Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39158
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Từ chiều tối hôm qua đến sáng nay (6-2-2016) tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ (và một số ít hơn rất nhiều ý kiến dèm pha). Nhiều bạn hỏi tôi ai có thể ký ủng hộ? Tất cả các công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi trở lên có đủ tư cách cử tri đều có thể ký tên ủng hộ một ứng viên (như thế người Việt ở nước ngoài nếu không còn giữ quốc tịch Việt Nam không thể ký, nhưng có thể động viên bạn bè, người thân họ ở Việt Nam ký). Tôi mong có nhiều bạn trẻ tự ứng cử. Và chúng tôi, những người tự ứng cử, có nhiều điểm YẾU và MẠNH (so với những người được hệ thống đề cử). Chỉ nêu vài điểm. YẾU (-): - Chúng tôi chưa có một đảng chính trị hỗ trợ (họ có ĐCSVN với rất nhiều nguồn lực tổ chức và tài chính hỗ trợ mà phần lớn nguồn lực đó là từ tiền thuế của tất cả chúng ta) - việc này sẽ phải thay đổi, tức là sẽ phải có các đảng chính trị khác hoạt động hợp pháp trong môi trường pháp lý cạnh tranh bình đẳng, các đảng đó phải có đăng ký theo Luật về đảng chính trị và hoạt động đảng; lưu ý ĐCSVN chưa từng được đăng ký với Nhà nước. - Các thủ tục hiện hành không tạo thuận lợi cho chúng tôi (ngược lại được thiết kế để đảm bảo cơ hội tối đa cho họ) - đây là điều phải thay đổi dựa trên một Luật bầu cử mới, công bằng, minh bạch, không thiên vị bất kể ai; với một Hội đồng bầu cử độc lập và chuyên nghiệp do Quốc hội lập ra; với sự giám sát công khai của tất cả các bên (nhất là giám sát sự kiểm phiếu công khai). MẠNH (+) + Chúng tôi tự tin ứng cử nên phải có trách nhiệm (họ được đề cử và có thể thiếu tự tin và ít trách nhiệm hơn vì họ "làm theo sự phân công của Đảng"). + Chúng tôi do là thường dân, hay có chức vụ bé nên không hay ít có khả năng tham nhũng (phần lớn họ rất có thể là người tham nhũng do đang nắm quyền lực - và chắc chắn sẽ bị nhiều người dân khiếu nại vì sự tham nhũng vi phạm tiêu chuẩn của ứng viên). + Chúng tôi có sức mạnh đạo đức hơn hẳn (và việc chúng tôi có được chữ ký ủng hộ của quý vị sẽ làm tăng sức mạnh đạo đức này lên rất nhiều) Chính vì vậy tôi mong có nhiều bạn trẻ quyết định tự ứng cử và được sự ủng hộ của các bạn. Việc ký tên ủng hộ có thể được tiến hành theo nhiều cách: 1) Ký tên vào Danh sách ủng hộ mà các Tình nguyện viên của chúng tôi mang đến cho quý vị (lưu ý: quý vị tự ký tên, ghi họ tên và các thông tin khác); Danh sách ủng hộ được thiết kế nhằm đảm bảo TÍNH RIÊNG TƯ của quý vị nên nơi cư/tạm trú chỉ là Phường (xã), Quận (Huyện) và Thành phố (Tỉnh). Sau tết chúng tôi sẽ công bố công khai địa chỉ để các Tình nguyện viên gửi Danh sách chữ ký ủng hộ về cho chúng tôi. 2) Nếu quý vị nào không quan tâm đến tính riêng tư đó, thì có thể ký, điền thông tin và ghi thêm địa chỉ cụ thể (số nhà, đường phố hoặc thôn, xóm) bằng cách viết tay (với nét bút đủ đậm) và dùng điện thoại di động hay máy ảnh chụp văn bản đó rồi gửi cho chúng tôi qua kênh thích hợp (tin nhắn, inbox, email,...) như sáng kiến của anh Nguyễn Quốc Ân (và anh Trần Rung) trên ảnh đính kèm. Cảm ơn 2 Anh. 3) Hay bằng cách khác do các bạn tự sáng tạo ra miễn là đảm bảo tính tự nguyện, tính có thể xác thực được (nhằm tránh tối đa sự "dị nghị" của các dư luận viên nhằm bôi nhọ ứng viên hay tìm cách đánh giá thấp các chữ ký ủng hộ hoặc các chữ ký giả mạo do họ lập ra, vì tính có thể xác thực nên chúng tôi sẽ yêu cầu các Tình nguyện viên chịu trách nhiệm về tính trung thực của các chữ ký mà họ thu thập bằng cách họ phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của họ [họ tên, địa chỉ, và có thể email, số điện thoại các dữ liệu này sẽ được giữ kín]. Chúng tôi sẽ có một stt riêng cho các Tình nguyện viên và cho các Ứng viên. Xin chân thành cảm ơn các quý vị và chúc tất cả mọi người một năm Bính Thân an khang thịnh vượng. Nguyễn Quang A (FB Nguyễn Quang A)
  2. Chuyến bay bằng máy bay xịn Airbus A350 số hiệu VN227 của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, với những cơ trưởng, cơ phó được chọn lọc kỹ, hạng siêu đẳng (cơ trưởng Nguyễn Nam Chi có hơn 11.300 giờ bay, cơ phó Nguyễn Hồng Hà gần 2.000 giờ bay) nhưng nửa tiếng sau khi cất cánh, bị trục trặc kỹ thuật phải vòng về nơi xuất phát - sân bay Nội Bài. Tuy nhiên, những vị khách đặc biệt, được coi là trong top 20 của xứ này, trong đó có ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, vẫn đến nơi cần đến - sân bay Tân Sơn Nhất, tất nhiên là bằng chuyến bay khác, dù chậm trễ hơn so với kế hoạch. Ông Đinh La Thăng tại buổi họp - Ảnh: VTV Có lẽ đó là kỷ niệm đầu tiên đáng nhớ, không được vui lắm của ông Thăng trên cương vị Bí thư Thành ủy TP.HCM, kể từ chiều nay 5.2. Tôi cho rằng, đã lâu lắm, và cũng rất hiếm hoi, mới thấy lại sự thận trọng kỹ lưỡng, một quyết định khá đúng đắn của đảng cầm quyền về công tác nhân sự, công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy của họ. Việc chọn ông Đinh La Thăng cầm đầu đảng bộ CS ở TP.HCM chứ không phải ông Võ Văn Thưởng, được xem là chính xác. Sau đại hội đảng 12, khi danh sách ủy viên Bộ Chính trị có tên ông Võ Văn Thưởng, hầu như đại đa số những người quan tâm đến thời cuộc, đời sống chính trị xứ này đều cho rằng chiếc ghế Bí thư thành phố đông dân nhất nước, quan trọng nhất nước, đầu tàu kinh tế của cả nước, chắc chắn phải thuộc về ông Thưởng. Thậm chí trang bách khoa toàn thư mở Wikipedia còn nhanh nhảu đưa ngay tên ông Thưởng vào danh sách các đời Bí thư Thành ủy TP.HCM. Nghĩ thế nào là quyền của dư luận, từ quán trà đá vỉa hè tới salon các đại gia quyền tiền, trí thức trí ngủ. Nhưng có một người khi ấy khăng khăng với tôi rằng “ai chứ cu Thưởng không thể làm trùm thành phố này được. Chưa đủ tầm, còn non lắm. Nên nhớ Sài Gòn không phải chỉ là Sài Gòn, nó còn là vùng miền, là một dạng bang chứ không đơn giản một thành phố. Đứng đầu nó phải là nhân vật tầm cỡ quốc gia, chứ cỡ thành phố thì thua. Đó chưa kể cu Thưởng chỉ là anh thư sinh làu kinh sử Mác-Lê chứ không phải loại thư sinh xuất chúng, tài kinh bang tế thế, văn võ song toàn, mưu lược có một không hai như Lục Tốn thời Đông Ngô. Chỗ ấy, ghế ấy không phải của Thưởng”, lão Maddox láng giềng nhà tôi bảo vậy. Lão ấy nói thế, vậy sao bây giờ tôi mới kể, bởi thực ra mấy hôm rồi chính tôi cũng tin chả còn Thưởng thì ai vào đây nữa, tôi cũng non dại, vội vàng tin như cái nhà anh Wikipedia ấy. Mà đúng thật, tôi ở Sài Gòn đến nay đã xấp xỉ 40 năm, từ cái thời anh Thưởng còn cởi truồng dưới quê, nên tôi biết lắm. Sài Gòn là đất năng động, ít chịu tự trói mình, bó buộc vào khuôn khổ. Sài Gòn phải hành động, phải thiết thực, lấy cái hiệu quả làm thước đo, làm chuẩn đánh giá, chứ không phải lý thuyết, lời hay ý đẹp. Người cầm đầu Sài Gòn phải là người hành động. Cái chân cái tay là chính, mồm miệng dẹp sang một bên. Võ Văn Thưởng dù học ở Sài Gòn, trưởng thành từ Sài Gòn, nhưng đương sự mang cái chất của một anh học trò cả đời bám vào lý luận, vào sự giáo điều. Đi lên từ cán bộ đoàn (nhiều người trong chúng ta đều hiểu đoàn nó là cái thứ gì rồi, tôi chả cần giải thích), bằng cấp cũng lại thạc sĩ triết học Mác-Lênin, chưa có những gì thật nổi trội trong hành vi cai trị, kể cả khi làm bí thư thứ nhất Trung ương đoàn, vậy thì làm sao cõng nổi việc đời ở thành phố này. Thưởng đi là phải. Chiều nay Thưởng bảo “tôi lại phải lần nữa chia tay TP.HCM”, theo tôi, thế là may, chả có gì phải bịn rịn, tiếc rẻ. Sẽ có ai đó bảo Đinh La Thăng hơn gì Thưởng, thậm chí Thăng cũng từng là cán bộ đoàn. Ông bạn tôi ở báo Tiền Phong từng chơi với Thăng khi Thăng trong vai anh cán bộ đoàn trên công trình thủy điện sông Đà. Y bảo, nó cán bộ đoàn nhưng năng nổ, giỏi giang, được việc, chứ chả phải như mấy đám phường trò chỉ biết múa hát, phong trào, bày trò này trò nọ, đốt lửa trại cho vui. Mà Thăng kể từ khi làm thượng thư giao thông đã chứng minh được típ người hành động, làm nhiều hơn nói, mà đã nói thì chém to kho mặn, băm bổ đến nơi đến chốn. Típ người Thăng rất hợp với đất Sài Gòn. Lần này, Bộ Chính trị đã khá tỉnh táo, không ai dám bảo ông Trọng bị lú trong việc này. Bổ Thăng về Sài Gòn, kéo Thưởng ra làm tuyên giáo, đều chính xác. Dụng nhân như dụng mộc. Không biết dùng thì gỗ tứ thiết cũng chỉ làm củi thôi. Giờ thì mong sao ông Thăng vốn có võ, lại như cái cây hợp thổ nhưỡng, cứ thế mà tung hoành, tấn tới. Việc có lợi cho dân cho nước là làm. Người tiền nhiệm của ông, là ông Lê Thanh Hải, nói cho công bằng, thời gian qua mặc dù còn điều này tiếng nọ, nhưng chất TNXP khá rõ, tạo được dấu ấn đáng kể cho Sài Gòn cũng như cái “bang” mà nó là hạt nhân. Ông Hải cũng là con người hành động, không phải dạng lãnh đạo xuất thân từ cán bộ đoàn. Tôi nghĩ, sẽ đến lúc nào đấy, dù đảng vẫn coi đoàn là cánh tay đắc lực, là đội hậu bị đáng tin cậy, nhưng bộ máy chính quyền các địa phương, thậm chí cả trung ương, sẽ không mặn mà với cán bộ đoàn nữa, bởi hầu hết những vị đi bằng đường này đều dạng vô thưởng vô phạt, có cũng được, không có cũng chả sao. Tôi tin là vậy. Ông Thăng hôm nay chính thức trở thành công dân TP.HCM. Tôi kể cho ông nghe chuyện này nhé, để biết tính cách người Sài Gòn. Chiều nay tôi ra phố chạy lòng vòng, có chút việc, và cũng để ngắm không khí tết. Phố Sài Gòn cũng có cờ đỏ, băng rôn, nhưng không đỏ ối, chói mắt, màu mè như Hà Nội. Người Sài Gòn, lẽ dĩ nhiên gồm cả nhà cai trị, không mặn mà, không thích gốc cây, cột điện nào cũng phải lòe sắc đỏ. Tuy nhiên, họ biết làm những điều thực đơn giản mà thiết thực. Tôi thấy có những nhóm không đi treo cờ, mà đem máy móc, dụng cụ phun rửa, kỳ cọ cẩn thận từng trụ xi măng, từng hàng rào phân cách làn xe trên đường… cho sạch bụi, sạch vết bẩn để thành phố sạch sẽ, phong quang đón tết. Trên đại lộ Võ Văn Kiệt, việc lau chùi rửa hàng mấy chục cây số dải phân cách, thật là chuyện lạ, nhưng không lạ với người Sài Gòn. Họ như vậy đấy, ông Thăng ạ. Nguyễn Thông (Blog Nguyễn Thông)
  3. Đảng CSVN dò đá qua sông là bắt chước đảng CSTQ. Mục đích của họ là làm thế nào để giữ vững chế độ, tránh đi vào vết xe đổ của LX và các nước XHCN Đông Âu, đồng thời hội nhập vào thế giới. Đảng CSVN (và TQ) họ phải dò dẫm từng viên đá, vì tất cả (những gì mới) đối với họ đều có thể tiềm ẩn một đe dọa cho chế độ. Sẩy chân một bước, chế độ sụp đổ, số mạng của họ cũng tiêu vong. Họ chỉ bước đi khi thấy rằng hòn đá dưới chân đã chắc chắn. Và khi bước sai, cần thoái lui, họ cũng thoái bộ trong an toàn vì tất cả đã được tính toán từ trước. Nhưng người "trí thức" VN thì không cần phải "dò đá qua sông". Bản thân họ không hề bị đe dọa tiêu vong. Ngược lại, chính người trí thức mới là sự đe dọa tồn vong của (tất cả các tập đoàn độc tài trên thế giới), như đảng CSVN. Sự hiểu biết như là ánh sáng mà sự độc tài là bóng tối. Trí thức VN phải ý thức rằng những người cầm quyền sợ họ chớ không phải ngược lại. Vấn đề là trí thức VN vẫn không (hay chưa) là ánh sáng để có thể tỏa chiếu xóa tan bóng tối mông muội. Bởi vì họ vẫn còn đang trong tình trạng "dò đá qua sông". Sự thay đổi ngoạn mục ở Miến Điện đã gợi hứng cho trí thức VN. Nhiều người mơ ước một Thein Sein của VN. Tôi cho rằng đây là một sai lầm lớn. Nếu không có một lực lượng dân chủ lớn mạnh, đủ để làm áp lực, và nếu cần thiết lật đổ chế độ, thì phe quân phiệt Miến Điện sẽ không bao giờ nhượng bộ. Yếu tố cốt lõi của việc dân chủ hóa là một lực lượng dân chủ lớn mạnh. Nếu có một Thein Sein (hay Gorbachev) thì việc dân chủ hóa sẽ xảy ra trong ôn hòa. Vậy thôi. Bà Aung San Suu Kyi đơn giản là một trí thức dũng cảm. Kiến thức (chuyên môn) của bà không khác kiến thức của trí thức VN. Bà Aung San Suu Kyi cũng không hề là một "nhà tư tưởng". Sự can đảm đã nung đúc bà trở thành một "trí thức chính trị" lỗi lạc. Trên thế giới này có nhiều nước phát triển với mức độ khác nhau. Lý do khác biệt về lịch sử, về văn hóa, về địa chính trị... tạo nên sự khác nhau này. Nhưng điểm chung của mọi quốc gia phát triển bền vững là có cùng một mô hình chính trị. Bà Aung San Suu Kyi trở thành một trí thức chính trị lỗi lạc vì bà không mất thì giờ "dò đá qua sông", mất thì giờ định nghĩa lại các khái niệm về chính trị, về luật... của kho tàng văn hóa chính trị thế giới. VN thất bại, không có một phong trào dân chủ lớn mạnh, vì trí thức VN cố gắng tạo "bản sắc" cho riêng mình. Họ bắt chước y như đảng CSVN, cũng tìm một mô hình chính trị riêng cho (phe phái) họ, như mô hình "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN". Kiến thức nhân loại có nhiều như núi. Chỉ cần ta học tập, hiểu và áp dụng nó mà thôi. Nếu mà trí thức Nhật (cũng loay hoay dò đá qua sông như trí thức VN) thì nước Nhật đã không được như ngày hôm nay. Trí thức Nam Hàn (và Đài Loan) cũng vậy. Họ đâu có mất thì giờ (như trí thức VN). Thấy Nhật thành công là họ bưng nguyên mô hình của Nhật về để áp dụng cho nước mình. Từ giáo dục cho tới kinh tế. Trí thức VN, cũng như đảng CSVN, cứ tưởng mình là "đỉnh cao trí tuệ". Các việc "sáng chế lại", hay "tân trang lại" những tư tưởng đã hiện hữu, dưới hình thức nào, thì cũng là "bắt chước". Mà việc "ngụy trang" lên đó (như bằng một cách gọi khác), đều chỉ thể hiện sự thiếu lương thiện mà thôi. Chưa nói đó là việc vô ích, mất thì giờ. Trương Nhân Tuấn (FB Trương Nhân Tuấn)
  4. TPP đòi hỏi Việt Nam thay đổi luật hoặc ra luật mới cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập Một nhà hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh bình luận với BBC rằng nghiệp đoàn độc lập vẫn mờ mịt sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký kết tại New Zealand hôm 4/2. Hôm 4/2, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng, dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tại lễ ký kết TPP. Ông được báo trong nước dẫn lời miêu tả đây là “cơ hội lớn cho kinh tế đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm.” Trong khi đó, từ TP. Hồ Chí Minh, trong cuộc trao đổi với BBC hôm 4/2, nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh nói: “Ở góc độ đấu tranh cho quyền công nhân, tôi không cảm thấy lạc quan khi TPP đi vào hoạt động thời gian tới. Vì thực tế cho thấy chính quyền sẽ không bớt trấn án các nhà hoạt động nghiệp đoàn và tiếp tục ngăn cản mục tiêu hình thành nghiệp đoàn độc lập”. Nhà hoạt động cũng cho hay dù đang là những ngày cận Tết Bính Thân nhưng bản thân bà và một số thành viên khác của Phong trào Lao Động Việt vẫn đang bị chính quyền canh giữ, theo dõi gắt gao và ngăn cản những cuộc tiếp xúc với công nhân. “Mới ngày hôm kia 2/2, công an đã bao vây một quán cà phê, ngăn chúng tôi tiếp xúc với những công nhân ở Đồng Nai về chuyện họ bức xúc về tiền thưởng Tết. Hiện tại trước nhà tôi bao giờ cũng có khoảng 30 chục người theo dõi nhất cử nhất động của tôi. Do họ luôn mặc thường phục nên tôi khó có thể cáo buộc họ là người của chính quyền”, bà Hạnh kể. Bà nói thêm: “Tham khảo những điều khoản của TPP, tôi được biết hiệp định này không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam mà còn mở ra những cơ hội cho người lao động để cải thiện quyền lợi của họ. Vấn đề là Việt Nam có thực thi những điều khoản liên quan đến nghiệp đoàn và các tổ chức quốc tế có giám sát chặt chẽ và đưa ra biện pháp trừng phạt nếu không thực hiện?”. Đại diện lãnh sự Hoa Kỳ đến thăm Minh Hạnh tại bệnh viện sau khi bà cáo buộc công an Đồng Nai 'đánh đập thô bạo' 'Đánh tráo khái niệm' Theo bà, chính quyền đang đánh tráo khái niệm ‘nghiệp đoàn độc lập’ với ‘nghiệp đoàn cơ sở’ do người của họ ấn định để dễ bề kiểm soát, ngăn không cho công nhân tiếp xúc với các nhà hoạt động và giới luật sư, cũng như tham gia các đợt đình công đòi quyền lợi. Tháng 11/2015, bà Hạnh cáo buộc công an Đồng Nai đã "bắt giữ và đánh đập thô bạo" bà cùng nhà hoạt động, nhà báo Trương Minh Đức tại trụ sở công an phường Long Bình. Hai nhà hoạt động trên được tin đang cùng luật sư tư vấn cho công nhân công ty Yupoong Vietnam về các quyền lao động và thành lập công đoàn độc lập thì "công an mặc thường phục và sắc phục đến bắt giữ họ rồi cưỡng chế về đồn công an phường Long Bình". Việt Nam đồng ý để người lao động có thêm nhiều quyền, như tự do lập công đoàn và đình công để đổi lại lợi ích giao thương với Mỹ, theo phân tích của tờ New York Times về TPP hồi tháng 11/2015. Bài báo viết, thỏa thuận đòi hỏi Việt Nam thay đổi luật hoặc ra luật mới cho phép công nhân thành lập công đoàn độc lập.Công nhân sẽ được phép đình công không chỉ vì lương và giờ làm, mà còn vì điều kiện làm việc và các quyền khác. Các nhóm công đoàn không phải gia nhập công đoàn của chính phủ Việt Nam, mà có thể hợp tác với nhau, tìm giúp đỡ của bất kỳ “tổ chức lao động quốc tế” như Liên đoàn lao động và hiệp hội của các tổ chức công nghiệp Hoa Kỳ (AFL-CIO). (BBC)
  5. Trong tác phẩm thi văn Cung Oán Ngâm Khúc có câu: Giết nhau chẳng cái Lưu Cầu/ Giết nhau bằng cái ưu sầu độc chưa? Lưu Cầu hay Okinawa sau này, là nơi nổi tiếng về rèn gươm ở Nhật Bản, có ý nghĩa là bằng gươm đao. Đại Hội 12 Đảng CSVN có 5.200 an ninh và binh sĩ đằng đằng sát khí Lưu Cầu canh gác chung quanh, nhưng ông Dũng đã bị hạ bằng loại vũ khí thâm độc hơn gươm đao, đó là bằng sự nhục nhã trong Hội Nghị Trung Ương 14 (từ 11-13/1/2016). Đại hội chỉ là vở tuồng trình diễn ngoài công chúng để che đậy sự nhục nhã đó. Trong chế độ dân chủ thì thắng thua là chuyện bình thường, vì thua không phải là thất bại, bỏ cuộc mới là thất bại. Luật chơi của dân chủ không giới hạn tuổi tác, ông Ronald Reagan khi ra tranh cử tổng thống đã sắp 70 tuổi. Nghị sĩ Bernie Sanders đã gần 75 tuổi (sinh năm 1941) và đang tranh tổng thống trong đảng Dân Chủ ngang ngửa với bà Hillary Clinton. Ông Richard Nixon thua cuộc liên miên nhưng không bỏ cuộc nên cuối cùng vẫn trở thành tổng thống. Ông Dũng 66 tuổi, chưa đến nỗi quá già để bị loại ra khỏi cuộc chơi, trong khi luật chơi thì quá sức bất công theo kiểu lấy thịt đè người hơn là tranh đấu công bằng, như 66 tuổi không được nhưng ông Trọng 72 tuổi thì được, như tổng bí thư phải là người miền Bắc, phải có lý luận, phải có quan hệ quốc tế (công du Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Thái… như ông Trọng). Đại hội 12 cho ra Bộ Chính Trị 19 uỷ viên mà trong đó có tới 13 người miền Bắc (2 miền Trung, 4 miền Nam) và 4 tướng công an (Trần Đại Quang, Tô Lâm, Phạm Minh Chính, Trương Hoà Bình). Nếu ta tạm thời chia Bộ Chính Trị Khóa 12 ra làm hai phe, phe X kinh tế thị trường hay phe thoáng và phe Lú định hướng xã hội chủ nghĩa hay phe giáo điều, thì ta có 8 uỷ viên của phe thoáng (Võ Văn Thưởng, Tô Lâm, Phạm Bình Minh, Nguyễn Văn Bình, Truơng Thị Mai, Đinh La Thăng, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thị Kim Ngân) và 11 uỷ viên phe giáo điều (Nguyễn Phú Trọng, Vương Đình Huệ, Hoàng Trung Hải, Phạm Minh Chính, Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Đinh Thế Huynh, Tòng Thị Phóng, Trần Quốc Vượng, Truơng Hoà Bình). Tuy nhiên, dù thoáng hay giáo điều thì vở tuồng vẫn như cũ, tức các văn kiện và nghị quyết đại hội làm khung sườn cho 5 năm tới vẫn là Mác-Lê và định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn độc tài độc đảng với Điều Lệ Đảng cao hơn Hiến Pháp, cho nên các diễn viên sân khấu không thể hát khác hơn. Đa số trong BCT nghiêng về ông Trọng, nhưng nhóm này có nhiều uỷ viên “có tham vọng quyền lực” như ông Quang, ông Phúc… điều mà trớ trêu thay, ông Trọng thường nói là không nên chọn vào. Theo tin từ những nguời am hiểu nội tình CSVN ở Hà Nội cho biết, các uỷ viên được bầu vào Ban Bí Thư mà danh sách lộ ra chiều ngày 27/1 có các ông Nguyễn Hoà Bình (Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối cao), Lương Cường (Thuợng tuớng, Thứ trưởng Bộ QP), Nguyễn Xuân Thắng (Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Nhưng dù bầu rồi, ông Dũng đã áp lực để đưa ông Nguyễn Văn Nên (Bộ Trưởng, Chủ Nhiệm VPCP) vào thay ông Thắng, mà theo nguyên tắc nếu đã rớt BCT (ông Nên bị rớt) thì không được đưa vô bầu BBT. Do đó mà lúc gần 3 giờ chiều ngày 27/1, Thông Tấn Xã VN, cơ quan độc quyền loan tin và hình ảnh, chỉ phát phần chúc mừng TBT, vì Ban Tuyên Giáo cấm các báo đài không được đưa tin BCT và BBT, chỉ sau khi bế mạc ngày 28/1 các tin này mới được đưa ra, danh sách không có tên ông Thắng nhưng có tên ông Nên. Điều này cho thấy ông Dũng tuy bị loại nhưng thế lực vẫn còn khá mạnh. Tại Hội Nghị Trung ương 12 và Trung ương 13, ông Hai Nhựt Lê Thanh Hải (Bí thư Saigon) vẫn còn được cơ cấu để ở lại và dự định vào ghế Thường Trực Ban Bí Thư, nhưng khi họp Trung ương 14 thì ông bị loại vì Giám Đốc Công An TP. HCM, trung tướng Nguyễn Chí Thành gởi báo cáo lên Thủ Tướng, sau đó là TBT là ông Hải có 6 sai phạm, trong đó sai phạm lớn nhất là đỡ đầu cho bà Trương Mỹ Lan của công ty Vạn Thịnh Phát, làm kinh tài cho tình báo Hoa Nam của TQ. Ông Thủ Tướng Dũng không giải quyết, ông Thành bèn gởi thẳng lên TBT. Ông Thành nay đã nghỉ hưu. Ông Hải coi như chỉ còn lo giữ mạng chứ hết nhúc nhích gì được nữa. Ông Phan Đình Trạc, Phó Ban Nội Chính, được hai ông Trọng – Rứa cơ cấu vô BCT để sau đó sẽ là Trưởng Ban Nội chính. Ông Đinh La Thăng không được cơ cấu, nhưng BCH Trung ương mới lại giới thiệu và được trúng vào BCT còn ông Trạc thì không, chứng tỏ BCH Trung ương mới muốn loại ông Trạc, bẻ gãy thanh gươm chống tham nhũng tương lai của ông Trọng, không muốn ông Trạc chết như Nguyễn Bá Thanh hay có cơ thể bất diệt như Vương Kỳ Sơn ở TQ. Ông Dũng bị loại một cách không công bằng và bị ông Trọng hạ nhục trong HN Trung ương 14, nó làm cho ông Dũng đã đau vì thua cuộc, lại càng đau hơn. Ông Dũng tuy còn tích sản chính trị (political capital) khá nhiều nhưng không dám sử dụng vì sợ phe ông Trọng sử dụng Lưu Cầu. Cuối cùng ông thoả hiệp với ông Trọng để được an toàn và để thân nhân, phe nhóm không bị bứng. Ông Dũng đã ra khỏi sân chơi và trận chiến bây giờ lại là giữa Quang và Trọng. Theo tin chưa kiểm chứng thì trong ĐH12 ông Trọng chỉ đạt trên 50% phiếu một chút của 1.510 đại biểu để đắc cử vào Ban Chấp Hành Trung Ương và ông được 180 ủy viên BCHTU mới bầu vào BCT ở hạng 16/19, không có chuyện như ông nói là ông ngạc nhiên vì được bầu với số phiếu gần 100%, điều mà TS Nguyễn Quang A mai mỉa. Ông Quang có tham vọng trở thành tổng bí thư thay thế ông Trọng. Ông Quang hiện là phe mạnh nhất trong các phe. Lý tưởng của ông là như Tập Cận Bình ở TQ, làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, nhưng nếu không gom hai chức này lại được thì ông muốn nắm TBT và buông CTN. Tuy nhiên, ông Trọng lâu nay đã sắp cho ông Đinh Thế Huynh (miền Bắc, có lý luận) để lên TBT. Trong chuyến đi Trung Quốc hồi tháng 4/2015 hai ông Huynh và Quang đều có tháp tùng, nhưng ông Huynh là người được ông Trọng làm nổi bật với TQ như nhân vật số hai. Hôm đầu tháng 11/2015, khi ông Tập viếng VN, ông Huynh là người đại diện ông Trọng ra tận cầu thang máy bay để đón. Ông Trọng hiện đang nắm gáy ông Quang vì trong tay ông Trọng hiện có hai con bài tẩy, đó là ông Quang khai tuổi giả (sinh 1950 nhưng làm lại khai sinh 1956) và ông Dương Chí Dũng khai ông Quang có dính chàm số tiền một triệu đôla, nhân chứng này vẫn còn sống và có thể khai thêm. Ngoài ra, ông Quang còn dính với ông Dũng rất sâu về kinh tế ở vùng Saigon. Ông Quang theo ông Trọng là để kiếm ghế cao chứ không phải vì thù hằn ông Dũng. Nay ông Dũng đã ra khỏi sân chơi, nên để tiến đến ghế TBT thì người ông Quang sẽ ra tay là ông Trọng. Chúng ta đã thấy ông Quang bắt đầu chém vây cánh ông Trọng, bắt các lãnh đạo của ngân hàng MHB (Phát triển đồng bằng sông Cửu Long), sân sau của ông Nguyễn Sinh Hùng (bbc.in/1QH3u40). Cho nên sắp tới, ông Quang sẽ chém ông Trọng còn thê thảm hơn là ông Trọng chém ông Dũng. Bộ Công An đã và đang bị phân hóa, ông Tô Lâm được ủng hộ mạnh (khoảng 2/3) để trở thành bộ trưởng, trong khi thành phần còn lại ủng hộ ông Bùi Văn Nam, nhưng vì ông Nam không vào được BCT nên coi như không còn cửa, ông Tô Lâm sẽ là bộ trưởng. Trong vai trò này công luận sẽ theo sát để xem một người được Toà Đại Sứ Mỹ khen (công điện bị Wikileaks tiết lộ) truớc đây có tôn trọng nhân quyền hay không, hay chế độ độc tài khi ai vào vai thì cũng ác như nhau. Trở lại tình trạng ông Dũng, ông ta tuy còn tích sản chính trị khá cao nhưng nó sẽ nhanh chóng biến mất nếu không được xài. Điển hình là trường hợp con gái ông (Thanh Phượng) dùng nguồn đầu tư từ Thuỵ Sĩ để xây căn hộ cao cấp ở Quận 3 (Léman Luxury Apartments, 117 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM – bit.ly/1nOlssh) với nội thất sang trọng nhập cảng từ Châu Âu. Đây là khách sạn Hoàng Đế cũ của Tổng Cục 2 An Ninh Quân Đội, và dự án này đang phá sản vì giới đại gia biết ông Dũng thua nên không mua, không muốn đầu tư vào. Có vẻ như ông sẽ qua California để dự thượng đỉnh Mỹ-ASEAN về Biển Đông ngày 15-16/2 này, nhưng với tình trạng vịt què (lame duck) thì cũng chỉ là để đọc lại những gì mà BCT đã quyết. Những hậu phương của ông muốn ông phải làm một cái gì đó chứ không thể bó tay, nhưng nhìn cách ông “hy sinh đời bố để củng cố đời con” và quá khứ 10 năm thủ tướng thì ông không phải là người khai sơn phá thạch hay có thể tạo dấu ấn gì cho lịch sử. Cái sống mũi quyền lợi cho bản thân và gia đình của ông cao quá, nó đã che mất cái nhãn quan non nước của ông. Ông Trọng không dùng Lưu Cầu để hạ ông, nhưng cho ông chết như một trọc phú ưu sầu. Ông đã trở thành một con bài thiệp, và chúng ta xem tiếp cái màn ông Quang sẽ hạ ông Trọng ra sao. Lê Minh Nguyên (Ba Sàm)
  6. HÀ NỘI- Báo đài tại Việt Nam loan tin cho biết đúng 10 giờ sáng, 26 Tháng Giêng, 2016, đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đã tiến hành bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021. Kết quả bầu cử sẽ được công bố vào chiều hôm nay. Tất cả 1.510 Đại biểu đều nhận được danh sách bầu cử gồm 220 ứng cử viên “bảng” chính thức và 26 ứng cử viên “bảng” dự khuyết. Được biết trong phiên bỏ phiếu vào chiều hôm qua (25 Tháng Giêng) của các Đại biểu để đồng ý hay không đồng ý liên quan đến việc xin rút lui của 29 Ủy viên Trung ương khóa XI. Theo đó ông Nguyễn Tấn Dũng là ngưòi được số phiếu không đồng ý cho rút cao nhất, nhưng không quá bán để đủ điều kiện vào danh sách đề cử chính thức Ủy viên Trung Ương khóa XII. Theo chuương trình thì đến ngày 28 Tháng Giêng, 2016, Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII mới bế mạc, nhưng các quan sát viên quốc tế có mặt tại Hà Nội cho rằng Đại hội đã hạ màn từ chiều tối ngày 25 Tháng Giêng, vì đoán biê được ai là Tổng Bí thư lần này. Những ngày còn lại chỉ là phần trình diễn cho qua tuồng mà thôi. Một vấn đề mà các quan sát viên đặt ra là chính sách ‘’Đả hổ diệt ruồi’’ như ở Trung Quốc có đem ra áp dụng hay không. (CTM)
  7. Không thể đạt quá bán tại đại hội đại biểu toàn quốc, người còn là đương kim thủ tướng Việt nam đã không thể trụ lại tại Ban chấp hành trung ương và do đó cũng không có cơ hội để vươn tới chức vụ tổng bí thư hằng mong ước. Cơ hội cuối cùng cho ông Nguyễn Tấn Dũng đã vuột trôi, mặc dù trước đó có tin cho biết có khoảng 15% số đại biểu đề cử ông vào ban chấp hành trung ương khóa XII. Không chỉ ông Dũng, hầu hết ủy viên bộ chíngh trị quá tuổi như Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Lê Thanh Hải đều phải “ra đi”. Khâu “vận động” của Phe Tổng bí thư Trọng quá mạnh! “Triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kéo dài suốt từ năm 2006 đến nay, đã chính thức chấm dứt. Một thế hệ thủ tướng làm khánh kiệt đất nước! Bây giờ thì thế nào? Rất có thể không ít ủy viên trung ương và đại biểu vốn là thủ hạ của ông Nguyễn Tấn Dũng, nay đã quay lưng với ông. Một số ít còn lại, được coi là “trung thành”, hẳn không biết số phận của họ sẽ lơ lửng đến thế nào. Trong số những người còn lại của Thủ tướng Dũng, có Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình. Tại Hội nghị trung ương 13, ông Bình được đề cử vào danh sách ủy viên mới của Bộ chính trị. Nếu phe Thủ tướng Dũng thắng, hẳn Nguyễn Văn Bình sẽ đương nhiên lọt vào Bộ chính trị. Nhưng hiện thời tình hình đã khác hẳn. Không chỉ trường hợp Nguyễn Văn Bình gặp khó khăn, một số thủ hạ khác của ông Dũng, kể cả những nhân sự trong ngành công an vốn từng tận tụy phục vụ ông và kể cả bắt bớ giới bất đồng chính kiến, sẽ phải đối diện với rủi ro bị thanh loại bởi phe đảng. Những nhóm lợi ích quen dựa hơi chính phủ để hoành hành dân chúng như vàng, ngân hàng, xăng dầu, điện lực… cũng có thể phải đối mặt với một chiến dịch “diệt ruồi”. Bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay là cực kỳ hỗn tạp. Cuộc tranh giành quyền lực không khoan nhượng sẽ rất thường dẫn đến những chiến dịch “hồi tố” của bên thắng cuộc đối với phe thua cuộc. Tháo chạy, tháo chạy tán loạn! Không có gì chắc chắn an lành đối với Nguyễn Tấn Dũng và gia đình ông, cho dù ai đó có thể đã hứa hẹn với ông Dũng về một tương lai không hồi tố. Không chỉ “diệt ruồi”, 2016 có thể là năm chứng kiến một chiến dịch “đả hổ” chưa từng có ở Việt Nam. Lê Dung (SBTN)
  8. Như trong bài phân tích trước có tên Ngõ Hẹp cho Nguyễn Tấn Dũng đã nêu. Nếu ông Dũng đi theo lộ trình của nghị quyết 244 cơ hội của ông sẽ cực kỳ nhỏ. Bất cứ cửa ải hẹp nào đều có các đối thủ chực sẵn để phá. Nguyễn Tấn Dũng đã được sự đề cử rất cao để ở lại. Nhưng nghị quyết 244 lại có một điều rất oái ăm, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Là người được đề cử phải làm đơn xin rút. Sau đó đại hội xét bỏ phiếu lần nữa xem có đồng ý cho rút hay không. Khi Nguyễn Tấn Dũng đến bước này, Vũ Ngọc Hoàng vốn là phó trưởng ban tuyên giáo, đồng hương với Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trắng trợn trên báo chí là không nên bỏ phiếu cho những người đã xin rút. http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160125/dai-hoi-xii-thu-tuong-khong-co-ten-trong-danh-sach-bau-cu/1044250.html Cuộc kiểm phiếu đồng ý cho rút kết thúc ngày 25 tháng 1 năm 2015 vào ban tối giờ Hà Nội. Kết quả đưa ra là tất cả những uỷ viên BCT khoá trước được đề cử đều được đại hội đồng ý cho rút. Phải nói âm mưu của phe Nguyễn Phú Trọng rất chặt chẽ và chi tiết. Mọi cửa ngõ mà Dũng phải đi qua đều cực hẹp và dễ dàng bị ách lại bất cứ lúc nào bởi động tác nhỏ của đối phương. Ngay từ cửa đề cử, phe Nguyễn Phú Trọng đã xác định số lượng người đề cử Dũng không phải là ít. Bởi thế đúng như dự đoán, họ đã tung thật nhiều đề cử khác để tranh chấp làm loãng lá phiếu . Những người như Trương Tấn Sang, Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Lê Thanh Hải...tất cả được phe Trọng đề cử ra đại hội để ở lại. Dù có người chỉ được số phiếu có vài phần trăm. Số lượng nhân sự được đại hội đề cử rất nhiều, trong khi đầu vào chỉ có hạn. Chính là nguyên nhân khiến số phiếu dành cho Nguyễn Tấn Dũng bị giảm, nhất là quy định phải có đến 800 lá phiếu không cho rút mới được ở lại. Con số quá là hoang đường. Đây là bài toán mà Tô Huy Rứa vạch ra cho Nguyễn Phú Trọng, cứ bầu đi, bầu lại, ý kiến đi, ý kiến lại thì con số ủng hộ sẽ giảm vì bị nguội lạnh. Nhưng Tô Huy Rứa cũng chỉ là con cờ của kẻ thâm độc như Nguyễn Phú Trọng. Để đi được đến thế độc tôn như này, Trọng đã đẩy bao con người lao vào cuộc chiến tranh giành quyền lực suốt mấy năm. Đầu tiên Trọng hứa cho Nguyễn Bá Thanh vào BCT, rồi hứa tiếp cho Phạm Quang Nghị là TBT, hứa cho Phùng Quang Thanh làm CTN đến khi cả ba nhân vật này vì quá ham lời hứa của Trọng mà ra sức thi thố, lực kiệt, hơi tàn. Đến giữa canh Trọng hứa cho Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa chức TBT. Cả ba người Sang, Rứa, Hùng đều nỗ lực mỗi người một vẻ theo khả năng của mình để đánh Nguyễn Tân Dũng. Những cuộc chiến liên miên ấy đã khiến Dũng bị hai tổn người và vật. Đến trận cuối cùng thì sức hết, lực cùng như Tô Huy Rứa đã dự tính. Bây giờ là chuyện tương lai. Nguyễn Phú Trọng nếu làm TBT tiếp tục, thông tin nói rằng ông sẽ làm một hay hai năm và nhường chỗ cho người khác. Điều đó cho thấy , ông Trọng chỉ cố trụ lại để chặn cửa không cho Dũng vào chức TBT. Khi Dũng ra về, ông mới nhường lại cho người khác làm TBT. Người đó là ai, đó là một câu hỏi đến nay chưa ai rõ. Nhưng rất có thể là Trần Đại Quang, người được đề cử làm CTN và giữa nhiệm kỳ sẽ tiếp quản chức TBT. Dường như Nguyễn Phú Trọng có niềm uất hận gì với tự do, đổi mới. Cho nên bằng mọi giá, một cách điên cuồng và bẩn thỉu, ông ta cố gạt được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường, để đưa một gã công an lên làm CTN và một kẻ bất tài như Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng. Chuyện biến thái về nhân cách, tư tưởng không phải là hiếm trong giới lãnh đạo. Có lẽ Nguyễn Phú Trọng có hằn thù gì với dân tộc và đất nước này. Cho nên ông ta mới làm những điều điên loạn bất chấp công bằng đến như vậy. Ngay sau khi có kết quả về số phiếu không đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng vì chỉ được 41%. Không được 50% như dự định. Lập tức có nhiều bài viết bắt đầu bóng gió đe doạ những người đã ủng hộ ông Dũng như ông Đặng Ngọc Tùng của tác giả nặc danh nhưng giọng điệu đầy de doạ của tuyên giáo. Đặc biệt tác giả phê phán việc ông Tùng vì dám nhắc nhở đến những chiến sĩ VNCH đã hy sinh. Đòi hỏi phải xử lý ông Tùng vì có động cơ chính trị. Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng hồ hởi có ngay một bài báo nhắc đến việc tới đây sẽ những kẻ thuộc về phe thất thế sẽ bị thanh trừng bởi phe mới lên. http://basamnews.info/2016/01/25/6737-nhung-nhom-loi-ich-nao-se-bi-thanh-trung-sau-dai-hoi-vinh-biet/ Được làm vua, thua làm giặc. Đấy là phương ngôn của người xưa, nhưng trong chế độ cộng sản, những kẻ thua chẳng bao giờ đủ gan làm giặc. Chúng chỉ biết cúi đầu chờ đồng bọn hành xác mình một cách ngạo nghễ, hả hê. Năm tới chắc chắc sẽ không có gì sáng lạn, thậm chí là nhiều năm tới nữa. Người Buôn Gió (Blog Người Buôn Gió)

×
×
  • Create New...