Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39158
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Việt Nam có tầng lớp trung lưu ngày càng khá giả hơn với thu nhập để chi tiêu cao hơn và muốn có thực phẩm chất lượng cao, an toàn, lành mạnh. Tin liên hệ Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực nhất châu Á khi giá dầu giảm Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings nói Việt Nam và Malaysia là những nước châu Á bị ảnh hưởng tiêu cực nhất khi giá dầu giảm mạnh Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán tồi tệ nhất 1 thế kỷ Người dân gửi thư ngỏ tới ‘tư lệnh’ Sài Gòn Tỷ phú Mỹ ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Hải quan Mỹ thu giữ 4.65 triệu đôla ‘tiền âm phủ’ của hai người Việt 23.02.2016 Các quan chức thương mại Australia đang kêu gọi các nhà xuất khẩu thực phẩm nước này đẩy mạnh hoạt động quảng bá ở Việt Nam để hưởng lợi từ thị trường đang tăng trưởng này. Việt Nam có tầng lớp trung lưu ngày càng khá giả hơn với thu nhập để chi tiêu cao hơn và những người này muốn có thực phẩm chất lượng cao, an toàn, lành mạnh. Quyền Ủy viên thương mại cao cấp chuyên trách Việt Nam của Australia, bà Janelle Casey, nói các nhà sản xuất của Australia và New Zealand đang ở vào vị thế cực kỳ thuận lợi. Bà nói các nhà bán lẻ và cửa hàng ở Việt Nam cần các sản phẩm quốc tế chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu. Bà Casey nói: “Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ý thức về các vấn đề về sức khỏe và chú ý nhiều hơn đến chất lượng và mức độ an toàn của thực phẩm – những yếu tố chính thúc đẩy sự thay đổi về hình thái tiêu dùng”. Bà cho biết các nhà hàng và nhà nhập khẩu Việt Nam mong muốn tiếp cận nhiều hơn nữa với thực phẩm sản xuất ở Australia và đồ uống nhập khẩu từ nước này, hơn nữa, các sản phẩm của Australia có danh tiếng về chất lượng cao ở Việt Nam. Ngược lại, lượng xuất khẩu hàng công nghệ từ Việt Nam sang Australia đang gia tăng. Dữ liệu thương mại của Việt Nam cho thấy Australia đã trở thành một thị trường mục tiêu chủ chốt đối với ngành xuất khẩu điện thoại di động đang phát triển của Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh số đạt hơn 30% năm 2015. Năm ngoái, các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Australia sang Việt Nam là kim loại, lúa mì và than đá. Tuy nhiên, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước đã giảm 19% trong năm 2015, đạt mức 4,93 tỷ đôla Mỹ. Tổng cục Thống kê Việt Nam cho hay giá trị xuất khẩu của nước này sang Australia là 2,91 tỷ đôla, giảm 27,2%; còn nhập khẩu giảm nhẹ 1,6%, xuống mức 2,02 tỷ đôla. Bộ Công thương nói xuất khẩu của Việt Nam tụt dốc vì giá dầu đã giảm đáng kể. Xuất khẩu dầu -- chiếm một nửa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Australia, đã giảm 69,4% trong năm 2015 so với năm trước, xuống tới mức 567 triệu đôla. Theo News.com.au, theaustralian.com.au
  2. Chủ tịch World Bank Jim Yong Kim trả lời họp báo bên cạnh Phó Chủ tịch Axel van Trotsenburg (phải) và Cố vấn truyền thông John Michael Donnelly tại Hà Nội, ngày 23//2/2016. Tin liên hệ World Bank công bố lộ trình VN thành nước thu nhập trung bình cao Ngân hàng Thế giới cùng chính phủ Việt Nam công bố lộ trình để Việt Nam đạt được vị thế là nước có thu nhập trung bình cao sau 2 thập niên nữa Tăng viện phí tối thiểu 30% từ ngày 1/3: Không thể là viễn cảnh màu hồng Các nhà xuất khẩu thực phẩm Australia chú ý tới Việt Nam Giá dầu có thể tăng cao trong vài năm tới Đại sứ Việt Nam đề nghị xây thêm tượng Hồ Chí Minh ở Ấn Độ 24.02.2016 Trong chuyến viếng thăm Việt Nam hôm thứ Ba, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam thêm các khoản vay. Theo thông cáo báo chí của Ngân hàng Thế giới, ông Jim Yong Kim đến thăm Việt Nam để khởi động báo cáo mang tên "Việt Nam 2035: Hướng tới sự thịnh vượng, sáng tạo, công bằng, và dân chủ". Ông Kim đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội. Ông nói, Việt Nam đã đạt được những thành tích khác nhau trong khu vực bao gồm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển và cải thiện mức sống của người dân địa phương. Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Kim cho biết, Ngân hàng Thế giới sẽ chú ý hỗ trợ Việt Nam trong việc tiếp cận các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, giáo dục, y tế của đất nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong cuộc họp, sau 30 năm “đổi mới”, mặc dù có những thành tựu nhưng Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn lớn, bao gồm những hậu quả chiến tranh, các tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao, cũng như những thách thức từ hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực cũng như nhiều vấn đề khác. Ông Dũng nói, Việt Nam mong muốn nhận được sự hợp tác của Ngân hàng Thế giới, đặc biệt trong phát triển nguồn nhân lực, tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật khi đất nước đang trên con đường thực hiện mục tiêu phát triển của mình. Thông cáo báo chí của Ngân hàng Thế giới viết, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cũng đã gặp gỡ Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trương Tấn Sang để thảo luận về cách Ngân hàng Thế giới có thể tăng cường hỗ trợ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu của mình. Theo Xinhua, VNA
  3. Ai cũng có thể đồng ý là, nếu đúng, “vụ thú chết hàng loạt tại Safari Phú Quốc” thực sự là một thảm kịch. Nhưng, bên cạnh thảm kịch đó tối lại thấy một điều cũng hết sức lo ngại và buồn. Đó chính là việc chính quyền Việt Nam, cả ở đảo Phú Quốc lẫn ở Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch, lại có một quan điểm vô học đến mức mà có thể cho phép một “vườn thú còn người” tôn tại ngay ở Việt Nam (hay thậm chí có những hình ảnh như thế). Rất khó thể hiện những cảm giác tôi đã có khi thấy hình anh ở dưới, với những người lao động “da đen hoang dã” “được” nhập cử để ‘làm ăn’ ở Phú Quốc. Thực sự rất xấu hổ về điều này đến nước thấy buồn nôn. Nếu Đảng Ta thực sự là Đạo Đức, nếu Việt Nam thực sự muốn “văn minh” không nên cho phép một sự sỉ nhục như này tồn tại trong lãnh thổ của đất nước Việt Nam. Vô cùng buồn v/v này các bạn ơi! Thấy anh trên làm cho tôi nghĩ đến những “vườn thú còn người” (“human zoo) mà đã “được” tổ chức ở các nước Âu Châu trong “đình cao” của thời đại Thuộc Địa. Cuối cùng, ảnh này đã làm cho tôi nhắc lại lần tôi đã bị một nữ chính khác nổi tiếng chỉ trích hết sức nặng nề một cách công khai tại một hội thảo về “những thách phát triển của Việt Nam” vì tôi đã chia sẻ ý kiến thành thật trong báo cáo rằng một số (không viết ‘nhiều’, không viết số đông’) cán bộ nhà nước ở một số vừng có thái độ phần biệt “chủng tộc.” Vậy, trong trường hợp Ngài tình cơ đọc bài này xin đề đặt vế máy bay váo đảo Phú Quốc chơi. Tôi sẽ không làm nhưng nếu chia sẻ bài viết này với một đọc giả quốc thế họ sẽ thấy ngai là là con thú và sẽ không phải là những ngừời trong ảnh. Human Zoo ở Belgium năm 1958 JL (Blog Xin Lỗi Ông)
  4. Năm 2011 trong kỳ họp thứ hai của quốc hội nước CHXHCH Việt Nam thảo luận về việc diễn ra gay gắt. Cuộc tranh cãi diễn ra giữa bên ủng hộ ra luật biểu tình là đại biểu Dương Trung Quốc và đại biểu Hoàng Hữu Phước , nhưng cuối cùng kết thúc kỳ họp quốc hội năm 2011 luật biểu tình không được nhắc. Đại biểu quốc hội đại diện cho thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Hữu Phước đã phát ngôn rằng '' không việc gì phải nôn nóng ra luật biểu tình, cần phải xem xét nhiều vấn đề khác khi luật này được công nhận '' Từ đó đến nay, năm nào trong các phiên họp của quốc hội cũng có một vài lần luật biểu tình được đưa ra. Nhưng mới bàn được vài câu thì đã bị những ý kiến bác bỏ. Đến kỳ họp thường vụ quốc hội tháng 12 năm 2015, quốc hội đã nhắc đến việc đưa luật biểu tình ra thống nhất vào kỳ họp quốc hội tháng 3 năm 2016. Nhưng bộ phận chịu trách nhiệm soạn thảo luật biểu tình là phía công an đã chưa xin được ý kiến của các bộ ngành có liên quan. Ông Bùi Văn Nam, thứ trưởng công an cho biết '' Vì một số bộ ngành chưa có ý kiến hồi âm, cho nên sẽ hoãn luật biểu tình và thay thế vào đó là để quốc hội thông qua luật cảnh vệ '' Vậy các bộ ngành nào đã chần chừ không đưa ý kiến đóng góp của mình, khiến bộ công an không thể hoàn thiện luật biểu tình trình quốc hội.? Trong phiên họp quốc hội này, đại diện bộ quốc phòng cho biết, họ sẽ triệu tập quân uỷ trung ương để xem xét và cho ý kiến về luật biểu tình. http://vneconomy.vn/thoi-su/luat-bi... Cháy nhà ra măt chuột, tuy ông Bùi Văn Nam không nói rõ bộ ngành nào chậm phản hồi ý kiến. Nhưng phát biểu của đại diện bộ quốc phòng đã cho thấy chính quân uỷ trung ương là bộ phận đã cố tình trì hoãn, ngăn cản để luật biểu tình ra đời. Hai tháng sau, ngày 17 tháng 2 năm 2016 thường vụ quốc hội họp và lại đưa vấn đề luật biểu tình ra để bàn. Ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thẳng '' nguyên nhân chậm luật biểu tình là do bên phía có trách nhiệm soạn luật đã không đưa ra để quốc hội quyết, không phải lỗi tại quốc hội '' Bộ Tư Pháp do ông Hà Hùng Cường đưa lý do cần phải chỉnh lý luật này để tạo sự đồng thuận, nên xin quốc hội cho hoãn lại đến tháng 11 năm 2016. Lúc này ông Nguyễn Kim Khoa uỷ viên thường vụ quốc hội, chủ nhiệm uỷ ban an ninh quốc phòng của quốc hội bức xúc nói. '' Làm luật biểu tình không phải là để đổi mới chính trị, mà để đảm bảo quyền con người, nếu chúng ta dùng nghị định 38 để hạn chế quyền công dân biểu tình là trái hiến pháp ''. Ai lo sợ biểu tình sẽ làm '' thay đổi chính trị' khiến ông Khoa phải nói vậy. ? Một lần nữa thủ phạm lại là bộ quốc phòng, quân uỷ trung ương. Lần này thì quân uỷ trung ương đã nói thẳng, vì sợ biểu tình làm thay đổi chính trị cho nên họ không đồng tình. Chính lý do của quân uỷ trung ương, mà bộ tư pháp e sợ đành phải nói cần lùi lại để đạt được đồng thuận cao. http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ng... Tất cả đã rõ, không phải bộ công an, bộ tư pháp, quốc hội trì hoãn ra luật biểu tình. Mà chính quân uỷ trung ương đã chủ trương không chấp nhận luật biểu tình. Đấy là lý do khiến vì sao đến giờ bộ luật này vẫn không đưa đưa ra trình quốc hội. Nhưng tại sao quân uỷ trung ương lại ngăn cản luật biểu tình trong khi quốc hội, bộ công an và nhiều bộ ngành khác muốn luật biểu tình được thông qua. ? Hãy đến với bài phát biểu của đại tướng Ngô Xuân Lịch, uỷ viên bộ chính trị, uỷ viên quân uỷ trung ương, thứ trưởng bộ quốc phòng, chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội. '' Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh: Năm năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, chúng ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ ta, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang '' Những phát biểu trên của Ngô Xuân Lich tại kỳ họp quốc hội đầu năm 2016 cho thấy, nhiệm vụ bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng là nhiệm vụ chính của quân đội Việt Nam ngày nay. Nó còn quan trọng hơn cả nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tổ quốc. Chỉ đạo quân đội thực hiện nhiệm vụ ấy chính là quân uỷ trung ương. Hiện nay, trong những cơ quan đầu não của chế độ có đến 3 người trong quân uỷ trung ương, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng rồi đến Ngô Xuân Lịch và Lương Cường. Lịch và Cường là hai tướng phụ trách chính trị ở quân khu 3, được Nguyễn Phú Trọng đưa vào quân uỷ trung ương ở nhiệm kỳ thứ nhất của Trọng làm Tổng Bí Thư. Đến nhiệm kỳ thứ hai này, Trọng đã đưa Lịch vào Bộ Chính Trị và Cường vào ban bí thư. Tương lai vài tháng tới Lịch sẽ giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Việc sắp đặt hai tướng thuộc tổng cục chính trị như thế, cho thấy mục tiêu của Trọng giao cho quân đội bảo vệ chế độ quan trọng và cấp thiết hơn việc bảo vệ chủ quyền , lãnh thổ quốc gia. Với mục tiêu như thế, việc quân uỷ trung ương , bộ quốc phòng trì hoãn luật biểu tình là đương nhiên. Vì họ e sợ luật biểu tình sẽ là gánh nặng cho nhiệm vụ bảo vệ Đảng của họ. Đến đây thì đã rõ, kẻ chủ mưu hoãn luật biểu tình chính là cáo già Nguyễn Phú Trọng, đương kim chủ tịch quân uỷ trung ương. Nhưng với bản chất khôn ranh, Trọng cho đệ tử của mình là Ngô Xuân Lịch đại diện cho quân uỷ trung ương không chấp nhận cho ra luật biểu tình. Việc ngăn cản luật biểu tình phải là mưu đồ của Nguyễn Phú Trọng, chuyện quân uỷ trung ương đại diện là Lịch đứng ra ngăn cản biểu tình tại quốc hội, không thể không có ý kiến chỉ đạo của Trọng. Thế nhưng, lúc này um xùm bên nọ đổ tại bên kia. Nguyễn Phú Trọng làm ngơ như mình không hề liên quan. Khiến những người khác, bộ ngành khác phải mang tiếng với nhân dân về món nợ luật biểu tình. Trong mớ rối rắm hoả mù cãi cọ ấy, không ai biết hoặc không ai dám nhắc thủ phạm chính ngăn luật biểu tình là Nguyễn Phú Trọng. Đến lúc phải có ý kiến cử tri chất vấn đại biểu Nguyễn Phú Trọng về quan điểm của ông ta về việc lùi thời hạn dự án luật biểu tình. Để xem thái độ, quan điểm của ông ta rõ ràng về vấn đề này như thế nào. Bởi ông ta chính là người đứng đầu cơ quan quân uỷ trung ương, nơi đã làm tắc ách dự án luật biểu tình không đưa tới được quốc hội xem xét. Không thể để ông ta nấp sau tấm màn hung giật dây, xúi khiến rồi giả bộ ngây ngô, hiền lành như người không liên quan gì. Một người có thái độ rõ ràng quan điểm khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông như nhà báo Huy Đức nói, càng cần phải có thái độ quan điểm rõ ràng trước vấn đề hoãn tới hoãn lui luật biểu tình này. Đây là '' đường bóng ngang qua chân ông Trọng ''. Nếu là người có tháị độ rõ ràng, ông sẽ chớp cơ hội là người tử tế khi có tiếng nói dũng khí để đòi món nợ quyền biểu tình cho người dân. Nếu không, Nguyễn Phú Trọng chỉ là kẻ thâm hiểm nhất trong những kẻ thâm hiểm trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngày nay. Người Buôn Gió (FB Người Buôn Gió)
  5. Tình yêu thương của cha giành cho con vừa thâm trầm, lắng đọng vừa nghiêm khắc giá băng, nhưng cũng lại rất dạt dào, dịu ngọt. Chính sự âm thầm lặng lẽ của cha đôi khi làm cho các con vô tình lãng quên hay thậm chí còn trách móc, hiểu lầm cha: ‘Tấm lòng cha một đời con đâu hiểu. Bởi tình cha luôn lắng dịu ngọt ngào’… “Không ngờ cha lại ích kỷ như vậy, cha muốn mẹ cứu cha mà bỏ mặc mình” Đã nhiều năm trước, trong làng tôi có một gia đình nghèo khó. Nhà họ có hai vợ chồng và một cậu con trai đang học cấp hai. Một ngày, người cha của cậu bé đột nhiên toàn thân phát run, cơ bắp bị teo lại. Mẹ cậu bé lập tức vội vàng đưa cha cậu đến bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ sau khi xét nghiệm, khám bệnh liền nói: “Chồng cô cần phải được phẫu thuật ngay lập tức nếu không sẽ khó giữ được tính mạng”. Bởi vì nhà nghèo, cái ăn cái mặc hàng ngày còn phải lo lắng lấy đâu ra tiền dư dả. Thế là người vợ bắt đầu đi vay khắp nơi anh em họ hàng, nhưng số tiền mà cô gom góp được cũng không đủ để chữa trị cho chồng mình. Đang trong lúc khốn cùng thì cậu con trai của họ cũng xuất hiện những biểu hiện giống hệt người cha. Người vợ lại vội vàng đưa con trai đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi khám xong bác sĩ kết luận rằng cậu bé bị bệnh như vậy là do di truyền vì thế cũng cần phải phẫu thuật ngay mới có thể giữ được tính mạng. Người vợ nghe xong kết luận của bác sĩ, vẻ mặt thất thần vừa lo lắng vừa thương tâm: “Số tiền vay mượn khắp nơi còn chưa đủ cứu chữa cho một người, bây giờ lại thêm một người nữa, phải xử lý làm sao bây giờ?” Chỉ trong mấy ngày, người vợ phải rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Cô vừa không muốn mất chồng lại càng không muốn mất con trai. Trong đầu cô luôn hiện lên câu hỏi: “Phải cứu ai trước đây?”. Cuối cùng, vì không còn cách nào khác, người mẹ đành phải nói chuyện với cả chồng và con: “Nhà mình thực sự hết tiền rồi, số tiền vay mượn được chỉ đủ cứu một người. Anh và con hãy suy nghĩ xem, bây giờ nên phẫu thuật cho ai trước?”. Không ngờ, người mẹ vừa dứt lời thì cha cậu bé đã lên tiếng: “Hãy cứu anh trước, em phải phẫu thuật cho anh trước. Anh muốn được cứu!”. Cậu con trai nghe xong lời nói của cha liền quay mặt vào tường và rơi nước mắt… Người mẹ lặng yên một lúc rồi nói: “Em nghĩ rằng, sức khỏe của ai tốt hơn thì cứu người đó trước đi, bởi vì sức khỏe tốt hơn mới chịu được ca phẫu thuật và khả năng thành công cũng sẽ cao hơn. Anh và con xem thế nào?”. Hai cha con cậu bé đều đồng ý với ý kiến này. Thực ra, lúc trước, cậu bé đã từng có suy nghĩ muốn buông xuôi tính mạng của mình để cứu cha. Nhưng sau khi nghe được những lời nói của cha, cậu thầm nghĩ: “Không ngờ cha lại ích kỷ như vậy, cha muốn mẹ cứu cha mà bỏ mặc mình. Đã như vậy, mình sẽ không từ bỏ tính mạng của mình vì cha nữa”. Từ sau hôm ấy, cậu bé như có động lực để cố gắng sống hơn. Cậu chăm chỉ uống thuốc cho dù nó rất đắng. Bởi vì bản năng trong cậu muốn có được sức khỏe hơn lúc nào hết… Một tuần sau, sức khỏe của người cha giảm sút đi nhiều trong khi sức khỏe của cậu con trai lại có cải thiện rõ rệt. Thế là, cả người mẹ và các bác sĩ đều quyết định phẫu thuật cho cậu con trai. Cuộc phẫu thuật thành công, sức khỏe của cậu bé càng ngày càng được hồi phục. Nhưng sức khỏe của cha cậu thì ngược lại, thân thể của người cha giờ đây đã tiều tụy rất nhiều, gần như chỉ còn da bọc xương. Ngày cậu bé xuất viện, cha cậu cũng xuất viện, chỉ khác là cậu thì tự đi về còn cha cậu thì phải có người khiêng về nhà. Cậu bé nghe xong như chết lặng, rồi cậu bật khóc, nước mắt ướt nhòa cả khuôn mặt Sau khi trở về nhà một ngày, người cha đã trút hơi thở cuối cùng. Trong khi mẹ của cậu ngất lên ngất xuống vì thương tiếc thì cậu bé dường như vẫn chưa quên hết được “sự ích kỷ” trong câu nói của cha ngày nào vẫn lưu trong lòng cậu. Cậu tuy rằng không phải quá thờ ơ nhưng trong lòng cậu vẫn luôn ấm ức không nguôi… Người mẹ thấy vậy liền nói với cậu: “Cha con qua đời, sao con có thể dửng dưng như vậy được?” Cậu bé nói: “Lúc trước cha còn tranh giành sự sống với con, con còn nhớ rất rõ lời cha nói mẹ ạ! Nếu như, hôm đó không phải con được phẫu thuật thì người ra đi ngày hôm nay chẳng phải là con sao? Con cảm thấy cha thật ích kỷ.” Lúc này mẹ cậu mới nói: “Con trai! Mẹ muốn nói cho con biết, sự thực không phải như con nghĩ đâu. Thực ra ngay từ đầu cha con đã quyết định từ bỏ tính mạng của mình để dành số tiền đó cứu con. Nhưng mà, cha con lo lắng rằng, nếu như vì cứu con mà cha phải từ bỏ mạng sống của mình thì sẽ khiến con áy náy cả đời. Cho nên, cha mới nói ra những lời ích kỷ kia. Mặc dù những lời nói đó có thể làm tổn thương con, nhưng lại có thể kích thích bản năng sinh tồn của con và khiến con không phải áy náy về sự ra đi của cha. Cho đến tận lúc ra đi, cha vẫn rất thương yêu con và lo lắng cho con đấy!”. Cậu bé nghe xong như chết lặng, rồi cậu bật khóc, nước mắt ướt nhòa cả khuôn mặt. Cậu khóc nức nở, khóc vì thương cha và cũng là khóc cho sự hiểu nhầm về cha của mình… Cha mẹ là như vậy, không chỉ yêu thương con cái hết lòng mà còn luôn suy nghĩ thấu đáo, chu toàn để bảo vệ con cái. Hy sinh bản thân mình nhưng cũng muốn hy sinh thầm lặng. Tất cả đều là vì tình yêu thương vô bờ bến không gì sánh được dành cho con. Là phận làm con, hãy luôn hiếu thảo với cha mẹ, đừng để đến lúc hối tiếc thì mọi sự đã muộn màng. Theo daikynguyenvn.com (Tinh Hoa)
  6. Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA 2016-02-24 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Hôm 23/2/2016, Ngân hàng Thế giới vừa công bố bản phúc trình soạn thảo cùng Chính phủ Việt Nam về lộ trình cải cách để nâng Việt Nam lên tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình cao vào năm 2035. AFP Hôm Thứ Ba, Ngân hàng Thế giới vừa công bố bản phúc trình soạn thảo cùng Chính phủ Việt Nam về lộ trình cải cách để nâng Việt Nam lên tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình cao vào năm 2035. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những khuyến nghị cải cách qua phần phân tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Phải tăng trưởng 7% một năm Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hôm Thứ Ba 23, Ngân hàng Thế giới vừa phổ biến một tập sách có tiêu đề là “Việt Nam 2035 – Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”. Đây là kết quả nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện từ giữa năm 2014 với sự tham gia của các chuyên viên quốc tế và Việt Nam nhằm đưa ra những khuyến cáo về đường hướng cải cách cho Việt Nam. Đã tham khảo báo cáo này cùng nhiều phúc trình trước đó của các định chế quốc té, ông nghĩ sao về những hướng cải cách đã được chính Chủ tịch Ngân hàng Thế giới là ông Jim Yong Kim nhấn mạnh khi cho công bố tập sách này? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là về bối cảnh thì Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam thỏa thuận tiến hành dự án nghiên cứu hỗn hợp này từ Tháng Bảy năm 2014 do nguồn viện trợ của Chính phủ Úc, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc và Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh, với phần đóng góp kỹ thuật của các chuyên gia quốc tế, cán bộ Việt Nam cùng nhiều nhà tư vấn độc lập. Mục tiêu của công trình nghiên cứu này là giúp Việt Nam thực hiện một lộ trình cải cách để trong 20 năm nữa sẽ đưa Việt Nam vào tầng lớp quốc gia có lợi tức trung bình. Một cách ngắn gọn cho dễ nhớ thì nếu cải cách, từ lợi tức bình quân của một người dân hiện ở khoảng hai nghìn đô la một năm đến năm 2035 sẽ được bảy nghìn đồng. Nếu không thì chỉ được tối đa là bốn nghìn rưỡi. Một cách chuyên môn hơn thì trong 20 năm tới kinh tế Việt Nam phải tăng trưởng 7% một năm với phẩm chất cao hơn hiện tại mặc dù đà tăng trưởng chỉ có thể ở khoảng 3,5% đến 4% một năm thôi nếu tính theo mức tăng của năng suất lao động và nếu căn cứ trên ước lượng năm ngoái của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư của Hà Nội, đà trưởng của Việt Nam chỉ được có 5,88% trong giai đoạn của kế hoạch năm năm 2011-2015. Vài con số đơn giản ấy cho thấy yêu cầu 7% có phẩm chất thật ra là khá cao, được các chuyên gia phân giải vào ba lĩnh vực gọi là trụ cột với 12 hướng cải cách cụ thể. Nguyên Lam: Thưa ông, đã đọc các khuyến nghị về đường hướng cải cách thì ông thấy điểm nào là đáng chú ý nhất cho một lộ trình phải tiến hành trong vòng 20 năm tới? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Bản phúc trình khéo mở đầu với Điều 3 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện”. Tức là cả trăm chuyên gia muốn giúp dân Việt thực hiện một khát vọng ghi trong Hiến pháp, mà muốn vậy thì trước tiên Việt Nam phải nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước, qua ba hướng là 1) phân định rõ vai trò và trách nhiệm trong hệ thống nhà nước và xây dựng bộ máy hành chính có thực tài - mà tôi còn nghĩ là thực quyền; 2) phân biệt rõ ràng vai trò của khu vực công và khu vực tư trong nền kinh tế, và nhà nước phải đóng vai trò hoạch định và xây dựng khung chính sách chứ không tham gia sản xuất; và 3) tăng cường sự tham gia của người dân và sự kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nguyên Lam: Hiểu như vậy thì nếu muốn hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, là những khát vọng ghi trong Hiến pháp mà chưa có trong thực tế của kinh tế và đời sống, chính là nhà nước Việt Nam phải cải cách để nâng cao năng lực và nhất là nâng cao trách nhiệm giải trình của mình. Thưa ông, phải chăng bài toán kinh tế của Việt Nam để bước vào tầng lớp quốc gia có thu nhập trung bình lại nằm trong lĩnh vực chính trị? Báo cáo Việt Nam 2035 vừa được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim công bố trong cuộc họp báo sáng 23/2/2016 tại Hà Nội. Nguyễn-Xuân Nghĩa: Các chuyên gia quốc tế và cả Việt Nam cũng đều biết kinh tế của các nước nghèo chỉ phát triển, chứ không chỉ gia tăng sản xuất là tăng trưởng, nếu vượt được nhiều trở ngại. Trở ngại lớn nhất không thuộc về chuyên môn, kể cả trong các địa hạt xã hội như giáo dục, đào tạo và sáng tạo, mà nằm trong hệ thống chính trị. Một vài quốc gia đã từ trình độ lợi tức thấp hay trung bình mà tiến vào tầng lớp giàu có thịnh vượng nhất chính là nhờ quyết tâm chính trị để có một bộ máy nhà nước tinh giản và hữu hiệu. Bộ máy ấy chỉ đạt tiêu chuẩn tiên tiến khi chịu trách nhiệm trước quốc dân, tức là phải tôn trọng quyền dân, phải giải trình công tác của mình và tôn trọng dân chủ. Trong một tài liệu chuyên môn dù sao cũng mang đặc tính ngoại giao để khỏi làm quốc gia cầu viện phật ý, người ta chỉ nhắc khẽ là Việt Nam cần “tăng cường sự tham gia của người dân và sự kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Còn mọi người trong cuộc, kể cả trong đảng Cộng sản độc quyền, đều hiểu thực thi dân chủ là một điều kiện. Còn lại, các khuyến cáo chuyên môn hay kỹ thuật khác thì vẫn như thông lệ mà thôi. Những thách thức Nguyên Lam: Nhưng khi nêu ra khuyến cáo ấy thì công trình nghiên cứu hỗn hợp này cũng mặc nhiên cho thấy nhiều yếu kém hay bất cập của Việt Nam khiến xứ này khó tiến lên trình độ lợi tức trung bình nếu không chuyển đổi. Thưa ông, theo Ngân hàng Thế giới thì những yếu kém ấy là gì? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sau khi ngợi ca thành tựu của “30 năm đổi mới”, phúc trình cho biết Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Việt Nam có thời cơ và thuận lợi rất lớn trong quá trình hội nhập sâu rộng hơn, như việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, nhưng thách thức và khó khăn cũng rất lớn. Thách thức đầu tiên là Việt Nam ít kinh nghiệm quốc tế về cải thiện năng suất vì vấn đề lại tùy thuộc vào cải cách chính trị. Thứ hai, các chương trình cải cách quy mô cần phương tiện tài chính, mà ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên phải có sự tham gia đầu tư nhiều hơn của tư nhân, cùng các biện pháp chuyên môn để nâng cao hiệu quả đầu tư của công quyền và mở rộng việc huy động thị trường vốn ở trong và ngoài nước. Thứ ba, thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với môi trường sinh sống lành mạnh và bền vững là điều Việt Nam chưa có mà lại bị ô nhiễm nặng và không thể ứng phó với nạn biến đổi khí hậu. Thứ tư, Việt Nam cũng chưa thể tìm ra thịnh vượng nhờ năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa thì nên trước tiên phát huy các thể chế thị trường thiết yếu, đặc biệt là quyền sở hữu tư nhân, và đẩy mạnh việc cải cách để tư nhân hóa hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Thứ năm, Việt Nam cần thúc đẩy công bằng và hội nhập các thành phần xã hội trong viễn ảnh lão hóa dân số, đô thị hóa hỗn độn và trong tình trạng bất công của các sắc tộc thiểu số và theo hướng này, Việt Nam còn phải cải thiện chế độ hộ khẩu cho khoảng năm triệu người hiện không có hộ khẩu ở nơi thường trú. Sau cùng, quan trọng nhất vẫn là khả năng quá yếu mà quyền hạn quá cao của một nhà nước không có trách nhiệm giải trình. Năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém cho phát triển khu vực tư nhân là do nhà nước còn thiếu hiệu quả. Do sự lãnh đạo của một đảng độc quyền, các định chế công lập đã bị thương mại hóa, cát cứ, manh mún và thiếu sự giám sát của người dân nên dẫn tới nhiều tệ đoan như tham nhũng và sự hoành hành của các nhóm lợi ích. Nguyên Lam: Thưa ông, sau khi lượng định như vậy rồi thì bản báo cáo này khuyến nghị những gì? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ngân hàng Thế giới vạch ra ba cột trụ cần xây dựng cho Việt Nam trong 20 năm tới, từ nay đến 2035. Đó là 1) phải tìm sự thịnh vượng kinh tế trong môi trường bền vững; 2) thúc đẩy công bằng và kết hợp xã hội để không loại bỏ thành phần nào; 3) tăng cường khả năng của nhà nước, với ngụ ý là nâng pháp quyền nhà nước trước sức mạnh của đảng, và nâng trách nhiệm giải trình của nhà nước với quốc dân, tức là phải thực thi dân chủ. Nhằm xây dựng ba cột trụ ấy, các chuyên gia nêu ra 12 hướng cải cách cụ thể như sau. Cho yêu cầu thịnh vượng kinh tế thì phải 1) tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam; 2) đẩy mạnh việc học hỏi và cải tiến sáng tạo để xã hội có nhiều sáng kiến; 3) cải tổ cơ chế và chính sách đô thị hóa để phát triển các thành phố năng động. Cho mục tiêu công bằng và hòa nhập xã hội thì phải 1) phá bỏ rào cản và gia tăng cơ hội hòa nhập đồng bào thiếu số; 2) tạo điều kiện cho người bị khuyết tật dễ dàng tham gia vào sinh hoạt của xã hội; 3) tháo gỡ những ràng buộc vì chế độ hộ khẩu để mở ra cho mọi người cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội; 4) giảm thiểu những phân biệt vẫn còn về giới tính nam nữ. Quan trọng nhất, cho mục tiêu cải tiến bộ máy nhà nước thì 1) phải phân định vai trò và trách nhiệm của viên chức nhà nước và xây dựng bộ máy hành chính công quyền có thực tài; 2) phân biệt rõ ràng hai khu vực công và tư và nhà nước chỉ giữ vai trò kiến tạo khung chính sách chứ không tham gia hoạt động sản xuất và tay chân nhà nước lấn lướt tư doanh; 3) tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân trong một hệ thống tam quyền phân lập là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Then chốt ở đây là cột trụ thứ ba nằm tạo ra một cấu trúc nhà nước mạnh mẽ hơn và đảm bảo chế độ chức nghiệp có thực tài. Và khỏi nhắc đến phạm trù “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì các chuyên gia nhấn mạnh rằng nguyên tắc thị trường cần được áp dụng đầy đủ hơn trong việc hoạch định chính sách kinh tế trên cơ sở phân định hai lĩnh vực công cộng và tư nhân, hạn chế xung đột lợi ích, tăng cường bảo vệ quyền tài sản, đặc biệt là về đất đai, thực thi cạnh tranh thị trường và hợp lý hoá sự tham gia của nhà nước trong nền kinh tế. Nguyên Lam: Là một chuyên gia đã từng giữ chức vụ Thứ trưởng Tài chính của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa, lại cũng được Ngân hàng Thế giới huấn luyện cách nay hơn 40 năm, ông kết luận thế nào về bản phúc trình cho Việt Nam trong 20 năm tới? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là do yếu tố lịch sử bi thảm, một định chế quốc tế đang phải khuyến cáo Việt Nam là nên hợp lý hóa sự tham gia của nhà nước trong nền kinh tế. Nghĩa là phải đi từ tắc nghẽn căn bản là minh định lại vai trò của nhà nước trước một đảng độc quyền. Sự mỉa mai ở đây là Việt Nam được ba nước Úc, Nhật và Nam Hàn viện trợ để thi hành điều mà các lân bang đã cố làm từ nhiều thập niên trước. Trong khi nhà nước đang xin viện trợ thì cán bộ của đảng là viên chức của nhà nước thì lại có cuộc sống xa hoa hoang phí trước sự bần cùng của đa số người dân. Mấy chục năm trước, tôi học được bài học cần kiệm và liêm chính của giới chức Nam Hàn và Đài Loan nên hiểu được vì sao hai nền kinh tế ấy trở thành loại giàu có tiên tiến trên một nền móng dân chủ và xã hội công bằng. Ngày nay, các chuyên gia Việt Nam cũng ý thức được điều ấy sau khi hợp tác nghiên cứu với quốc tế, nhưng lãnh đạo có thấy không và người dân có muốn thay đổi hay chăng thì chúng ta chưa biết được. Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á châu Tự do xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn này.
  7. Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA 2016-02-23 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Ông David Reitze, giám đốc LIGO Laboratory ở Caltech phát biểu tại Washington DC về việc thu được sóng hấp dẫn. Ảnh chụp hôm 11/2/2016. AFP Tin về việc thu được sóng hấp dẫn đưa ra hôm thứ năm 18 tháng 2 được cho là một thành công vang dội của ngành khoa học không gian. Trong chuyên mục Khoa học - Môi trường kỳ này, mời quí vị theo dõi trình bày của khoa học gia Trịnh Xuân Thuận về hiện tượng này. Sóng hấp dẫn là gì? Gia Minh: Trước hết xin ông định nghĩa khái quá cho quí độc giả của Đài Á Châu Tự Do về sóng hấp dẫn hay sóng trọng là gì? Trịnh Xuân Thuận: Sóng hấp dẫn là một sóng trong không gian mà ông Einstein lúc lập ra Thuyết Tương đối vào năm 1915 mà 101 năm về sau mới tìm được. Ông Einstein lúc viết Thuyết Tương đối thì ông cho rằng nếu có một khối lượng thay đổi tốc độ thì sẽ sẽ gây ra một sóng qua lực hấp dẫn trong không gian; giống như ta nén một cục gạch xuống ao thì tạo ra sóng từ cục gạch và tràn vào đến bờ. Ông Einstein biết rất khó nhận biết được sóng hấp dẫn trong không gian vì nó rất yếu, khó nhận thấy. Đó là theo lý thuyết của ông ta đưa ra. Theo tôi nếu 100 năm sau ông Eisntein còn sống thì ông ta sẽ rất ngạc nhiên vì những gì ông ta nghĩ ra trong vũ trụ đều đúng. Đúng là một thiên tài nghĩ ra được lý thuyết rất hay mà qua bao nhiêu năm đến nay người ta đều tìm ra được hết. Gia Minh: Vì sao đến cả một thế kỷ sau đến nay người ta mới thu được sóng mà như ông nói là ‘yếu lắm’ như thế? Trịnh Xuân Thuận: Sóng này khi đi qua không gian có thể làm cho không gian kéo giãn ra hay nén ép lại (với mức) nhỏ hơn một hạt nhân nguyên tử. Tức lấy hạt nhân chia cho 10 ngàn: rất rất nhỏ. Do vậy đo được sóng này rất khó khăn. Lý do vì một dụng cụ đo đặt trên mặt đất thì biết bao nhiêu tác động như chuyển động, gió… đều lớn hơn (sóng hấp dẫn) nên đo rất khó khăn. Sau một thế kỷ (từ thời Einstein) nay có những kỹ thuật tân tiến mới đo được. Gia Minh: Tin nói nhờ vào đài quan sát gọi là ‘advanced LIGO’ ở Mỹ. Nhờ ông trình bày về đài quan sát này. Tượng Albert Einstein tại Washington DC hôm 11/2/2016. AFP PHOTO/Brendan Smialowski. Trịnh Xuân Thuận: Đài Quan sát đó gọi là giao thoa kế. Nó có hình chữ L, vuông góc 90 độ với nhau. Người ta đo bằng tia laser, một chiều ‘nén ép’ và một chiều ‘kéo dãn’. Nếu không có ‘sóng hấp dẫn’ đến thì tia laser ở hai chiều đo được bằng nhau, còn nếu có thì sẽ khác nhau. Hiện tại Hoa Kỳ có hai ‘giao thoa kế’ như thế, một cái ở bang Washington, một cái ở bang Louisiana. Nếu có thêm một cái nữa thì có thể giúp biết được chính xác sóng đến từ hướng nào. Cho đến nay thì người ta biết được sóng hấp dẫn được gây ra từ hai ‘lỗ đen’ mà mỗi lỗ đen như thế có khối lượng bằng 30 lần khối lượng của Mặt Trời. Hai lỗ đen đó quay và tốc độ càng lúc càng tăng vì chúng ‘rơi’ vào nhau, hợp lại và tạo ra sóng hấp dẫn mà nay ở Trái Đất người ta thu được. Trong những năm tới, sẽ có thêm một số nước tham gia vào chương trình như Ý, Nhật… thì sẽ giúp cho công nghệ có thể nhận biết được những sóng ‘yếu’ như thế. Nếu có thêm nhiều thiết bị ( như ở Mỹ hiện nay) tại các nước khác nhau thì người ta có thể xác định rõ ‘lỗ đen’. Một cách khác để quan sát vũ trụ Gia Minh: Ông nói quan trọng vậy nó có thể giúp phát hiện ra những gì; có làm thay đổi những khái niệm/quan điển/ lý thuyết gì đã có từ trước đến nay hay không? Trịnh Xuân Thuận: Từ trước đến giờ mọi việc quan sát vũ trụ đều qua ánh sáng; còn sóng hấp dẫn không phải là ánh sáng. Nên đây là một cách khác nữa để quan sát, để tìm hiểu vũ trụ. Với ‘sóng hấp dẫn’ người ta có thể nhìn ‘lỗ đen’ gần hơn, còn với ánh sáng thì phải quan sát xa hơn. Đây là cách mới để quan sát vũ trụ và còn để thử nghiệm Lý thuyết Tương đối của Einstein. Lúc sinh thời có lúc Einstein từng nghĩ không thể nhận thấy được sóng hấp dẫn vì nó quá yếu, thậm chí ông cũng từng có lúc cho rằng không hiện hữu các ‘lỗ đen’. Hiện trong khoa học vật lý hiện nay có hai lý thuyết một là Thuyết Tương đối của Einstein và một là Cơ học Lượng tử. Hiện người ta đang muốn hợp hai lý thuyết này lại thành Grand Unity Theory để tìm hiểu về những vụ nổ Big Bang hình thành ra trong vũ trụ. Người ta cho rằng ‘lỗ đen’ là do các ngôi sao chết đi ‘sụp’ xuống mà ra. Gia Minh: Riêng ông khi nghe tin về việc thu được sóng hấp dẫn, ông có suy nghĩ gì? Trịnh Xuân Thuận: Einstein thực sự là người đưa tôi vào khoa học: khi còn ở Việt Nam lúc 13-14 tuổi, tôi đọc những cuốn sách của ông viết không phải về khoa học mà về triết lý… và đã rất phục ông ta. Mặc dù ông Einstein là cha đẻ của bom nguyên tử nhưng sau khi hai quả bom nguyên tử tàn phá hai tỉnh Hiroshima và Nagasaki của Nhật thì ông ta chống lại vũ khí nguyên tử. Người ta có đề nghị ông ta làm tổng thống Israel nhưng ông từ chối và ông cho rằng phải có hai nước Israel và Palestine sống hòa hợp với nhau. Nhưng nay hai nước vẫn cứ đánh nhau không thể sống hòa hợp bên nhau được. Một thế kỷ rồi mà nay không có một Einstein khác; nên khi công bố thu được sóng hấp dẫn tôi rất phục ông ta. Gia Minh: Vừa là nhà khoa học, vừa là người viết sách Phật giáo, thì khi đi gặp những người trẻ ông thường truyền đạt cho họ điều gì trước nhất? Trịnh Xuân Thuận: Tất cả chúng ta đều ‘liên quan’ đến nhau (inter-dependence), mình phải có tình thương đối với người khác. Và không chỉ (tình thương) đối với con người mà còn đối với loài vật và Trái Đất nữa. Hiện giờ chúng ta đang làm cho Trái Đất nóng lên khiến thời tiết thay đổi. Hiện nay tôi đang dạy tại Đại học Virginia, tôi nói với các sinh viên trẻ phải biết giữ gìn Trái Đất cho những thế hệ tương lai. Bản thân tôi gần hết đời rồi. Trong Hệ Mặt Trời chỉ có Trái Đất là có con người, còn những hành tinh khác không có ai sống được, cho nên mình phải giữ gìn Trái Đất cho các thế hệ sau. Gia Minh: Cám ơn ông. Tạp chí Khoa học - Môi trường tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ.
  8. Việt Hà, phóng viên RFA 2016-02-22 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Một nhân viên y tế đang lấy mẫu máu từ một người phụ nữ mang thai ở thành phố Guatemala vào ngày 2 tháng 2 năm 2016. AFP photo Một nghiên cứu mới đây tại khu vực Đông Nam Á cho thấy một hướng điều trị sốt rét mới khá hiệu quả đối với phụ nữ mang thai. Đây là hướng điều trị khác hẳn với hướng dẫn về điều trị hiện tại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Điều trị artemisinin thay cho quinine Theo hướng dẫn hiện nay của WHO, những phụ nữ mang thai không may bị nhiễm sốt rét phải được điều trị bằng thuốc quinine, một loại thuốc có từ lâu đời vẫn dùng để điều trị sốt rét. Tuy nhiên hiện nay thuốc này đã không còn nhiều tác dụng đối với những trường hợp sốt rét nặng nếu so với điều trị bằng thuốc mới hơn là thuốc artemisinin. Các nhà khoa học thuộc cơ sở nghiên cứu y tế nhiệt đới Mahidol Oxford (MORU) có trụ sở ở Bangkok, Thái Lan, mới đây đưa ra khuyến cáo, theo đó những phụ nữ có thai bị sốt rét được điều trị bằng artemisinin. Khuyến cáo này được đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc MORU dựa trên số liệu thu thập được từ hơn 55 ngàn phụ nữ đến khám bệnh sốt rét ở cơ sở nghiên cứu về sốt rét Shoklo từ nằm 1994 đến nay. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học The Lancet Infectious Diseases hồi đầu tháng này cho thấy rằng việc điều trị bằng artemisinin thay vì quinine theo như khuyến cáo của WHO không làm tăng nguy cơ sẩy thai hay những dị tật ở trẻ. Đây là nghiên cứu có con số những phụ nữ mang thai được điều trị sốt rét ở giai đoạn đầu thai kỳ lớn nhất trong khu vực. Những phụ nữ này được điều trị bởi artemisinin hoặc quinine. Bà Kerry Moore thuộc trường đại học Melbourne, tác giả của nghiên cứu cho biết các bác sĩ thường lo lắng về sự an toàn của thuốc trong thời kỳ đầu của thai kỳ với những rủi ro về sẩy thai và dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên các nhà khoa học đã không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy việc điều trị sốt rét bằng artemisinin trong giai đoạn đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai so với cách điều trị bằng quinine. Nói về nghiên cứu này, bác sĩ Rose McGready, Phó Giám đốc cơ sở nghiên cứu sốt rét Shoklo, người tham gia nghiên cứu, cho biết: Hơn 20 năm về trước chúng tôi thay đổi cách điều trị với phụ nữ không có thai. Chúng tôi không dùng quinine vì nó không còn tác dụng. Nhưng việc nghiên cứu phương pháp điều trị với phụ nữ có thai thì tốn nhiều thời gian hơn, chúng tôi phải đợi trẻ sinh ra đợi đến khi trẻ một tuổi. Nhưng điều này có nghĩa là việc nghiên cứu điều trị cho phụ nữ có thai bị chậm lại và điều này không tốt cho phụ nữ có thai nhất là khi hệ miễn dịch của họ giảm trong quá trình mang thai. Bác sĩ McGready cho biết những nỗi lo về tác dụng phụ của artemisinin xuất phát từ những thí nghiệm trước kia trên động vật. Điều này dẫn đến những cẩn trọng trong việc điều trị với artemisinin ở phụ nữ có thai: Chúng tôi biết về sự an toàn của thuốc và quinine được coi là loại thuốc an toàn. Nghiên cứu trên động vật cho thấy artemisinin dẫn đến sẩy thai ở động vật, hoặc một số nghiên cứu trên khỉ cho thấy trẻ bị dị tật ở van tim. Dựa trên nghiên cứu này mà mọi người ngại không muốn dùng artemisinin ngay trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên. Phụ nữ có thai bị nhiễm sốt rét trong giai đoạn đầu thai kỳ thường gặp nhiều rủi ro về sức khỏe và có thể bị sẩy thai. Nói về những rủi ro này ở phụ nữ có thai bác sĩ Rose McGready cho biết: Sốt rét rất nguy hiểm cho phụ nữ có thai, nó làm trẻ sinh ra thiếu cân, gây thiếu máu, và tử vong ở bà mẹ, sẩy thai, trẻ chết non. Ngay cả khi trẻ được sinh ra mà thiếu cân thì về sau này trẻ cũng có những vấn đề sức khỏe như tiểu đường hay huyết ap cao. Những gì chúng tôi đang làm không phải là tối ưu nhưng nếu chúng tôi có một phụ nữ mang thai bị nhiễm sốt rét chúng tôi biết là chúng tôi phải điều trị cho cô ấy ngay. Hướng dẫn mới về điều trị hiện nay của WHO khuyến cáo điều trị thuốc quinine đối với phụ nữ có thai ở giai đoạn đầu thai kỳ trừ trường hợp người bệnh bị nguy hiểm tính mạng do sốt rét. Trong khi đó thuốc artemisinin từ hơn một thập kỷ qua đã được coi là loại thuốc điều trị có hiệu quả hơn nhiều so với quinine. Nghiên cứu mới ước tính phụ nữ bị sốt rét ở giai đoạn đầu làm tăng nguy cơ sẩy thai lên thêm 60%. Những trường hợp phụ nữ bị nhiễm lại sốt rét ngay trong giai đoạn đầu thai kỳ thường là do việc điều trị không hiệu quả và làm tăng nguy cơ sẩy thai lên hơn gấp 3 lần. Trong khi đó, việc điều trị bằng artemisinin không làm tăng nguy cơ sẩy thai, thậm chí nguy cơ này còn thấp hơn so với điều trị bằng quinine. Bác sĩ Rose McGready cho biết trong quá trình nghiên cứu, các bác sĩ đã gặp nhiều trường hợp những phụ nữ có thai bị nhiễm sốt rét 3 đến 4 lần ngay trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên. Nguy cơ kháng thuốc artemisinin Mặc dù thuốc artemisinin được coi là loại thuốc điều trị sốt rét hiệu quả hơn so với quinine nhưng người dân ở khu vực Đông Nam Á hiện nay đang phải đối mặt với một thách thức lớn là sự lây lan của sốt rét kháng thuốc arteminsinin. Năm 2012, Tổ chức Y Tế Thế giới đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng sốt rét kháng thuốc lan rộng ở một số nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam. Do những nỗ lực trong việc phòng chống và điều trị sốt rét của các nước trong khu vực, tỷ lệ người nhiễm sốt rét và chết vì sốt rét đã giảm đáng kể trong các năm qua. Theo ước tính của WHO, từ năm 2000 đến 2010 con số người mắc bệnh sốt rét tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đã giảm 37%, trong đó số người chết đã giảm 62% xuống còn 899 trường hợp vào năm 2010. Tại Việt Nam, con số thống kê từ năm 2000 đến 2011 cho thấy số ca tử vong vì sốt rét đã giảm từ 148 xuống còn 14 ca, trong khi số ca nhiễm bệnh giảm từ 74,000 xuống còn 16,500 ca. Tuy nhiên, một báo cáo công bố hồi năm 2012 dựa trên điều tra ở 3000 bệnh nhân tại khu vực biên giới Thái Lan và Miến Điện từ năm 2001 đến 2010, cho thấy số ca kháng thuốc đã tăng lên liên tục từ 0,6% lên 20% trong vòng 10 năm. Bác sĩ Pascal Ringwald, Giám đốc chương trình phòng chống sốt rét toàn cầu của WHO cho biết: Việc kháng thuốc thể hiện qua việc chậm làm sạch các vi khuẩn có nghĩa là bệnh nhân không hết vi khuẩn trong vòng 24 đến 48 tiếng điều trị thuốc, mà chậm hơn 1 hay 2 ngày sau đó. Nếu chúng ta có các thuốc hiệu quả thì bệnh nhân vẫn khỏi bệnh. Lo ngại là nếu chúng ta mất đi một trong các loại thuốc kết hợp thì có thể phải đối mặt với gia tăng nguy cơ tử vong… có nhiều yếu tố, có thể là việc sử dụng thuốc kém chất lượng, thực hiện sai phác đồ điều trị, di cư cũng là một yếu tố. Vấn đề lây nhiễm cũng có thể là một nguyên nhân nhưng chúng tôi chưa rõ lắm về yếu tố này. Vấn đề sốt rét kháng artemisinin cũng là một khó khăn trong hướng tiếp cận điều trị mới đối với phụ nữ có thai. Bác sĩ Rose McGready cho biết hiện tại cơ sở nghiên cứu sốt rét của bà chưa gặp các trường hợp sốt rét kháng thuốc ở phụ nữ có thai. Bà cho biết giải pháp mà các bác sĩ có thể áp dụng khi gặp những trường hợp này. Vì chúng tôi ở khu vực có nhiều người nhiễm sốt rét kháng thuốc nên chúng tôi cố gắng kiểm tra sốt rét ở phụ nữ có thai thường xuyên để đảm bảo là ký sinh trùng giảm xuống với điều trị. Nếu họ có sốt rét kháng thuốc thì ký sinh trùng sẽ không giảm khi được điều trị. Chúng tôi chưa gặp trường hợp này ở phụ nữ có thai, nhưng nếu có trường hợp như vậy chúng tôi sẽ phải truyền quinine thay vì uống thuốc. Mặc dù hướng dẫn hiện tại của WHO là điều trị bằng quinine cho phụ nữ có thai ở giai đoạn đầu thai kỳ nhưng theo bác sĩ Rose McGready, do sự sẵn có và hiệu quả của artemisinin, trên thực tế nhiều nơi, các bác sĩ từ lâu đã sử dụng artemisinin ngay trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên theo bà để thay đổi hướng dẫn điều trị hiện tại, WHO sẽ cần phải thu thập thêm các dữ liệu ở nhiều nơi trên thế giới để có thể có được kết luận cuối cùng về hướng điều trị mới. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email [email protected] hoặc www.facebook.com/vietharfa
  9. Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-02-22 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Người dân tưởng niệm những người đã ngã xuống trong ngày Trung Quốc tấn công Việt Nam 37 năm trước. Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 17/2/2016. AFP photo Sự lãng quên trong sách sử Ngày 17 tháng hai hàng năm là một ngày được nhiều người Việt Nam ghi nhớ, đó là ngày hàng trăm ngàn quân Trung Quốc tấn công Việt Nam cách đây 37 năm. Người Việt Nam ghi nhớ và tổ chức kỷ niệm hàng năm, cho dù năm ấy, ngày ấy có thể không rơi vào con số chẵn. Cuộc chiến tranh dù chỉ kéo dài hơn một tháng, nhưng lại là một cuộc chiến thêm vào trong hàng trăm cuộc chiến suốt mấy ngàn năm qua của lịch sử Việt Nam chống xâm lược phương Bắc. Một điều khác với những cuộc chiến ở các thế kỷ trước là cuộc chiến biên giới 17/2 năm 1979 dường như không được sách sử của nước Việt Nam ngày nay ghi nhận một cách đúng đắn. Nguyên nhân của sự thờ ơ ấy trong lịch sử được nhiều người suy đoán là do mối quan hệ ý thức hệ vẫn còn gắn bó giữa hai Quốc gia cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Câu hỏi tại sao lại có sự lãng quên đó ngập tràn các trang blog và mạng xã hội tiếng Việt. Blogger Nguyễn Thị Oanh viết: Tại sao giờ đây người ta lại muốn quên đi ngày đó ? Vì sao mà lớp con cháu mình hôm nay không được dạy để biết rằng đó là ngày không bao giờ được quên? Bao giờ thì vong linh của những người Việt Nam đã đổ máu xương trong cuộc chiến tranh biên giới ấy có thể ngậm cười khi thấy sự hy sinh của mình được ghi nhận? Nhiều lắm những câu hỏi “Tại sao?” về cuộc chiến này mà không biết bao giờ mới được trả lời! Còn blogger, nhạc sĩ Tuấn Khanh hỏi rằng Sao lại làm ngơ trước cuộc chiến 1979 trong sách lịch sử? Ông giải thích tại sao lịch sử đau thương của cuộc chiến đó cần được nhắc đến: Vì sao chúng ta cần những sự thật lịch sử? Vì sao phải cần ghi vào sách giáo khoa cho con cháu về sau? Câu hỏi nghe chừng có vẻ ngớ ngẩn – nhưng không phải là không cần đặt ra lúc này. Vì bởi lịch sử làm nên nhân cách và dân tộc tính của mỗi Quốc gia. Lịch sử tạo nên những con người có ý thức rằng dân tộc mình đã tồn tại với thất bại và vinh quang như thế nào. Lịch sử dặn dò rằng con người nhỏ nhoi nhất có thể trở nên vĩ đại nhất, nếu vượt qua và sống sót. Tựa lưng vào lịch sử đầy đủ và trung thực, con người có thể tìm thấy cho mình cái nhìn sâu sắc, giá trị giúp cho từng thế hệ đi tới. Nhân dân không quên Một trong những người viết nhiều nhất trên các trang mạng xã hội về cuộc chiến 1979 là Luật sư Lê Luân, ông cho rằng có thể gác lại đau thương, có thể tha thứ, nhưng không thể quên được lịch sử Chúng ta, có thể gác lại đau thương, bỏ qua quá khứ, tha thứ cho những sai lầm, nhưng không thể dối trá với lịch sử, không thể đánh đồng sự bao dung với sự lãng quên tội ác của kẻ thù, không thể nói về tương lai để né tránh sai lầm quá khứ. Và càng không thể vì lợi ích trước mắt mà phủ nhận sạch trơn công trạng của những anh hùng. Vì chẳng phải chúng ta lúc nào cũng lấy chiến thắng của quá khứ, lấy bài học giữ nước của các bậc tiền nhân ra để răn dạy các thế hệ lớn lên hay sao? Những người dân ở các thành phố lớn ba miền Nam Trung Bắc xuống đường tổ chức lễ tưởng niệm cuộc chiến chống xâm lược 1979. Một ngày trước lễ kỷ niệm, người ta thấy thư của Vũ Linh gửi tướng Nguyễn Đức Chung Chủ tịch thành phố Hà nội được đưa lên các trang blog. Trong thư Vũ Linh yêu cầu nhà cầm quyền thực thi chức trách của mình là đảm bảo thuần phong mỹ tục của truyền thống uống nước nhớ nguồn của người thủ đô. Thêm vào đó là yêu cầu không để cho những người mà bấy lâu nay chính quyền cho là lực lượng tự phát đến phá hoại buổi lễ. Lễ Kỷ niệm ở Hà nội đã diễn ra suông sẻ. Nhưng chuyện như vậy không xảy ra ở Sài gòn. Có những người đã đến phá hoại buổi lễ, dẫm nát hoa mà những người tưởng niệm mang đến dâng cho vong linh những người đã ngã xuống trên biên giới phía Bắc. Một trong những người tham gia buổi lễ ở chân tượng đài đức Trần Hưng Đạo viết trên trang Bauxite Việt nam: Giọt nước mắt của tôi đã rơi khi nhặt lên những cánh hoa bị giật phá quăng xuống và giẫm đạp dưới đất. Thương cho đất nước mình đang bị những kẻ không có lòng tự trọng và nhân nghĩa cúi đầu để cho ngoại bang dẫn dắt, không biết đến bao giờ. Thương cho những kẻ vì đồng tiền, công danh mà nghe theo lời chỉ đạo cố tình gây rối, bán rẻ linh hồn, suy nghĩ, lương tâm, thực hiện mệnh lệnh như nô lệ. Thương quá những người con đất Việt sao phải chịu lắm nỗi nhục nhằn ngay khi đã chết đi vì Tổ Quốc. Có một điểm son cho các vị lãnh đạo nhà nước Việt nam trong ngày 17/2 năm nay là đương kim Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thắp hương tưởng niệm những người lính ngã xuống tại Lạng Sơn. Blogger Cánh Cò đánh giá hành động đó là một hành động tạ tội, và so sánh hành động đó với vị tân bí thư thành ủy TP HCM đã để cho những kẻ nào đó phá hoại buổi lễ: Ngoài Bắc ông Trương Tấn Sang thắp nhang tạ tội với hơn 300 anh linh liệt sĩ trong trận chiến biên giới. Ông Sang tạ tội vì ông đã không đủ can đảm làm công việc này trước đây trong khi xương cốt con người mỗi ngày mỗi mục nát. Ông Sang trước khi về an hưởng giàu sang phú quý đã hành xử như một đứa con hư quay về với gia đình bằng sự cúi đầu. Ông khác với ông Sang vì ông cảm thấy mình không có gì phải tạ lỗi. Vâng, có thể ông đúng, nhưng chỉ đúng từ ngày hôm qua trở về trước bởi hôm nay ông đã bắt đầu vướng vào cái lỗi mà cả đảng cộng sản đang mang. Người theo đạo nói là tội tổ tông, không làm vẫn chịu. Còn người theo đảng nói là lỗi hệ thống. Những điều lo ngại Hệ thống đó đang làm cho nhiều người lo ngại. Tác giả Lê Văn Tâm viết rằng cách nay 38 năm Đảng cộng sản Việt nam vẫn ra những lời kêu gọi rất hào hùng chống Trung Quốc xâm lược, nhưng dường như mọi chuyện đã đổi thay, và thái độ của đảng trước Trung Quốc ngày nay là một sự nhục nhã. Từ đó một cây bút khác là Ngụy Hữu Tâm đặt câu hỏi liệu chừng nào người Việt nam mới thoát ra khỏi cái bóng của Trung Quốc đè nặng lên Quốc gia mình? Blogger Viết từ Sài Gòn cho rằng có một chứng bệnh sốt rét trong tâm khảm người Việt ngày nay trước Trung Quốc, khi chứng kiến hàng ngàn người Trung Quốc trên các nẻo đường miền Trung trong những ngày Tết vừa qua Thử nghĩ, tương lai Việt Nam sẽ về đâu với chứng sốt rét tâm hồn của đại bộ phận nhân dân? Và tội lỗi này do đâu mà có? Liệu có còn tương lai để chúng ta nói rằng đến một ngày nào đó lịch sử sẽ phơi bày ra ánh sáng ai công ai tội khi mà nguy cơ bị xóa sổ một dân tộc đang rất cận kề bởi kẻ địch không cần tốn viên đạn nào, họ chỉ cần đứng nhìn chúng ta chết dần chết mòn trong chứng sốt rét tâm hồn và lăn ra chết? Tác giả cũng viết về những người lính hai bên trong trận chiến ấy: Cái chết đến từ Trung Quốc, đến từ một Quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”, từ một “người anh em Quốc tế Cộng sản”, từ một “anh cả Cộng sản chủ nghĩa”… Và ai phải chết? Đó là những người lính cả hai phía, những người lính bị nhồi sọ giết tróc vô tội vạ của hồng vệ binh Trung Quốc và những người lính say chiến khi ngửi phải thuốc súng của quân đội Cộng sản Việt Nam. Cả hai phía, một bên xâm lược, một bên chống chọi bảo vệ đất nước. Nhưng cả hai bên đều được đào tạo dưới mái trường Cộng sản và cả hai bên đều xuất thân từ dân đen khốn khó. Cũng viết về chuyện đồng ý thức hệ đó của cuộc chiến năm xưa, nhà văn Hòang Lại Giang viết trên trang Ba Sàm rằng nó là một cuộc chiến kỳ hoặc, và đúng như những gì nhà cầm quyền Trung Quốc lên tiếng khi phát động cuộc chiến tranh, là Việt nam đã nhận được một bài học đắt giá: Một cuộc chiến tranh không ai hiểu nổi! Bởi nó không hẳn là cuộc chiến cướp nước, cũng không hẳn là cuộc chiến tranh ý thức hệ. Nó là cuộc chiến tranh trả thù – nước lớn trả thù nước nhỏ (đàn em) đang muốn tự chủ. Đúng là Đặng Tiểu Bình đã dạy cho chúng ta BÀI HỌC nhớ đời, đời nọ nối đời kia. BÀI HỌC cả tin cái gọi là “đồng chí”, cái gọi là “16 chữ vàng”, cái gọi là “4 tốt!” Cả tin dẫn đến mất CẢNH GIÁC để bị động trước một cuộc xâm lăng … dẫn đến những mất mát, hy sinh không đáng có, tạo nên một vết hằn sâu đậm về hai dân tộc vốn có hàng ngàn năm đã từng là kẻ thù của nhau! Người Việt Nam mình đâu đến nỗi nhẹ dạ, cả tin đến như thế! Chỉ vì ý thức hệ, vì mấy cái chữ vàng, chữ bạn, chữ tốt… mà mất CẢNH GIÁC! Nên mới ra nông nỗi này! Ai đã nhẹ dạ, cả tin? Ai đã tuyên truyền cái tình đồng chí, anh em, môi răng? Chính những người ấy phải trả lời những câu hỏi trên trước lịch sử. Nhưng điều mà những người Việt hôm nay lo lắng là những quên lãng của những người viết sử ngày nay, cộng với thời gian, những thế hệ người Việt mai sau sẽ không còn nhớ gì nữa. Tác giả Nguyễn Duy Xuân viết trên trang blog Dân Quyền: Những người lính và nhân dân trực tiếp tham gia cuộc chiến không quên. Những gia đình thân nhân liệt sĩ, thương binh của cuộc chiến không quên. Và thế hệ những người Việt Nam sống ở thời điểm 1979 ấy cũng không quên. Không thể nào quên bởi đó là quá khứ đau thương nhưng hào hùng của đất nước. Nhưng liệu thời gian có thể xóa nhòa tất cả nếu chúng ta không ghi lại, không nhắc nhở cho con cháu? Để thoát khỏi sự lãng quên, khỏi căn bệnh sốt rét như Viết từ Sài Gòn đề cập, hay tìm cách thoát khỏi Trung Quốc, Lê Văn Tâm cho rằng chỉ có một con đường dân chủ hóa Việt Nam mà thôi. Có lẽ chỉ như vậy mới trả lời được những câu hỏi của nhà báo Vũ Kim Hạnh trong ngày 17/2 năm nay: Người Việt Nam có lịch sử không? Người Việt Nam có một dạ hai lòng không? Cái gì là lịch sử làm sao bôi xóa hay bẻ cong?
  10. Trước khi gặp lại một người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt Nam, nó háo hức ơi là háo hức. Anh bạn này là con trai một người lính Mỹ đã từng sang tham chiến ở quê hương trong những năm 60. Anh lớn lên và được kể cho nghe về những đau khổ do chiến tranh gây ra cho người dân quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn bù đắp lại chút nào đó cho con người Việt Nam, anh quyết định gác lại sự nghiệp riêng để sang Việt Nam. Nhưng sau khi gặp anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi. Buồn lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi anh bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không tính sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.” Mới đầu nó tự ái lắm khi nghe câu nói ấy. Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều người đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại có thể kết luận cẩu thả như thế?” Nhưng người phương tây thường nói có sách mách có chứng đàng hoàng. Bởi thế, nó chỉ còn biết im lặng mà nghe. Ngậm ngùi. Đau! Anh bạn nước ngoài kể dài lắm nhưng một cách vắn tắt thì như thế này: “Tôi yêu quý dân tộc của bạn. Tôi cảm thấy khổ tâm khi thấy những hậu quả của chiến tranh để lại. Mới đầu tôi dự tính sẽ sống ở đất nước bạn lâu dài, mong có thể làm được điều gì đó bù đắp lại những đau khổ do cha ông chúng tôi đã gây ra. Tôi thấy quê hương các bạn đang từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế nên tôi hy vọng giúp các bạn chút vốn liếng tiếng Anh để các bạn dễ hoà nhập hơn. Tôi không hối hận đã được cống hiến thời gian và sức lực cho các bạn sinh viên Việt Nam vì tôi thích làm điều có ý nghĩa. Nhưng thật là khó sống ở đây khi dân trí khá thấp”. Anh bạn này nói tiếp: “Một lần kia tôi đang đi bộ trong một con hẻm, chợt nghe có tiếng vật gì đang rơi từ trên cao xuống. Theo phản xạ tự nhiên, tôi ngẩng đầu lên xem thì thấy một bịch rác ai đó vứt qua cửa sổ đang rơi xuống. May quá tôi nhảy qua một bên né kịp chứ không thì….”. Rồi lần khác, đang chạy xe trên đường, tôi giật mình khi thấy có người ném một con chuột từ trong nhà ra ngoài đường. Tôi hốt hoảng tránh nó, suýt nữa bị tai nạn. Vứt rác ra nơi công cộng đã là một điều kinh khủng rồi, bây giờ lại ném cả chuột ra ngoài đường. Chiều hôm đó tôi có việc phải đi lại trên cùng một con đường, con chuột đã bị xe khác cán nát be bét. Nhìn rợn cả gai ốc! À, có chuyện này tôi hỏi bạn. Bạn đã sống ở một số nước ngoài, bạn có thấy người đi xe hay bấm còi không?” “Rất ít khi, chỉ khi nào khẩn cấp thôi.” Nó trả lời. “Đúng vậy. Còn nhiều người ở quê hương bạn bấm còi rất ồn ào, bất cứ lúc nào, ngay cả những nơi cần tôn trọng sự yên tĩnh như bệnh viện, trường học. Rồi trong phòng chiếu phim, có không ít người vẫn bật điện thoại lên nói chuyện tỉnh bơ như chỗ không người. Có lẽ họ không thấy chung quanh họ là người bởi vì người thì cần được tôn trọng. Bạn thấy sao?” “À, thì chuyện đó, tôi cũng không rành lắm vì tôi ít đi coi phim”. Nó miễn cưỡng đáp. “Tôi quen một cô bạn Việt Nam. Có lần tôi theo cô ấy vào bệnh viện để thăm người nhà đang nằm điều trị tại một bệnh viện công. Thân nhân của người bệnh người thì ngồi, người thì nằm nghỉ la liệt dưới nền lối đi. Trong các phòng dành cho bệnh nhân, tôi cũng thấy thân nhân họ nằm dưới đất, thậm chí dưới gầm giường. Chữa trị trong môi trường ồn ào, xô bồ như thế này, làm sao mau khỏi bệnh được! Không chừng tạo ra thêm nhiều bệnh nhân mới nữa ấy chứ. Cô bạn tôi còn kể rằng nếu không có tiền mà vào bệnh viện thì dù có gặp nguy hiểm cũng vẫn phải nằm đó chờ. Tôi hỏi lỡ bệnh nhân tử vong thì sao, cô ấy đáp: “Thì chết chứ sao nữa”. Vào phòng thăm người nhà cô ấy, tôi thấy mỗi lần cô ấy muốn nhờ bác sĩ hay y tá điều gì, để cho nhanh chóng và vui vẻ thì cô ấy phải bỏ tiền vào phong bì đưa cho họ, gọi là tiền trà nước. Chẳng lẽ bác sĩ, y tá ở nước bạn cần uống nhiều trà nước vậy sao?!” “À, thì chắc là khí hậu ở đấy nóng nên hay khát nước…” Nó đùa cho bớt đau. “Bạn biết không, lúc tôi đến nước bạn lần đầu tiên, tôi đi chung với một Việt kiều. Lúc vào cửa khẩu kiểm tra hộ chiếu và thị thực, không hiểu sao anh cảnh sát cứ để bạn tôi đứng đó chờ. Cuối cùng thì bạn tôi bỏ vào hộ chiếu một tờ giấy nhỏ màu xanh xanh, “nhỏ nhưng có võ”, thế là anh cảnh sát vui vẻ cho qua liền và chúc bạn tôi kỳ nghỉ thoải mái. Tôi là người gốc nước ngoài, hình dáng khác, tiếng nói cũng khác nên không thấy anh cảnh sát nói gì. Chắc cùng là người Việt nên dễ “nói chuyện” hơn! Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều ấy xảy ra ở nước tôi. Đó sẽ bị coi là một hành vi hối lộ. Ở nước bạn, việc này xảy ra lộ liễu giữa ban ngày như vậy mà không sao nhỉ?” “Tôi nhớ trước đây báo chí cũng có nói đến việc này, nhưng một thời gian sau thì lại tái diễn và chẳng thấy ai nói gì nữa.” Nó đáp. “Bạn biết không, tôi sẽ không bao giờ quên mùa Giáng Sinh năm vừa rồi của tôi. Chị tôi gửi cho tôi một bánh trái cây (fruitcake) do chính tay chị ấy làm. Chúng tôi có truyền thống ăn bánh với rượu sữa Bailey vào đêm Giáng Sinh, ngon lắm. Nhận được tin chị báo qua email, tôi mừng quá vì thèm. Nhưng đến khi tôi ra bưu điện lấy quà, người ta đòi tôi hơn 2 triệu đồng, tức là hơn 1 trăm đô-la Mỹ. Ôi trời ơi, chị tôi mất công làm bánh, tốn kém hết cỡ thì cũng chỉ hai ba chục đô-la. Cuối cùng, tuy tiếc hùi hụi nhưng tôi quyết định không nhận món quà ấy nữa vì tôi thấy quá vô lý và bị xúc phạm. Luật pháp Mỹ rất chặt chẽ về việc gửi hàng, nhất là thực phẩm, nên họ đã kiểm tra hàng gửi kỹ lưỡng. Vậy mà bưu điện bên đất nước bạn lại tự ý mở bánh của tôi ra xem. Ai mà dám ăn bánh đó nữa. Lúc mở ra, biết đâu người ta bỏ cái gì khác vào đó thì sao. Thêm nữa, ở phiếu dán liệt kê các mặt hàng gửi đã ghi rõ nội dung hàng gửi rồi, tại sao bưu điện nước bạn không biết tôn trọng quyền riêng tư, uy tín của người gửi và người nhận. Nếu họ thắc mắc muốn biết chắc chắn hàng gửi có hợp pháp và an toàn hay không, họ cần phải làm việc với bưu điện bên Mỹ chứ không thể tuỳ tiện mở ra được. Vả lại, một cái bánh nhỏ không thể tốn nhiều tiền như vậy. Lúc ấy, tôi rất thất vọng về sự việc này. Sau đó ít ngày, tôi còn thất vọng hơn khi biết rằng một sinh viên trong lớp tôi dạy cũng rơi vào trường hợp tương tự. Có người chị từ California gửi cho cậu ta một hộp sô-cô-la và một lọ thuốc vitamin C sản xuất tại Mỹ để chúc mừng sinh nhật. Người ta khui cả bưu phẩm ra rồi yêu cầu cậu ta đóng phí 1 triệu 6 trăm ngàn. Cậu ta hỏi tại sao lại phải đóng tiền trong khi chị cậu đã đóng tiền rồi. Nhân viên bưu điện bảo thuốc này cần phải đi kiểm tra lại xem có an toàn không. Cậu ta hỏi ngược lại: “Mỹ là nước có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất thế giới. Các anh có trình độ kiểm tra người ta sao? Mà chỉ là một lọ vitamin C thông thường, chẳng lẽ các anh thật sự quan tâm đến sức khỏe của tôi đến nỗi đi kiểm tra độ an toàn của nó giùm tôi?” Các nhân viên phải xuống nước và giảm phí xuống còn 5 trăm ngàn, nói rằng coi như là xin tiền cà phê sáng. Cậu sinh viên nói với tôi rằng mấy người nhân viên quèn trong đó thôi cũng đã đeo đầy vòng vàng, nhẫn vàng, họ không thiếu tiền uống cà phê sáng đâu”. “Bạn có vẻ “bức xúc” quá. Tôi xin lỗi!” Nó trấn an. “Đúng, tôi “bức xúc”. À, còn chuyện này nữa. Hôm nọ tôi đi ăn nhà hàng với mấy thầy cô đồng nghiệp bản xứ của bạn. Lúc ăn, tôi thấy họ xả rác bừa bãi xuống sàn nhà. Sao không để gọn trên bàn hoặc cho vào thùng rác gần đó nhỉ? Bạn thấy không, có bằng cấp cao đâu hẳn là có dân trí cao”. Nó giật mình vì câu nói này. Hoá ra dân trí là một cái gì khác hơn là bằng cấp. Người bạn nước ngoài kể tiếp: “Bạn biết không, mới hôm qua thôi, tôi đang đi ngoài đường thì chứng kiến một vụ va quẹt xe máy. Rõ ràng là người A chạy ẩu quẹt vào người B. Vậy mà người A vừa la hét vừa đánh người B, đổ lỗi hết cho người B. Sao người A lại có thể lỗ mãng, vô liêm sỉ như thế? Có lỗi thì phải can đảm nhận lỗi chứ. Sao lại muốn đổi trắng ra đen, lật lọng như thế? À, tôi nhớ đến một vụ tai nạn giao thông khác cách đây không lâu. Người bị nạn nằm trên vũng máu trong khi cả một đám đông bu quanh để xem mà không ai động đậy một ngón tay để giúp đỡ. Trước khi đến nước bạn, tôi nghe rằng người dân ở đây có tinh thần cộng đồng cao lắm. Nhưng tôi thật sự chưa cảm nhận được”. “Ui, nãy giờ say sưa nói chuyện để thức ăn nguội rồi. Nào ta ăn thôi”. Nó mời bạn. “Đúng rồi. Mình ăn đi. Thú thật với bạn, từ ngày tôi trở về Mỹ lại, tôi mới thấy an tâm khi ăn uống. Bên quê hương bạn, quả là có nhiều món ăn rất ngon, tôi rất thích. Nhưng đáng tiếc và đáng sợ vì thức ăn của các bạn không bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính tai tôi nghe một số sinh viên trong lớp nói rằng bây giờ ăn uống là “hên xui”. Ai “hên” thì ăn trúng thức ăn nhiều hoá chất và chết sớm trước khi có con cái. Ai “xui” thì ăn trúng thức ăn có hoá chất bộc phát chậm và để lại bệnh tật di truyền cho con cháu. Tôi nghe mà lạnh hết cả người”. “Đúng là có chuyện thực phẩm của chúng tôi có nhiều hóa chất độc hại do một số người hám lợi mà thiếu lương tâm”. Nó đồng ý. “À, có một điều làm tôi rất ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói với tôi rằng học sinh bây giờ quay cóp trong thi cử nhiều lắm. Hơn nữa, một số người trong vị trí lãnh đạo còn mua bằng cấp chứ không phải tự trau dồi kiến thức mà có. Các sinh viên còn kể cho tôi nghe rằng nếu một sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm muốn cống hiến trí thức của mình cho các thế hệ tương lai trong một ngôi trường, họ phải đóng tiền gì đó đến cả trăm triệu khi nộp đơn xin việc. Việc họ được nhận vào giảng dạy phụ thuộc vào số tiền kia chứ không dựa trên tài năng của họ. Có thật như thế không bạn?” “Ừm, tôi cũng có nghe nói đến tình trạng ấy”. Nó miễn cưỡng trả lời. “Wow, nếu mà như vậy thì làm sao có dân trí được nhỉ?” – Người bạn nước ngoài chặc lưỡi, lắc đầu. Bây giờ thì nó hiểu ra ý nghĩa của dân trí. Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân trí không chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu thương bác ái. Một xã hội dân trí là xã hội gồm có những người biết yêu thương chân thành như vậy. “À này bạn, tôi cảm thấy thú vị về đất nước của bạn, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, đa lý tưởng, đa đảng phái. Thực tế phức tạp vậy mà các bạn vẫn cùng nhau tiến lên đạt được phát triển trên nhiều lãnh vực như kỹ thuật, nghệ thuật, nhân văn, y học, tâm lý, kinh tế, xã hội, chính trị, từ thiện vào bậc nhất thế giới. Theo bạn thì yếu tố nào đã giúp ổn định và phát triển đất nước bạn như thế?” Nó hỏi. “Theo tôi, một trong những yếu tố giúp ổn định xã hội phức tạp của chúng tôi chính là yếu tố niềm tin. Nếu thiếu khía cạnh nền tảng này, ắt hẳn xã hội của chúng tôi đã loạn từ lâu. Đánh giá thấp vấn đề niềm tin khờ dại vất bỏ yếu tố giúp ổn định, hài hòa. Niềm tin chân chính vào một Thượng Đế Tình Yêu giữ cho chúng tôi biết sống có ý nghĩa, trung thực, tôn trọng, vị tha, cầu tiến bằng năng lực của chính mình, bác ái. Khi chúng tôi biết sống những giá trị tích cực ấy một cách tự hào, nhờ có niềm tin, một xã hội phức tạp như của chúng tôi không những giữ được thăng bằng mà còn thăng tiến nữa. Văn minh của chúng tôi là văn minh có lòng nhân ái vị tha làm nền, gọi là dân trí”. Là người có niềm tin, nó hiểu rõ điều anh bạn nước ngoài vừa nói nên gật đầu: “Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn!” Lúc chia tay, người bạn nước ngoài vừa ôm chào nó vừa nói: “Tôi xin cầu nguyện cho dân trí của quê hương bạn. Chúc các bạn bình an!” Joseph Nguyễn (Ba Sàm)
  11. Tôi và vài người bạn đang đọc đi đọc lại cuốn sách miễn phí tuyệt vời, Từ Độc tài Đến Dân chủ của Gene Sharp. Chương tôi thích nhất là chương ba có tựa đề “ Quyền lực đến từ đâu?” Trong chương này tác giả trích truyện ngụ ngôn Trung Hoa vào thế kỷ thứ mười bốn của Lưu Cơ: Một ông lão ở nước Chu còn sống nhờ bắt khỉ phục vụ mình. Người nước Chu gọi ông là “hầu công”. Mỗi buổi sáng, ông lão đều tập họp bọn khỉ lại ở ngoài sân, rồi ra lệnh cho con khỉ già nhất dẫn cả bọn lên núi hái trái cây. Theo luật mỗi con khỉ phải nộp một phần mười số trái cây hái được cho ông lão. Con nào không làm đúng như thế sẽ bị đánh bằng roi dã man. Tất cả những con khỉ đều khổ sở vô cùng, nhưng không dám than van. Ngày nọ, một con khỉ nhỏ hỏi những con khỉ khác: “Có phải ông lão đã trồng tất cả các cây ăn trái này?” Những con này nói: “Không, chúng mọc tự nhiên.” Con khỉ nhỏ hỏi thêm: “ Vậy chúng ta có thể lấy trái cây mà chẳng cần xin phép ông lão?” Những con này đáp: “ Đúng, chúng ta ai lấy cũng được.” Con khỉ nhỏ hỏi tiếp: “Như vậy, tại sao chúng ta nên lệ thuộc vào ông lão; tại sao tất cả chúng ta phải phục vụ lão?” Con khỉ nhỏ chưa nói dứt lời thì tất cả những con khỉ khác bất ngờ ngộ ra và thức tỉnh. Ngay tối hôm ấy, canh chừng thấy ông lão đã ngủ say, bọn khỉ phá hủy tất cả các rào chắn của trại đã giam cầm chúng, rồi phá hủy tan tành cả trại. Chúng cũng lấy tất cả trái cây ông lão cất trong kho đem vào rừng, và không bao giờ trở lại. Ông lão cuối cùng chết đói. Gene Sharp chẳng do dự trích thêm lời bàn của Úc Ly Tử: “ Trên đời có nhiều kẻ trị dân bằng thủ đoạn chứ không phải bằng đạo lý chính nghĩa. Thử hỏi họ có khác gì hầu công trong truyện. Họ không biết mình dại. Vì một khi người dân hiểu ra, thủ đoạn của họ chẳng còn dùng được nữa.” Câu hỏi xác đáng cho tôi và tôi tin cũng cho các bạn tôi những người yêu nước là: Quyền lực của người lãnh đạo của bất luận quốc gia nào xuất phát từ đâu? Nếu chúng ta có thể hiểu thấu được cách thức quyền lực chính trị hoạt động này, chúng ta có thể vận dụng sự thấu hiểu ấy tốt hơn. Vì thế tôi muốn bàn đến vài điểm rất quan trọng mà Lưu Cơ đã ám chỉ trong ngụ ngôn rất hay của ông: 1 Ông lão còn sống nhờ bắt khỉ phục vụ mình. Truyện kể ông lão còn sống nhờ bắt khỉ phục vụ mình. Hãy lưu ý truyện không nói bọn khỉ còn sống nhờ phục vụ ông lão. Những con khỉ này có thể tự sống được như chúng đã tự sống được trong biết bao nhiêu năm trời trước khi ông lão đến bắt chúng phục vụ ông. Chắc hẳn lúc ấy ông còn trẻ khi chúng bắt đầu phục vụ ông rồi từ đấy cả một thế hệ khỉ ra đời chỉ biết phục vụ ông. Ngày xưa chắc hẳn ông đã làm nên kỳ tích anh hùng là rào chiếm đất đai, hạ sát những loại thú ăn thịt khỉ cho nên những con khỉ cảm thấy có bổn phận phục vụ ông. Mặt khác, ông lão có thể đánh bại con khỉ đầu đàn và rồi đe dọa giết sạch tất cả các con khỉ còn lại. Như vậy, bọn khỉ có thể sợ quá phải khuất phục. 2. Mỗi buổi sáng, ông lão đều tập họp bọn khỉ lại ở ngoài sân, rồi ra lệnh cho con khỉ già nhất dẫn cả bọn lên núi… Ông lão chọn ra những con khỉ cầm đầu dựa trên những phẩm chất biểu lộ nhưng ông cũng lưu tâm đến phong tục văn hóa của khỉ. Vì vậy con khỉ lớn tuổi nhất, có lẽ cũng mạnh nhất, được chọn làm con khỉ đầu đàn và trách nhiệm của nó là chỉ huy những con khác. 3.Theo luật mỗi con khỉ phải nộp một phần mười số trái cây hái được cho ông lão. Ai đặt ra luật này, tôi hỏi? Tại sao một phần mười mà không một phần trăm? Những con khỉ mà trước khi ông lão xuất hiện đều tự do hái và ăn trái cây nhiều vô kể trong thiên nhiên có được hỏi ý kiến về luật này? Tôi chắc chắn có nhiều con khỉ hỏi con khỉ đầu đàn những câu hỏi này. Tôi tự hỏi con khỉ đầu đàn trả lời chúng ra sao. 4. Con nào không làm đúng như thế sẽ bị đánh đập dã man. Tôi chợt nảy ra câu hỏi thú vị là: Làm thế nào ông lão tuy không đi vào rừng để đếm mỗi ngày mỗi con khỉ hái được bao nhiêu trái cây mà lại biết được con khỉ nào không nộp đủ 10%? Phải chăng, dưới sự chỉ dẫn của con khỉ đầu đàn, ông đã chỉ định vài con khỉ làm công việc “kiểm kê” vào lúc cuối ngày khi tất cả những con khỉ đi hái trái cây trở về? Phải chăng những con khỉ được giao việc kiểm kê không phải hái trái cây mà chúng còn được hưởng thành quả lao động của bạn mình ở một nơi đặc biệt mà ông lão đã dành riêng cho chúng? Phải chăng chúng đã chọn ra 10 % trái cây nào ngon nhất và to nhất từ trong đống trái cây của bạn mình nên nhờ thế ăn ngon hơn những con khỉ khác rất nhiều. Bởi lẽ đàn khỉ chắc hẳn hái được rất nhiều trái cây cho nên những con khỉ làm công việc kiểm kê này tha hồ mà chọn lựa trái cây vì ông lão không ngừng ban cho chúng rất nhiều trái cây để bọn chúng luôn trung thành với ông. Biết ông lão không phải lúc nào cũng ở gần bên và chắc tin tưởng chúng mà giao chìa khóa nhà kho, những con khỉ được hưởng đặc quyền này có thể ăn xén trái cây trong kho mà ông lão không biết? Phải chăng ông lão thực sự có thời gian và sức lực để đánh bọn khỉ bằng roi? Tôi nghĩ ông chọn những con khỉ khỏe nhất để thay ông đánh những con khỉ khác. 5. Tất cả những con khỉ đều khổ sở vô cùng, nhưng không dám than van. Lời khẳng định này thật thú vị và rất gợi mở bởi lẽ chắc hẳn có vài con khỉ được ban nhiều đặc quyền. Phải chăng nhiều con khỉ khổ sở nhưng vẫn tin tưởng cuộc sống của chúng dù sao cũng tốt hơn dưới sự bảo vệ của ông lão? Phải chăng ông hay đe dọa bọn khỉ là những loại thú ăn thịt chúng rồi sẽ quay trở lại đến mức chúng đành cam phận? Phải chăng những con khỉ trẻ ra đời dưới sự thống trị của ông không thể nào liên hệ với quá khứ nên chỉ biết phục tùng theo? Hay những con khỉ lớn tuổi hơn, sau vài lớp học với ông lão về quá khứ kinh hoàng của chúng, chỉ truyền đạt lại những chuyện đáng sợ về những con khỉ bị hổ báo ăn thịt? Phải chăng chúng cố tình quên những câu chuyện về tự do? Khi chúng tự do đi lại khắp nơi trong rừng, khi chúng thích đâu ngủ đó? Phải chăng có thể chúng làm như không biết sự thật là tất cả các luật lệ đều được tất cả các con khỉ tán thành? Tại sao, với tất cả những đau khổ này, chúng không dám than van? Phải chăng vì than van bị cấm hay có thể bị trừng phạt với nhiều roi vọt hay còn tàn tệ hơn? 6. Ngày nọ, một con khỉ nhỏ hỏi những con khỉ khác: “Có phải ông lão đã trồng tất cả các cây ăn trái này?” Những con này nói: “Không, chúng mọc tự nhiên.” Con khỉ nhỏ hỏi thêm: “ Vậy chúng ta có thể lấy trái cây mà chẳng cần xin phép ông lão?” Những con này đáp: “ Đúng, chúng ta ai lấy cũng được.” Những câu hỏi rất trọng tâm! Những câu hỏi này không chỉ đi thẳng vào điểm then chốt của nỗi khổ đau của chúng mà những câu hỏi này còn được con khỉ nhỏ hỏi một cách rất thông minh. Con khỉ này chắc hẳn đã bị những con khỉ khác khỏe hơn làm việc cho ông lão bắt nạt nhiều nhất nhưng dẫu sao nó vẫn thương những con khỉ đồng loại. Nó ắt hẳn đã nghe mẹ kể những chuyện về thời tự do ngày xưa nên ao ước những ngày tự do ấy trở lại. Khi chúng vào rừng hái trái, tôi đoán nó nhanh chóng tách ra khỏi đàn. Nó ắt hẳn đã tiếp xúc với những con khỉ chưa bao giờ chịu cảnh nô lệ. Nhưng thay vì xin tỵ nạn và ở lại với những con khỉ tự do ấy, nó chọn quay trở về với đàn và chia sẻ những câu chuyện này với những con khỉ bạn. Nó quyết chí tự học hỏi rất cần cù cách thức giải phóng đồng loại mình. Nó càng ngày càng can trường hơn bất chấp bao hăm dọa và răn đe của con khỉ đầu đàn và những con khỉ khác nịnh hót ông lão. Vào ngày nó hỏi câu hỏi ấy, nó tự nhiên trở thành thủ lãnh của đàn khỉ. Lời đáp cho những câu hỏi này ắt hẳn phải là kết quả của nhiều lần huấn luyện mà nó đã hướng dẫn cho một số con khỉ được tuyển chọn để dạy chúng rằng chúng có thể tự do và cũng chỉ cho chúng thấy trái cây thực ra là quyền của tất cả con khỉ. Tại sao lại phải hỏi? Vì lời giải cho cuộc đấu tranh đầy thử thách của chúng đã luôn luôn có sẳn ở trong lòng chúng! Hãy lưu ý là những câu hỏi của con khỉ nhỏ cũng diễn ra theo từng giai đoạn và ắt hẳn trước đấy những câu hỏi này ban đầu đã được đặt ra cho một nhóm nhỏ những con khỉ nhỏ. Khi số lượng thành viên nòng cốt tăng lên với những con khỉ càng biết nhiều hơn và khôn ngoan hơn thì chính tự do đã luôn luôn có sẳn ở trong lòng chúng bắt đầu thể hiện! 7. Con khỉ nhỏ hỏi tiếp: “Như vậy, tại sao chúng ta nên lệ thuộc vào ông lão; tại sao tất cả chúng ta phải phục vụ lão?” Sau khi cuộc mưu tìm tự do của tất cả con khỉ đã chín muồi, con khỉ nhỏ nhưng khôn ngoan hỏi câu hỏi sinh tử mà phá tan xiềng xích gông cùm đang giam hãm chúng! 8. Con khỉ nhỏ chưa nói dứt lời thì tất cả những con khỉ khác bất ngờ ngộ ra và thức tỉnh. Thật là ngày tuyệt vời khi tất cả những con khỉ bao gồm con khỉ đầu đàn, các con khỉ thi hành luật một phần mười và những con khỉ đánh roi trừng phạt thảy đều trở nên thấu hiểu và nhận thức tất cả chúng đều đang ở trong nhà tù. Con khỉ đầu đàn và lũ khỉ nịnh nọt chắc xấu hổ và ân hận biết bao.! Tuy nhiên chúng mau chóng tha thứ cho nhau và nghĩ ra kế hoạch. 9. Ngay tối hôm ấy… Tại sao vào chính ngay đêm ấy? Vì không có con khỉ nào, sau khi khám phá mình có thể tự do, lại muốn ở tù thêm dù chỉ một ngày. Tự do trở thành nhu cầu khẩn thiết và cấp bách mà chẳng có gì ngăn chặn được. 10.… canh chừng thấy ông lão đã ngủ say,.. Tại sao giữa đêm khuya vắng lặng? Tại sao không giữa ban ngày để chúng có thể nhìn rõ ràng hơn cái gì chúng cần phải phá hủy? Và tại sao chờ ông lão ngủ say? Tại sao, chúng đánh lúc ông lão dể bị tổn thương nhất? 11. Bọn khỉ phá hủy tất cả các rào chắn của trại đã giam cầm chúng, rồi phá hủy tan tành cả trại. Tại sao lại phá hủy tất cả các rào chắn của trại giam nếu chúng không dự định trở lại? Vì những ai đã thoát được sẽ không muốn những kẻ khác phải trải qua cảnh nô lệ như mình! Ông lão biết đâu có thể lại đi bắt bầy khỉ mới về phục vụ ông? Chúng phá tan tành cả trại. Chúng không để lại dấu vết nào của cuộc đời nô lệ của chúng trước đây. 11. Chúng cũng lấy tất cả trái cây ông lão cất trong kho… Tại sao không để lại cho ông một ít trái cây ông có ở trong kho? Vì trước tiên tất cả trái cây đều thuộc về chúng cho nên chúng phải lấy lại. Bất công đã gây ra phải được sửa sai. 12. đem vào rừng… Tại sao không đuổi ông lão đi và ở lại trong nhà ông, qua đấy chế nhạo ký ức tàn ác của ông? Chính là vì lý do chúng hành động không phải vì căm thù mà vì công lý. Chúng cũng không muốn chính cách đối xử tàn ác như thế có chỗ để lại trỗi dậy lần nữa. Chúng ra đi bỏ lại đằng sau tất cả mọi thứ. 13. và không bao giờ trở lại. Chúng đã hoàn toàn từ bỏ trong tâm hồn và thể chất cách đối xử độc đoán mà chúng đã chịu đựng và sẽ không bao giờ trở lại với tình cảnh ấy. 14. Ông lão cuối cùng chết đói. Điều thú vị là chúng để cho ông lão sống. Ông đã già rồi, chúng có thể giết ông lão để thỏa mãn sự trả thù nhưng thay vì thế chúng quyết định từ chối cho ông chính điều mà giúp ông còn sống. Đó là sự phục vụ, phục tùng, và trung thành của chúng. Ông lão chỉ còn lại một số phận duy nhất. Chết đói. “ Trên đời có nhiều kẻ trị dân bằng thủ đoạn chứ không phải bằng đạo lý chính nghĩa. Thử hỏi họ có khác gì hầu công trong truyện. Họ không biết mình dại. Vì một khi người dân hiểu ra, thủ đoạn của họ chẳng còn dùng được nữa.” Vậy, quyền lực đến từ đâu?? Charles A.O. MakmotTrần Quốc Việt dịchDịch giả gửi tới Dân Luận Nguồn: Dịch từ blog Afrikanpatriot ngày 4/5/2012. Tựa đề của người dịch là lời của Étienne de La Boétie trong tác phẩm kinh điển đầu tiên về bất bạo động“ Discourse on Voluntary Servitude” được viết ra cách đây gần 500 năm. https://afrikanpatriot.wordpress.com/2012/05/04/the-monkey-master-fable-whence-comes-the-power/ (Theo Dân Luận)
  12. Trong mùa bầu cử này đã có nhiều thảo luận về tham nhũng, về việc các chính trị gia được “mua chuộc và rao bán”, và về “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (hoặc cấu kết, bè phái). Những từ này có nghĩa là gì? Vì sao chúng ta nên quan tâm? Có một cách nào để giảm tham nhũng và khôi phục lại niềm tin của chúng ta vào chính phủ không? Nhà văn Jay Cost, một nhà bình luận cho tờ The Weekly Standard, trả lời các câu hỏi đó và đề xuất một giải pháp mà tất cả xã hội đều có thể có lợi. Chủ Nghĩa Tư Bản “Thân Hữu”. Nó là gì? Vì sao nó mang lại tiêu cực? Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta hãy nghĩ về chủ nghĩa tư bản theo mô hình cổ điển và tích cực. Nó chính là tiền đề cho sự trao đổi tự do của hàng hóa và dịch vụ giữa các nhà kinh doanh độc lập. Ví dụ bây giờ tôi muốn mua vài ngũ cốc (cereal). Cửa Hàng Tạp Hóa của Steve đang bán thương hiệu tôi muốn với giá $4. Cửa Hàng Tạp Hóa của Ted thì bán nó với giá $5. Tôi mua nó từ Steve, một điều đã tạo ra giá trị tối ưu cho cả tôi và ông ta. Trong khi đó, Ted bây giờ đã có một động lực để cắt giảm chi phí để cạnh tranh tốt hơn. Hãy lập đi lập lại giao dịch này hàng tỷ lần mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm, và đó là cách nền kinh tế của chúng ta hoạt động và phát triển. Hoặc ít nhất đó là cách đáng lẽ ra nó phải làm theo. Bây giờ, còn Chủ Nghĩa Tư Bản “Thân Hữu” thì sao? Bây giờ, ví dụ chính phủ muốn mua vài ngũ cốc. Nói chính xác hơn, Ủy Ban Cho Việc Thâu Tóm Ngũ Cốc của Hạ Viện được giao nhiệm vụ cho việc đó. Steve vẫn bán nó với giá $4. Ted thì $5. Tôi mua từ Steve. Giá của ông ta là giá thấp hơn. Nhưng, Ủy Ban Cho Việc Thâu Tóm Ngũ Cốc lại mua từ Ted. Tại sao? Bởi vì Ted đã vận động Ủy Ban đó. Bởi vì trụ sở công ty của ông ta nằm trong khu vực đại diện của Chủ Tịch Ủy Ban. Bởi vì ông ta đã nguyên góp nhiều hơn trong các cuộc bầu cử. Bởi vì ông ta đã hứa hẹn một công việc vận động cho một thành viên của Ủy Ban vẫn đang phân vân với quyết định và sắp về hưu vào năm tới. Đó là cách Chủ Nghĩa Tư Bản “Thân Hữu” hoạt động. Và nó xảy ra trên khắp cơ quan chính phủ — từ hợp đồng quốc phòng, đến hỗ trợ nông nghiệp, các chương trình năng lượng sạch, chi tiêu hạ tầng, nhà ở giá phải chăng, tem phiếu lương thực, Y Tế Cho Người Già, Gói Y Tế của Obama, chính sách thuế. Bạn có thể nêu ra rất nhiều. Chủ Nghĩa Tư Bản “Thân Hữu” đang tồn tại ở đó. Chủ nghĩa tư bản rất đạo đức bởi vì nó dựa trên trên một sự trao đổi tự nguyện giữa hai người độc lập – những người chỉ đồng ý với mối giao dịch vì nó tạo nên giá trị cho tất cả mọi người. Chủ Nghĩa Tư Bản “Thân Hữu” là vô đạo đức bởi vì một trong hai người — chính phủ — đã bị mua chuộc. Điều này tạo ra ba vấn đề. Thứ nhất, nó không công bằng. Các chính trị gia đang dùng tiền của công chúng, nhưng không vì lợi ích chung của công chúng. Thay vào đó, họ thưởng cho các bạn bè của họ, những người hỗ trợ họ hoặc chính bản thân họ. Hiến Pháp của chúng ta cho phép Quốc Hội quyền để cung cấp phúc lợi chung. Chủ Nghĩa Tư Bản “Thân Hữu” vi phạm nguyên tắc linh thiêng này. Thứ hai, nó vô cùng lãng phí. Trong ví dụ ngũ cốc ở trên, chính phủ đã trả thừa bằng cách mua từ Ted thay vì từ Steve. Điều đó là một sự lãng phí rõ ràng của tiền thuế nhân dân. Thậm chí, điều đó như ăn cắp tiền thuế của dân vậy. Còn đây là điều lãng phí hơn nữa. Ted phải dùng tiền để vận động chính phủ để lấy hợp đồng đó. Cho nên, ông ta đã không nhận được toàn số tiền trong giao dịch đó. Số tiền đó đáng lẽ ra có thể dùng để tạo ra một sản phẩm tốt hơn hoặc dùng vào những việc xây dựng tốt hơn. Các nhà kinh tế học gọi điều này là “sự tổn thất vô ích.” Và nó có thể trở nên rất đáng kể. Hơn nữa, Chủ Nghĩa Tư Bản “Thân Hữu” làm xáo trộn nền kinh tế. Trong một số ngành — như y tế, vay học phí, mua nhà thế chấp, và hàng không — chính phủ là một trong những người tiêu thụ lớn nhất của hàng hóa và dịch vụ. Cho nên những quyết định trong chính sách có thể có những tác động rộng lớn và tiêu cực. Nguyên một cái ngành có thể trở thành, sau một thời gian, một khách hàng của chính phủ. Khi điều đó xảy ra thì mục đích của doanh nghiệp không phải là để xây dựng một bẫy chuột (vị thế cạnh tranh) tốt hơn, mà để giữ gìn các chính trị gia hài lòng. Vậy Chủ Nghĩa Tư Bản “Thân Hữu” làm xã hội tốn kém bao nhiêu mỗi năm? Rất khó để nói chính xác, nhưng con số đó lên đến hàng chục tỷ dollar, và có thể hơn nữa. Thứ ba, nó dụ các chính trị gia vi phạm luật pháp. Một khi các chính trị gia cảm thấy tự do để tiêu tiền của công chúng cho mục đích chính trị riêng của họ, họ chỉ cần một bước để làm điều đó để đưa tiền vào túi riêng của mình hoặc đưa tiền vào quỹ vận động của họ, hoặc cả hai. Vậy thì chúng ta có thể làm gì? Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là công nhận rằng chính phủ phải có giới hạn. Đương nhiên, phải có một chính quyền quốc gia để quy định luật pháp cho xã hội, để thiết lập những luật chơi cho trò chơi và thi hành nó. Nhưng khi chúng ta mong chờ chính phủ để quảng bá một ngành nào đó, thay đổi vài lĩnh vực nào đó trong nền kinh tế, giúp vài nhóm cử tri nào đó, chúng ta thành lập một nền tảng cho Chủ Nghĩa Tư Bản “Thân Hữu” và những điều tiêu cực kèm theo như — chính sách ưu đãi, lãng phí, trộm cắp và những hình thức tham nhũng khác. Tổng Thống Thứ Bảy của Hoa Kỳ, Andrew Jackson, đã có một quan điểm rất hữu ích về đề tài này. “Không có một sự ma quái cần thiết nào trong chính phủ,” ông ta nói. ”Sự ma quái đó chỉ tồn tại trong sự lạm dụng của chính phủ. Nếu nó giới hạn chính nó trong sự bảo vệ công bằng, và, cũng như Thiên Đường đang làm mưa, nó ban ân huệ một cách công bằng cho người cao và thấp, người giàu và người nghèo, thì nó sẽ là một ân huệ hoàn hảo.” Jackson đã nói đúng. Một chính phủ giới hạn được hạn chế trong việc bảo vệ bình đẳng không thể chơi trò phe phái thân hữu. Một chính phủ giới hạn, nếu mục đích là dẹp bỏ Chủ Nghĩa Tư Bản “Thân Hữu”, thì đó là điểm bắt đầu. Tôi là Jay Cost của tờ Weekly Standard cho Đại Học Prager. Jay Cost, What is Crony Capitalism?, Prager University Dịch bởi: Ku Búa @ CAFEKUBUA.COM (Cà Fe Ku Búa)
  13. Mùa bầu cử sơ bộ ở Mỹ đã khai mạc vào ngày 1 tháng 2, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ở Iowa tiến hành các cuộc bỏ phiếu kín (caucus) để bầu cử ứng cử viên tổng thống của đảng họ. New Hampshire tiếp nối với một cuộc sơ bầu cử vào ngày 9 tháng 2 và các cuộc bầu cử sơ bộ ở các bang khác diễn ra sau đó cho đến tháng Sáu. Tại hầu hết các tiểu bang, bầu cử sơ bộ sẽ được tiến hành giống như các cuộc bầu cử bình thường, với những người dân đi bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu hoặc bằng đường bưu điện. Các cuộc bỏ phiếu kín thì phi chính thức hơn, thu hút số lượng cử tri đi bầu nhỏ hơn và bị chi phối bởi các nhà hoạt động của mỗi đảng. Các quy tắc áp dụng cho cả hai loại hình bầu cử này khác nhau tùy vào từng bang và từng đảng. Mục đích của quá trình này là để xác định số đại biểu của mỗi đảng tại mỗi tiểu bang ủng hộ các ứng cử viên trước khi hội nghị quốc gia của mỗi đảng diễn ra, nơi ứng cử viên tổng thống của mỗi đảng chính thức được công bố. Cuộc đua là nhằm giành các đại biểu, chứ không phải giành phiếu bầu: theo một số ước tính thì Hillary Clinton đã giành được nhiều phiếu bầu hơn so với Barack Obama hồi năm 2008, mặc dù bà bị thua nếu tính theo số lượng đại biểu giành được. Số lượng các đại biểu không được phân bổ tương ứng với số dân. Ví dụ, Texas có 155 đại biểu được dự hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng hòa, tương đương tỉ lệ 0,56% trên mỗi 100.000 dân của bang. New Hampshire có 23 đại biểu, tương đương tỉ lệ 1,73% trên mỗi 100.000 dân. Georgia có 76 đại biểu dự đại hội đảng Cộng hòa, trong khi Ohio chỉ có 66 mặc dù Ohio có dân số đông hơn. Về phía đảng Cộng hòa mỗi tiểu bang được cử ít nhất mười đại biểu; số đại biểu sẽ được tăng lên dựa trên hồ sơ của bang trong việc bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa trước đây, và ba đại biểu được phân bổ cho mỗi đơn vị bầu cử quốc hội. Mỗi bang cũng có thêm ba đại biểu là đảng viên tự do (chưa cam kết bỏ phiếu cho ai). Trong các kỳ bầu cử trước, những người dẫn đầu thường tìm cách đạt được chiến thắng ban đầu để tạo đà và thu hút các nhà tài trợ về phía mình, buộc các đối thủ phải rút lui. Ủy ban Quốc gia của đảng Cộng hòa đã điều chỉnh các quy định để cho phép các bang có lịch bầu cử muộn hơn có tiếng nói lớn hơn. Tác động ngoài dự kiến của điều này có thể sẽ là khiến các cuộc cạnh tranh kéo dài hơn, một điều mà các đảng viên cấp cao (party bigwigs) hy vọng tránh được. Để giành được đề cử của đảng Cộng hòa, một ứng viên phải đảm bảo giành được 1.237 trong tổng số 2.472 đại biểu của đảng. Tới ngày 15 tháng Ba (xem biểu đồ), khoảng 60% số đại biểu đảng Cộng hòa sẽ đã được xác định là ủng hộ ai, nhưng gần như tất cả trong số đó sẽ được phân bổ cho các ứng cử viên theo một tỷ lệ nào đó (sau khi họ đạt được một ngưỡng phiếu bầu nhất định). Sau ngày 15 tháng Ba, các bang có thể phân tất cả các đại biểu đảng Cộng hòa của bang mình chỉ cho ứng cử viên nào thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở bang mình. Phải đến đầu tháng Tư thì khoảng hai phần ba tổng số đại biểu mới được phân bổ xong. Trong quá khứ, ứng viên được ưa thích nhất một cách rõ ràng thường sẽ nổi lên sau ngày Siêu Thứ Ba (Super Tuesday), tức ngày 1 tháng 3 năm nay khi 12 bang tổ chức bầu cử sơ bộ cùng lúc – nhưng năm nay sau ngày hôm đó, ba hoặc bốn ứng cử viên vẫn có thể còn cơ hội giành chiến thắng trong cuộc đua của đảng Cộng hòa. Về phía đảng Dân chủ, theo tính toán mới nhất, bà Clinton có được sự ủng hộ của 380 trong số 713 siêu đại biểu (các quan chức cấp cao được tự do ủng hộ ứng viên nào mà họ lựa chọn), những người sẽ là một phần trong số 4.764 đại biểu tại đại hội toàn quốc đảng Dân chủ. Nhưng vì các siêu đại biểu này không bị ràng buộc phải bầu cho một ứng cử viên nào, nên bà Clinton vẫn muốn giành được một phần lớn của các đại biểu thường (cam kết rõ ràng bầu cho ứng viên nào) về phía mình trước khi hội nghị diễn ra. Nhân khẩu học cũng đóng một vai trò quan trọng. Các bang phía Nam và bảo thủ sớm nổi bật vào giai đoạn đầu: gần một nửa số bang tiến hành bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa được tổ chức từ ngày 1 tháng 2 đến 8 tháng 3 là những tiểu bang nơi người Tin Lành da trắng chiếm ít nhất 50% số cử tri Cộng hòa. Về phía đảng Dân chủ, cử tri nữ và các sắc dân thiểu số chiếm một phần lớn trong số các cử tri trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ ở nhiều bang. Nguồn: “How America’s presidential candidates are chosen”, The Economist, 26/01/2016.Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp(Nghiên Cứu Quốc Tế)
  14. Giới hoạt động dân chủ trong nước cùng vài cá nhân ở ngoài nước đang làm rộ lên phong trào tự ứng cử vào quốc hội nhân dịp Việt Nam sắp tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp vào tháng 5/2016, một hiện tượng chính trị mới đang gây nên nhiều ý kiến thuận lẫn ngược. Tự ứng cử là những khao khát muốn thay đổi, muốn được thực hiện quyền làm chủ của mình cho đất nước mình, để đánh thức người dân về quyền bầu cử và ứng cử của họ? Theo Hiến pháp VN năm 2013, Điều 69: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 6: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước? Phong trào dân chủ nay đông hơn, mạng xã hội liên kết nhiều người hơn, thông tin nhanh hơn, sự thật dễ phơi bầy hơn, đang tạo thế thuận lợi để đưa cương lĩnh ứng cử vào quần chúng, tranh thủ sự ủng hộ của cử tri để nhằm so sánh với các “đại biểu QH hiện giờ không bị bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ, phần lớn là nghiệp dư, cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!”,theo lời chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành. Qua cao trào tự ứng cử nầy thì đây là “Trò chơi” hay “Cuộc chiến”? Hay có thể biến quyền hão thành quyền thực? Tự ứng cử có phải là cò mồi cho CS? Hoặc Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền là “bên thắng cuộc”, nhưng thắng cuộc không có nghĩa là thắng cử? Có thêm đề nghị nên ra ứng cử ngay tại địa bàn của các ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, đặc biệt là của “tứ trụ triều đình” để cho người dân nghe kế hoạch hành động, cương lĩnh cụ thể của “tứ trụ” để so sánh với những ứng cử viên khác và nếu không đắc cử thì có mất gì? Khi dân lại được nghe cương lĩnh của cả hai bên rồi sau đó người dân nhận ra về quyền bầu cử và ứng cử của họ hoặc nghiệm ra được các quyền khác mà mình chưa biết? Nhưng toàn cảnh thực tiễn cần chú ý: Giữa tháng 1/2016, đại hội đảng cs “thể hiện dân chủ đến thế là cùng” đã chọn ra 1 ông tổng bí thư, 1 vị là chủ tịch nước, 1 thủ tướng và nhứt là 1 bà chủ tịch quốc hội mới khi quốc hội này còn 4 tháng nữa mới bầu, chưa có đại biểu, Mặt trận Tổ quốc chưa “hiệp thương” giới thiệu, dân chưa nghe chưa thấy bà giới thiệu “cương lĩnh ứng cử”, dân chưa được đi bầu, phiếu chưa đếm … Thứ Ba ngày 2/2/2016 Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trình bày tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử do Bộ Chính trị tổ chức cho biết “dự kiến” 80 ủy viên trung ương tham gia Quốc hội, đại diện khối doanh nghiệp là 7 người, đại biểu ngoài đảng cộng sản từ 25 đến 50 người, (lấy trung bình là 33 – ghi thêm) 380 đại biểu còn lại đa số là đảng viên cộng sản. Như vậy theo kế hoạch trên QH tới sẽ có 33 trên tổng số 500 đại biểu ngoài đảng. UBTVQH cũng yêu cầu “việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và tự ứng cử phải bảo đảm theo đúng quy trình, trong đó phải bảo đảm việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật…”, “tuyệt đối không để hình thành các cá nhân đối lập” hoặc “các tổ chức xã hội dân sự đối lập”, “tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập” hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” , đương nhiên hễ ai lập hội lập đảng là sẽ bị dập tắt ngay từ trong trứng nước. Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội quy định một ĐBQH phải có những tiêu chuẩn sau đây: 1. Trung thành với Tổ quốc và hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật Có 4 hành vi bị cấm trong vận động bầu cử, gồm: 1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác. 2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. 3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình. 4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử trị Rõ ràng việc đề cử chỉ là “độc quyền của Đảng”, ngoài “vài” người được Đảng lựa chọn “ngầm”, hầu hết những người tự ứng cử sẽ bị loại bỏ một cách không thương tiếc. Nhìn sang Miến Ðiện Cuộc tổng tuyển cử được tổ chức tại Miến Ðiện (Myanmar) vào ngày 7 tháng 11 năm 2010, đã được công bố bởi Hội đồng Hòa bình và Phát triển (SPDC) vào ngày 13 tháng 8 năm 2010 theo hiến pháp mới được thông qua trong một cuộc trưng cầu tổ chức vào tháng 5 năm 2008. Cuộc bầu cử nhằm thực hiện bước thứ 5 trong 7 bước “lộ trình dân chủ” do Hội đồng Hòa bình và Phát triển – SPDC (quân phiệt – ghi thêm) vào năm 2003 ,các bước thứ 6 và thứ 7 là việc triệu tập các đại biểu dân cử và xây dựng một quốc gia dân chủ hiện đại . Tuy nhiên, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã tẩy chay cuộc bầu cử kết quả là một chiến thắng tuyệt đối cho SPDC, trong đó giành gần 80% số ghế tranh trên Thượng viện và Hạ viện. LHQ bày tỏ quan ngại về sự công bằng của cuộc bầu cử và các nước phương Tây đã coi như bầu cử lừa đảo. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Myanmar_general_election,_2010 Nhưng cuộc bầu cử Quốc hội Myanmar 8 tháng 11 năm 2015 đã đưa đến một kết quả rất ngạc nhiên. Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Myanmar kể từ khi một chính phủ dân sự được thành lập trên danh nghĩa vào năm 2011, chấm dứt sự cai trị của quân đội kéo dài gần 50 năm. Cuộc bầu cử diễn ra ở tất cả các khu vực, trừ các ghế do quân đội bổ nhiệm, để lựa chọn các nghị sĩ trong Thượng viện – House of Nationalities và Hạ viện Myanmar – House of Representatives (Pyithu Hluttaw) , và Hội đồng nhân dân các bang và vùng State and Regional Hluttaws, or Local Assemblies Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NDL) đã chiến thắng vẽ vang, chiếm được 86 phần trăm số ghế trong Hội đồng Liên hiệp (235 ở Hạ viện và 135 trong Thượng viện Myanmar và sẽ thành lập một chính phủ với đa số ghế. Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) của Ông Thein Sein đã thừa nhận thất bại. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Myanmar_general_election,_2015 Tóm lại Giới quan sát cho rằng, do sự tẩy chay của NLD trong kỳ bầu cử năm 2010 , sự sắc bén can trường của Bà Aung San Suu Kyi (ASSK), áp lực của quốc tế từ Tổng thống Obama, Thủ tướng Anh, các nhà lảnh đạo Liên Âu cùng Cộng đồng thế giới và nhứt là vì tính không chính đáng cầm quyền, bế tắc kinh tế và sự ức hiếp quá độ của TQ đã đưa tới việc các Tướng lảnh quân phiệt phải chấp nhận mở ra cuộc bầu cử tự do, công bằng dưới sự giám sát của quốc tế trong đó yếu tố “thỏa thuận ngầm” cùng “đặc tính tôn giáo” ở cả hai bên có vai trò quan trọng. Chính vì bị cáo buộc về gian lận có hệ thống của USDP đã làm cho NDL quyết địmh tẩy chay toàn bộ cuộc bầu cử năm 2010 cho dù lực lượng của NDL rất mạnh và có cơ sở khắp toàn quốc, đã đẩy USDP vào thế mất chính nghĩa nó góp phần rất lớn vào chiến thắng thắng tuyệt đối cho NDL trong kỳ bầu cử 5 năm sau. Bối cảnh của Miến điện vào 2010 rất tương đồng với VN hiện naỵ. Cho đến hôm nay tại VN chỉ có một mình đảng CS chọn ra TBT, Chủ tịch nước , Thủ tướng còn Quốc hội thì “đảng cử dân bầu”, tương quan lực lượng giữa 2 bên cũng rất khác biệt, chưa có tổ chức mạnh như NDL đương đầu với đảng CS. Vài cá nhân tuyên bố đứng ra tự ứng cử đaị biểu QH được hổ trợ của nhiều tổ chức xã hội dân sự đó là chỉ dấu phản kháng tích cực nhưng về ý chí chấp nhận bầu cử tự do công bằng giữa Quân phiệt Miến và CS Việt nam rất khác nhau do đó kết quả cũng sẽ khác. Tại sao csVN mớm hơi đề nghị ông Luật sư ở Canada về ứng cử QH nhưng lại ngăn cản Mục sư Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa? Người ta cũng vẫn chưa quên là đã có đảng Xã hội và đảng Dân chủ từng hiện diện và hoạt động song song với đảng CS trước đây ở miền bắc và chúng ta đã biết hai đảng đó đã làm được gì ? Ai sẽ là ứng viên đại biểu QH ngoài đảng được tham gia bầu cử, về thực tế nó thuộc về quyền quyết định của Công an và MTTQ chứ không phải của dân (“tuyệt đối không để hình thành các cá nhân đối lập”), cá nhân đó phải “Trung thành với Tổ quốc và hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gương mẫu chấp hành pháp luật …” cùng nhiều khó khăn khác như MTTQ có đề cử không , có phương tiện báo chí thông tin riêng để vận động, chưa kể bọn côn đồ đỏ sẽ gây khó khăn… Nhưng sẽ là điều ngạc nhiên khi ông NPT làm ngơ để cho màn tự ứng cử được diễn ra trong vòng kiểm soát vì vừa “làm một công nhưng được hai việc” vừa có màn trình diễn “rất dân chủ trong bầu cử tại VN” nhưng “dân chủ sẽ thua và cộng sản vẫn thắng.” Bầu cử Quốc hội CHXHCN Việt Nam quả thực “dân chủ đến thế là cùng” !!! Lê Văn (Ba Sàm)
  15. Ông Đinh La Thăng, tân Bí Thư thành ủy TP. HCM Béo, lùn nhưng không quê một cục. Khá đẹp trai nhưng đó không phải là vấn đề của ông Đinh La Thăng, tân Bí Thư thành ủy TP. HCM. Với cái vẻ thong dong đủng đỉnh, ộng ta đã kiểm soát tình hình từ một diện rộng khắp toàn quốc (Bô GTVT) sang một diện cô đọng hơn (TP.HCM). Nói một cách rộng lượng thì ông Đinh La Thăng, cùng với các ông Vũ Đức Đam, Nguyễn Xuân Phúc....chính là những lực lượng tài năng kế thừa mà chế độ này đã xây dựng nên. Và đặt họ vào những vị trí tốt nhất để ra tay cứu giúp nếu đất nước lâm nguy. Sở dĩ người dân chúng tôi phải giật mình như thế vì trong thời gian làm BTGT, thì ông BT Đinh La Thăng này đã khiến cho người dânphải giật mình mấy cái liền. Vốn là người nhiệt tình, duy ý chí nên các biệp pháp ấy tung ra như mưa. Và rồi nay còn bao nhiêu. Tráng sửa một con đường, xây sửa một ngôi nhà giá cả bao nhiêu. Giá cả đầu ra hay nông sản nhiều loại trôi nổi thì chính quyền có can thiệp được vào hay không ? Rồi những công việc trong bộ GTVT thì ông ấy chưa khá hơn sau mấy năm làm BT. Từ QĐ công chức đi làm bằng xe buýt, cấm chơi golf, kêu hành khách tẩy chay các hãng xe không giảm giá vé khi giá dầu giảm hồi tết 2015... Đã có bao nhiêu việc giờ chưa hoàn thành thì giờ lại có những việc mới mà ông đã bày ra. Vừa ngồi chưa ấm ghế thì ông tân bí thư thành phố đã tung chưởng, làm một việc chẳng giống ai, chẳng giống con giáp nào sất. Ông yêu cầu CA TP. HCM phải kéo giảm tội phạm trong vòng ba tháng. Một biện pháp mang dấu hiệu duy ý chí của một thời xưa cũ. Chẳng biết ông nhận nguồn tin tội phạm này từ đâu, và giảm tội phạm ba tháng có nghĩa là cái chi mô. Vì công tác phòng chống tội phạm là một công tác lâu dài bền bỉ chớ có phải chuyện ngày một ngày hai, đâu phải chuyện “xây vườn thượng uyển cho nàng rửa chân” đâu. Và khi các anh hò reo với nhau kéo tội phạm xuống ba tháng, rồi thì tháng thứ tư trở đi thì lại đâu vào đấy thì phải coi chừng. Vì khái niệm ba tháng giảm tội phạm là một khái niêm mơ hồ mông lung lắm. Vẫn biết ông là người hăng hái, năng nổ thường xuyên đi đây đi đó, như khi ông xuông đến tận hiện trường của tai nạn giao thông, hay đi bóc từng miếng nhựa đường để ngửi thì chúng tôi đã thấy là vô ích rồi. chúng tôi không cần những ông quan chức chạy tới chạy lui, việc gì cũng chõ mũi vô rồi việc gì cũng vô tích sự như vậy cả. Người mà chúng tôi cần là những ông quan làm việc giỏi ở lĩnh vực cao của các ông như nhìn thấy và tìm thấy những tên quan chức tham nhũng giàu có để đưa chúng vô tù. Chúng tôi cần những ông quan có nói nhiều nói ít, hay làm nhiều làm ít cũng chẳng sao, miễn là nói đúng và làm đúng thì thôi. Chúng tôi cần những ông quan không chỉ riêng mình là trong sạch mà phải là người tóm cổ những tên quan chức sâu dân mọt nước đầy rẫy ở trong các cơ quan công quyền, nhất là trong ngành CA và đầu sổ là CSGT. Rồi ở trong các ngành hải quan, ngân hàng…Chúng tôi cần những công chức tận tụy vói công việc chung chứ không cần những diễn viên giỏi nhất. Chúng tôi chỉ cần những quan chức khiến cho công việc của họ chạy trơn tru, chứ đâu cần ông Bộ trưởng biến thành bí thư thành ủy, không cần ông đại tướng biến thành chủ tịch nước. Lại càng không phải là nơi để thưởng công cho nhau. Các ông không cần phải lăng xăng chạy tới chạy lui, cứ việc ngồi phòng lạnh mà gõ máy chữ thì cũng sẽ biết được ai, ở đâu là người tài và ai, ở đâu là hạng người bất tài. Thành phố HCM tự thân nó là một thành phố tài năng với nhiều người tài nên nó vẫn phát triển dù có ông hay không. Nhưng nếu nó được một ông quan tốt dẫn dắt thì vẫn tốt hơn. Nhưng quan chức Việt Nam tốt thì hiếm lắm, và chúng tôi chỉ còn biết chờ xem. TP. HCM vốn không phải là nơi thắng thua, và người dân ở ở đó không phải là những con chuột bạch xinh xắn cho những kế hoạch (Test) thành bại của ông, hay ai khác. Có một câu chuyện nước ngoài mà tôi muốn tặng miễn phí cho ông hay bất cứ một ông quan chức nào mới được lên chức. Đó là chuyện có thật bên Pháp, thời vua Napoleon Đệ 1 mới tự xưng vương. Ngày vui đó có một nhà ngoại giao nước ngoài đã hỏi ông Hoàng Đế nước Pháp này : “Việc đầu tiên mà ông sẽ làm gì khi được lên ngôi Hoàng Đế”. Thì Hoàng đế Napoleon Bonapac đã trả lời : “Việc đầu tiên mà ta sẽ làm là...ngồi xuống ghế ”…. Hãy ngồi xuống, hãy hít thở và hãy lắng nghe xem cuộc sống nó nói cái gì. Rồi bắt đầu cũng không muộn kia mà.. Mai Tú Ân Tác giả gửi tới VA News từ Sài Gòn, Việt Nam (VA News)
  16. Ông Đinh La Thăng 5. Tôi cho rằng, nhất cử nhất động của # Đinh lên truyền thông, tuyệt đối không phải nhằm đánh bóng tên tuổi. Đánh giá thế là hạ thấp # Đinh - nhà chính trị giỏi nhất trong vòng 30 năm trở lại đây mà tôi quan sát được. “Những việc cần làm ngay” của Nguyễn Văn Linh hay những diễn thuyết đầy chất thanh niên xung phong của Võ Văn Kiệt cũng không thể TRUYỀN CẢM HỨNG nhiều cho quần chúng bằng phong cách của # Đinh. Tôi đặt tên cho phong cách ấy là VĂN HÓA ĐỐC CÔNG. Thứ văn hóa phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay và đặc biệt phù hợp với trình độ dân trí hoang dã (*). Như đã nói từ đầu, tôi sẽ không dẫn chứng từ những chuyện thâm cung ít người biết (như vụ Sông Đà hóa tầng lớp lãnh đạo trí thức bậc nhất Việt ở dầu khí hay, giờ chót # Đinh đã về Sàigòn- thay vì người đã được bộ sậu TP chuẩn bị rất kĩ- ra sao) và sẽ không dụng thuyết âm mưu. Tôi chỉ nhắc lại một vài chuyện ai cũng biết. * Một trong những hành động tạo dựng nên hình ảnh # Đinh là trảm tướng hộc tốc ngay tại hiện trường. Bạn có biết nguyên do của việc các công trình xây dựng-trong đó có phần vốn rót từ ngân sách- chậm là do đâu không? Lỗi, ở tiền mà ra tất. Kinh phí cứ rót đúng thời gian, tiến độ chậm khó hơn nhanh bởi từ ý thức, không một lãnh đạo công trình nào muốn chậm, bởi nhanh-chậm gắn liền với công danh sự nghiệp anh-chị ta, sau những công trình ấy. Vậy nhưng, để kinh phí rót đúng thời gian rót đủ dự toán, lãnh đạo công trình phải làm thế nào ? Câu trả lời giành cho mọi suy diễn (và đều đúng cả). Chất lượng công trình tồi tệ ? Lỗi, ở tiền mà ra tất. Và tôi bảo vệ quyền suy diễn chính đáng của tất cả mọi người. Sự thật thế nào? Sự thật người phải trảm là ông Hoàng Thành (chủ đầu tư) chứ không phải ông Đặng Hồng Cương (Trưởng ban Quản lý dự án) trong vụ xây nhà ga hành khách sân bay Đà Nẵng. Khi # Đinh lệnh thay người, điểm mặt chỉ tên trong ngành ai cũng từ chối và cuối cùng, đứng ra chịu trận là một ông, nói thế nào nhỉ, hết trâu bắt bò đi cày. Tiến độ ở đây không phải do người thay thế giỏi đột xuất, mà do ông Hoàng Thành “vá” nhanh cái lỗi tôi chỉ ra ở trên. Tương tự, không khác một ly nào là vụ trảm tướng tại công trình thi công mở rộng quốc lộ 1, đoạn qua Phú Yên. Vụ mới nhất, cách chức Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội Nguyễn Viết Hiệp, vì một lỗi vẫn đang nằm trong dạng chủ trương, chưa thực hiện. Chủ trương này được sự chỉ đạo đồng thuận (bằng văn bản) của cấp cao hơn là ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt VN. Vụ trảm này không chỉ rơi đúng vào thời điểm nhạy cảm chính trị nhất mà còn đánh trúng vào tâm lý “sát thát” phát cuồng của dân chúng. * Đây là lý do vì sao tôi không đặt tựa entry mình là Dân túy hấp tấp. Trong hấp tấp có sự hồ đồ. # Đinh không hồ đồ. 6. còn tiếp Hồng Beo (Blog Beo)
  17. Nguyên nhân của việc tăng viện phí là do Bộ Y tế bắt đầu thực hiện chính sách cắt khoản tiền bao cấp nhà nước dành cho các bệnh viện công từ trước tới nay. Tin liên hệ Các nhà xuất khẩu thực phẩm Australia chú ý tới Việt Nam Các quan chức thương mại Australia kêu gọi các nhà xuất khẩu thực phẩm nước này đẩy mạnh hoạt động quảng bá ở Việt Nam ‘Nhầm lẫn’ lịch sử trên đài truyền hình VN: Mối lo về một xã hội ‘rỗng’ Du khách Australia nói bị bắt cóc hụt ở Tp. HCM Văn hóa Việt Nam xuống cấp trầm trọng: Nguyên nhân và giải pháp Khánh An-VOA 24.02.2016 Các bệnh viện công của Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng mức giá tăng mới cho gần 1.900 loại hình dịch vụ y tế, bắt đầu từ ngày 1/3. Trong khi các giới chức y tế của Việt Nam cho rằng việc tăng viện phí là để người bệnh được hưởng chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất, thì một chuyên gia quốc tế không lạc quan về viễn cảnh này. Theo thông báo của Vụ Kế hoạch tài chính, thuộc Bộ Y tế, mức viện phí tăng tối thiểu được áp dụng vào đầu tháng tới là 30%. Một số dịch vụ điều trị thậm chí tăng đến 250%. Ông Ang Wei Zheng, một chuyên viên phân tích về sức khỏe và dược phẩm châu Á – Thái Bình Dương của BMI Research, thuộc tập đoàn Fitch tại Singapore, được Health Investor Asia trích lời nói: “Có phần chắc không thể giảm nhẹ hoàn toàn các tác động vì chương trình chăm sóc sức khỏe công cộng của nước này bị giới hạn về mức chi trả và hoàn tiền”. Nguyên nhân của việc tăng viện phí là do Bộ Y tế bắt đầu thực hiện chính sách cắt khoản tiền bao cấp nhà nước dành cho các bệnh viện công từ trước tới nay. Một người mẹ có con nhỏ thường xuyên phải sử dụng các dịch vụ y tế ở Hà Nội, chị Kim Tiến, cho rằng việc tăng viện phí là chất thêm gánh nặng lên vai người dân. “Em nghĩ là gánh nặng đang đổ dồn lên vai người dân, không chỉ trong việc tăng viện phí mà trong tất cả các khoản từ tiền điện, tiền nước… đều đang trên đà tăng giá, trong khi thu nhập của người dân ngày càng thấp. Những người có con nhỏ như em thì có rất nhiều nỗi lo”. Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, PGS-TS Lương Ngọc Khuê hôm 18/2 trả lời báo giới rằng mục tiêu của việc điều chỉnh viện phí là để người bệnh được hưởng chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất. Trong khi các bệnh viện cho rằng việc tăng viện phí là cần thiết cho việc đầu tư vào các thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng, chuyên gia Ang cho rằng việc tăng việc phí sẽ có ảnh hưởng đáng kể vì hai yếu tố: sự yếu kém của chương trình chăm sóc sức khỏe công cộng của Việt Nam và thói quen trả tiền túi đang áp đảo trong cách chi trả viện phí hiện nay. Thống kê năm 2013 cho thấy 55% viện phí được trả từ tiền túi của người dân, trong khi chương trình chăm sóc sức khỏe công cộng chỉ chiếm 14%. “Với những người thu nhập thấp, những người lao động trong xã hội thì việc tăng viện phí đối với họ là một sức ép. Có nhiều người không dám cho con đi bệnh viện khi con ốm bởi vì không đủ khả năng, không có tiền đi viện, mà chấp nhận sống với bệnh tật, thậm chí có những ca tử vong vì không có tiền.” Trong mấy ngày qua, nhiều người đã chia sẻ trên mạng xã hội bản tin báo Dân Trí đưa hôm 19/2 để kêu gọi giúp đỡ cho trường hợp của anh Đặng Thái Tùng, 32 tuổi. Anh Tùng nằng nặc xin đưa người vợ đang được cấp cứu ở bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới vì bị sốt xuất huyết Dengue về nhà, do không trả nổi tiền viện phí. Báo Dân Trí trích lời anh nói: “Tôi biết đưa vợ về để chết là tàn nhẫn, nhưng hết cách rồi”. Anh Tùng cho biết đã vay mượn khắp nơi. Nếu vợ mất, anh và gia đình sẽ không ‘chuộc’ được xác vợ vì khoản nợ bệnh viện quá lớn. Chuyên gia Ang cho rằng với hệ thống bảo hiểm y tế và phúc lợi xã hội hiện không chi trả hết cho người dân nên buộc các bệnh viện, cơ sở y tế phải lấy phần còn lại từ túi bệnh nhân. Việc tăng viện phí, theo chuyên gia này, sẽ không thể là một viễn ảnh màu hồng, ít nhất là cho tới khi bảo hiểm y tế chạm tới được toàn dân.
  18. Bạn ở Mỹ về chơi, chở nó bằng xe máy chạy một vòng quanh Sài Gòn, tại cửa ngõ phía Đông gặp cái tai nạn, bốn người nằm bất động bên hai chiếc xe biến dạng, nó rú lên: Oh my God! Vòng về Nam Sài Gòn gặp chiếc xe Buýt cuốn chiếc xe đạp dưới gầm, người đâu không thấy chỉ thấy máu loang lổ, nó rúm người lại phía sau ôm mình cứng ngắc miệng lẩm nhẩm đọc kinh. Nó thật sự khiếp sợ! Hỏi mầy còn nhớ những lần tao với mầy đi gắp thịt mấy người hàng xóm bị nổ đạn ở cái khu kinh tế mới của mình không? Ngày đó hầu như mỗi tuần đều có người như vậy tao đâu có thấy mầy sợ sệt gì đâu? Nó nói đôi khi kí ức vẫn hiện về nhưng hầu như tao không còn nhớ rõ. Qua Mỹ gần 30 năm, thỉnh thoảng vẫn có tai nạn, đụng xe nhưng tao không thấy mấy cảnh kinh hoàng như ở nước mình. Thi công trên đường mòn, thằng Mỹ qua bảo hành cái máy đào nó nói: Hình như tụi bay không còn biết sợ chết nữa thì phải? Điều kiện an toàn như vầy mà tụi bay cũng cắm đầu làm, tao chịu. Xe công trường vài ngày có một chiếc lao xuống vực, nó kêu tụi bay đang cố ý giết người. Làm xong cái máy nó chuồn về và không thấy quay lại lần sau, nghe tụi đại lý Caterpillar nói nó không dám qua nữa. Thi công cái nhà máy Mỳ, mấy thằng Thuỵ Điển qua lắp bốn cái máy tách mủ, nhìn công nhân ăn uống, tắm rửa trong điều kiện công trường nó nói: Nếu ở nước tao mà như vầy thì chủ của tụi bay sẽ bị ra toà, tụi bay đang lao động tự nguyện mà sao nhìn giống cảnh nô lệ làm việc ở thời trung cổ vậy? Ờ! Nước tao nó thế. Dân tao anh hùng mà, mầy có thấy chúng tao đánh thắng cả hai đế quốc to nhất hành tinh không? Nó lắc đầu nhún vai, chắc nó nghĩ nếu nói ra mầy cũng chẳng hiểu mẹ gì đâu, thôi cứ để cho mầy tự sướng. Chỉ thấy nó phàn nàn nước tắm của khách sạn không đủ sạch. Ăn hết đồ hộp mang theo thì lại có đồ được gửi từ Sài Gòn lên tiếp viện. Thằng ku em đi lao động bên Nhật gọi về: Bên này họ khinh dân mình ra mặt anh à. Người Nhật họ làm việc ghê lắm, mà tính họ trung thực chứ không tham lam gian dối như người mình. Có thằng làm cùng với em nó hỏi: Tại sao dân mầy thích ăn cắp như vậy? Em nói là tại dân tao còn nghèo. Nó kêu: Tại sao lại nghèo khi mầy có đủ sức khoẻ để làm việc, chính phủ không lo cho chúng mầy hay sao? Em chẳng biết giải thích sao nên đành nói cho qua chuyện. Ờ! Dân tao nó vậy. Ờ! Dân tao nó vậy! Cái đất nước này làm đéo gì có lúc nào giàu đâu mà chẳng mãn nguyện với sự nghèo. Cái đất nước này làm đéo gì có lúc nào bình yên đâu mà biết về khái niệm bình yên. Người ta bình yên là không phải lo nghĩ đến bữa ăn của ngày mai, người ta bình yên là không phải lo nghĩ đến bệnh tật khi già yếu, người ta bình yên là không lo sợ khi đứa con của họ đi khuất tầm nhìn của cha mẹ, người ta bình yên là nhắm mắt lại hít sâu vào lồng ngực mà không lo sợ lượng chất độc đang chảy vào trong cơ thể. .... Còn chúng ta? Khái niệm bình yên của chúng ta là nhắm mắt, bịt tai để không phải chứng kiến những điều rùng rợn quanh mình. Khái niệm bình yên của chúng ta là rúc đầu vào cát như con Đà Điểu để không phải thấy mình bị giết như thế nào. Tuy nhiên! Khi chúng ta quỳ xuống để cho những thằng hèn đứng trên cổ chúng ta và sai khiến thì chuyện giàu hay nghèo, bình yên hay xáo trộn đâu còn có ý nghĩa gì nữa đâu mà phải quan tâm. Khi cái tinh thần AQ trở thành một phương châm sống để dẫn dắt cho cả dân tộc thì chúng ta sẽ vẫn luôn có nhiều thứ để tự hào. Cứ vậy đi. Trương Quang Thi (FB Trương Quang Thi)
  19. Một phiên họp của Ủy ban thường vụ quốc hội Việt Nam đang diễn ra với những nóng bỏng liên quan đến luật Biểu tình. Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam – nhận chiếc bình gốm đầy ẩn ý từ tay tướng Thường Vạn Toàn – Bộ trưởng quốc phòng Trung cộng. Hình Internet Lần đầu tiên, ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch quốc hội – chỉ trích thái độ của Chính phủ và Bộ Công an, Bộ Tư pháp về xin lùi luật Biểu tình là “thiếu nghiêm túc”. Nhưng một hình ảnh toa rập lại đã xảy ra khi Bộ Quốc phòng biểu lộ “đồng cảm” với động thái xin lùi luật Biểu tình. Một quan chức quốc hội - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Nguyễn Kim Khoa – đã phải nêu ra văn bản của Bộ Quốc phòng gửi cho Ủy ban Quốc phòng, An ninh với nhiều nội dung bất hợp lý: “Thứ nhất, Bộ Quốc phòng cho rằng đây là đổi mới về chính trị. Chúng tôi cho rằng nhận thức như vậy là không đúng. Đây là đảm bảo về quyền con người, quyền công dân, chứ không phải là đổi mới chính trị. Thứ hai, Bộ Quốc phòng cho rằng chờ bao giờ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mới làm. Chúng ta đang làm cái này để đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, chứ không phải là chờ ổn định rồi làm. Thứ ba, Bộ Quốc phòng đề nghị xây dựng Nghị định trước, tổng kết Nghị định rồi mới xây dựng luật. Chúng tôi thấy rằng, Nghị định 38 bây giờ đã trái với Hiến pháp. Chúng ta mà làm Nghị định thì càng trái với Hiến pháp, không phù hợp với Hiến pháp, trong đó rất nhiều nội dung hạn chế quyền con người, quyền công dân”. Cần nhắc lại, Bộ Quốc phòng là một trong những địa chỉ biểu lộ tính cố thủ nhất trước vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Không những không có động tác kiên quyết nào ngăn chặn tàu hải giám và tàu cá Trung cộng xâm nhập, bộ này còn tỏ ra chểnh mảng trong việc bảo vệ an ninh hải phận. Rất nhiều vụ ngư dân Việt bị tàu Trung cộng tấn công, đánh đập đã cho thấy sự tắc trách không thể chấp nhận của Hải quân Việt Nam. Tháng 10/2015, một ngư dân Việt là ông Trương Đình Bảy đã bị một đám ‘người lạ” nhảy lên tàu cá của ông, xả súng AK giết chết ông. Dù sau đó chính quyền Đà Nẵng đã xác định đám người này đi trên một tàu có treo cờ Trung cộng, phía Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn hoàn toàn nín tiếng cho tới nay. Cái chết oan ức của ngư dân Bảy cũng vì thế có nguy cơ rất lớn bị chìm xuồng. Vào giữa tháng 2/2016, một tàu cá của ngư dân Quảng Bình đã bị “tàu lạ” thả neo làm chìm, khiến 3 ngư dân mất tích. Bộ Quốc phòng cũng im bặt về chuyện này. Sau vụ việc quá đình đám của viên bộ trưởng quốc phòng bị coi là “thân Tàu” Phùng Quang Thanh vào giữa năm 2015, một lần nữa dư luận đặt câu hỏi về việc Bộ Quốc phòng Việt Nam đứng về phía ai khi cố ngăn chặn luật Biểu tình của người dân, trong đó có một hoạt động không thể thiếu là biểu tình chống Trung cộng xâm lược? Lê Dung (SBTN)
  20. VIỆT NAM – “Thủ tục hành chánh Việt Nam độc ác lắm!”. Đó là lời tuyên bố của ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội, trong cơn bực tức khi thảo luận về Dự Án Luật Dược vào sáng ngày 23 Tháng 2, 2016 vừa qua. Số là Dự Án Luật Dược nói trên ấn định là chứng chỉ được cấp chỉ có giá trị 5 năm và mỗi 5 năm phải xét lại. Ông Hùng chỉ trích Dự Án, thắc mắc tại sao không cấp chỉ một lần mà phải duyệt lại mỗi 5 năm, và cho rằng đó chỉ là lý cớ và tạo cơ hội để các cơ quan trách nhiệm cấp chứng chỉ làm tiền người dân. Ông Hùng còn đi xa hơn nữa qua việc chỉ trích cả thủ tục và phương thức chữa trị ở các bệnh viện khi nói rằng có những bệnh mà các thầy thuốc Đông Y chỉ cần 10 ngày là chữa khỏi trong khi các bệnh viện thì qua thủ tục rườm ra nào là chụp, chiếu, mổ rất tốn kém. Ông Hùng nói những ông thầy thuốc Đông Y giỏi đó thì bị ban nọ sở kia rút chứng chỉ hành nghề chỉ vì không “bôi trơn” trong khi có những thầy lang băm thì cơ quan lại cứ cấp chứng chỉ cho họ hành nghề. Ông Hùng nói thẳng thừng là “Thủ tục hành chính đối với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm đấy. Có tiền là cấp, không có tiền là không cấp.” Ai cũng biết là ông Nguyễn Sinh Hùng sắp hết trách nhiệm trong Quốc Hội và về nghỉ hưu. Vì vậy, ông Hùng chẳng khác gì hàng lô những quan chức lớn khác, chỉ mạnh miệng nói cho giỏi khi sắp về hưu mà thôi. Ông Hùng là Chủ Tịch Quốc Hội, là cơ quan làm ra luật, bao nhiêu năm Ông làm chẳng ra gì, mấy câu ông Hùng tuyên bố cũng chỉ là những lời mị dân đánh bóng cho Đảng CSVN mà thôi chứ chẳng thay đổi được gì trên thực tế. (CTM)
  21. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-02-23 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Báo cáo Việt Nam 2035 vừa được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim công bố trong cuộc họp báo sáng 23/2/2016 tại Hà Nội. AFP Thách thức cải cách chính trị và kinh tế Báo cáo Việt Nam 2035 vừa được Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim công bố trong cuộc họp báo sáng 23/2/2016 tại Hà Nội. Đây là sáng kiến chung giữa World Bank và Chính phủ Việt Nam theo đó Việt Nam sẽ phải thực hiện cải cách lớn ở ba trụ cột, thứ nhất là thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường. Thứ hai, Công bằng và hòa nhập xã hội có nghĩa bình đẳng cho mọi người và thứ ba là Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước. Nếu thực hiện được những cải cách vừa nêu thì hy vọng tới năm 2035, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có thể đạt từ 15.000 tới 18.000 USD tương đương người Malaysia ở thời điểm 2010. Để đạt tới mục tiêu này Việt Nam sẽ phải vượt qua thách thức cải cách chính trị và kinh tế đồng bộ và sâu rộng. Nam Nguyên phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương trong khi ông đang dự một Hội nghị ở TP.HCM. Trước hết TS Lê Đăng Doanh phát biểu: TS Lê Đăng Doanh: Sáng nay 23/2 Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đã thắng thắn đề cập là Việt Nam cần phải mạnh mẽ nâng cao năng suất lao động, nâng cao sự sáng tạo hiệu quả và phải phát triển mạnh mẽ năng lực cạnh tranh. Muốn như vậy thì Việt Nam phải cải cách về mặt thể chế và nếu như những điều đó được giới lãnh đạo được Đại hội 12 đã bầu ra thực hiện, thì Việt Nam với tiềm năng của mình hoàn toàn có thể đạt được những tiến bộ như đã đề ra. Nếu như công cuộc cải cách không vượt qua được sự cản trở của nhóm lợi ích và không tự minh vượt qua được những ràng buộc mà mình tự buộc mình vào, tự hạn chế mình thì Việt Nam sẽ ngày càng bị tụt hậu xa hơn. Sáng nay ông Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cũng có nói, vào những năm 1960 người ta đánh giá Hàn Quốc là một đất nước không hy vọng gì, không xứng đáng để nhận bất kỳ một sự trợ giúp nào. Vậy mà bây giờ Hàn Quốc vượt lên như thế và bây giờ Việt Nam có thể lại đưa ra một chứng minh, một ví dụ điển hình là Việt Nam có thể vươn lên mạnh mẽ. Tôi nghĩ rằng, báo cáo đó là nguồn khích lệ và sẽ là một trong những thách thức rất là nghiêm túc để Việt Nam có thể vươn lên được. Nam Nguyên: Theo tình hình sau Đại hội Đảng 12 và dưới quyền lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân vật được cho là rất bảo thủ thì liệu có thể chấp nhận những cải cách như thế này hay không, giữa khi Dự luật Biểu tình đã bị các Bộ ngành phản đối cho là đổi mới chính trị quá, mặc dù đây là qui định Hiến pháp. Như vậy vướng mắc của Việt Nam phải cải cách ở ba trụ cột có là thách thức phải thay đổi thể chế dân chủ hay không ? TS Lê Đăng Doanh: Tôi thấy ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy TP.HCM thì cũng tạo ra được một số đột phá nhất định. Tôi hy vọng rằng, trước những sức ép, trước những đòi hỏi mà năm 2016 này đã là những đòi hỏi rất là gay gắt. Chúng ta chứng kiến việc cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, chúng ta đang chứng kiến hiện tượng khô hạn và xâm nhập của nước mặn đã gây tác động mạnh mẽ đến đồng bằng sông Cửu Long, thì tôi nghĩ trước tình hình này sẽ có những biện pháp rất mạnh mẽ đột phá để nâng cao năng lực của bộ máy, để phát huy nhân tài, phát huy sự sáng tạo, phát huy vai trò của các doanh nghiệp dân doanh. Tôi hy vọng trước các sức ép, dân tộc Việt Nam lại có sự vươn lên mạnh mẽ. Nam Nguyên: Cải cách nêu ra ở cột trụ thứ nhất là thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường, cũng có đề cập tới những Bất cập về quyền sở hữu tài sản, bất công trong tiếp cận vốn, đất đai, tài nguyên và tiếp cận thông tin của người dân, đặc biệt vấn đề sở hữu đất đai. Theo TS những cải cách này có quá lớn không ? TS Lê Đăng Doanh: Vâng, đúng là Việt Nam hiện nay cần phải bảo đảm qui định pháp lý rõ ràng hơn nữa về quyền tài sản đối với đất đai và người dân. Hiện nay người nông dân chỉ có quyền sử dụng còn quyền sở hữu thì đấy là sở hữu toàn dân. Nhưng mà sở hữu toàn dân là ai thì đấy là một trong những điều chưa được rõ ràng. Bởi vì sở hữu luôn luôn phải là một người cụ thể, một pháp nhân rõ ràng thì mới có thể thực hiện được quyền sở hữu đó. Chứ còn bây giờ toàn dân sở hữu thì điều ấy không rõ ràng. Ngoài ra việc bảo hộ các quyền về tài sản cũng là một trong những vấn đề lớn. Nếu như mà không có sự bảo hộ một cách rõ ràng về pháp lý quyền tài sản thì chúng ta thấy doanh nghiệp Việt Nam sẽ không lớn lên được. Người ta sẽ ngại trở nên giàu có, có nhiều tài sản, bởi vì nếu như những tài sản đó không được pháp luật bảo hộ một cách rõ ràng thì tài sản đó có thể bị xâm phạm bị mất đi. Đấy là những thách thức mà Việt Nam cần phải giải quyết trong thời gian tới. Nam Nguyên: Thưa TS, có khả năng giải quyết vấn đề này hay không, khi vẫn còn vướng mắc như Hiến pháp vào kỳ sửa đổi 2013 đã không thực hiện được? TS Lê Đăng Doanh: Trong công cuộc cải cách thì bao giờ cũng có những ý kiến khác nhau. Nhưng tôi thấy ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gần đây đã có những đòi hỏi rất rõ ràng và phía Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có những đòi hỏi rõ ràng về Luật Biểu tình, cũng như là có những ý kiến về việc phải khắc phục bộ máy công kềnh, những thủ tục giấy phép… và ông ấy đã dùng những ngôn từ rất là mạnh mẽ. Tôi hy vọng rằng sau khi đã có những ý kiến khác nhau thì cuối cùng Hiến pháp 2013 sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng với tinh thần và lời văn của Hiến pháp là bảo đảm các quyền tự do của người dân về tự do ngôn luận, quyền biểu tình về những quyền như đã được quy định trong Hiến pháp. Nam Nguyên: Thưa, nhiều chuyên gia đã từng nói không cải cách chính trị song hành thì không thể cải cách kinh tế. Có thể nào Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị hay không ? TS Lê Đăng Doanh: Việt Nam đã cải cách kinh tế và cũng có một số chuyển biến nhất định trong cải cách chính trị, như vai trò của Quốc hội đã được tăng lên và đã có những nỗ lực nhất định trong hội nhập quốc tế. Nhưng bây giờ tình hình về hội nhập quốc tế đã trở nên rất cụ thể, như Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP đã qui định rất rõ về những quyền về Internet, về sự công khai minh bạch về sự cạnh tranh bình đẳng…. Và nếu như Việt Nam không thực hiện nghiêm túc những cam kết đó thì Việt Nam sẽ không được hưỡng những ưu đãi về mặt thương mại như giảm thuế quan...v..v.. Vì vậy vấn đề cải cách bây giờ trở nên một vấn đề hết sức cụ thể và bước đi cũng rất là rõ ràng chứ không phải là trừu tượng được. Ví dụ như theo Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thì đến năm 2018 thời gian thông quan qua các cảng của Việt Nam là 48 tiếng đồng hồ. Trong khi đó theo Nghị quyết 19 của Chính phủ ngày 12/3/2015 thời gian thông quan là 10 ngày. Như vậy chúng ta thấy khoảng cách từ 10 ngày xuống 48 giờ là một khoảng cách khá xa và được qui định rất cụ thể rồi, cho nên Việt Nam cần phải cải cách một cách rất mạnh mẽ. Nam Nguyên: Cảm ơn TS Lê Đăng Doanh đã dành thì giờ trả lời phỏng vấn.
  22. Cát Linh, phóng viên RFA 2016-02-23 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Đoàn chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam diễn ra vào ngày 16/2 tại Hà Nội. Courtesy mattran.org.vn Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Đoàn chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam diễn ra vào ngày 16/2 để thống nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021. Vòng hiệp thương này được hiểu là nhằm giới thiệu ứng cử đại biệu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chính vì thế các ứng cử viên tự do sẽ không có tên trong danh sách vòng hiệp thương thứ nhất. Qui định này của luật bầu cử có phải là một trở ngại cho những người ra ứng cử tự do như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, blogger Nguyễn Tường Thuỵ, blogger Đặng Bích Phượng hay không? Trước hết, ông Nguyễn Tường Thuỵ, cũng là một ứng cử viên tự do, từ Hà Nội khẳng định cùng Cát Linh, đài Á Châu Tự do như sau: “Theo tôi hiểu thì vòng hiệp thương lần thứ nhất vào ngày 16 tháng Hai là họ thoả thuận với nhau hoặc thống nhất với nhau về vấn đề là ở các vùng, tỉnh, thành được bao nhiêu cử tri thôi và điều đó hoàn toàn theo chủ quan của họ. chứ họ không đề cập đến chi tiết. Bản thân tôi không quan tâm đến vòng này.” Ông Nguyễn Tường Thuỵ cho biết thêm hầu như những người ứng cử tự do chưa thực hiện việc nộp đơn. Chính vì thế mà tên của những người này không thể có trong danh sách của vòng hiệp thương thứ nhất. Phi dân chủ Truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về các tỉnh thành như Tp Hồ Chí Minh, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Thái Nguyên đều tổ chức Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất vào ngày 16 tháng Hai để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức Trung ương được bầu làm đại biểu Quốc hội theo khoá 14. Blogger Đặng Bích Phượng, một ứng cử viên tự do vào Đại biểu Quốc hội khoá 14, từ Hà Nội, cũng xác nhận rằng vòng hiệp thương thứ nhất không phải là cơ hội dành cho những người tự ra ứng cử. “Mình cũng không được tham gia vào vòng hiệp thương thứ nhất. Tất cả những người tự ra ứng cử không được tham gia vào vòng hiệp thương thứ nhất. Vòng hiệp thứ nhất là do tất cả các bên do Quốc hội, chính quyền, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) tự ngồi cơ cấu với nhau, phân cho nhau thành từng mảng, từng vùng số lượng ứng cử là bao nhiêu. Những người đó là do Mặt trận Tổ quốc, thực tế là bên Đảng giới thiệu ra.” Để có danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử, Mặt trận sẽ qua 3 lần hiệp thương. Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất được tiến hành để hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vòng Hiệp thương lần thứ hai sẽ lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú và nơi công tác. Vòng Hiệp thương thứ ba theo cách gọi của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, là “vòng đấu tố” không có mặt của ứng cử viên, chỉ có đại diện MTTQ, Hội đồng bầu cử quốc gia, UBTVQH, chính phủ là được tham dự và chốt danh sách. Ts. Nguyễn Quang A Với Tiến sĩ, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Quang A, ông cho rằng qui định này của luật khá là phi dân chủ: “Lẽ ra những chuyện về cơ cấu người, vùng, dân tộc phải được qui định rất rõ ràng trong luật. Ví dụ như Đài Loan chẳng hạn, là có hai khu vực bầu cử cho người thổ dân chẳng hạn, thì có qui định rất rõ ràng. Ở Việt Nam không có qui định như thế và được giao cho uỷ ban thường vụ quốc hội với mặt trận, họ xác định không phải là người cụ thể hay danh sách cụ thể mà gọi là gần như là quota, là sẽ có bao nhiêu người ở Hà Nội, Sài Gòn, Cao Bằng. Tức là ở đấy sẽ được bầu bao nhiêu người. Rồi sẽ có bao nhiêu ứng viên…” Một hình thức hợp thức hóa dành cho ứng viên của MTTQ Blogger Nguyễn Tường Thuỵ khẳng định, theo sự hiểu biết của ông thì trong vòng hiệp thương thứ nhất chưa có vấn đề gì cụ thể được đặt ra, chỉ là phân định đối tượng này, đối tượng kia là bao nhiêu cử viên. Tuy nhiên, nhà hoạt động dân sự Nguyễn Quang A cho biết: “Tôi nghĩ là vòng đầu tiên này thì chưa gây khó khăn gì cả. Nhưng toàn bộ qui trình ấy thì chắc chắn có mục đích chủ yếu là hợp thức hoá cho những người mà họ thấy thích hợp, thế thôi. Toàn bộ qui trình là có mục đích như vậy. Và cái việc chúng tôi làm bây giờ là để cho người dân thấy thực trạng của cái qui định này là không tốt và phải sửa. Nó còn có một vòng thứ hai thì lúc đó mới đụng đến những người ứng cử cụ thể.” Ứng cử viên, blogger Đặng Bích Phượng cũng cho rằng qui trình này tạo ra sự trở ngại cho những người tự ứng cử, hay nói khác là những người không do Mặt trận Tổ Quốc đề cử. Đặc biệt là ở vòng hiệp thương thứ hai. Bà lấy ví dụ về trường hợp ứng cử năm 2011 của luật sư Võ An Đôn “Năm 2011, luật sư Võ An Đôn được 100% cử tri ở nơi cư trú và nơi làm việc ủng hộ. nhưng đến vòng thứ ba thì bị loại mà không biết lý do vì sao. Tôi nghĩ là bây giờ ngay vòng hiệp thương thứ hai, là lấy ý kiến cử tri nơi sinh sống, họ sẽ tìm mọi cách để ngăn cản mình. Chẳng hạn như họ không cho mình tiếp xúc với người mình biết ở nơi mình sinh sống. Họ sẽ dùng cử tri ở nơi khác, mình không biết để đến và phản đối mình.” Giải thích rõ hơn, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói về qui trình mà ông gọi là “hiệp thương với nhau”, đó là trước khi bước vào vòng hiệp thương thứ hai, những ứng viên tự do đã gặp phải những khó khăn. “Có khi họ mời những người nào đó đến mà mình cũng không biết. Và ở đấy họ bắt đầu hỏi, rồi có thể đối với những người họ không muốn thì họ tổ chức những cuộc đấu tố để rồi cuối cùng chỉ có 1 nửa cử tri đồng ý hoặc 1 trong 3 cử tri đồng ý và lên đến vòng hiệp thương thứ hai thì bảo rằng các ông không được tín nhiệm của cử tri ở địa phương là nơi ông gần gũi nhất rồi dùng cớ đó để loại ra.” Theo lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông cũng như blogger Đặng Bích Phượng, Nguyễn Tường Thuỵ cùng tất cả những ứng viên tự do khác sẽ yêu cầu công khai danh sách các cử tri được mời đến khi bước vào vòng hiệp thương thứ hai. Và cuối cùng, dù khả năng được ứng cử và trúng cử đều rất thấp, cả Tiến sĩ Nguyễn Quang A, blogger Nguyễn Tường Thuỵ và blogger Đặng Bích Phượng đều cho rằng hành động tự ứng cử đại biểu Quốc hội đã là một thành công cho những người muốn thực thi quyền công dân, dân chủ.
  23. Sau Ðại Hội 12 của đảng Cộng Sản Việt Nam, nhiều người đoán rằng nhóm lãnh đạo mới vốn nổi tiếng thân Trung Cộng thì họ sẽ không cần phải bày tỏ thái độ quá khúm núm trước các “đồng chí anh em” nữa vì tất cả đã được Bắc Kinh chuẩn y rồi. Thỉnh thoảng cứ cho dân Việt được kêu la khóc lóc chống đế quốc xâm lược, không cần phải đàn áp nặng nề. Miễn là những món dâng lên các “đồng chí anh em” ăn miếng nào ra miếng nấy, là “hẩu lớ!” Cho nên trong ngày 17 Tháng Hai năm 2016 vừa qua ở Hà Nội, buổi lễ tưởng niệm 60,000 đồng bào và tử sĩ bị quân Trung Cộng tàn sát trong cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979 không bị phá. Phản ứng của chính quyền Cộng Sản khác hẳn hai năm trước. Ngày 16 Tháng Hai năm 2014, không những công an cộng sản ngăn chặn những người muốn đi dự lễ tưởng niệm từ lúc mới bước chân ra cửa nhà, mà còn xua công an côn đồ trai gái tới “nhảy múa” ngay tại chỗ trong giờ hành lễ. Nhảy múa trên xác chết là một cách chửi thề: “Chúng mày muốn lễ hả? Bà múa cho mày mở mắt ra! Lễ cái này này!” Năm 2014, đảng Cộng Sản cố ý “chửi cha đồng bào và các chiến sĩ.” Vì đám công an côn đồ phát ra một bài hát Tầu để nhảy theo điệu nhạc Cha cha cha! Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi tiết lộ điệu nhạc cổ này có tên “Trung Quốc cáp cáp” (中國恰恰). Lời ca Tàu dịch sang tiếng Việt khoe rằng: “Cha cha cha / Cô gái Trung Quốc xinh đẹp như đóa hoa / Cô nương có đôi môi hồng tươi / Chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi / cha cha cha / Là lúc tiết trời hoan lạc / Chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi/ cha cha cha...” Những người không biết tiếng Tàu cũng hiểu rằng họ chửi cha mình! Năm nay Ðảng không “chửi cha” đồng bào Hà Nội nữa. Ông Nguyễn Phú Trọng có thể xoa bụng tự khen: “Ðấy nhé, đứa nào dám bảo tớ thần phục Trung Quốc?” Nhưng trong tuần trước, lễ tưởng niệm được nhiều người dân Sài Gòn tổ chức thì công an vẫn tới từng nhà ngăn chặn và đánh phá cuộc lễ. Những bông hoa dâng cúng bị đám côn đồ đạp nát dưới chân. Tại sao lại phân biệt đối xử như vậy? Có lẽ bởi vì ông Ðinh La Thăng, mới nhậm chức thành ủy, rất táo bạo. Khi làm bộ trưởng Giao Thông Vận Tải ông đã từng ra lệnh đốt hết những chiếc xe gắn máy chạy đua “cho chúng nó hết đua!” Phải bao nhiêu người can ông mới tha. Hoặc vì ông biết dân Sài Gòn “khó dạy” hơn dân Hà Nội; cho nên cứ cấm tiệt cho xong chuyện. Ở Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng có thể yên tâm cho người ta đi thắp hương khấn vái các tử sĩ và đồng bào chết oan trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 vì biết rằng mấy nén hương thắp lên rồi cũng tàn, đâu lại vào đó, tượng đài Lý Thái Tổ mai mốt lại chỉ còn “rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.” Ngay những tấm bia tưởng niệm các liệt sĩ, kể cả bia ghi công “Sư Ðoàn 33 đánh bại và chặn đứng quân Trung Quốc xâm lược” cũng bị đục bỏ tàn nhẫn, mà cả một sư đoàn cho đến dân địa phương không ai dám hó hé nói một tiếng! Dân và quân Việt Nam hiền lành, dễ bảo như vậy, các đồng chí anh em Trung Quốc không có gì phải lo! Giới lãnh đạo Trung Nam Hải, từ Mao Trạch Ðông tới Tập Cận Bình đều rất thực tế. Họ cần kết quả cụ thể, chứ không phải chỉ muốn nghe nịnh hót, mặc dầu có nịnh hót thì vẫn hơn. Năm 1950 khi tiễn phái đoàn các cố vấn Trung Cộng qua chỉ đạo Cộng Sản Việt Nam, Mao Trạch Ðông đã nhắc nhở họ hãy nhớ chuyện Mã Viện đánh Hai Bà Trưng ở nước ta. Ông ta dặn dò các cố vấn giữ ý tứ, đừng khiêu khích tự ái dân tộc của người Việt. Ðám cố vấn này, mỗi khi khuyến cáo mà quân đội Việt Minh không nghe đều phải làm áp lực qua Hồ Chí Minh mới được toại ý. Năm 1951, Hồ Chí Minh gặp Mao đã phải lên tiếng xin Mao chỉ thị cho cố vấn La Quý Ba hãy đáp ứng lời mời đến dự các phiên họp của Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam. Mao đã cho Hồ được thỏa mãn! Chẳng khác nào triều đình Huế mời viên công sứ Pháp dự các phiên họp của cơ mật viện! Theo đúng tấm gương này, đáng lẽ bây giờ ông Nguyễn Phú Trọng phải mời đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội tới dự các phiên họp Bộ Chính Trị mới xứng đáng là cháu ngoan bác Hồ! Nhưng Bắc Kinh không cần lý đến hình thức bên ngoài. Trung Cộng sẽ tiếp tục bảo vệ chế độ Cộng Sản ở Việt Nam, miễn là cứ cho họ khai thác mỏ bô xít, coi là “chiến lược lớn lâu dài của đảng và nhà nước” như lời ông Nguyễn Tấn Dũng. Miễn là Hà Nội vẫn ký hợp đồng cho người Tầu khai thác rừng Việt Nam ít nhất 50 năm. Miễn là các công ty Trung Cộng vẫn trúng hầu hết các mối thầu xây dựng. Miễn là cứ cho công nhân Trung Cộng sang làm việc không giấy phép, lập các thành phố Trung Cộng khắp ba miền Nam Trung Bắc và cao nguyên! Miễn là hải quân Việt Nam không được phép bén mảng tới gần những hòn đảo Hoàng Sa đã bị Tàu chiếm. Miễn là đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn ngậm miệng không dám thưa kiện Trung Cộng ra các tòa án quốc tế sau khi cho tầu hải giám cướp phá, giết hại các ngư dân Việt Nam. Cộng Sản Trung Quốc có thể yên tâm cho phép dân Việt lâu lâu thắp hương tưởng niệm các tử sĩ năm 1979, năm 1988, cả những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử chiến ở Hoàng Sa năm 1974 cũng được. Bởi vì họ biết đảng Cộng Sản Việt Nam không thể nào rời bỏ cái “vú mẹ!” Công an an cộng sản có khẩu hiệu “Ðảng còn thì mình còn.” Các lãnh tụ Cộng Sản thì biết: “Trung Cộng còn ủng hộ thì mình mới còn!” Vì thế, ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Cộng đã có lần lo lắng đến nỗi hốt hoảng nói: “Tôi thấy lo lắng lắm! Không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già đều có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.” Từ trẻ con đến người già ai cũng ghét Trung Quốc, nguy hiểm quá! Trong một ngàn năm Bắc thuộc, chưa nghe người Việt Nam nào nói một câu như vậy, ngoài các quan cai trị như Tô Ðịnh, Trần Bá Tiên, Cao Chính Bình! Tô Ðịnh đã bị Hai Bà Trưng đánh đuổi. Trần Bá Tiên không đánh lại Triệu Quang Phục phải bỏ về Tàu lo việc trong nhà. Phùng Hưng đánh cho Cao Chính Bình phát bệnh mà chết. Nhờ thế dân tộc Việt Nam mới “Ðứng Vững Ngàn Năm!” Nhưng thời nay, đảng Cộng Sản Việt Nam biết rằng Trung Cộng còn được ăn thì mình còn! Mất lòng đồng chí anh em thì chính số phận đảng Cộng Sản ở Việt Nam cũng mất. Cho nên ngày mùng 8 Tháng Mười Hai năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng đã thổ lộ tâm sự trước kỳ đại hội đảng thứ 12. Ông Trọng rất lo làm mất lòng Trung Nam Hải. Không dám kiện Bắc Kinh trước các tòa án quốc tế. Không dám cho hải quân ra biển bảo vệ các thuyền ngư dân đang bị “tàu lạ” tấn công. Chỉ vì sợ “đụng độ!” Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Nếu để xảy ra đụng độ gì thì tình hình thế nào? Giờ ta có ngồi đây mà bàn tổ chức đại hội đảng được không?” Hai Bà Trưng, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng lo cho vận mệnh dân tộc. Còn Nguyễn Phú Trọng và đồng đảng bây giờ chỉ lo bảo vệ đảng Cộng Sản! Nước mất không lo, miễn đảng đứng vững được năm nào hay năm đó! Sang năm sẽ còn một số người Việt Nam vẫn làm lễ tưởng niệm 60 ngàn đồng bào và chiến sĩ bị quân Trung Cộng sát hại. Số người có thể sẽ không đông bằng năm nay. Trong sách giáo khoa môn lịch sử bậc trung học, cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 chỉ được ghi trong 11 dòng! Rồi năm này qua năm khác, dần dần người ta sẽ quên. Những người còn nhớ vẫn được phép khấn vái. Miễn là đảng Cộng Sản vẫn còn ngồi đó để ăn. Mà phần ăn lớn nhất vẫn thuộc về các vị tân thái thú, tân tiết độ sứ, nối gót Tô Ðịnh, Trần Bá Tiên, Cao Chính Bình! Ngô Nhân Dụng (Người Việt)
  24. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói về việc đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của thủ đô. Phát biểu tại buổi làm việc với huyện Ba Vì sáng 23/2, ông Hoàng Trung Hải mô tả điều ông gọi là phát triển kinh tế không phải ưu tiên số một mà xây dựng môi trường làm ăn sinh sống an lành mới là điều chính quyền Thủ đô hướng tới. “Phát triển kinh tế, quan tâm đến cảnh quan, thu hút du khách… đều rất quan trọng, nhưng tội phạm nhiều, người dân không dám ra đường thì cũng vứt đi. “Thà sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon chen, không an toàn”, Bí thư Thành ủy Hà Nội được báo VNxpress dẫn lời. Động thái “ra quân” của các Bí thư hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp HCM đang gây quan tâm trong công chúng. Phản hồi về phát biểu của ông Hải, nhà báo Ngô Nguyệt Hữu bình luận trên facebook cá nhân. “Thú thật là từ bé đến giờ, tôi chỉ được nghe cái nghèo nó sinh ra bạo loạn, trộm cắp, cướp giật. Chứ có bao giờ tôi lại được nghe câu "Thà nghèo mà yên bình..." đâu. “Chỉ có câu, "Nghèo cho sạch, rách cho thơm" thôi. Ý nói giữ thân mình ngay thẳng trong mọi hoàn cảnh. Bí thư chơi chữ thế này, ví von thế này, kẻ ngu muội như tôi thật lòng không sao hiểu được ạ,” ông Hữu viết. 'Nhếch nhác thấy xấu hổ' Ông Hoàng Trung Hải mới được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng 12. Hôm 5/2 tại Thành ủy Hà Nội, ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã trao quyết định Bí thư Thành ủy Hà Nội cho ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị. Ông Hải được báo Tuổi Trẻ vào cùng ngày 5/2 dẫn lời phát biểu: “Cá nhân tôi xem đây vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm hết sức nặng nề trước Trung ương Đảng, Bộ chính trị, trước Đảng bộ và nhân dân thủ đô. “Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục kinh tế và giao dịch quốc tế, là một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước nói chung”. Trở lại với buổi làm việc với huyện Ba Vì sáng 23/2, ông Hải đã nhấn mạnh về như cầu đảm bảo môi trường khi phát triển kinh tế. “Ai cũng nghĩ bảo vệ môi trường là việc của người khác, chỉ biết sạch nhà cửa của mình. “Đi nơi nào cũng có rác cả, lãnh đạo ông nào cũng đi qua nhưng không ông nào làm gì hết. Khách đến mà nhìn thấy người dân Hà Nội bảo vệ môi trường sẽ học theo. “Nhưng bản thân mình là người Hà Nội đã sạch chưa, đã để người ta học chưa? Để du khách đến thủ đô mà thấy nhếch nhác thì anh em mình thấy xấu hổ”, Bí thư Hải bày tỏ. Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội được dẫn lời nói Hà Nội đang “thiếu vốn” cho các dự án chống ngập trong khi TP HCM đã được Chính phủ hỗ trợ dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng (446 triệu USD). “Nếu mưa 2008 mà ngập như cũ rất gay, không biết trả lời với dân thế nào. Một trận ngập sẽ nảy sinh rất lớn. “Đây là dự án cấp bách, phải kiên quyết làm. Không thể để giữa thủ đô mà đi đến đâu cũng rất mùi,” ông Hải nói thêm. (BBC)
  25. Vài quyền chính trong đợt bầu cử (theo quy định hiện hành chưa dân chủ và phải thay đổi trong tương lai): 1) Quyền ứng cử 2) Quyền đối với Hội nghị cử tri ở nơi cư trú và làm việc: Đòi thực hiện Hội nghị cử tri dân chủ công khai như người ta vẫn nói (tiến tới phải bãi bỏ quy định phi dân chủ này) với 3 việc chính: 2.1: yêu cầu công khai danh sách những người được mời đến dự Hội nghị (để tránh việc làm phi pháp mời dư luận viên, không phải cử tri nơi đó, đến đấu tố ứng cử viên như được cho là đã xảy ra trong quá khứ); 2.2: mời báo chí (cả trong và ngoài nước) đến chứng kiến Hội nghị cử tri; 2.3: công khai toàn bộ quá trình Hội nghị cử tri (phát trực tiếp trên mạng, hoặc ghi video lại để phát công khai trên mạng). 2.4: yêu cầu cấp bản sao của biên bản Hội nghị cử tri. 3) Hiệp thương. Đã là hiệp thương, thì các bên liên quan phải CÓ MẶT. Nói cách khác, những người ứng cử (được đề cử và tự ứng cử) hay đại diện của họ (tốt nhất là một luật sư) phải có mặt tại các cuộc Hiệp thương. Hiệp thương cũng phải công khai minh bạch và quyền có thể làm tương tự như với Hội nghị cử tri. 4) Vận động bầu cử: bằng mọi phương tiện và hình thức mà Luật hiện hành không cấm (Điều 68 Luật Bầu cử, LBC). 5) Bầu cử: Các tình nguyện viên, người dân nên động viên cử tri thực hiện đúng quy định của luật và phát hiện (ghi lại bằng chứng nhất là bằng video) mọi sự vi phạm pháp luật trong bầu cử (mà đã thường xảy ra trong các cuộc bầu cử trước như: bỏ phiếu thay cho người khác, việc này là phạm pháp theo điểm 2 Điều 69 LBC; hoặc việc nhân viên tổ BC gợi ý xóa tên người này ủng hộ người kia [người khác có thể làm vậy song tổ bầu cử và thành viên tổ bầu cử bị cấm theo điểm 3 Điều 63 LBC). Quyền phát hiện, ghi bằng chứng và tố cáo việc vi phạm pháp luật của người bỏ phiếu thay cho những người khác, cũng như của các tổ chức bầu cử và nhân viên của các tổ chức này là QUYỀN và NGHĨA VỤ của mỗi công dân (các tình nguyện viên có vai trò lớn trong việc này). 6) Kiểm phiếu: Theo Điều 73 của LBC, việc kiểm phiếu phải tiến hành ngay tại tổ bầu cử và các phóng viên báo chí và người ứng cử hoặc đại diện được ủy nhiệm có thể chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các ứng cử viên hãy ký giấy ủy nhiệm cho các tình nguyện viên để có một người tại mỗi tổ bầu cử. Như vậy nếu chúng ta thực thi QUYỀN của chúng ta, thì việc gian lận kiểm phiếu (việc được cho là đã thường xảy ra trong các cuộc bầu cử trước) sẽ bớt đi. Người được ủy nhiệm phải yêu cầu cho bản sao (hặc chụp ảnh) biên bản kiểm phiếu 7) Tổng hợp kết quả bầu cử: Khâu tổng hợp kết quả thường dẫn đến sai sót và gian lận, chính vì thế việc các tổ chức XHDS giám sát và phát hiện sai sót hay gian lận là rất quan trọng (nếu các tình nguyện viên có bản sao hay thông tin về biên bản kiểm phiếu ở các tổ bầu cử, thì việc tổ chức tổng hợp kết quả có thể được tiến hành song song để đối chiếu với Hội đồng Bầu cử và có thể giúp HĐBC loại bỏ sai sót; các tổ chức XHDS Indonesia đã làm rất tốt việc này trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua và các tổ chức XHDS Việt Nam nên làm vậy). 8) Làm rõ các sai sót và kiến nghị sửa LBC: kinh nghiệm của cuộc bầu cử này có thể là bằng chứng thuyết phục để đòi thay đổi Luật bầu cử. Trên đây là một số việc chính mà các ứng cử viên, các tình nguyện viên, và cử tri có thể làm để cho cuộc bầu cử tháng Năm 2016 tốt hơn các cuộc trước. Nguyễn Quang A (Nguyễn Quang A FB)

×
×
  • Create New...