Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39158
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai hệ thống radar, và hỏa tiễn địa đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Tin liên hệ Phong trào tự ứng cử vào Quốc hội tại Việt Nam Tết Tây và Tết ta Tuyệt vọng và bất lực Dân chủ và kỷ cương Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông Blog Nguyễn Hưng Quốc Nguyễn Hưng Quốc 23.02.2016 Các hình ảnh chụp được từ vệ tinh của Mỹ và Đài Loan cho thấy mới đây Trung Quốc cho đặt hệ thống tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Người ta cũng nhận diện được đó là hệ thống phòng không HQ-9 với tầm bắn đến 200 cây số. Khi được hỏi, giới chức Trung Quốc không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin tức ấy. Họ chỉ nói bâng quơ là Phú Lâm thuộc chủ quyền của họ, trên đó, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn mà không vi phạm bất cứ luật quốc tế nào. Giới quan sát chính trị thế giới chú ý đến thời điểm Trung Quốc mang tên lửa đến đảo Phú Lâm: Đó là thời gian Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo khối ASEAN nhóm họp tại California để bàn thảo về nhiều vấn đề, trong đó, có vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Hành động của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm được xem như một tín hiệu gửi đến các quốc gia liên quan: Các chính sách về Biển Đông của Mỹ và khối ASEAN hoàn toàn vô hiệu. Chúng không những không giải quyết vấn đề mà còn làm cho Trung Quốc trở thành quyết liệt hơn và tình hình càng trở nên tệ hại hơn. Hành động gây hấn của Trung Quốc đã gây nên nhiều phản ứng quyết liệt ở nhiều nơi. Bộ Ngoại giao Mỹ cho việc làm của Trung Quốc gây bất ổn trong khu vực. Bộ Ngoại giao Đài Loan, Nhật và Úc thẳng thắn phê phán âm mưu quân sự hoá Hoàng Sa của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng gửi công hàm đến Toà Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hơn nữa, còn gửi thư đến Liên Hiệp Quốc để phản đối việc làm ấy của Trung Quốc. Không dừng lại ở những lời phản đối suông. Mỹ dự định sẽ tiếp tục cho tàu chiến và máy bay đi ngang qua vùng biển chung quanh Trường Sa và Hoàng Sa. Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ, chủ yếu là Nhật và Úc, tham gia vào chiến dịch ấy để chứng tỏ con đường hàng hải trên Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi những tham vọng ngược ngạo một cách phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, có hai vấn đề cần được nêu lên là: Một, Trung Quốc sẽ làm gì sau khi đặt tên lửa tại Phú Lâm và hai, thế giới sẽ phản ứng ra sao trước các việc làm ấy? Để trả lời câu hỏi thứ nhất, chúng ta cần chú ý là cả hai việc bồi đắp đảo nhân tạo tại Trường Sa cũng như việc triển khai tên lửa ở Hoàng Sa đều nằm trong một chiến lược chung và lớn của Trung Quốc: quân sự hoá Biển Đông. Điều đó có nghĩa là, sau này, không sớm thì muộn, Trung Quốc cũng sẽ mang tên lửa, phi cơ và tàu chiến đến các hòn đảo mới xây ở Trường Sa, từ đó, đặt cả Biển Đông trong vòng kiểm soát của họ. Chưa hết. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ thành lập vùng nhận dạng hàng không tương ứng với vùng biển mà họ giành chủ quyền trên Biển Đông như cái điều họ đã làm ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013. Lúc ấy, có thể xem âm mưu lấn chiếm toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc đã hoàn tất: Tất cả, từ vùng biển đến vùng trời đều thuộc về họ. Tôi tiên đoán Trung Quốc sẽ tiến hành các công việc sớm hơn là muộn, có thể là trong năm nay hoặc năm tới. Có hai lý do chính. Thứ nhất là trong năm nay ở Mỹ có cuộc bầu cử tổng thống. Tổng thống sắp mãn nhiệm sẽ ngần ngại trong việc dấn thân vào những hành động có thể gây rủi ro lớn và tổng thống tân cử thì thường tập trung vào lãnh vực đối nội hơn là đối ngoại. Thứ hai, hầu hết các sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Mỹ hiện nay và có lẽ trong một hai năm sắp tới là lo giải quyết cuộc chiến tranh khốc liệt tại Syria, và sau đó, những thách thức mà Nga gây nên đối với Tây phương. Đó là chưa kể các cuộc chiến tranh tại Afghanistan, Iraq và Libya vẫn chưa kết thúc. Nói cách khác, Mỹ sẽ chưa thể nào rút chân ra khỏi Trung Đông và châu Âu sẽ chuyển trục hẳn sang vùng châu Á – Thái Bình Dương. Những sự tính toán ấy cũng cho chúng ta thấy những giới hạn trong các phản ứng của Mỹ cũng như đồng minh đối với các hoạt động lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Cho đến nay, Mỹ chỉ có hai hành động thách thức lại âm mưu bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc: Một là lên tiếng phản đối; và hai là cho tàu chiến và máy bay xâm nhập vào sát các hòn đảo ở Hoàng Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc. Nếu ở hành động đầu tiên, Mỹ có sự tham gia của một số đồng minh; ở hành động thứ hai, Mỹ hoàn toàn đơn độc. Chính phủ Mỹ từng lên tiếng kêu gọi Úc cùng tham gia với họ, tuy nhiên, mặc dù lớn tiếng phê phán âm mưu lấn chiếm và quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc, Úc vẫn chưa dám liều lĩnh đưa máy bay cũng như tàu chiến vào gần Hoàng Sa và Trường Sa. Lý do rất dễ hiểu: Úc không phải là quốc gia đủ lớn và đủ mạnh để chấp nhận các sự rủi ro có thể dẫn đến việc trực tiếp đương đầu về quân sự với Trung Quốc. Việc Úc không dám, chắc chắn Việt Nam lại càng không dám. Khi tất cả các quốc gia liên hệ, trừ Mỹ, không dám đi sâu vào lãnh hải chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa, lời tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc sẽ không bị thách thức. Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Barack Obama tại Sunnylands, California vào ngày 16 tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Mỹ “có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn” trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Nhiều người Việt Nam, nghe lời đề nghị ấy, rất ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng, cho là ông có thái độ “thoát Trung” một cách quyết liệt. Nhưng đòi hỏi Mỹ “mạnh mẽ”, “thiết thực” và “hiệu quả” hơn là sao? Thành thực mà nói, theo tôi, Mỹ không có chọn lựa nào khác ngoài hai việc họ đã làm kể trên. Mỹ không thể mang Trung Quốc ra toà án quốc tế: Đó là việc của Philippines và Việt Nam (nếu Việt Nam dám làm). Mỹ cũng không thể sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc quân sự để ngăn chận Trung Quốc vì hai lý do: Một, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ quá phức tạp để có thể tiến hành một biện pháp cấm vận hay gây chiến. Hai, quan trọng hơn, việc lấn chiếm và quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc chưa đủ để có thể dẫn đến một hành động quyết liệt như thế. Dù Trung Quốc hiện thực hoá được con đường lưỡi bò trên biển cũng như trên không, máy bay và tàu thuỷ của Mỹ vẫn có thể đi ra đi vào tự do. Mỹ chỉ sử dụng các biện pháp mạnh mẽ trên Biển Đông nếu Mỹ bị tấn công trước. Mà điều đó có lẽ Trung Quốc sẽ không dám làm. Và cũng không cần làm. * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Nguyễn Hưng Quốc Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
  2. Mới đây, việc ban hành Thông tư 01/2016 của Bộ Công an đã quy định rằng, từ ngày 15/2/2016, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc hay các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển phương tiện đã khiến dư luận phản ứng mạnh mẽ. Điều này được coi là một hành động vi phạm Hiến pháp (vi hiến) của Bộ Công An, vì thông tư này đã không chỉ mâu thuẫn và trái với quy định tại điều 169, khoản 2 điều 21 của Hiến pháp Sửa đổi 2013, về bí mật thư tín. Mà còn trái với Luật trưng thu, trưng dụng tài sản ngày 3/6/2008 của Quốc hội ban hành. Theo TS Lê Hồng Sơn - nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã thấy rằng, quyền “trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc...” mà Thông tư này quy định là một thứ “quyền treo”, không thực hiện được vì “cán bộ tuần tra kiểm soát giao thông không có thẩm quyền trưng dụng”. Sự cần thiết của Tòa án Hiến pháp Ví dụ nói trên chỉ là một ví dụ trong hàng nghìn, hàng vạn trường hợp các thông tư, nghị định, các văn bản dưới luật vi phạm các quy định của Hiến pháp - văn bản luật pháp cao nhất của một quốc gia. Mà điển hình nhất là việc cưỡng chế đất đai của người dân cho cả “mục đích phát triển kinh tế”, điều đó đã khiến cho việc hình thành một tầng lớp dân oan mất đất đai và tư liệu sản xuất đông đảo và bị đẩy vào bước đường cùng. Trong lúc Hiến pháp quy định chỉ cho phép “vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”, thì Luật Đất đai lại cho phép thu hồi đất . Đây là một việc làm vi hiến rất nghiêm trọng. Trong lĩnh vực làm luật cũng vậy, những hành vi vi hiến có thể biểu hiện dưới dạng nhà nước chây ỳ không chịu ban hành luật để công dân thực hiện các quyền đã được hiến định. Như các quyền biểu tình, lập hội, trưng cầu dân ý v.v… như hiện nay. Điều đã khiến cho nhiều quan chức cao cấp của nhà nước phải bức xúc trong thời gian vừa qua. Theo quy định, Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp không có thẩm quyền thụ lý khiếu nại của dân về các vấn để văn bản pháp luật. Vì thế, trong trường hợp người dân thấy một thông tư, nghị định có dấu hiệu trái luật hoặc vi hiến thì họ như đã kể ở trên thì họ phải làm gì? Xin thưa, đó là chức năng của Toà án Hiến pháp, tuy vậy tổ chức bảo vệ Hiến pháp này đến nay vẫn chưa được thiết lập ở Việt nam. Tòa án Hiến pháp phán quyết về các vi phạm hiến pháp theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo Hiến pháp. Tính độc lập ấy sẽ đảm bảo tính cân bằng trong quan hệ quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Tòa án Hiến pháp một tòa án có liên chủ yếu đến việc bảo vệ Hiến pháp. Sự có mặt của tổ chức này sẽ giúp cho việc hoàn thiện vòng tròn giám sát, đưa luật lên vị trí tối thượng, tạo một nhà nước pháp quyền, không cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào đứng trên pháp luật. Về nguyên tắc, Tòa án Hiến pháp là nơi xem xét và quyết định các luật do chính quyền ban hành có vi phạm Hiến pháp hay không? Hoặc các luật hay văn bản dưới luật có xung đột với các quyền tự do của công dân do Hiến pháp quy định hay không? Ngoài ra, Tòa án Hiến pháp cũng có trách nhiệm giải thích Hiến pháp hoặc đưa ra phán quyết đối với những tranh chấp về thẩm quyền xét xử và những khiếu nại về hiến pháp. Đặc biệt, Tòa án Hiến pháp còn có quyền giải quyết tranh chấp trong các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân; Xem xét các vấn đề và đưa ra các quyết định tư pháp để buộc tội hoặc giải thể một đảng chính trị; Miễn nhiệm nghị sỹ và cách chức các quan chức cấp cao của Nhà nước; Tham gia luận tội các quan chức cấp cao của nhà nước… Một khi Tòa án Hiến pháp được thành lập, để đảm bảo các phán quyết của Tòa án này không chịu áp lực hay sự can thiệp của bất kỳ tổ chức và cá nhân nào, thì các thành viên của Tòa án này sẽ được lựa chọn công khai với sự tham gia của các tổ chức và các cá nhân có uy tín tên tuổi và cuối cùng sẽ được Quốc hội phê chuẩn. Các thành viên Thẩm phán Tòa án Hiến pháp sẽ là các luật gia, học giả có tên tuổi và uy tín xã hội đủ để họ công tâm phụng sự đất nước. Đồng thời họ sẽ được ở vị trí đó đến hết đời, với một khoản thù lao thỏa đáng của nhà nước, để đảm bảo họ có điều kiện làm việc và xét xử một cách công tâm các vấn đề liên quan tới Tòa án Hiến pháp. Đặc biệt không ai có quyền tước quyền của họ. Tại sao Việt nam không có Tòa án Hiến pháp? Hệ thống tổ chức chính trị ở Việt nam có sự khác biệt và không giống như với các nước khác đang áp dụng. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các thiết chế kiểm soát và điều chỉnh quyền lực không có điều kiện đẻ phát huy tác dụng. Chính vì thế, nên việc các cơ quan nhà nước ban hành các văn bản luật hay dưới luật theo lối tùy hứng, không tuân thủ các quy định của Hiến pháp nhưng không bị một cơ quan nào phán xét cả. Lý do chính cũng bởi nó chịu ảnh hưởng của một hệ thống tổ chức chính trị nhà nước theo trục dọc, với tính thống nhất cao và xuyên suốt, trong đó Đảng CSVN là tổ chức lãnh đạo toàn diện nhà nước trên cả ba hệ thống hành pháp – tư pháp – lập pháp. Đồng thời trong ngành tư pháp, các cơ quan tư pháp cũng tổ chức theo trục dọc từ trung ương đến địa phương, theo nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng trung ương. Có lẽ đó cũng là lý do khiến ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng "Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng". Trong khi ở các quốc gia khác trên thế giới thì các chính đảng, dù bất cứ chính đảng nào đi chăng nữa thì quyền lợi của đảng đó cũng không thể lớn hơn một quốc gia và đứng trên Hiến pháp như Việt nam hiện nay. Kể cả việc Đảng CSVN dẫu là tổ chức đảng chính trị duy nhất nắm toàn bộ quyền lực của nhà nước, song theo quy định của điều 4 Hiến pháp đó là “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Từ những lý do trên tạo ra một lỗ hổng lớn, tạo điều kiện cho đảng CSVN đứng trên và đứng ngoài pháp luật, điều này đồng nghĩa với việc đảng CSVN có quyền lực cao nhất nhưng không hề bị ràng buộc và khống chế của một tổ chức có quyền tài phán (phân định phải trái và xử lí theo luật pháp) cần thiết. Đảng lãnh đạo toàn diện mọi mặt trên mọi lĩnh vực kể cả lãnh đạo cả Quốc hội và Chính phủ, tuy vậy nhưng không ai hay tổ chức nào giám sát hoạt động của đảng. Từ những nguyên nhân và các vướng mắc nói trên, cho thấy đòi hỏi cần có một tổ chức của nhà nước hoạt động độc lập, có quyền lực để phân xử và xử lý mọi hành vi trong hoạt động của bất kể tổ chức nào. Các nhà lập pháp Việt nam cho rằng, chỉ khi nào sự phân lập quyền lực giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp (tam quyền phân lập) thì mới cần thiết có Tòa án Hiến pháp. Theo họ, Tòa án Hiến pháp chỉ cần thiết khi có sự tranh giành quyền lực giữa các đảng phái hay sự xung đột quyền lực giữa 3 nhánh quyền lực nói trên và Tòa án Hiến pháp chủ yếu là để phân định quyền lực của các đảng phái chính trị, phân định quyền lực giữa sự tranh chấp của các nhánh quyền lực. Sự vắng mặt của Tòa án Hiến pháp theo họ, không ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia và lợi ích nhân dân. Chứ không liên quan đến các vấn đề của công dân đối với pháp luật (!?). Chính vì thế, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Đình Quyền thấy rằng: “Nước ta đặt toàn bộ xã hội và nhà nước dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng, thực hiện đại đoàn kết toàn dân. Chúng ta lại có hệ thống chính trị với rất nhiều tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, chúng ta lại thực hiện dân chủ hóa... thì có cần phải có một bộ máy để phân chia các quyền lực nhà nước hay không khi mà quyền lực ở nước ta là thống nhất và thuộc về nhân dân? Theo nguyên lý đó thì tôi thấy ở nước ta, không cần có tòa án hiến pháp và hội đồng bảo hiến”. Kết Trước đây, vào năm 2013 trong qua trình sửa đổi Hiến pháp chủ trương thành lập Hội đồng Hiến pháp đã được đề cập tới. Khi ấy người ta đã bàn luận nhiều về sự cần thiết cần phải có một Tòa án Hiến pháp, nhưng tiếc rằng vấn đề này đã không được quan tâm và đến nay đã không còn ai nhắc đến tổ chức bảo vệ Hiến pháp này nữa. Trong các tổ chức nhà nước pháp trị, Hiến pháp được coi là một hệ thống quy đinh những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Chính vì thế Hiến pháp phải là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, thể hiện ý chí, nguyện vọng của đa số dân chúng và thường được trưng cầu dân ý trước khi đưa vào áp dụng. Đồng thời, nó còn là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất và Hiến pháp phải được viện dẫn trực tiếp, làm căn cứ để phán quyết những hành vi vi hiến trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chính vì thế, mọi tổ chức, cá nhân phải coi Hiến pháp là văn bản chính trị pháp lý cao nhất của một quốc gia. Để bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp, thì việc cần có một tổ chức phán quyết các vi phạm hiến pháp của các cơ quan nhà nước như Tòa án Hiến pháp là điều hết sức cần thiết, vì nếu không có sự phán quyết các vi phạm Hiến pháp thì sự có mặt Hiến pháp cũng như không. Chính vì thế, sự có mặt của Tòa án Hiến pháp sẽ là nên tảng để xây dựng một xã hội pháp trị, ở đó không chỉ là mọi công dân hay các tổ chức, mà kể cả các tổ chức nhà nước phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Hiến pháp và pháp luật, kể cả trong việc ban hành luật pháp. Khi đó, công dân có quyền làm những điều pháp luật không cấm và các tổ chức nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép. Trong một xã hội mà luật pháp có cũng như không như ở Việt nam, thì việc có một Tòa án Hiến pháp là một trong những đòi hỏi bức bách và hết sức cần thiết. Điều đó sẽ chấm dứt nạn sử dụng cũng như xây dựng pháp luật một các tùy hứng, vì quyền lợi của nhà cầm quyền, mà những nhà làm luật làm mọi thứ nếu họ muôn bất kể những điều mà Hiến pháp đã quy định. Đó là cơ sở để đảm bảo rằng, Đảng CSVN đảng chính trị hợp pháp duy nhất hiện nay phải hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp quy định, như điều 4 của Hiến pháp. Ngày 23/02/2015 © Kami (Blog RFA)
  3. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim và Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam. Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới ra báo cáo gợi ý các bước cải cách quan trọng cho 20 năm tới. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim đã có mặt ở Việt Nam ngày 23/2 để ra mắt báo cáo Việt Nam 2035. Báo cáo nhằm đưa Việt Nam trở thành một nước thu nhập trung bình cao nói rằng Việt Nam cần xây dựng khu vực tư nhân có khả năng cạnh tranh, thực hiện quá trình đô thị hoá một cách hiệu quả, khuyến khích sáng tạo và tận dụng các cơ hội thương mại mới mở ra nhằm thực hiện cải cách trên qui mô lớn. Việt Nam hiện là nước có thu nhập trung bình thấp và để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là trở thành nước thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng tối thiểu 7% mỗi năm. “Việt Nam là một tấm gương thành công về phát triển từ một trong những nước nghèo nhất, trong 30 năm qua. Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức gần 7% và đã áp dụng các chương trình mục tiêu giúp hàng chục triệu người thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực”, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim được dẫn lời nói trong thông cáo báo chí của Ngân hàng Thế giới. Ông Jim Yong Kim mô tả báo cáo Việt Nam 2035 thể hiện rõ nét về điều ông gọi là “mong muốn của lãnh đạo Việt Nam muốn đưa đất nước trở thành một quốc gia hiện đại, công nghiệp hoá sau một thế hệ.” “Tăng năng suất lao động nhanh, bảo vệ môi trường và đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh tế sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh. Phá bỏ rào cản đối với các đối tượng thiệt thòi, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho nhóm trung lưu đô thị đang già nhanh sẽ giúp Việt Nam giữ vững được thành tích ấn tượng về bình đẳng và hoà nhập xã hội của mình”, ông Jim Yong Kim nói. “Báo cáo cũng gợi ý rằng Việt Nam cần xây dựng thể chế hiện đại và minh bạch, là những bước có thể giúp Việt Nam đạt được mục tiêu của mình.” Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh được dẫn lời nói Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. “Để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, lựa chọn duy nhất của chúng ta là thực hiện cải cách. “Nếu không, chúng ta không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức, và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó có thể tránh khỏi,” ông Vinh nói. Ba trụ cột chính được đề cập trong báo cáo này gồm: nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy công bằng và hoà nhập xã hội và nâng cao hiệu quả khu vực công. Báo cáo đề xuất cải tiến ngành nông nghiệp – khu vực chiếm gần một nửa lực lượng lao động của cả nước – tăng cường bảo vệ môi trường và tăng cường qui hoạch phát triển sản xuất năng lượng sạch. Việt Nam, theo báo cáo này, đã đạt được nhiều tiến bộ trong chương trình hòa nhập xã hội, nhưng các nhóm dân tộc thiểu số vẫn còn nghèo với thực tế là nhóm thiểu số chỉ chiếm 15% dân số nhưng chiếm 50% số người nghèo. Trong phần “Nâng cao hiệu quả nhà nước”, báo cáo khuyến nghị một “hệ thống chính quyền thống nhất hơn” với quy định về chức năng kinh tế của nhà nước rõ ràng hơn, giảm vai trò trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và qui định rõ ranh giới giữa khu vực công và khu vực tư, tăng cường trách nhiệm giải trình của nhà nước và tạo cơ hội cho người dân góp ý về việc cung cấp dịch vụ công của chính phủ. (BBC)
  4. Vladimir Putin có lẽ là nhà lãnh đạo Nga được lòng dân nhất trong lịch sử. Gần đây nhất, trong báo cáo của một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ hồi tháng 11/2015, ông nhận được tỉ lệ ủng hộ của người dân lên tới 80%. Điều này khiến ông rõ ràng trở thành nhà lãnh đạo thế giới được lòng dân nhất hiện nay, mặc dù chúng ta thường sẽ nghĩ ngược lại bởi cái cách mà phương Tây mô tả và biến ông ta thành một con quỷ dữ. Nghịch lý thay, lý do chính cho việc Putin được lòng dân ở Nga đến vậy cũng chính là lý do khiến ông bị chỉ trích ở Mỹ và Tây Âu – một sự thật đơn giản nhưng quan trọng, đó là: khi nhắc đến khả năng lãnh đạo và trí tuệ chính trị, Vladimir Putin chơi cờ vua, trong khi những người đồng cấp của ông ở London, Washington và Paris thì lại chơi khiêu kỳ (checquer, vốn được cho là dễ hơn nhiều so với cờ vua – NBT). Bài viết này không nhằm mục đích gán cho nhà lãnh đạo Nga phẩm chất đạo đức của Nelson Mandela hay tính nhân đạo của Mahatma Gandhi. Tuy nhiên, ông ta cũng chẳng giống với những bức biếm họa mà truyền thông Anh – Mỹ thường xuyên mô tả. Putin không phải là nhân vật phản diện trong phim Điệp viên 007, kẻ sống trong một lâu đài ma quái đâu đó sâu trong lòng nước Nga và âm mưu thống trị thế giới. Nếu muốn biết về loại ‘chúa tể vũ trụ’ đó, bạn hãy đến Nhà Trắng ở Washington, hoặc có thể là trụ sở CIA ở Langley, Virginia. Còn Putin, Tổng thống Nga là một người hiểu kẻ thù của mình hơn chính họ hiểu về bản thân, ông cũng thấm nhuần chân lý trong tuyên bố của cựu lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev rằng: “Nếu anh sống giữa bầy sói, anh phải hành động như một con sói.” Các nhà tư tưởng và bình luận viên theo chủ nghĩa tự do của phương Tây luôn “xếp hàng” để tấn công Putin trên khắp các mặt báo, chưa kể đến các tác giả của những cuốn sách mô tả Putin như một Thành Cát Tư Hãn của thời hiện đại. Điều mà họ không thấy được là những vết sẹo hằn sâu trong suy nghĩ của người Nga được gây nên bởi sự tiếp xúc của nước này với dân chủ tự do kiểu phương Tây sau khi Liên Xô tan rã trong những năm 1990. Nhà báo và nhà văn Canada Naomi Klein đã trình bày điều này một cách chi tiết trong cuốn sách có một không hai của cô, “Học thuyết Cú Sốc: Sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản thảm họa” (The Shock Doctrine: The Rise of Disaster Capitalism). Tác động của liệu pháp cú sốc thị trường tự do lên nước Nga dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Boris Yeltsin được Klein mô tả như sau: “Nếu như không có nạn đói, dịch hạch hay chiến tranh, thì trong một thời gian quá ngắn, chưa từng có mất mát nào lớn đến như vậy. Tính đến năm 1998, hơn 80% trang trại của Nga đã bị phá sản, và khoảng 70.000 nhà máy của nhà nước đã bị đóng cửa, dẫn đến một “đại dịch” thất nghiệp. Năm 1989, trước khi áp dụng liệu pháp sốc, 2 triệu người ở Liên bang Nga phải sống trong nghèo đói, chỉ với ít hơn 4 USD/ngày. Thời điểm mà các nhà lãnh đạo áp dụng thứ “thuốc đắng” của họ vào giữa những năm 1990, theo Ngân hàng Thế giới, đã có tới 74 triệu người Nga đang sống dưới mức nghèo khổ.” Klein cũng cho biết rằng tới năm 1994, tỷ lệ tự tử tại Nga đã tăng gấp đôi và tội phạm bạo lực thì tăng gấp bốn. Nếu xét sự tàn phá về kinh tế và xã hội mà các “bậc thầy” về thị trường tự do phương Tây và đám “đệ tử” người Nga của họ đã gây ra trong giai đoạn khủng khiếp đó, thì sự phục hồi của nước Nga như hiện nay – với đủ khả năng chống lại thế đơn cực mà Washington dẫn đầu – có thể coi là một thành tích đáng kinh ngạc. Putin lên cầm quyền ở Nga nhờ vai trò của ông trong việc đàn áp cuộc nổi dậy Chechnya – vốn diễn ra trong bối cảnh hỗn loạn khi Liên Xô giải thể. Đó là một cuộc xung đột tàn bạo và đẫm máu, đương nhiên cũng đã có tội ác xảy ra, như trong mọi cuộc xung đột khác, mãi cho đến khi cuộc nổi dậy bị đàn áp và sự kiểm soát của Moskva được khôi phục. Vị cựu điệp viên KGB sau đó được đưa vào tâm điểm chú ý như là một thành viên chủ chốt trong bộ máy của Boris Yeltsin, một người đáng tin, nhờ đó mà ông bước lên đài chính trị và trở thành Tổng thống vào năm 2000, lần đầu tiên ông được bầu vào vị trí này. Kể từ đó Putin đã làm việc để khôi phục lại nền kinh tế Nga, cùng với niềm tự hào và uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Việc nước Nga đánh mất uy tín, vốn là kết quả của việc Liên Xô tan rã, đã gây ra biến động lớn lên gắn kết xã hội trong một đất nước mà từ lâu đã tự hào về những thành tựu của mình, đặc biệt là vai trò của họ trong việc đánh bại Phát xít Đức trong Thế chiến II. Vị tổng thống mới của Nga được xem là người có công khôi phục vị thế quốc gia, trở lại là một cường quốc được tôn trọng, không thể và sẽ không bị phương Tây bắt nạt. Mong muốn (của phương Tây) biến Gruzia thành một con tốt vào năm 2008 đã được đối phó một cách nhanh chóng, và tương tự là trường hợp Ukraine vào năm 2014. Tất cả những cáo buộc rằng Putin đang muốn bành trướng thực chất chỉ nhằm che giấu mục đích bành trướng tại Đông Âu của phương Tây, với mục tiêu dựng một hàng rào xung quanh Nga để theo đuổi một chương trình nghị sự chiến tranh lạnh. Vai trò làm biến đổi cuộc chơi của Nga ở Trung Đông, cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, là bằng chứng cho thấy những tháng ngày của bá quyền phương Tây đang sắp kết thúc. Đây mới là nguyên nhân gốc rễ của “nỗi sợ nước Nga” – dù phi lý nhưng lại được ủng hộ rất nhiệt tình ở phương Tây. Quốc gia đông dân nhất châu Âu không phải và sẽ không bao giờ là thuộc địa hay bán thuộc địa của phương Tây. Đối với các nhà tư tưởng phương Tây – những người xem Nga không khác gì kẻ thù nguy hiểm hoặc kẻ đã bị đánh bại – chấp nhận thực tế này là một điều kiện không thể thương lượng được nhằm đạt được ổn định và hòa bình trên thế giới, ít nhất là ở vẻ ngoài. Vladimir Putin và chính quyền của ông ta không như những gì họ bị chỉ trích – thực tế còn khác xa. Những việc làm sai trái của họ chẳng là gì so với kỷ lục của các chính quyền phương Tây trong việc hủy hoại hàng loạt các quốc gia Trung Đông, thống trị một nền kinh tế toàn cầu vốn không đem lại gì ngoài đau khổ và tuyệt vọng cho hàng triệu người trong và ngoài nước, khiến khủng hoảng và hỗn loạn dần trở thành những điều bình thường. Hành động của họ, như người ta nói, sẽ làm cả ma quỷ trong địa ngục cũng phải xấu hổ. Nguồn: John Wight, “The Demonization of Vladimir Putin”, CounterPunch, 29/01/2016.Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp John Wight là một tiểu thuyết gia và là tác giả cuốn hồi ký chính trị giả tưởng – Dreams That Die. Bài viết này xuất bản lần đầu trên American Herald Tribune. (Nghiên Cứu Quốc Tế)
  5. Từ ngày 15 đến 16 tháng 2, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp đón lãnh đạo các nước Đông Nam Á và Tổng thư ký ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh đặc biệt tại Trung tâm Sunnylands lịch sử ở Rancho Mirage, California. Trong khi các quan sát viên có lẽ dõi theo các vấn đề nổi cộm như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt và sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, tầm quan trọng đích thực của hội nghị nằm ở ý nghĩa mà nó mang lại đối vị trí hiện tại và tương lai của khu vực Đông Nam Á và ASEAN trong chính sách của Mỹ. Trước hết, hội nghị thượng đỉnh là minh chứng cho tầm quan trọng mà chính quyền Obama đã dành cho tiểu vùng này trong hai nhiệm kỳ tại vị. Có thể cho rằng khía cạnh quan trọng nhất trong chính sách tái cân bằng sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Obama là đã dành sự chú ý lớn hơn tới Đông Nam Á cũng như khối ASEAN trong chính sách châu Á của Mỹ – điều mà một số quan chức gọi là “sự tái cân bằng bên trong chính sách tái cân bằng” (the rebalance within the rebalance.) Trong những năm vừa qua, Hoa Kỳ đã phê chuẩn Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, trở thành quốc gia đầu tiên ngoài ASEAN bổ nhiệm đại sứ thường trú tại ASEAN, tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và thể chế hóa hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN hàng năm. Đây là những kỳ tích không hề khiêm tốn đối với mối liên hệ Mỹ – Á mà phần lớn vẫn tiếp tục bị lép vế hơn so với những mối quan tâm của Mỹ đối với Đông Bắc Á. Cuộc họp được tổ chức riêng lẻ lần đầu tiên với các lãnh đạo Đông Nam Á trong tuần tới tại Hoa Kỳ lại là một biểu tượng mạnh mẽ cho cam kết của chính quyền này đối với khu vực Đông Nam Á. Nhưng nó cũng không hẳn chỉ là hình thức. Như những nhân vật tham gia vào việc lập kế hoạch của hội nghị thượng đỉnh cho hay, một ngày trọn vẹn để các nhà lãnh đạo Mỹ và ASEAN giao lưu thay vì sự tương tác vội vàng hàng năm tại các hội nghị thượng đỉnh của châu Á là một cơ hội hiếm có và giá trị để đi sâu hơn các vấn đề trọng yếu ở các cấp cao nhất. Thứ hai, hội nghị thượng đỉnh là cơ hội để đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc thúc đẩy quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN. Cuối tháng 11 vừa qua, Hoa Kỳ và ASEAN đã nâng tầm quan hệ lên mức đối tác chiến lược và đặt ra kế hoạch hành động cụ thể nhằm triển khai mối quan hệ này cho đến năm 2020. Trong khi các quan chức nhấn mạnh hội nghị thượng đỉnh Sunnylands dự kiến sẽ phi chính thức hơn so với các cuộc họp truyền thống Mỹ – ASEAN hàng năm, hai bên sẽ vẫn tìm cách đạt được những tiến triển trong hai phiên họp kín được lên kế hoạch trước về các vấn đề kinh tế, chính trị và an ninh cũng như trong bữa ăn tối làm việc. Đối với ASEAN, hội nghị là dịp chứng minh tầm quan trọng của khối trong việc đương đầu với những thách thức khu vực và toàn cầu, từ biến đổi khí hậu cho tới Nhà nước Hồi giáo. Mặc dù ASEAN đóng một vai trò thường không được đánh giá đúng mức trong việc giữ gìn hòa bình ở Đông Nam Á cũng như quản lý kiến trúc khu vực ngày càng phức tạp, đối với chính quyền Washington, đóng góp cụ thể của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của hiện tại và tương lai là cốt yếu. Mối lo ngại đã dấy lên khi Lào, Chủ tịch ASEAN năm nay, tỏ ra không mấy nhiệt tình trong việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề quan trọng liên quan đến Malaysia, do nhà nước cộng sản không có biển này tương đối ít bị tác động bởi những thách thức như chủ nghĩa cực đoan bạo lực, Biển Đông và cuộc khủng hoảng tị nạn. Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands năm 2016 tạo ra cơ hội nhằm sớm xua tan những nỗi bất an cho dù chúng có thể vô căn cứ đến nhường nào. Đối với Hoa Kỳ, đây là thời điểm thích hợp để hình thành cách tiếp cận kinh tế đối với cả khu vực. Ngoài Hiệp định TPP chỉ bao gồm 4 quốc gia ASEAN, chính quyền Obama chật vật tìm kiếm các sáng kiến toàn khu vực mới và cụ thể phù hợp với sự đa dạng của các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Trong khi các nỗ lực xây dựng năng lực như các sáng kiến Can dự kinh tế mở rộng (Expanded Economic Engagement) và các chương trình hỗ trợ kỹ thuật như Kết nối ASEAN thông qua Thương mại và Đầu tư (ASEAN Connectivity through Trade and Investment) là những bước đi đúng hướng, vẫn còn nhiều khía cạnh cần tăng cường trong các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới và khởi nghiệp. Đây sẽ là một trọng tâm không chỉ ở Sunnylands, mà còn tại các sự kiện khác sau nó bao gồm một hội nghị thuyết trình kinh tế cũng như một hội thảo do Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN tại San Diego được tổ chức vào ngày 17/02. Cuối cùng, với việc Obama hiện đang trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ và cuộc chạy đua tổng thống Hoa Kỳ đang trở nên sôi động, Hội nghị thượng đỉnh tại Sunnylands là thời điểm lý tưởng để chính quyền của ông báo hiệu tầm quan trọng của ASEAN với chính quyền kế nhiệm. Cố vấn Tổng thống Obama cho biết giống như việc ông tiếp đón các lãnh đạo châu Phi lần đầu tiên tại Hoa Kỳ diễn ra năm 2014, hội nghị Sunnylands là một cách để vị tổng thống này nhấn mạnh rằng khu vực Đông Nam Á phải là một ưu tiên chủ chốt để Hoa Kỳ tiến về phía trước và việc kết nối với tiểu khu vực này ở cấp cao nhất là một phần thiết yếu của sự gắn kết đó. Đưa ra thông điệp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi cho dù những năm dưới thời Obama đã chứng kiến một cam kết mạnh mẽ đối với Đông Nam Á và ASEAN, nhưng ngoại trừ bà Hillary Clinton – Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ đã đến thăm tất cả 10 nước ASEAN – thì không có gì đảm bảo rằng các ứng cử viên tổng thống Mỹ khác sẽ thể hiện sự quan tâm tương tự đối với tiểu vùng này. Quả thực, vị tổng thống tiếp theo của Mỹ có khả năng đối đầu với một thế giới hỗn độn và chia rẽ hơn – một nhà nước Hồi giáo nguy hiểm, một vùng Trung Đông âm ỉ, một nước Nga đang trỗi dậy, một châu Âu yếu đuối và nền kinh tế toàn cầu suy giảm – có khả năng Washington sẽ có ít sự kiên nhẫn cho các mối quan hệ đa phương và sẽ tương tác một cách có chọn lọc hơn với từng quốc gia ASEAN riêng lẻ chứ không phải là toàn thể khu vực. Đó sẽ là một sai lầm bi thảm nếu xét tới ảnh hưởng ngày càng tăng của ASEAN cũng như các khoản đầu tư của chính quyền Obama khi công nhận điều này. Sunnylands là một cơ hội vàng để củng cố quan điểm này bằng cách khép lại những thành quả đã đạt được và tiếp tục gặt hái tiến bộ cho những gì vẫn chưa được thực hiện. Nguồn: Prashanth Parameswaran, “Why the US-ASEAN Sunnylands Summit Matters,” The Diplomat, 11/02/2016Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Hồng Ánh(Nghiên Cứu Quốc Tế)
  6. Nhà ga Kami-Shirataki, Nhật, sẽ đóng cửa vào tháng Ba này, và mở ra một ký ức văn minh hết sức ấm áp cho nước Nhật cũng như cho thế giới. Nhà ga nhỏ nằm ở thị trấn Engaru, thuộc vùng nông thôn của Hokkaido, đã đột nhiên lừng danh từ 3 năm nay với việc duy trì phục vụ cho một hành khách duy nhất, là một nữ sinh đi học hàng ngày. Câu chuyện Cơ quan Đường sắt Nhật Bản họp và quyết định duy trì hoạt động đầy thua lỗ này với mục đích là giúp cho một nữ sinh không gặp khó khăn trên đường đến trường trở thành huyền thoại trong thế giới hiện đại, vốn đang nghèo khó sự chia sẻ và lòng bác ái. Nhìn về nhiều phía, nước Nhật quả là đầy huyền thoại, và con người ở đất nước này cũng rất thông minh để biết cách tạo nên những huyền thoại lưu danh hậu thế. Những câu chuyện như vậy trên trên giới thật hiếm hoi. Một phần vì đức năng đủ để tạo nên truyền kỳ không dễ, một phần khác là không phải những câu chuyện nào cũng được nhân gian biết đến. Chuyện nhà ga Kami-Shirataki làm tôi nhớ đến người lái đò ở Cồn Sơn, Cần Thơ. Vùng đất miền Tây lặng lẽ và hiền lành này nếu được ai đó viết lại, cũng là một chuyện truyền kỳ đáng ngưỡng mộ trong cuộc sống này. Để đi đến vùng cây trái xanh tươi cây trái Cồn Sơn, phải đi qua một con sông. Phương tiện duy nhất nối hai bờ là chiếc đò của chị Bé. Người phụ nữ có nước da ngăm đen, dáng người cục mịch nhưng khoẻ mạnh này mỗi ngày lái hàng chục chuyến đò miễn phí cho dân chúng ở Cồn Sơn, từ 5g sáng cho đến 9 giờ tối. Rất nhiều chuyến, chị chỉ chở một học sinh, thậm chí chỉ một con vịt được gửi qua bên kia bờ. Chị Bé trên dưới 40 tuổi. Cũng không ai biết nhiều về chị, dù chị nhẳn mặt mọi người. Học trò xuống đò ra phố trốn học đi chơi, thế nào cũng bị chị gọi méc. Người đi làm công nhật bỏ bữa không đi, chị đã lo hỏi có bệnh không. Công việc của chị gần gũi đến mức ít ai nhớ người phụ nữ rất hay mắc cỡ, luôn im lặng này, đã tự mình dựng nên một con đò, rồi sống một cuộc đời miệt mài với những chuyến đưa đò không cần lấy lại với dân chúng. Từ năm chị Bé 15 tuổi, khi nhận ra qua con sông là chuyện khó của nhiều người, chị gom góp của cải và âm thầm chọn cho mình cuộc đời đưa đò như vậy. Đêm hôm, nhà ai có sinh nở, chỉ cần ở bên bờ ới chị một tiếng, đã nghe tiếng máy nổ xình xịch chạy tới. Chị Bé không có ngày nghỉ, đến mức bệnh đang nằm liệt, nghe người gọi cần xuống đò, chị cũng lồm cồm ngồi dậy làm công việc của mình không một tiếng cằn nhằn. Tên thật của chị là Nguyễn Hoàng Dịch Thuỷ. Cái tên đẹp và ý nghĩa như công việc ngày thường của chị. Ở Nhật, người ta giữ lại một nhà ga cuối cho một học sinh. Ở Việt Nam, người phụ nữ vô danh ở miền Tây xô vạt một con sông để chắt chiu một ngôi làng, 49 gia đình với già trẻ lớn bé không họ hàng thân thích gì với chị cả. Có lúc thắc mắc, tôi hỏi những người chung quanh rằng rồi chị Bé sẽ sống bằng gì với sự cho đi thanh thản như vậy. Người thì nói rằng chị có chỗ giữ xe cho dăm ba khách du lịch, một cái tiệm tạp hoá con. Rồi mấy năm gần đây khi khách du lịch lác đác tìm đến, chị được chút ít tiền đưa đò cho khách. Tiền kiếm được thêm, chị Bé lo chuyện bị phạt vì đưa khách sang sông mà không có áp phao nên dồn mua đủ loại phao, áo… chất đầy trên đò. Tháng ba này nhà ga Kami-Shirataki dự trù sẽ đóng cửa vì cô nữ sinh tốt nghiệp và vào đại học, sẽ ở lại trên thành phố lớn. Còn con đò Dịch Thuỷ ở miền Tây thì vẫn ngược xuôi, không hẹn ngày nghỉ. Phật dạy rằng gánh nặng lớn nhất trong đời người là yêu thương. Người đàn bà miền quê đó lặng lẽ mang hết những gánh nặng đó trong đời, với nụ cười chai sạm hết sức hồn nhiên. Con đò như đời người, như một công án thiền mênh mông, không màng lời giải. Có những con người Việt Nam như vậy, như Bồ Tát đời thường, vẫn sống, vẫn đứng giữa mọi người trong từng ngày thường. Họ như những tia sáng le lói soi vào tim người, làm dịu đi những nan đề của đời khiến nhân gian sôi sùng sục học cách đáp trả, học cách bắt lấy thật nhanh danh lợi. Tiếc là họ luôn lẩn khuất trong cuộc sống đang vằn vện hào quang ảo tưởng. Trong bài “Hai người gian dối trong cuộc chiến 1979” mà báo Petro Times đưa trong ngày 17/2, tác giả có nhắc về hai nhân vật không có thật đã tung hoành trong trí tưởng tượng của nhiều thế hệ Việt Nam là Lê Văn Tám và Nguyễn Văn Bé. Hai nhân vật được dựng lên với nhiều chi tiết vô lý, thậm chí được đưa vào học thuộc lòng trong sách giáo khoa. Phải chi câu chuyện thấm đẫm tình người như nhà ga Kami-Shirataki hay con đò Dịch Thuỷ ở miền Tây được thay vào cho những nhân vật nói trên, biết đâu sự dữ dội giả tạo ấy trong sách giáo khoa sẽ nhường chỗ cho lòng bác ái và tình thương, cho nhiều thế hệ về sau? Tôi coi bản video ghi lại lễ hội cướp phết ở làng Hiền Quan, Phú Thọ, bắc Việt Nam trong những ngày tháng Giêng, đầy những cảnh tranh cướp đánh nhau kinh sợ, e còn hơn cả những cảnh trong bộ phim giả tưởng Bụi Đời Chợ Lớn. Những cảnh chém heo lìa đôi oai phong lẫm liệt đến rợn người. Người Việt thật sự chỉ được học sức mạnh của các anh hùng, bao gồm cả những anh hùng bịa đặt? Người Việt chỉ được dạy khao khát sức mạnh như bom và xăng. Một ngày nào đó, liệu chúng ta có còn cơ hội để học về những con người bình thường – những con người không âm mưu danh lợi hay quyền thế, không chà đạp nhau mà chỉ muốn cho đi với sự bao dung như một con đò vô danh? Tuấn Khanh (Blog RFA)
  7. Đền thờ Trần Hưng Đạo ở số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, Tp HCM. Tin liên hệ Văn hóa Việt Nam xuống cấp trầm trọng: Nguyên nhân và giải pháp Đạo đức, văn hóa ứng xử ngày càng tuột dốc tệ hại vì dân trí thấp, vì thiếu giáo dục văn hóa, hay vì môi trường sống xô đẩy? Tướng Lý Tác Thành, ‘khắc tinh’ của quân đội Việt Nam? Người dân gửi thư ngỏ tới ‘tư lệnh’ Sài Gòn Người dân VN tưởng niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung Thông tin trái ngược nhau về sách giáo khoa riêng rẽ cho hai miền Báo chí nhà nước Việt Nam nói gì về Chiến tranh Biên giới 1979? Dân Việt hô hào tưởng niệm tử sỹ chiến tranh biên giới Việt-Trung Khánh An-VOA Cập nhật: 23.02.2016 19:45 Trong khi nhiều người đang vận động Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đưa cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc năm 1979 vào sách giáo khoa sắp tới để bổ sung kiến thức lịch sử được xem là cơ bản cho học sinh, thì một sự cố nhầm lẫn nhân vật lịch sử trong chương trình đầu năm của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) càng khiến cho dư luận thêm bức xúc và lo lắng về một nền giáo dục đang rỗng dần đi. Khánh An có bài tường trình. Trong chương trình S-Vietnam với chủ đề “Đầu năm vãn cảnh đình Hàng Kênh” được phát sóng trên kênh VTV1 ngày 19/2, phần giới thiệu có đoạn đối đáp giữa 2 MC như sau: "Huyền ơi, đố em biết vị tướng nào đã đánh thắng quân Nguyên Mông 3 lần và đã có một trận chiến rất lẫy lừng trên sông Bạch Đằng?" "Chắc chắn là Ngô Quyền rồi, điều này thì người Việt Nam nào cũng biết", nữ MC trả lời. Người xem ngay sau đó đã phản ánh nhầm lẫn của nữ MC người Việt giữa sự kiện nhà Trần 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, mà người chỉ huy trực tiếp là Trần Hưng Đạo và các minh quân, tướng lĩnh họ Trần; và Ngô Quyền là người lập công trước quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Nhầm lẫn lịch sử trên đài truyền hình VN: Mối lo về một xã hội rỗng Danh mục Tải Nhận xét về nhầm lẫn của VTV, chị Kim Tiến ở Hà Nội nói: “Một sự kiện lịch sử lớn như vậy, được học trên ghế nhà trường từ những lớp nhỏ, mà chương trình đài truyền hình lớn lại có thể nhầm lẫn như vậy thì rất buồn cười và đáng phải lên án ban biên tập.” Một sự kiện lịch sử lớn như vậy, được học trên ghế nhà trường từ những lớp nhỏ, mà chương trình đài truyền hình lớn lại có thể nhầm lẫn như vậy thì rất buồn cười và đáng phải lên án ban biên tập. Chị Kim Tiến ở Hà Nội nói. Một người bình luận trên trang mạng Vietnamnet cho rằng: “Những người làm đoạn phim này đều là những người lớn cả mà còn sai khủng về lịch sử thế này, làm cho tôi là thường dân (loại người cũ kỹ) còn thấy bức xúc. Chắc các nhà sử học còn bức xúc hơn nhiều! Và VTV chắc chẳng còn gì để trách trẻ em nước Việt mình “dốt lịch sử” nữa!”. Trong khi đó, một người khác cũng nhận xét qua trang mạng trên: “Đó không gọi là nhầm lẫn, đó là một sai phạm nghiêm trọng về lịch sử”. Từ Hà Nội, nhà giáo Phạm Toàn nói với VOA rằng ‘nhầm lẫn’ thường xuyên xảy ra trong các chương trình của VTV và nó cho thấy những người thực hiện chương trình đã làm việc một cách ‘vô hồn’ và ‘vô cảm’. “Làm một việc là phải làm từ tâm hồn của mình. Còn họ làm như là một công chức, cho nên Nguyễn Trãi hay Ngô Quyền hay Trần Hưng Đạo đối với họ là vô nghĩa." Ngày 21/2, Công ty TNHH truyền thông Chuyển động, đơn vị liên kết sản xuất chương trình S-Vietnam, đã lên tiếng nhận sai sót và cam kết ‘sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn nữa về quy trình sản xuất, biên tập nội dung’ của chương trình S-Vietnam. Một xã hội có nhà trường mà không có học, có thầy giáo mà không có dạy, có học sinh mà không có học, có trí tuệ mà không có kiến thức, có kiến thức mà không có tâm hồn. Một xã hội rỗng! Nhà giáo Phạm Toàn nói. Nhưng sự kiện lần này, cùng với những vụ sai sót khác trước đây trên truyền thông, một lần nữa khiến một số nhà giáo dục lo ngại về hiện trạng giáo dục mà theo lời nhà giáo Phạm Toàn là ‘rỗng’. Theo ông, những sự việc như trên tuy có khuấy động đôi chút trên mạng xã hội, nhưng trên thực tế, nó chỉ khiến một số người ‘có học’, ‘có tâm hồn’ cảm thấy khó chịu mà thôi. Số đông còn lại trong xã hội vẫn im lặng và không quan tâm. “Một xã hội có nhà trường mà không có học, có thầy giáo mà không có dạy, có học sinh mà không có học, có trí tuệ mà không có kiến thức, có kiến thức mà không có tâm hồn. Một xã hội rỗng!”. Chị Kim Tiến chia sẻ nỗi lo của hai vợ chồng chị khi con chị sắp bước vào tuổi đến trường: “Nền giáo dục hiện nay không đưa con người tiến bộ lên mà nó đang làm suy thoái đạo đức, em cảm thấy nền giáo dục càng ngày càng đi xuống. Khi vợ chồng em có con, tụi em rất trăn trở về việc cho con đi học. Thậm chí có những lúc hai vợ chồng còn nghĩ là không cho bé đi học nữa và để ở nhà tự dạy, vì cảm thấy nếu cho con mình vào một nền giáo dục sai lầm thì nó sẽ phá hủy cả cuộc đời của nó.” Nền giáo dục hiện nay không đưa con người tiến bộ lên mà nó đang làm suy thoái đạo đức, em cảm thấy nền giáo dục càng ngày càng đi xuống. Tụi em rất trăn trở về việc cho con đi học. Thậm chí có những lúc hai vợ chồng còn nghĩ là không cho bé đi học nữa và để ở nhà tự dạy, vì cảm thấy nếu cho con mình vào một nền giáo dục sai lầm thì nó sẽ phá hủy cả cuộc đời của nó. Chị Kim Tiến chia sẻ cảm nghĩ. Mối lo của vợ chồng chị Kim Tiến xuất phát từ kinh nghiệm của chính bản thân. “Tại vì em nhìn vào nền giáo dục hiện nay sau khi đào tạo xong, ra trường, thì hầu hết, như thế hệ bọn em, là bị mất gốc, không còn nhớ về cội nguồn lịch sử, cội nguồn dân tộc, không biết về tình hình xã hội, đất nước ra sao, mà chỉ cần một tấm bằng để có thể ra trường kiếm được việc. Điều đó làm cho một thế hệ suy thoái.” Trước đó vào tháng 11/2015, một dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã đưa ra chủ trương tích hợp môn học Lịch sử với các môn học khác, khiến dư luận và nhiều đại biểu lên tiếng phản đối gay gắt vì cho rằng đó là một cách khai tử môn học Lịch sử. Gần đây, một số sự kiện lịch sử như cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 và cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc năm 1979, mà nhiều người cho là đã bị lãng quên trong một thời gian dài, cũng đã được đề nghị đem vào sách giáo khoa sắp biên soạn. Trả lời báo chí trong nước hôm 22/2, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Vinh Hiển, cho hay bộ này "sẽ xem xét để đưa nội dung về các cuộc chiến vào sách giáo khoa với dung lượng phù hợp."
  8. Việt Nam đã cam kết với Hoa Kỳ và Cộng đồng ASEAN bảo đảm cơ hội cho tất cả mọi người dân, thông qua tăng cường dân chủ. Ý nghĩa việc này là gì nếu không phải là mọi người dân đều có cơ hội (như nhau) để ra tranh cử quốc hội? Ông Hùng (hói) có thể lên tiếng gì về nội dung này? Với vai trò và thẩm quyền "Chủ tịch Quốc hội", nhiều lần ông Hùng lên tiếng phê bình "nhà nước" làm cản trở (hay ngăn cản) việc làm luật và thông qua các bộ luật cần thiết để VN hội nhập vào Cộng đồng ASEAN (hay chuẩn bị tham gia sân chơi TPP), như các bộ luật về biểu tình, luật về báo chí... Về luật báo chí, hôm trước ông Hùng nói vầy: “Quyền tự do ngôn luận là quyền hiến định. Vì vậy các đồng chí định cấm cái gì thì đưa vào đây, chứ để trong nghị định là không được đâu... Các đồng chí nhớ rằng quyền mở mồm ra là quyền của mỗi người dân”. Sáng nay, nghe ông Hùng phê phán : "Thủ tục hành chính đối với dân giờ cay nghiệt, độc ác lắm". Nghe cũng "sướng lỗ tai", phải không? Vấn đề là ông Hùng chỉ nói mà không thấy làm được gì. Luật biểu tình, lý ra phải được thông qua từ cuối năm ngoái, hôm qua vẫn còn nghe bàn tới bàn lui ở quốc hội. Hôm trước, VN (đứng trong khối ASEAN) cam kết với Hoa Kỳ trong bản Tuyên bố chung, khoản 4 qui định như sau: "4. Chúng tôi cam kết đảm bảo cơ hội cho tất cả người dân chúng ta, thông qua tăng cường dân chủ, quản trị tốt và tuân thủ các quy định của pháp luật, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và quyền tự do cơ bản, khuyến khích tinh thần khoan dung, ôn hòa, và bảo vệ môi trường;" Khi ký Tuyên bố này VN cam kết với hai bên: Hoa Kỳ và các nước trong Cộng đồng ASEAN. Cộng đồng ASEAN đã được thành hình từ năm ngoái. VN là một nước lớn trong khối, cũng là một ngoại lệ, mà người dân ở đây không (hay chưa) được luật pháp bảo đảm quyền công bằng về cơ hội. Từ khoản 4 bản Tuyên bố, ta thấy VN đã long trọng "cam kết bảo đảm cơ hội cho tất cả người dân". Nhưng việc "hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử", đã thấy trong những ngày qua, đã đi ngược lại nội dung cam kết của VN trước Hoa Kỳ và Cộng Đồng ASEAN. Thẩm quyền của ông Hùng (hình như) chỉ ngừng ở việc "nói". Dầu vậy, người dân mong mõi ý kiến của ông Hùng về cam kết này của VN. Hay là, cũng là ngoại lệ của VN, (cũng như luật biểu tình), vụ này sẽ "bán cái" lại cho Quốc hội khóa tới ? Một quốc gia chớ đâu phải là tay bạc bịp. Ký đó, cam kết đó rồi nhổ toẹt vào đó. Chơi như vậy đâu có được, phải không ông Hùng ? Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  9. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai các hỏa tiễn địa đối không trên đảo Phú Lâm. (Ảnh: Stratfor). Tin liên hệ Mỹ kêu gọi Úc điều tàu vào Biển Đông, thực thi quyền tự do hàng hải Phó Đô Đốc Aucoin nói việc Australia điều tàu chiến tuần tra các vùng biển nằm trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo đang tranh chấp ‘sẽ phục vụ các lợi ích của khu vực’ Tin Trung Quốc triển khai hỏa tiễn gây tranh luận gay gắt Ấn ủng hộ Việt Nam về một Biển Đông hòa bình Chính sách xoay trục sang châu Á của TT Obama không chặn được bước TQ Australia: Trung Quốc ‘phản bác’ tin về phi đạn trên đảo Phú Lâm Reuters 23.02.2016 Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Hai nói rằng việc Trung Quốc triển khai quân sự ở Biển Đông không có khác gì việc Mỹ triển khai quân sự ở Hawaii, đưa ra giọng điệu cứng rắn trước chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đến Mỹ trong tuần này. Khi được hỏi liệu vấn đề Biển Đông, và cánhững phi đạn, sẽ được nêu ra hay không khi ông Vương gặp Ngoại trưởng John Kerry, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Washington không nên sử dụng vấn đề những cơ sở quân sự trên các đảo như một "cái cớ để kiếm chuyện." "Mỹ không dính dáng vào tranh chấp Biển Đông, và điều này không phải và không nên trở thành một vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ," bà Hoa cho biết một cuộc họp báo hàng ngày. Bà nói Trung Quốc hy vọng Mỹ giữ lời hứa của mình không đứng về phía nào trong tranh chấp và ngưng "thổi phồng" vấn đề và những căng thẳng, đặc biệt là về những vị trí quân sự mà bà gọi là "hạn chế" của Trung Quốc ở đó. "Việc Trung Quốc triển khai những cơ sở phòng thủ hạn chế, cần thiết trên lãnh thổ của mình cơ bản không khác gì việc Hoa Kỳ phòng vệ Hawaii," bà Hoa nói thêm. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ ra rằng việc tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ thường xuyên thực hiện những cuộc tuần tra áp sát và giám sát trong những năm gần đây mới chính là điều làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Mỹ tuần trước đã cáo buộc Trung Quốc gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng việc triển khai những phi đạn đất đối không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, một hành động mà Trung Quốc không xác nhận mà cũng không phủ nhận.
  10. Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ, Phó Đô Đốc Joseph Aucoin. Tin liên hệ VN tăng cường quân sự giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông Hành động quân sự hoá các đảo mới xây ở Biển Đông của Trung Quốc đã biến Việt Nam thành một trong các nước nhập khẩu vũ khí năng động nhất trên thế giới Tướng Lý Tác Thành, ‘khắc tinh’ của quân đội Việt Nam? Hơn 300 sĩ quan Việt Nam được phong tướng trong 5 năm Ấn ủng hộ Việt Nam về một Biển Đông hòa bình Chính sách xoay trục sang châu Á của TT Obama không chặn được bước TQ Australia: Trung Quốc ‘phản bác’ tin về phi đạn trên đảo Phú Lâm Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông 22.02.2016 Một giới chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ hôm nay kêu gọi Australia hãy tiếp bước với Hoa Kỳ để tiến hành những hoạt động hải quân nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải bên trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo đang trong vòng tranh chấp trong Biển Đông. Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ Phó Đô Đốc Joseph Aucoin hiện đang thăm Australia để tham gia các cuộc họp cấp cao với giới lãnh đạo quốc phòng Úc. Đứng đầu trong nghị trình thảo luận là những quan tâm đang gia tăng về hành động bành trướng quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Phát biểu với các nhà báo ở thành phố Sydney, Phó Đô Đốc Aucoin nói việc Australia và các nước khác điều tàu chiến tuần tra các vùng biển nằm trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo đang tranh chấp ‘sẽ phục vụ các lợi ích tốt nhất của khu vực’. Reuters đề cập tới việc Hoa Kỳ đã hai lần điều tàu hải quân tới tuần tra các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tháng 10 năm 2015. Phó Đô Đốc Aucoin nhấn mạnh Mỹ “sẽ không thay đổi những gì đang làm và sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra như vậy trong nhiều thập niên tới”. Tuy nhiên phó Đô đốc Aucoin nói thêm rằng các chiến dịch khẳng định quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ không nhằm gây hấn và cũng không phải là hành động đối đầu Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng “điều mà chúng tôi muốn bảo đảm ở đây là chúng tôi có quyền thực thi quyền tự do hàng hải theo luật biển quốc tế.” Ông nói đây không phải là một hành động khiêu khích, mà Mỹ muốn bảo đảm rằng “tất cả các nước, bất kể lớn nhỏ hay sức mạnh quân sự ra sao, đều có quyền theo đuổi các lợi ích của mình dựa trên công ước quốc tế về luật biển, mà không bị đe doạ”. Tuần trước, người phát ngôn về quốc phòng của phe đối lập Australia, ông Stephen Conroy cũng kêu gọi Hải quân Hoàng giao Australia thách thức đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông bằng cách đưa tàu vào phạm vi 12 hải lý của các đảo trong vòng tranh chấp. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne không bình luận công khai về những hoạt động của lực lượng quốc phòng Úc, nhưng bà nói rằng Australia ủng hộ quyền tự do hàng hải của tất cả các nước. Theo Reuters, Abc.net.
  11. Bà Jacqueline Nguyen. Ảnh: Fusion Jacqueline Nguyễn đã trải qua vài tháng đầu tiên sống ở Mỹ trong một túp lều ở trại tị nạn, một trong hàng ngàn người đã chạy sang Hoa Kỳ sau sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam. Bốn thập niên sau đó, sau khi làm công tố liên bang và thẩm phán, bà bây giờ có tên trong danh sách ngắn, cho một chức vụ trong Tối cao Pháp viện. Sau cái chết của Chánh án Antonin Scalia hồi tuần trước, những lời đồn đoán cho rằng bà có thể trở thành người Mỹ gốc Á và người tị nạn đầu tiên của Tối cao Pháp viện. Trong khi các nhà quan sát cho rằng Tổng thống Obama có nhiều khả năng sẽ chọn các ứng cử viên khác, gồm chánh án tòa phúc thẩm Sri Srinivasan, cũng là chánh án người Mỹ gốc Á đầu tiên – bà Nguyễn có một số chú ý. Vào năm 2012, Thượng viện đã phê chuẩn bà vào Tòa Phúc thẩm Liên bang với số phiếu 91-3, là điều có thể gây khó khăn cho các thành viên đảng Cộng hòa phải giải thích tại sao họ không hỗ trợ lần nữa. Nếu bà được phê chuẩn, Tối cao Pháp viện sẽ có số phụ nữ cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Và câu chuyện gia đình của bà có sức thuyết phục không thể phủ nhận. Bà Nguyễn đã từng làm chủ tọa hàng ngàn vụ án của tòa án tiểu bang và liên bang, xử án tất cả mọi vụ, từ các vụ giết người tàn bạo và buôn người, đến các vụ kiện bằng sáng chế phức tạp một cách ác hiểm. Giống như nhiều người được đề cử, bà dường như không có xu hướng chính trị hay hồ sơ thực sự về nhiều vấn đề nóng bỏng đang đối mặt với Tối cao Pháp viện, nhưng người ta có thể thấy một xu hướng ủng hộ giới hành pháp trong một số quyết định. Điều rõ ràng là bà Nguyễn đã có một lịch sử phá những rào cản. Bà là người Mỹ gốc Việt đầu tiên trở thành chánh án liên bang khi bà được chấp thuận vào chức vụ tòa phúc thẩm khu vực vào năm 2009 và là nữ chánh án liên bang người Mỹ gốc Á đầu tiên năm 2012. Sinh năm 1965, có tên Nguyễn Thị Hồng Ngọc, bà Nguyễn lớn lên ở Đà Lạt, một thị trấn nhỏ phía bắc Sài Gòn. Cha bà là một thiếu tá trong quân đội miền Nam Việt Nam, và bà nhớ lại một tuổi thơ vui sướng với họ hàng thân thuộc bao quanh. Tất cả đã thay đổi từ tháng 4 năm 1975, lúc 9 tuổi, khi chính phủ miền Nam sụp đổ vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam. Cha mẹ bà nhanh chóng mang bà Nguyễn và 5 anh chị em còn bé của bà đến một căn cứ không quân của Mỹ ở thủ đô, để lại đằng sau tất cả mọi thứ, bà kể lại trong một bài viết trên một tạp chí Tư pháp địa phương hồi năm 2006. Một người bạn Mỹ đã kiếm được cho họ một chỗ hiếm có trên một chiếc máy bay chật cứng người, bay ra khỏi đất nước. Khi họ đến Mỹ, gia đình bà đã trải qua vài tháng đầu sống trong trại tị nạn rộng lớn ở Camp Pendleton, ở San Diego, chung lều với hai gia đình khác. Sau đó, họ dọn đến Los Angeles, với 5 USD để bắt đầu một cuộc sống mới. Cha mẹ bà đã làm những công việc lặt vặt, và bà Nguyễn phụ giúp mẹ làm việc tới khuya, gọt vỏ và cắt táo, và sau này làm chủ một tiệm bánh donut nhỏ. Bà Nguyễn lấy bằng cử nhân tại trường Đại học Occidental với học bổng toàn phần (chỉ vài năm sau khi ông Obama học ở đó) và một bằng luật ở Đại học UCLA. Bà tìm được việc làm tại công ty luật lớn L.A. – với một mức lương nhiều hơn mức mà cha mẹ của bà đã từng kiếm được – nhưng chuyển sang làm công tố viên liên bang hai năm sau. Bà nói trong một đoạn thu hình năm 2015: “Tôi biết rằng [hành nghề tư nhân] không phải là niềm đam mê của tôi, đó không phải là những gì tôi muốn làm mỗi buổi sáng thức dậy”. Là một công tố viên, bà xử lý những vụ điều tra gian lận lớn, tội phạm có tổ chức và buôn bán ma túy. Một vụ liên quan đến một chuyện nghe lén điện thoại của một nhóm tội phạm có tổ chức của Nga buôn lậu nô lệ tình dục từ Ukraine vào Mỹ. Năm 2000, bà truy tố trường hợp đầu tiên trên toàn quốc, dẫn đến kết tội bị cáo vì cung cấp tài vật cho một tổ chức khủng bố – hiện nay là một cáo buộc tiêu biểu đối với những người ủng hộ ISIS. Một trong những chiến thắng lớn nhất của bà xảy ra vào năm 1999, khi bà khởi tố các đầu đảng của tổ chức được gọi vào thời ấy, là hệ thống buôn lậu lớn nhất thế giới, chưa từng bị buộc tội trong lịch sử Hoa Kỳ. Một nhóm gồm các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã trốn thuế hàng triệu đô la, bằng cách che giấu vải vóc và hàng hóa khác. William Carter, một luật sư làm việc với bà Nguyễn, kể lại cách thức bà hỏi người làm chứng và lý luận với bồi thẩm đoàn trong lúc đang mang thai 8 tháng rưỡi. Ông nói, tại phiên tòa, bà nói nhẹ nhàng và cương quyết, theo cách điều khiển sự chú tâm của bồi thẩm đoàn. Ông Carter nói: “Bà là một luật sư xuất sắc, một luật sư tranh tụng có tiếng, và một đồng nghiệp tuyệt vời. Bà nên được đứng đầu danh sách ngắn đó”. Bà Nguyễn đã trở thành chánh án tiểu bang năm 2002, chủ tọa một phòng xử án mà đôi khi có tới hơn 100 vụ xử trong một ngày. Bà được cất nhắc lên hàng chánh án liên bang ở Los Angeles vào năm 2009 sau khi Thượng viện phê chuẩn bà với số phiếu 97-0. Ba năm sau, bà lên tới Tòa Phúc thẩm Liên bang với số phiếu ở Thượng viện là 91-3. Giống như nhiều chánh án, thật khó mà nói nếu bà Nguyễn có bất kỳ xu hướng chính trị nào. Ông Carter cho biết, ông chưa bao giờ nghe bà nói chuyện về chính trị. Bà chưa từng đóng góp cho bất kỳ chiến dịch vận động liên bang nào, theo số liệu của FEC [Ủy ban Bầu cử Liên bang]. (bà Nguyễn từ chối một yêu cầu phỏng vấn thông qua một phụ tá.) Là một chánh án, bà đã xử lý các trường hợp bằng sáng chế phức tạp liên quan tới tất cả mọi thứ, từ con quay tự do (gyroscope), đến máy đọc thẻ tín dụng, cũng như truy tố hình sự và một loạt các chủ đề khác. Dưới đây là một vài quyết định đáng chú ý mà bà đã làm những năm qua: - Năm 2011, một nhóm các nhà hoạt động chống phá thai đã kiện trường đại học Los Angeles City College, với lập luận rằng nhà trường đã ngăn cản họ thực hiện quyền của Tu Chính án thứ Nhất, bằng cách ngăn chặn một cuộc biểu tình. Bà Nguyễn ra phán quyết về phía trường đại học trong bản án tóm tắt, cho rằng khuôn viên trường đại học không phải là diễn đàn công cộng và lệnh cấm được dùng cho mục đích hợp lý. - Hai cảnh sát Pasadena bắn Leroy Barnes, một người đàn ông Mỹ gốc Phi, tại một điểm ngừng giao thông vào tháng 2 năm 2009. Các sĩ quan cảnh sát cho biết, Barnes đã rút một khẩu súng ra và chĩa vào họ; gia đình Barnes khẳng định cây súng được ngụy tạo và kiện thành phố. Bà Nguyễn đã bác bỏ vụ kiện của họ vào năm 2011, đồng ý với thành phố rằng vụ bắn [của cảnh sát] là chính đáng và gia đình [Barnes] thiếu chứng cớ để khởi kiện. - Khi ở tòa phúc thẩm hồi năm 2013, bà Nguyễn đã viết một sự bất đồng duy nhất trong quyết định về một trường hợp tàn bạo của cảnh sát khác. Hai thẩm phán kia phán quyết có lợi cho Donald Gravelet-Blondin, người bị cảnh sát Washington bắn súng điện, gọi sự kiện này là sử dụng sức mạnh quá đáng và vi hiến. Bà Nguyễn cho rằng tòa nên bác bỏ vụ kiện của Blondin chống lại cảnh sát, bà viết, “đa số bị sai lạc trầm trọng vì họ không nhìn thấy bối cảnh cụ thể của vụ kiện này và sử dụng nhận thức chứ không nhìn cảnh vật qua con mắt của một cảnh sát bình thường”. Bà sống với chồng, ông Po Kim – một cựu trợ lý công tố viên Hoa Kỳ, người đã làm việc trong cùng văn phòng với bà – và hai đứa con ở độ tuổi thanh thiếu niên. Bà Nguyễn đã từng lên tiếng về sự thiếu đa dạng trong hệ thống tư pháp. Bà nói với một nhóm người Mỹ gốc Việt hồi năm 2010: “Trên toàn quốc, người da màu chiếm một phần tư dân số, nhưng họ chỉ chiếm 10% số luật sư và chỉ có 4% đối tác trong các công ty luật lớn. Hơn 70% số chánh án là da trắng. Sự thiếu đa dạng này đã góp phần vào sự mất lòng tin sâu sắc đối với hệ thống tư pháp ở nhiều cộng đồng thiểu số, trong đó có cộng đồng của chúng ta“. Trong trường luật, bà tình nguyện tham gia Trung tâm Luật pháp châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, một tổ chức bất vụ lợi giúp hướng dẫn người di dân châu Á trong quá trình nhập quốc tịch hoặc nhận quyền công dân. Trên bục, tại tòa tiểu bang, bà cũng tận tình giải thích với cách thức để các bị cáo người di dân có thể hiểu được, bà nói. Bà viết trong một bài bình luận năm ngoái, trên báo San Jose Mercury-News: “Cũng giống như gia đình tôi, nhiều di dân nhìn nước Mỹ từ một quan điểm có ưu thế độc đáo. Mặc dù hầu hết người Mỹ chia sẻ lịch sử di dân, nhưng những người mà bản thân phải đối mặt với những khó khăn như chiến tranh, nghèo đói, và đàn áp, mang tới sự trân trọng mới và đầy sức mạnh đối với các lý tưởng tự do và công lý của Mỹ”. FusionTác giả: Casey TolanDịch giả: Trần Văn Minh(Ba Sàm)
  12. Đó là ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội và ông Đinh La Thăng – Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh - xảy ra trong tháng 2/2016 này. Cả hai ông vừa mới được Bộ chính trị bổ nhiệm vào vị trí mới, rất quan trọng, và đã có những hành động đầu tiên, được dư luận, người dân chú ý. Nông dân nuôi bò sữa còn khó khăn trong việc bán sữa (ảnh minh họa) Đầu tiên là ông Nguyễn Đức Chung, người trước đó đang là một tướng công an, giám đốc công an TP. Hà Nội. Ông Chung ngay sau khi nhận chức đã chỉ đạo các siêu thị trên địa bàn TP. Hà Nội phải bán hàng ngay cả trong dịp Tết để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Mùng 1, mùng 2 tết cũng phải bán! Kết quả: Không có siêu thị nào nghe theo lệnh của ông cả. Mùng 1, mùng 2 các siêu thị vẫn đóng cửa im ỉm (nhiều báo đưa tin này, đặc biệt là trên báo Lao Động). Ở phía Nam, tân bí thư Đinh La Thăng khi làm việc với lãnh đạo huyện Củ Chi, nghe “than” về chuyện nông dân khó khăn trong việc bán sữa bò, ngay lập tức ông đã yêu cầu liên hệ với lãnh đạo Công ty sữa Vinamilk, đặt vấn đề công ty cần mua sữa cho bà con. Kết quả: Lãnh đạo Vinamilk cho biết sẽ xem xét. Nhưng lâu nay chỉ không mua từ những hộ nông dân không ký hợp đồng với Vinamilk. (báo chí đưa tin rần rần). Như vậy, tóm lại là cả hai chuyện “can thiệp” của hai ông tân lãnh đạo đều đã không hoặc chưa đạt được kết quả như mục tiêu mà hai ông đã đề ra. Vì sao vậy? Và hai ông có quyền đó không? Trước hết, cho dù có thể đây là hai hành động mang tính bột phát, thậm chí có mục đích “đánh bóng” cá nhân đi nữa (chả có gì xấu), thì cũng thể hiện một tư duy của lòng tốt, quan tâm đến cuộc sống người dân. Điều này là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, xét về mặt pháp luật, với cương vị là lãnh đạo địa phương, hai ông không có quyền can thiệp vào những chuyện mang tính chất “kinh tế thị trường” như vậy. Chưa kể là nếu doanh nghiệp thực hiện, có thể dẫn đến những hệ lụy, thiệt hại cho doanh nghiệp. Đối với siêu thị, nếu tổ chức bán hàng trong những ngày nghỉ tết, sẽ phải trả lương tối thiểu gấp 3 lần bình thường cho người lao động (điều này quy định trong Bộ luật lao động). Mọi chi phí để vận hành, hoạt động siêu thị sẽ tăng lên cao so với bình thường. Trong khi đó cũng không thể tăng giá bán, và nhu cầu mua sắm của người dân trong những ngày tết (đặc biệt là mùng 1, mùng 2) sẽ không cao, không phù hợp với thói quen. Do vậy, nếu mở cửa chưa chắc siêu thị đã kinh doanh thuận lợi, có lãi … Đối với công ty sữa Vinamilk, việc mua sữa của nông dân chính là hoạt động thương mại, hợp đồng - phải trên cơ sở thuận mua, vừa bán. Đặc biệt là không được có sự “ép buộc” trong giao dịch mua bán (theo quy định tại Bộ luật dân sự, nếu hợp đồng được giao kết trên cơ sở bị ép buộc thì có thể sẽ bị coi là vô hiệu). Nhưng trên hết, trong hoạt động kinh doanh nói chung, các doanh nghiệp được quyền tự chủ. Tức là không ai, dù là lãnh đạo to đến cấp nào, có quyền can thiệp, ép buộc doanh nghiệp phải mua gì, bán gì, lúc nào, với ai .... Mà phải tuân thủ và thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu đảng và nhà nước muốn thế nào, thì phải ban hành chính sách, rồi “chuyển biến” thành luật. Tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai có quyền đứng trên pháp luật. Đó cũng chính là nguyên tắc, đặc tính của nền kinh tế thị trường, phân biệt với mô hình kinh tế theo kiểu bao cấp, trong đó nhà nước ôm đồm, chỉ đạo và quyết định tất cả! (mà nước ta đã nói lời “giã từ” không hẹn ngày trở lại từ lâu). Tất nhiên, trong những tình huống thực sự cấp thiết, cần thiết, vì mục đích nhân đạo, cứu người … thì lãnh đạo có quyền yêu cầu và doanh nghiệp hay bất kỳ ai cũng phải thực hiện. Sau đó lời lỗ thế nào nhà nước sẽ tính toán lại. Nhưng đây là chuyện khác. Qua hai câu chuyện “can thiệp” vào “kinh tế thị trường” như trên, cho chúng ta thấy có mấy điểm khá hay ho thú vị như sau: Một là, lãnh đạo giỏi là lãnh đạo ngoài việc quan tân đến đời sống người dân, cần phải vận dụng một cách hiệu quả pháp luật. Hay nói cụ thể hơn là không được trái luật. Vì nếu trái luật, thì sẽ thất bại. Hai là, nước ta hiện nay đang xây dựng nền kinh tế thị trường. Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới WTO từ nhiều năm qua, tới nay lãnh đạo Việt Nam vẫn phải nhiều lần đề nghị các nước khác sớm công nhận VN là có “nền kinh tế thị trường đầy đủ” – cho thấy hiện nay chúng ta chưa vẫn chưa đạt theo chuẩn quốc tế. Việc lãnh đạo can thiệp như hai câu chuyện nói trên chính là minh chứng cụ thể cho việc vì sao VN vẫn chưa được một số nước (như Mỹ chẳng hạn) công nhận là có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Dù sao tui cũng có lời ủng hộ dành cho cái tâm của hai vị lãnh đạo. Chỉ mong đó là cái tâm thật sự. Trần Hồng Phong (Blog Bình Luận Án)
  13. Nhiều người cứ luôn miệng nói rằng con gái ngày nay chỉ yêu người có tiền nên làm đủ cách thử lòng bạn gái mà lại không biết rằng: Tình yêu chịu không nổi khảo nghiệm và giày vò liên tục… Trước đây tôi có chút hoa tâm, đến năm 22 tuổi tôi đã hẹn hò với 3 người bạn gái, nhưng tôi phát hiện rằng hình như họ yêu tôi chỉ vì tiền, họ thích được tôi dẫn đi mua săm, đi ăn uống, đi du lịch, tất cả đều là tôi trả tiền. Năm 23 tuổi, tôi quen một người bạn gái, điều kiện nhà cô ấy rất khó khăn, cha bị tàn tật, mẹ bị rất nhiều bệnh ở nhà trồng rau, bán rau để sinh sống. Tuy nghèo nhưng cô ấy rất lương thiện và rất nỗ lực vươn lên, chính điều này khiến tôi bị thu hút và rất có cảm tình với cô. Bời vì nhà cô rất nghèo, nên tôi đã quyết định thử cô ấy, không nói ra rằng nhà mình giàu có. Sau khi ở chung với cô, tôi tìm được một công việc, nhưng lương rất thấp nên làm được một tháng thì nghỉ. Còn cô ấy vẫn nỗ lực làm việc, làm một lúc 2 việc, vừa gửi tiền cho bố mẹ vừa trả tiền nhà cho tôi, giúp tôi tìm việc làm, lại còn nấu cơm, giặt quần áo cho tôi, ngày nào cũng động viên khích lệ tôi. Cô ấy rất hiền lành, sống cùng cô ấy tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Thú thật, tôi chưa quen với việc đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, vì thế việc nào tôi cũng làm không được lâu. Tháng nào mẹ tôi cũng phải gửi tiền “trợ cấp”, nhưng tôi sợ bị lộ nên không dùng tiền mẹ gửi cho, thế là cô ấy chi trả tiền sinh hoạt cho tôi. Tôi dự định sau khi kết hôn sẽ trả lại cho cô. Cô gái đã nỗ lực làm việc, làm một lúc 2 việc… Cứ như vậy, cho đến 2 năm sau tôi mới “khai” rằng nhà mình rất giàu, cô ấy nghe xong không hề có biểu hiện mừng rỡ. Nhưng thật không ngờ chính vì chuyện này mà cô ấy đột nhiên đòi chia tay. Ngày hôm đó mẹ cô lên thành phố, sau đó cô tìm tôi để mượn 100 triệu, nói là để chữa bệnh cho mẹ. Tôi nghĩ rằng cô ấy biết tôi có tiền, bắt đầu “vòi” tiền, vả lại số tiền cũng khá lớn, nên tôi không cho cô ấy mượn, cô ấy tức giận đòi chia tay. Tôi cũng giận không quan tâm đến cô. Cô ấy một mình đưa mẹ đến bệnh viện khám bệnh. Tôi cảm thấy rất áy náy nên mang trái cây đến bệnh viện thăm mẹ cô, nhưng cô ấy lại không cho tôi gặp bác gái, còn nói chúng tôi đã chia tay rồi và bảo tôi đừng đến quấy rây cuộc sống của cô ấy nữa. Cô ấy rất tuyệt tình, không chịu nghe tôi giải thích. Tôi cho rằng cô ấy giận, nên quyết định không gặp cô trong một thời gian để cô ấy nguôi giận, nhưng không ngờ 3 tháng sau tôi nghe bạn thân của cô ấy nói rằng cô chuẩn bị kết hôn, tôi không thể tin được, lái xe đến tìm cô ấy. Khi gặp tôi cô ấy rất hờ hững, tôi bảo cô ấy đoán xem xe của tôi bao nhiêu tiền, nhưng mà cô ấy ngay cả nhìn cũng không thèm. Ngày cô kết hôn, tôi có đến nhà cô ấy, nhìn thấy cô ấy mặc áo cưới màu trắng mà lòng đau đớn vô cùng. Cô ấy lấy một người giàu hơn tôi rất nhiều, nghe nói anh ta đã có một đời vợ rồi. Một tháng sau, tôi tìm gặp cô ấy, mắng cô vì tham tiền mà bỏ tôi, nhưng cô ấy đột nhiên khóc, nói rằng cô ấy và tôi đã ở chung với nhau hai năm, cô ấy từ lâu đã biết tôi là con nhà giàu có, nhưng tôi lại không muốn giúp đỡ cô ấy, cứ lặng yên nhìn cô ấy làm hai công việc để nuôi gia đình cô ấy, trả tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt, khi mẹ cô ấy bị bệnh, lúc cần giúp đỡ nhất, tôi lại quyết định khoanh tay đứng nhìn. Cô ấy nói bây giờ thực sự cô ấy thích tiền, ai lại không thích lấy người có tiền chứ? Con gái lấy người có tiền thì có chỗ gì sai? Cô ấy nói cô ấy thích tiền, nhưng cô ấy đã từng yêu tôi, mà tôi lại không quan tâm giúp đỡ cô ấy. Tôi nghe xong thì hoàn toàn tỉnh ngộ, vô cùng hối tiếc, tôi biết mình đã sai, tôi muốn vãn hồi tình cảm với cô ấy, nhưng cô ấy nói đã muộn rồi. Cô ấy nói bây giờ cô rất yêu chồng, anh ấy đối xử với cha mẹ cô rất tốt, rất yêu thương và chăm sóc cô. Tôi nghe xong cảm thấy vô cùng hối hận, đau khổ và dằn vặt, chỉ biết tự trách mình. Chuyên gia phân tích: Tình yêu chịu không nổi khảo nghiệm và giày vò liên tục, nếu bạn yêu một người nào đó, thì hãy biết trân quý hạnh phúc của mình. Bạn luôn miệng nói yêu cô ấy, nhưng bạn lại không muốn hy sinh vì cô ấy, không muốn san sẻ gánh nặng với cô ấy, không muốn giúp đỡ khi cô ấy gặp khó khăn. Tình yêu bạn dành cho cô ấy là cái gì? Tình yêu là cho đi, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, san sẻ, là những việc làm cụ thể chân thực. Nhưng bạn chỉ muốn hưởng thụ tình yêu của cô ấy dành cho mình, mà lại không hiểu thế nào là yêu cô ấy, tình yêu của bạn chỉ là yêu chính mình. Chuyên gia đã kê một “đơn thuốc tình yêu” cho anh chàng này: 1. Không nên quấy rầy cuộc sống gia đình của bạn gái. 2. Chúc phúc cho bạn gái, tôn trọng quyết định của cô ấy. 3. Hãy đứng dậy, lấy lại niềm tin, đi tìm hạnh phúc mới cho mình. 4. Tìm một công việc, không nên sống dựa vào gia đình, hãy trở thành người lịch lãm, tích lũy kinh nghiệm sống. 5. Học cách tôn trọng người khác, học cách yêu người khác. Lê Hiếu, dịch từ buzzhand (Tinh Hoa)
  14. Ảnh minh họa Hùng tự hào là người Việt Nam. Dù ở đây vẫn còn nhiều vấn đề, Hùng vẫn rất yêu đất nước này và đó là lý do vì sao Hùng rất bực mình khi thấy rất nhiều (phần lớn) người Việt Nam coi người nước ngoài là tốt hơn và đối xử với họ một cách khác. Người nước ngoài chỉ hơn người Việt bởi vì bạn đối xử với họ theo cách đó. Dù không biết họ là ai, bạn vẫn trải thảm đỏ, đỡ mông họ và mát-xa cái tôi của họ. Đương nhiên như thế thì họ sẽ muốn sống ở đây, ai mà không muốn? Bạn có biết những người nước ngoài “expats” này thực sự là ai không, đặc biệt là những “tây ba lô”? Ở nước của họ, rất có thể họ là những người không thể tìm được việc nhưng khi họ đến đây, họ dễ dàng kiếm được việc dạy tiếng Anh với mức lương rất tốt, và tự nhiên lại được nhiều người hâm mộ. (Đương nhiên không phải tất cả đều như vậy). Chỉ ở Việt Nam, những người “ở đáy thùng” mới có thể được đón chào và trở nên quan trọng như vậy. Và điều mỉa mai? Hãy nghĩ đến tình huống ngược lại. Có bao nhiều người Việt Nam thông minh và tài giỏi đi du học và cố gắng ở lại, làm việc để đóng góp cho một nước khác, thì họ lại gặp phải khó khăn. (Có thể một vài người trong các bạn đã từng trải qua việc này, các bạn có thể chia sẻ thêm). Hùng đã được nghe kể, là họ bị đối xử như những công dân “hạng hai”, những “ký sinh trùng ăn bám” đất nước khác. Trong khi thực tế là họ thông minh và giỏi hơn nhiều so với những người đã đến Việt Nam. Không may, sự thật là thỉnh thoảng Hùng cũng phải lợi dụng thực thế là Hùng là “người Mỹ”. Khi đi vào quán cafe hoặc nhà hàng, Hùng phải nói tiếng Anh vì nếu không, khách nước ngoài sẽ được phục vụ trước dù họ đến sau (lần nào cũng như thế). Khi phải phát biểu thay mặt công ty, Hùng cũng nói tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt, vì khi được coi là người nước ngoài thì công việc sẽ dễ dàng hơn. (Thỉnh thoảng sau bài phát biểu của Hùng, các CEO và giám đốc người Việt nam đến nói chuyện bằng tiêgns Anh và đề nghị hợp tác với Hùng). Nhiều người cũng đã nói là nếu Hùng là người Việt Nam thì người ta đã không giúp Hùng khi Hùng đi xuyên Việt, và bây giờ thì đáng buồn là Hùng bắt đầu nhận ra đúng là như thế. Rất buồn và đáng xẩu hổ khi thấy người nước mình chấp nhận điều này và cho phép người nước ngoài lợi dụng. Một lần Hùng được mời tới một chương trình trao giải cùng với một “ca sĩ” người Mỹ (Hùng sẽ không nói tên) khá nổi tiếng ở Việt Nam. Dù giọng hát rất bình thường nhưng anh ấy vẫn rất nổi tiếng chỉ vì anh ấy biết nói tiếng Việt. Nếu một người Việt Nam có thể hát tiếng Tây Ban Nha và đi sang Tây Ban Nha, bạn có nghĩ là anh ấy/cô ấy sẽ trở thành một ca sĩ nổi tiếng không? Chắc là không, trừ khi anh ấy/cô ấy thực sự rất giỏi. Tệ hơn nữa, khi nói chuyện với anh này được khoảng 5 phút là Hùng muốn tự cắt đứt tai mình luôn. Anh này hoàn toàn ảo tưởng và nghĩ mình là một diva. Trong chương trình, anh ấy còn tự tin nói “tôi là người của công chúng và người ta mời tôi đi hát khắp nơi để đại diện cho Việt Nam.” Cái gì!?!? Một người da trắng giới thiệu là mình đại diện cho Việt Nam, Hùng thấy như bị xúc phạm. Nhiều thế kỷ sau thời kỳ thực dân Pháp và sau khi Việt Nam đánh bại Mỹ, hình như người da trắng cuối cùng vẫn chiến thắng. Ấn tượng người da trắng là hơn đã in sâu trong đầu óc rất nhiều người. Thưa quý bà và quý ông, uy quyền của da trắng vẫn tồn tại và lớn mạnh ở Việt Nam. (Có lẽ đúng hơn khi nói người Việt tôn thờ người da trắng, bởi vì họ thậm chí còn khá phân biệt đối xử người da đen.) Nếu họ là người tài năng và thực sự giỏi, thì việc ngưỡng mộ là hoàn toàn bình thường. Ví dụ, anh Joe Tây là một người bạn mà Hùng rất tôn trọng vì sự am hiểu và sự trân trọng của anh ấy với Việt Nam, hơn nữa anh ấy còn là một người thông minh. Nhưng với những người khác, Hùng thật sự không biết nói gì. Những ai đang tôn thờ ý tưởng này, các bạn nên thấy xấu hổ. Với một quốc gia có truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc, làm sao chúng ta có thể cúi mình với người nước ngoài? Thế hệ ông bà của các bạn, thậm chí “Bác” chắc bây giờ cũng đang lăn lộn dưới phần mộ. Ai có thể làm ơn giải thích cho Hùng vì sao lại như thế và làm thế nào để dừng nó lại? Bởi vì chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến Hùng rất bực mình!!! John Hùng Trần (Cafe Ku Búa)
  15. Đầu xuân 2016, Trung tướng về hưu Nguyễn Quốc Thước một lần nữa kiên định quan điểm “Đổi mới nhưng dứt khoát không được đổi màu” trong một bài trả lời phỏng vấn báo Giáo Dục Việt Nam. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trên báo Giáo Dục: "Đổi mới nhưng dứt khoát không đổi màu". (Ảnh: Giáo Dục VN) Ông Thước còn lo ngại về “cơ hội cho các thế lực thù địch chống phá nhà nước ta”. Cùng với một ít tướng lĩnh quân đội và đại biểu quốc hội, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước được giới quan sát trong nước đánh giá là người có tiếng nói phản biện tương đối mạnh mẽ về các vấn đề chống tham nhũng, xây dựng đảng “trong sạch vững mạnh” và đặc biệt về chủ quyền biển đảo. Do đó, sự khẳng định lại quan điểm “đổi mới không đổi màu” của ông Thước cũng mang tính đại diện cho một tầng lớp cán bộ hưu trí và đương chức vẫn giữ gần như nguyên vẹn não trạng bảo thủ “còn đảng còn mình”. Ngược lại, nhiều trí thức phản biện độc lập trong và ngoài Việt Nam đã phân tích về nguồn gốc lớn nhất đẻ ra tệ tham nhũng vô giới hạn trong giới quan chức là chế đội độ đảng. Một khi không ít nhất “cải cách thể chế” và xem xét lại vai trò quá lạc hậu lẫn độc đoán của điều 4 hiến pháp, tham nhũng vẫn tồn tại và cho dù có đến hàng chục Nguyễn Phú Trọng cũng không thể dẹp loạn. Đáng chú ý, lý luận “đổi mới không đổi màu” đã phát sinh từ sau thời “Đổi mới” của cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Đặc biệt sau thời mở cửa kinh tế vào những năm đầu của thập lỷ 90 thuộc thế kỷ XX, đảng Cộng sản bắt đầu nhận ra hệ lụy “ruồi muỗi bay vào nhà”, do đó đã đưa ra khẩu hiệu “Đổi mới không đổi màu”. Phương châm này nhằm chống lại “âm mưu diễn biến hòa bình” của Mỹ và phương Tây muốn biến Việt Nam thành một cuộc cách mạng thay đổi chế độ như ở Liên xô và Đông Âu. Sau một phần tư thế kỷ từ thời mở cửa kinh tế, sự thật đáng lo ngại là khẩu hiệu “Đổi mới không đổi màu” vẫn hằn sâu trong tư duy và nếp nghĩ của một số cán bộ cao cấp về hưu như tướng Nguyễn Quốc Thước. Nếp hằn này càng có vẻ được củng cố với đà thắng thế gần như tuyệt đối của phe đảng sau đại hội 12 của đảng cầm quyền – diễn ra vào tháng Giêng năm 2016. Không thể phủ nhận một thực tế là để bảo vệ quyền lực và vị trí lâu dài của mình, nhiều nhóm chính trị và lợi ích kinh tế ở Việt Nam đã dựa vào khẩu hiệu “Đổi mới không đổi màu” để duy trì sự tồn tại của đảng Cộng sản và cả quy chụp, triệt hạ nhau nếu cần. Vài tướng lĩnh dù có thể trong sạch nhưng quá “hồn nhiên” như tướng Nguyễn Quốc Thước đã vô hình trung bị các nhóm lợi ích biến thành bình phong để bảo vệ cho lợi ích nhóm của họ. Một trong những nhóm lợi ích ghê gớm nhất ở Việt Nam được cho là “sân sau” và có liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong thời gian trước đại hội 12, tướng về hưu Nguyễn Quốc Thước từng bày tỏ khá nhiều về lập trường ủng hộ Thủ tướng Dũng trong phản ứng với Trung cộng. Những phát biểu của tướng Thước có thể khiến một số dư luận cho rằng Thủ tướng Dũng, chứ không phải là Tổng bí thư Trọng hay Chủ tịch nước Sang, mới là nhân vật mang quan điểm “thoát Trung” mạnh nhất. Tuy nhiên trong thực tế ngoài vài câu nói vu vơ về “”tình hữu nghị viển vông”, Thủ tướng Dũng đã chưa từng có hành động rõ ràng nào phản ứng với Trung cộng – điều tương tự việc ông từng đề cập đến “giương cao ngọn cờ dân chủ” nhưng lại chưa hề làm được điều gì tốt đẹp cho nhân quyền Việt Nam, nếu không muốn nói là ngược lại. Lê Dung (SBTN)
  16. ĐỒNG BÀO CHÚ Ý!!! Tôi xin đăng lại thông tin trên trang FB của một facebooker mà vì lý do nào đó chỉ ít phút sau, facebooker này lại xóa đi. Ý kiến của tôi: Phản đối kịch liệt lối xuất bản nhắm mắt làm liều (hoặc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, hoặc một chiêu PR muốn được ném đá để nổi tiếng…) này, bất chấp lòng tự trọng (quốc sỉ) dân tộc. Phản đối! Phản đối! Phản đối! Văn Giá Nguồn: FB Văn Giá Ngô ĐẶNG TIỂU BÌNH LÀ KẺ CÓ NỢ MÁU VỚI VIỆT NAM. QUYẾT ĐỊNH ĐÁNH VIỆT NAM, GIẾT HẠI HÀNG CHỤC NGHÌN NGƯỜI, BÊNH VỰC CHẾ ĐỘ ĐỒ TỂ POL POT PHẢI CHĂNG LÀ "TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT"? SỬNG SỐT VÀ BUỒN NÔN KHI THẤY CUỐN SÁCH NÀY Thời công nghệ thông tin, dễ dàng tìm thấy trên mạng đầy ắp thông tin, tư liệu, tác phẩm văn học, tác phẩm nghiên cứu... Vậy mà đến bây giờ tôi vẫn còn giữ thói quen hàng tháng dành một buổi cuối tuần ghé vào nhà sách chọn mua vài cuốn để làm bộ sưu tập cho tủ sách của mình. Lần này, vào nhà sách, tôi đã phải sửng sốt không tin ở mắt mình khi thấy một cuốn sách dày gần 800 trang, như cuốn tự điển, với tựa “Đặng Tiểu Bình – Một trí tuệ siêu việt”, trên bìa in trang trọng ảnh chân dung Đặng Tiểu Bình. Không sửng sốt sao được, vì người được suy tôn có trí tuệ siêu việt và được Nhà xuất bản Lao động trân trọng in sách phát hành rộng rãi cho độc giả Việt Nam ngưỡng mộ, tôn sùng đó chính là một lãnh tụ của Trung Quốc trực tiếp có nợ máu với đất nước và nhân dân Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động và người duyệt cho lưu hành cuốn sách này chắc đã quên lời phát biểu ngông cuồng của kẻ có “trí tuệ siêu việt” này hồi tháng 12-1978 trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á, chửi bới, đe dọa, xúc phạm nặng nề đất nước và con người Việt Nam, được Trung Quốc truyền hình trực tiếp cho cả thế giới: “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học!”. Và rồi chỉ 2 tháng sau đó, ngày 17-2-1979, chính kẻ này đã ra lệnh xua hơn 600.000 quân Trung Quốc mở cuộc tấn công xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, thực hiện kế hoạch chiếm 5 tỉnh - thành lớn của Việt Nam sau một tuần. Để rồi quân xâm lược Trung Quốc buộc phải rút lui một cách thảm hại. Thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, thì Đặng Tiểu Bình đã nhận được bài học đắt giá cho chính mình, hơn 62.000 quân xâm lược Trung Quốc bỏ mạng sau 3 tuần động binh. Chẳng làm sao kể xiết mưu đồ và tội ác của Đặng Tiểu Bình đối với nước ta, vậy mà trong cuốn sách này, Đặng Tiểu Bình được tán dương bằng những ngôn từ có cánh: “nhãn quan thế giới”, “người mác xít chân chính”, “thống soái đại quân”, “nhà chiến lược lớn”, “cầm cương chỉnh đốn bằng bàn tay sắt”, “bậc thầy lớn trong nghệ thuật lãnh đạo”… Cũng không lạ, bởi đây là sách dịch của Trung Quốc. Nhưng vấn đề là trong bối cảnh nhà cầm quyền Trung Quốc ngày càng lộ rõ bộ mặt trâng tráo, lòng dạ hung ác, hành động ngang ngược với Việt Nam, có cần và có nên dịch, phát hành rộng rãi cuốn sách này cho người Việt Nam hay không? Việc dịch, phát hành rộng rãi cuốn sách này ở Việt Nam nhằm mục đích gì và để cho ai? Biết là sách dịch, nhưng việc trong sách liên tục dùng các cụm từ “Đảng ta”, “quân đội ta” để nói về đảng và quân đội của Trung Quốc, làm độc giả Việt Nam phải buồn nôn, vì tưởng như đất nước Việt Nam đã về tay Trung Quốc. Sách ghi tên Nhà xuất bản Lao động, nhưng lại kèm theo tên Công ty Sách Panda, và bìa trong có ghi rõ “Bản quyền tiếng Việt thuộc Công ty TNHH Sách Panda”. Cuốn sách gần 800 trang, giá chỉ 100.000 đồng, thật đáng ngờ. Có “nhà tài trợ lạ” nào không cho việc dịch và xuất bản, tái bản cuốn sách này? (Facebooker) Lời nói thêm của Bauxite Việt Nam Cuốn “Đặng Tiểu Bình – Một trí tuệ siêu việt” không chỉ có bản in trên, mà còn có thêm một bản cũng của nhà xuất bản Lao động: Và một bản nữa của nhà xuất bản Văn hóa Thông tin: Ngoài ra, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin còn in thêm hai cuốn sách khác ca ngợi Đặng Tiểu Bình. Cần lưu ý, cuốn “Cha tôi, Đặng Tiểu Bình” còn được nhà xuất bản Thế giới cho in: Nhà xuất bản Trẻ “đóng góp” một cuốn: Nhà xuất bản Khoa học xã hội cũng một cuốn: Hăng hái nhất có lẽ là nhà xuất bản Thanh niên, in hẳn bốn bản sách về Đặng Tiểu Bình: Cơn lốc sách về Đặng Tiểu Bình thậm chí còn cuốn hút vào đó cả nhà xuất bản Chính trị Quốc gia: Tất nhiên, chúng tôi không nói rằng tuyệt nhiên không nên xuất bản sách về Đặng Tiểu Bình. Nhưng xuất bản loại sách tuyền ca ngợi một tên “chính danh thủ phạm” phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta thì người xuất bản đứng trên quan điểm của ai? Và việc in hàng loạt cuốn sách như thế liệu có bình thường không? (Bauxitevn)
  17. (Cách nay mấy năm, trên báo Sàigòn tiếp thị có một bài đưa thông tin rằng, kê khai tài sản của # Đinh là 1 tỷ Việt nam đồng. Bạn nào tìm được link xin inbox. Cảm ơn ạ). 5. Tôi cho rằng, nhất cử nhất động của # Đinh lên truyền thông, tuyệt đối không phải nhằm đánh bóng tên tuổi. Đánh giá thế là hạ thấp # Đinh - nhà chính trị giỏi nhất trong vòng 30 năm trở lại đây mà tôi quan sát được. “Những việc cần làm ngay” của Nguyễn Văn Linh hay những diễn thuyết đầy chất thanh niên xung phong của Võ Văn Kiệt cũng không thể TRUYỀN CẢM HỨNG nhiều cho quần chúng bằng phong cách của # Đinh. Tôi đặt tên cho phong cách ấy là VĂN HÓA ĐỐC CÔNG. Thứ văn hóa phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay và đặc biệt phù hợp với trình độ dân trí hoang dã (*). Như đã nói từ đầu, tôi sẽ không dẫn chứng từ những chuyện thâm cung ít người biết (như vụ Sông Đà hóa tầng lớp lãnh đạo trí thức bậc nhất Việt ở dầu khí hay, giờ chót # Đinh đã về TP - thay cho người đã được bộ sậu TP chuẩn bị rất kĩ- ra sao) và sẽ không dụng thuyết âm mưu. Tôi chỉ nhắc lại một vài chuyện ai cũng biết. ( Chơi quần quật cả ngày. Mệt quá mai biên tiếp) (*) Tôi dùng từ hoang dã từ câu chuyện ĐƯỜI ƯƠI GIỮ ỐNG của bà chị tôi thế này : Chuyện xưa kể rằng, người đi rừng thường phải tròng vào hai cổ tay hai cái ống tre. Đười ươi có tật, tóm được người, không ăn thịt ngay, thường giữ tay người ta lại rồi ngửa cổ nhìn mặt trời mà cười. Khi nào mặt trời lặn xuống núi, nó mới ăn thịt con mồi. Thực tế nó đi mất đất, cứ khư khư ôm cái ống rỗng ngửa mặt cười sướng. Hồng Beo (Blog Beo)
  18. Hôm nay 22/2/2016, nhà thơ Bùi Minh Quốc chính thức tuyên bố tham gia ứng cử quốc hội. Nhà thơ Bùi Minh Quốc bên mộ vợ, nữ nhà văn liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý (ảnh TDN). “… Cay đắng thay Mỉa mai thay Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt Lại đúc nên chính cỗ máy này” (Thơ Bùi Minh Quốc). TÓM TẮT TIỂU SỬ – Họ và tên : Bùi Minh Quốc – Ngày sinh : 03-10-1940 – Nơi sinh : Hà Nội – Trình độ học vấn : cử nhân văn chương (tốt nghiệp năm 1963, khoa Ngữ Văn khoá 5, Đại học Tổng hợp Hà Nội). Đã từng làm các công việc : – Phóng viên, biên tập viên văn nghệ Đài Tiếng Nói Việt Nam, Hà Nội (1963 – 1967) – Phóng viên, biên tập viên tạp chí Văn Nghệ Giải phóng Trung Trung Bộ (tức Khu 5), đóng tại căn cứ kháng chiến Tây Quảng Nam (1967 – 1975). – Thành viên Trại sáng tác văn nghệ Quân khu 5, Đà Nẵng (1976 – 1980) – Biên tập viên tạp chí Văn Nghệ Quân đội thuộc Tổng cục chính trị QĐNDVN, Hà Nội (1980 – 1983) – Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, tổng biên tập tạp chí Đất Quảng (1983 -1987). – Phó Ban vận động thành lập Hội rồi chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, tổng biên tập tạp chí Lang Biang (1987 – 1989). Hiện đang làm : – Thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự Việt Nam – Thành viên Ban vận động Văn đoàn độc lập Việt Nam – Phó chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam Một số sản phẩm chính từ ngòi bút : – Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ (thơ) – Đôi mắt nhìn tôi (thơ) – Thơ tình Bùi Minh Quốc (thơ) – Ru xa (thơ) – Trinh thiêng (thơ) – Hồi đó ở Sa Kỳ (tiểu thuyết) – Chuyện của người khách lạ (tiểu thuyết) – Nhạc lá (tiểu thuyết) – Miền thẳm (Ghi chép người thật việc thật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Đà Nẵng, Quảng Nam và Khu 5) – Mấy kỷ niệm làng văn bị trói (hồi ký) – Đêm chong đèn ngồi nghĩ (Tùy bút chính trị) – Lương tri – sức mạnh vô địch (Chính luận) – Chống nội xâm cứu nước(Chính luận) – Chống diễn biến hoà bình của chủ nghĩa bành trướng hiện đại Trung Quốc (Chính luận) – Vì Nhân Dân quên mình (Chính luận) – Bi kịch của cách mạng và hành động của chúng ta (Chính luận) – Đảng ta, Nhân Dân ta, đồng chí ta (Chính luận) – Vì Nhân Dân quên mình(Liên khúc trữ tình Chính luận, Quốc luận ) – Xây dựng lực lượng công dân đứng lên đập tan mọi xích xiềng (Chính luận) Mấy ghi chú về tiểu sử : – Là đảng viên đảng Lao động Việt Nam từ năm 1967, bị khai trừ năm 1989 vì (cùng với nhà văn đảng viên Tiêu Dao Bảo Cự, phó Tổng biên tập tạp chí Lang Biang ) thực hiện chuyến đi xuyên Việt vận động 128 văn nghệ sĩ và công dân ký tuyên bố chung yêu cầu đổi mới đồng bộ, triệt để, không đổi mới chập chờn, chấm dứt tình trạng nói một đằng làm một nẻo trong lãnh đạo. – Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1977, tuyên bố từ bỏ Hội tháng 5.2015 vì nhận thấy tình trạng suy thoái của Hội đã trở nên không thể cứu vãn. Tài sản (đồng sở hữu với vợ) : – Nhà ở : * 01 căn hộ trên tầng lầu ngôi biệt thự cũ xây từ thời Pháp tại địa chỉ 03 Nguyễn Thượng Hiền – Đà Lạt, trở thành chung cư từ năm 1990, được hoá giá theo nghị định 61 và được cấp sổ năm 2007, diện tích sử dụng 115,56m2. * 01 căn hộ tầng trệt trong ngôi biệt thự cũ xây từ thời Pháp tại địa chỉ 03 Nguyễn Thượng Hiền – Đà Lạt, trở thành chung cư từ năm 1990, được chuyển nhượng lại từ một chủ khác năm 2012, diện tích sử dụng 45, 57m2 – Đất ở : *457m2 trong đó sử dụng riêng 330, 67m2 , chung với các hộ khác 126,33m2 – Chùm ảnh cũ cùng Bùi Minh Quốc, Đà Nẵng 2006: (Blog Một Góc Nhìn Khác)
  19. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN kết thúc nhưng Tuyên bố chung không đưa ra được “cảnh báo” hay “kêu gọi” Trung Quốc chấm dứt hoạt động làm nóng an ninh ở Biển Đông, đảm bảo tự do hàng hải như mục tiêu ban đầu ngoài những kêu gọi chung chung về việc đảm bảo an ninh hàng hải mà tuyệt đối không nhắc gì đến tranh chấp Biển Đông, tuyệt đối không nhắc đến Trung Quốc - nhân tố chính gây bất ổn ở cả Biển Đông và Hoa Đông. Nếu phán xét nguyên nhân do nội bộ ASEAN không thống nhất vì theo nguyên tắc Tuyên bố chung phải đạt đồng thuận 100%, nói thẳng ra là một số nước bị Trung Quốc chi phối như Campuchia, thì vai trò của Mỹ ở đây là gì? Mỹ đã bảo vệ được lợi ích đồng minh của mình chưa? Qua sự việc Philippines, chẳng nước nào trong khu vực dám “giao trứng cho Mỹ” ngoại trừ Phi chẳng còn đường nào để lùi nữa nên đương nhiên “đâm lao phải theo lao” mà thôi. Quá trình Trung Quốc xây dựng đảo, quy mô, mưu đồ….Mỹ đều biết cả, nhưng tại sao cho đến nay khi Trung Quốc đã xây dựng gần như hoàn thiện thì Mỹ mới gióng chuông,kêu gọi chung chung các nước trong khu vực ngưng mở rộng đảo đá trong vùng tranh chấp (tất nhiên có Việt Nam, Đài loan và các nước liên quan trong đó chứ không riêng mình Trung Quốc) khiến các nước thấy Mỹ như anh cảnh sát trên không trung vậy, cứ để tội phạm xảy ra mới tuýt còi, tội cho mấy anh nước nhỏ không nhanh tay, không mạnh như Trung Quốc mà thôi. Vậy ai dám “giao trứng cho Mỹ”? Hành động bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông chỉ dừng ở mức tuần tra kiểu tháng/1 lần trong phạm vi 12 hải lý, anh nào làm gì cứ làm, đừng nổ pháo vào tàu Mỹ là được. Có ý kiến nghi ngại rằng, chính việc "tuần tra" của Mỹ ở Biển Đông cũng như những phát ngôn hùng hổ kiểu võ mồm của Mỹ càng là cái cớ để Trung Quốc tăng cường sự cải tạo các đảo chiếm đóng trái phép và tăng cường hiện diện quân sự ở đây. Lý do này càng khiến các nước nhỏ trong khu vực củng cố lo ngại rằng, Mỹ-Trung bắt tay nhau làm nóng Biển Đông, đẩy các nước nhỏ lên thớt mà thôi! Trong lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đã nhiều lần mặc cả, đổi chác trên lưng Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Và điều đó đến nay vẫn không hề thay đổi. Mỹ chưa có hành động gì đáng kể củng cố niềm tin của các nước nhỏ vào vai trò của Mỹ cả. Chưa kể, trước Hội nghị thượng đỉnh này, Mỹ - Trung đều đã có những thông tin bóng gió về "chia sẻ lợi ích, lợi ích chung" giữa họ với nhau!!! Đến ngay cả chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc, Mỹ chẳng ho he gì về Biển Đông mà chỉ bàn đến lợi ích đôi bên thì đủ để các nước nhỏ liệu mà lo lấy thân mình rồi. ASEAN hay Việt Nam dựa vào đâu để liên minh với Mỹ chống Trung Quốc? Nhiều cơ quan truyền thông, nhiều tờ báo thời gian vừa qua chạy theo tin tức thiện nghệ tu các lò tin của Mỹ và phương Tây, ra sức thổi phồng, tung hô vai trò của Mỹ, nhiều nhân vật “đấu tranh dân chủ” công khai kêu gọi Việt Nam "cần phải liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc", nếu không thực hiện điều này tức là “phản bội lợi ích dân tộc”, bán mình cho Trung Quốc, vậy cơ sở liên minh với Mỹ ở đâu? Hàng trăm năm nay thế giới nằm trong sự sắp xếp của các nước lớn: Mỹ-Nga-Trung Quốc, bây giờ thêm cộng đồng chung Châu âu và Ấn Độ tuy vậy vẫn cái trục MỸ-Nga-Trung là chủ đạo. Chưa bao giờ họ đánh nhau vì quyền lợi của các nước nhỏ.Chẳng ai ảo tưởng như anh Ukcraina cả. Vì vậy xu hướng các nước nhỏ phải liên minh lại với nhau như ASEAN (học tập mô hình Liên minh Châu Âu) là một thành công không nhỏ, cho dù còn nhiều thứ phải bàn, nhưng ít nhất đã tăng đáng kể sức mạnh được được “trò chuyện” với các anh lớn. Nhân chứng cho các màn mua bán, thỏa hiệp, đổi chác lợi ích giữa Mỹ-Trung thì không ai “giàu có trải nghiệm” bằng Việt Nam. Từ thỏa hiệp Gionevo 1954, vụ Mỹ ném bom trải thảm B52 trên bầu trời Hà Nội, vụ mất Hoàng Sa 1974, vụ chiến tranh Biên giới 1979, Mỹ là 1 trong những nước ít ỏi tuyên bố trung lập để cho TQ đánh ta, thậm chí cung cấp vũ khí cho Trung Quốc và giữ chân Liên Xô ở Châu Âu cho TQ rảnh tay “dạy cho Việt Nam một bài học chớp nhoáng”. Tần đấy bài học mà còn bảo VN phải đặt niềm tin vào Mỹ thì họa không khùng cũng là não phẳng. Ngay đến Nhật Bản gần đây cũng đã có tiếng nói của giới chuyên gia chính trị lên án “thành tựu” 4 năm qua của chính sách xoay trục của Mỹ đã thất bại khi chẳng kiềm chế được Trung Quốc nếu không nói ngược lại và phê phán thẳng thừng nó là chính sách thiếu định hướng, thiếu bài bản, bị phân tán… Những kẻ cuồng Mỹ lâu nay vẫn tự thủ dâm rằng, Mỹ mạnh nhất thế giới, chỉ có Mỹ mới khống chế được Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền Việt Nam và các nước nhỏ trước chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa ngày càng lớn mạnh. Nhìn chính những đồng minh lâu nay ở Châu Âu của Mỹ như Anh, Pháp, Đức đều đang xum xoe, mở cửa hết cỡ đón chào Tập Cận Bình là đủ hiểu, Mỹ đã mất dần ảnh hưởng như thế nào. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -ASEAN lần đầu tiên này đánh dấu nỗ lực của Mỹ lôi kéo các nước trong khu vực này bằng các biện pháp thúc đẩy kinh tế và phát huy con bài TPP lôi kéo các nước tham gia, dần chịu ảnh hưởng của Mỹ hơn nhưng nếu so với cán cân thương mại với Trung Quốc cùng với việc nội bộ Mỹ còn bị phân hoá về vấn đề này thì xem ra Mỹ chưa thể thúc đẩy được gì thêm. Nguyễn Biên Cương (Blog Tôi Là Một Người Lính)
  20. “Chết cho tàn cuộc nhậu bọn nó!” Chẳng biết từ bao giờ, cảnh sát giao thông bị xem là hung thần đối với người đi đường. Rất nhiều người dân nói tuột: Ra ngoài đường bây giờ sợ nhất là cướp, thứ đến là công an. Nhưng những người khác còn đội mối nguy hiểm công an lên đầu bảng. Chỉ nội việc phải căng mắt để tìm cảnh sát giao thông “núp lùm” đã khiến người đi đường bị phân tâm cao độ, có thể dẫn đến những vụ tai nạn chết không thể nhắm mắt. Trong khi quốc nạn về ăn hối lộ của cảnh sát giao thông vẫn chưa hề được xử lý thích đáng, cơ chế Bộ Công An cho phép lực lượng này được trưng dụng tài sản, xe cộ của người đi đường chắc chắn sẽ khiến “một bộ phận không nhỏ” trong lực lượng này lạm dụng và lợi dụng để tác oai tác quái, kể cả chiếm đoạt tài sản của người dân. Trong thực tế, không ít lần người dân đã chứng kiến một số nhân viên cảnh sát giao thông và cả cảnh sát cơ động rượt đuổi người đi đường, sau đó “bốc” phương tiện đi lại của người dân mà không có biên bản giấy tờ gì. Có những nhân viên cảnh sát còn trấn lột phương tiện đi lại của người dân... Vào những ngày Tết Nguyên Đán 2016, người dân lại phải chứng kiến nhan nhản cảnh sát giao thông núp trong những xó xỉnh tối mò ở Sài Gòn để “kiếm ăn.” “Chết cho tàn cuộc nhậu bọn nó!” - một người chạy xem ôm uất nghẹn. Cảnh những “bò vàng” đứng đường thập thò nơi tối tăm cứ diễn đi diễn lại từ Tết năm này sang Tết năm khác, nhưng Bộ Công An vẫn như không thấy, không nghe và cũng chẳng biết, dù đã quá nhiều lần hứa hẹn trước Quốc Hội và báo chí về “sẽ làm trong sạch hóa đội ngũ cảnh sát giao thông.” “Núp lùm” bể mánh “Phải thế chứ! Đâu còn thời buổi công an muốn thu gì thì thu, muốn làm gì thì làm!” - một tài xế taxi Sài Gòn và cũng là nạn nhân của vô số vụ “núp lùm” thở ra khoái trá. Còn một thày giáo dạy sử thì văn hơn: “Năm bảy lăm triệu người vui cũng triệu người buồn. Nhưng cái thứ thông tư trấn lột bị thiên hạ la ó ấy thì chỉ có một nhúm kẻ buồn thôi, chứ cả chục triệu người đi đường được thoát nạn đầu gấu.” Trước và sau Tết Nguyên Đán 2016, một lần nữa Bộ Công An lại phải gánh thất bại nặng nề trong cung cách “làm luật.” Thông tư về “Cảnh sát giao thông được trưng dụng tài sản của dân” đã gặp phải cơn sóng phản ứng quá rộng và quá bức xúc, không chỉ từ người dân, giới phản biện độc lập và mạng xã hội, mà ngay cả giới báo chí nhà nước vốn quen thúc thủ cũng phải kêu trời. Sau vài lần “thanh minh” mà thực chất là bao biện, một quan chức có trách nhiệm của Bộ Công An đã phải chính thức thừa nhận việc cảnh sát giao thông chỉ được trưng dụng tài sản người dân khi có quyết định của bộ trưởng công an. Tuyệt đối không phải một cấp nào khác. Với thuộc tính “công an trị,” lâu nay các cục “làm luật” của Bộ Công An vẫn mang nặng thói quen dự thảo và ban hành những văn bản có tác động rộng và mạnh đến xã hội mà không cần biết đến phản ứng của người dân. Chỉ từ năm 2013 đến nay, khi xã hội dân sự ở Việt Nam dần phát triển và làn sóng phản biện cũng dần dâng cao, một số văn bản của Bộ Công An mới vấp phải thất bại cay đắng. Cái chết của dự luật “tự chết” Hãy nhìn lại để chứng quả. Vào Tháng Chín, 2015, sau hơn một năm căng thẳng tranh cãi về việc có cần thiết hay không khi đưa “quyền điều tra của công an xã” vào dự án luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Bộ Công An - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật này - đã phải lui vào bóng tối. Bởi ngay sau khi dự luật trên được công bố, một bất ngờ đã xảy đến với Bộ Công An: Dư luận xã hội, báo chí nhà nước và ngay cả giới luật sư Việt Nam đồng loạt lên tiếng phản ứng mạnh mẽ. Một khi phong trào phản biện xã hội sôi trào ở Việt Nam, không phải ngành công an, tòa án hay viện kiểm sát, mà chính dư luận đã phát giác ra hàng trăm vụ “tự chết,” “tự treo cổ”... trong đồn công an, với tỉ lệ đa số thuộc về phần hành của giới công an xã. Nạn bạo hành, bắt người tùy tiện, tra tấn, ép cung, điều tra trái luật... biến tấu nhan nhản cùng tàn nhẫn ở rất nhiều địa phương. Vụ năm điều tra viên thuộc công an thành phố Tuy Hòa dùng nhục hình gây ra cái chết của ông Ngô Thanh Kiều là một bằng chứng quá bản chất về “biện pháp nghiệp vụ” - thủ pháp vẫn thường trưng ra để bao biện và cả ngụy biện - của ngành công an Việt Nam. Nếu ngay cả công an cấp quận huyện và thành phố loại 2,3 còn không thuần thục về nghiệp vụ điều tra, một số công an phường xã hoàn toàn có triển vọng trở thành lớp kiêu binh “đánh người thiếu chuyên nghiệp” mà sẽ tiếp biến hàng loạt vụ “tự chết” của dân. Nhân tất có quả. Không chỉ tham nhũng, mà đã từ lâu thói công an trị trở thành mầm mống cùng triệu chứng “tự chết” cho chế độ. Nếu trước đây chính phủ và giới đảng trị đã thường bịt mắt che tai trước những cỗ quan tài được người dân kéo lê phản đối ở những đường phố như Vĩnh Yên, vài năm gần đây hình như một số quan chức cao cấp đã bắt đầu ý thức rằng nếu không thể làm giảm bớt đôi chút thực tồn quá khốn quẫn ấy, “tự sát chính trị” sẽ là hậu quả tất yếu mà dân chúng dành cho những kẻ cầm quyền. Tháng Tám, 2015, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam đã phải gần như chính thức quay lưng với thứ quyền điều tra của công an xã không biết sẽ để lại hậu quả ghê gớm đến thế nào nếu được luật hóa. Hết thời độc chiều Tháng Tám, 2014, Bộ Công An suýt chút nữa đã thành công bằng văn bản có tên gọi “Thông tư 28,” cho phép điều tra viên được ghi âm, ghi hình luật sư. Ngay sau khi dự thảo của thông tư này được công bố, Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam và báo giới đã phản ứng quyết liệt, nêu ra hàng loạt dẫn chứng cho thấy hành vi ghi âm, ghi hình như thế là một cách đắc dụng nhằm xâm phạm quyền hành nghề của luật sư, mà thực chất là vi phạm nhân quyền. Cuối cùng, Bộ Công An đã phải ban hành quyết định hủy bỏ hành vi dự kiến đầy độc đoán và áp chế này. Một sự việc khác, nhưng ẩn dụ hơn hẳn. Trong buổi thảo luận của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Việt Nam về dự án “Luật an toàn thông tin mạng” chiều 12 Tháng Tám, 2015, lần đầu tiên một quan chức Việt Nam là Phó Chủ Tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn tiết lộ chuyện nghe lén của các “cơ quan đặc biệt”: “Ta trước đây chuyện này cũng nhiều, tôi được biết như thế. Nghe không sót ông nào. Cái nghe này rất nguy hiểm, mình nói dài dòng văn tự từ đầu đến cuối, nhưng họ trích cái đoạn nói khác ý của mình là chết, ảnh hưởng tới sinh mạng chính trị. Tôi rất băn khoăn ở chỗ đó, nói thật với các đồng chí như thế.” Một khi chính “các đồng chí” phải lật lưng nhau cho người đời xem, hẳn ung nhọt đã chờ chực xì phát đến mức nào. Vào thời mà không khí phản biện không còn độc chiều, thất bại của những cơ quan độc trị như Bộ Công An không còn quá hiếm hoi. Chỉ trong vài năm, cách “làm luật” bất kể ảnh hưởng tiêu cực với xã hội của Bộ Công An đã liên tiếp thất bại. Thất bại một cách có hệ thống. Xem xét vấn đề một cách có hệ thống trong chính trường xung đột tung tóe hiện nay, liệu dàn lãnh đạo mới của Bộ Công An có rút ra được kinh nghiệm đáng giá nào để tiếp diễn dự thảo luật lệ cho một xã hội có đến 50% người dân truy cập Internet và mạng xã hội đóng vai trò “thẩm phán” cho Đại Hội 12, trong lúc một loại luật cực kỳ thiết yếu đến quyền dân là Luật Biểu Tình vẫn bị bộ này “ngâm tôm” suốt từ năm 2011 đến tận bây giờ? Phạm Chí Dũng (Người Việt)
  21. Ở Việt Nam, vấn đề chênh lệch thu nhập chưa được nghiên cứu, dù là nghiên cứu sơ sài, khởi đầu. Tin liên hệ Tư bản trong thế kỷ XXI của Thomas Piketty 'Tư bản trong thế kỷ XXI' là cuốn sách gây tiếng vang lớn trong các học giả, nhà kinh tế, các nhà chính trị Âu, Mỹ suốt hai năm nay Eo biển cay nghiệt Tết này, ông Tập buồn lắm Chỉ một lối thoát: Lao nhanh ra phía trước! 2016: Một năm sẽ không yên ổn Chúc mừng Tổng Bí thư mới Qua chuyện người, nói chuyện ta Ðường dẫn Blog Bùi Tín Bùi Tín 22.02.2016 Trong cuốn sách nổi tiếng Le capital au XXIème siècle(Tư bản trong thế kỷ XXI)(xin xem bài trước), kinh tế gia người Pháp Thomas Piketty cho rằng có ba nan đề lớn nhất mà thế giới cần chung sức giải quyết là: nạn khủng bố quốc tế, bầu khí quyển nóng dần và nạn chênh lệch thu nhập gây nên đói nghèo bất công. Cũng theo tác giả, tình trạng chênh lệch thu nhập ngày càng doãng rộng hiện nay là mối đe dọa cực kỳ nghiêm trọng đối với cuộc sống ổn định, hòa hợp và phồn vinh của cả loài người trên trái đất này. Ở Việt Nam, vấn đề chênh lệch thu nhập chưa được nghiên cứu, dù là nghiên cứu sơ sài, khởi đầu. Tuy Đảng Cộng sản Việt Nam có cả một Học viện Chính trị/Hành chính cao cấp, có trường Đại học Xã hội và Nhân văn nhưng chưa có ai nghiên cứu để có một luận án, một cuốn sách về chủ đề quan trọng này. Tại Việt Nam, sau cuộc đổi mới kinh tế và trong 40 năm qua, đã xuất hiện một số triệu phú, rồi tỷ phú đôla, như Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Vingroup; Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch Công ty Cổ phần Hoàng Anh - Gia Lai; Trương Gia Bình, chủ tịch hãng truyền thông FPT; Đặng Văn Thành, chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công… Riêng trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, ở trong nước hiện nay đã có gần 200 nhà triệu phú đôla. Nếu như các nhà kinh doanh tự do làm ăn một cách lương thiện, đúng theo luật pháp và trở thành triệu phú, tỷ phú ngày càng nhiều thì đó là điều rất tự nhiên và đáng mừng. Nhưng ở Việt Nam chưa có được điều ấy. Trong một nước dân chủ bình thường, khi kinh tế phát triển, giai cấp trung lưu làm các nghề tự do như tiểu thương tiểu chủ ngày càng nâng cao thu nhập chính đáng, mở rộng đầu tư, cạnh tranh hợp pháp là điều có lợi cho toàn xã hội và rất đáng khuyến khích. Ở Việt Nam, chế độ kinh tế chỉ huy và ‘’kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’’ đã thủ tiêu gần như triệt để nền kinh tế tư nhân. Tại đây các phe nhóm cầm quyền nắm độc quyền kinh doanh, vừa kinh doanh vừa lãnh đạo việc thi hành luật pháp, hình thành đội ngũ ‘’tư bản đỏ’’ lũng đoạn. Do đó một nét rất đặc thù ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc là xuất hiện ngày càng nhiều triệu phú và tỷ phú hoàn toàn không do tài kinh doanh mà dựa vào quyền lực. Theo nguyên tắc, chênh lệch tiền lương trong ngành hành chính là 1/7, đến 1/12 - nghĩa là viên chức cao cấp nhất có tiền lương gấp 7 đến 12 lần người thấp nhất. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, các viên chức cao cấp ngoài lương còn có bổng, lộc, hối lộ, tiền hoa hồng, tiền thưởng, quà cáp, biếu tặng, tiền mừng đón và sau dự án, tiền đưa dưới mặt bàn… Theo Trung tâm thông tin - tư liệu của Viện quản lý kinh tế Trung ương Việt Nam, lương tối thiểu ở nước ta hiện nay là 2,5 - 3,5 triệu đồng/ người, tùy theo ngành. Việt Nam hiện vẫn là nước có thu nhập “mức trung bình thấp’’ là 996 US$/người/năm, chưa đạt ‘’mức trung bình’’ của thế giới là 12.195 US$. Hiện còn đến 20% dân số thu nhập mỗi tháng dưới 400 ngàn đồng (bằng 20 US$) ở nông thôn, và dưới 500 ngàn đồng (bằng 25$) ở thành thị. Ở Việt Nam, số triệu phú cũng chỉ có nhiều trong hàng ngũ quan chức cộng sản và phe nhóm như các vụ án tham nhũng lớn nhất đã cho thấy. Bị can trong các vụ tham ô lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, đều là quan chức đảng viên cộng sản và gia đình. Còn biết bao vướng mắc của công luận về những nguồn thu nhập bất chính, như nhà cửa biệt thự của Tổng Thanh tra Chính phủ, các vụ hối lộ để mua chức, mua ghế trong ngành Tổ chức đảng và Bộ Nội vụ, những bê bối liên quan đến Chủ tịch Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và gia đình, rồi cả lời tố cáo Bộ trưởng Công an nhận 1 triệu US$ hối lộ (theo lời khai của bị can Dương Chí Dũng trước khi bị án tử hình). Trong Le capital au XXIème siècle, Thomas Piketty đề xuất hai biện pháp cơ bản để giải quyết nạn chênh lệch thu nhập quá lớn, đó là: 1/ - Một nền dân chủ thuần thục. Trước hết là sớm chấm dứt mọi chế độ độc tài - từ độc tài cá nhân đến độc tài đảng trị. Có ba quyền phân lập kiểm soát lẫn nhau. Viên chức trong sạch, lương đủ sống, có đạo đức để không cần, không dám, không nỡ ăn cắp của công. Pháp luật thật chặt chẽ, tòa án thật nghiêm minh. Xã hội có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do truyền thông để phát hiện tố cáo tham nhũng, nhũng lạm, hối lộ. 2/ - Như trên vẫn chưa đủ. Về mặt tài chính, tiền nong, thu và chi ngân sách ở mọi cấp, mọi ngành phải hết sức chặt chẽ, bịt chặt mọi kẽ hở, sơ xuất. Đây gọi là kỷ cương trong thu chi tiền bạc. Phải rất cặn kẽ, chi ly. Mua bán phải có hóa đơn, thu chi lớn nhỏ phải có biên lai. Ngành thuế, hải quan, tổ chức, quản lý nhân sự phải kén chọn người liêm khiết, không tham lam, tư lợi. Thuế các loại phải vừa phòng chống lạm thu - thu quá nhiều thuế và các loại phí, làm khổ dân, vừa phòng chống thất thu, dễ dãi buông lỏng làm thiệt công quỹ . Hệ thống kế toán phải rất chặt chẽ, tỷ mỷ, có tính chuyên nghiệp cao. Báo cáo ngân sách thu bao nhiêu cấp mình, nộp bao nhiêu lên cấp trên phải rành mạch. Cấm và nghiêm trị thêm bớt, sửa chữa các con số thu chi, nộp ngân sách. Chi phí công phải có tòa án công chuyên kiểm tra quyết toán. Những kinh nghiệm và bài học trên đây rất cần cho nền kinh tế - tài chính Việt Nam. Các nhà kinh tế thống kê Việt Nam chưa quan tâm nghiên cứu về thu nhập của các nhóm dân cư, chênh lệch ra sao, không hợp lý những chỗ nào, những sơ hở trong chi thu ngân sách ra sao, có lạm thu hay thất thu bao nhiêu, ba ngành thuế, hải quan và ngoại thương có được kiểm soát, thanh tra kỹ không, chi tiêu công có chặt chẽ không, và đặc biệt là việc chống tham nhũng có mạnh mẽ như xã hội chờ đợi hay không. Có nhà kinh tế, thống kê có kinh nghiệm quốc tế cho rằng Việt Nam có quá nhiều sơ hở, yếu kém trong quản lý kinh tế tài chính, lạm thu thuế khá nhiều, thất thu cũng không ít, chống tham nhũng còn quá yếu , thu hồi tài sản mất không đáng kể, chi phí công rất lỏng lẻo - như cho viên chức sắp nghỉ hưu, cả anh lái xe... đi tham quan nước ngoài. Ngày 12/2 vừa qua, bản tin của International Budget Partnership (Tổ chức Hợp tác quốc tế về Ngân sách) cho biết Việt Nam chỉ đạt 12 điểm trên 100 điểm về minh bạch quốc tế, gần đứng chót so với các nước khác. Điều này cho thấy ngân sách các cấp ở nước ta bị rỏ rỉ, xà xẻo, luộm thuộm, bất minh đến mức nào. Chỉ cần chấn chỉnh việc thu chi, triệt để chống tham nhũng mạnh, thu hồi tiền mất mát cho đủ, bớt đi những lãng phí, phô trương là có thể dôi ra hàng trăm tỷ đôla để cải cách giáo dục và y tế, xây dựng trường học và cầu đường bền vững Việc tăng lương sẽ không còn bị hoãn mãi. Trong hội trường Đại hội XII có mấy khẩu hiệu rất gọn: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới”. Nhưng thật ra đây là một thứ “Dân chủ” rất huyễn hoặc khi không có ứng cử, bầu cử tự do, không có tự do báo chí, nên khẩu hiệu trở nên rỗng tuếch. Chữ “Kỷ cương” cũng hoàn toàn thiếu thực chất vì nói “Kỷ cương” mà không quản lý chặt chẽ về ngân sách, thu chi kế toán, quyết toán, không chống tham nhũng lãng phí thật sự triệt để, không thực hiện minh bạch tài chính ở mọi cấp, khiến cho chênh lệch thu nhập tuy ước định 7,8 lần hoặc 12 đến 15 lần, nhưng thật ra có trường hợp chênh lệch đến 2 nghìn lần, khi so sánh một “triệu phú đỏ” có thu nhập 1 tỷ US$/năm với một nông dân vùng sâu vùng xa chỉ có 500 US$/năm. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và cán bộ chính trị, kinh tế - tài chính Việt Nam rất nên đọc cuốn Le capital au XXIème siècle của Thomas Piketty để vận dụng vào thực tế nước ta, thực hiện theo hai điểm cốt lõi là: xây dựng nền dân chủ của dân, do dân, vì dân và xây dựng kỷ cương thật nghiêm minh trong quản lý, điều hành đất nước. * Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Bùi Tín Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
  22. Tân Bí thư thành ủy Tp HCM Đinh La Thăng. Tin liên hệ ‘Người ta lớn bởi vì mi quỳ xuống’ - Chính quyền và công an TP HCM phục vụ ai? 17/2/2016 - cuộc dâng hoa thắp nhang của giới trí thức Sài Gòn đã bị chính quyền và công an thành phố này đàn áp và ngăn chặn thô bạo Vì sao Xã hội dân sự cần ứng cử vào Quốc hội Việt Nam? Hậu Đại hội XII: EVN có bị ‘tính sổ’? Chìm xuồng vụ giết ngư dân Bảy: Dàn lãnh đạo mới ‘đối ngoại’ ra sao? Tân ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình: Từ nợ xấu bất động đến ‘tỷ giá Trung Quốc’ Mùa xuân nào cho Tổng Bí thư Trọng? Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng vọt: Những quan chức nào ‘làm thuê’ cho Bắc Kinh? Những nhóm lợi ích nào sẽ bị thanh trừng sau ‘đại hội vĩnh biệt’? Ðường dẫn Blog Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng 22.02.2016 ‘Quá giỏi về mặt tổ chức’? Rõ ràng Đinh La Thăng là cái tên thường tạo dư luận và gây tranh cãi nhất trong số những vị trí được Bộ Chính trị bổ nhiệm sau Đại hội XII của đảng cầm quyền, tính đến thời điểm này. Một vị trí khác cũng khiến dư luận bất ngờ là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại Hội nghị Trung ương 10 vào đầu năm 2015, ông Phúc còn được cho là xếp khá thấp trong thứ hạng lấy tín nhiệm trong Bộ Chính trị. Cùng thời điểm đó, bắt đầu xuất hiện một số dư luận về chủ đề tài sản cộm cán và thiếu minh bạch của nhân vật này. Tuy nhiên từ khoảng giữa năm 2015, Nguyễn Xuân Phúc bất chợt nổi lên như một ứng cử viên sáng giá cho chức vụ thủ tướng. Tên ông được tôn vinh trong danh sách “tứ trụ” tương lai, để giấc mơ ấy biến thành hiện thực khi bài diễn văn bế mạc Đại hội XII chấm dứt. Nhưng Đinh La Thăng có một điểm khác biệt cơ bản với Nguyễn Xuân Phúc. Từ khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngành giao thông vận tải cho đến nay, trên mặt công luận hầu như vắng tiếng xì xầm về tình hình tài sản của ông Thăng. Nói cách khác, có vẻ Đinh La Thăng là người khá “sạch” - một điểm son đáng kể và đáng nể, điều mà phần nào đó có thể so sánh với hai tiền bối Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang trong thời buổi tham nhũng tận mạt này. Ngay sau Đại hội XII và ngay trước khi vào Sài Gòn nhậm chức bí thư thành ủy, tân ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đã có một hành động ấn tượng khi bất ngờ cách chức tổng giám đốc một công ty đường sắt do chỉ mới đề xuất mua những toa tàu cũ của Trung Quốc. Trước đây khi mới nhậm chức bộ trưởng giao thông vận tải, Đinh La Thăng đã từng “trảm” một quan chức của ngành hàng không Đà Nẵng do thi công chậm tiến độ. Tuy nhiên, lần cách chức đó không liên quan đến yếu tố Trung Quốc. Tất nhiên những người không thích Đinh La Thăng hoặc dư luận theo thuyết “hoài nghi đảng” có quyền cho rằng động tác cách chức tổng giám đốc công ty đường sắt chỉ là mị dân, dọn đường cho bước tiến vào TP HCM. Tuy vậy, cũng có dư luận tính toán rằng trong dàn bộ trưởng đương nhiệm, Đinh La Thăng thuộc vào số hiếm, cực hiếm dám “trảm tướng”. Cần nhớ lại, ngay cả Nguyễn Tấn Dũng dù đường đường là thủ tướng nhưng cũng từng thừa nhận “chưa từng cách chức ai” trong suốt vài nhiệm kỳ đương chức. Bởi thế, không quá lạ khi xuất hiện phản ứng từ một số cán bộ và trí thức nhà nước cho rằng việc điều động Đinh La Thăng vào TP HCM thay cựu bí thư Lê Thanh Hải là một bước “đột phá”. Cùng với Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, có lẽ Đinh La Thăng là người được giới báo chí nhà nước ca tụng nhiều hơn cả với những lời lẽ có cánh. Hiện tượng này là sự tái hiện hiện tượng Nguyễn Bá Thanh trong dĩ vãng. Thậm chí còn xuất hiện một luồng dư luận so sánh Đinh La Thăng của ngành giao thông với Nguyễn Bá Thanh Đà Nẵng. Một số trí thức và cán bộ đương chức cũng cho rằng quyết định của Bộ Chính trị điều động ông Đinh La Thăng vào Sài Gòn là “quá giỏi về mặt tổ chức”. Một số trí thức khác tỏ ra hy vọng ông Thăng có thể trở thành một nhà kỹ trị để giúp thành phố giàu nhất nước “cất cánh”. Chống cát cứ? Tuy nhiên, một luồng dư luận khác - có vẻ khách quan và tỉnh táo hơn - nhận định rằng ông Thăng là một con cờ của Bộ Chính trị nhằm “trấn” ở Sài Gòn và qua đó khuôn giữ một phần lớn các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, không để xu hướng tản quyền xảy ra ngoài vòng kiểm soát của Hà Nội. Càng về sau này, giới chính trị đầu não ở thủ đô càng có vẻ lo ngại về xu hướng cát cứ hóa ở Sài Gòn. Ngay vào đầu năm 2016 và trước Hội nghị Trung ương 14, tờ Công An Nhân Dân - tiếng nói của Bộ Công an - đã đề cập đến nguy cơ cát cứ địa phương. Thậm chí nguy cơ này còn được đặt ở hàng đầu, cao hơn cả nguy cơ tham nhũng và nguy cơ “diễn biến hòa bình”. Lẽ dĩ nhiên chưa từng có tiền lệ tồn tại cùng lúc hai ủy viên Bộ Chính trị trong cùng một địa phương. Phó bí thư thường trực thành ủy Sài Gòn Võ Văn Thưởng, ủy viên Bộ Chính trị trẻ tuổi nhất đã được cựu bí thư Lê Thanh Hải “khóc tiễn” - đã phải phục tùng nguyên tắc tổ chức để ra Hà Nội làm Trưởng ban tuyên giáo trung ương, mặc dù trước đó nhiều tin tức cho biết ông Thưởng rất mong được ở Sài Gòn làm bí thư thành ủy. Một khi ghế bí thư thành ủy TP HCM không còn thuộc về người Nam Bộ, mà điều này xảy ra lần đầu tiên từ năm 1975 đến nay, có thể hiểu Bộ Chính trị mới, hay nói cách khác là Bộ Chính trị của tổng bí thư ở thêm vài năm Nguyễn Phú Trọng, đã quyết định chơi một ván bài khá mới mẻ và có tính phiêu lưu về mặt tổ chức. Nếu ông Đinh La Thăng cai trị được Sài Gòn như ông đã từng quản trị ở Bộ Giao thông Vận tải, kết quả này sẽ làm cho các ông Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh yên tâm hơn. Và nếu ông Thăng quản trị được Sài Gòn một cách tương đối hiệu quả không chỉ về tổ chức mà còn khiến thành phố này phục hồi đôi chút về kinh tế, đó sẽ là kết quả tốt đẹp để chứng minh rằng việc Bộ Chính trị cho ông Thăng “Nam chinh” là “hợp ý trời”. Nhưng nếu ông Thăng “không hoàn thành nhiệm vụ” ở Sài Gòn, thậm chí tệ hơn kết quả mà ông từng điều hành Bộ Giao thông Vận tải, hệ quả xảy ra là sự phản ứng đương nhiên của nhiều quan chức Nam bộ hoặc là quan chức gốc Bắc nhưng đã Nam bộ hóa. Khi đó sẽ xuất hiện dư luận sôi nổi về việc Bộ Chính trị đã bổ nhiệm sai người, và đòi hỏi để ông Võ Văn Thưởng trở lại Sài Gòn làm bí thư thành ủy. Có một cơ sở cho triển vọng hồi hương của ông Thưởng. “Câu chuyện bò sữa” mà tân bí thư Đinh La Thăng vừa xới lên ở huyện Củ Chi sau Tết nguyên đán 2016, cùng nội dung đối đáp giữa ông và bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, đã không mang lại tiếng vang mong đợi theo kiểu “phải làm đường ngay lập tức cho Mẹ Việt Nam anh hùng”. Cung cách làm việc và chỉ đạo của Đinh La Thăng đã khiến vài cán bộ lão thành nghi ngờ: họ đã nhìn thấy cách thức này ở đâu trong những cán bộ trước đây - vụn vặt, hình thức, xốc nổi và thiếu tầm? Chống tham nhũng? Nhưng thử thách ngay trước mắt mà ông Đinh La Thăng phải đối mặt là “cánh hẩu” của cựu Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải. Được gầy dựng từ 15 năm qua, kể từ ngày ông Lê Thanh Hải làm chủ tịch ủy ban nhân dân TP HCM, đội ngũ chân rết của ông Hải đã mọc rễ khắp các quận huyện và sở ngành, đặc biệt những sở ngành chính về nhân sự và kinh tế như Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các quận 5, 2 và 7. Chưa kể Lực lượng thanh niên xung phong vốn là cái nôi xuất xứ của ông Hải… Nồi cơm của các nhóm lợi ích ở Sài Gòn không dễ bị đụng chạm. Là một thành phố giàu nhất nước và cũng có số nhóm lợi ích, đại gia nhiều nhất nước, Sài Gòn cũng là một ổ tham nhũng ghê gớm từ nhiều năm qua. Bởi thế, chiến dịch chống tham nhũng để lấy lại lòng dân của ông Nguyễn Phú Trọng, nếu có, sẽ phải giải quyết một trong những trọng điểm là thành phố này. Ông Thăng không thể thoái thác trách nhiệm lớn lao đó. Dù muốn hay không, ông Thăng cũng phải làm một ít động tác chống tham nhũng để lấy lòng ông Trọng. Song sự đời không phải cứ hô hào chống tham nhũng là có thể chống được, mà lại cần những cánh tay thừa hành diệt tham nhũng. Nếu chỉ là một ủy viên Bộ Chính trị thân cô dù thế không cô, Đinh La Thăng rất có thể chẳng làm nên sự tích gì. Năm ngoái và trước đại hội đảng bộ TP HCM, một phó văn phóng chính phủ là Nguyễn Khắc Định đã được Bộ Chính trị điều động vào TP HCM làm phó bí thư thành ủy. Nhưng chỉ mới hơn 2 tháng, ông Định đã phải âm thầm rút khỏi vị trí này, nhường chỗ cho Võ Văn Thưởng. Nghe đâu, “anh Hai” (tên gọi dân gian của bí thư thành ủy lúc đó là Lê Thanh Hải) đã “phủ quyết” Nguyễn Khắc Định. ‘Vì dân và hành động’? Không còn cách nào khác, trước khi tìm cách giương cao ngọn cờ kỹ trị, Đinh La Thăng bắt buộc phải học cách để làm một nhà tổ chức, dù nhiệm vụ này có thể phức tạp và gay go hơn nhiều chuyên ngành kỹ thuật - kinh tế của ông ở Bộ Giao thông Vận tải. Cũng rất khác với Bộ Giao thông Vận tải, Sài Gòn là một thành phố hội tụ rất nhiều luồng tư tưởng chính trị khác biệt, trong đó phong trào dân chủ và lực lượng bất đồng chính kiến được coi là chỉ thua Hà Nội. Trong bề dày được coi là “thành tích” của mình, Công an TP HCM lại quá mang tai tiếng về đàn áp nhân quyền. Điều có thể xem là một kỷ niệm khó quên là chỉ ít ngày sau khi nhậm chức bí thư thành ủy TP HCM, ông Đinh La Thăng đã bị người dân và trí thức réo tên phản đối. Ngay vào ngày tưởng niệm thiêng liêng cuộc chiến tranh vệ quốc chống Trung Quốc xâm lược 17/2/2016, trong khi Công an Hà Nội có thái độ khá ôn hòa với Xã hội dân sự, công an ở Sài Gòn lại quen thói tái diễn màn ngăn chặn, đánh đập những người tưởng niệm và còn xé nát cả vòng hoa thiêng liêng dành cho các liệt sĩ. Nhân quyền, vào thời Nhà nước Việt Nam đã nằm trong khuôn phép Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc được hơn 2 năm, còn bí thư thành ủy và chủ tịch hành chính Hà Nội vừa thi nhau “người cầy kẻ cấy” ngay sau Tết nguyên đán 2016 - đương nhiên là một bài toán đu dây cho những ủy viên Bộ Chính trị đang cố giương cao băng rôn “Vì dân và hành động” như ông Đinh La Thăng. Nhưng vì dân không phải chỉ là xuống ruộng. Những người so sánh Đinh La Thăng với Nguyễn Bá Thanh đã phiến diện ít nhất trên phương diện Đà Nẵng đã từng được xem là thành phố “ba không” - không đĩ điếm, không trộm cướp, không ăn xin, còn được coi là “nơi đáng sống nhất Việt Nam”. Hầu như ngược lại, TP HCM là tụ điểm của tất cả những gì không nên và không được có, trở thành một trong những thành phố chán sống nhất quốc gia. Đinh La Thăng cần lên bờ. Lên bờ để có thể làm được như Nguyễn Bá Thanh: nếu sau 3 tháng mà (tỷ lệ) tội phạm ở Sài Gòn không giảm, Trung tướng giám đốc công an TP HCM sẽ “tự xử” ra sao? “Tự xử” lại chưa từng có tiền lệ ở Sài Gòn. Làm thế nào để Đinh La Thăng khiến một nền đạo lý quan chức quá suy đồi dưới 15 năm triều đại Lê Thanh Hải được bằng vai phải lứa dù chỉ đến gót chân của Đà Nẵng thời Nguyễn Bá Thanh? Và làm thế nào để Đinh La Thăng không tái hiện ở Sài Gòn cái dĩ vãng mà ông từng thăng hoa ở Bộ Giao thông Vận tải: dù mang công tích “trảm tướng”, ông vẫn là một trong những tác giả nhiệt thành của kế hoạch bán đường, bán cảng, bán sân bay, tăng phí giao thông và tai tiếng nhất là trút nợ công lên đầu người dân Việt Nam bằng các dự án vay vốn ODA ít nhất 70 tỷ USD cho Sân bay Long Thành và Đường sắt cao tốc Bắc - Nam? *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
  23. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trao đổi với truyền thông sau buổi lễ bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc, ngày 28/1/2016. Tin liên hệ Thượng đỉnh Sunnylands không có gì đột xuất Sau gần hai nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tỏ ra rất yếu về đối ngoại, từ Ukraine, đến Syria, Iran Ngày xuân mơ ước sum vầy Xem Super Bowl cùng đón Tết Vì sao cựu-tân TBT Nguyễn Phú Trọng trắng trợn nói sai sự thật như thế? Mùa đông lên non Vài suy nghĩ nhân đọc bài 'Dân cần lãnh đạo thương dân' Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ‘chết lâm sàng’ về chính trị Những điều không lô-gíc của Đảng Ðường dẫn Bạn đọc làm báo Thiện Ý 22.02.2016 Trong buổi họp báo ngày kết thúc Đại hội XII của đảng CSVN Tổng Bí thư tái cử Nguyễn Phú Trọng đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng, độc tài toàn trị của đảng CSVN. Theo ông, đó là một chế độ “dân chủ tập trung” do tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, «dân chủ hơn hẳn» một số nước có tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu ra những người lãnh đạo cao nhất nước “nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất”.và cho rằng Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng”. Nhưng sự thật là như thế nào? I/- Việt Nam không có dân cử, dân bầu Việt Nam không có dân cử, dân bầu, vì không có chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Nghĩa là một chế độ trong đó người dân được quyền chọn lựa, thông qua một quốc hội lập hiến gồm những đại biểu do người dân bầu ra qua phổ thông bầu phiếu tự do, trưc tiếp và kín. Quốc hội lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo ra một bản hiến pháp thiết định chế độ chính trị theo đúng ý muốn của người dân, với các cơ quan công quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được tổ chức và điều hành bởi những người dân cử và công cử (công chức) lhưởng lương do tiền thuế của dân. Trong một chế độ như thế, bất cứ người dân nào có năng lực và hội đủ điều kiện cũng có quyền tự do ứng cử với tư cách cá nhân hay đảng phái chính trị để được người dân tuyển chọn vào các chức vụ dân cử ; hay tự do ứng tuyển vào các chức vụ công cử (công chức) để được thẩm quyền các cấp các ngành tuyển chọn vào các cơ quan công quyền quốc gia - gọi chung là bộ máy Nhà nước, với cơ chế của một chính quyền của dân, do dân và vì dân, làm nhiệm vụ quản lý đất nước mưu cầu hạnh phúc riêng cũng như chung, theo đúng ý nguyện của người chủ đất nước là nhân dân. Muốn làm theo đúng ý nguyện của nhân dân, những công bộc dân cử hay công chức các cấp các ngành phải lãnh đạo, quản lý đất nước theo hiến pháp và hệ thống pháp luật do các cơ quan dân cử có thẩm quyền (quốc hội, cơ quan dân cử các cấp…) lập ra, có hiệu lực cưỡng hành và chế tài vi phạm đối với mọi người dân cũng như những công bộc làm việc cho dân trong guồng máy công quyền quốc gia, từ trung ương đến các địa phương. Trên đây là những yếu tính đặc trưng của một chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Việt Nam không có những yếu tính đặc trưng này. Vì sự hình thành chế độ chính trị Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không xuất phát từ ý nguyện của nhân dân, mà chỉ là sự áp đặt đơn phương của đảng CSVN. Vì hiến pháp làm căn bản pháp lý thiết lập chế độ này không do một “quốc hội của dân, do dân và vì dân” do dân cử, dân bầu; mà do một “quốc hội của đảng, do đảng và vì đảng CSVN” do đảng cử, đảng bầu, với quyền thống trị độc tôn (Điều 4 Hiến pháp hiện hành) trong một chế độ độc tài toàn trị. II/- Việt Nam chỉ có Đảng cử, Đảng bầu Việt Nam không có dân cử, dân bầu, mà chỉ có đảng cử, đảng bầu, vì là một chế độ độc tài toàn trị, độc đảng, quyền làm chủ của nhân dân đã bị đảng CSVN tước đoạt hoàn toàn. Bởi vì, trong chế độ này không người dân nào được quyền tự do bầu cử và ứng cử các chức vụ dân cử từ trung ương đến các địa phương. Các chức vụ lãnh đạo lớn bé trong guồng máy công quyền đều là đảng viên CS hay có lý lịch được đảng CSVN đánh giá theo quan điểm, lập trường chính trị của đảng CS. Đó là một thực tế không cần nói ra thì nhân dân Việt Nam ở trong nước lẫn hải ngoại cũng như quốc tế đều biết Ông Tổng Trọng đã nói láo không biết ngượng. Những người lãnh đạo cao nhất nước ở các quốc gia dân chủ là do chính người dân bầu chọn trong số các ứng cử viên tự do hay do đảng phái chính trị đưa ra, trong các cuộc bầu cử tự do. Trong khi tại Việt Nam, những người đứng đầu nước, như tổng bí thư đảng CSVN, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ lại do đại hội đảng CSVN cử ra, sau đó đưa ra cho một “quốc hội của đảng, do đảng và vì đảng CSVN” biểu quyết thông qua. Hầu hết đại biểu của quốc hội này là đảng viên CS, trước đó đều phải được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức ngoại vi của đảng CSVN, gạn lọc giới thiệu làm ứng cử viên cho dân bầu trong các cuộc bầu cử chiếu lệ, hình thức do “Chính quyền của đảng, do đảng và vì đảng” tổ chức, kiểm soát; người dân không có sự chọn lựa nào khác vì các ứng viên không do dân cử, dân bầu. Đến đây cũng cần vạch trần sự khoe khoang láo khoét của Ông Tổng Trọng khi coi việc bầu bán các chức vụ chóp bu của đảng và nhà nước qua Đại hội Đảng XII vừa qua là “dân chủ đến thế là cùng”. Vì qua cách ứng cử và bầu cử vẫn theo nguyên tắc “Đảng cử, đảng bầu” như đối với nhân dân, mà còn chặt chẽ hơn nhiều. Các ứng cử viên không được tư ứng cử mà phải được các ủy viên Bộ Chính trị đề cử, để được một Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương thông qua. Các ứng viên này được giới thiệu cho khoảng 1500 đại biểu do các cấp bộ đảng cử ra tham gia đại hội để bầu ra các chức vụ cao nhất đảng và nhà nước. Nếu có sự đề cử ở đại hội, người được đề cử phải từ chối. Nếu sau đó đa số đại biểu tham dự đại hội biểu quyết không cho từ chối mới được coi là ứng cử viên để đại hội biểu quyết bầu chọn.Mọi người ai cũng thấy qua Đại hội XII của Đảng CSVN phe cánh Ông Tổng Trọng đã khai thác triệt để nguyên tắc “Đảng cử, đảng bầu” để loại trừ nhau, làm gì có nguyên tắc dân chủ trong đảng để Ông Trọng dựa vào đó mà tự hào “dân chủ đến thế là cùng”? III/- Kết luận Hiển nhiên Việt Nam không có “Dân cử, dân bầu” mà chỉ có “Đảng cử, đảng bầu” kể từ khi đảng CSVN áp đặt chế độ độc tài, độc đảng, bởi vì dưới chế độ này các quyền dân chủ, dân sinh, nhân quyền đều bị đảng CSVN tước đoạt. Thực tế cũng như thực chất là thế, nhưng người đứng đầu đảng CSVN là Ông Nguyễn Phú Trọng đến giờ này vẫn khoe khoang vế cái gọi là “nền dân chủ tập trung” trong chế độ độc tài, độc đảng là «dân chủ hơn hẳn» các nước dân chủ thứ thiệt khác trên thế giới. Để tự soi lại mình, đề nghị Ông Tổng Trọng cần nhìn qua cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và các chức vụ dân cử hiện đang diễn ra sôi nổi, dân chủ như thế nào để biết thế nào là “dân cử, dân bầu” các chức vụ dứng đầu nhà nước. Đồng thời, nếu Ông Trọng có thiện chí muốn Việt Nam có được chế độ do “dân cử, dân bầu” thực sự như Hoa Kỳ, xin Ông và đảng của Ông hãy nhìn qua nước láng giềng Miến Điện, hỏi Tổng thống Thein Sein và tập đoàn quân phiệt Miến Điện xem họ đã chuyển đổi sang chế độ chính trị “dân cử, dân bầu” ra sao. Chú thích: Nhớ lại trước khi qua Hoa Kỳ đoàn tụ gia đình vào năm 1972, đến chào tạm biệt một người bạn thân, “một đảng viên cộng sản chân chính”, chúng tôi có trao cho bạn một tập vở học trò dầy 100 trang, trong đó góp ý chi tiết về hai vấn đề căn bản của đất nước: Chính trị và kinh tế. Riêng về chính trị, chúng tôi đề nghị hai điểm: - Một là dân chủ hóa trong đảng. Theo đó các chức vụ hàng đầu của đảng CSVN như tổng bí thư chẳng hạn, nên để cho tất cả các đảng viên có Thẻ Đỏ được bầu trực tiếp, với các ứng viên ở mọi cấp được tự ứng cử hay đề cử. Cách này để tránh tập trung quyền lực quá lớn trong một nhóm nhỏ (Bộ Chính trị…), nạn bè phái, phân hóa, ngăn cản các tài năng mới của đảng vươn lên….. - Hai là, để quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng, nếu Đảng không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, có thể vẫn duy trì “Nhất nguyên xã hội chủ nghĩa” nhưng với lưỡng đảng Mác-xít. Ví dụ Đảng CSVN và Đảng Xã hội Việt Nam (XHVN) chẳng hạn. Vì về mặt lý luận Mác-xít vẫn đúng: Đảng CSVN hay Đảng XHVN vẫn là đảng của giai cấp vô sản, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản. Tương tự như đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ đều là đảng của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản…. Vào khoảng năm 1988, trong một cuộc thuyết trình tại trụ sở Hội Luật gia TP HCM,về công cuộc cải tổ ở Liên Xô, với thuyết trình viên từ Trung ương Hà Nội, chúng tôi lần đầu tiên đã đưa ra đề nghị trên. Thuyết trình viên đã trả lời rằng “Ý kiến của đồng chí độc đáo đấy. Ở Liên Xô cũng có người đề nghị như thế, nhưng đã bị đồng chí Mikhail Gorbachev bác bỏ…” .Lần thứ hai vào khoảng 1989-1991, chúng tôi đã trình bầy chi tiết hơn trong bài thi môn chính trị cuối khóa học chuyên tu kéo dài 16 tháng có trả học phí (khoảng 1.5 chỉ vàng y) dành cho những người có cử nhân luật và tốt nghiệp Quốc gia hành chánh như là để hợp thức hóa văn bằng chế độ cũ ở Miền Nam. Kết quả tôi bị đánh rớt môn học này, nhưng được thi lại để được tốt nghiệp. *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Thiện Ý Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.
  24. Một thoáng thời sự về tình hình mới của tương quan của Mỹ đối với Đảng Nhà Nước CSVN. Tin cho hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một người Nam mới 66 tuổi gần 2 nhiệm kỳ thủ tướng chủ trương đổi mới kinh tế, xích lại gần Mỹ để giải toả áp lực của TC về kinh tế và xâm lấn biển đảo của VN, bị Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng giữ chức này từ 2007, gốc CS Bắc Việt, rất thân cận với TC, 71 tuổi, dùng trò phù thuỷ bầu cử kiểu CS độc diễn tái đắc cử, loại TT Dũng về vườn, hết làm thủ tướng vào tháng 5/2016. Lẽ ra còn 3 tháng nữa mới hết nhiệm kỳ thủ tướng, thì Ô. Dũng đương nhiên đi dự Thượng đĩnh Mỹ-ASEAN. Nhưng ban đầu, tin tức BBC tiếng Việt và các trang mạng xã hội trong nước cho biết O. Dũng sẽ không dự hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ-Asean ở Cali. Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm bình Minh vừa mới được vào Bộ Chánh trị sẽ cầm đầu phái đoàn đi dự. Nhưng đến cuối ngày thứ Sáu 12/2, các nguồn tin tiết lộ Việt Nam thông báo cho phía Hoa Kỳ rằng, Thủ tướng Việt Nam sẽ dẫn đầu đoàn. Và đài VOA tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ cũng loan tin này. Theo phóng viên Lê Quỳnh, đã có các hoạt động ngoại giao dồn dập vào phút chót do Hoa Kỳ muốn lãnh đạo cao cấp của Việt Nam dự hội nghị. Được biết một giới chức ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ đã điện đàm cho Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 12/2. Trước đó, Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius cũng gặp phía Việt Nam để thuyết phục. Đến cuối giờ chiều ngày thứ Sáu 12/2, Việt Nam xác nhận rằng sẽ có thay đổi, để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn. Tại Sunnylands, TT Obama có gặp TT Dũng bên lề hội vào 15/02/2016. Tin Reuters, dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết TT Obama đã hứa với TT Dũng sẽ đi thăm Việt Nam vào tháng Năm tới đây, nhơn chuyến đi Á châu họp G7 tại Nhựt. Như đã biết không phải chỉ TT Dũng mời mà Chủ Tịch Trương tấn Sang, Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng đều có mời TT Obama khi công du Mỹ.Trước tin vui trong thời gian tuyệt vọng thời sự Nhà Nước VNCS xích lại gần Mỹ để thoát Trung, cứu Biển Đông, có người còn nuôi hy vọng Đảng Nhà Nước CSVN sẽ tiếp tục đi du dây với Mỹ. Những mẫu tin trên chỉ là chuyện râu ria của sách lược hằng cữu theo đuôi TC của CS Bắc Việt. CSVN khó có một thay đổi lớn trong bang giao, hợp tác toàn diện với Mỹ vì đã, đang, và sẽ dính cứng hơn với TC. Qua đại hội 12, Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng cầm đầu phe thân TC từ năm 2007 đã độc diễn tái đắc cử Tổng Bí Thư Đảng CSVN. Dù có ngậm ngọc Ngoại Trưởng Kerry, TT Obama, Đại sứ Ted Osius và những trưởng lưới CIA ở Hà nội Saigon cũng đừng mong du thuyết, vận động, trao đổi, lôi kéo lãnh đạo Đảng Nhà Nước CSVN đang nằm dưới cái bóng đè quá lớn của TC về kinh tế, chánh trị, lẫn chủ nghĩa CS. CSVN khó có thể theo lập trường các nước ASEAN lập trường thống nhất mà Mỹ kêu gọi, để đối phó với những yêu sách chủ quyền của TC dù VNCS là nước mất biển đảo nhiều nhứt vào tay TC. Con đường Hà nội đi Washington do TC làm cảnh sát giao thông kiểm soát, bật đèn xanh đỏ. Đã qua rồi, hết rồi những vận động, lôi kéo của Mỹ đối với CSVN. Những lời như của TNS McCain thuộc đảng Cộng Hoà tuyên bố trong chuyến công du Á châu, ghé VN hai ngày, đã bay theo gió mùa đông bắc ở VN, như "Hoa kỳ ủng hộ quan điểm tự do đi lại trên toàn thế giới và sự tự do này phải bao gồm cả ở Biển Đông.Washington có lợi ích trong lưu thông đường biển tự do trong khu vực và trong việc giải quyết hoà bình những tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa và các vị trí khác giữa hai nước.” Hay tin của VOA “hồ hởi, phấn khởi”, loan tải “Lần đầu tiên các sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam [CS] xuống thăm hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis của Hải Quân Hoa Kỳ đang đậu tại khu vực ngoài khơi Biển Đông, VOA nhân định “Sự kiện này cho thấy những cải thiện rõ ràng trong mối quan hệ quân sự giữa hai nước.” Không còn vấn đề liệu CSVN có quyết tâm đi với Mỹ để hoá giải đà bành trướng, xâm thực của Bắc Kinh hay không. Hay là CS Hà nội chỉ đi đu dây giữa Trung Cộng và Mỹ, nhưng nghiêng nhiều về phía TC, hy vọng dùng thế ngao cò tương tranh ngư ông đắc lợi. Nói khác đi liệu CSVN đi với Mỹ nữa hay không. Phân tích cho thấy, đừng mong Đảng Nhà Nước CSVN đi với Mỹ. Một, đa số lãnh đạo Đảng đã chấp nhận thà đi với TC mà mất đất còn hơn đi với Mỹ là mất đảng, mất đảng là mất tất cả, mất độc quyền cai trị, mất của nổi, của chìm đã bòn vén được và có thể mất mạng nữa không chừng. Kết quả bầu bán nhân sự cho Đảng Nhà Nước, sách lược kinh tế, chánh trị, ngoại giao cho 5 năm tới trong đại hội Đảng lần thứ 12 đã cho thấy CSVN bám sát đuôi TC. Cái nhìn của CSVN trong đại hội 12 cho thấy CSVN coi chánh trị Mỹ là cực kỳ thực dụng, và chính sách ngoại giao Mỹ đổi thay theo mỗi kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Anh Ba da màu Obama coi như đã hết thời rồi. Bây giờ Mỹ đang tranh giành thế hải thượng với Trung Quốc, Mỹ cần và lôi kéo CSVN, nhưng khi Mỹ thoả hiệp được với TQ, thì Mỹ bỏ rơi VN như Mỹ đã làm đối với VN Cộng hoà. Mỹ có quyền lợi với TC ngàn lần lớn hơn quyền lợi đối với VNCS. Mỹ chỉ cần con đường hàng hải huyết mạch ngang quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa an toàn, không bị TC khống chế thôi. Mỹ có thể thoả hiệp với TC không khó về vấn đề này, trên đầu trên cổ CSVN. Chớ Mỹ không cần một nước VNCS và chế độ CS Hà Nội để làm tiền đồn ngăn chận CS như thời Chiến tranh Lạnh nữa. Đặc biệt là đối với TT Obama chủ trương đối thoại, chớ không đối đầu. Hơn nữa Mỹ không có đủ cảm tình viên, không có “đặc tình” trong hành lang quyền lực của CS Hà nội để chuyển hướng chiến lược thân TC của Đảng CS Hà nội. Trái lại TC có rất nhiều trong đảng, nhà nước, quân đội của CS Hà nội, TC đã đầu tư hao tốn và lâu năm hơn Mỹ; TC đã “nắm” hồ sơ đen “tình, tiền, tù” của những cán bộ chóp bu CSVN, ai chống TC, TC sẽ “bật mí”, xì căn đan sẽ làm tiêu diêu sinh mạng chánh trị. Hai, cho đến bây giờ người ta không thấy dấu chỉ khả tín, quan trọng nào nói lên CS Hà nội đi sát với Mỹ theo giả thuyết Mỹ dùng CS Hà nội để be bờ TC. Rất nhiều những cuộc viếng thăm, hội họp giữa hai bên, từ lãnh đạo cao cấp, đến nhân viên chánh phủ và chuyên viên giữa hai bên Washington-Hà nội. Nhưng Mỹ chỉ “giao liên” với Đảng Nhà Nước theo công thức “họp tác toàn diện”, chớ không phải theo công thức vừa là “đối tác chiến lược” hay cao hơn là “đồng minh”. VN Cộng Hoà là “đồng minh” của Mỹ, Mỹ chiến đấu tại VN chết 50 mấy ngàn quân nhân Mỹ, tốn hàng trăm tỷ, mà khi Mỹ đi được với TC, là Mỹ bỏ rơi VN ngay. Huống hồ CSVN, Mỹ mới phát triển hợp tác toàn diện với một bối cảnh là cựu thù sanh tử trong Chiến tranh Lạnh. Xét qua diễn tiến cuộc viếng thăm quân sự, thực chất theo tiếng CS đó chỉ là một cuộc “tham quan” không hơn không kém. Từ Chủ tịch Nguyễn minh Triết, Trương tấn Sang, đến Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng rồi Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN đến Tổng bí Thư Đảng Nguyễn phú Trọng đi công du Mỹ mà quan hệ quân sự có tiến triển gì đáng kể đâu. Mỹ là vua mua bán vũ khí cũng chỉ mới hứa bán vũ khí sát thương từng phần, liên quan đến bảo vệ an ninh hàng hải thôi. Còn viện trợ quân sự Mỹ chỉ cấp tượng trưng chưa bằng số chi phí cho mấy chuyến công du Mỹ của lãnh đạo CSVN. Ba và sau cùng, CSVN đâu có coi trọng việc mất đất hơn mất quyền thống trị VN. CSVN cần nắm được quyền hành cai trị nhân dân thôi, nếu không được Thiên Triều phong làm An nam quốc Vương thì làm Thái Thú cũng chẳng sao miễn là nắm được quyền hành thống trị đối với người dân VN. Vi Anh (Việt Báo)
  25. Cảnh diễn ra ở Hà Nội ngày 17/2/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam nói sẽ xem xét việc đưa cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc năm 1979 và hải chiến Hoàng Sa 1974 vào sách giáo khoa sắp biên soạn. Trả lời báo trong nước, Thứ trưởng giáo dục Nguyễn Vinh Hiển nói sách giáo khoa hiện nay cũng đã nhắc đến chiến tranh biên giới Việt - Trung, chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia và một số nội dung liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa. "Thời gian tới, khi công bố khung chương trình tổng thể, chương trình bộ môn, Bộ sẽ xem xét để đưa nội dung về các cuộc chiến vào sách giáo khoa với dung lượng phù hợp,", Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay. Hôm 21/2, trang tin VnExpress dẫn lời GS Vũ Dương Ninh, đồng chủ biên cuốn sách Lịch sử lớp 12, cho biết khó khăn khi làm sách. Ông Ninh kể lại cuốn sách ra đời đầu những năm 2000. “Sự kiện Hoàng Sa thời điểm đó chưa công bố thông tin nên chỉ có vấn đề chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc được đưa vào sách.” “Ban đầu các tác giả viết khá dài và chi tiết về chiến tranh biên giới phía Bắc. Sau vì khuôn khổ sách giáo khoa quy định, chủ yếu vì lý do "quan hệ tế nhị" với nước bạn nên nội dung này bị sửa đi sửa lại nhiều. Từ 4 trang xuống chỉ còn 11 dòng.” Ông Ninh nói tiếp: “Cuối cùng, chúng tôi đành chấp nhận vì ít nhất, sự kiện đã được nêu ra để học sinh biết đến.” (BBC)

×
×
  • Create New...