Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39158
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump trong một sự kiện vào đêm bầu cử ở thành phố Spartanburg, bang South Carolina, ngày 20 tháng 2, 2016. Tin liên hệ Bà Clinton thắng ở Nevada, ông Trump thắng ở South Carolina Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton ăn mừng chiến thắng tại Nevada 22.02.2016 Tỉ phú bất động sản Donald Trump giờ là người dẫn đầu rõ ràng nhất cho đề cử của Ðảng Cộng hòa trong cuộc đua tranh cử tổng thống Mỹ, nhưng hai Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ gốc Cuba, Marco Rubio và Ted Cruz, đều tuyên bố họ có thể soán ngôi đầu của ông Trump khi một nhóm đông đảo các bang tiến hành bầu cử trong ba tuần nữa. Ông Trump, người mới bước chân vào chính trường, giành chiến thắng thứ hai liên tiếp trong cuộc bầu cử sơ bộ của Ðảng Cộng hòa hôm thứ Bảy, với gần một phần ba số phiếu ở bang South Carolina ven bờ Đại Tây Dương, trong khi ông Rubio, Thượng nghị sĩ bang Florida, giành được số phiếu nhỉnh hơn ông Cruz một chút để về thứ hai. Cả hai người đều giành được khoảng 22% số phiếu. Marco Rubio trong một sự kiện trong đêm bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa ở thành phố Columbia, bang South Carolina, ngày 20 tháng 2, 2016. Những cuộc khảo sát ý kiến cử tri cho thấy ông Trump, người đã xỉ vả những đối thủ trong suốt chiến dịch vận động tranh cử mấy tháng qua, dẫn trước cả hai ông Rubio và Cruz với cách biệt khá lớn trong cuộc bỏ phiếu kế tiếp ở bang Nevada, nơi tập trung những sòng bạc và là nơi mà Ðảng Cộng hòa sẽ tổ chức hội nghị đầu phiếu vào ngày thứ Ba. Những cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra tại 27 bang khác đến trước ngày 15 tháng 3. Ông Trump nói với đài CNN hôm Chủ nhật rằng ông ta hy vọng sẽ giành được đề cử của Ðảng Cộng hòa và sẽ đối đầu với cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người đang dẫn đầu bên Ðảng Dân chủ, trong cuộc bầu cử tổng thống toàn quốc vào tháng 11 tới. Ông ta nói mặc dù những cuộc khảo sát cho thấy ông ta thua bà Clinton trong một cuộc đua giả định, nhưng ông ta sẽ mang tới cho Ðảng Cộng hòa cơ hội chiến thắng ở những bang trọng yếu như New York và Michigan, những bang mà Ðảng Cộng hòa hay thua trong những cuộc bầu cử tổng thống. Bà Clinton giành được thắng lợi lớn hôm thứ Bảy trong những hội nghị đầu phiếu ở bang Nevada, với tỉ lệ khoảng 53-47 phần trăm so với ông Bernie Sanders, Thượng nghị sĩ bang Vermont. Thắng lợi tại bang Nevada mang lại cho bà Clinton sự khích lệ rất cần thiết cho chiến dịch vận động tranh cử của bà ta sau khi vượt qua ông Sanders với cách biệt cực kỳ sít sao ở bang Iowa hồi đầu tháng này, và thua đậm ông Sanders ở bang New Hampshire sau đó. Hillary Clinton vẫy chào người ủng hộ cùng với chồng, cựu Tổng thống Bill Clinton, tại một hội nghị đầu phiếu ở thành phố Las Vegas, bang Nevada, ngày 20 tháng 2, 2016. Ông Trump ca ngợi chiến thắng của mình ở South Carolina là "một cuộc vận động tuyệt vời với những con người tuyệt vời." Ông Cruz, một cái gai khiến thành phần đương quyền bảo thủ ở Washington khó chịu, nói với những người ủng hộ rằng ông ta là đối thủ duy nhất đã đánh bại ông Trump tính tới nay, trong hội nghị đầu phiếu ở bang Iowa ba tuần trước. Nhưng ông Rubio tuyên bố, "Cuộc đua này đã trở thành một cuộc đua ba người và chúng ta sẽ giành được đề cử." Cuộc đua từng bao gồm 17 ứng cử viên Đảng Cộng hòa giờ đã giảm xuống còn năm - Trump, Cruz, Rubio, Thống đốc bang Ohio John Kasich và cựu bác sĩ phẫu thuật thần kinh Ben Carson.
  2. Sử gia Việt Nam thừa nhận với truyền thông sách giáo khoa viết về cuộc chiến biên giới Việt - Trung 1979 và xung đột biên giới biển đảo đã bị chỉ đạo rút ngắn thời lượng từ nhiều trang viết xuống vài dòng. Một nhà văn và blogger từ Việt Nam vừa nêu bình luận về việc ai kiểm soát sử gia Việt Nam viết sách giáo khoa từ hơn một chục năm trước và ai cản trở cuộc tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 tuần qua ở Sài Gòn. Trao đổi với BBC nhân một sử gia của Việt Nam, GS Vũ Dương Ninh, mới tiết lộ với truyền thông nước này rằng các nhà viết sách giáo khoa ở Việt Nam về chiến tranh biên giới Việt - Trung (1979) bị buộc phải giảm từ '4 trang xuống 11 dòng' vì lý do 'quan hệ tế nhị' vào đầu thập niên 2000, ông Phạm Viết Đào nói: "Tôi nghĩ rằng giới trí thức, báo chí Việt Nam, nói chung họ yếm thế rất nhiều. Bây giờ trên họ bảo thế nào thì họ cứ thế họ viết... "Việc đưa (các nội dung trên) vào sách giáo khoa, Thủ tướng đã chỉ đạo, Quốc hội đã nói, nhà xuất bản họ vẫn không đưa, thì chúng tôi chịu thôi. "Cho nên bây giờ vấn đề là các tướng lĩnh lên tiếng nhiều, giới sử học họ cũng không tự ý đưa lên sách được, họ cũng chỉ viết, còn cho như thế nào là quyền của nhà xuất bản, của bên Ban Tuyên Giáo họ chỉ đạo. "Sắp tới, cái việc này họ phải xử lý thế nào? Tình hình bây giờ thì họ không thể né tránh được nữa rồi." Tại sao chơi rắn? Hôm 17/2/2016, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra một số cuộc tưởng niệm cuộc chiến tranh Biên giới. Trong ngày này tại Hà Nội, theo các nhà hoạt động và quan sát, một lễ tưởng niệm ở trung tâm thủ đô của Việt Nam đã diễn ra mà không bị chính quyền, an ninh, cảnh sát ngăn cản như trước đây. Đài truyền hình Việt Nam và các phương tiện báo chí, truyền thông nhà nước còn đưa tin Chủ tịch Nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang thắp hương và tưởng niệm tại một nghĩa trang liệt sỹ Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến biên giới từ 17/2/1970, ông cũng được đưa tin tới thăm thân nhân, gia đình một số liệt sỹ của cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên, vẫn theo các nhà hoạt động, cuộc tưởng niệm chiến tranh Việt - Trung 1979 ở TP. Hồ Chí Minh đã bị chính quyền địa phương 'can thiệp và ngăn cản thô bạo', hình ảnh trên các trang mạng xã hội cũng cho thấy một số vòng hoa bị giật, phá v.v... Bình luận về nguyên nhân khác biệt này ở Sài Gòn, nhà văn Phạm Viết Đào, người có em trai ruột hy sinh trong thời gian cuộc chiến này xảy ra, nói: "Nói rõ cụ thể ai thì chắc tôi không dám nói và tôi cũng không biết, nhưng theo tôi hiểu thông thường, những hoạt động trật tự an ninh mà cái ngành đó thuộc về chuyên môn của họ, về lãnh đạo, chỉ đạo, thì cơ quan an ninh, lãnh đạo chỉ đạo. Nên chủ trương, đối sách với dân sự thì phía an ninh họ chịu trách nhiệm những đợt ấy. "Còn tại sao ở Hà Nội họ lại để cho tổ chức, mà ở trong kia (TP. Hồ Chí Minh) họ lại chơi rắn, tôi cũng không rõ động cơ của họ tại sao lại như thế," nhà văn, blogger nói với BBC. (BBC)
  3. Một nhà quan sát tình hình thời sự và chính trị Việt Nam tin rằng Việt Nam nên mở rộng dân chủ vì càng mở rộng thì đất nước sẽ 'càng tiến bộ'. Trao đổi với BBC hôm 21/02/2016 từ Hà Nội, nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo nói: "Hãy ngày càng mở rộng dân chủ đi, càng mở rộng dân chủ thì đất nước mới tiến bộ được nhiều hơn. "Tôi cũng biết ngay những người làm luật pháp, làm Hiến pháp, họ cũng thấy có những áy náy của họ, chứ không phải tất cả đều như nhất đâu. "Điều này (bầu cử), tôi nghĩ có lẽ phải cải cách hơn, phải mở cửa hơn nữa đối với công dân của Việt Nam trong tất cả quyền lợi của họ. "Chứ không phải chỉ Đảng mới có quyền để điều chỉnh tất cả quyền công dân của tất cả người dân Việt Nam. "Và tôi hy vọng rằng trong một chế độ mà phát huy được dân chủ, thì người dân sẽ nâng cao được dân trí. "Và họ biết bầu người của mình vào cái chỗ thay mặt họ lãnh đạo đất nước," ông Nguyễn Trọng Tạo nói với BBC. (BBC)
  4. Mỗi năm có ba chữ C to đùng vào những ngày tháng Giêng, khi người Việt vẫn mang nặng tâm lý là tháng ăn chơi, tháng lễ hội và cờ bạc mà trong những trò ăn chơi ấy lộ rõ tính cách người Việt, hay ít ra một bộ phận rất lớn người Việt một cách thảm hại. Chém. Tại sao vẫn còn lễ tục dã man này trong xã hội văn minh khi nhà nước vẫn một hai cho rằng cả nước đang hòa mình vào thế giới phẳng, nơi mà cuộc sống của từng người bên này bán cầu cũng được nhín ngắm, sờ mó, thậm chí rình rập của người khác ở phía bên kia. Chém lợn ở làng Ném Thượng năm nay xem ra thiếu ầm ỉ, đám rước ông “lợn” lèo tèo vài trăm người với hình bác to đùng đi trước. Vài người theo sau với lộng, cán, trống cùng với phướn và ông lợn nằm trên xe cây coi bộ buồn rầu ủ rũ lạ. Lễ hội chém lợn được đông đảo người trẻ tham gia, không biết nếu có dịp ra nước ngoài du học các em trả lời sao khi bạn bè ngoại quốc hỏi các em nghĩ sao về hình ảnh dã man này? Bên cạnh lễ hội phanh thây lợn của làng Ném Thượng Bắc Ninh thì người dân Đồ Sơn Hải Phòng lại có nguồn vui chọi trâu không kém phần dữ tợn. Con vật giúp người nông dân ngoài đồng, hiền lành chăm chỉ với công việc ngàn năm trên mảnh ruộng Việt Nam bị đem ra giết nhau với đồng loại. Biết ơn trâu cày người ta cho hai con chọi với nhau, kết quả cả hai lăn đùng ra chết! Không biết cộng đồng nông nghiệp miền Bắc khi thấy người bạn cày của mình ngã xuống với sự hả hê gần như tàn bạo của con người thì những khán giả đa số là nông dân chung quanh sẽ nghĩ sao? Chọi trâu không có ở miền nam vì trên những thửa ruộng cò bay thẳng cánh ấy hình như người nam bộ ý thức được rằng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, mặc dù đó chỉ là một con trâu, một sinh vật chỉ biết vẫy đuôi khi người ta vuốt ve nó. Trong cái vẫy đuôi ấy người miền nam lại thấy mối tương quan giữa người với trâu trong khi người miền bắc không thấy như thế. Đó là trâu với người, còn người với người thì sao? Họ không chém, không chọi nhưng họ cướp. Chữ C, cướp, thứ ba hình thành từ vài năm gần đây khi các lễ hội giữa người với người rộ lên và người ta chăm chăm nhìn vào vật được tuyên truyển quảng bá là có sức mạnh thay đổi cuộc đời người cướp dược nó. Thứ nhất là “phết” và kế đó là “lộc” Hai vật vô tri bỗng dưng lấp lánh và linh thiêng như thánh, có khả năng làm hàng chục ngàn trai tráng nhào vào tranh cướp, đạp lên nhau không khoan nhượng, giật được nhưng không thể thoát ra khỏi cái đám đông cuồng si ấy….Phết, lộc sau đó không biết về tay ai nhưng bao năm qua không một cán bộ cao cấp nào công khai rằng mình cướp được nó, kể cả ông Bộ trưởng bộ Văn hóa thông tin du lịch, người cổ vũ cho những trò cướp giật này hàng năm để thu hút du lịch. Hãy cùng báo chí quan sát lễ khai ấn năm nay sẽ thấy, sự nhếch nhác, vô trật tự, bất lực của cơ quan chức năng mặc dù đã gửi hàng ngàn cảnh sát cơ động và dân phòng tới giữ trật tự. Ngay cổng vào đền, người có vé đại biểu, tức những quan chức có máu mặt, chen lấn vào cửa trước khi những người không phải là đại biểu tràn vào. Hàng ngàn đại biểu như thế nói lên điều gì? Họ tới nơi đây để tuyên dương nền văn hóa cổ của Việt Nam hay kéo nhau tới để hy vọng vào bổng lộc mà triều đình XII sẽ ban phát cho họ? Thanh niên trai tráng đa số khỏe và lực lưỡng chừng như chỉ chờ hai ngày giật phết và cướp lộc để chứng tỏ cơ bắp của mình. Phía sau đó là ước muốn nóng rực một chức quan mà thánh thần sẽ ban cho không cần tài năng hay trí tuệ. Tâm lý nông nghiệp và lạc hậu này lại được chính nhà nước cổ vũ, tuyên truyền thì thật là lạ! Người thì bảo đó là kế sách ngu dân để trị, kẻ khác lại cho rằng văn hóa truyền thống cần được duy trì chẳng qua dân trí thấp nên nét đẹp của lễ hội bị biến tướng… Ôi không lẽ tới thế kỷ 21 dân trí của nước ta mới thấp, còn những năm tháng trong chiến tranh trước đây lễ hội vẫn có vẫn đông sao không xảy ra những điều khó coi như vậy? Hãy nhìn hàng ngàn đại biểu có vé vào cửa đền Trần hẵng nói. Đây là quan trí rõ ràng khi kéo nhau đi xin lộc cho ước muốn thăng quan tiến chức. Người dân chẳng qua là đám ăn theo, chút hy vọng cỏn con vì đã biết chốn ấy không thể là chỗ của mình. Văn hóa lễ hội miền Bắc không kém và thấp lè tè như biểu hiện như chúng ta thấy bởi bên cạnh những buổi lễ đầy tính chất cướp biển ấy là một lễ hội mà không ông quan nào muốn tham gia như lễ hội đền Trần dù nó đậm chất nhân văn hơn bất cứ lễ hội nào, nó có cái tên rất đẹp: Lễ Minh thề. Từ sau năm 2003 lễ hội này được phục dựng lại và mỗi năm vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch tại thôn Hoa Liễu xã Thuận Thiên huyện Kiến Thụy, Hải Phòng dân làng tập trung lại trong một không khí trang nghiêm và nhất cử nhất động đều theo đúng những gì mà cả làng đã làm từ nhiều chục năm về trước. Tâm điểm của lễ hội minh thề này là từ quan chí dân tham dự sẽ trực tiếp nói lên lời thề với đất trời tiên tổ những điều tốt nhắm tới xã hội, nhân quần và cho chính bản thân mình. Lời thề được đọc lên trước các anh linh và có nội dung như sau: “Ai dùng của công dùng vào việc công xin thần linh ủng hộ; ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử; làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt". Sau khi nghe lời thề, người dân tham dự sẽ cùng hô to hai lần : “y như miệng thề” để tỏ quyết tâm giữ lời thề do bô lão đọc lên, và như vậy là gần như toàn cái thôn nhỏ bé ấy không chừa một ai. Lễ hội tuy có hình thức thần linh nhưng tính nhân văn của nó không thể bàn cãi nhiều hơn, nó nói lên mục đích làm cho guồng máy xã hội tiến dần tới đạo đức làm người và uốn nắn quan chức trở về với lương tâm và bổn phận. Tiếc một điều từ khi lễ hội được phục dựng lại đôi khi quan chức có tới dự nhưng hầu hết với tư cách “tham quan, chứng kiến” không ai cùng hô to câu “y như miệng thề” như dân chúng trong vùng. Báo chí cũng nói, năm nay lễ hội Minh thề tại Hải phòng vắng khách! Thật là một cái tựa nhiều ẩn dụ. Quan chức không về và nhất là không dám mở miệng thề vì dù sao trong thâm tâm họ, trời đất thánh thần là có thật, việc tham ô nhũng lạm của họ cũng là có thật vì vậy nếu thần thánh thi hành lời thề thì mạng sống của họ sẽ ra sao? Thay vì chạy tới Hải Phòng họ lái những chiếc công xa sang trọng trực chỉ thành phố Nam Định để tham gia việc khai ấn đển Trần. Trách họ làm chi, có trách là trách Đức Thánh Trần vì ngài không làm phép để kẻ nào bất chính bước vào đền của ngài sẽ thổ máu tươi mà chết trước khi cướp lộc. Cánh Cò (Blog RFA)
  5. Không phải việc đặc sứ Trung cộng là Tống Đào công du Hà Nội, mà là vụ một tàu cá Quảng Bình bị “tàu lạ” gây hấn khiến 3 ngư dân Việt mất tích gần đảo Hải Nam vào ngày 18/2/2016 mới là tín hiệu phản ánh thực chất mối quan hệ Việt - Trung đang ở tình trạng nào. Nguyễn Ngọc Hải (thứ 2 từ phải qua) chủ tàu Quảng Bình bàng hoàng kể lại việc tàu của mình bị chìm khi đang đánh bắt ngoài khơi biển Đông Bất chấp việc giới ngoại giao và chính quyền Việt Nam đổ hết cho “sóng to gió lớn”, những ngư dân trên tàu cá đã khẳng định có một tàu lớn thả neo vào tàu họ và khiến tàu họ bị chìm. Từ nhiều năm qua, không một quốc gia nào, từ Nhật Bản, Philippines đến Thái Lan tìm cách chơi xấu ngư dân Việt Nam. Duy nhất Trung cộng là kẻ nghĩ ra đủ trò để bóp siết. Năm 2014, Trung cộng còn bắt giữ 13 ngư dân Việt mang về giam ở Trung Hoa đại lục… Trước đại hội 12 của đảng cầm quyền 2 tháng, một ngư dân Việt là Trương Đình Bảy đã bị một nhóm “người lạ” nhảy lên tàu cá của anh, xả súng AK giết chết anh. Mặc dù giới ngoại giao Việt Nam câm nín, chính quyền Đà Nẵng đã xác định “tàu lạ” đó treo cờ Trung cộng. Cho đến nay, vụ việc này hầu như chìm xuồng, tất cả những hứa hẹn “sẽ tiến hành điều tra làm rõ” của cơ quan cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn cung cúc một chiều cắm mặt xuống lòng biển. Tín hiệu đã rõ: trước đại hội 12, Trung cộng muốn gia tăng can thiệp vào đội hình nhân sự của giới lãnh đạo đầy nhu nhược Việt Nam, vì thế đã “nắn gân”. Còn sau đại hội 12, khá nhiều dấu hiệu cho thấy Trung cộng đang khởi phát một chiến dịch gây hấn mới, có chiều hướng căng thẳng hơn năm 2015 với Việt Nam. Có lẽ “rút kinh nghiệm sâu sắc” từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, giới lãnh đạo Việt Nam đang tìm cách nghiêng về phía Hoa Kỳ hơn, thay vì cố đu dây như trước đây. Trong tình thế không còn đường lùi, Việt Nam vừa đấu đá nội bộ vừa phải lo chống đỡ Trung cộng. Việc thông báo chuyến công du Việt Nam tháng Năm tới của Tổng thống Obama càng khiến Trung cộng thêm tức tối. Trước vụ tàu cá Quảng Bình bị chìm ở gần Hải Nam, Bộ ngoại giao Việt Nam đã khiến giới quan sát quốc tế ngạc nhiên khi lần đầu tiên dám đưa ra tuyên bố “đi qua vô hại” về việc một tàu chiến Mỹ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, một Nguyễn Tấn Dũng dù mờ nhạt và chẳng còn là ủy viên bộ chính trị vẫn phải cố gắng đề nghị Mỹ gia tăng sự hiện diện ở Biển Đông. Rõ ràng tình thế đang xoay chuyển, căng thẳng đang tăng lên. Từ đây đến tháng 5/2016, nhiều khả năng phía Trung cộng sẽ tăng cường khiêu khích, gây hấn trên biển và cả trên bộ theo cách mà quốc gia này đã thủ đoạn quá nhiều lần với Việt Nam từ rất nhiều năm qua. Hầu như không nhận được mối quan tâm nào của nước Nga, giới cầm quyền Việt Nam chỉ còn biết trông chờ vào ưu thế hải quân Hoa Kỳ. Cuộc tập trận hải quân Việt – Nhật diễn ra vào trung tuần tháng 2/2016, cho dù không được báo chí nhà nước thông tin, là một bằng chứng về việc Việt Nam đang tham gia một cách gián tiếp vào khối quân sự Đông Bắc Á. Lê Dung (SBTN)
  6. Trong 15 năm vừa qua, tòa án Hoa Kỳ đã xử sáu vụ vu khống và phỉ báng lớn liên quan đến người Việt. Trong tất cả các vụ kiện này, các nạn nhân đều bị chụp mũ là Cộng Sản. Tòa đã phạt nặng nề các bị cáo như sau: 1* 1/ Vào 2003, tòa án Quận Denver, tiểu bang Colorado kết tội ban quản trị chùa Như Lai tại Colorado là đã vu khống và phỉ báng hai chị em Hồ Thị Thu và Hồ Thị Thi là Cộng Sản sau khi họ tố cáo một nhà sư của chùa này có hành vi tình dục bất chánh. Hai cô này được tòa xử thắng $4.8 triệu. 2/ Vào 2006, Tòa Thượng Thẩm của Minnesota tuyên bố ông Tuấn Phạm, một cựu quân nhân QLVNCH và chủ nhân ngôi chợ Capital Market tại Saint Paul, thắng kiện. Ông Tuấn được bồi thường $693,000 vì một số người Việt ở đây đã chụp mũ ông là Cộng Sản. 3/ Vào 2009, Tòa Thượng Thẩm của tiểu bang Washington phán quyết năm cá nhân trong Ủy Ban Chống Cờ Việt Cộng phải liên đới bồi thường $225,000 cho ông Tân Thục Ðức, 65 tuổi, cựu trung úy QLVNCH vì đã chụp mũ ông là Cộng Sản. Ngoài ra tòa cũng bồi thường $85,000 cho Cộng Đồng Việt Nam của Thurston County do Ô. Đức thành lập để giúp những người tị nạn. 4/ Vào 2011, tòa án của quận Montgomery, tiểu bang Maryland đã ra lệnh cho bà Ngô Thị Hiền thuộc Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, và ông Ngô Ngọc Hùng của đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại, phải bồi thường $1 triệu cho ông Hoài Thanh, cựu chủ nhiệm tuần báo Ðại Chúng tại Maryland. Phán quyết này dựa trên chứng cớ cho rằng bà Ngô Thị Hiền và người em Ngô Ngọc Hùng đã dùng hệ thống truyền thông của mình để chụp mũ ông Hoài Thanh là Cộng Sản. 5/ Cũng trong năm 2011, Tòa Án của Quận Travis thuộc tiểu bang Texas đã phán quyết Ô. Michael Do, tức Đỗ Văn Phúc, một doanh nhân ở vùng Austin, phải bồi thường $1.9 triệu cho Bà Nancy Bui, hội trưởng của Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation) vì Ô. Phúc đã phổ biến những bài viết vu khống Bà Nancy là Cộng Sản hay thân Cộng. Vụ án này kéo dài nhiều năm. Một số tổ chức của người Việt đã thành lập quỹ pháp lý để yểm trợ ông Phúc, nhưng không có kết quả. 6/ Vào cuối năm 2014, Tòa Thượng Thẩm của California tại Quận Cam sau hơn hai năm xử lý đã phán quyết Báo Saigon Nhỏ và Bà Hoàng Dược Thảo phải bồi thường cho Báo Người Việt, Bà Vĩnh Hoàng và Ô. Phan Huy Đạt một số tiền tổng cộng là $4.5 triệu bao gồm $1.5 triệu tiền phạt để làm gương. Trong một bài báo đề ngày 28-7-2012, Bà Hoàng Dược Thảo đã viết rằng: (1) Báo Người Việt, tờ báo tiếng Việt lớn nhất của thế giới tự do, đã bị Cộng Sản Việt Nam mua, và tổng giám đốc của công ty Người Việt, ông Phan Huy Đạt, chỉ là một người đứng làm vì; (2) Bà Hoàng Vĩnh, phụ tá tổng giám đốc, phụ trách thương vụ, không có khả năng trí tuệ, không đủ trình độ đảm nhận trách nhiệm của mình; (3) Bà Hoàng Vĩnh, một người đàn bà có chồng, là người có nhiều tai tiếng xấu về tình ái; và (4) Ông Phan Huy Đạt đã dối trá khi nộp đơn xin giấy phép hành nghề (business license) tại thành phố Westminster, một sự dối trá mà nếu bị khám phá, ông sẽ bị tước bằng luật sư. 2* 7/ Gần đây nhất vào cuối năm 2015 là vụ tranh chấp tại Chùa Giác Hoàng giữa nguyên đơn là Công Đồng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ, chủ nhân của Chùa Giác Hoàng, và bên bị cáo bao gồm các ông Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Linh, và Pháp Sư Giác Đức và một số người khác. Lý do: “Mạo nhận danh hiệu Công Đồng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ.” 3* Trong bối cảnh tranh chấp này, Ô. Nguyễn Ngọc Bích đã ám chỉ Ni Cô Nhất Niệm, là một “sư quốc doanh”, là “Cộng Sản”, và là một người “sỗ sàng”, “hỗn láo” và “hống hách”. Ni Cô Nhất Niệm được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới (World Vietnmese Buddhist Order), thỉnh về làm phụ tá cho Sư Cô Đàm Viên để đảm trách các Phật sự hàng tuần tại Chùa trong khi chờ đợi tiến cử một vị tôn đức hợp cách về trụ trì tại Chùa Giác Hoàng. 4* Trong một bài báo, ô. Nguyễn Ngọc Bích viết nguyên văn như sau về Ni Cô Nhất Niệm: “Sư-cô Nhất Niệm này mới tu ba năm ở Việt-Nam ra nên cách ăn nói vừa sỗ sàng, hỗn láo (đối với ngay sư-cô Đàm Viên là người đáng bằng tuổi bà của cô ta) vừa hống hách với chữ Ngã thật là to (‘Người đó là tôi đây’), không khác bao nhiêu sư quốc-doanh. Trên đường ra, cô còn hỏi một người quen: ‘Người ta nói em là Cộng-sản. Anh nghĩ sao?’ Một người đứng gần đó nói: ‘Cô có là CS hay không thì tự cô cô biết chớ’.” 5* Hiển nhiên, bài báo này có tiềm năng tạo thêm một vụ kiện về vu khống và phỉ báng. Luật vu khống và phỉ báng ở Hoa Kỳ Khi viết bài báo này với hi vọng giúp độc giả hiểu về tội vu khống và phỉ báng qua những thí dụ cụ thể, tôi đã tiếp xúc với một số luật gia gồm chánh án và luật sư, và được một vài vị đã hồi âm, cung cấp cho những kinh nghiệm đáng quý. Tại Hoa Kỳ, Tu Chánh Án số 1 (First Amendment) của Hiến Pháp bảo vệ Quyền Tự Do Ngôn Luận. Tuy nhiên luật Hoa Kỳ cũng bảo vệ mạnh mẽ chống lại những sự vu khống làm thiệt hại đến thanh danh của người khác. Vu khống là bịa chuyện xấu về người khác và loan truyền chuyện xấu để làm hại người này. Có hai hình thức loan truyền chuyện xấu: (1) phỉ báng bằng lời nói (slander) và (2) phỉ báng bằng bài viết hay hình ảnh (libel). Có hai cách trình bầy chuyện xấu: (1) rõ ràng (explicit) và (2) ám chỉ (implied). Nạn nhân của vu khống chỉ cần chứng minh ba điều: (1) Chuyện xấu mang tính chất phỉ báng, có nghĩa là chê bai, chế nhạo, chửi rủa một cách thậm tệ; (2) Chuyện xấu được loan truyền; (3) Chuyện xấu gây tổn hại cho nạn nhân. Một tin đồn sai sự thật, nhưng nếu được lặp lại, sẽ bị coi là vu khống và phỉ báng theo luật của một số tiểu bang tại Hoa Kỳ. Đây là trường hợp Bà Hoàng Vĩnh vs Bà Hoàng Dược Thảo trong vụ kiện Người Việt vs Saigon Nhỏ. Bà Hoàng Dược Thảo trong một bài báo viết rằng “Bà [Hoàng Vĩnh] lại là một người nhiều tai tiếng về tình ái”. Bà Hoàng Dược Thảo kết luận như vậy vì bà khai trước tòa rằng bà phỏng vấn nhiều người trong cộng đồng, nhiều người trong nhà thờ, và trong nhiều tổ chức từ thiện. Những người này xác nhận rằng những lời đồn này là sự thật. Vì toàn là những tin đồn nên Bà Hoàng Dược Thảo không đưa ra được một bằng chứng nào cả. 6* Người thường và người của công chúng Luật vu khống và phỉ báng áp dụng hơi khác nhau đối với người thường (private figure) và người của công chúng (public figure). Nếu nạn nhân là một người thường khi ra tòa, nguyên đơn chỉ cần đưa bằng chứng rằng bị cáo chính là người vu khống, chuyện xấu gây thiệt hại được loan truyền ra và bị cáo không đưa ra bằng chứng là chuyện xấu đúng sự thật. Nạn nhân không có trách nhiệm phải chứng minh ngược lại những điều bị cáo nói về mình. Trong thí dụ về tranh chấp tại chùa Giác Hoàng, người tố giác sẽ phải chứng minh Ni Cô Nhất Niệm: (1) Tu ở Việt Nam trong ba năm (explicit); (2) Mới từ ở Việt Nam qua Mỹ (explicit); (3) Không khác sư quốc doanh (implied); (4) Một người Cộng Sản (implied); (5) Hỗn láo, hống hách và sỗ sàng (explicit). Trường hợp này có thể trở thành vu khống và mạ lỵ nếu người tố giác không đưa ra bằng chứng. Luật Hoa Kỳ bảo vệ người thường khá chặt chẽ. LS Floyd Abrams ước tính rằng khoảng 75% nguyên đơn cá nhân thắng những vụ kiện vu khống và phỉ báng có bồi thẩm đoàn. Lý do là vì những người vu khống thường không có bằng chứng và lại thường thích phóng đại câu chuyện để gây tổn thương sâu xa cho nạn nhân. Nếu nạn nhân là một người của công chúng (public figure), thì khi ra tòa, chính nguyên đơn phải chứng minh lời tố cáo là không đúng sự thật. Không những vậy, người đi kiện còn phải chứng minh là bị cáo có ác ý và thiếu thận trọng không phân biệt được thế nào là giả, thế nào là thật. 7* Đây là trường hợp vụ kiện Hoàng Duy Hùng vs Nguyễn Văn Diễn tại Houston vào năm 2006. LS Hoàng Duy Hùng là một người của công chúng. Ông từng làm chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam tại Houston. Sau này ông cũng từng ra tranh cử những chức vụ địa phương nhiều lần. Ông Hùng đứng đơn kiện Ô. Nguyễn Văn Diễn về tội vu khống và phỉ báng vì Ô. Diễn phổ biến một điện thư trong đó Ô. Diễn hỏi Ô. Hùng ba câu hỏi: · Ông đã quyên góp tiền bạc ở tiểu bang California được $100,000 để tổ chức một Thiên An môn tại Việt Nam. Ông đã thực hiện được việc đó chưa? Nếu chưa làm, ông đã làm gì với số tiển đó? · Ông đã nhận số tiền $5,000 từ Qũy pháp lý yểm trợ cho vụ kiện Lý Tống ở Thái Lan để bào chữa cho ông ta. Ông có làm việc này không? Nếu không, ông đã làm gì với số tiền đó? · Ông cư ngụ tại Houston, nhưng lại chiếm đoạt chức vụ Chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam Hải Ngoại, Trung tâm Georgia. Sau khi thua kiện ở Tòa Sơ Thẩm ở Quận Harris, Texas vào năm 2006, Ô. Diễn đã kháng cáo lên Tòa Thượng Thẩm. Vào 2009, Tòa Thượng Thẩm đã hủy bỏ bản án của Tòa Sơ Thẩm và phán quyết Ô. Diễn thắng kiện vì LS Hoàng Duy Hùng, một người của công chúng, không chứng minh được Ô. Diễn hành động có ác ý. 8* Ý kiến và dữ kiện Bước đầu tiên của một vụ kiện vu khống là phải phân tách xem từ ngữ bên bị cáo sử dụng có làm hại thanh danh của nguyên đơn hay không. Thanh danh là một vấn đề riêng tư (personal) của cá nhân. Do đó, phỉ báng tấn công thẳng vào cá nhân thay vì tấn công vào ý kiến (idea) hay quan điểm (opinion) của cá nhân này. Trong một xã hội tự do, ý kiến hay quan điểm thông thường được xem như là những đề tài được thảo luận và phê phán. Nếu bị cáo chỉ đề cập đến ý kiến hay quan điểm, thay vì dữ kiện (fact), khó có thể bị kết tội vu khống và phỉ báng. Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ phán rằng “Chiếu theo Tu Chánh Án thứ Nhất, không có điều gì gọi là ý kiến sai cả” (“Under the First Amendment, there is no such thing as a false idea”.) 9* Tự do ngôn luận cho phép người ta phát biểu “ý kiến” mà không bị kết tội phỉ báng. Ý kiến là một điều không thể chứng minh đúng hoặc sai. Trái lại dữ kiện có thể chứng minh được. Sự phân biệt giữa ý kiến và dữ kiện không luôn luôn rõ ràng. Thông thường một từ ngữ miêu tả (descriptive word) ám chỉ dữ kiện và một từ ngữ thẩm định (evaluative word) ám chỉ quan điểm. Trong vụ kiện Người Việt vs Saigon Nhỏ, Bà Hoàng Dược Thảo ám chỉ công ty Người Việt là của Cộng Sản. Đây là một dữ kiện có thể chứng minh được. Phê bình một người, nhất là đối với một tu sĩ, là sỗ sàng, hỗn láo, và hống hách là một ý kiến mà cũng có thể là một dữ kiện. Cũng như khi người ta nói người đàn bà này “mập.” Tĩnh từ “mập” vừa để mô tả một dữ kiện vừa thẩm định một ý kiến. Đính chính Ký giả Hà Giang của báo Người Việt giải thích rất rõ về vấn đề đính chính như sau: “Ðể bảo vệ người cầm bút, một số tiểu bang có điều khoản về yêu cầu đính chính (retraction demand). Tại California, một nguyên đơn không yêu cầu tác giả đính chính, sau này khi đi kiện, sẽ chỉ nhận được bồi thường cho “thiệt hại đặc biệt” (special damages), nghĩa là thiệt hại bằng tiền cụ thể đã phải chi ra (chẳng hạn tiền trả cho bác sĩ khám bệnh, tiền mua thuốc, tiền lương bị trừ vì phải nghỉ làm …)” “Yêu cầu đính chính tạo thêm một cơ hội để giới cầm bút sửa chữa những sơ sót, nếu có, khi viết bài. Những cơ quan ngôn luận chuyên nghiệp xem xét rất kỹ lưỡng các yêu cầu đính chính, kiểm chứng lại mọi sự kiện, để bảo đảm không xúc phạm đến uy tín, thanh danh của người khác, và để tránh bị cáo buộc tội phỉ báng.” 10* Trong vụ kiện Người Việt vs Saigon Nhỏ, bên nguyên đơn yêu cầu bên bị cáo đính chính, nhưng rất tiếc rằng Bà Hoàng Dược Thảo không những không đính chính, mà còn lập lại những lời tố cáo về LS Phan Huy Đạt, Bà Hoàng Vĩnh, và Nguoi Viet News. Từ tiếng Anh “retraction” theo luật của Hoa Kỳ có ý nghĩa mạnh hơn từ “đính chính” trong tiếng Việt. Retraction có nghĩa là thu hồi, hủy bỏ, bác bỏ hay đảo ngược lại những lời tuyên bố nguyên thủy. Chữ “đính chính” chỉ có nghĩa là sửa chữa (correction hay alteration), trong khi ý chính của lời tuyên bố nguyên thủy có thể không thay đổi. Vu khống là một tội hình sự Luật vu khống và phỉ báng hơi khác nhau theo tiểu bang. Ở cấp liên bang, vu khống và phỉ báng không phải là tội hình sự. Nhưng tính đến cuối năm 2006, 28 tiểu bang Hoa Kỳ và Virgin Islands có thể xếp tội này vào loại hình sự. Nếu vi phạm luật vu khống và phỉ báng bị xếp vào tội hình sự, hình phạt sẽ nặng hơn. Ngoài phải nộp tiền phạt, bị can có thể đi tù (imprisonment) hoặc bị làm việc nặng (hard labor). California và Texas không xem vi phạm luật vu khống và phỉ báng là tội hình sự. District of Columbia bãi bỏ luật hình về vu khống và phỉ báng vào năm 2001. Virginia vẫn duy trì luật này. 11* Điều § 18.2-209 của Bộ Luật Virginia nói như sau: “Bất cứ ai hiểu biết và cố ý tuyên bố, phân phát hay loan truyền bằng bất cứ phương tiện nào đến bất cứ một nhà xuất bản hay nhân viên của nhà xuất bản, bất cứ tờ báo, tạp chí, hay ấn phẩm, hay bất cứ chủ nhân hay nhân viên của một đài phát thanh, một đài truyền hình, hãng tin hay dịch vụ truyền thông dây cáp, bất cứ lời tuyên bố sai trái và không đúng sự thật, biết rõ rằng điều này sai trái và không đúng sự thật, liên quan đến bất cứ người nào hay một đoàn thể nào, với mục đích rằng lời tuyên bố này sẽ được phổ biến, phát thanh, hay loan truyền, sẽ bị phạm tội nghiêm trọng cấp 3 (class 3 misdemeanor). “ Theo Điều § 18.2-417 của Bộ Luật Virginia, quy tội một phụ nữ thiếu trong trắng bằng lời nói hay công bố qua truyền thông cũng sẽ phạm tội nghiêm trọng cấp 3. Nếu bị can chứng minh được là không có ác tâm, hình phạt sẽ được giảm, nếu bị kết án có tội. Tuy nhiên không có ác ý không phải là cách để bào chữa cho tội ác. 12* Ở Việt Nam trước 1975, vu khống và phỉ báng là một tội hình sự. Một người phạm tội có thể bị phạt tiền hay phạt tù, nhưng nguyên đơn chỉ được bồi thường một đồng danh dự mà thôi. Ở Hoa Kỳ, vi phạm luật vu khống và phỉ báng ít khi bị tù, nhưng tiền bồi thường thiệt hại (compensatory damage hay special damage) rất cao như chúng ta đã thấy qua sáu vụ kiện liên quan đến người Việt ở trên. Ngoài tiền bồi thường thiệt hại, tòa còn buộc bị cáo trả tiền phạt làm gương (punitive damage hay exemplary damage) để ngăn cản bị cáo và những người khác tái phạm. Tiền phạt làm gương có khi cao hơn tiền bồi thường thiệt hại. Thí dụ trong vụ kiện Nancy Bui vs Đỗ Văn Phúc, bị cáo bị phạt $800,000 tiền thiệt hại và $1.1 triệu tiền phạt làm gương. Trên nguyên tắc, tiền phạt làm gương không phải để bồi thường cho nguyên đơn, nhưng trên thực tế, nguyên đơn thường được hưởng một phần hay toàn phần số tiền phạt này. Kết luận Trong vụ kiện Người Việt vs Saigon Nhỏ, tòa án chỉ thuần túy xét xử trên căn bản luật vu khống và phỉ báng và xem bị cáo có vi phạm những luật này không. Trong khi đó, tòa không xem xét đến lập trường chánh trị của cả hai tờ báo. Điều này đúng với những vụ kiện khác. Những cách thức chống Cộng và chống tờ báo Người Việt của Bà Hoàng Dược Thảo đã phơi nầy những lỗi lầm của bà này theo luật vu khống và phỉ báng dưới con mắt của bồi thẩm đoàn. Một thực tế đáng chú ý là con số khoảng 150 cá nhân và đoàn thể ủng hộ Saigon Nhỏ khá khiêm nhường so với khoảng bốn triệu người Việt ở hải ngoại. Không những thế theo cuộc điều tra của SBTN, danh sách này không đáng tin cậy, vì có một số người có tên trong danh sách mà chính họ không hay biết gì cả. Ngoài ra, đoàn thể ở hải ngoại rất nhiều, nhưng không thiếu gì những hội đoàn hữu danh vô thực. Kiến nghị của 150 cá nhân và đoàn thể trở thành vô giá trị. Tổng cộng số tiền đóng góp cho quỹ pháp lý ủng hộ Saigon Nhỏ chỉ vỏn vẹn có khoảng $15,000. Số tiền này quá ít oi so với chi phí luật sư và tòa án trong hơn hai năm, có thể lên tới vài trăm ngàn Mỹ kim. Nhìn vào những con số này, chúng ta hiểu rõ hơn về thực lực và tầm ảnh hưởng của quần chúng Việt. Bẩy năm về trước, Ô. Tân Thục Đức, cựu Trung Úy QLVNCH, bị chụp mũ là thân Cộng. Sau khi đã thắng vụ kiện vu khống và phỉ báng ở Olympia, Washington, ông được tòa bồi thường $310,000 vào 2009, ông đã nói rằng ông hi vọng vụ án này sẽ là một bài học cho những toan tính vu khống người khác là Cộng Sản. Nhưng rất tiếc tệ nạn vu khống và phỉ báng vẫn xẩy ra. Tiền vẫn mất tật vẫn mang. Thật là dại dột. Sự thật phũ phàng của 40 năm qua là chưa một tên VC nằm vùng nào ở Hoa Kỳ bị tóm cổ. Do đó, người ta phải đặt ra nghi vấn: những người chụp mũ người khác là Cộng Sản có thật sự chống Cộng Sản hay vì một tư thù hoặc một động cơ nào khác? Để kết thúc bài phân tách này, tôi xin mượn lời khuyên của LS Lê Duy San: “Hãy vạch mặt chỉ tên bọn Việt gian Cộng Sản, nhưng đừng chụp mũ ai là Việt Cộng hay Cộng Sản nằm vùng.” 13* Cũng về vấn đề này, Bà Khúc Minh Thơ, Chủ Tịch Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam có một nhận định chí lý: “Mạo danh lý tưởng chống cộng cao đẹp để chụp mũ người quốc gia là Cộng Sản là một trọng tội đối với đất nước, dân tộc. Vì việc làm này gây chia rẽ, hoang mang, nghi kỵ trong cộng đồng. Từ đó, nó làm giảm tiềm năng đấu tranh của người Việt tự do của chúng ta, và nó làm người trẻ chán ngán, xa lánh sinh hoạt cộng đồng.” 14* Chú thích: 1* Hà Giang, “Tội phỉ báng và vu khống bị xử như thế nào tại Hoa Kỳ,” Người Việt. 2* Hà Giang, “Người Việt vs Saigon Nhỏ: trận đấu dài trước phiên xử chính,” Người Việt, 10-1-2015. 3* Thanh Lương Đỗ Đình Lộc, “Thông Báo về việc mạo nhận Tổng Thư Ký Công Đồng Giáo Hội Phật Giáo tại Mỹ,” Công Đồng Giáo Hội Phật Giáo tại Mỹ, 16-12-2015. 4* Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Chơn Thành, “Quyết Định số 1001/VP/HĐLĐ/Q.CT về việc đặc cử Sư Cô Thích Đàm Viên và Ni Cô Nhất Niệm đảm nhiệm việc tri sự tại Chùa Giác Hoàng,” Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới, 27-11-2015. 5* Tâm Việt, “Bổn cũ soạn lại: Liệu Chùa Giác Hoàng Có Biến Thành Chùa Ni Không?” 6* Hà Giang, “Người Việt vs. Saigon Nhỏ: Bà Hoàng Dược Thảo Nói Chỉ Đăng Tin Đồn,” Người Việt, 15-1-2015. 7* Steven Pressman, “Libel Law in the United States,” September 30, 2012. 8* Phúc Linh, “Khái Niệm Về Sự Phỉ Báng, Mạ Lỵ, Vu Khống,” Saigon Echo, 14-1-2011. 9* Steven Pressman, “Libel Law in the United States,” September 30, 2012. 10* Hà Giang, “Người Việt vs Saigon Nhỏ: Yếu Tố Pháp Lý Trong Kiện Phỉ Báng,” Người Việt, 8-1-2015. 11* Bill Kenworthy, “Criminal libel statues, State by State,” First Amendment Center, August 10, 2006. 12* Thomas H. Roberts, “Summary of Virginia Law on Slander, Defamation, and Libel,” Thomas H. Roberts & Associates. 13* Lê Duy San, “Đừng Sợ Bị Kiện Về Tội Phỉ Báng Hay Vu Cáo. Hãy Vạch Mặt Chỉ Tên Những Tên Thân Cộng Nhưng Đừng Chụp Mũ,” Ba Cây Trúc, 22-11-2015. 14* Hà Giang, “Những Vụ Án ‘Chụp Mũ Cộng Sản’ Giữa Người Gốc Việt Ở Mỹ,” Người Việt, 25-11-2011. © Nguyễn Quốc Khai © Đàn Chim Việt
  7. Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán. Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư khởi hành từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam. Đối với một người lớn lên ở vùng Đức Huệ tỉnh Cát Lâm như tôi, Việt Nam là nơi rất xa xôi, hầu như tôi không có quan hệ gì với quốc gia này. Thế nhưng mối liên hệ [với Việt Nam] lại từng gần gũi đến thế, bởi lẽ hồi ở tuổi thiếu niên tôi nhận được sự giáo dục chủ nghĩa yêu nước chính tông và lây nhiễm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quen thuộc “Phong thái nhuốm máu” và “Vòng hoa dưới núi cao”,[1] từng cùng thầy trò toàn trường nghe các anh hùng Lão Sơn[2] báo cáo chuyên đề tại Cung Văn hoá công nhân Đức Huệ, tôi lại còn hăng máu đòi ra tiền tuyến Việt Nam liều mạng với quốc gia này mà không ngại hy sinh, cho dù sức mình còn chưa xách nổi ngọn giáo có tua hồng. Để tìm hiểu cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam, tôi có chủ ý đi thăm Bảo tàng Quân đội Việt Nam tại Hà Nội. Thật may là Bảo tàng này ở ngay chếch phía trước mặt Đại sứ quán Trung Quốc, cách chưa đầy 100 mét, nhà Bảo tàng không lớn. Tác giả từng thăm Bảo tàng Quân sự cách mạng Trung Quốc tại Bắc Kinh, cảm thấy cực kỳ hùng vĩ, oách hơn Bảo tàng Việt Nam nhiều. Quy mô và phong thái hai nhà bảo tàng quân sự của hai nước nên là sự thể hiện và hình ảnh thu nhỏ các mặt sức mạnh kinh tế, diện tích lãnh thổ và sức mạnh quân sự của hai nước. Nhưng vào xem thì căn bản chẳng có trưng bày nội dung nào về cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam, chỉ có các tư liệu Trung Quốc giúp Việt Nam chống Mỹ. Máy ảnh tôi mang theo thế là vô dụng, tôi cảm thấy có chút hẫng hụt. Thỉnh thoảng có du khách Trung Quốc vào xem Bảo tàng, họ đến Việt Nam theo các đoàn du lịch. Khi nhập cảnh họ được nhắc nhở chớ nói chuyện với người Việt Nam về cuộc chiến tranh này nhằm tránh tổn thương tình cảm của đối phương. Nhưng tôi thì bất chấp cái tình cảm gì gì ấy, xông thẳng tới hai nhân viên đứng ngoài sân Bảo tàng Quân đội Việt Nam hỏi cho ra nhẽ. Họ cũng mặc quân phục, một nam một nữ. Vì không hiểu tiếng Trung Quốc tôi nói nên họ lập tức đi gọi một hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đến. Anh này chừng 30 tuổi, nói tiếng Trung rất thạo. Nghe tôi hỏi đoạn lịch sử ấy, nụ cười của anh trở nên nghiêm trang: “Tôi biết Trung Quốc các ông tuyên truyền đây là cuộc chiến phản kích tự vệ, nhưng ông hãy thử nghĩ xem, có thể như thế được không? Việt Nam chúng tôi một nước nhỏ thế này mà có thể xâm lược nước các ông được sao? Hồi ấy cuộc Cách mạng Văn hoá của các ông vừa mới chấm dứt, rất nhiều mâu thuẫn và nguy cơ chưa giải quyết được, các ông bèn xâm lược Việt Nam để đổ vấy nguy cơ. Dĩ nhiên nguyên nhân không chỉ có vậy.” Tôi nói, vì Việt Nam quấy nhiễu biên giới và xua đuổi Hoa kiều nên Trung Quốc mới phản kích tự vệ. Anh ta nói, chúng ta hãy tạm chưa tranh cãi ai sai ai đúng. Ai ngờ hướng dẫn viên du lịch Việt Nam này nhắc đến cả chuyện Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc đi vào vùng biển đảo Điếu Ngư [Nhật gọi là Senkaku]. “Tôi thấy nhiều thành phố Trung Quốc bắt đầu [biểu tình chống Nhật], thực ra đó là kết quả việc chính phủ và giới truyền thông Trung Quốc kích động. Người Trung Quốc các ông quá thù hận. Người Việt Nam chúng tôi xưa nay không bao giờ thù hận nước khác, chúng tôi là một dân tộc hoà bình” – anh nói. Điều khiến tôi kinh ngạc không phải ở chỗ anh ta nói có đúng hay không mà là tôi không nghĩ anh hiểu Trung Quốc nhiều như vậy. Bên cạnh còn có một người Việt Nam biết tiếng Trung nói xen vào: Trung Quốc các ông một mặt nói thù hận là không hợp trào lưu của loài người, một mặt lại hết mức thù hằn Nhật Bản và các nước khác. Như thế chẳng phải là tự mâu thuẫn với mình, rất giả dối đó sao? Kinh tế các ông có thành công nữa cũng không được người ta tôn trọng. Tôi bảo, Nhật Bản có sai, họ cũng từng xâm lược Việt Nam, Trung Quốc căm thù là bình thường, nhưng nhà nước chúng tôi không kích động, người Trung Quốc chúng tôi không căm thù Việt Nam. Tôi kể, khi lính Trung Quốc gánh nước cho phụ nữ Việt Nam thì bị người phụ nữ ấy bắn lén từ sau lưng mà hy sinh, cả đến trẻ con Việt Nam 11, 12 tuổi cũng bắn giết Giải phóng quân, thật là lấy oán trả ơn. Tôi hỏi hướng dẫn viên du lịch thấy chuyện ấy như thế nào, anh bảo: “Các ông xâm lược vào đây, có thể nào không đánh các ông hay sao?” Tôi cảm thấy đây là chuyện làm người Trung Quốc chúng ta xấu hổ khó xử. Sau này hướng dẫn viên du lịch ấy có gửi E-mail cho tôi, trình bày quan điểm của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh này, viết bằng Trung văn. Có lẽ là cách viết sách giáo khoa của Việt Nam bắt chước cách viết của Trung Quốc 40 năm sau khi lập quốc, Trung Quốc tô sơn cho cuộc Kháng chiến chống Nhật: năm 1979, “Quân đội Trung Quốc tự cho là có thể chiếm toàn cõi Việt Nam trong một thời gian ngắn nhưng rốt cuộc đã rơi vào biển cả chiến tranh nhân dân của con em Việt Nam anh hùng chúng ta, sau khi trả giá lớn buộc phải hoảng hốt tháo chạy ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.” Sách giáo khoa và dân chúng Việt Nam còn nói về cái gọi là quân đội Trung Quốc “làm đủ mọi điều hung ác”, “Việt Nam nghèo khổ lạc hậu chính là do Trung Quốc xâm lược và cướp bóc gây ra”. Cho dù nhà Bảo tàng Quân đội Việt Nam không có nội dung cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam nhưng khi tôi đến Bảo tàng Quốc gia Việt Nam thì lại nhìn thấy cái gọi là ghi chép về việc các vương triều Trung Quốc trước đây xâm lược Việt Nam; tại đây người ta có phát các tài liệu tiếng Trung Quốc giới thiệu lịch sử chuyện đó. Lại còn có trưng bày cái gọi là “Trung Quốc chiếm Việt Nam lâu tới 1000 năm”. [Tài liệu của] Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viết bằng Trung văn giới thiệu thế này: “Nhân dân Việt Nam từng nhiều lần bị nước ngoài xâm lược, gồm các vương triều Trung Quốc trước đây như triều Tống (thế kỷ 11), triều Nguyên (thế kỷ 13), triều Minh (thế kỷ 15) và triều Thanh (thế kỷ 18).” Người Việt Nam tự hào vì đã đánh bại quân Trung Quốc từ phương Bắc đến, lưu lại nhiều cái gọi là sự tích anh hùng “Chống Nguyên”, “Chống Minh” và “Chống Trung Quốc”. Trong thời gian đó liên tiếp xảy ra các cuộc khởi nghĩa anh hùng do Hai Bà Trưng (đời Hán), Triệu Trinh Nương (đời Tam Quốc), Mai Thúc Loan (đời Đường), Dương Đình Nghệ (đời Ngũ đại thập quốc) lãnh đạo chống lại sự thống trị tàn bạo của Trung Quốc, nhưng đều bị đàn áp.” Những nhân vật ấy được người Việt Nam coi là thần minh phù hộ bình yên và mưa thuận gió hòa để thờ cúng. Tác giả Vương Cẩm Tư còn thấy tại trung tâm Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc Việt Nam, có dựng một bức tượng đồng cao hơn ba chục mét, theo giới thiệu là “bà Lê Chân nữ anh hùng Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược thời kỳ Đông Hán”. Tương truyền Lê Chân xinh đẹp, tính tình hiền thục, quan lại Trung Quốc thèm khát muốn lấy làm vợ. Cả gia đình Lê Chân phản đối, kết quả quan Trung Quốc giết người nhà Lê Chân. Quyết tâm trả thù cho gia đình mình, bà Lê Chân vô cùng đau buồn căm phẫn về quê triệu tập binh sĩ tình nguyện chiến đấu anh dũng, cuối cùng bà hy sinh vẻ vang. Tại Việt Nam, các nơi đều có nhiều nghĩa trang quân nhân, chủ yếu là kết quả chiến tranh với Mỹ, tiếp sau là các binh sĩ Việt Nam chết trong tác chiến với quân đội Trung Quốc; có thể thấy người Việt Nam vẫn rất tôn trọng họ. Nghe nói có phụ nữ trung niên Việt Nam không bán hàng cho người Trung Quốc, nguyên nhân do chồng bà bị quân đội Trung Quốc bắn chết trong cuộc chiến tranh Trung-Việt hồi trước. Hiện nay việc hoạch định biên giới trên bộ giữa hai nước Trung-Việt đã được giải quyết. Theo nguồn tin tin cậy, nước ta có một anh hùng chiến đấu năm xưa từng cố thủ trận địa, coi thường cái chết, có thành tích nổi bật, nhưng cuối cùng khi phân chia biên giới thì trận địa đó lại thuộc về Việt Nam; mới đầu tư tưởng người anh hùng ấy rất không thông, về sau anh đã nghĩ thông suốt, lợi ích quốc gia trên hết. Nói tới chuyện cách nhìn nhận người Trung Quốc, nhiều người Việt Nam đánh giá còn được, cũng có người nói thẳng: “Thường thôi”, “Không tốt, không bằng Nhật”. Lý do là Trung Quốc còn đe dọa họ, phẩm chất người Trung Quốc không tốt, bịp bợm lừa đảo; chất lượng hàng Trung Quốc không tốt, xe máy dùng 1-2 năm là hỏng; xe máy Nhật cấp cao hơn, dùng lâu bền. Quả vậy, tại Việt Nam tôi thấy xe máy đầy đường mà hầu như rất ít xe Trung Quốc, tuyệt đại đa số là xe Nhật. Lần này tôi sang Việt Nam đúng vào dịp đại lễ 1000 năm thủ đô Hà Nội Việt Nam, tại nhiều nơi có thể cảm nhận thấy ảnh hưởng lớn của lịch sử, văn hoá Trung Quốc. Như có người nói, trong lịch sử mấy nghìn năm của mình, Việt Nam chiến tranh nhiều, hoà bình ít, xáo động nhiều, yên ổn ít, [người Việt Nam] không suy tính quá nhiều những ân oán trong lịch sử và quý trọng nền hoà bình không dễ đến với mình. Năm 2010 là dịp kỷ niệm 60 năm Trung Quốc-Việt Nam lập quan hệ ngoại giao, hai nước tận hưởng hoà bình, người buôn bán đi lại ngày càng thân mật, Hữu Nghị Quan thực sự hưởng tình hữu nghị chứ không phải là tranh chấp và khói súng. Phần lớn người Việt Nam rất nhiệt tình với Trung Quốc. Trên đoàn tàu hỏa cũ nát từ Hải Phòng đi thủ đô Hà Nội, tôi trò chuyện với các cô gái Việt Nam bằng thứ tiếng Anh đơn giản. Có một anh chàng biết lõm bõm vài từ tiếng Trung Quốc nói oang oang với tôi trước mặt mọi người trên toa tàu: “Tôi yêu bạn!” Chúng tôi đều cười. Tác giả: Vương Cẩm Tư (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành Giới thiệu của người dịch: Vương Cẩm Tư người Cát Lâm, nay ở Bắc Kinh. Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Đại học Bắc Kinh ngành truyền thông điện ảnh, từng làm nhà báo, ca sĩ, nay hoạt động tự do. Bỏ nhiều công sức sưu tầm tư liệu về tội ác chiến tranh của Nhật Bản chống Trung Quốc, chủ trương ghi nhớ sự kiện lịch sử nhưng không hận thù. Tác phẩm nổi tiếng: “Nhật Bản được, Trung Quốc lại càng được”, chủ yếu phân tích sự thịnh suy của Trung Quốc trong 100 năm qua, vạch ra thực tế Trung Quốc thua kém Nhật. Gần đây sau vụ đâm tàu ở đảo Senkaku/Điếu Ngư, Vương viết bài kiến nghị Trung Quốc cứ bán đất hiếm cho Nhật, kết quả Vương bị dân mạng chửi là “thân Nhật”. Vương cũng là người viết bài nói lên sự thật Trung Quốc từng ủng hộ Nhật thu hồi 4 đảo phương Bắc do Liên Xô cũ chiếm đóng theo thỏa thuận sau Thế chiến II. Nguồn: 越南人眼中的中越战争:贫穷落后是中国造成 2010-12-16, http://military.china.com (Nghiên Cứu Quốc Tế) ————— [1] bài hát và tiểu thuyết Trung Quốc viết về chiến tranh 1979 (ND). [2] một ngọn núi ở Hà Giang, nơi Trung Quốc tấn công lấn chiếm đất Việt Nam (ND).
  8. HÀ NỘI – Theo một báo cáo do Bộ trưởng Nội Vụ của Việt Nam vừa công bố thì từ 2011 đến 2015, “sai phạm kinh tế” đã gây thiệt hại cho công quỹ 208.540 tỷ đồng, tương đương 9,3 tỷ Mỹ kim. Điều đáng lưu ý là trong 4 năm qua, tuy Việt Nam đã thực hiện khoảng 800.000 cuộc thanh tra, kiểm tra và phát giác nhiều ngành, nhiều địa phương có hàng loạt “sai phạm kinh tế” gây thiệt hại trầm trọng; đồng thời những vi phạm pháp luật đó đem lại nhiều lợi ích cho các cá nhân, các nhóm nhưng lại không bị xem là tham nhũng. Được biết, Thanh tra Việt Nam chỉ chuyển qua bên công an 297 bộ hộ sơ với đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự của 355 người trên số tổng cộng 22.700 cá nhân có “sai phạm kinh tế.” Dựa trên các số liệu mà Bộ trưởng Nội Vụ Việt Nam vừa công bố, người ta hiểu hơn tại sao nhiều ngành như công an, hải quan,v.v… nhiều địa phương như Hà Nội, Sài Gòn… thản nhiên tuyên bố không tìm thấy… tham nhũng! Vào tháng Giêng 2016, Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) công bố kết quả cuộc khảo sát thường niên về chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI). Theo đó thì trong năm 2015 chỉ số CPI của Việt Nam vẫn là 31 trên 100 (CPI dao động từ 0 đến 100 và 0 là mức cao nhất còn 100 là thấp nhất) và thứ hạng của Việt Nam về nỗ lực chống tham nhũng vẫn là 112 trên 168 quốc gia được khảo sát. Một số chuyên gia kinh tế của Việt Nam đã từng ước tính, GDP của Việt Nam hiện vào khoảng 200 tỷ Mỹ kim. Chỉ cần chính quyền Việt Nam thực tâm chống và chống được một phần tệ nạn tham nhũng để chỉ số CPI tăng thêm một điểm thì mỗi năm, ngân sách Việt Nam sẽ có thêm 0,8 tỷ Mỹ kim, tức khoảng 16.000 tỷ đồng. Khi chỉ số CPI của Việt Nam không khá hơn, điều đó đồng nghĩa với tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam vẫn rất trầm trọng. Cái gọi là “quyết tâm, nỗ lực chống tham nhũng” của hệ thống công quyền chỉ là chuyện “đầu môi, chót lưỡi” và dân chúng Việt Nam không hề tin vào những lời thề thốt, hứa hẹn của giới lãnh đạo Việt Nam. (CTM)
  9. Cứ 5 năm một lần là các cử tri ở Việt nam sẽ tiến hành bỏ phiếu, để lựa chọn người đại diện của mình vào cơ quan quyền lực cao nhất, đó là Quốc hội. Và theo quy định của luật pháp thì, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phải là người được cử tri Việt Nam trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước cử tri cả nước trong việc định đoạt các vấn đề quan trọng của đất nước. Theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã được Quốc hội thông qua đã quy định, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước và việc lựa chọn các chức danh lãnh đạo của nhà nước là công việc của cử tri, và quyền đó phải thuộc về người dân. Theo đó: Điều 2 - khoản 2: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Điều 6: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Điều 69: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy vậy với một thể chế chính trị độc đảng như ở Việt nam hiện nay, thì tất cả các quy định của luật pháp chỉ mang tính hình thức chứ không có giá trị thực tiến. Một điều trớ trêu là, luật pháp quy định như vậy, nhưng không phải vậy. Thực trạng Quốc hội Cho dù hiện nay, Hiến pháp Việt nam (sửa đổi năm 2013) đã quy định rõ, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, đồng thời ĐBQH có nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đó là, qua các kỳ họp của Quốc hội, tham gia thảo luận, chất vấn và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn như: lập hiến, lập pháp; quyết định chính sách đối nội, đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Nhưng trên thực tế, theo nguyên tắc đảng lãnh đạo thống nhất nên Quốc hội Việt nam hiện nay chỉ mang vai trò bình phong để hợp pháp hóa các nghị quyết của Đảng CSVN. Chính vì thế Quốc hội có vai trò không đáng kể trong các quyết sách đối với các vấn đề hệ trọng của đất nước. Theo ông Lê Quang Bình, Chủ nhiệm UB Quốc phòng và An ninh của Quốc hội "Hiện nay, đại biểu Quốc hội chỉ là ông bưu điện, bởi chỉ nhận đơn khiếu kiện của người dân rồi chuyển đến các cơ quan nhà nước yêu cầu trả lời". Dấu ấn duy nhất của các ĐBQH Việt nam trong mấy chục năm qua, có lẽ là việc ngày 19/6/2010 các ĐBQH kiên quyết bác bỏ dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà nội - TP. Hồ Chí Minh do Chính phủ đệ trình. Vì vậy, việc từ trước đến nay, Đảng CSVN đã tiến hành việc lựa chọn các ĐBQH theo lối "Đảng cử - Dân bầu", việc các kỳ đại hội toàn quốc của Đảng CSVN tiến hành lựa chọn sẵn các chức danh lãnh đạo quốc gia như: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ là việc vi phạm hiến pháp và trái pháp luật. Tuy vậy đây là việc bình thường của thể chế chính trị cộng sản theo mô hình xô viết. Cho dù theo Hiến pháp, Quốc Hội là cơ quan lập pháp, tuy vậy trên thực tế, cơ quan Hành pháp đã luôn làm thay việt của cơ quan Lập pháp trong việc xây dựng các bộ Luật. Đó là việc hầu hết các Dự thảo Luật đều do các Bộ, Ngành trực thuộc Chính phủ - cơ quan Hành pháp trình, và Quốc hội chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ thảo luận và thông qua. Đây là một đặc thù đồng thời là một nhược điểm khá trầm trọng của Quốc hội Việt nam. Nguyên nhân chính, dẫn đến việc này là do các ĐBQH đa số là không đủ năng lực, thiếu chuyên môn và hiểu biết cần có để tham gia trong công việc xây dựng pháp luật. Bầu cử Quốc hội Khóa 14 Ở Việt nam sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội khoá 14 - nhiệm kỳ 2016-2021 và theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2015. Theo báo chí cho biết, sẽ có 500 ĐBQH được bầu từ 896 ứng cử viên và dự kiến sẽ có 198 ĐBQH thuộc khối trung ương (gồm 80 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng và một số người thuộc các cơ quan chính phủ và Quốc hội) và 302 ĐBQH thuộc địa phương, trong đó sẽ có khoảng từ 25 đến 50 ĐBQH là người ngoài đảng. Từ lâu nay ở Việt nam, các cuộc bầu cử Quốc hội chỉ là một việc làm mang tính hình thức do vậy người dân không mấy ai quan tâm. Đây là một đặc thù đồng thời là một nhược điểm khá trầm trọng của Quốc hội Việt nam. Đây được cho là hậu quả của vấn đề dân chủ hình thức, thiếu thực chất trong việc lựa chọn nhân sự của Quốc hội trong cơ chế "Đảng cử, Dân bầu". Về thực chất, người dân chỉ có quyền lựa chọn và bầu các đại biểu theo danh sách Đảng đã duyệt sẵn. Rồi kết quả ai trúng, ai trượt thì cũng do Đảng đã cơ cấu sẵn từ trước. Chuyện người tự ứng cử ĐBQH là chuyện vô cùng hiếm hoi vì chẳng ai quan tâm, hơn nữa hầu như những người tự ứng cử ĐBQH cầm chắc là "trượt từ vòng gửi xe", vì bằng mọi cách những người đại diện cho chính quyền tìm cách ngăn cản. Một kết cục dành cho những người cử ĐBQH trước đây là các bản án tù với các cớ cực kỳ phi lý, như trốn thuế dành cho LS. Lê Quốc Quân, hai bao cao su "đã qua sử dụng" cho TS. Luật Cù Huy Hà Vũ v.v... Trong các cuộc bầu cử Quốc hội đều thành công với kết quả cao, có tới hơn 90% cử tri tham gia bỏ phiếu. Song chuyện kiểm phiếu là việc làm hình thức lấy lệ, không có ai chứng kiến và kết quả thế nào thì người dân cũng không quan tâm kể cả việc ai trúng, ai trượt. Vì thế tình trạng một người đi bầu thay cho cả gia đình hay chuyện ông tổ trưởng dân phố "tiện tay" bỏ phiếu hộ cho những ai chưa bỏ phiếu là điều bình thường. Tuy nhiên, cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 được chú ý hơn, dù chỉ ở mức một bộ phận cộng đồng mạng, vì có phong trào tự ứng cử ĐBQH. Đã có một số nhà hoạt động tự ứng cử và công bố các cương lĩnh tranh cử của cá nhân mình. Với mục đích của họ không vì việc trở thành ĐBQH, mà chỉ nhằm đến thúc đẩy sự quan tâm, nhận thức của người dân đối với bầu cử. Với hy vọng tạo ra một sự chuyển biến về nhận thức của người dân về vấn đề chính trị, để từ đó dần hướng đến nền dân chủ thực sự, thông qua việc sử dụng lá phiếu bầu của mình. Như phát biểu của Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng: “Tôi không đặt việc trúng cử, hay vào sâu các vòng sau là mục tiêu chính. Tôi muốn dấy lên một phong trào để người dân học hỏi, các cơ quan nhà nước cũng phải học hỏi, từ đó tác động thay đổi nhận thức một cách từ từ.” Những khó khăn của người tự ứng cử Theo quy định, người ứng cử ĐBQH phải là công dân Việt Nam, từ đủ 21 tuổi trở lên, có quyền ứng cử và để được trở thành một ứng cử viên, người ứng cử phải được địa phương giới thiệu qua các vòng hội nghị hay hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Trên thực tế, các vòng mang tính hiệp thương này bị biến trở thành những màn đấu tố đối với những người tự ứng cử. Kết cục cuối cùng, tất cả những ứng cử viên tự do đều bị loại và không có tên trong Danh sách ứng cử. Không chỉ có thế, Điều 3 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội quy định một ĐBQH phải có những tiêu chuẩn sau đây: 1. Trung thành với Tổ quốc và hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật 3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước 4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm 5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. Với quy định này, thì đương nhiên người tự ứng cử không chỉ mặc nhiên phải chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN và các luật chơi trong cuộc bầu thiếu công bằng và minh bạch ấy. Hơn nữa nếu đối chiếu theo các tiêu chuẩn vừa nêu, thì hầu hết những người tự ứng cử sẽ không đủ tiêu chuẩn để trở thành ĐBQH. Đó là chưa kể đến một trận đồ bát quái các quy định nhằm để đánh trượt những người tự ứng cử. Ví dụ như, có 4 hành vi bị cấm trong vận động bầu cử, gồm: 1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác. 2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. 3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình. 4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri. Nghĩa là dẫu có đạt được kết quả ở vòng hiệp thương thì các ứng cử viên tự do sẽ tiếp tục bị loại vì các khoản 1 và 2 trong quy định này. Điều đó đã cho thấy, với mục đích nhằm làm thức tỉnh quan điểm chính trị của người dân và coi đây là việc tập dượt cần thiết để hướng tới một xã hội dân chủ là điều bất khả thi. Những điều muốn nói Hiện nay, trước việc một số cá nhân tuyên bố tự ứng cử ĐBQH đồng thời công bố cương lĩnh tranh cử của mình, thì có hai luồng ý kiến trái ngược. Một bên là ủng hộ việc tự ứng cử và ngược lại có rất nhiều ý kiến thấy rằng cần phải tẩy chay triệt để cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 và việc tự ứng cử là việc làm không có kết quả gì và là việc tiếp tay cũng như hợp pháp hóa cho cuộc bầu cử giả hiệu như hiện nay. Tuy nhiên, nếu xét với mục đích nhằm làm thức tỉnh quan điểm chính trị của người dân và coi đây là việc tập dượt cần thiết để hướng tới một xã hội dân chủ hơn thì cũng điều đáng quan tâm. Do vậy, nhận thấy rằng việc ứng cử ĐBQH không chỉ là việc nên làm, mà còn là điều cần thiết nhằm khẳng định quyền của công dân trong việc bầu cử và ứng cử đã được Hiến pháp và Pháp luật quy định. Có ý kiến cho rằng, việc tham gia tự ứng cử ĐBQH chỉ có được chứ không hề mất cái gì có lẽ là chưa đúng. Mà mỗi ứng viên cũng cần phải tự đánh giá năng lực cũng như sự hiểu biết của cá nhân mình, có đảm nhận được chức trách đó là chuyện quan trọng hơn. Cần phải hiểu rằng, để trở thành một chính trị gia của cơ quan lập pháp - ĐBQH thì đòi hỏi năng lực thực sự cũng như sự hiểu biết sâu, rộng về nhiều vấn đề, đặc biệt là kiến thức làm luật của mỗi cá nhân. Chứ không thể nghĩ đó là một cái trào lưu để đua đòi, lấy tiếng và tự sướng. Vì nếu như thế vô tình là một sự coi thường chất lượng ĐBQH, nếu chúng ta nghĩ như thế thì khác gì đảng CSVN đang làm? Phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam hiện nay với 22 tổ chức XHDS là một hướng đi đúng,. Song về lâu dài, lẽ ra các tổ chức XHDS phải được tận dụng và hướng tới việc vận động, tuyên truyền quyền của người dân đã được pháp luật quy định và sự lạm quyền của nhà nước trong việc bầu cử người đại diện cho mình trong Quốc hội cho một cuộc bầu cử thực sự dân chủ. Một việc đòi hỏi thời gian và sự làm việc bền bỉ chứ không thể phục vụ cho một mục đích mang tính thời vụ như lúc này. Chính vì việc tiến hành đấu tranh chỉ mang tính thời vụ và hình thức, thiếu hẳn tư duy về chiến lược cũng như đường lối, nên đến lúc này hầu hết các tổ chức XHDS đã, đang đứng ngoài và chưa có sự hỗ trợ cần thiết cho những ứng viên ĐBQH tự ứng cử. Điều đó đã cho thấy, trên thực tế ở Việt nam còn quá ít các tổ chức XHDS độc lập hoạt động có hiệu quả và đặc biệt là sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau. Nhiều tổ chức và cá nhân trong các tổ chức XHDS chưa hiểu rằng các tổ chức XHDS phải giữ vai trò kết nối các cá nhân trong xã hội lại với nhau, thông qua các tổ chức XHDS sẽ tạo ra sự kết nối toàn xã hội để có thể hành động theo một mục tiêu chung đã được thống nhất. Chỉ khi nào tạo ra sự lớn mạnh và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức XHDS, thì mới có thể tổ chức được một phong trào tẩy chay bầu cử một cách có quy mô và được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Có như vậy mới phát huy được hiệu quả. Kết Đánh giá các nhược điểm của Quốc hội Việt nam, chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: “Quốc Hội Việt Nam rất đặc biệt là nó tập hợp rất nhiều lĩnh vực với nhiều kinh nghiệm khác nhau. Ở Việt Nam mấy người vào Quốc Hội như mấy ông sư hay tướng tá là một việc hết sức khác so với các nước. Họ không bị bắt buộc phải hiểu biết về chính trị hay lập pháp, luật lệ. Nó độc đáo ở chỗ phần lớn là nghiệp dư, cứ mỗi năm tới gặp nhau chờ chính phủ đưa ra những dự án luật này luật kia rồi họp nhóm rồi cho ý kiến và cuối cùng thì bấm nút thế là xong!”. Và không chỉ thế, lâu nay, nhiều ý kiến thấy rằng chất lượng ĐBQH thấp hoặc quá thấp, tới mức có luồng ý kiến cho rằng: "Đừng để người tâm thần ứng cử đại biểu Quốc hội". Như ĐBQH Trần Du Lịch đánh giá cho rằng: “Tôi thấy tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội đơn giản quá, nếu cứ chung chung thế này thì một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử được”. ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thẳng thắn đề nghị các ứng viên phải được khám sức khỏe tâm thần. Vì thế, thiết nghĩ những người tham gia tự ứng cử ĐBQH cần phải có trình độ và năng lực thực sự, phải vượt trội hơn chất lượng các ĐHQH hiện nay và đó sẽ được dùng như các chuẩn mực cho các ĐBQH, chứ không thể bằng hoặc kém hơn. Hầu hết các ứng viên tự ứng cử ĐBQH cho đến lúc này chắc chắn chưa đạt được điều đó, vì nếu như xem các cương lĩnh tranh cử của họ thì thấy họ ở dưới mức bình thường mà một ĐBQH cần phải có. Ngày 22/02/2016 © Kami (Blog RFA)
  10. Ông Vạn Khánh Lương - cựu Bí thư thành phố Quảng Châu – bị truyền là “quan hủ bại vẫn không ngừng thăng tiến.” (Ảnh: Internet) Kỳ nghỉ Tết vừa đi qua, ông Vạn Khánh Lương – cựu Bí thư thành phố Quảng Châu tiếp tục bị dư luận phanh phui là kẻ hủ bại trong thời gian suốt 15 năm công tác nhưng vẫn được cất nhắc, đồng thời tình tiết vụ án ông Tào Giám Liêu – cựu Phó Thị trưởng thành phố Quảng Châu cũng được làm rõ, “bang Quảng Đông” thuộc phe cánh của ông Giang Trạch Dân hiện đang suy yếu… Mới đây, báo Giám sát Kỷ luật Trung Quốc đưa tin, trong số những cán bộ lãnh đạo đã bị đưa ra xét xử có đến hơn một nửa số người thuộc dạng “quan hủ bại vẫn được thăng tiến,” có người thậm chí hủ bại kéo dài 10 – 20 năm trong thời gian công tác nhưng vẫn được thăng chức liên tục. Theo Nhật báo Bắc Kinh đưa tin, ông Vạn Khánh Lương – cựu Bí thư thành phố Quảng Châu vừa bị điều tra là một trong số những nhân vật tiêu biểu. Từ năm 2000 – 2014, ông Vạn Khánh Lương lợi dụng các chức vụ quan trọng như Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Đông, Thị trưởng thành phố Yết Dương, Bí thư thành phố Yết Dương, Chủ nhiệm Ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc thành phố Yết Dương, Bí thư thành phố Quảng Châu, Ủy viên Thường vụ tỉnh Quảng Đông, theo đó mức độ hủ bại không ngừng gia tăng. Trong thời gian gần 30 năm làm quan thì cáo trạng phạm tội chiếm hơn một nửa quãng đời quan chức. Ngày 15/2 vừa qua, báo mạng Tài Tân (Caixin) có bài viết tiết lộ tấm màn đen phía sau sự kiện đô thị mới Châu Giang (Zhujiang New Town), theo đó bài viết nhắc đến vụ án ông Tào Giám Liêu, cựu Phó Thị trưởng thành phố Quảng Châu, người từng làm Tổng Chỉ huy tại Zhujiang New Town. Ông này năm 30 tuổi đã trở thành người nắm quyền ở trấn Sa Hà (沙河, Shahe), trong thời gian từ 1992 – 1999, ông này nắm quyền ở trấn Sa Hà và làm Tổng Chỉ huy ở Zhujiang New Town. Trong suốt 7 năm nắm quyền, Zhujiang New Town vẫn chỉ là dự án trên giấy, nhưng tổng vốn đầu tư khai phá đất đai đã vượt quá 5 tỷ Nhân dân tệ. Năm 2002, giá đất ở thành phố Quảng Châu tăng vọt, ông này bắt đầu cho bán với giá cao. Tập đoàn lợi ích của ông Tào Giám Liêu trục lợi rất kín kẽ. Thời kỳ đỉnh cao trục lợi từ đất đai ở thành phố Quảng Châu cũng là thời con đường quan lộ của ông này lên đến đỉnh cao, khi đó đang vào thời ông Lý Trường Xuân, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay làm Bí thư Quảng Đông. Đến thời ông Trương Đức Giang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay, ông này lại được làm Phó Thị trưởng Quảng Châu, có chỗ dựa vững chắc là ông Tỉnh trưởng đương nhiệm Hoàng Hoa Hoa. Sau khi ông này ngã ngựa, ông Chu Minh Quốc, người từng giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy kiêm Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật đã ra tay can thiệp vào Tổ điều tra. Được biết, sau năm 2010, ông Tào Giám Liêu bắt đầu kết bạn với ông Vạn Khánh Lương. Việc ông Vạn Khánh Lương bị điều tra đã liên quan đến ông Tào Giám Liêu. Tạp chí Tiền Tiêu (Hồng Kông) số tháng 8/2014 từng có bài viết chỉ ra, khi ông Giang Trạch Dân khi nắm quyền rất xem trọng địa bàn tỉnh Quảng Đông. Bắt đầu từ năm 1998, trong thời gian 9 năm đã có hai thân tín phái Giang là ông Lý Trường Xuân và Trương Đức Giang được giao phụ trách địa bàn Quảng Đông, hai người này đã dùng nhiều thủ đoạn chính trị xây dựng “bang Quảng Đông” trở thành trung tâm quan trọng của ông Giang Trạch Dân. Sau khi ông Tập Cận Bình nắm quyền, trong cuộc chiến với phái Giang đã gặp nhiều trở ngại từ địa bàn Quảng Đông, đến ngày 27/6/2014, khi ông Vạn Khánh Lương ngã ngựa vì tham ô thì địa bàn này mới suy yếu. Sau đó, ông Chu Minh Quốc, quan to phái Giang, cựu Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị tỉnh Quảng Đông cũng bị điều tra. Gần đây, vào ngày 4/2, Phó Tỉnh trưởng Quảng Đông là Lưu Chí Canh bị điều tra, trở thành cột mốc đánh dấu ông Tập Cận Bình đã chính thức khống chế được địa bàn Quảng Đông. Theo Secretchina Tinh Vệ biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
  11. Bà Đặng Bích Phượng (người đứng bên trái trong ảnh dưới) và bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) là hai người phụ nữ tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 14 này. Cả hai đều là những người phụ nữ thông minh, nhân hậu, yêu nước, tham gia rất tích cực vào các hoạt động xã hội như làm từ thiện, bảo vệ những nạn nhân của oan sai và bất công ở Việt Nam, và tuần hành bảo vệ môi trường, biểu tình chống chính sách bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông... Về chương trình hành động nếu trúng cử ĐBQH, bà Đặng Bích Phượng (SN 1960) có mối quan tâm đặc biệt đến chính sách đất đai, đến việc chuyển giao và cưỡng chế đất đai rất bất cập (đang là nguồn gốc của 90% đơn thư khiếu kiện). Với thâm niên gần 20 năm tham gia các dự án phát triển liên quan đến làm đường, giải phóng mặt bằng, với kiến thức về luật đất đai, và nhiều kinh nghiệm trong tiếp xúc và làm việc với dân oan, bà mong muốn có thể thúc đẩy việc sửa đổi luật pháp về đất đai, góp phần chống tham nhũng trong lĩnh vực này và giải quyết những vấn nạn, những hệ quả còn tồn đọng - như oan sai, đền bù không thỏa đáng, bất mãn và bạo lực... Bà Nguyễn Thúy Hạnh (SN 1963) vốn là doanh nhân, phụ trách mảng đối ngoại của một công ty lớn. Chương trình hành động của bà gồm hai mảng chính: bảo vệ chủ quyền đất nước và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Về vấn đề chủ quyền, bà mong muốn quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông mà lâu nay vẫn bị Trung Quốc ép làm chuyện “song phương” với Việt Nam; công khai hóa và phi nhạy cảm hóa câu chuyện chủ quyền để mỗi người dân đều có thông tin và từ đó có sự tham gia bảo vệ đất nước... Về vấn đề bình đẳng giới, bà dự định thúc đẩy lập ra những điều luật nghiêm khắc ngăn chặn nạn bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội mà phụ nữ là nạn nhân. Hiện nay, tỷ lệ nữ ĐBQH là 24,4%. Tỷ lệ này còn xa mới đạt “mức phấn đấu” 35% mà Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đưa ra. Do vậy, việc bà Đặng Bích Phượng và bà Nguyễn Thúy Hạnh tham gia ứng cử ĐBQH cần phải được khuyến khích, thay vì bị những công dân mạng hung hãn, phò Đảng ra sức xỉa xói, kiểu như “đ... không quá ngọn cỏ mà cũng tranh cử”, “với cái suy nghĩ này mà trúng cử ĐBQH thì đúng là thất bại”. Thảm hại nhất trong các phát ngôn của trẻ trâu là những lời kêu gọi “Cẩn thận nha mọi người, nhìn người cho kỹ kẻo bị lợi dụng sự tự do để âm mưu diễn biến hòa bình chống phá Đảng và Nhà nước đó”... Đoan Trang (Blog Đoan Trang)
  12. Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone. Ảnh: CafeF Cuộc chơi kinh doanh tài chính với miếng bánh Cổ phần hóa Mobifone Câu chuyện bắt đầu vào năm 2012, khi Nguyễn Thanh Phượng cùng “bộ đôi Masan” Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh âm mưu thực hiện vụ áp-phe đình đám trong lĩnh vực viễn thông: sát nhập Gtel vào Mobifone. Gtel khi đó đang trong tình trạng thua lỗ triền miên, khách hàng liên tục bỏ mạng, công nghệ di động 2G lạc hậu, chính phủ từ chối cấp giấy phép 3G, đối tác VinpelCom bỏ của chạy lấy người để lại 450 triệu USD đã đầu tư vào hạ tầng mạng di động. Với kết quả kinh doanh bết bát như vậy, Masan khi đó chỉ cần bỏ ra 50 triệu USD là có thể mua lại toàn bộ cổ phần của Gtel. Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt do Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch theo kịch bản sẽ được chỉ định thầu làm tư vấn cho vụ sát nhập và có nhiệm vụ định giá Gtel lên cao chót với ở mức 500 triệu USD mặc cho những kết quả kinh doanh ảm đảm. Sau khi sát nhập thành công với Mobifone (được định giá 2 tỷ USD), Masan sẽ chiếm 20% cổ phần trong liên doanh mới. Thông qua việc tăng vốn góp để đầu tư 4G, Masan sẽ nâng tỷ lệ cổ phần nắm giữ lên 30% và bộ ba Phượng – Quang – Anh nghiễm nhiên đút túi 3 tỷ USD sau khi bán toàn bộ số cổ phần này cho các nhà đầu tư nước ngoài (Mobifone được dự đoán có giá trị IPO khoảng10 tỷ USD) Ai đã hy sinh để cứu Mobifone khỏi vụ áp-phe? Dù có tính toán kỹ lưỡng đến đâu, Nguyễn Thanh Phượng cùng bộ đôi Masan cũng không thể biết được kế hoạch của mình lại bị đổ bể phút chót bởi một con người đang cận kề cái chết: ông Lê Ngọc Minh – chủ tịch đương nhiệm lúc đó của Mobifone – người đang bị ung thư giai đoạn cuối. Là một người trọn đời gắn bó với sự phát triển của Mobifone, ông Minh không cam tâm để tâm huyết của mình cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Mobifone trong suốt 20 năm phút chốc đổ xuống sông xuống biển. Khi tình hình sức khỏe ngày càng đi xuống, ông Minh quyết tâm dành quỹ thời gian còn lại của mình để làm nên một câu chuyện lịch sử: cứu Mobifone khỏi sự sát nhập với Gtel. Ông Minh đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về kế hoạch của Phượng cho phe “Tổng bí thư” để cầu cứu, đồng thời bằng mọi cách trì hoãn quá trình cổ phần hóa Mobifone, đưa Credit Suisse vào làm tư vấn cổ phẩn hóa Mobifone chứ không phải là Bản Việt, gửi toàn bộ chi tiết kế hoạch của nhóm Nguyễn Thanh Phượng và Masan cho các báo lề trái qua đó tạo nên một cơn bão dư luận vào thời điểm đó. Với sức ép của dư luận cùng ý chí sắt đá của cố Chủ tịch Lê Ngọc Minh, kế hoạch của Nguyễn Thanh Phượng cuối cùng bị đổ bể. Ông Minh, với tâm thế của một người không có gì để mất, đã tạo nên một điều kỳ diệu và giúp Mobifone tiếp tục phát triển ổn định trong hai năm kế tiếp. Cay cú trước hành động phá rối của ông Minh, Nguyễn Thanh Phượng ngay lập tức đẩy ông Minh khỏi Mobifone ngay khi doanh nghiệp này tách khỏi Tập đoàn VNPT và sát nhập về Bộ Thông tin – Truyền thông năm 2014. Tiếp theo đó, Nguyễn Thanh Phượng bí mật sắp xếp với lãnh đạo Bộ Thông tin truyền thông để đưa đệ tử thân cận Lê Nam Trà ngồi vào chiếc ghế mà ông Minh để lại. Cuộc chơi mới Khi đã đẩy được Lê Nam Trà vào ghế Chủ tịch Mobifone, Nguyễn Thanh Phượng ung dung tính toán để thực hiện tiếp kế hoạch của mình. Việc đầu tiên là gạt bỏ Credit Suisse và chỉ thầu thầu tư vấn cổ phấn hóa Mobifone cho Công ty chứng khoán Bản việt. Kịch bản cũ đã bị lộ, không thể tiếp tục dùng quân bài Gtel nên Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà phải lựa chọn một quân cờ mới, đó là AVG của Phạm Nhật Vũ, em trai Phạm Nhật Vượng, một doanh nhân thân cận và trung thành của gia đình Thủ tướng Dũng. Tương tự như Gtel, AVG chỉ là một đống đổ nát với số lượng thuê bao ít ỏi, công nghệ truyền hình vệ tinh thế hệ đầu đã lạc hậu, không tự sản xuất được nội dung nên không có doanh thu phát sinh từ quảng cáo. Tình trạng kinh doanh bết bát, AVG lỗ lũy kế đến 1.000 tỷ đồng và nợ gần 2.000 tỷ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng. Để hợp lý hóa việc sát nhập AVG, một doanh nghiệp kinh doanh truyền hình chứ không phải viễn thông, Lê Nam Trà đã móc nối với Lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để xin chủ trương của chính phủ cho phép Mobifone đầu tư vào lĩnh vực truyền hình. Với sự giúp đỡ của Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Dũng, chủ trương này nhanh chóng được chính phủ phê duyệt. Bước ngoặt từ Hội Nghị TW 13 Khi phe Thủ tướng Dũng có dấu hiệu đuối thế trước phe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại HNTW 13, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà nhận thấy hai điều: không thể mạo hiểm bằng mọi giá sát nhập AVG vào Mobifone và không thể hoàn thành việc cổ phần hóa Mobifone vào cuối nhiệm kỳ Thủ tướng (trước tháng 06/2016) vì đó sẽ là thời điểm ông Dũng cần đàm phán với phe ông Trọng để toàn bộ êkip được hạ cánh an toàn. Việc cổ phẩn hóa Mobifone chắc chắn sẽ do chính phủ mới phụ trách. Không còn làm chủ được cuộc chơi, vụ áp-phe lần 2 của Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà đứng trước nguy cơ đổ bể. Để vớt vát công sức mấy năm dàn trận, Nguyễn Thanh Phượng cùng Lê Nam Trà quyết định “ăn non”: hoàn tất việc Mobifone mua lại 95% cổ phần của AVG ngay trước khi HNTW 14 diễn ra (ký hợp đồng vào trưa ngày 25/12/2015). Sai phạm chồng chất sai phạm Giá trị thật sự của AVG được tính toán không đến 1.000 tỷ đồng, tuy nhiên Lê Nam Trà đã ký quyết định mua lại 95% với giá 8.900 tỷ, cao hơn giá trị thực 8.000 tỷ đồng. Số tiền này được Vin Group giải ngân cho Lê Nam Trà cùng một số lãnh đạo của Bộ Thông tin – Truyền thông bằng các bất động sản trong – ngoài nước và các tài khoản ngân hàng nhiều triệu USD ở nước ngoài, mỗi người bỏ túi từ 5%-10%. Để kịp hoàn tất hợp đồng mua bán trước HNTW 14, Lê Nam Trà đã chỉ đạo không chuẩn bị hồ sơ, lập dự án trình Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Tài chính thẩm định theo đúng quy trình (vì nếu làm đúng quy trình chắc chắn sẽ không được duyệt) mà chỉ thông qua móc nối với một số lãnh đạo Bộ Thông tin – Truyền thông để trình thẳng lên Chính phủ. Dù rất vội vã mua AVG, nhưng sau khi hoàn tất hợp đồng, do lo sợ tính pháp lý không đảm bảo, Lê Nam Trà chỉ đạo nhân viên giữ kín toàn bộ thông tin và không được gây ra bất cứ động tĩnh nào. Mobifone có thành lập Ban Truyền hình để tiếp quản AVG và phát triển kinh doanh truyền hình nhưng đến thời điểm này vẫn án binh bất động, chờ đợi vụ việc chìm xuống. Ngay sau khi bài báo “Lê Nam Trà – tay trong con gái Thủ tướng phá hoại 20 năm phát triển bền vững của Mobifone” được đăng trên các báo lề trái vạch trần các sai phạm ở Mobifone dưới thời Lê Nam Trà, Lê Nam Trà mới vội vã đính chính: “chúng tôi đang tiếp quản AVG” trên các báo lề phải. Việc mua AVG đã làm chậm tiến độ cổ phẩn hóa và làm giảm mạnh giá trị vốn hóa của Mobifone. Mobifone đã hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên giá trị số sách vào ngày 30/06/2015. Tuy nhiên với việc mua lại AVG vào ngày 25/12/2015, việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lại dựa trên giá trị sổ sách vào ngày 31/12/2015. Ngoài ra, với việc đưa vào kế hoạch kinh doanh dự phòng lỗ 700 tỷ đồng cho AVG trong năm 2016, nợ đọng của AVG 2.000 tỷ, lỗ lũy kế 1.000 tỷ, giá trị vốn hóa của Mobifone chắc chắn sẽ giảm vài tỷ USD so với con số 10 tỷ USD được ước tính ban đầu. Trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng, ngân sách sẽ bị thất thoát đi vài tỷ USD chỉ vì một nhóm người chia chác nhau cái lợi 8.000 tỷ đồng (gần 400 triệu USD). Nguyễn Văn Tung (Ba Sàm)
  13. 1. # Đinh đã được hưởng gì từ ông Lê Thanh Hải-người tiền nhiệm có thâm niên 10 năm lãnh đạo thành phố? (Lấy mặt bằng chung là Hà Nội và Đà Nẵng để so sánh và chỉ so sánh những gì ai cũng thấy- cho dễ thấy). - Năm 2014, Sài gòn đã nộp ngân sách nhiều hơn cả 2 thành phố kia cộng lại, chiếm chẵn 1/3 tổng thu ngân sách toàn quốc. - Các khu công nghiệp hoạt động ổn định nhất. - Các khu đô thị mới tại quận 2, quận 7 được quy hoạch và xây dựng rất đẹp. Hệ thống đường giao thông thông thoáng rộng rãi ra ngoại tỉnh các hướng Bình Dương, Vũng Tàu, Long An. Trong nội đô, con đường kẹp hai bên bờ kè phải dùng từ cực đẹp mới chuẩn. Khu vực trung tâm với phố đi bộ Nguyễn Huệ... - Các trường đại học tư, bệnh viện tư được xây mới rộng rãi. Các trường công được đầu tư làm mới về cơ sở vật chất hơn hẳn Đà nẵng và vượt xa Hà nội. Sài gòn cũng là Tp duy nhất xây dựng các công trình công ích nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa cho các quận huyện khá khang trang, đều khắp. - Sài gòn là thành phố giải quyết tốt nhất so với cả nước vấn nạn khiếu kiện đất đai (đừng nhầm lẫn với các vụ dân các tỉnh kéo về trước các cơ quan TW đóng trên địa bàn khiếu kiện). ...... 2. Tôi bắt đầu bằng chuyện “Hãy xây nhà cho mẹ nghỉ ngơi” trước. Ông # Đinh vi hành đến Củ chi, và phát ra cái lệnh vô cùng nhân bản lẫn êm tai kia. Sự thật thế nào? Có 2 sự thật. Một là: Sài gòn chăm sóc các đối tượng chính sách cực tốt. Tất cả, xin nhấn mạnh hai chữ tất cả, các bà mẹ Việt nam Anh hùng đều được các đơn vị, doanh nghiệp nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời, bằng hiện kim cụ thể hàng tháng (tối thiểu 2 triệu) chứ không phải đáo qua năm thì mười họa. Có giám đốc một sở (dứt khoát ko cho tôi "bêu" tên), năm nào cũng non chục lần về với bà mẹ Sở ông nhận chăm sóc. Mẹ hắt hơi sổ mũi, có mặt ông. Giỗ chạp, ban bệ chả ai thiếu mặt trong nhà mẹ. Thậm chí, hai ba đơn vị “giành” nhau nuôi một mẹ vì doanh nghiệp đông hơn mẹ. Ngày thương binh liệt sĩ, ngày lễ tết... Củ chi nườm nượp xe đến thăm viếng quà cáp. Sự thật thứ hai. Củ Chi là “quê” cựu thủ tướng Phan Văn Khải, hiện ông vẫn đang cư ngụ tại đây. Tôi đố các bạn tìm thấy huyện nào trên đất nước này sinh ra một ông nguyên thủ mà lại...nghèo đấy. *** 3. Vẫn chuyện Củ chi. Nông dân phản ánh không bán được sữa vì doanh nghiệp...nghỉ Tết. # Đinh lệnh bí thư huyện gọi cho Mai Kiều Liên. Bà Liên không những không cho số điện thoại mà còn chỉ để thuộc cấp trả lời các lý do không thu mua sữa của những hộ nông dân kia. (Lý do chính yếu nhất do nông dân phá vỡ hợp đồng với Vinamilk để bán cho doanh nghiệp thu mua khác). Beo - Nếu con là ông #, nghe nông dân phản ánh vậy, con sẽ trả lời thế nào ? Giai Xinh: - Tôi hứa sẽ giúp bà con tiêu thụ được. - Rồi sau đó...? - Con sẽ lệnh lãnh đạo huyện ngay lập tức lập các nhóm hỗ trợ pháp lý. Đi từng ấp dân phố, thậm chí đi từng nhà những nông dân ngắn nghĩ, trước đó tham con săn sắt mà bỏ con cá rô, giải thích rõ cho họ những rủi ro khi phá vỡ hợp đồng. Nông dân đã có bài học nhãn tiền thực tế nên chắc chắn, tiếp thu sẽ nhanh hơn. Sau cùng, đích thân con sẽ XIN GẶP trực tiếp Mai Kiều Liên, chứ không phải lệnh cho bà ấy qua điện thoại, thuyết phục Vinamilk “tha” cho những trường hợp phá vỡ hợp đồng trước đây. Với doanh nghiệp lớn cỡ đó, vài chục ngàn con bò thấm tháp gì với họ và bản thân doanh nghiệp, cũng thích được hợp tác với những nông dân hiểu biết, tôn trọng giao dịch. - Mẹ cũng nghĩ thế. Gốc vấn đề nằm ở đó chứ ko, cứ mỗi năm sau tết, La Thăng lại alô Kiều Liên để bán sữa. - Mà mẹ này, doanh nghiệp cực ghét lối làm việc bốc đồng can thiệp vào việc kinh doanh của họ. Lại còn lên báo rầm rộ nữa chứ. - Ông ấy không bốc đồng... 4. Sự hấp tấp trong chỉ đạo của # Đinh, dẫn chứng mới nhất, lên trang nhất các báo lớn và làm dân chúng nức lòng nhất: Chỉ đạo giám đốc công an thành phố kéo giảm tội phạm trong 3 tháng. Công an là một nghề đòi hỏi nghiệp vụ sâu. Ca sĩ Đăng Khôi có thể chỉ mặt kẻ ăn cắp 800 triệu của anh ta, nhưng công an không tìm ra bằng chứng, liệu đến ông Đại Quang có dám kí lệnh bắt giam ?. Bạn đã chứng kiến bao nhiêu lần ở TP này cảnh đuổi bắt gái bán hoa trên tuyến đường Huyền Trân Công Chúa? Sau này, các cô gái tự động chuyển địa bàn trước mỗi dịp truy quét và trở lại các gốc cây khi “cao điểm” qua đi. Tuần tự, bao năm, như con kiến mà leo cành đa, như con chuột đánh vòng vậy. Việc dùng ý chí tinh thần “nỗ lực” hay “cố gắng phấn đấu” chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong quá trình hoạt động của ngành này vì, đây là nơi giải quyết hậu quả của những vấn đề xã hội khác. Theo lý giải của một Thiếu tướng Công an, trấn áp có thể làm giảm được tức thời, nhưng sẽ không bền vững. Phải bắt nguồn từ giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội, công tác quản lý giáo dục, công tác thi hành án, điều tra truy tố xét xử và tái hòa nhập cộng đồng. ..... - Ông ấy theo phong cách ông Bá Thanh hả mẹ? - Không. Ông Bá Thanh quyết đoán đến mức phát xít nhưng giải quyết được gốc lõi vấn đề. Ông # chỉ chắp vá thôi. Giống như bị đau răng, ông Bá thanh là nhổ bỏ trồng răng mới. Ông # là uống thuốc giảm đau. Cứ đau là phải uống. Uống hoài cho tới khi không chỉ răng hư mà lục phủ ngũ tạng hư theo luôn. 5. còn tiếp Hồng Beo (Blog Beo)
  14. Kể từ năm 2014, quần đảo Trường Sa đã trở thành một công trường xây dựng lớn độc nhất vô nhị. Hàng chục tàu của Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm, cắt san hô và nạo vét cát đáy biển để biến những rạn đá chìm thành đảo nổi nhân tạo. Trong vòng chưa đầy một năm, Trung Quốc đã tạo ra hơn 10 km vuông đất mới trên bảy địa điểm khác nhau trên cả quần đảo mà tổng diện tích đất ban đầu chỉ có khoảng 4 km vuông. Bãi Chữ Thập, chìm ở thuỷ triều cao khi bị TQ chiếm đóng vào năm 1988, giờ đã là một hòn đảo rộng 2,74 km vuông đủ lớn để chứa một đường băng dài 3.100 mét và một bến cảng rộng 63 ha. Và mặc dù đảo nhân tạo ở Bãi Chữ Thập đã gấp gần 6 lần diện tích hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình, nó vẫn nhỏ hơn hai hòn đảo nhân tạo khác. Vào tháng Sáu năm 2015, Trung Quốc đã tạo được 4 km vuông đất tại Xu bi và và 5,6 km vuông đất tại Vành Khăn, và những con số này vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. [1] Vậy kết cục của cuộc chơi xây dựng đảo này sẽ là gì? Vai trò của các hòn đảo nhân tạo này trong thời kỳ chiến tranh và ở phương diện luật biển rất đáng hoài nghi. Những hòn đảo này quá nhỏ và quá cô lập để có thể chống đỡ các cuộc tấn công lớn, chúng có thể dễ dàng trở thành gánh nặng trong thời gian chiến tranh. Chỉ là đảo nhân tạo, những thực thể địa lý này sẽ không thể được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vậy tại sao Trung Quốc lại đầu tư những nguồn lực khổng lồ để tạo ra những hòn đảo này? Trung Quốc cần những đảo này làm gì? Cách tiếp cận truyền thống tập trung vào ý nghĩa quân sự và pháp lý của những hoạt động này không phù hợp để trả lời những câu hỏi trên. Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược dựa trên những nguyên tắc rất khác với lối nghĩ thông thường. [2] Triết lý đằng sau chiến lược này có thể được tìm thấy trong “Binh pháp" của Tôn Tử. Ý tưởng then chốt là làm sao để không đánh mà vẫn thắng. Mục tiêu tổng thể là giành quyền kiểm soát Biển Đông, nhưng không phải thông qua các trận đánh lớn. Thay vào đó, Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu của mình thông qua các hoạt động từng bước thay đổi thực địa, tạo dựng một sân chơi có lợi cho mình, làm thay đổi về mặt tâm lý những tính toán chiến lược của các quốc gia khác. Logic cơ bản của chiến lược này là khéo léo tác động lên các cấu hình chiến lược của khu vực để làm thay đổi thực tế theo xu hướng có lợi cho sự thống trị của Trung Quốc. Có ba yếu tố bắt buộc cần có để theo đuổi chiến lược bành trướng lắt léo này, và sáu thập kỷ can dự vào Biển Đông của Bắc Kinh đã tuân theo những yếu tố này một cách chặt chẽ (Giả thuyết này đã được trình bày lần đầu tiên vào năm 2014 ngoái và đã dự đoán được một cách chính xác các chương trình xây dựng của Trung Quốc ở bãi Xubi và Vành Khăn) [3] Yếu tố bắt buộc đầu tiên là tránh tối đa những trận đánh lớn; có thể tạo ra những đụng độ, nhưng chỉ là để khai thác một tình huống có lợi đang có sẵn. Yếu tố này đã từng là trụ cột trong kế hoạch Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay Nam Việt Nam vào năm 1974 và đụng độ với Việt Nam ở quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Yếu tố bắt buộc thứ nhì là kiểm soát các vị trí chiến lược trong khu vực: nếu những vị trí này còn chưa có ai chiếm hữu, chúng cần phải được chiếm một cách âm thầm lén lút nếu có thể, và bằng một cuộc xung đột có giới hạn, nếu cần thiết. Có thể dễ thấy yếu tố này nhất khi Trung Quốc chiếm 7 thực thể ở Trường Sa, và bãi cạn Scarborough vào năm 2012. Yếu tố bắt buộc thứ ba là phát triển những vị trí này thành các trạm kiểm soát mạnh, các trung tâm hậu cần vững chắc và các căn cứ triển khai sức mạnh quân sự một cách hiệu quả. Đây chính xác là những gì Trung Quốc hiện đang tiến hành ở Biển Đông. Những hoạt động này nhằm phục vụ mục tiêu kép là thiết lập uy thế và chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhờ ở những vị trí chiến lược và có tác dụng hỗ trợ hậu cần, các đảo trong tay Trung Quốc sẽ là những căn cứ vững chắc để từ đó vô số các tàu thuyền đánh cá, tàu thực thi pháp luật, tàu chiến và máy bay có người lái hoặc không người lái, toả ra thống trị bầu trời và vùng biển của Biển Đông. Các vị trí kiểm soát then chốt bao gồm đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Bãi Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough ở phía đông bắc của Biển Đông. Đảo Phú Lâm, Bãi Chữ Thập, Vành Khăn và bãi cạn Scarborough sẽ tạo thành một cụm bốn điểm mà từ đó, với bán kính 250 hải lý, có thể theo dõi chặt chẽ toàn bộ khu vực chính của Biển Đông. Tại quần đảo Trường Sa, các đá Xu bi, Vành Khăn và Chữ Thập tạo ra một tam giác hoàn hảo để bao phủ toàn bộ quần đảo (Xem bản đồ). Trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc gần đây đã nâng cấp một đường băng dài 3.000 mét và một cảng nước sâu dài 1.000 mét. Đường băng này có khả năng đón nhận ít nhất tám máy bay thế hệ thứ tư như máy bay chiến đấu SU-30MKK và máy bay ném bom JH-7, trong khi các bến cảng có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải từ 5.000 tấn trở lên. Một đường băng và một cảng có kích cỡ tương tự đã được xây dựng tại Bãi Chữ Thập. Hình dạng các đảo nhân tạo đang được hình thành ở Xu Bi và Vành Khăn gợi ý rằng ở đây rồi cũng sẽ có những đường băng và một hải cảng với kích thước tương tự. Mặc dù Bắc Kinh hiện chưa tiến hành xây dựng quy mô lớn ở bãi cạn Scarborough, sẽ không ngạc nhiên nếu như trong tương lai cũng sẽ có một đường băng và một cảng nước sâu tại đây. Các khu vực đã được mở rộng thông qua lấn biển sẽ cho phép Trung Quốc thiết lập tại các tiền đồn các trang thiết bị quan trọng của quân đội cũng như các thiết bị lưỡng dụng cho cả quân sự và dân sự. Bốn tiền đồn nhỏ hơn của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa hiện giờ đã ít nhiều có kích thước tương tự với tiền đồn lớn nhất của Việt Nam ở đây. Đảo Trường Sa, hòn đảo lớn nhất mà Việt Nam đóng quân trong quần đảo, rộng 15 ha. Bốn tiền đồn Trung Quốc, Châu Viên, Gạc Ma, Gaven, và Tư Nghĩa giờ đã có kích thước lần lượt là 23,1 ha, 10,9 ha, 13,6 ha và 7,6 ha. Trung Quốc sẽ đặt các trạm radar, các trạm phát điện và nước, cũng như các kho tàng, bến bãi và những cơ sở hạ tầng dịch vụ trên những đảo họ đang chiếm. Các trang thiết bị ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ có đủ năng lực để hỗ trợ hàng ngàn tàu cá và hàng trăm tàu tuần tra, tàu chiến và máy bay hoạt động ở những vùng biển và vùng trời cách xa bờ biển Trung Quốc hàng trăm dặm. Trung Quốc cũng sẽ đưa hàng ngàn dân, nhân viên quân sự và dân sự tới cư ngụ ở đây. Cùng với vài hòn đảo đã được mở rộng ở Hoàng Sa và bảy đảo nhân tạo ở Trường Sa đóng vai trò như là những điểm dừng chân và tiếp tế nhiên liệu, Trung Quốc có thể triển khai hang ngàn tàu cá và tàu thực thi pháp luật để đẩy người Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Indonesia ra khỏi vùng biển mà Bắc Kinh coi là của riêng mình. Trung Quốc có thể không tấn công những thực thể địa lý mà các quốc gia khác đang chiếm đóng nhưng họ sẽ tăng cường nỗ lực bí mật kiểm soát những thực thể địa lý chưa có người mà ở những vị trí chiến lược. Bãi Én Đất và Đá Ba Đầu ở các cụm đảo trung tâm cũng như một vài thực thể địa lý ở phần phía đông quần đảo Trường Sa gần Philippines sẽ tiếp tục là mục tiêu của những nỗ lực này. Trung Quốc có thể sẽ không chính thức tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không ở Biển Đông vì một hành động như vậy có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng lớn và khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á chống lại Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh sẽ áp đặt một số khu vực phòng không nhỏ ở những vùng trời xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cũng sẽ khẳng định một cách âm thầm rằng vùng trời bên trong đường lưỡi bò là thuộc về họ. Với cơ sở vật chất đáng kể hơn trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc sẽ thỉnh thoảng tuyên bố một số vùng an ninh, vùng đánh cá và vùng bảo vệ môi trường ở Biển Đông. Mặc dù những vùng này có thể không phù hợp với luật pháp quốc tế, Trung Quốc sẽ không chịu đưa tranh cãi ra toà, và vì là quốc gia mạnh nhất trong khu vực, Bắc Kinh có thể thi hành bất cứ điều gì mà họ tự cho là hợp pháp. Liệu Trung Quốc có thể đạt được ưu thế không quân và hải quân ở Biển Đông không? Như đã đề cập ở trên, các sân bay và bến cảng ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là quá cách biệt và lộ liễu để có thể chống đỡ những cuộc tấn công lớn trong thời chiến. Tàu Liêu Ninh, chiếc tàu sân bay duy nhất hiện nay của Trung Quốc, không phải là đối thủ của bất kỳ tàu sân bay nào trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Mặc dù tàu Liêu Ninh sẽ được trang bị 30 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-33 và nhiều máy bay trực thăng tác chiến chống tàu ngầm, một chiếc tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ thôi cũng đã có năng lực gấp hai lần. Nhưng mục tiêu của Bắc Kinh dường như là muốn chiếm ưu thế trên không và trên biển vào những lúc mà không có sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Khả năng Việt Nam tấn công vào các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông bị hạn chế rất lớn bởi khả năng Trung Quốc trả đũa dọc theo 1,450 km đường biên giới trên bộ. Bốn sân bay ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ cho phép Trung Quốc tăng thêm 30-40 máy bay vào số máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư mà Trung Quốc có thể triển khai cùng lúc ở Biển Đông. Điều này sẽ cho phép Trung Quốc qua mặt Việt Nam và Malaysia, những lực lượng không quân lớn nhất trong số các đối thủ Đông Nam Á. Tuy Việt Nam được hưởng một bờ biển dài dọc theo Biển Đông nhưng hiện nay cả nước chỉ có khoảng 36 (cuối năm nay có thể có 48) máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. Malaysia nằm xa về phía nam và hiện giờ có không nhiều hơn 50 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư trên toàn bộ lãnh thổ. Ngoài máy bay và tàu chiến, Trung Quốc cũng có thể triển khai tên lửa tới Hoàng Sa và Trường Sa. Việc triển khai tên lửa có thể sẽ kích hoạt những phản đối kịch liệt từ Việt Nam, Philippines, Hoa Kỳ và một số chính phủ khác, nhưng Trung Quốc sẽ tìm một thời điểm thuận tiện để biện minh cho việc triển khai đó như là một hành động tự vệ. Những trang thiết bị quân sự của Trung Quốc tại đó sẽ rất dễ bị tổn thương trong thời chiến, nhưng chức năng chính của chúng dường như là để dành cho những cuộc tuần tra thời bình và có tính đe doạ tâm lý. Cách tiếp cận của Trung Quốc pha trộn các yếu tố cưỡng chế với các yếu tố hợp tác, sử dụng sự hợp tác để thu hút và bẫy đối phương vào sự cưỡng chế. Trung Quốc có thể cung cấp các cơ sở của mình trên đảo nhân tạo cho các lợi ích chung trong khu vực. Tháng 5 năm 2015, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, nói với Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh Hải quân của Mỹ là các cơ sở trên đảo nhân tạo của Trung Quốc có thể được sử dụng cho những hoạt động cứu nạn và cứu trợ thiên tai. Mặc dù Hoa Kỳ đã từ chối lời rao này của Trung Quốc, Trung Quốc chắc chắn sẽ sử dụng những thực thể địa lý còn đang trong tranh chấp này như bàn đạp cho các hoạt động nhân đạo hay hợp tác nhằm gây sự chú ý cao và lôi kéo các quốc gia khác trong khu vực. Đối với những quốc gia không có tranh chấp đảo hay biển với Bắc Kinh ở Biển Đông, điều này sẽ tạo thêm một động lực để ngầm chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc. Trung Quốc có thể sẽ không cản trở các tuyến thương mại trên không và trên biển ở Biển Đông, nhưng sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu như Trung Quốc sẽ thỉnh thoảng chặn một số tàu thuyền và máy bay, cả dân sự lẫn quân sự, của những quốc gia phản đối những nỗ lực bá quyền khu vực của họ. Những hành vi đó được thiết kế để tạo ra những hiệu ứng về tâm lý hơn là hiệu ứng vật lý. Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông phù hợp với một chiến lược lớn hơn và lâu dài mà nguyên lý trung tâm là giành quyền kiểm soát khu vực có vị trí chiến lược then chốt này theo những cách mà có thể ngăn chặn các nước khác đáp trả tương tự. Chiến lược này lại là một phần của một nỗ lực lớn hơn để đạt được Giấc mơ Trung Quốc, để khôi phục lại vị trí mà Trung Quốc tự cho là chỗ đứng xứng đáng của nó, đó là ở trên đầu các quốc gia khác. Số phận của những quốc gia trỗi dậy hiếu chiến trong quá khứ và sự dễ bị tổn thương của các tuyến đường thương mại của Trung Quốc cho thấy rằng chiến tranh không phải là cách để Trung Quốc đạt được tham vọng này. Được trang bị với một truyền thống chiến lược ưa chuộng cách tiếp cận gián tiếp, Trung Quốc đã lựa chọn một chiến lược bành trướng lắt léo để tìm cách định hình sân chơi hơn là trực tiếp tấn công đối thủ. Đe dọa là một yếu tố chính của chiến lược này nhưng nó là kết quả của sự áp đảo hoặc trừng phạt nặng có chọn lọc chứ không phải là tấn công bừa bãi. Nếu các đối thủ của Trung Quốc không có đối sách bẻ gãy chiến lược này, Trung Quốc sẽ nổi lên như là chúa tể của Biển Đông, ít nhất là trong nhận thức của hầu hết các nước trong khu vực. Từ đây, sẽ chỉ còn vài bước để vươn tới vị trí bá quyền khu vực và toàn cầu. Với thực tế là huyết mạch của nền kinh tế châu Á chạy qua Biển Đông, và châu Á đã trở thành chấn tâm kinh tế thế giới, ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới. Chú thích: [1] http://amti.csis.org/island-tracker/ [2] Alexander L. Vuving, “China’s ‘Sun-Tzu Strategy’: Preparing for Winning Without Fighting,” South China Sea Research, June 29, 2015, https://seasresearch.wordpress.com/2015/06/29/chinass-sun-tzus-strategy-preparing-for-winning-without-fighting/ [3] Alexander L. Vuving, “China’s Grand Strategy Challenge: Creating Its Own Islands in the South China Sea,” The National Interest, December 8, 2014, http://nationalinterest.org/feature/chinas-grand-strategy-challenge-creating-its-own-islands-the-11807 Biên dịch: Huệ Việt (Dự án Đại Sự Ký Biển Đông) Hiệu đính: Alexander L. Vuving (Viet - Studies)
  15. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ tổ chức vừa qua (15,16-2-2016) tại Sunnylands, California, báo chí (lẫn học giả) trong nước ca ngợi hết lời VN thắng lớn, mặc dầu bản Tuyên bố chung không có một lời nhắc đến TQ. Còn ông Nguyễn Tấn Dũng thì đặc biệt được tán dương vì đã yêu cầu Mỹ “có tiếng nói mạnh mẽ và hành động thiết thực hơn ở Biển Đông”. Vấn đề là VN thắng cái gì và yêu cầu của ông Dũng, Mỹ có thể nói (hay làm) được cái gì? Về chuyến đi của ông Dũng, một người bị “trợt đài” quyền lực trong Đại hội 12, đáng lẽ không còn tư cách để được đảng CSVN ủy nhiệm đi tham dự Hội nghị Sunnylands. Có người nói rằng ông Dũng được đi là do vận động của cả hai phía, Việt Nam và Hoa Kỳ. Nếu đọc nội dung Tuyên bố chung được công bố (khoản 17), theo tôi, ông Dũng được đi là do áp lực của Hoa Kỳ chớ không do áp lực của phe thân ông Dũng trong đảng. Bởi vì Hội nghị Sunnylands là hội nghị “cấp cao”, ở cấp “lãnh đạo nhà nước hay chính phủ”. Ban đầu Phạm Bình Minh được đảng ủy nhiệm cầm đầu phái đoàn đi tham dự. Nhưng ông này chỉ là “bộ trưởng bộ ngoại giao”, không phải là người đứng đầu nhà nước (hay chính phủ). Ông Dũng ở thời điểm này tuy rớt đài quyền lực, nhưng danh nghĩa vẫn còn ở cương vị thủ tướng (cho đến hết tháng 5-2016). Dĩ nhiên phía Hoa Kỳ không thể chấp nhận ông Minh, do nghi thức ngoại giao, buộc VN phải cho ông Dũng đi tham dự. Lời lẽ của ông Dũng phát biểu trong hội nghị, hay trong buổi gặp mặt Obama, cũng như nội dung bài viết của ông này được đưa lên báo chí, cho thấy việc thiếu chuẩn bị của ông Dũng. Trong nước, hiện tượng “nhổ cỏ tận gốc” của phe Bắc kỳ do ông Trọng cầm đầu đang có khuynh hướng trỗi lên. Cứ địa Phú Quốc mà con trai ông Dũng là lãnh chúa, hiện đang bị “chiếu tướng”. Các bài báo, phóng sự… có tầm ảnh hưởng xuyên quốc gia như việc phá hoại môi trường, hay việc cẩu thả ở cách thức nuôi thú làm hàng loạt cả ngàn con thú (hiếm) chết… Rõ ràng phe Bắc kỳ của ông Trọng muốn lấy lại miếng bánh đang ở trong miệng của con trai ông Dũng. Trong khi phe thân ông Dũng (nếu còn lại một nhóm nào đó gọi là thân ông Dũng) thì không thấy lên tiếng (hay có phản ứng đáp trả). Vì vậy khi nói rằng ông Dũng được tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hoa kỳ ở Sunnylands là do áp lực của phe thân Dũng trong nước là không có cơ sở. Về nội dung Tuyên bố chung, nhà báo (và học giả) VN tán dương rằng VN “thắng lớn”. Vấn đề là Tuyên bố không đề cập một dòng về TQ. Khoản 8 của Tuyên bố nói “mập mờ” về việc “cam kết duy trì hòa bình an ninh và ổn định trong khu vực… phi quân sự hóa và tự kềm chế trong các hoạt động”. Vấn đề là TQ đã quân sự hóa đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), đã xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, tương lai gần sẽ củng cố các đảo nhân tạo này như các căn cứ quân sự (hải và không quân). Các việc này đã làm thay đổi hiện trạng và đe dọa an ninh khu vực. Báo chí nước ngoài cảnh báo rằng, một tình huống như chiếc MH 317 của hàng không Mã Lai có thể sẽ xảy ra trên vùng trời Hoàng Sa. Về câu chữ, việc “tự kềm chế” không có ý nghĩa cụ thể, giải thích sao cũng được. Lại còn không nói đến đối tượng là ai (phải phi quân sự hóa và tự kềm chế?) Vì vậy người ta hiểu rằng nội dung tuyên bố là cam kết giữa HK và các nước ASEAN hơn là có mục tiêu (hay ám chỉ) Trung Quốc. Ngược lại, theo tôi, Tuyên bố Sunnylands phần nhiều là ám chỉ cho Việt Nam. Thật vậy, mặc dầu trước khi Hội nghị khai mạc, báo chí Mỹ đã lên tiếng rằng Obama đón tiếp 10 tên độc tài. Phê bình này thái quá vì dầu sao các nước Mã Lai, Phi, Indonesia, Miến Điện… đã là các nước dân chủ. Mặc dầu không thể so sánh vởi Mỹ hay các nước Châu Âu, nhưng thực chất chế độ các nước này có nền tảng dân chủ. Nhưng phê bình lại đúng cho trường hợp VN. VN hiện nay là con “chiên ghẻ” trong bầy chiên ASEAN. Khoản 4 của Tuyên bố hiển nhiên dành cho VN. “4. Chúng tôi cam kết đảm bảo cơ hội cho tất cả người dân chúng ta, thông qua tăng cường dân chủ, quản trị tốt và tuân thủ các quy định của pháp luật, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và quyền tự do cơ bản, khuyến khích tinh thần khoan dung, ôn hòa, và bảo vệ môi trường;” Các nước ASEAN, ngoài Việt Nam (Brunei và Lào), đều ít nhiều tôn trọng khoản 4. Về dân chủ, VN là nước độc tài tệ hại nhứt, vì là nền độc tài cộng sản công an trị. Người dân VN không có một cơ hội nào, vì pháp luật không bảo đảm sự công bằng về quyền (tức mọi người bình đẳng trước pháp luật). Đường vào đồn công an là đường ngắn nhứt để vào nhà thương hay nghĩa địa. Còn về nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ? VN luôn đứng đầu sổ trong các bản thống kê của thế giới về chà đạp, vi phạm nhân quyền. Còn tự do, mỗi người VN đều ở trong tù, khác biệt là tù nhỏ hay tù lớn. Khoan dung ? cuộc chiến đã qua gần 1/2 thế kỷ, đến nay việc phân biệt bắc-nam, phân biệt hồ sơ lý lịch vẫn còn tồn tại trong các cách đối xử ở cấp lãnh đạo cao nhứt. Cho đến các bản nhạc (vốn vô tội) viết trước 75 đến nay vẫn còn cấm hát. Một cậu nhỏ mặc quần áo “giống như” quần áo lính VNCH cũng bị kết án ở tù. Huống chi đến các việc khác liên quan đến chế độ cũ… Còn về môi trường, trong khu vực chỉ có VN là nước mà môi trường bị tàn phá hơn hết. Cái gì bán được là CSVN bán hết, từ rừng gỗ cho đến hầm mỏ, bất kể việc khai thác có tác hại cho môi trường đến mức nào. Vấn đề đặt ra là VN có tôn trọng và thực thi Tuyên bố này hay không ? Đây là một tuyên bố về “ý định” hay một tuyên bố mang tính bó buộc pháp lý ? Người ta sẽ xem xét thái độ của nhà nước CSVN đối với những người tự ứng cử quốc hội vào tháng 5 tới để kết luận. Những nhà tranh đấu trong nước từ nay cảm thấy yên tâm khi dấn thân ra ứng cử. Nếu đây là một “tuyên bố” có giá trị pháp lý ràng buộc thì dĩ nhiên nó có giá trị cao hơn là hiến pháp của VN. Người đã đặt số 4 cho khoản này là có thâm ý ám chỉ điều 4 của HP VN. Khoản 2 và 3 bản Tuyên bố dĩ nhiên cũng ám chỉ VN. Nhưng hai khoản này chỉ là “ghi nhận” mà không phải là “cam kết”. Dầu vậy cũng nên nhắc tới, nếu có dịp. Về yêu cầu của ông Dũng, Mỹ cần có “có tiếng nói mạnh mẽ và hành động thiết thực hơn ở Biển Đông”, cũng không có giá trị thực sự. Những gì Mỹ có thể nói (ở Biển Đông) Mỹ đã nói. Và Mỹ cũng đã làm những gì có thể làm. Nguyên tắc cơ bản tạo thành nền tảng của luật lệ quốc tế (và nguyên tắc bang giao quốc tế) là “bình đẳng về chủ quyền giữa các nước”. Hoa Kỳ không thể cho tàu hải quân làm hơn các việc mà luật quốc tế cho phép. Ông Dũng muốn Mỹ can thiệp để TQ ngưng làm thay đổi hiện trạng cũng như ngưng việc quân sự hóa Biển Đông. Mỹ chỉ có thể làm các việc này khi (các nước) chứng minh được các hành vi của TQ là sai luật. Mỹ lên tiếng cảnh cáo TQ phải tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Phi-TQ. Đây là việc làm “tối đa” mà Mỹ có thể làm để giúp đồng minh Phi của họ. VN là gì để Mỹ phải giúp ? Và TQ làm gì sai luật (với VN) để Mỹ có thể can thiệp ? Câu trả lời là không là gì cả (và không có gì cả). Trước luật quốc tế, các hành vi của TQ là phù hợp, ngoại trừ khi VN thuyết phục được dư luận thế giới ủng hộ chủ quyền của mình ở HS và TS. Nhà nước CSVN hiện nay chỉ có thể thuyết phục được dân chúng và các học giả (dễ dạy) của mình chớ không thuyết phục được ai. Trong khi HS và TS hiển nhiên là của VN. Lịch sử chủ quyền của VN, từ thời các chúa Nguyễn cho tới thời bảo hộ Pháp, sang đến VNCH thì được chứng minh. Sự liên tục chủ quyền của VN chỉ bị gián đoạn sau khi CSVN nắm quyền cả nước. Tức là VN hiện nay vẫn có thể thuyết phục được Mỹ (và dư luận quốc tế) ủng hộ VN nếu vấn đề kế thừa VNCH được thể hiện. Điều này đã nói nhiều lần, không nhắc lại. Tức là Mỹ chỉ có thể can thiệp sâu xa hơn trong vấn đề HS và TS, như trường hợp Mỹ ủng hộ vụ Phi kiện TQ, nếu vấn đề kế thừa VNCH được CSVN nghiêm túc thực hiện. Về nội dung bài viết của ông Dũng, rõ ràng đã nói lên việc thiếu chuẩn bị của ông này. Tức là ông Dũng đi tham dự Hội nghị Sunnylands là do áp lực của Mỹ chớ không phải áp lực của phe thân ông này trong nội bộ đảng. Bài viết có điều gì đáng chú ý? Theo tôi chỉ có hai điểm. Thứ nhứt là “hoàn thiện hệ thống pháp luật đến đào tạo nguồn nhân lực” để VN có thể “tự vệ” khi gia nhập TPP. Điều này tôi đã khuyến cáo, sau khi đọc tin “rò rỉ” của wikileaks về nội dung hiệp định TPP. Ý kiến của tôi như sau: “Về phạm vi pháp quyền (juridiction – quyền xét xử, quyền tài phán), trước đây xí nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ (do cán bộ lãnh đạo thiếu khả năng) thì “trời mưa có đất chịu”, theo luật rừng XHCN, người dân nai lưng trả nợ. Bây giờ, xí nghiệp nhà nước làm ăn “cà chớn” (thí dụ vi phạm các điều khoản về sở hữu trí tuệ, về “hàng nhái”, về vệ sinh an toàn thực phẩm…) việc phân xử sẽ do một “tòa án của TPP”, tức là tòa án “tư nhân” đảm trách. Tức là “chủ quyền” của quốc gia bị mất vào tay tập đoàn tư nhân. Trong lâu dài, nếu VN vẫn không kịp đào tạo những chuyên gia luật học, chủ quyền quốc gia sẽ chuyển sang các tập đoàn luật gia quốc tế.” Điều thứ hai là “hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân và thượng tôn luật pháp”. Điều này tôi cũng đã khuyến cáo từ lâu “nhà nước pháp trị” và việc “thượng tôn pháp luật”. Khi ông Dũng nói “hoàn thiện nhà nước pháp quyền”, tức là “nhà nước” này có vấn đề. Và khi nói “thượng tôn pháp luật” là nói đến “nhà nước pháp trị”. Tức là, những điều quan trọng trong bài viết của ông Dũng đều lấy từ ý kiến của tôi. Không phải nói điều này là chê trách ông Dũng, nhưng khen ngợi ông Dũng là người biết nghe lời phải. Vấn đề là sự việc quá trễ để làm thay đổi hiện trạng. Lúc còn tại chức, quyền lực trong tay, nịnh thần chung quanh tung hô lên tận mây. Ông Dũng đâu có ngó ngàng gì tới những ý kiến đúng đắn, có lợi cho đất nước. Hồ sơ Biển Đông, nếu ông nghe tôi thì vấn đề (Biển Đông) VN đã không bị lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. (Mà số phận của ông cũng không đến đỗi). Ông chỉ nghe gian thần và kẻ nịnh. Như là thói quen, các lãnh đạo VN chỉ “nói hay, nói đúng” khi không còn nắm quyền lực. Mà tương lai ông Dũng thì bất định. Ra nước ngoài thì ông Hà Vũ, Điếu Cày, bà Phong Tần có thể kiện ông vì những hành vi bức hại (thể xác và tinh thần). Kiện nhà nước thì khó nhưng kiện ông Dũng thì dễ. Trong nước thì con cái ông thì đang bị phe Bắc Kỳ tìm cách bứng gốc. Âu đó cũng là do “tầm nhìn” mà thôi. Ca ngợi ông Dũng quá, hay đánh giá cao thực lực của ông Dũng còn mạnh trong đảng là không đúng. Ở đời người ta phù thịnh chớ không ai phù suy. Ông Dũng qui tụ được quần hùng là nhờ miếng mồi “quyền lợi và quyền lực”, thì bây giờ cũng vì “quyền lợi và quyền lực” mà những người này trở áo với ông. Bài học cho các lãnh tụ tương lai: hãy nghe lời đúng chớ đừng bao giờ nghe lời nịnh bợ. Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  16. Ba sàm“Ngày trước người miền Bắc bị tuyên truyền đầu độc nên cầm súng vô Nam bắn giết anh em một nhà, đã phải ‘sinh Bắc tử Nam’. Hàng triệu cái chết đó được đảng ban cho 4 chữ ‘Tổ Quốc Ghi Công’ (!) Còn 30 ngàn người hy sinh để bảo vệ biên giới phía Bắc khi giặc Tàu cộng xâm lăng thì sao? Bia, thì bị đục bỏ chữ. Mồ mả, thì không cho hương khói. Sách sử giáo khoa không một dòng nhắc đến. Thế thì nói làm gì đến việc tổ chức được một Lễ Tưởng niệm cấp Quốc gia? Tại sao? Tại sao vậy? Đây là câu hỏi mà sẽ có một ngày đảng CSVN phải trả lời cho đồng bào cả nước và lịch sử!” Đinh La Thăng – Ông cộng sản miền Bắc vào Nam cai trị. Nguồn: internet Nhân vụ Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người khởi xướng phong trào Tự ứng cử vào Quốc hội khóa 14, kêu gọi những người tranh đấu chống chế độ nên tham dự với hy vọng sẽ thức tỉnh được, hoặc vì vô cảm, hoặc vì sợ hãi nên người dân không dám bày tỏ quan điểm chính trị cá nhân đang ngự trị trong xã hội Việt Nam. Qua sự kiện nầy bỗng hé lộ được đôi điều mà trước đây ít ai biết. Đó là đã có một số người tự ứng cử vào Quốc hội và bản thân họ đã nhận chịu nhiều sách nhiễu nghiêm trọng mà trong thời buổi hiện tại không một ai có thể chấp nhận. Đây vừa là kinh nghiệm cho những người đang tự ứng cử với những thách thức trước mắt, vừa nhắc người tự ứng cử ghi nhận từng sự kiện một để nhanh chóng đưa ra ánh sáng công luận. Vì cũng cùng một giuộc cộng sản nhưng mức độ thể hiện bản chất man rợ khác nhau, hành động bẩn thỉu khác nhau, tùy theo vùng/miền. Những kinh nghiệm nầy rất bổ ích để người Việt Nam thấy rõ và sớm tỉnh được cơn mê đã quá dài. Tại miền Bắc, cái khốc liệt nhất là người tự ứng cử bị đem ra tổ dân phố làm cái gọi là “hiệp thương”! Vì khi tự ứng cử thì người đó phải biết chắc chắn là họ được sự quý mến, tin tưởng của bà con trong khu vực, nếu không muốn nói là được cổ vũ! Vì thế thay vì tổ chức “hiệp thương” tại phường, xã, khu phố nơi họ sinh sống thì bị dời qua địa phương khác, dùng người lạ đứng ra tố cáo mà người tự ứng cử không hề biết những người đó là ai. Và, dĩ nhiên chỉ là sự vu cáo trắng trợn, đã được hướng dẫn trước! Còn hơn thế nữa, có trường hợp không những đã dời qua khu phố khác, nhưng để chắc chắn không gặp trở ngại, họ cho tổ chức trên lầu 2, dành lầu 1 để thanh lọc người có cảm tình với người tự ứng cử, không cho họ tham dự! Như vậy “hiệp thương” là cô lập người tự ứng cử để đấu tố kiểu Cải cách Ruộng đất! Tại miền Trung, màn “hiệp thương” có vẻ êm xuôi hơn. Mặc dù người tự ứng cử được 100% đồng nghiệp cũng như người địa phương ủng hộ, chỉ khi lên đến cấp Tỉnh mới bị chặn lại. Tại đây người tự ứng cử không còn được tham dự “hiệp thương” mà chỉ nghe kể lại là bị loại vì những lý do a, b, c, d… nào đó. So với miền Bắc, thì người tự ứng cử ở miền Trung có vẻ dễ thở hơn chút đỉnh. Còn ở miền Nam thì khác. Khác khá nhiều. Khác hơn về thái độ của người tự ứng cử cũng như cách hành xử của người chịu trách nhiệm. Ứng viên nầy ở vùng tận cùng của đất nước, nổi tiếng nhờ tố cáo tham nhũng đưa cả bọn bị tố cáo vô tù, nên được bà con quý mến. Trong một tiệc nhậu, khi có hơi men “đủ để bốc” và được bạn nhậu vỗ tay ủng hộ ra tự ứng cử, ứng viên nầy cao hứng lấy phone gọi ngay cho Quan đầu Tỉnh, vì cũng là chỗ thân tình, để thông báo. Không có gì ngạc nhiên khi nhận được cái gật đầu rất nhanh và hẹn gặp mặt ngay hôm sau để bàn chi tiết. Sáng ra, dã rượu, biết việc đêm qua chỉ là bốc đồng vì hơi men, nên phân vân, muốn rút lời. Đến lúc đó, bị bạn bè “gài độ” thêm “đây là chuyện không phải có thể đùa giỡn được”! Cuối cùng thì… đàng nào cũng đã lỡ rồi! Tên người tự ứng cử nằm chung với 2 người, cấp Trung ương đảng, được đề cử. Đến lúc “vận động”, đi đến đâu thì người tự ứng cử cũng được bà con hoan hô, còn 2 vị kia coi như không có mặt tại chỗ! Vì thế Quan đầu Tỉnh lo sốt vó (!) cứ tưởng chỉ dùng tên người tự ứng cử làm trái đệm cho 2 vị kia, ai ngờ! Cuối cùng thì Quan đầu Tỉnh đành phải ra chỉ thị mật: “Địa phương nào để người tự ứng cử thắng thì sẽ bị kỷ luật”! Khi đã “tai qua nạn khỏi” và sự thật vỡ lỡ Quan đầu Tỉnh mời người tự ứng cử một chầu nhậu. Cuộc nhậu nầy chỉ riêng giữa 2 người, để “xuề xòa”! Như vậy thì từ quyết định tự ứng cử đến cách bị loại bỏ khác hẳn với miền Bắc, miền Trung. Vì tự ứng cử cũng chỉ là chuyện bốc đồng và cách loại bỏ cũng như giải hòa sau đó đều “lè phè”, vẫn đậm chất “nước nổi” Nam kỳ! 3 trường hợp trên chỉ là chuyện nhỏ! Nhưng từ cái nhỏ đó cho thấy cái lớn. Cái lớn là mức độ hung hiểm trong não trạng của cán bộ cộng sản vùng miền khác nhau. Nơi nào bị cộng sản thống trị lâu dài nơi đó mức độ nham hiểm cao hơn. Vì thế cộng sản miền Bắc giống rặc cộng sản Tàu. Cộng sản miền Trung vẫn cố gắng giữ chút chút tính nguyên tắc. Còn cộng sản miền Nam thì “lè phè”, cố hữu (?) Có thể đây là nguyên nhân ông Đinh La Thăng, một Bắc kỳ rặc, được chọn làm Bí thư Tp Hồ Chí Minh, là “đầu tàu” về kinh tế cả nước và cũng là “đầu tàu” về tính bộc trực Nam kỳ nên dễ có nguy cơ bùng nổ Cách Mạng nhất. Vừa nhận nhiệm vụ, ông Đinh La Thăng được báo chí nhà nước theo dõi đến từng bước chân để quảng cáo. Từ việc ra chỉ thị làm đường, sửa nhà cho “mẹ anh hùng”, tìm thị trường tiêu thụ sữa cho người nuôi bò ở Củ Chi, đến tuyên bố phải giảm ngay tệ nạn xã hội trong vòng 3 tháng, rồi thực hiện ngay đường dây điện thoại “nóng” để ông trực tiếp nghe ngóng phản ứng… dĩ nhiên tất cả đều với mục đích cố gắng xoa dịu cho bằng được sự căm phẫn của người dân trước khi nổ ra biến cố. Giữa những quảng cáo ầm ĩ đó thì, hôm 17/2, người dân tự động đứng ra tổ chức lễ Tưởng niệm 30 ngàn người Việt đã hy sinh để bảo vệ biên giới ở phía Bắc, chống quân xâm lăng Tàu cộng, đã bị công an giả dạng côn đồ phá bĩnh! Tệ nạn xã hội đầy dẫy là hậu quả đương nhiên của một chế độ thối nát, phải giải quyết là đúng. Nhưng tại sao một lễ bày tỏ lòng biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước, mang đậm tính chất truyền thống tốt đẹp như vậy lại bị phá hoại trong lúc ở Hà Nội thì tạm yên? Câu trả lời là vì cách người dân phản đối chế độ giữa 2 miền Nam Bắc khác nhau. Người miền Bắc thường dùng lý luận kiểu thâm Nho, như Thư ngỏ, Kiến nghị, Thỉnh nguyên thư… để “đạo đạt” ý kiến nên ít nguy hiểm trực tiếp. Còn người miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn Gia Định, thì thẳng thừng bằng hành động, như đã xảy ra trước năm 1975. Và mới nhất là vụ công nhân “nổi loạn” tại Bình Dương! Chính tính bộc trực nầy làm chế độ sợ hãi hơn là thâm Nho. Do đó phải chọn lãnh đạo có đầy đủ tố chất cộng sản hung hiểm để làm Tân Bí thư thành Hồ. Nhưng với đặc tính hung hiểm đó liệu có thể khuất phục được người miền Nam hay không thì Đại hội đảng 12 vừa rồi tự nó đã phô ra rõ ràng. Sự chia rẽ cộng sản Bắc và cộng sản Nam là có thực. Đúng như câu nói nổi tiếng của ông Võ Văn Kiệt: “Có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn”! Vì thế áp dụng “Bắc kỳ trị” tại miền Nam có thể có kết quả nhất thời nhưng tương lai sẽ đầy bất trắc. Bất trắc vì khi bản tính thẳng thắn bộc trực bị đè nén tối đa sẽ biến thành những quả bom được giấu kín trong lòng mà ngòi nổ đôi khi chỉ là những sự kiện rất tình cờ, nên khó lường. Ngày trước người miền Bắc bị tuyên truyền đầu độc nên cầm súng vô Nam bắn giết anh em một nhà, đã phải “sinh Bắc tử Nam”. Hàng triệu cái chết đó được đảng ban cho 4 chữ “Tổ Quốc Ghi Công”(!) Còn 30 ngàn người hy sinh để bảo vệ biên giới phía Bắc khi giặc Tàu cộng xâm lăng thì sao? Bia, thì bị đục bỏ chữ. Mồ mả, thì không cho hương khói. Sách sử giáo khoa không một dòng nhắc đến. Thế thì nói làm gì đến việc tổ chức được một Lễ Tưởng niệm cấp Quốc gia? Tại sao? Tại sao vậy? Đây là câu hỏi mà sẽ có một ngày đảng CSVN phải trả lời cho đồng bào cả nước và lịch sử! Vì thế cho dù có rình rang cố gắng giải quyết tệ nạn xã hội thì đảng CSVN cũng chỉ giải quyết được mặt nổi của vấn đề, còn mặt chìm chính là xương máu đồng bào và tội bán nước cầu vinh thì vẫn đang sờ sờ trước mắt! Kông Kông 21-2-2016 (Ba sàm)
  17. VIỆT NAM (NV) - Song song với những chỉ trích mãnh liệt về chuyện Trung Quốc bày bố hỏa tiễn địa-không ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa là nhận định, Trung Quốc làm như thế chỉ nhằm “ăn vạ.” Phân tích không ảnh chụp bãi đặt hỏa tiễn của Stratfor. (Hình: Stratfor) Việt Nam vừa gửi công hàm cho cả Trung Quốc lẫn Liên Hiệp Quốc, khẳng định, chuyện Trung Quốc bày bố hỏa tiễn địa-không ở đảo Phú Lâm là “hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, đe dọa hòa bình, ổn định khu vực cũng như an ninh an toàn và tự do hàng hải-hàng không.” Ông Malcolm Turnbull, thủ tướng Úc, nhắc lại điều ông Tập Cận Bình từng đề cập là Trung Quốc không muốn sự trỗi dậy của mình gây lo ngại cho các quốc gia khác, để khuyến cáo rằng, nếu Trung Quốc thật sự không muốn như thế thì phải tôn trọng luật pháp quốc tế và tham gia giải quyết các tranh chấp về chủ quyền ở biển Đông bàng những cơ chế hiện có. Ông Turnbull còn cùng với ông John Key, thủ tướng New Zealand kêu gọi, Trung Quốc phải biết kiềm chế tại biển Đông, không xây dựng và cũng không quân sự hóa các đảo. Những hành động làm xáo trộn biển Đông cũng sẽ gây nguy hại cho an ninh và kinh tế của khu vực. Giống như từng ứng xử với Hoa Kỳ, Trung Quốc phản bác những khuyến cáo này vì Úc và New Zealand không liên quan đến những vấn đề tại biển Đông. Trung Quốc cũng khuyến cáo Úc và New Zealand nên nhìn lịch sử một cách khách quan. Đáp lại chỉ trích của ông John Kerry về việc ông Tập Cận Bình “bội tín” (hồi tháng 9 năm ngoái từng cam kết không quân sự hóa biển Đông, nay lại bày bố hỏa tiễn ở đảo Phú Lâm), Trung Quốc cho rằng, nguyên nhân thuộc về Hoa Kỳ và chính Hoa Kỳ là phía... có lỗi do đã điều chiến hạm, phi cơ vào sâu vùng biển, vùng trời của Trung Quốc. Chưa kể còn gây sức ép để các đồng minh và đối tác tham gia tập trận. Giữa bối cảnh như thế, Stratfor - một công ty tư vấn và tình báo công bố bản phân tích các không ảnh cho thấy Trung Quốc đã bày bố một giàn radar, hai cụm hỏa tiễn địa không loại HQ-9, mỗi cụm tám bệ phóng ở đảo Phú Lâm. Theo đó, chưa chắc Trung Quốc thật sự muốn leo thang về quân sự. Với sự hỗ trợ của AllSource Analysis - một công ty khác cùng loại, Stratfort đã phân tích nhiều yếu tố và nhận xét, dẫu sự xuất hiện của các hỏa tiễn loại HQ-9 ở đảo Phú Lâm rất đáng quan tâm, song việc hai cụm hỏa tiễn này được đặt sát mép biển, trên nền cát và rất gần nhau dường như chỉ nhằm “biểu diễn sức mạnh,” chứ không thật sự là một bãi bắn đúng nghĩa để có thể “đáp trả khi cần.” Dựa vào chính các không ảnh đã được công bố, Stratfor nhận định, nền cát nơi đặt hai cụm hỏa tiễn chỉ mới được bồi đắp xong cách nay chưa lâu. Starfor đã kiểm chứng những không ảnh được chụp hồi tháng 12 năm ngoái và phát giác lúc đó, nơi hiện Trung Quốc bày bố hỏa tiễn vẫn còn đang được các tàu bơm hút cát của Trung Quốc bồi đắp. Theo Stratfor, có thể do ý định đặt hỏa tiễn chỉ nhằm gửi một “thông điệp” nên nền của hai cụm hỏa tiễn không chắc và cát ở một số chỗ đã rã. (Người Việt)
  18. Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói ông không phản đối quyền tẩy chay của người dân, cũng như các yêu cầu giám sát độc lập với kỳ bầu cử hoặc cải tổ luật bầu cử ở Việt Nam. Ứng cử viên độc lập trong kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp dự kiến vào tháng Năm năm nay ở Việt Nam, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang cho rằng quyền tẩy chay với kỳ bầu cử là một quyền của người dân. Nhà vận động cho xã hội dân sự và dân chủ hóa ở Việt Nam cũng ủng hộ các đề nghị về việc có giám sát độc lập với kỳ bầu cử, kể cả giám sát quốc tế, cũng như yêu cầu thay đổi ngay luật bầu cử Quốc hội được cho là hoàn toàn mang tính 'đảng cử dân bầu'. Trao đổi với BBC hôm 21/2/2016 từ Hà Nội, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói: "Quyền tẩy chay là một quyền rất là quan trọng và tôi nghĩ rằng mọi người phải tôn trọng quyền tẩy chay của những người người ta thực hiện quyền tẩy chay của người ta." Không hề mâu thuẫn Nêu quan điểm về việc người dân có thể đề nghị nhà nước thay đổi ngay cách thức 'đảng cơ cấu, dân bầu', đặc biệt là cách thức 'hiệp thương' của Mặt Trận Tổ Quốc vốn được cho là đem lại lợi thế độc tôn cho Đảng cộng sản Việt Nam, mà không chỉ dừng lại ở bước đấu tranh cho 'tự ứng cử thành công', ông Nguyễn Quang A nói: "Tôi rất ủng hộ những ý kiến như vậy, nhưng chúng ta cũng lại phải hết sức thực tiễn. Tôi nghĩ rằng họ đã chuẩn bị trong một thời gian rất là dài và thời gian tới, tôi nghĩ rằng chúng ta (người dân Việt Nam) đòi như thế, tôi cũng sẵn sàng ủng hộ và sẵn sàng đòi như thế. "Nhưng mà tôi nghĩ rằng trong phiên họp tới của Quốc Hội trong tháng Ba này, thì họ sẽ không thể sửa được những chuyện đó. Bởi vì theo luật hiện hành, quy định hiện hành, thì đến ngày 13/3 đã là chấm dứt việc đăng ký ứng cử. Và thực sự nó rơi vào ngày 11 hay 10 gì đó, bởi vì ngày 12, 13 là ngày cuối tuần, không ai làm việc cả. "Thế thì từ nay đến tháng Ba người ta mới họp, thì tôi không nghĩ rằng Quốc Hội kỳ họp này người ta sẽ thay đổi. Tất nhiên nếu chúng ta lên tiếng rất mạnh mẽ, mà họ thay đổi được thì rất là tốt. Ông Nguyễn Sinh Hùng (giữa) được cử lãnh đạo Hội đồng Bầu cử Quốc gia của Việt Nam cho cuộc bầu cử vào cuối tháng Năm tới đây. "Cái việc mà phản đối, cái việc mà lên tiếng không mâu thuẫn với việc của những người tự thực hiện quyền của mình, hai cái đấy là hai việc có thể làm song song với nhau," TSKH Nguyễn Quang A nói. Trước giả thuyết người dân ở Việt Nam đưa ra yêu cầu giám sát độc lập đối với kỳ bầu cử với toàn bộ các khâu đoạn, trong đó có việc đề nghị cho các tổ chức dân sự độc lập và cả các tổ chức giám sát quốc tế, tham gia, ứng viên độc lập nêu quan điểm: "Tôi rất ủng hộ những ý kiến như vậy, nhưng mà nếu chúng ta xem xét kỹ quy định hiện hành, thì người dân có quyền giám sát, báo chí có quyền giám sát và thậm chí báo chí và đại diện của những người ứng cử. Tôi nói thí dụ một người ứng cử, cái đấy có thể người được đảng cộng sản Việt Nam đề cử, thì cuối cùng thì họ cũng là một người ứng cử. "Người đấy, chứ không phải người tự ứng cử có thể ủy quyền cho những đại diện của mình để chứng kiến việc kiểm phiếu ở từng tổ bầu cử," ông Nguyễn Quang A nói. Khuynh hướng nào đúng? Hôm Chủ Nhật, một nhà quan sát thời sự và chính trị Việt Nam ở trong nước cũng nêu quan điểm với BBC liên quan cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của Việt Nam. Trước câu hỏi giữa hai khuynh hướng là tham gia và tẩy chay kỳ bầu cử, của người dân ở Việt Nam, thì đâu là 'khuynh hướng đúng hay là nên', nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo từ Hà Nội nói: "Theo tôi việc Đảng cử, dân bầu là nó cũ quá rồi, nhưng không thể không có một tổ chức nào để mà gợi ý lên một số người. Nếu mà đa đảng, thì mỗi đảng người ta giới thiệu một số người. "Và như thế mỗi đảng người ta cũng gợi ý lên, họ giới thiệu về đảng này hoặc đảng kia, nhưng ở Việt Nam thì có một đảng, thì đảng họ cũng giới thiệu lên, nhưng quyền công dân là được tự do ứng cử, thì trường hợp như anh Nguyễn Quang A mà ứng cử, tôi cho là rất là tốt. "Và tôi nghĩ rằng nhiều người nếu mà thấy rằng mình mà có thể giữ một vai trò gì đấy trong Nghị viện, trong Quốc Hội, họ làm được, họ có khả năng đáp ứng những nguyện vọng của nhân dân, thì tôi nghĩ họ ứng cử đều là tốt cả. Ông Nguyễn Trọng Tạo nói cung cách 'Đảng cử, dân bầu' là quá cũ rồi và ông cho rằng bất kỳ ai có khả năng đáp ứng nguyện vọng của dân mà ra ứng cử thì đều tốt cả. "Vấn đề là họ phải trình bày họ là ai và họ làm những gì, ngay cả những người Đảng (cộng sản) cử cũng phải nói với dân biết là ai chứ. "Tôi quá nhiều lần đi bầu cử mà rơi vào chỗ tôi là toàn những người tôi không biết, thế tôi bầu cử họ là thế nào? "Nếu mà tôi cứ bầu cho họ để nghe Đảng giới thiệu thì hóa ra là tôi chẳng có quyền gì à? "Vì tôi có biết họ là ai đâu, vì họ chưa nói với tôi một điều gì rằng đối với dân họ sẽ làm gì, đối với đất nước họ làm gì, đối với Trung Quốc họ sẽ làm gì, thế thì làm sao tôi bầu cho họ được?", nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói với BBC. Hôm 21/2, bản tin tối lúc 19h00 của Truyền hình Việt Nam (VTV1) đưa tin về một Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội Việt Nam sau đợt hiệp thương mới nhất vừa hoàn tất, trong đó công bố số lượng, cơ cấu Đại biểu Quốc hội khóa XIV, theo đó trong 500 Đại biểu Quốc hội, 198 người thuộc Trung ương, 302 người thuộc địa phương. Trong mục cơ cấu kết hợp, sẽ có 12-14 người là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, 160 tái cử, người ngoài đảng tối đa là 50. Trong thành phần Trung ương, có 114 người cơ quan Quốc hội, 18 người cơ quan Chính phủ, 15 người Bộ Quốc phòng, 11 người thuộc cơ quan đảng, 3 người bộ công an v.v... Trong khối địa phương, Mặt trận Tổ quốc có 10 người, đoàn thành niên CSHCM 5 người, đại biểu tôn giáo 6 người v.v... (BBC)
  19. Hạ Vũ, thông tín viên RFA 2016-02-21 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Nhiều người lên chùa lễ Phật trong ngày rằm tháng Giêng. Courtesy of chuaphuclam.vn Rằm tháng Giêng, còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười) là ba ngày rằm lớn nhất trong năm theo tín ngưỡng của người Việt. Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Bởi vậy mới có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Vào ngày này, người dân thường đi chùa lễ Phật, cầu mong an lành cho bản thân và gia đình. Việc cúng rằm tại nhà cũng được hết sức chú trọng. Ngày lễ đặc biệt này, có ý nghĩa thế nào với phụ nữ Việt Nam ngày nay? Rằm tháng Giêng chính là ngày vía Phật tổ Adiđà, là ngày của mọi người, của những đôi nam thanh nữ tú đến chùa cầu duyên. Rằm tháng giêng còn là ngày vía Thiên quan, trong dân chúng đây là dịp lên chùa cúng dâng sao giải hạn (hoặc cúng tại nhà), giải trừ tai ách, cầu nguyện an lành. Vào Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu phát sinh an lành, hạnh phúc. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu mong quanh năm an lành cho bản thân và gia đình. Lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường; những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khỏe mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù... Đứng về khía cạnh văn hóa, rằm tháng Giêng là một lễ lớn theo tín ngưỡng Việt Nam. Là một nước thuần nông, tháng Giêng là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi hạ điền, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, để cầu cho mưa thuận gió hòa, mong một năm mùa màng bội thu. Theo Phật giáo thì ngày mồng Một và ngày rằm hằng tháng được coi là ngày của Phật, các tín đồ đến ngày ấy phải đi lễ chùa. Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên, nhiều người tin rằng ngày ấy đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của Phật tử, lại thêm cái không khí vui xuân còn đậm đà cho nên số người đi chùa đông đảo hơn. Bởi vậy mới nói: “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”. Người Việt, với số đông theo phong tục thờ cúng ông bà thì rằm tháng Giêng trước hết được hiểu một cách đơn giản là ngày rằm lớn. Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có gia đình lễ bái chư Phật, có gia đình cúng thổ công, thần tài hoặc cúng âm hồn các đẳng... nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, cảm ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Với những ý nghĩa trọng đại đó, vào rằm tháng giêng, các gia đình thường sắm hai lễ: một là cúng Phật, thần linh và hai là lễ cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Cúng Phật: Là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Cúng gia tiên: Là mâm lễ mặn với các món ăn ngày tết đầy đủ, tinh khiết. Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu. Bánh trôi được nhiều gia đình dâng cúng rằm tháng Giêng để mong mọi việc trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Tết nguyên tiêu ở Hội An. “Cúng rằm thì đầu tiên là mình cúng tổ tiên nhà mình, gia tiên nhà mình. Xong rồi cúng đến thần linh thổ địa, xong rồi đến các bên nội, bên ngoại, gia tiên, tiền tổ, các vong linh, người có tên cũng như người không có tên. Nếu cúng chay thì cúng chay nếu không thì có mâm cơm mặn để mời các cụ về hưởng để các cụ phù hộ độ trì cho. Ngày rằm là ngày xá tội vong nhân. Nhưng ngày rằm này là ngày rằm tháng giêng, người ta bảo “cúng quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Nghĩa là cúng quanh năm nhưng ngày rằm này là ngày Tết, mới xuân ra, phải cúng để cho có lộc cho cả năm. Thế thôi chứ không có cái gì cả. Mình làm mâm cơm như cúng giỗ thôi. Ngày rằm này phải cúng. Các rằm kia thì chỉ cần có hoa quả thôi. Đấy là quyền của mình chứ có phải mình hứng thú gì đâu. Đấy là tục lệ của dân Việt Nam. Đến ngày rằm mình cúng để cho quanh năm mạnh khỏe này, cầu tài, cầu lộc.” Cụ Xuân, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ. Cụ cũng chia sẻ thêm rằng, gia đình cụ là một gia đình nhỏ, nề nếp, theo đạo Phật nên việc cúng bái rất giản tiện, thanh tao, tùy thuộc vào khả năng tài chính của gia đình, chủ yếu thể hiện lòng thành để các cụ chứng giám. Trong khi đó, cô Ngân, chia sẻ: “Mình cúng xôi, gà thịt, nói chung là đầy đủ tất cả mọi thứ, ở nhà cũng như ra chùa. “Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng” cho nên mình phải chu đáo. Cái lễ đầu năm bao giờ cũng phải rất quan trọng, mình cầu xin tài lộc, bình an cho gia đình.” Chị Mai, dâu trưởng một chi họ chia sẻ về lễ nghi cúng rằm tháng Giêng, ở quê chị còn gọi là “cúng họ”: “Ông ấy là trưởng Chi. Tức là mai là 14 là họ nhỏ, ông ấy là trưởng chi, phải đứng chủ trì. Ngày kia là họ lớn, ông ý là một trong hai chi thì phải đứng cúng. Khi cúng thì họ đọc tên ông ấy với một ông nữa là họ lớn. Còn mai là ông ấy phải đứng đầu tiên, còn những người đứng sau là cúng. Cu Bin (con trai chị) cũng lên 5 tuổi là phải về rồi. Về cũng phải mặc đồ ngày xưa của các cụ, rồi đứng cúng. Ví dụ 13 là họ nhỏ, 14 – 16 là họ lớn. Cúng họ nhỏ thì trong nhà phải làm. Sau đó cúng họ lớn thì phải rước ra họ lớn. Rước lọng đi trước, phía sau có người khênh như ngày xưa. Các ông bà có tuổi phải mặc đồ như xưa, vừa đi vừa khấn. Phong tục thế thôi. Ý là ngày này thì đưa các cụ từ nhà mình sang nhà họ lớn để ăn tiệc. Ở quê đến ngày này tùng tùng cheng cheng ầm ĩ cả làng. Giờ lễ nghĩa mà. Phú quý sinh lễ nghĩa. Ngày xưa bỏ đi bớt giờ thì lại càng bày ra các kiểu.” Mâm cỗ, cũng như lễ nghi của những người Việt trẻ chuẩn bị cho các dịp lễ tết truyền thống này không hề có xu hướng giản tiện, giảm thiểu đi mà còn gia tăng, phức tạp và cầu kỳ hơn, như một sự thể hiện sự thành đạt về mặt vật chất của bản thân và tinh thần tôn trọng, giữ gìn truyền thống. Cũng giống như mọi nghi lễ, tập tục, tín ngưỡng khác, việc cúng rằm tháng Giêng, với người Việt trẻ chỉ là theo nhau làm, coi đó là “truyền thống dân tộc”. Mà phàm cái gì đã là “truyền thống” thì đều cần phải được tuân thủ thực hiện. Trong “thế giới phẳng” ngày nay, mạng xã hội chính là nơi người Việt trẻ chia sẻ thông tin, cách thức thực hiện mọi công việc trong cuộc sống. Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm, bài khấn cúng rằm... cũng là những nội dung được chia sẻ nhiều nhất trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên Đán. Chị em vui vẻ chia sẻ hình ảnh mâm cỗ của những năm trước và cùng nhau thảo luận về việc chuẩn bị mâm cỗ năm nay. Cách thức chia sẻ “nhanh như internet” này, khiến thông tin, vấn đề được lan truyền tốt nhất, tạo ra hiệu ứng tốt nhất trong cộng đồng người Việt trẻ. Tuy nhiên, thói quen “follow” (làm theo, bắt chước) thiếu kiểm chứng, thiếu sự định vị nhu cầu và mong muốn của bản thân chính là cách khiến cho rất nhiều những tập quán, thói quen, cách hành xử xấu cũng được lan truyền rộng rãi, nhanh chóng, dễ dàng hơn trong giới trẻ. Có thể cũng vì lẽ đó, ngay cả trong việc thực hiện các lễ nghi truyền thống, người Việt trẻ cũng ít “cá tính” như ông cha xưa. Trong số tất cả những người được phỏng vấn kể trên, không ai biết nguồn gốc, ý nghĩa văn hóa của việc cúng rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, chỉ có cụ Xuân là cho rằng, việc cúng hay không là do ở mình, cúng lớn hay bé là ở điều kiện của mình, không ai bắt buộc: “Tục lệ từ ngày xưa, các cụ để lại cho nên là mình chỉ theo tục lệ, thế thôi chứ không bắt buộc, ai thích cúng thì cúng.” Mọi ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin gửi về địa chỉ email: [email protected].
  20. Hình ảnh vệ tinh được công bố rộng rãi từ ngày 14 tháng 2 cho thấy sự hiện diện của hệ thống phòng không mới của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm trong vùng biển Nam Trung Quốc (biển Đông) làm nổi bật lên những va chạm hàng hải tiếp tục trong khu vực. Nhưng hình ảnh mới thu được từ Stratfor cung cấp một cái nhìn có độ phân giải cao hơn của việc triển khai các hoạt động diễn ra trên khắp hòn đảo. Các chuyên gia tại Viện Phân tích AllSource đã xác định được hai bộ pin điện cung cấp cho bệ phóng của dàn hỏa tiễn đất-đối-không HQ-19 cũng như các dàn radar hỗ trợ việc theo dõi và loại Radar 305B AESA để thu nhận phân tích. Lính Trung Quốc cũng đang di chuyển gần pin phòng không, và cáp được kết nối các phương tiện và thiết bị vào hệ thống mạng duy nhất. Yêu sách của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là nguồn liên tục gây căng thẳng với năm QG Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tranh chấp chủ quyền biển đảo tại đó. (Việt Nam phản đối Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm, cùng với phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa). Nó cũng mâu thuẫn với khái niệm về tự do hàng hải của Hoa Kỳ, mặc dù không can dự vào các cuộc tranh chấp chủ quyền tại các đảo đó. Để chống lại sự thống trị của Trung Quốc, Hoa Kỳ đã thực hiện hai chiến dịch hoạt động hải quân mỗi quý kể từ tháng 10 năm 2015, bằng cách chủ động cho các tàu hải quân và máy bay xuyên ngang các vùng đó bởi các tính năng của việc đang tranh chấp (giữa TQ,VN …thêm) đó sẽ không được dùng để khiếu nại liên quan đến tự do hàng hải hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã gọi những động thái nầy của HK cũng như việc xây dựng liên minh trong khu vực là gây bất ổn và để biện minh cho việc triển khai vũ khí phòng thủ để bảo vệ các đảo đang chiếm giữ của mình tại Biển Đông. Trong khi các hệ thống phòng không cung cấp một khả năng quân sự đáng chú ý, sự hiện diện của họ trên đảo không nhất thiết phản ánh một sự leo thang lớn. Chúng được đóng gói chặt chẽ với nhau trên một nền tảng cát gần đường nước trong một cách mà cho họ hoặc là một phần của hoạt động đào tạo hoặc một chương trình dễ thấy của lực lượng. Nền tảng này được xây dựng trong những tháng gần đây, với hình ảnh được chụp trong tháng 12 năm 2015 cho thấy hoạt động nạo vét ở vị trí nàỵ Nhưng vị trí không phải là vĩnh viễn: Các nền tảng cát đã xấu đi ở một số nơi. Khả năng hiển thị của việc triển khai đưa ra khả năng rằng nó được dự định để gửi một thông điệp chính trị như Tổng thống Mỹ Barack Obama được báo cáo đã tìm cách thuyết phục lảnh đạo các nước ASEAN thuyết phục Trung Quốc chấp nhận phán quyết từ Tòa án Trọng tài Thường trực Liên hiệp quốc về tình trạng pháp lý của 10 tính năng đất đang tranh chấp với Philippines. Ngoài các hệ thống phòng không mà gần đây đã được phát hiện, đó cũng là hoạt động quân sự của Trung Quốc có ý nghĩa trên các phần khác của đảo Phú Lâm. Một tính năng quan trọng của cơ sở là đường phi đạo cung cấp cho Trung Quốc khả năng gửi và nhận máy bay chiến đấu. Trong tháng 11 năm 2015, J-11 máy bay chiến đấu đã được báo cáo triển khai đến các cơ sở, và trong khi các hình ảnh hiện tại không hiển thị các máy bay, các đối tác của chúng tôi tại Viện Phân tích AllSource đã xác định rằng 16 nhà chứa máy bay tại một số địa điểm dọc theo đường băng dường như được thiết kế để lưu trữ máy bay chiến đấu J-11. Cácvết lốp bánh cũng cho thấy một phần của những nhà chứa máy bay đã được sử dụng để lưu trữ máy bay trong khi những nơi khác không có. Các hình ảnh có thể không loại trừ cũng không xác minh sự hiện diện của máy bay bên trong các nhà chứa máy bay, nhưng nó xác nhận dễ dàng rằng rằng cơ sở đó có thể chứa lên đến 16 các loại máy bay chiến đấu Cuối cùng, một số toà nhà cao lớn cho phi cơ ra vào đã được xây dựng trong một khu vực có khả năng dành riêng cho việc lưu trữ chất nổ hoặc đạn dược. Các cấu trúc mô lấp phức tạp khác đang được lắp đặt cùng với các tòa nhà để bảo vệ họ khỏi các vụ nổ hoặc để cô lập khi có nổ xảy ra . Những tòa nhà có thể tiếp nhận được các loại xe hậu cần lớn chở đạn dược, vũ khí như máy bay chiến đấu hoặc tên lửa phòng không, mà sau đó có thể được nạp thêm hoặc gỡ xuống ngay bên trong của các tòa nhà che kín và sau đó đi ra . Các cuộc xây dựng đang tiếp tục trong phần này của hòn đảo này, và nhiều mô cao hơn nữa sẽ được dựng lên theo thời gian. Thiết bị nằm gần các cấu trúc cũng cho thấy các hoạt động đổ bê tông. Trong khi phản ứng của giới truyền thông với các hành động của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm cho thấy rằng đây là một bước ngoặt khởi đầu trong việc quân sự ở Biển Đông Trung Quốc, trong thực tế nó không phải là điều đáng ngạc nhiên hay phần nào đặc biệt nghiêm trọng . Bất chấp sự chú ý rộng rãi việc triển khai quân sự của Bắc Kinh đang thực hiện, nó chưa đến mức làm thay đổi các tính toán của bất kỳ quốc gia liên quan trong cuộc tranh chấp biển đang diễn ra ở Biển Đông. Phân tích tháng 2, 18, 2016 – Viện Nghiên cứu Stratfor Lê Văn chuyển ngữ (Việt Báo)
  21. Một bài báo trên tờ Free Malaysia hôm Chủ Nhật ngày 21 tháng 2 có đoạn so sánh tương quan lực lượng giữa giàn hỏa tiễn tối tân của Trung Cộng và hơn 200 chiến đấu cơ cũ kỹ mà Việt Nam sắm của Nga. Bài báo xuất hiện trong bối cảnh Trung Cộng vừa triển khai 8 giàn phóng hỏa tiễn địa đối không HQ-9 đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Bài báo đi đến kết luận rằng, Không Quân Việt Nam có nguy cơ thiệt hại một phần năm lực lượng trong một buổi chiều, và đó là mối đe dọa của các giàn phóng này đối với Việt Nam. Theo nhà phân tích của Reuters, hỏa tiễn HQ-9 của Trung Cộng về căn bản giống hỏa tiễn S-300 của Nga, nhưng cũng tích hợp công nghệ hỏa tiễn Patriot của Hoa Kỳ. Được biết Trung Cộng đã mua được một hỏa tiễn Patriot từ Israel sau Cuộc Chiến Vùng Vịnh thứ nhất. Các chuyên gia Trung Cộng đã nghiên cứu hỏa tiễn này và sử dụng những khám phá của họ để cải tiến hỏa tiễn HQ-9. Vì vậy, hỏa tiễn HQ-9 được cho là lợi hại hơn S-300 của Nga. Trong khi đó, Không Quân Việt Nam có 217 chiến đấu cơ MiG và Sukhoi do Nga chế tạo, một con số tưởng là rất lớn. Nhưng có tới 144 chiếc trong số đó là những chiếc MiG-21 thời thập niên 1950. Nhà phân tích của Reuters nhận định rằng, hỏa tiễn Trung Cộng cũng có thể dễ dàng bắn hạ cả 73 chiến đấu cơ hiện đại hơn, nếu Việt Nam đưa các khí tài này ra Biển Đông trong một cuộc tranh chấp. Huy Lam (SBTN)
  22. Ảnh minh hoạ. Tin liên hệ Người dân gửi thư ngỏ tới ‘tư lệnh’ Sài Gòn Hàng chục nhân sỹ, trí thức và nhà hoạt động gửi thư ngỏ tới ông Đinh La Thăng sau khi cuộc tưởng niệm người Việt thiệt mạng cuộc chiến biên giới Việt-Trung bị 'phá rối' Người Mỹ gốc Việt bị truy tố tội lừa đảo người nhập cư VN Hải quan Mỹ thu giữ 4.65 triệu đôla ‘tiền âm phủ’ của hai người Việt Việt Nam đình chỉ 4 quản giáo sau khi nữ tử tù mang thai Ảnh nữ sinh quỳ chụp hình với Thủ tướng Dũng gây tranh cãi Thông tin trái ngược nhau về sách giáo khoa riêng rẽ cho hai miền 315 người chết trong dịp Tết vì tai nạn, đánh nhau, say rượu ở VN Tết 2016 ở các miền đất nước Trà Mi-VOA 21.02.2016 Tết là dịp diễn ra nhiều lễ hội văn hóa và các sinh hoạt cộng đồng, cũng là lúc trỗi dậy những điệp khúc buồn quen thuộc về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam, với các lễ hội tranh giành hỗn loạn, tình trạng ẩu đả, cướp giựt gia tăng. Văn hóa Việt Nam bị cho là đã xuống cấp trầm trọng, nhưng xuống cấp từ khi nào và làm cách nào để thay đổi? Có người nhận xét rằng dường như cách hành xử cướp đoạt và tư duy chụp giựt đang ăn sâu vào thói quen, tiềm thức của mọi người, bất kể giàu-nghèo, và đang diễn ra trong mọi góc cạnh đời sống người Việt ngày nay, từ bệnh viện, trường học, chùa chiền, đến những nơi vui chơi ăn uống sang trọng. Đạo đức, văn hóa ứng xử ngày càng tuột dốc tệ hại vì dân trí thấp, vì thiếu giáo dục văn hóa, hay vì môi trường sống xô đẩy? Mời các bạn cùng Tạp chí Thanh Niên hôm nay tìm hiểu qua cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà sử học, nhà sư phạm, và cũng là một nhà nghiên cứu văn hóa-truyền thống Việt Nam, sáng lập viên Qũy Văn hóa Giáo dục Hãn nguyên Nguyễn Nhã. Văn hóa Việt Nam xuống cấp trầm trọng: Nguyên nhân và giải pháp Danh mục Tải TS Nhã: Hiện giờ văn hóa đang xuống cấp do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất chính là giáo dục làm người không được tôn trọng, không được quan tâm. Giáo dục bây giờ chỉ lấy bằng thôi. Trà Mi: Nhiều người cho rằng dân trí thấp và môi trường sống cũng là nguyên nhân của nền văn hóa tuột dốc. Ý kiến của ông thế nào? TS Nhã: Nếu do dân trí, phải nói nông thôn của mình hồi xưa trước 1945 dân trí đâu có cao, hầu hết là mù chữ. Nhưng người nông dân Việt Nam thời đó rất đàng hoàng. Ví như mẹ tôi dù mù chữ nhưng đã dạy cho tôi rất nhiều điều, khác với bây giờ. Đấy cũng cho thấy văn hóa sống trong gia đình, làng xóm, xã hội đã thay đổi. Sự thay đổi đó cho thấy cái hay mình lại bỏ đi, mất đi rất nhiều trong khi cái dở lại sinh ra nhiều. Nông thôn của mình hồi xưa trước 1945 dân trí đâu có cao, hầu hết là mù chữ. Nhưng người nông dân Việt Nam thời đó rất đàng hoàng. Ví như mẹ tôi dù mù chữ nhưng đã dạy cho tôi rất nhiều điều, khác với bây giờ. Đấy cũng cho thấy văn hóa sống trong gia đình, làng xóm, xã hội đã thay đổi. Sự thay đổi đó cho thấy cái hay mình lại bỏ đi, mất đi rất nhiều trong khi cái dở lại sinh ra nhiều Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu văn hóa-truyền thống Việt Nam, nói. Trà Mi: Một sự thay đổi dẫn tới cái hay bị mất đi nhiều và cái dở lại sinh ra nhiều, phải chăng đây là một sự thay đổi tiêu cực? TS Nhã: Vâng, đúng như vậy. Lối sống mới, giới trẻ vọng ngoại, ít theo và coi thường những cái gì truyền thống. Đó là cái dở nhất. Những người sống trong thời chiến hồi xưa, kể cả ở miền Bắc, dù nghèo khó lắm nhưng tinh thần không như bây giờ. Hiện giờ bị mất phương hướng từ trên xuống dưới, mọi sự bắt đầu từ văn hóa giáo dục. Trà Mi: Về yếu tố môi trường sống, ông nghĩ sao? Có người cho rằng nâng cao giáo dục văn hóa mà môi trường sống xung quanh không được cải thiện cũng thế thôi. Sống giữa những bon chen, chà đạp, chụp giựt, mình có giáo dục văn hóa tới đâu cũng khó có thể giữ mình. Phải chăng yếu tố môi trường sống cũng có ảnh hưởng rất mạnh đối với văn hóa? TS Nhã: Vâng, đa số thiếu giáo dục mà tăng nhiều thì làm ảnh hưởng tới môi trường sống. Đạo đức đang xuống cấp, nhưng tôi tin rồi sẽ có lúc phục dựng hoặc phát triển lại vì đó là quy luật của lịch sử. Trà Mi: Tiến sĩ nhìn thấy sự phục hưng sớm muộn ra sao? TS Nhã: Khó có thể nói được tương lai ra sao. Nếu những nhà giáo dục họ bình tĩnh, không bó tay như hiện nay thì mọi chuyện sẽ khác. Trà Mi: Một nền văn hóa và một xã hội ‘mất phương hướng’ trở nên hỗn độn và thui chột. Lỗi này do đâu? TS Nhã: Có người nói đây là ‘lỗi của hệ thống.’ Dĩ nhiên, bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử Việt Nam thì chính quyền cũng có vai trò quan trọng. Nhưng, theo tôi, mỗi người dân đều có trách nhiệm. Từ già tới trẻ đều có trách nhiệm thì mọi chuyện sẽ khác đi, nhưng bây giờ người ta không quan tâm điều đó. Lối sống mới, giới trẻ vọng ngoại, ít theo và coi thường những cái gì truyền thống. Đó là cái dở nhất. Những người sống trong thời chiến hồi xưa, kể cả ở miền Bắc, dù nghèo khó lắm nhưng tinh thần không như bây giờ. Hiện giờ bị mất phương hướng từ trên xuống dưới, mọi sự bắt đầu từ văn hóa giáo dục. Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhận xét. Trà Mi: Có thắc mắc rằng những thời trước không thấy tệ như vậy, phải chăng thời đại xã hội chủ nghĩa đã tạo ra những đặc điểm như thế cho người Việt ngày nay? TS Nhã: Không thể nói chủ nghĩa nọ chủ nghĩa kia có trách nhiệm. Nhà cầm quyền phải có trách nhiệm, tất cả các giới phải có trách nhiệm, mà giờ thì cảm thấy người ta không có trách nhiệm. Đó, căn gốc nằm ở ‘hệ thống’. Từ cá nhân cho tới cộng đồng, mọi người đều cảm thấy không phải trách nhiệm của mình. Trà Mi: Người ta lập luận rằng trong một xã hội mà sự cướp đoạt lên ngôi cộng với sự mất niềm tin vào luật pháp thì mọi người phải tranh giành chụp giựt, đạp lên nhau để tồn tại, nếu không, sẽ bị thua thiệt. Nếu xã hội không tạo ra hoàn cảnh như thế, nếu thời đại không đưa ra những khốn khó như thế thì chắc con người sẽ tốt đẹp hơn, cư xử tử tế hơn? TS Nhã: Tôi nghĩ vậy. Mỗi thời một khác, nhưng những căn bản để mà giữ thì hiện nay mình đã mất cả, mất căn bản của truyền thống. Trà Mi: Điều này xuất phát điểm từ đâu, từ bao giờ trong xã hội Việt Nam? TS Nhã: Thời đổi mới, thời chiến tranh và thời nay hoàn toàn khác. Thời chiến tranh người ta tập trung vào vấn đề đấu tranh, hy sinh. Còn bây giờ người ta lo hưởng thụ thôi mà. Về mặt đạo đức, con người thời chiến tranh và thời nay khác nhau nhiều lắm, cả miền Nam lẫn miền Bắc. Trà Mi: Giải pháp nào cho thực trạng văn hóa hiện nay? TS Nhã: Chính quyền, người có chức có quyền, những người có trách nhiệm phải làm gương trước tiên. Theo tôi, khi mọi việc đến tận cùng thì phải biến chuyển thôi. Trà Mi: Nhưng liệu có nên chờ mọi việc tự biến chuyển khi đến tận cùng hay không? Không thể nói chủ nghĩa nọ chủ nghĩa kia có trách nhiệm. Nhà cầm quyền phải có trách nhiệm, tất cả các giới phải có trách nhiệm, mà giờ thì cảm thấy người ta không có trách nhiệm. Đó, căn gốc nằm ở ‘hệ thống’. Từ cá nhân cho tới cộng đồng, mọi người đều cảm thấy không phải trách nhiệm của mình. Tiến sĩ Nhã nói. TS Nhã: Vấn đề hiện nay là giáo dục. Nếu nhà nước và tất cả các giới quan tâm đến giáo dục thì sẽ khác. Trà Mi: Những người quản lý đổ lỗi rằng đây là hệ quả của kinh tế thị trường… TS Nhã: Hiện nay hầu hết các nước đều kinh tế thị trường nhưng họ như thế nào thì mọi người biết rồi. Trà Mi: Theo ông, giáo dục phải cải thiện, nhưng cụ thể phải cải thiện thế nào? Môi trường sư phạm Việt Nam hiện có giáo dục ý thức công dân từ cấp tiểu học lên tới đại học, theo ông, vì sao không hiệu quả? TS Nhã: Tôi từng lo giáo dục nhiều thời, tôi biết mà. Hiện nay người ta quan tâm đến điểm số, thành tích thi đua, không thực chất. Bây giờ chỉ cần 2 điều. Một là không được nói dối, bởi vì gian dối thì chất lượng không cao. Bây giờ giáo dục phải làm sao không được nói dối nữa. Thứ hai, phải cư xử với nhau cho tử tế. Chỉ cần thay đổi hai điều đó thôi, mà tôi đã nói với rất nhiều người, ai cũng bảo là khó quá. Bây giờ nếu mình có một hệ thống chính trị rất minh bạch, trung thực thì chất lượng sẽ cao thôi. Lỗi hệ thống! Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Nhã đã dành cho Tạp chí Thanh niên VOA cuộc trao đổi hôm nay. Trà Mi-VOA
  23. Sáng cafe, có một ông anh là Ủy viên chuyên trách của một ủy ban của Quốc hội than thở: -Giờ mà có kiểm tra trình độ tiếng Anh của hàng loạt cán bộ, quan chức, tiến sĩ...kiểm tra thực sự ấy, sẽ lòi cái đuôi dốt hết. Chỉ cần yêu cầu các ông, bà ấy đọc to, rõ ràng bảng chữ cái hay viết mấy dòng CV là đủ. Ông kể, ở Ủy ban của ông, khủng hoảng vì thiếu cán bộ biết ngoại ngữ, nên đi công tác nước ngoài, theo lời mời của Nghị viện, Q hội nước nọ nước kia, nhiều khi ê mặt ra với nhau vì không hiểu tiếng mà chưa thuê kịp phiên dịch. "Ủy ban đã từng tuyển 1 cô giáo tiếng Anh, thế mà đi công tác 1 chuyến, người ta nói với đoàn: các ông đừng bao giờ cho cô này đi nữa", ông nói. Riêng cá nhân người kể thì lại được ghi nhận là một cán bộ nỗ lực học tiếng Anh (điều này không phải do ông nói ra mà tôi nghe mấy người nhận xét như vậy). Ông học tiếng Anh muộn, nhưng chủ động đi học, đạt trình độ khá tốt nên các đoàn nào của ủy ban, có ông đi, cũng khá yên tâm. Nhưng những người như ông, cũng không có nhiều. Cả nước có hàng chục ngàn tiến sĩ, yêu cầu tối thiểu là có bài đăng trên tạp chí nước ngoài. Ông nào cũng có trình độ viết bài báo bằng tiếng nước ngoài thì siêu quá. Kỳ thực, toàn nhờ, thuê mua. Hàng vạn bằng C tiếng Anh trong hàng vạn bộ hồ sơ các cán bộ, quan chức, có khi toàn là thuê, mua cả. Thời hội nhập mà khối ông lãnh đạo, đi nước ngoài, một chữ tiếng Anh bẻ đôi, không biết. Bách nhục ! Vâng, cái gì ở ta chẳng thế. Có khi chỉ cần 1 một phép thử nho nhỏ là lộ hết. Hàng trăm ông đồ làm ăn quanh Văn Miếu, Phủ Tây Hồ, các lễ hội...chỉ ra cái đề kiểm tra, viết cho đúng một chữ: Nhẫn, chỉ có 2-3 ông viết đúng. Một câu hỏi đơn giản về sử, lộ ngay MC nhà đài VTV chẳng biết gì về lịch sử khi hồn nhiên trả lời: Ngô Quyền lãnh đạo 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên trên sông Bạch Đằng ! Một cái phết được ném ra, hàng ngàn thanh niên, trai tráng lăn xả, cướp, dẫm đạp, đánh nhau, thể hiện sự cuồng loạn, dã man, tăm tối... Càng thử, càng thấy đau. Nhưng cứ thử đi, thử nhiều hơn, thực chất và nhanh chóng, sẽ dễ thấy những kết quả đáng kinh ngạc về trình độ phát triển, văn hóa, cái sự "rực rỡ"...của đất nước mình... Mạnh Quân (Facebook Mạnh Quân)
  24. Ảnh minh hoạ: Biểu tình chống Trung Quốc tại TP HCM, ngày 18//5/2014. Tin liên hệ Chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà Không phủ nhận Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với những danh lam thắng cảnh đẹp mê hồn, nhưng... Một chút buồn ngày Tết Năm mới, Sài Gòn kỳ vọng gì ở lãnh đạo mới! Nỗi lo việc cảnh sát giao thông trưng dụng tài sản Dân cần lãnh đạo thương dân Cái Tết bây giờ sao lắm nỗi lo? Ðường dẫn Blog Cao Huy Huân Cao Huy Huân 21.02.2016 Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày tờ trình của Chính phủ xin rút dự án Luật biểu tình ra khỏi chương trình nghị sự trong kỳ họp tới của Quốc hội. Không ít người theo dõi quá trình xem xét và thiết lập luật biểu tình tại Việt Nam nghe tin này mà cảm thấy thất vọng, hụt hẫng ít nhiều. Không làm được hay không chịu làm? Luật biểu tình là cụm từ người dân Việt Nam đã được nghe từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Có người bảo các ngành chức năng liên quan giống như đang chơi trò cù cưa, tức đưa vào rồi lại rút ra khỏi các kỳ họp Quốc hội mà không cho biết vì sao, họa chăng cũng có nêu lý do này lý do kia nhưng tất cả nghe qua đều thấy không mấy thuyết phục, trong khi nhu cầu từ thực tế là có thật. Báo chí Việt Nam dẫn lại cho biết nhiều thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với đề nghị rút dự luật biểu tình. Chính Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện khẳng định rằng cần đảm bảo thời gian trình Luật biểu tình. “Quyền biểu tình là quyền cơ bản của công dân, đã được đề cập từ năm 1945 rồi, cứ lùi đi lùi lại mãi, bây giờ lùi đến bao giờ? Đây là vấn đề, nếu chúng ta cứ lùi mãi thì hoàn toàn không có lợi về mặt chính trị”, vị này bày tỏ bức xúc. Còn nhớ dự án Luật biểu tình từng được nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị ban hành, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một trong những đại biểu tỏ ra cương quyết và nhiều lần nhắc đến luật này. Hồi tháng 12 năm ngoái, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ Việt Nam, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố không đồng tình với đề nghị rút dự án Luật biểu tình ra khỏi chương trình nghị sự của Quốc hội. Cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lẫn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, sau khi nghe Bộ trưởng Hà Hùng Cường xin rút dự án Luật biểu tình, đã thẳng thắn chỉ trích rằng việc xin rút như thế là “việc làm thiếu nghiêm túc”. Ông Hùng hoàn toàn có lý khi nói thẳng rằng “Tại sao cứ lùi đi lùi lại mãi, do làm không được hay không chịu làm? Chương trình là Quốc hội quyết định, Bộ Chính trị cũng đã quyết định đưa vào chương trình rồi, nhưng Chính phủ cứ xin lùi mãi”. Không quyết liệt thì chỉ bàn lùi Trình bày lý do tại sao cứ xin lùi hoài, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết phía Bộ Công an đã tiến hành tổng kết pháp luật về lĩnh vực này, tiến hành khảo sát, nghiên cứu, biên dịch tài liệu nước ngoài. Nhưng tại phiên họp thường kỳ tháng 1-2016, khi thảo luận vấn đề này, ý kiến của các thành viên Chính phủ còn rất khác nhau về nội dung của dự thảo luật. Thế nên cần có thêm thời gian nghiên cứu, chỉnh lý Luật biểu tình để đảm bảo chất lượng, và vì đó xin dời sang đến cuối năm 2016. Nghe qua phần lý do thì thấy có vẻ như đơn vị chịu trách nhiệm soạn dự thảo không làm nổi, hay chí ít là chưa làm được. Tuy nhiên, dự luật vẫn chỉ là dự thảo, nghĩa là chưa phải luật chính thức thì cần gì phải hoàn thiện, hay cần gì phải thống nhất rồi mới trình ra Quốc hội – cơ quan đại diện của dân. Nói như ông Nguyễn Sinh Hùng không phải không có lý: “Thường vụ Quốc hội không đồng ý với việc lùi. Chính phủ chưa trình dự luật này ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chúng tôi đã biết nội dung như thế nào đâu mà bảo là cho lùi?” Cần lưu ý rằng, luật biểu tình là dùng để đảm bảo quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp chứ không phải là để thay đổi hay làm mới nền chính trị. Và nếu như Việt Nam tiếp tục áp dụng Nghị định 38 để hạn chế quyền công dân, thì đó là một việc làm trái Hiến pháp. Điều này bất cứ ai quan tâm đến luật biểu tình đều biết cả, thậm chí bản thân Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa cũng thừa nhận như vậy. Luật biểu tình có gây ra loạn lạc xã hội? Khi bàn đến luật biểu tình, nhiều người cho rằng tình hình xã hội, an ninh hiện nay chưa thuận lợi để hoạch định và ban hành. Có người còn bảo làm như vậy là vẽ đường cho hưu chạy, tạo điều kiện để những thành phần không tốt trong xã hội có điều kiện lợi dụng cơ hội để làm loạn, hễ chút là kéo nhau đi biểu tình. Thế nên, có ý kiến nói rằng để khi nào tình hình an ninh trật tự đảm bảo thì mới làm luật này. Tuy nhiên, nhiều người không đồng ý với quan điểm cũ kỹ và phòng ngừa không chính đáng như vậy. Bởi lẽ bất kỳ quốc gia nào khi làm luật biểu tình đểu là để đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Nói nôm na “vẽ đường cho hưu chạy” sẽ hay hơn để hưu chạy lung tung, khó nắm bắt phương hướng và có thể mất khả năng kiểm soát hành vi của chúng. Vài năm gần đây Việt Nam tuyên bố tiến hành cải cách mạnh mẽ nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành tư pháp bao gồm cả vấn đề luật biểu tình. Thật ra nếu làm tốt, đây sẽ là chỉ số cho thấy quyền con người của Việt Nam được cải thiện hữu hiệu. Nếu nhìn tiêu cực theo kiểu nhà nước không đủ khả năng kiểm soát những người biểu tình thì đó là cách nhìn tiêu cực, yếu đuối vì chưa có những tính toán chu đáo. Nhìn sang các quốc gia khác ở Mỹ lẫn châu Âu, nơi mà luật biểu tình đã được ban hành từ lâu, dân được quyền xuống đường, phải chăng đã gây loạn lạc? Các nước khác tại châu Á cũng đã ban hành luật biểu tình rất rộng rãi. Họ xem đó là một biểu hiện của quyền con người được thể hiện và bày tỏ sự bất đồng ý kiến với chính phủ - không phải để lật đổ hay đả kích, mà là để bày tỏ quan điểm trên cơ sở xây dựng một chính phủ tốt hơn, như khẩu hiệu do dân và vì dân. Đó cũng là một cách để chính phủ thấu hiểu được tình hình dân chúng, phát hiện ra những tiêu cực mà đôi khi chính bản thân các vị quan chức cấp cao và thanh liêm cũng không bao quát hết để có thể phát hiện ra. Luật biểu tình sẽ điều chỉnh hành động của các quan chức bởi khi đó sự giám sát và trao đổi hai chiều giữa dân chúng và nhà nước trở nên cởi mở hơn, đa chiều hơn, khách quan hơn, và hiệu quả hơn. Còn nhớ năm 2014, khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, rất nhiều người Việt ở nước ngoài xuống đường để phản đối, góp phần gia tăng áp lực lên chính phủ Trung Quốc cũng như thể hiện ý chí và quyết tâm của dân tộc Việt Nam ở mọi miền. Tuy nhiên ngay tại Việt Nam, hoạt động biểu tình lại không diễn ra (thật ra là có xuống đường nhưng không gọi là biểu tình). Hơn nữa là vì chưa có luật nên người dân cũng ngại xuống đường vì sợ vi phạm luật pháp, điều đó ít nhiều cũng làm giảm đáng kể khả năng thể hiện ý chí của dân tộc. *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Cao Huy Huân Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
  25. Riêng về mặt chính trị, khi tôi lo về tương lai trung hạn của Mỹ hơn cả tương lai trung hạn của Việt Nam. Trong số người đang tranh cử chả thấy ai hay hết. Và người duy nhất mà có đủ bản lĩnh để nói thẳng nói thật có vẻ là không có một hy vọng, hoặc là một hy vọng quá là bé tí. Sự hấp dẫn của Ông Trump chưa bằng cái xô đầy phân. Trong khi đó, tôi đoán trong 4, 8 năm tới Việt Nam sẽ hướng tới một nước đa nguyên hơn, minh bạch hơn, dân chủ hơn… Tất nhiên, đối với chính trị, chẳng bao giờ có gì coi là chắc chắn… và ở bất cứ xã hội nào những xu hướng tới dân chủ là không bao giờ tiếp diễn một cách tự động. Nó chính là sản phẩm của những người yêu nước. Dù họ có những quan điểm cụ thể về chính trị, cho đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giá trị mà họ ôm lấy tuyệt đối là phải sống trong một trật tự xã hội có bằng lòng của người dân. Nếu Việt Nam đang đối phó với những điều kiện của một xã hội chưa (hoàn toàn) dân chủ (viết hay chưa?) thì Hoa Kỳ đang đối phó với những điều kiện của một xã hội hậu dân chủ. Ở đây không có gì khác: muốn có công lý phải có dân chủ thực sự. Dù là hai Anh Khoch (người tỷ phú cực bao thủ mà đã thất bại trong việc đầu tư vào Jeb (tên Bush con II) hay là tay sai của Ông Tập, quyền lực tuyệt đối là thù địch của dân chủ. Tất nhiên, phải sống trong một nước Mỹ của chế độ Hillary thì sẽ ok. Nhưng nói Mỹ là một nước thiếu dân chủ là không tranh cãi. Song, để sống trong một xã hôi dân chủ và có được những quyền dân chủ là thật hay. Hy vọng dân Việt Nam sẽ ‘được hướng’ điều đó nhưng đồng thời nhớ chỉ dân có quyền để mang lại một tương lai như thế. Đồng ý với quan điểm mà cho rằng cách tốt nhất cho Việt Nam để bảo vệ chủ quyền, phát triển lành mạnh chính là sự dân chủ. Làm thế trong khuôn khổ tôi không nói tới. Người dân của nước nào cũng phải lựa chọn đường của chính mình. Dù Việt Nam còn có những hạn chế nhất định, người dân Việt Nam đã lên đường rồi…hy vọng như vậy. Song, chính trị Mỹ cũng có lúc khó chịu.không nói tới. Người dân của nước nào cũng phải lựa chọn đường của chính mình. Dù Việt Nam còn có những hạn chế nhất định, người dân Việt Nam đã lên đường rồi.. hy vọng như vậy. Song, chính trị Mỹ cũng có lúc khó chịu. JL (Blog Xin Lỗi Ông) ps. link đến bài về Ông Tập: http://www.theguardian.com/…/xi-jinping-tours-chinas-top-st… Cảm ơn các bạn FB đã giúp sửa qua phương pháp Crowdsourcing Tập Cân Bình đòi ‘trung thành tuyết đối’ trên báo chí TQ.

×
×
  • Create New...