Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39416
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Phó Thủ hiến kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủy sản vùng lãnh thổ bắc Úc Willem Westra van Holthe. Tin liên hệ Quan chức cấp cao ở Texas bị bắt vì nhận hối lộ của một người Việt Hầu hết các quan chức cấp cao tại thành phố Crystal, tiểu bang Texas đã bị bắt tuần trước sau khi bị cáo buộc nhận hàng nghìn đôla tiền hối lộ Đại sứ phương Tây ở Việt Nam sử dụng ‘quyền lực mềm’ dịp Tết Chìm tàu chở du khách Việt ở Campuchia Phụ nữ Việt bị truy tố vì ăn trộm 17.000 đôla ở Singapore Gia đình cô dâu Việt mắc kẹt trong nhà sập vì động đất ở Đài Loan Ukraine thả người Việt bị bắt trong vụ bố ráp Làng Sen Khánh An-VOA 11.02.2016 Phó Thủ hiến kiêm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủy sản vùng lãnh thổ bắc Úc, ông Willem Westra van Holthe, hôm thứ Tư đã bị chỉ trích kịch liệt sau khi có những bằng chứng đưa ra cho thấy có mối liên hệ tài chính cá nhân của ông với tập đoàn CT và những ‘bê bối’ khác trong thời gian công tác tại Việt Nam. Cụ thể, vị bộ trưởng Úc đã vay một khoản nợ 650.000 đôla vào tháng 9/2015 để đầu tư vào tập đoàn CT, với dự án trồng 10.000 ha thanh long của Việt Nam ở bắc Úc, để trở thành nhà xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới, và một số dự án khác. “Lý do không tiến hành bất kỳ hình thức đầu tư nào hơn nữa là bởi vì tôi cảm thấy rằng nó có thể sẽ tạo ra xung đột lợi ích và điều đó khiến cho vị trí phó thủ hiến, bộ trưởng của tôi gặp khó khăn, thậm chí không ổn”, ông Westra van Holthe nói với đài ABC. Ông van Holthe khẳng định: “Tôi không dùng tiền đóng thuế của dân…để kiếm lợi ích kinh doanh ở Việt Nam”. Nhưng trong một tuyên bố trước Quốc hội Úc, ông đã xin lỗi về hành động của mình. “Nghĩ lại, tôi không bao giờ nên nghĩ đến chuyện đầu tư vào một công ty mà tôi đang làm việc với tư cách một chính phủ với doanh nghiệp chính phủ”, ông Westra van Holthe nói. Người yêu làm việc cho tập đoàn CT Trả lời chất vấn của bà Robyn Lambley, một thành viên độc lập của Quốc hội, ông Westra van Holthe thừa nhận bạn gái hiện tại, bà Theresa Phan, đang làm việc cho tập đoàn CT. Ông Westra van Holthe phân trần trước Quốc hội: “Cô ấy đã làm việc cho tập đoàn CT. Và bây giờ cô ấy là bạn gái của tôi và chúng tôi yêu nhau”. Những bằng chứng tố cáo ông Westra van Holthe, do vợ cũ của ông cung cấp, cho thấy ông đã ký vào một cổ phần trị giá 570.000 đôla cho một dự án trung tâm thương mại ở Sài Gòn. Dự án này thuộc sở hữu của một công ty con của tập đoàn CT. “Tôi có ký…nhưng nó đã từ rất lâu rồi. Nó đã không bao giờ được thực hiện, không bao giờ được gửi về Việt Nam, và vì vậy không có một hợp đồng trên thực tế”. Trong những email mà NT News có được từ tài khoản cá nhân của ông Westra van Holthe có đề cập đến những quà cáp và tiếp đãi từ công ty này. Cũng trong email do vợ cũ tiết lộ với giới truyền thông, ông Westra van Holthe đã đề cập đến việc cho ‘một lời khuyên sớm’ cho tập đoàn CT về một dự án khách sạn hạng sang ở Darwin, trước khi thông tin chính thức về việc đấu thầu được đưa ra. Ông Westra van Holthe qua email cá nhân nói ông xem ông Trần Kim Chung, Chủ tịch tập đoàn CT, như ‘anh em’ và cám ơn ông này vì những ‘tiếp đãi mỗi khi ông đến TP.HCM’. Trong những email cá nhân khác, ông Westra van Holthe còn nói đến việc sắp xếp thời gian bàn luận riêng với ông Chung về những cơ hội kinh doanh ở Việt Nam, thậm chí nhờ ông Chung đặt phòng khách sạn khi ông đến Việt Nam. ‘Chiến dịch bôi nhọ cá nhân’ Tại Quốc hội, ông Westra van Holthe nói rằng có một ‘chiến dịch bôi nhọ cá nhân’ chống lại ông từ cả bên trong lẫn bên ngoài Hạ viện. “Tôi phải nói rằng tôi rất thất vọng vì những tư liệu cá nhân như báo cáo tài khoản ngân hàng cá nhân của tôi, thường chỉ giới hạn trong phạm vi hôn nhân gia đình, thì đã bị đưa ra truyền thông và đảng Lao động.” Ông Westra van Holthe nói ông không cần phải thông báo với Quốc hội ý định đầu tư của ông vì chưa bao giờ có một hợp đồng nào hoàn tất cả và cũng không có một trao đổi tài chánh nào. Hồi tháng 10 năm ngoái, quan chức người Úc này cũng bị tố cáo dùng tiền thuê bao người yêu ở Việt Nam. Mặc dù lên tiếng bác bỏ tố cáo này, nhưng ông Westra van Holthe đã thừa nhận có quan hệ tình cảm với một phụ nữ Việt Nam trong thời gian đang công tác tại Việt Nam, trước khi ly dị với người vợ đã chung sống với ông 27 năm. Lãnh đạo đảng Lao động Michael Gunner đã kêu gọi ông Westra van Holthe từ chức, viện dẫn những xung đột lợi ích bị cáo buộc trong khi ông tại chức và việc để lộ những thông tin trong nội các. Ông Gunner nói ông dự định sẽ báo cảnh sát về những hành động của ông Westra van Holthe vì đó là những cáo buộc ‘nghiêm trọng’ và cảnh sát cần phải vào cuộc để điều tra. Nhưng ông Westra van Holthe nói ông sẽ không từ chức và rằng một cuộc điều tra của cảnh sát nhắm vào tài chính cá nhân ông là một gợi ý hoàn toàn không có thật và là một trò câu khách. Theo NT News, The Australian, ABC.
  2. 11 tháng 2 2016 Chia sẻ Image copyrightAFP Image captionGiá cổ phiếu Hong Kong theo chiều hướng giảm Giá cổ phiếu ở Hong Kong trượt 4% sau khi thị trường chứng khoán mở cửa lại sau ba ngày Tết Âm lịch. Chỉ số Hang Seng nay còn 18.508,96 điểm. Thị trường Trung Quốc tiếp tục đóng cửa nghỉ Tết. Trong những ngày vừa qua, chứng khoán Á châu nói chung đều sụt giá. Cổ phiếu ở Nhật tiếp tục ảm đạm sau hai ngày rớt giá, tuy nhiên thị trường Nikkei đóng cửa hôm 11/2 vì nghỉ lễ. Ở Hong Kong sụt nhiều nhất là cổ phiếu HSBC, tới 5,3% trong khi cổ phiếu Tencent, AIA và China Mobile đều giảm hơn 4% trong phiên giao dịch sáng. Quan ngại tăng trưởng ở Hoa Kỳ Chủ tịch Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ Janet Yellen đã nêu quan ngại về kinh tế toàn cầu và tăng trưởng chậm ở Trung Quốc trong bài phát biểu tại Hạ viện hôm thứ Tư 10/2. Bà Yellen cảnh báo rằng điều kiện tài chính ở Mỹ gần đây trở nên "không thuận lợi cho phát triển" trong khi chính sách tiền tệ "thiếu rõ ràng" của Trung Quốc đang làm thị trường chứng khoán toàn cầu trồi sụt. Tuy nói rằng bà không cho là kinh tế Trung Quốc sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, bà Yellen nói tình trạng bất ổn định mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gây ra đang kéo giá hàng hóa trên thế giới giảm sút và gây khó cho các quốc gia xuất khẩu. Chứng khoán ở Hàn Quốc cũng khởi động lại sau năm mới và cũng đi xuống. Chỉ số Kospi giảm 2,7% xuống 1.865,56 điểm trong phiên sáng 11/2. Các nhà sản xuất xe hơi nằm trong số bị thiệt hại nhiều nhất, tỷ lệ xuất khẩu xe giảm gần 20% trong tháng 1/2016 vì nhu cầu giảm tại các thị trường mới nổi. Giá cổ phiếu Hyundai và Kia đều mất gần 2% trong khi Ssangyong giảm tới 4%. Australia không giảm Image copyrightAFP Image captionVirgin Australia nói có lãi lần đầu sau hai năm Tuy nhiên chứng khoán Australia lại tăng trong hôm thứ Năm sau hai ngày đi xuống. Chỉ số ASX/200 tăng 0,3% lên 4.790,20 điểm sau khi giảm hơn 4% kể từ đầu tháng. Trước khi thị trường mở cửa, hãng hàng không Virgin Australia cho hay có thể có lãi trong nửa đầu năm sau khi đưa ra các biện pháp giảm chi phí và nhờ giá nhiên liệu giảm. Giám đốc điều hành John Borghetti ra thông cáo nói: "Các thông số kinh doanh cơ bản đều thuận lợi cho tập đoàn chúng tôi báo lãi cho năm tài chính 2016". Hai năm qua Virgin đã liên tục lỗ. Tuy nhiên thông tin nói trên chưa đủ để thuyết phục các nhà đầu tư, giá cổ phiếu Virgin Australia giảm hơn 5% vào giữa ngày. (BBC)
  3. RFIĐăng ngày 11-02-2016 Sửa đổi ngày 11-02-2016 17:01 Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde (P) và thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên, Bercy, Paris, 19/02/2011Reuters Vào lúc đồng nhân dân tệ chao đảo, gây rúng động thế giới, người ta không thấy thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc, ông Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan) lên tiếng. Báo Le Monde, ngày 09/02/2016, đưa ra giả thuyết về sự vắng bóng này qua bài :« Sự im lặng khó hiểu của thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc". RFI xin giới thiệu. Bất chấp những chao đảo tác động đến đồng nhân dân tệ, ông Chu Tiểu Xuyên, đại diện biểu tượng cho chính sách mở cửa kinh tế, không thấy phát biểu công khai gì nữa. Vào tháng Ba 2015, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc bảo đảm là đồng nhân dân tệ sẽ được chuyển đổi hoàn toàn vào cuối năm 2015. Trong 14 năm đứng đầu Ngân Hàng Nhân Dân Trung Hoa, ông Chu liên tục là người ca ngợi các cải cách, và trên các diễn đàn quốc tế lớn, ông đóng vai trò đại diện cho một nước Trung Hoa cam kết mở cửa ra thế giới bên ngoài. Năm 2005, ông Chu đã từng lên vô tuyến truyền hình để giải thích không nên để cho giá trị của đồng nhân dân tệ bám theo đồng đô la. Trong thập niên sau đó, ông biện luận là cần để thị trường đóng một vai trò ngày càng lớn trong việc định ra tỷ giá đồng nhân dân tệ. Ông cũng tranh đấu cho việc để thị trường ấn định lãi suất ngân hàng và lãi suất tiết kiệm và ông tin tưởng rằng sức mạnh của thị trường là cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế. Tăng cường kiểm soát Thế nhưng, năm 2015 đã đi qua và lịch trình thả nổi đồng nhân dân tệ mà ông Chu Tiểu Xuyên hứa hẹn, đã không được thực hiện. Hơn nữa, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc lại im lặng. Ông đã không công khai nói về chính sách kinh tế Trung Quốc kể từ sau hội nghị G20 ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, hồi tháng Chín 2015. Hồi tháng Giêng 2016, ông Chu đã không tham dự Diễn Đàn Davos và tại diễn đàn này, sức khỏe của nền kinh tế thứ hai thế giới là chủ đề ngự trị trong các cuộc thảo luận. Các bình luận gần đây nhất của ông không liên quan gì đến chính sách tiền tệ. Hôm thứ Năm, 04/02, ông viết là Ngân Hàng Trung Ương « đã thành khẩn tiếp thu » những khuyến nghị của ủy ban chống tham nhũng ; ủy ban này đã nêu ra những trường hợp dùng công quỹ để mua quà trong Ngân Hàng Trung Ương. Phải chăng đây là dấu hiệu của việc ông Chu, 68 tuổi, bị gạt ra khỏi guồng máy lãnh đạo ? Trong các năm 2007, 2010, 2013 và 2014, báo chí đã dự báo sai về việc ông phải ra đi. Trung Quốc đã thay đổi, kể từ khi ông Chu Kiến Nam (Zhou Jiannan), cha của thống đốc hiện nay, đấu tranh trong đội quân của Mao Trạch Đông tại căn cứ cách mạng Diên An (Yan’an – ở miền trung) vào cuối những năm 1930. Người thanh niên Chu Tiểu Xuyên được học hành trong một trường trung học dành cho giới tinh hoa của chế độ Bắc Kinh, sau đó trở thành thủ lĩnh trong một đơn vị Hồng Vệ Binh khi xẩy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa khủng khiếp vào giữa những năm 1960. Đến thời kỳ cải cách, cha của ông trở thành bộ trưởng công nghiệp và là một trong những chỗ dựa thân tín của chủ tịch Giang Dân (Jiang Zemin), người đã đưa Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Vị thống đốc đương nhiệm họ Chu vừa kế thừa dòng dõi này vừa tin tưởng rằng Trung Quốc phải mở cửa để tiếp tục phát triển. Cuối tháng Giêng, tờ South China Morning Post, nhật báo lớn của Hồng Kông đã thắc mắc : « Lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đâu rồi ? » Câu hỏi này không chỉ liên quan đến con người cụ thể ông thống đốc mà cả các ý tưởng của ông. Không thông báo công khai, nhưng Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát sự di chuyển các luồng tư bản. Theo ông Wang Xiaozu, giáo sư tài chính ở đại học Fudan, Thượng Hải, thì chính sách mở cửa mà ông Chu đã chủ trương, từ nay được coi là một « ý tưởng tốt trong một thời điểm xấu». Chuyên gia tài chính này nhận định : « Mở cửa hơn nữa vào thời điểm hiện nay chỉ làm cho các vấn đề thêm nghiêm trọng, như vấn đề thị trường chứng khoán hay các luồng vốn. Môi trường kinh tế hiện nay đòi hỏi kiểm soát hơn nữa các nguồn vốn chứ không phải là việc thả nổi tự do nhân dân tệ ». Tổng bí thư đảng Cộng sản, chủ tịch nước Tập Cận Bình dường như không tin tưởng mạnh mẽ như ông Chu về việc cần phải nhường chỗ cho thị trường. Ông Jean-François Huchet, giáo sư kinh tế thuộc Viện Ngôn Ngữ Và Văn Minh Phương Đông nhận xét : « Người ta không thấy rõ phải chăng chế độ Bắc Kinh đã từ bỏ mong muốn kiểm soát nền kinh tế qua các biện pháp hành chính hay muốn từ bỏ một phần các cơ chế kiểm soát này để cho các tác nhân của thị trường được tự chủ nhiều hơn ». Liên quan đến kinh tế, từ nay, ông Tập Cận Bình lắng nghe các tư vấn của ông Lưu Hạc (Liu He) hơn ; đây là một nhân vật kín đáo, được đào tạo ở Havard mà nguyên thủ Trung Quốc bổ nhiệm làm người đứng đầu Ban Chỉ Đạo Kinh Tài Trung Ương, một tổ chức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, cạnh tranh với các cơ quan quản lý của chính phủ. Vai trò của Tập Cận Bình – cũng như của các cố vấn của ông – đã được củng cố trong ban lãnh đạo Đảng, gạt ra bên lề các nhân vật vốn trước đây có vai trò hàng đầu, như thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hay thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên.
  4. Đăng ngày 11-02-2016 Sửa đổi ngày 11-02-2016 16:35 Đồng nhân dân tệ (10 yuan), đồng euro (50) và bảng Anh (20).REUTERS/Kacper Pempel Khủng hoảng chứng khoán, vốn tư bản ào ạt chạy ra nước ngoài, chuyển đổi kinh tế tế nhị…Năm 2016 khởi đầu không tốt đẹp đối với Trung Quốc. Theo các số liệu do Ngân Hàng Nhà Nước Trung Quốc công bố hôm Chủ nhật, 07/02/2016, dự trữ hối đoái của nước này bị giảm mất 99,5 tỷ đô la (89,2 tỷ euro) trong tháng Giêng và xuống còn ở mức 3230 tỷ đô la. Dự trữ hối đoái của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất kể từ 2012, triệu chứng của cuộc chiến mà Bắc Kinh đang tiến hành để hỗ trợ đồng nhân dân tệ. Cách nay có vài tháng, nền kinh tế thứ hai trên thế giới còn tạo được lòng tin, nhưng giờ đây lại đang gây lo ngại. Việc tăng trưởng giảm sút cũng như khả năng của chính quyền cộng sản Trung Quốc làm chủ được tốc độ giảm tăng trưởng thường xuyên gây chấn động các thị trường chứng khoán thế giới. Các thông tin trái ngược mà Bắc Kinh tung ra một cách nhỏ giọt làm cho vấn đề thêm phức tạp. Trong những tuần qua, Trung Quốc đã phải đẩy nhanh tiến độ phá giá nhân dân tệ so với đô la (phá giá 1,3% từ đầu tháng Giêng sau khi đã hạ giá 4,5% trong năm 2015), đồng thời lại vẫn khoe khoang là ổn định được giá trị đồng tiền so với giỏ tiền tệ bao gồm 13 ngoại tệ được thiết lập hồi tháng 12/2015. Tất cả những động thái này gây khó hiểu. Hoa Kỳ tỏ ra bi quan, đòi thả nổi « một cách có tổ chức và minh bạch » đồng tiền Trung Quốc. Quả thực là đồng nhân dân tệ bị thao túng bởi các thủ tục không rõ ràng sáng sủa. Vậy Trung Quốc đang chơi trò gì với đồng nhân dân tệ ? Liệu việc phá giá ồ ạt đồng nhân dân tệ có thể làm dấy lên một cú sốc kinh tế toàn cầu hay không ? Liệu chúng ta có bên bờ một cuộc chiến tranh tiền tệ mới hay không. Sau đây là giải thích của báo Le Monde số ra ngày 09/02/2016. Trước hết, đồng nhân dân tệ sẽ bị sụt giá đến mức nào ? Từ lâu nay, Washington đã cáo buộc Bắc Kinh kìm giữ đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực để thúc đẩy xuất khẩu. Thế nhưng, từ năm 2015, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã nới lỏng cơ chế tỷ giá cố định và đồng nhân dân tệ tăng giá so với đô la. Vào tháng 07/2015, để chuẩn bị cho việc đưa đồng tiền Trung Quốc vào giỏ tiền tệ - quyền rút vốn đặc biệt – nguồn vốn chính của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, định chế này thậm chí đã hoan nghênh lộ trình mà Trung Quốc đã thực hiện. Thế nhưng, điều trái khoáy là các kinh tế gia thẩm định rằng hiện nay đồng nhân dân tệ được định giá cao hơn giá trị thật của nó. Nguyên nhân là các động lực kinh tế nội tại đang kéo đồng nhân dân tệ xuống thấp, như tăng trưởng chậm và nguồn vốn ào ạt chạy ra nước ngoài (theo Viện Tài Chính Quốc Tế, trong năm 2015, có 725 triệu đô la được chuyển ra nước ngoài). Chính vì thế, hiện nay Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đang cố kìm hãm và dàn trải các áp lực giảm giá trị tiền tệ để tránh việc hạ giá nhân dân tệ phũ phàng. Trong tháng 8/2015, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã thông qua một cơ chế xác định hối đoái mới và giải thích rằng cơ chế mới này tôn trọng các điều kiện thị trường hơn ; kết quả là trong ba ngày đồng tiền Trung Quốc đã mất giá 2,96% so với đô la. Việc giảm giá này có thể còn mạnh hơn nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không can thiệp để ngăn chặn. Để hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc đã dùng dự trữ hối đoái để mua nhân dân tệ, làm cho nguồn dự trữ này sụt giảm 770 tỷ đô la, kể từ tháng Sáu 2014, vào lúc đó, Trung Quốc có mức dự trữ hối đoái cao nhất, 4000 tỷ đô la. Thế nhưng, việc can thiệp giữ giá đồng nhân dân tệ chỉ có hiệu quả nếu như ngăn chặn được các nguồn vốn đổ ra bên ngoài và thuyết phục được các nhà đầu tư ở lại Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải có những cải cách cơ cấu tế nhị. Giả sử Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc để cho nhân dân tệ tự điều chỉnh thì tình hình sẽ ra sao ? Giới chuyên gia kinh tế ngân hàng thẩm định là trong trường hợp này, đồng nhân dân tệ sẽ chỉ mất giá ở mức độ hạn chế. Nhưng các quỹ đầu cơ thì cho rằng đồng tiền Trung Quốc sẽ mất giá từ 30 đến 50%. Phải chăng Trung Quốc lao vào một cuộc chiến tranh tiền tệ ? Mối đe dọa này thường xuyên được nêu ra, theo đó, khi để cho nhân dân tệ giảm giá, dường như Bắc Kinh đã khai mở một cuộc chiến tranh tiền tệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Chuyên gia Pham Thuy Van, thuộc viện nghiên cứu kinh tế Cœ-Rexecode, nhận định : « Không hẳn là như vậy. Cách tiếp cận vấn đề của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc mang tính phòng thủ chứ không phải là tấn công : định chế này không chủ động phá giá mà chỉ đi theo sát, hỗ trợ việc giảm giá này ». Tuy nhiên, không loại trừ hoàn toàn kịch bản một cuộc chiến tranh tiền tệ : kịch bản này có thể xẩy ra, nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc mệt mỏi về việc phải rút tiền trong quỹ dự trữ hối đoái để ngăn chặn đồng nhân dân tệ mất giá và để mặc cho đồng tiền quốc gia tuột giá. Trường hợp này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền với những hậu quả tai hại : đồng tiền của các nước đang trỗi dậy vốn có giá trị thấp sẽ bị tấn công, trong khi đó, ngân hàng trung ương của các nước khác sẽ đáp trả bằng cách phá giá đồng tiền quốc gia của mình… Đọc thêm: Đòn tiền tệ của Trung Quốc: Việt Nam làm sao chống đỡ ? Bắc Kinh lèo lái giai đoạn quá độ kinh tế ra sao ? Bắc Kinh vất vả chèo lái giai đoạn quá độ đưa nền kinh tế quốc gia hướng tới một mô hình bớt dựa vào xuất khẩu và chú trọng hơn vào tiêu thụ nội địa. Các thay đổi liên tục trong chính sách quản lý lúc thì chủ trương chỉ đạo can thiệp lúc thì muốn tự do kinh tế gây ra nhiều chệch choạc. Các thị trường chứng khoán không mấy hứng thú trước các hạn chế áp đặt đối với những người sở hữu nhiều cổ phiếu. Tương tự, chính quyền Trung Quốc, một mặt khẳng định cần phải giảm tốc độ và tái cân bằng tăng trưởng, mặt khác lại tiếp tục chính sách thúc đẩy tăng trưởng để hỗ trợ các hoạt động sản xuất và bảo đảm xã hội bình an. Quả thực là mọi việc không rõ ràng cho lắm. Liệu chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có tranh thủ hội nghị trung ương vào tháng Ba để đưa ra lập trường của ông về các thay đổi sắp tới hay không ? Có thể. Theo kinh tế gia Euler Hermes thì « Trung Quốc không lựa chọn giữa Nhà nước và thị trường. Nhưng giữa tiền tệ, tăng trưởng và tài trợ nền kinh tế, họ phải xác định các ưu tiên ». Giải Nobel Kinh Tế Robert Mundell, người Canada, cho rằng, một nước không thể cùng một lúc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định, thực hiện chính sách tiền tệ độc lập và có được sự luân chuyển lưu thông của tư bản. Nếu Trung Quốc muốn mở cửa thị trường vốn và hỗ trợ nền kinh tế quốc gia, thì họ phải thả nổi tiền tệ… Vậy thị trường lo ngại gì ? Giới tài chính tối kỵ bất trắc. Từ tháng 8/2015, mỗi lần đồng nhân dân tệ phá giá thì lại gây ra phản ứng mạnh mẽ của các thị trường chứng khoán trên thế giới và phản ứng này lại càng nghiêm trọng do tình trạng tệ hại của các thị trường tài chính Trung Quốc – chỉ số hỗn hợp Thượng Hải đã mất 50% kể từ tháng 6/2015. Thế nhưng, chỉ số này vẫn còn cao hơn 30% so với mức của giữa năm 2014, tức là trước khi hình thành bong bóng đầu cơ chứng khoán Trung Quốc. Chính vì thế, chuyên gia Pham đã nhận định rằng « phản ứng của thị trường là thái quá ». Tuy vậy, các nguyên nhân lo ngại của thị trường là có thực : đó là việc giảm mạnh hoạt động kinh tế, Bắc Kinh không có khả năng thông tin rõ ràng về chiến lược và rủi ro về sự tuột giá của đồng nhân dân tệ. Tình hình càng trở nên trầm trọng vì từ năm 2008, các ngân hàng trung ương đã bơm những khoản tiền khổng lồ vào hệ thống tài chính, làm gia tăng « tính khí thất thường » của các thị trường. Chuyên gia Từ Bắc (Bei Xu) thuộc công ty đầu tư Exane BNP Paribas tóm tắt như sau : « Các luồng vốn di chuyển ngày càng nhanh từ thị trường tài chính này sang thị trường khác để tìm kiếm lợi nhuận, và sự di chuyển này tàn phá mạnh mẽ ». Liệu tiến trình quốc tế hóa đồng tiền Trung Quốc có bị xét lại hay không ? Đó là cả một vấn đề. Từ 15 năm nay, đảng Cộng sản Trung Quốc mơ ước nhìn thấy đồng nhân dân tệ lấn át đồng đô la Mỹ. Và để đạt được điều này, họ đã từng bước nới lỏng việc kiểm soát tiền tệ nhưng đồng nhân dân tệ vẫn chỉ có khả năng chuyển đổi bán phần. Bắc Kinh cũng cho phép các công ty Trung Quốc sử dụng nhân dân tệ để thanh toán xuất nhập khẩu (trước đó thì chỉ dùng đô la), rồi để phát hành công trái… Kết quả là đồng tiền Trung Quốc đã có vai trò ngày càng gia tăng trong việc tài trợ thương mại quốc tế. Thế nhưng, trước khi hạ bệ được vai trò của đồng đô la, đồng nhân dân tệ phải có khả năng chuyển đổi hoàn toàn và Trung Quốc phải hoàn tất tiến trình tự do hóa thị trường tài chính. Công việc này đòi hỏi 10 hoặc 20 năm. Tình hình sẽ khác nếu như Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc kéo dài thời hạn áp dụng các biện pháp được đưa ra trong những tuần gần đây để ngăn chặn đầu cơ, ví dụ như việc rút tiền là đồng nhân dân tệ ở nước ngoài. Ông Victor Shih, chuyên gia về Trung Quốc ở trường đại học San Diego nhận định : « Từ 5 năm nay, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc không ngừng khoe khoang về việc thả lỏng dần dần đồng nhân dân tệ, nhưng giờ đây, Trung Quốc lại có một số biện pháp thụt lùi. Khó có thể duy trì được lập trường này và đây là một trắc nghiệm lớn đối với Trung Quốc ». Đức Tâm (rfi)
  5. Kỳ Duyên: Bạn bè gửi cho bài viết này. Một bài viết mình thấy là nghiêm túc bàn về chuyện tự ứng cử. Chỉ có sự trách nhiệm XH nghiêm túc, mới đáng ủng hộ. Tự ứng cử- một hành động bước đầu của người mong muốn hoạt động XH- chính trị chỉ xứng đáng với những người lấy việc lớn- vì dân vì nước lên trên hết, không phải là nơi giở trò đùa vui, thỏa mãn tâm lý bất đắc chí cá nhân. Mình thích câu này trong bài của Quang Phan: Đấu tranh chính trị hay tranh cử cần nghiêm túc, khoa học không phải là trò đùa, trò diễu nhại sử dụng trí khôn Trạng Quỳnh. Cần nhớ cho rằng trí khôn Trạng Quỳnh, thực chất chỉ là các trò tiểu xảo lặt vặt của dân làng xã, cái trí khôn ấy không thể dẫn dắt con người đến với sự trưởng thành về mặt tư duy, diễu nhại tuy vui nhất thời nhưng chỉ mua lấy sự thất bại chung cuộc. Nếu anh không nghiêm túc với công cuộc đấu tranh của mình thì người dân cũng nhìn thấy ở anh sự thiếu nghiêm túc với họ; nếu anh đem cuộc đấu tranh của mình ra làm trò đùa thì cũng có nghĩa rằng anh đang đùa với người dân – những cử tri thực sự. Đó là sự ngu xuẩn, lố bịch! Ts Nguyễn Quang A Ngày 2/2/2016, luật sư Phạm Quốc Bình đã thông báo trên FB của ông về quyết định ra ứng cử Quốc Hội. Ngày 5/2/2016, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, tuyên bố ứng cử đại biểu Quốc Hội. Tiếp đó Luật sư Lê Luân cũng tuyên bố ra tranh cử. Là một trong những thủ lĩnh của phong trào Xã hội Dân Sự, Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã ra lời kêu gọi công dân tự ứng cử như một bước đi trong việc khẳng định quyền công dân của mình và cũng là để phá vỡ dần đi cơ chế độc quyền Đảng cử – Dân bầu. Hưởng ứng lời kêu gọi này một loạt cá nhân đã tuyên bố và kêu gọi cộng đồng ủng hộ mình tranh cử Đại biểu Quốc Hội. Nhưng… Nguyên tắc bất di bất dịch Trọng thị cử tri – thực hành dân chủ Đấu tranh chính trị không phải chỉ là câu like, không phải chỉ cuộc vui, chuyện phiếm. Đấu tranh chính trị, mà ở đây cụ thể là tranh cử dân biểu cần một bộ máy vận hành chuyên nghiệp, từ bước vận động xã hội, đến cương lĩnh hành động và thậm chí cả các giải pháp cụ thể đối với chính quyền hiện tại (nếu bị làm khó dễ). Đấu tranh chính trị hay tranh cử cần nghiêm túc, khoa học không phải là trò đùa, trò diễu nhại sử dụng trí khôn Trạng Quỳnh. Cần nhớ cho rằng trí khôn Trạng Quỳnh, thực chất chỉ là các trò tiểu xảo lặt vặt của dân làng xã, cái trí khôn ấy không thể dẫn dắt con người đến với sự trưởng thành về mặt tư duy, diễu nhại tuy vui nhất thời nhưng chỉ mua lấy sự thất bại chung cuộc. Nếu anh không nghiêm túc với công cuộc đấu tranh của mình thì người dân cũng nhìn thấy ở anh sự thiếu nghiêm túc với họ; nếu anh đem cuộc đấu tranh của mình ra làm trò đùa thì cũng có nghĩa rằng anh đang đùa với người dân – những cử tri thực sự. Đó là sự ngu xuẩn, lố bịch! Hiện giờ công bằng nhìn nhận, các nhóm xã hội dân sự đều có thực lực yếu ớt, cương lĩnh không có gì, phần đa chạy theo sự kiện. Hơn thế, giữa các nhóm này đôi khi xuất hiện các mâu thuẫn, công kích lẫn nhau. Đem cái thực lực như vậy bước vào cuộc tranh đấu chính trị trước mắt mà nghĩ rằng mình thành công được ấy là ảo tưởng. Tiến sỹ Nguyễn Quang A ra lời kêu gọi công dân tự ứng cử, tuy là sáng kiến hay giúp hình thành nên một phong trào tự ứng cử nhưng lại pha loãng vấn đề, tiếp tục xẻ nhó thêm các tiềm lực ít ỏi của các nhóm xã hội dân sự. Đó là sáng kiến bất cập thời và tùy hứng. Việc ra ứng cử Đại biểu Quốc hội không cứ là thắng cử hay bại, cái thành công là ở chỗ người dân nhận thức thế nào về anh, nhận thức thế nào về giá trị dân chủ. Thắng lợi nhằm vào chỗ nói với người dân thế nào là quyền của công dân và đưa lại một cơ hội công bình hơn cho người dân sử dụng quyền ấy. Vậy tại sao các nhóm xã hội dân sự không liên hiệp lại với nhau, tạo nên sức mạnh tổng thể? Bó đũa chọn ra cột cờ rồi dồn sức cho ngọn cờ đó? Việc liên hiệp có thể công khai, có thể bán công khai, hoặc các nhóm chỉ cần thông nhất tinh thần chung, không cần hình thành một tổ chức hợp nhất. Pháp lý và truyền thông! Việc thứ hai là những người ra ứng cử cần có ít nhất một luật sư để bảo vệ chính mình hoặc đấu lý lẽ pháp luật khi cần thiết; tiến hành các thủ tục pháp lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Có luật sư là để những người tranh cử ủy nhiệm các vấn đề pháp lý cho vị luật sư đó, tiến hành phòng vệ về mặt pháp luật. Xây dựng một bộ máy truyền thông hữu hiệu bao gồm cả chính thống, báo nước ngoài mạng xã hội và cả các tổ chức quốc tế quan tâm. Người tranh cử cần có cố vấn hay người phụ trách truyền thông để xác định rõ lộ trình cho chiến dịch truyền thông xã hội, sử dụng minh bạch thông tin để tranh đấu và bảo vệ chính mình. Những cá nhân, nhóm nào nếu tự xét mình không đủ sức để hình thành những điều kiện hạ tầng trên thì tự nguyện lui đi, dồn sức cho người có tiềm lực mạnh hơn. Sau khi xác định được như vậy, những người ra tranh cử kỳ này cần tuyên bố cụ thể rành mạch lý do mình tranh cử mà rõ ràng xác quyết nhất là quyền công dân đã được Hiến Pháp và Pháp Luật bảo hộ. Tuyệt đối không nên post một cái hình, giới thiệu sơ lược ba dòng tiểu sử rồi kêu gọi mọi người ủng hộ. Tuy rằng cái hình cô gái xinh, hay một nhà hoạt động dân chủ lâu năm thu hút được vài nghìn like nhưng hiệu quả đấu tranh là rezo. Tuyên bố lý do tranh cử thì cũng phải tuyên bố cương lĩnh hay những việc anh làm nếu anh thắng cử. Đấy là cái lời hứa của nhà vận động chính trị với cử tri của mình, tuyệt đối không thể thiếu được, không thể mơ hồ được. Không cần đem những thứ quá to tát vào cương lĩnh tranh cử, sự hấp dẫn nhất với quần chúng hiện thời là bảo vệ các giá trị dân sinh. Ai bảo vệ miếng ăn của người dân người đó được dân ủng hộ. Và điều cuối cùng, mỗi đại biểu ra tranh cử nên chuẩn bị hai khả năng cả khi thắng cử hay thất bại và gởi lời tri ân tới cử tri những người đã quan tâm tới công cuộc vận động tranh cử của mình. Kết lại cái nguyên do mình ra tranh cử, đánh giá khách quan và công bằng với thành bại của chính mình, Đã xác định ra tranh cử đại biểu Quốc Hội thì anh phải làm việc nghiêm túc, thực sự; tuyệt đối không thể bông đùa, mua like hay là kết quả của thói ngẫu hứng nhất thời. Không nên kỳ vọng quá lớn vào triển vọng thắng cử, chỉ cần dốc sức để đem lại một cơ hội hiện thực giúp thực hành dân chủ, đấy là cái thành công lớn nhất rồi. Sự nghiêm túc là thước đo thành bại! Tác giả: FB Quang Phan (Blog Kỳ Duyên)
  6. Một lần nữa Bộ công an lại phải nhận thất bại nặng nề trong cung cách “làm luật”. Thông tư về “Cảnh sát giao thông được trưng dụng tài sản của dân” đã gặp phải sự phản ứng quá rộng và quá tức tối, không chỉ từ giới phản biện độc lập và mạng xã hội, mà ngay cả giới báo chí nhà nước vốn quen thúc thủ cũng phải lên tiếng. Người dân phản ứng mạnh với cảnh sát giao thông. (Hình: Internet) Sau vài lần “thanh minh” mà thực chất là che chở, một viên chức có trách nhiệm của Bộ công an đã phải chính thức thừa nhận việc cảnh sát giao thông chỉ được trưng dụng tài sản người dân khi có quyết định của bộ trưởng công an chứ không phải một cấp nào khác. Cảnh sát giao thông vốn bị xem là hung thần đối với người đi đường. Rất nhiều người dân đã nói thẳng: ra ngoài đường bây giờ sợ nhất là cướp giật, thứ đến là công an. Thậm chí một số người còn đặt mối nguy hiểm công an lên đầu. Chỉ riêng việc phải căng mắt để tìm cảnh sát giao thông “núp lùm” là đã khiến người đi đường bị phân tâm cao độ, có thể dẫn đến những vụ tai nạn đau đớn. Trong khi vấn nạn về đòi và ăn hối lộ của cảnh sát giao thông vẫn chưa hề được xử lý thích đáng, cơ chế cho phép lực lượng này được trưng dụng tài sản, xe cộ của người đi đường chắc chắn sẽ khiến “một bộ phận không nhỏ” trong lực lượng này lạm dụng và lợi dụng để tác oai tác quái, kể cả chiếm đoạt tài sản của người dân. Trong thực tế, không ít lần người dân đã chứng kiến một số nhân viên cảnh sát giao thông và cả cảnh sát cơ động rượt đuổi người đi đường, sau đó “bốc” phương tiện đi lại của người dân mà không có biên bản giấy tờ gì. Có trường hợp nhân viên cảnh sát còn trấn lột phương tiện đi lại của người dân… Vào những ngày tết Nguyên Đán 2016, người dân lại thấy nhan nhản cảnh sát giao thông núp trong bóng tối ở Sài Gòn để “kiếm ăn”. Nhiều người dân thật sự phẫn nộ vì cảnh này đã diễn đi diễn lại từ tết năm này sang tết năm khác, nhưng Bộ công an vẫn xem như không thấy, không nghe và không biết. Với thuộc tính công an trị, những cơ quan “làm luật” của Bộ công an vẫn mang nặng thói quen dự thảo và ban hành những văn bản tác động rộng và mạnh đến xã hội mà không cần biết đến phản ứng của người dân. Tuy nhiên từ năm 2013 đến nay, khi xã hội dân sự ở Việt Nam dần phát triển và làn sóng phản biện cũng dần tăng cao, một số văn bản của Bộ công an đã vấp phải thất bại. Vào tháng 9/2015, sau hơn một năm căng thẳng tranh cãi về việc có cần thiết hay không khi đưa “quyền điều tra của công an xã” vào dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Bộ Công an - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật này nhưng vẫn thường bị dư luận lên án về thuộc tính “công an trị” - đã hầu như thất bại. Trong phiên họp ngày 17/8/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đã gần như chính thức quay lưng với thứ quyền không biết sẽ để lại hậu quả ghê gớm đến thế nào nếu được luật hóa ấy. Trước đó vào tháng 8/2014, Bộ Công an suýt chút nữa đã thành công bằng văn bản có tên gọi “Thông tư 28”, cho phép điều tra viên được ghi âm, ghi hình luật sư. Ngay sau khi dự thảo của thông tư này được công bố, Liên đoàn luật sư Việt Nam và báo giới đã phản ứng quyết liệt, nêu ra hàng loạt dẫn chứng cho thấy hành vi ghi âm, ghi hình như thế là một cách đắc dụng nhằm xâm phạm quyền hành nghề của luật sư, mà thực chất là vi phạm nhân quyền. Cuối cùng, Bộ Công an đã phải ban hành quyết định hủy bỏ hành vi dự kiến đầy độc đoán và áp chế này. Lê Dung (SBTN)
  7. Hai vị tân lãnh đạo Hoàng Trung Hải và Đinh La Thăng sẽ mang lại thay đổi gì cho người dân thành phố? Hôm 05/02, ông Hoàng Trung Hải, người từng đảm nhiệm hai nhiệm kỳ Phó Thủ Tướng đã được bổ nhiệm vào chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội, còn Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng giữ chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Vậy người dân Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn được biết đến là Sài Gòn, có kỳ vọng gì cho tương lai đối với các vị tân lãnh đạo? Các khách mời là chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu chính sách công, nhà nghiên cứu giáo dục sẽ thảo luận về chủ đề này trong chương trình phát trực tiếp lúc 19h30 (giờ Việt Nam), thứ Năm ngày 11/02. Xem tại: http://bbc.in/1Q8LKSk Trong phỏng vấn với BBC Tiếng Việt hôm 05/02, ông Vũ Cao Phan cho rằng việc bổ nhiệm hai tân ủy viên Bộ Chính trị làm bí thư thành ủy Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh là 'tín hiệu tốt'. Nhà nghiên cứu từ Hà Nội nhận xét là cả ông Đinh La Thăng và ông Hoàng Trung Hải "đều là những người nhiệt tình, làm việc tốt, xưa nay chưa có điều tiếng gì", tuy nhiên mọi người "không nên đặt kỳ vọng quá nhiều", bởi đây cũng chỉ là những bổ nhiệm "bình thường như bao lần khác" trong hệ thống chính trị Việt Nam. Một công trình xây dựng đường sắt trên cao tại Hà Nội Blogger Trương Thái Du cũng bày tỏ hy vọng vào ông Đinh La Thăng trong một bài viết gần đây: "Tuy hơi bất ngờ khi nghe tin ông về Sài Gòn nhưng dân tình phản ứng tích cực, nói chung là hy vọng, thậm chí "Hy vọng táo bạo - The Audacity of Hope" như tựa đề một quyển tự truyện của ngài Obama trước khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ." Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi trên Facebook của BBC Tiếng Việt về kỳ vọng của độc giả đối với hai vị tân lãnh đạo, nhiều ý kiến tỏ ra khá bi quan. Thang Toan Ma bình luận: "Kỳ vọng hay không kỳ vọng cũng chẳng được vì lãnh đạo là do đcs [Đảng Cộng sản] sắp đặt, dân chẳng có cái quyền ngoài quyền đóng thuế và thực hiện nghĩa vụ..." Nguyen Van viết: "Lãnh đạo mới làm theo chủ trương đường lối đã có sẵn thì đâu vẫn đấy." Còn Facebooker Hoang Le cho biết kỳ vọng của mình là "mở rộng cơ sở hạ tầng, phúc lợi, an sinh xã hội, minh bạch trong quản lý, trông bù nhiều cây xanh". Hay bình luận của Nguyễn Cường: "Kỳ vọng chứ? Ở vn [Việt Nam] ai cũng muốn cuộc sống văn minh xã hội và người phát triển." Hai thành phố lớn của Việt Nam cũng có tân chủ tịch Ủy ban Nhân dân là ông Nguyễn Thành Phong và Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung. (BBC)
  8. Với gã tết như bao ngày khác, vì vậy gã không có khái niệm khai bút. Thích thì viết. Không thích đi hốt lá. Không hiểu sao mấy ngày này trong gã cứ bần thần những câu chuyện mà gã lượm được. Trong đó có một chuyện ngắn ngủn thế này. Gã chở một nàng đi ngó một con suối mà nàng bảo suối rất trong và đẹp. Lòng vòng đường đồi, suối đâu? Dạ...suối... Chỉ một thung lá khô, lòng suối trơ không giọt nước làm sao có được tiếng róc rách, tiếng rì rào? Nàng như nhứ giọt nước mắt: Hồi bé cùng ba làm rẫy ở đây,em vẫn lội xuống suối mà, nước trong lắm. Qua con dốc, một cánh rừng thưa. - Anh à, chỗ đó em thả một con rắn đó. Có một chú bắt rắn bán cho người ta ngâm rượu với làm thịt. Một lần em đi qua, em dừng lại nhìn. Mấy con rắn nhìn lại em. Mắt nó như van xin cầu cứu em. Em bỏ đi. Đi cũng khá xa rồi nhưng cái ánh mắt của lũ rắn bị nhốt trong rọ kia vẫn không thôi dời em. Em lục túi chỉ có hơn một trăm ngàn đồng, đây là số tiền bao lâu em tích cóp để muốn mua một chiếc áo mới cho ba vì ba làm rẫy áo rách cả. Ánh mắt con rắn...không khác gì ánh mắt một đứa trẻ. Em quay lại. Em chỉ có thể mua được một con. Rồi em thả nó ở chỗ này đó. Khi nhìn thấy nó trườn bò vào bụi rậm không hề nhìn lại chia tay em, tự dưng em bật khóc hu hu vì thương ba, thế là ba vẫn phải mặc áo rách đi rẫy... *** Nàng ấy vốn là một cô bé khuyết tật. Nhưng đã phấn đấu vào Đại học Sư phạm. Nhưng không trường nào nhận nàng dậy học vì bảo nàng là người khuyết tật làm ảnh hưởng đến học trò... Gã được nàng tặng cho một tập thơ của nàng. Gã nhớ mấy câu: Em từ nơi xa biệt Đến mong manh khói sương Cánh chim trời có biết Là chính em vô thường. Lưu Trọng Văn (FB Lưu Trọng Văn)
  9. (Bình Thuận, DL) - Sáng nay, ngày 11/2/2016, Tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Thị Thúy Quỳnh vừa mãn hạn 2 năm tù giam trong vụ án "gây rối trật tự công cộng" tại Lấp Vò, Đồng Tháp ngày 11/2/2014. Nhiều người hoạt động từ Sài Gòn đi đón Nguyễn Thị Minh Thúy (Ảnh: fb Huỳnh Anh Tú) Có rất nhiều người hoạt động dân chủ, nhân quyền tại Sài Gòn đến trại giam Thủ Đức , huyên Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đón và chúc mừng bà Quỳnh được trả tự do. Bà Thúy Quỳnh bị bắt khi cùng với 18 người khác vào năm 2014 khi cả đoàn người đến Đồng Tháp để thăm gia đình cựu TNLT Nguyễn Bắc Truyển. Khi đang đi xe máy trên đường, đoàn người bị một nhóm người lạ mặt tấn công rồi tất cả bị bắt về đồn công an. Sau đó, công an huyện Lập Vò, Đồng Tháp thả hết những người còn lại nhưng đã khởi tố Bùi Thị Minh Hằng, Võ Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh theo điều 245 BLHS, tội "Gây rối trật tự công cộng". Phiên tòa phúc thẩm ngày 12/12/2014, tóa án Đồng Tháp đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam, ông Nguyễn Văn Minh với 2 năm 6 tháng tù giam và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh với 2 năm tù giam. Hồi tuần trước, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) lên tiếng báo động về tình trạng sức khỏe của bà Minh Hằng trong nhà giam đang rất yếu nhưng không được điều trị thích hợp. Đồng thời, Amnesty còn kêu gọi mọi người từ khắp nơi trên thế giới viết thư gởi cho Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang hoặc Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Hằng. (Dân Luận)
  10. Tượng đài của Kim Il Sung và Kim_Jong_Il (Ảnh: wiki) Yonhap và các hãng truyền thông khác của Hàn Quốc đưa tin, Tổng tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên Ro Yong Gil đã bị xử tử. Theo đó, ông Ri bị xử tử vì tội tham nhũng và chi bè kết phái từ đầu tháng Hai. Tuy nhiên, cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc từ chối bình luận và không thể xác nhận báo cáo trên. Trước đó cũng theo Thông tấn xã Yonhap của Hàn Quốc, người dượng Ri Kang của Kim Jong-un từng nói, sau 20 năm sống trong sợ hãi, ông đã cùng vợ mình (em của mẹ Kim Jong-un) chạy đến Mỹ xin tị nạn vì sợ không muốn bị liên lụy vì đấu tranh quyền lực. Ông Ri Kang nói: “Sống cạnh cựu lãnh đạo Triều Tiên gần 20 năm, tôi cảm nhận sâu sắc sự tàn bạo của quyền lực.” Kể từ khi Kim Jong-un nắm quyền từ cuối năm 2011 đến nay đã hành quyết 70 quan chức cấp cao. Tháng 12/2013, Triều Tiên tuyên bố đã hành quyết người dượng Jang Song Thaek của Kim Jong-un. Chính quyền Triều Tiên tuyên bố ông Jang Song Thaek sống đồi trụy, cờ bạc và nghiện hút. Mai Thy tổng hợp (Đại Kỷ Nguyên VN)
  11. Sư Sơn Hải đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Việt Nam Nhà sư Khmer Krom Sơn Hải, người từng đốt cờ Việt Nam trong các cuộc biểu tình ở Phnom Penh, vừa được Thụy Điển nhận cho tỵ nạn. Các nguồn tin cho biết ông đã lên đường sang Stockholm từ Bangkok, Thái Lan, hôm thứ Tư 10/2. Sư Sơn Hải xuất thân từ tỉnh Trà Vinh ở Việt Nam. Tháng 11/2014 ông bị nhà chức trách Campuchia bắt khi đang biểu tình bên ngoài tòa án thành phố để phản đối việc bắt giữ một số nhân vật hoạt động Campuchia và bị án một năm tù giam vì tội cản trở giới chức làm công vụ. Nay ông đã mãn hạn và được rời Campuchia. Vị sư xuất thân từ tỉnh Trà Vinh nói với BBC trong một cuộc phỏng vấn rằng khi ở Việt Nam ông từng bị bắt giam vì cáo buộc chống đối chính quyền. Sau khi sang Campuchia sinh sống, ông vẫn giữ lập trường chống Việt Nam quyết liệt. Sư Sơn Hải đã dẫn đầu nhiều cuộc biểu tình trước tòa đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh, nhất là sau khi có phát biểu của một quan chức sứ quán rằng đất đai Nam Bộ là của Việt Nam từ lâu đời. Người biểu tình Khmer Krom cáo buộc chính phủ Việt Nam phân biệt đối xử về sắc tộc và tôn giáo, đồng thời "cướp đất" của họ. Cộng đồng Khmer Krom ở Campuchia biểu tình nhiều lần, đồng thời ủng hộ yêu sách đòi đất từ Việt Nam của phe đối lập Campuchia. (BBC)
  12. Đầu năm biết nói gì đây? Thôi thì bắt vào chuyện thế thái nhân tình, cũng là chuyện liên quan đến đời sống cũa mình, chuyện mà nhiều người đang đau đáu lúc khai Xuân! Việt Nam ta có những câu ca dao tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” v.v… Đặc tính này rất đáng quí, nó thể hiện ân nghĩa với nhau trong quá trình cuộc sống, thể hiện tấm lòng biết ơn và tính cao thượng giữa con người với nhau. Cũng rất đáng trân trọng (và cũng rất may) là chúng ta thỉnh thoảng vẫn gặp những mẩu tin nói về đức tính cao cả này ở trong xã hội. Chúng ta đang nói về sự tử tế! Thế nhưng sự tử tế (thường) chỉ có ở những người có tâm, có căn bản đạo đức, còn ở trong giới luôn lo giành giật quyền và lợi về cho mình thì hẳn nhiên là thiếu tăm hơi. Đã có rất nhiều bài viết báo động tình trạng vô lương tâm của xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay. Người ta coi là tự nhiên, có thể hỉ hả công khai “thành tích” lấy được từ sự bất chính hay lừa đảo, ngay giữa ban ngày ban mặt mà không hề ngượng ngập. Điều này từ đâu ra nếu không phải từ quá trình sống, và hơn nữa, từ giáo dục cách sống trong xã hội? Sách giáo khoa, báo chí của các nước tiên tiến luôn hướng đến lòng nhân đạo rất cụ thể, rồi từ đó, lâu ngày (xem ra cũng khá lâu), họ mới có được một xã hội đầy tình người: Dân chủ, công bằng, văn minh. Với điều 4 trong Hiến Pháp – do đảng đạo diễn – đảng giành cho riêng mình cái quyền lãnh đạo đất nước. Đó là điều không tử tế, vô lễ, và bất chính! Bởi đất nước và dân tộc này đâu phải của riêng Đảng. Các vua chúa mở mang giữ gìn bờ cõi từ ngàn xưa như Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Ngô Quyền, cho đến Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ… có phải là người của đảng đâu?! Đảng mới xuất hiện từ khoảng năm 1930 kia mà. Vậy thì đất nước phải là của dân tộc chứ? Từ sự bất chính này, (theo tính khí) nó kéo theo cả một hệ thống [chính trị] bất chính, con người quen luồn cúi, tiểu nhân. Càng có quyền chức cao lại càng vô lương rộng. Nhiều người cứ thắc mắc sao họ (những người trong đảng) không có thể nghĩ khác đi?! Người ta đồn đoán rằng ông Nguyễn Tấn Dũng còn có rất nhiều đàn em – vì được ban bổ hưởng lợi trong quá khứ – đang còn nằm hà rầm trong hệ thống đảng, họ sẽ “phục hưng” cho ông Dũng. Căn cứ vào “quán tính” của hệ thống [chính trị] hiện nay, như đã nói ở trên, đàn em của ông Dũng, trong hệ thống, hầu hết là những người chỉ biết luồn cúi, loay hoay vì bổng lộc. Họ không có sĩ khí, và khi gió chiều nào thì theo chiều nấy, thượng đội hạ đạp. Thế nên hão huyền để mà nói rằng họ sẽ cứu ông Dũng ra khỏi u tối của đường cùng ở dưới đáy, khi mà trên mặt đất – trong buổi giao thời – đang được ráo riết tranh thủ để chiếm ghế Đảng, chiếm ghế Nhà nước. Họ có đầu óc đâu mà nghĩ về người thầy người cha đang trong cơn “hoạn nạn” của mình. Những hành động này nói cho tròn là “sự phản bội trong Cái Bang”. Putin sau ít năm rời chính trường lại “tái xuất giang hồ”. Có thể tin được ông Dũng sẽ trở lại không? Trong bối cảnh hiện tại cùng với “nghĩa tình đồng môn” của họ, người viết vũ đoán: Sẽ là không, 100% sẽ là không! Sau đại hội Đảng XII, vận mệnh của đất nước – tức là vận mệnh của chúng ta – sẽ đi về đâu? Câu trả lời là sẽ chẳng đi về đâu cả. Nhìn vào “triều đình mới” chúng ta thấy toàn cái cũ, thiếu điều còn đậm nét thủ cựu hơn. Ông Tổng Nguyễn Phú Trọng – nổi tiếng kiên định XHCN – loại trừ được đối thủ là ông (Thủ) tướng Nguyễn Tấn Dũng – bị/được cho là có biểu hiện chệch hướng XHCN. Hơn thế nữa, ông Trọng còn có một cái thế là ban bệ của ông ấy với đa số đồng hương người bắc nằm trong Trung ương Đảng, nằm trong Bộ Chính Trị nên ông ấy tha hồ mà kiên định. Sự chuyển dịch nhân sự đã lộ ra một lộ trình của tương lai không mấy gì dễ thở. Ông Tổng bí thư “mới” Nguyễn Phú Trọng đã vậy, rắp tâm một đường lối mà hết thế kỷ này chưa biết đã có chưa, sẽ dẫn chúng ta đi trên con đường vạn dặm đó. Ông Chủ tịch nước mới là ông Trần Đại Quang, sẽ theo “nghiệp” Công An của ông ấy, quen tay, tha hồ mà vũ lực với nhân dân. Ông Thủ tướng mới là ông Nguyễn Xuân Phúc có quá trình là chẳng có gì cả, sẽ điều hành đất nước về nơi vô định (thua ông Trọng là có hướng định). Bà Chủ tịch quốc hội mới Nguyễn Thị Kim Ngân rất ngoan, thuần (và cũng rất dễ thương) với vai bù nhìn lúc nào cũng toe toét cho đến hết nhiệm kỳ. Ông Bí thư thành ủy mới của thủ đô Hà Nội là ông Hoàng Trung Hải – dù có hay không tai tiếng gốc Tầu (?) – sẽ đưa Hà Nội vào quỹ đạo “4 tốt và 16 chữ vàng”. Ông Đinh La Thăng, là người miền Bắc đẩu tiên nắm chức Bí thư thành uỷ TP HCM sẽ thống soái miền nam theo đúng quy trình. Còn ai hỏi tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu nữa không? Thiệt là chán đời, xuân xiếc gì nữa?! Tiêu chí của những người lãnh đạo là phải lo cho dân: Từ sức khoẻ, học hành do nhà nước lo, cho đến phục vụ nhu cầu “mưu cầu hạnh phúc” của người dân. Riêng ở Việt Nam ta thì chỉ có mà mơ! Đã có khi nào “lãnh đạo” mang những nhu cầu căn bản này vào chương trình nghị sự một cách nghiêm túc chưa? Chưa bao giờ! Có chăng là chỉ lào phào lấy lệ, sau đó mèo vẫn hoàn mèo. Suốt ngày “lãnh đạo“ chỉ nói toàn những chuyện “vồ chuột sợ vỡ bình”, chuyện “còn đảng còn mình”, chuyện kiên định bám víu lấy một chủ thuyết phản tác dụng ở trên mây, thì đầu óc đâu ra để mà họ lo cho dân, cái mà người dân đang tha thiết: ĐỘC LẬP – DÂN CHỦ – TỰ DO – HẠNH PHÚC. Cứ để yên thì hãy coi! Đinh Phương (Ba Sàm )
  13. Xuân đến mà sao lòng tôi lại cứ nặng trĩu buồn, đau, căm giận! Tôi tự hỏi, rồi tự trả lời: Quả thật, tôi đã khùng điên và ngu xuẩn mất rồi! Tôi xin được bộc bạch như sau Sau cái ngày công bố kết quả bầu cử nhân sự ĐH12, một cán bộ an ninh đã đến gặp tôi thân tình thăm dò: “Bác thấy thế nào về kết quả ĐH Đảng lần này?”. Không chút do dự, tôi bật ra: “Tôi thật sự rất buồn, đau và căm giận”. – Có lẽ bị bất ngờ, anh cán bộ an ninh ngạc nhiên: “Ủa! Sao bác lại buồn… ĐH12 thành công tốt đẹp mà!” Tôi đáp: “Vì đó không phải là thành công theo ước vọng của nhân dân mà đó là thành công của bạo lực với 5.200 quân, với súng đạn lăm le, xe tank rập rình; đó là thành công của gian lận bầu cử bằng áp đặt quyết định 244/QĐ thủ tiêu quyền tự do bầu cử và tự ứng cử…” – “Nhưng quyết định 244/QĐ là quyết định được thảo luận dân chủ trong Bộ chính trị và trong BCH TW khóa 11 và đã được bỏ phiếu tán thành lấy nó làm quy chế bầu cử tại ĐH 12 mà!” Anh cán bộ an ninh phân trần! Tôi lại buộc phải phản biện: “Anh là đảng viên, có lẽ anh thừa hiểu bộ máy lãnh đạo, tổ chức ĐH 12 vừa qua là nằm trong tay ai? Và cái nguyên tắc tập trung dân chủ vốn đã thủ tiêu dân chủ, cộng với ý đồ thao túng, lũng đoạn ĐH các cấp bằng cái “ê kíp đa số bè phái” do TBT Nguyễn Phú Trọng và Tô Huy Rứa cầm quyền sinh sát đã lèo lái đánh bại “ê kíp thiểu số” trong Bộ chính trị khóa 11 để rồi họ cho ra đời cái quyết định 244/QĐ và cứ như thế, Bộ chính trị khóa 11 lại dùng nghị quyết của BCH TW 13, 14 lèo lái, biến quyết định 244/QĐ trở thành quy chế bầu cử tại ĐH 12 . . .” Anh cán bộ an ninh lại vui vẻ giở lý: “Nhưng dù sao đó cũng chỉ là suy đoán của bác, còn về nguyên tắc, quy trình… thì quyết định 244/QĐ là quyết định được Bộ chính trị, BCH TW khóa 11 và cả đại biểu ĐH 12 bỏ phiếu thông qua, nên nó hợp pháp và có giá trị thi hành chứ!?” Không kềm được nóng giận, tôi bộc lộ: “Không có cái nguyên tắc, quy trình nào dù nó được đa số thống nhất 100% cũng không được quyền làm trái điều lệ đảng, điều lệ đảng là luật tối thượng, khi điều lệ đảng chưa sửa đổi thì không được làm trái với bất cứ lý do nào. Mà tại sao không tiến hành ĐH một cách bình thường theo điều lệ đảng? Tại sao không được tự ứng cử, không được tự nhận đề cử? Tại sao phải tròng tréo, vòng vo rối lắm? Tôi có quyền nghi ngờ và khẳng định đây là âm mưu, thủ đoạn xấu nhằm thao túng, lũng đoạn, áp đặt kết quả ĐH bằng mọi giá! Tôi buồn, đau, căm giận chính là vì cái trò hề bầu cử nhố nhăng này, chính nó đã đem tới một kết quả làm tôi hoàn toàn thất vọng. Thấy tôi nổi nóng, anh bạn cán bộ an ninh mỉm cười, ôn tồn: “Chuyện đại sự quốc gia, phức tạp lắm bác ơi! Không nên nôn nóng và bác cũng không nên bức xúc thái quá như vậy!” Thấy mình quá đà vì tức giận, tôi dịu giọng phân trần: “Tôi buồn, đau, căm giận vì đáng lẽ thắng lợi của ĐH 12 đã là thắng lợi của xu thế đổi mới thể chế chính trị từ “độc tài, toàn trị” chuyển sang “đa nguyên dân chủ”, hướng tới đoàn kết với Hoa kỳ và thế giới dân chủ, văn minh, tiến bộ để tạo lực, tạo đà thoát khỏi vòng vây lệ thuộc Bắc kinh xâm lược. Đây là cơ hội ngàn vàng, nhưng phe giáo điều, bảo thủ, 4 kiên định do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đã quyết liệt dùng bạo lực và thủ đoạn gian lận bầu cử như kể trên để giành thắng lợi bằng mọi giá tại ĐH 12 mà mục đích của họ hoàn toàn không vì dân, vì nước, mà rõ ràng chỉ là để giành độc quyền lãnh đạo, tiếp tục cam chịu lệ thuộc BKXL để nhận được sự bảo hộ. Tôi buồn, đau và căm giận chính là vì vậy. Cuộc trò chuyện tuy không có điểm chung, nhưng hình như trong ánh mắt và cử chỉ của anh bạn cán bộ an ninh có sự thông cảm, thấu hiểu đối với nỗi lòng của tôi. Anhchủ động chuyển cuộc “trò chuyện, tâm sự” sang chúc tết xã giao rồi từ giã ra về. Tiễn khách ra về, tôi lại tiếp tục suy nghĩ, bất chợt tôi phát hiện ra mình khùng điên, ngu xuẩn thật, vì: Dưới chế độ CSVN độc tài toàn trị đương quyền, lại đang cam chịu lệ thuộc BK Xâm lược – một nước lớn cùng ý thức hệ, cùng chung “Đại cục”, chịu sự ràng buộc, khống chế khó có cách nào thoát khỏi quỹ đạo của họ, thì làm gì có cái chuyện nhóm giáo điều, bảo thủ, 4 kiên định đang cầm quyền của ĐCSVN lại chấp nhận bầu cử dân chủ để cho một cái nhóm “dân chủ, yêu nước, cấp tiến” nào đó thắng cử, rồi từ đó tiến hành cuộc “diễn biến, chuyển hóa” hòa bình ĐCSVN độc tài dần dần trở thành ĐCSVN dân chủ! Phát hiện tại sao mình lại khùng điên, ngu xuẩn vô lối như kể trên, tôi mĩm cười nhận ra: Tại sao lại cầu mong, trông chờ? Phải tự thấy, trong phạm vi quyền con người và trách nhiệm công dân mà hiến pháp VN buộc phải công nhận, tất cả công dân yêu nước cần phải làm gì và làm như thế nào!? Kha Lương Ngãi (Ba Sàm)
  14. Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA 2016-02-10 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Khai thác dầu tại Monterey Shale, California với kỹ thuật fracking hôm 24/3/2014. AFP photo Dầu thô là sản phẩm chiến lược trong ý nghĩa là loại nhiên liệu cần thiết cho nền công nghiệp của các nước trên thế giới và ai làm chủ nguồn năng lượng này thì có thể chi phối nhiều quốc gia khác. Nhưng từ hơn một năm qua, giá dầu sụt mạnh đã lại gây hậu quả ngược là làm các nước bán dầu và các doanh nghiệp sản xuất bị điêu đứng. Bước vào năm Bính Thân, tiết mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hiệu ứng của dầu thô khi giá dầu sụt mạnh và gây biến động cho các thị trường chứng khoán trên thế giới. Xin quý thính giả theo dõi cách Nguyên Lam nêu vấn đề với chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa, tư vấn kinh tế của đài Á Châu Tự Do. “Hiệu ứng thịnh vượng ngược” Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Hôm nay là chương trình kinh tế đầu năm của chúng ta, Nguyên Lam mong là ông đã vừa cùng gia đình ăn một cái Tết Bính Thân vui vẻ. Khi chuẩn bị đề tài kỳ này là hiệu ứng của giá dầu, Nguyên Lam tìm lại các chương trình trước vẫn được đài lưu trữ và nhớ rằng cách nay đúng một năm, trong chương trình ngày Thứ Tư 11 Tháng Hai năm 2015, ông có phân tích nguyên nhân của việc dầu thô sụt giá và khi ấy giá dầu còn ở khỏang 65 đô la một thùng ông đưa ra dự báo rằng giá có thể sụt nữa và di động trong biên độ từ hai chục đến năm chục đô la một thùng mà thôi. Ngày nay, giá đầu đã chạm mức 30 đồng và mỗi lần sụt dưới ngưỡng đó thì các thị trường cổ phiếu đều tuột giá. Ông cũng có nêu ra rằng giá đầu chỉ là một dấu hiệu của tình hình sinh hoạt kinh tế và dầu thô mà sụt giá thì đấy là triệu chứng đáng ngại cho viễn ảnh kinh tế trước mắt. Quả là từ đầu năm dương lịch, tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu không mấy khả quan nhưng kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu riêng về hậu quả của nạn dầu thô sụt giá. Ông nghĩ sao về ý kiến này? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng nói về bối cảnh thì chúng ta có thể đang chứng kiến một chuyển động lớn, trăm năm mới có một lần. Khi dầu thô là nguồn năng lượng chính cho công nghiệp cách nay trăm năm thì xứ nào hay doanh nghiệp nào có dầu thì tưởng như là làm chủ thế giới. Cách nay nửa thế kỷ thì có lúc thiên hạ hốt hỏang báo động rằng sinh hoạt kinh tế hủy hoại môi sinh, thế giới sẽ đói ăn và thiếu dầu. Ngày nay, tình hình xảy ra trái ngược với dầu thô dư thừa và gây hậu qủa chưa ai lường được nên ta sẽ khởi sự từ một giác độ khác. Thứ nhất, cuộc cách mạng về kỹ thuật gạn đá phiến ra dầu, tạm gọi là fracking, đảo lộn thế cung cầu với Hoa Kỳ và cả Canada trở thành hai nhả sản xuất mới và tăng số cung cho thế giới. Thứ hai, từ biến động năm 2008, kinh tế thế giới vẫn chưa khả quan và lại có dấu hiệu suy trầm từ Trung Quốc nên số cầu về dầu khí không tăng mà giảm. Thứ ba, kinh tế của Trung Quốc đã hạ cánh rồi và sẽ sa sút trong nhiều năm tới, và khi số cung tăng vọt mà số cầu vẫn đình trệ thì giá dầu phải sụt. Thứ tư, cùng với cuộc cách mạng kỹ thuật về dầu khí, nhân loại cũng ra sức tìm các nguồn năng lượng “sạch” như quang năng là ánh mặt trời hay phong năng là sức gió, nên dầu thô, khí đốt và than đá hết còn vị trí nhu yếu như trước, và vì vậy giá dầu sẽ còn giảm nữa. Nguyên Lam: Ông Nghĩa vừa tóm lược một bối cảnh rất rộng của hồ sơ dầu khí với kết luận hợp lý là giá dầu sẽ còn giảm. Khi ấy, ai mua dầu thì có lợi và ai bán dầu thì bị thiệt hại, nhưng thưa ông, nếu cân nhắc lợi và hại thì hậu quả sau cùng là gì? Giả dụ như Nguyên Lam có thể mua xăng với giá rẻ hơn, đấy là cái lợi, nhờ đó có thêm tiền mua thứ khác và kích thích sản xuất ở khu vực khác, nhưng giới sản xuất xăng dầu thì bị thiệt hại vì tài sản của họ mất giá và cũng có thể giảm đầu tư vào ngành khác. Trong cái chuỗi liên hệ rắc rối ấy thì người ta dựa vào những yếu tố nào để suy tính? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin khởi đi từ tổng thể với vài con số đơn giản để mình cùng tính. Từ giữa năm 2014 thì giá dầu ở khoảng 100 đô la một thùng, nay chỉ còn 30 đô la, coi như mất 70%. Tổng số trữ lượng về dầu của thế giới đã được xác định thì ở khỏang một ngàn 700 tỷ thùng. Khi dầu mất giá 70% thì kho dầu toàn cầu coi như mất giá khoảng 120 ngàn tỷ đô la, tính cho tròn thì hơn gấp 10 sản lượng kinh tế của nước Mỹ, bằng 500 lần sản lượng của Việt Nam hay 200 lần tài sản của vài doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Con số ấy cho thấy kích thước của vấn đề. Dù biết rằng lượng dầu ấy vẫn còn nằm dưới đất và chỉ có giá khi đào lên khai thác và bán ra, nhưng trong sổ sách hay đầu óc của các quốc gia hay các doanh nghiệp làm chủ lượng tài sản này thì người ta phải thấy là mình bị nghèo đi mất 70%. Khi ấy, chúng ta nghĩ tới khái niệm gọi là “hiệu ứng thịnh vượng ngược” để dự đoán về hậu quả. Một trạm xăng của BP Amoco ở Fairfax, Virginia, Hoa Kỳ (ảnh minh họa chụp trước đây). Nguyên Lam: Ông nói đến khái niệm hay phạm trù “hiệu ứng thịnh vượng ngược”, thưa ông, đấy là cái gì vậy? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nếu tôi thấy mình giàu hơn thì tự nhiên tôi nghĩ đến việc xài tiền này cho các nhu cầu trước đây mình muốn mà không thỏa mãn được. Thí dụ như mua một cái xe lớn hơn hay một ngôi nhà sang hơn. Từ đó, quyết định chi tiêu phụ trội của tôi có thể kích thích sản xuất cho doanh nghiệp và đấy là phạm trù “hiệu ứng thịnh vượng”, cơ sở của các tính toán và dự đoán kinh tế của giới hữu trách. Ngược lại, khi thấy mình bị nghèo đi thì tất nhiên là phải thu vén chi tiêu, tạm đình chỉ những gì muốn làm. Doanh nghiệp dầu khí đang khai thác các giếng dầu bị mất giá thì phải tiết giảm đầu tư, có khi sa thải nhân viên và gây hậu quả bất lợi cho kinh tế. Một quốc gia bán dầu ra như Liên bang Nga hay Saudi Arabia cũng thế, bị thất thâu ngân sách vì dầu thô sụt giá và không thể duy trì các chương trình phúc lợi xã hội như trước và hậu quả bất lợi sẽ lan rộng ra khỏi lĩnh vực năng lượng qua kinh tế và xã hội. Đấy là hiện tượng “hiệu ứng thịnh vượng ngược” hay “hiệu ứng nghèo túng”. Với giá dầu bị mất 70% và sẽ còn mất nữa, hiệu ứng bất lợi cho các nước bán dầu sẽ lây lan và gây ra nguy cơ “giảm phát” là sản lượng kinh tế suy giảm, hàng họ bán rẻ mà vẫn ế và thất nghiệp sẽ tăng. Biến cố trăm năm mới thấy một lần Nguyên Lam: Ông vừa nhắc tới vai trò của Hoa Kỳ là quốc gia đi tiên phong trong cuộc cách mạng về kỹ thuật khai thác dầu thô và khí đốt khiến số cung trên thế giới tăng mạnh, làm sụt giá dầu trong bối cảnh trì trệ của kinh tế thế giới. Khi dầu sụt giá như vậy thì vì sao các công ty không giảm mức sản xuất để hãm số cung? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nhờ cuộc cách mạng kỹ thuật mà Hoa Kỳ đã vọt lên thành quốc gia sản xuất nhiều dầu nhất thế giới và giảm hẳn số dầu nhập khẩu nên càng làm thế giới bị ứ dầu. Khi ấy, các tiểu bang có giếng dầu lớn nhất như Texas, Oklahoma hay North Dakota đã thành đầu máy kinh tế. Các doanh nghiệp loại nhỏ và vừa lao vào lĩnh vực sản xuất dầu với kỹ thuật mới cũng tuyển dụng nhiều nhân công nhất và khai thác cả ngàn giếng dầu loại bỏ túi ở mọi nơi và góp phần làm giảm nạn thất nghiệp tại Mỹ. Nhưng từ giữa năm 2014, tình hình hết còn khả quan như trước và ngày càng khó khăn hơn vì dầu thô sụt giá khiến nhiều giếng bị tạm đóng cửa và ngân sách nhiều tiểu bang như North Dakota bị hao hụt nặng chẳng khác gì tình hình Liên bang Nga hay Á Rập Saudi hoặc Venezuela. Sang câu hỏi vì sao nhà sản xuất không giảm số cung để giá khỏi sụt thì ta gặp một vấn đề kế toán tài chính. Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đi vay thay vì chủ yếu bỏ vốn để khai thác dầu. Khi giá sụt thì họ vẫn có nhu cầu thanh toán các khoản nợ đáo hạn nên vẫn cứ phải bơm thêm dầu và bán lỗ để có tiền mặt hầu còn trả nợ trên thị trường trái phiếu hay cho các ngân hàng. Và động thái tuyệt vọng ấy lại càng làm dầu hạ giá trong một vòng luẩn quẩn đáng ngại! Mà không chỉ có doanh nghiệp, nhiều quốc gia cũng gặp cảnh ngặt nghèo ấy khi đi vay quá trớn. Nguyên Lam: Như ông vừa trình bày thì phải chăng các doanh nghiệp khai thác dầu lao vào một cuộc chơi nguy hiểm vì đi vay tiền để áp dụng một kỹ thuật tân kỳ làm tăng sản lượng và giảm phí tổn sản xuất cho tới khi dầu thô sụt giá quá mạnh thì họ phải tiếp tục bơm dầu trả nợ dù có bị lỗ. Nhìn ra ngoài Hoa Kỳ thì tình hình của các nước sản xuất coi bộ cũng ít quả quan mà còn có vẻ nguy ngập, thí dụ như xứ Á Rập Xaou-đi và các nước trong Hiệp hội OPEC của 14 quốc gia xuất khẩu dầu thô. Ông nghĩ sao về chuyện này? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta đang chứng kiến một biến cố gọi là trăm năm mới thấy một lần. Cùng nhiều nước bán dầu trong Vịnh Á Rập, Saudi Arabia có chiến lược độc đáo là không giảm sản lượng để giữ giá mà cứ tiếp tục bán thêm để giá sụt mạnh làm các doanh nghiệp Mỹ lỗ vốn và đóng cửa, là điều có xảy ra. Khối Á Rập này, như Saudi, Kuweit và các tiểu vương quốc, có nhiều dầu và dự trữ ngoại tệ dồi dào nên mới theo đuổi việc ấy, chứ các thành viên khác của tổ chức OPEC, như Venezulea thì bị khốn đốn nặng. Cuối tuần qua thì rạn nứt bùng nổ trong nhóm OPEC và tổ chức này hết còn thế lực làm giá như hơn 40 năm trước mà còn bị nguy cơ tan rã. Cũng về hiệu ứng của giá dầu, ta không quên là Iran đang nuôi hy vọng bán dầu từ một triệu rưỡi đến ba triệu một ngày sau khi hết bị quốc tế cấm vận để có thu nhập cải thiện kinh tế, nhưng sẽ lại tăng số cung. Là đối thủ chính trị của Iran, Saudi Arabia càng không muốn giảm sản lượng trong mục tiêu làm dầu thô sụt giá nữa hầu Iran không chiếm được lợi thế kinh tế. Ta không nên quên vai trò võ khí của dầu thô và Hoàng gia Saudi đang sử dụng võ khí ấy để gây khó cho Iran, cho Liên bang Nga và các doanh nghiệp Mỹ. Nguyên Lam: Khi nói đến hoàn cảnh thuận lợi hơn cho các nước mua dầu thì chúng ta phải nhớ tới Trung Quốc là một nước cũng sản xuất dầu thô nhưng vẫn phải mua thêm cho đủ yêu cầu tiêu thụ quá lớn với hiệu suất rất kém. Thưa ông, nếu nói về hậu quả của việc dầu thô xuống giá thì kinh tế Trung Quốc được lợi những gì? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc có lợi nhờ hóa đơn mua dầu được rẻ hơn trước, nhưng tự thân thì đã có quá nhiều vấn đề nên kết cuộc thì chẳng có gì khả quan hơn. Tôi xin vắn tắt như thế này: Trung Quốc là nơi mà mỗi tuần lại có nhiều tin xấu về kinh tế và tình hình tiếp tục suy đồi hơn với nạn đồng bạc mất giá, thất nghiệp tăng, tư bản tẩu tán ra ngoài, dự trữ ngoại tệ sẽ hao hụt bình quân chừng hơn 100 triệu đô la một tháng - trong năm nay có thể mất thêm khoảng hơn một ngàn tỷ. Vì vậy, bước vào năm Thân này, vấn đề của Trung Quốc hết là kinh tế mà sẽ là an ninh và chính trị. Trong hoàn cảnh đó số cầu về dầu thô càng giảm và giá dầu sẽ càng hạ. Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.
  15. Đôi lời: Nhiều người Việt tị nạn Cộng sản ở Mỹ không muốn bị gọi là Việt kiều. Với họ, cụm từ “Việt kiều” dành cho những người có quan điểm thân Cộng, thường là những người con cưng hay con ruột của chế độ, những người đi du học, hoặc những người của chế độ mang tiền qua Mỹ mua nhà cửa, làm ăn. Còn những người cựu quân nhân VNCH, bị buộc phải bỏ nước ra đi, hoặc những người ở Mỹ chống CS, họ muốn được gọi là “Người Việt tị nạn CS” hay “Người Việt hải ngoại“, họ không muốn bị gọi là Việt kiều. Theo như bài viết này thì họ được xếp vào “loại thứ tư”. ___ Việt kiều đỏ, các con cưng của chế độ đang đón ông Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân của ông ở Paris, Pháp. Nguồn ảnh: VTC Năm ngoái, có dịp ra Hà Nội công tác, trong một dịp tán gẫu, một anh bạn trong lúc ngà ngà nói rằng chính quyền VN phân biệt 4 loại Việt kiều. Hôm về VN mấy tuần trước ở trong Nam, tôi lại nghe một nhận xét giống giống như thế … Loại thứ nhất là những người “con cưng” của chế độ. Họ là những người từ miền Bắc, được Nhà nước cho đi du học, nhưng vì lí do gì đó, ở lại nước ngoài. Họ là những người “đỏ” và tuyệt đối trung thành với chế độ. Loại thứ hai là những người “con ruột” của chế độ. Họ cũng là những người từ miền Bắc, từng đi học hay lao động nước ngoài. Đa số là màu đỏ, nhưng một số màu xanh. Tuy nhiên, nói chung họ thân thiện với chính quyền. Loại thứ ba là những người “con ghẻ”. Họ là những người từ miền Nam, được đi du học dưới thời VNCH trước 1975, nhưng họ đỏ xanh lẫn lộn. Một số người trong nhóm này rất muốn tự mình tô màu đỏ và tỏ ra thân thiện với chính quyền. Loại thứ tư là những người “có vấn đề”. Họ là những người từ miền Nam và vượt biên và định cư ở Mĩ và các nước phương Tây. Họ cũng là những người từ miền Bắc được đi học và lao động nhưng chọn ở lại bên Đông Âu và sau này tỏ ra chống đối chính quyền. Mấy người này nói chung là màu vàng, và một số là màu xanh. Chính quyền không tin mấy người này. Tôi có dịp hỏi một anh bạn đang giữ một chức cao cấp trong một cơ quan phụ trách về người Việt ở nước ngoài về phân biệt trên, thì anh ấy nói không có. Anh nói chắc ai bày chuyện thế thôi, chứ chính quyền hoàn toàn không có chính sách phân biệt như thế. Hỏi thế thôi, chứ tôi thông cảm nếu anh ấy phải trả lời như thế. Nguyễn Văn Tuấn 10-2-2016 (Ba sàm)
  16. TRANG CHÍNH | THỜI SỰ Tự ứng cử: Quyền và ý thức dân chủ cao nhất của công dân Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-02-10 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Một phiên họp của Quốc hội khóa 13 trước đây, ảnh minh họa. AFP Chủ nhật ngày 22 tháng 5 năm 2016 sẽ là ngày bầu cử Quốc hội khóa 14. Tuy chưa tới tháng 5 nhưng dư luận lại đặc biệt theo dõi nguồn tin TS Nguyễn Quang A là người đầu tiên dấy lên phong trào người dân tự ứng cử vào Quốc hội lần này, bất kể việc ứng cử của mình có bị gạt ra ngoài như thường thấy trước đây hay không. Hình thức dân chủ duy nhất Ở Việt Nam, Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có thể gọi là hình thức dân chủ duy nhất vì trên danh nghĩa thì người dân tự cầm lấy lá phiếu mà họ chọn để thực hiện quyền làm chủ của mình. Tuy nhiên từ cuộc bầu cử đầu tiên cho đến nay, sau 13 lần mỗi lần 5 năm, các cuộc bầu cử đều được định hướng từ Bộ chính trị thông qua Mặt trận tổ quốc trung ương bởi thuật ngữ hiệp thương, chọn một đảng viên nào đó để dân chúng tự tay cầm lá phiếu có tên người được đảng chọn ấy bỏ vào thùng phiếu và xem đó là việc thực hiện dân chủ. Pháp luật đề cao vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam vì nó là chủ thể duy nhất có quyền lập danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Ba lần hiệp thương trước khi một nhân vật nào đó được công bố cho thấy bộ lọc của Đảng trước việc tổ chức nhân sự cho cuộc bầu cử rất quan trọng. Từ đó người ta thấy được rằng ngay cả một đảng viên cốt cán cũng không thể tự ứng cử huống gì một người ngoài đảng. Pháp luật quy định việc tự ứng cử của công dân nếu đủ điều kiện về độ tuổi, năng lực và sự tín nhiệm của cử tri sẽ được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu về các nơi ở và nơi công tác để họ được góp ý trước khi được mặt trận tổ quốc hiệp thương lập danh sách ứng cử viên chính thức. Thực tế cho thấy tại các nơi mà Mặt trận tổ chức, mục tiêu duy nhất là tiêu diệt từ trong trứng nước các ý định tự ứng cử của một công dân. Bài học về các buổi đấu tố này đã xảy ra với nhiều người trước đây, nổi bật và được biết nhiều nhất là trường hợp của Luật sư Lê Quốc Quân, em trai của LS Quân là anh Lê Quốc Quyết kể lại: Cái chuyện của anh Quân cũng hay lắm! Anh Quân thuộc tổ 6 nhưng họ lại đưa sang tổ 12 để lấy ý kiến của tổ dân phố. Trong tổ 12 đấy họ đưa lên họp ở lầu hai và họ chặn cầu thang lầu một! nếu ai quen biết và ủng hộ anh Quân thì đều không được lên lầu hai còn những người đã quán triệt không ủng hộ việc này thì họ cho lên! Luật sư Lê Công Định cũng là một nạn nhân của cái gọi là hội nghị cử tri này. LS Định bị đấu tố, sách nhiễu khi tự ứng cử vì ông bị cáo buộc có những bài viết chống phá nhà nước, LS Định kể lại trường hợp của mình: Trong cả hai lần hiệp thương nơi cư trú và nơi làm việc họ đều công kích tôi về tinh thần ủng hộ dân chủ, đa nguyên đa đảng. Họ nói tôi viết nhiều bài tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa mà cuộc bầu cử quốc hội là cuộc chọn những người đại biểu nhân dân. Họ cho những người tôi không biết mặt ở nơi tôi cư trú đến. Họ cử những người an ninh đến để nêu các vấn đề chính trị và tư tưởng để công kích tôi. Tuy rằng mình không đồng ý điều đó nhưng trong biên bản họ ghi luôn những ý kiến công kích mình! Ts. Nguyễn Quang A TS Nguyễn Quang A dĩ nhiên hiểu rất rõ cách mà MTTQ sử dụng để buộc ứng viên bỏ cuộc nhưng theo ông, lời kêu gọi tập trung 5.000 chữ ký của người dân khắp nơi ủng hộ cho ông ứng cử sẽ là chiếc đòn bẫy hất tung những mưu mô từ trước tới nay mà MTTQ dùng để đẩy ứng viên độc lập ra khỏi mọi cuộc bầu cử trước đây: Trong khâu ứng cử gọi là hiệp thương mà thực sự là cái bẫy để người ta loại người tự ứng cử ra. Người ta tổ chức cái hội nghị cử tri, khoảng 50 tới 100 người, họp và kéo người của người ta tới không biết họ có phải là cử tri ở cái khu ấy hay không, nhưng họ đến đấy về cơ bản là để đấu tố những người tự ra ứng cử để rồi người ta cho là không được tín nhiệm ở trong hội nghị thì coi như loại luôn. Mục tiêu tôi kêu gọi chữ ký là để gây áp lực xã hội này nói rằng các ông phải cẩn thận, cái tiếng nói gọi là hội nghị cử tri do chính hệ thống này nó thiết kế ra để loại những người họ không muốn, sẽ bị lật tẩy. Tôi cũng khuyên tất cả những người tự ứng cử nên lấy ý kiến ủng hộ của cử tri cho việc ứng cử của mình. Đây không phải là những người bỏ phiếu, đây cũng không có giá trị pháp lý gì cả nhưng nó có giá trị tinh thần, có giá trị đạo đức để gây áp lực với các cái mẹo của chính quyền. Nếu họ vẫn tiến hành làm những việc như thế thì số liệu và những bằng chứng về các diễn tiến của hội nghị cử tri chúng tôi sẽ kêu gọi anh em đến và ghi hình tất cả các hành động đấy và đưa lên mạng công khai để cho người dân biết. Tự ứng cử sẽ thất bại? Cùng với TS Nguyễn Quang A là nhiều người khác hưởng ứng phong trào tự ứng cử để chứng tỏ quyền công dân của mình, trong đó có Nguyễn Kim Anh, một trí thức rất trẻ công bố ý định tự ứng cử của cô. Trao đổi với chúng tôi về việc này Kim Anh cho biết: Thực ra với cái cơ chế bầu cử chính trị tại Việt Nam hiện nay, đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo thì một cá nhân không phải là đảng viên tự ứng cử sẽ là thất bại. Tuy nhiên việc tự ứng cử có một ảnh hưởng không nhỏ vì được tham gia váo việc điều hành đất nước của người dân vốn dĩ đã bị chôn vùi hơn 40 năm qua. Chính trị quyết định đến mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…và người dân họ phải biết được mình đang bầu cho ai và người đó có xứng đáng là người lãnh đạo quốc gia hay không và có đưa đất nước phát triển hay không hay là thụt lùi so với thế giới. Nếu mình tự ứng cử mà họ gạt ra thì chứng tỏ họ chỉ nói suông và họ muốn độc quyền lãnh đạo thôi và họ muốn thu tóm mọi thứ. Nếu như ông Trọng nói “dân chủ đến thế là cùng” thì không biết dân chủ ở chỗ nào. Đó là cái mà mình đang tự ứng cử để chứng minh cho mọi người thấy là dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Việc tự ứng cử này không phải là để chống phá nhà nước hay phá hoại sự ổn định của đất nước mà là xây dựng một nền dân chủ thật sự cho Việt Nam, cái mà mọi người dân đều xứng đáng được có. Bên cạnh sự ý thức của toàn dân về vấn đề bầu và ứng cử, không thể thiếu việc kích hoạt sự năng động của các tổ chức xã hội dân sự, vốn đang nẩy nở nhanh chóng tại Việt Nam trong những năm qua. Anh Nguyễn Anh Tuấn, người luôn cổ vũ cho vai trò của xã hội dân sự chia sẻ: Tôi rất là ủng hộ việc này. Bởi vì nếu không có bất kỳ ai tham gia ứng cử, không có bất kỳ ai tham gia giám sát tiến trình bầu cử thì theo luật bầu cử hiện nay không thể nào chúng ta kiểm tra được những sai sót, hạn chế mà mình phải đấu tranh để sửa đổi nó cho nó tốt hơn. Do đó tôi rất ủng hộ việc này mặc dù biết nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chắc chắn những vòng hiệp thương tới đây sẽ gây khó khăn cho các ứng viên tự ứng cử như bác Nguyễn Quang A. Rõ ràng mình đều biết những người đứng đầu Hội đồng bầu cử quốc gia cũng như đứng đầu Mặt trận tổ quốc, là đơn vị tổ chức bầu cử thuộc về đảng Cộng sản Việt Nam, dĩ nhiên nó sẽ tạo ra bối cảnh không được thuận lợi cho những người tự ứng cử. Nếu như khối xã hội dân sự của Việt Nam đủ năng động thì họ sẽ bám sát vào tiến trình bầu cử để chỉ ra nó có những hạn chế gì và sau đó có những hoạt động để cải thiện những hạn chế đó. Chẳng hạn giám sát bầu cử, đảm bảo số lượng người đến bầu cử tương ứng với số phiếu. Tiếp cận vào những phòng kiểm phiếu để trực tiếp giám sát quá trình kiểm phiếu xem có chính xác hay không. Than gia tiến trình Mặt trận tổ quốc hiệp thương để đảm bảo rằng họ không dùng hiệp thương giống như công cụ để loại những người họ không thích. Đây là phép thử cho sự năng động của xã hội dân sự Việt Nam. Nhìn từ nhiều góc cạnh khác nhau, việc tự ứng cử là hành động bình thường ở mọi nơi trên thế giới, nó nói lên đầy đủ sự vận hành của một thể chế dân chủ.
  17. Coi trên tivi (coi hoài, chết cái nết không chừa), mục Khởi nghiệp, thấy có ông GS Học viện chính trị quốc gia HCM trả lời nhà đài, ông nói về công lao, thành tựu của 30 năm đổi mới. Thôi thì đủ nhời hay ý đẹp, đại loại đất nước khi đang rơi vào khủng hoảng, bế tắc trầm trọng (ông ấy không nói do đứa nào gây ra, có lẽ do bọn dân đen chứ còn ai vào đây nữa), nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, tư duy đổi mới của đảng mà đất nước đã phát triển vượt bậc, v..v... Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!!! Ông ấy nói về đổi mới, ông ấy là giáo sư, nhưng tôi nhìn cảnh quay thì biết họ chả đổi mới tí nào. Học viện chính trị quốc gia HCM là nơi ông ấy dạy, nơi đào tạo 100% cán bộ cấp cao cho xứ này, nhưng thượng ngất trên đỉnh ngôi nhà trụ sở học viện là dòng chữ "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại" (ảnh). Nhiều người biết câu này của 2 lão tiền bối K.Marx - Engels, sau đó lão trung bối Lênin bổ sung, nói ra trong hoàn cảnh vô sản và tư bản quyết sống mái, một mất một còn. Hơn thế kỷ đã trôi qua, thế giới đổi thay chóng mặt. Nay thì tượng ông Lênin trên chính quê ông ấy cũng bị giật đổ rồi, câu khẩu hiệu trên đã bị vứt vào sọt rác. Học thuyết đấu tranh giai cấp đã thành thứ rác rưởi, nhắc đến nó chỉ gợi nhớ một thời mông muội. Ông giáo sư kia ngày nào cũng bước qua cái cửa có dòng chữ ấy, hẳn không thể bảo không nhìn thấy, trừ trường hợp bị mù. Ông Tổng Trọng cũng từng là sếp nơi đây, còn lâu nay một năm ra vào đây cũng cả chục lần, không thể không nhìn thấy, trừ trường hợp bị mù. Để một câu rác rưởi, cổ hủ, bảo thủ, chình ình chướng mắt như thế tồn tại năm này qua năm khác mà cứ leo lẻo đổi mới, thật tình tôi không biết các ông đổi mới cái gì. Thà các ông bà cứ treo câu kinh điển "Không có gì quý hơn độc lập tự do" của cụ Hồ thì nó đi một nhẽ. Hãy đổi ngay cái đầu của các ông trước đi đã. Vị nào muốn phản bác tôi, hãy trả lời ngay vào câu hỏi: Bây giờ vô sản các nước có cần liên hiệp lại không, liên hiệp để làm gì, chống ai? (Nguyễn Thông Blog)
  18. “…Nếu chủ trương ban lãnh đạo cộng sản là kiên trì theo đuổi chủ nghĩa Mác-Lênin và duy trì chế độ độc tài đảng trị họ chắc chắn sẽ thất bại kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, cho đảng của họ… Ngược lại thay vì là nạn nhân họ có thể là tác nhân của tiến trình dân chủ hóa… ” Đảng Cộng Sản không ngừng lặp lại khẩu hiệu chống các biểu hiện "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa". Hai cụm từ này, mà bài này gọi chung là "tự chuyển hóa", có nghĩa gần như nhau trong ngôn ngữ của họ. Tự diễn biến có nghĩa là tạo ra những thay đổi trong nội bộ đảng, khiến đảng tự chuyển hóa, nghĩa là thay đổi bản chất để trở thành một đảng khác và ứng xử một cách khác trong nội bộ cũng như đối với xã hội. Có thể nói với đại hội 12 vừa qua Đảng Cộng Sản đã bắt đầu thực hiện điều mà nó đã thề sẽ chống lại tới cùng, nghĩa là tự chuyển hóa. Nguyễn Phú Trọng đã thành công, sau một cuộc đấu kéo dài gần bảy năm, điều mà trước ông Võ Văn Kiệt và Lê Khả Phiêu đã thất bại. Thành tích của ông Trọng là đã dứt điểm được cái mà ta có thể gọi là "đảng cầm quyền trong đảng". Chưa chắc Nguyễn Phú Trọng đã ý thức hết được tầm quan trọng của biến cố mà ông vừa góp phần quyết định tạo ra. Thanh lý nhà nước Nguyễn Tấn Dũng? Thất bại của Nguyễn Tấn Dũng là một biến cố rất lớn cho cả Đảng Cộng Sản lẫn Việt Nam. Trong 41 năm Đảng Cộng Sản cầm quyền trên cả nước có thể nói Nguyễn Tấn Dũng đã cầm quyền 19 năm, chín năm với tư cách phó thủ tướng thường trực bên cạnh ông thủ tướng mờ nhạt Phan Văn Khải và mười năm với chức vụ thủ tướng. Quyền hành của ông đã lấn át cả hai tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng. Ông đã sắp đặt và khống chế guồng máy nhà nước bao gồm bộ máy hành chính và các doanh nghiệp nhà nước chiếm 2/3 trọng lượng kinh tế quốc gia. Không có gì là quá đáng nếu gọi nhà nước CSVN trong thời qua, nhất là mười năm gần đây, là "nhà nước Nguyễn Tấn Dũng". Sự ra đi của ông Dũng vì thế sẽ kéo theo những đảo lộn tương tự như một cuộc đảo chính. Sẽ có những thanh trừng lớn, một phần vì những người lãnh đạo mới, những đối thủ đã hạ được ông Dũng sau một cuộc đấu đá gay go, có nhu cầu loại bỏ những tay chân của ông Dũng, nhưng lý do quan trọng hơn là họ bắt buộc phải làm như thế bởi vì hầu hết những chức vụ có một tầm quan trọng nào đó trong "nhà nước Nguyễn Tấn Dũng" đều do mua mà được chứ không phải do khả năng và kinh nghiệm. Một khi đã mua được chức, ưu tư đầu tiên của các quan chức này là lấy lại vốn và làm giàu chứ không phải là trách nhiệm với cơ quan hay doanh nghiệp mà họ điều khiển. Những người này phải bị thay thế, tham nhũng đã là nét đậm nhất của chính quyền Nguyễn Tấn Dũng. Những người cầm quyền mới càng có lý do để cáo buộc ông Dũng vì tình trạng đất nước mà ông để lại. Phải nói là di sản của Nguyễn Tấn Dũng quá bi đát. Việt Nam đã tụt hậu hẳn so với các nước trong vùng và trở thành gần như một thuộc địa của Trung Quốc. Thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc lên tới trên 32 tỷ USD chưa kể số hàng nhập lậu, hầu hết các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng đều được giao cho các công ty Trung Quốc và được thực hiện một cách cẩu thả bất chấp mọi cam kết. Bất tài và tham nhũng là mẫu số chung của các cơ quan chính quyền và các doanh nghiệp nhà nước. Không những thế đất nước còn đang đứng trước nguy cơ phá sản vì số nợ công báo động. Nhưng họ sẽ thay thế hàng trăm hàng ngàn quan chức đủ loại và đủ cấp của ông Dũng bằng những người nào? Họ chỉ có những con người do chế độ cộng sản và nhà nước Nguyễn Tấn Dũng tạo ra, nghĩa là những con người trong tuyệt đại đa số không khác gì những tay chân của ông Dũng về đạo đức và tài năng, có thể chưa có cơ hội để tham nhũng nhưng cũng chưa thạo việc. Đảo lộn là chắc chắn, nhưng thất bại còn chắc chắn hơn. Lý do đầu tiên là vì kinh nghiệm của mọi quốc gia đã chứng tỏ rằng người ta không thể cải thiện một chính quyền tham nhũng để nó hết hay bớt tham nhũng, giải pháp duy nhất chỉ là thay thế nó bằng một chính quyền khác. Những thay đổi mà chúng ta sắp chứng kiến sẽ có mức độ xáo trộn và đổ vỡ của một thay đổi chính quyền nhưng lại không có sự phấn khởi và tác động tâm lý của một thay đổi chính quyền bởi vì những người lãnh đạo cao nhất vẫn là những người cũ, dù là ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang hay ông Nguyễn Xuân Phúc. Riêng việc ông Trần Đại Quang làm chủ tịch nước còn là một xúc phạm đối với dân tộc Việt Nam. Lý do thứ hai, quan trọng không kém, là những sai phạm không phải chỉ do lỗi của Nguyễn Tấn Dũng mà cũng do bản chất của chế độ. Nguyễn Tấn Dũng chỉ đã làm trầm trọng hơn những tật nguyền bẩm sinh của mọi chế độ cộng sản. Chủ nghĩa Marx tự nó đã là một chủ nghĩa vô đạo đức bởi vì đối với Marx các giá trị đạo đức chỉ là sản phẩm của giai cấp tư sản để duy trì quyền lực; giai cấp vô sản sẽ có những giá trị đạo đức riêng của nó, những giá trị mà Marx không nói tới nhưng sau này được Lênin định nghĩa như là tất cả những gì có lợi cho đảng cộng sản. Như thế có nghĩa là cướp của, giết người, nói dối, bội ước v.v. và tất cả những gì bình thường được coi là tội ác đều trở thành đạo đức nếu có lợi cho Đảng Cộng Sản. Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra là một đệ tử trung thành của Lênin khi ông nói rằng đòi phi chính trị hóa quân đội và công an là thiếu đạo đức. Với một quan niệm đạo đức bệnh hoạn như vậy tham nhũng là hậu quả tự nhiên vì tham nhũng - được định nghĩa như là sự lợi dụng công quyền để mưu lợi cho cá nhân - không gì khác hơn là một vi phạm đạo đức. Khi đạo đức - đạo đức thực sự chứ không phải đạo đức Mác-Lênin - vắng mặt thì tham nhũng ngự trị là điều tất nhiên. Như người ta đã thấy, tất cả mọi chế độ cộng sản đều tham nhũng ở mức độ nghiêm trọng. Những hình ảnh như vụ Vinashin này sẽ thành quen thuộc Trong những ngày sắp tới chính quyền cộng sản sẽ phải thanh toán nhà nước Nguyễn Tấn Dũng trong những điều kiện không khác một bệnh nhân phải phải qua một cuộc giải phẫu hiểm nghèo dù biết trước là sẽ không qua khỏi. Dân chủ trong nội bộ đảng? Không những thế chế độ còn phải trải qua một cuộc giải phẫu hiểm nghèo khác. Lần đầu tiên Đảng Cộng Sản sẽ phải thử nghiệm điều mà các các cấp lãnh đạo của nó thường nói tới nhưng chưa lường được hậu quả, đó là một mức độ "dân chủ trong nội bộ đảng". Cuộc giải phẫu này cũng sẽ không thành công vì trái ngược với bản chất của chế độ. Tất cả các đảng cộng sản về bản chất đều là những đảng khủng bố. Khi chưa có chính quyền họ là những tổ chức khủng bố phá hoại, khi đã giành được chính quyền họ thiết lập một nhà nước khủng bố. Sức mạnh của các đảng và chế độ cộng sản chủ yếu là sức mạnh của những lực lượng khủng bố, nghĩa là họ có thể làm tất cả những gì cần làm để đạt mục đích, điều mà các nhà nước và tổ chức bình thường không thể tự cho phép. Nhưng một đảng khủng bố đòi hỏi lãnh đạo thống nhất và kỷ luật tuyệt đối trong nội bộ; đảng viên có thể bị trừng trị chỉ vì bị nghi ngờ có tư tưởng dao động hay có những quan hệ không minh bạch. Đó chính là trường hợp của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng đã mạnh lên, giành được chính quyền và tồn tại được tới ngày nay nhờ một kỷ luật thép, nghĩa là một thứ độc tài trong nội bộ. Kỷ luật thép đó được duy trì bởi một nhóm cầm quyền trong đảng có tất cả mọi quyền hành và có thể thanh trừng bất cứ ai. Nhóm này khống chế đảng và dùng đảng để khống chế phần còn lại của xã hội. Ở mỗi giai đoạn họ là những người có vị thế thuận lợi nhất để thực hiện mục tiêu chính của Đảng. Mới đầu là Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp khi mục tiêu chính của Đảng là tiêu điệt các đảng phái không cộng sản để giành độc quyền đấu tranh giành độc lập và dùng chiêu bài độc lập để tiến hành cuộc nội chiến thiết lập chế độ cộng sản. Kế đến là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khi mục tiêu của Đảng là chinh phục miền Nam vì hai người này hiểu biết miền Nam nhất. Sau đó, kể từ giữa thập niên 1980, là Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh và Đỗ Mười, những người chủ trương thần phục Trung Quốc và được Trung Quốc yểm trợ, khi Đảng cần cầu hòa với Trung Quốc để tồn tại. Sơ đồ quyền lực này đã bắt đầu lung lay khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ và chế độ phải thích nghi với một thế giới đã thay đổi, nhưng những người lãnh đạo đã không có đồng thuận về thay đổi những gì và với nhịp độ nào. Lê Duẩn và Hồ Chí Minh Lê Đức Thọ Lê Đức Anh và Nguyễn Tấn Dũng Quyền lực của Lê Đức Anh và Đỗ Mười đã bị sứt mẻ khi họ gặp sự chống trả của Võ Văn Kiệt một người có nhiều công lao và được cảm tình đáng kể trong Đảng và nhất là khi họ phải chật vật để loại Lê Khả Phiêu mà chính họ đã đặt vào chức vụ tổng bí thư. Lý do là vì Lê Khả Phiêu muốn thoát khỏi sự kiểm soát của họ để có thể phần nào nới lỏng sự kìm kẹp của Đảng Cộng Sản đối với xã hội Việt Nam, thí dụ như muốn có những bộ trưởng và phó thủ tướng không phải là đảng viên cộng sản. Để loại bỏ được Lê Khả Phiêu cái giá phải trả là cả Lê Đức Anh lẫn Đỗ Mười cũng phải bỏ chức vụ cố vấn cho phép họ trực tiếp can thiệp vào các vấn đề của Đảng và nhà nước. Đỗ Mười sau đó dần dần chìm đi, còn lại Lê Đức Anh. Trước đại hội 11, tháng 01/2011, Lê Đức Anh đã có gắng hết sức để áp đặt Nguyễn Tấn Dũng vào chức vụ tổng bí thư kiêm chủ tịch nước. Bản hiến pháp 2013 thực ra đã được phe Lê Đức Anh chuẩn bị từ trước năm 2010 cho Nguyễn Tấn Dũng. Tuy vậy Nguyễn Tấn Dũng đã không giành được chức tổng bí thư trong đại hội 11 vì quá nhiều vụ bê bối bị phanh phui, như vụ Vinashin, vụ cho Trung Quốc thuê rừng đầu nguồn, dự án Bôxit Tây Nguyên v.v. Thế lực của Lê Đức Anh chỉ đủ để giữ cho Nguyễn Tấn Dũng chức vụ thủ tướng, dù là một thủ tướng lấn áp cả tổng bí thư đảng. Và một lần nữa nó lại bị suy giảm. Sau cùng, như người ta đã thấy, trong đại hội 12 nó không còn đủ mạnh để cứu Nguyễn Tấn Dũng Sau đại hội 12 này với sự thất bại của Nguyễn Tấn Dũng giai đoạn Lê Đức Anh hoàn toàn chấm dứt. Đảng Cộng Sản từ nay không còn nhóm cầm quyền trong đảng để duy trì một kỷ luật thép nữa và sẽ ít nhiều phải thực hiện dân chủ trong nội bộ. Họ sẽ khám phá ra rằng không thể duy trì chế độ độc tài nếu không có độc tài ngay trong nội bộ đảng. Cuộc giải phẫu của Đảng Cộng Sản để chuyển hóa từ một đảng có bản chất khủng bố thành một đảng có ít nhiều thảo luận dân chủ trong nội bộ cũng sẽ thất bại. Kinh nghiệm các chế độ cộng sản Đông Âu và Liên Xô cũ cho thấy không một đảng cộng sản nào chịu đựng được cuộc giải phẫu này. Tất cả đều tan rã và biến mất. Gorbachev và Yeltsin tuy chống nhau nhưng đều có cùng một nhận xét rằng các chế độ cộng sản chỉ có thể xóa bỏ chứ không thể cải tổ. Đó cũng sẽ là số phận của chế độ cộng sản Việt Nam. Tiếp tục thách thức lương tâm thế giới? Số phận này có thể đến sớm hơn mọi dự đoán bởi vì chế độ đang trong tình trạng nguy ngập. Tất cả đều bế tắc và nhà nước rất có thể sẽ phá sản vì không còn vay được nợ mới để trả nợ cũ nữa, trong khi Trung Quốc cũng đã quá chao đảo để có thể là một chỗ dựa. Hơn lúc nào hết Việt Nam cần sự giúp đỡ của các nước dân chủ giàu mạnh và sẽ không thể tiếp tục thách thức lương tâm thế giới với những vi phạm nhân quyền thô bạo. Cho tới nay nhiều người vẫn bi quan cho rằng Hoa Kỳ và các cường quốc dân chủ trước hết quan tâm tới quyền lợi của họ và sẽ không làm gì khác ngoài một vài tuyên bố lên án nguyên tắc nếu chính quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp những tiếng nói dân chủ. Đúng là họ sẽ không làm gì nhưng từ nay điều mà ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam sợ nhất lại chính là Hoa Kỳ và các nước dân chủ sẽ không làm gì. Họ cần được giúp đỡ và sẽ nhượng bộ để được giúp đỡ. Đảng Cộng Sản không có tinh thần hòa giải dân tộc nhưng họ cũng không ngoan cố. Họ có thể làm tất cả khi cảm thấy lâm nguy, như cầu hòa và thần phục Trung Quốc sau khi đã mạt sát Trung Quốc đủ điều như một kẻ thù không đội trời chung. Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông chắc chắn là không muốn dân chủ. Họ muốn kéo dài chế độ toàn trị thêm vài trăm năm nữa nếu có thể được nhưng họ sẽ không có chọn lựa nào khác hơn là nhượng bộ trước nguyện vọng dân chủ hóa. Họ sẽ bị bắt buộc phải làm điều họ vừa không muốn làm vừa không biết làm và sẽ thất bại. Còn những người dân chủ? Những vấn đề bắt buộc phải giải quyết mà bị trì hoãn quá lâu có thể sẽ không còn giải pháp khi người ta bắt buộc phải giải quyết. Ban lãnh đạo cộng sản khóa 12 phải thay thế toàn bộ guồng máy nhà nước mà Nguyễn Tấn Dũng để lại và sẽ không làm được. Cùng một lúc Đảng Cộng Sản cũng phải tự chuyển hóa từ một đảng có bản chất khủng bố sang một đảng có dân chủ nội bộ và cũng sẽ không làm được. Không những thế họ lại còn đang đứng trước nguy cơ phá sản gần kề. Tình trạng của Đảng Cộng Sản hiện nay không khác tình trạng của một bệnh nhân già yếu kiệt quệ phải giải phẫu cùng một lúc hai chứng bệnh không cứu chữa được nữa. Kết quả có thể biết trước. Tuy vậy sự so sánh giữa chính trị và y học dĩ nhiên có giới hạn. Vẫn có lối thoát cho những người cộng sản, cho mọi người cộng sản, dù không có tương lai cho Đảng Cộng Sản. Nếu chủ trương của Nguyễn Phú Trọng và ban lãnh đạo cộng sản là kiên trì theo đuổi chủ nghĩa Mác-Lênin và duy trì chế độ độc tài đảng trị thêm mười năm nữa họ chắc chắn sẽ thất bại kéo theo những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, cho đảng của họ và cho chính họ. Ngược lại, thay vì là nạn nhân họ có thể là tác nhân của tiến trình dân chủ hóa và sẽ đi vào lịch sử như thế. Còn những người dân chủ? Chúng ta sẽ phải chờ đợi một giai đoạn xáo trộn với nhiều khó khăn cho đồng bào về mặt kinh tế và xã hội. Nhưng đồng thời đây cũng là một cơ hội rất lớn mà chúng ta không thể bỏ lỡ. Chúng ta cần một lực lượng dân chủ và một cố gắng chung thay vì những hoạt động và sáng kiến cá nhân. Chúng ta cần tìm đến với nhau trong một dự án chính trị cho đất nước. Nguyễn Gia Kiểng (02/2016) (Thông Luận)
  19. Sau đại hội XII của Đảng nhiều người đã không thể dấu được vẻ tiếc nuối khi nhìn thấy sự đăng quan của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chơi có thể nói rằng đã được ông ta dàn sếp đâu vào đó. Và nhìn ông Nguyễn Tấn Dũng. Người được đặt nhiều kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi cho bộ mặt quốc gia. Nhìn vào cuộc đấu đá vừa diễn ra người ta cũng không thể hiểu được chuyện gì đang sảy ra, khi ông Dũng năm lần bảy lượt xin rút lui trong khi được nhiều phiếu ủng hộ ông vào trung ương. Không hiểu tại sao một người giàu tham vọng chính trị và quyết đoán như ông Dũng lại có thể nhượng bộ một kẻ lú lẫn giáo điều như ông trọng như thế. Nhìn vào thì có thể thấy khó hiểu nhưng suy xét cho kỹ thì mọi chuyện không phải như vậy. Trước tiên là vào năm 2011 khi ông Trọng được bầu làm tổng bí thư thì ngay lập tức ông đã bày binh bố trận để nắm giữ quân đội trong tay khi đưa 2 vị tướng đều nằm ở quân khu 3 là ông Ngô Xuân Lịch và ông Lương Cường vào quân ủy Trung ương nắm giữ tổng cục chính trị ông Lịch làm chủ nhiệm tổng cục chính trị còn ông Cường làm phó. 2 chức danh chủ chốt nắm giữ cả quân đội lẫn chính trị đồng nghĩa với việc ông Trọng đã mưu toan kéo bè kết phải để nắm trong tay thế thượng phong trong mọi cuộc chơi. Từ khi đó đến nay quân đội như bị tê liệt trước hàng loạt các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở biển Đông. Thay vào đó quân đội luôn được đôn đốc rằng phải bám sát mục tiêu là gìn giữ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chế độ. Trên cương vị là chủ tịch quân ủy và tổng bí thư đảng cộng sản thì ông đã kết hợp hai cơ quan này lại với nhau vì mục đích đảm bảo quyền lực. Quả nhiên trong quãng thời gian chuẩn bị từng ấy năm thì việc ông Trọng huy động lực lượng để bảo vệ đại hội Đảng là một điều hết sức dễ hiểu. Nói thì nói bảo vệ đại hội chứ thực chất chúng ta có thể thấy rõ rằng nếu kết quả không như mong đợi của ông ta thì ông ta sẽ làm gì tiếp theo. Dùng súng đạn để thực hiện mưu đồ chính trị? Không thể nào. Nhìn bề ngoài ông ta có vẻ rất hiền lành cơ mà? Nhưng chớ vội nhìn mặt bắt hình dong. Ông Trọng là ai? Một giáo sư trong ngành xây dựng Đảng. về lịch sử thì ai cũng biết. Để tồn tại và phát triển thì Đảng cộng sản luôn dùng bạo lực và vũ trang. Họ không chừa bất cứ một thủ đoạn nào để có được vị thế như ngày hôm nay, điều đó không thể chối cãi. Chính vì vậy một giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng có thể làm bất cứ thứ gì nếu như mọi việc không theo ý ông ta. Hơn nữa phe cánh của ông Trọng cũng ủng hộ ông để có thể leo lên những chức vị cao như trường hợp của ông Trần Đại Quang, người chuẩn bị được đưa lên làm chủ tịch nước. vậy có gì khó hiểu khi lực lượng 5000 quân được huy động trong một kỳ đại hội? Còn phải kể đến những vụ giàn sếp về nhân sự khi ông Trọng đã đưa ra một loạt tiêu chí nhưng cuối cùng chính ông mới là người phù hợp nhất. Từ đó nhìn vào những hành động của ông Dũng chúng ta có thể thấy rõ nguyên nhân cho những việc làm đó thứ nhất là tránh được một cuộc binh đao nội bộ đẫm máu thứ hai là có thể đường đường chính chính thể hiện bộ mặt của một chính nhân quân tử khi từ chối chơi một ván cờ bẩn thỉu do ông Trọng bày ra để đánh với ông Dũng. Một ván cờ mà luật chơi cờ ông Trọng đã bày ra ngồi xổm lên chính cái điều lệ Đảng. Hành động của ông Dũng giống như một thông điệp nói rằng: “này ông bạn già! Tôi không thèm chơi cái ván cờ dơ bẩn này của ông vì ông chơi không đẹp”. Không thể phủ nhận ông Dũng là người chiếm được lòng dân nhiều hơn mọi đối thủ. Nhà dùng binh kiệt xuất thời Xuân Thu là Tôn Tử có nói: ”chiếm được thành trì nhưng không chiếm được lòng dân thì cũng kể là thất trận” một nhận định đơn giản nhưng cũng cho ta thấy tầm quan trong của việc lấy lòng dân. Việc làm của ông Dũng lần này như tô thêm vẻ quân tử khi từ chối tham gia ván cờ đã được sắp đặt cho nên mọi người cũng có phần nể trọng ông Dũng thêm một chút nào đó. Từ khi nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa thì cán cân quyền lực đã bị đồng tiền chi phối sâu sắc. Kẻ nắm trong tay chức vị như một vị hoàng đế thời phong kiến là chức Tổng bí thư không còn là thế lực tuyệt đối bất khả xâm phạm nữa. Chắc hẳn chúng ta còn nhơ chiến dịch chống tham nhũng mà ông Trọng đã sử dụng mà mục đích là loại ông Dũng ra khỏi sân chơi chính trị trong khoảng thời gian ông Trọng lên nắm quyền nhưng ông Dũng vẫn đứng vững không gì có thể đánh đổ được ông. Chỉ chừng đó thôi cũng cho ta thấy rõ sức mạnh của đồng tiền mãnh liệt đến mức nào. Với việc tự xin rút khỏi cuộc chơi này ông Dũng cũng đã thể hiện tài mưu lược của mình. Thời Tam Quốc sau trận đánh Xích Bích. Khổng Minh dẫu biết rằng giao cho Quan Vũ việc lấy đầu Tào Tháo là một việc không thể nào sảy ra vì trước đây Tào Tháo đã đối xử như huynh đệ với Quan Vũ trong thời gian ở với Tào Tháo. Nhưng Khổng Minh vẫn để Quan Vũ đi để có thể tạo đường sống cho Tào Tháo. Bởi vì quân Ngô sau khi thắng trận Xích Bích thì khí thế ngút trời mạnh vô địch thủ nếu giết Tào Tháo khác nào tự sát. Phải để nước Ngụy tồn tại để kìm hãm sự lớn mạnh của nước Ngô. Nguy chết Thục cũng chết chi bằng để Tào Tháo sống rồi nước Thục sẽ tiếp tục được tồn tại mà không ngừng lớn mạnh. Vì vậy ông Dũng cũng đã khôn ngoan thả chức Tổng bí thư cho ông Trọng tiếp tục nắm giữ để nhằm mục đích triển khai các lá bài chiến lược của mình trong vòng 5 tháng cuối nhiệm kỳ và hạ gục Trọng cũng như phe cánh của Trọng một cách ngoạn mục. Hơn nữa con thuyền của Đảng đang gặp phải nhiều vấn đề không thể giải quyết mà chỉ còn cách nhìn nó chìm dần mà thôi. Hàng loạt chính sách đối nội, đối ngoại không hợp lý làm cho lòng dân ngày càng bất mãn cùng với đó là nguy cơ vỡ nợ quốc gia đang khiến cho lòng dân ngày một bất mãn. Trong khi đó chính ông Dũng đã hứa hẹn nhiều chính sách đổi mới và chính ông ta mới là người được kỳ vọng sẽ thay đổi được cục diện. việc ông xin rút lui và nhường chỗ cho ông Trong cũng đồng nghĩa với việc ông đã bước một chân ra khỏi con tàu đang chìm dần, chỉ đợi đến lúc chìm thì ông Dũng chỉ việc ngồi im mà được sự tung hô. Như đã nói ở trên việc ông Dũng xin rút lần này cũng giống như việc Khổng Minh gián tiếp tha chết cho Tào Tháo nhưng ở đây ông Dũng còn phải nói là cao tay hơn cả Không Minh. Ông không phải như Khổng Minh là để duy trì thế chân vạc trong thời Tam Quốc mà ông Dũng lại muốn đánh cho ông Trọng tán tác không còn một manh giáp nào. Ông không muốn giữ thế cân bằng giữa Trọng và Dũng mà còn muốn nhiều hơn thế. Ông Dũng còn 5 tháng nhiệm kỳ tuy ít ỏi nhưng chừng đó cũng đủ để ông tung ra những đòn quyết định. Sau khi tung ra đòn quyết định nhấn chìm Trọng thì dù có hết nhiệm kỳ không còn nằm trong con thuyền của Đảng nữa thì một thời gian ngắn sau ông có thể bước chân trở lại chính trường với sự chào đón nồng nhiệt. 5 tháng này sẽ là một ván cờ khác mà người bày ra sẽ là ông Dũng, ván cờ này chắc chắn ông Trọng sẽ không có cửa mà thắng. Một Chân Dung Quyền Lực 2.0? không đây không phải là cuộc chiến như hồi năm ngoái mà là cuộc chiến sinh tử một mất một còn, nếu ông Dũng dùng hồ sơ tham nhũng của địch thủ ra để chống lại họ khác nào ông ta tự bắn vào chân mình. Điều mà ông Dũng chắc chắn sẽ thấy rõ là cái chức vị dựa vào tập thể của ông Trọng. Ai cũng biết tài năng của ông Trọng thế nào và không thể đứng ra đối đầu tay đôi với ông Dũng trong cuộc chiến đầy mưu toan này. Việc mà ông Dũng sẽ làm lúc này sẽ là tách ông Trọng ra khỏi cái tập thể và bắt ông ta phải làm việc một cách độc lập, đưa ra những quyết định đòi hỏi sự quyết đoán và bản lĩnh cá nhân. Khi đó tài năng của ông Trọng sẽ được phơi bày rõ ràng hơn bao giờ hết. chẳng tốn nhiều công sức mà ông Dũng đã chiếm lợi thế. Chưa kể đến việc bộ hồ sơ khởi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế ICA chắc chắn đã và đang được hoàn thiện và sẽ được đưa ra trong một ngày không xa cùng với đó là việc thuê một công ty luật uy tín của thế giới. điều này đánh thằng vào bộ mặt thân Trung Quốc của ông Trọng mà ông Trọng không thể nào ngăn cản được. Nếu Trọng ngăn cản chẳng khác nào phơi ra rõ ràng hơn cái bộ mặt vong ngoại, xem thường chủ quyền quốc gia của ông ta. Dù thắng kiện hay không thì ông Dũng vẫn lại được ghi điểm trong con mắt người dân cùng với các Đảng viên có tâm. Từ đó ông Trọng cũng mất đi sự trợ giúp đắc lực về chính trị từ Bắc Kinh. Một tổn thất rất nặng nề cho ông Trọng. Không dừng lại ở đó ông Dũng đã phản công thì cũng sẽ phản công một cách mạnh mẽ và khiến cho ông Trọng không thể nào ngốc đầu lên được bằng hàng loạt đòn tấn công. Đó là quân bài TTP. Ông Dũng sẽ khai thác triệt để các thỏa thuận đã ký và cam kết với TTP để có thể gia nhập. Việc ông Dũng đệ trình lên quốc hội hàng loạt các dự luật sẽ khiến cho ông Trọng điên đảo. nếu như việc thành lập công đoàn độc lập được quốc hội thông qua thì chẳng khác gì một quả đấm thẳng vào mặt ông Trọng. Cùng với đó là các dự luật như thành lập hội. Sẽ ra sao nếu ông Trọng ngăn cản? Điều đó chẳng khác gì ông Trọng đang cho người ta thấy rõ bộ mặt độc tài, độc đoán, phi dân chủ của ông ta mà nếu cho phép thì chỉ có nước tự mình chặt tay. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ đẩy ông Trọng vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu dự luật được thông qua sẽ không loại trừ khả năng ông Dũng sẽ tách ra thành lập một đảng riêng nhưng vẫn giữ 2 từ Cộng Sản, ví dụ như đảng cộng sản dân chủ, đảng cộng sản cánh tả… vân vân và vân vân. Khi hàng loạt đảng viên đã từ bỏ Đảng và sự bức xúc trong quần chúng ngày càng tăng cao thì họ sẽ theo ai? Một đảng phái đối lập được dẫn dắt bởi một người chiếm được lòng dân như ông Dũng? Cái đảng cộng sản già cỗi, cố hữu, bảo thủ của ông Trọng chỉ còn con đường chết. Một chiến thắng không mấy tốn công sức. Đã đánh là phải đánh tới cùng. Sau đại hội đảng XII chính ông Trọng đã phơi bày mọi thứ xấu xa của Đảng, thể hiện sự chia rẽ sâu sắc mà không có thứ gì có thể hàn gắn được. Từ trước đến nay Đảng đã mắc quá nhiều sai lầm mà nhân dân không thể nào tha thứ được. Đây là thời đại mà có quyền lực trong tay chưa chắc đã muốn làm gì thì làm. Trong bối cảnh này nghĩ sao nếu ông Dũng tiếp tục đưa ra dự luật về tự do báo chí? Người dân có thể nói thoải mái mà không sợ bất cứ ai bắt bớ? Ban tuyên giáo của ông Trọng liệu có còn sang sảng nói lao trắng trợn được nữa không? Kèm với sự tự do báo chí ông Dũng đánh thêm một đòn nữa là đưa ra đạo luật cho phép biểu tình? Người dân có quyền bày tỏ thái độ. Trong khi người được lòng dân nhất chính là ông Dũng? Ông có chết không thưa ông Trọng? Không chết thì cũng ngất ngư. Khi đang được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của người dân bởi những đạo luật ông đưa ra thì khi đó ông Dũng có thể ngang nhiên tung ra các tài liệu mật của bộ chính trị cùng với bộ mặt thân Tàu của ông Trọng thì đảm bảo một câu làn sống chống Trung Quốc sẽ đi kèm với làn sống hỏi tội ông Trọng khi đó ông Trọng chắc chắn sẽ không còn ai có thể cứu ông thoát chết. Chỉ những nước cờ đơn giản ít tốn công sức mà ông Dũng có thể hạ gục ông Trọng một cách đẹp mắt. đáng buồn cho ông Trọng là ông Dũng lại là hạng người quyết đoán và mưu lược cho nên rất nhiều khả năng ông Dũng sẽ làm như vậy. Trong một bàn cờ không thể nhìn vào ai đang chiếm ưu thế mà có thể đưa ra kết quả khi ván cờ chưa kết thúc. Chiêu “thí xe bắt tướng” là chiêu liều lĩnh nhưng cũng là chiêu ẩn chứa hiểm họa nhất. Ông Trọng có thể đắc chí khi giành được chức tổng bí thư nhưng đừng vội đưa ra kết luận rằng ông Dũng đã thua hoàn toàn. 5 tháng còn lại tuy ngắn nhưng ẩn chứa đầy đủ các yếu tố để đưa ông Trọng về với mộ phần khi đã ở tuổi xưa nay hiếm, trí ốc thì lú lẫn và ôm khư khư mớ giáo điều cổ lỗ lạc hậu “Quan giỏi thời thịnh thế, gian hùng thời loạn lạc” một câu nói của Hứa Thiệu đã nêu lên đầy đủ bản chất của Tào Tháo. Không thể phủ nhận những thành công của ông Dũng đối với đất nước và cũng không thể phủ nhận sự mưu lược, tính quyết đoán của ông ta trong chính trường. Chỉ có điều chúng ta chưa thể nói ông Dũng có phải là Tào Tháo thời hiện đại hay không khi mọi việc vẫn đang còn nằm ở phía trước. Hãy cùng theo giõi 5 tháng cuối nhiệm kỳ của ông Dũng. Biết đâu sẽ có một kịch bản hay hơn dự đoán? Dante (Dân Luận)
  20. - Nhà ông ấy đấy, mua từ mấy năm trước, hình như bên nhà vợ đứng tên, giờ đang để không từ đó tới giờ. Ngước mắt nhìn căn nhà ba tầng mà với người dân ở nước ngoài như tôi còn phải mơ ước chứ đừng nói gì tới dân thường ở Việt Nam tôi tự nhủ "Làm quan kể ra cũng có nhiều thế lợi, lợi nhất là dễ làm giàu, làm giàu một cách trong sạch!". Nói dễ làm giàu bởi chỗ nào có dự án là các ông ấy cho người thân, gia đình vợ con tranh thủ ra ôm vài mớ đất và chỉ một thời gian sau khi dự án được chính thức công bố, bạc triệu USD bỏ túi dễ như chơi. Còn nói làm giàu một cách trong sạch là bởi vì khi kiểm tra tài sản phần đa các ông ấy giỏi lắm chỉ có "nhõn" căn nhà cấp 4 lụp xụp do nhà nước cấp. Tài sản còn lại, nếu không của cha cũng của mẹ, không của mẹ vợ cũng con dâu, con rể và riêng các ông ấy thì xem ra hoàn toàn trắng tay và quả thật chỉ có thể khẳng định rằng, họ là những nhà vô sản chính cống. Dân Việt Nam chả ai bảo ai nhưng ai cũng thạo mấy bài ấy, cho nên lắm lúc ngồi nói chuyện với mấy bác lớn tuổi họ bảo "Việt Nam nó thế!" nghe sao mà não lòng. - Các anh nhìn xem, người cộng sản thời trước ai cũng da bọc xương. Còn người cộng sản bây giờ ai cũng bụng phệ, mặt trơ, trán bóng, lên xe xuống xe chỗ nào cần cũng có chân dài tận nách đi bảo vệ - Có lần ngồi với mấy ông quan tôi "đá đểu". - Ôi chuyện thường - Một bà cụ ngồi gần nói - Thằng ... làm trưởng phòng nhân lực huyện, nhà nó mới xây lại toàn là gỗ quí, chẳng biết hết bao nhiêu tỷ. Hàng xóm láng giềng hỏi thì nó bảo là tài sản của bố vợ cho chứ nó làm gì có. Ở nước ngoài như bên Đức, các quan có ăn thì cũng phải khéo, khéo tới mức luật pháp, hiến pháp cũng phải công nhận. Thay vì phong bì đút lót, thay vì chia nhau chiếc bánh "dự án" họ sẽ được bổ nhiệm làm những chân như "cố vấn", "đại diện" với những đồng lương khủng, nhưng mà ít nhất còn phải đóng thuế, đóng bảo hiểm. Ở Việt Nam ta tới cái chân cô nuôi dậy trẻ ở xã cho tới cô giáo dậy cấp I, cấp II cũng phải tầm số tiền trăm triệu VNĐ trở lên được bàn giao thẳng cho đối tượng mà chẳng mất đồng nào nộp ngân sách hay nộp thuế cho nhà nước. Chữ “dự án” và chữ “nhân sự” nó thiêng liêng tới mức bất kể ai dính líu tới nó cho dù không muốn ăn cũng chả được. - Việt Nam ta từ dưới lên trên là cả một guồng máy, nếu anh vào làm việc mà không theo guồng máy đó, trước sau gì anh cũng bị sa thải - Tôi nêu rõ quan điểm cá nhân khi có lần ngồi với một người có chức quyền. Thật vậy! Người có chức quyền không tham thì cũng có bố mẹ, vợ con, gia đình “tham giúp” và cái câu “Một người làm quan cả họ được nhờ” nó ứng nghiệm tới mức sẽ chẳng còn ai ngạc nhiên khi ông A thậm chí tới lúc về hưu còn cố gắng đàm phán với đồng nghiệp hay cộng sự nhằm cho con hay cháu vào chân nào đó. Ông B cơ cấu lại tổ chức và trẻ hóa đội ngũ cán bộ khi sắp xếp nhân sự tương lai là hậu duệ của dòng họ danh giá của mình. “Việt Nam nó thế đấy!” có người nói với tôi vậy. Mấy chục năm đổi mới, cải tổ, mấy chục năm xã hội đã phát triển, chiến tranh đã lùi xa, thế hệ mới đã trưởng thành và đáng lý ra Việt Nam có thể còn phát triển mạnh hơn nữa nếu như đẩy lùi được tham nhũng. Chỉ có điều trong cái xã hội của chúng ta, quan tham, dân tham, tham từ trong nhà ra ngoài ngõ và điều ấy đã khiến cho việc chống tham nhũng và việc tìm ra ai là người tham nhũng trở nên vô cùng khó khăn. Muốn thay đổi có lẽ cần phải mất ít nhất hai thế hệ nữa khi mà đời sống căn bản của người dân cũng như tầm hiểu biết của dân chúng được nâng cao. Khi người ta thu nhập ổn định, có cuộc sống ấm no thì việc tham gia vào chính trường cũng chỉ là một nghề kiếm cơm chứ không phải là làm giàu như bây giờ, ít nhất là về lý thuyết nó như vậy. Những mong trong thời gian này cụ Tổng đừng đánh chuột vỡ bình. Bởi vì đây là thời điểm chuột có rất nhiều mà bình lại hiếm, cái xã hội mình bây giờ nó vậy, không phải sức một hai người hay một đảng phái nào đó có thể làm được đâu. Khai Phùng (FB Khai Phùng) Trung Lập at 11.2.16
  21. Ảnh chụp từ trên không cho thấy một trong nhiều công trình xây dựng của Trung Quốc tại Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Việt Nam và các nước lên án các kế hoạch xây dựng ráo riết của Trung Quốc ở Biển Đông là âm mưu nhằm thay đổi nguyên trạng để củng cố các tuyên bố chủ quyền ‘bành trướng’ ‘phi pháp’. Tin liên hệ Báo Trung Quốc chê đảo nhân tạo của Việt Nam không bằng của TQ China Youth Net đưa các ảnh vệ tinh chụp các đảo nhân tạo của Trung Quốc và Việt Nam lên mạng để giễu cợt đảo nhân tạo của Việt Nam An ninh, thương mại: Trọng tâm của Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN Tân Hoa Xã chê tư duy của Tổng thống Obama 'lỗi thời' Nữ hạm trưởng Mỹ đưa tàu chiến tới Hoàng Sa thách thức Trung Quốc TQ thách thức các phi vụ tuần tra Biển Đông của Australia Ðường dẫn Trang chuyên đề: Tranh chấp Biển Đông 10.02.2016 Giám đốc Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng bất hợp pháp trên các đảo Bắc Kinh bồi đắp trong vùng biển Đông có tranh chấp với các nước bao gồm Việt Nam. Phát biểu trước Thượng viện Mỹ ngày 9/2, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quốc gia James Clapper nhấn mạnh các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là ‘quá đáng’ , đồng thời khuyến cáo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục xây các đảo nhân tạo cùng các cơ sở quân sự trên cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc đã hoàn tất thi công một đường băng ở Trường Sa và dường như đang tiến hành xây thêm 3 phi đạo nữa, vừa tạo điều kiện cho các máy bay tuần tra tiếp tế nhiên liệu vừa cho phép Bắc Kinh dễ dàng kiểm soát mọi phương tiện qua lại trong khu vực. Việt Nam và các nước lên án các kế hoạch xây dựng ráo riết của Trung Quốc ở Biển Đông là âm mưu nhằm thay đổi nguyên trạng để củng cố các tuyên bố chủ quyền ‘bành trướng’ ‘phi pháp’. Thời báo Châu Á cho biết vài ngày trước khi Giám đốc tình báo Mỹ đưa ra khuyến cáo, truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nỗ lực dành chủ quyền ở Trường Sa-Hoàng Sa với hàng loạt các bài xã luận kêu gọi Bắc Kinh phải tăng cường kiểm soát hơn nữa trong khu vực sau khi Mỹ cho tàu chiến thực thi quyền tự do hàng hải gần Hoàng Sa, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Tờ Hoàn cầu Thời báo dẫn lời các quan chức quốc phòng Trung Quốc đề nghị nhanh chóng lập vùng nhận dạng phòng không và tăng cường sự hiện diện hơn nữa ở Biển Đông. Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur của Mỹ hôm 30/1 đã tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa mà không báo trước, khiến Trung Quốc tức giận. Việt Nam nói đảo Tri Tôn, cồn cát có diện tích lớn thứ ba ở quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc dùng võ lực chiếm đóng trái phép từ năm 1974. Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố với tư cách là thành viên của Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển, Việt Nam 'tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982'. Theo AP, Breibart.
  22. Nếu nói một đồng chí trong Bộ Chính Trị bị kỷ luật thì đó chính là đồng chí Trương Tấn Sang tức Tư Sang. Năm 2001 Tư Sang được vào Bộ Chính Trị và được phân công làm Trưởng Ban Kinh Tế Trung Ương. Đến năm 2003 Tư Sang bị kỷ luật vì hồi còn làm bí thư thành uỷ HCM đã xảy ra vụ trùm xã hội đen Năm Cam tung hoành hoạt động. https://vietbao.com/a21028/toi-phien-truong-tan-sang-bi-ky-luat-vi-vu-nam-cam Nhưng Tư Sang không hề chi, đến năm 2006 được đôn lên cao hơn làm thường trực Ban Bí Thư rồi 5 năm sau Tư Sang làm chủ tịch nước. Từ năm 2006 Tư Sang thấp thoáng tin đồn trong dư luận là người có ý cải cách, dân chủ. Rất nhiều cây viết ngầm tỏ ý ca ngợi Trương Tấn Sang. Tin đồn còn cho biết Sang đứng đằng sau ủng hộ nhiều nhóm diễn đàn xã hội dân sự. Có những tấm hình cho thấy Tư Sang rất gần gũi với giới trí thức cấp tiến. Cũng như Sang có nhiều phát biểu khá mạnh mẽ về đổi mới, cải cách và lên án tham nhũng, nợ công, cách điều hành của chính phủ. Phải nói tất cả những gì Sang nói, đều đáng ghi nhận. Người ta tin tưởng Sang đến mức, nhiều vụ án người dân viết đơn gửi đến Sang trong niềm hy vọng nhờ cậy sự công minh, chính trực vị chủ tịch nước sẽ làm giảm giúp án oan. Nếu diễn tiến cứ như thế, đến tuổi về hưu. Tư Sang đáng được vị nể hơn rất nhiều so với hàng ngũ lãnh đạo cùng thời với ông ta. Càng về cuối nhiệm kỳ, người ta càng thấy một Tư Sang có vẻ như cay cú muốn ăn thua với Nguyễn Tấn Dũng. Những phát ngôn của Sang về nợ công, tham nhũng mang mầu sắc của sự mưu toan hạ bệ đồng chí của mình hơn là chống tham nhũng thực sự. Nhưng điều này chẳng khiến dư luận quan tâm, chuyện các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng hại nhau còn được dân chúng đồng tình cổ vũ và khuyến khích mạnh hơn. Vì đồng chí nào chẳng có những vết nhơ, lôi ra là có. Việc Sang tấn công Dũng không phải là chuyện đáng bàn. Nhưng Tư Sang có phải là người dân chủ, cải cách hay không thì cần phải bàn. http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Chu-tich-nuoc-Truong-Tan-Sang-tham-chuc-tet-Tong-cuc-V-Bo-Cong-an-382160/ Báo công an đưa tin ngày 5.2.2016, Tư Sang đến thăm tổng cục 5 của Bộ Công An. Cùng đi với Sang là hai thượng tướng an ninh người miền Bắc là Bùi Văn Nam và Trần Việt Tân. Hai tướng này trước kia từng là tổng cục trưởng cục 5. Hãy nghe xem Trương Tấn Sang nói gì với tổng cục 5 trong lần chúc Tết đầu xuân này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trong thời gian tới, lãnh đạo, cán bộ chiến sĩ Tổng cục V cần tiếp tục không ngừng nỗ lực cố gắng phấn đấu, phát huy những kết quả thành tích đã đạt được, bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Cán bộ chiến sĩ Tổng cục V cần tập trung tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình hành động thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; chủ động, nhạy bén tổ chức tốt công tác nắm tình hình, thực hiện hiệu quả vai trò tham mưu chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc gia; nhạy bén, sáng tạo trong công tác chiến đấu; nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch. Những gì Sang căn dặn Tổng cục 5 là cần phải bám sát, tức tới đây phải theo hầu và nghe chỉ bảo của Đảng ( tức Nguyễn Phú Trọng ) và Nhà nước ( tức Trần Đại Quang ) để thực hiện nghị quyết và nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn thất bại mọi âm mưu của thế lực thù địch ( tức các hội nhóm xã hội dân sự). Có bao nhiêu cơ quan cần chúc Tết, nhưng đầu xuân mới, Tư Sang chọn tổng cục 5 của an ninh để đến và căn dặn những lời như vậy. Rõ cho thấy Sang rất gắn bó mật thiết với cơ quan này. Nếu vậy, Tư Sang quá gian hiểm. Ông ta một đằng ra vẻ ủng hộ các phong trào xã hội dân sự, mặt khác ông ta chỉ đạo tổng cục 5 phá án và bỏ tù những người đấu tranh. Đến bây giờ những người có tư tưởng đấu tranh có liên quan đến Trương Tấn Sang được chia làm hai loại. Một loại đang ở trong tù, hoặc đã ra tù sau những bản án dài khắc nghiệt. Đây là những người đấu tranh đã nhầm lẫn, hy vọng vào một '' minh chủ ''. Nhưng đến giờ kể cả ra tù, những người này vẫn chưa tỉnh ngộ để nhận ra bộ mặt của Trương Tấn Sang đã ngầm khích lệ họ xông pha , để rồi các đệ tử của Sang có thành tích, cho Sang có căn cứ để thăng cấp. Loại thứ hai thì lửng lơ theo Sang đánh phá các đối thủ chính trị của Sang. Loại này giờ đây được Sang bàn giao lại phục vụ Nguyễn Phú Trọng. Loại này trước kia ca ngợi Sang, giờ bắt đầu quay sang ca ngợi Nguyễn Phú Trọng. Đây là lực lượng khá đông đảo mà Sang gây dựng quan hệ thời còn làm bí thư thành phố HCM, thông qua lực lượng này Sang còn phát triển các cây viết đến tận bên kia bờ đại dương. Nếu chúng ta chú ý, có những cây viết bên Hoa Kỳ bình thường chỉ bán tán chuyện không liên quan gì đến chính trị. Nhưng khi trung ương 14 đến đại hội 12 diễn ra, các cây viết này tập trung lên án Nguyễn TấN Dũng và ngầm buông lời khen Nguyễn Phú Trọng như một vị '' minh quân'' hiền lành, dũng cảm, đạo đức. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy những cây viết ở hải ngoại trên có quan hệ mật thiết với nhóm tay chân của Sang trong nước. Hoá ra tất cả những gì Tư Sang làm trước kia, chỉ để nhằm gây loạn xã hội, khiến Nguyễn Tấn Dũng phải gặp khó khăn trong vai trò thủ tướng điều hành chính phủ. Khi hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng rồi, Sang ra mặt đốc thúc quân diệt nốt những đòn bẩy mà Sang đã tạo ra. Bây giờ thì người ta không thấy Tư Sang nói gì đến dân chủ, đổi mới nữa. Thậm chí bức thư chúc Tết đến cả nước Sang cũng không cần phải dài dòng như những năm trước. Nhà báo Bùi Hoàng Tám phải công nhận điều ấy trong bài viết trên báo Dân Trí. Bức thư mùa xuân 2016 này, có lẽ là thư ngắn nhất trong số những bức thư của ông. Song, không vì thế mà thiếu đi sự quan tâm, sẻ chia, đặc biệt là tình cảm và trách nhiệm của ông đối với đồng bào và Tổ quốc. http://dantri.com.vn/blog/nghi-ve-thu-chuc-tet-2016-cua-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-20160209015326585.htm Hãy nhìn bức thư chúc Tết của Trương Tấn Sang cách đây vài năm, có những đoạn như này. Tôi kêu gọi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, đem tất cả tinh thần và sức lực, trí tuệ và tài năng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi với tư tưởng pháp quyền tiến bộ, tiếp tục đưa đất nước tiến lên. http://baochinhphu.vn/Tieu-diem/Thu-cua-Chu-tich-nuoc-chuc-Tet-Giap-Ngo-2014/192044.vgp Lời kêu gọi của Sang trước thềm năm 2014 có những lời lẽ về đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi, tư tưởng pháp quyền tiến bộ. Nhưng lời của Tư Sang năm 2016 lời lẽ của Tư Sang khác hẳn, ông ta nhắc đến chuyện noi gương Bác Hồ, thực hiện nghị quyết Đảng, ổn định giữ vững môi trường hoà bình. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/288803/chu-tich-nuoc-chuc-tet-binh-than-2016.html Dịch nghĩa của bức thư chúc Tết năm 2016 của Tư Sang là phải theo bác theo đảng đến cùng, phải tránh căng thẳng với Trung Quốc để giữ hoà bình, phải trấn áp các thế lực đòi đa nguyên để giữ ổn định. Trương Tấn Sang, kẻ đem con bỏ chợ, qua cầu rút ván, thỏ cáo hết rồi cung tên đốt bỏ. Bộ mặt giả nhân nghĩa, đạo đức, đổi mới, dân chủ của Sang ngày càng rơi rụng để lộ rõ y là một tên cộng sản nham hiểm, vì mục đích bè phái tranh quyền lực mà đặt bẫy, xúi dục người lương thiện phải vào vòng tù tội. Sau đó phủi tay đứng nhìn, leo cao nhất đến mức có thể rồi hạ cánh an toàn. Nếu không viết những dòng này, nhiều người đấu tranh vẫn cứ ngỡ Tư Sang là một minh quân. Nhiệm kỳ cuối cùng trên cương vị chủ tịch nước, '' minh quân '' Trương Tấn Sang không hề động bút để đặc xá cho một tù nhân lương tâm, bất đồng chính kiến nào. Thậm chí đến vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vi phạm các thủ tục tố tục của các cơ quan hành pháp rõ mười mươi. Nhưng trên cương vị chủ tịch nước nắm hành pháp, Trương Tấn Sang vẫn làm ngơ. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)
  23. Ðức Tuấn/Người Việt ANAHEIM (NV) - “Cô gái tuổi Thân,” đó là cách gọi thân mật, mà những bạn bè, đồng nghiệp vẫn gọi đùa với ca sĩ, diễn viên, người mẫu và bà chủ doanh nghiệp, Hồ Xuân Ðào. Gặp cô buổi tối đầu tuần, Hồ Xuân Ðào bắt đầu câu chuyện về những thăng trầm, xảy ra trong cuộc đời làm diễn viên, ca sĩ của cô. Ca sĩ Hồ Xuân Ðào trong trang phục trình diễn văn nghệ. (Hình: Ca sĩ cung cấp) Cô tên thật Võ Thị Anh Ðào, khi được mời giữ một vai trong bộ phim đầu tiên, do hãng phim tại Sài Gòn mời, cô lấy tên Võ Anh Ðào. Sau đó những diễn viên đồng nghiệp khuyên cô nên lấy chữ “Xuân Ðào,” nghe hay hơn, và cho đến khi sang Hoa Kỳ định cư, cái tên Hồ Xuân Ðào được chính thức ra đời: “Em thích tên này, vì Xuân Ðào là mùa Xuân, vui tươi, còn chữ Hồ, hình như hợp với em, nghe có vẻ phong thủy hơn.” Cô nàng cười, giải thích một hồi về nghệ danh của mình. Hồ Xuân Ðào nhớ bộ phim đầu tiên mà cô tham gia là phim nhiều tập “Bình Minh Châu Thổ.” “Phim đó là lần đầu tiên em được mời đóng, mà đóng ngay trong thời gian em vẫn còn đi học trường Sân Khấu Cao Ðẳng, em còn nhớ là vai đó do một diễn viên khác đang được giao vai, không hiểu tại sao, đang thu hình nữa chừng, họ cắt vai, rồi ông đạo diễn gặp em, ngỏ lời mời, em trả lời với ông ta: ‘Em chưa học ra trường mà, sợ không làm nổi.’” Cô kể tiếp: “Ông đạo diễn cứ năn nỉ: ‘Hổng sao đâu, em cứ đóng đi, anh nói gì, em làm cái nấy là xong,’ nghe vậy, em cũng thử thời vận, rồi làm đại, rốt cuộc em làm tròn trách nhiệm người ta giao cho mình... Và từ đó bắt đầu được phim này mời, phim khác kêu... dài dài cho đến ngày em đi sang đây luôn.” Ðáng lẽ Hồ Xuân Ðào ra trường Sân Khấu Cao Ðẳng năm 2000, sau ba năm rèn luyện, nhưng rồi vì chuyện đóng phim, chuyện ca hát... Nên cô “xém” tốt nghiệp! “Tính ra em được mời giao vai cho khoảng 30 cuốn phim khác nhau, nhiều lắm anh, không hiểu sao, mặt mũi mình xinh gái, vậy mà cứ được giao các vai phản diện, tức là vai ác đó, bởi vậy, có một bữa em đi ra bưu điện Sài Gòn, gửi thư, gặp mấy cô làm ở đó, họ nhận ra em, rồi họ kêu là: ‘Á, tui nhận ra rồi, cô này đóng phim mà... Cô ác lắm, thôi tui hổng nói chuyện với cô đâu, cô đi về đi...,’ Em không buồn, mà lại vui, bởi vì biết như vậy là mình thành công, trong những vai mình được giao diễn. Hồ Xuân Ðào, là con gái út trong gia đình có 7 chị em, cha mẹ cô là những người kinh doanh, ba của cô là cựu quân nhân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhưng vì ông đi tù Cộng Sản không đủ thời gian, nên không thể được cứu xét cho đi theo diện H.O. “Cả gia đình em không có ai có máu văn nghệ, đóng phim như em cả, cũng may nhờ cha mẹ em ủng hộ bất cứ những gì em làm, nên mới có giai đoạn được làm tài tử tưng bừng như thế chứ.” Ca sĩ Hồ Xuân Ðào trong thời trang áo dài. (Hình: Ca sĩ cung cấp) Người thiếu nữ có đôi mắt tròn, khuôn mặt trái xoan, và mái tóc xõa dài, làm tăng thêm nét đẹp của người phụ nữ Á Ðông thùy mị, nhớ và kể lại thuở ấu thơ của mình: “Em hả? 10 tuổi đã bắt đầu ra đời kiếm tiền rồi, hồi đầu tiên là mượn tiền người ta, mua lòng heo về bán, bán được một thời gian, có chút vốn, cộng thêm tiền để dành, em mua thịt heo, và thế là ra chợ, con bé 10 tuổi, đứng một mình một sạp, làm chủ sạp bán thịt heo, kiếm ra tiền, mang về phụ giúp cha mẹ như ai chứ bộ.” Nở nụ cười tươi, cô nàng hỏi tôi: “Anh biết em đã từng ước mong lớn lên được học hành, để làm nghề gì không?” Tôi cười, nửa đùa, nửa thật: “Chắc làm bà chủ vựa heo chứ gì?” Hồ Xuân Ðào lắc đầu quầy quậy: “Hổng phải, em từng mong muốn được học hành đàng hoàng để trở thành luật sư, vì đứng bán ngoài chợ, em cãi dữ lắm, mà cãi chuyện gì cũng thắng hết!” Vậy đó, cô gái gốc Huế, mà có giọng Nam rặc, cứ huyên thuyên kể về những quãng thời gian trôi nổi, cô đã từng trải nghiệm qua: “Có lẽ nhờ cha mẹ sinh em ra với khuôn mặt dễ nhìn, dáng vóc cao ráo nên có thời gian ngoài đóng phim, em kiêm luôn nghề làm người mẫu, cho các hãng quảng cáo, kiếm cũng khá tiền.” “Ðang sống ngon lành ở trong nước, đang làm ra tiền nhiều, tại sao bạn bỏ tất cả để sang đây?” Hồ Xuân Ðào ngẩn người với câu hỏi đó, nhưng cô nàng không chịu thua: “Ðâu có anh, lúc về sau này, có một thời gian thị trường phim ảnh ở Việt Nam chậm lại, mình đóng một phim, ‘dầm mưa dãi nắng’ suốt mấy tháng trời, khi thì phải lên non, lúc vào rừng, ôi chao biết bao nhiêu là cực khổ, sống và làm việc suốt sáu bảy tháng trời, sau đó phim xong được nghĩ cũng sáu bảy tháng sau, mới có phim mới để đóng, bởi vậy chán quá, em quay sang đi học hát, và chuyển nghề làm ca sĩ... Ngay lúc tên tuổi mình đang được chú ý, thì em nhận lời mời sang đây đi hát, đợt đầu hát một vòng mấy tháng trời, xong trở về, đợt hai trở sang hát cho ‘tour’ hai, và gặp ‘tiếng sét ái tình’, rồi ở lại luôn, cho đến bây giờ.” Hồ Xuân Ðào tâm tình: “Thật sự những năm đầu ở lại đây, buồn lắm, nhớ nhà, nhớ trường quay, nhớ đồng nghiệp... Nhưng nhờ có niềm hạnh phúc của gia đình, của người mình thương yêu, nên cũng vơi đỡ, và bây giờ tất cả đã vào nề nếp, ở đây cuộc sống cao, thoải mái, con người bình đẳng, và luật pháp công minh, chuyện ai nấy làm, nhà ai nấy lo, thoải mái anh hả?” Hồ Xuân Ðào là một trong các ca sĩ hiện đang được mời đi hát khá nhiều, nhất là mùa lễ này, cô chuyên trị nhạc trữ tình, nhạc trẻ, những bài hát vui tươi, vốn dĩ sở hữu khuôn mặt đẹp, dáng vóc cao ráo, nên cô ca sĩ được nhiều lời mời từ các bầu sô khác nhau trên nước Mỹ. “Dự tính sắp tới của bạn là gì?” Hồ Xuân Ðào cho biết cô vẫn tiếp tục duy trì công việc thường ngày là quản lý một công ty về may mặc, thời trang ở Los Angeles, bên cạnh đó cuối tuần đi hát, và: “Chắc trong năm nay em sẽ thực hiện 3 CD mới cho mình.”
  24. Ngô Nhân Dụng Hiện nay dù theo tôn giáo nào, người Việt Nam cũng có thể thắp nén nhang, lạy trước bàn thờ tổ tiên vào ngày giỗ, tết. Ðối với người Việt ở xa quê hương lễ gia tiên còn quan trọng hơn khi ở quê nhà. Vì đó là một cơ hội cho chúng ta nối quá khứ với hiện tại, hướng thế hệ trẻ về tương lai với một niềm tin vào truyền thống. Ngày Tết là cơ hội mọi gia đình nhắc nhở con cháu biết lịch sử của ông bà, tạo cơ hội giải thích với con cháu tại sao phải lễ lạy trước bàn thờ. Chúng ta có thể tạo cho các thế hệ trẻ về niềm tự hào truyền thống văn hóa dân tộc, trong đó có phong tục làm giỗ, làm lễ và tưởng nhớ tổ tiên. Người Việt Nam có phong tục thờ cúng tổ tiên từ nhiều thế kỷ trước khi bị các quan thái thú đời Hán ép sống theo văn hóa Trung Hoa, trong các cuốn sách về lịch sử Giáo Sư Lê Mạnh Thát đã nêu nhiều chứng cớ. Những ngôi mộ cổ từ hàng ngàn năm trước Tây lịch cho thấy nhiều vật tùy táng chôn theo trong mộ. Hiện tượng này chứng tỏ người Việt đã coi những người đã chết như còn vẫn tiếp tục sống ở một thế giới khác. Trong Tiền Hán Thư đã kể chuyện một người Việt trình bày cho Hán Vũ đế nghe về phong tục thờ vong và gọi hồn người chết. Thời Tiền Hán kéo dài trong hai thế kỷ trước Công Nguyên (206 TCN - 9 CN). Lê Mạnh Thát thấy trong Lục Ðộ Tập Kinh đã trình bày quan niệm về đạo Hiếu. Kinh này được thiền sư Khương Tăng Hội, sống ở nước ta vào thế kỷ thứ ba, dịch sang chữ Hán. Thân phụ nhà sư di cư từ bán đảo Ấn Ðộ sang nước ta, thân mẫu ngài chắc là người Việt. Kinh Lục Ðộ Tập hiện nằm trong bộ đại tạng chứ Hán, nhưng được dịch từ ngôn ngữ nào? Lê Mạnh Thát biện luận rằng bản gốc không viết bằng chữ Phạn mà có thể bằng tiếng Việt, vì trong kinh có nhiều từ ngữ và khái niệm mà các kinh văn chữ Phạn không bao giờ nói tới. Thí dụ, kinh nói đến tục chôn người chết, tục bỏ tiền vào miệng thi hài, những tục đó không thông dụng ở Ấn Ðộ cũng như Trung Hoa, còn người Việt đã theo từ lâu. Những luận giải trong kinh này về Hiếu, Hạnh, không thấy trong văn học chữ Phạn mà cũng không giống quan niệm Nho giáo ở Trung Hoa trong các thế kỷ đầu công nguyên. Ngoài ra, cấu trúc ngôn ngữ nhiều chỗ lại viết theo văn pháp tiếng Việt, ngược với văn pháp chữ Hán. Thí dụ, trong kinh viết Tượng Phật theo văn pháp tiếng Việt, người Hán phải viết Phật Tượng; có hàng chục trường hợp tương tự, đặt tĩnh từ sau danh từ. Lê Mạnh Thát kết luận rằng Kinh Lục Ðộ Tập đã thông dụng với tổ tiên người Việt chúng ta trong mấy thế kỷ trước và sau Công Nguyên. Trong kinh đó đã bàn đến đạo Hiếu, chứng tỏ các quan niệm này đã phổ thông với người Việt từ rất lâu. Sau một ngàn năm bị người Trung Hoa cai trị, người Việt Nam đã hấp thụ Nho giáo, hòa lẫn tư tưởng đạo Nho với phong tục thờ cúng tổ tiên có sẵn. Nhưng so sánh với người Trung Hoa người Việt không quá chú trọng đến hình thức như họ. Từ đời Hán người Trung Hoa coi chữ Hiếu là đứng đầu các tính tốt, họ theo đạo Hiếu với một thái độ “giáo điều.” Con có hiếu là “vững lập trường,” có đủ mọi đức hạnh, ai không giữ hiếu là vứt đi! Trong khi đó đối với người Việt, như Lê Mạnh Thát thuật lại theo Kinh Lục Ðộ Tập, thì chữ Hiếu không có vai trò độc tôn. Giá trị của chữ Hiếu còn ở dưới lòng thương người, thương muôn vật, tình thương này là quan trọng nhất. Ngày nay chúng ta làm lễ tổ tiên như thế nào? Bàn về việc hành lễ, đức Khổng Tử nói:“Tế như tại” (Luận Ngữ, Thiên Bát Dật, câu 12). Theo tinh thần đó, khi làm lễ tổ tiên chúng ta cung kính như thể tổ tiên đang ở trước mặt mình. Nghi lễ đặt ra không phải chỉ vì người ta muốn làm bổn phận với Trời, Phật, Tiên Tổ, mà còn một mục đích quan trọng khác là tác dụng trên lòng người, giúp con người hướng đến điều lành, ghi khắc trong lòng các giá trị trong truyền thống. Việc thờ cúng ông bà chỉ có tác dụng nếu người hành lễ chú tâm tưởng niệm. Những lời khấn mời ông bà về họp mặt cùng con cháu nhân ngày giỗ, ngày Tết, chỉ cần nói một cách chân thành, giản dị, như thể có dịp trò chuyện với tổ tiên, tất cả hiện diện trước mặt mình. Ðiều mà các bậc phụ huynh chúng ta cần giải thích cho con em là, tổ tiên lúc nào cũng có mặt ở bên ta, nói đúng ra, ở ngay trong mỗi con người chúng ta. Ðiều các em có thể hiểu, nói một cách khoa học, là trong mỗi cá nhân đều có những hạt giống, có dòng máu di truyền của ông bà, cha mẹ. Những hạt giống di truyền đó nằm ở trong mình, ở với chúng ta suốt cuộc đời. Mỗi người sẽ truyền lại hạt giống di truyền cho các thế hệ sau. Có thể nói mỗi người đều mang trong mình một phần những tế bào sống và những kinh nghiệm đạo lý, tâm linh mà tổ tiên đã thu nhận, đã nuôi dưỡng. Di sản của tổ tiên còn gồm cả những việc làm, những lời nói của người đã khuất. Khi còn sống, tổ tiên đều ý thức các hành động của mình sẽ ảnh hưởng tới con, cháu, nhiều thế hệ. Tổ tiên người Việt lúc nào cũng ước ao, cũng mong mỏi những việc mình làm sẽ đem kết quả tốt lành cho các thế hệ sau. Quan niệm đó, người Việt gọi là Phước Ðức Ông Bà. Khi một người Việt làm điều thiện, tránh điều ác, hành động đó không phải chỉ cốt tạo ra những hậu quả tốt cho chính mình, mà còn muốn, có khi chỉ làm với mục đích “để dành phước đức,” truyền lại cho con cháu. Người Việt Nam tin vào Phước Ðức. Ðây cũng là một niềm tin đặc biệt Việt Nam, người Trung Hoa hay Ấn Ðộ không đề cao niềm tin vào Phước Ðức như vậy. Người Việt nghĩ rằng mỗi cá nhân có một “kho” các điều lành, gọi là “Phước Ðức.” Cái kho đó do mình tạo ra, do các hành động của chính mình; nhưng kho Phước Ðức cũng thu nhận hậu quả các hành động do cha mẹ, ông bà đã làm. Niềm tin đó nối liền các thế hệ. Nó khiến mỗi cá nhân cố gắng làm điều lành, tránh điều ác, không những để mình nhận được hậu quả tốt lành mà còn “góp vốn” cho con cháu đời sau được hưởng phước. Hoặc ít nhất con cháu “không phải trả nợ” những lỗi lầm vì những việc mà ông cha đã làm. Cũng vậy, mỗi thế hệ cũng nghĩ rằng trong đời mình có khi gặp được điều tình cờ may mắn không hiểu được tại sao, thì sẽ giải thích may mắn đó một phần là do Phước Ðức ông bà để lại. Với niềm tin tưởng vào Phước Ðức, mỗi thế hệ đều biết ơn tổ tiên vì những phước đức tích lũy từ đời trước. Rồi đến lượt chính mình cũng muốn làm điều thiện để cất đầy trong kho phước đức chung, cho con cháu đời sau được hưởng. Tổ tiên chúng ta đều chia sẻ niềm tin vào Phước Ðức, từ bao nhiêu thế kỷ nay vẫn giữ niềm tin này. Trong giống dân nào cũng vậy, ông bà cha mẹ đều cầu mong con cháu gặp mọi sự tốt lành, muốn để lại cho con cháu những di sản có giá trị. Nhưng đặc biệt trong truyền thống của chúng ta, niềm tin vào Phước Ðức khiến tổ tiên chúng ta không phải chỉ dùng lời nói để cầu khẩn, ước mong. Vì tin vào Phước Ðức, tổ tiên chúng ta cầu chúc cho con cháu bằng các hành động lương hảo, nhân từ, bác ái. Tổ tiên đã dùng chính bản thân, chính cuộc đời của mình để chúc lành cho con cháu. Khi hiểu như vậy, chúng ta sẽ cảm thấy một sợi dây thiêng liêng nối liền các thế hệ, sẽ nhớ tới tổ tiên với một niềm biết ơn sâu xa. Và chúng ta hiểu chính mình cũng phải làm bổn phận như vậy cho các thế hệ sắp tới. Thế hệ trẻ có thể hiểu dễ dàng rằng trong mỗi người chúng ta mang các hạt giống di truyền của tổ theo sinh học. Quan niệm Phước Ðức giúp họ thấy mình cũng mang theo hạt giống của các điều thiện mà tổ tiên để lại. Các bạn trẻ có thể cảm thấy sự hiện diện của tổ tiên rõ ràng hơn. Tổ tiên đang hiện diện thật sự trong bản thân họ. Khi đó việc cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên có một ý nghĩa sâu xa hơn; châm ngôn “Tế như tại” được thể hiện. Nghi lễ cúng bái tổ tiên không cần phải phức tạp hay sang trọng. Ðức Khổng Tử cũng nói “Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm,” nghĩa là việc hành lễ mà xa xỉ thì nên kiệm ước còn hơn. (Luận Ngữ, Bát Dật, 4.) Ðể cho thế hệ trẻ tham dự nghi lễ thờ cúng ông bà một cách tự nhiên, thoải mái, chúng ta cần hành lễ theo cách nào đơn giản hơn cả, chú ý đến nội dung hơn là hình thức. Như lời Khổng Tử nói về tang lễ, trong cùng đoạn trên, “Tang, dữ kì dị dã, ninh thích” (Tang lễ mà quá chú trọng nghi tiết thì chỉ bày tỏ lòng thương xót còn hơn.) Nhưng giản dị không có nghĩa là vội vàng, cẩu thả. Lòng thành kính phải được thể hiện ra với hình thức bên ngoài, trong y phục và cử chỉ người lễ. Hành lễ với khung cảnh, thái độ cung kính và trang nghiêm sẽ tạo được tác dụng sâu xa trong lòng các bạn trẻ, giúp họ tham dự vào phong tục thờ cúng ông bà. Giữ phong tục thờ cúng tổ tiên sẽ truyền lại cho các thế hệ sau một di sản văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam. (Người Việt)
  25. Việt Hà, phóng viên RFA 2016-02-10 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Bí thư Hà Nội mới, cựu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, là người gốc Trung Quốc, ảnh minh họa chụp trước đây tại Hà Nội. AFP Vào ngày 4 tháng 2 vừa qua, chỉ vài ngày trước Tết nguyên đán, Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn PHú Trọng đã ký quyết định bổ nhiệm hai tân bí thư cho hai thành phố lớn nhất cả nước là Sài Gòn và Hà Nội. Hai vị tân bí thư đều là những người đã từng có thời gian dài phục vụ trong chính phủ và giờ đây nhận lãnh trách nhiệm về đảng ở 2 thành phố hai đầu đất nước. Người dân ở hai thành phố này kỳ vọng gì ở hai vị bí thư thành ủy mới? Người Sài Gòn bất ngờ Vào những ngày cuối năm, người dân Sài Gòn hơi bất ngờ khi nhận được tin Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã bổ nhiệm ông Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải về làm Bí thư thành ủy. Một sự ngạc nhiên có nguyên nhân sâu sa từ lịch sử của thành phố này từ lâu chỉ có người gốc Sài Gòn làm Bí thư thành ủy. Tác giả Nguyễn Văn Bình trong một bài viết đăng trên trang Ba Sàm hôm 6 tháng 2 viết rằng ‘quá bất ngờ khi thấy Đinh La Thăng bỗng dưng được bổ nhiệm làm bí thư thành phố Hồ Chí Minh. Sài Gòn là đầu tàu kinh tế của cả nước, lại mang đậm sắc thái văn hóa mở và hào phóng của người miền Nam, nên đối với tôi việc bổ nhiệm một người gốc bắc lạ hoắc với dân Sài Gòn như Đinh La Thăng làm bí thư thành phố Hồ Chí Minh là một sai lầm chiến lược nghiêm trọng của Đảng cộng sản Việt Nam, vào thời buổi kinh tế và xã hội ngày càng mở và càng liên kết như hiện nay’. Theo nhà báo Phạm Chí Dũng thuộc hội nhà báo độc lập, một cư dân Sài Gòn, mặc dù việc ông Đinh La Thăng được bổ nhiệm làm bí thư thành ủy gây ngạc nhiên cho nhiều người nhưng lại được đánh giá cao. “Trường hợp đưa ông Thăng về làm Bí thư ở Sài Gòn là một phương án mới tinh và làm cho nhiều người ngạc nhiên. Người ta không ngạc nhiên về khả năng của ông Đinh La Thăng vì khả năng của ông đã được chứng minh ở Bộ giao thông vận tải. Trong giàn bộ trưởng của ông Nguyễn Tấn Dũng thì ông Đinh La Thăng là một trong số hiếm hoi bộ trưởng có việc làm hiệu quả và cũng là một trong những người làm được công tác tổ chức ngay trong bộ mình còn đa số các bộ trưởng khác là đều không dám cách chức ai cả. Cho nên việc ông Đinh La Thăng vào Sài Gòn thì có thể là một tay kiếm để có thể trảm một số tiêu cực trong công tác tổ chức điều hành các sở ban ngành ở Sài Gòn.” Ông Đinh La Thăng đã từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải từ đầu năm 2011 đến đầu tháng 2 năm nay, ngay trước khi ông được bổ nhiệm chức vụ mới. Khi còn là Bộ trưởng, ông Thăng đã gây sự chú ý của báo chí và người dân với những tuyên bố được cho là mạnh mẽ ví dụ như ‘ Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội’. Để chứng minh cho lời nói của mình, ông đã gây bão trên báo chí ngay thời gian đầu nhậm chức Bộ trưởng khi quyết định thay ngay tổng chỉ huy công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng vào tháng 10 năm 2011 do chậm tiến độ. Tân ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng hồi đầu tháng này, trước khi nhậm chức Bí thư Sài Gòn cũng ra quyết định cách chức Tổng giám đốc công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội vì mua toa xe đã qua sử dụng của Trung Quốc. Bí thư thành ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng, nguyên Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải, ảnh minh họa chụp trước đây tại Hà Nội. AFP PHOTO. Nhà báo PHạm Chí Dũng đánh giá việc đưa ông Đinh La Thăng vào Sài Gòn là một thâm ý từ Hà Nội muốn giảm tình trạng cát cứ địa phương ở Sài Gòn, nơi đã có một Bí Thư thành ủy là người Sài Gòn suốt 15 năm qua là ông Lê Thanh Hải, người đã tạo được nhiều dấu ấn phát triển cho Sài Gòn trong suốt hơn 10 năm qua. Theo ông đây cũng là một thách thức lớn nhất mà ông Đinh La Thăng phải đối mặt: “Vấn đề địa phương chủ nghĩa tồn tại khắp Việt Nam nhưng mà ở Sài Gòn thì nó đã tồn tại suốt triều đại của ông Lê Thanh Hải kéo dài đến 15 năm. Đi tới đâu người ta bảo cũng thấy bong dáng của ông Lê Thanh hải, hay bong dáng của tập đoàn ông Lê Thanh hải. Đó là một thách thức lớn nhất của ông Đinh La Thăng, vì một người vừa làm chủ tịch vừa làm bí thư ở Sài Gòn suốt 15 năm thì đương nhiên đội ngũ nhân sự của người đó dải khắp các sở ngành, ban và tất nhiên là trong các thành ủy viên. Nên việc ông Thăng bước đầu vào đây có một mình mà nếu ông không biết trở thành một nhà làm chính trị, làm tổ chức trước khi làm kỹ trị thì có lẽ là ông ấy sẽ thất bại." Bí thư Hà Nội muốn được lòng dân? Khác với vị Bí thư mới Sài Gòn gây được chú ý trong dư luận với nhiều nhận định trái ngược nhau, Bí thư Hà Nội mới, cựu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, người được bổ nhiệm cùng ngày với ông Đinh La Thăng, dường như không nhận được những bình luận tích cực cho lắm. Điều này xuất phát từ những bài viết trên các trang mạng lề trái từ lâu nay cho rằng ông Hoàng Trung Hải là người gốc Trung Quốc, nước láng giềng đang có tranh chấp về lãnh hải gay gắt với Việt Nam ở biển Đông. Blogger Nguyễn Lân Thắng, một người Hà Nội, nhận định về vị tân Bí thư Hà Nội như sau: “Sự kiện một ông bí thư mới của Hà Nội là ông Hoàng Trung Hải là người có những dấu ấn nhất định trên truyền thông trước đây và các tỳ vết về nguồn gốc của ông ấy. Có nhiều bài viết về quá trình làm việc của ông ấy cho nên thực sự là nếu có kỳ vọng gì về ông ấy thì tôi e là không vì ông Hoàng Trung Hải có làm gì thì ông vẫn là đảng viên cộng sản và chịu sự chi phối từ trung ương… Tất cả những việc ông làm cho Hà Nội thì tôi không kỳ vọng gì nhiều.” Ông Hoàng Trung Hải, nguyên Phó Thủ tướng chính phủ phụ trách kinh tế bị các trang báo mạng lề trái lên án đã phá hoại ngành khai khoáng Việt Nam khi cho phép người Trung Quốc vào khai thác tài nguyên ồ ạt. Ông bị tố cáo có bố là người Trung Quốc. Trong khi đó làn sóng bài Trung Quốc tại Việt Nam đã lên rất cao trong những năm gần đây do những tranh chấp giữa hai nước ngoài biển Đông, điển hình là những vụ biểu tình rầm rộ tại Sài Gòn và Hà Nội của người dân phản đối Trung Quốc trong các năm qua. Đặc biệt nhất là vụ biểu tình phản đối Trung Quốc của khoảng 20 ngàn công nhân ở các khu công nghiệp ở miền Nam và miền Trung vào hè năm 2014 sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan tại vùng biển tranh chấp giữa hai nước. Những thông tin cáo buộc ông Hoàng Trung Hải chưa bao giờ được báo chí chính thống hay bản thân vị cựu Phó Thủ tướng đính chính. Theo blogger Nguyễn Lân Thắng, ngoài ra vị tân Bí thư Hà Nội cũng sẽ phải đối mặt với một loạt các thách thức của Hà Nội như nạn ô nhiễm môi trường, tình trạng người dân khiếu kiện đất đai tập trung về Hà Nội ngày một nhiều tại các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội. Ngay bản thân ông Hải trong bài phát biểu vào hôm 5 tháng 2 cũng thừa nhận rằng Hà Nội là vị trí trung tâm chính trị quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, là động lực phát triển của đồng bằng sông Hồng và của cả nước nên ông ý thức được những đòi hỏi và nhiệm vụ hết sức nặng nề đặt ra cho cá nhân ông. Nhưng ông cũng hứa sẽ quyết tâm thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa thủ đô. Và như để cho dân chúng Hà Nội thấy quyết tâm của mình, vào ngày 30 tết vào lúc giao thông Hà Nội thường hay bị nghẽn do người sắm tết cuối năm, ông Hoàng Trung Hải đã xuống đường để giúp cảnh sát giao thông phân luồng giao thông. Theo blogger Nguyễn Lân Thắng thì việc làm này chỉ mang tính khuếch trương hình ảnh của vị tân bí thư chứ không thực chất, tụy vậy điều này cho thấy vị tân Bí Thư cũng muốn được lòng dân chúng thủ đô.

×
×
  • Create New...