Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39204
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Ông Đặng Tiểu Bình cũng từng nói về bộ mặt thật ma quỷ của ông Chu Ân Lai trong một buổi nói chuyện kín, cho rằng ông Chu Ân Lai đã ủng hộ tích cực nhất cho ông Mao Trạch Đông phát động “Cách mạng Văn hóa.” (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên) Một chuyên gia nghiên cứu về thời Cách mạng Văn hóa đã tiết lộ, ông Đặng Tiểu Bình cũng từng nói về bộ mặt thật ma quỷ của ông Chu Ân Lai trong một buổi nói chuyện kín, cho rằng ông Chu Ân Lai đã ủng hộ tích cực nhất cho ông Mao Trạch Đông phát động “Cách mạng Văn hóa.” Nhà nghiên cứu Tống Vĩnh Nghi tại Đại học Dickinson (Mỹ) trong bài viết “Góc khuất của Chu Ân Lai trong Cách mạng Văn hóa”cũng nhận định, ông Chu Ân Lai là kẻ nhiệt tình ủng hộ ông Mao Trạch Đông phát động “Cách mạng Văn hóa,” các cựu lãnh đạo ĐCSTQ không ai phủ nhận được điều này. Theo bài viết, ngày 20/3/1980, sau khi ông Đặng Tiểu Bình xem xong bản đề cương “Nghị quyết về những vấn đề lịch sử trong quá trình ĐCSTQ xây dựng đất nước” đã chia sẻ với các Ủy viên Bộ Chính trị về nhiều sai lầm của ông Chu Ân Lai trong thời “Cách mạng Văn hóa” này. Ông Đặng Tiểu Bình nói: “Trong thời kỳ đầu “Cách mạng Văn hóa,” ông Chu Ân Lai đã đề bạt ông Lâm Bưu làm Phó Chủ tịch Đảng, sau đó lại đề nghị là người sẽ kế nhiệm sự nghiệp của ông Mao Trạch Đông; trong thời gian chuẩn bị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 9 (24/1/1969) từng đề tên Giang Thanh và Hiệp Quần là Ủy viên Bộ Chính trị; trong thời gian chuẩn bị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 10 (24/8/1973) lại tiếp tục đề xuất Giang Thanh là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị; về chức Chủ tịch nước, cũng lại do ông Chu Ân Lai đề xuất với Bộ Chính trị cho ông Lâm Bưu đảm nhiệm; ông Chu Ân Lai còn phạm nhiều tội lỗi trong các vấn đề liên quan đến Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Hạ Long, Đào Chú.” Bài báo cũng chia sẻ ý kiến của ông Hồ Diệu Bang và Trần Vân, theo đó đều cho rằng ông Chu Ân Lai là người phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong sai lầm do phát động “Cách mạng Văn hóa,” không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh chính trị đương thời. Ai cũng có thể bị bán đứng Qua nguồn tài liệu để giải mã những bí mật lịch sử cho thấy, trong thời kỳ 10 năm Cách mạng Văn hóa, ông Chu Ân Lai đã không ngừng bán đứng “đồng chí” của mình. Ông Lưu Thiếu Kỳ, Hạ Long, Bành Đức Hoài, Đào Chú bị bức hại đến chết, các vụ án oan của Bành Chân, La Thụy Khanh, Trần Định Nhất, Dương Thượng Côn đều do ông Chu Ân Lai mà ra. Ông Cao Văn Khiêm, chuyên gia nổi tiếng khi nghiên cứu về ông Chu Ân Lai đã nhận định, ông Chu cũng là người đã “chụp mũ” ông Lưu Thiếu Kỳ khi đích thân viết trong báo cáo gọi ông Lưu là “Lưu tặc.” Trong hồ sơ vụ án ông Lưu Thiếu Kỳ đã phê: “Lưu tặc là có đủ cả ngũ độc, gồm: đại phản đồ, kẻ phản bội giai cấp công nhân, nội gián, đặc vụ, Hán gian; là phần tử phản cách mạng!” và “Tên này phải giết!” Ông Chu Ân Lai có quan hệ thân với Ủy viên trưởng Chu Đức của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ĐCSTQ, nhưng trong “Cách mạng Văn hóa” lại tố ông Chu Đức không đáng tin, từng chỉ mặt ông Chu Đức nói: “Ông là quả bom hẹn giờ của ĐCSTQ.” Ông Nguyễn Minh, người từng là cố vấn quan trọng của ông Hồ Diệu Bang đã viết trong cuốn sách «Về việc Chu Ân Lai bước lên vũ đài»: “Trong điều tra tội của Tứ nhân bang đã phát hiện nhiều án oan trong Cách mạng Văn hóa đều có chữ ký của ông Chu Ân Lai, trong đó có cả vụ án của chính người con gái và cháu trai ông ta.” Để bảo vệ mình, ông Chu còn xử lý cả người em ruột Chu Đồng Vũ của mình cùng viên cảnh vệ thân tín đã theo ông ta hơn chục năm liền. Bộ mặt ma quỷ liên tục bị lộ ra Bộ mặt giả của ông Chu Ân Lai từng lừa được vô số người dân Trung Quốc. Nhưng qua nghiên cứu tư liệu lịch sử, người ta đã thấy ông ta là một kẻ đạo đức giả, tự tư tự lợi, tàn nhẫn, xảo quyệt. Có thể đưa ra vài ví dụ như sau: Năm 1931, ông Chu Ân Lai là kẻ đã gây ta vụ huyết án gia đình ông Cố Thuận Chương, quy là “kẻ phản bội.” Cả gia đình ông Cố Thuận Chương gồm hơn 30 người, trong đó có vợ, con trai 5 tuổi, cha vợ, em vợ, bảo mẫu, thậm chí cả người ân nhân cứu mạng của ông Chu Ân Lai là Tư Lịch… đều bị giết chết. Ngày 11/4/1955, đêm trước diễn ra hội nghị Á-Phi (hội nghị Bandung) đã xảy ra sự cố đánh bom máy bay “Kashmir Princess” gây chấn động quốc tế. Rồi sự thật được phơi bày, người ta điều tra ra Thủ tướng đương nhiệm Chu Ân Lai đã biết trước có hành động mưu sát này nhắm vào ông ta, nhưng vì bảo vệ mình và mục đích làm cho đối thủ mừng hụt nên đã thay đổi hành trình, bỏ mặc cho 11 người trên chuyến bay bị chết thay. Tháng 11/2013, trong bài báo “Tội lỗi ít người biết về ông Chu Ân Lai” đã tiết lộ bài viết “10 năm vĩ đại” toàn những lời lẽ dối trá của ông Chu Ân Lai đăng trên Nhân dân Nhật báo vào ngày 6/10/1959. Ông Chu Ân Lai là người biết rõ hàng triệu đồng bào nông dân đang chết đói, nhưng đã tìm mọi cách để che giấu sự thật, thổi phồng thành quả kinh tế của ĐCSTQ bất chấp chuyện sống chết của hơn 50 triệu đồng bào nông dân. Trong thảm kịch chết đói của hàng triệu nông dân, thế nhưng vào ngày 26/1/1960, báo cáo chính phủ lại đưa ra: “Năm 1958 và 1959 được mùa bội thu, tình hình lương thực vô cùng khả quan…” Vô số tội chứng cho thấy, cho dù xử ông Chu Ân Lai hàng triệu lần tội tử hình cũng khó xóa được mối hận trong lòng hàng trăm triệu đồng bào nông dân Trung Quốc. Ngày 29/12/2015, nhà báo Thái Vịnh Mai, cựu biên tập viên tạp chí Khai Phóng (Hồng Kông) cho biết, bà phải mất 3 năm để hoàn thành cuốn sách «Bí mật thế giới tâm hồn ông Chu Ân Lai». Cuốn sách sẽ gây nhiều tranh luận, vì sau khi bà nghiên cứu nhật ký và thư từ của ông Chu Ân Lai thời thanh niên đã phát hiện ông ta là người đồng tính, thích một người bạn học nhỏ hơn ông ta 2 tuổi. Vào năm 2007, bài báo “Những bằng chứng về ông Chu Ân Lai là người đồng tính” được nhiều người Trung Quốc chia sẻ ý kiến đồng tình trên mạng. Họ cho rằng, cùng với việc bộ mặt thật của ông Chu Ân Lai bị lộ ra, tấm biển đạo đức cuối cùng của ĐCSTQ đã bị sụp đổ. Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung Tinh Vệ biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
  2. Theo qui định của pháp luật thì công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng thực tế bầu cử Quốc hội ở Việt Nam chỉ là trò diễn kịch của giới cầm quyền, người dân khó mà lọt vào sân chơi độc quyền này. Tôi là người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đầu tiên ở tỉnh Phú Yên. Năm 2011, tôi nộp đơn xin tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13, sau khi tôi nộp đơn tự ứng cử được 10 ngày, thì có thầy giáo Đào Tấn Phần, giáo viên dạy sử, Trường cấp ba Trần Quốc Tuấn cũng nộp đơn tự ứng cử cùng tôi. Theo qui định thì người muốn ứng cử đại biểu Quốc hội phải trải qua năm bước: thứ nhất là nộp đơn xin tự ứng cử, thứ hai là lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú, thứ ba là lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc, thứ tư là hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh (bước này được xem là cửa ải khó vượt qua của người tự ứng cử), thứ năm là được vào danh sách bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội. Năm 2011, khi lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú, tôi được 100% người dân địa phương ủng hộ, sau đó lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc là Đoàn luật sư, tôi cũng được 100% tín nhiệm. Đến khi hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh thì tôi bị loại, không được lọt vào danh sách bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội (Khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú và tại Đoàn luật sư thì tôi được mời tham dự, nhưng khi tổ chức hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh thì tôi không được mời tham dự, nghe những người tham dự kể lại là họ đấu tố và nói xấu tôi dữ lắm). Mục đích tôi tự ứng cử đại biểu Quốc hội lần trước và lần này không phải là tôi muốn làm đại biểu Quốc hội để được hưởng nhiều bổng lộc ban phát, mà tôi muốn thực hiện quyền ứng cử của một công dân theo hiến định và muốn mọi người dân nhận thức được rằng bầu cử Quốc hội chỉ là trò diễn kịch với vở kịch vụng vờ, lộ liễu, lâu năm đã lỗi thời. Dù biết trước rằng 99,99% người tự ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị loại, nhưng tôi vẫn tiếp tục nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 sắp tới. Mong tất cả mọi người hãy ủng hộ tôi ! LS Võ An Đôn (FB Võ An Đôn)
  3. Ts Nguyễn Quang A Khi nào một (nhóm) người tự ứng cử (vào Hội đồng nhân dân hay Quốc hội) thành công? 1. Thứ nhất, quyền ứng cử là quyền của công dân, nhưng quyền bỏ phiếu là của cử tri chứ không phải của riêng (các) cá nhân ứng cử. Vì thế việc một ứng viên trúng cử hay thất cử là quyết định của tập thể cử tri trong khu vực bầu cử đó (giả như các cử tri được quyền lựa chọn thật sự giữa các ứng cử viên cạnh tranh nhau một cách lành mạnh). Như thế KHÔNG THỂ lấy việc trúng cử hay thất cử của một (hay một tập thể) ứng viên làm THÀNH CÔNG của các ứng viên đó. Phải nói rõ ngay từ đầu để sau này chúng ta có đánh giá đúng mức về thành công hay thất bại. 2. Thứ hai, nếu chúng ta (những người ứng cử và các cử tri) đạt được các mục tiêu sau đây thì có thể coi việc ứng cử là THÀNH CÔNG (tùy theo mục tiêu đề ra): 2.1. Công dân thực thi được quyền ứng cử của mình: nộp đơn ứng cử; phá bỏ được các thủ tục, mưu mẹo phi dân chủ được thiết kế trong các khâu của quy định hiện hành như Hội nghị cử tri, Hiệp thương nhằm loại bỏ các ứng viên mà hệ thống muốn loại họ ra; đấu tranh để có sự phân chia các ứng viên vào các khu vực bầu cử một cách công bằng; giám sát việc bầu cử để cho bầu cử thực sự tự do; giám sát việc kiểm phiếu để cho việc kiểm phiếu được minh bạch, công khai không gian lận. Làm được vậy thì có thể nói thành công là 100%. Để đạt thành công 100% này cần nhiều thời gian và nỗ lực của tất cả mọi người, những người ứng cử và cử tri trên toàn quốc để buộc quốc hội sửa đổi luật bầu cử thành luật bầu cử thực sự công bằng không còn những sự vi phạm nhân quyền và vi hiến rành rành như các quy định về Hội nghị cử tri và Hiệp thương. Chưa thể hy vọng sẽ có thành công 100% trong đợt bầu cử 2016 này! 2.2; Mục tiêu thực tế hơn là gây sức ép để cải thiện từng bước các khâu vi hiến trên bằng cách: a) gây phong trào (lấy chữ ký chẳng hạn) đòi hủy bỏ các quy định vi phạm nhân quyền và vi hiến; b) sáng tạo loại bớt tác dụng của các quy định vi hiến đó; c) để cho nhân dân và thế giới thấy rõ các thủ tục đó là VI HIẾN vì chúng vi phạm quyền ứng cử, thiên vị cho những người do hệ thống cử ra để dân bầu và như thế gây áp lực đòi sửa luật; d) đấu tranh để một số nhất định người tự ứng cử có tên trong danh sách cuối cùng; e) góp phần vào quá trình học hỏi dân chủ của toàn dân, nhất là giới trẻ.... Nếu đạt được vậy thì có thể nói phong trào tham gia ứng cử 2016 THÀNH CÔNG (chí ít từ 70% đến 100% so với mực tiêu 2.2 hay từ 50% đến 60% so với mục tiêu 2.1). 3. Vì các lý do và mục tiêu trên: những người cảm thấy đủ điều kiện hãy tham gia ứng cử một cách nghiêm túc với tinh thần xây dựng; các cử tri hãy hiểu quyền của mình và thực thi các quyền đó một cách chủ động. THỜ Ơ, THỤ ĐỘNG là NGẦM ỦNG HỘ cái hiện trạng phi dân chủ mà chúng ta muốn thay đổi. Nguyễn Quang A (FB Nguyễn Quang A)
  4. Khi tạo được những cơn sóng mạnh hơn, rầm rộ hơn, hẳn sẽ thành một đối trọng khiến chính quyền và bộ máy chỉ huy bầu cử của đảng (Cộng sản) phải thoả hiệp. “Tự ứng cử (ứng cử tự do) là phương thức chính trị can dự tích cực. Thay vì đứng ngoài để nhìn xét, chỉ trích, hãy tìm cách nhảy vào can dự. Người Việt, tập tính Việt cho đến nay, vẫn chưa quen với phương thức này. Đã đến lúc phải làm một điều gì đó, tạo cú huých thay chuyển thật sự cho các cuộc dân bầu. Tại sao không phát động, nhằm thổi bùng lên một chiến dịch ứng cử tự do rầm rộ? Một người, hai người, mười người, một trăm người, vài trăm người… Tôi tin tình hình sẽ khác, rất khác!” Một phong trào tự ứng cử rầm rộ, tại sao không? - Bài viết, như lời hiệu triệu của tôi từ 4 năm trước dần thành hiện thực. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, các luật sư Lê Luân, Võ An Đôn, Phạm Quốc Bình, nghệ sĩ- đạo diễn Nguyễn Công Vượng, các nhà văn nhà báo độc lập Phạm Văn Thành, Nguyễn Tường Thuỵ, các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền Nguyễn Thuý Hạnh, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Đình Hà, Hoàng Cường, Nguyễn Hữu Vinh… và nhiều người khác đã tuyên bố sẽ tham gia ứng cử quốc hội khoá tới. Danh sách, cùng chiến dịch vận động, cổ suý bài bản, những hướng dẫn chi tiết cho các ứng viên độc lập được cập nhật từng giờ trên trang mạng mang tên “Vận động ứng cử đại biểu quốc hội 2016”. Sáng nay, trên chuyến xe cùng tôi về Duy Xuyên, nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng bộc bạch: Mình đang cân nhắc, có thể trong vài ngày tới sẽ tuyên bố ứng cử! Đã thành những cơn sóng. Dù chưa được “hàng trăm người” như mong muốn. Nhưng chừng ấy, đã đủ tạo nên những cơn sóng, đánh động vào ý thức dân quyền trong mỗi công dân, và trong cả giới hoạt động dân chủ nhân quyền. Khi tạo được những cơn sóng mạnh hơn, rầm rộ hơn, hẳn sẽ thành một đối trọng khiến chính quyền và bộ máy chỉ huy bầu cử của đảng (Cộng sản) phải thoả hiệp. Điều này, có lẽ phải chờ đến… kỳ quốc hội sau nữa. Nhưng lúc này, ở kỳ này, được như vậy đã là chuyển thay lớn lắm rồi. Cho dù có thể… không một ai chiến thắng, thậm chí khó vượt qua cửa ải “hiệp thương” ở giai đoạn đầu. Dân chủ là gì, nếu không tập dượt, ngay từ bây giờ. * * * Chiều qua ngồi Hội An. Lần đầu tiên, cả anh Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Nguyễn Sự và tôi ít nói như thế. Ai nấy im lặng chống cằm chăm chắm nghe Tuấn thuyết trình về dân chủ. Nguyễn Anh Tuấn, cựu sinh viên Học viện hành chính quốc gia, với hành động “tự thú” để phản đối điều luật 88 trong vụ án Cù Huy Hà Vũ. Cùng với Tuấn và chúng tôi chiều qua, còn có chàng thanh niên 20 tuổi Võ Văn Trung, nhân vật vừa gây chấn động dư luận 3 tháng trước khi cắt đứt ngón tay viết khẩu hiệu máu đuổi Tàu. Chiều nay, thêm sững người khi đọc “Không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ”- Lời của Ayn Rand, được nữ nhà báo độc lập, nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi Đoan Trang trích dẫn, trong một bài viết mang tính hiệu triệu cho cuộc vận động ứng cử tự do. Tôi nói với anh Bùi Minh Quốc: Chắc thế hệ anh- tôi, chỉ còn vai trò thắp lửa. Bẩy xoay vận cuộc, dường như đã chọn được thế hệ kế tục nhận lãnh. Những Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Võ Văn Trung… Những gì đấy. Đang chuyển thay. Những chuyển động. Đã có thể nhìn thấy, cầm nắm được, chứ không phải chỉ là những ý tưởng, kỳ vọng mông lung. Trương Duy Nhất (Blog Một Góc Nhìn Khác)
  5. Ngày 25/1/2016, Đại hội Đảng Cộng sản đã bỏ phiếu đồng ý để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rút khỏi danh sách đề cử, một biện pháp "tình tự dân tộc" để ông Nguyễn Tấn Dũng phải "nghỉ" ở Đại hội 12. Nôm na, đảng "dọn đường" cho ông Dũng "về hưu" an toàn. Trước khi diễn ra Đại hội XII,dư luận trong ngoài thổi bùng nhân cách ông Thủ tướng là ngôi sao sáng trên vòm trời "lãnh đạo" - xứng đáng ngồi vào ghế tổng bí thư. Đôi mắt "căm hờn" của Phạm Bình Minh nhìn Dương Khiết Trì Dư luận tập chú vào khái niệm: Ông Dũng là nhà kinh tế chính trị đã đưa Việt Nam gia nhập TPP, thúc đẩy thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc, EU, Liên minh Kinh tế Á-Âu. Ông Dũng là đại diện cho "Chủ nghĩa Dân tộc" dám công khai lên tiếng chống lại hành vi xâm phạm chủ quyền của Tầu, điển hình là vụ HD-981. Ông Dũng là người theo phái "Cấp tiến" - "theo" Mỹ (ái nữ ông còn gả cho Việt kiều Mỹ gốc "ngụy"). Dưới góc độ nào đó, ông Dũng đã có những phát biểu "khoan khoái " lòng dân ý đảng. Mà quả thật, nhân dáng và cung cách của ông Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng mỗi khi xuất hiện ở nước ngoài có khả năng chinh phục và làm hài lòng những người Việt khó tính nhất, kể cả những người "cực đoan" nhất cũng bớt chống cộng theo kiểu cũ. Đó là các ưu điểm "nặng phần trình diễn" của "lãnh đạo" mà bộ tham mưu ông Dũng khai thác triệt để; tương tự như cố TT John F. Kennedy mỗi khi xuất hiện trước công chúng chưa nói đã được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt nhờ cái mã đẹp trai và phu nhân tài tử luôn nhẻon nụ cười bên cạnh, Thái tử Charles không nhờ vào nụ cười "mê hồn" của Diana à! Ông trùm đệ nhất cộng sản Tập Cận Bình đi đâu chả vác theo bà vợ "giai nhân". Thiên hạ chăm chăm vào bà vợ tươi như hoa bớt ghét cộng sản độc tài răng đen mã tấu. Ở đây không đề cập đến yếu tố địa phương tính; nhưng một phần nào đó cũng phải nói ông Dũng là dân Nam Bộ. Người Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Đông Âu, Phi châu ... gốc Việt, đa phần ra đi từ miền Nam VN có cảm tình nhiều với dân gốc Nam Bộ so với người gốc Bắc kỳ. Thế cho nên, nhân tố địa phương , tôn giáo, giới tính vẫn canh cánh trong tâm trí các nhà lãnh đạo chính trị. Thế nhưng, bàn về chuyện "về hưu" của ông Dũng vẫn có ý kiến khác chiều: Canh bạc "hạ cánh an toàn" của ông Dũng đã thắng tuyệt hảo! Ông Dũng thừa biết không thể ở lại thêm nhiệm kỳ 3; 10 năm làm thủ tướng đã quá đủ cái hay và cái dở. Nhưng "về hưu", "rút quân" trong danh dự bằng cách nào? Tranh chức Tổng bí thư không để thắng mà để ... thua! Đại hội XII đã "giúp" cho ông Dũng hạ cánh về hưu trọn tình trọn nghĩa. Dù sao cũng là chuyện đã qua. Chuyện sắp tới nhân vật nào sẽ dẫn đầu đảng qua California để phó hội cùng Tổng thống Obama. Bố trí một nhân vật hậu kỳ Đại hội XII đi tham dự hội nghị thượng đỉnh vào thời điểm lịch sử là điều cân nhắc hệ trọng đối với ông Tổng bí thư. Đối nội, đích thân ông TBT đã ra tay ngay nhiều pha ngoạn mục về việc bổ nhiệm nhân sự. Văn Hóa Map tạm chia khu vực biển đảo Trường Sa thành 5 Vùng chiến thuật trong thế trận hiện nay . Người ta tin rằng với cái đà "thanh trừng mềm" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ chuyện diệt quốc nạn nội xâm tham nhũng đến chuyện xác lập chính sách kinh tế hội nhập vào TPP sẽ "âm thầm" xóa bỏ cái gọi là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. "Đặc sứ" của Bộ chính trị hay ngay cả ông Trọng qua Sunnylands-California dự thượng đỉnh 2/2016 sẽ phát thanh "chính sách mới" của đảng để chứng minh với TT Obama và thế giới rằng quốc gia Việt Nam là một nước theo nền kinh tế thị trường tự do. Đó là con đường tiến không thể lùi. Tân Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, "đặc sứ" của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ nói những gì với TT Obama về chính sách mới? Đây lại nói ít hàng về ông tân Ủy viên Bộ chính trị Phạm Bình Minh. Ấn tượng mạnh về ông Minh có lẽ ông là người có đôi mắt "xoáy căm hờn" vào Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì. Nhà ngoại giao hàng đầu của VN vì sao không kềm được phản ứng trong cuộc đối thoại với họ Dương? Phải chăng nó xuất phát từ cái "gene" chống Tầu của thân phụ ông: Cố Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch . Ông Thạch được quốc tế biết đến nhiều khi ông là Trợ lý cho ông Lê Đức Thọ (1969-1973) trong các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Ông Thạch là người tiên phong trong Bộ chính trị chủ trương khôi phục lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, hội nhập với phương Tây để thúc đẩy Việt Nam tương lai phải tiến dần đến việc phát triển nền kinh tế thị trường. Đã quá chậm khi sáng kiến thức thời của ông Thạch bị cản trở bởi thế lực vô minh. 1975-2000: 25 năm bỏ lỡ cơ hội. 1975-2015: 40 năm tụt hậu và sẽ tụt hậu nữa. Chỉ số điểm về kinh tế tài chánh VN đã chứng minh cứ cái đà xuống dốc không phanh chẳng chóng thì chày VN sẽ phá sản. Nối gót ông Nguyễn Cơ Thạch, năm 2013, ông Phạm Bình Minh đã tháp tùng Chủ tịch CSVN Trương Tấn Sang đến thăm Mỹ; trong chuyến đi đó, ông và Ngoại trưởng John Kerry đã thỏa thuận xác lập “quan hệ đối tác toàn diện" - một thỏa thuận mở đường cho mối quan hệ gần gũi hơn nữa về chính trị, an ninh, đầu tư và thương mại Việt-Mỹ. Người ta trông chờ ông Minh, sẽ phản ánh minh bạch chủ trương quan điểm của Việt Nam - Biển Đông trong hội nghị thượng đỉnh Obama + ASEAN. Việc ông Minh đi không quan trọng, quan trọng là tư duy chính sách của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thế trận Hoàng Sa - Trường Sa. Chấm đỏ: Trung Quốc. Chấm Xanh: Hoa Kỳ. Tất nhiên, linh hoạt thực tế thách thức khả năng ứng biến của ông Minh có mang lại lợi ích lâu dài cho Việt Nam hay không trên chiếu bạc quốc tế. Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay như: - Chiến lược tái cân bằng Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ với chính sách "xoay trục" có cần phải bám trụ ở Biển Đông với sự "trợ lực" cụ thể của Việt Nam? - Thái độ (phản ứng) của ASEAN đối với yêu sách lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc và đối với Hoa Kỳ? - Tương lai của ASIA, riêng bán đảo Đông Dương trước chính sách "Một con đường" và "Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á" (Asian Infrastructure Investment Bank, viết tắt: AIIB) là một tổ chức tài chính quốc tế đang vươn lên của Trung Quốc? - Từ "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" còn gọi là biển Nam Trung Hoa (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea), viết tắt: DOC (ASEAN + 1 Trung Quốc) đến thỏa ước "Ngăn ngừa tao ngộ sát sườn trên không & dưới biển" giữa Mỹ và Trung Quốc có dẫn đến thỏa thuận về bản "Tuyên bố về ứng xử cụ thể của các bên ở Biển Đông", viết tắt: COC (ASEAN + 2 Trung Quốc & Mỹ)? - Biển Đông sẽ trở thành vùng biển Quốc tế được quốc tế chia ranh giới phân nhiệm quản lý cho các quốc gia tranh chấp? - Biển Đông sẽ trở thành khu vực hợp tác chung để khai thác tài nguyên, kinh tế như một số nước đề nghị? - Biển Đông là nơi mà các tuyến đường hải hành quốc tế qua lại phải được đặc quyền "tự do lưu thông vô hại"? ... Biển Đông khó thể trở về nguyên trạng như trước bởi các tham vọng bá quyền lãnh thổ lãnh hải của Trung Quốc. Thực tế phũ phàng cho thấy ta thì yếu, quốc tế thì "tảng lờ" ở những thời điểm 1947, 1956, 1974, 1988, 1995, 2012; đặc biệt từ 2013 là năm họ Tập lên cầm quyền Trung Nam Hải, họ Tập tiến hành vũ bão độc chiếm Biển Đông. Dù Hoa Kỳ có kêu gọi "tất cả các bên ngừng cơi nới, xây dựng đảo và quân sự hóa các điểm tiền tiêu ở Biển Đông mà phải được giải quyết thông qua thương lượng và theo chuẩn mực quốc tế", Trung Quốc vẫn không ngừng. Tục ngữ Việt có câu: "Cái cày đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. Theo Nhatbaovanhoa (Blog Bùi Văn Bồng)
  6. Video là đoạn phim ngắn kể về một tình huống cảm động giữa hai cậu bé người Ấn Độ, hai mảnh đời đối lập, nhưng có chung một tấm lòng lương thiện và biết nghĩ cho người khác. Mở đầu đoạn video là cảnh một cậu bé trông nghèo khổ, quần áo lấm bẩn và đôi dép lê cũ kỹ của cậu cũng bị đứt quai. Giữa trưa đường nắng nóng mà lại không còn dép để mang nên cậu bé thật sự cảm thấy tức giận và khó chịu. Cùng lúc đó, có một cậu bé khác ăn mặc tươm tất và mang một đối giày mới sáng bóng đang chật vật chen lấn lên đoàn tàu. Không may đến khi đoàn tàu lăn bánh thì một chiếc giày của cậu bị rơi ra và cậu không thể xuống đường để nhặt lại. (Ảnh chụp/Youtube) Lúc này, cậu bé nghèo đến nhặt đôi giày sang trọng này, cậu rất bối rối trước sự đẹp đẽ của nó. Nhưng cậu biết mình không thể lấy nó và nhanh chóng chạy cậu biết mình không thể lấy nó và nhanh chóng chạy theo con tàu để trả lại chiếc giày cho chủ nhân của nó. Mặc dù cố gắng chạy rất nhanh nhưng vẫn không thể đuổi kịp và trả lại chiếc giày, cậu bé đành bỏ cuộc. Tới lúc này, một sự việc xảy ra làm cho câu chuyện có cái kết đẹp… (Ảnh chụp/Youtube) Ông bà ta dạy rằng: “nghèo cho sạch, rách cho thơm”, hay “nhân quả báo ứng”, dù trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào chúng ta cũng nên sống chân thành và không tham lam, dù có thiếu thốn về vật chất nhưng về tinh thần chúng ta sẽ luôn giàu có sự an lạc. Giá trị đạo đức là thứ mà dùng bao nhiều tiền cũng không thể mua được. Tư Minh (Đại Kỷ Nguyên VN)
  7. Với việc ra thông báo tuyển sinh vào chương trình Cao học Thần học hôm 21/01/2016, Học viện Công giáo Việt Nam đã chính thức ‘mở cửa’. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975, một trường Công giáo ở cấp trung học hay đại học được chính thức thành lập và công khai hoạt động. Tiến hay lùi? Trước đây ở Việt Nam, ngoài các nhà trẻ, có đến cả ngàn trường Công giáo đủ mọi cấp (từ tiểu học đến đại học), thuộc đủ loại (như từ trường y, trường dạy nghề đến trường dành cho người khiếm thị khiếm thính, trường miễn phí cho sinh viên, học sinh nghèo), và tiếp nhận học sinh, sinh viên từ mọi thành phần trong xã hội, không phân biệt tôn giáo. Chẳng hạn, một tổng kết về tình hình Giáo hội Việt Nam năm 1962-1963 cho thấy lúc đó Giáo hội đã hoạt động và đóng góp rất nhiều trong lĩnh vực bác ái, y tế và giáo dục. Ngoài 48 bệnh viện, 58 cô nhi viện và rất nhiều cơ sở bác ái, từ thiện khác, Giáo hội có đến 93 trường trung học (với hơn 60 ngàn học sinh) và 1122 trường tiểu học (với gần 235 ngàn học sinh). Theo một thống kê khác, trước 1975 ở miền Nam có đến 145 trường trung học và 1060 trường tiểu học Công giáo. Ngoài ra, còn có những đại học Công giáo, như Giáo hoàng Học viện ở Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức, Đại học Thành Nhân và Đại học La San ở Sài Gòn. Hồi cuối tháng 10/2015 một cơ sở giáo dục được các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm xây dựng thời thập niên 1960 đã bị đập phá Nhưng sau 1954 ở miền Bắc và sau 1975 tại miền Nam các trường Công giáo lần lượt đều phải đóng cửa. Hầu hết trường học, cơ sở giáo dục bị tịch thu và Giáo hội không còn được tham gia vào lĩnh vực giáo dục. Thậm chí, sau này, khi chính quyền Việt Nam không còn ‘độc quyền’ giáo dục và ‘xã hội hóa’ lĩnh vực này, cho phép ‘tư nhân, thậm chí người nước ngoài, có quyền mở trường tư thục’ – như Thư Chung về Giáo dục Kitô Hội Ðồng Giám Mục (HĐGM) Việt Nam năm 2007 nêu – Giáo hội Công giáo vẫn phải ‘đứng bên lề sự nghiệp giáo dục của xã hội Việt Nam’. Lý do là bởi cũng như các tôn giáo khác, Giáo hội chỉ được phép ‘mở trường tư thục cấp mẫu giáo’. Nhắc lại như vậy để thấy là trái ngược với trước năm 1975, Giáo hội Công giáo gần như hoàn toàn bị loại khỏi lĩnh vực giáo dục trong 40 năm qua. Nhưng chuyện một Học viện Công giáo được mở sau nhiều thập kỷ bị cấm đoán cũng cho thấy chính quyền Việt Nam nay cởi mở hơn. Phát biểu tại lễ công bố và trao quyết định thành lập Học viện hôm 06/08/2015, Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGM, cho biết từ nhiều năm nay, các Giám mục Việt Nam đã ‘đối thoại thẳng thắn và chân thành với chính quyền’ và ‘chính quyền rất thiện chí và cởi mở đón nhận tinh thần đối thoại của chúng tôi. Kết quả thực tế lớn là việc đẩy mạnh thành lập Học viện Công giáo’. Bước khởi đầu? Hiện tại Hội đồng giáo sư và Ban Điều hành của Học viện có chín thành viên và Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo – Giám mục phó Giáo phận Xuân Lộc và Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo trực thuộc HĐGM Việt Nam – là Viện trưởng. Trước khi về Việt Nam làm Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc năm 2009 và được bổ nhiệm làm Giám mục Phụ tá Giáo phận Xuân Lộc năm 2013, Đức cha Đạo – người đã nhận bằng tiến sĩ Thần học Luân lý tại Học viện Alfonsianum và tiến sĩ Truyền giáo tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana – đã từng giảng dạy tại khoa Truyền giáo học và Học viện giáo lý và tu đức truyền giáo của Đại học Giáo hoàng Urbaniana ở Rôma. Chương trình Cao học Học viện Công giáo Việt Nam (HVCGVN) đang thông báo tuyển sinh và sẽ khai giảng vào tháng 9 năm nay chỉ có ngành Thần học Tín lý và Thần học Kinh thánh. Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu. Đức cha Đinh Đức Đạo cho tôi biết, sau ít năm hoạt động, khi cơ cấu đã vững chắc, Học viện sẽ mở thêm chuyên ngành Thần học Mục vụ để đáp ứng công tác mục vụ đa dạng – như mục vụ giới trẻ, gia đình, di dân – trong Giáo hội. Ngài còn hy vọng là trong tương lai không xa, HVCGVN sẽ được mở nhiều ngành học khác. Một mong ước nữa được Viện trưởng HVCGVN đề cập đến, dù đó là ‘giấc mơ xa’, là ‘Học viện sẽ từ từ phát triển để đáp ứng nhu cầu, không phải chỉ của Giáo hội tại Việt Nam mà còn của một số nước trong khu vực’. Về phương diện nhân sự, chuyên môn, kinh nghiệm, thiện chí hay sự công nhận, ủng hộ từ Tòa Thánh và các đại học Công giáo trên thế giới, có thể nói Giáo hội Công giáo Việt Nam và HVCGVN nói riêng có đủ để đạt được hai mong ước, nguyện vọng này. Giám mục Đinh Đức Đạo (mang mũ tía) nói Học viện Công giáo sẽ mở thêm chuyên ngành Thần học Mục vụ Chẳng hạn, trong các giám mục, linh mục, tu sĩ Việt Nam có rất nhiều người được đào tạo bài bản, nhận bằng cấp cao hay từng giảng dạy tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài. Nhiều trường Công giáo nổi tiếng trên thế giới cũng sẵn sàng hỗ trợ HVCGVN về chuyên môn. Giáo dục là lĩnh vực sở trường của Giáo hội. Đức cha Đinh Đức Đạo còn cho biết, HVCGVN cũng đã được Bộ Giáo dục Công Giáo của Tòa Thánh công nhận như một Khoa Thần học độc lập. ‘Do đó, các bằng Thần học do HVCGVN cấp sẻ có giá trị như các bằng Thần học do bất cứ Phân khoa Thần học nào trên thế giới đã được Tòa Thánh công nhận’. Về cơ sở vật chất, nói là ‘mở cửa’, hiện tại Học viện hầu như chưa có gì và phải mượn phòng ốc của Trụ sở Hội đồng Giám mục tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đó cũng là lý do tại sao Đức cha Đạo cho biết HVCGVN ‘mơ ước có được một khoảng đất rộng để xây dựng cơ sở riêng cho mình’. Còn việc HVCGVN có được phép mở các ngành học khác – như xã hội, nhân văn – tùy thuộc vào việc Giáo hội Công giáo cũng như các tôn khác ở Việt Nam nói chung có được tự do tham gia công tác giáo dục. Nếu trong những năm tới chính quyền Việt Nam thông thoáng, cởi mở hơn, chắc chắn những nguyện vọng, mong ước của HVCGVN sẽ được thực hiện. Đây cũng là điều Giáo hội Việt Nam hy vọng. Vì vậy, như Đức cha Chủ tịch Ủy ban Giáo dục của HĐGM Việt Nam chia sẻ, khi chuẩn bị việc thành lập và mở cửa Học viện, các Giám mục Việt Nam không chỉ nghĩ đến những công việc hiện tại đang làm. Các ngài còn muốn ‘có những chuẩn bị xa để khi hoàn cảnh cho phép, các thế hệ sau có điều kiện đáp ứng sứ mệnh giáo dục của Giáo hội’. ‘Sứ mệnh giáo dục’ Giáo dục luôn là một ưu tiên của Giáo hội. Bằng việc tham gia, dấn thân trong lĩnh vực này, ngoài việc giáo dục tín hữu mình, Giáo hội còn muốn góp phần thăng tiến con người, phát triển xã hội, đất nước nơi mình đang sống. Vì luôn muốn thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục, không ngạc nhiên tại những quốc gia tự do, dân chủ, Giáo hội Công giáo luôn tham gia rất tích cực vào lĩnh vực này. Chẳng hạn ở Mỹ, có đến gần 200 trường đại học, cao đẳng, học viện Công giáo – trong đó University of Notre Dame và Georgetown University nằm trong số 100 đại học uy tín nhất thế giới. Một số gia đình muốn gửi con cái vào các trường Công giáo bởi ‘trường các soeurs có bề dày về giáo dục mầm non và kết quả rất tốt' Các nước châu Á – như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Philippines – đều có nhiều trường đại học Công giáo. Nhiều trường – như Catholic University of Korea ở Nam Hàn, Fu Jen Catholic University ở Đài Loan hay De la Salle University ở Philippines – được xếp hạng cao tại những quốc gia này. Nếu không có chính biến, chiến tranh và Giáo hội được tự do tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục sau 1975, chắc chắn giờ ở Việt Nam cũng có một số đại học Công giáo có uy tín như tại những quốc gia châu Á trên. Dù bị giới hạn, các dòng tu, hội đoàn, cá nhân trong Giáo hội vẫn không ngừng nỗ lực làm tất cả những gì được phép để thể tham gia vào sứ mệnh giáo dục – như mở lớp tình thương, lập quỹ học bổng cho học sinh nghèo hoặc khuyết tật, biệt các trường mầm non, mẫu giáo. Theo một thống kê, tính đến tháng 10 năm 2014, ở Việt Nam có 269 trường mầm non, 905 nhóm, lớp mầm non do các tổ chức, cá nhân tôn giáo thành lập. Những trường, lớp mầm non này đón nhận 125.594 trẻ, chiếm hơn 3 % tổng số các trẻ đến trường mầm non trên cả nước. Điều đáng lưu ý là hầu hết các trường, lớp mầm non tôn giáo là trường Công giáo, do các dòng tu nữ mở, quản lý, nuôi dạy. Chỉ một vài tỉnh, thành – như Huế có trường mầm non Phật giáo hay trường mầm non Hòa hảo ở Long An và Kiên Giang – có một số ít trường mầm non do các tôn giáo khác mở, quản lý. Cũng theo thống kê này, chỉ có 1/3 trẻ em học ở các trường, lớp mầm non Công giáo là người Công giáo. 2/3 còn lại là con của cán bộ, công nhân, viên chức hay những người khác ngoài Công giáo. Một nữ tu dòng Dòng Thánh Phaolô tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trong số trẻ em học ở trường mầm non của Dòng, có em ở rất xa – như Quận 8, hay Quận 9 hoặc Quận 2. Nữ tu này cũng cho biết thêm, khi hỏi tại sao họ lại chọn trường mầm non của các soeurs, các phụ huynh, trong đó có những người không Công giáo, thường đưa ba lý do: (1) ‘tin tưởng vào trường các soeurs vì các soeurs làm việc công tâm, yêu trẻ thật tình’; (2) ‘muốn con của mình được hưởng một nền đạo đức tốt đẹp và có được nề nếp, lễ phép’; (3) ‘trường các soeurs có bề dày về giáo dục mầm non và kết quả rất tốt. Chúng con biết rõ điều này qua thành tích của một số con em của bạn bè hoặc đồng nghiệp’. Nếu được phép mở trường tư thục ở các cấp khác – như tiểu học, trung học hay đại học – với kinh nghiệm, sở trường, thiện chí vốn có của mình, Giáo hội Công giáo chắc chắn sẽ nhiệt thành tham gia và đóng góp tích cực vào sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam. TS. Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của người viết, một người Công giáo hiện đang sống tại Anh quốc. (BBC)
  8. Chúng ta thường thấy những cảnh báo trước tai họa, vì con người vốn chẳng mù lòa. Nhưng cảnh báo không đủ mạnh để cứu được con người chỉ do sự thờ ơ, sự hãi khiếp, sự nô lệ để cầu lợi của đám đông đã khiến những cảnh báo đó bị nhấn chìm trong những dàn đồng ca nô lệ và thảm họa cứ thế lao tới. „Việt Nam dân chủ đến thế này là cùng“! Đó là lời tự khen của ông Tổng Bí thư mới mà cũ Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp báo về kết quả sau Đại hội Đảng 12. Ông là người được không chỉ dân VN mà toàn thế giới phải chú ý vì „chiến tích“ đàn áp nhân quyền qua sự dẫn dắt của ông trong 10 năm qua. Dư luận cũng đưa ra nhiều chứng cứ rằng, qua sự „đồng thuận lâu dài“ cho TQ lấn chiếm biển đảo VN, ông đã được một thế lực lớn và đen tối chống lưng, tạo ra một đại hội Đảng đứng đầu về „chiến tích“ áp đặt, vi hiến và vi phạm điều lệ Đảng để ông tái giữ ngôi vị Tổng bí thư Đảng CSVN, trong khi Điều 17 Điều lệ Đảng quy định: „đồng chí Tổng Bí thư không giữ chức vụ Tổng Bí thư quá hai nhiệm kỳ liên tiếp“. Hiện nay các „mâm cỗ“ đã chia xong, nồi niêu đũa bát và thức ăn cho các ngôi vị đã rành rọt đâu đó và những bữa cỗ xa hoa vô độ bằng mồ hôi nước mắt của dân vẫn tiếp tục dựa vào nồi cơm „“định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Mác Lê- nin“ mà loài người đã ghê sợ vứt vào sọt rác. Mặc dù cách này đã cướp đoạt hết tất cả những cơ hội phát triển của VN nhưng người VN không thể bối rối, im lặng coi đó như chuyện đã rồi, để rồi tiếp tục vô cảm, tiếp tục bào chữa cho lỗi của mình trong việc cứ để mặc mọi chuyện và vờ vịt „không quan tâm đến chính trị“ để che giấu, an ủi cho sự đớn hèn của mình. Người VN cũng không thể tiếp tục tuyệt vọng để mặc cho mình là những „hình nộm“, „xác sống“ phiêu dạt trong một đất nước lạc hậu so với những nước phát triển cả gần trăm năm. Theo dõi, giám sát chính trị, bày tỏ yêu cầu và nguyện vọng chính đáng, phản đối sự vi phạm nhân quyền và dân chủ, quan tâm đến quyền lợi chính đáng của đồng bào là nghĩa vụ tối thiểu của công dân. Không bao giờ là quá muộn Không bao giờ là quá muộn khi nhìn lại hiện trạng và bài học của Đại hội Đảng 12 vừa qua để đề phòng. Cũng như không bao giờ là cũ, khi ngày ngày thế giới vẫn phải nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm, những bài học, những cảnh báo cho người sau về thể chế và tội ác chống lại loài người của những trùm diệt chủng như Mao Trạch Đông, Stalin, Hitle... Chúng ta thường thấy những cảnh báo trước tai họa, vì con người vốn chẳng mù lòa. Nhưng cảnh báo không đủ mạnh để cứu được con người chỉ do sự thờ ơ, sự hãi khiếp, sự nô lệ để cầu lợi của đám đông đã khiến những cảnh báo đó bị nhấn chìm trong những dàn đồng ca nô lệ và thảm họa cứ thế lao tới. Cảnh báo về sự mất dân chủ và vi hiến trong Đảng, trước đại hội Đảng 12, trang Truongtansang.net của Chủ tịch nước, trang Nguyentandung.org của Thủ tướng đã đăng ý kiến xác đáng của ông Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư pháp TP. HCM trong bài „Góp ý „Quy chế bầu cử ứng cử tại Đại hội 12 ĐCSVN theo Quyết định 224-QĐ/TW“(đăng ngày 08/06/2015). Bài viết nêu rõ: „Đảng là luật tối cao đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ của Đảng, nhưng chính Điều 13, 14, 17, 19 của quyết định 224/QĐ/TW đã thu hẹp dân chủ, tăng cường tính tập trung đến mức vi phạm quyền tự do bầu cử, ứng cử của „công dân đảng viên“ mà quyền này là quyền tự do sơ đẳng mà Đảng đã quy định từ khi mới thành lập.“. „Không thể nói khác hơn: Dân chủ trong Đảng đã bị quyết định 224/QĐ/TW thủ tiêu thay bằng độc đoán, chuyên quyền vi phạm Điều lệ Đảng“. Dưới sự im lặng của hơn ngàn rưỡi đại biểu - đảng viên mà lẽ ra nhiệm vụ tối thiểu của họ là phải bảo vệ điều lệ Đảng - sự áp đặt đã thắng thế. Và tuyên bố đầu tiên của ông Tổng Bí thư vừa chà đạp lên điều lệ Đảng ấy lại thêm một lần giày xéo lên sự thật vừa xẩy ra dưới bàn tay đạo diễn của chính ông: „mặc dù là độc Đảng nhưng VN dân chủ hơn hẳn một số quốc gia „nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất“. Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không? Chả tiện nói một số nước, nhung cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất“.! Hệ quả: một thông tư „cưỡng đoạt“ Ban lãnh đạo mới lên ngôi. Và món quà xuân đầu tiên mà họ tặng cho người dân VN là một không khí hãi hùng. Thông tư 01/2016 của Bộ công an, có hiệu lực vào 15/2 này sẽ khiến cho kỳ công dân nào đang đi trên đường cũng có thể bị khám xét, tước đoạt từ phương tiện giao thông đến những vật dụng mang theo người bởi bất kỳ cảnh sát giao thông nào dưới danh nghĩa „trưng dụng“! Trong khi đó, quyền này, theo quy định của luật Trung thu trưng mua 2008 hiện hành, chỉ có thể dùng khi khẩn cấp vì lý do an ninh quốc phòng và chỉ cấp Bộ trưởng công an hoặc Chủ tịch tỉnh ra văn bản quyết định. Nhưng khi thông tư 01/2016 có hiệu lực, cả nước có bao nhiêu ngàn cảnh sát giao thông(CSGT) thì sẽ có từng đó ngàn „ông trời con“, thậm chí quyền thực tế trong việc trưng dụng của họ còn cao hơn Bộ trưởng và Chủ tịch tỉnh. CSGT có thể tước đoạt phương tiện và tài sản của người dân bất kỳ khi nào họ muốn, vì ở vị trí của họ, họ chỉ có thể ra lệnh miệng và trưng dụng ngay lập tức bằng vũ lực, không thể và không cần ra văn bản! Mặc dù trong thông tư có một câu “theo quy định của pháp luật“, nhưng ai cũng biết rằng câu này không có tác dụng, bởi chính thông tư này đã là một trong những hành động làm trái pháp luật hết sức nguy hại nếu nó không được hủy ngay trước khi có hiệu lực. Đây là hành động vi phạm nhân quyền, vi phạm Luật trưng thu trưng mua năm 2008 và Hiến pháp VN ở mức độ chưa từng có tiền lệ. Có ai tưởng tượng được rằng nội dung này lại có thể được ban hành trong một thông tư của một Bộ - một cơ quan mà lý do tồn tại của nó chỉ là để „bảo vệ quyền tự do, dân chủ, tính mạng, tài sản của nhân dân...“(điều 2- chức năng nhiệm vụ của công an nhân dân)! Ngành này phải là nơi thông hiểu hơn bất kỳ ai về những quy định của pháp luật mà lại vi hiến đến mức này sao?! Thông tư này sẽ biến hàng ngàn cảnh sát giao thông khắp VN trở thành những „kẻ cướp“ nếu họ muốn. Không loại trừ một số người có lương tâm trong ngành sẽ không làm điều đó. Nhưng lương tâm, như chúng ta đã quá có nhiều kinh nghiệm cay đắng, là luôn bị lùi bước, bị chà đạp bởi mối lợi cực lớn từ quyền lực. Chính quyền tước đoạt này sẽ kích thích mạnh mẽ họ biến thành kẻ cướp được chính quyền và Đảng bảo kê. Lại càng kích thích họ hơn, khi trong thông tư cũng không quy định hậu quả phải gánh chịu cho kẻ làm sai. Và hãy hình dung, điều tất yếu tiếp theo, đó là quy định này sẽ biến CSGT thành băng cướp đông đảo nhất, nguy hại hơn bất kỳ băng cướp hoặc tổ chức mafia nào. Trong khi cướp và mafia phỉ hoạt động lẩn lút, không quyền lực chính trị, bị truy đuổi nơi nơi, không dễ gì dừng xe, tước đoạt xe cộ và tài sản người dân, thì „băng cướp“ từ cảnh sát giao thông có vũ khí giết người trong tay mà lại nhân danh Đảng, nhà nước, Bộ Công an, dựa vào văn bản dưới luật để làm tùy thích thì luôn vô địch. Khi điều này xẩy ra, xã hội VN bị đặt trong một tình trạng khủng bố. Người dân đã vốn khốn khổ hãi hùng vì nạn công an nơi nơi mãi lộ ăn chặn tiền của họ. Báo chí VN đưa rất nhiều thông tin về người chỉ phạm lỗi rất nhỏ là không đội mũ bảo hiểm cũng bị công an đánh đập, hung hãn truy đuổi gắt gao đến mức nhiều người phải lao vào ô tô hoặc ngã chết. Số tiền mà công an thu được do mãi lộ hoặc buộc người dân phải nộp phạt „chui“ để được thoát khỏi tay công an dù rất lớn, nhưng chưa lớn bằng việc trưng trưng thu một chiếc xe máy, ô tô hoặc tài sản khác, mà cũng đã đủ để kích thích đám công an giao thông bất chấp pháp luật và lương tâm để tróc nã tiền của dân, dù họ luôn luôn nói „làm theo quy định của pháp luật“. Số tiền thưởng do công phá án hoặc điểm thi đua cho những công an sớm phá án dù lớn so với túi tiền của người dân nhưng lâu nay cũng đã đủ hấp dẫn để kích thích hàng trăm công an, nếu tính cả sự đồng lõa của tập thể, thì cả ngàn công an bỏ qua lương tâm con người mà tra tấn, bức cung đến chết hàng trăm người vô tội ngay tại đồn công an chỉ trong vài năm gần đây. Thực tế cho thấy, một khi đã chẳng may rơi vào tay công an hình sự hoặc công an giao thông tại VN, thì người dân chỉ còn nước chết nếu không làm theo những gì công an muốn. Hiện trạng xẩy ra thường xuyên là khi họ muốn bắt một người vô tội là bắt, không cần lệnh hoặc chứng cứ. Khi họ muốn anh nhận những tội mà họ gán cho anh, anh sẽ bị tra tấn đến khi buộc phải nhận. Anh sẽ hoàn toàn bị cách ly với bên ngoài, gia đình không được biết tin, không biết anh bị giam ở đâu để quan tâm. Ngay cả cấp trên của công an nhiều khi cũng không thể biết cấp dưới đang dùng hành vi „bắt cóc tống tiền, tra tấn“ nạn nhân vì rất nhiều khi một nhóm công an đã tự ý bắt người mà không báo cáo, không xin lệnh của Viện kiểm sát như quy định. Những kẻ tàn ác này biết chắc rằng khi vụ việc vỡ lỡ, cấp trên vì tiền hối lộ từ họ, vì cấp trên cũng đầy tội lỗi, và đặc biệt là cấp trên sợ trách nhiệm, sợ mất chức nên đã và sẽ bằng mọi giá ém nhẹm, bao che cho sai phạm của cấp dưới. Bởi vậy, do đau đớn quá vì bị tra tấn, bức cung, do tuyệt vọng mà nạn nhân trong tay công an phải nhận tội, kể cả tội giết người dù họ không giết. Nhận tội mà cũng chẳng được yên thân, công an lại tra tấn tiếp, bắt họ nhận thêm những tội khác ở các vụ án trước mà chưa tìm ra thủ phạm. Nhiều người không chết ngay được, đành tự sát trong đồn công an để thoát khỏi khổ hình. Người VN đang còng lưng làm lụng để trả tiền nuôi những kẻ khủng bố mình như vậy đấy. Kêu oan không thấu, có khi lại còn bị bắt, khủng bố tiếp, hầu hết dân không dám lên tiếng kêu oan. Lẽ ra trong tình trạng như vừa rồi, chính ngành công an phải đưa ra được những thông tư hạn chế, chấm dứt sự lộng quyền, coi thường pháp luật và tính mạng của người dân. Nhưng không, dư luận càng lên án, những người có trách nhiêm càng vô cảm và ngang ngược. Họ càng ban hành thêm những văn bản luật pháp nới rộng quyền lực của ngành họ, như thông tư 01/2016. Họ bất chấp việc đó có thể kích thích công an thêm lạm quyền và tăng cường cướp bóc, khủng bố dân. Những cái chết của dân từ tay công an chỉ khiến dân rơi nước mắt, không mảy may rung động một sợi mi nào từ phía những người có trách nhiệm và nhà cầm quyền. Chúng ta đã chờ đợi một hành động, một phát ngôn tối thiểu từ họ, để được an ủi rằng họ cũng có trái tim con người, nhưng không. Thậm chí, nhiều người gây ra điều này còn được lên chức cao hơn để thỏa mãn nhu cầu đàn áp của thể chế chính trị độc tài này. Cần hủy bỏ ngay thông tư „cưỡng đoạt“ này Tính chất vi phạm pháp luật của thông tư 01/2016 là không thể bào chữa. Khi có hiệu lực, nó sẽ ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến đời sống của người VN. Một số chuyên gia của Bộ Tư pháp đã lên tiếng về tính vi hiến của thông tư này. Báo Tuổi trẻ online ngày 1 tháng 2/2016 khi trích ý kiến của luật sư đã phân tích xác đáng: „Khoản 6 điều 5 của thông tư có quy định : „Cảnh sát giao thông có quyền trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật“. „Đối chiếu với luật trưng mua, trưng dụng năm 2008 thì người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng phải là bộ trưởng và chủ tịch UBND tỉnh“... Nhiều luật sư trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối thông tư nói trên nhưng đến nay chưa có động thái nào cho thấy nhà cầm quyền đã tiếp thu. Người VN không thể dìm mình trong tuyệt vọng. Không có nghĩa là một đại hội Đảng vi hiến thì đương nhiên mọi cá nhân, tổ chức có có quyền lực dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng đương nhiên vi hiến và tước đoạt quyền sống yên lành của chúng ta. Mỗi người đếu có trách nhiệm đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiến pháp, Luật và quyền con người, dù hôm nay có thể mình chưa là nạn nhân trực tiếp. Điều cần làm ngay là phải lên tiếng để những người có trách nhiệm, đặc biệt là Bộ Công an phải hủy bỏ thông tư này trước khi nó có hiệu lực. Võ Thị Hảo (RFA Blog)
  9. Làm sao đối phó với chế độ Bình Nhưỡng? Tết Nguyên Đán năm Bính Thân, Bắc Hàn Cộng Sản đã tặng thế giới vài món quà mặn. Đầu tiên là việc bắn hỏa tiễn tầm xa để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo. Chỉ một tháng sau việc thử nghiệm võ khí hạch tâm lần thứ tư kể từ năm 2006, quyết định này khiến thế giới giật mình và Bắc Kinh lúng túng. Ngay sau khi trình bày hình ảnh của lãnh tụ Kim Chính Ân theo dõi việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo thì có tin là Kim Chính Ân vừa ra lệnh xử tử hình viên Đại tướng Tổng tham mưu trưởng của quân đội. Rồi lại có tin rằng Bắc Hàn sẽ triệu tập Đại hội đảng lần thứ bảy vào Tháng Năm tới đây. Từ năm 1980, đây là lần đầu tiên mà đảng Công nhân Triều Tiên có đại hội và giới quan sát cho rằng Kim Chính Nhật đã củng cố được quyền lực sau bốn năm lãnh đạo để rồi sẽ tiến hành… cải cách kinh tế theo chiều hướng tiếp cận với thị trường. Giới quan sát phân vân về những động thái vừa qua của Bắc Hàn. Hai ngày sau, người ta được biết việc phóng vệ tinh thất bại và Bắc Hàn chưa thể có một Hoàng Minh Tinh cấp 4 bay trên không gian, nhưng có thừa ý chí vượt trời xanh. Việc hành quyết một viên tướng cao cấp nhất quân đội thì xác nhận rằng chế độ lạnh lùng này cũng vẫn có những quyết định khá điên khùng sau khi đả thủ tiêu hơn một trăm người trong vòng cai trị cao cấp nhất quanh Kim Chính Ân. Lạnh lùng hay điên khùng, người ta chưa rõ, những người cả tin thì vẫn cho rằng sau khi n8ám chặt quyền lực trong tay, cậu bé họ Kim này bắt buộc phải cải cách kinh tế vì chế độ không có tương lai, với những thành tựu khoa học kỹ thuật trên một nền móng cực kỳ lạc hậu. Hồ sơ Người Việt sẽ tìm hiểu chuyện ấy, nhưng đi ngược diễn tiến và thời gian để nói về từng chuyện. Bắc Hàn cải cách kinh tế? Khi xứ Venezuela đã khủng hỏang sau khi lãnh tụ Hugo Chavez lao vào việc thử nghiệm “xã hội chủ nghĩa”, và Cuba được Chính quyền Baracl Obama giải vây để đưa một xứ cộng sản vào quỹ đạo Tây phương, việc Bắc Hàn sẽ tiến hành cải cách kinh tế là một giấc mơ của nhiều người. Với chế độ Cộng sản Bình Nhưỡng, đây là giấc mơ ôm ấp từ 10 năm trước! Đầu tiên, Thứ Sáu mùng hai tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Bắc Hàn là Kim Yong-il, ta có thể phiên âm thành Kim Anh Nhật để khỏi lầm với lãnh tụ Kim Jong-il Kim Chính Nhật – thên phụ của Kim Chính Ân - đã du thuyết bốn nước Đông Nam Á, bắt đầu là Việt Nam rồi Malaysia, Cambốt và Lào, về các cơ hội đầu tư và mậu dịch với Bắc Hàn. Với Việt Nam, phái đoàn Bắc Hàn ký một số hiệp ước về hợp tác nông nghiệp, thể thao và văn hoá. Chuyến thăm viếng là một biến cố mới, nối tiếp thượng đỉnh giữa hai lãnh tụ Nam và Bắc Hàn cách đấy đúng một tháng, vào mùng bốn tháng 10 năm 2007. Hôm 28 tháng 10, tuần báo Yazhou Zhoukan, tức là "Á châu tuần san" hay "Asia Week", có tiết lộ rằng trong dịp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thăm viếng thủ đô Bình Nhưỡng vào trung tuần tháng 10, lãnh tụ Kim Jong-il có nói Bắc Hàn có thể áp dụng mô thức của Việt Nam để hồi phục nền kinh tế của mình. Trước những biến cố ấy, dư luận Đông Á kết luận là đã đến lúc Bắc Hàn mở cửa! Mười năm sau, cửa vẫn đóng then vẫn cài. Về mục tiêu, thì lãnh đạo Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Hàn đều cùng nhắm vào một điểm then chốt, là làm sao mãi mãi cầm quyền. Vì mục tiêu ấy và cũng vì muốn thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, cả ba quốc gia vẫn bị chi phối bởi chủ nghĩa cộng sản đều muốn cải tổ kinh tế trong một chừng mực nhất định cho dân khỏi chết đói, bằng cách hợp tác với bên ngoài để thu hút tư bản và kỹ thuật của thế giới. Nhưng đồng thời vẫn duy trì được hệ thống chính trị độc đảng của mình. Trong chiều hướng ấy, Bắc Hàn có thể tìm hiểu hai mô thức cải cách của Trung Quốc và Việt Nam để lượm lặt bí quyết chiêu dụ quốc tế. Khách quan mà nói thì họ có thể thấy mô thức Việt Nam thích hợp hơn, chẳng phải vì Hà Nội sáng suốt hơn mà vì Trung Quốc là một xứ cực lớn, với rất nhiều bài toán đa diện, nên có hoàn cảnh khác với Bắc Hàn. Tuy nhiên, và đây cũng là điều mà dư luận cần chú ý, thật ra Bắc Hàn đã muốn xoay từ lâu rồi chứ không phải bây giờ mới bắt đầu nghĩ đến việc mở cửa. Cách mạng là thường trực Thời Chiến Tranh Lạnh, chứng tật của chủ nghĩa Mác-Lênin và lề lối quản lý kinh tế tập trung bị dìm sâu dưới yêu cầu về an ninh cho chế độ. Nhưng kinh tế chính trị học Mác-Lenin của các nước như Bắc Hàn hay Việt Nam chỉ có thể tồn tại như vậy nếu có một hậu phương yểm trợ là Liên Xô và Trung Quốc. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, Bắc Hàn phải dựa vào Trung Quốc. Thời ấy, Trung Quốc tiến hành chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình để thoát cơn khủng hoảng, và bình thường hoá quan hệ với Nam Hàn để du nhập tư bản, kỹ thuật và cả kiến thức về công nghiệp hoá của Nam Hàn. Vì vậy, lãnh đạo Bình Nhưỡng chột dạ. Năm 1992, lãnh tụ Kim Nhật Thành đành tiến hành cải cách, một cách dè dặt, như Hà Nội thời đó. Khốn nỗi, ông tạ thế năm 1994 và con trai là Kim Chính Nhật mất mấy năm để củng cố quyền lực của mình, trong khi xứ sở lụn bại, kinh tế khủng hoảng, hai triệu người chết đói vì Bắc Hàn tự cô lập dưới khẩu hiệu gọi là "tự chủ". Và càng lệ thuộc nhiều hơn vào nguồn trợ cấp rất đáng ngại của Trung Quốc. Qua thế kỷ 21, từ năm 2001, Bắc Hàn muốn xoay ra và dùng võ khí hạch tâm như một lối bắt bí thiên hạ để tống tiền, thực chất là để Hoa Kỳ phải quan tâm, đối thoại và dắt mình ra khỏi cơn khủng hoảng. Là chuyện đang xảy ra. Nếu nhớ lại như vậy, người ta có thể hiểu vì sao Bắc Hàn sẽ không áp dụng mô thức Trung Quốc. Bắc Hàn cần mở ra để tiếp nhận tư bản và kỹ thuật hầu công nghiệp hoá một xứ sở bị khoá trên vùng Đông-Bắc Á giữa hai đồng chí cũ là Liên bang Nga, Trung Quốc và một kẻ thù nhưng đồng bào là Nam Hàn. Ở vòng ngoài là Nhật Bản. Tuy nhiên, vì yêu cầu của chế độ độc tài, họ chỉ muốn mở ra một cách hạn chế, ở những khu vực nhất định hầu việc cải cách hay kinh tế thị trường không gây quá nhiều biến đổi trong xã hội dẫn tới những biến đổi về chính trị mà chế độ không chấp nhận được. Họ có thể đang lần mò vào vết xe của Việt Nam gần 20 năm trước, khi lập khu chế xuất hay vùng kinh tế trọng điểm. Nôm na là các đặc khu kinh tế, chẳng khác gì các tô giới thời thực dân vào thế kỷ 19. Cái khác là xưa kia, các nước Á châu bị ép như vậy, bây giờ là lãnh đạo độc tài Á châu tái lập vùng thuộc địa ngay trong nước. Bên trong, một thiểu số có quyền thì được tiếp xúc với - và trục lợi nhờ - giới đầu tư và thị trường bên ngoài, cả xã hội còn lại vẫn tiếp tục sống dưới cái gọi là sự ổn định lạc hậu của xã hội chủ nghĩa. Tại Bắc Hàn, lãnh đạo bị ám ảnh bởi nhu cầu kiểm soát và bị cột trong tư duy xã hội chủ nghĩa, lấy công nghiệp nặng làm cơ sở và mở ra bên ngoài theo nhãn quan Nga - Tầu. Họ khởi đi từ hai đặc khu kỹ nghệ đã có từ xưa. Một ở phiá Đông-Bắc, sát biên giới với Nga và tỉnh Cát Lâm của Tầu là Najin, gọi theo Nam Hàn, hay Rasin-Songbong, tức là La Tân Tiền Phong Quận. Khu thứ hai là Sinuiju - hay Tân Thọ Châu - đối diện với thành phố Đan Đông của tỉnh Liêu Ninh bên sông Áp Lục. Năm 2003, họ lập ra đặc khu kinh tế thứ ba, là Kaesong - hay Khai Thành - sát biên giới Nam-Bắc Hàn. Đặc khi này vừa bị Nam Hàn quyết định đóng cửa sau vụ bắn hỏa tiễn vào dịp Tết Bính Thân. Được khai thông bằng đường xá và thiết lộ, các đặc khu ấy thu hút được một số đầu tư Nga, Tầu hay Nam Hàn, tức là không nhiều và ít thành công. Chưa kể là năm 2006, Trung Quốc còn đóng cửa không cho doanh gia đi qua làm ăn tại đặc khu Tân Thọ Châu vì sợ cạnh tranh với luồng xuất khẩu của họ từ Đan Đông! Do kinh nghiệm ấy, Bắc Hàn có thể dùng các đặc khu làm thỏi nam châm thu hút đầu tư quốc tế và mở thêm các hải cảng Nampo và Haeju làm thương cảng giao lưu với Hoàng hải và Nhật Bản và thế giới bên ngoài. Ưu thế họ nghĩ là mình có là khối lượng nhân công rẻ và bị kiểm soát chặt chẽ để phục vụ các đặc khu được khoanh vùng trong thành lũy hầu ngăn ngừa được mọi sự ô nhiễm xã hội hay chính trị. Kết qủa? Thành công hay không là căn cứ trên những mục tiêu của lãnh đạo. Chế độ Cộng sản Bình Nhưỡng chỉ cần huy động tư bản, thiết bị và công nghệ cho nền kinh tế lạc hậu mà vẫn hạn chế ảnh hưởng của Tây phương hay tư tưởng tự do dân chủ. Cho nên mục tiêu không khác, nhưng khắt khe hơn Việt Nam. Trong các khu vực ấy, nhân viên được tuyển chọn và kiểm soát rất kỹ để cùng lắm thì học nghề của tư bản chứ không thể reo rắc những tư tưởng mà lãnh đạo gọi là phản động. Nếu chỉ nhắm vào mục tiêu đó thì sự thành bại tùy thuộc vào thiện chí đầu tư của quốc tế. Quốc tế chưa thấy việc chiêu mại này là hấp dẫn thì đã giật mình về kế hoạch chế tạo bom khinh khí, võ khí hạch tâm hay hỏa tiễn Đại Pháo Đồng bay qua đầu các lân bang Đông Bắc Á. Nam Hàn tính sao? Mươi năm về trước, lãnh đạo Nam Hàn có thể tiếp tay Bắc Hàn theo hướng hợp tác vì lý do chính trị, khi chính quyền khuyến khích doanh nghiệp đi vào hợp tác, là điều người ta đã thấy. Một số liên doanh quốc tế cũng có thể nhảy vào và sở dĩ liên doanh là để phân tán rủi ro chính trị với nhau. Nhiều tập đoàn về năng lượng cũng muốn thăm dò một thị trường còn khép kín và có nhiều tài nguyên khoáng sản. Chủ yếu thì vẫn là giới đầu tư Trung Quốc, Nam Hàn và Âu châu, như Đức, Anh, Ý, Thụy Sĩ. Họ lập nhà máy, mở trường đào tạo, lập quỹ đầu tư, v.v... và nếu Bắc Hàn hết bị phong tỏa thì đến lượt doanh nghiệp Mỹ rồi Nhật cũng sẽ không lỡ cơ hội, vì rủi ro chính trị của một chế độ bị sụp đổ coi như sẽ được đẩy lui. Nếu ta so sánh với tình hình khủng hoảng và hoàn cảnh chết đói mươi năm về trước váo đầu thập niên 1990 thì việc mở cửa như vậy quả là một tiến bộ và Bắc Hàn có thể sẽ thành công. Nhưng chỉ thành công chừng ấy thôi. Lý do là đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào khoáng sản và nguyên liệu theo mô thức khai thác thời thuộc địa, với rất ít lợi ích toả rộng hay nhỏ giọt xuống dưới cho người dân. Thứ hai, mô thức đặc khu kinh tế hay khu chế xuất không thể có chuyển giao công nghệ sâu và rộng cho người dân. Tức là người dân Bắc Hàn tiếp tục làm nô lệ và không học hỏi được gì để cải thiện cuộc sống của họ. Trong hoàn cảnh ấy, người ta khó thấy một làn sóng đầu tư quốc tế tràn vào Bắc Hàn để tiếp cận và trao đổi với xã hội rồi sẽ thay đổi được mức sống của người dân xứ này, như ta thấy phần nào tại Việt Nam. Vì vậy, chính quyền của Tổng Thống Phác Cận Huệ không còn lạc quan như các tiền nhiệm và mong rằng quan hệ khắng khít của bà với Bắc Kinh sẽ giải quyết được bài toán Bắc Hàn. Và để khuyến khích Bắc Kinh răn đe đứa trẻ ngỗ nghịch, bà đang quyết định chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ là thiết lập hệ thống bảo vệ chiến lược tới tân nhất, là THAAD, và làm Bắc Kinh bực mình không ít. Vì chiều dài có hạn, qua kỳ sau, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về chuyện rắc rối của Bắc Hàn. Hùng Tâm (Người Việt)
  10. Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ James Clapper WASHINGTON DC- “Miệng Trung Quốc hai lưỡi” là lời phát biểu của Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ James Clapper trong buổi điều trần trước Thượng Viện quốc gia này vào ngày 9 Tháng Hai, 2016. Theo ông Clapper thì trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2015, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố là Bắc Kinh không có ý đồ quân sự hóa các đảo thuộc chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông. Khi không còn che giấu được việc xây quân cảng và phi trường quân sự phi pháp ở các đảo nằm trong quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) để Trung Quốc làm bàn đạp khống chế Biển Đông thì ông Tập lại nói có thể định nghĩa về cụm từ quân sự hóa của ông ta khác với các nước khác. Ông Clapper có nói thêm là người đứng đầu Trung Quốc đã đồng ý sẽ tích cực hợp tác với Hoa Kỳ về chuyện truy lùng tin tặc (hacker) vì Trung Quốc cũng là một nạn nhân. Thế nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động gián điệp mạng và những gì mà ông Tập hứa chỉ là lời hứa suông. Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hoạt động gián điệp mạng chống lại chính phủ và các công ty Mỹ. Bắc Kinh đã mạnh mẽ chỉ trích những lời phát biểu của ông Clapper mà Bắc Kinh cho là vô căn cứ, và cho rằng đây là một trong những âm mưu của Nhà Trắng trong việc muốn làm phân hóa tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khối ASEAN. Theo các bình luận gia thì trong thời gian gần đây Washington đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về việc Trung Quốc bành trướng sức mạnh quân sự ở Biển Đông, và cho rằng phải thẳng thắn chỉ trích như thế mới mong có được sự hợp tác của các nước ASEAN tại phiên họp giữa Hoa Kỳ với các lãnh đạo ASEAN tại Sunnylands (California) vào tuần tới. (CTM)
  11. Cửa hàng Louis Vuitton tại trung tâm mua sắm Tràng Tiền Plaza ở Hà Nội. Tin liên hệ Các kinh tế gia khuyên Việt Nam giảm lệ thuộc FDI Vai trò chi phối ngày càng tăng của các công ty FDI đang làm các nhà kinh tế lo ngại rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ quá lệ thuộc vào FDI Dân bắt đầu làn sóng ‘cạnh tranh’ quyền ứng cử với đảng viên? Con rể ông Nguyễn Tấn Dũng mở rộng chuỗi nhà hàng ở Sài Gòn Vì sao bức ảnh nhà ông Nông Đức Mạnh làm ‘dậy sóng’ dư luận? ‘Chúa đảo’ ở Việt Nam tặng siêu xe cho nạn nhân bão lũ VOA Tiếng Việt 11.02.2016 Có tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” trong 20 năm tiến hành đổi mới vừa qua ở Việt Nam, trong khi có nhận định rằng người siêu giàu ở Việt Nam sẽ tăng nhanh nhất thế giới trong 10 năm tới. Theo báo cáo mới công bố có tên “Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới”, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết rằng “sự phân hóa giàu nghèo hiện nay ở Việt Nam có xu hướng phân thành hai cực rõ rệt”. Khái niệm “mức sống” trong cuộc nghiên cứu kéo dài từ đầu những năm 90 cho tới năm 2012 được đo lường qua các dữ liệu về: thu nhập, chi tiêu ngoài ăn uống và giá trị tài sản nơi ở chính. Đã có những hiện tượng báo chí đã nêu lên rằng một số quan chức có thu nhập quá cao với rất nhiều nhà đất và con cái tiêu xài một cách xa hoa, lãng phí. Đấy là điều đáng lo ngại của Việt Nam, trong khi một số người dân, nhất là trẻ em ở những vùng sâu và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần áo ấm để mặc... Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói. Theo ông Kính, nếu thể hiện bằng biểu đồ, hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam có hình kim tự tháp với tầng lớp cao (phần chóp) theo thứ tự từ trên xuống bao gồm lãnh đạo, quản lý; doanh nhân và chuyên gia có chuyên môn cao. Tầng lớp giữa gồm nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Tầng lớp thấp bao gồm lao động giản đơn và nông dân. Về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ: “Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang tăng lên một cách đáng lo ngại và là sự quan tâm của công luận. Khoảng cách giàu nghèo đó không được thể hiện một cách đầy đủ qua các con số bởi vì ở Việt Nam có một khối lượng tiền lớn vẫn được sử dụng bằng tiền mặt, cho nên việc kiểm soát thu nhập thực của người ta rất khó khăn. Đã có những hiện tượng mà báo chí đã nêu lên rằng một số quan chức có thu nhập quá cao với rất nhiều nhà đất và con cái tiêu xài một cách xa hoa, lãng phí. Đấy là điều đáng lo ngại của Việt Nam, trong khi một số người dân, nhất là trẻ em ở những vùng sâu và hẻo lánh hiện nay thiếu cả quần áo ấm để mặc, cũng như có cuộc sống rất là khó khăn. Tôi hy vọng rằng điều đó sẽ được chú ý và sẽ được cải thiện trong thời gian sắp tới đây, khi mà Việt Nam có những bước cải cách thể chế và sẽ công khai, minh bạch hơn quá trình kiểm soát thu nhập của người dân.” Trong khi đó, theo dự báo của hãng tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ “tăng nhanh nhất thế giới trong một thập kỷ tới”. Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang tăng lên một cách đáng lo ngại và là sự quan tâm của công luận. Khoảng cách giàu nghèo đó không được thể hiện một cách đầy đủ qua các con số bởi vì ở Việt Nam có một khối lượng tiền lớn vẫn được sử dụng bằng tiền mặt, cho nên việc kiểm soát thu nhập thực của người ta rất khó khăn. Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nhận định. Theo công ty tư vấn có trụ sở ở London, trong 10 năm tới, số người có tài sản từ 30 triệu đôla trở lên ở quốc gia Đông Nam Á này sẽ tăng hơn gấp đôi, lên con số 300 người với tỷ lệ tăng hơn 150%. Thống kê mới nhất của Knight Frank cho biết rằng hiện Việt Nam có 116 người siêu giàu, và cho tới năm 2024, Việt Nam sẽ có 3 tỷ phú đôla. Tiến sỹ Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ rằng người siêu giàu ở Việt Nam “do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng”. Kinh tế gia này nói thêm rằng họ là những người “không có đóng góp gì mới về khoa học và công nghệ”. Hồi năm 2013, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, được tạp chí Forbes đánh giá là tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam.
  12. Tại Đại hội Đảng 12, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu tiếp tục vị trí tổng bí thư, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng rút lui khỏi cuộc đua. Tin liên hệ Ông Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam ‘dân chủ thế này là cùng’ Tổng bí thư tái đắc cử của Việt Nam nói mặc dù là độc đảng, nhưng Việt Nam dân chủ hơn hẳn một số quốc gia ‘nhân danh là dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất’ Con rể ông Nguyễn Tấn Dũng mở rộng chuỗi nhà hàng ở Sài Gòn Chủ tịch Trung Quốc chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng Vì sao đại hội đảng VN bầu nhiều ủy viên quốc phòng? Ông Trọng tái đắc cử, tương lai Việt Nam sẽ ra sao? Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Tổng bí thư ‘Thái tử’ vào Trung ương - thỏa thuận nội bộ đảng? Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'lùi một bước để tiến hai bước'? 11.02.2016 Một tờ báo có tiếng của Nhật nhận định rằng gốc gác miền nam cũng như yếu tố Trung Quốc có thể là lý do khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “trượt” chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua. Mở đầu bài phân tích có tựa đề “Gốc gác miền nam, và có thể là Trung Quốc, đã làm tan nát hy vọng của ông Dũng như thế nào”, tờ Nikkei Asian Review viết rằng “chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 41 năm qua, nhưng cuộc tranh giành quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản vừa qua cho thấy chia rẽ nam – bắc vẫn là một yếu tố chính trên chính trường” Việt Nam. Tại Đại hội Đảng 12 cuối tháng trước, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu tiếp tục vị trí tổng bí thư, sau khi ông Dũng rút lui khỏi cuộc đua. Tờ báo thuộc sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất của Nhật Bản bình luận rằng “nếu ông Dũng là biểu tượng của miền nam có định hướng kinh tế, thì ông Trọng là đại diện cho cộng sản miền bắc”, và rằng “đại hội đảng vẫn nắm chắc quyền lực chính trị”. Nhiều người nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát gần đây thì có vẻ không phải như vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nói. Tờ báo dẫn lời một nguồn tin giấu tên nói rằng các chính trị gia miền nam đã tìm cách để ông Dũng được tham gia cuộc đua vào chức tổng bí thư. Tuy nhiên, theo Nikkei, nhiều đảng viên miễn cưỡng, không muốn chấp nhận người đứng đầu đảng từ miền nam. Tờ báo viết rằng từ thời ông Hồ Chí Minh, tất cả 8 tổng bí thư đều xuất thân từ miền bắc hoặc miền Trung. Tờ báo của Nhật Bản nhận xét rằng theo “luật bất thành văn, một quan chức từ miền nam không thể đứng đầu đảng, và đó là trở ngại không chỉ riêng đối với ông Dũng”. Nikkei viết thêm: “Quan điểm chung cho rằng Bắc Việt đã giải phóng miền nam Việt Nam nên nhiều người Việt nghĩ rằng sự thịnh vượng hiện nay là nhờ các lực lượng miền bắc”. Ngoài ra, theo tờ báo, nhiều người cũng chấp nhận rằng “con cái của những ai chiến đấu trong quân đội miền bắc phải nhận được nhiều đãi ngộ hơn về các cơ hội giáo dục cũng như việc làm”. Nhà quan sát tình hình chính trị ở trong nước, ông Nguyễn Thanh Giang, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng “các khóa gần đây, đặc biệt là khóa 11, sự phân biệt vùng miền không lộ liễu”. Ông nói thêm: “Đặc biệt sang khóa 12 này, thành phần miền nam trong trung ương và trong Bộ Chính trị co nhỏ lại một cách rất là thảm hại. Đấy là do thủ đoạn của ông Nguyễn Phú Trọng. Trong nhận thức không chỉ của nhân dân mà còn trong đảng nữa, không có chuyện kỳ thị miền nam, và thậm chí bây giờ người ta cũng thừa nhận rằng dân miền nam năng động, có tinh thần công nghiệp và có sáng kiến tổ chức xã hội”. Tờ báo Nhật Bản nhận định rằng gốc gác miền nam cũng như yếu tố Trung Quốc có thể là lý do khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “trượt” chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua. Trong số 19 tân ủy viên Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội 12, có 13 người gốc miền bắc; miền nam có 4 người và miền trung có 2 người. Các trang mạng tiếng Việt “lề trái” thời gian qua lan truyền một câu phát biểu được cho là của ông Nguyễn Phú Trọng tại một cuộc họp bàn nhân sự, nói rằng “tổng bí thư phải là người có lý luận và phải là người miền bắc”. Tuy nhiên, trên các trang báo do nhà nước quản lý không thấy trích dẫn câu nói này của ông Trọng. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với nhà lãnh đạo đảng của Việt Nam để phỏng vấn về câu nói gây tranh cãi, bị coi là gây chia rẽ vùng miền này. Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang nhận định thêm rằng, trong những năm sắp tới, tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam “vẫn trì trệ, do người cầm đầu, do tổng bí thư giáo điều và cổ hủ”. Trong nhận thức không chỉ của nhân dân mà còn trong đảng nữa, không có chuyện kỳ thị miền nam, và thậm chí bây giờ người ta cũng thừa nhận rằng dân miền nam năng động, có tinh thần công nghiệp và có sáng kiến tổ chức xã hội... Nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam Nguyễn Thanh Giang nhận xét. Chính vì điều đó, ông Giang cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam bị Trung Quốc kiềm chế”, và “đất nước Việt Nam phải lệ thuộc vào Trung Quốc”. Trong khi đó, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho rằng “việc gán cho một nhóm nào đấy trong nội bộ của đảng là thân Trung Quốc hay thân Mỹ hơi phiến diện và không chính xác”. Học giả trẻ này nói thêm: "Theo quan sát của tôi, nhìn tổng thể, khi nói về chủ quyền và quan hệ với Trung Quốc, tôi nghĩ có một sự đồng thuận ở một mức độ nào đấy. Nhiều người nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát gần đây thì có vẻ không phải như vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả. Trong bối cảnh biển Đông đang nóng lên, và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng dâng cao như vậy, không ai muốn bị coi là thân Trung Quốc vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của họ.” Bình luận về quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh, tờ Nikkei viết rằng “ở phía sau hậu trường [chính trị Việt Nam] lẩn quất bóng dáng của Trung Quốc, và dù nước này không gây tác động trực tiếp, nhưng rõ ràng có ảnh hưởng”. Tờ báo của Nhật cũng nói tới chuyến công du của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tới Trung Quốc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 23/12, trước đại hội đảng, rồi cho rằng “các chuyên gia ngờ rằng họ cũng nói tới việc tái bổ nhiệm ông Trọng làm tổng bí thư”. Tờ báo viết thêm rằng “không có bằng chứng về việc Bắc Kinh can thiệp vào cuộc đua lãnh đạo ở Hà Nội, nhưng chính quyền này có ảnh hưởng lớn đối với chính trị Việt Nam”. Theo Nikkei, Thủ tướng Dũng “rõ ràng không phải là ứng viên ưa thích của Bắc Kinh” vì từng có các tuyên bố cứng rắn về biển Đông, nhất là phát biểu rằng “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”. Tuy nhiên, trước khi diễn ra kỳ họp quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam cuối năm ngoái, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh từng khẳng định rằng “Trung Quốc không thể tác động vào Đại hội 12”.
  13. 1. Hãy cố gắng liên kết, đứng chung với nhau trong một mặt trận, và đưa ra một khẩu hiệu chung. Khẩu hiệu có thể là: «BẦU CHO CHÚNG TÔI, BẦU CHO MỘT SỰ THAY ĐỔI». Nếu có thể, hãy đưa ra một thông điệp chung với các con số thực tế về sự yếu kém của đảng cầm quyền và các đề xuất giải quyết khả dĩ. Đứng chung với nhau giúp cho tiếng nói có được nhiều ảnh hưởng hơn. 2. Trong tất cả các ứng cử viên ra ứng cử, hãy chọn cho mình một người lãnh đạo đại diện về tinh thần. Có được một người đại diện đủ uy tín và tầm vóc sẽ giúp cả nhóm có được nhiều uy tín hơn. 3. Các ứng cử viên ở một khu vực, chẳng hạn trong cùng một tỉnh/thành phố, nên liên kết thành một nhóm và đưa ra chương trình hành động theo nhóm thay vì từng cá nhân riêng lẽ. Tiếng nói của một nhóm bao giờ cũng lớn hơn tiếng nói của mỗi cá nhân. 4. Hãy tìm hiểu nhóm ứng cử viên đối phương được Đảng cử ra ở đơn vị bầu cử của nhóm mình. Xem kỹ tiểu sử và thành tích quản lý của họ. Hãy xoáy vào các điểm yếu của họ, đảng của họ, và nâng uy tín của nhóm mình lên. 5. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp trong thể hiện. • Chọn một ảnh đại diện trên facebook dễ nhìn. • Giữ gìn mức phát ngôn lịch sự; dẫu biết rằng đảng cầm quyền đã chỉ đem lại sự lụn bại cho quốc gia, nhưng khi dùng những ngôn từ nhẹ nhàng để chê trách không những giúp người nghe nhận thức được vấn đề mà còn giúp nâng uy tín của mình lên. • Đối với cách tiếp cận vấn đề khi tranh cử, thay vì chỉ nói rằng «để xem dân chủ đến thế là cùng», hãy thể hiện mình là những người làm chính trị nghiêm túc và có viễn kiến. • Hãy tự tin về những điều mình có thể đạt được khi ra tranh cử dù có thể bị loại: đó là giúp người dân hiểu biết hơn về chính trị và dân chủ, đánh thức tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân đối với vận mệnh của tổ quốc, thay vì buông xuôi phó thác trách nhiệm cho một nhóm nhỏ lãnh đạo Đảng Cộng sản. Nhưng quan trọng hơn là chỉ ra một con đường: bằng cách thúc đẩy bầu cử tự do hòa bình, và nếu thành công, chúng ta có thể thay đổi chính trị. 6. Có nhiều điều mà một người làm chính trị nghiêm túc và có viễn kiến phải thể hiện: phải cho người ta thấy được mình ra ứng cử nhằm mục đích gì, những điều mình có thể làm được nếu được chọn vào vị trí nghị sỹ, những điều khó khăn trên con đường đi, những thắng lợi và mục tiêu có thể đạt được, những thay đổi cần phải có trong tương lai, một phác thảo về các mục tiêu mà một quốc gia cần có, và những sự hỗ trợ cần có ở hiện tại. 7. Nên lập một ban tư vấn lo các vấn đề về luật bầu cử và chiến lược vận động cho một mặt trận các ứng cử viên tự do. 8. Hãy chọn những chủ đề liên quan thiết thực đến nhân dân để vận động. Chia chủ đề làm hai nhóm: một nhóm ở tầm mức quốc gia và một nhóm ở tầm mức địa phương. Tùy nhóm bầu cử mà kết hợp cả hai chủ đề. Những chủ đề ở tầm mức quốc gia gồm sự suy thoái của kinh tế, giáo dục, y tế, an ninh xã hội, an ninh quốc phòng, tham nhũng. Những vấn đề ở tầm mức địa phương là những vấn đề hay dự án nổi cộm, mang tính vi mô, đáng chú ý, liên quan đến các chủ đề trên. 9. Hãy tích cực kiếm tìm những đồng minh ủng hộ ngay trong Đảng Cộng sản. Đó là những đảng viên tiến bộ, những trí thức có ảnh hưởng, họ có thể không ra ứng cử, nhưng những tiếng nói của họ giúp cho sự chính danh và uy tín của mặt trận các ứng cử viên ứng cử tự do. 10. Con đường để đến một thể chế dân chủ tất phải bước qua các cuộc bầu cử tự do. Hãy nói với những người còn lưỡng lự khi ra ứng cử hay ủng hộ các ứng cử viên tự do rằng đây là những bước đi tập tễnh đầu tiên của một quá trình dân chủ hóa hòa bình. Và những đứa trẻ không bao giờ biết đi nếu cả đời chỉ dám bò và đợi. Chúng ta đang đứng ở một khúc quanh của lịch sử, thay vì đứng lặng nhìn lịch sử trôi qua, hãy là một phần của sự thay đổi. Dù khá bận nhưng nếu bạn nào nhờ tôi tư vấn, tôi sẽ giúp một tay. Nguyễn Huy Vũ (FB Nguyễn Huy Vũ)
  14. George Soros tại Viện Tư Duy Kinh Tế Mới (New Economic Thinking – INET) ở Paris ngày 9 tháng 4, 2015. (Eric Piermont/AFP/Getty Images) Gần đây, nhà đầu tư tỷ phú và nhà từ thiện George Soros, Chủ tịch điều hành Quỹ Soros, một lần nữa trở thành mục tiêu phỉ báng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc, với những lời bình luận công bố chính thức tấn công ông trên các phương tiện truyền thông của nhà nước bằng cả tiếng Trung Quốc và tiếng Anh. Tờ Nhân dân Nhật báo đăng một bài viết trên trang nhất phiên bản hải ngoại với tựa đề “Tuyên bố chiến tranh với đồng tiền của Trung Quốc? Ha ha.” Bài báo tuyên bố rằng cuộc chiến của Soros với đồng nhân dân tệ và đồng đô la Hồng Kông không có khả năng thành công, cho rằng Soros đang thực hiện một âm mưu bán khống nước Trung Quốc. Rõ ràng Soros không phải là người duy nhất nói về sự hạ cánh khó khăn của nền kinh tế của Trung Quốc – nhưng vì sao chính quyền Trung Quốc chọn ông ta là “kẻ thù của nhân dân Trung Quốc?” Hạ cánh cứng là không thể tránh khỏi Soros đã nói gì tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos để khiến chính quyền Trung Quốc ghét ông như vậy? Soros đã đưa ra ba nhận xét chính: Thứ nhất, ông nói rằng thế giới đang lặp lại cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, nhưng hiện nay nguyên nhân gốc rễ là Trung Quốc, chứ không phải là Hoa Kỳ, và do đó hai cuộc khủng hoảng này hoàn toàn không tương đồng. Thứ hai, ông nói rằng lần này cuộc khủng hoảng bị gây ra bởi tình trạng giảm phát và khoản nợ quá hạn của nền kinh tế Trung Quốc, và rằng việc hạ cánh cứng (hard landing) là thực tế không thể tránh khỏi, mặc dù Trung Quốc chắc chắn có thể tiếp tục quá trình sai lầm này hai hoặc ba năm nữa trước khi nó xảy ra. Thứ ba, Soros khẳng định rằng Trung Quốc có thể quản lý hạ cánh cứng vì họ có quyền hạn lớn hơn trong việc sử dụng các chính sách so với hầu hết các nước khác với hơn 3 nghìn tỷ đôla dự trữ. Không có gì sai với điểm đầu tiên. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, những vấn đề nghiêm trọng chủ yếu nằm trong nền kinh tế ảo; nền kinh tế thực vẫn còn nguyên vẹn, và Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu thế giới về nghiên cứu và công nghệ. Giáo dục vẫn là một ngành công nghiệp lớn tại Hoa Kỳ, và không có vấn đề nào với môi trường thể chế của nó. Những sự thật này làm cho tình hình hoàn toàn khác với những gì hiện nay Trung Quốc đang phải đối mặt, nơi có rất nhiều khó khăn trong nền kinh tế thực, chẳng hạn như một cơ cấu kinh tế kém, quá tải nghiêm trọng trong hàng chục ngành công nghiệp, những làn sóng phá sản, thiếu sự đổi mới công nghệ và v.v.. Những vấn đề này đã được các chuyên gia kinh tế và chính phủ Trung Quốc thừa nhận. Vì vậy, những gì Soros nói về cuộc khủng hoảng của Trung Quốc không thể được so sánh với cuộc khủng hoảng năm 2008 thực tế là một tuyên bố rất chính xác. Điểm thứ hai về tỷ lệ nợ và nợ quá hạn của Trung Quốc là sự nhận thức chung của cộng đồng đầu tư quốc tế và lĩnh vực ngân hàng. Ban tham mưu chính thức của Trung Quốc, Học viện Khoa học Xã hội (CASS), cũng giữ quan điểm tương tự, và sự khác biệt duy nhất là mức tỷ lệ nợ. Trong tháng 7 năm 2015 CASS ban hành báo cáo cân đối quốc gia 2015. Bản báo cáo nói rằng tổng số nợ của nền kinh tế của Trung Quốc (bao gồm cả các tổ chức tài chính) vào cuối năm 2014 là 150,03 tỷ nhân dân tệ, hay 235,7 phần trăm của GDP, tăng từ 170 phần trăm của năm 2008. Việc dự đoán liệu sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc có gây ra tình trạng giảm phát hay lạm phát toàn cầu hay không giống như tung một đồng xu. Một vài năm trước, các nhà kinh tế Trung Quốc dự báo giảm phát, nhưng hóa ra là lạm phát. Soros hiện đang bị buộc tội “bán khống Trung Quốc” chỉ đơn giản với dự đoán “giảm phát”, điều chắc chắn là không công bằng. Điểm thứ ba, “hạ cánh cứng”, không phù hợp với kế hoạch tuyên truyền của Bắc Kinh. Tuy nhiên phần còn lại của nhận xét đó gần như hoàn toàn tích cực. Trong ba năm qua, cộng đồng tài chính và kinh doanh quốc tế đã từng bước thống nhất ý kiến rằng suy thoái kinh tế của Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Sự bất đồng nằm ở chỗ nó sẽ hạ cánh mềm hay hạ cánh cứng. Chính phủ Trung Quốc chắc chắn thích nghe cái trước. Sau tất cả, ai là người thích nghe một dự báo đáng ngại về sự hạ cánh cứng tai hại? Chưa kể đến việc kể từ kỷ nguyên của Mao, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không khi nào có truyền thống cho việc chấp nhận những ý kiến khác biệt với nó. Thay vào đó, nó thường tự hào là “trừ khử những người mang đến tin tức xấu.” Bán đứng Trung Quốc Rất nhiều tin tốt và tin xấu về nền kinh tế của Trung Quốc đã được đưa ra. Nhưng tại thời điểm này, rất ít điều được làm để tăng cường một cách hiệu quả thị trường chứng khoán Trung Quốc, và cờ hiệu đỏ liên tục xuất hiện trên thị trường tiền tệ. Dòng vốn chảy ra đang gia tốc mặc dù Bắc Kinh có thừa nỗ lực để kiềm chế chúng. Năm ngoái, việc giải cứu thị trường chứng khoán đã không thành công và do hậu quả đó, hàng chục nhân viên chứng khoán đã bị bắt vì “bán khống Trung Quốc.” Về lâu dài, chắc chắn việc đổ lỗi cho một người như Soros dễ hơn là bắt giữ thêm các chuyên gia chứng khoán Trung Quốc. Hơn nữa, nếu Soros là người Anh hoặc người Pháp, Bắc Kinh sẽ không chọn ông vì nước Anh và nướcPháp không phải là một phần của “những lực lượng thù địch nước ngoài” mà Bắc Kinh thường ám chỉ. Soros là một ông trùm đầu tư tại Hoa Kỳ. Do đó ông hoàn toàn phù hợp với mô tả của Bắc Kinh về một “lực lượng thù địch nước ngoài.” Cuối cùng, trong những tuyên truyền của đảng cộng sản Trung Quốc, Soros đã liên tục được dán nhãn là một con cá sấu tài chính quốc tế luôn bán khống các nước khác. Soros đã một lần bán khống cổ phiếu Hồng Kông vào năm 1998, buộc Hồng Kông phải khẩn cầu Bắc Kinh giúp đỡ. Nhờ Thủ tướng Chu Dung Cơ cho vay hàng chục tỷ đô la (có tin đồn nói rằng số tiền vào khoảng 28 tỷ đôla), sử dụng một phần trong 120 tỷ đôla dự trữ ngoại hối, và đã giúp chính phủ Hồng Kông buộc Soros phải lùi bước. Bắc Kinh biết rất rõ rằng việc tránh nền kinh tế hạ cánh cứng là một nhiệm vụ khó khăn. Bằng cách coi Soros như một vật tế thần, đảng cộng sản Trung Quốc ít nhất có thể nói: “Việc hạ cánh cứng không phải là do sự quản lý kinh tế yếu kém của Đảng. Soros đã làm việc đó, và ông ta là một đối thủ quá mạnh. Nhiều chính phủ đã thua thiệt vì ông ta, do đó đối với Trung Quốc việc bị cú đánh này là không có gì đáng xấu hổ cả.” Đây là bản dịch bài báo tiếng Trung của Hà Thanh Liên được Đài tiếng nói Hoa Kỳ đăng vào ngày 30 tháng 1, 2016. Hà Thanh Liên (He Qinglian) là một nhà văn và nhà kinh tế Trung Quốc xuất sắc. Hiện nay đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, bà là tác giả cuốn “Những cạm bẫy của Trung Quốc”, liên quan đến nạn tham nhũng trong cải cách kinh tế của Trung Quốc trong những năm 1990, và cuốn “Làn sương mù kiểm duyệt: Việc kiểm soát thông tin đại chúng ở Trung Quốc”, trong đó đề cập đến việc thao túng và hạn chế đối với báo chí. Bà thường xuyên viết về những vấn đề kinh tế và xã hội đương đại của Trung Quốc Tác giả: He Qinglian | Dịch giả: Xuân Dung (Việt Đại Kỷ Nguyên)
  15. Tham vọng định hình lại trật tự châu Á của Trung Quốc không có gì bí mật. Từ kế hoạch “một vành đai, một con đường” cho đến Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh, các sáng kiến chủ đạo của Trung Quốc đang triển khai một cách chậm rãi nhưng chắc chắn mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là định hình một châu Á lấy nước này làm trung tâm (a Sino-centric Asia). Như những nước láng giềng của Trung Quốc đều đã biết rõ, việc nước này tìm kiếm địa vị thống trị khu vực có thể gây tổn thất – và thậm chí nguy hiểm – đối với họ. Thế nhưng các cường quốc khác trong khu vực hầu như không hành động gì để phát triển một chiến lược có phối hợp nhằm ngăn cản kế hoạch bá quyền của Trung Quốc. Có một điều chắc chắn là các cường quốc khác đã sắp đặt nhiều chính sách quan trọng. Đặc biệt, Hoa Kỳ khởi xướng chính sách đã nhận được nhiều ca ngợi là “xoay trục” chiến lược sang châu Á vào năm 2012, trong khi Ấn Độ cũng đã tiết lộ chính sách “hành động hướng đông” (Act East) của họ. Tương tự, Australia đã chuyển hướng tập trung của họ sang phía Ấn Độ Dương, và Nhật Bản đã thông qua một hướng tiếp cận hướng Tây trong chính sách ngoại giao của mình. Tuy nhiên, hành động có phối hợp – hay thậm chí là sự nhất trí về các mục tiêu chính sách chung nói chung – vẫn tiếp tục khó đạt được. Trên thực tế, một nhân tố quan trọng trong chính sách “xoay trục” sang châu Á của Mỹ, thỏa thuận thương mại TPP, không chỉ loại trừ Trung Quốc, mà nó đồng thời bỏ rơi nhiều đồng minh thân cận của Mỹ như Ấn Độ và Hàn Quốc. Đó không phải là vấn đề duy nhất với TPP. Một khi quá trình phê chuẩn hiệp định kéo dài ở các cơ quan lập pháp trong nước hoàn tất và việc thực thi được bắt đầu, ảnh hưởng của nó sẽ xảy ra tương đối chậm rãi và khiêm tốn. Xét cho cùng, đã có sáu thành viên có các hiệp định thương mại tự do song phương với Hoa Kỳ, điều này có nghĩa rằng tác động chính của TPP là sẽ tạo nên một khu vực mậu dịch tự do (FTA) giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, những nước cùng nhau nắm giữ khoảng 80% tổng GDP của các quốc gia thành viên TPP. Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do ASEAN khởi xướng – bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nhưng không có Hoa Kỳ – có khả năng làm suy yếu các tác động xa hơn nữa của TPP. Hãy so sánh điều đó với sáng kiến “một vành đai, một con đường” – sáng kiến nhằm mục đích tăng cường ảnh hưởng tài chính của Trung Quốc lên các nước khác thông qua thương mại và đầu tư, trong khi tìm cách xét lại hiện trạng hàng hải, bằng cách thiết lập sự hiện diện của Trung Quốc trên các khu vực như Ấn Độ Dương. Nếu chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được phân nửa những gì ông đã đặt ra cho sáng kiến này, địa chính trị châu Á sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc. Trong hoàn cảnh này, tương lai châu Á hết sức bất định. Để đảm bảo sự ổn định địa chính trị, lợi ích của các bên quan trọng trong khu vực phải được cân bằng. Nhưng với một Trung Quốc đang hăm hở phô bày tiềm lực chính trị, tài chính, quân sự mà họ đã xây dựng trong một vài thập niên vừa qua, thương lượng được một sự cân bằng như vậy là không hề dễ dàng. Còn như hiện tại, không một thế lực đơn lẻ nào – kể cả Hoa Kỳ – có thể tự mình đối trọng được sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Để bảo đảm được sự cân bằng lực lượng ổn định, những quốc gia cùng chung tư tưởng phải đoàn kết với nhau trong việc tạo ra một trật tự khu vực dựa trên quy tắc, theo đó, cần thuyết phục Trung Quốc tuân thủ các chuẩn tắc quốc tế, bao gồm giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình thay vì đe dọa quân sự hoặc vũ lực thẳng thừng. Nếu không có sự hợp tác như vậy, tham vọng của Trung Quốc sẽ chỉ bị kìm hãm bởi các nhân tố trong nước như suy thoái kinh tế, sự bất mãn xã hội tăng cao, khủng hoảng môi trường ngày càng tồi tệ, hoặc nền chính trị rối loạn. Quốc gia nào nên tiên phong trong việc kìm hãm tham vọng mang tính xét lại (trật tự khu vực) của Trung Quốc? Với một Hoa Kỳ bị sao nhãng bởi những thách thức chiến lược khác – đó là chưa kể đến chiến dịch tranh cử tổng thống trong nước – các thế lực châu Á khác – cụ thể là một Ấn Độ đang nổi lên về kinh tế và một Nhật Bản quyết đoán hơn về chính trị – là những ứng cử viên hàng đầu cho nhiệm vụ này. Cả Ấn Độ và Nhật Bản đều là các bên liên quan từ lâu trong trật tự toàn cầu do Mỹ dẫn đầu, nhấn mạnh trong các mối quan hệ quốc tế của mình những giá trị được Mỹ tán thành, chẳng hạn như nhu cầu duy trì một sự cân bằng lực lượng ổn định, tôn trọng hiện trạng lãnh thổ và hàng hải, và bảo vệ tự do hàng hải. Hơn nữa, họ đã biểu hiện một mong muốn chung là duy trì trật tự châu Á hiện hành. Vào năm 2014, khi viếng thăm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Tokyo, người đồng cấp Ấn Độ, Narendra Modi, đã úp mở chỉ trích chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, lên án “tư duy bành trướng kiểu thế kỷ 18”, thứ đã trở nên hiển hiện “khắp nơi xung quanh chúng ta”. Viện dẫn ra hành động lấn chiếm đất đai nước khác, xâm phạm vùng biển của họ, và thậm chí là cưỡng đoạt lãnh thổ, ông Modi để lại rất ít hoài nghi về đối tượng mà những than phiền của ông hướng đến. Tháng trước, Abe và Modi tiến một bước nhỏ trong phương diện hợp tác. Bằng cách cùng nhau kêu gọi mọi quốc gia tránh “các hành động đơn phương” tại Biển Đông, họ đã ngầm chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở đó, hành vi mà họ đã chính xác khi coi là một nỗ lực rõ ràng nhằm giành được đòn bẩy trong các tranh chấp lãnh thổ – và giành quyền kiểm soát các tuyến đường hàng hải đặc biệt quan trọng đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Rõ ràng, cả Nhật Bản và Ấn Độ đều rất quan tâm đến tham vọng của Trung Quốc, những tham vọng nếu được thực hiện sẽ tạo nên một trật tự khu vực có hại cho lợi ích của họ. Nhưng, trong khi họ đang cam kết duy trì hiện trạng, họ lại thất bại trong việc phối hợp chính sách và đầu tư tại Myanmar và Sri Lanka, cả hai nước đều có vị trí chiến lược dễ bị tổn thương trước sức ép của Trung Quốc. Điều này phải được thay đổi. Các cường quốc chủ chốt của châu Á – trước hết là Nhật Bản và Ấn Độ, nhưng cũng bao gồm cả Hoa Kỳ – phải cùng nhau bảo đảm một sự cân bằng quyền lực khu vực ổn định và có lợi cho mọi quốc gia. Vì mục đích đó, các cuộc tập trận hải quân, chẳng hạn như cuộc diễn tập thường niên Malabar giữa Hoa Kỳ – Ấn Độ – Nhật Bản, là vô cùng hữu ích bởi chúng tăng cường hợp tác quân sự và củng cố sự ổn định hàng hải. Tuy nhiên, không một chiến lược nào có thể đầy đủ nếu thiếu đi một cấu phần kinh tế đủ lớn. Các cường quốc ở châu Á nên vượt ra khỏi các hiệp định mậu dịch tự do để khởi xướng những dự án địa kinh tế chung – thứ sẽ đáp ứng được lợi ích cốt lõi của những quốc gia nhỏ hơn, qua đó giúp các nước này không cần phụ thuộc vào các khoản đầu tư và sáng kiến của Trung Quốc nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Kết quả là sẽ có nhiều quốc gia hơn có thể đóng góp cho nỗ lực bảo đảm một trật tự dựa theo quy tắc, ổn định và bao trùm, mà trong đó tất cả các nước, gồm cả Trung Quốc, có thể phát triển thịnh vượng. Nguồn: Brahma Chellaney, “Upholding the Asian Order”, Project Syndicate, 22/01/2016.Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Brahma Chellaney, giáo sư ngành Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, học giả tại Viện Robert Bosch ở Berlin, là tác giả của chín cuốn sách, bao gồm: Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground và Water, Peace and War: Confronting the Global Water Crisis. Copyright: Project Syndicate 2016 – Upholding the Asian Order (Nghiên Cứu Quốc Tế)
  16. Cát Linh, phóng viên RFA 2016-02-11 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Công an canh giữ trật tự tại Hà Nội vào ngày 03 tháng 2 năm 2016 AFP photo Thông tư 01/2016 được ban hành bởi Bộ Công an ngay đầu năm 2016 qui định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT. Một điều khoản trong thông tư nêu rõ ‘người dân có thể bị trưng mua, trưng dụng tài sản, và cả phương tiện di chuyển bất cứ lúc nào khi CSGT yêu cầu’. Điều khoản đó gặp phải phản đối từ dư luận và cả các luật sư. Trước phản ứng mạnh mẽ như thế, Cục Cảnh sát giao thông có công gửi giám đốc công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm giải thích rõ hơn nội dung trong thông tư 01. Liệu Thông tư này sẽ có khả năng bị bãi bỏ hay vẫn có hiệu lực từ ngày 15 Tháng Hai? Cát Linh đặt vấn đề với các luật sư về khả năng thực thi của TT này. ‘Không thể chấp nhận được’ Tại Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An vừa ban hành, cho phép cảnh sát giao thông được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đang gây phản ứng của dư luận. Tất cả ý kiến đưa ra đều cho rằng thông tư này mâu thuẫn, vi hiến với các điều luật khác như điều 169, khoản 2 điều 21 hiến pháp 2013, bí mật thư tín và trái với Luật trưng thu, trưng dụng tài sản 2008. Không chỉ riêng dư luận, mà các luật sư trong ngành tư pháp cũng lên tiếng phản ảnh và chỉ ra những bất cập trong thông tư này. Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho rằng thông tư 01/2016 là hoàn toàn trái pháp luật vì Bộ Công an không có thẩm quyền để ra một thông tư nhằm điều chỉnh một vấn đề liên quan đến quyền và tài sản của công dân. “Nó không thể được chấp nhận được. Nó được ký kết trong tình trạng không có thẩm quyền, tức là thông tư đó nó trái với luật pháp về vấn đề bảo toàn tài sản cho nhân dân. Bộ Công an không có thẩm quyền để mà ra một thông tư để trang bị cho cảnh sát giao thông có cái quyền trưng dụng tài sản của công dân khi người ta tham gia giao thông bị vi phạm và bị kiểm tra.” Phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an Ngày 15 tháng Hai sắp đến sẽ là ngày bắt đầu thực thi thông tư 01/2016. Thế nhưng với phản ứng của người dân và cả các cơ quan tư pháp, Cục Cảnh sát giao thông vừa ký công văn số 525/C67-P9 do Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó Cục trưởng Cục CSGT ký gửi giám đốc công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm giải thích rõ hơn nội dung trong thông tư 01. Trong những ngày trước, Thiếu tướng Trần Thế Quân trong lần trả lời phỏng vấn báo chí trong nước đã nói rằng nhiều người đang hiểu “trưng dụng” theo nghĩa “huy động” nên hiểu chưa đúng về Thông tư 01/2016 của Bộ Công an. Ông giải thích rằng thông tư này nói CSGT có quyền trưng dụng tài sản nhưng sau đó còn kèm theo là “Theo quy định pháp luật”, một nhóm từ thường xuất hiện khi kết thúc một điều luật trong những bộ luật của Việt Nam. Đây cũng là nội dung trong công văn do Cục phó CSGT thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh ký, khẳng định việc trưng dụng “phải đúng luật”. Riêng CSGT chỉ được thực thi quyền này khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an. Trong công văn, thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh nhắc lại khoản 15 Điều 15 Luật công an nhân dân, khoản 18 Điều 2 Nghị định số 106/2014 của Chính phủ để khẳng định Thông tư 01 không trái với quy định của pháp luật, mà chỉ nhắc lại quyền hạn của lực lượng công an. Sẽ bị bãi bỏ? Tuy vậy, theo Luật sư Trần Quốc Thuận thì khả năng phải bãi bỏ thông tư 01 là có thể xảy ra, nhưng vẫn phải theo đúng quy trình. Trước tiên, là phải có ý kiến từ các cơ quan có thẩm quyền. “Một thông tư ra đời mà nhiều ý kiến như thế thì tôi nghĩ rằng có lẽ là trách nhiệm của cơ quan giám sát. Và quyền có ý kiến trực tiếp chính là các đại biểu Quốc hội và Uỷ ban Tư pháp, pháp luật của Quốc hội nên sớm có ý kiến.” Những cơ quan mà Luật sư Trần Quốc Thuận đưa ra là những cơ quan giám sát và có thẩm quyền đề nghị đình chỉ, bãi bỏ thông tư hoặc bắt buộc các cơ quan đưa ra thông tư phải có giải trình cụ thể. “Tôi nghĩ là việc bãi bỏ thì sẽ phải có 1 quy trình. Thông tư có hiệu lực thì có những cơ quan có thẩm quyền sẽ có ý kiến. Gần đây tôi theo dõi thì thấy những cơ quan có trách nhiệm, sau khi có nhiều ý kiến phản ứng hoặc lên tiếng đề nghị thì họ cũng phải nghe, tiếp thu, thậm chí họ phải thu hồi những bản đó. Thì tôi hy vọng thông tư này cũng đi vào số phận như thế.” Luật sư Bùi Quang Nghiêm cũng có cùng nhận định trên và ông giải thích thêm: “Chắc chắn là phải có quyết định của một cơ quan có thẩm quyền cho rằng nó không phù hợp với những luật khác, tức là nó vi phạm quyền tài sản của công dân, quyền sở hữu của công dân. Cho nên nó không bị Bộ công an thì sẽ bị bộ tư pháp, quốc hội hoặc bị dư luận chỉ trích và tự nhiên nó mất hiệu lực. Và tự thân Bộ Công an cũng phải rút lại qui định được ban hành không có thẩm quyền đó.” Và ông khẳng định thông tư này không thể tiếp tục có hiệu lực khi nó được ban hành nhằm để trang bị cho công an quyền trưng dụng tài sản của người dân. “Tôi tin là nó sẽ bị bãi bỏ, cũng như thông tư cũng của Bộ Công an và ngành giao thông, là đi xe hơi bắt buộc phải có bình chữa cháy.” Sau khi Công văn số 525/C67-P9 được ban hành, rất nhiều người cho rằng tiếng nói của người dân đã được lắng nghe. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những lo lắng và cho rằng các qui định vẫn chưa rõ ràng cụ thể. Ví dụ một độc giả đưa ra câu hỏi rằng “sự cho phép của Bộ Công an” là như thế nào và hiệu lực ra sao? Thêm nữa, qui định CSGT có thể thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc và người sử dụng, người điều khiển phương tiện đó khi xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng; truy bắt tội phạm… Do đó, một câu hỏi được đặt ra từ những nhà đấu tranh dân chủ: ai sẽ được xem là tội phạm?
  17. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Tin liên hệ Hơn 54.000 công nhân Bắc Triều Tiên mất việc vì các biện pháp chế tài Nhân viên của các công ty Hàn Quốc đã rời khỏi khu công nghiệp Kaesong ở Bắc Triều Tiên sau khi Seoul áp dụng các biện pháp chế tài mới đối với Bình Nhưỡng Thượng viện Mỹ sắp thông qua dự luật chế tài Bắc Triều Tiên Quốc tế phẫn nộ trước vụ phóng hoả tiễn của Bắc Triều Tiên Bắc Triều Tiên phóng hỏa tiễn tầm xa 11.02.2016 Việt Nam hết sức quan ngại trước vụ phóng hỏa tiễn mới đây của Bắc Triều Tiên, sử dụng công nghệ phi đạn đạn đạo, theo phát biểu hôm thứ Ba của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ông Bình nói: “Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc Triều Tiên, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế, tiến hành vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo, vi phạm các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, làm gia tăng căng thẳng tại khu vực”. Ông nói thêm rằng hành động của Bắc Triều Tiên vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và gây căng thẳng leo thang trong khu vực. Ông Lê Hải Bình cho biết quan điểm của Việt Nam là ủng hộ mọi nỗ lực nhằm duy trì hoà bình, ổn định và phát triển trên bán đảo Triều Tiên cũng như tại khu vực và thế giới. Ông nói, "Việt Nam ủng hộ giải quyết mọi bất đồng thông qua đối thoại, khẳng định các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần được thực hiện nghiêm túc.” Bắc Triều Tiên hôm Chủ nhật đã phóng một hỏa tiễn tầm xa, chở theo một vệ tinh, thách thức các nghị quyết của Liên hiệp quốc cấm nước này sử dụng công nghệ phi đạn đạn đạo. Vụ phóng hỏa tiễn sáng sớm Chủ nhật được thực hiện tại cở sở phóng vệ tinh Tongchang-ri của Bắc Triều Tiên gần biên giới phía tây bắc giáp với Trung Quốc. Hỏa tiễn được phóng đi nghiêng về hướng nam, bên trên đảo Okinawa ở miền nam Nhật Bản. Theo Bernama, VnExpress, VOA
  18. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-02-11 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Một cửa hàng thời trang ở Hà Nội AFP photo Hầu hết siêu thị, trung tâm thương mại ở Hà Nội đóng cửa đêm giao thừa và ngày mùng 1 Tết, thậm chí nhiều đơn vị nghỉ luôn ngày mùng 2 Tết, không màng tới ý kiến chỉ đạo trước đó của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Thiếu tướng Công an Nguyễn Đức Chung vừa nhậm chức Chủ tịch Thủ đô chưa được bao lâu đã bị dư luận phản bác vì ông muốn can thiệp vào hoạt động thị trường. Trước Tết tướng Chung có ý kiến là để nhân dân được phục vụ tốt trong dịp Tết, các siêu thị, trung tâm bán hàng phải hoạt động đêm giao thừa và ngày mùng một Tết. Ý kiến chuyên gia trên báo chí chính thức, cũng như trên mạng xã hội đã mỉa mai ông tướng Chủ tịch Hà Nội là quen mệnh lệnh bên ngành công an, nên khi trong tư cách người đứng đầu Thủ đô, một Đô trưởng mà lại thiếu hiểu biết về hoạt động và qui luật thị trường. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát biểu với chúng tôi tối mùng hai Tết: “Chúng tôi cho là không hợp thời, thứ nhất việc này là phong tục cổ truyền của người Việt Nam, đêm giao thừa là thiêng liêng để cho người ta xum họp với gia đình, đi chơi với bạn bè chứ không phải là lúc làm việc, người ta làm 365 ngày rồi, chỉ có một đêm giao thừa để đi chơi. Điều này là tập quán phong tục từ nghìn đời nay rồi. Chúng ta không nên can thiệp vào, đừng dùng mệnh lệnh hành chính như thời kỳ chiến tranh. Đưa ra quyết định như vậy chúng tôi cho là không hợp lý, người ta không chấp hành thì cũng không có quyền gì mà bắt phạt người ta cả…” Trước đó theo Trí Thức Trẻ Online, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhấn mạnh tới cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, theo đó các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp phải thảo luận với doanh nghiệp. TS Lê Đăng Doanh thêm rằng, quyết định hành chính là quyết định gây tranh cãi vì doanh nghiệp họ mở cửa hay không phụ thuộc vào việc họ có bán được hàng hay không. Nhà báo tự do Phạm Thành, một cư dân Thủ đô Hà Nội trình bày ý kiến của ông: “Ra lệnh như thế là trái với hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động theo qui luật cung cầu chứ đâu phải hoạt động theo mệnh lệnh. Chủ tịch Hà nội nói phải kinh doanh cả trong đêm giao thừa là cách nói rất là duy ý chí của lãnh đạo, chẳng biết hoạt động thương mại tuân thủ theo qui luật khác chứ đâu phải là làm theo mệnh lệnh. Đấy là một lối tư duy rất là duy ý chí đặc điểm của điều hành kinh tế theo kiểu tập trung kế hoạch hóa, theo mệnh lệnh…còn rơi rớt lại trong đầu óc những ông cộng sản bây giờ được đứng vào vị trí quản lý nhà nước…” Từ câu chuyện khá khôi hài của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung Chủ tịch Hà Nội, nhìn về việc điều hành kinh tế quốc gia ở góc độ lớn hơn. Việt Nam vừa chính thức ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ở New Zealand hôm 4/2/2016 vừa qua. Đây là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với nhiều cam kết về thị trường mở hơn bất cứ hiệp định nào khác mà Việt Nam từng tham gia. Doanh nghiệp có quyền quyết định Người Hà Nội mua tắc chưng Tết len lỏi trong dòng giao thông giờ cao điểm hôm 29/1/2016. AFP photo Thử so sánh về việc điều hành hoạt động kinh tế của Thủ đô qua mệnh lệnh hành chính của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và những tiêu chí mà Việt Nam phải thực hiện trong tư cách thành viên TPP, qua phát biểu của Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quàn lý Kinh tế Trung ương: “Chính Hiệp định TPP này với rất nhiều cam kết, cùng với nhiều cam kết trong các hiệp định khác, thì nó như là chất xúc tác để góp phần thêm, để thúc đẩy thêm quá trình cải cách, đặc biệt là cải cách thể chế theo tinh thần thị trường đầy đủ hiện đại và hội nhập cũng như là một Nhà nước rất là có trách nhiệm, có tính giải trình cao, chuyên nghiệp, minh bạch. Đấy là ý nghĩa rất sâu xa và đằng sau tất nhiên là môi trường kinh doanh rất là bình đẳng, minh bạch, đàng hoàng để các nhà đầu tư, để thị trường đón nhận, đem hết tất cả lợi thế cũng như năng lực của mình vào hoạt động kinh doanh sản xuất…” Hà Nội là biểu tượng của Việt Nam, vậy mà người đứng đầu chính quyền lại có vẻ còn giữ nguyên não trạng của nhà điều hành thời bao cấp. Tuy rằng, tướng Nguyễn Đức Chung đưa ra ý kiến chỉ đạo siêu thị mở cửa đêm giao thừa và sáng mùng một Tết là để phục vụ người dân Thủ đô tốt hơn. Nhưng ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nhận định trên báo chí rằng, lệnh của ông Chung có lẽ chỉ dừng lại ở chỗ là có lệnh…nhưng nó không có tính khả thi… Điều này trở thành sự thật, vì hầu hết siêu thị tư nhân hay đơn vị có vốn nhà nước ở Hà Nội đã đóng cửa đêm giao thừa, ngày mùng một Tết và còn kéo dài qua luôn cả mùng hai. Những người dân bình thường hay giới kinh doanh không ai không hiểu rằng, kinh doanh là vì lợi nhuận. Nếu doanh nhân thấy mở cửa đêm giao thừa và sáng mùng một đem lại hiệu quả, thì không cần chính quyền ra lệnh họ sẽ tự động làm. Tuy nhiên, chi phí hoạt động trong những ngày nghỉ Tết sẽ nhiều hơn ngày thường, thì dụ tiền lương phụ trội và người lao động cũng có quyền từ chối không đi làm. Doanh nghiệp tự cân nhắc và chính họ mới có quyền quyết định về hoạt động kinh doanh của mình. Trên thế giới không thiếu gì những cửa hàng mở cửa 24g, nhưng đấy là sự tổ chức kinh doanh đặc biệt theo quyết định của doanh nhân chứ không phải mệnh lệnh của chính quyền. Có lẽ câu chuyện mệnh lệnh hành chính của ông Chung Chủ tịch Hà Nội không phải là cá biệt, ở các tỉnh thành khác chắc hẳn có nhiều trường hợp tương tự trong các hoạt động kinh tế. Thí dụ có những địa phương từng ra lệnh công nhân viên chức chỉ được uống một loại bia nào đó. Làm thế nào để thay đổi tư duy các cấp chính quyền một cách có hiệu quả? Nhà báo tự do Phạm Thành phát biểu: “Lãnh đạo Hà Nội thực hiện cái đó thì bản thân họ phải thay đổi tư duy chứ không phải người dân. Chính là các quan chức phải thay đổi tư duy…” Việt Nam đã đổi mới từ 30 năm qua, nhưng có vẻ còn rất nhiều quan chức, cán bộ lãnh đạo chưa thực sự thay đổi. Câu chuyện mệnh lệnh của Hà Nội lại xảy ra ngay sau khi Đại Hội Đảng kết thúc và nhiệm kỳ 5 năm sắp tới được cho là tiếp tục đổi mới trong bối cảnh hội nhập và hoàn thiện thể chế thị trường đầy đủ.
  19. Phó Thủ hiến kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủy sản vùng lãnh thổ bắc Úc Willem Westra van Holthe. Tin liên hệ Quan chức cấp cao ở Texas bị bắt vì nhận hối lộ của một người Việt Hầu hết các quan chức cấp cao tại thành phố Crystal, tiểu bang Texas đã bị bắt tuần trước sau khi bị cáo buộc nhận hàng nghìn đôla tiền hối lộ Đại sứ phương Tây ở Việt Nam sử dụng ‘quyền lực mềm’ dịp Tết Chìm tàu chở du khách Việt ở Campuchia Phụ nữ Việt bị truy tố vì ăn trộm 17.000 đôla ở Singapore Gia đình cô dâu Việt mắc kẹt trong nhà sập vì động đất ở Đài Loan Ukraine thả người Việt bị bắt trong vụ bố ráp Làng Sen Khánh An-VOA 11.02.2016 Phó Thủ hiến kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủy sản vùng lãnh thổ bắc Úc, ông Willem Westra van Holthe, hôm thứ Tư đã bị chỉ trích kịch liệt sau khi có những bằng chứng đưa ra cho thấy có mối liên hệ tài chính cá nhân của ông với tập đoàn CT và những ‘bê bối’ khác trong thời gian công tác tại Việt Nam. Cụ thể, vị bộ trưởng Úc đã vay một khoản nợ 650.000 đôla vào tháng 9/2015 để đầu tư vào tập đoàn CT, với dự án trồng 10.000 ha thanh long của Việt Nam ở bắc Úc, để trở thành nhà xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới, và một số dự án khác. “Lý do không tiến hành bất kỳ hình thức đầu tư nào hơn nữa là bởi vì tôi cảm thấy rằng nó có thể sẽ tạo ra xung đột lợi ích và điều đó khiến cho vị trí phó thủ hiến, bộ trưởng của tôi gặp khó khăn, thậm chí không ổn”, ông Westra van Holthe nói với đài ABC. Ông van Holthe khẳng định: “Tôi không dùng tiền đóng thuế của dân…để kiếm lợi ích kinh doanh ở Việt Nam”. Nhưng trong một tuyên bố trước Quốc hội Úc, ông đã xin lỗi về hành động của mình. “Nghĩ lại, tôi không bao giờ nên nghĩ đến chuyện đầu tư vào một công ty mà tôi đang làm việc với tư cách một chính phủ với doanh nghiệp chính phủ”, ông Westra van Holthe nói. Người yêu làm việc cho tập đoàn CT Trả lời chất vấn của bà Robyn Lambley, một thành viên độc lập của Quốc hội, ông Westra van Holthe thừa nhận bạn gái hiện tại, bà Theresa Phan, đang làm việc cho tập đoàn CT. Ông Westra van Holthe phân trần trước Quốc hội: “Cô ấy đã làm việc cho tập đoàn CT. Và bây giờ cô ấy là bạn gái của tôi và chúng tôi yêu nhau”. Những bằng chứng tố cáo ông Westra van Holthe, do vợ cũ của ông cung cấp, cho thấy ông đã ký vào một cổ phần trị giá 570.000 đôla cho một dự án trung tâm thương mại ở Sài Gòn. Dự án này thuộc sở hữu của một công ty con của tập đoàn CT. “Tôi có ký…nhưng nó đã từ rất lâu rồi. Nó đã không bao giờ được thực hiện, không bao giờ được gửi về Việt Nam, và vì vậy không có một hợp đồng trên thực tế”. Trong những email mà NT News có được từ tài khoản cá nhân của ông Westra van Holthe có đề cập đến những quà cáp và tiếp đãi từ công ty này. Cũng trong email do vợ cũ tiết lộ với giới truyền thông, ông Westra van Holthe đã đề cập đến việc cho ‘một lời khuyên sớm’ cho tập đoàn CT về một dự án khách sạn hạng sang ở Darwin, trước khi thông tin chính thức về việc đấu thầu được đưa ra. Ông Westra van Holthe qua email cá nhân nói ông xem ông Trần Kim Chung, Chủ tịch tập đoàn CT, như ‘anh em’ và cám ơn ông này vì những ‘tiếp đãi mỗi khi ông đến TP.HCM’. Trong những email cá nhân khác, ông Westra van Holthe còn nói đến việc sắp xếp thời gian bàn luận riêng với ông Chung về những cơ hội kinh doanh ở Việt Nam, thậm chí nhờ ông Chung đặt phòng khách sạn khi ông đến Việt Nam. ‘Chiến dịch bôi nhọ cá nhân’ Tại Quốc hội, ông Westra van Holthe nói rằng có một ‘chiến dịch bôi nhọ cá nhân’ chống lại ông từ cả bên trong lẫn bên ngoài Hạ viện. “Tôi phải nói rằng tôi rất thất vọng vì những tư liệu cá nhân như báo cáo tài khoản ngân hàng cá nhân của tôi, thường chỉ giới hạn trong phạm vi hôn nhân gia đình, thì đã bị đưa ra truyền thông và đảng Lao động.” Ông Westra van Holthe nói ông không cần phải thông báo với Quốc hội ý định đầu tư của ông vì chưa bao giờ có một hợp đồng nào hoàn tất cả và cũng không có một trao đổi tài chánh nào. Hồi tháng 10 năm ngoái, quan chức người Úc này cũng bị tố cáo dùng tiền thuê bao người yêu ở Việt Nam. Mặc dù lên tiếng bác bỏ tố cáo này, nhưng ông Westra van Holthe đã thừa nhận có quan hệ tình cảm với một phụ nữ Việt Nam trong thời gian đang công tác tại Việt Nam, trước khi ly dị với người vợ đã chung sống với ông 27 năm. Lãnh đạo đảng Lao động Michael Gunner đã kêu gọi ông Westra van Holthe từ chức, viện dẫn những xung đột lợi ích bị cáo buộc trong khi ông tại chức và việc để lộ những thông tin trong nội các. Ông Gunner nói ông dự định sẽ báo cảnh sát về những hành động của ông Westra van Holthe vì đó là những cáo buộc ‘nghiêm trọng’ và cảnh sát cần phải vào cuộc để điều tra. Nhưng ông Westra van Holthe nói ông sẽ không từ chức và rằng một cuộc điều tra của cảnh sát nhắm vào tài chính cá nhân ông là một gợi ý hoàn toàn không có thật và là một trò câu khách. Theo NT News, The Australian, ABC.
  20. 11 tháng 2 2016 Chia sẻ Image copyrightAFP Image captionGiá cổ phiếu Hong Kong theo chiều hướng giảm Giá cổ phiếu ở Hong Kong trượt 4% sau khi thị trường chứng khoán mở cửa lại sau ba ngày Tết Âm lịch. Chỉ số Hang Seng nay còn 18.508,96 điểm. Thị trường Trung Quốc tiếp tục đóng cửa nghỉ Tết. Trong những ngày vừa qua, chứng khoán Á châu nói chung đều sụt giá. Cổ phiếu ở Nhật tiếp tục ảm đạm sau hai ngày rớt giá, tuy nhiên thị trường Nikkei đóng cửa hôm 11/2 vì nghỉ lễ. Ở Hong Kong sụt nhiều nhất là cổ phiếu HSBC, tới 5,3% trong khi cổ phiếu Tencent, AIA và China Mobile đều giảm hơn 4% trong phiên giao dịch sáng. Quan ngại tăng trưởng ở Hoa Kỳ Chủ tịch Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ Janet Yellen đã nêu quan ngại về kinh tế toàn cầu và tăng trưởng chậm ở Trung Quốc trong bài phát biểu tại Hạ viện hôm thứ Tư 10/2. Bà Yellen cảnh báo rằng điều kiện tài chính ở Mỹ gần đây trở nên "không thuận lợi cho phát triển" trong khi chính sách tiền tệ "thiếu rõ ràng" của Trung Quốc đang làm thị trường chứng khoán toàn cầu trồi sụt. Tuy nói rằng bà không cho là kinh tế Trung Quốc sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, bà Yellen nói tình trạng bất ổn định mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gây ra đang kéo giá hàng hóa trên thế giới giảm sút và gây khó cho các quốc gia xuất khẩu. Chứng khoán ở Hàn Quốc cũng khởi động lại sau năm mới và cũng đi xuống. Chỉ số Kospi giảm 2,7% xuống 1.865,56 điểm trong phiên sáng 11/2. Các nhà sản xuất xe hơi nằm trong số bị thiệt hại nhiều nhất, tỷ lệ xuất khẩu xe giảm gần 20% trong tháng 1/2016 vì nhu cầu giảm tại các thị trường mới nổi. Giá cổ phiếu Hyundai và Kia đều mất gần 2% trong khi Ssangyong giảm tới 4%. Australia không giảm Image copyrightAFP Image captionVirgin Australia nói có lãi lần đầu sau hai năm Tuy nhiên chứng khoán Australia lại tăng trong hôm thứ Năm sau hai ngày đi xuống. Chỉ số ASX/200 tăng 0,3% lên 4.790,20 điểm sau khi giảm hơn 4% kể từ đầu tháng. Trước khi thị trường mở cửa, hãng hàng không Virgin Australia cho hay có thể có lãi trong nửa đầu năm sau khi đưa ra các biện pháp giảm chi phí và nhờ giá nhiên liệu giảm. Giám đốc điều hành John Borghetti ra thông cáo nói: "Các thông số kinh doanh cơ bản đều thuận lợi cho tập đoàn chúng tôi báo lãi cho năm tài chính 2016". Hai năm qua Virgin đã liên tục lỗ. Tuy nhiên thông tin nói trên chưa đủ để thuyết phục các nhà đầu tư, giá cổ phiếu Virgin Australia giảm hơn 5% vào giữa ngày. (BBC)
  21. RFIĐăng ngày 11-02-2016 Sửa đổi ngày 11-02-2016 17:01 Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde (P) và thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên, Bercy, Paris, 19/02/2011Reuters Vào lúc đồng nhân dân tệ chao đảo, gây rúng động thế giới, người ta không thấy thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc, ông Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan) lên tiếng. Báo Le Monde, ngày 09/02/2016, đưa ra giả thuyết về sự vắng bóng này qua bài :« Sự im lặng khó hiểu của thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc". RFI xin giới thiệu. Bất chấp những chao đảo tác động đến đồng nhân dân tệ, ông Chu Tiểu Xuyên, đại diện biểu tượng cho chính sách mở cửa kinh tế, không thấy phát biểu công khai gì nữa. Vào tháng Ba 2015, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc bảo đảm là đồng nhân dân tệ sẽ được chuyển đổi hoàn toàn vào cuối năm 2015. Trong 14 năm đứng đầu Ngân Hàng Nhân Dân Trung Hoa, ông Chu liên tục là người ca ngợi các cải cách, và trên các diễn đàn quốc tế lớn, ông đóng vai trò đại diện cho một nước Trung Hoa cam kết mở cửa ra thế giới bên ngoài. Năm 2005, ông Chu đã từng lên vô tuyến truyền hình để giải thích không nên để cho giá trị của đồng nhân dân tệ bám theo đồng đô la. Trong thập niên sau đó, ông biện luận là cần để thị trường đóng một vai trò ngày càng lớn trong việc định ra tỷ giá đồng nhân dân tệ. Ông cũng tranh đấu cho việc để thị trường ấn định lãi suất ngân hàng và lãi suất tiết kiệm và ông tin tưởng rằng sức mạnh của thị trường là cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế. Tăng cường kiểm soát Thế nhưng, năm 2015 đã đi qua và lịch trình thả nổi đồng nhân dân tệ mà ông Chu Tiểu Xuyên hứa hẹn, đã không được thực hiện. Hơn nữa, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc lại im lặng. Ông đã không công khai nói về chính sách kinh tế Trung Quốc kể từ sau hội nghị G20 ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, hồi tháng Chín 2015. Hồi tháng Giêng 2016, ông Chu đã không tham dự Diễn Đàn Davos và tại diễn đàn này, sức khỏe của nền kinh tế thứ hai thế giới là chủ đề ngự trị trong các cuộc thảo luận. Các bình luận gần đây nhất của ông không liên quan gì đến chính sách tiền tệ. Hôm thứ Năm, 04/02, ông viết là Ngân Hàng Trung Ương « đã thành khẩn tiếp thu » những khuyến nghị của ủy ban chống tham nhũng ; ủy ban này đã nêu ra những trường hợp dùng công quỹ để mua quà trong Ngân Hàng Trung Ương. Phải chăng đây là dấu hiệu của việc ông Chu, 68 tuổi, bị gạt ra khỏi guồng máy lãnh đạo ? Trong các năm 2007, 2010, 2013 và 2014, báo chí đã dự báo sai về việc ông phải ra đi. Trung Quốc đã thay đổi, kể từ khi ông Chu Kiến Nam (Zhou Jiannan), cha của thống đốc hiện nay, đấu tranh trong đội quân của Mao Trạch Đông tại căn cứ cách mạng Diên An (Yan’an – ở miền trung) vào cuối những năm 1930. Người thanh niên Chu Tiểu Xuyên được học hành trong một trường trung học dành cho giới tinh hoa của chế độ Bắc Kinh, sau đó trở thành thủ lĩnh trong một đơn vị Hồng Vệ Binh khi xẩy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa khủng khiếp vào giữa những năm 1960. Đến thời kỳ cải cách, cha của ông trở thành bộ trưởng công nghiệp và là một trong những chỗ dựa thân tín của chủ tịch Giang Dân (Jiang Zemin), người đã đưa Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Vị thống đốc đương nhiệm họ Chu vừa kế thừa dòng dõi này vừa tin tưởng rằng Trung Quốc phải mở cửa để tiếp tục phát triển. Cuối tháng Giêng, tờ South China Morning Post, nhật báo lớn của Hồng Kông đã thắc mắc : « Lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đâu rồi ? » Câu hỏi này không chỉ liên quan đến con người cụ thể ông thống đốc mà cả các ý tưởng của ông. Không thông báo công khai, nhưng Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát sự di chuyển các luồng tư bản. Theo ông Wang Xiaozu, giáo sư tài chính ở đại học Fudan, Thượng Hải, thì chính sách mở cửa mà ông Chu đã chủ trương, từ nay được coi là một « ý tưởng tốt trong một thời điểm xấu». Chuyên gia tài chính này nhận định : « Mở cửa hơn nữa vào thời điểm hiện nay chỉ làm cho các vấn đề thêm nghiêm trọng, như vấn đề thị trường chứng khoán hay các luồng vốn. Môi trường kinh tế hiện nay đòi hỏi kiểm soát hơn nữa các nguồn vốn chứ không phải là việc thả nổi tự do nhân dân tệ ». Tổng bí thư đảng Cộng sản, chủ tịch nước Tập Cận Bình dường như không tin tưởng mạnh mẽ như ông Chu về việc cần phải nhường chỗ cho thị trường. Ông Jean-François Huchet, giáo sư kinh tế thuộc Viện Ngôn Ngữ Và Văn Minh Phương Đông nhận xét : « Người ta không thấy rõ phải chăng chế độ Bắc Kinh đã từ bỏ mong muốn kiểm soát nền kinh tế qua các biện pháp hành chính hay muốn từ bỏ một phần các cơ chế kiểm soát này để cho các tác nhân của thị trường được tự chủ nhiều hơn ». Liên quan đến kinh tế, từ nay, ông Tập Cận Bình lắng nghe các tư vấn của ông Lưu Hạc (Liu He) hơn ; đây là một nhân vật kín đáo, được đào tạo ở Havard mà nguyên thủ Trung Quốc bổ nhiệm làm người đứng đầu Ban Chỉ Đạo Kinh Tài Trung Ương, một tổ chức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, cạnh tranh với các cơ quan quản lý của chính phủ. Vai trò của Tập Cận Bình – cũng như của các cố vấn của ông – đã được củng cố trong ban lãnh đạo Đảng, gạt ra bên lề các nhân vật vốn trước đây có vai trò hàng đầu, như thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hay thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên.
  22. Đăng ngày 11-02-2016 Sửa đổi ngày 11-02-2016 16:35 Đồng nhân dân tệ (10 yuan), đồng euro (50) và bảng Anh (20).REUTERS/Kacper Pempel Khủng hoảng chứng khoán, vốn tư bản ào ạt chạy ra nước ngoài, chuyển đổi kinh tế tế nhị…Năm 2016 khởi đầu không tốt đẹp đối với Trung Quốc. Theo các số liệu do Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc công bố hôm Chủ nhật, 07/02/2016, dự trữ hối đoái của nước này bị giảm mất 99,5 tỷ đô la (89,2 tỷ euro) trong tháng Giêng và xuống còn ở mức 3230 tỷ đô la. Dự trữ hối đoái của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất kể từ 2012, triệu chứng của cuộc chiến mà Bắc Kinh đang tiến hành để hỗ trợ đồng nhân dân tệ. Cách nay có vài tháng, nền kinh tế thứ hai trên thế giới còn tạo được lòng tin, nhưng giờ đây lại đang gây lo ngại. Việc tăng trưởng giảm sút cũng như khả năng của chính quyền cộng sản Trung Quốc làm chủ được tốc độ giảm tăng trưởng thường xuyên gây chấn động các thị trường chứng khoán thế giới. Các thông tin trái ngược mà Bắc Kinh tung ra một cách nhỏ giọt làm cho vấn đề thêm phức tạp. Trong những tuần qua, Trung Quốc đã phải đẩy nhanh tiến độ phá giá nhân dân tệ so với đô la (phá giá 1,3% từ đầu tháng Giêng sau khi đã hạ giá 4,5% trong năm 2015), đồng thời lại vẫn khoe khoang là ổn định được giá trị đồng tiền so với giỏ tiền tệ bao gồm 13 ngoại tệ được thiết lập hồi tháng 12/2015. Tất cả những động thái này gây khó hiểu. Hoa Kỳ tỏ ra bi quan, đòi thả nổi « một cách có tổ chức và minh bạch » đồng tiền Trung Quốc. Quả thực là đồng nhân dân tệ bị thao túng bởi các thủ tục không rõ ràng sáng sủa. Vậy Trung Quốc đang chơi trò gì với đồng nhân dân tệ ? Liệu việc phá giá ồ ạt đồng nhân dân tệ có thể làm dấy lên một cú sốc kinh tế toàn cầu hay không ? Liệu chúng ta có bên bờ một cuộc chiến tranh tiền tệ mới hay không. Sau đây là giải thích của báo Le Monde số ra ngày 09/02/2016. Trước hết, đồng nhân dân tệ sẽ bị sụt giá đến mức nào ? Từ lâu nay, Washington đã cáo buộc Bắc Kinh kìm giữ đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực để thúc đẩy xuất khẩu. Thế nhưng, từ năm 2015, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã nới lỏng cơ chế tỷ giá cố định và đồng nhân dân tệ tăng giá so với đô la. Vào tháng 07/2015, để chuẩn bị cho việc đưa đồng tiền Trung Quốc vào giỏ tiền tệ - quyền rút vốn đặc biệt – nguồn vốn chính của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, định chế này thậm chí đã hoan nghênh lộ trình mà Trung Quốc đã thực hiện. Thế nhưng, điều trái khoáy là các kinh tế gia thẩm định rằng hiện nay đồng nhân dân tệ được định giá cao hơn giá trị thật của nó. Nguyên nhân là các động lực kinh tế nội tại đang kéo đồng nhân dân tệ xuống thấp, như tăng trưởng chậm và nguồn vốn ào ạt chạy ra nước ngoài (theo Viện Tài Chính Quốc Tế, trong năm 2015, có 725 triệu đô la được chuyển ra nước ngoài). Chính vì thế, hiện nay Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đang cố kìm hãm và dàn trải các áp lực giảm giá trị tiền tệ để tránh việc hạ giá nhân dân tệ phũ phàng. Trong tháng 8/2015, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã thông qua một cơ chế xác định hối đoái mới và giải thích rằng cơ chế mới này tôn trọng các điều kiện thị trường hơn ; kết quả là trong ba ngày đồng tiền Trung Quốc đã mất giá 2,96% so với đô la. Việc giảm giá này có thể còn mạnh hơn nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không can thiệp để ngăn chặn. Để hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã dùng dự trữ hối đoái để mua nhân dân tệ, làm cho nguồn dự trữ này sụt giảm 770 tỷ đô la, kể từ tháng Sáu 2014, vào lúc đó, Trung Quốc có mức dự trữ hối đoái cao nhất, 4000 tỷ đô la. Thế nhưng, việc can thiệp giữ giá đồng nhân dân tệ chỉ có hiệu quả nếu như ngăn chặn được các nguồn vốn đổ ra bên ngoài và thuyết phục được các nhà đầu tư ở lại Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải có những cải cách cơ cấu tế nhị. Giả sử Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc để cho nhân dân tệ tự điều chỉnh thì tình hình sẽ ra sao ? Giới chuyên gia kinh tế ngân hàng thẩm định là trong trường hợp này, đồng nhân dân tệ sẽ chỉ mất giá ở mức độ hạn chế. Nhưng các quỹ đầu cơ thì cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ mất giá từ 30 đến 50%. Phải chăng Trung Quốc lao vào một cuộc chiến tranh tiền tệ ? Mối đe dọa này thường xuyên được nêu ra, theo đó, khi để cho nhân dân tệ giảm giá, dường như Bắc Kinh đã khai mở một cuộc chiến tranh tiền tệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Chuyên gia Pham Thuy Van, thuộc viện nghiên cứu kinh tế Cœ-Rexecode, nhận định : « Không hẳn là như vậy. Cách tiếp cận vấn đề của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc mang tính phòng thủ chứ không phải là tấn công : định chế này không chủ động phá giá mà chỉ đi theo sát, hỗ trợ việc giảm giá này ». Tuy nhiên, không loại trừ hoàn toàn kịch bản một cuộc chiến tranh tiền tệ : kịch bản này có thể xẩy ra, nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc mệt mỏi về việc phải rút tiền trong quỹ dự trữ hối đoái để ngăn chặn đồng nhân dân tệ mất giá và để mặc cho đồng tiền quốc gia tuột giá. Trường hợp này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền với những hậu quả tai hại : đồng tiền của các nước đang trỗi dậy vốn có giá trị thấp sẽ bị tấn công, trong khi đó, ngân hàng trung ương của các nước khác sẽ đáp trả bằng cách phá giá đồng tiền quốc gia của mình… Đọc thêm: Đòn tiền tệ của Trung Quốc: Việt Nam làm sao chống đỡ ? Bắc Kinh lèo lái giai đoạn quá độ kinh tế ra sao ? Bắc Kinh vất vả chèo lái giai đoạn quá độ đưa nền kinh tế quốc gia hướng tới một mô hình bớt dựa vào xuất khẩu và chú trọng hơn vào tiêu thụ nội địa. Các thay đổi liên tục trong chính sách quản lý lúc thì chủ trương chỉ đạo can thiệp lúc thì muốn tự do kinh tế gây ra nhiều chệch choạc. Các thị trường chứng khoán không mấy hứng thú trước các hạn chế áp đặt đối với những người sở hữu nhiều cổ phiếu. Tương tự, chính quyền Trung Quốc, một mặt khẳng định cần phải giảm tốc độ và tái cân bằng tăng trưởng, mặt khác lại tiếp tục chính sách thúc đẩy tăng trưởng để hỗ trợ các hoạt động sản xuất và bảo đảm xã hội bình an. Quả thực là mọi việc không rõ ràng cho lắm. Liệu chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có tranh thủ hội nghị trung ương vào tháng Ba để đưa ra lập trường của ông về các thay đổi sắp tới hay không ? Có thể. Theo kinh tế gia Euler Hermes thì « Trung Quốc không lựa chọn giữa Nhà nước và thị trường. Nhưng giữa tiền tệ, tăng trưởng và tài trợ nền kinh tế, họ phải xác định các ưu tiên ». Giải Nobel Kinh Tế Robert Mundell, người Canada, cho rằng, một nước không thể cùng một lúc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định, thực hiện chính sách tiền tệ độc lập và có được sự luân chuyển lưu thông của tư bản. Nếu Trung Quốc muốn mở cửa thị trường vốn và hỗ trợ nền kinh tế quốc gia, thì họ phải thả nổi tiền tệ… Vậy thị trường lo ngại gì ? Giới tài chính tối kỵ bất trắc. Từ tháng 8/2015, mỗi lần đồng nhân dân tệ phá giá thì lại gây ra phản ứng mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán trên thế giới và phản ứng này lại càng nghiêm trọng do tình trạng tệ hại của các thị trường tài chính Trung Quốc – chỉ số hỗn hợp Thượng Hải đã mất 50% kể từ tháng 6/2015. Thế nhưng, chỉ số này vẫn còn cao hơn 30% so với mức của giữa năm 2014, tức là trước khi hình thành bong bóng đầu cơ chứng khoán Trung Quốc. Chính vì thế, chuyên gia Pham đã nhận định rằng « phản ứng của thị trường là thái quá ». Tuy vậy, các nguyên nhân lo ngại của thị trường là có thực : đó là việc giảm mạnh hoạt động kinh tế, Bắc Kinh không có khả năng thông tin rõ ràng về chiến lược và rủi ro về sự tuột giá của đồng nhân dân tệ. Tình hình càng trở nên trầm trọng vì từ năm 2008, các ngân hàng trung ương đã bơm những khoản tiền khổng lồ vào hệ thống tài chính, làm gia tăng « tính khí thất thường » của các thị trường. Chuyên gia Từ Bắc (Bei Xu) thuộc công ty đầu tư Exane BNP Paribas tóm tắt như sau : « Các luồng vốn di chuyển ngày càng nhanh từ thị trường tài chính này sang thị trường khác để tìm kiếm lợi nhuận, và sự di chuyển này tàn phá mạnh mẽ ». Liệu tiến trình quốc tế hóa đồng tiền Trung Quốc có bị xét lại hay không ? Đó là cả một vấn đề. Từ 15 năm nay, đảng Cộng sản Trung Quốc mơ ước nhìn thấy đồng nhân dân tệ lấn át đồng đô la Mỹ. Và để đạt được điều này, họ đã từng bước nới lỏng việc kiểm soát tiền tệ nhưng đồng nhân dân tệ vẫn chỉ có khả năng chuyển đổi bán phần. Bắc Kinh cũng cho phép các công ty Trung Quốc sử dụng nhân dân tệ để thanh toán xuất nhập khẩu (trước đó thì chỉ dùng đô la), rồi để phát hành công trái… Kết quả là đồng tiền Trung Quốc đã có vai trò ngày càng gia tăng trong việc tài trợ thương mại quốc tế. Thế nhưng, trước khi hạ bệ được vai trò của đồng đô la, đồng nhân dân tệ phải có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và Trung Quốc phải hoàn tất tiến trình tự do hóa thị trường tài chính. Công việc này đòi hỏi 10 hoặc 20 năm. Tình hình sẽ khác nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc kéo dài thời hạn áp dụng các biện pháp được đưa ra trong những tuần gần đây để ngăn chặn đầu cơ, ví dụ như việc rút tiền là đồng nhân dân tệ ở nước ngoài. Ông Victor Shih, chuyên gia về Trung Quốc ở trường đại học San Diego nhận định : « Từ 5 năm nay, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không ngừng khoe khoang về việc thả lỏng dần dần đồng nhân dân tệ, nhưng giờ đây, Trung Quốc lại có một số biện pháp thụt lùi. Khó có thể duy trì được lập trường này và đây là một trắc nghiệm lớn đối với Trung Quốc ». Đức Tâm (rfi)
  23. Kỳ Duyên: Bạn bè gửi cho bài viết này. Một bài viết mình thấy là nghiêm túc bàn về chuyện tự ứng cử. Chỉ có sự trách nhiệm XH nghiêm túc, mới đáng ủng hộ. Tự ứng cử- một hành động bước đầu của người mong muốn hoạt động XH- chính trị chỉ xứng đáng với những người lấy việc lớn- vì dân vì nước lên trên hết, không phải là nơi giở trò đùa vui, thỏa mãn tâm lý bất đắc chí cá nhân. Mình thích câu này trong bài của Quang Phan: Đấu tranh chính trị hay tranh cử cần nghiêm túc, khoa học không phải là trò đùa, trò diễu nhại sử dụng trí khôn Trạng Quỳnh. Cần nhớ cho rằng trí khôn Trạng Quỳnh, thực chất chỉ là các trò tiểu xảo lặt vặt của dân làng xã, cái trí khôn ấy không thể dẫn dắt con người đến với sự trưởng thành về mặt tư duy, diễu nhại tuy vui nhất thời nhưng chỉ mua lấy sự thất bại chung cuộc. Nếu anh không nghiêm túc với công cuộc đấu tranh của mình thì người dân cũng nhìn thấy ở anh sự thiếu nghiêm túc với họ; nếu anh đem cuộc đấu tranh của mình ra làm trò đùa thì cũng có nghĩa rằng anh đang đùa với người dân – những cử tri thực sự. Đó là sự ngu xuẩn, lố bịch! Ts Nguyễn Quang A Ngày 2/2/2016, luật sư Phạm Quốc Bình đã thông báo trên FB của ông về quyết định ra ứng cử Quốc Hội. Ngày 5/2/2016, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, tuyên bố ứng cử đại biểu Quốc Hội. Tiếp đó Luật sư Lê Luân cũng tuyên bố ra tranh cử. Là một trong những thủ lĩnh của phong trào Xã hội Dân Sự, Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã ra lời kêu gọi công dân tự ứng cử như một bước đi trong việc khẳng định quyền công dân của mình và cũng là để phá vỡ dần đi cơ chế độc quyền Đảng cử – Dân bầu. Hưởng ứng lời kêu gọi này một loạt cá nhân đã tuyên bố và kêu gọi cộng đồng ủng hộ mình tranh cử Đại biểu Quốc Hội. Nhưng… Nguyên tắc bất di bất dịch Trọng thị cử tri – thực hành dân chủ Đấu tranh chính trị không phải chỉ là câu like, không phải chỉ cuộc vui, chuyện phiếm. Đấu tranh chính trị, mà ở đây cụ thể là tranh cử dân biểu cần một bộ máy vận hành chuyên nghiệp, từ bước vận động xã hội, đến cương lĩnh hành động và thậm chí cả các giải pháp cụ thể đối với chính quyền hiện tại (nếu bị làm khó dễ). Đấu tranh chính trị hay tranh cử cần nghiêm túc, khoa học không phải là trò đùa, trò diễu nhại sử dụng trí khôn Trạng Quỳnh. Cần nhớ cho rằng trí khôn Trạng Quỳnh, thực chất chỉ là các trò tiểu xảo lặt vặt của dân làng xã, cái trí khôn ấy không thể dẫn dắt con người đến với sự trưởng thành về mặt tư duy, diễu nhại tuy vui nhất thời nhưng chỉ mua lấy sự thất bại chung cuộc. Nếu anh không nghiêm túc với công cuộc đấu tranh của mình thì người dân cũng nhìn thấy ở anh sự thiếu nghiêm túc với họ; nếu anh đem cuộc đấu tranh của mình ra làm trò đùa thì cũng có nghĩa rằng anh đang đùa với người dân – những cử tri thực sự. Đó là sự ngu xuẩn, lố bịch! Hiện giờ công bằng nhìn nhận, các nhóm xã hội dân sự đều có thực lực yếu ớt, cương lĩnh không có gì, phần đa chạy theo sự kiện. Hơn thế, giữa các nhóm này đôi khi xuất hiện các mâu thuẫn, công kích lẫn nhau. Đem cái thực lực như vậy bước vào cuộc tranh đấu chính trị trước mắt mà nghĩ rằng mình thành công được ấy là ảo tưởng. Tiến sỹ Nguyễn Quang A ra lời kêu gọi công dân tự ứng cử, tuy là sáng kiến hay giúp hình thành nên một phong trào tự ứng cử nhưng lại pha loãng vấn đề, tiếp tục xẻ nhó thêm các tiềm lực ít ỏi của các nhóm xã hội dân sự. Đó là sáng kiến bất cập thời và tùy hứng. Việc ra ứng cử Đại biểu Quốc hội không cứ là thắng cử hay bại, cái thành công là ở chỗ người dân nhận thức thế nào về anh, nhận thức thế nào về giá trị dân chủ. Thắng lợi nhằm vào chỗ nói với người dân thế nào là quyền của công dân và đưa lại một cơ hội công bình hơn cho người dân sử dụng quyền ấy. Vậy tại sao các nhóm xã hội dân sự không liên hiệp lại với nhau, tạo nên sức mạnh tổng thể? Bó đũa chọn ra cột cờ rồi dồn sức cho ngọn cờ đó? Việc liên hiệp có thể công khai, có thể bán công khai, hoặc các nhóm chỉ cần thông nhất tinh thần chung, không cần hình thành một tổ chức hợp nhất. Pháp lý và truyền thông! Việc thứ hai là những người ra ứng cử cần có ít nhất một luật sư để bảo vệ chính mình hoặc đấu lý lẽ pháp luật khi cần thiết; tiến hành các thủ tục pháp lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Có luật sư là để những người tranh cử ủy nhiệm các vấn đề pháp lý cho vị luật sư đó, tiến hành phòng vệ về mặt pháp luật. Xây dựng một bộ máy truyền thông hữu hiệu bao gồm cả chính thống, báo nước ngoài mạng xã hội và cả các tổ chức quốc tế quan tâm. Người tranh cử cần có cố vấn hay người phụ trách truyền thông để xác định rõ lộ trình cho chiến dịch truyền thông xã hội, sử dụng minh bạch thông tin để tranh đấu và bảo vệ chính mình. Những cá nhân, nhóm nào nếu tự xét mình không đủ sức để hình thành những điều kiện hạ tầng trên thì tự nguyện lui đi, dồn sức cho người có tiềm lực mạnh hơn. Sau khi xác định được như vậy, những người ra tranh cử kỳ này cần tuyên bố cụ thể rành mạch lý do mình tranh cử mà rõ ràng xác quyết nhất là quyền công dân đã được Hiến Pháp và Pháp Luật bảo hộ. Tuyệt đối không nên post một cái hình, giới thiệu sơ lược ba dòng tiểu sử rồi kêu gọi mọi người ủng hộ. Tuy rằng cái hình cô gái xinh, hay một nhà hoạt động dân chủ lâu năm thu hút được vài nghìn like nhưng hiệu quả đấu tranh là rezo. Tuyên bố lý do tranh cử thì cũng phải tuyên bố cương lĩnh hay những việc anh làm nếu anh thắng cử. Đấy là cái lời hứa của nhà vận động chính trị với cử tri của mình, tuyệt đối không thể thiếu được, không thể mơ hồ được. Không cần đem những thứ quá to tát vào cương lĩnh tranh cử, sự hấp dẫn nhất với quần chúng hiện thời là bảo vệ các giá trị dân sinh. Ai bảo vệ miếng ăn của người dân người đó được dân ủng hộ. Và điều cuối cùng, mỗi đại biểu ra tranh cử nên chuẩn bị hai khả năng cả khi thắng cử hay thất bại và gởi lời tri ân tới cử tri những người đã quan tâm tới công cuộc vận động tranh cử của mình. Kết lại cái nguyên do mình ra tranh cử, đánh giá khách quan và công bằng với thành bại của chính mình, Đã xác định ra tranh cử đại biểu Quốc Hội thì anh phải làm việc nghiêm túc, thực sự; tuyệt đối không thể bông đùa, mua like hay là kết quả của thói ngẫu hứng nhất thời. Không nên kỳ vọng quá lớn vào triển vọng thắng cử, chỉ cần dốc sức để đem lại một cơ hội hiện thực giúp thực hành dân chủ, đấy là cái thành công lớn nhất rồi. Sự nghiêm túc là thước đo thành bại! Tác giả: FB Quang Phan (Blog Kỳ Duyên)
  24. Một lần nữa Bộ công an lại phải nhận thất bại nặng nề trong cung cách “làm luật”. Thông tư về “Cảnh sát giao thông được trưng dụng tài sản của dân” đã gặp phải sự phản ứng quá rộng và quá tức tối, không chỉ từ giới phản biện độc lập và mạng xã hội, mà ngay cả giới báo chí nhà nước vốn quen thúc thủ cũng phải lên tiếng. Người dân phản ứng mạnh với cảnh sát giao thông. (Hình: Internet) Sau vài lần “thanh minh” mà thực chất là che chở, một viên chức có trách nhiệm của Bộ công an đã phải chính thức thừa nhận việc cảnh sát giao thông chỉ được trưng dụng tài sản người dân khi có quyết định của bộ trưởng công an chứ không phải một cấp nào khác. Cảnh sát giao thông vốn bị xem là hung thần đối với người đi đường. Rất nhiều người dân đã nói thẳng: ra ngoài đường bây giờ sợ nhất là cướp giật, thứ đến là công an. Thậm chí một số người còn đặt mối nguy hiểm công an lên đầu. Chỉ riêng việc phải căng mắt để tìm cảnh sát giao thông “núp lùm” là đã khiến người đi đường bị phân tâm cao độ, có thể dẫn đến những vụ tai nạn đau đớn. Trong khi vấn nạn về đòi và ăn hối lộ của cảnh sát giao thông vẫn chưa hề được xử lý thích đáng, cơ chế cho phép lực lượng này được trưng dụng tài sản, xe cộ của người đi đường chắc chắn sẽ khiến “một bộ phận không nhỏ” trong lực lượng này lạm dụng và lợi dụng để tác oai tác quái, kể cả chiếm đoạt tài sản của người dân. Trong thực tế, không ít lần người dân đã chứng kiến một số nhân viên cảnh sát giao thông và cả cảnh sát cơ động rượt đuổi người đi đường, sau đó “bốc” phương tiện đi lại của người dân mà không có biên bản giấy tờ gì. Có trường hợp nhân viên cảnh sát còn trấn lột phương tiện đi lại của người dân… Vào những ngày tết Nguyên Đán 2016, người dân lại thấy nhan nhản cảnh sát giao thông núp trong bóng tối ở Sài Gòn để “kiếm ăn”. Nhiều người dân thật sự phẫn nộ vì cảnh này đã diễn đi diễn lại từ tết năm này sang tết năm khác, nhưng Bộ công an vẫn xem như không thấy, không nghe và không biết. Với thuộc tính công an trị, những cơ quan “làm luật” của Bộ công an vẫn mang nặng thói quen dự thảo và ban hành những văn bản tác động rộng và mạnh đến xã hội mà không cần biết đến phản ứng của người dân. Tuy nhiên từ năm 2013 đến nay, khi xã hội dân sự ở Việt Nam dần phát triển và làn sóng phản biện cũng dần tăng cao, một số văn bản của Bộ công an đã vấp phải thất bại. Vào tháng 9/2015, sau hơn một năm căng thẳng tranh cãi về việc có cần thiết hay không khi đưa “quyền điều tra của công an xã” vào dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Bộ Công an - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật này nhưng vẫn thường bị dư luận lên án về thuộc tính “công an trị” - đã hầu như thất bại. Trong phiên họp ngày 17/8/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã gần như chính thức quay lưng với thứ quyền không biết sẽ để lại hậu quả ghê gớm đến thế nào nếu được luật hóa ấy. Trước đó vào tháng 8/2014, Bộ Công an suýt chút nữa đã thành công bằng văn bản có tên gọi “Thông tư 28”, cho phép điều tra viên được ghi âm, ghi hình luật sư. Ngay sau khi dự thảo của thông tư này được công bố, Liên đoàn luật sư Việt Nam và báo giới đã phản ứng quyết liệt, nêu ra hàng loạt dẫn chứng cho thấy hành vi ghi âm, ghi hình như thế là một cách đắc dụng nhằm xâm phạm quyền hành nghề của luật sư, mà thực chất là vi phạm nhân quyền. Cuối cùng, Bộ Công an đã phải ban hành quyết định hủy bỏ hành vi dự kiến đầy độc đoán và áp chế này. Lê Dung (SBTN)
  25. Hai vị tân lãnh đạo Hoàng Trung Hải và Đinh La Thăng sẽ mang lại thay đổi gì cho người dân thành phố? Hôm 05/02, ông Hoàng Trung Hải, người từng đảm nhiệm hai nhiệm kỳ Phó Thủ Tướng đã được bổ nhiệm vào chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội, còn Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng giữ chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Vậy người dân Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn được biết đến là Sài Gòn, có kỳ vọng gì cho tương lai đối với các vị tân lãnh đạo? Các khách mời là chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu chính sách công, nhà nghiên cứu giáo dục sẽ thảo luận về chủ đề này trong chương trình phát trực tiếp lúc 19h30 (giờ Việt Nam), thứ Năm ngày 11/02. Xem tại: http://bbc.in/1Q8LKSk Trong phỏng vấn với BBC Tiếng Việt hôm 05/02, ông Vũ Cao Phan cho rằng việc bổ nhiệm hai tân ủy viên Bộ Chính trị làm bí thư thành ủy Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là 'tín hiệu tốt'. Nhà nghiên cứu từ Hà Nội nhận xét là cả ông Đinh La Thăng và ông Hoàng Trung Hải "đều là những người nhiệt tình, làm việc tốt, xưa nay chưa có điều tiếng gì", tuy nhiên mọi người "không nên đặt kỳ vọng quá nhiều", bởi đây cũng chỉ là những bổ nhiệm "bình thường như bao lần khác" trong hệ thống chính trị Việt Nam. Một công trình xây dựng đường sắt trên cao tại Hà Nội Blogger Trương Thái Du cũng bày tỏ hy vọng vào ông Đinh La Thăng trong một bài viết gần đây: "Tuy hơi bất ngờ khi nghe tin ông về Sài Gòn nhưng dân tình phản ứng tích cực, nói chung là hy vọng, thậm chí "Hy vọng táo bạo - The Audacity of Hope" như tựa đề một quyển tự truyện của ngài Obama trước khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ." Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi trên Facebook của BBC Tiếng Việt về kỳ vọng của độc giả đối với hai vị tân lãnh đạo, nhiều ý kiến tỏ ra khá bi quan. Thang Toan Ma bình luận: "Kỳ vọng hay không kỳ vọng cũng chẳng được vì lãnh đạo là do đcs [Đảng Cộng sản] sắp đặt, dân chẳng có cái quyền ngoài quyền đóng thuế và thực hiện nghĩa vụ..." Nguyen Van viết: "Lãnh đạo mới làm theo chủ trương đường lối đã có sẵn thì đâu vẫn đấy." Còn Facebooker Hoang Le cho biết kỳ vọng của mình là "mở rộng cơ sở hạ tầng, phúc lợi, an sinh xã hội, minh bạch trong quản lý, trông bù nhiều cây xanh". Hay bình luận của Nguyễn Cường: "Kỳ vọng chứ? Ở vn [Việt Nam] ai cũng muốn cuộc sống văn minh xã hội và người phát triển." Hai thành phố lớn của Việt Nam cũng có tân chủ tịch Ủy ban Nhân dân là ông Nguyễn Thành Phong và Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung. (BBC)

×
×
  • Create New...