làm. Bất cứ nhà nước nào cũng phải có đối trọng để tránh tình trạng độc đoán, mất quân bình, cực đoan. Như vậy ĐCS chẳng phải là nhóm lợi ích, mà còn là lợi ích nhóm hàng đầu, điển hình, mẹ đẻ ra mọi thứ lợi ích nhóm hiện hành hay sao? Tóm lại, đảng cộng sản có thể sẽ lo ngại về sự lớn mạnh của trào lưu dân chủ, nhưng điều đó là thừa, bởi vì cái gì nếu được lòng dân thì nó sẽ tồn tại, bằng không sẽ tự tan rã. Nếu đảng chịu khó nhín một chút xíu thị phần, bù lại sẽ xóa được tiếng xấu “đảng cử dân bầu”, làm giảm đi bầu khí căng thẳng, lúc nào cũng đấu tranh, đấu đá, “cảnh giác không để bị động bất ngờ”… học cách hành xử văn minh và nhân bản trong các mối quan hệ xã hội giữa người với người. Chỉ cần đi đúng đường sẽ sớm đến đích, xã hội hài hòa càng tiến bộ nhanh. Với tư cách là một cử tri, đọc qua cương lĩnh tranh cử của các ứng viên độc lập, thấy đó là chương trình hành động vừa cụ thể vừa thiết thực, vừa phát triển, bảo vệ lợi ich cá nhân, quốc gia, xã hội… Rất tốt đáng được quan tâm, ủng hộ. Vì sao trong bao nhiêu kỳ bầu cử QH chẳng thấy có ứng viên nào được “đảng cử, dân bầu”, có một cương lĩnh tốt như thế nầy? Đối với các đảng viên cộng sản mà nói thì cấp dưới tuyệt đối phục tùng cấp trên, họ được ví như những con robot được lập trình: hành động theo lãnh đạo, nói năng suy nghĩ như lãnh đạo, tư duy của họ là tư duy theo khuôn mẫu, tư duy khẩu hiệu, hỏi sao xứ ta lại lạm phát khẩu hiệu đến thế. Còn tư duy của lãnh đạo là tư duy lợi ích của nhóm (đảng), tư duy ích kỷ không chịu san sẻ cho ai, mặc dầu đó là lẽ công bằng. Thế thì làm sao ích nước lợi dân được?! Thủ tướng Lý Quang Diệu có tốt không? Có thể có những nhà độc tài tốt, có thể có những đảng độc tài tốt. Có thể, nhưng xác suất vô cùng thấp. Chắc chắn không phải cách hay khi chọn lãnh đạo độc tài, rồi ngồi đó cầu mong họ tốt và không làm gì được. Ưu điểm chế độ dân chủ nằm ở tính đa năng của nó: đồng thời vừa chọn lựa, vừa loại bỏ. Nhờ đó đất nước luôn ở trong tình trạng tốt nhất có thể. Hồ Văn Ngự (Ba Sàm)
  25. Binh sĩ Việt Nam trong cuộc diễu binh mừng Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội. Tin liên hệ ASEAN ‘quan ngại sâu sắc’ về căng thẳng ở biển Đông Các quốc gia Đông Nam Á bày tỏ quan ngại sâu sắc về căng thẳng leo thang tại biển Đông sau khi Trung Quốc triển khai tên lửa và chiến đấu cơ tới các quần đảo tranh chấp. Hải quân Campuchia sẽ thao dượt với các tàu Trung Quốc Việt Nam, Lào nghiên cứu dự án đường sắt nối hai nước Thái Lan nghiên cứu chuyển dòng một nhánh sông Mekong UNICEF sẽ tiếp tục giúp nạn nhân Chất Da Cam ở Việt Nam 29.02.2016 Việt Nam chính thức đề nghị Campuchia giúp đỡ đào tạo Lực lượng gìn giữ hòa bình để chuẩn bị cho công tác huấn luyện bổ sung do Liên Hiệp quốc dành cho Việt Nam. Đại tá Lưu Đình Hiến, Phó giám đốc Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam, đã đưa ra đề nghị kể trên trong cuộc gặp với Quốc vụ khanh Quốc phòng Campuchia, Tướng Chay Sangyun, hôm 24/2. Theo ông Hiến, Việt Nam đang có kế hoạch cử một đơn vị công binh và quân y tham gia khóa huấn luyện của Liên Hiệp quốc. Tuy nhiên, Quân đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm về một số quy trình của LHQ. "Là nước láng giềng, Việt Nam đề nghị Campuchia giúp đỡ huấn luyện quân đội của mình", Đại tá Hiến nói. Quân đội Hoàng gia Campuchia đã phái hơn 3.000 binh sĩ ra nước ngoài để phục vụ cho Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc từ năm 2006. Với những kinh nghiệm tích lũy được từ 10 năm nay và có mối quan hệ gần gũi, Campuchia rõ ràng là đối tác thích hợp của Việt Nam trong lĩnh vực này. Về phía Campuchia, ông Chay Sangyun nói rằng "Quân đội Việt Nam đã giúp đỡ các lực lượng vũ trang Campuchia rất nhiều trong quá khứ, không chỉ về tinh thần mà còn cả mặt vật chất và xây dựng nguồn nhân lực". Do vậy, hai bộ quốc phòng hai nước luôn sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau bất cứ khi nào. Việt Nam và Mỹ cũng đã có những hợp tác để xây dựng lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam. Mới đây nhất, chiều 28/1, Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam phối hợp với Văn phòng hợp tác quốc phòng Đại sứ quán Hoa Kỳ (ODC) đã tổ chức lễ bế mạc Khóa I tiếng Anh cho Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Bệnh viện Quân y 354. Khóa học do đội ngũ giáo viên người Mỹ giảng dạy, đặc biệt chú trọng rèn các kỹ năng nghe và nói. Ngoài ra, theo thỏa thuận song phương, trước đó trong năm 2015 Mỹ đã trợ giúp Việt Nam thành lập và xây dựng Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam. Trung tâm này sẽ giúp Việt Nam tăng cường huấn luyện, quản lý nguồn lực và hợp tác với Mỹ và các đối tác khác để đảm bảo thế giới có nhân viên gìn giữ hòa bình luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được huy động. Theo Khmertimeskh.com, Soha.vn

×
×
  • Create New...