Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39149
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Cánh tay phải của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn cho mình cái tên như lẽ sống xuyên suốt cuộc đời ‘Trọng Nghĩa’. Tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên bàn làm việc của ông Lê Trọng Nghĩa Thật ra ông họ Đoàn, Đoàn Xuân Tín, tên khi đi học và khi bị tù, huyết thống của Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng. Lê Trọng Nghĩa (1922 -2015) là cháu năm đời Đoàn Hữu Trưng, phò mã nhà Nguyễn, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa dân phu xây lăng Tự Đức (khởi nghĩa Chìa Vôi), bị đàn áp, nên đổi tên là Trần Lăng Thống (ý đau khổ vì xây lăng mộ vua chúa) theo thuyền chạy ra Bắc rồi lấy vợ họ Đoàn đổi tên con là Đoàn Biện Khơ, ông này chính là ông nội của ông Lê Trọng Nghĩa. Em ruột đại tá Lê Trọng Nghĩa là đại tá QĐNDVN Đoàn Sự cho tôi biết chi tiết này. Đại tá Đoàn Sự là phiên dịch tiếng Trung trong Đại bản doanh của tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên, từng làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và là phó Giám đốc nhà XB QĐND. Cuộc đời đại tá Lê Trọng Nghĩa nhiều chuyện cần và phải viết, để nắn lại cái lom khom nhiều kẻ vẫn chót lưỡi đầu môi câu cửa miệng, ‘lời anh nói là lời non nước’. Vận mệnh dân tộc đã trao vào tay Lê Trọng Nghĩa những ngày đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cái lên gân vĩ cuồng không biết mình, biết ta của chỉ thị 12/3/1945 ‘Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta’, trong thời điểm tháng Tám mùa thu, thiếu hào hoa, tỉnh táo của chàng trai 23 tuổi Lê Trọng Nghĩa, chắc chắn không có một ngày 2/09/1945. Năm lần gặp gỡ Khâm sai Đại thần của triều đình Huế tại Bắc Kỳ Phan Kế Toại và Nguyễn Xuân Chữ, đặc biệt uyển chuyển trong tiếp xúc đại diện với Tướng Tsuchihashi Yuitsu (1891-1975) Tổng tư lệnh quân đoàn 38 phòng thủ Đông Dương, ông đã khéo léo tranh thủ sự tiếp tay ngầm của phía Nhật, dành thế thượng phong cho phong trào cách mạng Thủ đô. Thiếu sự quyết đoán và sáng tạo của ông, nhiều khả năng khác có thể đến từ phía Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, đặc biệt là phía Nhật. Từ những tư liệu giải mật của Nhật, Pháp, cũng như triều đình Huế cho thấy, nếu đi theo con đường sử dụng bạo lực ‘Đồng bào tuốt gươm vùng lên, diệt phát xít, giết bầy chó đê hèn của chúng’, vận hội thành công của Việt Minh nhiều khả năng triệt tiêu. Lúc đó Việt Minh ra Quân lệnh số 1 hô hào tấn công đồn binh Nhật, cướp nhà băng, triệt hạ các đảng phái khác không phải là Việt Minh. Song chính nhờ ‘lờ đi’ quân lệnh này mà Hà Nội thành công. Tổng Bí thư Trường Chinh đã phải phái Lê Đức Thọ lên Thái Nguyên bảo ngừng đánh Nhật, thực chất là sửa sai. Trường Chinh sau này cũng đã phải sửa sai trong chính sách Cải cách Ruộng đất. Trong cuốn sách ‘Từ Hỏa lò đến Phủ Khâm sai’ ông trao cho tôi ngày mùng Một Tết Ất Mùi, với chữ ký và nụ cười cuối cùng của cuộc đời, có nhắc đến công điện của Toàn quyền Nhật Takeshi Tsukamoto gửi về Tokyo: Quân Nhật kéo vào Đông Dương "Chiều ngày 19, đã dự cuộc gặp gỡ với các lãnh tụ ETSUMEI (Việt Minh), tham gia bàn bạc với những người đó như những đại diện chính thức. Phía Nhật định giáng cho ETSUMEI một trận, nhưng căn cứ nhiều lý do thử cho xúc tiến một ‘dàn xếp thỏa hiệp’, quân đội sẽ tự kiềm chế không sử dụng võ lực." Nhận định quân đội Nhật tại Việt nam thời điểm đó rệu rã, hoảng loạn là thiếu chính xác. Ngay ngày 22/08/1945, kiều dân và binh lính Pháp ở khách sạn Metropol Hà Nội, đối diện Bắc Bộ Phủ nổ súng gây hấn, quân Nhật đã bao vây trọn khu vực, đảm bảo an ninh nhanh chóng. Trong lần thăm Thái Nguyên năm 13/13/1960, ông Hồ Chí Minh rỉ tai phóng viên báo Nhân Dân đi cùng, rằng, thời điểm năm 1945 Việt Minh trong cả nước có chưa đến 500 đảng viên. Thật sự Hà Nội khởi nghĩa thành công đã ba ngày mà Trung ương Đảng CSVN không hề biết, thậm chí còn cho đó là sự manh động, sẽ bị đàn áp như cuộc nổi dậy tại Warsaw (Ba Lan) thời điếm cuối Thế Chiến 2. Ông Lê Trọng Nghĩa viết: “Tinh thần dân chúng bốc cao, nhưng Hà Nội mới chỉ có các tổ tự vệ, tự vệ chiến đấu chưa tập trung và số vũ khí ít ỏi của quần chúng. Lực lượng bảo an, cảnh sát của chế độ cũ đã bị giải thể. Hà Nội chưa liên lạc được với Trung ương, còn phải đối mặt với hơn mội vạn quân các sư đoàn Nhật chưa hạ vũ khí, chờ quân Đồng Minh tới. Ủy ban nhân dân Bắc Bộ đã báo động ngầm dự phòng lúc nguy cấp sẽ có lệnh cho rút bớt cán bộ về an toàn khu ở ngoại thành, đánh du kích chờ lực lượng Trung ương về tiếp cứu." Thậm chí, đơn vị Giải Phóng quân từ Tân Trào về không được Nhật cho phép vào Thủ đô. Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội Sau nhờ sự can thiệp của những nhân vật từng tiếp xúc với ông Lê Trọng Nghĩa là ông chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật-Việt và nhân viên tình báo Lý Hán Tân, Việt Nam Giải phóng quân mới được vào Hà Nội. Nếu Nhật thật sự muốn tiêu diệt Việt Minh, đồng thời Giải phóng quân với quân số ít ỏi, không được qua cầu sông Đuống, không vào được Hà Nội ngày 23/08/1945, thì liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể khai sinh ra nước VNDCCH ngày 2/09/1945? Chắc chắn Việt Nam Quốc Dân đảng hoặc đảng phái chính trị khác theo chân 30 vận quân Trung Hoa của tướng Lư Hán sẽ làm chủ vận mệnh Việt Nam? Từ góc nhìn đó, Việt Nam phải cảm ơn Nhật Bản trong tình huống tế nhị tháng 8/1945, không sử dụng vũ lực dẫn đến đổ máu. Còn câu chuyện ‘dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương và Thường vụ’ (còn ở Tân Trào), Hà Nội đi đầu giành thắng lợi ở Thủ đô có thể vĩnh viễn xếp vào ‘tài liệu không cần phổ biến’ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những quyết định quan trọng của tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên hợp đồng chặt chẽ với Chánh văn phòng Bộ Quốc Phòng, Cục trưởng Cục quân báo, Đại tá đầu tiên của nước VNDCCH Lê Trọng Nghĩa. Chiến thắng Điện Biên trả lại vĩnh viễn cái tên cho đất nước, có một chi tiết liên quan đến sự sống còn của trận đánh. Khi tướng Giáp hạ lệnh kéo pháo ra, hoãn thời điểm nổ súng và đánh đòn nghi binh sang Lào căn dặn Lê Trọng Nghĩa giữ kín nhiều chi tiết với đoàn cố vấn Trung Quốc của tướng Vi Quốc Thanh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hồi ký cá nhân nhận định đây là ‘quyết định khó khăn nhất’ trong nghiệp cầm quân. Bi kịch Võ Nguyên Giáp- Lê Trọng Nghĩa Từ mùa hè năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở vào tình thế một cuộc phòng thủ chiến lược, vừa phải đối đầu với không quân chiến lược của Mỹ ở Miền Bắc, vừa đánh ở Miền Nam. Lực lượng chiến đấu Mỹ vừa đổ quân vào giúp VNCH. Miền Bắc Việt Nam vấp phải khó khăn trong việc tiếp liệu, cung cấp quân lính, quân trang vào miền Nam. Họ phải nỗ lực một cách tuyệt vọng nhằm không bị thua kém trước cuộc đổ quân ồ ạt của các lực lượng viễn chinh tinh nhuệ của Mỹ. Song nghị quyết 9 của Trung ương Cục Miền Nam lại kêu gọi nỗ lực tối đa, nhằm “tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới, dẫn tới Tổng khởi nghĩa.” Tướng Võ Nguyên Giáp nhận định ngược với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”, chỉ có thể tung ra sau khi quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bị ‘tiêu hao’ và trở nên kiệt quệ tới mức không còn đủ sức đàn áp những cuộc nổi dậy của quần chúng . Ông Giáp phản ứng mạnh mẽ trước đánh giá tình thế sai lệch, không đếm xỉa đến xương máu của ông Duẩn: “Nếu vì lý do nào đó cuộc nổi dậy tại các đô thị gặp khó khăn và chúng ta buộc phải rút lui lực lượng, cũng không vấn đề gì. Đó sẽ chỉ là một dịp cho chúng ta diễn tập và rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho sau này.” Thực tế chứng minh tầm nhìn xa của tướng Giáp. Mậu Thân 1968 gây tổn thất rất nặng cho VNDCCH về sức người, sức của. Merle L. Pribbenow II, cựu sĩ quan tác chiến CIA với công trình nghiên cứu "General Võ Nguyên Giáp and the Mysterious Evolution of the Plan for the 1968 Tết Offensive" (Tướng Võ Nguyên Giáp và tiến trình bí ẩn kế hoạch tấn công Tết Mậu Thân 1968) viết: Trận Mậu Thân tại Huế 1968 “Võ Nguyên Giáp phản đối cuộc tấn công Tết (Mậu Thân) mạnh mẽ đến mức sau đó ông bị mất quyền, không chỉ không được tham dự vào tiến trình lập kế hoạch mà còn phải rời Việt Nam sang Đông Âu. Giáp chỉ trở về cho tới khi cuộc tấn công Tết đã thực sự mở màn.” Pribbenow đã trực tiếp gặp tướng Giáp và đại tá Lê Trọng Nghĩa lấy tư liệu. Bi kịch của Võ Nguyên Giáp trùm lên định mệnh Lê Trọng Nghĩa. Bí thư thứ nhất của Đảng, thuộc phái chủ chiến Lê Duẩn vừa đẩy tướng Giáp ngồi chơi xơi nước, vừa nhổ tận gốc đồng đội thân tín của tướng Giáp. Đỗ Đức Kiên, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng Tham mưu bị bắt. Lê Minh Nghĩa, Chánh văn phòng Bộ Tổng Tham mưu bị bắt. Những con bài sẽ phụ họa cho một kế hoạch lớn. Đại tá Lê Trọng Nghĩa (trái) Lê Trọng Nghĩa bị bắt 8/01/1968. Đại tá Đoàn Sự, em ruột đại tá Lê Trọng Nghĩa, người luôn bên anh những ngày sóng gió, thuật lại chi tiết: "Khi ông Lê Đức Thọ, Ủy viên Trung Ương, Trưởng ban Tuyên án vụ 'Xét lại chống Đảng' muốn ép cung Lê Trọng Nghĩa ai chủ mưu việc này, ông Nghĩa kiên quyết khẳng định vai trò Lê Duẩn." Những đồng sự Đỗ Đức Kiên, Lê Minh Nghĩa không can trường như Lê Trọng Nghĩa đã bỏ cuộc, đầu hàng, được cho lên chức. Riêng đại tá Lê Trọng Nghĩa, bị giam giữ từ tháng 2/1968 đến 1976 không xét xử theo pháp luật, cũng bị tảng lờ những đòi hỏi chính đáng trong suốt 48 năm. Le Trong Nghia Trong di chúc trước lúc ra đi ông đề nghị Đảng Cộng sản Việt Nam phải khôi phục danh dự “vì không phản bội Tổ quốc như đã quy kết, mà chỉ vì quy cho tôi liên quan đến vụ việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Việc bắt bớ những người thân cận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những người muốn đấu tranh thống nhất qua hòa bình, trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn luôn coi ‘giải phóng miền Nam’ là công tích riêng. Đã đến lúc cần hiểu chữ XHCN mà họ cho là Thiên đường đi tới là Xám Hối Cả Ngày. Lê Trọng Nghĩa đã mở đầu quyển sách của ông với dòng chữ ‘Từ Hỏa lò đến phủ Khâm sai’, như một nửa chặng đường của đời ông. Trách nhiệm của thế hệ đi sau là đổi chữ Xã Hội Chủ Nghĩa thành lương tâm, cốt cách biết xám hối, biết ăn năn khi làm xấu của Tính Thiện. Bút tích của Đại tá Lê Trọng Nghĩa Mùng bốn Tết, ngày giỗ đầu đại tá Lê Trọng Nghĩa, đọc lại bên bàn thờ ông những vần thơ ngày nào Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã tặng Đoàn Thượng: "Thanh Miếu tuế thời hương, lăng cốc bất khai canh hoàn cụcHồng Châu kim cổ lộ, cương thường sức kởi vãng lai nhân." Bản dịch của Đoàn Trọng Hân: "Chí thời Thanh Miếu ngát hương, thủy nhật nguyệt chiếu minh gương Trung Nghĩa Kim cổ hồng châu qua lại, Khách vãng lai trông rõ cột Cương Thường." Phạm Cao Phong Gửi tới BBC từ Paris Bài viết thể hiện văn phong và cách nhìn của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris. (BBC)
  2. Hoa Kỳ, Liên Âu và Minh Ước NATO Nguyễn-Xuân Nghĩa “Thế giới có triệu điều không hiểu”... thơ Mai Thảo đã viết như vậy - cứ như chuyện thời sự! Sau khi ăn Tết, nhiều người chờ đợi hai ngày thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Hiệp Hội 10 Quốc Gia ASEAN tại Rancho Mirage sẽ nhen nhúm hy vọng hợp tác kinh tế và an ninh trước đà khuynh đảo đáng ngại của Trung Cộng ngoài Ðông Hải. Biến cố bất ngờ là việc Thẩm Phán Antonin Scalia của Tối Cao Pháp Viện đột ngột từ trần với hậu quả lập tức, ngay từ ngày 13, là việc đề cử người thay thế nhân vật bảo thủ cực kỳ xuất sắc này. Ai sẽ đề cử, Tổng Thống Barack Obama sắp mãn nhiệm hay tổng thống tân cử sau ngày mùng 8 Tháng Mười Một tới đây? Cuộc tranh luận rọi đèn vào bản Hiến Pháp và nhất là quyền diễn giải Hiến Pháp của chín vị thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện. Nó có ảnh hưởng lâu dài hơn quyền lực của tổng thống, một nhân vật thật ra bị thúc thủ trước Lưỡng Viện Quốc Hội, trước phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, hay biện pháp tài chành của hệ thống Ngân Hàng Trung Ương và cả sự cưỡng chống của vài chục thống đốc tiểu bang. Từ thời lập quốc, bậc tổ phụ của nước Mỹ cố tình soạn thảo ra một bản Hiến Pháp có nội dung thu hẹp quyền lực của nhà nước. Họ chia quyền của người lãnh đạo Hành pháp cho nhiều cơ chế khác nhau để không ai tự tung tự tác, như người ta có thể thấy ở bên kia hai đại dương, là cõi Âu-Á. Vì vậy, trong khi cả thế giới theo dõi cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, nước Mỹ lại treo miễn chiến bài và xoay ra tranh luận về nhiều chuyện mà thiên hạ cho là kỳ cục hay khật khùng. Quan hệ ASEAN-US hay giữa Liên Âu với Hoa Kỳ và NATO bỗng trở thành thứ yếu. Nhìn từ bên ngoài, kỳ này, người viết xin nói về Liên Âu trong cái cảnh “đắm mà không chìm” như đã trình bày trên cột báo này vào tuần trước khi viết về kinh tế cũng là chính trị. Chỉ vì, ngay trước khi Thẩm Phán Scalia tạ thế tại Texas, thì hôm Thứ Sáu 12, Ngoại Trưởng John Kerry tuyên bố rằng Hoa Kỳ rất mong muốn nước Anh tiếp tục là thành viên của Liên Hiệp Âu Châu. Cái chuyện xa lắc làm ta lắc đầu! *** Từ sáu năm nay, khi Âu Châu chìm đắm vào khủng hoảng tài chánh, rồi nạn dân, rồi khủng bố, Hoa Kỳ cố giữ một lập trường khá đặc biệt là “bất can thiệp.” Với Hoa Kỳ, Liên-Âu là tổ chức quá lớn với 28 thành viên và nhiều vấn đề nội bộ chưa hẳn là sẽ chi phối quyền lợi của nước Mỹ, kể cả vụ khủng hoảng của Hy Lạp, của đồng Euro hay việc Liên Bang Nga uy hiếp Ukraine từ đầu năm 2014. Cũng chính Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Obama còn mặc nhiên chấp nhận cho chế độ Bashar al-Assad của Syria được tồn tại nhờ nước Nga của Putin tung quân vào bảo vệ từ Tháng Chín năm ngoái. Nếu các nước Liên Âu quan tâm đến an ninh và kinh tế - và an ninh sau kinh tế - Hoa Kỳ lại quan tâm đến an ninh qua vai trò của lá chắn chiến lược, là Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương NATO. Cho tới nay thì cái trật tự bất ổn đó vẫn còn một chút trật tự! Vì cột trụ của Liên Âu là nước Ðức vẫn phần nào kiểm soát được sự hợp nhất của Ba Lan và Hung Gia Lợi trong đối sách chung với Liên Bang Nga của Vladimir Putin. Dàn tiền đạo Ðông Âu và Trung Âu vẫn có vẻ vững chãi, và điều ấy phù hợp với quan điểm của Hoa Kỳ là xây dựng được trục Bắc-Nam, từ ba nước Cộng Hòa vùng Baltic ở phía Bắc tới các quốc gia Ðông Âu tới tận Romania. Nhưng dường như tình hình Liên Âu lại suy đồi hơn vậy với làn sóng nạn dân từ vùng biển Ðịa Trung Hải tràn lên các nước miền Bắc, vào tới cốt lõi của Âu Châu. Cơn chấn động vì di dân tỵ nạn có gây rạn nứt cho 26 nước trong hiệp ước tự do di chuyển Schengen cũng là một vấn đề mà Hoa Kỳ cho rằng các nước Âu Châu phải cố giải quyết lấy. Tuy nhiên, sự thể bỗng thành đáng ngại cho nước Mỹ, khi tuần qua, Ðức, Hy Lạp và Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) yêu cầu Minh Ước NATO ra quân để kiểm soát nạn buôn người trong làn sóng di dân! Hôm Thứ Năm 11, NATO đã chấp hành đề nghị ấy... Là trưởng tràng và nước chủ chi cho Minh Ước NATO, Hoa Kỳ không thể không lo ngại là lá chắn chiến lược này lại được Âu Châu hạ xuống thành tấm ván cứu hộ trong một môi trường có quá nhiều bất trắc. Nhồi vào đó, mâu thuẫn giữa Nga và Thổ, một thành viên NATO, có thể kéo Minh Ước NATO vào một cuộc phiêu lưu khác mà chính quyền Obama không kiểm soát nổi, chỉ vì cũng cần Putin tham dự việc hạ hỏa tại Syria và đối phó với tổ chức khủng bố ISIL. Trong mớ bòng bong rối bời, Liên Âu đang tìm những cái phao bất ngờ nhất và ôm lấy lá chắn NATO khiến Hoa Kỳ bần thần chưa biết tính sao. Ðấy là khi đồng minh chí thiết của mình là Anh Quốc lại có thể ra khỏi Liên Âu nếu đa số người dân đòi hỏi trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới! *** Từ bảy chục năm nay, Hoa Kỳ cố theo đuổi một chiến lược là cộng đồng phòng thủ, là không ra quân một mình mả với các đồng minh. Minh ước phòng thủ Ðông Nam Á SEATO yểu tử - chỉ tồn tại từ 1955 đến 1977 - càng cho thấy giá trị của Minh Ước NATO. Với nhiều đổi thay và nhược điểm, NATO vẫn tồn tại, cả thắng Liên Minh Warsaw của khối Xô Viết và lập ra hệ thống “tiền trạm” cho mỗi lần nước Mỹ tung quân vào khu vực Âu-Á, như tại Kosovo năm 1999 hay tại Afghanistan năm 2001. Vì sự chống đối của Pháp và Ðức, Hoa Kỳ ra quân tại Iraq năm 2003 không dưới lá cờ NATO, nhưng ít ra vẫn còn có nước Anh và vài chục thợ vịn khác. Ngày nay, Liên Âu lại quá rã rời - chuyện riêng của Âu Châu - đến độ xoay NATO ra nhiều hướng khác nhau thì Hoa Kỳ phải chột dạ. Từ nguyên thủy, NATO là một liên minh quân sự nhưng Âu Châu hiếu hòa lại không ưa chuyện đao binh và đầu tư rất ít cho nhu cầu quốc phòng - và không thể có một quân đội chunh. Tập thể này chưa có một hệ thống lãnh đạo chính trị hợp nhất, nói chi đến một lực lượng quân sự? Sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc năm 1991, NATO vẫn còn lý do tồn tại, một lý do mang tính chất bảo an hơn phòng thủ. Ngày nay, 25 năm sau, lý do ấy trở thành mơ hồ hơn khi mối nguy truyền thống của Ðế quốc Nga lại tái xuất hiện với vụ Georgia năm 2008 và Ukraine năm 2014. Khi ấy, NATO là tấm khiên bảo vệ các nước Ðông Âu và Trung Âu, với sự đồng tình của Hoa Kỳ và các nước miền Bắc Âu Châu, vốn dĩ còn gắn bó với lý tưởng “Bắc Ðại Tây Dương.” Trong sự mơ hồ về mục tiêu và nhiệm vụ của NATO, sự phân hóa muôn mặt của Liên Âu, của khối Euro, của hệ thống Schengen về khủng hoảng tài chánh và nạn di dân đang lan vào cơ chế quân sự hợp nhất của tập thể Âu-Mỹ. Ðồng Euro có thành đồng sứt với kịch bản Grexit, là Hy Lạp ra đi, cũng không làm nước Mỹ giật mình. Nhưng với kịch bản Brexit, nước Anh ra khỏi Liên Âu, và NATO lại là cái cáng tải thương thì Hoa Kỳ phải nhìn lại toàn cục Liên Âu. Nhưng, ai phải nhìn lại chuyện này khi cả nước Mỹ đang lâm vào một trận đấu khẩu kéo dài gọi là tranh cử tổng thống? Câu trả lời có thể là các ban tham mưu của ngần ấy ứng cử viên. Họ vẫn phải chuẩn bị bài bản để khi hữu sự, con gà của họ sẽ biết gáy mà không lạc điệu! Chuyện hội nghị tại Rancho Mirage cũng thế mà thôi. Then chốt là chữ “mirage”... Ảo ảnh? “Ðọc ở sao trời sẽ hiểu thôi!” Mai Thảo viết như vậy! (Người Việt)
  3. Tổng thống Obama đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị 10 nước ASEAN tại Sunnylands, thành phố Rancho Mirage, bang California, ngày 15 tháng 2, 2016. Tin liên hệ Trung Quốc hạ giảm tầm quan trọng của Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Truyền thông Trung Quốc cố giảm nhẹ ý nghĩa của cuộc họp hai ngày của Tổng Thống Obama với lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN ở Synnylands Việt Nam ‘thoát Trung’ nhờ các hội nghị như Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN? Dân Việt hô hào tưởng niệm tử sỹ chiến tranh biên giới Việt-Trung Thủ tướng Dũng lấy lại thanh thế tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN? Đô đốc Mỹ cảnh báo TQ chớ đưa chiến đấu cơ tới Biển Đông Dự thảo hé lộ ‘Nguyên tắc Sunnylands’ tại hội nghị Mỹ-ASEAN Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Ngoại trưởng Úc chất vấn TQ về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông Reuters 17.02.2016 Thủ tướng Việt Nam kêu gọi một vai trò lớn hơn của Mỹ trong việc ngăn chặn quân sự hóa và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, trong một lời kêu gọi hiếm hoi nhằm mưu tìm sự hậu thuẫn của Washington để kiềm chế sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh. Trong cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Đông Nam Á và Mỹ hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng Washington cần có một tiếng nói mạnh mẽ hơn và “hành động thực tế và hiệu quả hơn”. Lời kêu gọi này có thể làm Trung Quốc nổi giận. Căng thẳng đã tăng vọt kể từ khi Bắc Kinh xây dựng 7 hòn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa. Chính phủ Việt Nam cho biết trên trang tin tức trực tuyến của mình: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ hơn và có hành động thực tế và hiệu quả hơn để yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động thay đổi hiện trạng. Tuyên bố không nhấn mạnh đến tên Trung Quốc, nhưng ông Dũng đã đặc biệt đề cập đến “xây dựng các đảo nhân tạo quy mô lớn” và “quân sự hóa”. Với một đường chữ U lớn trên bản đồ chính thức của mình, Trung Quốc tuyên bố phần lớn Biển Đông, nơi Malaysia, Philippines, Đài Loan, Brunei và Việt Nam có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Tổng thống Obama và các đồng minh ở Đông Nam Á sẽ chuyển sự chú ý của họ sang Trung Quốc vào hôm nay, ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh nhằm cải thiện thương mại và cung cấp một mặt trận thống nhất về tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh. Trong khi Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ tìm cách thống trị trên biển ở châu Á, Washington cho biết lợi ích của mình ở Biển Đông là đảm bảo tự do hàng hải. Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ đã tăng ảnh hưởng bằng cách gửi tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen và USS Curtis Wilbur đến gần khu vực tranh chấp bị Bắc Kinh chiếm đóng. Mặc dù Việt Nam thường xuyên phản đối các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp, các nhà lãnh đạo quốc gia này thường tránh khiêu khích người láng giềng khổng lồ mà thương mại hàng năm có giá trị hơn 60 tỉ đôla và duy trì mối quan hệ tư tưởng gần gũi. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ủng hộ tại Việt Nam khi ông mạnh mẽ theo đuổi liên kết thương mại và quốc phòng với Hoa Kỳ, và một lập trường chống Trung Quốc cứng rắn, so với những phản ứng của các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam trước sự quyết đoán của Bắc Kinh. Ông Dũng đã gây nhiều tranh cãi khi bị loại khỏi bộ chính trị hồi tháng trước cho vị trí người đứng đầu đảng cộng sản. Điều này có nghĩa là ông Dũng sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của mình khi nhiệm kỳ của ông kết thúc trong năm nay, và điều đó có thể có ảnh hưởng tới Washington. Ông Dũng cũng yêu cầu Tổng thống Obama dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Trang web chính phủ dẫn lời ông Dũng nói, đó sẽ là một “con đường quan trọng để tăng cường tin cậy chính trị”. Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng Năm.
  4. Tổng thống Obama đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị 10 nước ASEAN tại Sunnylands, thành phố Rancho Mirage, bang California, ngày 15 tháng 2, 2016. Tin liên hệ Thủ tướng Dũng lấy lại thanh thế tại Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN? Thủ tướng Dũng nắm cơ hội 'có một không hai' để 'hạ cánh trong vinh quang', trong khi có tin Tổng thống Obama nhận lời mời tới thăm Việt Nam vào tháng 5 Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN làm bùng ra nhiều cuộc biểu tình Tổng thống Mỹ gặp Thủ tướng Việt Nam bên lề hội nghị Sunnylands Biển Đông: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ-ASEAN 'Cải thiện nhân quyền phải là ưu tiên trong nghị trình hội nghị Mỹ-ASEAN' Mỹ được yêu cầu nêu vấn đề nhân quyền VN tại thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Ông Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị cấp cao ASEAN-Mỹ Khánh An-VOA 16.02.2016 Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN diễn ra trong lúc một số nước thành viên ASEAN đang ở trong giai đoạn chuyển giao quyền lãnh đạo, trong đó có Việt Nam. Ngay cả Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người chủ trì cuộc họp, cũng đang ở vào cuối nhiệm kỳ. Thế nhưng cuộc họp 2 ngày ở Sunnylands, bang California, mà một số chuyên gia đánh giá là chỉ ‘mang tính biểu tượng’, lại là một trong những ‘cơ hội’ để giúp Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, theo nhận định của Giáo sư Tạ Văn Tài của Đại học Harvard, Mỹ. Mời quý vị theo dõi thêm chi tiết qua cuộc phỏng vấn sau đây. Thượng đỉnh mang tính biểu tượng VOA: Một số người nhận định hội nghị này mang tính biểu tượng hơn đem lại một kết quả thực sự. GS. Tạ Văn Tài: Đúng. Cái đó đúng. Biểu tượng là thế này, bởi vì ASEAN là tổ chức quyết định theo ‘đồng thuận’, tức là mọi quyết định là phải mọi người cùng quyết định, nhưng có hai nước ‘sợ Trung Quốc’ là Cambốt và Lào. Họ bị mua chuộc và họ sợ, nên luôn luôn họ ngáng ngay. Khi Campuchia làm chủ tịch hàng năm ASEAN thì họ gạt vấn đề Biển Đông ra khỏi nghị trình, thành ra chẳng bao giờ ASEAN quyết định được vấn đề gì một cách quyết liệt được. Ngay cả việc muốn biến đổi Declaration of Conduct (DOC) - tức tuyên bố về cách hành xử ở Biển Đông, không có tính cách bắt buộc, thành Code of Conduct (COC) – tức bộ luật về ứng xử ở Biển Đông, mà bàn đến bao nhiêu năm nay rồi cũng không biến thành Code of Conduct được. Ông Tàu lên tiếng phản đối, thế là mấy ông nước nhỏ như Lào, Cambốt sợ. Miến Điện ngày xưa sợ, nhưng bây giờ không sợ nữa. Họ hết chế độ quân nhân, họ chán Trung Quốc và bắt đầu đi theo Tây phương. Rõ ràng Trung Quốc càng ngày càng bị cô lập. Vấn đề ‘thoát Trung’ VOA: Vậy còn nhận định cho rằng thượng đỉnh lần này sẽ không thực sự mang lại kết quả? GS. Tạ Văn Tài: Nói vậy là bi quan, bởi vì ngoại giao, nguyên vấn đề các nước đồng thuận ký kết một tuyên bố gì, về nguyên tắc, đó là thắng lợi rồi. Tôi nghĩ lần này, ASEAN với Mỹ sẽ tuyên bố những câu có lợi cho lập trường gần Tây phương hơn. Đó là thắng lợi về mặt ngoại giao. Còn họ sẽ bàn về vấn đề mở rộng thương mại trong khu vực ASEAN, trong đó sẽ thu tóm dần và có thể có thêm hội viên vào hiệp ước TPP. Khi làm như vậy, ông Tàu sẽ bị bất lợi về vấn đề kinh tế mà bấy lâu nay ông vẫn khống chế các nền kinh tế Đông Nam Á bằng hàng hóa rẻ, rẻ nhưng hư thối, hỏng, nhất là về Việt Nam. Việt Nam có hy vọng ‘thoát Trung’ được là nhờ những ngoại giao như thế này. VOA: Giáo sư vừa nói đến việc Việt Nam thoát Trung được hay không là nhờ những hội nghị như thế này… GS. Tạ Văn Tài: …tức là phải kinh tế độc lập. Vấn đề kinh tế trong nước là không cho ông Tàu tranh độc quyền. Vấn đề ngoại thương thì cần phải mở rộng ra buôn bán với những nước khác, cần gì phải bán hàng sang Trung Quốc. Ông Tàu bây giờ muốn gạ Việt Nam thân với ông để ông đột nhập vào nền kinh tế Việt Nam, đem nguyên liệu, thành phần sản xuất sang Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam, lúc ấy sẽ là hàng Việt Nam để đem sang Hoa Kỳ và các nước thuộc tổ chức TPP để bán dưới hình thức là hàng của Việt Nam, nhưng kỳ thực 70% là nguồn gốc Trung Quốc. Ông định đánh cái lối ‘du kích ngoại thương’, cũng như Việt Nam ngày xưa cũng đánh du kích ngoại thương như vậy khi còn bị cấm vận. Bây giờ ông Tàu cũng chơi trò đó, nhưng Việt Nam khôn ra thì không thèm dùng nguyên liệu của Trung Quốc, tìm nguyên liệu ở các nước khác, sản xuất hàng trong nước Việt Nam và xuất sang các nước TPP. Như vậy mới thoát Trung được. VOA: Nhưng liệu điều đó có khả thi hay không? GS. Tạ Văn Tài: Cái đó phải gỡ rối dần dần thôi vì thay đổi nguồn cung cấp, cũng giống như trong thương mại của người dân, mình phải coi xem chỗ nào có đã rồi mình mới đá cái anh cung cấp này đi, tức là phải nghiên cứu thị trường thế giới rất kỹ. Không ai thương Việt Nam bằng Việt Nam VOA: Ở những hội nghị như thế này, theo giáo sư, Việt Nam nên có một kế sách khôn ngoan như thế nào? GS. Tạ Văn Tài: Bao giờ quyền lợi quốc gia cũng phải giữ trong tâm khảm. Cái kim chỉ nam là quyền lợi quốc gia. Không ai thương Việt Nam bằng Việt Nam. Đừng có nghĩ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là nó thương XHCN, bởi vì Tàu nói rằng ‘XHCN theo lối Tàu’, tức là họ đã nghĩ đến quyền lợi quốc gia của họ trước hết. Từ mấy đời chủ tịch nước của họ đã nói những câu như vậy thì đừng nghĩ là họ thương Việt Nam vì XHCN. Bây giờ họ có XHCN nữa đâu. Bây giờ họ là tư bản chủ nghĩa trá hình. VOA: Cám ơn giáo sư rất nhiều.
  5. Ảnh tư liệu: Biểu tình chống Trung Quốc đánh dấu kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tại hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, ngày 16/2/2014. Tin liên hệ Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘Washington nên nhớ Trung Quốc sẽ không bao giờ làm ngơ trước bất kỳ mưu toan nào thách thức chủ quyền không thể tranh cãi của mình’ Ngoại trưởng Úc chất vấn TQ về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông Biển Đông: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ-ASEAN TQ cảnh cáo giữa lúc Mỹ, Ấn cân nhắc tuần tra chung ở Biển Đông Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông VOA Tiếng Việt 16.02.2016 Một nhóm các nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam mới lên tiếng kêu gọi người dân trong nước tới tham dự một sự kiện ở Hà Nội vào ngày mai để thắp hương, tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh trong chiến tranh biên giới Việt – Trung nhiều thập kỷ trước. Thông báo của nhóm No-U, chống đường lưỡi bò của Trung Quốc ở biển Đông, có đoạn: “Vào ngày 17/02/1979, quân đội Trung Cộng đã đồng loạt nổ súng trên toàn tuyến biên giới nước ta, với lý do dạy cho Việt Nam một bài học nhưng thực chất là âm mưu đưa Việt Nam vào cảnh nô lệ, phụ thuộc. Để tưởng nhớ và biết ơn những chiến sĩ và nhân dân đã hi sinh, anh em No-U chúng tôi sẽ tổ chức lễ thắp hương tưởng niệm 37 năm Chiến tranh biên giới, tại Hà Nội”. Hiện giờ Trung Quốc tăng cường khẳng định chủ quyền của họ ở Trường Sa và Hoàng Sa. Cái đó gần như là một cách trực tiếp đánh vào tình hợp tác, hữu nghị của hai nước. Do đó, chính quyền cộng sản Việt Nam không quá khắt khe ngăn chặn những việc người dân Việt Nam lên tiếng về các vấn đề lịch sử giữa hai nước như vấn đề biển đảo nữa. Đó là lý do thứ nhất mà tôi tin sẽ không có vấn đề gì. Blogger Lã Việt Dũng nói. Blogger Lã Việt Dũng, một thành viên của No-U, nói với VOA Việt Ngữ rằng đây là một ngày “xứng đáng được kỷ niệm trong lịch sử của nhân dân Việt Nam” và “khi chính quyền không chủ động làm điều đấy thì người dân hoàn toàn có quyền, và rất nên làm”. Người từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc nói thêm: “Trước mỗi lần diễn ra các cuộc tưởng niệm như thế này thì không ai đoán trước được điều gì cả. Nhưng mà chúng tôi, cá nhân tôi, có niềm tin rất lớn rằng năm nay chúng tôi sẽ không bị phá. Hiện giờ Trung Quốc tăng cường khẳng định chủ quyền của họ ở Trường Sa và Hoàng Sa. Cái đó gần như là một cách trực tiếp đánh vào tình hợp tác, hữu nghị của hai nước. Do đó, chính quyền cộng sản Việt Nam không quá khắt khe ngăn chặn những việc người dân Việt Nam lên tiếng về các vấn đề lịch sử giữa hai nước như vấn đề biển đảo nữa. Đó là lý do thứ nhất mà tôi tin sẽ không có vấn đề gì." Trong thông báo này, nhóm No-U còn “đề nghị chính quyền Hà Nội bảo đảm an ninh trật tự” và “ngăn cản các dư luận viên đến quấy rối, phá hoại buổi lễ”. Trong khi đó, trên trang Facebook, nhiều người sử dụng đã thay hình ảnh đại diện bằng hình ảnh hoa sim tím với dòng chữ “17/2/1979 – nhân dân sẽ không quên”. Cuộc chiến ngắn ngày, nhưng khốc liệt, trên biên giới Việt – Trung cuối những năm 70 đã gây thương vong lớn giữa hai nước láng giềng từng được coi là có mối quan hệ ‘môi hở răng lạnh’.
  6. Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ. Tin liên hệ Biển Đông: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Giới chức Tòa Bạch Ốc nói rằng Hoa Kỳ sẽ gửi 'thông điệp rất rõ ràng' tới các nhà lãnh đạo ASEAN là Mỹ phản đối Trung Quốc 'quân sự hóa' những lãnh thổ đang tranh chấp Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Ngoại trưởng Úc chất vấn TQ về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông Philippines cân nhắc đàm phán song phương với TQ nếu thắng vụ kiện Biển Đông Mỹ muốn gia tăng thao dượt quân sự ở Biển Đông TQ cảnh cáo giữa lúc Mỹ, Ấn cân nhắc tuần tra chung ở Biển Đông Trung Quốc tăng cường phi đạn, máy bay chiến đấu ra Biển Đông 16.02.2016 Bất kỳ động thái của Trung Quốc nhằm cất cánh máy bay chiến đấu từ các đường băng mới trên đảo nhân tạo ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp sẽ gây mất ổn định và sẽ không ngăn chặn được các chuyến bay của Hoa Kỳ ở khu vực này, một sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ cho biết hôm thứ Hai. Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, cũng kêu gọi Bắc Kinh cởi mở hơn về các ý định ở Biển Đông. Ông nói rằng điều này sẽ làm giảm bớt “một số cảm giác lo lắng mà chúng ta đang chứng kiến”. Ông Aucoin nói về các động thái của Trung Quốc trong một buổi họp báo ở Singapore: “Chúng tôi không chắc chắn về ý định của họ. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra trên biển, trên không, hoạt động trên khắp các vùng biển này… như chúng tôi đã làm từ rất lâu”. Phó Đô đốc nói thêm, điều đó bao gồm cả “bay trên không phận đó”. Các nhà phân tích an ninh Trung Quốc và khu vực nhận định rằng Bắc Kinh bắt đầu sử dụng đường băng mới tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp cho các hoạt động quân sự trong vài tháng tới. Tháng trước, Trung Quốc lần đầu tiên cho thử nghiệm các chuyến bay dân dụng trên đường băng dài 3.000m được xây dựng trên Đá Chữ Thập xuất phát từ Đảo Hải Nam. Ông Aucoin nói, ông không thể đưa ra một ước tính về thời gian các máy bay quân sự của Trung Quốc bắt đầu hoạt động tại quần đảo Trường Sa. “Đó là một sự không chắc chắn gây bất ổn”, ông Aucoin nói khi được hỏi về tác động của các cuộc tuần tra có thể có của chiến đấu cơ của Trung Quốc. Ông nói, điều này sẽ làm dấy lên những nghi ngờ về mục đích. Máy bay của hãng hàng không dân dụng China Southern Airlines hạ cánh xuống đường bay Trung Quốc mới xây dựng trên Đá Chữ Thập ở Trường Sa hôm 6/1/2016. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn vùng Biển Đông, trong khi Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này. Mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đang ngày càng tăng về những căng thẳng trên đường biển, nơi có ước tính khoảng 5 tỉ đôla thương mại qua lại hàng năm, bao gồm cả sản phẩm dầu khí được sử dụng bởi các quốc gia Đông Bắc Á. Kể từ tháng 10 năm ngoái, hai tàu chiến của Hoa Kỳ đã tuần tra gần khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa với danh nghĩa tự do hoạt động hàng hải mà Bắc Kinh đã cảnh báo là khiêu khích. Các quan chức Trung Quốc phàn nàn cuối tháng 12 năm ngoái rằng máy bay ném bom B-52 bay gần một trong những hòn đảo nhân tạo của Bắc Kinh. Các máy bay trinh sát và vận chuyển khác của Hoa Kỳ thường bay khắp vùng Biển Đông. Các tàu chiến và tàu dân sự của Trung Quốc thường xuyên đe dọa tàu hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, nhưng Phó Đô đốc Aucoin cho biết quan hệ giữa hải quân hai nước sẽ tiếp tục, và coi mối quan hệ này là “tích cực”. “Luật Biển Quốc tế đã giúp (Trung Quốc) trong nhiều năm. Chúng tôi chỉ muốn họ tôn trọng những quyền này để tất cả chúng ta có thể tiếp tục phát triển thịnh vượng”, ông Aucoin nói. Đô đốc Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi cho biết hồi tháng Một nói rằng Trung Quốc không có kế hoạch quân sự hóa Biển Đông. Tuy nhiên, nước này sẽ “không bao giờ mất khả năng tự vệ”, ông Ngô nói, và cho biết thêm rằng, mức độ phòng thủ cơ bản phụ thuộc vào việc Trung Quốc bị đe dọa nhiều hay ít. Trung Quốc đã gần hoàn thành một tàu bảo vệ bờ biển khổng lồ và có thể sẽ triển khai trang bị súng máy và đạn pháo ở Biển Đông, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin vào tháng Giêng, gọi tàu này là “quái thú”. Đội tàu tuần duyên màu trắng của Trung Quốc hầu hết được trang bị vòi rồng và còi báo động. Con tàu hiện đang được sửa chữa lớn hơn một số tàu hải quân của Hoa Kỳ đang tuần tra tại khu vực. Theo Reuters, Bloomberg
  7. Sinh hoạt Tết tại Grand Century Mall ở San Jose (ảnh Bùi Văn Phú) Tin liên hệ Xem Super Bowl cùng đón Tết Tết Bính Thân năm nay rơi vào ngày thứ Hai 8/2. Giao thừa là Chủ Nhật và cũng là ngày có trận vô địch Super Bowl lần thứ 50th giữa hai đội Broncos và Panthers Vì sao cựu-tân TBT Nguyễn Phú Trọng trắng trợn nói sai sự thật như thế? Mùa đông lên non Vài suy nghĩ nhân đọc bài 'Dân cần lãnh đạo thương dân' Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ‘chết lâm sàng’ về chính trị Ðường dẫn Bạn đọc làm báo Bùi Văn Phú 16.02.2016 Cuối tuần đưa Ông Táo về trời, cùng bà xã đi mua sắm Tết ở Little Saigon San Jose. Trước cửa Grand Century Mall và bên kia đường, quanh khu Lion Market, có vài sạp bày bán hoa, đồ chơi Tết cho trẻ con và bán pháo, có chỗ 4 đô một phong pháo, có chỗ 5 đô. Tràng pháo dài 15 đô. Tiệm giò chả Đức Hương chen chân khách hàng. Có người mua bánh chưng, các loại giò tốn đến 500 đôla. Chắc là mua về biếu Tết. Tôi đoán thế, chứ một gia đình ăn bằng đó cả tháng trời cũng chưa hết. Ghé bánh cuốn Phủ Hồ Tây ăn trưa, nghe vang vang khúc hát: “Tết Tết Tết Tết đến rồi … Xuân xuân ơi xuân đã về…” và tiếng pháo bắt đầu nổ bên ngoài mà lòng cũng rộn ràng lên. Tại các trung tâm mua sắm, nơi hàng quán quanh đây và trong nhiều gia đình người Việt ở hải ngoại cũng đang vang vang nhạc xuân, báo hiệu năm mới âm lịch sắp đến. Năm Bính Thân. Thế là đã 41 lần tôi đón Tết tha hương trong không gian khác nhau và với tâm trạng khi vui, khi buồn. Những năm đầu ở Mỹ chẳng có Tết. Nghĩ đến Tết lòng buồn vời vợi vì mới xa cách quê hương, lại không bố mẹ và các em ở bên. Khi vào Đại học Berkeley, Tết 1978 mới có chút sinh hoạt đón xuân cùng các bạn sinh viên mới quen với chút bánh mứt, đánh bài vui xuân tới khuya. Những năm đó, Hội Việt kiều Yêu nước ở thành phố nổi tiếng phản chiến này có tổ chức Tết, nhưng không mang không khí Tết như ở quê nhà vì những tiếng hát, lời ca không phải là “Ly rượu mừng” hay “Xuân này con không về” mà là những ca khúc xa lạ như “Mùa xuân đầu tiên”, “Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh” và nhiều ca khúc cách mạng. Sinh hoạt Tết tại Grand Century Mall ở San Jose (ảnh Bùi Văn Phú) Tết Canh Thân 1980, Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Berkeley tổ chức ăn Tết lớn cho cả trăm sinh viên với chương trình văn nghệ phong phú và vui nhộn, nhất là kịch Sớ Táo Quân do các bạn tự biên, tự diễn đã đem đến cho sinh viên xa nhà những trận cười giòn kéo dài. Sinh hoạt hội chợ Tết của người Việt tị nạn mà tôi tham dự lần đầu tiên là dịp Tết Tân Dậu 1981, do Trung tâm Định cư Đông Nam Á của ông Michael Huỳnh tổ chức tại một trường học bên San Francisco. Hội chợ cũng nhỏ, chừng hơn chục gian hàng bán thức ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, mứt và vài gian hàng bán đồ thủ công nghệ, bán vải áo dài. Những năm sau có hội chợ Tết ở San Jose lớn mạnh từ sân trường San Jose High ra Santa Clara Fairgrounds mới đủ sức chứa vài vạn người. Nhiều dân cử đến dự hội Tết, có năm Thống đốc George Deukmejian đã đến cắt băng khai mạc. Từ giữa thập niên 1980 Hội Chợ Tết Fairgrounds thu hút nhiều vạn khách du xuân vì rất nhiều người Việt đã chọn thung lũng hoa vàng để sinh sống, nhờ kỹ nghệ điện tử bùng phát. Mỗi năm có một ban tổ chức làm việc để đem lại sinh hoạt Tết cho cộng đồng với những nhà hoạt động như các ông Lại Đức Hùng, Vũ Văn Lộc, Hồ Quang Nhựt, Ngô Đức Diễm, học giả Đào Đăng Vỹ, cụ bà Phạm Trương, bác sĩ Đỗ Văn Hội, anh Lê Phước Tuấn v.v… Tết về không thể thiếu trò chơi lắc bầu cua trong sinh hoạt vui xuân của người Việt hải ngoại (ảnh Bùi Văn Phú) Khi tôi rời Hoa Kỳ đi làm việc ở nước ngoài thì lại có những trải nghiệm về Tết rất đặc biệt. Ở một góc trời xa lạ Togo bên Phi Châu nhưng Tết về cũng có liên hoan do những gia đình người Pháp gốc Việt đang công tác ở thủ đô Lomé gồm anh chị Sylvain và Estelle Dauban, bác sĩ Dương Quang Đức và anh Nguyễn Vũ đứng ra tổ chức và không thiếu không khí Tết với áo dài, nem rán, giò, heo quay, lắc bầu cua, lì-xì theo truyền thống. Về lại Đông Nam Á, ngày xuân ở Singapore, ở Hồng Kông nhộn nhịp không khí Tết với đèn hoa giăng kín phố phường trung tâm thành phố, nhưng trong những trại tị nạn lại mang mang nỗi buồn ngày Tết. Đêm giao thừa ở Galang, Indonesia nghe tiếng nồi niêu soong chảo khua vang thay cho tiếng pháo mà buồn làm sao, buồn cho chính mình không có người thân ở bên, cùng cảm thương cho những thuyền nhân đã xa gia đình mấy cái Tết mà tương lai chưa biết sẽ về đâu. Tết Giáp Tý 1984 ở thủ đô Lomé, Togo (ảnh Bùi Văn Phú) Năm 1987 tôi đón Tết với thuyền nhân trong trại Chi Ma Wan ở Hồng Kông. Có văn nghệ mừng xuân do sơ Christine Mỹ Hạnh giúp các thanh niên, thiếu nhi tổ chức với nhiều bài ca, vũ khúc, với áo dài, áo tứ thân. Tổng Lãnh sự Mỹ, ông Kopler có vợ Việt là chị Mai, vào dự và đã lên chúc Tết người tị nạn bằng tiếng Việt rất sành sõi. Sau chương trình văn nghệ cũng có hội chợ Tết nho nhỏ ngoài sân trại, chủ yếu là những trò chơi như thẩy vòng, nhẩy vòng, ném lon để các em có được những giây phút vui đùa ngày Tết. Tôi nhớ nhất hình ảnh một cụ già người Huế ngồi ở một góc tường nhìn đám trẻ con vui đùa với nét mặt rất buồn. Tôi hỏi thăm, nghe cụ tâm sự Tết không có không khí gia đình nên cụ rất buồn khiến lòng tôi cũng mang mang nỗi nhớ quê hương và nhớ nhà. Ngày nay không còn cảnh đón Tết tù túng, thiếu thốn như ở trại tị nạn trong thập niên 1980. Cộng đồng người Việt hải ngoại bây giờ có hơn 4 triệu người, với các trung tâm thương mại, sinh hoạt văn hóa được xây dựng lên ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Mỹ là những Little Saigon mang nét văn hoá Việt mà mỗi năm Tết đến lại nhộn nhịp chợ hoa, hội chợ Tết, với diễn hành, với pháo nổ rộn ràng ba ngày Tết. San Jose bây giờ Tết về không chỉ có một hội chợ mà là hai, ba. Nhưng giấc mơ được sum vầy nơi quê nhà trong ngày Tết vẫn là điều khó khăn với nhiều gia đình vì anh em, họ hàng ở hai bên bờ Thái Bình Dương hay cách nhau cả nửa vòng trái đất và điều kiện để mọi người có thể cùng về quê ăn Tết không thực tiễn vì thời gian và công việc. Như gia đình của tôi. Kịch vui Sớ Táo Quân trong văn nghệ Tết của sinh viên Đại học Berkeley đầu thập niên 1980 (ảnh Bùi Văn Phú) Con biết bây giờ mẹ chờ tin con Khi thấy mai đào nở vàng bên hiên Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về Nay én bay đầy trước ngõ Mà tin con vẫn xa ngàn xa … Bao năm qua, và có lẽ mãi mãi sau này, ca từ đó vẫn mang nhiều ý nghĩa và gợi lên những tình cảm sâu lắng trong lòng với người Việt ở khắp nơi trên thế giới mỗi khi Tết về. Như hiện thực của cuộc sống. *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Bùi Văn Phú Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.
  8. Ảnh minh họa. Tin liên hệ Nên hay không bỏ Tết truyền thống Du học Việt Nam Trong lòng Hà Nội Tại sao người Việt dễ bị lừa? Học được gì từ truyện ngụ ngôn cổ tích? Ðường dẫn Blog Trong lòng Hà Nội Hoàng Giang 17.02.2016 Viết blog là một trải nghiệm rất hay đối với bản thân tôi, đặc biệt là khi đọc bình luận của độc giả sau mỗi bài viết. Tôi cũng có tham khảo thêm nhiều blog của các tác giả khác để trau dồi thêm hiểu biết và kiến thức. Các bài viết của blogger được đăng tải trên trang web chính thức của VOA và được chia sẻ trên trang cá nhân Facebook. Dễ dàng nhận thấy rằng các bình luận trên trang web thì luôn luôn đi thẳng vào vấn đề chính, có luận điểm căn cứ chính kiến khá rõ ràng, nhiều bình luận còn khiến tôi phải suy nghĩ để căn chỉnh phong cách viết lách của mình. Còn trên Facebook, nơi có thể nói là việc nêu ý kiến không bị ai - từ admin cho đến chính quyền - kiểm soát, bình luận viên luôn có thái độ công kích cá nhân. Thí dụ như bài viết gần nhất của tôi bàn về chuyện nên hay không nên bỏ Tết truyền thống kèm theo một loạt các hệ lụy của việc nghỉ Tết quá dài, thì thay vì phản bác bằng ngôn từ và luận cứ rõ rang, họ quay ra chỉ trích từ trình độ văn hóa, giáo dục cá nhân tác giả cho đến nguồn gốc gia đình. Ngôn từ xúc phạm thì cũng vô cùng phong phú. Tôi hiểu rất rõ rằng khi mà bản thân muốn có quyền tự do ngôn luận thì đồng thời cũng phải chấp nhận quyền của người nghe và đọc tự do phản bác. Tuy nhiên trong cả trăm “comment” thì không có một phản bác nào có tính xây dựng. Tôi cũng tin chắc rằng có những người chỉ đọc mỗi cái tựa bài rồi ngay lập tức bật chế độ “auto chửi.” Công kích cá nhân là một hiện tượng không hiếm trên mạng xã hội Việt. Gần đây có một vụ scandal về một cô ca sĩ người Hàn khá nổi tiếng tên là Hari Won. Cô là ca sĩ, diễn viên được yêu mến tại Việt Nam, đặc biệt càng được công chúng hâm mộ bởi mối tình 9 năm với một rapper Việt. Cuối năm 2015, họ tuyên bố chia tay. Sau thời gian công bố được 2 tháng, báo chí chộp được hình ảnh về quan hệ tình cảm giữa cô và một nam MC khác. Từ đó sự việc cứ bùng nổ đến nay chưa ngớt. Những ngôn ngữ dè bỉu tệ hại nhất được cộng đồng mạng “ném” lên trang cá nhân của Hari Won và chàng MC một cách không thương tiếc. Vô số người không ngần ngại kêu gọi đuổi cô về nước Hàn, cho rằng cô ở lại là ô uế nước Việt…Nghĩ đi nghĩ lại thì tôi cũng không thực sự rõ cô gái ấy có tội tình gì, khi mà chuyện tình cảm rõ ràng là một vấn đề hết sức cá nhân và chủ quan. Chưa kể, theo tôi nghĩ, sự kiện một nghệ sĩ nước ngoài đến Việt Nam để học tiếng Việt và hoạt động nghệ thuật là một điều rất đáng trân quý, ngưỡng mộ. Một trường hợp điển hình khác là nhà văn Trang Hạ - một tác giả chuyên lên án các đấng mày râu Việt ăn không ngồi rồi, gia trưởng số 1 thế giới. Đi kèm với các bài viết công kích là cả ngàn lượt bình phẩm về vấn đề nhan sắc của chị. Mà có vẻ như chị cũng đã quen, càng bị chửi chị viết càng đanh thép. Tôi cũng theo dõi trường hợp của khá nhiều người có những bài viết, quan điểm đa chiều trên Facebook. Một số những người này là Việt kiều, có nghề nghiệp là giáo sư, bác sĩ… mỗi khi họ có một bài viết mới về một vấn đề tiêu cực hay trái chiều là y như rằng họ bị rất nhiều người gán ngay cho mác “bán nước”, hay “ngụy”, hoặc “mất gốc”… Kèm theo đó là vô số những câu “chửi bới không biên giới”. Tôi lấy làm lạ - 40 năm trôi qua, câu chuyện kẻ Bắc người Nam khó có thể trở thành lý do chính đáng cho sự thù hằn đến như vậy, phải chăng những con chữ đó, thái độ đó đã thấm vào máu và trở thành một lối suy nghĩ, một quan niệm của người Việt từ bấy đến giờ? Nói chung, có thể thấy đa số những phản ứng như vậy rất nặng chất quán tính. Bất cứ vấn đề gì đi ngược lại với niềm tin của mình, là họ sẽ xù lông nhím mà công kích đối phương, chưa kể đa số người cũng không cần có niềm tin, mà sẽ dựa vào ý kiến đám đông. Nếu xét kỹ thì có thể thấy những niềm tin đó hoàn toàn không có cơ sở, và càng không phù hợp với sự phát triển văn minh. Trong trường hợp của cô ca sĩ Hàn Quốc, họ miệt thị cô vì sẵn sàng từ bỏ mối quan hệ kéo dài 9 năm của mình, một cách cương quyết, dứt khoát. Đó liệu có phải là một minh chứng quá rõ ràng cho lối suy nghĩ “tam tòng” đã nhiễm quá nặng nề vào đầu óc và lối sống của người Việt hay không? Tại sao lại lên án một cá nhân khi họ không hành xử đúng theo quan niệm của mình? Điều này cũng tương tự như khi một Việt kiều luận bàn về kinh tế chính trị trì trệ của nước nhà, thì ngay lập tức bị cho là “phản động”? Nhân đây cũng xin nói luôn rằng, người Việt cũng có thói quen công kích cá nhân trong cả vấn đề chính trị. Việc ưa ông thủ tướng này, ghét ông bí thư kia nhiều khi chỉ do nhìn vào diện mạo. Đa số người coi khinh một vị lãnh đạo không phải vì những việc ông hay bà đã làm mà vì tuổi tác của họ, và thường thì những người phê phán cũng chẳng bỏ công tìm hiểu tiểu sử hay thành tích của các nhà lãnh đạo liên hệ. Vậy thì việc người này lên, người kia xuống cũng đâu có ý nghĩa gì đối với vận mệnh cá nhân, nói gì đến vận mệnh đất nước? Năm 2015, tại Việt Nam, chương trình Bitches in town, hay còn gọi là Những kẻ lắm lời ra mắt khán giả trên Youtube, chuyên tán chuyện trên trời dưới đất từ đời sống xã hội văn hóa đến chính trị, người bình dân cũng như kẻ nổi tiếng. Tuy nhiên talk show này chỉ thực sự gây chú ý khi bình luận về gu thời trang của một ca sĩ trẻ. Chuyện lùm xùm đến độ các cơ quan chức năng phải vào cuộc và đưa quyết định xử phạt hành chính và…dừng show trên Youtube (quái lạ!). Không có một thông tin tuyên truyền nào chống phá nhà nước, không một lời nói hành động nào có tính cách bạo động, nhưng chương trình này vẫn bị tẩy chay bởi chính khán giả Việt. Đó là một trường hợp cụ thể để thấy rằng rất khó để có được quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Đây không phải chỉ là câu chuyện về chính quyền khắt khe mà là về khả năng tiếp nhận trao đổi thông tin đa chiều của đa số người Việt. Do cái nhìn và quan điểm chưa mở cũng như kiến thức chưa đủ sâu, chính bản thân họ đã tự tước đi quyền hạn đó của chính mình. * Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Hoàng Giang Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.
  9. Ngọc Lan, thông tín viên RFA 2016-02-16 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Người Việt Nam, Lào, Cambodia... cùng tham gia biểu tình bên ngoài Hội nghị Thượng Đỉnh Asean tổ chức tại Sunnylands, Nam California. Photo by Ngoc lan Hội nghị Thượng đỉnh với Asean lần đầu tiên do Hoa Kỳ chủ trì chính thức khai mạc vào ngày Thứ Hai, 15 Tháng 2 tại Sunnylands, Rancho Mirage, thuộc miền Nam California, nhằm thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế và an ninh khu vực. Người Mỹ gốc Á biểu tình Trong khi Hội nghị diễn ra bên trong, thì ở bên ngoài, hàng ngàn người Mỹ gốc Á, trong đó có Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan, bắt đầu cuộc biểu tình. Dưới sự tổ chức của Liên ủy Ban chống Cộng sản và tay sai cùng sự yểm trợ của tổ chức Cộng đồng người Việt quốc gia Nam Cali, đoàn người tham gia biểu tình gốc Việt đã tập trung tại Hội Đền Hùng ngay Little Saigon từ lúc 8 giờ sáng để làm lễ xuất phát và có mặt tại Sunnylands thuộc Riverside County vào lúc 10 giờ 45. Khác với cuộc biểu tình Tập Cận Bình ở năm 2013, người biểu tình được cho phép đứng khá gần khu vực diễn ra cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật đứng đầu Hoa Kỳ và Trung Quốc, lần này, đoàn người biểu tình chỉ được phép đứng ngay ngã tư đường Bob Hope và Gerald Ford, cách khá xa trung tâm Hội Nghị. Tuy nhiên, khí thế của người tham gia biểu tình không vì thế mà giảm đi, dù thời tiết miền Nam Calif. bỗng trở nên nóng bất thường trong những ngày qua. Ông Phạm Hữu Tuấn, ngoài 70 tuổi, một cựu sĩ quan QLVNCH, cư dân Garden Grove, tham gia trong đoàn biểu tình cho biết, “Tham gia cuộc biểu tình ngày hôm nay mục đích của tôi là đòi tự do dân chủ cho Việt Nam. Tôi rất lấy làm mừng vì ngày hôm nay cũng có những cộng đồng bạn như Lào, Miên, Thái cũng tới đây với mục đích đòi tự do dân chủ và chống độc tài. Mình thấy đó là trào lưu của nhân loại bây giờ, không ai chấp nhận một chế độ cộng sản độc tài tàn ác man rợ như vậy. Cho nên là người mà có sự suy tư thì tôi phải làm theo lương tâm cũng như sự hiểu biết của tôi, cho nên tôi có mặt ngày hôm nay mặc dù tôi cũng lớn tuổi, nhiều bệnh nhưng tôi cũng ráng đi vì tôi thấy mình góp một phần nhỏ nhoi vào công việc đó. Mặc dù trời nắng nhưng mọi người đều đứng dưới nắng hết, các cộng đồng bạn cũng đông lắm, tôi thấy cộng đồng Cambodia có lẽ là đông lắm. Rồi tới Thái Lan, Lào.” Bà Tuyết Anh, một giáo dân thuộc Cộng đoàn La Vang, cư dân Fountain Valley, bày tỏ: “Tôi nghe thấy gì biểu tình chống Cộng là dù đau cách mấy tôi cũng ráng đi. Tôi đi không phải vì ở bên này mà là để ủng hộ cho quốc nội cho người ta có tinh thần chống Cộng. Mà nắng quá cô ạ. Nắng đến nỗi mà chiếc quần đang mặc nóng lên như lò lửa bám vào trong thịt đó cô. Nhưng mà cũng phải ráng thôi vì việc đi biểu tình đông như thế này thì mình phải đi, đi để bên này có sự đoàn kết với nhau và cũng để cho bên Việt Nam nhìn thấy để họ có tinh thần, tức hải ngoại chúng tôi không bỏ những người ở quốc nội.” Ông Trần Trọng An Sơn, một cựu sĩ quan thuộc QLVNCH, dù phải ngồi xe lăn, cũng không từ nan việc tham gia vào đoàn biểu tình: “Các đây 5 năm tôi bị stroke phải nằm nhà thương, hiện tại tôi bị liệt một bên nhưng tôi vẫn ra tham gia vì tiền đồ dân tộc. Tôi muốn ra với đồng bào Việt Nam vì nghe nói Tổng Thống Obama họp với 5 nước Á Châu, trong đó có Việt Cộng. Tôi muốn lấy kinh nghiệm của bản thân tôi cũng như kinh nghiệm của Việt Nam mình là đừng bao giờ nghe cộng sản nói,cộng sản không có bao giờ thật hết.” Ông Bùi Thế Phát, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia Nam Cali, cũng là nghị viên thành phố Garden Grove, trình bày về mục đích của cuộc biểu tình: Cộng đồng người Mỹ gốc Việt biểu tình chống Trung Quốc, chống Nguyễn Tấn Dũng, chống chế độ độc tài Cộng sản bên ngoài Hội nghị Thượng Đỉnh Asean lần đầu tổ chức tại Hoa Kỳ. Ngoc Lan photo “Hai thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến cho Tổng Thống là thứ nhất, ông phải có thái độ cứng rắn và cương quyết đối với Trung Cộng trong việc Trung Cộng bành trướng và xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam cộng hòa cũng như của Philippines và một phần của Indonesia. Chúng ta phải đòi hỏi và đây là một quyền lợi của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trong vùng đòi hỏi Trung cộng phải tôn trọng luật hàng hải thế giới cũng như tôn trọng đường hàng hải và mậu dịch quốc tế đi ngang qua đó. Thứ hai là chúng tôi muốn gửi đến Tổng Thống obama là Hiệp định Mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương. Dĩ nhiên là chúng tôi hiểu Hoa kỳ cần có hiệp định đó để dùng nó làm bước kiềm chân cho sự bành trướng của Trung Cộng, tuy nhiên chúng tôi muốn chính phủ Hoa Kỳ phải có những điều kiện cụ thể và rõ ràng đối với nhà cầm quyền cộng sản. Đó là những thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến cho Tổng Thống Obama.” Cùng tham gia trong đoàn biểu tình, ngoài đông đảo người Việt sống tại vùng Little Saigon, còn có sự tham dự của cộng đồng người Việt tại San Diego, Los Angeles. Đặc biệt có người đến từ New York, Seattle. Ông Nguyễn Văn Tánh, cựu chủ tịch cộng đồng Người Việt quốc Gia New York, lần đầu tiên tham gia biểu tình cùng với cộng đồng miền Nam California, nhận xét: “Mặc dù đi mất hai tiếng đồng hồ để đến địa điểm, trời nóng trên 90 độ so với ở đây, và hơn cả 100 độ so với New York bởi không khí ở đây rất là hốc vì đất đá nhiều nên khí hậu làm cho người khô khan, tạo cho anh em tham dự biểu tình uống nước và thứ hai là hô hào la lối một lát dễ bị xỉu nên làm cho người dễ mệt mỏi nhiều hơn. Nhưng mà tôi thấy tinh thần của những người Việt tại hải ngoại rất là cao. Họ đã có một tinh thần tự nguyện cũng như hòa với tất cả các quốc gia Lào, Cambodia. Họ có cả hàng ngàn người đã đứng cả hai góc đường để hô hào một cách lớn tiếng. Cộng đồng người Việt chúng ta cũng rất có thiện chí, có những người đàn bà, những người lớn tuổi cũng quyết tâm thực hiện những khát vọng tự do dân chủ mà họ đòi hỏi cho người khác, họ vẫn có một tâm niệm đối với quê hương dân tộc, mặc dù là họ đang sống trong tự do thanh bình tại Hoa Kỳ này.” Trong khi người Mỹ gốc Việt biểu tình phản đối sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, chống lại chế độ độc tài Cộng Sản, đòi hỏi Tự do - Dân quyền, với những khẩu hiệu như “Ðã đảo Cộng Sản hèn với giặc, ác với dân,” “Ðã đảo Nguyễn Tấn Dũng,” “Freedom for Việt Nam,” “Down with Communist,” “Down with Red China”, thì người Mỹ gốc Lào biểu tình việc trưng thu đất đai của công dân để bán cho các quốc gia láng giềng, người Mỹ gốc Campuchia biểu tình yêu cầu Hun Sen từ chức. Bên cạnh đó, người ta nhìn thấy nhiều biểu ngữ như “Please don’t abuse Cambodians again”, “Say No to TPP, say YES to Human Rights in Cambodia”, “We demand freedom and democracy for all Lao people”… Ðây là lần đầu tiên lãnh đạo các quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Cambodia có cuộc gặp độc lập tại Hoa Kỳ. Cuộc họp trong ngày Thứ Hai 15 Tháng Hai chỉ tập trung vào chuyện kinh tế. Sang ngày Thứ Ba, 16 Tháng Hai, chủ đề là an ninh khu vực, bao gồm cả khu vực Biển Ðông và chống khủng bố. Và đoàn người biểu tình vẫn sẽ tiếp tục có mặt, bất chấp cái nắng chói chang, bất chấp cơn khát cháy cổ, bất chấp cả bệnh tật cá nhân, để nêu lên khát vọng không phải cho chính bản thân mình, mà cho đồng bào mình nơi cố quốc.
  10. TRANG CHÍNH | THỜI SỰ Kỷ niệm 37 năm trận chiến biên giới phía Bắc Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-02-16 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Người dân các huyện biên giới rời bỏ nhà cửa lánh nạn khi Trung Quốc tấn công biên giới Việt Nam hôm 17/2/1979. Ảnh chụp hôm 23/2/1979. AFP photo Ngày 17 tháng 2 năm 2016 Việt Nam sẽ kỷ niệm 37 năm trận chiến biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc chiến chỉ kéo dài trong một tháng nhưng thiệt hại về phía dân quân của Việt Nam rất nặng nề cho đến 37 năm sau vẫn còn dư chấn. Mặc Lâm có thêm chi tiết về những dự định tổ chức lễ tưởng niệm tại hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội như vẫn thường được làm từ nhiều năm qua. 37 năm đã trôi qua thế nhưng khi tới ngày 17 tháng 2 thì người Việt Nam không thể không nhớ lại khoảng thời gian kinh hoàng mà quân đội Trung Quốc mang lại cho 6 tỉnh miền Bắc. Thiệt hại về nhân mạng của bộ đội lẫn thường dân Việt Nam cả chục ngàn người, cơ sở vật chất nhiều tỉnh bị san thành bình địa. Quân Trung Quốc tàn phá những nơi mà họ đi qua, và việc giết tập thể thường dân vô tội Việt Nam được nhiều nhân chứng còn sống sót kể lại gây kinh hoàng và phẫn uất cho cả một thế hệ sống trong thời gian cuộc chiến xảy ra. Cuộc tàn sát này đã làm cho bản hiến pháp Việt Nam vào năm 1980 có lời nói đầu xem Trung Quốc là bá quyền xâm lược. Tuy nhiên sau khi Hội Nghị Thành Đô được ký kết một cách âm thầm 10 năm sau đó thì cơn ác mộng Trung Quốc chuyển thành bốn tốt và mười sáu chữ vàng. Hội nghị Thành Đô cũng tạo áp lực khiến Hà Nội không thể tổ chức các lễ kỷ niệm cuộc chiến tại 6 tỉnh miền Bắc nhằm tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ hy sinh. Mặc dù gặp khó khăn về phía chính quyền nhưng hàng năm vào ngày này người dân Hà Nội lẫn Sài Gòn đều cố gắng tổ chức lễ tưởng niệm. Tại Hà Nội vườn hoa Lý Thái Tổ được chọn như một địa điểm quen thuộc dành cho mọi người tập trung vào sáng 17 tháng 2 hàng năm. Tại Sài Gòn là bên dưới tương đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng. Ba ngày trước cả Hà Nội và Sài Gòn đều nhận được thông tin sẽ tổ chức 37 năm ngày xảy ra cuộc chiến. Tại Hà Nội là nhóm NoU và tại Sài Gòn là Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng do ông Huỳnh Kim Báu làm chủ nhiệm đứng ra kêu gọi và nhắc nhở người có quan tâm đến vấn đề này tham gia buổi lễ vào sáng 17 tháng 2. Tại Hà Nội Từ Hà Nội anh Nguyễn Chí Tuyến, thành viên của đội bóng NoU cho biết lý do mà anh và các bạn đứng ra kêu gọi cuộc tưởng niệm: Những năm gần đây thì các hoạt động này nó là thông lệ rồi. Đúng ra nhà nước Việt Nam người ta phải làm những việc như thế này nhưng mà người ta không làm thì nhân dân phải làm. Anh em NoU chỉ gửi thư chung cho mọi người cùng biết chứ chúng tôi không mời riêng từng người nào cả vì thông tin trên mạng rất rộng rãi ai người ta cũng biết. Những người quan tâm thì người ta đều biết cả chứ còn những người nào không quan tâm thì có đưa trước mặt người ta cũng chả quan tâm gì. Nếu quan tâm thì người ta sẽ biết cũng như cái ngày giỗ của người thân mình thì mình phải biết anh em mình tổ chức như thế nào. Tại Sài Gòn ông Huỳnh Kim Báu nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc chuẩn bị ngày tưởng niệm tại tượng đài Trần Hưng Đạo sẽ không xin phép như những lần trước, ông nói: Mình tự động làm và đợt này có khác một chút đó là không xin phép. Tuy tự động làm nhưng có thông báo chính thức trên mạng tôi đứng tên và là chủ nhiệm tôi thông báo. Thứ hai nữa tôi đề nghị chính quyền bảo vệ an ninh để cho buổi lễ được trang trọng. Tức là yêu cầu chính quyền tạo điều kiện cho buổi lễ. Trong cái thư mời có khác với mấy năm trước về cái này. Cũng có vòng hoa có băng rôn nữa. Kinh nghiệm những lần trước nên phải có nhiều bảng và phải đi từng đợt, nếu nó giựt cái này thì có cái khác đưa lên. Mít tinh thì phải có nó mới đúng lễ bộ chứ. Trước đây chính quyền đã làm đủ mọi cách để ngăn cản những cuộc lễ như thế trong nhiều năm liền. Côn đồ được mang tới gây rối và thậm chí tấn công người tham dự. Những chiếc loa có công suất cực lớn phá âm thanh của buổi lễ một cách thô bạo hay cán bộ mang hẳn cưa máy ra để cắt gạch gây khói bụi và ồn ào khiến buổi lễ không thể thực hiện. Những động thái phá hoại này được thực hiện công khai có sự hỗ trợ của công an, cảnh sát, và lực lượng an ninh ngầm cùng với dân quân, côn đồ các loại. Tại Sài Gòn Tại Sài Gòn số người tham gia các buổi lễ có ít hơn Hà Nội nhưng sự đàn áp phá hoại cũng không khác mấy với miền Bắc. Công an từ rất sớm phân tán khắp các nẻo đường và những khuôn mặt thường xuất hiện trong các buổi lễ trước đây đều bị gác cửa không cho ra khỏi nhà. Diễn biến lập đi lập lại hàng năm nhưng vẫn không ngăn được ước muốn chứng tỏ mối quan tâm của người dân trước các hy sinh của anh hùng liệt sĩ. Nói về việc này ông Huỳnh Kim Báu chia sẻ: Tới giờ này thì chưa, nếu có thì phải sáng ngày mai. Lần trước ngày 17 tháng giêng ngày Hoàng Sa, mới 6 giờ thì công an đã tới nhà tôi rồi và giữ nhiều người không ra được khỏi nhà nhưng lần này thì chưa nghe. So với lần trước cho tới giờ này chưa có động tĩnh gì đáng ngại. Những lần trước thì giờ này đã có rồi đấy. Tại Hà Nội việc lãnh đạo mới lên thay thế đã giúp cho người dân một chút hy vọng về cung cách đối xử với người dân sẽ khác với trước đây, mặc dù đó chỉ là suy đoán và hy vọng. Anh Nguyễn Chí Tuyến chia sẻ: Người dân hy vọng các ông ấy qua những năm vừa rồi thì đã nhận ra vấn đề cần phải làm cho đúng mực. Ngày 19 tháng giêng vừa rồi bà con có làm buổi tưởng niệm cho trận hải chiến Hoàng Sa thì nó vẫn diễn ra êm đẹp. Lúc đó ông Hải chưa là bí thư Hà Nội nhưng mà tôi phải khen ông Chung có những việc cần làm và ông làm được thì ông cũng rất đáng khen. Trong miền Nam tại tp HCM thì anh em họ biểu hiện không thỏa đáng thì tôi thấy miền Nam kém miền Bắc TP HCM kém Hà Nội. Ngày mai 17 tháng 2 cả Nam cả Bắc đều có những dự kiến tổ chức các hoạt động tưởng niệm dâng hoa. Tôi hy vọng các ông ấy hiểu ra vấn đề và có thái độ đúng mực đối với những người dân kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 17 tháng 2, chứ còn nếu họ lại sử dụng công cụ bạo lực hay cho những đối tượng nào đó ra khuấy rối thì tất nhiên bà con chúng tôi cũng quen cái chuyện ấy rồi nên việc chúng tôi cần làm thì phải làm cũng như ngày giỗ vậy. Ông Huỳnh Kim Báu dè dặt hơn mặc dù cũng hy vọng vào một điều gì đó mà ông cảm thấy rất mơ hồ: Nói thực ra với mấy ông này thì không tin được ông nào hết trơn. Mấy ổng ưa chơi cái trò vô chiêu thắng hữu chiêu mình không biết sao, mình cũng chỉ hy vọng vậy thôi. Ông Đinh La Thăng là ai ông ta hành xử như thế nào tới giờ này mình cũng chưa biết và ổng cũng chưa bao giờ phát biểu cái chính kiến của ổng đối với vấn đề Trung Quốc hay đối với phong trào dân chủ, chưa! Ổng chỉ nói vấn đề kinh tế, vấn đề hồi ổng còn làm giao thông thôi. Tất nhiên chúng tôi cũng quý ổng vì thấy ổng cũng trẻ và ăn nói cũng giống như Nguyễn Bá Thanh, cũng bạo. Cái thứ hai chúng tôi nghĩ ổng mới vô Bộ chính trị, thứ ba nữa là ổng không có giây mơ rễ má gì với Sài Gòn hết nên tôi nghĩ chúng tôi làm vào ngày mai cũng như anh nói tức là để coi thái độ của ông ấy thế nào còn giờ này thì chưa biết được. Sau đại hội 12 mọi đôi mắt đều tập trung về cách ứng xử với Trung Quốc. Kỷ niệm 37 năm ngày chiến tranh biên giới phía Bắc cũng không ngoại lệ. Ngăn cấm hay đồng tình sẽ khiến người dân có một cái nhìn rõ hơn về vấn đề Trung Quốc mà bao năm nay nhà nước vẫn làm cho người dân thắc mắc bởi chưa có câu trả lời thỏa đáng cho mọi người.
  11. Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ 2016-02-16 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Rác thải sau Tết ở Hà Nội AFP photo Sau mỗi dịp lễ hội thu hút đông đảo người dân đến tham gia, tình trạng rác rưởi bỏ lại khiến truyền thông phải lên tiếng về ý thức của dân chúng trong việc giữ gìn vệ sinh công cộng. Thực tiễn ra sao? Công tác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho dân chúng thế nào và hiệu quả được đến đâu? Rác khắp nơi! “Rác ngập Hồ Gươm’, ‘Trung tâm Sài Gòn ngập rác sau giao thừa!’… là tiêu đề của những bản tin với hình ảnh rác tràn lan được truyền thông trong nước loan đi trong ngày mồng một Tết Bính Thân vừa qua. Không chỉ truyền thông chính thức nhà nước loan tin mà một số facebookers cũng chụp hình cảnh rác thải, cá chết…trong ngày đầu năm để đưa lên trang cá nhân của họ. Nhà văn Phạm Viết Đào, hiện sống tại Hà Nội, là một trong những người có hình ảnh về cảnh ô nhiễm môi trường trong dịp Tết âm lịch đưa lên facebook. Vào tối ngày mùng hai, ông trình bày quan sát của ông về thói quen xả rác của người dân Việt Nam từ thành thị cho đến nông thôn cũng như quan tâm của cơ quan chức năng về vấn đề này như sau: “Đúng là tôi thấy vấn đề xả rác môi trường là một vấn nạn của Việt Nam. Không chỉ ở những thành phố lớn mà ngay cả ở nông thôn, những tụ điểm đông đúc, người dân chưa ý thức được vấn nạn của môi trường. Nhà nước cũng có quan tâm nhưng giải pháp chưa đồng bộ, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam quá nhanh trong khi người ta chưa quen nếp sống đô thị. Theo tôi nếu Việt Nam không có biện pháp môi trường một cách đồng bộ thì điều đó sẽ đẩy đến tình thế rất nguy hiểm!” Nhà hoạt động Hoàng Dũng từ Sài Gòn đưa ra nhận xét của ông về tình trạng xả rác vào những dịp như lễ, tết tại thành phố lớn nhất tại Việt Nam mà theo ông có chuyển biết chút ít: “Có chuyển biến nhưng tất nhiên chưa rõ rệt. Thứ nhất lượng rác xả ra tại những nơi có ánh sáng hay có nhiều người qua lại thì không nhiều như những năm trước. Còn những nơi ví dụ như người ta ngồi xem pháo hoa… thì vẫn có. Tức họ trải tờ báo hay cái gì để ngồi xem, khi đứng dậy thì quên không nhặt lại. Có một điểm được là khi xong (bắn pháo hoa) có một số bạn trẻ đi gom rác giúp cho các công nhân vệ sinh.” Nhà văn Phạm Viết Đào chỉ ra một nguyên nhân làm cho Hồ tây bị ô nhiễm khiến cá chết nổi nhiều như trong dịp tết Bính Thân vừa qua như sau: “Tình trạng xả rác vào những dịp như Tết Ông Công- Ông Táo, rồi chuyện bắn pháo hoa gây ra bao nhiêu vấn nạn mà theo tôi không nên. Chiều nay tôi đi chụp ảnh và đưa lên blog cảnh cá chết rất nhiều ở Hồ Tây. Hồ Gươm cũng thế vì tiếng động ( bắn pháo hoa) rất lớn. Ví dụ tôi đi vào trong Biên Hòa, bà con không thể nuôi cá dọc Sân bay Biên Hòa vì ( tiếng động) máy bay lên xuống làm cá chết hết. Tiếng động ở Hồ Tây cũng khiến cá chết rất nhiều, hằng chục tấn cá chết. Bắn pháo hoa cho dẹp nhưng nhà nước phải tính: bắn hạn chế ở một vài điểm thôi, chứ bắn tràn làn như thế khiến cá chết rất nhiều. Năm nào người ta cũng kêu chuyện đó nên Nhà nước, Thành phố phải tính lại chuyện này. Cá Hồ Tây có chết nhưng không chết nhiều như thế.” Cơ sở vật chất phục vụ môi trường Có ý kiến cho rằng người dân phải bỏ rác ở những nơi công cộng vì cơ quan chức năng không cung cấp đủ thùng rác và cơ sở vật chất phục vụ bảo vệ môi trường tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng cho nhu cầu. Nhà hoạt động Hoàng Dũng có ý kiến về vấn đề này như sau: “Theo tôi chưa được như mong đợi: tỷ lệ những thùng rác, khu vực vệ sinh vẫn chưa đến mức độ, mật độ chưa cao. Nếu muốn đi bỏ rác người ta phải tìm rất lâu; nhất là việc phân loại rác hữu cơ, vô cơ, tái chế vẫn chưa có- chỉ có một thùng rác thôi. Ở những nơi công cộng cũng chưa có những nơi để gạt tàn lửa. Ví dụ vào ngày hôm nay có vụ cháy liên quan đến việc người ta vứt điếu thuốc hút giở ( chưa hết) vào trong thùng rác. Tóm lại thùng rác thiếu và chưa có thùng rác phân loại.” Lĩnh vực này cũng được nhà văn Phạm Viết Đào chỉ ra như sau: “Phải nói là cũng có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu như nhà vệ sinh công cộng, rồi trên đườn cũng có thùng rác nhưng tệ một điểm là dễ bị ăn cắp để làm việc này, việc khác. Đó là điều đáng buồn. Ví dụ nẹp bằng sắt ( của thùng rác công cộng) có khi người ta cạy lấy đi. Điều kiện vật chất thiếu, Nhà nước đang còn nghèo cộng với ý thức của người dân tham gia vào việc đó còn kém.” Công nhân môi trường đô thị thu gom rác thải dọc theo kênh Tô Lịch ở Hà Nội. AFP photo Theo đánh giá của nhà văn Phạm Viết Đào thì ý thức chưa được cao của người dân trong công tác bảo vệ môi trường phần quan trọng do giáo dục tại Việt Nam mà ra. Ông tình bày: “Theo tôi việc này phải tuyên truyền ngay từ trên ghế nhà trường, tức phải đưa vào chương trình giáo dục phổ thông cho con em mình. Bây giờ người dân lớn tuổi quen với nếp sống tùy tiện ở nông thôn rồi, mà rèn tác phong ngăn nắp rất khó. Cho nên ngay từ mẫu giáo phải đưa vào những chương trình giáo dục cho trẻ những điều như thế. Tôi thấy giáo dục Việt Nam hiện nay toàn nói chuyện đâu đâu, còn những vấn đề cụ thể thì lại nói không đến nơi đến chốn. Trong lúc cần phải giáo dục cho các em về tác hại của vấn đề môi trường, cần phải giữ vệ sinh môi trường như thế nào. Tôi sống ở Hà Nội thấy Nhà nước cũng có làm nhưng như Sông Tô Lịch bây giờ hỏng hoàn toàn rồi dù đầu tư rất nhiều tiền. Tôi ở gần Hồ Tây và nó cũng còn giữ được ít nhiều, nhưng với đà này thì 5-10 năm nữa nó sẽ hỏng. Bây giờ đòi hỏi Nhà nước phải có quan tâm một cách đồng bộ, phải có cái nhìn chiến lược; chứ còn như bây giờ thì môi trường sẽ bị phá hỏng, dẫn đến vấn nạn các thành phố lớn như Bắc Kinh của Trung Quốc. Hà Nội chưa đến mức như thế nhưng rồi sẽ đến mức như thế. Vấn đề là trách nhiệm của Nhà nước. Từng thôn xóm người ta cũng tuyên truyền, vận động đó, có treo biển, pano, có chế tài- xử phạt; thế nhưng giữ gìn môi trường là một nếp sinh hoạt, tác phong sống đô thị. Điều đó không thể ngày một ngày hai có thể tạo ra được cho người dân Hà Nội trong điều kiện người nhập cư vào ngày một đông.” Nhà hoạt động Hoàng Dũng cũng thống nhất ý kiến với nhà văn Phạm Viết Đào về hiệu quả kém của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho dân chúng tại Việt Nam. Anh đưa ra những ví dụ cụ thể trong lĩnh vực này: “Theo tôi chưa đủ mạnh để đánh vào tính ý thức của công dân từng người để họ tự bảo ban nhau; bởi vì không phải vào ngày lễ mà vào những ngày thường, các ông bố- bà mẹ chở con đi học, đi chơi vẫn cứ ‘hồn nhiên’ vứt rác để con nhìn thấy; thậm chí còn cho con tè ra ngoài đường. Tức tính ý thức của người lớn vẫn chưa có để giáo dục trẻ em. Tôi cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt trong cộng đồng mạng. Hiện nay nhiều người quan tâm và học hỏi trên cộng đồng mạng nhiều hơn học ở thầy cô hay sách vở.” Biện pháp Cơ quan chức năng Việt Nam ban hành đầy đủ những qui định xử phạt trong lĩnh vực môi trường; tuy nhiên theo những người quan tâm đến vấn đề tại Việt Nam thì luật vẫn có thế nhưng lực lượng thực thi không làm đến nơi đến chốn, thậm chí không thi hành luật như ý kiến của nhà hoạt động Hoàng Dũng: “Xử phạt thì không có ai xử phạt. Luật thì có hết như luật phòng chống thuốc lá; hút nơi công cộng thì phạt bao nhiêu tiền nhưng người ta vẫn cứ hút bình thường. Cũng có qui định xả rác phạt 100-200 ngàn, nhưng không có người thực hiện luật đó. Do vậy việc hút thuốc nơi công cộng hay xả rác bừa bãi vẫn cứ ‘hồn nhiên’ xảy ra; chỉ phụthuộc vào ý thức của các cá nhân mà thôi.” Nhà văn Phạm Viết Đào nói về điều này: “Xét về nền chung của luật pháp Việt Nam thì có luật đó nhưng không nghiêm. Cả người dân tùy tiện, cả cơ quan chức năng đôi khi có tình trạng thỏa thuận ‘làm luật’ khiến dân nhờn luật. Lĩnh vực môi trường cũng như các lĩnh vực khác cũng thế. Không ở đâu như Hà Nội, lực lượng cảnh sát đông như thế mà người ta vẫn không sợ, vẫn ‘nhờn’ luật. Tôi sang Vientaine, Lào cả tuần chẳng thấy cảnh sát đâu, thế nhưng người dân rất hiền lành mà không như ở Việt Nam ra đường gặp cảnh sát mà người ta lại không sợ. Vấn đề môi trường pháp luật vào bảo vệ pháp luật tại Việt Nam còn yếu kém. Ở Việt Nam không phải ‘thượng tôn phát luật’ mà chỉ để đối phó nhau mà thôi. Rất nhiều vấn đề nhưng môi trường là điều mà người ta có thể thấy được.” Blogger Trương Duy Nhất trên trang ‘Một Góc Nhìn Khác’ vào ngày mồng một tết Bính Thân có status tựa đề ‘Rác Xuân’ nêu câu hỏi tại sao thành phố Đà Nẵng năm nay cũng có bắn pháo hoa như nhiều nơi khác, nhất là Hà Nội và Sài Gòn; thế nhưng sau pháo hoa thành phố miền Trung nơi ông này đang sống lại sạch ‘bong’ không như Hà Nội mà theo ông là năm nào cũng bê bết rác. Ông Trương Duy Nhất cũng liên hệ với Sài Gòn và bày tỏ là nếu có rác sau pháo hoa thì cũng không đến nỗi như Hà Nội.
  12. Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-02-15 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email vkh021516 Ảnh minh họa chụp tại Đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 tổ chức ở Hà Nội hôm 25/1/2016. AFP Dư âm Đại hội đảng cộng sản lần thứ 12 kết thúc đã ba tuần, nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại trên nhiều trang blog và mạng điện tử. Ông Nguyễn Trung, từng là một viên chức cao cấp của Bộ ngoại giao Việt Nam viết trên trang Viet-Studies rằng Đại hội 12 là một thất bại chung của Việt Nam. Theo ông thì với tư cách đảng cầm quyền (ít nhất những người cộng sản cho mình là đảng cầm quyền), đảng cộng sản phải thực hiện một đòi hỏi chính trị là đưa đất nước qua một giai đoạn chuyển đổi quan trọng với hai thử thách là phát triển tự thân, và đối phó với Trung quốc. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Trung, đại hội đảng chỉ quan tâm đến chuyện ai đi ai ở trong bộ máy nhân sự của quyền lực đảng. Một cựu quan chức cao cấp khác là Giáo sư Chu Hảo cho rằng kết quả đại hội đảng là một sự trì trệ: Tôi không quá ngạc nhiên, nhưng thất vọng với kết quả của Đại hội 12. Nó đánh dấu một sự trì trệ về mặt nhận thức thời cuộc và một bước thụt lùi về dân chủ trong công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam; nó cũng cho thấy lãnh đạo đất nước lại để tuột mất một cơ hội nữa, càng làm tăng thêm mối nghi ngại của cộng đồng quốc tế rằng hình như Việt Nam thuộc loại nước “không chịu phát triển”. Nhưng dư âm lớn nhất về đảng cộng sản trên các trang blog tuần này là chuyện đảng viên lão thành Nguyễn Đình Cống từ bỏ đảng đúng ngày thành lập đảng. Trên trang Bauxite Việt Nam, Trần Lực viết một bức thư ngỏ gửi tất cả các đảng viên cộng sản, trong đó tác giả ca ngợi những người đã từ bỏ đảng: Họ đã thức tỉnh chúng ta, họ là tấm gương sáng mãi của những người tử tế và lương thiện.Một vài người từ bỏ đảng sẽ có thể bị đảng gây sức ép hoặc trù dập, vài ba chục cũng sẽ như vậy,nhưng khi con số đó đã lên đến hàng trăm hàng ngàn, thậm chí hàng vạn người li khai thì cái đảng ấy sẽ phải tự hiểu ra rằng nó chẳng còn có ý nghĩa gì nữa đối với chính các đảng viên của mình chứ chưa nói đến toàn thể nhân dân Việt Nam. Giáo sư Chu Hảo kêu gọi: Trước tình hình đó, tôi cũng như một số anh em khác cùng chí hướng cho rằng cần phải có ứng xử đúng đắn và thích hợp, không phải chỉ để tỏ thái độ bất mãn, cũng không quá hy vọng vào hiệu ứng gây sức ép cho ai, mà chủ yếu là làm đúng với lương tâm và trách nhiệm của mình nhằm góp phần vào quá trình chuyển từ thể chế toàn trị sang thể chế dân chủ một cách phi bạo lực. Chẳng hạn trước mắt là góp sức vào phong trào vận động toàn dân thực hành quyền dân chủ đã được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội sắp tới. Thực hiện quyền chính trị của mình Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một gương mặt hoạt động xã hội nổi tiếng tại Hà nội, là người đầu tiên tuyên bố sẽ thực hiện quyền dân chủ đó của mình bằng cách tuyên bố tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam sắp tới đây. Quốc hội Việt Nam hiện nay có tuyệt đại đa số các thành viên là đảng viên cộng sản. Những đại biểu ngoài đảng cũng là những người được đảng, hay cơ quan ngoại vi của họ là Mặt trận Tổ quốc giới thiệu. Những người khác chính kiến với đảng thì bị loại bằng những cuộc họp lấy ý kiến, hoặc là hiệp thương ở Mặt trận Tổ quốc. Trong những năm qua đã có những người như vậy xuất hiện như các ông luật sư Lê Công Định, Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ. Theo những người này thuật lại thì ở những phiên họp được đảng tổ chức, các ông bị đem ra đấu tố để lấy cớ loại họ ra khỏi danh sách ứng cử. Ts. Nguyễn Quang A Trong trả lời Mặc Lâm của đài Á châu tự do, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết ý định của ông trong lần ra ứng cử này: Mục tiêu tôi kêu gọi chữ ký là để gây áp lực xã hội này nói rằng các ông phải cẩn thận, cái tiếng nói gọi là hội nghị cử tri do chính hệ thống này nó thiết kế ra để loại những người họ không muốn, sẽ bị lật tẩy. Tôi cũng khuyên tất cả những người tự ứng cử nên lấy ý kiến ủng hộ của cử tri cho việc ứng cử của mình. Đây không phải là những người bỏ phiếu, đây cũng không có giá trị pháp lý gì cả nhưng nó có giá trị tinh thần, có giá trị đạo đức để gây áp lực với các cái mẹo của chính quyền. Nếu họ vẫn tiến hành làm những việc như thế thì số liệu và những bằng chứng về các diễn tiến của hội nghị cử tri chúng tôi sẽ kêu gọi anh em đến và ghi hình tất cả các hành động đấy và đưa lên mạng công khai để cho người dân biết. Ông tuyên bố rằng việc làm đó là để biến quyền ứng cử hão huyền thành hiện thực một cách từ từ. Tiếp theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, có nhiều nhà hoạt động xã hội, trong đó có nhiều blogger tuyên bố ra ứng cử đại biểu quốc hội. Một trong những người đó là Luật sư Võ An Đôn ở Tuy Hòa. Ông viết: Mục đích tôi tự ứng cử đại biểu Quốc hội lần trước và lần này không phải là tôi muốn làm đại biểu Quốc hội để được hưởng nhiều bổng lộc ban phát, mà tôi muốn thực hiện quyền ứng cử của một công dân theo hiến định và muốn mọi người dân nhận thức được rằng bầu cử Quốc hội chỉ là trò diễn kịch với vở kịch vụng về, lộ liễu, lâu năm đã lỗi thời Blogger Người Buôn Gió cũng kêu gọi những người hoạt động xã hội và dân chủ lâu nay nên ra tranh cử lần này. Lời kêu gọi pha chút dí dỏm của ông được ra trong bài viết mang tên Tại sao không? Mình khuyên các anh em đấu tranh hãy ra ứng cử rầm rộ, để anh em biết được hàng xóm của mình ai tốt, ai xấu. Ai sẽ là người đứng ra tố cáo, phê phán anh em. Cái này rất quan trọng nhé, như thế anh em sẽ biết mà cảnh giác mỗi khi đi về biết ai là cơ sở, tai mắt của chính quyền. Chỉ cần biết được thế là hay lắm rồi, còn được hay không xét sau. Anh em sẽ có thể bất ngờ khi chính ông nào, bà nào, cậu nào mọi khi hay thăm hỏi tử tế bỗng nhiên sẽ trở thành người vạch tội anh em không chừng. Khoái nhất đoạn dân phòng, công an, an ninh, báo chí, truyền hình nhà nước tập trung lúc nhúc mỗi điểm tổ dân phố họp. Cả Hà Nội mà mấy trăm điểm như thế thì đúng là vui hơn Tết. Những chuyển động Bất bạo động và Ly rượu mừng Bàn về những thay đổi chính trị trong tương lai ở Việt Nam, blogger Song Chi cho rằng sẽ chẳng có những cuộc cách mạng do dân chúng nổi lên, và cũng chẳng có những cuộc đảo chánh cung đình do các phe phái trong đảng thực hiện. Bà nêu ra lý do là dưới sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam, dân chúng bị hướng tới những suy nghĩ tư duy lệch lạc, tệ cỡ nào cũng được miễn là đừng đụng tới chính trị. Lý do đừng đụng tới chính trị này cũng được blogger nhà báo Đoan Trang đưa ra: Kể từ khi cầm quyền đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm đủ trò để biến chính trị thành một thứ xấu xa, gớm ghiếc, đáng khinh, đáng sợ, trong suy nghĩ của người dân. Người nào thanh cao, trong sạch thì phải biết tránh xa chính trị, lo làm tốt bổn phận của mình, còn các vấn đề vĩ mô thì đã có Đảng và Nhà nước lo – Đảng dạy dân như thế. Lý do thứ hai bà Song Chi đưa ra là dù có các phe phái trong đảng, nhưng họ dễ dàng tìm cách chia chác với nhau để giữ vững sự thống trị độc tôn. Bà Song Chi kết luận rằng chỉ còn có con đường bất bạo động để thay đổi xã hội, từ phía những đảng viên đang cai trị đất nước, lẫn dân chúng. Kết luận này cũng được Luật sư Hà Huy Sơn đưa ra trong nhận định của ông về việc thúc đẩy xã hội dân sự: Tôi cho rằng để chuyển hóa một xã hội từ toàn trị sang dân chủ bằng biện pháp hòa bình thì trước hết hãy bắt đầu bằng xây dựng các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức chính trị, hay các đảng chính trị ở trong nước hãy tạm gác lại các mục tiêu chính trị “to tát”. Những tham vọng lớn mà thực lực chưa tương xứng, không thu hút được sự tham gia của xã hội thì các tổ chức này không khác gì những danh ảo. Hãy bình thường hóa mục tiêu, đời sống hóa hoạt động, hãy dân sự hóa, hợp pháp hóa để phát triển thành một thực lực. Trước hết hãy đòi hỏi nhà nước, đảng cầm quyền, mọi tổ chức xã hội, mọi công dân phải thực thi Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Bình luận về làn sóng những công dân ra ứng cử tự do, blogger nhà báo Trương Duy Nhất viết rằng Những chuyển động. Đã có thể nhìn thấy, cầm nắm được, chứ không phải chỉ là những ý tưởng, kỳ vọng mông lung. Còn Đoan Trang thì trích dẫn một tác giả Mỹ gốc Nga nổi tiếng là bà Ayn Rand rằng: Chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà chúng ta khinh bỉ. Những diễn biến xã hội chính trị trong những ngày Tết nguyên đán năm nay lại trùng hợp với một sự kiện văn hóa mà nhiều người cho là vừa quan trọng vừa đáng ngạc nhiên đó là bài hát Ly Rượu mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương được nhà nước của đảng cộng sản Việt Nam cho phép. Blogger Cánh Cò vui mừng viết rằng: Lần đầu tiên sau 40 năm người ta không dùng rượu để nhậu mà để mừng. Cũng không phải mừng đảng, mừng xuân mà mừng cho chính chúng ta, những con người được thượng đế tạo ra không phải chỉ biết cúi đầu mà còn biết cười to trước những sự ngu dốt, đảo điên và nhất là sự cưỡng bức trí óc không thể kéo dài mãi mãi. Nâng ly rượu của năm 2016, nâng ly chúc người nhạc sĩ đã cất từng giọt rượu cho chúng ta có mà uống trong ngày hôm nay. Nâng ly vì niềm vui sắp tới sẽ lớn hơn trên quê hương yêu dấu.
  13. Việt Hà, phóng viên RFA 2016-02-15 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Các bà mẹ cho con bú tại SVĐ Charlety ở Paris để kêu gọi nuôi con bằng sữa mẹ, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP Tạp chí về Y học nổi tiếng thế giới The Lancet mới đây có loạt bài công bố những bằng chứng mới về ích lợi của việc cho con bú sữa mẹ. Ích lợi của việc cho con bú sữa mẹ Việc cho con bú sữa mẹ có thể giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ trẻ bị tử vong hàng năm và do đó có ảnh hưởng tích cực đến GDP ở các nước bất kể đó là nước có thu nhập thấp, trung bình hay cao. Đó là công bố mới đây trên tạp chí y học The Lancet. Theo loạt bài trên tạp chí The Lancet, việc cho trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp tránh được hơn 800,000 ca tử vong ở trẻ, trong đó 87% là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Theo báo cáo mới, chi phí liên quan đến khả năng phát triển nhận thức kém hơn ở trẻ do không được bú sữa mẹ hiện tiêu tốn hơn 300 triệu đô la mỗi năm trên toàn cầu, đây là một con số khá lớn nếu so với toàn bộ thị trường dược phẩm toàn cầu. Bác sĩ Chessa Lutter, chuyên gia thuộc Tổ chức y tế Pan America thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết việc cho trẻ bú sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ mà còn cho cả các bà mẹ: “Có rất nhiều lợi ích cho trẻ và cho các bà mẹ. Đối với trẻ nhỏ thì có những lợi ích ngắn hạn bao gồm tránh những bệnh tật. Cụ thể là giảm nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ bị các viêm nhiễm đường hô hấp và tiêu chảy. Đó là những lợi ích ngắn hạn được nói đến trong báo cáo. Về lợi ích dài hạn là sự phát triển trí thông minh ở trẻ. Trung bình trẻ được cho bú sữa mẹ có điểm IQ cao hơn 3 điểm so với trẻ không được bú sữa mẹ. Ngoài ra cũng có nghiên cứu cho rằng trẻ được bú sữa mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thấp hơn, nguy cơ bị ung thư máu cũng thấp hơn, ít hơn nguy cơ bị đột tử không rõ nguyên nhân. Đối với phụ nữ, lợi ích của việc cho con bú giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng và tiểu đường type 2.” Những con số được đưa ra trong báo cáo mới cho thấy việc cho trẻ bú sữa mẹ sẽ ngăn chặn được gần một nửa số ca tiêu chảy và 1/3 số ca viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ. Ngoài ra, cứ mỗi năm trong 2 năm đầu tiên người phụ nữ cho trẻ bú trong suốt quãng đời của mình, nguy cơ ung thư vú xâm lấn giảm đi 6%. Khoảng 20.000 các ca tử vong do ung thư vú mỗi năm sẽ không xảy ra nhờ việc cho con bú sữa mẹ. Theo bác sĩ Chessa Lutter, đã có những nghiên cứu chứng minh được những cơ chế liên quan giữa sữa mẹ và việc phòng tránh các bệnh viêm nhiễm ở trẻ: “Một số cơ chế liên quan cho đến bây giờ vẫn chưa được hiểu rõ. Trẻ được bú sữa mẹ nhận được những kháng thể trong sữa mẹ, ngoài ra trẻ được bú sữa mẹ cũng không bị tiếp xúc với nước không sạch, sữa formula không an toàn và những thực phẩm không an toàn khác. Đây là cơ chế rõ ràng. Kháng thể trong sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ viêm đường hô hấp ở trẻ. Đó là những cơ chế chính. Còn đối với sự phát triển trí thông minh, sữa mẹ có thành phần axit béo có liên quan đến việc cải thiện chỉ số IQ… Đối với nguy cơ tiểu đường ở trẻ, cơ chế liên quan có tính lý thuyết nhiều hơn nhưng có những ý kiến cho rằng một số loại protein trong sữa bò có thể gây ra những phản ứng ở hệ miễn dịch có liên quan đến tiểu đường.” Về cơ chế liên quan giữa việc cho con bú sữa mẹ và sức khỏe của bà mẹ, theo bác sĩ Chessa Lutter, có liên quan đến chu kỳ sinh sản của phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. Theo bà những ích lợi này ít được biết đến hơn so với ích lợi của sữa mẹ đối với trẻ. Khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ là trách nhiệm của cộng đồng Một em bé được nuôi bằng sữa mẹ tại Thụy Điển Thấy được ích lợi của việc cho trẻ bú sữa mẹ, các chuyên gia y tế từ lâu nay vẫn khuyến khích các bà mẹ nên cố gắng cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng ít nhất 6 tháng đầu đời của trẻ. Tuy nhiên việc thực hiện lời khuyên này ở các bà mẹ ở nhiều nước còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Một báo cáo hồi năm 2012 của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) cho thấy tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ đã giảm sút ở khu vực Đông Á. Theo thống kê của UNICEF, tỷ lệ mẹ cho con bú ở Thái Lan là khoảng 5%, ở Việt Nam là 10%, trong khi ở Trung Quốc là 28%. Nói về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, bà France Begin, chuyên gia dinh dưỡng của UNICEF khu vực châu Á Thái Bình Dương, cho biết: “Có một vài yếu tố giải thích vì sao ở một số nước, tỷ lệ mẹ cho con bú hoàn toàn sữa mẹ lại thấp như vậy. Ví dụ như Thái Lan vẫn chưa áp dụng quy định quốc tế trong các quảng cáo về sữa thay thế sữa mẹ. Tại Việt Nam và Trung Quốc các bà mẹ phải đi làm. Họ đi làm sớm hơn trước cho nên cũng làm giảm thời gian cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Họ không có môi trường giúp họ có thể cho con bú tại chỗ nên họ phải dùng sữa bột.” Quy định mới vào năm 2013 tại Việt Nam cho phép các bà mẹ được nghỉ 6 tháng thai sản. Trước đó, các bà mẹ ở Việt Nam chỉ được nghỉ 4 tháng thai sản. Bên cạnh đó, việc quảng cáo các loại sữa bột thay thế sữa mẹ của các nhà sản xuất được cho là quá mức, và khiến các bà mẹ hiểu sai lệch về ích lợi thực sự của sữa thay thế sữa mẹ. Bà France Begin giải thích: “Chúng tôi thấy các công ty quảng cáo sữa khắp nơi trên TV, trên radio, áp phích. Họ quảng cáo là sữa bột làm trẻ thông minh hơn, cao hơn… Một nghiên cứu tại Philippines vài năm trước cho thấy việc quảng cáo quá mạnh các loại sữa bột cộng thêm sự khuyến khích của các bác sĩ, y tá đối với các bà mẹ để trẻ dùng sữa bột thay thế sữa mẹ đã thuyết phục được các bà mẹ.” Quảng cáo quá mức của các công ty sữa cũng có ảnh hưởng nhất định lên nhận thức của những bà mẹ ở Việt Nam. Chị Quế Hương, một bà mẹ có con 5 tuổi ở Hà Nội, cho biết chị cũng cố gắng cho con bú sữa mẹ khi con dưới 6 tháng tuổi nhưng chị vẫn phải kết hợp sữa ngoài vì phải đi làm. Tuy nhiên, theo chị sữa ngoài có những chất mà sữa mẹ không có: “Em nghĩ kết hợp thì tốt. Em nghĩ là sữa mẹ thì không thể tổng hợp hết các chất như là sữa bột được.” Chị cho biết chị vẫn phải mua thêm sữa ngoài hàng tháng khi con còn nhỏ. Chị chọn mua sữa bột nhập ngoại vì nghe nói chất lượng đảm bảo hơn sữa nội. Giá mỗi hộp sữa mà chị mua vào lúc đó là khoảng 900.000 đồng (tương đương khoảng 45 đô la) một hộp cỡ 600 gram. Đây là một khoản chi phí không nhỏ so với thu nhập trung bình của nhiều người Việt Nam thường chỉ ở mức khoảng 200 đô la Mỹ một tháng. Theo bác sĩ Chessa Lutter, thị trường sữa thay thế sữa mẹ trên toàn thế giới hiện ước tính vào khoảng 45 tỷ đô la. Dự đoán thị trường này sẽ tăng lên 71 tỷ đô là vào năm 2019, với phần tăng trưởng lớn nhất đến từ các nước co thu nhập thấp và trung bình. Theo bác sĩ Chessa Lutter, nguyên nhân là do ở các nước thu nhập cao, phụ nữ ngày càng có xu hướng cho con bú sữa mẹ nhiều hơn. Ngay từ năm 1981, Hội đồng Y tế Thế giới đã ra bộ quy tắc quốc tế về quảng cáo sữa thay thế trong đó có những quy định ngặt nghèo về việc cấm quảng cáo quá mức sữa thay thế sữa mẹ, đặc biệt là ở các bệnh viện đối với các bà mẹ. Tuy nhiên theo bác sĩ Chessa Lutter, việc thực thi các quy định này còn chưa tốt: “Bộ quy tắc có những quy định chặt chẽ nhằm tránh việc quảng cáo không đúng. Nhưng rất tiếc là việc thực thi các quy định này chưa được tốt. Nó đòi hỏi phải có quy định về luật ở cấp quốc gia.” Theo bác sĩ Chessa Lutter, chính phủ Việt Nam đã làm khá tốt trong việc giới thiệu các luật mới liên quan đến việc khuyến khích trẻ bú sữa mẹ. “Việt Nam có điều luật khá tốt mới đây. Chính phủ Việt Nam đang cố gắng để tránh những quảng cáo không đúng với sữa thay thế. Nhưng dẫu vậy vẫn cần phải có sự cảnh giác. Mọi việc cần phải được kiểm soát chặt chẽ và có phối hợp với các thông tin cho công chúng về tầm quan trọng của sữa mẹ với trẻ và với chính các bà mẹ.” Từ năm 2006, chính phủ Việt Nam đã có nghị định bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ. Theo nghị định này, việc quảng cáo sữa dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, cùng thức ăn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú và đầu vú nhân tạo bị nghiêm cấm quảng cáo. Nghị định cũng yêu cầu quảng cáo và tiếp thị các loại sữa dùng cho trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi phải ghi rõ nuôi con bằng sữa mẹ là lựa chọn tối ưu. Theo bác sĩ Chessa Lutter, giờ đây trách nhiệm khuyến khích trẻ bú sữa mẹ không còn chỉ là trách nhiệm riêng của các bà mẹ mà phải được coi là của cả cộng đồng thông qua các luật, chính sách và chương trình bảo vệ việc cho trẻ bú sữa mẹ. Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại [email protected] hoặc www.facebook.com/vietharfa Việt Hà xin chào tạm biệt và xin hẹn gặp lại vào tuần tới.
  14. Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn 2016-02-16 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (trái) tham dự Thượng Đỉnh Mỹ - ASEAN tại Sunnylands, California hôm 15/2/2016 AFP photo Tại hội nghị thượng đỉnh Sunnylands: Các quan chức Hà Nội cần phải cam kết cải thiện tự do thông tin để đổi lấy các thỏa thuận thương mại. Tổng thống Obama là người chủ trì cuộc gặp các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Sunnylands, California trong hai ngày 15 Tháng 2 và 16. Việt Nam là một trong nhiều nước tham dự đã ký được Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4 tháng 2 vừa qua. Giờ thì các câu chuyện liên quan đến TPP chắc chắn phải là một chủ đề quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh, và Tổng thống Obama ắt phải phải tận dụng cơ hội này để làm rõ rằng việc thực hiện của thỏa thuận kinh tế TPP không thể thành công mà thiếu vắng việc nghiêm túc cải thiện nhân quyền trong khu vực. Trong số các nhà lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN được chờ đợi sẽ có mặt hội nghị thượng đỉnh là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Quyền tự do thông tin trong sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam được ghi nhận là đáng buồn. Hà Nội là một trong những cai ngục tồi tệ nhất đối với các blogger và các nhà báo công dân trên thế giới, với ít nhất 15 blogger hiện đang giam cầm. Đất nước này đứng hạng 175 trong số 180 quốc gia thiếu tự do báo chí, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ghi nhận, vị trí của Việt Nam trong danh sách này chỉ khá hơn một điểm so với Trung Quốc, và khá hơn hai điểm, so với Syria. Vào ngày 16 tháng 12 vừa qua, ông Nguyễn Văn Đài, luật sư nhân quyền và là một blogger bị bắt giữ một cách tùy tiện vì cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam." Ông bị giam ngay sau ngày Liên minh châu Âu và Việt Nam đã tổ chức cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền. Mười ngày trước đó, ông cũng đã bị đánh đập tơi tả bởi cảnh sát mặc thường phục, sau khi tham gia vào một cuộc thảo luận về nhân quyền và 2013 Hiến pháp Việt Nam. Trước khi bị bắt vào tháng 12, Nguyễn Văn Đài nói với chúng tôi rằng các vụ tấn công như vậy sẽ không làm cho ông nản lòng. Ông kêu gọi "các tổ chức NGO quốc tế và các chính phủ dân chủ hãy làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn bạo lực, điều mà công an Việt Nam đã áp dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây đối với các nhà hoạt động nhân quyền và các nơi cung cấp tin tức độc lập." Là một nhà tranh đấu nhân quyền và tự do thông tin đáng kính trọng, và là nhà hoạt động Việt sáng giá nhất, Nguyễn Văn Đài từng lên tiếng ủng hộ cho TPP. Ông cho rằng TPP sẽ buộc Hà Nội phải tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế và cuối cùng dẫn đến sự cởi mở hơn về chính trị. Việc ông Đài bị sách nhiễu và dẫn đến việc bắt giữ cho thấy chính quyền Việt Nam đang đàn áp các tiếng nói trung dung nhất của giới bất đồng chính kiến vốn đang vận động ủng hộ các quyền căn bản cho người dân Việt Nam. Trong khi Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Tom Malinowski luôn vui mừng trước việc chính phủ Việt Nam phóng thích của một số tù nhân lương tâm, kể từ khi các cuộc đàm phán TPP bắt đầu, từ hơn hai năm trước đây, nhưng rõ ràng Việt Nam không hề có được một hình ảnh đủ đẹp như một số quan chức Mỹ vẫn đưa ra, nhằm cổ xúy cho việc ký kết Việt Nam-TPP. Những vụ bắt bớ mang tính truyền thống, khởi tố và kết án các blogger và các nhà báo công dân có vẻ giảm đi, nhưng bù lại thì các vụ đánh đập bạo lực được tổ chức bởi chính quyền và những tên côn đồ được thuê mướn,đã gia tăng đáng ngại. Tháng 11 năm 2014, lãnh sự Pháp Emmanuel Lý Batallan đã bị tấn công bởi nhóm côn đồ và cảnh sát thường phục khi ông tới thăm Phạm Minh Hoàng, một blogger thế hệ người Việt nói tiếng Pháp, vốn đang bị quản chế vào tháng 11 năm 2011, và là người bị sách nhiễu thường xuyên lâu nay. Ngoài việc dùng bạo lực tấn công thẳng vào con người, chính phủ Việt Nam còn sử dụng một lực lượng dư luận viên trực tuyến để đưa tin tức tuyên truyền tiêu cực về hoạt động của các nhà hoạt động trên mạng lưới, hoặc đánh lừa nhà quản lý facebook về những báo cáo xấu để đóng trang của ai gây bất lợi cho chính phủ. Nước Mỹ có thể làm gì trước vấn đề này? Câu trả lời là việc ký kết này mang lại một cơ hội tuyệt vời. Tháng 10 năm ngoái, trong một lần trả lời phỏng vấn tờ New York Times, ông Malinowski đã tuyên bố rằng TPP là "cơ hội tốt nhất mà chúng tôi đã có sau bao nhiêu năm khuyến khích cải cách mạnh mẽ thể chế tại Việt Nam, để thúc đẩy tiến bộ nhân quyền”. Việc đảm bảo rằng Hà Nội phải thực hiện các cam kết của mình - nhằm đưa tới các cải cách nhân quyền có ý nghĩa, dẫn tới việc tự do thông tin tốt hơn, trước khi TPP đi vào hiệu lực – chính là vấn đề then chốt. Chính quyền Mỹ phải buộc Hà Nội để đưa thỏa thuận này vào từng cơ hội mà họ muốn có được. Dĩ nhiên, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN không là ngoại lệ. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Obama yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả các blogger đang bị giam cầm và chấm dứt sách nhiễu các nhà hoạt động trên mạng lưới và giới bất đồng chính kiến, thông qua việc cho công an đánh đập và tấn công trực tuyến. Xin đừng nói mua bán gì cả mà chưa có được tự do thông tin. Bài viết của Christophe Deloire, Tổng thư ký / Phóng viên Không Biên giới Tuấn Khanh chuyển ngữ từ No Trade Without Freedom of Information (12/2/2016) *Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
  15. Đầu giờ chiều ngày 15-2, các trang báo điện tử ở Việt Nam đồng loạt đang bài viết ký tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có tựa đề “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức - Hành động của chúng ta”. Trong bài viết khá dài này, ông Nguyễn Tấn Dũng nêu hai ý: 1. Không có dân chủ thì đừng mơ Việt Nam hùng mạnh. 2. Chỉ có dân chủ khi đảng CS chấm dứt độc tài. Bàn luận quanh bài viết này tại bên lề buổi họp mặt của Luật sư Đoàn Sài Gòn sáng 16-2, luật sư Trần Hồng Phong nói rằng khi Đại hội Đảng lần thứ 12 diễn ra, cá nhân ông rất lo là đảng sẽ bác việc Việt Nam ký kết tham gia TPP - vì nếu thực hiện đúng cam kết và luật chơi, thì Việt Nam sẽ phải đổi mới hệ thống chính trị hiện tại, mở cửa cho xã hội dân sự, không loại trừ tiến tới đa đảng phái - như ngày mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945. Điều này đồng nghĩa với việc tư duy về “mô hình” và “con đường” XHCN là lạc hậu, không phù hợp. Nhưng cuối cùng đảng đã “thông qua”, dù việc thực thi như thế nào còn phải chờ xem sao. Có các ý sau đây trong bài viết của ông Nguyễn Tấn Dũng dường như cùng chia sẻ và giải quyết dứt điểm điều mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh ưu tư suốt mấy mươi năm qua: “Thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?”. Ông Dũng đã góp câu trả lời trong bài viết “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cơ hội và thách thức-Hành động của chúng ta”, bằng các ý sau (trích): 1. Thị trường quyết định việc huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực. Doanh nghiệp được tự quyết định kinh doanh trên các lĩnh vực mà luật pháp không cấm đồng thời phải đề cao trách nhiệm xã hội và văn hóa kinh doanh. Xã hội – thông qua người dân và các Tổ chức, các Hội nghề nghiệp đại diện cho mình và các chuyên gia, các nhà nghiên cứu độc lập để đóng góp xây dựng, phản biện và giám sát thực thi chính sách, nhằm hạn chế các khiếm khuyết của thị trường và Nhà nước. 2. Tiếp tục cải cách bảo đảm sự tương thích, đồng bộ giữa luật pháp, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức. Tổ chức trùng lắp, chồng chéo sẽ gây lãng phí nguồn lực và cản trở sự phát triển. Phải dám chấp nhận đổi mới, vượt qua sức ỳ, sự bảo thủ để hoàn thiện hệ thống tổ chức lãnh đạo quản lý, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn phát triển mới. 3. Chỉ trên nền tảng đổi mới thể chế quản trị quốc gia phù hợp mới có thể nâng cao chất lượng, hiệu quả của tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đẩy nhanh áp dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Cũng chỉ trên cơ sở đổi mới thể chế phù hợp mới tạo điều kiện cho quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn và một nền nông nghiệp sạch, có giá trị gia tăng cao, ổn định nguồn cung để có thể tăng nhanh thị phần trên thị trường thế giới. Nếu không, sẽ không tận dụng được cơ hội thuận lợi do TPP, FTA với EU và các FTA mới mang lại. Trong bài viết này, theo bàn luận của nhóm luật sư thuộc Luật sư Đoàn Sài Gòn, ý tiếp theo đây của ông Dũng là cú đá giò lái vào đảng Cộng sản: “Để bảo đảm thành công trong hội nhập quốc tế và thực hiện hiệu quả các FTA, đặc biệt là TPP và FTA Việt Nam - EU, trước hết phải có Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chương trình hành động cụ thể của Chính phủ, các cấp các ngành và của cộng đồng doanh nghiệp. Phải làm tốt công tác thông tin truyền thông, tạo sự đồng thuận trong nhận thức, thống nhất trong hành động, nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững”. Ý của đoạn này, có thể tóm là: “Nếu Việt Nam tiếp tục nghèo nàn, đó là do sự độc tài của đảng CS”. Vũ Minh Ngọc (SBTN)
  16. Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Asean lần đầu tiên do Mỹ tổ chức tại địa điểm Sunnylands, California, đánh dấu mong muốn củng cố ảnh hưởng của Washington tại khu vực. Trong ngày đầu tiên của cuộc họp, Tổng thống Barack Obama và các lãnh đạo đã bàn về các vấn đề kinh tế, gồm hiệp định TPP có bao gồm Việt Nam, Singapore, Brunei và Malaysia. Hôm thứ Ba cũng là ngày kết thúc hội nghị, họ sẽ bàn về an ninh hàng hải trên Biển Đông, nơi Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á cùng tuyên bố chủ quyền. Cuộc họp tại Sunnylands mang ý nghĩa biểu tượng vì đây cũng là nơi ông Obama từng tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hãng tin Reuters nói cuộc gặp nhằm chứng tỏ vai trò đối trọng của Washington trước Bắc Kinh và vai trò đối tác thương mại với Asean. Tăng ảnh hưởng Cố vấn an ninh Nhà Trắng Susan Rice nhấn mạnh các công ty Mỹ đã tăng gấp đôi đầu tư trong vùng kể từ 2008. Bóng dáng Trung Quốc vẫn hiện diện tại cuộc họp. Reuters nói thử thách của Obama là thuyết phục mọi nước Asean đồng ý ký một tuyên bố mạnh mẽ về Biển Đông. Giới chức Mỹ nói Bắc Kinh gây sức ép yêu cầu Campuchia và Lào không ký. Báo Trung Quốc, Thời báo Hoàn cầu, nói Sunnylands không phải là nơi để bàn về Biển Đông. “Asean không có mong muốn đó, và Mỹ biết họ không thể làm được,” theo tờ báo. Hãng tin AFP cũng cho rằng mục tiêu trước mắt của cuộc họp là xây dựng “mặt trận thống nhất” chống việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và gia tăng quân sự trong vùng tranh chấp trên biển. Theo AFP, những người dự hội nghị sẽ thảo luận phản ứng về phán quyết của tòa án Liên Hiệp Quốc về đơn kiện của Philippines, dự kiến sẽ ra vào tháng Tư hoặc tháng Năm. Tòa Trọng tài Quốc tế sẽ phán quyết liệu yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc có giá trị pháp lý hay không. Tổng thống Obama nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng ông sẽ thăm Việt Nam tháng Năm Theo AFP, một tuyên bố ủng hộ chung của Mỹ và Asean về phán quyết của tòa sẽ tạo sức ép lên Trung Quốc, nước từ chối tham gia vụ kiện của Philippines. Hồ sơ nhân quyền Tuy vậy, hãng tin AP nói một thách thức cho Mỹ là thúc đẩy “trật tự dựa theo quy tắc” trong một khu vực có hồ sơ trái ngược về dân chủ và pháp quyền. Tại Đông Nam Á, chỉ có Indonesia và Philippines nhìn chung được gọi là nền dân chủ. Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói đa số các nước trong Asean "có hồ sơ nhân quyền rất tệ". Bốn trong số 10 lãnh đạo được mời đều sắp rời chính trường, giống ông Obama. Một người trong đó, Tổng thống Myanmar, chỉ gửi người phó đến Mỹ. Tuy vậy, Daniel Russel, nhà ngoại giao Mỹ phụ trách vùng Đông Á, tuyên bố cuộc họp là dịp để quảng bá giá trị Mỹ và tôn trọng nhân quyền. “Hun Sen sẽ không nghe lời cấp dưới, Tướng Prayuth sẽ không nghe đồng sự, nhưng họ sẽ nghe John Kerry, Barack Obama,” ông Russel nói với các phóng viên. (BBC)
  17. MELBOURNE (NV) - Ðó là một trong hai mục tiêu mà bà Julie Bishop, ngoại trưởng Úc đề ra khi hội đàm với ngoại trưởng Trung Quốc. Mục tiêu còn lại là chuyện ứng xử với Bắc Hàn. Trong một thông cáo báo chí về chuyến công du Ðông Bắc Á của bà Bishop, Bộ Ngoại Giao Úc cho biết, bà Bishop sẽ yêu cầu Trung Quốc tăng sức ép đối với Bắc Hàn vì Bắc Hàn vẫn ngang nhiên thử nghiệm bom nguyên tử và hỏa tiễn đạn đạo, bất chấp các khuyến cáo của cộng đồng quốc tế. Ðồng thời ngoại trưởng Úc sẽ yêu cầu Trung Quốc giải thích rõ ràng về mục đích bồi đắp các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, cũng như các hoạt động xây dựng đã và đang được tiến hành tại đó. HMAS Sydney của Hải Quân Úc, một trong những chiến hạm tham gia tập trận với Hải Quân Trung Quốc cuối năm ngoái. (Hình: abc) Trung Quốc đã nhiều lần giải thích việc bồi đắp các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo và các hoạt động xây dựng tại đó là nhằm hỗ trợ cộng đồng quốc tế nghiên cứu khoa học, bảo đảm an toàn - an ninh hàng hải, nâng cao khả năng cứu nạn - thực hiện các chiến dịch nhân đạo khi xảy ra thảm họa, thiên tai. Ðồng thời liên tục nhấn mạnh, Trung Quốc không có ý đồ “quân sự hóa” khu vực phía Nam biển Ðông. Theo Bộ Ngoại Giao Úc, nay, khi việc bồi đắp đã hoàn tất và tất cả mọi người đều biết Trung Quốc đã cũng như đang xây dựng những gì ở biển Ðông, Trung Quốc cần chính thức giải thích một cách rõ ràng rằng, thật sự Trung Quốc muốn gì và sẽ dùng chuỗi đảo nhân tạo lẫn các công trình xây dựng tại biển Ðông như thế nào. Rất khó dự đoán Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao khi Ngoại trưởng Úc đòi hỏi như thế. Trong vài năm gần đây, biển Ðông đã trở thành nguyên nhân chính khiến quan hệ giữa Úc và Trung Quốc liên tục trục trặc. Hồi đầu tháng 12 năm ngoái, tại “Ðối thoại chiến lược thường niên” giữa Úc và Trung Quốc, hai bên đã chỉ trích nhau kịch liệt. Trung Quốc đã yêu cầu Úc tránh xa, không can dự vào những vấn đề có liên quan đến biển Ðông, đừng ủng hộ những hành động xâm hại “chủ quyền Trung Quốc tại biển Ðông” của Hoa Kỳ. Ngược lại, Úc nhấn mạnh sự ủng hộ cả chiến lược lẫn những hoạt động gần đây của Hoa Kỳ ở biển Ðông, vốn được xem là rất quan trọng đối với tình hình Châu Á. Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc được xếp vào loại phức tạp và tế nhị. Dù vẫn tìm nhiều cách nhằm chứng tỏ không thỏa hiệp với tham vọng và sự hung hăng của Trung Quốc tại biển Ðông nhưng tháng 11 năm ngoái, Úc đã không hủy cuộc tập trận giữa hải quân của mình với Hải Quân Trung Quốc như tuyên bố trước đó. Cuối tháng 10 năm ngoái, ngay sau khi USS Lassen của Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện cuộc tuần tra đầu tiên tại biển Ðông để chứng minh quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải của Hoa Kỳ ở vùng biển này, Bộ Quốc Phòng Úc phát hành một thông cáo, khẳng định, theo luật pháp quốc tế, tất cả quốc gia đều có quyền tự do lưu thông trong lĩnh vực hàng hải và hàng không, kể cả tại biển Ðông và Úc mạnh mẽ ủng hộ việc thực thi các quyền đó. Thông cáo vừa kể nói thêm, tuy Úc không tham gia chiến dịch “Tự do hàng hải” cùng với Hoa Kỳ nhưng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong khu vực để bảo vệ an ninh hàng hải. Cũng thời điểm đó, có tin Úc quyết định hủy kế hoạch tập trận với Hải Quân Trung Quốc nhưng cuối cùng, cuộc tập trận vẫn diễn ra như thông lệ. Úc giải thích, Hải Quân Úc vẫn tập trận với Hải Quân Trung Quốc vì đó là cơ hội để “chứng tỏ sự minh bạch và năng lực,” đồng thời đề nghị “đừng suy diễn thái quá.” Thái độ của Úc trong chuyện tập trận với Trung Quốc cho thấy, tuy ủng hộ Hoa Kỳ song nhiều quốc gia, kể cả các đồng minh thân thiết của Hoa Kỳ vẫn ngán ngại Trung Quốc nên dùng dằng, thiếu dứt khoát khi cần phải bày tỏ thái độ đối với vấn đề biển Ðông. Chẳng hạn hồi giữa tháng 10 năm ngoái, sau cuộc họp thường niên giữa các ngoại trưởng và các bộ trưởng Quốc Phòng của Hoa Kỳ và Úc tại Washington D.C, ngoại trưởng Úc đã kêu gọi Trung Quốc ngưng thực hiện những hành động đơn phương khiến cho tình hình biển Ðông thêm căng thẳng và không cản trở tàu bè, phi cơ lưu thông tại khu vực này. Ngay sau đó, đại sứ Trung Quốc tại Úc lập tức chỉ trích Úc đã “đổ dầu vào lửa,” khi cùng với Hoa Kỳ đưa ra những tuyên bố mà theo Trung Quốc là “vừa vô trách nhiệm, vừa thiếu tính xây dựng.” Bộ trưởng Thương Mại Úc lập tức minh định, Úc sẽ không tham gia “Tự do hàng hải.” Thậm chí nhấn mạnh, Úc sẽ không can dự vào bất kỳ hoạt động nào của Hoa Kỳ tại biển Ðông. Người ta tin rằng bộ trưởng Thương Mại Úc phải làm như vừa kể vì Úc lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan.” Một mặt, Úc muốn ủng hộ Hoa Kỳ, đồng minh chiến lược của mình. Mặt khác, Úc không thể để quan hệ với Trung Quốc trở thành căng thẳng vì Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Những lợi ích chằng chịt về kinh tế, thương mại với Trung Quốc khiến nhiều quốc gia, trong đó có Úc lừng chừng, trong hành xử vừa thiếu dứt khoát, vừa mâu thuẫn. (G.Ð) (Người Việt)
  18. Việc ông Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm để tiếp tục nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 và ông Nguyễn Tấn Dũng một người được đánh giá rằng thân phương Tây sẽ chính thức từ giã chính trường vào tháng 5/2016, điều đó sẽ có ảnh hưởng thế nào trong mối quan hệ tam giác giữa Hoa Kỳ - Việt Nam - Trung Quốc? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và cũng không ít người đã không ngần ngại cho rằng, Việt nam sẽ một lần nữa bị cuốn sâu vào vòng cương tỏa của Trung quốc và quan trọng hơn, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề chủ quyền của Việt nam trông vấn đề Biển Đông trong tương lai. Bối cảnh khu vực Với vị trí chiến lược của mình, nên Việt nam có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược xoay trục của Mỹ ở khu vực Thái bình Dương. Dưới danh nghĩa đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trên khu vực Biển Đông, nơi đang xảy ra tranh chấp về chủ quyền giữa các quốc gia: Trung quốc, Đài loan, Việt nam, Philippines, Malayxia, Brunei, về thực chất không ngoài ý đồ kiềm chế và bao vây Trung quốc của Mỹ. Vì vấn đề chủ quyền các đảo, bãi đá ngầm đang có tranh chấp thuộc về quốc gia nào cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của phía Mỹ. Nói như vậy để thấy, việc Việt nam mất quần đảo Hoàng sa trước đây hay quần đảo Trường sa trong tương lai không ảnh hưởng đến lợi ích của phía Mỹ. Điều này khác hẳn với cách nghĩ của các nhà lãnh đạo Việt nam hiện nay khi cho rằng, Mỹ phải có trách nhiệm trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á hiện nay, là nơi hiện diện sự tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tại đây, các cường quốc này hiện nay đã vận dụng hết mọi khả năng của mình để lôi kéo các nước trong khu vực. Trong lúc Trung quốc luôn sử dụng con bài kinh tế để lôi kéo đồng minh, thì Mỹ lại chú trọng vấn đề hỗ trợ an ninh cho các nước, trên tinh thần duy trì trật tự trong khu vực theo luật pháp quốc tế. Các động thái về tham vọng lãnh thổ của Trung quốc đã khiến các nước có tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông nghi ngờ Trung Quốc và coi đó là mối đe dọa. Trái lại, Mỹ luôn tỏ ra là quốc gia giúp đảm bảo hòa bình, ổn định và trật tự trong khu vực và vì thế Mỹ không bị coi là một mối đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của các quốc gia trong khu vực Asean. Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung quốc đã giúp các nước Asean nâng cao được vị thế cũng như khả năng mặc cả của mình, đồng thời có thể hưởng lợi. Song nếu không khéo họ sẽ trở thành nạn nhân của cuộc cạnh tranh quyền lực giữa 2 cường quốc này. Vì thế để tránh được cái bẫy này, tự các quốc gia trong khu vực cần giữ được sự cân bằng và độc lập trong chính sách đối ngoại của mình. Qua đó để thấy rằng, sự thiếu thống nhất giữa các quốc gia trong cộng đồng Asean trong vấn đề chủ quyền Biển Đông là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Trông xa hơn quan hệ Việt - Mỹ Tuy vậy phía Mỹ còn quá nhiều lợi ích ở Việt nam, một quốc gia có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng, một thị trường với nhiều hứa hẹn trong khu vực Đông Nam Á mà phía Mỹ không thể bỏ qua. Trong một tương lai không xa, khi Dự án kênh đào Kra được xây dựng ở miền Nam Thái Lan, sẽ cho phép các tàu vận tải biển đi thẳng từ Vịnh Thái Lan ra Ấn Độ Dương (và ngược lại) mà có thể bỏ qua eo biển Malacca và hải cảng của Singapore. Khi dự án kênh đào Kra được hoàn tất và đưa vào khai thác, thì lúc đó cảng Hòn Khoai của Việt nam sẽ là điểm trấn giữ con đường hàng hải huyết mạch trên Biển Đông và trở thành một vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong chiến lược bao vây Trung quốc của Mỹ. Được biết, tháng 5/2015 Trung Quốc và Thái Lan đã ký một bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác xây dựng Kênh Kra với kinh phí 28 tỷ USD. Kênh đào Kra và Cảng nước sâu Hòn Khoai Các nhà phân tích đều cho rằng, Dự án Kênh Kra của Thái Lan và Cảng Hòn Khoai của Việt Nam hiện đều nằm trong cuộc cạnh tranh ngày càng lớn giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách giành vai trò lãnh đạo về kinh tế trong khu vực này trong lúc Mỹ đang cố gắng để duy trì ảnh hưởng của mình. Chính vì thế, vấn đề hai dự án Kênh Kra và Cảng Hòn Khoai cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng khi đánh giá mối quan hệ Mỹ - Việt trong tương lai lâu dài. Việc Việt Nam quyết định xây dựng cảng nước sâu Hòn Khoai ở ngoài khơi tỉnh cực nam Cà Mau có thể là tín hiệu cho thấy Kênh Kra của Thái Lan sẽ sớm được xây dựng để hình thành một tuyến vận tải hàng hải mới trong khu vực. Đây là một việc làm mang tính đón đầu của phía Việt nam. Được biết, theo một thỏa thuận ký kết với Việt Nam thì Công ty xây dựng Bechtel một công ty xây dựng lớn nhất của Mỹ sẽ tiến hành xây dựng Cảng Hòn Khoai và 85% chi phí xây dựng Cảng Hòn Khoai sẽ do Mỹ cung cấp, điều đó cho thấy những động thái chiến lược của Mỹ nhằm đảm bảo rằng nước này luôn luôn hiện diện lâu dài ở khu vực này. Quan hệ Việt - Mỹ không thể đảo ngược Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau khi sự kiện dàn khoan HD 981 của Trung quốc (5/2014) đe dọa an ninh trên Biển Đông đã làm cho quan hệ Viêt-Trung lâm vào khủng hoảng. Khi đó người Mỹ đã biết tận dụng cơ hội này để tạo nên một bước ngoặt lớn trong quan hệ Việt-Mỹ, mà đỉnh cao là chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (7/2015). Thông qua chuyến đi đó, quan hệ Việt Nam - Mỹ đã trở thành đối tác toàn diện, việc Việt Nam đã ký thỏa thuận tham gia TPP cũng như phía Mỹ đã bỏ dần lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là những tiến triển đáng ghi nhận. Về thực chất, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP không đơn giản chỉ là vấn đề kinh tế, mà cái đó còn là một mục đích chiến lược quan trọng nhằm hỗ trợ cho chính sách tái cân bằng về mặt quân sự của Mỹ, qua đó sẽ từng bước thắt chặt các mối quan hệ toàn diện của Mỹ với các nước trong khu vực, giúp Mỹ có được thế chủ động trong việc đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc hiện nay. Việc ông Nguyễn Phú Trọng tái cử chức vụ Tổng Bí thư sau đại hội 12 là điều phía Mỹ đã tính đến, và họ cũng đã rất tự tin với kểt quả đại hội đảng của Việt nam. Theo phía Mỹ, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao “ba không”, cho dù Việt Nam muốn chơi với Mỹ, nhưng lại sợ mất lòng Trung Quốc. Song vấn đề căn bản nhất mà người Mỹ nắm được, đó là trong vấn đề Biển Đông thì chẳng ai có thể bảo vệ được Việt Nam một khi bị Trung Quốc tấn công nếu tiếp tục tình trạng đu dây như hiện nay. Vì vậy, trước mắt quan hệ với Việt - Mỹ sẽ vẫn tiến triển bình thường và sẽ gặp ít trở ngại, dù rằng việc bang giao với Trung Quốc có thể sẽ dễ dàng hơn trước. Việc ngày 30/1/2016, tàu khu trục của Mỹ tiến hành tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, tại khu vực Hoàng Sa nơi chỉ có đòi hỏi chủ quyền của hai nước Việtnam và Trung quốc là hành động không bình thường. Điều đó cho thấy đây là một phép thử không chỉ dành riêng cho phía Trung quốc, mà còn dành cho ban lãnh đạo mới của Việt nam. Với thông điệp được cho là Mỹ cảnh cáo cho Trung quốc biết, dù "phe thân" Trung quốc có thắng cuộc tại đại hôi 12 thì Biển Đông không bao giờ sẽ là ao nhà của Trung quốc. Đồng thời cũng là tín hiệu để ban lãnh đạo Đảng CSVN thấy rằng, Mỹ sẵn sàng "phá ngang" quan hệ Việt - Trung nếu nó có thể làm ảnh hưởng đến chiến lược xoay trục của Mỹ ở khu vực Thái bình Dương. Sự có mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Sunnylands? Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Asean được tổ chức trong hai ngày 15-16/02/2016 tại Sunnylands (Mỹ) có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây không chỉ là lần đầu tiên một hội nghị Thượng đỉnh Mỹ và 10 quốc gia Asean được tổ chức tại Mỹ. Qua đó cho thấy, Mỹ không hề giấu giếm tham vọng muốn nâng tầm quan hệ với Asean lên thành quan hệ đối tác chiến lược, đây được xem là một phần trong nỗ lực của chính quyền Obama muốn hợp tác với Asean để chống lại ảnh hưởng của một nước Trung Quốc đang trỗi dậy. Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức tham dự Hội nghị thượng đỉnh Asean - Hoa Kỳ tại Sunnyland vào phút chót đã phá tan sự hoài nghi, sau khi có nhiều tin tức đồn đoán khác nhau về việc ông Nguyễn Tấn Dũng có tham gia hay không. Theo nguyên tắc thì việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham gia hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Asean lần này là chuyện hết sức bình thường, vì ông vẫn còn đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng cho đến khi bầu cử Quốc hội mới. Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Mỹ cùng với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng... cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn đang giữ được vị thế vốn có của mình, trái với những gì dư luận vẫn đang đồn đoán về sự thất thế của ông. Việc trước chuyến đi có những thông tin cho biết, phía Mỹ đã ráo riết xúc tiến để yêu cầu phía Việt nam để ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia hội nghị này, vì trước hết đây là lần đầu tiên Mỹ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh với các nước Asean cho nên họ muốn có sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp nhất của các nước. Đối với Việt nam, thì phía Mỹ thấy rằng không ai hơn được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dẫu rằng ông đã chính thức chấm dứt vai trò của mình đối với chính trường Việt nam. Tuy vậy, ông Nguyễn Tấn Dũng là người đứng đầu Chính phủ trong suốt 10 năm qua và có nhiều quyết sách lớn trong chính sách đối ngoại của Việt nam và chủ đề Biển Đông sẽ được coi trọng tại hội nghị này, vì vậy sự hiện diện của ông Nguyễn Tấn Dũng là điều hết sức cần thiết. Có nguồn tin cho rằng, đằng sau đó sẽ là cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ B. Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để trao đổi về vấn đề quan hệ Mỹ - Việt trong tương lai, mà theo đó các câu hỏi về chính sách đối ngoại của Việt nam trong tương lai ra sao? Sau ông Dũng thì Mỹ nên làm việc với ai trong ban lãnh đạo Đảng CSVN để có thể duy trì mối quan hệ như hiện nay? Song điều quan trọng hơn cả là phía Mỹ muốn chứng minh rằng họ luôn ủng hộ những người có công xây đắp mối quan hệ Mỹ - Việt để làm gương cho những người khác. Đổi lại, cũng theo nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ công du Việt Nam vào tháng 5/2016. Thực tế đã cho thấy, chuyến thăm chính thức Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nâng vị thế cũng như uy tín của ông Nguyễn Phú Trọng trong đảng lên rất nhiều. Đây là một phần tác động dẫn đến sự tái nhiệm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời cũng là một sự "vô tình" hại ông Nguyễn Tấn Dũng từ phía Mỹ. Vì thế có ý kiến cho rằng, việc chính phủ Mỹ thiết tha với sự có mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Sunnylands (Mỹ) là một động thái thay cho lời xin lỗi ông Nguyễn Tấn Dũng từ phía Mỹ. Tuy nhiên, phương cách "không bỏ tất cả trứng vào một giỏ" là đặc tính của người Mỹ và trong việc quan hệ với các nhà lãnh đạo Việt nam họ cũng đã làm như thế. Ngày 15/02/2015 © Kami (Blog RFA)
  19. Đây là hội nghị thượng đỉnh với Asean đầu tiên do Mỹ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean lần đầu tiên do Tổng thống Barack Obama chủ trì đã kết thúc ngày họp đầu tiên tại Sunnylands, California. Ông Obama dường như muốn để lại dấu ấn như người đặt viên gạch cho một giai đoạn mới trong đó quan hệ với khối Đông Nam Á được đặt mức quan trọng chiến lược. Thế nhưng thành quả đạt được đến đâu thì lại là điều chưa ai nói trước được. Quan hệ đối tác chiến lược Các thượng đỉnh Asean-Hoa Kỳ đã được tổ chức từ năm 2013 tới nay nhưng mãi tới 2016, năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông Barack Obama, Hoa Kỳ mới chủ trì một cuộc họp chính thức với 10 nước thành viên Asean. Hội nghị này tiếp theo nỗ lực nâng quan hệ giữa Mỹ và khối Asean lên thành quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 11/2015 tại Kuala Lumpur. Các bên cũng đã thông qua chương trình hành động cho 5 năm tới. Với việc tổ chức hội nghị Sunnylands, Tổng thống Obama tiếp tục duy trì và nâng cao chiến lược xoay trục về châu Á, đồng thời chú trọng Đông Nam Á. Trong bài phát biểu khai mạc Thượng đỉnh Sunnylands, ông "khoe" mình là người thăm Đông Nam Á nhiều nhất trong các tổng thống Mỹ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới dự hội nghị sau khi thay đổi quyết định vào phút chót Một vài chi tiết cho thấy khu vực Asean lâu nay chưa được Mỹ quan tâm xứng đáng: khối Asean là bạn hàng thương mại lớn thứ tư của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Asean. Lượng đầu tư của Mỹ vào các nước Đông Nam Á lớn hơn vào ba thị trường lớn là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ gộp lại. Thế nhưng trong khi cả Trung Quốc và Nhật đều đã có cơ chế hội nghị song phương với Asean gần 20 năm nay, mãi gần đây Mỹ mới bắt đầu nhúc nhích. Phải chăng cuối cùng Washington đã thừa nhận tầm quan trọng của Asean trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy và gây ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương? Thách thức từ bên trong Trong khi nhìn nhận vị thế của Asean, chắc chắn Hoa Kỳ cũng không thể không nhìn thấy những khó khăn mà khối này đang phải đối phó trong hội nhập kinh tế. Asean đang khởi động nhiều cơ chế hội nhập và hợp tác. Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm nay với mục tiêu thiết lập một thị trường chung cho khối. Thêm vào đó, Asean cũng đang thương lượng thỏa thuận Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với sáu quốc gia Đông Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Hoa Kỳ thì muốn thu hút thêm các nước Asean ký kết hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm mở rộng khu vực tự do thương mại. Hiệu quả của AEC và RCEP tới đâu thì còn phải bàn, nhưng mục tiêu mở rộng TPP cho khối Asean đang gặp nhiều trở ngại. Lãnh đạo Asean và màn khoác tay đặc trưng của các hội nghị khối Hiện mới có bốn nước Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Brunei và Việt Nam tham gia TPP. Ba nước Myanmar, Campuchia và Lào thậm chí còn chưa tham gia Apec, điều kiện cần để hướng tới TPP. Ba nước này hoàn toàn chưa sẵn sàng cho hội nhập kinh tế và đối diện nguy cơ bị thua thiệt rất lớn. Mức phát triển của các nước Asean cũng không đồng đều và điều quan trọng nhất là thiếu tính trung tâm (centrality). Không phải ngẫu nhiên mà lâu nay Hoa Kỳ luôn luôn cổ súy tính trung tâm trong khối Asean. Đây là một mục tiêu rất khó, không chỉ vì các nước Asean có nhiều khác biệt về văn hóa, chính trị và kinh tế. Asean còn hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp; và điều này có nghĩa không có ai lãnh đạo ai. Giải quyết khó khăn mấu chốt này trách nhiệm không phải của ai khác ngoài chính các nước Asean. Họ sẽ làm điều đó như thế nào? Lãnh đạo Asean có thông lệ gặp nhau định kỳ trong các diễn đàn khu vực, mỗi năm ở một quốc gia. Họ mặc các bộ đồ giống nhau, tươi cười chào nhau, thân thiện ăn tối. Họ chụp hình chung với màn khoác tay đặc trưng rồi ai về nhà nấy. Liệu sau Thượng đỉnh Sunnylands sẽ có gì thay đổi hay không? (BBC)
  20. Tổng thống Barack Obama đón tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị 10 nước ASEAN tại khu điền trang Sunnylands, thành phố Rancho Mirage, bang California, ngày 15 tháng 2, 2016. Tin liên hệ Dự thảo hé lộ ‘Nguyên tắc Sunnylands’ tại hội nghị Mỹ-ASEAN TT Obama củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương 16.02.2016 Bên lề Hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ-ASEAN tại Sunnylands, Tổng thống Barack Obama đã gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Tổng thống Obama và Thủ tướng Dũng thảo luận về việc tiếp tục củng cố mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam trong năm 2015, đánh dấu kỷ niệm 20 năm khôi phục quan hệ ngoại giao và những tiến bộ hơn nữa trong một khuôn khổ song phương được gọi là Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của thỏa thuận Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, an ninh hàng hải, và nhân quyền để thúc đẩy quan hệ song phương. Tổng thống cũng nhận lời mời của phía Việt Nam đến thăm vào tháng 5 khi ông đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G-7.
  21. Chủ Khang Nguyên đăng tải Stt như sau (Xin được đăng tải nguyên vẹn stt trước khi xin nói đôi điều về điều được nói đến): Bức ảnh được nói đến (Nguồn: Fbker Khang Nguyên). "MỘT TẤM HÌNH XẤU ! Khi người ta tôn sùng một cá nhân lãnh đạo một cách mù quáng, khi đó, họ không còn biết giá trị của hai chữ:" Tự Trọng". Vừa qua, trên trang Facebook Báo Du Học loan tải hình ảnh một nữ sinh (là du học sinh ở Mỹ), ăn tối với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại California- khi ông Dũng sang dự Hội nghị thượng đỉnh Asian- Hoa Kì. Tại đây, cô sinh viên Việt Nam đã quỳ xuống ôm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để chụp ảnh, còn ông Dũng thì vẫn thản nhiên chễm chệ ngồi trên ghế. Một số người bao biện rằng: xở góc độ này, cô phải quì xuống để chụp ảnh, đây thể hiện sự tôn kính"...vv Theo tôi thì khác. Đây là sự cả nể (nếu không muốn nói là tôn kính thái quá) của cô gái. Ở những nước văn minh, hình ảnh thể hiện văn hóa. Nếu vì tôn trọng ông Dũng là nguyên thủ quốc gia mà cô gái không dám đứng cao để chụp cùng ông Dũng đang ngồi, cô gái có thể trịnh trọng mời ông Dũng cùng đứng hoặc cô có thể ngồi ghế thấp hơn, hoặc khom thấp hơn ông Dũng. Tôn trọng là thế. Theo tôi, cô gái còn có thể đứng sau lưng khi ông Dũng đang ngồi mà chụp ảnh, mà khi đó vẫn thể hiện sự tôn trọng. Do đó, cũng do sự cả nể và thiếu ý thức nên cô đã chụp một tấm hình không mấy "đẹp". Đó là cái "dở" của cô gái trẻ. Cái dở hơn nhiều vẫn là ông Dũng. Muốn người khác tôn trọng mình, trước nhất mình phải tôn trọng người khác. Ông Dũng là nguyên thủ một quốc gia, hình ảnh thân thiện với trí thức, giới trẻ mới là điều đáng quí. Đây là hình ảnh "phân biệt vai vế" quá xa vời và không thiện cảm, gần gũi. Có lẽ do ông Dũng tự đặt mình quá cao nên mới có tấm hình " thiếu ý thức" thế này.! Về gốc gác của bức ảnh đã được chủ Fbker Khang Nguyên nói rõ là: "Vừa qua, trên trang Facebook Báo Du Học loan tải hình ảnh một nữ sinh (là du học sinh ở Mỹ), ăn tối với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại California- khi ông Dũng sang dự Hội nghị thượng đỉnh Asian- Hoa Kì. Tại đây, cô sinh viên Việt Nam đã quỳ xuống ôm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để chụp ảnh, còn ông Dũng thì vẫn thản nhiên chễm chệ ngồi trên ghế". Nghĩa là nếu xét về độ nóng hổi và thời sự thì thông tin trên thậm chí còn quan trọng hơn chuyện ông Dũng sẽ nói gì, thảo luận gì về những vấn đề được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean. Mặt khác, nếu xét bức ảnh ở khía cạnh văn hóa thì vị Thủ tướng Việt Nam này hoàn toàn bị mất điểm cho dù điểm nhìn đó là văn hóa Việt Nam hay văn hóa Mỹ mà cô gái kia đã được tiếp thu và lĩnh hội. Tuy nhiên, điều tôi quan tâm nhất là về độ tin cậy, chuẩn xác của bức ảnh. Bởi để bôi đen hình ảnh một con người thì đã không ít lần những tiện ích của công nghệ chỉnh sửa hình ảnh đã được huy động vào cuộc. Và trước khi những vị chuyên gia có mặt để bóc mẽ và vạch trần chân tướng của bức ảnh thì nên chăng những người như chúng ta có quyền nghĩ về khả năng xấu nhất đến với bức ảnh! Hơn nữa, không hiểu cá nhân tôi có phải là một người có suy nghĩ tương đối "thoáng" hay không nhưng tổng thể mà nói thì những gì trong bức ảnh trên là hết sức bình thường. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là người bình thường và ông sẽ không thể kiểm soát hết những khoảng khắc diễn ra xung quanh mình. Thậm chí, đó là chưa nói đến việc có thể hành động của cô gái trong bức ảnh và người chụp ảnh diễn ra một cách chóng vánh đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không kịp định hình. Để dọn đường cho dư luận trong tiếp cận bức ảnh và cũng là để đảm bảo tính khách quan, tôi xin dẫn về đây một số Coment (nhận xét) của một số FbKer sạu khi Chủ Fbker Khang Nguyên đăng tải Stt: Nguyễn Văn Dung: "Tôi củng rất quý mến và tôn trọng Ông Dũng, về tấm hình nầy theo tôi để có tấm hình vừa mang lại ý nghĩa, lại vùa có ứng xữ tốt với người lớn tuổi hơn mình. Em nầy quỳ xuống để ghi lại tấm hình nầy ko sai chut nào. Quý vị đừng quá Bình luận nhiều, và sai lịch mà đi lạc đề nhé. Cám ơn mọi người". Đảm Quang Phan: "Các bạn ạ , hãy bình tĩnh mà suy xét ! Với một chủ thể không thay đổi nhưng ở mỗi góc độ có cách nhìn nhận khác nhau . Ở đây có hai góc độ cần lưu ý là địa vị xã hội và tình cảm giữa người với người . Về địa vị xã hội (ở Việt Nam) thì cách nhìn nhận của Khang Nguyên là đúng , đó là sự phân biệt , xa cách ... Ở địa vị tình cảm thân thiện , yêu thương ...thì bức hình tương đối ổn , nếu ông Dũng tay phải cầm tay cô bé , tay trái ôm vai cô bé thì tỏ tình thương yêu nhiều hơn (như đối với con , cháu) . Cũng là hình ảnh "quỳ" nhưng "tình yêu thương đủ mức" sẽ xóa đi "khoảng cách địa vị xã hội" . Người đàn ông có thể "quỳ gối" trước "nữ hoàng tình yêu" , không sao cả ; nhưng nếu quỳ gối trước một "nữ hoàng quyền lực" , trong thời đại này , coi như là nhục !... Thân ái ! smile emoticon". Dang Nguyen: "Nữ Sinh viên hội nhập văn hóa Mỹ rất tốt, chụp hình kỷ niệm là chính, quỳ hay đứng chỉ là phương tiện thôi, sao cho thoải mai là được. Ngoài giờ làm công vụ ra mọi cá nhân đều bình đảng không câu nệ địa vị tuổi tác". Hữu Lý: "Haha ! Khang Nguyên ơi cháu này gọi ông D bằng bác đó mà . Hehe". Nguyen Hanh: "Các bạn phải đặt câu hỏi , sao em nữ sinh này được vào ăn cơm cùng đoàn với Thủ Tướng ? Nếu em là cháu ruột của Thủ tướng thì việc quỳ gối để chụp hình thậm chí ngồi bệt xuống sàn cũng là chuyện bình thường của nhà người ta, Cô bé đó là con của em trai của TT thì sao?". Chiềng Chạ (Blog Mõ Làng)
  22. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vô điều kiện trước sức tấn công của quân đội Đồng Minh. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nhật Bản ký hiệp ước đầu hàng với các nhà lãnh đạo quân đội Đồng Minh trên chiến hạm USS Missouri của Mỹ. Năm ngày sau khi Nhật ký hiệp ước đầu hàng, ngày 7 tháng 9 năm 1945, thống tướng Mỹ Douglas McArthur, người chỉ huy các lực lượng Đồng Minh tại Thái Bình Dương, thiết lập văn phòng làm việc tại Tokyo, mở đầu cho gian đoạn Mỹ chiếm đóng nước Nhật kéo dài trong sáu năm, tám tháng. Trong giai đoạn này, ông McArthur đã đề ra nhiều biện pháp thay đổi nước Nhật về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để biến nước Nhật từ một quốc gia hiếu chiến thành một nước đi theo con đường hòa bình, lo phát triển kinh tế... Tình cảnh nước Nhật sau khi bại trận Thành phố Hiroshima bị tàn phá bởi bom nguyên tử Sau khi bị bại trận và phải đầu hàng vô điều kiện vào năm 1945, nước Nhật có nhiều thành phố bị tàn phá vì chiến tranh. Ngoài hai thành phố là Hisosima và Nagasaki bị san phẳng vì bom nguyên tử với hàng triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố khác cũng bị tàn phá vì phi cơ Mỹ ném bom vào các khu trung tâm công nghiệp để triệt hạ sức sản xuất cho chiến tranh của Nhật. Khi người lính Mỹ đặt chân lên nước Nhật họ đã sững sờ vì mức độ nước Nhật bị tàn phá trên sự tưởng tượng của họ. Tại nhiều nơi, chỉ còn lại sườn sắt thép siêu vẹo, cột, đà gỗ bị cháy. Hệ thống cấp nước đến các nhà bị phá hủy nên ở một số nơi, người dân phải lấy nước ở vòi nước công cộng để sinh sống. Ở một số khu vực, nhà cửa bị hư hại không còn cầu tiêu nên người dân phải đào lỗ cạnh nhà để tiêu tiểu. Trung tâm thương mại tại khu phố Meguro bị bom tàn phá nên năm 1948, các cửa hàng được dựng lên bằng tre lá . Đến thập niên 1970 khu này được xây dựng lại với các building kiên cố Hàng triệu người lính giải ngũ cũng một lúc không có công ăn việc làm. Nhiều người dân thất nghiệp vì các nhà máy bị tàn phá. Ngoài đường phố nhiều cựu chiến binh và thương binh phải xin ăn. Nạn thiếu thực phẩm đã xảy ra. Có trường hợp tại vùng quê có người nhảy lên tàu hỏa để đi lên thành phố xem có thể kiếm gì ăn được. Nhiều người phải tìm rau dại, đào củ ăn thay cơm. Mỹ đã phải cấp tốc chở gạo cứu đói đến cho Nhật. Nhiều trẻ em lớn lên vào thời kỳ này vì thiếu ăn nên đã bị còi cọc, không lớn được. Sau 1945, vì thiếu lương thực nên thực phẩm được phân phối theo tiêu chuẩn . Người dân xếp hàng chờ mua thực phẩm Nạn lạm phát lên cao. Nạn chợ đen cũng lan tràn. Hàng hóa rất khan hiếm vì nhà máy bị phá hủy hết. Người dân Nhật lúc đó rất nghèo, chỉ có ít tiền nhưng cũng chẳng có gì để mà mua. Thủ đô Tokyo điêu tàn vì bom đạn Lính Mỹ đi tuần trên một chiếc cầu tại Tokyo với cảnh tàn phá xung quanh Vì Nhật bị thua phải chấp nhận đầu hàng vô điều kiện nên phải chấp nhận các biện pháp mà tướng McArthur đưa ra nhưng cũng có những người Nhật chấp nhận hợp tác với người Mỹ trong các cải cách về nước Nhật vì họ cũng đồng ý là các thay đổi này có lợi cho nước Nhật. Người Nhật đã gọi ông là vị Shogun Mỹ. Shogun nghĩa là Sứ Quân, là người đứng đầu một lãnh địa, vào thời Nhật còn bị nạn sứ quân chia cắt. Việc làm đầu tiên của ông là ra lệnh chở lương thực và các vật dụng cần thiết cho đời sống đến Nhật để cứu đói và tránh các bất ổn xã hội do nạn đói và thiếu thốn gây ra. Ông ra lệnh thực hiện chương trình cho học sinh ăn trưa tại các trường học Nhật. Quân đội Mỹ tiến vào nước Nhật, giải thoát các tù binh Mỹ và thi hành các điều kiện đã ký kết trong văn bản đầu hàng. Toàn bộ quân đội Nhật bị giải tán. Các binh sĩ được cho về quê sống. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Nhật, nước này bị quân đội ngoại bang chiếm đóng. Lính Mỹ được lệnh phải tôn trọng phong tục tập quán của nước Nhật và giúp đỡ người dân, chẳng hạn, khi vào nhà phải cởi giày để ở bên ngoài, đứng điều khiển giao thông trước các trạm xe lửa có xe cộ đông đúc, giúp đỡ trẻ em thiếu ăn. Người Nhật cảm động trước cách cư xử này của lính Mỹ. Một bé gái Nhật cõng em, chụp tại Hiroshima năm 1945 Điều đầu tiên chính phủ Nhật chuẩn bị khi lính Mỹ tiến vào nước Nhật là mở ra hàng trăm nhà chứa điếm và các trạm giải trí để lính Mỹ đừng xâm phạm đến phụ nữ Nhật. Một số phụ nữ Nhật lo sợ bị lính Mỹ hãm hiếp nên đã cắt tóc ngăn, ăn mặc giả như là đàn ông khi đi ra ngoài. Có người kể là có phụ nữ đem theo những viên thuốc độc cianide để phòng khi bị cưỡng hiếp thì họ sẽ uống thuốc độc tự tử để khỏi bị mang nhục. Lúc đầu, lính Mỹ được ra lệnh khi đi ra khỏi doanh trại phải trang bị đầy đủ vũ khí giống như khi ra trận, không được phép thân mật hay kết bè bạn với người Nhật. Nhiều người Nhật phàn nàn về chính sách này và sau đó người Mỹ thấy người Nhật không có vẻ gì là thù hận người Mỹ và không có ý định hại người Mỹ nên sáu tháng sau, lệnh trên được bãi bỏ. Lính Mỹ có thể đi ra ngoài phố mà không cần phải đem vũ khí theo. Lính Mỹ chơi với trẻ em Nhật Khi tướng McArthur ra trước quốc hội Mỹ để trình bày cho quốc hội biết kế hoạch ông sẽ thực hiện tại Nhật, ông nói là sẽ biến nước Nhật thành một nước dân chủ và theo kinh tế tư bản. Chính sách của Mỹ tại Nhật sau chiến tranh là tìm cách loại bỏ các thành phần hiếu chiến đã chủ trương gây chiến tranh. Đồng thời với việc loại các thành phần hiếu chiến là sửa đổi kinh tế để các thành phần chủ chiến mất cơ sở về kinh tế. Về mặt xã hội, tinh thần thượng võ theo truyền thống của Nhật bị xóa bỏ bớt. Thay đổi về chính trị Sau chiến tranh, có 23 viên chức Nhật trong hàng ngũ lãnh đạo, một số ở trong quân đội, một số bên dân sự, bị đem ra tòa xử về tội ác chiến tranh. Trong số 23 người này, có bảy người bị xử tử. Thủ Tướng Nhật thời chiến tranh là Hideki Tojo cũng nằm trong số người bị xử tử. Hideki Tojo (1884 - 1948) Về phần Nhật Hoàng Hirohito, ông đứng ra nhận tất cả trách nhiệm về cuộc chiến và chấp nhận từ chức nếu Mỹ yêu cầu. Tướng McArthur đã không đòi hỏi Nhật Hoàng từ chức. Có người lý luận là những tướng lãnh, những viên chức chính quyền bị xem là tội phạm chiến tranh và bị trừng phạt chẳng qua là họ nghe theo lệnh Nhật Hoàng. Thế mà đem trị tội những người thi hành lệnh mà lại không trừng phạt người ra lệnh, tức là Nhật Hoàng, thì việc trừng phạt những người kia chẳng còn có giá trị. Nhưng tướng McArthur hành động theo thực tiễn. Ông thấy Nhật Hoàng là người được toàn dân Nhật tôn trọng nên ông muốn Nhật Hoàng được tại vị để làm biểu tượng đoàn kết dân Nhật và đem lại ổn định về chính trị. Nếu đem hạ bệ Nhật Hoàng thì khi người lãnh đạo tối cao không còn, mọi người sẽ quay ra tranh giành quyền lực, chống đối nhau, gây mất ổn định cho đất nước. Tướng Hideki Tojo (Đông Điều) tự tử bằng cách dùng súng lục bắn vào tim để khỏi bị cái nhục khi bị đem ra tòa xử. Viên đạn không trúng tim, ông được cứu sống và sau này bị đem ra tòa xử và bị treo cổ Nhật Hoàng đã đi khắp nơi trên đất nước Nhật đến nhiều gia đình để bắt tay người dân, thăm hỏi về đời sống. Việc làm này làm cho người dân rất xúc động và lên tinh thần, cố gắng làm việc để vượt qua các khó khăn. Tướng McArthur và Nhật Hoàng Hirohito Hiến pháp của Nhật bị thay đổi để trở thành một hiến pháp của một nước theo đường lối hòa bình. Hiến pháp Nhật trước đó được soạn vào năm 1889 vào thời Minh Trị Thiên Hoàng theo mẫu của hiến pháp Anh để biến chế độ nước Nhật từ chế độ quân chủ thành chế độ quân chủ lập hiến. Trong chế độ quân chủ lập hiến, người dân được quyền bầu đại diện vào quốc hội, đại biểu của dân tham gia việc soạn luật trong khi vua vẫn giữ vai trò lãnh đạo tối cao.Với tư cách là người thắng trận, người Mỹ đã sửa đổi một số điều trong hiến pháp và đưa sang cho quốc hội Nhật biểu quyết chấp nhận. Việc soạn các sửa đổi trong hiến pháp được làm trong thời gian rất ngắn, chỉ có sáu ngày. Trong hiến pháp mới, Nhật Hoàng vẫn giữ vai trò lãnh đạo tối cao, nhưng chỉ có tính cách biểu tượng cho quốc gia và sự đoàn kết dân tộc mà không có quyền lực trong việc quyết định các đường lối, chính sách của quốc gia. Đường lối và chính sách quốc gia do các chính trị gia được dân bầu lên theo thể thức dân chủ đảm nhiệm. Hiến pháp mới qui định nước Nhật sẽ không gây chiến với các nước khác để chiếm đất đai. Nước Nhật sẽ không lập một quân đội đông đảo mà chỉ có lực lượng phòng vệ quốc gia. Trong hiến pháp mới, các quyền tự do căn bản của người dân như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tôn giáo được tôn trọng và phụ nữ cũng được quyền đi bầu. Hiến pháp mới của Nhật được gọi là Hiến Pháp Hòa Bình, mở đầu với câu: « Chúng tôi, nhân dân nước Nhật, mong muốn vĩnh viễn có hòa bình… Chúng tôi mong muốn luôn luôn có được một chỗ đứng vinh dựng trong cộng đồng thế giới trong việc duy trì hòa bình thế giới, trong việc hủy bỏ sự độc đoán và sự nô lệ hóa, sự áp bức và lòng bất khoan dung. » Điều 9 trong hiến pháp Nhật ngăn cấm mọi hoạt động quân sự . Điều này viết : « Nhân dân Nhật không sử dụng chiến tranh để áp đặt lên nước khác uy quyền của mình và không dùng vũ lực trong các vụ tranh chấp với các nước khác ». Hiến pháp này cũng qui định Nhật sẽ không tuyên bố gây chiến với các nước khác và không xây dựng một lực lượng bộ binh và hải quân lớn. Vì hạn chế có một quân đội lớn nên Nhật tiêu ít vào quốc phòng hơn các nước khác. Mỗi năm Nhật chỉ chi vào quốc phòng khoảng 1% ngân sách quốc gia. Tỉ lệ trung bình của các nước khác là từ 2% đến 4%. Một số người Nhật muốn Nhật có quân đội mạnh hơn nhưng đa số người Nhật muốn giữ tình trạng như vậy. Cũng có lúc Mỹ muốn Nhật chi vào quốc phòng nhiều hơn vì nếu Nhật có một lực lượng quân sự lớn hơn thì Mỹ sẽ có thể giảm bớt chi phí về lực lượng quân sự của mình tại Á Châu trong việc ngăn ngừa sự bành trướng của khối Cộng Sản nhưng người Nhật cũng vẫn không gia tăng ngân sách quân sự . Họ muốn dồn ngân sách vào việc phát triển kinh tế. Hiệp Ước Hòa Bình ký tại San Francisco năm 1951 bởi 48 nước, trong đó có Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Nhật qui định Nhật là một nước có chủ quyền về các chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. Năm 1956, Nhật trở thành hội viên của Liên Hiệp Quốc. Năm 1965, Nhật ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Đại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn), nước trước đây là thuộc địa của Nhật. Thay đổi văn hóa xã hội Nhiều điều thay đổi trong xã hội Nhật đã được thực hiện trong giai đoạn này. Những phong tục, tập quán được cho là đề cao tinh thần ham chuộng sử dụng vũ lực và tinh thần quốc gia cực đoan bị ngăn cấm. Tuồng Kabuki, loại tuồng cổ của Nhật, bị cấm. Tuồng Kabuki đã có từ lâu đời nhưng được đề cao và phổ biến mạnh mẽ trong thập niên 1930 là thời giới quân phiệt Nhật nắm quyền và thời tinh thần dân tộc được đề cao mạnh mẽ. Nhưng đến năm 1947, tức là hai năm sau, thì lệnh cấm bị bãi bỏ và ngày nay, tuồng Kabuki vẫn còn tồn tại. Một cảnh trong tuồng Kabuki Các môn võ bị cấm dạy trong đó có cả môn như Kiếm Đạo. Sau này, khi Nhật được trả lại chủ quyền vào năm 1952, chính quyền Nhật đã bãi bỏ luật cấm dạy võ. Các cuộc tranh tài về võ và đánh kiếm được phục hồi lại. Nhưng sau này các môn võ nghệ được xem như là thể thao chứ không phải để đào tạo, huấn luyện võ sĩ để theo sự nghiệp chiến tranh như thời xưa. Trong trường học, giáo viên dạy học sinh về tinh thần dân chủ thay vì dạy học sinh phải tôn thờ Nhật Hoàng. Những đoạn ca tụng tinh thần thượng võ của giới Samurai trong sách giáo khoa bị bãi bỏ. Người dân Nhật phải đem nộp hết các kiếm, trong đó có các thanh kiếm cổ có từ hàng trăm năm. Ước lượng có đến hàng triệu thanh kiếm phải đem nộp cho nhà nước. Một số thanh kiếm Nhật được trưng bày trong viện bảo tàng Thần Đạo không còn được xem là quốc giáo mặc dù không bị cấm. Nhật Hoàng tuy còn tại vị nhưng không được xem là một vị thần ở dưới trần thế như xưa. Việc bãi bỏ Thần Đạo là quốc giáo và để cho tự do tôn giáo đã đưa đến hiện tượng có một số người đứng ra đi giảng đạo, qui tụ tín đồ và thành lập tôn giáo, đạo giáo mới. Cổng kiểu này là biểu tượng của Thần Đạo Đền thờ Thần Đạo ở thành phố Kyoto Thay đổi về kinh tế Trước khi Đệ Nhị Thế Chiến nổ ra vào năm 1939, Nhật đã là một nước công nghiệp hóa với hệ thống kinh tế, chính trị có những nét giống như các nước tư bản Tây Phương. Nhật có những công ty lớn gọi là Zaibatsu, do tư nhân làm chủ, và kinh doanh trong nhiều ngành. Zaibatsu tiếng Nhật có nghĩa là tập đoàn tài chính. Các Zaibatsu hoạt động trong ngành khai thác quặng mỏ, luyện thép, chế tạo máy móc, chế tạo vũ khí, buôn bán với các nước. Một số các Zaibatsu này là cơ sở kinh tế của tầng lớp chủ chiến tại Nhật. Xe hơi đầu tiên của hãng Toyota, kiểu AA bốn chỗ ngồi, 1936 Chế độ chính trị Nhật cũng phát triển theo qui luật hạ tầng kiến trúc chi phối thượng từng kiến trúc với các công ty lớn có liên hệ với các đảng chính trị và các đảng này tranh đấu cho quyền lợi của các công ty trong quốc hội. Có sự liên hệ giữa các Zaibatsu và các đảng chính trị và giới quân nhân chủ trương dùng chiến tranh bành trướng để chiếm các vùng có nhiều quặng mỏ, nhiêu liệu. Số công ty lớn đáng được gọi là Zaibatsu có đến hàng chục. Trong đó bốn Zaibatsu lớn nhất là Mitsubishi, Sumitomo, Misui và Yasuda. Các công ty này đã hiện diện hàng chục năm, từ khi Minh Trị Thiên Hoàng canh tân nước Nhật vào thập niên 1860. Hãng Mitsubishi cũng chế tạo khí giới, bom đạn để phục vụ cho chiến tranh. Chiếc chiến đấu cơ nổi tiếng của Nhật là Zero được chế tạo bởi hãng Mitsubishi. Chiến đấu cơ Zero do hãng Mitsubishi chế tạo Sau 1945, Mỹ giải tán mười sáu Zaibasu, trong số đó có bốn công ty lớn nhất là Mitsubishi, Sumitomo, Misui và Yasuda. Hai mươi sáu Zaibatsu được tái cấu trúc lại để trở thành hàng trăm công ty nhỏ. Mục đích của việc tái cấu trúc là để xóa bỏ ảnh hưởng của những thành phần chủ chiến trong xã hội Nhật, từ lãnh vực chính trị cho đến kinh tế, văn hóa chứ không chỉ giới hạn trong việc đem xét xử những người lãnh đạo chiến tranh trong quân đội và chính phủ mà thôi. Hàng không mẫu hạm hạng nhẹ Ryūjō được hãng Mitshubishi đóng từ 1929 đến 1931. Bị Mỹ đánh chìm tại Thái Bình Dương năm 1942 Đồng thời việc tổ chức lại một số tập đoàn tài chánh lớn là việc ban hành Luật Tản Quyền và Ủy Ban Kinh Doanh Công Bằng. Luật này nhằm mục đích giảm bớt việc tập trung nguồn lợi kinh tế vào trong tay một thiểu số người. Kinh tế Nhật sau đó, với chính phủ có chủ quyền, có đặc tính là chính phủ can thiệp và chi phối khá nhiều vào hoạt động kinh tế chứ không tự do như nền kinh tế Mỹ. Một số thí dụ trong việc chính phủ can thiệp vào kinh tế như chính phủ hạn chế số hãng được mở ra trong một số ngành công nghiệp quan trọng. Việc hạn chế số hãng được mở ra nhằm mục đích vừa duy trì sự cạnh tranh giữa các hãng với nhau, vừa giữ cho số vốn được tập trung trong một số hãng mạnh, có khả năng cạnh tranh với các công ty mạnh trên thế giới chứ không tản mát vốn vào các công ty nhỏ không đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Một thí dụ khác như chính phủ giúp đỡ cho một số công ty quan trọng khi các công ty này gặp khó khăn, tránh cho các công ty bị vỡ nợ, phải đóng cửa quá sớm, tạo thêm điều kiện cho các công ty lướt qua các khó khăn khi kinh tế thế giới không thuận lợi. Các biện pháp can thiệp của chính phủ có những ưu điểm cũng như khuyết điểm cho nền kinh tế nói chung. Nói chung Mỹ không tìm cách làm cho kinh tế Nhật suy yếu đi khi giải tán các công ty lớn mà chỉ tìm cách xóa bỏ ảnh hưởng của các thành phần chủ chiến. Mỹ muốn Nhật có một nền kinh tế thịnh vượng phát triển trong khung cảnh hòa bình. Nền kinh tế thịnh vượng đem lại công ăn việc làm cho người dân sẽ giảm bớt số người nghèo khổ bất mãn, thấy cuộc đời mình bị bế tắc, không có tương lai sẽ gia nhập các phong trào chính trị cực đoan, chủ trương dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề xã hội. Người Mỹ đã thay đổi được gì? Những việc làm của tướng McArthur như thay đổi hiến pháp, thay đổi kinh tế, văn hóa sau đó có điều được bỏ đi, có điều chỉ áp dụng ở một mức độ nào đó hoặc chỉ có ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội Nhật đến một mức nào đó. Điều đã thay đổi nước Nhật là phe quân nhân mất ảnh hưởng và không còn can thiệp vào kinh tế, chính trị Nhật nữa . Quân đội Nhật chỉ giữ vai trò phòng vệ quốc gia chứ những người lãnh đạo quân đội không làm kinh tế, không can thiệp vào đường lối của chính phủ do dân bầu. Nếu nhìn vào một số quốc gia ngày nay như Thái Lan, Indonesia, Phillipines, Pakistan… với quân đội và cơ quan an ninh có ảnh hưởng trong chính trị, kinh tế và có hậu quả xấu cho quốc gia thì việc triệt tiêu được ảnh hưởng của giới quân nhân Nhật sau Thế Chiến Hai là sự thành công. Sự thành công này có lợi cho Mỹ là Nhật sẽ không dùng quân sự mà chống Mỹ, nhưng cũng có lợi cho Nhật là các thành phần kinh tế, xã hội khác trong nước Nhật có cơ hội được hoạt động và phát triển mà không bị giới quân nhân lấn át. Tại Thái Lan, quân đội vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong chính trị. Thủ tướng Thái mặc dù được dân bầu lên nhưng có thể bị lật đổ khi quân đội làm đảo chánh. Như vậy, khi thủ tướng Thái có những chính sách làm thiệt hại đến quyền lợi của quân đội thì sẽ bị quân đội ngăn cản. Nếu thủ tướng cứ tiếp tục chính sách đó thì sẽ bị quân đội làm đảo chánh lật đổ, rồi sau đó quân đội lại để cho bầu cử để có thủ tướng mới. Một số tướng lãnh Thái tham nhũng và có quyền lợi trong một số công ty. Việc quân đội dùng sức mạnh xen vào chính trị khiến cho một số hành vi phạm pháp, tham nhũng không bị trừng phạt và quân đội dùng sức mạnh để bảo vệ quyền lợi của một nhóm người chứ không theo sự công bằng xã hội. Nước Nhật đã từng trải qua sự thay đổi vào giữa thế kỷ 19 khi những người lãnh đạo muốn canh tân nước Nhật. Việc kinh doanh trước đó bị coi thường. Tầng lớp thương nhân bị đứng hàng chót trong bốn tầng lớp Sĩ, Nông, Công, Thương. Tầng trên cùng là Sĩ tức là Võ Sĩ, Samurai, là người được trọng vọng, có quyền đeo kiếm đi ngoài đường. Sĩ của Nhật khác với Sĩ của Trung Hoa và Việt Nam. Sĩ của Trung Hoa và Việt Nam là Nho sĩ, là người xem trọng việc giáo dục dân, giải quyết vấn đề bằng hòa bình hơn là dùng vũ lực. Để chấn hưng thương mại, những người chủ trương canh tân đã viết sách thay đổi cách nhìn của dân Nhật về giới thương nhân. Tầng lớp võ sĩ cũng bị giảm bớt giá trị khi chính quyền không còn duy trì sự phân biệt các tầng lớp một cách chặt chẽ như xưa. Với sự thay đổi của người Mỹ, giới quân nhân bị mất ảnh hưởng rất nhiều, tinh thần võ sĩ đạo đề cao sự can đảm, không sợ chết không còn được trọng vọng, thay vào đó là một lớp doanh nhân, xem việc kiếm tiền là mục tiêu cần theo đuổi. Võ sĩ, Samurai Việc giảm đi tinh thần thượng võ, gia tăng tinh thần kinh doanh làm cho một số người Nhật bất mãn vì thấy văn hóa truyền thống của Nhật bị phai nhạt đi. Nhưng chính đa số dân Nhật cũng tán thành việc làm giảm bớt tinh thần thượng võ vì họ thấy sự tai hại ghê gớm của chiến tranh. Về những năm sau này, có trường hợp một người Nhật tự mổ bụng tự tử để tỏ ý phản đối văn hóa mới, không còn xem trọng các đức tính của Samurai nữa. Xe Honda Civic 1973, kiểu xe hơi đầu tiên của hãng Honda khi hãng này bước qua lãnh vực sản xuất xe hơi Những gì nước Nhật không thay đổi Tuy Mỹ có thay đổi hiến pháp và luật pháp, cũng với ý định thay đổi cả văn hóa Nhật nhưng sau hàng chục năm, có những điều Nhật vẫn không thay đổi nhiều. Xã hội Nhật vẫn có tính cách tôn ti trật tự, người dưới nghe lời người trên, chứ không giống như các nước Tây Phương mỗi người là cá nhân bình đẳng với nhau. Vai trò phụ nữ Nhật trong các hoạt động kinh tế, xã hội vẫn khiêm nhường hơn so với vai trò phụ nữ Tây Phương. Trong hàng chục năm sau chiến tranh, gia đình Nhật vẫn còn là người chồng đi làm, vợ ở nhà chăm sóc gia đình, con cái trong khi cùng thời gian đó, tỉ lệ phụ nữ Tây Phương ra ngoài đi làm cao hơn. Người Nhật vẫn giữ thói làm việc rất cẩn thận, chu đáo. Vào đầu thập niên 1980, khi hàng hóa Nhật với đồ điện tử, xe hơi, xe mô tô xuất cảng lan tràn trên thế giới, người Mỹ thấy hàng hóa Nhật tốt hơn, bền hơn nên tìm hiểu tại sao. Họ thắc mắc tại sao người Nhật học phương pháp kiểm soát phẩm chất trong công nghiệp từ Mỹ lại sản xuất ra hàng hóa có phẩm chất cao hơn hàng hóa Mỹ. Người Mỹ thấy là sở dĩ hàng hóa Nhật có phẩm chất tốt là vì người Nhật làm việc với thái độ cẩn thận, chu đáo, để ý đến từng chi tiết nhỏ. Cửa tiệm Wako với tháp đồng hồ tại khu Ginza, Tokyo, 1950 Phép lạ Nhật Bản Vào thời gian đầu tiên sau 1945, Nhật là một nước bị chiến tranh tàn phá nên kinh tế Nhật là kinh tế thắt lưng buộc bụng, đời sống kham khổ, phải làm việc nhiều. Đến thập niên 1960 người ta nói đến Phép Lạ Nhật Bản khi kinh tế Nhật hồi phục mau chóng và đi vào giai đoạn tăng trưởng với tốc độ nhanh. Vào thời gian này, tại Châu Âu, kinh tế Tây Đức cũng hồi phục và phát triển nhanh. Dư luận tại miền Nam lúc đó nói rằng Đức và Nhật là hai nước kẻ thù của Mỹ mà ngày nay trở thành bạn và có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, nên có nhiều người hy vọng việc miền Nam sẽ có được sự giúp đỡ của Mỹ để phát triển kinh tế. Tại Châu Âu, sự giúp đỡ của Mỹ được nhắc đến qua chương trình Marshall. Qua chương trình này, Mỹ đem tiền cho các nước Tây Âu vay để các nước này xây dựng lại hạ tầng cơ sở, hồi phục lại nền công nghiệp đã bị chiến tranh tàn phá trong Thế Chiến Hai. Tại Nhật, không có chuyện Mỹ đổ tiền vào một cách dồi dào như tại Tây Âu nhưng Mỹ cũng có góp phần làm cho kinh tế Nhật phát triển nhanh hơn trong việc dành các hợp đồng cung cấp quân trang, quân dụng cho quân đội Mỹ trong hai cuộc chiến tranh tại Đại Hàn, 1950 – 1953, và chiến tranh tại Việt Nam vào thập niên 1960. Sự phục hồi kinh tế của hai nước Tây Đức và Nhật cũng là do chính phủ các nước này biết quản lý kinh tế một cách khôn ngoan và người dân các nước này hăng hái làm việc, nhưng đối với dân miền Nam lúc đó thì trường hợp hai nước này cho thấy ít ra là hai nước này có thể trở thành thịnh vượng khi nằm trong khu vực ảnh hưởng của Mỹ, dù là trước đó đã là kẻ thù của Mỹ. Xe Toyota Corona 1968, xuất hiện tại miền Nam, nhập cảng từ Nhật Xe Mazda 1500, 1969, cũng thấy xuất hiện trên đường phố miền Nam cùng thời với chiếc Toyota Corona. Được đặt tên Mazda 1500 vì xe này dùng động cơ 1500 phân khối Phép lạ Nhật Bản là làm việc nhiều và chịu khó,Vào thập niên 1950, 1960 dân Nhật sống đời sống cần kiệm, kham khổ. Một ký giả Tây phương mô tả bữa cơm của một gia đình công nhân Nhật thường không có thịt. Trên mâm chỉ có mấy miếng đậu phụ. Cả nhà ăn đậu phụ chấm tương. Ăn xong rồi thì chan canh rau cũng nấu với đậu phụ. Ăn canh sau cùng cũng để rửa sạch bát để không còn dính một hạt cơm nào trong bát. Nhật là đảo quốc thì ăn tôm, cá nhiều hơn. Thịt bò tại Nhật rất đắt chỉ có nhà giàu mới có tiền ăn thịt bò. Vì Nhật ít đất nên không để đất trồng cỏ để nuôi bò, cho nên phải nhập cảng thịt bò. Người Nhật, người Đài Loan và người Đại Hàn ăn đậu phụ rất nhiều so với người Việt. Đậu phụ là nguồn cung cấp chất đạm cho bắp thịt cần cho những người làm việc nặng và đậu phụ rẻ hơn thịt. Phép lạ Nhật Bản cũng là sự tính toán, tiết kiệm trong đời sống. Nhật tuy đất ít nhưng cũng có thể tự túc được gạo. Để phát huy năng suất của đất, người Nhật sử dụng nhiều phân bón hóa học. Vì thế giá thành của lúa làm ra cao. Chính phủ Nhật phải phụ cấp cho nông dân để nông dân có thể bán lúa trong nước với giá thấp hơn. Để đạt được mức cung cấp gạo tối đa cho một diện tích đất ít ỏi, người Nhật trồng loại lúa thượng hạng. Loại lúa này họ đem xuất cảng bán được với giá cao. Số tiền bán được họ mua gạo hạng thường về cho dân dùng như thế họ có được nhiều gạo hơn. Trong những năm từ đầu thiên niên kỷ 2000, chính phủ Nhật bỏ phụ cấp trồng lúa cho nông dân và bỏ chính sách phải tự túc được về gạo mà nhập cảng gạo cho dân trong nước dùng. Họ dùng đất để xây nhà máy, chế tạo hàng hóa đem bán thì được lợi gấp bội việc trồng lúa. Phép lạ Nhật Bản cũng là sự tỉnh táo, sáng suốt nhìn vào tình thế. Người Nhật có thể rình giết lính Mỹ, quấy rối quân đội Mỹ mãi mãi để đuổi người Mỹ đang chiếm đóng nước Nhật. Nhưng làm thế thì Nhật sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ và mất đi dịp học hỏi kỹ thuật của người Mỹ. Người Nhật hiểu họ thua Mỹ là vì kém về kỹ thuật trong nhiều mặt, kém về tiềm năng kinh tế. Vì thế họ đưa ra khẩu hiệu "đuổi kịp người Tây Phương, vượt qua người Tây Phương". Họ đã từng canh tân nước Nhật vì thấy khoa học kỹ thuật và kinh tế là nền tảng của sức mạnh quốc gia. Họ tìm cách xây dựng nền tảng của sức mạnh quốc gia trong khi hoàn cảnh bại trận giới hạn họ trong một số mặt. Họ đã tự nhủ với nhau rằng "Nếu chúng ta không thể làm người thắng giỏi thì chúng ta sẽ làm người thua giỏi". Người thua giỏi là người biết nuôi sức mình để chờ cơ hội thuận tiện mà đứng thẳng lên. Nhật là thuộc địa kiểu mới của Mỹ? Cho đến ngày nay cũng vẫn còn có người gọi các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của các nước tư bản Tây phương là « thuộc địa kiểu mới » của các nước Tây phương. Chữ thuộc địa kiểu mới phát sinh từ chỗ sau Thế Chiến Hai, các nước Tây Phương đã trả lại độc lập cho các nước thuộc địa nhưng vẫn giữ quan hệ về kinh tế, chính trị với các nước này. Các nước thuộc địa cũ tuy được độc lập nhưng vẫn còn nền kinh tế nông nghiệp, chưa công nghiệp hóa nên vẫn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của các nước Tây phương, các nước Tây Phương vẫn khai thác và mua nguyên liệu từ các nước thuộc địa cũ giống như thời các nước này còn là thuộc địa. Chẳng hạn, các nước cựu thuộc địa của Anh, sau khi được trả độc lập vẫn ở trong khối Common Wealth do Anh dẫn đầu và buôn bán, giao thiệp với Anh. Một số nước cựu thuộc địa của Pháp ở trong khối Liên Hiệp Pháp và tiếp tục buôn bán, giao thiệp với Pháp. Trường hợp của Nhật xem ra không thể xếp chung vào với các nước cựu thuộc địa vì Nhật đã là một nước công nghiệp hóa chẳng khác gì các nước Tây phương từ trước Thế Chiến Hai. Sau Thế Chiến Hai, vì thua trận nên Nhật và Đức bị Mỹ khống chế không cho có quân đội lớn, nhưng về mặt kinh tế, Nhật là một nước công nghiệp hóa nên Nhật bán hàng cho các nước khác đồng thời mua nguyên liệu từ các nước khác giống y như các nước Tây Phương đã công nghiệp hóa chứ không phải là nước chỉ tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của các nước Tây phương và cung cấp nguyên liệu cho các nước công nghiệp. Vì thế không thể gọi Nhật là thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Nhật bán hàng sang Mỹ nhiều hơn Mỹ bán sang Nhật. Công ty Toyota của Nhật đã soán ngôi công ty GM của Mỹ trong ngôi vị công ty bán xe hơi nhiều nhất thế giới thì đâu thể gọi Nhật là thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Qua đến thập niên 1980, một số nước Á Châu trước đây bị gọi là thuộc địa kiểu mới như Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Phillipines lại được xem là Con Rồng Của Á Châu khi có nền kinh tế phát triển nhanh. Trường hợp Đài Loan và Nam Hàn thì từ nước nông nghiệp sau Thế Chiến Hai ngày nay đã thành một nước công nghiệp sản xuất hàng bán đi khắp thế giới. Dù gọi là thuộc địa kiểu mới hay là gì chăng nữa thì trong nền kinh tế tự do của thế giới, nước nào mà người dân hăng hái hoạt động, có chính sách phát triển khôn ngoan thì cũng vươn lên được. Người Mỹ đã thay đổi nước Nhật ở chỗ giới hạn khuynh hướng gây chiến tranh, nhưng trong khung cảnh kinh tế tự do của thế giới, nước Nhật cũng vẫn vươn lên được bằng các sử dụng tốt nhất các điều kiện eo hẹp nhất định mà họ có. Minh Đức (Blog cá nhân)
  23. Lẽ ra việc Tiến sĩ Nguyễn Quang A ứng cử Đại biểu quốc hội là rất bình thường. Vì Hiến Pháp của đảng cộng sản Việt Nam đã được Quốc hội (cũng của đảng cộng sản Việt Nam) biểu quyết, không cấm. Nhưng ở Việt Nam là một vấn đề còn mới và lạ. Cái “mới” và “lạ” nằm ở chữ “Tự”. “Tự” ứng cử! Điều nầy cho thấy việc ứng cử phải được “ai đó” cho phép chứ không thể “Tự”. “Ai đó” ở đây là Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức đang do một Ủy viên Bộ Chính trị đảm trách! Như vậy thì chỉ có đảng CSVN có quyền quyết định tối hậu ai là người được quyền ứng cử! Vì thế đang có tranh luận sôi nổi. Một bên cho là chính đảng CSVN đã vi phạm Hiến Pháp của họ, do đó “tự” nộp đơn xin ứng cử là chấp nhận chế độ cộng sản hợp pháp, chấp nhận việc vi hiến của đảng CSVN. Là đồng lõa với sai trái. Là đi ngược với chủ trương tranh đấu chống độc tài, đảng trị. Bên khác, như giải thích của chính Tiến sĩ Nguyễn Quang A là, “thờ ơ, thụ động là ngầm ủng hộ cái hiện trạng phi dân chủ”! Do đó “tự” ứng cử “là tạo ra phong trào để người dân biết bầu cử là thế nào, dân chủ là ra sao”. Là dấn thân hoạt động giúp người dân hiểu biết cụ thể về Dân chủ. Việc tham gia điều hành đất nước là quyền công dân chứ không phải là riêng của đảng CSVN. Do đó “tự” ứng cử thì “chỉ có thắng, không có thua”! Một bên chủ trương tẩy chay bầu cử, bất tuân dân sự. Một bên chủ trương ngược lại, là trực tiếp tham gia ứng cử, bầu cử, công khai chương trình hành động, để đánh thức não trạng thờ ơ của xã hội. Cả hai phương pháp rõ ràng đều mang tính tích cực. Yếu tố tích cực đầu tiên là đang có tranh luận công khai. Lập trường minh bạch. Điều nầy trái ngược hoàn toàn với những người được đảng cử về ứng cử tại một địa phương nào đó mà đôi lúc người địa phương không hề biết mặt, không hề có chủ trương riêng, vì mục đích của ứng viên đó chỉ là thi hành lệnh của đảng. Với hành động “bất tuân dân sự” không có kết quả như mong đợi trên 40 năm qua nên đất nước đang bị tụt hậu rất xa so với láng giềng. Hậu quả trước mắt là mỗi người Việt Nam, kể cả trẻ thơ chào đời, đều cõng trên lưng món nợ hơn 1000 đô la Mỹ và chắc chắn sẽ tăng lên rất nhanh (!) trong lúc cán bộ quan chức thì tiền của không giấu đâu cho hết! Con cháu họ thì được đào tạo tại phương Tây, đồng thời tìm cách tẩu tán tài sản, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu. Như vậy thì phương pháp “bất tuân dân sự” coi như thất bại nên việc đảng cử dân bầu cứ đến hẹn lại lên! Chế độ biết rõ như thế nhưng yên lặng, vì có lợi cho họ, nên họ chấp nhận việc chỉ cần một người trong gia đình bầu thay cho tất cả, và đại đa số đã chọn cách đi bầu, vì họ không muốn bị địa phương theo dõi làm khó dễ! Bây giờ, theo sự khởi xướng của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, “tự” ứng cử, công khai cương lĩnh hành động (theo kiểu tranh cử ở phương Tây) và kêu gọi “tự” ra ứng cử, bầu cử. Chắc chắn ông, cũng như mọi người, chẳng mấy ai tin là sẽ được đề cử, còn nói gì đến trúng cử (!) Nhưng rõ ràng đây là một cách tiếp cận mới để cố gắng giải quyết nan đề vô cảm của xã hội với chính trị! Thành hay bại chưa thể biết, nhưng phương pháp tranh đấu cũ (bất tuân dân sự) đã không hề làm thay đổi được sự ngoan cố của chế độ cộng sản thì tại sao không thay đổi phương pháp hành động? Qua câu nói của Tổng Bí thư mới tái đắc cử, Nguyễn Phú Trọng, là “dân chủ đến thế là cùng” đã cho thấy tính chất bất di bất dịch trong não trạng của lãnh đạo cộng sản! Dám nói như thế thì rõ ràng họ không còn là con người bình thường! Vì nếu là con người bình thường, có chút liêm sĩ, chắc chắn không một ai đủ can đảm nói như thế cả! Do đó dùng phương pháp đấu tranh bình thường (bất tuân dân sự) chỉ có tác dụng với các thể chế bình thường, còn đối với chế độ cộng sản thì vô phương. Như đã thất bại từ 40 năm qua! Vì thế tại sao không thử cùng nhau áp dụng phương pháp mới? Cùng nhau “tự” ứng cử, tự đưa ra cương lĩnh hành động, tranh cử công khai, để giúp thay đổi não trạng thờ ơ với chính trị mà đảng cộng sản đã và đang vừa hăm dọa, vừa đầu độc trong xã hội? Vấn đề còn lại là, nếu một số người nào đó thoát qua cửa ải sàng lọc của Mặt trận Tổ quốc (dĩ nhiên với một âm mưu nào đó của đảng) và đắc cử thì những Tân Đại biểu Quốc hội đó sẽ làm được gì với cương lĩnh hành động đã công bố khi ra tranh cử (?) khi phải đối đầu với 80 hay 90 % các đại biểu đảng viên? Chắc chắn sẽ chẳng thực hiện được gì (!) trong lúc đó thì chế độ cộng sản có cơ hội tuyên truyền là Việt Nam đã có một Quốc Hội được ứng cử bầu cử “thực sự” Dân chủ Tự do! Vì họ “tôn trọng Hiến pháp”, “hoàn toàn” không cấm việc ứng cử của các ứng viên độc lập! Đến lúc đó thì các Tân Đại biểu “tự” ứng cử sẽ phản ứng ra sao? Có thể là: – hoặc, Quốc hội Việt Nam sẽ tạo ra đủ mọi chứng cớ (có thể có được) để áp dụng đúng “Hiến pháp, theo điều a, b, c, d…” để bãi nhiệm chức Đại biểu, như đã xảy ra vài trường hợp. – hoặc, các Tân Đại biểu “tự” ứng cử thấy vô phương tranh đấu tại Diễn đàn Quốc hội nên Từ Chức Tập Thể để phản đối! Và nếu Từ Chức Tập Thể như thế thì Quốc hội Việt Nam sẽ chẳng có gì thay đổi. Vẫn như cũ. Vẫn “bình chưn như vại”! Có điều, về mặt phản ứng của xã hội lúc đó cũng như của thế giới phải khác! Vì chắc chắn xã hội đã thức tỉnh tốt hơn và sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn. Nhưng kết quả như thế nào thì rất khó có thể tiên đoán. Và biết đâu, tại sao không hy vọng là “Tức nước ắt vỡ bờ”? Do đó nên “tự” tham gia ứng cử, bầu cử. Vì, “chỉ có thắng, không có thua”? Kông Kông (Ba Sàm)
  24. Là sắc tộc đa số, giữ vị trí trung tâm của cộng dồng dân cư Việt Nam nên từ cuối thế kỷ XIX, nguồn gốc, văn hóa, lịch sử người Kinh được các học giả nổi tiếng phương Tây bỏ nhiều công sức tìm hiểu. Sau khi giành được độc lập, các học giả người Việt trên cơ bản tiếp tục đường hướng nghiên cứu này. Hơn thế kỷ khảo cứu của nhiều lớp nhà Việt học đem lại kết quả nhất định, tạo nên cái nhìn như hôm nay. Tuy nhiên, với những khám phá mới về nguồn gốc dân tộc Việt, nhiều vấn đề về người Kinh cần được xem xét lại. Bài viết này trình bày một lý giải mới về nguồn gốc người Kinh. I. Về giả thuyết Tiền Việt-Mường Cho đến nay phần lớn các học giả đồng thuận cho rằng: Người Việt và người Mường xưa vốn cùng chung một cội nguồn, nhưng đã tách thành hai dân tộc trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, giả thiết khoảng thế kỷ thứ XI trở về sau. Ý tưởng này được nhà ngữ học người Pháp H. Maspéro [1] đề xuất đầu tiên. Tiếp đó là V. Goloubew [2]. Sau năm 1954, các học giả Việt Nam kế tục quan điểm của trường phái Viễn Đông Bác cổ với Nguyễn Thế Phương [3], Hà Văn Tấn, Phạm Đức Dương [4] rồi Nguyễn Tài Cẩn [5]. Dựa trên ngôn ngữ học so sánh, giới ngữ học cho rằng: thoạt kỳ thủy, từ ngôn ngữ Tiền Việt-Mường chia thành nhánh Chứt-Pọong và nhánh Việt-Mường chung. Sau đó Việt-Mường chung tách ra Việt và Mường. Cũng thời gian này, giới nhân học vào cuộc. Trong Nhân chủng học Đông Nam Á,[6] từ tư liệu “Hình thái nhân chủng một số nhóm nam giới Việt, Mường, Chứt” và “Tần xuất nhóm máu ABO ở người Việt và người Mường,” Nguyễn Đình Khoa nhận định:“Ngôn ngữ Việt – Mường hiện nay và trước đây là ngôn ngữ chung của những tộc người thuộc cả hai nhóm loaị hình nhân chủng Anhđônêdiên và Nam Á.” (t.128) Đồng thời tác giả cũng lưu ý rằng, “Ở Việt Nam (có thể đại bộ phận bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á), thành phần Nam Á xuất hiện muộn hơn (thời đại đồ Đồng), thành phần Anhđônêdiên thì hình thành sớm (thời đá mới). Như vậy phải đặt câu hỏi: Ngôn ngữ Việt – Mường cũng có một cội nguồn cổ xưa như những người indonesian nguyên thủy nhất hay ngôn ngữ Việt – Mường hình thành muộn hơn trên cơ sở tiếp xúc và giao lưu giữa các cộng đồng người có thể khác nhau về tiếng nói, về nguồn gốc?(t.128) Hà Văn Tấn và Phạm Đức Dương viết: “Tiếng Việt và tiếng Mường có nguồn gốc Nam Á, nhưng do sự tiếp xúc lâu dài với các ngôn ngữ Tày cổ nên nhóm Việt-Mường đã tách khỏi khối Tiền Việt-Mường.” Về mốc thời gian, hai tác giả cho rằng: “Ngôn ngữ Tiền Việt-Mường đã xuất hiện ở vùng lưu vực sông Hồng cách đây khoảng 4000 năm. Tại đây, ngôn ngữ này đã tiếp xúc lâu dài với ngôn ngữ nhóm Tày cổ để hình thành ngôn ngữ Việt-Mường chung.” Do khám phá việc xuất hiện loại hình Nam Á ở Việt Nam và bán đảo Đông Dương vào thời đại đồ đồng từ quá trình chuyển hóa của người Indonesian nguyên thủy nên Nguyễn Đình Khoa cho là có sự liên quan giữa quá trình chuyển biến Indonesian thành Nam Á và giả thuyết về hình thành ngôn ngữ Việt-Mường. Nguyễn Đình Khoa lưu ý tới vai trò của những tộc người ngôn ngữ Môn-Khmer. Họ được nhất trí xếp vào dòng ngôn ngữ Nam Á, là một trong những thành phần bản địa lâu đời nhất ở bán đảo Đông Dương, là con cháu của người Indonesian nguyên thủy. Do vậy, tiếng nói và tổ tiên họ phải là một dạng Nam Á cổ, trong đó theo Hà Văn Tấn và Phạm Đức Dương, có yếu tố Tiền Việt-Mường. Tiếp xúc với ngôn ngữ Tày cổ thì tách ra ngôn ngữ Việt-Mường chung. Giai đoạn này có thể tương ứng với quá trình chuyển biến nhân chủng từ Indonesian thành Nam Á. Có thể nhận ra rằng, sự đồng thuận này không dễ dàng mà là việc nhượng bộ của những quan niệm rất khác nhau thậm chí trái ngược: Trong tài liệu đã dẫn, Maspéro coi tiếng Việt là một nhóm trong dòng Hán-Tạng vì về cú pháp và thanh điệu tiếng Việt gần với tiếng Thái. Nhưng trước đó người ta đã phát hiện trong tiếng Thái có yếu tố ngôn ngữ Môn-Khmer và cả ngôn ngữ Mã Lai. Năm 1924, Przyluxki viết: “…tuy trong tiếng Thái có nhiều từ Hán nhưng nó lại có nhiều yếu tố chung với các ngôn ngữ Môn-Khmer…Có thể trong tương lai, cứ liệu thực tế buộc chúng ta phải đặt tiếng Thái vào ngữ hệ Nam Á.” [7] Như vậy là, tiếng Việt được sắp xếp trong một biên độ rất rộng, từ Hán Tạng tới Môn-Khmer rồi Nam Á. Điều này chứng tỏ, có gì đó chung cho các ngôn ngữ của cộng đồng dân cư Việt Nam nên việc chia tách chúng một cách rành rẽ là điều khiên cưỡng. Từ những trích dẫn trên, có thể đưa tới nhận xét rằng, dù ra đời hơn trăm năm trước và không ngừng được củng cố thì ý tưởng người Mường chuyển hóa thành người Việtcũng chưa thực sự thuyết phục. Những thắc mắc nảy sinh: 1. Nhận định: “Ngôn ngữ Tiền Việt-Mường đã xuất hiện ở vùng lưu vực sông Hồng cách đây khoảng 4000 năm. Tại đây, ngôn ngữ này đã tiếp xúc lâu dài với ngôn ngữ nhóm Tày cổ để hình thành ngôn ngữ Việt-Mường chung,” phải chăng là hữu lý? Bởi lẽ, 4000 năm cách nay, đồng bằng sông Hồng còn chưa được tạo lập, nên sự tiếp xúc của ngôn ngữ Tiền Việt-Mường với nhóm Tày cổ chỉ diễn ra tại miền núi, trung du Bắc Bộ và vùng đất cao của châu thổ sông Hồng. Do vậy, người nói ngôn ngữ Việt phải xuất hiện tại khu vực này trước chứ không phải ở đồng bằng sông Hồng! Trong khi trên thực tế, người Việt là chủ thể của đồng bằng? 2. Thực tế lịch sử cho thấy, những nhóm gọi là Tày cổ hiện nay cũng chỉ từ Trung Quốc di cư về vào thời Nguyên. 4000 năm trước, thứ ngôn ngữ Tày cổ đó chưa xuất hiện. Vì vậy không thể có chuyện nó “tiếp xúc với Tiền Việt Mường để sinh ra người Việt.” 3. Nếu: “ngôn ngữ Việt – Mường hiện nay và trước đây là ngôn ngữ chung của những tộc người thuộc cả hai nhóm loại hình nhân chủng Anhđônêdiên và Nam Á,” có nghĩa là, từ 2000 năm TCN, dân cư trên đất Việt Nam chỉ một chủng duy nhất Mongoloid phương Nam và ngôn ngữ Nam Á thì vì lẽ gì chỉ có người Mường chuyển thành người Việt? 4. Được tách ra từ Tiền Việt-Mường vì sao mà số lượng người Việt cực lớn, còn số lượng người Mường quá nhỏ, chỉ hơn 600.000 người? 5. Câu hỏi quan trọng: “Ngôn ngữ Việt – Mường cũng có một cội nguồn cổ xưa như những người Anhđônêdiên nguyên thủy nhất hay ngôn ngữ Việt – Mường hình thành muộn hơn trên cơ sở tiếp xúc và giao lưu giữa các cộng đồng người có thể khác nhau về tiếng nói, về nguồn gốc”, vẫn chưa có lời đáp! Đánh giá một cách công bằng, có thể cho rằng, là nhà ngữ học uyên bác, khi phát hiện sự tương đồng khá cao về tiếng nói giữa người Mường và người Việt đồng thời cũng nhận ra những yếu tố của ngôn ngữ Tày trong tiếng Việt, H. Maspéro đã đề xuất ý tưởng trên. Sau này, cảm nhận sự “hợp lý” của nó, các tác giả khác đã tiếp thu và phát triển, góp phần đưa tới một cách nhìn nhận về con người và tiếng nói Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên ngôn ngữ cũng như tư liệu metric (số đo) sọ, không phải là chứng cứ đáng tin cậy giúp phân định chủng người. Như nhà nhân học lớn nước Mỹ Jared Diamond khẳng định: “Những gì thuộc về con người mà chưa được di truyền học xác nhận, đều không đáng tin cậy.” Sang thế kỷ này, để giải quyết bài toán nguồn gốc người Việt, cần một công trình độ sộ vẽ bản đồgen người Việt. Trong khi chờ đợi kết luận cuối cùng từ công trình như vậy, tôi xin đưa ra một giả thuyết khác về nguồn gốc người Kinh. II. Nguồn gốc người Kinh theo cách nhìn mới. Trước hết cần xác định lại một số thuật ngữ. Các tài liệu hành chính hiện nay viết rằng, Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Đây là cách dùng từ không chuẩn do không phân biệt hai khái niệm tộc người hay sắc tộc (race) và dân tộc (nation). Dân tộc là cộng đồng người cùng một chủng tộc trong một quốc gia. Trong một quốc gia có một hay nhiều dân tộc với ý nghĩa chủng người. Tộc người là những sắc dân trong một chủng người. Sau năm 1954, ảnh hưởng của tài liệu dân cư học Trung Quốc cho rằng ở“Trung Quốc có 56 dân tộc anh em”, các nhà làm chính sách của Việt Nam cũng ghi trong hiến pháp: Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Tuy nhiên sau đó, phát hiện sai lầm, người Trung Quốc đã sửa: Trung Quốc có 56 tộc người thuộc năm dân tộc là Hán, Hồi, Mông, Mãn, Tạng. Trong khi đó, do chưa có sự phân định rõ ràng, Việt Nam vẫn giữ54 dân tộc trong các văn bản hành chính. Các tài liệu nhân chủng học cho thấy, từ 2000 năm TCN, dân cư Việt Nam gồm duy nhất chủng người Mongoloid phương Nam.Đến nay nước Việt Nam bao gồm một dân tộc duy nhất là dân tộc Việt. Kinh, Mường, Mán, Tày, Thổ, H’Mông, Dao, Khmer, Chăm, Bana, Êdê, Giarai… là những tộc người hay sắc tộc trong dân tộc Việt. Vì vậy, thuật ngữ NGƯỜI VIỆT dùng chỉ chung mọi tộc người bản địa Việt Nam. Người Kinh là một tộc người hay sắc tộc trong 54 sắc tộc Việt. Việc gọi người Kinh là người Việt là sai lầm, là sự tiếm xưng, đưa tới nhận thức lệch lạc: chỉ người Kinh mới là người Việt, còn các sắc tộc khác không phải là người Việt. Trước đây, do cách nhìn kỳ thị của chính quyền quân chủ, các sắc dân Việt này bị gọi miệt thị là man, mọi! Vì vậy, từ đây, tôi dùng thuật ngữ người Kinh thay cho người Việt trong thảo luận. Người Kinh là một tộc người (race) trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Do vậy, muốn tìm nguồn gốc người Kinh cần phải biết quá trình hình thành dân tộc Việt Nam. Tri thức của thế kỷ mới cho thấy, 70000 năm trước, hai đại chủng người Khôn ngoan Australoid và Mongoloid từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây họ hòa huyết sinh ra hai chủng người Việt cổ là Indonesian và Melanesian. Trong đó người Indonesian (Lạc Việt) giữ vai trò lãnh đạo về xã hội và ngôn ngữ. Ngôn ngữ Lạc Việt là tiếng nói chủ thể của cộng đồng. Khoảng 40000 năm trước, người Việt đi lên khai phá đất Trung Hoa và xây dựng nơi đây nền nông nghiệp phát triển. Khoảng 7000 năm trước, tại trung lưu Hoàng Hà, người Việt tiếp xúc với người Mongoloid phương Bắc, sinh ra chủng người Việt mới Mongoloid phương Nam. Khoảng 5000 năm trước, người Mongoloid phương Nam tăng nhân số, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà mà trung tâm là đồng bằng Trong Nguồn. Khoảng năm 2698 TCN, người Mông Cổ du mục do Hiên Viên lãnh đạo tấn công vào Trác Lộc, xâm chiếm đất của người Việt phía Nam Hoàng Hà, lập vương triều Hoàng Đế. Do cuộc xâm lăng này, người Việt từ lưu vực Hoàng Hà di cư xuống phía Nam, mang nguồn gen Mongoloid chuyển hóa di truyền dân cư Đông Nam Á sang Mongoloid phương Nam. Khoảng 2000 năm TCN, đại bộ phận dân cư Đông Nam Á trong đó có bán đảo Đông Dương được chuyển hóa thành người Mongoloid phương Nam. Chủng Lạc Việt Indonesian chuyển thành dạng Mongoloid phương Nam điển hình. Chủng Melanesian chuyển thành loại hình Indonesian hiện đại của chủng Mongoloid phương Nam. Tiếng Lạc Việt là ngôn ngữ chung. Như vậy, câu hỏi 5 ở trên được giải đáp: người Nam Á ra đời sau nhưng ngôn ngữ Nam Á (Lạc Việt) xuất hiện đồng thời với hai chủng người Indonesian và Melanesian trên đất Việt Nam.[8] Thời kỳ này đồng bằng sông Hồng và đồng bằng miền Trung chưa hình thành nên người Việt cư trú trên vùng trung du và rừng núi miền Bắc và miền Trung. Khoảng vài ba trăm năm trước Công nguyên, đồng bằng sông Hồng được bồi tụ cơ bản đồng thời nhờ nước biển rút, một châu thổ phù sa phì nhiêu xuất hiện [9]. Người Việt từ khắp nơi dồn về vùng đất mới: từ Thanh Nghệ ra, từ Hòa Bình, từ trung du và miền núi Bắc Bộ xuống và từ Trung Quốc trở về… Việt Nam bước vào văn hóa Đông Sơn muộn, lưỡi cày đồng ra đời, khiến năng suất nông nghiệp tăng, lương thực dồi dào. Nhờ vậy nhân số đồng bằng sông Hồng tăng nhanh. Do từ lâu người Việt đã cùng một chủng tộc nên tại đồng bằng, dân cư không có chuyển biến lớn về di truyền mà chỉ người Indonesian nhận thêm nguồn gen Mongolic để chuyển hóa thành dạng Mongoloid phương Nam điển hình. Cũng do sự tập trung này mà tại đồng bằng, ngôn ngữ Lạc Việt được củng cố. Tuy nhiên về sau do tiếp xúc rộng với nhiều nguồn dân cư nên ngôn ngữ có những yếu tố mới. Trong những người di cư về từ Trung Quốc, có nhóm Tày-Thái, người Hakka, người Hán… Họ là con cháu người Lạc Việt ra đi từ hàng vạn năm trước, sống và tạo lập văn hóa nông nghiệp trên lưu vực Hoàng Hà. Do biến động của lịch sử, họ trở thành dân cư của các vương triều Trung Hoa cũng như các tiểu quốc Việt còn độc lập với triều đình Hoa Hạ tại lưu vực Hoàng Hà. Từ thời Thương, Chu, chữ tượng hình được sử dụng khiến cho ngôn ngữ vùng Trung Nguyên trở nên đơn âm và hữu thanh hóa. Quá trình như sau. Chữ tượng hình từ 6000 năm trước được người Lạc Việt ở Nam Dương Tử chế ra để ghi âm những tiếng dùng trong bói toán, bùa chú, cúng tế. Tiếng Việt vốn đa âm nhưng chữ hình vẽ thì đơn lập, không thể ghép với nhau. Vì vậy, những tiếng muốn được ký âm buộc phải chuyển thành đơn âm như blời  trời  thiên; tlủ  sủ  trâu; krong  sông, rồng, long… Trong dân gian người Việt, từ lâu quá trình đơn âm hóa ngôn ngữ đã xảy ra. Khi nhà Ân chiếm đất An Dương của người Việt ở Hà Nam, phát hiện chữ Giáp cốt, đã tập trung phát triển loại chữ này. Sang thời Chu, chữ được phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi vào thời Chiến Quốc. Nhà Tần đã quy chuẩn hóa chữ vuông. Nhờ vậy, tiếng nói dân cư Trung Nguyên đơn âm hóa mạnh. Khi tiếng nói đơn âm thì cũng tự nhiên xuất hiện thanh điệu: chỉ cần đổi dấu thanh sẽ được tiếng mới với nghĩa mới. Thí dụ Thanh  Thành  Thánh  Thạnh… Khi di cư về Việt Nam, người Thái, người Hẹ (Hakka), người Hán… mang theo tiếng nói đơn âm và hữu thanh về, góp phần làm biến đổi tiếng nói của cộng đồng, khiến cho tiếng Việt trở nên đơn âm và có thanh điệu. Khi sáp nhập Âu Lạc với Nam Việt, nhà Triệu đem chữ Nho vào dạy và sử dụng ở nước ta. Nhất là từ sau cuộc xâm lăng của người Hán, chữ Nho thành quốc ngữ, được dùng trong hành chính và giáo dục, quá trình chuyển hóa tiếng Việt sang đơn âm và hữu thanh được tăng cường. Cùng với việc đô thị hóa, giao lưu thương nghiệp, văn hóa của đồng bằng mở rộng với khu vực nên dần dần hình thành một dạng dân cư mới sống ở đồng bằng, được gọi là người Kinh với nghĩa dân cư vùng kinh đô. Theo thời gian, người Kinh phân biệt với dân cư các vùng khác bởi tiếng nói, văn hóa, cách sinh hoạt, phong tục tập quán mà thành một sắc tộc riêng. Như vậy, người Kinh là sản phẩm của quá trình khai phá đồng bằng sông Hồng. Khi biển rút, đồng bằng mở ra, những phần tử ưu tú, năng động nhất trong các bộ lạc người Việt từ các vùng khác nhau kéo xuống khai thác đất mới. Mỗi nhóm người đóng góp phần tốt đẹp nhất của mình tạo nên một cộng đồng dân cư mới. Đồng thời mỗi sắc dân cũng hòa lẫn trong cộng đồng. Thí dụ tiêu biểu của việc này là sự kiện 40.000 tù binh người Chăm được đưa tới đồng bằng Bắc Bộ vào thời Lý. Nay con cháu họ là ai? Một thí dụ khác: Quảng Nam là địa bàn phân bố từ xa xưa của người Chăm. Nhưng vì nằm trên đường mở nước nên hơn 500 năm điễn ra cuộc tiếp xúc liên tục với người Kinh. Kết quả là phần lớn dân cư nơi đây được Kinh hóa, trở thành người Quảng Nam hôm nay… Vì thế, về mặt di truyền, không có chuyện chỉ riêng người Mường phân hóa thành người Kinh mà do tiếng Mường giữ được nhiều nhất yếu tố ngôn ngữ Lạc Việt nên khi so sánh ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học ngộ nhận cho rằng chỉ có người Mường phân hóa thành người Kinh. Cũng vậy, hiện tượng đơn âm và hữu thanh của tiếng Kinh được ảnh hưởng từ nhiều nguồn: người Tày-Thái, người Hẹ, người Hán… từng có mặt tại đồng bằng nhưng rồi những dòng người này bị đồng hóa, hòa tan trong dân cư đồng bằng, không để lại dấu vết. Trong khi đó một số nhóm Tày-Thái Tây Bắc, di cư về muộn hơn nhưng do sống khá biệt lập, đã bảo lưu được phong tục tập quán và tiếng nói hình thành trên đất Trung Hoa nên khi phát hiện ra, các học giả cho rằng,người Mường tiếp thu ngôn ngữ của nhóm Tày cổ để biến thành người Kinh. Trong khi thực tế không phải vậy. Quá trình tương tự cũng diễn ra tại đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh. Vùng đồi núi Thanh-Nghệ là nơi cư trú sớm nhất của người Việt cổ từ thềm lục địa đi lên, nên là nơi phát tích của dân cư Việt Nam. Khi đồng bằng miền Trung hình thành từ phù sa sông Cả, sông Mã, sông Chu, các dòng người cũng tập trung về đây, hòa huyết và hòa nhập văn hóa sinh ra cộng đồng người Kinh miền Trung. Do sinh ra từ miền đất cổ nên phương ngữ miền Trung là phương ngữ cổ xưa nhất của Việt Nam. Phương ngữ miền Trung được chia cho phương ngữ đồng bằng sông Hồng và phương ngữ miền Nam. III. Kết luận “Người Tiền Việt-Mường tiếp xúc với nhóm Tày cổ sinh ra người Kinh…” là câu chuyện hư cấu kéo dài hơn thế kỷ. Tiền Việt-Mường chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng. Ngay cả chuyện ngôn ngữ Tày cổ góp phần làm nên tiếng Việt cũng không có thực. Từ quá trình hình thành dân cư Đông Á với những bằng chứng khảo cổ học, văn hóa học, ngôn ngữ học, cổ nhân chủng học, di truyền học và toàn bộ lịch sử Đông Á, ta có thể chắc rằng, người Kinh là tổng hòa những dòng di cư người Việt tới chiếm lĩnh đồng bằng sông Hồng bắt đầu từ khoảng 500 – 300 năm TCN. Sau nhiều vạn năm sống trên dải đất hẹp của trung du và rừng núi, đồng bằng sông Hồng khi nước rút, trở thành đất hứa thu hút những con người năng động quả cảm nhất trong các bộ tộc Lạc Việt kéo về khai phá. Trong những người di cư này, người Việt từ Trung Quốc trở về có vai trò đặc biệt. Cùng với tiếng nói đơn âm và thanh điệu, họ mang về đất tổ những con người tài năng với kinh nghiệm quý giá của cuộc sống năng động phía Bắc. Ta còn nhớ, năm 43 sau khi diệt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã thi hành cuộc diệt chủng tàn khốc. Ông bắt 300 gia đình quý tộc hàng đầu của Âu Lạc (khoảng 3000 tới 4000 người) đi đày ở huyện Linh Lăng Nam Dương Tử. Mất tầng lớp ưu tú nhất, Âu Lạc như rắn mất đầu, hầu như không còn năng lực để vươn dậy. Phải 200 năm sau mới có cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh. Cũng phải 200 năm nữa mới có cuộc vùng dậy của Lý Bí, là hậu duệ đời thứ bảy của một người Giang Nam di tản thời Tây Hán. Đinh Bộ Lĩnh là con Đinh Công Trứ, Quyền Thứ sử Hoan châu kiêm Ngự Phiên Đô Đốc, một vị quan từ Giang Nam tới. Rồi tổ tiên những dòng vua rực rỡ nhất trong sử Việt như Lý, Trần cũng thuộc những lớp người di tản này… Là lứa con út của đại tộc Việt, người Kinh không chỉ thụ hưởng phần đất hương hỏa trù phú nhất của tổ tiên mà còn nhận được phẩm chất di truyền cùng văn hóa ưu việt từ giống nòi. Cũng như nước từ các sông suối tạo thành biển, các tộc người Việt gặp nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng miền Trung hình thành người Kinh. Nhờ vậy, người Kinh trở thành tộc người tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Giả thuyết trên có thể phù hợp nhất với sự thực lịch sử. Tuy nhiên, như lời của Jared Diamond: “chỉ khi được di truyền học kiểm chứng mới đáng tin.” Mong rằng ngày sự thực được chứng minh không còn xa. (Saigon-Gia Định: Đất & Người) Tài liệu tham khảo: H. Maspéro. Etude sue la phonétique historique de la langue annamite. BEFEO, T.XII Hanoi 1912 (dẫn theo Nguyễn Đình Khoa) V. Goloubew. Le peuple de Dong Son et les Muongs. Catrier de I’Ecole frse, No 10 -1937 (dẫn theo Nguyễn Đình Khoa) Nguyễn Thế Phương. Tiếng Mường và mối liên quan về nguồn gốc giữa người Mường và người Kinh Tập san Văn Sử Địa, số 42 năm 1958. Hà Văn Tấn, Phạm Đức Dương. Về ngôn ngữ tiền Việt-Mường. Dân tộc học, số 1-1978. Nguyễn Tài Cẩn – Thử phân kỳ lịch sử 12 thế kỷ của tiếng Việt. Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần I Hà Nội 1988. Nguyễn Đình Khoa – Nhân chủng học Đông Nam Á. (NXB DH&THCN, H. 1983) Przyluxki R – Les Langues sino-tibetanes. Les Langues du monde,1924 (dẫn theo Nguyễn Đình Khoa) Hà Văn Thùy – Tiến trình lịch sử văn hóa Việt. SG xuất bản. Amazon.com Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam. Khảo cổ học đồng bằng sông Hồng. http://caf.vass.gov.vn/noidung/nghiencuukhoahoc/Lists/NghienCuuKhoaHoc/view_detail.aspx?iDCapCoQuan=47&ItemID=1714
  25. Để cho ai đó khỏi bị ‘giật mình’ khi đọc phải tựa đề bài viết, tôi xin nói rõ ‘đi’ ở đây có nghĩa là đi dự hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và gặp gỡ Tổng thống Obama tại California – Sunnylands trong 2 ngày 15-16 tháng 2-2016. Ông Dũng tham dư thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tai Sunnylands-California-15-16/2-2016.-Ảnh: VN Economy Thoạt tiên, ngay sau Đại Hội-XII-ĐCSVN, hôm thứ Hai 1-2-2016 Nhật Báo Văn Hóa đưa tin:“Theo nguồn tin nội bộ Việt Nam khả tín ‘thì Thủ Tướng VNCS’ Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua Mỹ phó hội Obama tại điền trang Sunnylands vào hai ngày 15-16-2-2016. Như vậy ĐCSVN đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay Thủ Tướng Dũng…”’ Hôm 11-2-2016 qua điện thư của Nhật Báo Văn Hóa, tôi mới hay rằng: “Tân Ủy Viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ nói gì với T.T. Obama tại Sunnylands?”. Nhờ thế tôi mới biết tân ủy viên B.C.T, Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh sẽ thay thế ông Dũng tham dự hội đàm với TT Obama tại Sunnylands. Điều này làm tôi suy nghĩ và thầm trách ông Dũng tại sao ông lại từ chối gánh vác một sứ mệnh rất quan trọng: Cùng các nước ASEAN đối thoại với Tổng thống Hoa Kỳ để xây dựng mối quan hệ Kinh tế và Quốc phòng kiến tạo niềm tin chiến lược giữa Mỹ và khối ASEAN vì nền hòa bình bền vững tại khu vực Đông Nam Á, để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và phát triển kinh tế. Hơn thế nữa đây là một hội nghị có lợi cho Việt Nam trong bầu không khí đầy phấn khởi của Hiệp định Thương mại Tư do xuyên Thái Bình Dương – TPP – vừa được ký kết xong tại New Zealand. Với VN, chính ông Dũng là người cha đẻ của Hiệp định Thương mại này. Và người điều hợp buổi họp về phía ASEAN tại Sunnylands có thể là ông Lê Minh Lương, đương nhiệm Tổng Thư Ký của khối ASEAN. Do đó tôi hy vọng rằng việc Thủ tướng Dũng không được tham dự thượng đỉnh tại Sunnylands là việc hoàn trái với đường lối chủ trương của ông. Có lẽ ông Dũng bị “cúp giấy phép” bất ngờ vào giờ cuối từ các cấp lãnh đạo của ĐCSVN, mặc dầu ông Dũng vẫn còn là đương nhiệm Thủ Tướng Việt Nam mãi đến cuối tháng 5-2016. Trong khi đó, trang mạng BBC-hôm 12-2 cũng cho hay thủ tướng sắp mãn nhiệm kỳ, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không đến tham dự thụợng đỉnh Mỹ ASEAN tai Sunnylands ở California, Mỹ. Tân ủy viên Bộ Chính Trị, Phó Thủ Tương, Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh sẽ là người thay thế ông Dũng tham dư hội nghị này. Hiên nay không ai rõ lý do nào đã khiến ông Dũng quyết định không đi Mỹ. Có tin cho rằng ông Dũng vì “bận việc”. Nhưng cũng trong cùng ngày 12-2 (tại Hà nội), trang mạng BBC lại cho hay: Thủ Tướng Dũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở California, sau nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ vì phía Mỹ muốn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tham gia hội nghị Sunnylands. Mặc dầu phía Mỹ họ không nhắc đến cụ thể là ai, nhưng các nhà quan sát hiểu ngay rằng họ muốn gặp đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Được biết, một chuyên viên đại diện bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã điện đàm với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 12 tháng 2. Trước đó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Ted Osius cũng xin gặp phía VN để thuyết phục về vấn đề này. Đến chiều ngày 12-2 (tại Hà Nội) phía Việt Nam cho Mỹ hay vào giờ chót có thay đổi: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ lãnh đạo phái đoàn Việt Nam tham dự thượng đỉnh Mỹ-Asean tai California trong hai ngày 15-16 tháng 2-2016. Được biết Phó Thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao Phạm bình Minh cũng có mặt trong phái đoàn. Dĩ nhiên các nhà quan sát cũng như dân chúng Việt Nam đều ngạc nhiên trước sự dùng dằng phi lý của các cấp lãnh đạo của ĐCSVN trong quyết định ông Dũng, một ông thủ tướng sắp mãn nhiệm kỳ vào cuối tháng 5-2016, không được quyền đại diện cả nước để tham dự thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và gặp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại California. Theo đúng nguyên tắc và hiến pháp, nhân viên hay lãnh đạo các Bộ, Ngành phải chu toàn, phải thực hiện toàn diện chức năng, và trách nhiệm đã được đề ra cho đến giờ phút cuối cùng chuyển giao nhiệm vụ trách nhiệm cho người kế nhiệm. Nghĩa là đương nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có quyền cũng như có bổn phận tham gia thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tai California hôm 15-16 tháng 2-2016. Nhưng dựa trên thể chế hiện hành tại Việt Nam, công tác nhân sư là công tác của Đảng. Mà Đảng là một tập thể có nhiểu ý kiến khác nhau và thay đổi tùy theo hoàn cảnh lịch sử và điều kiện xã hội. Nghĩa là ĐCSVN có quyền tước đoạt quyền hạn của Thủ tướng Dũng trước khi mãn nhiệm kỳ khi họ không tin vào sự trung thành của ông Dũng với chủ nghĩa Mác Lênin. Nhưng cuối cùng ĐCSVN đã phải nhượng bộ để cho Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đến Mỹ tham gia thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và gặp gỡ đối thoại với tổng thống hoa kỳ Barrack Obama. Oái oăm và khốn nạn thay, sự nhượng bộ này lại đến từ áp lực của Mỹ, của Washington chứ không phải đến từ sự giác ngộ của các cấp cao lãnh đạo của ĐCSVN, với vị thế, quyền lợi và bổn phận của đương nhiệm Thủ tướng, ông Nguyễn tấn Dũng. Ở một diện khác, kể từ khị sau Đại Hội XII của ĐCSVN cho đến nay, việc nhượng bộ của ĐCSVN trước yêu cầu của Washington hôm 12-2-2016 là biểu hiện đậm nét ảnh hưởng của Chính phủ Mỹ trên đường lối và chính sách ngoại giao của Chính phủ Việt Nam hiện hành, là điều có thật… Trong hiện tình chỉ còn hai ngày nữa hy vọng Hà Nội sẽ không có gì thay đổi về vấn đề nhân sự đối với cuộc gặp gỡ với Tổng thống Mỹ tại thượng đỉnh Mỹ-ASEAN. Nếu được như vậy, đây là lần cuối Thủ tướng Dũng gặp Tổng thống Obama trước khi mãn nhiệm kỳ vào cuối tháng 5 này. Và cũng theo nguồn tin của bộ Ngoại giao Mỹ, đây là cơ hội lần cuối mà Tổng thống Obama có thể gặp các lãnh đạo cấp cao của khối ASEAN, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước khi ông mãn nhiệm kỳ vào đầu tháng 2-2017. Chúng ta mong đợi Tổng Thống Obama và yêu cầu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa vì 2 dân tộc Mỹ Việt, sẽ làm hết sức mình trong việc thiết lập, củng cố mối quan hệ kinh tế chính trị quân sự và kiến tạo cho bằng được niềm tin chiến lược giữa Mỹ và ViệtNam vì nển hòa binh an ninh bền vững của khu vực và thế giới, để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ, để phát triển kinh tế và sự phồn vinh của đất nước, đưa hai dân tộc Việt Mỹ đồng hành cùng nhân loại tiến bộ trong những năm tháng sắp tới… Đào Như [email protected] Oak park, Illinois, USA (Ba Sàm)

×
×
  • Create New...