Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39302
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Tiến sĩ Jonathan London Dù kết quả ra sao, tôi thấy hiện tượng tự đề cử Quốc Hội mà đang tiếp diễn ở Việt Nam là rất khích lệ ở chỗ nó phản ánh một sự quan tâm rõ nét của càng nhiều người trong xã hội đối với những vấn đề và thách thức của đất nước qua các lĩnh vực chính trị xã hội, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng, môi trường, và những lĩnh vực khác nưa. Hơn nữa, nó phản ánh một tình thần mới trong cái mà bằng tiếng anh thường gọi là đời sống công cộng (public life) hoặc là “phạm vi công” của đất nước.Việc một không gian để tranh luận, thảo luận, thậm chí cãi nhau về những vấn đề quan trọng là một phát triển tốt. Một đất nước để có khả năng bàn về những vấn đề phức tạp và tranh cãi mới là văn minh. Những nước mà không làm điều đó là toàn lạc hậu.Biết trong nước và trong và ngoài bộ máy có nhiều quan điểm về sự phát triển chính trị xã hội của đất nước. Biết vẫn còn những trở ngại mang tính thể chế. Biết ai kiểm soát cái loa (megaphone) thường có lợi thế. Dù sao, để sống trong một xã hội mà ngày càng có tính đa nguyên, ngày càng có nhiều người muốn góp phần tích cực vào phát triển của đất nước là một lý do để hy vọng. Tôi thấy, dù có quan điểm chính trị nào, không ai hài lòng với tình trạng hiện nay. Nói thế không phải là bi quan mà ngược lại nói đến những nguyên vọng của dân Việt Nam, bất chấp những quan điểm khác nhau của họ. Lại là một điểm tốt. So sánh xử hướng và tình thần chính trị ở Việt Nam với Trung Quốc thì thấy là rất khác. Không nên phóng đại. Không nên ảo tưởng. Không nên chỉ có sự hy vọng vì sự hy vọng đã không hề thay đổi bất cứ xã hội nào. Đất nước Việt Nam đang qua một thời gian khá là phức tạp và cả nhà nước lẫn mọi thanh viên của xã hội đang chịu rất nhiều áp lực từ nhiều phía. Thay đổi xã hội không phải là một quá trình tiến hóa vì như ta biết cũng có khi có những lùi bước. Hơn nữa, chưa chắc những xử hướng tích cực ta thấy ở Việt Nam hiện này là đủ mạnh để thành một bước ngoặt trong sự phát triển của đất nước. Song, tôi đang khá là ấn tượng với những nỗ lực tôi thấy hiện này. Tôi không chỉ hy vọng những nỗ lực này sẽ thành công. Tôi tin rằng xử hướng của đất nước Việt Nam là xu hướng tới một xã hội dân chủ đa nguyên. Liệu người dân sẽ ‘được hưởng’ một Việt Nam như thế trong tương lai ngắn hạn, trung hạn, hay dài hạn chính là quyết định của người dân Việt Nam. JL (Blog Xin Lỗi Ông)
  2. Thu PhươngĐăng ngày 26-02-2016 Sửa đổi ngày 26-02-2016 15:39 Các tàu chiến Úc HMAS Canberra (T) và HMAS Adelaide ở ngoài khơi căn cứ hải quân Garden Island, Sydney (ảnh chụp 03/11/2015)REUTERS/Jason Reed Ngay sau khi Úc công bố Sách Trắng Quốc Phòng với điểm đáng chú ý là tăng ngân sách quân sự do thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông, chính quyền Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối tài liệu này Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, 25/02/2016, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, đã tuyên bố là Trung Quốc « quan ngại sâu sắc và không hài lòng về những nhận định tiêu cực của Sách Trắng liên quan đến hồ sơ Biển Đông và việc phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc ». Bên cạnh đó, Trung Quốc tỏ ra « quan ngại » về việc Úc chủ trương tăng mạnh ngân sách quốc phòng trong những thập niên tới. Bắc Kinh cũng bày tỏ mong muốn Canberra thay đổi lập trường và có quan điểm tích cực về sự phát triển của Trung Quốc. Theo chuyên gia John Blaxland thuộc trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc phòng, đại học quốc gia Australia, thì phản ứng của Bắc Kinh về Sách Trắng của Úc thể hiện cách tiếp cận của Bắc Kinh về vấn đề này. Ông nói, « đây là câu trả lời mẫu của Trung Quốc mà chúng ta đều có thể đoán trước » và nhấn mạnh là các nước trong khu vực đều lo ngại về tiến trình tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc. (rfi)
  3. Thanh HàĐăng ngày 26-02-2016 Sửa đổi ngày 26-02-2016 15:37 Bộ trưởng Tài Chính G20 họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) trong hai ngày 26 và 27/02/2016.REUTERS/Aly Song Bộ trưởng Tài Chính nhóm G20 họp tại Thượng Hải trong hai ngày 26 và 27/02/2016. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc gây lo ngại và Bắc Kinh liên tục phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu. Thêm vào đó là nhiều mối lo ngại kinh tế toàn cầu gặp khó khăn trong năm 2016. Nhưng theo thông tín viên đài RFI từ Thượng Hải, Delphine Sureau, ít có khả năng sau hai ngày họp nhóm G20 đưa ra được những biện pháp cụ thể. « Các thị trường trên thế giới bất ổn, dầu hỏa mất giá mạnh, các nền kinh tế đang trỗi dậy trải qua một giai đoạn khó khăn. Đây là những hồ sơ đang chờ đợi bộ trưởng, thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm G20 trong hai ngày 26 và 27/02/2016 tại cuộc họp ở Thượng Hải. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vừa cảnh báo : G20 cần phải đưa ra những biện pháp mạnh để tiếp sức cho tăng trưởng, bởi vì nền kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn đầy bất trắc, có thể cuốn trôi những thành tựu nhỏ nhoi đạt được gần đây. Tuy nhiên, ít có hy vọng cuộc họp tại Thượng Hải lần này, nhóm G20 sẽ đưa ra một đường hướng chung bởi vì quyền lợi của các nước giàu và các nước nghèo còn quá nhiều khác biệt. Mọi chú ý đang tập trung về phía Trung Quốc, nước chủ nhà và đang giữ chức chủ tịch luân phiên của nhóm 20, trong bối cảnh chứng khoán Thượng Hải mất giá hơn 5% trong phiên giao dịch hôm qua. Bắc Kinh tìm cách trấn an các đối tác quốc tế. Từ mùa hè năm ngoái, Trung Quốc bị chỉ trích phá giá đồng tiền, gây bất ổn trên thị trường tài chính thế giới. Hôm qua, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã nhấn mạnh là đồng nhân dân tệ sẽ không bị phá giá thêm nữa trong thời gian sắp tới đây. Bắc Kinh cũng hứa là sẽ thông báo rõ ràng hơn về đường hướng kinh tế của mình ». (rfi)
  4. RFA 26.02.2016 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Một hỏa tiễn SpaceX Falcon 9 của Mỹ tại căn cứ không quân Vandenberg, California hôm 16/1/2016 AFP photo Hoa Kỳ tiếp tục phóng thử nghiệm một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa vào tối thứ Năm vừa qua tại căn cứ không quân Vandenberg ở tiểu bang California. Đây là lần phóng thử nghiệm thứ nhì trong tuần này. Bản tin Reuters nói hỏa tiễn rời giàn phóng lúc gần nửa đêm với tốc độ 15.000 dặm/giờ, chỉ 30 phút sau đã đến mục tiêu trên đảo Marshall của Thái Bình Dương cách đó 4.200 km. Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Robert Work, đích thân quan sát cuộc phóng thử nghiệm tối thứ Năm, cho biết Hoa Kỳ đã thực hiện 15 lần phóng tên lửa tính từ tháng Giêng 2011 đến giờ không ngoài mục đích cho Nga, Trung Quốc và Bắc Hàn thấy là Washington đang có trong tay một kho vũ khí nguyên tử hữu hiệu.
  5. Bò sừng dài là một những loài thú được Safari Phú Quốc nhập về vào tháng 11/2015 Một nhà hoạt động về quyền động vật lên tiếng đòi Safari Phú Quốc tổ chức họp báo mời các bên liên quan để làm rõ những cáo buộc về thú chết hàng loạt tại vườn thú này. Vinpearl Safari Phú Quốc, vườn thú bán hoang dã mới khai trương vào cuối năm 2015 tại tỉnh Kiên Giang, mới đây đã bị một chuyên gia sở thú cáo buộc có hàng trăm động vật có vú bị chết, hàng trăm khỉ và chim đã trốn thoát vào đảo. Hôm 26/2, trao đổi với BBC từ TP Hồ Chí Minh, bà Hồng Hoàng, Tổng Giám đốc Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE), đối tác chính của tổ chức WildAid, nói: “Cuối năm 2015, khi hay tin Vingroup mở vườn thú Safari, tôi đã quan ngại rằng họ là doanh nghiệp chuyên làm bất động sản thì làm sao có chuyên môn quản lý sở thú và đảm bảo phúc lợi động vật, cũng như quy trình nhập khẩu thú của họ ra sao. Khi có tin về thú chết hàng loạt ở Safari Phú Quốc, tuy không có điều kiện đến hiện trường điều tra, nhưng việc Vingroup công bố những con số thú chết, thú xổng chuồng tiền hậu bất nhất, người ta có lý do để tin là có điều gì không ổn đang diễn ra ở đây." "Trong bối cảnh các tổ chức NGO về phúc lợi động vật đang bày tỏ quan ngại, tôi cho rằng Vingroup nên tổ chức họp báo mời các bên liên quan để đưa ra số liệu, bằng chứng rõ ràng, để làm sáng tỏ những cáo buộc về thú chết hàng loạt tại vườn thú này," bà nói thêm. Bà cũng cho biết: "Các vườn thú tại Việt Nam thường không được đầu tư đúng mức về cơ sở hạ tầng, quy cách vận chuyển cũng như phúc lợi động vật luôn bị xem nhẹ. Có thể là họ chủ quan làm bừa nên mới có chuyện thú chết. Mặt khác, việc thực thi pháp luật liên quan đến vườn thú, động vật, môi trường còn lỏng lẻo cũng là nguyên do khiến doanh nghiệp không đầu tư bài bản cho dự án sở thú của họ." Bà kêu gọi người dân nên tìm hiểu về phúc lợi động vật để tham gia phản biện trước những dự án như Safari Phú Quốc để doanh nghiệp phải thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và thiên nhiên khi triển khai dự án, nhất là tại khu vực rừng quốc gia. 'Lý do an ninh' Hôm 25/2, trang cá nhân của một số phóng viên, facebooker cập nhật diễn biến của vụ Safari Phú Quốc đã bị đóng không rõ lý do. Cùng thời điểm, một trang fanpage chuyên thu thập thông tin của cộng đồng mạng về Safari Phú Quốc cũng đóng cửa “vì lý do an ninh”. Vinpearl Safari cho biết họ nhập thú từ Mỹ, châu Âu và Nam Phi Hôm 24/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang phát đi báo cáo do phó giám đốc Hoàng Văn Tuấn ký cho hay “đàn tê giác 14 con được Safari Phú Quốc đưa về từ vườn thú Mỹ Quỳnh ở Long An. Công ty đang làm thủ tục xin nhập tê giác ở nước ngoài theo quy định pháp luật”. Ngoài ra báo cáo cũng khẳng định trong số 108 con thú được xác nhận bị chết tại vườn thú này “không có các động vật quý hiếm như sư tử, hổ, báo và tê giác. Ban giám đốc Vinpearl Safari Phú Quốc cam kết không có dấu hiệu động vật chết do dịch bệnh. Toàn bộ động vật chết được xử lý theo đúng quy định”. Bà Vũ Thanh Thủy, Phó phòng Truyền thông Tập đoàn Vingroup (quản lý Safari Phú Quốc) trong email trả lời BBC Tiếng Việt hôm 20/2 chỉ thừa nhận có "hơn 100 cá thể gồm chim và thú chết do ảnh hưởng của quá trình vận chuyển dài, do chưa thích nghi được với môi trường, thổ nhưỡng và khí hậu". Bà nói, so với khoảng 3.000 cá thể được nuôi tại công viên này thì đó chỉ là "tỷ lệ tổn thất tất yếu tại bất cứ một khu bảo tồn nào và những nơi vừa đưa vào vận hành như Safari Phú Quốc". Safari Phú Quốc có tổng diện tích 500ha, nằm ngay trong khuôn viên Rừng Quốc gia Phú Quốc. Website vườn thú cho biết họ dự kiến đón khoảng 8.000 lượt khách/ngày. (BBC)
  6. Biệt thự của ông Lê Phước Hoài Bão, nơi xảy ra vụ mất chim. Ảnh: Đất Việt. Dư luận một thời từng ồn ào về việc Quảng Nam có Giám đốc sở tuổi 30. Sở dĩ dư luận dậy sóng là bỡi ông Lê Phước Hoài Bảo người được bổ nhiệm là con trai của bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh. Ngoài ra ông còn nổi tiếng là người có sở thích chơi chim và từng đạt giải khuyết khích Tiếng hát chim Chào mào năm 2015. Vượt qua những lời đàm tiếu, chỉ chích ông đã bám ghế thành công. Mọi chuyện rồi cũng theo thời gian lắng xuống nay bổng dưng lại được khơi dậy bằng một cái tin rất kinh "Ông Giám đốc sở bị mất chim". Hầu như các báo chính thống điều đưa tin về việc Giám đốc sở mất chim với các tiêu đề bài như: Trộm chim của Giám đốc sở, hai thanh niên bị truy tố (tuổi trẻ). Giám đốc sở mất chim quý, hai gã quê sắp hầu tòa (pháp luật). Truy tố hai kẻ trộm chim của giám đốc sở tuổi 30 (tiền phong)...Thật đúng là một tin không gì nóng hơn, còn nóng hơn cả tin Trung Quốc đưa tên lửa ra Trường Xa. Theo hồ sơ vụ án, ông Bảo bị mất chim vào hồi tháng 7/2015 trước khi được bổ nhiệm Giám đốc sở 9/2015. Kẻ trộm bị bắt ngay sau đó nhưng mọi việc được giữ kin như bưng cho đến khi VKS khởi tố vụ án thì mọi người mới biết. Chắc khi đó là thời điểm nhạy cảm nên không thông tin cho báo chí. Nếu chỉ vì tội trộm chim mà khởi tố bỏ tù hai kẻ trộm vặt này thì không thuyết phục, nên Công an đã truy ra thêm hai vụ trộm tài sản trước đó. Về thành tích phá án này Công an cả nước nên học tập, đặc biệt là Công an Thanh Hóa. Vụ trộm chim nhỏ vậy mà chỉ mấy ngày Công an Quảng Nam đã truy ngay ra thủ phạm, còn ở Thanh Hóa dân mất trộm trâu, bò đến hàng trăm con (từ năm 2004 đếm nay có nhà mất trên 10 con) thế nhưng Công an điều tra mãi mới tìm ra được thủ phạm - một con trâu trị giá đến từ 30 đến 50 triệu (baothanhhoa.vn 15/07/2015). Ông Lê Phước Hoài Bảo, giám đốc sở tuổi 30, với bằng khen giải khuyến khích về chơi chim. Ở cái xứ thiên đường này, tài sản của Quan (đầy tớ) dù nhỏ khi mất cũng là chuyện lớn, còn tài sản của Dân (chủ) dù lớn khi mất cũng là chuyện nhỏ. Cho nên chim quan to hơn con trâu cùa dân là thế. Nhớ năm 2014, trên báo vietnamnet.vn có bài, Trộm vào nhà, quan chức lộ ra vàng khối, tiền tỷ. Với dẫn chứng hàng loạt các vụ trộm như: Mất trộm, quan tỉnh lộ 65 cây vàng dưới gầm giường (Đặng Xuân Thọ - Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum). Nhà giám đốc Sở GTVT bị trộm "khoắng" hơn 1 tỷ (Lăng Văn Hòa - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn). Trộm "rinh" nửa tỷ đồng nhà PGĐ Sở Tài chính (Trần Cang, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định). Nhà trưởng BQLDA bị trộm khoắng 1,5 tỷ (Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải, Bạc Liêu). Trộm "cuỗm" ôtô 800 triệu nhà Phó ban chống tham nhũng tỉnh (Đồng Xuân Thọ - Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai). Nhà cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng. (Ông Trương Công Chiến - Đội trưởng Đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.HCM)... Nay cũng nhờ vụ mất chim này dân chúng mới biết tư dinh của ông Giám đốc trẻ, một căn biệt thự khang trang, cổng rộng, tường cao, giá trị vài tỷ bạc. Nhìn cái cơ ngơi đó, với lương Giám đốc sở có làm ba đời cũng không xây nổi. Lã Yên (Dân Luận)
  7. Quốc Hội CSVN được giới báo chí ngoại quốc gọi tên là con dấu cao su (rubber stamp) tức chỉ làm theo lệnh dập xuống giấy. Tất cả các đạo luật được các cơ quan của nhà nước (tay phải) đưa ra Quốc Hội (tay trái) càm ràm chiếu lệ rồi thế nào cũng thông qua với tỉ số rất cao, nếu không phải tuyệt đối. Nếu không, chẳng lẽ tay trái chém cụt tay phải? Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Sinh Hùng. (Hình: Getty Images) Tuy nhiên, để ý theo dõi thời sự chính trị Việt Nam thì sẽ thấy ông Nguyễn Sinh Hùng, thường được cư dân mạng gọi là “Hùng hói,” chủ tịch Quốc Hội CSVN ngày càng bạo miệng. Với những người đang bị liệt vào thành phần “phản động” ở trong nước, nếu mà phát ngôn hung hăng như thế, không tù mọt gông thì cũng bị lũ “côn đồ được bảo kê” đập cho tới nơi tới chốn. Cái chức “chủ tịch Quốc Hội” và ngay cả cái chức “đại biểu Quốc Hội” của ông không phải do dân bầu mà có. Nó được bộ sậu chóp bu đảng trong Bộ Chính Trị CSVN cài đặt ông ngồi lên đó làm bung xung cho có màu mè dân chủ để tuyên truyền với thiên hạ, giản dị như vậy. Ông không phải tranh với ai và nó không phải cái chức hái ra tiền (dưới gầm bàn) nhiều nhất của chế độ. Sau cuộc đấu đá tại đại hội đảng 12 kết thúc giữa tháng trước, ông Hùng và ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng gạt ra ngoài hệ thống quyền lực chóp bu. Hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng chỉ thấy mấy lời phát biểu đại khái, chờ đến tháng 6 tới đây thì trả ghế, về vườn. Riêng ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng thì có vẻ ngày càng đưa ra những “phát ngôn ấn tượng” khiến dư luận ngạc nhiên không ít. Hôm Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016, khi thảo luận về thủ tục hành chánh, vấn đề cấp giấy phép hành nghề vừa khó khăn vừa phức tạp, ông Nguyễn Sinh Hùng kêu rằng, “Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, quá nhiều thủ tục gây phiền hà cho người dân. Nhiều thủ tục để làm gì, để có tiền thì mới xong chứ sao nữa!” Nếu không thấy báo chí chính thống của chế độ thuật lời ông, người ta không thể tin đó lại phát ra từ miệng ông chủ tịch Quốc Hội “con dấu cao su.” Suốt bao năm qua, không biết bao nhiêu lời kêu ca về thủ tục hành chính “hành dân là chính” để vòi tiền hối lộ, đã và vẫn còn đang làm khổ người dân mỗi khi phải chạy tới cửa công quyền. Có rất nhiều đợt cải cách hành chính được tuyên truyền, loan báo thi hành nhưng rồi chẳng giảm thiểu sự cồng kềnh rối rắm là bao nhiêu. Cũng ở trong đầu tuần này, giới đầu tư Nhật Bản đầu tư sản xuất tại Việt Nam đưa ra bản tường trình ngầm cáo buộc thủ tục hành chính của Việt Nam là cơ hội để moi tiền hối lộ “dưới gầm bàn.” Vì vậy họ nói môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng xấu đi. Một tuần trước đó, ngày 17 tháng 2, 2016, cũng tại cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, khi thấy chính phủ của chế độ lại xin hoãn trình luật biểu tình dù đã được lên lịch thảo luận và xin hoãn rất nhiều lần, ít ra là từ ba năm qua. Ông Hùng kêu: “Tại sao cứ lùi đi lùi lại mãi, do làm không được hay không chịu làm? Chương trình là Quốc Hội quyết định, Bộ Chính Trị cũng đã quyết định đưa vào chương trình rồi, nhưng chính phủ cứ xin lùi mãi.” Ông còn lên giọng: “Thường vụ Quốc Hội không đồng ý với việc lùi. Chính phủ chưa trình dự luật này ra Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, chúng tôi đã biết nội dung như thế nào đâu mà bảo là cho lùi? Tôi cho rằng đây là việc làm thiếu nghiêm túc.” Dù vậy, cái “luật biểu tình” nếu được một chế độ độc tài đảng trị như chế độ CSVN nặn ra thì cũng sẽ không ai được tự do biểu tình, nhất là bày tỏ chính kiến. Một cái luật mà do Bộ Công An soạn thảo với sự tiếp tay của Bộ Quốc Phòng “gài độ” thì đừng có hòng tử tế, để gọi là “của dân, do dân và vì dân.” Những năm gần đây, hàng chục người dân khi vừa mới bị bắt vào đồn công an một vài giờ tới một vài ngày thì gia đình của họ nhận được tin chết. Hầu hết đều bị vu cho là tự tử, “nhồi máu cơ tim” hay “chạy lung tung đầu đập vào tường” trong khi khám nghiệm tử thi đều thấy dập nội tạng, gãy xương sườn, gãy xương chân tay, vỡ sọ, máu chảy ra từ mũi, mắt, tai, v.v... các dấu hiệu của tra tấn nhục hình. Liệu sẽ có bao nhiêu người sẽ bị lôi vào đồn công an rồi chết ở đó sau khi có “luật biểu tình”? Chắc gì công an sẽ tử tế hơn khi có “luật biểu tình” hay là còn độc ác hơn? Trong cuộc họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN ngày 10 tháng 8, 2015, khi góp ý kiến trong phiên thảo luận về “Luật Phí và Lệ Phí” khiến dân chúng điêu đứng, ông Hùng kêu rằng, “Một quả trứng đếm ra đếm vào 14 lần để thu phí. Trời đất ơi, như thế người dân sống sao được.” Ðầu năm 2015, báo Giáo Dục Việt Nam liệt kê ra “7 phát ngôn ấn tượng” của ông Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng trong năm 2014. Trong đó, ông từng kêu về thủ tục hành chính bắt dân chạy 15 tới 20 loại giấy cho một vụ việc là “thế này thì chỉ chết dân thôi” và kêu ca về “Luật Căn Cước” và “Luật Hộ Tịch” là “hành dân đủ kiểu thì ai chịu được.” Thậm chí, ông còn đả kích cái dự luật “Luật Dân Sự” (sửa đổi) là “nghe thì có vẻ đúng, nhưng mà sai rồi, thiếu tôn trọng Hiến Pháp.” Bất chấp những lời kêu ca của ông “Hùng hói,” tất cả các đạo luật mà chế độ đưa ra đều được thông qua. Một quốc hội “con dấu cao su” không bao giờ được phép vượt qua thẩm quyền của nó khi cái thủ tục “đảng cử dân bầu” vẫn còn nguyên đó để nhào nặn ra cái thứ quốc hội bù nhìn đó. Ông Hùng chỉ nói cho sướng cái miệng khi ông biết ông không còn gì để mất. Người ta từng thấy một số kẻ tiền nhiệm của ông cũng có những phát ngôn tương tự như ông khi sắp bị cưa ghế, hoặc đã về vườn. Ích lợi gì cho dân cho nước khi các lời nói “bạo phổi” của các ông chẳng đem lại sự thay đổi nào. Vẫn có cái đảng Cộng Sản ngồi chồm hổm trên đầu nhà nước thì dân vẫn chịu đựng một cổ hai tròng. Quốc Hội nào phải “của dân, do dân và vì dân” như chế độ tuyên truyền bịp bợm. Tư Ngộ (Người Việt)
  8. Ngân sách của Hà Nội, theo các tài liệu công bố (không chính thức), chiếm 50% ngân sách quốc gia dành cho các tỉnh. Đây là một con số lớn kinh khủng. Hà Nội có "trọng lượng" ngân sách bằng 33 tỉnh thành của đất nước Việt Nam (gồm 63 tỉnh và 5 thành phố). Hà Nội là "trung ương" nên muốn gì cũng được, xài bao nhiêu cũng được ? Vấn đề là, 50% nhân dân cả nước còm lưng đóng thuế, chỉ riêng cho Hà Nội xài. Với ngân sách đó lãnh đạo Hà Nội đã xây dựng được cái gì ở nơi gọi là ngàn năm văn vật này ? Không cần phải là "lão làng" ở đây mới có thể trả lời. Một du khách "cỡi ngựa xem hoa" cũng có thể thấy bề mặt Hà Nội ra sao. Người ta thấy một thế giới Hà Nội mê tín dị đoan, một không gian kiến trúc Hà Nội màu sắc nham nhở vô trật tự, một đời sống Hà Nội hỗn mang vô phép tắc. Người ta cũng thấy một Hà Nội chặt chém, bún mắng cháo chưởi và cũng thấy một Hà Nội đặc sắc man rợ với những gian hàng bán thịt chó lộ thiên lớn nhứt thế giới... Văn miếu, Quốc tử giám, đền Quán thánh, chùa Trấn quốc, đền Ngọc sơn… là những tiêu biểu của văn hóa và văn minh Việt, thực ra chỉ là những khu chợ chồm hổm bán chữ, bán thần, bán thánh…. Những ngày tết, khói hương những nơi đây bốc lên như nhà cháy, mà là thứ khói độc do các chất hóa học làm nhang. Không biết mấy ông từ giữ đền ở đây là ai? công việc là giữ đền hay giữ... thùng tiền? Những tấm hoành phi, những bức tượng chỉ sạch sẻ, bóng loáng ở bề mặt. Nhìn phía sau loan lổ đến mức nham nhở, bụi bặm, gián nhện bám đầy. Còn dưới sạp thờ, được che nửa kín nửa hở tấm vải điều đỏ, mấy chai bia (hay rượu?) trống không nằm lăn lóc. Thiện nam tín nữ Hà thành cúi đầu vái lạy những thứ nham nhở trần tục đó. Những bức tượng mặt xanh mặt đỏ vô tri mà tay nắm đầy tiền. Người ta thấy một Hà Nội tín ngưỡng với con rùa già ghẻ lở, lặn ngụp trong vũng nước thối gọi là Hồ Gươm. Có năm người ta làm xe hoa, làm kiệu rước con rùa, tôn nó lên làm linh vật. Thiêng liêng gì ở những thứ đó? Người ta thấy một Hà Nội ăn sổi ở thì, bức tường gốm sứ, sau vài năm xuống cấp trở thành bức tường gớm ghiết. Ở Hà Nội người ta làm để cho có, trọng về hình thức bề ngoài hơn là sự bền vững lâu dài. Người ta cũng thấy một Hà Nội xe cộ chen chúc kẹt đường. Người ta chen nhau, chẳng ai nhường ai, đèn xanh mặc kệ đèn xanh. Xe ông bảng xanh thì ông ưu tiên vượt đèn đỏ. Hà Nội là trung ương nên cũng đúng thôi. Mỗi ông đầy tớ là mỗi chiếc xe. Số lượng xe của mấy ông đầy tớ nối đuôi nhau sẽ dài hơn tất cả những con đường ở Hà Nội gộp lại. Không kẹt xe mới là điều lạ. Mà khi ra đường, mọi thứ mặt nạ đều rớt xuống. Đạo đức con người thể hiện qua tính cách lái xe. Đâu rồi cái thanh lịch của người Tràng An? Những thứ gọi là "lịch sự", là "tinh túy văn hóa", trước kia làm nên nét "thanh lịch của người Tràng An", chắc hẵn là đã di cư vô nam năm 54. Lớp người này còn gọi là bắc cờ 54, vô nam hai bàn tay trắng. Nhờ ở cái "tinh túy văn hóa, lịch sự Tràng An", không bao lâu lớp người di cư này trở thành lớp thượng lưu, không giàu nhưng có học, nắm hầu hết các guồng máy chính trị và văn hóa VNCH. Thử đọc lại các tác phẩm văn học nổi tiếng, hay các tập giáo trình của VNCH ngày xưa, tác giả phần lớn là bắc cờ 54. Bây giờ Hà Nội chuẩn bị cho người sang Bắc Kinh (hay Singappour) học cách trồng cây xanh. Tiền Hà Nội nhiều quá, xài không hết thì giao cho các tỉnh vùng cao, vùng sâu để xây cầu, xây nhà, xây trường học... Ngày xưa, khi bắt đầu mở mang, miền Nam cho người sang các nước nông nghiệp tiên phong (như Phi, Đài Loan...) để học kỹ thuật cải giống lúa. Các trường kỹ sư "Nông Lâm Súc" cũng được dựng lên cùng thời. Nhờ đó mà VN bây giờ sản xuất gạo đứng đầu thế giới. Nhưng sau 75, VN chỉ chú trọng phần "nông" mà bỏ lơ phần "lâm" và "súc". Việc Hà Nội dự tính gởi người đi học trồng cây cho thấy sự thất bại của việc giáo dục. Nhưng dầu vậy, chuyên gia VN về cây xanh chắc chắn là tài ba hơn chuyên gia Bắc Kinh và Singapour. Vùng Camargue của nước Pháp (hạ nguồn sông Rhone), trước kia là vùng đầm lầy, một số nông dân VN được Pháp tuyển chọn đưa sang đây để biến vùng đất này thành đồng ruộng. Vùng Camargue hiện nay đã trở thành đồng ruộng phì nhiêu. Tây còn học kinh nghiệm ở nông dân VN. Việc trồng cây xanh dân ở Hà Nội bây giờ (dự tính ) gởi chuyên gia đi học nước ngoài, đúng là chuyện chuối trồng ngược. Hà Nội còn chuyện cầu Long Biên, còn chuyện tháp truyền hình... Chuyện nào đọc qua "kế hoạch" thấy đều "oải". Dân đóng thuế (để mấy ông Hà Nội xài bậy) có nước chết. Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  9. Ngày 18/2/2016 – trùng với thời điểm một tàu cá của ngư dân Quảng Bình bị “tàu lạ” thả neo làm chìm khiến 3 ngư dân mất tích gần đảo Hải Nam, Trung cộng, cuộc diễn tập quân sự chung giữa người Nhật và hải quân Việt Nam đã kết thúc tại Đà Nẵng. Máy bay tuần tra biển P-3C của Nhật Bản (trên hình là bay tại quần đảo Senkaku). Hình BBC Hoàn toàn không có một thông tin công khai nào từ báo giới nhà nước hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tin tức về cuộc tập trận chung trên chỉ được phát ra bởi Hãng tin Kyodo của Nhật Bản. Hãng tin này cho biết Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) và hải quân Việt Nam đã có đợt tập dượt chung ba ngày ngoài khơi Đà Nẵng. Cuộc diễn tập 16-18/2/2016 được hiểu là trong khuôn khổ hợp tác chung về nâng cao năng lực hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai, có tính tới tình hình ở Biển Đông. Kyodo cho biết lộ trình diễn tập được dựa trên kịch bản là máy bay P-3C của Nhật và tàu hải quân của Việt Nam cùng tham gia cứu một tàu dân sự gặp nạn. Cũng theo Kyodo, “Một đội của MSDF với hai máy bay tuần tra P-3C đã tham gia hoạt động với mục đích tăng cường hợp tác quốc phòng song phương và "kiềm chế Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông". Cuộc tập trận trên diễn ra trong bối cảnh Trung công đã triển khai tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền. Cần lưu ý là ít ngày trước khi diễn ra cuộc tập trên, đã xuất hiện thông tin Việt Nam làm “quan sát viên” trong một cuộc tập trận có tên là Hổ Mang Vàng của Mỹ và các nước đồng minh. Hiện tượng này được coi là hiếm thấy. Rõ ràng với việc tham dự cuộc tập trận chung với Nhật và lại tập trận ngay tại vùng biển Đà Nẵng chứ không phải một nơi nào đó xa xôi trong Thái Bình Dương, phía Việt Nam đã tiến một bước dạn dĩ hơn về phương Tây thông qua cầu nối là khối quân sự Đông Bắc Á – gồm Nhật, Hàn Quốc, Philippines… Từ đầu năm 2016 đến nay, đã diễn ra hàng loạt dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang buộc phải ngả hơn về Hoa Kỳ, trong lúc xa rời hơn quỹ đạo Bắc Kinh. Trước sự kiện một tàu quân sự Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa và bị phía Trung cộng lên án dữ dội, phía Việt Nam đã lần đầu tiên tỏ ra “can đảm” khi tuyên bố sự kiện này là “đi qua vô hại”. Cũng rõ ràng là sức ép và mối đe dọa của Trung cộng kể từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981, cho đến trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, đã khiến giới chóp bu Việt Nam phải tự lựa chọn một lối thoát cho mình, thay vì thói đu dây dễ té lộn đầu trước đó. Với những người theo đường lối đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, những dấu hiệu trên có thể có đôi chút triển vọng. Đã đến lúc nhà cầnm quyền Việt Nam phải nhận ra, dù mới ở mức tối thiểu, những giá trị của lẽ phải trong công cuộc thoát Trung. Một dấu hiệu khác xảy ra đồng thời là vài cuộc tập hợp tưởng niệm 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vể Hoàng Sa ngày 19/1, và cuộc tưởng niệm 6 vạn quân nhân và dân thường Việt hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 ngày 17/2, được giới dân chủ và nhân quyền tổ chức ở Hà Nội, đã hầu như không bị chính quyền ngăn cản và chơi xấu như thói thường trước đây. Tuy nhiên ở Sài Gòn, tình hình ngược lại. Chính quyền địa phương này vẫn tiếp tục đàn áp khốc liệt những người biểu tình chống Trung cộng. Lê Dung (SBTN)
  10. Các DN địa ốc đang nín thở chờ những quyết sách liên quan đến cơ chế tín dụng. (ảnh: Hiệp hội BĐS Sài Gòn) Ngân hàng Nhà nước CSVN (NHNN) đang dự thảo sửa đổi thông tư 36/2014/TT-NHNN, trong đó dự kiến giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40% và nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250%. Trong buổi họp mặt các chủ công ty bất động sản (BĐS) vào sáng ngày 26-2 tại Sài Gòn, ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội BĐS tại Sài Gòn chia sẻ với lo lắng chung của giới đầu tư, là nếu dự thảo sửa đổi thông tư 36 của NHNN được thông qua, thì khả năng thị trường BĐS trước tiên là sẽ đóng băng, và tình huống xấu nhất là sớm sụp đổ. Trong dự thảo sửa đổi này có 2 nội dung khiến nhiều doanh nghiệp (DN) đứng ngồi không yên. Thứ nhất là mục giảm trần sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40%. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế nguồn cung tín dụng trung và dài hạn vào thị trường bất động sản. Điểm thứ hai mà các DN lo ngại là tăng hệ số rủi ro từ 150% hiện nay lên 250% đối với nhóm tài sản thuộc các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS. Tổng giám đốc một công ty địa ốc có trụ sở tại quận Tân Bình, Sài Gòn cho hay từ cuối năm 2015 DN theo đuổi, thương lượng mua một dự án có vị trí đắc địa, quy mô 30 hecta. Với pháp lý đầy đủ, dự án sắp hoàn thiện hạ tầng nên đã được một ngân hàng thương mại lớn đánh tiếng sẽ bảo lãnh vốn. Nếu mua quỹ đất này, DN dự kiến vay vốn đối ứng 50% và chuẩn bị nguồn hàng 1,000 nền đất tung ra thị trường. Tuy nhiên, trước thềm Tết Bính Thân đến nay, ngân hàng từ chối xúc tiến cho vay với lý do phải chờ hướng dẫn cụ thể về định hướng kiểm soát tín dụng BĐS. Có nhiều năm hoạt động trong ngành ngân hàng và tài chính BĐS, ông Trần Khánh Quang, tổng giám đốc công ty Việt An Hòa, dự báo nếu dự thảo sửa đổi thông tư 36 được NHNN áp dụng, các quy định hạn chế dòng tiền ra thị trường này có thể khiến lãi suất cho vay trung dài hạn tăng lên. Hiện lãi suất cho vay cá nhân BĐS khoảng 11%, dự kiến nếu áp dụng sẽ tăng lên 12-12,5%, người mua nhà sẽ chịu lãi suất vay cao hơn. Ngoài ra, theo ông Quang, việc tăng hệ số rủi ro cho vay kinh doanh BĐS từ 150 lên 250% có thể dẫn đến hệ quả là cho vay kinh BĐS bị thu hẹp lại. Nếu điều này được áp dụng, ngân hàng sẽ hạn chế cho vay các dự án BĐS mới. Một kịch bản có thể xảy ra là những dự án mới trong năm 2016 sẽ rất khó vay vốn nhà băng. Các chủ đầu tư nhà đất ở Sài Gòn đang đưa ra kịch bản cho thị trường BĐS năm nay: Tâm lý thận trọng lấn lướt và đà tăng trưởng của thị trường BĐS bị chậm lại hoặc suy giảm. Những khó khăn, thách thức đầu tiên có thể khiến thị trường chững lại là áp lực tăng lãi suất, thắt chặt cho vay BĐS. Đây là 2 biến số có tầm hưởng rất lớn đến sự thịnh suy của ngành địa ốc. Biến số tiếp theo là kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với áp lực suy giảm tăng trưởng và kinh tế Việt Nam khó có thể chối bỏ sự lệ thuộc vào diễn biến của nền kinh tế này. Một biến số khác nữa là rổ hàng hóa BĐS đang xô lệch về phân khúc giá cao, đẩy thách thức cân bằng cung - cầu trong thời gian tới. Ngoài ra bài học về cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 vẫn còn nguyên vẹn có thể khiến nhiều người theo chủ nghĩa hoài nghi, cầu toàn quyết định án binh bất động trong năm 2016. Các biến số trên đang chuyển từ trạng thái tiềm ẩn sang lộ diện. Đây chính là nỗi băn khoăn, nghi ngại thị trường địa ốc năm Bính Thân. Các DN địa ốc đang nín thở chờ những quyết sách liên quan đến cơ chế tín dụng. (ảnh: Hiệp hội BĐS Sài Gòn) Vũ Minh Ngọc (SBTN)
  11. (Đồng Nai, DL) - Sáng 26/2/2016, khoảng 20 ngàn công nhân công ty Pouchen tiếp tục đình công sang ngày thứ 2 nhằm phản đối quy định mới của công ty xếp loại thưởng phạt theo các mức A,B,C. Hàng trăm công nhân tập trung trước cổng công ty. Ảnh: Thái Liễu Theo báo Người Lao Động, nguyên nhân được các công nhân đưa ra là công ty áp dụng cách tính trừ lương, thưởng quá khắt khe. Trong đó, việc chấm trừ điểm nghỉ phép để xếp loại lao động A-B-C là quá thiệt thòi cho họ. Một công nhân cho biết, khi nghỉ không phép bị trừ 13 điểm và xếp loại C. Nghỉ có phép cũng trừ 3 điểm khiến cuối năm công nhân bị cắt hết trợ cấp và tiền thưởng, làm cho thu nhập của người lao động quá thấp. Bà Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, Chủ tịch LĐLĐ TP.Biên Hòa cho hay, “Việc tiến hành đánh giá xếp loại A-B-C là một chính sách của các công ty lớn ở địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện, đây là chính sách lớn của công ty Pouchen Việt Nam, tuy nhiên đang gặp sự phản đối của công nhân, do đó chúng tôi đang tìm mọi cách thương lượng với ban giám đốc công ty để công nhân được hưởng những quyền lợi cao nhất". Lực lượng công an, cảnh sát giao thông, dân phòng,... cũng có mặt để giữ trật tự. Công an dùng một chiếc xe thùng to chắn ngay trước cổng công ty. Phần lớn công nhân ra về ngay trong buổi trưa, nhưng một số vẫn nán lại để phản đối. Một số hình ảnh từ cuộc đình công của công nhân: Công nhân tập trung trong khuôn viên của công ty. Ảnh: Mai Thủy Công nhân tập trung trước cổng công ty Pouchen. Ảnh: Mia Nguyễn Công nhân đứng tràn ra cả cầu vượt phía trước công ty. Ảnh: Mia Nguyễn Khoảng 17 ngàn công nhân đình công vào ngày 25/2/2016. Ảnh: Trang Trang Quỳnh (L.N.T) (Dân Luận)
  12. Ảnh Wikimedia Commons. Một viện nghiên của Mỹ cho biết, có vẻ như Trung Quốc đang triển khai radar cực mạnh trên một hòn đảo ở Biển Đông. Điều đó cho thấy chính quyền Trung Quốc đang cố gắng “kiểm soát có hiệu quả” các vùng biển tranh chấp. Đây là khu vực thuộc lộ trình hàng hải rất trọng yếu nhưng lại có rất nhiều tuyên bố tranh chấp đối với vùng lãnh hải này. Trong một báo cáo được công bố vào ngày 22 tháng 2 năm 2016, Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS), có trụ sở tại Washington nói rằng, những hình ảnh vệ tinh chụp Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) cho thấy những chi tiết mang dáng dấp một giàn radar tần số cao. Sự lắp đặt radar cũng được nhìn thấy trên các hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng như Đá Gaven (Gaven Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Đá Gạc Ma (Johnson South Reef). Trong báo cáo của CSIS, một giàn radar tần số cao trên Đá Châu Viên sẽ “tăng cường đáng kể” khả năng của Trung Quốc trong việc giám sát tàu hoặc máy bay đi qua eo biển Malacca – một tuyến đường hàng hải rất quan trọng nằm giữa Malaysia và Indonesia. Ngược lại, trong tuần vừa qua, việc Trung Quốc lắp đặt các tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã tạo ra nhiều mối bất đồng gay gắt hơn nữa trong chính sách ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên dựa theo một báo cáo riêng biệt của CSIS thì việc lắp đặt thêm tên lửa cũng chẳng tạo thêm ý nghĩa chiến lược nào cả do Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã bố trí nhiều phi đạn địa đối không ưu việt tại Biển Đông rồi. Các hình ảnh vệ tinh do CSIS chụp vào khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 1 đến ngày 12 tháng 2. Đá Châu Viên, Đá Gaven, Đá Tư Nghĩa, và Đá Gạc Ma là 4 trong số 7 bãi đá nhân tạo đã nhanh chóng được Trung Quốc cải tạo dù Brunei và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền đối với các đảo đá nằm trong quần đảo Trường Sa này. Trong một cuộc điều trần của Quốc hội vào ngày 23 tháng 2, Đô đốc Harry Harris, Jr đã xác nhận sự hiện diện của giàn radar mới trên Đá Châu Viên. Sự hiện diện của giàn radar cực mạnh sẽ là khúc ngoặt mới nhất trong vụ việc đầy kịch tính đang diễn ra ở Biển Đông, một vùng biển 1,3 triệu dặm vuông bao gồm các vùng biển và hải đảo đang gây nên sự tranh cãi giữa Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Dù Hoa Kỳ không có bất kỳ yêu sách chủ quyền nào ở Biển Đông, nhưng quốc gia này cũng bị lôi kéo vào vụ việc với yêu cầu duy trì tự do hàng hải, đảm bảo giao thương quốc tế trên Biển Đông được diễn ra một cách bình thường. Theo báo cáo của CSIS, việc Trung Quốc triển khai các cơ sở radar trên quần đảo Trường Sa và xây dựng “những đường băng mới và khả năng phòng thủ trên không” ở những hòn đảo khác đã cho thấy rằng Trung Quốc có một “chiến lược chống tiếp cận dài hạn – là một chiến lược mà có thể giúp họ (Bắc Kinh) thiết lập sự kiểm soát hiệu quả trên toàn bộ vùng biển và vùng trời trên khắp Biển Đông”. Tại một cuộc họp báo vào ngày 23 tháng 2 năm 2016, khi được hỏi về việc có hay không sự xuất hiện của các cơ sở radar hiện đại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói “không nắm rõ được tình hình”, nhưng bà vẫn một mực cho rằng theo luật pháp quốc tế thì chính quyền Trung Quốc có quyền triển khai “các cơ sở quân sự cần thiết và trong giới hạn trên các đảo đá có liên quan” ở quần đảo Trường Sa. Kể từ tháng 11 năm 2013, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu tỏ ra ngang ngược hơn trong việc khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. Năm ngoái, Trung Quốc đã triển khai một dự án rất lớn cải tạo đất đá để xây dựng một số hòn đảo nhân tạo. Một đường băng dường như được thiết kế theo tiêu chuẩn quân sự đã xuất hiện trên một trong những hòn đảo nhân tạo này. Chính quyền Trung Quốc cũng đã trang bị vũ khí trên các hòn đảo, dựa theo những tin tức đã đăng vào tháng 5 năm 2015. Đô đốc Harry Harris của Mỹ tin rằng chính quyền Trung Quốc đang tăng cường khả năng kiểm soát toàn khu vực. Vào ngày 23 tháng 2, ông Harris đã nói thẳng với các nhà lập pháp trong một phiên họp Quốc hội: “Tôi tin Trung Quốc đang muốn làm bá chủ ở khu vực Đông Nam Á”. Nhưng trớ trêu thay, cũng giống như các luận điệu tuyên truyền trước đây, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc lại tiếp tục cáo buộc Mỹ đang tìm cách đẩy mạnh sự bá quyền trên biển dưới chiêu bài tự do hàng hải. Trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Đô đốc Harry khẳng định rằng Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông, và ông nói thẳng: “Chỉ có những ai tin là trái đất dẹp mới có thể có suy nghĩ khác [với điều tôi đã khẳng định]”. Tác giả: Larry Ong, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính Bài viết này có sự đóng góp của hãng tin Associated Press. (Việt Đại Kỷ Nguyên)
  13. Osaka Nhật Bản. (Ảnh: http://bitcommunity.fieramilano.it/) Nhật Bản là một đất nước luôn theo đuổi những điều tốt đẹp, điều hoàn mỹ ở mức độ cao nhất. Điều này thể hiện ở chất lượng sản phẩm, chất lượng cuộc sống, chất lượng không khí, điều kiện vệ sinh môi trường, và coi trọng thành tín đến mức cực điểm. Ngày Chủ nhật, nếu bạn đến công viên nước bình thường chơi thì vé vào cửa là 800 yên (khoảng 150.000vnđ). Trong công viên cũng có một số lối ra vào đặc biệt giành cho người tàn tật. Ở đó người ta chỉ chăng dây xích cao chưa đến đầu gối chân và nói rằng: “Lối giành cho người tàn tật, người bình thường không được vào”. Công viên cũng không cho rằng cần phải cử người trông coi ở những lối này, mà người dân cũng không cho rằng mình có thể đi bằng lối này để giảm được tiền vé vào cổng! Nhật Bản là quốc gia truy cầu sự hoàn mỹ cực điểm về “chất lượng sản phẩm”. Người Nhật Bản không cho rằng họ sẽ ăn phải đồ ăn không sạch sẽ tại các quán ăn nhà hàng. Trước đây có một nhà hàng thịt nướng ở thành phố Osaka đã khiến cho 4 khách hàng của họ bị tiêu chảy. Sau đó, nhà hàng này đã phải đóng cửa. Ông chủ của nhà hàng này đã bị cấm, cả đời không được phép kinh doanh đồ ăn uống. Thậm chí, việc xử lý vấn đề hộ khẩu ở tòa thị chính của thành phố là một việc đơn giản đến khó tin. Khi bạn đến đó, nhân viên công tác sẽ xuất ra một bản đồ được phóng to rõ đến từng nhà, rồi yêu cầu bạn chỉ nơi mà mình đang ở và coi như việc xác nhận đã được hoàn tất. Trước đây đã từng có một người rất kinh ngạc và hỏi nhân viên công tác rằng: “Nếu như có người nói dối thì sao?” Nhân viên công tác đã dùng ánh mắt khó tin và nói với anh ta rằng: “Tại sao lại nói dối? Nếu mà nói dối thì khi chúng tôi gửi trả giấy chứng nhận bảo hiểm y tế và các tài liệu khác, chẳng phải họ sẽ không nhận được sao?” Sự chung sống giữa người với người là đơn giản như vậy đấy! Cho nên người hải ngoại nếu sống lâu ở đây sẽ trở thành “ngốc nghếch”: Tuân thủ quy tắc xã hội, khi qua đường phải nhìn đèn tín hiệu, có xếp hàng thì cố gắng xếp hàng, khi ăn cơm đặt ví tiền trên bàn mà đi vệ sinh… Tố chất người Nhật Bản đạt đến mức cực điểm Vì sao người Nhật Bản lại không làm hàng giả? Để có sự trung thực như vậy, tất nhiên có tồn tại một loại hiện tượng. Chính là, một khi đã làm giả thì hậu quả nhận được sẽ vô cùng nghiêm trọng. Trong kinh doanh ở Nhật Bản cũng ngẫu nhiên có hiện tượng làm hàng giả. Ví dụ như đem sản phẩm của nước ngoài giả mạo là sản phẩm của Nhật Bản. Năm trước có xuất hiện sự kiện, một ông chủ dùng lươn của Trung Quốc giả mạo là lươn của Nhật Bản. Kết quả là: Thứ nhất là ông chủ phải công khai xin lỗi mọi người, thứ hai là ngân hàng ngừng việc cho vay, thứ ba là các đối tác ngừng quan hệ, cuối cùng xí nghiệp đành phải đóng cửa. Đối với những ông chủ lớn tuổi thì sẽ không còn cơ hội để kinh doanh nữa và thậm chí phải tự sát. Ở Nhật Bản có khế ước xã hội bất thành văn là người làm hàng giả không nên thực hiện bất kỳ lời bào chữa nào mà nên thành khẩn nhận lỗi. Sau khi nhận lỗi rồi người ta sẽ không đào sâu vào chi tiết nữa. Nhưng người làm hàng giả sau này cơ bản sẽ không còn có khả năng tham gia vào ngành sản xuất đó nữa. Cho nên, tại Nhật Bản, làm hàng giả là một việc còn nghiêm trọng hơn việc ngồi tù. Người làm hàng giả một khi bị phát hiện thì cũng đồng nghĩa là “ngừng phát triển của cá nhân ở đây”! Thậm chí những người chủ xí nghiệp tự sát khi công ty bị phát hiện làm hàng giả còn không nhận được sự thông cảm của mọi người. Người ta chỉ cho rằng, dùng cách tự sát chỉ là để rửa sạch lỗi lầm của mình mà thôi. Trái lại, người chịu hình phạt ngồi tù xong lại là người bình thường, người khác không được kỳ thị. Tại Nhật Bản, hai chữ “thành tín” là vô cùng quan trọng. Osaka Nhật Bản. (Ảnh: http://sv6.postjung.com/) Tại Nhật Bản, trong siêu thị hay máy bán hàng tự động đều chưa bao giờ trang bị máy soi tiền giả, bởi vì không có người sử dụng tiền giả. Tố chất của người Nhật Bản có thể nói là đạt đến cực độ. Sự thành thật của một người Nhật Bản đạt đến mức nhiều người không thể tưởng tượng nổi. Ví dụ như, gần một bến xe nhỏ ở trong thôn gần thành phố Osaka, người ta có đặt từng túi từng túi một rau quả tươi, bên cạnh có đặt một tấm ván gỗ ghi rõ 100 yên/1 túi và không có ai trông coi. Vậy mà, tất cả những người mua hàng đều tự giác thả tiền vào trong chiếc hộp đựng tiền ở bên cạnh. Ở Nhật Bản còn có rất nhiều trạm xăng tự phục vụ, khách hàng tự bơm xăng theo nhu cầu rồi tự trả tiền và chưa từng có ai không trả tiền. Tại các siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại hay ở các máy bán hàng tự động đều chưa bao giờ có trang bị máy phân biệt tiền giả tiền thật, bởi vì không có ai sử dụng tiền giả. Ở Nhật Bản, nếu như bị thất lạc đồ vật gì cũng không cần phải lo lắng bởi vì người nhặt được đều sẽ mang đến giao lại cho phòng cảnh sát gần nhất. Ví dụ như, trước đây đã từng có một doanh nhân đến Nhật Bản công tác. Lúc đi tàu điện ngầm anh ta để quên chiếc áo khoác ở ghế. Anh nghĩ rằng đây là một phiền toái lớn, bởi vì bên trong túi áo có tiền và hộ chiếu. Đang lúc vô cùng lo lắng thì có người nói với anh ta: “Đồ vật thất lạc trên tàu điện ngầm thông thường sẽ có người giao cho nhà ga.” Anh liền đi đến nhà ga, vô cùng mừng rỡ và cảm động vì đã nhìn thấy chiếc áo khoác của mình. Không những thế mà còn được người ta là phẳng và gấp lại ngay ngắn và cho vào trong một túi nhựa. Nhật Bản không chỉ là một quốc gia giàu mạnh, mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người! Nhật Bản là một dân tộc vô cùng nghiêm khắc và cẩn thận. Có thể nói, Người Nhật Bản có một đức tính, một nét văn hóa trời sinh đó là “đã tốt lại muốn tốt hơn”. Đây được xem là nguyên nhân quan trọng nhất khiến Nhật Bản trở thành một cường quốc của thế giới. Theo NTDTV Mai Trà biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
  14. Thử tìm hiểu khái quát về quá trình hoạt động của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, nay là đảng Việt – Tân Năm 1981 Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam được thành lập do Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh làm Chủ tịch. Có phải là một Lực Lượng đấu tranh với Việt Cộng có tầm vóc và có thực lực hay không? Mặt Trận là tiền thân của Việt Tân Lúc đầu, Mặt trận quy tụ được một số khuôn mặt trí thức, sĩ quan cao cấp,những người yêu nước, yêu tự do dân chủ gia nhập Mặt trận . Họ cũng thu nhận được nhiều nô nức và cảm tình lẫn sự đóng góp vật chất và tinh thần của rất nhiều tầng lớp đồng hương tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại, muốn làm một việc gì lớn lao cho quê hương đất nước, vừa rơi vào tay cộng sản thời gian trước đó không lâu. Việc ấy cũng không lấy gì làm lạ, vì chỉ dăm năm trước đó , hàng triệu người miền Nam hốt hoảng bỏ nước ra đi để mong thoát khỏi ách độc tài đảng trị, do cộng sản đã dùng nhiều mưu mẹo về chính trị nên đã chiếm được toàn cõi miền Nam do chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) lãnh đạo. Những người sang đây, hầu như tất cả đã bỏ lại toàn bộ tài sản, nhà cửa , mong chạy thoát mạng bằng bất cứ phương tiện nào có được sau khi quân “cách mạng” xô đổ cổng Dinh Độc Lập , hạ cờ VNCH , chiếm được Sài gòn thủ đô của miền Nam yêu dấu của chúng ta. Hồi đó vào những ngày cuối tháng 3 khi quân và dân ngoài miền Trung bắt đầu di tản, nhất là sau ngày 30 – 4 khi ông Tổng Thống Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng trên đài phát thanh Quốc gia Việt nam Cộng Hòa . Thì trên khắp các nẻo đường thuoc các tỉnh quanh thủ đô miền Nam, dân chúng nhốn nháo tay xách nách mang tràn ra đường để đi chạy loạn. Mà biết chạy đi đâu, để thóat khỏi người anh em phương Bắc? ( Hồi năm 1954 thì dân miền Bắc còn có miền Nam mà chạy, mà di cư ). Trong khi xe thiết giáp, xe cơ giới của họ, cắm cờ Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, cờ Đỏ sao vàng đã tràn vào các ngả đường lớn thành phố Sài gòn . Người dân chỉ biết sợ hãi dùng tất cả mọi phương tiện có được, bồng bế nhau ra bến tàu, phi trường Tân Sơn Nhất , mong tìm được một con tàu nào dừng lại cứu vớt để đi lánh nạn. Người có phương tiện tiền bạc nhiều, có xe hơi thì tìm cách chạy ra Vũng Tàu để tìm phương tiện tàu bè ra khơi , mong được tàu Mỹ tiếp cứu. Những quân nhân của Quân lực VNCH còn tại ngũ ở đơn vị, nay đã bỏ doanh trại, cũng vội vàng cởi bỏ quân phục, quân trang quân dụng tìm cách chạy về nhà để mang gia đình đi theo, hay một mình tìm đường ra bến cảng chạy trốn. Đường phố hỗn loạn, khắp nơi nhan nhản như một bãi rác, quần áo lính, lon lá, giấy tờ, tất cả những tài liệu được tiêu hủy vội vàng trước khi cộng quân tràn ngập. Những quân nhân tại ngũ ở xa Sài Gòn, thì họ đã nghe ngóng phong phanh tin tức từ những vị sĩ quan cao cấp chỉ huy của họ hồi đầu tháng Hai, tháng Ba 75. Những tin đồn có căn cứ, lẫn vô căn cứ. Như Trung lập miền Nam Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 tỉnh Quảng Trị tới Phan Rang, còn từ Phan Rang đổ vào tới Cà Mau thì do chánh phủ hiện thời của VNCH kiểm soát, lãnh đạo. Nhất là những người nghe được tin tức từ những vị Tỉnh trưởng, Chỉ huy trưởng trở lên, sau khi những vị này đi họp với các tướng lãnh ở Bộ Tổng Tham mưu trở về. Số người đó yên tâm ở lại làm việc và chỉ huy quân đội chiến đấu. Còn những người nghe được tin đồn rò rỉ từ các Cố Vấn cao cấp người Mỹ ở tòa Đại sứ hay những nhân viên làm việc cho các cơ quan Sở Mỹ khác, đang lên danh sách ưu tiên để được người Mỹ di tản bằng máy bay , thì đã hiểu được phần nào là người Mỹ sắp bỏ chúng ta! Họ loan truyền tin tức cho người thân bạn bè tìm đến chạy chọt những viên chức có quyền thế để xin ghi tên vào danh sách ưu tiên di tản bằng phương tiện máy bay của Mỹ. Trong thời gian đó, ở thành phố Sài gòn như lên cơn sốt, mọi người lo sợ chạy tới chạy lui, những người có tiền và những sĩ quan có thế lực tìm cách đưa vợ con đi trước, còn bản thân họ sẽ tính sau , tùy tình hình chiến sự và chính trị diễn biến vì họ còn phải ở lại đơn vị, ở cơ quan để thi hành nhiệm vụ chống trả địch quân. Tình hình chiến sự ở khắp các mặt trận trở nên ngày một xấu đi, nếu không nói là đang dần sụp đổ, sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh di tản Quân Đoàn II Vùng Hai Chiến Thuật ra khỏi Pleiku, chỉ vì ông giận lẫy Quốc Hội Hoa Kỳ cắt hết 300 triệu Đôla viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam! Lúc đó theo như những vị Tướng tư lệnh Mặt trận miền Trung, như Phạm Văn Phú , Ngô Quang Trưởng thì Quân đội VNCH vẫn còn khả năng chống trả và đối chọi được với Cộng quân, nếu Tổng Thống và Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH quyết tâm đánh trả. Vì thời gian đó Tướng Phạm Văn Phú đã trở về Pleiku để chỉ huy , tái phối trí lại quân đội thuộc lực lượng của Quân Đoàn II nhằm quyết tâm tái chiếm lại thị xã Ban Mê Thuật. Nhưng lệnh di tản từ Phủ Tổng Thống đã làm mất hết nhuệ khí chiến đấu của quân đội. Lệnh di tản Quân Đoàn II và Vùng II Chiến thuật quá vội vã,gấp rút . Làm Tướng Phú và Bộ Tư lệnh lúng túng, trở tay không kịp . Do vậy mà kế hoạch di tản không đồng bộ, lại thiếu phương tiện di chuyển, các phi trường hầu hết bị tê liệt do cộng quân pháo kích và phong tỏa , một số lớn máy bay không cất cánh được , thiết bị quân sự hạng nặng phải phá hủy để tránh rơi vào tay địch. Cái nguy hiểm nhất là một số đơn vị và quân nhân vô kỷ luật, bất tuân thượng lệnh, mạnh ai nấy làm. Cảnh cướp bóc tại một số nơi đã diễn ra , không sao kiểm soát được. Nạn kiêu binh và binh sĩ vô kỷ luật , càng làm cho tình hình tệ hại và bát nháo hơn tại các bến bãi khắp nơi ở miền Trung. Tất cả mọi người , dân cũng như quân ngơ ngác, không hiểu . Liệu có phải Quân lực VNCH yếu kém đến nỗi không cầm cự giữ được Quân Đoàn II Vùng II Chiến Thuật? Không. Tất cả mọi người lúc đó đều không tin. Vì Thiếu Tướng Phạm Văn Phú là một vị tướng lãnh tác chiến tài giỏi và gan dạ (như có một số Tướng lãnh, sĩ quan tham mưu nhận xét ), trong tay ông còn đủ phương tiện súng ống, đạn dược, quân cụ và nhiều binh chủng như Thủy Quân Lục Chiến, Nhẩy Dù tinh nhuệ. Nhưng đó lại là một sự thật phũ phàng, dẫn đến miền Nam lọt vào tay Cộng sản một cách mau lẹ. Nhưng nhiều người thì lại cho rằng, mất tỉnh lỵ Buôn Mê Thuật là nguyên nhân dẫn đến mất Vùng II chiến thuật vì nhận định sai lầm của tướng Phạm Văn Phú và Bộ Tham mưu Quân Đoàn II. Trước khi mất Buôn Mê Thuật Tướng Phú cùng Ban tham mưu cả quyết cộng quân sẽ dồn hết những lực lượng tinh nhuệ của chúng để tấn công vào Pleiku, vì ở đó đặt cơ quan đầu não là Bộ Tư lệnh Quân Đoàn II, Vùng II Chiến thuật . Nhưng thực tế thì vào những ngày trung tuần tháng 2, đầu tháng 3 chúng lại bố trí lực lượng để Tổng tấn công vào Buôn Mê Thuật . Do đó mọi nỗ lực phòng thủ đã dành hết cho Pleiku như chúng ta đã biết khiến Ban Mê Thuật thất thủ bởi không còn đủ lực lượng quân tinh nhuệ để đối phó với sức tiến quân ào ạt của Việt cộng. Cho đến khi biết được ý đồ của cộng quân, Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH ra lệnh cho Tướng Phú bằng mọi giá phải chiếm lại bằng được Ban Mê Thuật thì đã không còn khả năng tái phối trí lực lượng , vì trong thời gian đó Quảng Trị rồi Thành phố Đà Nẵng đang gặp nguy khốn , sắp sửa được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I cho lệnh di Tản để dồn sức phòng thủ Thành phố Huế theo lệnh của Tướng Ngô Quang Tưởng. Nhiều người nhận xét rằng, nếu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là người yêu nước, có khí phách, mưu lược và dũng cảm, thiết tha vì quyền lợi tối thượng của dân tộc và đất nước. Thì ông phải từ chối ra đi, cùng ở lại chiến đấu, sống chết với dân quân miền Nam để bảo vệ đất nước trong lúc lâm nguy. Không vì Quốc Hội Hoa Kỳ từ chối viện trợ và rút quân mà giận lẫy, không quyết tâm cùng Quân đội chiến đấu đến giây phút cuối cùng, lại cam tâm đào ngũ, tự mình ghi vào một trang sử đen tối, sự hèn hạ của mình cho thế hệ con cháu sau này khinh chê. Sau ngày Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống của VNCH bị ngoại bang ép buộc phải trao chính quyền lại cho Tổng thống Trần Văn Hương rồi Dương văn Minh làm bù nhìn, để họ dễ bề điều đình với cộng sản vì quyền lợi chiến lược của họ, ông đã lo sợ, tất tưởi đi lưu vong ra nước ngoài. Thì người ta mới cay đắng hiểu được rằng : Chủ Quyền Quốc Gia mà người lãnh đạo sự tồn vong đất nước không có lòng can đảm, bất tài, không có bản lãnh và đủ dũng lược vì Quốc Gia cương quyết nắm giữ, để cho nước khác chi phối, thao túng, thì cái mấu chốt mất nước sớm muộn gì Đất nước cũng rơi vào tay kẻ thù xâm lược , như chúng ta đã thấy. *** Ôn lại một dấu ấn thời gian của lịch sử đã qua, như là một lời lý giải kinh nghiệm đắng cay của một nước nhược tiểu đã không giữ được Chủ Quyền Quốc gia đến nỗi đất nước bị rơi vào tay quân thù. Dù là một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn chăng nữa, cũng là một bài học máu xương cho dân tộc. Cho dù chúng ta chủ quan nói rằng, VNCH có chính nghĩa là chúng ta khát khao bảo vệ nền Tự Do Dân Chủ , nhưng chúng ta không tự quyết định được đường lối, sách lược chiến tranh, cái mà chúng ta hiểu được dã tâm của kẻ thù Việt cộng hơn họ, vì hơn ai hết chúng ta và địch quân cùng là người Việt Nam nên hiểu về nhau hơn. Chúng ta đã phải dựa vào sức mạnh của người khác bằng những phương tiện chủ yếu về tài chánh và các phương tiện súng đạn, quân cụ chiến tranh lẫn lương thực mà trong thực lực chúng ta không có gì , lại không quyết định được vận mạng của mình , thì kết quả cuối cùng sẽ không bao giờ có được là điều dễ hiểu. Cái hậu quả cho đến bây giờ cả một dân tộc vẫn còn đang gậm nhấm đau đớn cũng là điều tất nhiên! Không thể đổ tội hay qui trách nhiệm tất cả cho một ai, cho một nước nào, dù là một nước được gọi là đồng minh phản bội, vì chính chúng ta mới là người quyết định vận mệnh của mình hơn một ai khác. Có như thế tự hậu chúng ta mới rút ra được một bài học kinh nghiệm để những thế hệ tiếp nối noi theo, cảnh giác hầu bảo vệ đất nước trước những cuộc xâm lăng, nhãn tiền là sự đe dọa xâm lăng từ phương Bắc hiện giờ là Trung Cộng. *** Ở trong nước, sau 30 -4 – 75 dưới sự kìm kẹp, bóc lột và áp bức của nhà cầm quyền cộng sản. Một số những anh em Sĩ quan , Hạ sĩ quan và binh sĩ chống lại lệnh ra trình diện Học tập Cải tạo của Việt cộng đã tự võ trang , cầm súng đi vào rừng sâu , vào những mật khu của cộng sản trước đây để chống lại cái gọi là Chính quyền Cách mạng. Nhưng những lực lượng tự võ trang ấy chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn, rồi dần dà trước sau cũng bị tiêu diệt. Điều đó mọi người dễ hiểu . Vì những tiếp liệu súng đạn lương thực đã hết , không có nguồn dự trữ hay tiếp tế nào khác. Cộng với những nội gián được Việt cộng gài cấy chỉ điểm, trà trộn vào hàng ngũ nổi dậy. Trong giữa những thập niên 80 tới 90 . Có những tin đồn ở trong nước là Lực lượng Phục Quốc ở hải ngoại đã cho Cán bộ , Kháng Chiến Quân về nước hoạt động và chiêu mộ binh sĩ đứng lên để Phục Quốc Giải Phóng quê hương , mong thoát khỏi bàn tay cộng sản. Những người có tâm huyết đầy lòng căm thù, đã bí mật rỉ tai nhau tham gia , nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn . Tất cả tổ chức bị phá vỡ, bị bắt và tù tội , hết lớp này tới lớp khác, vì công an cộng sản đã cho gài người vào tổ chức chiêu dụ , mua chuộc, kể cả tiền bạc , rồi đến một ngày nào quy tụ nhau đông đảo để được hướng dẫn vào “ mật khu” để rồi bị chúng tóm gọn không sót một ai! Người viết bài này hồi đó đang lẩn trốn ở vùng Đơn Dương , Lâm Đồng , cũng đã được bạn bè, người quen móc nối . Nhưng khi kiểm chứng lại những lời các “Kháng Chiến Quân” nói , thì thấy đó chỉ là chuyện hàm hồ, nếu không nói là hão huyền không có thực! Có vị được phong là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng nói : Nào là Mỹ đã tiếp tế quân trang , súng đạn, lương thực thực phẩm đầy ắp trong “ chiến khu” , có cả trực thăng vận hẳn hoi! Nhưng xem ra , ông Thiếu Tá này trước đây là Trung sĩ I Biệt Động Quân, nay tham gia tổ chức được phong cấp Tiểu Đoàn Trưởng. Ông ta cũng không biết những người được móc nối và người viết là ai , nên bốc phét để chiêu dụ tham gia kháng chiến! Sau cuộc gặp mặt “Cán Bộ Kháng Chiến”. Người viết sợ té đái đánh bài chuồn , không dám ho he đi gặp gỡ hay hội họp với những người bí mật được gọi là Kháng chiến quân nữa, vì sợ công an trá hình tới còng tay thì bỏ mẹ! Sau bữa đó người viết cũng đã cảnh giác với nhiều anh em, có người không nghe, cứ tiếp tục hội họp to nhỏ với nhau. Sau này được người nhà cho biết là các anh đang bị giam ở trại tù Đại Bình Bảo Lộc. Còn nhớ , hồi đó mình cũng có người bạn văn đang bị giam giữ ở trại tù Đại Bình là nhà thơ Tú Kếu Trần Đức Uyển. Anh Tú Kếu dính líu đến vụ án Hồ Con Rùa ở Sài Gòn trước đó ít năm. Sau khi bị bắt , được qui vào tội Tham gia chống phá và lật đổ Nhà Nước, bị kết án 18 năm tù giam. Trong lúc có người nhà ở Bảo Lộc vào thăm , biết tôi đang lánh nạn ở Đơn Dương anh có gửi về cho một hũ dưa muối , trong hũ dưa có dấu một mảnh giấy và một bài thơ ngắn, có nội dung thật cảm động: Tặng bạn dưa chua tặng cả lòng Nỗi buồn chua xót nước suy vong Lắng nghe mằn mặn trong hơi muối Nước mắt hòa chung nghĩa vụ chung. . . Một bài khác: Bút ơi! Và giấy ơi ! xa lắm Tâm tư này biết ngỏ cùng ai Gửi vào trang giấy hay tư tưởng Luống sợ qua đêm bạc mái đầu Bút ơi và giấy ơi năm đó Lòng còn lưu luyến mãi không thôi Đời không giấy bút không nhung gấm Văng vẳng nghe buồn tiếng nhạc xa. . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. Tú Kếu ( gửi anh Quỳnh Thi ) Nhà thơ Tú Kếu Trần Đức Uyển sau này mãn tù, đã bị quản chế, anh về sống ở Sài Gòn. Nhưng nghe nói, anh đã bị trầm uất và mất trí nhớ cho đến lúc qua đời. Khi đó, người viết đã không còn sống ở Việt Nam. Nhắc về anh, xin gửi một chút nhang thơm quí mến của lòng. Còn ở hải ngoại thời gian đó Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Dân tộc đã được thành lập do Đề Đốc Hoàng Cơ Minh làm Chủ tịch. Sau đó cũng đã thất bại và Hoàng Cơ Minh đã bị giết trong rừng sâu , sát biên giới Việt Lào. Hồi đó báo chí ở Việt Nam có đăng hình ảnh ông bị thảm sát, nhưng Mặt trận ở hải ngoại phủ nhận và nói ông vẫn còn đang chiến đấu! Sở dĩ Mặt Trận Quốc gia Giải Phóng Dân Tộc bị thất bại, vì sự hình thành và ra đời theo tôi, do cảm tính của người khởi xướng và của Ban lãnh đạo nhiều hơn là do thực lực và tài năng lãnh đạo có được từ bản thân Lực lượng. Thiển nghĩ, Mặt Trận cũng biết, lúc đó ở trong nước, dân chúng thật là khốn khổ và hết sức thiếu thốn vật chất vì sự cấm đoán buôn bán và làm ăn cá nhân. Ruộng đất của nông dân ở nông thôn không còn được tư hữu, tự do sản xuất, nhà nước Việt cộng quản lý từ kí lô gam gạo, không cho mang lương thực ra ngoài địa phương. Tất cả nhu yếu phẩm sinh hoạt cần thiết thường ngày từ mắm muối, lương thực , sà bông . v.v. . . được cấp phát theo tiêu chuẩn tem phiếu, theo lối ngăn sông cấm chợ của Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc. Đời sống tinh thần thì bị kìm kẹp đến nghẹt thở, mọi người lo sợ vì bị chính quyền rình rập, dòm ngó, mỗi tối mọi người phải đi học tập chính trị và phải gia nhập đoàn thể theo giới tính và tuổi tác của mình. Ngoài việc cưỡng bức sĩ quan , công chức mà cộng sản gọi là ngụy quân, ngụy quyền mà chúng nói là có nợ máu nhân dân đi học tập cải tạo , sinh hoạt tôn giáo bị ngăn cấm, những con em của binh sĩ, công chức chế độ cũ phải nghỉ học . Nói chung , mọi sinh hoạt thường ngày bị cấm đoán hay bị ngưng trệ. Cho nên những người còn dành dụm được chút tiền bạc thì tìm đường vượt biên , vượt biên đã trở thành phong trào , mỗi ngày càng nhiều . Do vậy mà lúc này người dân ở trong nước luôn lén lút nghe các đài phát thanh ngoại quốc như BBC , VOA để theo dõi nghe ngóng tin tức ở hải ngoại, chờ mong có một Lực Lượng Phục Quốc nào thực sự, về để giải Phóng cho dân tộc. Nhưng những tin đồn phong phanh , nhiều khi thất thiệt được loan truyền đây đó khắp nơi, có khi do Công an xếp đặt, giăng lưới gài bẫy, và không ít người đã tham gia vào tổ chức này, tổ chức nọ , rồi bị lừa nên sa vào vòng lao lý vì thiếu cảnh giác và suy nghĩ, nóng lòng muốn chế độ sụp đổ. Một phần khác là do những nhóm chống đối tự phát nổi lên, lộng ngôn những chuyện không có thực, họ nói : là Tổ chức Phục Quốc ở quốc ngoại gửi về để Tổ chức kháng chiến, do Tướng này Tướng nọ thành lập . Do vậy mà có thể quí vị trong hàng ngũ Lãnh đạo Mặt trận Giải Phóng Dân Tộc của Hoàng Cơ Minh ở Mỹ nhạy bén về thời thế ở trong nước được thành lập và ra đời? Ra đời do lòng nhiệt tình yêu nước , nhiều cảm tính nhưng thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng và thiếu tính khả thi. Vì lúc đó không một nước nào, một thế lực quốc tế nào đứng đàng sau hỗ trợ giúp đỡ. Điều quan trọng nhất là nước chủ chốt giúp đỡ trước đây là Hoa Kỳ đã vừa phủi tay và họ nói là muốn quên đi cuộc chiến mà họ đã khai sinh và khởi xướng, để hướng về tương lai . Như chúng ta đã biết, đồng minh của họ bây giờ là kẻ thù của họ trước đây hơn 40 năm! Còn VNCH chúng ta đúng là không còn gì để họ phải điếm xỉa đến. Mặt Trận Hoàng Cơ Minh lúc đó chỉ dựa vào bà con đồng hương và thực lực của mình là chính. Vậy thực lực của Mặt Trận là gì? Hỏi tức là trả lời: Thưa là cái thực lực không có gì, chỉ là phô trương bằng Tuyên ngôn , lời nói . Có chăng chỉ là cái bong bóng bên trong rỗng tuếch không có gì, được thổi phồng. Thổi phồng quá sức vì ảo tưởng lẫn nhiệt tình . Cho đến nay mọi người đã thấy rõ . Như họ nói, Lực Lượng có hơn 10 ngàn Kháng Chiến quân Giải phóng đang được bố trí ở biên giới Việt Lào. Những sào huyệt và căn cứ trong rừng rậm được tô vẽ , được dựng lên để quay phim, chụp hình trước đó. Sau này bị phanh phui là trò bịp bợm để quyên góp tiền bạc của bà con đồng hương . Người ta cho rằng Mặt Trận đã lừa gạt nhiều người nhẹ dạ một thời gian dài, cho đến khi Nhà Báo Đạm Phong và một số người khác , cũng ở trong Mặt trận nghi ngờ, sang đến Thái Lan trong thời gian đó tìm hiểu sự thật, rồi lột mặt nạ phơi bầy , đem ra trước công luận báo chí , và rồi đã bị “ người ta “ nói câm mồm mà vẫn ngoan cố không chịu im lặng, nên khiến người ta phải bịt miệng giết chết, theo như bức thư tố cáo của người con trai của ông đã gửi đi khắp nơi , đòi các cơ quan điều tra tư pháp hiện hữu tại Hoa Kỳ tái thẩm và truy tố những người trong nhóm chủ mưu giết hại những nhà báo có lương tri, trả lại công lý cho những vụ án giết người oan khiên này. Cho đến nay, tuy Mặt Trận Hoàng Cơ Minh không còn hoạt động, nhưng nó đã được hoán chuyển sang cho một tổ chức chính trị khác, có tên là Đảng Việt Tân. Theo như tuyên bố của những người trong ban lãnh đạo , nay Việt Tân chủ trương đấu tranh sang một hình thức khác, là” Tuyên truyền bất bạo động “ với chánh phủ hiện thời của Đảng cộng sản Việt Nam. Một số thành viên Lãnh Đạo cũ của Mặt Trận vẩn còn hoạt động, một số khác đã từ bỏ Mặt trận từ những năm trước vì bất đồng quan điểm hay vì “rét” . Có lẽ một số người có dính tay vào tội ác đang lo sợ một mai sự thật được công lý đang lóe đèn pha chiếu rọi vào tận nơi ngõ nghách lẩn trốn, cho dù thời gian đã lâu nhưng vẫn chưa xóa nhòa được dấu tích, để bắt chúng đền tội . Một số trong Ban Lãnh Đạo tuy đã từ bỏ Mặt Trận nhưng vẫn được đồng bọn tâng lên là “ học giả” hay chuyên gia kinh tế . Vì thực sự những vị “học giả” này, chẳng có chút am hiểu gì về Chiến tranh Giải Phóng Nhân dân hay Quân sự gì ráo trọi. Có chăng họ chỉ là những kẻ hoạt đầu chánh trị nhưng lại dùng mưu mô xảo quyệt, áp dụng cái xảo thuật Chánh trị rẻ tiền để lừa bịp một số người kém hiểu biết về chánh trị, lại háo danh vì trước đã có địa vị và tiền tài vì khéo nịnh hót và có tài luồn lọt trước đây. Cái mơ màng trong ảo giác không thực tế trước thời cuộc thế giới hôm nay , nhưng lại thiếu cái bản lãnh của một của một nhà lãnh tụ chánh trị thứ thiệt mang tầm vóc vỹ mô. Nhiều người còn không tin được là sự thực thời cuộc đã thay đổi nên vẫn còn ảo tưởng chờ thời./ *** Trước đây thì Chánh phủ của Nguyễn Hữu Chánh ra đời . Và mới đây , trong dịp đầu năm mới Bính Thân , cũng đã xuất hiện cái gọi là Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa Quốc Gia Lâm Thời do Đào Minh Quân tự nhận là Thủ Tướng, nghe đâu cũng do một số lâu la là Bộ Trưởng dởm do tên Đào Minh Quân dựng lên để thành lập Chánh phủ. Không hiểu họ dựa vào đâu để ra mắt Quốc dân Đồng bào? Nhiều đồng hương tự hỏi “ Không rõ cái gọi là Chánh Phủ Lâm Thời VNCH có dính líu gì đến các ông trong Ban Lãnh Đạo Mặt Trận Quốc Gia Hoàng Cơ Minh trước đây hay không? Trước 75 , cái gọi là Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam của Việt Cộng cũng đã được thành lập, trong khi chánh phủ VNCH còn đang sờ sờ ra đó đương quyền . Nhưng chí ít, họ cũng đã dựa vào một lực lượng là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dù do Bắc Cộng dựng lên . Như vậy là nó cũng có lý do và có bài bản để tạm gọi là Chính phủ Lâm thời lúc đó để lừa bịp công luận quốc tế . Đằng này, một Chánh phủ lâm thời mà người đứng đầu được gọi là Thủ Tướng chẳng ma nào biết đến . Tự nhiên ra mắt ở Houston , rồi Chào cờ đầu năm, rồi họp báo ở Văn phòng Cứu Người Vượt Biển ( Không biết ông TS Nguyễn Đình Thắng có biết chuyện này hay không?) . Đâu chỉ có một số ít vài chục người hiếu kỳ đến xem. Thật là nực cười và rất lố bịch. Đồng hương chúng tôi ở hải ngoại đã chán ngán lắm rồi. Nhưng không ai muốn lên tiếng vì xấu hổ. Nay vạn bất đắc dĩ, nhân bài viết này, người viết xin các ông stop lại , đừng bày những trò mèo này ra nữa, chỉ làm mất niềm tin của đồng bào trong nước và đồng hương chúng ta ở hải ngoại đang nỗ lực chống Trung Cộng xâm lăng hải đảo và Việt cộng đảng trị độc tài bán nước nước. © Quỳnh Thi © Đàn Chim Việt
  15. Chiến lược sinh tồn của ĐCSTQ sau sự kiện Thiên An Môn đang hết tác dụng và chiến lược mới dường như lại thúc đẩy nhanh hơn sự sụp đổ của nó. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh chưa có chế độ chuyên chế nào trên thế giới lại thành công như ĐCSTQ. Năm 1989 chính quyền đã có một cuộc đàn áp đẫm máu và chết chóc nhưng được bưng bít khi hàng triệu người phản kháng biểu tình trên hầu hết các thành phố chính trong cả nước để kêu gọi dân chủ và trút sự căm giận của mình lên chính quyền tham nhũng. Đảng chỉ thoát chết nhờ sự trợ giúp của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) với hàng đoàn xe tăng nghiến nát những người biểu tình ôn hòa trên khu vực quảng trường Thiên An Môn ở Bắc kinh ngày 4 tháng 6. Một phần tư thế kỷ kể từ thời điểm cuộc thảm sát Thiên An Môn đã trôi qua nhưng ĐCSTQ luôn phớt lờ mọi dự báo về hồi kết không tránh khỏi của mình. ĐCSTQ đã sống sót sau cú sốc của Liên xô sụp đổ và còn thích ứng được với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á những năm 1997-1998, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Kể từ sự kiện Thiên An Môn, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng gần 10 lần theo các điều khoản thực tế. GDP tính theo đầu người đã tăng từ 980$ lên 13.216 $ tính theo sức mua tương đương (PPP) trong cùng giai đoạn, đưa quốc gia này lên hàng ngũ các nền kinh tế có thu nhập trên trung bình. Một cách dễ hiểu thành tích đó đã khiến nhiều nhà quan sát, kể cả những người từng trải về Trung Quốc tin tưởng rằng ĐCSTQ đã trở thành một chế độ chuyên chế dẻo dai với nhiều sức mạnh nội tại mà đa phần các chế độ chuyên chế khác không có. Ngoài ra, ĐCSTQ được biết đã xây dựng một quy trình hiệu quả cho việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo kế thừa dựa trên các quy định, chuẩn mực để phát hiện những công chức có năng lực cho hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Khác với chế độ cứng nhắc kiểu Xô viết dưới thời Leonid Bregiơnhev, ĐCSTQ đã thể hiện năng lực đáng nể trong học hỏi và thích ứng (1). Đáng tiếc là đối với những người ủng hộ lý thuyết về sự “chuyên chế dẻo dai”“ các giả định của họ, bằng chứng và những kết luận rút ra ngày càng khó bảo vệ dưới ánh sáng của những diễn biến gần đây ở TQ. Các biểu hiện của cuộc chiến quyền lực căng thẳng trong giới lãnh đạo cao cấp, tham nhũng tràn lan, tính năng động kinh tế bị đánh mất và chính sách đối ngoại hung hăng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tất cả đều đang hiển hiện. Kết quả là ngay một số học giả mà công trình của họ gắn liền với luận đề về chế độ chuyên chế dẻo dai cũng đã buộc phải tự nhìn nhận lại (2). Càng ngày càng thấy rõ rằng những diễn biến gần đây làm thay đổi nhận thức về tính bền vững của ĐCSTQ không mang tính chu kỳ mà có tính hệ thống. Chúng là triệu chứng cho thấy sự suy kiệt, hết tác dụng của sách lược sinh tồn mà chế độ đã đề ra sau biến cố Thiên An Môn. Một số trụ cột của sách lược đó như sự đoàn kết của tầng lớp lãnh đạo cao cấp, tính hợp pháp dựa trên hiệu quả, sự tham gia của các giai tầng tinh hoa trong xã hội và chủ trương kiềm chế chiến lược trong đối ngoại đã hoặc là đã sụp đổ hoặc trở nên sáo rỗng buộc ĐCSTQ phải ngày càng phải dựa vào đàn áp và kích động chủ nghĩa dân tộc để tiếp tục cầm quyền. Bởi lẽ đó, giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đang phải đối mặt với một sự lựa chọn quả quyết nhất kể từ sự kiện Thiên An Môn: mô hình phát triển tư bản thân hữu độc tài chuyên chế sau 1989 thì nay đã chết và giờ đây họ chỉ có thể hoặc là tham khảo Đài loan và Hàn quốc để dân chủ hóa, giành được cội nguồn bền vững cho tính hợp pháp, hoặc là sẵn sàng thực thi chính sách đàn áp gia tăng để duy trì chế độ một đảng cầm quyền. Việc họ sẽ lựa chọn như thế nào sẽ có ảnh hưởng không chỉ Trung Quốc mà cả châu Á và toàn thế giới. Bất chấp hình ảnh có tính đại chúng về các cuộc cách mạng “quyền lực nhân dân” hay “mùa Xuân Ả rập”, cội nguồn quan trọng duy nhất của sự thay đổi trong các chế độ chuyên chế chính là sự sụp đổ của tính đoàn kết trong giới lãnh đạo cấp cao. Diễn biến này có nguyên nhân chủ yếu là do gia tăng mâu thuẫn và xung đột trong giới lãnh đạo cấp cao đối với vấn đề sách lược tồn vong của chế độ và phân chia quyền lực cũng như lãnh địa bảo trợ. Kinh nghiệm chuyển đổi dân chủ từ giữa những năm 1970 cho thấy một khi chính quyền chuyên chế đối mặt với những thách thức đến từ các lực lượng xã hội đòi hỏi các đổi thay về chính trị thì vấn đề gây chia rẽ nội bộ giới lãnh đạo cấp cao chính là hoặc đàn áp các lực lượng đó thông qua leo thang bạo động hoặc là hòa giải với chúng thông qua quá trình tự do hóa. Khi lực lượng cải cách chiếm ưu thế các bước ban đầu tiến tới chuyển đổi chế độ diễn ra tiếp theo thường là giảm nhẹ sự quản chế về chính trị và xã hội. Nếu như lực lượng cứng rắn thắng trong cuộc đấu thì đàn áp sẽ mạnh hơn nhưng các cuộc đụng độ xã hội và chính trị cũng sẽ leo thang và điều này sẽ tiếp diễn cho tới khi chế độ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khác buộc nó phải xem xét lại câu hỏi phải chăng đàn áp là sách lược đúng đắn nhất (3). Một dạng chia rẽ phổ biến khác trong giới lãnh đạo cấp cao đó là những xung đột do phân bổ quyền lực và đi cùng với nó là ranh giới các lãnh địa của sự bảo trợ (đôi khi đó cũng là sự bảo kê về kinh tế và chính trị - ND).Trong các chế độ chuyên chế được hình thành vững chắc, ví như ở các quốc gia hậu toàn trị (post- totalitarian) do đảng CS Leninit lãnh đạo thì xung đột này có xu hướng gia tăng khi mà cuộc ganh đua giành quyền lực dẫn tới tình trạng vi phạm các quy tắc và chuẩn mực được thiết lập từ lâu (ví dụ như làm trái Điều lệ Đảng - ND) nhằm bảo vệ sự cân bằng tinh tế về quyền lực trong giới lãnh đạo tinh hoa cũng như vì sự an toàn thân thể của họ. Trong nhiều trường hợp, nếu như không phải là tất cả các trường hợp – và Trung Quốc cũng không là ngoại lệ - khi những vi phạm đó được cam kết bởi các nhóm gia đình và điều này thể hiện một sự cha truyền con nối trong chính trị (4). Trong trường hợp Trung Quốc, sự sụp đổ của tính đoàn kết trong giới lãnh đạo cấp cao phát sinh không từ cuộc tranh cãi giữa những người theo đường lối cứng rắn với những người cải cách mà lại bởi cuộc đấu đá nội bộ giữa những người theo đường lối cứng rắn với nhau để giành thế thượng phong. Dấu hiệu khởi phát của sự mất đoàn kết trong giới chóp bu chính là việc thanh trừng Bạc Hy Lai, một cựu lãnh đạo đang bay cao của ĐCS ở Tứ Xuyên ngay trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 năm 2012. Sau này các sự kiện đã cho thấy sự ra đi của họ Bạc chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc thanh trừng làm sạch nội bộ ĐCS lớn nhất kể từ thời Cách mạng văn hóa. Sau đó,Tập Cận Bình, người thắng cuộc đã chính thức đảm nhận vị trí TBT đồng thời là Chủ tịch quân ủy PLA vào tháng 11/2012 liền triển khai một chiến dịch chống tham nhũng hung hãn chưa từng thấy nhằm đạt được thế thượng phong chính trị qua con đường tiêu diệt các đối thủ của mình. Cho dù chiến dịch do họ Tập khởi xướng ngày một trở nên lan rộng nhưng dường như sau một đêm nó đã tháo rời toàn bộ hệ thống mà giới lãnh đạo tinh hoa của ĐCSTQ đã dày công xây nên trong thời kỳ hậu Thiên An Môn nhằm gìn giữ tính đoàn kết, thống nhất của họ. Có ba trụ cột chống đỡ cho hệ thống này. Cái thứ nhất là sự cân bằng tinh tế của quyền lực chính trị ở chóp bu được biết đến dưới cái tên sự lãnh đạo tập thể được thiết kế ra nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của một lãnh tụ kiểu Mao Trạch Đông, người đã có thể áp đặt ý chí của mình cho toàn đảng. Trong hệ thống này mọi quyết định quan trọng đã được hình thành thông qua quá trình xây dựng sự đồng thuận và thỏa hiệp nhằm bảo đảm quyền lợi của các lãnh đạo cấp cao cùng nhóm lợi ích của họ. Cột trụ thứ hai là an toàn cá nhân tuyệt đối cho các lãnh tụ chóp bu, được xác định bất kể đương chức hay đã về hưu đối với các Ủy viên thường vụ BCT cũng đã tiêu tan cùng với sự rớt đài của Zhou Yongkang (Chu Vĩnh Khang) – một cựu ủy viên thường vụ BCT, người đứng đầu ngành an ninh nội bộ đã lãnh án tù chung thân vào năm 2015 sau khi bị kết tội tham nhũng. Những nỗ lực chống tham nhũng và các biện pháp khắc khổ đi kèm theo đã chấm dứt ít ra là tạm thời thực trạng chia chác của cướp được trong giới lãnh đạo cấp cao, gây ra cho họ nhiều nỗi đắng cay và theo báo cáo thì điều này đã thúc đẩy họ chống đối bằng cách ngưng trệ công việc. Trong khi còn nghi vấn liệu cuộc chiến chống tham nhũng của họ Tập sẽ thực sự nhổ được tận gốc vấn nạn này hay không thì nó đã rất thành công trong việc phá nát cấu trúc khuyến khích bên trong của chế độ được hình thành sau biến cố Thiên An Môn. Xét về bản chất riêng của mình, sự chuyển biến từ “ lãnh đạo tập thể” sang “ nguyên tắc một cá nhân mạnh lãnh đạo” chưa chắc đã làm sáng tỏ một cách cần thiết thứ chủ nghĩa Lê Nin mang màu sắc Trung Quốc. Tuy vậy, kết cục ban đầu dễ thấy nhất của sự chuyển biến này cho đến nay đó là sự bốc hơi của tính đoàn kết, thống nhất - chất keo đã gắn kết cả một hệ thống hình thành sau biến cố Thiên An Môn. Mặc dù vậy hiện nay chưa thấy những dấu hiệu thách thức quyền lực của Tập Cận Bình trong ĐCSTQ và có thể đánh cuộc một cách an toàn khi cho rằng các đối thủ của họ Tập đang đấu thầu thời gian để đợi tới thời điểm phù hợp thì sẽ đánh trả. Nếu như sự mất đoàn kết và thống nhất trong giới tinh hoa đang bị biến thành cuộc đấu chính trị cuối cùng để giải quyết chanh chấp dẫn tới sự chối bỏ hệ thống mà họ Tập đang cố gắng xây dựng thì chỉ có thể xẩy ra 2 kết cục. Một- đó là trở lại với hệ thống tham nhũng hậu Thiên An Môn. Nhìn bề ngoài, điều này có vẻ như một giải pháp nhiều cám dỗ và hứa hẹn nhất, tuy nhiên lại bất khả thi bởi lẽ một số điều kiện cơ sở làm nền móng cho hệ thống hậu Thiên An Môn, cụ thể là sự tăng trưởng kinh tế do đầu tư mang lại và sự hài lòng về chính trị của tầng lớp trung lưu được bảo đảm bởi sự thịnh vượng gia tăng chưa từng có phần lớn đã biến mất. Nếu như nguyên trạng như trước đây không thể phục hồi thì ĐCSTQ sẽ cần một lối thoát khác. Trong khi mà chưa ai có thể biết ĐCS sẽ lựa chọn gì thì cũng đáng để nhớ lại rằng,vào những thời khắc đó ĐCS sẽ cố thử lại và tận dụng đến cùng 3 mô hình quản trị chuyên chế: đó là Maoit (Chủ nghĩa Cộng sản cực đoan), Đặng (chủ nghĩa tư bản thân hữu) và Tập (cá nhân mạnh lãnh đạo). Thật mỉa mai là ĐCSTQ có thể bị rơi vào tình thế tuyệt vọng và tàn khốc như ĐCS Liên xô vào giữa những năm 1980: đó là thiếu ý tưởng và chiến lược phục vụ việc duy trì mãi mãi hệ thống lãnh đạo độc đảng và khi đó nó có thể đủ tuyệt vọng tới mức dám đánh cược vào bất cứ thứ gì, kể cả cải cách dân chủ và đa nguyên chính trị như là sách lược lâu dài để giúp ĐCS có sức sống trong một đất nước Trung Hoa đã chuyển biến hoàn toàn bởi quá trình hiện đại hóa đời sống kinh tế- xã hội. Nếu như tính đoàn kết, thống nhất là chất kết dính của hệ thống hậu Thiên An Môn thì hiệu suất kinh tế như mọi người đều thừa nhận đó chính là cội nguồn quan trọng cho tính hợp pháp trong quần chúng của đảng cầm quyền. Một phần tư thế kỷ phát triển với tốc độ cao đã đem lại cho ĐCSTQ thời kỳ tương đối ổn định xã hội cùng với những nguồn lực khổng lồ để tăng cường năng lực đàn áp và mua chuộc những giới tinh hoa xã hội mới cùng tầng lớp trung lưu đang nổi lên ở các vùng đô thị. Tuy nhiên, hiện nay khi mà “ sự thần kỳ kinh tế của TQ” đã kết thúc thì cột trụ thứ 2 của hệ thống hậu Thiên An Môn cũng đang sụp đổ theo. Nhìn bề ngoài, sự suy giảm mạnh của kinh tế Trung Quốc có vẻ như là một sự giảm tốc tự nhiên sau mấy thập kỷ tăng trưởng nóng. Nhưng một cái nhìn gần hơn vào nguyên nhân dẫn đến “ sự rớt đài vĩ đại của TQ” cho ta thấy chính những trở ngại mang tính cơ cấu và thể chế chứ không phải các yếu tố mang tính chu kỳ mới là chủ đạo và Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn phát triển kinh tế từ thấp tới khiêm tốn nên điều này sẽ rất nguy hiểm đối với tính hợp pháp của ĐCSTQ. Tin tức của báo chí về những rắc rối kinh tế của Bắc Kinh gần đây phần lớn chỉ tập trung vào các biểu hiện dễ thấy và đầy kịch tính của căn bệnh kinh tế Trung Quốc chẳng hạn như sự sụp đổ của thị trường chứng khoán mang tính bong bóng hay việc đồng Nhân dân tệ mất giá một cách đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc có cội rễ sâu xa hơn. Về mặt cơ cấu, sự tăng trưởng nhanh của Trung Quốc thời kỳ hậu Thiên An Môn đã được thúc đẩy chủ yếu bởi các nhân tố và hoàn c ảnh xảy ra một lần và không lặp lại (one- off) chứ không nhờ tính ưu việt có mục đích của nhà nước chuyên chế. Trong số các nhân tố và hoàn cảnh đó thì nhân tố “ cổ tức nhân khẩu học” (demographic dividend) là quan trọng nhất vì nó đã cung ứng gần như không có giới hạn đội ngũ công nhân Trung Quốc trẻ, khỏe lương thấp để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa. Ngoài chuyện lương thấp, các công nhân từ nông thôn lên thành phố có thể tạo ra một sự gia tăng nhanh chóng năng suất lao động khi kết hợp với máy móc, thiết bị mà không cần đào tạo thêm nhiều. Kết quả là chỉ riêng việc tái bố trí lực lượng lao động dư thừa từ nông thôn sang các nhà máy, cửa hàng thương mại và công trường xây dựng ở thành phố nền kinh tế đã đạt năng suất lao động cao hơn. Theo số liệu của Trung Quốc, năng suất lao động của một công nhân ở thành thị cao gấp 4 lần một nông dân. Trong 3 thập kỷ vừa qua có khoảng 270 triệu người lao động nông thôn (không tính gia đình của họ) đã dịch chuyển ra thành thị và hiện nay chiếm tới 70% lực lượng lao động nơi đây. Một số nhà kinh tế ước tính rằng khoảng 20% tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong những năm 80 và 90 thế kỷ trước là do tái bố trí lực lượng lao động nông thôn tạo nên.(5). Tuy nhiên bởi vì dân số Trung Quốc đang già đi khá nhanh nên sự dịch chuyển dân số ào ạt từ nông thôn ra thành thị đã đạt điểm đỉnh. Nhân tố thuận lợi mang tính cơ cấu này chỉ xảy ra có một lần mà không lặp lại. Một cú hích tích cực góp phần thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc thời kỳ hậu Thiên An Môn chính là việc quốc gia này ra nhập WTO vào năm 2001.Vào những năm 1990 tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trung bình đạt 15.4% hàng năm nhờ có sự hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên sau khi ra nhập WTO Trung Quốc đã đạt tăng trưởng xuất khẩu 21.7% trong suốt giai đoạn 2002-08. Sự gia tăng nhờ xuất khẩu bắt đầu chậm lại sau 2011. Giữa các năm 2012 và 2014 xuất khẩu chỉ tăng trưởng có 7.1% tức là bằng 1/3 tăng trưởng của thập kỷ trước đó. Bảy tháng đầu năm 2015 xuất khẩu co lại khoảng 1% , sự việc diễn ra có lẽ đã khiến Bắc kinh nhanh chóng hạ giá đồng tiền của mình. Nhưng có lẽ khía cạnh gây rắc rối nhất trong triển vọng phát triển kinh tế dài hạn của Trung Quốc chính là sự suy giảm lãi xuất từ các khoản đầu tư được hoạch định bởi chiến lược tăng trưởng của quốc gia này. Trong tư cách là một nước đang phát triển với số vốn tương đối thấp, ở thời kỳ ban đầu Trung Quốc đã hưởng lợi lớn từ sự tăng trưởng bền vững của các khoản đầu tư. Trong các năm 1980 Trung Quốc đã đầu tư trung bình khoảng 35.8% GDP vào các nhà máy, hạ tầng cơ sở và nhà ở. Tỷ lệ này đã tăng lên 42.8% trung bình trong các năm 2000 và đạt 47.3% từ năm 2010. Sự gia tăng đầu tư ào ạt này đã tạo ra hơn một nửa mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc và là động cơ tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế trong hai thập kỷ rưỡi. Tuy nhiên tăng trưởng dựa vào đầu tư trong bối cảnh của Trung Quốc có 3 hậu quả xấu. Một là lãi xuất từ các khoản đầu tư giảm dần bởi lẽ mỗi đơn vị gia tăng của đầu ra đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn và được tính bởi tỷ lệ vốn/sản lượng (capital output ratio – lượng đầu tư cần thiết để sản xuất ra thêm một đồng nhân dân tệ trong GDP). Trong những năm 1990 tỷ lệ sản lượng vốn của Trung Quốc là 3.79 ,đến những năm 2000 đã tăng lên 4.38. Xu hướng tăng trưởng đòi hỏi phải tăng đầu tư rõ ràng không mang tính bền vững. Trung Quốc gần đây đầu tư gần như một nửa GDP của mình, một con số phi thường đã trở thành hiện thực nhờ sự quản lý của nhà nước trong phát triển hạ tầng cơ sở . Mức độ dư thừa công suất và phân bổ vốn bất hợp lý cũng là một con số phi thường. Một tác hại nữa gây bất lợi cho nền kinh tế đó là các khoản đầu tư đã vắt kiệt tiêu dùng của các hộ gia đình (36% GDP năm 2013 nếu so với 60% ở Ấn độ) làm nảy sinh tình trạng mất cân đối cơ cấu khiến sự tăng trưởng bền vững hầu như là không thể. Sự tăng trưởng đó cần bắt đầu từ việc quay lưng lại với phương thức lấy xuất khẩu làm chủ đạo để trở lại với tăng trưởng thị trường trong nước, tuy nhiên điều này không thể đạt được khi mà tiêu dùng hộ gia đình đang ở mức thấp một cách giả tạo. (xin bổ sung thêm một ý giải thích vì sao tiêu dùng hộ gia đình nói riêng và thị trường trong nước ở Trung Quốc luôn ở mức thấp đó là do chính sách hộ khẩu và an sinh xã hội mang tính kỳ thị người nhập cư từ nông thôn ra thành thị khiến họ phải gia tăng tiết kiệm, hạn chế tiêu dùng để đề phòng khi ốm đau, hết tuổi lao động thì còn có nguồn dự trữ - ND). Chi phí sau cùng của tăng trưởng dựa vào đầu tư đólà quá trình này được cung cấp tài chính bởi các khoản tín dụng và sau đó đầu tư vào vào những ngành công nghiệp đã dư thừa công suất tới mức nguy hiểm. Với tỷ suất dư nợ / GDP vượt ngưỡng 280% GDP hiện nay (so sánh với 121% năm 2000) rủi ro của sự bùng nổ toàn diện một cuộc khủng hoảng tài chính đã tăng cao bởi lẽ những con nợ lớn là chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp phát triển bất động sản chỉ sở hữu năng lực chi trả yếu kém do nền tảng các nguồn thu từ thuế khá eo hẹp (với các chính quyền địa phương), dư thừa công suất và lợi nhuận thấp (với các doanh nghiệp nhà nước), bong bóng bất động sản xì hơi (với các doanh nghiệp phát triển bất động sản). Nếu những rắc rối trong tương lai phát triển kinh tế dài hạn của Trung Quốc đơn thuần chỉ mang tính cơ cấu thì tương lai của đất nước chưa đến mức tàn khốc. Những cuộc cải cách hiệu quả có thể tái phân bổ nguồn lực một cách hữu hiệu giúp cho nền kinh tế có năng suất cao hơn. Tuy nhiên thành công của những cải cách đó lại gắn kết chặt chẽ với bản chất của nhà nước Trung Quốc và các thể chế chính trị của nó. Việc tạo ra của cải một cách bền vững chỉ có thể tồn tại ở các quốc gia nơi mà quyền lực chính trị bị giới hạn bởi luật pháp, quyền sở hữu tư nhân được bảo đảm thực sự và có nhiều phương tiện để tiếp cận các cơ hội. Ở các quốc gia bị chi phối bởi một nhóm nhỏ cầm quyền thì xảy ra điều ngược lại: những kẻ nắm quyền điều hành chính trị sẽ trở thành dã thú, sử dụng những công cụ cưỡng bách của quốc gia để bòn rút của cải từ xã hội, bảo vệ đặc quyền của mình và làm nghèo người dân (6) Quả thực các chính sách kinh tế của ĐCSTQ đã thay đổi tới mức không thể nhận ra kể từ thời Mao. Tuy nhiên, đảng và nhà nước Trung Quốc còn chưa từ bỏ bản năng dã thú cùng các thể chế của mình. Bất chấp những lời tự nhận hùng biện về tôn trọng thị trường và quyền sở hữu, thực tế chỉ đạo và chính sách của các tầng lớp lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc cho thấy họ không tôn trọng quyền sở hữu tư nhân và cũng chẳng muốn bảo vệ nó. Bằng chứng về sự thiếu vắng mong muốn hạn chế những bản năng và thèm muốn dã thú của nhà nước độc đảng lãnh đạo chính là việc giới lãnh đạo chóp bu không dấu diếm sự thù hằn đối với bất kỳ ý tưởng nào về chủ nghĩa hợp hiến mà bản chất của nó là đặt ra những giới hạn phải được thực thi đối với chính quyền và những người nắm quyền lực. ĐCSTQ khước từ mọi giới hạn đối với quyền lực của mình và trên thực tế đã dẫn đến việc Trung Quốc không thể có thể chế tư pháp độc lập hoặc các tổ chức điều hành đủ năng lực thực thi pháp luật. Bởi lẽ, các nền kinh tế thị trường đích thực không thể hoạt động nếu thiếu những thể chế và tổ chức như vậy, cho nên rõ ràng là một khi đảng tự đặt mình cao hơn luật pháp thì cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường là điều bất khả thi. Nhiều nhà quan sát lập luận rằng chế độ độc đảng này tuy thế vẫn đủ năng lực thực hiện các cải cách mang tính thị trường với dẫn chứng là diễn biến lịch sử của thời kỳ sau Mao. Lý lẽ này đã bỏ qua một sự thật rất quan trọng đó là những cải cách sau Mao tuy tạo ra ấn tượng bề nổi nhưng nay đã cạn kiệt tiềm năng bên trong. Hơn thế nữa, cần phải hiểu rằng hệ thống Maoit kém hiệu quả tới mức dù chỉ một vài cải cách mang tính bộ phận đã có thể giải phóng sự gia tăng mạnh mẽ năng suất lao động, đặc biệt là trong một xã hội mà năng lượng kinh doanh của người dân còn đang bị sự khủng bố chuyên chế đè nén trong ba thập kỷ vừa qua. Điều quan trọng hơn là những cải cách từng phần đó còn chưa đi vào các bộ phận quan trọng trong nền móng kinh tế do ĐCSTQ lãnh đạo: đó là khu vực sở hữu nhà nước với những tài sản có năng suất cao nhất như ruộng đất, tài nguyên thiên nhiên, sản xuất điện, viễn thông, ngân hàng, các dịch vụ tài chính và công nghiệp nặng. Chắc chắn không phải khu vực kinh tế tư nhân năng động đang kìm hãm nền kinh tế Trung Quốc mà chính là các xí nghiệp quốc doanh kém hiệu năng vẫn tiếp tục được nhận hỗ trợ và tiêu phí dòng vốn quý giá (7). Cải cách kinh tế toàn diện và đích thực nếu được chấp nhận trên thực tế sẽ đe dọa phá vỡ nền móng đó. Khả năng nhiều nhất là nó sẽ xóa bỏ phần lớn sự kiểm soát hiện hữu đối với nền kinh tế và khối tài sản quốc gia khổng lồ của Trung Quốc, kết cục sẽ là sự sụp đổ về mặt tổ chức của ĐCSTQ. Đảng này cấp kinh phí và hỗ trợ một mạng lưới tổ chức hạ tầng cơ sở rộng khắp của mình – các đảng bộ, đảng ủy các cấp và chi bộ …thông qua số lượng lớn các quỹ đảng nhưng chính xác là bao nhiêu thì còn là một ẩn số. Phần lớn kinh phí cho các tổ chức và hoạt động của đảng được tài trợ từ ngân sách không minh bạch của nhà nước TQ. Nếu như ĐCSTQ từ bỏ sự kiểm soát nền kinh tế của mình và các khoản chi tiêu của chính phủ được minh bạch hóa thì đảng sẽ không còn nguồn tài chính để tồn tại. Sẽ không thể duy trì các đặc quyền và bổng lộc hậu hĩ của đảng ví như chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, quỹ cho các hoạt động giải trí, nhà công vụ và còn nhiều khoản phụ cấp đối với các quan chức như là tiêu chuẩn được hưởng khi là thành viên của câu lạc bộ tầng lớp tinh hoa. Còn một hậu quả thảm khốc nữa của cải cách theo hướng thị trường đó là sự sụp đổ của hệ thống bảo trợ mà ĐCSTQ sử dụng để đảm bảo có được sự trung thành từ những người ủng hộ mình. Nền móng của hệ thống này là các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan kinh tế và các tổ chức điều hành do đảng kiểm soát. Nếu như cải cách định hướng thị trường dẫn tới tư nhân hóa thực sự các doanh nghiệp nhà nước ( nhóm doanh nghiệp này sản xuất ít nhất cũng vào khoảng 1/3 GDP) thì ĐCSTQ sẽ không thể ban phát cho đội ngũ trung thành với mình bằng những hợp đồng và công việc béo bở và điều này đe dọa sẽ lấy đi sự ủng hộ của họ. Xin cung cấp thông tin rằng trong bản hướng dẫn chi tiết kế hoạch kinh tế của ĐCSTQ phát hành mùa Thu năm 2013 lãnh đạo đảng đã nhắc nhở đảng sẽ không bao giờ từ bỏ các doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, sự tiếp tục của các thể chế mang tính dã thú và bòn rút, cướp đoạt ở Trung Quốc đang ngăn chặn những cải cách thị trường triệt để, toàn diện và thành công. Tính bất khả thi của nhiệm vụ xây dựng một nền kinh tế thị trường đích thực được hậu thuẫn bởi nguyên tắc thượng tôn pháp luật có thể minh họa bằng câu ngạn ngữ Trung quốc khôn ngoan yuhumoupi có nghĩa là đừng mặc cả với hổ về bộ da của nó. Triển vọng lâu dài cho sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là đáng bi quan bởi vì khu vực tăng trưởng nhanh nhờ có cải cách từng phần và các nhân tố cũng như hoàn cảnh thuận lợi chỉ diễn ra một lần đang chấm dứt. Một sự tăng trưởng bền vững cho Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải nhìn nhận lại triệt để thể chế kinh tế và chính trị để đạt được hiệu quả cao hơn.Nhưng bởi lẽ bước đi quan trọng có tính quyết định này sẽ hủy hoại nền tảng lãnh đạo của ĐCSTQ cho nên khó có thể tin được rằng đảng sẽ cam kết tự vẫn về kinh tế và do đó cả về chính trị. Những ai còn chưa bị thuyết phục bởi lập luận này hãy nên đếm lại có bao nhiêu nhà độc tài trong lịch sử đã tự nguyện từ bỏ các đặc lợi cùng đặc quyền kiểm soát nền kinh tế của mình nhằm mục đích bảo đảm cho một tương lai thịnh vượng dài lâu của quốc gia. Lừ lừ hướng tới đàn áp và chủ nghĩa dân tộc Nếu như tình trạng kinh tế trì trệ trong dài hạn đã được khẳng định thì sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu Trung Quốc với hiện trạng sẽ bị mai một. Sự tham gia của tầng lớp đang tăng trưởng nhanh này là một trụ cột chủ chốt nữa trong sách lược sinh tồn của ĐCSTQ thời kỳ sau biến cố Thiên An Môn và đã góp phần vào sự bùng nổ kinh tế trong ¼ thế kỷ vừa qua. Kinh tế phát triển chậm lại chắc chắn sẽ giảm bớt cơ hội, kỳ vọng và hạn chế tính năng động đi lên đối với các thành viên của nhóm xã hội quan trọng này và sự chấp nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ từ nhóm này chỉ là ngẫu nhiên do vừa qua đảng đã mang đến sự phát triển kinh tế liên tục và đáng hài lòng. Cùng với sự bốc hơi của (chất keo gắn) sự đoàn kết, thống nhất trong giới lãnh đạo cấp cao, nguy cơ kinh tế trì trệ và thái độ xa lánh rất có thể xảy ra của giới trung lưu thì mô hình hậu Thiên An Môn chỉ còn có 2 cột trụ: đó là đàn áp và kích động chủ nghĩa dân tộc. Các chế độ chuyên chế ngày nay vì thiếu tính hợp pháp trong công chúng (mà đáng ra phải đạt được qua quá trình cạnh tranh chính trị) chủ yếu dùng ba phương tiện để giữ quyền lực của mình. Một là mua chuộc quần chúng bằng các lợi ích vật chất. Hai là đàn áp nhân dân bằng bạo lực và nỗi sợ. Ba là kêu gọi tình cảm dân tộc của họ. Ở những chế độ chuyên chế tinh vi và thành công những kẻ cầm quyền thường dựa vào tính hợp pháp có được nhờ thành tích đạt được (mua chuộc) hơn là sử dụng nỗi sợ hãi và chủ nghĩa sô vanh hiếu chiến. Nguyên nhân chính là đàn áp thì tốn kém mà chủ nghĩa dân tộc thì có thể trở nên nguy hiểm. Trong thời kỳ hậu Thiên An Môn có thể tin chắc rằng ĐCSTQ đã sử dụng cả 3 phương tiện, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thành tích phát triển kinh tế nhưng vẫn dùng phương tiện đàn áp và chủ nghĩa dân tộc một cách có chọn lọc như các biện pháp cầm quyền dự phòng. Tuy nhiên, những xu hướng kể từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền vào cuối năm 2012 cho thấy đàn áp và chủ nghĩa dân tộc được coi là đóng vai trò ngày càng nổi bật trong chiến lược sinh tồn của ĐCSTQ. Lời giải thích hiển nhiên là tăng trưởng kinh tế không chắc chắn của Trung Quốc đang gây nên căng thẳng xã hội và bào mòn sự ủng hộ của quần chúng đối với ĐCS, và như vậy buộc chế độ phải ngăn cản những thách thức tiềm ẩn từ xã hội bằng sức mạnh và chuyển hướng sự chú ý của công chúng sang chủ nghĩa dân tộc. Vậy mà nhiều nhà quan sát đã bỏ qua lời giải thích có giá trị này. Một chiến lược sinh tồn phụ thuộc vào việc đem lại tăng trưởng kinh tế nhằm duy trì tính hợp pháp vốn dĩ không bền vững không chỉ bởi lẽ tăng trưởng kinh tế là điều không thể bảo đảm chắc chắn và sự kỳ vọng của công chúng thì bao giờ cũng gia tăng nên cũng không thể luôn luôn đáp ứng được mà còn vì sự tăng trưởng kinh tế bền vững sẽ làm phát sinh những thay đổi kinh tế- xã hội mang tính cơ cấu. Và chính những thay đổi đó ắt sẽ đe dọa độ bền vững của chế độ chuyên chế như các nghiên cứu xã hội học và lịch sử các cuộc chuyển đổi dân chủ đã cho thấy. Các nhà nước chuyên chế khi buộc phải chấp thuận tính hợp pháp dựa trên thành tích phát triển (nguyên văn là Faustian bargain – giao kèo với quỷ dữ - ND) thì mặc nhiên là chúng sẽ thua cuộc bởi lẽ những đổi thay kinh tế- xã hội do tăng trưởng kinh tế đem lại sẽ củng cố năng lực tự trị của các lực lượng xã hội ở thành thị, ví dụ như các nhà kinh doanh tư nhân, trí thức, người làm nghề, các tín đồ tôn giáo, công nhân phổ thông nhờ trình độ học vấn cao hơn, tiếp cận với thông tin dễ dàng hơn, tích lũy được tài sản cá nhân nhiều hơn và năng lực tổ chức hoạt động tập thể cũng được cải thiện. Nhiều công trình nghiên cứu hàn lâm đã chỉ ra sự tương quan chặt chẽ giữa trình độ phát triển kinh tế với sự hiện diện của dân chủ cũng như giữa thu nhập gia tăng với khả năng sụp đổ của các chế độ chuyên chế (8). Trong thế giới ngày nay, mối tương quan tích cực giữa tài sản (được tính bằng GDP theo đầu người) và dân chủ có thể được thể hiện trong biểu đồ (9) và nó cho thấy tỷ lệ phần trăm các nền dân chủ (được định nghĩa bởi tổ chức Freedom House) tăng đều đặn cùng với mức tăng của thu nhập. Có một bộ phận các quốc gia dân chủ giảm trong khi thu nhập tăng lên. Sự phân bố các quốc gia không dân chủ hoặc độc tài trên biểu đồ đã hình thành nên đồ thị hình chữ U. Trong khi có nhiều hơn các chế độ độc tài tồn tại ở những nước nghèo hơn (phần đáy của 2/5 các quốc gia có thu nhập trên đầu người ) thì sự hiện diện của chúng ở phần trên của danh sách 2/5 các quốc gia dường như đã phản bác lại nhận định cho rằng sự thịnh vượng có tương quan cùng chiều (nguyên văn tương quan dương tính – ND). Tuy nhiên khi xem xét kỹ hơn số liệu sẽ thấy hầu hết các quốc gia giàu có nhưng nằm dưới chế độ độc tài đều là những nước sản xuất dầu mỏ, nơi mà giới tinh hoa cầm quyền có đủ năng lực tài chính để mua chuộc người dân của mình để họ chấp thuận chế độ chuyên chế (9). Nguồn: Tính toán sử dụng dữ liệu thu nhập dựa trên sức mua trên đầu người (PPP) do Ngân hàng Thế giới cung cấp. Chỉ số tự do do Freedom House cung cấp. Những nhà cầm quyền Trung Quốc nếu như nhìn qua biểu đồ sẽ cảm thấy lo lắng cho triển vọng trong trung và dài hạn của mình. Hiện nay 87 quốc gia có thu nhập theo đầu người (chuẩn PPP – sức mua tương đương – ND) cao hơn Trung Quốc và 58 quốc gia trong số đó được đánh giá là có dân chủ, 11 quốc gia được Freedom House sếp hạng “ tự do một phần” và 18 quốc gia bị coi là độc tài (nguyên văn là “ không tự do” theo Freedom House). Tuy nhiên trong số 18 quốc gia “ không tự do” có thu nhập theo đầu người cao hơn Trung Quốc thì có tới 16 quốc gia sản xuất dầu mỏ (Belarus được tính trong nhóm này bởi vì được Nga trợ cấp đáng kể nhu cầu năng lượng), Hai quốc gia không sản xuất đầu mỏ là Thái Lan (chính quyền quân sự độc tài đã lật đổ chính quyền nửa dân chủ vào năm 2014) và Cuba (cũng là một quốc gia Leninit độc đảng, độc tài). Trong số 11 quốc gia tự do một phần Mexico và Malaysia là những nhà sản xuất dầu mỏ đáng kể trong khi Cô oét và Venezuela là những nước sản xuất dầu mỏ kinh điển. Điều làm cho các lãnh đạo của ĐCSTQ có thêm lý do để lo ngại đó là thu nhập tính theo đầu người của Trung Quốc vào khoảng $ 13.216 (PPP) năm 2014 cũng chỉ bằng mức của Đài Loan và Hàn Quốc vào cuối những năm 1980 khi cả hai quốc gia này bắt đầu tiến trình dân chủ hóa (10). Nếu như kinh nghiệm chuyển đổi thể chế ở các nước có thu nhập trên trung bình như Đài Loan và Hàn Quốc có thể được đem ra tham khảo và áp dụng thì ĐCSTQ cần phải tính đến nhu cầu và những sự vận động xã hội đang dâng cao để tiến hành những thay đổi chính trị trong thập kỷ tới (một vài tín hiệu của sự vận động này đã được ghi nhận). Hàm ý duy nhất có thể rút ra từ phân tích này đó là trừ khi Trung Quốc muốn đi theo tấm gương của Cuba và duy trì một nền kinh tế đóng để đảm bảo sự tồn vong của chế độ độc đảng, quốc gia này sẽ phải đối mặt với tình trạng lợi thế ngày một suy giảm trong nỗ lực giữ nguyên quyền lực (miễn là Trung Quốc một cách kỳ diệu không trở thành một nước giống như Ả rập Saudi). Nhưng bởi lẽ Trung Quốc sẽ không bao giờ là quốc gia dầu lửa nên ĐCSTQ vì sự tồn vong của mình trong dài hạn còn có cơ hội khai mở một số hình thái của thể chế chính trị có cạnh tranh và trở thành một chế độ “ tự do một phần” – và đây là một bước trọng yếu tiến về phía trước so với chủ nghĩa Leninnit hiện nay. Một cách khác, Trung Quốc có thể chống lại ngay cả những cải cách khiêm tốn nhất và đặt cược sự tồn vong của mình vào việc leo thang đàn áp và nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc. Đánh giá những chính sách và biện pháp được ban lãnh đạo hiện nay của ĐCSTQ thông qua thì dường như đảng này có ý định đặt cược chống lại lịch sử. Trong 3 năm gần đây đảng đã rất nỗ lực gia tăng đàn áp. Trong số các bước đi đáng để ý nhất: ĐCSTQ đã mạnh mẽ thắt chặt kiểm duyệt Internet, truyền thông xã hội, báo chí, thông qua Luật về an ninh quốc gia chủ yếu nhắm tới việc ngăn chặn các tổ chức phi chính phủ để bảo đảm an ninh cho chế độ, phá hủy hàng trăm cây Thánh giá của nhà thờ Thiên Chúa nhằm hạn chế tự do tín ngưỡng, tăng cường kiểm soát tư tưởng trong các ký túc xá trường Đại học, cao đẳng và bắt bớ hàng chục luật sư nhân quyền, nhà hoạt động vì quyền công dân trên cơ sở các bằng chứng ngụy tạo. Theo nhiều cách nhìn nhận, mức độ đàn áp của ngày hôm nay là cao hơn bất kỳ giai đoạn nào kể từ cuộc trấn áp Thiên An Môn. Cũng không kém phần đáng lo ngại và còn nguy hiểm hơn đó là những tuyên bố dân tộc chủ nghĩa có tính leo thang của Trung Quốc. ĐCSTQ nhận thức mọi điều nhưng lại từ bỏ chủ trương đối ngoại của Đặng Tiểu Bình là dấu mình chờ thời và không đối đầu để ủng hộ cho một chiến lược đối ngoại khoe cơ bắp và điều này đã làm cho Trung Quốc đi theo một tiến trình xung đột với Hoa Kỳ. Bằng chứng về lời kêu gọi mới đây kích động chủ nghĩa dân tộc và chính sách ngoại giao quả quyết của Bắc Kinh có thể tìm thấy trong màn diễu binh lần đầu tiên kỷ niệm sự kiện bại trận của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới lần thứ II (mặc dù Trung Quốc và ĐCSTQ chỉ đóng vai trò rất phụ trong cuộc chiến đó), đó còn là chiến dịch tuyên truyền kỷ niệm “ giấc mơ Trung Hoa” (nội dung chủ yếu là sự phục hưng của Trung Quốc với vị thế một siêu cường) và đòi hỏi gần như công khai vị thế ngang hàng với Hoa Kỳ (được diễn đạt bằng ngôn từ “ quan hệ kiểu mới giữa các siêu cường” trong tuyên bố của Bắc Kinh), những cuộc tấn công trên mạng không ngơi nghỉ nhằm vào các cơ quan chính phủ và các cơ sở thương mại Hoa Kỳ cùng với những cuộc khiêu khích và thủ đoạn gây hấn đẩy tình hình tới miệng hố chiến tranh ở Biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa (Biển Đông – ND). Cụ thể là thiết lập vùng nhận dạng hàng không ADIZ trên vùng trời đảo Senkaku, cải tạo hàng loạt bãi chìm và xây dựng trên các đảo thuộc vùng lãnh hải còn đang tranh chấp ở Biển Đông). Nếu như ĐCSTQ tin rằng leo thang đàn áp và chủ nghĩa dân tộc sẽ giúp cho đảng duy trì quyền lực trong giai đoạn đang có hỗn loạn trong giới lãnh đạo cấp cao, kinh tế suy thoái và căng thẳng xã hội dâng cao thì đảng cũng nên nhìn nhận những rủi ro to lớn và cái giá phải trả cho chiến lược sinh tồn mới này. Ngoài việc khiến Trung Quốc bị lạc hậu chiến lược này tỏ ra không bền vững và nguy hiểm. Trấn áp có thể có tác dụng trong một thời điểm nhưng các chế độ chuyên chế quá phụ thuộc vào nó sẽ phải sẵn sàng gia tăng việc sử dụng bạo lực liên tục và áp dụng những biện pháp hà khắc để ngăn cản các lực lượng chống đối. Đàn áp có thể là không tốt cho việc kinh doanh, vì khi đó nhà cầm quyền buộc phải ngăn chặn dòng thông tin và tự do kinh tế để bảo đảm an ninh cho chế độ (quả thực, các hãng phương Tây đang phàn nàn về những bất tiện do tường lửa Vạn lý Trường thành gây ra). Gia tăng mức độ đàn áp trong lúc kinh tế đang chìm đắm trong đình đốn sẽ gây căng thẳng và áp lực lên các nguồn lực của ĐCSTQ bởi lẽ việc trấn áp đòi hỏi phải duy trì mạng lưới tốn kém những kẻ nội gián chuyên cung cấp thông tin, công an chìm, nhân viên kiểm duyệt và các lực lượng bán vũ trang. Đàn áp còn làm phát sinh những chi phí khổng lồ về đạo đức và có thể nhóm lửa cho những cuộc tranh luận bên trong chế độ. Hãy đặt câu hỏi một cách rõ ràng: liệu Trung Quốc có thực sự sẵn sàng để trở thành một Bắc Triều Tiên khác? Sử dụng chủ nghĩa dân tộc và khoe cơ bắp có thể đem lại những lợi ích chính trị nhất thời nhưng ĐCSTQ sẽ phải trả giá bằng an ninh của mình trong dài hạn. Một trong những lựa chọn chiến lược khôn ngoan nhất của Đặng Tiểu Bình là phát triển các mối quan hệ bạn bè với phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm thúc đẩy chương trình hiện đại hóa Trung Hoa. Trong thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình hai nhân vật tiền nhiệm của họ Tập là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cũng đã học bài học cốt tử từ sự sụp đổ của Liên Xô: xung đột chiến lược với Hoa Kỳ sẽ gây nguy hiểm cho chính sự tồn vong của ĐCSTQ. Chi phí cho một cuộc chạy đua vũ trang sẽ ở mức không chịu đựng nổi và sự thù địch công khai trong quan hệ Trung – Mỹ sẽ phá hủy mối quan hệ kinh tế song phương. Không rõ ban lãnh đạo ĐCSTQ có nhận thức được những rủi ro mà chiến lược sinh tồn mới đang hoàn thiện của họ sẽ mang lại hay không nhưng nếu các thành viên trong ban lãnh đạo tin chắc rằng chỉ có chiến lược đó mới cứu vãn được sự lãnh đạo của đảng và do hiện đang lo sợ bởi sự sụp đổ của những trụ cột quan trọng trong mô hình hậu Thiên An Môn thì rất có thể họ sẽ tiếp tục đường lối hiện nay. Và thật mỉa mai, đường lối đó, nếu như phân tích ở trên là đúng thì chắc chắn sẽ thúc đẩy sự kết thúc của ĐCSTQ thay vì ngăn chặn nó. Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân): "The Twilight of Communist Party Rule in China" American Interest, 15-12-2015 Thăng long- Hà nội 24/02/2016 Bản dịch của Phạm Gia Minh Tài liệu tham khảo 1The literature on China’s “resilient authoritarianism” is large. Representative works include Andrew J. Nathan, “Authoritarian Resilience,” Journal of Democracy (January 2003); David L. Shambaugh, China’s Communist Party: Atrophy and Adaptation (University of California Press, 2008). 2Andrew Nathan acknowledged in 2013 that, “The consensus is stronger than at any time since the 1989 Tiananmen crisis that the resilience of the authoritarian regime in the People’s Republic of China (PRC) is approaching its limits.” Nathan, “Foreseeing the Unforeseeable,” in Andrew Nathan, Larry Diamond, and Marc Plattner, eds., Will China Democratize? (Johns Hopkins University Press, 2013); David Shambaugh published a much-noted long essay, “The Coming Chinese Crackup,” in the Wall Street Journal on March 6, 2015 arguing that the endgame for the CPC regime has begun. 3Samuel P. Huntington, The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century (University of Oklahoma Press, 1993); Guillermo O’Donnell and Philippe C. Schmitter, Transitions from Authoritarian Rule: Tentative Conclusions about Uncertain Democracies (Johns Hopkins University Press, 2013). 4See Aviezer Tucker, “Why We Need Totalitarianism”, The American Interest (May/June 2015). 5Cai Fang Wang Dewen, “Impacts of Internal Migration on Economic Growth and Urban Development in China,” in Josh DeWind and Jennifer Holdaway, eds., Migration and Development Within and Across Borders (The Social Science Research Council, 2008.) 6The literature on the predatory state and extractive institutions is vast. The most influential works are Daron Acemoğlu and James Robinson, Why Nations Fail (Crown Publishing, 2012); Douglass North, Institutions, Institutional Change and Economic Performance (Cambridge University Press, 1990). 7The huge inefficiency of state-owned enterprises, as compared with the dynamism of the Chinese private sector, is detailed in Nick Lardy, Markets over Mao: The Rise of Private Business in China (Peterson Institute for International Economics, 2014) 8Seymour Martin Lipset, “Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy,” American Political Science Review (March 1959); Adam Przeworski, Democracy and Development: Political Institutions and Well-Being in the World, 1950–1990 (Cambridge University Press, 2000). 9Academic research has also established a strong link between oil and dictatorship. See Michael Ross, “Does Oil Hinder Democracy?” World Politics (April 2001). 10Yu Liu and Dingding Chen, “Why China Will Democratize,” Washington Quarterly (Winter 2012). Minxin Pei is the Tom and Margot Pritzker ’72 Professor of Government at Claremont McKenna College and a non-resident senior fellow of the German Marshall Fund of the United States. His latest book, China’s Crony Capitalism: Dynamics of Regime Decay, will be published by Harvard University Press in 2016. This article is drawn from a larger research project on China’s likely regime transition that has received financial support from the Smith Richardson Foundation, the Carnegie Corporation of New York, and the John D. and Catherine T. MacArthur Foundation.
  16. Âm mưu chà đạp lên Hiến pháp để cướp quyền được biểu tình của dân và tranh quyền Lập pháp với Quốc hội đang diễn ra trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. Chuyện này đã được bạch hóa tại phiên họp ngày 17/02/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường,thay mặt Chính phủ đề nghị Quốc hội hõan thảo luận dự án Luật Biểu tình tại kỳ họp cuối cùng (thứ 11) của Quốc hội khóa XIII, dự trù diễn ra từ ngày 21/3 đến 6/4/2016. Theo lời ông Hà Hùng Cường thì trong Chính phủ “vẫn còn những ý kiến khác nhau về nhiều nội dung của dự án luật” do Bộ Công an chủ động sọan thảo có hợp tác của hai Bộ Tư Pháp và Quốc Phòng. Ông Cường không cho biết “còn khác nhau” ỡ chỗ nào, nhưng tại một phiên họp với Quốc hội cuối năm 2015, Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết: “ Bộ Công an được Chính phủ giao soạn thảo Luật Biểu tình để trình Quốc hội. Đến nay, dự thảo Luật Biểu tình đã xây dựng xong và đã gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, về một số vấn đề nhạy cảm, hiện các bộ liên quan chưa cho ý kiến, như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp. Do vậy, nếu đưa Luật Biểu tình vào để Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11 thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tập hợp ý kiến các bộ liên quan.” (Báo Người Lao Động/ ngày 11/12/2015) Tuy nhiên, Tướng Nam không nói ra hay báo chí Việt Nam không được phép viết ra những vấn đề được gọi là “nhạy cảm”. Hai bộ Công An và Quốc Phòng vẫn thường nêu ra nỗi lo người biểu tình sẽ lợi dụng Luật để chống đảng, chống nhà nước và chống luôn cả Trung Quốc nên đã tìm mọi cách trì hõantrình ra Quốc hội, dù Bộ Công An được giao trách nhiệm sọan Luật biểu tình. Dự Luật này đã bị Chính phủ xin lùi thêm từ kỳ họp thứ 9 tháng 6/2015 sang kỳ họp 11 năm 2016 nên tại phiên họp ngày 17/2 (2016),Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đã nói thẳng : “Dự án Luật Biểu tình đã lùi quá nhiều lần. Chỉ một ngày trước phiên họp này, Chính phủ lại gửi tờ trình xin tiếp tục lùi nữa. Đề nghị UBTVQH có ý kiến chính thức với Chính phủ về việc này”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đặt vấn đề: “Chính phủ ý kiến thế nào về vấn đề này? Tại sao cứ lùi mãi thế, không làm được hay không chịu làm, cứ bàn ra bàn vào mãi rồi. Quốc hội, Bộ chính trị đã quyết định đưa vào chương trình rồi sao Chính phủ cứ lùi mãi?". Ông Hùng, người sẽ nghỉ hưu khi Quốc hội Khóa XIII chấm dứt nhiệm kỳ sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV ngày 22/05/2016 nói thêm: “Tôi thấy chương trình kỳ họp thứ 11 đã khá nặng rồi, không nên bổ sung thêm nữa. Nhưng Luật Biểu tình thì đã có trong chương trình và cũng đã điều chỉnh thời hạn nhiều lần rồi, nay không trình được phải báo cáo rõ trách nhiệm trước Quốc hội, chứ UBTVQH không thể quyết nghị cho lùi được. Phải có lý do rất chính đáng cho việc này”(Báo Giáo dục Việt Nam, 17/02/2016) Đáng chú ý, theo lời Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng thì không những Quốc hội mà cả Bộ Chính trị cũng đã đồng ý đem Dự Luật Biểu tình ra thảo luận và cho ý kiến tại kỳ họp chót của Quốc hôi XIII, nhưng Chính phủ vẫn không tuân thì coi như Cơ quan Hành pháp đã “bóp chết” nó mà chưa có hy vọng nó sẽ được hồi sinh tại nhiệm kỳ khóa Quốc hội XIV (2016-2021). Vậy trách nhiệm trì hõan Luật Biểu tình có quy về Thủ tướng sắp mãn nhiệm Nguyễn Tấn Dũng hay nằm gọn trong sân của 3 Bộ Công An, Quốc Phòng và Tư Pháp ? Không thấy phiá Chính phủ giải thích nó đang bị nghẽn ở đâu, nhưng ai cũng biết hai Bộ Quốc Phòng và Công An có tiếng nói lớn nhất trong công tác sọan thảo. Người đứng đầu Bộ Công An Trần Đại Quang đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa đảng XII đồng ý đề cử vào chức Chủ tịch nước, chỉ còn chờ được Quốc hội chấp thuận. Nhưng Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sẽ nghỉ hưu, sau ngày Quốc hội chấp thuận người thay thế. Tuy vậy, trách nhiệm trì hõan Luật biểu tình của hai ông Quang và Thanh không nhỏ vì là những người đứng đầu. Cũng chẳng ai tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu cả hệ thống lãnh đạo đảng và nhà nước, không can dự gì vào quyết định xin Quốc hội đừng vội thảo luận Luật biểu tình. Và có ai dám đánh cá rằng Ban Tuyên giáo và Quân Ủy Trung ương của Quân đội không quan tâm đến Luật biểu tình, bởi vì Dự luật biểu tình cũng quan hệ đến công tác chống “diễn biến hòa bình” và chống “các thế lực thù địch” của đảng và quân đội. Đảng cũng đang lo Luật biểu tình sẽ mở đường cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên tăng nhanh và giúp cho các Tổ chức xã hội dân sự lớn mạnh để đe dọa đảng cầm quyền. QUỐC PHÒNG NGỒI LÊN HIẾN PHÁP Cũng nên biết, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng còn kiêm nhiệm chức Bí thư Quân ủy Trung ương nên chuyện hai phe bảo vệ tư tưởng đảng và trong quân đội chưa đồng tình với Dự luật biểu tình cũng không ai ngạc nhiên. Vì vậy việc nại cớ còn “một số vấn đề nhạy cảm” mà hai Bộ Quốc Phòng và Tư Pháp còn rụt rè, hay “vẫn còn những ý kiến khác nhau”trong Chính phủ về Luật Biểu tìnhnên chính phủ xin hõan trình ra Quốc hội đã chứng minh có một thế lực trong đảng không muốn cho dân được biểu tình theo quy định của Hiến pháp. Nhưng chẳng nhẽ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không biết Điều 25của Hiến pháp đã viết:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” ? Do đó chừng nào chưa có Luật cho dân thực hành quyền biểu tìnhthì đảng và nhà nước đã công khai chà đạp lên Hiến pháp. Bằng chứng này đã được Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh (QPAN) của Quốc hội, Nguyễn Kim Khoa, phê phán có “nhiều nội dung không hợp lý” trong văn thư giải trình chống Luật biểu tình của Bộ Quốc phòng. Đó là: Thứ nhất, Bộ Quốc phòng cho rằng đây là đổi mới về chính trị. Chúng tôi cho rằng nhận thức như vậy là không đúng. Đây là đảm bảo về quyền con người, quyền công dân, chứ không phải là đổi mới chính trị. Thứ hai, Bộ Quốc phòng cho rằng chờ bao giờ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mới làm. Chúng ta đang làm cái này để đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, chứ không phải là chờ ổn định rồi làm. Thứ ba, Bộ Quốc phòng đề nghị xây dựng Nghị định trước, tổng kết Nghị định rồi mới xây dựng luật.Chúng tôi thấy rằng, Nghị định 38 bây giờ đã trái với Hiến pháp. Chúng ta mà làm Nghị định thì càng trái với Hiến pháp, không phù hợp với Hiến pháp, trong đó rất nhiều nội dung hạn chế quyền con người, quyền công dân. Ông Khoa nói thẳng: “Văn bản Bộ Quốc phòng gửi, nhiều nội dung các đồng chí kiến nghị không hợp lý. Tôi cũng đề nghị các đồng chí bên Chính phủ nghiên cứu trình tự xây dựng pháp luật ưu tiên thực hiện Hiến pháp. Chúng ta hiện nay không có trình tự rõ ràng, kể cả các luật liên quan tới quốc phòng.” Báo chí Việt Nam trích lời ông Nguyễn Kim Khoa cho rằng:” Biểu tình là quyền tự do công dân được Hiến pháp quy định và là nội dung được luật hóa cuối cùng nên sự cần thiết là hết sức quan trọng, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. “Nghị định 38 là hạn chế quyền công dân và con người. Nếu cứ dùng để quản lý an ninh quốc gia và trật tự xã hội, hạn chế quyền công dân là trái với Hiến pháp. Tôi đi khảo sát các đơn vị của Bộ công an đều yêu cầu phải làm ngay.” Ông Khoa nói:”Qua nghiên cứu thẩm tra dự thảo Luật Biểu tình của Bộ Công an gửi sang, chúng tôi thấy rất công phu và có thể trình ra được, không có gì phức tạp…Chúng ta không thể chỉ sửa nóc nhà. Cái chúng ta không làm, cái không cần thì các đồng chí lại làm”. NGUYỄN TẤN DŨNG-LUẬT BIỂU TÌNH Thì ra Bộ Quốc phòng là thủ phạm chính của âm mưu bóp chết Dự án Luật biểu tình trong trứng nước. Bộ này đã cố ý diễn giải với chủ tâm chống ”đổi mới về chính trị” để không cho dân thực thi quyền làm chủ đất nước. Và khi Bộ Quốc phòng đặt điều kiện phải “chờ bao giờ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mới làm” luật Biểu tình là hành động cực kỳ phản động và phản dân chủ. Nhưng lấy tiêu chuẩn nào để đo lường, hay cơ chế nào của nhà nước có khả năng và thẩm quyền đánh gía mức độ chính xác Việt Nam đã được “bảo đảman ninh quốc gia” và “trật tự an tòan xã hội” ? Còn chuyện Bộ Quốc phòng đề nghị ra thêm Nghị định hay tu sửa Nghị định 38/2005/NĐ-CP, ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2005 (thời Thủ tướng Phan Văn Khải) “Quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công” thì Tướng Phùng Quang Thanh và Tướng Công an Trần Đại Quang hãy banh tai ra mà nghe câu trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên chất vấn của Quốc hội ngày 25/11/2011. Ông Dũng nói:”Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như Hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra. Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu tình. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân.” (ViệtNamNet, 25/11/2011) Nếu ý của ông Dũng chưa chọc thủng được những cái đầu tăm tối của hai Bộ Công an và Quốc phòng thì họ hãy giương mắt to ra để hình dung khi ông Thủ tướng giải thích Chính phủ đã căn cứ vào đâu để đề nghị Luật Biểu tình. Bắt đầu bằng câu hỏi của Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình):” Xin đồng chí Thủ tướng Chính phủ cho cử tri biết rõ thêm về những căn cứ mà Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng pháp luật có Luật biểu tình ?” Ông Dũng đáp:”Về căn cứ đề nghị xây dựng Luật Biểu tình, thái độ, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ lòng yêu nước. Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa vào chương trình xây dựng Luật biểu tình, có mấy căn cứ Chính phủ thảo luận, đề nghị: Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp (1992) điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp. Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội. Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đã ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này. Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét ý kiến của Chính phủ.” (ViệtNamNet, 25/11/2011) Bây giờ sự việc đã đi ngược lời giải trình rất được lòng dân thời 2011 của ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng chẳng nhẽ vì ông Dũng đã mất quyền và hết cả thế trong hệ thống cai trị sau Đại hội đảng XII nên ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người thắng cuộc, đã lật ngược thế cờ để phất ? -/- Phạm Trần (02/016) (Dân Quyền)
  17. Thủ tướng sắp về hưu của Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ không đạt được mục tiêu của ông, tiếp nhận lấy quyền lãnh đạo Đảng. Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy rằng cuộc tranh giành quyền lực đầy tính bi kịch giữa Tổng Bí thư cho tới nay của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), Nguyễn Phú Trọng, và đối thủ của ông, người sếp chính phủ cho tới nay Nguyễn Tấn Dũng, đã ngã ngũ: Tổng Bí thư Trọng là người chiến thắng. Vào tối thứ hai đã có thể thấy rằng Thủ tướng Dũng còn đương nhiệm sẽ không còn đứng trên danh sách ứng cử chính thức cho Trung ương Đảng. Qua đó, con đường đi đến vị trí đứng đầu Đảng của ông đã bị ngăn chận. Vì Bộ Chính trị, mà rồi người tổng bí thư được chọn ra từ đó, được quyết định từ 180 thành viên của Ban chấp hành Trung ương. Dũng đã từ bỏ khả năng cuối cùng, nhờ vào sự hỗ trợ của 1500 người tham dự Đại hội Đảng 12 mà đưa tên mình vào danh sách. CUỘC TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC BẤT THƯỜNG Cuộc xung đột tại Đại hội Đảng là một sự kiện chưa từng có về mọi mặt. Trong vòng 70 năm vừa qua, ĐCSVN cương quyết đi theo một nguyên tắc đồng thuận tập thể, ít nhất là ở vẻ ngoài. Dù các xung đột nội bộ có dữ dội cho tới đâu đi chăng nữa, cuối cùng thì ĐCSVN vẫn trình ra một đường lối thống nhất mà Đảng và chính phủ phải tuân theo. Thuộc vào trong đó là việc những người kế thừa các chức vụ cao nhất trong Đảng và chính phủ được thỏa thuận từ lâu trước các kỳ họp của Đại hội Đảng và Quốc Hội, để mà họ có thể được thông qua một cách trơn tru. Điều này là nhằm để nhấn mạnh tới tính đoàn kết của đảng đang nắm độc quyền trong một nhà nước độc đảng. Thế nhưng trong năm nay thì cho tới khi Đại hội Đảng bắt đầu, người ta vẫn không thể thống nhất với nhau về việc ai sẽ đứng trong danh sách ứng cử viên cuối cùng cho chức vụ có nhiều ảnh hưởng nhất trong nhà nước – chức vụ tổng bí thư. Nguyên nhân cho việc này là cuộc tranh giành quyền lực giữa Nguyễn Phú Trọng, người đang giữ chức vụ đó, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. MÁC-XÍT BẢO THỦ CHỐNG TƯ BẢN THỰC DỤNG Trọng là Tổng bí thư từ 2011. Ông được cho là bảo thủ, trung thành với các nguyên tắc và bám chặt vào Chủ nghĩa Mác-Lê nin. Về mặt đối ngoại, ông ngả về phía Trung Quốc. Trong các bài diễn văn của mình, ông luôn nhấn mạnh rằng sự tiếp tục tồn tại của Đảng là điều quan trọng nhất. Dũng, người đã trải qua tối đa hai nhiệm kỳ làm thủ tướng, được nhiều nhà quan sát đánh giá là một nhà tư bản thực dụng. Trong những năm trên chính trường, ông đã tạo được một mạng lưới rộng lớn của những người ủng hộ và được bảo hộ. Các con ông, tốt nghiệp đại học Mỹ, và họ hàng gần hiện đang ngồi trong những vị trí then chốt về chính trị và kinh tế của Việt Nam. Một trong những người con trai của ông là bí thư tỉnh trẻ tuổi nhất của Việt Nam trong tỉnh Kiên Giang ở phía nam. Về mặt đối ngoại, Dũng nghiên về phía Mỹ. MỐI THÙ ĐỊCH CŨ Trọng và Dũng đã có xung đột với nhau lâu nay. Các cải cách chủ yếu do Dũng thúc đẩy, đặc biệt là trong kinh tế, trong lĩnh vực mà ví dụ như ông đã tích cực ủng hộ cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), bị nhiều người bảo thủ cho rằng là quá vội vã hay đi quá xa. Họ lo sợ rằng Việt Nam có thể rời bỏi con đường của chủ nghĩa xã hội và chê trách ví dụ như việc tham nhũng đã tăng lên rất nhiều dưới thời của Dũng, hay việc ông không có khả năng kiểm soát được nợ công. Tuy vậy, giới bảo thủ đã nhiều lần thất bại trong nổ lực lật đổ Dũng. Đầu tiên là việc ông vướng vào vụ thiệt hại bạc tỉ của công ty đóng tàu nhà nước Vinashin. Năm 2012, ông qua được một vụ tương tự như bỏ phiếu bất tín nhiệm trong nội bộ Đảng. Thế nhưng lần này thì mạng lưới của ông đã không thể cứu ông khỏi thất bại được. HẬU QUẢ CHO ĐƯỜNG LỐI CỦA VIỆT NAM Vẫn còn chưa được quyết định, rằng liệu người tổng bí thư cũ Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ thật sự là người tổng bí thư mới hay không. Tuy vậy, ông ấy đã có thể bảo đảm được chỗ đứng của ông trong Trung ương Đảng vào ngày thứ Tư (27/01/2016). Cả việc bổ nhiệm cho các chức vụ đứng đầu khác, như chức vụ chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội, cũng vẫn còn chưa rõ. Nhưng ngay từ bây giờ đã có thể thấy được rằng các thế lực bảo thủ của Đảng đã thắng thế. Điều này không có nghĩa là sẽ có một thay đổi cực đoan trong đường lối chính trị cho tới nay của Việt Nam. Đường lối chính trị Việt Nam không diễn ra theo cách nhảy đột ngột từng bước. Một trường hợp ngoại lệ là Đại hội Đảng lần thứ 6 của năm 1986 mà qua đó, ĐCSVN đã bắt đầu cái được gọi là chính sách đổi mới, cái đã cải cách đất nước về mặt kinh tế và bắt đầu cuộc bùng nổ về kinh tế của 30 năm vừa qua. Không thể chờ đợi những quyết định can đảm như vậy từ giới lãnh đạo mới. Họ sẽ cố gắng ép Đảng đi đúng đường lối, để chống lại “diễn biến hòa bình”, cái được cho là do các tổ chức phi chính phủ khởi xướng và cũng là cái mà bộ máy an ninh đang lo sợ. Đối với các blogger và truyền thông, chính phủ và Đảng sẽ cứng rắn hơn. Các cải cách kinh tế đang hết sức cần thiết sẽ được tiến hành cẩn trọng hơn, nhưng sẽ không bị bỏ qua trong mọi trường hợp. Vì sự phát triển về kinh tế quá quan trọng cho tính chính danh của Đảng. Rodion Ebbighausen Phan Ba dịch từ: http://www.dw.com/de/machtkampf-in-vietnam-entschieden/a-19004474 (FB Phan Ba)
  18. Hình minh họa. Tin liên hệ Tự do ngôn luận và công kích cá nhân Viết blog là một trải nghiệm rất hay đối với bản thân tôi, đặc biệt là khi đọc bình luận của độc giả sau mỗi bài viết Nên hay không bỏ Tết truyền thống Du học Việt Nam Trong lòng Hà Nội Tại sao người Việt dễ bị lừa? Học được gì từ truyện ngụ ngôn cổ tích? Mùa Giáng sinh ở xứ thiên đường Ðường dẫn Blog Trong lòng Hà Nội Hoàng Giang 25.02.2016 Cuối năm 2015 Google Search công bố một loạt các “từ khóa” (key word) được tìm kiếm nhiều nhất trong năm tại mỗi nước. Dựa vào đó, dân tình Việt khẳng định rằng dân trí nước mình là vô cùng thấp, khi mà từ khóa đứng đầu là tên bài hát Vợ người ta, tiếp đến là hàng loạt các bài hát khác của ca sĩ trẻ Sơn Tùng MT-P và một số chương trình phim truyện truyền hình khác. Kết luận trên được rút ra vì đa số người so sánh với từ khóa tìm kiếm tại các nước khác như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… và hầu hết dân chúng các nước đó tập trung vào các vấn đề thời sự nóng hổi như ISIS, MERS hoặc ô nhiễm môi trường đất, nước. Thực ra thì bản thân tôi cho rằng những kết quả công bố như vậy chỉ mang tính chất “cho vui” chứ khó có thể rút ra được kế luận dân trí các nước thấp hay cao. Bởi vì cao/thấp thế nào thì cứ nhìn tổng thể sự phát triển của mỗi đất nước là quyết định được liền, không cần đến Google. Tuy nhiên, tôi cho rằng đất nước mình là một đất nước rất hạnh phúc, khi mà người người nhà nhà quan tâm cực kỳ sát sao đến ăn chơi nhảy múa, ngắn gọn lại là “showbiz”. Họ cũng có một mối đoàn kết lạ lùng khi bàn tán về showbiz Việt. Có một sự việc mà bất cứ ai ở Việt Nam cũng biết đó là cô ca sĩ, được mệnh danh là “Nữ hoàng giải trí Việt”, Hồ Ngọc Hà, đang bị lên án kịch liệt vì tội danh “cướp chồng.” Tôi cá rằng tên cô ca sĩ này cũng sẽ nằm ở top bảng xếp hạng tìm kiếm năm 2016. Phải nói thêm rằng, đa số người Việt rất “hóng” các vụ việc vợ chồng ghen tuông. Các bộ phim, clip, video về việc đánh ghen cướp chồng của các nhân vật vô danh được chia sẻ với tần số cực nhanh và mạnh, huống chi sự việc này liên quan đến một người nổi tiếng. Một ngày lướt facebook, báo mạng, trang tin thì 80% là về Hồ Ngọc Hà. Đọc thì thấy vui lắm, các tay viết mổ xẻ dọc ngang, từ trong ra ngoài, từng chi tiết về các nhân vật trong cuộc, update tình hình trang mạng cá nhân còn hơn các sự kiện kinh tế chính trị trong, ngoài nước. Người đọc click vào xem càng nhiều, bài viết mới càng ra nhanh như điện. Ý kiến chung thì đa số dân tình xúm vào lên án cô ca sĩ, một số blogger có tiếng nói một chút thì thường nhân danh công lý xã hội đạo đức cổ xúy mọi người tẩy chay các nhãn hàng mời cô làm đại diện quảng cáo. Có kẻ “dửng mỡ” nhắn tin cho cả các cấp lãnh đạo, ban trung ương, văn hóa để “phế truất” cô ca sĩ khỏi thị trường âm nhạc Việt… Chung chung hiện trạng thì xã hội đang tán loạn nháo nhào với vô số các nhà đạo đức học hoạt động tích cực vì một xã hội “xanh-sạch-đẹp.” Họ nói người nổi tiếng dính vào “scandal” có quá nhiều người hâm mộ, trong đó có các con nhỏ, chúng sẽ nhìn vào đó để học tập, gia đình xã hội sẽ đi về đâu? Các giá trị đạo đức tốt đẹp, thuần phong mỹ tục sẽ đi về đâu? Nên học tập nước Hàn khi các ca sĩ chỉ cần dính đến một scandal thì ngay lập tức sẽ bị tẩy chay chỉ trong một đêm. Việc họ quỳ xuống xin lỗi khán giả một cách thành khẩn còn chưa chắc đã nhận được sự thứ lỗi. Tôi công nhận đó là một luận điểm rất dân chủ, rất có trách nhiệm. Tuy nhiên nói một phải biết đến hai, thái độ như vậy ở người Hàn đã là một hệ thống văn hóa, không chỉ các ca sĩ diễn viên, mà các chính trị gia còn cúi đầu xin lỗi. Cũng cần phải nói rõ ràng, nếu cô Hồ Ngọc Hà có nói lời xin lỗi, thì người cô xin lỗi là fan của cô ấy, cứ không phải những kẻ đang ganh ghét chửi bới mình. Bởi hành động của cô, nếu có lỗi, là có lỗi với sự ủng hộ lâu dài của những khán giả luôn bên cạnh và yêu mến cô. Nhưng trên hết, nếu các bạn tìm hiểu, sự gay gắt từ phía dân chúng tại nước Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở vấn đề giải trí showbiz. Người trẻ, họ tham gia bất cứ cuộc tranh cãi lên án nào về mọi vấn đề của đất nước, kinh tế chính trị giáo dục. Và tất cả vì mục đích, quyền lợi của tương lai. Như tôi đã từng nhắc đến việc hàng ngàn sinh viên Hàn Quốc xuống đường giơ biển phản đối tổng thống vì ra chính sách “độc quyền” bộ môn lịch sử. Hay mới đây họ tập trung tại bức tượng “Thiếu nữ hòa bình”, tượng trưng cho các cô gái Hàn bị ép mua vui, làm nô lệ tình dục cho lính Hàn những năm Thế chiến thứ hai, để phản đối việc di dời tượng của chính phủ Hàn Quốc. Vì thế tôi cứ mong, giá mà cái tinh thần nhiệt huyết hừng hực như vụ cô Hồ Ngọc Hà được thể hiện ở những vấn đề khác quan trọng hơn thế. Gần gũi như kịch liệt nói “không” với thực phẩm, quán ăn bẩn tràn lan khắp đường phố, xa hơn chút nữa là nạn tham nhũng đang gặm nhấm từng cá thể, hay trong tương lai không xa, một cuộc cách mạng xanh, đỏ nào đó đòi quyền tự do dân chủ? Chợt nghĩ về một bộ phim tài liệu quay những hình ảnh xác thực nhất về cuộc cách mạng Cam tại Ukraine năm 2014 Winter on Fire: Ukraine’s Fight for Freedom. Người trẻ, già xuống đường ròng rã cả mùa đông không về nhà để thương thuyết bằng được với chính phủ thân Nga về những chính sách độc quyền, độc tài. Nhưng thật lòng mà nói, khi sự quan tâm của phần lớn tri thức trẻ tại đất Việt vẫn còn vẩn vơ ở những câu chuyện vô thưởng vô phạt như thế, thì hy vọng về một đất nước có sự đổi mới mãnh liệt vẫn còn là quá xa vời. * Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Hoàng Giang Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.
  19. Tin liên hệ Chỉ có dân chủ và kỷ cương mới đẩy lùi được nạn chênh lệch thu nhập Ở Việt Nam, chế độ kinh tế chỉ huy và 'kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa' đã thủ tiêu gần như triệt để nền kinh tế tư nhân Tư bản trong thế kỷ XXI của Thomas Piketty Eo biển cay nghiệt Tết này, ông Tập buồn lắm Ðường dẫn Blog Bùi Tín Bùi Tín 26.02.2016 Dưới đây tôi sẽ chứng minh hiến pháp Việt Nam đã bị vi phạm một cách có có hệ thống. Đây là một thảm họa quốc gia đã kéo dài. Cả năm bản Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 đều bị vi phạm suốt 70 năm nay. Trước khi nói đến những vi phạm đó, xin đặt vấn đề trách nhiệm thuộc về ai ? Trước hết đó là trách nhiệm của Quốc hội suốt 13 khóa vừa qua, trên danh nghĩa là ‘’cơ quan quyền lực cao nhất’’. Thứ đến là cơ quan hành pháp, bao gồm chính phủ, chủ tịch nước và thủ tướng cùng các bộ trưởng, thứ trưởng, và các thành viên khác. Ở nhiều nước, khi nhận nhiệm vụ, tổng thống phải thay mặt chính phủ đặt tay lên bản hiến pháp hoặc Kinh Thánh để tuyên thệ trung thành tuyệt đối với bản hiến pháp. Tội vi hiến bị coi là tội rất nặng. Về mặt tư pháp, nhiều nước có tòa án hiến pháp, có hội đồng hiến pháp, chuyên giám sát việc thi hành hiến pháp một cách nghiêm ngặt, khi thấy làm sai hiến pháp phải lên tiếng ngay để truy cứu trách nhiệm và xử lý công khai. Ở nhiều nước không có hội đồng hiến pháp, như ở Việt Nam, thì tòa án tối cao và viện kiểm sát tối cao phải nhận trách nhiệm này, phải giám sát mọi hoạt động của nhà nước và báo động khi thấy hiến pháp bị vi phạm, và kiểm tra việc giải quyết. Trong Hiến pháp năm 1980, có thể nói vi phạm nghiêm trọng nhất là Điều 4, một điều được mô phỏng theo Điều 5 trong hiến pháp Liên Xô. Điều 4 này khẳng định ‘’Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo xã hội, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam‘’. Trong Điều 6 còn thêm một câu rất mỉa mai: ’’Đảng hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp‘’. Trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Mục Ba, Điều 22 ghi :’’Nghị viện Nhân dân (Quốc Hội) là cơ quan có quyền cao nhất’’. Rõ ràng qua Hiến pháp 1980, với Điều 4 đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã truất quyền của Quốc hội được ghi trong Hiến pháp 1946, tự nhận mình có quyền cao nhất, quyền duy nhất lãnh đạo, tự đặt mình cao hơn nhân dân. Hành động này là vi hiến (Theo lời Gorbachov, Liên Xô sụp đổ là do Điều 5 trong hiến pháp của nước ấy). Đảng CSVN đã ngang nhiên vi phạm Hiến pháp 1946 vì Điều 32 trong văn kiện đó quy định ‘’Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, phải đưa ra nhân dân phúc quyết ‘’. Quyết định đặt đảng CSVN lên trên quốc hội không hề được nhân dân phúc quyết, và đây rõ ràng là một hành động vi hiến cực kỳ nghiêm trọng. Ngay cả Hiến pháp 1959, trong mục Sửa đổi Hiến pháp, cũng quy định “Hiến pháp được sửa đổi phải được 2/3 đại biểu tán thành và phải đưa ra toàn dân phúc quyết’’. Việc không thực hiện chuyện phúc quyết là một vi phạm trắng trợn Hiến pháp 1946. Mới đây, khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Hiến pháp là thể chế hóa Cương lĩnh của đảng, Hiến pháp bị đặt dưới Cương lĩnh của đảng, thì đó cũng là một lời tuyên bố vi hiến. Một điều vi hiến nghiêm trọng khác là ngay trong các điều đầu tiên, Hiến pháp ghi rõ rằng bỏ phiếu ở nước ta là bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín. Vậy mà đảng CSVN qui định các ứng cử viên độc lập phải được cuộc họp ở phường xóm thông qua, rồi phải được Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức do đảng điều khiển, thông qua, vậy còn gì là tự do, còn gì là trực tiếp, còn gì là kín nữa? Đây là vi phạm trắng trợn quyền hiến định cả của người ứng cử lẫn người bầu cử. ‘’Đảng chọn, dân bầu ‘’ là trò hề bầu cử vi hiến kéo dài lê thê. Trong Đại hội XII, trò hề ‘’Bộ Chính trị chọn, Ban Chấp hành Trung ưng bầu’’ còn trắng trợn hơn. Một điều vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống nữa là Hiến pháp quy định sau khi Hiến pháp được thông qua, Nhà nước phải sớm soạn thảo một loạt luật để hướng dẫn đưa Hiến pháp vào cuộc sống xã hội. Ở các nước dân chủ có quy định sau khi hiến pháp được ban bố và có hiệu lực, trong hai hoặc ba tháng, Nhà nước phải ban hành các đạo luật đầy đủ để thi hành mọi điều khoản của hiến pháp, được coi như là luật cơ bản, luật gốc của quốc gia. Hiến pháp 1992 quy định trong Điều 146:’’Hiến pháp là Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất‘’. Hiến pháp 2013 cũng ghi trong Điều 119:’’Hiến pháp là Luật cơ bản. Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp’’. Như thế, đảng CSVN và quốc hội suốt 13 khóa liền đã vi phạm hiến pháp rất nghiêm trọng, trong mấy chục năm không hề ra luật hướng dẫn quyền lập hội và quyền biểu tình của nhân dân cũng như nhiều luật khác. Luật về biểu tình đã qua dự thảo 2 lần, định thông qua năm 2015, chậm trễ hơn 40 năm sau hòa bình thống nhất, lại do Bộ Công an dự thảo. Luật về lập hội cũng như luật về đảng CS được nêu lên nhiều lần nhưng vẫn bị trì hoãn hàng chục năm. Tại cuộc họp Ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/2 mới đây, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã phàn nàn rằng Luật biểu tình còn trì hoãn đến bao giờ nữa, chậm đến 23 năm rồi! Luật về Trưng cầu ý dân đã được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015, nhưng chưa hề được áp dụng, trong khi lẽ ra các vấn đề to lớn thuộc quốc kế dân sinh, cải cách kinh tế, lựa chọn đường lối đối ngoại đều cần đưa ra trưng cầu ý dân theo đúng tinh thần trọng dân, gần dân, vì dân, tăng gấp bội giá trị của các quyết sách, khi được đông đảo nhân dân tán đồng. Đó là trưng cầu ý dân về ‘’sở hữu ruộng đất là thuộc về toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý’’, về ‘’sở hữu quốc doanh có vai trò chỉ đạo trong nền kinh tế’’, về ‘’có nên Ba không: không có căn cứ nước ngoài, không để quân nước ngoài trên đất ta, không liên minh với nước ngoài’, hay ‘’Việt Nam là nước độc lập, hoàn toàn có quyền tự do liên minh với ai mình muốn, như mọi nước có chủ quyền đầy đủ.’’. Các vấn đề sinh tử như có nên vẫn ghi ‘’học thuyết Mác - Lênin’’, ghi ‘’Chủ nghĩa xã hội’’ trong Hiến pháp hay không cũng cần đưa ra trưng cầu ý dân cho đàng hoàng, vì có thể nói toàn dân đang đòi như thế cho danh chính ngôn thuận. Đảng CSVN rất sợ điều này nên cố né tránh. Một vấn đề rất quan trọng nữa là trong Hiến pháp 1992 Điều 50 ghi rõ: ‘’Các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp’’. Trong Hiến pháp 2013 Điều 20 ghi rõ: ’’Công dân Việt Nam là bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình.” Các điều mới này được ghi vào hiếp pháp là do áp lực trong nước và quốc tế, khi chính quyền CSVN bị thế giới đánh giá là vào loại kém nhất trong việc cư xử với công dân nước mình. Hiện nay mỗi ngày trong hàng trăm trại giam, hàng ngàn trụ sở Công an đã có hàng trăm, hàng ngàn vụ vi phạm có hệ thống các điều vừa kể. Ba năm qua có hơn 200 công dân bị giết trong các đồn Công an. Lẽ ra Bộ trưởng Công an phải đưa các điều trên đây ra giáo dục cho hàng trăm Trại trưởng và hàng vạn quản giáo học thuộc lòng và thực hiện nghiêm chỉnh. Món nợ nhân quyền thật là khổng lồ, các vụ vi phạm nột cách có hệ thống đã kéo dài hàng chục năm. Họ chà đạp hiến pháp, chà đạp quyền con người đến thế là cùng! Trong khi có một số nam nữ công dân tự ứng cử vào Quốc hội năm nay, xin chúc các bạn thành công thuận lợi, hình thành một nhóm đại biểu tự do có thiện chí xây dựng và đổi mới sinh hoạt của quốc hội, trước hết là yêu cầu quốc hội phải soạn thảo và thông qua một loạt luật như luật về lập hội, về biểu tình, về tự do báo chí, xuất bản, và đề xuất việc tổ chức trưng cầu dân ý về một số vấn đề hệ trọng của đất nước, ngăn chặn mọi vi phạm hiến pháp, nhất là về quyền con người, góp phần làm cho sinh hoạt chính trị trong quốc hội và ngoài xã hội có sinh khí mới, xây dựng nền dân chủ tiền tiến, hiện đại, mang lại hòa bình, an ninh, phát triển và phồn vinh cho đất nước. * Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Bùi Tín Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
  20. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhứt nước, là “sân chơi” công cộng, nơi duy nhứt để người dân thực hiện quyền của mình. Người dân phải bám Quốc hội như ngư dân đeo bám ngư trường. Dân không làm chủ Quốc hội, ngư dân không làm chủ ngư trường coi như rời bỏ cơ sở sinh sống. Theo lẽ công bằng, Đảng CSVN với 4,5 triệu đảng viên, là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, họ có quyền tham gia “sân chơi” Quốc hội, nhưng tuyệt nhiên không được quyền độc chiếm Quốc hội như họ đã từng làm. Khi chấp nhận vào quỷ đạo “Cộng hòa” có nghĩa là Việt Nam chấp nhận bình đẳng trong cộng đồng, tổ chức quản lý xã hội theo hệ thống Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Cử tri cả nước cử và bầu ra cơ quan Lập pháp (Quốc hội), đại diện cho toàn dân, có quyền hành nhứt nước. Vì vậy, để áp đặt thể chế chính trị Độc tài Đảng trị, Đảng CSVN chỉ cần độc chiếm Quốc hội là đủ để cho mình thống trị xã hội. Khi chiếm được thế thượng phong, Đảng CSVN áp dụng ngay thể thức “Đảng cử, Dân bầu”, cử đảng viên của mình vào nhuộm đỏ Quốc hội – bao giờ cũng có hơn 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Quốc hội đỏ thì những đứa con do nó sinh ra như Chủ tịch nước, Hiến pháp, Hành pháp, Lập pháp cũng đỏ - đỏ từ trên xuống, từ trong ra ngoài. Thế là tất cả “dài tóc” hay “trọc đầu” đều là màu đỏ, là cánh tay nối dài của đảng cầm quyền, hình thành một cách hoàn hảo bộ máy cầm quyền “Độc tài Chuyên chế”. Khi nắm được bộ máy cầm quyền, Đảng CSVN nghĩ ngay đến luật lệ để buộc người dân phải “sống và hành động theo Pháp Luật”. Hiến pháp là luật cơ bản (luật mẹ), đảng cầm quyền đặc biệt quan tâm về nó. Cái khó là, thời đại ngày nay, hơn nữa với danh xưng “Cộng hòa”, Hiến pháp chỉ một màu đỏ không thể “trình làng” (quốc dân và quốc tế), đành phải pha màu cho đỡ chướng mắt. Hiến pháp trước đây hay Hiến pháp hiện hành (2013), pha ở đâu thì pha, Đảng CSVN chỉ cần nhuộn đỏ chói mắt điều 4. Điều 4 như “túi càng khôn” với cụm từ:“Đảng lãnh đạo Nhà nước và Xã hôi trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối”. Để cho công chúng yên lòng, Đảng CSVN duyệt và cho ghi trong Hiến pháp hiện hành, tại điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình – Việc thực hiện các quyền nầy do luật định”. Và tại điều 27:“Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân” – Việc thực hiện các quyền nầy do luật định”. Có lẽ, sợ công dân áp dụng điều 25 và 27 của Hiến pháp vào cuộc sống, làm phương hại đến việc áp đặt thể chế chính trị Độc tài, Đảng CSVN không quên chỉ đạo cho ghi sau 2 điều 25 và 27 câu thòng: “việc thực hiện các quyền nầy do luật định”. Thế rồi, hết năm nầy qua năm khác, Đảng CSVN hiệu cho Quốc hội làm động tác giả: cứ “rặn” mãi nhưng phải hạn chế đến mức thấp nhứt lọt ra Luật. Để thủ lợi cho mình, Luật nào lỡ/phải lọt ra đừng ngại cho nó vi Hiến. Những văn bản sau Luật thì tha hồ vi Luật – người ta gọi “luật rừng” là căn cứ vào sự rối tung trong luật lệ. Khi chưa có luật thì người dân không được tùy tiện áp dụng điều 25 và 27 của Hiến pháp vào cuộc sống. Nếu ai cả gan sẽ có công an, Dư luận viên, côn đồ... đến “làm việc”. Chưa hết, cũng để cho dân chúng yên lòng, Đảng CSVN đưa ra cơ chế phân định vai vế cũng khá rạch ròi: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Dân làm chủ”. Với nhận thức của mình, người viết xin mạn phép giải mã cơ chế chính trị nầy: Đạo có nghĩa là đường, Đảng lãnh đạo là Đảng có trách nhiệm vạch ra đường hướng (như người thiết kế bản vẽ) đệ trình lên cơ quan quyền lực cao nhứt nước là Quốc hội để thông qua. Nhà nước quản lý có nghĩa là bộ máy Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện (thi công bản vẽ) do Đảng đệ trình được Quốc hội xét duyệt. Dân làm chủ, ngoài làm chủ bản thân, công dân từ 18 tuổi trở lên có trách hiệm tham gia chọn người có tài đức cử vào cơ quan quyền lực cấp TW và địa phương, đó là Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp; đồng thời tham gia kiến tạo Pháp Luật (Hiến pháp và những luật cơ bản). Nói vậy chớ không/chưa làm như vậy, khi đã nhuộm đỏ hệ thống chính trị, Đảng CSVN chiếm dụng cả hệ thống truyền thông đại chúng để tô son trét phấn cho cả hệ thống chính trị của mình. Khi có hệ thống tổ chức đỏ và hệ thống truyền thông đại chúng đỏ, Đảng CSVN không cần che giấu sự độc tài của mình: Họp Quốc hội mà đại biểu xưng hô với nhau là “đồng chí”; Chủ tịch Quốc nội vung tay chém gió trước nghị trường Quốc hội: “Bộ Chính trị đã quyết không thể không làm”; Bộ trưởng, thậm chí Thủ tướng Chính phủ sai phạm không chịu từ chức còn nói trước Quốc hội: “Tôi được Đảng phân công, khi nào Đảng bảo từ chức tôi mới từ chức”. Tòa án Nhân dân mà treo bảng to tướng với câu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh”; Công an Nhân dân mà treo bảng trước trụ sở: “Công an chỉ biết còn Đảng còn mình; Họp Đảng mà buộc dân treo cờ Tổ quốc; Tại những hội trường công cộng mà, ngoài những “ông râu”, còn treo cả 2 cờ Tổ quốc và cờ Đảng..v.v... – phải chăng muốn nói Đảng là ta, Tổ quốc cũng là ta?.Hơn nửa thế kỷ qua, Đảng CSVN chiếm dụng trái phép Quốc hội Việt Nam, biến nó thành của riêng mình, sử dụng nó như một công cụ phục vụ cho lợi ích cục bộ. Phải nhận diện thảm họa của nạn độc tài: Quan trí ngày một thấp: Vì cố áp đặt thể chế chính trị Độc tài, Đảng CSVN không chọn hiền tài trong hơn 90 triệu dân mà, như gà con vướn tóc, cứ lẻo đẻo chọn trong phạm vi 4,5 triệu đảng viên của mình cử vào bộ máy cầm quyền, từ đó dẫn đến quan trí thấp (so với mặt bẳng Dân trí). Quan trí thấp lại mắc thêm bịnh độc tài, bảo thủ, chủ quan, gây hậu quả nghiêm trọng từ khâu chỉ đạo đến khâu tổ chức thực hiện: Lãnh đạo mà “không biết làm gì”, thường sai phạm trong khâu vạch đường hướng như: đeo bám chủ thuyết hoang tưởng; để chính trị, kinh tế lệ thuộc Trung Quốc; cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây nguyên, ngoài luôn thua lỗ còn ảnh hưởng Quốc phòng, An ninh; Cho người Trung Quốc vào sinh sống, chiếm cứ khắp cùng đất nước, nhất là ở khúc ruột Miền Trung .v.v....Quản lý mà “không biết làm thế nào”, làm đâu thua/hư đó, tham nhũng lan tràn, nợ nần chồng chất; xã hội rối ren, xã hội đen xuất hiện ngày càng nhiều, đến mức một số nơi Công an cũng phải nễ/chạy mặt chúng, và ..v.v.... Đã từ lâu, có lẽ quen kiếp đời nô lệ, luôn phải phủ phục trước cường quyền, người dân Việt Nam chưa nhận ra mình đang sống trên đất nước được mệnh danh là “Cộng hòa”, chưa nhận ra Quốc hội là nơi duy nhứt để người dân thực hiện quyền của mình. Cả thời gian dài hoặc vì quá tin/sợ nên để cho đảng cầm quyền độc chiếm Quốc hội – sân công cộng trung tâm quyền lực. Mang danh là chủ mà để mất sân chơi, mất nơi thực thi quyền hành, trở thành bầy đàn đày tớ không hơn không kém. Đảng CSVN đã và đang chiếm dụng trái phép Quốc hội Việt Nam, chẳng khác mấy việc Trung quốc đã và đang lấn chiếm biên giới, biển, đảo của Việt Nam. Nếu độc tài bắt nguồn từ Quốc hội thì Dân chủ cũng bắt nguồn từ Quốc hội. Nếu Dân chủ là khắc tinh của Độc tài thì, theo hiến pháp hiện hành, điều 25 và 27 là khắc tinh điều 4. Khi màu xanh Dân chủ pha trộn với màu đỏ Độc tài, nhiều hay ít tùy thuộc vào số lượng được pha trộn, sẽ làm màu đỏ không còn giữ được trinh nguyên. Gần đây, có lẽ những người cao kiến, thức thời đã nhận ra những mâu thuẫn ấy, họ dựa vào điều 25 và 27 của Hiến pháp hiện hành làm cơ sở pháp lý, đăng ký thi đấu “ai thắng ai” giữa Độc tài và Dân chủ tại sân chung (Quốc hội), do cử tri làm trọng tài. Có người cho rằng tự ứng cử vào Quốc hội đỏ là thỏa hiệp, hữu khuynh,... nên tẩy chay nó. Những người tự ứng cử và một số khác lại cho rằng đấu tranh bất bạo động phải “liệu cơm gấp mắm”, phải dựa vào điều 27 Hiến pháp làm cơ sở pháp lý. Việc tẩy chay phải bằng phong trào quần chúng mới thành công và an toàn, lẻ tẻ không làm được và nguy hiểm - điều kiện hiện nay chưa cho phép, phải đấu tranh từng bước giành thắng lợi từng phần. Biết rằng “đội hình” của đảng đương quyền đang chiếm thế thượng phong, nhưng phải“vạn sự khởi đầu nan”, “Có hơn không, có chồng hơn ở góa”. Trước tương quan bất lợi như thế, không còn cách nào khác, cần có những người hùng dám xông vào phá thế độc chiếm trái phép Quốc hội của đảng cầm quyền. Sự thách thức của số tự ứng cử nầy, khiến cho đảng cầm quyền phải giở đủ trò ma mị để cho Quốc hội giữ được màu đỏ trinh nguyên – không bị pha màu. Đảng cầm quyền càng phản ứng càng lộ rõ bộ mặt thật của chế độ trước công chúng. Khi đông đảo dân chúng đã thức tĩnh, nếu Đảng cầm quyền không chịu xuống thang, quyết độc chiếm Quốc hội thì, đây là cơ hội, áp dụng hình thức tẩy chay Quốc hội bằng áp lực quần chúng. Trừ những người có thiện chí góp ý về đấu pháp ở cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, người viết củng khuyên những ai đó, chớ “tả khuynh”, nếu không đủ dũng khí ra tranh cử thì “Đi chỗ khác chơi” (lời của cố nhà văn Trang Thế Hy), đừng “nhàn cư di bất thiện”, chuyên nghề thọt gậy vào bánh xe cản trở bước tiến của lịch sử. Phải chăng: Muốn chuyển đổi thể chế Độc tài sang Dân chủ bằng hình thức bất bạo động, điểm xuất phát từ sân chung (Quốc hội), đấu tranh từng bước, giành thắng lợi từng phần, nhầm chuyển đổi “Đảng hội” thành Quốc hội đúng nghĩa. 23/02/2016 T.T (Dân Quyền)
  21. Vụ kiện cáo giữa báo Người Việt và Sài Gòn Nhỏ kết thúc cuối năm 2014 đã khiến cho bà Hoàng Dược Thảo sau mấy chục năm làm báo, trắng tay vì phải bồi thường 3 triệu đô la và một triệu rưỡi tiền phạt. Tháng 4 năm 2015, bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm Sài Gòn Nhỏ khai phá sản, tháng 2 năm 2016, báo Người Việt tiếp thu trụ sở báo SGN, coi như trừ một phần vào tiền phạt và tiền bồi thường. Đây không phải là lần đầu tiên và chắc chắn sẽ không là lần cuối cùng người Việt hải ngoại kiện cáo, đem nhau ra tòa về những tội danh vu khống, chụp mũ, sỉ nhục nhau… Bài học vu khống, chụp mũ cộng sản, sỉ nhục nhau trong cộng đồng người Việt hải ngoại dường như là một bài học khó thuộc. Khó thuộc vì thiếu hiểu biết, vì ngoan cố, coi thường luật pháp hay còn lý do nào khác như tranh ăn, thù hận cá nhân…? Câu trả lời dành cho những người liên hệ. Một chuyện gây tranh luận ồn ào mới đây về sự vu khống, nhục mạ xẩy ra vào tháng 11.2015 là chuyện cuốn phim Terror in Little Sàigòn. Có đúng là khi thực hiện cuốn phim Terror in Little Sài Gòn, hai ký giả Thompson, Rowley và đài truyền hình PBS đã có mục đích vu khống, chụp mũ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam là thủ phạm trong các vụ sát hại những ký giả Việt Nam trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, đồng thời bôi nhọ cộng đồng NVTNCS là môt cộng đồng hiếu chiến, dã man? Sự việc tưởng chừng sẽ bùng nổ lớn với những lời tuyên bố hăm dọa đưa ra tòa, những bài viết đã kích, những cuộc phỏng vấn những người liên hệ, lên án, giải ảo, giải thật phim Terror in Little Sàigòn trên đài truyền hình Calitoday, báo Người Việt online, những cuộc họp kêu gọi, kích động cộng đồng tham gia phản đối cùng với sự tham gia của TNS Janet Nguyễn, tiểu bang California bằng một lá thư gửi đài ProPublica… cuối cùng đã lặng lẽ chìm xuồng. Mục đích của bài viết này là đưa ra những nguyên nhân (phỏng đoán) mà đảng Việt Tân, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoàng Cơ Định, Đỗ Hoàng Điềm… đến giờ phút này không dám kiện Thompson, Rowley, PBS ra tòa. Việc đúng, sai của sự phỏng đoán còn chờ thời gian trả lời. Nếu sự việc chìm xuồng, nghĩa là không có tòa tiếc gì cả giữa Việt Tân, Nguyễn Xuân Nghĩa với Thompson, Rowley xẩy ra trong vòng vài ba năm thì (coi như) phỏng đoán của người viết là đúng. Trong phạm vi bài viết này, chỉ nói đến vấn đề vu khống, chụp mũ Mặt Trận QGTNGPVN. Những hình ảnh liên quan đến diễn hành ngày 30.04, ngày quân lực 19.06 của cộng đồng NVTNCS trong phim, theo nhận định của người viết, không đủ yếu tố buộc tội người thực hiện phim có ý bôi nhọ cộng đồng. Với những người quan tâm đến sự việc, có một điều lạ là Việt Tân cũng như ông Nguyễn Xuân Nghĩa không dám kiện cáo gì kẻ vu khống mình như báo Người Việt đã làm với báo Sài Gòn Nhỏ. Việt Tân chỉ bù lu, bù loa với cộng đồng, gửi thư yêu cầu Thompson rút lại những gì đã tuyên bố, đồng thời yêu cầu Propublica, Frontline nên xóa bỏ cuốn phim Terror in Little SàiGòn trên mạng. Tiếc thay, hai phóng viên Thompson và Rowley đã không rút lại lời mà Việt Tân cho là “vu khống” mà còn tuyên bố sẵn sàng đối chất với ông Nguyễn Xuân Nghĩa, cũng như tiếp tục để phim Terror in Little Sàigòn trên mạng cho ai muốn coi thì cứ tự nhiên. Vậy đâu là nguyên nhân Việt Tân, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoàng Cơ Định không dám đưa Thompson, Rowley, PBS ra tòa? Cuốn phim Terror in Little Sàigòn được trình chiếu, ra mắt khán giả tối ngày 03-11-2015, đến nay đã gần bốn tháng. Mọi ồn ào, tranh luận, khen, chê cũng đã lắng xuống nhưng dư âm cuốn phim, thỉnh thoảng vẫn còn khuấy động ít nhiều trong cộng đồng NVHN. Xin được nhắc sơ lại diễn tiến sự việc trước khi vào chuyện chính. Chỉ một ngày sau khi phim được chiếu trên đài truyền hình Frontline và PBS, ông cựu đại tá Vũ Văn Lộc, tức nhà văn Giao Chỉ, nổi tiếng trong cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản (NVTNCS) tại Orange County đã lên tiếng phê bình là cuốn phim dở, đầu voi đuôi chuột, đảng Việt Tân có thể kiện 2 ký giả Thompson, Rowley… Theo sau lời phát biểu của ông Lộc, các đài tuyền hình Calitoday, báo Người Việt… đã có các cuộc phỏng vấn truyền hình trực tiếp hoặc qua điện thoại với các nhân vật liên hệ đến cuốn phim như hai ký giả thực hiện cuốn phim A.C. Thompson, Rowley, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Lý Thái Hùng… Việt Tân cũng có 2 cuộc họp báo sau đó, một ở Little Sàigòn ngày 16.11.2015 đo Đỗ Hoàng Điềm chủ tọa, một ở San José ngày 06.12.2015 tại thư viện Tully với các ông Huỳnh Lương Thiện, Đỗ Hùng, Phạm Đức Vượng… để chữa cháy cho Mặt Trận, lên án, chỉ trích cuốn phim. Sau đó, ông Hoàng Tứ Duy phát ngôn viên của đảng Việt Tân gửi thư đến đài PBS, Thompson, Rowley phản đối nội dung cuốn phim đã có ý và lời lẽ xuyên tạc, vu khống Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam là tiền thân của đảng Việt Tân hiện nay. Trong thư Hoàng Tứ Duy yêu cầu đài PBS rút lại cuốn phim, chính thức xin lỗi cộng đồng NVTNCS. Bà Janet Nguyễn, TNS tiểu bang California cũng lên tiếng phụ họa lập trường này của đảng Việt Tân. Đồng thời, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một kinh tế gia, cựu thành viên trong ban lãnh đạo Mặt Trận lên tiếng bác bỏ những cáo buộc mà Thompson, Rowley cho rằng ông đã tiết lộ với họ là ông có tham dự một cuộc họp, bàn về việc thanh toán ông Đỗ Ngọc Yến, chủ nhiệm báo Người Việt. Tuy nhiên Thompson, Rowley đã viết email trả lời rằng họ sẵn sàng đối chất với ông Nghĩa về chuyện này vì ngoài Thompson, Rowley ra còn 2 người nữa là Cliff Parker, Joseph Sexton, nhân chứng đã nghe ông Nghĩa nói như vậy. Sau email trả lời của Thompson và Rowley, ông Nghĩa đã không có phản ứng nào về mặt pháp lý mà chỉ lên báo Người Việt online phân trần với những giờ giải ảo do Đinh Quang Anh Thái đạo diễn. Đi xa hơn nữa, Nguyễn Xuân Nghĩa kích động cộng đồng phản đối phim Terror in Little Sàigòn với luận điệu: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ, đồng thời chửi cộng đồng là ngu, điếc và mù nếu không lên tiếng phản đối phim Terror in Little Sàigòn. Cộng đồng NVTNCS trở nên sôi động với những bài báo tranh luận về nội dung cuốn phim. Kẻ bênh, người chống nhưng rồi mọi chuyện ồn ào cũng qua đi, không thấy đảng Việt Tân, ông Nguyễn Xuân Nghĩa có thêm bước đi nào về mặt pháp lý để đưa A.C Thompson, Rowley hay PBS ra tòa về tội “vu khống”, “phỉ báng” không có bằng chứng. Cơn bão trong ly nước tưởng chừng đã lắng, bất ngờ lại bị khuấy động lên bởi những lá thư của ông Nguyễn Thanh Tú – con trai nhà báo Đạm Phong – một gửi cho TNS Janet Nguyễn, một gửi cho bà Libby Liu Tổng Giám đốc đài RFA và ông Nguyễn Văn Khanh, Giám đốc Ban Việt ngữ RFA, một cho TNS liên bang của California, Loretta Sanchez. Nội dung của ba lá thư giống nhau, yêu cầu điều tra về những liên hệ, hoạt động của Việt Tân với những người làm việc trong ban Việt ngữ đài RFA, nhân viên văn phòng, phụ tá cho bà Janet Nguyễn, Loretta Sanchez… Cho đến nay chỉ mới có thư của bà Janet Nguyễn trả lời cho Nguyễn Thanh Tú. Theo sự nhận định (suy đoán) của người viết, những lý do khiến đảng Việt Tân, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Hoàng Điềm… không dám manh động (có thể) như sau: 1. Vấn đề tài chánh PBS là đài truyền hình lớn, có uy tín và thừa khả năng tài chánh để đối đầu với Việt Tân, Nguyễn Xuân Nghĩa, Hoàng Cơ Định trong một vụ kiện kéo dài, cần nhiều điều tra, nhân chứng. Nếu PBS thua kiện và bị phạt, họ sẽ bị mất uy tín, mất khán giả và có nguy cơ bị tẩy chay, phải dẹp tiệm tùy theo mức độ thiệt hại, nhưng Việt Tân thua thì coi như rạt gáo. Bao nhiêu tiền bạc quyên góp kháng chiến từ đồng bào hải ngoại, kinh doanh hệ thống phở Hòa, ghe, tàu đánh cá… làm ra được trong mấy chục năm nay để nuôi kháng chiến, coi như tiêu các hoạt động. 2. Khía cạnh pháp lý Mặt Trận cũng như Việt Tân Không ghi danh hoạt động tại tòa án nên không có tư cách pháp nhân để đứng tên thưa kiện bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Muốn đứng tên để đưa cá nhân hay tổ chức nào đó ra tòa phải có tư cách pháp nhân, phải là một hoặc nhiều người có tên, tuổi, địa chỉ rõ ràng. Nếu là một tổ chức, phải có ghi danh tại tòa án (register), phải có bản điều lệ, địa chỉ liên lạc, mục đích sinh hoạt, danh sách hội viên, kê khai tài chánh thu nhập, tên tuổi người chịu trách nhiệm hiện hành (chủ tịch, phó chủ tịch, thủ quỹ…). Còn không, khi muốn đưa Thompson, Rowley ra tòa về tội phỉ báng, vu khống, một hoặc tất cả các ông Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng, Hoàng Tứ Duy phải đứng tên, không thể dùng tên Việt Tân để khởi tố. Điều này giống như phiên tòa năm 1994, ông Hoàng Cơ Định đã phải đứng tên thay vì là Mặt Trận để kiện ba ông Vũ Ngự Chiêu, Cao Thế Dung, Nguyễn Thanh Hoàng. Vụ kiện này là một bài học khá đắt giá cho ông Hoàng Cơ Định. Tất nhiên ai đứng tên kiện thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hệ lụy mà phiên tòa đưa tới. 3.Về mặt quốc tế Không một quốc gia nào cho phép công dân của mình hoặc những người cư trú trên đất nước thành lập những tổ chức, đảng phái công khai… có mục tiêu lật đổ chính quyền của các quốc gia khác khi hai nước đang có bang giao. Việc ông Hoàng Cơ Minh thành lập MTQGTNGPVN đầu thập niên 80, hoạt động quyên góp, thu tiền đồng bào rầm rộ khắp nơi là một đặc ân (ngầm) của Tổng thống Reagan vì lúc đó Mỹ và CSVN là hai kẻ thù. Tuy nhiên MT cũng không thể công khai ghi danh tại tòa án để hoạt động hợp pháp cho việc lật đổ chế độ cộng sản, cho dù bằng bạo động hay bất bạo động. Đặc ân (ngầm) đó có thể đã hết hiệu lực khi Mỹ và CSVN thiết lập bang giao. Do đó nếu ra tòa, Việt Tân có thể bị luật sư bào chữa cho đối phương tố giác là một tổ chức bất hợp pháp, vi phạm công pháp quốc tế. 4.Vấn đề liên hệ Đặt giả thuyết Mặt Trận là một tổ chức có ghi danh tại tòa án, hoạt động hợp pháp, đương nhiên Việt Tân có quyền đưa Thompson, Rowley, đài PBS ra tòa, nhưng trong cơn hốt hoảng Việt Tân đã phản ứng tiền hậu bất nhất, khi phủ nhận, khi thừa nhận mình chính là hậu thân của MT. Cho dù chính thức ra mắt tại Berlin, Đức ngày 19.09.2004, nhưng vẫn có những bằng chứng không thể chối cãi được khi Việt Tân khẳng định rằng, Việt Tân chính là Mặt Trận, được thành lập ngày 10-9-1982, do ông Hoàng Cơ Minh là Chủ tịch Mặt Trận, cũng là Chủ tịch đảng Việt Tân. Thông tin này hiện còn ở trên website của Việt Tân: Bối cảnh thành lập. “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (gọi tắt là Đảng Việt Tân) đã được thành lập trong một Đại Hội Dựng Đảng được tổ chức vào ngày 10 tháng 9 năm 1982. Tại Đại hội này, Chiến hữu Hoàng Cơ Minh được suy cử là Chủ Tịch Đảng“. 5.Việc đối chất Việc ông Nguyễn Xuân Nghĩa phủ nhận những gì đã nói với Thompson, Rowley rằng trong một buổi họp của MT, ông Nghĩa đã ngăn cản các thành viên MT không nên giết ông Đỗ Ngọc Yến, nếu phải ra tòa thì ông Nghĩa thua là điều chắc chắn khi nhân chứng là một chống bốn. 6.Yếu tố tâm lý Kẻ phạm pháp dù tàn nhẫn, lạnh lùng, vô cảm tới đâu cũng có những giây phút ăn năn, sám hối hoặc hoảng sợ hậu quả do mình gây ra. Những kẻ chủ mưu hay sát thủ trong vụ giết hại những ký giả Việt Nam trong cộng đồng cho dù không sơ hở, để lại dấu vết khi hành động, thì việc sát nhân vẫn tồn tại. Nếu không dính dáng đến những vụ sát nhân này, Việt Tân không có điều gì phải sợ hãi, thanh minh thanh nga, lôi kéo cộng đồng vào phản đối phim Terror in Little SàiGòn. Các ông Hoàng Cơ Định, Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng nên đứng tên nhờ luật sư đưa Thompson, Rowley, PBS ra tòa về tội vu khống, nhục mạ, hủy hoại thanh danh của Việt Tân, đồng thời lên tiếng xác nhận trên báo chí, truyền thông rằng Việt Tân chính là Mặt Trận. 7.Tỉ lệ thắng/thua Không một luật sư khôn ngoan nào dám nhận tiến hành khởi tố một vụ kiện mà tỉ lệ thắng/thua còn thấp hơn xác xuất đi casino đánh bạc, kéo máy ở Las Vegas quá nhiều. Hơn thế nữa, một vụ kiện do Việt Tân khởi tố có thể là nguyên nhân khiến cho FBI phải mở lại hồ sơ đã bị đóng băng, cho điều tra lại những vụ ám sát các ký giả, nhà báo Việt Nam thập niên 80-90, điều mà chắc chắn không ai trong Việt Tân mong muốn. Nói tóm lại, căn cứ vào những điểm nêu trên, người ta có thể kết luận Việt Tân cũng như ông Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ không bao giờ dám khởi tố Thompson, Rowley hay đài PBS, ProPublica, Frontline về tội vu khống, phỉ báng. Do đó khi A.C.Thompson ở cuối phim Terror in Little Sàigòn đã nói thẳng với ông Nguyễn Thanh Tú là, mọi chỉ dấu điều tra sự sát hại ông Nguyễn Đạm Phong đều hướng về MT, thì các ông Hoàng Cơ Định, Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái Hùng, Hoàng Tứ Duy ngoài việc tìm cách vừa phân bua vừa kích động, lôi kéo cộng đồng che chở cho mình, cũng đành ngậm đắng, nuốt cay, im lặng chờ cơn bão tan đi. Ngay một việc nhỏ như đối với ông Bằng Phong – Đặng Văn Âu với nhiều bài viết đăng trên các trang mạng, nêu rõ ràng tên các ông Hoàng Cơ Định, Nguyễn Kim (Hườn) chất vấn về các sự việc gọi điện thoại hăm dọa, đòi tịch thu báo Lý Tưởng do ông Âu xuất bản… mà Việt Tân vẫn im lặng không dám lên tiếng thì chuyện đòi kiện Thompson, Rowley hay PBS chỉ là chuyện nằm mơ, nói cho sướng miệng. Nếu lý luận rằng không có nhu cầu trả lời thì tại sao Việt Tân lại cố gắng tìm đủ mọi cách kích động, lôi kéo cộng đồng tham gia việc phản đối phim Terror in Little Sàigòn khi suốt 53 phút không ai nghe Thompson nói đến hai chữ Việt Tân? Trong môt canh xì phé, chẳng có ai dại dột đi tháu cáy, tố cạn láng một ván bài khi biết rằng đối phương đã rõ quân bài tẩy của mình là con sất (lá bài số 7), dù trên mặt là đồng hoa (thùng) hay mùn xẩu (suốt, sảnh), và chỉ tố lấp lửng chờ mình sập bẫy. Tuy nhiên trong ván xì phé này, Thompson cũng đã (lấp lửng) tố thêm khi tuyên bố đang làm cuốn phim thứ hai, tiếp tục nói về vụ án các ký giả Việt Nam bị sát hại trong cộng đồng người Việt ở Mỹ. Việt Tân đang nằm trong một Dilemma. Thạch Đạt Lang (Ba Sàm)
  22. Anh Vũ, thông tín viên RFA 2016-02-25 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Sách giáo khoa môn lịch sử File photo Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 trước đây chỉ vẻn vẹn 11 dòng về chiến tranh Biên giới năm 1979. Song đến nay, Bộ GD&ĐT quyết định đưa vào SGK đầy đủ các vấn đề, kể cả vấn đề nhạy cảm như chiến tranh Biên giới 1979 và HS-TS… Vấn đề này có ý nghĩa như thế nào? “Quan hệ tế nhị” Nhiều năm nay, khác với các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ được tuyên truyền rầm rộ, thì cuộc chiến tranh Biên giới chống quân TQ xâm lược năm 1979 được dư luận đánh giá là vấn đề tế nhị và nhạy cảm, truyền thông ít được phép nhắc đến. Từ Hà nội, Nhà văn Phạm Viết Đào một người đã tìm hiểu và bạch hóa nhiều vấn đề “nhạy cảm” trong cuộc chiến tranh Biên giới 1979 với TQ nói với chúng tôi: “Quan hệ VN-TQ có những sự thật lịch sử trong chiến tranh thì có những cái đã không được bạch hóa. Đó có thể do là một chủ trương có từ trên đối với các cơ quan chức năng như tuyên giáo, báo chí… buộc phải im lặng.” Mới đây, GS Vũ Dương Ninh đồng chủ biên cuốn SGK Lịch sử lớp 12 khi trả lời phỏng vấn của VnExpress đã thừa nhận, vào năm 2000, khi thảo luận vấn đề soạn SGK Lịch sử lớp 12 nên viết thế nào về những sự kiện có liên quan đến vấn đề hải đảo và biên giới giữa VN và TQ? Đã có ý kiến chỉ đạo là không viết vì khi đó ta vừa bình thường hóa quan hệ với nước bạn. Vì lý do "quan hệ tế nhị" với nước bạn nên nội dung này bị sửa đi sửa lại và rút bớt rất nhiều. Từ 4 trang xuống chỉ còn lại 11 dòng. Việc hạn chế đưa các thông tin về các sự kiện đấu tranh bảo vệ biên giới, hải đảo vào SGK Lịch sử để giảng dạy cho học sinh, sinh viên sẽ gây ra một hậu quả khôn lường. Ông Vũ Bằng, một thầy giáo giảng dạy môn lịch sử ở Bắc ninh bày tỏ: “Lịch sử luôn cần phải ghi lại những sự kiện khách quan đã diễn ra và có tác động lớn đến sự phát triển của đất nước. Các sự kiện lịch sử về việc đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, là những sự kiện rất quan trọng, không thể không được nói tới. Với tư cách một người thầy giảng dạy môn Lịch sử, tôi rất lo nếu cứ cắt xén sự kiện thế này, thế hệ sau sẽ không tiếp nhận được thông tin đúng đắn, để có định hướng rõ ràng. Sự bưng bít thông tin một cách cố ý tạo nên hậu quả nguy hiểm khôn lường.” Theo báo Dân trí cho biết, số đông người VN hiện nay không biết về cuộc chiến Biên giới 1979, cũng như không hề biết rằng Hoàng Sa đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974, vì không có tài liệu chính thống nào nói về việc này. Điều đó đã ảnh hưởng đến ý thức và lòng yêu nước của công dân đối với tổ quốc. Tích hợp môn lịch sử với những môn khác trong chương trình sách giáo khoa, ảnh minh họa. Courtesy photo. Theo báo Giáo dục, GS Vũ Dương Ninh cho rằng việc chọn lọc các sự kiện thì cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương của tổ quốc, cả đất liền và hải đảo, đều là sự kiện rất quan trọng, không thể không nói tới. Sách giáo khoa Lịch sử phải tôn trọng sự thực khách quan này, vì thế cần phải viết các sự kiện đấu tranh bảo vệ biên cương của tổ quốc trong SGK, vì tính khách quan của lịch sử, tính giáo dục truyền thống của sử học và vì yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Không thể nói rằng nếu đưa thông tin lịch sử về các sự kiện như chiến tranh biên giới 1979 sẽ ảnh hưởng tới quan hệ hữu nghị Việt - Trung. Đây là một sự nguỵ biện thiếu cơ sở. NV. Phạm Viết Đào tiếp lời: “Họ làm như thế là họ sai quá đi chứ, nhưng rất khó hiểu là chuyện ấy họ (chính quyền) có bị TQ lũng đoạn hay không? Nhưng dù sao, việc tìm cách che dấu lịch sử như vừa qua cũng như việc sát nhập môn lịch sử vào các môn học khác là việc không thể nói là vô tình được. Mà nó phải có một sức ép nào đó đối với công tác tuyên giáo về vấn đề lịch sử. Tôi nghĩ đó phải có một âm mưu nào đấy.” Phải tôn trọng sự thật Sách giáo khoa Lịch sử phải tôn trọng sự thật và cần phải viết đầy đủ, trung thực các sự kiện đó, để đảm bảo tính khách quan của lịch sử, cũng như tính giáo dục truyền thống của sử học. Bản thân cuộc chiến tranh đã diễn ra như thế nào thì ta phải nói đúng như thế ấy. Thầy giáo Vũ Bằng nhận định: “Việc bưng bít thông tin đang khiến nhiều người nghi ngại là nếu tình hình tương tự xảy ra chúng ta sẽ xử lý như thế nào? Với học sinh, sinh viên từ chỗ không biết sẽ không phân biệt được đúng sai, từ đó các em không chuẩn bị được tinh thần cảnh giác để nhìn nhận đúng nguy cơ và sẵn sàng đứng lên bảo vệ khi đất nước có chiến tranh.” Theo VnExpress ngày 22/2/2016, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết sách Lịch sử trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét để đưa nội dung các cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, hải chiến Hoàng Sa... vào sách giáo khoa sắp biên soạn với dung lượng phù hợp. Nói về ý nghĩa của quyết định này của Bộ GD&ĐT, NV. Phạm Viết Đào thấy rằng, lịch sử dẫu thế nào thì chúng ta vẫn cứ phải bạch hóa, đã là lịch sử thì không được phép thêm bớt, vì thêm là bất nhân và bớt là bất nghĩa và thế hệ này không làm thì thế hệ sau họ cũng phải làm. Ông nói: “Song bây giờ tình thế đã thay đổi, mọi sự thật lịch sử phải được trả lại và có lẽ đã đến lúc chúng ta với TQ phải sòng phẳng với nhau, chứ không thể úp mở như ngày xưa được nữa. Đó là cái xu thế tất yếu nó buộc phải như thế thôi. Vấn đề là đến bây giờ, họ không thể lấy ta để che mặt trời mãi được nữa. Theo thông tin mới nhất là Ban Tuyên giáo đã chỉ đạo phải đưa các sự kiện lịch sử ấy vào biên soạn. Điều đó cho thấy, đã đến lúc họ phải bạch hóa các thông tin này thôi. Tôi nghĩ, chúng ta phải sòng phẳng với TQ, chứ không thể kiểu úp mở, ôm nhau như hiện nay được.” Đây là một quyết định hợp lòng người đáng hoan nghênh, góp ý về việc biên soạn SGK Lịch sử trong thời gian tới, thầy giáo Vũ Bằng đề nghị: “Cách viết các nội dung về chiến tranh biên giới trong sách giáo khoa phải tuân thủ tính khách quan, sự thật lịch sử nhưng phải ngắn gọn, đầy đủ bản chất, dễ hiểu và dễ nhớ. Sách giáo khoa mới, nhất thiết phải nhắc tới các sự kiện về chiến tranh bảo vệ biên giới đất liền và hải đảo. Các vấn đề như: Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1978-1979, hay trận đánh Gạc Ma bảo vệ Trường Sa năm 1988… phải được phản ảnh đầy đủ.” Được biết từ tháng 1/2014, sau buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ GD&ĐT và các cơ quan nghiên cứu đưa vấn đề Biển đông và chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo HS-TS vào sách giáo khoa các cấp để phổ biến tri thức lịch sử nhằm giáo dục truyền thống dân tộc và lòng yêu nước cho mọi người. Theo Bộ GD&ĐT, trong lúc chưa có bộ sách giáo khoa mới, thì Bộ khuyến khích các trường học, tổ bộ môn sử đưa nội dung trên vào bài giảng, hoặc có thể là hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, như nhiều trường hiện nay đã làm.
  23. Tàu chiến của Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ngoài khơi Biển Đông (ảnh tư liệu). Tin liên hệ Trung Quốc lại điều chiến đấu cơ tới quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc lại điều phản lực cơ chiến đấu đến một hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông nơi họ đã bố trí phi đạn địa đối không và đang lắp đặt một hệ thống radar tối tân Tư lệnh Mỹ kêu gọi dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí với Việt Nam Tòa Bạch Ốc: Trung Quốc sai khi so sánh Hawaii với Biển Đông VN tăng cường quân sự giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông Tướng Lý Tác Thành, ‘khắc tinh’ của quân đội Việt Nam? Việt Nam phản đối lên LHQ việc Trung Quốc đưa tên lửa ra Hoàng Sa Đối đầu tên lửa Việt-Trung ở Biển Đông? Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông VOA Tiếng Việt 25.02.2016 Báo đảng của Trung Quốc mới lên tiếng kêu gọi các lực lượng của nhà nước “nhả đạn” hoặc “đâm vào tàu chiến Mỹ” ở biển Đông “để dạy cho Hoa Kỳ một bài học”, trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại vùng biển tranh chấp này. Tờ Nhân dân Nhật báo còn nói thêm rằng “mạnh tay với những kẻ xâm phạm biển Nam Trung Hoa [biển Đông] là điều tốt cho hòa bình ở khu vực tranh chấp”. Tờ South China Morning Post có trụ sở ở Hong Kong dẫn lại một bài bình luận của cơ quan báo chí bị coi là “loa tuyên truyền” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết rằng “các lực lượng của Trung Quốc nên bắn cảnh cáo hoặc thậm chí cố tình đâm vào các chiến hạm Mỹ tới gần quần đảo Hoàng Sa”. Nhân dân Nhật báo nói thêm rằng Bắc Kinh phải có hành động cứng rắn để “dạy cho Mỹ một bài học” nếu Washington tiếp tục những hành động táo bạo. Bài bình luận viết thêm rằng quần đảo Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc trong hơn 40 năm qua, và là chiến tuyến cuối cùng nhằm bảo vệ biển Đông. Một nữ hạm trưởng Hoa Kỳ tháng trước đã chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur tới gần đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, khiến Trung Quốc giận dữ, trong khi Việt Nam ủng hộ. Tàu chiến USS Lassen của Mỹ có tên lửa dẫn đường là một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được chế tạo. Trước đó vài tháng, một chiến hạm khác của Hoa Kỳ là USS Lassen áp sát vào các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Trong một bài bình luận mới đây, một tờ báo khác của Trung Quốc là Hoàn cầu Thời báo nói rằng Mỹ đang làm rùm beng chuyện Trung Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 ở Hoàng Sa. Tờ báo có xu hướng cực đoan viết thêm: “Washington không chỉ gây áp lực cho Bắc Kinh về vấn đề biển Đông mà còn kích động xung đột giữa Bắc Kinh và Hà Nội”. Các bài bình luận của báo chí Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông dâng cao sau khi Trung Quốc đưa các tên lửa và chiến đấu cơ tới Hoàng Sa. Cái tư tưởng, cái áp đặt của Trung Quốc hàng nghìn năm nay chỉ muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam thôi. Dân Việt Nam mình có thể bắt tay hòa hoãn để cho cuộc sống của mình tốt hơn. Thế nhưng mà, để mà phải hòa hoãn, bắt tay, nhịn nhục với Trung Quốc thì không bao giờ. Ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh Việt Nam, nói. Trong khi đó, một số nhà quan sát cho rằng phản ứng của Việt Nam cũng như báo chí nhà nước “yếu ớt hơn” so với Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Luật sư Trần Vũ Hải và nhà bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất cùng cho rằng báo chí Việt Nam thời gian qua đã bị “sa đà” vào một scandal tình ái của ca sĩ mà ông viết tắt là HNH hơn là đưa tin mạnh hơn về nguy cơ xung đột ở biển Đông. Viết trên trang Facebook cá nhân, ông Hải viết: “Cho dù HNH có yêu thêm trăm lần các đại gia và đại gia kim cương có hàng trăm bồ bịch, chẳng ảnh hưởng đến mỗi chúng ta. Nhưng nếu tiếp tục sôi động "phê" với hai anh chị này, khiến đa số dân chúng Việt quên HQ-9 đang được kẻ ngoại bang đặt trên đất ta đang bị chiếm đóng trái phép và nhằm đe doạ nước ta (cũng như một số nước khác), các kẻ "đạo đức bàn phím" sẽ chẳng khác gì tay sai Tàu làm ru ngủ dân Việt”. Trong khi đó, ông Phan Tất Thành, một người từng học tập nhiều năm ở Trung Quốc, nói với VOA Việt Ngữ rằng báo chí Việt Nam hiện nay đã tỏ ra mạnh mẽ hơn so với trước đây về các vấn đề liên quan tới Trung Quốc, và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đang dâng cao ở Việt Nam. Ông nói thêm: “Cái tư tưởng, cái áp đặt của Trung Quốc hàng nghìn năm nay chỉ muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam thôi. Dân Việt Nam mình có thể bắt tay hòa hoãn để cho cuộc sống của mình tốt hơn. Thế nhưng mà, để mà phải hòa hoãn, bắt tay, nhịn nhục với Trung Quốc thì không bao giờ. Với kẻ thù nào thì Việt Nam cũng nêu cao tinh thần dân tộc, nhưng mà có những thời điểm, những giai đoạn, người ta phải kiềm chế nó lại vì mục đích lớn hơn của dân tộc mà thôi.” Ông Phan Tất Thành nói thêm rằng “nếu như một vị lãnh đạo nào trong giai đoạn hiện nay mà tỏ ý ra là thỏa thuận với Trung Quốc thì không tồn tại với người dân Việt Nam đâu”. Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, tháng 11/2015. Hôm 25/2, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng các hành động mới nhất của Trung Quốc khiến “nguyên trạng khu vực bị phá vỡ”. Ông Bình nói: “Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không những tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gia tăng quân sự hoá trên Biển Đông mà còn đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.” Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không những tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gia tăng quân sự hoá trên Biển Đông mà còn đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng “yêu cầu Trung Quốc có những hành động, lời nói có trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hoà bình, ổn định” ở vùng biển tranh chấp. Trả lời câu hỏi về khả năng nếu phía Việt Nam nhận được đề nghị từ Mỹ và các đồng minh về tuần tra trên Biển Đông thì Việt Nam có tham gia để khẳng định chủ quyền và tự do đi lại hay không, và chính sách “không liên minh” với nước này chống lại nước khác có ngăn cản Việt Nam tham gia những hoạt động như vậy không, ông Bình khẳng định: “Chúng tôi đã, đang, và sẽ tiến hành các hoạt động bình thường của mình trên những khu vực này, phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982)”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm: “Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ quan điểm của mình là Việt Nam tôn trọng quyền đi lại vô hại trong lãnh hải, được thực hiện phù hợp với quy định liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982”.
  24. Tiến sĩ Jonathan London Trong một email ngắn nhận được buổi chiều hôm nay, bạn tôi bảo: Đông Nam Á đang rất thú vị, đúng không Jon? …. một nền dân chủ mới hình thành ở Miến Điện, một chế độ quân sự ở Thái Lan, một nhà nước như ta thấy ở Việt Nam , và các nền chính trị đổ nát ở Indonesia và Malaysia . Những gì đang diễn ra? Tôi cho rằng một phần của nó có liên quan đến sự bất bình đẳng tăng mạnh ở mọi nơi . Phương Tây dự kiến Toàn cầu hóa và tư nhân hoá sẽ dẫn tới tăng trưởng và tăng trưởng tới dân chủ . Nhưng những gì chúng ta đã nhận là tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, những nhà nước bị các nhóm lợi ích đồ hộ. Nó cũng không dễ dàng như để giải quyết vì tình trạng là vấn đề tính cấu trúc, chứ không phải là ngẫu nhiên. Bạn khôn thế, đúng không các bạn ơi? Chẳng có gì để bình luận thêm ngoài nhận xét tất tả những gì bạn nêu là đang diễn ra trong bóng tối của Tập Cận Bình, và theo tôi ngày càng nhìn giống như một phát xít chứng nhận …. Đài Loan, Miến Điện hãy cứu chúng ta! JL (Blog Xin Lỗi Ông)
  25. Hoàng Dung, thông tín viên RFA 2016-02-25 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Công nhân bị ngộ độc thực phẩm được chăm sóc y tế tại một bệnh viện ở Hải Phòng vào ngày 29 tháng 12 năm 2015. AFP photo Ở Việt Nam lâu nay, người dân vẫn luôn không hài lòng với cách làm việc của bệnh viện trong việc khám chữa bệnh không tốt, bệnh viện lại quá tải…nay lại có thông tin tiền viện phí sẽ tăng gấp 30 – 50% bắt đầu từ tháng 3. Bộ Y tế vừa cho biết, từ ngày 01/03/2016 khi đi khám chữa bệnh sẽ tính thêm chi phí phẫu thuật, thủ thuật, giá viện phí sẽ tăng bình quân khoảng 30% so với hiện nay, từ ngày 01/07/2016, khi tính thêm tiền lương, giá sẽ tăng khoảng 50% so với hiện nay. Tuy nhiên, vụ trưởng, vụ kế hoạch tài chính bộ Y Tế cũng cho rằng, khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế, người dân có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không bị tác động nhiều, nhưng nhiều người cho rằng đây là việc bộ Y tế bắt người dân phải đóng BHYT, không phải là BHYT tự nguyện nữa, thế nhưng người dân cũng cho biết nếu đi khám có thẻ BHYT thì không biết khi nào mới được khám bệnh, đôi lúc phải ngồi chờ cả ngày, chứ chưa nói đến phong cách làm việc của bác sỹ khám chữa bệnh cho những bệnh nhân đi khám mà có thẻ BHYT. Chị Hiền ở Nghệ An chia sẻ, cả đời người chị chỉ ước mong cho chị và gia đình thoát được cổng Bệnh Viện, vì chị cho rằng chưa nói đến viện phí tăng là một chuyện, nhưng tiền đút lót cho các y, bác sỹ thì lại nhiều gấp mấy lần, chị cũng cho biết 1 năm trước chị có con nhỏ 2 tuổi bị bệnh phải đi bệnh viện, trước khi tiêm cho con mà chị đút tiền cho y tá thì y tá sẽ tiêm nhẹ hơn, còn bữa nào mà không có tiền thì y tá lại tiêm cho con chị đau làm cháu phải khóc thét lên. “Về việc phí tăng thì tất cả những người dân Việt Nam mình khổ đã đành rồi nhưng mà khổ cái là họ ăn tiền đút lót trắng trợn. ” Anh Chánh Nguyễn, một cư dân ở Tp Sài Gòn thì cho rằng, anh không đồng ý với việc tiền viện phí tăng trong khi lương lại không tăng cho người dân, nếu viện phí tăng mà các dịch vụ khác cũng tăng như: Cơ sở hạ tầng, các dụng cụ khám chữa bệnh, thái độ của các y bác sỹ cũng tốt lên…thì đó là việc dễ dàng chấp nhận được. Thế nhưng, viện phí tăng một cách chóng mặt vậy mà các dịch vụ chăm sóc bệnh nhân không tăng, còn tình trạng bệnh nhân nằm trên sàn nhà, nằm ngoài hành lang, nằm ngoài ghế đá, trải chiếu nằm ngoài bệnh viện như thế thì không thể chấp nhận được. Anh Chánh tiếp lời: “Dĩ nhiên là tôi không đồng ý giống như bao người dân cũng không đồng ý rồi. Cái gì cũng lên giá hết, lương thì nó không lên dân lao động người ta đâu có tiền đâu mà người ta phải đóng 20%. Bây giờ tính 20% nhưng mà do tiền nó lên mà nó lên từ 30 chục, 50 chục đến 100. Thứ hai nữa là cái dịch vụ nó cũng vậy càng ngày càng tồi tệ.” Công nhân Nguyễn Thị Mai làm việc trong công ty TNHH Kỹ Thuật Thành Nghĩa ở Bình Dương chia sẻ, bộ y tế tăng tiền viện phí đó là một tin cực sốc đối với các công nhân, chị Mai chia sẻ, công nhân đấu tranh mãi nay nhà nước mới tăng được lương cho công nhân thêm 400.000/tháng, nếu như không tăng ca thì công nhân không đủ chi tiêu cho cuộc sống chứ chưa nói đến phụ giúp cho gia đình, và như vậy nên nhiều công nhân phải tăng ca 10, 12, 14h/ 1 ngày nay bộ y tế tăng tiền viện phí, rồi mọi chi phí sinh hoạt đều tăng không biết công nhân sẽ sống sao nữa. “Lương thì tăng nhỏ giọt mà mọi thứ sinh hoạt đều tăng, nay bộ y tế lại tăng viện phí, không biết có gì tăng nữa không biết, như thế thì công nhân chúng tôi sống sao được.” Những người dân ở khu vực nông thôn và miền núi họ rất sợ phải đi viện, và một khi họ đã phải chấp nhận phải đi viện để khám bệnh thì khi đó bệnh đã rất nặng, vì ở nông thôn họ là những người nghèo không có tiền, không có quan hệ nên khi đi bệnh viện họ gặp rất nhiều phiền phức. Theo Nguyễn Văn Tuấn – Bài đăng trên báo Tuổi Trẻ ra ngày 03/01/2007 cho biết cả nước ta có khoảng 67.000 bệnh nhân bị chết “oan” hàng năm và 15.300 người bị thương tật vĩnh viễn, do lỗi tắc trách của đội ngũ y, bác sỹ. Đó là một con số tử vong rất lớn, chiếm khoảng 15% tổng số tử vong của cả nước (khoảng 437.000 tử vong). Tuy nhiên, các ước tính này thấp hơn thực tế, vì chưa tính đến số bệnh nhân được điều trị ngoại trú (khoảng 5.511.000 bệnh nhân). chị Hiền ở Nghệ An cũng chia sẻ, có nhiều trường hợp bị tai nạn phải đi cấp cứu mà không có tiền đút trước thì nhiều y bác sỹ cũng bỏ mặc hay làm việc chậm trễ mà không ra sức cứu giúp, cấp cứu cho bệnh nhân trước. Chị Hiền chia sẻ: “Nếu mà một bệnh nhân tai nạn hoặc là bệnh thận gấp trầm trọng đưa vô bệnh viện đó mà không có tiền đút lót là hắn cũng để cho nằm rứa hắn không tính chi mô nạ.” Trong khi nhiều người ở nông thôn họ chấp nhận phải đi bệnh viện khi bệnh đã ra nặng thì nhiều người có tiền ở khu vực thành phố họ lại đi khám chữa bệnh ở các bệnh viện tư, vì họ cho rằng bệnh viện tư có phòng ốc đàng hoàng, không có cảnh nằm chung giường với 3, 4 bệnh nhân, thái độ làm việc của y bác sỹ cũng nhiệt tình, tận tụy hơn, thiết bị khám chữa bệnh, cơ sở hạ tầng cũng tốt ở bệnh viện nhà nước, dù tiền khám cũng xấp xỉ với tiền viện phí ở bệnh viện nhà nước, khi bộ y tế đã tăng tiền viện phí. Chị Thảo ở Hà Nội chia sẻ, chị luôn chọn bệnh viện tư để khám cũng như chữa bệnh, vì ở đó cơ sở khám chưa bệnh tốt, đội ngũ y bác sỹ cũng nhiệt tình. Chị cũng cho rằng dù tiền viện phí có tăng 100% thì dịch vụ chăm sóc y tế của nhà nước vẫn vậy và như vậy lại khổ cho dân nghèo. Chị Thảo tiếp lời: “Khi vào bệnh viện tư thì dịch vụ phục vụ tốt hơn, thái độ phục vụ của họ thì tốt và họ có trách nhiệm hơn. Bệnh viện công thì tồi quá không tin tưởng họ làm thất sách vô trách nhiệm lắm. Chị đảm bảo với em là có tăng viễn phí 30% hay 100% thì cái chất lượng phục vụ của nó cũng không thay đổi đâu. Chỉ trách là dân nghèo thôi chứ còn là những người có tiền, quan chức họ cũng chẳng bao giờ đi khám ở đây đâu mà.” Qua những người dân mà chúng tôi tiếp xúc, họ đều phản đối với mức tăng tiền viện phí của bộ y tế, sẽ được áp dụng vào ngày 01/03/2016, tuy nhiên họ đều có mong ước nếu tiền viện phí tăng thì các dịch vụ chăm sóc y tế tăng hay thái độ làm việc của đội ngũ y bác sỹ cũng đều phải thay đổi để phù hợp với số tiền họ bỏ ra và người dân không cảm thấy đến bệnh viện là một cực hình đối với người dân nhất là đối những người nghèo.

×
×
  • Create New...