Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39160
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Mở đầu một năm mới, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã kích hoạt chiến dịch tự ứng cử quốc hội bằng những nội dung không thể gọi là “hứa cuội” như giới đại biểu quốc doanh. Tiến sĩ Nguyễn Quang A . Hình Internet Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng người đầu tiên tuyên bố tự ứng cử vào Quốc hội Việt Nam kỳ bầu cử khóa 14 tháng 5/2016. Ông là một trong những nhà hoạt động nhân quyền có chiều sâu nhất của Xã hội dân sự Việt Nam. Khác hẳn với gần 500 đại biểu quốc hội chỉ biết cúi đầu bấm nút, ông Nguyễn Quang A là một trong những ứng viên độc lập đưa ra được chương trình hành động cụ thể và thiết thực với người dân. Trong cương lĩnh hành động của ông, đáng chú ý là một số nội dung sau: - Xây dựng thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thực thi các quyền con người và các quyền hiến định của mình, cụ thể là hủy bỏ mọi điều khoản trong Hiến Pháp và luật hiện hành vi phạm các quyền con người, vi phạm các luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và có nghĩa vụ thi hành; xây dựng luật về đảng, luật biểu tình, luật về quyền tự do lập hội, luật về quyền tiếp cận thông tin, luật về quyền tự do báo chí, xuất bản, tín ngưỡng, … (chứ không phải luật để quản lý, cản trở các quyền tự do đó); đảm bảo sự độc lập và kiểm soát lẫn nhau của ba nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp). - Sửa đổi các luật về kinh doanh và luật dân sự để đảm bảo tuyệt đối tôn trọng quyền sở hữu tư nhân (kể cả quyền sở hữu đất đai), tháo dỡ mọi rào cản đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, chống độc quyền, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Sửa đổi các luật về giáo dục, y tế, an toàn thực phẩm, phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo ai cũng được học hành, được bảo vệ sức khỏe và được hưởng phúc lợi xã hội phù hợp với sự phát triển kinh tế. - Giám sát và động viên nhân dân giám sát buộc các tổ chức và quan chức (nhất là các quan chức nhà nước) tuân thủ pháp luật. Một trong những hoạt động quan trọng nhất của dân biểu là nghiên cứu và làm luật. Nhưng không phải theo cách “làm luật” vốn có của Quốc hội Việt Nam, tức để cho các bộ ngành phụ trách các vấn đề liên quan tự dự thảo luật và trình Quốc hội, còn Quốc hội chỉ tổ chức “thẩm định” rồi cơ bản là thông qua. Những dân biểu làm luật có trách nhiệm luôn phải độc lập với các cơ quan bộ ngành “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Đơn cử, nếu không xem xét và thẩm định kỹ, một dự luật của Bộ công an về quyền điều tra của công an xã đã được thông qua từ năm 2015, dẫn đến tình trạng “tự chết” của dân trong đồn công an bùng nổ. Hoặc cũng Bộ công an đã từng dự thảo về quy định điều tra viên được ghi âm, ghi hình luật sư bào chữa, nhưng nội dung này đã vi phạm nghiêm trọng quyền con người ở Việt Nam. Mới đây, Bộ công an lại tiếp tục ban hành một thông tư cho phép cảnh sát giao thông được trưng dụng tài sản, phương tiện của người dân. Sát thời điểm thông tư này có hiệu lực, chỉ nhờ vào sự phản ứng rất mạnh mẽ của truyền thông xã hội, cùng sự lên tiếng theo lối “phản biện kín đáo” của báo chí cùng giới chuyên gia nhà nước, thông tư này mới phải điều chỉnh: cảnh sát giao thông chỉ được quyền trưng dụng tài sản của dân khi có quyết định của bộ trưởng công an. Những ứng viên độc lập như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bằng chương trình hành động cụ thể rất gần gũi với quyền dân và lời hứa không hề “cuội” của mình, đang trực tiếp khiến cho giới đại biểu quốc hội quen “gật’ phải xấu hổ vì thói ngủ ngày của họ. Lê Dung (SBTN)
  2. Sau sáng kiến ngày 05/02/2016 của tiến sĩ Nguyễn Quang A, kêu gọi: Hãy ứng cử để biến quyền hão dần dần thành quyền thực và giúp ông Trọng chứng minh “dân chủ đến thế là cùng”, phong trào hưởng ứng đang tạo ra một không khí sinh hoạt khác thường, chưa bao giờ có trong lịch sử sinh hoạt xã hội tại Việt Nam. Đây trước hết là một đợt học tập lớn, bồi dưỡng các kiến thức, hiểu biết, đồng thời cung cấp nhận dạng các biểu hiện trên thực tiễn xã hội, các hình thức hoạt động của một xã hội dân chủ thực chất, dù mới chỉ một nét chấm phá, khác với loại dân chủ XHCN tồn tại nhiều năm nay. Nó là một cú hích cho giấc ngủ triền miên bao nhiêu năm của dân chúng Việt, một cú chích làm con trâu Cộng sản sẽ phải lồng lên, như Ruồi Trâu (*). Nhưng cùng với sự hứng khởi có được nhờ sự bùng phát có tính cách mạng đối với một tiềm thức quy phục, chấp nhận sự áp đặt, sự thần phục đã thành nếp, thành thói quen, cùng với một thực tế thái độ thờ ơ “mặc kệ nó”, đã làm tê liệt mọi phản ứng của xã hội, lại đang xuất hiện một dòng ý kiến kêu gọi tẩy chay bầu và ứng cử. Cần phải nói ngay rằng, sự xuất hiện các dòng tranh luận khác nhau là tự nhiên, là không thể tránh khỏi. Đó cũng chính là thực tiễn dân chủ. Nhưng xét cho cùng thì cả hai dòng tranh luận này, trong khi chảy theo chiều ngược nhau, lại có chung một mục tiêu là làm thay đổi chế độ dân chủ giả hiệu hiện tại của đảng cộng sản Việt Nam, dân chủ XHCN hay dân chủ độc đảng. Cùng có mục tiêu cuối cùng như nhau, nhưng phương pháp đi, và phương tiện dùng để đi tới đích không nhất thiết phải giống nhau. Chúng ta hình như đã thống nhất về mặt nguyên tắc (hiện không còn tranh luận nữa), rằng Dân chủ hóa xã hội Việt Nam là một cuộc cách mạng thực sự, thay đổi hoàn toàn và triệt để tư duy cộng sản độc đảng, thay đổi nền tảng tư tưởng chính trị văn hoá của nhà nước và xã hội Việt Nam, nhưng không thông qua bạo lực, một cuộc cách mạng phi bạo lực. Nói đúng ra nó không mang tính Cách mạng theo quan niệm là một cuộc lật đổ thô bạo. Tiến sĩ Nguyễn Quang A không thích từ Cách mạng, nhất là hiện nó vẫn hàm ý lật đổ theo định nghĩa của Mác. Trả lời phỏng vấn của Tạp chí Phía trước, Ông đã nói: “Xã hội là một hệ thống rất phức tạp và những thay đổi (nhất là thay đổi chính trị) luôn rất khó lường. Chúng ta có thể dự đoán xu hướng dài hạn khá dễ, song trong ngắn hạn, hầu hết những dự đoán đều rất khó. Và những biến đổi có ý nghĩa to lớn không thể xảy ra nếu không có vô vàn những thay đổi nhỏ xảy ra trước đó, rồi đột ngột nó “lật” trạng thái (mà người ta hay gọi là “cách mạng” nhưng tôi ghét từ này). Người ta đã nghiên cứu rất nhiều và khá kỹ hiện tượng “lật” trạng thái như vậy trong các hệ thống phức tạp dưới các thuật ngữ như tipping phenomenon (hiện tượng lật). Hiểu là hiệu ứng domino như bạn nói cũng có phần đúng, song tôi không thích dùng từ đó, tôi ưa tipping hơn, giống như cái cân nhạy ở trạng thái cân bằng chỉ cần cho thêm một chút vào một bên là nó lật nghiêng sang bên đó. Hiện tượng tipping rất quan trọng trong bất kỳ hệ thống phức tạp nào và vô cùng quan trọng trong những thay đổi xã hội và chính trị. Cho nên tôi khuyên các bạn hãy tìm hiểu kỹ nó. Hãy kiên trì làm những việc nho nhỏ và nó có thể mang lại những ý nghĩa hết sức lớn (vì không có chúng thì không thể có sự thay đổi lớn có ý nghĩa và thiếu chúng thì sự thay đổi lớn chưa chắc đã bền vững)”. Như vậy theo ông “chỉ cần cho thêm một chút vào một bên là nó lật nghiêng” tức là làm nó thay đổi, cũng là làm cách mạng. “Tôi không đặt việc trúng cử, hay vào sâu các vòng sau là mục tiêu chính. Tôi muốn dấy lên một phong trào để người dân học hỏi, các cơ quan nhà nước cũng phải học hỏi, từ đó tác động thay đổi nhận thức một cách từ từ”. Đây là cách đi của ông. Nhưng có nhiều người trong chúng ta đang cổ súy cho phương thức thứ hai là tẩy chay. Cũng phải nói ngay rằng, đây là phương thức không mới, nó được tranh luận từ rất lâu, và đượ củng hộ bởi nhiều người, nhiều nhà hoạt động vận động dân chủ, nhất là những người có xuất xứ ít nhiều liên quan tới chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Rất dễ hiểu khi tồn tại một tư tưởng từ chối tất cả những gì được gọi là của kẻ thù. Khi thừa nhận tính chính nghĩa của phía này, thì những gì thuộc phía kia phải là phi nghĩa. Ứng cử là việc tự mình, tình nguyện tham gia với chính quyền, đồng nghĩa với việc thừa nhận tính chính danh của chính quyền đó, là một cách giúp kéo dài sự tồn tại của nó, phản bội lại nguyên tắc bất thừa nhận, bất hợp tác. Phương thức này không sai, nhưng thiếu tính khả thi, và thực tế nhiều năm đã chứng minh rằng phương thức này không đem lại hiệu quả. Nếu tẩy chay nghĩa là không tham gia, không ủng hộ, và mặc kệ cho chính quyền muốn làm gì thì làm, chúng ta, những người dân chỉ không thừa nhận nó là đủ, thì đây chính là mục đích của chế độ, chính là mong muốn mọi việc để “Nhà nước lo” của đảng cộng sản. Mục đích của Bầu cử Quốc hội là thông qua một tổ chức giả danh, đại diện cho quyền lực của nhân dân để hợp thức hóa quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Mọi thủ đoạn từ việc tự cho mình quyền được chỉ đạo trước cơ cấu thành phần tới số lượng đại biểu, tới việc giao cho Mặt trận Tổ Quốc làm ra hiệp thương để thực hiện ý định chỉ đạo, lợi dụng danh nghĩa bảo đảm tất cả mọi người dân, mọi thành phần, mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, mọi trình độ… đều phải có tiếng nói, trong khi số lượng đại biểu là có hạn, lại phải bảo đảm đại biểu là Trung ương uỷ viên, phải chiếm số lượng đủ để chi phối mọi hoạt động của Quốc hội: “bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ, người dân tộc thiểu số; có tỷ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân…“. Với cơ cấu như thế này, âm mưu không che đậy của lãnh đạo đảng cộng sản là biến Quốc hội thành nơi chỉ để truyền đạt các quyết định của đảng. Các đại biểu không phải là đại diện trí tuệ của dân để tham gia vào việc lập pháp và hoạch định chính sách, mà chỉ đơn thuần là người tiếp nhận sự truyền đạt các quyết định có sẵn và ký vào nghị quyết như một cam kết thực hiện. Ông Nguyễn Sinh Hùng đã từng nói, “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?”. Một Quốc Hội không biết các quyết định của Chính phủ đúng hay không đúng vẫn phê chuẩn và khi sai thì tự chịu trách nhiệm, không phải là trách nhiệm của đảng. Đó là thiết kế quốc hội mà đảng muốn có và tìm mọi cách để có. Không có người ngoài can thiệp vào quá trình hình thành ra Quốc Hội là mong muốn của đảng để tự tung tự tác, và thực tế từ trước đến nay vẫn là như vậy, đảng một mình một cỗ. Việc tẩy chay dĩ nhiên không làm cho việc tổ chức bầu cử không thực hiện được, mà là tạo chỗ trống, bôi trơn cho việc thực hiện được thực hiện dễ dàng hơn và đúng thiết kế hơn. Lịch sử từ hơn nửa thế kỷ nay vẫn vậy. Chính quyền này đã mặc nhiên tồn tại, mặc nhiên khuếch trương quyền thế, mặc nhiên tích tụ công cụ quyền lực, chỉ nhờ sự bất hợp tác, không can dự của phần còn lại của quần chúng bị trị. Nó không chết vì bị tẩy chay, mà ngược lại, nó mạnh lên nhờ tẩy chay, nhờ một mình một cỗ. Chẳng nhẽ quy cho dòng tranh luận này, quy cho những người cổ suý cho tẩy chay là tay sai cho cộng sản? Dù không phải là tất cả, nhưng chắc chắn là có. Sẽ có những phần tử ăn lương của chính quyền như các dư luận viên, hay công an giả dạng côn đồ. Khẩu hiệu của họ sẽ là “Không hợp tác với cộng sản, hãy để mặc chúng muốn làm gì thì làm”. Cũng có người vô tội, tẩy chay chỉ vì quá ghét. Nhưng kể cả họ vô tội, họ cũng vô tình thành người có lợi cho cộng sản. Không, chúng ta phải cho những người cộng sản biết rằng, dân chúng không chỉ là một dãy số không. Chúng ta hoàn toàn có quyền hưởng những gì mà thượng đế ban cho tất cả. Chúng ta không xưng tụng bạo lực. Chúng ta không xưng tụng hận thù và chia rẽ. Mọi thứ chủ nghĩa, mọi đức tin đều có chỗ đứng bình đẳng trong thế giới của chúng ta. Chủ nghĩa cộng sản bản thân nó không có lỗi, nó chỉ là một hiện tượng xuất hiện trong một thời gian có hạn trong quy trình phát triển tiến hóa của loài người. Nó muốn thống trị thế giới bằng ý chí của một nhóm cá thể cổ hủ. Nó sẽ biến mất, vì nó không đi cùng chiều với quy luật tiến hóa. Chúng ta sẽ tích cực dấn thân tự nguyện tham gia để giúp nó biến mất một cách ôn hoà, càng nhanh càng tốt, nhưng không thể đốt cháy giai đoạn, không thể quá nôn nóng. Hãy nhắc lại lời của tiến sĩ Nguyễn Quang A, người khởi xướng và đang dẫn đầu phong trào có thể gọi là cách mạng này: “… Hãy kiên trì làm những việc nho nhỏ và nó có thể mang lại những ý nghĩa hết sức lớn“. Bùi Quang Vơm *Tác giả gửi bài viết đến TTHN ____ (*) Ruồi Trâu là tên một cuốn tiểu thuyết của Ethel Lilian Voynich, trong đó nhân vật chính Arthur Rivarez là một nhà cách mạng có mật danh là Ruồi Trâu: “Ta nguyện làm con ruồi đốt cho cái xã hội này lồng lên“.
  3. Chương 3: Vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược Ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được lệnh triển khai quân đội ở biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng 1 chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với “lực lượng áp đảo.” Nhiều binh sĩ Trung Quốc đồ đoán rằng Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam và không rõ họ sẽ đánh thắng hay không. Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Vì vậy, không có sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cách mạng văn hóa đã làm cho tinh thần và tiếng tăm của PLA xuống mức thấp nhất từ truớc tới giờ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết chắc về khả năng chiến đấu của PLA. Trong mớ mơ hồ và không chắc chắn đó, Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt tay vào việc vạch kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Việt Nam. [Chương này nghiên cứu việc PLA thực hiện các hoạt động xâm lược ở cấp chiến dịch và chiến thuật trong bối cảnh lịch sử thời Chiến tranh Lạnh]. Trung Quốc chưa từng lập kế hoạch đánh VN, và quân đội Trung Quốc chưa bao giờ chuẩn bị cho một hành động quân sự như vậy truớc đây. Lực luợng vũ trang Trung Quốc quân số thiếu, trang bị kém và huấn luyện tồi. Khó khăn nghiêm trọng nhất là sự thiếu nhiệt tình trong đội ngũ binh lính. Nhiều lính không hiểu tại sao họ lại đi tấn công một nuớc có vẻ giống như - và thường được so sánh với - nuớc “đàn em” của Trung Quốc. PLA đã phát triển cách tiếp cận riêng về chiến tranh và kiểu cách độc đáo riêng về thể chế. Phần lớn sự kế tục tìm thấy trong học thuyết, chiến lược, và khái niệm hoạt động quân sự của PLA được dựa trên việc tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa Mao, ngay cả khi đánh nhau với một kẻ thù yếu như Việt Nam. Tư tưởng quân sự của Mao, “hệ thống công tác chính trị” của PLA và việc huy động xã hội phục vụ các hành động quân sự đều đóng vai trò quan trọng trong chỉ đạo lập kế hoạch và chuẩn bị cho cuộc xâm lược. Các đặc điểm về thuật dùng binh của PLA trong các chiến dịch quân sự trong cuộc xâm lược này cho thấy trước cả tính kế tục và những thay đổi trong nhiều năm tới. Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống Việt Nam là một công cuộc tầm cỡ quốc gia phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của lãnh đạo Trung Quốc. Các di sản lý luận và thể chế của PLA Năm 1979, các sĩ quan cấp cao của PLA vẫn là các tướng của Mao, có kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh chống Nhật, nội chiến với Quốc Dân đảng, và chiến tranh Triều Tiên. Họ đã nằm lòng cách tiếp cận của Mao đối với xung đột. Trong lập kế hoạch và chuẩn bị xâm lược Việt Nam, họ theo đúng các nguyên tắc do lãnh tụ này đề ra hồi thập niên 1930 và 1940. Lệnh của Quân Ủy Trung Ương (Quân Ủy Trung Ương) có chứa một số những nguyên tắc này như yêu cầu hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh “tập trung lực lượng vượt trội”, dùng chiến thuật “bao vây và thọc suờn”, và đánh một “trận đánh hủy diệt” quyết định. Hiểu cách PLA áp dụng các di sản về lý luận và thể chế của Mao trong giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 đòi hỏi chúng ta phải xem xét chính di sản này. Tư duy quân sự của Mao tập trung vào cách làm thế nào để một lực lượng kém về vũ khí, trang bị lẫn huấn luyện lại có thể đánh bại một đối thủ vượt trội. Thực chất của cách tiếp cận của ông là tạo ra một môi trường chính trị để huy động cả nước và tập hợp sự ủng hộ trong nhân dân cho một cuộc chiến tranh kéo dài. Một nguyên tắc cốt lõi về lý luận mà Mao vận dụng trong cách tiếp cận chiến tranh của ông là “phòng thủ tích cực” (jiji fangyu/积极防御 - tích cực phòng ngự) thông qua việc “kiên quyết đánh” bằng cách sử dụng ba nguyên tắc hoạt động chủ động, linh hoạt, và có kế hoạch. Thứ nhất, ông tin rằng nắm lấy và giữ đuợc thế chủ động là cốt yếu đối với một lực lượng yếu hơn trong cuộc chiến bất cân xứng. Thứ hai, ông khẳng định rằng sự linh hoạt là cốt yếu để đạt được sự chủ động hoạt động. Thứ ba, ông cho rằng việc lập kế hoạch rõ ràng và có những thay đổi cần thiết sau này trong cuộc chiến sẽ giúp vượt qua những nhầm lẫn, những chỗ tối tăm, và không chắc chắn riêng biệt của cuộc chiến. Mao tin rằng việc áp dụng những nguyên tắc này đòi hỏi phải có các chỉ huy biết “sử dụng mọi phương pháp có được trong tiến hành trinh sát” và “lọc lựa thông tin” bằng cách “loại cái râu ria, chọn cái cốt yếu; bỏ cái giả, giữ cái thật” và sau đó “xử lý từ cái này đến cái khác và từ ngoài vào trong.” Bằng cách xem xét cẩn thận các mối tương quan giữa các điều kiện của quân đội của chính mình và của quân đội đối phương, một chỉ huy khôn ngoan có thể “đạt tới kết luận, quyết định, và đề ra kế hoạch của mình.” Vào cuối những năm 1940, khi lực lượng cộng sản đang phát triển về quy mô và sức mạnh sau hơn mười năm chiến đấu chống lại thù trong giặc ngoài, Mao xác định lại chiến lược quân sự và lý luận hoạt động của Trung Quốc, rút ra bốn nguyên tắc bổ sung: (1) tiêu diệt sức mạnh thực tế của đối phương (yousheng liliang/有生力量: hữu sinh lực lượng) chứ không phải là chiếm giữ một thành phố hoặc một nơi; (2) Tập trung lực lượng vượt trội (jizhong youshi bingli/集中优势兵力: tập trung ưu thế binh lực) với các cuộc tấn công trực diện và bọc suờn đồng thời tránh bị sa lầy vào một cuộc chiến tiêu hao; (3) tạo ra các chuẩn bị đảm bảo chiến thắng trong bất kỳ tình huống nào; (4) chiến đấu anh dũng trong các trận đánh liên tục mà không sợ hy sinh hay mệt mỏi. PLA đã sử dụng những nguyên tắc quân sự này giành chiến thắng năm 1949 khi chống lại chế độ Quốc dân đảng, và các nguyên tác này đã trở thành đặc điểm lâu bền về kiểu cách chiến thuật và hoạt động của PLA. Kể từ khi Hồng quân thành lập vào cuối những năm 1920, Mao đã đặt nặng tầm quan trọng quyền kiểm soát tuyệt đối của ĐCSTQ đối với quân đội. Ông cổ vũ việc lồng tổ chức đảng bên trong quân đội ở tất cả các cấp để đảm bảo rằng quân đội sẽ theo đúng đường lối của ĐCSTQ. Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò của đảng ở cấp đại đội. Bởi vì quân đội của ông rất yếu và đang gánh chịu vô vàn khó khăn, Mao tin rằng chỉ có một quân đội chính trị hoá mới có thể giữ vững đạo đức và duy trì tinh thần đoàn kết trong binh lính. ĐCSTQ phải đóng một vai trò tích cực và quyết định trong việc đưa ra các quy tắc, quy định và quyết định cho quân đội. Binh lính phải hành động theo lệnh của đảng thay vì lệnh của cá nhân nguời chỉ huy. Cách nghĩ này đã dẫn đến việc tạo ra một kiểu thể chế đặc biệt trong lực lượng vũ trang do cộng sản lãnh đạo (hệ thống công tác chính trị) để đảm bảo một trong những nguyên tắc quan trọng khác của Mao cho quân đội: súng phải đặt dưới sự kiểm soát của đảng chứ không phải của quân đội. Các thành phần quan trọng nhất của hệ thống công tác chính trị là hệ thống đảng uỷ và hệ thống chính uỷ. Các đảng ủy được chỉ định làm nhiệm vụ lãnh đạo, hướng dẫn và đoàn kết trong binh lính, truyền đạt chỉ thị và mệnh lệnh tới các tổ chức đảng cấp dưới và đảm bảo rằng binh lính thực hiện các lệnh đó. Dưới sự lãnh đạo của các đảng uỷ, một cơ quan ra quyết định tập thể được thành lập trong đó các chỉ huy quân sự và chính ủy cùng chia sẻ trách nhiệm đối với công việc của đơn vị mình. Đảng uỷ thảo luận và đưa ra tất cả các quyết định quan trọng, trừ trường hợp trong tình huống chiến thuật và cấp bách. Dưới sự lãnh đạo tập thể của đảng uỷ, một hệ thống chỉ huy kép cho các chỉ huy quân sự và chính ủy cấp bậc ngang nhau. Chỉ huy quân sự chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề quân sự, trong khi chính ủy thường là bí thư đảng ủy, phụ trách việc đề bạt, an ninh, tuyên truyền, dịch vụ công cộng, và làm công tác tư tưởng. Các nguyên tắc cơ bản của công tác chính trị (sự thống nhất giữa sĩ quan và chiến sĩ, sự thống nhất giữa quân đội và nhân dân, và (do đó) phân hoá lực lượng địch) làm thành cơ sở chính trị cho việc đoàn kết binh lính và đánh bại kẻ thù. Từ kinh nghiệm có được từ thập niên 1920, lãnh đạo ĐCSCS và quân đội Trung Quốc tin rằng hệ thống công tác chính trị đóng một vai trò có ý nghĩa trong việc đảm bảo cho binh sĩ trung thành với ĐCSTQ và trong việc trang bị cho binh lính đủ động lực cho việc nâng cao hiệu quả chiến đấu. Các lực lượng do ĐCSTQ lãnh đạo gồm ba thành phần cơ bản: lực lượng chính quy, lực lượng địa phương, và dân quân tự vệ. Lực lượng chính quy không bị giới hạn về địa bàn hoạt động, trong khi lực lượng địa phương và dân quân bị giới hạn trong địa phương mình. Do đó, năm này qua năm khác, lực lượng địa phương và dân quân hình thành hệ thống quan hệ xã hội sâu rộng trong địa bàn mình và chuyển chúng thành những hiểu biết chi tiết về điều kiện địa phương và do đó về cách tiến hành các hoạt động ở đó như thế nào. Vào cuối năm 1948, sau khi có sự phát triển đáng kể lực lượng cộng sản trong những năm cuối cùng của cuộc nội chiến. Quân Ủy Trung Ương tổ chức lại binh lính thành bốn quân đoàn (field army). Vào lúc mà nước CHNDTH thành lập, quân đoàn 1 dưới quyền nguyên soái Bành Đức Hoài và nguyên soái Hạ Long, đã thiết lập một sự hiện diện mạnh mẽ ở vùng bắc và tây bắc Trung Quốc. Quân đoàn 2, dưới quyền nguyên soái Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình, thống trị vùng trung tâm và tây nam Trung Quốc. Quân đoàn 3, dưới quyền nguyên soái Trần Nghị và đại tướng Túc Dụ, chiếm đóng vùng đông Trung Quốc. Cuối cùng, quân đoàn 4, dưới quyền Lâm Bưu, phụ trách vùng đông bắc đến nam Trung Quốc. Quân đoàn đã trở thành một tổ chức mà với nó cá nhân binh lính được xác định. Sự trực thuộc cá nhân này cũng như thâm niên công tác của binh lính trong một đơn vị cụ thể cũng đã đặt nền móng cho mối quan hệ ‘anh cả-đàn em’ quý giá giữa quan chức cấp cao và thuộc hạ tin cậy và cho việc nuôi dưỡng óc phe phái ít mong muốn trong chính sách về lãnh đạo. Những di sản và đặc điểm có tính thể chế này, ăn sâu trong PLA cho tới năm 1979, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định của Trung Quốc đi đến chiến tranh chống Việt Nam. Vạch kế hoạch xâm lược Gerald Segal cho rằng động cơ chính của Trung Quốc trong tấn công Việt Nam là kiềm chế tham vọng và sự xâm lược của Việt Nam ở Đông Nam Á, ngăn chặn mối đe dọa Việt Nam đối với an ninh quốc gia Trung Quốc và phơi bày chỗ yếu của Liên Xô. Tuy nhiên, tính toán về chính trị tồi qua việc cố tạo ra một chiến lược để trừng phạt Việt Nam, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã thực sự đặt mình trong một vị thế không thể thắng được— đó là, một vị thế trong đó Trung Quốc không bao giờ có cơ hội thành công. Ý định Trung Quốc nêu công khai là “dạy cho Việt Nam một bài học” đã tạo ra một ấn tượng sai lệch rằng mục đích chính của cuộc chiến chỉ đơn giản là một “hành động trả thù”. Ấn tượng này là không thích hợp vì cuộc tấn công hầu như không phải bất chợt hay chỉ đơn thuần để trả thù. Ngay từ đầu, Bắc Kinh đã hạn chế nghiêm ngặt các mục tiêu, thời gian và phạm vi, và tiến hành chiến tranh tránh vượt hơn một cuộc xung đột biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam xâm lược Campuchia, Quân Ủy Trung Ương mở rộng mục tiêu gồm cà việc xâm lược vùng Tây Bắc Việt Nam. Dù thực tế hay không, mưu đồ này đã tiết lộ rằng rất nhiều suy nghĩ đã dành cho việc thào ra kế hoạch cũng như cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang quyết ăn thua đủ, có vẻ chẳng màn cái giá phải trả giá là gì. Ngoài ra, kế hoạch này phản ánh tác dụng điều hòa của lãnh đạo ĐCSTQ đối với nỗi căm giận sôi sục của PLA. Sĩ quan PLA muốn sử dụng vũ lực để đánh mạnh vào Việt Nam, mà theo họ không khác gì hơn một cựu đồng minh phản bội phải bị trừng phạt. Thay vì đưa cho quân đội một khuôn khổ không gò bó để thực hiện sự trừng phạt mong muốn bên trong đó, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ giới hạn hoạt động của quân đội cả về thời gian lẫn không gian qua việc chỉ đạo các lãnh đạo quân sự tại Quảng Châu và Côn Minh lập ra một chiến lược hoạt động có thể đáp ứng các mục tiêu chiến lược của lãnh đạo ĐCSTQ. Các nhà hoạch định quân sự địa phương lo ngại về mức độ mà theo đó mục tiêu về giảng dạy Việt Nam một bài học thực sự có thể đạt được hoặc thậm chí được đo đếm được đến đâu. Thoạt đầu, Quân Ủy Trung Ương yêu cầu Quân khu Quảng Châu cho hai đại đoàn [army] (41 và 42) và một sư đoàn (129 thuộc đại đoàn 43) tấn công lực lượng Việt Nam ở khu vực Cao Bằng, trong khi hai đại đoàn khác (43 và 55) sẽ tham gia trong các cuộc tấn công nghi binh nhắm vào Đồng Đăng và Lộc Bình trước cuộc tấn công cuối cùng vào Lạng Sơn. Quân khu Côn Minh được lệnh phải sử dụng hai đại đoàn (13 và 14) để tiêu diệt một sư đoàn Việt Nam tại Lào Cai cũng như các đơn vị địa phương khác gần biên giới Vân Nam. Quân Ủy Trung Ương có vẻ cho các chỉ huy khu vực quyền tự chủ hoạt động nhưng vẫn giữ quyền quyết định về thời gian và không gian của cuộc chiến dưới sự chỉ huy của lãnh đạo trung ương ở Bắc Kinh. Đặng Tiểu Bình kiên quyết né tránh tình trạng cuộc xâm lược xoay thành một vũng lầy cho Trung Quốc. Theo tướng Chu Đức Lễ (Zhou Deli/周德礼) thì tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou/许世友), tư lệnh Quân khu Quảng Châu và là chiến binh cũ của PLA, đã nhận nhiệm vụ lập kế hoạch ngày 9 tháng 12 năm 1978 và sau đó bắt đầu xem xét chiến lược quân sự chống Việt Nam. Ông nghĩ ngay đến một cuộc tấn công bất ngờ áp đảo vào quân đội Việt Nam, nắm thế chủ động và ngăn không cho Việt Nam khôi phục sức mạnh. Dựa trên kinh nghiệm chiến đấu của mình, Hứa Thế Hữu đề xuất kế hoạch được biết như là niudao shaji (牛刀杀鸡 [ngưu đao sát kê]: dùng dao mổ trâu giết gà), một mô tả gợi hình về bạo lực khổng lồ. Là một học trò của Mao về cách tiếp cận chiến tranh, Hữu tin rằng cách tiếp cận này áp dụng thích đáng học thuyết của Mao về tiến hành cuộc chiến tranh hủy diệt. Có ba thành phần: (1) tập trung đánh vào các bộ phận phòng thủ trọng yếu của địch nhưng không vào điểm mạnh của địch, (2) sử dụng lực lượng và hỏa lực áp đảo để đè bẹp sự phòng vệ của địch vào thời điểm mở trận và (3) đánh nhanh và sâu vào tim của địch. Bằng cách này, Hữu dự kiến rằng PLA sẽ cắt hàng phòng thủ của đối phương ra manh mún và sau đó tiêu diệt các lực lượng đã nhắm trước từng mảng một. Ngày 11 tháng 12 năm 1979, Hữu triệu tập cuộc họp chiến tranh đầu tiên. Những người tham gia bao gồm các phó tư lệnh, phó chính trị ủy, tham mưu trưởng, giám đốc chính trị, giám đốc hậu cần, và các chỉ huy và chính ủy của đại đoàn 41, 42 và 55 thuộc Quân khu Quảng Châu. Tại cuộc họp, các đại đoàn 41 và 42 được chỉ định thực hiện một cuộc tấn công theo hai hướng vào Cao Bằng, trong khi đại đoàn 55 sẽ phát động các cuộc tấn công vào Lạng Sơn. Do Quân khu Quảng Châu không có đủ quân, Quân Ủy Trung Ương chuyển đại đoàn 43 từ Quân khu Vũ Hán thành quân dự bị của Hữu. Sau khi tướng Lễ công bố nhiệm vụ, các đại biểu nêu ra nhiều câu hỏi vì binh sĩ của họ chưa từng tham gia vào các hoạt động lớn như vậy trong nhiều năm. Vấn đề chính là làm sao để vận chuyển binh lính— đặc biệt là hai đại đoàn và hai sư đoàn pháo binh ở khu vực Quảng Đông— từ doanh trại tới biên giới ở Quảng Tây vào cuối tháng 12. Rất ít người có kiến thức và kinh nghiệm sắp xếp một cuộc di chuyển quân đội có quy mô lớn như thế, đặc biệt là trong điều kiện phương tiện giao thông vận tải hạn chế. Một vấn đề bức xúc là tất cả các đơn vị tham gia vào cuộc xâm lược đều thiếu quân số và thiếu trang bị. Những người tham dự tại cuộc họp đồng ý rằng sẽ không để lại quá 5 % quân số ở phía sau và yêu cầu tất cả binh sĩ chuẩn bị để chiến đấu với trang bị có trong tay. Cuối cuộc họp, Hữu kêu gọi các sĩ quan cao cấp làm gương bằng cách thay đổi thói quen làm việc từ chế độ thời bình sang thời chiến— phải hành động nhanh chóng và đúng giờ và làm việc cật lực. Ông nói rõ rằng ông sẽ trừng phạt những ai không hoàn thành công việc của mình. Sau đó, Hũu yêu cầu các đại biểu đi tới binh sĩ và giúp họ chuẩn bị cho cuộc xâm lược. Hữu đã từng là tư lệnh Quân khu Nam Kinh (quân đoàn 3) 18 năm trước khi nắm quyền chỉ huy Quân khu Quảng Châu vào năm 1973, khi Mao Trạch Đông ngày càng trở nên lo lắng về sự trung thành của các chỉ huy quân sự trong quân khu của ông. Do Hữu được bàn giao lại hầu hết các cấp phó và binh lính thuộc quân đoàn 4, nhiều người trong số họ không thấy thoải mái với phong cách lãnh đạo của ông. Sau cuộc họp, tham mưu trưởng Chu Đức Lễ cảm thấy cần phải tổ chức họp những người đứng đầu bộ phận của mình để thảo luận chi tiết về việc làm thế nào để triển khai quân tới khu vực biên giới. Vì lý do an ninh, Hữu yêu cầu tham mưu trưởng của ông thảo luận về phân công và mục tiêu nhiệm vụ với từng bộ phận một cách riêng biệt. Đặng Tiểu Bình dường như không tin cậy ban lãnh đạo Quân khu Quảng Châu, vì lúc đó việc thanh lọc những người ủng hộ bè lũ bốn tên đang được tiến hành. Hầu hết các cán bộ cao cấp đều là thuộc cấp của nguyên soái Lâm Bưu vốn bị cáo buộc đảo chính Mao bất thành và sau đó chết trong một tai nạn máy bay tháng 9 năm 1971 ở sa mạc Mông Cổ, Lâm Bưu sau đó bị kết án phản quốc và bị gán là kẻ chủ mưu một loạt các cuộc thanh trừng chính trị đối với nhiều lãnh đạo ĐCSTQ và PLA— trong đó có Đặng— trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Đầu tháng 12, một trong những thuộc hạ lâu năm của Đặng Tiểu Bình thuộc quân đoàn 2, Lưu Xương Nghĩa (Liu Changyi/刘昌义), được bổ nhiệm làm cấp phó của Hữu để chỉ huy cuộc chiến, mặc dù ông đã có 5 phó tư lệnh rồi. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này không làm cho Hữu cảm thấy khó chịu, vì đã từng quen biết Nghĩa từ ngày họ ở trong Hồng quân. Tuy nhiên, việc thiếu các quan hệ cá nhân giữa binh lính và chỉ huy sẽ dẫn đến những than phiền về phong cách lãnh đạo của Hữu khi các hoạt động không theo đúng dự kiến. Ngày 21 tháng 12, Quân khu Quảng Châu thành lập bộ chỉ huy tiền phương trong một hầm kho của không quân gần Nam Ninh, thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, vì các cuộc tấn công sẽ được phát ra từ ba hướng từ phía Quảng Tây. Bộ chỉ huy gồm bảy nhóm chức năng: tổng hành dinh (Nhóm 1), ban chính trị (nhóm 2), ban hậu cần (Nhóm 3), pháo binh (nhóm 4), công binh (nhóm 5), không quân (Nhóm 6), và hải quân (Nhóm 7). Sĩ quan được chia thành ba nhóm, mỗi nhóm trợ giúp các hoạt động của một hướng tấn công. Trong hồi ký của mình, tướng Lễ cho rằng cấu trúc chỉ huy này là hiệu quả cho việc chỉ đạo một nhóm quân, như vậy tránh được sự hỗn loạn trong suốt chiến dịch. Ngày 5 tháng 1 năm 1979, các thành viên của bộ chỉ huy tiền phương Quảng Châu đã tổ chức cuộc họp chiến tranh thứ hai ở Nam Ninh. Ngoài những người tham dự cuộc họp lần đầu, tham dự bây giờ có thêm sĩ quan cao cấp của không quân và hải quân cũng như các nhà lãnh đạo ĐCS địa phương. Sau khi xem xét kế hoạch hoạt động sơ bộ, các đại biểu đề nghị một số thay đổi. Kế hoạch cuối cùng chia chiến dịch thành hai giai đoạn: đầu tiên, hai đại đoàn sẽ được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công vào Cao Bằng, và sau đó một đại đoàn đoàn sẽ chiếm lấy Lạng Sơn. Kế hoạch cũng đòi hỏi có hai sư đoàn tung vào hậu phương của địch, để bao vây Cao Bằng từ phía tây và phía nam. Tổng tham mưu PLA chấp nhận kế hoạch, khuyến nghị huấn luyện bổ sung, và chỉ thị cho các đơn vị được giao nhiệm vụ thâm nhập sâu càng mang nhiều đạn càng tốt, thậm chí bằng cách giảm bớt các thứ dự phòng khác còn không quá ba ngày. Ngày 5 tháng 2, những người tham dự cuộc họp thứ ba đề nghị rằng phải đồng thời mở các cuộc tấn công vào Đồng Đăng, cửa ngõ đi Lạng Sơn, một khi trận đánh chiếm Cao Bằng bắt đầu. Hữu chấp thuận sửa đổi cuối cùng này. Do PLA chỉ có kiến thức hạn chế về quân đội và điều kiện tự nhiên xã hội địa phương của Việt Nam, Chu Đức Lễ sau đó nhận ra rằng kế hoạch đã có kẽ hở ngay từ đầu. Nếu không thì chiến dịch quân sự tiếp theo sẽ bảo đảm nhiều chiến thắng hơn. Không có hồi ức cá nhân tương tự như của Chu Đức Lễ cho biết các thông tin về cách Quân khu Côn Minh chuẩn bị cho hành động của họ. Hiên nay chúng ta mới biết rằng có một sự thay đổi về lãnh đạo xảy ra trên mặt trận Vân Nam, và kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ đã bị hủy bỏ. Ngày 7 tháng 1 năm 1979, Dương Đắc Chí (Yang Dezhi/杨得志) thay thế Vương Tất Thành (Wang Bicheng/王必成), vốn cũng từ quân đoàn 3 nhưng không có quan hệ tốt với chỉ huy tại Quảng Tây. Tuy nhiên, bốn ngày sau khi quân đội Trung Quốc từ Vân Nam xâm lược Việt Nam, Chí được đưa nhanh đến bệnh viện ở Bắc Kinh với bệnh chảy máu dạ dày nghiêm trọng. Như vậy, chiến dịch được Vương Tất Thành vạch kế hoạch lúc ban đầu nhưng lại do hai cấp phó của Chí thực hiện với sự trợ giúp của một đội ngũ sĩ quan của Bộ Tổng tham mưu PLA. Tuy nhiên, sẽ gây hiểu nhầm khi khẳng định rằng chọn Chí làm lãnh đạo quân sự tốt hơn chọn Hữu. Từ ngày 8 tới ngày 10 tháng 1, Quân khu Côn Minh đã tổ chức các cuộc họp lập kế hoạch cho cuộc xâm lược. Các đại đoàn 13 và 14 sẽ tấn công một sư đoàn chính quy Việt Nam tại khu vực Lào Cai và Cam Đường và sau đó tìm cách tấn công một sư đoàn Việt Nam ở khu vực Sa Pa. Đại đoàn 11 sẽ tiến hành hoạt động độc lập ở khu vực Phong Thổ. Một bộ chỉ huy tiền phương đã được thiết lập tại Khai Nguyên (Kaiyuan), một thị trấn quê giữa Côn Minh và thị trấn biên giới Hà Khẩu. Các hoạt động liên quan tới tổng cộng ba đại đoàn, cùng với các đơn vị pháo binh, xe tăng, công binh, và các đơn vị độc lập (150 000 quân). Một bộ chỉ huy phía tây được lập ra để chỉ đạo đại đoàn 50 và 54 khi họ tiến hành hoạt động thọc sườn tây bắc Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi các lực lượng vũ trang Việt Nam chiếm đóng hầu hết Campuchia vào giữa tháng 1, các lãnh đạo ĐCSTQ hủy bỏ chiến dịch này và tái triển khai hai đại đoàn này (ngoại trừ một sư đoàn thuộc đại đoàn 50) tới mặt trận Quảng Tây làm quân dự bị. Không có nguồn nào nói về sự phối hợp giữa hai quân khu: họ đã tiến hành các cuộc tấn công một cách độc lập. Triển khai và chuẩn bị Giữa tháng 12 năm 1978, các đại đoàn của Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt đầu triển khai tới vị trí dọc theo biên giới với Việt Nam. Quân lính chuyển tới bằng đường bộ, trong khi thiết bị nặng và nguồn tiếp tế đến bằng đường sắt. Các đơn vị công binh xây dựng ba cầu phao trên hai con sông chính ở Quảng Đông. Tổng cộng có hơn 168 100 quân cùng với 7 087 tấn nguyên liệu được vận chuyển từ Quảng Đông đến mặt trận. Bốn đại đoàn từ quân khu khác đi xe lửa tới các điểm đến ở Quảng Tây và Vân Nam. Đại đoàn 13— có tổng cộng 35 000 quân, cùng với 873 khẩu pháo, 1 950 xe, và trang thiết bị khác— đi 1. 00 km từ Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên, bằng 90 chuyến xe lửa. Mặc dù PLQ di chuyển vào ban đêm, giao thông đường sắt và đường bộ nặng tãi như thế đã phá vỡ lịch trình xe lửa bình thường và khơi gợi sự tò mò của nhiều người qua đường và khách du lịch. Tất cả các xe đều sử dụng biển số tỉnh Quảng Tây để che giấu nguồn gốc, và quân lính tắt sóng vô tuyến trong thời gian triển khai quân. Các hậu cứ vận hành các máy phát sóng của họ theo lịch thường xuyên để đánh lừa tình báo Việt Nam và các nước khác. Đến cuối tháng, tất cả các đại đoàn của Quân khu Quảng Châu, trong đó có đại đoàn 43 từ Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, thuộc quân khu Vũ Hán, đã vào vị trí của họ gần biên giới. Chu Đức Lễ sau này nhớ lại rằng các hoạt động chuyển quân đã được hoàn thành đúng tiến độ. Chỉ có một tai nạn xảy ra, làm một khẩu pháo bị hư hỏng và hai binh sĩ bị thương. Theo tướng Lễ, lực lượng không quân và hải quân cũng đã triển khai quân cùng một lúc. Mười ba trung đoàn không quân cộng thêm 6 nhóm bay, cùng với các đơn vị phục dịch, đơn vị pháo phòng không (AAA) và tên lửa đất-đối-không (SAM), đã được đưa đến các sân bay ở Quảng Tây, gần biên giới. Hệ thống chỉ huy và kiểm soát không quân ở hai tỉnh này chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặc dù chỉ huy thống nhất là trọng yếu để hoạt động quân sự có hiệu quả trong chiến lược quân sự, hai bộ chỉ huy không quân tiền phương lại được lập ra theo hệ thống quân khu hiện có: tư lệnh không quân quân khu Vương Hải (Wang Hai/王海) được giao phụ trách ở Quảng Tây, và Hầu Thư Quân (Hou Shujun/侯书军), giám đốc bộ chỉ huy không quân quân khu Côn Minh nắm quyền chỉ huy ở Vân Nam. Để tránh leo thang xung đột, lãnh đạo ĐCSTQ giới hạn việc sử dụng không lực trong lãnh thổ Trung Quốc, ra lệnh cho các đơn vị không quân sẵn sàng yểm trợ cho các hoạt động trên bộ của PLA “nếu cần.” Tuy nhiên, lãnh đạo không đưa ra định nghĩa rõ ràng về tình thế “cần thiết” là gì hay nó có thể xảy ra khi nào; thay vào đó, các lãnh đạo bắt buộc rằng bất kỳ hoạt động nào ngoài không phận của Trung Quốc phải được Quân Ủy Trung Ương cho phép. Dựa trên nguyên tắc này, Không quân PLA (PLAAF) đề ra một chiến lược yêu cầu các đơn vị của mình sẵn sàng cung ứng cả phòng không lẫn yểm trợ mặt đất bất cứ lúc nào và thực hiện càng nhiều phi vụ càng tốt trên vùng trời biên giới để ngăn chặn lực lượng không quân Việt có hành động chống lại Trung Quốc. Các đội điều hành không quân đã được phái đến các bộ chỉ huy tiền phương của cả hai quân khu, và các nhóm hướng dẫn mục tiêu đã được gắn vào ban chỉ huy đại đoàn và sư đoàn trên bộ. Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã triển khai một tổ công tác, có phiên hiệu là đội hình 217, gồm hai tàu khu trục tên lửa, một nhóm tàu tên lửa, một nhóm tàu phóng ngư lôi, và một nhóm tàu săn đuổi, đến quần đảo Hoàng Sa và các cảng ở Quảng Tây để chuẩn bị tấn công Hải quân Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Các đơn vị không quân của hải quân trên đảo Hải Nam đã được chỉ định canh chừng các hoạt động của hải quân Liên Xô ở Biển Đông. Trong trường hợp phải chiến đấu chống lại các tàu tuần dương của Liên Xô, PLAN đã thông qua một chiến lược phòng thủ sử dụng các đảo và bờ biển để che dấu tàu mang tên lửa, cho phép chúng phóng ra các cuộc tấn công bất ngờ từ vị trí ẩn nấp. Do không có đụng độ trên biển thực sự xảy ra trong suốt cuộc xâm lược, rất khó để xác định xem chiến lược chống tàu Liên Xô này có kết quả hay không. Tuy nhiên, các báo cáo sau khi hành động của Tổng cục Chính trị Hạm đội Nam Hải đã thừa nhận rằng kỹ năng trên biển là không chuyên nghiệp vào thời điểm đó và chỉ có 20% quả đạn do các đội súng bắn ra là trúng mục tiêu khi huấn luyện. Một sự cố khác cũng cho thấy phối hợp của các tàu trong đội tàu rất tệ hại. Theo báo cáo, trong một cuộc tập trận, có một tín hiệu viên phát tín hiệu sai làm toàn bộ đội hình bị rối loạn. Ban lãnh đạo quân khu ngày càng quan ngại về bí mật hành quân, đặc biệt là vấn đề rò rỉ thông tin việc chuyển quân về phía khu vực biên giới Quảng Tây. Tướng Hữu cảm thấy khó chịu khi biết rằng việc ông có mặt ở thủ phủ tỉnh Quảng Tây vốn phải giữ bí mật lại bị các nhà báo nước ngoài loan tin. Ông còn thấy đáng báo động hơn nữa khi biết rằng các tuyến đường sắt giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn hoạt động theo lịch trình bình thường, và giao thương xuyên biên giới giữa hai bên vẫn tiếp tục. Trong cả hai trường hợp này, tình báo Việt Nam có thể thu được thông tin về việc chuyển quân của Trung Quốc ở khu vực biên giới. Hữu yêu cầu chính quyền Quảng Tây lập tức dừng ngay tất cả các hoạt động thương mại biên giới và đóng cửa biên giới. Ông cũng yêu cầu Bắc Kinh đóng hoạt động đường sắt giữa hai nước và trục xuất các nhân viên đường sắt Việt Nam khỏi thị trấn biên giới Bằng Tường. Bắc Kinh chấp thuận yêu cầu này. Vào ngày 26 tháng 12 biên giới Quảng Tây-Việt Nam đã đóng cửa khi quân lính bắt đầu đến khu vực tập kết gần đó. Dù loạt sáng kiến này chắc chắn giải quyết vấn đề trước mắt của ông, nhưng những hành động đó tự nó cũng đã làm chính quyền Việt Nam cảnh giác với hiện tình hành động quân sự của Quảng Tây. Lực lượng PLA đã không tham gia vào các hành động quân sự quy mô lớn như vậy trong hơn hai thập kỷ. Bộ chỉ huy tiền phương Quân khu Quảng Châu ban hành một chỉ thị chi tiết yêu cầu binh lính phải thật chú ý đến 5 vấn đề khi họ chuẩn bị cho cuộc xâm lược. Thứ nhất, tất cả các binh sĩ cần phải làm các công trình phòng thủ và ngụy trang xe cộ, khí tài đề phòng khả năng bị Việt Nam tấn công bất ngờ từ trên không và trên bộ. Thứ hai, chỉ huy các cấp cần phải tự làm quen với kẻ thù và với điều kiện địa lý ở miền bắc Việt Nam dọc theo biên giới Trung Quốc và bắt đầu thu thập thông tin về mục tiêu cho pháo binh. Thứ ba, tất cả các lực lượng cần phải tăng sức mạnh tối đa của các đơn vị mình và duy trì vũ khí và trang bị trong tình trạng tốt. Thứ tư, tất cả các đơn vị cần phải thực hành bảo mật thông tin tốt, đặc biệt là các lệnh phân công phải đưa ra trực tiếp thay vì qua điện thoại hay vô tuyến. Cuối cùng, tất cả các đơn vị cần phải huấn luyện lính mới ném lựu đạn và bắn súng máy và lập kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu của họ. Chỉ thị này phản ánh một số vấn đề nhức nhối mà PLA phải đối đầu ngay trước ngày xâm lược. Nghiêm trọng nhất, các lực lượng của họ còn xa mới sẵn sàng cho chiến dịch; thật sự là họ vẫn chưa hoàn toàn có đủ quân số và trang bị. Trong nhiều năm qua, lực lượng bộ binh của PLA đã duy trì một cơ cấu tổ chức theo thời bình: trong mỗi đại đoàn, chỉ có một sư đoàn loại A (jia zhong shi /甲种师 [giáp chủng sư] hoặc quan zhuang shi /全装师[toàn trang sư]) - được giữ đầy đủ biên chế, trong khi có hai sư đoàn loại B (yi zhong shi /乙种师 [ất chủng sư] hay jian bian shi /简编师 [giản biên sư]) - đều dưới mức biên chế. Chính quyền địa phương đã tiến hành làm hai bản dự thảo thời chiến. Với sự thiếu hụt lính cũ, bản dự thảo thứ hai đặc biệt gọi nhập ngũ các dân quân đã được huấn luyện tốt và các cựu binh. Chỉ riêng ở tỉnh Quảng Đông, gần 400 000 thanh niên đã đáp ứng lệnh gọi. Tổng cộng có 15 000 tân binh đã được dự kiến và 1 512 binh sĩ xuất ngũ đã được huy động lại. PLA cũng nhanh chóng đề bạt cán bộ để lấp chỗ trống lãnh đạo ở mọi cấp. Cán bộ chuyên ngành từ quân khu khác cũng đã được chuyển giao các công việc kỹ thuật về pháo binh, công binh, thông tin liên lạc, xe tăng, và các đơn vị chống chiến tranh hóa học. Đại đoàn 42 đã thăng cấp 11 sĩ quan lên thành cán bộ chỉ huy cấp sư đoàn và 82 sĩ quan lên cấp trung đoàn, trong khi đại đoàn 55 tiến cử 15 cá nhân thành lãnh đạo sư đoàn và 76 làm lãnh đạo trung đoàn. Để lắp đầy vị trí lãnh đạo ở cấp trung đội, đại đoàn 42 phong 1 045 người thành sĩ quan vào đêm trước của cuộc xâm lược. Đại đoàn 13 nhận được 15 381 tân binh, trong đó 11 874 là lính nghĩa vụ mới. Những số liệu thống kê này cho thấy các vấn đề về huấn luyện mà PLA phải đối mặt khi chuẩn bị cho chiến tranh. Huấn luyện quân trước khi đánh nhau Trong cuốn sách của mình, tướng Chu Đức Lễ sử dụng thành ngữ “lâm trận ma đao” (linzhen modao/临阵磨刀: ra trận mới mài gươm - chỉ bắt đầu chuẩn bị cho chiến tranh vào giờ chót), gợi ra rằng PLA đang ở trong tình trạng rất lúng túng vào thời điểm đó. Quả thật là vào năm 1978, chỉ có 42 % các đơn vị quân đội là có trãi qua huấn luyện quân sự. Lực lượng không quân có khoảng 800 phi công là có thực tập bắn và đánh bom, nhưng chỉ 1 % đánh trúng mục tiêu. Nhưng tình hình thực tế của PLA thậm chí còn bi đát hơn. Tướng Trương Chấn (Zhang Zhen/张震), chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, kiểm tra việc chuẩn bị chiến tranh trên mặt trận Quảng Tây vào giữa tháng 1 năm 1979, thấy lực lượng PLA có rất nhiều vấn đề, cho thấy một sự thiếu thốn nghiêm trọng trong chuẩn bị chiến đấu. Theo hồi ký của ông, đại đội 2 thuộc trung đoàn 367, đại đoàn 41 có 117 lính, trong đó 57 là tân binh. Trong hơn hai tuần huấn luyện, 44 lính đã có 3 buổi thực hành bắn, 41 có 2 buổi, và số còn lại chỉ có 1 buổi. Ba mươi ba lính được huấn luyện về chiến thuật tấn công theo đội hình, nhưng không được huấn luyện chiến thuật phòng thủ vì không có sĩ quan nào biết làm điều đó. Tướng Chấn khuyên mỗi sư đoàn nên thiết lập một bãi đất có thể được sử dụng để huấn luyện các đơn vị hoạt động ở cấp độ tiểu đội cũng như ở cấp đại đội và tiểu đoàn. Các học viên sẽ tập trung vào cách bộ binh cùng với các đơn vị pháo binh và xe tăng tấn công. Đặc biệt các đơn vị bộ binh cần được dạy cách gọi yểm trợ hoả lực. Tướng Chấn hứa rằng Tổng cực Hậu cần sẽ dành 10 000 nhân dân tệ để mỗi sư đoàn có thể xây dựng một bãi huấn luyện như thế. Dựa trên những khuyến nghị này, binh lính đã bắt đầu tự huấn luyện bản thân theo như nhiệm vụ được giao. Sư đoàn 121, được chỉ định thực hiện nhiệm vụ thâm nhập sâu vào Việt Nam, tập trung vào việc làm cách nào để di chuyển qua các khu rừng và những đường mòn trên núi chống địch phục kích và sau đó làm cách nào để tấn công các vị trí địch trên đỉnh đồi. Ít nhất 3 lính thuộc mỗi đại đội được huấn luyện để đọc bản đồ. Sư đoàn tổ chức 3 cuộc tập trận trong điều kiện môi trường tương tự như ở miền bắc Việt Nam để dạy cho binh lính quen di động với rất ít nghỉ ngơi và thực phẩm. Sư đoàn 163 được giao thực hiện các cuộc tấn công trực diện vào các vị trí cố thủ của địch, tập trung vào việc huấn luyện từng cá nhân binh sĩ và tiểu đội về chiến thuật chiến đấu cũng như tiến hành các bài tập bắn đạn thật ở cấp trung đội, đại đội, và tiểu đoàn.Sư đoàn thực hiện các cuộc tập trận chung với một tiểu đoàn bộ binh cùngg với đơn vị pháo binh và xe tăng. Nỗ lực huấn luyện tuyệt vọng vào phút chót như vậy, dù có ích phần nào, tiếc thay rất là không đầy đủ bởi vì có quá nhiều tân binh và quá nhiều người trong số họ là nông dân. Mặc dù mục tiêu là dạy kỹ năng quân sự, hầu hết các binh sĩ chỉ hoàn thành 1 hoặc 2 lần thực hành thật ở sân bắn và chỉ 1 lần thực hành ném lựu đạn thật. Rất ít đơn vị thực hiện các bài tập huấn luyện chiến thuật nghiêm túc ở cấp trung đoàn hoặc sư đoàn. Nhiều sĩ quan báo cáo rằng họ vẫn chưa chắc chắn về khả năng chiến đấu của binh lính khi trận chiến bắt đầu. Nói tóm lại, đội quân xâm lược của PLA thiếu huấn luyện và chuẩn bị chưa thoả đáng cho một cuộc chiến tranh hiện đại chống lại quân đội VN. Thành quả kém cỏi ở chiến trường tiếp sau đó của PLA đã được gán cho việc thiếu huấn luyện hơn là sức mạnh và kinh nghiệm chiến đấu 25 năm của Việt Nam. Sửa chữa và bảo trì các loại vũ khí và trang thiết bị là vấn đề dai dẳng khác cho lực lượng vũ trang PLA. Từ năm 1975, Đặng Tiểu Bình đã kêu gọi cải thiện chất lượng thiết bị, vật tư của PLA, nhưng dường như không có thay đổi đáng kể nào đã được thực hiện. Các chuyên gia quân sự tin rằng việc phục vụ hậu cần bền vững sẽ bảo đảm thành công quân sự. Tướng Trương Chấn nhớ lại rằng vấn đề tồi tệ nhất ông gặp phải là đạn dược với số lượng thiếu thốn và chất lượng kém. Kiểm tra ban đầu cho thấy rằng một số đạn pháo không nổ, và một phần ba của toàn bộ số lựu đạn không nổ. Học viên từ trường quân khí đã được điều đến giúp các kho của đại đoàn kiểm tra toàn bộ hàng tồn kho. Tổng cục Hậu cần cũng khẩn trương ra lệnh cho các ngành công nghiệp quốc phòng tăng cường sản xuất — đặc biệt là đạn pháo cỡ lớn, tên lửa, đạn xuyên thép. Nguồn cung cấp dầu cũng là một mối quan tâm của Tổng cục Hậu cần. Không những hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam đều xa cơ sở công nghiệp dầu khí của Trung Quốc ở phía đông bắc và tây bắc mà nhu cầu về dầu mỏ sẽ tăng mạnh nếu Liên Xô trả đũa lại việc tấn công vào Việt Nam. Ngoài ra, miền nam Trung Quốc cũng đang thiếu thốn các cơ sở chứa dầu. Do các cơ sở dầu ngoài trời có thể bị tấn công dễ dàng, Tổng cục Hậu cần đề nghị sử dụng vô số hang karst ở Quảng Tây để chứa nhiên liệu. Hơn 428 km đường ống dẫn tạm thời đã được đặt để cung cấp nhiên liệu cho bốn sân bay ở Vân Nam. Mỗi đại đoàn nhận được sự trợ giúp từ một trung đoàn xe ô tô để đảm bảo rằng binh sĩ nhận được hàng tiếp tế, nhưng từ giữa tháng 1, hàng tấn hàng tiếp tế vẫn còn chất đống tại trụ sở sư đoàn, khiến Tổng cục Hậu cần phải vội vả điều thêm 3 trung đoàn ô tô từ quân khu Nam Kinh và Phúc Châu tới. Trong nỗ lực đầu tiên của mình vào lúc các hoạt động quân sự đang tiến hành với một số lượng đáng kể các thiết bị kỹ thuật, PLA đã phải tìm thêm các kỹ thuật viên dân sự để trợ giúp trong việc bảo trì ô tô, xe tăng, và máy móc khác. . Tuy nhiên, nhiều vấn đề hậu cần tiếp tục nổi lên, cản trở hoạt động của PLA một khi cuộc xâm lược bắt đầu. Huy động về chính trị Mặc dù nhu cầu về huấn luyện là cấp bách, PLA tiếp tục bài bản mà Mao đã chủ trương 40 năm trước— đó là ý tưởng cho rằng không thể thắng trong chiến tranh nếu không huy động về chính trị. Ngày 12 tháng 2 năm 1979, Quân Ủy Trung Ương đã ban hành lệnh nhấn mạnh tầm quan trọng của huy động về chính trị trong các hoạt động quân sự của PLA tại Việt Nam. Các nhà phân tích phương Tây phê phán quyết định này của PLA là dành “quá nhiều thời gian, năng lượng, và sự chú ý” cho công việc này trong khi lính Trung Quốc rất cần huấn luyện về kỹ thuật quân sự. Lời chỉ trích này bỏ qua tầm quan trọng lâu dài của việc huy động chính trị vốn đã trở thành thể chế và do đó được chấp nhận như nếp nghĩ trong chuẩn bị chiến tranh của PLA. Một đặc điểm đáng chú ý trong suốt lịch sử của PLA là số đông binh sĩ của họ là nông dân nghèo, mù chữ. Hệ thống tuyên truyền chính trị đã được lập ra để động viên họ cùng chiến đấu chống lại một kẻ thù mạnh mẽ, cho thấy nó tỏ ra có giá trị qua nhiều năm. Tới năm 1979, PLA chỉ thay đổi chút ít; binh lính vẫn chủ yếu là dân quê, thất học, trang bị chưa đầy đủ và huấn luyện kém. Đồng thời, cuộc xâm lược Việt Nam của PLA đã không tương hợp với truyền thống văn hóa Trung Hoa vốn chỉ ủng hộ việc sử dụng vũ lực khi nào có thể biện minh được về mặt đạo đức. Ngay sau khi nhận được lệnh của Bắc Kinh, các lãnh đạo quân sự địa phương nhận thấy rằng quân đội Trung Quốc chưa được chuẩn bị tư tưởng tốt. Câu hỏi trước mắt là liệu Trung Quốc có nên tấn công một nước láng giềng nhỏ như Việt Nam. Theo Mạc Văn Hoa (Mo Wenhua/莫文骅), chính uỷ lực lượng xe bọc thép của PLA, lính Trung Quốc không có hiểu biết về tầm quan trọng của cuộc chiến tranh chống Việt Nam. Họ không những e ngại về sự can thiệp quân sự của Liên Xô và chính khả năng yếu kém có thể có của mình khó đánh bại Việt Nam mà còn lo lắng rằng chiến tranh sẽ gây bất lợi cho Bốn hiện đại hóa của Trung Quốc và các nước khác sẽ sử dụng nó để lên án Trung Quốc như một kẻ xâm lược. Mặc dù Trung Quốc lấn áp về số lượng so với Việt Nam, lính Trung Quốc lo ngại rằng họ thiếu lợi thế về kỹ thuật đối với vũ khí do Nga chế tạo và thiết bị Mỹ mà Việt Nam thu được của chế độ Sài Gòn vào năm 1975. Phi công không quân của Trung Quốc đặc biệt quan ngại rằng J-6 của họ có thể không sánh được với MiG-21 của Việt Nam, nhiều chiếc lại do các phi công từng bay đánh trận với không quân và hải quân Mỹ lái. Ngoài ra, Việt Nam còn có tên lửa SAM rất mạnh đáng gờm, với đội điều khiển lành nghề từng thực hành tác chiến tốt trong phòng không. Khi chính phủ Trung Quốc ra lệnh xâm lược Việt Nam, có vẻ quân lính Trung Quốc rành rẽ về xây dựng và sản xuất nông nghiệp hơn là về điều khiển vũ khí. Tin tưởng vào các quyết định của lãnh đạo trung ương và tuân theo các mệnh lệnh được coi là nền tảng cho chiến thắng. Ngày 12 tháng 12, Tổng cục Chính trị ban hành hướng dẫn về động viên chính trị. Không giống quân đội phương Tây vốn phụ thuộc vào lương tâm nghề nghiệp và huấn luyện để đảm bảo binh lính làm đúng với nhiệm vụ của mình trong chiến tranh, quân đội Trung Quốc chọn cách tuyên truyền chính trị cho binh lính, cố gắng làm cho họ hiểu được tại sao phái chiến đấu và cuộc chiến có tầm quan trọng thế nào với họ. Dưới ảnh hưởng của triết lý Nho giáo, người Trung Quốc đã quen với việc tự xem mình như một người yêu chuộng hòa bình, không bạo lực hay bành trướng, và chỉ sử dụng vũ lực để tự vệ. Khái niệm về chiến tranh chính nghĩa, chính đáng đã thịnh hành trong xã hội Trung Quốc. Đối với lính Trung Quốc, truyền thống văn hóa này dường như dưng lên một rào cản cho việc nhận thấy một quốc gia láng giềng xã hội chủ nghĩa như là một kẻ thù nguy hiểm đang đe dọa an ninh quốc gia. Do đó, Tổng Cục Chính Trị kêu gọi tất cả mọi binh sĩ học tập các chỉ thị và các bài phát biểu của ban lãnh đạo ĐCSTQ cũng như các mệnh lệnh chiến tranh và chính trị của Quân Ủy Trung Ương, làm cho họ tin rằng quyết định tấn công Việt Nam là đúng đắn. Theo đường hướng tuyên truyền của Tổng Cục Chính Trị, cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam là chính đáng và cần thiết vì tham vọng bành trướng đã dẫn VN thoái hóa thành “Cuba của phương Đông”, “bọn côn đồ Châu Á”, và “đám chó săn của Liên Xô .” Việc hai nuớc có cùng ý thức hệ chính trị không ngăn trở PLA tung ra các hành động tự vệ chống lại một nước láng giềng nhỏ dám xâm phạm lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Quan trọng không kém, chỉ thị chỉ ra rằng VN đã xem Trung Quốc như là kẻ thù chính của mình và đã kêu gọi “làm tất cả mọi thứ để đánh bại Trung Quốc.” Từ 10 tháng 12 năm 1978 đến ngày 15 tháng 1 năm 1979, bộ máy chính trị ở tất cả các cấp đã chạy trước hết công suất để chính trị hóa tinh thần binh lính, bằng cách sử dụng các bài giảng, các buổi họp tố cáo, và triển lãm hình ảnh để phục vụ mục đích này. Những chiến lược này bao gồm các kêu gọi cho thuyết “chiến tranh chính nghĩa”, trừng phạt “sự vô ơn,” bảo vệ Bốn hiện đại hóa, và đương đầu với việc tìm kiếm bá quyền khu vực Việt -Xô mới nổi lên. Ban chính trị đại đoàn 43 cố gắng thuyết phục binh lính rằng họ đang chiến đấu cho một cuộc chiến tranh chính nghĩa vì Việt Nam đã xâm luợc Trung Quốc và đã bắn phát súng đầu tiên; và như vậy phản công lại là điều chính đáng. Một chiến thuật khác là tìm cách nhắc binh lính nhớ rằng Trung Quốc đã hy sinh to lớn để ủng hộ Việt Nam trong nhiều năm qua mà Việt Nam lại đáp trả lòng tốt đó bằng sự vô ơn. Lập luận nêu tiếp, Việt Nam nghĩ rằng Trung Quốc dễ bị bắt nạt và do đó, tiếp tục thách thức chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam là một mối đe dọa chính đối với Bốn hiện đại hóa của Trung Quốc và xứng đáng bị trừng phạt. Cán bộ chính trị cũng liên kết chính sách chống Trung Quốc và ham muốn bá quyền của Việt Nam ở Đông Dương với chiến lược toàn cầu của đế quốc xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Theo huớng lập luận này, việc Trung Quốc phản công lại Việt Nam sẽ làm hỏng những hy vọng của Liên Xô trong việc bao vây Trung Quốc. Cuộc xâm lược Campuchia cùng chủ truơng chống Trung Quốc của Việt Nam không được thế giới ưa thích, do đó, việc Trung Quốc trừng phạt Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ toàn cầu. Chương trình huy động này chú trọng tới việc khơi dậy lòng thù hận của binh lính đối với kẻ thù. Người lính nông dân của PLA luôn luôn được khuyến khích trút căm giận của họ chống lại địa chủ áp bức tại các buổi họp tố cáo được vạch ra nhằm khuấy động ý thức giai cấp để cho họ có thể được huy động mà tin rằng họ chiến đấu vì lợi ích riêng của mình. Năm 1979, các ban chính trị tổ chức các cuộc họp tố cáo, mời binh lính từ các đơn vị biên phòng, dân làng các khu vực biên giới, và những người gốc Hoa từ Việt Nam về dùng các trãi nghiệm cá nhân của họ để tố cáo tội “ghét Trung Quốc, chống Trung Quốc” của bọn xét lại Việt Nam. Bằng cách này, công tác tuyên truyền chính trị không những gieo mầm thù hận vào đầu óc binh lính mà còn củng cố niềm tin của họ trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình như những người lính PLA bảo vệ người dân và lợi ích của họ. Để khuyến khích binh lính (nếu cần) sẵn sàng hy sinh mạng sống của họ trong chiến đấu, ban chính trị đại đoàn 13 tổ chức nhiều buổi tập hợp mà tại đó sĩ quan và binh lính cùng thề nguyền qua việc đưa súng lên trời và hô vang những khẩu hiệu. Trong khung cảnh mạnh mẽ, đầy xúc cảm làm nhiệt tình yêu nước bùng cháy, tất cả các binh sĩ đều thề nguyện sẽ đảm nhận những nhiệm vụ nguy hiểm và khó khăn. Với thực tế binh lính PLA không phải là quân nhân chuyên nghiệp, công tác chính trị được dùng như là một phương tiện tâm lý để chuẩn bị cho họ đương đầu với bất trắc và bất định, và không sợ khó khăn hay chết chóc trên chiến trường. Nhiều buổi lễ biểu duơng các anh hùng trong lịch sử của đơn vị khuyến khích binh lính tiếp tục truyền thống vẻ vang đó. Đại đoàn 43 yêu cầu tất cả các đại đội cùng tuyên thệ tiếp nối truyền thống: “Học tập anh hùng, trở thành anh hùng, và viết thêm những dòng vinh quang mới vào các biểu ngữ chiến tranh anh hùng.” Cán bộ, đảng viên ĐCSTQ được khuyến khích cố gắng tự mình làm thành tấm guơng. Nhận thấy rằng binh lính trong một thời gian dài chưa từng chiến đấu, bộ chỉ huy tiền phuơng Quân khu Quảng Châu đã tiến hành một cuộc điều tra để tìm ra các sĩ quan đã từng tham gia vào các cuộc chiến tranh chống lại Nhật và phe Quốc dân Đảng, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam cũng như trong xung đột biên giới với Ấn Độ. Những cựu chiến binh này được yêu cầu trình bày các bài học về kinh nghiệm cá nhân của họ trong chiến đấu. Việc buộc sĩ quan chỉ huy có mặt ở tuyến đầu là một truyền thống của PLA, đảm bảo binh sĩ thấy rằng cấp trên của họ cùng chia sẻ rủi ro và khó khăn. Trong khi điều các cấp phó của mình tới mỗi đại đoàn dưới sự chỉ huy của ông, tướng Hữu cũng yêu cầu các sĩ quan chỉ huy cấp đại đoàn, sư đoàn, và trung đoàn cũng điều cấp phó của họ tới các đơn vị cấp dưới để trợ giúp việc chỉ huy. Theo ghi nhận, công tác chính trị cũng đã đóng một vai trò trong việc xua tan những hoài nghi của các lính thuỷ và phi công về cơ may của họ khi chống lại đối thủ đuợc trang bị tốt hơn. Lính hải quân ban đầu nghĩ rằng họ có thể dễ dàng đánh bại hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, khi biết được rằng họ có thể phải đối mặt với các tàu tuần dương tên lửa của Liên Xô, nhiều người trong số họ đã trở nên ít tự tin hơn vào khả năng của chính mình. Tàu của Liên Xô lớn hơn nhiều, hỏa lực mạnh mẽ hơn và công nghệ thông tin tốt hơn. Lính thuỷ Trung Quốc càu nhàu rằng các súng nhỏ của họ sẽ chỉ làm tróc lớp rỉ của tàu Liên Xô thôi. Đáp lại điều đó, cán bộ chính trị hải quân sử dụng việc truyền bá tư tưởng để kích thích tinh thần yêu nước của thủy thủ. Họ cũng nói về điểm yếu của hải quân Xô Viết, lưu ý rằng các tàu đó ở cách xa quê nhà và phụ thuộc rất lớn tuyến tiếp liệu trãi dài. Lính thuỷ Trung Quốc chỉ phần nào trở nên hài lòng sau khi chỉ huy của họ quyết định sử dụng một cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa chống tàu để chống các tàu tuần dương của Liên Xô. Lực lượng không quân cũng đã tiến hành các cuộc họp để đối phó với thái độ hoài nghi trong các phi công bằng cách nhấn mạnh lời dạy của Mao rằng “vũ khí là một yếu tố quan trọng nhưng không quyết định trong chiến tranh, chính con người mới là yếu tố quyết định.” Theo một báo cáo của đảng ủy sư đoàn không quân 44, các cựu chiến binh Chiến tranh Triều Tiên đã được mời để kể chuyện họ bay đánh máy bay Mỹ F-86 Sabres để chứng minh những lời dạy của Mao là đúng. Cán bộ chính trị cũng sử dụng chuyện không quân Pakistan đánh bại MiG-21 của Ấn Độ do Liên Xô chế tạo với J-6 do Trung Quốc sản xuất, để xây dựng sự tự tin của phi công khi đối mặt với không quân Việt Nam. Họ đặc biệt lưu ý rằng các máy bay Trung Quốc có thể qua mặt các chiếc MiG-21 của địch ở độ cao trung bình nếu các phi công sử dụng đúng chiến thuật. Tuy nhiên, lãnh đạo không quân không thể xem thuờng những khả năng vượt trội của MiG-21 của Việt Nam và đã triển khai toàn bộ 73 chiếc J-7 của họ (loại MiG-21 do Trung Quốc sản xuất) đến Quảng Tây và Vân Nam. Một số J-6 đã được nâng cấp với tên lửa không-đối-không, cho không quân Trung Quốc có hoả lực mạnh hơn đối thủ Việt Nam. Trong khi công tác chính trị đóng vai trò then chốt trong việc huy động tinh thần người lính, hệ thống chính trị cũng giúp đối phó với các vấn đề mà binh lính PLA có thể phải đối mặt trong chiến đấu. Mối quan tâm trước mắt là việc thiếu các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là ở cấp trung đội và đại đội. Giữa tháng 12 năm 1978, Tổng Cục Chính Trị chỉ đạo các đơn vị lắp đầy các chỗ trống lãnh đạo và phát triển một kế hoạch để tránh bị gián đoạn lãnh đạo trong hoạt động quân sự. Quân Ủy Trung Ương chuyển quyền thăng cấp cán bộ sư đoàn cho các đảng ủy quân khu và các cấp tác chiến vũ trang. Ban chính trị của các quân khu đã yêu cầu các đơn vị ở mọi cấp lập ra danh sách các ứng viên có thể nắm vị trí lãnh đạo giữa cuộc chiến. Mỗi tiểu đoàn và đại đội đã nhận lệnh thêm một cấp phó để đảm bảo hoạt động chỉ huy không bị gián đoạn. PLA có nề nếp tin vào các tổ chức ĐCSTQ trong vai trò quan trọng về duy trì hiệu quả chiến đấu. Các chi nhánh đảng trong đại đội kêu gọi đảng viên và đoàn viên thanh niên giữ vai trò tiên phong trong chiến đấu và đảm nhận vai trò lãnh đạo khi bị khuyết. Công tác chính trị cũng bao gồm việc chuẩn bị cho binh lính Trung Quốc phân biệt dân thường Việt Nam với nhân viên quân sự và sử dụng các chiến lược về chính trị và tâm lý (giành lấy trái tim và khối óc của người dân) để phân tán lực lượng địch. Tổng Cục Chính Trị ban hành một số quy định kỷ luật chiến đấu liên quan đến hoạt động tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng binh línhTrung Quốc phải cố gắng giành lấy sự ủng hộ của quần chúng Việt Nam. Trong giai đoạn chuẩn bị, binh lính Trung Quốc đã nghiên cứu phong tục và lối sống địa phương cũng như tầm quan trọng của việc cư xử với quần chúng Việt Nam trong vùng chiến sự. Cũng hệt như binh lính PLA từng làm trong khi chiến đấu bên trong đất Trung Quốc, binh lính sang Việt Nam được kỳ vọng phải tỏ ra quan tâm tới dân thường và tử tế với họ. Tổng Cục Chính Trị yêu cầu mỗi đơn vị phải tổ chức một tổ công tác tuyên truyền để cải thiện thái độ người dân địa phương Việt Nam đối với Trung Quốc và quân đội Trung Quốc và làm nhục ý chí và tinh thần chiến đấu của kẻ thù. Ngoài ra, Tổng Cục Chính Trị chỉ thị các lãnh đạo quân đội dạy tiếng Việt cho binh sĩ để họ có thể hô khẩu hiệu tuyên truyền trước quân địch. Họ còn huấn luyện binh sĩ tiến hành chiến tranh tâm lý bằng cách phân phát tờ rơi và phát thanh. Tránh ngược đãi tù binh Việt Nam là một quy tắc quan trọng trên chiến trường. Tổng Cục Chính Trị nhắc lại chính sách tù binh chiến tranh của PLA, chỉ rõ rằng sau khi bị bắt, các chiến sĩ dân quân Việt Nam sẽ được thả ngay sau khi được học tập chủ trương. Tuy nhiên, quy định này sớm cho thấy khó thực hiện trong một quốc gia thù địch. Điều kiện của cuộc xâm lược Việt Nam khác rất xa kinh nghiệm của PLA trong cuộc Nội chiến Trung Quốc và kinh nghiệm của họ tại Hàn Quốc từ 1950 đến 1953 về mặt này. Huy động sự ủng hộ của xã hội ĐCSTQ luôn thực hiện việc huy động xã hội Trung Quốc phục vụ cho chiến tranh, mặc dù chỉ có vài nghiên cứu khảo sát cách làm này. Học giả phương Tây nhận ra rằng công dân Trung Quốc có nhiều “ý kiến đa dạng” về cuộc xung đột năm 1979 và ở các thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Tây và Vân Nam có không nhiều “tình cảm nồng nhiệt trong công chúng” đối với cuộc chiến này. Lực lượng PLA hầu như không thể hoạt động ở nước ngoài mà không cần huy động sự ủng hộ trong nước cho cuộc chiến. Các hồ sơ mới truy cập được của Trung Quốc cho thấy chính phủ nỗ lực rất lớn trong việc huy động sự trợ giúp của người dân địa phương cho cuộc xâm lược của PLA. Từ khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thành lập, quân đội Trung Quốc luôn được coi là một mẫu mực về vai trò tích cực đối với xã hội Trung Quốc, nhưng tiếng tăm của nó đã bị tổn hại nghiêm trọng khi giới quân sự lạm dụng quyền lực trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Vì vậy, thái độ của công chúng đối với quân đội Trung Quốc phải được cải thiện. Thuyết phục công chúng trợ giúp cho cuộc xâm lược đòi hỏi phải làm cho mọi người cảm thấy tự hào về những người lính của PLA và yêu nước Trung Hoa. Mặc dù không có sự trợ giúp rộng khắp Trung Quốc cho cuộc xâm lược Việt Nam, các lãnh đạo đảng ở cả hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam đặc biệt quan tâm đến việc huy động sự trợ giúp trong cộng đồng địa phương mình. Công luận ở hai tỉnh này là bi quan về quyết định chiến tranh của Bắc Kinh. Các cộng đồng địa phương đã trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ trong cuộc Cách mạng Văn hóa và đã hy sinh đáng kể cho nỗ lực chiến tranh Việt Nam. Hai tỉnh này chưa từng nằm trong danh sách ưu tiên đầu tư của chính phủ trung ương. Do đó, các khu vực này vẫn lạc hậu về xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, công dân ở đây hy vọng rằng cải cách kinh tế— hiện nay được giành ưu tiên cao nhất đất nuớc— sẽ đem lại hòa bình, phát triển và nâng cao mức sống. Người dân và chính quyền địa phương ở hai tỉnh này có vẻ hững hờ với cuộc tấn công Việt Nam và sợ rằng các hành động quân sự sẽ mâu thuẫn với các chương trình phát triển kinh tế. Với tâm thế đó, chính quyền hai tỉnh này phải viện đến bộ máy tuyên truyền của họ để thuyết phục người dân ủng hộ quyết định đi đến chiến tranh với Việt Nam của Bắc Kinh. Ban tuyên truyền của ĐCSTQ của cả hai tỉnh gửi tới các tổ chức đảng thành phố, huyện, quận, xã danh sách dài tội lỗi của Việt Nam đối với Trung Quốc, yêu cầu các thông tin đó phải được sử dụng để giáo dục dân chúng địa phương và khơi dậy lòng yêu nước của họ trong việc ủng hộ cho chiến tranh. Khu tự trị Quảng Tây đã tổ chức hơn 530 cuộc họp quần chúng với tổng số lượt tham dự là 263 400. Đảng ủy CS tỉnh Vân Nam ban hành một lệnh huy động gây khuấy động toàn tỉnh “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng.” Chuẩn bị cho chiến tranh và cung ứng trợ giúp cho tiền tuyến là ưu tiên hàng đầu của công tác đảng và công việc của chính quyền trong cả hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Cả hai tỉnh lập Ủy ban giúp đỡ Tiền tuyến để giám sát và phối hợp việc chuẩn bị chiến tranh. Các văn phòng tương tự cũng đã được thiết lập trong các tổ chức chính quyền cấp thấp hơn. Hai mươi mốt trong số thành phố và quận của Quảng Tây và 14 của Vân Nam đã được huy động để ủng hộ cho tuyến trước. Cách tiếp cận này không chỉ thể hiện quyết tâm của PLA tiếp tục theo thuyết “chiến tranh nhân dân” của Mao mà còn phản ánh những điểm yếu rõ ràng của PLA. Lãnh đạo PLA nhận ra rằng họ thiếu một hệ thống hậu cần hiện đại để duy trì nỗ lực chiến tranh, và giải pháp quen thuộc là huy động sự trợ giúp của dân chúng. Tháng 11 năm 1978, Trương Chấn viết rằng sự trợ giúp về thức ăn, chỗ ở, và các đồ tiếp tế khác là rất quan trọng trong chiến tranh toàn cục lẫn các hoạt động quy mô nhỏ. Cụ thể ông ghi nhận rằng trợ giúp của dân chúng chiếm gần 80% toàn bộ trợ giúp cho các hoạt động quân sự trong cuộc xung đột biên giới với Liên Xô năm 1969, và các tàu thuyền dân sự đã giúp chuyển 65% nguồn cung cấp dầu trong các trận đánh trên biển với Hải quân Nam Việt Nam năm 1974. Tướng Chấn kết luận rằng ngay cả trong chiến tranh hiện đại ngày nay thì lực lượng vũ trang cũng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào chính quyền địa phương trong việc cung ứng nhân sự và lương thực, và hậu cần quân đội sẽ được xác định bởi sức mạnh của nền kinh tế quốc gia. Từ giữa tháng 12 năm 1978, các thành phố trực thuộc tỉnh và các quận/huyện ở Quảng Tây và Vân Nam đã vội vã thiết lập các trạm tiếp đón quân (jun ren jie dai zhan/军人接待站: quân nhân tiếp đãi trạm) dọc các tuyến đường sắt và các đường chính dẫn đến biên giới để quân lính có thể nghỉ ngơi, nhận các bữa ăn và nước nóng. Mỗi chính quyền huyện chịu trách nhiệm lo chỗ ở cho binh lính tại các khu vực tập hợp chỉ định gần biên giới. Do các huyện biên giới rất nhỏ và lạc hậu về kinh tế, nhiệm vụ trợ giúp tuyến đầu thường căng kéo quá khả năng của họ. Trong vòng vài tuần, hơn 100 000 quân và lực lượng dân quân đổ xô tới huyện Hà Khẩu đối diện với thành phố Lào Cai của Việt Nam, nơi chỉ có 50 000 dân vào năm 1978. Chính quyền địa phương đã phải dọn trống các văn phòng, nhà kho, và khu sinh hoạt riêng của họ để đáp ứng chỗ ở cho binh lính. Dân làng và cư dân thị trấn đã được khuyến khích “tình nguyện” cho sử dụng nhà họ vào việc quân sự. Một số chính quyền địa phương huy động nhân viên văn phòng, học sinh và giáo viên xây dựng các trại cột tre mái tranh làm các cơ sở trú quân. Vào lúc đó, hệ thống tiếp tế của quân đội Trung Quốc vẫn còn hổ lốn đòi hỏi mỗi đơn vị phải tự túc trong “cung ứng hàng tiếp tế thông thường”. Sự gia tăng đột ngột trong nhu cầu về lương thực và hàng tiếp tế khác là một thách thức đáng kể cho các cơ quan dịch vụ kinh tế và thương mại địa phương, họ phải xoay xở cung cấp hàng hoá cho cư dân địa phương lẫn quân đội. Các nhà cung cấp địa phương được yêu cầu cung cấp thêm gia súc cho quân đội, trong khi các nhân viên được phái tới các tỉnh khác thu mua thêm để đảm bảo cho mỗi người lính nửa lạng thịt lợn mỗi ngày. Theo một yêu cầu khẩn cấp của quân đội, các nhà sản xuất thực phẩm ở hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam đã vội vả cung cấp 1,25 triệu kilô bánh quy cho binh lính trước cuộc xâm lược. Kể từ năm 1976, Vân Nam đã gánh chịu một sự sụt giảm về sản lượng ngũ cốc. Cung cấp lương thực là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Các khu vực tập trung quân nằm ở những vùng xa xôi nghèo nàn nhất, ở đó người dân địa phương thậm chí không thể sản xuất đủ lương thực cho mình. Chính quyền tỉnh khẩn trương kêu gọi Bắc Kinh cho phép sử dụng lương thực dự trữ để đáp ứng sự gia tăng đột ngột về nhu cầu và cắt giảm 40 % nguồn cung cấp lương thực cho cư dân đô thị để đảm bảo có đủ hàng cung ứng cho tuyến đầu. Để khắc phục vấn đề nấu cơm trong khi hoạt động quân sự, chính quyền địa phương nhập khẩu một dây chuyền sản xuất gạo ăn liền. Hồ sơ của hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam cho thấy việc huy động đã được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh và có sự can dự của hầu hết mọi cơ quan chính quyền và mọi lĩnh vực xã hội. Tổng cộng có khoảng nửa triệu dân thường phục vụ cho các hoạt động chiến đấu hoặc công tác trợ giúp tiền tuyến. Công việc đáng chú ý nhất là việc tổ chức hàng trăm và hàng ngàn dân quân phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của quân đội Trung Quốc bên ngoài biên giới. Huy động các lực lượng dân quân tham gia chiến đấu và phục vụ cho tuyến đầu là thông lệ của lực lượng vũ trang do cộng sản lãnh đạo bắt nguồn từ thuyết “chiến tranh nhân dân” của Mao. Sự phụ thuộc của quân đội Trung Quốc vào các đơn vị dân quân phục vụ tiền tuyến cũng tiết lộ một tình huống tệ hại cho PLA, đó là PLA không có khả năng duy trì hoạt động chiến đấu xa nếu chỉ dựa vào chính mình. Tướng Chu Đức Lễ nhớ lại rằng lực lượng xâm lược PLA không cảm thấy an toàn khi tiến hành các hoạt động tại Việt Nam vì không có an ninh tuyến sau, và các lực lượng dân quân và người dân địa phương đóng một vai trò quan trọng trong an ninh tuyến sau. Cả hai tỉnh đã từng là tuyến đầu về quốc phòng trong thời Chiến tranh Lạnh. Hạ tầng giao thông không phù hợp cho các hoạt động chuyển quân quy mô lớn cần cho cuộc xâm lược. Trong tháng 10 năm 1978, tỉnh Vân Nam đã huy động hơn 100 000 dân quân từ thành phố thủ phủ và 7 huyện để làm hai đường lớn dẫn tới biên giới. Họ hoàn thành dự án trong ba tháng và qua đó đảm bảo việc triển khai quân tới khu vực biên giới theo đúng lịch trình. Đầu tháng 1 năm 1979, toàn bộ lực lượng dân quân đã được huy động. Các đơn vị dân quân có tổ chức tốt hơn và được huấn luyện tốt hơn từ các vùng khác của hai tỉnh đã được triển khai tới khu vực biên giới để trực tiếp phục vụ cho các hoạt động quân sự. Huyện Khúc Tĩnh (Qujing), nằm ở phía đông bắc Vân Nam, đã triển khai khoảng 500 tới 600 dân quân trẻ từ mỗi huyện để phục vụ trong chiến tranh. Đàn ông trong độ tuổi từ 18 đến 55 ở tất cả các huyện biên giới đều gia nhập vào lực lượng dân quân. Theo báo cáo cuối cùng của chính quyền tỉnh Vân Nam ngày 6 tháng 9 năm 1979, hơn 87 000 dân quân (630 đại đội) cộng với 5 000 ngựa và la của dân đã được huy động phục vụ, chủ yếu trong vai trò tãi thương, bảo vệ, và khuân vác. Hơn 21 000 dân quân hoạt động sát cánh với các đơn vị chính quy trong chiến đấu. Việc sử dụng lực lượng dân quân không mặc quân phục trong một quốc gia thù địch cùng với các đơn vị quân đội Trung Quốc về sau gây ra nhầm lẫn trong lúc chạm trán với lực lượng phòng thủ của Việt Nam, vốn cũng mặc quần áo dân sự trên chiến trường. Trong một vài trường hợp, lính PLA thấy mình không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải giết bất cứ ai không mặc quân phục, thậm chí một số trong đó có thể là đồng chí của họ. Tướng Lễ cũng nói rằng hơn 215 000 cư dân tỉnh Quảng Tây đã phục vụ trong chiến tranh, với 60 000 đã tham gia vào các hành động quân sự trong vai trò tãi thương, bảo vệ, và khuân vác, và hơn 26 000 tham gia vào các hoạt động chiến đấu. Lực lượng PLA đã chuyển vài ngàn súng trường tự động và các loại vũ khí hạng nặng cho các đơn vị dân quân địa phương. Vào lúc cuộc xâm lược bắt đầu, lực lượng dân quân ở các xã biên giới đã được trang bị tốt với súng máy, súng phòng không, súng cối, súng phóng lựu và súng không giật. Các lực lượng dân quân địa phương chịu trách nhiệm chủ yếu việc xây dựng công trình phòng thủ, vận chuyển đạn dược, hàng hoá lên tuyến trước, và chăm sóc thương binh. Các đơn vị phòng không dân quân cũng bảo vệ các thị trấn huyện biên giới và các cơ sở công nghiệp trọng điểm như các trạm thủy điện và hồ chứa. Chiến lược “chiến tranh nhân dân” của Mao bị chất vấn vì một chiến lược chiến tranh toàn diện như thế không áp dụng được cho các cuộc xung đột địa phương hạn chế mà Trung Quốc từng can dự kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đặc biệt King C. Chen chỉ ra rằng vào năm 1979 Trung Quốc đã không tiến hành được một cuộc chiến tranh nhân dân chống Việt Nam vì môi trường cần tới vốn bao gồm “một ý thức dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ cùng với sự tham gia của động đảo nhân dân”, không tồn tại. Huy động xã hội phục vụ chiến tranh là bài bản chiến lược then chốt của Trung Quốc, và cuộc chiến tranh 1979 đã chứng tỏ rằng PLA vẫn còn vận hành trong khuôn khổ tư tưởng chiến tranh nhân dân. Lời kết Chắc chắn không có việc phóng đại về cường độ mãnh liệt liên quan tới việc PLA lập kế hoạch và chuẩn bị cho các hoạt động quân sự đánh Việt Nam. Quá trình này phản ánh phong cách chiến lược và thể chế của PLA vốn chịu ảnh hưởng nặng nề lý thuyết quân sự của Mao. Các nguyên tắc quân sự trung tâm do Mao đề ra và kiểu cách tác chiến mà PLA phát triển thêm vẫn là chủ đạo trong cách PLA tiếp cận chiến dịch quân sự năm 1979. Kế hoạch chiến tranh do các chỉ huy khu vực lập ra thể hiện một ý hướng tác chiến nắm lấy và duy trì thế chủ động bằng cách triển khai lực lượng vượt trội cùng với các cuộc tấn công bất ngờ. Dù nhu cầu huấn luyện là cấp thiết, PLA vẫn tiếp tục thông lệ sử dụng tuyên truyền chính trị như một phương tiện chính để thúc đẩy tinh thần và nâng cao hiệu quả chiến đấu. Các hoạt động tuyên truyền chính trị có thể không có ý nghĩa đối với binh lính nhà nghề phương Tây. Tuy nhiên, theo quan điểm Trung Quốc, công tác chính trị như thế đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục những người lính bình thường, thất học rằng Trung Quốc cần phát động cuộc tấn công quân sự vào Việt Nam vốn lâu nay được coi là nước anh em, thậm chí là đồng chí. Việc huy động xã hội trong việc phục vụ cho chiến tranh phản ánh điểu cốt lõi của “chiến tranh nhân dân” của Trung Quốc. PLA dường như không thể thực hiện bất kỳ hoạt động quân sự quy mô lớn mà không huy động chính quyền địa phương và người dân trợ giúp. (Thực tế, ngay cả bây giờ, sau hơn ba thập kỷ, đặc trưng quan trọng này vẫn tiếp tục là nét riêng trong cách tiếp cận chiến tranh của Trung Quốc và có khả năng cũng sẽ như vậy trong tương lai.) Mặc dù việc lập kế hoạch chi tiết do đội ngũ nhân viên quân sự thực hiện, nhiều sự kiện trên chiến trường vẫn chưa có trong dự kiến, một điều bất cập nhanh chóng cho thấy cuộc xâm lược Việt Nam rất tổn hao về xương máu và tiền của. Zhang, Xiaoming, 2015, Deng Xiaoping's Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The New Cold War History). The University of North Carolina Press.Trương Hiểu Minh (张晓明), 2015, Cuộc chiến lâu dài của Đặng Tiểu Bình: xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam, 1979-1991 (The New Cold War History). The University of North Carolina Presstr. 67-89 Người dịch: Phan Văn Song (Viet - Studies) Do quân đội VN nhỏ không có những đơn vị quá lớn nên để bạn đọc dễ hình dung hơn xin tạm dịch: - ‘army’: một đơn vị trên cấp sư đoàn, thành ‘đại đoàn’ (‘đại đoàn’ có thể cùng nghĩa với ‘sư đoàn’ nhưng ít dùng, cònTQ gọi là ‘tập đoàn quân’) - ‘field army’, một đơn vị trên cấp đại đoàn, thanh ‘quân đoàn’ (TQ gọi là ‘phương diện quân’)
  4. Mùa hè năm 1990, những biến chuyển bắt nguồn từ những sự kiện trong năm trước đó đã bắt đầu làm thay đổi các động lực của ngoại giao quốc tế. Hồi ký của Trần Quang Cơ về giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã minh họa đầy đủ sự chuyển dịch này. Trong khi Bộ Chính trị (Việt Nam) vẫn tiếp tục tranh luận xem nên cố gắng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc dựa trên ý thức hệ chung (tức “giải pháp đỏ” [cho vấn đề Campuchia]) hay là nên tham gia vào giải pháp ngoại giao với kết quả khó dự đoán hơn thông qua Liên Hợp Quốc, tức là sẽ bao gồm cả Hoa Kỳ và ASEAN, ông Cơ đã xin ý kiến ông Phạm Văn Đồng, lúc đó là “cố vấn” Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông Đồng nói với ông Cơ đầu tháng 8 năm 1990, “Phải dám chơi với Liên Hợp Quốc, với Hội đồng Bảo an, với Mỹ và phương Tây. Cần tranh thủ nhân tố Mỹ trong tình hình mới… Đề án về lý thuyết thì tốt nhưng làm sao thực hiện được… Không nên đặt yêu cầu quá cao ‘giữ vững thành quả cách mạng (Campuchia)’… Đi vào tổng tuyển cử bạn giành 50% là lý tưởng.” Không lâu sau cuộc trò chuyện này, Trung Quốc bất ngờ gửi lời mời khẩn tới Thủ tướng Đỗ Mười (không lâu sau thay thế Nguyễn Văn Linh làm TBT) và Phạm Văn Đồng tới gặp tại Thành Đô xa xôi (phía Trung Quốc nói cần họp ở đó để dễ giữ bí mật) để tham gia vào một nỗ lực giải quyết vấn đề Campuchia và đạt được bước đột phá trong việc bình thường hóa quan hệ Trung – Việt. Điều này là rất bất ngờ do đến thời điểm đó Trung Quốc vẫn kiên quyết khẳng định rằng vấn đề Campuchia phải được giải quyết theo ý Trung Quốc trước khi có thể đàm phán bình thường hóa quan hệ. Phân tích của Trần Quang Cơ là Trung Quốc giờ phải thay đổi lập trường do ưu tiên hàng đầu của họ là phát triển kinh tế đã bị cản trở bởi các biện pháp trừng phạt sau vụ Thiên An Môn. Ngoại giao được tăng tốc bởi các bên khác (bao gồm Mỹ, Nhật, và ASEAN) và việc mất đi yếu tố chính giúp đoàn kết lập trường của Trung Quốc với ASEAN (việc Việt Nam đóng quân ở Campuchia), cùng với mối lo ngại ngày càng tăng của ASEAN về ý đồ của Trung Quốc trong khu vực, đang làm đe dọa đến khả năng kiểm soát kết quả giải quyết vấn đề Campuchia của Trung Quốc – từ đó dẫn tới việc Bắc Kinh có động lực muốn nhanh chóng đạt được thỏa thuận với Việt Nam. Nguyễn Văn Linh và Phạm Văn Đồng dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tới Thành Đô vào đầu tháng 9 năm 1990, đáng chú ý là không có Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, vốn được Bắc Kinh xem là người cương quyết chống Trung Quốc. Trong các cuộc họp của Bộ Chính trị ông Thạch đã lên tiếng phản đối cả “giải pháp đỏ” ở Campuchia và việc đánh cược mọi con bài ngoại giao của Hà Nội dựa trên lợi ích chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc chung sức “bảo vệ chủ nghĩa xã hội,” như Nguyễn Văn Linh và một số lãnh đạo Bộ Chính trị khác ủng hộ. Lập trường của ông Thạch đã suy yếu do không thể chứng minh bất kỳ kết quả nào thu được từ “lá bài Mỹ.” Cuối cùng, giới lãnh đạo Đảng đã quyết định gạt bỏ ông Thạch vốn gay gắt chống Trung để xoa dịu Bắc Kinh. Bất chấp những chỉ dấu mơ hồ từ phía Trung Quốc rằng Đặng Tiểu Bình sẽ tham dự hội nghị Thành Đô (để thuyết phục Phạm Văn Đồng tới dự và tranh thủ thâm niên và uy tín của ông vào dịp này), Đặng đã không xuất hiện, và Giang Trạch Dân cùng Lý Bằng là người đại diện cho Trung Quốc. Sau này Võ Văn Kiệt cho rằng đây là một sự xúc phạm cố ý đối với Việt Nam, và phái đoàn Việt Nam đã “sập bẫy” bằng cách gửi đến một nhà lãnh đạo cấp cao mà Trung Quốc không đáp lại tương xứng. Phái đoàn Việt Nam nhanh chóng phát hiện ra phía Trung Quốc không hề quan tâm đến “giải pháp đỏ” hay bất kỳ hình thức liên minh ý thức hệ nào với Việt Nam. “Tình hình quốc tế hiện nay nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không có lợi cho chúng ta,” phía Trung Quốc nói. Dù miễn cưỡng viện dẫn sự đoàn kết ý thức hệ trong việc nuôi dưỡng mối quan hệ liên đảng giữa các phe phái cộng sản đối lập tại Campuchia, nhưng Trung Quốc vẫn qua mặt Bộ Ngoại giao có xu hướng chống Trung Quốc của Việt Nam để làm việc trực tiếp với Ban Đối ngoại Trung ương ĐCSVN. Với việc Trung Quốc nhấn mạnh việc duy trì quan hệ với Việt Nam chủ yếu là trên cơ sở phi ý thức hệ giữa hai nhà nước, lẽ ra hoạt động ngoại giao giữa hai nước nên được thực hiện thông qua các kênh liên lạc của chính phủ thay vì các kênh đảng. Điều này cho thấy Trung Quốc chỉ viện đến sự đoàn kết giữa hai đảng khi nào tình hình phù hợp với lợi ích riêng, và tiếp tục khước từ lời kêu gọi của Việt Nam là thay thế Liên Xô làm “thành trì xã hội chủ nghĩa” trong một thế giới đang thay đổi. Gọi hội nghị Thành Đô là một thất bại ngoại giao đối với Việt Nam, Trần Quang Cơ cho rằng lý do chính là Việt Nam đã tự huyễn hoặc mình bằng cách bám vào niềm tin rằng Trung Quốc có quan tâm đến một liên minh ý thức hệ để chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các nước đế quốc nhằm lật đổ các nước cộng sản còn lại. Sự sụp đổ của những nỗ lực thất bại nhằm đạt được một “giải pháp đỏ” là bước quan trọng cuối cùng dẫn tới vai trò ngày một phai nhạt của bóng ma “diễn biến hòa bình” vốn được các phần tử bảo thủ của Việt Nam lấy làm cái cớ để phản đối các lực lượng theo xu hướng hội nhập của một hệ thống hậu Chiến tranh Lạnh đang toàn cầu hóa. Như xát muối vào vết thương, Trung Quốc hân hoan tiết lộ nội dung hội nghị cho Hun Sen và một loạt các bên khác rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đồng ý chấp nhận cho các thế lực chống Hun Sen chiếm ưu thế trong chính phủ liên minh – trên thực tế là bán đứng phe được Việt Nam bảo trợ vốn đang là thế lực thống trị ở Campuchia trong thời gian đó. Một trong những mục tiêu của việc tiết lộ cuộc đàm phán được cho là bí mật này là nhằm xây dựng một hình ảnh Việt Nam tráo trở và không đáng tin cậy với đồng minh, đồng thời gây chia rẽ trong giới lãnh đạo Việt Nam. Trong vấn đề này Trung Quốc đã thành công: trong một cuộc họp Bộ Chính trị giữa tháng 5 năm 1991, Phạm Văn Đồng bày tỏ ân hận vì bị đẩy vào ủng hộ một chính sách không khôn ngoan. Thủ tướng Đỗ Mười cũng lấy làm tiếc về kết quả, với lý do nó sẽ khiến Việt Nam trở thành người bạn không đáng tin cậy trong con mắt các đối tác. Nguyễn Cơ Thạch cũng nói với TBT Linh rằng ông đã mắc một sai lầm nghiêm trọng. Vào ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm 1990, một ngày trước khi diễn ra hội nghị bí mật giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Thành Đô, bài phát biểu của Thủ tướng Đỗ Mười nhân dịp này đã ghi nhận lời kêu gọi của Lý Bằng rằng “hai nước láng giềng” (không phải “hai bên đồng chí”) cần khôi phục quan hệ bình thường và tìm một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Ông Mười nhắc lại sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc cho Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh vũ trang, và nói rằng “Trong công cuộc đổi mới của đất nước ngày nay, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng.” Một ý nghĩa của điều này là Việt Nam có dấu hiệu đang chuyển từ những bước đi địa chính trị trên bàn cờ toàn cầu sang phát triển kinh tế – trong quá trình đó việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sẽ có lợi, nhưng không sống còn như trong lĩnh vực chiến lược. Trước đó trong bài phát biểu của mình, Đỗ Mười nói, “Tình hình quốc tế đang diễn biến hết sức phức tạp. Khủng hoảng ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu rất nghiêm trọng, không phải là không có tác động đáng kể đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Các thế lực thù địch đang tiến hành nhiều hoạt động chống phá sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.” Như một chỉ dấu nữa cho thấy quan điểm của giới lãnh đạo Việt Nam về bản chất của quan hệ quốc tế đang thay đổi, Đỗ Mười vạch ra những đường nét rộng lớn của hiện tượng sau này được gọi là “toàn cầu hóa.” “Cuộc cách mạng khoa học công nghệ và xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đang cho người dân thế giới nhiều cơ hội lớn để phát triển.” Thừa nhận rằng “đã có nhiều sai lầm” trong chính sách kinh tế “trong nhiều năm,” ông Mười nói rằng “Hiện nay chúng ta phải đối mặt với thực tế là mức sống và trình độ phát triển của nhân dân ta đang quá thấp. Đây là tình hình bức bách và thách thức lớn đối với nhân dân ta.” Động lực cho sự nhượng bộ ở Thành Đô nhằm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vừa là chính sách thực dụng (bù đắp cho sự thiếu hụt hỗ trợ từ Liên Xô và thừa nhận thực tế là vị thế chiến lược của Trung Quốc đã cải thiện) vừa mang tính ý thức hệ (duy trì và tăng cường số lượng giảm sút của các nước cộng sản nòng cốt). Bài phát biểu tháng 9 năm 1990 của Đỗ Mười, một bản chi tiết hơn của bài phát biểu tháng 12 năm 1989, cũng cho thấy Việt Nam đã cố gắng suy tính những tác động của quan hệ quốc tế trong kỷ nguyên mới, trong đó cả chính sách (địa chính trị) thực dụng và các yếu tố ý thức hệ đều không mang tính quyết định trong việc giải quyết vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam, đó là sự lạc hậu về kinh tế. Ở thời điểm đó, giải thoát khỏi gánh nặng Campuchia và tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc để Việt Nam có thể tập trung phát triển là điều cần thiết. Mặc dù phái đoàn Việt Nam ở Thành Đô đã đưa ra sự nhượng bộ lớn là chấp thuận đề xuất của Trung Quốc vốn có thể làm nghiêng cán cân sang hướng có lợi cho các đối thủ của Hun Sen, nhưng Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh đã bay tới Phnom Penh và cố gắng thuyết phục Hun Sen đồng ý hợp tác với các lực lượng Pol Pot, do bức tranh toàn cảnh là các nước đế quốc đang cố gắng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, và Campuchia có thể tự cứu mình bằng cách đạt được hòa giải giữa phe cộng sản của Hun Sen và phe Khmer Đỏ. Nguyễn Văn Linh nói với lãnh đạo Campuchia, “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc.” Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xóa cộng sản. Nó đang xóa ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xóa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” “Giải pháp đỏ” vẫn còn trong tâm trí hai nhà lãnh đạo đảng và quân đội này của Việt Nam, nhưng khi không có sự ủng hộ của Trung Quốc, giải pháp này đành chịu thất bại. “Giải pháp đỏ” cũng làm đồng minh Campuchia của Việt Nam trở nên xa lánh. Đại sứ Việt Nam thông báo rằng sau cuộc họp này thái độ của Hun Sen đối với Việt Nam đã thay đổi – điều này cuối cùng dẫn đến cảnh Đại sứ Ngô Điền “đơn độc” buộc phải chứng kiến sự tan rã của Đảng Cộng sản Campuchia. Kết cục là Việt Nam không còn nước cộng sản nào bảo trợ cho mình, và cũng không còn nước cộng sản nào để mình bảo trợ nữa. Trần Quang Cơ có lẽ đã không đơn độc khi kết luận rằng hội nghị Thành Đô là “vết nhơ về ngoại giao của Việt Nam.” Việt Nam đã không chỉ bộc lộ mong muốn theo đuổi một chính sách lạc hậu dựa trên sự đoàn kết ý thức hệ với Trung Quốc, mà sự tiết lộ ranh mãnh của Trung Quốc về thất bại của Việt Nam trong việc đạt được một “giải pháp đỏ” và sự phản bội người đồng minh của mình đã làm suy yếu nỗ lực đa dạng hóa chính sách và mở rộng không gian đối ngoại của Việt Nam. Lập trường của Trung Quốc đã biến việc đa dạng hóa chính sách đối ngoại trở thành con đường ngoại giao khả thi duy nhất thay thế cho sự phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc. Ngay cả cuốn hồi ký thẳng thắn của Trần Quang Cơ về hội nghị Thành Đô giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc cũng không đề cập đến một đề xuất đi xa hơn vấn đề Campuchia của Trung Quốc. Một tờ báo Anh dẫn nguồn tình báo phương Tây cho rằng Trung Quốc đã đề nghị cung cấp cho Việt Nam các loại hàng hóa cơ bản mà nay Liên Xô không còn có thể cung cấp, và trả lại một phần đáng kể quần đảo Trường Sa (khu vực có trữ lượng dầu lửa tiềm năng). “Để đổi lại, Trung Quốc đề nghị Hà Nội ‘điều phối’ – nói cách khác là điều chỉnh theo hướng lệ thuộc – chính sách đối ngoại của Việt Nam theo chính sách của Bắc Kinh. “Hà Nội đã tiến rất gần [đến việc chấp nhận],” theo một nguồn tình báo ở Bangkok. “Và đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên, chứ không phải là lời từ chối cuối cùng của họ. Củ cà rốt giơ ra trước mặt Hà Nội là rất lớn, và họ đã phải suy đi nghĩ lại trước khi khước từ toàn bộ. Nó cho thấy Việt Nam đã tuyệt vọng đến mức nào.” Trên thực tế, vị thế chiến lược xấu đi của Việt Nam đã nhanh chóng buộc nước này phải miễn cưỡng chấp nhận vai trò cửa dưới mà Trung Quốc đề nghị – ngay cả khi không còn những củ cà rốt. Nguồn: Elliott, David W.P., 2012, Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization (pp. 112-116). Oxford University Press.Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp David W. P. Elliott là giáo sư ngành quản trị và quan hệ quốc tế tại Pomona College. Tựa đề bài viết do Nghiencuuquocte.net tự đặt. (Nghiên Cứu Quốc Tế)
  5. Ông Nguyễn Đức Chung Hà nội, ngày 16 tháng 2 năm 2016 Kính gửi ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội Tôi là Vũ Linh, số nhà 31/43/4 , đường Xuân Diệu, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Xin gửi đến ông chủ tịch đôi lời: Ngày mai là 17 tháng 2 năm 2016, đã 36 năm, ngày đồng bào chiến sĩ ta trên biên giới phía Bắc nước ta đã anh dũng chống trả cuộc xâm lược của Trung Quốc. Hàng vạn chiến sĩ và đồng bào ta đã hy sinh. Tất cả chúng ta – trong đó có ông Nguyễn Đức Chung – được sống yên ổn hôm nay là nhờ có sự hy sinh của nhiều thế hệ bảo vệ nền độc lập của đất nước, ai không nhớ ơn những người đã hy sinh cho quê hương đất nước, cho cuộc sống hôm nay của chúng ta – trong đó có ông, thưa ông Chung – thì kẻ đó không còn đáng được gọi là người! Ngày mai – 17 tháng 2 năm 2016 – chắc chắn đồng bào ta, trẻ có, già có, những người lao động, những trí thức và sinh viên – công dân thủ đô Hà Nội – sẽ tổ chức thắp hương tưởng niệm chiến sĩ đồng bào ta đã hy sinh trên mặt trận biên giới chống quân bành trướng Trung Quốc xâm lược 36 năm về trước. Đây là việc nghĩa, việc thiêng liêng, ai cũng nên làm, ai cũng phải làm! Rất tiếc là từ nhiều năm cho đến nay, không thấy người lãnh đạo thành phố nào xuống đường cùng đồng bào đến thắp hương tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh bảo vệ biên giới và biển đảo của nước nhà ! Là một công dân Hà Nội, tôi có một lời đề nghị với ông chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung: “ Ông nên và cần, ra lệnh cho công an, bộ đội của Hà Nội bảo vệ trật tự, sự tôn nghiêm cho cuộc tưởng niệm đồng bào chiến sĩ ta đã hy sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc 36 năm trước của các công dân Hà Nội. Không nên để cho “lực lượng quần chúng tự phát”, các dư luận viên (DLV) mặc cờ đỏ sao vàng và mang cờ đảng đi phá đám, không có công an đội lốt người xây dựng công viên mang đá ra cưa bụi mù trước tượng đài Lý Thái Tổ … khi đồng bào đến dâng hương như những năm trước”. Năm nay ông Nguyễn Đức Chung đã là chủ tịch thành phố Hà Nội, thủ đô văn hóa, hòa bình của một nước được thế giới quý trọng. Tôi mong ông thực thi chức trách của mình là đảm bảo thuần phong mỹ tục của truyền thống uống nước nhớ nguồn của người thủ đô. Không để cho “quần chúng tự phát” phá quấy, cái “lực lượng” lạ hoắc mà ông đã hứa sẽ điều tra và trả lời dư luận. Đến nay chưa thấy ông điều tra để công bố cho bà con thủ đô được biết, trong khi đó, thưa ông, những phần tử “quần chúng tự phát” đó là những ai thì chúng tôi đã biết cả rồi, thậm chí chúng tôi có cả ảnh, cả số điện thoại của những nhân vật đó, nếu cần ông cứ liên hệ với tôi theo địa chỉ đầu thư. Cuối thư, xin chúc ông và gia đình nhiều sức khỏe, an hưởng thái bình ! Kính thư Vũ Linh ______ TB: Thưa ông Chung, dưới đây là 2 trong nhiều hình ảnh “quần chúng tự phát” dám ngang nhiên đem cờ đảng phá rối cuộc “Tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma” tại tượng đài Lý Thái Tổ ngày 14-3-2015: (Blog Bùi Văn Bồng)
  6. Tổng thống Obama 'rất yếu về đối ngoại', theo tác giả Cần phải nhấn mạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama rất yếu về đối ngoại, từ Ukaraine, đến Syria, Iran. Vì thế ASEAN không tin có thể tìm được sự ủng hộ của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Obama trong năm cuối nhiệm kỳ trong cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Đơn giản, quan hệ thương mại Mỹ-Trung quan trọng hơn là với ASEAN, 1.3 tỉ người so với 300 triệu. Hoa Kỳ đã cho tàu chiến chạy qua những khu vực gần các đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Trường Sa, và Hoàng Sa mới đây, nhưng mục đích chỉ là đưa tín hiệu bảo vệ tự do lưu thông trên biển. Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng sân bay và hạ tầng trên các đảo nhân tạo. Phản ứng của Hoa Kỳ dè dặt, không thực sự thách thức Trung Quốc vì lo ngại làm sụp đổ quan hệ thương mại giữa hai nước. Tổng thống Obama muốn xoay trục về Đông Á. Nhưng năm 2013, vì khủng hoảng ngân sách với quốc hội Mỹ mà Obama đã hủy chuyến đi họp APEC ở Indonesia và ASEAN ở Brunei làm lãnh đạo các quốc gia này thất vọng và mất niềm tin vào Hoa Kỳ. TPP thì chưa biết có được quốc hội Mỹ phê chuẩn hay không vì không chỉ Cộng hòa trong quốc hội phản đối, nhiều dân cử Dân chủ cũng không tán đồng trong khi nghiệp đoàn lao động Mỹ cực lực phản đối. Các ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa như Donald Trump, Marco Rubio cũng không ủng hộ TPP. Đến phút chót Việt Nam mới xác nhận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự hội nghị ở Sunnylands Về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đầu không đi, rồi lại quyết định đi dự hội nghị kỳ này ở Hoa Kỳ, có những dư luận cho rằng ông vẫn có thể làm thay đổi tình hình chính trị Việt Nam, sau khi đã bị loại khỏi Bộ Chính trị sau Đại hội Đảng 12. Tôi thì không nghĩ là sẽ có thay đổi vì nên nhớ chủ trương của đảng Cộng Sản là "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách". Đảng đã quyết định tại đại hội là chọn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại để kiên trì với chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh và chọn con đường "kinh tế thi trường, định hướng xã hội chủ nghĩa", với chính sách đối ngoại vẫn thân Trung Quốc hay có thể nói là đang bị Trung Quốc kìm hãm. Tham dự thượng đỉnh ASEAN có nhiều lãnh đạo sắp hết nhiệm kỳ. Tổng thống Obama còn chưa đến một năm sẽ rời Bạch Ốc. Tổng thống Aquino của Philippines cũng rời chức vụ trong vài tháng tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng thế. Tổng thống Thein Sein của Myanmar cũng sắp bàn giao quyền hành cho đảng đối lập nên không dự thượng đỉnh mà cử phó tổng thống. Trước khi hội nghị diễn ra, nhật báo Los Angles Times còn đưa tin với một tựa bài hết sức bất lợi cho nhiều lãnh đạo ASEAN là "A crowd of dictators is coming to Southern California" (Một đám nhà độc tài đang đến Nam California). Trong 10 quốc gia ASEAN thì có đến 7 được cho là có lãnh đạo độc tài là Hun Sen của Cambodia, Prayuth Chan-Ocha của Thái Lan, Najib Razak của Malaysia, Hassanal Bolkiah của Brunei, Thein Sein của Malaysia, Choummaly Sayasone của Lào và Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam. Vì thế có thể sẽ có nhiều người, trong đó có người Mỹ gốc Việt, kéo về Sunnylands biểu tình trong những ngày hội nghị. Như khi Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ba năm trước đây cũng ở nơi này ở miền nam California. Bùi Văn Phú, nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California. (BBC)
  7. Nữ doanh nhân, cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến Kết thúc đại hội 12, Nguyễn Tấn Dũng không còn trong trung ương Đảng CSVN. Theo cơ cấu của ĐCS thì việc đó đồng nghĩa ông Dũng không còn quyền lực nào nữa, ông chỉ còn thời gian mấy tháng để bàn giao công việc cho người kế nhiệm. Lúc này nhiều tin đồn rất xấu về hậu vận của ông và những người được cho là thân thiết với ông. Cái này dân gian nôm na gọi là '' đi cả dây ''. Chưa biết điều đó có diễn ra hay không và bao giờ diễn ra, nhưng chuyện '' cả dây '' khác đi lên là có thật. Gia đình Đặng Thành Tâm, Đặng Hoàn Yến trước kia bị sóng gió đến nỗi chị em nhà họ Đặng phải mất hút biệt tăm, sau đại hội 12 đã thấy trở lại trên mặt báo. Tờ báo vietnamnet đưa tiêu đề Lật Cờ Thắng Thế hàm ý chỉ anh em nhà họ Đặng đã trở lại ngày vinh hoa, phú quý. Bài báo có đoạn viết. Sau thời vận hạn, ông Đặng Thành Tâm âm thầm hồi phục , bung tiền lấy lại vị thế. Cái thời âu lo đã qua đi, chủ tịch Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) giờ đây sốt sắng trở lại với công việc kinh doanh và DN từng làm nên danh tiếng của doanh nhân này. http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/288331/dang-van-thanh-dang-thanh-tam-lat-co-thang-the.html Bà Đặng Hoàng Yến sau khi bị quốc hội tước quyền đại biểu vì tội khai man lý lịch gần như mất tích trên mặt báo. Sau đại hội 12 người ta thấy bà Yến hân hoan trở lại truyền thông với những lời lẽ ca ngợi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Bà Yến nói với BBC. Nữ doanh nhân, cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến nói bà tin Tổng Bí thư Trọng không còn “bị cản đường” như nhiệm kỳ trước và có thể làm nên “một bước ngoặt” cho lịch sử dân tộc. http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/02/160201_dang_thi_hoang_yen_interview Đây là những phát biểu mang tính đắc chí về '' vật cản đường '' của Nguyễn Phú Trọng bị loại bỏ, hơn là những nhận định tương lai dân tộc có bước ngoặt. TBT Nguyễn Phú Trọng theo đuổi mục tiêu xây dưng Đảng, củng cố vững chắc chế độ XHCN ...với những gì mà ông Trọng nêu mục tiêu như thế, sẽ chẳng có tương lại ngoặt nào cho dân tộc này. Nếu có chỉ là những '' bước ngoặt '' của những tập đoàn sân sau phe ông Trọng như chị em nhà họ Đặng này. Và thực tế thì đã có '' bước ngoặt lật cờ thắng thế '' của gia đình chị em nhà họ Đặng khi đại hội 12 kết thúc chưa đầy 1 tháng. Sở hữu khu công nghiệp đồ sộ phía Nam, đó là điểm thuận lợi cho chị em nhà họ Đặng phất khi mà TPP được hoàn thành. Dưới cái bóng che chở của Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng và Trần Đại Quang, chắc hẳn từ đây trở đi sẽ là bước ngoặt vĩ đại, thắng thế vĩ đại của chị em nhà họ Đặng khi lọt được vào mắt xanh làm sân sau cho những vị trên. Trái ngược lại với chị em nhà họ Đặng, đại gia Trầm Bê lúc này mất tích trên báo chí, tin đồn đang loan tải rằng ông Trầm Bê đang trong vòng ngắm của lao lý. Những thông tin trước đó về Trầm Bê là những tin xấu như ông phải bán dự án số 10 Âu Cơ với giá 800 tỷ đồng, ông phải buộc rời khỏi chức vụ phó chủ tịch thường trực ngân hàng Sacombank. Và việc hàng loạt nhà đầu tư thoái vốn khỏi công ty đầu tư xây dựng Bình Chánh ( BCI). Trầm Bê được nhà báo Huy Đức nhắc đến trong bài viết Ai Bảo Kê Ông Trầm Bê, trong bài viết này Huy Đức đưa ra chi tiết Trầm Bê đã cho em vợ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Trần Minh Chí vay đến 1.245 tỷ ( một ngàn hai trăm bốn nhăm tỷ đồng ) http://www.tintuchangngayonline.com/2015/11/truong-huy-san-ai-bao-ke-ong-tram-be.html Có một kịch bản thế này, người thường sẽ cho là hoang đường và bịa đặt, nhưng với người am hiểu thì thấy nó là sự thật hiển nhiên. Dưới dự đồng ý của Nguyễn Phú Trọng, ông Trương Tấn Sang đã nhận những tin tức từ Trần Đại Quang. Sau đó ông Sang chuyển cho Đặng Hoàng Yến những thông tin về Nguyễn Tấn Dũng. Yến có nhiệm vụ tìm thêm người bên ngoài để tạo đưa lên mạng những thông tin đánh Nguyễn Tấn Dũng, cũng như cung cấp tài trợ tiền bạc, thông tin cho những đệ tử của Sang trong nước viết bài đánh Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế chuyện tin đồn Đặng Thị Hoàng Yến đứng sau Quan Làm Báo không phải không có cơ sở, nhưng nói chính xác hơn thì có thể Yến chỉ cung cấp tin tức cho những người lâp ra trang mạng này, chứ bản thân những người làm trang mạng này không phải là người của Yến. Nếu Nguyễn Tấn Dũng còn trụ được thì BCI của Trầm Bê sẽ là đối thủ cạnh tranh với khu công nghiệp Tân Tạo đón luồng gió mới từ TPP. Vì vậy chuyện Đặng Hoàng Yến hân hoan đắc chí trước '' vật cản đường '' của Nguyễn Phú Trọng bị gỡ bỏ là cái hân hoan của bản thân gia đình chị em nhà họ Đặng này trước việc loại bỏ được đối thủ Trầm Bê. Niềm hân hoan của môt '' nhóm lợi ích '' khi thấy '' một nhóm lợi ích '' khác cạnh tranh với nhóm mình đã bị loại khỏi cuộc đua. Phát biểu của Đặng Hoàng Yến với BBC về thắng lợi của Nguyễn Phú Trọng là bước ngoặt cho dân tộc, đấy sự ngông cuồng của kẻ thắng thế. Của những kẻ đang say men chiến thắng phe nhóm mình, tự nhận mình là dân tộc, thành công của nhóm lợi ích của mình là của chung dân tộc. Thành công của đại hội đảng cộng sản 12 vừa qua là hạ được một nhóm lợi ích này và đưa một nhóm lợi ích khác lên ngôi. Chẳng có chống tham nhũng hay dẹp bỏ nhóm lợi ích nào cả. Chỉ có thay thế tham nhũng, nhóm lợi ích này bằng tham nhũng và nhóm lợi ích khác mà thôi. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  8. Ngồi trước máy tính, đọc những bài viết trên facebook, đọc những bài nhận định trên web, bỏ máy tính xuống, bước ra khỏi ngôi nhà, đường phố vẫn đông đúc, người người vẫn chạy tất bật, nhà bên cạnh vẫn xem tivi nghe nhạc như thường ngày, tôi có cảm giác xã hội này dường như không cần đảng, có đảng cũng vậy, không có đảng cũng vậy, họ vẫn làm việc, vẫn sống, có face cũng vậy, không face cũng vậy, họ vẫn dửng dưng, trên web tưởng như đảng sắp sập nay mai, một bước nữa thôi, một bước nữa đảng chết, nhưng không, xã hội vẫn bình thường, nhà bên cạnh vẫn nhậu nhẹt, như vẫn không biết cái gì đang xảy ra trên thế giới này. Đó là sự thật của xã hội VN, web là một thế giới, đời thực là một thế giới khác, khác hoàn toàn với nó, bên cạnh Dòng Chúa Cứu thế 38 Kỳ đồng, Sài Gòn, tâm điểm hội họp của anh em PTDC, bao nhiêu chương trình giúp TPBVNCH ra đời, người dân vẫn như hoàn toàn không biết gì và không quan tâm. Bênh cạnh ngôi nhà của anh em bị "ăn bánh canh" liên tục người dân vẫn thờ ơ chứ không phải như những bà mẹ VN anh hùng năm xưa dấu cơm, dấu gạo ủng hộ chiến sỹ. Tại sao như vậy? Phong trào đấu tranh dân chủ VN không có quần chúng. Một lỗ hổng rất lớn từ trên web xuống đời thực, không có sự nối kết, không có sự chia sẽ. Anh em dân chủ chỉ chơi được trên face, không chơi được với hàng xóm, vô quán nhậu thì 9 bàn nói chuyện trên trời dưới đất, 1 bàn chém gió chính trị. Bạn bè tôi ngồi chửi cái tivi suốt ngày, nhưng kết bạn với một người bạn dân chủ trên face, thì không dám. Vậy biểu làm sao đất nước này thay đổi? Đó là kết quả của xã hội Việt nam từ chế độ phong kiến, qua thực dân, qua CS và hiện nay hậu CS toàn trị KTTT định hướng XHCN. Người dân luôn bị ra rìa, đứng dưới cấp chính quyền và không thể tham gia vào vận mệnh đất nước. Tư tưởng chế độ phong kiến người dân là thần dân chỉ biết tuân lệnh và phục tùng. Hệ thống thứ bậc và chính danh, ai ai cứ làm việc nấy, làm tốt công công việc của mình, phấn đấu trở thành quân tử, phục tùng dưới vua, đã đẩy người dân thành những con cừu tốt, cừu quân tử để cho quan quyền chăn đắt, càng quân tử càng tuân lệnh trên. Tư tưởng Khổng giáo sống là phải dung hòa các mối quan hệ vừa được lòng bên vợ, được lòng bên chồng, hài lòng bên hàng xóm, vui vẻ bên bạn bè, tuân lệnh bên chính quyền, cho nên làm mất cá tính, sức bật nhận thức riêng của mỗi con người. Chuyển qua thời kỳ thực dân, vẫn trên tư tưởng như vậy, nhưng thêm chính sách Nam kỳ Trung kỳ, Bắc kỳ người dân càng chia rẽ hơn, hưởng ánh sáng văn minh châu Âu người dân được nâng cao dân trí nhưng vẫn ra rìa xã hội. Qua chế độ CS chắc ai cũng biết rồi, nguời dân bị đè bẹp thêm lần nữa. giai cấp tư sản, tiểu tư sản, tiểu thương địa chủ, khỏi cất lên tiếng nói luôn, cứ để bần cố nông làm việc. Kết quả là xã hội thụt lùi vô cảm. Một quá trình tiến hóa lịch sử như vậy, người dân chỉ giỏi một chuyện: chống ngoại xâm. Chỉ khi có giặc ngoại xâm người Việt mới đoàn kết lại, đứng bên cạnh nhau, cùng chính quyền chống kẻ thù, bởi vì khi đó người dân mới được chính quyền thả cửa, cầu cạnh, cho họ thỏa chí tan bồng, thể hiện cái tôi của mình, kích thích lòng yếu nước bản năng cùng nhau giữ nước. Từ đó hình thành tính cách người Việt là gì? Nước tới chân mới nhảy, chỉ đoàn kết trong trường hợp cận kề hiểm nguy, chỉ lo làm ăn không quan tâm đến xã hội, không có khái niệm chống lại triều đình, không có ý tưởng tranh luận bàn hội nghị gọi là nghị trường, mà đối với kẻ thù chỉ có diệt và diệt, khác quan điểm là diệt, khác phe nhóm là diệt, khác tư duy là diệt như diệt giặc cho nên bị giặc nội xâm người Việt không biết đường mò. Chống ngoại xâm kẻ thù quá rõ, cầm gươm giáo, súng ống là diệt giặc được rồi, còn giặc nội xâm đâu biết ai là kẻ thù cũng không cầm súng được cho nên bó tay. Với chế độ CS bọn nó còn lưu manh chước quỷ hơn ngàn lần trước kia, vừa đấm vừa xoa, vừa bóp vừa thả nên người dân càng mờ ảo không nhận diện được kẻ thù, nên đảng dắt đi rong chơi. Phân tích lịch sử để chi? Để thấy rằng bản chất người Việt như vậy đó, chúng ta đấu tranh cho dân chủ phải trên nền tảng cội nguồn tài nguyên như vậy đó, chứ không phải anh bắt người dân phải nhận thức như người Mỹ, lãnh đạo phải yêu nước như vua chúa để cho tui đấu tranh. Anh không thể bắt người dân phải thay đổi nhận thức mà làm sao để họ thay đổi nhận thức. Anh không thể bắt người dân phải quan tâm đến chính trị, mà phải làm sao để họ quan tâm đến đất nước khi xã hội đầy bất công xảy ra. Xã hội KTTT định hướng XHCN hiện tại, ít nhất người dân cũng bước vào xã hội tiêu thụ, muốn gì có nấy, muốn điện thoại đời mới nhất có, muốn xe hơi có, muốn ăn chơi có, muốn thời trang có, thế giới thay đổi cái gì về công nghệ ở đây có, v.v... chính việc này càng làm người dân thờ ơ với chính trị hơn, họ tưởng lầm đó là cuộc sống mơ ước. Những điều này giải thích tại sao phong trào đấu tranh không có quần chúng? Còn nhiều lý do khác, như chính sách nhồi sọ của CS,… tuy nhiên, về mặt khách quan, lật đổ CS khác với chống giặc ngoại xâm, người Việt chưa quen với ý nghĩ này, không nhận diện được kẻ thù, không biết bắt đầu từ đâu, phương pháp nào để đấu tranh v.v... Về chủ quan, theo tôi phong trào đấu tranh có thể chưa đi đúng hướng. Vẫn theo cách đấu tranh quen thuộc trong tiềm thức từ thời phong kiến, muốn diệt CS phải tấn công vào CS. Diệt và diệt. 40 năm qua chúng ta vẫn đấu tranh theo cách này, chửi bới CS, tố cáo tội ác CS, đập tan luận điệu tuyên truyền giả dối của CS, kêu gọi biểu tình, xuất hiện công khai làm gương để người dân thức tỉnh v.v… Điều này không sai, nhưng không đủ sức mạnh, chúng ta quên đi một điều: người dân chưa có ý thức về xã hội, họ vẫn quen kiếp sống thần dân. Bao nhiêu phong trào đưa ra người dân vẫn tỉnh bơ, vậy vấn đề ở đâu? Tấn công vào CS chỉ là điều kiện cần, nhưng điều kiện đủ và quan trọng nhất, phải vực dậy quần chúng. Nếu không có quần chúng anh sẽ không làm được việc gì cả. Nhiều bài viết trước kia của tôi đã đề cập đến vấn đề này: 1- Chưa vượt qua sợ hải thì không thể có bất tuân dân sự. 2- PTDC phải làm việc ở giai đoạn trước bất tuân dân sự mà tôi gọi là giai đoạn "Theo dân sự". Để chi? Để tìm hiểu người dân, nguyện vọng của họ với xã hội là cái gì, tại sao họ sợ hải, cách giải quyết như thế nào. Chính giai đoạn này anh mới lôi kéo được người dân bởi vì chưa đụng chạm tới chính quyền nhiều. Theo tôi tiến trình tâm lý vượt qua sợ hải phải qua 3 giai đoạn: a- Thay đổi nhận thức b- Thoát khỏi ràng buộc c- Vượt qua sợ hải Sau đó mới tham gia những chương trình bất tuân dân sự. Tại sao phải thoát khỏi sự ràng buộc? Hãy nhìn lại vấn đề này chuẩn xác hơn. Không phải vượt qua sợ hải mà người dân đứng lên, bao nhiêu người nhận thức về xã hội từ tri thức đến sinh viên đến những người dân thường, nhưng tại sao trí thức trùm chăn, sinh viên lạnh cảm chỉ có những anh em facebooker bình thường xuất hiện, phải chăng sự nhận thức, ràng buộc kinh tế, ràng buộc gia đình, quyền lợi trong công việc lôi kéo họ lại, không dám cất lên tiếng nói của mình vì họ sợ CA là một nhưng sợ mất công việc, phiền toái, sợ mất sổ hưu, sổ gạo là mười, chứ đâu phải dân trí. Cho nên thay đổi nhận thức và thoát khỏi ràng buộc là 2 yếu tố chính quyết định việc tham gia của người dân, trong đó thay đổi nhận thức là tấm mặt nạ mà PTDC chắc chắn tác động được, có nhiều xác suất thành công, sau đó chính họ tự quyết định thoát khỏi sự ràng buộc. Cốt lõi căn nguyên nhất là thay đổi nhận thức của người dân về đảng và trách nhiệm của người dân với xã hội, chứ không phải nâng cao dân trí. ĐH 12 là một ví dụ, người dân vẫn chưa nhận thức đúng về đảng. "Họ vừa muốn lật đổ đảng, vừa muốn đảng tốt lên, vừa muốn đảng thay đổi, và nghĩ rằng xã hội sẽ tốt lên" trong khi đảng bầu bán, hội nghị, nghị quyết, nhân sự là để bảo vệ cho đảng, làm cho đảng trường tồn, chứ không quan tâm đến sự phát triển của xã hội. (https://www.danluan.org/tin-tuc/20160206/dang-va-su-hieu-lam-cua-nguoi-viet). Thay vì tấy chay cái hội nghị đó của đảng, chúng ta lại bàn tới bàn lui về nhân sự, theo dõi đảng hằng ngày mà quên đi sức mạnh quần chúng mới là giá trị dứt khoát làm thay đổi mục tiêu của ba cái hội nghị này. Bây giờ, phong trào tự ứng cử quốc hội. Hiện tại có 2 luồng ý kiến: tẩy chay và tự ứng cử. Theo những phân tích ở trên tôi ủng hộ việc tự ứng cử quốc hội. Vì sao? 1- Trước nhất phải xác định rõ ràng về mặt tư tưởng. Trong tình hình hiện tại, chúng ta chưa có khả năng nào thắng đảng trong cuộc bầu cử này. Đảng cho 10 người, 2 người hay 0 người vào làm chim cá cảnh cho quốc hội thì chúng ta vào chứ không thể nói đòi mà được. Sau đó làm được cái gì, cũng chẳng làm được cái gì cả, cao lắm làm được hoa lá cành cho đảng. Vì vậy đừng nghĩ rằng sẽ có thắng lợi trong việc chống chọi với đảng trong cuộc bầu cử này. Hoặc cũng sẽ không có thắng lợi nào cả nếu có 5-10 người chểm chệ ngồi trong quốc hội. Lý do tại sao, chắc ai cũng trả lời được. Giả sử Nguyễn Tấn Dũng có ý tốt cho dân tộc, phe cánh đầy mình, 10 năm làm thủ tướng NTD cũng bó ta rút lui kia huống chi là 5-10 người đơn độc trong cái quốc hội bù nhìn ấy. Đảng để yên chắc? 2- Người dân chưa vượt qua được giai đoạn sợ hải, đang nằm ở giai đoạn 1, thay đổi nhận thức, chưa thoát khỏi ràng buộc mà chúng ta kêu gọi tẩy chay bầu cử, thử hỏi bao nhiêu người tham gia. Đừng yêu cầu người dân vượt qua khỏi tầm vóc của mình. Tẩy chay bầu cử nghĩa là không đi bỏ phiếu cũng giống như kêu gọi biểu tình, 10g30 tổ trưởng tổ dân phố đến từng nhà đôn đốc đi bầu, nếu ai không bầu tổ trưởng bầu thế, qua 12g tổ ta vượt chỉ tiêu, 100% cả nhà đi bầu sớm hơn dự định. Còn ai cương quyết phản bác, để đó giải quyết sau. Dự đoán Sài gòn khoảng 100 nguời, hầu hết là facebookker hay đi biểu tình không đi bỏ phiếu. Còn lại cuộc sống vẫn vậy. 3- Biết rằng không thắng lợi, vậy chúng ta kêu gọi tự ứng cử để chi? Không thắng lợi trong việc trực tiếp chống chọi với đảng nhưng chúng ta cần thức tỉnh người dân. Cần người dân quan tâm đến xã hội, cần cho họ thấy rõ bản chất dân chủ thật sự của đảng, bản chất lừa lọc của đảng, bản chất xấu xa đê hèn của đảng, thông qua những chiêu trò chống lại việc tự ứng cử này. Lột mặt nạ của đảng để người dân thấy rõ chân dung kẻ thù hơn mà lâu nay họ vẫn bán tín bán nghi để đảng lừa lọc. 4- Ở trong nước đấu tranh, gần như 100% dùng facebook. Hiện tại, một người tự ứng cử đạt được khoảng 1500-2000 like. Quá ít ỏi với số lượng 3.600.000 người dùng face ở VN. Vậy thử hỏi chúng ta sẽ làm được gì, trứng chọi với đá, trong cuộc cách mạng DC này? Chỉ khi nào số lượng đó đạt được 5000-10.000 like mới có thể nghĩ đến biểu tình hay tẩy chay bầu cử. Nghĩa là chúng ta vẫn còn quá sơ sài, quá ít ỏi, việc chúng ta cần nhất là phát triển lực lượng, mở rộng quần chúng, chứ không phải đương đầu với địch thủ để rồi hao mòn số lượng. 5- Vì vậy điều chúng ta cần thật sự là thay đổi nhận thức để mở rộng quần chúng. Tại sao không nghĩ đến tới việc" người người ứng cử, nhà nhà ứng cử, làng làng ứng cử" mà tự giới hạn số lượng lại vậy.? Ai ai cũng có thể tự ứng cử nếu đủ điều kiện về luật pháp. Trong đó sẽ có những người ứng cử thật sự, có những người ứng cử màu mè, và kể cả câu like. Người dân họ không dại dột đến nỗi không phân biệt được ai là ai đâu! Một status trên face thế này, không lẽ chúng ta cấm họ sao: "Tôi Nguyễn Thị Út, 26 tuổi, bán phở ở Cầu Ông Lãnh, xét thấy đủ điều kiện ứng cử theo luật lệ hiện hành, hôm nay tôi xin ra tự ứng cử, nếu được trúng cử việc đầu tiên nhất là tôi sẽ dẹp ba cái thằng dân phòng hốt của lòng lề đường của người dân. Ai ủng hộ hãy bầu cho tôi." Hoặc "Em, Trần văn Tèo, bán nước mía chợ ông Tạ, em mới học hết lớp 9 thôi, nhưng xét thấy nhân cách đạo đức em hơn mấy ông nghị gật bù nhìn kia, nên hôm nay em xin tự ứng cử. Ai ủng hộ xin bầu em, em sẽ lắng nghe ý kiến của nhân dân, không ngủ gật như mấy ổng. Em hứa." Tôi mong muốn được đọc tất cả những chương trình hành động, cương lĩnh tranh cử của tất cả 90 triệu dân này, dù nó buồn cười rẽ tiền hay sâu sắc. Do đó, vấn đề đặt ra, là làm sao để mọi người dân quan tâm, chứ không phải để thắng hay thua trong cuộc bầu cử này. Biến cuộc bầu cử trở thành trò hề, trò chơi châm biếm đảng, một đại nhạc hội cười đảng, một chương trình "lẩu thập cẩm" của đảng cũng là một cách gián tiếp lật đổ đảng vậy? Nếu trong cuộc bầu cử này số lượng người dân tham gia càng ngày càng đông, rộn ràng trên web, ngày nào mọi người cũng trông vào để biết tin là kể như chúng ta đã thắng lợi. Chính trong việc quan tâm này người dân mới thay đổi nhận thức, vì vậy chúng ta phải làm tất cả những chương trình nào lôi kéo được người dân, lợi dụng bầu cử, đại hội đảng, thay đổi nhân sự, thay đổi nghị định và kể cả những chương trình chúng ta tạo ra để thay đổi nhận thức của người dân. Cũng rất cần những cương lĩnh bác học sâu sắc để nâng cao tầm nhìn cùa quần chúng. 6- Giai đoạn đầu cứ để phát triển tự do, để kích thích người dân tham gia, từ đây đến tháng 5, một quá trình dài để thay đổi nhận thức những người còn bàng quang, những người đắn đo. Giai đoạn 2, khi những người ứng cử quyết định thật sự đã ra phường xã như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Luật sư Lê Văn Luân, Võ An Đôn, Nguyễn Kim Anh, Phạm Thành, Nguyễn Thúy Hạnh, Đặng Bích Phượng, Hoàng Cường, Nguyễn Đình Hà, v,v…v… phong trào mới chốt lại, đi vào đúng quy trình, cần phải có những chương trình bảo vệ họ nghiêm túc hơn, chặc chẻ hơn. Đây mới là lúc đối đầu thật sự giữa đảng và người dân. Đây chính là lúc đảng lộ nguyên bộ mặt thật của mình, rất cần người dân nhìn thấy. Nếu cần, sau khi thất bại ở khâu "gởi xe" chúng ta lên chương trình tẩy chay. Tại sao không? Người dân từ kiếp thần dân chuyển qua cuộc sống công dân họ chưa quen với cách nhìn nhận xã hội, thêm nữa CS tước đoạt toàn bộ quyền công dân của họ, cho nên chương trình tự ứng cử một cách nào đó giúp họ hiểu biết thêm về xã hội dân chủ, nhận thức lại sức mạnh của mình, và sức mạnh ấy có thể lật đổ CS mà lâu nay họ quên mất. Biết rằng tẩy chay bầu cử là đòn mạnh giáng vào CS, nhưng sức mạnh quần chúng của chúng ta chưa đủ lực để làm điều đó, nên giải pháp tự ứng cử gián tiếp bước đầu lật đổ CS, người dân phải có trách nhiệm với xã hội, anh muốn xã hội tốt hơn anh phải tham gia chứ không ai giải quyết dùm anh, lá phiếu của anh, tiếng nói của anh cũng là một dạng trách nhiệm. Dân cử dân bầu, chứ không phải đảng cử dân bầu. Tấn công trực tiếp vào đảng là châu chấu đá xe. Muốn lật đổ đảng phải có quần chúng, muốn có quần chúng phải có sân chơi, và cần rất nhiều sân chơi, tẩy chay Tân Hiệp Phát là một sân chơi, ĐH 12 là một sân chơi, phong trào tự ứng cử là một sân chơi để lôi kéo quần chúng. Chỉ khi nào sức mạnh quần chúng liên kết lại, liên kết lại, lớn lên, thì khi đó ĐCS mới quỳ gối xin tha tội, còn không chúng vẫn tiếp tục lừa dối nhân dân hết chặng này đến chặng khác. Sân chơi tự ứng cử lớn hơn sân chơi tẩy chay, vì vậy tôi ủng hộ phong trào tự ứng cử vào quốc hội. Sài Gòn 15/2/2016 Trần Duy Sơn (Dân Luận)
  9. Công nhân nhà máy dệt may trong tổ hợp công nghiệp chung Kaesong nằm ở Bắc Triều Tiên. (Ảnh: Facebook) Theo BBC, Hàn Quốc cáo buộc Bắc Triều Tiên chiếm đoạt phần lớn tiền lương của nhân viên ở khu công nghiệp chung Kaesong để phát triển vũ khí và chi tiêu đồ xa xỉ cho tầng lớp chóp bu. Hôm qua (14/2), Bộ Thống nhất Hàn Quốc công bố trong một thông báo rằng tiền lương của công nhân Bắc Hàn được trả trực tiếp cho chính phủ Bình Nhưỡng chứ không đến được tay người lao động. “Mỗi đồng ngoại tệ thu được ở Bắc Triều Tiên được chuyển thẳng đến Đảng Công Nhân. Số tiền này được dùng để phát triển vũ khí, tên lửa, hoặc mua đồ xa xỉ,” ông Hong Yong-Pyo, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói trong một buổi phỏng vấn trên truyền hình. Ông này nói thêm rằng Bình Nhưỡng giữ khoảng 70% lương mà các ông chủ Hàn Quốc trả cho công nhân Bắc Hàn. Sau đó chính phủ sẽ phát tem phiếu và tiền nội tệ cho các công nhân này để mua nhu yếu phẩm. Tuần trước, Seoul ngừng cung cấp điện, nước cho khu công nghiệp Kaesong để phản ứng lại các vụ phóng thử tên lửa của Bình Nhưỡng. Bình Nhưỡng nói việc cho ngừng hoạt động ở Kaesong là “tuyên bố chiến tranh” và trục xuất toàn bộ người Hàn Quốc khỏi khu công nghiệp chung này, đồng thời dọa cắt hết các đường dây nóng liên lạc hai miền. Hàng tin Yonhap dẫn lời Bộ trưởng Hong nói Seoul phải cho dừng hoạt động ở Kaesong vì “Bắc Triều Tiên kiên quyết tăng cường vũ khí và chúng tôi phải hành động dứt khoát để giảm bớt lo ngại an ninh của người dân Hàn Quốc”. KCN Kaesong là một trong những biểu tượng hợp tác cuối cùng giữa hai miền bán đảo Triều Tiên. Khu này được xây dựng gần biên giới hai miền, là nơi hàng ngàn các nhân công Bắc Hàn làm việc cho doanh nghiệp miền Nam trong các xưởng dệt may, chế tạo ô tô và chất bán dẫn và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Bắc Triều Tiên. Hàn Quốc ước tính đã trả khoảng 508 triệu USD cho miền Bắc từ khi hợp tác làm ăn ở khu công nghiệp này. Minh Trí tổng hợp (Đại Kỷ Nguyên VN)
  10. Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc thao dượt ở Biển Đông. Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’. Tin liên hệ Biển Đông: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Giới chức Tòa Bạch Ốc nói rằng Hoa Kỳ sẽ gửi 'thông điệp rất rõ ràng' tới các nhà lãnh đạo ASEAN là Mỹ phản đối Trung Quốc 'quân sự hóa' những lãnh thổ đang tranh chấp 'Cải thiện nhân quyền phải là ưu tiên trong nghị trình hội nghị Mỹ-ASEAN' TT Obama củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương TT Obama tìm cách mở đường lâu dài cho chiến lược hướng về châu Á Ông Nguyễn Tấn Dũng dự hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ Mỹ muốn gia tăng thao dượt quân sự ở Biển Đông Mỹ được yêu cầu nêu vấn đề nhân quyền VN tại thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Ðường dẫn Tranh chấp Biển Đông Khánh An-VOA 16.02.2016 Tân Hoa Xã, tờ báo chính thức của nhà nước Trung Quốc, hôm thứ Hai (15/2) liên tiếp đăng các bài viết gửi đi những thông điệp từ Bắc Kinh đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, diễn ra trong hai ngày 15/2 – 16/2 tại Sunnylands, bang California, Mỹ. Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘Washington nên nhớ Trung Quốc sẽ không bao giờ làm ngơ trước bất kỳ mưu toan nào thách thức chủ quyền không thể tranh cãi của mình’ và việc ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’. Trong bài nhận định có tựa đề ‘Chính sách châu Á ích kỷ của Hoa Kỳ là cội nguồn căng thẳng khu vực’, Tân Hoa Xã nhắc đến phát biểu của Phó cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói rằng Mỹ sẽ gửi đi một ‘thông điệp cứng rắn’ đến Trung Quốc, ngụ ý nói Bắc Kinh là kẻ quấy rối, hiếp đáp các láng giềng nhỏ về vấn đề Biển Đông. Tác giả bài viết nói thay vì là cơ hội để Mỹ và ASEAN tăng cường quan hệ, hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands có thể bị phía Mỹ biến thành một mưu toan nhằm lợi dụng các nước ASEAN để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. “Mỗi một quốc gia đều có ‘national interests’ tức là quyền lợi quốc gia, mà quyền lợi quốc gia chủ chốt của mỗi nước là lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của mình. Vậy thì tại sao ông Tàu lại bắt những nước nhỏ không được đứng về phía này phía kia. Nếu bị Tàu bắt nạt, thì họ phải dựa vào một đế lực, tức là các cường quốc Âu, Mỹ chớ." Giáo sư Tạ Văn Tài, Đại học Harvard, nói. Bài báo nói ‘mỉa mai thay, trong khi kêu gọi những nỗ lực nhằm tránh có những hành động quân sự ở Biển Đông’, thì Washington lại gửi tàu khu trục đến gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng cũng như những phát biểu của các giới chức Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong một bài phỏng vấn khác với chuyên gia Campuchia, Tân Hoa Xã nhắc Mỹ không nên sử dụng thượng đỉnh để chống Trung Quốc. Trước đó, phát biểu trước báo giới, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Daniel Russel, từng khẳng định thượng đỉnh Mỹ-ASEAN không nhằm bài Trung Quốc. Giáo sư Tạ Văn Tài của Đại học Harvard, Mỹ, nhận định về vấn đề này: “Khi Mỹ muốn họp với các nước Đông Nam Á về vấn đề tự do lưu thông trên Biển Đông như vậy là nó chống Trung Quốc, tuy rằng về vấn đề ngoại giao nó không nói rõ, thành ra ông Tàu ông mới nổi nóng lên và nói những luận cứ mà thực sự ông sẽ thua.” Bài nhận định của Tân Hoa Xã không quên so sánh Trung Quốc, ngược lại với Mỹ, đã luôn luôn ‘cổ xúy cho sự phát triển và ổn định trong khu vực’ qua sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’ cũng như việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu. Bắc Kinh, theo tác giả, luôn thúc đẩy cho quy tắc ứng xử Biển Đông và việc xây dựng ‘hạ tầng dân sự’ của Trung Quốc là để đảm bảo tự do hàng hải. Một bài viết khác cũng của Tân Hoa Xã nhắc nhở các nước thành viên ASEAN không nên đứng về phía nào giữa Mỹ và Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh. Đòi hỏi này của Bắc Kinh, theo Giáo sư Tạ Văn Tài, là ‘rất chướng’. “Mỗi một quốc gia đều có ‘national interests’ tức là quyền lợi quốc gia, mà quyền lợi quốc gia chủ chốt của mỗi nước là lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của mình. Vậy thì tại sao ông Tàu lại bắt những nước nhỏ không được đứng về phía này phía kia. Nếu bị Tàu bắt nạt, thì họ phải dựa vào một đế lực, tức là các cường quốc Âu, Mỹ chớ." Cuối bài, Tân Hoa Xã khẳng định ‘Hoa Kỳ không phải và sẽ không bao giờ là phát ngôn viên cho một tổ chức độc lập như ASEAN về bất kỳ vấn đề gì’ và nói ‘đây là thời gian để cho các quốc gia ASEAN tỉnh táo đầu óc để tách ra khỏi sự can thiệp của Hoa Kỳ’.
  11. Hình minh họa: Một người phụ nữ đang xem những đèn lồng trang trí ngày Tết ở phố cổ Hà Nội. Tin liên hệ Năm mới, Sài Gòn kỳ vọng gì ở lãnh đạo mới! Mỗi kỳ đại hội đảng là mỗi kỳ người Việt kỳ vọng về những cải cách nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy những điều chúng ta mong đợi Nỗi lo việc cảnh sát giao thông trưng dụng tài sản Dân cần lãnh đạo thương dân Cái Tết bây giờ sao lắm nỗi lo? Lãnh đạo nghèo không phải là chuyện khó hiểu Càng ‘nhạy cảm’ càng phải công khai! Bình Chữa Cháy Cho Ô Tô: Sai Ở Cách Làm Luật Trung Quốc không chỉ chiếm biển Việt Nam! Ðường dẫn Blog Cao Huy Huân Cao Huy Huân 15.02.2016 Không khí Tết tràn ngập trên các phương tiện truyền thông, báo chí, truyền hình. Nhà nhà, người người soạn bánh chưng, mai, đào, cúc mừng Tết đến. Không khí Tết ở hải ngoại cũng rộn ràng, thế nhưng hàng triệu ánh mắt vẫn cứ dõi theo Tết quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn, làm sao quên được. Tết truyền thống cũng phải văn minh Ăn Tết hải ngoại sẽ thấy rõ cái gọi là “hóa thạch ngoại biên”. Nói nôm na, người ta càng đi xa, người ta càng cố hết sức níu giữ những phong tục, tập quán truyền thống đẹp đẽ và ý nghĩa. Nhà nào cũng có bánh tét, bánh chưng, nồi cá kho tộ, cành mai hay cành đào và vài món bánh mứt. Có nhà vẫn làm cây Nêu để giữ tục ông bà. Đó cũng là ngày con cháu tha phương tìm đến nhau, tuy ít thôi, nhưng cũng đủ quây quần bên nhau chúc Tết, lì xì, ôn lại kỷ niệm Tết vui buồn những ngày còn trên đất mẹ. Mọi người còn cùng nhau nhấm nháp một vài chén rượu đầu năm, chỉ để tận hưởng mùi vị ngọt ngào của cái Tết truyền thống của người Việt. Hay có khi ngồi cùng nhau chơi vài ba ván bài gọi là lấy lộc đầu năm. “Hóa thạch ngoại biên” không chỉ nói đến cái hình thức của người Việt xa quê tổ chức Tết nguyên đán, mà còn nhấn mạnh cái hồn của Tết Việt. Một năm lao động vất vả, người ta bỏ qua mọi sân si để ngồi lại cùng nhau nghĩ về một tương lai tươi sáng, có nhiều hi vọng, may mắn lẫn tiếng cười. Họ ngồi lại với nhau cốt là để say tình say nghĩa, một cách chín chắn và văn minh, chứ không phải để say rượu say chè. Họ chơi vài ba ván bài may mắn, cốt là để cười đùa trêu ghẹo nhau cho nhà ấm áp, chứ không phải chú tâm cờ bạc đỏ đen. Họ ra đường để gặp mặt những người mà trong năm, vì nhiều lý do mưu sinh, chuyện áo cơm, chuyện lợi danh, họ vô tình đánh rơi những lời hỏi thăm nghĩa làng tình xóm; chứ không phải xuống đường để khoe mẽ, đua xe. Nỗi lòng về quê ăn Tết Tết của những người trẻ lẫn kẻ già ở hải ngoại là một cái Tết hướng về nguồn cội, nhưng dăm ba kẻ về đến nguồn cội lại thấy xa lạ vô cùng. Người Việt mình vốn chân tình, chất phác, mộc mạc, nhưng không biết từ khi nào có không ít người chọn ngày Tết là ngày để so đo, tính toán thiệt hơn. Những vùng đất miệt vườn ngày xưa đón khách bằng tấm lòng, thậm chí khách của hàng xóm cũng xem như khách nhà mình, quý mến và trân trọng. Hôm trước có đứa bạn ghé về quê nhà chơi Tết, chở gia đình tạt qua khu hồ tắm, nghe bảo gửi chiếc xe tốn hết năm chục ngàn trong khi ngày thường chỉ mười lăm ngàn một chiếc. Nó lắc đầu “đến giữ xe cũng chặt chém cho đành”. Về đến nhà, bà con lối xóm cũng xôn xao. Ông bà kể cái Tết ngày xưa, hễ có con cháu phương xa về, lối xóm cũng qua chúc mừng gia đình đoàn tụ không quên xách theo con cá, bó rau, hay có khi con gà để mừng ngày Tết. Họ thăm hỏi nhau về chuyện công việc để chia sẻ nỗi vất vả, hay có khi cả nỗi vui mừng. Giờ thì bà con không xôm tụ như vậy, thi thoảng hỏi xã giao vài ba câu nhưng toàn hỏi về chuyện lương bổng, chuyện riêng tư để rồi đánh giá. Có người thì chỉ trích con cái nhà mình “mày thấy không, con cái người ta đi tỉnh về, chạy xe hơi, học hành thành đạt, còn mày thì một cục đất chọi chim cũng không có”. Thế là chủ nhà mất Tết, khách cũng ái ngại ra về, lần sau cũng không mạnh dạn ghé thăm nhà chú, nhà cô. Có cô cậu tốt nghiệp đại học, lương tháng mươi triệu đồng. Về đến quê cũng thật thà trả lời hàng xóm, nhận được câu trả lời nóng mặt “học đại học làm gì lương có bấy nhiêu. Nhà bác làm rẫy, được hơn chục tấn tiêu cũng ngoài một tỷ đồng. Làm lương như cháu bao giờ mới xây nhà, mua xe, cưới vợ”. Thật hết đường bình luận. Có người hàng xóm còn thực dụng hơn, một năm dài không thấy mặt, nay thấy hàng xóm có khách sang về thì cử hẳn một bầy con cháu sang chơi cốt để nhận lì xì, để rồi xì xào chuyện cô này lì xì nhiều, chú kia lì xì ít, vậy cũng mang tiếng ở thành phố về. Ngay cả nét đẹp truyền thống trong những ngày Tết, là những chút quà Tết biếu tặng lẫn nhau, thăm hỏi lẫn nhau, cũng bị tính toán tỉ mỉ. Nào là nhà này đi Tết nhà mình quà này, trị giá bao nhiêu, để mình đi Tết lại một suất tương xứng, theo kiểu “bánh ít đi, bánh quy lại”. Có người quy đổi quà thành tiền rồi lì xì lại cho con cháu họ số tiền tương xứng với quà. Ai cũng phải làm vậy mới thấy yên lòng và không bị chê trách. Bon chen và rối ren Đó chỉ là vài ba nỗi buồn khi về đến quê thăm Tết. Tôi còn chưa điểm đến hàng loạt các hủ tục ở Việt Nam mình mà báo chí suốt nhiều năm qua lên án nhưng vẫn đâu vào đấy. Khắp các con đường dẫn đến các khu chùa chiền, đền đài, tiền lẻ vẫn rải rác khắp nơi. Không tiền thì cũng rác, đủ mọi thứ, khắp mọi nơi. Các tuyến đường dẫn đến các khu du lịch kẹt cứng, khói bụi và tiếng ồn inh ỏi, kèm theo đó là nạn trộm cướp, lừa đảo. Vài ba người va quẹt xe, í ới cầu cứu. Có vụ thảm hơn, lái xe say xỉn, đua xe đánh võng rồi gây tai nạn thương tâm. Năm nào báo chí cũng đưa tin với những con số buồn đến đau lòng về kẻ bị thương, người mất mạng. Các khu du lịch, dịch vụ xe vận chuyển cũng mượn dịp Tết tăng giá ào ào, khiến du khách chỉ biết cắn răn chịu đựng vì một năm chỉ có vài ba ngày. Họ kéo nhau mở tiệc linh đình, chè chén phủ phê, để thừa mứa không ít thức ăn ngon mà phía xa xa, những cô lao công, những chú dọn rác có ước mơ cũng không thể thấy. Chợt giật mình rằng Tết quê mình có còn là Tết hay không? *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Cao Huy Huân Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
  12. Hình minh hoạ. Tin liên hệ Chìm xuồng vụ giết ngư dân Bảy: Dàn lãnh đạo mới ‘đối ngoại’ ra sao? Sau trận bể dâu tranh đoạt cùng cơn đau thốn xung đột lục phủ ngũ tạng, tổng bí thư mới cùng Bộ Chính trị của ông sẽ “đối ngoại” ra sao? Tân ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình: Từ nợ xấu bất động đến ‘tỷ giá Trung Quốc’ Mùa xuân nào cho Tổng Bí thư Trọng? Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng vọt: Những quan chức nào ‘làm thuê’ cho Bắc Kinh? Tháng Giêng năm cũ và tháng Giêng năm nay Những nhóm lợi ích nào sẽ bị thanh trừng sau ‘đại hội vĩnh biệt’? Vụ xử và hoãn xử Ba Sàm có móc xích với đại hội 12? Truy tìm ‘đối tượng vu cáo lãnh đạo’: Nội chính có dám xử lý nội bộ? Ðường dẫn Blog Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng 15.02.2016 Đại hội XII của đảng cầm quyền ở Việt Nam là một bi kịch không chỉ trong hậu trường và trên sàn diễn, mà việc quan sát bên hành lang của nó cũng cho thấy không ít tín hiệu về thế cục thắng - thua. Ba ngày trước khi Đại hội XII, ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) - bất ngờ trả lời báo chí “EVN không đề xuất điều chỉnh giá điện trong năm 2016”. Phát biểu trên được nêu ra sau khi Bộ Công Thương đưa ra dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến người dân về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, cho phép mức tối thiếu mỗi lần tăng giá điện là 3% và thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá điện bình quân là 3 tháng. Tâm trạng và giá đỡ cho túi tiền của các tập đoàn lợi ích Việt Nam lại tùy thuộc cơn đau đẻ Đại hội XII. Chính sách sinh ra bởi con người. Hậu Đại hội XII, một khi dàn nhân sự chính phủ có thể bị đảo lộn, cơ hội “ăn của dân không chừa thứ gì” từ những “doanh nghiệp công ích” như EVN cũng khó sinh sản hơn nhiều. Tác nhân ‘nợ máu’ Trước khi “sám hối” không tăng giá điện, vào đầu năm 2016, EVN đã đề xuất xin tăng giá bán điện thêm 21,2 đến 21,4 đồng/kWh năm 2016 so với giá bình quân hiện hành. Đáng lên án là năm 2015, giá điện bình quân đã tăng gần 13%, giúp doanh thu của tập đoàn tăng đến 18,5% so với năm 2014, giúp cho doanh nghiệp này giảm đáng kể số lỗ lên đến 30.000 tỷ đồng trước đó do đầu tư trái ngành vào chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm. 2016 cũng là năm thứ 8 nền kinh tế Việt Nam tiếp diễn suy thoái, còn tình cảnh người dân Việt Nam khổ trăm bề với hơn 400 loại phí và lệ phí đè đầu. Từ nhiều năm qua, EVN là một tác nhân gây “nợ máu” cho tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam bởi quán tính tăng giá điện bất chấp dân sinh. Được “bảo kê” bởi cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương, hồ sơ “tội ác” của EVN đã dày quá khổ, không chỉ bởi quá nhiều lần tăng giá điện vô lối đánh úp túi tiền nghèo kiệt của người dân, mà hành vi cực kỳ nhẫn tâm còn xảy đến vào mùa mưa bão cuối năm 2013: tập đoàn này hoàn toàn vô trách nhiệm khi để 15 nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ lên đầu người dân vùng rốn Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc… khiến gây ra cái chết cho hơn năm chục mạng người. Nhưng từ bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng trở xuống, đã không một kẻ nào phải ra trước vành móng ngựa để trả lời cho những cái chết trên. Vào năm 2014, một cuộc thanh tra của Tổng thanh tra chính phủ đã khơi gợi không ít khuất tất trong hạch toán giá thành của EVN, trong đó tập đoàn này đưa cả việc xây dựng khách sạn và hồ bơi vào giá để “thanh toán” với nhân dân. Những tưởng vụ việc sẽ được làm rõ trắng đen, nhưng qua một thời gian, giới quan chức của hai bộ Tài chính và Công thương lại vẫn ung dung mở ra lối thoát cho EVN. Vụ việc này cũng gần như chìm xuồng. Hiện thực còn nguyên cho tới nay là EVN vẫn nghiễm nhiên đóng vai con nợ bậc nhất của các ngân hàng. Số nợ mà doanh nghiệp siêu độc quyền này đang phải gánh lên tới ít nhất 118.000 tỷ đồng - con số mà mới chỉ được “tiết lộ” vào năm bi đát kinh tế 2013, cũng là thời điểm mà “Phe lợi ích” phải gánh búa rìu dư luận và áp lực phải tiến hành “minh bạch hóa”. Tình hình vẫn căng thẳng đối với EVN, dù rằng gần đây doanh nghiệp này được mô tả “đã có lãi sau nhiều lần tăng giá điện”. Thế nhưng một phép tính đơn giản của “chiến lược ngành điện” đã cho thấy để thu hồi được toàn bộ thất thoát do đầu tư trái ngành, EVN sẽ có thể phải tăng giá liên tục trong… 10 năm nữa. Không có gì bảo đảm là dân chúng Việt Nam sẽ đủ sức chịu đựng sự dày vò của EVN trong 10 năm tới. Không có gì chắc chắn là xã hội Việt Nam sẽ không “biến chứng” như đất nước Bungaria vào đầu năm 2013 khi hàng chục ngàn người dân ùa xuống đường, rốt cuộc đã làm cho toàn bộ chính phủ phải từ chức. Chưa kể đến “thành tích” suốt gần một chục năm qua, EVN đã nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá cao gấp 3 lần giá bình quân trong nước, nhưng lại từ chối mua hoặc gây khó khăn khi mua điện của các doanh nghiệp trong nước - một biểu cảm mà cách nào đó cho thấy EVN là một doanh nghiệp của… Trung Quốc. EVN có bị ‘tính sổ’? Chỉ ba ngày trước Đại hội XII của đảng cầm quyền ở Việt Nam, thông điệp “không tăng giá điện năm 2016” của lãnh đạo EVN, dù chưa có bằng chứng nào để tin là thành thực, đã phát thêm một tín hiệu về quyền lực của phe chính phủ có thể bị sút giảm nghiêm trọng trước, trong và sau đại hội này. Quả vậy, những người bên chính phủ đã nhận lãnh thất bại nặng nề trước cả khi Tổng Bí thư tái đắc cử Nguyễn Phú Trọng thốt lên “Tôi bất ngờ!”. Nếu để ý, không khó để nhận ra một “quy luật”: Từ năm 2011 đến nay, cơ chế giá điện của EVN phụ thuộc mật thiết vào các kỳ họp Quốc hội và đặc biệt là thân nhiệt phe chính phủ. Rất thường, giá điện được đẩy lên vào khoảng thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, rồi đứng im trong khi các đại biểu Quốc hội cúi đầu bấm nút cho nhũng dự án “quốc kế dân sinh” như Sân bay Long Thành. Không chỉ được “bảo kê” bởi Bộ Công Thương, EVN còn bị xem là “cậu ấm hư hỏng” của giới quan chức chính phủ. Trong cuộc chiến quyền lực tại các hội nghị trung ương, khá thường khi vị thế của phe chính phủ nổi bật hơn bên đảng, nhóm lãnh đạo EVN tỏ ra tự tin hơn hẳn trong các trả lời phỏng vấn của báo chí. Cũng ngay vào những thời điểm đó, tập đoàn này cùng Bộ Công Thương lại lấp ló đề xuất tăng giá điện. Nhưng ngược lại, cứ mỗi lúc phe chính phủ bị thất thế trước bên đảng, đề xuất tăng giá điện của EVN hầu như biến khỏi chính trường và nghị trường. Đại hội XII đã chứng kiến sự thất thế khá lớn của phe chính phủ. Không chỉ bị chỉ trích về năng lực điều hành yếu kém, tệ tham nhũng không hề thuyên giảm, mà một số quan chức chính phủ còn bước đầu bị “sờ gáy”. Hiện tượng không thể bỏ qua là trong số các ủy viên Trung ương bị trượt tại Đại hội XII, có mặt hai giám đốc của hai tập đoàn lớn là Than và Khoáng sản và EVN. Nếu sau Đại hội XII diễn ra một cuộc cải cách hoặc lớn hơn nữa, - “thay máu chính phủ” - những tập đoàn quá dày ăn tạp như EVN sẽ đương nhiên nằm trong danh mục phải “tính sổ”. Hẳn là Tổng Bí thư Trọng đang mong muốn làm một điều gì đó, một điều mà ông chưa từng làm được mà chỉ có thể làm vào thời gian cuối như một dấu ấn để lại cho cuộc đời chính khách đầy dửng dưng của ông. Trong số các doanh nghiệp có tác động đến dân sinh có thể làm dân chúng nổi loạn, EVN nằm trong nhóm có nguy cơ cao nhất. *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
  13. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. Tin liên hệ Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘Washington nên nhớ Trung Quốc sẽ không bao giờ làm ngơ trước bất kỳ mưu toan nào thách thức chủ quyền không thể tranh cãi của mình’ Biển Đông: Trọng tâm thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Lo TQ, châu Á và Mỹ tăng chi tiêu quân sự Mỹ muốn gia tăng thao dượt quân sự ở Biển Đông TQ cảnh cáo giữa lúc Mỹ, Ấn cân nhắc tuần tra chung ở Biển Đông Ðường dẫn Tranh chấp Biển Đông 16.02.2016 Ngoại trưởng Australia Julie Bishop hôm 14/2 đã lên đường đi thăm Nhật Bản và Trung Quốc. Đứng đầu nghị trình của bà ở Trung Quốc là chất vấn Bắc Kinh về ý đồ của chương trình xây đảo ồ ạt ở Biển Đông. Nhiều nước lo ngại rằng Trung Quốc có thể quân sự hóa các cấu trúc nhân tạo nằm ở vùng biển có nhiều tranh chấp. Bà Bishop nói bà sẽ thúc ép Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị giải thích khi bà gặp ông. Bắc Kinh luôn phủ nhận họ có kế hoạch quân sự hóa các đảo. Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Ngoại trưởng Bishop rằng việc xây dựng ở các đảo là dành cho các hoạt động “nhân đạo” như tìm kiếm và cứu nạn. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cam kết không quân sự hoá Biển Đông trong cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại California hồi tháng 10. Kể từ đó, Trung Quốc đã xây các đường băng đạt chuẩn quân sự và tháp hải đăng trên một số đảo nhân tạo. Còn hiện nay họ đang xây các cơ sở hạ tầng cảng có thể tiếp nhận tàu hải quân. “Tôi sẽ tập trung quan điểm vào việc Trung Quốc dự kiến làm gì với các cấu trúc ở đó, chúng ta có thể trông đợi sẽ thấy điều gì từ các tháp hải đăng và các cơ sở ở đó. Tôi sẽ chú ý quan tâm đến những điều đó. Họ sẽ làm gì với điều đó?” bà Bishop phát biểu. Một chủ đề khác được cho là cũng là ưu tiên cao trong nghị trình chuyến công du của bà là kế hoạch thành lập hạm đội tàu ngầm mới của Australia và các vấn đề an ninh trên bình diện rộng hơn ở khu vực. Trong chuyến thăm, bà Bishop sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tưởng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Chiến dịch tuần tra Biển Đông 'Operation Gateway' là sự đóng góp của Australia vào công cuộc duy trì an ninh và ổn định tại Đông Nam Á. Chuyến thăm diễn ra vào lúc chính phủ Australia tiếp tục cân nhắc có tham gia cùng Mỹ thực hiện các cuộc tuần tra khẳng định tự do hàng hải ở vùng có tranh chấp trong Biển Đông hay không. Các hoạt động này có mục đích làm suy yếu tuyên bố chủ quyền thái quá của Trung Quốc và kiểm nghiệm những cam kết trước đây về việc không quân sự hóa các đảo. Các tin tức cho hay Australia đã gia tăng các chuyến bay do thám quân sự ở vùng tranh chấp trong Biển Đông trong 12 đến 18 tháng trở lại đây. Một hoạt động tuần thám thường lệ ở khu vực trong khuôn khổ cuộc hành quân mang tên Operation Gateway của Australia đã châm ngòi cho một phản ứng trên tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc. Báo này đe dọa trong một bài xã luận rằng “Máy bay quân sự Australia không nên thường xuyên đến Nam Hải (tức Biển Đông) và đặc biệt là đừng thử thách sự kiên nhẫn của Trung Quốc bằng cách bay sát các đảo của Trung Quốc. Thật xấu hổ nếu có ngày một máy bay bị rơi và tình cờ đó lại là máy bay của Australia”. Theo Business Insider Australia, The Sydney Morning Herald.
  14. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn rất khó khăn, với nhiều biểu hiện của một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện, mà mức độ trầm trọng có lẽ chưa từng có trong lịch sử. Nhận định về nền kinh tế Việt Nam hiện nay rất khó và có nhiều quan điểm rất khác nhau. Một mặt, do không thể có các số liệu chính xác (theo chuẩn quốc tế) nên không thể đưa ra các đánh giá khách quan, chính xác. Nhưng mặt khác, quan trọng hơn, chưa có sự so sánh nào về cấu trúc, cơ cấu và cơ chế của nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, lành mạnh nên chúng ta chưa thể biết rõ mức độ cũng như bản chất cuộc khủng hoảng hiện nay. T/g Nguyễn Vũ Bình Nền kinh tế thị trường: Một cách tổng quát, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế lấy thị trường làm cơ sở, làm điểm quy chiếu cho tất cả các hoạt động kinh tế. Thị trường phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và công nghệ. Người sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Thị trường sẽ quyết định lợi nhuận của nhà sản xuất, của người kinh doanh. Ngược lại với thị trường, chúng ta đã biết tới nền kinh tế kế hoạch hóa, tất cả việc sản xuất, phân phối, tiêu dùng được quyết định bởi trung tâm ra kế hoạch, thường là các bộ kế hoạch của các nước XHCN cũ. Nền kinh tế Việt nam: Nền kinh tế Việt Nam, bắt đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường (định hướng Xã hội chủ nghĩa) từ năm 1985-1986, đến nay đã được 30 năm. Bỏ qua những vấn đề thuộc về tuyên truyền và lý thuyết, căn cứ vào các yếu tố của nền kinh tế thị trường, chúng ta có nhận xét chung, đó là: Nền kinh tế Việt Nam không phải là một nền kinh tế thị trường. Chúng ta phân tích sự can thiệp của chính trị vào các yếu tố của kinh tế thị trường để thấy được hiện trạng của nền kinh tế hiện nay là hệ quả tất yếu của việc vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của kinh tế thị trường, cũng như sự yếu kém, thất bại trong xây dựng môi trường thể chế và sự lạm dụng, tùy tiện và trục lợi trong các chính sách kinh tế hiện hành. Để có sự so sánh, phân biệt được nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, cần tìm hiểu ba yếu tố lớn sau đây. 1- Nguyên lý kinh tế thị trường: Trước hết và trên hết, một nền kinh tế thị trường muốn vận hành và hoạt động hiệu quả, cần phải tuân thủ các nguyên lý, mà những nguyên lý này không thể bị vi phạm và can thiệp nếu không muốn có một sự biến dạng hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. - Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong các sách về kinh tế thị trường, các tác giả thường ít đề cập tới yếu tố này. Lý do là, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là điều đương nhiên trong các nước tư bản, nơi các tác giả viết sách về kinh tế thị trường. Trong nguyên lý này, yếu tố sở hữu tư nhân về đất đai là yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường và còn là yếu tố xúc tác quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế Việt nam đã vi phạm nguyên lý về sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chúng ta đều biết rằng, đất đai là sở hữu toàn dân, không phải là tư hữu đất đai. Điều này làm biến dạng và đảo lộn hoàn toàn tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó chính là nền tảng cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Nó là gốc rễ cho hoạt động nông nghiệp, là cơ sở (mặt bằng, một yếu tố quan trọng của sản xuất, kinh doanh) cho các hoạt động kinh doanh. Đất đai không phải là sở hữu tư nhân, không được đưa vào thành thị trường nhà đất bình thường, không được định giá theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà bằng sự định giá của nhà nước, đi ngược quy luật thị trường dẫn tới những hậu quả vô cùng nặng nề về kinh tế, và cả về xã hội. Vi phạm chế độ tư hữu về đất đai là vi phạm nguyên lý quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế VN đều bị bóp méo và biến dạng bởi yếu tố này. - Thị trường quyết định giá cả tất cả các loại hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Cung - cầu sẽ quyết định giá cả các loại hàng hóa là tiền đề quan trọng cho việc thị trường phân bổ có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vốn, lao động, công nghệ…Bất kỳ một sự can thiệp, tác động nào dẫn tới việc giá cả hàng hóa không được định đoạt bởi tương quan cung - cầu sẽ làm biến dạng và méo mó toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Trong nền kinh tế Việt Nam, giá cả các mặt hàng thiết yếu không phải do thị trường quyết định. Nói cách khác, có sự vi phạm nghiêm trọng về nguyên lý cung - cầu quyết định giá cả hàng hóa. Chúng ta đều biết rằng, các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam như điện, nước, xăng dầu….do nhà nước quản lý, không do cung cầu trên thị trường quyết định, thậm chí vàng và đô-la cũng có lúc bị vi phạm quy luật cung cầu. - Tương quan giữa lượng tiền tệ được phát hành và lưu thông với lượng hàng hóa được sản xuất ra ở mỗi quốc gia cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Tỷ lệ giữa lượng tiền phát hành cần tương ứng với lượng hàng hóa mà quốc gia (nền kinh tế) sản xuất được. Nếu mối tương quan này bị phá vỡ, ví dụ lượng tiền in ra lớn hơn tỷ lệ tương quan với lượng hàng hóa sản xuất được sẽ dẫn tới lạm phát, làm đảo lộn các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và lượng hàng hóa được sản xuất ra cũng bị vi phạm nghiêm trọng.Nhà nước Việt Nam, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế. Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng. 2- Môi trường thể chế của nền kinh tế thị trường: Ngoài việc bảo đảm các nguyên lý của nền kinh tế thị trường, các quốc gia cũng cần xây dựng môi trường thể chế cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Xây dựng môi trường thể chế bao gồm xây dựng các bộ luật, các quy tắc ứng xử, cũng như môi trường xã hội xung quanh các hoạt động kinh tế. Các yếu tố quan trọng nhất của môi trường thể chế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường bao gồm: - Tính trung thực, công khai và minh bạch của thông tin trong nền kinh tế thị trường. Chúng ta đều biết rằng, muốn quyết định sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin về mọi vấn đề liên quan tới các mặt hàng, ngành hàng mà họ dự định tham gia kinh doanh. Nếu không có đầy đủ các thông tin khách quan, trung thực, các doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư. Nếu cứ quyết định kinh doanh trong khi không có đầy đủ các thông tin trung thực, sự thất bại là không tránh khỏi. - Tạo lập sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế thị trường. Bất kể quốc gia nào, muốn nền kinh tế thị trường phát triển và hiệu quả, đều phải tạo dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần tham gia, trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Đây cũng chính là một trong số các chức năng của chính phủ trong nền kinh tế thị trường. - Xây dựng môi trường lành mạnh cho các hoạt động chung của xã hội cũng như các hoạt động trong nền kinh tế. Đây chính là việc xây dựng cơ chế luật pháp và giáo dục để hạn chế và ngăn chặn tham nhũng ở các quốc gia. Tham nhũng là yếu tố tác động rất tiêu cực vào sự phát triển và hiệu quả của bất kỳ nền kinh tế nào. Ngoài các yếu tố trên, việc tạo lập đồng bộ các thị trường (thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai…), và một số yếu tố khác góp phần xây dựng nên môi trường thể chế cho một nền kinh tế thị trường lành mạnh. Việt Nam đã thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng môi trường thể chế lành mạnh, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. - Thông tin trong xã hội, trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay loại trừ hoàn toàn các thuộc tính trung thực, công khai và minh bạch. Bản thân các bộ luật, luật đã thiếu sự minh bạch, rõ ràng nhưng kèm theo là các quy định, văn bản hướng dẫn thi hành luật còn làm cho mọi thông tin trở nên rắc rối và khó hiểu hơn. Tính trung thực của thông tin trong nền kinh tế Việt Nam là một điều xa xỉ. Sự không trung thực bắt nguồn từ hệ thống chính trị, thẩm thấu vào hệ thống quản lý và lan tỏa ra toàn xã hội. Điều này thì không người dân Việt Nam nào không thấu hiểu bởi họ vừa là nạn nhân lại vừa là thủ phạm. - Không tạo dựng được sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh. Ưu tiên quá mức cho doanh nghiệp nhà nước đã làm biến dạng toàn bộ nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư 70% nguồn vốn toàn xã hội, nhưng chỉ tạo ra được 40% giá trị sản phẩm cho nền kinh tế. Không những thế, doanh nghiệp nhà nước chính là các núi nợ khổng lồ mà nền kinh tế đã và đang phải gánh vác. Ví dụ điển hình là tập đoàn Vinashine nợ 86.000 tỷ đồng không có khả năng thanh toán. Các tập đoàn kinh tế khác, cùng một cơ chế, cùng một con người, cũng ở trong tình trạng tương tự. - Thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam. Ở Việt Nam, tham nhũng xuất hiện ở tất cả các ngành nghề, các cấp, len lỏi vào mọi ngõ ngách, khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Ở một đất nước mà người bệnh nhân cần hối lộ bác sỹ để tiêm không bị đau thì không còn một cái gì trên đời không thể bị hối lộ, tham nhũng. Năm 2000, tôi đã viết rằng: "Tham nhũng ở Việt Nam là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan bán tước nở rộ hiện nay” (Việt Nam và con đường phục hưng đất nước). Sau 16 năm, chúng ta càng xót xa hơn khi đọc lại những dòng chữ này. 3- Tác động chính sách: Song song với việc bảo đảm các nguyên lý của kinh tế thị trường, xây dựng môi trường thể chế trong nền kinh tế thị trường, các chính phủ còn có các chính sách tác động vào nền kinh tế nhằm làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, cũng như thực hiện các mục tiêu cụ thể của chính phủ trong các nhiệm kỳ cụ thể. Ví dụ, các chính sách tiền tệ, là việc tăng hay giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế; chính sách tài chính, là việc tăng giảm chi tiêu của Chính phủ, tác động tới đầu tư; ngoài ra là các chính sách trợ giá nông sản, chính sách xuất nhập khẩu…Tuy nhiên, các chính sách của các chính phủ dân chủ tác động tới nền kinh tế thị trường bao giờ cũng căn cứ vào: 1- nhu cầu thực tế của thị trường, đồng thời bảo đảm không vi phạm các nguyên tắc, nguyên lý và quy luật của thị trường; 2- các chính sách phải rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và ổn định. Chính sách kinh tế ở Việt Nam đi ngược lại hoàn toàn các tiêu chí trong nền kinh tế thị trường như làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các ngành nghề, khu vực khó khăn, đặc thù… Các chính sách kinh tế được ban hành và thực thi tùy tiện, lạm dụng và trục lợi gây ra muôn và khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và thị trường… Với sự khác biệt rõ ràng về nguyên lý, môi trường thể chế và tác động chính sách của nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, lành mạnh, chúng ta đã hiểu được căn nguyên những yếu kém, bất cập và cả sự tan hoang của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Chỉ có trở lại đúng với các nguyên lý, loại bỏ yếu tố chính trị, để thị trường quyết định và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực thì nền kinh tế Việt Nam mới có thể khôi phục và phát triển một cách bình thường./. Hà Nội, ngày 15/02/2016 N.V.B (Blog RFA)
  15. Ông Võ Văn Thưởng (phải) là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 trẻ nhất Nguyên Phó Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh chính thức nhậm chức Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương, và ông Phạm Minh Chính cũng lên làm Trưởng ban Tổ chức Trung Ương Đảng hôm 15/02. Truyền thông Việt Nam đưa tin ông Võ Văn Thưởng, 46 tuổi - là ủy viên Bộ Chính trị khóa 12 trẻ nhất - được 'thống nhất cao phân công công tác' vào vị trí đứng đầu cơ quan tuyên truyền quan trọng nhất của Đảng Cộng sản. Ông Võ Văn Thưởng sẽ thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ đồng thời thôi chức Phó Bí thư Thường Trực Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Trong lễ trao quyết định, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương Đinh Thế Huynh cho biết, "Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, kỹ lưỡng và quyết định phân công đồng chí Võ Văn Thưởng giữ cương vị Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương để chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo". Trung tướng Phạm Minh Chính (giữa) từng giữ vai trò Phó trưởng Ban Tổ chức Trung Ương Đảng Thay vào vị trí Trưởng ban Tổ chức Trung ương của ông Tô Huy Rứa là ông Phạm Minh Chính, người từng giữ chức vụ Phó trưởng Ban Tổ chức Trung Ương từ 04/2015. Ông Phạm Minh Chính sinh năm 1958, được phong Trung tướng Công an năm 2010, và tới đầu năm nay trở thành Ủy viên Bộ Chính trị khóa 12. Phát biểu khi nhận quyết định trao chức, ông Minh Chính nhắc tới vai trò của ông Tô Huy Rứa và lãnh đạo khóa trước, "các đồng chí đã để lại những sản phẩm cụ thể và kinh nghiệm thực tiễn quý giá đối với những người làm công tác tổ chức xây dựng Đảng”. “Nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong những năm tới rất nặng nề và đỏi hỏi trách nhiệm rất cao của toàn ngành tổ chức xây dựng Đảng đối với đất nước và nhân dân,” trang Tuổi Trẻ dẫn lời. Hai Bí thư thứ Nhất của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Trung Hải, Đinh La Thăng Hôm 05/02, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có vị trí Bí thư Thành ủy, hoàn thiện các vị trí lãnh đạo cao nhất của hai thành phố. Việc bổ nhiệm ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư Hà Nội được một số nhà quan sát đánh giá cao, và thậm chí coi đây là bước 'đột phá lớn'. Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói trong Bàn tròn thứ Năm của BBC rằng việc Đảng lựa chọn nhân sự của hai thành phố thay vì để Đảng bộ bầu lên, cho thấy có mong muốn "thay máu, thay đổi". Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, muốn biết các vị lãnh đạo làm việc hiệu quả tới đâu, còn phải chờ xem hành động của họ là như thế nào. (BBC)
  16. Ông Nguyễn Ngọc Trường là Đại sứ Việt Nam tại Thủy Điển (nhiệm kỳ 2002-2006). Một chuyên gia về quan hệ quốc tế nói Việt Nam phải sử dụng tất cả các đòn bẩy chiến lược và chiến thuật để duy trì bảo vệ an ninh toàn vẹn lãnh thổ. Trả lời phỏng vấn với phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt tại Hà Nội hồi giữa tháng 01/2016, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên vụ Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Ngoại giao Việt Nam (Bộ Ngoại giao Việt Nam) nói không phải là Việt Nam hiện đại hóa sức mạnh quân sự để kiềm chế hay đối trọng Trung Quốc như phía Trung Quốc nêu mà chỉ là để tự vệ. "Tương quan trong lịch sử như ông Nguyễn Trãi đúc kết ở cuối thế kỷ 15 trong bài Bình Ngô Đại Cáo “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có". "Tuy nhiên tương quan nay ngày càng thay đổi. Trung Quốc nay là một quốc gia mạnh ở mức toàn cầu trong khi Việt Nam vẫn chỉ là một nước với nền kinh tế nhỏ và tương quan có thay đổi. "Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ ứng xử thế nào bên cạnh một nước Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ. Việt Nam sẽ ứng xử với Trung Quốc như thế nào trong mối quan hệ tương tác với các cường quốc khác, đặc biệt với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và EU. "Đó là các những vấn đề cốt lõi mà Việt Nam phải giải quyết trong ngoại giao và đời sống kinh tế và chính trị hiện đại của Việt Nam," Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, hiện là Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ( CSSD), nói với BBC. "Ba không" và "một có" Ngoại trưởng Kerry đã từng có những tuyên bố mạnh về lập trường của Hoa Kỳ tại Biển Đông. Ông Trường nói rằng có những cơ quan nghiên cứu an ninh và quốc phòng của Việt Nam người ta đề ra cái gọi là “ba không”: không để nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự tại Việt Nam, không đi với nước này để chống nước kia và không cho nước khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại một nước khác. Thế nhưng ông Trường mô tả “ba không” này thì có vẻ "phòng thủ quá". "Tức là nếu như mình “ba không” mà người ta lại muốn làm thì mình làm thế nào. Cho nên chúng tôi tại trung tâm này đề ra cái gọi là “ba không một có”. Một có ở đây là những cái gì có thể làm được và làm đến mức độ nào. Một có là chúng tôi phải sử dụng tất cả các đòn bẩy chiến lược và chiến thuật để duy trì bảo vệ an ninh toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. "Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. "Chúng tôi không liên minh quân sự với một nước nào. Sẽ không đi với một nước khác để chống lại một nước lớn khác. Tuy nhiên Việt Nam chúng tôi hoàn toàn có quyền sử dụng các phương tiện, công cụ có trong tay, kết hợp sức mạnh của Việt Nam với sức mạnh của thế giới để bảo vệ lợi ích của mình. “Một có” này không phải chỉ là phản ứng chiến thuật mà là quan điểm chiến lược. Cái “ba không” dường như khiến Việt Nam ở trong thế bị động và đối phó. Do đó để tránh bị bó buộc thì mình cần phải chủ động và linh hoạt về mặt chiến lược và chiến thuật. Cái này bao gồm cả xây dựng lực lượng phòng thủ, học thuyết quốc phòng, hiện đại hóa quân sự và hợp tác về an ninh quốc phòng và trên biển với các nước khác. Thế thì những cái như là mua bán vũ khí hay tăng cường tiềm lực giám sát trên biển thì nằm trong khuôn có “một có” mà Việt Nam cần phải làm và phải làm mạnh và có hiệu quả. Do đó cái “ba không một có” này chúng tôi đã truyền đạt tới các cấp nghiên cứu và chúng tôi xã hội hóa các kiến thức này. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên vụ Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Ngoại giao Việt Nam, bình luận rằng không phải là Việt Nam hiện đại hóa sức mạnh quân sự để kiềm chế hay đối trọng Trung Quốc như phía Trung Quốc nêu mà chỉ là "để tự vệ". "Mỗi quốc gia tùy vị trí địa chiến lược của mình thì cần tự thực hiện việc phòng vệ sao cho có hiệu quả nhất. Tuy Việt Nam tăng cường tiềm lực quốc phòng hay bảo vệ chủ quyền biên giới hải đảo với lực lượng hải giám nhưng mà chẳng ăn thua gì so với Trung Quốc. "Tôi nghĩ là nỗ lực của Việt Nam chỉ là 5-7% so với sức mạnh của Trung Quốc. Cán cân quyền lực về quân sự ở khu vực này cũng như trên biển thì Trung Quốc không những là vượt xa Việt Nam mà còn đang tạo ra sự mất cân bằng sức mạnh quân sự của cả khu vực này", ông Trường nói thêm. 'Không thương lượng được' Sự kiện dàn khoan HD 981 là sự cố gây sóng gió trong quan hệ Việt Trung trong nhiều thập niên. Việt Nam và Trung Quốc bấy lâu nay đều có những tuyên bố khá giống nhau về chủ quyền tại Biển Đông hay Nam Hải (theo cách gọi của Bắc Kinh) như “có bằng chứng lịch sử không thể tranh cãi” và giữ vững lập trường này. Tiến sỹ Trường cho rằng Trung Quốc vẫn muốn dùng sức mạnh “vú cả lấp miệng em” và “nói lấy được”. "Trung Quốc chưa sẵn sàng thương lượng. Trung Quốc nói là thương lượng là để xoa dịu và đánh lạc hướng chứ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông là lập trường chưa thương lượng được. "Chúng tôi cho rằng khi nào Trung Quốc củng cố được “nguyên trạng mới” của họ ở Trường Sa thì họ mới ngồi với Asean để đàm phán Bộ Qui tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm để công nhận nguyên trạng mới của họ. "Tức là chừng nào họ chưa củng cố xong những cứ điểm, không phải chỉ Trường Sa mà từ ngoại cửa Vịnh Bắc bộ trở ra tới phía nam, thì lập trường của Trung Quốc là không thương lượng được," ông Trường nhận định. Sự kiện giàn khoan HD 981 của Trung Quốc được ra Biển Đông, theo ông Trường, đã làm đảo lộn quan hệ Việt Trung và làm người Việt Nam mất lòng tin vào những thỏa thuận cấp cao với giới lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Thỏa thuận Thành Đô, theo một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Hà Nội. "Cuộc cọ xát “lấy thịt đè người” của khoảng 200 tàu Trung Quốc với khoảng 50 tàu của Việt Nam đã làm thay đổi tư duy và cách tiếp cận của lãnh đạo cũng như nhân dân Việt Nam. “Sự kiện này khiến Việt Nam nhận thức lại Trung Quốc và thấy mối quan hệ này cũng không xuôi chèo mát mái như “16 chữ và 4 tốt”. “Có khi là cái 16 chữ và 4 tốt này là Trung Quốc đề ra để Việt Nam thực hiện chứ không phải là để Trung Quốc thực hiện,” Tiến sĩ Trường, từng giữ chức vụ Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Ngoại giao Việt Nam (Bộ Ngoại giao Việt Nam) nói. “Sự kiện HD 981 đặt ra nhu cầu phải cài đặt lại quan hệ với Trung Quốc”, ông Trường nói. Theo nhà ngoại giao này, quan hệ với Trung Quốc là một tập hợp quan hệ chồng chéo và phức tạp từ giữa hai Đảng, kinh tế, ngoại giao và cần phải “cái nào đi cái đó” và rằng nếu cứ dính líu vào các tranh chấp trên biển mà không tiếp tục các mối quan hệ khác thì sẽ làm tắc nghẽn quan hệ song phương. (BBC)
  17. Gần hai tuần sau khi Giáo sư Nguyễn Đình Cống – một người đã kiên nhẫn đến tận cùng trong phong trào đòi bỏ chủ nghĩa Mác - Lê và “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không” – chính thức tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản vào ngày 3/2/2016, vẫn không một nhân sĩ trí thức nào trong nhóm “phản biện trung thành” bước tiếp ông. Trong ảnh này có một số gương mặt đại diện cho “Nhóm 61”. Hình Internet. Từ trước đại hội 12 của đảng cầm quyền ở Việt Nam, một số trí thức trong “Nhóm 61” (nhóm thường xuyên có thư kiến nghị với Bộ chính trị, Ban bí thư và Ban chấp hành trung ương về cải cách thể chế) đã từng thổ lộ ý định sẽ tuyên bố ra khỏi đảng nếu nhiệm kỳ khóa XII còn lưu giữ ông Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng sản Việtt Nam không thay đổi. Sự thể trần trụi là sau đại hội 12, không những ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tái nhiệm tổng bí thư mà đường lối “đi lên chủ nghĩa xã hội” vẫn nguyên vẹn trong Báo cáo chính trị của đại hội này. Vào năm 2015, sau khi có Kiến nghị 61, đã có vài cuộc họp quan trọng của các thành viên nhóm này với thái độ sẽ dứt khoát bỏ đảng. Tuy nhiên kết quả những cuộc họp này lại bị bỏ lửng vì “không đủ đa số”. Thông tin mới nhất sau đại hội 12 cho biết sẽ có một làn sóng bỏ đảng trong “Nhóm 61” với điều kiện tập hợp đủ 25-30 người. Tuy nhiên dư luận đang tỏ ra rất hoài nghi vào quyết tâm của “Nhóm 61”: nếu không có đủ cơ số vài chục người, chẳng lẽ không một cá nhân trí thức nào dám tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản như trường hợp Giáo sư Nguyễn Đình Cống? Chẳng lẽ việc từ bỏ đảng không xuất phát từ tâm nguyện và bản lĩnh cá nhân mà lại phụ thuộc vào tâm lý đám đông? Cuối cùng, những trí thức được tiếng giương cao ngọn cờ dân chủ nhưng lại đấu tranh theo một đường hướng có vẻ “cải lương” như vậy sẽ làm sao thuyết phục được các đảng viên khác và quần chúng đi theo, làm theo mình? Cần nhắc lại, hiện tượng công khai bỏ đảng đã diễn ra từ một số năm trước. 2013 là năm có số bỏ đảng công khai nhiều nhất khi 3 đảng viên đồng loạt bỏ đảng và công khai ra tuyên bố là các ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên. Cũng trong những năm qua, hiện tượng thoái đảng (âm thầm không sinh hoạt đảng, về hưu không nộp hồ sơ đảng viên cho chi bộ địa phương, không đóng đảng phí..) đã diễn ra khá rộng. Có con số thống kê cho biết có đến 40% đảng viên về hưu thoái đảng. Tuy nhiên cho đến nay, làn sóng bỏ đảng vẫn chỉ là một đốm sáng nhỏ nhoi trong số 4.5 triệu đảng viên. Rất nhiều đảng viên, trong khi sẵn lòng “xả xúpáp” trong các cuộc nhậu hoặc gặp gỡ ngoài lề về hiện tình thổn thức của xã hội và về nạn tham nhũng “ăn của dân chẳng chừa thứ gì”, thì lại vẫn im như thóc trong các cuộc họp chi bộ và cấp ủy. Thực trạng nín lặng trên cho thấy “dân trí đảng” vẫn chưa nâng tầm được bao nhiêu. Trên hết vẫn là tâm lý sợ hãi bị ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân mình (như sổ hưu, chức vụ), hay đến người thân của mình. Chính quyền lại khá giỏi giang trong những thủ đoạn chế tài như vậy. Hãy chờ đợi xem “những người tiên phong” Nhóm 61 sẽ ứng xử với “trách nhiệm đảng viên” ra sao trong thời gian tới. Hay họ sẽ quay sang ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo tư biện “chọn cái đỡ tệ hơn trong những cái tệ”, như một số người trong nhóm này đã từng kỳ vọng và quan niệm tương tự vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Lê Dung (SBTN)
  18. Thư ngỏ gửi đồng bào người Việt hải ngoại của ông Đặng Xương Hùng Genève, ngày 14 tháng 2 năm 2016. Tôi là Đặng Xương Hùng, từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và ly khai khỏi chế độ từ 10/2013. Hiện tôi đang tị nạn chính trị tại Thụy sĩ. Tôi muốn viết thư ngỏ này để chia sẻ một vài tâm sự với quý đồng bào, nhất là đối với những ai vẫn còn liên hệ và hợp tác với chính quyền trong nước. Đầu tiên, chúng ta nên cần nhất quyết khẳng định lại với nhau rằng: sự hiện diện của chúng ta, hơn ba triệu người Việt nằm rải rác khắp nơi trên toàn thế giới, là cuộc trốn chạy chế độ cộng sản, đi tìm tự do và tìm sự khai sáng văn minh cho chính bản thân chúng ta. Các quốc gia đã đón tiếp chúng ta cũng chỉ vì những lý do nêu trên. Tôi dự định viết thư ngỏ này đã lâu, với thắc mắc rằng: tại sao chúng ta đang trốn chạy cộng sản, mà vẫn còn nhiều người tiếp tục liên hệ, hợp tác và giúp đỡ chính quyền cộng sản trong nước ? Một trong những lý giải của tôi, đó là: có thể là họ nghĩ, chế độ cộng sản trong nước đã thay đổi, không còn tính chất cộng sản như trước nữa. Trước đây, tôi phần nào chia sẻ suy nghĩ này. Bản thân tôi cũng luôn hy vọng, một ngày đẹp trời, chế độ cộng sản trong nước thay đổi. Đó là điều đáng mừng cho dân tộc, cho đất nước. Nhưng tới nay, thời điểm sau Đại hội đảng 12, chúng ta đã có thể khẳng định với nhau rằng: đảng cộng sản không thay đổi và họ sẽ không bao giờ nghĩ đến việc thay đổi. Nội dung các văn kiện đại hội đảng và việc sắp xếp nhân sự vừa qua, đưa đến cho tôi một kết luận rằng: đảng cộng sản Việt Nam chỉ muốn xây dựng một Chế độ đảng trị vững mạnh, chứ họ không nghĩ tới việc xây dựng một Quốc gia Việt Nam hùng mạnh. Đó là những kết luận chính, mà tôi mong muốn được chia sẻ cùng quý đồng bào. Do vậy, chớ nên nhầm lẫn rằng những nỗ lực của tất cả những cá nhân đang liên hệ và hợp tác với chính quyền trong nước, là để góp phần xây dựng đất nước, như đảng cộng sản đang tuyên truyền. Mà đó chính là hành động gián tiếp giúp sức để đảng cộng sản củng cố chế độ đảng trị của mình. Gián tiếp làm phương hại, gây khó khăn cho phong trào đấu tranh của đồng bào trong nước. Gián tiếp gây sự phân hóa không đáng có trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Đẩy xa mọi cố gắng mang lại dân chủ, nhân quyền cho đất nước. Một số đồng bào, còn ngây thơ bỏ tiền mua nhà tại Việt Nam, với tính toán nào đó, cho một ngày mai còn rất xa vời. Mà họ chưa nhìn thấy rằng, người dân trong nước đang bị cướp đất hàng ngày. Lực lượng dân oan đang ngày càng đông đảo. Luật quy định: đất đai là của toàn dân, chỉ để lòe bịp và che dấu thực tế hiển hiện, đất đai là của đảng. Rất dễ một ngày nào đó, sẽ xuất hiện hàng loạt Việt kiều oan !!! Đảng và nhà nước đang dựa vào quỹ đất đai để «cải thiện» sự yếu kém trong phát triển kinh tế. Sự giầu lên kinh khủng của hàng ngũ tư bản đỏ hiện thời cũng phần lớn là từ đất đai. Mở rộng vô tội vạ Hà nội cũng là nhằm để tăng quỹ đất, tăng giá đất ruộng đồng của nông dân, biến thành những dự án béo bở. Nguy cơ mất nước cũng sẽ từ đây mà ra. Thư cũng đã dài, để kết thúc ở đây, tôi xin viết lại một câu chuyện của người Indiens Nam Mỹ. Câu chuyện như sau: « Khu rừng bị cháy. Mọi con vật đều tìm cách để thoát thân. Chỉ riêng có chú chim sâu nhỏ, bay đi, bay lại tìm nước, và mang trong mỏ của mình giọt nước nhỏ bé thả xuống khu rừng. Nhìn thấy như vậy, con Tatou đã hỏi: – Này chim sâu, bạn đang làm gì vậy, bạn tưởng là bạn sẽ dập tắt đám cháy bằng những giọt nước đó ư? Chim sâu trả lời : – Không, tôi không tin như vậy, nhưng tôi đang làm phần việc của mình. » Từ bỏ đảng, ly khai khỏi chế độ, tôi cũng chẳng hề hy vọng làm yếu đi đảng cộng sản, lại càng không hề nghĩ sẽ làm sụp đổ được chế độ cộng sản, mà chỉ đơn thuần là hành động – hành động theo con tim mình mách bảo. Cứ mỗi độ xuân về, hàng triệu đồng bào hải ngoại lại mong ngóng một ngày được trở về trên mảnh đất quê hương thanh bình. Bất hợp tác với chế độ hiện thời là « giọt nước nhỏ của chú chim sâu » mà tôi thông qua thư ngỏ này, gửi lời tâm sự chân thành đến tất cả quý đồng bào tị nạn cộng sản Việt Nam ở khắp năm châu. Xin gửi đến quý đồng bào lời chúc an lành cho Xuân Bính Thân 2016. Đặng Xương Hùng (Đặng Xương Hùng FB)
  19. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu trách nhiệm lớn trong hoạch định chính sách ngoại giaoThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Palm Spring, California tham dự Hội nghị thượng đỉnh Asean - Hoa Kỳ tại Sunnylands trong hai ngày 15-16/2, theo thông tin từ Báo điện tử Chính Phủ.Đi cùng ông có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và một số quan chức khác.Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh với các nước Asean và Washington muốn có sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp nhất.Tuy không phải nguyên thủ, nhưng ông thủ tướng Việt Nam là người điều hành chính phủ Việt Nam trong hai nhiệm kỳ nay và chịu trách nhiệm lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại.Nhà Trắng vài hôm trước thông báo rằng chủ đề tranh chấp ở Biển Đông sẽ được đặt cao trong nghị trình, và vì vậy sự có mặt của ông Nguyễn Tấn Dũng, người trước đây đã có nhiều phát biểu về chủ đề này trên các diễn đàn quốc tế, được cho là rất quan trọng.Nỗ lực 'giải quyết tranh chấp' trên Biển ĐôngHôm 14/2, hãng tin AFP dẫn lời ông Earnest Bower từ Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS nói ông Obama đang cố gắng "tạo ra một bối cảnh buộc Trung Quốc phải hành động theo luật".Trong hội nghị này, ông Obama và các đại diện từ Asean sẽ "cố gắng thỏa thuận để đối phó với vô số các tranh chấp chủ quyền hàng hải" trên Biển Đông - AFP cho biết. Trung Quốc từng cho máy bay đáp thử trên Đá Chữ Thập, gây căng thẳng ở khu vựcHội nghị thượng đỉnh Sunnylands theo các quan sát viên là sự kiện thuộc loại quan trọng nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và khối Asean từ trước tới nay, khẳng định lại lập trường của Mỹ trong quan hệ với các nước Đông Nam Á.Các nghị sỹ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 12/2 vừa thông qua nghị quyết hoan nghênh thượng đỉnh Sunnylands.Thông cáo của các thượng nghị sỹ thuộc lưỡng đảng nói họ ủng hộ nâng tầm quan hệ với Asean lên thành quan hệ đối tác chiến lược.Văn bản mà BBC có trong tay cũng nhấn mạnh ủng hộ của Hoa Kỳ cho "nỗ lực của Asean nhằm giải quyết tranh chấp biển và lãnh thổ thông qua ngoại giao hợp tác kể cả trọng tài quốc tế, theo luật pháp và thể chế quốc tế".(BBC)
  20. Người ta có thể vẽ lên giấy những chiếc bánh giống y như thật, điểm khác biệt ở đây là nó không thể làm lương thực để nuôi sống con người. Vì không ăn được, cho nên bánh vẽ chỉ có chức năng đánh lừa thị giác, trong khi cái bụng rỗng của chúng ta vẫn bị đói như thường. Chế độ độc tài chỉ biết dối trá và mị dân. Điều đó được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước toàn trị và hệ thống truyền thông độc quyền. Những giá trị mà nó mang lại cho xã hội chỉ là ảo, không có hoặc có rất ít phần trăm sự thật trong đó. Họ biến những điều dối trá trở thành chân lý, coi đó là thứ thông tin chính thống để điều hướng xã hội. Do vậy mà nảy sinh một nghịch lý: Sự thật bị đàn áp bởi sự dối trá. Trong một môi trường như vậy, người ta tha hồ hứa hão và vẽ vời này nọ mà không cần phải thực hiện, vì phần còn lại đã có bộ máy tuyên truyền hoàn thành một cách xuất sắc. Nhà nước đưa ra các chủ trương, chính sách trên giấy tờ, rồi tuyên truyền rộng rãi. Thực tế họ chỉ biết tham nhũng, làm bậy bạ để tiêu tốn ngân sách, nhưng kết quả thì bao giờ cũng thành công tốt đẹp nhờ tuyên truyền láo. Căn bệnh mà dân ta đã bắt mạch là “Làm thì láo, báo cáo thì hay”. Người dân được ăn món bánh vẽ như vậy quanh năm, hỏi làm sao mà không đói khổ? Sau mỗi lần như vậy, guồng máy nhà nước độc tài lại truyên truyền rằng, chủ trương đó thật sáng suốt tài tình, còn nhân dân thì đã được hưởng thụ cơ man nào là lợi ích về vật chất và tinh thần, vì vậy mà họ đang nhảy múa ca hát vì hạnh phúc vô biên. Dân biết mình bị lừa, bị người ta đưa ra để làm con ngáo đá mà đành chịu, vì có muốn cãi cũng không được, tất cả các phương tiện truyền thông đều do nhà nước kiểm soát. Họ định hướng thông tin, truyên truyền bịa đặt những gì có lợi cho họ. Không có thông tin đa chiều, người dân nghiễm nhiên bị tước đi cái quyền tự do ngôn luận. Khi có ai đó vạch trần những sự dối trá kia, lập tức sẽ bị công an đến đọc lệnh và còng tay bắt đi, vì nhà nước cho rằng họ làm như vậy là chống lại chủ trương chính sách, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân. Như vậy đấy! Người ta đường đường chính chính đàn áp những ai đấu tranh cho sự thật và quyền lợi của người dân. Điển hình nhất của món bánh vẽ là cái anh Loa Phường. Anh này trực tiếp đi đầu trong việc tuyên truyền nhồi sọ, vì nó cưỡng bức người ta phải nghe. Một ngày có vài bận như vậy, thường thì vào buổi sáng và buổi chiều. Vì thế mới có câu chuyện tiếu lâm như thế này: “ Có đoàn cán bộ trung ương nọ về công tác ở địa phương, rồi vì muốn chứng tỏ ta đây là quan tâm tới dân, họ liền rồng rắn nhau đi xuống khảo sát ở một thôn được cho là “điển hình”. Đến đầu thôn, thấy có mấy dân làng đang đứng túm tụm. Đám cán bộ giơ tay vẫy vẫy: - Chào bà con! Dân làng đáp lại: - Không dám! Chào cán bộ!... Một tay cán bộ trong đoàn tiến đến chỗ bà con đang đứng, giơ bàn tay múp míp bắt tay từng người, rồi nói: - Giới thiệu với bà con, chúng tôi là đoàn cán bộ khảo sát trung ương. Mong bà con cho biết đời sống thế nào, ăn uống có được đầy đủ dinh dưỡng không?... Nghe hỏi vậy, không ai bảo ai, dân làng đồng thanh: - Thưa cán bộ! Dân chúng tôi hằng ngày chỉ ăn uống qua loa thôi!... Tay cán bộ sốt sắng hỏi lại: - Ăn qua loa là ăn như thế nào? Mong bà con cho biết cụ thể hơn để trung ương còn có kế hoạch mà lên chính sách!... Bấy giờ có một cụ ông móm mém, người gầy trơ xương, chỉ tay lên cái Loa Phường đang ra rả trên cái cột điện, giải thích rằng: - Ăn qua loa là ăn qua cái này này!...”. Chừng nào mà vị thần tự do còn bị còng tay và thần sự thật bị bịt miệng, thì bánh vẽ vẫn là món chủ đạo trong thực đơn “Phục vụ nhân dân” của nhà nước độc tài vậy. 15/02/2016 Minh Văn (Dân Luận)
  21. Ảnh: báo TT Việc “trong một diễn biến bất ngờ vào phút chót, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng quyết định tới Sunnylands tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean vào thứ Hai 15/2 này” (để trích BBC), theo tôi là một quyết định tốt cho Việt Nam và cũng hàm ý có một ‘nhất trí cao’ trong giới lãnh đạo của Việt Nam rằng Nguyễn Tấn Dũng vẫn nên có một vai trò quan trọng trong hồ sơ ngoại giao của Việt Nam. Cũng theo tin mà BBC “có được,” “ngoài lịch trình họp chung cùng lãnh đạo 9 quốc gia Asean khác trong hai ngày hội nghị 15 và 16/2, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp riêng với Tổng thống Barack Obama.” Tin này, nghe thấy là không đúng, nhưng nếu gặp riêng tôi sẽ không bất ngờ. Dù khó đánh giá, việc “một nguồn tin cho BBC hay rằng đã có sự vận động ngoại giao ráo riết của phía Mỹ để ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia” cũng thú vị lắm. Mặt khác, tôi lại thấy quyết định của BTC để “gửi” Ông không kém phần thú vị. Trong những tuần vừa rồi, Ngài TT Nguyễn Tấn Dũng đã phải chịu rất nhiều áp lực từ nhiều phía. Hơn nữa, kết quả của ĐH Đảng XII có vẻ là đã chấm dứt sự nghiệp của ông. Dù còn quá sớm để biết, việc TT tới Cali cũng làm cho tôi tò mò: Liệu Ông Nguyễn Tấn Dũng có khả năng đóng một vai tro nào đó, như đặc phái viên, chẳng hạn, trong những năm tới? Rõ ràng hội nghị Sunnylands (dù nghe như tên của một shopping mall hơn là hội thảo quốc tế) là hết sức quan trọng trong bối cảnh chiến lược của ngày nay. Và rõ rằng chính Ngài TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn là người có tài giỏi và có nhiều kinh nghiệm nhất với những gặp gỡ cấp cao. Hơn nữa, có vẻ hai Ngài 3X và Ô cũng có một quan hệ khá là thân mật với nhau. Như vậy, rất hoan nghênh quyết định này, dù không rõ là quyết định của ai. Chúc cả hai Ngài, cả hai đoàn (Việt-Mỹ), và cả hai nước mọi thành công. JL (Blog Xin Lỗi Ông)
  22. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đi cấy. Ảnh: VNN Tin cho hay, sáng ngày 14-2-2016, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã xuống đồng cùng bà con nông dân thôn Phong Triệu, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đi cấy, khai mở vụ xuân. Đây cũng là tin hot và vui được đọc nhiều, một phong cách mới của lãnh đạo thủ đô. Mong các ông phát huy tiếp nếu định biến thủ đô thành nông thôn. Tuy nhiên, dân phố thị không mong chờ các vị phải biết cày, biết cấy mà muốn thành phố được quản lý văn minh, hiện đại, không mất vẻ truyền thống, giao thông không hỗn loạn, xây dựng không nhôm nhoam, cây xanh không bị đốn, môi trường được bảo vệ. Về phần “nhà quê” của Hà Nội đã chót mở rộng trên lý thuyết, các vị nhớ qui hoạch sao cho đất trồng trọt tương xứng với một thủ đô to nhất thế giới. Bí thư Hoàng Trung Hải đi cấy. Ảnh: VNN Cấp đất nông nghiệp bừa bãi, vài năm nữa các vị không có ruộng mà trình diễn cấy nữa đâu. Đừng để dân nghèo bán đất cho dự án và kéo về thành phố và sau vài năm thành trắng tay. Hoặc dân oan khiếu kiện vì đền bù không thỏa đáng. Chúc hai ông thành công trong cương vị mới của mình. HM. Đầu xuân Bính Thân 2016 (Blog Hiệu Minh)
  23. Trong một lần hiếm hoi, động tác giang thẳng cánh tay về phía trước của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam khiến cho giới quan sát ngạc nhiên vì ít nhất nói cũng nói lên một điều gì đó có đôi chút ý nghĩa. Cong tay và giang tay “Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải,” ông Lê Hải Bình giang tay vào ngày 31 Tháng Giêng trước hình ảnh tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của hải quân Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trong “chiến dịch tự do hàng hải” (FONOP), trong lúc vài tờ báo to mồm nhất của Trung Quốc cực lực lên án việc “Mỹ mở mặt trận thứ hai ở Biển Đông.” Có thể cho rằng đây là lần đầu tiên kể từ thời “đu dây” giữa Trung Quốc và Mỹ, giới cầm quyền Hà Nội mới có được một tuyên bố “minh bạch” đến thế, cho dù tất cả mới chỉ uốn éo trên phương diện phát ngôn. Vào cuối Tháng Mười năm ngoái, khi diễn ra sự kiện một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường khác của Hoa Kỳ là USS Lassen đi qua khu vực 12 hải lý quanh bãi đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa (bãi đá này Trung Quốc đã tiến hành cơi nới xây dựng thành đảo nhân tạo), cánh tay người phát ngôn Việt Nam đã không giang ra mà nhân vật này chỉ đọc diễn văn: Việt Nam “tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông,” cùng “kêu gọi các bên liên quan đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định” ở Biển Đông. Từ lâu, cách phát ngôn lèo lái nước đôi của “người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam” đã khiến hơn 80% người dân Việt không thích Trung Quốc biến thành phát ngấy. Rất nhiều lần, mặc dù luôn tuyên bố chủ quyền với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng phía Việt Nam đã thúc thủ im lặng “cho nó lành” trước Trung Nam Hải. Ngay cả vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm Biển Đông và giữa năm 2014 cũng không làm cho giới lãnh đạo Việt Nam quá bận lòng. Chẳng có bất kỳ một văn bản nào của Bộ Chính Trị hay nghị quyết nào của Quốc Hội Việt Nam lên án hành vi xâm phạm của Bắc Kinh. Cho dù luật biển của Việt Nam quy định: “Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam,” và do vậy Việt Nam không thể không lên tiếng phản ứng trước các sự kiện liên quan tới chủ quyền ở khu vực này, nhưng thực tế là giới lãnh đạo Việt Nam thà chấp nhận im lặng trước việc ngư dân mình bị tàu hải quân Trung Quốc bắt giữ, đánh đập hoặc có thể bắn giết hơn là mạo hiểm đánh đổi cả “đại cục.” Với tất cả thói biện chứng lịch sử chẳng lấy gì làm hãnh diện như thế, tuyên bố “đi qua vô hại” của Việt Nam mới đây đã khiến một số nhà phân tích tự hỏi phải chăng đã xuất hiện một cái gì đó mang tính tín hiệu về “thoát Trung tạm thời” của giới lãnh đạo Việt Nam. Tuyên bố này lại được phát ra chỉ vài ngày sau khi đại hội 12 của đảng cầm quyền kết thúc và một đặc sứ Trung Quốc là Tống Đào đã đến Hà Nội để “làm công tác tư tưởng.” Chi tiết đáng chú ý là vào lần tuyên bố hiếm hoi trên, giới ngoại giao Việt Nam có thể đã tìm tòi và vận dụng nội dung “không gây hại” trong luật biển để làm cơ sở cho thông báo của mình. Tuy nhiên, chắc chắn phía Trung Quốc, trong lúc phản ứng mạnh mẽ với tàu quân sự Mỹ, sẽ rất bực bội vì tuyên bố có chút xa rời “mười sáu chữ vàng” của Hà Nội. Vì sao “can đảm?” Câu hỏi đặt ra là vì sao mới chỉ sau chuyến công du của đặc sứ Trung Quốc, giới lãnh đạo Việt Nam lại tỏ ra “can đảm” lạ thường đến thế? Phải chăng đây chỉ là một động tác mị dân để cho thấy dàn lãnh đạo vừa cũ vừa mới trong Bộ Chính Trị không đến nỗi quá “thân Trung” như dư luận đánh giá? Hay đã xuất hiện ra một mối nguy hiểm nào đó từ phía Trung Quốc mà Hà Nội không thể khép nép hơn? Với tuyên bố “đi qua vô hại,” liệu Việt Nam có chính thức dựa dẫm vào sức mạnh của hải quân Mỹ để bảo vệ vùng biển của mình? Sự thật giật mình là mãi cho đến sát ngày khai mạc đại hội 12 của đảng cầm quyền ở Việt Nam, vài thông tin hiếm có được tiết lộ từ phía chính quyền mới cho người dân biết về 50 lần máy bay Trung Quốc lượn như chốn không người trên không phận Sài Gòn. Còn ở biển Vũng Tàu, tàu Trung Quốc vờn qua vờn lại không biết chán. Trong khi đó, hậu trường chính trị lại ken đặc một không khí nghi ngờ của những giả thiết đối lập. Ngược chiều với luồng tin ngoài lề về việc Tập Cận Bình đã “chấm Nguyễn Sinh Hùng” làm tổng bí thư Việt Nam trong chuyến công du vội vã của ông lên Bắc Kinh ngay sau hội nghị trung ương 13 vào cuối Tháng Mười Hai, 2015, lại có tin cho biết Bộ Chính Trị Trung Quốc không mấy thỏa mãn với dàn nhân sự lãnh đạo “thân Trung” ở Hà Nội. Sau đại hội 12, những gì mà Trung Quốc tác động đến công tác tổ chức nhân sự của Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh và sâu. Nói gì thì nói, kết quả cho tới nay đã rõ: Nhân vật số 4 trong “tứ trụ” của triều đình Việt Nam không còn được đánh số nữa sau khi rời khỏi Bộ Chính Trị, mà chỉ đảm nhiệm một chức vụ mới là chủ tịch hội đồng bầu cử quốc gia. Trong khi đó, quan điểm và thái độ của nhân vật tái cử số một là Nguyễn Phú Trọng vẫn có phần khó hiểu. Chỉ ít ngày sau đại hội 12, một tân ủy viên Bộ Chính Trị là ông Đinh La Thăng đã bất ngờ cách chức tổng giám đốc một công ty đường sắt do chỉ mới đề xuất mua những toa tàu cũ của Trung Quốc. Sự việc này lại xảy ra cùng lúc với tuyên bố “đi qua vô hại” của giới ngoại giao Việt Nam. Hai sự việc tiếp liền này, nếu có liên quan với nhau, có thể khiến người ta tự hỏi ông Trọng đang nghĩ gì về những ngày cuối cùng trong cuộc đời “vì nhân dân quên mình” của ông và về người bạn vàng có nanh chó sói. Cũng nói gì thì nói, nhiều lần đề nghị Bắc Kinh cho gặp để điều đình về vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014 - như một tin tức đã lan truyền rộng rãi - nhưng bị Tập Cận Bình phớt lờ, song một năm sau đó lại được Obama tiếp đón quá trịnh trọng ngay tại Phòng Bầu Dục ở Washington, DC, hẳn khiến ông Nguyễn Phú Trọng phải trải nghiệm về việc ai mới là người tôn trọng thể diện của mình hơn. Nhà thâm nho mới? Với tập tính Á Đông, thể diện có thể được xem là tố chất đặc biệt quan trọng, sau những sống còn về quyền lực và lợi ích. Lại có một lý lẽ đáng tham khảo: Ông Trọng được tiếng là trong sạch, tức con người ông không gắn liền với chủ nghĩa kim tiền như hiện tượng phổ biến đến mức chẳng còn giới hạn nào ở nhiều đồng chí của ông. Nếu đúng vậy, Trung Quốc không thể “mua” ông bằng lợi ích. Cái còn lại mà “đồng chí tốt” có thể tác động là não trạng ý thức hệ bảo thủ đã thành nếp hằn quá khó đổi khác trong tâm can ông Trọng. Tất cả vẫn còn ở phía trước. Tương lai chỉ cho ra một câu giải đáp thông qua hành vi và hành động. Trong khi vẫn chưa có gì chắc chắn để kết luận về một Nguyễn Phú Trọng “thân Tàu,” sát Tết Nguyên Đán 2016 bắt đầu xuất hiện một ít dư luận trong giới phản biện độc lập về hy vọng ông Trọng sẽ làm những việc tối thiểu để giãn cách bàn tay lông lá từ phương Bắc - tương tự hành động tối thiểu của chính ông khi quyết định viếng thăm cựu thù Hoa Kỳ vào năm 2015. Sau chiến thắng mang tính áp đặt của Tổng Bí Thư Trọng trước đương kim thủ tướng Việt Nam, lần đầu tiên nhiều người nhìn vào vị giáo làng tái cử không hẳn với chân dung “Lú.” Dường như lịch sử trễ tràng bắt đầu lộ hình một nhà thâm nho Bắc Hà. Có thể cả thâm nho trong chính sách đu dây. Gần đây, Việt Nam đã bắt đầu tham gia cuộc tập trận Hổ Mang Vàng của khối đồng minh Mỹ ở khu vực Đông Nam Á với vai trò quan sát viên. Dù mới chỉ “quan sát,” nhưng lại là lần đầu tiên. Còn tục ngữ Việt có câu “Trăm nghe không bằng một thấy.” Không có và có lẽ hoàn toàn không có nước Nga. Trong phần lớn tình huống rủi ro được cài đặt bởi một chính quyền mang lời nguyền về địa lý, Việt Nam chỉ còn biết trông chờ vào người Mỹ, cho dù có thể còn lâu nữa Washington mới nhìn Hà Nội như một đồng minh chiến lược. Phạm Chí Dũng (Người Việt)
  24. Người dân đeo khẩu trang chống ô nhiễm ở Thượng Hải, Trung Quốc, 19/1/2016. Tin liên hệ Nở rộ phong trào tự làm máy lọc không khí tại Trung Quốc Vì giá thành của những bộ lọc không khí này còn khá đắt đỏ so với người dân Trung Quốc, một xu hướng tự làm máy lọc không khí tại nhà DIY đang trở nên phổ biến hơn Ấn Độ thử nghiệm biện pháp lái xe luân phiên theo số chẵn lẻ trên đường phố Các thành phố Á châu ngột ngạt vì ô nhiễm không khí tệ hại WHO: Giảm lượng chất ô nhiễm ngắn hạn có thể cứu mạng người 13.02.2016 Một cuộc nghiên cứu mới cho thấy ô nhiễm không khí làm hơn 5 triệu rưỡi người chết yểu mỗi năm, trong đó có hơn phân nửa là những người ở Trung Quốc và Ấn Độ. Các nhà khoa học cảnh báo rằng con số sẽ gia tăng trong 20 năm tới nếu thế giới không làm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề. Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và Canada. Họ cho biết than đá là nguyên do gây ô nhiễm lớn nhất ở Trung Quốc trong khi ở Ấn Độ, việc dùng than củi và phân súc vật để sưởi và nấu ăn, làm cho không khí trong nhà bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là ở những xóm nghèo. Kết quả cuộc nghiên cứu được trình bày hôm thứ sáu tại một cuộc hội thảo ở Washington.
  25. Tôi viết bài này là do vừa nghe chương trình “Tạp chí kinh tế cuối năm” trên VTV1 sáng ngày 13 tháng 2 năm 2016, trong đó có thông tin về Bảo tàng Hà Nội. Bị kích thích bởi có nhiều điều bất hợp lý bây giờ tôi mới biết. Ngẫm nghĩ lại thì nước ta cũng giống như mọi nước bình thường, có nhiều thành tích, ưu điểm, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm, thậm chí có thất bại . . . trong quá trình tiến lên. Chưa cần nói đến hệ tư tưởng chính trị (vì vẫn còn rắc rối cần tranh luận nhiều), một trong những thiếu sót nặng của nhà nước ta, đó là tệ bưng bít thông tin, ngăn cấm, đàn áp bất đồng chính kiến. Xin mở ngoặc nói chút dông dài. Thủa xưa, học giả Galilê, vì đã được tự do quan sát, theo dõi hoạt động của Trái đất và Vũ trụ nên đã luận đoán rất đúng rằng Trái đất là tròn và quay chung quanh Mặt trời. Vì điều đó trái với quan điểm chính thống của nhà cầm quyền giáo hội, nên Galilê đã bị họ sát hại. (Sau đó khá lâu nhà cầm quyền đã phải thừa nhận sai lầm). Khả năng nhận biết chính xác vũ trụ khi đó đã xẩy ra được là do có hai điều kiện: Thứ nhất, Galile là một học giả, một trí thức. Thứ hai, không có ai bưng bít thông tin (tức ngăn cấm quan sát) về bầu trời và vũ trụ đối với Galilê. Tôi muốn nhắc Nhà nước ta rất nên tránh sai lầm của Nhà cầm quyền giáo hội thủa xưa (rõ ràng thời đó chưa có đảng cộng sản). Chính vì Nhà nước ta chủ trương kiểm soát, ngăn chặn, bưng bít thông tin vì sợ dân loan báo “cái sai”, bắt chước “cái sai”, hoặc sợ dân hoang mang, phản đối hành động sai của chính quyền, của đảng. Nhưng chính vì vậy nên rất nhiều cái sai, trái với đạo đức làm người, với truyền thống dân tộc, trái với đường lối của Đảng mà lãnh đạo Đảng, dù rất vì dân, vì nước, cũng chưa dễ tự nhận ra được. Thông tin chính luồng hầu như chỉ ca ngợi thắng lợi, nêu cao thành tích, quảng bá cái đẹp, suốt ngày nhắc lại chiến công cũ từ mấy chục năm trước đây… nên không chỉ nhân dân, mà chính ngay lãnh đạo các cấp của nhà nước cũng bị hiểu sai, chủ quan, bị che giấu gần hết tệ nạn quan liêu bao cấp tham nhũng tiêu cực, vi phạm trắng trợn pháp luật hiện hành. Đến khi tất cả những căn bệnh ấy nó đã lan truyền ăn sâu vào hầu khắp các ngõ ngách của đất nước đến mức dân và đảng không thể chịu đựng được, đảng và chính phủ cũng không thể bưng bít được nữa thì nẩy sinh ra chủ trương cắt xén, dẹp bỏ, ngăn cấm thẳng thừng thông tin, thậm chí trấn áp những người bực bội dám nói thẳng, phê phán gay gắt cái sai… từ đó quy kết cho họ là “bất đồng quan điểm”, là “thế lực thù địch”. Mặt ngược lại, đảng và nhà nước nắm được rất nhiều thông tin “mật” chính thức, chủ yếu là thông tin xấu, nguy hiểm đối với an ninh đất nước (có được từ bộ máy chuyên nghiệp điều tra thống kê và các cơ quan do thám chuyên trách, kể cả thông báo hay báo động của bạn bè gần xa…) thì cũng chỉ để sử dụng kín riêng trong nội bộ cấp cao, không cho nhân dân biết, thậm chí không cho ngay lãnh đạo cấp thấp hơn, những cơ quan nghiên cứu chiến lược của đất nước biết. Những điều cực đoan NGĂN CẤM THÔNG TIN về cả hai phía đó dẫn đến CÓ HẠI ngay đối với đảng và chính phủ. Ví dụ rõ nhất là những sai lầm chiến lược của đất nước trong 2 thời kỳ lúc Đ/C Lê Duẩn và Đ/c Nguyễn Văn Linh đang chủ trì. Đ/C Lê Duẩn thì rất cực đoan tả khuynh, chỉ thấy được thông tin về chỗ mạnh của lý tưởng XHCN, vững tin “Liên Xô là thành trì của phe Cộng sản thế giới”, trong khi đó thực chất Liên Xô đã sắp tan rã thì chính Đ/C đã không biết vì bị bịt THÔNG TIN (*). Còn Đ/C Nguyễn văn Linh thì rất cực đoan hữu khuynh, chỉ thấy thông tin về chỗ yếu của VN, chẳng nắm chắc THÔNG TIN toàn cục và bị mắc mưu thông tin dọa dẫm bịa đặt nên hốt hoảng quyết định “thà thua Tầu, còn hơn thua Mỹ”, chạy ngay sang cầu cứu Trung Quốc để nhận về cái nội dung bất bình đẳng quá tai hại tại Hội nghị Thành đô. Nếu các Đ/C ấy không quá tự tin tập quyền, không quá nghiện cái thói quen từ thời hoạt động bí mật bưng bít thông tin “từ trong ra và từ ngòai vào”, mà để tự do báo chí ngôn luận như thời Cụ Hồ và như các nước Tư bản văn minh… thì mọi chuyện đã khác. Nhưng tại sao Cụ Hồ và các nước Tư bản họ dám cho tự do tư tưởng, tự do thông tin báo chí? Tại vì cái tư tưởng và mục tiêu đấu tranh của Cụ Hồ và của CNTB nó phù hợp với lòng dân tại những cái giai đoạn tương ứng đang xem xét. Nếu ai có tư tưởng khác là bị ngay nhân dân lên tiếng chống lại, chẳng cần báo chí phê phán, công an ngăn chặn. CNTB là một tổ hợp tư duy về tự do dân chủ bình đẳng cạnh tranh sinh tồn, ai tài giỏi, chăm chỉ lao động thì người ấy giầu có: “LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG THEO KHẢ NĂNG”, rất sòng phẳng. Khi giới giầu có bóc lột quá đáng thì nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại, hạn chế sự bóc lột, nhưng vẫn tôn trọng sự dẫn đầu của những người tài giỏi trong xã hội. Đó chính là Chủ nghĩa xã hội Dân chủ Bắc Âu mà ngày nay nhiều nơi đang noi theo, trong đó có Đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ. Có thể nhiều Vị chưa biết, chính Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln từ năm 1864 đã nói câu nổi tiếng: “Chế độ của dân, do dân và vì dân tất sẽ được dân tin theo và cùng chính phủ bảo vệ đất nước”. Còn CNCS thì rất cực đoan, vận động người nghèo đấu tranh chết thôi LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ TỰ DO DÂN CHỦ BÌNH ĐẲNG CANH TRANH, lập ra chế độ ĐỘC ĐẢNG TOÀN TRỊ của NGƯỜI NGHÈO, do người nghèo đứng lên lãnh đạo, cầm quyền, theo đường lối “LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG THEO NHU CẦU”. Từ đó có 2 cái sai cơ bản: 1- Nếu trong chế độ tư bản được tự do, bình đẳng cạnh tranh làm giầu mà anh VẪN NGHÈO, thì làm sao mà đủ tài giỏi thông minh để lên ngôi lãnh đạo đất nước? 2- Nếu đã nghèo mà thực hiện chế độ “Làm theo năng lực, nhưng hưởng theo nhu cầu”, công hữu hóa tài sản quốc gia, thì đầu tiên là anh, hàng triệu ÔNG CHỦ MỚI – có quyền lực, theo Hiến pháp vô sản công hữu – thì các ông chủ ấy, không phải là Thánh hay là Phật, sẽ tìm mọi cách bất chính thỏa mãn mong muốn hưởng theo nhu cầu của các ông ấy trước đã! Đó chính là nguyên nhân chính làm cho Chế độ CS, trước khi hy vọng kiến thiết phát triển CNXH thành bình đẳng giầu có, thì đã xẩy ra tham nhũng tiêu cực, vơ vét tài sản quốc gia để làm giầu cho bản thân từ trước đó rồi ! Sau cách mạng vô sản ở Nga, do thực thi chế độ CS ở Liên Xô, tuy nhân dân Liên Xô cũng chẳng kém thông minh, nhưng vì bị NGĂN CẤM THÔNG TIN, TỰ DO BÁO CHÍ nên sau những 70 năm, cuối cùng “bịt thông tin chẳng được”, cả lãnh đạo và nhân dân khi đó mới/đã nhận thức ra được rằng, cái chế độ CS là sai lầm và mới tự nguyện đứng lên lật đổ được chế độ này và TỰ GIẢI THỂ Liên Xô cũ. Ở Việt Nam ta, vì Đảng đã mở ra cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, nhưng luật pháp chưa kịp tiến theo để đồng bộ (tức mới đổi mới về cơ chế kinhh tế, nhưng chưa đổi độc quyền về chính trị) nên người nào vốn có quyền lực trong xã hội (tức các đảng viên, các tổ chức đảng) sẽ phát huy thế mạnh độc quyền của mình nhanh và có kết quả hơn người có tài năng thực sự mà không có quyền lực. Đó là lý do xuất hiện những sai lầm khuyết tật nặng nề mang tính hệ thống của xã hội Việt Nam từ khi Đảng quyết định đi theo Cơ chế thị trường. Nhưng tại sao Đảng phải đổi mới từ từ? Một là, nếu đổi mới luôn một lúc sẽ có thể dẫn đến rối loạn xã hội. (Các nước Tư bản cũng phải tiến lên từ từ, người tài giỏi thông qua hoạt động thực tế để thể hiện trí tuệ ra thì nhân dân dần dần sẽ biết để chọn thay thế dần những người kém trí tuệ). Thứ hai, muốn để nhân dân có thể tự do lựa chọn người tài, thì Đảng phải đổi mới Hiến pháp. Nhưng nếu vậy, thì Đảng phải hy sinh thành tích chiến công giai đoạn cách mạng Dân tộc cũ (tức là lý do đã đưa được Đảng của người nghèo Công nông lên nắm quyền). Bởi lẽ, nói thì dễ: Nhưng không phải ai cũng “Vì dân, vì nước” như Abraham Lincoln đã nói và như chúng ta đang đứng ngoài cuộc mong muốn đâu ! Thứ ba, là nếu VN đang nằm ở Châu Úc, hay Nam Mỹ, thì vấn đề đã khác. Việt nam ta – do vị trí địa chính trị đặc biệt – suốt mấy ngàn năm luôn luôn là nạn nhân của những thế lực ngoại bang hùng mạnh hơn ức hiếp chèn ép và xâm lược. Theo tôi, các vị lãnh đạo đảng CSVN chắc cũng đã thấy rõ hết cả 3 lý do chính đó, nhưng họ cố tránh cuộc chiến tranh tàn phá VN một lần nữa đấy thôi. Chúng ta có thể lên án là họ hèn nhát, bán nước. Nhưng nên nhớ: Galile đã bị hãm hại do bất đồng quan điểm với lãnh đạo ngay từ khi chưa có đảng CS đó. Và khi nước ta chưa có Đảng CS, chúng ta đã từng mất nước 100% cho ngoại bang, nhưng cuối cùng VN – với nền văn hóa đặc sắc của mình – vẫn tồn tại và dành lại được đầy đủ đất đai sông núi biển đảo. Cho nên, hãy cố bình tĩnh Đổi mới từng bước với Đảng sẽ tất thắng! Tại sao, chỉ vì nghe bản tin về kinh tế cuối năm do VTV1 mới phát ra mà tôi phải nói dài dòng như trên? Đó là bởi vì, đảng CSVN dường như không tập trung mọi đầu óc minh mẫn tài giỏi của cả nước (những người nhân sĩ trí thức dạng Galile) vào việc tìm ra những giải pháp thật cụ thể để khắc phục yếu kém và tệ nạn xã hội, mà chỉ trân trọng tiếp thu ý kiến những ai vẫn vui vẻ ngoan ngoãn “đi theo chủ trương đường lối phát triển xưa cũ rất xa thực tế, huênh hoang phô trương lãng phí, dễ tạo khe hở cho tham nhũng tiêu cực của Đảng”, mà, như trên đã phân tích: Đảng đã thừa nhận đường lối cũ đã sai lầm, đang phải sửa dần dần! Kết quả Đại hội Đảng XII đã chỉ rõ: Trước Đại hội, phần lớn đảng viên và nhân sĩ trí thức đều nhận thức được rằng nước ta cần phải đổi mới nốt thể chế chính trị, nhưng vẫn rất lúng túng. Nhưng đó là do giới nhân sĩ trí thức chưa được TỰ DO QUAN SÁT BẦU TRỜI như Ga li lê, đặc biệt là thiếu những thông tin “mật”, chỉ có lãnh đạo tối cao cuả Đảng mới có. Trong quá trình Đại hội, lãnh đạo tối cao mới thông báo thật rõ những vấn đề vẫn bị bưng bít, ngăn cấm thông tin, và thông báo thêm những thông tin mật mới nhận được cho các đại biểu. Ở đây lại thể hiện rõ chiều vế ngược lại: Các đại biểu vốn vẫn bị ngăn cản nhận những thông tin đa dạng bên ngoài xã hội làm họ chỉ có niềm tin một chiều vào cấp trên, hơn thế họ lại bị ngăn cản trao đổi thẳng thắn về những thông tin mới nhận được để tạo ra tư duy khách quan chính xác hơn. Nói khác đi, kết quả Đại hội lại là một thể loại cực đoan khác: Bằng mọi kỹ xảo thủ thuật tập trung quyền lãnh đạo vào cấp cao nhất, vào một chủ đích duy nhất. “Chữ tài” kiểu ấy, theo các cụ nói, là liền với “chữ tai” một vần. Rất mong rằng, thành công Đại hội chính là, và đúng là kết quả khách quan mà xã hội ta, đất nước ta, và đảng ta, trong môi trường trong nước và thế giới hiện nay, mới đủ điều kiện mọi mặt để đạt được thắng lợi tới đó(Những tư duy, kiến nghị đúng đắn của giới nhân sĩ trí thức vừa qua, cũng giống như kết luận của Galilê, cũng cần phải một thời gian nữa mới được Đảng và Chính phủ nhận ra và tiếp thu !) Nghe bản tin “Kinh tế VN cuối năm” theo tinh thần nói thẳng thắn tôi thấy rõ rằng, chỉ cần làm đúng đường lối hiện nay của Đảng để sửa cho hết những lỗi lầm đã và đang mắc phải, thì VN ta cũng đã đủ điều kiện vươn lên phát triển đất nước và bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc rồi. Xin mọi người tài năng thông thái hãy cùng nhau nghiên cứu để tham gia với Chính phủ vạch ra một chiến lược cụ thể chi tiết tư vấn cho cả đảng và quốc hội, rồi tham gia kiểm tra sự thực hiện. Về phía lãnh đạo đảng và chính phủ tuyệt đối không được che đậy khuyết điểm, cấm đoán thông tin, không cần “nói một đằng, làm một nẻo” để lại sa vào các loại cực đoan như thời gian vừa qua – hãy chỉ cần thê thôi . . .thì tất yếu đất nước ta, cùng với sự hợp tác thân thiện rộng rãi của bạn bè khắp 5 châu, chắc chắn sẽ hòa bình vững bước tiến lên. Vũ Duy Phú (Ba Sàm) (*) Trong một cuộc họp tham khảo ý kiến anh em trí thức tại Sầm sơn (Thanh hóa) Đ/C Lê Duẩn đã thân mật nói: “Thế mà các cậu không nói cho tôi biết trước!” Có nghĩa rất nhiều điều cần cho lãnh đạo nhưng Đ/C Lê Duẩn vẫn còn chưa biết.

×
×
  • Create New...