Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39160
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Anh Vũ, thông tín viên RFA 2016-02-18 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Những người đàn ông trong trang phục lễ hội truyền thống ngồi ăn trong lễ hội mùa xuân hàng năm tại đình làng Triều Khúc, Hà Nội vào ngày 16 tháng 2 năm 2016. AFP photo Bên cạnh những niềm vui do Tết cổ truyền mang đến, là nỗi lo toan về một cái tết tốn kém, lãng phí về thời gian và tiền bạc. Vậy có nên bỏ Tết Nguyên Đán để thay bằng Tết Dương lịch hay không? Tết Nguyên Đán là Tết cổ truyền, đã có từ ngàn đời nay của người Việt nam. Đây là dịp lễ quan trọng nhất để các gia đình sum họp và thờ cúng tổ tiên... sau một năm làm ăn vất vả. Nguồn gốc Tết cổ truyền Đến nay, nhiều ý kiến cho rằng Tết bắt nguồn từ Trung quốc thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, song nếu chiếu theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn tết từ thời vua Hùng, nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc. Nhận định về nguồn gốc của Tết cổ truyền của người Việt, TS. Nguyễn Xuân Diện nói với chúng tôi: “Lâu nay các học giả giải thích rằng từ “Tết” có từ từ “Tiết”(cái đốt tre) của Trung quốc, nhưng các nhà ngôn ngữ thì cho rằng từ “Tết” là một từ thuần Việt, không xuất phát từ từ “Tiết” của TQ, việc đó cho đến nay vẫn đang tranh cãi. Cũng như người ta cho rằng ta ăn tết cùng với TQ vì cùng sử dụng một thứ lịch mà ta gọi là âm lịch. Song thực ra không phải như thế, cái Tết của ta là tiến hành theo lịch riêng với sự kết hợp giữa Dương lịch và Âm lịch hỗn hợp, nghĩa là cả lịch mặt trăng và mặt trời. Các học giả chuyên gia về lịch pháp như Hoàng Xuân Hãn, Lê Thành Luân mới đây đều cho rằng Âm lịch của VN là của riêng VN và khác với lịch của TQ.” Theo báo Thanh niên, từ năm 2005 GS-TS. Võ Tòng Xuân đã thấy rằng Tết Nguyên Đán và Tết Dương lịch quá gần nhau, đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Theo ông, nên chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, để giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê. Dưới nhan đề "Muốn kinh tế hội nhập, cần bỏ Tết âm lịch" báo VTC online ngày 16/02/2016 cho biết, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc mới có kỳ nghỉ Tết kéo dài như hiện nay. Theo ông, 1 tháng Tết làm việc trì trệ khiến nền kinh tế thiệt hại khoảng 10%. Đánh giá về các ý kiến nên bỏ Tết cổ truyền, từ Hà nội Đạo diễn Điện ảnh Đỗ Minh Tuấn nhận định: “Cái Tết Âm lịch bên cạnh cái nguồn vui của một cộng đồng thì nó cũng bộc lộ rất nhiều những cái nhược điểm của một XH nông nghiệp. Nhưng khi có điều kiện về thời gian và vật chất thì nó bộc lộ sang một hướng khác và những ý kiến nêu ra vấn đề tiêu cực của cái Tết là có cơ sở. Tuy nhiên khi người ta cho rằng phải thay đổi vì lý do kinh tế hay nếp sống, thì tôi cho rằng các lý do đó không thể đánh bại được một cái lô cốt mang bản sắc văn hóa rất bền vững như thế.” Khi được hỏi, có nên bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Dương lịch hay không? Có nên bỏ Tết âm lịch? Việc bỏ hay sát nhập Tết cổ truyền, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự bảo tồn những đặc trưng tín ngưỡng và văn hóa cổ truyền của dân tộc, điều đó sẽ gây ra những thiệt hại vô cùng lớn về văn hóa. TS. Nguyễn Xuân Diện tiếp lời: “Chúng ta không thể nào gộp hai cái tết vào làm một được, mà vẫn phải tôn trọng vừa có tết Dương lịch để phù hợp với trào lưu xã hội mới. Nhưng đồng thời phải giữ cáo Tết cổ truyền, vì nó là một cái tết mang bản sắc nó đã nằm trong lòng của xã hội và trong văn hóa của VN. Song phải có cách vận hành nào đó để cho nó êm ả và tốt đẹp như trước đây. Chứ còn các vấn nạn, áp lực về giao thông, thực phẩm hay an toàn XH… thì nó do con người tạo ra, chứ cái Tết nó có tội tình gì đâu?” Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn khẳng định: “Không thể bỏ được cái Tết Âm lịch, vì nó còn gắn với địa văn hóa, ngày Tết không chỉ là một sự quy ước mang tính lý trí mà nó còn gắn với thời tiết, hoa đào, nắng xuân… Cho nên nếu tổ chức theo Dương lịch thì nó đang là mùa Đông, nó sẽ không có cái cảm hứng đó, khung cảnh đó. Hai nữa là Tết không chỉ mang tính biểu tượng, mà nó thực sự gắn liền với tâm sinh lý, đến cả mùa màng, sự phát triển của cây cối trong những ngày đó.” Kể từ năm 1873 Nhật Bản đã bỏ Tết Âm lịch để chuyển sang Tết Dương lịch, song họ vẫn giữ gìn được những truyền thống văn hóa và hiện nay Nhật Bản đang là quốc gia hàng đầu thế giới. TS. Nguyễn Xuân Diện thấy rằng muốn làm được như nước Nhật thì cần phải có một sự cải cách triệt để, toàn diện và sâu rộng. Ông nói: “Muốn đổi hay chuyển việc ăn tết âm lịch sang tết dương lịch nghĩa là thay đổi về văn hóa và phong tục thì trước hết phải có sự cải cách lớn về thể chế, để đưa cả một đất nước chuyển mình sang một hệ thống mới thì mới làm được. Chứ nếu bây giờ chỉ ra một văn bản quyết định thôi ăn tết Âm lịch thì tôi nghĩ rằng nhân dân sẽ không theo, nhất là đây là một phong tục có từ lâu đời thì việc ban hành bằng mệnh lệnh hành chính thì không có giá trị gì hết.” Trao đổi với VTC, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng"Tuy nhiên thời đại lúc đó và bây giờ khác nhau hoàn toàn, nên không thể áp dụng. Khi ấy Nhật Bản không còn con đường nào khác, buộc phải thay đổi để phát triển. Việc này không thể áp dụng vào Việt Nam ở thời điểm hiện tại." Trên thực tế, từ năm 1994 chính quyền VN đã dùng mệnh lệnh hành chính để cấm đốt pháo trong dịp Tết và đã thành công. Liên hệ với việc bỏ Tết Nguyên Đán cổ truyền, Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nhận xét: “Bỏ Tết là vấn đề lớn hơn nhiều việc bỏ đốt pháo, ta có thể bỏ rượu, bỏ bánh chưng nhưng không thể bỏ Tết cổ truyền. Vì những thứ rượu, pháo, bánh chưng chúng ta có thể vì hiện đại hóa thì có thể bỏ được, cũng như ta bỏ được nén hương nhưng không bỏ được tâm linh. Vì thế Tết cũng như bàn thờ, là bản sắc thiêng liêng của cả dân tộc, nó cũng như đám tang, đám cưới không thể bỏ được. Và càng không thể quy chuẩn hóa theo kinh tế luận hay chính trị luận để đưa nó vào guống quay của thế giới.” Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn thấy rằng, ý kiến nên bỏ hay gộp Tết cổ truyền có giá trị nhằm thức tỉnh và nhắc nhở. Ông cho biết: “Duy trì Tết cổ truyền là điều tất nhiên rồi, song việc kéo dài ngày tết như 9 ngày vừa qua theo tôi là nó không nên. Nó cần phải được hạn định trong một cái khuôn khổ mang tính quy chuẩn, vì sự kéo dài đó nó sẽ sinh ra sự trì trệ. Trong thời đại hội nhập mình phải thực hiện cam kết với thế giới về kế hoạch và nhịp sống, vì thế mình không thể nhân danh bản sắc dân tộc để lè phè mãi thì cũng không được.” Theo Nhà sử học Dương Trung Quốc "Chúng ta vẫn nên giữ nguyên Tết Âm lịch như hiện nay nhưng nên bố trí sao cho ngày nghỉ hợp lý, thuận lợi nhất đối với người dân, điều chỉnh các tập quán xã hội như hạn chế tình trạng tràn lan lễ hội... sao cho khai thác được các giá trị tích cực và hạn chế được giá trị tiêu cực.". Điều đó cũng sẽ giúp cho việc bảo tồn những di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc.
  2. Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ 2016-02-18 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Tên lửa DF-5B được quân đội Trung Quốc diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 03 tháng 9 năm 2015, kỷ niệm lần thứ 70 chiến thắng Nhật Bản và kết thúc chiến tranh thế giới II. AFP photo Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không và radar trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa ngay thời điểm mà thượng đỉnh Hoa Kỳ- ASEAN diễn ra ở bang California, Hoa Kỳ. Gia Minh hỏi chuyện tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam. Trước hết ông lý giải hành động mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông như sau: Tôi nghĩ là sự kiện này xảy ra vào cái lúc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN với Hoa Kỳ họp vừa rồi. Các tiếng nói của các lãnh đạo của các nước ASEAN cũng như của Hoa Kỳ gần như là thống nhất. Vì vậy mà Trung Quốc tính toán triển khai một cách rất là mạnh mẽ hành động quân sự hóa này để có thể thách thức, đe dọa, tìm biện pháp mạnh nhằm phá hoại tiếng nói chung của các nước ASEAN trong việc hợp tác cùng Hoa Kỳ, ngăn chặn các bước tiến của Trung Quốc. Tôi thấy ý nghĩa của việc đó là như vậy. Thứ hai, cũng là một cách mà chúng ta có thể hiểu rằng là TQ đang trả lời, thách thức các nước trong khu vực, đặc biệt là Mỹ là vì như chúng ta đã biết là vừa rồi Mỹ đã đưa tàu chiến vào tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn của Hoàng Sa. Đây có thể là TQ mượn cớ này để tăng cường hoạt động quân sự mạnh mẽ hơn nữa để nhằm thực hiện các mục đích lớn hơn mà họ đã đặt ra. Với hành động đó, họ thử xem phản ứng của các nước, dư luận của quốc tế như thế nào để họ tiếp tục triển khai một bước nữa về việc đưa các vũ khí hiện đại nhất xuống quần đảo Trường Sa, như chúng được biết là họ đã từng làm trong thời gian vừa rồi như cải tạo biển, xây dựng đảo nhân tạo, xây dựng đượng băng, xây dựng các cầu tàu, xây dựng các căn cứ quân sự và bây giờ tiếp tực đưa các vũ khí xuống. Điều đó chứng tỏ họ có những bước đi hết sức mạnh mẽ và có thể nói rất là phiêu lưu và là một phản ứng hết sức là nguy hiểm cho nền hòa bình ổn định trong khu vực. Cộng đồng quốc tế đang cố gắng hết sức mình để kiểm soát mọi hoạt động đó. Việc này là một động thái hết sức nguy hiểm, một sự đe dọa mạnh mẽ, rõ ràng bất chấp sự lên án của quốc tế và họ hết sức quyết tâm trong việc quân sự hóa khu vực này. Gia Minh: TQ trước đã từng nói là không quân sự hóa biển Đông và những cơ sở họ xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho những mục tiêu dân sự cứu nạn, nhân đạo. Ngày hôm nay, chính ông Vương Nghị cũng nói với bà Ngoại trưởng Úc rằng báo chí làm lớn chuyện lên mà không đế ý đến những việc mà TQ làm tốt trong khu vực như là những hải đăng trên các đảo để tàu thuyền qua lại. Tiến sĩ thấy lời nói và việc làm của TQ như thế nào? Tiến sĩ Trần Công Trục: Câu chuyện mọi người đều biết và càng ngày càng có thể nhận ra đó là TQ nói không bao giờ đi đôi với việc làm. Họ nói một đường làm một nẻo. Đặc biệt là trong những phát biểu ngọai giao họ tỏ rõ ra mềm dẻo và thiện chí nhưng trong thực chất là để che đậy hành động hết sức trắng trợn của họ. Càng ngày họ càng chứng tỏ điều đó. Lập luận của TQ là để che mắt dư luận thôi như họ nói là chỉ nhìn vào việc TQ quân sự hóa mà không nhìn đến những căn cứ, cơ sở mà TQ phục vụ dân sự. Những việc đó chỉ là những lời nói suông thôi. Thực chất tất cả những động thái mà họ làm đều nhắm vào mục đích củng cố căn cứ, cơ sở quân sự, các phương tiện quân sự để đe dọa. Thậm chí, khi có thời cơ, họ dùng những cơ sở đó để mở rộng sự chiếm đóng của mình và khống chế các hoạt động hàng không và hàng hải quốc tế đi qua biển Đông và làm nguy hại đến các quyền và lợi ích chính đáng của các nước trong khu vực và của quốc tế. Tôi nghĩ đó là cái cách TQ thực hiện. Đây có lẽ là hành động khẳng định cách làm của TQ và trả lời cho những ai mà từ trước cho đến nay cho rằng TQ vẫn còn thiện chí, TQ là cứu tinh của nhân loại, TQ là không bao giờ muốn chiến tranh, quân sự hóa. Gia Minh: Tiến sĩ có nhắc đến là trong tình hình hiện nay, TQ triển khai dàn hòa tiễn đất đối không như dàn rada ở Phú Lâm là do sự kiện Thượng đỉnh Mỹ và ASEAN ở Sunnyland, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thực tế theo báo cáo chung thì thượng đỉnh này không đề cậ cập đến TQ . Như vậy, đây cũng là sự thành công của TQ đối với một số nước của ASEAN. Như vậy rồi cũng có thể cũng không đi đến đích được. Tiến sĩ Trần Công Trục: Tôi cũng có đọc kỹ cái luật chung về hội nghị thượng đỉnh đó với mười mấy điểm rất là cụ thể và mạnh mẻ hơn so với trước đây, theo ý kiến cá nhân tôi. Đặc biệt là nhấn mạnh các nước ASEAN và Hoa Kỳ có sự thống nhất với nhau nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải, hàng không trong khu vực biển Đông; Đảm bảo hòa bình ổn định trong khu vực không để những xung đột xảy ra; Không quân sự hóa khu vực này. Tôi cho rằng, cho dù không nói đến TQ nhưng điều này rõ ràng là nhằm vào TQ. Bởi TQ đang triển khai hết sức mạnh mẻ các hoạt động quân sự của họ để thực hiện chiến lược chiếm biển Đông, dùng biển Đông để trở thành siêu cường trên quốc tế. Như vậy, rõ ràng đây là một tuyên bố rất có ý nghĩa: nó có thái độ mạnh mẻ hơn, cụ thể hơn. Đặc biệt, điều này cho thấy một sự thống nhất mới trong các nước ASEAN và cùng có tiếng nói chung với Hoa Kỳ, một cường quốc có trách nhiệm đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương và khu vực ASEAN. Gia Minh: Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Công Trục về những nhận định của ông đối với diễn tiến mới nhất đang xảy ra ở biển Đông.
  3. Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-02-18 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Hệ thống tên lửa của Trung Quốc, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP Ngày 17 tháng Hai vừa qua nguồn tin từ các hãng truyền thông quốc tế cho biết Trung Quốc đã đem tám bệ phóng tên lửa đất đối không tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việc làm này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và gây căng thằng thêm cho vấn đề Biển Đông. Mặc Lâm phỏng vấn GS Jonathan London, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam để biết quan điểm của ông về việc này. GS Jonathan từng làm việc tại Việt Nam nhiều năm và hiện đang giảng dạy tại Đại Học Đô thị Hongkong. Thông điệp gì cho Mỹ? Mặc Lâm: Thưa GS việc Trung Quốc mang hai bệ phóng tên lửa vào đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam đã gửi một thông điệp gì tới cho Mỹ và các nước trong khu vực? GS Jonathan London: Chắc chắn là Trung Quốc đang tiếp tục làm những gì mà họ muốn, Tôi nghĩ rằng họ đặt tên lửa ở đảo Phú Lâm thì chẳng có gì là bất ngờ lắm, có thể Việt Nam và cộng đồng quốc tế bị shock một chút nhưng Mỹ cũng như Việt Nam và các nước khác đã chờ đợi sự kiện tương tự như thế từ lâu rồi. Đây là một thông điệp có khả năng chủ yếu cho chính dân chúng của Trung Quốc vì mục đích chính trị hơn là đối với bên ngoài bởi vì sự kiện này không hay cho lắm. Đây là hành động tiếp nối của Trung Quốc vì tuần trước nó đã tuyên truyền hình ảnh tàu sân bay với những tên lửa tầm xa cho quốc tế lẫn dân chúng trong nước thấy sức mạnh của họ. Tôi nghĩ đây là cách đánh lạc hướng nền kinh tế đang gặp khủng hoảng của Trung Quốc. Mặc Lâm: Thượng đỉnh Sunnylands vừa mới ra thông cáo chung trong đó nhiều đề mục nhằm giải quyết tình trạng tranh chấp một cách ôn hòa, nhưng trước thái độ quá khích của Trung Quốc liệu các nước sẽ có những hội ý khác nhằm giải quyết căng thẳng do Trung Quốc gây ra hay không? GS Jonathan London: Tôi nghĩ kết quả tuyên bố chung của hội nghị Sunnylands là một thành công khá lớn. Không chỉ Mỹ mà Việt Nam và những nước khác có quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Dù tác động của nó chưa chắc đủ mạnh nhưng ít nhất những nước đã tham gia, đã cùng nhau có chung một tuyên bố với 17 điểm mà khi đọc nội dung của tuyên bố đó thì thấy quá hợp lý và có thể gọi là hấp dẫn nữa! Nhất là việc họ đã thống nhất về các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết bằng nguyên tắc luật pháp quốc tế. Đây là một tiến triển rất quan trọng không chỉ tiêu biểu mà nó sẽ có một số tác động cụ thể để việc đối phó với Trung Quốc trong những ngày tới. Vì vậy chúng ta không nên đánh giá thấp tuyên bố chung này và xem nó như những văn bản có tính cách trình diễn mà không thể thực thi. Thông điệp từ bản tuyên bố chung Sunnylands rất rõ ràng nó tạo lối đi chung cho các nước trong khu vực trong thời gian tới. Mặc Lâm: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai yêu cầu Mỹ phải mạnh mẽ hơn và hành động thực tế hơn, hiệu quả hơn… theo GS đây có phải là thông điệp chính thức của đảng Cộng Sản Việt Nam được Thủ tướng chuyển lại hay chỉ là ý riêng của ông Dũng muốn lấy lòng người dân trước khi về hưu? GS Jonathan London: Thông điệp của ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Sunnylands là của cá nhân ông ấy hay của Đảng Cộng sản Việt Nam có lẽ không quan trọng vì ông đã nói trước thế giới điều này cho nên nó xứng đáng. Nó là ý muốn của dân chúng Việt Nam nên chúng ta không nên suy đoán nó là của ai. Tôi nghĩ thông điệp này về mặt nội dung nó đảm bảo cho quyền lợi của đất nước Việt Nam. Tôi quan sát và thấy sự tham gia của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Sunnylands là một quyết định rất tốt. Tôi không rõ là quyết định của ai, nên hay không nên tin vào nguồn tin cho rằng ông Dũng quyết định đi vào phút chót, nhưng dù sao việc ông có mặt cũng là điều tốt cho Việt Nam nói chung cho quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ nói riêng. Tôi biết tình cảm người Việt Nam trong nước cũng như trên thế giới đặt vào chuyến đi này rất nhiều cho nên dù có tin hay không việc ông bị cản trở mà ông vẫn xuất hiện thì đó là dấu hiệu tốt cho bang giao hai nước. Không thay đổi hành vi của Mỹ? Mặc Lâm: Thưa GS, quay trở lại vấn đề Trung Quốc đặt tên lửa ở đảo Phú Lâm, tại Sunnylands vừa rồi Tổng thống Hoa Kỳ xác định là vẫn tiếp tục bay và đi lại trên các khu vực mà quốc tế cho phép kể cả các nơi mà Trung Quốc bồi lấn trái phép… sau khi Trung Quốc đem tên lửa trang bị trên đảo Phú Lâm, liệu Hoa Kỳ sẽ giữ lời hứa với các nước ASEAN không? GS Jonathan London: Tôi tin chắc rằng Mỹ sẽ tiếp tục bay và có những hoạt động trên khu vực Biển Đông phù hợp với luật lệ quốc tế như họ đã làm trước đây, nếu không thì mọi nỗ lực xoay trục về Châu Á Thái bình dương xem như thất bại và vì vậy câu trả lời của tôi là Hoa Kỳ không thể ngưng các hoạt động này được. Trung Quốc đặt tên lửa trên đảo Phú Lâm trái với tinh thần luật pháp quốc tế vì vậy có khả năng không chỉ một mình Mỹ mà các nước khác trong khu vực sẽ có hành động mạnh. Tuy nhiên còn quá sớm để đánh giá tác động của nó cụ thể sẽ như thế nào. Tóm lại tôi tin là việc đặt tên lửa của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm sẽ không thay đổi hành vi của Mỹ. Mặc Lâm: Nếu Mỹ tiếp tục bay và cho hải quân tiếp tục tới các khu vực mà Trung Quốc cho là của họ một cách trái phép, thử nêu ra một kịch bản tương đối có thể xảy ra: Nếu Trung Quốc chỉ bắn dọa thôi thì theo ông Mỹ sẽ xử lý ra sao? GS Jonathan London: Chúng ta không nên phỏng đoán nhiều quá, nhưng hy vọng rằng diều này sẽ không xảy ra. Ta đã thấy là Trung Quốc đã có một động thái lộ rõ ý muốn xâm lược và đây là hành vi hết sức ngu xuẩn vì tự cô lập mình. Nó giúp cho các nước đang có tranh chấp trong vấn đề Biển Đông sẽ có cớ kết hợp với nhau tạo ra một liên minh nào đó, không hẳn là một liên minh chính thức mà có thể là một nhóm công tác để có những giải pháp cụ thể để trả lời những hành vi của Trung Quốc. Mặc Lâm: Xin cảm ơn GS.
  4. Nhiều người ở Hà Nội tưởng niệm cuộc chiến 1979 hôm 17/2/2015 Đánh dấu ngày 17/2/1979, có thêm ý kiến từ Việt Nam nói cần đưa cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979 vào sách giáo khoa. Ngày 17/21979 đánh dấu việc Trung Quốc đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam, bắt đầu cuộc chiến 17 ngày đẫm máu. Năm nay, một số tờ báo ở Việt Nam đặt vấn đề cần công khai phổ biến cho thế hệ trẻ về sự kiện này. 'Cần sòng phẳng' Nói với báo Pháp Luật TP. HCM trong bài đăng ngày 18/2, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, cựu đại biểu Quốc hội, cho biết cuộc chiến đã được đưa vào sách dành cho bậc đại học. “Nhưng sách giáo khoa phổ thông thì chưa có.” “Sách giáo khoa không chỉ viết về cuộc chiến tranh biên giới 1979 mà còn phải viết về những trận chiến tại Hoàng Sa, Trường Sa. Cần phải sòng phẳng với lịch sử.” Trên tờ báo này, Thiếu tướng, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, từ Học viện Quốc phòng, cũng kêu gọi đưa sự kiện 1979 vào sách giáo khoa. “Việc đưa cuộc chiến tranh biên giới 1979 với Trung Quốc vào sách lịch sử và giáo khoa phải được coi là hành động làm rõ sự thật lịch sử, nói rõ với nhân dân và các thế hệ sau sự thật về bản chất của cuộc chiến tranh này.” Trên báo Điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 17/2, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nói không được lãng quên. “Nếu chúng ta không nhắc đến bài học lịch sử ấy, không thể hiện sự trân trọng những điều ấy thì sau này khi có kẻ thù còn ai sẵn sàng xông pha?” Nói với báo Người Lao động, một vị tướng khác, Thiếu tướng Lê Mã Lương, cũng kêu gọi cần đưa sự kiện 1979 vào sách giáo khoa “một cách nghiêm túc, đầy đủ”. Hôm 17/2, truyền thông trong nước cũng đưa tin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Trà Lĩnh - Cao Bằng. Nơi này chôn cất 300 liệt sĩ hy sinh trong thời gian đầu của cuộc chiến biên giới 1979. Trước đó hôm 16/2, ông Trương Tấn Sang đã đến nghĩa trang liệt sĩ thành phố Lạng Sơn. Đây cũng là nơi chôn cất hơn 300 liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến với Trung Quốc năm 1979. (BBC)
  5. Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA 2016-02-17 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN ở California hôm 16-2-2016, ảnh minh họa. AFP Cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ năm nay đang đi vào hồi ráo riết với các ứng cử viên của hai đảng chính là Cộng Hòa và Dân Chủ gay gắt trao đổi quan điểm về những gì họ sẽ thi hành nếu đắc cử. Đấy là một sinh hoạt cần thiết cho cử tri chọn người sẽ lên lãnh đạo cường quốc kinh tế số một của thế giới, nhưng thật ra, nhân vật này không có nhiều thực quyền như dư luận bên ngoài có thể nghĩ. Sự tuyệt vời của nền dân chủ Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ đang vào hồi náo nhiệt với viễn ảnh là hai tuần tới có Ngày Thứ Ba Đặc Biệt, là mùng một Tháng Ba này, khi 13 tiểu bang bỏ phiếu vòng sơ bộ để chọn các đại biểu sẽ đề cử ứng viên của hai đảng chính là Dân Chủ và Cộng Hòa. Khi theo dõi cuộc tranh luận của chuyện bầu cử, ông nghĩ sao về hồ sơ kinh tế của nước Mỹ? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Câu hỏi này thú vị vì cho thấy vài sự thật đáng chú ý về nền dân chủ Hoa Kỳ. Nói về hồ sơ kinh tế của nước Mỹ, chúng ta được biết tình trạng bất trắc chung là khi các thị trường cổ phiếu tăng và sụt giá đột ngột căn cứ trên giá dầu thô hay lãi suất quá thấp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khung cảnh bất trắc ấy, người ta tự hỏi là kinh tế có lại bị suy trầm nữa chăng, liệu ngân hàng trung ương Mỹ có thể tăng hay hạ lãi suất, hoặc Hoa Kỳ xử trí ra sao với gánh nợ mấp mé 19 ngàn tỷ đô la, trong khi lợi tức của giới trung lưu vẫn chưa đạt được mức cũ? Khi nhìn lại thì người ta thấy các ứng cử viên của hai đảng chính chẳng đề cập gì tới chuyện quốc kế dân sinh mà ráo riết mạt sát nhau trước sự bất mãn và giận dữ của dư luận và cử tri. Tôi nghĩ rằng đây là sự tuyệt vời của nền dân chủ! Nguyên Lam: Ông vừa nêu ra một nghịch lý là khi thị trường có vẻ hoang mang về tình hình kinh tế thì các ứng cử viên lại tranh luận về chuyện khác trên chính trường và ông gọi đó là sự tuyệt vời của nền dân chủ Hoa Kỳ! Ông giải thích thế nào về mâu thuẫn này? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Không riêng gì Hoa Kỳ, lãnh đạo các quốc gia lớn trên thế giới, từ Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tới Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga, Thủ tướng Angela Merkel của Đức, Tổng thống François Hollande của Pháp, Tổng thống Dilma Roussef của Brazil, v.v…. đều đang gặp khủng hoảng. Tình trạng ấy thật ra khởi đầu từ năm 2008 mà nay vẫn chưa dứt và thế giới còn rất ít lãnh tụ mà uy tín không bị sứt mẻ vì những bất cập của chính sách kinh tế. Cách đây bốn năm, chương trình của chúng ta đã đề cập tới cái mà tôi gọi là “cuộc khủng hoảng niềm tin” của nhiều quốc gia trên thế giới. Bây giờ, nhờ cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ, chúng ta đang thấy dân Mỹ công khai diễn tả sự bất mãn của họ về các chính khách chuyên nghiệp và còn tỏ vẻ ủng hộ một nhân vật cực tả bên đảng Dân Chủ là Nghị sĩ Bernie Sanders hoặc một nhân vật vừa tả vừa hữu mà chẳng giống ai là tỷ phú Donald Trump bên đảng Cộng Hòa. Ông Trump còn có lối phát biểu sống sượng về mọi đối thủ chính trị mà vẫn được nhiều người biểu đồng tình. Thế giới có thể nghĩ là nước Mỹ đang phát rồ vì phơi bày các khía cạnh bất cập của tầng lớp chính trị đang có tham vọng lãnh đạo quốc gia, nhưng đấy mới là ưu điểm của nền dân chủ Hoa Kỳ vì mặc nhiên lật đổ mọi thần tượng và ồn ào tìm người lên thay. Hãy tưởng tượng xem, chuyện như vậy khó xảy ra trong các nước dân chủ Âu Châu hay độc tài bên Nga, bên Tầu! Nguyên Lam: Thính giả của chúng ta đã quen với lối phát biểu đầy nghịch lý của ông mà nghĩ lại thì cũng có gì đó hợp lý! Nhưng, thưa ông, như ông vừa nêu ra về khoảng cách giữa thực tế kinh tế với chủ trương của các ứng viên, nếu họ không nêu ra chương trình hành động thì làm sao người dân có cơ sở chọn người đại biểu lên cầm đầu Hành pháp trong bốn năm tới? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đấy lại là một nghịch lý tuyệt vời khác về nền dân chủ Hoa Kỳ! Chúng ta vừa thấy ra vài ba chuyện then chốt về kinh tế, như giá dầu hay lãi suất đang làm các thị trường thương phẩm hay tài chính của thế giới biến động mạnh. Nhưng các yếu tố ấy lại không thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng thống Mỹ. Giá dầu là do thị trường, hay do các nước sản xuất và xuất khẩu như Saudi Arabia, Liên bang Nga hay Iran quyết định như ta đang thấy tuần này. Lãi suất ngân hàng tại Hoa Kỳ là do một định chế độc lập chi phối, là hệ thống Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, hay phân lời của trái phiếu có lên hay xuống thì cũng do thị trường có cả triệu người quyết định. Khoản công trái hay nợ công của nước Mỹ có tăng hay giảm thì lại chủ yếu là phần vụ của Hạ viện trong Quốc hội Mỹ. Nghịch lý ở đây là ngay từ thời lập quốc, Hiến pháp Hoa Kỳ đã cho Tổng thống Mỹ rất ít quyền hạn. Nguyên Lam: Nguyên Lam xin ông giải thích nghịch lý này cho quý thính giả của chúng ta. Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sau khi giành lại độc lập từ năm 1776, bậc tổ phụ của Hoa Kỳ đã soạn ra một bản Hiến pháp ban hành năm 1789 với chủ đích giới hạn quyền lực của Nhà nước. Thứ nhất là theo nguyên tắc “Tam quyền Phân lập”, lãnh đạo Hành pháp là Tổng thống Mỹ phải dung hòa quan điểm với Lập pháp là Lưỡng viện Quốc hội. Được bầu lại hai năm một lần, Hạ viện có thẩm quyền rất lớn về ngân sách quốc gia. Được bầu lại một phần ba sau nhiệm kỳ sáu năm, Thượng viện có thẩm quyền về cả luật pháp lẫn nhân sự do Tổng thống bổ nhiệm. Hai viện này có thế lực rất mạnh qua thủ tục nhiêu khê rắc rối mà Tổng thống chỉ vượt nổi - mà không dễ - bằng quyền phủ quyết. Nhiều khi, Tổng thống thuộc về một đảng lại phải sống chung với Quốc hội nằm trong tay một đảng đối lập, như hiện nay. Một thí dụ là Tổng thống Obama có hai chủ đích lớn là kế hoạch cải tổ chế độ bảo dưỡng y tế và chương trình phát huy năng lượng sạch, nhưng luật lệ ban hành lại có nhiều thay đổi vì sức ép của Quốc hội. Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington DC, ảnh minh họa chụp trước đây. Thứ hai, Tổng thống còn gặp sức cản của quyền thứ ba là Tư pháp, với biểu hiện nổi bật và cao nhất là Tối cao Pháp viện gồm chín Thẩm phán. Việc Thẩm phán Antonin Scalia vừa tạ thế cho thấy vai trò quan trọng của Tối cao Pháp viện, với Thẩm phán do Tổng thống đề cử, nhưng không có giới hạn nhiệm kỳ và phải được Thượng viện phê chuẩn. Tuần qua, Tối cao Pháp viện bác bỏ việc áp dụng kế hoạch hạn chế khí thải do Tổng thống Obama ban hành, tức là gạt qua một bên một chủ điểm của chính sách cải tạo mà ông theo đuổi từ lâu! Đã vậy về kinh tế, chính sách của Tổng thống chỉ có tác dụng sau khi được Quốc hội đồng ý mà chẳng thể chi phối thẩm quyền về tiền tệ và tín dụng của hệ thống Ngân hàng Trung ương. Đấy là định chế độc lập, với giới chức lãnh đạo nằm ngoài ảnh hưởng của Hành pháp và chỉ có nhiệm vụ tường trình cho Lập pháp chứ cũng không phải xin phép ai khi tăng hay hạ lãi suất. Sau cùng, Tổng thống còn phải chú ý đến quan điểm và hành động của Thống đốc Tiểu bang chứ không phải muốn làm gì cũng được, thí dụ là việc mấy chục tiểu bang đã phản đối đạo luật ObamaCare về chế độ bảo dưỡng y tế. Những chi tiết rắc rối ấy cho thấy đặc tính của nền dân chủ Hoa Kỳ, là giàng bộ máy công quyền vào những mâu thuẫn chằng chịt khiến Nhà nước không thể thu hẹp không gian tự do của người dân và của các tiểu bang. Tôi ngờ rằng các nhà lập quốc của Mỹ muốn Chính quyền bị tê liệt để khỏi chi phối người dân và các doanh nghiệp! Quyền hạn Tổng thống Nguyên Lam: Quả thật là nhiều khi ta thắc mắc về tình trạng tê liệt của bộ máy chính quyền nhưng trong khi ấy, hoàn cảnh tự do của xã hội vẫn giúp dân Mỹ tìm ra các giải pháp kinh tế và khoa học kỹ thuật chứ không làm Hoa Kỳ bị tê liệt hay lụn bại như nhiều người vẫn dự báo. Tuy nhiên, thưa ông Nghĩa, còn về đối sách ngoại giao hay an ninh thì sao? Hình như Tổng thống Hoa Kỳ vẫn còn nhiều quyền hạn trong lĩnh vực này, có phải không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: So sánh với nội chính thì Tổng thống Mỹ quả là có nhiều quyền hạn hơn về ngoại giao, nhưng vẫn phải vượt qua rào cản ngân sách của Hạ viện. Quan trọng nhất, Tổng thống được Hiến pháp trao cho cái quyền làm Tổng tư lệnh Quân đội và trong phạm vi ấy thì có quyền tham chiến sau khi được Quốc hội đồng ý. Về thực tế thì sự thể lại khác. Thứ nhất, Tổng thống Mỹ phải đối phó với các cường quốc khác chứ không thể một mình lãnh đạo thế giới như người ta vẫn lầm tưởng, kể cả cách chính trị gia khi họ đi tranh cử. Thứ hai, nếu đắc cử, Tổng thống còn gặp nhiều vấn đề bất ngờ do các vị tiềm nhiệm để lại mà nhiều khi họ không hề biết khi đi tranh cử. Thí dụ nóng hổi là Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Chính quyền Obama đã mất bảy năm thương thuyết và sau khi hoàn tất vào ngày năm Tháng 10 năm ngoái thì vẫn chưa có hy vọng phê chuẩn trong năm nay. Người lên kế nhiệm có thể sẽ phải cân nhắc và xin Quốc hội điều chỉnh lại thì mới hy vọng áp dụng. Thứ ba, từ hậu bán thế kỷ 20, thế giới còn có loại võ khí hủy diệt tuyệt đối là hạch tâm, hay nuclear nên Tổng tư lệnh Quân đội phải vô cùng thận trọng khi nhậm thức và tiếp nhận hệ thống mật mã sử dụng loại võ khí ghê rợn này. Không thể nào có chuyện Tổng thống khơi khơi đòi xóa bỏ một quốc gia nào đó trên mặt địa cầu như ta thường nghe thấy từ nhiều lãnh tụ của xứ khác! Cũng chính vì vậy mà từ vài chục năm nay, Hoa Kỳ tham chiến ở nhiều nơi mà không có đạo luật cho phép của Quốc hội. Đấy là khía cạnh nổi bật của Hiến pháp, là cho Tổng thống nhiều quyền hạn về đối ngoại, nhưng nguy cơ hủy diệt vì chiến tranh hạch tâm cũng chi phối chính sách ngoại giao của Tổng thống Hoa Kỳ. Nguyên Lam: Trở lại cuộc tranh cử Tổng thống khá ồn ào huyên náo hiện nay tại Hoa Kỳ, người ta thấy các ứng cử viên tranh luận về mọi đề tài nhưng dường như là chưa nêu ra một chương trình hành động cụ thể nào. Thí dụ như có người đòi thực hiện mọi kế hoạch hấp dẫn về kinh tế hay xã hội mà không cho biết là lấy tiền ở đâu ra, trừ nguyên tắc chung chung là sẽ đánh thuế người giàu. Thuần về kinh tế thì ông nghĩ sao về những luận cứ ấy? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thuần về kinh tế thì người giàu là người có tài sản đầu tư và sẽ tạo ra việc làm cho người khác. Thành phần này có biệt tài là biết về biệt tài của các chính khách là ưa hứa cuội nên họ không sợ, có khi còn phát biểu theo tinh thần tiến bộ là thương dân nghèo! Thực tế thì theo định nghĩa, các chương trình hành động đều chỉ là nội dung lý thuyết nhằm đắc cử chứ rất khó áp dụng khi nhậm chức. Lý do là thực tế lại khác hẳn nhận thức bên lề của người đi tranh cử. Khi tranh cử năm 2000, Thống đốc George W. Bush chống việc can thiệp vào xứ khác như Chính quyền Bill Clinton đã làm và ông chuẩn bị chương trình cải cách xã hội và kinh tế nhưng sau khi nhậm chức thì vụ khủng bố 9-11 khiến ông đưa nước Mỹ vào một cuộc chiến lâu dài nhất lịch sử Hoa Kỳ. Khi tranh cử năm 2008, Nghị sĩ Obama đòi rút quân khỏi hai chiến trường Iraq và Afghanistan và tiến hành cải tạo xã hội. Kết cuộc thì chiến sự chưa dứt, còn lan rộng trong khi nhiều kế hoạch cải tạo của ông lại bị chặn và không thành. Nói chung thì ai cũng có thể hứa nhưng biết chắc là sẽ khó thực hiện và mong cử tri bỏ phiếu cho mình vì tiêu chuẩn khác, như cá tánh, nhân cách hay kinh nghiệm và sự quả cảm nếu cần lấy loại quyết định bất ngờ mà cần thiết. Trong khi ấy, cử tri được tự do vặn hỏi và phơi bày sự thật khác về từng ứng cử viên, và họ cũng ý thức được rằng Tổng thống không có nhiều quyền hành và khả năng áp dụng điều hứa hẹn. Nền dân chủ Hoa Kỳ lý thú ở chỗ đó! Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bài phân tích ly kỳ này.
  6. Vòng hoa tưởng niệm người Việt thiệt mạng trong chiến tranh biên giới Việt - Trung bị giật xuống (ảnh: Danlambao). Tin liên hệ Báo chí nhà nước Việt Nam nói gì về Chiến tranh Biên giới 1979? Báo chí do nhà nước kiểm soát năm nay có nhiều bài nói về cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đánh vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam Người dân VN tưởng niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung Dân Việt hô hào tưởng niệm tử sỹ chiến tranh biên giới Việt-Trung Ông Đinh La Thăng sẽ là ‘Nguyễn Bá Thanh của Sài Gòn’? Hình ảnh/Video Documents Thư ngỏ gởi ông Đinh La Thăng VOA Tiếng Việt 19.02.2016 Hàng chục nhân sỹ, trí thức và nhà hoạt động mới gửi một bức thư ngỏ tới ông Đinh La Thăng, tân Bí thư thành ủy Sài Gòn, sau khi một cuộc tưởng niệm người Việt thiệt mạng trong chiến tranh biên giới Việt - Trung bị “phá rối”. Bức thư được một trong những người ký tên chuyển cho VOA có đoạn viết: “17/2/2016, ngày tưởng niệm 6 vạn quân nhân và người dân Việt Nam đã hy sinh trong Chiến tranh vệ quốc 1979 chống Trung Quốc xâm lược, cuộc dâng hoa thắp nhang thắm đượm lòng yêu nước của giới trí thức Sài Gòn đã bị chính quyền và công an thành phố này áp chế và ngăn chặn thô bạo”. Các nguồn tin của VOA Việt Ngữ cho biết nhiều nhà hoạt động ở Sài Gòn “đã bị chặn không cho ra khỏi nhà” để tới Tượng Đài Trần Hưng Đạo thắp hương và đặt hoa tưởng. Trong khi đó, tại Hà Nội, cuộc tưởng niệm tại tượng đài Lý Thái Tổ diễn ra khá suôn sẻ. Trong đoạn cuối, bức thư viết tiếp rằng “nếu cứ để nạn công an trị hoành hành và đàn áp nhân quyền bừa bãi như trong nhiều năm qua, chính Bí thư thành ủy Đinh La Thăng sẽ là người phải chịu thiệt thòi chính trị và xã hội nhiều nhất, bất chấp những hứa hẹn không mệt mỏi của ông về dân chủ cho nhân dân”. Ông Đinh La Thăng, tân Bí thư thành ủy Sài Gòn. Ông Thăng chưa hồi đáp trước bức thư ngỏ của trên, và VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với công an Sài Gòn để phỏng vấn. Những ngày qua, quan chức được báo chí coi là “tư lệnh” của Sài Gòn đã có các tuyên bố về nhiều vấn đề tại địa phương như “phải dẹp sạch nạn trộm cắp, cướp giật trong ba tháng” hay “phải giải quyết ngay nguyện vọng của dân”. Cuối tháng trước, ông Thăng đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm một trong số gần 20 ủy viên của Bộ Chính trị đầy quyền lực ở Việt Nam. Sau đó, hôm 5/2, ngay sau khi được giao nhiệm vụ mới là Bí thư thành ủy TP HCM, ông Thăng nói rằng áp lực lớn nhất của ông lúc này là phải nhận trách nhiệm lãnh đạo một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, đầu tàu có sức hút và lan tỏa lớn của khu vực phía nam, là đầu mối giao lưu hội nhập quốc tế…” Với những tuyên bố không kiêng nể, tân Bí thư thành ủy được nhiều người coi là một “Nguyễn Bá Thanh của Sài Gòn”. Ông Thanh từng làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng và cũng từng có những phát ngôn mà truyền thông trong nước cho là “ấn tượng” như “cán bộ bây giờ phải biết xấu hổ” hay “phải biến Đà Nẵng thành đô thị đáng sống chứ không phải chán sống”.
  7. Các chuyên gia cho biết cần thực hiện thêm những cuộc nghiên cứu để xác định phải chăng Zika gây ra những dị tật bẩm sinh, như bệnh teo não hay đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Tin liên hệ Hơn 5.000 phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika ở Colombia Viện Y tế Quốc gia Colombia loan báo có hơn 5.000 phụ nữ mang thai tại nước này bị lây nhiễm virus Zika. Có liên hệ giữa virus Zika với các trường hợp thai nhi dị dạng Trung Quốc xác nhận ca nhiễm Zika đầu tiên từ nước ngoài về Tòa Bạch Ốc yêu cầu Quốc hội chuẩn chi 1,8 tỉ đôla phòng chống Zika Tổng thống Mỹ yêu cầu thông qua 1,8 tỷ đôla chống Zika Zlatica Hoke 17.02.2016 Tổ chức Y tế Thế giới cho biết cách tốt nhất để tránh bị nhiễm virus Zika là không để bị muỗi cắn, vì có thể mất nhiều thời gian mới có thể phát triển một loại thuốc chủng. Khuyến cáo được đưa ra trong lúc các giới chức y tế của Mỹ, Brazil và các nước bị ảnh hưởng khác nói với Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc rằng nỗ lực toàn cầu nên tập trung vào việc theo dõi, ứng phó và nghiên cứu. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA gửi về bài tường thuật. Các giới chức y tế nói Zika không phải là một loại virus mới. Virus này được khám phá năm 1947 tại Uganda và không ảnh hưởng tới con người cho tới thập niên 1960. Những triệu chứng mà nó gây ra thường bị nhầm lẫn với sốt dangue và sốt đi khòm lưng. Nhưng nhiều vụ lây nhiễm từ năm ngoái cho thấy virus này tạo ra những hậu quả rất tai hại. Ông Patrick Kachur, một chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), cho biết: "Tình hình đang biển đổi rất nhanh, như mọi người có lẽ đã biết, và kết quả là chúng tôi nghe nói tới Zika hầu như mỗi ngày." Các chuyên gia cho biết cần thực hiện thêm những cuộc nghiên cứu để xác định phải chăng Zika gây ra những dị tật bẩm sinh, như bệnh teo não hay đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Họ cũng cho biết hiện nay giới hữu trách đang dồn nỗ lực vào việc diệt muỗi và dạy cho công chúng biết cách tự bảo vệ. Ông Moura Wahba, đại biểu của Haiti tại hội nghị hôm 17/2 của Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại là virus Zika có thể có ảnh hưởng vô cùng tai hại cho quốc gia nghèo khó của ông. Ông Wahba nói: "Về vấn đề tài trợ, chúng tôi xem đó là một việc khá cấp bách vì chúng tôi đang ở vào giai đoạn cuối của mùa khô, và mặc dù không có nhiều báo cáo về những vụ lây nhiễm, chúng tôi tin rằng khi mùa mưa bắt đầu vào đầu tháng sau chúng tôi có thể có rất nhiều những vụ lây nhiễm virus Zika và những chứng bệnh khác do muỗi lan truyền." Một người lính phân phát những cuốn sách chứa những thông tin về muỗi Aedes aegypti tại các bãi biển ở Copacabana, Rio de Janeiro, 13/2/2016. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính họ cần có 53 triệu đô la để ứng phó với tình hình. Bác sĩ Natela Mennabde, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Ấn Độ, cho biết: "Về công tác nghiên cứu phát triển, có một số chiều hướng mà chúng tôi đang theo đuổi. Về việc Phát triển thuốc chủng, chúng tôi đang kiểm điểm những nỗ lực hiện nay về việc phát triển những loại thuốc chủng có thể có tác dụng. Sẽ phải mất vài tháng trước khi chúng ta có thuốc chủng, nhưng công việc đã tiến triển khá tốt tại hai nhà sản xuất." Công tác nghiên cứu cũng đang được xúc tiến để tạo ra một loài muỗi đực được biến đổi gien để làm cho muỗi cái trong môi trường tự nhiên sản xuất ấu trùng yếu khi giao phối với loài muỗi này. Nếu thành công, cách thức này sẽ làm cho số muỗi trong thiên nhiên giảm đi rất nhiều.
  8. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Tin liên hệ Mỹ tiếp tục tuần tra bất chấp TQ bố trí phi đạn ở Biển Đông Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với đài VOA rằng 'Chúng ta có khả năng chống lại các phi đạn địa đối không thuộc loại này' Trung Quốc khởi sự xây đảo nhân tạo ở Hoàng Sa Mỹ khẳng định tiếp tục ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông Trung Quốc bố trí phi đạn ở Hoàng Sa Thủ tướng VN muốn Mỹ đóng vai trò mạnh mẽ hơn ở Biển Đông Trung Quốc hạ giảm tầm quan trọng của Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Đô đốc Mỹ cảnh báo TQ chớ đưa chiến đấu cơ tới Biển Đông 18.02.2016 Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry chỉ trích Trung Quốc và nói ‘không nên quân sự hóa’ Biển Đông, sau khi có tin cho biết Bắc Kinh đã bố trí phi đạn địa đối không trên một hòn đảo có tranh chấp mà nước này kiểm soát trong thủy lộ chiến lược này. Hôm thứ Tư, ông Kerry nói: “Chúng tôi đã nhiều lần nói về vấn đề Trung Quốc rằng chuẩn mực phải được áp dụng cho tất cả các quốc gia về vấn đề Biển Đông là không được quân sự hóa. Ông nêu cụ thể sự kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa vùng biển ông đến Washington năm ngoái và họp với Tổng thống Barack Obama. Ông Kerry nói, “Nhưng có mọi bằng chứng hàng ngày là đã có sự gia tăng quân sự hóa cách này hay cách khác. Điều này gây quan ngại nghiêm trọng. Chúng tôi đã có những cuộc nói chuyện với Trung Quốc và tôi tin là trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ mở thêm một cuộc đối thoại rất nghiêm túc về vấn đề này”. Tại Ngũ Giác Đài, các giới chức Mỹ nói với VOA rằng việc bố trí phi đạn của Trung Quốc là một ‘khía cạnh phức tạp’ của các tranh chấp chủ quyền liên quan đến nhiều nước ở Biển Đông. Nguồn tin này cho biết thêm rằng Hoa Kỳ đang theo dõi sát tình hình. Một giới chức Mỹ khác cho đài VOA biết các rocket của Trung Quốc là một phần của hệ thống phòng không HQ-9, có phạm vi hoạt động đến 200 km. Việc bố trí phi đạn của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm, một trong những hòn đảo nhỏ trong khu vực mà Trung Quốc đã mở rộng đáng kể qua công trình nạo vét và xây dựng, được đài truyền hình Fox News của Mỹ tường thuật lần đầu tiên , dựa trên những hình ảnh của công ty vệ tinh tư nhân. Những hình ảnh cho thấy hai cỗ trong 8 bệ phóng phi đạn địa đối không và một hệ thống radar. Thông tín viên VOA ở Ngũ Giác Đài được cho biết “không có lý do gì để nghi ngờ về những hình ảnh này”. Vấn đề phi đạn bùng ra vào lúc Tổng thống Barack Obama kết thúc một hội nghị thượng đỉnh quan trọng với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á ở California. Tổng thống Obama đã hối thúc tất cả các bên phải tự chế trong khu vực và ngừng việc quân sự hóa những vùng biển có tranh chấp. Xác nhận của Mỹ và Đài Loan Bản đồ đảo Phú Lâm, trong chuỗi đảo Hoàng Sa. Một giới chức quốc phòng Mỹ sau đó đã xác nhận vụ bố trí phi đạn. Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đài Loan, Thiếu tướng La Thiệu Hòa, cũng xác nhận tin này và nói: “Các bên liên hệ nên làm việc chung với nhau để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và không nên có hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng.” Đảo Phú Lâm (mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng) là đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa, nằm ở cực bắc của Biển Đông, phía đông của thành phố Đà Nẵng của Việt Nam. Đảo Phú Lâm đã bị Trung Quốc kiểm soát kể từ năm 1956 và là thành phố thuộc tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này. Phản ứng của Trung Quốc Phát biểu trước báo giới hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói truyền thông phương Tây nên chú ý hơn đến những ngọn hải đăng và các cơ sở dự báo thời tiết mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Tại cuộc họp báo sau khi gặp người tương nhiệm Julie Bishop phía Australia đang đi thăm Trung Quốc, ông Vương Nghị không phủ nhận tin tức về việc bố trí phi đạn, mà gọi các tin tức này là “một mưu toan của một số cơ quan truyền thông phương Tây để tạo ra tin tức”. Ông Vương nêu ra điểm ông gọi là quyền của Trung Quốc đối với các cơ sở tự vệ cần thiết và có giới hạn trên những hòn đảo và các bãi đá của mình. Ông Vương nói: “Việc này phù hợp với quyền bảo tồn và tự vệ mà Trung Quốc được phép thực hiện theo luật quốc tế. Vì vậy không nên thắc mắc về vấn đề đó.” Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và việc xây dựng ồ ạt ở phía nam đã khiến các nước láng giềng trong khu vực ngày càng quan ngại, ngay trong lúc Bắc Kinh ráo riết vận động để mở rộng các quan hệ thương mại. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực xây dựng các phi đạo và đảo nhân tạo để củng cố yêu sách chủ quyền của mình. Bắc Kinh đã nhiều lần nói không mưu tìm quân sự hóa Biển Đông, nhưng ngày càng bày tỏ lo ngại về các sứ mệnh tự do hàng hải của Hoa Kỳ trong khu vực, trên biển và trên không. Ý nghĩa của việc bố trí phi đạn Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và việc xây dựng ồ ạt ở phía nam đã khiến các nước láng giềng trong khu vực ngày càng quan ngại Ông Alexander Huang, Trợ giảng tại trường đại học Tam Cương của Đài Loan, nói việc bố trí phi đạn đã gửi đi một dấu hiệu rõ ràng, tuy không nhất quán, về các ý đồ trong tương lai của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Huang nói diễn biến này gửi ra một tín hiệu trái ngược bởi vì Trung Quốc từng nhiều lần tuyên bố sẽ không quân sự hóa các đảo có tranh chấp. Thêm rằng trong khi vụ tranh chấp ở đảo Phú Lâm chủ yếu là giữa Trung Quốc với Việt Nam và không nhất thiết phải liên quan tới Hoa Kỳ, nó “có thể là một khúc dạo đầu hay chỉ báo cho việc quân sự hóa trong tương lai ở quần đảo Trường Sa”. Ông nói thêm:“Trung Quốc đang chịu áp lực rất lớn lúc này với hội nghị tại Sunnylands và Hoa Kỳ cuộc thảo luận của Nam Triều Tiên đối với việc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ”. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Vào lúc Tổng thống Barack Obama kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày với các lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, lần đầu tiên tổ chức trên đất Mỹ, ông nói hai bên đã khẳng định trong cuộc họp về “cam kết mạnh mẽ của họ đối với một trật tự khu vực, nơi mà các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế và quyền của tất cả các quốc gia lớn, nhỏ đều được tôn trọng”. Ông cũng cho biết, trong cuộc họp, các lãnh đạo Mỹ và ASEAN ‘đã thảo luận về sự cần thiết phải có các biện pháp cụ thể ở Biển Đông để hạ giảm căng thẳng, trong đó có việc ngừng các hoạt động bồi đắp thêm, xây dựng mới và quân sự hóa các khu vực có tranh chấp”. Tuy nhiên, chưa rõ Hoa Kỳ và các nước ASEAN sẽ phản ứng thế nào. Trong khi các nước ASEAN có thể thực sự muốn có quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ, họ cũng ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền thương mại đang bộc phát của Trung Quốc. Và nếu Hoa Kỳ muốn phản ứng, thì câu hỏi khó khăn hơn là Washington có thể làm được gì để đòi Trung Quốc thay đổi cách hành xử. Tự do hàng hải Ông Ross Darrell Feingold, một cố vấn cấp cao của tổ chức Tư vấn Quốc tế có trụ sở ở Đài Bắc, chuyên về rủi ro chính trị, nêu ra rằng những hành động nhằm khẳng định tự do hàng hải của hải quân Hoa Kỳ đã không khiến cho Bắc Kinh thay đổi cách hành xử. Ông Feingold nói thêm rằng có lẽ điều quan trọng hơn là những gì mà hành động đó nói lên về khả năng của Trung Quốc xử lý các vấn đề quan trọng cùng một lúc. Ông nói tiếp: “Còn hậu quả của cuộc thử nghiệm phi đạn và thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên, hội nghị thượng đỉnh ASEAN, sự thay đổi chính trị quan trọng tại Đài Loan, những khó khăn trong nước hiện nay – như nền kinh tế, các cuộc điều tra tham nhũng - vậy mà giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn tự tin là họ có thể, cùng một lúc, xử lý phản ứng quốc tế đối với vụ bố trí phi đạn của họ”.
  9. Nhà kinh tế Pháp Thomas Piketty Tin liên hệ Eo biển cay nghiệt Giấc mộng vàng lớn nhất của Tập Cận Bình từ khi lên ngôi là đưa Hồng Kông và Đài Loan sớm trở về với lục địa Tết này, ông Tập buồn lắm Chỉ một lối thoát: Lao nhanh ra phía trước! 2016: Một năm sẽ không yên ổn Chúc mừng Tổng Bí thư mới Qua chuyện người, nói chuyện ta Một Đại hội thích chơi đồ cổ Ðường dẫn Blog Bùi Tín Bùi Tín 18.02.2016 Le capital au XXIème siècle (Tư bản trong thế kỷ XXI) là cuốn sách gây tiếng vang lớn trong các học giả, nhà kinh tế, các nhà chính trị Âu, Mỹ suốt hai năm nay. Trong tác phẩm dày hơn một ngàn trang này, nhà kinh tế Pháp Thomas Piketty, năm nay 45 tuổi, nghiên cứu về những bất bình đẳng về kinh tế, thu nhập trong các nền chính trị - kinh tế khác nhau, từ đầu thế kỷ thứ Nhất đến nay. Cuốn sách trình bày những nhận định sâu sắc về kinh tế xã hội dưới các chế độ chính trị khác nhau trong nhiều thời kỳ khác nhau, nhất là về thế kỷ XIX, XX và XXI. Sách do nhà Xuất bản Seuil của Pháp phát hành giữa năm 2013, chỉ trong vòng3 tháng đã bán được hơn 15 vạn cuốn. Đầu năm 2014 sách được dịch ra tiếng Anh, trong 3 tháng bán được 450.000 cuốn. Báo The New York Times số ra ngày 23/3/2014 cho rằng đây là cuốn sách ‘’quan trọng nhất trong năm 2014’’, và cũng có thể là cuốn sách quan trọng nhất trong thập kỷ này. Ngay sau đó, Thomas Piketty được mời sang Hoa Kỳ giảng dạy ở Trường Đại học Harvard. Năm 2014 ông được nhận giải thưởng ‘’Nhà kinh tế tài năng trẻ nhất nước Pháp’’, được giao sáng lập “Trường Kinh tế của nước Pháp” - École d’Économie de France”. Tạp chí Foreign Policy (Chính sách đối ngoại) ở Hoa Kỳ đầu năm 2015 nhận định ông ở trong số “Một trăm trí thức có ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong năm qua”. Ông Nguyễn Quang Đỗ Thống, giáo sư gốc Việt ở Paris, đã tóm lược cuốn sách bằng tiếng Pháp, được chuyển qua tiếng Việt trên tạp chí Thời Đại Mới, rất dễ hiểu cho người đọc VN. Điều rất lý thú và bổ ích là cuốn sách đồ sộ của Thomas Piketty đã đề cập đến một vấn đề then chốt của bất kỳ chế độ chính trị, bất cứ thời đại nào, đó là việc phân chia và phân chia lại của cải xã hội, vấn đề cơ bản hệ trọng nhất, liên quan đến cuộc sống của mỗi con người, đến sự tồn vong của một chế độ. Cuốn sách chỉ ra rằng trong những thế kỷ cổ sơ, sản xuất còn tự nhiên, thô sơ, giao thông còn hạn chế, mỗi cộng đồng có phương thức sản xuất riêng, phân chia của cải xã hội còn ít ỏi theo kiểu đồng loạt, cùng làm, cùng ăn, cùng hưởng theo xã hội cộng sản nguyên thủy. Sang thế kỷ XIX sự nghiệp công nghiệp hóa được đẩy mạnh với điện khí hóa, cơ giới hóa, giao lưu rộng khắp, buôn bán toàn cầu... giai cấp tư bản từ sơ khai trở thành tư bản lũng đoạn, chênh lệch thu nhập, giàu nghèo ngày càng mở rộng, bất công xã hội ngày càng lớn, người giâu ngày càng giàu thêm, kẻ nghèo ngày càng thêm nghèo khổ. Do đó mà sinh ra xung đột, dẫn đến chiến tranh, dân di tản, bất ổn xã hội. Thomas Piketty cảnh báo rằng sang thế kỷ XXI, bi kịch lớn nhất, căn nguyên cơ bản của các xung đột trong nội bộ và trong quan hệ quốc tế chính là bất công xã hội, chênh lệch thu nhập ngày càng mở rộng. Vì vậy các chính phủ, các đảng chính trị cần xem việc chấn chỉnh phân phối hợp lý của cải xã hội là trách nhiệm hàng đầu, để phát triển trong an ninh xã hội. Việc thu thuế, chống tham nhũng và lãng phí cũng như thu nhập bất minh, công khai và minh bạch tài chính quốc gia trở thành những vấn đề sinh tử của mọi nước, mọi chế độ. Đáng chú ý nhất trong cuốn Le capital au XXIème siècle là những đoạn nói về chênh lệch thu nhập trong các nước tư bản phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ. Tác giả đã lập nên hàng trăm biểu đồ, hàng trăm bảng thống kê, tính theo tỷ lệ số dân và tỷ lệ thu nhập, trong một xã hội thu nhập trung bình, tính theo đầu người là bao nhiêu. Có nước chậm phát triển ở châu Phi, mức thu nhập này hàng năm chỉ chừng 600 đến 800 US$. Có nước phát triển trung bình đạt 1.500 đến 2.500 US$, (như ở VN, năm 2015 là 2.000 US$ ). Có nước phát triển cao như Đức, Anh, Hoa Kỳ là 30.00 đến 45.000 US$. Thế nhưng thực tế hoàn toàn không phải phân chia đồng đều như vậy. Ông Thomas Piketty cho rằng trên đây là thu nhập trung bình hàng năm, tiếng Pháp là thu nhập ‘’moyen’’ – bình quân của một người dân. Ông gọi người đứng giữa 100%, có thu nhập médian, dịch ra là ‘’trung vị’’. Thực tế có những người thu nhập cao hơn con số trung vị, và cũng có người thu nhập thấp hơn nhiều. Ông tách ra nhóm 10% số người giàu nhất thế giới, thu nhập cao nhất, trên thực tế lại chiếm đến một nửa tài sản chung là 50%. Còn 95% số dân chia nhau 50% tài sản còn lại. Trong nhóm 5% số dân giàu nhất, mức thu nhập cũng chênh lệch nhau ghê gớm, có người gấp 10, gấp trăm mức trung vị. Và trong số 95% chia nhau 50% của cải cũng chia ra số nghèo và số giàu, số giàu tột đĩnh và số nghèo cùng cực. Vậy nếu tính để so sánh người giàu nhất trong số người giàu và người nghèo nhất trong số nghèo, người thu nhập một năm trung bình một tỷ US$ như Bill Gates, người ở châu Phi chỉ có 500$, nghĩa là Bill Gates giàu gấp 2 nghìn lần, vậy là người nghèo nhất ấy phải làm trong 2 nghìn năm mới bằng một tỷ phú Hoa Kỳ. Đây là vết sẹo xấu xa của một xã hội văn minh, ít ai nhận rõ. Dựa vào thống kê Thomas Piketty cho biết nhóm 85 tỷ phú giàu nhất hành tinh hiện nắm giữ 50 % giá trị tài sản toàn thế giới. Tất nhiên trong số đó những người giàu nhất có tài sản trị giá gấp hàng chục lần người giàu thứ 85. Tình hình đó đặt ra cho mọi Nhà nước, chính phủ, chinh đảng, nhà hoạt động xã hội nghĩa vụ phải tìm biện pháp để giảm bớt sự chênh lệch, giảm bớt thu nhập của người rất giâu và tương đối giàu để bù đắp cho những người nghèo và quá nghèo. Nhiều tỷ phú hàng đầu của Hoa Kỳ như Bill Gates, Mark Zuckerberg… đã tự nguyện san sẻ tài sản riêng cho các tổ chức từ thiện quốc tế, cấp học bổng rộng rãi, đóng góp hàng tỷ đô la cho các cơ quan nghiên cứu chữa bệnh hiểm nghèo. Đánh dấu ngày sinh con gái đầu long, vợ chồng Zuckerberg đã tặng 95 % tài sản hiện có (trên 4 tỷ đôla) cho sự nghiệp nuôi dưỡng trẻ em và giáo dục tuổi trẻ trên thế giới. Rất nhiều nhà tỷ phú nghĩ rằng để lại gia tài quá lớn cho con cháu mình không chắc đã là điều hay, có khi còn có hại, nuôi dưỡng tinh thần ỷ lại, lười biếng, không lao động mà giàu to, sinh ra lêu lổng, ăn chơi, mất tính tự lập và tự trọng. Nhiều nhà tỷ phú, triệu phú trước khi chết đã để lại di chúc hiến tặng toàn bộ hay một phần lớn tài sản của mình cho xã hội, các hội từ thiện, các cơ quan nghiên cứu tìm tòi thuốc men chữa bệnh, cho các cháu nhỏ mồ côi, cho các giáo hội, hội Chữ Thập Đỏ... Nhưng việc giải quyết tốt đẹp, bền vững hiện tượng bất công này trước hết thuộc về trách nhiệm của các chính phủ, nhà hoạt động chính trị, chính đảng cầm quyền, các cơ quan lập pháp và hành pháp… của mỗi nước. Có hai kết luận rút ra từ cuốn Le capital au XXIème siècle là : - Chỉ có kiện toàn chế độ dân chủ, xóa bỏ mọi chế độ độc tài cá nhân và mọi chế độ độc đảng toàn trị mới làm cho của cải dồi dào, phân chia thu nhập tương đối hợp lý, giảm bớt bất công xã hội. Tất cả các nước giàu có nhất, phân chia của cải hợp lý nhất đều thuộc về các nước dân chủ thuần thục, xã hội ổn định, hòa hợp, không trừ một nước nào. - Muốn giảm bớt bất công xã hội, chênh lệch giàu nghèo quá đáng cần có một chế độ công khai, trong sáng, minh bạch về tài chính, ngân sách, có kiểm toán chặt chẽ, bài trừ tham nhũng, lãng phí đến mức cao nhất, theo chế độ pháp trị thật nghiêm minh. Mới đây, nhiều học giả và sinh viên Pháp tỏ ý mong muốn Thomas Piketty ra ứng cử tổng thống Pháp năm 2017, nhưng ông đã từ chối, tự cho mình chỉ là nhà khoa học. Ngày 1/1/2015 ông cũng không nhận Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Chính phủ Pháp, viện cớ rằng một tác phẩm khoa học nên để cho giới khoa học và công luận thẩm định chân giá trị là quá đủ rồi. * Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Bùi Tín Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
  10. Tên lửa Klub trang bị cho tàu ngầm Kilo. Loại tên lửa Klub có tầm bắn khoảng 300km và vì thế, theo các chuyên gia, các thành phố ven biển của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Tin liên hệ Mỹ tiếp tục tuần tra bất chấp TQ bố trí phi đạn ở Biển Đông Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với đài VOA rằng 'Chúng ta có khả năng chống lại các phi đạn địa đối không thuộc loại này' Mỹ phản đối Trung Quốc ‘quân sự hóa’ Biển Đông Trung Quốc khởi sự xây đảo nhân tạo ở Hoàng Sa Mỹ khẳng định tiếp tục ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông Trung Quốc bố trí phi đạn ở Hoàng Sa Thủ tướng VN muốn Mỹ đóng vai trò mạnh mẽ hơn ở Biển Đông Đô đốc Mỹ cảnh báo TQ chớ đưa chiến đấu cơ tới Biển Đông Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông VOA Tiếng Việt 18.02.2016 Tên lửa Klub Việt Nam mua của Nga “có thể đánh trúng các thành phố ven biển của Trung Quốc”, trong khi các hỏa tiễn của Bắc Kinh đặt trên đảo Phú Lâm “đe dọa đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi”. Đó là nhận định của các chuyên gia, trong bối cảnh Trung Quốc mới bố trí 8 bệ phóng tên lửa đất đối không tân tiến cùng một hệ thống radar ở quần đảo Hoàng Sa. Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết đó là hệ thống phòng không HQ-9, có tầm bắn khoảng 200 km, và là mối đe dọa đối với bất kỳ máy bay nào, cả dân sự lẫn quân sự. Giới quan sát cho rằng động thái của Trung Quốc cho thấy rằng Việt Nam vẫn nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh, nhất là khi quan hệ giữa hai nước láng giềng vấp phải nhiều sóng gió thời gian qua. Theo báo chí Việt Nam, đảo Phú Lâm cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng 200 km. Dù một loạt các quốc gia, trong đó có cả các nước không tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc như Hoa Kỳ, đã lên tiếng, tính tới 8 giờ tối 18/2, chính quyền Hà Nội vẫn im lặng, chưa phát đi tuyên bố chính thức nào. Trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố mới nhất của người phát ngôn là “về việc Triều Tiên tiến hành vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo”. ‘Hành động phiêu lưu’ Bản đồ đảo Phú Lâm, trong chuỗi đảo Hoàng Sa. Đảo Phú Lâm cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi khoảng 200km. Trong khi đó, nhiều cựu quan chức nhà nước, trong đó có Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới chính phủ Việt Nam, đã mạnh mẽ bày tỏ quan ngại về bước đi mới nhất của Trung Quốc. Có thể nói đây là một bước leo thang mới về mặt quân sự. Họ tìm mọi cách để khống chế, độc chiếm biển Đông thông qua các hoạt động khác, trong đó không thể không có các hoạt động về quân sự. Việc Trung Quốc đưa giàn tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, là một trong các bước đi đó... TS. Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới chính phủ Việt Nam, nói. Ông Trục nhận định với VOA Việt Ngữ rằng đây là hành động “rất là nghiêm trọng, rất là nguy hiểm” và “thậm chí là rất phiêu lưu” của Trung Quốc. Ông nói thêm: “Có thể nói đây là một bước leo thang mới về mặt quân sự. Họ tìm mọi cách để khống chế, độc chiếm biển Đông thông qua các hoạt động khác, trong đó không thể không có các hoạt động về quân sự. Việc Trung Quốc đưa giàn tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, là một trong các bước đi đó. Dư luận, theo tôi nghĩ, không hoàn toàn ngạc nhiên vì việc họ dùng sức mạnh để tiến hành các hoạt động trên biển Đông là điều họ đã và đang làm. Trong thời gian sắp tới, họ sẽ làm mạnh mẽ như vậy. Việc này diễn ra vào thời điểm này là hành động có tính chất thách thức, đe dọa bằng vũ lực đối với các nước trong khu vực mà một số các nước liên quan khác, thậm chí cả Hoa Kỳ, mà can dự vào biển Đông.” Cựu quan chức nhà nước coi việc ông gọi là là “mang vũ khí chiến tranh ra Hoàng Sa” sẽ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang, khiến các nước quanh khu vực biển Đông, như Việt Nam và Philippines, “phải tìm mọi cách nâng cao hơn nữa khả năng phòng thủ của mình”, “đáp trả lại mối đe dọa của Trung Quốc”. Một trang mạng chuyên về chiến lược quốc phòng có trụ sở ở Mỹ từng đăng một bài viết nói rằng Trung Quốc đã lên tiếng khiếu nại, sau khi Moscow đồng ý bán 50 tên lửa hành trình Klub trang bị trên tàu ngầm cho Hà Nội. Các nhà quan sát tình hình khu vực nhận định rằng việc Hà Nội mua loại tên lửa của Nga là một dấu hiệu nữa cho thấy quyết tâm của Việt Nam nhằm đương đầu với Trung QuốcCó thể nói đây là một bước leo thang mới về mặt quân sự. Họ tìm mọi cách để khống chế, độc chiếm biển Đông thông qua các hoạt động khác, trong đó không thể không có các hoạt động về quân sự. Việc Trung Quốc đưa giàn tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, là một trong các bước đi đó... Loại tên lửa Klub có tầm bắn khoảng 300km và vì thế, theo các chuyên gia, các thành phố ven biển của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên trang bị tên lửa tấn công các mục tiêu trên bộ cho đội tàu ngầm và chiến hạm. Hà Nội chưa chính thức lên tiếng trước các thông tin về tên lửa Klub, nhưng báo chí Việt Nam đưa tin, các tàu ngầm Việt Nam mua của Nga được trang bị tên lửa hành trình Klub “có thể tấn công cả mục tiêu trên đất liền”. Không chỉ đưa tên lửa tới đảo tranh chấp, Trung Quốc còn xây các đường băng ở cả Trường Sa và Hoàng Sa. Tháng 11 năm ngoái, các bức ảnh trên Internet dường như cho thấy các chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc hạ cánh trên đường băng mới xây tại đó. Sớm lập vùng Nhận dạng phòng không? Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay ngang bầu trời đảo Hải Nam. Các nhà phân tích cho rằng các tên lửa đất đối không tân tiến, một hệ thống radar và một đường băng là những yếu tố cần thiết để triển khai hiệu quả một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Quân đội Trung Quốc mấy chục năm nay không có chiến tranh rồi. Cho nên bây giờ Trung Quốc rất cần những anh có thực tế chiến đấu, đề bạt những anh đã kinh qua thực tế chiến đấu, đặc biệt là với Việt Nam... Ông Dương Danh Dy, cựu quan chức ngoại giao hiện nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung, nhận xét. Ông Trục cũng đồng ý với quan điểm của một số nhà phân tích cho rằng hành động của Trung Quốc là để “dằn mặt” Việt Nam, và nhiều khả năng đây là một bước tiến nữa dẫn tới việc lập ADIZ. Trong một động thái khác của Trung Quốc có thể khiến Hà Nội thêm phần quan ngại, Quân ủy Trung ương Trung Quốc mới đây đã bổ nhiệm ông Lý Tác Thành làm chỉ huy lực lượng bộ binh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Cựu chiến binh 63 tuổi này từng là một trong những người hoạch định cuộc chiến biên giới Việt – Trung và được coi là người hùng của quốc gia đông dân nhất thế giới. Trước đó, ông Lý là một trong các sĩ quan cao cấp của Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình thăng cấp thượng tướng. Nhận định về diễn biến này, ông Dương Danh Dy, cựu quan chức ngoại giao hiện nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung, nói: “Quân đội Trung Quốc mấy chục năm nay không có chiến tranh rồi. Cho nên bây giờ Trung Quốc rất cần những anh có thực tế chiến đấu, đề bạt những anh đã kinh qua thực tế chiến đấu, đặc biệt là với Việt Nam. Những thằng mà đã chiến đấu với Việt Nam thì ít nhất là nó cũng hiểu quân đội mình hơn. Nó hiểu mình hơn những thằng khác. Đề bạt thằng chống Việt Nam, chứng tỏ nó [Trung Quốc] coi trọng chuyện chiến đấu với Việt Nam sắp tới. Nó nhằm vào cuộc chiến đấu với Việt Nam. Đấy là điều mà Việt Nam phải chú ý”. Ngoài Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, nơi từng xảy ra trận hải chiến làm hàng chục binh sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng. Bắc Kinh tuyên bố rằng nước này không mưu tìm việc quân sự hóa trên các hòn đảo ở biển Đông, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không thiết lập hệ thống phòng thủ. Trong khi đó, bà Linda Jakobson, một nhà nghiên cứu độc lập và là một học giả tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Sydney, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng thái độ “khó lường” của Trung Quốc khiến Việt Nam quan ngại và có thể khiến các quốc gia khác chi nhiều tiền hơn cho quốc phòng.
  11. Ngày 30/1/2016, Mỹ đã cho tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wilbur Curtis áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tin liên hệ Trung Quốc khởi sự xây đảo nhân tạo ở Hoàng Sa Trung Quốc đã khởi sự hoạt động xây cất quy mô lớn tại quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền Mỹ khẳng định tiếp tục ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông Trung Quốc bố trí phi đạn ở Hoàng Sa Thủ tướng VN muốn Mỹ đóng vai trò mạnh mẽ hơn ở Biển Đông Việt Nam ‘thoát Trung’ nhờ các hội nghị như Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN? Đô đốc Mỹ cảnh báo TQ chớ đưa chiến đấu cơ tới Biển Đông Thủ tướng Dũng lấy lại thanh thế tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN? Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông 18.02.2016 Việc Trung Quốc bố trí các phi đạn địa đối không ở Biển Đông có thể gây phức tạp cho vụ tranh chấp lãnh hải trong vùng, nhưng các giới chức nói nó không đưa đến sự kết thúc các cuộc tuần tra và bay trên không của Hoa Kỳ. Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói với đài VOA rằng, “Chúng ta có khả năng chống lại các phi đạn địa đối không thuộc loại này.” Một giới chức khác nói với đài VOA với điều kiện không nêu danh tính vì tính chất nhạy cảm của vấn đề: “Chúng ta đang tăng cường trật tự chính ở Biển Đông và tôn trọng luật quốc tế.” Hình ảnh do công ty ImageSat International công bố tuần này cho thấy các phi đạn địa đối không tối tân trên đảo Phú Lâm đang có tranh chấp ở vùng Biển Đông đã “gây quan ngại” cho Ngũ Giác Đài, theo lời ông Bill Urban, giới chức phụ trách giao tế của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Hệ thống phòng không HQ-9 của Trung Quốc – hệ thống mà các giới chức nói với đài VOA đã được chụp hình ở đảo Phú Lâm – có tầm xa khoảng 200 kilomet. Các chuyên gia phân tích nói đó sẽ là hệ thống phòng thủ phi đạn tầm xa tối tân nhất bố trí ở một hòn đảo trong Biển Đông. Một hệ thống như thế tiêu biểu cho một mối đe dọa lớn đối với các máy bay bay gần đó. 'Quân sự hóa' Ảnh vệ tinh cho thấy các công trình xây dựng gần đây của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm. Hình ảnh các phi đạn Trung Quốc trên đảo Phú Lâm được đưa ra chưa đầy một tháng sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước ông sẽ không tham gia vào việc “quân sự hóa” ở vùng Biển Đông. Tuy nhiên, ông Nghị nói thêm rằng có thể cần đến “sự tự vệ.” Một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ bác bỏ khái niệm một quốc gia sẽ tìm cách phân loại các phi đạn địa đối không vào hạng mục nào khác hơn là quân sự hóa. Giới chức này nói với Đài VOA, cũng với điều kiện không nêu danh tính, và cũng vì tính cách nhạy cảm của vấn đề: “Đây có phải là một hệ thống chào mừng? Một cách để bảo đảm an toàn hàng hải?... Rõ ràng là không phải thế.” Các giới chức Hoa Kỳ đã bày tỏ sự chống đối việc Bắc Kinh ồ ạt xây dựng các hòn đảo ở Biển Đông, biến những bãi đá bị chìm một phần dưới nước và những bãi cạn thành những sân bay khổng lồ có khả năng cung cấp tiện nghi cho máy bay quân sự. Nhưng việc bố trí các phi đạn tối tân đánh dấu một sự lấn lướt khác mà một giới chức quốc phòng cấp cao nói là chứng tỏ “ý đồ” của Trung Quốc. Hệ thống phản công 'Chaff and Flares' Phi đạn Tomahawk được phóng đi từ tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Barry. (Ảnh tư liệu). Một trong những công cụ quân đội Mỹ sử dụng để chống lại các phi đạn địa đối không là phi đạn cruise Tomahawk. Bởi lẽ các phi đạn đe dọa đến máy bay hoạt động trong khu vực, các phi cơ quân sự của Hoa Kỳ đã sử dụng các hệ thống phản công gọi là “chaff and flares” để chống lại mối đe dọa. Các phi đạn địa đối không đi tìm hơi nóng phát ra từ một máy bay phản lực, vì thế hệ thống phản công có tác dụng đánh lạc hướng định vị nhiệt của các phi đạn. Một giới chức Hoa Kỳ mô tả chất liệu sử dụng trong hệ thống phản công này gọi là “chaff” như “một trái bom hoa giấy làm bằng vụn nhôm.” Đám mây kim khí phản chiếu được phát ra có thể đánh lạc hướng sự chú ý của phi đạn ra khỏi máy bay phản lực. “Flares” là những chất kim khí nóng cháy ở các nhiệt độ thường là cao hơn hơi thoát ra từ động cơ phản lực. Điều này cũng gây khó khăn cho phi đạn nhắm trúng vào nhiệt của phản lực cơ, giúp cho phi cơ có đủ thời giờ bay ra khỏi tầm ngắm. Một công cụ khác mà quân đội Hoa Kỳ sử dụng để chống lại các phi đạn địa đối không là phi đạn cruise Tomahawk. Các phi đạn này có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất từ ngoài tầm của hệ thống HQ-9. Một giới chức Hoa Kỳ giải thích “Phản công tốt nhất là một cách tự vệ tốt.” Tuy nhiên, một giới chức khác cảnh báo rằng một hệ thống phi đạn địa đối không như HQ-9 có thể đi kèm với các loại vũ khí khác, vì thế bảo vệ một máy bay phản lực sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng có một công cụ. Ngoại giao trước hết Bất kể việc củng cố quân sự đang diễn tiến, các giới chức Hoa Kỳ vẫn kêu gọi tất cả các bên trong vùng giải quyết các tranh chấp lãnh hải qua đường lối ngoại giao. Sĩ quan phụ trách giao tế của Ngũ Giác Đài Bill Urban nói, “Chúng tôi tiếp tục khuyến khích tất cả các nước đòi chủ quyền xác minh những khẳng định lãnh địa và lãnh hải theo đúng luật pháp quốc tế và cam kết xử lý hay giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”.
  12. Các viên chức nhà nước CSVN thường hay nói rằng công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng là « vũ khí tuyên truyền » của Trung Quốc. Thực ra điều này chỉ có thể thuyết phục được các học giả trong nước. Vì không có điều kiện tiếp cận thông tin, hoặc do áp lực của « sổ lương » hay « sổ hưu », do đó các học giả VN dễ dãi tin theo. Trong lúc các tác phẩm của các học giả, những nhà nghiên cứu quốc tế… những người thân VN thì cho rằng công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng đã làm yếu đi hồ sơ chủ quyền của VN tại HS và TS. Có người trung dung, không thân phe nào, cho rằng VN đã bị « estopped – forclusion », tức bị mất tố quyền. Phía Trung Quốc, mới đây cũng lên tiếng rằng VN đã bị « Estoppel » nhưng không biết là vào trường hợp nào ?. Theo người viết thì công hàm 1958 đã khiến VN bị mắc vào trường hợp « estoppel par acquiescement - estoppel by acquiscence ». (Ý nghĩa của thật từ luật học « Estoppel » là thế nào, lý ra phải cần một nhà luật học giàu kinh nghiệm, để có thể giảng nghĩa nói rõ rệt về các « trường phái » Estoppel trên thế giới. Chưa thấy có học giả người Việt nào nói về Estoppel một cách đầy đủ và thuyết phục. Thật đáng tiếc). Tiểu đoạn này thử đặt giả sử rằng công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng không hề hiện hữu. Ông Phạm Văn Đồng chưa bao giờ ký, và nhà nước VNDCCH chưa bao giờ ra tuyên bố bất kỳ liên quan lãnh thổ và hải phận của Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa có bị mất vào Trung Quốc hay không ? Học giả Monique Chemillier-Gendreau, sau khi phản bác ý kiến một số học giả quốc tế cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng khiến VN bị vướng nguyên tắc « estoppel », đã có ý kiến về việc này : « Néanmoins, son silence devant l’affirmation de souveraineté chinoise sur les iles peut être interprété comme un acquiescement, et cela autant plus qu’il est renforcé par la déclaration relative aux zones de combat et les articles du Nhan Dan. »Tạm dịch : « dầu vậy, sự im lặng (của nhà nước VNDCCH) trước sự khẳng định chủ quyền của Trung Hoa tại các đảo có thể được hiểu như là một sự đồng thuận. Việc này càng được củng cố qua các tuyên bố liên quan đến vùng chiến sự và những bài viết trên báo Nhân Dân. » Thế nào là « sự đồng thuận – acquiescement » và hiệu lực pháp lý của nó như thế nào ? « l’Acquiescement » được định nghĩa là « thuật ngữ thuộc quá trình tố tụng chỉ định hành vi qua đó một bên tranh chấp, một cách minh thị hay mặc thị, vô điều kiện hay có điều kiện, chấp nhận một nghĩa vụ hay một yêu cầu của bên kia. » Theo tập quán quốc tế, (thể hiện qua các án lệ của các tòa án quốc tế), ít khi nào một bên bị mắc « acquiescement » chỉ vì một dấu hiệu (ưng thuận) đơn lẻ nào đó. Một « sự đồng thuận – acquiescement » luôn là sự kết tinh của một quá trình logic, một tập hợp những « dấu hiệu » thể hiện trong một thời gian lâu dài, từ đó cấu thành một « lập trường » (một thái độ) của một bên.Ý kiến của học giả Monique Chemillier-Gendreau, trong bối cảnh phản bác ý nghĩa VN bị ràng buộc theo nguyên tắc « estoppel », như đã thấy trong câu dẫn trên, VN đã thể hiện một loạt các hành vi có thể cấu thành yếu tố « đồng thuận ». Sau khi Trung Quốc ra tuyên bố đơn phương về lãnh thổ và hải phận ngày 4 tháng 9 năm 1958 (Tuyên bố này có hình thức « décision[ii] - quyết định » hơn là hình thức « notification[iii] »). Theo tập quán quốc tế, các nước nếu công nhận lập trường này, sẽ gởi công hàm trả lời mang hình thức « reconnaissance[iv] – công nhận ». Trường hợp không đồng ý thì gởi công hàm « phản đối – protestation[v] ». Giả sử rằng phía VN « im lặng », không bày tỏ bất kỳ một hành vi nào liên quan đến tuyên bố của Trung Quốc. (Tức giả sử rằng công hàm Phạm Văn Đồng không hiện hữu). Theo tập quán quốc tế, thái độ « im lặng » này sẽ được hiểu là sự « đồng ý ám thị - consentement tacite ». Thí dụ trường hợp Trung quốc ra tuyên bố về vùng « Nhận diện phòng không » ngày 23-11-2013. Tuyên bố này phù hợp với công pháp quốc tế. Điều 1 của Công ước Chicago 1944 qui định vùng bầu trời phía trên lãnh thổ, lãnh hải và vùng tiếp cận lãnh hải của một quốc gia thì thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Tức là trong vòm trời đó, quốc gia có đầy đủ thẩm quyền quốc gia đối với người hay các phương tiện qua lại. Một quốc gia bất kỳ nếu không lên tiếng phản đối, hay bảo lưu một điều nào đó trong tuyên bố (như chồng lấn vùng không gian, không chấp nhận việc đe dọa sử dụng vũ lực – theo điều 3 của Tuyên bố...) thì tuyên bố này tự động có hiệu lực. Thì thái độ « im lặng » của VN sau khi TQ tuyên bố về lãnh thổ và hải phận của họ năm 1958, có nghĩa là sự « đồng ý ám thị », một hình thức thụ động của nguyên tắc « acquiescement ». Một số hành vi khác củng cố thái độ « đồng thuận » của VN (về chủ quyền của TQ tại HS), điều này học giả Monique Chemillier-Gendreau đã nhắc tới. Đó là các bài viết trên báo Nhân Dân vào thập niên 60 nhìn nhận vùng biển Hoàng Sa (mà Đệ thất hạm đội của Mỹ đang hoạt động) thuộc về TQ. Hoặc các bản đồ do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1960 (trên đó quần đảo Nam Sa – tức Trường Sa - được đánh dấu là lãnh thổ Trung Quốc). Hay bản đồ do Cục Bản đồ Việt Nam xuất bản năm 1972, trong đó quần đảo Nam Sa được chú thích bằng tiếng Hoa, chứ không phải bằng tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp. Thái độ khác, quan trọng hơn cả là sự « im lặng » của VNDCCH vào tháng giêng năm 1974 khi Trung quốc dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa của VN.Hành vi xâm lăng của TS đòi hỏi các bên Việt Nam phải có một thái độ dứt khoát. Phía VNCH đã có hành động quyết liệt, sử dụng quyền « tự vệ chính đáng » để bảo vệ lãnh thổ bằng vũ lực, sau đó bằng những tuyên bố tố cáo hành vi TQ trước cộng đồng quốc tế. Các hành vi này đã khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa cũng như vùng biển chung quanh. Sự im lặng của VNDCCH được hiểu là « đồng ý ám thị » hành vi của Trung quốc là chính đáng. Mặt khác, các bên VNDCCH và MTGPMN từ chối ký tên vào bản tuyên bố phản đối TQ do phía VNCH đề nghị. Các điều này kết tinh, đồng thời củng cố, yếu tố « acquiescement - đồng thuận » của VN về các đòi hỏi về danh nghĩa chủ quyền của TQ tại HS và TS. Các án lệ, kết quả phán quyết dựa trên thái độ « đồng thuận – acquiescement » của một bên có rất nhiều. Các trường hợp nổi tiếng như phán quyết của Trọng tài Max Huber trong vụ tranh chấp các đảo Palmas (l'acquiescement de l'Espagne) năm 1934. Vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Bỉ và Hòa Lan (CIJ 20 juin 1959). Tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Préah-Vihéar (CIJ 15 juin 1962). Vụ Barcelona, phán quyết CIJ ngày 24-7-1964. Hay phán quyết ngày 22-12-1965 tranh chấp Pháp-Hoa Kỳ... Tức là, có hay không có công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng, hoặc là công hàm này có hiệu lực hay không có hiệu lực, các tranh cãi của các học giả VN sẽ không làm thay đổi cốt lõi của vấn đề : VNDCCH đã nhìn nhận những đòi hỏi về chủ quyền của TQ tại HS và TS. Tức là, người đã nằm trong quan tài và nắp áo quan đã đóng lại. Tranh cãi về công hàm Phạm Văn Đồng tương tự việc có cần đóng đinh hay không đóng đinh nắp quan tài. Vấn đề đáng lẽ phải là : có ai kiểm soát rằng người trong hòm có thật sự chết hay chưa ? Hay là có phương pháp nào để cứu sống người trong hòm hay không ? Một thực tế pháp lý cần phải được phản biện bằng các lý lẽ, chứng cứ pháp lý, chứ không thể phản biện bằng những lý lẽ sai (do bóp méo dữ kiện lịch sử, pháp lý) hay bằng thái độ đà điểu. Phải nhìn nhận thực tế « pháp lý » này để « mở đường » khác cho VN hầu thoát khỏi bế tắc do giàn khoan 981 đem lại trên thềm lục địa VN. Và đó là vấn đề mà người viết sẽ trình bày trong bài sắp tới. Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn) Monique Chemillier-Gendreau, sdd, tr 123. [ii] Nguyen Quoc Dinh, Patrick Daillier, Mathias Forteau, Alain Pellet - Doit International Public, L.G.D.J, 8e Edition, đoạn 242, tr 405 [iii] Doit International Public , sdd, đoạn 242, tr 405. [iv] Doit International Public , sdd, đoạn 237, tr 396.[v] Doit International Public , sdd, đoạn 237, tr 396-397.
  13. Cách đây chừng nửa năm, trên tàu từ Erfurt về Ilmenau. Tôi gặp em, cô gái xinh như bước ra từ bức tranh thuỷ mặc. Hẳn khi em liếc mắt, bọn đàn ông đa cảm như tôi sẽ đổ khuỵ xuống chân nàng. Chẳng hiểu sao chúng ta lại ngồi gần nhau, cùng một hàng ghế (mỗi hàng 2 ghế!). Hỏi vài câu xã giao thì mới biết em tên là Trịnh Tư Trác (Sizhuo Zheng), từ Trung Quốc sang Đức học là vì có cậu bạn trai đang học ở Ilmenau, xin mãi thì cũng có một trường ở Đức chấp nhận sang học, dù khá xa nơi bạn trai học. Mỗi 2 tuần em xuống với bạn trai một lần. Câu chuyện đang bon, thì tàu về Ilmenau bị trục trặc sau 1-2 trạm dừng (chuyện hiếm có), thế là cả tàu phải đi bằng xe buýt để về nơi cần đến. Ngặt nỗi em chẳng còn tiền mặt, mà buýt thì yêu cầu tiền mặt hoặc xu. Thấy thế chàng trai Việt bảo: Tôi cho cô mượn, về đến nơi cô lại trả tôi. Cô gái nở nụ cười nguy hiểm chết người kia với ánh mắt hàm ơn người lạ. Mình nghĩ bụng: giai Việt bọn anh ga-lăng có thừa, hihi… Bus đi được dăm phút, cô gái chủ động bắt chuyện: – Trước khi sang đây, anh ở đâu của Việt Nam? – Tôi sinh ở Hà Tĩnh, sống và làm việc ở Hà Nội, thưa cô! – Ồ, Hà Nội có phải là “thành phố ở trong bờ một dòng sông” không? Rồi cô đưa iPad ra viết chữ Hà Nội bằng tiếng Trung. Cô hỏi: tiếng Việt viết chữ Hà Nội thế nào, tôi viết lại chữ Hà Nội bằng tiếng Việt cho cô. Xe chòng chành theo những gò núi quanh co. Ánh mắt em cũng chòng chành. Tôi cũng nghiêng nghiêng từng nhịp. Cô kể: nhà cô ở Bắc Kinh. Là con duy nhất trong gia đình (do chính sách một con của Trung Quốc). Tôi bảo, thế mà vì một chàng trai để bỏ cả gia đình mà đi cả nửa vòng trái đất qua đây, thì tình yêu đó phải lớn lắm. Em cười! Rồi em hỏi tôi: có phải trước đây nước anh dùng chữ Trung Quốc không. Tôi bảo đúng, nhưng đó là thuở lâu lắm rồi. Tôi chém nửa đùa, nửa thật: Chúng tôi luôn cố gắng cải hoá tiếng Trung để thành tiếng Việt, mệt quá chả muốn cải nữa, đành tặc lưỡi dùng chữ la-tinh. Rồi chả hiểu sao tôi kể với em về sự tự tôn của nước tôi. Về sự kiên cường, về ý thức độc lập, nhưng cũng kể em nghe về tâm hồn nước tôi qua những câu chuyện văn chương. Tôi kể với em, nước tôi nhỏ, nhưng tâm hồn người nước tôi rộng mở; chúng tôi lấy sự nhân văn làm vũ khí trước mọi sự man rợ, cuồng điên của giặc thù. Nước tôi nhỏ nhưng chắc chắn đã và sẽ đánh đuổi mọi loại giặc ngoại xâm, bằng chứng là trong quá khứ, Pháp hay Mỹ, và kể cả nước em nhiều lần kéo quân đến nước tôi… Nhưng kết cục vẫn phải bỏ thây, hoặc chạy thoát thân cả người lẫn ngựa. Nói chung là, giai Việt ga-lăng không thiếu, và sức chiến đấu có thừa, em ạ! Thế rồi xe dừng bến. Một cái ôm xã giao chào tạm biệt đầy lịch lãm, và em không quên đưa lại tiền cho giai Việt ngay khi gặp bạn giai, he he! — 17/2 với người Việt là một khoảng ký ức đau thương và căm phẫn. Tôi cũng ở trong trạng thái cảm xúc đó. Gia đình tôi có bác ruột hi sinh vì chống Polpot mà đứng sau là giặc Tàu. Biết đó để tưởng nhớ quá khứ và phòng vệ, nhưng chúng ta vẫn cần phải sống cho hiện tại và tương lai. Sự phòng vệ của chúng ta ngoài vũ khí, còn là tri thức, sự nhân văn và lòng tốt. P/S: Bỏ tinh thần dân tộc sang một bên để thấy thế này: Một điều chắc chắn là để Việt Nam mạnh lên và không bị nguy cơ thôn tính bởi anh bạn láng giềng, người trẻ Việt cần phải nâng cao thực lực và ĐOÀN KẾT. Mọi ngõ ngách của làng học thuật ở châu Âu, không đi đâu mà lại không thấy bóng dáng người Trung Quốc. Nhìn chung họ học giỏi, đoàn kết, và rất… “dân tộc chủ nghĩa”. Ilmenau, 17/02/2016 Lê Ngọc Sơn (Blog Tôi Thích Đọc)
  14. Hơn chục năm trước, tôi đến chúc Tết một cán bộ cấp Phòng mà tôi rất nể trọng. Hắn thông minh, đa tài, thẳng thắn, đôi lần từng cãi lại mệnh lệnh của tôi nhưng cũng đã từng tham mưu giúp tôi khá nhiều ý kiến độc đáo và thú vị; đặc biệt, những bài viết của hắn dù rất gai góc, đụng chạm nhưng tôi không thể không duyệt in trên tạp chí của Viện. Trong suốt 20 phút, chúng tôi đã nói với nhau khá nhiều điều tâm đắc về Tết, về Xuân và sự đời. Lúc chia tay, tôi bảo: Ảnh minh họa - Này ông! Khi nào ông về hưu thì nên làm trưởng thôn nhá. - Sao lại làm trưởng thôn ạ? - Cái sân nhà ông có thể họp cả thôn được mà. - Bác thật khéo đùa! Nhờ hồng phúc tổ tiên, nhờ ơn giời chứ không phải là ơn đảng, chính phủ đâu nhá, và ơn bà xã em tính toán, tằn tiện nửa đời mới có được không gian này! Nhưng chỉ để chơi cho vui thôi. Về hưu là em trưởng thành đảng. - Ông vừa nói gì nhỉ ? Trưởng thành đảng ư? - Vâng! Về hưu là em trưởng thành đảng! Nghe lạ tai lắm sao, thưa đồng chí bí thư đảng ủy Viện! Chúng tôi cùng cười vang. Chà! Cái thằng cha này, lúc nào nó cũng đưa ra những ý tưởng mới mẻ và thú vị. Mấy năm sau, tôi về hưu nhưng quý trọng nhau nên anh em tôi vẫn thường xuyên gọi điện thăm hỏi nhau, thi thoảng gặp nhau trong vài cuộc hội thảo và các cuộc gặp mặt cuối năm của đơn vị, vẫn chia sẻ nhiều chuyện cùng quan tâm. Tuy vậy, chúng tôi dường như đã quên hẳn câu chuyện năm xưa. Cuối năm vừa rồi, tại cuộc gặp hưu trí thường niên của cơ quan, lần đầu tiên hắn xuất hiện với tư cách cán bộ hưu trí. Hắn kéo tôi ra một chỗ bảo “Em cho bác xem cái này”, “Gì vậy? Chuyện vui chứ?”, “Chỉ có vui trở lên thôi mà”. Vẻ mặt hóm hỉnh, ánh mắt tinh quái nhìn tôi, hắn hỏi “ Bác có nhớ chuyện 15 năm trước, cái ngày bác đến chúc tết gia đình em?”, “Có chứ, câu nói của chú - trưởng thành đảng - một đóng góp cho từ điển tiếng Việt”. Hắn cười hi hi rồi chìa cho tôi xem Quyết định miễn sinh hoạt đảng vô thời hạn, bảo: “Hãy chúc mừng em đi, em trưởng thành đảng, còn bác, hưu đã hơn chục năm rồi mà vẫn đảng viên, trẻ chán!”. Tôi cầm trên tay cái quyết định miễn sinh hoạt đảng của hắn mà tâm tư chùng lắng hẳn. Lâu nay mình cứ tự chìm trong mơ màng u mê gặm nhấm một thứ kiêu hãnh viển vông của một cựu đảng viên cái đảng thời mạt này thì 15 năm trước hắn đã dám khác biệt và vượt thoát, đã cao hơn mình một bậc, đã là người tự do. Hắn ít hơn mình đến 10 tuổi mà giỏi quá. Bất giác, một ý nghĩ cứ bám riết tôi không biết có nên hỏi hắn làm sao để có thể trưởng thành đảng không nhỉ? Lê Văn Quyết (Việt Nam Thời Báo)
  15. Người dân cầm biểu ngữ tại trung tâm Hà Nội để kỷ niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung. Các cư dân đã thắp hương và đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ trong buổi lễ kéo dài khoảng một giờ đồng hồ. Tin liên hệ Dân Việt hô hào tưởng niệm tử sỹ chiến tranh biên giới Việt-Trung Mỹ khẳng định tiếp tục ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông Thủ tướng VN muốn Mỹ đóng vai trò mạnh mẽ hơn ở Biển Đông Việt Nam ‘thoát Trung’ nhờ các hội nghị như Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN? Thủ tướng Dũng lấy lại thanh thế tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN? Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Chia rẽ Bắc-Nam trong lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam? Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông 17.02.2016 Báo chí do nhà nước Việt Nam kiểm soát, ngày 17 tháng 2 năm nay và một vài ngày trước đó, có nhiều bài nói về cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động đánh vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam cách nay 37 năm. Lượng bài đăng năm nay nhiều hơn và dài hơn hẳn so với các năm trước. Trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và báo điện tử VietnamNet ngày 16 tháng 2 đưa tin ngắn cho hay Chủ tịch Trương Tấn Sang đã “dâng hương, dâng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Lạng Sơn, bày tỏ lòng biết ơn và tri ân các liệt sĩ đã hy sinh qua các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới phía Bắc”. Còn báo Nhân Dân ngày 17 tháng 2 có tin Chủ tịch Sang đã đến Cao Bằng “dâng hương, thắp nhang tại từng ngôi mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Trà Lĩnh, nơi yên nghỉ của hàng trăm liệt sĩ đã có công gìn giữ bảo vệ biên cương Tổ quốc”. Trong khi tại 2 thành phố lớn và quan trọng nhất, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra các hoạt động tự phát của các nhóm dân chúng tưởng niệm cuộc chiến tranh năm 1979 do Trung Quốc gây ra, không có tin nào trên báo chí chính thống về hoạt động tưởng niệm chính thức nào của nhà nước. Các báo online đông người đọc là Người Lao Động và Petrotimes đăng 2 bài phỏng vấn dài trong đó Thiếu tướng Lê Mã Lương và Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước nhấn mạnh “lãng quên cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là có tội”. Tướng Thước là nguyên Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa VIII, IX, X. Các báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VietnamNet đều đăng các bài chi tiết về diễn biến những ngày đầu của cuộc chiến. Đặc biệt, báo Lao Động có bài viết nêu ra chi tiết cuộc chiến tranh của Trung Quốc đánh vào Việt Nam kéo dài từ năm 1979 cho tới vài năm sau đó chỉ được ghi lại bằng 11 dòng và 140 chữ trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12 của Việt Nam. Đây cũng là điều mà nhiều người đã chất vấn trên mạng xã hội trong những năm qua và xuất hiện nhiều hơn trong những ngày gần đây. Chia sẻ quan điểm cần có sự công nhận thích đáng về cuộc chiến, Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, nhận định trên báo Petrotimes: “Đây thực chất là một cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ Biên giới phía Bắc mà quân dân ta đã chiến đấu và chiến thắng. Cần phải tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự cống hiến, hy sinh lớn lao và bi hùng đó”. Ông Lê Mã Lương cho rằng cần phải “tuyên truyền một cách mạnh mẽ, để cho xứng tầm với một cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc”. Ông bình luận “Sự hy sinh của các chiến sỹ dù là ở thời đại nào cũng đều đáng trân trọng và tri ân, miễn sao sự hy sinh đó là vì Tổ quốc này”. Sau 37 năm, ông nhận xét rằng đã đến lúc cần phải “tôn vinh một cách đầy đủ, chính trực và đàng hoàng với các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến này”. Ông cũng nhấn mạnh “Cần đưa nội dung này vào trong chương trình giáo dục một cách đầy đủ. Lịch sử cần trở lại với lịch sử và trả lại những giá trị vốn có của nó”. Theo VietnamNet, Nguoi Lao Dong, Phap Luat, Petrotimes, Motthegioi, Lao Dong.
  16. Ảnh vệ tinh cho thấy các công trình xây dựng gần đây của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm. Tin liên hệ Thủ tướng VN muốn Mỹ đóng vai trò mạnh mẽ hơn ở Biển Đông Thủ tướng Việt Nam kêu gọi một vai trò lớn hơn của Mỹ trong việc ngăn chặn quân sự hóa và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông Trung Quốc hạ giảm tầm quan trọng của Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Việt Nam ‘thoát Trung’ nhờ các hội nghị như Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN? Dân Việt hô hào tưởng niệm tử sỹ chiến tranh biên giới Việt-Trung Thủ tướng Dũng lấy lại thanh thế tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN? Đô đốc Mỹ cảnh báo TQ chớ đưa chiến đấu cơ tới Biển Đông Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Ngoại trưởng Úc chất vấn TQ về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông Biển Đông: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông Bill Ide 17.02.2016 BẮC KINH— Các giới chức Đài Loan và Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã bố trí phi đạn địa đối không trên đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng và quần đảo Tây Sa. Sự xác nhận này được loan báo trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama kết thúc một hội nghị thượng đỉnh có tính chất lịch sử tại California với các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, trong đó ông hối thúc các bên ở Biển Đông tự chế và ngưng các hoạt động quân sự hoá trong vùng biển có tranh chấp. Thông tín viên Bill Ide của đài VOA tường thuật từ Bắc Kinh. Tin về việc Trung Quốc bố trí phi đạn trên đảo Phú Lâm đã được loan tải lần đầu tiên bởi đài truyền hình Fox News của Mỹ, dựa trên những hình ảnh của công ty vệ tinh tư nhân ImageSat International. Theo bản tin này, những hình ảnh đó cho thấy hai đơn vị phi đạn địa đối không và một hệ thống ra đa được triển khai trên đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1956. Sau đó, một giới chức quốc phòng Mỹ xác nhận tin của Fox News. Và người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đài Loan, Thiếu tướng La Thiệu Hoà, hôm nay cũng xác nhận tin này và nói thêm rằng “các bên liên hệ nên làm việc chung với nhau để duy trì hoà bình và ổn định ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và không nên có hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng.” Tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Julie Bishop của Australia ở Bắc Kinh ngày hôm nay, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không phủ nhận tin này, nhưng ông tỏ ý chê trách các cơ quan truyền thông phương Tây. "Vài phút trước đây tôi mới có người nói với tôi về những tin tức này. Tôi nghĩ rằng có lẽ đây là cách làm việc của một số cơ quan truyền thông Tây phương nhằm 'chế tạo tin tức'". Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tại Bắc Kinh, ngày 17/2/2016. Ông Vương tuyên bố Trung Quốc có quyền thiết lập cơ sở quân sự trên những hòn đảo ở Biển Đông. Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc cho rằng truyền thông Tây phương nên chú ý tới những ngọn hải đăng và những cơ sở dự báo thời tiết mà Trung Quốc xây dựng trên những hòn đảo ở Biển Đông. "Tôi hy vọng giới truyền thông, kể cả truyền thông Tây phương, chú ý nhiều hơn tới những ngọn hải đăng mà chúng tôi xây dựng trên những hòn đảo chúng tôi trú đóng. Những ngọn hải đăng này góp phần bảo vệ an toàn hàng hải cho tàu bè. Chú ý nhiều hơn tới những cơ sở dự báo thời tiết mà chúng tôi sắp xây dựng. Chú ý nhiều hơn tới những cơ sở mà chúng tôi sắp xây dựng để làm nơi trốn bão cho tàu bè các loại và cho những hoạt động ứng cứu trên biển. Đó là những sản phẩm phục vụ công chúng mà chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho cộng đồng quốc tế trong tư cách là nước ven biển lớn nhất ở Biển Đông." Tại cuộc họp báo hôm nay, Ngoại trưởng Australia, bà Julie Bishop, một lần nữa kêu gọi các bên ở Biển Đông tự kiềm chế. "Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận thẳng thắn và đầy đủ về Biển Đông. Chúng tôi một lần nữa khẳng định là chúng tôi không ngả về bên nào trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng chúng tôi muốn duy trì hoà bình và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi thúc giục Trung Quốc và các bên liên hệ ở Biển Đông tự chế và giải quyết những vụ tranh chấp này một cách hoà bình." Bắc Kinh nhiều lần nói rằng họ không có ý định quân sự hoá Biển Đông, nhưng hôm nay Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc có quyền thiết lập cơ sở quân sự trên những hòn đảo ở vùng biển này. "Về việc Trung Quốc xây dựng những cơ sở có tính chất hạn chế, có tính chất cần thiết trên những hòn đảo mà chúng tôi trú đóng, điều đó hoàn toàn phù hợp với quyền tự vệ mà luật pháp quốc tế dành cho một nước có chủ quyền." Một số nhà quan sát cho rằng việc bố trí phi đạn trên đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa là một chỉ dấu cho thấy Trung Quốc có ý định thực hiện thêm những hoạt động quân sự hoá trong vùng quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh đã ráo riết xây dựng nhiều hòn đảo nhân tạo trên những bãi cạn và đảo san hô mà Việt Nam và Philippines cũng có yêu sách chủ quyền.
  17. Sau một thời gian lặng lẽ đủ dài, quan hệ Việt – Mỹ dường như có đôi chút ấm lại bằng thông báo của Washington về việc Tổng thống Obama sẽ công du Việt Nam vào tháng 5/2016. Điều có vẻ kỳ quặc là vào lần này, tin tức về cuộc công du đối ngoại cũng xuất phát từ phía Mỹ chứ không phải từ Hà Nội. Những sự kiện đối ngoại Mỹ - Việt gần nhất đã diễn ra vào năm 2015. Tháng 2/2015, đại sứ Mỹ Ted Osius bất ngờ thông tin về chuyến đi rất đặc biệt của tướng Trần Đại Quang – bộ trưởng công an – đến Hoa Kỳ. Quả nhiên chỉ sau đó nửa tháng, tướng Quang đã đi Mỹ. Đến tháng 5/2015, không phải phía Việt Nam mà lại là Ted Osius thông báo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến công du Washington. Trong khi nhiều người còn bán tín bán nghi, đến tháng Bảy năm đó ông Trọng đã đi Mỹ. Tuy nhiên, chuyến công du đáp lễ Việt Nam của Tổng thống Obama đã không diễn ra vào tháng 11/2015 như dự kiến. Một số tin tức cho biết phía Mỹ cảm thấy “quá thất vọng” trước thành tích nhân quyền không những không cải thiện mà còn tồi tệ hơn của Việt Nam. Những gì mà Tổng bí thư Trọng nói ngon trớn ở Washington về dân chủ và nhân quyền thực ra chỉ như một màn ảo thuật mà người Mỹ biết rõ nhưng không nói ra. Tháng 10/2015, “tứ trụ” Việt Nam tiếp đón chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình. Lúc này, sức căng của sợi dây mà Hà Nội đang cố đu đã vượt quá sức chịu đựng của bản thân nó. Rõ ràng người Mỹ, vốn thẳng thắn hơn nhiều, đã không thích thế. Obama từ chối đến Hà Nội vào cuối năm 2015 là một lẽ gần như đương nhiên. Một lý do không kích thích Obama đến Việt Nam vào cuối năm trước là cuộc xung đột quyền lực trong Bộ chính trị Việt Nam chưa có lối ra, và nhân vật tổng bí thư cùng dàn lãnh đạo mới chỉ có thể biết sau đại hội 12 của Việt Nam. Còn bây giờ, chính trị Việt Nam đã trải qua một cung đường gai góc, dù còn lâu mới là chặng cuối. Cuối cùng, vẫn lại là Nguyễn Phú Trọng – người mà Obama đã tiếp đón một cách hy vọng tại Phòng bầu dục vào tháng Bảy năm ngoái. Hy vọng của Obama là có cơ sở. Thành tích lớn nhất của Việt Nam hoàn toàn không phải là cải thiện nhân quyền, mà là cải thiện với gia tốc nhanh hơn quan hệ “giao lưu quân sự” với Hoa Kỳ - yếu tố mà Việt Nam cần hơn lúc nào hết để giảm bớt nguy cơ bị người bạn vàng Bắc Kinh chực chờ thôn tính. Sau 3 năm đu dây, kể từ 2013, sự thật cho đến lúc này là Việt Nam không thể dựa vào Putin ở nước Nga xa xôi. Chỉ còn lại một nước Mỹ xa xôi hơn, nhưng không còn quá xa cách. Sau khi lần đầu tiên dám dõng dạc tuyên bố tàu Mỹ “đi qua vô hại” ở vùng biển Hoàng Sa, Việt Nam lại cử Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ dự hội nghị ASEAN với thông điệp đề nghị Mỹ tăng cường sự hiện diện hơn nữa ở Biển Đông. Lá bài của Việt Nam đã rõ. Cuối cùng thì giới lãnh đạo Việt Nam cũng không còn đủ kiên nhẫn để đu dây giữa Mỹ và Trung cộng. Rất dễ té lộn nhào. Logic Việt – Mỹ cũng theo đó phát triển. Tính bất ngờ nhưng đầy tự tin đến mức chắn chắn của Mỹ khi thông báo về chuyên thăm Việt Nam của Tổng thống Obama vào tháng 5/2016 đã cho thấy đây là một kế hoạch có tính toán, đã được chuẩn bị tước và chỉ chờ “kết quả” xong dàn lãnh đạo mới của Việt Nam thì sẽ tiến hành. Nếu không có gì thay đổi, quan hệ Việt – Mỹ sẽ nồng ấm trở lại trong ít nhất nửa đầu năm 2016, đặc biệt về “giao lưu hải quân”. Thế nhưng Trung cộng cũng sẽ lộn ruột để gia tăng đột biến hoạt động gây hấn đối với Việt Nam trong năm nay. Lê Dung (SBTN)
  18. “…Chỉ có tham gia vào một tổ chức chính trị đứng đắn mới có thể tạo ra một lực lượng đối lập đủ sức đối trọng với Đảng CSVN. Thay vì cố gắng chen chân vào các hiện tượng "sáng lên rồi lại tắt" để rồi làm lợi cho Đảng CSVN và làm phân tán đi sự chú ý của người dân…” Nhân ngày 3/2/2016, ngày kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Đình Cống tuyên bố rời bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông là một nhân vật thú vị đã tạo ra một sự kiện “đặc biệt” đối với tôi. Điều thú vị là giáo sư Nguyễn Đình Cống là người mà tôi đã từng không dành sự kính trọng của một trí thức trẻ đối với một tiền bối, bởi sự hy vọng và trông chờ của ông vào các cấp lãnh đạo tối cao Đảng Cộng Sản tự thay đổi. Nhưng chính sự kiện của giáo sư, một người "Thầy" đã từ bỏ Đảng đúng cái ngày ý nghĩa và thiêng liêng nhất của người Cộng Sản đã làm tôi sung sướng. Nó như một cú tát thẳng vào các cấp lãnh đạo Cộng Sản "già nua" bảo thủ và ngu dốt, nó còn là cú đấm nốc ao của một võ sĩ hạng nặng vào điểm yếu các trí thức đang chịu ơn Đảng Cộng Sản. Sự kiện đó rất đáng để phong trào dân chủ và giới dân chủ quan tâm và cố gắng phát huy đúng ý nghĩa của nó. Điều đáng buồn là ít có ai để ý đến và xem sự kiện đó là điều đáng chú ý để phát huy hết ý nghĩa mà Thầy đã tạo ra, thay vào đó mà một hiện tượng "tự ứng cử Quốc Hội". Người chủ trương tự ứng cử vào Quốc hội là ông Nguyễn Quang A và có rất nhiều người cũng tự ứng cử theo. Đây là một hiện tượng không mới nhưng nó mới ở chổ là có nhiều nhân vật nổi tiếng và các trí thức dân chủ tham gia, khiến nó trở nên rầm rộ như hiện nay. Hiện tượng này nếu chúng ta không nhìn nhận và đánh giá một cách sâu sắc thì nó sẽ làm phân vân nhiều người và dù muốn dù không nó cũng đã gây ra nhiều tranh cãi. Tôi nghĩ trước khi một ai đó muốn tự ứng cử vào Quốc hội nên trả lời "ba câu hỏi chính trị" để tự hoàn thiện việc mình muốn làm. Câu hỏi thứ nhất là "Chúng ta cần tự do dân chủ thật sự hay một thứ dân chủ viển vông?". Điều mà những người dân chủ và đất nước muốn là các giá trị của tự do-dân chủ-nhân quyền, tức là Đa Nguyên (Đa Đảng) và vai trò của chính phủ ngày càng nhỏ đi để các quyền dân sự và chính trị của công dân ngày càng lớn. Với một bản hiến pháp của nhà nước Việt Nam XHCN năm 2013 phản bội hoàn toàn các giá trị tự do-dân chủ-nhân quyền. Một bản hiến pháp mị dân "dân chủ đến thế là cùng" mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao là "một sự thành công của Đảng Cộng Sản". Điều đầu tiên cần làm của một trí thức chính trị là phải phê phán và lên án bản hiến pháp 2013 thay vì ngây thơ và chấp hành dẫn đến ngộ nhận và vô tình phản bội lại lẽ phải. Câu hỏi thứ hai là "Vào Quốc hội với vai trò của một cá nhân hay tổ chức?". Chúng ta, những người dân chủ và các tổ chức dân sự-chính trị đều biết rằng chúng ta không đủ sức đối trọng với Đảng CSVN. Phong trào dân chủ chưa có một lực lượng hay một tổ chức dân sự-chính trị nào mạnh cả. Một vài cá nhân làm đại biểu Quốc hội không thể tạo nên một mùa xuân mà thay vào đó là chịu sự chèn ép "dân chủ đến thế là cùng" của bản hiến pháp 2013. Chúng ta đều biết sự độc tài của Đảng Cộng Sản sẵn sàng đàn áp-thủ tiêu bất cứ người nào dám chống đối với Đảng CSVN (hiến pháp 2013). Và cuộc đấu tranh này luôn là một cuộc dấn thân có tổ chức, phong trào dân chủ sẽ không thành công nếu đấu tranh không có tổ chức. Tôi ủng hộ những ai tự ứng cử vào Quốc hội sau khi đã dấn thân vào một tổ chức chính trị bởi sự cố gắng vào Quốc hội sẽ mang lại lợi ích cho tổ chức rồi đến phong trào dân chủ và cuối cùng là dân tộc và đất nước. Bên cạnh đó, những người chưa tham gia vào một tổ chức nào mà tự ứng cử quốc hội chỉ có thể là với vai trò cá nhân... Một cá nhân thì theo như tôi đã nói là sẽ không có sự thành công cho dù là vào được vòng giữ xe (Mặt trận Tổ Quốc), nếu có cũng không thể làm con én của mùa xuân Bính Thân. Câu hỏi thứ ba là "Vào quốc hội để làm những gì?". Chúng ta đều biết cái "Quốc hội bù nhìn" mà Đảng CSVN tạo ra chỉ để "xơi nước chè và tựa lưng ngủ". Mỗi đại biểu không có quá 5 phút để "phát thanh", thậm chí là ngồi ngáp tới tàn tiệc mà chưa được phát biểu và đại đa số đại biểu Quốc Hội là người của Đảng CSVN. Quốc hội Việt Nam mỗi năm nhóm họp hai lần, mỗi lần khoảng một tháng và công việc chính của quốc hội là “đóng dấu” vào các thông tư, nghị định mà bên chính phủ đã soạn sẵn từ trước. Đại biểu quốc hội Việt Nam không có chức năng “làm luật” như các nước dân chủ và với tỉ lệ 30 người ngoài đảng trong số 500 đại biểu của đảng thì những người “tự ứng cử” sẽ làm được gì? Một chức vụ vớ vẩn và một Quốc Hội bù nhìn không đáng để một trí thức, nhất là trí thức chính trị xin vào đó. Quốc hội Đảng CSVN là một nơi cần phải tránh xa, bởi nó không như Quốc Hội của các nước dân chủ. Tôi cũng đã đọc một vài "Cương Lĩnh" của một số nhân vật tự ứng cử, thú thật là tôi cảm thấy nó sơ sài và “quá sức” với một cá nhân. Sơ sài ở chổ ai cũng có thể viết như vậy, thậm chí còn viết hay hơn. “Đao to búa lớn” ở chổ nó hứa hẹn một cách mông lung, không thực tế và thiếu logic trong khả năng của một cá nhân. “Cương lĩnh chính trị” mà ông Nguyễn Quang A đưa ra là một cương lĩnh của một “Tổ chức chính trị”. Nếu cá nhân mà làm được những điều như ông nói thì cần gì đến các “đảng chính trị” trên thế giới nữa? Đất nước chỉ thay đổi khi có một đội ngũ trí thức chính trị hùng mạnh với sự đồng thuận, sáng suốt và đoàn kết cao mới có thể thực thi một dự án chính trị đứng đắn. Chính trị rất rộng và không phải ai có nhiều bằng cấp là có thể làm chính trị, nó cần một sự cố gắng học tập và làm việc có tổ chức xuyên suốt thời gian của một đời người. Phải nói là những bản Cương Lĩnh đó không bao giờ thực hiện được với cá nhân một người, tôi có cảm giác là họ đang xem chính trị như một trò chơi nếu không muốn nói là họ thiếu hiểu biết về chính trị. Đây là ba câu hỏi của tôi, riêng cá nhân tôi. Tôi nghĩ chúng ta, giới trí thức và những người đang ứng cử và có ý định tự ứng cử nên tham khảo ba câu hỏi trên. Tôi trân trọng sự cố gắng của những người đang muốn thức tỉnh quyền bầu cử của nhân dân. Nhưng hàng trăm điều nhố nhăng, phản bội lại các giá trị tự do dân chủ của bản hiến pháp 2013 vẫn đang nằm một cách trơ trẽn trên giấy trắng mực đen. Điều mà chúng ta, các trí thức, nhất là trí thức chính trị cần làm là tìm ra một tổ chức chính trị đứng đắn để tham gia. Chỉ có tham gia vào một tổ chức chính trị đứng đắn mới có thể tạo ra một lực lượng đối lập đủ sức đối trọng với Đảng CSVN. Thay vì cố gắng chen chân vào các hiện tượng "sáng lên rồi lại tắt" để rồi làm lợi cho Đảng CSVN và làm phân tán đi sự chú ý của người dân... Nguyễn Hòa Bình (Thông Luận)
  19. Nằm trong bộ não của các cường quốc Bất chấp phản ứng của quốc tế, việc Bắc Hàn lặng lẽ rồi ồn ào tiến hành kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm cho thấy một mối nguy khác tại khu vực Đông Á. Sau bài “Bắc Hàn Cộng Sản muốn gì?” trên cột báo tuần trước, kỳ này hồ sơ Người Việt tìm hiểu tiếp về mối nguy xuất phát từ Bắc Hàn. Sự kiện đáng ghi nhớ là từ ba chục năm trước, trong khi Trung Cộng khởi sự cải cách kinh tế, chế độ Cộng Sản Bắc Hàn đã kín đáo thực hiện kế hoạch này. Sau đấy, Bình Nhưỡng không còn che giấu chủ đích, bất kể tới việc bị các nước trừng phạt, phong tỏa tài chánh, cô lập, đe dọa quân sự và cả chiêu dụ viện trợ hay việc Nam Hàn kêu gọi hòa giải và hợp tác để cải cách kinh tế. Ngần ấy biện pháp cứng rắn hay ôn hòa, dọa hay dụ, đều thất bại. Đầu năm nay, Bắc Hàn thử nghiệm võ khí hạch tâm lần thứ tư và vào ngày Tết Nguyên Đán còn phóng hỏa tiễn tầm xa để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo. Có khi thành công về kỹ thuật, có khi thất bại, Bắc Hàn vẫn kiên trì khẳng định ý chí trở thành một cường quốc quân sự có loại võ khí tuyệt đối. Vì sao? Vì sự dung túng của Trung Cộng khi Bắc Kinh cũng thiết trí hỏa tiễn trên các đảo nhân tạo mà ngang nhiên họ chiếm đoạt của xứ khác tại vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Hay vì Bắc Hàn thấy Hoa Kỳ đang hòa giải với hai chế độ hung đồ là Cuba và Iran nên cũng muốn tồn tại và được đối xử như vậy? Bài toán Bắc Hàn và bài toán Bắc Kinh Từ bản chất, minh định bài toán Bắc Hàn cũng đã là một bài toán! Phải chăng vì đấy là một hiện tượng đáng ngại của việc sản xuất và phổ biến võ khí tàn sát hàng loạt? Bắc Hàn không chỉ chế tạo bom hạch tâm mà còn cung cấp loại võ khí tàn sát cho chế độ hiếu sát tại Syria, cho tổ chức khủng bố Hamas và Hezbollah được Iran bảo trợ. Chính quyền Barack Obama xưa nay vẫn coi việc ngăn ngừa võ khí tàn sát là một ưu tiên chiến lược, vậy mà vẫn ngần ngại nâng mức trừng phạt Bắc Hàn, nay còn kết ước với Iran và đang muốn hợp tác với chế độ Bashar al Assad tại Syria để tìm giải pháp chống tổ chức khủng bố ISIL. Phải chăng vì Nam Hàn bị Bắc Hàn đe dọa với các loại võ khí quy ước? Nếu có bom hạch tâm thì họ không ngần ngại gây chiến trên bán đảo Triều Tiên và làm đảo lộn an ninh trong khu vực Đông Bắc Á khiến Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Cộng rồi Hoa Kỳ phải vào cuộc? Khi ấy, tại sao Bắc Kinh không thể hay không muốn can ngăn Bình Nhưỡng để khỏi gây thêm khó khăn cho Nam Hàn, là một nền kinh tế cần thiết cho thị trường Hoa lục? Hay là vì Bắc Hàn đã vi phạm nhân quyền một cách quá lộ liễu và không còn sợ ai khi đã có loại võ khí tuyệt đối? Như một người điên bắt giữ con tin và đòi tự sát bên một kho đạn? Hay như một tay hung đồ đang chứng tỏ khả năng tấn công lãnh thổ Hoa Kỳ bằng hỏa tiễn tầm xa và từ nay sẽ có đầu đạn hạch tâm? Như liệt kê ở trên gần ấy bài toán đều có lý do chính đáng và đáng ngại cho từng nước hay cho cả khu vực. Nhưng bài toán Bắc Hàn còn rắc rối hơn vậy. Dưới cái vẻ khật khùng điên cuồng, chế độ Cộng Sản Bắc Hàn thật ra biết lạnh lùng tính toán và có khả năng tính toán cao. Họ biết khai thác mâu thuẫn trong nội bộ từng quốc gia - trước nhất là Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Barack Obama - để chi phối đối sách của các nước trước mối đe dọa của họ. Nhờ vậy, dù có một quốc gia nghèo đói và nền kinh tế mạt rệp, ở giữa nhiều cường quốc quân sự và kinh tế, Bắc Hàn vẫn có thể tác yêu tác quái. Họ gây ly gián trong từng nước và giữa các nước với nhau, để bảo vệ một chế độ thuộc loại tồi tệ nhất. Các nước đó là Trung Cộng, Nam Hàn, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, và cả tổ chức ồn ào mà bất lực là Liên Hiệp Quốc. Nghĩa là một phần bài toán Bắc Hàn nằm tại các quốc gia khác. Mỗi khi các nước này nói đến một giải pháp cứng rắn thì lại có người can ngăn, rằng nếu không khéo xử thì sẽ có chiến tranh lan rộng. Chưa thấy chiến tranh thì Bắc Hàn đã tiến lên vị trí bất khả xâm phạm. Khi nhìn bài toán Bắc Hàn như vậy, chúng ta nên tưởng tượng ra... bài toán Bắc Kinh. Nó không khác mà nguy kịch gấp bội! Chưa tưởng tượng ra thì hãy nhớ tuần qua, khi Tổng Thống Obama tiếp đón nguyên thủ của 10 nước trong Hiệp Hội ASEAN để thảo luận về hợp tác kinh tế và an ninh trước đà bành trướng của Trung Cộng tại vùng biển Đông Nam Á thì có tin là từ ngày ba Tháng Hai, Bắc Kinh đã thiết trí hỏa tiễn địa - không loại Hồng Kỳ lớp 9, có tầm xa hơn 200 cây số, trên đảo nhân tạo họ chiếm đoạt của Việt Nam. Trong cuộc họp báo tại Rancho Mirage, Tổng Thống Obama lờ hẳn chuyện này, như là không có... Khi hung đồ nắm võ khí thì ai cũng cố nghĩ tới quyền lực mềm, hay giải pháp nhượng bộ. Sau khi thấy ra kích thước và bản chất quá rắc rối của bài toán, chúng ta có thể lặng lẽ đóng lại và quên đi. Hoặc nghĩ tới một khảo hướng khác... Hồ Sơ Người-Việt nhìn vào một hướng tiếp cận tích cực hơn, dù hơi trái khoáy. Phân giải bài toán Trước loại vấn đề nan giải như vậy, ai cũng mơ ước một kịch bản lý tưởng và đơn giản mà không tưởng, theo hướng cương hoặc nhu. Các nước đã có gần hai chục năm đối phó với Bình Nhưỡng khi lãnh tụ Kim Chính Ân còn là học sinh. Từ song phương tới đa phương, từ hai phe tới sáu nước (Nam-Bắc Hàn, Nhật, Tầu, Nga, Mỹ) các nhà ngoại giao đã thương thuyết mà không xong. Một lý do giải thích là vì muốn tránh rủi ro đụng độ trước mắt, người ta cố đẩy lui vấn đề và tự khen là hiếu hòa, nhưng tích lũy nhiều rủi ro lớn hơn. Cho đến khi hết chỗ lùi thì chiến tranh bùng nổ. Nay ta thử nhìn bài toán Bắc Hàn từ một giác độ khác. Từ cái đầu của các lãnh tụ côn đồ. Chế độ Cộng Sản Bắc Hàn xuất hiện sau Thế Chiến II nhờ Liên Bang Xô Viết và Trung Cộng với khẩu hiệu độc lập và tự chủ. Nó ra đời từ một vụ xâm lược trắng trợn của khối cộng sản là Chiến Tranh Triều Tiên 1950-1953. Sau đấy, từ năm 1953 tới nay, nó tồn tại như một di căn khi hai quan thầy cộng sản kia là Nga Tầu đều biến chất; tiêu vong như Liên Xô rồi tái sinh thành Liên Bang Nga; hoặc cải cách theo kinh tế thị trường mà vẫn duy trì phương pháp cộng sản và tinh thần Đại Hán là Trung Cộng thời nay. Chế độ ấy tại Bình Nhưỡng tự thấy mình là quái thai có thể sẽ bị hủy diệt vì trước mặt là Nam Hàn giàu mạnh có dân chủ, một nguồn khích lệ cho dân Cao Ly. Đằng sau Nam Hàn có Hoa Kỳ với lực lượng quân sự vẫn hiện diện chính đáng - trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc - từ Hiệp Định Ngưng Bắn tại Bàn Môn Điếm vào năm 1953. Chung quanh là các cường quốc Nga Tầu nay đang bắt tay làm ăn với Nam Hàn, lâu lâu mới cho mình một chút cơm thừa canh cặn. Chế độ Bắc Hàn sợ bị lật đổ, sẽ chịu chung số phận của Romania dưới thời Nicolas Ceaucescu, hay gần đây hơn, của Iraq dưới thời Saddam Hussein, Libya dưới thời Muamar Gadhafi. Nó nương tựa vào Bắc Kinh để gây rối mỗi khi Trung Cộng cần phô trương ảnh hướng. Nó muốn có một thỏa ước ngoại giao hợp thức hóa sự hiện hữu thay cho Hiệp định 1953, nhưng không tin vào sự kết ước ngoại giao ấy. Các cường quốc đã có thể ký kết nhiều hiệp định rồi xé nát, Hiệp định Paris 1973 cho Việt Nam Cộng Hòa là một thí dụ mà cả Nam và Bắc Hàn đều nhớ! Vì vậy, ngoài tờ giấy không đáng tin thì phải có một quả bom đáng sợ. Iran cũng tính như vậy nên đang được Chính Quyền Obama o bế. Cha con Gadhafi thì tìm thế kết ước với các nước Tây phương từ năm 2003 mà sau đó vẫn bị bức tử vì dại dột từ bỏ kế hoạch chế tạo võ khí tàn sát. Saddam Hussein cũng thế. Đâm ra, chính sự lật lọng của Hoa Kỳ mới củng cố lý luận bi quan và tàn khốc của các chế độ hung đồ. Tình đồng chí của Trung Cộng làm nốt phần vụ còn lại. Bắc Kinh luôn luôn chung thủy với bọn đồ tể họ nhào nặn lên. Họ có một hệ thống luân lý khác và khinh thường cái đạo lý ưa dời đổi của các nước dân chủ Tây phương. Tấm gương của Quốc Vương Pahlavi xứ Iran hay Tổng Thống Hosni Mubarak của Ai Cập đã chiếu tới Bình Nhưỡng. Và Bắc Kinh với Bắc Hàn hiểu nhau hơn cả, họ có sự thông cảm của phù thủy với âm binh. Và cách Hoa Kỳ vuốt ve Cuba hay Hà Nội ngày nay càng củng cố lý luận quái đản ấy: Phải chơi với Mỹ trên thế mạnh. Cứ chửi cha Hoa Kỳ thì dù độc tài hay tham nhũng vẫn được ôm hôn thắm thiết. Nói về võ khí tàn sát thì Pakistan và Ấn Độ đều đạt thành tích ngoại giao là đã chế bom hạch tâm mà vẫn có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, chứ làm gì có chuyện đoạn giao? Sau cùng, khi phân giải bài toán Bắc Hàn trong cái đầu của Bình Nhưỡng, người ta không quên trường hợp của ba quốc gia từng bị Hoa Kỳ kết án là “Trục Tội Ác”: Iraq, Iran và Bắc Hàn. Ngày nay, Iraq đã bị loạn to, Iran đang được Hoa Kỳ giải vây, còn Bắc Hàn thì vẫn đứng ngoài. Họ kết luận: Ta không thể tiêu vong và lại còn được Mỹ o bế nếu có võ khí tuyệt đối trong tay! Kết luận ở đây là gì? Dựa trên đạo đức nửa mùa, chánh sách đối ngoại của Hoa Kỳ thực tế khuyến khích các chế độ tà ma độc ác, cho tới khi lãnh tụ của họ được trải thảm đỏ mời vào Washington chụp hình. Trong khi Bắc Kinh lặng lẽ xây đảo nhân tạo và tủm tỉm cười về lẽ tất thắng của sự tà ma. Khốn nỗi, chân lý quái quỷ ấy lại chưa thấm vào cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ! Hùng Tâm (Người Việt)
  20. VIỆT NAM – Ông Phạm Trọng Đạt, Cục Trưởng Cục Chống Tham Nhũng – Thanh Tra Chính Phủ, vừa cho truyền thông biết là Cục của Ông, trong suốt thời gian Tết Bính Thân đã không phát hiện được một trường hợp vi phạm quy định về tặng quà , lãng phí, hay nhận quà không đúng quy định nào cả. Nhưng ông Đạt cũng cho biết là, qua 3 đường dây nóng của Cục, tính cả trước, trong và sau thời gian Tết Bính Thân, đã có tổng cộng 156 nguồn tin tố giác tham nhũng và tặng quà. Ông Đạt nói việc xử lý các vi phạm rất khó khăn, đặc biệt ông Đạt nói là chủ yếu thuộc vào tính tự giác, trung thực của người nhận quà hay tặng quà. Đọc tin tưởng mình nằm mơ! Truy tìm kẻ tham nhũng mà đặt tiêu chuẩn là việc tặng và nhận quà có “trung thực” và “tính tự giác” của người tặng và người nhận thì làm sao mà quyết định? 156 tố giác mà không phát giác được trường hợp nào thì đủ thấy khả năng của ông Đạt và Cục của Ông. Tuy nhiên qua sự kiện này, cũng chả ai ngạc nhiên về hậu quả của hệ thống “giao trứng cho Ác” của CSVN. Có ngạc nhiên và sững sờ hay chăng chỉ là sự “thoải mái” trong phát biểu “khơi khơi” của ông Cục Trưởng mà thôi! (CTM)
  21. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp chính thức Tổng thống Mỹ Barack Obama, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị liên quan. Ảnh: TTXVN Hội nghị thượng đỉnh Mỹ ASEAN được chuẩn bị từ rất sớm, Quốc hội và Thượng viện Mỹ đều ủng hộ, cùng với chuyến đi thăm Lào, Cămpuchia và Trung Quốc của bộ trưởng ngoại giao John Kerry trước đó một tháng, cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc thiết lập một trật tự nhằm chống lại sự bành trướng cũng như những hành động bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Đứng trước một thực tế chia rẽ khá rõ trong nội bộ ASEAN, đặc biệt trên vấn đề biển Đông, ngoài tổng thống Philippines, ông OBAMA đặt hy vọng nhiều vào ông Dũng. Nhưng, sau hai ngày họp, tuyên bố chung đã không nhắc tới Biển Đông. Đây trước hết là thất bại của Mỹ, thất bại của chính ông OBAMA. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu trong hội nghị có nói ý rằng, ông OBAMA muốn đặt những viên đá lát đường, để cho chính quyền tiếp theo, dù tổng thống kế nhiệm là ai, thuộc đảng nào, cũng sẽ dẫm lên những viên đá đó để bước tiếp. Việc tuyên bố chung không nhắc tới biển Đông, và không có từ nào động đến Trung Quốc, một mặt phản ánh tình trạng chia rẽ trong khối ASEAN là rất lớn, mặt khác chứng tỏ thủ đoạn vận động hành lang của Trung Quốc là rất thâm độc. Nhưng điều chúng ta, những người dõi theo từng bước đi thành bại của ông Dũng, có thể nói rằng đây một lần nữa là thất bại của ông Dũng. Một lần nữa chứng minh bản lĩnh của ông Dũng, không phải như nhiều người vẫn tưởng. Có thể nói có phần hơi tệ rằng “ông thực chỉ là sắt rỉ”. Ai cũng biết rằng, dù ở đâu, ở chỗ nào, dù ông là Thủ tướng, ông cũng chỉ được phép phát ngôn những gì mà Bộ Chính trị hoặc chính đích thân ông Trọng, nhân danh tập thể Bộ Chính trị cho phép. Đáng lẽ ông không được phép có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh này, vì ông không còn tư cách đại diện chính trị nữa. Theo truyền thống, ông thừa biết, thực chất từ sau Đại hội 12, ông đã bị loại khỏi cuộc chơi, ông không vai trò gì. Người tháp tùng ông, Phạm Bình Minh, uỷ viên bộ chính trị, dù vẫn là phó thủ tướng, nhưng theo cơ chế đảng lãnh đạo, đã trở thành cấp trên trực tiếp của ông. Nếu mới đây ông Minh còn là người giúp việc cho ông, thì bây giờ ông Minh là người giám sát ông và ra chỉ thị trực tiếp cho ông. Và bổn phận của ông là chấp hành. Đây chính là cái trớ trêu luôn có vị đắng trong trò chơi chính trị. Trước một hội nghị thượng đỉnh có ý nghĩa quan trọng đặc biệt với Việt Nam, lại bao gồm tất cả các nguyên thủ của ASEAN với Tổng thống Mỹ, mà cho đến tận hai ngày trước ngày khai mạc, vẫn “không biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ có mặt hay không”, trong khi BBC ngày12/02 đưa tin “Người phát ngôn của Miến Điện nói Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng không dự hội nghị ở California”. Rõ ràng là trong bộ chính trị người ta đang cãi nhau, và ông Phạm Bình Minh đã được chỉ định thay thế. Người ta vẫn theo cách truyền thống là không để người hết vai trò, nhất là do bị loại, được phép xuất hiện trong các sự kiện. Trên bàn cân lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của đảng, lại một lần nữa khẳng định lợi ích của đảng có sức nặng hơn, coi trọng hơn. Bộ chính trị có thể chỉ tỉnh ngộ khi chính Mỹ, chính ông OBAMA là người thúc giục để ông Dũng tham dự. BBC đưa tin, “một nhân vật cao cấp trong bộ ngọai giao Mỹ điện đàm với bộ trưởng Phạm Bình Minh ngày12/02 và trước đó, đích thân Đại sứ Mỹ xin gặp phía Việt Nam để thuyết phục”. “Đến cuối giờ chiều ngày thứ Sáu 12/2, Việt Nam xác nhận với Mỹ sẽ có thay đổi, để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn”. Mỹ ý thức được ý nghĩa của Hội nghị đối với vấn đề chủ quyền biển của Việt Nam, và biết được giá trị của cá nhân ông Dũng. Bộ Chính trị đảng cộng sản, cuối cùng có vẻ cũng ý thức được điều đó. Rất tiếc, người duy nhất không cảm nhận được, lại là chính ông Dũng. Ông đã không hiểu thông điệp mà chính phủ Mỹ, có thể của chính tổng thống OBAMA gửi gắm ông. Và nhất là ông không biết rằng, trên sân khấu chính trị Việt Nam, ông thực ra chỉ còn là cái xác. Ông sẽ vĩnh viễn biến mất. Sẽ không có ai để ý tới những gì ông làm, những điều ông nói nữa. Vì vậy, đây là cơ hội duy nhất còn lại, lần cuối cùng hiếm hoi, cờ lọt tay ông. Đáng lẽ ông phải tuyên bố rằng Việt Nam hoàn toàn đứng về phía Mỹ để thiết lập lại trật tự trên biển Đông, kiên quyết đập tan mọi ý đồ quân sự hóa biển Đông và đe dọa chiếm đoạt biển Đông bằng sức mạnh quân sự. Việt Nam dứt khóa từ bỏ lập trường ba không, (không liên minh, liên kết, không đa phương hóa, quốc tế hóa biển Đông, không sử dụng vũ trang trong các tranh chấp chủ quyền), thực chất là lập trường “ba tự cô lập”, đúng với ý muốn của Trung Quốc, tự trói mình ngồi nhìn Trung Quốc tự tung tự tác, tự tạo ra sức mạnh cho phép chế ngự và chiếm đoạt vĩnh viễn. Đáng lẽ ông phải nói “Bạn xa tốt hơn láng giềng xấu”. Làm bạn với tất cả, nhưng phải trừ những kẻ xấu, bởi vì kẻ xấu làm mất giá trị của người tốt. Xếp tất cả vào một giỏ là xúc phạm quy tắc giá trị. Sẽ không có ai là bạn thật trong cái giỏ hổ lốn đó. Trong nguy nan, anh sẽ đứng một mình. Lúc cháy nhà tất cả sẽ chỉ đứng nhìn. Ông phải đặt những viên đá lát, để những người đến sau ông, không có chỗ nào khác để đặt chân. Ông phải là người bẻ ghi, để con tàu Việt Nam không thể đi ngược lại. Và đó là ông làm lịch sử. Thật tiếc, ông đã chỉ nói những gì đảng của ông vẫn nói. Ông vẫn chỉ làm cái việc của một con vẹt. “Những diễn biến phức tạp gần đây trên một số vùng biển ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, đang gây lo ngại sâu sắc cho cộng đồng quốc tế, bị đánh giá thuộc mức rủi ro cao nhất liên quan đến xung đột và có thể ảnh hưởng tiêu cực cho hòa bình và phát triển ở khu vực và toàn cầu”. Ông mờ nhạt, trùng lặp và tẻ nhạt, có thể đã làm cho vấn đề biển đông trở thành nhạt nhẽo, khi chính ông đại diện nhà nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, bị mất nhiều nhất. Và một trong những mục tiêu quan trọng của Hội nghị đã không đạt được. Vấn đề biển Đông đã “không được nhắc tới” trong tuyên bố chung. Còn ông, sau cơ hội cuối cùng này, chắc sẽ chẳng còn ai nhắc đến nữa. Có thể nói lời vĩnh biệt. Bùi Quang Vơm (Ba sàm)
  22. Về việc riêng Việt Nam chưa có một phản ứng chính thức công khai nào đối với chuyện tên lửa của ‘đồng chí tốt’ ấy… cũng biết nhà nước Việt Nam có phỏng cách riêng của mình, truyền thống lãnh đạo riêng của mình…. nhưng lại xin bàn chút… Riêng tôi giả định đối với Ba Đình chuyện này là không bất ngờ và đã đoán cách đây lâu rồi nên có thể tính ra phản ứng bằng mồm là sẽ không mang lại kết quả gì. Cũng có khả năng mà ‘ta’ đã có thông tin này trước rồi và chính vì thế mới có Ngài TT đời hỏi TT Ô hành động ‘mạnh mẽ hơn, thực tế hơn.’ Cho đến thời điểm mà nhà nước Việt Nam có một phỏng cách cởi mở, công khai, minh bạch hơn thì cũng khó đoán. Nhưng điểm chính tôi xin nêu ngày hôm này, ngày 18 tháng 2 này, là đối với vấn đề ngoại giao. Lúc 7:30 giờ sáng này đọc bài báo trên trang đầu của New York Times thấy một câu làm cho mình khá là bất bình: “Việt Nam có vẻ là không có một phản ứng lập tức nào đối với tin tức này.” Đọc xong, tôi suy ngẫm một chút. Muốn giữ được một quan hệ tính ngoại giao, muốn tránh việc phản ứng quá là vội? Thì cũng hiểu. Nhưng, ít nhất, hãy cho thế giới biết lập trưởng của mình các bạn ở Ba Đình ơi! Nghĩ như thế này có được không? Hoặc là lại “bạn chưa hiểu được về Việt Nam”? Kiểm tra trang web của Bộ Ngoại giao thấy “Điện mừng nhân dịp Quốc khánh Cộng hòa Xéc-bi-a” và tên lửa ở….. CHDCND Triều Tiên…. nhưng chưa thấy gì về chuyện nhạy cảm ở Hoàng Sa…. biết biết, nói to mồm chưa chắc là hữu hiệu. Song, để có được một tuyên bố vừa phải thì nên hay không? Nghĩ là không tôi cũng sẽ nghe nhưng đến lúc đo tôi sẽ tiếp tục lo về “hồ sơ” này. Việc toàn thế giới đều biết quá là rõ rằng Ông Tập thực sự đang âm mưu để quân sự hoá toàn Biển Đông tôi đoán là sẽ mang lại một số thay đổi cụ thể trên chính trường quốc tế và khu vực và tôi đoán cũng sẽ mang lại những phản ứng cụ thể từ phía Mỹ và các nước, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, phải chờ xem ra sao. Trong khi đó, tôi sẽ giữ hy vọng nhóm người lãnh đạo của Việt Nam có thể phấn đấu để nâng cao tính chuyên nghiệp và kịp thời của cách hành động và cách tiếp cận cộng đồng quốc tế. Đã ngày 18 tháng 2, 2016 rồi. JL (Blog Xin Lỗi Ông)
  23. Trung Quốc đã có một bước leo thang nghiêm trọng khi 'uy hiếp mạnh mẽ' an ninh khu vực và quốc tế, trong đó có Việt Nam, khi họ triển khai hỏa tiễn ở Hoàng Sa và công luận quốc tế cần được kêu gọi có một thái độ mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh, theo một cựu Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam. Trao đổi với BBC hôm 17/02/2016, Tiến sỹ Trần Công Trục nói: "Việc này là một bước leo thang rất mạnh mẽ và là một sự uy hiếp rất nghiêm trọng của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực và quốc tế và đặc biệt Việt Nam. Tôi cho rằng các loại tên lửa đặt ở Phú Lâm, chắc chắn họ sẽ đem xuống các thực thể mà họ đã xây đảo nhân tạo, thì rõ ràng quốc phòng, an ninh của Việt Nam bị đe dọa rất mạnh mẽ. "Và điều đó là một mối đe dọa chung, không những ở Việt Nam mà cả khu vực nữa. "Cho nên tôi nghĩ rằng là cần phải có một thái độ mạnh mẽ hơn và đặc biệt cần phải có một sự kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên Hợp Quốc, trong việc tỏ rõ một thái độ rõ ràng, cương quyết hơn và mạnh mẽ hơn... trước sự leo thang của Trung Quốc... tôi cho rằng hết sức nghiêm trọng." (BBC)
  24. VIỆT NAM – Sáng ngày 17 Tháng Hai, 2016, trong phiên họp thứ 45 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (UBTVQH) ông Hà Hùng Cường, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp, đã thay mặt chính phủ xin lùi thời gian trình dự án luật biểu tình, đáng lẽ sẽ phải xẩy ra vào kỳ họp thứ 11 của Quốc Hội khoá 13 vào Tháng 3/2016, và sẽ trình Quốc Hội vào kỳ họp thứ 2 của Quốc Hội khoá 14 vào cuối năm 2016, tức là xin lùi lại 9 tháng nữa. Trong phiên họp vừa rồi, ông Phan Trung Lý, Chủ Nhiệm Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội chỉ ra rằng Luật Biểu Tình đáng lý ra đã phải được trình Quốc Hội từ kỳ họp thứ 9, nhưng cứ bị xin lùi mãi cho tới Tháng 3/2016 và bây giờ lại xin lùi thêm 9 tháng nữa, tới cuối năm nay. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ Tịch Quốc Hội đã chất vấn ông Hà Hùng Cường là tại sao chính phủ cứ xin lùi mãi Luật Biểu Tình, và cho biết là UBTVQH không đồng ý với việc lùi, và phê phán việc làm của chính phủ là thiếu nghiêm túc. Để phân trần thì ông Hà Hùng Cường cho biết là theo ý của ông, thuộc thiểu số, thì Luật đã sẵn sàng để trình Quốc Hội rồi, nhưng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định xin lùi. Nghe kẻ nói qua người nói lại, nói chung vẫn chỉ là nói quanh. Quyền biểu tình là quyền Hiến định, không cần phải có Luật người dân mới được biểu tình. Nhà nước tìm đủ mọi cách để dìm, để ngâm luật, lấy cớ không chính đáng để ngăn cấm không cho người dân biểu tình. Xem ra người dân chắc phải dùng quyền Hiến định của mình để xuống đường biểu tình phản đối việc trì trệ ra Luật Bìểu tình thì mới mong thoát ra được cái ma trận hắc ám mà Đảng đang vẽ ra để người dân quên đi quyền hạn của mình. (CTM)
  25. Những người lính hối hả đi lên biên giới phía Bắc...ai còn ai mất Cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979, là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc chống họa xâm lăng của kẻ thù phương Bắc, cũng như biết bao cuộc kháng chiến chống xâm lược khác của dân tộc VN. Tuy nhiên, cuộc chiến đó đã bị bỏ quên và không hề được nhắc tới. Cố tình lãng quên cuộc chiến 1979 Sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, song do sai lầm về chính sách đối ngoại, VN lại phải đối mặt với kẻ thù mới đó là người đồng chí TQ, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh Biên giới tháng 2.1979. Đây tuy là một cuộc chiến ngắn ngủi, những đã gây ra nhiều hậu quả thảm khốc cho VN về người và của trên khắp 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Đã có đến hàng chục ngàn người thiệt mạng và thương vong. Tuy vậy, do tính nhạy cảm trong quan hệ giữa VN và TQ nên cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc không được coi trọng, thậm chí mọi hoạt động tưởng niệm về sự kiện này ở VN luôn bị cấm đoán và cản trở. Theo VNN online, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ công an trả lời phỏng vấn có nói rằng: "Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979, ngay cả trong những năm kỷ niệm chẵn. Hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này. Theo tôi, không có gì nhạy cảm ở đây, khi tưởng niệm một chiến công oanh liệt đến thế của dân tộc.” Đánh giá về tình trạng này, ông Trần Đức Thạch một cựu chiến binh ở Nghệ An cho biết: “Từ sau Hội nghị Thành đô thì hầu như Đảng CSVN và nhà cầm quyền đã tuân thủ theo một thỏa thuận nào đấy với TQ, nên họ đã có những đối xử hết sức bất nhẫn và rất nhẫn tâm với lại hàng vạn đồng bào của mình đã hy sinh ở các tỉnh Biên giới phía Bắc, khi mà TQ mở cuộc tấn công xâm lăng. Với riêng cá nhân tôi thì nghĩ rằng đó là cái việc phi đạo lý, phi lương tâm và nó thể hiện sự phản bội của Đảng CS.” Mới đây nhất, trong diễn văn kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng CSVN, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ nhắc đến những người hy sinh trong cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Còn những người hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ đất nước sau 1975, như đánh nhau với Polpot, hay Trung Quốc ở Biên giới Phía Bắc, và ở Biển Đông đã không hề được nhắc tới. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Cựu Đại sứ VN tại Trung Quốc thấy rằng, nhà nước lẽ ra phải quan tâm đến cả đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, trong khi vẫn kỷ niệm các sự kiện trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Ông nói: “Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Chúng tôi lấy làm lạ lắm, mấy năm nay, đáng lẽ chính phủ phải làm việc đó. Tôi nghĩ rằng đó là việc của Việt Nam thì Việt Nam làm. Việc gì phải sợ Trung Quốc không bằng lòng. Hay việc gì phải theo ý kiến của Trung Quốc. Tôi cho việc ấy là một việc rất không bình thường. Nhiều bia tưởng niệm trận chiến 1979 bị đục bỏ Đó là bằng chứng cho thấy cuộc chiến Biên giới phía Bắc năm 1979 đã bị bỏ quên. Trong một lần trả lời RFA, Thiếu tướng Lê Duy Mật nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang khẳng định: “Đó là việc ngăn cấm mà tôi không hiểu ý đồ của nhà nước là như thế nào. Ý đồ nhà nước thế nào thật ra tôi không rõ. Nhiều ngày lễ kỷ niệm nó cũng chẳng kỷ niệm cái gì. Sử sách không viết cái gì cả. Người ta quên cả việc đó cho nên người ta nói bậy. Thí dụ như tay Tổng Tham mưu trưởng nói bậy. Kẻ thù thế nào chẳng rõ, rồi chiến lược sách lược thế nào không rõ. Thế rồi ông Phùng Quang Thanh cũng nói chung chung dĩ hòa vi quý thôi.” Ngậm ngùi người lính còn lại Với tư cách là một người lính đã từng cầm súng bảo vệ tổ quốc, ông Trần Đức Thạch chia sẻ suy nghĩ của ông: “Có thể nói đó là một cuộc chiến đấu Vệ Quốc của những người lính và đồng bào ta ở Biên giới phía Bắc, song đã bị họ lãng quên, đây là một điều rất đáng buồn và làm cho những người lính như chúng tôi rất khắc khoải. Với tâm thế của một người lính thì chúng tôi nghĩ rằng, lịch sử đã xảy ra như vậy và thân phận của mình như vậy, nhưng bây giờ chúng ta thật bình tâm để nghĩ lại đau thương của dân tộc mà trong đó có số phận của những người lính, thì tôi nghĩ cần phải trân trọng. Có thế mới làm cho lòng yêu nước của người dân được nâng lên, vì nếu không khích lệ được lòng yêu nước của người dân thì chắc chắn sẽ hứng chịu một thảm họa mất nước.” Cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979 đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề và còn có rất nhiều việc cần phải làm. Thiếu tướng Lê Duy Mật cho biết: “Bây giờ thì đã và đang làm, còn nhà nước thế nào, thái độ, quan điểm và chính sách thế nào thì hiện nay còn chờ nhà nước. Nói chung là có ba bốn việc phải làm. Một là liệt sĩ, hai là nhân dân của mình bao nhiêu đời ở bên đây, bây giờ về đất họ. Thứ ba là cắm mốc biên giới. Thứ tư là các chính sách. Thứ năm là viết sử cho cuộc chiến đó vì đối tượng chiến tranh với Trung Quốc là đối tượng khác, đối tượng đặc biệt không giống với thằng Pháp, thằng Mỹ đâu. Cho nên nếu nhà nước không làm là không có quan điểm, thiếu trách nhiệm và chính sách không tốt, lòng người không tốt, đấy!” Hoàn cảnh sống hiện nay của những người lính sau khi trở về cũng hết sức khó khăn, điều đó đã khiến cho họ có không ít những điều trăn trở. Cựu chiến binh Trần Đức Thạch chia sẻ: “Có thể nói cho đến bây giờ cuộc chiến đấu của các chiến sĩ ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã bị đối xử quá tàn tệ. Còn những người lính như thế hệ chúng tôi bây giờ cũng không khá hơn được bao nhiêu, việc đảm bảo cuộc sống cho những người lính qua các cuộc chiến tranh đến bây giờ thì rất là tồi tệ, nó cũng không khá hơn được bao nhiêu. Nói chung những người lính cũng như những múi chanh khi bị họ vắt hết nước thì họ quẳng đi, phục vụ lợi ích cho người ta rồi thì qua cầu họ rút ván. Đấy là tình trạng chung.” Cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979 cần phải được ghi nhớ và ghi vào sách sử, vì đây là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử dưới các triều đại như Lý, Trần, Lê hay Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng bọn xâm lược phương Bắc. Việc không quên lãng cuộc chiến tranh này, chính là để các thế hệ hiện tại khắc cốt ghi tâm, tưởng nhớ đến những người đã chiến đấu bảo vệ sự vẹn toàn của tổ quốc. Anh Vũ (RFA)

×
×
  • Create New...