Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39160
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Lính Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng (Ảnh tư liệu) Những con người sống sót qua khói lửa chiến tranh năm 1979 ở biên giới phía Bắc Việt Nam nay về đâu? Làm gì? Và thời gian có làm thay đổi được số phận chất ngất nỗi đau mất mát, làm lành vết thương lòng của họ hay không? Đó là những câu hỏi mà tôi muốn tìm câu trả lời dù rất mảy may chính xác trong bài viết này. Có lẽ, cũng cần phải nói rằng đối với nhiều người Việt Nam và đối với lịch sử Việt Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc do Trung Quốc gây ra đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mệnh con dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh tàn khốc và biểu hiện rõ nét tính man rợ của người Trung Quốc trong chiến trận kể cả lúc người ta thắng hay thua. Và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, mặc dù nhà cầm quyền đã cố ém nhẹm, lấp liếm bằng nhiều cách, mãi đến năm 2016, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới có hành động đến viếng mộ những liệt sĩ của cuộc chiến tranh này và công khai hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như một sự vớt vát về trách nhiệm lãnh đạo cũng như lương tri con người. Nhưng trước đó, vết thương chiến tranh đã khảm sâu vào tâm hồn dân tộc. Vết thương vẫn chưa bao giờ nguôi mưng đau khi nhà nước còn cố giấu giếm. Và đã có bao nhiêu số phận, bao nhiêu con người vĩnh viễn ngã xuống, cũng như đã có bao nhiêu cuộc đời trở nên trơ trọi vì mất người thân, mất chỗ dựa bởi cuộc chiến tranh gây ra? Con số khó bề mà đếm xuể. Nhưng dù sao đi nữa, dù không nói ra nhưng vẫn có nhiều gia đình liệt sĩ Cộng sản được công nhận, được truy lĩnh tiền tuất. Nhưng, đó cũng chỉ là những con số đầy chất tượng trưng, nó tỉ lệ với bia mộ liệt sĩ và những cuốn danh sách quân nhân chưa bị đốt cháy, thất lạc (có thể lý do sẽ là chiến tranh tàn phá!). Đó là chưa muốn nói đến hàng triệu người dân mất tất cả, từ người thân cho đến nhà cửa, tài sản, thậm chí một phần thân thể giúp họ duy trì sinh nhai cũng bị mất. Và những con người, những số phận bị chiến tranh vùi dập này đã về đâu? Cũng xin nhắc lại là hiện tại, đang là mùa Xuân, những ngày này, trước đây ba mươi bảy năm, họ là em bé, là thanh niên mới lớn, là người mẹ trẻ, là đứa bé mới ra đời… Và chiến tranh đi qua đã cướp đi nhiều thứ có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của họ. Họ phải đối diện với sự cô đơn, trơ trọi, phải tiếp tục sống suốt ba mươi bảy mùa Xuân kế tiếp và những mùa Xuân sau nữa. Những mùa Xuân Tây Bắc. Tôi nhấn mạnh mấy chữ Mùa Xuân Tây Bắc để thấy rằng dường như đất trời, thời gian và con người Tây Bắc chưa bao giờ thoát khỏi sự khổ nạn có tên Trung Quốc. Bởi lẽ, trước đây ba mươi bảy năm, trong một ngày đẹp trời, một buổi sáng bình yên, hoa lan rừng nở, chim hót và sương mù giăng mắc, hương rừng ngào ngạt, đất trời khởi sắc… Bỗng dưng súng nổ, khói thuốc bay, tiếng khóc, cái chết và máu tràn ngập, sự sống trở nên lạc lỏng và mong manh chưa từng thấy! Cái chết đến từ Trung Quốc, đến từ một quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”, từ một “người anh em quốc tế Cộng sản”, từ một “anh cả Cộng sản chủ nghĩa”… Và ai phải chết? Đó là những người lính cả hai phía, những người lính bị nhồi sọ giết tróc vô tội vạ của hồng vệ binh Trung Quốc và những người lính say chiến khi ngửi phải thuốc súng của quân đội Cộng sản Việt Nam. Cả hai phía, một bên xâm lược, một bên chống chọi bảo vệ đất nước. Nhưng cả hai bên đều được đào tạo dưới mái trường Cộng sản và cả hai bên đều xuất thân từ dân đen khốn khó. Chỉ có những dân đen, những người lính phải trả giá cho cuộc chơi đầy thách thức và bốc đồng của Đặng Tiểu Bình với trung ương Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ. Họ Đặng đã tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học!”. Và không hiểu cái bài học đó có thấm nhuần gì với mấy ông Cộng sản Việt Nam hay không nhưng rõ ràng là nhân dân đã trả học phí cho bài học đó bằng xương máu và nỗi đau dai dẳng! Và sau bài học đó, cả Cộng sản Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam vẫn vinh thân phì gia, chẳng hề hấn gì. Chỉ có nhân dân là mất mát mọi thứ, mất cả lẽ sống. Và cũng sau mùa Xuân chết chóc 1979, những con em người Việt may mắn sống sót, lại tiếp tục chết trong tay Trung Quốc bởi một cuộc chiến tranh khác. Cuộc chiến tranh này cũng không gây hề hấn gì tới giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, thậm chí nó còn tạo ra những cái bắt tay chứa đầy lợi lộc cho hai tay trùm Cộng sản này. Nếu như năm 1979, những con em bơ vơ, lạc lõng sau chiến tranh phải chật vật bới từng hạt gạo trong đống đổ nát chiến tranh để cầm hơi mà sống thì hiện tại, những con dân sống sót lại tiếp tục oằn lưng cõng một cuộc chiến tranh khác, đó là chiến tranh của miếng ăn. Thật là đau lòng khi hầu hết những cửu vạn thồ hàng, bốc hàng lậu từ Trung Quốc về Việt Nam lại chính là những người từng mất mát, đau đớn trong cuộc chiến tranh biên giới 1979! Bởi sau khi cuộc chiến đi qua, họ trơ trọi và nghèo khổ, họ kiếm sống bằng nhiều cách. Và cuối cùng, đi làm cửu vạn là cách khả dĩ nhất đối với những người chỉ còn biết hy vọng vào đôi tay, tấm lưng và đôi chân tõe ngón vì bươn bả với cuộc đời của họ. Nếu như cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng, tài sản và niềm hy vọng tương lai của hàng vạn gia đình thì cuộc chiến tranh hiện tại mà vũ khí chính là hàng giả, hàng độc hại từ Trung Quốc đang ồ ạt tấn công vào từng cơ thể, từng sinh mệnh Việt Nam ( xin giới hạn đây chỉ là cuộc tấn công ở biên giới phía Bắc và có tác động đến những con người từng trải qua cuộc chiến 1979). Và thay vì chiến đấu chống với nó, những nạn nhân cuộc chiến tranh 1979 lại tự biến họ thành những người lính của Trung Cộng, mang thứ vũ khí chết bằng đường miệng, đường tiêu dùng về đầu độc đồng bào, dân tộc của mình. Thật là đáng sợ khi nghĩ về miếng ăn, chỗ ở và cái mặc. Dường như con người đã tê liệt hoàn toàn bởi cái nghèo và sự sợ hãi về nó. Những người làm cửu vạn mang hàng Trung Quốc vào Việt Nam có đáng trách hay không? Nói đáng trách cũng đúng mà nói đáng thương cũng không sai. Đáng trách bởi họ đã không vượt qua được sự bế tắc cũng như sự cám dỗ của đồng tiền (mặc dù phải trả giá bằng mồ hôi nước mắt mới có được nó!). Nhưng đáng thương bởi họ đâu có cơ hội nào khác để mà lựa chọn! Suy cho cùng, hàng hóa Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam, kẻ có lợi vẫn là kẻ có quyền thế trong bộ máy nhà nước, từ những quan chức hải quan, cửa khẩu, biên phòng cho đến quan chức cấp tỉnh, cấp trung ương… Tất cả bọn họ đều được hưởng một phần không nhỏ lợi lộc bởi các kênh hối lộ, đút lót, đổi chác quyền lực với chỉ thị bề trên Trung Cộng… Và, cái chết vẫn thuộc về dân đen, từ người tiêu dùng cho đến người vận chuyện, họ lao lực với đồng tiền công chỉ đủ để tồn tại mỗi ngày, không có bảo hiểm, không có lương hưu và cũng không có gì bảo đảm rằng ngày mai họ ngã bệnh, những ông chủ, bà chủ đã thuê họ thồ hàng, bốc hàng sẽ ghé đến và cho họ một lon sữa. Suy cho cùng, nhân dân bao giờ cũng là nạn nhân của kẻ bán nước, kẻ thỏa hiệp và kẻ cơ hội! Và bây giờ, mùa Xuân 2016, khi mà lịch sử một lần nữa phải được minh bạch, thì có những cuộc đời, những số phận của nhân dân đi qua cuộc chiến tranh ấy phải mãi mãi trôi và chìm. Họ trôi vào dòng lãng quên, ém nhẹm của chế độ và họ chìm dần vào những cơn đau mới, cái chết mới do Trung Quốc mang đến dưới sự bảo trợ, nội ứng của nhà nước Cộng sản Việt Nam. Có thể nói rằng người dân Tây Bắc, người dân của những tỉnh gần Trung Quốc đã sống như những bông hoa lan rừng, sống âm thầm, lặng lẽ tự hút tinh chất của gió trời để vặn mình trổ hoa, để rồi khi sức tàn lực tận, lại chết một cách lặng lẽ nơi núi rừng, im hơi và lặng tiếng. Lại một mùa Xuân mới trên biên giới phía Bắc Việt nam, mùa Xuân thứ 37. Nó đủ dài để biến một đứa bé thành một người cha, người mẹ và nó cũng đủ dài để biến một mùa Xuân thành một tiếng thở dài. Hun hút! VietTuSaiGon's Blog (RFA)
  2. Thật là một ngày đầy kịch tính. Vở kịch cho tới lúc này vẫn chưa mất hết tính thời sự và hấp dẫn bởi không ai đoán được kết cục của nó ra sao. Người thì tin vai ác vẫn… ác kẻ thì cho rằng đã đến lúc phải thay đổi cách nghĩ về lịch sử cũng như vai trò của quần chúng. Vở kịch được các vai diễn xuất sắc, chỉ có một vai đang được khán giả chờ xem nhất lại …không ra sân khấu. Thất vọng, khán giả réo tên ông liên tục, trong tiếng réo ấy văng vẳng có tiếng chửi, bảo ông đang lừa tiền vé của người nghèo. Chắc ông Đinh La Thăng cũng không ngờ dân chúng Sài Gòn lại cuồng ông đến thế, đến nỗi đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược cũng mang ông ra làm đối tượng để lớn tiếng kêu gào mặc dù lúc ấy ông có thể quên hoàn toàn, không nhớ cái ngày 17 tháng Hai là ngày mà cả miền Bắc năm xưa ngập mùi thuốc súng. Lúc ấy ông vừa 19 tuổi và chúng tôi tin là ông ở Hà Nội nên không biết được người dân 6 tỉnh biên giới Việt Trung bị bọn xâm lược tàn sát như thế nào. Cả cuộc đời ông không có cơ hội cầm súng và vì vậy ông không biết tiếng nổ bộc phá làm cho tai người lính ù tai ra sao và tiếng AK47 của quân thù bắn vào mình âm thanh của nó có khác với tiếng súng M16 của đế quốc Mỹ hay không. Tiếng AK dĩ nhiên là to và mạnh hơn, nhưng vì nó được cầm trong tay người đồng chí phương bắc nên rõ ràng nó tàn bạo và thù hận hơn nhiều. Ngày xưa ông không biết, 37 năm sau ông cũng không muốn biết và vì vậy người dân réo cho ông biết. Họ tập trung tại bến Bạch Đằng dưới chân tượng Trần Hưng Đạo chỉ với lý do duy nhất: nhắc nhở cả nước rằng ngày này 37 năm xưa bọn Trung Quốc đã xua quân tàn sát người Việt. Họ tin sáng hôm 17 tháng hai năm 2016 sẽ khác năm ngoái, ít nhất là không bị cản phá, cướp bóc và chà đạp như mọi năm. Họ tin vậy vì thấy ông về lãnh chức Bí thư Thành ủy, chức lớn như trời và họ tin, tin không cần suy nghĩ. Ngoài Bắc ông Trương Tấn Sang thắp nhang tạ tội với hơn 300 anh linh liệt sĩ trong trận chiến biên giới. Ông Sang tạ tội vì ông đã không đủ can đảm làm công việc này trước đây trong khi xương cốt con người mỗi ngày mỗi mục nát. Ông Sang trước khi về an hưởng giàu sang phú quý đã hành xử như một đứa con hư quay về với gia đình bằng sự cúi đầu. Ông khác với ông Sang vì ông cảm thấy mình không có gì phải tạ lỗi. Vâng, có thể ông đúng, nhưng chỉ đúng từ ngày hôm qua trở về trước bởi hôm nay ông đã bắt đầu vướng vào cái lỗi mà cả đảng cộng sản đang mang. Người theo đạo nói là tội tổ tông, không làm vẫn chịu. Còn người theo đảng nói là lỗi hệ thống. Ông là kỹ sư nên công việc của ông là bù lon con táng. Nơi ông đang ngồi không thích hợp cho ông chút nào vì ông không phải là một chính trị gia khôn ngoan. Người dân ngộ nhận vai trò của một người chuyên môn nhưng thiếu kỹ năng ứng phó nhân văn, thiếu luôn cả kiến văn lịch sử và nỗi đau của dân tộc từ các trang sử bằng máu ấy. Ông theo đúng gót chân của những người vừa từ thành phố Hồ Chí Minh ra đi với niềm tin cứ làm tốt công việc của mình là đủ. Ông có nghe tiếng gào rú tại bến Bạch Đằng réo tên ông khi vòng hoa bị chà đạp, dày xéo không thương tiếc hay không? Bọn người đạp vòng hoa ấy là lính của ông, chúng không tự ý làm mà phải nhận được chỉ đạo từ cấp cao nhất là ông, cái cấp mà ông vẫn tự hào qua cách dùng “tư lệnh”. Ông trảm khá nhiều tướng nhưng đối với lính thì có vẻ ông sẽ chịu thua. Ông có đuổi cổ 100 thằng tại hiện trường hôm nay thì cũng chằng danh giá gì, ngoại trừ ông đuổi cổ chính cái người ngồi tham mưu cho ông sau chiếc cánh gà của Ủy ban Nhân dân Thành Phố. Ông chủ quan không tham khảo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nay là lính của ông, về những diễn biến trước đây để ông không bị việt vị trong trận banh không có trái bóng này. Nói tới bóng người dân Sài Gòn lại ghen tỵ với đội bóng NoU tại Hà Nội. Những chàng trai ấy đã làm cho người dân Thủ Đô có một ngày tưởng niệm trước tượng đài Lý Thái Tổ tuyệt vời. Nhìn hình ảnh các khuôn mặt cứng cỏi của nhân sĩ trí thức hòa với những người trẻ và không ít là dân oan, người dân cả nước rộn lên niềm tự hào khó diễn tả. Cùng nhận chức như ông nhưng ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Đức Chung lại được tiếng tốt lần này. Họ không cần làm gì to lớn cả chỉ cần nói nhỏ với thuộc hạ một câu: đủ rồi đừng nịnh Trung Quốc nữa. Ông không có cái mẫn cảm của một nhà chính trị nên khó mà thấy rằng trong cuộc thắp hương tưởng niệm tại tượng đài Lý Thái Tổ sáng hôm 17 tháng Hai 2016 không có một màu đỏ nào hiện diện như thường thấy mấy chục năm qua. Không màu đỏ trên băng rôn, biểu ngữ và cả một lá cờ tổ quốc cũng không có nữa. Tại sao ông biết không? Trước đây người biểu tình cả tin rằng khi mang cờ tổ quốc hay hình ảnh bác Hồ đi biểu tình chống Trung Quốc thì cánh an ninh sẽ chùn tay. Thế nhưng sự thật khác hẳn, cờ cũng xé và hình cũng đạp lên thoải mái. Sự thật ấy khiến ngày hôm nay họ nói “không” với cờ tổ quốc lẫn hình bác Hồ, hai lá bùa này đã tỏ ra hết hiệu lực. Cánh hoa tím trên tờ giấy họ cầm nói lên tất cả: Không có biểu tượng nào có thể làm cho người cộng sản sợ sệt cho bằng sự đoàn kết của lòng dân. Dân Sài Gòn chúng tôi lấy làm tiếc cho ông. Đinh La Thăng từ nay đã hết linh như màu cờ mà người dân từng dựa vào, tuy chỉ là niềm tin mong manh, dễ vỡ. Tiếc cho ông đã không nắm lấy cơ hội ngàn vàng tạo cho mình một thế đứng vững vàng, vững vàng hơn nhiều lần những gì mà Đảng đã hào phóng tặng cho ông. Đảng không còn gì nữa ban phát cho ông đâu mà chính người dân mới là tác nhân làm cho bộ máy lỗi thời, lạc hậu chuyển động và ông sẽ là “tư lệnh” đúng nghĩa chứ không phải trảm một hai con cá mà đã thành tư lệnh ông ạ. Tiếc và buồn. CanhCo(RFA)
  3. Buổi tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 tại Sài Gòn bị phá rối. (Ảnh: Danlambao). Tin liên hệ Vì sao Xã hội dân sự cần ứng cử vào Quốc hội Việt Nam? Ông Nguyễn Quang A có hy vọng sẽ thắng cử nếu cuộc bầu cử diễn ra sòng phẳng mà không bị các cơ quan tổ chức bầu cử của chính quyền can thiệp thô bạo Hậu Đại hội XII: EVN có bị ‘tính sổ’? Chìm xuồng vụ giết ngư dân Bảy: Dàn lãnh đạo mới ‘đối ngoại’ ra sao? Tân ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình: Từ nợ xấu bất động đến ‘tỷ giá Trung Quốc’ Mùa xuân nào cho Tổng Bí thư Trọng? Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng vọt: Những quan chức nào ‘làm thuê’ cho Bắc Kinh? Ðường dẫn Blog Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng 18.02.2016 17/2/2016 - ngày tưởng niệm hàng chục ngàn cái chết của người dân và quân nhân Việt Nam trong Chiến tranh vệ quốc 1979 chống Trung Quốc xâm lược - cuộc dâng hoa thắp nhang của giới trí thức Sài Gòn đã bị chính quyền và công an thành phố này đàn áp và ngăn chặn thô bạo. Đây cũng là lần thứ năm liên tiếp trong 5 năm qua “thành phố mang tên Bác” cấm chỉ các cuộc kỷ niệm, tưởng niệm về những sự kiện liên quan đến Trung Quốc. Trong số hàng trăm trí thức, người dân dự định tưởng niệm năm nay, chỉ có khoảng vài chục người đến được tượng đài Trần Hưng Đạo ở quận Nhất. Nhưng xung quanh tượng đài này nhan nhản đến vài trăm công an, dân phòng. Rất nhiều người khác đã bị lực lượng an ninh huy động số đông chặn ngay tại nhà. Mới 6 giờ sáng, một chiếc xe tải bất chợt bị “hư máy” ngay trước nhà ông Huỳnh Kim Báu - một trí thức thuộc Phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn trước 1975, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, tổ chức dân sự đứng tên thông báo tưởng niệm ngày vào ngày 17/2/2016. Có đến hai chục nhân viên an ninh bao vây nhà ông Báu và hùng hổ ngăn chặn không cho ông bước ra ngoài. Cũng từ sáng sớm ngày 17/2, nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế - một nhà đấu tranh dân chủ có bề dày ở Sài Gòn - đã bị đông đảo nhân viên an ninh phong tỏa. “Không cho đi vì là ngày kỷ niệm chiến tranh biên giới Việt - Trung” - công an tuyên bố không giấu giếm. Nhưng khác với một số lần trước, những nhân viên an ninh còn huỵch toẹt “đây là lệnh của chính quyền TP HCM” - bác sĩ Quế cho biết. Song trong lúc chính quyền và giới công an trị TP HCM mẫn cán và rắp tâm hành động theo một cách bị cho là “bảo vệ Trung Quốc”, một thực tế hầu như đối nghịch đã sáng lên ở Hà Nội: có thông tin cho biết có đến 500-600 người dân và trí thức đã tổ chức tưởng niệm tại những điểm khác nhau. Đông nhất tại tượng đài Lý Thái Tổ. Khác hẳn lần tưởng niệm đầu năm ngoái, vào lần này không còn cảnh chính quyền Hà Nội nghĩ ra các tiểu xảo như dùng công nhân vệ sinh phun nước, công nhân đập gạch, mở loa khiêu vũ cho các dư luận viên... để càn phá cuộc tưởng niệm. Chỉ có một nhóm nhân viên an ninh đứng xung quanh và cũng chỉ làm nhiệm vụ ghi hình. Trong vòng chưa đầy một tháng, chính quyền và công an Hà Nội đã hai lần tỏ ra tự kiềm chế hơn, có văn hóa và cũng có liêm sỉ hơn. Lần trước, ngày 19/1/2016, hàng trăm trí thức và người dân đã tưởng niệm 74 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh để bảo vệ Trường Sa năm 1974, cũng tại tượng đài Lý Thái Tổ, mà không bị công an lao vào cắn xé đám đông và giật phá tan nát vòng hoa tưởng niệm như ở Sài Gòn. Chính vào ngày 19/1 ấy, nhà cầm quyền TP HCM đã một lần nữa tự lột mặt nạ. Hàng trăm người bị đàn áp, bị đánh đập, bị cấm ra khỏi nhà. Hãy nhìn về trước nữa. Trong khi cuộc tuần hành phản đối chuyến công du Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra bình yên ở thủ đô vào tháng 10/2015, vài chục người tuần hành tương tự ở Sài Gòn đã bị đánh đến đổ máu. Gương mặt đẫm máu của người tuần hành Trần Bang hoàn toàn xứng đáng là một bằng chứng không cần lời tố cáo về việc chính quyền và công an TP HCM đàn áp không nương tay đối với những người phản đối Trung Quốc. Một kỷ lục buổi giao thời! Chỉ trong hơn 3 tháng, ba lần chính quyền và công an đại diện cho vùng Nam Bộ tỏ rõ thái độ sắc máu hơn hẳn Hà Nội. Sau những hành động đã lui vào quá khứ của Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Nguyễn Chí Thành, giờ đây đến lượt tân bí thư thành ủy Đinh La Thăng, Chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Phong, và giám đốc công an Lê Đông Phong. Biểu lộ ý đồ và hành động đàn áp “thoát Trung” một cách có hệ thống. Nhưng những con người đàn áp tinh thần thoát Trung liệu sẽ chạy nhanh đến mức nào nếu lính Tàu tràn vào biên cương nước Việt một lần nữa? Muộn còn hơn không bao giờ, Bộ Chính trị của Tổng Bí thư Trọng cần điều tra ngay lập tức: Ai đã ra lệnh cho những hành động ấy? Ngày 17 tháng Hai năm nay, hình ảnh người con gái Việt bị lính Tàu hãm hiếp đến chết rồi cắt vú lại hiện về. Oan hồn của ngàn vạn oan hồn. Những oan hồn sục sôi đòi nợ. Tiếng đòi nợ kinh động cả núi rừng! Cùng nỗi đau và thảm nhục đến tận cùng... Đau cho cái chết còn lâu mới nhắm mắt của người dân chống Trung Quốc. Nhục cho “người ta lớn bởi vì mi quỳ xuống”. *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
  4. Du khách chụp ảnh tại Hội An, Việt Nam. Tin liên hệ Một chút buồn ngày Tết Không khí Tết ở hải ngoại cũng rộn ràng, thế nhưng hàng triệu ánh mắt vẫn cứ dõi theo Tết quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn, làm sao quên được Năm mới, Sài Gòn kỳ vọng gì ở lãnh đạo mới! Nỗi lo việc cảnh sát giao thông trưng dụng tài sản Dân cần lãnh đạo thương dân Cái Tết bây giờ sao lắm nỗi lo? Ðường dẫn Blog Trong lòng Hà Nội Cao Huy Huân 17.02.2016 Trong năm 2015, Thái Lan đón gần 30 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong khi Việt Nam với rừng vàng biển bạc, phong cảnh hữu tình, đường bờ biển tuyệt đẹp chạy dài từ Bắc chí Nam, lại là điểm đến của không hơn 8 triệu lượt khách. Sự chênh lệch này đã trở thành đề tài bàn tán dai dẳng từ quán cà phê vỉa hè đến mạng xã hội Facebook. Nhiều ý kiến cho rằng đó là do cơ chế quản lý phát triển du lịch yếu kém, những người lãnh đạo không đủ tầm và không có tâm. Đồng ý. Nhưng phần lớn vẫn là do ý thức dân tộc kém. Theo tôi, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai, khi chính bản thân bạn chưa làm đúng. Và những điều sau đây sẽ chỉ ra vì sao chúng ta đang tự giết ngành du lịch nước nhà. Giao thông như phim hành động Nói tới hệ thống giao thông Việt Nam, phải thừa nhận nó thật sự khiến du khách nước ngoài ta ngán tới tận cổ khi đặt chân tới nước ta. Đường sá không chỉ chật hẹp, bụi bặm, quy hoạch thiếu khoa học mà nó còn quá già nua và lạc hậu so với các nước khác trong khu vực. Điều này khiến việc di chuyển qua lại từ nơi này đến nơi khác của du khách trở thành nỗi ám ảnh trong những trải nghiệm của họ khi tới Việt Nam. Bên cạnh hệ thống giao thống yếu kém mang tính hệ thống, thì ý thức người tham gia giao thông Việt Nam với đặc tính vô trật tự, vô luật pháp khiến việc tham gia giao thông đối với khách du lịch nước ngoài là nổi sợ không biết kêu cứu với ai. Quy hoạch du lịch nhàm chán Chúng ta không phủ nhận Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với những danh lam thắng cảnh đẹp mê hồn, nhưng càng nghĩ tới điều đó càng thấy buồn với cách quản lý và sử dụng những nguồn thu đó của chính quyền và người dân trong ngành nghề du lịch. Cách tổ chức, quy hoạch không chỉ thiếu khoa học, vô trách nhiệm mà còn là thiếu thẩm mĩ, thiếu ý tưởng và nhiều khi là ngớ ngẩn tới khó hiểu. Đã thế, hầu như mọi địa điểm du lịch ở Việt Nam đều thích bắt chước người nước ngoài về ý tưởng. Không bắt chước Tàu thì bắt chước Tây, Mỹ. Chính điều này khiến ngành du lịch Việt Nam trở nên không hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài. Cư xử thiếu lịch sự Từ lúc vừa đặt chân tới Việt Nam tới khi kết thúc chuyến du lịch, khách hàng sẽ đón nhận được những cách hành xử hết sức hách dịch và quan liêu, đối xử bất công của mọi thành phần trong hệ thống cung cấp dịch vụ du lịch của Việt Nam. Từ những cán bộ nhân viên hải quan sân bay, bến xe, đến những nhân viên du lịch tại các địa điểm du lịch, và nhân viên cung cấp dịch vụ ăn uống, mua sắm. Hãy nhớ, cách hành xử chuyên nghiệp thật sự là tạo ra không khí tự do, thoải mái cho khách hàng, nhưng ở Việt Nam thì điều này rất hiếm xảy ra. Khách du lịch luôn bị đeo bám từ những người bán hàng rong cho tới các bác tài, từ nhân viên bán hàng cho tới người cung cấp dịch vụ đi lại. Chặt chém Tình trạng chặt chém khách du lịch nước ngoài chính là hệ quả của cái nhìn hạn hẹp và thiển cận đó. Từ những người cung cấp dịch vụ vận chuyển đến người bán đồ ăn thức uống, quần áo, giày dép. Cứ thấy khách ngoại quốc là hét giá, hét thật cao, chặt thật mạnh khiến họ cảm thấy mình đang trở thành kẻ ngu ngốc và ngớ ngẩn khi đặt chân tới Việt Nam. Nếu bạn đã từng đi du lịch nước ngoài và để ý quan sát, bạn sẽ thấy giá cả luôn bình đẳng dù bạn là người ngoại quốc hay người bản địa. Vệ sinh kém Khi đặt chân tới các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… bạn sẽ yên tâm khi có nhu cầu vệ sinh. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở những nước này không chỉ có mặt ở khắp nơi mà nó còn rất sạch sẽ, và hoàn toàn miễn phí. Còn ở Việt Nam, phải thừa nhận hệ thống nhà vệ sinh công cộng là một nổi ảm ánh hải hùng. Không chỉ thiếu nhà vệ sinh mà còn phải mất tiền, đã mất tiền mà còn rất bẩn và đáng sợ. Phải nói rằng chính những điều nhỏ nhặt như vậy đã khiến khách du lịch nước ngoài phải do dự rất nhiều khi nghĩ đến chuyện đi du lịch ở Việt Nam. Bẩn và bẩn khiến du lịch Việt Nam trở nên xấu xí trước mặt bạn bè thế giới. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với những bãi biển thơ mộng nhưng nó đã bị làm hoen ố bởi ý thức vệ sinh chung kém cỏi của người dân Việt Nam. Rác vứt bừa bãi ở mọi nơi, từ bãi biển đến những con đường, rác trở thành người bạn đồng hành trên mọi lối đi. Rác biến cái đẹp thành xấu, và nguy hiểm vì nó khiến bệnh tật phát sinh. Người nước ngoài quen với ý thức vệ sinh cao, rác thải được phân loại rõ ràng sẽ không thể, không thể hài lòng với những địa điểm vui chơi mà tràn ngập rác thải. Sản phẩm độc hại Thật tệ là Việt Nam lại tràn ngập các đồ ăn, thức uống cũng như các loại hàng hoá đầy chất độc hại trên thị trường. Nếu ngành du lịch Việt Nam muốn hướng tới những công dân của những nước có nền kinh tế phát triển, thì tình trạng này cần phải chấm dứt. Với trình độ dân trí cao và luôn có những yêu cầu cao trong các dịch vụ hàng hoá của khách du lịch nước ngoài, thì thực trạng nền kinh tế Việt Nam như thế nào sẽ không thể nào thoát khỏi sự hiểu biết của họ. Tôi dám chắc người nước ngoài họ còn hiểu biết sâu sắc về Việt Nam hơn chính người dân Việt Nam. Một xã hội nguy hiểm Tệ nạn trộm cắp, móc túi chính là trải nghiệm khó quên nhất ở Việt Nam của rất nhiều du khách. Và nó khiến họ nói lời từ biệt Việt Nam, dù rất bị cuốn hút bởi những vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên Việt Nam. Bên cạnh nạn trộm cắp móc túi, là tệ nạn côn đồ, trấn lột hoành hành ở các tụ điểm du lịch. Ở Việt Nam những nơi đáng sợ nhất là bến tàu, bến xe, đồn công an, các tụ điểm vui chơi, và các chuyến xe di chuyển. Nếu bạn đã từng đi du hí ở các nước phát triển, bạn sẽ nhận thấy các địa điểm như bến xe, bến tàu, và đồn công an luôn là nơi an toàn, hầu như không thấy những cách hành xử kiểu “xã hội đen” như ở Việt Nam. Không an toàn và không đảm bảo các tài sản của du khách, đó chính là những trải nghiệm khó mà quên được đối với những du khách quen sống trong môi trường xã hội tự do và có trách nhiệm. Mặc dù trong năm 2015, ngành du lịch Thái Lan bị ảnh hưởng bởi những vụ nổ bom khủng bố ở thủ đô Bangkok, ngành du lịch của đất nước này vẫn tăng trưởng khá cao so với năm 2014. Có lẽ du khách vẫn cảm thấy Thái Lan an toàn hơn Việt Nam, và họ cảm thấy du lịch ở “đất nước của nụ cười” ([1]) vẫn dễ chịu hơn ở xứ Việt Nam đầy rẫy trải nghiệm kinh dị. [1] Thailand, Land of Smiles *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Cao Huy Huân Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
  5. Nhiều quốc gia bày tỏ quan ngại về các động thái gần đây của Trung Quốc được cho là làm 'thay đổi nguyên trạng' trên Biển Đông. Triển khai hỏa tiễn và Radar tại Hoàng Sa là một hành động nhằm chuẩn bị hoàn thành bước quân sự hóa ở Biển Đông, đồng thời khẳng định giai đoạn thứ sáu trong một chiến lược dài hạn của Trung Quốc có tên gọi là 'thay đổi nguyên trạng' Biển Đông của chính quyền Bắc Kinh, theo cắt nghĩa của nhà phân tích chiến lược quan hệ quốc tế từ Hà Nội. Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố rằng Trung Quốc “có quyền lợi chính đáng và hợp pháp trong việc bố trí cá cơ sở phòng thủ trong phạm vi lãnh thổ của mình”. Cục Thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố Tây Sa (tức Hoàng Sa) là “lãnh thổ vốn có của Trung Quốc”. “Trung Quốc có quyền lợi chính đáng và hợp pháp trong việc triển khai các cơ sở phòng thủ trong phạm vi lãnh thổ của mình, nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia.” “Việc Trung Quốc bố phòng trên các đảo đá liên quan đã có từ lâu, sự thổi phồng và hâm nóng của cá biệt phương tiện truyền thông hoàn toàn là nhai lại giọng điệu cũ rích về cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc,” Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói. Bình luận với BBC về động thái Trung Quốc được cho là đã triển khai tên lửa và hệ thống radar trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1974, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế (CSSD) nói: "Đấy là một hành động ngang ngược và bất chấp dư luận thế giới... Tại sao Trung Quốc lại phải triển khai tên lửa ở một khu vực mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam? Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc sau khi Trung Quốc hoàn thành cải tạo các đảo, thì Trung Quốc triển khai các tên lửa xuống Trường Sa và như thế là hoàn thành bước quân sự hóa Biển Đông - TS. Nguyễn Ngọc Trường "Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc sau khi Trung Quốc hoàn thành cải tạo các đảo, thì Trung Quốc triển khai các tên lửa xuống Trường Sa và như thế là hoàn thành bước quân sự hóa Biển Đông." Đồng thời theo nhà phân tích, người cũng là nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển, hành động triển khai hỏa tiễn thống nhất với một chiến lược dài hạn đã có từ lâu của Trung Quốc ở vùng biển có nhiều tranh chấp về chủ quyền. Ông Nguyễn Ngọc Trường nói: "Kể từ năm 2014 đến nay là Trung Quốc bước vào giai đoạn thứ sáu, giai đoạn thay đổi nguyên trạng Biển Đông... và nhằm xác lập những nỗ lực trên thực tiễn để kiểm soát Biển Đông... "Xét về toàn bộ quá trình Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông qua năm giai đoạn, và đây là giai đoạn thứ sáu, có sáu giai đoạn, thì nó không phụ thuộc lắm vào hoạt động của Trung Quốc, vào việc mở rộng và bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. "Tôi nghĩ việc lấn chiếm Biển Đông, từng bước lấn chiếm Biển Đông và áp đặt sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông có tính quy luật, trở thành một xu thế Trung Quốc đã thực hiện từ năm 1954 đến nay, kể từ khi Pháp rút khỏi Đông Dương cho đến ngày nay." Ba nguyên nhân chính Động thái của Trung Quốc được thực hiện có thể để đáp lại sự kiện Thượng đỉnh Mỹ - Asean vừa diễn ra Sunnylands, Hoa Kỳ, theo ý kiến nhà nghiên cứu. Cũng bình luận về động thái mới của Trung Quốc ở Hoàng Sa, diễn ra ngay sau khi hội nghị Sunnylands giữa lãnh đạo Hoa Kỳ và mười quốc gia thành viên Asean mới kết thúc ở Hoa Kỳ, một nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung và đàm phán tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, cho rằng có ba nguyên nhân chính. Từ Hà Nội, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam, trước hết cũng cho rằng đây là một bước trong chủ trương quân sự hóa của Trung Quốc. Ông nói: "Theo tôi cũng là một bước đi trong chủ trương quân sự hóa của Trung Quốc để thực hiện tham vọng của mình là khống chế và tiến tới độc chiếm Biển Đông. Cho nên việc họ đưa tên lửa hay xây dựng đường băng, rồi đưa tàu chiến, rồi đưa máy bay và xây dựng các đồn bốt quân sự thì rõ ràng đó là một điều mà không ai lạ lẫm gì. "Và trong chuyện lịch sử vừa qua cũng như sắp đến, người ta đều có thể dự đoán là Trung Quốc sẽ làm. Nhưng việc quan trọng là họ đưa tên lửa đất đối không ở Phú Lâm trong thời điểm hiện nay có lẽ phải thấy rõ là có sự tính toán của Trung Quốc." Có thể nói rằng nó cũng là một thách thức đối với các nước trong khu vực Asean mà kể cả Hoa Kỳ, bởi vì họ đã thấy rõ là Hoa Kỳ vừa rồi đã đưa tàu chiến vào tuần tra trong phạm vi 12 hải lý ở Tri Tôn, ở quần đảo Hoàng Sa - TS. Trần Công Trục Và theo nhà quan sát này, có ba nguyên nhân chính đằng sau động thái của Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục nói tiếp: "Thứ nhất, đây có phải là một sự phản ứng, tỏ ra một sự phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc trong kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh của các nước Asean và Hoa Kỳ vừa diễn ra, với một kết quả là có một tuyên bố khá chi tiết, đầy đủ với mười mấy điểm mà chúng ta đã biết. "Và đây là một phản ứng có thể rất mạnh mẽ, thậm chí có thể gọi là rất ngông cuồng của phía Trung Quốc trong việc tìm cách đe dọa bằng những vũ khí rất hiện đại đó để có thể đe dọa các nước Asean đang tỏ ra một quyết tâm mạnh mẽ, một sự đoàn kết thống nhất trong việc ngăn cản các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc, thì tôi nghĩ đấy cũng là một nguyên nhân. "Thứ hai có thể nói rằng nó cũng là một thách thức đối với các nước trong khu vực Asean mà kể cả Hoa Kỳ, bởi vì họ đã thấy rõ là Hoa Kỳ vừa rồi đã đưa tàu chiến vào tuần tra trong phạm vi 12 hải lý ở Tri Tôn, ở quần đảo Hoàng Sa. "Và nữa là phải chăng họ (Trung Quốc) đang thể hiện đe dọa và thái độ của mình trước thông tin là tháng Năm này, (Tổng thống Mỹ) Obama thăm Việt Nam. "Tất cả những cái đó rõ ràng là Trung Quốc đang tỏ rõ một tính toán, một quyết tâm rất mạnh mẽ và một lần nữa họ bất chấp dư luận và bất chấp tất cả những quan ngại cũng như tiếng nói mạnh mẽ của Quốc tế," ông Trần Công Trục nêu quan điểm. Động thái tiếp theo? Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong một họp báo chung với ngoại trưởng Úc đã bác bỏ tin Trung Quốc 'xây căn cứ trực thăng' ở Hoàng Sa. Hôm thứ Tư, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường nói với BBC về khả năng động thái tiếp theo của Trung Quốc và ông tiên lượng Trung Quốc có thể sẽ có những hành động mới gây thay đổi cán cân quân sự một cách 'rất cực đoan' ở khu vực. Nhà nghiên cứu này nói: "Tất nhiên nó là nằm trong vấn đề Biển Đông, mà Biển Đông đã trở thành một vấn đề của quốc tế, chứ không chỉ liên quan đến những nước có đòi hỏi chủ quyền biển đảo trực tiếp như là Việt Nam. Rồi đây Trung Quốc sẽ cho máy bay quân sự xuống các tổ hợp quân sự, dân sự ở Hoàng Sa, Trường Sa, nó sẽ thay đổi cán cân một cách rất là cực đoan - TS. Nguyễn Ngọc Trường "Mỹ và các nước lớn liên quan sẽ rất quan ngại về hành động này. Thực ra hành động này... rõ ràng là thay đổi tương quan quân sự, lực lượng quân sự, cán cân quân sự ở Biển Đông. Rồi đây Trung Quốc sẽ cho máy bay quân sự xuống các tổ hợp quân sự, dân sự ở Hoàng Sa, Trường Sa, nó sẽ thay đổi cán cân một cách rất là cực đoan. "Với hành động này, Trung Quốc, đây là leo thang từng bước và hành động này là bước leo thang nghiêm trọng để quân sự hóa Biển Đông, thay đổi nguyên trạng Biển Đông và đồng thời từng bước Trung Quốc sẽ tăng cường sự kiểm soát của mình đối với các con đường biển huyết mạch ngang qua Biển Đông. "Mặc dù Trung Quốc nói hiện nay hành động của Trung Quốc không có ảnh hưởng gì đến tự do hàng hải, nhưng người ta thấy là những quy luật hoạt động của Trung Quốc từ mấy chục năm qua, người ta thấy đấy là bước leo thang càng ngày càng nghiêm trọng." Và Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường đưa ra dự đoán thêm với BBC: "Theo tôi việc từ Hoàng Sa sẽ dẫn đến Trường Sa, Trường Sa sau đó sẽ có thể là thiết lập khu vực kiểm soát của Trung Quốc để bảo vệ khu vực hoạt động tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc ở Biển Đông, rồi có thể Trung Quốc thiết lập vùng cấm bay." Hiện có tin Trung Quốc đang cải tạo và xây dựng căn cứ cho phi cơ trực thăng ở quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên ngay tại một họp báo chung vơi Ngoại trưởng Úc Julie Bishop ở thủ đô Trung Quốc, Bắc Kinh, Ngoại trưởng Trung Quốc ông Vương Nghị đã bác bỏ tin này và cho rằng truyền thông phương Tây đã 'thêu dệt' sự việc. Trung Quốc từ trước vẫn luôn khẳng định Tây Sa và Nam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) là những phần lãnh thổ của nước này mà chủ quyền là 'không thể tranh cãi'. Bắc Kinh do đó cũng tuyên bố nước này có toàn quyền thực hiện các hành động thuộc chủ quyền của mình trên các quần đảo này, bất chấp các quan ngại của quốc tế và các quốc gia trong khu vực về các động thái được cho là 'quân sự hóa' đe dọa an ninh chung, trong đó có đe dọa quyền tự do hàng hải của các quốc gia cũng như cố tình 'làm thay đổi hiện trạng' ở khu vực. (BBC)
  6. TIỀN GIANG (NV) - Bực tức vì bị sách nhiễu, phá hoại trong việc kinh doanh, một bà chủ khách sạn đã lái xe hơi có căng băng rôn bêu tên 2 cán bộ địa phương phá cáp điện khách sạn của mình. Chiều 16 tháng 2, công an thành phố Mỹ Tho cho biết, đã mời bà Huỳnh Thị Lệ Trinh, chủ khách sạn 2222 ở phường 5 lên điều tra về tội “lái xe hơi căng băng rôn bêu tên hai cán bộ địa phương.” Chiếc xe hơi của bà chủ khách sạn 2222 căng băng rôn bêu tên hai cán bộ chạy khắp các đường ở phường 1, thành phố Mỹ Tho sáng 16 tháng 2. (Hình: VNExpress) Sáng cùng ngày, nhiều người dân ở thành phố Mỹ Tho ngạc nhiên khi thấy bà Trinh lái xe hơi, hai bên hông căng băng rôn có nội dung: “Bà Trinh - Khách sạn 2222 cương quyết yêu cầu khởi tố tên Hồ Văn Bá, phó bí thư đảng ủy phường 1, thành phố Mỹ Tho đã cầm đầu, chủ trương tổ chức lén lút phá hoại đường dây điện của khách sạn 2222 gây thiệt hại 28 triệu đồng. Hồ Văn Bá là anh ruột của Thiếu Tá Hồ Văn Phước.” Nhận được tin báo, cảnh sát trật tự và cảnh sát giao thông đã chặn được chiếc xe trên, đã tháo băng rôn và mời bà Trinh về trụ sở làm việc. Tin cho biết, trước đó vào tháng 9 năm 2012, bà Trinh đã từng mua hai chiếc quan tài rồi thuê xe chở tới “tặng” cho ông Hồ Văn Phước, thiếu tá công an, người có tên trong băng rôn. Lý do bà Trinh đưa ra là nhằm” đánh động dư luận” vì hết chịu được cảnh chèn ép, gây khó của ông Phước khi liên tục cho lính đến kiểm tra khách sạn vừa mới hoạt động hợp pháp của bà. Công an thành phố Mỹ Tho đã cho khởi tố bà Trinh trong vụ này với tội danh “Ðe dọa giết người.” Tuy nhiên, Viện Kiểm Sát cùng cấp không phê chuẩn quyết định khởi tố vì cho rằng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. (Tr.N) (Người Việt)
  7. Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam, vừa một lần nữa hé lộ về “người lao động được quyền lập hội và họ được tự do tham gia một tổ chức hội nào đó mà họ muốn và chính quyền phải chấp nhận” trên báo chí nhà nước. Hình Internet 6 tháng sau khi đoàn đàm phán Việt Nam “hoàn tất đàm phán song phương và đa phương về TPP với các nước”, một trong những điều kiện tiên quyết để được gia nhập TPP là định chế Công đoàn độc lập mới dần được hé lộ trên mặt báo chí nhà nước Việt Nam. Tuy vậy, ông Nguyễn Đức Kiên vẫn có thể được coi là có đầu óc tiến bộ hơn nhiều so với rất nhiều viên chức khác khi tối thiểu còn nói vài ẩn ý về “Công đoàn cơ sở”, cho dù vẫn chưa dám dùng thẳng cụm từ Công đoàn độc lập. Vào tháng 9/2015, ông Nguyễn Đức Kiên đã trở thành viên chức đầu tiên (và cho đến nay vẫn là quan chức duy nhất) gián tiếp thông tin về việc Việt Nam chấp nhận Công đoàn độc lập trong một bài trả lời phỏng vấn báo điện tử Vietnamnet. Trong khi đó, một viên chức khác là ông Trần Quốc Khánh – Thứ trưởng Bộ công thương và đồng thời là trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam – cho đến nay vẫn không thốt nổi một từ về Công đoàn độc lập, mặc dù định chế này đã được ghi rõ trong bản văn TPP. Cũng phải mất đến 6 tháng sau khi kết thúc đàm phán TPP, phía Việt Nam mới chịu công bố bản văn tiếng Việt, trong đó có nội dung Công đoàn độc lập. Hành động này chỉ diễn ra sau ngày 4/2/2016 là thời điểm Việt Nam chính thức ký kết TPP tại New Zealand. Tuy nhiên tính bưng bít truyền thống của nhà nước Việt Nam vẫn hầu như chưa có gì được khai sáng: trong khi vẫn chưa xuất hiện bất cứ cụm từ “Công đoàn độc lập” nào trên miệng giới quan chức và trên mặt báo chí, tất cả đều chỉ nói về “công đoàn cơ sở”, hoặc cùng lắm đề cập về việc “người lao động có quyền thành lập tổ chức của mình”. Cố tình không công bố thông tin về Công đoàn độc lập không chỉ là một thủ thuật xấu chơi của giới lãnh đạo Việt Nam, mà hành vi này còn vi phạm chính cam kết về việc phải công khai toàn bộ thông tin mà đoàn đàm phán TPP của Việt Nam đã hứa hẹn và ký tá. Vào cuối năm 2015, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski đã cứng rắn chưa từng có: “Chúng tôi có cách làm cho Việt Nam phải tuân thủ những cam kết trong Hiệp định TPP”. Chưa biết thái độ và hành động của Mỹ sẽ cứng rắn đến mức nào, nhưng trước mắt vẫn là thái độ và hành vi ém nhẹm thông tin về công đoàn độc lập của nhà nước Việt Nam. Điều này phản ánh một thực tế chưa mấy thay đổi, là còn xa nữa mới có thể chứng kiến thái độ được coi là “thành tâm” của nhà nước này đối với các quyền tự do căn bản của công dân, như quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí, tự do biểu tình… Cũng vào cuối năm 2015, chính quyền và công an Việt Nam đã đàn áp thô bạo những nhà hoạt động công đoàn độc lập là Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức. Vào giữa tháng 12/2015, một nhà hoạt động công đoàn độc lập khác là luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài đã bị Bộ công an bắt giam, cho đến nay vẫn chưa được thả ra dù bị quốc tế lên án nặng nề về hành vi bắt bớ này. Lê Dung (SBTN)
  8. RFIĐăng ngày 17-02-2016 Sửa đổi ngày 17-02-2016 15:20 Ông Nguyễn Phú Trọng (P) và ông Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng 12, Hà Nội, ngày 26/01/2016REUTERS Báo chí, chủ yếu là nước ngoài, trong thời gian qua đã nói nhiều về điều được cho là thất bại của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong việc giành chức tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam nhân Đại Hội Đảng lần thứ 12 vừa qua. Về nguyên nhân khiến ông Dũng thất bại, trong một bài viết đăng trên tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review hôm 07/02/2016, tác giả Atsushi Tomiyama đã cho rằng : « Gốc người miền Nam và có lẽ cả Trung Quốc, đã làm tiêu tan các hy vọng của ông Dũng », tựa của bài phân tích. RFI xin giới thiệu. Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc cách đây 41 năm, nhưng cuộc tranh giành quyền lực gần đây nhất trong ban lãnh đạo đảng Cộng Sản đã cho thấy là sự phân chia Bắc-Nam vẫn còn là một yếu tố trong nền chính trị của Việt Nam. Và đằng sau hậu trường thì có bóng dáng Trung Quốc lẩn khuất, cho dù không tác động trực tiếp, nhưng rõ ràng có can dự vào ván bài này. Tại Đại hội lần thứ 12 vào ngày 28 tháng Giêng, đảng Cộng Sản đã quyết định giữ ông Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục làm tổng bí thư – chức lãnh đạo hàng đầu của quốc gia – thêm 5 năm nữa. Ông Trọng, cao tuổi nhất trong ban lãnh đạo cũ của Đảng, là người Hà Nội. Ông đã thành công trong việc ngăn chặn đường tiến của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng được xem là một ứng viên nặng ký cho chức tổng bí thư. Nếu được chỉ định, thì ông Dũng sẽ là tổng bí thư đầu tiên người gốc miền Nam. Khi làm thủ tướng, ông Dũng đã thúc đẩy một loạt các cải cách kinh tế đầy tham vọng, chỉ đạo Việt Nam tham gia Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương và nới lỏng các hạn chế về đầu tư nước ngoài. Nếu ông Dũng là một biểu tượng cho xu hướng miền Nam trong nền kinh tế, thì ông Trọng là hình ảnh thu nhỏ của đặc thù cộng sản miền Bắc. Đại hội 12 đã nhấn mạnh là miền Bắc vẫn nắm chặt quyền lực chính trị. Các quan chức cao cấp lo ngại Ngày 21 tháng Giêng, ngay trước khi Đại Hội Đảng khai mạc, theo tin báo chí, một cựu lãnh đạo cấp cao đã gửi thư điện tử tới ông Trọng. Theo thư điện tử này, ông Dũng là một loại chính trị gia mà Việt Nam cần. Vị cán bộ Đảng lão thành phàn nàn là không một ai trong số các ứng viên của ban lãnh đạo mới có hiểu biết về kinh tế, và tất cả những người này đều không có lòng dũng cảm đáp trả những yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuần lễ trước đó, ông Dũng đã bị loại khỏi cuộc đua tranh giành vị trí lãnh đạo Đảng, sau khi không hội đủ phiếu ủng hộ của các đại biểu để trở thành một ủy viên trong Ban Chấp Hành mới. Ban này lựa chọn các ủy viên Bộ Chính Trị trong số các ủy viên; tổng bí thư và các lãnh đạo cấp cao khác thì được lựa chọn trong số ủy viên Bộ Chính Trị. Tuy nhiên, theo một nguồn tin thân cận với Đảng, thì các chính trị gia ở miền Nam vẫn cố gắng đề cử ông Dũng. Ở trong và ngoài nước, ông Dũng có tiếng là một nhà lãnh đạo có năng lực và có đầu óc cải cách. Người gốc tỉnh Cà Mau, miền Nam, ngay từ thời thiếu niên, ông đã tham gia Quân Đội Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Ông có ảnh hưởng đối với lực lượng an ninh và có kiến thức rộng rãi về kinh tế ; trước đó, ông từng đảm nhiệm chức thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Năm ngoái, dường như ông Dũng đang trên đường tiến đến đỉnh cao quyền lực. Trong một buổi lễ kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30 tháng 4, ông đã nói chuyện trong 40 phút – lâu hơn cả tổng bí thư và chủ tịch nước, là những nhân vật lãnh đạo số một và số hai. Việc một thủ tướng, lãnh đạo đứng hàng thứ ba, có một bài diễn văn dài đến như vậy trong một buổi lễ chính thức, là điều không bình thường. Điều đó đã tạo ra tin đồn đoán là ông Dũng đang nhắm tới chức tổng bí thư. Thế nhưng, nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng đã e ngại ông Dũng. Mặc dù chính sách Đổi Mới kinh tế được tiến hành từ năm 1986, nhưng Việt Nam vẫn tràn ngập các doanh nghiệp Nhà nước, trong lúc các quy định quản lý thì không rõ ràng. Thủ tướng Dũng không chỉ lãnh đạo Việt Nam tham gia Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, mà còn thúc đẩy các dự án tự do mậu dịch với Hàn Quốc, Liên Hiệp Châu Âu và Liên Minh Kinh Tế Âu-Á. Các chính trị gia có nhiều quyền lợi gắn liền với tình trạng này không mặn mà với những thay đổi đó. Nhiều đảng viên cũng không muốn chấp nhận một nhà lãnh đạo cao cấp gốc miền Nam. Tất cả tám tổng bí thư, kể từ người sáng lập Đảng là ông Hồ Chí Minh, đều là người gốc miền Bắc hoặc gốc miền Trung. Các tổng bí thư của đảng Cộng Sản Việt Nam Tên Nơi sinh Nhiệm kỳ Hồ Chí Minh Nghệ An (miền trung) 10/1956 - 09/1960 Lê Duẩn Quảng Trị (miền trung) 09/1960 – 07/1986 Trường Chinh Nam Định (miền bắc) 07/1986 – 12/1986 Nguyễn Văn Linh Hưng Yên (miền bắc) 12/1986 – 06/1991 Đỗ Mười Hà Nội (miền bắc) 06/1991 – 12/1997 Lê Khả Phiêu Thanh Hóa (miền trung) 12/1997 – 04/2001 Nông Đức Mạnh Bắc Kạn (miền bắc) 04/2001 – 01/2011 Nguyễn Phú Trọng Hà Nội (miền bắc) 01/2011 – hiện nay Có một quan niệm phổ biến cho rằng miền Bắc đã giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhiều người Việt Nam nghĩ rằng đất nước thịnh vượng như hiện nay là nhờ vào các lực lượng miền Bắc. Có một suy nghĩ được chấp nhận rộng rãi, đó là con cái của những người phục vụ trong quân đội miền Bắc Việt Nam thì phải được ưu đãi về các cơ hội giáo dục và việc làm. Theo quy tắc bất thành văn, những ai gốc miền Nam thì không thể làm lãnh đạo tối cao của Đảng. Và đây không phải là trở ngại duy nhất trên con đường tiến của ông Dũng. Bóng dáng hàng xóm Trung Quốc Ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc Hội và là lãnh đạo đứng hàng thứ tư của Việt Nam, đã đi thăm Trung Quốc vào ngày 23 tháng 12 và gặp gỡ chủ tịch nước Tập Cận Bình. Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, hai bên đã thảo luận một loạt vấn đề, bao gồm cả các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Các chuyên gia nghi ngờ là họ cũng đã nói chuyện về việc tái bổ nhiệm ông Trọng làm tổng bí thư. Không có bằng chứng cho thấy Bắc Kinh can thiệp vào cuộc tranh giành vị trí lãnh đạo ở Hà Nội. Nhưng Trung Quốc có ảnh hưởng đáng kể đối với nền chính trị Việt Nam. Và rõ ràng là ông Dũng không phải là ứng cử viên được Bắc Kinh ưa thích. Thủ tướng Việt Nam đã có lập trường cứng rắn về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Khi Trung Quốc bắt đầu khoan dò tìm dầu ở khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam khẳng định là của mình, ông Dũng đã tuyên bố là Việt Nam không đánh đổi chủ quyền và các lợi ích hợp pháp để có được một « quan hệ hữu nghị viển vông và phụ thuộc ». Yoshiharu Tsuboi, một chuyên gia về chính trị Việt Nam tại đại học Waseda, nói rằng Trung Quốc có thể rất nghi kỵ ông Dũng, người chủ trương quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ. Hãy chờ đấy Ông Dũng bị hạ bệ nhưng không hẳn là hết ảnh hưởng. 19 ủy viên Bộ Chính Trị, những người kiểm soát các công việc của Đảng trong nhiệm kỳ 5 năm tới, cũng đã được Đại hội Đảng bầu ra. Danh sách này bao gồm nhiều chính trị gia được cho là thân cận với thủ tướng Dũng, như ông Đinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông và ông Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Chủ tịch một công ty Việt Nam, thân cận với một đảng viên cao cấp, nói : « Ông Dũng vẫn còn rất nhiều quyền lực chính trị… Ông ta không mất hết toàn bộ quyền lực đâu ». Tuy nhiên, Đại Hội Đảng là một lời nhắc nhở về sự chia rẽ vùng miền. Với hậu quả là cản trở các chính trị gia gốc miền Nam, có đầu óc cải cách, và làm chậm lại sự phát triển kinh tế của đất nước.
  9. Thu HằngĐăng ngày 17-02-2016 Sửa đổi ngày 17-02-2016 13:06 Chiến đấu cơ Lockheed Martin F-22 Raptor (ảnh wikipedia.org) Hoa Kỳ đã cho bốn chiến đấu cơ tối tân F-22 bay trên không phận Hàn Quốc ngày 17/02/2016. Động thái này được đánh giá là nhằm cảnh cáo Bắc Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng cho tiến hành một vụ thử hạt nhân mới vào ngày 06/01 và vụ phóng tên lửa ngày 07/02 vừa qua. Bốn chiến đấu cơ F-22 đóng tại căn cứ Okinawa, Nhật Bản, đã bay vào không phận Hàn Quốc ngay sau lời thông báo của Washington vào cuối tuần qua về việc triển khai một đơn vị chống tên lửa mới Patriot tại Hàn Quốc nhằm đáp trả các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng. Vào tháng trước, chỉ ba ngày sau vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ đã cho oanh tạc cơ B-52 bay trên căn cứ không quân Osan, gần Seoul. Tháng 03 tới đây, Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ cùng tiến hành nhiều cuộc tập trận trong vòng 8 tuần và huy động hàng trăm nghìn quân nhân từ hai phía. Theo Seoul, các cuộc tập trận vào tháng tới sẽ có quy mô lớn chưa từng có. Các cuộc diễn tập này được cả Seoul và Washington khẳng định là nhằm mục đích phòng vệ, còn Bình Nhưỡng thì tố cáo đó là động thái chuẩn bị chiến tranh. Khoảng 28.500 quân nhân Mỹ đang đóng tại Hàn Quốc. Quân đội Hàn Quốc có khoảng hơn 600.000 binh sĩ, còn quân đội Bắc Triều Tiên có khoảng 1,2 triệu quân nhân. theo rfi
  10. Chuyên gia dầu khí Majid Afshari đi đến cơ sở tách dầu tại mỏ dầu Azadegan của Iran, phía tây nam Tehran, ngày 15/4/2008. Tin liên hệ 3 người được cứu sống trong vụ không kích bệnh viện Syria Tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới cho hay các nhân viên cứu hộ cứu được 3 người bị thương ra khỏi đống đổ nát của bệnh viện bị phát hủy ở Syria LHQ đưa vật phẩm cứu trợ tới những nơi bị vây hãm ở Syria Nga bác bỏ tố cáo đánh bom các bệnh viện ở Syria 17.02.2016 Đặc sứ của Iran tại Tổ chức các Nước Xuất Khẩu Dầu hoả - OPEC hôm nay nói rằng nước ông dự tính tăng sản lượng dầu tới những mức trước đây, khi các biện pháp chế tài quốc tế đối với Iran cắt giảm mạnh lượng dầu xuất khẩu. Phát biểu này được đưa ra trước một cuôc họp ở Teheran quy tụ các bộ trưởng dầu hoả của Iran, Iraq và Venezuela để thảo luận đề nghị đóng băng sản xuất để chống trả tình trạng giá dầu sụt giảm. Nga và các thành viên OPEC Ả Rập Xê-út, Venezuela và Qatar hôm qua đã đồng ý duy trì sản lượng dầu ở mức của tháng Một vừa qua. Bộ trưởng Dầu hoả Ả Rập Xê-út Ali al-Naimi nói rằng sản lượng dầu đó là ‘vừa đủ’, nhưng thoả thuận này chỉ có giá trị khi nào có sự tán đồng của các nước sản xuất lớn khác. Ông Naimi nói: “Chúng tôi không muốn những sự trồi sụt quá lớn trong giá dầu. Chúng tôi không muốn phải giảm bớt nguồn cung. Chúng tôi muốn thoả mãn nhu cầu và muốn giá dầu được ổn định.” Thoả thuận đóng băng lượng dầu đánh dấu một thay đổi lớn trong chính sách dầu hoả của Ả Rập Xê-út. Trong nhiều tháng, tuy giá dầu tuột dốc, chính phủ Ả Rập Xê-út ở Riyadh vẫn không chịu giảm bớt sản xuất trong một cố gắng để đẩy các nước sản xuất dầu khác, đặc biệt là các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, ra khỏi thị trường.
  11. Ảnh cặp vợ chồng kẻ nổ súng giết chết 14 người ở San Bernadino do Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ cung cấp. Tin liên hệ Cặp vợ chồng vụ xả súng San Bernardino đã bị cực đoan hóa Giới hữu trách Mỹ đang tìm manh mối để xác định 2 hung thủ trong vụ tấn công khủng bố ở San Bernardino hồi tuần trước đã trở nên cực đoan hoá như thế nào TT Obama: Vụ xả súng ở California là hành vi khủng bố giết người vô tội Apple trình làng iPad Pro với bút cảm ứng và bàn phím thông minh 17.02.2016 Tổng Giám đốc công ty Apple Tim Cook hôm nay nói rằng chính phủ Mỹ đã có ‘một bước hành động chưa có tiền lệ’ khi ra lệnh cho công ty của ông giúp cơ quan điều tra Liên bang FBI truy cập một chiếc IPhone sử dụng bởi một trong những kẻ nổ súng giết chết 14 người ở San Bernardino, bang California hồi tháng 12 năm ngoái. Một thẩm phán hôm qua đã ra trát đòi Apple cung cấp phần mềm để vượt qua chức năng tự động xoá thông tin nhằm xoá nội dung của các iPhone khi có ai nạp mật khẩu sai tới 10 lần. Nhà chức trách Mỹ đang điều tra xem liệu Syed Rizwan Farook và vợ là Tashfeen Malik, có liên hệ với các phần tử chủ chiến hay không, nhưng cho tới nay không thể tiếp cận thông tin trên chiếc điện thoại của Farook nếu không có mật khẩu của đương sự. Trong một thông báo trên trang mạng của Apple, ông Cook nói đòi hỏi của FBI có những thách thức của nó, bởi vì phát triển phần mềm để vượt qua chính các biện pháp an ninh của Apple là ‘quá nguy hiểm’. Ông đơn cử nhu cầu bảo vệ thông tin từ những tin tặc và tội phạm, và bác bỏ khẳng định của thẩm phán rằng phần mềm đó có thể được tạo ra chỉ để sử dụng trong trường hợp iPhone của Farook mà thôi. Ông Cook nói công ty Apple không có cảm tình với những kẻ khủng bố, và đã cung cấp cho cơ quan FBI những dữ liệu có sẵn, cũng như các kỹ sư có thể đóng góp ý kiến về những sự lựa chọn khác mà các nhà điều tra có thể sử dụng.
  12. Nếu kết quả bầu cử Quốc hội các ông bà Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân không trúng cử đại biểu Quốc hội thì sao??? Nếu kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14 vào tháng 7/2016 các ông bà này cũng không được bầu vào các chức vụ trên thì sao??? Dàn tứ trụ mới của Việt Nam. Những ngày qua, dân mạng xôn xao với phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng nói: “Việt Nam dân chủ thế này là cùng”. Trong một thể chế độc đảng, cơ chế bầu cử áp đặt cho quyền làm chủ đất nước của công dân như thế nào? Thuật ngữ “bầu cử” có thể hiểu nôm na là công dân, với tư cách người chủ đất nước chọn người mình tin tưởng để cử người đó thay mặt mình quản lý và điều hành đất nước. Bầu cử cũng được hiểu là cách thức nhân dân trao quyền quản lý và điều hành đất nước cho một số người một cách minh bạch ngay thẳng. Trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân. Để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước, phải tổ chức bầu cử tự do, dân chủ và công bằng. Theo Hiến pháp VN, Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Điều 6 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Điều 69 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Khoản 1 Điều 117 quy định: “Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.” Theo hiến định thì Quốc hội và Hội đồng bầu cử (HĐBC) đều do cử tri bầu ra và trao quyền. Các đại biểu được bầu phải chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước, tính độc lập của thiết chế này là ở chỗ đó. Với tư cách là chủ thể của quyền lập hiến, thông qua các đại biểu và thông qua Quốc hội, nhân dân trao quyền cho Quốc hội thành lập HĐBC thay mặt mình tổ chức và điều hành các cuộc bầu cử. Như vậy, xét về phương diện tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì Quốc hội cũng như HĐBC đều do nhân dân trao quyền, các cơ quan này phải làm theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Ngoài ra không một tổ chức nào, cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo, lãnh đạo Quốc hội và HĐBC. Các đại biểu Quốc hội và thành viên HĐBC cũng không có nghĩa vụ phải tuân theo chỉ thị của bất cứ tổ chức nào, cơ quan nào kể cà đcsVN. Trên thực tế, phương pháp này được thể hiện cách tùy tiện, chỉ là hình thức áp đặt, nhân dân không được lựa chọn người đại diện xứng đáng nhất cho mình. Người viết xin đưa ra một số luận điểm dưới đây để làm sáng tỏ nhận định trên. THỨ NHẤT: THÀNH LẬP HĐBC VI HIẾN. Trước khi thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia 20 ngày, ngày 4/1 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 51-CT/TW về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Trong 8 nhiệm vụ lãnh đạo bầu cử có các nhiệm vụ: Lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ; gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự…. Điều này là vi hiến, vì theo Hiến pháp thì cử tri giao quyền cho Quốc hội và HĐBC quốc gia, do đó HĐBC quốc gia chỉ chịu trách nhiệm với cử tri. Ngoài ra pháp luật không quy định HĐBC quốc gia phải chịu sự lãnh đạo của bất cứ cơ quan, tổ chức nào. Theo VOV.VN, trong ngày 24/11/2015 các đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu thành lập HĐBC quốc gia và bầu Chủ tịch Hội đồng; đồng thời thảo luận về đề nghị Quốc hội phê chuẩn các Phó Chủ tịch và Ủy viên HĐBC quốc gia. Kết quả ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch HĐBC, các Phó chủ tịch và hầu hết Ủy viên của HĐBC là đại biểu Quốc hội, Bộ Trưởng công an, Bộ Trưởng quốc phòng, ủy viên BCT và TƯ đảng. Chính những người nằm trong HĐBC quốc gia này cũng lại là ứng cử viên do đảng đề cử. Như vậy HĐBC này được thành lập do sự chỉ đảo của đcs chứ không phải do ý chí của nhân dân như đã được hiến định. Đây là việc làm vi hiến, tiếm quyền làm chủ đất nước của nhân dân. THỨ HAI: ÁP ĐẶT CÁC CHỨC DANH CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ. Theo Hiến pháp và pháp luật, sau khi có kết quả bầu cử, đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14, tức là vào tháng 7/2016 thì Quốc hội khóa 14 mới bầu Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 14, bầu Chủ tịch Quốc hội rồi bầu Chủ tịch nước, bầu Thủ tướng Chính phủ trong số đại biểu Quốc hội. Sáng 24-1, trao đổi bên lề Đại hội Đảng 12 ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xác nhận rằng: Hội nghị 14 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã nhất trí giới thiệu Đại tướng Trần Đại Quang – Bộ trưởng Công an cho chức danh Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho chức danh Thủ tướng Chính phủ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho chức danh Chủ tịch Quốc hội. Cũng theo ông Vũ Trọng Kim, khi Đại hội XII kết thúc và việc bầu 4 vị trị chủ chốt theo đúng như công tác chuẩn bị nhân sự của Ban chấp hành Trung ương khoá XI thì chỉ có Tổng Bí thư là giữ ngay trọng trách của mình; 3 chức danh còn lại là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội phải chờ đến Quốc hội khoá XIV sau cuộc bầu cử vào ngày 22-5-2016. CÂU HỎI ĐẶT RA: Nếu kết quả bầu cử Quốc hội các ông bà Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân không trúng cử đại biểu Quốc hội thì sao??? Nếu kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14 vào tháng 7/2016 các ông bà này cũng không được bầu vào các chức vụ trên thì sao??? Phải chăng, để áp đặt chức danh cho 3 người trên, ông Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt BCT ban hành Chỉ thị số 51-CT/TW chỉ đạo buộc Quốc hội phải bầu các ông bà này vào HĐBC quốc gia. Khi đó chính các ông bà này sẽ là những người lãnh đạo, chỉ đạo công tác bầu cử; giải quyết mọi khiếu nại – tố cáo về công tác bầu cử; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử; tự thẩm tra tư cách ứng cử và tự xác nhận tư cách trúng cử đại biểu Quốc hội của mình; tự công bố mình trúng cử. Nói tóm lại họ là những người vừa đá bóng, vừa thổi còi. THỨ BA: CƠ CHẾ HIỆP THƯƠNG. Theo khoản 5 Điều 4 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”. Tuy nhiên, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức chính trị do ĐCSVN lập ra và chịu sự lãnh đạo của đcsVN: Ngày 18 tháng 11 năm 1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng Minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất (ngày nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 5 đã thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999, cũng khẳng định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” (Khoản 2, Điều 1). Tại Đại hội MTTQVN lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2014 - 2019) cũng khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận” (Được ghi trong Điều lệ MTTQVN do Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận TQVN lần thứ VII thông qua ngày 30/9/2009). Như vậy MTTQVN phải chịu sự lãnh đạo của đcs thì khi tham gia công tác bầu cử sẽ không bảo đảm công bằng, dân chủ. Vì vậy, quá trình hiệp thương thật sự chỉ là việc hợp thức hoá sự chỉ đạo định hướng từ cấp trên chứ không làm theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Việc pháp luật hiện hành đề cao vai trò của MTTQVN như trên trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là vi hiến. THỨ TƯ: CƠ CHẾ GIÁM SÁT, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI – TỐ CÁO. Quốc hội là cơ quan vừa chỉ đạo, vừa giám sát bầu cử. Trong mối quan hệ với Quốc hội, HĐBC chịu trách nhiệm báo cáo công tác bầu cử với Quốc hội, nhưng hầu hết ủy viên HĐBC lại chính là những người lãnh đạo trong Quốc hội, BCT và trung ương đcs. MTTQVN là chủ thể duy nhất lập danh sách ứng cử viên, tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội. Với cơ chế chỉ đạo, giám sát, hiệp thương, kiểm phiếu trong hoạt động bầu cử như vậy thì liệu có bảo đảm khách quan không??? Việc giải quyết khiếu nại – tố cáo liệu có đúng pháp luật và nghiêm túc không??? Những người vừa là ứng cử viên, vừa thẩm tra tư cách ứng cử viên, chỉ đạo bầu cử, giám sát bầu cử, cũng là người xác định người trúng cử, công bố người trúng cử có khi nào bị loại không??? Đặc biệt là 3 vị trí chủ chốt đã được định sẵn trước khi thành lập HĐBC quốc gia. KẾT LUẬN: Với cơ chế bầu cử như trên có thể thấy rõ các vị trí chủ chốt thay mặt cử tri nắm quyền lực nhà nước, quản lý và điều hành đất nước đã được định sẵn từ trung ương tới địa phương. Các vị trí còn lại chỉ là những nét điểm tô cho cái gọi là “Việt Nam dân chủ thế này là cùng” của ông Nguyễn Phú Trọng và lời hứa của Chủ tịch HĐBC Nguyễn Sinh Hùng: “Tôi hứa làm hết sức mình, tuân thủ nghiêm túc Hiến pháp và pháp luật để cuộc bầu cử được thực hiện theo đúng Hiến pháp và pháp luật”. Với cách tổ chức bầu cử và cơ chế bầu cử theo quy định này thì đối với nhiều đại biểu có thể tự mình công bố mình trúng cử và có đủ tư cách đại biểu mà không cần phải tổ chức bầu cử tốn tiền thuế của dân. Về phần người dân cũng đỡ uổng phí thời gian, nhọc công vô ích, có thêm được một ngày nghỉ ngơi dưỡng sức, chuẩn bị bươn trải kiếm sống cho tuần lễ kế tiếp. Hy vọng toàn dân sớm nhận ra điều này và sử dụng quyền làm chủ đất nước của mình ngay trong cuộc bầu cử ngày 22/5/2016. Nguyễn Mạnh Hùng viết tại Sài Gòn. (Dân Luận)
  13. Trang nhất báo Tuổi Trẻ tháng 2/1979 và tháng 2/2016 Nhìn vào những trang báo Việt Nam phát hành hôm 17/2, người ta có thể thấy tâm thế làm báo trong ngại ngần của những người làm truyền thông. Ngày 17/2 đánh dấu 37 năm Chiến tranh biên giới Việt - Trung. Cuộc chiến đẫm máu diễn ra vào tháng 2/1979 khi Đặng Tiểu Bình cho quân đánh sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài chỉ ba tuần nhưng khoảng 30.000 người Việt được ghi nhận thiệt mạng. Hôm 17/2, tôi đọc được dòng status của một cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ ở Sài Gòn: “Đọc báo Tuổi Trẻ sáng nay chắc nhiều người đều ngạc nhiên vì sự "tỉnh táo" lạ lùng của tờ báo khi chỉ có một bài viết về biên giới xa xăm, hoàn toàn xa xăm - chị nhắc đến chi tiết tấm bia ghi tên liệt sĩ trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc. Không nói gì thêm về lịch sử ngày 17/2 Trung Quốc đánh Việt Nam. Trong khi đó, các báo ở Sài Gòn như Pháp Luật, Người Lao Động, Thanh Niên… đều có không chỉ một bài mà nhiều tin, bài và cả trang báo với nhiêu hồi ức, phỏng vấn quan điểm về ngày lịch sự này. Ôi không hiểu, vì sao Tuổi Trẻ thân yêu một thời của chúng tôi lại có thể hành động như vậy? Có thể đợi đến những số báo kế tiếp chăng? Nếu không viết được, không có bài mới thì tại sao không kỷ niệm ngày 17/2 bằng chính việc cho đăng lại những số báo, những bài báo của Tuổi Trẻ hồi tháng 2 và tháng 3 năm 1979 nóng bỏng? Những trang báo lịch sử lẽ nào không có "hậu duệ"?”. 'Không có những lý thuyết giáo điều' Sau đó, một số người làm ở tờ báo này bình luận rằng họ có bài về ngày 17/2 nhưng chỉ đăng trên phiên bản Tuổi Trẻ online và báo giấy đã in bài kỷ niệm vào mấy ngày trước. Đây không phải lần đầu tiên các báo trong nước ‘né’ những chủ đề liên quan đến ngày 17/2 cũng như Trung Quốc. Trong một thời gian dài, truyền thông Việt Nam chỉ dùng từ ‘tàu lạ’ khi viết về những vụ ‘tàu Trung Quốc’ tấn công ngư dân Việt trên Biển Đông. Trên Facebook một nhà báo khác, tôi đọc được một comment giải thích: “Ai cũng biết đăng gì hoặc không đăng gì chẳng phải là tại các báo đâu. Người làm báo cũng đau như mình, cũng hận như mình nhưng họ bị chỉ đạo không được đăng. Nếu muốn làm báo thì phải chịu sự chỉ đạo của Đảng. Không thì ra làm tư, làm tự do muốn nói thì cứ nói. Ai không cho báo đăng, không cho dân tưởng nhớ các liệt sĩ hy sinh bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ngày 17/2/1979? Ai cũng biết chỉ là không ai dám nói thẳng ra thôi. Nhìn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ôm hôn thắm thiết Chủ tịch Trung Quốc gần đây là biết liền”. Dường như những người làm báo tại Việt Nam ngoài chuyện đau đầu tìm đề tài phục vụ bạn đọc còn đang phải mệt óc tìm cách tránh né những chủ đề được cho là ‘nhạy cảm’ hoặc ‘cấm kỵ’. Cuốn sách về nghề báo phát hành tại Việt Nam thàng 2/2016 Trong một diễn biến khác, mới đây, công ty Alpha Books và nhà xuất bản Hồng Đức vừa cho phát hành cuốn sách ‘Sống tốt với nghề báo’. Trong lời mở đầu, tác giả viết: “Sách này không có những lý thuyết giáo điều về nghề báo bởi thị trường sách đã có nhiều cuốn như vậy”. Một trong những chương của cuốn sách đề cập về ‘cái dũng của người làm báo’ trong bối cảnh báo chí được cho là ‘công cụ’ của chính quyền. “Cái dũng của người làm báo thể hiện qua việc bạn có dám quyết liệt và đủ nhẫn nại đeo bám đề tài/nhân vật dù gặp khó khăn, trắc trở, thậm chí đe dọa đến tính mạng, nhất là bài phóng sự điều tra hoặc chống tiêu cực. Đây là điều không phải ai cũng làm được. Bạn phải có khí chất không chịu khuất phục trước cái xấu hoặc thỏa hiệp trước cám dỗ. Mà cũng có khi cái dũng của nhà báo thể hiện qua việc người đó khước từ việc viết những điều sai sự thật, trái với lương tâm nghề nghiệp hoặc chấp nhận rời bỏ một tờ báo khi nhận ra mình không còn chung chí hướng như thuở ban đầu”, tác giả viết. Trong group cùng tên quyển sách này trên mạng xã hội, người ta cũng thường xuyên đọc được những ý kiến bên dưới mặt báo của người làm truyền thông tại Việt Nam. Hôm 17/2, một thành viên của group chia sẻ: “Người ta chỉ thấy giảng dạy về tội ác của Mỹ, Ngụy... mà chẳng ai nói về tội ác của Trung Quốc. Cả làng báo chí chính thống cũng im hơi lặng tiếng. Về mặc tích cực, thì chúng ta phải công nhận 'ngoại giao' của Trung Quốc giỏi ở điểm này!”. Ben Ngô BBC Tiếng Việt (BBC)
  14. Trong một chuyến du ký ở Việt Nam để tìm hiểu về dư âm của cuộc chiến 1979, nhà báo Michael Sullivan có tìm đến một nghĩa trang ở Lạng Sơn. Khi chứng kiến một phụ nữ thắp nhang cho người thân của mình, một binh sĩ đã hy sinh để chống lại quân xâm lược Trung Quốc, Micheal Sullivan đã an ủi bà rằng thôi thì chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng rất dứt khoát, bà Phạm Thị Kỳ – tên của người phụ nữ – đã nói rằng “Không, sẽ không bao giờ chấm dứt. Với Trung Quốc, làm sao mà chấm dứt được?”. Khu nghĩa trang nhỏ nơi bà Phạm Thị Kỳ đang viếng người thân, sẽ không bao giờ nói lên đủ nỗi đau của một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt đó. Theo ước tính chủ quan của các sử gia nước ngoài, ước tính có 50.000 người Việt đã thiệt mạng, bao gồm binh sĩ cùng người già và trẻ con bị quân Trung Quốc tàn sát man rợ trên đường rút chạy, để trả thù cho cuộc xâm lăng thất bại, với gần 100.000 lính bị thương và chết. Ở Việt Nam ngày nay, người ta không dễ tìm thấy một cách trọn vẹn những dữ liệu mang tính chính thống cho cuộc chiến kỳ quặc và đau thương này. Hiếm có bộ phim nào ra rạp với kịch bản về cuộc chiến biên giới phía Bắc – dù đó là nguồn đề tài sử thi dồi dào. Rất ít sách nghiên cứu về hậu quả của cuộc chiến này, đối với đất nước và con người Việt Nam. Thậm chí, không có dòng nào trong sách giáo khoa lịch sử – so với hàng núi sách về cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ và miền Nam Cộng hòa được phổ biến rộng rãi – mà những đứa trẻ như con cháu bà Phạm Thị Kỳ vốn vẫn thắc mắc khi đến viếng mộ người thân của chúng. Đã đến lúc Bộ giáo dục Việt Nam đưa câu chuyện chiến tranh này vào sách giáo khoa chưa? Chí ít đó là một chương rất nhỏ và mờ nhạt về cuộc chiến này, để không làm đau tủi hàng chục ngàn người Việt đã ngã xuống, đổ máu trong các cuộc đụng độ biên giới, để chúng ta có thể ngồi yên ở đây, hôm nay? Không khác mấy ở Việt Nam. Cuộc chiến biên giới 1979 Việt – Trung cũng được nhắc đến rất mờ nhạt ở Trung Quốc. Ngay trong sách giáo khoa của học sinh trung học đại lục, chỉ có vài dòng ít ỏi mô tả để thế hệ sau không lãng quên quá khứ nhưng lại không quên ghi rằng đó là một cuộc chiến tự vệ và đánh trả để chứng minh “sức mạnh và chính nghĩa” của Trung Quốc. Giải thích về chuyện vì sao quân đội Việt Nam không hề tiến qua biên giới, mà chính quân đội chính quy Trung Quốc lại thọc sâu vào đất Việt Nam, các sử gia nhà nước đã ghi rằng bởi PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa) chấp nhận đáp trả thách thức của nước Nga, lúc đó đang hậu thuẫn cho Việt Nam, khi đưa ra lời cảnh cáo nếu vượt biên giới thì Nga sẽ pháo kích đánh trả. Dù ít, nhưng người Trung Quốc cũng được dạy rằng họ mang “chính nghĩa” đi khắp thế giới, và Hoàng Sa và Trường Sa là của đất mẹ đại lục hiện vẫn chưa thu hồi được. Cuộc chiến 1979 được Trung Quốc mô tả với hơn một tỷ dân của họ rằng Việt Nam “kiêu ngạo và càn quấy” nên cần được dạy dỗ. Ký ức về cuộc “dạy dỗ” đầy man rợ đó vẫn lưu truyền trong dân chúng, và những nấm mồ người dân Việt vô tội im lặng nằm rải rác, dọc khắp biên giới Bắc là bằng chứng không thể chối cãi. Vì sao chúng ta cần những sự thật lịch sử? Vì sao phải cần ghi vào sách giáo khoa cho con cháu về sau? Câu hỏi nghe chừng có vẻ ngớ ngẩn – nhưng không phải là không cần đặt ra lúc này. Vì bởi lịch sử làm nên nhân cách và dân tộc tính của mỗi quốc gia. Lịch sử tạo nên những con người có ý thức rằng dân tộc mình đã tồn tại với thất bại và vinh quang như thế nào. Lịch sử dặn dò rằng con người nhỏ nhoi nhất có thể trở nên vĩ đại nhất, nếu vượt qua và sống sót. Tựa lưng vào lịch sử đầy đủ và trung thực, con người có thể tìm thấy cho mình cái nhìn sâu sắc, giá trị giúp cho từng thế hệ đi tới. Lịch sử không để dùng nuôi giữ hận thù hay phục vụ cho mục đích nào đó, ngoài việc dâng tặng cho tri thức tử tế và sinh tồn. Lịch sử là kho kinh nghiệm vô giá để loài người soi lại chính mình. Cố tình lãng quên sự thật và lịch sử mới chính là cách dùng súng bắn vào quá khứ một cách đê tiện. Ở Trung Quốc lúc này, việc đòi hỏi minh bạch cuộc chiến 1979, đưa vào sách vở chính thống cũng đang rộ lên trên các diễn đàn tiếng Hoa. Trên tờ New York Times, khi ký giả Howard. W. French hỏi vài cựu chiến binh Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến 1979 rằng họ có biết ý nghĩa của cuộc chiến đó là gì không, họ đã lắc đầu nói “tôi không biết”. Long Chaogang, tên của người cựu binh này, nói rằng khi con cháu hỏi về cuộc chiến này, và vì sao, ông chỉ còn biết gạt phắt đi và nói “không phải việc của tụi mày”. Xu Ke, tác giả một cuốn sách tự phát hành mang tên The Last War, từng là một cựu pháo binh 1979, thì có những lý giải khác. Ông nói với ký giả Howard rằng cuộc chiến đó là phần ký ức buộc phải xóa đi trong trí nhớ của người Trung Quốc, bởi lý do của cuộc chiến đó không rõ ràng. Thậm chí, còn có lý thuyết rằng Đặng Tiểu Bình dấy lên vụ xung đột biên giới để rảnh tay sắp xếp lại quyền lực của mình trong bộ chính trị, vốn đang bị ám ảnh khuôn mẫu từ triều đại của Mao và đầy bất lợi với họ Đặng. Trung Quốc làm ngơ và xóa ký ức của người dân Trung Quốc về cuộc chiến 17 tháng 2/1979 bởi họ không có chính nghĩa. Cả thế giới nhìn thấy đó là cuộc xâm lăng điên cuồng. Nhưng người Việt thì không thể làm ngơ với lịch sử của mình, đặc biệt khi đó là phần lịch sử bảo vệ tổ quốc, kiêu hãnh và lưu danh trong ký ức nhân loại. Lịch sử phải được ghi lại, được giáo dục trong sách giáo khoa để ghi rõ những quân đoàn Trung Quốc trên đường tháo chạy vẫn được tướng Hứa Thế Hữu (*) truyền lệnh “sát cách vô luận” – tức thấy là giết, không cần lý lẽ. Đàn bà bị hãm hiếp rồi giết, trẻ con bị đập chết, người già bị chôn sống… “chính nghĩa” của đạo quân phương Bắc là vậy. Lịch sử phải được nhìn thấy đủ, để dấy động mọi tâm can, cho những cuộc thắp hương tưởng niệm hàng năm phải được là lễ trọng, không bị ngăn trở và vô vàn những bia, chữ tưởng niệm không bị vô-chủ tâm nhổ bỏ, hoặc làm ngơ với phong sương. 17.2.1979 không phải là cuộc chiến riêng của vài tỉnh miền Bắc Việt Nam, cuộc chiến đó là cuộc chiến của lòng ái quốc và lòng tự trọng của một dân tộc trước thách thức để sinh tồn và độc lập. 17.2 cũng cần được kính trọng không khác ngày 2.9 trên đất nước này. Vậy thì, khi nào sách giáo khoa Việt Nam sẽ ghi vào đó phần máu thịt và đau thương của người Việt đã bị làm ngơ? Khi nào? Kết thúc bài viết của mình tại Trung Quốc, ký giả Howard hỏi ông Xu Ke rằng ông sẽ làm gì với cuốn sách của mình. Người cựu chiến binh Trung Quốc đó im lặng chốc lát, và trả lời rằng ông muốn nhân dân mình được biết, tường tận về những gì đã xảy ra. “Bọn đạo đức giả và phản bội đã che giấu sự thật”, ông Xu Ke nói. NS. Tuấn Khanh —————————— (*) Tháng 9/2008, Tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu từng được nhiều báo Việt Nam chia nhau đăng bài ca ngợi là tài năng xuất chúng, mà “quên” bẳng ông ta chính là người cầm cánh quân tiến công vào Cao Bằng – Lạng Sơn năm 1979, với chủ trương tàn phá mọi nhân lực và vật chất của Việt Nam. (Người Đô thị)
  15. Quân đội Trung Quốc đã triển khai một hệ thống tên lửa tiên tiến đất đối không trong những hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam. Photo Courtesy: Fox Những hình ảnh vệ tinh thu được cho thấy Trung Quốc đang ngày càng "quân sự hóa" ở biển Đông và đặt tình trạng căng thẳng trong khu vực Các hình ảnh từ ImageSat International (ISI) cho thấy 8 bệ phóng tên lửa đất đối không cùng với một hệ thống radar đã được Trung Quốc triển khai trái phép đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tại khu vực này khu trục hạm của Hải quân Mỹ đã tiến sát vào một hòn đảo đang tranh chấp vào tuần trước đây. Và Trung Quốc lên tiếng tuyên bố Hoa kỳ sẽ nhận hậu quả cho việc này Theo thời gian của ảnh, bờ biển quanh đảo còn trống vắng vào ngày 3/2, rồi các tên lửa xuất hiện vào ngày 14/2. Theo Fox, một quan chức Mỹ đã xác nhận với đài này rằng ảnh vệ tinh phản ánh đúng thực tế đang diễn ra. Theo Các quan chức cho biết, những hình ảnh xem hiện cho thấy hệ thống phòng không HQ-9 gần giống với hệ thống tên lửa S-300 của Nga. HQ-9 có tầm bắn 125 dặm, nó sẽ tạo ra mối đe dọa cho bất kỳ máy bay dù là dân sự hay quân sự bay gần đó. Cũng trong thời gian này, tổng thống Obama có cuộc gặp với 10 nhà lãnh đạo châu Á tại Palm Springs, rất nhiều nhà lãnh đạo lo ngại về hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", ông Obama cho biết. Phản ứng trước thông tin của Fox News đưa ra, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban không khẳng định, cũng không phủ nhận về nội dung này. “Tuy tôi không thể bình luận về những vấn đề liên quan đến tình báo, tôi khẳng định chúng tôi đang theo dõi tình hình rất chặt chẽ”, Reuters dẫn lời ông Urban nói. Trong hai năm qua, Trung Quốc đã xây dựng trên 3.000 mẫu đất của lãnh thổ trên bải rạn san hô ở khu vực này. Có tổng cộng ba đường băng được xây dựng trên ba hòn đảo nhân tạo. Triển khai tên lửa tiếp tục là một trong những hành động phi pháp của Trung Quốc ở những đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Trước đó, vào ngày 7/2, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin phi cơ cất cánh từ Phi trường Quốc tế Mỹ Lan trên đảo Hải Nam rồi đáp trái phép xuống đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây là chuyến bay dân dụng đầu tiên tới đảo Phú Lâm, sau khi Bắc Kinh nâng cấp sân bay trên đảo. Phú Lâm là trung tâm hành chính của cái gọi là "thành phố Tam Sa" do Trung Quốc thành lập trái phép, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Trước đây Bắc Kinh chỉ dùng tàu để vận chuyển hàng hóa, người tới đảo. Sau khi Bắc Kinh nâng cấp sân bay trên đảo Phú Lâm, những phi cơ cỡ lớn như Boeing 737 (chở được tới 200 người) có thể cất cánh và đáp xuống đây. Tổng Hợp
  16. Hôm nay [17/02/2009] là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh. Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 30 năm trước. Phía Trung Quốc cho rằng phía Việt Nam quấy rối biên cương Trung Quốc, cho nên Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích”. Phía Việt Nam cho rằng chính phủ Trung Quốc vì để ủng hộ chính quyền Khmer Đỏ mà phát động bành trướng xâm lược Việt Nam, thể hiện chiến tranh bá quyền. Phía Campuchia tuy không tỏ thái độ rõ ràng đối với cuộc chiến Trung Quốc-Việt Nam nhưng ngày 7 tháng 1 năm nay đã tổ chức một cuộc mít-tinh quy mô chưa từng có tại Phnom Penh chúc mừng 30 năm ngày nhân dân Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Tại cuộc mit-tinh, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Chia Xim cảm ơn Việt Nam “đã cứu Campuchia”, đánh giá cao bộ đội tình nguyện Việt Nam đã hy sinh to lớn để tiêu diệt chính quyền Khmer Đỏ tàn sát nhân dân, và đã kịp thời ngăn chặn được số phận bất hạnh nhân dân Campuchia tiếp tục bị tàn sát. Giờ đây chính phủ Trung Quốc đang ra sức làm mờ nhạt cuộc chiến 30 năm trước ấy, không tổ chức bất kỳ hoạt động kỷ niệm chính thức nào. Tại Việt Nam, chính phủ và nhân dân đều tổ chức hoạt động tưởng niệm với quy mô lớn [?] những người Việt Nam đã chết trong cuộc chiến đó, giáo dục người Việt Nam chớ quên cuộc chiến này. Rốt cục trong cuộc chiến tranh ấy ai phải ai trái, ở đây tác giả không muốn bàn thảo. Bao giờ các tài liệu mật được dần dần công khai, sau khi nhìn thấy chân tướng, tự nhiên người ta sẽ hiểu rõ. Tác giả muốn nhân dịp ngày đặc biệt hôm nay để nói qua về một số cảm nhận của mình tại Việt Nam, hy vọng qua đó người trong nước sẽ hiểu được tại sao đa số người Việt Nam có thái độ không hữu hảo với Trung Quốc. Để nhìn nhận Việt Nam một cách khách quan, chúng ta nên xuất phát nhiều hơn từ góc độ của mình mà suy nghĩ. Ngoài việc cuộc chiến đó cần thời gian để hàn gắn vết thương giữa nhân dân hai nước ra, hiện nay vấn đề người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc chủ yếu có mấy mặt sau đây đáng để người nước ta [tức Trung Quốc] cảnh giác và suy nghĩ. Trước hết, người Trung Quốc chưa hiểu tình hình Việt Nam – đây là một nguyên nhân khiến người Việt Nam ghét người Trung Quốc. Hai nước tuy là láng giềng gần nhau, truyền thống văn hóa và tập quán giống nhau nhưng tuyệt đại đa số người Trung Quốc lại chưa hiểu Việt Nam. Việt Nam là quốc gia nhược tiểu, chính phủ không đủ tài lực […], thế nhưng sự nghèo khó của chính phủ không đại diện cho sự bần cùng của dân chúng. Người Trung Quốc có quan niệm là chỉ cần thấy nước này chỗ nào cũng rách nát, thiết bị hạ tầng cơ sở chưa hoàn thiện, đường phố không rộng rãi tráng lệ thì cho rằng nước này hỏng rồi. Thực ra nhìn bên ngoài không bằng nhìn thực chất. Việt Nam luôn luôn theo đường lối giấu ngầm sự giàu có vào dân chúng. Chỉ cần đến thăm nhà thường dân Việt Nam để cảm nhận một chút, bạn sẽ thay đổi ấn tượng về Việt Nam. Trong các gia đình Việt Nam […], các loại đồ điện gia đình và thiết bị trong nhà không hề ít hơn dân Trung Quốc. Nghèo nữa thì cũng có một chiếc xe máy. Gia đình dân chúng Việt Nam chưa thể coi là giàu có nhưng cũng tuyệt nhiên không nghèo. Tuyệt đại đa số người Trung Quốc từng đến Việt Nam phần lớn chỉ nhìn thấy hiện tượng bên ngoài chứ không phải đời sống thực chất của người Việt Nam bình thường, do đó có sự hiểu lầm về Việt Nam. Ngược lại, người Việt Nam cũng từ xương cốt coi thường một bộ phận người Trung Quốc. Thứ hai, tâm trạng ưu việt cao ngạo của người Trung Quốc đã làm cho người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc. Người nước ta tự cho rằng thực lực Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam, phần lớn người Trung Quốc khi đến Việt Nam thì có thái độ thiếu thân mật và khiêm tốn với người Việt Nam. Thường xuyên có bạn hỏi tôi: Việt Nam chẳng phải là rất nghèo đấy ư, có phải là ở Việt Nam đi mua hàng phải vác cả bọc tiền to tướng, có phải Việt Nam thừa phụ nữ, có thể lấy mấy vợ cũng được phải không? … đều là những câu hỏi làm người ta cười gượng. Thực tế Việt Nam khác xa những gì chúng ta tưởng tượng. Chính quyền Việt Nam nghèo, thậm chí rất tham nhũng, song dân chúng Việt Nam không nghèo. Đồng bạc Việt Nam giá trị cao nhất là 500 nghìn đồng, tương đương 200 Nhân Dân Tệ Trung Quốc, ra phố mua hàng đâu có cần vác rất nhiều tiền, thậm chí còn ít một nửa so với người Trung Quốc đi mua hàng. Phụ nữ Việt Nam không nhiều, tỷ lệ nam nữ cơ bản bằng nhau, thậm chí tỷ lệ nam cao một chút, chớ có sang Việt Nam làm giấc mộng lấy mấy cô vợ. Người Việt Nam coi người Trung Quốc không ra gì không phải không có nguyên cớ. Thứ ba, nhà đầu tư Trung Quốc đến Việt Nam rất bị nghi ngờ về chữ tín. Cuối thập niên 1990, rất nhiều người Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư, tưởng là ở đấy có thể dễ kiếm được tiền. Khi phát hiện đầu tư trên toàn thế giới đều có cùng một nguyên tắc là “không có đầu tư vào thì không có sản phẩm ra”, kiếm tiền đâu có dễ như tưởng tượng. Thế là người Trung Quốc ào sang như một đàn ong rồi lại ào ào đại rút lui như một đàn ong, rút vốn về nước một cách bất hợp pháp, để lại một đống tạp chứng khó chữa như nợ lương, nợ thuế, nợ vốn với đối tác hợp tác, khiến chính quyền Việt Nam rất đau đầu. Sự thành thật giữ chữ tín của thương nhân Trung Quốc phổ biến bị người Việt Nam nghi ngờ. Cùng sang Việt Nam kiếm tiền, người Nhật, người Hàn Quốc trước lúc đi đã xem xét coi đây là vấn đề khá phức tạp, khi gặp phải các vấn đề tồn tại trong xã hội Việt Nam họ giải quyết dễ hơn người Trung Quốc. Tâm lý quá ư đầu cơ của nhà đầu tư Trung Quốc, thái độ oán trách mỗi khi gặp khó khăn đã gây ra hậu quả người Việt Nam cho rằng người Trung Quốc có độ tin cậy thương mại không cao. Trung Quốc khi đưa vốn ra nước ngoài cũng đem theo những bệnh bất trị vốn có trong xã hội thương mại của mình sang nước ngoài. Điều này không những các nhà đầu tư chúng ta phải suy ngẫm mà chính phủ Trung Quốc cũng nên cảnh giác. Thứ tư, việc các thương gia Trung Quốc phán đoán sai lầm về thị trường tiêu dùng Việt Nam đã không những làm cho sản phẩm Trung Quốc khó tiêu thụ ở Việt Nam mà cũng tổn hại nghiêm trọng tới hình ảnh và thanh danh của người Trung Quốc. Do hiểu biết lệch lạc về tình hình nội bộ và thói quen tiêu dùng của Việt Nam, cho rằng người Việt không tiêu dùng nổi những sản phẩm chất lượng tốt cấp cao, mà người Trung Quốc chuyển sang Việt Nam những dây chuyền sản xuất lạc hậu bị đào thải trong nước, kết quả thế nào có thể suy ra mà thấy. Ở Trung Quốc, nhà sản xuất xe máy Trùng Khánh huênh hoang là đã chiếm được bao nhiêu thị phần thị trường Việt Nam. Đáng tiếc là người viết bài này ở Việt Nam cho tới nay chưa hề phát hiện thấy một chiếc xe máy Trùng Khánh nào chạy trên đất nước này, dù ở vùng nông thôn tương đối nghèo hay đô thị phồn hoa đều khó mà thấy bóng dáng nó. Trong lòng người tiêu dùng Việt Nam thì hàng Trung Quốc là đại danh từ của “chất lượng xấu”. So với người Trung Quốc, rõ ràng người Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả người Âu Mỹ đánh giá quan niệm tiêu dùng của người Việt Nam chính xác hơn nhiều; ngay từ đầu họ đã đưa hàng chất lượng tốt sang thị trường Việt Nam, giành được sự ủng hộ của người tiêu dùng nước này. Đây cũng là nguyên nhân hàng hóa Trung Quốc ở Việt Nam đại bại trước hàng hóa Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng là một nhân tố lớn làm cho người Việt Nam khinh thường [nguyên văn bỉ thị] người Trung Quốc. Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi sông liền sông, có hơn 2.000 năm tiếp xúc văn hóa, thế nhưng sự hiểu biết của chúng ta về Việt Nam lại dừng ở hồi ức trong quá khứ, thiếu con mắt tỉnh táo và thận trọng để nhìn nhận người hàng xóm này, khiến cho giữa nhân dân hai nước hình thành một vết thương khó có thể vượt qua. Đồng thời với việc mất tín nhiệm của dân chúng Việt Nam, chúng ta cũng dần dần chắp tay nhường cho Nhật Bản, Hàn Quốc lợi ích thị trường to lớn ở Việt Nam mà người Trung Quốc vốn dĩ nắm được. Người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc tuyệt nhiên không chỉ là do cuộc chiến tranh 30 năm trước mà còn nhiều cái nữa đáng để tất cả người Trung Quốc suy ngẫm! Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ mạng Phượng hoàng (Trung quốc) mạng Phượng Hoàng mạng Phượng Hoàng(Trung Quốc), ngày 17/2/2009. (Nghiên cứu Quốc tế)
  17. Bắt đầu lễ tưởng niệm FB Nguyễn Chí Tuyến***Anh chị em Hà Nội tham dự lễ tưởng niệm các liệt sĩ của cuộc chiến biên giới phía Bắc ngày 17/2/1979. Lời phát biểu đanh thép.https://www.facebook.com/trung.nghia.522/videos/1733140006919249/?pnref=storyẢnh : fb Trung Nghĩa*** Ảnh ; FB Nguyễn Quang A*TTHN cập nhật tổng hợp*** VNTB - Lễ tưởng niệm ngày chiến tranh Biên giới và báo chí trong nước lên tiếng Như trước đó Việt Nam Thời Báo đã đăng tin, hôm nay (17.02), lễ tưởng niệm ngày Chiến tranh Biên giới (17.02.1979 - 17.02.2016) đã diễn ra trong nước. Tại Hà Nội, NO-U Fc đã tổ chức tưởng niệm tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi mà trước đó, chính quyền Hà Nội đã tổ chức nhảy múa, thậm chí sử dụng lực lượng công vụ giả danh người lao động để phá rối buổi lễ tưởng niệm. Trước đó, trong thông báo kêu gọi tưởng niệm của mình, NO-U Hà Nội đã đề nghị "chính quyền Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự và ngăn cản bọn DLV đến quấy rối, phá hoại buổi lễ này. Những kẻ tiếp tay, phá rối lễ tưởng niệm là đi ngược lại truyền thống yêu nước nhớ nguồn, là xúc phạm vong linh tiên tổ, là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do thờ phụng của người dân Việt Nam – nhất định sẽ bị quả báo!" Trong khi đó, tại Vũng Tàu, những biểu tượng về Chiến tranh Biên giới với dòng chữ nhắc nhở "Nhân dân không quên 17-02-1979" được treo tại cổng các cơ quan, chính quyền tại đây. Biểu tượng kỹ niệm Chiến tranh Biên giới được treo trước trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ - Hà Nội, NO-U Fc đã tập hợp được người dân và các nhà hoạt động xã hội đến tưởng niệm Biểu tượng lễ kỹ niệm được treo ngày từ trong đêm, tại chính cơ quan chính quyền thành phố Vũng Tàu. Lễ tưởng niệm diễn ra trong sự thành kính, nhưng đề phòng sự phá rối từ phía chính quyền và những kẻ nhận là DLV với các hành vi đầy phản cảm vào các năm trước. Báo chí nhà nước cũng đưa tin bài nhắc nhở về sự kiện này, trang tin Infonet thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông thậm chí còn dẫn lại thông tin trong cuốn sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua" của Nxb Sự Thật vào tháng 10 năm 1979. Theo đó, khẳng định "Chiến tranh biên giới 1979: Tư tưởng bành trướng bá quyền không thay đổi" ngay trong tiêu đề. Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là cuộc chiến ngắn ngày giữa Việt Nam – Trung Quốc, nổ ra vào ngày 17.02.1979, khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Cuộc chiến gây thiệt hại nặng nề cho cả hai phía, và đóng băng quan hệ hai nước trong 13 năm tiếp theo. Trong khi đó, báo Thanh Niên đăng bài viết về Đồn biên phòng Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) nơi trấn giữ cửa khẩu phụ Lồ Cố Chin (Việt Nam) và Lao Kha (Trung Quốc). Theo trang báo này, "trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh biên giới, các chiến sĩ biên phòng đã cầm chân lính Trung Quốc suốt 4 ngày liền, không cho chúng chớp nhoáng kéo về TT.Mường Khương, theo QL4D ra Bảo Thắng, ngược lên TP.Lào Cai hoặc xuôi theo QL70 về tỉnh Yên Bái..." Bia trấn ải (ảnh, dựng tháng 5.2013) bên cổng Đồn BP Pha Long ghi: “Nguyên Thần Bổn Mệnh giữ núi non. Nam Sơn bốn cõi tựa sách trời định. Thiên thiên nhật nguyệt linh linh ứng. Tuyệt tuyệt long phụng báo quốc an. Bình nhất hà Việt Nam Quốc thổ” (Tạm dịch nghĩa: Nguyên Thần được giao sứ mệnh giữ núi non. Núi nam bốn cõi đã quy định trong sách trời. Nghìn nghìn mặt trời, mặt trăng linh thiêng và ứng nghiệm (điều đó). (Có) rồng phượng tuyệt vời bảo vệ an nguy tổ quốc. Đất Việt Nam yên bình nhất là ở đây). Ảnh và lời tựa: báo Thanh Niên Lê Kiên (VNTB)
  18. Tại Sài Gòn: AN NINH NGĂN CẢN KHÔNG CHO ĐI DỰ LỄ TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ CHỐNG GIẶC TÀU NĂM 1979 FB Suong Quynh 8h13′ ngày 17-2-2016 4 giờ sáng an ninh đã đến và hiện tại đã gần chục an ninh vây quaynh nhà tôi, quyết ngăn cản không cho tôi đi đến tưỡng đài Trần Hưng Đạo để dâng hương cho các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến biên giới phìa Bắc chống giặc Tàu xâm lược. Lúc 5 giờ gọi cho anh Huỳnh Kim Báu thì anh cũng bị hơn 20 an ninh vây quanh nhà, quyết ngăn anh đi. Anh Tô Lê Sơn, NB Lê Phú Khải, NV Phạm Đình Trọng, anh Kha Lương Ngãi cũng vậy. Còn anh Huỳnh Ngọc Chênh, Phan Đắc Lữ và Hạ Đình Nguyên thì từ ngày hôm qua họ đã lập chốt ngăn chặn. Có nhiều bạn trẻ cũng đã bị ngăn nhất là Minh Hạnh. Tôi ra và nói với các an ninh; Các em làm vậy là quay đầu lại với nhân dân, phản bội Tổ Quốc của mình. Đã hơn 20 ngàn chiến sĩ bộ đội đã hy sinh bảo vệ đất nước cho các em ngày hôm nay được ngồi đây, vậy tại sao lại ngăn cản những người yêu nước làm lễ tưởng niệm? Đáng lẽ ra chính quyền phải làm lễ này để cho toàn bộ đồng bào cùng tri ân, đã không làm lại ngăn cản người dân. Như vậy là sai, phản bội lại dân, phản bội lại Tổ Quốc. Chị sẽ đi, dù thế nào. Lúc sau họ điều ngay thêm người cả một chỉ huy đến, đông đặc dưới nhà tôi. Tôi lên nhà bật ngay hai bài của Việt Khang: VIỆT NAM TÔI ĐÂU VÀ ANH LÀ AI, mở to hết cỡ cho họ nghe, và tôi cũng muốn những người dân hàng xóm của tôi cùng nghe. ____ FB Suong Quynh TƯỜNG THUẬT NHANH BUỔI LỄ TƯỞNG NIỆM CÁC LIỆT SĨ 79 TẠI SÀI GÒN 11h08′ ngày 17-2-2016 Theo chị Ánh Hồng cho biết: CLB Lê Hiếu Đằng đã có mặt nhà nghiên cứu Lê Công Giàu, nhà báo Kha Lương Ngãi, vợ chồng nhà giáo Hồ Hiếu, GS Nguyễn Đăng Hưng và NS Ánh Hồng đã đến được buổi lễ. Lúc đầu an ninh cầm dù để tìm mọi cách ngăn cản. Họ đã giật te tua vòng hoa do anh Ngãi mang tới. Nhưng theo thông tin chị Hồng cho biết, lúc sau có một tốp AN mặc thường phục (chị đoán chắc của TP hay bộ) đã đến ngăn các AN gây hấn kia lại. Họ đã túm áo lôi những AN quá khích kia ra. Đã có hơn 100 các bạn trẻ NO-U SG và các bạn trẻ hoạt động DC và người dân sài Gòn cùng tham gia lễ tưởng niệm. Chị Ánh Hồng cho biết đã một số các cụ khá lạ, chưa thấy đi bao giờ, tham gia buỗi lễ và cả người dân mới tham gia lần đầu. Đó là thông tin tôi cho là tuyệt vời nhất trong buổi lễ ngày hôm nay. Và lễ tưởng niệm vẫn thành công tốt đẹp. TÔI THẬT TỰ HÀO VÌ VIỆC LÀM TUYỆT VỜI CỦA ANH CHỊ EM VÀ ĐỒNG BÀO. CẢM ƠN TẤT CẢ. Video clip của Facebooker Hoàng Bình ____ FB Việt Quân 10h12′ ngày 17-2-2016 Video clip lễ tưởng niệm từ Facebooker Việt Quân ___ FB Hoàng Dũng 10h51′ ngày 17-2-2016 Mặc dù bị nhà cầm quyền HCM ra sức ngăn cản bằng mọi thủ đoạn đê hèn nhưng những người dân Sài Gòn vẫn quyết tâm làm lễ tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc, tưởng nhớ những người đã ngã xuống bảo vệ mảnh đất của cha ông. Đả đảo Trung Cộng xâm lược. Đả đảo Hán nô hèn hạ. Video clip từ Facebooker Hoàng Dũng _____________ Người dân réo tên ĐINH LA THĂNG - Bí thư Thành ủy trong lễ tưởng niệm. (Blog Tễu)
  19. Tiền lẻ 500đ, 1000đ rất phổ biến trong mùa lễ hội, thường được đặt vào tay, chân, chỗ ngồi của Phật Từ mùng Sáu Tết, những lễ hội đầu năm bắt đầu diễn ra khắp nơi. Người ta gặp lại những cảnh tượng năm nào cũng xảy ra: nhét tiền vào thay Phật, sì sụp khấn vái hàng tiếng đồng hồ, chen lấn dữ dội để giành giật "lộc" giữa đám đông. Cầu xin hay mua bán với thánh thần? Hàng ngàn người chen lấn nhau trên đường lên Yên Tử. Cả biển người tập trung trước chùa Phúc Khánh để cúng sao giải hạn. Hay như ở chùa Hương, Vietnamplus đưa tin số vé tham quan mà Ban quản lý di tích chùa bán ra đã là 40 ngàn vé trong ngày Mùng Ba Tết. Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, có người "trèo rào" vào vị trí các chú rùa đội bia tiến sĩ để rải tiền. Trên chùa Bái Đính, đồng 500đ, 1000đ màu sắc quen thuộc như một "lễ vật" đến hẹn lại lên của con dân trần gian dâng vào tận tay những vị La Hán. Tôi thường tự hỏi họ cầu xin điều gì và tại sao phải sử dụng đến những phương thức "dâng lễ vật" kỳ lạ đến vậy. Tại sao tín đồ nghĩ các vị La Hán cần tiền? Tại sao người cầu học hành tốt lại nghĩ con rùa đội bia tiến sĩ.. cần tiền? (Mà lại là tiền lẻ mới được). Tại sao những người lên Miếu Bà Chúa Xứ ở An Giang phải thuê heo quay để cúng – và rồi sau đó con heo lại trở về với chủ nhân để tiếp tục... cho thuê? Mớ lễ vật quen thuộc mà tín đồ từ Nam ra Bắc mang lên ngôi đền tâm linh của mình rất giống nhau, gồm tiền lẻ, heo quay, oản, xôi, thật nhiều vàng mã, và rất nhiều tiền thật. Lòng thành của người dự hội cũng có mùa như lễ hội. Họ mang theo sự thừa mứa vật chất về cho những trung tâm thờ cúng, và rồi nhất loạt bỏ đi khi chẳng trúng mùa lễ hội. Nếu gọi đây là tín ngưỡng, thì những tín ngưỡng này thực dụng “gần gũi” hệt như cuộc sống trần thế của người cúng, cần tiền thì cho Phật tiền, cần giàu thì cho Bà heo, cần học giỏi thì rải tiền cho rùa ăn. Một lễ hội đầu năm 2016 Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Phước Thuận từng chia sẻ: “Tôi lên đền mẫu Âu Cơ ở Phú Thọ, đứng nhìn tín đồ sì sụp đập đầu xuống nền vái lạy cả tiếng đồng hồ. Nghe họ cầu xin thì thấy gọi hết tên Phật, thánh này nọ ra, xin rất cụ thể làm ăn ở công ty, tiền bạc, muốn gì. Nhưng đây là Đền thờ Mẹ Âu Cơ để người Việt nhớ cội nguồn dân tộc kia mà? Trong đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, người ta cũng bói toán, xin quẻ đầu năm.” Ở nhiều ngôi chùa, khi mùa Tết tới, nhà chùa thức thời thương mại, tổ chức luôn cả quầy gieo quẻ, quầy bói, quầy cúng sao, quầy đọc lá số, dịch vụ nào cũng tiền bạc đâu ra đấy. Trong khi đó, trong Phật giáo thuần thành, không có hoạt động nào có thể... đoán trước tương lai được cả. Sự khao khát vật chất cháy bỏng hiện diện trong từng lời khấn cầu mà người ta có thể nghe bất cứ đâu giữa mùa lễ hội, thậm chí phô lộ ra thành tiếng cầu xin rất to mà ai cũng có thể nghe được giữa điện thờ. Cầu mua xe hơi, cầu lấy chồng giàu, cầu mua thêm nhà, cầu có được tiền đi du học. Ước nguyện của tín đồ được nén chặt lại, quăng lên chốn linh thiêng như món hàng trao đổi với các vị thánh ngồi yên trong cõi thờ phụng cả năm trời chẳng ai thèm nhớ tới. Lễ hội đầu năm như hội chợ “cầu được ước thấy” mở ra, khách hàng tứ phương mặc trên mình chiếc áo kính ngưỡng giả hiệu, rải tiền lẻ từ cửa đền lên đỉnh đền, hẳn tin rằng mình sẽ sớm đạt ước nguyện vì đã “hối lộ” xong thánh thần khắp lượt. 'Lan tỏa' Tôi còn nhớ mãi đến khi trận ẩu đả kinh hoàng để tranh ấn Đền Trần được đưa lên báo Tuổi Trẻ, người ta mới đi lật giở tài liệu, hồ sơ và tiến sĩ Nguyễn Hồng Kiên nói trên báo Tuổi Trẻ: “Không hề có chuyện nguồn gốc của lễ khai ấn bắt nguồn từ việc sau khi đánh thắng quân Nguyên – Mông”, thậm chí lễ khai ấn này còn... “chẳng liên quan gì đến thời Trần”. Lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng đã phải "quây kín" sau những chỉ trích từ nhiều nơi Vậy những người đã nhiệt tình đánh xe hơi từ tận tỉnh xa về, chầu chực đêm khuya để lao vào giật tờ ấn, họ đã hiểu gì về thứ họ cố công giật lấy mang về dán trong nhà? Ông Trần Phước Thuận giải thích sự phổ biến của đủ mọi hình thức cúng bái xuất hiện: “Tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam rất lớn mạnh và lấn át cả các tôn giáo chính thống. Sức truyền bá của tín ngưỡng dân gian rất ghê gớm, không cần lý luận, không cần học thuyết gì, người ta xúm lại thờ cúng một nhân vật nào đó họ cho là linh thiêng. Sức lan tỏa của loại tín ngưỡng này cực kỳ lớn như các lễ hội hát chầu, cúng bái, xin ấn tại đình chùa.” Khi tôi hỏi những người sì sụp khấn vái trong các gian thờ ở Châu Đốc – An Giang, nhiều người không phân biệt được ở đây thờ Bà hay thờ Phật và Bà là ai, câu trả lời chỉ là “nghe đồn thiêng lắm, cầu xin gì cũng được, cầu được mình đi trả lễ”. Còn món đồ người đi lễ hội tranh nhau giật lấy hay hào phóng bỏ tiền mua, chúng là sản phẩm được “chế tạo” ra đáp ứng cho ước muốn trao đổi với thần thánh của những người trần đầy ham hố cầu xin. Chỉ có kẻ buôn thần bán thánh là bận bịu dịp này hơn cả! Lan Phương BBC Tiếng Việt từ Bangkok (BBC)
  20. Nếu hai hôm trước đã cho ràng việc ‘gửi’ Ngài TT Nguyễn Tấn Dũng sang Sunnylands Cali để ‘chơi’ là ‘một quyết định tốt,’ thì hôm nay lại thấy kết qua của hội nghị này là cũng hay đấy. Để thống nhất đưa ra một thông điệp rõ ràng mà cho rằng những tranh chấp trên biển phải được giải quyết theo những quy định của Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế là một kết quả hoàn toàn hoan nghênh, thậm chí là một kết quả tốt hơn so với những kết quả chúng ta có thể tưởng tượng trước được. Là một khẳng định đủ mạnh và đúng lúc. Là một kết quả tốt cho Việt Nam. Đến nay còn chưa biết nên nghĩ gì về tin (tin đồn hay tin thật?) mà việc ‘gửi’ Ngài TT Nguyễn Tấn Dũng là “quyết định ở phút chốt” và “dưới áp lực từ phía Mỹ.” Chính trường Việt Nam lại quá là bí ẩn, hay chỉ là tôi còn không hiểu Việt Nam? Dù sao, việc 3X đã có mặt là một thắng lợi cho những ai muốn đất nước để có một đồng thái ngoại giao như các nước “bình thường” khác. Liệu Ông sẽ tiếp tục hành động bình thường cho đến tháng 5? Vậy, Bỏ qua những phản ứng to mòm, vớ vẩn của các đồng chí tốt ấy mà chúng sẽ đưa ra vào buổi chiều hôm nay. Đừng lo ai là người ở Campuchia sẽ phải nghe cuộc điện thoại từ Bắc Kinh ấy. Đừng bất bình về việc hội nghị đã không nêu tên của nhà nước có hành vi bành trướng ấy. Và, đừng điên đến mức mà tưởng tượng Sunnylands là Thành Đô. Jonathan London (Blog Xin Lỗi Ông)
  21. Đầu tháng 2/2016, hàng loạt nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam tuyên bố sẽ ra ứng cử đại biểu quốc hội khóa XIV trong kỳ bầu cử diễn ra vào ngày 22/5 tới đây. Phản ứng trước sự kiện này có nhiều quan điểm trái ngược. Trên các trang xã hội loan tải thông tin về các ứng viên tuyên bố tự ứng cử, phần lớn các bình luận đều thể hiện sự ủng hộ, quan tâm đối với hành động này. Tuy nhiên, một số không nhỏ lại có suy nghĩ ngược lại, bởi họ cho rằng, đó là sự chấp nhận luật chơi, công nhận chế độ CSVN. Đối với nhiều người, việc ứng cử đại biểu quốc hội là nghiêm túc, nhằm nhiều mục đích khác nhau: thực hiện quyền công dân, khai dân trí, góp phần thúc đẩy dân chủ, … và bao gồm cả tố cáo chế độ dân chủ giả hiệu do CSVN dựng lên. Còn một số khác, họ lại nghĩ rằng, việc tự ứng cử như vậy là cùng CSVN diễn một vở kịch, làm trò hề. Kể từ khi thông tin về những người tuyên bố sẽ tự ứng cử đại biểu quốc hội được loan tải, phía chính quyền CSVN chưa có động thái chính thức nào trên truyền thông. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin cho hay, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – tổ chức được quyền tuyển lựa ứng viên đại biểu quốc hội, đã tổ chức một số cuộc họp kín nhằm ứng phó làn sóng tự ứng cử của các nhà hoạt động xã hội. Theo một trong những người tự ứng cử chia sẻ rằng, 21h tối ngày 16/2/2016, công an phường đã đến hỏi han về chuyện tự ứng cử đại biểu quốc hội của ông. Mặc dù công an không có quyền như vậy. Có thể trong thời gian tới đây, nhiều người tự ứng cử khác cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự. Xét trên khía cạnh luật pháp, công dân Việt Nam từ 21 tuổi trở lên đều có quyền tự ứng cử vào quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ chế bầu cử có ba vòng hiệp thương, trong đó có vòng 1 và 3 thực chất là do CSVN độc diễn và vòng thứ 2 giống như cuộc “đấu tố” với các ứng viên tự ứng cử. Chính vì vậy, những người tự ứng cử sẽ rất khó khăn để có thể trở thành ứng viên chính thức cho cuộc bầu cử. Nhiều nhà hoạt động tham gia tự ứng cử, và ủng hộ những người tự ứng cử, nhấn mạnh đến vấn đề thúc đẩy sự quan tâm, nhận thức của người dân đối với bầu cử. Qua đó, họ mong đợi một sự thay đổi dần dần hướng đến nền dân chủ thực sự, thông qua lá phiếu của người dân trong thời gian không xa. Nhật Nam (SBTN)
  22. Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tay với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, sau khi chụp ảnh chung với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Sunnylands, California, hôm 16/2, ngày kết thúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN. Tin liên hệ Tổng thống Mỹ gặp Thủ tướng Việt Nam bên lề hội nghị Sunnylands Tổng thống Obama và Thủ tướng Dũng thảo luận về việc tiếp tục củng cố mối quan hệ giữa hai nước trong năm 2015 Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN làm bùng ra nhiều cuộc biểu tình Dự thảo hé lộ ‘Nguyên tắc Sunnylands’ tại hội nghị Mỹ-ASEAN Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Biển Đông: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ-ASEAN 'Cải thiện nhân quyền phải là ưu tiên trong nghị trình hội nghị Mỹ-ASEAN' TT Obama củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương Ông Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ VOA Tiếng Việt 16.02.2016 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm cơ hội “có một không hai” để “hạ cánh trong vinh quang”, trong khi có tin Tổng thống Barack Obama nhận lời mời tới thăm Việt Nam vào tháng Năm. Theo nhận định của các nhà phân tích, hội nghị thượng đỉnh chưa có tiền lệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN ở California, Mỹ, là thời cơ để ông Nguyễn Tấn Dũng tự thể hiện và lấy lại thanh thế sau khi để chức tổng bí thư lọt vào tay ông Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đảng vừa qua. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ của Đại học George Mason, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng ông Dũng tới hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ với lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á ở “trong thế yếu” sau những biến cố chính trị vừa qua, nhưng đây lại là một cơ hội cho người đứng đầu chính phủ Việt Nam. Ông Hùng nói thêm: “Đây là cơ hội cho Việt Nam nói tiếng nói của mình. Nếu ông Dũng hoặc thuyết phục được đảng, hoặc đảng của ông ấy có thể họp với nhau đưa ra tín hiệu lớn nào đó, để ông ấy đại diện cho Việt Nam, đưa ra một sáng kiến nào quan trọng, hoặc có lời tuyên bố nào hoành tráng. Điều đó không những giúp cho ông ấy xuống một cách vinh quang mà cũng có thể giúp cho Việt Nam nói được tiếng nói, nhất là bây giờ, ông ấy lại là “lame-duck” [vịt què, tại vị trong khi chờ người khác lên kế nhiệm], thành ra ông ấy có thể nói bạo hơn bình thường. Trong chính trị, người ta có thể đưa ra cái gọi là “trial balloon” (quả bóng thử đường [thăm dò]). Có thể đưa ra tuyên bố thử đã. Còn sau này nếu có thì ông thay thế sẽ làm khác đi.” Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN là cuộc họp quốc tế quan trọng đầu tiên mà ông Dũng tham gia sau khi ông rút khỏi cuộc chạy đua vào chức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội 12 cuối năm ngoái. Bên lề cuộc họp ở Sunnylands, California, nơi Tổng thống Mỹ từng đóng tiếp Chủ tịch Trung Quốc, ông Obama đã có cuộc họp song phương với Thủ tướng Dũng. Đây là cơ hội cho Việt Nam nói tiếng nói của mình. Nếu ông Dũng hoặc thuyết phục được đảng, hoặc đảng của ông ấy có thể họp với nhau đưa ra tín hiệu lớn nào đó, để ông ấy đại diện cho Việt Nam, đưa ra một sáng kiến nào quan trọng, hoặc có lời tuyên bố nào hoành tráng. Điều đó không những giúp cho ông ấy xuống một cách vinh quang mà cũng có thể giúp cho Việt Nam nói được tiếng nói, nhất là bây giờ, ông ấy lại là “lame-duck” [vịt què, tại vị trong khi chờ người khác lên kế nhiệm]... Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, nhận định. Theo thông cáo của Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về việc tiếp tục củng cố mối bang giao Việt – Mỹ trong khuôn khổ của mối quan hệ đối tác toàn diện. Ngoài ra, đôi bên cũng “nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, vấn đề an ninh biển và nhân quyền đối với việc thúc đẩy quan hệ song phương”. Ông Obama cũng nhận lời mời đến thăm Việt Nam vào tháng Năm tới khi ông đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Đây là lần đầu tiên phía Nhà Trắng nêu cụ thể thời gian ông Obama tới thăm Việt Nam. Trước đó, trong các cuộc gặp với các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khác như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hoa Kỳ, ông Obama chỉ lên tiếng “nhận lời mời”, mà không nêu ngày giờ cụ thể. Một số nhà quan sát cho rằng việc đó cho thấy ít nhất một thành công của ông Dũng tại hội nghị Mỹ - ASEAN. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lắng nghe Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Sunnylands, Rancho Mirage, tiểu bang California, ngày 15/2/2016. Trước hội nghị này, có tin cho hay rằng Thủ tướng Việt Nam không tham dự, nhưng sau đó đã đổi ý sau sự can thiệp của phía Hoa Kỳ. Cuộc họp chưa từng có tiền lệ giữa Tổng thống Mỹ với tổng thư ký và các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ diễn ra từ ngày 15/2 đến 16/2. Theo dự kiến, hôm nay, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận vấn đề an ninh biển, đặc biệt là biển Đông, nơi nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có các tuyên bố chủ quyền trái ngược với Trung Quốc. Liên quan tới chủ đề này, phát biểu tại lễ khai mạc hôm qua, Tổng thống Obama nói: “Tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta có thể thúc đẩy tầm nhìn chung về trật tự khu vực -- nơi các luật lệ quốc tế, nhất là quyền tự do hàng hải, được tôn trọng, và các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, thông qua luật pháp.” Các quan chức Nhà Trắng được hãng tin Reuters trích lời nói rằng Tổng thống Mỹ sẽ truyền đi một thông điệp cứng rắn đối với Trung Quốc là tranh chấp ở biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình và không phải bằng việc “bắt nạt” nước khác. Các nhà phân tích cho rằng một thách thức có lẽ là làm sao để tất cả các nước ASEAN, nhất là Campuchia và Lào, hai quốc gia bị coi là chịu sức ép của Bắc Kinh, tán đồng một tuyên bố mạnh mẽ về biển Đông. Chưa rõ là ông Dũng sẽ phát biểu như thế nào tại cuộc thảo luận này. Nhưng ông từng tuyên bố “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” liên quan tới vấn đề biển Đông và quan hệ với Bắc Kinh, và nhận được nhiều sự ủng hộ của dân chúng. Chính tuyên bố này đã khiến nhiều nhà quan sát cho rằng ông Dũng đã làm mếch lòng Trung Quốc, nhưng lại được Mỹ “quan tâm”.
  23. Ảnh minh họa. Tin liên hệ Nên hay không bỏ Tết truyền thống Du học Việt Nam Trong lòng Hà Nội Tại sao người Việt dễ bị lừa? Học được gì từ truyện ngụ ngôn cổ tích? Ðường dẫn Blog Trong lòng Hà Nội Hoàng Giang 17.02.2016 Viết blog là một trải nghiệm rất hay đối với bản thân tôi, đặc biệt là khi đọc bình luận của độc giả sau mỗi bài viết. Tôi cũng có tham khảo thêm nhiều blog của các tác giả khác để trau dồi thêm hiểu biết và kiến thức. Các bài viết của blogger được đăng tải trên trang web chính thức của VOA và được chia sẻ trên trang cá nhân Facebook. Dễ dàng nhận thấy rằng các bình luận trên trang web thì luôn luôn đi thẳng vào vấn đề chính, có luận điểm căn cứ chính kiến khá rõ ràng, nhiều bình luận còn khiến tôi phải suy nghĩ để căn chỉnh phong cách viết lách của mình. Còn trên Facebook, nơi có thể nói là việc nêu ý kiến không bị ai - từ admin cho đến chính quyền - kiểm soát, bình luận viên luôn có thái độ công kích cá nhân. Thí dụ như bài viết gần nhất của tôi bàn về chuyện nên hay không nên bỏ Tết truyền thống kèm theo một loạt các hệ lụy của việc nghỉ Tết quá dài, thì thay vì phản bác bằng ngôn từ và luận cứ rõ rang, họ quay ra chỉ trích từ trình độ văn hóa, giáo dục cá nhân tác giả cho đến nguồn gốc gia đình. Ngôn từ xúc phạm thì cũng vô cùng phong phú. Tôi hiểu rất rõ rằng khi mà bản thân muốn có quyền tự do ngôn luận thì đồng thời cũng phải chấp nhận quyền của người nghe và đọc tự do phản bác. Tuy nhiên trong cả trăm “comment” thì không có một phản bác nào có tính xây dựng. Tôi cũng tin chắc rằng có những người chỉ đọc mỗi cái tựa bài rồi ngay lập tức bật chế độ “auto chửi.” Công kích cá nhân là một hiện tượng không hiếm trên mạng xã hội Việt. Gần đây có một vụ scandal về một cô ca sĩ người Hàn khá nổi tiếng tên là Hari Won. Cô là ca sĩ, diễn viên được yêu mến tại Việt Nam, đặc biệt càng được công chúng hâm mộ bởi mối tình 9 năm với một rapper Việt. Cuối năm 2015, họ tuyên bố chia tay. Sau thời gian công bố được 2 tháng, báo chí chộp được hình ảnh về quan hệ tình cảm giữa cô và một nam MC khác. Từ đó sự việc cứ bùng nổ đến nay chưa ngớt. Những ngôn ngữ dè bỉu tệ hại nhất được cộng đồng mạng “ném” lên trang cá nhân của Hari Won và chàng MC một cách không thương tiếc. Vô số người không ngần ngại kêu gọi đuổi cô về nước Hàn, cho rằng cô ở lại là ô uế nước Việt…Nghĩ đi nghĩ lại thì tôi cũng không thực sự rõ cô gái ấy có tội tình gì, khi mà chuyện tình cảm rõ ràng là một vấn đề hết sức cá nhân và chủ quan. Chưa kể, theo tôi nghĩ, sự kiện một nghệ sĩ nước ngoài đến Việt Nam để học tiếng Việt và hoạt động nghệ thuật là một điều rất đáng trân quý, ngưỡng mộ. Một trường hợp điển hình khác là nhà văn Trang Hạ - một tác giả chuyên lên án các đấng mày râu Việt ăn không ngồi rồi, gia trưởng số 1 thế giới. Đi kèm với các bài viết công kích là cả ngàn lượt bình phẩm về vấn đề nhan sắc của chị. Mà có vẻ như chị cũng đã quen, càng bị chửi chị viết càng đanh thép. Tôi cũng theo dõi trường hợp của khá nhiều người có những bài viết, quan điểm đa chiều trên Facebook. Một số những người này là Việt kiều, có nghề nghiệp là giáo sư, bác sĩ… mỗi khi họ có một bài viết mới về một vấn đề tiêu cực hay trái chiều là y như rằng họ bị rất nhiều người gán ngay cho mác “bán nước”, hay “ngụy”, hoặc “mất gốc”… Kèm theo đó là vô số những câu “chửi bới không biên giới”. Tôi lấy làm lạ - 40 năm trôi qua, câu chuyện kẻ Bắc người Nam khó có thể trở thành lý do chính đáng cho sự thù hằn đến như vậy, phải chăng những con chữ đó, thái độ đó đã thấm vào máu và trở thành một lối suy nghĩ, một quan niệm của người Việt từ bấy đến giờ? Nói chung, có thể thấy đa số những phản ứng như vậy rất nặng chất quán tính. Bất cứ vấn đề gì đi ngược lại với niềm tin của mình, là họ sẽ xù lông nhím mà công kích đối phương, chưa kể đa số người cũng không cần có niềm tin, mà sẽ dựa vào ý kiến đám đông. Nếu xét kỹ thì có thể thấy những niềm tin đó hoàn toàn không có cơ sở, và càng không phù hợp với sự phát triển văn minh. Trong trường hợp của cô ca sĩ Hàn Quốc, họ miệt thị cô vì sẵn sàng từ bỏ mối quan hệ kéo dài 9 năm của mình, một cách cương quyết, dứt khoát. Đó liệu có phải là một minh chứng quá rõ ràng cho lối suy nghĩ “tam tòng” đã nhiễm quá nặng nề vào đầu óc và lối sống của người Việt hay không? Tại sao lại lên án một cá nhân khi họ không hành xử đúng theo quan niệm của mình? Điều này cũng tương tự như khi một Việt kiều luận bàn về kinh tế chính trị trì trệ của nước nhà, thì ngay lập tức bị cho là “phản động”? Nhân đây cũng xin nói luôn rằng, người Việt cũng có thói quen công kích cá nhân trong cả vấn đề chính trị. Việc ưa ông thủ tướng này, ghét ông bí thư kia nhiều khi chỉ do nhìn vào diện mạo. Đa số người coi khinh một vị lãnh đạo không phải vì những việc ông hay bà đã làm mà vì tuổi tác của họ, và thường thì những người phê phán cũng chẳng bỏ công tìm hiểu tiểu sử hay thành tích của các nhà lãnh đạo liên hệ. Vậy thì việc người này lên, người kia xuống cũng đâu có ý nghĩa gì đối với vận mệnh cá nhân, nói gì đến vận mệnh đất nước? Năm 2015, tại Việt Nam, chương trình Bitches in town, hay còn gọi là Những kẻ lắm lời ra mắt khán giả trên Youtube, chuyên tán chuyện trên trời dưới đất từ đời sống xã hội văn hóa đến chính trị, người bình dân cũng như kẻ nổi tiếng. Tuy nhiên talk show này chỉ thực sự gây chú ý khi bình luận về gu thời trang của một ca sĩ trẻ. Chuyện lùm xùm đến độ các cơ quan chức năng phải vào cuộc và đưa quyết định xử phạt hành chính và…dừng show trên Youtube (quái lạ!). Không có một thông tin tuyên truyền nào chống phá nhà nước, không một lời nói hành động nào có tính cách bạo động, nhưng chương trình này vẫn bị tẩy chay bởi chính khán giả Việt. Đó là một trường hợp cụ thể để thấy rằng rất khó để có được quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Đây không phải chỉ là câu chuyện về chính quyền khắt khe mà là về khả năng tiếp nhận trao đổi thông tin đa chiều của đa số người Việt. Do cái nhìn và quan điểm chưa mở cũng như kiến thức chưa đủ sâu, chính bản thân họ đã tự tước đi quyền hạn đó của chính mình. * Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Hoàng Giang Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.
  24. Nhà Quốc hội. Tin liên hệ Tết Tây và Tết ta Người Việt Nam có thói quen nuôi một số hy vọng nào đó khi đón Tết. Riêng đối với tình hình chính trị tại Việt Nam, tôi chưa thấy có chút hy vọng gì cả Tuyệt vọng và bất lực Dân chủ và kỷ cương Ý dân Tại sao lại là ông Trọng? Khi lòng yêu nước bị từ khước Ðường dẫn Blog Nguyễn Hưng Quốc Nguyễn Hưng Quốc 17.02.2016 Trong sinh hoạt chính trị tại Việt Nam, bầu cử Quốc hội là cuộc bầu cử duy nhất người dân được cầm lá phiếu để chọn lựa những người đại diện cho mình trong một tổ chức được xem là có quyền lực cao nhất nước. Quốc hội khoá thứ 14 (nhiệm kỳ 2016-2021) sẽ được bầu vào ngày 22 tháng 5 tới. Người ta dự kiến sẽ có 500 đại biểu được bầu từ 896 ứng cử viên. Trong các đại biểu ấy, người ta cũng dự kiến sẽ có 198 người thuộc trung ương (bao gồm 80 uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng và một số người thuộc các cơ quan chính phủ và Quốc hội) và 302 đại biểu thuộc địa phương. Để có vẻ dân chủ, người ta cũng dự kiến sẽ có khoảng từ 25 đến 50 người ngoài đảng. Cách thức tổ chức bầu cử Quốc hội như vậy đã có từ lâu. Lần nào người ta cũng cho là “đúng qui trình” và “đúng bài bản”. Tuy nhiên kỳ bầu cử Quốc hội này có một đặc điểm nổi bật chưa từng có trong các cuộc bầu cử khác: đó là sự xuất hiện của cả một phong trào tự ứng cử của một số trí thức đối kháng hoặc độc lập trong nước. Hiện tượng tự ứng cử, thật ra, không mới. Trước đây, đã từng có một số người tự ứng cử. Việc ứng cử dễ dàng đến độ, nói theo lời đại biểu Trần Du Lịch thuộc thành phố Hồ Chí Minh, “thậm chí một người mới từ bệnh viện tâm thần xuất viện cũng ứng cử được.” Thật ra, ông Trần Du Lịch ít nhiều phóng đại. Việc tự ứng cử ở Việt Nam không dễ dàng đến vậy, Hơn nữa, ở Việt Nam, từ việc tự ứng cử đến việc được đề cử để được chính thức trở thành một ứng cử viên là một quá trình cam go và rất phức tạp. Điều đặc biệt trong cuộc bầu cử Quốc hội năm nay là: Một, một số ứng cử viên tự xin ứng cử thuộc thành phần trí thức khá cao; hai, mục đích tự ứng cử của họ không phải là để tìm kiếm quyền lợi cho bản thân mà là muốn đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá tại Việt Nam; và ba, họ khuyến khích nhau cùng ra ứng cử, qua đó, tạo thành một cái gọi là “phong trào”, khởi đầu là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, sau, thêm nhiều người khác, khá đông đảo, trong đó, có một số luật sư từ lâu nổi tiếng là những nhà hoạt động xã hội tích cực. Nếu ở Tây phương, đối diện với một phong trào như thế, người ta sẽ đặt câu hỏi: Những người đó có hy vọng gì thắng cử không? Riêng ở Việt Nam, câu hỏi đầu tiên phải là: Những người đó có hy vọng gì được đề cử không? Theo luật ở Việt Nam, mọi công dân trên 21 tuổi trở lên đều được quyền ứng cử; tuy nhiên, để chính thức trở thành một ứng cử viên, người ta phải được địa phương giới thiệu qua các cuộc “hội nghị” hay “hiệp thương” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Từ trước đến nay, các cuộc “hội nghị” hay “hiệp thương” như vậy trở thành những màn đấu tố đối với những người tự ứng cử, cuối cùng, tất cả những người nằm ngoài danh sách do Mặt trận Tổ quốc đưa ra đều bị loại. Trong cuộc bầu cử lần này, chắc chắn chính quyền Việt Nam lại sử dụng thủ đoạn tương tự. Không hy vọng gì những người như Tiến sĩ Nguyễn Quang A hay bất cứ người nào khác, có thể thoát khỏi cửa ải “hội nghị” hay “hiệp thương” kia. Mà chắc chắn họ thừa biết điều đó. Nhưng vấn đề là: tại sao đã biết trước vậy mà người ta vẫn quyết định tự ứng cử, hơn nữa, cổ vũ nhau ứng cử? Trả lời một cuộc phỏng vấn trên BBC, Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát biểu: “Tôi không đặt việc trúng cử, hay vào sâu các vòng sau là mục tiêu chính. Tôi muốn dấy lên một phong trào để người dân học hỏi, các cơ quan nhà nước cũng phải học hỏi, từ đó tác động thay đổi nhận thức một cách từ từ.” Nói cách khác, những người tự ứng cử ở Việt Nam năm nay muốn hai điều. Một, họ muốn thách thức chính quyền, cụ thể hơn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mới đây từng tuyên bố: “dân chủ đến thế là cùng”. Nếu ông giữ lời hứa, ông sẽ tổ chức một cuộc bầu cử công bình và minh bạch; nếu không, mọi người dân sẽ thấy rõ là ông và đảng của ông chỉ nói những điều dối trá. Hai, người ta muốn, qua phong trào tự ứng cử như vậy, dần dần thay đổi cách nhận thức của quần chúng về quyền hạn của mình trong việc bầu cử và ứng cử. Quá trình làm thay đổi nhận thức ấy cũng là một quá trình cách mạng tiệm tiến. Một chủ trương như thế không phải không có những điểm khả thủ. Muốn có dân chủ, người ta cần có nhiều điều kiện, nhưng điều kiện căn bản và quan trọng nhất là mọi người phải có ý thức dân chủ. Biểu hiện của ý thức dân chủ ấy, ở giới cầm quyền, là việc tôn trọng những sự khác biệt; ở những người bị trị, là ý thức về những cái quyền bất khả xâm phạm của mình với tư cách một con người cũng như với tư cách một công dân. Một phong trào tự ứng cử đông đảo của những trí thức độc lập hoặc đối kháng sẽ góp phần xây dựng ý thức dân chủ ấy. Việc thay đổi cách nhìn của giới cầm quyền có lẽ rất khó và còn lâu lắm. Nhưng sự thay đổi cách nhìn của dân chúng có lẽ khả thi hơn. Chứng kiến những hành động tự ứng cử của một số trí thức, người dân sẽ nhận thấy ít nhất hai điều: Một, họ biết trong xã hội vẫn có những người thiết tha với dân chủ, bất chấp những khó khăn và thử thách, sẵn sàng tranh đấu cho dân chủ; và hai, khác hẳn với những lời lẽ tuyên truyền về dân chủ, nhà cầm quyền tìm mọi cách để trù dập những người can đảm ấy, và những cuộc bầu cử được gọi là tự do của họ, thật ra, chỉ là những trò diễn dân chủ nhằm đánh lừa dư luận mà thôi. Tuy nhiên, phong trào tự ứng cử ấy, dù sao, cũng có ít nhất hai giới hạn: Thứ nhất, giống như mọi cuộc bầu cử ở Việt Nam, những người tự ứng cử sẽ không bao giờ có cơ hội để tiến hành các cuộc vận động tranh cử. Họ sẽ không được gặp quần chúng, không được trình bày các chính sách của mình, cũng không được phê phán các chính sách của người khác hay của đảng Cộng sản. Bởi vậy, ảnh hưởng của các cuộc tự ứng cử ấy đối với nhận thức của dân chúng, nếu có, chắc chắn là sẽ rất ít ỏi. Thứ hai, người ta phải chấp nhận hiến pháp và luật pháp của chế độ Cộng sản. Cụ thể hơn, tham gia vào cuộc bầu cử do đảng Cộng sản lãnh đạo, người ta phải chấp nhận hai điều: Một là sự thống trị của đảng Cộng sản; hai là các luật chơi trong cuộc bầu cử ấy. Chấp nhận hai điều đó, đặc biệt, luật chơi bầu cử, là chấp nhận khá nhiều rủi ro. Bởi bầu cử ở Việt Nam không những thiếu tự do mà còn thiếu hẳn sự minh bạch: Chính quyền vừa giới thiệu ứng cử viên vừa tổ chức bầu cử lại vừa đếm phiếu và kiểm tra phiếu. Việc gian lận, do đó, rất dễ thực hiện. Chính quyền nếu không ngăn chận được phong trào tự ứng cử, họ cũng dễ dàng đánh rớt những người ấy ở giai đoạn đếm phiếu. Cho nên, việc ứng cử không có chút hy vọng nào cả. Hơn nữa, nó có thể tạo ra một cái cớ để chính quyền chứng tỏ với thế giới là họ tôn trọng dân chủ thật. * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Nguyễn Hưng Quốc Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
  25. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người khởi phát phong trào ứng cử độc lập. Tin liên hệ Hậu Đại hội XII: EVN có bị ‘tính sổ’? Một khi dàn nhân sự chính phủ có thể bị đảo lộn, cơ hội 'ăn của dân không chừa thứ gì' từ những 'doanh nghiệp công ích' như EVN cũng khó sinh sản hơn nhiều Chìm xuồng vụ giết ngư dân Bảy: Dàn lãnh đạo mới ‘đối ngoại’ ra sao? Tân ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình: Từ nợ xấu bất động đến ‘tỷ giá Trung Quốc’ Mùa xuân nào cho Tổng Bí thư Trọng? Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng vọt: Những quan chức nào ‘làm thuê’ cho Bắc Kinh? Những nhóm lợi ích nào sẽ bị thanh trừng sau ‘đại hội vĩnh biệt’? Tháng Giêng năm cũ và tháng Giêng năm nay Ðường dẫn Blog Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng 16.02.2016 Bốn chục năm sau chiến thắng ngủ quên 1975, một phần tư thế kỷ sau chính biến và cách mạng dân chủ ở Liên Xô và Đông Âu, chỉ vài tuần sau khi Đại hội XII của đảng cầm quyền “thành công rực rỡ” với một nhân chứng ra đi vĩnh viễn là Cụ Rùa Hồ Gươm và rồi tuyết rơi trắng xóa như chưa bao giờ ở vùng ngoại vi thủ đô, lực lượng bảo vệ cho quan điểm “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp” phải đối diện với một phong trào chính trị - xã hội chưa từng có tiền lệ trên rẻo đất “thơ tôi khóc lệ rơi hình chữ S”: Tự ứng cử. Lần này và khác hẳn với những lần trước, dường như đang bắt đầu một chiến dịch ứng cử cho cuộc bầu cử quốc hội Việt Nam vào tháng 5/2016, dành cho Xã hội dân sự hoàn toàn dị biệt với tư thế cúi rúc “còn đảng còn mình”. Nếu Quốc hội Việt Nam đã ngày càng chứng tỏ là một tổ chức ngược chiều với quyền lợi của đại đa số cử tri bầu nên nó, Xã hội dân sự Việt Nam - dù mới chỉ trứng nước - vẫn cần thắp lên một que diêm cho tinh thần của dân, do dân và vì dân theo nguyên nghĩa của cụm từ này. Sát tết nguyên đán 2016, Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội là người khởi phát phong trào ứng cử độc lập. Là một nhà hoạt động nhân quyền có uy tín và cũng là một trí thức được khá nhiều người dân cùng giới trí thức Hà Nội biết đến, ông Nguyễn Quang A có hy vọng sẽ thắng cử nếu cuộc bầu cử diễn ra sòng phẳng mà không bị các cơ quan tổ chức bầu cử của chính quyền can thiệp thô bạo hoặc chơi xấu. 70 năm vật trang trí rẻ rúng Trong suốt 70 năm qua ở Việt Nam, quyền tự ứng cử của công dân vẫn chỉ là một vật trang trí bị rẻ rúng. Lúc cần thì mang ra bài trí cho “dân chủ cơ sở”, nhưng thực chất là bóp nghẹt ngay tức khắc những ai muốn tự mình cất lên tiếng nói lương tâm. Một minh chứng rất rõ cho tình trạng bóp nghẹt đó là hình thức ứng cử thông qua tổ chức, cơ quan, đơn vị giới thiệu luôn áp đảo so với việc ứng cử của bất kỳ cá nhân nào. Cứ gần đến mỗi kỳ bầu cử, các cấp từ quận huyện, tỉnh thành đến trung ương đều ra sức “vận động” và cả đe dọa những người tự ứng cử, kể cả đảng viên, để rút tên. Những kỳ bầu cử Quốc hội trước đây, chỉ có rất ít ứng cử viên độc lập tham dự. Kết quả ba cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội gần đây đã cho ra những con số quá thấp về tự ứng cử. Quốc hội khóa XI cả nước có 67 người tự ứng cử, kết quả chỉ có 2 người trúng cử. Quốc Hội khóa XII cả nước có 238 người tự ứng cử, chỉ duy nhất 1 người trúng cử. Còn đến Khóa XIII, dù không khí phản biện đã dâng cao trong dân chúng, công tác vận động của đảng vẫn “thành công” đến mức số người tự ứng cử chỉ còn có 15, trúng cử chỉ 4 người. Với rất nhiều lý do, trong đó tận dụng các tiểu xảo về thủ tục ứng cử, cơ quan tổ chức bầu cử đã cố gắng loại ứng cử viên độc lập “từ vòng gửi xe”. Thậm chí một số ứng cử viên độc lập như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thăng Long… sau khi tự ứng cử đã tiến thẳng vào nhà tù. Tuy vậy, đó là dĩ vãng. Còn hiện tại, bầu không khí sôi trào phản ứng xã hội cùng dư luận phản tỉnh của người dân cho thấy nếu một cuộc bầu cử tự do được chấp thuận, các ứng cử viên độc lập và trên hết là người có tinh thần yêu nước sẽ có thể chiến thắng. Những người chân đất Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966, tại Điều 25 ghi rõ: Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình. Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948 cũng nhấn mạnh: Ý chí của nhân dân phải là cơ sở của quyền lực của nhà nước. Ý chí này thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và chân thực, tổ chức theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín hoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương. Vào lúc Nhà nước Việt Nam đã là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tự ứng cử đã trở thành một trong những quyền chính trị cơ bản và thiêng liêng nhất của một con người cần phải tôn trọng triệt để. Cùng với quyền bầu cử, quyền ứng cử phải được thực hiện như một trong những quyền cơ bản nhất của con người mà thể chế cần bảo đảm. Bầu cử chỉ thực sự tự do và công bằng khi mọi công dân thực thi quyền tự ứng cử mà không bị cản trở trong bất kỳ trường hợp nào. Tại cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5/2016, nếu đảng cầm quyền dự kiến gần 900 ứng viên, trong đó có 80 trung ủy (một cách gọi đối với ủy viên Trung ương) được cơ cấu theo cách “luật của đảng”, thì Xã hội dân sự cũng có đến vài chục người có thể ra ứng cử độc lập. Nhìn từ góc độ dân sinh và tất cả những gì thiết thân nhất với người dân thấp cổ bé miệng, quyền bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường sống là trên hết. Những năm qua, không phải 500 hội đoàn nhà nước cấp trung ương mà chính những thành viên của Xã hội dân sự mới là những thành tố năng nổ và nhiệt thành nhất trong phong trào bảo vệ dân oan đất đai. Có nhiều cái tên đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào hoạt động nhân quyền về dân oan đất đai ở Hà Nội: Nguyễn Tường Thụy, Trương Dũng, JB Nguyễn Hữu Vinh, Phan Cẩm Hường… Đó đều là những người hoàn toàn có tiếng nói mạnh mẽ và chẳng thiếu lý lẽ trong Quốc hội Việt Nam nếu trúng cử. Bên cạnh đó, giới trí thức độc lập, mặc dù còn tồn tại một số quan điểm và cách nhìn khác nhau, vẫn có thể đóng vai trò là nhân tố đại diện cho tầng lớp dân đen để gióng lên tiếng nói trong nghị trường. Trường hợp những nhà đấu tranh dân chủ được nhiều người dân địa phương biết đến và mến mộ như Bùi Minh Quốc và Tiêu Dao Bảo Cự ở Đà Lạt là một ví dụ. Trong một bài viết mới đây của mình, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã đưa ra những kêu gọi rất đáng tham khảo với không chỉ Xã hội dân sự mà cả những ứng viên độc lập khác ở Việt Nam: - Hãy tự ứng cử và vận động những người có đủ tiêu chuẩn ra ứng cử; - Hãy giúp việc thực hiện các quy định hiện hành (dẫu còn rất thiếu sót) một cách công khai, minh bạch và đúng quy định; - Những người tự ứng cử (không phải do đảng Cộng sản Việt Nam đề cử) hãy tập hợp thành Nhóm ứng viên ngay từ bây giờ cho đến 13-3-2016 để giúp nhau trong quá trình ứng cử; cho đến 22-5-2016 trong quá trình chuẩn bị bầu cử và giám sát quá trình hiệp thương, quá trình bầu cử và giám sát kiểm phiếu; cho đến ngày Quốc hội mới họp trong việc khiếu nại liên quan đến ứng cử, bầu cử. Nhân dân tỉnh thức Ngay trước mắt là thời điểm “chốt” danh sách ứng cử vào ngày 13/3/2016. Ngay sau Tết nguyên đán, nhiều khả năng chiến dịch tranh cử độc lập của Xã hội dân sự sẽ chính thức tiến hành. Một số hội đoàn dân sự độc lập như Diễn đàn Xã hội dân sự, Hội nhà báo độc lập Việt Nam… sẽ giới thiệu những ứng cử viên độc lập. Nhưng cũng nhiều khả năng, chính quyền các cấp và nhiều địa phương sẽ “quán triệt” về cung cách thanh loại ứng cử viên độc lập như họ đã từng làm quá nhiều lần trước đây. Họ có thể lặp lại lối mòn cũ là áp đặt cơ chế “đảng cử dân bầu”, và sẽ hạn chế đến mức tối thiểu những người tâm huyết muốn tự ứng cử để gánh vác việc nước và giương cao ngọn cờ phản biện. Tuy nhiên một đảng không phải là tất cả. Vào kỳ bầu cử Quốc hội Việt Nam lần này, mối quan tâm của giới quan sát phân tích và báo chí quốc tế là đậm đà hơn hẳn những lần trước. Sau thắng lợi áp đảo của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của Aung San Suu Kyi ở Miến Điện, sau Đại hội XII của đảng cầm quyền với quá nhiều kịch tính xung đột, rất nhiều dư luận trong nước và thế giới đang chú tâm vào những thay đổi bắt buộc của đảng và chính quyền Việt Nam, nếu thể chế đó còn muốn tồn tại. Thực vậy, từ nhiều năm qua, nhiều dư luận trong nhân dân Việt Nam đã cho rằng Quốc hội không còn là một cơ quan “của dân, do dân và vì dân” nữa. Nói khác đi, Quốc hội đang là tổ chức của những nhóm lợi ích về kinh tế và nhóm thân hữu về chính sách. Bản Hiến pháp 2013 đầy bất công về “sở hữu đất đai toàn dân” được thông qua với tỉ lệ cực kỳ áp đảo đã cho thấy các nhóm lợi ích và bảo thủ trong Quốc hội ghê gớm như thế nào. Các nhóm lợi ích kinh tế chiếm một phần trong Quốc hội với tư cách kiêm nhiệm, còn các nhóm thân hữu chính sách cũng thế. Cho dù đã có nhiều đề nghị phải nâng tỉ lệ đại biểu chuyên trách lên 30% hoặc 50% và giảm số đại biểu là đảng viên, nhưng cho tới nay số kiêm nhiệm lẫn “người của đảng” vẫn còn quá nhiều theo cách “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Nhưng nhiều người dân còn cho rằng không chỉ có thế, các nhóm lợi ích đang hành xử theo lối “vừa ăn cướp vừa la làng” ngay trong nghị trường, xóa lấp những tổn hại và di hại mà họ gây ra đối với dân chúng. Ví dụ điển hình nhất chính là dự án sân bay Long Thành mà các nhóm tài phiệt và chính sách “vẽ” đến 15 tỉ USD, chủ yếu vay mượn từ nguồn ODA, bất kể tương lai đổ nợ lên đầu con cháu như thế nào. Còn Quốc hội chỉ biết cúi đầu bấm nút… Đã đến lúc người dân cần nhận ra một sự thật quá cám cảnh: Quốc hội Việt Nam đã “gật” quá dễ dãi và quá nhiều dành cho các nhóm lợi ích - một trong những con đường ngắn nhất dẫn đến đất nước rơi vào cảnh tàn mạt về kinh tế và đạo đức xã hội như ngày hôm nay. Sau Đại hội XII, bầu cử Quốc hội và cân nói “dân chủ đến thế là cùng” của nó chính là một trong ít phép thử cuối cùng của đảng cầm quyền. Những thời khắc cuối cùng của bóng tối nhiệm kỳ… Đất nước đã bước vào thời khắc mà Quốc hội không thể tiếp tục đi ngược với xu thế chung. Quốc hội và Bộ Chính trị đảng không thể mãi lũng đoạn quyền tự ứng cử của công dân. Họ cần và phải tự thay đổi. Nếu không muốn bị giải tán theo quá nhiều kinh nghiệm lịch sử ở các nước trên thế giới, họ phải để cho người dân tự ứng cử, để nhân dân tự cứu mình và cứu vãn đất nước mà không thể trông chờ vào một chế độ điều hành quá yếu kém và đầy rẫy tham nhũng. *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.

×
×
  • Create New...