Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39341
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Sau nhiều năm dài nắm giữ vị trí độc quyền lãnh đạo, đảng cộng sản VN, như tất cả những ai có hiểu biết đều nhận thức được, đã gây ra vô số sai lầm, tai hại nghiêm trọng cho đất nước, dân tộc; không những thế, đảng cộng sản đã thực sự trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và đẩy đất nước ngày càng lún sâu vào mối quan hệ lệ thuộc, đầy nguy hiểm với Trung Cộng. Nhưng chỉ có hai điều mà đảng cộng sản đã làm được thành công. Một, khi chưa nắm được quyền lực thì phải giành, phải cướp quyền lực đến cùng, bằng bạo lực, bằng chiến tranh, bất chấp cái giá phải trả. Hai, khi đã giành được quyền lực, thì giữ đến cùng, bằng mọi giá. Quyền lợi của đảng là trên hết, quyền lợi của đất nước, của dân tộc chả là cái gì. Lịch sử đảng cộng sản VN từ lúc ra đời cho đến bây giờ, là minh chứng sống động cho sự thật này. Đối với nhân dân, đảng cộng sản giữ quyền lực bằng bạo lực-đàn áp, tiêu diệt mọi hành vi phản kháng ngay từ trong trứng nước, kết hợp với chính sách ngu dân triệt để-một nền giáo dục ngu dân, nặng tính tuyên truyền nhồi sọ, một hệ thống truyền thông cũng chỉ để phục vụ cho đảng, là công cụ của đảng; bên cạnh đó, nhà cầm quyền mặc kệ, thậm chí dung túng mọi xu hướng lệch lạc trong xã hội và trong tư duy, nếp sống của người dân như chạy theo vât chất, chạy theo những giá trị ảo, ích kỷ, không biết nghĩ tới cái chung…Tệ hại cỡ nào cũng được, miễn là đừng quan tâm đến chính trị… Hệ quả là sau nhiều năm dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản, người dân hoặc trở nên thờ ơ, vô cảm với chuyện chính trị, với vận mệnh đất nước, chỉ quan tâm đến đời sống của mình và gia đình; hoặc sợ hãi, khiếp nhược và chấp nhận tình trạng độc tài độc đảng, chấp nhận thực trạng của đất nước như là “cái nước mình nó thế”. Chính vì vậy, niềm hy vọng vào sự nổi dậy bừng bừng khí thế của người dân hay một cuộc cách mạng nào đó thực sự là rất khó. Đảng cộng sản đã khống chế được người dân. Bằng sự sợ hãi. Bằng sự tuyệt vọng đến trở thành thờ ơ. Nhưng đối với một đảng cầm quyền trong một thể chế độc tài, những nguy cơ đe dọa cho sự tồn vong không chỉ đến từ phía người dân mà nhiều khi từ trong lòng bộ máy của đảng, từ những con người do bộ máy ấy tạo ra. Và với điều này, đảng cộng sản cũng có cách để kiểm soát, khống chế. Không còn như cái thuở mê muội ban đầu, khi đảng cộng sản lôi kéo mọi người đến với đảng, đi theo đảng bằng lý tưởng, lý thuyết, bằng những từ ngữ đao to búa lớn, những hình ảnh, lời hứa hẹn, giấc mơ về một tương lai đất nước muôn vạn lần hơn, một “thiên đường xã hội chủ nghĩa” tươi đẹp, dân chủ gấp nghìn lần các nước tư bản v.v… Bây giờ họ khống chế, ràng buộc với nhau bằng quyền lợi và quyền lực. Từ những cấp nhỏ nhất mà quyền lợi được cụ thể hóa một cách thô thiển là cái “sổ hưu” trở đi. Bảo vệ đảng, bảo vệ tổ quốc XHCN là để bảo vệ cái sổ hưu như lời ông Đại tá, Phó Giáo Sư, Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội trong tháng 12.2012 rằng: “Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN…” (đường link bài nói chuyện của ông Trần Đăng Thanh trên trang Anh Ba sàm: https://anhbasam.wordpress.com/2012/12/19/1481-dai-ta-tran-dang-thanh-gi...) Càng leo cao thì quyền lợi càng nhiều, quyền lực càng lớn, càng khó mà dứt bỏ. Dù có bất đồng, đấu đá gay gắt đến đâu, kể cả chơi nhau sát ván, cuối cùng họ cũng sẽ tìm được cách thu xếp, thỏa thuận với nhau để giữ được sự ổn định bề mặt. Còn nếu không thu xếp được thì sẽ có những cái chết bất ngờ với một lý do trên trời rơi xuống nào đó như đột quỵ, ung thư…Từ xưa tới giờ là thế. Chỉ xin đơn cử một ví dụ gần đây nhất. Trong cuộc đấu đá tranh giành ghế giữa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua đại hội đảng cộng sản lần thứ XII vừa rồi, trước và trong đại hội đảng, nhiều người cứ hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ lên chức Tổng Bí thư, sau đó sẽ giải tán đảng cộng sản và thành lập một chế độ theo kiểu của Nga bây giờ, bởi vốn là người hám danh hám lợi, ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ rất khao khát trở thành một kiểu “Putin của VN”. Lần đầu tiên tình hình đấu đá quyết liệt một mất một còn trong nội bộ đảng bị lộ hết ra bên ngoài từ đầu đến cuối, thêm vào đó sự xuất hiện của xe tăng, quân đội…với lý do “bảo vệ đại hội đảng” cứ như là sắp có “biến” xảy ra đến nơi. Rồi đến khi ông Dũng bị ngã ngựa, nhiều người vẫn cố tin rằng ông Dũng sẽ không đầu hàng, sẽ làm một cái gì đó, kể cả đảo chính. Nhưng chẳng có bất cứ chuyện gì như vậy xảy ra cả. Và chừng nào mà cái đảng cộng sản này còn nắm quyền, thì chuyện dùng bạo lực lật đổ nhau hay đảo chính gì đó là rất khó xảy ra. Bởi vì một khi đã leo cao đến những vị trí như vậy thì “hồ sơ cá nhân, quá trình công tác” của tay nào cũng đầy những tì vết rất dễ bị các đồng chí của mình khui ra và khống chế; thứ hai, sau nhiều năm ngồi những chỗ ngon lành trên đầu trên cổ nhân dân, tay nào cũng có quá nhiều thứ để mất, khi buộc phải chọn lựa, họ chắc chắn sẽ chọn sự đầu hàng hoặc rút lui để bảo toàn tính mạng, tài sản, và cả tương lai của con cái. Đó là chưa nói đến thực tế không có ai trong số họ có đủ bản lĩnh, tầm vóc, uy tín chính trị và cả thế lực để làm được những việc như vậy. Cho nên, đừng có hy vọng họ sẽ làm “kách mạng”, họ sẽ dàn xếp xong xuôi với nhau cả thôi, thậm chí nhiều khi kẻ phải rút lui còn mừng vì được hạ cánh an toàn, mặc cho kẻ khác ngồi vào chỗ của mình phải “đổ vỏ” nữa là khác. Nghĩa là đảng cộng sản đã khống chế được cả hai nguy cơ gây sụp đổ từ phía nhân dân và từ trong nội bộ đảng. Có lẽ đó là lý do vì sao mà cho đến nay, đảng cộng sản vẫn tiếp tục nắm quyền. Mà không chỉ riêng VN, các đảng cộng sản trên thế giới nói chung thường có thời gian “cai trị” lâu, nguyên nhân chính yếu nhất như đã nói, mọi việc đảng cộng sản làm luôn luôn chỉ vì quyền lợi và sự sự tồn vong của chính nó. Nhưng, lịch sử thế giới từ xưa đến nay cũng cho thấy rằng mọi chế độ độc tài dù sắt máu đến đâu, dù mưu mô đến đâu, cũng không thể tồn tại mãi. Với hoàn cảnh đất nước và tính cách của con người VN hiện tại, sự thay đổi tốt nhất và cũng thực tế nhất, có lẽ không phải bằng con đường bạo lực, dù bạo lực do nhân dân nổi dậy hay do những người trong đảng tranh giành quyền lực với nhau, thanh trừng nhau. Mà là sự thay đổi bằng con đường bất bạo động, kết hợp từ cả hai phía-sự thức tỉnh của nhà cầm quyền (do nhiều lý do) và sức ép từ phía nhân dân, trong đó sức ép từ nhân dân phải là động lực chính. Song Chi (RFA Blog)
  2. Vào ngày 30 tháng Giêng, Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện chuyến công tác “tự do hải hành” thứ nhì tại Biển Đông trong vòng 4 tháng. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc gọi công tác này “cố tình khiêu khích … vô trách nhiệm và cực kỳ nguy hiểm” nhưng khó làm Hoa Kỳ sờn lòng. Sẽ có thêm nhiều công tác như thế vì Hoa Kỳ cho rằng họ đang bảo vệ “trật tự của luật pháp quốc tế” để chống lại những nỗ lực của Trung Quốc và các quốc gia khác sửa lại luật biển. Các công tác này có thể sẽ lấn thêm vào các lãnh vực mà Trung Quốc cho là nhạy cảm và gia tăng nguy cơ đụng độ.“Qua lại không gây hại”Theo tuyên bố từ Văn phòng của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, việc đi qua của chiến hạm USS Curtis Wilbur là “một qua lại không gây hại trong phạm vi 12 hải lý của đảo Triton”, trong phạm vi lãnh hải của các đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước đây và hiện bị Trung Quốc chiếm đóng nhưng Hoa Kỳ nói thẳng là không can thiệp vào việc tranh chấp này. Thay vào đó họ cho là đang duy trì các nguyên tắc chung của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đặt ra, mà trong đó cho phép các tàu bè quyền qua lại không gây hại xuyên qua lãnh hải của một quốc gia khác. Điều 19 của UNCLOS mô tả việc qua lại mà không gây hại, “khi nó không gây thiệt hại cho hòa bình, trật tự hoặc an ninh của quốc gia ven biển”. Điều 17 không phân biệt tàu quân sự hay dân sự nhưng nhiều quốc gia, kể cả Trung Quốc, cho rằng điều này không áp dụng cho tàu quân sự. Đảo TritonBộ Luật Lãnh Hải 1992 của Trung Quốc tuyên bố rằng chiến hạm nước ngoài cần sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc trước khi tiến vào lãnh hải Trung Quốc (Điều 6). Không riêng gì Trung Quốc trong việc này. Ít nhất 10 quốc gia khác, kể cả Ba Tây, Ấn Độ, Mã Lai và Việt Nam, có luật quốc gia yêu cầu chiến hạm nước ngoài hoặc thông báo với giới chức địa phương hoặc có sự chấp thuận trước khi qua lại lãnh hải (từ bờ biển ra tới 12 hải lý) hoặc qua lại trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế (từ bờ ra tới 200 hải lý).Hoa Kỳ – và hầu hết các quốc gia với hải quân hoạt động trên biển cả – lờ hẵn đi các luật lệ này. Kể từ năm 1979 Hoa Kỳ đã thực hiện chương trình Tự Do Hải Hành để chủ tâm thách thức và ngăn chận điều này trở thành một nguyên tắc được pháp luật quốc tế chấp nhận. Phản ứng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đối với chuyến công tác của tàu USS Curtis Wilbur là kêu gọi Hoa Kỳ hãy công nhận luật hàng hải Trung Quốc – một quan điểm mà Hoa Kỳ đã bác bỏ xem không phù hợp với UNCLOS.Tuy thế Hoa Kỳ có vấn đề chính trị khi hành xử dựa vào UNCLOS. Thượng viện Hoa Kỳ đã không thông qua luật này. Vào tháng Tám năm 2014, 34 thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa tuyên bố là họ chống việc phê chuẩn vì UNCLOS có lập ra “Cơ quan Thẩm Quyền về Đáy Biển Quốc Tế” để điều tiết các hoạt động kinh tế dưới lòng biển và bởi vì UNCLOS không cho phép rõ ràng các quốc gia thu thập tình báo trên biển. Tất cả các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ cho rằng những chống đối này là không xác đáng nhưng vẫn không thuyết phục được các thượng nghị sĩ. Hải Quân Hoa Kỳ bảo rằng họ tuân thủ theo các điều khoản của UNCLOS dù thế nào đi nữa, vì chúng đã trở thành luật pháp quốc tế thông thường, nhưng về mặt tinh thần thì nếu các thượng nghị sĩ bỏ phiếu chấp thuận thì sẽ mạnh mẻ hơn.“Đường cơ sở thẳng”Vào tháng Mười Một năm 2015, Pentagon cho biết là dự định tiến hành ít nhất hai công tác tự do hải hành tại Biển Đông mỗi bốn tháng. Vào tháng Giêng 2016, tư lệnh vùng Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris cho biết là các công tác này sẽ “gia tăng về mặt phức tạp và tầm vóc và các lãnh vực thách đố”. Hải Quân Hoa Kỳ có lẽ sẽ thách thức Trung Quốc về nhiều vấn đề nhạy cảm. Một trong số đó là câu hỏi về “đường cơ sở thẳng”.Vào ngày 15 tháng Năm 1996, chính quyền Trung Quốc tuyên bố điều gọi là “đường cơ sở thẳng” dọc theo bờ biển và chung quanh quần đảo Hoàng Sa. Theo quan điểm của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác – những đường này không phù hợp với UNCLOS. Công ước định rằng đường cơ sở thẳng không thể vạch ra quanh các nhóm đảo xa xôi và Hoàng Sa cách bờ đến 260 km (130 hải lý). Chiến hạm USS Curtis Wilbur.Trong tương lai một chuyến công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ sẽ thách thức tuyên bố đường cơ sơ thẳng như thế nào? Một cách có thể làm là tàu chiến đi qua phạm vi 12 hải lý của một đảo Hoàng Sa theo lối “qua lại không gây hại” nhưng rồi trong một vùng khác ở ngoài 12 hải lý nhưng bên trong phạm vi của đường cơ sở thẳng – thực hiện một số động thái quân sự như thao dượt, mở rađa nhắm bắn hoặc gửi trực thăng lên. Trong khi Hoa Kỳ hoàn toàn có quyền làm những việc này theo diễn giải chung chung của UNCLOS, chắc chắn là quân đội Trung Quốc sẽ thấy những hành động đó có tính cách khiêu khích và có thể tìm cách ngăn cản công tác tự do hải hành bằng các lực lượng quân sự hay bán quân sự (như đội dân vệ hàng hải).Cần lưu ý là lập trường của Trung Quốc về “qua lại không gây hại” cũng không rõ ràng. Vào tháng Chín năm 2015, năm chiến hạm Trung Quốc đi ngang qua phạm vi 12 hải lý của các đảo Aleutian của Hoa Kỳ mà không xin phép trước. Nhưng quanh bờ biển của họ thì vẫn tiếp tục khước từ quyền hạn này cho các tàu chiến của các quốc gia khác.Thế trận hiện nay Đô Đốc John Richardson và Đô Đốc Wu ShengliHiện thời thì quan hệ giữa hai hải quân có vẻ tốt. Một vài ngày trước chuyến công tác tự do hải hành, tư lệnh của hai hải quân, Đô Đốc John Richardson và Đô Đốc Wu Shengli, có buổi hội thảo video hai tiếng đồng hồ để thảo luận tình hình Biển Đông. Chuyến tuần tra của tàu USS Curtis Wilbur diễn ra không có sự cố gì. Tuy nhiên, các công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục và Trung Quốc sẽ tiếp tục xem đó là động thái khiêu khích. Hoa Kỳ sẽ cho là họ hành xử theo đúng luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc sẽ cho là Hoa Kỳ vi phạm luật lệ quốc gia họ. Thông tin liên lạc giữa đôi bên sẽ phải rõ ràng và hữu hiệu để tránh xác suất đụng độ.Hoàng Thuyên lược dịchTheo Chatham House (CTM)
  3. Tôi thấy có một cách suy nghĩ tương đối mâu thuẩn của Người Việt, ngay cả những người đấu tranh DC. Họ muốn lật đổ ĐCSVN nhưng họ lại muốn đảng này tốt hơn? Cả nước gần như có một ý nghĩ giống nhau, đảng phải có người giỏi, người tài đức để đưa đất nước này tiến lên. Một mặt họ muốn lật đổ đảng nhưng mặt khác họ lại nghĩ rằng nếu có người lãnh đạo giỏi ngang tầm khu vực, đảng sẽ mạnh lên, thay đổi, đem lại ấm no hạnh phúc cho dân tộc. Họ quên rằng mục tiêu của đảng độc tài và ước mơ của người dân khác nhau. Đảng luôn luôn xác định kiên trì chủ nghĩa Max Lenin, tiến lên CNXH, sự tồn vong của chế độ là sự tồn vong của đảng, đảng là chế độ, quyền lực là thống nhất, đảng lãnh đạo tuyệt đối, đảng phải kiểm soát toàn bộ cuộc sống của người dân. Đảng sẽ cho người dân tất cả mọi quyền, miễn sao đừng đụng đến đảng, trong khi quyền người dân mong mõi quyền làm chủ, chỉ nói quyền làm chủ cá nhân thôi mà cũng chưa đạt được đừng nói chi đến quyền làm chủ đất nước. Bởi vì quyền làm chủ cá nhân như quyền tự do quan điểm, tự do ngôn luận vẫn đụng đến đảng, cho nên theo cách nghĩ của đảng như vậy, đảng và nhân dân luôn mâu thuẩn lẫn nhau. Tự do của người dân khác tự do của đảng, dân chủ của người dân khác dân chủ của đảng. Người dân có vẻ lầm tưởng giữa 2 vấn đề: Đảng tốt hơn xã hội sẽ tốt hơn, nhân sự đảng giỏi hơn, xã hội sẽ phát triển. Đó là một sai lầm của người Việt. 1- Đảng tốt hơn là tốt cho ai? Họ không bao giờ xác định rằng đảng tốt hơn là tốt cho ai, tốt cho đảng hay tốt cho đất nước, họ vẫn còn nhập nhằng giữa đảng và đất nước, đảng tốt lên thì đất nước tốt lên. Vì vậy, vô tình trong ý thức hệ họ vẫn chấp nhận đảng lãnh đạo, hoặc quên mất đảng là ai, chỉ cần xã hội có dân chủ là xong. Mà chuyện này làm sao xảy ra? Cái ý nghĩ đảng lảnh đạo nó vẫn mặc định nằm sâu đâu đó trong tiềm thức của họ, giống như nhà vua, họ vẫn muốn xã hội tốt lên nhưng từ đảng ban ra, từ vua chiếu chỉ, từ sự thay đổi của đảng chứ không phải từ người dân kiến tạo nên. Vấn đề này có lẽ xuất phát từ nguồn gốc lịch sử, chúng ta chưa thoát khỏi nhận thức của chế độ phong kiến, người dân vẫn dưới ông vua, nhà vua quyết định tất cả, xã hội tốt đẹp hay không, phụ thuộc vào triều đình. Nhưng trong chế độ phong kiến triều đình và thần dân có cùng chung nhau một mục đích, "thanh bình quốc thái dân an", mục đích của vua là dân, là lo cho dân, dân tin vua cùng nhau xây dựng đất nước. Trong khi đó, chế độ độc tài, chính quyền là nhóm lợi ích, thu vén cá nhân, đục khoét tài nguyên đất nước, đứng trên luật pháp, đàn áp người dân, mị dân bằng những khẩu hiệu lừa bịp và đẩy người dân đứng ngoài rìa xã hội, độc quyền sở hữu đất nước. Trong chế đô độc tài, phát triển đất nước chỉ là hình thức, mục đích bản chất bên trong là thỏa mãn một ý thức hệ nào đó của riêng họ mà không cùng với ý nguyện của người dân như chủ nghĩa Phát xít. Hoặc hô hào một mô hình xã hội riêng nào đó mà đem người dân làm những con cừu tế lễ thí nghiệm như xã hội TQ. Trong chế độ độc tài người dân chỉ là nô lệ. Đảng CSVN cũng vậy, mục đích của đảng là muôn đời cai trị, dù đất nước thụt lùi lạc hậu đảng vẫn cai trị, đảng kèm hãm sự phát triển, trong khi mục đích của người dân là tự do và phát triển. Đảng ngược với dân, đảng vì lợi ích của đảng, đảng thay đổi nhân sự, hội nghị, đại hội, bầu bán chỉ vì sự tồn vong của đảng, còn chuyện đất nước là một phạm trù khác. Cho nên dù đảng có tốt hơn hay tệ hơn, đất nước vẫn không phát triển, hoặc có phát triển, nhưng người dân sẽ không bao giờ có tự do dân chủ đúng nghĩa. 2- Có thể đất nước phát triển nhưng có dân chủ hay không? Họ phê bình cái đảng này tồi tệ, quái thai, khốn nạn, họ muốn phải thay đổi ông này mới lãnh đạo được đất nước, thay đổi ông kia kinh tế mới phát triển, điều này chỉ đúng trong xã hội phong kiến, không đúng trong chế độ độc tài. Có thể phát triển một giai đoạn nhưng người dân có hạnh phúc hay không? Chính cái quyền lực độc tài kèm hãm phát triển kinh tế đồng thời tiêu diệt luôn quyền tự do của dân tộc. Như vậy, dù thay ai đi nữa cái đảng đó vẫn còn, bản chất của nó không thay đổi. Vô tình chúng ta ủng hộ cho nó tồn tại thêm, mạnh thêm, chứ đâu phải lật đổ CS hay tốt thêm cho xã hội. Nhìn bên cạnh theo như ước muốn của dân Việt, xã hội TQ, thành phần lãnh đạo rất bài bản, có trình độ, bằng cấp, nhìn xa trông rộng, nhưng mục đích của họ là gì? Vẫn là chủ nghĩa dân tộc đại Hán, sẵn sàng hy sinh quyền tự do cá nhân để phát triển kinh tế, đất đai vẫn sở hữu toàn dân, xây dựng nền dân chủ phương đông theo giá tri Châu Á chống lại phương Tây, phủ nhận quyền tự do báo chí trong khi nó là lực lượng thứ tư kiểm soát xã hội ngoài tam quyền phân lập, xã hội đầy tham nhũng. Tất cả những xã hội kiểu này đều là mị dân, phục vụ cho một mục đích nhóm lợi ích cầm quyền, độc tôn quyền lực, chống lại những quy luật tự nhiên của xã hội, muốn áp đặt quy luật đảng vào xã hội, họ muốn áp đặt chủ nghĩa dân tộc cực đoan để bảo vệ chính quyền và lừa dối người dân, trong khi người dân chỉ muốn an cư lạc nghiệp, ấm no hạnh phúc, tự do tư tưởng. Phát triển kinh tế để làm gì khi người dân không được hưởng lợi từ nó, khi quyền công dân bị chà đạp, đi ngoài những quy luật tự nhiên, tự ngụy biện kiểu phát triển riêng nhưng thực chất đó là chủ nghĩa toàn trị trá hình, lạm dụng quyền lực để bóp méo dân chủ của người dân, quy định một kiểu dân chủ theo kiểu của đảng. Bất cứ một chế độ nào phủ nhận quyền tự do ngôn luận đều là chế độ độc tài. CS là vua tập thể, khác với độc tài cá nhân. Tất cả đảng viên khi chọn con đường vào đảng đều luồn lách vì quyền lợi cá nhân của mình, đều là những thành phần lưu manh thỏa hiệp với cái xấu dù trình độ học vấn của họ có đến đâu. Dù anh có tốt mấy khi vào đảng dù yêu nước hay cơ hội, hết Trung tâm bồi dưỡng chính trị mà quận nào cũng có, đến Trường đảng mà tỉnh nào cũng có, đến Trường đảng Nguyễn Ái Quốc, đến Viện Triết học Max Lê nin,…đến mức này đều là những con người "máy đảng" như nhau. Chịu đựng được mức độ nhồi sọ cở này, họ hoàn toàn là nhũng con người lý luận mù quán, suy nghĩ một chiều, chủ nghĩa Max Lê là ưu việt, đấu tranh giai cấp là nhiệm vụ, vơ vét là bản năng. Vì là thành phần lưu manh cơ hội nên quyền lợi cá nhân, quyền lợi phe cánh, quyền lợi đảng, còn đảng còn mình là tuyệt đối. Quyền lợi đó chia đều rộng khắp trải dài từ BCT xuống chủ tịch phường , dân phòng, cho nên họ ra sức bảo vệ, sống chết với nó. Cũng có thể có những người CS yêu nước, hoặc giữa đường thay đổi nhận thức, nhưng trong một guồng máy cấu kết đan xen lẫn nhau, quyền lợi chia đều họ khó vùng dậy và trước sau gì cũng bị phe cánh kia nghiền nát, như Trần Xuân Bách (1990), Tướng Trần Độ (1999), Giáo sư Triết Hoàng Minh Chính (1967)…… Chắc chắn không phải 3 triệu đảng viên kia là CS gian xảo hết nhưng đã leo lên đến BCHTU chắc chắn khg ai tốt đẹp cả, hoặc vào đến BCT đó là thành phần CS chuyên nghiệp, lưu manh, xảo trá, giả dối, tuyệt đối tuân theo luật chơi của đảng và tìm cách vơ vét cho lòng tham của mình. Họ chỉ tốt sau khi đã về hưu. Lịch sử đã chứng minh, một chế độ độc tài sẽ không bao giờ thay đổi nếu không có lực tác động từ quốc tế cùng người dân. Áp lực chọn lựa giữa tồn tại và mất hết buộc họ phải thay đổi. Gorbachov kêu gọi cải tổ 1991 khi Cách Mạng Đông Âu đã thành dây chuyền rộng khắp bắt đầu từ Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc, sụp đổ bức tường Berlin 1989-1990. Thein Sein chấp nhận bầu cử tự do, trả quyền lực về cho nhân dân khi cuộc đấu tranh của quần chúng và đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã lên quá cao độ, 5000 tù nhân chính trị bị bắt, bên cạnh nền kinh tế kiệt quệ và lệnh cấm vận của các nước Tây phương. Không có áp lực độc tài không thay đổi, độc tài dù có tốt đến mấy nó cũng không tự chuyển thành dân chủ. Muốn có dân chủ phải lật đổ độc tài, lật đổ toàn bộ hệ thống cấu trúc chính trị của nó, đó là cách duy nhất, đừng tin vào những thay đổi mị dân của đảng. 3- Đảng không phải nhà vua? Nhà vua có thể nói:" Trẩm tha chết cho khanh", điếu này là sự thật, nhưng Nguyễn Phú Trọng lên TV nói đất nước sẽ có dân chủ, điều này là mị dân. Bởi vì ông Trọng không phải nhà vua mà là đảng trưởng của đảng độc tài. Khác nhau??? Hai mục đích khác nhau. Người dân tin vua vì vua là thiên tử không làm điều sai trái, nhưng không tin vào độc tài, độc tài là lừa dối, là quyền lợi. Đất nước phải có luật pháp công minh, chỉ khi nào có chỉ thị, nghị quyết, nghị định, luật lệ ban hành rõ ràng không vi hiến, báo chí được quyền tự do, công nhân có quyền lập hội, đất đai thuộc quyền sở hữu tư nhân… khi đó mới gọi là đảng có nhã ý thay đổi. Hãy xem lại đất nước ta, từ trước đến giờ có cái nghị định nào tôn trọng quyền lợi của người dân chưa, hay chỉ là những ngôn ngữ mờ mịt dồn dân vào chân tường trong khi hiến pháp đầy thơm tho. Nghĩa là lâu nay chúng ta sống trong lừa bịp hoàn toàn mà vẫn tin ở đảng sẽ làm điều tốt đẹp. Chính điều ngộ nhận này, người dân vẫn mơ ngủ tưởng rằng đảng sẽ thay đổi, đảng có uy tín, tin ngay vào những câu phát biểu phù phím mị dân, hoặc thay đổi vài nhân sự mà quên rằng nó vẫn là chế độ độc tài, cho dù nó mạnh lên hay yếu xuống, nó vẫn còn tệ hơn vua. May mắn núp bóng trong ý thức hệ này đảng đã lừa bịp dân chúng lâu nay. Đây chính là lúc chúng ta cần phải sáng suốt nhìn nhận lại vấn đề này để đưa ra những phương án đấu tranh đúng đắn thích hợp hơn, đập tan luận điệu tuyên truyền của đảng. Đảng vừa đấm vừa xoa, vừa bóp vừa thả, tung hỏa mù, gieo rắt sợ hải, triệt để chuyên chính vô sản. Người dân vừa muốn lật đổ đảng, vừa muốn đảng thay đổi, vừa muốn đảng mạnh lên, vừa muốn xã hội phát triển, cho nên mờ mịt không nhận ra đúng bản chất của đảng, để đảng lừa bịp dẫn đi hết chặng này đến chặn khác. Sài Gòn 6/2/2016 Trần Duy Sơn (Dân Luận)
  4. Vừa qua, nhân sự kiện GS Nguyễn Đình Cống từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, phóng viên hãng tin Bloomberg Mai Ngọc Châu đã phỏng vấn Giáo sư Chu Hảo về phong trào thoái đảng và về Đại hội XII của đảng CSVN vừa diên ra hồi cuối tháng 1 - 2016. Mai Ngọc Châu: Thưa GS Chu Hảo, ông suy nghĩ gì về quyết định này của giáo sư Cống, ông cho rằng do ông bất mãn với kết quả của Đại hội 12? Đây có phải là trường hợp cá biệt?GS Chu Hảo: Tôi cảm phục và đồng tình tuyên bố từ bỏ đảng CSVN của GS Nguyễn Đình Cống. Cũng như nhiều nhân sĩ trí thức khác, GS không chỉ tỏ thái độ bất mãn đối với kết quả bầu chọn nhân sự của ĐH 12 . Điều quan trọng hơn là ĐH 12 khẳng định lại một lần nữa rằng đảng CSVN kiên trì đường lối xây dựng CNXH theo mô hình Xô viết cũ được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác- Lênin; kiên trì chế độ độc tài toàn trị; và không tỏ rõ đối sách kiên quyết và đúng đắn trước nguy cơ thôn tính nước ta của Trung Quốc.Mai Ngọc Châu: Theo Giáo sư việc làm của giáo sư Cống có tạo nên làn sóng từ bỏ Đảng Cộng sản trong thời gian tới? Ông có biết đảng viên nào cũng có ý định giống như giáo sư Cống?GS Chu Hảo: Trong tình hình hiện nay tôi biết có nhiều nhân sĩ - trí thức là đảng viên đảng CSVN có cùng quan điểm với GS Nguyễn Đình Cống. Hiện đảng CSVN có hơn 4 triệu đảng viên, vì vậy phải có hàng trăm ngàn người cùng ly khai mới tạo thành 'làn sóng". Ngay bây giờ thì khó, nhưng mọi việc đều có thể xẩy ra...Mai Ngọc Châu: Ông có hài lòng với kết quả của Đại hội 12? Ông có suy nghĩ về việc từ bỏ Đảng Cộng sản để tạo sức ép thay đổi cho dàn lãnh đạo mới nhậm chức?GS Chu Hảo: Tôi không quá ngạc nhiên, nhưng thất vọng với kết quả của ĐH12 như được tóm tắt ở trên. Nó đánh dấu một sự trì trệ về mặt nhận thức thời cuộc và một bước thụt lùi về dân chủ trong công tác nhân sự của đảng CSVN; nó cũng cho thấy lãnh đạo đất nước lại để tuột mất một cơ hội nữa, càng làm tăng thêm mối nghi ngại của cộng đồng quốc tế rằng hình như Việt Nam thuộc loại nước " không chịu phát triển ".Trước tình hình đó, tôi cũng như một số anh em khác cùng chí hướng cho rằng cần phải có ứng xử đúng đắn và thích hợp, không phải chỉ để tỏ thái độ bất mãn, cũng không quá hy vọng vào hiệu ứng gây sức ép cho ai, mà chủ yếu là làm đúng với lương tâm và trách nhiệm của mình nhằm góp phần vào quá trình chuyễn từ thể chế toàn trị sang thể chế dân chủ một cách phi bạo lực. Chẳng hạn trước mắt là góp sức vào phong trào vận động toàn dân thực hành quyền dân chủ đã được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành trong kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội sáp tới.Mai Ngoc Châu: Xin cảm ơn Giáo sư! (Tễu Blog)
  5. Thanh Trúc, phóng viên RFA 2016-02-06 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Ảnh chụp tại Hà Nội hôm 28 Tết (5/2/2016). AFP Tết đang về, chỉ vài ngày nữa Dê lui gót nhường đường cho Khỉ tới, ngày đầu của Bính Thân rơi vào 8 tây tháng Hai 2016 Dương Lịch. Như lệ thường, Thanh Trúc mời quí vị theo dõi tản mạn câu chuyện những người mang tuổi thân, con vật tinh khôn được cho là gần gũi với hình dáng con người nhất. Bắt chước những cái tốt của người ta để mình tiến thân Theo ông Nguyễn Cung Thông từ Melbourne, Australia, nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học liên quan đến tên gọi 12 con vật thân thiết với nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam, Thân được đọc là Shen thế nhưng âm Shen này không dính líu gì đến tiếng Hoa cả: Nhưng nếu chữ Thân kết hợp với một chữ nữa là chữ Khôn (viết bằng bộ Thổ cùng với chữ Thân) thì âm Khôn khôn này là một trong những âm cổ của chữ Thân. Đối với người Việt chúng ta thì Khôn này lại liên hợp với Khỏn, mà Khỏn chính là con khỉ trong tiếng Việt Mình hồi xưa. Tự điển của cụ Huỳnh Tịnh Của trong Đại Năm Tự Vị năm 1895 có nói Khỏn là con khỉ. Chính sự liên kết này chứng tỏ những âm Thân, Khôn, Khỏn chỉ đích danh con khỉ trong tiếng Việt của mình mà người Trung Quốc không bao giờ mường tượng được. Từ góc cạnh tôi nghiên cứu cách tính năm của Á Châu thời xưa thì 12 con Giáp với Thập Nhị Chi với Thập Can ( Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí và Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) thì nói tóm tắt những năm mình phát âm ra như Mão(Mẹo, Mèo) Sửu( Trưu) Thân (Khôn, Khỏn, Khỉ) Hợi(heo), Ngọ (Ngựa) vân vân... là sự đóng góp của tổ tiên người Việt mình vào trong văn hóa Á Đông mà hồi đó tới giờ, bao nhiêu ngàn năm mình lầm tưởng và ngộ nhận là của người Trung Quốc. Ai cũng nghĩ và ai cũng gọi Chinese Zodiac chứ có ai gọi là Vietnamese Zodiac đâu. Tôi nghĩ tổ tiên cha ông chúng ta xưa kia rất gần gũi với 12 con vật này, phản ánh một nền văn hóa nông nghiệp truyền thống. Đôi điều bày tỏ cùng quí vị. Nói vể năm Khỉ thì dân gian Việt Nam có câu “Người ta tuổi Ngọ tuổi Mùi, Em đây luống những ngâm ngùi tuổi Thân” “Tuổi” ở đây là “tủi hổ” chứ không phải tuổi tác, “Thân“ở đây là “thân phận” chứ không phải Thân là năm, thành ra nó đã biến hóa và nó mang một nghĩa khác. Có nhiều người nghĩ sinh năm Thân không gặp những điều may mắn vì câu ”Em đây luống những ngâm ngủi tủi thân“ hay “Còn tôi cứ mãi ngậm ngủi tủi thân” . Tôi nghĩ điều này sai lầm vì tui hổ chẳng dính gì đến tuổi tác. Chính vì thế, vẫn lời ông Nguyễn Cung Thông, nghĩ về số mạng là phải hướng đến suy nghĩ tích cực nhất: Vì còn khỉ thích bắt chước lắm thành ra tôi nghĩ năm Thân là cơ hội cho mình phát triển mình bắt chước những cái tốt của người ta để mình tiến thân. Đối với chiêm tinh gia Phước Lộc, hiện ngụ tại Orange County, California, năm Bính Thân là một năm còn nhiều chộn rộn lắm: Năm này là Sơn hạ Hỏa, Hỏa sinh nhiều chuyện phiền toái máu lửa từ quốc tế cho tới Việt Nam. Lộn xộn lắm, đấu đá nhau đã làm cho đất nước mình càng ngày càng đi xuống. Còn trên thế giới thi năm Bình Thân này rõ ràng là cái năm bao nhiêu chuyện ghê gớm, bao nhiêu chuyện tang tóc, chưa giải quyết hết được đâu. Năm này tao loạn vô cùng. Trước viễn ảnh khá là u ám như vậy thì liệu có tia hy vọng nào, ít nhất là cho Việt Nam. Thầy Phước Lộc: “Cùng tất biến, biến tất thông” ...rồi cũng phải đi đến chỗ “thông” thôi, trên đời này có cái gì vĩnh viễn đâu. Phải nói đất nước mình tới kỳ cực suy, náo loạn, tranh giành quyền lực quá nhiều rồi. Tôi có nói trên đài “Chu Tước Đầu Giang” nghĩa là tất cả những con chim se sẻ đỏ sẽ lao mình xuống sông, giờ thí nó đương đi vào thế lao mình xuống sông đấy. Đất nước Việt Nam của mình có bao giờ chịu khuất phục đâu, cùng tất biến thì tự nhiên là đến một xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng mà bây giờ tôi thấy những quẻ độn của tôi còn u ám lắm, con người còn cực khổ vô cùng. Ảnh chụp tại Hà Nội hôm 26 Tết (3/2/2016). AFP PHOTO. Về những người tuổi con khỉ bước sang năm Bính Thân, thầy Phước Lộc dẫn giải: Bây giờ hãy nói từ Bính Thân 61 tuổi, năm nay cả nam và nữ đều vào cung Tuất, có ‘tang môn bạch hổ” và “lưu tang môn bạch hổ”, nhất là lại có “kình dương”và “lưu kình”ở trong cung Ngọ. Người ta bảo “Mã Đầu Đái Kiếm” tuồng như thanh gươm kề cổ con ngựa, thành ra Bính Thân sinh nhiều chuyện buồn phiền lắm. Bính Thân 61 tuổi là vừa đúng một vòng gọi là “ Lục Thập Hoa Gíáp” đúng 61 năm nó quay trở lại cho nên Bính Thân buồn nhiều vui ít. Giáp Thân 73 tuổi là sao La Hầu và sao Kế Đô. La Hầu xấu cho nam, Kế Đô thì xấu cho nữ. mà thiên la địa võng lưới giang bốn mặt thành cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên giờ chót nhờ “kình dương, “lưu kình dương” trong cung Ngọ, là con dao rạch được lưới thì nó cũng đỡ, Giáp Thân cuối cùng cũng có tiền mà không phải căng thẳng như Bính Thân. Mậu Thân thì cũng gần như Bính Thân, cũng lưới giăng bốn mặt. Canh Thân cũng vậy thôi, cũng gặp “tang hổ” và “lưu tang hổ”. Người Canh Thân thì có quí nhân giúp đỡ nhưng trước đó cũng phải sầu mình sầu mẩy nhức đầu nhức óc lắm. Tóm lại tuổi Thân dầu gì chăng nữa củng là buồn nhiều mà vui ít. Có kiêng có lành Nhân gian thường tin rằng “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” Thanh Trúc nhờ thầy Phước Lộc chỉ hướng xuất hành ngày mùng Một Tết Bính Thân này để chúng ta cùng đi nhé: Tốt thì giờ Tí, giờ Sửu là được, là từ 11giờ tới 3 giờ, hướng chánh Đông là hướng Tài Thần, Quí Thần là Tây Nam, Hỉ Thần là Tây Bắc, cửa khai thì ở Đông Bắc. Tùy theo chuyện làm ăn, muốn cái gì thì theo cái hướng đó. Nhưng mà chính Đông là hướng tài lộc có Tài Thần ở đó. Năm tuổi không nói lên được điều gì hết, vì thế về cá nhân mà nhằm năm tuổi Bính Thân cũng không phải luôn gặp xui, là khẳng định của chiên tinh gia Phạm Đình Mai. Về đất nước là điều ông Phạm Đình Mai muốn chia sẻ hơn hết: Thí dụ Nhâm Thân 1932 là mệnh Kim, Giáp Thân 1944 mệnh Thủy, Bính Thân 1966 là mệnh Hỏa. Mậu Thân 1968 mệnh Thổ, cho tới 2016 nay là mệnh Hỏa trở lại. Thì sấm Trạng Trình chỉ tiên đoán đến năm 2016 mà thôi, chỉ nói “ngũ bách niên tiền ngũ bách niên hậu”. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491, ngũ bách niên hậu thì 500 năm sau là cho đến 2016 là chám dứt rồi. Nói “Thân Dậu Niên Lai Kiến Thái Bình” mà năm nay Thân trở lại tức là cuối cùng rồi chứ không có Thân nào nữa hết. Thân Dậu này là cuối cùng rồi, nếu có biền đổi gì là biến đổi theo sấm Trạng Trình, cứ chờ đó coi có thấy thái bình hay không là Bính Thân này thôi. Con người biết suy nghĩ, có ý thức đạo đức và tâm linh thì chuyện tin tưởng vào số mệnh và thói quen đi tìm thầy vấn kế đầu năm mới là một truyền thống tốt đẹp. Tiến sĩ Đằng Sơn, tác giả những đầu sách nghiên cứu như Tử Vi Hoàn Toàn Khoa Học I, Tử Vi Hoàn Toàn Khoa Học II, Kinh Dich Hoàn Toàn Khoa Học Tập I, Mệnh Lý Hoàn Toàn Khoa Học, trình bày cùng quí vị: Tin vào cõi tâm linh, trường hợp này là vấn đề số mạng, tôi thấy rất là bình thường với điều kiện đừng có lậm vào nó để bị sai lầm, đó là những cái cần phải tránh. Nhìn từ khoa học thì “Bính” chỉ là 1 trong 10 yếu tố gọi là Thiên Can, “Thân” là 1 trong 12 yếu tố người ta gọi là Địa Chi. Trong nghiên cứu của tôi thì một lý thuyết của Á Đông là thuyết Tam Tài thì Thiên như là Trời, Chi như là Đất. Bính là Trời, Thân là Đất, Bính Thân cộng lại là Nhân. Rồi Dần, Thân, Tị, Hợi gọi là Tứ Mã thường có những biến động lớn, người sinh ra trong mấy năm đó thường đời sống không có được bình thường. Nhưng một khi đã nghiên cứu sâu từ căn bản khoa học, tiến sĩ Đằng Sơn giải thích tiếp, người ta sẽ thấy tất cả vấn đề chỉ còn là sác xuất: Chẳng hạn tôi không thể nhìn một người Bính Thân để nói rằng đời anh sẽ thế này thế kia, nhưng có vài điều mình có thể khẳng quyết được rằng Bính là Hỏa, Thân là Kim, mà Bính Thân lại là Hỏa nữa và trong đó có yếu tố là Địa tức là Chi bị khắc nhưng nói vậy thì rắc rối quá nhiều. Tức là Bính Thân nằm trong 4 góc Dần Thân Tị Hợi là có nhiều biến động. Vì vậy Việt Nam mình cha mẹ rất sợ sinh con gái tuổi Thân tuổi Dần. Hai tuổi đó có điểm rất lạ là sao Hồng Loan rơi vào sai chỗ. Nghe chữ Hồng Loan cảm thấy là phái nữ chứ gì nữa, thì sao đó rôi vào sai chỗ trong 2 năm Dần và Thân. Con gái tuổi Dần sắc sảo mà tình duyên lận đận, con gái tuổi Thân thường rất đảm đang mà tình duyên lại xui xẻo. Chỉ phái nữ mới bị như vậy thôi, mà nhớ là tất cả chỉ là sác xuất thôi nhé. Đặc biệt cho những người tuổi Thân năm nay, từ Bính Thân rồi i Giáp Thân, Canh Thân, Mậu Thân, Nhâm Thân vân vân, tiến sĩ Đằng Sơn cho biết đời sống cả nam lẫn nữ đều có nhiều biến động cả: Tôi có đặt thành một câu thiệu cho dễ nhớ: Tứ Mã Cực Đoan Tứ Mộ Thường Thường Đào Hoa Duyên Nghiệp Tứ Mã Cực Đoan là Dần Thân Tị Hợi thì cực đoan. Tứ Mộ Thường Thường tức là Thìn Tuất Sửu Mùi thì nhiều khi có chuyện lớn rồi cũng thành nhỏ. Đào Hoa Duyên Nghiệp, tức là tứ đào hoa Tí Ngọ Mẹo Dậu, thì hay bị lắm duyên lắm nghiệp, tùy hoàn cảnh có khi gọi là trái ngang có khi gọi là thay đổi. Đó là phần số mạng của những người đặc biệt đó, nhưng dĩ nhiên nhắc lại là chỉ sác xuất thôi. Khoa tử vi thường căn cứ trên “ Dần Thân Tị Hợi Tứ Hành Xung” hoặc “ Thân Tí Thìn Tam Hạp “ , tiến sĩ Đằng Sơn lý giải: Lý thuyết đó có phần có lý nhưng sác xuất nhỏ, Thân Tí Thìn gọi là “Tam Hợp”, Dần Thân Tị Hợi gọi là “Xung”, nhưng phải hiểu nó chỉ là một con toán nhỏ trong bài toán rất lớn. Muốn coi chính xác thì phải lấy lá số tử vi năm, tháng, ngày, giờ đàng hoàng. Nhiều khi nhiều người năm kỵ mà cuối cùng vì giờ, tháng, ngày nó hợp nhau đâm ra cuối cùng còn hợp hơn cả những tuổi khác. Ý tôi muốn nói rằng yếu tố của năm không phải là không quan trọng nhưng nó không quan trọng đến độ như mình tưởng vậy thôi. Vừa rồi là tản mạn về năm Thân, về những người tuổi Thân, những biến chuyển kỳ diệu của cuộc sống bước vào một năm Bính Thân rất mới đang về gần trước ngõ. Thanh Trúc kính chúc quí vị một năm khang an, thịnh vượng, hạnh phúc. Liên lạc và góp ý với Thanh Trúc: [email protected]
  6. Mặc Lâm, biên tập viên RFA 2016-02-06 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Nghe hoặc Tải xuống Từ trái qua: Biên tập viên Mặc Lâm, Blogger Điếu Cày và TS Cù Huy Hà Vũ tại trụ sở RFA ở Washington DC hôm 21/11/2014. RFA Đối với những người vì tranh đấu cho dân chủ nhân quyền phải lìa bỏ quê hương sống nơi xứ lạ quê người mỗi lần tết đến là một thử thách vì họ không còn tiếp cận được với quê nhà và vì vậy cái tết khó thể nói là dịp để họ sống lại những thời khắc truyền thống của quê hương. Mặc Lâm gửi đến quý vị sự chia sẻ của ba khuôn mặt tiêu biểu đó là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ và Tạ Phong Tần với những suy nghĩ khác nhau về Tết mặc dù hoàn cảnh rất giống nhau khi sang Hoa Kỳ. TS luật Cù Huy Hà Ngày 29 tết năm nay TS luật Cù Huy Hà Vũ có cái tết thứ hai xa quê kể từ ngày 6 tháng 4 năm 2014 khi ông bị dẫn độ từ trại giam thẳng ra phi trường Nội Bài sống cuộc sống lưu vong dưới cái tên gọi mỹ miều là đi chữa bệnh. TS Cù Huy Hà Vũ có thể xem là một khuôn mặt nổi bật trong những người đấu tranh trong lòng chế độ. Ông liên tục có những hoạt động chính trị vượt trội khi trực tiếp đâm đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hành vi "ban hành nghị định cấm công dân khiếu nại tập thể, trái với Hiến pháp và pháp luật". Đơn của ông bị tòa bác bỏ vì cho rằng không thể thụ lý vì pháp luật không cho phép. Ngày 5 tháng 1 năm 2010 ông bị bắt với lý do tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đó có đơn kiện Thủ tướng của ông bị cho là vu khống lãnh đạo. Sang Mỹ trong hai năm qua, mặc dù hoạt động tranh đấu của ông chưa bao giờ ngừng nhưng mỗi khi tết đến xuân về, nhìn bông tuyết bay tràn ngập thủ đô Washington DC, ông và vợ là Luật sư Dương Hà lại nghĩ đến gia đình mà buồn bã. Tâm trạng một con người bình thường trước đất trời thay đổi báo hiệu một mùa xuân hạnh phúc cho người khác nhưng đối với mình thì hai tiếng hạnh phúc ấy xem ra còn quá xa khi gia đình chưa thật sự sum họp, đất nước vẫn còn trong cơn ly tán. TS Cù Huy Hà Vũ là hình ảnh của một trí thức lưu vong mới nhất sau khi làn sóng vượt biên tìm tự do 40 năm trước bắt đầu. Chỉ khác một điều ông không chọn lưu vong mà chế độ chọn cho ông. Chấp nhận nó trong hoàn cảnh khó khăn nhất không phải là một chọn lựa dễ dàng: “Đương nhiên tôi lúc nào cũng rất là nhớ Việt Nam. Nhớ căn nhà mà tôi đã ở từ nhỏ cho tới khi bị bắt vào năm 2010. Tôi nhớ các con tôi bây giờ vẫn còn cháu lớn của tôi là Cù Huy Xuân Đức đang ở tại nhà tôi tại 24 Điện Biên Phủ Hà nội. Tôi nhớ tất cả những người thân của tôi kể cả những người đã mất đó là bố mẹ tôi, nhà thơ Huy Cận và mẹ tôi là bà Xuân Như em ruột nhà thơ Xuân Diệu. Có thể nói Việt Nam nói chung, thành phố Hà Nội, căn nhà của chúng tôi nói riêng nó đi vào máu thịt của tôi rồi thành ra trong mọi trường hợp đi đâu xa nhà năm bữa nửa tháng thì đối với tôi là chuyện vạn củng bất đắc dĩ. Trong trường hợp tôi đây đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Đấu tranh vì ngày mai của Việt Nam vì mọi người dân Việt Nam sống trong một bầu không khí tự do hạnh phúc. Không có sự lo sợ vì đàn áp từ phía chính quyền. Có thể nói cuối năm tết đến nhớ nhà, nhớ tổ quốc Việt Nam nhớ cái nơi mình đã được sinh ra cũng như toàn thể người thân trong gia đình kể cả những người đã khuất. Có thể nói nó vô cùng chộn rộn trong lòng tôi nhưng đó cũng là động lực để thúc đây tôi đấu tranh mạnh hơn nữa, nhiều hơn nữa để trong tương lai gần tôi có thể trở về trong tự do trong chiến thắng của nhân quyền.” Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải Cùng cảnh ngộ với TS Cù Huy Hà Vũ, nhà báo tự do, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị trục xuất sang Mỹ vào ngày 24 tháng 10 năm 2014 gần ba tuần lễ sau khi TS Cù Huy Hà Vũ đến Mỹ. Blogger Điếu Cày là thành viên đồng thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do vào năm 2007 tới năm 2008 khi phong trào chống đối Trung Quốc do xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa và Olympic của Bắc Kinh trong năm này có rước đuốc ngang thành phố Hồ Chí Minh, Điếu Cày là một trong hàng trăm người biểu tình chống đối và bị theo dõi, khó dễ sau đó. Những bài viết của Câu lạc bộ nhà báo tự do bên cạnh việc chống Trung Quốc còn có các nhận định về chính trị, xã hội của Việt Nam đã làm cho Điếu Cày và những người cộng tác với anh như Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải nhận chung bản án tuyên truyền chống đối nhà nước theo điều 88 Bộ luật hình sự. Điếu Cày từng được tổ chức Human Rights Watch trao tặng giải Hellman/Hammett là nhà văn đã bị bách hại vì những bài viết của mình. Ngày 1 tháng 5 năm 2015, blogger Điếu Cày được tổng thống Mỹ Obama mời vào Nhà Trắng tham dự họp báo nhân dịp ngày Tự do Báo chí Thế giới. Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải không sống ở thủ đô nước Mỹ nhưng anh lại sống tại trung tâm tỵ nạn của người Việt là Little Saigon nơi có phố Blosa được mệnh danh là thủ đô của người Việt tỵ nạn. Tuy vậy nắng ấm Cali không thể nào bằng nắng ấm Saigon trong tận cùng sâu thẳm của nhận thức nhất là khi tết đến xuân về. Nói với chúng tôi về sự thiếu vắng đó, Điếu Cày chia sẻ: “Chính xác là như vậy! Thực ra công việc nhiều khi nó cũng lôi mình đi để nó bớt thời gian suy nghĩ về đất nước, gia đình, nhưng mà đúng, quả thật là có nhiều khi rất nhớ anh em trong nước nhớ bạn bè, người thân. Đặc biệt là những người cùng chí hướng với mình từ thời gian đầu đã tham gia đấu tranh cùng với mình và bây giờ anh em vẫn còn ở trong nước. Hàng ngày hàng giờ cứ bị theo dõi, đàn áp hoặc gây khó khăn trong cuộc sống của họ. Mặc dù là ở bên này nhưng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với một số anh em ở bên trong. Những ngày tết đến thấy không khí ở trong ấy đang rộn rã đón xuân nhưng mà cho đến thời điểm này vẫn còn nhiều anh em vẫn bị canh chừng ở nhà, cuộc sống rất khó khăn. Tiếc là mình không có khả năng để làm được hết mọi việc cho anh em bên trong cho nên cũng suy nghĩ nhiều lắm. Rất là muốn về cùng với anh em ở Sài Gòn, được hưởng cái nắng ở Sài Gòn, gặp gỡ bạn bè cafe vỉa hè. Tất cả những cái đó chỉ là cái niềm mong đợi làm sao sớm được trở về với quê hương.” Blogger Tạ Phong Tần Bà Tạ Phong Tần tại phòng thu đài ACTD hôm 21/10/2015 Tạ Phong Tần là một phụ nữ đặc biệt, một khuôn mặt nổi trội trong hàng chục phụ nữ tranh đấu tại Việt Nam. Nguyên là một sĩ quan công an, Tạ Phong Tần sau khi thấy được bản chất và sự lộng quyền của ngành này trong nhiều lĩnh vực chị đã dứt áo ra ngoài cuộc sống dân sự mặc dù khó khăn bao vây lấy chị không một phút thảnh thơi. Trên trang blog của mình có tên Công lý và sự thật, Tạ Phong Tần có nhiều bài viết thẳng thắn nêu lên những sai phạm của chế độ và những bài viết này là nguyên nhân đưa đến sự bắt giữ chị vào tháng 9 năm 2011. Tạ Phong Tần được hai giải thưởng quan trọng, Giải thưởng Báo chí 2013 của Index on Censorship, tổ chức quốc tế chuyên bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm và quyền tự do báo chí có trụ sở tại London Anh Quốc. Cũng trong năm 2013 nhân ngày Quốc tế Nhân quyền, Tạ Phong Tần được Bộ Ngoại giao Mỹ nhìn nhận là một trong 10 người phụ nữ “chứng tỏ sự dũng cảm đặc biệt và khả năng lãnh đạo để vận động cho quyền và sức mạnh phụ nữ, bất chấp rủi ro cá nhân". Người phụ nữ đầy can đảm ấy cũng bị trục xuất thẳng từ nhà tù sang Mỹ vào ngày 19 tháng 9 năm 2015 và cái tết Bính Thân là cái tết xa quê hương đầu tiên của chị. Tuy nhiên, là một phụ nữ luôn sống trong thực tế với những cái tết buồn bã trước đây tại Việt Nam, Tạ Phong Tần không mấy quan tâm tới cái gọi là truyền thống khi ngày tết luôn là nỗi lo canh cánh cho mọi người, nhất là chị, cộng với nỗi lo bị công an sách nhiễu. “Trong thời gian ở Việt Nam tôi chưa thấy có cái tết nào vui hết. Nhà mình khó khăn thành ra tết luôn lo toan, chạy vạy đủ thứ. Cái tết năm nay qua bên này mới cảm thấy thoải mái tại vì mình không phải lo cái gì cả. Tết ở Việt Nam buồn nhiều hơn vui. Ở Việt Nam thì đến nhà chị Dương Thị Tân chơi hay là đến nhà thờ Kỳ Đồng chúc tết sinh hoạt chung với anh em tín hữu ở nhà thờ Kỳ Đồng. Thật ra thời kỳ hồi còn ở Việt Nam bọn công an nó bao vây cấm vận, nó ngăn chặn không ai dám quan hệ qua lại, không ai dám giao tiếp với mình hết chứ không phải như bên này mọi người gặp nhau thoải mái vui vẻ gặp nhau rất đông vui. Tôi cũng hy vọng rằng trong thời gian tới người dân Việt Nam được hưởng những mùa xuân vui tươi ấm áp, thoải mái vui vẻ giống như những người Việt đang ở Bolsa này chứ không phập phồng lo sợ những chuyện khác.” Ba con người cùng hoàn cảnh nhưng nhận thức khác biệt và mỗi người một lo âu cho vận mệnh dân tộc, tuy nhiên cái chung của họ là luôn nghĩ về tương lai quê nhà ngay cả khi tương lai của họ trên đất khách không có gì là chắc chắn.
  7. Từ chiều tối hôm qua đến sáng nay (6-2-2016) tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ (và một số ít hơn rất nhiều ý kiến dèm pha). Nhiều bạn hỏi tôi ai có thể ký ủng hộ? Tất cả các công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi trở lên có đủ tư cách cử tri đều có thể ký tên ủng hộ một ứng viên (như thế người Việt ở nước ngoài nếu không còn giữ quốc tịch Việt Nam không thể ký, nhưng có thể động viên bạn bè, người thân họ ở Việt Nam ký). Tôi mong có nhiều bạn trẻ tự ứng cử. Và chúng tôi, những người tự ứng cử, có nhiều điểm YẾU và MẠNH (so với những người được hệ thống đề cử). Chỉ nêu vài điểm. YẾU (-): - Chúng tôi chưa có một đảng chính trị hỗ trợ (họ có ĐCSVN với rất nhiều nguồn lực tổ chức và tài chính hỗ trợ mà phần lớn nguồn lực đó là từ tiền thuế của tất cả chúng ta) - việc này sẽ phải thay đổi, tức là sẽ phải có các đảng chính trị khác hoạt động hợp pháp trong môi trường pháp lý cạnh tranh bình đẳng, các đảng đó phải có đăng ký theo Luật về đảng chính trị và hoạt động đảng; lưu ý ĐCSVN chưa từng được đăng ký với Nhà nước. - Các thủ tục hiện hành không tạo thuận lợi cho chúng tôi (ngược lại được thiết kế để đảm bảo cơ hội tối đa cho họ) - đây là điều phải thay đổi dựa trên một Luật bầu cử mới, công bằng, minh bạch, không thiên vị bất kể ai; với một Hội đồng bầu cử độc lập và chuyên nghiệp do Quốc hội lập ra; với sự giám sát công khai của tất cả các bên (nhất là giám sát sự kiểm phiếu công khai). MẠNH (+) + Chúng tôi tự tin ứng cử nên phải có trách nhiệm (họ được đề cử và có thể thiếu tự tin và ít trách nhiệm hơn vì họ "làm theo sự phân công của Đảng"). + Chúng tôi do là thường dân, hay có chức vụ bé nên không hay ít có khả năng tham nhũng (phần lớn họ rất có thể là người tham nhũng do đang nắm quyền lực - và chắc chắn sẽ bị nhiều người dân khiếu nại vì sự tham nhũng vi phạm tiêu chuẩn của ứng viên). + Chúng tôi có sức mạnh đạo đức hơn hẳn (và việc chúng tôi có được chữ ký ủng hộ của quý vị sẽ làm tăng sức mạnh đạo đức này lên rất nhiều) Chính vì vậy tôi mong có nhiều bạn trẻ quyết định tự ứng cử và được sự ủng hộ của các bạn. Việc ký tên ủng hộ có thể được tiến hành theo nhiều cách: 1) Ký tên vào Danh sách ủng hộ mà các Tình nguyện viên của chúng tôi mang đến cho quý vị (lưu ý: quý vị tự ký tên, ghi họ tên và các thông tin khác); Danh sách ủng hộ được thiết kế nhằm đảm bảo TÍNH RIÊNG TƯ của quý vị nên nơi cư/tạm trú chỉ là Phường (xã), Quận (Huyện) và Thành phố (Tỉnh). Sau tết chúng tôi sẽ công bố công khai địa chỉ để các Tình nguyện viên gửi Danh sách chữ ký ủng hộ về cho chúng tôi. 2) Nếu quý vị nào không quan tâm đến tính riêng tư đó, thì có thể ký, điền thông tin và ghi thêm địa chỉ cụ thể (số nhà, đường phố hoặc thôn, xóm) bằng cách viết tay (với nét bút đủ đậm) và dùng điện thoại di động hay máy ảnh chụp văn bản đó rồi gửi cho chúng tôi qua kênh thích hợp (tin nhắn, inbox, email,...) như sáng kiến của anh Nguyễn Quốc Ân (và anh Trần Rung) trên ảnh đính kèm. Cảm ơn 2 Anh. 3) Hay bằng cách khác do các bạn tự sáng tạo ra miễn là đảm bảo tính tự nguyện, tính có thể xác thực được (nhằm tránh tối đa sự "dị nghị" của các dư luận viên nhằm bôi nhọ ứng viên hay tìm cách đánh giá thấp các chữ ký ủng hộ hoặc các chữ ký giả mạo do họ lập ra, vì tính có thể xác thực nên chúng tôi sẽ yêu cầu các Tình nguyện viên chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chữ ký mà họ thu thập bằng cách họ phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của họ [họ tên, địa chỉ, và có thể email, số điện thoại các dữ liệu này sẽ được giữ kín]. Chúng tôi sẽ có một stt riêng cho các Tình nguyện viên và cho các Ứng viên. Xin chân thành cảm ơn các quý vị và chúc tất cả mọi người một năm Bính Thân an khang thịnh vượng. Nguyễn Quang A (FB Nguyễn Quang A)
  8. Chuyến bay bằng máy bay xịn Airbus A350 số hiệu VN227 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, với những cơ trưởng, cơ phó được chọn lọc kỹ, hạng siêu đẳng (cơ trưởng Nguyễn Nam Chi có hơn 11.300 giờ bay, cơ phó Nguyễn Hồng Hà gần 2.000 giờ bay) nhưng nửa tiếng sau khi cất cánh, bị trục trặc kỹ thuật phải vòng về nơi xuất phát - sân bay Nội Bài. Tuy nhiên, những vị khách đặc biệt, được coi là trong top 20 của xứ này, trong đó có ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, vẫn đến nơi cần đến - sân bay Tân Sơn Nhất, tất nhiên là bằng chuyến bay khác, dù chậm trễ hơn so với kế hoạch. Ông Đinh La Thăng tại buổi họp - Ảnh: VTV Có lẽ đó là kỷ niệm đầu tiên đáng nhớ, không được vui lắm của ông Thăng trên cương vị Bí thư Thành ủy TP.HCM, kể từ chiều nay 5.2. Tôi cho rằng, đã lâu lắm, và cũng rất hiếm hoi, mới thấy lại sự thận trọng kỹ lưỡng, một quyết định khá đúng đắn của đảng cầm quyền về công tác nhân sự, công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy của họ. Việc chọn ông Đinh La Thăng cầm đầu đảng bộ CS ở TP.HCM chứ không phải ông Võ Văn Thưởng, được xem là chính xác. Sau đại hội đảng 12, khi danh sách ủy viên Bộ Chính trị có tên ông Võ Văn Thưởng, hầu như đại đa số những người quan tâm đến thời cuộc, đời sống chính trị xứ này đều cho rằng chiếc ghế Bí thư thành phố đông dân nhất nước, quan trọng nhất nước, đầu tàu kinh tế của cả nước, chắc chắn phải thuộc về ông Thưởng. Thậm chí trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia còn nhanh nhảu đưa ngay tên ông Thưởng vào danh sách các đời Bí thư Thành ủy TP.HCM. Nghĩ thế nào là quyền của dư luận, từ quán trà đá vỉa hè tới salon các đại gia quyền tiền, trí thức trí ngủ. Nhưng có một người khi ấy khăng khăng với tôi rằng “ai chứ cu Thưởng không thể làm trùm thành phố này được. Chưa đủ tầm, còn non lắm. Nên nhớ Sài Gòn không phải chỉ là Sài Gòn, nó còn là vùng miền, là một dạng bang chứ không đơn giản một thành phố. Đứng đầu nó phải là nhân vật tầm cỡ quốc gia, chứ cỡ thành phố thì thua. Đó chưa kể cu Thưởng chỉ là anh thư sinh làu kinh sử Mác-Lê chứ không phải loại thư sinh xuất chúng, tài kinh bang tế thế, văn võ song toàn, mưu lược có một không hai như Lục Tốn thời Đông Ngô. Chỗ ấy, ghế ấy không phải của Thưởng”, lão Maddox láng giềng nhà tôi bảo vậy. Lão ấy nói thế, vậy sao bây giờ tôi mới kể, bởi thực ra mấy hôm rồi chính tôi cũng tin chả còn Thưởng thì ai vào đây nữa, tôi cũng non dại, vội vàng tin như cái nhà anh Wikipedia ấy. Mà đúng thật, tôi ở Sài Gòn đến nay đã xấp xỉ 40 năm, từ cái thời anh Thưởng còn cởi truồng dưới quê, nên tôi biết lắm. Sài Gòn là đất năng động, ít chịu tự trói mình, bó buộc vào khuôn khổ. Sài Gòn phải hành động, phải thiết thực, lấy cái hiệu quả làm thước đo, làm chuẩn đánh giá, chứ không phải lý thuyết, lời hay ý đẹp. Người cầm đầu Sài Gòn phải là người hành động. Cái chân cái tay là chính, mồm miệng dẹp sang một bên. Võ Văn Thưởng dù học ở Sài Gòn, trưởng thành từ Sài Gòn, nhưng đương sự mang cái chất của một anh học trò cả đời bám vào lý luận, vào sự giáo điều. Đi lên từ cán bộ đoàn (nhiều người trong chúng ta đều hiểu đoàn nó là cái thứ gì rồi, tôi chả cần giải thích), bằng cấp cũng lại thạc sĩ triết học Mác-Lênin, chưa có những gì thật nổi trội trong hành vi cai trị, kể cả khi làm bí thư thứ nhất Trung ương đoàn, vậy thì làm sao cõng nổi việc đời ở thành phố này. Thưởng đi là phải. Chiều nay Thưởng bảo “tôi lại phải lần nữa chia tay TP.HCM”, theo tôi, thế là may, chả có gì phải bịn rịn, tiếc rẻ. Sẽ có ai đó bảo Đinh La Thăng hơn gì Thưởng, thậm chí Thăng cũng từng là cán bộ đoàn. Ông bạn tôi ở báo Tiền Phong từng chơi với Thăng khi Thăng trong vai anh cán bộ đoàn trên công trình thủy điện sông Đà. Y bảo, nó cán bộ đoàn nhưng năng nổ, giỏi giang, được việc, chứ chả phải như mấy đám phường trò chỉ biết múa hát, phong trào, bày trò này trò nọ, đốt lửa trại cho vui. Mà Thăng kể từ khi làm thượng thư giao thông đã chứng minh được típ người hành động, làm nhiều hơn nói, mà đã nói thì chém to kho mặn, băm bổ đến nơi đến chốn. Típ người Thăng rất hợp với đất Sài Gòn. Lần này, Bộ Chính trị đã khá tỉnh táo, không ai dám bảo ông Trọng bị lú trong việc này. Bổ Thăng về Sài Gòn, kéo Thưởng ra làm tuyên giáo, đều chính xác. Dụng nhân như dụng mộc. Không biết dùng thì gỗ tứ thiết cũng chỉ làm củi thôi. Giờ thì mong sao ông Thăng vốn có võ, lại như cái cây hợp thổ nhưỡng, cứ thế mà tung hoành, tấn tới. Việc có lợi cho dân cho nước là làm. Người tiền nhiệm của ông, là ông Lê Thanh Hải, nói cho công bằng, thời gian qua mặc dù còn điều này tiếng nọ, nhưng chất TNXP khá rõ, tạo được dấu ấn đáng kể cho Sài Gòn cũng như cái “bang” mà nó là hạt nhân. Ông Hải cũng là con người hành động, không phải dạng lãnh đạo xuất thân từ cán bộ đoàn. Tôi nghĩ, sẽ đến lúc nào đấy, dù đảng vẫn coi đoàn là cánh tay đắc lực, là đội hậu bị đáng tin cậy, nhưng bộ máy chính quyền các địa phương, thậm chí cả trung ương, sẽ không mặn mà với cán bộ đoàn nữa, bởi hầu hết những vị đi bằng đường này đều dạng vô thưởng vô phạt, có cũng được, không có cũng chả sao. Tôi tin là vậy. Ông Thăng hôm nay chính thức trở thành công dân TP.HCM. Tôi kể cho ông nghe chuyện này nhé, để biết tính cách người Sài Gòn. Chiều nay tôi ra phố chạy lòng vòng, có chút việc, và cũng để ngắm không khí tết. Phố Sài Gòn cũng có cờ đỏ, băng rôn, nhưng không đỏ ối, chói mắt, màu mè như Hà Nội. Người Sài Gòn, lẽ dĩ nhiên gồm cả nhà cai trị, không mặn mà, không thích gốc cây, cột điện nào cũng phải lòe sắc đỏ. Tuy nhiên, họ biết làm những điều thực đơn giản mà thiết thực. Tôi thấy có những nhóm không đi treo cờ, mà đem máy móc, dụng cụ phun rửa, kỳ cọ cẩn thận từng trụ xi măng, từng hàng rào phân cách làn xe trên đường… cho sạch bụi, sạch vết bẩn để thành phố sạch sẽ, phong quang đón tết. Trên đại lộ Võ Văn Kiệt, việc lau chùi rửa hàng mấy chục cây số dải phân cách, thật là chuyện lạ, nhưng không lạ với người Sài Gòn. Họ như vậy đấy, ông Thăng ạ. Nguyễn Thông (Blog Nguyễn Thông)
  9. Đảng CSVN dò đá qua sông là bắt chước đảng CSTQ. Mục đích của họ là làm thế nào để giữ vững chế độ, tránh đi vào vết xe đổ của LX và các nước XHCN Đông Âu, đồng thời hội nhập vào thế giới. Đảng CSVN (và TQ) họ phải dò dẫm từng viên đá, vì tất cả (những gì mới) đối với họ đều có thể tiềm ẩn một đe dọa cho chế độ. Sẩy chân một bước, chế độ sụp đổ, số mạng của họ cũng tiêu vong. Họ chỉ bước đi khi thấy rằng hòn đá dưới chân đã chắc chắn. Và khi bước sai, cần thoái lui, họ cũng thoái bộ trong an toàn vì tất cả đã được tính toán từ trước. Nhưng người "trí thức" VN thì không cần phải "dò đá qua sông". Bản thân họ không hề bị đe dọa tiêu vong. Ngược lại, chính người trí thức mới là sự đe dọa tồn vong của (tất cả các tập đoàn độc tài trên thế giới), như đảng CSVN. Sự hiểu biết như là ánh sáng mà sự độc tài là bóng tối. Trí thức VN phải ý thức rằng những người cầm quyền sợ họ chớ không phải ngược lại. Vấn đề là trí thức VN vẫn không (hay chưa) là ánh sáng để có thể tỏa chiếu xóa tan bóng tối mông muội. Bởi vì họ vẫn còn đang trong tình trạng "dò đá qua sông". Sự thay đổi ngoạn mục ở Miến Điện đã gợi hứng cho trí thức VN. Nhiều người mơ ước một Thein Sein của VN. Tôi cho rằng đây là một sai lầm lớn. Nếu không có một lực lượng dân chủ lớn mạnh, đủ để làm áp lực, và nếu cần thiết lật đổ chế độ, thì phe quân phiệt Miến Điện sẽ không bao giờ nhượng bộ. Yếu tố cốt lõi của việc dân chủ hóa là một lực lượng dân chủ lớn mạnh. Nếu có một Thein Sein (hay Gorbachev) thì việc dân chủ hóa sẽ xảy ra trong ôn hòa. Vậy thôi. Bà Aung San Suu Kyi đơn giản là một trí thức dũng cảm. Kiến thức (chuyên môn) của bà không khác kiến thức của trí thức VN. Bà Aung San Suu Kyi cũng không hề là một "nhà tư tưởng". Sự can đảm đã nung đúc bà trở thành một "trí thức chính trị" lỗi lạc. Trên thế giới này có nhiều nước phát triển với mức độ khác nhau. Lý do khác biệt về lịch sử, về văn hóa, về địa chính trị... tạo nên sự khác nhau này. Nhưng điểm chung của mọi quốc gia phát triển bền vững là có cùng một mô hình chính trị. Bà Aung San Suu Kyi trở thành một trí thức chính trị lỗi lạc vì bà không mất thì giờ "dò đá qua sông", mất thì giờ định nghĩa lại các khái niệm về chính trị, về luật... của kho tàng văn hóa chính trị thế giới. VN thất bại, không có một phong trào dân chủ lớn mạnh, vì trí thức VN cố gắng tạo "bản sắc" cho riêng mình. Họ bắt chước y như đảng CSVN, cũng tìm một mô hình chính trị riêng cho (phe phái) họ, như mô hình "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Kiến thức nhân loại có nhiều như núi. Chỉ cần ta học tập, hiểu và áp dụng nó mà thôi. Nếu mà trí thức Nhật (cũng loay hoay dò đá qua sông như trí thức VN) thì nước Nhật đã không được như ngày hôm nay. Trí thức Nam Hàn (và Đài Loan) cũng vậy. Họ đâu có mất thì giờ (như trí thức VN). Thấy Nhật thành công là họ bưng nguyên mô hình của Nhật về để áp dụng cho nước mình. Từ giáo dục cho tới kinh tế. Trí thức VN, cũng như đảng CSVN, cứ tưởng mình là "đỉnh cao trí tuệ". Các việc "sáng chế lại", hay "tân trang lại" những tư tưởng đã hiện hữu, dưới hình thức nào, thì cũng là "bắt chước". Mà việc "ngụy trang" lên đó (như bằng một cách gọi khác), đều chỉ thể hiện sự thiếu lương thiện mà thôi. Chưa nói đó là việc vô ích, mất thì giờ. Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  10. TPP đòi hỏi Việt Nam thay đổi luật hoặc ra luật mới cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập Một nhà hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh bình luận với BBC rằng nghiệp đoàn độc lập vẫn mờ mịt sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký kết tại New Zealand hôm 4/2. Hôm 4/2, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng, dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tại lễ ký kết TPP. Ông được báo trong nước dẫn lời miêu tả đây là “cơ hội lớn cho kinh tế đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm.” Trong khi đó, từ TP. Hồ Chí Minh, trong cuộc trao đổi với BBC hôm 4/2, nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh nói: “Ở góc độ đấu tranh cho quyền công nhân, tôi không cảm thấy lạc quan khi TPP đi vào hoạt động thời gian tới. Vì thực tế cho thấy chính quyền sẽ không bớt trấn án các nhà hoạt động nghiệp đoàn và tiếp tục ngăn cản mục tiêu hình thành nghiệp đoàn độc lập”. Nhà hoạt động cũng cho hay dù đang là những ngày cận Tết Bính Thân nhưng bản thân bà và một số thành viên khác của Phong trào Lao Động Việt vẫn đang bị chính quyền canh giữ, theo dõi gắt gao và ngăn cản những cuộc tiếp xúc với công nhân. “Mới ngày hôm kia 2/2, công an đã bao vây một quán cà phê, ngăn chúng tôi tiếp xúc với những công nhân ở Đồng Nai về chuyện họ bức xúc về tiền thưởng Tết. Hiện tại trước nhà tôi bao giờ cũng có khoảng 30 chục người theo dõi nhất cử nhất động của tôi. Do họ luôn mặc thường phục nên tôi khó có thể cáo buộc họ là người của chính quyền”, bà Hạnh kể. Bà nói thêm: “Tham khảo những điều khoản của TPP, tôi được biết hiệp định này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam mà còn mở ra những cơ hội cho người lao động để cải thiện quyền lợi của họ. Vấn đề là Việt Nam có thực thi những điều khoản liên quan đến nghiệp đoàn và các tổ chức quốc tế có giám sát chặt chẽ và đưa ra biện pháp trừng phạt nếu không thực hiện?”. Đại diện lãnh sự Hoa Kỳ đến thăm Minh Hạnh tại bệnh viện sau khi bà cáo buộc công an Đồng Nai 'đánh đập thô bạo' 'Đánh tráo khái niệm' Theo bà, chính quyền đang đánh tráo khái niệm ‘nghiệp đoàn độc lập’ với ‘nghiệp đoàn cơ sở’ do người của họ ấn định để dễ bề kiểm soát, ngăn không cho công nhân tiếp xúc với các nhà hoạt động và giới luật sư, cũng như tham gia các đợt đình công đòi quyền lợi. Tháng 11/2015, bà Hạnh cáo buộc công an Đồng Nai đã "bắt giữ và đánh đập thô bạo" bà cùng nhà hoạt động, nhà báo Trương Minh Đức tại trụ sở công an phường Long Bình. Hai nhà hoạt động trên được tin đang cùng luật sư tư vấn cho công nhân công ty Yupoong Vietnam về các quyền lao động và thành lập công đoàn độc lập thì "công an mặc thường phục và sắc phục đến bắt giữ họ rồi cưỡng chế về đồn công an phường Long Bình". Việt Nam đồng ý để người lao động có thêm nhiều quyền, như tự do lập công đoàn và đình công để đổi lại lợi ích giao thương với Mỹ, theo phân tích của tờ New York Times về TPP hồi tháng 11/2015. Bài báo viết, thỏa thuận đòi hỏi Việt Nam thay đổi luật hoặc ra luật mới cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập.Công nhân sẽ được phép đình công không chỉ vì lương và giờ làm, mà còn vì điều kiện làm việc và các quyền khác. Các nhóm công đoàn không phải gia nhập công đoàn của chính phủ Việt Nam, mà có thể hợp tác với nhau, tìm giúp đỡ của bất kỳ “tổ chức lao động quốc tế” như Liên đoàn lao động và hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ (AFL-CIO). (BBC)
  11. Trong tác phẩm thi văn Cung Oán Ngâm Khúc có câu: Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu/ Giết nhau bằng cái ưu sầu độc chưa? Lưu Cầu hay Okinawa sau này, là nơi nổi tiếng về rèn gươm ở Nhật Bản, có ý nghĩa là bằng gươm đao. Đại Hội 12 Đảng CSVN có 5.200 an ninh và binh sĩ đằng đằng sát khí Lưu Cầu canh gác chung quanh, nhưng ông Dũng đã bị hạ bằng loại vũ khí thâm độc hơn gươm đao, đó là bằng sự nhục nhã trong Hội Nghị Trung Ương 14 (từ 11-13/1/2016). Đại hội chỉ là vở tuồng trình diễn ngoài công chúng để che đậy sự nhục nhã đó. Trong chế độ dân chủ thì thắng thua là chuyện bình thường, vì thua không phải là thất bại, bỏ cuộc mới là thất bại. Luật chơi của dân chủ không giới hạn tuổi tác, ông Ronald Reagan khi ra tranh cử tổng thống đã sắp 70 tuổi. Nghị sĩ Bernie Sanders đã gần 75 tuổi (sinh năm 1941) và đang tranh tổng thống trong đảng Dân Chủ ngang ngửa với bà Hillary Clinton. Ông Richard Nixon thua cuộc liên miên nhưng không bỏ cuộc nên cuối cùng vẫn trở thành tổng thống. Ông Dũng 66 tuổi, chưa đến nỗi quá già để bị loại ra khỏi cuộc chơi, trong khi luật chơi thì quá sức bất công theo kiểu lấy thịt đè người hơn là tranh đấu công bằng, như 66 tuổi không được nhưng ông Trọng 72 tuổi thì được, như tổng bí thư phải là người miền Bắc, phải có lý luận, phải có quan hệ quốc tế (công du Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Thái… như ông Trọng). Đại hội 12 cho ra Bộ Chính Trị 19 uỷ viên mà trong đó có tới 13 người miền Bắc (2 miền Trung, 4 miền Nam) và 4 tướng công an (Trần Đại Quang, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Trương Hoà Bình). Nếu ta tạm thời chia Bộ Chính Trị Khóa 12 ra làm hai phe, phe X kinh tế thị trường hay phe thoáng và phe Lú định hướng xã hội chủ nghĩa hay phe giáo điều, thì ta có 8 uỷ viên của phe thoáng (Võ Văn Thưởng, Tô Lâm, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Truơng Thị Mai, Đinh La Thăng, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân) và 11 uỷ viên phe giáo điều (Nguyễn Phú Trọng, Vương Đình Huệ, Hoàng Trung Hải, Phạm Minh Chính, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng, Trần Quốc Vượng, Truơng Hoà Bình). Tuy nhiên, dù thoáng hay giáo điều thì vở tuồng vẫn như cũ, tức các văn kiện và nghị quyết đại hội làm khung sườn cho 5 năm tới vẫn là Mác-Lê và định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn độc tài độc đảng với Điều Lệ Đảng cao hơn Hiến Pháp, cho nên các diễn viên sân khấu không thể hát khác hơn. Đa số trong BCT nghiêng về ông Trọng, nhưng nhóm này có nhiều uỷ viên “có tham vọng quyền lực” như ông Quang, ông Phúc… điều mà trớ trêu thay, ông Trọng thường nói là không nên chọn vào. Theo tin từ những nguời am hiểu nội tình CSVN ở Hà Nội cho biết, các uỷ viên được bầu vào Ban Bí Thư mà danh sách lộ ra chiều ngày 27/1 có các ông Nguyễn Hoà Bình (Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối cao), Lương Cường (Thuợng tuớng, Thứ trưởng Bộ QP), Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Nhưng dù bầu rồi, ông Dũng đã áp lực để đưa ông Nguyễn Văn Nên (Bộ Trưởng, Chủ Nhiệm VPCP) vào thay ông Thắng, mà theo nguyên tắc nếu đã rớt BCT (ông Nên bị rớt) thì không được đưa vô bầu BBT. Do đó mà lúc gần 3 giờ chiều ngày 27/1, Thông Tấn Xã VN, cơ quan độc quyền loan tin và hình ảnh, chỉ phát phần chúc mừng TBT, vì Ban Tuyên Giáo cấm các báo đài không được đưa tin BCT và BBT, chỉ sau khi bế mạc ngày 28/1 các tin này mới được đưa ra, danh sách không có tên ông Thắng nhưng có tên ông Nên. Điều này cho thấy ông Dũng tuy bị loại nhưng thế lực vẫn còn khá mạnh. Tại Hội Nghị Trung ương 12 và Trung ương 13, ông Hai Nhựt Lê Thanh Hải (Bí thư Saigon) vẫn còn được cơ cấu để ở lại và dự định vào ghế Thường Trực Ban Bí Thư, nhưng khi họp Trung ương 14 thì ông bị loại vì Giám Đốc Công An TP. HCM, trung tướng Nguyễn Chí Thành gởi báo cáo lên Thủ Tướng, sau đó là TBT là ông Hải có 6 sai phạm, trong đó sai phạm lớn nhất là đỡ đầu cho bà Trương Mỹ Lan của công ty Vạn Thịnh Phát, làm kinh tài cho tình báo Hoa Nam của TQ. Ông Thủ Tướng Dũng không giải quyết, ông Thành bèn gởi thẳng lên TBT. Ông Thành nay đã nghỉ hưu. Ông Hải coi như chỉ còn lo giữ mạng chứ hết nhúc nhích gì được nữa. Ông Phan Đình Trạc, Phó Ban Nội Chính, được hai ông Trọng – Rứa cơ cấu vô BCT để sau đó sẽ là Trưởng Ban Nội chính. Ông Đinh La Thăng không được cơ cấu, nhưng BCH Trung ương mới lại giới thiệu và được trúng vào BCT còn ông Trạc thì không, chứng tỏ BCH Trung ương mới muốn loại ông Trạc, bẻ gãy thanh gươm chống tham nhũng tương lai của ông Trọng, không muốn ông Trạc chết như Nguyễn Bá Thanh hay có cơ thể bất diệt như Vương Kỳ Sơn ở TQ. Ông Dũng bị loại một cách không công bằng và bị ông Trọng hạ nhục trong HN Trung ương 14, nó làm cho ông Dũng đã đau vì thua cuộc, lại càng đau hơn. Ông Dũng tuy còn tích sản chính trị (political capital) khá nhiều nhưng không dám sử dụng vì sợ phe ông Trọng sử dụng Lưu Cầu. Cuối cùng ông thoả hiệp với ông Trọng để được an toàn và để thân nhân, phe nhóm không bị bứng. Ông Dũng đã ra khỏi sân chơi và trận chiến bây giờ lại là giữa Quang và Trọng. Theo tin chưa kiểm chứng thì trong ĐH12 ông Trọng chỉ đạt trên 50% phiếu một chút của 1.510 đại biểu để đắc cử vào Ban Chấp Hành Trung Ương và ông được 180 ủy viên BCHTU mới bầu vào BCT ở hạng 16/19, không có chuyện như ông nói là ông ngạc nhiên vì được bầu với số phiếu gần 100%, điều mà TS Nguyễn Quang A mai mỉa. Ông Quang có tham vọng trở thành tổng bí thư thay thế ông Trọng. Ông Quang hiện là phe mạnh nhất trong các phe. Lý tưởng của ông là như Tập Cận Bình ở TQ, làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, nhưng nếu không gom hai chức này lại được thì ông muốn nắm TBT và buông CTN. Tuy nhiên, ông Trọng lâu nay đã sắp cho ông Đinh Thế Huynh (miền Bắc, có lý luận) để lên TBT. Trong chuyến đi Trung Quốc hồi tháng 4/2015 hai ông Huynh và Quang đều có tháp tùng, nhưng ông Huynh là người được ông Trọng làm nổi bật với TQ như nhân vật số hai. Hôm đầu tháng 11/2015, khi ông Tập viếng VN, ông Huynh là người đại diện ông Trọng ra tận cầu thang máy bay để đón. Ông Trọng hiện đang nắm gáy ông Quang vì trong tay ông Trọng hiện có hai con bài tẩy, đó là ông Quang khai tuổi giả (sinh 1950 nhưng làm lại khai sinh 1956) và ông Dương Chí Dũng khai ông Quang có dính chàm số tiền một triệu đôla, nhân chứng này vẫn còn sống và có thể khai thêm. Ngoài ra, ông Quang còn dính với ông Dũng rất sâu về kinh tế ở vùng Saigon. Ông Quang theo ông Trọng là để kiếm ghế cao chứ không phải vì thù hằn ông Dũng. Nay ông Dũng đã ra khỏi sân chơi, nên để tiến đến ghế TBT thì người ông Quang sẽ ra tay là ông Trọng. Chúng ta đã thấy ông Quang bắt đầu chém vây cánh ông Trọng, bắt các lãnh đạo của ngân hàng MHB (Phát triển đồng bằng sông Cửu Long), sân sau của ông Nguyễn Sinh Hùng (bbc.in/1QH3u40). Cho nên sắp tới, ông Quang sẽ chém ông Trọng còn thê thảm hơn là ông Trọng chém ông Dũng. Bộ Công An đã và đang bị phân hóa, ông Tô Lâm được ủng hộ mạnh (khoảng 2/3) để trở thành bộ trưởng, trong khi thành phần còn lại ủng hộ ông Bùi Văn Nam, nhưng vì ông Nam không vào được BCT nên coi như không còn cửa, ông Tô Lâm sẽ là bộ trưởng. Trong vai trò này công luận sẽ theo sát để xem một người được Toà Đại Sứ Mỹ khen (công điện bị Wikileaks tiết lộ) truớc đây có tôn trọng nhân quyền hay không, hay chế độ độc tài khi ai vào vai thì cũng ác như nhau. Trở lại tình trạng ông Dũng, ông ta tuy còn tích sản chính trị khá cao nhưng nó sẽ nhanh chóng biến mất nếu không được xài. Điển hình là trường hợp con gái ông (Thanh Phượng) dùng nguồn đầu tư từ Thuỵ Sĩ để xây căn hộ cao cấp ở Quận 3 (Léman Luxury Apartments, 117 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM – bit.ly/1nOlssh) với nội thất sang trọng nhập cảng từ Châu Âu. Đây là khách sạn Hoàng Đế cũ của Tổng Cục 2 An Ninh Quân Đội, và dự án này đang phá sản vì giới đại gia biết ông Dũng thua nên không mua, không muốn đầu tư vào. Có vẻ như ông sẽ qua California để dự thượng đỉnh Mỹ-ASEAN về Biển Đông ngày 15-16/2 này, nhưng với tình trạng vịt què (lame duck) thì cũng chỉ là để đọc lại những gì mà BCT đã quyết. Những hậu phương của ông muốn ông phải làm một cái gì đó chứ không thể bó tay, nhưng nhìn cách ông “hy sinh đời bố để củng cố đời con” và quá khứ 10 năm thủ tướng thì ông không phải là người khai sơn phá thạch hay có thể tạo dấu ấn gì cho lịch sử. Cái sống mũi quyền lợi cho bản thân và gia đình của ông cao quá, nó đã che mất cái nhãn quan non nước của ông. Ông Trọng không dùng Lưu Cầu để hạ ông, nhưng cho ông chết như một trọc phú ưu sầu. Ông đã trở thành một con bài thiệp, và chúng ta xem tiếp cái màn ông Quang sẽ hạ ông Trọng ra sao. Lê Minh Nguyên (Ba Sàm)
  12. HÀ NỘI- Báo đài tại Việt Nam loan tin cho biết đúng 10 giờ sáng, 26 Tháng Giêng, 2016, đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đã tiến hành bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021. Kết quả bầu cử sẽ được công bố vào chiều hôm nay. Tất cả 1.510 Đại biểu đều nhận được danh sách bầu cử gồm 220 ứng cử viên “bảng” chính thức và 26 ứng cử viên “bảng” dự khuyết. Được biết trong phiên bỏ phiếu vào chiều hôm qua (25 Tháng Giêng) của các Đại biểu để đồng ý hay không đồng ý liên quan đến việc xin rút lui của 29 Ủy viên Trung ương khóa XI. Theo đó ông Nguyễn Tấn Dũng là ngưòi được số phiếu không đồng ý cho rút cao nhất, nhưng không quá bán để đủ điều kiện vào danh sách đề cử chính thức Ủy viên Trung Ương khóa XII. Theo chuương trình thì đến ngày 28 Tháng Giêng, 2016, Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII mới bế mạc, nhưng các quan sát viên quốc tế có mặt tại Hà Nội cho rằng Đại hội đã hạ màn từ chiều tối ngày 25 Tháng Giêng, vì đoán biê được ai là Tổng Bí thư lần này. Những ngày còn lại chỉ là phần trình diễn cho qua tuồng mà thôi. Một vấn đề mà các quan sát viên đặt ra là chính sách ‘’Đả hổ diệt ruồi’’ như ở Trung Quốc có đem ra áp dụng hay không. (CTM)
  13. Không thể đạt quá bán tại đại hội đại biểu toàn quốc, người còn là đương kim thủ tướng Việt nam đã không thể trụ lại tại Ban chấp hành trung ương và do đó cũng không có cơ hội để vươn tới chức vụ tổng bí thư hằng mong ước. Cơ hội cuối cùng cho ông Nguyễn Tấn Dũng đã vuột trôi, mặc dù trước đó có tin cho biết có khoảng 15% số đại biểu đề cử ông vào ban chấp hành trung ương khóa XII. Không chỉ ông Dũng, hầu hết ủy viên bộ chíngh trị quá tuổi như Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Lê Thanh Hải đều phải “ra đi”. Khâu “vận động” của Phe Tổng bí thư Trọng quá mạnh! “Triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kéo dài suốt từ năm 2006 đến nay, đã chính thức chấm dứt. Một thế hệ thủ tướng làm khánh kiệt đất nước! Bây giờ thì thế nào? Rất có thể không ít ủy viên trung ương và đại biểu vốn là thủ hạ của ông Nguyễn Tấn Dũng, nay đã quay lưng với ông. Một số ít còn lại, được coi là “trung thành”, hẳn không biết số phận của họ sẽ lơ lửng đến thế nào. Trong số những người còn lại của Thủ tướng Dũng, có Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình. Tại Hội nghị trung ương 13, ông Bình được đề cử vào danh sách ủy viên mới của Bộ chính trị. Nếu phe Thủ tướng Dũng thắng, hẳn Nguyễn Văn Bình sẽ đương nhiên lọt vào Bộ chính trị. Nhưng hiện thời tình hình đã khác hẳn. Không chỉ trường hợp Nguyễn Văn Bình gặp khó khăn, một số thủ hạ khác của ông Dũng, kể cả những nhân sự trong ngành công an vốn từng tận tụy phục vụ ông và kể cả bắt bớ giới bất đồng chính kiến, sẽ phải đối diện với rủi ro bị thanh loại bởi phe đảng. Những nhóm lợi ích quen dựa hơi chính phủ để hoành hành dân chúng như vàng, ngân hàng, xăng dầu, điện lực… cũng có thể phải đối mặt với một chiến dịch “diệt ruồi”. Bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay là cực kỳ hỗn tạp. Cuộc tranh giành quyền lực không khoan nhượng sẽ rất thường dẫn đến những chiến dịch “hồi tố” của bên thắng cuộc đối với phe thua cuộc. Tháo chạy, tháo chạy tán loạn! Không có gì chắc chắn an lành đối với Nguyễn Tấn Dũng và gia đình ông, cho dù ai đó có thể đã hứa hẹn với ông Dũng về một tương lai không hồi tố. Không chỉ “diệt ruồi”, 2016 có thể là năm chứng kiến một chiến dịch “đả hổ” chưa từng có ở Việt Nam. Lê Dung (SBTN)
  14. Như trong bài phân tích trước có tên Ngõ Hẹp cho Nguyễn Tấn Dũng đã nêu. Nếu ông Dũng đi theo lộ trình của nghị quyết 244 cơ hội của ông sẽ cực kỳ nhỏ. Bất cứ cửa ải hẹp nào đều có các đối thủ chực sẵn để phá. Nguyễn Tấn Dũng đã được sự đề cử rất cao để ở lại. Nhưng nghị quyết 244 lại có một điều rất oái ăm, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Là người được đề cử phải làm đơn xin rút. Sau đó đại hội xét bỏ phiếu lần nữa xem có đồng ý cho rút hay không. Khi Nguyễn Tấn Dũng đến bước này, Vũ Ngọc Hoàng vốn là phó trưởng ban tuyên giáo, đồng hương với Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trắng trợn trên báo chí là không nên bỏ phiếu cho những người đã xin rút. http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160125/dai-hoi-xii-thu-tuong-khong-co-ten-trong-danh-sach-bau-cu/1044250.html Cuộc kiểm phiếu đồng ý cho rút kết thúc ngày 25 tháng 1 năm 2015 vào ban tối giờ Hà Nội. Kết quả đưa ra là tất cả những uỷ viên BCT khoá trước được đề cử đều được đại hội đồng ý cho rút. Phải nói âm mưu của phe Nguyễn Phú Trọng rất chặt chẽ và chi tiết. Mọi cửa ngõ mà Dũng phải đi qua đều cực hẹp và dễ dàng bị ách lại bất cứ lúc nào bởi động tác nhỏ của đối phương. Ngay từ cửa đề cử, phe Nguyễn Phú Trọng đã xác định số lượng người đề cử Dũng không phải là ít. Bởi thế đúng như dự đoán, họ đã tung thật nhiều đề cử khác để tranh chấp làm loãng lá phiếu . Những người như Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Thanh Hải...tất cả được phe Trọng đề cử ra đại hội để ở lại. Dù có người chỉ được số phiếu có vài phần trăm. Số lượng nhân sự được đại hội đề cử rất nhiều, trong khi đầu vào chỉ có hạn. Chính là nguyên nhân khiến số phiếu dành cho Nguyễn Tấn Dũng bị giảm, nhất là quy định phải có đến 800 lá phiếu không cho rút mới được ở lại. Con số quá là hoang đường. Đây là bài toán mà Tô Huy Rứa vạch ra cho Nguyễn Phú Trọng, cứ bầu đi, bầu lại, ý kiến đi, ý kiến lại thì con số ủng hộ sẽ giảm vì bị nguội lạnh. Nhưng Tô Huy Rứa cũng chỉ là con cờ của kẻ thâm độc như Nguyễn Phú Trọng. Để đi được đến thế độc tôn như này, Trọng đã đẩy bao con người lao vào cuộc chiến tranh giành quyền lực suốt mấy năm. Đầu tiên Trọng hứa cho Nguyễn Bá Thanh vào BCT, rồi hứa tiếp cho Phạm Quang Nghị là TBT, hứa cho Phùng Quang Thanh làm CTN đến khi cả ba nhân vật này vì quá ham lời hứa của Trọng mà ra sức thi thố, lực kiệt, hơi tàn. Đến giữa canh Trọng hứa cho Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa chức TBT. Cả ba người Sang, Rứa, Hùng đều nỗ lực mỗi người một vẻ theo khả năng của mình để đánh Nguyễn Tân Dũng. Những cuộc chiến liên miên ấy đã khiến Dũng bị hai tổn người và vật. Đến trận cuối cùng thì sức hết, lực cùng như Tô Huy Rứa đã dự tính. Bây giờ là chuyện tương lai. Nguyễn Phú Trọng nếu làm TBT tiếp tục, thông tin nói rằng ông sẽ làm một hay hai năm và nhường chỗ cho người khác. Điều đó cho thấy , ông Trọng chỉ cố trụ lại để chặn cửa không cho Dũng vào chức TBT. Khi Dũng ra về, ông mới nhường lại cho người khác làm TBT. Người đó là ai, đó là một câu hỏi đến nay chưa ai rõ. Nhưng rất có thể là Trần Đại Quang, người được đề cử làm CTN và giữa nhiệm kỳ sẽ tiếp quản chức TBT. Dường như Nguyễn Phú Trọng có niềm uất hận gì với tự do, đổi mới. Cho nên bằng mọi giá, một cách điên cuồng và bẩn thỉu, ông ta cố gạt được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường, để đưa một gã công an lên làm CTN và một kẻ bất tài như Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng. Chuyện biến thái về nhân cách, tư tưởng không phải là hiếm trong giới lãnh đạo. Có lẽ Nguyễn Phú Trọng có hằn thù gì với dân tộc và đất nước này. Cho nên ông ta mới làm những điều điên loạn bất chấp công bằng đến như vậy. Ngay sau khi có kết quả về số phiếu không đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng vì chỉ được 41%. Không được 50% như dự định. Lập tức có nhiều bài viết bắt đầu bóng gió đe doạ những người đã ủng hộ ông Dũng như ông Đặng Ngọc Tùng của tác giả nặc danh nhưng giọng điệu đầy de doạ của tuyên giáo. Đặc biệt tác giả phê phán việc ông Tùng vì dám nhắc nhở đến những chiến sĩ VNCH đã hy sinh. Đòi hỏi phải xử lý ông Tùng vì có động cơ chính trị. Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng hồ hởi có ngay một bài báo nhắc đến việc tới đây sẽ những kẻ thuộc về phe thất thế sẽ bị thanh trừng bởi phe mới lên. http://basamnews.info/2016/01/25/6737-nhung-nhom-loi-ich-nao-se-bi-thanh-trung-sau-dai-hoi-vinh-biet/ Được làm vua, thua làm giặc. Đấy là phương ngôn của người xưa, nhưng trong chế độ cộng sản, những kẻ thua chẳng bao giờ đủ gan làm giặc. Chúng chỉ biết cúi đầu chờ đồng bọn hành xác mình một cách ngạo nghễ, hả hê. Năm tới chắc chắc sẽ không có gì sáng lạn, thậm chí là nhiều năm tới nữa. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)

×
×
  • Create New...