Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39411
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Tháng trước, mục này đã đề nghị với 127 nhà trí thức trong hãy cùng các nhà tranh đấu dân chủ khác ra ứng cử quốc hội trong năm nay, nếu bức thư góp ý kiến của họ bị Đảng Cộng Sản bỏ qua. Bức thư họ gửi cho giới lãnh đạo đảng, cho các đại biểu dự Đại Hội XII và tất cả các đảng viên Đảng Cộng Sản khác đã bị bỏ qua rồi. Vì họ nêu ra các ý kiến táo bạo. Họ khuyên Đảng Cộng Sản đổi tên đảng; đổi tên nước (bỏ nhãn hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa). Cụ thể hơn, họ đòi Đảng Cộng Sản phải chấm dứt trấn áp dân chúng và trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ. Trong bài “Có thể theo gương Myanmar,” trên nhật báo Người Việt ngày 15 tháng 12 năm 2015, mục này đã đoán trước Đại Hội XII của đảng sẽ coi các ý kiến của họ không đáng nghe; và đặt câu hỏi: Sau đó quý vị phải là gì? Và đề nghị hai hành động. Thứ nhất, vì danh dự, các đảng viên ký tên trong bức thư trên hãy công khai rút ra khỏi Đảng Cộng Sản, vì các ý kiến trong thư cho thấy họ vừa không tin vào chủ nghĩa cộng sản, vừa tố cáo tội lỗi của chế độ cộng sản đối với dân tộc. Thứ hai, 127 người ký tên hãy cùng các nhà tranh đấu dân chủ đồng loạt ghi danh ra ứng cử trong cuộc bầu Quốc Hội sắp tới. Tới nay, chưa thấy một ai trong số 127 người ký tên dưới bức thư có hành động nào, sau khi chứng kiến bức thư tâm huyết của mình bị bỏ qua, không ai thèm nhắc tới. Họ có thể đang chuẩn bị những bước kế tiếp mà chúng ta không biết. Vì vậy, xin nhắc lại lần nữa: Đề nghị quý vị hãy tự ra tranh cử quốc hội trong năm nay. Nên nhắc lại đề nghị này, vì ở trong nước đã có nhiều người mới nêu ra ý kiến đó. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà tranh đấu dân chủ ở Hà Nội, là người đầu tiên, trong tuần trước, tuyên bố sẽ ứng cử đại biểu Quốc Hội khóa tới. Ông còn kêu gọi các công dân khác hãy tích cực “tự ứng cử,” nếu hội đủ tiêu chuẩn bình thường về tuổi tác, về lý lịch tư pháp, v.v... Sau ông Nguyễn Quang A, nhiều người cũng nói họ sẽ tự ứng cử, như quý ông Nguyễn Tường Thụy (Hội Nhà Báo Độc Lập), Luật Sư Lê Văn Luân, Lê Công Định, bà Nguyễn Thúy Hạnh, bà Đặng Bích Phượng, v.v... Ai cũng biết rằng Đảng Cộng Sản sẽ không cho ai đắc cử nếu không được đảng giới thiệu hoặc do đảng mớm trước xúi ra ứng cử. Nhưng quý vị sắp ghi tên tranh cử chắc không nhắm mục đích giành lấy cái ghế đại biểu. Luật Sư Lê Văn Luân nói, dù thất cử nhưng ông sẽ “chứng minh về cơ hội của những người ngoài Đảng” qua việc ông ra ứng cử. Tiến Sĩ Nguyễn Quang A nói ông muốn dấy lên một phong trào, tạo ra một “đợt học tập” để “mọi người biết rằng bầu cử là thế nào, dân chủ là ra sao.” Ông còn nhận xét rằng hành động “tự ứng cử” chỉ thắng chứ không thua! Đúng như vậy. Hành động tự mình ra ứng cử sẽ thắng chứ không thua, tức là không mất cái gì cả mà tạo được nhiều tác dụng hữu ích! Nhưng thắng là thắng cái gì và thắng thế nào? Quý ông Lê Văn Luân và Nguyễn Quang A nêu lên “thắng lợi” trong việc “giáo dục,” hoặc “huấn luyện” đồng bào về sinh hoạt bầu cử trong chế độ dân chủ, về cơ hội tham gia sinh hoạt chính trị của những người không phải đảng viên Cộng Sản. Đạt được những mục tiêu đó cũng là hữu ích, đáng bỏ công ra dấn thân tự ứng cử. Nhưng chúng ta có thể đạt được những “thắng lợi” lớn hơn và xa hơn nữa nếu gây được một phong trào mới. Như đã trình bày trong mục này, một phong trào tự ứng cử có thể tạo nên một “thực tại chính trị mới” trong xã hội Việt Nam. Hành động của năm chục đến một trăm công dân độc lập ghi danh tự ứng cử sẽ gây ra một hiện tượng chính trị sôi nổi trong một xã hội đang bị ru ngủ. Vì chính họ quyết định ứng cử, chứ không phải do đảng Cộng Sản đưa ra để tô điểm hoa hoét như trong các cuộc bàu cử giả dối đã diễn ra từ hơn nửa thế kỷ. Những người tự ứng cử chấp nhận “làm vật hy sinh” vì họ sẽ bị guồng máy công an và tuyên truyền Cộng Sản tấn công, đàn áp, bôi nhọ trong mấy tháng trời. Nhưng họ sẽ đánh thức mọi người Việt Nam cùng tỉnh dậy để nhận ra thế nào là tự do dân chủ, thế nào là phản dân chủ; như các ông Lê Văn Luân và Nguyễn Quang A trù tính. Hiện tượng này lần đầu tiên xuất hiện dưới chế độ cộng sản, có thể mở đầu cho các phong trào nhân dân khác sau này. Mọi người sẽ ý thức về quyền “tự quyết định” với tính cách công dân của mình, trong khuôn khổ luật pháp mà từ xưa tới nay chưa bao giờ được thi hành. Phong trào tự ứng cử có thể tạo nên một thực tại chính trị mới, nếu những người tự tranh cử xuất hiện trước công chúng như một làn sóng mới. Làn sóng này nước cùng một mầu sắc, cùng hướng về những mục tiêu tương tự thể hiện nhu cầu chính trị của 90 triệu người dân Việt Nam. Trong bài trước chúng tôi đã nêu ra một số đề nghị, xin nhắc lại dưới đây. Trước hết, những người tự ứng cử, dù không phối hợp được với nhau, sẽ công bố chương trình lập pháp của mỗi người sau khi vào quốc hội. Chúng ta có thể đoán trước, những chương trình này sẽ có rất nhiều điểm tương đồng và trái ngược với các khẩu hiệu mị dân của Đảng Cộng Sản. Hiện tượng mới đầu tiên là mỗi ứng cử viên có một chương trình lập pháp cụ thể. Nêu lên các chương trình là đủ, dù biết rằng mình sẽ bị gạt ra ngoài cuộc tranh cử, không thể nào thực hiện chương trình đó. Tất nhiên, quý vị ứng cử viên độc lập không thể nào họp nhau thảo luận về chương trình tranh cử chung, vì mỗi người sẽ bị công an sẽ chặn đón, ngăn cản, có thể hành hung khi bước ra khỏi nhà. Nhưng với phương tiện thông tin qua mạng Internet bây giờ, tất cả vẫn liên lạc được với nhau, đưa ra một số quan điểm mà ai cũng đồng ý. Không cần tham khảo với nhau, các ứng cử viên độc lập sẽ nêu lên một số mục tiêu tương tự, hoặc một số khẩu hiệu tương tự. Chọn một số khẩu hiệu tác động sâu xa trong lòng đồng bào như: Bảo vệ đất đai, biển đảo của Tổ Quốc! Chống tham nhũng lạm quyền! Chống bất công xã hội! Bảo vệ quyền sống làm người! Nếu có một trăm ứng cử viên đồng loạt nêu ra các khẩu hiệu như vậy, đồng bào sẽ cảm thấy được nghe những tiếng nói mới vang vọng từ trong đáy lòng họ. Chương trình lập pháp cần nêu ra những mục tiêu cụ thể mà ứng cử viên nào cũng đồng ý. Có thể nêu các thí dụ: (1) Xóa bỏ độc quyền chính trị của đảng cộng sản ghi điều 4 trong hiến pháp hiện hành. (2) Xây dựng luật pháp dân chủ tôn trọng quyền làm người và các quyền công dân để thực hiện tam quyền phân lập. (3) Xóa bỏ chế độ hộ khẩu, công nhận quyền sở hữu đất đai của mọi công dân, xác định quyền tổ chức các công đoàn độc lập. (4) Thiết lập một cơ quan độc lập đứng ngoài đảng cộng sản và nhà nước để điều tra, truy tố các hành vi tham nhũng, đặc biệt trong các vụ chiếm ruộng đất bất công. (5) Thiết định hệ thống tư pháp độc lập v.v... Chúng tôi tin rằng khi tất cả các ứng cử viên độc lập sẽ nói lên những nguyện vọng, khát khao của đồng bào, họ sẽ tạo ra một thực tại chính trị chưa hề có ở Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản. Đồng bào sẽ thấy trước mắt những tiếng nói hợp lòng dân nhất đang bị Đảng Cộng Sản trấn áp một cách tàn bạo. Guồng máy công an sẽ ngăn cản, quấy phá, đánh đập. Côn đồ có thể đến từng nhà đe dọa chồng hay vợ và con cái các ứng cử viên độc lập. Chúng có thể đến tận trường đe dọa, thậm chí bắt cóc con cái để tạo áp lực. Guồng máy tuyên truyền sẽ hoạt động khi danh sách các ứng cử viên được đưa về các làng xóm, các khu phố để Mặt trận Tổ quốc và dân chúng “hiệp thương.” Trong các phiên họp “hiệp thương” này, họ sẽ tìm cách bôi nhọ tất cả các ứng cử viên độc lập. Họ sẽ vu cáo những tội hình sự; sẽ bới móc quá khứ; sẽ có những “nhân dân” cò mồi xuất hiện tố cáo các tội về tài chánh, về đạo đức; một nam ứng cử viên độc lập có thể thấy một cô gái ôm một đứa bé đến đòi “trả lại con!” Tất cả những “đòn bẩn” sẽ được họ đem ra sử dụng, đúng nghề của các Đảng Cộng Sản khắp nơi. Các ứng cử viên độc lập sẽ phải “chịu đòn” và mỗi người đều biết họ có thể chống lại như thế nào. Tất cả đồng bào sẽ thấy những đòn bẩn quen thuộc thời Cải Cách Ruộng Đất được Đảng Cộng Sản đem ra dùng lần nữa. Bộ mặt nhơ bẩn của đảng lại hiện ra! Nhưng đồng bào sẽ ý thức rằng trên đất nước mình có một thực tại chính trị mới. Ai sẽ đóng vai hy sinh chịu đòn? Chúng ta có thể trông đợi nơi những nhà tranh đấu dân chủ, những người còn tự do hoặc đã ra khỏi nhà tù. Có hàng trăm nhóm và hàng ngàn cá nhân đang hoạt động và cùng hướng về mục đích đấu tranh dân chủ tự do: Phong trào Con Đường Việt Nam; Khối 8406; Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do; Nhóm Boxitvn; Tập hợp Thanh Niên Dân Chủ; các đồng bào Công Giáo ở Nghệ An, ở Ấp Thái Hà hay Đường Kỳ Đồng; các cư sĩ thuộc Giáo hội Phật Giáo Thống Nhất;... Những cá nhân như Tô Hải, Nguyễn Tiến Trung, Đinh Nhật Uy, Nguyễn Phương Uyên, Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Thị Kim Chi, Phạm Thanh Nghiên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Quang Lập,... , đều có thể dấn thân gia nhập cơn sóng trào của các ứng cử viên độc lập. Nhưng các đảng viên và cựu đảng viên cộng sản cần tham dự vào làn sóng tự do dân chủ này. Trước hết, để chứng tỏ chính những người từng tin vào Chủ Nghĩa Cộng Sản cũng thức tỉnh. Do đó họ sẽ lôi kéo được các đảng viên khác cùng tỉnh ngộ. Phong trào này xuất phát từ nguyện vọng của toàn dân chứ không phải chỉ gồm những người chống chủ nghĩa và Chế Độ Cộng Sản. Vì vậy, ở mục này tháng trước, chúng tôi đã đề nghị 127 vị ký tên trong bức thư gửi Đại Hội 12 hãy tự ghi tên tranh cử, sau khi các ý kiến của quý vị bị Đảng Cộng Sản gạt bỏ. Trong số những người đã ký tên có đến hàng trăm vị đã hoặc đang còn là đảng viên. Quý vị đó sẽ làm gì để tiếp tục tranh đấu đòi thực hiện các ý kiến của họ? Họ có thể ngồi yên, ngủ ngon sau khi những lời tâm huyết của mình bị đảng “vứt vào sọt rác” hay không? Hoặc họ sẽ kiên nhẫn chờ đợi, mỗi sáu tháng hay một năm lại viết một bức thư mới “kiến nghị” với đảng. Hoặc họ phải đứng dậy. Phải hành động. Hành động giản dị nhất là tham dự vào phong trào tự ứng cử làm đại biểu Quốc Hội khóa tới. Đối với những người đã từng đi biểu tình đòi đất với dân oan, đã từng tập họp chống Trung Quốc xâm lược, thì hành động tự ứng cử đỡ nguy hiểm đến bản thân và đơn giản hơn nhiều. Họ chỉ cần lên tiếng: Chúng tôi thực hiện quyền công dân! Khi có ba trăm, năm trăm người dấn thân cùng một lúc, nói lên những nguyện vọng giống nhau, cùng bị trấn áp như nhau, họ sẽ tạo nên một thực tại chính trị mới. Thực tại chính trị mới này sẽ kích động sâu xa đến tâm lý đồng bào và sẽ thay đổi xã hội Việt Nam. Như đã viết trong mục này tháng trước: “Sau đó toàn thể dân Việt sẽ biết có những người đang sẵn sàng nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia thay thế Đảng Cộng Sản. Cuộc tranh đấu lúc đó thực sự bắt đầu, trong một thực tế chính trị mới.” Ai cũng đồng ý, tự ứng cử “chỉ thắng chứ không thua!” Nhưng nếu chỉ có vài ba chục người tự ứng cử thì thắng lợi đó còn nhỏ và hẹp. Cả một phong trào tự ứng cử, hàng trăm người cùng nêu lên các khẩu hiệu và mục tiêu giống nhau, sẽ tạo nên một cơn sóng trào, cơn sóng dâng lên ngày càng cao để cuối cùng thay đổi vận mệnh đất nước chúng ta. Ngô Nhân Dụng (Người Việt)
  2. Theo FT, vào cuối năm nay, tòa án quốc tế The Hague sẽ ra quyết định về các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Và Mỹ dự định sẽ nhân hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới với các nhà lãnh đạo đến từ Đông Nam Á (ĐNÁ) sẽ “xây dựng áp lực ngoại giao” với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông thông qua việc khuyến khích các nước ĐNÁ thúc giục Bắc Kinh chấp nhận phán quyết của tòa án, gián tiếp thách thức tuyên bố mở rộng chủ quyền của Bắc Kinh. “Phán quyết của tòa án là vô cùng quan trọng,” Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng khu vực Đông Á, cho biết trong một cuộc phỏng vấn FT cho biết. “Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm về việc, liệu Trung Quốc có là một quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế hay không.” VNTB - Sunnylands: Mỹ sẽ hỗ trợ ASEAN về Biển Đông, Campuchia quyết tâm "phá" Việt Nam? Ông Obama có cuộc gặp với các lãnh đạo ASEAN, nhóm Đông Nam Á, vào thứ hai và thứ ba tại Sunnylands, nơi ông đã gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013. Các quan chức Mỹ xem hội nghị thượng đỉnh Asean lần này như là kết quả của một nỗ lực bảy năm của chính quyền để cải thiện quan hệ với khu vực, trong đó bao gồm sự tham gia lần đầu tiên của Myanmar và quan hệ quân sự nồng ấm lên với Việt Nam và Philippines. Chương trình nghị sự chính thức bao gồm vấn đề thương mại, chống khủng bố… Trong đó, đa phần sẽ là tranh chấp Biển Đông với sự cải tạo đất, xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh… Liên quan đến vụ kiện của Philiphines tại tòa án quốc tế The Hague về sự vô hiệu của cái gọi là “đường chủ quyền 9 đoạn”, Trung Quốc cho biết họ sẽ không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào. Tuy nhiên, FT dẫn lời quan chức cấp cao Mỹ cho biết. “Chiến lược của Trung Quốc là một trong những cố ý mang tính mơ hồ, nhưng điều đó đang dần bị xói mòn bởi bản án của tòa án sắp tới”, một quan chức cấp cao cho biết. Vị quan chức này nói thêm: “Bản án này sẽ khuyến khích người Trung Quốc làm những gì mà họ nói - Đó là tuân thủ luật pháp quốc tế”. Campuchia “chống” Việt Nam Dù thế, Ernest Bower, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói rằng Trung Quốc đã "gây sức ép lớn" với một số nước Asean để ngăn chặn một tuyên bố chung tại hội nghị về Biển Đông - đặc biệt là đối với Campuchia và Lào, nơi không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. The Diplomat ngày 12.02 cũng dẫn lời của Thủ tướng Hunsen về vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh việc ASEAN không nên theo đuổi quốc tế hóa Biển Đông, mà ngược lại đây sẽ là vấn đề riêng của ba nước (Philiphines, Việt Nam, Trung Quốc). “ASEAN sẽ không giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền. Việt - Trung sẽ phải ngồi xuống làm việc với nhau, Philippines và Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, sẽ phải ngồi xuống và thu hẹp sự bất động của họ,” Thủ tướng Campuchia Hunsen cho biết. Tác giả Hồng Thủy, thuộc tờ GDVN, trong bài viết ngày 13.02, cũng đã thẳng thằng nhận định rằng, cái cách mà Thủ tướng Hunsen đang thể hiện, chính là “một thủ đoạn ngoại giao bẻ từng chiếc đũa đối với những tranh chấp đa phương vô cùng phức tạp.” Và điều này được tác giả Hồng Thủy xem là “hoàn toàn phù hợp với mong muốn của Trung Nam Hải”, phù hợp với việc Campuchia ‘tiếp tục nhận được những khoản viện trợ hậu hĩnh mà không đi kèm bất kỳ yêu cầu chính trị, nhân quyền nào như phương Tây.” Khoản viện trợ hậu hĩnh gần nhất đây mà Campuchia nhận được là vào cuối năm 2014, khi Trung Quốc cam kết viện trợ cho Campuchia và cho vay không lãi suất số tiền 114 triệu USD. BBC Việt ngữ ngày 13.02 đưa tin, dù kế hoạch trước đó của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh Asean, vốn là hội nghị lần đầu do Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức tại Sunnylands, California vào ngày 15 - 16.2. Tuy nhiên, “các hoạt động ngoại giao dồn dập vào phút chót do Mỹ muốn lãnh đạo cao cấp của Việt Nam dự hội nghị”, bao gồm cả việc “quan chức ngoại giao cấp cao Mỹ điện đàm với PTT Phạm Bình Minh và đại sứ Mỹ Ted Osius xin gặp để thuyết phục” về chuyến đi cuối cùng đã được đáp ứng. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh Asean ở California. Thạch Lam Trần (Việt Nam Thời Báo)
  3. Ngay sau tết nguyên đán 2016, chính trường Việt Nam đã phát tín hiệu bốc hỏa. Hình Internet BBC trở thành hãng tin nhanh nhạy nhất về sự kiện này khi trong cùng một ngày đã liên tiếp đưa ra hai tin tức trái ngược về việc thủ tướng vừa ra khỏi Bộ chính trị Việt Nam sau đại hội 12 của đảng cầm quyền – ông Nguyễn Tấn Dũng – sẽ không thể dự hội nghị thượng đỉnh Asean do Tổng thống Mỹ Barack Obama tổ chức tại Sunnylands, California ngày 15 và 16/2/2016 với lý do “bận việc”; nhưng sau đó lại “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự hội nghị thượng đỉnh Asean ở California, sau nỗ lực ngoại giao của Mỹ”. Mặc dù về danh nghĩa, Thủ tướng Dũng vẫn còn đương chức đến ngày 22/5/2016 là thời điểm Quốc hội Việt Nam tổ chức bầu cử khóa 14, nhưng trên thực tế ai cũng hiểu là tất cả những nhân vật đã ra khỏi Bộ chính trị không còn giữ được thực quyền, và thời gian từ sau đại hội 12 đến bầu cử quốc hội chỉ mang tính “chuyển giao quyền lực”. Đại hội 12 là một cuộc đấu cực kỳ gay go về quyền lực. Trước đại hội này, Thủ tướng Dũng bất ngờ “xin rút”. Ngay cả vòng giới thiệu ứng cử viên cho Ban chấp hành trung ương của hơn 1,500 đại biểu dự đại hội cũng chỉ xác nhận 41% ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng “đi tiếp”. Không đủ số, ông Dũng đã bị loại. Tuy nhiên mọi sự vẫn chưa yên ấm. Dù bị loại khỏi Bộ chính trị, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn phải đối mặt với một nguy cơ “hồi tố” nào đó từ phía những người đồng chí không đồng lòng. Ngay sau đại hội 12, dường như đang xuất hiện một cuộc “thanh lý” mới nhằm vào ông và có thể cả với những nhân sự dưới quyền đã từng ủng hộ ông trong suốt nhiều năm trước. Cùng với việc ông Đinh La Thăng – tân ủy viên bộ chính trị và là một nhân vật người Bắc – được bổ nhiệm vào giữ chức bí thư thành ủy Sài Gòn, thế cục đang trở nên bất lợi hẳn cho những người có gốc gác Nam Bộ. Trong số 19 ủy viên bộ chính trị hiện nay, chỉ có 5 người Nam. Trong khi ở khóa trước, tỷ lệ Nam Bộ cao hơn khi có 7 người Nam trong số 16 ủy viên bộ chính trị. Vậy ông Nguyễn Tấn Dũng đang nghĩ gì và có thể làm gì? Một dấu hiệu đáng chú ý là sát giờ giao thừa tết nguyên đán 2016, một tác giả ẩn danh là “Người cấp tiến” đã gửi đến trang mạng Ba Sàm hai tài liệu thanh minh cho ông Nguyễn Tấn Dũng – một của Ủy ban kiểm tra trung ương đảng, và một của ông Lê Hồng Anh – ký với tư cách Thường trực Bộ chính trị. Hai tài liệu này giải thích cô Nguyễn Thanh Phượng – con gái của ông Dũng – “không có quốc tịch Mỹ”, cùng một số nội dung khác. “Người cấp tiến” cũng là tác giả đã cung cấp bức thư chấn động dài đến 9 trang đánh máy trước đại hội 12, được cho là của Thủ tướng Dũng gửi cho Bộ chính trị, thanh minh về 12 điểm mà ông Dũng bị cáo buộc. Có một khả năng là hai tài liệu mà “Người cấp tiến” gửi cho trang Ba Sàm vào thời điểm cận tết liên quan trực tiếp đến chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng đến California. Cũng có một khả năng một lực lượng chính trị trong đảng không muốn cho ông Dũng xuất hiện trong cuộc gặp sắp tới với tổng thống Mỹ. Thay vào đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được cử tham dự hội nghị này. “Nhưng đến cuối ngày thứ Sáu 12/2, các nguồn tin tiết lộ Việt Nam thông báo với phía Mỹ rằng Thủ tướng Việt Nam sẽ dẫn đầu đoàn. Được biết một quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ đã điện đàm với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 12/2. Trước đó, Đại sứ Mỹ Ted Osius cũng xin gặp phía Việt Nam để thuyết phục” – BBC đưa bản tin có lẽ chưa phải cuối cùng. Hậu đại hội 12, cuộc chiến quyền lực có lẽ vẫn chưa kết thúc. Lê Dung (SBTN)
  4. Ts Nguyễn Quang A Anh Nguyễn Quang A đã khởi xướng phong trào "tự ứng cử làm đại biểu quốc hội" và đã có một số người ủng hộ, nhưng cùng lúc cũng có những người cho rằng đó là việc làm vô ý nghĩa. Tôi cũng có những băn khoăn như 1 số người, nhưng cái băn khoăn của tôi gần hơn những người phản đối việc làm đó là, liệu việc làm đó có thành công hay không, hay nói một cách khác hơn là liệu đảng CSVN có để cho họ, những người VN đấu tranh được quyền ứng cử hay không, chứ không nói tới họ sẽ làm được gì một khi họ trở thành đại biểu quốc hội VN thật sự. Tại sao tôi lại băn khoăn như vậy mà không giống với những người cho rằng đó là việc làm vô ý nghĩa hay sẽ chẳng ra gì, thì câu trả lời rất đơn giản của tôi là, trong chính trị, để tìm kiếm một giải pháp đấu tranh ở vào hoàn cảnh bị ngăn chặn thì mọi cách đều phải thử và bất kể con đường nào cũng phải đi qua, miễn sao nó có thể dẫn tới mục đích. Bỏ ngoài chuyện có những người cầm đèn chạy trước ô tô, chưa có gì thì đã dùng quá khứ để đánh giá những người ra ứng cử hay việc làm của họ, cho rằng nếu anh là người đại biểu quốc hội thì đồng nghĩa với chuyện anh công nhận cái hệ thống đó, hoặc anh sẽ trở thành 1 thứ đại biểu gật giống như những người trước đây, thì thật ra mà nói, những người phê phán đó phần nào là những người sống với bi quan, thiếu tinh thần đấu tranh của 1 con ngưới tích cực, không dám tìm đủ mọi cách để đấu tranh, vẫn giữ cái thái độ và tư duy bảo thủ, không muốn cộng tác, đòi hỏi dứt khoát xoá bỏ cái chế độ và hệ thống của họ thì mới thay đổi được, hay không muốn là kẻ tấn công, đi vào cái hệ thống để mà thay đổi nó, cứ ở thế thủ, hoặc đứng từ xa mà nói, thì tôi cho rằng, chưa hẳn những người phê phán đó là đúng, thậm chí còn cho rằng là những người kém hiểu biết, không có khả năng trong tư duy chính trị. Vì muốn tìm một giải pháp chính trị cho một đất nước thì phải hiểu, không chỉ cái hoàn cảnh thực tế của nó, mà còn phải xét tới những vấn đề phụ thuộc hay nhìn ra cái kết quả của những việc làm đấu tranh, mà thí dụ tiêu biết mọi người VN đều nhớ và đã là 1 bài học trong đấu tranh là hành động phát động chiến tranh xâm chiếm miền Nam VN của Hồ chí Minh và đảng CSVN, cái chiến tranh dành độc lập đó như họ tuyên bố, đã chẳng mang lại bất kể lợi ích gì cho đất nước, thậm chí đã làm cho đất nước trở thành như ngày nay, không chỉ nghèo kém mà còn bị mất mát ở nhiều lĩnh vực, thậm chí mất mát cả lãnh thổ mà không dám mở miệng kêu ca, ngồi đó mà nhìn nước ngoài xâm chiếm đất nước mỗi ngày, hơn thế, cái độc lập như họ tuyên bố đã trở thành một thứ giả tạo, khi chính họ và đất nước VN bị nước ngoài đưa người vào ngồi trên đầu mà cai trị mấy chục năm nay như những kẻ nô lệ, trong khi Đức cũng là một nước bị phân chia bởi ý thức hệ như Việt nam, nhưng họ đã đoàn tụ mà không bị bất kể hậu quả thiệt hại gì, không cần chiến tranh dành chủ quyền và độc lập theo kiểu CSVN, mà mang lại khổ đau cho nhân dân và thiệt hại cho đất nước của họ, và nay họ là 1 trong những nước phát triển, nếu không muốn nói là 1 trong những cường quốc. Cũng thế, thật dễ dàng để trả lời cho những người cho rằng việc làm đó vô tích sự là, nếu ông Trọng tuyên bố nước ta dân chủ, nên ông A mới tự ra ứng cử, thì cũng vậy, nếu ông Trọng nói rằng ném chuột sợ bể bình thì tại sao chúng ta không giúp ông ta bằng cách, thả vào trong bình một vài con mèo để chúng quậy những con chuột, hoặc bắt những con chuột, mà không sợ bể bình, thì tôi cũng hy vọng rằng ông Trọng dám đối diện với những lý luận hay những phương cách này mà không cản trở. Sự im lặng thời gian gần đây của đảng CSVN cho ta thấy hai trường hợp đang xẩy ra trong tư duy của họ là, thứ nhất họ đang lúng túng tìm cách chống lại hay ngăn chặn cho hợp pháp mà không mang tiếng với dân chúng VN và quốc tế, và việc đang có những đại biểu quốc hội lên tiếng, bàn ở dự luật ứng cử, đưa ra những tiêu chuẩn hay nguyên tắc nếu muốn là 1 ứng cử viên là 1 thí dụ, mà mục đích bề trái của những ý kiến đó là để cản trở những người dân VN đang muốn làm ứng cử viên tự do, thứ hai hoặc đây cũng là con đường mà đảng CSVN muốn đi để thay đổi, vì hoàn cảnh bắt buộc họ phải thay đổi, mà đây là con đường nhẹ nhàng hơn, sẽ không dẫn tới những vụ bạo động nổi dậy, ít nhất làm dịu lại những khuynh hướng mang tính manh động đã thấy thể hiện trong những phát biểu trên những phương tiện truyền thông đại chúng, thí dụ như FB, mà những lãnh đạo CSVN đòi cấm dân chúng VN sử dụng như ông đại tướng CA Trần đại Quang, thì đúng ra mà nói vì cái tầm hiểu biết của ông quá kém hoặc ông là kẻ mang nhiều thứ xấu xa, có nhiều việc làm tội lỗi mới sợ hãi, nên ông mới đòi cấm, chứ thật ra những phương tiện truyền thông đại chúng là chỗ để cho những lãnh đạo biết người dân muốn gì và độ nóng của nhân dân với những vấn đề, để từ đó những lãnh đạo biết đường mà có những thái độ và làm việc tốt hơn. Từ góc nhìn đó, mà chúng ta phải có thái độ tích cực hơn trong cách nhìn cũng như hành xử đối với những người đang muốn làm ứng cử viên tự do để làm đại biểu quốc hội trong VN, thậm chí nếu có thể thì hãy có những ý kiến và việc làm đóng góp để họ vững vàng thực hiện ý muốn của họ, dù thành công hay thất bại, thì cũng là 1 cố gắng, nhưng tôi cho rằng, dù có thể nào thì chỉ có lợi chứ không hề có hại. Việt Kết NốiTác giả gửi tới Dân Luận(Dân Luận)
  5. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ mãn nhiệm vào tháng Năm tới Trong diễn biến bất ngờ vào phút chót, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng quyết định tới Sunnylands tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean vào thứ Hai 15/2 này. Theo một số nguồn tin, tháp tùng ông thủ tướng sẽ là một đoàn đông đảo bao gồm một số ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, trong có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Trước đó, khi thông tin đưa ra là ông Nguyễn Tấn Dũng không đi, ông Phạm Bình Minh đã được ủy quyền dẫn đầu đoàn. Các nguồn chính thống từ Hà Nội chưa đưa bất cứ thông tin gì liên quan tới sự tham gia của Việt Nam tại hội nghị Sunnylands. Gặp riêng Obama Theo tin mà BBC có được, ngoài lịch trình họp chung cùng lãnh đạo 9 quốc gia Asean khác trong hai ngày hội nghị 15 và 16/2, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp riêng với Tổng thống Barack Obama. Hiện chưa rõ tại sao có sự thay đổi kế hoạch của ông thủ tướng. Tuy nhiên hôm thứ Sáu 12/2 một nguồn tin cho BBC hay rằng đã có sự vận động ngoại giao ráo riết của phía Mỹ để ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh với các nước Asean và Washington muốn có sự tham gia của các lãnh đạo cao cấp nhất. Tuy không phải nguyên thủ, nhưng ông thủ tướng Việt Nam là người điều hành chính phủ Việt Nam trong hai nhiệm kỳ nay và chịu trách nhiệm lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại. Nhà Trắng vài hôm trước thông báo rằng chủ đề tranh chấp ở Biển Đông sẽ được đặt cao trong nghị trình, và vì vậy sự có mặt của ông Nguyễn Tấn Dũng, người trước đây đã có nhiều phát biểu về chủ đề này trên các diễn đàn quốc tế, được cho là rất quan trọng. Cũng có nhà bình luận cho rằng yếu tố đối nội đóng vai trò đáng kể. Một tuần nay các diễn đàn sôi nổi đồn đoán về sự nghiệp chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhất là khi ông không xuất hiện trước công chúng trong hai tuần liền, từ 29/1, một ngày sau khi Đại hội XII của Đảng CSVN kết thúc. Tuy tháng Năm tới ông mới mãn nhiệm, nhưng có đồn đoán rằng ông "buộc phải rời vị trí trước thời hạn". Chuyến đi của ông tới Sunnylands lần này sẽ xóa bỏ các tin đồn trên. Đối tác chiến lược Đảng CSVN luôn luôn cố gắng chứng minh rằng không có "mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ" như các "thế lực bên ngoài tìm cách tuyên truyền". Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands theo các quan sát viên là sự kiện thuộc loại quan trọng nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và khối Asean từ trước tới nay, khẳng định lại lập trường của Mỹ trong quan hệ với các nước Đông Nam Á. Các nghị sỹ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 12/2 vừa thông qua nghị quyết hoan nghênh thượng đỉnh Sunnylands. Thông cáo của các thượng nghị sỹ thuộc lưỡng đảng nói họ ủng hộ nâng tầm quan hệ với Asean lên thành quan hệ đối tác chiến lược. Văn bản mà BBC có trong tay cũng nhấn mạnh ủng hộ của Hoa Kỳ cho "nỗ lực của Asean nhằm giải quyết tranh chấp biển và lãnh thổ thông qua ngoại giao hợp tác kể cả trọng tài quốc tế, theo luật pháp và thể chế quốc tế". (BBC)
  6. Ông Nguyễn Quang Duy Quý đồng bào cử tri thương mến, Tôi xin đại diện cho dân nghèo: cho công nhân, cho nông dân, cho tiểu thương, cho dân nghèo thành thị, cho người thất nghiệp, cho đồng bào sắc tộc, cho bất cứ ai nghèo. Nếu quý đồng bào nghĩ mình nghèo cần người đứng ra bảo vệ quyền lợi xin dành lá phiếu cho tôi Nguyễn Quang Duy đại diện Xã Hội Cấp Tiến. Xã hội cấp tiến khuyến khích kinh tế tự do tạo ra công ăn việc làm cho người nghèo, để chính phủ thâu được thuế lo an sinh xã hội, lo giáo dục y tế, lo bảo vệ mở mang và phát triển đất nước. Kinh tế tự do đồng nghĩa mạnh được yếu thua, nên chỉ mang lợi ích cho thành phần đang nắm quyền lực (kinh tế và chính trị), nhưng sẽ tiếp tục bỏ rơi những người yếu thế. Dân oan tiếp tục mất đất. Công nhân, nông dân, tiểu thương tiếp tục làm không đủ ăn. Doanh nhân tiếp tục cạnh tranh bất bình đẳng với các đại công ty liên quốc. Giáo dục, y tế và các công ích xã hội chỉ dành cho dân giàu. Xã hội cấp tiến sẽ đứng ra điều hòa tạo công bình cho người nghèo, cho những người đang bị bóc lột, đang bị bỏ rơi. Nếu được quý vị tín nhiệm về mặt kinh tế tôi sẽ lo cho đất nước đủ năng lực cạnh tranh trên thế giới và đẩy mạnh việc gia nhập TPP. Tôi sẽ đẩy mạnh việc thành lập các nghiệp đoàn tự do, các nông hội tự do, các hiệp hội tự do, các tổ chức dân sự, bảo đảm cho quyền lợi của công nhân, của nông dân, của tiểu thương,… Tôi sẽ phục hồi quyền tư hữu, đặc biệt quyền tư hữu về ruộng đất, thực hiện chính sách người cày có ruộng. Về chính trị tôi trao trả các quyền tự do cơ bản cho toàn dân, trong đó có người nghèo như quý đồng bào. Về giáo dục ở bậc tiểu học hoàn toàn miễn phí và sẽ cấp nhiều học bổng cho học sinh nghèo tiếp tục học các bậc cao hơn. Y tế cũng sẽ miễn phí cho người nghèo. Văn hóa giáo dục hướng đến xây dựng con người trên 3 tinh thần nhân bản, khai phóng và dân tộc. Về quân sự, là một nước nhỏ muốn đủ mạnh để kềm hãm tham vọng bành trướng của Tàu, nước ta cần đồng minh với Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ đã từng bỏ rơi miền Nam nên phát triển tự lực tự cường vẫn là chính yếu. Đồng thời kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng hải ngoại về nhân lực, kinh tế và chính trị. Theo tinh thần hòa giải của Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa tôi xin phép đồng bào ân xá cho những người lầm đường lạc lối theo cộng sản nay muốn quay về với dân tộc. Trong phương châm không liên hiệp với cộng sản tôi sẽ đồng hành với quý đồng bào đến ngày Việt Nam có tự do dân chủ, có một hiến pháp công bình cho mọi tầng lớp xã hội. Năm 1954 gia đình tôi đã vào Nam tìm tự do. Tôi sinh năm 1959 tại Quảng Ngãi. Tôi lớn lên trong xóm lao động Bàn Cờ Sài Gòn. Tôi đã sống trên 7 năm với cộng sản. Tôi đã đi khắp miền Nam nhờ đó hiểu rõ cộng sản là nguyên nhân của nghèo đói và chia rẽ. Tôi vượt biển đến Úc cuối năm 1982, tốt nghiệp cao học kinh tế phát triển với ước mong quay về giúp nước. Tôi lập gia đình có 4 cháu. Tôi đã phục vụ 24 năm trong nhiều cơ quan hàng đầu của chính phủ liên bang Úc. Năm 2014 tôi xin về hưu để có thể dành toàn thời cho cuộc đấu tranh giải thể cộng sản. Năm 1990 tôi đã được đồng bào Canberra tín nhiệm trao vai trò chủ tịch Cộng Đồng 2 nhiệm kỳ và là Phó chủ tịch Cộng đồng Liên Bang Úc châu. Hiện tôi đang đại diện cho Khối 8406 Úc châu và là chủ bút tờ Cộng Hòa Thời Báo. Nhân dịp đầu năm kính chúc quý đồng bào một năm mới vạn sự như ý. Nếu quý đồng bào muốn một tương lai tươi sáng cho đất nước cho con em quý đồng bào xin dồn phiếu cho tôi Nguyễn Quang Duy đại diện Xã Hội Cấp Tiến. Xin cám ơn và rất mong được trao đổi với quý đồng bào những quan tâm khác liên quan đến cá nhân quý vị hay cho đất nước. Melbourne Úc Đai Lợi. 11/02/2016 Nguyễn Quang Duy *Tác giả gửi bài viết đến TTHN
  7. Năm 2016 Việt Nam sẽ phát hành trái phiếu 220 nghìn tỷ việt nam đồng. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nam-2016-phat-hanh-220-000-ty-dong-trai-phieu-chinh-phu-20160123101341126.chn Nhà nước Việt Nam coi việc phát hành trái phiếu là một thành công kinh tế, thực ra trái phiếu phát hành cũng như một khoản vay nợ giá cao. Khoản trái phiếu này không nằm trong những khoản vay ưu đãi của các nước tư bản đối với nước chậm phát triền. Vì thế cần phải có lãi suất hấp dẫn mới khiến người mua trái phiếu móc hầu bao mua trái phiếu. Lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam hiện nay rơi vào khoảng 6,5% đến 7% một năm. Lãi suất này thấp hơn các nước như Venezuela, Gambia, Ghana, Malawi, Angola, Guinea. Zimbabwe. Những nước này lãi suất đều rơi vào khoảng 8 đến 9%. Riêng Veuzuela là 12%. Tiến sĩ Phạm Thế Anh của trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội trả lời phóng viên báo Tuổi Trẻ vào năm 2014 cho biết, tính đến thời điểm năm 2014 mỗi năm Việt Nam phải trả lãi 6 tỷ USD. Đó là ông Anh tính trên con số cống bố của chính phủ tổng nợ công năm 2014 là 90 tỷ usd. Ông Anh nói ; ''Nếu số chính thức VN công bố thì nợ công hiện nay là 55,7% GDP (tức khoảng 90 tỉ USD). Đây là mức chúng ta coi là vẫn an toàn. Nhưng gánh nặng nợ là không nhỏ. Tôi chỉ tính sơ bộ, khoảng một nửa, tức 45 tỉ USD chúng ta vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm VN phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ '' http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20140414/no-cong-sap-toi-lan-ranh-do/602647.html Ông Anh cũng cho biết đồng hồ thông báo nợ công ở Hoa Kỳ thông báo từng giây, nhưng ở Việt Nam nợ công thường thống kê con số của 2 năm trước. Ông Anh cho rằng nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước thì số nợ sẽ là 180 tỷ usd. 90 tỷ usd của chính phủ nợ và 90 tỷ usd của doanh nghiệp nhà nước nợ đó là thời điểm của năm 2012. Tiến sĩ Vũ Quang Việt nguyên vụ trưởng vụ tài khoản thống kê của Liên Hợp Quốc cho RFA biết về nợ công như sau. '' Quốc tế gọi nợ công là nợ của tất cả cơ quan công quyền Việt Nam hoặc doanh nghiệp thuộc về nhà nước. Bởi vì những doanh nghiệp đó mà thất bại thì nhà nước phải có trách nhiệm' ' Số nợ công của chính phủ Việt Nam được Ngân Hàng Thế Giới cho biết vào năm 2014 là 110 tỷ usd. Nếu như theo lời tiến sĩ Phạm Thế Anh nói năm 2014 Việt Nam trả lãi 6 tỷ cho 90 tỷ usd vay thống kê năm 2012, thì năm 2015 Việt Nam phải trả khoảng 8 tỷ usd tiền lãi cho số khoản vay 110 tỷ thống kê năm 2014. Đến năm 2016 này, chúng ta chưa có con số thống kê nợ công của Việt Nam là bao nhiêu. Nhưng mới đầu năm đã có thông báo chính phủ chuẩn bị bán 10 tỷ usd trái phiếu trong năm 2016. Điều đó có nghĩa , số nợ công trước đó không hề giảm và nó đang tiếp tục tăng nhanh chóng đến cả chục phần trăm. Nếu như 750 triệu usd trái phiếu của chính phủ phát hành đầu tiên vào năm 2006 có kỳ hạn 10 năm, thì lần phát hành 10 tỷ trái phiếu phát hành năm 2016 có đến hơn phân nửa là kỳ hạn không quá 5 năm. Tức 5,5 tỷ usd có thời hạn thanh toán dưới 5 năm kể từ khi bán. Dường như Việt Nam đã hết cửa vay mượn từ các nơi với lãi suất ưu đãi. Nay chỉ còn nước bán trái phiếu lãi suất cao để mượn tiền từ nước ngoài. Trong hai năm qua, không thấy nói gì đến việc ngân hàng thế giới hay quỹ tiền tệ quốc tế hoặc chính phủ nước nào đó cho Việt Nam vay tiền. Trái lại là một thông báo đến năm 2017, tức chỉ 1 năm nữa Việt Nam có thể bị dừng những khoản vay ưu đãi. http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/ngan-hang-the-gioi-xem-xet-dung-von-vay-uu-dai-cho-viet-nam-20151204114949912.chn Đến giờ không có cách gì khả dĩ để giảm được nợ gốc. Các phương án của Việt Nam đưa ra bây giờ chỉ là làm sao đi vay được tiền trả lãi, hoãn được trả nợ gốc, kéo dài thời hạn thanh toán thêm năm nào tốt năm đó. Với sự thúc bách như thế thì đương nhiên trái phiếu chính phủ bán ra ngày càng phải nhiều hơn mới đáp ứng được việc trả lãi và xin kéo dài hạn thanh toán. Có lẽ khi không có phương án nào khác để trả nợ, chắc Việt Nam chỉ còn cách học Miến Điện đổi mới thể chế. Đó là cách giảm nợ công nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nhưng ở đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay vì để được xoá nợ công như Miến Điện thì ông ta, Nguyễn Phú Trọng. TBT ĐCSVN lại làm điều ngược lại là ép Việt Nam đi tiếp con dường bảo thủ. Đó là con đường sẽ khiến những món nợ ngày càng dày thêm trên cổ những người dân Việt Nam. Việc đưa thống đốc Nguyễn Văn Bình vào Bộ Chính Trị là điều bất đắc dĩ của trung ương đảng CSVN khoá 12, mục đích để Bình tiếp tục cùng với Vương Đình Huệ, Nguyễn Xuân Phúc chèo lái dây dưa được chuyện nợ nần vài năm nữa. Tránh chuyện vỡ nợ xảy ra trong nhiệm kỳ thứ hai của Trọng làm TBT. 5 năm sau nữa, các món nợ và tiền lãi sẽ càng trở nên kinh khủng. Nhưng Nguyễn Phú Trọng cần gì biết 5 năm sau nữa đổ ra Việt Nam sẽ thế nào. Năm nay ông ta đã 72 tuổi, 5 năm nữa ông ta 77 tuổi. Ông ta chỉ cần biết làm sao để cái chủ nghĩa xã hội mà ông lý tưởng tôn thờ, cái chủ nghĩa mang cho ông quyền lực và danh vọng tột đỉnh ấy sẽ tồn tại với song song với ông 5 năm đó. Còn khi ông đã 77 tuổi và từ giã chính trường, đất nước nợ bao nhiêu đâu là cái bắt buộc ông phải lo. Ở tuổi 80, một Nguyễn Phú Trọng nếu còn sống sẽ là một ông cụ tóc bạc phơ, nụ cười nhân hâu như một tiên ông, cụ đã thoát tục khỏi phàm trần. Lúc ấy 15 tỷ usd hay 20 tỷ usd mà đất nước, nhân dân oằn mình trả lãi , không phải là việc của ông. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  8. Bên lề cuộc họp cuối tuần của các chủ ngân hàng thương mại cổ phần vào chiều ngày 12-2 tại Sài Gòn, nhiều ý kiến bày tỏ lo sợ phía ngoại quốc sẽ tung tiền để mua lại các ngân hàng Việt Nam. Ảnh minh họa Theo nội dung cam kết về ngành ngân hàng tài chính trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), có các điểm chính như sau: mở rộng cam kết về mở cửa thị trường, trong đó lưu ý các tổ chức tài chính trong 12 nước được cung cấp và nhận dịch vụ xuyên biên giới; tăng cường minh bạch hóa, bảo hộ đầu tư với cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch, rõ ràng và có hiệu quả; không phân biệt quốc tịch nhân sự cấp cao; cho phép áp dụng các ngoại lệ và các quy định quản lý thận trọng,… Như vậy, bên cạnh cơ hội mở rộng đối tác, thị phần, thị trường, tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài, tuyển dụng nhân tài quốc tế, chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm và áp lực cải cách thể chế trong nước;… hệ thống ngân hàng nội địa Việt Nam sẽ đối mặt với một cuộc đua cạnh tranh hơn và thách thức “chảy máu chất xám” nếu không quan tâm quản lý nhân tài và có chế độ tốt. Thêm nữa, cũng sẽ không loại trừ khả năng nếu các ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ bị thâu tóm hoặc bị mua lại khi các ngân hàng Việt Nam cởi mở dần không gian cho nhà đầu tư nước ngoài, các đối tác chiến lược nước ngoài. TPP cho phép 12 nước thành viên cung cấp các dịch vụ ngân hàng xuyên biên giới trong khối, tức là được phép khai thác chung khách hàng. Điều này có nghĩa, cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có thể sử dụng dịch vụ của ngân hàng ở bất kỳ ngân hàng nào trong 12 nước thành viên TPP mà ngân hàng đó không cần mở chi nhánh tại Việt Nam như trước và ngược lại. Về vấn đề nhân sự, TPP yêu cầu các nước thành viên không phân biệt quốc tịch khi tuyển dụng nhân sự cấp cao, tức là các tổ chức, doanh nghiệp trong TPP không được từ chối nhân sự quốc tịch nước khác trong TPP, bất kỳ lãnh đạo cấp cao mang quốc tịch nào cũng sẽ được tham gia điều hành. Về bảo hộ đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp, Chính phủ phải ứng xử công bằng với tất cả nhà đầu tư. Đồng thời, các nhà đầu tư có thể kiện trực tiếp tổ chức, Chính phủ đó lên Ủy ban TPP nếu họ không chứng minh được sự minh bạch và công bằng trong khi phân bổ các cơ hội cho đầu tư của mình. Ví dụ, ngân hàng Trung ương muốn cấm đoán loại hình dịch vụ của một ngân hàng thì phải đưa ra được lý do và chứng minh có tác động bất ổn đến tài chính, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ của nước đó thì mới được bãi bỏ. Ở một nước cộng sản như Việt Nam, thì yêu cầu minh bạch các chính sách là chuyện gần như không tưởng. Tuy nhiên trước những món nợ công khổng lồ, vì túi tiền riêng của phe nhóm, người ta tin rằng giữa lựa chọn cho sống còn, nhà cầm quyền sẽ chọn con đường từ bỏ chủ nghĩa xã hội không tưởng đã đeo đuổi suốt 86 năm qua. Vũ Minh Ngọc (SBTN)
  9. Thỉnh thoảng tôi chú ý có vài người vào blog tôi viết comment một cách giận dữ. Một trong những comment đó là “bọn nguỵ bán nước”, hàm ý cáo buộc chế độ VNCH ngày xưa là bán nước. Lại có comment kiểu như “bọn Nam kì các anh toàn là một lũ bán nước chạy qua tận Mĩ tìm bơ thừa sữa cặn …” Tôi có cảm giác đây là một luận điệu khá phổ biến ở những người cuồng tín. Nhưng tôi muốn tìm hiểu cái luận điệu này nó xuất phát từ đâu. Rất có thể cái điệp khúc “bán nước” này đã được gieo vào đầu óc của những người ngoài Bắc từ rất lâu. Nó có thể khởi đầu từ những bài báo và phát biểu của ông Hồ Chí Minh, một người rất hăng hái trong việc chửi triều Nguyễn. Trong những bài viết và phát biểu về triều Nguyễn, ông Hồ đưa ra những cáo buộc hết sức ghê gớm. Chẳng hạn như trong bài ''Nên học sử ta'' đăng trên báo Việt Nam độc lập, ngày 01/02/1942, ông viết: ''Vì muốn giành làm vua mà Gia Long đem nước ta bán cho Tây. Thế là giang san gấm vóc tan tác tiêu điều, con Lạc cháu Hồng hoá làm trâu ngựa''. Trong ''Báo cáo đọc tại Đại hội các đoàn thể cách mạng Việt Nam ở nước ngoài” họp tại Thành phố Liễu Châu (Tàu), vào tháng 3/1944, ông nói: ''Năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước bán nước, cắt nhượng ba tỉnh Sài Gòn, Biên Hoà, Mỹ Tho cho giặc Pháp''. Ông tố cáo Bảo Đại: ''Vĩnh Thụy trở về nước với hơn 10.000 viện binh Pháp để giết hại thêm đồng bào Việt Nam. Vĩnh Thụy cam tâm bán nước. Vĩnh Thụy làm tay sai cho thực dân, là một tên phản quốc”. (Một điều thú vị là dù chửi Bảo Đại là phản quốc như thế, nhưng sau này chính ông Hồ lại mời Bảo Đại tham chính!) Dễ dàng thấy những câu chữ trên rất nặng nề. Nhưng cái mẫu số chung của các cáo buộc đó là ông hoàn toàn không trưng bày một chứng cứ thuyết phục, mà chỉ nói ra nhận định cá nhân. Nếu là người thường mà nói như thế thì chắc chẳng ai quan tâm, nhưng trong một thể chế toàn trị, người trong tư cách lãnh đạo như ông Hồ mà nói như thế thì người ta hiểu đó là những chân lí. Rồi từ đó, cái luận điệu “nguỵ bán nước” lan toả sang báo chí, tuyên truyền, và rất có thể cả sách giáo khoa. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những dư luận viên và ngay cả một số quan chức bị đầu độc với những từ như “bán nước”, “tay sai”, “phản động”, và họ thốt ra những chữ đó như là những con vẹt lải nhải theo quán tính, chứ không làm theo lí trí. Nói theo Daniel Kahneman những người này (nói theo quán tính) dùng hệ thống I trong phản ứng. (Hệ thống II là suy nghĩ cẩn thận và phản ứng theo lí trí, đòi hỏi thời gian). Hễ nghe ai nói gì trái ngược với niềm tin của họ, thì họ thốt ngay chữ “phản động”; hễ nghe người miền Nam nói về tình hình suy thoái của xã hội, đầu óc họ phọt ngay “bán nước”. Vẫn theo Kahneman, phản ứng theo hệ thống I được hình thành từ tiến hoá. Loại phản ứng đó đã giúp con người thích ứng với môi trường và tồn tại trong quá khứ (như thấy con cọp thì phản ứng đầu tiên là phải … chạy -- không cần phải suy nghĩ thêm). Tương tự, chúng ta cũng có thể đoán rằng cái phản ứng “bán nước” của DLV là hệ quả của một quá trình tiến hoá. Cha mẹ họ đã sống trong cái xã hội bị tẩy não nặng nề, một xã hội đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối vào một đảng phái, bất cứ ai đi ra ngoài giáo điều sẽ dễ bị triệt tiêu. Do đó, để tồn tại trong xã hội đó, họ phải thích ứng, phải "tụng niệm" những câu chữ quen thuộc bất kể sự thật ra sao. Nghe nhạc vàng? Phản động. Sĩ quan VNCH? Bán nước. Và, theo thời gian cái hệ thống I tích tụ trong đầu họ, và di truyền qua nhiều thế hệ cho đến nay. Hiểu như thế thì chúng ta có thể thông cảm cho những kẻ mà ngày nay vẫn còn phát biểu “nguỵ bán nước”, vì thời gian chưa đủ để họ được tiến hoá, nên phản ứng quán tính theo hệ thống I còn lấn át phản ứng với lí trí theo hệ thống II. ============== TB: Nhân đây xin trích lại một đoạn trong Hồi kí của học giả Nguyễn Hiến Lê viết về tình cảnh sau 1975: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12150&rb=0401 Sự khinh rẻ giữa Bắc - Nam: Người Bắc coi người Nam là nguỵ, đối xử người Nam như những thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đã thắng được Mĩ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu: “Tôi là kháng chiến, anh là nguỵ thì tôi mới có lí, anh đừng nói nữa”. Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ Chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hoá, kĩ thuật - điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không được học – thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẩy nhau… Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà còn tự hào mình là nguỵ nữa, vì nguỵ có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú… Thì ra: “Nhìn xa ngỡ tượng tô vàng…” Và trong chăn mới biết có rận: Ngay giữa các đồng chí cũng không có tinh thần đoàn kết…Chính vì thiếu đoàn kết nên trong cuộc hội họp nào người ta cũng hô hào “Đoàn kết, đại đoàn kết”. Còn ở trong phòng họp thì ai cũng hoan hô tinh thần đoàn kết, ra khỏi phòng rồi thì hết đoàn kết. Người ta chỉ đoàn kết với nhau vì quyền lợi thôi; do đó mà có tinh thần bè phái, gia đình trị, và miền Bắc có câu này: nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế. Cái thất bại thứ nhì: Điểm thứ nhì làm cho chúng ta thất vọng là xã hội còn bất công hơn hồi trước nhiều. Sự bất công (cũng như tham nhũng) xẩy ra đầy rẫy trong xã hội, suốt cả chiều ngang lẫn chiều dọc, điển hình là: Có người nói một số “ông lớn” đi đâu cũng có người hầu xách bình nước sâm Cao Li để ông lớn uống thay trà; một ông nọ luôn luôn có một bác sĩ ở bên và một thiếu nữ quạt hầu vì ông không chịu được quạt máy. Tôi không biết những tin đó đúng hay không, chỉ biết những tin đó do “anh em cách mạng” đưa ra cả... Sài Gòn đưọc giải phóng vài năm thì ta thấy xuất hiện ngay một hạng giàu sang mới nổi, thay thế bọn giàu sang thời Thiệu,, và cũng thích những xa xí phẩm (áo hàng thêu, hột xoàn, máy điều hoà không khí v.v…) của thời Thiệu. Tiền đâu mà họ mua những thứ đó nhỉ? Sự bất công chướng nhất, tàn nhẫn nhất là lương công nhân viên từ năm 1975 cứ đứng yên trong khi sự phân phối nhu yếu phẩm giảm đi gần hết, chỉ còn gạo, bo bo là tạm đủ, nhất là trong khi mãi lực của đồng bạc năm 1980 chỉ còn 1/10 năm 1975; thành thử lương một công nhân viên chỉ đủ để mua củi chụm, lương một bác sĩ mới ra trường chỉ đủ để mua rau muống ăn. Khắp thế giới không đâu có chế độ lương bổng như vậy. Người nào cũng phải bán đồ đi mà xài, nhờ cha mẹ giúp đỡ, nếu không thì phảo xoay xở mọi cách, làm sao sống được thì làm, chính phủ không biết tới. Một cán bộ ở Hà Nội đã phàn nàn: “Người ta có rất nhiều quyền hành mà không có một chút tinh thần trách nhiệm nào cả. Thật lạ lùng!” Cái thất bại thứ ba: Không ai có trách nhiệm mà tinh thần bè phái quá nặng nên không có kỉ luật, dưới không tuân trên, loạn. Nguyên nhân là cán nặng hơn gáo, dưới chẳng nghe trên, vì: … mỗi tỉnh là một tiểu quốc… Và: Vì mất kỉ luật cho nên thanh niên mới trốn nghĩa vụ quân sự… Tinh thần vô kỉ luật đó, không biết một phần có phải do chính sách giáo dục trẻ em không… trẻ em càng được thể làm biếng, sức học rất kém, mà tính ngỗ nghịch (bóp vú cô giáo như trên đã nói) thì quá sức tưởng tượng. Một cán bộ già ở Bắc vô nhận rằng trẻ em trong này ngoan ngoãn, lễ phép. Nhưng tôi sợ rằng ít năm nữa, chúng đuổi kịp bạn chúng ở Bắc mất. Cái thất bại thứ tư: Sự thất bại hiển nhiên nhất của chế độ là sự suy sụp của kinh tế mà tôi đã trình bày sơ lược trên. Từ ngày 30-4-75, do những đồng bào ở Bắc vào, chúng ta ở Nam mới lần lần biết cảnh điêu đứng của dân tình ngoài đó sau hai chục năm sống dưới chế độ mới. Từ trên xuống dưới ai cũng phải ăn độn có khi tới 60%-70% (tháng 8-1980, một cán bộ giáo dục ở Hà Nội vào bào tôi bây giờ họ phải ăn độn 90%, cực khổ hơn những năm 1973-1974 nhiều lắm, mà tình trạng đó còn kéo dài lâu. Thân phận không bằng con heo ở trong Nam); có hồi gạo quí tới nỗi người ta cất vào trong những cái thố, cái liễn, trân trọng như nhân sâm, chỉ khi nào đau ốm mới lấy ra một nhúm để nấu cháo; ngày tết mà có đủ gạo nấu cơm cúng ông bà là mừng lắm; khi nào được ăn một bữa cơm không độn với nước mắm thôi thì coi như được dự một bữa tiệc. Nước mắm rất hiếm, có người ở Nghệ An hay Hà Tĩnh mấy năm không có nước mắm ăn, gặp người trong Nam ra đem theo nước mắm, xin một vài muỗng rồi nuốt ực ngay hết, không đợi đem về nhà. Bát ăn mỗi người mỗi năm chỉ được một cái, hễ vỡ thì phải ăn bằng sọ dừa. Vài mỗi năm chỉ được phát một hai thước đủ để vá áo (ở miền Nam năm 1980, có nơi mội người chỉ được 6 tấc). Nhiều người vào Sài Gòn thăm bà con, khi ra vơ vét đủ thứ, từ cây đinh, khúc dây chì, lon sữa bò, ve chai…đem ra, vì ở ngoài đó thường cần dùng tới mà không kiếm đâu ra. Họ cho miền Nam này là thiên đường. Con người mất nhân phẩm Trong một xã hội như vậy, con người dễ mất hết nhân phẩm, hoá ra đê tiện, tham lam, bất lương, nói láo, không còn tình người gì cả. Năm 1975 đa số các cán bộ, công nhân viên ở Bắc vào thăm gia đình, họ hàng ở trong Nam, còn giữ chút thể diện “cách mạng”, bà con trong này tặng họ gì thì họ nhận, chứ không đòi; về sau họ không giữ kẽ nữa, tặng họ một thì họ xin hai, không tặng họ cũng đòi, khiến một ông bạn tôi bực mình, nhất định đóng cửa không tiếp một người bà con, bạn bè nào ở Bắc vào nữa… Đa số cán bộ ở Nam đã tư bản hoá rồi, một xã hội chủ nghĩa xã hội mà như vậy thì chủ nghĩa đó chỉ còn cái tên thôi. Cái mất tình người: Sống dưới chế độ cộng sản, con người hoá ra có hai mặt như Sakharov đã nói: chỉ giữa người thân mới để lộ mặt thật, còn thì phải đeo mặt nạ; luôn luôn phải đề phòng bạn bè, láng giềng, có khi cả người trong nhà nữa. Người ta tính cứ 5 người thì có 1 người kiểm soát từng ngôn ngữ, hành vi của 4 người kia… Ở Nga thời Staline như vậy, ở Bắc những năm 1954-1960 cũng gần như vậy; ở Nam đỡ hơn vì đa số người trong này không chịu làm thứ mật thám chìm đó… Nạn làm tiền, tống tiền lan tràn khắp các ngành, cả trong ngành cứu nhân độ thế và ngành tống táng. Ôi chao! Ngành tống táng? Tôi không ghi ra đây một thí dụ của ông về chuyện này. Đại loại là nếu không có đủ tiền đút lót thì việc chôn cất hoặc hoả thiêu người chết sẽ không được làm một cách suôn sẻ. Trong một xã hội mà ngay người đã khuất rồi mà vẫn còn bị làm tiền thì ta không thể tưởng tượng được cái nhân tính thời đó tệ hại ra sao. Nguyên do? Tất cả chỉ tại cái lệ chính phủ định giá, định lương rẻ quá không cho dân đủ sống, dân phải xoay xở lấy, bóc lột lẫn nhau. Cổ kim chưa một xã hội nào phi lí như vậy. Vì biết mình phi lí nên có nơi chính quyền làm ngơ cho bác sĩ làm ăn, cho phép các giáo viên nguỵ dạy thêm tại nhà. Nói cho ngay, thời nào trong xã hội cũng có một số người lương thiện. Và ông Phạm Văn Đồng đã nhận rằng thời này hạng đó thiệt thòi nhất. Tôi được biết một hai cán bộ trung cấp liêm khiết, chịu nghèo, nuôi heo thêm, chứ không tham nhũng. Gia đình họ phải ăn rau muống; quần áo thì vá đụp; có thể nói họ nghèo như các nông dân nghèo nhất thời xưa. Tóm lại sau 5 năm chúng ta không thấy chút tiến bộ nào cả mà chỉ thấy sự chia rẽ trong xã hội, sự tan rã trong gia đình, sự sa đoạ của con người, sự suy sụp của kinh tế. Ông Hồ Chí Minh có lần nói: “Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người vẫn là quan trọng hơn cả. Có chế độ tốt, chính sách tốt mà không có con người tốt thì cũng hỏng hết. Ai cũng phải nhận rằng tinh thần, tư cách đại đa số cán bộ càng ngày càng sa sút, hủ hoá mà xã hội chủ nghĩa mỗi ngày một lùi xa. Ông Hồ đã thấy trước cái mòi suy vi đó khi thốt ra lời trên chăng? Nguyễn Văn Tuấn (FB Nguyễn Văn Tuấn)
  10. Từ đầu tháng 2 đến nay, một số luật sư, nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam đã thông báo trên Facebook về kế hoạch ứng cử vào nghị trường Quốc Hội. Ghi nhận của phóng viên SBTN tại Sài Gòn với nhà báo Phạm Chí Dũng - Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập VN, và bác sĩ Đinh Đức Long - một thầy thuốc gắn bó lâu nay của chương trình thăm khám sức khỏe Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa, tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Cả hai vị đều cho rằng cần cổ võ chuyện tự ứng cử, bởi tự do – dân chủ chưa bao giờ là món quà được tặng không. (SBTN)
  11. “Trung Quốc là một gã khổng lồ đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, bởi vì khi nó tỉnh dậy, nó lẽ làm đảo lộn thế giới” (Napoleon Bonaparte) Mỗi khi đề cập đến tình hình kinh tế hay chính trị của Việt Nam (như dịp Đại hội Đảng vừa qua), yếu tố Trung Quốc lại nổi cộm lên ám ảnh như một đám mây đen (hay nghiệp chướng của địa lý và lịch sử). Đã nhiều lần trong lich sử, người Việt dũng cảm đấu tranh để “thoát Trung”. Nhưng từ sau thỏa thuận Thành Đô (1990), Việt Nam lại bị đám mây đen Trung Quốc bao phủ như cái vòng kim cô (hay cái bẫy ý thức hệ). Vì vậy, muốn “thoát Trung”, chúng ta cần lý giải gót chân Asin của Trung Quốc, xem Trung Quốc thực sự mạnh hay yếu, để Việt Nam tìm cơ hội “thoát Trung”. Có những cách lý giải khác nhau, nhưng trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần 3 điều kiện cơ bản để “thoát Trung”. Thứ nhất, cần nội lực mạnh: Trên dưới một lòng, trong ngoài hợp tác, quyết tâm đổi mới thể chế và ý thức hệ, để cường thịnh kinh tế và độc lập chính trị (không lệ thuộc vào Trung Quốc). Thứ hai, cần ngoại lực mạnh: Việt Nam và Mỹ cùng xoay trục, trở thành đối tác chiến lược, trên cơ sở hợp tác TPP để tái cân bằng (chứ không phải để chống Trung Quốc). Thứ ba, mỗi khi Trung Quốc khủng hoảng nội bộ, họ thường gây ra khủng hoảng bên ngoài (như tại Biển Đông) để làm giảm sức ép trong nước. Có thể đây là cơ hội cho Việt Nam “thoát Trung” (như một hệ quả không định trước). Trung Quốc mạnh hay yếu? Nhiều người cho rằng Trung Quốc đang ở đỉnh cao quyền lực. Đúng là Trung Quốc đã trỗi dậy với kỳ tích phát triển kinh tế, có tốc độ tăng trưởng hai con số trong gần ba thập kỷ. Trung Quốc đã trở thành công xưởng của thế giới, xuất khẩu hàng hóa khắp toàn cầu. Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ), và đang cạnh tranh với Mỹ về kinh tế và quân sự, với tham vọng sẽ vượt Mỹ. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2015 là 144 tỷ USD (chỉ đứng sau Mỹ). Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, với 1.300 tỷ USD tài sản (chủ yếu là trái phiếu). Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đứng đầu thế giới, với 3.300 tỷ USD (năm 2015). Hai trăm triệu người Trung Quốc đã trở thành trung lưu. Đồng Nhân dân Tệ đã trở thành ngoại tệ mạnh (trong giỏ SDR). Nhưng đó là quyền lực cứng, còn quyền lực mềm thì sao? Trung Quốc đã ý thức được tầm quan trọng của quyền lực mềm và đã đầu tư gần 10 tỷ USD cho chương trình tuyên truyền “quyến rũ thế giới” (Charm Offensive). Nhưng Trung Quốc không thành công vì ngộ nhận quyền lực mềm giống như công tác tuyên huấn, hoặc “giống như làm đường sắt cao tốc” (David Shambaugh). Đây là một điểm yếu cơ bản của Trung Quốc không thể nào khắc phục được, chừng nào Trung Quốc không chịu cải cách chính trị và dân chủ hóa để phát triển xã hội dân sự (là tiền đề cho quyền lực mềm). Dù Trung Quốc có bỏ ra kinh phí khổng lồ cho “Charm Offensive” để tuyên truyền về “Giấc mộng Trung Hoa” (China Dream), hay tính ưu việt của CNXH “mang Màu sắc Trung Quốc”, thì cũng không thể nào thuyết phục được thế giới (hay người dân Trung Quốc) tin vào chế độ hiện nay, nếu họ tiếp tục chính sách cực đoan đầy tham vọng, nhằm duy trì nguyên trạng (trong nước), hay thay đổi nguyên trạng (ngoài nước). Trong quá trình phát triển nóng, Trung Quốc đã bộc lộ nhiều điểm yếu cơ bản mang tính quy luật và hệ thống, không thể khắc phục được. Đó là môi trường ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng, mỗi năm làm 1,6 triệu người chết vì ô nhiễm không khí (trung bình mỗi ngày có hơn 4000 người chết). Vì vậy, khi 3 chiến hạm của Hải quân Trung quốc (PLAN) ghé thăm hữu nghị cảng Brisbane gần đây (2/1/2016), người dân Úc thấy hầu hết thủy thủ tàu 152 đã đổ xô đi mua gom loại sữa bột trẻ em “Aptamil 3”, là loại sữa bột được người dân Trung Quốc ưa chuộng. Đó là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn (đứng đầu thế giới) với hệ số Gini là 0,61% (mức báo động có thể dẫn đến bất ổn xã hội). Ví dụ, 70 người giàu nhất Quốc Hội Trung Quốc có tài sản trung bình 1 tỷ USD (cao hơn cả Mỹ). Đó là quy mô đô thị hóa khổng lồ để gia tăng thị trường trong nước (đối phó với giảm xuất khẩu). Nhưng làn sóng di cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị đã bắt đầu đảo ngược, giảm 5,68 triệu người (năm 2015). Tết 2016 là bước ngoặt với hàng chục triệu người dân trở về quê mà không quay lại thành phố (nơi cuộc sống đắt đỏ, môi trường ô nhiễm, đe dọa thất nghiệp). Kế hoạch di dân khổng lồ ra thành phố để thực hiện chương trình cải cách 10 năm đầy tham vọng của thủ tướng Lý Khắc Cường có thể thất bại. Trong khi người nghèo Trung Quốc đang bỏ thành phố trở về quê (di dân ngược), thì người giàu Trung Quốc bỏ đất nước di cư ồ ạt ra nước ngoài. Theo Hurun Report (August 2014), 64% người giàu (có trên 1,6 triệu USD) đã hoặc định di cư khỏi Trung Quốc. (Andrew Browne, The Great Chinese exodus, the Wall Street Journal, August 15, 2014). Việc di cư ồ ạt đồng nghĩa với chuyển tiền ổ ạt ra nước ngoài. Theo Bloomberg intelligence, 1.000 tỷ USD đã tháo chạy khỏi Trung Quốc năm 2015, tăng gấp 7 lần so với 2014. Đây là hệ quả của khủng hoảng lòng tin không thể kiểm soát được, dù có xây vạn lý trường thành xung quanh Trung Quốc cũng không ngăn cản được. Theo luật thì mỗi người dân Trung Quốc được phép chuyển ra nước ngoài 50.000 USD (mỗi năm). Chỉ cần 5% dân số Trung Quốc (1,3 tỷ người) chuyển tiền ra nước ngoài (hợp lệ) thì dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện nay sẽ biến mất. Bức tranh kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đáng lo ngại. Trong khi GDP tăng ở mức khoảng 7%, trong 7 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch thương mại đã giảm 7,3% (xuất khẩu giảm 8,8% và nhập khẩu giảm 8,6%). Chỉ số PPI đã giảm 42 tháng liên tiếp, xuống mức thấp kỷ lục là -5,4% trong tháng 7/2015. Đồng Nhân dân Tệ bị phá giá liên tiếp và thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc (thậm chí phải đóng cửa) gây hoang mang và hỗn loạn trên thị trường. Dự trữ ngoại hối giảm xuống mức 3.650 tỷ USD vào tháng 7/2015, từ mức đỉnh cao là 3.990 tỷ USD (cách đây một năm). Tính đến cuối năm 2015 dự trữ ngoại hối đã giảm 513 tỷ, còn 3.300 tỷ USD; Riêng trong 1/2016 dự trữ ngoại hối giảm 99,5 tỷ USD, còn 3.230 tỷ USD. Dự kiến 2016, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thể giảm 300 tỷ, chỉ còn 3.000 tỷ USD. Các chuyên gia nói gì? Sau ba thập kỷ phát triển kinh tế với tốc độ hai con số, được cả thế giới ngưỡng mộ như một hiện tượng thần kỳ, “mô hình Trung Quốc” đã bộc lộ những điểm yếu cơ bản có tính hệ thống, trong đó cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị là một tử huyệt trong chương trình “Bốn Hiện đại Hóa” (nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng, khoa học công nghệ) để biến Trung Quốc thành một cường quốc hiện đại. “Bốn Hiện đại Hóa” mà không dân chủ hóa (đàn áp dã man “Pháp Luân công”), tôn vinh làm giàu và sức mạnh cứng mà không biết cách xây dựng “sức mạnh mềm” (vô cảm), phát triển nóng bất chấp cái giá phải trả về hủy hoại môi trường sống (gây ô nhiễm nặng nề), thì phát triển không thể bền vững. Trước khi nghỉ hưu, thủ tướng Ôn Gia Bảo và các nhà cải cách khác đã kêu gọi cải cách chính trị để cứu vãn thành quả cải cách kinh tế, nhưng lãnh đạo Đảng CSTQ vẫn duy trì chế độ độc tài, độc đảng. Ngày càng nhiều chuyên gia về Trung Quốc (và các nhà đầu tư) mất lòng tin vào “Mô hình trung Quốc” và cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn. Không phải họ ghét hay chống Trung Quốc nên “độc mồm độc miệng”, mà nhiều người trong số họ đã từng ủng hộ các chương trình cải cách của Trung Quốc. Hãy điểm lại một số ví dụ điển hình xem các chuyên gia đó nói gì. Trước hết là luật sư Gordon Chang (một học giả về Trung Quốc) ngay từ năm 2001 đã cảnh báo Trung Quốc sẽ sụp đổ “trong vòng năm đến mười năm tới” (Gordon Chang, “the Coming Collapse of China”, Random House, 2001). Theo Gordon Chang, dưới cái vỏ hiện đại, Trung Quốc là “con hổ giấy” với nhiều dấu hiệu đồi bại vì cải cách nửa vời đã làm cho quốc gia này “mắc kẹt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản”. Nhiều người chỉ trích quan điểm quá bi quan của Gordon Chang vì sau 10 năm Trung Quốc vẫn tồn tại và phát triển. Năm 2011 Gordon Chang thừa nhận mình đã dự báo “sai mất một năm”, nhưng vẫn giữ quan điểm cũ, và còn cược là Trung Quốc sẽ sụp đổ vào năm 2012. (Gordon Chang, “the Coming Collapse of China: 2012 Edition”, Foreign Policy, December 29, 2011). Tại sao Trung Quốc không sụp đổ (như các nước Đông Âu)? Andrew Nathan (một học giả về Trung Quốc tại Đại học Columbia) giải thích bằng thuyết “sức bật của chuyên quyền” (Andrew Nathan, “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy, January 2003). Theo Nathan, sự trỗi dậy của nền độc tài (Trung Quốc) phản ánh sự suy yếu của nền dân chủ (Mỹ). Muốn đối phó với thách thức hiện nay (Trung Quốc nổi lên và lấn sân Mỹ), các nước dân chủ phải quản trị tốt hơn (Andrew Nathan, “China’s Challenge”, Journal of Democracy”, January 2015). Francis Fukuama (Đại học Johns Hopkins) cũng chia sẻ quan điểm tương tụ trong cuốn sách phân tích thực trạng suy thoái của nền dân chủ Mỹ và Châu Âu (Francis Fukuama, “Political Order and Political Decay”, Farrar Straus Giroux, 2014). Giáo sư Minxin Pei (một học giả về Trung quốc, giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Đại học Claremont McKenna) đã nghiên cứu về chiến lược cải cách của Trung Quốc trong bối cảnh đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, và đi đến kết luận là thay vì tiến đến một nền kinh tế thị trường thực sự thì Trung Quốc “bị mắc kẹt trong quá trình chuyển đổi do những cải cách kinh tế và chính trị nửa vời”. (Minxin Pei, “China’s Trapped Transition: The Limits of Development Autocracy”, Harvard University Press, 2006). Theo Minxin Pei, quá trình chuyển đổi kinh tế tiệm tiến có thể thành công trong giai đoạn đầu, nhưng “Chủ nghĩa Tiệm tiến” (Gradualism) cuối cùng sẽ thất bại. Dưới thời Tập Cận Bình, xã hội Trung Quốc lại một lần nữa chìm trong nỗi lo sợ vì chiến dịch “Đả hổ Diệt ruồi” đang tiếp diễn, với 146 con hổ to đã bị sa bẫy chống tham nhũng. (Minxin Pei, “China’s Rule of fear”, Project Syndicate, February 8, 2016). Theo Minxin Pei, chính sách cai trị bằng sợ hãi (rule of fear) đang làm cho không những bộ máy chính quyền và xã hội Trung Quốc hầu như bị tê liệt vì lo sợ, mà cộng đồng kinh doanh, cộng đồng trí thức, giới truyền thông, và cả người nước ngoài, cũng đang “sống trong sợ hãi” như bị khủng bố tinh thần (giống như thời Cách mạng Văn hóa). Hiện nay, Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy do chính họ tạo ra, trong đó “bẫy thu nhập trung bình” là rất khó thoát. Theo World Bank, trong tổng số 35 nền kinh tế trên thế giới bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, chỉ có 13 nền kinh tế đã vượt qua được. Mô hình Trung Quốc là một nền kinh tế bong bóng lớn nhất thế giới (và cũng cực đoan nhất thế giới), đặc biệt là bong bóng bất động sản, không thể nào chỉnh sửa được, và cũng không thể nào “hạ cánh nhẹ nhàng” (soft landing) được. Sớm muộn thì cái bong bóng khổng lồ đó sẽ phải nổ như một vụ nổ lớn trong vũ trụ, tạo ra khủng hoảng tài chính (như một cái “hố đen”) hay bị vỡ nợ (như một trận lở tuyết). Không phải ngẫu nhiên mà tỷ phú Lý Gia Thành (giàu nhất Trung Quốc với tài sản gần 40 tỷ USD) đã nhanh chân bán tài sản tại lục địa (trị giá 3 tỷ USD) để chạy khỏi thị trường Trung Quốc. Cũng không phải vô cớ mà 64% người giàu Trung Quốc đã và đang di cư ra nước ngoài, đồng thời tìm mọi cách chuyển tiền ra nước ngoài để tránh rủi ro trong nước. Sau Gordon Chang và Minxin Pei (hai học giả người Mỹ gốc Hoa) là Paul Krugman (một nhà kinh tế học Mỹ tại Đại học Princeton) đã được giải thưởng Nobel về Kinh tế năm 2008. Năm 2013, trong một bài báo, Paul Krugman đã đưa ra những cảnh báo về Trung Quốc làm chấn động dư luận, “Trung Quốc đang gặp rắc rối to. Không phải là những thất bại nhỏ dọc đường, mà là những vấn đề cơ bản. Toàn bộ cách thức kinh doanh và hệ thống kinh tế đã từng thúc đẩy ba thập kỷ phát triển không thể tưởng tượng được, thì nay đã đến điểm dừng. Có thể nói Mô hình Trung Quốc sắp đụng phải Vạn lý Trường thành, và câu hỏi duy nhất lúc này là sự sụp đổ sẽ tồi tệ đến mức nào… Các biện pháp trì hoãn ngày phán quyết chỉ làm cho ngày đó càng thêm tồi tệ hơn khi cuối cùng nó phải xảy ra. Và ngày đó đang tới. Ngày hôm trước chúng ta còn sợ người Trung Quốc, thì bây giờ chúng ta lo ngại cho họ”… (Paul Krugman, “Hitting China’s Wall”, the New York Times, July 18, 2013). Chắc Paul Krugman không nói đùa! Chưa đầy hai năm sau, David Shambaugh (một chuyên gia về Trung Quốc có uy tín tại Đại học George Washington) có những nhận xét tương tự, nhưng còn mạnh hơn nữa (như một “quả bom tấn”). Năm 2008, David shambaugh xuất bản một cuốn sách về Trung Quốc, đánh giá cao năng lực của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc để thích ứng với các thách thức mới trong thập niên đầu của thế kỷ 21 (được Bắc Kinh đánh giá cao). Vì vậy, phát ngôn mới của Shambaugh về Trung Quốc đã gây sốc, “Màn chót của chế độ cộng sản ở Trung Quốc đã bắt đầu, và những biện pháp mạnh tay của Tập Cận Bình đang đưa đất nước đến gần hơn sự sụp đổ… Chúng ta không thể đoán được khi nào thì Trung Cộng sụp đổ, nhưng không thể không kết luận rằng chúng ta đang chứng kiến giai đoạn chót của nó”. (David Shambaugh, “The Coming Chinese Crackup”, the Wall Street Journal, March 6, 2015). Không biết động cơ thực sự của David Shambaugh là gì (qua bài báo nói trên), nhưng rõ ràng Shambaugh tỏ ra rất thất vọng trước thái độ bảo thủ và ngoan cố của lãnh đạo Trung Quốc không chịu triển khai những cải cách cơ bản để đối phó với những thách thức to lớn mà Trung Quốc đang đối mặt. Shambaugh lập luận rằng Tập Cận Bình càng cố gắng làm ngược lại với những gì Gorbachev đã làm, hòng duy trì chế độ cộng sản ở Trung Quốc, thì hệ quả của nó lại càng giống như Liên Xô. Nói cách khác, ngày càng nhiều người coi Trung Quốc như một gã khổng lồ tuy khỏe và giàu, nhưng đã mắc căn bệnh ung thư (di căn giai đoạn cuối), nên hóa xạ trị cũng không thể cứu được, nhưng lại từ chối giải phẫu. Gần đây, tỷ phú George Soros (nhà đầu cơ gây nhiều tranh cãi) đã dự đoán (tại Diễn đàn Kinh tế Davos tháng 1/2015) rằng, do biến động tỷ giá của đồng Nhân dân Tệ, kinh tế trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” (hard landing) và có khả năng Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính (như Nga năm 2014). Trong khi cả thế giới vẫn còn bán tín bán nghi trước nhận định gây sốc này của George Soros thì Chính phủ Trung Quốc lại tự biến nó thành một câu chuyện đáng tin. Mặc dù Trung Quốc phản ứng rất gay gắt đối với George Soros (“đừng bao giờ quay lại Trung Quốc nữa!”), nhưng dự đoán bi quan của George Soros về tương lai kinh tế Trung Quốc đang ngày càng có vẻ chính xác. Còn nhớ năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt rút vốn khỏi thị trường Nga để chuyển về nước. Trong một thời gian ngắn, họ đã đẩy nước Nga rơi vào cảnh lạm phát phi mã, nền kinh tế đình đốn do quan hệ kinh tế với Mỹ và EU bị đứt đoạn, tiêu dùng giảm sút và tăng trưởng đình trệ. Hiện nay, Trung Quốc cũng đang trải qua một tình trạng tương tự. Theo thống kê, hơn 1000 tỷ USD đã được các nhà đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc trong năm 2015. Việc một lượng quá lớn USD biến khỏi thị trường Trung Quốc chỉ trong vòng một năm đang đẩy nền kinh tế số hai thế giới lâm vào tình cảnh tương tự như Nga hồi cuối năm 2014. Áp lực tỷ giá đối với đồng Nhân dân Tệ tại thời điểm hiện nay lớn hơn bao giờ hết, khi nó liên tục bị mất giá kể từ khi được IMF cho vào giỏ tiền tệ SDR (12/2015). Một số chuyên gia về Trung Quốc cho rằng Tập Cận Bình đang theo đuổi một chính sách đối ngoại và an ninh đầy tham vọng (nhưng cũng đầy rủi ro), thách thức trật tự an ninh của Mỹ tại Châu Á-TBD, bất chấp lời khuyên của Đặng Tiểu Bình (và có thể chôn vùi di sản cải cách của Đặng Tiểu Bình). Tại Châu Á, Trung Quốc đã cam kết hơn 100 tỷ USD góp vốn cho Ngân hàng Hạ tầng Châu Á (AIIB). Tại Châu Mỹ La tinh, Trung Quốc đã cho vay gần 120 tỷ USD (từ năm 2005). Tại Châu Phi, Trung Quốc cũng đã đầu tư và cho vay hơn 100 tỷ USD. Trong khi đầu tư khổng lồ vào các dự án lớn đầy phiêu lưu về kinh tế và quân sự, lãnh đạo Trung quốc đã trở nên kiêu ngạo và quá tự tin vào quyền lực cứng, mà không biết cách xây dựng quyền lực mềm (một tiêu chí cơ bản của siêu cường), trong khi thể chế kinh tế và chính trị của Trung quốc đang tiềm ẩn và bộc lộ những tử huyệt đe dọa sự sống còn của chế độ. Biển Đông sẽ ra sao? Mỗi khi trong nước khủng hoảng nội bộ (sức ép lên cao) thì lãnh đạo Trung Quốc lại gây ra khủng hoảng với bên ngoài để “tháo ngòi nổ bên trong” (như một quy luật). Nhưng lần này có khác là lãnh đạo Trung Quốc tin rằng thời cơ đã tới và quân đội Trung Quốc (PLA) đã đủ sức mạnh để thách thức Nhật và Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc đã chủ động gây ra khủng hoảng với Nhật, tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku) và áp đặt khu nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Hoa Đông, nhằm: (1) kích động tinh thần dân tộc (cực đoan) của người Trung Quốc, (2) phô diễn sức mạnh mới để đòi thay đổi nguyên trạng (với Nhật) tại Đông Bắc Á, (3) nhân đó “rửa vết nhục lịch sử” (muốn người Nhật phải xin lỗi). Làn sóng chống Nhật tại Trung Quốc chứng tỏ lãnh đạo Trung Quốc hầu như đã đạt được mục tiêu nói trên. Nhưng cái giá phải trả (và hệ quả không định trước) cũng rất lớn. Không những nhiều nhà đầu tư Nhật rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc, mà Chính phủ Nhật còn có “cơ hội vàng” thay đổi Hiến pháp (điều 9) để tái vũ trang, một điều mà chưa chính phủ Nhật nào dám làm (sau chiến tranh). Trong khi chưa ai có thể lường hết được hệ quả của việc “Nhật tái vũ trang” sẽ làm thay đổi cán cân chiến lược tại Đông Á như thế nào, thì Trung Quốc gây ra khủng hoảng tại Biển Đông, nhằm: (1) kích động tinh thần dân tộc (cực đoan) của người Trung Quốc, (2) phô diễn sức mạnh mới để đòi thay đổi nguyên trạng (với Mỹ) tại Đông Nam Á, (3) áp đặt chủ quyền tiến tới độc chiếm Biển Đông nơi giàu tài nguyên biển (dầu hỏa và hải sản), có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng (hơn cả Biển Hoa Đông), trong khi ASEAN còn yếu, dễ phân hóa, và cam kết của Mỹ tại đây còn lỏng lẻo (so với Nhật Bản và Hàn Quốc). Nhưng cái giá phải trả (và hệ quả không định trước) của việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD 981 vào Biển Đông (5/2014), ráo riết san lấp các đảo nửa chìm nửa nổi và xây dựng sân bay và hạ tầng quân sự trên 7 đảo tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, cũng rất lớn, chưa thể lường hết được. Sự kiện dàn khoan HD981 đã tạo ra một bước ngoặt lớn (và khủng hoảng) trong quan hệ Trung-Việt, làm thay đổi cán cân tam giác chiến lược Mỹ-Trung-Việt tại Đông Á. Muốn hay không, lãnh đạo Hà Nội (nhất là phái bảo thủ) đã bị sốc, buộc phải xem xét lại những cam kết với Trung Quốc (tại Thành Đô), phải “xoay trục” xích lại gần Mỹ hơn. Chuyến thăm Mỹ chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một dẫn chứng. Muốn hay không, Chính quyền Obama cũng buộc phải xem xét lại chính sách Trung Quốc, phải “xoay trục” mạnh hơn để “tái cân bằng” quyền lực với Trung Quốc tại Đông Á, thúc đẩy tiến trình ký kết thỏa thuận TPP, tăng cường cam kết an ninh và hợp tác quốc phòng với ASEAN (đặc biệt là với Philippines và Việt Nam) để “ngăn chặn” Trung Quốc. Washington đã quyết định điều tàu chiến tuần tra đảm bảo tự do hàng hải (FONOP) tại Biển Đông (2 lần với “innocent passage”) trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo đang tranh chấp tại Trường Sa và Hoàng Sa, để thách thức Trung Quốc. Tuy nhiên, những tuyên bố và hành động để triển khai chính sách “tái cân bằng” của Chính quyền Obama (từ năm 2011) chưa phải là một chiến lược tổng thể rõ ràng, chặt chẽ và nhất quán cho khu vực Châu Á-TBD, đặc biệt là để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc đang hành xử một cách quyết đoán, cưỡng ép các nước khác tại Biển Đông. Điều này đòi hỏi Mỹ phải đánh giá lại chính sách đối với Trung Quốc, việc phối hợp với đồng minh và đối tác để duy trì trật tự và ổn định tại đây, nếu không Trung Quốc sẽ biến Biển Đông “thành cái ao nhà của họ vào năm 2030, giống như biển Caribbean hoặc vịnh Mexico đối với Mỹ”. (Asia-Pacific Rebalance 2025, CSIS Report, January 2016). Việt Nam đang ở đâu? Trong 124 nền kinh tế trên thế giới được World Bank đánh giá, có 52 nền kinh tế ở mức thu nhập trung bình, trong đó có 35 nước đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nhưng chỉ có 13 nước đã vượt qua được cái bẫy này để trở thành những nước có thu nhập cao. Ở khu vực Đông Á chỉ có 5 nền kinh tế là Nhật Bản, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore nằm trong số đó. Thường các nước bị sa vào bẫy thu nhập trung bình khi tốc độ tăng trưởng bị trì trệ kéo dài nhiều năm mà không vượt qua được mức thu nhập trung bình (khoảng từ 2000 đến 4000 USD/năm). Việt Nam thuộc nhóm nước thu nhập trung bình thấp, có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Trong khi tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2015 là 6,68% thì thu nhập bình quân đầu người là 2.300 USD/năm. Theo con số của Tổng cục Thống kê (tại hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoan 2015-2035”) bình quân đầu người của Việt Nam đã bị tụt hậu sau Hàn Quốc 35 năm, sau Malaysia 25 năm, sau Thailand 20 năm, sau Indonesia và Philippines 5-7 năm. Năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam rất thấp (so với các nước khu vực Châu Á). Nhưng điều còn đáng lo ngại hơn là chính phủ Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào chính phủ Trung Quốc cả về kinh tế lẫn chính trị (trong khi phong trào nhân quyền và dân chủ hóa tại hai nước chẳng liên kết gì với nhau). Chưa biết TPP có giúp tháo gỡ được vấn nạn này hay không, nhưng hiện nay tỷ trọng nguyên liệu đầu vào phải nhập của Trung Quốc là 60%. Cơ cấu này đang gây khó khăn rất lớn cho Việt Nam khi tham gia TPP, vì một điều kiện tiên quyết để tham gia TPP là Việt Nam phải chuyển đổi vùng nguyên liệu nhập từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc) sang các nước thành viên TPP. Một vấn nạn khác là các nhà thầu Trung Quốc là tổng thầu EPC của 77/106 dự án lớn tại Việt Nam, trong các lĩnh vực quan trọng như hóa chất, khai thác chế biến bauxite, xi măng và nhiệt điện. Về thương mại, Việt Nam tiếp tục nhập siêu khổng lồ từ Trung Quốc: năm 2015 là 32,3 tỷ USD, tăng 12,5% so với năm 2014 và được coi là con số cao nhất từ trước đến nay. Nếu tính cả con số nhập lậu (theo “tiểu ngạch”) khoảng 20 tỷ USD thì tổng giá trị nhập siêu từ Trung Quốc năm 2015 là gần 52 tỷ USD. Về tài chính, Việt nam thâm hụt ngân sách quá lớn vì bội chi, dự trữ ngân sách chỉ đủ để trả nợ nước ngoài đến hạn. Trong khi nguồn vay ưu đãi ODA đang cạn dần, thì 33 tỷ USD đã chạy khỏi Việt Nam (năm 2015) bằng nhiều con đường bất hợp pháp (rất khó kiểm soát) như buôn lậu, hoán đổi, mua tài sản để rửa tiền, dùng đồng tiền ảo. (Theo chuyên gia kinh tế Vũ Quang Việt). Nợ công của Việt Nam đã lên tới 93 tỷ USD (tính đến cuối 2015). Theo Bộ Tài chính, nợ công chiếm 61,3% GDP, riêng nợ nước ngoài là 65,46 tỷ USD (bằng 41,5% GDP). Các doanh ghiệp nhà nước vay đến 1,6 triệu tỷ VND, nhưng sử dụng vốn không hiệu quả, và mất khả năng thanh toán. Năm 2015, số doanh nghiệp phá sản tăng vọt, trong 7 tháng đầu năm cả nước có 32.373 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Không thể hy vọng các nhà tài trợ xóa nợ cho Việt Nam (một đất nước “không chịu phát triển”). Việt Nam đang chịu sức ép rất lớn phải cải cách thể chế, nhưng vẫn tìm cách trì hoãn cải tổ, duy trì “định hướng XHCN”. Đã đến lúc Việt Nam không thể trì hoãn đổi mới thể chế, không thể coi thường sự hợp tác và sức ép của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nhà tài trợ. Giám đốc World Bank tại Việt Nam (Victoria Kwakwa) đã thẳng thắn hỏi thủ tướng, “Chính phủ Việt Nam lấy tiền đâu để phát triển nhanh và bền vững?” Thay lời kết Sau Đại hội Đảng, dàn lãnh đạo mới tại Hà Nội phải tiếp tục trả lời câu hỏi trớ trêu này, trong khi họ tiếp thu một di sản kinh tế và xã hội đầy bất ổn. Trong khi đó, vấn đề cải cách thể chế cấp bách mà Bộ trưởng KH & ĐT) Bùi Quang Vinh đặt ra tại Đại hội Đảng có thể bị bỏ qua. Nếu Việt Nam không chịu đổi mới thể chế chính trị thì khó thoát khỏi cái bóng đen của Trung Quốc đang đè nặng lên số phận của dân tộc này, và lối thoát tại cuối đường hầm ý thức hệ vẫn chưa tìm thấy. Dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN sắp tới tại Sunnylands (15-16/2/2016) có bàn về Biển Đông thì vai trò của Việt Nam có thể mờ nhạt, vì thủ tướng (lameduck) sẽ không tham dự mà chỉ có một phó thủ tướng đi thay, trong bối cảnh “hậu Đại hội Đảng”. Nếu Việt Nam không thay đổi thể chế, thì chuyến thăm cuối cùng của Tổng thống Obama (dự kiến vào 5/2016) có thể trở thành một chuyến thăm xã giao, và tầm nhìn chiến lược có thể trở thành nửa vời (vì hai nước vẫn chưa trở thành đối tác chiến lược). Việt Nam có thể nhỡ chuyến tàu một lần nữa, trong khi Trung Quốc mỉm cười đắc ý… Tham khảo 1. Andrew Browne, “the Great Chinese exodus”, the Wall Street Journal, August 15, 2014 2. Gordon Chang, “the Coming Collapse of China”, Random House, 2001; Gordon Chang, “the Coming Collapse of China: 2012 Edition”, Foreign Policy, December 29, 2011 3. Andrew Nathan, “Authoritarian Resilience”, Journal of Democracy, January 2003; Andrew Nathan, “China’s Challenge”, Journal of Democracy”, January 2015 4. Francis Fukuama, “Political Order and Political Decay”, Farrar Straus Giroux, 2014 5. Minxin Pei, “China’s Trapped Transition: The Limits of Development Autocracy”, Harvard University Press, 2006; Minxin Pei, “China’s Rule of fear”, Project Syndicate, February 8, 2016 6. Paul Krugman, “Hitting China’s Wall”, the New York Times, July 18, 2013 7. David Shambaugh, “The Coming Chinese Crackup”, the Wall Street Journal, March 6, 2015). 8. “Asia-Pacific Rebalance 2025”, CSIS Report, January 2016. NQD. 12/2/2016. Tác giả gửi cho viet-studies ngày 12-2-16 (Viet-studies)
  12. Thuật ngữ ‘’dân chủ’’ đã mang nhiều ý nghĩa khác nhau xuyên suốt lịch sử. Ngày nay, thuật ngữ nà quá rộng rãi đến nỗi mà thậm chí mà những nước dường như có cấu trúc chính trị chẳng dân chủ tí nào vẫn cứ tự gọi nước mình là chế độ dân chủ. Vậy thì, nền dân chủ là gì? Ờ thì, nói đơn giản, chế độ dân chủ là hệ thống chính quyền nơi mà mọi người TRONG nhóm đều có tiếng nói bình đẳng trong những việc xảy ra ĐỐI VỚI cả nhóm. Thế nên nguồn gốc của từ này là “demos”- là tiếng Hy Lạp cho“người dân”, và “kratia” – là Tiếng Hy Lạp cho “quyền lực”. Người dân nắm giữ quyền lực. Hy Lạp cổ đại từ khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên đã được ghi nhận về mặt tổng thể với việc chính thức lập nên chế độ này như là một triết lý chính trị, nhưng nó có thể thậm chí đã được thành lập sớm hơn. Khái niệm dân chủ thì đơn giản, dễ hiểu và phần nhiều là theo lẽ thường. Trừ khi mà nó không phải mà thôi. Lấy ví dụ, nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Hàn Quốc. Hay còn gọi là Bắc hàn. Hay là Cộng Hòa Dân Chủ Congo. Bất chấp cái tên, đó là những nước mà trong số những quốc gia có ít dân chủ nhất thế giới, theo như đơn vị tình báo kinh tế(EIU). Cả hai đất nước này đều có những kẻ thống trị độc tài, đều không được bầu cử do người dân bầu ra. Thậm chí kể cả nước Mỹ, ngọn hải đăng nổi tiếng của nền dân chủ, cũng KHÔNG theo như những gì ta biết là chia đều quyên lực trong chính phủ. Báo cáo mới đây của Cambridge Journal cho thấy rằng “các thành phần ưu tú” ra quyết định gần như tất cả, và cái phân đông kia KHÔNG thống trị tí nào. Nhà phê bình chính trị, Noam Chomsky, cũng nói rằng cái “70% thấp hơn” chẳng có “ảnh hướng chút nào tới chính sách cả”, và rằng nước Mỹ không phải chế độ dân chủ, mà là “giai cấp nhà giàu”, cũng có thể hiểu là chính phủ cho người giàu có. Cái từ “Dân chủ” không thực sự còn có ý nghĩa nhất định nữa. Bởi vì quang phổ của các chính phủ mà thuật ngữ được áp dụng là QUÁ rộng. Và về cơ bản thì không có chính phủ lớn nào thực sự đáp ứng được yêu cầu của nền dân chủ thực sự cả. Thay vào đó, nhiều quốc gia có “phương diện dân chủ” với chính phủ của họ. Các quốc Scandinavi, như Norway, Sweden và Iceland, thường được coi là dân chủ nhất theo như cảm quan trong trách nhiệm của chính phủ đối với người dân. Nhìn chung, chế độ dân chủ thì rất quan trọng đối với mỗi hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Khi người dân có tiếng nói trong chính phủ, họ có nhiều sự tin tưởng hơn. Điều này có thể làm giảm bất ổn xã hội và nội chiến. Báo cáo của EIU mà đang tiến tới nền dân chủ trên toàn thế giới thì lại tiếp tục với toàn cầu hóa, tăng tỷ lệ giáo dục, và tầng lớp trung lưu đang phát triển. (Blog Cafe Ku Búa)
  13. Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-02-12 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đứng lên để chào đón khán giả khi ông tham dự một buổi lễ đánh dấu kỷ niệm Kỷ niệm 227 năm chiến thắng Đống Đa-Ngọc Hồi tại Hà Nội vào ngày 12 tháng 2 năm 2016 AFP photo Những diễn biến mới nhất trong việc sắp xếp nhân sự sau đại hội 12 cho thấy người trẻ nhiểu hơn, đặc biệt sự xuất hiện của nhân vật quyết đoán dám làm dám ra lệnh trong vai trò Bí thư thành ủy Sài gòn, đang dấy lên làn sóng tranh cãi về sự chuyển đổi có ý nghĩa quan trọng sắp tới tại thành phố lớn nhất nước nói riêng và hệ thống cầm quyền nói chung. Liệu chế độ cần những lãnh đạo trung thành với quyết định của Đảng hay một nhà kỹ trị để lãnh đạo đất nước trong giai đoạn 5 năm sắp tới? Trong nhiều năm gần đây thế giới xuất hiện lập thuyết mới về vai trò của người lãnh đạo quốc gia theo cung cách một nhà kỹ trị. Ý nghĩa của kỹ trị là trí thức nắm quyền và vận hành guồng máy quốc gia theo khoa học, tức bằng các nguyên tắc chứng minh được qua các dữ kiện, con số và hoàn toàn không để bị chi phối bằng cảm tính, thường được tô vẽ là tình nghĩa hay đạo đức hoặc cao quý hơn là chủ thuyết hay mục tiêu chính trị. Trong cung cách quản lý của một nhà kỹ trị thì yếu tố pháp luật luôn được nghĩ tới hàng đầu trước khi phác họa một dự án nào dù lớn hay nhỏ cho đất nước. Do vậy một nhà kỹ trị không mâu thuẩn hay bị nền pháp trị chi phối trong ý nghĩa tiêu cực mà chính những phương pháp khoa học ông hay bà ta mang vào áp dụng một cách nghiêm túc sẽ nâng cao vai trò tôn trọng pháp quyền trong dân chúng. Luật sư Lê Quốc Quân qua kinh nghiệm của ông trong nhiều năm hoạt động và quan sát nền chính trị Việt Nam cho biết: Theo tôi thì những người làm chính trị có hiểu biết thì chắc chắn sẽ được lòng dân hơn. Thế nhưng làm sao để có được một người có tinh thần hoạt động, có trí tuệ, thông minh và mang tư duy kỹ trị áp đặt vào xã hội này được? Vì bây giờ như thế vẫn là một xã hội độc tài và toàn bộ Đảng Cộng sản vẫn luôn luôn nói rằng họ lãnh đạo một cách toàn diện triệt để trong tất cả mọi lãnh vực đời sống xã hội. Cho nên những con người kỹ trị nằm trong bộ máy lãnh đạo sẽ trở thành những nhà lãnh đạo hoàn toàn bị ràng buộc bởi cơ chế của Đảng Cộng sản, họ không thể lãnh đạo được. Cá nhân tôi cho là Việt Nam không thể có những nhà lãnh đạo kỹ trị giỏi giang mà chỉ có những người lãnh đạo hoàn toàn theo ý của đảng, của chi bộ hay của đảng bộ hay lãnh đạo của Đảng Cộng sản mà thôi. Hệ thống độc đảng của Việt Nam được người ngoài đảng định nghĩa là hệ thống đảng trị mặc dù trên lý thuyết Việt Nam luôn cho rằng đang theo đuổi thể chế pháp trị. Vì mang tính độc quyền và toàn trị nên người lãnh đạo chỉ chịu sự chi phối của đảng chứ không phải của xã hội, đất nước. Từ bao nhiêu năm qua, người lãnh đạo cao nhất trong chính phủ phải là người toàn tâm toàn ý với đảng còn khả năng chuyên môn chỉ cần thông thuộc chủ nghĩa Mác Lê và kiên định con đường tiến tới xã hội chủ nghĩa. Rào cản của một nhà kỹ trị trong hoàn cảnh hiện nay là tính chất đảng trị trong bộ máy. Giải pháp nào của một nhà kỹ trị cũng gặp trở ngại vì cương lĩnh, nghị quyết luôn nhắm vào vai trò tuyệt đối của đảng thay vì sự phát triển của đất nước. Quan niệm giữ đảng bằng mọi giá đã triệt tiêu luôn ý chí thay đổi xã hội của một nhà kỹ trị và từ đó con đường phát triển luôn gập ghềnh khó khăn trước các quyết định hành chánh mang đặc thù nghị quyết vốn được soạn thảo trong khuôn viên của Bộ chính trị. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, người góp công đào tạo hàng trăm Tiến sĩ, Thạc sĩ của Việt Nam qua các quỹ hổ trợ giáo dục từ vương quốc Bỉ cho biết ý kiến của ông về lãnh đạo thiếu chuyên môn, ông nói: Các nhà lãnh đạo Việt Nam không được đào tạo bài bản họ nhảy lên vũ đài chính trị theo cái đường hướng cơ cấu trong khuôn khổ đảng mà không dược lựa chọn bằng thành quả kiến thiết đất nước. Nếu có công thì cũng là công xây dựng đảng, công đóng góp để củng cố vị trí của đảng thì đây là nỗi thống khổ của dân tộc Việt Nam chúng ta. Theo chiều hướng hiện nay nó không có cơ may thay đổi nào cả mà có thể càng trầm trọng hơn qua những gì mà ta thấy hồi gần tết vừa qua. Những khuôn mặt mới Các thành viên Bộ Chính trị mới được bầu: Vương Đình Huệ (thứ hai từ trái) và Đinh La Thăng (thứ hai từ phải) cùng các thành viên khác tại lễ bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của đảng cộng sản ở Hà Nội vào ngày 28 tháng 1 năm 2016. AFP Sau đại hội 12 ông Đinh La Thăng nổi lên như một nhà kỹ trị hiếm hoi dưới mắt người dân. Có học vị tiến sĩ, từng giữ chức chủ tịch tập đoàn dầu khí quốc gia và nhiều chức vụ có liên quan đến công nghiệp nặng do đó nhiều người cho rằng ông Đinh La Thăng là một người có ước muốn dùng khả năng kỹ trị của ông áp dụng vào việc điều hành, quản lý khi giữ chức Bộ trưởng Giao thông vận tải. Với những quyết định có tính đột phá sự trì trệ nhiều năm trong ngành giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng được xem là khuôn mặt mới của chính phủ, gợi hứng cho các ý tưởng đột phá tiếp theo khi được cử vào giữ chức Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Giới quan sát cho rằng ông sẽ vận hành theo cung cách của ông, theo nghĩa của một nhà kỹ trị trước khi tuân theo quy trình của hệ thống. Nhạc sĩ, nhà báo Tuấn Khanh, người có những bài viết chính trị, xã hội trong chính trường Việt Nam hiện nay chia sẻ cái nhìn của anh trước việc ông Đinh La Thăng được đề cử và làm việc tại Sài Gòn: Tôi nghĩ sự có mặt của ông Đinh La Thăng tại Việt Nam nó là một sự sắp xếp trong phần tổ chức nhân sự của Đảng Cộng sản nhằm tái kiểm soát lại sau một thời gian họ thấy rằng họ có cái gì đó sai lầm trong việc tổ chức nhân sự, đặc biệt là ở thành phố Sài gòn. Tôi nghĩ việc xuất hiện của ông Đinh La Thăng sẽ có rất nhiều người ủng hộ các đường lối hay về sự xuất hiện của ông gần đây. Tuy nhiên người Sài gòn chứng kiến có nhìn thấy những công việc của ông Đinh La Thăng trong nhiều năm qua thì tôi nghĩ rằng ông ấy dẫu có những biểu hiện cứng rắn dẫu có những biểu hiện hết sức trực tính tuy nhiên ông chỉ hành động theo mệnh lệnh hay theo một chương trình xuyên suốt chứ không phải đó là những hoạt động mang tính cá nhân của ông hay cố gắng tạo ra một Việt Nam mới, hay một hệ thống hành chính mới. Do đó ngay cả trong chuyện vừa rồi ông Đinh La Thăng cách chức một vị trong ngành hỏa xa vì mua 169 hay 170 toa tàu của của Trung Quốc để rồi sau đó đi vào trong Nam. Tôi nghĩ đó là phương thức đơn giản của chính trị. Ông muốn chứng minh cho người Sài gòn thấy rằng ông là người có quan điểm cụ thể trong việc chống lại sự xâm lăng bằng kinh tế, thực phẩm hay là văn hóa của người Trung Quốc ở Việt Nam mà người Sài gòn vốn vẫn không thích những điều đó. Hàng ngàn năm trong chế độ phong kiến, nhân trị luôn được xem là bất biến và người dân chỉ biết nghe theo một người, bất kể đó là minh quân hay hôn quân. Nhân trị luôn lấy đạo đức, tình cảm nhân nghĩa để tạo ra một nhịp cầu cho người dân băng qua con sông phát triển. Chiếc cầu ấy mong manh vì được xây dựng trên cảm tính và các luật lệ nhằm bảo vệ ngai vàng hơn là mang đến cơm no áo mặc cho người dân. Nhân trị đối lập với kỹ trị vì tính chất thiếu khoa học của lãnh đạo không được đào tạo trong tinh thần khoa học kỹ thuật. Việt Nam có bài học của Nguyễn Trường Tộ người được xem là có đầu óc kỹ trị sớm nhất nước ta. Bao nhiêu tâm huyết của ông đã bị vùi lấp bởi chế độ nhân trị của nhà Nguyễn và cho đến nay Việt Nam vẫn chưa bao giờ vắng bóng những Nguyễn Trường Tộ khác trong cũng như ngoài nước sẵn sàng đóng góp tri thức cho quê nhà. Chia sẻ về đóng góp của trí thức, GS Nguyễn Đăng Hưng cho biết: Tôi nghĩ là những người lãnh đạo hiện nay mới vừa củng cố chỗ đứng của mình thì trong thời gian 5 năm tới tôi có một cầu mong, chứ không dám nói là lời khuyên, mong họ rút kinh nghiệm những hư hại do thiếu hiểu biết đã làm cho Việt Nam ta ngày nay là một nước mà theo sắp hạng của quốc tế thì Việt Nam đang thua Campuchia bên cạnh và ngay cả Lào cũng vậy. Các nhà lãnh đạo Việt Nam phải có tinh thần tự ái ít nhất là tự ái cho mình, tự ái cho cái triều đại chính trị của mình để mà thoát ra cái cảnh khốn cùng này. Tôi cũng mong rằng họ nên chọn lựa các chuyên gia đích thực có tài có đức có tầm. Họ không thiếu gì trong nước và không thiếu gì trong số 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Trong 4 triệu người đó có khoảng 300 ngàn là những chuyên gia khoa học, kỹ thuật công nghệ hay kinh tế ngay cả lịch sử của Việt Nam. Các nhà quan sát cùng đồng ý ở điểm bất cứ chủ thuyết hay chủ trương điều hành đất nước nào cũng rất khó thành công nếu phải dựa dẫm, tránh né hay thỏa hiệp với người cầm quyền khi họ lấy sự chi phối chính trị làm mục tiêu. Một nhà kỹ trị cũng vậy, các luận chứng khoa học trong một dự án phát triển không thể thỏa hiệp để được cho phép, vì một con ốc không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ làm sản phẩm sụp đổ, một định hướng chính trị buộc lãnh đạo phải làm theo sẽ khiến đất nước tụt hậu kể cả khi lãnh đạo đó là một nhà kỹ trị đi chăng nữa.
  14. Nhà văn Võ Thị Hảo 2016-02-12 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Một cảnh sát giao thông đứng trước tòa nhà quốc hội tại Hà Nội hôm 20 Tháng 10 năm 2014 AFP photo Chúng ta thường thấy những cảnh báo trước tai họa, vì con người vốn chẳng mù lòa. Nhưng cảnh báo không đủ mạnh để cứu được con người chỉ do sự thờ ơ, sự hãi khiếp, sự nô lệ để cầu lợi của đám đông đã khiến những cảnh báo đó bị nhấn chìm trong những dàn đồng ca nô lệ và thảm họa cứ thế lao tới. "Việt Nam dân chủ đến thế này là cùng"! Đó là lời tự khen của ông Tổng Bí thư mới mà cũ Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp báo về kết quả sau Đại hội Đảng 12. Ông là người được không chỉ dân VN mà toàn thế giới phải chú ý vì "chiến tích" đàn áp nhân quyền qua sự dẫn dắt của ông trong 10 năm qua. Dư luận cũng đưa ra nhiều chứng cứ rằng, qua sự "đồng thuận lâu dài" cho TQ lấn chiếm biển đảo VN, ông đã được một thế lực lớn và đen tối chống lưng, tạo ra một đại hội Đảng đứng đầu về "chiến tích" áp đặt, vi hiến và vi phạm điều lệ Đảng để ông tái giữ ngôi vị Tổng bí thư Đảng CSVN, trong khi Điều 17 Điều lệ Đảng quy định: "đồng chí Tổng Bí thư không giữ chức vụ Tổng Bí thư quá hai nhiệm kỳ liên tiếp". Hiện nay các "mâm cỗ" đã chia xong, nồi niêu đũa bát và thức ăn cho các ngôi vị đã rành rọt đâu đó và những bữa cỗ xa hoa vô độ bằng mồ hôi nước mắt của dân vẫn tiếp tục dựa vào nồi cơm “định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Mác Lê- nin" mà loài người đã ghê sợ vứt vào sọt rác. Mặc dù cách này đã cướp đoạt hết tất cả những cơ hội phát triển của VN nhưng người VN không thể bối rối, im lặng coi đó như chuyện đã rồi, để rồi tiếp tục vô cảm, tiếp tục bào chữa cho lỗi của mình trong việc cứ để mặc mọi chuyện và vờ vịt "không quan tâm đến chính trị" để che giấu, an ủi cho sự đớn hèn của mình. Người VN cũng không thể tiếp tục tuyệt vọng để mặc cho mình là những "hình nộm", "xác sống" phiêu dạt trong một đất nước lạc hậu so với những nước phát triển cả gần trăm năm. Theo dõi, giám sát chính trị, bày tỏ yêu cầu và nguyện vọng chính đáng, phản đối sự vi phạm nhân quyền và dân chủ, quan tâm đến quyền lợi chính đáng của đồng bào là nghĩa vụ tối thiểu của công dân. Không bao giờ là quá muộn Không bao giờ là quá muộn khi nhìn lại hiện trạng và bài học của Đại hội Đảng 12 vừa qua để đề phòng. Cũng như không bao giờ là cũ, khi ngày ngày thế giới vẫn phải nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm, những bài học, những cảnh báo cho người sau về thể chế và tội ác chống lại loài người của những trùm diệt chủng như Mao Trạch Đông, Stalin, Hitle... Chúng ta thường thấy những cảnh báo trước tai họa, vì con người vốn chẳng mù lòa. Nhưng cảnh báo không đủ mạnh để cứu được con người chỉ do sự thờ ơ, sự hãi khiếp, sự nô lệ để cầu lợi của đám đông đã khiến những cảnh báo đó bị nhấn chìm trong những dàn đồng ca nô lệ và thảm họa cứ thế lao tới. Cảnh báo về sự mất dân chủ và vi hiến trong Đảng, trước đại hội Đảng 12, trang Truongtansang.net của Chủ tịch nước, trang Nguyentandung.org của Thủ tướng đã đăng ý kiến xác đáng của ông Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư pháp TP. HCM trong bài "Góp ý Quy chế bầu cử ứng cử tại Đại hội 12 ĐCSVN theo Quyết định 224-QĐ/TW"(đăng ngày 08/06/2015). Bài viết nêu rõ: „Đảng là luật tối cao đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ của Đảng, nhưng chính Điều 13, 14, 17, 19 của quyết định 224/QĐ/TW đã thu hẹp dân chủ, tăng cường tính tập trung đến mức vi phạm quyền tự do bầu cử, ứng cử của "công dân đảng viên“ mà quyền này là quyền tự do sơ đẳng mà Đảng đã quy định từ khi mới thành lập.". "Không thể nói khác hơn: Dân chủ trong Đảng đã bị quyết định 224/QĐ/TW thủ tiêu thay bằng độc đoán, chuyên quyền vi phạm Điều lệ Đảng“. Dưới sự im lặng của hơn ngàn rưỡi đại biểu - đảng viên mà lẽ ra nhiệm vụ tối thiểu của họ là phải bảo vệ điều lệ Đảng - sự áp đặt đã thắng thế. Và tuyên bố đầu tiên của ông Tổng Bí thư vừa chà đạp lên điều lệ Đảng ấy lại thêm một lần giày xéo lên sự thật vừa xẩy ra dưới bàn tay đạo diễn của chính ông: "mặc dù là độc Đảng nhưng VN dân chủ hơn hẳn một số quốc gia "nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất". Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không? Chả tiện nói một số nước, nhung cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất".! Hệ quả: một thông tư "cưỡng đoạt" Ban lãnh đạo mới lên ngôi. Và món quà xuân đầu tiên mà họ tặng cho người dân VN là một không khí hãi hùng. Thông tư 01/2016 của Bộ công an, có hiệu lực vào 15/2 này sẽ khiến cho kỳ công dân nào đang đi trên đường cũng có thể bị khám xét, tước đoạt từ phương tiện giao thông đến những vật dụng mang theo người bởi bất kỳ cảnh sát giao thông nào dưới danh nghĩa "trưng dụng"! Trong khi đó, quyền này, theo quy định của luật Trung thu trưng mua 2008 hiện hành, chỉ có thể dùng khi khẩn cấp vì lý do an ninh quốc phòng và chỉ cấp Bộ trưởng công an hoặc Chủ tịch tỉnh ra văn bản quyết định. Nhưng khi thông tư 01/2016 có hiệu lực, cả nước có bao nhiêu ngàn cảnh sát giao thông(CSGT) thì sẽ có từng đó ngàn „ông trời con“, thậm chí quyền thực tế trong việc trưng dụng của họ còn cao hơn Bộ trưởng và Chủ tịch tỉnh. CSGT có thể tước đoạt phương tiện và tài sản của người dân bất kỳ khi nào họ muốn, vì ở vị trí của họ, họ chỉ có thể ra lệnh miệng và trưng dụng ngay lập tức bằng vũ lực, không thể và không cần ra văn bản! Mặc dù trong thông tư có một câu “theo quy định của pháp luật", nhưng ai cũng biết rằng câu này không có tác dụng, bởi chính thông tư này đã là một trong những hành động làm trái pháp luật hết sức nguy hại nếu nó không được hủy ngay trước khi có hiệu lực. Đây là hành động vi phạm nhân quyền, vi phạm Luật trưng thu trưng mua năm 2008 và Hiến pháp VN ở mức độ chưa từng có tiền lệ. Có ai tưởng tượng được rằng nội dung này lại có thể được ban hành trong một thông tư của một Bộ - một cơ quan mà lý do tồn tại của nó chỉ là để "bảo vệ quyền tự do, dân chủ, tính mạng, tài sản của nhân dân..." (điều 2- chức năng nhiệm vụ của công an nhân dân)! Ngành này phải là nơi thông hiểu hơn bất kỳ ai về những quy định của pháp luật mà lại vi hiến đến mức này sao?! Thông tư này sẽ biến hàng ngàn cảnh sát giao thông khắp VN trở thành những "kẻ cướp" nếu họ muốn. Không loại trừ một số người có lương tâm trong ngành sẽ không làm điều đó. Nhưng lương tâm, như chúng ta đã quá có nhiều kinh nghiệm cay đắng, là luôn bị lùi bước, bị chà đạp bởi mối lợi cực lớn từ quyền lực. Chính quyền tước đoạt này sẽ kích thích mạnh mẽ họ biến thành kẻ cướp được chính quyền và Đảng bảo kê. Lại càng kích thích họ hơn, khi trong thông tư cũng không quy định hậu quả phải gánh chịu cho kẻ làm sai. Và hãy hình dung, điều tất yếu tiếp theo, đó là quy định này sẽ biến CSGT thành băng cướp đông đảo nhất, nguy hại hơn bất kỳ băng cướp hoặc tổ chức mafia nào. Trong khi cướp và mafia phỉ hoạt động lẩn lút, không quyền lực chính trị, bị truy đuổi nơi nơi, không dễ gì dừng xe, tước đoạt xe cộ và tài sản người dân, thì "băng cướp" từ cảnh sát giao thông có vũ khí giết người trong tay mà lại nhân danh Đảng, nhà nước, Bộ Công an, dựa vào văn bản dưới luật để làm tùy thích thì luôn vô địch. Khi điều này xẩy ra, xã hội VN bị đặt trong một tình trạng khủng bố. Người dân đã vốn khốn khổ hãi hùng vì nạn công an nơi nơi mãi lộ ăn chặn tiền của họ. Báo chí VN đưa rất nhiều thông tin về người chỉ phạm lỗi rất nhỏ là không đội mũ bảo hiểm cũng bị công an đánh đập, hung hãn truy đuổi gắt gao đến mức nhiều người phải lao vào ô tô hoặc ngã chết. Số tiền mà công an thu được do mãi lộ hoặc buộc người dân phải nộp phạt "chui" để được thoát khỏi tay công an dù rất lớn, nhưng chưa lớn bằng việc trưng trưng thu một chiếc xe máy, ô tô hoặc tài sản khác, mà cũng đã đủ để kích thích đám công an giao thông bất chấp pháp luật và lương tâm để tróc nã tiền của dân, dù họ luôn luôn nói "làm theo quy định của pháp luật". Số tiền thưởng do công phá án hoặc điểm thi đua cho những công an sớm phá án dù lớn so với túi tiền của người dân nhưng lâu nay cũng đã đủ hấp dẫn để kích thích hàng trăm công an, nếu tính cả sự đồng lõa của tập thể, thì cả ngàn công an bỏ qua lương tâm con người mà tra tấn, bức cung đến chết hàng trăm người vô tội ngay tại đồn công an chỉ trong vài năm gần đây. Thực tế cho thấy, một khi đã chẳng may rơi vào tay công an hình sự hoặc công an giao thông tại VN, thì người dân chỉ còn nước chết nếu không làm theo những gì công an muốn. Hiện trạng xẩy ra thường xuyên là khi họ muốn bắt một người vô tội là bắt, không cần lệnh hoặc chứng cứ. Khi họ muốn anh nhận những tội mà họ gán cho anh, anh sẽ bị tra tấn đến khi buộc phải nhận. Anh sẽ hoàn toàn bị cách ly với bên ngoài, gia đình không được biết tin, không biết anh bị giam ở đâu để quan tâm. Ngay cả cấp trên của công an nhiều khi cũng không thể biết cấp dưới đang dùng hành vi "bắt cóc tống tiền, tra tấn "nạn nhân vì rất nhiều khi một nhóm công an đã tự ý bắt người mà không báo cáo, không xin lệnh của Viện kiểm sát như quy định. Những kẻ tàn ác này biết chắc rằng khi vụ việc vỡ lỡ, cấp trên vì tiền hối lộ từ họ, vì cấp trên cũng đầy tội lỗi, và đặc biệt là cấp trên sợ trách nhiệm, sợ mất chức nên đã và sẽ bằng mọi giá ém nhẹm, bao che cho sai phạm của cấp dưới. Bởi vậy, do đau đớn quá vì bị tra tấn, bức cung, do tuyệt vọng mà nạn nhân trong tay công an phải nhận tội, kể cả tội giết người dù họ không giết. Nhận tội mà cũng chẳng được yên thân, công an lại tra tấn tiếp, bắt họ nhận thêm những tội khác ở các vụ án trước mà chưa tìm ra thủ phạm. Nhiều người không chết ngay được, đành tự sát trong đồn công an để thoát khỏi khổ hình. Người VN đang còng lưng làm lụng để trả tiền nuôi những kẻ khủng bố mình như vậy đấy. Kêu oan không thấu, có khi lại còn bị bắt, khủng bố tiếp, hầu hết dân không dám lên tiếng kêu oan. Lẽ ra trong tình trạng như vừa rồi, chính ngành công an phải đưa ra được những thông tư hạn chế, chấm dứt sự lộng quyền, coi thường pháp luật và tính mạng của người dân. Nhưng không, dư luận càng lên án, những người có trách nhiêm càng vô cảm và ngang ngược. Họ càng ban hành thêm những văn bản luật pháp nới rộng quyền lực của ngành họ, như thông tư 01/2016. Họ bất chấp việc đó có thể kích thích công an thêm lạm quyền và tăng cường cướp bóc, khủng bố dân. Những cái chết của dân từ tay công an chỉ khiến dân rơi nước mắt, không mảy may rung động một sợi mi nào từ phía những người có trách nhiệm và nhà cầm quyền. Chúng ta đã chờ đợi một hành động, một phát ngôn tối thiểu từ họ, để được an ủi rằng họ cũng có trái tim con người, nhưng không. Thậm chí, nhiều người gây ra điều này còn được lên chức cao hơn để thỏa mãn nhu cầu đàn áp của thể chế chính trị độc tài này. Cần hủy bỏ ngay thông tư "cưỡng đoạt" này Tính chất vi phạm pháp luật của thông tư 01/2016 là không thể bào chữa. Khi có hiệu lực, nó sẽ ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến đời sống của người VN. Một số chuyên gia của Bộ Tư pháp đã lên tiếng về tính vi hiến của thông tư này. Báo Tuổi trẻ online ngày 1 tháng 2/2016 khi trích ý kiến của luật sư đã phân tích xác đáng: "Khoản 6 điều 5 của thông tư có quy định : "Cảnh sát giao thông có quyền trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật". "Đối chiếu với luật trưng mua, trưng dụng năm 2008 thì người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng phải là bộ trưởng và chủ tịch UBND tỉnh"... Nhiều luật sư trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối thông tư nói trên nhưng đến nay chưa có động thái nào cho thấy nhà cầm quyền đã tiếp thu. Người VN không thể dìm mình trong tuyệt vọng. Không có nghĩa là một đại hội Đảng vi hiến thì đương nhiên mọi cá nhân, tổ chức có có quyền lực dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng đương nhiên vi hiến và tước đoạt quyền sống yên lành của chúng ta. Mỗi người đếu có trách nhiệm đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiến pháp, Luật và quyền con người, dù hôm nay có thể mình chưa là nạn nhân trực tiếp. Điều cần làm ngay là phải lên tiếng để những người có trách nhiệm, đặc biệt là Bộ Công an phải hủy bỏ thông tư này trước khi nó có hiệu lực. *Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
  15. Một góc đường trong khu thương mại sầm uất của người Việt ở trung tâm Little Saigon, Nam California, nơi 2 tờ báo tiếng Việt có lượng độc giả nhiều nhất. Tin liên hệ Báo tiếng Việt ở Mỹ xin phá sản sau phán quyết 4,5 triệu đôla Tuần báo Sài Gòn Nhỏ có trụ sở ở tiểu bang California đầu tuần này đã nộp đơn xin phá sản tại Tòa Phá sản Mỹ ở Santa Ana. Báo tiếng Việt ở Hoa Kỳ thắng kiện 4,5 triệu đôla Sách-Hình ‘Người Việt: 40 năm trên Đất Tự Do’ Người Việt xấu xí – Vì sao nên nỗi? Cuộc hội ngộ trên du thuyền của 3.000 người Việt 12.02.2016 Báo Người Việt có thể tiếp thu việc quản lý tờ báo ‘đối thủ’ Sài Gòn Nhỏ để giải quyết số tiền 4,5 triệu đôla mà trước đó tòa án đã buộc báo Sài Gòn Nhỏ phải bồi thường cho Người Việt vì tội vu khống và phỉ báng. Phán quyết đưa ra hồi tuần rồi của tòa án phá sản liên bang, mà báo Sài Gòn Nhỏ đã lập tức kháng cáo, là diễn biến mới nhất trong vụ kiện kéo dài 3 năm nay giữa hai tờ báo của người Việt ở bang California, Mỹ. Hồi tháng 12/2014, Tòa thượng thẩm quận Cam đã ra phán quyết rằng Báo Sài Gòn Nhỏ và chủ nhân của tờ này là bà Brigitte Huỳnh (Hoàng Dược Thảo) đã phỉ báng báo Người Việt và chủ nhiệm tờ báo này là ông Phan Huy Đạt khi cáo buộc họ có liên hệ với cộng sản trong một bài bình luận vào năm 2012. Bài báo năm 2012 của Báo Sài Gòn Nhỏ nói rằng giám đốc điều hành của tờ Người Việt là một điệp viên cộng sản, làm việc cho Việt Nam. Tờ Người Việt sau đó đã kiện Sài Gòn Nhỏ vì cho rằng những tố cáo sai trái trên làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của tờ báo. Phán quyết của tòa án buộc báo Sài Gòn Nhỏ phải bồi thường cho báo Người Việt 4,5 triệu đôla vì tội vu khống và phỉ báng. Tòa án yêu cầu báo Sài Gòn Nhỏ phải chuyển giao tài sản cho báo Người Việt để giải quyết số tiền bồi thường trên, nhưng bà Huỳnh trước đó đã khai phá sản. Trong phán quyết tuần rồi, thẩm phán Mark Wallace nói ông sẽ bỏ qua thời gian 14 ngày thông thường dành cho các vụ khai phá sản để báo Người Việt có thể tiếp thu ngay lập tức tờ Sài Gòn Nhỏ. Vị chánh án này viết: “Tòa đặc biệt quan ngại về khả năng có thể có thêm phỉ báng”. Qua thông báo được luật sư công bố hôm thứ Ba, bà Huỳnh nói bà sẽ tôn trọng phán quyết của tòa án trong khi chờ kháng cáo. Nhưng bà sẽ quyết liệt và kiên trì theo đuổi mục đích phục vụ người yếu thế và bị áp bức. Báo Người Việt được thành lập năm 1978 với lượng phát hành hàng ngày gần 14.000 tờ. Trong khi đó, tuần báo Sài Gòn Nhỏ, tự nhận là “Tiếng nói của người Việt Nam không Cộng sản”, được thành lập năm 1985 tại thành phố Westminster và được phát hành trên toàn nước Mỹ với lượng phát hành khoảng 70.000 tờ. Theo OC Register, VOA.
  16. Anh VũĐăng ngày 12-02-2016 Sửa đổi ngày 12-02-2016 11:54 Tại một cơ sở chứng khoán Nhật, Tokyo, 09/02/2016.REUTERS/Yuya Shino Trước nhiều dấu hiệu bất ổn về giá dầu lửa xuống thấp, sự bấp bênh của ngân hàng và tăng trưởng kinh tế thế giới đi xuống, hôm nay, 12/02/2016, thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục lún sâu. Tokyo mất gần 5% khi đóng cửa sau một tuần chao đảo của thị trường tài chính châu Á cũng như thế giới. Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, chỉ số Nikkei của thị trường Tokyo giảm 4,48%. Trong cả tuần chứng khoán Nhật Bản đã mất 11% giá trị. Nếu tính từ đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán Tokyo bị thiệt hại nhiều nhất so với các trung tâm tài chính khác trên thế giới bởi đồng yen bị mất giá liên tục. Những biến động thị trường tài chính trong những ngày qua khiến chính phủ Nhật rất lo ngại. Bộ trưởng Tài Chính Nhật Taro Aso và thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Nhật (BoJ) hôm nay đều cho biết đang theo dõi rất sát tình hình và tìm biện pháp can thiệp. Tại những nơi khác của châu Á, thị trường Hồng Kông cũng bị mất 1% sau khi đã giảm 4% vào ngày hôm trước. Thị trường Sydney, Seoul hay Wellington (New Zeland) vẫn tiếp tục giảm. Các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam trong tuần này đóng cửa nghỉ đón Tết âm lịch. Hôm qua cũng là ngày ảm đạm của chứng khoán thế giới. Hàng loạt các thị trường lớn ở châu Âu đều lao dốc : Paris giảm 4,05%, Milano mất 5,63, Madrid giảm 4,88, trong khi đó thị trường Franfourt và Luân Đôn cũng mất gần 3% giá trị. Vòng xoáy chứng khoán cũng kéo sang châu Mỹ. Tại Wall Street, Hoa Kỳ, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, các chỉ số Dow Jones giảm 1,60%, Nasdaq mất 0,39%. Thị trường Buenos Aires và Sau Paulo cũng lần lượt giảm 2,96% và 2,56%. Các nhà phân tích tài chính nhấn mạnh, ngoài việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc, hai yếu tố đang đe dọa thị trường chứng khoán thế giới là khả năng thanh toán của các ngân hàng bấp bênh và giá dầu lửa xuống quá thấp. (rfi)
  17. Một trong hai chiến đấu cơ FA-50PH mới mua của Philippines được chào pháo nước khi hạ cánh trên đường băng tại căn cứ không quân Clark ở tỉnh Pampanga, Philippines, ngày 28/11/2015. Tin liên hệ Nhật Bản có kế hoạch tăng ngân sách kỷ lục để đối phó với TQ Quyết định tăng ngân sách quốc phòng liên tục trong 4 năm trước phù hợp với chính sách quốc phòng cương quyết hơn của Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe Philippines tăng mạnh ngân sách quốc phòng vì Trung Quốc? Việt Nam ‘chi 4,3 tỷ đôla’ cho quân sự Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng 10% Ấn Độ tăng ngân sách quốc phòng khiêm tốn trước thách thức từ TQ 12.02.2016 Các chuyên gia nhận định rằng mối lo về sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc, cùng với hoạt động gặm nhấm dần các lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, đang làm các nước châu Á và Mỹ tăng chi tiêu quân sự. Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở London hôm thứ Ba công bố phúc trình cho thấy chi tiêu quân sự ở châu Á đã tăng lên trong khi mức chi tiêu quân sự trung bình của thế giới giảm khoảng 4,2%. Bản phúc trình cho hay châu Á chi tiêu quốc phòng nhiều hơn các thành viên châu Âu trong khối NATO gần 100 tỷ đôla. Năm ngoái, đứng đầu về mức tăng là Trung Quốc, tăng 11% ngân sách quốc phòng. Tiếp theo là Philippines, tăng 10% so với năm trước. Năm 2015, Trung Quốc đầu tư 146 tỷ đôla cho quân đội của mình, mức nhiều nhất ở châu Á. Cùng năm, Ấn Độ chi 48 tỷ đôla cho quân sự; còn Nhật Bản theo đường lối hòa bình đã chi 41 tỷ đôla cho lực lượng phòng vệ của họ. Australia, nước công khai thách thức thẩm quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông, đã dành ngân sách 23 tỷ đôla cho quân đội. Việt Nam lâu nay không chính thức công bố con số ngân sách quốc phòng. Cơ quan dự báo toàn cầu iCD Research cho biết ngân sách quốc phòng Việt Nam trong năm 2011 là 3 tỷ đôla, dự kiến đạt khoảng 5 tỷ đôla vào năm 2015 (tăng 2 tỷ đôla). Phúc trình của IISS nhận định mối lo về vị thế quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông làm cho các khía cạnh quân sự trong chính trị quốc tế vùng châu Á-Thái Bình Dương trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter mới đây đã nhận xét rằng: “Các hoạt động đó tạo ra hiệu ứng, gây ra quan ngại khắp khu vực, gây ra các phản ứng khác, trong đó có việc làm cho các nước khác liên kết cùng với chúng tôi”. Mỹ là nước chi cho quốc phòng nhiều nhất thế giới trong năm 2015, với con số là khoảng 560 tỷ đôla, theo một phúc trình của Bộ Quốc phòng. Ngũ Giác Đài mới đây đề xuất chi 583 tỷ đôla cho ngân sách quốc phòng năm 2017. Theo IISS.org, Chinatopix.com
  18. RFA 12.02.2016 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Ngoại trưởng Australia Julie Bishop (phải), Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Andrew Robb (giữa), và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Stuart Robert (trái) tại Singapore vào ngày 22 tháng 8 năm 2014. AFP photo Bộ trưởng Nhân sự và Cựu binh Australia, Stuart Robert, hôm qua từ chức vì vi phạm qui tắc hành xử đối với bộ trưởng qua chuyến đi làm ăn ở Trung Quốc trước đây. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói kết quả điều tra cho thấy chuyến đi của bộ trưởng Stuart Robert đến Bắc Kinh vào năm 2014 cùng với một người bạn đồng thời là nhà tài trợ cho Đảng Tự do cầm quyền hiện nay đã vi phạm Qui tắc Hành xử theo Chuẩn mực Bộ trưởng. Chuyến đi với mục đích đúc kết hợp đồng khai khoáng giữa công ty Nimrod Resources và tập đoàn nhà nước Minmetals của Trung Quốc. Quốc hội Australia tuần này gây áp lực buộc thủ tướng Malcolm Turnbull phải bãi chức bộ trưởng Stuart Robert về vụ việc liên quan Minmetals. Bản thân ông Stuart Robert còn có cổ phần trong một công ty góp vốn với Nimrod Resources. Điều tra còn cho biết bản thân ông Stuart Robert là một trong ba vị dân biểu quốc hội Australia nhận quà biếu từ một doanh nhân Trung Quốc vào năm 2013. Món quà là đồng hồ Rolex. Theo tờ Herald Sun ở Australia thì ba vị dân biểu cho rằng lúc đầu họ nhận vì nghĩ đó là Rolex giả, nhưng khi biết đó là đồng hồ thực trị giá 28 ngàn đô một chiếc thì đã trả lại cho người biếu.
  19. 12 tháng 2 2016 Chia sẻ Image copyrightGetty Cảnh sát ở Myanmar lần đầu tiên quyết định bảo vệ an ninh cho bà Suu Kyi sau khi bà bị một người dọa giết. Một cảnh sát trưởng nói với BBC tiếng Miến Điện rằng một đơn vị đặc biệt nay đã được giao nhiệm vụ bảo vệ nhà lãnh đạo của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), vốn vừa nắm quyền ở Myanmar. Lời đe dọa được tung ra sau khi có khả năng tiến tới sửa đổi hiến pháp nhằm tạo điều kiện để bà Suu Kyi trở thành tổng thống. Vụ đe dọa tính mạng xảy ra trong bối cảnh có tin nói bà Suu Kyi tìm cách lách một điều khoản trong hiến pháp ngăn bà trở thành tổng thống vì hai con trai bà có hộ chiếu nước ngoài. Người đàn ông nói rằng ông sẽ giết bà nếu hiến pháp được sửa đổi. Người này cũng đã đăng hình ảnh của chính mình mang một khẩu súng trường. Bà Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia nhiều năm dưới chế độ độc tài quân sự trước đây. Những năm qua tại Myanmar đã diễn ra quá trình tự do hóa dẫn đến chiến thắng áp đảo của đảng NLD của bà Suu Kyi trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái. Người đàn ông dọa giết bà Suu Kyi đã xin lỗi nhưng hành động đe dọa, được đưa lên Facebook, được nhà chức trách xem xét ở mức độ nghiêm trọng. "Tôi đã nói với cảnh sát địa phương ngay lập tức để bảo vệ cho bà khi tôi thấy thông tin được đưa lên mạng. Chúng tôi không thể để bất kỳ điều gì xảy ra với một người có tầm vóc của bà," cảnh sát trưởng này nói với BBC. Image copyright Image captionGiới lãnh đạo phương Tây trong đó có Tổng thống Obama hoan nghênh tiến trình dân chủ hóa tại Myanmar. Cho đến nay, bà Suu Kyi đã được bảo vệ bởi cận vệ riêng của mình và họ sẽ tiếp tục bảo vệ bà. Các đơn vị cảnh sát sẽ cung cấp thêm những biện pháp bảo vệ bên ngoài tòa nhà của bà. Phóng viên Myanmar của BBC là Jonah Fisher nói bà Suu Kyi dường như lên kế hoạch để các dân biểu thuộc đảng của bà tạm đình chỉ điều luật kể trên. Bà cũng đã đàm phán chủ đề này với lãnh đạo quân đội là Tướng Min Aung Hlaing, người mà bà cần có sự ủng hộ cần thiết. Điều khoản trong hiến pháp này chỉ có thể được bỏ qua biểu quyết 75%-cộng-một tại quốc hội nhưng giới quân đội nắm 25% số ghế - tất cả đều không thông qua lá phiếu bầu. Tướng Aung San, cha bà Suu Kyi và là vị anh hùng dân tộc, bị ám sát vào vào những tháng trước khi Myanmar giành độc lập vào năm 1947. (bbc)
  20. Anh VũĐăng ngày 12-02-2016 Sửa đổi ngày 12-02-2016 14:54 Hệ thống lá chắn tên lửa THAAD trong một cuộc trắc nghiệm, 17/03/2009.AFP PHOTO/HO/US Missile Defense Agency Hôm nay 12/02/2016, một quan chức cấp cao của Hàn Quốc cho biết, ngay tuần tới, Seoul và Washington có thể sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận chi tiết về việc triển khai trên lãnh thổ Hàn Quốc hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ. Quan chức Hàn Quốc thông báo với báo chí là hai đồng minh đang tiến hành lập một nhóm công tác chung để “có thể bắt đầu thảo luận các chi tiết liên quan đến việc triển khai hệ thống THAAD ngày tuần tới”. Cụ thể hai bên sẽ bàn các chi tiết về địa điểm đặt hệ thống chống tên lửa, phân chia đóng góp chi phí, bảo vệ môi trường hoặc lịch trình cụ thể cho việc triển khai. Ngay sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành thử tên lửa tầm xa hôm 07/02, Hàn Quốc và Mỹ đã thông báo ý định lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa, gọi tắt là THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) trên lãnh thổ Hàn Quốc. Hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ có khả năng bắn chặn để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ngay từ khi đang trong hành trình bay trên không. Các đầu đạn bắn chặn không có thuốc nổ, mà dựa trên năng lượng nhiệt động. Ý định lặp đặt hệ thống lá chắn tên lửa của hai đồng minh Mỹ - Hàn, nhằm đối phó với tên lửa của Bắc Triều Tiên, ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối của Trung Quốc và Nga. Bắc Kinh và Matxcơva cho rằng lắp đặt hệ thống như vậy tại Hàn Quốc sẽ kích thích chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Bắc Á. Hiện tại, hệ thống lá chắn THAAD đã được lắp đặt trên đảo Guam (Mỹ) trong Thái Bình Dương và Nhật Bản. Cũng liên quan đến Bắc Triều Tiên, hôm qua 11/02, phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ, Mark Toner, đã lên tiếng nhận định rằng rất có thể tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên đã bị hành quyết, như báo chí Hàn Quốc loan tin hôm thứ Tư (10/02) vừa rồi. Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, tướng Ri Yong-Gil, tổng tham mưu trưởng quân đội Bắc Triều Tiên đã bị hành quyết hồi đầu tháng, vì tội thành lập phe cánh chính trị và tham nhũng. (rfi)
  21. 12 tháng 2 2016 Chia sẻ Image copyrightReuters Image captionBiểu tình phản đối vụ ông Lý Ba mất tích ở Hong Kong Anh Quốc lên tiếng cho rằng người bán sách quốc tịch Anh biến mất ở Hong Kong có lẽ đã bị "triệu đi một cách không tự nguyện", tới Trung Quốc, gọi đây là "vi phạm nghiêm trọng" với thỏa thuận trao trả đặc khu hành chính. Thông cáo của Ngoại trưởng Philip Hammond là bình luận mạnh mẽ nhất của Anh Quốc về vụ của ông Lý Ba. Đây là lần đầu tiên Anh Quốc nhắc tới vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố chung Trung Quốc - Anh Quốc năm 1984. Ông Lý là một trong năm người bán sách và xuất bản sách bị mất tích ở Hong Kong. Trung Quốc vẫn chưa đưa ra trả lời chính thức đối với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh. Image copyrightBBC Chinese Image captionÔng Quế Dân Hải xuất hiện trên truyền hình Trung Quốc nói tự nguyện giao nộp cho chính quyền Cả năm người mất tích đều liên quan tới nhà xuất bản Mighty Current - chuyên xuất bản sách phê phán lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, và Causeway Bay Books (tên tiếng Hoa là Đồng La Loan Thư Điếm) là tiệm sách bán những tác phẩm này. Nhiều người ủng hộ những người mất tích cho rằng Trung Quốc đã bắt giữ họ vì lý do này. Trung Quốc xác nhận đang điều tra ba trong số năm người về "những hoạt động trái phép". Nghi phạm thứ tư, một công dân Thụy Điển, ông Quế Dân Hải, đã xuất hiện trên truyền hình nhà nước Trung Quốc, nói rằng ông đã tự nguyện giao nộp cho chính quyền về tội gây chết người do lái xe khi say xỉn trong quá khứ. Lần đầu cáo buộc Image copyrightREUTERS Image captionNgoại trưởng Anh Philip Hammond Anh Quốc từng bày tỏ lo ngại, nhưng trong báo cáo hai lần mỗi năm về các vấn đề liên quan tới Hong Kong, ông Hammond nói trong lúc trường hợp này vẫn chưa rõ, "thông tin hiện nay của chúng tôi cho thấy rằng ông Lý đã không tự nguyện tới đại lục mà không có bất kỳ thủ tục liên quan nào". "Điều này cho thấy vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố Chung Trung Quốc - Anh Quốc về Hong Kong và đe dọa quy tắc 'Một Quốc gia, Hai Chế độ' đảm bảo cho người dân Hong Kong có được sự bảo vệ từ hệ thống pháp luật Hong Kong." Dưới luật của Hong Kong, cảnh sát Trung Quốc không có quyền pháp lý trên lãnh thổ này. Image copyrightAFP Image captionMighty Current chuyên xuất bản sách phê phán quan chức Trung Quốc Đây là lần đầu tiên Anh Quốc cáo buộc Trung Quốc "vi phạm nghiêm trọng" Tuyên bố Chung 1984, văn bản mà Trung Quốc cam kết đảm bảo sự tự do của Hong Kong sau khi lãnh thổ được trao lại từ Anh Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh nói bất kỳ buộc tội nào đối với ông Lý phải được thực hiện ở Hong Kong, không phải Trung Quốc đại lục. Báo cáo đánh giá truyền thông Hong Kong, các nghiên cứu và tiến trình pháp luật, cũng nói một số quyền và các quyền tự do được thành phố đảm bảo "đã và đang chịu áp lực chưa từng có trong tiền lệ" và thúc giục chính quyền Hong Kong và Bắc Kinh thực hiện các bước nhằm duy trì lòng tin vào hệ thống. Ông Lý Bạc còn được biết đến là Paul Lee, mang hộ chiếu Anh, mất tích khỏi Hong Kong hồi tháng 12. Những lá thư gửi tới gia đình, được cho là do ông viết, nói ông đã tự nguyện sang Trung Quốc để giải quyết một số vấn đề nhưng không giải thích chi tiết. (bbc)
  22. RFA 2016-02-12 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Bà Thái Anh Văn mừng chiến thắng tại Đài Bắc hôm 16/1/2016. AFP Chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết đang thúc giục Trung Quốc và Đài Loan duy trì đối thoại khi có quan ngại tổng thống tân cử Thái Anh Văn, chủ tịch đảng đối lập Dân Tiến với chủ trương thiên về độc lập cho đảo quốc có thể làm gia tăng căng thẳng mối quan hệ qua eo biển Đài Loan. Hôm qua quan chức ngoại giao Susan Thornton của Hoa Kỳ cho biết Washington đã kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế và ứng xử linh hoạt khi quan hệ với chính quyền của tổng thống tân cử Thái Anh Văn sẽ bắt đầu nhiệm kỳ từ tháng 5 tới đây. Bà Susan Thornton cũng nói hy vọng hai phía Trung Quốc và Đài Loan tiếp tục căn bản trao đổi như lâu nay. Bắc Kinh luôn tuyên bố đảo quốc Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, và có thể thống nhất bằng biện pháp vũ lực. Bà Thái Anh Văn từ chối không theo nguyên tắc một nước Trung Hoa như thế; tuy nhiên bà này cũng không công khai bác bỏ nguyên tắc đó.
  23. Thân nhân, các lãnh đạo tôn giáo và các giới chức chính phủ Đài Loan hôm 12/2/2016 đến dự lễ tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất. Tin liên hệ Hy vọng tìm người sống sót cạn dần ở Đài Loan Động đất ở Đài Loan: nhà thầu xây cất chung cư bị bắt Bé gái gốc Việt được cứu sống từ tòa nhà đổ sập ở Đài Loan Đài Loan gấp rút tìm kiếm nạn nhân vụ động đất mạnh Động đất mạnh ở miền nam Đài Loan, ít nhất 11 người thiệt mạng 12.02.2016 Thân nhân và bạn bè của các nạn nhân trận động đất ở Đài Loan xảy ra hôm thứ Bảy tuần trước hôm nay đã đến dự một buổi lễ tưởng niệm, giữa lúc số tử vong chính thức của trận động đất tăng lên tới ít nhất 93 người. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và Tổng thống tân cử Thái Anh Văn đều có mặt trong sự kiện diễn ra ở Đài Nam, hai nhà lãnh đạo đã mang vòng hoa và tới thăm hỏi thân nhân các nạn nhân với các tu sĩ Phật giáo, nhưng cả hai đều không đưa ra phát biểu chính thức nào. Những người để tang đã nghiêng mình và thắp nhang trước di ảnh các nạn nhân được xếp theo hàng dọc. Buổi lễ diễn ra vào ngày thứ 7 sau thảm họa, một ngày đặc biệt để để tang, theo truyền thống Trung Hoa. Bộ trưởng nội vụ Đài Loan loan báo số tử vong được cập nhật hôm nay, giữa lúc các nhân viên cứu hộ tiếp tục đào bới trong các đống đổ nát ở khu chung cư Kim Long. Hàng chục người vẫn còn được ghi nhận là mất tích.
  24. Trọng NghĩaĐăng ngày 12-02-2016 Sửa đổi ngày 12-02-2016 17:15 Tỉnh Trung Lào XaisombounẢnh : @gov.au Sau một số vụ người Trung Quốc bị sát hại tại khu vực tỉnh Xaisomboun, miền Trung nước Lào, Washington vào hôm nay, 12/02/2016 đã lên tiếng kêu gọi công dân Mỹ là nên tránh đến khu vực được cho là còn thiếu an ninh này, nhưng lại được du khách thích mạo hiểm ưa chuộng. Trên trang web của mình, đại sứ quán Mỹ tại Vientiane đã báo động rằng vào cuối tháng Giêng vừa qua, tại tỉnh Xaisomboun đã xảy ra hai vụ tấn công bằng súng trên đường đi, đã khiến cho ba người chết và một người bị thương. Sứ quán Mỹ nhấn mạnh về các mối hiểm nguy khi đi du lịch đến tỉnh Xaisomboun, do « các cuộc tấn công vũ trang gần đây và việc sử dụng các loại bom tự tạo ». Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, cuối tháng Giêng vừa qua, đã xác nhận vụ hai công dân của họ bị giết chết. Rất nhiều người Trung Quốc đang lao động tại Lào, một nước rất phụ thuộc Bắc Kinh về mặt kinh tế. Hai thông tin trên đây đáng chú ý vì lẽ chính quyền Lào thường ít khi nói đến tình trạng bạo lực tái phát trong những tháng gần đây trong vùng này, với một số vụ tấn công trong tháng 11 và 12 năm 2015. Theo hãng AFP, rất khó mà có được thông tin về các vụ việc trên đây, do việc chế độ Vieentiane cộng sản kiểm duyệt chặt chẽ các phương tiện truyền thông. Vùng Xaisomboun nổi tiếng là mất an ninh, đặc biệt là trong những năm đầu thập niên 2000, với những cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ và phiến quân người Hmong (còn gọi là Mèo), một sắc dân miền núi có truyền thống đối lập với chế độ cộng sản Lào. Trong thời chiến tranh Việt Nam, hàng ngàn người Hmong đã được CIA tuyển dụng để giúp các lực lượng của Mỹ, đặc biệt là ở khu vực "đường mòn Hồ Chí Minh" mà một phần nằm trên lãnh thổ Lào. Kể từ khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, nhiều cuộc đụng độ lẻ tẻ vẫn thường xuyên diễn ra giữa người Hmong và quân đội Lào. (rfi)
  25. Nguyễn Tiến DũngGiáo sư toán, Đại học Toulouse, Pháp 12 tháng 2 2016 Chia sẻ Image copyrightepa Trước hết, sóng là cái gì? Trong vật lý có rất nhiều thứ được gọi là sóng. Khi ném đá xuống nước thì nó tạo thành sóng lan tỏa từ chỗ đá chạm nước ra xung quanh. Khi phát wifi trong nhà thì nó cũng là sóng (điện từ) từ chỗ phát ra xung quanh. Khi nói thì nó cũng là sóng âm thanh từ mồm ta phát ra xung quanh. Hay như động đất cũng thành các đợt sóng lan tỏa. Tất cả các thứ "sóng" khác nhau đó có chung mấy đặc điểm: Có nguồn phát Có chuyển động lan truyền (và như vậy có vận tốc lan truyền) Có thể hiểu như là một "biến dạng" của không gian / môi trường, và sự biến dạng đó hay có tính tuần hoàn (dạng đồ thị hàm sinus) tuy không phải nhất thiết lúc nào cũng vậy Vì sao sóng thường có tính tuần hoàn? Nói nôm na là do năng lượng và vật chất có hạn, phải bù trừ cho nhau chỗ này lồi ra thì chỗ kia phải lõm vào để bù lại, rồi chỗ lõm vào lại sinh ra chỗ lồi ra để bù lại, và cứ thế (sao cho tổng bù trừ cho nhau chỉ còn một số nhỏ, chứ nếu không năng lượng cần thiết sẽ quá lớn). Một khi tuần hoàn thì người ta nói đến các tần số, có thể là từ 10 mũ âm bao nhiêu đó Hertz cho đến 10 mũ bao nhiêu đó Hertz. Sóng "gravitational" cũng vậy. Gọi là "gravitational" (hấp dẫn?) là vì nó ứng với không-thời gian space-time có độ cong (không phẳng) theo lý thuyết tương đối của Einstein (vật chất làm cong không-thời gian, mật độ vật chất càng cao thì càng cong, làm bẻ cong ánh sáng v.v). Khi mà nó cong một cách "mềm mại" (chỗ nào cũng bằng nhau, hoặc thay đổi một cách đều đặn như kiểu giảm dần hay tăng dần) thì ta không cảm thấy có sóng. Ta (tức là các máy đo) thấy có sóng khi độ cong của không-thời gian thay đổi nhấp nhô lên xuống, tương tự như là các gợn sóng trên mặt nước vậy. Khi hai "lỗ đen" "đâm vào nhau" thì chúng làm méo mó cái không thời gian tại khu vực của chúng một cách khủng khiếp, và sự méo mó đó nó lan toả dần ra xung quanh dưới dạng sóng gravitational, cũng tương tự như là hòn đá ném xuống nước thì tạo sóng. Hiện tượng sóng gravitational từ hai lỗ đen đâm nhau dễ "bắt sóng" được vì nó rất lớn, năng lượng tỏa ra kinh khủng. (Có đến 1/20 toàn bộ khối lượng của hai lỗ đen bị tỏa ra ngoài?) Chứ thực ra rất nhiều hiện tượng hết sức bình thường trong vũ trụ cũng đều tỏa sóng gravitational, chỉ có điều chúng dễ bị lẫn, khó bắt và khó xác định là từ đâu. Ví dụ là bản thân việc Trái Đất quay quanh Mặt Trời cũng tạo sóng hấp dẫn, nhưng sóng đó rất nhỏ, mức năng lượng tỏa ra đâu có mỗi 200 wat (bằng một cái máy tính để bàn?) Nội dung trên đã đăng trên trang Facebook cá nhân và được tác giả, Giáo sư toán học tại Đại học Toulouse, Pháp, đồng ý cho đăng lại trên BBC Tiếng Việt.

×
×
  • Create New...