Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39211
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Đối với người Việt, Tết là dịp lễ lớn nhất, quan trọng nhất, vui và nhiều ý nghĩa nhất. Điều đó khỏi phải bàn. Một dạo đã từng có những ý kiến đề xuất nên bỏ Tết ta, Tết Âm lịch, với lý do ăn hai cái Tết tốn kém, nhất là Tết Âm lịch; hơn nữa, Tết Nguyên đán của người Việt vốn là phiên bản Tết Nguyên đán của người Hoa, nếu muốn thoát Trung hãy bắt đầu từ những việc như thoát khỏi văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng từ người Hoa, trong đó có cái Tết Âm lịch, một điều mà người Nhật đã dứt khoát từ bỏ. Nhưng đa số người Việt đều không bằng lòng. Nghĩ cho cùng nếu thiếu Tết trong đời sống văn hóa tinh thần của người VN, thì cũng buồn thật. Với người Việt, Tết là một dịp để gia đình, họ hàng quây quần xum họp bên nhau, nhớ về cội nguồn tổ tiên, thắt chặt những mối yêu thương gắn bó mà nhiều khi cả năm quay cuồng với việc mưu sinh nên cũng có phần lơi là, lạnh nhạt. Người đi làm xa quê, người rời nước ra đi làm ăn sinh sống ở xứ người, cứ đến Tết là lại cố gắng để quay về nhà, quay về VN. Ai không về được thì ba ngày Tết cứ bần thần, nhớ quê hương, nhớ Tết. Nhưng Tết Âm lịch cũng có nhiều nỗi khổ, nhọc, phiền toái quá. Thứ nhất người Việt ăn Tết lớn quá. Người phương Tây có nhiều ngày lễ lớn trong năm, Tết Tây cũng là một trong những ngày lễ lớn đó, nhưng tôi có thể dám chắc rằng không có ngày/dịp lễ nào của họ mà lớn và ăn nhiều, ăn lâu như cái Tết Âm lịch của người Việt (hay người Hoa). Trước kia thời còn bao cấp nghèo khó, nhà cầm quyền chỉ cho phép người dân ăn Tết ba ngày, ba mươi, mùng Một, mùng Hai, cùng lắm là mùng Ba. Những năm sau này đời sống kinh tế đỡ hơn, nhà nước cho phép nghỉ tới 9, 10 ngày. Nhưng với tâm lý, thói quen của người Việt thì Tết Âm lịch đã được chuẩn bị từ trước Tết ít nhất cả tuần lễ, thậm chí, có những ngành nghề mà từ nửa tháng trước mọi ngưởi đã làm việc có nửa phần năng suất vì tâm trạng chờ Tết; sau khi hết Tết vào tâm lý uể oải vẫn còn kéo dài thêm chừng một tuần nữa, tổng cộng người Việt ăn Tết cả tháng. Ai ở VN cũng biết, trước và sau Tết chừng hai tuần đi làm giấy tờ, liên hệ công việc gì ở các cơ quan nhà nước cũng bị chậm trễ, còn nếu ký kết hợp đồng làm ăn gì đó thì các đối tác thường khất chờ qua Tết. Một tháng trời là quá dài, bao nhiêu công việc bị trì trệ. Thời bao cấp quanh năm ít khi có miếng ngon, nên Tết đến là dịp để ăn cho đỡ thèm (dù thời đó đa số người dân cũng chẳng có gì nhiều mà ăn, nhưng miếng thịt, cái bánh chưng, nồi cơm trắng không phải độn sắn, bo bo, cao lương đã là quý). Bây giờ đa số đời sống của người dân đã ở mức trung bình, không phải thèm khát món gì, nhưng đến Tết vẫn cứ ăn nhiều, ăn đủ món. Lễ chính thì là cúng ông Táo 23 tháng Chạp, cúng Tất niên trưa 30, cúng Giao thừa tối 30, cúng mùng Một rước ông bà về, cúng mùng Ba tiễn ông bà đi, nhưng thật sự thì mấy ngày Tết ngày nào cũng bày bàn ăn uống, ăn nhà này xong đi sang nhà khác thăm viếng nhau lại ăn. Khổ nhất là cánh phụ nữ, các bà mẹ, các nàng dâu, tha hồ mà lo nấu nướng. Món ăn Việt vốn cầu kỳ, mất thì giờ. Dù bây giờ nhiều thứ có thể mua sẵn ngoài chợ, ngoài siêu thị từ bánh chưng bánh tét, dưa món củ kiệu, dưa hành, các loại mứt, rồi giò chả, lạp xưởng, khô bò…nhưng những món nóng thì vẫn phải nấu. Nào miến lòng gà, chân giò lợn hầm măng, canh bóng thả, canh mọc, thịt đông, giò thủ, nem rán (tức chả giò)…nếu theo kiểu miền Bắc, chưa kể nếu nhà khá giả còn có chim hầm, gà tần, bào ngư, vi cá…Nếu theo kiểu miền Trung thì tôm rim, thịt kho Tàu, cuốn ram, thịt hon, gà rán, nem, tré, thịt ngâm nước mắm, mít trộn…và không thể thiếu các món cuốn từ thịt luộc cuốn bánh tráng, nem lụi cuốn bánh tráng, rồi cá hấp cũng có thể cuốn chung với bánh tráng và rau sống…Nếu theo kiểu miền Nam thì có thịt heo kho nước dừa với trứng, canh khổ qua nhồi thịt, các món nguội như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem, lạp xưởng tươi…Chưa kể các món bánh mứt, chè đặc sắc riêng của từng miền, món nào cũng rất mất thì giờ, công phu. Dọn ăn xong còn phải rửa chén. Nhà văn Trang Hạ vừa rồi có bài viết bị nhiều người “ném đá” khi nói đàn bà khổ nhục, đàn ông vô tâm trong dịp Tết, nhưng quả thật Tết, phụ nữ VN phải lo nhiều thứ, nấu nướng dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, tiếp đãi khách khứa…Nếu gặp được ông chồng biết điều, cùng chia sẻ việc nhà với vợ thì còn đỡ, nhiều ông vô tâm đến nhà ai cũng ngồi chiếu trên ăn uống, chén tạc chén thù hoặc ăn xong thì còn chầu trà bàn bạc chuyện xã hội chuyện đất nước, các bà cứ là bận túi bụi dưới bếp. Rồi lại kéo bạn về nhà bắt vợ làm món ngon đãi khách. Ở nông thôn nhiều gia đình vẫn còn phong kiến, ngày Tết mấy cô con dâu tha hồ lăn ra mà làm, mà phục dịch cả nhà chồng, họ hàng nhà chồng. Nên Tết trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều phụ nữ là vậy. Mệt quá. Mà người Việt vốn thích phô trương, dù bây giờ nhiều gia đình đâu còn thèm khát món gì nhưng Tết vẫn cứ phải bày biện nấu nướng đủ thứ, cứ như sợ người ta cho là mình không có tiền ăn Tết hoặc dâu, vợ nhà mình không khéo không đảm bằng dâu, vợ nhà người ta vậy. Giá mà chúng ta bớt câu nệ bớt khoa trương đi, làm đơn giản hơn, dành thì giờ đó để vui với gia đình, hoặc đi chơi, hưởng thụ những giây phút bên người thân, hưởng thụ cuộc sống cho đỡ cực, đỡ mệt thân. Tết Việt còn là nỗi khổ của người nghèo. Càng ngày sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội VN càng lớn. Ngay trong những người đi làm, có những ngành thưởng Tết hàng chục hàng trăm triệu đồng, nhưng có những ngành như nhà giáo, công nhân, nhất là ở tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa, nhiểu khi thưởng Tết chỉ vỏn vẹn năm chục ngàn đồng, hoặc cuốn lịch, gói bột ngọt. Có những gia đình khá giả Tết đến bỏ tiền săn lùng những món hàng độc làm quà hoặc trưng bày trong nhà như dưa lê thần tài giá năm sáu chục ngàn một quả, bưởi Hồ lô tài lộc có giá trên triệu đồng/cặp, rượu Tây đựng trong bình phong thủy được thiết kế theo hình tượng con khỉ giá vài triệu một bình, vàng miếng dập thành thỏi vàng đặt trong bao lì xì đỏ v.v…Cho tới chi hàng chục triệu đồng để mua chim quý, hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để mua cây cảnh chơi Tết…Rồi tìm mua cho được những món ăn cho là quý, bổ thận, tráng dương gì đó để ăn và biếu người khác, chi tiền làm đẹp, trang hoàng nhà cửa, du lịch xa hoa… Trong khi đó với người nghèo Tết là một nỗi ám ảnh. Đã thành cái lệ dù giàu dù nghèo vẫn phải có Tết. Nghèo đến đâu cũng phải cố chạy vạy xoay sở, thậm chí vay mượn cho có cái Tết với người ta, cho con cái đỡ tủi, rồi Tết ra cày trả nợ sau. Sống trong một xã hội chạy theo vật chất, chuộng hình thức, chuộng những giá trị bên ngoài từ áo quần, cái xe đang đi, cái nhà đang ở…, nghèo trở thành một cái tội, và Tết đến là dịp để khoảng cách giàu nghèo bộc lộ rõ nhất. Nếu cách suy nghĩ, cách sống cho tới những thang điểm giá trị trong cái nhìn của người Việt khác đi, thì nhiều người nghèo hoặc chỉ ở mức trung bình sẽ đỡ cảm thấy cái gánh nặng của đời sống vật chất nói chung và cái Tết nói riêng. Tết đến đâu phải ai cũng có tiền đi máy bay về quê, đa số người lao động vẫn phải đi tàu đi xe, mua vé phải chen chúc chầu chực, xe đò thì ham tiền nhồi nhét khách như nêm, coi khách chả ra gì, rồi phóng nhanh phóng ẩu gây tai nạn. Mới máy ngày đầu năm mở báo ra đã đọc thấy nào xe khách lao xuống vực, nào tai nạn 21 người chết ngay ngày mùng Một tết, rồi ăn nhậu càng nhiều thì tai nạn càng dễ xảy ra… Vệ sinh thực phẩm bây giờ thì không bảo đảm an toàn, thực phẩm độc hại từ Trung Quốc tuồn qua đã đành, mà do chính người Việt vì ham lợi nhuận nên làm hại cho người mua cũng không ít; ngày Tết ăn nhiều, mua sắm nhiều càng dễ bị ngộ độc. Người Việt vốn đã khổ nhiều thứ do phải sống dưới một chế độ độc tài độc đảng ở đó mọi tự do, dân chủ, quyền con người đều bị tước đoạt, nhưng chính người Việt cũng làm khổ mình, làm khổ nhau vì cái tính thích phô trương, chạy theo vật chất, chạy theo những tiêu chuẩn giá trị bị lệch lạc trong xã hội. Mà không chỉ ngưởi dân. Chính nhà nước cộng sản là điển hình cho thói nghèo mà chơi sang, phô trương, sĩ diện hảo. Nước nghèo, thường xuyên đi vay, đi xin tiền các nước khác, nợ đầm đìa ra nhưng vô cùng hoang phí, tỉnh nào cũng tìm cách xây tượng đài, xây trụ sở chính quyền to hoành tráng, thậm chí tỉnh nghèo phải xin gạo cứu đói nhưng cũng cứ xây tượng đài, bắn pháo hoa ngày Tết… Thay đổi một nếp nghĩ, một thói quen, một phong tục tập quán cho tới quan điểm sống, cách sống, đặt lại những tiêu chuẩn, giá trị là điều không dễ dàng gì, nhất là khi chính cái nhà nước này lại cổ súy cho lối sống phô trương giả dối đó. Sự thay đổi tận gốc chắc chỉ có thể có khi VN đã chuyển sang một chế độ khác, ở đó con người phải tồn tại và vươn lên bằng năng lực thật của chính mình, đồng tiền và sự hào nhoáng không thể thay thế cho sự trống rỗng về tri thức và tâm hồn, ở đó mọi chi tiêu quốc gia cho tới tài sản của các quan chức luôn phải minh bạch, rõ ràng, bởi luôn bị pháp luật, truyền thông và con mắt của người dân soi xét… Nhưng trong khi chờ đợi cái ngày đó, có lẽ mỗi người chúng ta tự mình thay đổi chừng nào hay chừng đó-bắt đầu tự cởi bớt gánh nặng, đặt lại cho mình những tiêu chuẩn sống khác, không bị phụ thuộc vào cái nhìn chung của dư luận, ví dụ như ăn Tết chẳng hạn, tiết kiệm, đơn giản, văn minh, dành thì giờ cho gia đình, cho việc tận hưởng thiên nhiên và chia sẻ với những người nghèo hơn, bất hạnh hơn. Song Chi (Blog RFA)
  2. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tin liên hệ Tân ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Bình: Từ nợ xấu bất động đến ‘tỷ giá Trung Quốc’ Cùng với sự kiện ông Dũng bị thất bại cay đắng là việc Nguyễn Văn Bình trở thành tân ủy viên Bộ Chính trị Mùa xuân nào cho Tổng Bí thư Trọng? Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng vọt: Những quan chức nào ‘làm thuê’ cho Bắc Kinh? Những nhóm lợi ích nào sẽ bị thanh trừng sau ‘đại hội vĩnh biệt’? Tháng Giêng năm cũ và tháng Giêng năm nay Vụ xử và hoãn xử Ba Sàm có móc xích với đại hội 12? Truy tìm ‘đối tượng vu cáo lãnh đạo’: Nội chính có dám xử lý nội bộ? Vận nước Ðường dẫn Blog Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng 08.02.2016 Tết nguyên đán 2016. Các phòng khách bóng lộn ở Hà Nội ầm ỹ tiếng chúc tụng “Đại hội XII thành công rực rỡ” cùng những chức vụ béo bở được phân chia lại trên bàn cờ kim tiền. Còn nơi gió cát mặn khô vì nước mắt, người đàn bà ôm con ngóng chồng, trải mắt vô hồn vào lòng biển vẫn mãi từ chiều này sang chiều khác… Dạ tiệc chìm xuồng Sau trận bể dâu tranh đoạt cùng cơn đau thốn xung đột lục phủ ngũ tạng, tổng bí thư mới cùng Bộ Chính trị của ông sẽ “đối ngoại” ra sao? Đáp từ cho người dân trong nước, giới quan sát và báo chí quốc tế lập tức hiện hình: những quan chức giành chiến thắng hớn hở mở dạ tiệc sau Đại hội XII của đảng cầm quyền không chỉ quên bẵng hình ảnh lật ngửa u uất của Cụ Rùa Hồ Gươm, mà còn như phủi tay với cái chết oan khuất trước đó của ngư dân Trương Đình Bảy - bị giết bởi “tàu lạ”. Tiếp Tống Đào, đặc sứ của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngay sau Đại hội XII, người “bất ngờ” quá hồn nhiên trước việc được tái cử vào chức vụ tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam nói rằng Hà Nội sẽ hợp tác với Bắc Kinh để thúc đẩy “tư tưởng xã hội chủ nghĩa và duy trì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực”. Một lần nữa, tổng bí thư mới được tái bầu lại tuyên bố Việt Nam “sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc để củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai bên. Người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam còn bày tỏ sự “biết ơn chân thành” tới ông Tập, và nói rằng Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để củng cố mối quan hệ truyền thống”. Bữa tiệc máu người “Mối quan hệ truyền thống” tiếp tục được hiện thực hóa bằng Biển Đông đổ máu và máy bay Trung Quốc quần đảo ngay trên vùng trời Sài Gòn. Tháng 11/2015, chỉ hai tuần sau vụ một tàu Trung Quốc chĩa súng AK vào tàu hải quân Việt Nam, một ngư dân Việt đã bị “tàu lạ” bắn chết ở khu vực Trường Sa. Hai vụ việc này lại xảy ra ngay sau chuyến đi thăm đầy bất trắc của Tập Cận Bình tại Hà Nội. Một khả năng rất lớn là những kẻ trên “tàu lạ” gây ra cái chết của ngư dân Trương Đình Bảy vào ngày 28/11 chính là người Trung Quốc, cho dù một tờ báo nhà nước đã mau mắn đưa tin rằng ngư dân Việt nhận thấy những người lạ mặc quần áo giống người Philippines. Nhưng báo nhà nước vẫn chỉ được đưa theo tin của những cơ quan thông tấn quốc gia như Thông tấn xã Việt Nam, Nhân dân hay Quân đội nhân dân. Và lẽ đương nhiên trên những cơ quan ngôn luận của đảng này, hiếm khi từ “Trung Quốc” được dùng để chỉ đích danh “tàu lạ”. Song một chính quyền khác - Đà Nẵng - lại phát hiện ra bằng chứng đầu tiên: “tàu lạ” bắn giết ngư dân Việt treo cờ Trung Quốc. Còn người dân lại thừa hiểu rằng sau hiệp ước “đối tác chiến lược” giữa Việt Nam và Philippines vào tháng 10/2015, một thủ đoạn không thể loại trừ là phía Trung Quốc cho quân mặc giả người Phi để gây chia rẽ giữa Việt Nam và Philippines. “Quan hệ” Việt - Trung đang tăng tốc thấy rõ. Nếu trước đây, tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc chỉ dừng ở mức độ áp sát, ngăn cản, hoặc tấn công đánh đập ngư dân Việt, húc lật thuyền Việt… chứ không trực tiếp bắn thẳng vào ngư dân Việt, thì đến tháng 11/2015, hành vi “đám người lạ” nhảy thẳng sang tàu cá Việt Nam để bắn chết người là chưa từng thấy. Tháng 11/2015 lại là một thời gian xáo trộn trong quan hệ Trung - Việt. Được khai hội bằng chuyến phủ dụ của Tập Cận Bình ngay trong hội trường Quốc hội Việt Nam, nhưng lại kết thúc bằng bữa tiệc máu người mà đám “thủy thủ” rất có thể mang quốc tịch Bắc Kinh đã tặng cho Hà Nội. Cái chết của ngư dân Trương Đình Bảy còn tiếp thêm một lời tố cáo đẫm máu đối với những kẻ đã ra lệnh cho các lực lượng công an và thanh niên xung phong đánh đập, đàn áp dã man các công dân biểu tình phản đối Tập Cận Bình ở Sài Gòn vào đầu tháng 11/2015. Nước mắt vẫn chảy ngược Giờ đây, hơn 2 tháng sau khi ngư dân Trương Đình Bảy bị giết trên biển, các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn không công bố được bất kỳ manh mối nào về kẻ thủ ác, vẫn cấm khẩu đến mức đáy lương tâm. Cái chết đầy oan khuất ấy đang có nguy cơ bị “chìm xuồng”. Khi nước mắt người thân và ngư dân phải nuốt vào lòng, lại một lần nữa hải quân và cảnh sát biển Việt Nam như buông xuôi tất cả. Tổng bí thư Trọng cùng Bộ Chính trị mới sẽ “cân bằng lợi ích với Trung Quốc” thế nào đây? Hơn hai tháng qua, mọi hứa hẹn “sẽ điều tra làm rõ” của chính quyền về cái chết không hiểu tại sao chết của ngư dân Bảy đều theo gió tốc ngược về phương Bắc. Những hứa hẹn “cho ngư dân vay tiền đóng tàu sắt” từ giữa năm 2014 cũng trôi ngược lên Trung Nam Hải. Bị giới ngân hàng chỉ biết “còn đảng còn tiền” bày ra vài chục loại thủ tục và ngâm hồ sơ đến cả năm trời, chỉ có khoảng 10% ngư dân được giải ngân. Nhiều người đã phải nuốt giận rút hồ sơ vay vốn. Một năm rưỡi đã bặt tăm từ vụ giàn khoan Hải Dương 981, nhưng hồ sơ “kiện Trung Quốc” ra tòa án quốc tế vẫn bị giới lãnh đạo Việt Nam khóa chặt trong ngăn kéo. Hoàn toàn ngược với thái độ quá nhu nhược ấy, chính quyền Philippines đã chẳng hề ngần ngại bắt giam và xử án nhiều ngư dân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước này vào năm 2014, sau đó tiến hành một vụ kiện thành công đối với “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh tại tòa quốc tế vào năm 2015. Vậy thì làm thế nào để tổng bí thư và các thuộc cấp mới lẫn cũ của ông ta khỏi bị mang tiếng là “Lê Chiêu Thống” hay “thân Tàu”, khi mọi hứa hẹn cho ngư dân và người dân Việt chỉ như “đến cuối thế kỷ này không biết có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không”? *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Phạm Chí Dũng Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'.
  3. In Ý kiến (7) Chia sẻ: Một người phụ nữ đang xem những con khỉ trang trí tại một cửa hàng ở phố cổ Hà Nội, Việt Nam, ngày 6/2/2016. Hình minh họa. Tin liên hệ Tuyệt vọng và bất lực Sẽ rất đơn giản nếu chúng ta quy việc thiếu quan tâm đến chính trị của người Việt Nam như một biểu hiện của chứng vô cảm Dân chủ và kỷ cương Ý dân Tại sao lại là ông Trọng? Khi lòng yêu nước bị từ khước Việc dạy tiếng Việt ở nước ngoài Thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi? Đấu đá trước Đại hội đảng Ðường dẫn Blog Nguyễn Hưng Quốc Nguyễn Hưng Quốc 08.02.2016 Cũng giống mọi người Việt Nam sinh sống ở hải ngoại, mỗi năm tôi có đến hai cái tết: Tết Tây và Tết ta. Tết Tây thì long trọng hơn hẳn. Thường, tôi được nghỉ đến hơn một tuần. Trước Tết, bạn bè, đồng nghiệp gửi thiệp chúc mừng năm mới và tặng quà cho nhau. Đêm giao thừa, người ta ùn ùn kéo đến khu vực trung tâm thành phố để xem pháo hoa. Sau Tết, trong trường có những cuộc họp để bàn về kế hoạch cho năm mới. Bởi vậy, dù không nghĩ đến, không khí Tết vẫn bàng bạc ở mọi nơi và mọi lúc. Vậy mà, lạ, đối với Tết Tây, tôi vẫn ơ hờ. Nghỉ, ừ, thì nghỉ. Chúc Tết, ừ, thì chúc Tết. Nhưng tự thâm tâm, tôi vẫn có cảm giác đó là cái Tết của người khác. Chứ không có gì liên hệ với mình. Tết ta thì khác. Năm nay ngày mồng một Tết rơi vào thứ Hai, tôi vẫn đi làm và đi họp bình thường. Nếu không đến các khu chợ Việt Nam và không dự các buổi hội chợ Tết được tổ chức rải rác đây đó, người ta sẽ không thấy tết đâu cả. Gia đình tôi lại không có bàn thờ, không có thói quen cúng kiếng và không đến chùa hái lộc đón giao thừa nên càng không có không khí Tết. Ở nhà không có cành mai hay chậu cúc. Bà xã tôi chỉ làm một vài món ăn ngày Tết và mua một hai cái bánh chưng, bánh tét gọi là… Vậy mà, không hiểu sao, Tết ta vẫn cứ ám ảnh tôi mãi. Gần đến Tết, trong lòng vẫn xôn xao. Đến Tết, làm việc thì làm việc, nhưng sâu tận trong tâm khảm, vẫn có chút gì nao nao, bâng khuâng, và đặc biệt, có chút gì thật hiu hắt. Tại sao lại hiu hắt? Hiu hắt, tôi nghĩ, trước hết, là vì nhớ quê hương. Tôi tin tất cả mọi người hiện đang sống ở hải ngoại, với những mức độ khác nhau, đều nhớ quê hương, nhất là trong những ngày Tết, lúc, theo truyền thống, mọi người trở về quê quán để tụ tập với đại gia đình, bà con, hàng xóm. Theo giới nghiên cứu về Lưu vong học (Diaspora Studies), một trong những đặc điểm chung nhất và nổi bật của các cộng đồng lưu vong trên thế giới là lúc nào cũng đau đáu với một số ký ức tập thể về quê gốc để, dù thành công đến mấy, người ta vẫn thấy ít nhiều lạc lõng trên miền đất mới. Với người Việt Nam, vốn có truyền thống gắn bó với quê quán, những nỗi nhớ ấy càng phổ quát và càng da diết. Cứ mở các tờ báo xuân bằng tiếng Việt ở khắp nơi thì thấy. Ở đâu cũng tràn đầy nỗi nhớ. Nhớ những phong tục cũ. Những hình ảnh cũ. Những tâm tình cũ. Người ta nhớ cả những truyền thuyết và truyện cổ tích xa xưa về bánh dày, bánh chưng và dưa hấu. Bản thân tôi, đã hơn mười một năm rồi, không được về lại Việt Nam, đến Tết, lại càng nhớ. Khái niệm quê hương, trong nỗi nhớ của tôi, rất cụ thể. Đó là ba tôi, anh em tôi, bạn bè tôi. Đó là không khí với những mùi hương và những tiếng động, từ tiếng cười đến tiếng nói, từ tiếng rao hàng đến tiếng động cơ qua lại trên đường phố. Nỗi nhớ, bình thường mênh mang và man mác, đến ngày Tết, trở thành nặng trĩu, có lúc dường như rưng rưng. Hiu hắt còn là vì nhớ quá khứ. Hầu hết những nỗi nhớ ngọt ngào nhất của tôi liên quan đến ngày Tết là những kỷ niệm ngày thơ ấu. Gần Tết, tiếng heo kêu eng éc từ đầu thôn đến cuối xóm. Mang thịt về, mẹ tôi bày nấu đủ thứ, từ thịt kho, thịt hầm, thịt luộc đến các loại bánh nhân thịt như bánh tét và bánh ít. Có lẽ chỉ có ngày Tết là mọi người được ăn thịt thoả thuê. Nhưng trong các thứ bánh, không hiểu sao, đọng lại trong ký ức tôi nhiều nhất là bánh tổ. Đó là loại bánh cực giản dị, chỉ có bột nếp và đường, để được rất lâu. Lâu đến độ có khi bánh bị mốc. Nhưng không sao cả. Người ta chỉ cần lạn cắt lớp mốc ấy đi và bỏ bánh lên chão dầu chiên cho giòn. Là ăn được. Ngon vô cùng. Mẹ tôi mất vào rằm tháng giêng. Rất gần Tết. Nên Tết nào tôi cũng nhớ mẹ. Nhớ bàn tay thoăn thoắt của bà những lúc chuẩn bị thức ăn ngày Tết. Nhớ cồn cào những món bà nấu. Sau này, tôi có dịp thưởng thức nhiều món ăn nổi tiếng trên thế giới, nhưng hình như không có món nào ngon như những món mẹ tôi nấu. Tôi biết, cách đánh giá ấy rất chủ quan. Nhưng việc ăn uống nào mà lại không chủ quan? Ăn, chúng ta đâu phải chỉ ăn thực phẩm. Trong cái ăn còn biết bao nhiêu là kỷ niệm. Kỷ niệm lúc càng nhỏ tuổi lại càng sâu đậm. Nhưng cảm giác hiu hắt xuất phát nhiều hơn, nếu không muốn nói là nhiều nhất, từ nỗi bế tắc khi nghĩ đến tương lai của Việt Nam. Đại hội thứ XII vừa kết thúc. Thường, trong sinh hoạt chính trị Việt Nam, các đại hội mỗi năm năm ấy là một dấu mốc lớn. Nhưng đại hội vừa qua lại không có chút hứa hẹn thay đổi nào cả. Ông Nguyễn Phú Trọng đã từng làm tổng bí thư năm năm; suốt năm năm ấy, ông không có chút cải cách. Thêm năm năm nữa, chắc chắn ông cũng vẫn vậy. Vẫn rất giáo điều và bảo thủ. Ông vẫn quyết tâm dẫn dắt cả nước vào cuộc phiêu lưu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ông biết chắc, như có lần ông thừa nhận, còn rất đỗi xa vời, đến tận cuối thế kỷ, chưa chắc đã thành hiện thực. Để đánh đổi cho cuộc phiêu lưu ấy, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục trì trệ; giáo dục và đạo đức vẫn tiếp tục suy đồi; tham nhũng vẫn tiếp tục tràn lan; người dân vẫn tiếp tục khốn khổ; và, quan trọng hơn, Việt Nam vẫn đối diện với nguy cơ xâm lấn từ Trung Quốc. Một chế độ độc tài chỉ có thể cáo chung với một trong hai nguyên nhân: tự thay đổi hoặc bị đánh đổ. Với bộ máy lãnh đạo hiện nay, viễn ảnh thứ nhất hoàn toàn bất khả. Không hy vọng gì những người như ông Nguyễn Phú Trọng sẽ theo gót các nhà lãnh đạo ở Miến Điện để chấp nhận trao quyền lực lại cho những chính khách được dân bầu trong một cuộc bầu cử thực sự tự do và minh bạch. Mà Việt Nam cũng chưa có những nhà đối lập có tầm vóc quốc tế để có thể tập hợp lực lượng đông đảo hầu đối đầu với nhà cầm quyền. Còn viễn tượng bị lật đổ? Tôi nghĩ khả năng này, nếu có, cũng còn xa. Lý do, giống như trên, lực lượng đối lập vẫn còn nhỏ và yếu. Dĩ nhiên, vẫn có khả năng bùng nổ cách mạng. Các cuộc cách mạng ở các nước Ả Rập vào đầu năm 2011 cũng rất bất ngờ, không ai, kể cả giới chính khách và giới tình báo Tây phương, có thể tiên đoán được. Người Việt Nam có thói quen nuôi một số hy vọng nào đó khi đón Tết. Riêng đối với tình hình chính trị tại Việt Nam trong năm Bính Thân này, tôi chưa thấy có chút hy vọng gì cả. Nên càng nghĩ càng thấy hiu hắt. * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Nguyễn Hưng Quốc Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
  4. Ảnh minh họa - Vệ tinh SMOS. AFP/ESA/AOES MedialabCho đến nay, uy lực quân sự của Mỹ được cho là chủ yếu dựa trên các loại công nghệ và vũ khí, kết nối với nhau qua màng lưới vệ tinh. Thế nhưng, đây chính là « tử huyệt » mà các đối thủ của Mỹ, cụ thể là Trung Quốc và Nga, có thể đánh vào. Trong một bài viết ngày 07/02/2016, nhà báo Dan Lamothe, chuyên trách vấn đề quân sự và quốc phòng của nhật báo Mỹ The Washington Post, đã nêu bật nguy cơ này trong bài « Giới phân tích hối thúc Hoa Kỳ chuẩn bị cho chiến tranh không gian với Nga, Trung Quốc ».Bài báo mở đầu bằng một kịch bản thảm họa đối với Hải Quân Mỹ trên Biển Đông : Một chiến đấu cơ Trung Quốc vô tình đâm vào một máy bay trinh sát P-8 Poseidon của Hải Quân Mỹ khi đang tuần tra trên Biển Đông, làm phi hành đoàn của cả hai bên thiệt mạng. Lo sợ sự trả đũa của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã dùng biện pháp khá bất ngờ : Sử dụng tên lửa địa đối không để liên tiếp bắn hạ nhiều vệ tinh của Hoa Kỳ trên không trung.Hậu quả rất tức thời : Hải Quân Mỹ trên Thái Bình Dương bị buộc phải tự mình di chuyển mà không còn được hệ thống định vị GPS trợ giúp, trong lúc thông tin liên lạc bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nên tình thế hỗn loạn và bất ổn. Các cuộc tấn công của Trung Quốc cũng đã triệt hạ một số khả năng điều khiển kho vũ khí dẫn đường chính xác của Lầu Năm Góc.Kịch bản này chưa hề xảy ra, nhưng cho thấy rõ sự lệ thuộc của Lầu Năm Góc vào không gian và vào công nghệ quân sự gắn với không gian. Trong nhiều thập kỷ qua, số lượng vệ tinh được phóng lên khí quyển của trái đất đã tăng vọt, cung cấp cho Hoa Kỳ một lợi thế rất lớn về mặt quân sự, ngay cả khi kho vũ khí thông thường mà các đối thủ của Mỹ có trong tay rất ghê gớm.Theo nhà báo Dan Lamothe, một báo cáo mới đây của Trung Tâm An Ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security) đã nhấn mạnh đến các lỗ hổng mà Lầu Năm Góc để lộ trong không gian, và kêu gọi Mỹ thay đổi chiến lược để bảo vệ và chuẩn bị đối phó với một cuộc chiến tranh không gian.Tác giả bản phúc trình là ông Elbridge Colby, chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Trung Tâm, nguyên là thành viên trong ban vận động tranh cử của ứng viên tổng thống đảng Cộng Hòa Mitt Romney. Theo bản báo cáo, các đối thủ tiềm tàng của Mỹ như Trung Quốc và Nga đã nhận thấy rõ mức độ lệ thuộc nặng nề của Hoa Kỳ vào « kiến trúc không gian » - tức là các hệ thống vệ tinh quân sự - và đã bắt đầu tìm cách chống phá.Đối với ông Colby, các mối đe dọa nhắm vào các vệ tinh không chỉ đến từ các tên lửa, mà còn đến từ không gian mạng với các cuộc tấn công tin học và điện tử có tác dụng vô hiệu hóa các vệ tinh. Báo cáo ghi rõ : « Không gian đang trở thành một địa bàn giống như bất kỳ một địa bàn nào khác - không trung, đất liền, biển khơi, và điện từ - nơi mà Hoa Kỳ sẽ phải nỗ lực chống lại các mưu toan truy cập và khai thác, chứ không chỉ là bảo đảm quyền sử dụng và tự do qua lại an toàn ».Tuy nhiên, theo tác giả bài báo, Lầu Năm Góc đã bắt đầu chuẩn bị đối phó.Vào năm ngoái chẳng hạn, bộ trưởng Quốc Phòng Ashton B. Carter đã chỉ đạo cho quân đội Mỹ là phải bắt đầu xem xét việc giảm sự lệ thuộc vào các vệ tinh GPS, và đã gợi lên trong một podcast (tức là bài ghi âm truyền qua internet) rằng Bộ Quốc Phòng có thể sẽ không còn đặt mua vệ tinh GPS trong vòng 20 năm nữa.Ông nói : « Đây là một suy nghĩ đồng thời là một đề xuất cho quý vị : Tôi ghét GPS... Ý tưởng theo đó chúng ta đều phải bám víu vào một cái vệ tinh – từng được tôi miễn cưỡng đặt mua – quay trong một quỹ đạo bán đồng bộ, nhưng lại không vận hành được trong những hoàn cảnh nhất định, trong nhà hoặc trong các thung lũng ở Afghanistan, ý tưởng đó thật là lố bịch ».Theo ông Colby, dù có làm gì đi nữa, thì Mỹ không bao giờ có lại ưu thế tuyệt đối trong không gian. Vì vậy, Hoa Kỳ cần phải xem xét vấn đề là phải làm gì khi một vệ tinh của mình bị tấn công.Theo nhà nghiên cứu này, thì trong Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ từng đe dọa là sẽ đáp trả bất kỳ một cuộc tấn công nào trong không gian bằng một đòn hủy diệt. Do vậy, ông Colby cho rằng Mỹ nên áp dụng một quy định mới, theo đó các cuộc tấn công trong không gian có thể dẫn đến những biện pháp trả đũa ngoài không gian, chẳng hạn như các cuộc không kích vào các mục tiêu trên bộ...Trong một cuộc phỏng vấn điện thoại, ông Colby nhận xét rằng không gian là một ví dụ hoàn hảo về các thách thức nhắm vào ưu thế quân sự của Mỹ. Không có lý do để nghĩ rằng Trung Quốc và Nga sẽ tự kiềm chế trong không gian, và điều đó đã khiến ông nêu lên các câu hỏi về việc Lầu Năm Góc làm thế nào để tránh chiến tranh trong không gian trong tương lai...Theo ông Colby, ngay cả khi Trung Quốc hay Nga không bắn hạ vệ tinh Mỹ, họ cũng sẽ tìm cách gây nhiễu và ngăn chặn việc sử dụng : « Không gian sẽ là một địa bàn dễ bị tổn thương, vì vậy chúng ta sẽ phải nghĩ ra cách để giảm thiểu nguy cơ và giảm thiểu những mối đe dọa đó ».(RFI)
  5. Câu "sang năm đến Hoàng Sa" không biết xuất hiện từ đâu, khi nào, nhưng khi lên mạng internet lâu lâu lại thấy nó. Câu này chắc chắn không phải đến từ chủ trương của nhà nước CSVN rồi. Đối với nhà nước này, Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Trung Quốc, theo đúng nội dung của công hàm (hay công thư chi đó) của ông Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai ngày 10-9-1958. Nhà nước CSVN, qua các học giả VN, cố gắng chống chế, phủ nhận hiệu lực của văn thư này trước dân chúng. Nhưng trước dư luận quốc tế thì những hành động của nhà nước này luôn thể hiện lập trường trái ngược. Từ trước đến nay, bất kỳ hành vi nào của người dân, thể hiện trước công chúng, nhằm khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS, đều bị nghiêm cấm. Các cuộc tưởng niệm ngày mất HS (17,19 tháng giêng 1974), hay ngày thảm sát ở Gạc Ma (14-3-1988), của các thành phần người Việt yêu nước ở Sài gòn hay Hà Nội, luôn bị nhà nước, nếu không cho công an đàn áp bắt bớ, thì cũng cho sai nha "hồng vệ binh" ra phá phách để việc tưởng niệm không thực hiện được. Những hành vi nói trên của nhà nước, trên phương diện công pháp quốc tế, là bằng chứng hùng hồn: nhà nước CSVN nhìn nhận, bằng văn bản và bằng hành động trên thực tế, khẳng định HS và TS thuộc chủ quyền của TQ. Nếu HS và TS của VN, thì có nhà nước nào lại cấm đoán, bắt bớ, đàn áp... những công dân của mình tổ chức những buổi lễ tưởng niệm (oan hồn) những chiến sĩ hy sinh bảo vệ lãnh thổ của mình ? Nếu HS và TS là của VN, thì tại sao nhà nước CSVN không gọi những tử sĩ (chết oan ức) ở Gạc Ma là những chiến sĩ hy sinh bảo vệ tổ quốc, mà đơn giản là những người chết vì "bảo vệ ổn định cho khu vực", như đã ghi trên bia đá tưởng niệm (những người lính chết trận Gạc Ma) ?. Còn nói chi đến những người lính chết ở Hoàng Sa! Họ sống là "lính ngụy" thì chết cũng là "lính ngụy". Vì vậy, những lần đọc câu "sang năm tới Hoàng Sa" của bạn bè nào đó "hứa hẹn" với nhau như một lời thề, nhứt là trong ngày đầu năm, lòng tôi lại dâng lên một nỗi niềm chua xót khó tả được bằng lời. Tôi không nghĩ là thế hệ mình sẽ thấy được Hoàng Sa về lại với tổ quốc của mình. Với một nhà nước như thế, ta không có bất kỳ một hy vọng nào. Nhưng dầu thế nào chúng ta vẫn phải làm bổn phận công dân của mình: bằng mọi cách bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc. Dầu vậy, việc mất chủ quyền lãnh thổ Hoàng Sa (và Trường Sa - vài ki lô mét vuông đất) sẽ chỉ là một vấn đề nhỏ, nếu so với hiệu lực về biển hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu ki lô mét vuông có thể sẽ phải mất cho TQ. Đọc đâu đó một tài liệu, cho rằng trước đây ông Hồ Chí Minh có nói rằng HS và TS "ba cái đảo chim ỉa", ý nói đại khái là HS và TS không quan trọng đâu, giao cho TQ cũng không hề gì. Vào thời điểm đó (1958), ông Hồ cần sự trợ giúp súng đạn, nhân lực, vật lực... của TQ để đánh chiếm miền Nam. Thời điểm đó ông Hồ, cũng như nhân sự đảng CSVN, không ý thức được tầm quan trọng của vùng biển (và thềm lục địa) chung quanh các đảo này. Có lẽ vì vậy nên nhà nước của ông Hồ đã ký cái công hàm nhìn nhận HS và TS thuộc về TQ. Cho đến ông Nguyễn Cơ Thạch, theo một tài liệu trên net, cũng đặt ưu tiên vấn đề xâm chiếm miền Nam lên trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Bây giờ, xem những yêu sách của TQ về hải phận của họ ở HS, qua bộ Luật Biển 1996, người ta mới thấy tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền HS (và TS). Mất chủ quyền HS, trong chừng mực, tội trạng của đảng CSVN còn có thể chạy được. Như lý lẽ của học giả VN: HS là do VNCH làm mất. Nhưng việc (có thể) mất hàng trăm ngàn cây số vuông biển (và thềm lục địa) ở HS cho TQ là do việc nhà nước CSVN nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS (và TS). Bởi vì nếu VN còn giữ được danh nghĩa chủ quyền ở Hoàng Sa, thì cho dầu lãnh thổ này mất trên thực tế, thì trên phương diện pháp lý, Hoàng Sa là "lãnh thổ có tranh chấp". Theo tập quán quốc tế, một lãnh thổ có tranh chấp, nếu đưa ra trọng tài phân giải, thông thường là chia đôi (vùng biển vì vậy cũng chia đôi). Ta thấy, trên thực tế (và lịch sử), TQ lên tiếng tranh chấp HS với VN từ thời VN còn là thuộc địa của Pháp. Nhà nước Pháp đã hai lần đề nghị với TQ giải quyết tranh chấp này trước một trọng tài quốc tế. Cả hai lần TQ đều từ chối. Phía TQ từ chối vì họ không có lý lẽ nào thuyết phục, để thắng. Sau khi TQ chiếm HS (trên tay VNCH bằng vũ lực), HS vẫn không được quốc tế nhìn nhận là lãnh thổ của TQ. Đơn giản vì tập quán quốc tế không nhìn nhận việc chiếm hữu lãnh thổ bằng vũ lực. Nhưng HS trở thành lãnh thổ của TQ, bởi vì Việt Nam là quốc gia duy nhứt có tính pháp nhân để phản đối chủ quyền của TQ, thì quốc gia này đã "nhìn nhận" chủ quyền của TQ tại HS. Cho đến bây giờ nhà nước CSVN, cũng như nhiều học giả VN, vẫn không thức được rằng, mất chủ quyền HS là mất hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu ki lô mét vuông biển cho TQ. Thậm chí khi TQ cho đạt giàn khoan 981 ngay trên thềm lục địa của VN, cách đảo Lý Sơn của VN là 119 hải lý, nhưng nó chỉ cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) có 18 hải lý (về phía tây nam), thì nhà nước CSVN (và giàn học giả) cũng vẫn còn đắm chìm trong mê muội. Vừa rồi, Mỹ cho tàu chiến tuần hành xuyên qua khu vực 12 hải lý của đảo Tri Tôn. Báo chí VN đánh phèng la rùm beng, cho rằng VN "mạnh" lên nhờ có Mỹ. Cho rằng "Mỹ phá đường cơ sở thẳng phi pháp của TQ"... Nhân dịp, nhà nước VN, qua ý kiến của học giả VN, lý luận rằng các đảo HS không có đảo nào là "đảo" để có hiệu lực về (200 hải lý vùng kinh tế độc quyền) theo bộ Luật Biển quốc tế 1982. Họ cũng lý luận rằng TQ không phải là "quốc gia quần đảo" để có thể vẽ hệ thống đường cơ bản quần đảo HS, như bộ luật 1996 của TQ. TQ có quyền vẽ hệ thống đường cơ bản như vậy hay không, sẽ phân tích ở dưới. Mục đích của học giả VN nhằm chứng minh chuyến đi qua đảo Tri Tôn của chiếc khu trục hạm Mỹ là phù hợp với luật quốc tế: thể hiện quyền tự do hàng hải. Nhà nước VN, qua giàn học giả (thượng thặng) của mình, lại rút dao ra đấu với người ta. Có điều là học giả nhà mình cầm dao bằng đàng lưỡi. Giả sử rằng chuyến hải hành của chiếc khu trục hạm Mỹ là phù hợp với luật quốc tế. Thì việc này có làm giảm đi chút nào yêu sách về "vùng nước" của quần đảo Hoàng Sa (theo luật biển 1996) của TQ hay không ? Xin thưa rằng không. Tàu Mỹ có đi vào vùng nội hải của quần đảo Hoàng Sa, hay lãnh hải của đảo Tri Tôn, việc này không làm mất, hay giảm đi yêu sách của TQ. VN cầm dao bằng lưỡi để đấu với người ta, bởi vì chỉ có những nước như Phi, Mã Lai, Brunei... là những nước không thể chứng minh chủ quyền của họ ở TS thì họ mới lập luận rằng các đảo TS là các đảo đá, không có đảo nào là đảo thật (như định nghĩa ở điều 121 bộ Luật biển 1982). Lập luận như vậy, thứ nhứt, vô hình chung, các học giả đã thú nhận rằng VN không có chủ quyền tại HS. Thứ hai, các học giả nói rằng các đảo HS không có đảo nào là "đảo" thật sự để có hiệu lực biển (200 hải lý vùng kinh tế độc quyền). Thì tranh chấp giữa VN và TQ đơn thuần là tranh chấp chồng lấn về biển, do cách diễn giải đối nghịch nhau về hiệu lực các đảo HS. Tập quán quốc tế giải quyết vụ này ra sao ? Vụ kiện Phi-TQ trước Tòa Trọng tài sắp tới sẽ cho thấy số phận của một số bãi đá TS (mà TQ đòi hỏi chủ quyền) có hiệu lực về biển như là đảo thật sự hay không. Các đảo HS, có hiệu lực nhiều hay ít sẽ do tương quan lực lượng (quốc phòng, kinh tế, ngoại giao..) giữa các bên. Còn hệ thống đường cơ bản của quần đảo Hoàng Sa, theo bộ Luật biển 1996 của TQ, có phù hợp với nội dung Luật quốc tế về Biển 1982 hay không ? Phần IV của Bộ Luật quốc tế về Biển 1982 nói về "quốc gia quần đảo", trong đó có định nghĩa về "quần đảo". "Quần đảo (archipel) là một tổng thể các đảo, kể cá các bộ phận của các đảo, các vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi như thế về mựt lịch sử." Về địa lý và lịch sử, ta không thể phản bác Hoàng Sa (gồm các đảo của nó) tạo thành một "quần đảo". Mà "quần đảo" bao gồm, dĩ nhiên các đảo, còn có "các vùng nước tiếp liền". Vì vậy khi cho rằng hệ thống "đường cơ bản" của TQ là "không hợp pháp", như ý kiến của học giả VN, là không thuyết phục. Trong khi nhiều nỗ lực về kinh tế, chính trị của TQ (mà VN không làm được gì) như thành lập thành phố Tam Sa, trong đó đảo Phú Lâm là trung tâm hành chánh, cho tổ chức các cuộc du lịch các đảo HS, cho khai trương đường bay dân sự Hải Nam-Phú Lâm... Các việc này càng củng cố quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của TQ, củng cố yêu sách hệ thống đường cơ bản quần đảo HS của nước này. Nông nỗi đến nước này, chỉ vì lý do nhà nước CSVN và giàn học giả (thượng thặng) của VN, chỉ chú trọng đến yếu tố đảo hay đá, có hiệu lực biển (kinh tế độc quyền) hay không có hiệu lực biển, chớ không đặt nặng vấn đề chủ quyền. Lại còn có học giả khuyên VN nên từ bỏ chủ quyền (sic!) ở các đảo TS năm trong hải phận của các nước Phi, Mã Lai, Brunei... Như vậy là VN lên đấu trường đấu dao với TQ, mà lực sĩ VN cầm dao bằng lưỡi. Không ít, từ 15 năm nay, tôi luôn nhấn mạnh vấn đề "chủ quyền". VN cần khẳng định "chủ quyền" của mình ở HS và TS. Khẳng định bằng các hành vi có giá trị về pháp lý, chớ không phải nói khơi khơi. Hay bằng cách giải thích HS (và TS) là đảo đá, không phải đảo thật. Hay lên án khơi khơi (không chứng minh) hệ thống đường cơ bản của TQ ở HS là "phi pháp". Bao giờ đến Hoàng Sa? Bạn bè chuyền nhau khẩu hiệu "sang năm đến Hoàng Sa". Tôi ngậm ngùi tự hỏi lòng mình : bao giờ đến Hoàng Sa ? Tôi sợ là không bao giờ. Một nhà nước vừa ương hèn lại còn mang tiếng bán nước. Hả miệng mắc quai. Một giàn học giả chỉ biết vuốt ve xuôi chiều, không dám nói ngược. Tôi sợ không chỉ mất Hoàng Sa, VN còn mất hàng trăm ngàn cây số vuông biển cho TQ. Hai bản đồ đính kèm ở đây, dẫn từ tài liệu của học giả Valencia, hai trường hợp: hiệu lực Hoàng Sa 100% và hiệu lực 0%, cho ta thấy nguy cơ hàng trăm ngàn ki lô mét vuông biển của VN bị mất cho TQ là có thật. Và không chỉ ngừng ở HS, TS cũng sẽ cùng số phận. Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  6. Đôi lời: Rất tốt là tác giả đã nêu vấn đề này. Cho dù chỉ tranh cử “ảo” nhưng nếu những người chủ trương chịu bỏ thời gian để làm giống như thật, chẳng hạn như có 2 người đứng ra tranh cử, mỗi người có chương trình hành động cụ thể để trả lời câu hỏi: nếu đắc cử thủ tướng, chủ tịch nước… tôi có thể làm gì để thay đổi đất nước tốt đẹp hơn? Hai ứng cử viên có thể cùng ra tranh luận trực tiếp trên mạng, người dân giám sát, các tờ báo mạng làm trọng tài, cư dân mạng chấm điểm… thì người dân sẽ thấy được lợi ích của việc tranh cử/ bầu cử tự do như thế nào và cuộc chơi này sẽ hào hứng hơn. Tôi có đọc một số bài báo viết về chia sẻ của tiến sỹ Nguyễn Quang A, liên quan tới mục đích của việc phát động phong trào tự ứng cử. Tôi có vài ý kiến về vấn đề này. Có lẽ từ trước đến nay những người đảm đương các trách nhiệm lãnh đạo hay đại biểu quốc hội đang khá dễ dàng khi ít khi bị phải trả lời những câu hỏi một cách cụ thể “Anh sẽ làm gì nếu trúng cử”? Nếu so sánh với các nước tư bản phương Tây mỗi khi tranh cử một vị trí nào đó họ đểu phải nêu rất rõ kế hoạch hành động của mình và phân tích những điểm hợp lý, chưa hợp lý của chính sách hiện hành hay các chương trình hành động của đối thủ cạnh tranh. Do vậy, Muốn xã hội tốt đẹp hơn thì chúng ta luôn mong muốn những người được chọn vào các vị trí quản lý nhà nước, các vị đại biểu quốc hội phải là những người xứng đáng thì “ cuộc tập dượt” nên cần hướng mở rộng hơn. Cụ thể là những người tham gia tự ứng cử có thể viết một kế hoạch hành động để trả lời câu hỏi: Tôi sẽ làm gì nếu trúng cử? Một cách dễ dàng hơn là những người tham gia tự ứng cứ này có thể chỉ đưa ra các chương trình hành động trên mạng gọi là các đại biểu “ảo”. Những việc làm này sẽ có một số lợi ích sau: Phía chính quyền: Hiện tại hoặc những người trúng cử trong tương lai sẽ biết được người dân tại địa phương của mình mong muốn điều gì, và họ cũng nên làm gì để đáp ứng nguyện vọng của người dân. Trong quá trình hiệp thương và tiếp xúc cử tri. Cử tri sẽ có những câu hỏi đối với các ứng viên sẽ rõ ràng hơn khi họ đã có những so sánh với những đại biểu “ảo” trên mạng với các kế hoạch hành động khá rõ ràng và cụ thể sẽ làm gì nếu trúng cử tại địa phương đó. Khi các ứng viên đã nói ra kế hoạch hành động trong tương lai thì sẽ được ghi âm và đưa lên mạng để nhân dân theo dõi họ có hành động đúng theo lời hứa hay không, nếu họ trúng cử. Và các kế hoạch hành động của ứng viên trúng cử có thật sự sát và hợp lý hơn so với các đại biểu “ảo” hay không. Phía người dân: Tập làm quen với vai trò của mình là đưa ra những yêu cầu và nguyện vọng đến đúng đại biểu quốc hội đại diện cho mình. Có thể gửi thư trực tiếp và đưa các nguyện vọng này lên mạng. Tập đánh giá và bầu chọn người mình cảm thấy thích hợp dựa vào những kế hoạch hành động của các đại biểu “ảo”. Vì trong một khu vực địa phương sẽ có nhiều đại biểu “ảo” cùng phải tham gia cạnh tranh với nhau để chọn ra một đại biểu thích hợp nhất. Nguyễn Hồng Hải (Ba Sàm)
  7. Quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm mất 99,5 tỷ đôla trong tháng Giêng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nói. Trung Quốc đã có những nỗ lực nhắm dùng quỹ dự trữ ngoại tệ để đẩy giá trị đồng nhân dân tệ và chặn dòng tiền chảy ra hải ngoại. Ở mức 3,23 nghìn tỷ đôla, Trung Quốc vẫn là nước có mức dự trữ ngoại tệ cao nhất thế giới. Tuy nhiên, nguồn tiền này đã giảm mất 420 tỷ đôla trong vòng sáu tháng qua và hiện đang ở mức thấp nhât kể từ 5/2012 tới nay. Nhà đầu tư lo sợ Giới chức Trung Quốc lo sợ về việc đồng tiền tệ nước này bị mất giá nhanh chóng, bởi điều đó sẽ tác động xấu và làm bất ổn nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã gặp nhiều biến động lớn trong thời gian vừa qua Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vay nợ bằng đồng đôla và xoay sở trả nợ trên cơ sở đồng nhân dân tệ bị suy yếu, khiến các công ty dễ rơi vào khó khăn thậm chí có thể sa sút tới mức phá sản. Do đó Trung Quốc đã cố gắng duy trì tình trạng mất giá của đồng nhân dân tệ ở mức có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, đây là điều rất khó đạt được. Các nhà đầu tư đã tìm cách rút tiền ra khỏi các khoản đầu tư đắt giá bằng đồng nhân dân tệ, và có những đồn đoán về nguy cơ đồng tiền này còn tiếp tục mất giá nữa. Để bình ổn tình hình, Trung Quốc đã tiến hành việc bán đồng đôla và mua đồng nhân dân tệ. Nước này cũng áp dụng các chiến thuật khác nữa, như việc kiềm chế các đồn đoán về tiền tệ và ra lệnh các ngân hàng hải ngoại phải duy trì mức dự trữ nhân dân tệ. Bình luận về việc xuống giá của đồng nhân dân tệ, kinh tế gia kỳ cựu George Magnus để ý rằng hiện đang có sự "bối rối" về chính sách ngoại tệ của Trung Quốc. "Rõ ràng là chuyện này không thể để tiếp diễn lâu được," ông viết trên Twitter, có ý liên hệ tới sự giảm sút của quỹ dự trữ ngoại tệ. (BBC)
  8. RFA 08.02.2016 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Một cửa hàng bán thực phẩm hàng ngày và thực phẩm Tết trên đường phố Sài Gòn. AFP photo Tết với những món đồ ăn truyền thống như mứt tết, hạt dưa đỏ, canh măng khô nấu chân giò gần đây đang trở thành nỗi lo của nhiều người vì vấn đề an toàn thực phẩm do những chất bảo quản, hóa chất được sử dụng trong các thực phẩm này. Phẩm màu và chất bảo quản Vào dịp tết, hầu như gia đình nào ở Việt Nam cũng phải có hộp mứt tết nhiều màu và hạt dưa đỏ để đãi khách. Ngoài ra, mâm cơm cúng tất niên, năm mới thường cũng phải có thịt gà, bát canh măng khô nấu chân giò. Những món ăn đẹp mắt, ngon miệng này giờ đây có thể bị coi là nguy hiểm khi những người chế biến, bán hàng vì lợi nhuận, bất chấp tác hại, đã thêm vào những chất bảo quản, tạo màu sắc quá mức hoặc không được phép. Những chất này đã được chứng minh có thể gây ngộ độc lâu dài đối với người tiêu dùng. Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, Tạ Thị Tuyết Mai, thuộc bệnh viện nhân dân Gia Định, Sài Gòn nói về những đồ ăn này như sau: Mứt thì sợ người ta bỏ phẩm màu vào. Thứ hai là măng khô mà mình hay nấu với giò heo. Nếu măng mình mua phải loại người ta bỏ phốt pho thì độc. Cái thứ ba là hạt dưa thì phẩm màu trong hạt dưa cũng rất có hại, độc…. thường thường những cái đó không gây ngộ độc ngay mà ngộ độc mãn. Sợ nhất là ngộ độc mãn, lâu dần sẽ làm tổn thương gan, thận, dẫn đến ung thư. Trong dịp gần tết, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất và bán các thực phẩm phục vụ tết. Kết quả những đợt kiểm tra này là việc phát hiện hàng loạt những thực phẩm tết bị nhuộm màu công nghiệp, hoặc được bảo quản trong các hóa chất không được phép. Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế mới đây cho biết đã phát hiện được một số sản phẩm hạt dưa bị tẩm Rhodamine B là loại chất hóa học dùng để nhuộm quần áo và bị cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc. Theo các bác sĩ, việc ăn hạt dưa nhuộm Rhodamine B lâu dài sẽ suy gan, thận và mắc bệnh ung thư. Mới đây, cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường công an thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với cơ quan chức năng quận Bình Tân cũng đã phát hiện một cơ sở làm mứt tết đang ngâm tẩm các loại khoai lang, gừng, bí làm mứt trong các thùng hóa chất công nghiệp là sodium hydrosulfite và vôi công nghiệp. Chất sodium hydrosulfite là hóa chất dùng tẩy trắng trong công nghiệp. Chủ cơ sở này cho biết bà dùng hóa chất này để tẩy rửa các nguyên liệu trước khi chế biến mứt. Vôi công nghiệp được sử dụng để làm mứt săn chắc, giòn. Hóa chất sodium hydrosulfite thường được dùng trong công nghiệp thuộc da, làm giấy, nhuộm và chiết xuất quặng khoáng chất. Người nhiễm chất này có thể bị các triệu chứng khó thở, chóng mặt, hạ huyết áp, đau bụng, nôn mửa, đi ngoài. Những người có vấn đề về suyễn nặng có thể bị sốc, bất tỉnh, thậm chí tử vong. Mới đây, Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết kết quả kiểm nghiệm mẫu bắp non và đậu Hà lan của một cơ sở sản xuất tại Sài Gòn cho thấy cơ sở này đã sử dụng phẩm màu chưa công bố và chất bảo quản vượt ngưỡng. Cụ thể kết quả kiểm tra cho thấy sản phẩm bắt non và đậu Hà Lan của cơ sở này sử dụng màu Tartrazine chưa công bố và sử dụng chất bảo quản Natri Benzoate vượt ngưỡng. Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu cho thấy chất bảo quản này khi kết hợp với các màu thực phẩm nhân tạo có thể làm tăng tính hoạt động thái quá ở trẻ. Theo bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai, rất nhiều loại măng khô được bán trên thị trường hiện nay được ngâm phốt pho vì mục đích bảo quản và tạo sự hấp dẫn. Phốt pho bỏ vào măng khô để cho nó vàng đẹp…. hiện đúng nguyên tắc là không bỏ, vì phốt pho đau có nằm trong danh sách phụ gia cho phép. Nó là thuốc độc chỉ dùng trong công nghiệp thôi nên không có quy định hàm lượng được dùng là bao nhiêu…. Ở đây người ta làm bậy, người ta cho vào để làm cho măng hấp dẫn để bán hàng và chống mốc nhưng nhiều khi người ta không biết là nó rất độc hại cho người dùng. Nói về phẩm màu dùng trong các loại mứt, bánh tết, bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai cho biết: Có những màu thực phẩm mà dùng thì mắc tiền. Về nguyên tắc vẫn có một số màu thực phẩm được phép dùng ví dụ như màu đỏ là có màu thực phẩm. Thường thì những màu đó đắt tiền. Nhiều khi người ta lấy màu công nghiệp bỏ vào và gây độc. ngay như là mứt cũng vậy. Mình có thể dùng màu thực phẩm cũng được, nhưng tốt nhất là dùng màu thiên nhiên ví dụ như muốn màu xanh thì dùng lá dứa nhưng dĩ nhiên nó không đẹp bằng màu thực phẩm. Nhưng mà màu thực phẩm cũng dùng ít thôi, dùng nhiều cũng độc. Màu thực phẩm cũng xếp vào dạng phụ gia tức là chỉ dùng theo lượng cho phép chứ không được dùng quá nhiều. Bên cạnh đó là những loại mì, lá hoành thánh được sản xuất có sử dụng hàn the, là chất đã bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì có thể gây độc, dẫn đến ung thư. Theo bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai, phần lớn các loại sản phẩm là lá hoành thánh, và một số loại bánh thường có sử dụng hàn the để tạo độ giòn. Hàn the đã được chứng minh là có thể đọng lại ở gan, não và gây ngộ độc mãn. Làm thế nào để nhận biết thực phẩm an toàn Hiện tại, người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa những thực phẩm an toàn vì không phải loại hóa chất nào cũng có thể được kiểm tra dễ dàng khi mua. Người tiêu dùng thường được khuyên nên sử dụng kinh nghiệm mua hàng là cảm quan đối với phần lớn các sản phẩm tết, tức là nhận biết từ màu sắc là chính. Ví dụ đối với hạt dưa đỏ, Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra khuyến cáo đối với người tiêu dùng khi chọn mua hạt dưa. Theo Cục an toàn thực phẩm, hạ dưa nhuộm bằng phẩm màu công nghiệp thường có màu sáng bong, không bị phai, kể cả khi tiếp xúc với nước. Hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm có màu đỏ nâu tự nhiên, không quá đậm, không sáng bong, dễ bị phai, nhòe khi gặp nước và rất dễ tính vào tay khi sử dụng. Đối với các loại mì hoành thánh, bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai cho biết người tiêu dùng có thể sử dụng que thử để kiểm tra có hàn the trong sản phẩm hay không. Hàn the thì mình có thể thử được. Cái đó thì tương đối dễ… người tiêu dùng có thể thử nhanh bằng cách ra chợ y khoa mua que thử cũng rẻ, chỉ khoảng 20 đến 30 ngàn được 100 que. Lấy mẫu sợi mì, hoành thánh cắt nhỏ bỏ vào nồi nước đun sôi khoảng 5 đến 10 phút rồi lấy giấy thử bỏ vào thì sẽ thấy nó chuyển màu. Lấy một bên là ly nước trắng và một bên là ly nước nấu đó, bỏ giấy vào thấy màu cam thì đừng ăn vì có hàn the. Riêng đối với sản phẩm măng khô, theo bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai, hiện vẫn chưa có kỹ thuật đơn giản nào mà người tiêu dùng có thể áp dụng để thử phát hiện phốt pho trong măng. Bà không khuyên mọi người không nên ăn măng khô trong dịp tết nhưng cho biết gia đình bà đã không nấu măng khô trong dịp tết mà thay vào đó là miến gà vì bà không thể nhận biết được đâu là măng có tẩm phốt pho và đâu là măng được phơi khô tự nhiên. Ngoài ra chuyên gia dinh dưỡng cũng cảnh báo người tiêu dùng nên cẩn thận với những loại bánh mứt sử dụng nhiều đường hóa học. Theo bà, mặc dù đường hóa học được phép sử dụng trong thực phẩm nhưng trong một số trường hợp, nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận đã sử dụng quá nhiều đường hóa học, vượt mức cho phép, có thể gây hại cho người tiêu dùng. Theo quy định một người có cân nặng khoảng 50 kg chỉ được ăn không quá 5 gram đường hóa học một ngày. Người tiêu dùng có thể đọc bên ngoài nhãn mác hàng hóa của các cơ sở sản xuất để biết liệu thành phần đường này có được cho vào sản phẩm hay không. Ăn Tết là tục lệ cổ truyền của người Việt Nam. Vì vậy, các món ăn tết là phần không thể thiếu. Với những thông tin liên tục về tình hình an toàn thực phẩm trong dịp tết, bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai hy vọng người dân theo dõi kịp những thông tin này để tránh rủi ro trong khi vẫn có thể hưởng một cái tết vui vẻ theo đúng nghĩa. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email [email protected] hoặc www.facebook.com/vietharfa
  9. Kính Hòa, phóng viên RFA 2016-02-08 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Một công nhân dọn dẹp hành lang dẫn đến phòng họp chính của Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 26 tháng 1 năm 2016. Băng rôn mang cờ đảng treo khắp nơi. AFP photo Tạp chí điểm blog tuần này tập hợp những bình luận của các blogger trên trang cá nhân, trên các trang mạng xã hội… xung quanh những sự kiện lớn của đất nước. Bỏ đảng nhân ngày 3/2 Cách đây đúng hai năm, trong lúc Đảng cộng sản Việt Nam kỷ niệm ngày thành lập, một cán bộ cao cấp của Bộ ngoại giao Việt Nam là ông Đặng Xương Hùng tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản. Năm nay, cũng ngày đấy, một đảng viên lão thành là Giáo sư Nguyễn Đình Cống công bố rời bỏ Đảng cộng sản Việt Nam. Giáo sư Cống từ lâu đã được biết đến như là một tiếng nói phản biện mạnh mẽ trên trang Bauxite Việt Nam của nhiều trí thức. Ông không những phản biện những việc làm, những chính sách cụ thể trong việc điều hành đất nước của Đảng cộng sản, mà còn công khai đòi xóa bỏ nền tảng tư tưởng của đảng này, là chủ nghĩa Mác Lê Nin. Trong thông báo đăng trên trang blog Bauxite Việt Nam ông viết rằng ông vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày ông càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế hiện tại của Việt Nam là sự độc tài toàn trị của Đảng. Tuy vậy Giáo sư Cống đã kiên nhẫn chờ đợi Đại hội đảng lần thứ 12 kết thúc, ông hy vọng rằng những kiến nghị của ông cũng như những người đồng chí hướng trước đó sẽ được đảng quan tâm tới. “Nhưng rồi tất cả đều bị im lặng hết; như thế chứng tỏ rằng lực lượng của đảng không còn không mong gì được. Những đại biểu đến đó toàn như sợ quá hay người ta bị áp lực gì đó ghê quá mà không thấy có con người nào nói lên được tiếng nói của nhân dân là yêu cầu phải có những thay đổi về đường lối, về thể chế.” Đó là điều ông nói với Gia Minh của đài Á châu tự do sau quyết định từ bỏ đảng mà ông để hết tâm trí phục vụ hơn 30 năm nay. Sự trừu tượng và bất lực Cũng nhân ngày 3/2 tác giả Nguyễn Hoa Lư viết bài Ngẫu hứng trên trang blog của ông. Trong bài này tác giả so sánh đảng cộng sản và biển: “Biển muôn đời vĩ đại dù có những dòng sông bị nhiễm độc hòa vào biển. Trận lũ mấy tháng trước, làng tôi nước ngập ngang mái nhà, lợn gà chết trôi trương phềnh, hôi thối, tất tật chảy về biển. Đảng đời đời bất diệt, dù trong lòng chất chứa những nhóm lợi ích hoạt động như ma phi a. Có gã côn đồ đâm thuê chém mướn, đảng bao dung ôm trọn vào lòng bảo ban, dạy dỗ.” Nước biển có vị mặn, đó là vị của nước mắt và máu của con dân nước Việt ngàn đời nay. Đảng cũng có vị như vậy. Chỉ riêng một điểm khác. Biển có màu xanh, màu cuộc sống Đảng có màu đỏ, màu của máu.” Cũng trong bài viết này, tác giả kể lại chuyện đảng tuyên truyền để kết nạp những trí thức cách đây vài chục năm. Nhiều người đã từ chối với lý do được đưa ra là đảng trừu tượng quá. Nguyễn Hoa Lư viết tiếp là “Đến giờ, đảng vẫn kiên định sự trừu tượng của mình. Cái lý thuyết kinh tế định hướng của đảng, tôi đã hỏi cả trăm giám đốc, ai cũng xớn xác nhìn quanh rồi ghé tai tôi nói nhỏ: chuyện này, nói thật là tớ không hiểu nhé!” Trong sự trừu tượng ấy dường như đảng bất lực trước những vấn đề rất cụ thể. Từ Đà Lạt, ông Mai Thái Lĩnh viết bài phân tích về chủ nghĩa cộng sản hiện tại mang tựa đề ‘Chủ nghĩa cộng sản thân hữu’. Ông Mai Thái Lĩnh là người từng tham gia cuộc cách mạng cộng sản, và tham gia vào chính quyền cộng sản, và cũng từng bị chính quyền cộng sản bỏ tù. Trong bài viết về ‘Chủ nghĩa cộng sản thân hữu’, Ông viết về việc loay hoay chống tham nhũng của đảng cộng sản: “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị mới sẽ chọn con đường nào: chống tham nhũng bằng cách làm trong sạch Đảng từ bên trong với nguyên tắc “đánh chuột nhưng tránh làm vỡ bình”, hay chống tham nhũng bằng cách mở cửa cho toàn dân tham gia? Đành rằng đi theo con đường thứ hai có thể làm “vỡ bình”, nhưng” vỡ bình” không đồng nghĩa với “đại họa”, nhất là khi người ta nhận thức được rằng một “đảng chính trị” không thể quan trọng bằng “quốc gia” và “dân tộc”. Còn đi theo con đường thứ nhất (như Tập Cận Bình đã làm) thì số phận thế nào, chúng ta cũng có thể đoán trước: đó là một con đường “không dẫn đến đâu”. Và vì con đường đó “không dẫn đến đâu”, đến một lúc nào đó nhân dân sẽ tự tìm ra được con đường thích hợp. Đến lúc đó thì cho dù chiếc bình vẫn còn, nó có thể trở nên vô dụng hoặc nếu may mắn hơn, chỉ có thể được dùng để trưng bày trong kho đồ cổ hoặc viện bảo tàng để “làm kỷ niệm”!” Dân chúng và đảng Viết về Tân bí thư được bầu lại Nguyễn Phú Trọng, blogger, nhà báo Đoan Trang nhận xét rằng ông là người rất kiên nhẫn, nhẫn nhịn mọi tai tiếng của dư luận để đạt được mục đích nắm quyền lực sau đại hội đảng. Tân bí thư được bầu lại Nguyễn Phú Trọng Cũng viết về ông Trọng, Lê Minh Đức gọi ông là Người cộng sản cuối cùng, ý muốn nói rằng ông Trọng có lẽ tin vào những điều không có lý về chủ nghĩa cộng sản mà ông hay phát biểu. Nhưng ngược lại với ông Trọng dường như hơn bốn triệu đảng viên của ông không tin vào điều đó. Lê Minh Đức viết tiếp: “4.5 triệu đảng viên này không quan tâm Việt Nam là cộng sản hay tư bản. Họ không quan tâm đến việc Việt Nam cần quan hệ chặt hơn với Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Họ không quan tâm đến dân chủ hay nhân quyền. Họ không quan tâm đến vấn đề gì khác ngoài bản thân họ và gia đình của họ.” Nhận định này của Lê Minh Đức cũng gần giống với ý kiến của nhà quan sát chính trị Việt Nam Vũ Hồng Lâm. Trước khi Đại hội đảng lần thứ 12 kết thúc vài tiếng đồng hồ, ông Lâm nói với chúng tôi về mối quan tâm của nhiều người bên ngoài về sự tranh đoạt quyền lực trong đảng, và về chính mối quan tâm của các đảng viên đại biểu đang dự đại hội đảng: “Nhưng cái quan trọng nhất đối với 1500 đại biểu đi dự đại hội đảng, là sự nghiệp cá nhân của họ. Họ cần giữ cái chức vụ của họ, cái đó nó khác rất xa với khát vọng của người dân bên ngoài. Những người bên trong đảng họ cần sự ổn định để tiếp tục cầm quyền và hưởng lợi từ những cái đó.” Ông Lâm có nói thêm là sự quan tâm của dân chúng đến vấn đề nhân sự của đảng cộng sản là vì người ta khát khao sự thay đổi. Một cây bút khác là ông Nguyễn Xích Long lại nhận định qua bài viết của ông trên trang Dân Luận rằng một số đông trong tầng lớp trung lưu ở Việt Nam hiện nay không quan tâm đến thay đổi chính trị vì họ cho rằng họ đang được hưởng lợi từ chế độ này: “Không khí đòi hỏi dân chủ, nhân quyền sôi động ở Việt nam hiện nay đang tác động đến đông dảo dân chúng Việt Nam và qua vở tuồng 12 vừa rồi ít nhất chúng ta cũng thấy những biểu hiện tích cực là số người quan tâm đến chính trị và thời cuộc đã tăng vọt, số người đưa ra ý kiến đủ các chiều hướng đa dạng phong phú cũng tăng vọt. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn một lớp người thờ ơ vô cảm không những không quan tâm đến đấu tranh dân chủ mà còn khuyên can gạt bỏ các ý kiến đấu tranh dân chủ, họ có biết đâu chính họ tầng lớp trung lưu đang là những con cừu mục tiêu béo nhất của chế độ độc đảng độc quyền. Bỏ đảng và phê bình đảng Trở lại với những đảng viên bỏ đảng nhân ngày thành lập đảng, tác giả Công Ngô Dụng kêu gọi các trí thức Việt nam, vẫn còn mang danh hiệu đảng viên hãy từ bỏ đảng. “Các đảng viên, đặc biệt là các trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, Chủ nghĩa cộng sản là không tưởng, đã thấy sự lãnh đạo của Đảng thực chất là sự toàn trị, mất dân chủ, thế mà họ vẫn cúi đầu chấp nhận thì họ phải chịu sự mâu thuẩn trong nội tâm đến như thế nào, tư tưởng, tình cảm bị giằng xé đến mức nào. Đáng lẽ như vậy thì họ không nên vào Đảng, đã lỡ vào rồi thì tìm cách ra khỏi càng sớm càng tốt. Tại sao các vị không ra khỏi Đảng,các vị còn chờ gì nữa? Các vị không muốn hay là không dám? Các đảng viên, đặc biệt là đảng viên trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, CNCS là không tưởng, thấy rõ không thể bằng việc góp ý kiến để Đảng thay đổi, là những người yêu nước chân chính, muốn phát triển đất nước để mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân, để thoát khỏi gông cùm ý thức hệ cộng sản, thì còn chờ đợi gì nữa, còn trông mong vào phép màu nào nữa mà không tuyên bố từ bỏ đảng? Một trong những trí thức như vậy là Giáo sư Chu Hảo, từng làm Thứ trưởng trong chính quyền của đảng. Ông có nhận xét rằng Đại hội đảng cộng sản lần này có nhiều tiến bộ hơn lần trước, tuy vậy vẫn theo mô hình Mác Lê Nin đã lỗi thời. Nguyễn Hoa Lư nhận xét rằng Giáo sư Chu Hảo quá vị tha với đảng cộng sản.
  10. Chân Như, phóng viên RFA 2016-02-07 - 2016-02-04 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Tổng thư ký mới được tái đắc cử của Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được chào đón bởi thành viên Bộ Chính trị, ông Trần Đại Quang. AFP PHOTO Vào hôm 28 tháng 1 vừa qua Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc với chúc vụ Tổng Bí Thư (TBT) vẫn thuộc về ông Nguyễn Phú Trọng. Theo một số người thì tiến trình dẫn đến dân chủ hoá và phát triển đất nước sẽ không có gì tiến triển. Đây cũng là chủ đề cho Diễn đàn bạn trẻ kỳ này, cùng với Chân Như và các bạn trẻ hiện đang sinh sống tại Việt Nam. Chân Như: Sau nhiều ngày với những tin tức làm nhiều người hồi hộp chờ đợi đến hôm nay thì chúng ta đã biết TBT vẫn là ông Nguyễn Phú Trọng, còn vai trò Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội mặc dù đến 22 tháng 5 này chúng ta mới biết kết quả, nhưng hầu như ai cũng biết ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trần Đại Quang và bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là những nhân vật sẽ điền vào những vị trí đó. Theo các bạn thì kết quả như vậy cho thấy điều gì từ cục diện chính trị và cán cân quyền lực tại Việt Nam? Thảo Teresa: Đơn giản cán cân quyền lực từ cục diện chính trị Việt Nam theo mình rất thất vọng bởi vì nó sẽ không thay đổi, mà không muốn nói là còn tồi tệ thêm. Dương Lâm: Theo em việc ông Trọng tái đắc cử ở vị trí TBT chứng tỏ rằng việc giáo điều và chủ nghĩa Mác Lê Nin hay chủ nghĩa cộng sản vẫn đang thắng thế trong nội bộ của Đảng Cộng sản (ĐCS) và xu thế cải cách sẽ bị kéo chậm lại trong vài năm tới. Lê Văn Sơn: Sau đại hội vừa rồi, đối với bản thân thì tôi cho rằng ông nào lên cũng vậy cả thôi đều là cộng sản. Vì vậy bây giờ có kết quả là ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử nhiệm kỳ lần 2 thì tôi cho rằng việc ĐCS sẽ cai trị tiếp tục một nhiệm kỳ tại Việt Nam nữa sẽ là thế “đu dây” cả trong nước và quốc tế. Cụ thể là “đu dây” với Trung Quốc với Hoa Kỳ để làm sao họ đạt được mục đích tốt nhất là giữ được ghế. Và chính trong thế “đu dây” này, đối với Trung Quốc, họ sẽ mượn Hoa Kỳ và phương Tây để nhằm phần nào cản trở Trung Quốc. Còn trong nước tôi tin và nghĩ rằng trong những ngày sắp tới sẽ có những chiến dịch bố ráp những nhà dân chủ, những người đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam, để thứ nhất họ răn đe, thứ hai là họ có cái để họ lại tiếp tục “đu dây” và trao đổi với phương Tây. Chân Như: Trước cuộc bầu cử chúng ta thường nghe ra rả câu cần tìm người có tài, có tầm, có tâm để lãnh đạo đất nước. Vậy đối với những vị lãnh đạo “tứ trụ”, theo các bạn, họ thật sự có đủ ba yếu tốt đó chưa? Dương Lâm: Về vị trí tứ trụ đã đủ tâm đủ tầm thì ở vị trí quan sát của một người trẻ tuổi như mình rất khó đưa ra một câu trả lời lắm. Mình quan sát trong thời gian ba bốn năm trở lại đây thì thường ở những vị trí khi người ta đắc cử họ hứa hẹn rất nhiều, nhưng thực hiện thì không có bao nhiêu cả và dân thường chỉ nghe lời hứa thôi. Chứ còn để nhận xét về “tứ trụ” thì mình nghĩ một người trẻ như mình chưa đủ để đưa ra một cách toàn diện hoặc chính xác. Thảo Teresa: Những gì mình nhìn và cảm nhận vào cuộc sống hằng ngày của người dân và của bản thân, gia đình mình và những người xung quanh, thì thực sự vị trí “tứ trụ” kể cả bây giờ lẫn cách đây bao nhiêu năm từ khi thể chế này tồn tại, mình chẳng thấy ai có tâm và có tầm. Bởi một đất nước hầu như không có gì thay đổi, dẫm chân tại chỗ. Và dân nhận ra nhưng có điều là họ không dám nói. Mình chẳng thấy có gì để thay đổi đất nước này. Lê Văn Sơn: Tôi đồng ý với ý kiến của hai anh chị. Tôi cũng cho rằng cụ thể nhất là trong đại hội vừa rồi thì miền Bắc trải qua đợt giá rét vô cùng kinh khủng trong lịch sử. Theo tôi được biết ở một số quốc gia, nếu như họ đang trong một hội nghị bàn tròn của quốc gia, nhưng với trường hợp thời tiết như thế thì họ sẵn sàng dừng cuộc họp ấy để ra những báo động đỏ ở cấp mạnh nhất để kêu gọi toàn bộ lực lượng của đất nước vào cuộc hỗ trợ người dân bị giá rét. Tuy người dân ở Việt Nam, các em bé vẫn phải chịu lạnh không có quần áo nhưng họ vẫn ngồi ở trong phòng để hội họp và bầu bán. Cái nữa tôi nghĩ cái tầm, nếu như những lãnh đạo tứ trụ Việt Nam có tầm thì tôi nghĩ rằng Việt Nam không để cho Trung Quốc lấn lướt ngang ngược như thế mỗi ngày một dầy hơn thế. Chân Như: Từ toàn bộ nội dung Nghị quyết Đại hội đảng và những người lãnh đạo như vậy thì sẽ tác động thế nào đến các chính sách kinh tế - xã hội (đối nội) và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với các nước lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ...? Ông Trần Đại Quang (bên phải) và ông Nguyễn Đức Chung sau lễ bế mạc vào ngày cuối cùng của Đại hội toàn quốc lần thứ 12 tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 1 năm 2016. Thảo Teresa: Mình đồng quan điểm với Sơn đó là chính sách “đu dây”. Quan điểm của mình là bản chất cộng sản không thật, gian manh, cho nên sẽ làm mọi thủ đoạn và mọi cách để đoạt được mục đích. Nếu muốn bình ổn kinh tế và muốn xin tiền nước ngoài thì họ sẽ ra vẻ như thiện chí với vấn đề dân chủ nhân quyền nới rộng để được lòng các nước phương Tây, nhưng sau đó họ có thể bắt bớ và bố ráp ngay. Do vậy, riêng với một thể chế độc tài thật sự mình không có một chút gì gọi là tin tưởng kể cả kinh tế đến chính trị, đối nội, đối ngoại vì nó dựng lên bởi một sự giả dối; chỉ có được khi thoát khỏi ách độc tài thôi. Nói thật sự đã là cộng sản thì đối với mình thì sẽ không là thật, khi đã không thật thì đối nội, đối ngoại hay bất kể cái gì cũng chỉ dành mục đích cho nó và sẽ tìm mọi cách luồn lách, chứ nó sẽ không có thật ở đây nên chẳng hy vọng gì ở đây. Dương Lâm: Quan điểm đối nội của Việt Nam trong những năm sắp tới, về đối nội Việt Nam bắt buộc sẽ phải giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và TPP giống như một phao cứu sinh. Trước đây mình có nói nếu như Trọng hay Dũng có lên thì ai cũng phải tiến hành cải cách kinh tế, bởi vì nền kinh tế Việt Nam bây giờ nợ công gần như rất khó khăn rồi nên bắt buộc phải tiến hành cải cách. Và thứ hai tiến hành thay đổi một số vấn đề trong xã hội ví dụ như dân oan hay ngành giáo dục. Chính những hệ thống quản lý trước đây đã đẩy giáo dục hay tạo nên những bất ổn xã hội rất lớn. Còn về đối ngoại thì mình nghĩ vấn đề Trung Quốc, Việt Nam sẽ thoả thuận như thế nào, hay là sẽ giải quyết những vấn đề về Biển Đông hay các quần đảo Hoàng Sa. Và mình cũng nhất trí với hai anh chị về vấn đề ngoại giao “đu dây” giữa Trung Quốc và phương Tây; hình như đó là đường lối mấy mươi năm qua của cộng sản. Lê Văn Sơn: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của chị Thảo cũng như anh Dương Lâm đưa ra. Cái thế chính trị của Việt Nam sắp tới đây sẽ tiếp tục là “đu dây” và tôi cho rằng CSVN tiếp theo sẽ rất khó khăn; khó khăn ở quốc nội đó là phong trào đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở tại Việt Nam đang lớn mạnh. Và người dân ở trong nước họ hiểu dần ra những cách hành xử, cách lãnh đạo không tốt đẹp, không hài lòng dân và đồng thời họ sẽ lên tiếng. Về đối ngoại, ngay từ đầu tôi gọi là nền chính trị tiếp tục “đu dây” trong những năm sắp tới? Bởi vì một mặt Trung Quốc là “16 chữ vàng, bốn tốt” vậy để làm sao tránh va chạm với Trung Quốc? Bởi vì quá gần gũi về chính trị, về kinh tế, về văn hoá và xã hội thì rất khó khăn cho việc CSVN có cách hành xử mạnh mẽ cứng rắn đối với Trung Quốc. Vậy để hạn chế Trung Quốc, tôi tin rằng CSVN sẽ tiếp tục như những nhiệm kỳ trước đã làm tức là chơi với phương tây và Hoa Kỳ. Và để cho hai thế kìm hãm trói buộc nhau và thậm chí CSVN ở giữa “ngư ông đắc lợi”. Đôi khi họ tỏ ra nhân nhượng với phương Tây và Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền và dân chủ tự do tôn giáo, nhưng sau đó họ sẽ tiếp tục bắt bớ, đàn áp những người đấu tranh, tôi nghĩ là như thế. Chân Như: Ý kiến của các bạn về viễn cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam sau kỳ đại hội đảng Cộng sản này? Liệu có le lói hy vọng nào cho một sự thay đổi dân chủ hơn, tiến bộ hơn hay không ? Thảo Teresa: Mình không dưới một lần nói thực sự để nói chữ hope, chữ hy vọng đối với ĐCS thì mình chưa bao giờ hy vọng. Thực sự mình sống trong lòng chúng thì dù ít dù nhiều đã tiếp xúc và có những va vấp với chúng nên đừng bao giờ nghe chúng nói. Mình không bao giờ có chút hy vọng nào tất nhiên như Sơn nói ông Dũng hay ông Trọng lên thì cũng thế thôi nhưng ông Trọng thì thân Tàu; thân Tàu và kiếp nô lệ đấy là sự nhục nhã nhất. Dù sao đi nữa ông Dũng còn có ý thân phương Tây. Tất nhiên là cộng sản nhưng còn để mình dễ thở hơn, chứ riêng ông Trọng thì ông là người mà mục tiêu duy nhất chỉ là để giữ đảng. Và đến bây giờ là Trần Đại Quang lên làm chủ tịch nước thì rõ ràng là một chế độ công an trị. Nên sắp tới nhất định sẽ có cuộc bố ráp và bắt bớ, ít nhất là bắt bớ sách nhiễu những người hoạt động dân chủ. Do vậy để hy vọng thì hoàn toàn không một chút hy vọng và không bao giờ hy vọng khi mà đất nước này còn nằm dưới gầm trời cộng sản. Dương Lâm: Mình không dùng từ hy vọng, mà mình nghĩ bắt buộc nó phải thay đổi. Ví dụ tiến trình dân chủ hay cải cách kinh tế, thì những cái đó mà trong tứ trụ hay bộ chính trị hay chính quyền Việt Nam phải làm. Tức là xu thế dân chủ, cải cách kinh tế để cứu rỗi nền kinh tế Việt Nam là những cái bắt buộc những người cộng sản phải làm để có thể cứu chính mình và có thể cải cách lần thứ hai. Riêng về ông Trọng thì mình nghĩ với một người giáo điều về Cộng sản vẫn xem Trung Quốc là “bốn tốt, 16 chữ vàng” và giữ mối quan hệ như vậy. Mình nghĩ trong vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc hay là các vấn đề biển đảo hay Biển Đông thì Việt Nam vẫn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Lê Văn Sơn: Đối với tôi, hiện tại tôi không dùng chữ hy vọng đối với Cộng sản chỉ trừ khi Việt Nam không còn cộng sản; còn nếu còn cộng sản ở Việt Nam chỉ tồn tại chữ vô vọng và thất vọng. Tôi vẫn có hy vọng một điều đó là trong tương lai gần, tiến trình dân chủ Việt Nam sẽ được tiến bộ hơn trong sự trả giá của những người đấu tranh. Bởi vì khi ông Trọng, một người bảo thủ lý luận về đảng về Mác Lê Nin, về cộng sản “gạo cội” như thế lên nắm quyền tiếp tục lần hai có lẽ là sự đối kháng giữa bên cộng sản và dân chủ càng gay gắt hơn. Và tôi tin rằng ở Việt Nam nếu như mà sự đối kháng này càng lên đến cao trào thì những người đang đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam sẽ càng mạnh mẽ và sẽ càng kiên trì quyết liệt hơn. Thế nên tôi mới hy vọng rằng rồi Việt Nam sớm sẽ có dân chủ nhờ tác động của những người đang đấu tranh, nhờ tác động của quốc tế, nhờ tác động của những biến đổi về khu vực địa chính trị tại Biển Đông, tại Việt Nam đối với Châu Á và đối với thế giới. Tôi tin rằng dân chủ Việt Nam sẽ sớm được triển nở. Chân Như: Xin cám ơn Dương Lâm, Thảo Teresa và Lê Văn Sơn đã dành thời gian cho chương trình.
  11. Tổng thống Mỹ Barack Obama Tin liên hệ Brazil: mẫu virus Zika sống được tìm thấy trong mẫu nước miếng, nước tiểu Chủ tịch Quỹ Oswaldo Cruz, ông Paulo Gadelha, nói rằng hôn nhau 'làm tăng rủi ro' nhiễm virus. Tuy nhiên, ông khuyên giới hữu trách không nên áp dụng chính sách 'chống hôn' WHO nói người đến thăm vùng bị ảnh hưởng Zika không nên hiến máu Bộ trưởng Y tế các nước Châu Mỹ La tinh họp khẩn về virus Zika Muỗi truyền virut Zika được tìm thấy ở thủ đô Washington Hai ứng cử viên đảng Dân chủ tranh luận trước cuộc bầu cử sơ bộ 08.02.2016 Tổng thống Mỹ Barack Obama đang yêu cầu Quốc hội thông qua một ngân khoản khẩn cấp trị giá hơn 1,8 tỷ đôla để ngăn chặn virus Zika gây bệnh teo não ở Hoa Kỳ và các nước khác. Trong một thông cáo ra ngày hôm nay, Nhà Trắng nói rằng khoản tiền trên sẽ được sử dụng để hỗ trợ chiến dịch chống virus lây lan qua muỗi, thúc đẩy nghiên cứu vaccine và cung cấp chăm sóc y tế cho những người thu nhập thấp và phụ nữ mang thai. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, cơ quan y tế dự phòng cấp liên bang, cho biết 50 ca đã được xác nhận trong số những người tới Mỹ kể từ tháng 12 năm 2015 cho tới tháng Hai năm 2016. Virus Zika có thể lây truyền qua vết muỗi đốt hoặc qua quan hệ tình dục. Virus không gây ra triệu chứng gì đối với 80% bệnh nhân, nhưng lại là một mối đe dọa lớn đối với phụ nữ mang thai. Tin cho hay, có 26 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Nam Mỹ đã xác nhận có ca nhiễm virus Zika.
  12. Mình không bao giờ nghĩ đến chuyện ra ứng cử, bây giờ nghĩ lại mới tiếc. Mãi đến đầu năm 2011 mình mới biết chuyện tự ứng cử, đấy là đang ngồi vật vờ trước cửa nhà thì Lê Quốc Quân đến. Hắn gọi mình lên xe, đi một lúc hắn mới bảo. - Tôi ra chỗ làm hồ sơ xin ứng cử đại biểu quốc hội, anh đi cùng tôi. Hai thằng mò đến phố Lê Thánh Tông thì phải, chỗ đại học dược chếch sang. Tìm được cái phòng đăng ký ứng cử. Lúc vào cửa nói với bảo vệ chúng tôi đến đăng ký ứng cử đại biểu quốc hội. Tay bảo vệ tròn xoe mắt nhìn hai thằng, rồi đòi xem chứng minh thư. Gọi điện vào trong xin ý kiến, bảo hai thằng đứng chờ ngoài cổng. Đợi mãi sốt ruột hai thằng hỏi , bảo vệ nói cứ chờ, chưa có người làm việc. Mãi sau mới được vào. Vào đến bên trong, có người ra tiếp nhận hồ sơ, lúc đó bên trong đã có mấy người lảng vảng chung quanh nhìn hai thằng với con mắt soi mói như muốn gây sự. Quân đăng ký còn mình chỉ đứng bên cạnh như kiểu vệ sĩ cho hắn trước mấy người thái độ thù nghịch kia. Đăng ký xong, hai thằng lên xe về. Chuyện đó mình quên bẵng đi. Chỉ ba hôm sau, tổ trưởng dân phố gặp mình đầu ngõ, ông hỏi. - À, ông em, nghe nói em ra ứng cử đại biểu quốc hội à.? Mình ngạc nhiên, mình và ông tổ trưởng đều sinh ra và lớn lên cùng ngõ từ bé, nên chẳng khách sáo gì. Mình chửi thề. - Anh đéo nghĩ ra gì hay à ? Em ứng cử cái gì.? Ông tổ trưởng bảo. - À thì anh nghe phong phanh thế, nếu ra ứng cử thì tổ dân phố họp hiệp thương, đấy là quyền em. Em ứng cử thì anh tổ chức họp dân phố lấy ý kiến. Ra ứng cử thì có sao đâu. Mình bảo không phải, mình chỉ đi cùng thằng bạn ra đó, thế nào tin lại thành mình ra ứng cử. Ông tổ trưởng bảo không phải thì thôi. Lê Quốc Quân ra tổ dân phố chỗ nhà hắn để họp lấy ý kiến. Mình mò đến xem, công an chặn không cho vào. Bên ngoài cảnh sát, an ninh, phóng viên nhà nước lượn lờ. Chỉ ai có giấy mời hoặc được cảnh sát khu vực cho vào mới được vào. Họp tổ dân phố mà như họp bộ chính trị, lính gác http://www.bbc.com/vietnamese/world/2011/03/110331_lequocquan_no_selection.shtml Khi Quân ra thì được biết cuộc lấy phiếu tín nhiệm ra ứng cử biến thành cuộc đấu tố, các cư dân chỗ nhà Quân chất vấn tại sao Quân đi Mỹ học, người chủ toạ còn đưa chuyện Quân bị bắt hồi năm 2007 vì tội hoạt động lật đổ chế độ. Quân cãi chuyện đó là tạm giữ, có xét xử đâu mà kết tội vậy. Cãi nhau mãi cuối cùng thì toàn thể tổ dân phố không nhất trí cho Quân ra ứng cử. Hôm sau thế nào mình gặp Nguyễn Công Hùng, người đương thời, hiệp sĩ công nghệ thông tin khuyết tật. Hùng bảo em cũng ra ứng cử. Mình hoảng bảo, mày ra bọn an ninh nó tưởng anh xui. Hùng nói. - Ở Việt Nam có mấy triệu người khuyết tật, không có ai đại diện cho họ tại quốc hội, em ra là việc em chứ liên quan gì anh. Em chỉ cần anh đi cùng em thôi. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/13048/hiep-si-cong-nghe-thong-tin-tu-ung-cu-quoc-hoi.html Phải nói Hùng được ủng hộ rất nhiều từ dư luận, nhưng ở vòng đầu tiên họp tổ dân phố, người ta bảo Hùng không đảm bảo sức khoẻ nên họ không chấp nhận cho Hùng đại diện họ ra ứng cử. Hôm đó an ninh, phóng viên cũng đến đầy . Mình định chụp nhưng Hùng không cho nên không có được hình ảnh. Sau đấy mình nghĩ mới tiếc, nếu biết chế độ huy động nhiều an ninh, mật vụ, dân phòng, công an và phóng viên như vậy. Mình ra ứng cử cho rồi, dẫu biết là bị loại. Nhưng ít nhất mình biết được ở ngõ nhà mình, ai là kẻ mọi khi ngọt xớt hàng xóm này nọ, bỗng hôm nay giở mặt tố cáo mình , đấu tố mình. Thú vị nhất là ở ngõ Phất Lộc tìm người đứng ra đấu tố mình thì hơi khó, tất cả đều sống với nhau từ bé, đến ông tổ trưởng ngày naò cũng ra đầu ngõ tâm sự với mình xem chiều đánh con lô, con đề với mình liên tục thì đấu tố cái gì. Cùng lắm chỉ kiếm dân mới chuyển đến, mà dân mới chuyển đến ý kiến cái gì, khi người dân cũ ở đó bao năm họ không ý kiến. Khéo mình ra ứng cử có khi cả ngõ đồng ý cũng chưa biết chừng. Mình khuyên các anh em đấu tranh hãy ra ứng cử rầm rộ, để anh em biết được hàng xóm của mình ai tốt, ai xấu. Ai sẽ là người đứng ra tố cáo, phê phán anh em. Cái này rất quan trọng nhé, như thế anh em sẽ biết mà cảnh giác mỗi khi đi về biết ai là cơ sở, tai mắt của chính quyền. Chỉ cần biết được thế là hay lắm rồi, còn được hay không xét sau. Anh em sẽ có thể bất ngờ khi chính ông nào, bà nào, cậu nào mọi khi hay thăm hỏi tử tế bỗng nhiên sẽ trở thành người vạch tội anh em không chừng. Khoái nhất đoạn dân phòng, công an, an ninh, báo chí, truyền hình nhà nước tập trung lúc nhúc mỗi điểm tổ dân phố họp. Cả Hà Nội mà mấy trăm điểm như thế thì đúng là vui hơn Tết. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Giớ)
  13. Những ngày cuối năm, khi đang ngang con đường đó, tôi vẫn thấy chiếc xe đẩy, đựng lỉnh kỉnh những những món đồ vá - sửa xe của chị, người đàn bà mà tôi có dịp trò chuyện trong một lần xe cán đinh, vô tình ghé lại. Sài Gòn, trung tâm thành phố những ngày thường, cái góc nhỏ của chị vốn đã bé mọn, vào những ngày vắng vẻ của ai về nhà nấy đón năm mới, cái góc nhỏ ấy lại càng lẻ loi hơn. Chị Đa, tên của người đàn bà làm nghề vá - sửa xe ấy, nhiều năm đã không còn về quê nữa. Chị chọn đón Tết trong căn phòng trọ thuê ở tận quận Tân Phú, xa nơi chị làm việc đến gần 15 cây số đường đi, mỗi ngày. Một trưa nắng đến điên người, xe lại bị xì bánh, tôi đẩy xe đến góc đường đó và được chị mời chào vá xe. Ngồi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt của người đàn bà giấu mình vào khẩu trang, nón trùm và áo khoác dày cộm để chống lại cái nắng Sài Gòn, có lẽ ai cũng không khỏi ngạc nhiên vì sao công việc rất 'đàn ông' ấy, lại được một phụ nữ đảm đương một cách hoàn hảo như vậy. Trò chuyện mới biết chị Đa đi từ Thanh Hoá vào Nam lập nghiệp từ lúc còn trẻ. Cuộc sống nghèo khổ khiến người chồng bỏ đi lúc chị đang có 2 con nhỏ. Thế là chị thay vào công việc của người chồng để nuôi con. Hơn 15 năm sống ở nhà trọ, vá xe trên vỉa hè, chị chọn vùng đất này là nơi để sông sót và hy vọng. "Hai đứa con của em giờ vào đại học cả rồi anh ạ", chị Đa nói. Trong những huyền thoại về sinh tồn, có lẽ những câu chuyện về những bà mẹ vô danh như chị Đa đã lặng lẽ dựng nên những cuộc đời khác, đầy hy vọng cho con cái mình, từ những giọt mồ hôi cần lao và kiên nhẫn, là điều bình thường và kỳ diệu nhất. Nhưng ít có sách vở nào nói về họ. Chị Đa kể rằng chị nhịn không về quê - vì quá đắt đỏ - suốt 15 năm để dành dụm cho hai đứa con đủ tiền ăn học. 15 cái Tết trong đời mình chị đón giao thừa cùng hai đứa con trong phòng trọ với những câu chuyện về miền quê chôn nhau cắt rốn của mình. 15 cái Tết nhìn con cái lớn dần và chào mẹ để bước ra đi chơi với bè bạn, chị lại ngồi một mình, ăn những bữa cơm ngày Tết một mình. Không ai dạy cho chị Đa làm mẹ. Cũng như không ai dạy cho hàng triệu người phụ nữ Việt Nam làm mẹ. Ngôi trường bí ẩn nào đó của thiên nhiên đã ban tặng cho những người mẹ bài học về tình yêu thương bao la, sự chắt chiu qua khốn khó và dựng nên từng thế hệ. Chị Đa làm tôi nhớ mẹ mình lắm. Nhớ những những ngày Tết mà khi còn mẹ, chốc chốc tôi cứ muốn quay về nhà để xem mẹ ra sao. Sài Gòn hay Hà Nội, những ngày chuẩn bị đón giao thừa, hàng hàng lớp lớp người khăn gói lên đường về nhà, về quê. Chắc rất nhiều người trong đó, thật ra là về với mẹ. Cái Tết ở Việt Nam nhiều năm nay, mỗi lúc một thiếu đi nhiều phong tục. Tết chỉ còn là một ngày nghỉ dài hơi. Tết có thể là cuộc chạy trốn ngày thường đô thị để tìm về sự giản dị của cha, của mẹ. Nhưng không phải người mẹ cũng được niềm vui như vậy. Đôi vợ chồng bạn quen với tôi, từ khi làm ăn khấm khá, vài năm trước đã tham gia trào lưu mới của xã hội, là xách vali đi đón Tết ở nước ngoài. Ngày mùng một, họ gọi điện thoại về a lô chúc Tết mẹ. Bà mẹ già cười trong điện thoại mà mắt buồn buồn. Tôi nghĩ đến những đứa con của chị Đa. Chị cũng thúc mấy đứa nhỏ đi chơi để hội nhập đời sống của chúng - năm chỉ có một lần. Nhưng bữa ăn một mình, chắc rồi chị cũng buồn hiu. Những năm mẹ tôi còn sống, sức yếu rồi nhưng bà cứ lụm cụm, lén ra sân ra tuốt lá mai, vì sợ tôi thấy rồi ngăn. Bà cứ làm những chuyện mà tôi cứ nghĩ là chỉ làm mệt người, do chỉ là thói quen ngày Tết như gọi người đi đánh bóng lại bộ lư đồng, mua ít hoa, nhắc mặc đồ mới. Ấy vậy mà khi mẹ không còn, thiếu những điều tưởng chừng như vặt vãnh ấy, Tết đi đến mọi nơi nhưng không còn ghé vào nhà tôi nữa. Mẹ như một mùa xuân bí mật mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi gia đình, mà khi không còn, sự cô quạnh và tiếc nuối sẽ đeo đẳng đến tận cuối đời, nhắc lại trong từng giấc mơ khắc khoải. Chắc những đứa con của chị Đa còn chưa biết đủ về món quà mà thượng đế ban tặng cho chúng. Hay đôi vợ chồng bạn tôi vẫn chưa tìm thấy được cái Tết thật sự với mẹ mình. Tôi nhìn thấy nhiều cái Tết mà bạn bè mình kể nôn nao được về với Cha, Mẹ... dù đó là nơi vẫn còn thiếu con đường nhựa, chưa có những cây cầu đủ cho chiếc xe đạp chạy qua. Đó là những chuyện kể ấm áp lòng người, mà chỉ nói với nhau thôi, cũng đã nghe xôn xao như Tết đến. Anh bạn nhà văn của tôi đã hơn 50 tuổi, không cần Tết đến, mỗi khi nhớ mẹ là anh leo lên chiếc xe 3 bánh dành cho người khuyết tật của mình, đi cả trăm cây số để về nhà, đôi khi chỉ đề rờ vào mẹ mình, leo lên võng nhìn mẹ qua lại. Một người bạn khác của tôi, sống bằng nghề ca sĩ và hoạt náo, có đêm gần Tết bỗng gọi điện thoại để tâm sự vì không còn biết nói với ai, rằng anh ta nhớ mẹ quá, rồi khóc rưng rức trong điện thoại. Khi còn mẹ, Tết cho mỗi người cảm giác là trẻ con, bất luận bao nhiêu tuổi. Khi mất mẹ rồi, Tết là cảm giác phải làm một người lớn một mình, mới héo hắt làm sao. Năm nay, tôi không thấy đôi vợ chồng người bạn quen chuẩn bị vali để đón xuân ở nơi khác nữa. "Mẹ yếu rồi, nên năm nay ở nhà thôi", người chồng nói như vậy. Tự nhiên lòng tôi mừng như trẻ nhỏ. Vậy là bà cụ được một năm mới bên con cháu đề huề. Dẫu muộn, nhưng rồi xuân đã thật sự ghé đến ngôi nhà đó. Tôi cũng ước hai đứa con chị Đa sẽ ở nhà, ăn bữa cơm với mẹ nhiều hơn. Rồi sẽ có lúc chúng bừng tỉnh và hiểu rằng không có tượng đài nào vĩ đại hơn người mẹ với đôi tay chai sần ấy, cho chúng được ôm chầm lấy từng ngày. Thế gian này, nếu ai cũng thương và nhớ đến mẹ mình, thì đó là lúc cõi hiền lương phủ sáng mặt người. Không còn mẹ, chẳng còn ai nhắc chuyện đi tuốt lá mai hay đem bộ lư đồng đi đánh bóng. Tết ghé qua ngôi chùa nhỏ, nhìn những phần thạch táng cao như núi, trong đó có mẹ, sao mà mọi thứ nguy nga và nhạt nhẽo đến vậy. Khói hương chỉ nhắc Tết và những ngày tháng đẹp nhất đã đi qua. Người đàn ông đứng gần đó, cứ rì rầm nói chuyện với người đã khuất như một điều kỳ lạ và dịu dàng. Tết không có quá khứ, không có kỷ niệm về Cha, về Mẹ, chắc chỉ là những mùa thụ hưởng của bản năng, vô vị. Mồng một Tết. Hãy nhớ đốt một nén hương trầm với lòng kính nguyện. Với những ai còn mẹ, hãy mỉm cười hạnh phúc vì đó chính là mùa xuân đẹp nhất ghé qua đời mình mà chúng ta cần níu giữ. Tuấn Khanh (Blog Tuấn Khanh)
  14. Phạm Chí Dũng Kịch tính Ðại Hội 12 của đảng cầm quyền tại Việt Nam đã tạm lắng. Trái ngược với tinh thần “còn nước còn tát” của một số trí thức, cán bộ về hưu còn giữ chút trung trinh với đảng, thực chất của cuộc họp lớn này chỉ là một đại hội thuần túy về thay áo nhân sự chứ không hề “đổi mới lần hai.” Tuy nhiên bên lề Ðại Hội 12, vẫn có hai hiện tượng phản ánh tính tư tưởng mà có thể hiểu như một tín hiệu về một xu thế thay đổi không thể cưỡng lại. Thêm luật cho đảng Cộng Sản? Ông Nhị Lê hiện là phó tổng biên tập của tạp chí Cộng Sản - một kênh phát ngôn đặc biệt quan trọng của đảng Cộng Sản Việt Nam và cũng là một trong những địa chỉ thủ cựu nhất. Trước khi trở thành tổng bí thư đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đã từng có thời làm việc tại tạp chí này. Chỉ vài ngày trước khi đại hội 12 khai mạc, trang Viettimes đã có một bài phỏng vấn ông Nhị Lê. Gần như là lần đầu tiên, một trang báo nhà nước dám nêu ra câu hỏi, “Từ khi ra đời đến nay đảng hoạt động chủ yếu dựa trên điều lệ đảng. Theo ông thì điều lệ đảng đã đủ chưa? Ðảng có cần một bộ luật về đảng không?” Ông Nhị Lê trả lời ra sao về câu hỏi chưa từng có này? “Ðây là vấn đề không phải bây giờ mới đặt ra. Chúng ta đã đặt ra rồi, và không phải chỉ một lần. Tôi còn nhớ cách đây chừng 7-8 năm, khi đi học tập ở Trung Quốc tôi cũng đã đặt vấn đề này ra với phía Trung Quốc. Nếu pháp luật được coi là thượng tôn thì mọi tổ chức đều phải có luật để ràng buộc. Không phải “chỉ được làm theo pháp luật” mà “phải làm theo pháp luật.” Không ai được đứng trên và ngoài pháp luật. Ðấy chính là cơ sở để đảm bảo dân chủ. Ðấy là cả một quá trình tìm tòi. Chân lý không gắn với vận mệnh thì là chân lý suông. Mà vận mệnh không đạt đến mức độ chân lý thì không ai dám chắc vận mệnh sẽ tồn tại được bao lâu. Ðáng chú ý, tuy không trực tiếp trả lời vào câu hỏi, nhưng ông Nhị Lê đã không né tránh câu hỏi này. Chủ đề “luật về đảng” bị coi là đặc biệt nhạy cảm ở Việt Nam, báo chí hầu như né tránh và nội bộ không dám hé môi. Chủ đề này chỉ được giới trí thức phản biện độc lập và giới hoạt động dân chủ nhân quyền trong nước và hải ngoại đề cập. Rất nhiều ý kiến độc lập cho rằng đảng Cộng Sản Việt Nam đã có đến hơn bảy chục năm hoạt động “ngoài vòng pháp luật,” không bị điều chỉnh bởi bất cứ luật nào, trong khi chính tổng bí thư đảng này là Nguyễn Phú Trọng lại từng tuyên bố “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp.” Dường như đang diễn ra một sự thay đổi ngấm ngầm trong những quan điểm chủ chốt của giới lãnh đạo đảng trong đại hội 12 - một đại hội xung đột quyền lực lẫn thủ đoạn triệt hạ lẫn nhau chưa từng có trên mạng xã hội, một đại hội mà ngày càng nhiều người tin đó là “cuối cùng.” Tranh cử trong đảng? Một trong những kịch tính tại Ðại Hội 12 không lộ diện như cuộc chiến đấu đơn thư tố cáo lẫn nhau được tung lên mạng xã hội là “tranh cử trong đảng.” Ngay trong thời gian diễn ra đại hội 12, một quan chức là Vũ Ngọc Hoàng - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên Giáo Trung Ương - đã trả lời phỏng vấn báo Người Lao Ðộng, mà theo báo này tường thuật thì ông Hoàng “tỏ ý tin tưởng nếu quyết tâm, tích cực, chủ động thì có thể tiến tới bầu trực tiếp tổng bí thư tại đại hội đảng.” Khi được hỏi, “Ông có cho rằng thực hiện tranh cử trong Ðảng sẽ giúp đánh giá, lựa chọn chính xác hơn những người giữ trọng trách?,” ông Vũ Ngọc Hoàng đã bộc lộ: “Tôi nghĩ về lâu dài, công tác bầu cử trong đảng nên có tranh cử để nhiều người lên trình bày phương án của mình trước đông người, nói rõ dự định nếu trúng cử vào vị trí đó sẽ làm gì... Sau đó, các ứng cử viên tranh luận với nhau một cách công khai. Ðó là một cơ chế tốt, tiến bộ, cần tích cực chuẩn bị nhằm sớm triển khai.” Có thể cho rằng, đây là lần rất hiếm hoi một tờ báo nhà nước dám vượt qua rào cản tuyên giáo để đặt câu hỏi về vấn đề tranh cử trong đảng mà thực chất là “tranh cử kiểu phương Tây.” Nhưng là lần đầu tiên, một quan chức có trách nhiệm và lại là lãnh đạo Ban Tuyên Giáo Trung Ương - cơ quan nổi tiếng là xơ cứng và giáo điều - không phủ nhận tính cần thiết của cơ chế tranh cử trong đảng, cho dù vẫn chưa hứa hẹn khi nào đảng Cộng Sản sẽ thực thi cơ chế này. Ðược xem là cánh tay mặt của tổng bí thư, phát ngôn của Ban Tuyên Giáo Trung Ương có thể mang tính “định hướng” về những việc mà đảng Cộng Sản có thể thực hiện trong tương lai. Logic có thể hình dung là nếu não trạng của ông Vũ Ngọc Hoàng có thể “chuyển” thì điều đó có nghĩa là tư duy của ông Nguyễn Phú Trọng đã có hơi hướng thay đổi. Nhưng vì sao lại thay đổi? Có ít nhất một lý do rõ rệt để ông Vũ Ngọc Hoàng bắt đầu khơi mào về chuyện tranh cử trong đảng. Ðại Hội 12 không chỉ là đại hội về đấu đá nhân sự mà còn là đại hội của thông tin không chính thống. Từ sau hội nghị trung ương 13 vào Tháng Mười, 2015, hàng loạt đơn thư tố cáo lẫn nhau được cho là của hai phe đảng và chính phủ đã được dồn dập tung lên mạng xã hội, cậy nhờ một số trang mạng xã hội có lượng truy cập khá như Ba Sàm, Dân Luận, Tin Tức Hàng Ngày... đăng tải, chứ tuyệt nhiên không có lấy một dòng đơn thư này trên báo chí nhà nước. Trong thời gian diễn ra hội nghị trung ương 14 vào Tháng Mười Hai, 2015, cũng như thời gian diễn ra Ðại Hội 12 vào Tháng Giêng năm 2016, nhiều bài viết chứa đựng tin tức cập nhật và bình luận được cho là của hai phe đảng và chính phủ cũng liên tiếp được tung lên mạng. Nhờ đó, lần đầu tiên dư luận trong nước và hải ngoại cùng giới quan sát quốc tế được chứng kiến một đại hội “dân chủ” theo cách tung tóe đến như thế. Cũng là lần đầu tiên một đại hội không thể bưng bít các nội dung về nhân sự, cho dù rốt cuộc “số dư” cho ứng cử viên tổng bí thư vẫn chỉ là một người. Tiền lệ về “thông tin nội bộ” đã có từ đại hội 12. Gần giống như các chiến dịch vận động tranh cử và thực hiện bầu cử ở phương Tây, đảng Cộng Sản Việt Nam bắt đầu “bạch hóa” một cách chẳng đặng đừng công tác tổ chức nhân sự của họ. Ðây chính là một tiền đề không thể thiếu và rất quan trọng để tiến tới mô hình đa nguyên, ít nhất về thông tin, trong xu thế đảng Cộng Sản Việt Nam không thể cưỡng lại xu thế đa đảng trong vài năm tới. Dấu hiệu tách đảng Trong “đặc thù” của chính trị đương thời Việt Nam, triển vọng điều chỉnh hoặc “cải cách thể chế” rất thường phải xuất phát từ những thay đổi tư tưởng. Có một khả năng sau đại hội 12 và trong năm 2016, nội bộ đảng cầm quyền sẽ diễn ra một sự thay đổi kín đáo nào đó về tư tưởng. Tuy nhiên, làm thế nào để “đưa tư tưởng vào thực tiễn” thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Ðược biết trước và trong thời gian diễn ra đại hội 12, ở Hà Nội đã xuất hiện một phong trào đòi hỏi “đổi mới lần 2”. “Cải cách thể chế” là đòi hỏi của nhiều trí thức, trong đó có cả những cán bộ cao cấp về hưu. Trong khi đó, một số đảng viên cộng sản và trí thức đang dần dấy lên phong trào đòi đảng Cộng sản quay trở về tên cũ là đảng Lao động. Ẩn số “tách đảng” - đã manh nha từ nửa cuối năm 2015 - cũng bởi thế sẽ hé lộ rõ hơn sau Ðại Hội 12 và sau Tết Nguyên Ðán 2016. (Người Việt)
  15. Ông Đinh La Thăng hôm 5/2 được bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Là một người dân Sài Gòn, tôi thành thật chào mừng ông Đinh La Thăng đã đến nhận quyết định làm Bí thư Thành ủy từ 2/2016. Truyền thông trong nước nhiều năm qua đã phác họa ông Thăng rất tích cực: Trẻ trung, năng động, dám nghĩ, dám làm, quyết đoán. (Tôi không thích dùng từ "quyết liệt" dù gần đây nó được các chính trị gia sử dụng rất rộng rãi. Tôi nghĩ nên kiêng từ tố "liệt" nôm na mách qué.) Tuy hơi bất ngờ khi nghe tin ông về Sài Gòn nhưng dân tình phản ứng tích cực, nói chung là hy vọng, thậm chí "Hy vọng táo bạo - The Audacity of Hope" như tựa đề một quyển tự truyện của ngài Obama trước khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Mặc dù không tránh khỏi có vài ý kiến đa nghi, rằng trong sự kiện "trảm tướng Hiệp" vừa qua thấp thoáng một bộ tham mưu tạo hình ảnh bất cẩn. Bởi nó quá sát thời điểm ông nhậm chức. Thêm nữa, trong quyết định đậm chất dân túy ấy có đôi nét chủ nghĩa dân tộc chưa thật khéo dụng. Rõ ràng không ai nghi ngờ sức mạnh dân tộc, chính nó đã quét phăng ách nô lệ thực dân ngày xưa. Song ở thời buổi kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ, như trong ngành dầu khí chẳng hạn, đã và đang làm tăng chi phí vận hành, khai thác, vì nó chống lại sự phân công lao động hợp lý giữa các quốc gia. Thật vậy, nhiều gói thầu dầu khí như tôi được biết thường có đề bài cứng nhắc, dứt khoát loại bỏ mọi thiết bị - phụ tùng xuất xứ từ Trung Quốc, kể cả nếu nó đường hoàng là thương hiệu lớn của một nhà sản xuất Âu - Mỹ. Hậu quả là giá trị gói thầu thường bị đội lên ít là 10%, cao có khi đến 30%, mà chất lượng chưa chắc bằng hàng xuất từ Trung Quốc vì đôi khi chúng được gia công bởi những nhà máy OEM (Original Equipment Manufacturer) tại các nơi có trình độ sản xuất công nghiệp kém hơn Trung Quốc như Ấn Độ. Những cơ hội đổi mới cho Sài Gòn "Ông Võ Văn Kiệt là người đã tích cực vận động để thay tên Sài Gòn bằng Thành Phố Hồ Chí Minh 'rực rỡ tên vàng'," theo tác giả Trương Thái Du Ở vài vị trí bí thư thành ủy tiền nhiệm, dân Sài Gòn thường nhớ nhất hai nhân vật. Một là ông Võ Văn Kiệt nói giọng Nam bộ, người đã tích cực vận động để thay tên Sài Gòn bằng Thành Phố Hồ Chí Minh "rực rỡ tên vàng". Hai là ông Nguyễn Văn Linh nói giọng Bắc bộ, nổi tiếng với cải tổ, đổi mới và tiêu ngữ "Nói và làm" hay viết tắt thành NVL. Cơ bản, dân chúng thích "Làm và nói" hơn, nhưng ở Việt Nam họ đứng trước tên, nên phải tạm chấp nhận. Sau ông Nguyễn Văn Linh, các thế hệ lãnh đạo Sài Gòn đã lấy cảm hứng Thượng Hải và Phố Đông từ Trung Quốc để định hướng xây dựng và phát triển thành phố. Rất tiếc họ đã gặp nhiều trở ngại khiến việc ghi dấu ấn nhiệm kỳ không được rõ nét. Xưởng đóng tàu Ba Son và Cảng Container Tân Cảng liên tiếp trong 20 năm đã không cho phép Sài Gòn xây cầu băng qua bờ Đông sông Sài Gòn, để một Phố Đông "made in Vietnam" to đẹp ra đời. Quận 9, Quận 2 và một phần Thủ Đức diện tích không thua kém Phố Đông Thượng Hải lầm lụi tự phát, manh mún. Trong khi chờ thời, 90% diện tích của nó đã được "thành kính phân... lô" tạo nên những khu dân cư dày đặc và không đồng bộ. 10% còn lại chính là một phần bán đảo Thủ Thiêm đang được cày xới, bồi đắp và định hình trung tâm mới của Sài Gòn. Nó quá nhỏ hẹp (chỉ vỏn vẹn 737 ha) so với qui mô dân số thành phố, với đối tượng gợi cảm hứng (Phố Đông Thượng Hải), với giấc mơ của người Sài Gòn. Nó biến một siêu dự án tầm cỡ Châu Á thành chuyện đầu voi đuôi chuột. Lịch sử đang lập lại với Sài Gòn nếu ai đó tiếp tục có tầm nhìn hướng Đông, thậm chí vượt sông Đồng Nai. Tân Cảng Cát Lái đang phát triển quá nóng, không đúng vị trí qui hoạch của nó vốn ở khu vực Hiệp Phước - Nhà Bè, lại đang đe dọa "ám" Sài Gòn trong hai mươi năm tới. Thứ nhất, xe siêu trường siêu trọng, quá khổ quá tải thường xuyên làm tắc nghẽn và phá hủy huyết mạch giao thông Đông Sài Gòn là Xa lộ Hà Nội và Đại lộ Mai Chí Thọ, nơi có nút giao đi vào Cao tốc Sài Gòn - Dầu Giây để đến sân bay Long Thành tương lai. Thứ nhì nó án ngữ và cản trở bất cứ dự án cầu nào từ Quận 7 hoặc Quận 2 băng qua Nhơn Trạch, một vùng đất thưa dân, nền cứng, cao ráo và giá cả còn rất mềm, thuận lợi cho Sài Gòn dãn dân Chờ đợi sức mạnh của người đứng đầu Kinh tế Sài Gòn sẽ cất cánh nếu người cầm lái cân nhắc lợi thế này và hướng khu Đông sông Đồng Nai thành một đô thị vệ tinh hoặc vùng phát triển phụ thuộc. Chào đón ông, một lãnh đạo sẽ đảm đương mọi mặt, tôi chỉ nhắc đến dầu khí và giao thông vận tải, e hơi phiến diện. Nhưng xét kỹ, một chút ưu tiên hành động ở lãnh vực đã kinh qua và có thành tựu không thể chối cãi của ông, biết đâu sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ, làm tiền đề cho dấu ấn Đinh La Thăng tại Sài Gòn. Tôi thành tâm cầu chúc ông thành công ở cương vị mới và mong rằng mai này, trước khi ông rời Sài Gòn đi nhận nhiệm vụ khác, không một người dân nào nỡ thốt lên lời ai oán, nhại theo ngài Ronald Reagan: "Chính quyền không phải giải pháp cho các vấn đề, chính nó mới là vấn đề". Sài Gòn ngày 29 Tết năm Bính Thân Trương Thái Du Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của người viết. (BBC)
  16. Sân khấu 'Táo Quân 2016' (ảnh chụp màn hình VTV) Như thông lệ hàng năm, 'Táo Quân 2016' phát vào 20 giờ tối ngày 29 Âm lịch, trước lễ Giao thừa. Đa số khán giả hết lời ca ngợi chương trình trên các trang mạng cá nhân và cả Fanpage. Nhưng ít ai để ý, năm nay, Thiên đình đã trở thành chốn mổ xẻ lỗi của người dân. Từ năm 2003, Táo Quân – một chương trình hài “Gặp nhau cuối năm” được khán giả xem truyền hình đón đợi như món quà vui trước Giao thừa. Những nhân vật quen thuộc như Táo Y tế, Táo Giao thông, Táo Giáo dục, Táo Kinh tế... xuất hiện như một “tư lệnh ngành” được Thiên đình chất vấn về những gì họ làm trong năm qua. Câu chuyện của Táo Quân như một “bản sớ” hài hước về những sự việc xã hội quan tâm, vấn đề nổi cộm. Tính trào phúng, trào lộng cũng được sử dụng trong những câu chuyện hài này. Những câu chuyện nổi cộm từng được chương trình này nhắc tới như Hà Nội bị lụt, với ca khúc “lụt từ ngã tư đường phố” (Táo Quân 2014), chuyện cảnh sát giao thông “làm luật” (Táo Quân 2009), chuyện nợ xấu (Táo Quân 2013) Năm nay, 'Táo Quân 2016' nhận được rất nhiều khen ngợi từ khán giả sau đêm Giao thừa vì câu chuyện hài hước, kịch tính, sử dụng nhiều diễn đạt quen thuộc trên mạng gây cười. Tuy nhiên, dường như trục chính của câu chuyện dùng để “xoay” các tư lệnh ngành, những nhân vật có trách nhiệm, giờ đã chĩa mũi dùi về phía người dân. Tại dân hết? Trên sân khấu, khi Táo Xã hội (Chí Trung diễn) xuất hiện, ông nói về nhiều vấn đề gồm truyện ngôn tình, gia đình văn hóa, tiêm chủng cho trẻ em, an toàn vệ sinh thực phẩm được nêu ra. Tuy nhiên, không như mọi năm, khi Y tế được gọi hẳn tên là một nhân vật, với rất nhiều vấn đề gai góc của ngành, năm nay tiêm chủng chỉ được đặt câu hỏi một lần duy nhất, và lại do một nhân vật rất chung chung thủ vai, tên là “Xã hội”. Câu chuyện không được nói rõ và mổ xẻ như cách Táo Quân vẫn thường làm ở nhiều năm trước. Diễn viên hài Chí Trung diễn cả ba vai, anh hàng rau, anh hàng thịt, anh bán chân gà . Ông liên tục lặp lại câu thoại, rau tưới hóa chất, thịt tẩm hóa chất “em có ăn đâu, cả nhà em có ăn đâu”. Ngoài việc nhắc “nhỏ nhẹ” vì tiền phạt chỉ không quá hai triệu, các Táo quân dường như đã đổ hết lỗi cho chính người dân trong vấn nạn thực phẩm bẩn đã tồn tại nhiều năm qua tại Việt Nam. Cuối hoạt cảnh, Táo Xã hội kết lại một câu: “Đúng là tôi phụ trách vấn đề xã hội, xã hội thì không chỉ có vệ sinh an toàn thực phẩm, còn rất nhiều việc lớn lao nữa. Bây giờ mọi người phải chung tay cùng với tôi chứ, một mình tôi làm sao mà làm được. Bao nhiêu tỉ tỉ cái mồm ấy làm sao mà đi mà trông được.” Táo Xã hội và hình ảnh trào phúng chính những người dân hại nhau vì bán thực phẩm bẩn Câu chuyện của Táo Kinh tế đã được dùng để ca ngợi một năm kinh tế tốt đẹp, nhiều thuận lợi, và trọng tâm dồn vào phê phán hoạt động kinh doanh đa cấp, với hình ảnh Xuân Bắc đóng vai một người đang đi tuyển mộ “hệ thống”. Tương tự như câu chuyện của Táo Xã hội, cuối hoạt cảnh của Táo Kinh tế, một lần nữa Táo Quân lại kết luận lỗi thuộc về... người dân: “Nhiều người tin tưởng rằng không phải làm gì mà cũng giàu có. Nhiều người tin tưởng rằng đầu tư vào hệ thống nào đó là sẽ có tiền lãi, cho nên nhiều người hám lợi đặt cả sổ đỏ, đi vay với lãi suất cao, bây giờ không trả được, thì bây giờ khó khăn lại chồng chất khó khăn”. Đỉnh điểm của câu chuyện xảy ra khi truy lùng nhân vật tham nhũng bằng Vòng quay kỳ diệu, nhân vật “tự thú” mình tham nhũng lại không phải các Táo đang điều khiển nhân gian, mà lại là Thiên Lôi, chẳng liên quan gì đến thế giới ngoài kia. Người xem có thể hài lòng mỹ mãn với câu thoại này của Thiên Lôi: “...mỗi lần như vậy họ đều dúi cho thần phong bì. Những lần đầu thần nhận, cứ nghĩ rằng đó là những món quà của tình cảm, nhưng lâu dần thành quen, đến khi không có, thần lại cảm thấy khó chịu và những lần sau, khi không có phong bì thì thần lại gây khó dễ để vòi vĩnh. Rồi thần đã trở thành kẻ tham nhũng lúc nào không hay." Nhưng khi xem kỹ lại, cuối cùng câu chuyện chống tham nhũng mà 'Táo Quân 2016' nhắc đến chỉ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong khẩu hiệu “phải chống tham nhũng”, “còn ai tin cái Thiên đình này nữa”, “hãy cùng đẩy lùi nạn tham nhũng”. Nhân vật cuối cùng để giải tỏa mọi mâu thuẫn đỉnh cao lại là kẻ... giữ chức vụ tép riu trên sân khấu thiên đình với lời tự thú đổ tội cho... người đưa hối lộ. Trong khi đó, những câu chuyện nóng bỏng của năm, như hàng ngàn phụ huynh phải xếp hàng thức sáng đêm giành chỗ tiêm vacxin cho con, các vụ án oan nổi tiếng, sự kiện chặt hạ cây xanh ở Hà Nội... chỉ được sơ sài hoặc không hề xuất hiện. Lỗi tại người dân chứ không phải "Táo"? Với 'Táo Quân 2016', người dân tự làm thực phẩm bẩn. Người dân tự kinh doanh đa cấp. Người dân tự đưa hối lộ gây ra hối lộ.Nguyên nhân của mọi sự cố xã hội trong năm 2015 có vẻ đa phần do người dân gây ra? Năm 2013 - 2015, chương trình Táo Quân từng nhiều lần được báo chí trong nước đặt dấu hỏi có thể bị “cắt gọt”, bị “tuýt còi” vì chạm đến những câu chuyện nóng của xã hội. Nhưng năm nay, có thể các đạo diễn và diễn viên khiến “cả làng đều vui” vì những câu thoại có vần điệu lấy từ mạng xã hội, sử dụng các diễn đạt quen thuộc gây cười lan truyền trên mạng. Nhưng chuyện nóng đã được mổ xẻ khác hẳn, như thể đang nhắm tới từng khán giả đang cười dưới kia, chứ không phải các “Táo ông, Táo bà” như mọi năm nữa. Lan Phương BBC Tiếng Việt từ Bangkok (BBC)
  17. Tết năm nay có lẽ niểm vui chan hòa cho mọi người khắp nơi là được nghe chung, nghe chính thức, nghe mà không sợ bị bảo là nghe nhạc vàng, nhạc phản động, nghe mà ai ai cũng cùng tắc lưỡi: sao mà hay thế? Hay, nhưng mãi 40 năm sau chúng ta mới được thưởng thức vị ngọt tinh thần thay cho pháo cho mứt tết ấy. Ca khúc Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương người miền Nam ai ai cũng biết trước năm 1975 bây giờ gần hai thế hệ sau cả nước mới được biết. Có điều lạ, tuy đã già như thế nhưng bài hát vẫn làm người ta lâng lâng, trái tim mở ra với trời đất vào xuân. Không ai cảm thấy sự gượng gạo, lên gân dù một chữ trong tác phẩm xứng danh “bất hủ” này. Tiếng hát như chính mình, từng người một trong xã hội lắng nghe lời chúc của nhau. Lắng nghe tiếng nói nhân văn trong những ngày đầu năm mới. Từng mạch máu trong ta chuyển động và đó là lý do mà Ly rượu mừng vẫn tinh khôi như ngày đầu tiên khi nó ra đời vào năm 1952. Ly rượu mừng cất tiếng trong những ngày đầu năm lấn át sự bực bội sau hai tuần lễ của đại hội 12. Ly rượu làm cho lâng lâng niềm hứng khởi về một cơ may thay đổi nào đó rất đỗi mơ hồ nhưng không ai có thể khước từ là đang hiện hữu. Con người được hai chữ “hy vọng” nuôi nấng và bảo vệ trước những điều bất công, độc đoán mang tới từ người nắm quyền do không được một cơ chế dân chủ nào kềm chế. Hy vọng đến từ các động thái có thể mị dân, hay thực tâm đổi mới nhưng chưa đủ lực đủ tài. Hy vọng theo phân tích của lý trí ấy tuy rõ rệt nhưng lại dễ dàng thay đổi và biến mất khi một sự thể khác xuất hiện. Ly rượu mừng là một hy vọng tâm linh. Nó không hiện hữu cụ thể mà bàng bạc trong lòng. Nó lãng đãng trong không gian vô tận của vũ trụ nhỏ trong mỗi con người. Hy vọng từ những lời chúc đẹp và thực như tranh, như khuôn mặt của vị Thần Nhân đạo. Đối ứng với chủ nghĩa cộng sản, chỉ chúc cho nhân dân làm theo gương Bác ngay trong giờ khắc linh thiêng của năm mới, hay mừng Xuân không thể thiếu Đảng đi kèm, Ly rượu mừng là tiếng nói của con người, của toàn vẹn yêu thương mà thượng đế chỉ trao tặng cho con người mà không một sinh vật nào khác có được. Rượu không mừng chiến thắng như cách mạng mừng sau khi đã lật đổ một chế độ, một đất nước. Ly rượu được chưng cất sau 40 năm ấy càng đậm thêm hương vị của yêu thương gắn bó, bất kể con người dưới chế độ mới là ai miễn vẫn nhận mình là người Việt Nam. Tín hiệu yêu thương tràn ngập Sài Gòn, Hà Nội cũng như các vùng quê hẻo lánh làm cho mùa Xuân Việt Nam năm nay trở mình, gượng dậy sau 40 năm ngủ vùi trên những thừa thải ca tụng nhưng thiếu lắm một cái tình. Tình hàng xóm, nghĩa đồng bào mà Ly rượu mừng của Phạm Đình Chương đang rót vào tình tự dân tộc. Không lẽ chúng ta không mừng về viễn cảnh người Việt bắt đầu biết yêu thương nhau, vốn đã vắng bóng khá lâu trên quê hương chúng ta từ sau ngày giải phóng? Tôi tin rằng chính những người từng đặt bút ký tên cấm phát hành nhạc phẩm này cũng phải tự xấu hổ khi hôm nay được nghe nó vang vang trong không khí ngày xuân của năm 2016. Có thể ngày xưa họ được nghe nó một lần nào đấy dưới hầm bí mật hay trong rừng sâu nên hai chữ “chiến sĩ” trong bài hát là điển hình của Mỹ ngụy và vì thế họ cấm. Giống như họ cấm hiến pháp không được có cái đảng thứ hai và cấm người dân không được biểu tình ngay cả khi biểu tình chỉ để ủng hộ đảng. Cái gì họ cấm lúc này thì lúc khác sẽ có người cho phép. Ly rượu mừng cũng trong trường hợp đó, nhưng để đến 40 năm sau thì chua chát quá. Thởi gian quá lâu để người dân nghĩ rằng không phải đảng đã chuyển ý mà sức ép từ văn hóa xã hội mới là động lực làm cho bài hát được xuất hiện. Vậy thì sức ép nào làm cho điều 4 bị lôi ra khỏi hiến pháp và lực đấy nào khiến người dân cầm biểu ngữ biểu tình chống đảng sẽ xảy ra? Lần đầu tiên sau 40 năm người ta không dùng rượu để nhậu mà để mừng. Cũng không phải mừng đảng, mừng xuân mà mừng cho chính chúng ta, những con người được thượng đế tạo ra không phải chỉ biết cúi đầu mà còn biết cười to trước những sự ngu dốt, đảo điên và nhất là sự cưỡng bức trí óc không thể kéo dài mãi mãi. Nâng ly rượu của năm 2016, nâng ly chúc người nhạc sĩ đã cất từng giọt rượu cho chúng ta có mà uống trong ngày hôm nay. Nâng ly vì niềm vui sắp tới sẽ lớn hơn trên quê hương yêu dấu. Sài Gòn, sáng Mùng Một Tết năm Bính Thân, 2016. Cánh Cò (Blog RFA)
  18. Hai anh em Lệnh Hoàn Thành và Lệnh Kế Hoạch (Ảnh: Internet). Em trai ông Lệnh Kế Hoạch, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là thương nhân Lệnh Hoàn Thành đã tiết lộ những bí mật gì của chính quyền ĐCSTQ cho tình báo Mỹ? Theo tác giả Bill Gertz của “Ngọn đèn Tự do Washington” (Washington Free Beacon) dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ, ông Lệnh Hoàn Thành đã tiết lộ nhiều thông tin mật đặc biệt quan trọng của chính phủ Trung Quốc cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cục Tình báo Mỹ (CIA), trong đó có mật mã và hệ thống khởi động vụ khí hạt nhân, cùng mật mã liên lạc và bản kế hoạch của Trung Nam Hải. Ông Lệnh Hoàn Thành là em trai ông cựu Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương ĐCSTQ Lệnh Kế Hoạch, bị khai trừ Đảng và chức vụ vào tháng Bảy năm ngoái. Vào tháng Tám năm ngoái, tờ Thời báo New York đã lần đầu đưa tin ông Lệnh Hoàn Thành chạy trốn sang Mỹ, là nhân vật nắm giữ nhiều bí mật của ĐCSTQ. Tạp chí Tranh Minh (Hồng Kông) số tháng 11/2015 cũng cho biết, khi ông Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Mạnh Kiến Trụ (孟建柱, Meng Jianzhu) đến công tác tại một số thành phố ở Giang Nam đã tiết lộ nội tình chuyện ông Lệnh Kế Hoạch trong một buổi họp nội bộ. Theo thông tin, thời gian ông Lệnh Kế Hoạch nắm quyền đã ăn trộm nhiều tài liệu mật của chính phủ Trung Quốc, sau khi thất thế đã đưa cho người em Lệnh Hoàn Thành để chuyển sang Mỹ. Vào ngày 15/1 năm nay, tại Hội nghị Toàn thể lần 6 của Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ khóa 18, ông Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Lưu Kiến Siêu (刘建超, Liu Jianchao) của Ủy ban Kỷ luật Trung ương Trung Quốc khi trả lời phỏng vấn của Reuters đã cho biết: “Phía Trung Quốc đang xử lý vấn đề liên quan đến ông Lệnh Hoàn Thành, hiện đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Mỹ”. Vào ngày 3/2 vừa qua, tờ “Ngọn đèn Tự do Washington” đã đưa tin, từ mùa thu năm ngoái ông Lệnh Hoàn Thành đã được đưa đến một nơi bí mật tại Mỹ, vì ông Lệnh Hoàn Thành đang là đối tượng quan trọng bị đặc nhiệm nằm vùng của Trung Quốc truy sát. Thông tin cũng chỉ ra, những tin tức mà ông Lệnh Hoàn Thành tiết lộ có toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cùng nhiều bí mật quan trọng khác của Trung Nam Hải. Tờ Tin sáng Nam Hoa (Hồng Kông) sau đó cũng đưa tin, trong quá trình điều tra về ông Lệnh Kế Hoạch, chính quyền ĐCSTQ đã phát hiện 2700 văn kiện mật bị ông này sao chép, đa số là các tài liệu có từ sau tháng 9/2012, thời gian này ông Lệnh Kế Hoạch làm Bộ trưởng Bộ Mặt trận thống nhất. Bài báo cũng dẫn lại thông tin của tờ “Ngọn đèn Tự do Washington”, khi ông Lệnh Hoàn Thành chạy sang Mỹ đã mang theo toàn bộ 2700 văn kiện mật này, và ngay từ mùa thu năm ngoái đã để lộ một số thông tin mật về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cho tình báo Mỹ. Theo tờ “Ngọn đèn Tự do Washington”, ĐCSTQ xem vụ án ông Lệnh Hoàn Thành là vụ án hình sự, nhưng phía Mỹ lại xem là vụ án tình báo và phản quốc, vì thế không có nhiều khả năng Mỹ sẽ giao trả ông Lệnh Hoàn Thành cho Trung Quốc. Thông tin cũng dẫn ý kiến của chuyên gia John Tkacik, Jr về vấn đề Trung Quốc cho rằng, nhiều khả năng ông Lệnh Hoàn Thành sẽ tiết lộ nội tình những chuyện đấu đá quyền lực trong giới lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ, ví dụ vì sao ông Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang bị đổ. Nhưng phía Mỹ hy vọng ông ta cung cấp thông tin quan trọng nhất là chiến lược tài chính của Trung Quốc. Ông John Tkacik, Jr nói: “Cơ quan Tình báo Mỹ muốn qua thông tin từ ông Lệnh Hoàn Thành để có thể xác định mức độ nghiêm trọng về nguy cơ đe dọa tài chính của Trung Quốc đối với Mỹ”. Tờ “Ngọn đèn Tự do Washington” dẫn lời quan chức tình báo Mỹ cho biết, “đây là một món quà vô cùng bất ngờ mà tình báo Mỹ có được”. Theo secretchina Tinh Vệ biên dịch (Đại Kỷ Nguyên VN)
  19. Lần này và khác hẳn với những lần trước, dường như đang bắt đầu một chiến dịch ứng cử cho cuộc bầu cử quốc hội Việt Nam vào tháng 5/2016,l dành cho Xã hội dân sự. Xã hội dân sự bắt đầu chiến dịch ‘tranh cử quốc hội’ ở Việt Nam? Sát tết nguyên đán 2016, Tiến sĩ Nguyễn Quang A ở Hà Nội là người khởi phát phong trào ứng cử độc lập. Là một nhà hoạt động nhân quyền có uy tín và cũng là một trí thức được khá nhiều người dân cùng giới trí thức Hà Nội biết đến, ông Nguyễn Quang A có hy vọng sẽ thắng cử nếu cuộc bầu cử diễn ra sòng phẳng mà không bị các cơ quan tổ chức bầu cử của chính quyền can thiệp thô bạo hoặc chơi xấu. Những kỳ bầu cử quốc hội trước đây, chỉ có rất ít ứng cử viên độc lập tham dự. Hầu như không ai thành công. Với rất nhiều lý do, trong đó tận dụng các tiểu xảo về thủ tục ứng cử, cơ quan tổ chức bầu cử đã cố gắng loại ứng cử viên độc lập “từ vòng gửi xe”. Thậm chí một số ứng cử viên độc lập như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thăng Long… sau khi tự ứng cử đã phải vướng vòng lao lý. Tuy nhiên, sự thể đến nay đã khác. Nếu đảng cầm quyền dự kiến gần 900 ứng viên cho bầu cử quốc hội, trong đó có 80 trung ủy (một cách gọi đối với ủy viên trung ương) được “cơ cấu” như một lẽ đương nhiên, thì Xã hội dân sự cũng có đến hàng trăm người có thể ra ứng cử độc lập. Có nhiều cái tên đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào hoạt động nhân quyền về dân oan đất đai ở Hà Nội như Mai Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Trương Dũng, JB Nguyễn Hữu Vinh, Phan Cẩm Hường… đều là những người hoàn toàn có tiếng nói mạnh mẽ trong Quốc hội Việt Nam nếu trúng cử. Bên cạnh đó, giới trí thức độc lập, mặc dù còn tồn tại một số quan điểm và cách nhìn khác nhau, vẫn có thể đóng vai trò là nhân tố đại diện cho tầng lớp thấp cổ bé họng để gióng lên tiếng nói trong nghị trường. Trong một bài viết của mình, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã nêu ra những phát động rất đáng tham khảo với không chỉ Xã hội dân sự mà cả những ứng viên độc lập khác ở Việt Nam: - Hãy tự ứng cử và vận động những người có đủ tiêu chuẩn ra ứng cử; - Hãy giúp việc thực hiện các quy định hiện hành (dẫu còn rất thiếu sót) một cách công khai, minh bạch và đúng quy định; - Những người tự ứng cử (không phải do đảng Cộng sản Việt Nam đề cử) hãy tập hợp thành Nhóm ứng viên ngay từ bây giờ cho đến 13-3-2016 để giúp nhau trong quá trình ứng cử; cho đến 22-5-2016 trong quá trình chuẩn bị bầu cử và giám sát quá trình hiệp thương, quá trình bầu cử và giám sát kiểm phiếu; cho đến ngày Quốc hội mới họp trong việc khiếu nại liên quan đến ứng cử, bầu cử. Ngay trước mắt là thời điểm “chốt” danh sách ứng cử vào ngày 13/3/2016. Ngay sau tết nguyên đán, nhiều khả năng chiến dịch tranh cử độc lập của Xã hội dân sự sẽ chính thức tiến hành. Cũng nhiều khả năng, chính quyền các cấp và nhiều địa phương sẽ “quán triệt” về cung cách thanh loại ứng cử viên độc lập như họ đã từng làm quá nhiều lần trước đây. Tuy nhiên vào kỳ bầu cử quốc hội Việt Nam lần này, mối quan tâm của giới quan sát phân tích và báo chí quốc tế là nhiều hơn hẳn những lần trước. Sau đại hội 12 của đảng cầm quyền với quá nhiều kịch tính, dư luận đang chú tâm vào những thay đổi bắt buộc của chính quyền nếu chính quyền đó còn muốn tồn tại. Bầu cử quốc hội và đặc tính “dân chủ đến thế là cùng” của nó chính là một trong ít phép thử cuối cùng của đảng cầm quyền. Lê Dung / SBTN
  20. Một tài liệu đóng dấu “TỐI MẬT” dưới chữ ký của Thường trực Ban Bí Thư Lê Hồng Anh, thay mặt Bộ Chính Trị Khóa XI đã ban hành Quyết Định mang tính “xóa sổ” về các tố cáo liên quan đến nhân thân và gia đình của ông Nguyễn Tấn Dũng. Quyết Định lại ban hành ngay vào lúc Đại Hội 12 khai mạc, ngày 21 Tháng Giêng, 2016 tại Hà Nội là một điều khó hiểu. Hơn thế nữa, hai ngày trước khi phiên trù bị Đại Hội 12 bắt đầu nhóm họp với sự tham dự của 1.510 đại biểu, ngày 18 Tháng Giêng, một Hội nghị đặc biệt của Bộ Chính Trị nhóm họp để nghe báo cáo của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng và Tiểu Ban Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ Trung Ương về gia đình và cá nhân ông Dũng. Nội dung Quyết Định nói trên không có gì mới. Nó vẫn dựa theo những gì mà Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng điều tra và đưa ra báo cáo kết luận vào năm 2010 như nhân thân của ông Nguyễn Bá Bang, suôi gia của ông Dũng, những phát biểu lên án Trung Quốc mạnh mẽ của ông Dũng ở Philippines, vấn đề quốc tịch Hoa Kỳ của Nguyễn Thanh Phượng, con gái lớn của ông Dũng và sự giàu có một cách bất thường của thân nhân ông Dũng. Vấn đề đặt ra là tại sao Bộ Chính Trị đã để đến ngày gần Đại Hội 12 mới họp và nhất là để cho Lê Hồng Anh, thay mặt Bộ Chính Trị đưa ra Quyết Định mang tính “xóa tội” cho ông Dũng ngay lúc khai mạc Đại Hội. Chắc chắn là trong phiên phọp ngày 18 Tháng Giêng, 2016 ông Nguyễn Tấn Dũng đã chấp nhận rút lui 100%, tức là từ bỏ cuộc đua ghế Tổng Bí Thư với ông Trọng ngay tại Đại Hội, nên vì thế mà ông Nguyễn Phú Trọng đã để cho Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí Thư, cánh tay mặt của ông Trọng ký quyết định “xóa” những tố cáo đối với gia đình ông Dũng. Quyết Định này cũng đã thể hiện bước lùi của Nguyễn Tấn Dũng: Hy sinh đời bố để củng cố đời con. Vì nhờ sự “xóa tội” qua Quyết Định chính thức của Bộ Chính Trị Khóa XI, ông Dũng mới có thể trở về Kiên Giang an toàn, sau 10 năm làm mưa làm gió trong chức vụ Thủ Tướng chăng? Quyết Định ‘TỐI MẤT” dưới chữ ký Lê Hồng Anh thêm một diễn biến cho thấy là thủ đoạn hạ bệ ông Dũng được phe nhóm ông Nguyễn Phú Trọng dàn dựng khá công phu, từ sau khi tung ra Quyết Định 244 vào tháng Sáu, 2014. Phóng ảnh Quyết Định của Bộ Chính Trị Đảng CSVN mang tính “xóa tội” cho ông Nguyễn Tấn Dũng, ban hành ngay lúc Đại Hội 12 khai mạc. (CTM)
  21. Chồng Tây vợ Ta "Có ông Mỹ kia lấy vợ Việt, ông biết ăn cả lòng heo và khen mắm tôm là ngon, ông ta lại chịu khó học nói tiếng Việt để cho vợ vui lòng. Bữa kia hai vợ chồng ra bờ hồ chơi, ông ta mới nói: - Con hồ này đẹp qúa hả em? Ảnh minh họa Vợ anh ta chỉnh: - Anh phải kêu là cái hồ. Hôm sau đi chèo thuyền trên sông, anh khen: - Cái sông này cũng đẹp. Vợ lại cằn nhằn: - Anh phải kêu là con sông. - Sao tiếng xứ em kỳ cục quá vậy, cũng là nước, mà khi gọi là cái lúc gọi là con? - Tại anh không để ý chớ. Đây nè: cái nhà, cái bàn, cái tủ, nó đứng ỳ một chỗ nên gọi là cái. Con mèo, con chó, con gà nó chạy tới, chạy lui nên gọi là con. Tương tợ như vậy: cái hồ năm yên trong khi con sông nó chảy. Anh chồng vỗ đùi cái đốp rồi cười hỉ hả: - Hèn chi!!! Cái của anh nó cứ nhúc nhích cục cựa nên gọi là con, còn của em nó cứ nằm ỳ một chỗ nên gọi là cái...hihi " ************ NỔ Cu tán gái : - Em nè ! Em có thể làm người yêu anh không? - Anh đùa à? Anh như thế nào mà đòi yêu tôi? Anh đi xe gì? - Anh đi xe 4 bánh. - Tuyệt ! Thế tài chính ổn định không? - Tay anh lúc nào cũng cầm một cọc tiền. - Được rồi, em đồng ý! Mà anh làm nghề gì? - Phụ xe buýt. Ờ hớ ! *************** TẢN MẠN VỀ CHÚC TẾT Gần tết, ai cũng chuẩn bị tất tần tật mọi thứ, không thể thiếu những lời chúc tụng có cánh, thậm chí, có những người viết thành một bài... như là bài văn để đọc... chúc cho xôm tụ. Nhưng, nhớ là nên tránh những câu chúc đại loại như thế này : - Muốn chúc đại gia đình sống lâu 100 tuổi thì để ý xem trong nhà đã có ai bước qua tuổi 99 chưa? Chứ năm nữa là tròn 100 đấy! - Tới mấy chung cư nhớ đừng chúc : Tiền vô như nước. Vì nước ở đó chảy rỉ rả lắm ! Họ rượt cho mà chạy ! - Thăm bác sỹ, bó bột, chấn thương chỉnh hình, phẩu thuật... không nên chúc làm ăn phát đạt ! Thịnh vượng ! Dân tình sẽ đau khổ.... - Tới mấy thèng lười biếng nhớ đừng chúc mua may bán đắt. Vì sẽ cực nó. - Lỡ có bạn bán ma túy, chớ nên chúc phát tài, phát lộc. Xã hội sẽ điêu đứng. - Trung tâm mai táng, bán hòm, xây mả... chớ chúc gặp nhiều may mắn.... - Tới nhà cán bộ, lãnh đạo tham nhũng chớ nên tặng lịch, mỗi người tặng mỗi cuốn là nguy ! - Cuối cùng, không nên chúc sức khỏe... Vì nói lái lại thì sức khỏe là ... sẽ khuất.... Không nên, không nên... Ý tứ nhé ! Nhớ đầu năm đừng để họ chửi, là cả năm bị chửi đó. Tốt hơn hết là im, uống thôi.... Hẻm chúc chi hếch ! **************** NHỎ NHỨT TRONG CÁC LOẠI NHỎ NHỨT. Cu bị ong cắn, mà độc thật, hén cén ngay trym. Sưng vù... Cu mắc cỡ lém, nhưng vì quá đau nên phải đi khám bác sỹ. Tới phòng mạch, Cu cứ rụt rè.. thấp thỏm.. Bác sỹ gọi : - Tới đây là phải vào đây khám, làm gì cà thụt cà thò ngoài đó vậy? Cu lò mò vô phòng: - Em nói trước với bác sỹ nhe? Khi khám em là bác không được cười đóa nhe? Bác hứa đi, em mới cho khám. - Ok, tôi sẽ không cười, anh cứ cỡi ra đi, tôi xem thử.... Cu mạnh dạn tụt cái quần xuống, vừa thấy, bác sỹ ôm bụng cười ngặt ngẽo: - Tình hình ra sao mà nó lại như thế này? - Dạ em bị con ong hén cén 2 ngày nay rùi, sưng vù lên vậy đó! - Trời ạ? Sao nó bằng trái ớt Xiêm? Vậy hồi chưa bị cén sưng thì nó bằng cỡ nào? Cu quê quá: - Bác sỹ mà không giữ lời! Không khám nữa! Đi về! Mệt ! ************* CÓ TẬT, GIẬT MÌNH. Đêm hôm, vợ chồng say đắm với yêu đương, gần đến cao trào thì bỗng dưng bà vợ giật mình la lên : - Ớ. Chồng em về !!! Anh chồng giật bắn người lên và hươ chụp đại được cái quần lót cầm trên tay, phóng vội qua cửa sổ, chạy tuốt ra vườn và lọt thỏm xuống ao rau muống .... Hoàn hồn, anh chồng mặc vội quần và bước vội vô nhà : - Em sao kỳ vậy? Anh là chồng em mà ? - Ủa? Chứ anh sao kỳ vậy? Sao lại bỏ chạy ? - @!!?? ************************ "Thời buổi này, chưa cưới thì cũng ở với nhau như đã cưới rồi. Còn cưới rồi thì nằm chia giường như chưa từng đưa nhau ra phường đăng ký. Gái thì nam tính hùng hổ không khác gì đàn ông, còn trai thì lại ẻo lả chẳng khác gì đàn bà. Con trẻ thì già đời triết lý như ông cụ, trong khi người lớn thì lại suy nghĩ ấu trĩ như trẻ con. Người không có của thì tiêu tiền như rác, tỏ ra không khác gì đại gia, còn kẻ giàu thật thì giả nghèo giả khổ. Người dùng iPhone thì quần có túi cũng như không, còn kẻ chạy SH tỏ ra giàu có mà không có tiền mua mũ bảo hiểm. Vật nuôi thì cũng áo quần mũ mão như người, còn người thì nude không hở trước hở sau… Lâu dần, chợt hiểu ra... Dùng cáp đồng hay cáp quang cá mập nó cắn phát thì cũng ôm máy tính mà ngậm ngùi. Thời gian của kẻ đeo đồng hồ 500k, với kẻ đeo đồng hồ 10 triệu cũng đều 24h. Uống chai rượu 50k, với chai rượu chục triệu đến lúc say, cũng đều nhớ đến một người. Ở nhà 30m2 hay nhà 300m2, thì nỗi cô đơn cũng chỉ có cùng tên gọi. Hút bao thuốc 20k, hay 100k, thì rồi cũng đều mắc lao phổi. Ngồi ghế thương gia, hay ghế siêu tiết kiệm, máy bay nó mất tích, thì cũng đều không còn đường mà quay về... Rồi bạn sẽ có ngày hiểu ra, hạnh phúc tại tâm, mới chính là thứ mà bao nhiêu của cải vật chất cũng không thể tạo ra được. Hiểu ra được những điều này, biết hài lòng với cuộc sống thì sẽ bình yên cả thôi". Ts. Lê Thẩm Dương ***************** Nàng thủ thỉ với chàng rằng : "Tối mai, anh tới trước cửa sổ nhà em nhé, nếu em thả tờ 5 ngàn xuống thì bố mẹ không có nhà, anh leo lên fòng em nhé." - Chàng : "Uhm, em iu của anh, hi hi". Tối đó chàng trai đến dưới cửa sổ nhà cô gái, và cô thả tờ 5 ngàn xuống như dự tính. Cô đợi thật lâu cũng không thấy chàng trai bò lên, cô bèn nhìn ra cửa và hỏi: "Anh ơi, sao không lên?" - Chàng trai: "Anh đang tìm tờ 5 ngàn kẻo phí!" - Cô gái : "Thôi lên đi ông ơi, tui cột dây kéo lên rồi!"... ********************* Nguyễn Ngọc Ngạn *TTHN sưu tầm
  22. Xác suất thành công của tân Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng ở TP. Hồ Chí Minh là một 'ẩn số', trong khi ông Hoàng Trung Hải, tân Ủy viên BCT và Bí thư Hà Nội có thể là một 'mắt xích yếu' để Trung Quốc tác động vào chính sách của Việt Nam, theo một nhà bình luận chính trị Việt Nam từ Sài Gòn. Trao đổi với BBC khi người dân Việt Nam đón Xuân mới và Tết Nguyên đán Bính Thân, TS. Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam còn cho rằng việc ông Đinh La Thăng được bổ nhiệm Bí thư TP. Hồ Chí Minh cho thấy ông Tổng Bí thư mới tái đắc cử Nguyễn Phú Trọng đã có sẵn chủ ý và lợi thế từ việc tỷ lệ Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN có cán cân nghiêng mạnh và hẳn về phía những người 'có gốc miền Bắc'. Thách thức Trong khi đó, vẫn theo nhà bình luận này, ông Hoàng Trung Hải có lợi thế là người đã và đang làm việc tại Hà Nội trong suốt nhiều năm làm việc trong nội các của Chính phủ. Về trường hợp của tân Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cho rằng ông Thưởng sẽ gặp nhiều thách thức do ông chưa có 'bề dầy' về mặt lý luận cũng như làm công tác lý luận, mà do đó, có thể khó thuyết phục 'sỹ phu Bắc Kỳ' và các giới. Tuy nhiên, vẫn theo nhà phân tích này, ông Võ Văn Thưởng, tuy không phải là người có đầu óc 'cải cách', nhưng lại ưa 'đổi mới', quan hệ và cách thức làm việc của ông với báo giới và truyền thông Việt Nam có thể sẽ thay đổi tích cực hơn. (BBC)
  23. Vietẹ nam đã có cải cách kinh tế, nhưng cải cách hệ thống chính trị thì chưa, theo tác giả. Trong đại hội Đảng CSVN lần thứ 12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói, Việt Nam “đã tích cực đổi mới thể chế kinh tế và đạt một số kết quả nhất định. Nhưng đổi mới về chính trị thì hầu như chưa làm.” Theo chúng tôi, Việt Nam có cải cách thể chế kinh tế, nhưng cải cách hệ thống chính trị thì chưa và Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách chính trị, trong đó có tự do trong việc thành lập và hoạt động của các tổ chức dân sự độc lập. Khi tổ chức dân sự được thành lập thì quyền lợi nhóm đó được tổ chức đứng ra bảo vệ là điều đương nhiên. Đó là một điều tốt cho hệ thống chính trị xã hội, như đã được tranh cãi cách đây hơn 200 năm ở nước Mỹ vào những ngày đầu lập quốc. James Madison trong bài viết số 10 (Federalist No. 10) đăng trên báo New York năm 1787, lập luận rằng, nhà nước nên khuyến khích người dân thành lập nhóm (faction) thay vì cấm. Càng nhiều nhóm được thành lập thì càng nhiều lãnh vực được bảo vệ, càng nhiều nhóm thì quyền lợi của nhiều người được đảm bảo, càng nhiều nhóm thì sự công bằng trong xã hội càng được gia tăng chớ không giảm sút. Tổ chức dân sự là một đòi hỏi tự nhiên trong cấu trúc xã hội ngày nay. Trong sự hình thành và phát triển của xã hội, khi sự công bằng nếu được định nghĩa rằng mọi người đều có cơ hội ngang nhau lúc khởi điểm, còn kết quả là tùy theo sự cố gắng của mỗi người, thì các tầng lớp khác nhau trong xã hội được tạo ra là điều không tránh khỏi. Khi sự thành công, kỹ năng, và của cải không là giống nhau cho tất cả mọi người, thì sự phân chia nhóm thành các tổ chức để chia sẽ các giá trị, mục tiêu, ý thích, là một nhu cầu cần được đáp ứng. Là nhu cầu và quyền Tổ chức dân sự là một nhu cầu ở Viêt Nam và cũng là quyền con người đã được ghi trong bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) của Liên Hiệp Quốc. Điều 20 của UDHR nói “mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa.” Điều 22 của ICCPR nói “mọi người có quyền tự do lập hội với những người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình.” Khi các tổ chức dân sự độc lập được tự do thành lập và hoạt động, không bị rào cản hay sách nhiễu của chính quyền, sẽ tạo điều kiện cho mọi công dân tham gia tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Như Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) độc lập ở Việt Nam là một ví dụ, trước khi Viện tự giải thể vào năm 2009. Một nhà nước lành mạnh thì không có điều gì phải quan ngại xã hội dân sự, theo tác giả. Nếu cho rằng không cần thành lập các tổ chức dân sự để tự bảo vệ quyền lợi và thăng tiến lợi ích chung của nhóm mình, Nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi và thăng tiến lợi ích hài hòa cho hết mọi công dân trong xã hội. Nếu vậy thì chúng ta thử nhìn lại hiệu quả trong sự tập trung chỉ đạo của chính phủ ra sao qua kinh nghiệm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong tất cả các loại nguyên cứu khoa học thì có lẽ nguyên cứu thực nghiệm (experimental research) là được tin cậy nhất. Thực nghiệm cho thấy, với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung khi mà các thành phần kinh tế khác cấm không được tham gia để góp phần cho dân giàu nước mạnh, đã không mang lại kết quả như mong đợi của các nhà lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa. Bài học kinh tế trong kế hoạch hóa tập trung không chỉ là sự chệch pha trong sự tập trung chỉ đạo của Trung ương và thực tế của kinh tế thị trường, nhưng là sự tham gia của người dân trong việc vận hành kinh tế, xã hội, chính trị. Khi nhà nước độc quyền trong mọi việc vận hành kinh tế, xã hội, chính trị thì chất xám toàn dân sẽ không được sử dụng đúng mức, đất nước sẽ không có hiệu suất cao. Không đáng lo ngại Có một số người lo sợ rằng các tổ chức dân sự độc lập sẽ mang lại sự đối đầu với chính quyền. Sự đối đầu này không đáng lo ngại khi Nhà nước Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, như lời nhiều nhà lãnh đạo Đảng CSVN và Nhà nước hay nói, thì không ai ở trên luật hay mọi người phải tuân theo luật, trong đó Hiến pháp là pháp luật cao nhất. Nguyên tắc của nhà nước pháp quyền được đảm bảo bởi sự hiện diện của các cơ quan tố tụng độc lập, có thẩm quyền tài phán đối với các tranh chấp giũa Nhà nước với các tổ chức dân sự nếu có. Tòa án dùng Hiến pháp và pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể pháp lý, mang công bằng đến cho mọi người, dù họ có thuộc tổ chức nào. Đẩy mạnh cải cách chính trị ở Việt Nam để cho mọi người dân tham gia các tổ chức dân sự độc lập, để cùng với Nhà nước tham gia xây dựng, phản biện, giám sát và thực thi các chính sách. Vai trò của xã hội dân sự lâu nay đã ngày càng được nhiều giới trong đó có nhiều quan chức ở Việt Nam thừa nhận. Như thế sẽ giúp đất nước sử dụng được đội ngũ kiến thức ở người dân, làm cho người dân có trách nhiệm hơn với nước nhà, và quan hệ giữa chính quyền và người dân được được cải thiện chớ không đối khán như lo sợ. Trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân tại Hạ Long năm 2014, cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói “đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”. Đổi mới thể chế kinh tế với sự đóng góp của kinh tế tư nhân đã giúp cho dân giàu nước mạnh. Cải cách chính trị, trong đó có tự do trong việc thành lập và hoạt động của các tổ chức dân sự độc lập sẽ giúp cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ trong tâm tưởng của mỗi người, ai cũng muốn đất nước được dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, dù họ có thuộc ý thức hệ nào đi nữa. TS. Trương Thanh Dương Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả có chuyên môn được đào tạo về chính sách công và kinh tế chính trị, đang sinh sống và làm việc tại Texas, Hoa Kỳ. (BBC)
  24. Đảo Phú Lâm (Woody Island), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp từ vệ tinh. Ảnh : Hoangsa.org Trong ý đồ củng cố quyền kiểm soát thực tế trên quần đảo Hoàng Sa bằng các hoạt động dân sự, Bắc Kinh đã cho thiết lập tuyến bay thương mại nối liền đảo Hải Nam của Trung Quốc với quần đảo Hoàng Sa mà họ đang kiểm soát, sau khi đánh chiếm từ tay Việt Nam vào năm 1974. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV kể từ hôm qua, 06/02/2016 đã rầm rộ tuyên truyền cho tuyến bay mới nhất này. Bản tin của đài CCTV cho biết là chuyến bay thương mại đầu tiên đến đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) - mà Trung Quốc đặt tên là "Vĩnh Hưng" - đã cất cánh vào hôm qua từ sân bay quốc tế Mỹ Lan (Meilan) trên đảo Hải Nam. Hãng hàng không phụ trách chuyến bay này vẫn là hãng Hainan Airlines, được biết đến gần đây trong các phi vụ thử nghiệm phi đạo trên Đá Chữ Thập (quần đảo Trường Sa), bị Việt Nam và nhiều nước khác lên án. Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc đặt trụ sở chính quyền của “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chánh được Bắc Kinh thành lập cách nay 4 năm, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ Biển Đông. Theo đài truyền hình Trung Quốc, phi đạo trên đảo Phú Lâm vừa được nâng cấp, cho phép đón các loại máy bay cỡ lớn, chẳng hạn như Boeing 737 có thể chở đến 200 hành khách. Cho dù trước đây đã có một vài chuyến bay dân sự đến đảo này, nhưng Bắc Kinh hy vọng rằng với khả năng phi trường trên đảo Phú Lâm có thể tiếp nhận các phi cơ cỡ lớn, “một kỷ nguyên mới về hàng không thương mại sẽ được thúc đẩy”. Cho đến nay, Bắc Kinh chủ yếu sử dụng đường thủy để chở hàng hóa và người ra đảo Phú Lâm. Trung Quốc cũng đã tổ chức những chuyến du lịch đến vùng quần đảo Hoàng Sa, nhưng chỉ bằng tàu thủy. Với việc phát triển các tuyến hàng không, lượng người đến Hoàng Sa sẽ đông hơn, theo đúng ý đồ của Bắc Kinh là tìm cách áp đặt chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông bằng cách tổ chức các tuyến du lịch đến các vùng quần đảo mà Trung Quốc cho là của mình. Mô hình Hoàng Sa như vậy đang càng lúc càng được hoàn thiện, và giới phân tích không loại trừ việc Bắc Kinh mở rộng mô hình này qua vùng Trường Sa để đặt quốc tế trước sự đã rồi. Trọng Nghĩa (RFI)
  25. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói với truyền thông và báo giới dự Đại hội 12 rằng Đại hội đã làm việc và bầu bán nhân sự 'dân chủ đến thế là cùng'. Ý tưởng của tiến sĩ Nguyễn Quang A “Hãy ứng cử để biến quyền hão dần dần thành quyền thực và giúp ông Trọng chứng minh ‘dân chủ đến thế là cùng’” đã gợi cho người viết nảy ra vài ý sau đây. Trước hết, đây là ý tưởng dính dáng tới chế độ bầu cử ở Việt Nam nên xin bàn một chút về chuyện bầu bán ở Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi bàn tới việc bầu bán ở Đại hội 12 (ĐH12) này, có nhiều ý kiến phê phán quyết định 244 của BCHTW khoá 11 và cho đó là quyết định không dân chủ, được soạn thảo nhằm cố ý loại từ đầu các đối thủ của ‘phe ông Trọng’ (nếu có một phe như vậy). Tuy nhiên, nếu xém xét cặn kẽ quyết định này cũng như những nguyên tắc dân chủ ta lại thấy nó không hoàn toàn như vậy (dù có thể có thâm ý của người soạn thảo như tôi sẽ bàn sau.) Thứ nhất, ngay điều 1 của quyết định này có nêu rõ là: ”Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương. Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quy định…” Điều này có nghĩa quyết định này không hề chi phối việc bầu bán ở ĐH12 trừ khi đa số đai biểu đồng ý vận dụng nó vào việc bầu cử ở Đại hội. Thâm ý của 244 Thật ra, người soạn văn bản đã rất kín kẽ khi đưa ra điều này bởi vì theo Điều lệ của họ (luật lệ gốc ủa Đảng) thì Đại hội đại biểu toàn quốc mới là cơ quan quyền lực cao nhất còn BCHTW, đúng như tên gọi, chỉ là cơ quan chấp hành giữa 2 kì Đại hội nên không thể vượt quyền ra lệnh cho Đại hội (cấp mà mình thừa hành) phải làm gì. Thứ hai, dù điều 13 của quyết định này có quy định: ”Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị,” nhưng do điều 1, Đại hội vẫn có quyền không áp dụng quy định này. Đai hội 12 đã tái bầu ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư và 3 ủy viên Bộ chính trị được giới thiệu vào ba trong bốn ghế 'tứ trụ' đầy quyền lực của nhà nước và chính quyền. Ngay cả khi Đại hội đồng ý áp dụng thì điều này cũng không phải là vi phạm nguyên tắc dân chủ nói chung. Vì khi đó các cá nhân có liên quan dù đang là đại biểu của Đại hội, tức là đại diên cho các đảng viên ở đơn vi mình làm đại biểu, vẫn còn thành viên của BCHTW/BCT/BBT cũ nên vẫn phải chấp hành nghị quyết của các tổ chức đó và hơn nữa nghị quyết đó không trái với quyết định của ĐH (do ĐH đã chấp nhận áp dụng QĐ 244 như đã giả định). Lưu ý rằng ở đa số nền dân chủ, đối với những vấn đề đảng chính trị không có chủ trương hoặc những vấn đề mà trong đảng chưa có ý kiến thống nhất thì khi biểu quyết đảng viên có thể được tự do (conscience vote: bỏ phiếu theo nhận thức/lương tâm) còn nói chung vẫn phải theo chủ trương của tổ chức. Tức là vẫn theo các nguyên tắc như thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức… chứ không phải như một số người giải thích đây chỉ là những nguyên tắc riêng của kiểu dân chủ tập trung. Những thông tin có được cho tới bây giờ cho thấy rõ ràng việc bầu cử ở Đại hội 12 diễn ra theo đúng các quy định khác trong Quyết định 244, còn việc họ xử trí với điều 1 như thế nào thì chúng ta không được biết. Ngay cả những nhà bình luận bên ngoài hình như vẫn lướt qua điều 1 này nên tôi nghĩ rằng đa số các đại biểu ĐH (với tâm thế quen phục tùng cấp trên, quan tâm tới chức quyền hơn là các quy dịnh trong Điều lệ hay các văn bản pháp quy của ĐCS, không có dũng khí để thách thức ‘cấp trên’…) có lẽ cũng chẳng ai để ý tới điều 1 này và ĐH mặc nhiên áp dụng QĐ 244 cho việc bầu cử ở ĐH không qua bàn thảo. Đó có thể cũng là thâm ý của người soạn thảo quyết định (viết ra cho kín kẽ khi bị chất vấn nhưng thừa biết ít có người am hiểu và dám đòi áp dụng). Như vậy về mặt văn bản, có lẽ không có gì phàn nàn về tính dân chủ của QĐ 244. Bàn về 'tứ trụ' Bây giờ xin được bàn qua về việc bầu ‘tứ trụ’. Như phân tích trên việc bầu ‘trụ’ Tổng Bí thư thì chẳng có gì đáng phàn nàn, đó là chuyện riêng của ĐCSVN và họ cũng làm đúng theo quy trình ‘dân chủ’chọn ra được ông Nguyễn Phú Trọng làm TBT. TS Nguyễn Quang A kêu gọi người dân hãy ứng cử để biến ''quyền hão dần dần thành quyền thực' và giúp ông Nguyễn Phú Trọng chứng minh ‘dân chủ đến thế là cùng’. Dĩ nhiên, trên thực tế công dân ngoài đảng chúng ta cũng chẳng có vai trò gì trong việc giới thiệu này. Tuy nhiên, khác với ‘trụ TBT’, theo quy định hiện hành chúng ta có thể có một vai trò nào đó trong việc quyết định ai sẽ vào vị trí ‘3 trụ đó’ tuỳ theo nỗ lực của chúng ta trong việc vận dụng những quy định của hệ thống. Theo quy định của Hiến pháp 2013, ‘3 trụ’ này trước hết phải là thành viên của QH. Với kiểu cách bầu cử hiện nay, chắc chắc bộ ba đã nêu sẽ được giới thiệu ra ứng cử đại biểu QH, chắc chắc họ sẽ trở thành ứng cử viên và chắc chắn sẽ được đắc cử với tỉ lệ cao. Và cũng theo kiểu cách bầu ‘3 trụ’ hiện nay, dù có thể có người khác trong QH ra tranh cử các vị trí này với họ (xác suất rất thấp) nhưng phần chắc là đa số đại biểu QH sẽ là đảng viên CS, nên chắc chắn là họ sẽ bầu cho 3 vị này theo chủ trương của ĐH 12 (trừ khi họ coi thường kỉ luật đảng mà bầu theo lương tâm– chuyện này khó xảy ra) nên chắc chắc là cả ba sẽ vào vị trí đúng như ĐCS dự kiến. Rõ ràng cũng theo kiểu cách bầu cử hiện hành, chúng ta hoàn toàn có thể làm cho mình một vai trò nào đó trong việc quyết định ai sẽ nắm ‘3 trụ’ còn lại bằng cách biến những cái chắc chắc, cái hiếm xảy ra trong đoạn văn trên dần dần thành những cái bấp bênh, cái phổ biến… theo ý tưởng của TS Nguyễn Quang A. Thứ nhất, cố gắng để có những người ngoài đảng có uy tín như TS Nguyễn Quang A đứng ra tranh cử ở cùng đơn vị với họ, vận động dân chúng dồn phiếu cho mình và do đó cơ hội họ đắc cử sẽ giảm đi hoặc triệt tiêu. Thứ hai, vận động có thêm nhiều người ngoài đảng tranh cử ở các đơn vị khác và nếu họ đắc cử sẽ làm giảm tỉ lệ đảng viên CS trong QH và do đó tỉ lệ 3 người này (nếu họ vẫn đắc cử đại biểu QH) được bầu vào ‘3 trụ’ sẽ giảm xuống. Thứ ba, vận động các đại biểu QH đắc cử là đảng viên bỏ phiếu theo lương tâm và do đó tỉ lệ họ đắc cử vào ‘3 trụ’ sẽ giảm xuống (nếu họ vẫn đắc cử đại biểu QH). Dĩ nhiên, ở đây người viết không có ý tấn công vào cá nhân ba vị được ĐCSVN giới thiệu vào vị trí ‘3 trụ’ mà chủ yếu nhắm vào mục tiêu lớn hơn là tìm cách sớm đưa chế độ toàn trị hiện nay thành một chế độ dân chủ dựa trên những việc hoàn toàn có thể làm trong một cuộc tranh cử dân chủ bình đẳng (dù chúng ta đang bị đối xử bất công: họ được cả một hệ thống ủng hộ, thậm chí dùng cả tiền thuế do chúng ta đóng góp… trong khi chúng ta bị chèn ép với nhiều thủ tục nhiêu khê, tranh cử với sức lực của chính mình, chưa kể có thể bị cản trở trong tranh cử, gian lận trong kiểm phiếu…) trong khuôn khổ chế độ hiện tại. Không thể vỗ ngực Qua các việc này, dù chúng ta có thể chưa thành công (tình hình hiện tại có lẽ chưa cho phép) nhưng với kết quả chúng ta đạt được, dù còn khiêm tốn thì Đảng Cộng sản chắc chắc phải xem lại mình, không còn có thể mạnh dạn vỗ ngực xưng tên rằng ‘đã được nhân dân chọn lựa’... Tháng 5 tới đây, Việt Nam sẽ tổ chức kỳ bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trên toàn quốc với ông Nguyễn Sinh Hùng đã được cử làm Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Cũng qua các việc này nhân dân nói chung sẽ dần dần ý thức rõ hơn về quyền của mình và mạnh dạn hơn trong việc biến các quyền hão đó thành quyền thực, một tập dượt cần thiết trên con đường đi tới một nền dân chủ thật sự. Dĩ nhiên, nếu vận động khéo léo và biết tập trung vào đối tượng yếu nhất, theo tôi khả năng chúng ta có thể loại được đối tượng đó khỏi vị trí đại biểu QH (tức bị thất cử và do đó không còn cơ hội trở thành ứng viên ‘3 trụ’) không phải là không có. Nếu được như thế thì quả đó là một thắng lợi to lớn cho nền dân chủ và Đảng Cộng sản buộc phải thay đổi và do đó con đường đi tới dân chủ có thể được rút ngắn hơn. Dĩ nhiên để đạt điều này phải tốn rất nhiều công sức, trí tuệ và thậm chí có thể phải chịu đàn áp, bắt bớ... dù chúng ta vẫn tuân thủ trong khuôn khổ của chế độ, không thể lạc quan một cách đơn giản. Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên quyền Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông chuyên Bến Tre, hiện đang sinh sống ở Australia. Phan Văn Song Gửi cho BBC từ Australia (BBC)

×
×
  • Create New...