Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39158
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Việt Nam sắp tổ chức kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp dự kiến vào tháng 5/2016. Gần đây trong giới hoạt động dân chủ đã rộ lên phong trào động viên nhau tự ứng cử vào quốc hội. Có thể nói đây là một bước tiến cả về nhận thức và phương cách đấu tranh dân chủ. Mọi người không thụ động tẩy chay bầu cử nữa mà chủ động tham gia vào các thiết chế quyền lực nhà nước. Song song với điều đó, những tiếng nói yêu cầu cho người Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện quyền ứng cử, bầu cử cũng vang lên. Không phải chỉ giới hạn trong giới du học sinh hoặc lao động Việt Nam tại nước ngoài, mà cả Việt kiều, những người chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam cũng cần phải được thực hiện quyền làm chủ của mình. Bất công chính trị Từ năm 1975 tới nay, mỗi lần đến kì bầu cử Quốc hội thì lại rộ lên phong trào tẩy chay bầu cử. Một lý do ai cũng biết, đó là trong một cuộc bầu cử độc đảng thì đảng đó độc quyền đề cử ứng cử viên qua 'hiệp thương', chẳng hạn do Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam - cánh tay nối dài của đảng cộng sản tổ chức. Rồi chính đảng đó, mà ở đây là đảng cộng sản Việt Nam, lại thông qua Mặt trận ấy của họ để kiểm phiếu rồi thông báo kết quả. Do đó, các lãnh đạo của đảng cộng sản có thể tùy tiện thao túng kết quả bầu cử. Đó cũng là lý do tại sao các lãnh đạo của đảng cộng sản có thể thoải mái “cơ cấu", “quy hoạch” trước ai làm đại biểu quốc hội. Th.S Nguyễn Tiến Trung cho rằng người dân và xã hội Việt Nam đang khát khảo thay đổi và muốn có các kỳ bầu cử thực sự dân chủ, mà không phải là do sắp xếp của đảng cộng sản đang cầm quyền. Không có gì xâm phạm quyền làm chủ thiêng liêng của người dân trắng trợn hơn thế! Không có bất công xã hội nào lớn hơn bất công chính trị khi lá phiếu của công dân chỉ là tờ giấy lộn để trang trí cho chế độ “cộng hòa xã hội chủ nghĩa"! Khao khát thay đổi Đã biết bầu cử chỉ là màn kịch vụng về nhưng tại sao các nhà hoạt động vẫn ra ứng cử? Đó là vì phong trào dân chủ đã mạnh và đông hơn trước nhiều, mạng xã hội cũng đã liên kết mọi người và phổ biến thông tin nhanh hơn, các hành động “đấu tố" để loại các ứng cử viên độc lập trong các buổi hiệp thương sẽ bị phơi bày rõ ràng hơn chỉ với chức năng ghi âm, ghi hình của điện thoại. Ngoài ra, việc rủ nhau tự ứng cử này cũng là một dấu hiệu cho thấy sự bức xúc ngày càng tăng của người dân đối với một chế độ nói một đằng làm một nẻo: chuyên hô hào “dân chủ, công bằng” nhưng thực tế thì “đảng chủ, bất công”. Cá nhân tôi rất ủng hộ các ứng cử viên độc lập vì họ đang thực hiện quyền làm chủ đất nước của công dân. Đó là một quyền hiển nhiên, chính đáng, thậm chí được ghi nhận trong điều 27, 28 của Hiến pháp do các lãnh đạo cộng sản tự ban hành. Cũng như phong trào ủng hộ cá nhân ông X, ông Y lên làm tổng bí thư hay tổng thống (dù chưa phải do dân bầu), trong đó có cả những người trong giới đấu tranh dân chủ, nó cho thấy người dân Việt Nam đang khao khát thay đổi. Đó là những tín hiệu rất mạnh mẽ của ý dân gửi tới nhà cầm quyền. Thắng cử mới chính danh Cần khẳng định rằng bầu cử là sự lựa chọn. Ở Việt Nam người dân đã có quyền lựa chọn cá nhân hoặc chính đảng lãnh đạo quốc gia qua lá phiếu chưa? Rõ ràng là chưa, với thể chế một đảng độc quyền nhà nước. Cá nhân tôi mong muốn các công dân Việt Nam tự tin ra ứng cử ngay tại địa bàn của các ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, đặc biệt là của “tứ trụ triều đình" dự kiến trong tương lai. Tôi tin người dân mong muốn nghe kế hoạch hành động, cương lĩnh cụ thể của “tứ trụ” để so sánh với những ứng cử viên khác. TS. Nguyễn Quang A nói ông tự ứng cử để đánh thức người dân về quyền bầu cử và ứng cử của họ. Có thắng cử thì cầm quyền mới chính danh. Việc có nhiều cá nhân độc lập ra ứng cử giúp cho đảng cộng sản phần nào đó có vẻ mang tính chính danh hơn khi người dân và cộng đồng quốc tế nhìn vào. Do đó, các lãnh đạo cộng sản không nên sợ đối lập mà cần hiểu đúng đắn là sự có mặt của các đảng đối lập trong cuộc bầu cử tự do và công bằng là điều kiện bắt buộc để đảng cộng sản nắm quyền một cách chính danh. Đã có người ngoài đảng cộng sản ra ứng cử thì công tác tổ chức bầu cử không thể chỉ do Mặt trận Tổ quốc là cánh tay nối dài của đảng cộng sản độc quyền. Cơ quan tổ chức bầu cử phải gồm nhiều thành phần trong xã hội để đảm bảo đây là một cuộc bầu cử “phổ thông, bình đẳng" như điều 7 hiến pháp do đảng cộng sản ban hành đã quy định. Nếu không làm được như vậy thì Mặt trận Tổ quốc đã trở thành “Mặt trận phản quốc", vi phạm Hiến pháp, khuynh loát quyền làm chủ tối thượng của nhân dân. Cần chính trị gia đích thực Hiển nhiên các cá nhân độc lập ứng cử, dù có đông cũng không thể thách thức sự độc quyền chính trị của một đảng cầm quyền như đảng cộng sản. Cá nhân không thể gây ảnh hưởng lên một quốc hội hàng trăm người. Khi các lãnh đạo đảng cộng sản gặp gỡ các tướng lãnh quân đội, công an, họ không dặn “tuyệt đối không để hình thành các cá nhân đối lập" hoặc “các tổ chức xã hội dân sự đối lập", mà họ dặn “tuyệt đối không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập". Vấn đề gốc rễ của Việt Nam là vấn đề chính trị: sự độc quyền chính trị của một đảng. Để giải quyết vấn đề chính trị thì cần phải có các chính trị gia (politician) chứ không phải các nhà hoạt động xã hội (activist). Nói đến chính trị là nói đến quyền lực nhà nước, để có được quyền lực thì phải có đảng chính trị để hỗ trợ nhau ứng cử vào quốc hội, chính phủ và nắm quyền hoạch định, thực thi chính sách. Nan đề chính trị Hiện tại đại đa số thành viên Quốc hội Việt Nam là đảng viên của đảng cộng sản đang câm quyền. Là một đảng cầm quyền hơn 70 năm, lãnh đạo đảng cộng sản thừa hiểu chỉ có các tổ chức chính trị đối lập, tức là các đảng đối lập, mới có đủ sức mạnh tranh cử với họ, buộc họ ngồi xuống bàn đàm phán để tiến tới dân chủ hóa. Đó cũng là lý do tại sao trong bộ luật Hình sự không hề có điều luật nào cấm công dân lập đảng để ra ứng cử, nhưng hễ có công dân nào lập đảng thì đảng cầm quyền sẽ đàn áp, bắt bớ bằng cách quy chụp vào các điều luật khác, chẳng hạn như điều 79 bộ luật hình sự “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Như thế, bài toán mà các chính trị gia dân chủ phải giải là chỉ có một chính đảng mới có thể nói chuyện, tranh cử sòng phẳng với một chính đảng như đảng cộng sản, nhưng hễ lập đảng là sẽ bị dập tắt ngay từ trong trứng nước. Tập thể nào giải được bài toán này, tập thể đó sẽ đóng vai trò như đảng Đại hội quốc gia dân tộc Phi (ANC - National African Congress) ở Nam Phi, hoặc như đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD - National League for Democracy) ở Miến Điện. Th.S Nguyễn Tiến Trung Gửi cho BBC từ Sài Gòn (BBC)
  2. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu tại phiên thảo luận Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/2/2016. Hợp lòng dân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và một số Đại biểu Quốc hội đã nặng lời phê bình Chính phủ trì hoãn Dự luật Biểu tình, cũng như làm Luật Báo chí phải dựa vào Hiến pháp chứ không thể đem chỉ thị Bộ Chính trị ra để biện giải. Những phát biểu hợp lòng dân được báo chí ghi nhận trong các phiên thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17 và 18/2/2016. Một lần nữa chính phủ xin hoãn việc trình Dự luật Biểu tình qua Quốc hội với lý do các bộ ngành xung đột ý kiến và Dự luật dù đã được Bộ Công an soạn xong, nhưng chưa thể trình lên Quốc hội theo dự kiến vào tháng 3/2016. Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường không cho biết là việc đình hoãn kéo dài đến lúc nào, khi ông trình bày vấn đề này trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 17/2/2016. Sau khi nghe giải thích của ông Hà Hùng Cường, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phản ứng gay gắt rằng việc Chính phủ xin lùi trình Luật Biểu tình là thiếu nghiêm túc. Ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ rời thế giới quyền lực của Đảng và Nhà nước sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 vào cuối tháng 5 sắp tới. Theo Saigon Times Online, Chủ tịch Quốc hội khẳng định quyền biểu tình là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp qui định. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc nhiều lần xin hoãn việc trình Dự luật. Tờ báo trích lời ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh đề nghị khẩn cấp làm ngay để bảo đảm thực thi quyền công dân theo Hiến pháp, nếu chậm mà hạn chế quyền công dân là trái Hiến pháp. Theo TS Phạm Chí Dũng Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập, một tổ chức xã hội dân sự tự phát, thì Dự luật biểu tình đã bị đình hoãn nhiều lần mặc dù ngay từ năm 2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xác định là cần có Luật Biểu tình để quản lý hoạt động này. Tuy nhiên, Bộ Công an là đơn vị chủ trì soạn thảo đã xin hoãn 2 lần và lần hoãn mới nhất do Bộ Tư pháp trình bày với Quốc hội là lần thứ 3. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng nhận định: “Thực ra vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau chỉ là một lý do rất là bề mặt. Lý do sâu xa thực chất ở Việt Nam có hàng triệu dân oan, hàng trăm ngàn nạn nhân về môi trường. Tất cả những thành phần như vậy họ đều muốn phản ứng đối với nhà nước về những chính sách bất cập và gây hậu quả nghiêm trọng đối với vấn đề sinh kế, mưu sinh và môi trường của họ. Thành thử không có gì ngạc nhiên việc nhà nước rất sợ những thành phần dân oan, nạn nhân môi trường hay gần đây gần đây là tiểu thương biểu tình. Nhưng mà bất chấp việc chưa có Luật Biểu tình thực ra từ mấy năm qua đã diễn ra làn sóng biểu tình liên tục ở Trung Nam Bắc. Năm 2015 vừa rồi đã chính thức hình thành phong trào cứu lấy dân oan ba miền, những người này thường xuyên kéo tới trụ sở văn phòng tiếp dân ở Ngô Thời Nhiệm Hà Nội…” Nhà báo tự do Phạm Thành cư trú ở Hà Nội nói với chúng tôi về điều ông gọi là nỗi lo sợ của chính quyền và việc trì hoãn Luật Biểu tình trong nhiều năm qua. “Người dân hiện nay chán ghét chế độ lắm rồi, cho nên bất kỳ một cánh cửa nào mở ra để cho người dân có chút tự do là người ta sẽ ùa lên, tập trung lực lượng để phản đối chế độ này. Đấy là nỗi hoảng sợ lớn nhất của chính quyền và họ cứ kéo dài mãi chưa cho ra Luật Biểu tình. Tôi nghĩ không chỉ có Luật Biểu tình mà những quyền tự do khác ở Việt Nam cũng thế thôi…” Báo chí Việt Nam không có nhiều thông tin về điều gọi là những ý kiến rất khác nhau của các thành viên Chính phủ, nguyên nhân việc lùi ngày trình Dự luật Biểu tình một lần nữa. Theo báo mạng VnEconomy, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nêu ra vấn đề gây tranh cãi là vấn đề thẩm quyền cho đăng ký biểu tình, có cho người nước ngoài tham gia biểu tình hay không, các biện pháp bảo đảm như thế nào… Biểu tình chống ông Tập Cận Bình tại Sài Gòn hôm 5/11/2015. Báo mạng Một Thế giới trích lời ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh đề cập tới những điều gọi là nhận thức không đúng của Bộ Quốc phòng liên quan tới việc Bộ này chưa muốn có Luật Biểu tình. Theo đó Bộ Quốc phòng cho rằng, chờ khi nào Việt Nam bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội thì mới cho ra Luật Biểu tình, còn bây giờ cứ xây dựng các nghị định để quản lý. Đại biểu Nguyễn Kim Khoa bác bỏ quan điểm của Bộ Quốc cho rằng ra Luật Biểu tình là đổi mới chính trị. Vị Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội nhấn mạnh, Luật Biểu tình là đảm bảo về quyền con người, quyền công dân ghi trong Hiến pháp chứ không phải là đổi mới chính trị. Ông Khoa cũng phản bác quan điểm của Bộ Quốc phòng đề nghị xây dựng Nghị định trước, tổng kết nghị định rồi mới xây dựng luật. Ông Khoa nhấn mạnh, Nghị định 38 về bảo vệ trật tự công cộng, cấm tụ tập đông người ban hành 2005 bây giờ đã trái với Hiến pháp.Tiếp tục làm Nghị định thì càng trái với Hiến pháp, Nghị định 38 trong đó có rất nhiều nội dung hạn chế quyền con người, quyền công dân. Càng chế tài càng phẫn uất Trong thể chế một đảng Cộng sản cai trị toàn dân, Luật Biểu tình dù soạn thảo cách nào cũng phải tuân theo chỉ đạo của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu cương lĩnh Đảng cao hơn Hiến pháp, thật khó lý giải tại sao Chính phủ lại không thể hoàn thành dự thảo Luật Biểu tình dù có toàn quyền nhào nặn nó theo đúng quan điểm Bộ Chính trị. Lý giải vấn đề này, TS Phạm Chí Dũng phát biểu: “Trong nội bộ khi mà có những ý kiến đề nghị cứ cho ra Luật Biểu tình, thì lại có những ý kiến khác phản đối là, thứ nhất những người dân oan, những nạn nhân môi trường nói chung là những người muốn đi biểu tình, kể cả những người bị coi là thế lực thù địch sẽ mượn cớ đó để hợp thức hóa công khai hóa hoạt động của họ. Thứ hai, cho dù Luật Biểu tình có được soạn thảo theo định hướng của Đảng có nghĩa là xiết những thủ tục quan trọng nhất của Luật Biều tình. Thế nhưng cũng không thể cản nổi vì có ai nghe hay không và nếu không nghe thì làm sao để chế tài, dù Luật có thể đưa ra chế tài. Thực tế là có quá nhiều vấn đề bất cập, bất công ở Việt Nam, việc chế tài nạn nhân thì càng làm cho ngọn lửa phẫn uất của người dân tăng thêm thổi bùng lên. Như vậy càng làm cho tình hình rối ren, nghe nói Luật Biểu tình đã soạn tới lần thứ mấy chục rồi cũng như Luật về Hội nhưng mà vẫn chưa quyết định được.” Trong hoàng hôn nhiệm kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có các phát ngôn ấn tượng hết sức mạnh mẽ. Ngày 18/2/2016 Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận Dự án Luật Báo chí, theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu nguyên văn: “Luật không nên đem chỉ thị Bộ Chính trị ra đọc được mà phải làm theo Hiến pháp, Hiến pháp đã qui định quyền dân chủ, trong đó có quyền tự do ngôn luận của nhân dân…” Ông Nguyễn Sinh Hùng đã phát biểu như vậy khi Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nhắc đi nhắc lại nhiều nội dung chỉ thị của Bộ Chính trị, đặc biệt quan điểm không tư nhân hóa báo chí. Vẫn theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng còn nhận xét là Dự thảo luật Báo chí mà bỏ ra ngoài không đề cập tới mạng xã hội, các trang thông tin điện tử. Trong khi trào lưu xã hội là ít mua báo in, sử dụng điện thoại cũng có thể tiếp cận thông tin. Ông Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, dân chủ là làm cho dân mở miệng, nhưng không chỉ nói bằng miệng mà nói bằng báo cũng là quyền của dân. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn, trang thông tin điện tử có phải báo chí hay không? thậm chí cả triệu người đọc một bản tin trên đó, tại sao không quản lý bằng Luật Báo chí. Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son giải thích, Luật Báo chí chỉ quản lý các loại báo chí, còn các loại hình thức khác thì chịu sự quản lý của Nghị định 72. Theo lời Bộ trưởng, nếu đưa trang thông tin điện tử vào Luật thì vô hình chung thừa nhận truyền thông xã hội là báo chí. Nhận định về những vấn đề vừa nêu, nhà báo tự do Phạm Thành từ Hà Nội phát biểu: “Hiện nay báo chí tư nhân mặc dù nhà nước không cho thành lập, nhưng báo chí tư nhân tràn ngập. Thí dụ mỗi một ông chủ facebook, một chủ blog là một tờ báo tư nhân. Trên thực tế những tờ báo đó vẫn hoạt động công khai, tác động dư luận hướng dẫn dư luận cũng làm vai trò thực như báo chí như của bên lề phải quản lý. Thế thì ông Bắc Son không nhìn thấy thực tế đó mà ông ấy cứ tưởng rằng chỉ có báo chí nhà nước mới làm chức năng thông tin, hướng dẫn dư luận, tổ chức quần chúng…trên thực tế bây giờ mấy triệu facebook, hàng chục trang blog cá nhân, nhà nước muốn dẹp cũng không dẹp được…” TS Phạm Chí Dũng trình bày ý kiến của ông về việc bùng nổ Internet và mạng xã hội làm cho chính quyền bối rối và hầu như bó tay trong việc quản lý. Theo lời ông một nửa dân số Việt Nam sử dụng Internet kèm theo sự phát triển nhanh chóng các mạng xã hội. Ông nói: “Từ năm 2013 khi Nghị định 72 ra đời để quản lý các trang thông tin điện tử cho tới nay có thể nói hiệu suất quản lý của Bộ Thông tin Truyền thông là rất thấp, chỉ đóng cửa được một số trang thông tin điện tử liên quan đến báo chí nhà nước. Còn đối với mạng xã hội hay những trang thông tin nhà nước coi là lề trái thì hoàn toàn không thể can thiệp được…tình hình càng vượt ra khỏi tầm kiềm soát khi chứng kiến Đại hội 12 từ Hội nghị Trung ương 10 trở đi, mạng xã hội đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, chẳng hạn trang Ba Sàm nơi hội tụ những luồng tư tưởng trái ngược trong đó để xung đột lẫn chia sẻ với nhau và các phe phái được cho là đã chuyển tài liệu cho trang Ba Sàm đăng… Có lẽ Bộ Thông tin Truyền thông nhận thấy là không thể quản lý được, mà đã không thể quản lý được thì có được vào Luật Báo chí thì cũng vô nghĩa…” Theo tình hình chung người dân Việt Nam sẽ tiếp tục biểu tình bất chấp Nghị định 38 và khi chưa có Luật Biểu tình. Còn Luật Báo chí dù có ra đời thì rõ ràng là chỉ để quản lý truyền thông báo chí nhà nước, vì quan điểm của Bộ Chính trị là không chấp nhận báo chí tư nhân. Còn người dân thì tự xoay sở với quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận qua mạng xã hội như facebook, blog và chấp nhận mọi rủ ro có thể xảy đến. Nam Nguyên (RFA)
  3. Cát Linh, phóng viên RFA 2016-02-21 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Thương Linh, một tiếng hát trẻ, trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, nhưng chất giọng mạnh đầy nội lực cùng tính cách luôn đi tìm cái mới đã ghi dấu thành công của cô trong thể loại nhạc jazz và blues. Courtesy of viendongdaily.com Thương Linh, một tiếng hát trẻ, trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề, nhưng chất giọng mạnh đầy nội lực cùng tính cách luôn đi tìm cái mới đã ghi dấu thành công của cô trong thể loại nhạc jazz và blues. Đặc biệt khi cô thể hiện những ca khúc nhạc xưa với cách hoà âm hoàn toàn mới. “Chiều vàng vương gót mỏi ta dừng chân phiêu du Lặng nghe sóng gọi ngọt ngào Hàng dừa nghiêng bóng ru nhau thầm thì lời âu yếm Dìu nhẹ đôi cánh mềm rã rời Đàn chim bé nhỏ ngập ngừng Nhẹ hương gió đưa về khoảng trời cũ…” (Kiếp dã tràng - Từ Công Phụng) Đó là Thương Linh, người đi vào nghiệp hát bằng những bài hát ru của cha thuở nhỏ. “Nếu mà nói người nào đưa em vô cái nghiệp này thì em nghĩ chắc là ba em. Vì ba em ru con từ bé. Ba em 20 năm tù, không còn đi làm được. Mẹ đi làm ăn, ba ở nhà chăm con. Lúc bé ba hay ru em ngủ, rồi ba nói là mai mốt con lớn lên con ru mấy đứa em của con ngủ. Em cũng nghĩ đó là chức trách của mình, nên nghêu ngao hát vu vơ. Riết dần rồi trở thành một người rèn luyện giọng hát từ bao giờ không biết.” “Em cũng không rõ, nhiều cái em cũng không suy nghĩ là có phải mình đi theo con tim của mình có đúng không? Nhưng em vẫn vui. Cho dù em không có điều gì đi nữa em vẫn vui vì em đang làm được điều em thích và không hối hận về điều đó.” Thương Linh không phải là cái tên xa lạ trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc ở Nam California. Nhất là sự táo bạo trong cách biến hoá những ca khúc nổi tiếng đã từng ghi dấu tên của nhiều thế hệ ca sĩ đàn anh đàn chị. Nghệ sĩ là những người luôn khao khát đi tìm cái mới, luôn mong mỏi tạo nên những luồng gió mang phong cách của chính mình. Để làm được điều đó, bên cạnh tài năng, ngọn lửa đam mê luôn bùng cháy, họ còn phải có sự can đảm để bước ra khỏi một thói quen hoặc một khuôn khổ đã được đút kết từ rất lâu. Có thể nói ví von điều này giống như một khuôn nhạc. Trong khuôn nhạc 5 dòng kẻ mà chỉ với bảy nốt nhạc cơ bản nằm gọn trong ấy thì bản nhạc sẽ khó mà bay xa được. Và Thương Linh, cô ca sĩ tự nhận mình bước vào nghiệp ca hát như bước vào một vòng quay, quay mãi quay mãi, và cô không thể bước ra được nữa. Cô gái trẻ chọn dòng nhạc jazz, blues không phải với mục đích khẳng định tên tuổi, mà cô muốn mang đến những điều mới lạ cho khán thính giả của mình. “Em rất mong giới thưởng ngoạn, giới nghe nhạc được nghe một gì đó khác hơn dòng nhạc truyền thống. Em không phải đang chê nhạc Việt Nam. Em yêu nhạc Việt Nam. Nhạc nào chạm được mình sẽ là một bài hát hay. Nhưng điều em đang nói là mình quá ít người để phấn đấu cho một đam mê hoặc một cái gì họ yêu thích. Đây chỉ là một đam mê của em, là cô bé này sống từ bé đến lớn ở Mỹ. Ở bên Kentucky thì em bị ảnh hưởng bởi nhạc bởi nhạc blues, nhạc country. Khi kết hợp những cảm xúc, luyến láy, nhấn nhá đó vào nhạc Việt Nam thì làm cho nhạc Việt Nam có một màu sắc lạ.” Ca Sĩ Thương Linh và Nhạc Sĩ Hoàng Công Luận. “Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím Nghe gió êm qua trái tim từng hoàng hôn Anh chỉ muốn duyên tình hai chúng ta Như ánh sao cao vút cao xa trần gian….” (Chân trời tím) “Một bài rất nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, bài Chân trời tím. Hồi xưa đến giờ ai cũng hát bài Chân trời tím theo phong cách truyền thống của người nhạc sĩ viết và theo hoà âm của người đầu tiên khai sinh ra nó thôi. Mà sau đó những người khác không khai sinh ra nữa, họ không cộng thêm những gì của cá nhân họ vào nữa. Còn bây giờ nếu mình bỏ bài Chân trời tím ra, người hoà âm kế tiếp phải thổi một làn gió vào đó, đến em thì em lại thổi thêm làn gió của em thì nó sẽ biến thành một món ăn mới, lạ, và ngon.” Nếu nói về thầy đầu tiên dẫn dắt Thương Linh vào thế jazz và blues là nhạc sĩ Ngô Minh Trí, thì nói đến sự đột phá trong việc hoà âm, người thổi làn gió mới mà Thương Linh nói đến là nhạc sĩ Nam Nguyễn và nhạc sĩ Hoàng Công Luận. Không chỉ hiểu nhau, đọc được nhau trong nghệ thuật mà họ còn gắn bó với nhau từ những ngày đầu. “Những người này là những người gắn bó với em trong bao nhiêu năm qua, nên họ hiểu được bản chất của em, hiểu được màu sắc của em, hiểu được giọng của em sẽ tới đâu và xuống được đến đâu, đẹp ở khúc nào và sáng ở khúc nào, tối ở khúc nào.” Thương Linh nhìn nhận rằng cách mà cô trình bày một ca khúc phải bắt đầu đi từ lời nhạc trước. Nhưng lời đẹp cũng chưa hẳn là đủ. Với Thương Linh, từng ca từ phải chạm vào được trái tim của cô, cô càng hiểu ý và lời của một khúc bao nhiêu thì cảm xúc cô đưa vào bài hát càng nồng nàn và chân thật bấy nhiêu. Người nghệ sĩ trẻ này rất khắt khe với con đường nghệ thuật của chính mình. Đối với cô, đôi khi chỉ cần một khoảng lặng, hoặc một tiếng động nhỏ “nghe” được từ trong ca từ của bài hát cũng có thể làm cho người ca sĩ sáng tạo ra một linh hồn riêng của mình cho bài hát ấy. “Một bài hát em hát, em rất kỹ lưỡng, em phải làm việc với người nhạc sĩ sáng tác. Cho dù người nhạc sĩ đó đã mất rồi em cũng tìm hiểu rất sâu tại sao bài hát đó lại ra đời, chuyện gì xảy ra trong thời gian đó, chuyện gì có thể thôi thúc người nhạc sĩ viết được những ca từ và nhạc điệu như vậy. Mình phải nắm rõ từng ly từng bước một, cộng thêm mình phải bỏ chính bản thân mình vào bài hát đó để tạo ra nó là mình.” “Ví dụ người nhạc sĩ đưa cho em 1 bài nhạc hoàn toàn mới, em phải nghe nhạc, rồi em phải đọc, đọc lời trên 1 tờ giấy, chứ không phải là nghe thôi. Em phải tìm hiểu, phải ngồi xuống tìm hiểu, như ngồi xuống nói chuyện với bố Từ (Trần Dạ Từ), nghe bố nói lại khoảng thời gian đó chuyện gì xảy ra, tại sao bố sáng tác ra bài hát này? Trong hoàn cảnh nào? Tâm tư nào? Muốn mình diễn đạt sao sao? Nhấn ở đâu? Nhá ở đâu? Thả ở đâu?...” Thương Linh là một ca sĩ trẻ, rất trẻ. Cô không có sợi dây ký ức với chiến tranh như những thế hệ ca sĩ đi trước, nhưng, cô miên man cùng với một Sài Gòn blues thuở ngập tràn khói lửa chiến tranh nhưng cũng đầy khát vọng tuổi trẻ của Trần Dạ Từ, một thế hệ văn nghệ sĩ gánh chịu nhiều mất mát sau 1975. “Thành phố oan trái Ngọn lửa đó cháy mãi Thời trẻ trung rồ dại của ta Thành phố yêu ma Còn nhớ ta Con thiêu thân rụng cánh đêm nào Chút hơi tàn vẫn không ngừng kêu người…” (Saigon Blues - Trần Dạ Từ) “Sài Gòn Blues nói về một khoảng thời gian những người trẻ nằm trong tù nhìn lại khoảng thời gian đó, thì hỡi ơi, đất nước... mình không thay đổi được cục diện. Cảm giác đó thế nào? Mình chỉ muốn thét gào lên, chỉ muốn la toáng lên, bực tức điên loạn lên.” Tiếng hát Thương Linh rồi sẽ còn ‘bay’ xa nữa, vì niềm đam mê, sự sáng tạo, và nhất là tình yêu dành cho jazz và blues của cô luôn cháy bỏng trên con đường nghệ thuật.
  4. Cờ ủng hộ độc lập trên ban công ở Girona, Tây Ban Nha (Ảnh: Alex Caparros/Getty) Ở những thời điểm khác nhau, những khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ và chính trị khiến người dân ở một nơi nào đó muốn đứng độc lập tách khỏi các chính quyền đang cai trị. Mới đây nhất, giới lãnh đạo Catalonia muốn ly khai khỏi Tây Ban Nha, và năm 2014 Scotland tổ chức trưng cầu dân ý để độc lập khỏi Anh. Tự do về chính trị không phải luôn là mục tiêu và phong trào này không phải luôn thành công. Nhưng bất luận thay đổi thế nào thì người dân thường có niềm tự hào văn hoá rõ ràng hoặc thấy sự tách biệt về địa dư làm họ tách biệt. Chúng tôi nói chuyện với một số người dân để xem việc này tác động thế nào tới cuộc sống hàng ngày và đối với tương lai. Vùng Catalonia, Tây Ban Nha Là vùng tự trị, Catalonia đã bầu ra người lãnh đạo ủng hộ ly khai vào tháng 9/2015 và người này đã nguyện ly khai trong vòng 18 tháng. Năm tới sẽ là một trận chiến đối với phong trào đòi độc lập mới nảy mầm. Đối với những người sống ở vùng Đông Bắc Tây Ban Nha này thì thái độ rất khác nhau. “Quan điểm của tôi dù sống ở đâu tôi theo nhân dân ở đó,” Elina Nykaenen nói, cô là người Phần Lan và là đại diện trang mạng InterNations ở Barcelona. “Tôi nghĩ rằng nhân dân có quyền lực và việc họ thể hiện quyền và nắm quyền, nếu cần thiết, là đúng.” Cờ Tây Ban Nha (trái) và Catalan (phải) bên cạnh trụ sở chính quyền địa phương Catalan(Credit: Gerard Julien/AFP/Getty) Những người khác thì do dự hơn trong việc ủng hộ vì nó đặt ra các câu hỏi là liệu nhà nước mới này có thuộc EU không và điều đó ảnh hưởng thế nào đến điều kiện làm việc. Paul Conde, người Mexico City và cũng là đại diện trang mạng InterNations, nói rằng các doanh nghiệp đã rời khỏi Barcelona khi thấy trước sự thay đổi có thể xảy ra. “Có rất nhiều sự tranh cãi về việc độc lập và tự quyết định,” ông nói. “Nhưng còn hậu quả thì thế nào, thí dụ như ra khi khỏi khu vực đồng Euro? Và những nguồn lực cần thiết để hình thành một quốc gia mới, từ đồng tiền cho tới thời gian cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó?” Cho dù có bất chắc nhưng thủ đô của Catalonia, Barcelona, vẫn là nơi ở ngày càng được người ta ưa tới sống. Người nước ngoài đã mua rất nhiều bất động sản làm đội giá lên cao, nhưng người dân vẫn nói giá là vừa phải so với nơi khác ở châu Âu. Do làn sóng nhập cư nên việc hiểu dân địa phương có khó hơn. “Nhiều người thấy khó chịu vì người nước ngoài ở đây,” Nykaenen nói. “Rất khó để gần gũi với người Catalan hoặc được họ chấp nhận.” Nói vậy thôi chứ việc học tiếng và văn hoá Catalan cũng lâu công lắm. Gracia, 4 Km về phía Tây Bắc khu trung tâm, là vùng được người nước ngoài ưa thích. “Nơi này phù hợp với cuộc sống gia đình vì có rất nhiều quảng trường để con cái, bố mẹ, ông bà và hàng xóm láng giềng tụ tập vào buổi chiều,” Nykaenen nói. “Đó cũng là nơi phóng túng nhất của thành phố với yoga, nghệ thuật và một thái độ cởi mở hơn với kiểu sống khác.” Vila Olimpica và Poble Nou, 4 km về phía Đông, là nơi lựa chọn của những người muốn sống gần biển. Scotland, Anh quốc Dân thành phố Glasgow đang đợi bầu tại cuộc trưng cầu dân ý cho nền độc lập của Scotland (Ảnh: Jeff J Mitchell/Getty) Tháng 9/2014, cuộc trưng cầu dân ý quốc gia nêu câu hỏi cho người Scotland “Scotland có nên thành một nước độc lập không?” Gần 45% nói có, và 55% muốn ở lại với Vương Quốc Anh. Ngay cả những người dân trả lời “không” với câu hỏi của trưng cầu dân ý vì lý do kinh tế thì họ vẫn có ý thức mạnh mẽ về độc lập văn hoá. “Người dân Scotland rất tự hào về văn hoá và di sản riêng biệt và được thể hiện theo nhiều cách thức tinh tế,” Mark Ware, đại diện trang mạng InterNations ở Edinburgh, nói. “Truyền thống địa phương, món ăn và văn hoá, tất cả được tôn vinh, và người dân rất tự hào về các ngôi sao thể thao và những người khác đã làm cho Scotland có danh tiếng trên trường quốc tế.” Mặc dù người dân Edinburgh, thủ phủ của Scotland, vô cùng lịch sự, Ware nói rằng họ có thể chút ít khó gần đối với người nước ngoài, và kín kẽ hơn là dân ở Glasgow, thành phố lớn nhất của Scotland. Ware sống ở Morningside, cách Edinburgh 30 dặm về hướng tây nam. “Khu trung tâm có đầy đủ các dịch vụ, có các cửa hàng sang trọng với sản phẩm đặc biệt và dịch vụ thường nhật,” ông nói. “Các vùng lân cận thì tĩnh mịch về đêm và cũng gần trung tâm thành phố.” Khu Stockbridge, 1,3 dặm về phía tây bắc trung tâm; khu Bruntsfield, 2 dặm về phía Tây Nam; và khu Marchmont với các tòa nhà đá hồng thời Victoria 1,5 dặm về phía Nam đều là những khu ưa thích. Đảo Greenland, Đan Mạch Fiona Niviaq Berthelsen giúp mẹ bỏ phiếu bầu hộ mẹ tại cuộc trưng cầu dân ý tự quản ở vùng Nuuk, Greenland (Ảnh: Ulrik Bang/AFP/Getty) Rất giống như Scotland là một nước trong Vương Quốc Anh, Greenland là một nước tự trị thuộc Vương Quốc Đan Mạch. Mặc dù đảo này có người ở từ thời tiền sử, người Na Uy và Băng Đảo đã lập khu định cư ở đây từ năm 986 Sau Công nguyên, và nó trở thành thuộc địa của Đan Mạch từ năm 1814. Năm 2008 người Greenland đã bỏ phiếu thành công cho quyền tự trị nhiều hơn và nay kiểm soát hoàn toàn hệ thống pháp luật, sử dụng khoáng sản, hàng không và công an. Đan Mạch vẫn còn kiểm soát chính sách đối ngoại và quốc phòng, và vì dân số ít nên mối liên kết với Đan Mạch khó mà dứt bỏ. “Tất nhiên rằng tôi muốn chúng tôi độc lập càng nhiều càng tốt,” Janus Chemnitz Kleist người gốc ở Nuuk và là hướng dẫn viên du lịch nói. “Nhưng trên thực tế là rất khó vì ở Greenland chúng tôi có ít người và hệ thống phúc lợi xã hội của chúng tôi phụ thuộc nhiều vào đồng tiền Đan Mạch và người Đan Mạch làm việc ở đây.” Người Greenland tiếp tục nói về độc lập hoàn toàn, và rằng họ vẫn sẽ luôn giữ quan hệ khăng khít với Đan Mạch. Phần lớn người dân ở đây nói tiếng Đan Mạch và tiếng Anh mặc dù tiếng địa phương Kalaallisut vẫn là ngôn ngữ chính thống từ 2009. Quang cảnh làng Ilulissat (Ảnh: Joe Raedle/Getty) Nhưng đất nước này có sự khác biệt lớn về văn hoá, một phần là vì dân cư sống tập trung. “Mọi người đều biết nhau, ngay cả ở Nuuk là thành phố lớn nhất của Greenland,” Line Ehlig, người Đan Mạch và đã từng sống ở Nuuk, nói. “Tất cả người dân, người Greenland, Đan Mạch cũng như dân tộc khác, sống chung với nhau trong một cộng đồng lớn. Phần lớn những người ở Đan Mạch thậm chí không dễ chịu và cởi mở so với rất nhiều dân Greenland. Một phần ba của số 60.000 dân sống ở Nuuk, là thủ đô và thành phố lớn nhất Greenland. Người Đan Mạch tiếp tục chuyển đến đây vì lương cao và cơ hội có việc làm về ngành dầu mỏ và nông nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp là ở quận trung tâm Centrum của Nuuk nhưng tuyến xe buýt đi tới tất cả các quận chính. Quận Qinngorput, cách 3 km về phía Đông là nơi được ưa thích vì dân có độ tuổi trẻ và có con ở tuổi đi học. Quebec, Canada Nhà thờ Notre-Dame ở Montreal (Ảnh: Geoff Robins/AFP/Getty) Tỉnh Quebec của Canada chỉ thiếu một ít phiếu để thành quốc gia có chủ quyền vào năm 1995 khi cử tri đi bầu đạt con số kỷ lục để tranh đấu cho vấn đề này. Mặc dù số phiếu “không” thắng với tỷ số 50,58%, Quebec vẫn là một vùng rất độc lập về cả văn hoá lẫn chính trị. Trong khi phần còn lại của Canada là một “quốc gia của người nhập cư” với người nước ngoài từ tứ xứ thì Quebec là khá khác biệt vì gốc Pháp của nó. “Tiếng Pháp và hệ thống văn hoá- lối sống- giáo dục tại đây là độc đáo đối với Canada, do vậy nó làm cho tỉnh này có nét khác về văn hoá mà ta không thấy có ở nơi khác của Canada,” Christian Scott, người Guadalajara, Mexico và nay làm việc ở Montreal cho một công ty du lịch mới khởi sự Your Local Cousin với nhiệm vụ gắn kết du khách với người dân cho biết. Việc đề cao tiếng Pháp rất được chú trọng; theo luật thì các biển hiệu phải ghi bằng ngôn ngữ chính thức. Tuy nhiên ở Montreal, thành phố lớn nhất của Quebec, ta dễ dàng hỏi đường bằng tiếng Anh, và tiếng Anh thường được nghe thấy ở nhiều trường đại học và Old Port là khu đông khác du lịch. Ý thức mạnh mẽ về độc lập của Quebec dẫn đến một vài lợi thế khác. “Người Quebec mạnh mẽ và tự do trong tư tưởng,” Susanna Oreskovic, thuộc hãng Your Local Cousin, nói. “Điều này tạo điều kiện cho văn hoá và nghệ thuật phát triển. Ở Montreal có nhiều nghệ sĩ tính theo đầu người hơn bất cứ nơi nào khác của Canada.” Các con tàu lớn đi vào Cảng Cũ ở Montreal Tall ships enter the Old Port of Montreal (Ảnh: Michel Viatteau/AFP/Getty) Người dân muốn trải nghiệm nét sáng tạo của thành phố thì nên tới khu Plateau, 4 km về phía tây bắc của trung tâm, ở đó số mật độ nghệ sĩ đông gấp 10 lần so với các khu khác ở Canada. Rosemont–La Petite-Patrie ở 10 km về phía bắc trung tâm cũng là một thị trấn nói tiếng Pháp được ưa thích. Giá cả ở đây phải chăng so với khu sang trọng Mile End là khu nói tiếng Anh, nhưng có nhiều nhà hàng và cửa hiệu tốt. Notre-Dame-de-Grâce là một khu chủ yếu nói tiếng Anh khác, khoảng 10 Km về phía Tây của trung tâm, được các chuyên gia trẻ và người nhập cư nói tiếng Anh khắp nơi trên thế giới mến mộ. Đài Loan Đội quân danh dự chuẩn bị kéo cờ Đài Loan gần tòa tưởng niệm Tưởng Giới Thạch (Ảnh: Ulet Ifansasti/Getty) Tháng Một, Đảng Dân Chủ Tiến Bộ (Dân tiến) đã thắng cuộc tranh cử tổng thống ở Đài Loan, một lần nữa vấn đề độc lập với Trung Quốc của nhà nước chủ quyền này lại được chú ý. Do sự nhạy cảm của chính trị nên phần lớn người dân im lặng đối với chủ đề này, nhưng số người dân coi mình thuộc chủng tộc Đài Loan chứ không phải là người Trung Quốc tăng dần và họ có thể gây áp lực. Ở thủ đô Đài Bắc của Đài Loan là nơi dễ dàng nói về chính trị, chủ đề độc lập hoặc các chủ đề khác. “Trong quá trình bầu cử có các cuộc tụ họp đông đảo trên đường phố, biểu ngữ và cờ quốc gia treo khắp nơi,” ông Jason Warren, người Mỹ đang sống ở Đài Bắc, nói. “Tôi đã gặp một số tài xế taxi muốn nói về sức mạnh lớn lao của Mỹ, về Mỹ cần làm hơn nữa, và về Đài Loan và Mỹ cùng thích dân chủ, và chúng tôi đã tranh luận.” Một con phố ở Đài Bắc. (Ảnh: Philippe Lopez/AFP/Getty) Ngoài chính trị, dân Đài Loan thích sự phong phú về ẩm thực, có hàng nghìn món ăn gồm cả các món ăn của khắp thế giới. Warren sống ở quận trung tâm của Da’An, 3 km về phía tây của trung tâm, nên ông dễ đi bộ dạo quanh thành phố, hoặc dùng hệ thống giao thông công cộng. Những người muốn sống gần các cửa tiệm hoặc quán ăn thì nên tới khu gần trường Đại Học Quốc Gia Đài Loan, 5 Km về phía tây nam trung tâm, và khu Trung Hiếu Đôn Hoa, 2 km về phía đông trung tâm thành phố nơi có nhiều cửa hàng khá đẹp. Kindey Galloway (BBC)
  5. Phải chăng bạn đang sở hữu những đường vân phát tài? Xòe bàn tay ra và quan sát, nói không chừng tiền tài đang tới gần rồi đó!1. Vân ba gạch Trên ngón tay trỏ có các đường ngang gọi là vân đốt ngón tay. Người nào có ba vân đốt ngón tay thì cả đời sẽ không thiếu tiền, những may mắn thường đến một cách bất ngờ. Ví dụ, người con trai có thể cưới được người vợ có rất nhiều tiền vv…2. Vân mắt phượng Đường vân của đốt tay đầu tiên trên ngón cái tạo thành một vòng tròn gọi là vân mắt phượng. Những người này sẽ tìm được người vợ tốt hay người chồng tốt. Vì vậy, có thể cả đời được sống trong no ấm, không phải lo lắng áo cơm gạo tiền.3. Vân tiền tài Tại phần phía dưới của ngón út và ngón đeo nhẫn có những đường xọc nhở hởi nghiêng song song chính là vân tiền tài.Người có bên vân này thì thường xuyên có được những khoản tiền lớn ngoài luồng, như là tiền thưởng trong công việc, hay dành được những giải thưởng bất ngờ, vv…4. Đường quản lí tài sản Phía trên đường tình cảm có một đường vân chạy song song gọi là đường quản lí tài sản.Những người có đường chỉ tay này thường được ông chủ hay cấp trên giao cho trách nhiệm quản lí tài sản.Thường là làm kế toán hay thủ quỹ cho những công ty lớn.Những người này giúp đỡ người khác quản lí tiền bạc, là công việc rất quan trọng nên đương nhiên họ cũng được hậu đãi rất hậu hĩnh, vì thế không lo thiếu tiền dùng.Hoàng Sâm dịch từ cmoney.tw(Tinh Hoa)
  6. Phong trào tự ứng cử đại biểu quốc hội đang diễn ra rất sôi nổi. Đã có hàng chục người, thuộc nhiều thành phần khác nhau, tuyên bố ra ứng cử. Từ luật sư, nhà báo, tiến sĩ, kĩ sư cho đến doanh nhân, tài xế taxi, mục sư và cả diễn viên hài, v.v. Sau khi đọc qua các tuyên bố ứng cử hay đơn ứng cử của những ứng viên, tôi nhận thấy phần đông họ còn ngộ nhận về vai trò của quốc hội cũng như của một đại biểu quốc hội. Với mong muốn phong trào dân chủ ngày càng lớn mạnh, tôi xin được đóng góp một số ý kiến để các ứng viên có một cái nhìn rõ ràng hơn về bản chất của quốc hội cũng như những việc mà một đại biểu quốc hội có thể làm nhằm hoàn thiện chương trình hành động của mình. Trước hết, những ứng viên đại biểu quốc hội phải biết rằng quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất trong nhà nước, nên không làm gì có cái gọi là “tam quyền phân lập”, hiểu theo nghĩa lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập và kiểm soát lẫn nhau. Cụm từ “tam quyền phân lập” chỉ là cách dịch sai của cụm từ “separation of powers”, nghĩa là sự phân chia quyền lực, nhưng theo thời gian nó đã trở thành câu cửa miệng của những người dân chủ. Quốc hội là do toàn dân bầu ra, là sự thể hiện cho quyền làm chủ của nhân dân, có quyền cao nhất là quyền ban hành cũng như sửa đổi hiến pháp và luật pháp. Chính phủ (hành pháp) chỉ là cơ quan giúp việc cho quốc hội, thay mặt quốc hội điều hành đất nước hàng ngày dựa trên luật pháp do quốc hội ban hành và chịu sự giám sát của quốc hội. Chỉ có tư pháp là cơ quan duy nhất được độc lập để đảm bảo mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Thẩm phán chỉ bị ràng buộc bởi hai điều duy nhất khi xử án là luật pháp và lương tâm nghề nghiệp. Từ nhận định trên, chúng ta thấy quốc hội và tòa án là hai cơ quan đáng bị lên án nhất tại Việt Nam, là một sự xúc phạm đối với nhân dân Việt Nam và là kết quả của sự cướp chính quyền từ tay nhân dân của Đảng Cộng Sản. Cuộc bầu cử quốc hội chỉ là một trò hề xấc xược dưới thể thức “đảng cử, dân bầu”, những ai được quyền ra ứng cử và thắng cử đều do Đảng Cộng Sản quyết định từ trước. Đại đa số các đại biểu chỉ là những con rối, vào quốc hội chỉ để tiếp tay hợp thức hóa vai trò của Đảng Cộng Sản và để ngủ! Ngay cả một đảng viên cộng sản cũng phải thốt lên rằng “quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng”. Vì thế, trên nguyên tắc, chúng ta phải tẩy chay mọi cuộc bầu cử cũng như mọi quốc hội cho đến khi nào Đảng Cộng Sản tôn trọng quyền tự do ứng cử và bầu cử của nhân dân. Nhưng đó là về nguyên tắc. Còn trong thực tế, sẽ rất có lợi cho phong trào dân chủ nếu như chúng ta cài được những người vào trong quốc hội để nói lên những tiếng nói dân chủ trên diễn đàn quốc hội và lên tiếng bênh vực những người dân bị chính quyền xâm phạm quyền lợi, thu thập những thông tin, tài liệu của quốc hội, nắm bắt những suy nghĩ của các đại biểu và cung cấp cho phe dân chủ. Đó là gần như tất cả những gì mà một đại biểu quốc hội thuộc phe dân chủ có thể làm. Nếu hiểu như vậy thì những người tự ứng cử không nên làm ồn ào gây tiếng vang vì như thế sẽ làm giảm khả năng thắng cử. Hi vọng những người đang có ý định ra ứng cử sẽ vận động một cách kín đáo hơn, ít nhất là cho đến khi được vào danh sách bầu cử. Cũng không nên coi việc được trở thành đại biểu quốc hội trong chế độ cộng sản là một điều gì đó đáng hãnh diện vì các ứng viên bị buộc phải tuân theo quy định ứng cử chà đạp lên dân chủ của Đảng Cộng Sản và phải nói dối với lòng mình, phải thể hiện sự ủng hộ hoặc ít nhất là không chống lại Đảng Cộng Sản để được vào danh sách bầu cử. Vì vậy, để cân bằng giữa nguyên tắc và nhu cầu thực tiễn, tại những đơn vị bầu cử có ứng viên thuộc phe dân chủ thì chúng ta sẽ vận động người dân bầu cho ứng viên đó, còn tại những đơn vị chỉ có những ứng viên của Đảng Cộng Sản hoặc dân chủ cuội thì chúng ta sẽ vận động người dân ở đó không đi bầu, nếu bị bắt buộc phải đi thì ta sẽ gạch bỏ toàn bộ tên các ứng viên trên lá phiếu. Tiếp theo là những việc mà một đại biểu quốc hội có thể làm. Như đã nói ở trên, một đại biểu của phe dân chủ dưới chế độ cộng sản chỉ có thể phát biểu một cách có lợi cho dân chủ, thăm hỏi và động viên các nạn nhân của thiên tai hay của chế độ, cung cấp thông tin cho phe dân chủ (với điều kiện các đại biểu này không bị tha hóa khi giành được vai trò đại diện). Vì thế, các ứng viên không nên hứa hẹn những điều vượt quá khả năng của mình. Cũng không nên lẫn lộn vai trò của đại biểu quốc hội với thủ tướng và bộ trưởng. Có những ứng viên hứa hẹn về những điều không thuộc trách nhiệm của một đại biểu quốc hội mà thuộc về thủ tướng và các bộ trưởng như cải cách bộ máy hành chính, thực hiện chính sách đối ngoại, hiện đại hóa quân đội, phát triển y tế và giáo dục, giảm tai nạn giao thông và kẹt xe v.v. Công việc của một đại biểu quốc hội trong chế độ dân chủ là thảo luận và biểu quyết các dự luật do chính phủ hoặc các đại biểu khác trình lên quốc hội, đề nghị quốc hội xem xét và biểu quyết các dự luật do mình soạn thảo với điều kiện phải có ít nhất vài chục đại biểu ủng hộ, biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của quốc hội, giám sát hoạt động của chính phủ, thăm hỏi và lắng nghe nguyện vọng của cử tri. Sở dĩ các ứng cử viên đại biểu quốc hội ở các nước dân chủ có thể hứa những điều như chống tham nhũng, giảm ô nhiễm môi trường, tăng ngân sách giáo dục, giảm thuế v.v. là vì họ đại diện cho đảng của mình để ra tranh cử, những gì họ hứa hẹn đều nằm trong dự án chính trị hay cương lĩnh của đảng và người dân bầu cho họ cũng là bầu cho đảng của họ. Nếu đảng của họ được đa số trong quốc hội thì sẽ có quyền lập chính phủ và thực hiện những gì họ đã ghi trong dự án chính trị hay cương lĩnh. Trong khi đó, những người tự ứng cử ở nước ta chỉ là những cá nhân không có tổ chức, nếu may mắn được vào quốc hội thì cũng chỉ là thiểu số của thiểu số, thì không có lí do gì để hứa hẹn với dân chúng những điều mình không có khả năng thực hiện. Thứ ba, để trở thành một đại biểu quốc hội và làm tốt vai trò của mình thì cần phải có những yếu tố gì? Yếu tố quan trọng nhất là phải có lòng yêu nước bởi vì một người yêu nước cũng là một người lương thiện và không tham nhũng. Không có gì tai hại với một quốc gia hơn tham nhũng. Yếu tố quan trọng thứ hai là phải thuộc một tổ chức có dự án chính trị bởi vì nếu không có dự án chính trị thì sẽ không biết phải làm gì để phát triển đất nước và nâng cao mức sống của người dân, nếu không có tổ chức thì không thể thực hiện được những gì đã hứa khi tranh cử. Yếu tố quan trọng thứ ba là phải biết cứu cánh của chính trị là sự tự do và sung túc của nhân dân chứ không phải là quyền lực hay danh lợi. Một đại biểu quốc hội như vậy sẽ có lòng can đảm để biểu quyết vì lợi ích lâu dài của quốc gia cho dù trong nhất thời có thể mâu thuẫn với những đòi hỏi vì lợi ích ngắn hạn của cử tri. Nếu không có ba yếu tố trên thì những yếu tố khác như nổi tiếng, đã từng ở tù, có bằng cấp cao hay ngoại hình ưa nhìn v.v. đều là vô nghĩa. Những người tham gia phong trào tự ứng cử là những người rất đáng quý vì có lòng quan tâm đến đất nước. Một trong những lí do chính mà những người tự ứng cử đưa ra để giải thích cho quyết định tham gia ứng cử là muốn chứng minh rằng quyền ứng cử và bầu cử được ghi trong hiến pháp chỉ là quyền hão. Tuy nhiên, trong quá trình vận động tranh cử, dần dần chúng ta sẽ nhận ra tầm quan trọng bắt buộc phải có của một dự án chính trị và một tổ chức chính trị. Khi đó, những người tự ứng cử sẽ không còn là những cá nhân đơn lẻ nữa mà sẽ tham gia vào một tổ chức có dự án chính trị để cùng nhau biến những quyền tự do dân chủ từ quyền hão trở thành quyền thực. Hồng Việt (Thông luận)
  7. Vài ngày gần đây, VA có dịp bàn luận về các nhân vật mà chúng ta đang trông đợi. Tuy nhiên việc công khai danh tính của các ứng cử viên tổng thống trong giai đoạn hiện nay là chưa thích hợp, mặc dù thể theo những đề cử của các tình yêu, rõ ràng có rất nhiều cá nhân nổi trội. Theo giả thuyết có nhiều cá nhân muốn ứng cử, nhưng không dám công khai nhất là các bác đang thường trú trong nước. Khi nào cuộc bầu cử ứng cử tự do khởi điếm, VA sẽ bật mí danh tính nhân vật có nhiều triển vọng. 1. Lãnh tụ hay lãnh đạo Tâm lý của chúng ta là đang khát khao chờ đợi một lãnh tụ xuất chúng nhưng, một bài viết đã đăng trên TTXVA, tác giả can ngăn Đừng chờ Minh Chủ! Những quan điểm thể hiện “sự sụp đổ niềm tin”, “khủng hoảng lãnh tụ”… đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông đại chúng là biểu hiện khá chính xác về nhu cầu khát khao NIỀM HI VỌNG MỚI, NHÂN TỐ MỚI với những thay đổi mang tính đột phá có thể đưa đất nước Việt Nam thoát khỏi vũng lầy khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng niềm tin chính trị về sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Một cá nhân là lãnh tụ thường gắn kết với định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành động cách mạng. Vì mang tính định hướng cá nhân thường bao hàm tư tưởng độc tài có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến bộ xã hội. Trong lịch sử thế giới cận đại, các nhà lãnh tụ thường tìm cách kiểm soát tất cả các mặt hoạt động của xã hội, bao gồm niềm tin cá nhân và đạo đức chính trị như nhà độc tài Adolf Hitler của Đức Quốc xã, lãnh tụ tư tưởng Mao Trạch Đông của Trung Quốc, hay lãnh tụ dân tộc Stalin của Liên bang Xô viết. Vì mang tính cá nhân và độc tài, các nhà lãnh tụ thường thúc đẩy cách mạng bạo lực để thành lập đế chế quyền lực độc tài, độc đảng, hay toàn trị liên quan trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho lực lượng dân số có tư tưởng đối lập. Một cá nhân là lãnh đạo, ngược lại với đặc điểm độc tài của lãnh tụ, phải kết hợp được những nhân tố tích cực và ảnh hưởng xã hội nhằm đạt mục tiêu chung. Người lãnh đạo có thể có hoặc không có quyền lực đặc biệt nhưng yêu cầu xã hội cao về chức năng, ứng xử, tầm nhìn và giá trị, uy tín và tri thức. Trong một xã hội văn minh, quyền lực chức vụ ngày càng bị giới hạn để hạn chế tiêu cực phát sinh, và người lãnh đạo càng phải thực hiện chức năng phục vụ mục tiêu chung của xã hội dân sự. Nếu xem xét về các thể chế chính trị, các nước xã hội dân chủ mang tính kiến trúc hạ tầng, tức là cấu trúc chính trị phải thõa mãn chủ nghĩa cá nhân, thị trường tự do, chính kiến khác biệt là điều kiện tiên quyết. Trong đó các nhà lãnh đạo chính phủ, ngoài những năng lực cần có ở nhà lãnh đạo tài năng, thì chỉ cần chấp hành tốt “các khế ước xã hội” do quần chúng nhân dân phúc quyết theo nguyện vọng tự do mà không cần thiết phải là một vĩ nhân phát kiến hay áp đặt học thuyết chủ nghĩa xã hội bất khả thi. Một nền giáo dục tiến bộ theo chuẩn mực các nước phát triển hiện nay hoàn toàn có thể đào tạo được các thế hệ lãnh đạo nhân tài. Đồng thời cơ chế bầu cử ứng cử tự do cho phép chính phủ thiết lâp cơ chế chọn lọc khách quan một nhà lãnh đạo xuất sắc để trở thành một tổng thống xứng đáng với niềm tin ký thác của nhân dân. Việc chọn lựa một cá nhân nổi bật giữa một tập thể lãnh đạo trí thức để đứng đầu chính phủ, thay mặt nhân dân điều hành đất nước, hoàn toàn là điều khả thi, không có gì là dấu hiệu của sự ảo tưởng. Trong khi nếu chờ đợi sự xuất hiện chói lòa của một lãnh tụ đột xuất tái phát kiến một tư duy lỗi thời hoặc sản sinh một tương lai thảm họa là điều nên tránh khi đã có không ít các cuộc cách mạng phải trả giá đắt bằng sinh mạng nhân dân để thay đổi hoặc thiết lập các triều đại cầm quyền độc tài trong lịch sử nhân loại. 2. Những đặc điểm của TỔNG THỐNG DÂN CỬ ĐẦU TIÊN của nước Việt Nam thống nhất Trên bình diện nhu cầu điều hành hiệu quả các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội… tổng thống phải hội đủ các nhân tố cần thiết yêu cầu ở nhà lãnh đạo. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết những tố chất cần có của người lãnh đạo trong giáo trình của McGraw-Hill Inc như sau: Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui… của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người. Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực. Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phục của quần chúng chỉ là từ đây. Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng. Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ. Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý do vì sao người Việt hay nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao nhất, chuyên môn phải giỏi nhất… song thực tế lãnh đạo giỏi không cần những điều này. Nhưng cần thiết phải có khả năng phân tích các vấn đề và cơ hội. Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên, chủ yếu để trợ giúp quá trình ra quyết định. Năng lực mỗi người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo. Ngoài ra mô hình tính cách của các nhà lãnh đạo được đúc kết điển hình như sau: Tầm nhìn Sự đam mê và đức hy sinh Tin tưởng, sự quyết tâm và tính bền bỉ Xây dựng hình ảnh tốt Gương mẫu Vai trò bên ngoài Tạo sự tin tưởng cho những người đi theo Có khả năng phát động khi cần Khả năng truyền cảm Việc xác định được các trọng tâm công việc là vô cùng quan trọng, các nhà lãnh đạo cần phải có năng lực thực hiện thành công các công tác cơ bản như sau: Thiết lập tầm nhìn: Thông thường nhân tố này bị xem là mông lung, song thực tế cho thấy tầm nhìn chính là ngọn hải đăng chỉ đường cho mỗi quốc gia. Tập hợp quần chúng: Để tập hợp được quần chúng, lãnh đạo cần làm cho họ thấu hiểu, thích thú, đam mê và tin tưởng. Quần chúng trong trường hợp nào cũng là nền tảng cho thành công. Cổ vũ, động viên toàn bộ đội ngũ: Công việc quản lý thường làm cho các thành viên bị ức chế và cảm thấy mất động lực hành động. Chính vì vậy sự cổ vũ, động viên của lãnh đạo lại càng cần thiết. Xây dựng chiến lược: Đây là công việc hay bị bỏ qua song lại rất cần thiết. Ra quyết định: Là bước quan trọng nhất, song lại chỉ là kết quả của cả một quá trình. Tạo ra những sự thay đổi: Tình hình bên ngoài luôn có những biến động; bao gồm cả môi trường toàn cầu, biến động kinh tế toàn cầu… đến tình hình quốc gia Tạo dựng môi trường làm việc lành mạnh: Cần hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Xét trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của Việt nam, thật may mắn là trong các comment, các tình yêu đã bình luận bổ sung một số phẩm chất cơ bản cần phải có ở một TỔNG THỐNG DÂN CỬ ĐẦU TIÊN được người dân Việt Nam tín nhiệm. Trong đó do nhu cầu xã hội chuyển tiếp mang tính hòa hợp hòa giải dân tộc, đảng đắc cử phải mang tính hiệp thông cầu nối cân bằng giữa hai xu thế chính trị đối lập mang tính lịch sử của người Việt Nam là Đảng Cộng Sản và các đảng chính trị đối lập tại hải ngoại, từ đó có thể giả thuyết Tổng Thống dân cử tự do đầu tiên phải là người không phụ thuộc vào hai lực lượng đảng phái chính trị đang phổ biến của người Việt. Có nhiều khả năng, một lực lượng dân sự và xu hướng chính trị mới sẽ hình thành kết nối những đặc điểm giao hòa giữa hai thể chế chính trị ở cực đối lập. Bên cạnh một số chuẩn mực cơ bản như Tổng Thống phải là người được sinh ra và sinh sống một thời gian nhất định tại quê hương, Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam phải được lĩnh hội cả 2 nền giáo dục nội địa và hải ngoại. Đặc điểm này cũng xuất phát từ nhu cầu hòa hợp và hòa giải dân tộc để phát triển cải cách, Tổng Thống phải được trang bị tri thức về các tầng lớp văn hóa chính trị xã hội nhằm đảm bảo tính kế thừa và phát triển không gây xung đột đối nội, đồng thời cần thiết trang bị kiến thức luật pháp quốc tế để thúc đẩy nền kinh tế ngoại thương với các nước phát triển trong khu vực và châu lục. Trong bối cảnh xã hội Việt nam có những nhu cầu bức thiết thực hiện tái cấu trúc cơ sở kinh tế hạ tầng và pháp luật, ngoài các kỹ năng lãnh đạo cần có, Tổng Thống phải là người am hiểu các kiến thức trong lĩnh vực hoạt động pháp luật, cũng như có kiến thức về kinh tế. Thực tiễn CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ AN SINH XÃ HỘI trong các chiến dịch tranh cử sẽ là mục tiêu hàng đầu để chiến thắng lá phiếu ủng hộ của nhân dân trước các đối thủ ứng cử tiềm năng khác. Tổng kết lại một TỔNG THỐNG DÂN CỬ ĐẦU TIÊN của nước Việt Nam thống nhất là người phải có năng lực, kiến thức, và hoạt động trong những lĩnh vực liên quan đến luật pháp và kinh tế học để đưa đất nước và con người Việt Nam, vừa thoát khỏi những định kiến ý thức hệ mâu thuẫn lỗi thời, thoát khỏi đói nghèo và khủng hoảng trầm trọng, mà dự kiến đáy khủng hoảng sẽ tuột dốc không phanh trong những năm sắp tới đây. (TTXVA)
  8. Phiên họp Ủy ban thường vụ quốc hội Việt Nam vào tháng 2/2016 được mở đầu bằng một thất vọng xen lẫn chút ánh sáng lối ra. Hình Internet. Dường như không nằm trong chương trình được thông qua, nhưng dự luật Biểu tình vẫn được Ủy ban thường vụ quốc hội truy vấn các cơ quan liên quan là Bộ Công an và Bộ Tư pháp. Song lần này, có vẻ Bộ Công an “né” mà để lãnh đạo Bộ Tư pháp đứng lên trả lời. Như một bài bản có sẵn, Bộ trưởng tư pháp Hà Hùng Cường - người bị một số đơn thư tố cáo trong thời gian trước và trong đại hội 12 của đảng cầm quyền - xin “lùi luật Biểu tình” với lý do “còn nhiều ý kiến khác nhau”. Đó là một dấu hiệu rất đáng thất vọng. Trước đó, đã 2 lần Bộ Công an như quá sợ hãi với quyền biểu tình chính đáng của người dân - điều đã được ghi rõ từ Hiến pháp 1946. Tháng 3/2015, Bộ Công an nại ra lý do để xin lùi trình luật Biểu tình: “Trong quá trình soạn thảo có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như khái niệm “biểu tình,” “quyền tự do biểu tình,” “nơi công cộng,” “tụ tập đông người”...; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức mít-tinh, biểu tình do Đảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức; việc khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không); vấn đề áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu tình vi phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình...”. Cuối năm 2015, Cũng là Bộ Công an lại thập thò một đề xuất với Quốc hội về việc cho hoãn luật biểu tình với lý do “dự luật biểu tình đã được xây dựng xong, đã xin ý kiến các bộ ngành liên quan, nhưng một số vấn đề có tính chất nhạy cảm thì các bộ liên quan như Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp chưa cho ý kiến.” Một luật gia cho rằng đã có đủ căn cứ để thấy rằng việc cố tình kéo dài thời gian soạn thảo dự luật biểu tình của Bộ Công an là hành vi tắc trách công vụ, vi phạm vào Điều 4 của nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 do chủ tịch Quốc Hội ký ban hành tại kỳ họp thứ 7, Tháng Sáu, 2014. Tuy nhiên vào lần này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã “ghi điểm” với dân quyền. Sau khi nghe Bộ trưởng tư pháp Hà Hùng Cường trình bày tờ trình của Chính phủ xin rút dự án Luật biểu tình ra khỏi chương trình kỳ họp tháng 3/2016 của Quốc hội, ông Hùng chất vấn: “Tại sao cứ lùi đi lùi lại mãi, do làm không được hay không chịu làm? Chương trình là Quốc hội quyết định, Bộ Chính trị cũng đã quyết định đưa vào chương trình rồi, nhưng Chính phủ cứ xin lùi mãi”, và đánh giá “Thường vụ Quốc hội không đồng ý với việc lùi. Chính phủ chưa trình dự luật này ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chúng tôi đã biết nội dung như thế nào đâu mà bảo là cho lùi? Tôi cho rằng đây là việc làm thiếu nghiêm túc”. Có đôi chút hy vọng để luật Biểu tình được ban hành ngay trong năm 2016, nếu các ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng có một chút thực tâm “vì dân” hơn. Trong khoảng một năm trở lại đây, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát ngôn ấn tượng nhất trong “tứ trụ” về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”. Vào cuối năm 2015, ông đã ủy quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”… Có thể ông Nguyễn Sinh Hùng đang vận động theo hướng thay đổi - một kiểu cách dân chủ theo thuyết “hội tụ” - nằm giữa phương Tây và ý thức hệ bảo thủ của giai cấp tư sản đỏ Việt Nam. Một lý do quan trọng khác để ông Nguyễn Sinh Hùng tỏ thái độ “cách mạng” hơn là sau đại hội 12, ông không còn nằm trong Bộ chính trị. Lê Dung (SBTN)
  9. – Quyết tâm chiếm đoạt hoàn toàn biển Đông của Trung Quốc đã được khẳng định là âm mưu chiến lược có từ rất lâu, các hoạt động theo từng bước nằm trong kế hoạch được tính toán rất kỹ, được thực hiện vừa bằng một quyết tâm không thể lay chuyển vừa bằng mọi thủ đọan. – Những đầu tư vũ trang, xây dựng các căn cứ, cơ sở hạ tầng quân sự không chỉ để phòng vệ, các đầu tư cơ sở hạ tầng trên các đảo chiếm đoạt trên thực địa, nhằm khẳng định và tăng cường khả năng khẳng định chủ quyền đã trở nên một thực tế không ai có thể đảo ngược bằng các biện pháp thông thường. – Chỉ chiến tranh mới giải quyết được tận gốc. Có nghĩa rằng trật tự có trước khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1958 chỉ có thể thiết lập lại bằng chiến thắng của mộc cuộc chiến tranh. Việt Nam không có khả năng đó. Người có khả năng thắng cuộc chiến này là Mỹ và liên minh của Mỹ với các quốc gia khác như Nhật, Australie, Ấn độ. Nhưng nước Mỹ sẽ không làm cuộc chiến tranh này, vì Mỹ sẽ chỉ chịu tiến hành chiến tranh khi chắc chắn đạt được các quyền lợi quốc gia, trong khi một cuộc chiến tranh với Trung Quốc sẽ tất yếu lôi cuốn toàn thế giới vào một cuộc chiến toàn cầu, điều mà Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều không muốn và không thể muốn. Trung Quốc biết rõ điều đó, và cùng lúc với các thủ đoạn có tính chiến lược, việc tạo dựng một khả năng nhằm thoả mãn các quyền lợi của Mỹ tại thời điểm gay cấn nhất cũng được các nhà hoạch định chiến lược TQ đưa vào kế hoạch chuẩn bị, theo một lôgíc rất Trung Quốc là “những gì không đổi được bằng lợi ích, có thể đổi được bằng rất nhiều lợi ích”. Mỹ chỉ có quyền lợi duy nhất và cũng là tính chính danh duy nhất cho các hành vi can dự của Mỹ là tự do hàng hải. Sau khi chiếm đoạt hoàn toàn biển Đông, sau khi chủ quyền toàn bộ biển Đông được ngay cả Mỹ thừa nhận, thì tự do hàng hải trong khu vực biển đông sẽ được chính Trung Quốc bảo lãnh, thậm chí khuyến khích Mỹ và ưu tiên cao nhất cho Mỹ đi lại hoà bình trên khu vực này. Như vậy chiến tranh sẽ không có khả năng xảy ra. Nhất là một cuộc chiến chỉ nhằm giúp Việt Nam giành lại chủ quyền, là chuyện không tưởng. – Mỹ không có khả năng ngăn chặn được sự bành trướng của Trung Quốc. Một thực tế từ hơn mười năm nay cho thấy tiến trình tiến tới xác lập hoàn toàn chủ quyền của Trung Quốc với toàn bộ biển Đông, bất chấp những hành vi gây khó khăn của Mỹ và áp lực thế giới, vẫn tiến đều từng bước là tiến trình không thể đảo ngược. Mỹ sẽ phải chấp nhận một thực tế TQ là một siêu cường với tư cách chia sẻ với Mỹ việc sắp đặt trật tự thế giới, ít nhất cũng tại khu vực biển Đông. – Việt Nam phải chấp nhận từ bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng như toàn bộ biển đông bên ngoài giới hạn cho phép theo luật biển quốc tế. Lựa chọn cho Việt Nam – Việt Nam không thể giữ được chủ quyền đối với các đảo Hoàng Sa va Trường Sa. Hoàng Sa đã mất hẳn vĩnh viễn. Trường Sa đang và cũng sẽ mất vĩnh viễn không gì cản được. Đó là một thực tế mà bất cứ ai cũng buộc phải thừa nhận, nếu không tự lừa dối. – Chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa như các bằng chứng lịch sử và theo luật pháp quốc tế, chỉ có thể đoạt lại bằng chiến thắng của một cuộc chiến tranh. Điều này hiển nhiên là không tưởng. – Việt Nam không thể chạy đua vũ trang dù chỉ để phòng thủ, vì trong khi Trung Quốc chạy đua với Mỹ và tìm mọi cách vượt Nga, phát triển quốc phòng của Trung Quốc sẽ biến cố gắng của bất cứ quốc gia nào khác ngoài Mỹ trở thành vô nghĩa, và bất cứ một ý định giành ưu thế, dù chỉ trên phương diện nào đó đối với Trung Quốc sẽ chỉ là ý định tự sát, vì kiệt sức. Việt Nam dù tăng cường trang bị đến đâu cũng chỉ để phòng thủ, nhưng phòng thủ trước một Trung Quốc luôn hung hãn lấn tới, chỉ là sự thụt lùi từng bước cho đến hết. – Không thể lợi dụng Mỹ hoặc bất cứ quốc gia nào nhằm phục vụ ý nguyện bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả chấp nhận liên minh. Liên minh dù với bất cứ sức mạnh nào củng chỉ đủ để ngăn cản, làm chậm sự bành trướng của đe dọa, và khả năng cao nhất cũng chỉ là để giữ nguyên trạng các mối đe dọa. Liên minh không giúp đoạt lại những gì đã mất. Liên minh là một tập hợp trong đó chỉ có sự giao thoa quyền lợi. Các quốc gia liên minh thường chỉ có một phần lợi ích chung được chia sẻ, trong khi sự ràng buộc và nghĩa vụ đối với lợi ích tổng thể nhiều khi lại đòi hỏi những hy sinh rất lớn. – Chấp nhận và tiến tới thừa nhận quyền của Trung Quốc trên toàn bộ biển Đông là việc không thể đảo ngược, ít nhất cũng là một thực tế nằm ngoài mọi ý chí của Việt Nam. – Có hai lựa chọn chấp nhận. Một là chấp nhận nhưng không thừa nhận. Không thừa nhận chứa đựng yếu tố không tưởng, nhưng tác động tới sự bất khả hoàn hảo các lợi ích quốc gia. Điều này có nghĩa là những gì đã mất, dẫu không thừa nhận nhưng không thể đòi lại, trong khi, do còn có đối kháng, các ưu tiên trong các chính sách phục vụ các lợi ích khác không có được sự hoàn hảo. Nghĩa là cả hai đều không được. Gọi là mất cả chì lẫn chài. – Hai là chấp nhận theo phương thức hoà nhập. Hoà nhập có hai hình thức khác biệt. Hoà nhập hoàn toàn, là hoà nhập tan biến. Nó trở thành một bộ phận hữu cơ của cộng đồng Trung Việt. Đây là loại hòa nhập theo nguyên lý sáp nhập của một quốc gia nhỏ vào một quốc gia lớn, và là bành trướng lãnh thổ của quốc gia lớn đối với quốc gia nhỏ.Việt Nam sẽ là một tỉnh hay một khu tự trị của Trung Quốc, có cùng một Hiến pháp. Khi đó Việt Nam sẽ không còn tên trên bản đồ thế giới. Biên giới nước Cộng hoà Trung Hoa sẽ kéo xuống tận Cà Mau. Người Việt Nam sẽ có ngôn ngữ chính thức là tiếng Quan thoại. Vấn đề chủ quyền biển đảo sẽ lập tức biến mất. Ngư dân Việt sẽ vĩnh viễn không bị tàu lạ đâm chìm trên khắp mọi nơi trên biển Đông mênh mông. Người Việt sẻ tự do đi Bắc kinh không cần visa. Loại hoà nhập này nằm trong âm mưu của tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc từ nhiều thế hệ. Các loại sức ép hiện tại cũng hàm ý “sáp nhập hay là chết”. – Khác với hoà nhập hoàn toàn là hoà nhập lợi ích. Hoà nhập lợi ích là hoà nhập chỉ trên các vấn đề liên quan tới các loại lợi ích, nhưng không hoà nhập chủ quyền. Loại hoà nhập này cho phép đồng nhất hoá mọi lợi ích kinh tế, nghĩa là trong lĩnh vực kinh tế sẽ không tồn tại ranh giới quốc gia. Loại hoà nhập này cũng đòi hỏi hợp nhất hoá an ninh quốc phòng. Sẽ không có chính sách quốc phòng riêng. Điều này có nghĩa là trên thực tế biên giới quốc phòng kéo tới tận Cà Mau của Việt Nam. Chính sách quốc phòng chung có trung ương tại Bắc kinh. Tuy vậy, Việt Nam trên trường quốc tế vẫn là quốc gia độc lập. Người Việt vẫn nói tiếng Việt và sử dụng tiền Đồng, có Hiến pháp riêng, nhà nước riêng. Loại hoà nhập này có mô hình thực tế là Cộng đồng chung châu Âu. Tiêu cùng một đồng tiền. Không có thuế giữa các biên giới, người dân trong khối có quyền sống và tìm việc làm mọi nơi trong cộng đồng. Không có chiến tranh bên trong biên giới chung của cộng đồng. Nguyên tắc của Cộng đồng là Đồng thuận. Điều kiện tồn tại của Cộng đồng là Dân chủ. Đồng thuận có thể có, nhưng Dân chủ thì cả Trung quốc lẫn Việt Nam đều không có. Loại hoà nhập này chưa có điều kiện khả thi. – Lựa chọn duy nhất cho Việt Nam là tự dân chủ hóa. Kinh nghiệm đang diễn ra trên thế giới khẳng định quyền tối cao là ý nguyện của dân chúng. Trưng cầu dân ý có khả năng vô địch chống lại mọi thủ đoạn, mọi thế lực. Chỉ có ý chí của toàn bộ 94 triệu người Việt Nam mới dập tắt được tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc. Không thể chiếm đất mà không thể cai trị. Không thể bành trướng lãnh thổ và tiêu diệt toàn bộ những con người sinh sống trên lãnh thổ đó. Đảng cộng sản Việt Nam hiện chỉ đại diện cho 4,5 triệu đảng viên, có lợi ích không hoàn toàn đồng nhất với toàn bộ phần còn lại của dân tộc, vì mục đích bảo đảm sự tồn tại của chế độ, đang từng bước nhường lợi thế cho kẻ thù dân tộc. – Cùng với lựa chọn tự dân chủ hoá, Việt Nam có vai trò rất lớn giúp dân chủ hoá xã hội Trung Quốc. Chỉ có một Trung Quốc dân chủ thực sự, tức là khi quyền lực thực sự nằm trong tay nhân dân Trung Quốc, khi mà quy trình ra quyết định không nằm trong tay một nhóm người, thì chắc chắn tham vọng bành trướng, tham vọng chiếm đất của các quốc gia xung quanh sẽ bị tiêu tan. Không một dân tộc nào tôn thờ bất công. Xâm lược và nô dịch các dân tộc khác không phải là bản tính, là máu của người dân Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có một nền dân chủ như Pháp, Mỹ, như các nước phát tiển hiện đại, thì nguy cơ đe doạ chủ quyền của Việt Nam đã được hoá giải. Việt Nam đang là nước duy nhất trên trái đất có mối ràng buộc về sự tương đồng ý thức hệ cộng sản với Trung Quốc. Đó là một ưu thế chỉ Việt Nam có. Một Việt Nam dân chủ sẽ có tác động quan trọng, nếu không nói là quyết định đối với tiến trình dân chủ hóa của Trung Quốc. – Dân chủ hoá Việt Nam sẽ đồng thời có tác dụng thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá thực chất trong cộng đồng chung ASEAN. Một ASEAN dân chủ sẽ giúp cơ chế consensus (đồng thuận) của cộng đồng trở thành nguyên tắc để tạo sức mạnh chứ không phải là để Trung Quốc lợi dụng gây chia rẽ như hiện tại. ASEAN dân chủ sẽ là một thế giới vừa tạo thế bao vây vừa có tác động tích cực tới chuyển hóa xã hội ở Trung Quốc. Việt Nam sẽ phải cùng Hồng Kông, Đài Loan, Macao, Tân cương, Tây tạng, cùng trận tuyến với các nước dân chủ ASEAN, cùng với Nhật bản, Nam Hàn, Ấn độ, và cùng tất cả các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới vận động, hỗ trợ cho tiến trình dân chủ hoá Trung Quốc. Đó là con đường đúng cho Việt Nam. Tóm lại, Trung Quốc Dân chủ là lối thoát duy nhất cho Việt Nam. Một Trung Quốc dân chủ sẽ giúp Việt Nam giải lời nguyền láng giềng lân bang, một nghiệp chướng án ngữ khát vọng tự do suốt bốn ngàn năm của người dân Việt Nam. Nhưng trước khi giúp Trung Quốc dân chủ thì Việt Nam phải tự Dân chủ. Bùi Quang Vơm (Ba Sàm)
  10. Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Việt Nam dân chủ thế này là cùng”, phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội bùng phát lên. Có 2 luồng ý kiến khác nhau, tuy không gay gắt nhưng cũng thu hút sự quan tâm của cư dân mạng. Một bên thì quan niệm dù biết sẽ bị loại, nhưng vẫn tham gia tự ứng cử để vạch trần nền dân chủ giả tạo. Bên khác lại quan niệm tham gia tự ứng cử là vô tình giúp cho chế độ độc tài quảng bá nền dân chủ giả tạo để che dấu độc tài và kêu gọi tẩy chay không đi bầu cử. Người viết xin đưa ra một số luận cứ và nội hàm về khái niệm bầu cử trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam để rộng đường dư luận. Theo Hiến pháp 2013, Điều 27 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. Như vậy quyền bầu cử và quyền tự ứng cử là quyền hiến định cho các chủ thể là công dân hội đủ điều kiện theo luật định. Đã là quyền thì công dân có quyền thực thi hoặc có quyền từ chối, không có quy định nào xác định công dân từ chối tham gia bầu cử là hành vi vi phạm pháp luật. Điều 6 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Theo quy định này thì bầu cử là phương thức được cử tri sử dụng để chọn người đại diện và trao quyền lực. Nội hàm của khái niệm bầu cử là: giới thiệu người đại diện (đề cử) - bỏ phiếu chọn - trao quyền. Theo khái niệm này, để thực hiện quyền bầu cử, cử tri sẽ thực hiện 3 bước: (1) giới thiệu người ưu tú nhất đề cử làm đại diện cho mình, (2) bỏ phiếu khẳng định tính hợp pháp của người đại diện, (3) trao quyền lực đại diện mình tham gia quản lý và lãnh đạo đất nước. Theo Điều 8 Luật bầu cử năm 2013: Căn cứ vào dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, cơ cấu tỷ lệ thành phần đại biểu Quốc hội dựa trên số lượng người của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội. Thuật ngữ “dân chủ đại diện” trong Điều 6 Hiến pháp hay còn gọi là “đại diện tỷ lệ” cũng được hiểu là số lượng đại biểu đại diện trong Quốc hội của các tầng lớp nhân dân được chia theo tỷ lệ hợp lý. Có nghĩa là số lượng cử tri của các tầng lớp nhân dân ở đơn vị bầu cử tỷ lệ thuận với số lượng đại biểu đại diện cho tầng lớp nhân ở đơn vị đó. Theo quy định này thì cơ cấu số lượng đại biểu của nhân dân lao động sẽ chiếm đa số ghế trong Quốc hội. Chính nguyên tắc phân bổ “đại diện tỷ lệ” này đã giúp anh em nhà Shinawatra thành công trên chính trường Thái Lan. Chính sách của 2 anh em Thaksin là tập trung thu phục sự ủng hộ của nhóm người có thu nhập thấp và người dân ở nông thôn - bộ phận chiếm phần lớn cử tri và họ đã giành thắng lợi. Nếu dừng lại ở đây thì nội hàm của khái niệm bầu cử khá hẹp, ngoại diên sẽ rộng; tỷ lệ các tầng lớp nhân dân lao động ngoài đảng ở nước ta là rất lớn, số người tự ứng cử sẽ có nhiều cơ hội tham gia ứng cử và cơ hội trúng cử sẽ cao. Tuy nhiên, để gian lận áp đặt theo ý chí “gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự”; quá trình hiệp thương ở các cấp đã áp đặt các vị trí lãnh đạo chủ chốt từ trung ương tới địa phương nên nội hàm mở rộng, ngoại diên bị thu hẹp. Hậu quả là tỷ lệ các tầng lớp nhân dân lao động ngoài đảng rất lớn nhưng đại diện chỉ có khoảng 25 - 50 ngoài đảng/500 đại biểu (theo báo CA/Tp. HCM ngày 02/02/2016). Đây là cách làm gian lận vi hiến, trái với Hiến pháp và Luật bầu cử năm 2013 “bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội”. Chúng ta hãy lấy cơ cấu ứng cử đại biểu Quốc hội đơn vị thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Sài Gòn) để tham khảo: Theo VOV.VN ngày 17/02/2016: Trích: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến phân bổ tổng số đại biểu Quốc hội đơn vị Sài Gòn khóa XIV (nhiệm kỳ 2016 – 2021) là 30 người; trong đó, đại biểu cư trú và làm việc tại TP Hồ Chí Minh là 16 người, đại biểu Trung ương phân bổ ứng cử tại địa phương là 14 người. Trên cơ sở đó, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh dự kiến giới thiệu 46 đại biểu ứng cử, phân bổ theo cơ cấu: lãnh đạo chủ chốt của thành phố 2 người; đại biểu chuyên trách 2 người; đại biểu khối Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp: 16 người; đại biểu lực lượng vũ trang thành phố: 2 người; đại biểu các cơ quan tư pháp 3 người; đại biểu lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hóa – thể thao – du lịch, giáo dục – đào tạo, y tế, lao động – thương binh và xã hội: 6 người; đại biểu viện nghiên cứu, trường đại học: 4 người; đại biểu doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp: 6 người; đại biểu tôn giáo: 3 người và 2 đại biểu tự ứng cử”. Hết trích. Theo nguyên tắc bầu cử, đại biểu Quốc hội ở đơn vị bầu cử nào thì đại diện cho cử tri ở địa phương ấy. Nếu phân bổ tuân thủ theo Hiến pháp và Luật bầu cử thì nội hàm thu hẹp, ngoại diên mở rộng, tổng số đại biểu đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động tại Sài Gòn là 30 người, tổng số người tham gia ứng cử là 46 người. Tuy nhiên, vì gian lận trong hiệp thương nên nội hàm đã mở rộng, ngoại diên bị thu hẹp, chỉ còn 2 người tự ứng cử. Tẩy chay bầu cử được hiểu là bằng ý chí của mình, cử tri không tham gia bầu cử. Có 2 trường hợp tẩy chay bầu cử được xem là hợp pháp: (1) Cử tri tự nguyện bỏ quyền bầu cử của mình đã được hiến định không tham gia bầu cử; (2) Cử tri không tham gia bầu cử vì cho rằng cơ chế bầu cử, trái pháp luật. Ở trường hợp (1), cử tri không tham gia bầu cử thể hiện ý chí tự nguyện bỏ quyền bầu cử của mình đã được hiến định, không tham gia bầu cử là hành vi hợp pháp. Hành vi này hợp pháp vì theo quy định tại Hiến pháp và pháp luật thì bầu cử được xác định là quyền của công dân chứ không phải nghĩa vụ. Đã là quyền thì cử tri được tự quyết định có đi bầu cử hay không đi bầu cử; không có quy định nào cấm cử tri từ chối quyền bầu cử. Tuy nhiên, nếu không đi bầu cử thì những người trúng cử ở đơn vị bầu cử của mình vẫn mặc nhiên là đại diện hợp pháp của mình vì do mình tự bỏ quyền bầu cử. Hiện nay tại một số quốc gia dân chủ, tỷ lệ cử tri đi bầu cử chỉ đạt từ 60% - 70%, nhưng kết quả bầu cử vẫn được công nhận hợp pháp vì số cử tri không tham gia bầu cử đã tự ý từ bỏ quyền bầu cử của mình. Cũng vậy, nếu cử tri tẩy chay bầu cử bằng cách không đi bầu thì xem như đã tự bỏ quyền bầu cử của mình; do đó cuộc bầu cử vẫn được công nhận là hợp pháp, người trúng cử vẫn được công nhận là đại diện hợp pháp của tất cả cử tri nơi họ ứng cử. Ý chí của những người đại diện cũng là ý chí của tập thể cử tri nơi họ ứng cử, bao gồm cả những người không đi bầu vì lý do tự ý từ bỏ quyền bầu cử của mình. Để có tính chính danh đại diện cho tất cả cử tri nên từ trước tới nay, các đơn vị bầu cử được chỉ đạo dùng mọi biện pháp ép buộc cử tri đi bầu 100%. Đây cũng là lý do mà ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố “dân quyết sai thì dân chịu”. Ở trường hợp (2), cử tri không đi bầu cử là thể hiện ý chí tẩy chay, phản đối cuộc bầu cử mà cử tri cho là trái pháp luật. Hành vi này cũng được xem là hợp pháp bởi lẽ cử tri cho rằng đây là cuộc bầu cử áp đặt, không công bằng, không dân chủ, có sự gian lận, không có người đại diện của họ nên họ không tham gia. Trong trường hợp này, người trúng cử chỉ là đại diện hợp pháp của một bộ phận cử tri nơi họ ứng cử, ý chí của họ cũng chỉ đại diện cho một bộ phận cử tri nơi họ ứng cử. Nếu số cử tri tẩy chay bầu cử bao gồm cả 2 trường hợp trên đạt hơn 50% tổng số cử tri trong danh sách - hoặc đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì kết quả cuộc bầu cử phải hủy bỏ. Thực tế chuyện này đã xảy ra ở một số quốc gia có thể chế giám sát bầu cử minh bạch. KẾT LUẬN Như trên đã phân tích, nếu những nhà đấu tranh dân chủ tự ứng cử có kế hoạch phù hợp cho chiến dịch vận động dân chủ hóa trong bầu cử, có những nhóm ủng hộ với ý chí mạnh mẽ, thì dù trong hoàn cảnh nào cũng đạt được thắng lợi. Nếu có bị gian lận, loại bỏ trái pháp luật qua các vòng hiệp thương, cũng thức tỉnh được người dân về ý thức quyền làm chủ đất nước, quyền định đoạt người đại diện qua lá phiếu bầu cử. Dân chủ hóa hoạt động bầu cử là điều tất yếu trong bối cảnh chính trị hiện nay, mọi sự gian lận trong bầu cử sẽ phải bị tẩy chay, ý chí nhân dân là sức mạnh không gì ngăn cản được. Hy vọng đây là bước bản lề, mở đầu cho chiến dịch đấu tranh dân chủ bằng ý chí của người làm chủ đất nước, thể hiện sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp nhân dân; bất cứ một một trở ngại nào cản trở lại lòng dân rồi cuối cùng cũng sẽ bị đạp đổ. Thời gian không còn nhiều, nhưng cũng đủ để mọi người cùng dốc lòng, toàn sức, toàn tâm kết hợp với chiến thuật hoàn hảo. Biết đâu, ngày 22/5/2016 sẽ là ngày ngoạn mục cho bước ngoặt kịch sử của dân tộc Việt Nam. Viết tại Sài Gòn ngày 20/02/2016. Nguyễn Mạnh Hùng (Dân Luận)
  11. Ông Hưởng rùng mình, tỉnh giấc. Cái lò sưởi tự tạo đặt ở giữa nhà đã tắt. Trong bóng tối đậm đặc chỉ còn một điểm sáng mờ nơi cục than cuối cùng đang lụi. Ông ngạc nhiên: cái chân mễ thế mà cháy được suốt đêm cơ đấy. Buổi tối ông châm lò cả giờ nó không chịu bén; vậy mà cháy rồi thì than lại đượm lắm, rừng rực mãi. Ông vẫn nhận ra nó, gần như còn nguyên dạng nơi ánh hồng thoi thóp dưới lớp bụi xốp bệch bạc. Mùa đông năm nay lạnh kinh người. Lâu lắm mới có một tiết đông ghê gớm đến thế. Một màng băng rất mỏng đóng trên mặt nước. Đất rắn như tráng xi măng. Không khí khô rang. Trong nhà nhiệt độ chẳng khác gì ngoài trời, vận tất cả quần áo ấm vào rồi mà vẫn run cầm cập. Mọi năm, hai ông bà thường quét lá bàng về sưởi. Chúng được nhét đầy các bồ, bao tải, chất thành đống ở góc nhà. Than tổ ong được phân theo phiếu tuy đượm thật, nhưng phải trả tiền. Lá bàng là của trời đất, có sức thì nhặt, khói lại có mùi đồng nội, hơn hẳn cái mùi khẳn khẳn của than vụn. Năm nay khác, lá bàng rụng hết từ lâu, vậy mà mùa đông quái ác chưa chịu qua. Đến lúc ấy ông Hưởng mới quyết định chẻ đôi mễ. Để đi đến quyết định đó ông lưỡng lự mãi, đắn đo mãi. Bởi cái việc ấy, tuy cỏn con, nhưng lại đòi ở ông một cái gì đó giống như một chút dũng cảm, hay, đúng hơn, một chút nhẫn tâm. Trong căn nhà nhỏ, những kỷ niệm về mẹ ông, người đàn bà goá tần tảo nuôi con từ thuở còn xuân cứ từ từ biến dần, từng thứ một. Bắt đầu là cái tủ chè khảm xà cừ, cái sập gụ chân quỳ, cái tràng kỷ hoàng đàn, rồi đến bức hoành phi tôn vinh dòng họ, đôi câu đối thếp vàng với bốn chữ thảo bay bướm “An Bần Lạc Đạo” của cha ông. Những vật vô tri ấy đều có hồn. Chúng in dấu cuộc đời gian nan của hai mẹ con ông sau khi cha ông qua đời. Đôi mễ sở dĩ còn lại là bởi người mua hai tấm phản trắc bá kê trên chúng ngại chở theo. “Gỗ gì mà nặng thế không biết, ngang tứ thiết chứ chẳng chơi, - ông ta dặn với – bỏ lại thì tiếc lắm, nhưng xe hết chỗ rồi. Để lại ông kê cái gì thì kê. Các cụ xưa làm gì cũng kỹ, bây giờ đố đào đâu ra những của như thế!”. Không muốn kinh động bà vợ đang ngủ, ông Hưởng nhẹ nhàng vén mép chăn, trườn ra ngoài, huơ chân tìm đôi guốc. Đoạn, mặc áo bông vào, quấn khăn len cho kín cổ, cả hai thứ cùng xơ xác như nhau, ông len lỏi giữa đám đồ vật tạp nham chen chúc để ra sân. Khi cánh cửa sau mở ra với tiếng kẹt nhẹ thì bà Hưởng cũng tỉnh giấc. Bà vén màn hỏi vọng ra, giọng khản đặc: - Ông làm gì mà dậy sớm vậy? Ông ậm ừ rồi dò dẫm bước ra ngoài trời xám. Không khí lạnh tràn vào lồng ngực làm ông tỉnh hẳn. Đứng trước bức tường con kiến ngăn với nhà bên, ông khoan khoái nghe tiếng dòng nước thải của mình rơi xuống rãnh tối. Từ bên kia bức tường, giọng cụ Vận bay sang: - Cậu dậy rồi đá? Cùng với tiếng ông lão hàng xóm, có tiếng nước lõng bõng. Thì ra cụ cũng mới dậy. - Thưa, em dậy rồi. - Lạnh quá thể, phải không cậu? - cụ Vận xuýt xoa. - Dạ, lạnh lắm. Ông hình dung ra cụ Vận trong cái áo bông chần lụa nâu to xù, râu tóc bạc phơ, đứng lom khom, một tay chống vào tường. Khi tiếng nước tiểu thôi rót xuống rãnh, ông nghe cụ than: - Đêm trừ tịch mà rét căm căm thế này là điềm xấu đấy, cậu ạ. Cụ Vận vẫn quen gọi ông bằng “cậu”, cụ biết ông từ thuở ông còn là đứa bé mải đánh khăng đánh đáo. Nghe giọng, ông biết cụ đang nhìn trời. Ông cũng ngẩng nhìn những vì sao hấp hối trong ánh rạng. Chúng bé nhỏ, nhợt nhạt, và không nhấp nháy. - Giờ cứ thế đấy, năm mới không bằng năm cũ. – ông Hưởng ngáp - Phú quý giật lùi, cụ ạ. - Người có số thì nước có vận. Cái vận nước nó thế, biết sao giờ? Nghe rõ cụ thở dài đánh sượt. Xa xa vẳng lại một tiếng gà cô độc. - Cụ cũng không ngủ được ạ? - Tôi có tật thức về sáng. Thức rồi nằm dài ra đấy, cứ nghĩ vẩn vơ. - Tuổi già là khó ngủ lắm. Em cũng vậy. Dỗ giấc cả giờ mà mắt vẫn chong chong. Nhất là đôi chân, cứ lạnh ngắt. Chân có ấm lên mới ngủ được, cụ ạ. Tiếng cụ Vận ngáp to. - Cậu sang tôi làm ấm trà, hử? Sắp sáng bạch rồi. Ông Hưởng ngần ngừ: - Mồng Một, cụ không kiêng ư? - Số chó mực, kiêng làm khỉ gì. Sang nhá? Số đen mà như cụ ai chả muốn, ông Hưởng nghĩ, cứ việc ngồi đấy mà ăn, mà tiêu. Hồi bà cụ còn sống, cửa hàng tạp hoá của vợ chồng cụ phát đạt, cụ bà tích được khối nhẫn vàng, giờ cụ ông chỉ việc móc ra từng cái bán đi mà tiêu . May cho cụ, khi cách mạng tiến hành đợt cải tạo tư sản đầu tiên thì cụ chẳng còn gì. Cái cửa hàng tạp hoá có thể làm cho cụ bị hành thì đã dẹp sau khi cụ bà mất, từ mấy năm trước. Chứ không thì khó thoát. Cán bộ kiểm tra từng hộ có dính tới buôn bán, không bỏ sót nhà nào. Họ như ma xó, không gì có thể qua mắt họ. - Cụ có gọi em mới dám sang – ông Hưởng đáp - Chứ em ngại. Xông nhà người ta, được không sao, mất phải vạ - chỉ tại cái lão xông nhà. Mồng Một nào em cũng nằm khàn, chẳng đi đâu... - Vẽ. Sang nhá? - Dạ. Trong phố cổ, mọi nhà giống nhau ở chỗ đều là nhà ống. Chường ra đường phố là cái mặt tiền hẹp, nhà thì hun hút chạy vào trong. Từ ngày cách mạng về, phố cổ trở nên đông đúc bởi dân tứ xứ kéo đến - dân Sơn Tây, Hà Đông đến trước, theo sau là Thanh, Nghệ, đám này còn đông hơn. Cụ Vận bảo: “Xưa, kinh thành do dân bốn trấn xung quanh đây đổ về mà nên, gọi dân tứ chiếng tức là dân tứ trấn gọi trại đi đấy. Mấy lần tao loạn, dân gốc gác bạt đi hết, nhất là cái đận mới rồi, người Hà Nội thuần chẳng còn được bao nhiêu. Giờ là lúc ma mới bắt nạt ma cũ”. Ông Hưởng nghe, chỉ ừ hữ. Những nhận xét thoạt nghe tưởng chừng vô thưởng vô phạt có thể trở thành nguy hiểm những ai không biết giữ mồm giữ miệng. Anh cảnh sát khu vực gốc Nghệ An, người lùn tịt, mặt tròn, môi thâm, rất chăm đi kiểm tra hộ khẩu, khó chịu với cái lối bình phẩm của cụ, có lần đã đe: “Toàn một giọng phản động. Không nể cái tuổi già, choa cho va đi cải tạo từ khuya.” Nhưng nạt cụ không dễ. Chẳng gì cụ Vận cũng có con đi cách mạng. Anh con trai cụ từ Việt Bắc về, áo bốn túi , nghe nói thuộc loại có sừng có mỏ. Tiếc nỗi, anh bị sơ gan cổ trướng, nôm na là bị báng, ở với bố chưa được một năm thì lăn đùng ra chết. Người vợ xinh xắn, dân Thổ mừ, nõn nà còn hơn dân thành phố, chưa đoạn tang đã tái giá. Chồng mới làm quản lý thị trường, trai tân, bỏ lại cho cụ Vận đứa con gái câm. Cụ Vận buồn lắm. Căn nhà đông lên được một dạo lại vắng tanh vắng ngắt. Cụ bà mất đúng lúc Hiệp định Genève vừa được ký kết, không kịp gặp lại đứa con trai đằng đẵng đợi chờ. Thấy nhà rộng, ít người, chính quyền một hai toan điều cán bộ mới về thành phố đến ở. Cụ Vận không chịu: “Tôi chẳng phải tư sản mại bản, tư sản dân tộc, tư sản cái chó gì ráo, các ông các bà chẳng có cách nào đưa tôi vào diện cải tạo nhà cửa được. Có mỗn mụn con tôi đã hiến cho kháng chiến rồi. Đấy, còn cái gian thờ nó đấy, các ông các bà cứ việc gỡ bát hương với các huân chương huy chương của nó đi rồi cho đứa khác vào ở”. Những nhà yếu bóng vía hơn răm rắp tuân lệnh chính quyền. Chẳng mấy chốc phố cổ lúc nhúc những người là người. Yên chỗ rồi, người mới đến ở tách hộ, lập sổ riêng. Có hộ khẩu đồng nghĩa với quyền làm chủ chỗ ở. Người chủ thật sự, có bằng khoán hẳn hoi, đến lúc ấy không có cách nào bẩy họ đi được. Dần dà, từng ít một, những ngôi nhà vốn đã hẹp chiều ngang giờ chia ra thành nhiều ngăn với một lối đi chung chỉ vừa cho một người đi bộ, cái xe đạp không dắt theo được, phải nắm lấy yên mà đẩy. Thế hệ thứ hai rồi thứ ba tiếp tục cơi lên, nới ra để có thêm dù là một chút diện tích, nhà cửa trở thành méo mó, nghiêng ngả, xộc xệch, chông chênh. Ông Hưởng biết tính cách cụ Vận. Cụ cứng là cứng thế thôi, ngoài miệng thôi, đôi lúc thôi, chứ cũng là người biết xử sự. Cụ hiểu lắm - đã là dân thì phải gian, nếu không cổ nhân đã chẳng để lại hai chữ “dân gian”. Có gian thì cũng phải ngoan, cho đúng chữ “gian ngoan”. “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”. Không biết tự bao giờ thiên hạ dạy nhau cách sống ấy. Biết ở đây có nghĩa là biết điều, biết lui tới. Với lại, cụ hiểu lắm: nhà cụ có người đi cách mạng thật, nhưng người cách mạng đã chết. Mà cách mạng thì cách mạng, chết là hết chuyện. “Đừng có đùa với chính quyền”, “Đùa với chính quyền chỉ có từ chết đến bị thương”. Mấy người không giữ được điều bức bối trong lòng, để chúng phát ra miệng, bị báo cáo báo cầy, giờ sống lay lắt trong các trại cải tạo, báo hại gia đình phải bóp mồm bóp miệng đi tiếp tế năm này qua năm khác. Đúng lúc ngôi nhà bị chú ý nhiều nhất, sức ép của chính quyền mạnh nhất, khó có cách từ chối, thì đùng một cái - cụ Vận tục huyền. Đó là điều ông Hưởng không sao đoán trước. Tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi, cụ Vận mưu thế mà sâu. Không biết cụ thu xếp ra sao mà bà xôi chè ở cuối phố bất thình lình dọn đến ở với cụ. Mà không phải một mình, còn cả cô con gái. Tục huyền là do cụ Vận nói ra, chứ giữa hai người chẳng có cưới xin, giá thú gì sất. Cục diện thay đổi - nhà một tầng, ba phòng, nay bốn người ở, hai vợ chồng già một phòng, phòng xép cho cô con gái bà xôi chè và đứa cháu nội, phòng thứ ba rộng nhất thì được dùng làm nơi thờ phụng, tiếp khách, kiêm kho chứa đồ tập tàng. Tính mét vuông so với các nhà khác trong phố, như thế vẫn còn rộng, nhưng nhà không thuộc diện nhà nước quản lý theo chính sách, phường quận cũng chẳng có cớ phân thêm người vào ở. Thiên hạ tấm tắc: “Mưu thế mới là mưu chứ!”. Việc cụ Vận đột nhiên lấy vợ được xem như sự đối phó với chính quyền: “Không giá thú, không được chính quyền công nhận mà ngang nhiên ăn ở với nhau là coi thường luật lệ. Chuyện này quyết không thể làm ngơ”. Nhưng người ta dậm doạ thế thôi, theo cách bắn tiếng, chứ chưa có hành động gì. Cụ Vận tuyên bố: “Nhà của tôi, tôi ở với ai là quyền của tôi. Lũ thối mồm muốn nói gì thì nói, mặc. Bảo bà ấy là người tôi cho ở nhờ cũng được. Bảo bà ấy ăn ở với tôi như vợ chồng cũng xong. Tôi già thì không có quyền lấy vợ à? Chẳng thằng nào con nào cấm được tôi. Tôi là tôi chấp hết”. Thiên hạ cười hi hí: “Giời ạ, cụ Vận thiếu một năm lên đầu tám, bà xôi chè đầu sáu có dư, còn ngủ nghê cái nỗi gì cơ chứ?” Anh công an khu vực hấm hứ: “Choa mà túm được “quả tớm” trai trên gái dưới là choa cho đi tù tắp lự; đừng tưởng hủ hoá mà qua mặt được choa. Cái giống đàn ông cắt đầu gối không còn giọt máu nào mới hết sạch cái khoản ấy ”. Bà xôi chè cũng đã dậy, chắc hẳn bị cuộc đối thoại ở hai bên bức tường đánh thức. Ông Hưởng bước vào nhà, cao giọng vui vẻ: - Chúc cụ với bà năm mới phát tài phát lộc bằng năm bằng mười năm ngoái! Bà xôi chè chắp hai tay chúc lại: - Chúng tôi cũng xin chúc lại cậu mợ năm mới được vạn sự như ý! Cô con gái xúng xính áo hoa mới, quần ta-tăng đen nhánh, khép nép chắp hai tay đứng bên sập hầu trà. Ông Hưởng không gọi cụ Vận và bà xôi chè là hai cụ. Bà có tên Siêng, nhưng dân phố cứ bà xôi chè mà gọi. Cùng trà ông, gọi bà bằng cụ nghe chướng tai lắm. Mà cụ Vận cũng không lấy làm khó chịu với cách gọi một đàng cụ một đàng bà như thế. Tuy nhiên, bà cũng theo cụ Vận gọi ông Hưởng bằng “cậu”, có điều trong cách gọi ấy có âm sắc tôn kính của người bình dân thưa gửi với các “cậu” con nhà gia thế. Chẳng gì cụ thân sinh ra ông cũng là một ông phán, cho dù trong thời mới chức vụ cao nhất của ông Hưởng chỉ là tổ phó tổ dân phố. Cô Thanh gọi ông bằng “bác”, là sự xác nhận ông đứng hàng trên mẹ cô. Cách xưng hô vậy là rạch ròi, phải phép. Cô Thanh không sắc nước, nhưng tươi nở, người hơi phổng phao quá khổ nên đã quá tuần cập kê mà chưa có ai rước. - Thưa cậu xơi nước kẻo nguội – bà Siêng hai tay bưng chén trà mời ông Hưởng. Nghề xôi chè của bà Siêng là nghề gia truyền. Gánh xôi chè của bà nổi tiếng cả khu phố cổ với đủ thứ chè đỗ xanh, đỗ đen, đỗ đãi, con ong, hoa cau, bánh trôi, bánh chay …, thứ gì cũng đạt đỉnh, không chê vào đâu được. Hai mẹ con thuê một cái chái hẹp, ra đụng vào chạm, vừa là nơi ở vừa là nơi làm hàng. Ông chồng mất sớm, từ cô Thanh mới sinh. Bà không đi bước nữa mà ở vậy cho đến khi thuận về với cụ Vận. Từ cái chái rách đến một phòng ra phòng là một sự đổi đời. Được như thế, mẹ con bà phải mang ơn cách mạng. Không có cách mạng, chắc gì cụ Vận đã chịu kết duyên với bà. Điều ấy bà biết lắm. Cụ Vận cũng thấy quyết định của mình thế mà đúng. Đang lọ mọ một thân già, mọi việc đều đến tay, nay có người đỡ đần, còn mong gì hơn? Bà tần tảo, bà chu đáo, bà không hề lợi dụng lòng tốt của cụ như thiên hạ xì xào. Cơm bưng nước rót, quần áo thay ra cứ vứt đấy, khắc mẹ con bà giặt giũ phơi phóng, sướng lắm.Cụ được chiều từng ly từng tí. Chẳng những chăm cụ, cô Thanh còn chăm đứa cháu gái mồ côi của cụ, như thể con mình. Suy ra, chính cụ cũng phải chịu ơn cách mạng nốt. Của đáng tội, cụ Vận có mâu thuẫn gì với cách mạng đâu. Cụ chỉ bực mình với nó thôi. - Nhiễu sự kinh khủng, cái thứ khỉ gió ấy - cụ hấm hứ – Mọi sự cứ lộn tùng phèo tuốt tuột, cậu thấy thế không? Cái gì cũng phải cải tạo, phải sửa đổi, phải uốn nắn. Tôi già cốc đế rồi cũng đỡ, chứ như cậu tuy cũng già, nhưng còn trẻ hơn tôi, thì khổ lắm. Khốn nạn nhất là cái họp. Cái gì cũng họp - sáng họp, chiều họp, tối họp. Làm dân thường mà đi họp còn hơn cả công chức đi làm ngày xưa. Chưa kể cái hoạ nay phê bình, mai kiểm thảo, góp ý kiến. Dạy cả người già y như dạy trẻ con. Coi người nào cũng là đồ vứt đi cả một lũ. Xăm xoi đến cả cái đầu cái tóc, cái quần cái áo. Ngầy ngà đếch chịu được. Cụ văng một tiếng tục đã quên. Thời buổi gì mà mọi cái đều thiếu, từ bìa đậu cho chí lạng thịt, chai nước mắm. Cái gì cũng phiếu. Mua bằng tiền mà như đi xin. Đến khi người dân tự nghĩ ra cách này cách khác để cho cuộc sống dễ chịu hơn, tự làm ra cái nọ cái kia, đã không khen thì chớ, còn cấm đoán Mọi sự đều phải trong tay nhà nước, nhà nước làm, nhà nước quản lý. Cán bộ quát nạt trong các cuộc họp:“Làm ăn riêng rẽ là mảnh đất hằng ngày hằng giờ sinh ra chủ nghĩa tư bản”. Nhà nước kiên quyết bắt mọi người hành nghề kinh doanh, dịch vụ phải vào các tổ, các hợp tác xã. Hết chiến dịch này đến chiến dịch khác. Cứ như là đánh giặc. Ngay ở phố này ba ông cắt tóc, hai hiệu, một căng bạt trong ngõ, bị dồn thành một hiệu Thắng Lợi, khách vào phải xếp hàng. Hai hàng phở cũng nhập một thành phở Tân Tiến. Nghề xôi chè của bà Siêng không có người thứ hai, người ta không biết phải nhét bà vào tổ hợp nào. Xôi chè là thứ “chế biến từ lương thực”, bị nhà nước đặc biệt quản lý, không nhét được vào đâu thì a lê hấp, cấm. Hai ông hàng phở chẳng nghĩ được cách nào hơn để giữ mức thu nhập trước, liền cài con cháu vào tổ hợp để ăn lương. Tân Tiến trông khang trang đấy mà thu không bù chi, lấy đâu ra lương? Đến phở mậu dịch còn không có thịt để bán, phải bán thứ phở suông gọi là không người lái, thì hàng phở tư làm sao khá hơn được. Có hơn là hơn cái nước dùng ngọt hơn phở mậu dịch do khéo chế biến mà thôi. Đời sống mỗi lúc mỗi khó khăn cho mọi người, mọi nhà. Chỉ cách mạng là sướng – bắt được cả thiên hạ sống theo ý mình. Đói ăn vụng, túng làm liều, ở khắp nơi trong thành phố, những hàng phở, hàng vằn thắn, hàng bún riêu, bún thang, bún ốc… liền mở chui. Hàng quán đặt trên gác xép, trong buồng sau, đồ đạc để y nguyên, hàng đâu mà hàng, có khám xét cũng thua. Khách rỉ tai nhau, biết mật hiệu mới vào được. Bà Siêng cũng toan bắt chước làm chui, nhưng cụ Vận không cho. Làm thế trước sau rồi cũng bị phát hiện,rồi người ta cho lên bờ xuống ruộng chứ chẳng chơi. Lẽ đời vốn vậy - có quyền trong tay thì phải dùng nó, không thể để phí, không dùng được vào việc này thì dùng vào việc khác, không bằng cách này thì cách khác. Mẹ con bà Siêng sau mấy lần giấu cụ, quẩy gánh xôi chè đi bán vụng ở các phố vắng bị quản lý thị trường tịch thu, mất cả chì lẫn chài, đành bỏ nghề. Nhưng để cụ Vận phải nuôi hai mẹ con, bà Siêng không muốn. Hai mẹ con quen sống tự lập, không chịu cảnh ăn nhờ ở đậu, bèn xin vào tổ đan len. Đó là nghề duy nhất dành cho đàn bà thành phố. Không biết nước bạn nào mà đặt hàng nhiều thế, khắp hang cùng ngõ hẻm, chỗ nào cũng thấy các bà các cô hai tay múa tít bên những cuộn len đủ màu. Nghề đan len được báo Nhân Dân vinh danh là ngành thủ công nghiệp đã góp phần to lớn cho sự nghiệp cách mạng. Ấm nước trên lò đốt bằng than tổ ong bắt đầu reo. Cụ Vận pha trà trong cái ấm đất gan gà đã sứt vòi. Nó già không kém gì cụ, ở với cụ đã lâu, chẳng còn nhớ từ bao giờ. Cụ bảo:“Nó trông vậy mà còn tốt chán. Ấm cũ, cao trà bám khắp thành, rót nước sôi vào hương trà vẫn bốc lên ngào ngạt. Ấm mới không thể sánh với nó”. - Mời cậu. - Kính cụ. Ông Hưởng đón chén trà bà Siêng đưa, cũng bằng hai tay. Cụ Vận vừa nhấm nháp ngụm trà vừa nghiêng đầu nghe ngóng: - Quái, năm nay vẫn cấm pháo hay sao mà tịnh không nghe tiếng nào? - Không có lệnh nhà nước, nhưng cũng như cấm, cụ ạ. Họp tổ, họp phố đều quyết: không đốt pháo, lãng phí, gây tai nạn, chẳng nhà nào dám đốt – bà Siêng ngồi ghé bên cụ, ghé vào tai cụ, nói – Lúc giao thừa có nghe đì đẹt, chắc lũ trẻ nghịch ngợm đốt pháo tép, cơ mà cụ ngủ say, không nghe.. Ông Hưởng thở dài, nhớ đến những cái Tết đã xa: - Tết mà không có pháo thì còn gì là Tết. Cụ nhớ không, ngày xưa ở phố ta Tết đến là vỉa hè ngập xác pháo toàn hồng? Cụ Vận thần người ra: - Nhớ chứ. Dưng mà nghĩ đi nghĩ lại, người ta cấm đốt pháo cũng phải - đã tốn tiền thì chớ, trẻ con nghịch tinh ném vào nhau, khối đứa mù mắt… - Em nghĩ: chẳng phải cái đúng nào cũng tốt – ông Hưởng nói – Có những cái đúng đấy, nhưng vô tích sự. Như việc họ toan điều người đến ở nhà ta ấy. Có vẻ đúng đấy chứ - người còn thừa chỗ, người không kiếm ra. Tôi nhân danh cách mạng kiếm chỗ ở cho dân, tôi san bằng mọi bất công. - Thì họ vưỡn nói thế. - Cướp đấy, cụ ạ. Cướp nói chữ. Thời buổi này ai dại cho thuê? Cho thuê là mất nhà. - Nghe nói bây giờ người ta ăn của đút để cài người vào những nhà còn rộng đấy - cụ Vận nói – Có người muốn thuê nhà nói với tôi như vậy. Họ bảo thà đưa thẳng tiền cho chủ nhà còn hơn. - Nhưng cụ không nghe, đúng không? Mà có nhà nào dại nghe họ đâu. Họ mới phải nhờ đến chính quyền. Nhờ thì phải đút. Nghĩ cũng tội. Cụ Vận ngồi thần, nghe bằng một tai. Chuyện này sao cụ lại không biết.. - Cơ mà người ta tính chán ra rồi, cụ ạ – ông Hưởng tiếp tục chứng minh điều cụ biết rồi - Đút thì mất một mớ đấy, bù lại được thuê vĩnh viễn. Lại đúng giá nhà nước quy định, rẻ như cho. Chủ nhà cho thuê rồi mới méo mặt, tiền cho thuê nhà không bù nổi tiền sửa chữa. Đến lúc ấy có quỳ xuống mà xin dâng, nhà nước cũng không nhận… Cụ chặc lưỡi: - Thì đúng là thế. - Cán bộ khôn, họ biết lắm - xếp hàng chờ dài cổ mới được phân căn hộ trong mấy cái nhà hộp mới xây ở ngoại ô. Khu ta đây tuy nhà cổ, nhưng ở giữa thành phố, đi làm đạp ba nhát là đến sở, hết giờ ba nhát về nhà, đỡ vất vả, đỡ cả cái khoản vá xăm lốp, chữa xe… Cụ Vận chăm chú nghe. Giờ thì cụ hiểu trong lòng ông hàng xóm có điều bức bối. - Cậu nói phải. Nhưng mà này …, bên cậu yên hẳn rồi chứ, hay là…? Ông Hưởng thừ người. - Nào có. Chưa đâu ạ, thưa cụ. Cụ Vận gật gù: - Phải cứng, cậu ạ. Cứ phải cứng mới được. Mềm nắn rắn buông. Không thì mai này hai cháu về ở đâu? Ông Hưởng thở dài, thổ lộ: - Người ta bám như đỉa, cụ ơi, hứa hẹn đủ điều, rằng chỉ ở tạm thôi, mai kia các cháu về rồi trả. Em thừa biết cái tạm ấy nghĩa là thế nào. Họ ở yên rồi, chạy được hộ khẩu riêng rồi, có mà Thiên Lôi đuổi. Bà Siêng vào trong nhà từ lúc nào, nghe giọng giục giã: - Dậy, dậy, Thái ồi, rửa mặt, chải đầu, rồi ra chúc Tết ông… Cụ Vận buồn bã hướng về phía gian trong: - Nó lớn phổng, mà chẳng có khôn, cậu ạ! Tội nghiệp cháu tôi… Ông Hưởng an ủi: - Cháu hiểu hết cả đấy… Lại tốt bụng nữa. Hôm nọ thấy nhà em quét ở cửa, cháu liền cầm chổi ra quét đỡ, ngoan lắm. - Hiểu thì nó hiểu - cụ Vận lắc đầu - Chẳng biết rồi ra có nói được không? - Cụ cả lo, biết đâu rồi chẳng chữa được. Bệnh quỷ khắc có thuốc tiên. - Cậu uống đi kẻo nguội - cụ lái đề tài - Sáng nào tôi cũng dùng trà thanh tâm, tốt lắm. “Bán dạ tam bôi tửu, Bình minh sổ trản trà, Nhất nhật cứ như thử, Lương y bất đáo gia”, các cụ dạy cấm có sai. Già như tôi mà bệnh tật nữa thì chết còn sướng hơn. Ông Hưởng gật gù: - Sức khoẻ, thưa cụ, là thứ nhất. Thời buổi này ta còn có gì, ngoài nó? - Lắm lúc tôi nghĩ: cháu nó không nói được mà lại hay. Không ai biết nó nghĩ gì. - cụ Vận cười cay đắng - Thời buổi này càng ít nói càng tốt. Nói nhiều mất lập trường nhiều. Hoạ giai do khẩu xuất . Bà Siêng bưng bánh chưng ra. Mùi hương trầm toả khắp phòng. Lác đác mấy tiếng pháo tét lẹt đẹt. Ông Hưởng đứng lên, chắp hai tay lễ phép: - Xin cụ và bà tự nhiên thưởng xuân. Em xin vô phép. Nhà em chắc cũng đã dậy. - Ông về, gọi cả bà nhà sang đây đi. Ông Hưởng ngần ngừ: - Em tính lát nữa mới sang, nhưng cụ gọi, thành ra sang sớm quá. Chả là đầu năm em muốn xin cụ khai bút cho một chữ. Em đã mua một tờ hồng điều, lớn hơn tờ năm ngoái đấy ạ. - Năm nay cậu muốn chữ gì đây? - Dạ, tuỳ cụ. Năm ngoái cụ cho em chữ Tâm.. Đứa cháu gái cụ Vận mặt mũi sáng sủa, mắt trong veo, nũng nịu tựa vào người ông. Nếu không bị câm, nó là đứa bé hoàn hảo. Mẹ nó chẳng nhòm nhõ gì đến nó. Từ lúc lẫm chẫm biết đi, nó chỉ biết có ông, cũng chẳng cảm thấy thiếu mẹ. Nó vòng tay ôm cổ ông thay lời chúc. Cụ Vận âu yếm vuốt tóc cháu: - Thanh tâm an lạc. Còn năm nay, ờ, chữ gì nào? Ông Hưởng nhìn cụ, chờ đợi. - Dạ, cụ biết nên cho em chữ gì. - Để tôi nghĩ. - cụ Vận bóp trán. Ông Hường đứng lên: - Vậy xin cụ, em về lấy giấy. Rồi xin phép cụ cho nhà em cùng sang, luôn thể chúc Tết cụ với bà Siêng, cô Thanh và cháu Thái. Cụ Vận vuốt râu: - Vậy mà hay. Hai nhà ăn Tết chung đi. Gọi là Tết tập thể, hay là liên hoan đầu năm, theo cách nói bây giờ. À này, cậu xem nhà còn mực không? Cái thoi mực chữ Vạn của tôi, tốt ơi là tốt, chuột tha mất rồi… - Chết thật! – ông Hưởng kêu lên. - Chuột cũng đói mà - cụ Vận cười buồn - Chả là trong mực Tàu phải có ngưu bì , ông ạ, Không có thứ ấy không đúc được mực thành thỏi, mực cũng không ăn vào giấy. - Em nhớ là còn ạ – ông Hưởng băn khoăn – Chứ mà không có nó thì giờ này đào đâu ra? Ông bước rảo về nhà. Từ trên ban thờ nghi ngút hương, cụ thân sinh ông trong áo vét, cà vạt, hiền từ nhìn xuống. Bức ảnh bán thân ấy có từ thời cụ còn sống, là bức ảnh cụ ưng ý nhất, theo lời mẹ ông kể lại. Ông không có bao nhiêu kỷ niệm về người cha mất sớm. Trong trí nhớ của ông lờ mờ bóng dáng một người đàn ông đẹp trai hào hoa, với mùi khói thuốc Camel, mùi nước hoa oải hương cụ dùng khi cạo râu. Chỉ có cụ Vận biết cụ thân sinh ông là người có Hán học. Thời thế đổi thay, cụ đi học chữ quốc ngữ, học tiếng Pháp, để trở thành một ông phán. Bên cạnh ông phán, bà phán với gương mặt hiền lành, cam chịu, giống người ở hơn bà vợ. Ông mở hộp bích quy trên ban thờ. Trong hộp còn có vài kỷ vật của cha ông. Ông nhớ trong đó có thoi mực Tàu. Quả nhiên, nó còn đó, như mới. Ông không nhớ cha ông dùng đến thoi mực này khi nào, nhưng trong nhà ông vẫn còn những chữ thảo cụ viết khi còn trẻ. Nét bút phóng túng, ngang tàng, tài hoa. Lấy giấy gói thỏi mực lại, ông bảo vợ: - Cụ Vận mời sang ăn Tết chung bữa nay đấy. - Đầu năm, liệu có tiện không? - bà ngần ngừ - Nhà nào có xuất nhà ấy. - Thì mình mang cái bánh chưng nhà mình sang góp vào. Khu phố tổ chức gói bánh tập thể, mỗi nhà đóng tiền mua một hai cặp, tuỳ theo số nhân khẩu, tuy phải góp phiếu lương thực, phiếu thịt. Lại được mua một gói mứt thập cẩm bọc giấy báo nhuộm phẩm hồng, to nhỏ khác nhau, theo bìa gia đình. Cũng theo bìa gia đình, mỗi hộ còn được mua một chai rượu chanh hoặc một chai rượu cà phê, cả hai đều là rượu khai vị, không cắt phiếu. Bà băn khoăn: - Không ăn hết chả lẽ mang về à? Nhà có mỗi một cặp cho ba ngày Tết thôi đấy. Ông thắp hương cho các cụ đã. Ông nói: - Bà thắp rồi à? - Việc của ông mà. - Bà thắp thay tôi đi. Thời này nam nữ bình quyền, khỏi câu nệ. Một nén thôi, Thắp nhiều chỉ tổ khói mù. Bà nguýt ông: - Ông đừng có báng bổ, ngày Tết ngày nhất… Ông nhìn lên ban thờ, nghĩ đến cái ngày ông cũng sẽ ở trên ấy. Rồi nghĩ đến hai đứa con. Ba năm rồi chúng không có nhà, thỉnh thoảng mới gửi về mấy dòng thư ngắn ngủi, báo tin chúng mạnh khoẻ, lập nhiều thành tích. Ông biết bà hay khóc thầm. Ông chẳng biết an ủi bà cách nào. Thời chiến, chúng nó là thanh niên, thích bay nhảy là lẽ thường. Mà chúng nó có không muốn đi cũng chẳng được. Nhà nước đã động viên là phải đi. Có trốn rồi cũng bị bắt lại. Chính sách hộ khẩu ngặt nghèo, ai dám chứa? Ông nghe bà lẩm bẩm cầu xin tổ tiên phù hộ cho hai đứa tránh được mũi tên hòn đạn, được lành lặn trở về. Bà còn cầu cho chúng ra trận không bắn phải mấy đứa anh con ông bác chúng ở phía bên kia, chắc chắn cũng phải đi lính như con bà. Người anh duy nhất của bà đã đi Nam, cùng với vợ con. Ông Hưởng nghe thấy, đến bên bà, hấm hứ: “Thế chúng nó bắn vào người khác thì được à?”. Bà nín lặng. Ông tin ở số mệnh. Nếu số chúng nó tốt, chúng nó sẽ trở về. Lại nhớ đến ông con trai cụ Vận. Ông này vui tính, khi còn sống hay kể về những ngày ông ở bộ đội, giọng tưng tửng: “Đứa nào sợ chết thường lại dễ chết, ông ạ. Ra trận là cứ phải nghĩ: ta đi, địch chưa chắc đã thấy; thấy chưa chắc đã bắn; bắn chưa chắc đã trúng; trúng chưa chắc đã chết!”. Khi ông bà Hưởng mang giấy mực sang thì cụ Vận đang hì hục nâng cái chạn để rút cái nghiên đá kê dưới một chân mọt. Mặt cụ lầm lầm. Bà Siêng cùng ghé vai, mặt chảy ra, vẻ biết lỗi. Trong bếp có tiếng xèo xèo. Bà Siêng đánh trống lảng, chào ông bà Hưởng: - Mời cậu mợ ngồi ạ. Cụ tôi xong ngay giờ. Cháu đang rán bánh chưng cho cụ, cụ thích mỗi món ấy thôi, bánh luộc cụ chỉ ăn một miếng gọi là. Cụ Vận vẫn còn giận. Đời thuở nhà ai lại đi lấy nghiên mực mà kê chạn kia chứ? Bà này rõ cạn nghĩ. Cái nghiên này cụ dùng từ lúc còn để chỏm, cha cụ sắm nó khi cụ bắt đầu ê a tam thiên tự. Vào thời niên thiếu của cụ việc học chữ Nho chỉ còn lại trong những gia đình bị coi là hủ lậu, thiên hạ đã chuyển sang học chữ quốc ngữ hết cả. Tục lệ không cho phép giận dữ trong ngày đầu năm. Cụ Vận gượng cười với mọi người xúm xít quanh cụ.. Cái nghiên được rửa sạch. Cụ đưa thoi mực đi vòng đầu tiên trong cái nghiên còn ướt nước. Khi mực đã quánh, cụ vẩy thêm vào đó vài giọt nước, mài tiếp. Lấy cái bút lông đại trên ban thờ xuống, cụ vuốt đi vuốt lại, chấm chút mực, giạm một nét xổ trên tờ giấy bản dùng làm nháp. - Mực tốt - cụ Vận ngắm nghía nét bút vừa hạ – Đầu năm tưởng rủi, hoá còn may. Cả nhà vây quanh cụ. Đứa cháu câm dựa vào ông nội, bá cổ ông, bị ông khẽ gỡ ra. Con bé ngơ ngác, chưa bao giờ ông nội lại làm thế với nó. - Có cái này chưa được như ý, cậu ạ - cầm tờ giấy soi lên ánh sáng, cụ đánh giá - Cậu xem đây, mặt giấy chỗ dày chỗ mỏng. Là do thợ không cẩn thận, hoặc kém tay nghề. Giấy dó Láng sở dĩ nổi tiếng là nhờ thợ giỏi tay xeo. Mà thôi, có nó là tốt rồi. Còn hơn giấy hồng nhà máy, thứ ấy chỉ dùng để viết khẩu hiệu. Tờ giấy được trải ngay ngắn trên nền nhà. Cụ Vận nghiêm trang, chân chống chân quỳ trước nó, bàn tay cầm bút đưa đi đưa lại trong khoảng không bên trên, hình dung đường nào nét nào cây bút sẽ đi. Thận trọng chấm đầu bút lông vào cạnh nghiên, cụ giậm một nhát khẽ cho bớt mực, tay trái khẽ vén tay áo phải. Đoạn, bằng một động tác nhẹ nhàng mà dứt khoát, cụ phóng bút xuống tờ giấy, đi một đường đầu tiên đầy sức mạnh, tưởng chừng không thể có ở tuổi già. - Năm mới, tôi tặng cậu chữ này. Ông Hưởng nín thở dõi theo nét bút cụ Vận. Đang bay bướm, nó dừng lại đột ngột. Chữ Nhẫn. Ông giật mình. Nét xổ cuối cùng gọn gàng là thế, bỗng nhoè nhoẹt. Ông chợt nhận ra: một giọt nước mắt cụ Vận vừa rơi xuống. Ờ thì nhẫn – ông nghĩ. Nhưng còn phải nhẫn đến bao giờ? Đến bao giờ, hở Trời? 1957-2015 Vũ Thư Hiên (FB Vũ Thư Hiên)
  12. Đã đến lúc phải đi vào trọng tâm của câu hỏi : Việt Nam có thể tiến hành cải cách chính trị hay không ? Hiện có hai quan điểm rất khác nhau về vấn đề này. Một số người (chẳng hạn như ông Lê Đăng Doanh, từng ở trong Ban tư vấn cho chính phủ Võ Văn Kiệt, vị Thủ tướng đã có nhiều đóng góp cho Việt Nam thời kỳ đổi mới, ông Nguyễn Quang A, người vận động cho dân chủ hóa ở Việt Nam) cho rằng tình thế cấp bách và nguy nan hiện nay bắt buộc lãnh đạo Việt Nam phải cải cách, ai đứng ở vị trí lãnh đạo cũng phải cải cách. Cũng trong khuynh hướng này, nhưng từ một góc độ khác, cựu dân biểu Đặng Hoàng Yến đặt hy vọng vào việc, sau khi không còn lực cản nữa, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể thực hiện những cải cách thực sự, những cải cách mà bà cho là TBT dù muốn cũng đã không thể làm được trong những năm vừa qua. Một số người khác, dựa trên quan điểm để có thể cải cách cần có sự tách bạch giữa nhà nước và đảng, cho rằng trong tương lai gần, tức là khoảng 5 năm tới đây, sẽ không có cải cách gì đặc biệt về chính trị. Chúng ta thử xét vấn đề theo cả hai khuynh hướng trên đây, để xem kết quả cho ra sẽ là gì. Không thể không cải cách Những người như ông Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A, có lý ở chỗ : ở thời điểm này, với tất cả những gì mà Trung Quốc đang làm trên Biển Đông và trên đất liền (nhất là trên đất liền, lãnh thổ Việt Nam, ở mọi phương diện), thì cải cách là một đòi hỏi của thực tiễn, một yêu cầu của thực tiễn. Cải cách trở thành vấn đề sống còn, vấn đề tồn tại hay không tồn tại, độc lập hay mất nước… Do vậy, nói rằng « ai đứng ở vị trí lãnh đạo cũng phải tiến hành cải cách » là dựa trên yêu cầu sống còn này của thực tiễn. Những ai dám đối diện với thực tế, dám nhìn thẳng vào các nguy cơ khiến Việt Nam đang bị đẩy đến bên bờ vực thẳm, đều thấy rằng không thể không cải cách. Muốn thoát Trung tất yếu phải cải cách. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu xem cái lý của các ông Lê Đăng Doanh, Nguyễn Quang A... có được thể hiện trong thực tế hay không. Đã có nhiều phân tích, nhận định về đại hội XII. Ở đây tôi đưa ra thêm một nhận định, một giả định, mà tôi không thể đảm bảo về sự chính xác, hay nói cách khác, cần thời gian để kiểm chứng giả định này, nó có thể được khẳng định, cũng có thể bị sụp đổ. Giả định của tôi là : Đại hội XII có thể là một nỗ lực thoát Trung của bộ máy lãnh đạo Việt Nam. Ngay sau đại hội XII đã có một vài chi tiết, đã được giới phân tích bàn đến, ở đây tôi chỉ nhắc lại, như là dẫn chứng cho giả định trên đây của tôi. Cử chỉ mạnh mẽ của người phát ngôn bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cùng với lời khẳng định rằng Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại của tàu Mỹ, trong khi Trung Quốc cực lực phản đối chính động thái này của Hoa Kỳ. Ông Đinh La Thăng, trước khi rời chức Bộ trưởng BGTVT để về làm Bí thư Tp. HCM, đã cho cách chức một quan chức dưới quyền của ông, vì người này đề xuất mua các toa tàu cũ của Trung Quốc. Điều đáng nói là một việc tương tự chưa từng xảy ra, hoặc nói theo kiểu lãnh đạo, là "chưa có tiền lệ". Và gần đây nhất, Tổng thống Mỹ Obama nhận lời mời thăm chính thức Việt Nam vào tháng 5 tới. Hẳn chúng ta chưa quên rằng ông Obama đã không sang Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái như dự định, thay vào đó là chuyến viếng thăm của Chủ tịch Trung Quốc đã gây ra nhiều phẫn nộ trong dân chúng. Nếu ông Obama thực hiện chuyến công du này thì đây sẽ là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm Việt Nam, kể từ khi quan hệ ngoại giao hai nước được thiết lập (Ông Clinton từng tới Việt Nam, nhưng chỉ sau khi đã kết thúc nhiệm kỳ). Dĩ nhiên, không thể phủ nhận tầm quan trọng của sự kiện ngoại giao này, nếu nó xảy ra như dự định. Và rất nhiều khả năng nó sẽ kéo theo những sự phát triển đáng kể trong hợp tác Việt-Mỹ. Mới chỉ cách đây ít hôm, hải quân Việt Nam và Nhật Bản đã tập trận chung trên Biển Đông, nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước, và kết thúc tại Đà Nẵng, ngày 18/2/2016. Đó là một vài động thái cụ thể của việc thoát Trung, diễn ra sau khi Tổng bí thư tái đắc cử, trong một thời gian tương đối ngắn, chưa đầy một tháng. Liệu những động thái này có phải là biểu hiện của một kế hoạch lâu dài và nhất quán hay không ? Nếu thực sự có một kế hoạch dài hạn trong vấn đề thoát Trung thì chính kế hoạch này sẽ đòi hỏi các cải cách cần thiết để có thể được thực hiện. Hiện nay chúng ta chưa thể khẳng định bất cứ điều gì. Thời gian và hành động của hệ thống lãnh đạo sẽ trả lời. Hiện nay, mặc dù Tổng bí thư đã được bầu lại, nhưng chính phủ đang điều hành công việc ở Việt Nam vẫn là chính phủ cũ. Như chúng ta đã chứng kiến, đại hội XII khiến cho sự chia rẽ giữa người lãnh đạo cao nhất của đảng và người lãnh đạo cao nhất của chính phủ vốn đã sâu sắc lại càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Trong tình hình như vậy, rất khó đánh giá và nhận định bản chất của những gì đang diễn ra ở Việt Nam trong giai đoạn cụ thể này. Cần phải chờ cho đến khi chính phủ đương nhiệm thôi điều hành công việc và chính phủ mới chính thức nhận trách nhiệm. (Còn tiếp) Paris, 20/2/22016 Nguyễn Thị Từ Huy (RFA Blog)
  13. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vào ngày 15 và 16 tháng 2, 2016 tại Sunnylands, Nam California, vùng nắng ấm, trời xanh, mây trắng. Nhưng nhiều dấu chỉ cho thấy dù Mỹ chuẩn bị trước, vận động kỹ, nhưng kết quả không có gì trừ những lời tuyên bố sáo mòn mà không thấy “có hành động thực tiễn và hữu hiệu hơn, hầu đòi hỏi một sự chấm dứt mọi hoạt động nhằm thay đổi nguyên trạng” như lời của TT Nguyễn tấn Dũng nói với TT Obama trong cuộc gặp gỡ riêng bên lề hội nghị, khiến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN có vẻ là một hội nghị hoàng hôn. Cái bóng đè về kinh tế và an ninh của TC quá gần, quá lớn đối với 10 nước ASEAN. Quyền lợi của Mỹ đối với TC quá lớn so với ASEAN; các nước ASEAN lo ngại hai đại siêu cường Mỹ, Trung dễ giải quyết quyền lợi trên thiệt hại của các nước nhỏ ASEAN. Mỹ tuần tra Biển đảo ở Á châu Thái bình dương vì tự do hàng hải quốc tế, là quyền lợi cốt lõi tức quyền lợi quốc gia của Mỹ. Chớ Mỹ không hề đá động gì đến chủ quyền biển đảo của các nước nhỏ. Mỹ vẫn cứ tuyên bố lập trường không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp biển đảo - như thị thiềng cho TC tự tung, tự tác, xâm lấn. Và TC cũng biết điều, không xung đột võ trang với Mỹ khi Mỹ tuần tra bằng tàu chiến và máy bay trinh sát có khả năng diệt tàu lặn. Hỏi 10 nước ASEAN có lợi gì đi sát với Mỹ, chống TC để làm con dê tế thần cho chiến lược Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương, lôi kéo các nước Á châu Thái bình dương bao vây quân sự và kinh tế TC. Nên thông cáo chung của 2 ngày hội nghị, có nói về sự tranh chấp Biển Đông nhưng nói theo kiểu quơ đũa cả nắm có VN, Mã Lai, Phi, Brunei, mà không có một chữ nào nói tới TQ, là tên cướp nhiều biển đảo nhứt của các nước. Điều đó cho thấy TT Obama cũng “cả nể” TC. Tín nhiệm của Mỹ bây giờ không còn quan trọng bằng tính tiền. Ngoại Trưởng Kerry của Mỹ bôn ba qua Lào, Miên vận động hai nước này đoàn kết với ASEAN. Nhưng chính hai nước này nhận viện trợ và đầu tư của TC nhiều nên trong hội nghị triệt để binh vực lập trường của TC giải quyết song phương mọi tranh chấp. Trong 10 lãnh đạo ASEAN, thì Tổng Thống Miến Thein Sein không đi hội nghị vì sắp hết nhiệm kỳ, Phó TT tham dự. TT Dũng về vườn vào tháng 5. TT Phi, Thủ Tướng Mã Lai cũng hết nhiệm kỳ trong vòng năm nay. Riêng TT Obama chủ toạ cũng sẽ về vườn vào cuối năm nay. Có thể nói hội nghị này là hội nghị đầu tiên và sau cùng TT Obama chủ toạ thượng đỉnh ASEAN. Riêng VNCS, TT Dũng là người chủ trương xích lại gần Mỹ để thoát Trung về kinh tế phần nào và giải toả đà TC xâm lược biển đảo VN, thì bị phe Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng thần phục TC trong Đảng CSVN hạ bệ. Nhờ tháng 5 TT Dũng mới hết làm thủ tướng và nhờ Mỹ can thiệp, mời đích danh TT Dũng mới được đi dự hội nghị. Qua đại hội 12, Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng cầm đầu phe thân TC từ năm 2007 đã độc diễn tái đắc cử Tổng Bí Thư Đảng CSVN. Dù có ngậm ngọc TT Obama, Ngoại Trưởng Kerry cũng đừng mong du thuyết tân lãnh đạo Đảng CSVN đang nằm dưới cái bóng đè quá lớn của TC về kinh tế, chánh tri, lẫn chủ nghĩa CS, theo lập trường thống nhất, để đối phó với những yêu sách chủ quyền của TC dù VNCS là nước mất biển đảo nhiều nhứt vào tay TC. Còn ASEAN là một tổ chức có nhiều tương quan kinh tế, chánh trị chồng chéo, dính dán lớn lao với TC, nhưng hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, 1 nước không đồng ý là cả khối ASEAN 10 nước không được làm dưới danh nghĩa ASEAN. Ngay bên trong khối có những chia rẽ lớn trong quan điểm về Biển Đông. Một số quốc gia không trực tiếp tham gia tranh chấp như Lào, Campuchia và Myanmar không tỏ thái độ hoặc ngần ngại làm phật lòng Trung Quốc. Riêng Miên thì hành động như gia nô của TC. Thái Lan đang xích lại gần TC từ khi quân đội lên cầm quyền. Singapore, Malaysia, Indonesia và Brunei lâu nay vẫn tỏ ra tán thành giải pháp hòa bình, phi quân sự, nhưng bất động. Chỉ có Phi luật tân đồng minh của Mỹ trực tiếp tham gia đối đầu với Trung Quốc qua vụ kiện lên Tòa Trọng tài quốc tế. VNCS không kiện nhưng thời TT Dũng công nhận thẩm quyền của toà này và yêu cầu xem xét quyền lợi VN khi phán quyết đơn kiện của Phi. Các nước trong ASEAN đa số thờ ơ với vấn đề Biển Đông vì ngần ngại TC, không dại gì vì chuyện thiên hạ mà hại quyền lợi nước mình. Nội cái Bản Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông DOC, phải mất gần 10 năm mới được ký kết vào năm 2002 và mãi đến năm 2011 ASEAN phải tương nhượng cho TC một số điểm TC mới ký bản hướng dẫn thực thi. Giờ đây, ASEAN mới bắt đầu soạn thảo bộ Quy tắc Ứng xử (COC) giữa các thành viên, giới phân tích tự hỏi là phải mất bao nhiêu thời gian nữa ASEAN mới làm xong, Và phải đàm phán với TC bao lâu nữa. Bất đồng ý kiến của các nước ASEAN về hồ sơ Biển Đông làm cho ASEAN gần như bị liệt bại trong việc giải quyết hồ sơ này với TQ. Điều TT Obama kỳ vọng nhứt là nhơn hội nghị này vận động cho Hiệp Ước Đối Tác xuyên Thái bình dương TPP, gồm 12 nước, trong đó có 4 nước nằm trong ASEAN là Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Nhưng chính nước chủ nhà, TT Obama là người chủ trương, nước Mỹ vận động mạnh nhứt, các nước thấy TPP của TT Obama khó được Quốc Hội Mỹ phê chuẩn trong năm 2016 bầu cử. Ngay Bà Hillary Clinton, cùng đảng Dân Chủ, từng là ngoại trưởng cho TT Obama và một số nghị sĩ, dân biểu Dân Chủ cũng chống cho rằng TPP sẽ cướp việc làm của người Mỹ. Quan trọng nhưt là thái độ hành động của TT Obama không dấn thân nhập cuộc trong vấn đề Biển Đông đối với TC, mà thường đi nước đôi đối với TC. Theo thông tín viên của Le Figaro tại Bắc Kinh, khi tiếp đón lãnh đạo của 10 nước Đông Nam Á, Washington một mực cam đoan rằng đây không phải là một cuộc họp thượng đỉnh «chống Trung Quốc». Thậm chí, tờ Global Times, được Le Figaro dẫn lời, còn nói: «ASEAN sẽ không trở thành đồng minh của Washington chống Trung Quốc», đồng thời nhấn mạnh các nước ASEAN «không dại dột chọn một bên và phá vỡ mối quan hệ với nhau để đi theo chiến lược của Mỹ». Trong hội nghị, thông cáo chung, trả lời báo chí, TT Obama toàn khuyến cáo, tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình, theo luật pháp quốc tế, Mỹ không đứng về phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo. TC ngang nhiên, cướp biển đảo, xây cất thành huyện, thôn tính vào lãnh thổ của TQ, thì TT Obama tỏ ra công bằng và bất thiên vị, "kêu gọi tất cả các bên ngừng cơi nới, xây dựng đảo và quân sự hóa các điểm tiền tiêu ở Biển Đông". Khi Mỹ tuần tra vào bên trong 12 hải lý của các chuỗi đảo của TC bồi lắp thành khu quân sự, thì sợ phản ứng mạnh của TC, ngoại giao Mỹ tuyên bố là “đi qua vô hại”. Khi TT Obama dùng lời hay ý đẹp với 10 nước ASEAN trong hội nghị, thì TC hành động và hành động, đưa hoả tiễn địa đối không, làm phi trường trực thăng, xây đảo nhân tạo, tung tàu chiến ra Hoàng sa, đài Fox của Mỹ công chiếu cho cả thế giới thấy. Còn VNCS đối với hội nghị Mỹ-ASEAN không phải là hội nghị hoàng hôn, mà một hội nghị đi vào đêm tối trong tương quan với Mỹ. TT Obama, Ngoại Trưởng Kerry có ngậm ngọc cũng không thuyết phục được Đảng Nhà Nước CSVN sau đại hội đảng CS thứ 12. Phe thân TC do Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng độc diễn tái nhiệm 5 năm dưới cái bóng đè của TC, đã nắm cán lẫn lưỡi của chế độ cầm quyền của VNCS. Con đường Hà nội đi Washington phải qua Bắc Kinh, do cảnh sát giao thông TC kiểm soát, và bảng chỉ đường do TC ghi bằng chữ Tàu và gắn trên đường. Hy vọng xích lại gần Mỹ về kinh tế để thoát Trung, về quân sự để giải toả áp lực của TC ở Biển Đông đã thành ão vọng. Vi Anh (Việt Báo)
  14. In Ý kiến (83) Chia sẻ: Ảnh chụp từ Xinhuanet cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành làm tư lệnh Quân chủng Lục quân, ở Bắc Kinh, 31/12/2015. Tin liên hệ Hơn 300 sĩ quan Việt Nam được phong tướng trong 5 năm Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký quyết định thăng quân hàm cấp tướng cho 194 sĩ quan quân đội và 119 sĩ quan công an trong nhiệm kỳ kéo dài từ 2011 tới 2016 Việt Nam phản đối lên LHQ việc Trung Quốc đưa tên lửa ra Hoàng Sa Người dân gửi thư ngỏ tới ‘tư lệnh’ Sài Gòn Đối đầu tên lửa Việt-Trung ở Biển Đông? Người dân VN tưởng niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung Báo chí nhà nước Việt Nam nói gì về Chiến tranh Biên giới 1979? 20.02.2016 Việc bổ nhiệm Tướng Lý Tác Thành, người được mệnh danh là “sát thủ” trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, sẽ giúp quân đội Trung Quốc trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, khi tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang nóng lên, các nhà quan sát nhận định. Ông Lý, 63 tuổi, được chỉ định làm tư lệnh Quân chủng Lục quân mới được thành lập của quân đội Trung Quốc. Ông là một trong số 7 vị tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc có kinh nghiệm trận mạc. Ông gia nhập quân ngũ năm 1970, và tin nói ông từng bị thương trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, nhưng từ chối “ngưng chiến đấu”. Ngoài khía cạnh quân sự, các nhà quan sát cho rằng việc bổ nhiệm này giúp Chủ tịch Tập Cận Bình đạt được một số mục tiêu chính trị. Dù việc bổ nhiệm ông Lý được tiến hành từ cuối năm ngoái, nhưng những diễn biến gần đây ở Biển Đông, nhất là việc Trung Quốc đưa tên lửa đất đối không tối tân đến Hoàng Sa đã khiến người Việt lưu tâm hơn nữa. Báo chí Việt Nam cũng đăng tải tin tức về việc thăng tướng của ông Lý. Báo điện tử Một thế giới chạy hàng tít: “Trung Quốc: Tướng tham gia chiến tranh biên giới Việt -Trung được trọng dụng”. Tờ này gọi việc bổ nhiệm của ông Tập là sự “thưởng công cho tướng trung thành”. Còn tờ Giáo dục gọi ông Lý là một trong hai viên tướng "sát thủ" nhất trong Chiến tranh Biên giới Việt - Trung. Trong khi đó, dưới bài viết có tựa đề, “Trung Quốc bổ nhiệm 3 tư lệnh quân đội mới”, báo điện tử Thanh Niên viết rằng “Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch cải cách quân đội đến năm 2017. Theo đó, Bắc Kinh giảm bộ binh, tăng cường hải quân và không quân để tăng cường sức mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nhằm đối phó với Nhật Bản và các nước đang có tranh chấp biển đảo ở Đông Nam Á”. “Chống Việt Nam” Ông Willy Lam, một nhà phân tích chính trị ở Hong Kong, nói rằng những gì Tướng Lý đạt được trong sự nghiệp quân ngũ đã giúp ông “được ưa thích” và “được kính trọng”, đồng thời sẽ giúp Chủ tịch Tập Cận Bình duy trì tinh thần binh sĩ trong các cuộc cải cách quân sự. Ông Lâm nói: “Quá trình cải cách đã khiến các binh sĩ thuộc lực lượng bộ binh tổn thương vì họ không còn đứng trên không quân và hải quân nữa. Ông Tập cần những người như ông Lý để gắn kết mọi người”. Tướng Lý Tác Thành từng là một trong 4 sĩ quan “chống Việt Nam” được Chủ tịch Tập Cận Bình thăng cấp thượng tướng. Nhận định về diễn biến này, nhà nghiên cứu về quan hệ Việt - Trung Dương Danh Dy, cựu quan chức ngoại giao, nói rằng điều đó cho thấy Trung Quốc “coi trọng chuyện chiến đấu với Việt Nam sắp tới”. Ông Dy cảnh báo Việt Nam nên “chú ý” tới điều này. Trong một diễn biến khác liên quan tới quan hệ Việt – Trung, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/2 cho biết đã gửi công hàm đến Đại sứ quán Trung Quốc và Liên Hiệp Quốc phản đối Trung Quốc đưa tên lửa ra quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, các hãng quốc tế đưa tin rằng Bắc Kinh đã bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Theo The Straits Times, Xinhua, Thanh Nien, Giao Duc, Mot the gioi
  15. Đây là câu chuyện có thật do chính người trong cuộc thuật lại. Ông là một giáo viên người Anh. Mỗi khi kể, ông thường không cầm được nước mắt, xúc động nghẹn ngào. Ông nói: Nhà tôi ở một con phố giữa lòng thủ đô Luân Đôn. Một hôm, tôi vừa ra khỏi cửa thì gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới; mặt mũi gầy gò, xanh xao; chìa những bao diêm khẩn khoản mời tôi mua giúp một bao. Tôi mở ví tiền và chép miệng: – Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. – Thưa ông, không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chỉ chạy loáng một lát đến hiệu buôn để đổi, rồi hoàn lại cho ông tiền lẻ còn thừa. Tôi chăm chú nhìn cậu bé và lưỡng lự: – Thật chứ? – Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa dối trá. Nét mặt của cậu bé trông rất cương trực và tự hào tới mức làm tôi tin và giao ngay cho cậu một đồng tiền vàng. Nhưng năm phút, mười phút, rồi mười lăm phút trôi qua mà vẫn không thấy cậu trở lại. Tôi bắt đầu nghi ngờ cậu bé. Nửa giờ sau, chờ mất công, tôi lững thững tiếp tục cuộc dạo chơi và tự nhủ: “Cần rút kinh nghiệm, không nên tin vào bọn trẻ này!” Vài giờ sau tôi trở về nhà và ngạc nhiên khi thấy một cậu bé đang đứng đó đợi tôi. Diện mạo cậu bé này rất giống cậu bé đã cầm tiền của tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn tuyệt vọng: – Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho Rô­be một đồng tiền vàng không ạ? Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp: Thưa ông, đây là tiền lẻ hoàn lại… Rô­be nhờ cháu… mang đến trả ông… Rô­be là anh cháu…chúng cháu mồ côi… Anh cháu không thể mang tiền trả ông được.. vì anh ấy bị xe đâm… đang nằm ở nhà và khó lòng… sống nổi… Em bé không nói được hết câu vì những tiếng nấc xé lòng. Tôi sững sờ cả người, tim se lại vì hối hận, hỏi dồn: – Vậy bây giờ Rô­be ở đâu? Hãy đưa tôi đến. (Ảnh: Internet) Sau khi dừng lại một chút trước chiếc hầm nhỏ của một căn nhà đổ nát, em bé nói: – Thưa ông, đây là nhà của chúng cháu. Trong một góc tối của căn hầm, cạnh chiếc bếp lò cũ kĩ đã tắt ngắm từ lâu, giữa một đống giẻ rách, tôi nhận ra Rô­be nằm dài, bất động. Mặt cậu bé lúc này trắng bệch. Một dòng máu đỏ từ trán chảy xuống. Rô­be đưa mắt nhìn về phía tôi, giọng thều thào, yếu ớt: – Thưa ông, ông hãy lại gần đây. Tôi quỳ xuống bên cậu bé, cầm lấy bàn tay cậu bé, bàn tay khẳng khiu, gầy gò, đáng thương, lạnh ngắt. – Sác­lây, em đưa tiền trả ông rồi chứ? Cậu bé gật đầu, mắt vẫn sưng mọng. – …Ôi! Đấy, ông xem, cháu không phải là đứa dối trá mà. Tôi cúi sát xuống người cậu bé, cầm lấy bàn tay, hôn vào chỗ trán bị thương nứt rạn và nói với Rô­be rằng: “Cháu hãy bình tâm, dù bất cứ tình huống nào, tôi cũng sẽ nuôi nấng Sác­lây cho cháu.” Tôi nói dịu dàng, âu yếm an ủi Rô­be, để cái chết của cậu bé được thanh thản. Bàn tay khốn khổ của cậu bé nằm gọn trong tay tôi lạnh dần, lạnh dần… Em bé nghèo túng của tôi đã từ giã cõi đời quá ngắn ngủi như vậy đấy. Cái chết đó làm cho tôi thấy rằng, trong cuộc đời tôi chưa hề được thấy một cử chỉ, hành động nào đẹp đẽ, cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng đẽ, cao cả như vậy. Một tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn náu trong một em bé sống trong cảnh rất đỗi cực khổ nghèo khổ. Sưu tầm (Đại Kỷ Nguyên VN)
  16. Những hành động hung hăng của Cộng Sản Trung Quốc trong vùng Biển Ðông nước ta nhắm khích động tự ái quốc gia của dân lục địa, trong khi Tập Cận Bình đang tìm cách củng cố uy thế và quyền hành cá nhân. Ngày hôm qua, Thứ Sáu, 19 Tháng Hai năm 2016, Tập Cận Bình đã được Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan, 刘云山), người đứng đầu bộ máy tuyên truyền trong Bộ Chính Trị, dẫn đi thăm báo Nhân Dân, đài truyền hình trung ương, và Tân Hoa Xã. Mỗi nơi này đều trương khẩu hiệu “Tuyệt đối trung thành.” Gần đây, Tập Cận Bình vận dụng tối đa bộ máy tuyên truyền để tăng uy thế trong lúc cố dẹp tan những thành phần đối kháng. Hồ Cẩm Ðào và Giang Trạch Dân chưa bao giờ làm lộ liễu như vậy. Báo, đài Trung Cộng đã suy tôn Tập là “hạt nhân cốt lõi” của lãnh đạo; kêu gọi quân đội và quan chức phải “tuyệt đối trung thành” với “Ðảng,” tức là với họ Tập. Tháng Mười Hai năm ngoái, Tập đã tới thăm báo Quân Ðội Nhân Dân, trước khi công bố kế hoạch đại cải tổ quân đội, sa thải 300 ngàn người. Tin tức tiết lộ về phiên họp Bộ Chính Trị vào cuối Tháng Mười Hai năm 2015 kể rằng Tập Cận Bình đã yêu cầu “Các thành viên Bộ Chính Trị tuân thủ đường lối của Trung Ương và trung thành với Ðảng.” Trong ba năm nắm quyền, Tập Cận Bình dần dần nắm đầu tất cả các ngành trong bộ máy cầm quyền: Ðảng, Quân Ủy Trung Ương, bảy ủy ban đặc trách các vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao, vân vân. Kể từ thời Mao Trạch Ðông, chưa có lãnh tụ Trung Cộng nào uy quyền lớn như vậy, kể cả Ðặng Tiểu Bình. Tân Hoa Xã mới nhắc lại câu của Mao Trạch Ðông: “Trong đảng, trong nhà nước, trong quân đội, trong nhân dân, cả bốn phía Ðông, Tây, Nam, Bắc và ở giữa, tất cả phải đặt dưới sự lãnh đạo của Ðảng.” Trong một tháng qua, một nửa lãnh tụ ở các tỉnh đã công khai thề “tự nguyện trung thành bảo vệ chính sách căn cốt của Tổng Bí Thư Tập Cận Bình!” Ðây là một hiện tượng hiếm hoi, từ những năm sau cùng của Mao Trạch Ðông bây giờ mới lại thấy. Tin tức trong cuộc họp mật của Bộ Chính Trị mà lại tiết lộ là điều hiếm khi xẩy ra, chứng tỏ thế lực của Tập Cận Bình chưa vững, vẫn cần đề cao uy thế cá nhân. Dùng guồng máy tuyên truyền để củng cố uy quyền cho thấy Tập Cận Bình biết mình đang ngồi trên lưng cọp, không biết lúc nào có thể ngã rồi bị cọp ăn thịt. Con cọp đó là kế hoạch cải tổ cơ cấu kinh tế. Trung Cộng biết cần phải thay đổi. Nếu không thì kinh tế sẽ ngày càng lụn bại sau khi đã vận dụng đã hết khả năng của các chính sách cũ: Chú trong đến tỷ lệ tăng trưởng cao; đặt trọng tâm vào xuất cảng, đổ tiền đầu tư vào xây dựng, ngân hàng nhà nước nuôi dưỡng các xí nghiệp quốc doanh. Hai năm nay họ đã chấp nhận tỷ lệ tăng trưởng thấp; tìm cách hướng vào tiêu thụ nội địa; giảm bớt vai trò nhà nước để thị trường quyết định nhiều hơn. Việc cải tổ chắc chắn bị các cán bộ từ trên xuống dưới cản trở và chống đối ngầm, vì đụng tới những quyền lợi họ đang được hưởng. Vì thế, Tập Cận Bình cần phải thâu tóm quyền hành, dẹp hết các phe nhóm trong đảng có khả năng thay thế mình, dọa các cán bộ còn lại bằng cái máy chém “chống tham nhũng.” Cần phải “thống nhất sơn hà” mới có thể tiến hành một chương trình cải tổ chắn chắn sẽ gây nhiều xáo trộn. Ðó là một “thế cưỡi cọp.” Nếu việc cải tổ sẽ tiến hành chậm và có lúc vấp ngã, con cọp sẽ lồng lên, hất thằng cưỡi cọp xuống. Mà công việc chuyển hướng cơ cấu kinh tế không thể tiên đoán sẽ gây ra những hậu quả như thế nào. Tỷ lệ tăng trưởng đã xuống 6.9%, thấp nhất trong một phần tư thế kỷ (trong thực tế, con số đúng là 3% đến 4%). Trong năm 2015, uy tín Cộng Sản Trung Quốc xuống rất thấp, ở trong nước cũng như bên ngoài, vì mấy lần đổ hàng tỉ đô la cố nâng giá thị trường chứng khoán nhưng thất bại. Việc phá giá đồng nguyên vụng về trong cùng thời gian đó khiến thị trường càng mất tin tưởng. Một hình ảnh tiêu biểu cho cái lưng con cọp bấp bênh là chính sách tiền tệ của tập đoàn lãnh đạo. Hiện nay, họ đang lo lắng trước mối đe dọa “giảm phát” (deflation), khi các nhà sản xuất và bán hàng hạ giá đồng loạt để cạnh tranh. Giá cả xuống sẽ khiến người tiêu thụ ngưng mua hàng, để chờ giá xuống thêm; nhà sản xuất thấy khó bán hàng sẽ hạ giá xuống nhiều hơn; tạo một cái vòng luẩn quẩn. Ðể giữ mức lạm phát không xuống quá thấp, Ngân Hàng Trung Ương ở Bắc Kinh (tên chính thức là Nhân Dân Ngân Hàng) đã in thêm tiền. Số tiền tệ lưu hành gia tăng 14% một năm, gấp đôi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chính thức. Họ theo đúng từng chữ trong “sách vỡ lòng” kinh tế học: Khi nhiều đồng tiền cùng đuổi theo một số hàng hóa thì giá cả sẽ tăng. Giá tăng, sẽ không lo giảm phát. Nhưng đây có phải là cách điều hành kinh tế đúng nhất hay không? Nếu ở trên đời này cứ việc in thêm thật nhiều tiền, mà đồng tiền vẫn giữ nguyên được giá trị, thì người ta có thể biến thế giới này thành cõi thiên đường rồi! Muốn giữ giá trị đồng tiền, Nhân Dân Ngân Hàng lại đem đô la Mỹ ra mua đồng nguyên, thu bớt tiền nội địa vào. Thế ra họ vừa in thêm tiền, vừa đổ đô la ra mua, thu lại các đồng tiền đó. Một nhà phân tích đầu tư đã ví hai hoạt động đồng thời này giống như một người vừa uống thuốc aspirin vừa uống rượu whiskey! Ðồng nguyên mất giá vì chính người dân Tàu không tin tưởng vào đồng bạc của mình. Tức là không tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của guồng máy đảng và nhà nước. Nhiều người đã đổi đồng nguyên lấy đô la để đưa ra nước ngoài, theo nhiều ngả. Trong Tháng Giêng vừa qua, số ngoại tệ dự trữ của Ngân Hàng Trung Ương đã giảm bớt 100 tỷ đô la; sau khi đã giảm 108 tỷ trong Tháng Mười Hai, 2015. Số ngoại tệ dự trữ gần 4,000 tỷ nay chỉ còn 3,200 tỷ đô la. Con số chênh lệch lớn hơn cả ngân sách quốc phòng của chính phủ Mỹ trong năm tới (600 tỷ)! Cũng trong ngày hôm qua, 19 Tháng Hai, bản báo cáo hàng tháng của Ngân Hàng Trung Ương mới công bố đã làm cả thị trường thế giới kinh ngạc, vì nó thiếu hẳn mục tổng số ngoại tệ mua bán trong Tháng Giêng vừa qua. Họ chỉ cho biết con số mua bán của riêng Ngân Hàng Trung Ương mà không nói đến các cơ sở tài chánh kinh tế khác, như thường lệ. Giới đầu tư chắc chắn sẽ tìm ra các con số bị bỏ sót, nhưng người ta tự hỏi tại sao Nhân Dân Ngân Hàng lại cố ý bỏ sót như vậy? Một lý do dễ đoán là chính quyền muốn che giấu số đô la được chuyển ra nước ngoài; một phong trào phát động mạnh từ Tháng Tám năm ngoái, khi thị trường chứng khoán sụp đổ hai lần liên tiếp. Trong khi đó, thế giới vẫn đang chờ coi bao giờ thì “quả bom nợ” Trung Quốc sẽ bùng nổ. Riêng số nợ “khó đòi” đã lên tới 5 ngàn tỷ Mỹ kim, tương đương với một nửa tổng sản lượng nội địa tạo ra trong một năm. Thế giới phải lo lắng vì nếu hệ thống ngân hàng Trung Quốc sụp đổ vì các món nợ khó đòi thì ảnh hưởng dây chuyền sẽ kéo theo tất cả các nước đang buôn bán với Trung Quốc, tức là không nước nào thoát nạn! Cho nên Tập Cận Bình phải tìm cách bảo đảm chỗ ngồi của mình còn vững dù ngồi trên lưng cọp! Trong hơn một năm nữa, đại hội đảng kỳ thứ 19 sẽ diễn ra, Tập Cận Bình phải xếp đặt ngay từ bây giờ. Trong đại hội sắp tới, năm trong số bảy người Thường Vụ Bộ Chính Trị sẽ đến tuổi phải nghỉ, chỉ Tập và Thủ Tướng Lý Khắc Cường được miễn. Trong số 25 người thuộc Bộ Chính Trị, còn sáu người khác sẽ phải về hưu vì quá 68 tuổi. Trong số 12 người còn lại, cuộc chạy đua vào Thường Vụ sẽ rất gay go. Chưa hết, 250 người thuộc Trung Ương Ðảng cũng chạy đua vào Bộ Chính Trị. Vì vậy, từ năm ngoái Tập Cận Bình đã nâng cao các “con gà” của mình để chuẩn bị chiếm chỗ trong hai cơ quan đầu não của đảng Cộng Sản. Năm 2015, họ Tập cho chánh văn phòng của mình là Lật Chiến Thư (Li Zhanshu, 栗战书) bay qua gặp Putin ở Mat Cơ Va, mặc dầu ông này không có vai trò ngoại giao nào, trong đảng cũng như nhà nước. Trong Tháng Giêng năm nay, một phụ tá khác của họ Tập là Lưu Hạc (Liu He, 刘鹤) đã điện thoại với bộ trưởng Tài Chánh Mỹ bàn chuyện giao thương, qua mặt Phó Thủ Tướng Uông Dương (Wang Yang, 汪洋), một người cấp bậc cao hơn. Lưu Vân Sơn, trưởng ban tuyên giáo, cũng là người đang được Tập Cận Bình nâng đỡ để chuẩn bị lên các cấp bậc cao hơn sau này. Lưu Vân Sơn lo việc “tung hô vạn tuế” đẩy ngôi sao Tập Cận Bình trong các năm tới để nếu công việc cải tổ cơ cấu kinh tế có vấp ngã thì họ Tập vẫn ngồi vững trên lưng cọp, chờ cho tai qua nạn khỏi. Tất cả chiến dịch tô son vẽ phấn cho Tập Cận Bình chứng tỏ họ Tập chưa cảm thấy địa vị an toàn. Tuy đang nắm nhiều quyền hành trong tay, vượt qua cả Hồ Cẩm Ðào lẫn Giang Trạch Dân, ít nhất ngang với Ðặng Tiểu Bình, nhưng Tập Cận Bình vẫn còn lo dùng bộ máy tuyên truyền để củng cố địa vị. Nếu thực sự an tâm về chỗ ngồi của mình, chắc họ Tập sẽ dành hết thời giờ và năng lực để thúc đẩy cho việc cải tổ cơ cấu kinh tế tiến tới. Con cọp này quả thật khó điều khiển! Ngô Nhân Dụng (Người Việt)
  17. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam bình luận về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhân sự Đại hội 12 và nhân quyền Việt Nam. BBC: Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận đối tác toàn diện, trong chừng mực nào TPP sẽ là lực đẩy mạnh hơn cho quan hệ Mỹ-Việt? Tôi nghĩ là vô cùng lớn. TPP là ưu tiên số một của chúng tôi và tôi nghĩ rằng thỏa thuận này tạo ra nền tảng cho các mối quan hệ trong nhiều thập kỷ tới bởi vì nó làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác kinh tế, giúp Việt Nam trở nên thịnh vượng hơn, mạnh hơn và độc lập hơn và tạo cơ hội cho các quốc gia tham gia khu vực tư nhân trong thời gian dài nữa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng thỏa thuận này là sự đóng góp rất lớn. BBC: Hoa Kỳ đã kêu gọi dừng cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi đó Bắc Kinh nói họ chủ quyền không thể tranh cãi tại đây. Vậy ông nghĩ liệu có yếu tố 'giọt nước làm tràn ly' nào hay không? Tôi không nghĩ rằng sẽ có một biến cố giọt nước làm tràn ly duy nhất. Đã và đang có ba khía cạnh diễn ra. Thứ nhất là về pháp lý. Đã có vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế ở The Hague. Tôi nghĩ rằng yếu tố này sẽ góp phần tác động tới tiến trình ngoại giao. Thứ hai là tiến trình ngoại giao liên quan đến việc bảo đảm rằng tất cả các quốc gia trong khu vực cam kết hệ thống pháp luật chứ không phải ỷ mạnh hiếp yếu. Và thứ ba là có quá trình xây dựng năng lực cho các quốc gia trong khu vực. Việt Nam đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình, Philippines đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình. Và chúng tôi đang ở khu vực này. Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực này. Chúng tôi sẽ không đi đâu cả. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động trong khu vực này theo luật pháp quốc tế. BBC: Ông có theo dõi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 không? Liệu cá nhân ông có thấy “ngạc nhiên” về dàn lãnh đạo mới của Việt Nam? Chúng tôi theo dõi Đại hội Đảng vừa qua rất cẩn trọng và với sự quan tâm rất lớn. Điều khiến tôi thấy quan tâm nhiều nhất trước hết là đã có các quyết định sớm về việc nhất trí cho chính sách hội nhập quốc tế. Thứ hai là việc tán thành TPP. Tôi nghĩ cả hai quyết định về chính sách đó là các yếu tố để tôi tiếp tục lạc quan rất nhiều về quỹ đạo của mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam. Xét về mặt nhân sự, tôi nghĩ rằng mối quan hệ song phương thì lớn hơn bất kỳ các cá nhân nào. Vì vậy, thực tế là có những thay đổi về thế hệ mới vừa khởi sắc chỉ là điều tốt đẹp mà thôi. Và thực tế rằng Đảng Cộng sản Việt Nam rất rõ ràng khi ủng hộ TPP và tiếp tục hội nhập quốc tế chỉ có thể là điều tích cực cho mối quan hệ với Hoa Kỳ. BBC: Giới cổ súy cho nhân quyền và dân chủ nói về thực trạng "có vấn đề" ở Việt Nam, cụ thể như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do tôn giáo... Nhân quyền dường như là một trong những trở ngại chính ngăn cản Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác toàn diện hơn. Ông lạc quan ở mức nào rằng chủ đề nhân quyền này có thể được cải thiện hoặc được thay đổi? Tôi đồng ý rằng nhân quyền là vấn đề cản trở trong quan hệ song phương. Tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác của chúng ta không thể đạt được đầy đủ tiềm năng trừ khi có sự tiến bộ tiếp tục và bền vững đối với việc tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Chẳng hạn như việc chuẩn thuận TPP do Quốc hội Hoa Kỳ sẽ không thể là việc cứ đương nhiên được thông qua. Vì vậy, nhân quyền là một vấn mà tôi quan tâm nghiêm túc và tôi dành rất nhiều thời gian để làm việc về vấn đề này. Tổng thống Obama nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục rằng nhân quyền kể như một phần định hình ra người Mỹ và rằng người Mỹ nói rằng chúng tôi rất coi trọng tự do ngôn luận, tự do thờ phụng, tự do báo chí và rằng Việt Nam cần tiếp tục trông đợi chúng tôi quan tâm và đề cập tới những chủ đề này với sự nhiệt thành và có tính lâu dài. Thực ra là người đã theo dõi những gì đã và đang diễn ra ở Việt Nam trong 20 qua thì nay tôi nghĩ rằng có nhiều chiều hướng chung diễn ra tốt. Tôi nghĩ rằng có nhiều điều đáng quan ngại nhưng tôi cũng nghĩ rằng theo thời gian thì đã và đang có một số tiến bộ. Và vì vậy chúng tôi ngoài lập trường cứng rắn thì thực ra cũng phải thừa nhận sự tiến bộ khi chứng kiến sự tiến bộ này. (BBC)
  18. Dư luận không chỉ ngạc nhiên về việc viên thủ tướng không còn ủy viên bộ chính trị là Nguyễn Tấn Dũng suýt nữa đã không được đi Mỹ dự hội nghị ASEAN vào giữa tháng 2/2016, mà còn ngạc nhiên hơn khi lần đầu tiên sau gần một chục năm cần quyền, Thủ tướng Dũng đã đề nghị Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng Washington cần có một tiếng nói mạnh mẽ hơn và “hành động thực tế và hiệu quả hơn”. Tổng thống Obama đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị 10 nước ASEAN tại Sunnylands, thành phố Rancho Mirage, bang California, ngày 15 tháng 2, 2016. Hình VOA Giới quan sát quốc tế bình luận: Lời kêu gọi này có thể làm Trung cộng nổi giận. Có lẽ vị thế sắp mất của Thủ tướng Dũng đã khiến ông mạnh miệng hơn và trực tiếp hơn đôi chút, so với cụm từ “hữu nghị viển vông” đầy ẩn dụ của ông, mà nếu là người dân thường thì sẽ khó có thể hình dung ra ông muốn nói về quan hệ Việt – Trung. Nhưng cũng còn một nguyên do vừa sâu xa vừa rất trực tiếp khác đã khiến Thủ tướng Dũng, một khi được Tổng bí thư Trọng “quyết” cho đi Mỹ, cần và phải nói ra điều then chốt trên: hơn bao giờ hết từ khi bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ 1995 đến nay, giới chóp bu Hà Nội lại cần đến sức mạnh của Hoa Kỳ như hiện thời. Mọi thứ đều có logic của nó. Ngày 31 tháng Giêng năm 2016, trước sự kiện tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của hải quân Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trong “chiến dịch tự do hàng hải” (FONOP), trong lúc vài tờ báo to mồm nhất của Trung Quốc cực lực lên án việc “Mỹ mở mặt trận thứ hai ở Biển Đông”, Bộ ngoại giao Việt Nam bất chợt giang thẳng tay “Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải”. Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên kể từ thời “đu dây” giữa Trung Quốc và Mỹ, giới cầm quyền Hà Nội mới có được một tuyên bố “minh bạch” đến thế, cho dù tất cả mới chỉ uốn éo trên phương diện phát ngôn. Vào cuối Tháng Mười năm ngoái, khi diễn ra sự kiện một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường khác của Hoa Kỳ là USS Lassen đi qua khu vực 12 hải lý quanh bãi đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa (bãi đá này Trung Quốc đã tiến hành cơi nới xây dựng thành đảo nhân tạo), cánh tay người phát ngôn Việt Nam đã không giang ra mà nhân vật này chỉ đọc diễn văn: Việt Nam “tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông,” cùng “kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định” ở Biển Đông. Tuyên bố “đi qua vô hại” của Việt Nam mới đây đã khiến một số nhà phân tích tự hỏi phải chăng đã xuất hiện một cái gì đó mang tính tín hiệu về “thoát Trung tạm thời” của giới lãnh đạo Việt Nam. Sự thật giật mình là mãi cho đến sát ngày khai mạc đại hội 12 của đảng cầm quyền ở Việt Nam, vài thông tin hiếm có được tiết lộ từ phía chính quyền mới cho người dân biết về 50 lần máy bay Trung Quốc lượn như chốn không người trên không phận Sài Gòn. Còn ở biển Vũng Tàu, tàu Trung Quốc vờn qua vờn lại không biết chán. Không có và có lẽ hoàn toàn không có nước Nga. Trong phần lớn tình huống rủi ro được cài đặt bởi một chính quyền mang lời nguyền về địa lý, Việt Nam chỉ còn biết trông chờ vào người Mỹ, cho dù có thể còn lâu nữa Washington mới nhìn Hà Nội như một đồng minh chiến lược. Không còn quá nhiều nghi ngờ rằng sau những tuyên bố “đi qua vô hại” và “muốn Mỹ đóng vai trò mạnh mẽ hơn ở Biển Đông”, nhiều khả năng Việt Nam đang tính toán việcchính thức dựa dẫm vào sức mạnh của hải quân Mỹ để bảo vệ vùng biển của mình. Lê Dung (SBTN)
  19. Binh thư ngày xưa của Tàu, lãnh đạo tài ba là thắng địch không cần chiến tranh. Quan niệm thế giới bây giờ cũng không khác: lãnh đạo giỏi là làm sao đạt kết quả mà chiến tranh không xảy ra. Ảnh tư liệu: Bệnh viện huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2/1979. Nguồn: Internet Khi chiến tranh xảy ra, kể cả phía chiến thắng, phía sau vòng nguyệt quế là tang tóc và sự đổ vỡ. Lãnh đạo CSVN, trong một thời gian (tương đối ngắn so với thời gian lập quốc của Việt Nam), đã liên tục mở ra bốn cuộc chiến tranh: đánh Pháp (1945-1954), đánh Mỹ (1954-1975), đánh Campuchia (1977-1988) và cuối cùng là đánh Trung Cộng (tháng 2-1979, trên lý thuyết là quân TQ rút về vào tháng 3 năm 1979 nhưng trên vùng biên giới chiến cuộc vẫn tiếp tục cho đến cuối thập niên 80). Phía CSVN hãnh diện đã chiến thắng ở 4 cuộc chiến đó. Nhưng hệ quả của nó đất nước tan hoang, dân tình đồ thán. Hơn 4 triệu người chết. Mỗi năm đảng CSVN làm lễ linh đình mừng chiến thắng đánh Pháp, đánh Mỹ, tán dương tài lãnh đạo của đảng. Nhưng những người đã đổ máu cũng cho chiến thắng, là các cuộc chiến biên giới Việt-Trung, Campuchia thì bị lãng quên. Những người lính chết trận 1979 hay chết ở chiến trường Campuchia không hề được lãnh đạo CSVN nhắc đến. Mặc dầu xương máu của họ đã chồng chất dưới bệ ghế ngồi của những người từ tổng bí thư, thủ tướng, bộ trưởng… cho tới tỉnh ủy, huyện ủy, công an các cấp… Lịch sử hiện đại của VN đã bỏ quên đến hai cuộc chiến này. Một góc tư thế kỷ dứt tiếng súng, hệ quả chiến tranh đã làm cho đất nước bị tàn phá, con người VN bị tật nguyền, từ thể xác đến tinh thần. Ngoài ra còn di sản của lịch sử: Những người lính chết trận bị lãng quên. Nguyên nhân nào đã đưa đến cuộc chiến 1979? Tổng hợp một số dữ kiện về cuộc chiến, không phải để trả lời, mà để đặt một câu hỏi cho lịch sử. 1/ Nguyên nhân cuộc chiến biên giới tháng hai năm 1979. Cuộc chiến biên giới hai nước Việt-Trung bắt đầu từ 17 tháng 2 năm 1979. Cuộc chiến được giới hạn ở không gian và thời gian, do Đặng Tiểu Bình làm “kiến trúc sư”. Đặng Tiểu Bình tuyên bố trước quốc tế, vài ngày trước khi đem quân vượt biên giới, nhằm “dạy cho VN một bài học”. Họ Đặng tự đặt giới hạn không quá một tháng và chiến trường là các tỉnh của VN trên vùng biên giới. (Cuộc chiến vì vậy còn gọi là cuộc chiến biên giới 1979). Nếu hiểu đơn thuần như vậy thì nguyên nhân cuộc chiến là Đặng Tiểu Bình. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu xét lại cho kỹ, chính những sai lầm chồng chất của lãnh đạo VN trong thời kỳ mà thế giới quay lưng với VN và Đặng Tiểu Bình có lý do để đánh Việt Nam. Để có một cái nhìn khách quan, thử đặt Obama (hay một lãnh đạo của nước Tây phương nào đó) vào vị trí Đặng Tiểu Bình. Đặt các vấn đề như sau : VN ra chính sách tập trung người Hoa, từ nam ra bắc, tịch thu toàn bộ gia sản của những người này, sau đó bắt họ “hồi tịch” (trong đó nhiều người sinh ra và lớn lên ở VN từ nhiều đời, không biết nói tiếng Hoa), buộc họ rời khỏi VN với hai bàn tay trắng. Trên cương vị lãnh đạo, Obama sẽ làm gì? Theo các tài liệu của CIA vừa bạch hóa gần đây, VN đã có hành vi lấn đất của TQ (chứ không phải ngược lại), diện tích khoảng 60 km². Nếu dữ kiện này là thật, Obama sẽ phải làm gì để bảo toàn lãnh thổ của TQ? Lãnh đạo VN từ năm 1958 đã nhìn nhận hai quần đảo HS và TS là của TQ, trước là để đền ơn các viện trợ của TQ cho cuộc chiến chống Pháp, sau là trả nợ các viện trợ cho cuộc chiến chống Mỹ. Bây giờ VN dựa vào Liên Xô, một thế lực thù nghịch khác của TQ, để chống lại TQ rồi tuyên bố ngược lại HS và TS là của VN. Thái độ của Obama sẽ ra sao? Chắc chắn Obama (hay ai đó) sẽ làm không khác Đặng Tiểu Bình. Vấn đề “nạn kiều” là lý do quan trọng để họ Đặng hạ quyết tâm “dạy VN một bài học”. Hãy thử làm tương tự với một người Mỹ, xem thái độ của lãnh đạo và dân nước này ra sao? Thế giới văn minh không ai làm theo lối “man rợ” như lãnh đạo CSVN đã làm. Theo công pháp quốc tế, một quốc gia có quyền can thiệp vào nội bộ quốc gia khác để bảo vệ kiều dân của mình (nếu những người này bị bức hại). Về vấn đề lãnh thổ, Bị Vong Lục của VN công bố năm 1979 tố cáo TQ chiếm đất của VN. Các chi tiết trong đó một số không thể kiểm chứng, một vài điểm thì đúng nhưng cũng có vài điểm sai. Nhiều tài liệu (như của CIA) cho thấy phía VN chiếm đất của TQ. Nguyên nhân phía VN không chấp nhận công ước Pháp-Thanh về biên giới 1885-1897. Nếu việc VN lấn đất có thật, thì chính VN đã tạo ra lý do để TQ đánh VN. Thử suy nghĩ, nếu nhà nước Mể không tôn trọng hiệp ước nhượng đất đã ký với HK trước đây, cho quân qua chiếm đất của California hay Dallas, Obama có “phản công tự vệ” không? TQ gọi việc đánh VN là cuộc chiến tự vệ (phản công tự vệ chiến). Về công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, phía VN có phản bác thế nào thì cũng không thể phủ nhận hiệu quả của nó trước dư luận quốc tế (nhứt là hiệu quả ràng buộc trước luật quốc tế). Đặng Tiểu Bình là nhân vật chính trong cuộc đánh chiếm HS năm 1974. TQ đánh với danh nghĩa “giải phóng lãnh thổ bị kẻ địch chiếm đóng”. TQ có thể nhân danh tương tự để đánh TS bất kỳ lúc nào mà họ thấy nắm chắc phần thắng. Trong khi đó, cuộc chiến Việt-Campuchia 1978 đáng lẽ cũng đã không xảy ra. Lãnh đạo CSVN đã ra tuyên bố “tôn trọng đường biên giới hiện trạng của Campuchia” với Sihanouk để ông này cho mở đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Miên. Mà “đường biên giới hiện trạng” theo Sihanouk (có đệ trình lên LHQ) bao gồm các đảo trong vịnh Thái Lan và biên giới theo bộ bản đồ Indochine 1/100.000 trước 1958. Theo tài liệu khác (của Nayan Chanda trong Brother Enemy), một lãnh đạo MTGPMN cũng hứa hẹn trả đảo Phú Quốc và Thổ Chu lại cho Campuchia để được Sihanouk cho đặt bản doanh MT trên đất Miên. Sihanouk bị Lonnol lật đổ, nhưng sau đó Campuchia về tay Khmer đỏ. Dầu vậy lời hứa của lãnh đạo CSVN vẫn còn. VN không giữ lời, do đó Khmer đỏ mới đánh phá và giết chóc, tạo ra cuộc chiến Việt-Miên 1978. Nguyên nhân cuộc chiến Việt-Campuchia 1978 là do Khmer đỏ hay do lãnh đạo CSVN? VN can thiệp sâu vào nội bộ Campuchia cũng là một lý do để TQ đánh VN. VN can thiệp vào Campuchia, dưới mắt của quan sát viên thế giới, là hành vi “xâm lăng”. Điều này đi ngược lại các nguyên tắc của thế giới là phải tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia khác. Là người VN, dĩ nhiên ai cũng phẫn nộ trước sự bạo tàn của quân lính TQ. Để chống lại sự xâm lăng của TQ, vài hàng chục ngàn thanh niên VN đã đổ máu, chưa tính tới vài chục ngàn nạn nhân vô tội khác, là người dân sinh sống ở các tỉnh trên biên giới. Nhưng suy nghĩ sâu xa, cuộc chiến này có thể tránh được, nếu lãnh đạo CSVN đã không có những hành động và tính toán sai lầm. Chính lãnh đạo CSVN sai lầm đã tạo lý do chính đáng để họ Đặng đánh VN. Điều tệ nhứt, những người lãnh đạo CSVN hiện nay đã thấy sai lầm này. Thay vì tìm ra những chính sách hòa giải để hàn gắn các vết thuơng quá khứ, thì họ chọn phương cách quay lưng lại với lịch sử. Họ đã lãng quên vong linh của hàng chục vạn người đã chết vì những sai lầm của họ. 2/ Việt Nam có bị bất ngờ trước cuộc chiến 1979? Một số ý kiến cho rằng “Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ trước cuộc chiến”, “VN không chuẩn bị trước”, là hoàn toàn không đúng. Trên thực tế chứng minh, ở mặt trận Lạng Sơn, phía VN đã đào sẵn hơn 60 cây số chiến hào phòng thủ cùng với khoảng 2.000 cứ điểm chiến đấu. Nếu không “chuẩn bị trước” việc TQ xâm lăng thì làm sao có các cơ sở phòng thủ này? Vài tuần trước khi chiến sự xảy ra, phía VN đã tố cáo trước Hội đồng Bảo an LHQ phía Trung Quốc tập trung quân tại biên giới. Nếu không “biết trước” thì làm sao có việc tố cáo? Diễn biến cuộc chiến, tài liệu từ hai phía, cho thấy khi quân TQ vượt qua biên giới là tức khắc bị sa lầy, mặc dầu với quân số đông hơn gấp 8 lần, với hàng ngàn xe tăng yểm trợ. Các cứ điểm phòng thủ biên giới của VN cho thấy rất hữu hiệu. Việc này chỉ có thể giải thích là phía VN đã được chuẩn bị chu đáo, gài quân sẵn để “tiếp đón” đoàn quân của TQ. Trong cuộc chiến, vũ khí phía VN vượt trội, quân đội huấn luyện tinh thục, tinh thần chiến đấu của dân quân không kém gì quân đội chính qui. Theo các tài liệu đã công bố, trước khi đánh VN, Đặng Tiểu Bình có thông báo trước cho HK. Thái độ của HK là không ủng hộ nhưng lại cung cấp tin tức tình báo cho TQ. Theo các không ảnh của tình báo HK, phía LX không tăng thêm quân đóng ở vùng biên giới, ngoài 50 sư đoàn (thiếu trang bị) đã đóng trước. Đặng Tiểu Bình quả quyết đánh VN là do thái độ mập mờ, nếu không là ưng thuận ngầm của HK. Về phía LX, có thể Kremlin không chuẩn bị cho cuộc chiến VN, hoặc đánh giá thấp lực lượng của quân TQ. Nhưng cũng có thể đây là âm mưu của LX và VN, gài TQ để cho đế quốc này một bài học. Khi chiến sự bắt đầu, thái độ của LX cho thấy nước này có thể làm nhiều việc ngoài dự liệu của TQ để cứu VN, nếu thấy VN thất thế. Về thời điểm mở cuộc chiến, tháng hai, trên vùng biên giới là mùa khô. VN cũng đã chuẩn bị cho tình huống tệ nhứt, là mất Hà Nội. Bộ đầu não của VN đã bí mật chuyển về Nha Trang trước đó khá lâu. Tại sao Nha Trang? Là ở kế Cam Ranh, quân cảng dành cho hải quân LX sử dụng. Nha Trang, lúc đó là nơi được phòng thủ chu đáo nhứt về cả ba mặt : trên không, trên bộ và mặt biển. Như vậy, VN đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc chiến biên giới 1979. 3/ Kết luận: Sai lầm của CSVN là đi với nước này chống lại nước kia. VN không chỉ đi với LX chống TQ mà còn chống cả thế giới. VN bị cô lập cho đến đầu thập niên 90. Tình thế bắt buộc, VN phải sang qui phục TQ. Sau khi thắng quân Thanh năm Kỷ dậu 1789, vua Quang Trung sai sứ sang Tàu cầu hòa. Thái độ của vua Quang Trung được người đời sau cho là khôn ngoan. Cầu hòa với kẻ địch với tư thế kẻ chiến thắng. Việc này đã đem lại cho VN hòa bình lâu dài với đế quốc láng giềng. Sau 1975, với sự huênh hoang háo thắng, CSVN từ chối thiết lập bang giao với Mỹ. Hệ quả Mỹ cấm vận VN cho đến đầu thập niên 90. Lúc VN làm hòa với Hoa Kỳ thì VN ở thế yếu. Sau 1979 VN không tìm cách hòa hoãn với TQ, chờ cho đến lúc thế giới XHCN sụp đổ khắp nơi mới bắt đầu làm hòa. Làm hòa với TQ ở thế yếu. Hội nghị Thành Đô, nói theo Nguyễn Cơ Thạch, đã đưa VN vào làm chư hầu cho TQ. Lãnh đạo VN đã không học các bài học lịch sử. Lúc cần có một đồng minh để hợp sức bảo vệ mình thì chủ trương “không đi với nước này để chống nước kia”. Điều này có thể đúng ở thời kỳ 1979, mà CSVN không thực hiện, để xảy ra chiến tranh, gây thù hận cho đến bây giờ. Khi cần thì lại áp dụng nó một cách máy móc. Những động thái của TQ, như cho giàn khoan 981 đặt trên thềm lục địa của VN, cho xây dựng đảo nhân tạo các bãi đá (chiếm được của VN), mở phi trường, củng cố công sự chiến đấu ở các nơi đây, các việc quân sự hóa các đảo thuộc HS… cho thấy sắp tới TQ sẽ mở vùng “ADIZ – nhận diện phòng không” ở Biển Đông. Đến lúc đó VN không chỉ an ninh bị đe dọa, mà lãnh thổ bị mất mà hải phận cũng không được bảo toàn. VN không đi với nước này chống nước kia, nhưng đâu ai có thể cấm VN liên minh với một cường quốc để bảo vệ an ninh và quyền lợi của mình? Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  20. Đầu năm 2016 theo tin từ báo chí, Việt Nam khởi công hai dự án lớn. Dự án thứ nhất là khu du lịch tâm linh ở Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, với mức đầu tư khoảng 700 triệu usd. Dự án thứ hai là xây tháp truyền hình cao nhất thế giới tại Hà Nội với mức đầu tư là 1,5 tỷ usd. Điểm chung của hai dự án này đều là những dự án phục vụ mục đích văn hoá tinh thần. Dự án Hồ Núi Cốc được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào năm 2019 đưa vào sử dụng năm 2020. Giai đoạn 2 của dự án này có thể triển khai tiếp tục từ năm 2020 đến năm 2035. Dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới được dự định hoàn thành vào năm 2021. Điểm chung thứ hai nữa ở hai dự án này đều kết thúc phần quan trọng nhất trong vòng 5 đến 6 năm. Hai dự án này còn có điểm chung là hai đại gia đầu tư dự án đều người miền Bắc và dự án được xây dựng tại miền Bắc. Sau đại hội đảng 12 , những người miền Bắc chiếm đại đa số trong Bộ Chính Trị và trung ương ĐCSVN. Liệu hai dự án này liệu có liên quan gì đến tình hình thay đổi nhân sự của ĐCSVN vừa qua.? Dự án Hồ Núi Cốc được đích thân uỷ viên bộ chính trị Trần Đại Quang, người dự kiến sẽ là chủ tịch nước tới đây đến làm lễ động thổ. Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên là ông Trần Quốc Tỏ, em trai của tướng Trần Đại Quang, tập đoàn đầu tư xây dưng Xuân Trường ở Ninh Bình. Quê hương của hai anh em Trần Đại Quang. Dự án tháp truyền hình thì những nhân sự liên quan phức tạp hơn, chủ đầu tư là bà Nguyễn Thị Nga, một người Hà Nội hiện đứng đầu tập đoàn BGR. Những quan chức liên quan đến dự án này là hai uỷ viên trung ương Trần Binh Minh, Nguyễn Văn Nên. Nhưng đằng sau giật dây hai vị uỷ viên trung ương này là Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh. Cả hai dự án đều thể hiện tính cách của các uỷ viên Bộ Chính Trị trên. Nếu như Trần Đại Quang sùng bái mê tín, cúng tượng khắp các chùa lớn trong đất nước, đi sang tận Nepan để cầu cúng danh vọng nên xây khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc. Thì Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Trần Bình Minh, Nguyễn Văn Nên chuyên nghề tuyên giáo tuyên truyền lại xây tháp truyền hình để thoả mãn bản tính của mình. Các dự án không hề có tính thiết thực cho đất nước vào thời điểm hiện nay, đất nước đang còn lạc hậu về kỹ thuật công nghiệp sản xuất. Rất cần những đồng tiền để đầu tư phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất, tạo ra hàng hoá hữu ích phục vụ nhân dân. Trong lúc môi trường, giáo dục, y tế, giao thông là những vấn đề cấp bách gây thiệt hại đến đời sống người dân hàng ngày. Những dự án siêu khủng về tâm linh, tuyên truyền như trên liệu có cần thiết. Cho dù những đồng tiền đó là của tư nhân bỏ ra đầu tư, nhưng ở phương diện quản lý nhà nước, đồng tiền cần phải định hướng đầu tư vào những việc có ích thiết thực cho xã hội. Đó là chưa kể ông Trần Binh Minh tổng giám đốc đài truyền hình còn tuyên bố vay tiền của nước ngoài thêm để xây tháp. Ông Minh biện bạch rằng trên thế giới ở thành phố nào có tháp truyền hình nơi đó sẽ phát triển kinh tế làm đầu tàu. Thật ấu trĩ, ở Đức đầu tầu kinh tế không nằm ở Berlin nơi có tháp truyền hình cao ngất ngưởng, mà đầu tàu kinh tế Đức nằm ở Muenchen, Stugat, Frankfurt. Tình trạng nợ công của đất nước rất cao, hàng năm phải trả nợ lãi rất lớn. Việc vay mượn bên ngoài đã đến giới hạn báo động. Mấy năm gần đây không còn nguồn vay nào, chính phủ phải bán trái phiếu ngắn hạn lãi suất cao để trang trải các món nợ trước đó. Cộng thêm tình hình sắp gia nhâp TPP rất cần đầu tư công xưởng, máy móc để gia công hàng hoá. Mỗi đồng vốn lúc này bất kể của ai đều quý hiếm như những viên đạn của những người thợ săn. Đã bắn ra phải trúng đích. Hạn ngạch vay của một quốc gia không thể vô hạn mà có thể vay tuỳ tiện. Nếu đi vay xây tháp truyền hình chiếm mất phần vay của những dự án khác có mục đích phát triển kinh tế thì đó là sự phá hoại. Chẳng hạn nơi nào đó cần vay tiền để mở khu công nghiệp gia công hàng hoá phục vụ hiệp định kinh tế thương mại, nhưng việc vay mượn trở nên khó khăn hoặc phải chịu lãi suất cao vì hạn ngạch vay đã hết. Đã bị nhường chỗ cho những dự án vô bổ như tháp truyền hình cao nhất, khu du lịch tâm linh hoành tráng nhất. Như thế có phải là phá hoại không.? Phải chăng những uỷ viên Bộ Chính Trị đứng đằng sau hai dự án trên chỉ có mục đích là thoả mãn cá tính của mình, thoả mãn lợi ích phe nhóm của mình. Hay họ còn mục đích sâu xa hơn là hướng những nguồn vốn quý báu, lẽ ra phải phục vụ vào chỗ có ích tăng tiềm lực đất nước,chảy vào những nơi vô ích. Khiến nội lực đất nước suy giảm đi theo yêu cầu của ngoai bang nào đó, một nước ngoại bang không muốn Việt Nam phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học, công nghệ. Những năm gần đây Việt Nam đã có những dự án kinh tế bị phá sản như khu công nghiệp Dung Quất, Vinashin, Bô Xít Tây Nguyên. Hậu quả của nó rất nặng nề, những đồng tiền vốn đã bị mất đi một cách đau đớn, để lại hậu quả đến giờ không khắc phục được. Thiết tưởng cơ chế lãnh đạo mới của đảng CSVN khoá 12 phải tỉnh ngộ và chắt chiu đồng vốn, chắt chiu nguồn lực nội địa để dùng vào những dự án có ích để phục hồi sức mạnh quốc gia. Đó mới chính là cách bảo vệ chủ quyền như Đảng cộng sản VN tuyên bố. Còn việc triển khai những dự án này, chính là đang làm quốc gia suy yếu đi, tiếp tay cho bọn ngoai bang thôn tính chủ quyền đất nước. Gọi một tên khác, thì việc thực hiện những dự án như thế, vào lúc này là việc làm gián điệp cho ngoại bang. Một dã tâm nham hiểm phối hợp với ngoại bang để khiến đất nước suy yếu, giúp cho ngoại bang dễ dàng khống chế đất nước. Một hành động tiếp tay cho giặc. Bán nước, tiếp tay cho giặc có nhiều hình thức. Nhưng hình thức tinh vi hơn cả là hình thức sử dụng sức mạnh quốc gia, dân tộc vào những thứ vô bổ như hai dự án trên. Phải chăng ngoài mục đích thoả mãn cá nhân, kiếm chác phần trăm dự án, nuôi các thế lực sân sau ra. Các uỷ viên Bộ Chính Trị, uỷ viên trung ương như Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Trần Quốc Tỏ, Trần Bình Minh, Nguyễn Văn Nên....là những tên gián điệp của Trung Quốc đang thực hiện mục tiêu của đàn anh là phá hoại đất nước này. Đã đến lúc phải nhìn nhận góc độ những dự án kiểu trên theo một góc nhìn như vậy. Nhưng điều hiển nhiên khi các dự án này khởi công, chúng ta có thể thấy tầm cỡ của những uỷ viên Bộ Chính Trị khoá 12 này đáng thất vọng. Trong bối cảnh đất nước như hiện nay, không một người có lương tri, hiểu biết nào lại tiếp tay cho những dự án như thế. Trừ khi là làm gián điệp phá hoại, trừ khi là tham lam vật chất mù quáng ra còn lại là ngu dốt, háo danh, độc đoán. Nếu bộ sậu lãnh đạo đất nước như vậy, sẽ còn nhiều đau thương cho dân tộc Việt Nam. (Người Buôn Gió Blog)
  21. Trên mạng Dân Luận, vừa có bài của kỹ sư Bùi Quang Vơm, với đầu đề: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ là sắt rỉ! Theo tôi, nhà bình luận, người viết báo không nên quá lời như thế. Trước hết là cần có văn hóa đối với người mình phê phán, và càng cần có văn hóa đối với đông đảo bạn đọc. Thứ hai là người bình luận cần công bằng, nói lên sự thật, cân nhắc kỹ trước khi hạ bút viết. Hoặc viết rồi cần đọc đi đọc lại một chút xem có lỡ lời, quá lời hay không. Nhà báo Bùi Tín Theo tôi, ông Dũng,trong điều kiện và tư thế của mình, đã xử sự không đến nỗi nào. Đơn giản và trước hết là cần hiểu rằng Hiệp hội ASEAN làm việc theo quy chế "nhất trí", do đó Tuyên Bố chung phải được nhất trí thông qua, chỉ một thành viên không đòng tình ở điểm nào đó là không được thông qua. Trong các nước ASEAN, Lào, Cam bốt, Thái lan, Myanmar, và trên mức nào đó cả Malaisia và Singapor đều có thái độ thân Trung Hoa CS hoặc đứng giữa các cuộc tranh chấp ở biển Đông, do đó Tổng thống Obama, bộ ngoại giao Hoa Kỳ và các chuyên viên tham gia dự thảo văn kiện phải rất cân nhắc để vừa lòng mọi người, để Bản Tuyên Bố Chung được thông qua thuận lợi. Do đó họ đã tránh không nói rõ tên nước Trung Quốc, một thái độ thông thường trong quan hệ quốc tế, khi chưa đạt hoàn toàn nhất trí trong tất cả các thành viên tham gia Hội nghị, để tránh cho Hội nghị thất bại, không ký được Tuyên bố chung. Tuy nhiên trong Tuyên bố chung tuy không nêu tên TQ, nhưng cả thế giới và chính nhà cầm quyền TQ cũng hiểu rằng các điều lên án hành động sai trái ngang ngược ở vùng biển này ám chỉ rất rõ TQ, không sai vào đâu được, nên chính TQ đã bị chạm nọc, họ điên cuồng lên án cuộc họp Sunnylands một cách cay cú, cả trước và sau hội nghị. Về ngoại giao cách nói kín đáo, ám chỉ như thể đều được hiểu và giải nghĩa một cách rõ ràng qua các bài bình luận thấu hiểu tình hình và thông thạo kiểu ngôn luận ngoại giao quốc tế. Đây là sự tế nhị, tinh tế trong ngôn từ ngoại giao, không ai có thể hiểu sai, trừ khi có định kiến, hoặc vì chưa làm quen với ngôn ngữ ngoại giao, luôn có nhiều ẩn dụ, kín đáo nhưng rõ ràng. Hãng tin BBC cho rằng trong 17 Nguyên tắc về hợp tác được cam kết trên văn bản có đến bốn Nguyên tắc tập trung lên án Trung quốc một cách rất nghiêm khắc, rõ ràng, tuy tế nhị. Xin nhà bình luận Bùi Quang Viêm đọc kỹ thêm những thông tin ghi lại cuộc gặp gỡ riêng giữa hai đoàn VN và HK (kéo dài 45 phút) trước cuộc họp chung, để thấy ông Dũng đã nêu rất rõ ràng, cụ thể các vấn đề liên quan đến những hành động sai trái của TQ. Theo bản tin của Bộ Ngoại giao Hà Nội, "Thủ tướng đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ và những hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn, để chấm dứt mọi hành động làm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông, đặc biệt là xây dựng các đảo nhân tạo với quy mô lớn, chấm dứt ngay việc quân sự hóa ở biển Đông, tôn trọng và thực hiện nghiêm túc đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)". "TT B.Obama khẳng định: HK lo ngại về tình hình biển Đông, ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực ngoại giao và tiến trình pháp lý nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 và DOC". Trong cuộc họp báo quốc tế ngay khi kết thúc Hội nghị, TT B.Obama nhắc lại: "Lập trường chung của ASEAN và HK là giảm thiểu căng thẳng, bao gồm cả việc lấn chiếm thêm, tân tạo và quân sự hóa khu vực". Ai lấn chiếm, ai gây căng thẳng, ai quân sự hóa, ai lo sợ tiến trình pháp lý quốc tế, bị kiện trước tòa án quốc tế, mọi người đều hiểu đây là bọn bành trướng Bắc Kinh, không có một ai khác. Vì các nội dung trên được ghi vào hồ sơ Sự kiện Sunnylands, Thủ tướng Dũng và đoàn VN trong đó có phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã hoạt động có trách nhiệm, đạt kết quả khả quan, có thể là tốt đẹp trong một môi trường không đơn giản, không đồng nhất. Đoàn VN đã góp phần tích cực làm cuộc họp rất quan trọng này có kết quả trước mắt cũng như lâu dài, mà tác dụng rõ ràng là lên án, cảnh báo, răn đe TQ, nhất là khi TT B. Obama khẳng định Hoa Kỳ và mọi nước đều có quyền cho tàu thuyền đi vào mọi vùng biển quốc tế, trong đó có vùng biển Đông. Những bức ảnh của ông Dũng với TT Indonesia, Philippin, thủ tướng Thái Lan, đặc biệt là với TT B. Obama rất đáng chú ý và tán thưởng, do tình cảm biểu lộ rất rõ, chứng tỏ trong các cuộc họp đoàn VN đã nỗ lực hoạt động tranh thủ các đối tác để cùng lên án TQ. Chuyện TT B. Obama ngay sau cuộc họp nhận lời mời của VN sang thăm nước ta ngay vào tháng 5 tới, trước cuộc đi thăm nước Lào vào tháng 9, cũng là một nét đáng khen của đoàn VN. Do các lý lẽ trên, không nên khinh thường ông thủ tướng Dũng, đến mức khinh thị bè bỉu ông, coi ông là đồ thép rỉ. Bùi Tín (Dân Luận)
  22. Bầu cử quốc hội từ lâu không được quần chúng quan tâm, cho dù nó được nhà nước tôn vinh là “cơ quan quyền lực cao nhất nước”. Cứ mỗi 5 năm một lần, quốc hội được đảng Cộng sản Việt Nam cho “bầu” lại 500 đại biểu, mà hầu hết là đảng viên cộng sản với một số ít người ngoài đảng làm cây cảnh. Năm nay theo chỉ đạo từ trước của Bộ Chính Trị, cuộc bầu cử quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2016. Theo thông lệ, Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương làm nhiệm vụ của mình bằng việc tổ chức cái gọi là “Hội nghị hiệp thương” để chọn người “xứng đáng” giới thiệu làm đại biểu. Phải có Mặt Trận Tổ Quốc nhúng tay vào mới được ra ứng cử … gọi là hợp pháp theo ý của đảng CSVN. Cơ chế hiệp thương ấy được chấp nhận và tồn tại như chuyện bình thường, tuy không có nước nào có. Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội hôm 16 Tháng Hai vừa qua. Ngày 16 Tháng Hai vừa qua, Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hà Nội. Nó nhằm mục đích thỏa thuận thành phần cũng như số lượng người của các cơ quan và tổ chức thuộc trung ương sẽ được giới thiệu làm đại biểu quốc hội khóa 14. Dĩ nhiên đây là thành phần cốt cán nhất đang nắm trọn quyền hành pháp trong tay. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến thành phần đại biểu chia ra như sau: các cơ quan Đảng 11 đại biểu, cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu, Chính phủ 18 đại biểu, các cơ quan của Quốc hội (đại biểu đảm trách ở trung ương) 114 đại biểu. Ngoài ra còn có 6 địa phương có từ 10 đại biểu Quốc hội trở lên. Riêng Hà Nội, TP. HCM, tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An mỗi địa phương có thêm 2 đại biểu chuyên trách. Như vậy theo sự sắp xếp này, số đại biểu Quốc hội thuộc cơ cấu trung ương là 198, số đại biểu thuộc địa phương là 302; tổng cộng là 500 người. Nhìn qua các con số dự kiến, người ta thấy sự phân chia thật chặt chẽ và trung ương chiếm gần 40% ghế đại biểu trong tay. Điều rất đặc biệt là trong hiệp thương lần thứ nhất này, không thấy nói đến người tự ứng cử. Tuy nhiên để cho có vẻ dân chủ, “người ngoài đảng” cũng được cẩn thận dành cho 35 ghế đại biểu trong tổng số 500. Nhưng con số 35 ghế đại biểu “người ngoài đảng” trong thực tế họ là những cảm tình viên, hoặc những loại người dễ sai khiến thì mới được “đảng cử” không khác gì những đảng viên đảng CSVN. Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của Mặt Trận Tổ Quốc Lu Văn Que Dù vậy, tham dự hiệp thương lần đầu này, ông Lù Văn Que, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân tộc của Mặt Trận Tổ Quốc cho rằng, con số 35 người ngoài đảng là thấp và cần phải tăng thêm. Ông đề nghị tăng từ 35 lên 100 người và nhấn mạnh “dự kiến có 35 người ngoài đảng thì ít quá, họp Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng, trong khi chúng ta có nhiều người ngoài đảng ưu tú.” Phát biểu của Lù Văn Que không có gì mới; nhưng ở thời điểm hậu Đại Hội 12 đã biểu hiện một sự chờ đợi thay đổi nào đó trong nội bộ đảng, sau câu tuyên bố “dân chủ đến thế là cùng” của Nguyễn Phú Trọng trong ngày bế mạc Đại Hội. Mặc dù nhóm từ “người ngoài đảng” chưa được định nghĩa rõ ràng, nhưng chuyện bầu cử Quốc hội khóa 14 năm nay đang có nhiều diễn biến đặc biệt khiến dư luận quan tâm, luận bàn khá sôi nổi. Trong số những người tự ra ứng cử gồm có (theo kim đồng hồ từ trên xuống dưới): Tiến Sĩ Nguyễn Quang A, Nhà báo tự do Nguyễn Tường Thụy, bà Nguyễn Thúy Hạnh và Luật Sư Võ An Đôn Một phong trào “tự ứng cử” nhằm thực hiện quyền lợi chính trị của người dân xuất hiện trong nước và được phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn. Phong trào được dẫn dắt bởi những nhà hoạt động xã hội dân sự, những nhân vật bất đống chính kiến ôn hòa đủ mọi ngành nghề. Căn cứ vào Điều 27 của Hiến Pháp 2013 quy định quyền bầu cử và ứng cử của công dân từ 18 đến 21 tuổi, nhiều nhân vật trong giới đấu tranh dân chủ đã tuyên bố tự ứng cử đại biểu quốc hội khóa 14. Họ nhận được sự ủng hộ của dư luận quần chúng vì vai trò đi đầu trong việc lấy lại quyền của mình từ lâu bị bỏ quên. Đánh giá sự thành công hay thất bại của việc tự ứng cử lúc này có lẽ là quá sớm. Nó không quan trọng bằng việc những người tự ứng cử rõ ràng đã thúc đẩy và thức tỉnh mọi người về những gì vốn quy định trong hiến pháp mà bị nhà nước cố tình không tôn trọng. Sẽ còn rất nhiều hội nghị hiệp thương do Mặt Trận Tổ Quốc tổ chức để làm công việc gạn lọc theo quan điểm của chế độ. Những người tự ứng cử cũng thừa biết cơ chế hiệp thương này đặt ra để chế độ giành quyền đề cử những ai được coi là thích hợp, đồng thời loại trừ những người mà chế độ đánh giá là không thích hợp. Họ có vượt qua cửa ải này hay không cũng chưa phải là mục đích cuối cùng. Nhưng như ông Lù Văn Que nói, để “Quốc hội đâu phải hội nghị đảng viên mở rộng”, điều cần thiết đối với mọi người hiện nay là nhanh chóng gia tăng số lượng người ứng cử độc lập, bất chấp rào cản của hội nghị hiệp thương hay các cuộc “đấu tố” ở tổ dân phố. Với số lượng đông bất ngờ, người tự ứng cử đặt chính quyền trước những thách thức chưa từng có trong các cuộc bầu cử mà người dân dè bỉu “đảng cử dân bầu.” Câu “Dân chủ đến thế là cùng” được ông Nguyễn Phú Trọng khoe tại cuộc họp báo sau khi bế mạc Đại hội đảng 12 hôm 28 Tháng Giêng vừa qua. Trong khi chế độ vẫn “kiên trì chủ nghĩa Mác-Lê” và “dân chủ đến thế là cùng”, người dân trong nước hơn lúc nào hết cần chứng minh cho đảng thấy cuộc bầu cử có thực sự dân chủ hay không, bằng cách coi hành động tự ứng cử đông đảo như là một nhu cầu của tất cả mọi người, để cuối cùng buộc đảng phải “hiệp thương” với nhân dân. Mặt khác, nếu cuộc bầu cử được thực hiện tự do và công bằng thì chưa chắc Tướng Công An Trần Đại Quang, hay Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng như nhiều người khác được đảng “cơ cấu” sẽ được người dân tín nhiệm để trở thành đại biểu quốc hội. Đến ngày 22 Tháng 5 người dân mới đi bầu, nhưng những người vừa kể đã nghiễm nhiên trở thành “đại biểu quốc hội” mà khỏi cần sự bầu chọn của người dân qua lá phiếu. Đúng là “dân chủ đến thế là cùng” theo kiểu của ông Nguyễn Phú Trọng. Đừng để đảng tiếp tục độc quyền chính trị và quốc hội khóa 14 tiếp tục là một hội nghị đảng viên mở rộng. Phạm Nhật Bình (CTM)
  23. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai các hỏa tiễn địa đối không trên đảo Phú Lâm. (Ảnh: Stratfor) Tin liên hệ Chính sách xoay trục sang châu Á của TT Obama không chặn được bước TQ Giới phê bình nói chính sách tái cân bằng chiến lược sang châu Á của TT Obama cho đến nay vẫn chưa đem lại được kết quả Việt Nam phản đối lên LHQ việc Trung Quốc đưa tên lửa ra Hoàng Sa Australia: Trung Quốc ‘phản bác’ tin về phi đạn trên đảo Phú Lâm Mỹ phản đối Trung Quốc ‘quân sự hóa’ Biển Đông Mỹ tiếp tục tuần tra bất chấp TQ bố trí phi đạn ở Biển Đông Trung Quốc khởi sự xây đảo nhân tạo ở Hoàng Sa Trung Quốc bố trí phi đạn ở Hoàng Sa 20.02.2016 Các thông tin tiết lộ việc Trung Quốc triển khai các hỏa tiễn địa đối không trên một hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông đã khơi ra một cuộc tranh luận gay gắt về những hậu quả dài hạn đối với an ninh khu vực. Hôm nay, Australia và New Zealand đã góp tiếng vào điệp khúc ngày càng nhiều giọng nói lên quan ngại về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, trong khi Bắc Kinh và Washington cáo buộc lẫn nhau là người khởi xướng. Cảnh báo của Chủ tịch họ Tập Phát biểu tại một cuộc họp báo với người đồng cấp New Zealand, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nêu ra rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố một trong những thách thức lớn nhất của Trung Quốc là bị rơi vào cái gọi là Bẫy Thucydides (bẫy chiến tranh tất yếu), trong đó một cường quốc đang trỗi dậy lại gây lo ngại cho các cường quốc khác, dẫn đến xung đột. Thủ tướng Úc nói: “Nếu Trung Quốc muốn tránh bị sập Bẫy Thucydides, như Tập Chủ tịch mô tả, thì cần phải giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua luật pháp quốc tế, thông qua mọi cơ chế hiện có dành cho chúng ta”. Thủ tướng New Zealand John Key và ông Turnbull nói điều quan trọng đối với các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là kiềm chế việc xây đảo cũng như quân sự hóa chúng. “Bất cứ hoạt động gây náo động nào ở đó cũng rất tệ hại cho các vấn đề an ninh và kinh tế trong khu vực. Do đó theo tôi chúng ta phải tiếp tục thuyết phục các bên phải là họ phải tìm cách giải quyết tranh chấp một cách thân thiện và đúng luật”. Các nhận định của các ông Key và Turnbull đã châm ngòi cho một phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi hôm thứ Sáu nói với các phóng viên ở Bắc Kinh rằng: “Australia và New Zealand không phải là các nước liên quan đến vấn đề Biển Đông, và chúng tôi hy vọng hai nước này có thể nhìn vào lịch sử một cách khách quan”. Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, và tuy nước này không phải là bên đầu tiên xây đảo nhân tạo hay xây đường băng ở vùng biển có tranh chấp, song tốc độ và quy mô của việc lấn biển của Trung Quốc đã gây lo ngại cho nhiều nước trong khu vực, mặc dầu Bắc Kinh nhiều lần bảo đảm rằng họ sẽ không quân sự hóa vùng biển đó. Theo Ngũ Giác Đài, Trung Quốc đã bồi đắp hơn 1.173 hecta đất ở Biển Đông kể từ năm 2013. Trò đổ tội lẫn nhau Những tiết lộ liên quan đến việc Trung Quốc triển khai hỏa tiễn được đưa ra hồi đầu tuần này, đúng lúc Tổng thống Obama sắp kết thúc hội nghị thượng đỉnh lịch sử với 10 lãnh đạo Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á ở Sunnylands, California. Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì cuộc họp thượng đỉnh với các lãnh đạo ASEAN tại Sunnylands, California, ngày 16/2/2016. Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói việc lắp đặt hỏa tiễn “mới đây” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đã đi ngược lại cam kết của Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông. Tại một cuộc họp báo định kỳ, ông Kirby nói: “Phía Trung Quốc đã nói một đằng rồi dường như làm một nẻo. Chúng tôi không thấy có dấu hiệu gì là nỗ lực quân sự hóa này đã dừng lại. Và việc đó không có các dụng gì để tình hình ở đó ổn định và an ninh hơn. Trên thực tế, nó đang có tác dụng ngược lại”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói Washington là phía có lỗi. “(Mỹ) đã đưa khu trục hạm mang hỏa tiễn điều hướng và oanh tạc cơ chiến lược đến gần thậm chí vào sâu vùng biển và vùng trời của các đảo và bãi san hô của các đảo thuộc Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc, và liên tục gây sức ép lên các nước đồng minh và đối tác thực hiện diễn tập”. Ông Hồng Lỗi nói thêm những hành động như vậy không chỉ gia tăng căng thẳng ở Biển Đông mà còn quân sự hóa vùng biển tranh chấp. Thông điệp chính trị Cuối ngày thứ Năm, công ty cố vấn và tình báo toàn cầu Stratfor công bố bản phân tích mới về vụ triển khai hỏa tiễn, bao gồm cả những hình ảnh vệ tinh chi tiết hơn về các hoạt động quân sự trên đảo Phú Lâm. Tuy nhiên, Stratfor lập luận rằng vụ triển khai “không nhất thiết phản ánh một sự leo thang lớn”. Bản phúc trình này, được soạn với sự hợp tác của hãng AllSource Analysis, không chỉ tái xác nhận vụ triển khai hỏa tiễn địa đối không, mà còn cung cấp chi tiết về các nhà chứa chiến đâu cơ phản lực trên đảo và các tòa nhà có thể là kho vũ khí. Trong phúc trình, Stratfor nêu ra rằng tuy hai khẩu đội hỏa tiễn địa đối không HQ-9 “mang lại năng lực quân sự đáng chú ý… song chúng được xếp quá gần nhau trên nền cát gần mép biển theo cách thức cho thấy chúng hoặc nằm trong khuôn khổ một hoạt động huấn luyện hoặc là một hình thức lộ liễu phô diễn sức mạnh”. Stratfor nói thêm rằng nền cát mới được đắp, với các hình ảnh chụp hồi tháng 12 cho thấy hoạt động bơm hút cát. “Vị trí của (việc triển khai) không có tính lâu dài: nền cát đã tan rã ở một số chỗ”, công ty nói. “Việc triển khai rất dễ thấy làm tăng khả năng là việc này có chủ ý gửi đi một thông điệp chính trị”.
  24. Bài báo thứ nhất “Đánh bom khách sạn Caravelle ghi dấu lịch sử” đăng ngày 15.2 trên báo Tuổi Trẻ. Đọc xong tự hỏi: Không hiểu sao đến giờ này mà họ còn tự hào về những chuyện như thế này? Đánh bom một khách sạn ngay giữa trung tâm thành phố, mặc dù viện cớ là “nơi quan chức Mỹ và Việt Nam cộng hòa thường lui tới hội họp” nhưng cũng có rất nhiều nhà báo nước ngoài, dân thường…rõ ràng là coi thường sinh mạng con người, mà mục đích chỉ là “để đối phương không đắc chí”, nhưng thật ra là đánh ai? “Có điều việc nổ bom hôm đó đã không như dự kiến bởi hầu hết các nhà báo ở khách sạn Caravelle thay vì đi ăn trưa và sẽ lãnh trọn sức nổ của trái bom, thì họ lại bận rộn theo dõi và tường thuật vụ sinh viên đòi Nguyễn Khánh phải từ chức!” Đánh bom cả những nhà báo quốc tế, những người chỉ làm công việc của họ là đưa tin về những gì đang diễn ra? Như vậy mục đích thật sự là lấy tiếng, đồng thời gây tâm lý hoang mang xáo trộn trong người dân và phá hoại cuộc sống bình thường ở các đô thị miền Nam, bất chấp sinh mạng những người vô tội, không liên can. Ai sống ở miền Nam thời hai miền Nam Bắc đánh nhau hẳn còn nhớ, những vụ đánh bom, ám sát…thường xuyên xảy ra tại Sài Gòn và các đô thị miền Nam, tại những nơi đông người như khách sạn, rạp hát, nhà hàng… Điển hình là vụ đánh bom Câu lạc bộ Gôn Sài Gòn năm 1960, vụ rạp hát Kinh Đô bị đánh bom năm 1964, khách sạn Caravelle bị đặt bom năm 1964, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn bị đặt bom năm 1965, vụ trường tiểu học Cai Lậy (Tiền Giang) bị trúng đạn pháo kích năm 1973… Một số vụ ám sát như Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công Lý, dự định ám sát Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1963, ám sát ký giả Từ Chung của tờ Chính Luận năm 1965, ám sát Nguyễn Xuân Chữ, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh tâm lý năm 1966, ám sát Trần Văn Văn, Chủ tịch Quốc hội Sài Gòn năm 1966, ám sát giáo sư Nguyễn Văn Bông là Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh năm 1971... Ở nông thôn thì đặt mìn, giật sập cầu, phá đường…biết bao nhiêu dân thường phải chết oan. Những việc làm này có khác gì với những hành động khủng bố của các tổ chức Hồi giáo cực đoan bây giờ? Đừng viện lý do thời chiến tranh. Chiến tranh, hai bên nã súng, ném bom vào nhau ngoài chiến trường là chuyện khác, còn đặt bom, gài mìn, pháo kích vào những chỗ đông người giết hại cả dân thường là khủng bố. Nhưng nếu người miền Nam nói thì người dân miền Bắc hoặc các thế hệ sinh sau đẻ muộn lại không tin, chỉ khi báo chí chính thức hả hê kể lại chiến công như thế này “Những trận đánh nổi danh 'Biệt động Sài Gòn' (báo CAND), “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” (Dân Việt) hay bây giờ là bài này, “Đánh bom khách sạn Caravelle ghi dấu lịch sử” (Tuổi Trẻ) v.v… thì khỏi còn tranh cãi chuyện có thật hay không nữa! Bài báo thứ hai “Có một hòa thượng… biệt động Sài Gòn” được báo Tiền Phong đăng lại ngày 19.2 theo nguồn báo An Ninh Thế Giới. Thật ra những loại bài viết ca tụng chiến công “cách mạng”, ca tụng những con người “cách mạng” này lúc nào cũng đầy dẫy trên những tờ báo đậm đặc tính đảng như báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Công An TP.HCM, An Ninh Thế Giới…Không sao kể xiết. Chỉ là nhân tiện đọc và có những suy nghĩ về hai bài báo này mà thôi. Bài “Có một hòa thượng… biệt động Sài Gòn” viết về nhân vật Hòa thượng Thích Viên Hảo, từng là trụ trì tại chùa Tam Bảo ở đường Dương Công Trường, quận 10, SG, rồi trụ trì Chùa Thiện Hạnh, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, SG cho đến ngày viên tịch 15.7.2005. Theo bài báo, Hòa thượng Thích Viên Hảo là người tu hành, nhưng lại tham gia “cách mạng”, tham gia biệt động thành, một tổ chức của Việt Cộng trước đây chuyên hoạt động ngầm trong lòng chế độ VNCH từ dò la, do thám tin tức tình báo cho tới đặt bom, gài mìn, ám sát…các nhân vật có liên quan đến Mỹ và chính quyền VNCH nhưng thường cũng gây ra cái chết cho bao nhiêu dân thường vô tội như vừa nói trên. Nhân vật trong bài báo “đi đó đây hành phật sự, gặp các phật tử, đến các chùa… tụng kinh, niệm Phật và thuyết pháp nhưng đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài. Thực chất ông đã trở thành chiến sĩ hoạt động cách mạng, có nhiệm vụ dò la địch tình, giao nhận tin tức tình báo…”, còn ngôi chùa Tam Bảo thì “đã trở thành nơi đi về, hội họp bí mật của đội biệt động thành trong một thời gian dài.” Trong vụ Mậu Thân 1968, vị sư này ”vận chuyển vũ khí, đạn dược về cho cơ sở nội thành tập kết chuẩn bị cho cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Rất nhiều lần, nhà sư dùng xe gắn máy đi Củ Chi chở chất nổ, súng K54, súng và đạn cối 81 ly”… Đã đi tu, thấm nhuần tư tưởng triết lý của Phật giáo, thế nhưng Hòa thượng Thích Viên Hảo đã phạm luôn những giới luật hết sức nghiêm trọng của đạo Phật. Một là gian dối, khi dùng vỏ bọc tu hành để đi hoạt động tình báo, biến những hoạt động giảng giải Phật pháp thành chuyện khác, biến ngôi chùa thành nơi trú ẩn của biệt động thành…Hai là sát sanh, nhà sư tất thừa biết đạo Phật ngăn cấm sát sanh dù chỉ là một con kiến con muỗi, thế nhưng lại chở vũ khí, lên sơ đồ các trận đánh để giết người, cho dù lúc đó ông ta tin rằng đó là kẻ thù, là địch. Không chỉ thế, cả đời nhà sư hoạt động chính trị, được “thưởng nhiều huân chương cao quý của đảng cộng sản” cho đến tận ngày qua đời. Bài báo này, cũng như bài báo trên Tuổi Trẻ nói trên và rất nhiều bài báo khác nữa, đã tự mình tố cáo những việc làm của đảng cộng sản VN trước đây, đó là đánh phá chế độ VNCH từ trong lòng phá ra, và không từ bất cứ một biện pháp nào từ đặt bom, gài mìn, ám sát, chuẩn bị cho vụ tấn công Tết Mậu Thân 1968, với âm mưu sẽ tổ chức tấn công bất ngờ vào dịp Tết là dịp mà trong nhiều năm hai bên đã có thỏa thuận không chính thức ngừng bắn 3 ngày Tết để đồng bào vui Xuân. Bài báo vẫn tiếp tục ca ngợi những “chiến công” trong cuộc chiến với Mỹ và với miền Nam VN, vẫn gọi địch, chúng…với giọng điệu căm thù. Trong suốt thời gian chiến tranh và hơn 40 năm qua, năm nào đảng và nhà nước cộng sản VN cũng tổ chức kỷ niệm, ăn mừng tưng bừng, trọng thể những dịp có liên quan đến cuộc chiến, nhất là ngày 30.4. Báo chí truyền thông vẫn được huy động thường xuyên để nhắc nhớ đến chiến thắng của đảng, đến tội ác của “địch”, những cuốn sách, bộ phim về đề tài này vẫn tiếp tục ra đời…như muốn người dân đừng quên. Một tỷ lệ khác biệt rất lớn cả về quy mô, số lượng và chất lượng tuyên truyền nếu so với việc nhắc nhở đến cuộc chiến tranh biên giới 1979, 1984, hải chiến Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988… với Trung Cộng. Trong khi trên thực tế chế độ VNCH đã “chết” từ lâu không còn là một mối đe đọa nữa, quan hệ Việt-Mỹ đã trở thành bình thường từ nhiều năm qua, thậm chí nhà nước VN còn đang phải trông cậy ở Mỹ rất nhiều để đối phó với mối nguy bị xâm phạm chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải từ phía Trung Cộng. Ngược lại, Trung Cộng trước đây và hiện nay vẫn luôn và đang là mối đe dọa lớn nhất, kẻ thù thường trực và thâm độc nhất của VN. Nếu VN lại phải có một cuộc chiến tranh nào xảy ra trong tương lai thì chắc chắn sẽ là cuộc chiến tranh với Trung Quốc chứ không phải với Mỹ, càng không phải với VNCH đã chết. Vậy nhưng nhà nước cộng sản VN lại sử dụng rất ít công sức, nguồn lực cho sự tuyên truyền về những hành động của Trung Quốc trong quá khứ vả hiện tại. Cuộc chiến tranh biên giới 1979 trong rất nhiều năm không hề được nhắc tới một cách công khai, năm nay tuy báo chí đã nhắc tới nhưng vẫn không phải là nhiều, những hành động biểu tình tưởng niệm cuộc chiến này, tưởng niệm việc mất Hoàng Sa Trường Sa hay phản đối những hành độn hung hăng, xâm phạm chủ quyền, quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc của người dân đều bị ngăn cấm, đàn áp, nhiều người còn bị bỏ tù, bị trù dập, xách nhiễu… Liệu có thể xem đó là những hành động khôn ngoan về mặt ngoại giao, bảo vệ chủ quyền của đảng và nhà nước cộng sản VN? Và đối với mấy triệu người Việt rời nước ra đi vì lý do không chấp nhận chế độ cộng sản, liệu họ có tin tưởng nổi vào những lời nói ngon nói ngọt “xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải” của nhà cầm quyền khi báo chí nhà nước vẫn cứ ngùn ngụt căm thù chế độ VNCH như thế? Còn đối với người dân trong nước, thời buổi bây giờ không phải như trước đây vài chục năm, mười năm, khi người dân hầu hết còn bị bịt mặt bịt tai tin vào những luận điệu tuyên truyền một chiều, bóp méo sự thật của đảng và nhà nước cộng sản. Khi báo chí nhà nước hồ hởi kể lại những hành động khủng bố thời xưa, hay tự thừa nhận những huyền thoại một thời từ Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Trỗi…là không có thật hoặc có những chi tiết không đúng, hoặc được tô vẽ quá nhiều…thì chính là nhà nước này đã tự vả vào mặt mình, củng cố những điều mà người dân đã không còn tin từ lâu. Trên bình diện quốc tế, chẳng có một quốc gia văn minh nào chấp nhận một nhà nước từng giành chiến thắng bằng mọi giá, mọi thủ đoạn, bất chấp sinh mạng con người cũng như áp dụng chính sách ngu dân, dối trá để giành và giữ quyền lực cả. Cuối cùng, có lẽ đã đến lúc nhà nước này nên giành công sức tố cáo Trung Cộng-kẻ thù hiện tại và tương lai thay vì cứ say sưa hoài với quá khứ vàng…mã của đảng. Song Chi (RFA Blog)
  25. Chiến hạm Mỹ USS Curtis Wilbur ( trong ảnh ) đã đi vào khu vực 12 hải lý chung quanh một đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông ngày 30/01/2016. REUTERS/U.S. Navy/Mass Communication Specialist 3rd Class Declan Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa. Chính tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tung ra lời đe dọa kể trên trong một bài viết đăng trên một trang mạng xã hội của tờ People’s Daily, ấn bản hải ngoại của tờ báo. Theo bài bình luận, Trung Quốc cần phải có những hành động cứng rắn để “ dậy cho Mỹ một bài học ”, lập lại nguyên văn lời lẽ mà Bắc Kinh đã đưa ra đối với Hà Nội cách nay đúng 37 năm khi xua quân đánh vào miền Bắc Việt Nam. Đối với tác giả bài bình luận, quần đảo Hoàng Sa - dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc từ hơn 40 năm nay – là chiến tuyến tối hậu của Trung Quốc trong việc bảo vệ khu vực Biển Đông, do đó Trung Quốc phải tỏ rõ lập trường của mình bằng những hành động cứng rắn chống lại bất kỳ một cuộc xâm nhập nào. Biện pháp chống lại bao gồm việc áp tải tàu ngoại quốc ra khỏi khu vực, thậm chí trong trường hợp xấu nhất, sẵn sàng cho tàu Trung Quốc đâm vào tàu Mỹ. Bắc Kinh cũng dùng phiên bản phổ thông đại chúng của tờ Nhân Dân Nhật Báo là Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) để hù dọa Washington. Trong một bài xã luận công bố hôm qua, 18/02, tờ báo nổi tiếng với những luận điệu hiếu chiến này cho rằng Trung Quốc cần tăng cường năng lực “ tự vệ ” của mình ở Biển Đông để đối phó với các “ hành động khiêu khích càng lúc càng thường xuyên hơn từ phía quân đội Mỹ ”. Tờ báo không ngần ngại xác định là kết quả của việc triển khai tên lửa tại Hoàng Sa là “ Chiến đấu cơ của Mỹ hay của nước nào khác, sẽ cảm thấy bất an khi thực hiện các chuyến bay khiêu khích trong khu vực ”. Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh đã rất giận dữ sau hai chiến dịch tuần tra mà hải quân Mỹ đã thực hiện bên trong vùng 12 hải lý của các đảo đá mà Bắc Trung Quốc kiểm soát, cụ thể là Đá Xu Bi, quần đảo Trường Sa vào cuối năm ngoái, và Đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vào đầu năm nay. Ngoài ra Mỹ còn cho B-52 bay trên không phận các đảo này. Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, một nhà nghiên cứu thuộc Học Viện Hải Quân Trung Quốc còn cho rằng Bắc Kinh có khả năng triển khai tên lửa chống hạm đến Hoàng Sa, bố trí thêm các loại vũ khí trên các đảo nhỏ khác trong quần đảo này, chứ không riêng gì trên đảo lớn Phú Lâm. Trọng Nghĩa (RFI)

×
×
  • Create New...