Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39204
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên UVTW đảng, nguyên đại biểu QH, vừa có bài “Đổi mới nhưng dứt khoát không đổi màu”, trên báo Giáo dục Việt Nam (GDVN). Chỉ với tiêu đề bài viết, ông tướng Thước đã có thể truyền đi khá rõ nét cái thông điệp muốn căn dặn các nhà lãnh đạo đảng của ông đổi mới gì thì đổi, đổi được đến đâu thì đổi, chứ dứt khoát chế độ không được thay đổi… “Đổi mới nhưng dứt khoát không được đổi màu”-lời căn dặn của tướng Thước lại khiến người ta liên tưởng ngay tới một phát ngôn từ cuối thế kỷ trước :” Hòa nhập chứ không hòa tan!”… Không biết ai là tác giả phát ngôn “để đời” này, nhưng chắc hẳn phải là một nhà Mác xít cao cấp, một người “giỏi lý luận”, hay “biết lý luận”(!)… Đứng trước sự sụp đổ tan tành của Liên bang Xô Viết- thành trì của cách mạng thế giới- quê hương của Lê nin vĩ đại, kéo theo sự sụp đổ không gì cứu vãn của “hệ thống xã hội chủ nghĩa anh em” trên khắp Âu châu; đứng trước xu thế hội nhập không thể cưỡng lại của toàn thế giới, đảng cộng sản VN nhận thức được rằng, hội nhập là bánh xe lịch sử mà họ không thể quay ngược lại được…nên họ chấp nhận xu thế này. Đó là “Hòa nhập”. Trong khi chủ trương tham gia mọi tổ chức QT về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, thậm chí tham gia cả các tổ chức về chính trị, xã hội, như tổ chức nhân quyền…nhưng đảng cộng sản VN vẫn “kiên trì” đường lối đảng cs lãnh đạo toàn diện, vẫn “Kiên trì định hướng XHCN”. Đó là “…không hòa tan”. Tròn 25 năm, một phần tư thế kỷ, kể từ khi chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới đã sụp đổ và không có bất cứ một biểu hiện của khả năng ngóc đầu dậy. Tướng Thước là người trong cuộc, chứng kiến trọn vẹn “sự kiên lịch sử” trọng đại này. Ông biết nước Nga của Lê nin vĩ đại đoạn tuyệt thẳng thừng và dứt khoát với những di sản do Lê nin để lại. Nhân dân Nga đã và đang vật vã trong sự thoát thai khỏi những di hại do chủ nghĩa cộng sản gieo rắc. Ông cũng biết trên quê hương của Mác, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản thế giới, cái “màu đỏ” chết tiệt của Mác, cũng đã được đổi sang “màu xanh”của hòa bình, ấm no, hạnh phúc và thịnh vượng được một phần thư thế kỷ rồi. Khối các nước Đông Âu cũng đã “đổi màu”, từ “màu” cộng sản đói nghèo, không có tự do, sang “màu” dân chủ, nhân quyền. Tướng Thước có biết điều đó chăng? Nhân dân nhiều nước trong khối cộng sản đông Âu cũ còn chưa thoát khỏi nghèo đói cũng bởi hệ quả mà chủ nghĩa cộng sản để lại là vô cùng nặng nề. Người dân trên quê hương Mác may mắn hơn, vì sau cuộc chuyển đổi về chung một “màu” với nửa Tây Đức, nhân dân Đông Đức cộng sản theo chủ nghĩa Mác được san sẻ, giúp đỡ bởi những người đồng bào của mình, mà họ có ngay bánh mỳ patê, áo măng tô và xe cộ…Người dân Đông Đức phải rùng mình ớn lạnh mỗi khi nghĩ về “thời xa vắng”- cái thời họ phải sống trong “Bức tường Bec-lin”, sống trong “bức màn sắt” của chủ nghĩa cộng sản….,tướng Thước hẳn không thể không biết những điều kể trên. “Đổi mới nhưng dứt khoát không đổi màu” Cái “màu” mà ông Thước đòi giữ cho bằng được ấy là “màu” gì, mà khiến ông quý hóa nó, muốn lưu giữ nó mãi thế? Một cái nhà không cùng “gam” màu với cả dãy phố mới, nó đỏ loe đỏ loét khiến nó trở nên kệch cỡm, thiết tưởng cũng đã nên phải “đổi màu” cho phù hợp, hài hòa với phố phường…,huống hồ nó đã bạc phếch, nham nhở đầy những vết nấm mốc, tróc lở, thì có nên “đổi màu” hay không??? Đấy mới chỉ là chuyện “màu” của một ngôi nhà trên phố. Còn cái “màu” mà ông tướng Thước hô hào “kiên quyết không đổi” ở đây, ai cũng hiểu là cái “màu” đỏ nhức mắt, màu máu bầm gan tím ruột trong đói nghèo và tranh chiến của chủ nghĩa cộng sản; là (Chế độ XHCN “ưu việt”). Ai cũng biết chủ nghĩa cộng sản là cái bánh vẽ, là thiên đường trong mơ. Ai cũng biết chủ nghĩa cộng sản không đem lại gì khả dĩ cho nhân loại ngoài đói nghèo, bất công, ác độc, xảo trá… Chủ nghĩa cộng sản là thế. Nó không thể khác được. Làm sao có thể khác được khi cơ chế thiết chế nên chủ nghĩa cộng sản đã chứa đựng toàn những nhân tố mâu thuẫn đối kháng, duy lý, cực kỳ khiên cưỡng, không tôn trọng quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội? Kêu gọi “đổi mới mạnh mẽ”, trong khi lại hô hào “kiên quyết không đổi màu”, tức không thay đổi thể chế, khiến người ta không biết “đổi mới” mà ông Thước nói tới ở đây là đổi mới cái gì. Kêu gọi cán bộ phải biết tôn trọng dân, lấy dân làm gốc bằng “phê và tự phê, trong khi “bài” phê và tự phê cũng như chiến dịch “học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM” vẫn đã và đang được đảng CSVN áp dụng nhiều năm nay, kết quả ra sao, thiên hạ rõ cả rồi... Ông Thước đã thuộc vào lớp người “xưa nay hiếm”. Những trăn trở, mong mỏi của ông cho một đất nước tốt đẹp, thật đáng trân trọng. Tiếc là nguyện vọng đó lại được ông gói ghém trong một tư duy mâu thuẫn và lẩm cẩm: ( “Kiên quyết không đổi màu”) giống như những điều người ta từng được nghe, vẫn được nghe, như: “Ổn định chính trị”. “Kiên trì định hướng XHCN”. “Lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng ”… Thiết nghĩ, với một người vừa được tái đắc cử cương vị đứng đầu đảng CSVN như ông Nguyễn Phú Trọng, tướng Thước còn gì phải lo lắng về chuyện đổi mới với chả đổi màu… AFR Dân Nguyễn (Việt Nam Thời Báo)
  2. Sáng nay định viết một cái note về một vấn đề thời sự, nhưng thấy bài dưới đây (1) của anh Mạnh Kim hay quá nên cóp về đây để chia sẻ cùng các bạn. Trong bài này, tác giả, bằng một văn phong gãy gọn, nêu lên 5 vấn đề xã hội nóng bỏng nhất và "bức xúc" nhất: ác độc, thù hằn, tham lam, hoang tưởng, và khoe khoang. Trải nghiệm của tôi trong thời gian ở Việt Nam làm cho tôi thêm một vấn đề khác nữa: đó là giả dối. Thói giả dối ở VN lên ngôi và nó hiện diện hầu như trong tất cả giai tầng. Học sinh nói dối. Người lớn nói dối. Giới khoa bảng cũng nói dối. Càng học cao càng nói dối nhiều. Người làm chính trị đạo đức giả và nói dối. Giới kinh doanh gian dối. Học hành giả dối. Khoa học giả dối. Có thể nói không ngoa rằng xã hội VN hiện nay là một xã hội giả dối. Một trong những lí do của sự giả dối lên ngôi và ngự trị trong xã hội là sự ngự trị của chủ nghĩa Mác Lê Mao trong đời sống chính trị - xã hội. Cái chủ nghĩa này nó trình bày tương đối có hệ thống về bạo lực, đấu tranh giai cấp, cướp chính quyền, nó dạy cách thống trị cộng đồng. Nhưng cái chủ nghĩa đó không hề dạy về đạo lí xã hội, càng chẳng quan tâm đến đạo lí làm người. Trong khi đó, vai trò của tôn giáo bị cái chủ nghĩa đó vô hiệu hoá. Điều quái đản là người đang nói lời giả dối biết mình giả dối, nhưng họ vẫn nói như là một cái nghề. Từ đó, nó làm cho người ta sống hai mặt: một mặt ở cơ quan thì lên mặt giảng về đạo đức, một mặt ở đời thường thì lên án cái thói đạo đức giả. Hệ quả là một xã hội loạn chuẩn đạo đức, trong đó có giả dối. Trớ trêu thay, có người tự tin nói rằng đây là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc! === (1) https://www.facebook.com/nguyen.manhkim/posts/10154185289129796?fref=nf 5 VẤN ĐỀ XÃ HỘI HÔM NAY ÁC ĐỘC: Chưa bao giờ con người lại ác độc với nhau như vậy. Họ đánh thuốc độc vào thực phẩm. Họ sẵn sàng giết nhau chỉ vì món lợi nhỏ hoặc thậm chí chẳng gì cái gì khi “mâu thuẫn” chỉ xuất hiện sau cái va quẹt. Người lớn đánh nhau ngoài phố. Trẻ em đánh nhau trong học đường. Con cái thậm chí cũng có thể đối xử nghiệt ngã với cha mẹ. Cái ác bay lơ lửng và có thể rơi xuống bất kỳ đâu. Xã hội đã làm hỏng “bộ phanh” đạo đức để chặn lại tâm lý gây ác trước khi nó bước qua ngưỡng của hành vi tội ác. THÙ HẰN: Tâm tính ác độc đi kèm với thù hằn. Người ta sẵn sàng hằn học nhau chẳng gì cái gì và chẳng gì cái gì thật sự liên quan mình. Tâm lý thù hằn và oán ghét như những hạt mầm gieo thêm cái ác. Sự thù hằn nghiêm trọng nhất là “thù hằn tư tưởng”. Trong một status về tử sĩ Ngụy Văn Thà của tôi, có người còm rằng “Xóm tao cũng chuẩn bị đặt tên Ngụy Văn Thà rồi. Đặt hướng dẫn đường đi vào khu đi ị đó”. Cách nói này cho thấy một sự chất chứa thù hằn và ác độc. Tâm lý thù hằn như vậy đầy dãy. Nó không thể được xóa đi bởi nó vẫn được tích tụ. Đó mới là điều thật sự đáng sợ. THAM LAM: Việc hành khách sân bay bị rọc vali là một trong những hiện tượng cho thấy lòng tham không giới hạn đang bùng lên như ngọn lửa thiêu rụi phần liêm sỉ và tự trọng còn rơi rớt lại trong ý thức cá nhân. Lòng tham hiện diện khắp nơi. Tham lam những cái rất nhỏ nhặt. Người ta sẵn sàng ngắt một cành hoa hay chen nhau giành một suất sushi miễn phí. Lòng tham còn đang được “xuất khẩu”. Hiện tượng ăn cắp tại nước ngoài đang trở thành phổ biến. Lòng tham không thể ngừng lại khi môi trường giáo dục đầy sự đố kỵ tham lam. Lòng tham không thể được chặn khi một số cha mẹ dạy con cách giành thức ăn trong bữa buffet. Không thể cản được lòng tham khi xã hội đầy dãy tham nhũng. HOANG TƯỞNG: Ngày càng có nhiều người hoang tưởng. Hoang tưởng về sự nổi tiếng, về tài năng mình, về trí tuệ mình. Hoang tưởng là một bệnh lý. Tác nhân gây ra nó là thói sùng bái cá nhân. Không đâu thấy dễ hiện tượng này bằng không gian Facebook, nơi người ta có thể đọc những câu còm tâng bốc đại loại: “Đất nước này không thể thiếu anh!”; “Chị là Suu Kyi của Việt Nam”... Người khen không chọn vị trí nhìn để thấy rõ khả năng người mình khen; và người được khen không chọn được vị trí để soi lại bản thân mình. Một xã hội hoang tưởng, chỉ nhìn thấy cái bóng phóng đại, hơn là ảnh thật trong gương, là một xã hội rất không bình thường. KHOE KHOANG: Góc tủ giày, phòng quần áo, xe Rolls-Royce…, chúng ta đang thấy thói quen phô bày xênh xang vật chất lên đến tột cùng. Không chỉ vật chất. Người ta còn “selfie” cái gọi là “lao động trí não”. Sản phẩm lao động trí não là điều luôn dễ thấy. Để xã hội đánh giá có lẽ dễ được “cộng điểm” hơn là tự “báo cáo công trình”. Sự chừng mực và khiêm tốn thường nằm trong tư cách và bản chất người trí thức. Sự kính trọng ít khi có được nhờ “selfie”. Nguyễn Văn Tuấn (Blog Nguyễn Văn Tuấn)
  3. Đầu Xuân, rủ bạn bè làm một chuyến du khảo Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh… Và mai mốt là Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, lục tỉnh miền Tây… Nhưng đi nửa chừng, mới qua Đà Nẵng, Hội An, sắp bước vào đất Hà Tĩnh thì chẳng còn muốn đi thêm nữa. Cảm giác lạnh lùng, trống rỗng và đôi khi sợ hãi hiện ra càng thêm rõ. Nổi trội hơn có lẽ là cảm giác lạnh. Cái lạnh đến từ bên trong tâm hồn chứ không phải những trận rét của thiên nhiên. Tự dưng, một câu hỏi ám ảnh: Người Việt đã lạnh lùng từ bao giờ? Và tương lai Việt đi về đâu? Đương nhiên câu hỏi đầu có vẻ hợp lý và dễ chịu hơn câu sau khi đặt câu hỏi và giải quyết nó. Câu sau nghe có vẻ lên gân. Nhưng hiện tại, có lên gân hay không thì cũng như nhau bởi mọi chuyện hầu như đã “an bài”, hết thuốc chữa! Vì sao? Bởi vì có sự khác biệt rõ ràng giữa cái lạnh của gió mùa, tuyết rơi, băng giá với cái lạnh sốt rét. Trước cái lạnh tuy khắc nghiệt của thiên nhiên, con người vẫn có cách thích ứng, có cách chống chọi bằng áo ấm, bằng lửa và sự chịu đựng. Nhưng khi cái lạnh bốc ra từ bên trong như sốt rét thì cho dù nhiệt độ tự nhiên lúc đó có lên 40 độ C thì người ta vẫn có thể chết vì cóng lạnh. Cái lạnh của dân tộc Việt Nam là cái lạnh sốt rét. Sở dĩ tôi nói rằng dân tộc Việt Nam, hay nói đúng hơn là đại bộ phận nhân dân cũng như hệ thống cầm quyền từ địa phương đến trung ương đang bị sốt rét và có thể lăn ra chết bất kì giờ nào bởi vì hầu hết chúng ta đang bị con vi trùn sốt rét của sự vong thân và vong nô hoành hành tâm hồn, hoành hành thể xác nhưng chúng ta vẫn cứ xem như không có gì và vẫn cứ tưởng rằng mình khỏe mạnh. Vì sao? Vì chưa có năm nào người Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam đông như Tết năm nay, trong lúc mọi chuyện về chính trị, biên giới, lãnh hải, hải đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang là chuyện nhức nhối, gay cấn và căng thẳng. Người Trung Quốc đã sẵn sàng bỏ tiền ra thuê nguyên một máy bay để sang Khánh Hòa, Việt Nam ăn Tết. Và tại thành phố Hội An, Quàng Nam, tình trạng kẹt xe từ ngã ba Tin Lành đến tận trung tâm văn hóa thể thao Hội An kéo dài gần hai giờ đồng hồ vào các đêm Mồng Hai, Mồng Ba, Mồng Bốn Tết. Nguyên nhân kẹt xe là do lượng xe hơi vào thành phố quá nhiều, và đáng buồn hơn là ước chừng 70% xe hơi gây kẹt xe lại là xe chở người Trung Quốc đến Hội An để họ ăn Tết và tổ chức lễ kỉ niệm “hợp nhất người Trung Quốc trên thế giới” ngay tại trung tâm thành phố Hội An. Ở Đà Nẵng, đi đâu cũng gặp người Trung Quốc, có thể nói rằng trong dịp Tết này, người Trung Quốc nhiều hơn người Việt tại thành phố Đà Nẵng. Bởi hầu hết các gia đình ở thành phố Đà Nẵng đều đóng cửa từ Mồng Một đến Mồng Ba Tết, họ không đổ ra đường, chỉ có người Trung Quốc và một số người Việt từ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam xuất hiện trên đường Đà Nẵng. Ở thành phố Huế, Vinh và Hà Tĩnh, người Trung Quốc cũng xuất hiện khá đông, tương đương với người dân các thành phố này nếu nhìn vào tương quan đường phố. Và dường như người Trung Quốc được tiếp đãi rất nồng hậu ở các quán xá, họ không gặp bất kì khó khăn, trở ngại nào khi ung dung tản bộ trên đất Việt Nam. Không dừng ở đó, họ tỏ ra hách dịch và khi có người Việt Nam nào đó cầm máy chụp hình, không may hướng ống kính trùng với hướng họ đang có mặt thì họ không ngần ngại đe dọa bằng tiếng Việt “Ai cho mày chụp hình?” với người Việt. Và, phản ứng của người Việt là phần đông cất máy hình, im lặng mà đi. Có thể nói trong dịp Tết này, cảm giác người Trung Quốc mới là chủ nhân thực sự của dải đất hình chữ S này chứ không phải là người Việt Nam. Sao lại có chuyện kì cục như vậy? Nói đi thì thấy kì cục nhưng ngẫm lại, chuyện này không hề kì cục chút nào, bởi vì nó đã được chuẩn bị từ trứng nước. Hiện tại chỉ là hệ quả tất yếu của một quá trình dài chuẩn bị trong quá khứ. Vậy ai đã chuẩn bị cho vấn đề này? Câu trả lời dứt khoát và rõ ràng là nhà nước Cộng sản Việt Nam đã tính toán, chuẩn bị rất kĩ cho việc này và đảng Cộng sản Việt Nam chính là những con muỗi sốt rét của dân tộc Việt Nam hiện tại. Bởi lẽ, với lối cai trị bàn tay sắt và nắm đấm khoai mì, vừa nắm chặt lấy vai nhân dân bằng những ngón tay sắt làm rướm máu, lại vừa đấm thẳng khoai mì vào mồm nhân dân trong quá trình kinh tế tập trung bao cấp (dựa vào viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc) và với lối cai trị bằng roi điện với rượu Mao Đài suốt mấy chục năm sau bao cấp trên danh nghĩa kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã bóp chết nhân dân Việt Nam từ trong ra ngoài, đã làm tê liệt nhân dân vì chứng sốt rét tư tưởng. Nhân dân không đuợc nói, chỉ được nghe huấn thị từ đảng. Nhân dân không được đấu tranh cho chủ quyền dân tộc mà chỉ được phép ngồi yên để đảng lo liệu, nhân dân được tự do lựa chọn thực phẩm và sách báo trong cái đống thức ăn ôi thiu xuất xứ Trung Quốc và trong mớ tư tưởng Cộng sản mà đảng đã soạn sẵn. Từ chiếc nịt ngực phụ nữ, chiếc quần lót cho đến hộp sữa, chiếc xe gắn máy, cục xúc xích, cây kẹo, dĩa trái cây, ký gạo, đồ chơi trẻ em, phim ảnh… Tất cả nhu yếu phẩm, hàng hóa cho đại bộ phận nhân dân nghèo khổ, chật vật này đều được soạn sẵn bằng sản phẩm của Trung Quốc. Và về lâu về dài, dường như số đông nhân dân đã quen mùi của Trung Quốc, thậm chí có người coi những sản phẩm độc hại của Trung Quốc là đỉnh cao trí tuệ bởi “Trung Quốc nó giỏi hơn Mỹ, cũng một cái đồ cùng tính năng nhưng nó bán rẻ chưa bằng một phần mười đồ của Mỹ”! Và cũng về lâu về dài, dường như nhân dân đã bị ngấm văn hóa và dịch chất Trung Quốc trong cơ thể như một con bệnh đang ủ sốt rét trong cơ thể. Cho đến một ngày bệnh bùng phát, người ta lạnh cóng, run lập cập và vẫn nghĩ rằng trời đang lạnh rét chứ không hề nghĩ rằng mình đang sốt rét từ trong máu thịt. Một đất nước với đại bộ phận nhân dân chưa bao giờ có quyết định từ khước, chối bỏ hàng hóa Trung Quốc vì nó quá độc hại. Một đất nước mà đại bộ phận nhân dân, nhà buôn lại xem kẻ xâm lăng là cơ hội làm giàu (mà không thử suy nghĩ có bao nhiêu gián điệp, kẻ xấu đang trộn lẫn trong các đoàn khách du lịch kia) và sẵn sàng quì lụy, chấp nhận, thỏa hiệp với kẻ xâm lược. Một đất nước mà hệ thống chính quyền vừa đóng vai trò trị dân, chăn dân lại vừa đóng vai trò tay sai cho kẻ xâm lược, tiếp tay cho kẻ xâm lược từ kinh tế đến chính trị, văn hóa…! Thử nghĩ, tương lai Việt Nam sẽ về đâu với chứng sốt rét tâm hồn của đại bộ phận nhân dân? Và tội lỗi này do đâu mà có? Liệu có còn tương lai để chúng ta nói rằng đến một ngày nào đó lịch sử sẽ phơi bày ra ánh sáng ai công ai tội khi mà nguy cơ bị xóa sổ một dân tộc đang rất cận kề bởi kẻ địch không cần tốn viên đạn nào, họ chỉ cần đứng nhìn chúng ta chết dần chết mòn trong chứng sốt rét tâm hồn và lăn ra chết? Mọi chuyện đều có thể xảy ra khi đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn xem mình là chư hầu của Trung Quốc và đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn lên cơn sốt rét, vẫn cam chịu và chết dần chết mòn trong cam chịu, dựa dẫm vào kẻ đang giết mình! Và tương lai Việt Nam sẽ là một tương lai trơ trọi nếu chúng ta tiếp tục lên cơn sốt rét tập thể như đang thấy! Thật đáng buồn khi viết ra những dòng này! VietTuSaiGon (Blog RFA)
  4. Một vụ việc ở Hungary đã dẫn đến một phán quyết rất rõ ràng của Tòa Nhân quyền châu Âu: không thể tuyên phạt tòa báo mạng vì các bình luận (comment) có tính xúc phạm của độc giả nếu tòa báo đã kịp thời xóa bỏ bình luận đó. Bạn điều hành một tờ báo mạng, nhưng không có thời gian (và điều kiện kỹ thuật) kiểm soát nội dung mọi bình luận dưới các bài báo ở đó? Và chắc chắn, sẽ có những lúc, một số cá nhân hay tổ chức cho là bị ảnh hưởng, hoặc bị xúc phạm bởi những comment ấy, và đi kiện… tờ báo bạn? Tình huống dễ hình dung, phải không? Đó là trường hợp mà tờ index.hu, mạng tin lớn thứ nhì ở Hungary, và Hiệp hội Những nhà cung cấp nội dung (MTE) gặp phải trong một vụ việc kéo dài từ năm năm nay. Và phán quyết đầu tháng 2 mới đây của Tòa án Nhân quyền Châu Âu (Tòa Strasbourg) được coi là một biến chuyển trong sự nhận định về quyền tự do ngôn luận trực tuyến (online), khi Tòa cho rằng nhà cung cấp nội dung không nhất thiết phải chịu trách nhiệm về những bình luận mà người sử dụng đưa ra. Index.hu là một trong những tờ báo mạng lớn nhất Hungary. Ảnh: chụp màn hình. Từ một vụ việc bảo vệ người tiêu dùng Đầu năm 2010, sau nhiều phàn nàn của người tiêu dùng, truyền thông Hungary bắt đầu để ý tới một hiện tượng mà họ cho là “có vấn đề”: hai trang mạng quảng cáo bất động sản lớn tại Hung là ingatlanbazar.com và ingatlandepo.com (cùng thuộc một chủ sở hữu) gửi hàng loạt thư đòi nợ tới những người sử dụng các dịch vụ mà trước đó họ nói là miễn phí. Ngày 25-2-2010, Hiệp hội Những nhà cung cấp nội dung – một hội chuyên ngành do các nhà cung cấp nội dung liên mạng, các tờ báo online thành lập năm 2001 nhằm đưa ra và giám sát Quy tắc Đạo đức chung cho các trang trực tuyến Hungary – đã cho đăng tải trên blog của họ một bài viết với nhan đề “Lại một cung cách kinh doanh phi đạo đức trên mạng” phê phán cách hành xử của hai trang mạng nọ. Bài viết đó đã có hai bình luận chỉ trích các trang mạng quảng cáo, cùng chủ nhân của chúng, với những từ ngữ “rác rưởi”, “trộm cắp”… Sau đó, nhiều trang mạng, trong đó có mạng tin index.hu – trong chuyên mục có nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – đã đăng tải lại bài viết của MTE, và tại đó, đã xuất hiện nhiều comment hàm chứa những ngôn từ mang tính xúc phạm và nhục mạ. Đây không phải là chuyện hiếm gặp trên mạng, tuy nhiên chủ nhân hai trang mạng quảng cáo đã lựa chọn một giải pháp bất ngờ: kiện index.hu và MTE lên tòa vì họ cho rằng, bài viết của MTE, việc đăng lại bài viết đó và một số bình luận của độc giả trên báo mạng là vi phạm các quyền cá nhân. Cho dù ngay sau đó, khi nhận ra tính chất xúc phạm của một số comment, index.hu và MTE đã cho hạ chúng xuống. Cuộc đấu tư pháp giằng co Phiên sơ thẩm diễn ra vào tháng 3-2011. Các bị đơn, MTE và index.hu đề nghị Tòa bác bỏ đơn kiện, vì theo họ, bài viết của MTE về hiện tượng mà họ coi là “phi đạo đức” không hề vượt quá những giới hạn của quyền tự do biểu đạt ý kiến, còn bình luận mang tính xúc phạm thì hoàn toàn là của các độc giả, các mạng không có điều kiện kiểm tra trước và họ đã cho hạ khi biết tới chuyện đó. Rốt cục, Tòa sơ thẩm Hungary ra phán quyết cho rằng, bản thân bài viết của MTE và việc đăng lại nó thì không phạm luật. Tuy nhiên, Tòa nhận định rằng, một số bình luận đi kèm đã xâm phạm “danh tiếng” của nguyên đơn, và đây là trách nhiệm của các chủ trang index.hu và MTE vì, theo Tòa, phải coi các comment có tính chất như “thư bạn đọc”, tức tương đương nội dung được biên tập. Bản án sơ thẩm không làm vừa lòng cả đôi bên. Nguyên đơn vẫn muốn Tòa phải coi bài viết của MTE là phạm luật, vì nó là nguồn cơn của những phản ứng dữ dội. Còn các bị đơn MTE và index.hu thì viện lý do các bình luận không phải là nội dung được biên tập, chúng xuất hiện mà không thông qua sự “kiểm duyệt” của chủ trang, vì không ai làm được điều đó do số lượng các comment quá lớn. Nhận xét về phán quyết sơ thẩm, giới luật gia Hung cho rằng, nó đi ngược lại thực tế luật trước nay tại nước này, theo đó chủ trang mạng không có bổn phận kiểm duyệt những nội dung độc lập đến từ “cộng đồng”, và không phụ thuộc vào họ. Sau phiên sơ thẩm, MTE cũng đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Hiến pháp, nhưng Tòa Bảo hiến Hungary cho rằng phán quyết nói trên là hợp hiến. Tháng 10-2011, Tòa Phúc thẩm bảo lưu phán quyết sơ thẩm, cho rằng các bình luận mặc dù không phải là “thư bạn đọc” do tờ báo chủ trương đăng (nên không bị điều tiết bởi Đạo luật về các dịch vụ điện tử), mà là ý kiến của cá nhân, nhưng việc chúng mang tính xúc phạm người khác thì sẽ vẫn bị xử phạt bởi Bộ luật Dân sự Hungary. Không chịu thua, các bị đơn tiếp tục đưa vụ việc lên Tòa Tối cao. Tuy nhiên, ở nấc thang cuối cùng của hệ tư pháp Hungary, MTE và index.hu vẫn tiếp tục thua kiện. Tòa Tối cao Hung cho rằng, nếu chủ dịch vụ mạng cho phép người đọc có thể đăng bình luận tại đó mà không thông qua “tiền kiểm soát”, thì họ cần phải tính đến chuyện có những comment vi phạm luật, và họ phải chịu trách nhiệm về điều đó. Quyền tự do biểu đạt cần được bảo vệ Quyết định tối hậu nói trên của Tòa Tối cao khiến giới báo mạng của Hungary xôn xao và bị khuấy động, một số mạng tin phải khóa chức năng bình luận để tránh bị kiện cáo lôi thôi. Nhận thấy trường hợp của mình khá điển hình trên góc độ quyền tự do ngôn luận có thể bị tổn hại bởi các phán quyết của Tòa các cấp, MTE và index.hu đệ đơn kiện Nhà nước Hungary lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu ở Strasbourg. Công dân và tổ chức của 47 nước thành viên thuộc Ủy hội Châu Âu đều có thể kiện các chính phủ thành viên ra Tòa Nhân quyền châu Âu. Ảnh: EHRC Trong thời gian chờ đợi, vào tháng 6 năm ngoái, Tòa Strasbourg đã mở phiên xử trong một vụ án tương tự, rất được giới truyền thông và bảo vệ nhân quyền để tâm: vụ mạng điện tử Delfi kiện Nhà nước Estonia. Tuy nhiên trong dịp đó, Tòa cũng cho rằng một mạng tin phải chịu trách nhiệm về các bình luận mang tính nhục mạ cá nhân hay bạo lực, nếu người bị xúc phạm không thể “truy trách nhiệm” thủ phạm đã comment. Với tiền đề có vẻ bất lợi như thế, nhưng phán quyết hôm 2-2 mới đây của Tòa Strasbourg thì lại đem phần thắng cho hai nguyên đơn MTE và index.hu, khi Tòa nhận định rằng, Tòa các cấp tại Hungary đã quá cứng nhắc khi không cân nhắc hơn thiệt giữa các quyền cơ bản mang tính đối lập (ở đây là quyền cá nhân và quyền tự do biểu đạt), khiến quyền tự do ngôn luận bị hạn chế bởi các phán quyết của họ. Lý giải về quyết định đó, Tòa Strasbourg cho rằng, Tòa các cấp Hungary quả thực đã vi phạm điều 10 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền, vốn đảm bảo người dân có quyền tự do biểu đạt của trong khuôn khổ một số hạn chế “phù hợp với luật pháp” và “cần thiết trong một xã hội dân chủ”. Tòa Strasbourg cũng nhận định, các bình luận nhắc tới ở trên quả thực phạm luật, nhưng chưa tới mức kích động bạo lực và hằn thù. Do đó, Tòa Hungary lẽ ra cần lưu ý tới chuyện hai bị đơn đã kịp thời cho hạ các comment mang tính xúc phạm, bên cạnh đó, cần xem xét tới việc, nếu tuyên phạt các trang mạng vì những ý kiến bên ngoài mà họ không có khả năng rà soát trước, thì điều đó có ảnh hưởng thế nào tới tự do ngôn luận trên mạng nói chung. Nếu chỉ nhất nhất ưu tiên quyền cá nhân, thì đó là tư duy cứng nhắc, có hại cho nhu cầu tự do biểu đạt của người dân. Tờ index.hu cũng thừa nhận rằng, nếu họ không lập tức hạ comment đó xuống sau khi phát hiện ra thì phán quyết của tòa chắc chắn đã rất khác. “Một kỷ nguyên mới trong tự do ngôn luận mạng”, đó là bình luận của giới báo chí điện tử Hungary sau phán quyết của Tòa Strasbourg, theo đó, tự do bình luận trên mạng là một trong những công cụ hữu hiệu nhất của sự thể hiện tự do biểu đạt, cơ quan tư pháp nên có cái nhìn và quan điểm thật thấu đáo trong các vụ kiện cáo, đừng để quyền này bị xâm phạm bởi những quyết định thiếu cân nhắc. Nguyễn Hoàng Linh (Luật Khoa)
  5. Học giả lẫn học thiệt ăn học trong Thế Giới Tự do, sống theo văn minh Tây Phương tiện nghi thừa mứa, làm việc trong phòng điều hoà không khí, cứ tin, cứ tưởng, cứ dựa vào những con số thống kê, sưu khảo của TC đưa ra, nên cứ coi TC là đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới, hạ bệ Nhựt xuống hạng ba. Nhưng dân chúng Đông Phương, nhứt là 1 tỷ 3 người TC, 90 triệu người VN, mấy chục triệu dân Đài Loan, Nam Hàn, v.v... từng có kinh nghiệm CS bằng xương máu, nước mắt mồ hôi, - không tin những gì CS nói - xin lỗi như mấy ông Tây đâu. Không coi TC là ngoạ hổ, tàng long, không tin TC là siêu cường kinh tế thứ hai do TC tuyên truyền qua nghiên cứu hay ngâm cứu của các học giả học thiệt. Mà tin TC là Anh Khổng lồ Chân Đất. Mới đây tuần báo Courrier International của Pháp minh hoạ TC trên trang nhất bằng hình vẽ một chiếc máy bay mang cờ hiệu Trung Quốc đang bay trong giông bão, rơi vào hố khí loãng. Nội dung bài báo nêu ra không phải những nhận định của học giả hay học thiệt, cơ quan nghiêu cứu hay ngâm cứu mà của một số bài báo của chính trong nước TQ, vòi trong xương vòi ra, ở trong chăn biết chăn có rận. Như báo «Quan sát kinh tế báo – Jingji Guangcha Bao», nói tăng trưởng kinh tế TC trong năm 2015 ở mức thấp nhất từ 25 năm qua. Nên Đảng Nhà Nước TC chuyển hướng kinh tế lại, thay vì sản xuất để xuất cảng như hồi đó tới giờ, nay sản xuất dựa vào tiêu thụ nội địa của dân chúng. Chiến lược mới này không phải dễ, năm 2016 phải tái cấu trúc ngành công nghiệp khu vực Nhà nước, đang bị bóp nghẹt bởi sản xuất quá tải và nhất là nợ nần. Các cơ sở quốc doanh, tư doanh, các địa phương vay nợ quá nhiều, quá lớn không trả nổi, nhiều cái phải đóng cửa. Năm 2015, bộ Tài chính Trung Quốc đã phải tái cơ cấu nợ, tức chia lại thời hạn đáo nợ cho các địa phương, với số tiền lên tới trên 400 tỷ đô la. Và tai hoạ này đang lây lan qua lãnh vực Nhà Nước, sang khu vực kinh tế Nhà nước. Tuần báo kinh tế Trung Quốc này dẫn số liệu thật thà khai báo của bộ tài chính TC cho biết lợi nhuận của các công ty Nhà nước trong năm qua đã sụt giảm 9,5%. Các tập đoàn lớn như dầu lửa, hóa dầu, luyện kim, cán thép đều trong tình trạng thâm hụt thu nhập. Rất nhiều công ty đang trong tình trạng cầm cự để tồn tại. Hiện tại các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc mắc nợ tới 11 ngàn tỷ euro. Một thực tế nữa là tình trạng nợ nần của các địa phương Trung Quốc đã lên đến mức quá lớn. Nhưng để một công ty quốc doanh phá sản thì hàng 100 ngàn con người đảng viên, cán bộ, công nhân viên đang sống nhờ vào nó, và nguồn tiền mà quốc doanh rửa biến công thành tư chia cho “trên” sẽ thành một xì căn đan nổ chụp hay nổ bùng trong xã hội. Tin phân tích trên của tuần báo Courrier International của Pháp chỉ là chuyện của năm 2015, còn mấy năm trước năm nào Anh Khổng lồ Chân đất cũng lao đao lận đận về kinh tế lắm rồi. Tờ báo Le Figaro của Pháp năm rồi 2015, nhơn 30 năm TC chuyển sang kinh tế thị trừơng theo định hướng xã hội chủ nghĩa có đi một phóng sự dài, có hai sự kiện chấn động. Trung Cộng 30 năm làm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa để lại ở nông thôn 60 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi và ở thành thị 260 triệu người lao công không hộ khẩu coi như sanh vô gia cư tử vô địa táng. Tiền công lao động của một người thợ máy Trung Quốc này (0,6U SD/giờ) rẻ gấp 23 lần tiền công của một người thợ máy Pháp (17 USD), và thấp hơn 40 lần một người thợ Đức (24 USD). Theo Cục Thống kê Quốc gia cho thấy trong năm 2012, mức lương trung bình hàng tháng của một công nhân nhập cư chỉ là 2290 nhân dân tệ, so với 3897 nhân dân tệ cho cư dân đô thị thường trú. Còn 60 triệu trẻ em đáng thương này coi như trẻ mồ côi dù còn cha mẹ nhưng cha mẹ phải đi xa ra thành làm công do Đảng Nhà Nước phát triển kinh tế ở thành thị, tương đương với 22% tổng số trẻ em của cả nước TQ. Và 260 triệu nam nữ nông dân bỏ ruộng rẫy ra thành làm công nhân, không hộ khẩu, lương rẻ mạc, không nhà không cửa như chiếc lá bị rứt khỏi cành cũng vì Đảng Nhà Nước tổ chức sản xuất ở thành thị. Trước những con số kinh hồn này, Loài Người tự hỏi TC đang thống trị đất nước và nhân dân Trung Hoa đông dân nhứt hành tinh, tới 1 tỷ 300 triệu người “làm kinh tế” kinh thế để làm gì, phải chăng chỉ để cho đảng viên, cán bộ CS và những kẻ cơ hội chủ nghĩa ăn theo CS được hưởng. Kinh tế theo định nghĩa kinh điển lâu đời của nền văn minh Trung Hoa là kinh bang tế thế, tức sửa nước cứu đời. Thế mà chế độ CS ở Trung Quốc báo hại hàng mấy trăm triệu người Hoa lớn nhỏ như vậy, là hại nước hại dân. Chính sách kinh tế tạo ra hố sâu ngăn cách nghèo giàu vô phương sửa chữa giữa nông thôn và thành thị, giữa miền đông ven biển kỹ nghệ hoá và miền tây khô cằn nghèo khổ. Chế độ kinh tế này làm chia rẽ sâu xa xã hội Trung Hoa. Đảng viên, cán bộ, những kẻ cơ hội chủ nghĩa ăn theo CS giàu nức đố đổ vách. Họ cho con cái du học, chuyển lậu tài sản ra ngoại quốc, sống phè phỡn trên nỗi nghèo khổ của dân đen, Chế độ kinh tế này làm cho đất nước Trung Hoa trở thành một nơi ô nhiễm đất, nước, không khí nặng nhứt thế giới. Và chế độ chánh trị của TC làm cho đất nước Trung Hoa vốn là một nền văn minh cổ đại nhân bản, khoa học, dân tộc, khai phóng trở thành một nước thiên hạ không ưa vì quá gây hấn, quá bành trướng, thiếu lễ độ, thiếu văn minh, vô trách nhiệm với cộng đồng thế giới. Chính sách của TC là “kềm giá lương tiền” của công nhân rẻ là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra những sản phẩm mới, rẻ, dễ cạnh tranh, dễ kiếm lời trên thị trường toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty bắt công nhân làm việc trong điều kiện tồi tệ. Một tuần làm 5,5 ngày và 1 ngày 9,5 giờ. Thường không trả tiền giờ phụ trội, lại trễ lương hay quịt lương. Việc nợ lương, nhất là nợ lương công nhân tại các công trường từ lâu vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết tại quốc gia này. Công nhơn còng lưng làm việc, đổ mồ hôi trán, rán mồ hôi lưng để Đảng giàu cho Mỹ vay hàng ngàn tỷ Mỹ kim. Cán bộ đảng viên CS thành tư bản đỏ ở thành thị, cường hào ác bá đỏ ở nông thôn. Họ giàu nứt đố đổ vách. Không lãnh đạo Đảng Nhà Nước TC nào không gởi tiền tỷ dấu ở ngoại quốc, cho con học tốn tiền triệu đô la ở ngoại quốc. Còn những người cơ hội chủ nghĩa ăn theo CS cho con gái, con dâu sang Mỹ sanh tốn hàng trăm ngàn Đô la cho các dịch vụ du lịch sanh con để “trồng người lợi trăm năm” ở Mỹ. TC “làm kinh tế” kinh như thế đó. VNCS chắc cũng không thua quan thầy bao nhiêu đâu. Trung tâm Nghiên cứu Pew thăm dò cho biết những mối lo ngại về sự bất bình đẳng đang xuất hiện khắp nơi. 52% công chúng hiện nay nhìn nhận bất bình đẳng là một “vấn đề rất lớn.” Như vậy TC phải chăng là Anh Khổng lồ chân đất lúc nào cũng sẵn sàng sụm xuống, sụp đổ./. Vi Anh (Việt Báo)
  6. TRANG CHÍNH | TẠP CHÍ | ĐỌC BÁO TRONG NƯỚC Hai nền kinh tế trong một quốc gia Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-02-12 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Một người đàn ông vô gia cư tại Hà Nội hôm mùng Một Tết AFP photo Mặc dù tất cả kế hoạch quốc gia đều dựa vào dương lịch, nhưng người Việt vẫn giữ truyền thống chào đón năm mới âm lịch với sự hy vọng những thay đổi tốt đẹp. Trong lúc cả nước khai xuân đón lộc, các chuyên gia nghĩ gì, nói gì về tương lai kinh tế Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên vào tối ngày mùng bốn Tết Bính Thân, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long từ Hà Nội đưa ra nhận định: “Qua đánh giá tình hình kinh tế 2015 là những nhân tố tác động đến 2016. Tôi thấy năm 2016 thách thức nhiều hơn thuận lợi bởi rất nhiều sự khó khăn đang đặt ra phía trước. Tuy một số kết quả đạt được như tốc độ tăng trưởng cũng như kiểm soát lạm phát. Nhưng tất cả đó là về mặt số liệu còn thực chất về mặt chất lượng chưa phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế. Thí dụ như số liệu tăng trưởng 6,68% nhưng phần lớn dựa vào kết quả của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, còn nội lực thì chưa phát huy được thực sự. Hay việc kiểm soát lạm phát mặc dầu gần bằng 1/10 chỉ tiêu quốc hội đề ra là không quá 3%. Nhưng lạm phát thấp lại do nguyên nhân khách quan là chủ yếu, ví dụ giá dầu thế giới giảm và một số yếu tố khác nữa…” Từ những hệ lụy đó, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long tiếp lời: “Chỉ số lạm phát thấp bên cạnh mặt tốt, mặt tích cực của nó còn có các tác dụng phụ không kém, mà phải là lạm phát ở mức độ hợp lý. Ví dụ như nợ công rất cao, hay nợ xấu giảm về mức cho phép 2,76% nhưng nợ xấu chưa được giải quyết theo đúng bản chất của nó, hay bội chi ngân sách là căn bệnh kinh niên, bệnh trầm kha của nền kinh tế, thu có tăng hơn năm trước nhưng chi và thu kỷ luật tài chính rất yếu kém. Điều này cho thấy sự rủi ro tín dụng của Việt Nam, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đánh giá chỉ số này là 270 là mức độ rất cao rất báo động. Tôi nghĩ rằng, bên cạnh những thuận lợi đạt được thì thách thước phía trước 2016 khó khăn nhiều hơn thuận lợi.” Điểm báo đầu xuân Bính Thân, báo mạng Một Thế Giới ngày 9/2/2016 tức mùng hai tết trích lời ông Vương Đình Huệ tân Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhận định về điều gọi là “Góc khuất của tăng trưởng”, Ông Vương Đình Huệ nhìn nhận động lực tăng trưởng GDP gần 7% phụ thuộc khu vực đầu tư nước ngoài FDI, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này chiếm 65%-70% tổng xuất khẩu của cả nước. Trong khi xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước lại giảm hơn 2,5% so với năm trước. Lý thuyết gia của Đảng đặc trách kinh tế Trung ương tự đặt câu hỏi không chỉ cho cá nhân ông mà cho Đảng và Nhà nước Việt Nam, tại sao trong một quốc gia mà lại có sự lệch pha giữa hai khu vực kinh tế FDI và khu vực kinh tế của các doanh nghiệp trong nước …Ông Vương Đình Huệ đề cập tới mối lo của nhiều chuyên gia cho rằng, rủi ro có thể xảy ra tình trạng gọi là hai nền kinh tế trong một quốc gia, chứ không chỉ là hai khu vực nữa. Ông Vuơng Đình Huệ nhấn mạnh, đây là một câu hỏi rất lớn chưa có đáp án… Những ngày đầu năm Bính Thân, nhận định của TS Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, qua cuộc phỏng vấn của báo mạng Trí Thức Trẻ được nhiều báo điện tử đăng lại. Theo đó, TS Lê Đăng Doanh nhận định, năm 2016 có rất nhiều thách thức, nhưng cũng là cơ hội để vươn lên. Một người không có thách thức thì cũng sẽ không có động lực để cố gắng. Khi có thách thức thì giống như lực sỹ phải chạy đua. Khi phải đua với các nước khác, Việt Nam sẽ nỗ lực vươn lên. Trong cuộc phỏng vấn của báo Trí Thức Trẻ, TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh tới con số tăng trưởng GDP 6,68% mà nhiều báo gọi là “lộc lộc phát,” tức là cực kỳ may mắn thì lại chủ yếu xuất phát từ đóng góp của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Khu vực FDI hiện chiếm 71% xuất khẩu của Việt Nam, đóng góp của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam rất hạn chế. Cơ hội và thách thức Trả lời Đài ACTD sau Đại hội Đảng 12 và trước ngày Tết Bính Thân, TS Lê Đăng Doanh từng báo động về thực trạng nợ công, nợ xấu, mất cân đối ngân sách, thể chế bất minh, năng lực cạnh tranh thấp kém trong bối cảnh tham nhũng, lãng phí tràn lan. Theo lời ông, Việt Nam đã hội nhập rất sâu với thật nhiều thách thức. Chỉ riêng sự thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hiệu lực từ cuối năm 2015, hàng hóa của các nước láng giềng đang tràn ngập Việt Nam, cạnh tranh mạnh mẽ với doanh nghiệp trong nước. Đề cập tới Chính phủ nhiệm kỳ mới sẽ hình thành vào nửa sau 2016, TS Lê Đăng Doanh nhận định: “Ai lên tiếp tục vai trò của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì cũng phải đối mặt với cái di sản này và hơn thế nữa nông nghiệp cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức và nếu như không giải quyết căn bản những vấn đề về thể chế, như sở hữu toàn dân về đất đai và giải quyết vấn đề đền bù đất của người nông dân, thì việc mất ổn định người nông dân đang đối mặt với các thách thức, rồi vấn đề biến đổi khí hậu, giá nông sản trên thế giới cũng là những nhân tố rất đáng lo ngại. Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn về mặt hội nhập nhưng về mặt thách thức thì cũng rất lớn mà nếu không cải cách thể chế thì có thể nói đây là một trong các thời điểm rất quyết định đối với kinh tế Việt Nam.” Trên báo mạng Trí Thức Trẻ, TS Lê Đăng Doanh nhìn nhận sự thất bại của Đảng và Nhà nước trong mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Theo lời vị chuyên gia, tiêu chí từ thập niên 1990, một nước công nghiệp phải có GDP bình quân đầu người từ 6.800 USD, thí dụ như Trung Quốc hiện nay là 7.000USD/ người. Trong khi đó GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt 2.109 USD/người, đến 2020 tức 4 năm nữa làm sao tăng lên mức 6.000USD/người được. TS Lê Đăng Doanh cho rằng, Việt Nam đề ra mục tiêu đó chỉ mang tính chất định tính, chưa được cụ thể hóa về lượng. Ngoài ra, để trở thành nước công nghiệp thì nông nghiệp phải dưới mức 10% GDP. Sản lượng nông nghiệp của Việt Nam hiện nay chiếm 16%-17% GDP, không thể vài nữa mà giảm xuống dưới 10% GDP được. Trong câu chuyện đầu xuân với chúng tôi, PGSTS Ngô Trí Long cũng nhận định về ảo vọng Việt Nam tiến lên một nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Ông nhận định rằng, Nghị quyết Đại hội Đảng 12 vừa qua cũng không còn ấn định thời điểm nào Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp nữa, mà chỉ nói chung chung là mục tiêu tiến lên một nước phát triển hiện đại. Theo Phó Giáo sư Ngô Trí Long, trong bối cảnh như thế, nếu Việt Nam không có định hướng cải cách thì sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nền kinh tế sẽ chững lại không tiến lên thêm được. Việt Nam nói nhiều về đổi mới cải cách thể chế, thực chất cải cách thể chế là thay đổi luật chơi, nói cách khác là pháp luật, mà luật thì Hiến pháp đã qui định rồi; hơn nữa nhiều luật để phản ảnh Hiến pháp hiện hành sẽ khó thay đổi theo đồng bộ. Chuyên gia Ngô Trí Long lập lại phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh trước Đại hội Đảng, đó là bên cạnh đổi mới thể chế kinh tế thì đổi mới thể chế chính trị là một nội dung không thể thiếu được. PGSTS Ngô Trí Long nhấn mạnh: “Muốn đi một cách vững chắc thì phải đi bằng hai chân, vừa đổi mới về kinh tế, đồng thời phải đổi mới về mặt chính trị. Từ đó có điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, tránh được không phải nguy cơ tụt hậu mà tụt hậu đã là hiện hữu. Cho nên để tránh khỏi tụt hậu một trong những vấn đề quan trọng là phải đồng thời đổi mới kinh tế cũng như chính trị; bên cạnh đó phải đấu tranh làm trong sạch đội ngũ…đối với thể chế chúng ta biết thì tình trạng tham nhũng không những không giảm đi mà còn thể hiện tinh vi hơn…chính nạn tham nhũng là rào cản rất lớn cho sự phát triển kinh tế, nó làm mất lòng tin của người dân…” Khi các báo in truyền thống nghỉ Tết nhiều ngày thì thay vào đó các báo điện tử hoạt động không ngừng. Người đọc báo cảm nhận, hoạt động báo chí trong những ngày xuân Bính Thân có sự thay đổi rõ rệt, ít tô vẽ tô hồng hơn và có nhiều tương tác với người đọc. Phải chăng cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã có đóng góp tích cực và đang đổi mới cách làm báo theo chỉ đạo tuyên giáo như trước kia?
  7. Xuân Nguyên, thông tín viên RFA 2016-02-13 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Hình minh họa chụp tại Hải Phòng, Việt Nam. Courtesy bhxh.gov.vn Từ ngày 1.1.2016, nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chính thức có hiệu lực, ngay lập tức, nghị định 115/2015 bị những người lao động Việt Nam ở nước ngoài phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội Facebook. Vậy nghị định 115/2015 mới này có nội dung như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Xuân Nguyên có cuộc trao đổi với Nhà Nghiên cứu Luật Nguyễn Trang Nhung đang sống tại Sài Gòn về vấn đề này. Mục tiêu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH Xuân Nguyên: Thưa chị Nguyễn Trang Nhung, kể từ ngày 1/1/2016, Nghị định 115/2015 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc có hiệu lực thi hành. Theo Nghị định này, người lao động VN ở nước ngoài phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam (VN). Chị có thể giải thích đôi nét về Nghị định này liên quan tới người lao động VN ở nước ngoài được không? Nguyễn Trang Nhung: Luật BHXH mới được ban hành vào năm 2014 có sẵn quy định về BHXH bắt buộc đối với người lao động VN ở nước ngoài. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016. Nghị định 115/2015 chỉ quy định chi tiết luật này mà thôi. Nghị định này có hiệu lực kể từ cùng ngày đó, trừ một điều khoản có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018. Thực ra không phải đợi đến Luật BHXH 2014 thì mới có quy định về BHXH bắt buộc đối với người lao động VN ở nước ngoài. Luật BHXH cũ được ban hành vào năm 2006 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2007) đã có quy định này, tuy nhiên phạm vi đối tượng hẹp hơn. Nếu theo Luật BHXH cũ, phạm vi này chỉ gồm những người đã đóng BHXH bắt buộc tại VN và chưa hưởng BHXH một lần trước khi ra nước ngoài làm việc, mà tôi gọi là diện 1, thì theo Luật BHXH mới, ngoài diện 1, phạm vi này gồm cả những người chưa đóng BHXH bắt buộc tại VN hoặc đã đóng nhưng đã hưởng BHXH một lần, mà tôi gọi là diện 2. Luật BHXH cũ cũng có nghị định quy định chi tiết, là Nghị định 152/2006. Tôi nghĩ sở dĩ bây giờ chúng ta có sự lầm tưởng rằng chỉ từ Luật BHXH mới mới có quy định về BHXH bắt buộc đối với người lao động VN ở nước ngoài là vì khoảng cách về trình độ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông giữa hai thời điểm, năm 2006 và năm 2016, cùng với sự quan tâm ngày càng lớn hơn theo thời gian của người dân về những gì trực tiếp liên quan tới họ. Xuân Nguyên: Tại sao phạm vi đối tượng lại được mở rộng trong luật mới này, thưa chị? Nguyễn Trang Nhung: Một cách khái quát thì điều này nằm trong mục tiêu 50% lực lượng lao động tham gia BHXH vào năm 2020. Hiện nay, tỷ lệ này chỉ khoảng 25%. Xuân Nguyên: Chị có thể so sánh diện 1 và diện 2 về mức đóng BHXH và mức hưởng BHXH của họ được không? Nguyễn Trang Nhung: Như tôi đã nói, diện 1 là những người đã đóng BHXH bắt buộc tại VN và chưa hưởng BHXH một lần, còn diện 2 là những người chưa đóng hoặc đã đóng nhưng đã hưởng BHXH một lần. Diện 1 phải đóng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi ra nước ngoài làm việc. Như vậy, nếu lương tháng đóng BHXH của tôi là 5 triệu trước khi tôi ra nước ngoài làm việc, thì tôi phải đóng BHXH bắt buộc là 1 triệu 100 ngàn. Diện 2 phải đóng 22% của 2 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.150.000 đồng/tháng. Trong cả hai trường hợp, số tiền đóng BHXH được đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, và chỉ quỹ này mà thôi. Về mức hưởng BHXH, nguyên tắc chung được áp dụng cho mọi đối tượng, không riêng cho người VN lao động ở nước ngoài, cụ thể là được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH. Xuân Nguyên: Mức đóng BHXH bắt buộc cho quỹ hưu trí và tử tuất, đối với người lao động trong nước thì sao, thưa chị? Nguyễn Trang Nhung: Người lao động VN ở trong nước phải đóng 8% mức tiền lương tháng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. Xuân Nguyên: Tại sao lại có khoảng cách lớn như vậy, giữa 22% đối với người lao động VN ở nước ngoài và 8% đối với người lao động VN ở trong nước cho quỹ hưu trí và tử tuất? Nguyễn Trang Nhung: Người lao động VN ở trong nước đóng một phần BHXH, phần còn lại là người sử dụng lao động đóng. Nếu người lao động VN ở trong nước đóng 8%, thì người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tổng cộng cũng là 22%. Xuân Nguyên: Đó là về chế độ hưu trí và tử tuất. Thế còn các chế độ khác? Nguyễn Trang Nhung: Người lao động VN ở nước ngoài lẫn người lao động VN ở trong nước đều không phải đóng BHXH cho các chế độ khác, bao gồm chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nhưng, nếu người lao động VN ở trong nước được hưởng BHXH cho các chế độ này thì người lao động VN ở nước ngoài không được hưởng. Lý do là vì người lao động VN ở trong nước có người sử dụng lao động đóng BHXH cho họ cho các chế độ này, còn người lao động VN ở nước ngoài thì hưởng các chế độ này, nếu có, ở các nước sở tại. Xuân Nguyên: Như vậy có thể gọi là công bằng cho hai nhóm người lao động không? Nguyễn Trang Nhung: Đó không thể gọi là công bằng. Đối với chế độ hưu trí và tử tuất, tôi gọi đó là như nhau từ góc độ của Nhà nước, vì dù với người lao động VN ở trong nước hay ở nước ngoài thì họ đều thu 22% cho quỹ hưu trí và tử tuất. Còn với hai nhóm người lao động, xét về mọi chế độ, thì tất nhiên là không như nhau rồi. Người lao động VN ở nước ngoài chịu gánh nặng lớn hơn nhưng quyền lợi ít hơn so với người lao động VN ở trong nước. Xuân Nguyên: Chị có thể nói một chút, về phương thức đóng đối với người lao động VN ở nước ngoài? Nguyễn Trang Nhung: Phương thức đóng được quy định tại Điều 85 Luật BHXH mới. Theo đó, người lao động có thể đóng theo các định kỳ khác nhau, 3, 6, hoặc 12 tháng một lần, đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú trước khi ra nước ngoài làm việc hoặc đóng qua doanh nghiệp đưa đưa họ ra nước ngoài làm việc. Hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa biết rõ, hoặc chưa biết các quy định liên quan, nên chắc chắc việc thực hiện các quy định sẽ không dễ dàng và có nhiều bất cập. Xuân Nguyên: Theo chị, nhìn chung, quy định về BHXH bắt buộc có thực sự vì lợi ích của người lao động VN ở nước ngoài? Nguyễn Trang Nhung: Vì lợi ích của người lao động thì có thể, vì dù sao thì người lao động đóng và rồi họ hưởng BHXH. Còn vì lợi ích thưc sự của người lao động thì chưa chắc. Vì nhiều lý do, người lao động VN ở nước ngoài không sẵn sàng đóng BHXH bắt buộc. Đa số họ là những người có hoàn cảnh khó khăn, thậm chế bế tắc về tài chính. Các khoản BHXH bắt buộc dù nhân danh vì lợi ích của họ nhưng nếu bất chấp ý chí của họ, nguyện vọng của họ đều ít nhiều trở thành gánh nặng đối với họ. Do đó, thay vì bắt buộc họ, hãy để họ lựa chọn. Xuân Nguyên: Có nghĩa là theo chị BHXH tại VN- đối với họ thay vì bắt buộc, nên là tự nguyện? Nguyễn Trang Nhung: Vâng, đúng vậy. Xuân Nguyên: Xin chân thành cám ơn chị Nguyễn Trang Nhung.
  8. Tân ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng. Hình Internet Ngay sau đại hội 12 của đảng cầm quyền và ngay trước khi vào Sài Gòn nhậm chức bí thư thành ủy, tân ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng đã làm một cử chỉ ấn tượng khi bất ngờ cách chức tổng giám đốc một công ty đường sắt do chỉ mới đề xuất mua những toa tàu cũ của Trung cộng. Trước đây khi mới nhậm chức Bộ trưởng giao thông vận tải, Đinh La Thăng đã từng “trảm” một quan chức của ngành hàng không Đà Nẵng do thi công chậm tiến độ. Tuy nhiên, lần cách chức đó không liên quan đến yếu tố Trung cộng. Cũng đang xuất hiện một số trí thức và cán bộ đương chức cho rằng quyết định của Bộ chính trị về điều động ông Đinh La Thăng vào Sài Gòn là “quá giỏi về mặt tổ chức”. Một số trí thức khác tỏ ra hy vọng về triển vọng ông Thăng có thể trở thành một nhà kỹ trị để có thể khiến thành phố giàu nhất nước “cất cánh”. Tuy nhiên, một luồng dư luận khác – có vẻ khách quan và tỉnh táo hơn – nhận định rằng ông Thăng là một con bài của Bộ chính trị nhằm “trấn” ở Sài Gòn và qua đó khuôn giữ một phần lớn các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, không để xu hướng tản quyền xảy ra ngoài vòng kềm tỏa của Hà Nội. Càng về sau này, giới chính trị Hà Nội có vẻ càng lo ngại xu hướng cát cứ hóa ở Sài Gòn. Lẽ dĩ nhiên chưa từng có tiền lệ tồn tại cùng lúc hai ủy viên bộ chính trị trong cùng một địa phương. Phó bí thư thường trực thành ủy Sài Gòn – Võ Văn Thưởng – đã phải phục tùng nguyên tắc tổ chức để ra Hà Nội làm Trưởng ban tuyên giáo trung ưng, mặc dù trước đó nhiều tin tức cho biết ông Thưởng rất mong được ở Sài Gòn làm bí thư thành ủy. Một khi ghế bí thư thành ủy Sài Gòn không thuộc về một người Nam bộ, và điều này xảy ra lần đầu tiên từ năm 1975 đến nay, có thể hiểu Bộ chính trị mới, hay nói cách khác là bộ chính trị của tổng bí thư tái đắc cử Nguyễn Phú Trọng, đã quyết định chơi một ván bài khá mới mẻ và có tính phiêu lưu về mặt tổ chức. Nếu ông Đinh La Thăng cai quản được Sài Gòn như ông đã từng làm ở Bộ giao thông vận tải, kết quả này sẽ làm cho các ông Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh yên tâm. Và nếu ông Thăng quản trị được Sài Gòn một cách tương đối hiệu quả không chỉ về tổ chức mà còn khiến thành phố này tăng tốc đôi chút về kinh tế, đó sẽ là kết quả tốt đẹp để chứng minh rằng việc Bộ chính trị cho ông Thăng “Nam chinh” là không sai. Nhưng nếu ông Thăng không làm khá hơn ở Sài Gòn, thậm chí tệ hơn kết quả mà ông từng điều hành Bộ giao thông vận tải, hệ quả xảy ra là sự phản ứng đương nhiên của nhiều quan chức Nam bộ hoặc là người Bắc nhưng đã Nam bộ hóa. Khi đó sẽ xuất hiện nhiều dư luận về việc Bộ chính trị đã bổ nhiệm sai người, và đòi hỏi để ông Võ Văn Thưởng trở lại Sài Gòn làm bí thư thành ủy. Những khả năng trên mới chỉ xét trên phương diện hoàn toàn khách quan. Còn về chủ quan, thử thách đầu tiên mà ông Đinh La Thăng phải đối mặt là “cánh hẩu” của cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải. Được gầy dựng từ 15 năm qua, kể từ ngày ông Lê Thanh Hải làm chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Sài Gòn, đội ngũ chân rết của ông Hải đã tỏa ra khắp các quận huyện và sở ngành, đặc biệt những sở ngành chính về kinh tế như Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, các quận 5 và 2. Chưa kể Lực lượng thanh niên xung phong vốn là cái nôi xuất xứ của ông Hải… Nồi cơm của các nhóm lợi ích ở Sài Gòn không dễ gì bị đụng chạm. Là một thành phố giàu nhất nước và cũng có số nhóm lợi ích, đại gia nhiều nhất nước, Sài Gòn cũng là một ổ tham nhũng ghê gớm từ nhiều năm qua. Bởi thế, chiến dịch chống tham nhũng để lấy lại lòng dân của ông Nguyễn Phú Trọng, nếu có, sẽ phải giải quyết một trong những trọng điểm là thành phố này. Ông Thăng không thể thoái thác trách nhiệm lớn lao đó. Dù muốn hay không, ông Thăng cũng phải làm một ít động tác chống tham nhũng để lấy lòng ông Trọng. Nhưng khi đó, cánh của cựu bí thư Lê Thanh Hải sẽ phản ứng ra sao? Lê Dung (SBTN)
  9. Năm mới, nói chuyện cũ Khác với Phương Tây, người Việt, có tập tục cải táng. Thông thường, họ chọn dịp cuối năm, để sang nhà mới, cho người đã khuất. Những người CS, cũng vậy. Không biết, họ điên hay khùng, mà toàn chọn những lúc năm cùng – tháng tận, để tổ chức Đại hội Đảng. Chẳng có nhẽ, họ muốn đặt Đảng của họ, vào cửa Tử, để cầu Sinh chăng? Trước bàn dân – thiên hạ, Đảng ta, ông ổng cái mồm, mà cả quyết rằng: Đại hội Đảng, bàn chuyện Quốc gia đại sự. Nhưng, dân chúng, chỉ được tham dự, với tư cách là khán giả. Ngay các vị Đại biểu, cũng chẳng khá hơn gì. Họ có mặt, để ngồi cho kín chỗ. Chứ còn mọi việc, đã có “Đảng lo” cả rồi. Dẫu, họ có ngủ, từ đầu chí cuối, thì Đại hội Đảng của họ, cũng chưa bao giờ, lại không thành công “ngoài sức tưởng tượng”. Nói như thế, không có nghĩa là không có ngoại lệ. Vẫn có, “một bộ phận không nhỏ” bà con dân oan, không thụ động ngồi chờ. Họ vẫn yêu Đảng, đến mức cuồng nhiệt. Họ muốn mang băng rôn và biểu ngữ, vào tận Hội trường. Để, trực tiếp, chào mừng Đại hội. Đảng ta, sao có thể, đội Trời chung, với bà con được. Thế nên, kiên quyết chối từ, thịnh tình của họ. Già nửa vạn quân, đã được triển khai. Trên không, tàu bay lượn khắp Trời – dưới đất, xe tăng bò mãn Địa. Bộ đội – Công an, sát khí đằng đằng. Chó – người, đều đã túc trực sẵn sàng. Tất cả, chỉ nhằm mục đích: Cách li dân chúng, với Đảng. Nước mình, nghèo lắm – Nợ, như Chúa Chổm. Nhưng, tiền của Dân, Đảng vẫn tiêu bạt mạng. Dân chúng, xót xa – ông Trời, phẫn nộ. Để trừng phạt, Ông giáng xuống trần gian, một trận đại hàn, cực kì khắc nghiệt. Bao kẻ, vì thế vạ lây: Trâu bò chết – mùa màng mất. Dân chúng, trắng tay. Họ khóc như ri, trong suốt kì Đại hội. Quốc kế – Dân sinh, Đại hội chẳng màng. Chỉ thấy, họ đấu đá, rồi bầu 1 ông lão U80, đã trải qua 2 lần quá lứa – nhỡ thì, lên làm Giáo chủ. Ông này, chẳng có 1 công tích gì đặc biệt. Đã thế, mắt thì mờ, còn chân lại chậm. Có lẽ, được cái khoản trí khôn kéo lại. Ông học đến độ, bạc phơ cả lông đầu. Cố sống – cố chết, đỗ cho bằng được cái GS – TS. Vì thế, không cần nói, ai cũng biết: Ông phải thông minh, hơn 1 con bò (Thách đứa nào, chứng minh được điều ngược lại). Ông ta, là Nguyên thủ Tối cao của nước Việt. Ăn cơm của Dân – hưởng bổng lộc của Đất nước. Nhưng, đếch phải Tuyên thệ: Trung thành, với Nhân dân và Cúc cung, phục vụ Đất nước. Ngắn gọn, ông ta được Đảng (chứ không phải Dân), tôn làm Thiên tử. Và, cho hưởng quy chế, Vô trách nhiệm. Ngược với ông ta, là đồng chí Ba X: Thương tật, đầy mình – Chiến công, hiển hách – Huân chương, lủng lẳng (Nếu chưng ra hết, có mà, đeo xuống tận bẹn) – Con cái, thành đạt. Về độ sắc xảo, ăn đứt ông cả Trọng. Tuy vậy, ông vẫn “bị trượt, từ vòng gửi xe”. Cay cú, vô cùng. Đến giờ, ông vẫn không tin, đó là sự thật. Ông vẫn muốn, đi tìm nguyên nhân. Về khoản này, Thiên hạ, đàm tiếu đầy. Mình chẳng dám: Thêu thêm hoa, trên gấm. Chỉ xin, luận về cách dùng người của Đảng CS nói chung và của ông ta nói riêng. 1- Sách Quỉ Cốc tử, thiên Để Hi, chép rằng: 圣人者,天地之使也. Thánh nhân giả, Thiên – Địa chi sứ dã. Nghĩa là: Thánh nhân, là sứ giả mà Trời Đất sai xuống để dẫn dắt chúng sinh. Khi sai Thánh nhân xuống Hạ giới, Trời chẳng quên, gửi cho ông ta đủ cả bộ sậu. Để, dễ bề làm việc. Việc của Thánh nhân, giống như, viên chỉ huy của đám lính dù khi đổ bộ: Đó là, đi tìm và gom họ lại. Sau đó: “Trí giả, vi mưu – Dũng giả, vi đấu”. Lưu Bị, thấu hiểu Đạo lí này. Vì vậy, “tam cố thảo lư”, mời cho bằng được Khổng Minh, về làm quân sư cho mình. Anh dũng và thiện chiến, như Quan Công – Trương Phi – Triệu Vân, không được ông, đặt vào vị trí đó. Việc của họ, là cầm vũ khí đi đánh địch, theo sự sắp đặt của Khổng Minh. Khéo dùng người, cho nên, từ chỗ tay trắng, Lưu Bị đã dựng nên đại nghiệp. Con ông, là Lưu Thiện, được thừa hưởng tất cả những di sản đó. Nhưng, trẻ người non dạ – mải ăn mải chơi – không biết cách dùng người. Kết quả, phải đem dâng những thành quả ấy, cho kẻ địch. May mà, còn giữ được tính mệnh. 2-Hồ Chí Minh, bị nhiều người chỉ trích. Vì ông Cụ, đã từng, viết sách để ca ngợi chính mình. Hãy thông cảm với Cụ và, hãy ghi nhận: Cụ là người, tay trắng làm nên sự nghiệp. Cụ, rất giỏi dùng người. Về mặt này, Cụ chẳng kém gì Lưu Bị. Chỉ với việc, dùng được tướng Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã dựng nên đại nghiệp: Đuổi đi, 2 nền Văn minh của nhân loại. Đó là, Pháp và Mỹ. Đồng thời, làm nên “thời đại Hồ Chí Minh, rực rỡ nhất, trong Lịch sử của Dân tôc”. Không rực rỡ, sao được. Bởi, dưới sự lãnh đạo, hết sức tài tình của Đảng: “Chúng ta, thà hi sinh tất cả, chứ nhất định, không chịu mất Nước – nhất định, không chịu làm nô lệ” cho cái bọn vừa Khôn ngoan – vừa Văn minh, là Pháp và Mỹ. Chúng ta, chỉ chịu mất Nước và chỉ chịu làm nô lệ, cho cái bọn man ri – mọi rợ, là Tàu cộng mà thôi. Từ đó, Lịch sử của Dân tộc, đã sang trang. “Một thời kì Bắc thuộc mới, đã bắt đầu”. Nguyễn Cơ Thạch, một trong những người CS hiếm hoi, có tầm nhìn xa – trông rộng, đã phải cay đắng, mà thốt lên như thế. Và, ông đã phải trả giá, cho cái sự thông minh của mình. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền , Lý Thường Kiệt , Trần Hưng Đạo, Lê Lợi , Quang Trung… được trần thế ca ngợi. Nhưng, các Anh hùng Dân tộc đó, chỉ làm được cái việc hết sức nhỏ nhoi. Đó là, tống cổ quân xâm lược Trung quốc, ra khỏi nước Nam mình. Đảng CS, làm được cái công việc, còn vĩ đại hơn nhiều. Đó là, rước được bọn Tàu cộng, vào Việt nam. Mai sau, có đuổi được chúng đi hay không: Đó là việc, Đảng ưu ái, dành riêng cho đời con – đời cháu. Và, cay đắng thay, con – cháu chúng ta, muốn làm được cái việc đó: Chúng không thể, không dựa vào Pháp – Mỹ và, cả Nhật nữa. 3-Bây giờ, Hồ Chí Minh, đã mồ yên – mả đẹp. Những người tài, họ không đầu quân cho Đảng nữa. Dẫu có muốn đầu quân, Đảng cũng không chịu dùng. Đảng, sao lãnh đạo được người tài. Tầm cỡ như Đảng, chỉ vơ được bèo và vạt được tép, mà thôi. Có lúc, bèo và tép, cũng chẳng có. Đảng cuống lên, vơ đại 1 ông tiều phu, rồi đặt lên ngôi Thiên Tử. Ông này, nhìn thấy tiền, là hoa mắt lên – trông thấy gái, là tít mắt lại – chuyên thu vén cho cá nhân, nhưng luôn mồm, rao giảng Đạo đức. Về độ ăn chơi – vô tài và thất Đức, ông ta, hơn hẳn Lưu Thiện. Giống như, so ánh trăng rằm, với cái lập lòe của con đom đóm. Cũng có lúc, Đảng CS vớ bở. Họ tìm được, 1 ông thợ cạo giấy. Rồi hoan hỉ, đặt ông ta, lên ngôi Thiên tử. Khổ nỗi, ông này học nhiều, nên ngộ chữ. Mọi thứ hoang tưởng, đều có thể nghĩ ra. Tỷ như, ông phát minh ra cái học thuyết: “Kinh tế thị trường, định hướng XHCN” và, bắt đồ đệ, phải ngày đêm tụng niệm. Học thuyết này, hoang đường đến mức, một thủ hạ của ông, đã phải nói toẹt ra: “Nó có đếch đâu, mà phải mất công, đi tìm” – Nó phi thực tế đến mức, khi làm ăn với bọn Tư bản, chính ông, phải dặn bọn lâu la, cắt cái đuôi định hướng XHCN và, để nó ở nhà. Các Giáo chủ khác, còn tồi tệ hơn nhiều. Chỉ lạ cái: Giáo chủ, thối khắm như thế, nhưng chẳng hiểu sao, các đồ đệ, vẫn chổng mông cúng vái, một cách, hết sức thành kính? Họ là người, hay là ngợm? 4-Chế độ CS, “Thượng bất chính – hạ tắc loạn”. Nó, không biết cách dùng người. Chắc chắn, nó phải bị đổ sập. Ba X đổ, cũng chỉ vì, chẳng biết dùng người. Chuyện xưa kể rằng: Có 1 lần, Hưng Đạo Đại Vương, đem quân đi cản giặc. Trước khi đi, Vương dặn Yết Kiêu, đợi mình ở Bãi Tân. Lần ấy, quân Trần thua to. Thủy quân ở Bãi Tân, cũng tháo chạy tan tác. Vương bị kị binh địch, truy rát. Trong lúc nguy cấp, Ngài định mạo hiểm, dẫn cái đội quân, sức đã cùng – lực đã kiệt, luồn rừng, chạy về Vạn Kiếp. Nhưng, Dã Tượng, đã ngăn Vương lại, mà tâu rằng: “Kiêu chưa gặp Đại vương, ắt chưa nhổ thuyền đi nơi khác”. Nghe thế, Vương bèn tức tốc đổi hướng, chạy tới bến sông. Quả nhiên, trên bãi sông vắng lặng, vẫn còn một con thuyền của Yết Kiêu. Vương vừa kịp xuống thuyền, kị binh giặc, ập tới. Thoát hiểm, trong đường tơ – kẽ tóc, Vương ngửa mặt lên trời, mà than rằng: “Ôi! Chim hồng – chim hộc, sở dĩ bay cao được, là nhờ có 6 cái đốt xương trụ vững chắc”. Ba X, không có được, những đốt xương trụ, như thế. Ông, không hề, có người tâm phúc. Vây quanh ông, là 1 lũ xu nịnh – bất tài. Ông dùng tiền và quyền, để mua chúng. Còn chúng, cũng dùng những thứ đó, để đến với ông. Lí tưởng của chúng, chỉ gói gọn trong 2 chữ Tiền và Quyền. Thế nên, khi địa vị của ông lung lay, chúng bỏ mặc ông bơ vơ, để đi tìm chủ mới. Cho dù, ông chủ mới ấy, chẳng giỏi giang gì và, đang là địch thủ của ông. Ông chủ mới ấy, chỉ khéo hơn ông, ở chỗ: Đem chính cái mồi Tiền và Quyền, vừa to hơn – vừa thơm hơn, để móc vào mõm chúng. Trong cái cơ chế: “thiểu số phải phục tùng đa số” (đa số láo toét), ông chết là phải. –Ông, không biết dùng người tài. Viện nghiên cứu Phát triển IDS, là nơi tập trung toàn những nhà khoa học danh tiếng, cả Tự nhiên – Xã hội và Kinh tế. Người xưa, goi đó là “túi khôn”. Thay vì, tìm cách sử dụng chất xám của họ, ông ép họ, phải tự giải thể. Sau đó, ông “bắt chó, phải đi kéo cày”. Kết quả, Xã hội lanh tanh bành. Ông giao việc “giữ vững An ninh Chính trị”, cho viên thượng tướng Công an Nguyễn Văn Hưởng. Một chàng trai, cơ bắp cuồn cuộn. Mưu mẹo ư, vớ vẩn. Nghĩ làm chi, cho mệt đầu. Chàng chỉ thích, “hốt liền – bắt hết” và, không từ 1 thủ đoạn thô thiển nào, để đàn áp đối lập. Bất chấp, cái gọi là Luật pháp, do chính những người CS, bày đặt ra. Bao nhiêu chiến dịch bố ráp, đã được tiến hành – Bao nhiêu người con vô tội , yêu nước thương nòi, đã phải ngồi sau song sắt. Đàn áp mạnh tay như thế, nhưng sự chống đối, chỉ có tăng lên và không hề giảm đi. Kể cả, về Chất lẫn về Lượng. Ông mất điểm, trước ông cả Trọng và đồng đảng của ông. Ông thành lập và giao Tập đoàn Vinashin, cho Phạm Thanh Bình, một kĩ sư, chuyên ngành… vỏ tàu. Kết quả, thật đau lòng: Thua lỗ, khoảng 5 tỷ USD – cộng thêm vào đó, là sự bẽ mặt của Đảng CS. Từ nay, họ hết nói phét, về cái gọi là tài kinh bang – tế thế. Ông cho rằng: Lịch sử, là cái thứ, không phải là “mì ăn liền”. Bởi vậy, giao việc giải tán nó, cho Giáo sư Phạm Vũ Luận. Lịch sử không học, ông sao biết, bài học của Tư Mã Ý. Cuối đời, Tư Mã Ý bị Tào Sảng tước hết binh quyền, cho ngồi chơi – xơi nước. Đã thế, bao nhiêu người giỏi trong Thiên hạ, Sảng nhặt sạch. Trong số đó, có Hoàn Phạm, 1 kẻ đa mưu – túc trí nổi tiếng. Ông được thiên hạ, tôn xưng là trí nang (túi khôn). Xét về mọi nhẽ, Ý sao địch được Sảng. Ỷ vào lẽ đó, Sảng coi thường địch thủ, ngông cuồng – phóng chí. Hoàn Phạm, can ngăn mãi, chẳng nghe. Trong 1 lần, hộ giá Thiên tử đi săn, Sảng dẫn theo tất cả anh em lẫn tâm phúc, ra ngoài thành. Can không được, Hoàn Phạm đành đóng cửa ngồi nhà, chờ xem động tĩnh. Y như rằng, Ý “thừa đục thả câu”: Ông ta, làm binh biến. Hoàn Phạm, ba chân – bốn cẳng, thoát ra được bên ngoài và tìm đến Tào Sảng. Nghe được hung tin ấy, Ý ngửa mặt lên Trời, mà than rằng: “Túi khôn, đã vượt ra ngoài, biết liệu sao đây?”. Thấy thế, Tưởng Tế đứng bên cạnh, cả cười: “Con ngựa hèn, thường tham nắm đậu. Dẫu có trí nang, cũng đâu có biết cách, mà dùng”. Tế, quả thật, hiểu thấu ruột gan của Sảng. Mặc dù, Hoàn Phạm đã chỉ cho Sảng, những điểm yếu chết người của Ý. Đồng thời, hiến cho Sảng, kế triệt Ý, dễ như trở bàn tay. Sảng, nhất định không nghe. Chỉ mong, trả hết binh quyền, để sống nốt cuộc đời của 1 phú ông. Hoàn Phạm, chỉ còn biết dậm chân – đấm ngực, mà kêu lên rằng: “Trời hỡi Trời! Xưa Tào Tử Đan, luôn kiêu căng, tự khoe mình mưu lược. Nay, sinh ra ba đứa con, đứa nào, cũng như chó – lợn cả 1 lượt”. Sảng, tự nguyện qui hàng. Nhưng, kẻ lão luyện như Tư Mã Ý, đâu có quên câu: “nhổ cỏ, phải nhổ tận gốc”. Mấy ngày sau, ông gán tội rồi lôi cả họ nhà Sảng ra giữa chợ, để chém đầu. Tào Sảng, đã phải trả giá, cho một niềm tin khạo khờ. Chính trị, không có chỗ, cho bọn ngây thơ và nhu nhược. Đoạn trước, Ba X không học, dẫn đến cơ sự này. Đoạn sau, không biết, có ngộ ra được cái gì không? 5-Chuyện xưa cũng kể rằng: Có 1 nghệ nhân, được gọi vào cung, để làm Ngai vàng cho Vua. Ngày hoàn thành, anh ta, ghé đít ngồi đại lên đó. Tể tướng đi qua và nhìn thấy. Ông ta, gầm lên: “Nếu trên đời, còn có 1 kẻ giỏi như ngươi, nhất định, ta sẽ chu di tam tộc nhà ngươi”. Kẻ kia, mặt tái mét và run cầm cập. Ngắn học như hắn, đâu biết gì về Lễ – Nghĩa. Suýt nữa, vì sự vô ý của mình, mà hại bao người thân. Bây giờ, nhiều du khách, không biết đạo lý ấy. Họ vẫn trả tiền, để được mặc Long bào và ngồi lên trên Ngai vàng của Thiên tử. Rõ là, “Điếc, không sợ súng”. Cứ gì, cái hạng du khách vớ vẩn. Ối kẻ, “có trình độ lí luận cùn” hẳn hoi, cũng đâu có biết: Nhân dân mới là chủ của Đất nước. Ngai vàng thuộc về Nhân dân. Dân dùng lá phiếu, đặt ai làm Vua: kẻ ấy, mới được ngồi lên đó. Những người, đứng về phía Nhân dân – đồng hành cùng quần chúng: Dẫu họ chẳng muốn, Nhân dân cũng công kênh họ và đặt lên Ngai vàng. Địa vị của họ, ổn cố và vững chắc. Bà San Suu Kyi ở Miến Điện, chẳng phải, là 1 tấm gương trước mắt đó sao? Những kẻ, cam tâm bán Nước. Đồng thời, dùng súng đạn – nhà tù – tuyên truyền dối trá, cộng thêm, những thủ đoạn cờ gian – bạc lận, để giành cho bằng được Ngai vàng: Chúng, là kẻ tiếm quyền. Chúng, đang ngồi vào cái chỗ, không phải là của mình. Chúng và những kẻ đưa chúng lên, đều là tội đồ. Giá treo cổ, sẽ là chung cuộc dành cho chúng. “Chu di cửu tộc”, sẽ là chung cuộc, dành cho cả lò – cả ổ nhà chúng. Thương hại thay, cho những kẻ: “cố đấm ăn xôi”, nhưng rồi, vớ phải “nắm xôi hẩm”. Nguyễn Tiến Dân Tạm trú tại: 544 đường Láng – quận Đống đa – Hà nội. Điện thoại: 0168-50-56-430 ______ Vài dòng tâm sự riêng, với ông Tổng Trọng: – Lão Dân già, là con em của Nhân dân Việt nam. Ông, là con của Đảng. Đảng của ông, từ Nhân dân mà ra. Suy ra rằng: Lão thuộc dòng trưởng, còn ông thuộc dòng thứ. Bé người như lão, nhưng lại là con ông bác –lớn xác như ông, lại là con bà dì. Theo Tôn ti – Trật tự, lão phải gọi ông bằng chú. Trừ phi, trong đại gia đình các Dân tộc Việt nam, cái chi Đảng CS nhà chú, làhọ nhà tôm, nên để lộn cứt lên đầu. Có ý kiến gì, chú phản hồi cho lão nhé. – Lão vẫn biết, các chú có bản lĩnh cao cường, lại đeo thêm, mặt nạ phòng Hóa của bọn Tàu cộng. Bởi thế, lão hun khói ròng rã mấy năm trời, mà các chú, vẫn nằm trong hang – các chú, vẫn giả câm giả điếc, đếch chịu chui ra. Nghĩ đến cảnh, các chú tiếc tiền, nên bịt mũi chịu khói: Lão, thương hại các chú, vô cùng. Tuy vậy, vẫn không khỏi khâm phục, mà thốt lên rằng: “Tài thật – tài thật – tài đến thế là cùng. Like chú Tổng Trọng”. – Vẫn phải, dặn thêm các chú: Khi khói lão hun, ngày càng đậm đặc hơn, cái mặt nạ phòng Hóa ấy, tất hỏng. Các chú, chắc chắn, phải chui ra, để gặp lão. Chỗ lão ở, các chú biết rồi. Tốt nhất, đem tiền xuống tận nơi, mà trả cho lão. Và, hãy quên khẩn trương, cái ý nghĩ: Dùng bạo lực với lão. Nguyễn Tiến Dân (Ba Sàm)
  10. Ở Nhật Bản, nông thôn cũng đã sớm được hiện đại hóa. Điều kiện sinh sống của người dân nông thôn Nhật Bản không khác biệt mấy so với điều kiện sinh sống của người dân thành thị. Ở một số nước, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng ngày càng xa, thậm chí còn phân thành hai thái cực. Nhưng ở Nhật thì không như thế… Đời sống nông dân Nhật Bản so với người thành thị không chênh lệch là mấy, có khi còn sung túc hơn. Ở Nhật Bản, nông thôn cũng đã sớm được hiện đại hóa. Điều kiện sinh sống của người dân nông thôn Nhật Bản không khác biệt mấy so với điều kiện sinh sống của người dân thành thị. Thậm chí, ở nông thôn có những gia đình mà điều kiện còn vượt xa cả nhiềugia đình ở thành thị. Hãy cùng xem điều kiện sinh sống của người dân ở đây sung túc và thuận lợi như thế nào thông qua những tiêu chí sau nhé! 1. Sản xuất Cảnh gặt lúa bằng máy (Ảnh: internet) Cảnh nông dân đi cấy bằng máy (Ảnh: internet) Cảnh nông dân trồng rau bằng máy (Ảnh: internet) Nông dân gặt lúa bằng máy (Ảnh: internet) Ở Nhật Bản có hợp tác xã nông nghiệp mang tính chất quốc gia (JA) do nông dân cả nước thành lập. Tổ chức này vừa hướng dẫn nông dân sản xuất, vừa đứng ra đảm bảo quyền lợi của người nông dân. Điểm nổi bật và vượt trội ở đây là: Thứ nhất là tự động hóa trong nông nghiệp ở trình độ cao, máy móc nông nghiệp được sử dụng rộng rãi. Thứ hai là đường giao thông rất thuận lợi và phát triển, dễ dàng phục vụ nông dân trong quá trình vận chuyển, đi lại.Thứ ba là giá nông phẩm rất cao đảm bảo cho người nông dân có thu nhập tốt. Thứ tư là ở đây có thảm thực vật lớn, môi trường sạch sẽ. 2. Môi trường Những con rạch với dòng nước trong vắt ở nông thôn Nhật Bản khiến ai đến cũng cảm thấy dễ chịu. Phong cảnh ở nông thôn rất đẹp và trong lành. Vùng nông thôn ở Nhật Bản hầu hết đều có không khí trong lành, môi trường sạch sẽ thoải mái, dễ chịu, nên nhiều người thành phố mong muốn ở lại. Những con sông ở nơi đây đều rất trong sạch, không có rác, không có góc chết. 3. Kiến trúc Những ngôi nhà ở nông thôn Nhật Bản (Ảnh: internet) Nhà ở nông thôn Nhật Bản phần lớn là nhà hai tầng được xây dựng trên nền đất rộng có sân lớn rộng rãi. Ngay cả những nơi vùng sâu vùng xa, người nông dân cũng sở hữu những ngôi nhà sang trọng đẹp đẽ. Bên trong nhà đều được thiết kế lắp đặt hệ thống sưởi ấm và cả ga­ra để xe hơi. 4. Giao thông Đường ở nông thôn Nhật Bản đều là đường bê tông (Ảnh: internet) Những con đường ở nông thôn Nhật Bản cũng có vạch kẻ giao thông như ở thành phố (Ảnh: internet) Ở nông thôn Nhật Bản phần lớn là đường bê tông, hầu như không có đường đất. Ngoài ra còn có cả biển báo và vạch kẻ đường giao thông giống như ở các thành phố. Với hệ thống đường giao thông thông thoáng và thuận lợi kết hợp với giá xe hơi không quá đắt khiến cho các gia đình nông dân Nhật Bản hầu như đều có xe ô tô. Họ có thể dễ dàng đến nhà ga hay sân bay để đi xa… 5. Cơ sở hạ tầng Ngoài việc có mật độ dân số khá thấp thì điều kiện sinh hoạt ở nông thôn Nhật Bản không khác mấy so với ở thành thị. Giao thông, vệ sinh, điện nước, siêu thị, bưu điện, bệnh viện, trạm xăng dầu, khu vui chơi giải trí và thể dục thể thao đều được đảm bảo đầy đủ và phát triển rộng rãi. Ngoài ra, việc khuyến khích người dân sử dụng năng lượng mới ở nông thôn Nhật Bản rất thành công. Mỗi mái nhà đều được lắp đặt các bảng pin điện mặt trời, giúp người dân sống thân thiện với môi trường. Cách sống bảo vệ môi trường này khiến nông thôn Nhật Bản rất sạch sẽ, hầu như không có những đống rác thải chất chồng… 6. Chế độ phúc lợi Chế độ đãi ngộ và hưu trí đối với người già ở Nhật Bản được áp dụng đồng đều trong cả nước, vùng nông thôn và thành thị là giống nhau. Ngoài ra, Hiệp hội nông dân Nhật Bản luôn cố gắng hết sức để đảm bảo quyền lợi của người nông dân. Hiệp hội đảm bảo người nông dân không phải lo lắng về đầu ra của nông sản, thậm chí họ còn đảm bảo cho người nông dân bán được nông sản với mức giá cao nhất. Có thể thấy rằng, điều kiện sinh sống của người nông dân ở Nhật Bản cao hơn rất nhiều so với người nông dân ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu dân ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nếu như, ở mỗi nước, người nông dân đều được đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi về giao thông như ở Nhật Bản thì đời sống người dân sẽ được nâng cao, nông sản phẩm cũng được đảm bảo chất lượng hơn rất nhiều. Theo NTDTV Mai Trà biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
  11. Hiện trường lửa cháy tại bãi đậu xe ở Hồng Kông (Ảnh: Internet) Vào rạng rạng sáng hôm qua (13/02), tại bãi đậu xe ngoài trời khu cảng container ở Lai Chi Kok – Hồng Kông đã xảy ra vụ hỏa hoạn lớn, hiện trường phát ra hơn 10 tiếng nổ lớn, 31 chiếc xe bị thiêu rụi. Theo “Nhật báo Đông phương” (On.cc) của Hồng Kông đưa tin, vào lúc 0:05 sáng (giờ Bắc Kinh), tại một bãi đậu xe ở đường phía nam khu cảng container Lai Chi Kok đã xảy ra vụ phóng hỏa, hiện trường lửa cháy quá mạnh, khói bốc cuồn cuộn kèm theo nhiều tiếng nổ lớn. Được biết, trong khu bãi đậu xe có bãi chứa đồ phế thải, chủ yếu tích trữ những hộp tái chế bằng xốp và giỏ tre, khi sự việc xảy ra thì những công nhân làm việc tại đây đã đi làm lại và phát hiện một thùng container có khói bốc lên và lửa bùng cháy, mọi người không thể dập tắt được nên gọi điện cho cảnh sát. Đám cháy lan ra và mãi đến 1:55 mới được khống chế. Theo thông tin, đám cháy xuất phát từ hai thùng hàng đựng xốp sau đó lan sang đến 31 chiếc xe ô tô, bao gồm máy kéo, xe khách, xe chở hàng vừa và xe tư nhân… Vụ cháy không có ai bị thương vong. Cùng với vụ xung đột ở Mong Kok, tình hình ở Hồng Kông hiện đang khá căng thẳng, bất an: Khoảng 8 giờ tối ngày 11/2, tại gần khu giao lộ đường Shanghai và Saigon thuộc Yau Ma Tei – Mong Kok cũng xảy ra sự cố một thùng rác bên đường phát nổ và bốc cháy. Sau khi nhân viên phòng chữa cháy đến hiện trường đã phát hiện trong thùng rác có 4 bình ga nhỏ. Khoảng 7 giờ sáng ngày 12/2, tại khu vui chơi Flower Market ở Mong Kok cũng đã xảy ra vụ cháy thiêu rụi khoảng 40 thùng đựng rác. Vụ cháy cũng được cho là có kẻ cố ý phóng hỏa. Gần như cùng thời điểm xảy ra xung đột tại Mong Kok xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng ngày 9/2, một kho hàng ở chân cầu vượt khu trạm xe Mei Foo Sun Chuen (Mei Foo Bus Terminus), đường Kwai Chung cũng đã bị phóng hỏa, đám cháy có diện tích khoảng 400 m2. Xung đột giữa giới tiểu thương và cảnh sát trong đêm ở ở Mong Kok đã làm 130 người thương vong, 64 người bị bắt, đến ngày 11/2 vừa qua đã có 37 đối tượng bị điểm danh có ý đồ gây “bạo loạn”. Theo Secretchina Tinh Vệ biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
  12. Không muốn uống thêm nữa thì sẽ bị phán là "ô thằng này đ** nhiệt tình" "không uống ly này là coi thường nhau nhé" "nể nhau thì uống hết chén này đi" blah blah... Tôi vừa biết một chàng trai trẻ tuổi, tương lai đang sáng lạn, được đánh giá cao, đang là người có tiền đồ trong tay qua đời. Chàng mới cưới, nàng đang bầu sắp đến ngày vỡ ổ... Cuộc sống tươi đẹp như thế... Lý do cũng chẳng có gì: Cuối năm anh em chiến hữu liên hoan, chàng quá chén, lúc về tai nạn, trên đường đưa vào viện thì anh ấy đã qua đời... Các chiến hữu anh ấy đến chia buồn, không dám nhìn vào mặt người goá phụ trẻ tuổi... Người mất đã mất rồi, chỉ có người sống ở lại dằn vặt, đau khổ mà thôi. Vợ mất chồng, con chưa kịp nhìn mặt cha... Phải nói là đôi khi tôi phát sợ văn hoá uống rượu của người Việt "Rượu bất khả ép, ép bất khả từ, mà từ từ sẽ phải hết" Nhiều lúc vui vẻ, cao hứng khi gặp bạn bè, tôi cũng không ngại gì vài ly rượu. Nhưng Đến khi tôi cảm thấy đủ rồi, không muốn uống thêm nữa thì sẽ là những tràng đại bác "ô thằng này đ** nhiệt tình" "Không uống ly này là coi thường nhau nhé" "Nể nhau thì uống hết chén này đi" blah blah... Tôi rất nản khi nghe những câu nói như vậy. Tình bạn hay tình gì với nhau cũng không hơn thua bởi chén rượu. Người khác đã cảm thấy không uống được nữa, hà cớ gì phải ép bằng được, và thấy thế mới đủ niềm vui??? Tôi thì chỉ cần uống đến tầm - tức là phê đủ để vui, đủ để vẫn có thể ngồi nói với nhau dăm ba câu chuyện cuối năm hay ôn lại chuyện hồi cởi chuồng tắm mưa, đi vặt trộm xoài nhà hàng xóm... thế là đủ vui rồi. Uống với nhau vài chén để vui chứ đâu phải uống với nhau để chết! Đầu năm chia sẻ vài dòng suy nghĩ miên man ... Vui có chừng, dừng đúng lúc để có niềm vui trọn vẹn nhé tất cả anh em, bạn bè. S.T (Reds.vn)
  13. Khi Tổng Thống Barack Obama tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với các lãnh tụ của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (Asean) ở California từ thứ hai tới đây, một mục tiêu căn bản là một quốc gia không hiện diện trong cuộc họp, đó là Trung Cộng. Kể từ khi chính phủ Obama bắt đầu “chuyển hướng sang Á Châu vào năm 2011, Hoa Kỳ đã trực tiếp cạnh tranh với Trung Cộng cho quyền lực kinh tế ở Đông Nam Á, và ảnh hưởng chính trị cũng như các dàn xếp an ninh thường đi theo. Ông Stuart Dean, một giám đốc đã về hưu của Tập Đoàn General Electric đã trải 24 năm làm việc ở Đông Nam Á, giải thích với tờ New York Times như sau: “Có thể có một danh từ khác để diễn tả hơn là 'Chiến Tranh Lạnh' nhưng quả thật là có rất nhiều cạnh tranh kinh tế. Nó là một thứ giải Olympics về thương mại.” Và như là để nhấn mạnh cái mục đích tiềm ẩn đó của cuộc họp này, nó sẽ được tổ chức ở Sunnylands Estate ở Rancho Mirage, nơi Tổng Thống Obama đã gặp Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Cộng cách đây ba năm. Trong cuộc họp với các lãnh tụ của 10 quốc gia thuộc khối Asean, Tổng Thống Obama sẽ nói chuyện với một khối đại diện cho một dân số hơn 620 triệu người và một nền kinh tế tập thể khoảng 2.4 ngàn tỷ đô la, khối kinh tế lớn thứ ba ở Á Châu, chỉ sau có Trung Cộng và Nhật Bản. Đứng về phương diện địa lý, Đông Nam Á nằm bao bọc quanh nhưng hải lộ bận rộn và chiến lược nhất của thế giới, thành ra vùng Đông Nam Á là mục tiêu chính của chính sách tái thăng bằng sang Á Châu của chính phủ Hoa Kỳ. Trong khi các lãnh tụ chắc chắn sẽ bàn thảo về những vấn đề an ninh vùng, kể cả tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và chống khủng bố, họ cũng sẽ để một thời gian cũng tương tự như vậy cho các vấn đề kinh tế, kể cả Khối Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo, cũng như các chính sách nhằm thúc đẩy thêm tăng trưởng và kết hợp, cùng nhận định nhưng phương thức để khuyến khích thêm mậu dịch và đầu tư qua canh tân và kinh doanh. Những viên chức Hoa Kỳ nói chuyện với báo chí ở Washington hôm Thứ Tư tuần rồi không đi vào chi tiết, chỉ nói cuộc họp sẽ có nghị trình linh động. Thứ Trưởng Ngoại Giao Daniel R. Russel, phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương sự vụ, giải thích: “Nó không phải là một nghị trình điều đình được bàn thảo trước cứng ngắc và sắp thứ tự một hai ba. Nó là một cuộc thảo luận mở giữa các lãnh tụ.” Trong khi các viên chức nói cuộc gặp gỡ này không phải là một cuộc họp “chống Trung Cộng,” Washington cũng rõ ràng tìm cách dành quyền lãnh đạo ở Đông Nam Á qua đầu tư, các nhà phân tích nhận xét. Ông Kevin G. Nealer, một chuyên gia về Trung Cộng và là một partner của Tập Đoàn Snowcroft ở Washington giải thích: “Những hành động của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa đã làm hại lời tuyên bố của họ là thăng tiến trong hòa bình và tạo nên những nghi ngờ mới về ý định kinh tế và địa lý chính trị của họ trong vùng. Ngay cả những liên hệ khó khăn nhất của Hoa Kỳ trong vùng cũng còn lành mạnh hơn và có hữu hiệu hơn là liên hệ tốt nhất của Trung Cộng, và sự đầu tư sâu đậm và liên tục của Hoa Kỳ ở đó đã tạo ra những thói quen hợp tác và chia sẻ mục tiêu với Asean mà chỉ có mậu dịch không tạo nên được.” Trung Cộng đã là bạn hàng lớn nhất của Asean từ năm 2009 với mậu dịch song phương vượt 366 tỷ đô la vào năm 2014, theo những thống kê mậu dịch của Asean. Hoa Kỳ đứng thứ tư sau Liên Hiệp Âu Châu và Nhật Bản. Đông Nam Á cũng là thị trường xuất cảng lớn thứ tư của Hoa Kỳ vào năm đó. Tuy nhiên, chiến thuật của Hoa kỳ đã tập trung vào đầu tư trực tiếp nơi mà Hoa Kỳ vượt xa Trung Quốc. Các công ty Hoa Kỳ đổ 32.3 tỷ đô la vào Đông Nam Á trong các năm từ 2012 đến 2014, theo thống kê của Asean, so với chỉ có 21.3 tỷ đô la từ Trung Cộng. Từ năm 2000 đến năm 2014, Hoa Kỳ đầu tư 226 tỷ đô la vào Đông Nam Á, theo thống kê của Cơ Quan Phân Tích Kinh Tế Hoa Kỳ, hơn là số tiền đầu tư của Hoa Kỳ đổ vào Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cộng lại. Hoa Kỳ duy trì mục đích là bảo đảm sự chế ngự của mình vào đầu tư trong khi dẫn đầu về mậu dịch, theo các nhà phân tích, và Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP là vũ khí chính trong cuộc chạy đua đó. Bốn trong số 10 quốc gia Asean là thành viên trong khi ba quốc gia nữa, Indonesia, Philippines và Thái Lan, hoặc đã tuyên bố ý định tham gia hoặc nói họ đang tính chuyện tham gia. Chủ Tịch Hội Đồng Thương Mại Mỹ Asean Alexander C. Fieldman thì nói là hội nghị thượng đỉnh là tột đỉnh của một chiến thuật kinh tế Hoa Kỳ cho vùng Đông Á bắt đầu từ tuần lễ đầu tiên khi ông Obama nhậm chức. Đầu năm 2009, Ngoại Trưởng Hillary Clinton làm cuộc công du đầu tiên với tư cách ngoại trưởng và bà chọn đến Indonesia, thành viên của Khối G-20 và là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, và cũng là lãnh tụ không chính thức của Asean. Ông Fieldman giải thích: “Tôi nghĩ chiến thuật của chính phủ Obama đã là một chiến thuật dài hạn vốn phản ảnh một viễn ảnh cho toàn Á Châu và hiểu rõ là Asean là một quân bài tối quan trọng trong bàn cờ mà trong quá khứ các chính phủ Hoa Kỳ khác đã không chú ý đến. Kể từ ngày thứ nhất, họ đã tập trung vào vùng này và hiểu là nó thực sự sẽ là bãi chiến trường cho tương lai của Á Châu.” Ông Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á cho Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Thuật và Quốc Tế (CSIS) ở Washington giải thích là mậu dịch giữa vùng và Trung Cộng rất mạnh. Đông Nam Á là một nguồn nguyên liệu để cung cấp cho cỗ máy kinh tế của Trung Cộng và giai cấp tiêu thụ ngày càng tăng của họ, cung cấp các sản phẩm từ quặng mỏ đến dầu cọ từ Indonesia và Malaysia và phụ kiện điện tử từ Singapore, Malaysia và Thái Lan. Ông thêm: “Trung Quốc cũng viện trợ rất nhiều, đặc biệt cho các dự án hạ tầng cơ sở, một khu vực mà các công ty Hoa Kỳ gặp khó khăn cạnh tranh bởi các chính phủ Đông Nam Á sản xuất ra quá ít dự án mà các ngân hàng Hoa Kỳ chịu tài trợ.” Tuy vậy, sự trông cậy vào Trung Cộng như là một bạn hàng tin cẩn đang ngày càng phai lạt. Trong khi gần 12% tổng số hàng xuất cảng của Asean đi sang Trung Quốc năm 2014, chiếm số cao nhất cho bất cứ một quốc gia nào, xuất cảng sang Trung Cộng đã giảm mạnh năm ngoái trong khi giá nguyên liệu đổ dốc và chờ đợi sẽ còn tiếp tục sụt giảm nửa năm nay vì sự chậm lại của nền kinh tế Trung Cộng. Các nền kinh tế chính trong vùng, kể cả Indonesia, bắt đầu cảm thấy chấn động. Một kinh tế gia của Cơ Quan Tái Bảo Hiểm của Indonesia giải thích: “Sự nhạy cảm của Indonesia với nền kinh tế Trung Cộng rất lớn, và đó cũng là trường hợp của Asean.” Vẫn còn chưa biết là liệu Hoa kỳ có hưởng lợi từ sự trì trệ của Trung Cộng để gia tăng mậu dịch trong vùng hay không. Nhưng lợi điểm của Hoa kỳ về đầu tư có thể tạo nên những lợi ích về lâu về dài theo ông Dean, cựu giám đốc của General Electric. Ông nói: “Tiến bộ trong kinh doanh và những thỏa thuận lớn đều được thúc đẩy bởi đầu tư. Nó bảo đảm một sự hiện diện lâu dài, xây dựng liên hệ lâu dài và biến chúng ta thành những công ty địa phương ở mỗi quốc gia chúng ta đầu tư.” Vả lại ông thêm “Mậu dịch bao giờ cũng ngắn hạn và có thể biến mất nhanh hơn là đầu tư, và đứng về phương diện mậu dịch Trung Quốc luôn có lợi điểm vì họ ở gần.” Thành ra, hội nghị thượng đỉnh Asean Hoa Kỳ lần này sẽ là một bước nữa trong kế hoạch dài hạn của chính phủ Obama nhằm sử dụng Đông Nam Á để bao vây Trung Cộng. Lê Phan (Người Việt)
  14. Posted just now · Report post 01. Mung Tan The Ky - Hop Ca.mp3 02. Duong Ai Nay Di - Thien Kim.mp3 03. You`re So Vain - Lynda Trang Dai.mp3 04. Mot Doi Tiec Nuoi - Don-Ho.mp3 05. Lady Of Ice - Truc Lam, Truc Linh.mp3 06. Nguoi Con Gai - Luu Bich.mp3 07. La Femme Qui Ne Dit Jamais Je T`aime - The Son.mp3 08. You Keep Me Haggin` On - Phuong Vy.mp3 09. Happy Girl - Tommy Ngo, The Ginsen.mp3 10. Dong Doi Doi Thay - Bao Han & Phi Phi.mp3 http://vuon-tho-tao-ngo.org/index.php?/topic/319-tncd-206-we-like-to-party-1/
  15. Tại hội nghị thượng đỉnh Sunnylands: Các quan chức Hà Nội cần phải cam kết cải thiện tự do thông tin để đổi lấy các thỏa thuận thương mại.Tổng thống Obama là người chủ trì cuộc gặp các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Sunnylands, California trong hai ngày 15 Tháng 2 và 16. Việt Nam là một trong nhiều nước tham dự đã ký được Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào ngày 4 tháng 2 vừa qua. Giờ thì các câu chuyện liên quan đến TPP chắc chắn phải là một chủ đề quan trọng tại hội nghị thượng đỉnh, và Tổng thống Obama ắt phải phải tận dụng cơ hội này để làm rõ rằng việc thực hiện của thỏa thuận kinh tế TPP không thể thành công mà thiếu vắng việc nghiêm túc cải thiện nhân quyền trong khu vực.Trong số các nhà lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN được chờ đợi sẽ có mặt hội nghị thượng đỉnh là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Quyền tự do thông tin trong sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam được ghi nhận là đáng buồn. Hà Nội là một trong những cai ngục tồi tệ nhất đối với các blogger và các nhà báo công dân trên thế giới, với ít nhất 15 blogger hiện đang giam cầm. Đất nước này đứng hạng 175 trong số 180 quốc gia thiếu tự do báo chí, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ghi nhận, vị trí của Việt Nam trong danh sách này chỉ khá hơn một điểm so với Trung Quốc, và khá hơn hai điểm, so với Syria.Vào ngày 16 tháng 12 vừa qua, ông Nguyễn Văn Đài, luật sư nhân quyền và là một blogger bị bắt giữ một cách tùy tiện vì cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam." Ông bị giam ngay sau ngày Liên minh châu Âu và Việt Nam đã tổ chức cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền. Mười ngày trước đó, ông cũng đã bị đánh đập tơi tả bởi cảnh sát mặc thường phục, sau khi tham gia vào một cuộc thảo luận về nhân quyền và 2013 Hiến pháp Việt Nam. Trước khi bị bắt vào tháng 12, Nguyễn Văn Đài nói với chúng tôi rằng các vụ tấn công như vậy sẽ không làm cho ông nản lòng. Ông kêu gọi "các tổ chức NGO quốc tế và các chính phủ dân chủ hãy làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn bạo lực, điều mà công an Việt Nam đã áp dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây đối với các nhà hoạt động nhân quyền và các nơi cung cấp tin tức độc lập." Là một nhà tranh đấu nhân quyền và tự do thông tin đáng kính trọng, và là nhà hoạt động Việt sáng giá nhất, Nguyễn Văn Đài từng lên tiếng ủng hộ cho TPP. Ông cho rằng TPP sẽ buộc Hà Nội phải tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế và cuối cùng dẫn đến sự cởi mở hơn về chính trị. Việc ông Đài bị sách nhiễu và dẫn đến việc bắt giữ cho thấy chính quyền Việt Nam đang đàn áp các tiếng nói trung dung nhất của giới bất đồng chính kiến vốn đang vận động ủng hộ các quyền căn bản cho người dân Việt Nam. Trong khi Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Tom Malinowski luôn vui mừng trước việc chính phủ Việt Nam phóng thích của một số tù nhân lương tâm, kể từ khi các cuộc đàm phán TPP bắt đầu, từ hơn hai năm trước đây, nhưng rõ ràng Việt Nam không hề có được một hình ảnh đủ đẹp như một số quan chức Mỹ vẫn đưa ra, nhằm cổ xúy cho việc ký kết Việt Nam-TPP. Những vụ bắt bớ mang tính truyền thống, khởi tố và kết án các blogger và các nhà báo công dân có vẻ giảm đi, nhưng bù lại thì các vụ đánh đập bạo lực được tổ chức bởi chính quyền và những tên côn đồ được thuê mướn,đã gia tăng đáng ngại. Tháng 11 năm 2014, lãnh sự Pháp Emmanuel Lý Batallan đã bị tấn công bởi nhóm côn đồ và cảnh sát thường phục khi ông tới thăm Phạm Minh Hoàng, một blogger thế hệ người Việt nói tiếng Pháp, vốn đang bị quản chế vào tháng 11 năm 2011, và là người bị sách nhiễu thường xuyên lâu nay. Ngoài việc dùng bạo lực tấn công thẳng vào con người, chính phủ Việt Nam còn sử dụng một lực lượng dư luận viên trực tuyến để đưa tin tức tuyên truyền tiêu cực về hoạt động của các nhà hoạt động trên mạng lưới, hoặc đánh lừa nhà quản lý facebook về những báo cáo xấu để đóng trang của ai gây bất lợi cho chính phủ. Nước Mỹ có thể làm gì trước vấn đề này? Câu trả lời là việc ký kết này mang lại một cơ hội tuyệt vời. Tháng 10 năm ngoái, trong một lần trả lời phỏng vấn tờ New York Times, ông Malinowski đã tuyên bố rằng TPP là "cơ hội tốt nhất mà chúng tôi đã có sau bao nhiêu năm khuyến khích cải cách mạnh mẽ thể chế tại Việt Nam, để thúc đẩy tiến bộ nhân quyền”. Việc đảm bảo rằng Hà Nội phải thực hiện các cam kết của mình - nhằm đưa tới các cải cách nhân quyền có ý nghĩa, dẫn tới việc tự do thông tin tốt hơn, trước khi TPP đi vào hiệu lực – chính là vấn đề then chốt. Chính quyền Mỹ phải buộc Hà Nội để đưa thỏa thuận này vào từng cơ hội mà họ muốn có được. Dĩ nhiên, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN không là ngoại lệ. Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Obama yêu cầu chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả các blogger đang bị giam cầm và chấm dứt sách nhiễu các nhà hoạt động trên mạng lưới và giới bất đồng chính kiến, thông qua việc cho công an đánh đập và tấn công trực tuyến. Xin đừng nói mua bán gì cả mà chưa có được tự do thông tin.Bài viết của Christophe Deloire, Tổng thư ký / Phóng viên Không Biên giớiTuấn Khanh chuyển ngữ từ No Trade Without Freedom of Information (12/2/2016)TuanKhanh's blog (RFA)
  16. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-02-13 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Một nhân viên ngân hàng tại Hà Nội đang kiểm tra tiền đô la Mỹ. Ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO Lượng kiều hối gởi về Việt Nam trong những năm gần đây chiếm tỷ lệ 1/3 dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tuy vậy có nhiều nghi vấn cho rằng kiều hối thực tế còn có một góc khuất như một kênh rửa tiền, bên cạnh những đồng đô la chắt chiu của người Việt hải ngoại và người đi lao động ở nước ngoài gởi về giúp gia đình. Tiền tham nhũng rửa qua kênh kiều hối? Lượng kiều hối về Việt Nam năm 2015 đạt 12,25 tỷ USD tăng khoảng 0,25 tỷ USD so với năm 2014. Theo ghi nhận của Ngân hàng Thế giới, Mỹ là nguồn kiều hối lớn nhất gởi về Việt Nam với 7 tỷ USD. Trước đó dòng tiền kiều hối về Việt Nam tăng vọt đáng ngạc nhiên từ mức 3,15 tỷ USD năm 2005 đã tăng lên 6,80 tỷ USD vào năm 2008, sau đó chững lại một thời gian rồi tiếp tục tăng chóng mặt. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định về khả năng tiền tham nhũng được rửa qua kênh kiều hối. Ông nói: “Có thể có, nếu như trong nước không quản lý tốt để cho những khoản thu nhập bất chính nào đó mà người ta gởi ra nước ngoài bằng con đường nào đó và chúng ta không không kiểm soát được và bây giờ người ta dùng con đường kiều hối ấy chuyển về nước để hợp pháp hóa. Chuyện này là có thật, nhưng chưa được thống kê một cách kỹ lưỡng. Trước đây chúng ta cũng nói gởi tiền qua Thụy Sĩ không thống kê được vì người ta giữ bí mật đến mức tối đa. Nhưng bây giờ không chỉ có Thụy Sĩ mà có nhiều con đường khác nhau, chuyện này là có thể. Tôi cho rằng chuyện dùng con đường kiều hối để rửa tiền quay đi quay lại đối với một quốc gia là có nhưng không nhiều lắm.” Phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn khác nhau như Ngân hàng Nhà nước VN, Ngân hàng Phát triển Á châu… Năm 2015 TS Vũ Quang Việt nguyên chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc, có bài phân tích trên mạng Diễn Đàn nêu ra một số vấn đề về những dòng tiền bất hợp pháp ra vào Việt Nam. Bài viết được Báo điện tử Đất Việt đăng lại và gây sôi nổi dư luận. Trong bài, dựa vào bảng cân đối thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nhà nước và dự trữ ngoại tệ, TS Vũ Quang Việt sử dụng các tính toán chuyên môn và cho biết từ năm 2008 đến 2013 khoảng 33 tỷ USD đã bị tuồn bất hợp pháp ra nước ngoài. Theo số liệu chính thức năm 2013 kiều hối về Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD trong đó con số 1,6 tỷ USD mà 500.000 người đi xuất khẩu lao động gởi về trong tổng lượng kiều hối một năm là điều có thể tin được, vì như thế mỗi người gởi về Việt Nam khoảng 3.200 USD. Phần còn lại là 7,1 tỷ USD không thể là tiền gởi về nước của 4 triệu Việt Kiều, đặc biệt năm đó phía Việt Nam cho biết 57% lượng kiều hối là từ Hoa Kỳ. Với 1,3 triệu người Việt ở Mỹ tính đổ đồng thì mỗi người đã gởi 3.900 USD về Việt Nam, hoặc 1 gia đình 3 người đã gởi tới 11.700 USD một năm. Đây là điều mà TS Vũ Quang Việt, hiện cư trú ở New York nói là không thể tin được. Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. Trong bài viết, TS Vũ Quang Việt bác bỏ lập luận cho rằng người Việt chuyển tiền về nước để gởi ngân hàng ăn chênh lệch lãi suất. Theo ông, khó ai tin vào sự ổn định giá trị tiền đồng VN và dù không có bằng chứng nhưng ông cho rằng khả năng có việc rửa tiền là hợp lý. Đối với việc chuyển ngân bất hợp pháp từ Việt nam ra nước ngoài qua con số 33 tỷ USD trong 6 năm từ 2008 tới 2013, TS Vũ Quang Việt cho rằng có thể chủ yếu để nhập lậu hàng hóa từ Trung Quốc, số liệu năm 2013 là khoảng 11,7 tỷ USD. Còn rửa tiền qua kênh kiều hối, TS Vũ Quang Việt cho rằng xuất phát từ thu nhập bất chính của người có chức có quyền ở Việt Nam. Tiền lại quả cho quan chức có thể được trả vào tài khoản thiết lập ở nước ngoài, sau đó được rửa sạch. Tại sao phí gởi tiền về VN quá rẻ? Không cần phải là chuyên gia, người Việt Nam sống ở Hoa Kỳ cũng từng tự đặt câu hỏi là tại sao phí gởi tiền về Việt Nam ở các công ty gởi tiền của người Việt lại rẻ như bèo so với các hãng chuyển tiền quốc tế. Thí dụ gởi 100 USD trả phí 02 USD hoặc thấp hơn, gởi nhiều thì phí còn giảm nữa. Mức phí này được cho là không đủ trang trải chi phí thuê mướn trụ sở và nhân viên. Trong khi đó phí chuyển tiền của các công ty quốc tế như Western Union hay Moneygram thường cao hơn rất nhiều. Trên báo Đất Việt, chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu từng đề cập tới những cách thức rửa tiền thông thường nhất. Đó là đi lòng vòng qua trung gian, tiền được chuyển dịch tại hai quốc gia nhưng lượng tiền không được chuyển dịch qua hai lãnh thổ. Ví dụ một người gọi là A chuyển tiền cho người thân là B ở nước ngoài. Người A muốn chuyển ngoại tệ cho người B chỉ cần giao dịch qua người C ở trong nước và người C sẽ giao dịch với người D ở nước ngoài, người B sẽ nhận được ngoại tệ từ người D. Tiền người B nhận được ở nước ngoài trở thành tiền sạch, có thể rửa thêm một lần nữa qua đầu tư vào bất động sản. Nhận định về khả năng rửa tiền qua kênh kiều hối, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội kêu gọi Nhà nước phải có biện pháp thực sự để ngăn chặn và trong sạch hóa nền kinh tế. Ông nói: “Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh việc đổi mới kinh tế một cách thực chất thì vấn đề phải đổi mới thể chế, hay là chế tài thì nói phải đi đôi với làm. Phải thực sự thay đổi tư duy thì mới hạn chế được, ngăn chặn được hiện tượng rửa tiền, những đồng tiền bất chính không làm ra bằng mồ hôi nước mắt mà bằng cách bòn rút nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam, bằng cách bòn rút tiền của những người làm ăn chân chính, người ta đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra. Nhưng đồng tiền đó lại rơi vào tay những kẻ tham nhũng, những kẻ làm ăn bất chính. Những kẻ đó lại biến những đồng tiền đó thành tiền sạch thông qua rửa tiền dưới dạng kiều hối.” Rửa tiền là một vấn nạn trên toàn thế giới, các quốc gia phát triển có hệ thống pháp luật nghiêm minh cũng chỉ giới hạn được vấn đề này. Luật pháp Hoa Kỳ trừng phạt tội rửa tiền rất nặng, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng từng bị phạt hàng tỷ đô la vì liên quan đến rửa tiền. Vấn đề của Việt Nam càng khó khăn hơn vì pháp luật lạc hậu và thói quen sử dụng tiền mặt. Cải cách thể chế ở Việt Nam chậm và vướng mắc Hiến pháp Xã hội Chủ nghĩa độc đảng. Hơn nữa tình trạng thể chế không minh bạch, chính là điều các quan chức tham nhũng trong bộ máy công quyền không bao giờ muốn thay đổi.
  17. Philippines hy vọng có thể ngăn chặn được những sự xâm nhập của Trung Quốc vào các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền bằng việc tăng cường liên minh quân sự của mình với Mỹ, nước đã bắt đầu được quyền tiếp cận mở rộng đối với các căn cứ của Philippines ở Biển Đông. Rõ ràng là, một sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Mỹ ở khu vực này có nguy cơ tạo ra tác động ngược trở lại, khuyến khích Trung Quốc củng cố hơn nữa lập trường của nước này đối với các vùng biển có tranh chấp. Nhưng Philippines cho rằng họ không còn nhiều thời gian, và rằng sức mạnh quân sự của Mỹ là hy vọng tốt nhất để bảo vệ các lợi ích lãnh thổ của nước này. Không lâu sau khi Trung Quốc tiến hành một loạt chuyến bay thử nghiệm trên sân bay mới xây của nước này ở Đá Chữ Thập (Fiery Cross), một thực thể có tranh chấp nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa, các thành viên của Tòa án tối cao Philippines đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ thực hiện EDCA. Tòa án tối cao này đã bác bỏ các đơn kiến nghị miêu tả thỏa thuận này là trái với hiến pháp vì được cho là vi phạm chủ quyền quốc gia của Philippines. Đồng ý với quan điểm của Chính quyền Benigno Aquino, Tòa án tối cao Philippines đã miêu tả hiệp ước này là một “Executive Agreement”, thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ với chính phủ một nước khác mà không đòi hỏi phải có sự thông qua của thượng viện. Thượng viện Philippines trước đó đã miêu tả EDCA là một thỏa thuận theo hiệp ước đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của thượng viện. Bất chấp cuộc tranh cãi về pháp lý, cả bộ máy an ninh Philippines lẫn đa số người dân nước này đều coi EDCA là một biện pháp cấp bách và cần thiết để củng cố vị thế của Philippines ở Biển Đông. Điều quan trọng là Tòa án tối cao đã đưa ra phán quyết không lâu trước Đối thoại Bộ trưởng 2+2 diễn ra đầu tháng 1/2016 giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của Philippines và Mỹ. Trong một bản tuyên bố chung, hai đồng minh “đã tái khẳng định cam kết của họ tiếp tục tăng cường liên minh Philippines-Mỹ, đảm bảo cả về mặt quốc phòng lẫn an ninh chung của hai nước cũng như cùng nhau đóng góp cho nền hòa bình, ổn định và thịnh vượng kinh tế của khu vực”. Trung Quốc đã không lãng phí chút thời gian nào để đả kích cái mà nước này coi là mối đe dọa đối với các lợi ích của họ. Tân Hoa Xã đã cáo buộc Philippines “ngả sang Chú Sam để ủng hộ tham vọng của nước này chống lại Trung Quốc”, cảnh báo rằng Manila “sẽ phải hứng chịu những hậu quả tiêu cực của động thái ngu ngốc của mình trong tương lai”. Tân Hoa Xã đã kêu gọi Philippines “giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc thông qua đàm phán mà không tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba”. Trái ngược với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, EDCA sẽ không thiết lập lại các căn cứ thường trực của Mỹ ở Philippines. Các lực lượng của Mỹ sẽ được quyền tiếp cận luân phiên, có điều kiện đối với các căn cứ đã được thỏa thuận chung ở Philippines trong thập kỷ tới. Hiệp ước này đem lại cả các địa điểm tác chiến tiền tuyến lẫn các địa điểm hợp tác an ninh, với 8 căn cứ quân sự được đánh giá cao sẵn có của Philippines, trong đó có Vịnh Subic, Clark và Vịnh Oyster, các căn cứ ở gần các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Philippines được cho là sẽ phải chịu các chi phí vận tải và tiện ích liên quan đến các hoạt động của các lực lượng thăm viếng. Sẽ không có khoản tiền thuê lớn nào cho việc tiếp cận căn cứ, và không có điều gì trong EDCA buộc Washington phải can thiệp vào các tranh chấp Biển Đông có lợi cho Manila. Nói tóm lại, Mỹ sẽ có một sự hiện diện quân sự với chi phí thấp, linh hoạt và mở rộng ở Philippines – một thành phần quan trọng trong chính sách “xoay trục sang châu Á” rộng lớn hơn của nước này. Tuy nhiên, Chính quyền Aquino sắp mãn nhiệm hy vọng rằng sự hiện diện này sẽ đóng vai trò là một sự răn đe ngầm chống lại các tham vọng biển của Trung Quốc. Trong các điều khoản rõ ràng hơn, EDCA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các cuộc tập trận quân sự chung, chuyển giao các thiết bị quân sự ngày càng tiên tiến cho Lực lượng Vũ trang Philippines và tăng cường khả năng tương tác giữa hai đồng minh. Hai đồng minh này cũng đang xem xét những cách thức để phối hợp các chính sách an ninh biển của họ, kể cả một đề xuất tiến hành các cuộc tuần tra chung của Hải quân Mỹ và Philippines ở Biển Đông, đặc biệt gần với các cấu trúc địa hình mà Trung Quốc chiếm đóng. Do đó Philippines và Mỹ đang lựa chọn các biện pháp đối phó cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, nước đang xây dựng một mạng lưới các đường băng tiên tiến và các cơ sở lưỡng dụng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Nhưng như học giả Trung Quốc Chu Phong thuộc Đại học Nam Kinh đã cảnh báo: “Biển Đông sẽ trở nên chật chội hơn, và nguy cơ xảy ra xung đột quân sự sẽ tiếp tục gia tăng”. Cuối cùng, EDCA cũng có nguy cơ biến các tranh chấp Biển Đông thành một sự ganh đua nước lớn toàn diện, làm phức tạp thêm các tranh chấp và làm xói mòn các nỗ lực của các bên tham gia khu vực trong việc tìm ra một giải pháp hòa bình, thông qua con đường ngoại giao. Trung Quốc có thể đối phó lại bằng cách đẩy nhanh và mở rộng các hoạt động cải tạo đảo của nước này và triển khai các phương tiện quân sự đến các cấu trúc địa hình có tranh chấp. Trung Quốc cũng có thể đưa ra lập trường ngoại giao cứng rắn hơn đối với vấn đề này. Với việc Lào, một đồng minh thân thiết của Trung Quốc, giữ chức chủ tịch ASEAN, có một nỗi lo sợ dai dẳng rằng Bắc Kinh sẽ phá hoại một cách hiệu quả bất cứ nỗ lực nào trong việc thương lượng về một lập trường chung của khu vực đối với các tranh chấp Biển Đông. Điều rõ ràng là các nước láng giềng nhỏ hơn của Bắc Kinh đang liều lĩnh áp dụng bất kỳ biện pháp nào để chống lại cái mà họ coi là hành động trả đũa của Trung Quốc, ngay cả khi nó đồng nghĩa với việc chào đón quân đội nước ngoài trở lại đất nước họ theo kiểu thời kỳ Chiến tranh Lạnh./. Nguồn: Richard Javad Heydarian, “Philippines re-embraces US military muscle“, The Straits Times, 21/01/2016.Biên dịch: Vũ Hiền (Nghiên cứu Biển Đông)
  18. Nhiều người dè bỉu những người đấu tranh cho dân chủ ra ứng cử hàng loạt hiện nay, cho đó là ào tưởng, là PR không công cho dân chủ giả tạo, có kẻ còn nặng nề hơn quy chụp ngay cho những người tự ra ứng cử là hám danh, là khao khát được vào quốc hội... Chế độ nầy đã làm cho toàn dân sợ hãi khi đụng chạm đến chính trị, cái gì liên quan đến chính trị thì có đảng lo, hoặc nếu có quan tâm đến thì phải làm theo chỉ đạo của đảng. 70 năm cho miền Bắc và 40 năm cho miền Nam, nhiều người dân đã bị khắc sâu dấu ấn sợ hãi lên bản thân mình mà lên cả các thế hệ F1, F2 Do vậy, tôi cho rằng ai dám đứng ra tự ứng cử là những người thực sự dũng cảm, vì chúng ta đều biết rằng, ai tự ra ứng cử mà không do đảng CS chỉ đạo sẽ bị xem như là thù địch và bị đối xử tồi tệ như thế nào ai cũng thấy được. (vào stt của luật sư Đôn An Võ để thấy điều nầy). Họ là những người dám vượt qua sợ hãi và thúc giục những người khác vượt qua sợ hãi. Tự ra ứng cử vào dịp nầy là một cách đấu tranh rất dũng cảm chống lại trò hề bầu cử giả dối. Ngược lại tẩy chay bầu cử cũng là một cách đấu tranh chống lại trò hề giả dối đó, dù có thụ động hơn. Những người lớn tiếng dè bỉu những người tự ra ứng cử, liệu có dám chống lại cuộc bầu cử trò hề nầy bằng cách tuyên bố tẩy chay bầu cử hay không? Các bạn có đủ dũng cảm làm như vậy không? Khi các bạn đủ dũng cảm vượt qua cơn sợ hãi để tuyên bố tẩy chay bầu cử thì các bạn hãy nói đến chuyện phê phán, dè bỉu người ra ứng cử. Những ai không có thái độ gì hết với trò hề bầu cử nầy mà vẫn to tiếng dè bỉu ... thì họ "hoặc là dư luận viên hoặc là bọn thối tha" như nhà văn Bổn Đình Nguyễn đã nói. Huỳnh Ngọc Chênh (FB Huỳnh Ngọc Chênh)
  19. Tháng trước, mục này đã đề nghị với 127 nhà trí thức trong hãy cùng các nhà tranh đấu dân chủ khác ra ứng cử quốc hội trong năm nay, nếu bức thư góp ý kiến của họ bị Đảng Cộng Sản bỏ qua. Bức thư họ gửi cho giới lãnh đạo đảng, cho các đại biểu dự Đại Hội XII và tất cả các đảng viên Đảng Cộng Sản khác đã bị bỏ qua rồi. Vì họ nêu ra các ý kiến táo bạo. Họ khuyên Đảng Cộng Sản đổi tên đảng; đổi tên nước (bỏ nhãn hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa). Cụ thể hơn, họ đòi Đảng Cộng Sản phải chấm dứt trấn áp dân chúng và trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ. Trong bài “Có thể theo gương Myanmar,” trên nhật báo Người Việt ngày 15 tháng 12 năm 2015, mục này đã đoán trước Đại Hội XII của đảng sẽ coi các ý kiến của họ không đáng nghe; và đặt câu hỏi: Sau đó quý vị phải là gì? Và đề nghị hai hành động. Thứ nhất, vì danh dự, các đảng viên ký tên trong bức thư trên hãy công khai rút ra khỏi Đảng Cộng Sản, vì các ý kiến trong thư cho thấy họ vừa không tin vào chủ nghĩa cộng sản, vừa tố cáo tội lỗi của chế độ cộng sản đối với dân tộc. Thứ hai, 127 người ký tên hãy cùng các nhà tranh đấu dân chủ đồng loạt ghi danh ra ứng cử trong cuộc bầu Quốc Hội sắp tới. Tới nay, chưa thấy một ai trong số 127 người ký tên dưới bức thư có hành động nào, sau khi chứng kiến bức thư tâm huyết của mình bị bỏ qua, không ai thèm nhắc tới. Họ có thể đang chuẩn bị những bước kế tiếp mà chúng ta không biết. Vì vậy, xin nhắc lại lần nữa: Đề nghị quý vị hãy tự ra tranh cử quốc hội trong năm nay. Nên nhắc lại đề nghị này, vì ở trong nước đã có nhiều người mới nêu ra ý kiến đó. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà tranh đấu dân chủ ở Hà Nội, là người đầu tiên, trong tuần trước, tuyên bố sẽ ứng cử đại biểu Quốc Hội khóa tới. Ông còn kêu gọi các công dân khác hãy tích cực “tự ứng cử,” nếu hội đủ tiêu chuẩn bình thường về tuổi tác, về lý lịch tư pháp, v.v... Sau ông Nguyễn Quang A, nhiều người cũng nói họ sẽ tự ứng cử, như quý ông Nguyễn Tường Thụy (Hội Nhà Báo Độc Lập), Luật Sư Lê Văn Luân, Lê Công Định, bà Nguyễn Thúy Hạnh, bà Đặng Bích Phượng, v.v... Ai cũng biết rằng Đảng Cộng Sản sẽ không cho ai đắc cử nếu không được đảng giới thiệu hoặc do đảng mớm trước xúi ra ứng cử. Nhưng quý vị sắp ghi tên tranh cử chắc không nhắm mục đích giành lấy cái ghế đại biểu. Luật Sư Lê Văn Luân nói, dù thất cử nhưng ông sẽ “chứng minh về cơ hội của những người ngoài Đảng” qua việc ông ra ứng cử. Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nói ông muốn dấy lên một phong trào, tạo ra một “đợt học tập” để “mọi người biết rằng bầu cử là thế nào, dân chủ là ra sao.” Ông còn nhận xét rằng hành động “tự ứng cử” chỉ thắng chứ không thua! Đúng như vậy. Hành động tự mình ra ứng cử sẽ thắng chứ không thua, tức là không mất cái gì cả mà tạo được nhiều tác dụng hữu ích! Nhưng thắng là thắng cái gì và thắng thế nào? Quý ông Lê Văn Luân và Nguyễn Quang A nêu lên “thắng lợi” trong việc “giáo dục,” hoặc “huấn luyện” đồng bào về sinh hoạt bầu cử trong chế độ dân chủ, về cơ hội tham gia sinh hoạt chính trị của những người không phải đảng viên Cộng Sản. Đạt được những mục tiêu đó cũng là hữu ích, đáng bỏ công ra dấn thân tự ứng cử. Nhưng chúng ta có thể đạt được những “thắng lợi” lớn hơn và xa hơn nữa nếu gây được một phong trào mới. Như đã trình bày trong mục này, một phong trào tự ứng cử có thể tạo nên một “thực tại chính trị mới” trong xã hội Việt Nam. Hành động của năm chục đến một trăm công dân độc lập ghi danh tự ứng cử sẽ gây ra một hiện tượng chính trị sôi nổi trong một xã hội đang bị ru ngủ. Vì chính họ quyết định ứng cử, chứ không phải do đảng Cộng Sản đưa ra để tô điểm hoa hoét như trong các cuộc bàu cử giả dối đã diễn ra từ hơn nửa thế kỷ. Những người tự ứng cử chấp nhận “làm vật hy sinh” vì họ sẽ bị guồng máy công an và tuyên truyền Cộng Sản tấn công, đàn áp, bôi nhọ trong mấy tháng trời. Nhưng họ sẽ đánh thức mọi người Việt Nam cùng tỉnh dậy để nhận ra thế nào là tự do dân chủ, thế nào là phản dân chủ; như các ông Lê Văn Luân và Nguyễn Quang A trù tính. Hiện tượng này lần đầu tiên xuất hiện dưới chế độ cộng sản, có thể mở đầu cho các phong trào nhân dân khác sau này. Mọi người sẽ ý thức về quyền “tự quyết định” với tính cách công dân của mình, trong khuôn khổ luật pháp mà từ xưa tới nay chưa bao giờ được thi hành. Phong trào tự ứng cử có thể tạo nên một thực tại chính trị mới, nếu những người tự tranh cử xuất hiện trước công chúng như một làn sóng mới. Làn sóng này nước cùng một mầu sắc, cùng hướng về những mục tiêu tương tự thể hiện nhu cầu chính trị của 90 triệu người dân Việt Nam. Trong bài trước chúng tôi đã nêu ra một số đề nghị, xin nhắc lại dưới đây. Trước hết, những người tự ứng cử, dù không phối hợp được với nhau, sẽ công bố chương trình lập pháp của mỗi người sau khi vào quốc hội. Chúng ta có thể đoán trước, những chương trình này sẽ có rất nhiều điểm tương đồng và trái ngược với các khẩu hiệu mị dân của Đảng Cộng Sản. Hiện tượng mới đầu tiên là mỗi ứng cử viên có một chương trình lập pháp cụ thể. Nêu lên các chương trình là đủ, dù biết rằng mình sẽ bị gạt ra ngoài cuộc tranh cử, không thể nào thực hiện chương trình đó. Tất nhiên, quý vị ứng cử viên độc lập không thể nào họp nhau thảo luận về chương trình tranh cử chung, vì mỗi người sẽ bị công an sẽ chặn đón, ngăn cản, có thể hành hung khi bước ra khỏi nhà. Nhưng với phương tiện thông tin qua mạng Internet bây giờ, tất cả vẫn liên lạc được với nhau, đưa ra một số quan điểm mà ai cũng đồng ý. Không cần tham khảo với nhau, các ứng cử viên độc lập sẽ nêu lên một số mục tiêu tương tự, hoặc một số khẩu hiệu tương tự. Chọn một số khẩu hiệu tác động sâu xa trong lòng đồng bào như: Bảo vệ đất đai, biển đảo của Tổ Quốc! Chống tham nhũng lạm quyền! Chống bất công xã hội! Bảo vệ quyền sống làm người! Nếu có một trăm ứng cử viên đồng loạt nêu ra các khẩu hiệu như vậy, đồng bào sẽ cảm thấy được nghe những tiếng nói mới vang vọng từ trong đáy lòng họ. Chương trình lập pháp cần nêu ra những mục tiêu cụ thể mà ứng cử viên nào cũng đồng ý. Có thể nêu các thí dụ: (1) Xóa bỏ độc quyền chính trị của đảng cộng sản ghi điều 4 trong hiến pháp hiện hành. (2) Xây dựng luật pháp dân chủ tôn trọng quyền làm người và các quyền công dân để thực hiện tam quyền phân lập. (3) Xóa bỏ chế độ hộ khẩu, công nhận quyền sở hữu đất đai của mọi công dân, xác định quyền tổ chức các công đoàn độc lập. (4) Thiết lập một cơ quan độc lập đứng ngoài đảng cộng sản và nhà nước để điều tra, truy tố các hành vi tham nhũng, đặc biệt trong các vụ chiếm ruộng đất bất công. (5) Thiết định hệ thống tư pháp độc lập v.v... Chúng tôi tin rằng khi tất cả các ứng cử viên độc lập sẽ nói lên những nguyện vọng, khát khao của đồng bào, họ sẽ tạo ra một thực tại chính trị chưa hề có ở Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản. Đồng bào sẽ thấy trước mắt những tiếng nói hợp lòng dân nhất đang bị Đảng Cộng Sản trấn áp một cách tàn bạo. Guồng máy công an sẽ ngăn cản, quấy phá, đánh đập. Côn đồ có thể đến từng nhà đe dọa chồng hay vợ và con cái các ứng cử viên độc lập. Chúng có thể đến tận trường đe dọa, thậm chí bắt cóc con cái để tạo áp lực. Guồng máy tuyên truyền sẽ hoạt động khi danh sách các ứng cử viên được đưa về các làng xóm, các khu phố để Mặt trận Tổ quốc và dân chúng “hiệp thương.” Trong các phiên họp “hiệp thương” này, họ sẽ tìm cách bôi nhọ tất cả các ứng cử viên độc lập. Họ sẽ vu cáo những tội hình sự; sẽ bới móc quá khứ; sẽ có những “nhân dân” cò mồi xuất hiện tố cáo các tội về tài chánh, về đạo đức; một nam ứng cử viên độc lập có thể thấy một cô gái ôm một đứa bé đến đòi “trả lại con!” Tất cả những “đòn bẩn” sẽ được họ đem ra sử dụng, đúng nghề của các Đảng Cộng Sản khắp nơi. Các ứng cử viên độc lập sẽ phải “chịu đòn” và mỗi người đều biết họ có thể chống lại như thế nào. Tất cả đồng bào sẽ thấy những đòn bẩn quen thuộc thời Cải Cách Ruộng Đất được Đảng Cộng Sản đem ra dùng lần nữa. Bộ mặt nhơ bẩn của đảng lại hiện ra! Nhưng đồng bào sẽ ý thức rằng trên đất nước mình có một thực tại chính trị mới. Ai sẽ đóng vai hy sinh chịu đòn? Chúng ta có thể trông đợi nơi những nhà tranh đấu dân chủ, những người còn tự do hoặc đã ra khỏi nhà tù. Có hàng trăm nhóm và hàng ngàn cá nhân đang hoạt động và cùng hướng về mục đích đấu tranh dân chủ tự do: Phong trào Con Đường Việt Nam; Khối 8406; Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do; Nhóm Boxitvn; Tập hợp Thanh Niên Dân Chủ; các đồng bào Công Giáo ở Nghệ An, ở Ấp Thái Hà hay Đường Kỳ Đồng; các cư sĩ thuộc Giáo hội Phật Giáo Thống Nhất;... Những cá nhân như Tô Hải, Nguyễn Tiến Trung, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Thị Kim Chi, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Quang Lập,... , đều có thể dấn thân gia nhập cơn sóng trào của các ứng cử viên độc lập. Nhưng các đảng viên và cựu đảng viên cộng sản cần tham dự vào làn sóng tự do dân chủ này. Trước hết, để chứng tỏ chính những người từng tin vào Chủ Nghĩa Cộng Sản cũng thức tỉnh. Do đó họ sẽ lôi kéo được các đảng viên khác cùng tỉnh ngộ. Phong trào này xuất phát từ nguyện vọng của toàn dân chứ không phải chỉ gồm những người chống chủ nghĩa và Chế Độ Cộng Sản. Vì vậy, ở mục này tháng trước, chúng tôi đã đề nghị 127 vị ký tên trong bức thư gửi Đại Hội 12 hãy tự ghi tên tranh cử, sau khi các ý kiến của quý vị bị Đảng Cộng Sản gạt bỏ. Trong số những người đã ký tên có đến hàng trăm vị đã hoặc đang còn là đảng viên. Quý vị đó sẽ làm gì để tiếp tục tranh đấu đòi thực hiện các ý kiến của họ? Họ có thể ngồi yên, ngủ ngon sau khi những lời tâm huyết của mình bị đảng “vứt vào sọt rác” hay không? Hoặc họ sẽ kiên nhẫn chờ đợi, mỗi sáu tháng hay một năm lại viết một bức thư mới “kiến nghị” với đảng. Hoặc họ phải đứng dậy. Phải hành động. Hành động giản dị nhất là tham dự vào phong trào tự ứng cử làm đại biểu Quốc Hội khóa tới. Đối với những người đã từng đi biểu tình đòi đất với dân oan, đã từng tập họp chống Trung Quốc xâm lược, thì hành động tự ứng cử đỡ nguy hiểm đến bản thân và đơn giản hơn nhiều. Họ chỉ cần lên tiếng: Chúng tôi thực hiện quyền công dân! Khi có ba trăm, năm trăm người dấn thân cùng một lúc, nói lên những nguyện vọng giống nhau, cùng bị trấn áp như nhau, họ sẽ tạo nên một thực tại chính trị mới. Thực tại chính trị mới này sẽ kích động sâu xa đến tâm lý đồng bào và sẽ thay đổi xã hội Việt Nam. Như đã viết trong mục này tháng trước: “Sau đó toàn thể dân Việt sẽ biết có những người đang sẵn sàng nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia thay thế Đảng Cộng Sản. Cuộc tranh đấu lúc đó thực sự bắt đầu, trong một thực tế chính trị mới.” Ai cũng đồng ý, tự ứng cử “chỉ thắng chứ không thua!” Nhưng nếu chỉ có vài ba chục người tự ứng cử thì thắng lợi đó còn nhỏ và hẹp. Cả một phong trào tự ứng cử, hàng trăm người cùng nêu lên các khẩu hiệu và mục tiêu giống nhau, sẽ tạo nên một cơn sóng trào, cơn sóng dâng lên ngày càng cao để cuối cùng thay đổi vận mệnh đất nước chúng ta. Ngô Nhân Dụng (Người Việt)
  20. Theo FT, vào cuối năm nay, tòa án quốc tế The Hague sẽ ra quyết định về các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Và Mỹ dự định sẽ nhân hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới với các nhà lãnh đạo đến từ Đông Nam Á (ĐNÁ) sẽ “xây dựng áp lực ngoại giao” với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông thông qua việc khuyến khích các nước ĐNÁ thúc giục Bắc Kinh chấp nhận phán quyết của tòa án, gián tiếp thách thức tuyên bố mở rộng chủ quyền của Bắc Kinh. “Phán quyết của tòa án là vô cùng quan trọng,” Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng khu vực Đông Á, cho biết trong một cuộc phỏng vấn FT cho biết. “Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm về việc, liệu Trung Quốc có là một quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế hay không.” VNTB - Sunnylands: Mỹ sẽ hỗ trợ ASEAN về Biển Đông, Campuchia quyết tâm "phá" Việt Nam? Ông Obama có cuộc gặp với các lãnh đạo ASEAN, nhóm Đông Nam Á, vào thứ hai và thứ ba tại Sunnylands, nơi ông đã gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013. Các quan chức Mỹ xem hội nghị thượng đỉnh Asean lần này như là kết quả của một nỗ lực bảy năm của chính quyền để cải thiện quan hệ với khu vực, trong đó bao gồm sự tham gia lần đầu tiên của Myanmar và quan hệ quân sự nồng ấm lên với Việt Nam và Philippines. Chương trình nghị sự chính thức bao gồm vấn đề thương mại, chống khủng bố… Trong đó, đa phần sẽ là tranh chấp Biển Đông với sự cải tạo đất, xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh… Liên quan đến vụ kiện của Philiphines tại tòa án quốc tế The Hague về sự vô hiệu của cái gọi là “đường chủ quyền 9 đoạn”, Trung Quốc cho biết họ sẽ không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào. Tuy nhiên, FT dẫn lời quan chức cấp cao Mỹ cho biết. “Chiến lược của Trung Quốc là một trong những cố ý mang tính mơ hồ, nhưng điều đó đang dần bị xói mòn bởi bản án của tòa án sắp tới”, một quan chức cấp cao cho biết. Vị quan chức này nói thêm: “Bản án này sẽ khuyến khích người Trung Quốc làm những gì mà họ nói - Đó là tuân thủ luật pháp quốc tế”. Campuchia “chống” Việt Nam Dù thế, Ernest Bower, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói rằng Trung Quốc đã "gây sức ép lớn" với một số nước Asean để ngăn chặn một tuyên bố chung tại hội nghị về Biển Đông - đặc biệt là đối với Campuchia và Lào, nơi không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. The Diplomat ngày 12.02 cũng dẫn lời của Thủ tướng Hunsen về vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh việc ASEAN không nên theo đuổi quốc tế hóa Biển Đông, mà ngược lại đây sẽ là vấn đề riêng của ba nước (Philiphines, Việt Nam, Trung Quốc). “ASEAN sẽ không giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền. Việt - Trung sẽ phải ngồi xuống làm việc với nhau, Philippines và Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, sẽ phải ngồi xuống và thu hẹp sự bất động của họ,” Thủ tướng Campuchia Hunsen cho biết. Tác giả Hồng Thủy, thuộc tờ GDVN, trong bài viết ngày 13.02, cũng đã thẳng thằng nhận định rằng, cái cách mà Thủ tướng Hunsen đang thể hiện, chính là “một thủ đoạn ngoại giao bẻ từng chiếc đũa đối với những tranh chấp đa phương vô cùng phức tạp.” Và điều này được tác giả Hồng Thủy xem là “hoàn toàn phù hợp với mong muốn của Trung Nam Hải”, phù hợp với việc Campuchia ‘tiếp tục nhận được những khoản viện trợ hậu hĩnh mà không đi kèm bất kỳ yêu cầu chính trị, nhân quyền nào như phương Tây.” Khoản viện trợ hậu hĩnh gần nhất đây mà Campuchia nhận được là vào cuối năm 2014, khi Trung Quốc cam kết viện trợ cho Campuchia và cho vay không lãi suất số tiền 114 triệu USD. BBC Việt ngữ ngày 13.02 đưa tin, dù kế hoạch trước đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh Asean, vốn là hội nghị lần đầu do Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức tại Sunnylands, California vào ngày 15 - 16.2. Tuy nhiên, “các hoạt động ngoại giao dồn dập vào phút chót do Mỹ muốn lãnh đạo cao cấp của Việt Nam dự hội nghị”, bao gồm cả việc “quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ điện đàm với PTT Phạm Bình Minh và đại sứ Mỹ Ted Osius xin gặp để thuyết phục” về chuyến đi cuối cùng đã được đáp ứng. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh Asean ở California. Thạch Lam Trần (Việt Nam Thời Báo)
  21. Ngay sau tết nguyên đán 2016, chính trường Việt Nam đã phát tín hiệu bốc hỏa. Hình Internet BBC trở thành hãng tin nhanh nhạy nhất về sự kiện này khi trong cùng một ngày đã liên tiếp đưa ra hai tin tức trái ngược về việc thủ tướng vừa ra khỏi Bộ chính trị Việt Nam sau đại hội 12 của đảng cầm quyền – ông Nguyễn Tấn Dũng – sẽ không thể dự hội nghị thượng đỉnh Asean do Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức tại Sunnylands, California ngày 15 và 16/2/2016 với lý do “bận việc”; nhưng sau đó lại “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh Asean ở California, sau nỗ lực ngoại giao của Mỹ”. Mặc dù về danh nghĩa, Thủ tướng Dũng vẫn còn đương chức đến ngày 22/5/2016 là thời điểm Quốc hội Việt Nam tổ chức bầu cử khóa 14, nhưng trên thực tế ai cũng hiểu là tất cả những nhân vật đã ra khỏi Bộ chính trị không còn giữ được thực quyền, và thời gian từ sau đại hội 12 đến bầu cử quốc hội chỉ mang tính “chuyển giao quyền lực”. Đại hội 12 là một cuộc đấu cực kỳ gay go về quyền lực. Trước đại hội này, Thủ tướng Dũng bất ngờ “xin rút”. Ngay cả vòng giới thiệu ứng cử viên cho Ban chấp hành trung ương của hơn 1,500 đại biểu dự đại hội cũng chỉ xác nhận 41% ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng “đi tiếp”. Không đủ số, ông Dũng đã bị loại. Tuy nhiên mọi sự vẫn chưa yên ấm. Dù bị loại khỏi Bộ chính trị, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn phải đối mặt với một nguy cơ “hồi tố” nào đó từ phía những người đồng chí không đồng lòng. Ngay sau đại hội 12, dường như đang xuất hiện một cuộc “thanh lý” mới nhằm vào ông và có thể cả với những nhân sự dưới quyền đã từng ủng hộ ông trong suốt nhiều năm trước. Cùng với việc ông Đinh La Thăng – tân ủy viên bộ chính trị và là một nhân vật người Bắc – được bổ nhiệm vào giữ chức bí thư thành ủy Sài Gòn, thế cục đang trở nên bất lợi hẳn cho những người có gốc gác Nam Bộ. Trong số 19 ủy viên bộ chính trị hiện nay, chỉ có 5 người Nam. Trong khi ở khóa trước, tỷ lệ Nam Bộ cao hơn khi có 7 người Nam trong số 16 ủy viên bộ chính trị. Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng đang nghĩ gì và có thể làm gì? Một dấu hiệu đáng chú ý là sát giờ giao thừa tết nguyên đán 2016, một tác giả ẩn danh là “Người cấp tiến” đã gửi đến trang mạng Ba Sàm hai tài liệu thanh minh cho ông Nguyễn Tấn Dũng – một của Ủy ban kiểm tra trung ương đảng, và một của ông Lê Hồng Anh – ký với tư cách Thường trực Bộ chính trị. Hai tài liệu này giải thích cô Nguyễn Thanh Phượng – con gái của ông Dũng – “không có quốc tịch Mỹ”, cùng một số nội dung khác. “Người cấp tiến” cũng là tác giả đã cung cấp bức thư chấn động dài đến 9 trang đánh máy trước đại hội 12, được cho là của Thủ tướng Dũng gửi cho Bộ chính trị, thanh minh về 12 điểm mà ông Dũng bị cáo buộc. Có một khả năng là hai tài liệu mà “Người cấp tiến” gửi cho trang Ba Sàm vào thời điểm cận tết liên quan trực tiếp đến chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng đến California. Cũng có một khả năng một lực lượng chính trị trong đảng không muốn cho ông Dũng xuất hiện trong cuộc gặp sắp tới với tổng thống Mỹ. Thay vào đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được cử tham dự hội nghị này. “Nhưng đến cuối ngày thứ Sáu 12/2, các nguồn tin tiết lộ Việt Nam thông báo với phía Mỹ rằng Thủ tướng Việt Nam sẽ dẫn đầu đoàn. Được biết một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ đã điện đàm với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 12/2. Trước đó, Đại sứ Mỹ Ted Osius cũng xin gặp phía Việt Nam để thuyết phục” – BBC đưa bản tin có lẽ chưa phải cuối cùng. Hậu đại hội 12, cuộc chiến quyền lực có lẽ vẫn chưa kết thúc. Lê Dung (SBTN)
  22. Ts Nguyễn Quang A Anh Nguyễn Quang A đã khởi xướng phong trào "tự ứng cử làm đại biểu quốc hội" và đã có một số người ủng hộ, nhưng cùng lúc cũng có những người cho rằng đó là việc làm vô ý nghĩa. Tôi cũng có những băn khoăn như 1 số người, nhưng cái băn khoăn của tôi gần hơn những người phản đối việc làm đó là, liệu việc làm đó có thành công hay không, hay nói một cách khác hơn là liệu đảng CSVN có để cho họ, những người VN đấu tranh được quyền ứng cử hay không, chứ không nói tới họ sẽ làm được gì một khi họ trở thành đại biểu quốc hội VN thật sự. Tại sao tôi lại băn khoăn như vậy mà không giống với những người cho rằng đó là việc làm vô ý nghĩa hay sẽ chẳng ra gì, thì câu trả lời rất đơn giản của tôi là, trong chính trị, để tìm kiếm một giải pháp đấu tranh ở vào hoàn cảnh bị ngăn chặn thì mọi cách đều phải thử và bất kể con đường nào cũng phải đi qua, miễn sao nó có thể dẫn tới mục đích. Bỏ ngoài chuyện có những người cầm đèn chạy trước ô tô, chưa có gì thì đã dùng quá khứ để đánh giá những người ra ứng cử hay việc làm của họ, cho rằng nếu anh là người đại biểu quốc hội thì đồng nghĩa với chuyện anh công nhận cái hệ thống đó, hoặc anh sẽ trở thành 1 thứ đại biểu gật giống như những người trước đây, thì thật ra mà nói, những người phê phán đó phần nào là những người sống với bi quan, thiếu tinh thần đấu tranh của 1 con ngưới tích cực, không dám tìm đủ mọi cách để đấu tranh, vẫn giữ cái thái độ và tư duy bảo thủ, không muốn cộng tác, đòi hỏi dứt khoát xoá bỏ cái chế độ và hệ thống của họ thì mới thay đổi được, hay không muốn là kẻ tấn công, đi vào cái hệ thống để mà thay đổi nó, cứ ở thế thủ, hoặc đứng từ xa mà nói, thì tôi cho rằng, chưa hẳn những người phê phán đó là đúng, thậm chí còn cho rằng là những người kém hiểu biết, không có khả năng trong tư duy chính trị. Vì muốn tìm một giải pháp chính trị cho một đất nước thì phải hiểu, không chỉ cái hoàn cảnh thực tế của nó, mà còn phải xét tới những vấn đề phụ thuộc hay nhìn ra cái kết quả của những việc làm đấu tranh, mà thí dụ tiêu biết mọi người VN đều nhớ và đã là 1 bài học trong đấu tranh là hành động phát động chiến tranh xâm chiếm miền Nam VN của Hồ chí Minh và đảng CSVN, cái chiến tranh dành độc lập đó như họ tuyên bố, đã chẳng mang lại bất kể lợi ích gì cho đất nước, thậm chí đã làm cho đất nước trở thành như ngày nay, không chỉ nghèo kém mà còn bị mất mát ở nhiều lĩnh vực, thậm chí mất mát cả lãnh thổ mà không dám mở miệng kêu ca, ngồi đó mà nhìn nước ngoài xâm chiếm đất nước mỗi ngày, hơn thế, cái độc lập như họ tuyên bố đã trở thành một thứ giả tạo, khi chính họ và đất nước VN bị nước ngoài đưa người vào ngồi trên đầu mà cai trị mấy chục năm nay như những kẻ nô lệ, trong khi Đức cũng là một nước bị phân chia bởi ý thức hệ như Việt nam, nhưng họ đã đoàn tụ mà không bị bất kể hậu quả thiệt hại gì, không cần chiến tranh dành chủ quyền và độc lập theo kiểu CSVN, mà mang lại khổ đau cho nhân dân và thiệt hại cho đất nước của họ, và nay họ là 1 trong những nước phát triển, nếu không muốn nói là 1 trong những cường quốc. Cũng thế, thật dễ dàng để trả lời cho những người cho rằng việc làm đó vô tích sự là, nếu ông Trọng tuyên bố nước ta dân chủ, nên ông A mới tự ra ứng cử, thì cũng vậy, nếu ông Trọng nói rằng ném chuột sợ bể bình thì tại sao chúng ta không giúp ông ta bằng cách, thả vào trong bình một vài con mèo để chúng quậy những con chuột, hoặc bắt những con chuột, mà không sợ bể bình, thì tôi cũng hy vọng rằng ông Trọng dám đối diện với những lý luận hay những phương cách này mà không cản trở. Sự im lặng thời gian gần đây của đảng CSVN cho ta thấy hai trường hợp đang xẩy ra trong tư duy của họ là, thứ nhất họ đang lúng túng tìm cách chống lại hay ngăn chặn cho hợp pháp mà không mang tiếng với dân chúng VN và quốc tế, và việc đang có những đại biểu quốc hội lên tiếng, bàn ở dự luật ứng cử, đưa ra những tiêu chuẩn hay nguyên tắc nếu muốn là 1 ứng cử viên là 1 thí dụ, mà mục đích bề trái của những ý kiến đó là để cản trở những người dân VN đang muốn làm ứng cử viên tự do, thứ hai hoặc đây cũng là con đường mà đảng CSVN muốn đi để thay đổi, vì hoàn cảnh bắt buộc họ phải thay đổi, mà đây là con đường nhẹ nhàng hơn, sẽ không dẫn tới những vụ bạo động nổi dậy, ít nhất làm dịu lại những khuynh hướng mang tính manh động đã thấy thể hiện trong những phát biểu trên những phương tiện truyền thông đại chúng, thí dụ như FB, mà những lãnh đạo CSVN đòi cấm dân chúng VN sử dụng như ông đại tướng CA Trần đại Quang, thì đúng ra mà nói vì cái tầm hiểu biết của ông quá kém hoặc ông là kẻ mang nhiều thứ xấu xa, có nhiều việc làm tội lỗi mới sợ hãi, nên ông mới đòi cấm, chứ thật ra những phương tiện truyền thông đại chúng là chỗ để cho những lãnh đạo biết người dân muốn gì và độ nóng của nhân dân với những vấn đề, để từ đó những lãnh đạo biết đường mà có những thái độ và làm việc tốt hơn. Từ góc nhìn đó, mà chúng ta phải có thái độ tích cực hơn trong cách nhìn cũng như hành xử đối với những người đang muốn làm ứng cử viên tự do để làm đại biểu quốc hội trong VN, thậm chí nếu có thể thì hãy có những ý kiến và việc làm đóng góp để họ vững vàng thực hiện ý muốn của họ, dù thành công hay thất bại, thì cũng là 1 cố gắng, nhưng tôi cho rằng, dù có thể nào thì chỉ có lợi chứ không hề có hại. Việt Kết NốiTác giả gửi tới Dân Luận(Dân Luận)
  23. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ mãn nhiệm vào tháng Năm tới Trong diễn biến bất ngờ vào phút chót, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng quyết định tới Sunnylands tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean vào thứ Hai 15/2 này. Theo một số nguồn tin, tháp tùng ông thủ tướng sẽ là một đoàn đông đảo bao gồm một số ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, trong có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Trước đó, khi thông tin đưa ra là ông Nguyễn Tấn Dũng không đi, ông Phạm Bình Minh đã được ủy quyền dẫn đầu đoàn. Các nguồn chính thống từ Hà Nội chưa đưa bất cứ thông tin gì liên quan tới sự tham gia của Việt Nam tại hội nghị Sunnylands. Gặp riêng Obama Theo tin mà BBC có được, ngoài lịch trình họp chung cùng lãnh đạo 9 quốc gia Asean khác trong hai ngày hội nghị 15 và 16/2, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp riêng với Tổng thống Barack Obama. Hiện chưa rõ tại sao có sự thay đổi kế hoạch của ông thủ tướng. Tuy nhiên hôm thứ Sáu 12/2 một nguồn tin cho BBC hay rằng đã có sự vận động ngoại giao ráo riết của phía Mỹ để ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh với các nước Asean và Washington muốn có sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp nhất. Tuy không phải nguyên thủ, nhưng ông thủ tướng Việt Nam là người điều hành chính phủ Việt Nam trong hai nhiệm kỳ nay và chịu trách nhiệm lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại. Nhà Trắng vài hôm trước thông báo rằng chủ đề tranh chấp ở Biển Đông sẽ được đặt cao trong nghị trình, và vì vậy sự có mặt của ông Nguyễn Tấn Dũng, người trước đây đã có nhiều phát biểu về chủ đề này trên các diễn đàn quốc tế, được cho là rất quan trọng. Cũng có nhà bình luận cho rằng yếu tố đối nội đóng vai trò đáng kể. Một tuần nay các diễn đàn sôi nổi đồn đoán về sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhất là khi ông không xuất hiện trước công chúng trong hai tuần liền, từ 29/1, một ngày sau khi Đại hội XII của Đảng CSVN kết thúc. Tuy tháng Năm tới ông mới mãn nhiệm, nhưng có đồn đoán rằng ông "buộc phải rời vị trí trước thời hạn". Chuyến đi của ông tới Sunnylands lần này sẽ xóa bỏ các tin đồn trên. Đối tác chiến lược Đảng CSVN luôn luôn cố gắng chứng minh rằng không có "mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ" như các "thế lực bên ngoài tìm cách tuyên truyền". Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands theo các quan sát viên là sự kiện thuộc loại quan trọng nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và khối Asean từ trước tới nay, khẳng định lại lập trường của Mỹ trong quan hệ với các nước Đông Nam Á. Các nghị sỹ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 12/2 vừa thông qua nghị quyết hoan nghênh thượng đỉnh Sunnylands. Thông cáo của các thượng nghị sỹ thuộc lưỡng đảng nói họ ủng hộ nâng tầm quan hệ với Asean lên thành quan hệ đối tác chiến lược. Văn bản mà BBC có trong tay cũng nhấn mạnh ủng hộ của Hoa Kỳ cho "nỗ lực của Asean nhằm giải quyết tranh chấp biển và lãnh thổ thông qua ngoại giao hợp tác kể cả trọng tài quốc tế, theo luật pháp và thể chế quốc tế". (BBC)
  24. Ông Nguyễn Quang Duy Quý đồng bào cử tri thương mến, Tôi xin đại diện cho dân nghèo: cho công nhân, cho nông dân, cho tiểu thương, cho dân nghèo thành thị, cho người thất nghiệp, cho đồng bào sắc tộc, cho bất cứ ai nghèo. Nếu quý đồng bào nghĩ mình nghèo cần người đứng ra bảo vệ quyền lợi xin dành lá phiếu cho tôi Nguyễn Quang Duy đại diện Xã Hội Cấp Tiến. Xã hội cấp tiến khuyến khích kinh tế tự do tạo ra công ăn việc làm cho người nghèo, để chính phủ thâu được thuế lo an sinh xã hội, lo giáo dục y tế, lo bảo vệ mở mang và phát triển đất nước. Kinh tế tự do đồng nghĩa mạnh được yếu thua, nên chỉ mang lợi ích cho thành phần đang nắm quyền lực (kinh tế và chính trị), nhưng sẽ tiếp tục bỏ rơi những người yếu thế. Dân oan tiếp tục mất đất. Công nhân, nông dân, tiểu thương tiếp tục làm không đủ ăn. Doanh nhân tiếp tục cạnh tranh bất bình đẳng với các đại công ty liên quốc. Giáo dục, y tế và các công ích xã hội chỉ dành cho dân giàu. Xã hội cấp tiến sẽ đứng ra điều hòa tạo công bình cho người nghèo, cho những người đang bị bóc lột, đang bị bỏ rơi. Nếu được quý vị tín nhiệm về mặt kinh tế tôi sẽ lo cho đất nước đủ năng lực cạnh tranh trên thế giới và đẩy mạnh việc gia nhập TPP. Tôi sẽ đẩy mạnh việc thành lập các nghiệp đoàn tự do, các nông hội tự do, các hiệp hội tự do, các tổ chức dân sự, bảo đảm cho quyền lợi của công nhân, của nông dân, của tiểu thương,… Tôi sẽ phục hồi quyền tư hữu, đặc biệt quyền tư hữu về ruộng đất, thực hiện chính sách người cày có ruộng. Về chính trị tôi trao trả các quyền tự do cơ bản cho toàn dân, trong đó có người nghèo như quý đồng bào. Về giáo dục ở bậc tiểu học hoàn toàn miễn phí và sẽ cấp nhiều học bổng cho học sinh nghèo tiếp tục học các bậc cao hơn. Y tế cũng sẽ miễn phí cho người nghèo. Văn hóa giáo dục hướng đến xây dựng con người trên 3 tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc. Về quân sự, là một nước nhỏ muốn đủ mạnh để kềm hãm tham vọng bành trướng của Tàu, nước ta cần đồng minh với Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ đã từng bỏ rơi miền Nam nên phát triển tự lực tự cường vẫn là chính yếu. Đồng thời kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng hải ngoại về nhân lực, kinh tế và chính trị. Theo tinh thần hòa giải của Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa tôi xin phép đồng bào ân xá cho những người lầm đường lạc lối theo cộng sản nay muốn quay về với dân tộc. Trong phương châm không liên hiệp với cộng sản tôi sẽ đồng hành với quý đồng bào đến ngày Việt Nam có tự do dân chủ, có một hiến pháp công bình cho mọi tầng lớp xã hội. Năm 1954 gia đình tôi đã vào Nam tìm tự do. Tôi sinh năm 1959 tại Quảng Ngãi. Tôi lớn lên trong xóm lao động Bàn Cờ Sài Gòn. Tôi đã sống trên 7 năm với cộng sản. Tôi đã đi khắp miền Nam nhờ đó hiểu rõ cộng sản là nguyên nhân của nghèo đói và chia rẽ. Tôi vượt biển đến Úc cuối năm 1982, tốt nghiệp cao học kinh tế phát triển với ước mong quay về giúp nước. Tôi lập gia đình có 4 cháu. Tôi đã phục vụ 24 năm trong nhiều cơ quan hàng đầu của chính phủ liên bang Úc. Năm 2014 tôi xin về hưu để có thể dành toàn thời cho cuộc đấu tranh giải thể cộng sản. Năm 1990 tôi đã được đồng bào Canberra tín nhiệm trao vai trò chủ tịch Cộng Đồng 2 nhiệm kỳ và là Phó chủ tịch Cộng đồng Liên Bang Úc châu. Hiện tôi đang đại diện cho Khối 8406 Úc châu và là chủ bút tờ Cộng Hòa Thời Báo. Nhân dịp đầu năm kính chúc quý đồng bào một năm mới vạn sự như ý. Nếu quý đồng bào muốn một tương lai tươi sáng cho đất nước cho con em quý đồng bào xin dồn phiếu cho tôi Nguyễn Quang Duy đại diện Xã Hội Cấp Tiến. Xin cám ơn và rất mong được trao đổi với quý đồng bào những quan tâm khác liên quan đến cá nhân quý vị hay cho đất nước. Melbourne Úc Đai Lợi. 11/02/2016 Nguyễn Quang Duy *Tác giả gửi bài viết đến TTHN
  25. Năm 2016 Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu 220 nghìn tỷ việt nam đồng. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nam-2016-phat-hanh-220-000-ty-dong-trai-phieu-chinh-phu-20160123101341126.chn Nhà nước Việt Nam coi việc phát hành trái phiếu là một thành công kinh tế, thực ra trái phiếu phát hành cũng như một khoản vay nợ giá cao. Khoản trái phiếu này không nằm trong những khoản vay ưu đãi của các nước tư bản đối với nước chậm phát triền. Vì thế cần phải có lãi suất hấp dẫn mới khiến người mua trái phiếu móc hầu bao mua trái phiếu. Lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam hiện nay rơi vào khoảng 6,5% đến 7% một năm. Lãi suất này thấp hơn các nước như Venezuela, Gambia, Ghana, Malawi, Angola, Guinea. Zimbabwe. Những nước này lãi suất đều rơi vào khoảng 8 đến 9%. Riêng Veuzuela là 12%. Tiến sĩ Phạm Thế Anh của trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ vào năm 2014 cho biết, tính đến thời điểm năm 2014 mỗi năm Việt Nam phải trả lãi 6 tỷ USD. Đó là ông Anh tính trên con số cống bố của chính phủ tổng nợ công năm 2014 là 90 tỷ usd. Ông Anh nói ; ''Nếu số chính thức VN công bố thì nợ công hiện nay là 55,7% GDP (tức khoảng 90 tỉ USD). Đây là mức chúng ta coi là vẫn an toàn. Nhưng gánh nặng nợ là không nhỏ. Tôi chỉ tính sơ bộ, khoảng một nửa, tức 45 tỉ USD chúng ta vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm VN phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ '' http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140414/no-cong-sap-toi-lan-ranh-do/602647.html Ông Anh cũng cho biết đồng hồ thông báo nợ công ở Hoa Kỳ thông báo từng giây, nhưng ở Việt Nam nợ công thường thống kê con số của 2 năm trước. Ông Anh cho rằng nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước thì số nợ sẽ là 180 tỷ usd. 90 tỷ usd của chính phủ nợ và 90 tỷ usd của doanh nghiệp nhà nước nợ đó là thời điểm của năm 2012. Tiến sĩ Vũ Quang Việt nguyên vụ trưởng vụ tài khoản thống kê của Liên Hợp Quốc cho RFA biết về nợ công như sau. '' Quốc tế gọi nợ công là nợ của tất cả cơ quan công quyền Việt Nam hoặc doanh nghiệp thuộc về nhà nước. Bởi vì những doanh nghiệp đó mà thất bại thì nhà nước phải có trách nhiệm' ' Số nợ công của chính phủ Việt Nam được Ngân Hàng Thế Giới cho biết vào năm 2014 là 110 tỷ usd. Nếu như theo lời tiến sĩ Phạm Thế Anh nói năm 2014 Việt Nam trả lãi 6 tỷ cho 90 tỷ usd vay thống kê năm 2012, thì năm 2015 Việt Nam phải trả khoảng 8 tỷ usd tiền lãi cho số khoản vay 110 tỷ thống kê năm 2014. Đến năm 2016 này, chúng ta chưa có con số thống kê nợ công của Việt Nam là bao nhiêu. Nhưng mới đầu năm đã có thông báo chính phủ chuẩn bị bán 10 tỷ usd trái phiếu trong năm 2016. Điều đó có nghĩa , số nợ công trước đó không hề giảm và nó đang tiếp tục tăng nhanh chóng đến cả chục phần trăm. Nếu như 750 triệu usd trái phiếu của chính phủ phát hành đầu tiên vào năm 2006 có kỳ hạn 10 năm, thì lần phát hành 10 tỷ trái phiếu phát hành năm 2016 có đến hơn phân nửa là kỳ hạn không quá 5 năm. Tức 5,5 tỷ usd có thời hạn thanh toán dưới 5 năm kể từ khi bán. Dường như Việt Nam đã hết cửa vay mượn từ các nơi với lãi suất ưu đãi. Nay chỉ còn nước bán trái phiếu lãi suất cao để mượn tiền từ nước ngoài. Trong hai năm qua, không thấy nói gì đến việc ngân hàng thế giới hay quỹ tiền tệ quốc tế hoặc chính phủ nước nào đó cho Việt Nam vay tiền. Trái lại là một thông báo đến năm 2017, tức chỉ 1 năm nữa Việt Nam có thể bị dừng những khoản vay ưu đãi. http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/ngan-hang-the-gioi-xem-xet-dung-von-vay-uu-dai-cho-viet-nam-20151204114949912.chn Đến giờ không có cách gì khả dĩ để giảm được nợ gốc. Các phương án của Việt Nam đưa ra bây giờ chỉ là làm sao đi vay được tiền trả lãi, hoãn được trả nợ gốc, kéo dài thời hạn thanh toán thêm năm nào tốt năm đó. Với sự thúc bách như thế thì đương nhiên trái phiếu chính phủ bán ra ngày càng phải nhiều hơn mới đáp ứng được việc trả lãi và xin kéo dài hạn thanh toán. Có lẽ khi không có phương án nào khác để trả nợ, chắc Việt Nam chỉ còn cách học Miến Điện đổi mới thể chế. Đó là cách giảm nợ công nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nhưng ở đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay vì để được xoá nợ công như Miến Điện thì ông ta, Nguyễn Phú Trọng. TBT ĐCSVN lại làm điều ngược lại là ép Việt Nam đi tiếp con dường bảo thủ. Đó là con đường sẽ khiến những món nợ ngày càng dày thêm trên cổ những người dân Việt Nam. Việc đưa thống đốc Nguyễn Văn Bình vào Bộ Chính Trị là điều bất đắc dĩ của trung ương đảng CSVN khoá 12, mục đích để Bình tiếp tục cùng với Vương Đình Huệ, Nguyễn Xuân Phúc chèo lái dây dưa được chuyện nợ nần vài năm nữa. Tránh chuyện vỡ nợ xảy ra trong nhiệm kỳ thứ hai của Trọng làm TBT. 5 năm sau nữa, các món nợ và tiền lãi sẽ càng trở nên kinh khủng. Nhưng Nguyễn Phú Trọng cần gì biết 5 năm sau nữa đổ ra Việt Nam sẽ thế nào. Năm nay ông ta đã 72 tuổi, 5 năm nữa ông ta 77 tuổi. Ông ta chỉ cần biết làm sao để cái chủ nghĩa xã hội mà ông lý tưởng tôn thờ, cái chủ nghĩa mang cho ông quyền lực và danh vọng tột đỉnh ấy sẽ tồn tại với song song với ông 5 năm đó. Còn khi ông đã 77 tuổi và từ giã chính trường, đất nước nợ bao nhiêu đâu là cái bắt buộc ông phải lo. Ở tuổi 80, một Nguyễn Phú Trọng nếu còn sống sẽ là một ông cụ tóc bạc phơ, nụ cười nhân hâu như một tiên ông, cụ đã thoát tục khỏi phàm trần. Lúc ấy 15 tỷ usd hay 20 tỷ usd mà đất nước, nhân dân oằn mình trả lãi , không phải là việc của ông. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)

×
×
  • Create New...