Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39390
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. (Nguyễn-Xuân Nghĩa) Ước Mơ và Ác Mộng của Lãnh đạo Trung Cộng Nếu có phải viết về những mơ ước đầu năm, có lẽ mình nên nói về chuyện mộng mị - của Trung Cộng – như sau: Với các nước trên thế giới, không ai có thể nói về tương lai mà lại bỏ qua Trung Cộng, quốc gia có nền kinh tế đứng hạng nhì địa cầu nhờ có một phần tư dân số của nhân loại và đang mơ giấc siêu cường. Vì vậy, nhân buổi đầu năm mà nhìn vào tương lai, nhất là từ giác độ Việt Nam, xin hãy ngó vào Trung Cộng.... Mộng nhiều hơn mị. Trung Quốc đã qua ba chục năm cải cách kinh tế với tốc độ được đánh giá là ngoạn mục mà vẫn không giải quyết được bài toán nằm trong gia phả là địa dư hình thể của lãnh thổ. Mà nay, tốc độ ngoạn mục đó đã thành dĩ vãng. Bài toán địa dư hình thể là xứ này chỉ là một ốc đảo trù phú gồm có một phần ba lãnh thổ nằm bên vùng duyên hải. Ốc đảo vì ngoài biển Đông, khu vực này bị sa mạc, núi rừng và thảo nguyên bao vây ở ba góc còn lại. Miền Bắc là sa mạc Tây Bá Lợi Á và thảo nguyên Mông Cổ. Hướng Tây Nam là rặng Hy Mã Lạp Sơn. Phía Nam là núi đèo rừng rú chia cách với Miến Điện, Lào và Việt Nam. Trung Quốc chỉ có hai hướng để thoát ra ngoài, hoặc tràn ra ngoài với binh đội, mà đều là những hướng vất vả: con đường tơ lụa qua ngả Tân Cương và… biên giới với Bắc Việt. Đa số người dân Trung Quốc sống trong ốc đảo miền Đông, khu vực còn lại là một sự trống trải hoang vu của các vùng chưa khai phá. Sau 30 năm tập trung lãnh đạo theo kiểu Mao Trạch Đông và bị khủng hoảng, từ 1949 đến 1978, 30 năm còn lại là từ 1979 đến 2008 vẫn chưa thể hội nhập các khu vực quá khác biệt này. Lý do chính khiến bốn kế hoạch phát triển các vùng nội địa được ban hành từ hơn 10 năm qua đều thất bại nằm trong hệ thống chính trị của Trung Cộng: nền độc tài đảng trị không chấp nhận dân chủ mà cũng chẳng muốn áp dụng thể chế liên bang như các nước có lãnh thổ quá rộng với quá nhiều dị biệt phải dung hòa với nhau. Bài toán của Trung Cộng nằm bên trong vì quá nhiều mâu thuẫn nội bộ. Nhưng ác mộng của lãnh đạo xứ này là xứ sở lại bị các nước sâu xé, hoặc bị dị tộc cai trị như đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. Vì vậy, họ mắc bệnh "tự kỷ" (autism) trong hệ thần kinh là chỉ suy luận về thiên hạ sự từ góc độ của mình và khó hòa nhập với thế giới bên ngoài. Cụ thể là lối suy luận rằng nếu đảng độc tài có thể đem lại cơm áo cho người dân thì sẽ muôn năm trường trị và nhất thống giang hồ mà khỏi bị thiên hạ sâu xé. Không quốc gia nào trên thế giới ngày nay lại có âm mưu sâu xé ấy, kể cả đệ nhất siêu cường mắc nợ hiện tại là Hoa Kỳ, hoặc ba cường quốc lân bang là Ấn Độ, Liên bang Nga hay Nhật Bản. Nhưng người tự kỷ lại chẳng nghĩ như vậy nên vẫn sợ bóng sợ gió. Ngày nay, kết quả xảy ra hoàn toàn trái ngược: Trung Cộng không thể trở thành siêu cường toàn cầu vì có quá nhiều vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị ở bên trong. Nhưng vẫn gây ra mối nguy, hoặc ấn tượng về một mối nguy, cho thế giới khiến các quốc gia khác phải dè chừng. Trong khi về thực chất, hải quân Trung Quốc còn mất cả chục năm mới bảo vệ được vùng biển cận duyên và nhiều thế hệ mới kiểm soát được vùng biển viễn duyên để khống chế thiên hạ. Chưa có miếng mà đã sớm mang tiếng là một điều tai hại đã được nhắc đến trong... Binh thư Tôn Tử! Rồi cũng vì sự dè chừng của các nước, lãnh đạo Trung Cộng càng nghĩ rằng mộng mị của mình về chuyện bị liệt cường sâu xé là đúng, nên càng phải diễu võ dương oai. Chuyện lưỡi bò, Hạm đội Nam hải hay Hộ chiếu đặc biệt trên vùng chiếm đóng của nước khác là biểu hiện của tình trạng ám thị vì tự kỷ. "Thiểm quốc là cọp thật, chứ không phải cọp giấy đâu nhé!" Đâm ra sự hãi sợ của mình dẫn đến nỗi lo ngại của người và cứ thế nuôi nhau trong nghịch lý. *** Trong khi ấy, nền kinh tế như cái xe đạp của Trung Quốc - không lăn bánh thì đổ - đã chậm lại mà những dị biệt giữa các địa phương và thành phần dân chúng thì tiếp tục mở rộng. Mâu thuẫn giữa địa dư hình thể và hệ thống chính trị cùng chiến lược phát triển của ba chục năm qua đã dẫn tới một mâu thuẫn đặc thù Trung Cộng: càng tăng trưởng cao thì nội bộ lại càng phân hóa. Khu vực duyên hải cùng các thành phố lớn do Trung ương trực tiếp quản lý đã phát triển rất nhanh theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá và hiện đại hóa – với màu sắc Tây phương, tức là ngoại lai, nhìn từ quan điểm văn hoá Trung Quốc. Các khu vực khiếm khai còn lại thì lẹt đẹt theo sau và đòi trung ương tái phân lợi tức, theo lý tưởng đại đồng cộng sản, nhưng “với màu sắc Trung Hoa”. Trung ương khó dung hòa các mâu thuẫn đó và tìm sự đồng thuận giữa các địa phương và phe phái bằng mẫu số chung nhỏ nhất cho nên không giải quyết được vấn đề, và phải trùm lên tất cả một tấm màn nhung của chủ nghĩa dân tộc. Đảng khôi phục lại danh dự và tự ái của Hán tộc đa số, và hội nhập toàn dân trong sự hài hòa, trước ý đồ đen tối của ngoại bang. Vì vậy, mâu thuẫn bên trong được khoả lấp bằng khẩu hiệu bài ngoại, tức là dẫn đến nghịch lý về đối sách của các nước. Dù chẳng muốn sâu xé Trung Quốc, các nước cũng không yên tâm về sức bành trướng kinh tế, ngoại giao và quân sự nên đều chuẩn bị cho kịch bản đen tối nhất, là có xung đột. Không quốc gia nào trên địa cầu lại vĩnh viễn duy trì được tốc độ tăng trưởng 9-10% một năm. Mà sự tăng trưởng của Trung Cộng lại chỉ có lượng chứ không có phẩm, vì bất công, không cân đối, thiếu phối hợp nên chẳng bền vững (bốn vấn đề xương tủy đó là do thế hệ lãnh đạo thứ tư nêu ra - là Ôn Gia Bảo và Hồ Cẩm Đào). Khi cỗ xe đạp hết lăn bánh như xưa, là điều bắt đầu xảy ra, trung ương lâm thế kẹt. Đà tăng trưởng thiếu phẩm chất đã tích lũy nhiều vấn đề, như bất công xã hội, ô nhiễm môi sinh, bong bóng đầu cơ và núi nợ của khu vực công quyền, kể cả các ngân hàng của nhà nước. Khi lãnh đạo Trung Quốc muốn cải sửa thì kinh tế toàn cầu lại bị tổng suy trầm từ 2008 làm số cầu về nhập cảng giảm sút. Họ lại phải tống ga thúc đà tăng trưởng cho cỗ xe khỏi đổ. Mà càng bơm tiền thổi lên bong bóng và chất thêm nợ khó đòi và sẽ mất và càng khiến 15 tỉnh thành ở miền Đông chạy theo thế giới và bỏ mặc khu vực nội địa bên trong. *** Thế hệ lãnh đạo vừa được đưa lên thay thế có thể làm những gì? Một giải pháp cổ điển là lại bơm thuốc cường dương và, như con thiêu thân đi tìm ánh lửa, sẽ lao vào khủng hoảng. Vì vậy, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương phải nói đến việc cải cách vì phẩm hơn lượng, và tương lai không còn thấy đà tăng trưởng của quá khứ, nên động loạn xã hội sẽ chỉ tăng chứ không giảm. Giải pháp thứ hai là tập trung lại quyền lực vào tay trung ương để có những điều hợp một cách hợp lý hơn. Dù được thấy từ năm 2003, sau Đại hội 16, việc tập trung quyền lực cũng là điều bất khả vì ngày nay, chất keo sơn gắn bó mọi chuyện không phải là ý thức hệ hay lý tưởng cộng sản mà là tiền - và chỉ là tiền. Sức mạnh của các phe phái đang tranh giành ảnh hưởng bên trong có thể được đếm bằng tiền, là từ các cơ sở hái ra tiền, được phân bố cho tay chân và thân nhân các lãnh tụ ở trên. Có nằm mơ, tư bản chủ nghĩa hoang dại của Tây phương cũng không thể ngờ đến một thiên đường như vậy! Vì thế, Trung ương ở trên cùng chỉ là một tập hợp của nhiều phe nhóm và vây cánh nên không thể lấy loại quyết định xâm phạm quyền lợi phe nhóm mà chỉ có thể thỏa hiệp bằng sự bất động, nghĩa là duy trì nguyên trạng. Mà nếu như có thành, thì tập trung để đi về đâu? Để cải cách kinh tế và chính trị theo kịp thế giới văn minh hay để xoay vào trong theo tinh thần ái quốc kiểu Mao Trạch Đông? Hai hướng này đều được thử nghiệm - như Quảng Đông dưới quyền Bí thư Uông Dương hoặc Trùng Khánh dưới sự lãnh đạo của Bí thư Bạc Hy Lai - mà không thành. Giải pháp hay giả thuyết sau cùng thì nằm trong gia phả: hiện tượng hợp tan tụ tán trong mấy ngàn năm lịch sử của Trung Quốc sẽ lại tái diễn. Những vết nứt tự nhiên của địa dư hình thể đã mở rộng vì các thế lực tiền tài ở bên trong và sẽ dẫn tới cảnh tam phân, lục quốc như trong quá khứ. Ở trên cùng, Trung ương như một đấng Thiên tử tập trung mọi quyền hạn vào tay một cá nhân sẽ gào thét về tính ưu việt của Hán tộc và về các ý đồ mờ ám của thiên hạ mà chẳng thể cải cách được gì. Trong khi các thế lực tài phiệt đỏ đã xây dựng quan hệ với bên ngoài, khi hữu sự thì họ có bãi đáp kinh doanh ở ngoại quốc. Nhìn xem "Thái tử đảng" - đám con cháu của các đại công thần cách mạng - ngày nay giàu có đến mức nào, trải thảm an toàn ở nơi nao, thì ta đoán ra sự thể của năm bảy năm tới.... Vì vậy, lưỡi bò hay hộ chiếu có phải là chuyện mộng mị không nào? Lời chúc đầu năm ở đây: "lãnh đạo Hà Nội sớm thấy ra sự mộng mị của Trung Quốc mà tìm ra hướng khác." Lời chúc ấy cũng lại là một chuyện mộng mị! __ (Bài viết trên Việt Báo từ… cuối năm 2012, sau Đại hội 18, trước khi Tập Cận Bình chính thức xuất hiện như Thiên tử) theo dainamaxforum
  2. Nhạc và lời: Trúc Hồ Trình bày: Xứ Việt
  3. Hình bên: hàng binh Cờ Đen theo quân Pháp - sau này lại phản! VIỆT-HOA LÝ SỰ: Nguyễn-Xuân Nghĩa (Việt Báo Xuân Tân Mão 2011) Quý vị thích nhắc tới lịch sử, bèn xin nói về chuyện giặc: Từ thế kỷ 21 mà nhìn lại Trung Quốc, ta nên nhớ đến hai chứ không phải một biến cố Tân Hợi! Mà cả hai biến cố đều có ảnh hưởng đến Việt Nam.! Nhưng thế nào là lý sự? Về lý và sự, thì sau khi nhắp chén tra xuân, xin hãy nói về sự việc trước, đến lý luận sau.... Đúng 160 năm trước, ngày 11 Tháng Giêng năm 1851, Hồng Tú Toàn nổi dậy tại Quảng Đông và mở ra phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Phong trào mang hình thức tôn giáo (chỉ hình thức thôi) vì Hồng Tú Toàn là thầy đồ theo Công giáo, và áp dụng 10 điều răn của đạo Ky Tô trong chương trình cách mạng "Phản Thanh, Phục Minh và Diệt Tham Ô". Do sự bất mãn của người dân, phong trào lập tức lan rộng như vệt thuốc súng. Trong sáu tháng đã làm chủ 16 tỉnh và hơn 600 thị trấn ở miền Nam Trung Quốc và lấy Nam Kinh làm thủ đô. Thực chất thì đây là nội chiến khiến nhà Mãn Thanh kiệt quệ, từ 20 đến 50 triệu người bị giết, một trong nhiều kỷ lục lịch sử báo hiệu những tổn thất sinh linh sau này, của thời Mao. Nhưng yếu tố tôn giáo của vụ này khiến chúng ta hiểu vì sao mà ngày nay lãnh đạo Bắc Kinh lại sợ giáo phái Pháp Luân Công như... sợ tà! Thời ấy, nếu tiếp tục đánh thì Hồng Tú Toàn đã có thể làm chủ cả Trung Nguyên. Nhưng, đạo binh chân đất của ông lại dừng chân xây dựng "chính quyền cách mạng" trong vùng "giải phóng". Và mâu thuẫn nội bộ - vụ thanh trừng và tàn sát tại "Thiên Kinh" năm 1856 - đi cùng chất hoang tưởng của cuộc cách mạng nửa đạo nửa đời khiến Thái Bình Thiên Quốc tàn lụi dần sau gần 15 năm tồn tại. Rồi bị nhà Mãn Thanh tiêu diệt. Hồng Tú Toàn tự tử năm 1864, đư đảng tan rã và chạy dạt về Quảng Tây và Vân Nam.... Đã bị suy yếu bởi Chiến tranh Nha phiến năm 1840-1842, nhà Đại Thanh lụn bại dần và không đương cự nổi với áp lực của "Liệt cường".... Nhưng bên trong xã hội, tinh thần bình đẳng và sự kiện đám dân khởi nghĩa dám thách đố chính quyền trung ương trong hơn chục năm có đưa tới những suy nghĩ mới trong tâm tư dân chúng. Yếu tố tâm lý ấy góp phần dẫn đến biến cố Tân Hợi kia: tia lửa bật lên từ một đoạn đường xe lửa do Thanh triều giao cho ngoại quốc khai thác đã dẫn tới vụ khởi nghĩa Vũ Xương rồi cuộc Cách mạng năm 1911. Cách mạng lật đổ nhà Mãn Thanh, xoá bỏ chế độ quân chủ mấy ngàn năm và lập ra nền Cộng Hoà. Đó là Trung Hoa Dân Quốc. Cuộc Cách Mạng Tân Hợi ảnh hưởng đến các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20, từ Việt Nam Quang Phục Hội của cụ Phan Bội Châu năm 1912 với chủ trương "Khôi phục Việt Nam và kiến lập Việt Nam Cộng hòa Dân quốc" cho đến Việt Nam Quốc Dân Đảng sau này... Chuyện ấy, chúng ta đều biết. Nhưng lại ít chú ý đến biến cố Tân Hợi kia của Hồng Tú Toàn. Riêng có việc dư đảng Thái Bình Thiên Quốc đã có mặt và tham gia vào nỗ lực chống Pháp trong hoàn cảnh kỳ lạ của nước ta là điều đáng nhắc lại. Đấy là lúc mình nhớ tới Lưu Vĩnh Phúc. *** (Hình trong Việt Báo Xuân: Lưu Vĩnh Phúc, tự Uyên Đình - với mũ mão Mãn Thanh. Sinh năm 1837 tại vùng đất hoang vu miền Nam mà các Nho thần Mãn Thanh cho là khu vực ma quỷ và man di, mọi rợ, Lưu tòng quân với tàn dư của Thái Bình Thiên Quốc rồi cầm đầu đám Giặc Cờ Đen, trở thành lãnh chúa vùng Lào Cai của Việt Nam trước khi tham gia chiến cuộc giữa quan Pháp và Mãn Thanh trên đất Việt. Sau này, Lưu Vĩnh Phúc là Tổng binh tại Quảng Đông rồi Tổng thống của Đài Loan trước khi tạ thế vào năm 1917.) Như Tôn Dật Tiên sau này - hay Hồng Tú Toàn trước đó - Lưu Vĩnh Phúc là người gốc Hẹ (Hakka hay "Khách Gia"), cũng sinh tại Quảng Đông và là tay chọc trời khuấy nước. Sinh năm 1837 trong một gia đình nghèo khốn, Lưu Vĩnh Phúc có lúc làm... quyền Tổng thống Đài Loan Dân Chủ Quốc, là Cộng Hoà Đài Loan dân chủ vào năm 1895 khi đất này bị nhà Thanh nhượng cho Nhật Bản và nổi lên đòi độc lập. Ngày nay, trên đường phố Đài Bắc vẫn còn con đường và trường học mang tên Vĩnh Phúc và cả di tượng của ông ta! Từ xuất xứ bần hàn - mù chữ và đói ăn, rời Quảng Đông dạt qua Quảng Tây làm thuê rồi làm giặc - đến thời lẫy lừng làm Tổng binh rồi Tổng trưởng Dân đoàn Quảng Đông và Tổng thống Đài Loan, Lưu Vĩnh Phúc đã thành danh tại Việt Nam dưới lá cờ đen. Thủ lãnh của đám thổ phỉ ta gọi là Giặc Cờ Đen, Lưu Vĩnh Phúc là tay đánh mướn đã "hoạt động" tại Việt Nam từ 1865 đến 1885. Và lập thành tích là trong 10 năm hai lần giết chết hai tư lệnh lực lượng viễn chinh Pháp tại Hà Nội: Đại úy Francis Garnier năm 1873 và Hải quân Đại tá Henri Rivière năm 1883. (Hình trên Xuân Việt Báo: Cầu Giấy của Hà Nội - nơi Francis Garnier bị phục kích và giết chết ngày 21 tháng 12 năm 1873 rồi Henri Rivière vào ngày 19 tháng 5 năm 1883. Triều Tự Đức sợ Pháp trả thù bèn xưng thần và... cầu cứu Mãn Thanh!) Sinh tại Khâm châu của Quảng Đông - nay thuộc Quảng Tây - Lưu Vĩnh Phúc xiêu tán trong đói rách và làm thuộc hạ Ngô Lăng Vân, một bại tướng của Thái Bình Thiên Quốc tại miền Nam nước Tầu. Sau khi Lăng Vân bị giết, Lưu đi ăn cướp và quay lại đầu thú con của Lăng Vân là Ngô Côn rồi bắt đầu sự nghiệp Việt Nam - khi đó còn có tên là Đại Nam. Sự nghiệp ấy là làm thổ phỉ dưới lá cờ đen. Vừa để kiếm ăn vừa tránh sự truy nã của Thanh triều. Trong khi kiếm ăn thì lực lượng chỉ có 500 mạng của Lưu Vĩnh Phúc đã tranh hùng với các tộc trưởng người Hmong - mà ta ưa gọi là Mèo - trên vùng thượng du và trung du miền Bắc. Thế rồi, vì một thủ lĩnh người Hmong lại đòi chống quân binh Đại Nam, triều Nguyễn bèn chính thức ban cho Lưu Vĩnh Phúc chức "Cửu phẩm Bách hộ". Và cho bình định khu vực nhiễu nhương này! Nhờ cái thế đó, Lưu Vĩnh Phúc đòi chiếm luôn thị trấn Lào Cai để khai thác, thu thuế và kết nạp tàn dư của Thái Bình Thiên Quốc bị nhà Thanh rượt qua từ bên kia biên giới. Có lạ không nào? Chúng ta có một khu vực hiểm trở, là nơi sinh sống của các sắc dân thiểu số, nơi tung hoành của nhiều đám ăn cướp có võ trang và là nơi tảo thanh của hai triều đình đều cùng suy yếu là nhà Thanh, nhà Nguyễn! Và triều Nguyễn của ta phong chức cho một đám thổ phỉ Tầu để an dân... Trong khu vực đó đã có lúc nổi lên ba lá cờ, nào cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, cờ vàng của Hoàng Sùng Anh (cháu của Ngô Lăng Vân, thủ lãnh cũ của Lưu Vĩnh Phúc) và cờ trắng của Bàn Văn Nhị... Nhưng chưa hết lạ! Sau khi diệt được quân Cờ Vàng, Lưu Vĩnh Phúc được nhà Thanh bảo trợ, phong tước, nên vui vẻ gióc tóc theo kiểu Mãn dù đa số quân Cờ Đen là người Tráng, người Chuang! Nghĩa là trong khu vực bất trị ấy, thủ lãnh Cờ Đen được cả hai triều Thanh và Nguyễn phong tước! Năm 1873, Phò mã Hoàng Tá Viêm của ta còn đề nghị cho y lên chức Phòng ngự sứ - may mà triều Tự Đức không cho! (Cờ đen của "Hắc kỳ quân" thật ra là màu đỏ viền đen - Hình chiến lợi phẩm tịch thu năm 1885, hiện trưng bày trong viện Bảo Tàng Quân Đội Pháp tại khu Invalides ở Paris. Ở giữa là chữ "lệnh". Lưu Vĩnh Phúc nằm mơ thấy mình là "Hắc hổ Tướng quân" tái sinh nên chọn cờ hiệu màu đen!) Năm 1873 đó cũng là lúc Pháp tấn công thành Hà Nội. Chuyện ấy khiến ta cần lùi về nhìn lại... Đọc cho vui, thì năm 1873, nhà văn Pháp Jules Vernes xuất bản cuốn "Vòng Quanh Thế Giới trong 80 Ngày". Cuốn truyện được đăng từng kỳ từ năm trước và dựng ra hai nhân vật "chủ-tớ": nhà quý tộc Anh Phileas Fogg và người làm Jean Passepartout người Pháp. Cốt truyện là đọc nhật trình thấy tin Ấn Độ vừa có thêm một đoạn xe lửa, ông Fogg đánh cược với bằng hữu trong Câu lạc bộ Cải Cách một số tiền trị giá 20.000 Anh kim - nay tương đương hơn hai triệu Mỹ kim. Rằng ông có thể đi vòng quanh thế giới nội trong 80 ngày.... Truyện này, ai mà không biết? Nhưng chi tiết phù du ấy lại tiêu biểu cho hai chuyện: Đế quốc Anh đã mạnh rồi mà nước Pháp thì còn lẹt đẹt trên đường chinh phục thiên hạ. Quả thật như vậy ở ngoài đời - và trong lịch sử! Trong lịch sử, Trung Quốc bị liệt cường Âu Châu tấn công lần đầu là từ nước Nga vào cuối đời Minh đầu nhà Thanh. Sau đó trên cao điểm của cuộc Cách mạng Kỹ nghệ, Đế quốc Anh nhiều lần gõ cửa đòi giao thương - thiết lập bang giao và thương mại - từ 1793 tới 1816 mà không toại nguyện. Từ đấy Anh mới có hai mũi giáp công, tôn giáo và thuốc phiện, kết thúc với cuộc Chiến tranh Nha phiến và Hiệp ước Nam Kinh năm 1842. Sau khi chiếm Ấn Độ năm 1856, Anh đẩy tiếp đà bành trướng cùng các "liệt cường khác".... Trong các liệt cường Âu Châu, Pháp chậm chân hơn cả dù đã đầu tư rất nhiều vào Nguyễn Ánh thời nội chiến với Tây Sơn. Chuyện đầu tư không thành, Thái tử Cảnh không thọ và sự vụng về của Pháp trong vụ nổi loạn của Lê Văn Khôi tại Gia Định dưới thời Minh Mạng còn dẫn tới phản ứng cấm đạo của triều đình. Sau đó nội tình Pháp cũng hỗn loạn trong nhiều thập niên cho tới Đệ nhị Đế chế của Napoléon Đệ Tam năm 1851. Khi tranh đoạt quyền bính, ông Hoàng đế này mắc nợ Giáo hội Công giáo, lại có bà vợ rất sùng đạo. Vì vậy, thương nhân, các tay phiêu lưu cùng các nhà truyền giáo cố lôi kéo chính quyền vào Đông Dương. Lần đầu Pháp gõ cửa là bằng đại bác bắn vào Đà Nẵng (1858), và các nhà truyền giáo thì khuyên Hải quân Pháp tiến thẳng ra Bắc khai thác sự bất mãn của dư thần nhà Lê chống lại triều Nguyễn tại Huế. Thật ra, sĩ quan Hải quân Pháp chẳng mấy ưa lời khuyên của các vị thừa sai. Họ muốn chuyện thiết thực hơn: chiếm các vựa lúa miền Nam để uy hiếp triều đình Huế. Lại còn nghe các thương nhân chỉ cho một ngả tắt đi vào Trung Quốc, bằng sông Mekong, hầu bắt kịp sự chậm lụt của Pháp trước đà bành trướng của Anh! Lầm lẫn về địa dư khiến Pháp đánh Nam kỳ Lục tỉnh rồi mới thấy việc thông thương với Trung Hoa chỉ có thể thực hiện qua sông Hồng, chứ không phải sông Mekong! Vì vậy, sau khi uy hiếp miền Nam, chiếm ba tỉnh miền Đông rồi miền Tây, Pháp mới nhìn lên miền Bắc. Một tay tứ chiếng là Jean Dupuis còn cho biết rằng Vân Nam có nhiều kim loại khoáng sản quý, có thể khai thác và chuyển về Hà Nội, đưa xuống Hải Phòng, v.v... Từ 1872, Pháp chuẩn bị tấn công miền Bắc. Mục tiêu là vào tới Vân Nam. Không ngoa ngụy chút nào vì đường xe lửa đầu tiên của Pháp, thiết lập năm 1910, chính là để nối liền Hà Nội với... Vân Nam Phủ! Nó là cụ cố nội của đường xe lửa cao tốc ngày nay của Hà Nội. Mà chẳng ngẫu nhiên chút nào khi Bắc Kinh đã có sẵn các dự án xây dựng khu kinh tế biên vực với Việt Nam, ở Vân Nam hay Quảng Tây. Khi ấy, Vân Nam và Quảng Tây còn là vùng đất hoang, nơi tung hoành của mọi lực lượng võ trang! Và khi ấy, nước Nam ta đã có... ba đầu. Lực lượng viễn chinh Pháp làm chủ Nam kỳ, triều đình Huế chỉ cầm cự được ở Trung kỳ và Bắc kỳ thực tế vượt khỏi tầm kiểm soát của triều Nguyễn. Chiến sự miền Bắc được quyết định bởi quân Pháp ở Sàigòn, bởi triều Nguyễn ở tại Huế, và một đám thổ phỉ dưới sự theo dõi của triều đình Mãn Thanh! *** Tức là việc tranh hùng giữa Đế quốc Pháp và nhà Đại Thanh thực tế diễn ra trên lãnh thổ Đại Nam và qua 10 năm giằng xé thì thu gọn vào chiến trường Bắc kỳ. Đấy là lúc tướng quân hai mũ Lưu Vĩnh Phúc - tay thổ phỉ được cả triều Thanh và Nguyễn sử dụng - trở thành hào kiệt! Quân Cờ Đen có lúc là lực lượng... cứu quốc! Nhớ chuyện xưa - nghe cứ như trong một bài điếu văn: khi triều Tự Đức nghĩ đến cách nương vào Trung Quốc, Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Thụ Thanh gửi mật sớ lên Thanh triều: "Nước Nam và nước ta tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ ở các tỉnh thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy mấy tỉnh ở về phía bắc Hồng Hà". Bởi vậy nhà Thanh mới sai Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc Ninh và Sơn Tây, sau lại sai quan bố chính Quảng Tây là Từ Diên Húc đem quân qua tiếp ứng! Đó là lý do khiến ngoài đám giặc Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc, Bắc Kinh phái thêm bốn vạn quân của hai tỉnh Quảng Đông Quảng Tây qua đánh Pháp! Rốt cuộc thì lãnh thổ Đại Nam thành địa bàn giao tranh giữa quân Thanh và quân Pháp trước sự lúng túng của triều đình. Vì nội loạn và kiệt quệ, nhà Mãn Thanh đành ký hòa ước Thiên Tân với Pháp vào năm 1883 để thừa nhận là nhường chủ quyền trên đất nước ta cho thực dân Pháp. Tang chứng rành rành, rằng ta là một thuộc quốc của Tầu! Thời ấy, một bậc văn võ toàn tài, có nhiều công lao chống giặc và trừ loạn của nước Nam là Ông Ích Khiêm đã than phiền việc tướng tá của ta không ngăn được giặc Pháp mà phải thuê giặc Tầu: Áo chúa cơm vua đã bấy lâu Ðến khi có giặc phải thuê Tàu! Từng phen võng giá mau chân nhẩy Ðến bước chông gai thấy mặt đâu? Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu. Ai ôi hãy chống trời Nam lại Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu! Chuyện bi thảm trong ngàn điều bi thảm: Ông Ích Khiêm về sau bị tù và chết trong ngục Bình Thuận, có khi vì độc dược. Lý do: chống hai đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. Thời điểm: 1884, khi Pháp nuốt hết Việt Nam với "Hòa ước" Giáp Thân! Sau đấy, nghĩa là sau này, ta lại tái diễn sai lầm cũ khi Cộng sản Việt Nam mượn quân Tầu đánh Tây đánh Mỹ và lần này thì chưa biết là làm sao thoát vì đảng Cộng sản Việt Nam tự nhận là phụ dung của đảng Cộng sản Trung Quốc. Mà Trung Quốc thời nay lại không mục nát rệu rã như nhà Mãn Thanh thời xưa. Chuyện trăm năm trước chính là chuyện ngày nay!... Khác với ngày xưa có giặc Cờ Đen, nay ta có giặc cờ đỏ nằm ngay trong triều đình Hà Nội! *** Nhưng đầu Xuân sao nói chuyện buồn? - Đành xin tạ tội bằng một bài thơ vui. Số là sau khi Francis Garnier bị giết năm 1873, Tổng đốc Hà Nội là Trần Đình Túc phải vâng mệnh triều đình hoà hoãn với Pháp và tổ chức lễ truy điệu. Cụ Tam nguyên Yên Đổ, là bậc đại khoa Nguyễn Khuyến, được cử ra viết bài văn tế, sau này được Lãng Nhân Phùng Tất Đắc ghi lại trong cuốn Giai thoại Làng nho: Than ôi! Một phút sa cơ, ra người thiên cổ Nhớ ông xưa: Cái mắt ông xanh, cái da ông đỏ Cái tóc ông quăn, cái mũi ông lõ Đít ông cưỡi lừa, miệng ông huýt chó Ông đeo súng lục-liên, ông đi giày có mỏ Ông ở bên Tây, ông sang bảo-hộ Ông dẹp Cờ Đen, để yên con đỏ Nào ngờ: Nó bắt được ông, nó chặt mất sỏ Cái đầu ông kia, cái mình ông đó Khốn-khổ thân ông, đ... mẹ cha nó!... Nay tôi: Vâng lệnh quan trên, cúng ông một cỗ Này chuối một buồng, này rượu một hũ Này xôi một mâm, này trứng một rổ Ông có linh-thiêng, mời ông xơi hộ Ăn uống no say, nằm cho yên chỗ Ới ông Ngạc Nhi ơi! Nói càng thêm khổ! Ngày xưa, các cụ phiên âm tên của Garnier ra Ngạc Nhi, ta nên nhắc lại cho đời sau khỏi quên. Cũng cần nói lại là sau vụ phiêu lưu và làm ẩu của Francis Garnier tại miền Bắc năm 1872, ông bị chính phủ Pháp quy cho là có trách nhiệm chính. Nhưng sau này, đầu năm 1983, thi thể của Garnier được khai quật, được hỏa táng. Lọ tro cốt được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp tại Sàigòn ngày hai tháng Ba năm 1983 và được chuyển về Pháp sau đó để chôn cất tại quận sáu của Paris trước một đài kỷ niệm ở công trường Camille Julian. Ngày nay, tên Francis Garnier còn được dùng cho một chiến hạm vận tải nhẹ của Hải quân Pháp. Sau khi cho Lý Thái Tổ đội mũ bình thiên của Trung Quốc, bao giờ Hà Nội sẽ ra lệnh cho dân ta làm giỗ... Lưu Vĩnh Phúc? theo dainamaxforum
  4. Chia Xa Tác Giả: Trần Công Hoan Trình bày: Xứ Việt
  5. Bình Minh Sẽ Mang Em Đi Nhạc ngoại quốc lời Việt: Đàm Vĩnh Hưng Trình bày: Xứ Việt
  6. Nguyễn-Xuân Nghĩa (Việt Báo Xuân Giáp Ngọ 2014) ĐIỂM LẬT NĂM NGỌ: Nguyễn Hoàng Mở Nước Lịch sử thổi cánh buồm ký ức vào tương lai. Nhưng còn tùy vào người lèo lái! Sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là bậc kỳ tài về văn học với khối lượng trứ tác rất lớn. Truyền thuyết về ông, kể ra rất nhiều, từ sấm ký đến những lời khuyên chiến lược. Ông nhìn xa hơn thời đương đại của mình khi có lời khuyên "Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân". Bậc đại trí có thể đã chỉ nhiều việc cho nhiều người, nhưng phải là bậc kỳ tài thì mới từ lời khuyên làm thành chuyện lớn. Lời khuyên của Nguyễn Bình Khiêm được một bậc kỳ tài hiểu ra và khai triển thành bước ngoặt cho lịch sử nước Nam. Bậc kỳ tài đó là Nguyễn Hoàng, bước ngoặt đó là vào năm Mậu Ngọ, 1558, một điểm lật ta đáng ghi nhớ lại trong một năm Ngọ. Nguyễn Hoàng không chỉ đi lánh nạn Trịnh Kiểm, ông anh rể đã từng khuông phò thân phụ mình là Nguyễn Kim, rồi lại giết anh mình là Nguyễn Uông. Vượt rặng Hoành Sơn, ông mở ra thời đại mới cho nước Nam, nơi mà kẻ đội mũ nho quan, các nho thần, hết còn là trí tuệ duy nhất. Sinh năm 1525, Nguyễn Hoàng là viên tướng tài, sợ bị Trịnh Kiểm nghi ngờ và sát hại nên sau lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhờ người chị là Ngọc Bảo xin họ Trịnh cho mình vào trấn nhậm Thuận Hoá từ năm 1558. Từ Nguyễn Hoàng trở về sau, Đại Việt đã mở mang lãnh thổ, Nam tiến rồi Tây tiến, vào đến tận Hà Tiên, Cà Mau để tạo ra hình thể Việt Nam ngày nay. Ta nhớ lại: Đàng Ngoài của Vua Lê Chúa Trịnh vào quãng 1640-1650, vẫn còn đất của họ Mạc, họ Vũ (Chúa Bầu). Đàng Trong thì mới có Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Còn lại là đất của dân Chàm ở phía Nam, các sắc dân Thượng ở phía Tây, vây quanh là Đế quốc Chân Lạp (Khmer). Trong 210 năm Trịnh-Nguyên phân tranh, từ 1558 cho đến khi họ Trịnh tiêu vong tại Bắc Hà vào năm 1786, trọng lực của nước Nam hết xuất phát từ miền Bắc như từ mấy ngàn năm trước. Đàng Trong thành cường quốc Đông Nam Á, buôn bán với Trung Hoa, Nhật Bản, giao tiếp với thương nhân Âu Châu và hội nhập nhiều sắc dân của vùng đất mới vào thế giới của người Việt. Có thể kể ra nhiều lý do thành công của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và nhiều đời Chúa về sau. Nào là địa dư hình thể, sự phì nhiêu của đất đai từ Quảng Nam xuống tới lưu vực Cửu Long, nào là sức chiến đấu của những người theo chân các chúa đầu tiên, họ giỏi thủy chiến và tượng binh, lại sớm dùng pháo binh với võ khí tiếp nhận được từ Bồ Đào Nha, v.v..... Nhưng thật ra, yếu tố chính của sự thành công vẫn là tinh thần của lãnh đạo. Vùng đất mới của các Chúa không là đất hoang mà đã có người ở, là lãnh thổ của Chiêm Thành, của các sắc dân miền Thượng và của Đế quốc Chân Lạp. Đấy cũng là nơi mà cư dân đã có tín ngưỡng và tập tục riêng, có khác với nếp sống Bắc Hà. Dụng võ thôi vẫn chưa đủ. Các Chúa không mở đất mà mở nước. Các đời Chúa đem theo Phật giáo – Nho thần chưa đủ đông để lập đền thờ Khổng tử! – có tinh thần dung dị hơn. Vì vậy, đất thiêng của các Chúa là nơi có mật độ chùa chiền cao nhất, khởi đầu là Chùa Thiên Mụ do Nguyễn Hoàng dựng lên từ năm 1601. Ngôi chùa cũng là một tiêu biểu của tinh thần ở Đàng Trong: hòa chung với văn hóa bản địa của dân Chàm thành nét tín ngưỡng riêng. Đó là về phần hồn. Về ngôn ngữ, chúng ta bị đứt đoạn khá lâu nên không hiểu vì sao chữ Nôm đã xuất hiện đầu tiên vào đời Trần (giữa thế kỷ 13) mà qua thời Nguyễn Trãi thế kỷ 15, Nguyễn Bỉnh Khiêm thế kỷ 16, như đi vào giấc Đông miên khá dài Rồi bung lên với những văn tài của thế kỷ 18 và 19. Trong mấy thế kỷ, thứ tiếng bị khinh là nôm na thông tục có thể là phương tiện truyền đạt phổ biến nhất tại Đàng Trong: không thể phát triển nếu không có ngôn ngữ hợp nhất, khi Hán văn của phần tử ưu tú chưa lên ngôi thống trị. Chúng ta thiếu hẳn một cuốn văn học sử của Đàng Trong. Sau đấy, các ông vua đời Nguyễn tôn sùng chữ Hán đã khép hai thế kỷ phân ly như ngoặc đơn để chứng tỏ nhà Nguyễn là một nối tiếp hợp lý và không hề đứt đoạn của nhà Lê. Như Nguyễn Huệ sau này cũng là nhân vật tiêu biểu của Đàng Trong, trước khi bị đời Nguyễn chụp mũ Ngụy Tây và sử gia Cộng sản tôn là anh hùng của giai cấp nông dân! (Khi đó, “ý thức giai cấp” theo định nghĩa của Marx chưa hề xuất hiện). Nói chung, cả hai triều đại này đều đánh giá sai công trình của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Một nhắc nhở bất ngờ là từ nhà bác học Lê Quý Đôn của Đàng Ngoài. Cuối thế kỷ 18, sau khi Chúa Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc tấn công và chiếm đất Thuận Hóa của Đàng Trong, năm 1776, Lê Quý Đôn được bổ vào đó làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ. Ông có dịp ghi lại nhiều chi tiết nhất về vùng đất bị Bắc Hà cho là thiếu văn minh. Trong Phủ Biên Tạp Lục, ông ca ngợi như sau: "Họ Nguyễn trước kia chuyên giữ một phương, chỉ mở thi hương, chuyên dùng lại tư, không chuộng văn học, ít thu lượm được người tuấn dị... Thế mà văn mạch ở đất này lại dằng dằng không dứt, thật đáng khen." Văn mạch đó là gì? Các Chúa Nguyễn đào tạo người "tuấn dị" để trị nước ra sao, chúng ta biết quá ít! Sang tới kinh tế và địa dư chính trị thì vì hình thể, vùng đất này là nơi có truyền thống hàng hải, đã buôn bán và tiếp xúc với đủ loại người. Trên dải đất hẹp của miền Trung, các Chúa buôn bán với nước ngoài để tạo thêm sức mạnh kinh tế. Vào đến Châu thổ Cửu Long thì từ Hà Tiên lại thêm ngả giao thương qua Vịnh Xiêm La. Không thiếu gì thương nhân hay sứ thần Nhật Bản đã là phò mã của các Chúa. Nhưng kinh tế hay thương mại không thể giải thích tất cả. Các chúa mở nước chứ không làm con buôn, và có tinh thần "dung hợp", sau này là bản sắc Đàng Trong. Không kỳ thị mà sống chung với mọi người. Tinh thần dung hợp khiến Đàng Trong là đất dung thân cho nhiều người tài như Đào Duy Từ bị Bắc Hà kỳ thị vì là con nhà phường chèo và phạm luật Hồng Đức của triều Lê. Tinh thần đó cũng thuần hóa mọi thành phần tứ chiếng và Đàng Trong là nơi tiếp nhận các "thuyền nhân" - người tầu - đầu tiên của Đông Nam Á: nạn dân hay cựu thần nhà Minh qua lánh nạn ở nước ta được quyền sống bình đẳng, để cùng dân ta góp phần khai phá lãnh thổ. Từ điểm lật năm Ngọ 1558, chân trời Đại Việt hết là không gian hai chiều Nam Bắc mà mở rộng đến Nhật Bản, Đông Nam Á và tiếp cận với dân Âu Châu. Từ ngàn năm Bắc thuộc qua 600 năm độc lập, đến các Chúa thì giới lãnh đạo nước ta hết coi Trung Hoa là mẫu mực, Khổng Nho hết là khuôn phép dạy dân và trị nước có giá trị nhất. Thật ra, có người đã không hài lòng với khuôn mẫu Khổng Nho. Chính Nguyễn Bỉnh Khiêm như ông viết trong bài Ngụ Hứng: "Nho quan tự tín đa thân ngộ" – đội mũ nho, thân đã lầm nhiều! Sau Trạng Trình 200 năm, Lê Quý Đôn cũng có nêu ý cải sửa. Nhưng người lèo lái con thuyền vẫn chửa nhìn ra: họ chỉ nhìn vào chính mình. Lịch sử lại tái diễn, sau khi thống nhất đất nước từ năm 1802, vua Gia Long trở về khuôn mẫu cũ mà đội mũ nhà nho cho cả nước, còn khắt khe hơn thời Lê, vốn đã tự Hán hóa quá mạnh so với các đời Lý, Trần. Chưa đầy 60 năm sau là nước Việt không đương cự nổi với Âu Châu, và nước ta mất độc lập. Lần này, điểm lật cũng là Mậu Ngọ. Năm 1858, thời Tự Đức, quân Pháp và Tây Ban Nha bắn vào Đà Nẵng, làm hệ thống cũ rụm rã từng mảng và 25 năm sau dân ta bị Pháp đô hộ!. Chúa hùng mà vua hèn là vậy. ___ (Bài viết cho Việt Báo Xuân Giáp Ngọ 2014) Hình minh diễn: Bản đồ Việt Nam quãng 1760 qua ghi nhận của Âu Châu. theo dainamaxforum
  7. BBC News Tiếng Việt (December 09, 2019) Một nghiên cứu hiếm có về ‘quân Trung Quốc tại Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ’ sắp được nhà xuất bản đại học Oxford ấn hành đầu năm 2020. Sách The Dragon in the Jungle: The Chinese Army in the Vietnam War của giáo sư Xiaobing Li, đại học Central Oklahoma, Mỹ, sử dụng nguồn tài liệu từ phía Trung Quốc. Tác giả từng phục vụ trong Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Một số chi tiết được ‘bật mí’ từ cuốn sách sắp ra mắt: Ngày 9/6/1965, những người lính Trung Quốc đầu tiên sang Bắc Việt. Từ 1965 tới 1970, Trung Quốc đưa 320.000 lính sang Việt Nam để giúp đỡ Bắc Việt. Thời gian phục vụ của những người lính Trung Quốc khác nhau. Ví dụ, có đơn vị phòng không thì chỉ ở lại một năm, còn các kỹ sư làm đường quốc lộ, đường sắt có thể ở lại từ ba tới năm năm. Từ 1968, Trung Quốc cũng cử 110.000 lính sang Lào. Những người lính Trung Quốc, khi quay về nước, không có cuộc sống hạnh phúc vì không được kể về thời gian ở Việt Nam, không có lương hưu. Tháng 8/1973, người lính Trung Quốc cuối cùng về nước. 1.715 lính Trung Quốc đã thiệt mạng, 6.400 bị thương ở Việt Nam. Còn tại Lào, 269 lính Trung Quốc thiệt mạng. Từ 1964 tới 1973, Trung Quốc cung cấp 60 tỉ nhân dân tệ viện trợ quân sự cho Việt Nam. Từ khi Liên Xô cung cấp khí tài cho Việt Nam, ảnh hưởng của Trung Quốc bắt đầu bị giảm dần, vì Bắc Kinh không thể cạnh tranh với vũ khí tối tân hơn của Moscow. Việc bộ đội Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam như thế nào, rất khó tìm được các bài nghiên cứu của Việt Nam. Năm 2014, có bài Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ứng xử ngoại giao mẫu mực của ông Nguyễn Khắc Huỳnh, đăng ở báo Thế giới & Việt Nam, có đoạn hiếm hoi: "Sau khi thành công trong việc đề nghị Liên Xô giúp đỡ về vũ khí phòng không, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục trực tiếp sang Trung Quốc. Người và Ban lãnh đạo cùng tính toán: Việt Nam không đề nghị Liên Xô gửi bộ đội phòng không, bộ đội tên lửa và quân tình nguyện vào giúp, nhưng với Trung Quốc thì khác. Ta cần bộ đội phòng không, công binh làm đường... vào giúp vì khu vực cần bảo vệ chống máy bay Mỹ khá rộng, khối lượng đường sá cho mấy tỉnh miền Bắc rất lớn." "Chủ tịch Hồ Chí Minh sang gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông ở thành phố Trường Sa - tỉnh Hồ Nam (ngày 16-5-1965). Người nêu đề nghị về lực lượng phòng không và làm đường. Mao Chủ tịch trả lời ngay: “Các việc đó theo lệnh của đồng chí Chủ tịch, chúng tôi xin bao"." Cuốn sách của Xiaobing Li, của NXB uy tín hàng đầu là NXB Đại học Oxford, hứa hẹn sẽ là tài liệu rất quan trọng để tìm hiểu về một khía cạnh trong Cuộc chiến Việt Nam. theo dainamaxforum
  8. Lịch sử ghi là từ năm Mậu Thân 1788, Càn Long đã sai Tổng đốc lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị cùng kiện tướng Mãn Thanh lấy lý cớ phò Lê cho ba quân đưa Lê Chiêu Thống qua chiếm Thăng Long. Tháng 11 năm đó, từ Phú Xuân Nguyễn Huệ bèn lên ngôi là Quang Trung Hoàng Đế, và Bắc tiến để phản công với chiến thắng Đống Đa mùa Xuân Kỷ Dậu 1789. Nhớ chiến công lịch sử này, xin không đợi Tết mà cùng đọc lại “Bài Ca Bình Bắc” của Vũ Hoàng Chương, trong tập Hoa Đăng, xuất bản 1959 tại Sàigòn: BÀI CA BÌNH BẮC Kể từ đấy Mặt trời mọc ở phương Ðông, ngùn ngụt lửa Mặt trời lặn ở phương Ðoài, máu chứa chan Đã sáu mươi ngàn lần … Và từ đấy cũng sáu mươi ngàn lần Trăng tỏ bóng nơi rừng cây đất Bắc Trăng mờ gương nơi đồng lúa miền Nam Ruộng dâu kia bao độ sóng dâng tràn Hãy dừng lại thời gian Trả lời ta - Có phải? Dưới vầng nguyệt lạnh lùng quan ải Dưới vầng dương thiêu đốt quan san Lớp hưng phế xô nghiêng từng triều đại Mà chí lớn dọc ngang Mà nghiệp lớn huy hoàng Vẫn ngàn thu còn mãi Vẫn ngàn thu người áo vải đất Quy Nhơn Ôi người xưa Bắc Bình Vương Ðống Ða một trận năm đường giáp công Ðạn vèo năm cửa Thăng Long Trắng gò xương chất, đỏ sông máu màng Chừ đây lại đã xuân sang Giữa cố quận một mùa xuân nghịch lữ Ai kia lòng có mang mang Ðầy vơi sầu xứ - Hãy cùng ta Ngẩng đầu lên, hướng về đây tâm sự Nghe từng trang lịch sử thét từng trang Một phút oai thần dậy sấm Tan vía cường bang Cho bóng kẻ ngồi trên lưng bạch tượng Cao chót vót năm mầu mây chiêm ngưỡng Dài mênh mông vượt khỏi lũy Nam Quan Và khoảng khắc Ðổ xuôi chiều vươn ngược hướng Bao trùm lên đầu cuối thời gian Bóng ấy đã ghi sâu vào tâm tưởng Khắc sâu vào trí nhớ dân gian Một bành voi che lấp mấy ngai vàng Ôi Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải Muôn chiến công, một chiến công dồn lại Một tấm lòng, muôn vạn tấm lòng mang Ngọn cờ vung, bao tính mệnh sẵn sàng Người cất bước, cả non sông một dải Vươn mình theo – dãy Hoành Sơn mê mải Chạy dọc lên thông cảm ý ngang tàng Cùng chồm dậy đáp lời hô vĩ đại Chín con rồng bơi ngược Cửu Long Giang Người ra Bắc, oai thanh mờ nhật nguyệt Khí thế kia làm rung động càn khôn Lệnh ban xuống, lời lời tâm huyết Nẻo trường chinh ai dám bước chân chồn Gươm thiêng cựa vỏ Giặc không mồ chôn Voi thiêng chuyển vó Nát lũy tan đồn Ôi một hành ca hề, gào mây thét gió Mà ý tướng, lòng quân hề, bền sắt tươi son Hưởng ứng sông hồ giục núi non “Thắt vòng vây lại” tiếng hô giòn Tơi bời máu giặc, trăng liềm múa Tan tác xương thù, ngựa đá bon Sim rừng, lúa ruộng, tre thôn Lòng say phá địch, khúc dồn tiến quân Vinh quang hẹn với phong trần Ðống Ða gò ấy mùa xuân năm nào Nhớ trận Ðống Ða hề thương mùa xuân tới Sầu xuân vời vợi Xuân tứ nao nao Nghe đêm trừ tịch hề, máu nở hoa đào Ngập giấc xuân tiêu hề, lửa trùm quan tái Trời đất vô cùng hề, một khúc hát ngao Chí khí cũ gầm trong da thịt mới Vẳng đáy sâu tiềm thức, tiếng mài dao Ðèo Tam Ðiệp hề, lệnh truyền vang dội Sóng sông Mã hề ngựa hí xôn xao Mặt nước Lô Giang hề, là trầm biếc khói Mây núi Tản Viên hề, lọng tía giương cao Rằng: “Ðây bóng kẻ anh hào Ðã về ngự trên ngã ba thời đại” Gấm vóc giang sơn hề, còn đây một dải Thì nghiệp lớn vẻ vang Thì mộng lớn huy hoàng Vẫn ngàn thu còn mãi Ôi ngàn thu người áo vải đất Quy Nhơn Nay cuộc thế sao nhòa, bụi vẩn Lũ chúng ta trên ngã ba đường Ghi ngày giỗ trận Mơ Bắc Bình Vương Lòng đấy thôn trang hề, lòng đây thị trấn Mười ngã tâm tư hề, một nén tâm hương Ðồng thanh rằng: “Quyết noi gương” Ðể một mai bông thắm cỏ xanh rờn Ca trống trận thôi lay bóng nguyệt Mừng trời đất gió bụi tan cơn Chúng ta sẽ không hổ với người xưa Một trận Ðống Ða nghìn thu oanh liệt Vì ta sau trước lòng kiên quyết Vàng chẳng hề phai, đá chẳng sờn. theo dainamaxforum
  9. Sống 150103; Vùng Oanh Kích Tự Do Nguyễn-Xuân Nghĩa Xuân Từ Trong Ấy Mới Ban Ra Cầm tờ lịch như nghịch ngợm với quyền lực.... Khi bóc lịch, chúng ta tưởng là đếm thời gian mà chẳng hiểu gì cả.... Năm 1582, Đức Giáo hoàng Gregory XIII cho ban hành tấm lịch mới để thay Lịch Julian của Hoàng đế Julius Ceasar đã có từ thời Đế quốc La Mã, 1627 năm về trước (năm 45 trước Công nguyên). Từ đó, tấm lịch thịnh hành nhất thế giới hiện nay mới có tên là Lịch Gregorian, mà ta vẫn gọi là Dương lịch. Trong khi lịch Julian lại có ảnh hưởng rất lớn của vầng nguyệt nên cũng có thể gọi là Âm lịch. Mà vẫn khác... lịch Ta. Về thời khoảng thì lịch mới khác lịch cũ ở một khoảnh khắc trung bình chỉ là 0,002% của một năm: một năm thông thường từ 365 ngày và sáu tiếng thì chỉ còn 365 ngày, năm tiếng, 49 phút và 12 giây - vỏn vẹn có 10 phút 48 giây. Khác có vậy thôi mà sao cũng đổi để phiền lòng thần dân bá tánh? Thật ra, khác biệt lớn nhất là cách phân bố khoảng thời gian ấy qua 12 tháng với mục đích ban đầu là tính ra lễ Phục Sinh cho sát ngày Xuân phân.... Xin hãy gọi mục tiêu đó thuộc về lễ nghi của tín ngưỡng, nhưng vẫn duy trì những quy ước sinh hoạt căn bản về canh tác mùa màng theo sự xoay vần của địa cầu chung quanh hai vầng nhật nguyệt. Phải 170 năm sau, năm 1752, Đế quốc Anh lần đầu tiên dùng Lịch Gregorian. Khi ấy, một trong mấy nhân vật thông thái nhất thời đại là Benjamin Franklin ở Hoa Kỳ dí dỏm nói đến điều mà chúng ta ở bên Mỹ có gặp một năm hai lần vì chuyện đổi giờ. Năm 1752 đó, Benjamin Franklin mới có 47 tuổi, còn trẻ lắm vì sẽ sống thêm 38 năm, mà đã tự coi là ông già... quậy. Có lẽ vì sự già dặn của tâm trí trong một tâm hồn rất thanh xuân. Bậc Quốc phụ trung niên đó của Hoa Kỳ bình như sau về chuyện Mẫu quốc đổi lịch: "Quả là rất vui cho một ông già vì có thể đi ngủ vào ngày hai Tháng Chín, rồi đến ngày 14 Tháng Chín mới phải thức giấc." Lý do là hệ thống lịch mới đã phóng 11 ngày vào không gian vô tận: có 11 ngày bị thủ tiêu cho tiện việc sổ sách! Thời đó, anh chị nào mà khai rằng em sinh vào ngày 10 Tháng Chín năm 1752 thì chắc chắn là man khai lý lịch. Trước đấy, Lịch Gregorian (hay Gregorius) cũng đã thủ tiêu 10 ngày.... Cũng do chuyện đổi thay ấy mà Tổ phụ của nước Mỹ là Georges Washington mới có hai lần sinh nhật: vào ngày sinh thật là 11 Tháng Hai năm 1731, rồi được toàn dân ăn mừng vào ngày 22 Tháng Hai.... *** Đầu năm tây, khi bóc tờ lịch mới, ta bâng khuâng nghĩ đến những đổi thay, và cách đánh dấu sự đổi thay. Ai đánh dấu?... Mà tại sao Tú Xương lại viết "Xuân từ trong ấy mới ban ra"? "Trong ấy" là trong kinh đô của nước An Nam tại Huế, và tấm lịch là do vua ban ra cho toàn dân theo đó mà sống. Nhưng khi ấy, nhà vua không có quyền và dân ta đã phải sống theo... lịch Tây. Khổ thật, mà hình như cũng tiện thật. Hình như thôi. Cầm tấm lịch mới, người viết này không muốn làm độc giả mệt trí mà luận về lịch pháp là các phương pháp làm lịch. Nhưng cố tình làm độc giả khổ tâm khi nói về pháp lệnh! Ngẫm lại thì từ khi nhân loại biết đếm, con người đã muốn đếm thời gian. Nếu suy cho đúng thì trước khi biết viết - để có ngôn ngữ - loài người đã phải biết đếm. Đếm con, đếm vợ, đếm gia súc và đấu gạo sau khi đã đếm con mồi từ buổi săn đầu ngày trong cõi hồng hoang. Những hệ thống đo đếm thời gian, kể cả thủ tiêu tháng ngày bất tiện như chúng ta vừa nhắc lại, thường có tính chất chủ quan độc đoán, và gây nhiều xáo trộn nếu áp dụng phương pháp thiếu khoa học. Không chỉ gây xáo trộn, người ta còn áp đặt một trật tự mới cho những người luyến tiếc chế độ cũ. Lịch sử môn lịch pháp hay lịch số của nhân loại ở phương Tây thường xuất phát từ óc tự mãn của các Hoàng đế. Chẳng vậy mà Augustus Ceasar bị châm biếm là quy định Tháng Tám (tháng Sextilis trong lịch Julian của tiên đế Julius Ceaser) cũng phải có 31 ngày. Vì thế mà hai tháng July và August đều có 31 ngày! Đấy chỉ là lời chọc cho vui của Johannes de Sacrobosco. Ông là một nhà tu, nhà thiên văn học và vị bác học của thế kỷ 14, đã góp phần sửa sai lịch Julian. Chứ thật ra tháng Sextilis cũng có 31 ngày. Sau các Hoàng đế mới là những tính toán hơn thiệt về tiện dụng của các Giáo hội, các Giáo hoàng hay Trưởng lão. Nhưng trước sau thì họ vẫn phải dựa vào sự hiểu biết của giới thiên văn học và toán pháp, vì thành phần khoa học này mới biết nhìn lên các tinh tú và cúi xuống tính nhẩm để nhân loại có thể sống hài hòa với thiên nhiên. Thế rồi, vì tầm nhìn ngắn ngủi của con người ở từng nơi, trước vũ trụ mênh mông bí hiểm bao trùm lên vạn vật, ta thấy loại lịch nào cũng có những bất cập và sai trệch, cho nên mới phải bày ra tháng đủ tháng thiếu hay năm nhuận tháng nhuận khá nhức đầu. Nói đến lịch vua ban cho nhà thơ Tú Xương và tấm lịch Tây mà ta bắt đầu phảỉ dùng, người viết này thấy ra một quy luật: dựa trên địa dư của từng khu vực, lịch pháp cũng là áp đặt chính trị. *** Lịch Ai Cập dựa trên mùa nước của sông Nile. Lịch Gregorian dựa trên sự đổi thay về khí hậu do ảnh hưởng của vầng dương trên Bắc Bán cầu. Chứ xuống Nam Bán cầu thì mùa Hè ấm áp của Tây lại là mùa Đông lạnh lẽo của Úc. Như Nam Mỹ ngày xưa thì xài lịch của dân Maya. Người Hy Lạp, người Tầu, người Ta và nhiều dân khác cũng có lịch riêng của mình.... Thế rồi khi lịch Gregorian được nước Anh áp dụng và truyền bá ra Âu Châu thì cũng là lúc người dân của lục địa này khống chế cả thế giới qua các thuyền buôn đi cùng pháo hạm. Tiến trình "toàn cầu hóa" như ta nói thời nay khởi sự từ thế kỷ 18, từ vai trò lấn át của Đế quốc Anh rồi các nước Âu châu cho đến Hoa Kỳ ngày nay. Toàn cầu hóa vì toàn cầu lần lượt cùng đếm ngày như nhau và loại bỏ dần tấm lịch cũ của mình... Chủ yếu là để làm ăn nói năng với nhau cho đúng hẹn đúng ngày. Như mãi đến năm 1923, Hy Lạp mới theo trào lưu tân tiến ấy. Còn Liên bang Xô viết thì chỉ dùng lịch Gregorian từ năm 1918, cho nên "Cách mạng Tháng 10" vào năm 1917 của Lenin mới là Tháng 11 dương lịch. Trước đấy, nếu các nước theo Công giáo như Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha vui vẻ dùng lịch Gregorian thì các nước theo Thanh giáo, Tin lành như Anh và Đức, hoặc theo Chính thống giáo tại phương Đông của Âu châu (Eastern Orthodox) như Nga thì ngần ngại vì coi đó là một âm mưu áp đảo của Giáo hội La Mã. Ngày nay, Chính thống giáo tại Nga vẫn còn dùng lịch Julian là vì lẽ đó. Thấy người viết này lóc cóc gõ bài cho đầu năm, khách có kẻ cắc cớ mới hỏi. Thế còn lịch Ta và lịch Tầu? Mẹ kiếp! *** Nỗi khổ cho các sử gia cùa Đông phương nằm dưới bóng rợp Trung Hoa là ta đếm thời gian theo... hình tròn. Cứ 60 lại xoay về vòng hoa giáp cũ. Ở trên cùng của cái ống tròn tròn đó, vẫn có vị Hoàng đế đã định ra mốc thời gian rất riêng tây của mình mà gọi là niên hiệu. Vì vậy, nếu thấy sử viết rằng năm Ất Mùi có biến cố gì xảy ra thì ta phải đếm lại, đó là năm Ất Mùi nào? Nghĩa là vuốt thời gian cho phẳng thì mới thấy được trước sau, cũ mới. Khốn khổ hơn nữa là khi thấy viết về chuyện xảy ra năm Vĩnh Lạc thứ sáu của Tầu hay Hồng Đức thứ tám của Ta! Vì còn phải xem Chu Lệ Vương bên Tầu lên ngôi là Minh Thành Tổ và lấy niên hiệu Vĩnh Lạc từ năm nào. Còn Bình Nguyên Vương Lê Tư Thành lên ngôi Hoàng đế là Lê Thánh Tông đã lấy niên hiệu Hồng Đức từ năm nào? Ông vua được coi là anh minh này lấy hai niên hiệu, trước là sáu năm Quang Thuận (1460-1469) sau mới là 27 năm Hồng Đức, từ 1470 đến 1497. Mà những tên gọi như Minh Thành Tổ hay Lê Thánh Tông đều là miếu hiệu, tên để thờ sau khi mấy ngài mãn kiếp ta bà. Như vậy quả là sử gia rất khổ vì phải đếm lịch. Sau đó, cả nước còn khổ vì nạn kỵ húy, phải tránh dùng những tên mà người trên đã lấy. Tức là người trên cho ta cái quy ước sinh hoạt với nhau, mà lâu lâu lấy lại vài chữ. Cho nên ta mới phát minh thêm cái chữ điền thế, như Nhậm thành Nhiệm, Hoa thành Bông, Hoàng thành Huỳnh, rồi Võ Vũ linh tinh lẫn lộn.... Càng thêm phong phú vì chú tân binh ra võ trường tập bắn khi vị sĩ quan vào vũ trường lả lướt với đào! Trong cả ngàn năm, chúng ta đã sống tựa con sâu cái kiến như vậy và cả nước có đo đếm hoặc thiểu số có đi thi thì phải nằm lòng những quy ước loại trời giáng đó để khỏi lọt trường thi. Qua đến thế kỷ 20 thì cõi Đông phương màu hồng này còn tiếp nhận thêm một chân lý trời hành khác. Nó không là tấm lịch Gregorian mà là lý luận của Lenin. Khai triển triết lý tào lao của Karl Marx rằng hạ tầng cơ sở vật chất mới chi phối thượng tầng ý thức là chính trị, Lenin đảo ngược học thuyết của Fredrick Engels trong cuốn "Chống Duhring" bằng lập luận quái đản: phải có ý thức tâm linh đúng đắn trên thượng tầng. Vì lý luận sai về tư tưởng là chệch hướng về chính trị, là đi ngược quy luật tiến hóa, là xét lại và phản đảng. Các Hoàng đế ngày xưa chỉ ban tấm lịch từ Khâm thiên giám rồi ngồi khoanh tay mơ chuyện "vô vi nhi trị". Cóc làm gì hết mà cũng mưa thuận gió hoà. Cộng sản ngày nay thì mơ chuyện toàn trị - và kiểm soát từ cái đầu trở xuống! Từ đấy ta mới thấy Stalin, Mao Trạch Đông hay Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn hoặc Lê Đức Thọ thi thố cái tài áp đặt tư tưởng. Không chỉ đếm đúng ngày mà còn phải dùng đúng chữ và nói về chân lý bất di bất dịch từ trên ban xuống! Sau đó, nếu có đổi chữ, đổi lịch hay đổi tiền thì cũng chỉ là tất yếu, thường tình. Hèn gì, dưới các chế độ ấy, người ta dùng tiền như vàng mã trong ngày Thanh Minh! Đốt thả cửa cho một đám cô hồn. ----- Đăng lại một bài cũ trên báo SỐNG cho vui cửa vui nhà, như một lời chúc! theo dainamaxforum
  10. Tác giả// Thu Thảo Có chuyện tình chưa thể viết đặt tên Bởi chưa dám nói lời yêu bày tỏ Cứ lặng lẽ đứng nhìn qua xóm trọ Đợi chờ ai qua lối nhỏ ngày nào Có chuyện tình chỉ mãi mãi khát khao Chẳng dám lại ngỏ câu chào bên ấy Nhớ lại nhớ sao nhớ nhiều đến vậy Muốn nhìn thôi cũng thấy đủ ấm lòng Có chuyện tình, dù có bước song song Cũng chẳng thể ôm vòng tay chạm khẽ Họ liếc mắt ....mình tự......... cười vui vẻ Rồi thoáng qua lướt lẹ một bóng hình Có chuyện tình nhút nhát lại im thinh Không ngỏ ý lòng mình cho họ hiểu Rồi hụt hẫng thấy trong tim còn thiếu Một chữ yêu với ngữ điệu đời thường Có chuyện tình giữ cảm giác đơn phương Nhận cay đắng chán chường ôi tuyệt vọng Yêu ảo ảnh ....mơ màng ôm cái bóng Cuối cùng đau ...rát bỏng trái tim khờ. https://www.facebook.com/groups/1211006895965474/user/100085213582583/?__cft__[0]=AZWZjU4Y4BR0YDSCEF0Cc72tx0jBCHEDNroMNXxv4NwXkGG-zUHXTPeAGo63O8hWkr1OqLLXkxA1juXDE37ve5Bhgu56IRIm5RdCjfB3gODBHKJswKUxdZR8bCry9q_l-UueRipGgOkmpfXjkxkZdUra0WCihCd7Py19zrRUMlwdU55TW7F8fG4akuvN2-dm868&__tn__=%2Cd%2CP-R
  11. OANH KÍCH TỰ DO: Mưu lược Gian nan của Trung Cộng về Đài Loan! (221211) Trong ba ngày, từ 08/12, Tập Cận Bình đã tới Saudi Arabia để tăng cường quan hệ kinh tế, quân sự, văn hóa và giáo dục giữa hai nước “cho kỷ nguyên mới”. Dù chẳng là chiến lược gia, chỉ theo dõi tin đó ta cũng rõ hai thủ đô Bắc Kinh và Riyadh muốn mở rộng quan hệ ngoại giao vì năm lý do: 1) Trung Cộng rất cần dầu khí Saudi, 2) cả hai đều tìm cách chống đỡ áp lực của Mỹ; 3) khi mâu thuẫn gia tăng giữa Chính quyền Joe Biden với Riyadh; 4) Bắc Kinh còn muốn giao kết nhiều hơn với các nước Á Rập Hồi giáo trong vùng Vịnh (là Gulf Cooperation Council); 5) nên đề nghị sẽ buôn bán với họ bằng đồng Nguyên (Nhân dân tệ Renminbi) thay đồng Mỹ kim. Nhưng cái gai ở đây là quan hệ giữa Bắc Kinh với Mỹ đã gặp chướng ngại chính vì Đài Loan. Do đó hãy tạm cất vụ Saudi cho một dịp khác!... Kỳ trước, ta thấy Bắc Kinh ráo riết tung đòn hăm dọa Đài Loan xem Chính quyền Đài Bắc ứng phó ra sao về chiến thuật tự vệ, về thuật lý và thể thức ứng chiến: Lý do là Bắc Kinh cần “Giải phóng quân” (PLA) của họ học thêm kinh nghiệm. Dĩ nhiên Đài Loan cũng biết vậy vì đã dày kinh nghiệm nên cũng thủ kín khi nghênh đón đòn khiêu khích của đối phương. Bây giờ ta cố đoán tiếp mưu lược của Trung Cộng sẽ là gì… 1/ Muốn thôn tính Đài Loan từ lâu qua nhiều cách - kỳ trước, ta nói về việc này và nhấn mạnh đến hai vế là yêu cầu và khả năng - Bắc Kinh hiển nhiên biết là nếu dùng giải pháp quân sự thì cần xem đối thủ là ai. Ngoài Đài Loan, đối thủ là Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ với hơn 350 ngàn người, quân lẫn dân sự, trên một vành cung kết hợp cùng các đồng minh trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh từ Alaska qua Biển Nhật Bản xuống tới Ấn Độ Dương. Đó là lực lượng thi hành chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương và thực tế canh chừng vùng duyên hải của Trung Cộng nên sẽ có phản ứng nếu Đài Loan bị tấn công (Như Bắc Kinh, chúng ta nhìn vào bản đồ thì hiểu ngay!) 2/ Như vậy, nếu đòi xâm lăng Đài Loan thì Bắc Kinh phải răn đe hoặc cản trở phản ứng của Hoa Kỳ. Việc răn đe là tác động vào chính trường Mỹ để gây tranh luận và phân hóa. Theo dõi tin thời sự ta nên chú ý tới yếu tố chính trị đó vì có thể là dấu hiệu tiên báo. Việc cản trở Hoa Kỳ thì khó hơn vì có khi gây đại chiến. Lúc đó ta mới thấy vai trò của hai căn cứ quân sự Mỹ là Okinawa và Guam. Nếu Bắc Kinh dám đụng vào hai ổ kiến lửa này là tính chơi bạo với Đài Loan hơn là với Mỹ, nên ta cũng chú ý. Người chú ý nhất là Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ! 3/ Muốn tránh cả hai ngả lưỡng nan đó, Bắc Kinh có thể... học Vladimir Putin hồi đầu năm 2022: bất ngờ tấn công Đài Loan như một sự đã rồi, trước khi các nước kịp đưa quân viện qua đại dương cho Đài Loan. Mục tiêu là phá vỡ dàn phòng vệ và chiếm vài trung tâm chính trị Đài Loan để có phe xin hàng trước khi Hoa Kỳ kịp nhúc nhích. Nhưng Putin đã đại bại tại Ukraine và Đài Loan là cường quốc hải quân nên việc phá vỡ dàn phòng vệ là cái xương khó nuốt. Chưa kể là ai biết Đài Loan và Mỹ có mật ước gì về thông tin quân sự hay không? 4/ Mãi rồi Bắc Kinh cũng hiểu ra thay đổi lớn của xã hội Đài Loan: (a) thành phần Quốc dân đảng KMT từ Hoa lục di tản qua Đài Loan từ 1947-1949 (waicheng ren, người ngoại tỉnh) nay đã quá già; (b) khi tới Đài Loan, họ khinh dân bản địa (bensheng ren, người bản tỉnh) là man mọi; (c) rồi thấy việc “quang phục Trung Hoa” là hão huyền, nên họ giải trình lại là “quang minh chính đại khôi phục Trung Hoa” qua hợp tác kinh tế để thuần hóa Hoa lục; (d) vì vậy Bắc Kinh có thể mua chuộc thành phần này nhờ quyền lợi kinh tế. 5/ Nhưng dân bản địa chẳng muốn liên hệ gì với cuộc chiến xa xưa và mơ ước một tương lai tự trị nếu chưa là độc lập. Đa số bỏ phiếu cho đảng Dân Tiến. Nhân vật điển hình cho cục diện rắc rối đó là Lý Đăng Huy (1923-2020): là dân bản địa, tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Cornell bên Mỹ, chủ tịch đảng KMT, ông đắc cử Tổng thống qua phổ thông đầu phiếu năm 1996 và tiến hành dân chủ hóa. Rồi ông bị KMT trục xuất vì đề cao quyền tự trị cho Đài Loan, nhưng vẫn có thái độ thân đảng Dân Tiến và Nhật Bản! Kế tiếp, đắc cử Tổng thống là Trần Thủy Biển thuộc đảng Dân Tiến (lần đầu tiên sau 55 năm cai trị của KMT), rồi Mã Anh Cửu thuộc KMT có lập trường thân Bắc Kinh, nhưng Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến đã thắng lớn qua hai kỳ bầu cử! 6/ Vì vậy, ước mơ của Bắc Kinh là đột kích Đài Loan để có phe thân Trung Cộng xin đầu hàng (như Putin tại Ukraine!) chỉ là viễn mơ nên Bắc Kinh vẫn phát triển sức mạnh quân sự hầu các nước ngần ngại mà hết dám bênh Đài Loan: năm 1996, Hải quân của họ (PLAN) chỉ có 57 chiến hạm; tới 2019 có 335, năm 2022 thì đứng đầu thế giới về sức trọng tải. Song song, họ nâng khả năng chế hỏa tiễn có đầu đạn cao tốc (hypersonic), kết hợp trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence) vào hệ thống chỉ huy, kiểm soát thông tin và sử dụng cách tấn công không gian điện não (cyberspace). Mục tiêu là chế ngự chuỗi đảo gần nhất (đệ nhất đảo liên - first island chain) hầu gây phí tổn cho Hoa Kỳ nếu muốn can thiệp để cứu Đài Loan. 7/ Nhưng đó chỉ là dọa, chứ thật ra nếu muốn tấn công và chiếm cứ Đài Loan thì Trung Cộng cần lực lượng đổ bộ và tiếp vận lên tới 600 ngàn lính thì mới vượt 130 cây số vào Đài Loan với phân nửa phải lo hậu cần. Trong giả thuyết lạc quan (!) là Bắc Kinh chiếm được rồi cai trị 24 triệu dân Đài Loan thì phải cần 600 ngàn lính ở tại chỗ, theo tỷ trọng 1/40, một lính canh chừng 40 người dân! Mà làm sao xoay trở khi Đài Loan phản công bằng du kích chiến trong các thành phố? Vẫn biết “công tâm” là chiến lược hay (binh pháp Tôn Tử!), nhưng làm sao tranh thủ lòng dân tại đây khi lại là lực lượng xâm lăng? 8/ Mà Đài Loan và Mỹ, Nhật không khoanh tay cho Bắc Kinh thực hiện việc đó khi thấy họ đưa quân nội địa qua xa lộ và xe lửa tới Phúc Kiến. Các nước sẽ ra tay bằng nhiều cách, kể cả lực lượng tiềm thủy đĩnh (tầu ngầm hay subsurface fleet) lẫn thủy lôi chìm, là nhược điểm của Trung Cộng. Đã thế, Bắc Kinh còn bị nghẹn chuỗi cung ứng khi vượt các eo biển Đông Á và Đông Nam Á hiện vẫn do Mỹ kiểm soát. 9/ Mà nhìn về dài thì Đài Loan vẫn là đại gia sản xuất chất bán dẫn lẫn vi tích mạch với TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company Limited). Hôm mùng 9/12 Bắc Kinh lên án việc TSMC sẽ đầu tư 40 tỷ Mỹ kim vào Arizona! Nếu Đài Loan cho TSMC dẹp luôn hai chi nhánh đang hoạt động tại Thượng Hải và Nam Kinh thì ta ngửi thấy mùi khét. Hơn 1400 chữ rồi, đã đến hồi kết luận nhé! - Sau hơn 40 năm cải cách kinh tế và 30 năm hiện đại hóa quân đội, Trung Cộng gây ấn tượng là cường quốc kinh tế và quân sự Đông Á. Vì vậy, một số dư luận cho rằng việc họ thôn tính Đài Loan là khả thi (feasible, khả dĩ thi hành được), Bắc Kinh ráo riết tuyên truyền cho điều ấy, ít ra để thuyết phục người dân u mê của họ. - Nhưng thực tế vốn cứng đầu hơn lý thuyết. Việc tấn công đòi hỏi sự phối hợp giữa kế hoạch với tiến trình hành quân là điều chỉ biết khi lâm trận! Bắc Kinh đã muốn vậy từ năm 1950 trở về sau mà vẫn bó tay. Tốn kém quá sức chịu đựng. - Trong khi Mỹ không buông rơi Đài Loan, lại còn gia tăng quân viện thì việc Bắc Kinh dụng võ lại khiến Trung Cộng bị cô lập về chính trị, nhất là kinh tế, khi họ đã khác xưa: cần buôn bán với các nước chứ không như thời Mao hay thời Mãn Thanh. - Chi bằng ồn ào bơi trong vùng nước xám để dọa và dụ chứ khỏi phải rút súng rồi tự bắn vào chân! __ Hình bên: Đệ nhất Đảo liên (First Island Chain) hình Wikipedia theo dainamaxforum
  12. Thời gian qua, chính trường Mỹ đã trải qua hai cơn biến động long trời. Thứ nhất là việc đảng CH đã chiếm lại được hạ viện, là chuyện diễn đàn này đã bàn nhiều rồi. Thứ nhì là tin ông Trump ra tranh cử lại, là chuyện ta đã bàn qua tuần rồi, nhưng bây giờ xin bàn tiếp. Câu hỏi cần nêu ra là khi ra tranh cử lại, ông Trump có lợi thế nào và gặp những trở ngại nào? Có hy vọng thành công không? Ta xem lại câu chuyện. Cuộc bầu tổng thống tới còn quá xa, đâu hai năm nữa, mà trong chính trị Mỹ, hai năm ví như hai thế kỷ. Không ai biết từ đây đến đó có bao nhiêu triệu chuyện có thể xẩy ra thay đổi hoàn toàn bàn cờ, thế cờ và cả người chơi cờ. Nghĩa là chẳng ai biết năm 2024, ai là hai người sẽ đại diện cho hai chính đảng CH và DC ra tranh cử tổng thống. Bây giờ thì ai cũng nghĩ sẽ là hiệp 2 của Biden chống Trump, nhưng ai biết được? Vì còn quá xa, mọi nhận định về cuộc bầu chung kết này chỉ là chuyện bàn cho vui thôi. Bây giờ, ta chỉ cần nhìn vào việc ông Trump đã chính thức tuyên bố ra tranh cử. Vì ông Trump là người đầu tiên chính thức công bố ý định ra tranh cử nên ta sẽ chỉ bàn về ông ta. Khi nào có ứng cử viên nào khác, ta sẽ bàn về họ sau nếu cần thiết. Ở đây, ta sẽ bàn về những lợi điểm của ông và những cái rào cản lớn nhất trước mặt ông. A. LỢI THẾ CỦA ÔNG TRUMP 1) Hậu thuẫn nhờ thành quả cụ thể Phải nói ngay chuyện ai cũng biết: ông Trump đã có một hậu thuẫn chẳng những cực mạnh mà còn rất trung kiên, sẵn sàng sống chết với ông. Là chuyện không phải chính trị gia nào cũng có được. Ngay cả các 'thần tượng' như Reagan của CH hay Kennedy của DC nằm mơ cũng không thấy được loại hậu thuẫn đó. Cái hậu thuẫn đó đến từ 3 nguồn. Thứ nhất, đó là việc đã đưa ông đến thành công, hạ bà Hillary để vào Tòa Bạch Ốc. Ông Trump khi đó đã biết khai thác đúng cái bất mãn của quần chúng, của đại đa số dân Mỹ, bực mình với chính sách nói chung 'lãnh đạo từ phiá sau' của Obama, đưa đến những thảm họa kiểu như dân Mỹ phải đóng thuế quá cao để cõng nợ cho cả thế giới, làm cảnh sát giữ an ninh cho cả thế giới, lao động Mỹ mất job vì cả thế giới khai thác, lấn át Mỹ qua những chính sách mậu dịch thuế quan không cân bằng,... Khi được hỏi về giải pháp tạo công ăn việc làm cho thợ thuyền Mỹ mất job trước những cạnh tranh của Tầu cộng trong các ngành kỹ nghệ tiên tiến, thì TT Obama khuyến cáo dân lao động Mỹ nên đi học nghề khác. Đó không phải là câu trả lời dân Mỹ muốn nghe. Họ muốn nghe Trump nói sẽ chặn hàng nước ngoài để giúp xây dựng lại kỹ nghệ Mỹ, giúp dân lao động có việc làm lại. Họ cũng thích nghe Trump hãnh diện đứng ra đấm ngực "Nước Mỹ trên hết", không đứng sau lưng ai hết. Báo Mỹ khi đó nhìn nhận Trump đã nói chuyện được với những người Mỹ bị lãng quên -the forgotten voices. Thứ nhì, sau khi đắc cử, TT Trump đã giữ những lời hứa khi tranh cử: phục hồi kinh tế mà không lạm phát, giảm thuế cho cả nước, tạo công ăn việc làm, chặn đứng 'văn hóa thức tỉnh' bắt đầu nhen nhúm thời Obama. Đối ngoại, sửa đổi hàng rào thuế quan để chặn bớt hàng nhái, hàng giả rẻ tiền của Tầu cộng đang giết tiểu công nghệ Mỹ, nói chuyện với BH để giảm thiểu đe dọa chiến tranh nguyên tử, và nhất là ép được các đồng minh NATO, Nhật và cả Nam Hàn phải nhận thêm trách nhiệm tài chánh trong việc phòng thủ của chính họ thay vì ỷ y quá đáng vào cái dù Mỹ. Thứ ba, có lẽ quan trọng hơn cả, là việc ông Trump là người dám nói, dám làm, không giống các chính khách bình thường, toàn là kiểu 'dĩ hòa vi quý', lo vuốt và hứa trăng hứa cuội, để rồi chẳng làm nên trò trống gì ngoài việc hưởng thụ cá nhân. Dân Mỹ nói chung, thẳng tính, không thích những rào đón, màu mè giả dối và hứa cuội tiêu biểu của tất cả các chính khách khác. 2) MAGA chưa chết Ngay sau bầu cử, chỉ vì CH thắng không lớn như dự đoán, truyền thông loa phường la hoảng MAGA đã chết. Một con vẹt tị nạn hô theo: "Kết quả bầu cử nói lên sự phẫn nộ của dân Mỹ đối với MAGA!" Tiêu biểu cho đám vẹt: chỉ biết dịch, nói vuốt rồi thêm chút mắm muối, nổ cho lớn thôi. Sự thật khác xa: - Theo Washington Post, trong số 222 dân biểu CH đắc cử, đã có tới 159 người (72%) thuộc loại MAGA được Trump ủng hộ. Theo NBC, con số MAGA thành công còn lớn hơn nhiều: 195 người (88%), trong khi chỉ có 30 người thất bại; các cơ quan ngôn luận đều có cách xếp loại của riêng họ, chẳng biết con số nào đúng, chỉ biết số người MAGA mà Trump ủng hộ thành công ít nhất cũng là đâu 3/4 dân biểu CH, theo tin của đám truyền thông loa phường đấy. - Hai dân biểu MAGA nổi đình nổi đám nhất là Lauren Boebert và Marjorie Taylor Greene đều tái đắc cử; - Trong số 10 dân biểu CH biểu quyết đàn hặc Trump, trong hạ viện năm tới chỉ còn 2, trong khi 8 tiêu tùng, trong đó có hai dân biểu CH cuồng chống Trump mạnh nhất là bà Liz Cheney và ông Adam Kinzinger, cả hai đều là thành viên của Ủy Ban J-6, cuối tháng chạp này sẽ về nhà đuổi gà. Thế mà có thể nói là cử tri Mỹ "phẫn nộ đối với MAGA" được sao? Con vẹt nói câu này có biết mình đang nói gì không? Quý độc giả có để ý thấy các con vẹt thường có cái mỏ to tướng, lớn ít nhất bằng 3-4 lần cái phần chứa óc không? 3) Thất bại quá khứ của Biden Chủ đề đầu tiên của cuộc vận động tranh cử của ông Trump tất nhiên sẽ là đấm ngực khoe những thành quả có thật của mình như vừa nêu trên, nhưng chủ đề quan trọng không kém sẽ là những thất bại, hay nói nặng hơn, những tai hại của các chính sách của Biden trong mấy năm qua, bất kể Biden có ra tranh cử hay không. Ở đây, ta không có nhu cầu vào chi tiết để 'hạch tội' Biden vì đã nói quá nhiều rồi, chỉ xin tóm lược rất ngắn gọn qua một thăm dò của trang mạng thiên tả Politico để xem dân Mỹ nghĩ gì về thành quả của Biden: không có một vấn đề nào tỷ lệ ủng hộ cao hơn chống đối. Bây giờ còn hai năm nữa mới hết nhiệm kỳ của Biden, nhưng không ai cần chờ thêm hai năm nữa mới thấy những cái thất bại và cái hại vô ngần của chính quyền Biden. 4) Thất bại trong hai năm tới của Biden Với việc CH chiếm đa số trong hạ viện, chính trường Mỹ trong hai năm tới coi như bị tê liệt hoàn toàn. Cụ Biden sẽ chẳng làm nên trò xiếc thiên tả nào. Ông Trump trong mùa tranh cử, sẽ có dịp chỉ trích cái tình trạng bại liệt, vô tài này của chính quyền Biden. B. TRỞ NGẠI CỦA ÔNG TRUMP 1) Cá tính Công bằng mà nói, ông Trump không phải là thiên sứ hoàn hảo, có đủ đức tính...'công dung ngôn hạnh' của một cô dâu lên xe hoa về nhà chồng! Ông chỉ là người phàm, không có phép lạ nào, mà trái lại, có không ít thói hư tật xấu, đã phạm không ít sai lầm, và chắc chắn sẽ còn phạm nhiều sai lầm nữa. Ngay từ năm 2016 khi ông Trump mới ra tranh cử tổng thống lần đầu, Vũ Linh này đã viết trong một bài đăng trên Việt Báo: "Điều hành một công ty kinh doanh do một mình mình sở hữu, phục vụ cho quyền lợi của mình, khác xa quản trị cả nước của tất cả thiên hạ, với hàng hà sa số quyền lợi khác biệt. Ông Trump sẽ không có khả năng cân nhắc, đáp ứng hay dung hòa những quyền lợi trái ngược này của các khối quần chúng. Ông Trump không hiểu gì về dân chủ, chưa hề được bầu vào một chức vụ nào, mà chỉ làm tổng giám đốc những công ty do ông sở hữu, với quyền sinh sát tuyệt đối, không quen với hình thức lãnh đạo dân chủ tập thể, chung quanh toàn là đám con cái và người làm mà ông toàn quyền sa thải bất cứ lúc nào vì bất cứ lý do nào; sẽ không thể nào làm việc với đối lập và quốc hội; và sẽ chỉ là một nhà độc tài tuyệt đối. Việc ông bất chấp dư luận là dấu hiệu rõ ràng cho tính tự tin độc tài của ông". Đó là những nhận định từ năm 2016, trước khi ông Trump đắc cử. Bây giờ vẫn còn giá trị. Ở đây, phải nói ngay cái độc tài của ông Trump không phải là độc tài bắt nhốt hay bịt miệng đối lập mà là độc tài ở chỗ không nghe lời người khác mà luôn có tư tưởng chỉ có ta là đúng. Thật ra, đó chỉ phản ảnh cung cách suy tư và làm việc của một CEO trong kinh doanh. Tất cả những người đã tham khảo qua về quản trị kinh doanh đều biết các CEO kinh doanh là những người độc tài nhất, vì tự tin nhất và muốn đạt được thành công lớn nhất theo đúng ý mình muốn. Cứ nhìn ông Elon Musk đang làm gì thì hiểu rõ. Steven Jobs của Apple là CEO thành công nhất nhưng cũng độc tài hơn ai hết. Chính ông Trump cũng đã thành công mang gia tài một hai trăm triệu biến thành cả tỷ đô. Sai lầm của Trump là đã lẫn lộn chính trị với kinh doanh. Kết quả là tốt hay xấu? Phải thưa ngay: tốt, rất tốt cho nước Mỹ, nhưng xấu, rất xấu cho cá nhân ông Trump. Rất tốt cho nước Mỹ qua những thành tích vừa nêu ở phần trên (A-1). Nhưng rất xấu cho cá nhân ông Trump vì qua cung cách làm việc, ông đã tạo ra không biết bao nhiêu kẻ thù và người chống đối, ngay từ trong hàng ngũ những người ban đầu có thiện cảm với ông, hợp tác với ông, để rồi sau đó bực mình, chống lại vì tính độc tài của ông. 2) Nội bộ CH Cá tính quá tự tin và khuynh hướng bất chấp thiên hạ của ông cũng đã khiến một số không nhỏ đồng minh cũ, cựu phụ tá, phải bực mình, không muốn hợp tác hay thậm chí cũng không ủng hộ ông nữa. Đã vậy, ông Trump còn cái bệnh 'to mồm', nghĩa là ăn to nói lớn, nhiều khi quá đà, chẳng nể nang ai, chỉ dễ tạo kẻ thù và đẩy xa đồng minh. Việc này, ta đã bàn tuần rồi. Cũng như tình trạng phân hóa lớn trong nội bộ đảng CH. Đây không phải là những trở ngại nhỏ. Trái lại, rất lớn, sẽ khiến ông Trump gặp nhiều khó khăn trong hai năm tới trong mùa vận động bầu cử. Ngay cả sau khi ông đã thắng trong vòng nội bộ, cũng chẳng có gì bảo đảm tất cả các cánh CH sẽ đoàn kết lại để giúp ông Trump chiến thắng ứng cử viên của đảng DC. Sau khi chiến thắng trong nội bộ -giả dụ như vậy-, thì ông Trump dĩ nhiên sẽ được hậu thuẫn tuyệt đối của khối MAGA, có thể sẽ được hậu thuẫn của khối CH truyền thống cũng như của khối các phụ tá và đồng minh cũ, nhưng các nhóm RINO, #NeverTrump sẽ chống ông đến cùng, bất chấp việc đó có thể giúp phe DC thắng. https://thehill.com/opinion/campaign/3743701-trump-may-not-make-it-to-the-primaries 3) Truyền thông loa phường Truyền thông Mỹ nói chung thuộc cánh cấp tiến nặng, ngủ chung giường với đảng DC từ lâu nay, nên tất nhiên sẽ cùng 'chiến tuyến' với đảng này, từ trước tới giờ và trong tương lai, lo đánh Trump tới chết. Trong thời gian vận động tranh cử tới, ông Trump sẽ bị đám truyền thông loa phường của đảng DC đánh một cách tàn bạo nhất, bôi bác, sỉ vả, thậm chí tung fake news đủ loại không ngừng để chặn Trump. Cái hại cho Trump nói riêng và cho toàn thể khối bảo thủ nói chung là dù muốn hay không thì quần chúng Mỹ cũng khó thoát ra khỏi cái loa phường tuyên truyền, xuyên tạc một chiều của truyền thông Mỹ khi cái loa này kiểm soát trọn vẹn ngành thông tin Mỹ, từ New York, Washington DC, tới những tỉnh nhỏ vẫn lệ thuộc vào các đài truyền hình ABC, CBS, NBC. Chẳng khác gì dân Hà Nội suốt ngày không thoát khỏi mấy cái loa đầu phố. 4) Rắc rối với luật pháp Ông Trump không phải là một chính trị gia bình thường chỉ muốn ra tranh cử để có tiếng là được làm tổng thống, để rồi sau khi đắc cử, tà tà ngồi chèo con thuyền đi trong sóng yên biển lặng cho hết nhiệm kỳ. Trái lại, ông Trump muốn làm tổng thống để thực hiện một cuộc 'cách mạng', phá hủy cái nước Mỹ hiện tại mà ông cho là thối nát, đầy sâu bọ trong cái đầm lầy hôi hám. Phe cấp tiến đã khai thác chuyện này và xuyên tạc thành việc ông Trump muốn phá nát thể chế dân chủ Mỹ. Đã vậy, ông Trump lại quá tự tin và quá nóng nẩy muốn làm cho ra chuyện nên chẳng những đã cư xử thiếu tế nhị tạo nên đủ loại kẻ thù, mà đi xa hơn nữa, ông cũng đã rất coi thường luật pháp luôn. Cái luật pháp đó, trong con mắt của Trump, là sản phẩm của đám sâu bọ đầm lầy, đã đẻ ra cái môi trường thuận lợi để nuôi sống sâu bọ mà ông muốn tát ra khỏi đầm lầy. Cái luật pháp đó đã là rào cản khiến ông khó thực hiện được cuộc 'cách mạng' tát đầm lầy, cải tổ xã hội Mỹ. Việc thách đố luật pháp này đã và đang bị phe đối lập khai thác triệt để, tìm cách diệt trừ Trump như ta đã và đang thấy. Thật ra, ông Trump chưa phạm tội gì, chưa hề bị truy tố tội gì, nhưng không ai chối cãi được việc ông đã đi sát biên tế của luật pháp cho phép, kiểu như thử nghiệm xem luật pháp cho phép ông đi xa tới đâu. Thử thách này có thể nói là mẫu số chung của tất cả những người muốn làm 'cách mạng' vì hiển nhiên, chẳng thể nào làm 'cách mạng' thay đổi được gì trong khuôn khổ hoàn toàn hợp pháp, chân chỉ hạt bột tuân thủ đúng luật hiện hành. Dân Pháp nổi loạn trong cuộc cách mạng 1789, dân Mỹ nổi loạn dành độc lập, dân Tầu lật đổ nhà Thanh trong cuộc Cách Mạng Tân Hợi đưa Tôn Trung Sơn lên, tất cả, họ có tôn trọng luật pháp hiện hành thời đó không? Cuộc cách mạng của Trump cũng không khác, chỉ khác là trường hợp cuộc cách mạng của Trump không đổ máu, mà chỉ tốn nước bọt và giấy mực trên truyền thông. Làm 'cách mạng', nói như Mỹ, tất nhiên là phải đập vỡ vỏ trứng trước, sẽ có phản ứng mạnh, ủng hộ mạnh nhưng chống đối có thể còn mạnh hơn nữa. Công bằng mà nói, tất cả các tổng thống đều muốn lấn tới, thử thách luật pháp, tiêu biểu lớn nhất là các TT Nixon và Clinton. Biden cũng không khác, đã ký sắc lệnh bừa bãi, bị các tòa và cả Tối Cao Pháp Viện thu hồi không ít, từ những sắc lệnh di dân, mở cửa biên giới tới sắc lệnh mới nhất, xóa nợ sinh viên. Ông Trump cũng vậy thôi. Vấn đề của ông là hiện nay, ông đối thủ Biden đang nắm quyền và nắm bộ Tư Pháp để có dịp rượt ông. Nhưng vì ông Trump vẫn tôn trọng luật pháp quốc gia trong việc ban bố và thi hành các chính sách của ông nên Biden và phe DC chỉ loay hoay, tìm cách rượt bắt Trump trong những chuyện lắt nhắt có tính cá nhân như điều tra về thuế, điều tra về việc vay tiền ngân hàng,.. chẳng liên quan gì đến chính trị hết. Bây giờ mới mò ra tội 'ăn cắp tài liệu mật', bổ nhiệm công tố đặc biệt phe đảng để vồ Trump. C. NƯỚC MỸ CÓ CẦN ÔNG TRUMP KHÔNG? Thực tế trong chính trị Mỹ là chẳng ai cần ai, nghĩa là chẳng ai cần ông Trump hết. Có hay không có ông Trump thì cuộc sống vẫn tiếp tục. Nói theo kiểu Mỹ là 'life goes on'. Nước Mỹ đã có trước khi ông Trump ra đời cả mấy trăm năm và sẽ tồn tại cả mấy triệu năm sau khi ông Trump qua đời. Nhưng dù vậy, vẫn phải nói có ông Trump thì cuộc sống đã khác và sẽ khác. Khác vì ông Trump đã và hy vọng sẽ tiếp tục làm được những chuyện mà ít người khác có thể làm được. Bằng chứng cụ thể nhất là khi dân Mỹ chọn một người không phải ông Trump ra lãnh đạo, nghĩa là chọn cụ Biden, thì cuộc sống của chúng ta đã thay đổi mạnh. Những gì ta nhìn thấy trong hai năm qua đã là bằng chứng không thể nào hùng hồn hơn là không có ông Trump thì ta đã thấy toàn là đại họa: kinh tế sa sút, lạm phát phi mã, giá xăng trên trời, trộm cướp hoành hành, văn hóa sa đọa, 'thức tỉnh' khùng điên, giáo dục sa sút, chính trị phân hóa, di dân lậu tràn ngập, chiến tranh Ukraine, Bắc Hàn thử hỏa tiễn nguyên tử, Trung Cộng nắn gân Đài Loan,... Nói trắng ra, càng nhìn vào những chuyện đã xẩy ra trong hai năm vừa qua dưới cụ Biden, càng thấy nước Mỹ cần Trump, cần làm cách mạng càng sâu càng rộng càng tốt thì mới có thể cứu nước Mỹ. D. THÀNH CÔNG THÌ SAO? THẤT BẠI THÌ SAO? Thành công ở đây mang ý nghĩa ông Trump đắc cử tới hai lần: lần đầu trong nội bộ đảng CH, và sau đó, trong cuộc bầu chung kết chống ứng cử viên của đảng DC và làm tổng thống lại. Ông Trump ra tranh cử tất nhiên là đã tính sẽ thắng cả hai. Ta sẽ bàn chuyện ông Trump thắng tuần tới. Nhưng tính đường thắng thì cũng phải tính đường thua. Ông có thể ra rồi thất cử được không? Tất nhiên là có thể thất cử. Trong chính trị Mỹ, chẳng có thầy bói nào đoán được gì hết. Cứ nhìn vào bà cáo già Hillary hai lần bỏ túi Tòa Bạch Ốc, hai lần thua, mà lại thua hai tay mơ chính trị là Obama và Trump. Ông Trump có khá nhiều yếu tố thật sự rất bất lợi cho ông. - Ai cũng thấy ông có một khối cử tri hiển nhiên sống chết với ông, nhưng bù lại, khối chính khách và cử tri chống ông tới chết cũng không ít, bên DC và ngay cả trong đảng phe ta CH. - Dân Mỹ có vẻ chán ngán cảnh gió tanh mưa máu liên tục trong chính trường, muốn thấy cảnh hai chính đảng bớt đấm đá, ôn hòa hợp tác để làm những gì cần thiết cho đất nước này. Ông Trump muốn làm 'cách mạng', không phải là người đủ ôn hòa để hợp tác với đối lập DC và DC cũng thù ghét Trump đến độ không thể hợp tác với Trump được. Dân Mỹ sợ cuộc 'nội chiến' sẽ kéo dài vô tận nếu Trump đắc cử nữa. - Chính quyền Biden qua bộ Tư Pháp, đang tìm cách tận diệt Trump qua không biết bao nhiêu vụ truy tố Trump. Không phải ngẫu nhiên mà lần thứ nhì sau công tố Mueller, một công tố đặc biệt nữa lại được bổ nhiệm để đi mò tội Trump. Không ai biết những vụ truy tố này sẽ đi tới đâu, sẽ hại ông Trump tới mức nào. Không ai có thể loại bỏ trường hợp ông Trump có thể bị truy tố và ngay cả bắt nhốt trước khi có bầu cử. Trên nguyên tắc, ông vẫn có thể tranh cử trong khi ngồi bóc lịch, nhưng thực tế mà nói, ai muốn bầu cho một người đang ở tù làm tổng thống? - Quan trọng nhất, DC đã chứng tỏ là bậc thầy về gian lận, đặc biệt là qua bầu bằng thư và kỹ thuật 'gặt phiếu'. Ông Trump đã không ngừng tố cáo đảng DC gian lận khiến ông thua. Bây giờ, những người chủ trì gian lận đó tại những tiểu bang then chốt vẫn còn đó, làm sao ông Trump cản không cho họ gian lận nữa để ông có thể thắng vào năm 2024? Nếu không cản được, tất nhiên sẽ thua vì gian lận nữa, vậy tại sao ông Trump lại ra? Đã có cách cản rồi sao? Không chặn được nạn gian lận qua phiếu bầu bằng thư thì dù là ông Trump hay ông DeSantis hay ông bà nào khác, CH cũng sẽ vẫn thua. - Nội bộ đảng CH chia rẽ hơn bao giờ hết, tranh cãi 100 chuyện, đồng ý ... may ra 2-3 chuyện. - Yếu tố mới, quan trọng không kém: ngay trong nội bộ đảng CH, ông Trump có thể thắng một ngôi sao mới của đảng CH như TĐ Ron DeSantis không? Hay ông Abbott? Hay ông Youngkin? Hay một ngôi sao mới nào khác không? Ở đây, ta nên bình tĩnh nhận định, không nhắm mắt sống chết vì Trump mà cũng không mau mắn 'quên' ông ta đi để... move on! Những yếu tố trên xác nhận ông Trump sẽ phải trực diện nhiều khó khăn lớn, lớn hơn xa những lần tranh cử năm 2016-2020, bắt đầu từ ngay trong nội bộ đảng CH, chẳng có gì bảo đảm thắng dễ dàng. Nếu ông Trump ra và thua nữa, thì hậu quả như thế nào là vấn đề các chuyên gia tranh cãi. Người thì cho rằng tương lai chính trị của ông Trump sẽ bị triệt tiêu vĩnh viễn, ngay cả chủ thuyết trumpism cũng bị đe dọa vứt vào thùng rác lịch sử. Tai hại hơn nữa, phe DC sẽ thừa cơ tiến tới, qua bộ Tư Pháp và các công tố tiểu bang, tung ra cả chục cuộc điều tra khác, cốt truy tố và bắt nhốt ông ta cho bằng được, và khi đó thì ông Trump khó chống đỡ vì không còn đủ hậu thuẫn quần chúng. Nhưng kẻ này thì cho rằng cho dù Trump thất bại, không đắc cử thì ông cũng vẫn còn hậu thuẫn đủ lớn để cản, không cho đảng DC đi quá xa xuống hố xã nghĩa, bằng cách cổ võ giúp đảng CH chiếm quốc hội hay ít nhất một viện quốc hội như ta vừa thấy. Ngay cả khi ông thất bại trong vòng bầu trong nội bộ đảng CH thì ông cũng vẫn có đủ hậu thuẫn để có tiếng nói của khối MAGA trong cương lĩnh đảng CH cũng như trong chính sách và đường lối của bất cứ ai đại diện cho đảng CH tranh cử tổng thống. Bất cứ ai trong đảng CH ra tranh cử tổng thống đều vẫn phải nhìn nhận thực lực của khối MAGA. Trong thế ngang ngửa giữa hai đảng hiện nay, CH không thể nào thắng DC nếu không có hậu thuẫn của khối MAGA. E. KẾT Cuộc bầu tổng thống tới còn quá xa, đâu hai năm nữa, chẳng ai biết năm 2024, ai là hai người sẽ đại diện cho hai chính đảng CH và DC ra tranh cử tổng thống. Cho tới nay, ta chỉ biết có ông Trump đã ra tranh cử, ngoài ra không biết gì hơn. Câu hỏi hiện nay là có nên bầu cho Trump không? Muốn có câu trả lời chính xác thì ta phải trả lời câu hỏi 'Trong tư thế một người dân, ta mong chờ gì ở một tổng thống'? Và chỉ có hai câu trả lời. Nếu ta muốn tổng thống là một người lãnh đạo tinh thần tốt, một tấm gương sáng của chân thiện mỹ, coi tổng thống như một thánh nhân hay 'ông thần Thiện' (!), một thứ 'phụ mẫu' của dân theo quan niệm của Khổng Tử Tầu, thì hiển nhiên, ông Trump không phải là mẫu người chúng ta muốn thấy trong Tòa Bạch Ốc. Nếu ta coi tổng thống như chỉ là một công chức ta thuê, trả lương bằng tiền thuế chúng ta đóng, để bảo đảm chúng ta có một cuộc sống an toàn, ấm no, con cháu có tương lai tốt, vững chắc, thì không có ai bằng ông Trump. Đó là thực tế giản dị và chính xác nhất. Chọn Trump hay không, đó là quyền của mỗi người. Không có ai đúng ai sai. Do đó chẳng nên thóa mạ nhau vì khác biệt quan điểm, nhất là bằng ngô ngữ đầu đường xó chợ chỉ phơi bày trình độ và tư cách của chính mình. Ai thích xanh cứ việc thích xanh, ai thích đỏ cứ việc thích đỏ. Quan trọng là đừng bóp méo sự thật, xuyên tạc và lừa bịp nhau chỉ vì háo thắng, muốn chiếm phần thắng bằng mọi giá, kể cả nói láo bịp thiên hạ. Trong chính trị, không có gì vô lý và vô duyên bằng chuyện thích ghét cá nhân vì thật ra, cá nhân chẳng là gì hết, kể cả Trump hay Biden. Xin lỗi, nói như Mỹ nói 'who cares' ông này ông kia? Bầu tổng thống mà dựa trên những tiêu chuẩn cá nhân như màu da, giới tính, 'ngoại hình', miệng lưỡi, thì chỉ là làm chuyện ngớ ngẩn nhất, tự hại chính mình vì không hiểu gì về trách nhiệm của tổng thống. Bầu tổng thống không phải là tuyển chọn trẻ em đẹp, kiểu như từ trước tới giờ chưa có trẻ em da đen nào được chọn là đẹp nhất, bây giờ nên chọn một đứa bé da đen. Phải hiểu cho rõ, những tiêu chuẩn bầu tổng thống phải là những chuyện công ăn việc làm, ấm no, hạnh phúc, an toàn cho gia đình, hòa bình cho thế giới,... Ông Trump đã làm được việc trong bốn năm nắm quyền trước đây, để xem ông hứa sẽ còn làm được việc gì nữa và có hy vọng làm được việc nữa hay không. Cách ông làm, công kích người này, sa thải người kia, là chuyện của ông, ta chỉ cần nhìn vào kết quả thôi. Những chuyện như 'vua nói dối, thằng hề, dâm dục, lưu manh,...' là tuyên truyền phe đảng trẻ con vớ vẩn, không đáng cho chúng ta mất thời giờ để ý tới. Quan trọng là nhìn vào túi tiền của ta, nhìn vào an toàn của gia đình, nhìn vào giáo dục của con cái, chẳng cuồng mê cuồng chống cá nhân ông bà nào hết. Thế thôi. theo diendantraichieu
  13. VÙNG OANH KÍCH TỰ DO: Trung Cộng đòi tấn công Đài Loan như thế nào? (221210) Trong cuộc bầu cử địa phương (hội đồng hàng tỉnh và thị trưởng) ngày 26 Tháng 11, Đảng Dân Tiến (Democratic Progressive Party - DPP) mất đa số tại 13 trong 21 đơn vị khiến Tổng thống Thái Anh Văn phải từ chức Chủ tịch đảng. Phó Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Chinh-te), nguyên là thị trưởng thành phố Đài Nam, vừa cho biết ông sẽ ra tranh cử chức vụ này vào ngày 15 Tháng Giêng năm tới. Người ta tự chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan vào năm 2024. Trong cuộc bầu cử 26/11, Trung Hoa Quốc Dân Đảng (KMT - Kuomintang) thắng lớn qua chủ trương hữu nghị với Trung Cộng hơn tập trường cứng rắn của đảng Dân Tiến. Bắc Kinh mặc nhiên thắng một keo và ngay từ đó cho tới nay, tiếp tục gây áp lực kinh tế, như tuần qua đã hạn chế nhập cảng ngư hải sản từ Đài Loan… Thời sự dồn dập qua tin tức hàng ngày như vậy khiến chúng ta cần lùi lại mà nhìn vào toàn cảnh. Xem Trung Cộng tính gì về Đài Loan và có thể tiến hành ra sao khi giới quan sát quốc tế đưa ra nhiều giả thuyết trái ngược, như Bắc Kinh không thể, hoặc sẽ tấn công Đài Loan nội trong năm năm tới! Với tinh thần “giải ảo”, bài này không có tham vọng dự báo, chỉ cố gắng trình bày cơ sở của các lý luận và giả thuyết: 1/ Từ Tháng Tám, Trung Cộng công bố bạch thư “Vấn để Đài Loan và việc Trung Hoa sẽ tái thống nhất trong Kỷ nguyên mới”. Tài liệu này nhắc lại lập trường cố hữu rằng đảo quốc đó là một phần không thể tách rời của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, và nhấn mạnh “giải quyết vấn đề Đài Loan và thực hiện việc thống nhất hoàn toàn là một mơ ước chung của mọi con em, nam như nữ”. Ta chú ý tới yếu tố “con em” vì bạch thư cần thuyết phục giới trẻ về việc thôn tính Đài Loan. 2/ Dù Tập Cận Bình cứ nói việc tái thống nhất mang tính chất ôn hòa, giới lãnh đạo Trung Cộng không hề loại bỏ giải pháp quân sự. Thực ra họ ráo riết hiện đại hóa quân đội khi gia tăng cung cấp võ khí mới và việc huấn luyện để bảo đảm rằng nếu đánh thì thắng. Khi theo dõi thì ta chớ căn cứ vào lời phát biểu (muốn hay không) mà cố tìm hiểu thêm về khả năng trong kịch bản quân sự, là điều không dễ: Bắc Kinh cố giấu kín! 3/ Nói về khả năng, ta còn phải lùi thêm trên cái trục không gian! Trận chiến giữa Bắc Kinh và Đài Loan không chỉ là thủy chiến giữa một cường quốc lục địa muốn diệt một đảo quốc trên vùng biển cận duyên. Nhiều cường quốc trong khu vực cũng quan tâm, như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc và cả Ấn Độ. Khi đó, ta thấy sách lược kết hợp bốn nước trên hai đại dương Ấn Độ và Thái Bình Dương (Indo-Pacific) bị nhược điểm vì CHƯA là liên minh quân sự như Minh ước NATO. Bắc Kinh có ưu thế là dễ chặn đà quân viện của các nước dân chủ cho Đài Loan. Khi ấy, vai trò chủ chốt vẫn thuộc về Hoa Kỳ với rất nhiều căn cứ quân sự trong khu vực. 4/ Vì vậy Bắc Kinh phải tìm cách gián chỉ (deterrence) hoặc giảm bớt khả năng của Mỹ để khỏi nhảy vào bảo vệ Đài Loan. Việc Bắc Kinh răn đe Hoa Kỳ gồm hai mặt là quân sự và chính trị. Thực tế thì Bắc Kinh đã tiến hành về chính trị, qua mồi nhử kinh tế và việc vận động ngầm vào chính trường Mỹ. Giới chiến lược gia Hoa Kỳ có thể ít nhìn ra sự liên hệ rộng lớn đó vì quen suy nghĩ trên cơ sở quyền lợi Mỹ. Chính quyền Joe Biden cũng thế, chưa nói đến nhiều tai tiếng khác…. 5/ Vì các yếu tố đa diện và rắc rối trên, ta nên mường tượng là Bắc Kinh có loại tính toán sâu xa và thâm độc hơn nếu muốn thôn tính Đài Loan. Ít ra thì cũng qua ba ngả là (a) tác động vào môi trường quốc tế; (b) khởi sự tấn công; (c) nếu thắng thì củng cố thắng lợi. Họ đã nói ra điều ấy mà có lẽ ta chưa hiểu nên mới cần giải ảo! Về môi trường quốc tế, họ tiến hành cái gọi là “tam chiến”, ba cuộc chiến (sanzhan), là tâm lý chiến (xinlizhan) nhằm thay đổi ấn tượng của thiên hạ, dư luận chiến (yulunzhan) qua tuyên truyền để thuyết phục người dân của họ về lẽ tất thắng, và pháp luật chiến (faluzhan) để lập ra căn bản pháp lý mới cho quốc tế về Đài Loan! 6/ Từ lối tính toán gian hiểm mà chi ly ấy của Trung Cộng, ta hiểu vì sao Bắc Kinh kết án xứ nào bênh vực Đài Loan là “can thiệp vào nội tình Trung Quốc”. Cũng hiểu luôn lập trường của Hiệp hội ASEAN hay các nước nghèo muốn buôn bán với Bắc Kinh. Nhưng đối tượng bị răn đe chủ yếu là Hoa Kỳ, giới kinh doanh muốn làm ăn với Trung Cộng và cả truyền thông lẫn Quốc Hội Mỹ. Ta cũng hiểu thêm nghịch lý là Bắc Kinh đã bênh Nga khi xâm lăng Ukraine: đấy chỉ là… quyết định “tự vệ”! Từ lối tính toán đó, ta còn suy ra việc Bắc Kinh muốn phân hóa chính trường Đài Loan khi tuyên truyền về lợi ích kinh tế, văn hóa và hòa bình trong luồng giao dịch của đôi bên qua Eo biển Đài Loan! Quá ngàn chữ thì xin tạm kết luận đã, và còn phải giải ảo nữa! - Có muốn thôn tính Đài Loan hay chưa, Bắc Kinh vẫn cần chi phối ấn tượng của các nước, từ Đài Loan tới quốc tế. Anh ngữ có một từ cho việc đó: “perception management”, ta có thể dịch theo đúng văn hóa Trung Hoa là “thuật quỷ biển”, biển lận và quỷ quái! - Thuật đó giúp Bắc Kinh cô lập Đài Loan rồi thôn tính mà khỏi dụng binh, trong khi vẫn cố hiện đại hóa về quân sự để tránh thất bại nếu lâm trận. Họ biết rõ nhược điểm và rủi ro trong giả thuyết võ trang. ‘Khỏe dùng sức, yếu dùng mưu’: họ đang dùng mưu khi liên tục biểu diễn khả năng quân sự trên Eo biển Đài Loan! Để thăm dò đối phương, học hỏi và cho quân đội cơ hội tập dợt! - Tuy nhiên, chính là các vụ “xuất quân giả” lại có thể gây ra tai nạn thật mà Bắc Kinh khó đoán trước! Và Đài Loan có cùng nền văn hóa nên rất hiểu đối thủ, lại qua 70 năm dày kinh nghiệm nghênh chiến - điều Trung Cộng chưa hề có! ___ Hình bên: Eo biển Đài Loan (bản đồ của World Atlas) theo dainamaxforum
  14. Như tất cả đã biết, tối Thứ Ba 15/11 mới đây, ông Trump đã đọc diễn văn trên tivi, chính thức công bố việc ông sẽ ra tranh cử tổng thống năm 2024. Tin này đã được đồn đãi từ lâu nay tuy không ai biết chắc ông Trump sẽ làm gì. Cho tới khi ông Trump trước ngày bầu quốc hội cho biết ông sẽ có bài diễn văn quan trọng vào ngày 15/11 thì tất cả coi như đều biết ông Trump sẽ chính thức công bố quyết định ra tranh cử lại. Có gì đáng nói? Ông Trump có lẽ là chính khách gây tranh cãi lớn nhất lịch sử chính trị Mỹ. Bất cứ ông làm gì hay không làm gì, nói gì hay không nói gì, cũng đều là đề tài để tất cả mọi người gay gắt tranh cãi mệt nghỉ, kể cả trong gia đình và giữa những người bạn nối khố với nhau. Ông có đặc điểm ít ai có là không ai có thể thờ ơ với ông, mà hầu hết chỉ có thể sùng bái như điên hay thù ghét như cuồng thôi. Việc ông ra tranh cử bảo đảm sẽ là tin sống động nhất trong hai năm tới, hơn nhiều nữa nếu ông đắc cử tổng thống lại. Nhân đây, ta thử bàn sâu rộng hơn về việc ông ra tái tranh cử. A. TẠI SAO TRUMP RA TRANH CỬ LẠI? Ông Trump và các cố vấn trong hai năm qua, tất nhiên đã tính toán rất kỹ việc ra tranh cử lại hay không. Có nhiều lý do bắt buộc ông phải ra lại, nhưng cũng có nhiều lý do bắt ông phải cẩn thận. 1) 'Chủ thuyết Trumpism' Thật ra chẳng có cái gì gọi là 'chủ thuyết Trumpism' hết. Danh từ này chỉ được dùng trên truyền thông và trong giới chuyên gia nghiên cứu chính trị để mô tả một cách tổng quát những chính sách và chủ trương của ông Trump thôi. 'Trumpism' nếu có, có thể tóm gọn lại như một chủ thuyết mang nặng tinh thần 'quốc gia' yêu nước -nationalism- chủ trương đặt quyền lợi nước Mỹ lên trên hết -America First- để xây dựng lại một nước Mỹ hùng mạnh và phú cường -Make America Great Again. Mới nghe thì có thể lấy làm lạ, sao lại gọi đây là chủ thuyết của ông Trump? Chứ không phải đây là chủ thuyết của tất cả mọi chính trị gia của tất cả mọi nước trên thế giới sao? Không phải là tất cả những quốc gia trên thế giới đều muốn xứ mình là nhất, là ưu tiên số một, là hùng mạnh nhất sao? Xin thưa ngay, có thể là đúng như vậy, tất cả mọi xứ trên thế giới đều muốn xứ mình là nhất, quyền lợi xứ mình phải là ưu tiên, thế nhưng trên thực tế, ở cái xứ Mỹ này, lại có chuyện quái lạ là có cái đảng gọi là đảng Dân Chủ, lại không muốn như vậy. Không ai quên được chính sách bất tử của thời Obama "Nước Mỹ lãnh đạo từ phiá sau". Cũng không ai đui mù không thấy trong tất cả mọi thỏa hiệp quốc tế, bất kể về khí hậu, thương mại, y tế hay quốc phòng, nước Mỹ luôn luôn là 'con lừa bị cả thế giới lừa', gồng gánh trên lưng nhu cầu của cả thế giới, chi tiền cho cả thế giới, viện trợ cho cả thế giới, luôn luôn là nước đầu tiên cứu trợ thế giới trong những thiên tai lớn, nhưng lại bị cả thế giới lợi dụng, khai thác, vắt sữa đến kiệt sức luôn, trong khi cả thế giới vẫn ngoác mồm ra rả chửi Mỹ. Chuyện chẳng có gì lạ vì ai cũng biết. Cái lạ là lại có những người Mỹ -có cả vài tay Mỹ gốc cây mít- lại rất khoái chính sách cúi đầu cong lưng cung phụng thế giới và nghe chửi kiểu này. Mỹ gọi là masochism, tạm dịch bừa là ... khổ dâm! Ông Trump bất mãn, ra tranh cử để chấm dứt tình trạng Mỹ bị cả thế giới -từ bạn đến thù- tận tình khai thác chẳng ai nương tay. Nước Mỹ giàu có thật, nhưng không bắt buộc phải ngu vô tận. Dĩ nhiên, thế giới không vui, và dân cả thế giới ghét Trump, nhất là dân các xứ đồng minh Tây Âu, bị bắt phải chi tiền nhiều hơn về quốc phòng khiến các trợ cấp cho dân bị giảm. Bái chí Âu Chậu đồng loạt lên cơn say sóng sỉ vả Mỹ. Các cụ tị nạn bên Tây Âu cũng phải thù Trump theo. Mỗi tháng mất vài chục đồng trợ cấp, hay không được tăng thêm vài chục đồng, không ghét Trump sao được, phải không các cụ? Trong 4 năm TT Trump đã làm được nhiều chuyện cụ thể có lợi thật lớn cho nước Mỹ, như: - Ép các đồng minh NATO phải đóng góp nhiều hơn cho việc bảo vệ Âu Châu của chính họ. Ngay cả các anh đồng minh Nhật và Nam Hàn cũng bị những áp lực tương tự, phải chi tiền đóng góp nhiều hơn cho việc lính Mỹ tiếp tục đóng tại Nhật và Nam Hàn để bảo vệ hai xứ này. - Ép các anh láng giềng Canada và Mexico phải có quan hệ mậu dịch sòng phẳng hơn với Mỹ, viết lại thỏa ước NAFTA. - Chấm dứt tình trạng Mỹ là máy ATM phát tiền cho các tổ chức quốc tế chuyên khai thác con gà đẻ trứng vàng Mỹ như Tổ Chức Y Tế Quốc Tế WHO, Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế WTO, Thỏa Thuận Paris về khí hậu, Thỏa Thuận Xuyên Thái Bình Dương TPP,... - Chặn bớt tình trạng Trung Cộng khai thác, tung thả giàn hàng giả, hàng nhái rẻ tiền vào Mỹ, giết công nghệ Mỹ. - Tìm cách chặn sự bành trướng chính trị và kinh tế quá nhanh quá mạnh của Trung Cộng qua việc vận động một liên minh chính trị với Hàn Quốc -cả Nam lẫn Bắc Hàn-, Nhật, Phi Luật Tân, Việt Nam, Úc, Mã Lai, Ấn Độ, để thiếp lập một vòng đai cô lập Trung Cộng đang đe dọa cả thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á và Biển Đông. Việc TT Trump đến VN, phất cờ đỏ cũng nằm trong chính sách cô lập Tầu Cộng, xác nhận việc Mỹ nhìn nhận VN không phải là quận Giao Chỉ của Tầu cộng, mà những con vẹt tị nạn mà trình độ chỉ hết sức cao trong lãnh vực chửi tục nói thô, chẳng thể hiểu nổi. Đó là những chuyện liên quan đến thế giới. Trong nước Mỹ, thì ai cũng phải nhìn nhận TT Trump đã giảm thuế cho cả nước, mang cả ngàn tỷ đô từ ngoài nước về lại Mỹ để mở hãng xưởng tạo công ăn việc làm cho dân, đã chặn đứng nạn di dân lậu tràn vào Mỹ bắt dân Mỹ nuôi trong khi phá hoại xã hội Mỹ qua việc du nhập những thành phần bất hảo, kèm theo cả tấn ma tuý, đã giúp khám phá và mua thuốc ngừa COVID khiến cả trăm triệu dân Mỹ đã là những người được chích ngừa đầu tiên trên thế giới,... Thế nhưng hành trình khó khăn đầy chông gai của ông Trump bị không biết bao nhiêu sâu bọ trong đầm lầy cản, đã bị gián đoạn, và trong suốt hai năm Biden vừa qua, ông Trump đã thấy Biden đi ngược lại chính sách của trumpism, để rồi nước Mỹ phải chìm đắm trong đủ loại vấn nạn, từ lạm phát đến phạm pháp đến thức tỉnh khùng điên. Ở đây, bài toán của ông Trump rất giản dị. Nếu như ông ra và tái đắc cử, thì dĩ nhiên đó là cơ hội để ông chặn chính sách tai hại của Biden, và đi tiếp con đường Trump đã bắt đầu đi nhưng dở dang, chưa tới đích. Nếu ông không ra, thì tương lai 'trumpism' sẽ ra sao? Nước Mỹ có lại trở về tình trạng thời trước Trump không? Ai sẽ ra bên CH, có cùng chia sẻ chủ trương 'Nước Mỹ trên hết' không? Ai sẽ ra bên DC, có bao nhiêu hy vọng đắc cử, có muốn tận diệt 'trumpism' luôn không? Sự sống còn của 'trumpism' với chủ trương America First nói riêng và sự sống còn của cả nước Mỹ nói chung đã là yếu tố quan trọng nhất để ông Trump quyết định ra nữa hay không. Dĩ nhiên, thành công hay không, đắc cử hay không, sau khi đắc cử làm được gì, tất cả là những chuyện khác. Cái quan trọng là ý chí muốn tiếp tục cuộc chiến khó khăn hay không. Như Nguyễn Thái Học đã nói, "không thành công cũng thành nhân". Lập luận Trump muốn ra tranh cử để tiếp tục lo và bảo vệ khối 1% giàu nhất nước trong khi 99% còn lại bị ông coi như cỏ rác là ngụy biện ngớ ngẩn nhất, xưa hơn trái đất, chẳng một ma nào tin, không thể giải thích được tại sao ông Trump đắc cử năm 2016 với 46% phiếu, và chiếm được 47% phiếu năm 2020. Thế mà nhiều con vẹt trí tưởng tượng không cao hơn ngọn cỏ dại, vẫn chỉ biết nhai đi nhai lại thôi (lý luận của vẹt già VL -kg phải Vũ Linh!), cứ tưởng ai cũng tin. Một lập luận khác: ông Trump muốn ra tranh cử hay trong khi nắm quyền, nhiều khi đã đi quá trớn, coi thường quyền lợi đất nước, chỉ lo cho quyền lợi và uy tín cá nhân. Đó chỉ là lập luận bôi bác của cánh tả chống ông Trump, nhưng nhai đi nhai lại đến độ nhiều người dù ủng hộ Trump cũng đã tưởng thật. Ông Trump đã là một đại doanh gia tỷ phú cả thế giới đã biết tới, trong mấy năm làm tổng thống chẳng những không lương, mà còn mất cả tỷ đô tài sản, làm việc vì quyền lợi hay uy tín cá nhân chỗ nào? 2) Lý do cá nhân Trong thời gian qua, từ ngày Biden và đảng DC nắm quyền từ Tòa Bạch Ốc tới lưỡng viện quốc hội, ông Trump đã trở thành cái bịch cát bọc da mà các võ sĩ quyền Anh tập đấm. Họ túi bụi đánh ông Trump dưới đủ khía cạnh, đủ hình thức, điều tra, kết tội, moi rác, thậm chí lục soát nhà, đủ kiểu để mong diệt tận gốc cái ngọn cỏ dại Trump. Cho dù ông hết làm tổng thống, muốn yên thân về hưu cũng không được. Nếu ở vị thế của ông Trump, quý vị sẽ làm gì? Không cần phải là nhà thông thái mới biết cách hữu hiệu nhất để chặn đòn của đảng DC, chính là ra tái tranh cử. Thành công hay không là chuyện khác. Thành công đắc cử tổng thống thì dĩ nhiên những trò rượt bắt của phe DC phải chấm dứt hay ít nhất cũng chậm lại nhiều. Dù thất bại không vào Tòa Bạch Ốc được thì cũng đã có dịp lên tiếng để giải thích cho dân những việc mình đã làm, cũng như những việc phe đối lập đang làm. Tự bảo vệ mình, gia đình mình, và công ty của mình, đó cũng đã là yếu tố cực quan trọng mà ông Trump cân nhắc để quyết định ra nữa hay không. Chưa tự bảo vệ được chính mình chống những đòn đánh dưới thắt lưng của đối phương thì làm sao nói chuyện cứu dân cứu nước? Cũng không thể nói không có yếu tố tự ái cá nhân trong việc ông Trump ra tranh cử lại. Thua một cách vô lý một cụ già lờ mờ, phải bực mình, muốn ra lại, hạ cụ này tất nhiên là phản ứng bình thường. B. PHẢN ỨNG ĐẦU TIÊN Cho đến nay, còn quá sớm để biết phản ứng của dân Mỹ nói chung đối với quyết định ra tái tranh cử của ông Trump, nhưng ai cũng có thể đoán được trong tình trạng phân hoá chính trị tối đa hiện nay, xanh ủng hộ xanh, đỏ ủng hộ đỏ, thì tất nhiên ai ủng hộ, ai chống quyết định của Trump thì khỏi cần đoán mò, ai cũng biết. Chống Trump vẫn chống, ủng hộ Trump vẫn ủng hộ. Về lâu về dài, nghĩa là trong hai năm tới, phản ứng của thiên hạ sẽ như thế nào? Ta thử nhìn qua xem. 1) Chính quyền Biden Hậu quả tức thì có thể nói chắc chắn là quyết định ra tranh cử của ông Trump sẽ ép cụ Biden phải ra tranh cử lại, không có lựa chọn nào khác. Cho dù năm 2024 cụ sẽ là 82 tuổi, muốn làm xếp tới năm 86 tuổi, hay 120 tuổi đang ngủ trong viện dưỡng lão cũng vẫn phải ra tranh cử. Vì tự ái cá nhân, vì tên tuổi trong lịch sử, cụ không thể nào bỏ cuộc ngang như vậy, nhất là sau khi Trump đã nói sẽ ra tranh cử. Rút lui sẽ xác nhận cho thiên hạ biết cụ Biden biết mình sẽ thua nên tháo chạy trước. Cụ còn khả năng vận động tranh cử hay không là chuyện khác. Còn khả năng làm tổng thống tới năm 86 tuổi hay không lại là chuyện khác nữa. Người vui nhất phải là bà Kamala vì tràn trề hy vọng lên ngôi. Trong khi 350 triệu người run, trong đó có không ít chính khách tai to mặt lớn và cử tri của chính đảng DC. Có tin, các lãnh tụ lớn của đảng DC, trong đó có cả vợ chồng Clinton, Obama, cụ bà Pelosi, cụ ông Schumer,... tất cả đang họp khẩn trong hậu trường để tính toán việc cứu đảng. Có thể cụ sẽ bị áp lực phải rút lui vì quyền lợi lâu dài của đảng DC cho dù thiệt thòi cho cá nhân cụ. Dù muốn dù không, cả nước, cả thế giới đã thấy rõ Biden đã quá già, không gánh vác nổi cái trách nhiệm tổng thống quá nặng nề, ngay bây chứ không nói tới 6 năm nữa. Nhìn cụ mà thấy tội nghiệp cho thân già thật. Hai phần ba dân cả nước muốn cụ không ra nữa, nhưng cái khổ là cụ rút lui thì chẳng lẽ đảng DC lại phải đưa ra ... bà Kamala vừa vô tài vừa vô duyên. Chưa chi thì cuộc chiến đã bắt đầu rồi. Đúng 3 ngày sau khi Trump cho biết ý định ra tranh cử lại, bộ trưởng Tư Pháp Garland đã bổ nhiệm ngay một công tố đặc biệt để điều tra Trump về hai việc. Thứ nhất là vai trò của Trump trong cuộc biểu tình bao vây quốc hội ngày 6/1/2021, là việc mà hạ viện DC, qua Ủy Ban J-6 đã làm nhưng bị gián đoạn khi CH chiếm hạ viện, sẽ đóng cửa Ủy Ban này. Thứ nhì là vụ Trump 'ăn cắp tài liệu mật' mang về tư dinh Mar-a-Lago. Việc công tố đặc biệt thành công, giúp Biden bắt nhốt Trump hay không là chuyện xa. Gần hơn là trong hai năm tới, màn kịch đắt tiền Mueller sẽ tái diễn, lâu lâu công tố xì ra một chuyện hay vồ một con tép nào đó, để hóa giải cuộc vận động tranh cử của ông Trump, giúp chặn đứng, không cho Trump thắng cử, hạ Biden được. Điều tra lâu hay mau, sẽ hoàn toàn tùy thuộc về tính toán bầu cử sao cho có lợi nhất cho Biden, sau hay cận ngày trước bầu cử năm 2024. Cho dù không tìm ra tội gì thì trong suốt hai năm tới cũng là dịp lôi tên tuổi Trump xuống bùn, giúp Biden thắng cử. Trường hợp tệ hơn, kiếm ra được một tội nào đó, truy tố trước một quan tòa thân thiện ở New York hay Washington DC, là Trump sẽ có dịp đi bóc lịch thay vì vào Tòa Bạch Ốc. Ông Garland mặt trơ trán bóng đã giải thích vì ông Trump ra tranh cử tổng thống chống đương kim TT Biden, nên ông phải bổ nhiệm một công tố đặc biệt, "độc lập và vô tư". Công tố này do ông Garland tuyển chọn và bổ nhiệm, có bổn phận báo cáo thường xuyên lên ông và ông cũng là người duy nhất có quyền sa thải công tố này. Ngoài ra, việc bổ nhiệm công tố đặc biệt chỉ là thay thế người cầm đầu thôi, còn tất cả các nhân viên điều tra của bộ Tư Pháp và FBI vẫn là những người cũ được bổ nhiệm từ trước. Một mình công tố đặc biệt chẳng làm gì được mà vẫn phải hoàn toàn trông cậy vào đám công chức này thôi. Chưa kể bà vợ ông công tố đã làm phim tung hô bà Michelle Obama, đóng góp vài ngàn đô cho cụ Biden khi cụ ra tranh cử tổng thống chống TT Trump. Độc lập và vô tư ở điểm nào? Nhìn chung, đúng như trang mạng cấp tiến Intelligencer đã nhận định, bộ trưởng Garland cố tình tìm cách truy tố Trump về tội nào đó cho bằng được, nhưng vì lý do chính trị, nhát gan cũng như muốn bao che cho Biden, muốn bán cái quyết định đó cho công tố đặc biệt do ông tuyển chọn và bổ nhiệm. 2) Truyền thông loa phường Chẳng cần là thầy bói cũng biết ngay truyền thông loa phường sẽ xúm vào đánh ông Trump ngay, không một phút chậm trễ. Chuyện nóng hổi, ăn ngay kẻo nguội. Theo truyền thông loa phường thì dĩ nhiên, trời nắng trời mưa cũng tại Trump thôi. Chẳng những vậy mà hai năm tới sẽ là hai năm đại chiến giữa Trump khối truyền thông loa phường. Khỏi bàn thêm. Truyền thông vẹt sẽ hỷ hả, vui mừng vô tận vì sẽ rất bận, sẽ có rất nhiều bài để dịch mệt nghỉ, tha hồ lấp khoảng trống trong các báo chợ, kiếm tí tiền ra ngồi nhâm nhi cà-phê bàn thế sự trong Cà-Phê Factory. 3) Đảng CH Nói về phản ứng của đảng CH thì thật là khó nói chung được. Chỉ vì như diễn đàn này đã viết, đảng CH chưa khi nào phân hoá như bây giờ, chia ra làm cả nửa tá nhóm này, khối nọ. Chẳng có một quan điểm thống nhất nào. Đại cương, cứ coi như sẽ có 4 nhóm tiêu biểu. - Cánh Trumpist: Dĩ nhiên đó là nhóm có biệt danh là MAGA, sẽ vui mừng hớn hở vì thấy thần tượng nhẩy vào võ trường tỉ thí. - Cánh CH truyền thống (establishment) Đây là khối các tai to mặt lớn truyền thống của đảng CH, thuộc cánh các ông McDonnell trong thượng viện, McCarthy trong hạ viện, và ngoài chính trường là các đệ tử của các ông Bush con, McCain,... Sẽ rất bối rối coi việc ông Trump ra tranh cử không khác gì khúc gân gà của Tào Tháo: nhổ đi thì tiếc, nhai thì không nổi. Nhóm này coi Trump như một 'của nợ' chỉ vì Trump là con ngựa bất kham, không ai có thể kiểm soát được, trái lại, ngồi cùng thuyền với Trump chỉ là ngồi nghe lệnh của Trump thôi. Thật khó chịu vì cái tôi của ông bà nào cũng quá vĩ đại. Nhưng nhóm này cũng nhìn thấy Trump còn hậu thuẫn rất mạnh trong khối cử tri bảo thủ CH, không thể vứt bỏ ông Trump qua một bên quá dễ dàng được. Như đài tivi NBC đã tính toán, trong số các dân biểu, nghị sĩ mới đắc cử, đã có tới 195 hay 88% là các ông bà MAGA được Trump ủng hộ. Chống Trump thì có thể có hậu thuẫn của khối độc lập, nhưng bảo đảm sẽ mất ngay khối MAGA là khối cử tri vĩ đại của ông Trump. Mà không có hậu thuẫn của đám MAGA thì các chính khách chỉ có... húp cháo thôi. Đó là bài toán khó khăn của nhóm này. Chẳng lẽ lại đưa người khác ra riêng, để chia phiếu CH, bảo đảm DC sẽ thắng như trong cuộc bầu dân biểu ở Alaska mới đây sao? Nhiều người sống chết vì Trump, suy nghĩ giản dị, cứ thấy ai nói câu gì hay làm cái gì bất lợi cho Trump là nhẩy nhổm lên chửi rủa họ là phản phúc, là ăn tiền để phản Trump,... Thực tế, chính trị Mỹ không đơn giản như vậy. Không giống như chính trị các nước chậm tiến, tham nhũng, cứ bỏ tiền ra là mua chuộc được tất cả. Việc làm ấu trĩ nhất là sỉ vả thượng nghị sĩ McConnell chống Trump là để phục vụ Trung Cộng vì có vợ gốc Tầu và đã nhận tiền hối lộ của Tầu cộng. Ông McConnell không thể leo lên vai vế lãnh đạo cả đảng CH chỉ nhờ có bà vợ gốc Tầu, và bà này cũng không thể làm bộ trưởng dưới thời TT Bush con và cả TT Trump nhờ tiền Tầu cộng. Như vừa bàn ở trên, ông McConnell chỉ là một chính trị gia nhiều tham vọng quyền lực lớn, không thích Trump vì không kiểm soát được Trump. Ông đã giúp chặn không cho ông Garland vào Tối Cao Pháp Viện, và giúp TT Trump bổ nhiệm 3 thẩm phán bảo thủ vào TCPV, không phải vì là 'tay sai' của TC. - Cánh gọi là 'cựu đồng minh' Cánh không đồng ý và công kích Trump mới đây cũng đã được tăng cường bởi một số các đồng minh quan trọng cũ của ông Trump như cựu PTT Pence, cựu bộ trưởng Tư Pháp Barr, cựu ngoại trưởng Pompeo, cựu thống đốc New Jersey Christie,... Dĩ nhiên là truyền thông loa phường đã khai thác thổi phồng cho thật to, và truyền thông vẹt răm rắp nhai lại. Muốn hiểu vấn đề thì phải hiểu rõ chính trị Mỹ vận hành ra sao. Trong chính trị Mỹ, không có kẻ thù hay đồng minh vĩnh viễn. Luôn luôn trong nội bộ một đảng có nhiều đồng chí đánh nhau tới bá thở luôn qua cái gọi là 'bầu sơ bộ' trong đảng, trước khi bắt tay nhau để cùng đánh đối lập. Cụ thể và mới nhất, Biden và Kamala đó. Ngay trong cuộc tranh luận trực tiếp trên TV cho cả chục triệu người xem, bà Kamala đã chỉ mặt ông Biden, tố là kỳ thị da đen đấy. Nhưng rồi hai người lại ra chung liên danh, nắm tay nhau cười như nắc nẻ, và làm việc với nhau cả hai năm nay rồi. Đó chính là nền tảng của thể chế chính trị Mỹ. Chuyện kỷ luật, đồng chí, nể mặt nhau, và tôn ti trật tự trong nội bộ một đảng chỉ có trong các xứ độc tài, không có ở Mỹ. Các đồng minh cũ của ông Trump vừa nêu tên, tất cả đều là những chính khách có nhiều tham vọng cá nhân. Ai cũng tìm cách chuẩn bị cho vị thế cá nhân của mình, lúc nào cũng muốn thử thời vận và hy vọng đã tới thời của mình, không có lý do gì phải tiếp tục tung hô Trump. Không phải là 'phản' Trump gì, mà chỉ là chuyện muốn nổi lên, ngóc đầu ra khỏi vòng ảnh hưởng chính trị của ông Trump để tiến thân. - Cánh chống Trump tuyết đối: Cánh này gồm các nhóm #NeverTrump, RINO (Republican in Name Only), chống Trump có khi còn mạnh hơn đảng DC. Đây là nhóm của những tay như Paul Ryan, cựu chủ tịch hạ viện, bà Liz Cheney, dân biểu vừa thất cử trong Ủy Ban J-6, hay dân biểu Adam Kinzinger trong Ủy Ban J-6, hay ngay cả TNS Mitt Romney. Nhóm này khỏi cần bàn thêm, bất cứ Trump làm gì hay không làm gì, cũng đều nhắm mắt chống chết bỏ. Không khác gì người của đảng đối lập DC. - Tổng kết: Giới truyền thông cho rằng với hậu thuẫn của cụ Biden đang rớt xuống mương trong khi hậu thuẫn của ông Trump là câu hỏi lớn, có nhiều triển vọng lần bầu tổng thống tới sẽ có từ một chục tới hai chục ứng cử viên ra thử thời vận trong nội bộ đảng CH. Cũng theo tin này, càng nhiều ứng cử viên chia phiếu của nhau, càng có lợi cho ông Trump. Nói đi cũng phải nói lại, tùy tình trạng sức khỏe cũng như hậu thuẫn của cụ Biden, cũng rất có thể bên DC sẽ có cả chục ứng cử viên chứ không ít. Trong chính trị Mỹ tất cả là tính toán xác xuất thành công của chính mình thôi, chứ không có chuyện nể nang lãnh đạo hay kỷ luật đảng gì hết. Ta chờ xem. 4) Yếu tố DeSantis Cuộc bầu cử quốc hội đã đưa ra một yếu tố nổi bật mới: ông Trump mất thế phần nào trong khi thống đốc Florida Ron DeSantis nổi bật lên, một phần nhờ đại thắng ở Florida, một phần cũng do truyền thông loa phường cố tình đánh bóng thêm để dùng ông DeSantis đánh Trump. Ông DeSantis đã rất nhiều lần khẳng định tuyệt đối không có ý định hay toan tính chuyện ra tranh cử tổng thống. Dĩ nhiên là ông đang tranh cử thống đốc và vừa đắc cử thì phải nói vậy thôi. Sự thật ông có ra tranh cử tổng thống hay không hoàn toàn tùy thuộc tính toán chính trị về hy vọng thành công của ông, việc mà hiện nay chẳng ai biết được. Với chiến thắng lớn ông vừa đạt được tại Florida, áp lực chính trị đè lên ông sẽ rất nặng khi CH muốn lấy lại Tòa Bạch Ốc trong khi hậu thuẫn của ông Trump trở thành câu hỏi lớn. Ở đây phải hiểu cho rõ, quyền lợi và mục tiêu tối hậu của đảng CH là lấy lại Tòa Bạch Ốc chứ không phải phục hồi quyền lực cho ông Trump. Dù sao, ông DeSantis vẫn còn ít nhất một năm nữa để suy tính và lấy quyết định. Hơn một năm nữa, đầu năm 2024 mới là lúc các cuộc bầu sơ bộ trong nội bộ CH bắt đầu. Nếu cả hai ông Trump và DeSantis cùng ra, thì cử tri CH sẽ phải điên đầu tính toán xem phải bầu cho ai. Ông Trump có lợi thế là đã và đang được hậu thuẫn cực mạnh của cả chục triệu người ủng hộ ông gần như cuồng tín, nhưng cũng bị chống đối rất mạnh. Ông DeSantis bảo thủ không thua gì ông Trump, nhưng tế nhị hơn, ít gây chống đối hơn, nhưng cũng ít người biết hơn nên ít người ủng hộ hơn. Có người đã đưa ra giải pháp hai ông Trump và DeSantis cùng ra chung một liên danh. Có vẻ như liên danh lý tưởng nhất theo nhiều cử tri CH. Thực tế chính trị, đây là chuyện rất khó có thể xẩy ra. Đã vậy, đây cũng là giải pháp KHÔNG biết có thực hiện được không trên mặt luật pháp. Có người cho rằng luật bầu cử Mỹ không cho phép TT và PTT cùng liên danh sống tại cùng một tiểu bang. Nhưng cũng có người đã nhận định Hiến Pháp không đề cập đến chuyện này. Vấn đề đang được các luật gia tranh cãi. Kẻ này không phải luật gia chuyên về luật bầu cử Mỹ nên xin không lạm bàn. https://www.history.com/news/can-the-president-and-vice-president-be-from-the-same-state Nhiều con vẹt đã mau mắn khai thác, xuyên tạc, chuyện bé xé ra to, việc mà họ gọi là "nội chiến Trump - DeSantis đã bắt đầu". Thật ra, vẹt vẫn chỉ làm công tác của vẹt, nhai lại sách lược chia để trị của đám cấp tiến DC và loa phường thôi. Ông DeSantis mới đây đã bác bỏ chuyện 'nội chiến'. Ông kêu gọi mọi người nên tỉnh táo, bình tâm lại. Theo ông, CH vừa có chiến thắng lớn, bây giờ lại còn việc hậu thuẫn cho ứng cử viên Herschel Walker tranh cử chức thượng nghị sĩ tại Georgia là chuyện quan trọng cần làm, chẳng ai rảnh hơi lo chuyện đấu đá tranh dành chức gì hết. https://www.standard.co.uk/insider/donald-trump-ron-desantis-presidential-election-2024-republican-run-b1041646.html?amp [Tuần tới, ta sẽ bàn tiếp về việc Trump ra tái tranh cử] theo diendantraichieu
  15. VÙNG OANH KÍCH TỰ DO: Các vụ biểu tình phản đối lãnh đạo Trung Cộng tại nhiều nơi vào cuối tuần qua có gây ngạc nhiên cho dư luận nội địa và quốc tế. Nhưng dù vậy vẫn không đưa tới thay đổi lớn về đường lối chính sách, như biến cố xảy ra hồi Tháng Sáu năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh.... Về bối cảnh, phong trào phản kháng bùng nổ từ thủ phủ Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi) của Tân Cương ngày 25 Tháng 11 khi một đám cháy khiến 10 người thiệt mạng, gần 20 người bị thương. Tin loan ra mới gây căm phẫn trong quần chúng rồi lan qua hai chục khu vực khác, kể cả các đại học, từ Bắc Kinh tới Thượng Hải, Nam Kinh, Thành Đô, Vũ Hán, Quảng Châu, Tây An, v.v... Lý do ban đầu có thể là chính sách cương quyết không để xảy ra đại dịch Covid khiến việc cứu hỏa gặp trở ngại. Sau đó là ba ngày náo loạn (25-27 Tháng 11) với hàng trăm người – có nơi cả ngàn – xuống đường phản đối. Họ yêu cầu lãnh đạo sửa sai chính sách “thanh tẩy đại dịch” quá hà khắc kéo dài từ ba năm nay, rồi đòi lương thực, thậm chí đòi tự do, dân chủ, có nơi kêu gọi đả đảo đảng Cộng sản và truất phế Tập Cận Bình. Qua ngày Thứ Hai 28 thì mọi chuyện bỗng có vẻ êm dịu - cho đến cuối tuần. Chúng ta nhìn lại nội dung của vụ này, may ra có thể thấy được tương lai. 1/ Chính sách “thanh tẩy đại dịch” – từ ngữ chính thức của Bắc Kinh – được áp dụng một cách rộng lớn và thô bạo. Cụ thể là theo dõi trường hợp nhiễm bệnh qua phong trào thử nghiệm đồng loạt rồi cách ly bệnh nhân, hoặc nặng hơn thế là cách ly cả khu phố. Nhiều nơi, nguyên một quận huyện hay thị trấn bị “đóng cửa” - trong nghĩa đen. Nhiều khu chung cư bị khóa trái và giãn cách trong im lặng vì nhà chức trách bất ngờ tiến hành mà không hề báo trước: người dân trở thành nạn nhân của dịch bệnh và công an, mà chưa ai biết cái nào là tai họa thật. Điều ấy đã xảy ra từ đầu năm 2019 mà do hệ thống kiểm duyệt quá khắt khe kín đáo, ít ai biết sự thật nghiêm trọng đến mức nào... 2/ Khi phản ứng, người chống đối đã học chung một chiến thuật tự vệ: họ xuất hiện đông đảo, giương lá quốc kỳ và đưa hương hoa tưởng niệm người chết. Mục tiêu có vẻ văn hóa, hiền lành và an toàn trong mấy ngày đầu, nhưng sự căm phẫn dẫn tới nhiều phản ứng dữ dội hơn. Đâm ra mục tiêu thiếu phối hợp trở thành rộng lớn khả dĩ gây nguy hiểm cho chế độ, nhất là sau khi đảng vừa hoàn tất Đại hội Khóa 20 vào cuối Tháng 10. 3/ Một yếu tố bất ngờ chi phối bài toán của lãnh đạo: số nhiễm bệnh lại tăng khiến chế độ phải kiểm soát chặt chẽ hơn (thay vì có thể giảm dần 20 biện pháp giãn cách ở nơi nào hết đại dịch kể từ ngày 11 Tháng 11). Vụ biểu tình cuối tuần qua càng làm chế độ e ngại một phong trào của quần chúng nên lặng lẽ áp dụng biện pháp kiểm duyệt và theo dõi để tránh một sự lan rộng về tuổi tác và địa phương. Chế độ cũng bị kẹt giữa hai ngả: nếu đẩy lui được đại dịch thì có thể xả mà vẫn phải xiết vì dịch bệnh chính trị! Trung Cộng thiếu nhân sự có khả năng về y tế và trừ bệnh nên giữa hai ưu tiên là sức khỏe và ổn định chính trị thì chính trị vẫn là trên hết. Bài toán đó có khi kéo dài sáu tháng, cho tới khi họ tìm ra loại thuốc chủng ngừa công hiệu hơn! 4/ Chế độ còn gặp bài toán lưỡng nan khác: trận đại dịch có gây tổn thất nặng cho kinh tế, nhưng vì lý do kinh tế mà lại nhượng bộ phản ứng của quần chúng thì... kinh tế cũng là chính trị. Đâm ra, đại họa về dịch bệnh, nạn thất nghiệp, thị trường gia cư bị bể, số xuất cảng giảm sút trong bối cảnh suy trầm toàn cầu là nan đề khó giải quyết. Nếu trong vài tháng nữa mà đại dịch lại tăng – giả thuyết vẫn có xác suất cao – và số nhiễm bệnh lên tới cả triệu người một ngày (Hoa Kỳ đã từng bị!) thì xứ này... thiếu giường bệnh, nên lại tắt đèn giãn cách trong im lặng! Và sẽ thẳng tay đàn áp những ai bất đồng chính kiến, bất chấp dư luận thế giới. 5/ Vừa hoàn tất Đại hội 20 với thế mạnh, Tập Cận Bình có thể ít ngại dư luận đảng viên cao cấp bên trong nhưng tất nhiên chẳng muốn bị dư luận quốc tế phê phán. Chủ nghĩa Mác-Lênin với màu sắc Đại Hán và tư tưởng Tập Cận Bình sẽ khiến Trung Cộng càng bị cô lập với thế giới văn minh bên ngoài, nhưng vẫn tăng cường kiểm duyệt nội bộ... vì đấy mới là ưu tiên. Kết luận ở đây là những gì? - Cuộc biểu tình chống đối chưa đe dọa sự tồn vong của chế độ vì tương quan lực lượng quá khác biệt: quần chúng ô hợp tản mác với các mục tiêu dị biệt trước khả năng cai trị và đàn áp khá thống nhất của đảng và nhà nước. - Phong trào chống đối cũng khó được các đảng viên cao cấp ủng hộ để đe dọa quyền bính của Tập Cận Bình. - Nếu người phản đối tập trung đả kích chính sách “Không COVID” của chế độ thì ngọn lửa đấu tranh sẽ tàn lụi sau khi các lãnh tụ lần lượt bị xử lý, nhiều đảng viên cao cấp cũng chỉ là “dê tế thần”, bị kỷ luật để bảo vệ đảng. ___ Hình bên của Reuters: Một người được thử nghiệm tại Thượng Hải, tối 28/11. Visit the COVID-19 Information Center for vaccine resources. Get Vaccine Info theo dainamaxforum
  16. Việc đảng CH chiếm được thế đa số trong hạ viện, cho dù phe DC cố vặn vẹo như là một đại bại của CH, thật ra là thảm họa lớn nhất cho các chương trình và kế hoạch của đảng DC nói chung và cá nhân Biden nói riêng. Có thể nói tất cả các chương trình lao xuống hố xã nghĩa của chính quyền Biden trong hai năm tới sẽ bị tiêu tùng qua việc phe CH trong hạ viện chặn đứng, không phê chuẩn. ...................... Cụ thể, Biden sẽ bị khóa tay trong hai năm tới. Ta sẽ bàn thêm chi tiết dưới đây, nhưng ngay tại đây, cần phải cảnh giác quý độc giả về trở ngại lớn của đảng CH: - Thứ nhất, việc CH chỉ có đa số 9 ghế (ước tính khi bài này được viết trong khi kết quả cuối cùng và chính thức phải chờ tới giữa tháng Chạp), sẽ không bảo đảm được việc CH sẽ thành công chặn đứng được Biden trên tất cả mọi vấn đề. Với thế đa số mong manh như vậy, chỉ cần 4-5 dân biểu CH 'phản đảng' nhẩy rào qua phe DC, hay bắt chẹt lãnh đạo CH về một vấn đề hay quyền lợi phe nhóm nào đó, là phe CH sẽ kẹt. Hầu như không thể nhưng vẫn có thể xẩy ra. - Thứ nhì, phe CH sẽ phải cân nhắc cho kỹ việc chống/cản Biden quá đáng, vì bảo đảm 100% Biden, với sự tiếp hơi của truyền thông loa phường, sẽ đổ thừa lên đầu phe CH tất cả những thất bại mà chính quyền Biden đương nhiên sẽ gặp phải. Một cách tóm gọn nhất, trong hai năm tới, phe CH trong hạ viện sẽ bận rộn với hai 'công tác' quan trọng nhất chi phối tất cả thời sự chính trị Mỹ. Trước hết là các cuộc điều tra, và sau đó là việc cản các chính sách thiên tả của chính quyền Biden. Phải nói ngay, tất cả những diễn tiến bàn dưới đây là suy luận kiểu đoán mò của thầy bói mù Vũ Linh, không nhất thiết sẽ xẩy ra, nhưng trên căn bản, sẽ không sai lắm đâu. A. ĐIỀU TRA VÀ ĐIỀU TRA Ai cũng biết hạ viện trong suốt hai năm qua, thật sự đã chẳng làm nên trò gì vì quá bận rộn với cả chục cuộc điều tra về ông Trump. Bây giờ, gió đổi chiều nhưng trên căn bản, sinh hoạt của hạ viện sẽ không thay đổi bao nhiêu, sẽ tập trung mọi nỗ lực vào điều tra ngược, điều tra về cha con Biden. 1) Chấm dứt các điều tra về Trump Việc đầu tiên thiên hạ thấy sẽ là việc tất cả các cuộc điều tra về Trump của hạ viện sẽ chấm dứt, đặc biệt nhất là cuộc điều tra của Ủy Ban J-6 về cuộc biểu tình bao vây quốc hội ngày 6/1/2021. Rất có thể CH sẽ mở cuộc điều tra về chuyện này lại, nhưng với hai chủ đích hoàn toàn khác là 1) bác bỏ những tố cáo của Ủy Ban hiện thời, và 2) điều tra lại vai trò của các lãnh đạo DC như bà Pelosi, thị trưởng Washington DC, cảnh sát quốc hội,... để đáp lễ lại Ủy Ban J-6, chắc chắn ủy ban của hạ viện CH sẽ muốn lôi bà Pelosi ra điều trần. Tuy các cuộc điều tra của hạ viện chấm dứt, nhưng vẫn không có nghĩa là ông Trump sẽ hoàn toàn 'thoát nạn'. Trước hết, vẫn còn bộ Tư Pháp với bộ trưởng Merrick Garland có thâm thù cá nhân lớn với ông Trump, sẽ cố hết sức giúp Biden chặn Trump, qua không biết bao nhiêu điều tra khác về đủ mọi vấn đề do họ sáng tạo ra. Tin mới nhất, ông Garland đã bổ nhiệm một công tố đặc biệt để điều tra về Trump, như ta sẽ bàn dưới đây. 2) Công tố đặc biệt Việc bộ Tư Pháp hấp tấp bổ nhiệm công tố đặc biệt điều tra về ông Trump đúng 3 ngày sau khi ông Trump công bố việc sẽ ra tái tranh cử chứng tỏ rõ ràng hai chuyện: - Trước hết, chính quyền Biden thực sự run sợ khi phải trực diện với mối đe dọa sinh tử là ông thần Trump. - Nhưng cũng ý thức được hậu thuẫn quá lớn của ông Trump, nên rét, chơi trò ném đá giấu tay, bổ nhiệm một công tố đặc biệt đứng ra làm bung sung chịu đòn, cũng như bán cái cho công tố này trách nhiệm kết án và truy tố ông Trump. Bộ Tư Pháp biện giải nhu cầu cần có một công tố gọi là "độc lập và vô tư". Thực tế, chẳng mấy ai biết ông công tố này độc lập và vô tư tới mức nào khi ông được chính bộ trưởng Tư Pháp tuyển chọn và bổ nhiệm (chẳng lẽ ông lại chọn một công tố có thiện cảm với Trump hay không thích Biden?), cùng với việc công tố phải báo cáo thường xuyên lên bộ trưởng, bộ trưởng có quyền xem, kiểm duyệt các báo cáo, cũng như có quyền sa thải công tố bất cứ lúc nào, nghĩa là công tố muốn giữ job, tất phải nghe lệnh của ông bộ trưởng. Hơn nữa, ông công tố mới nhưng tất cả các công tố phụ giúp, luật sư, nhân viên FBI đang làm việc điều tra Trump sẽ tiếp tục làm việc dưới quyền công tố mới, và dĩ nhiên công tố mới hoàn toàn lệ thuộc vào các biên bản, phỏng vấn, điều tra, báo cáo và khuyến cáo của các viên chức cũ này, trong khi tính phe đảng của họ rõ hơn ban ngày, ngay từ ngày họ tìm cách hại Trump để giúp bà Hillary năm 2016. Tin mới nhất và ý nghĩa hơn cả: bà vợ ông công tố này là bà Katy Chevigny, là nhà sản xuất phim ảnh, và tác phẩm mới nhất của bà là một phim thời sự 'Becoming', tung hô bà Michelle Obama lên tuốt chín tầng mây, và bà cũng đã từng ủng hộ cả ngàn đô cho Biden khi ông này ra tranh cử tổng thống chống TT Trump! Trong tư cách quan tòa, ông chồng công tố giữ kẽ, đã không ủng hộ tiền cho ai hết, nhưng bà vợ đã ủng hộ tiền và công khai bày tỏ thiện cảm với Obama và Biden. Công tố Smith và vợ Chevigny Về thành tích của công tố Jack Smith, báo Washington Examiner cho biết ông Smith đã có thành tích truy tố và kết án nhiều dân biểu CH về tội tham nhũng. Trong đó có dân biểu CH Bob McDonnell, bị ông Smith truy tố về tội hối lộ, nhưng bản án của ông McDonnell bị Tối Cao Pháp Viện xóa vì ông công tố Smith bị TCPV cho là đã đi quá xa, diễn giải tội hối lộ quá rộng rãi để cố ý bắt ông McDonnell. Đó là công tố mà bộ trưởng Garland gọi là 'độc lập và vô tư'! Là người sẽ điều tra về Trump!!! Ai muốn làm thầy bói, tiên đoán trước kết quả điều tra của công tố Smith, xin giơ tay! Đừng chen lấn nhau. https://www.newsweek.com/jack-smith-trump-special-counsel-connection-michelle-obama- explained-1761304 Nhìn vào kinh nghiệm công tố Mueller, tất cả chỉ là diễn tuồng chính trị đắt tiền mà người phải trả tiền chính là quý vị và tôi, đóng thuế cho các chính trị gia đóng tuồng hát bộ phe đảng chơi nhau. Ông bộ trưởng Garland hiển nhiên rất hăng say đi tìm tội của Trump, nhưng lại nhắm mắt hoàn toàn trước tội của cha con Biden, không bao giờ dám rớ tới cái laptop đầy bằng chứng của cậu ấm Hunter. Tại sao lại không bổ nhiệm một công tố đặc biệt, độc lập và vô tư để điều tra về cha con Biden nhỉ? https://thehill.com/opinion/judiciary/3743305-to-indict-or-not-to-indict-that-is-the-question/ Ghi chú: tiếng Mỹ gọi là 'special counsel', do đó nhiều người dịch sai là 'cố vấn đặc biệt'. Counsel ở đây nghĩa là luật sư, không phải cố vấn. 3) Các điều tra mới về Biden Mỹ có câu 'What goes around comes around', trong khi dân Việt ta có câu 'Gậy ông đập lưng ông'. Khi nắm quyền sinh sát trong tay, hạ viện của đảng DC, thay vì lo ra luật giúp dân, thì đã bỏ không biết bao nhiêu tiền thuế của dân, thời giờ và công sức của các dân biểu được dân bầu lo chuyện kinh bang tế thế, để tung ra liên tục không ngừng đủ mọi cuộc điều tra về ông Trump. Bây giờ đảng CH nắm quyền trong hạ viện, đã mau mắn hứa sẽ đáp lễ đảng DC tận tình nhất, sẽ chấm dứt tất cả mọi điều tra về Trump để thay thế bằng hàng loạt điều tra về cha con Biden. Dĩ nhiên họ cũng không bao giờ thắc mắc nhiệm kỳ tới, đảng DC có thể lấy lại quyền và lật ngược mọi chuyện, chấm dứt tất cả các điều tra về Biden để mở lại hàng loạt điều tra về Trump. Dưới đây là liệt kê sơ khởi về những điều tra mà phe CH trong hạ viện có thể sẽ mở ra sau khi nắm quyền. Phe CH ngay từ khi xẩy ra biến cố tháo chạy bạt mạng khỏi Afghanistan, đã bực tức đòi điều tra xem tại sao cuộc rút lui lại có thể thê thảm đến vậy, đưa đến cả tá lính Mỹ chết oan giờ thứ 25, cả chục tỷ đô tiền vũ khí bị vứt lại cho Taliban và cả ngàn dân Afghanistan có quốc tịch Mỹ bị bỏ rơi lại vào tay đám cuồng tín Taliban, mà cho đến bây giờ, chẳng báo hay TV nào dám hỏi số phận họ ra sao. Tại sao lại hấp tấp rút lui như vậy trong khí các tướng lãnh đều nhất trí cảnh báo rút hấp tấp quá, chưa đủ chuẩn bị sẽ gây ra đại họa? Vai trò của Biden như thế nào? Có phải chính ông đã ra lệnh rút lui cuống cuồng như vậy không? Tại sao? Mỹ đã thiệt hại như thế nào qua cuộc tháo chạy đó? Về vật chất, về mạng người, cũng như về uy tín trên thế giới, bạn cũng như thù? Cụ Biden nhậm chức khi Mỹ đã có thuốc trị và thuốc ngừa hữu hiệu, vậy chứ trong cả năm sau, vẫn có gần 60 triệu người bị nhiễm (gần gấp 3 lần số bị nhiễm dưới thời Trump!) và hơn 600.000 người chết, hơn xa số người chết dưới thời Trump khi chưa có thuốc ngừa và thuốc trị, tại sao? Mấy con vẹt bịp dân suốt ngày ra rả tố Trump giết nửa triệu người nhưng không bao giờ đủ can đảm và lương thiện nói cho rõ dưới Trump khi chưa có thuốc đã có 400.000 người chết, để rồi dưới Biden, sau khi đã có thuốc, hơn 600.000 người đã chết. Thiếu lương thiện luôn luôn là mẫu số chung của đám vẹt tị nạn cuồng chống Trump. Vì không có cách nào công kích Trump một cách trung thực nên đành phải gian trá thôi. Đáng tội nghiệp hay đáng khinh? Tại sao có thuốc rồi mà số người nhiễm và chết vẫn cao hơn xa dưới thời Trump khi chưa có thuốc? Đó là việc đầu tiên phe CH trong hạ viện muốn biết. hạ viện cũng muốn biết con số bị nhiễm và chết thật sự là bao nhiêu? Việc đóng cửa các trường học đã hại như thế nào cho việc giáo dục con cái thế hệ này? Trong thời gian Biden nắm quyền, hiển nhiên là đã không có một cuộc điều tra quy mô và cặn kẽ về nguồn gốc vi khuẩn Vũ Hán, từ dơi hay từ viện nghiên cứu Vũ Hán, vì Trung Cộng cố tình không hợp tác, không cho ai tới điều tra. Vấn đề là chính quyền Biden đã làm gì, có áp lực đủ với TC không hay? Hay cố tình thông đồng, giúp TC cản điều tra nguồn gốc COVID. Ngay cả vai trò của ông bác sĩ tắc kè Fauci cũng sẽ bị lôi lên bàn mổ. Dưới thời Biden, từ Biden tới bà Kamala tới bộ trưởng An Ninh Lãnh Thổ, tất cả đều ra rả hô hoán, kêu gọi di dân lậu đừng qua Mỹ, sẽ không được nhận đâu. Mặt khác, chính quyền Biden lại có những hành động cụ thể như cấm trục xuất quá nhanh, cấm trục xuất đám trẻ DACA được gửi lậu qua Mỹ làm mỏ neo, ngưng xây tường biên giới, chấp nhận di dân lậu được vào Mỹ sống tạm trong khi chờ quyết định của tòa di trú, có thể cả mấy năm nữa không ai biết, được nuôi nấng tử tế, cho trẻ con ăn học, tất cả được chính ngừa COVID và chăm sóc y tế đầy đủ, dễ dàng thả di dân lậu bị bắt, cho họ tự do đi xum họp gia đình trong khi chờ đợi họ được tòa án di dân cứu xét đơn xin nhập cảnh Mỹ, để rồi thực tế là hầu hết biến mất luôn vào xã hội Mỹ. Di dân lậu không ngu. Họ hiểu rõ chính quyền Biden nói một đàng, làm một nẻo, nên cứ tràn qua biên giới vì biết cái khó là khi chưa vào được, vào được rồi là xong, an toàn, không bị trục xuất nữa. Đưa đến tình trạng khủng hoảng di dân lậu tại vùng biên giới, từ Texas qua tới Cali. Phe CH muốn điều tra cho biết thực tế, chính quyền Biden đã làm gì để cản di dân lậu tràn ngập? Tại sao đã có thể có tới gần 5 triệu người tràn được qua biên giới trong vòng 2 năm? Hay họ đã cố tình nói một đàng làm một nẻo, nói cấm nhưng lại mở toang cửa biên giới, cho cả mấy triệu di dân lậu vào để có thêm cử tri sau này? d) Kinh doanh của cha con Biden Trong tám năm Biden làm phó cho Obama, cậu quý tử Hunter Biden -và cả ông em Jim Biden- đã làm đủ loại kinh doanh với các đại gia đỏ Trung Cộng, cũng như các tài phiệt Ukraine. Lợi dụng tên tuổi và chức vụ của ông bố để bỏ túi cả trăm triệu đô hay hơn nữa, chẳng ai biết. Ở đây, những việc làm của cậu ấm chẳng có gì bí mật khi chính cậu đấm ngực khoe khoang, cũng như ghi lại cả vạn tin tức, emails, bằng chứng cụ thể nhất trong cái laptop của cậu. Dù vậy, vì những chuyện trong laptop bị xì ra ít ngày trước bầu cử năm 2020, nên cả FBI lẫn truyền thông loa phường đều ém nhẹm, giúp cụ Biden thắng cử trong sương mù gian lận mờ ám. Ngoài ra, vấn đề liên hệ quan trọng hơn nữa là vai trò của PTT Biden. Cụ Biden chối bai bải, khẳng định cụ không dính dáng, hay biết hay tham gia gì vào công việc kinh doanh của ông con. Tuy nhiên, đã có quá nhiều bằng chứng cụ Biden trực tiếp can dự, có thể cũng có ăn chia vài chục triệu với ông con. Vai trò của cụ trong những vụ lem nhem đó sẽ được mang ra ánh sáng. Đi xa hơn nữa, quan hệ Mỹ-Trung Cộng dưới thời Biden cũng sẽ được hạ viện 'thăm hỏi' kỹ càng. https://www.foxnews.com/politics/white-house-house-gop-biden-family-investigation-full-long-debunked-conspiracy-theories Ngay từ trước khi xẩy ra vụ đột kích Mar-a-Lago, bộ Tư Pháp đã bị tố cáo chính trị hóa cả bộ Tư Pháp lẫn FBI. Vụ đột kích Mar-a-Lago chỉ xác nhận việc này thôi. Không phải chỉ là chính trị hóa, mà phải nói là cả bộ Tư Pháp và FBI đã biến thành công cụ chính trị của đảng cầm quyền dùng để đàn áp đối lập, không khác gì dưới các chế độ CS hay phát xít. Ở đây, có cần phải nhắc lại là ông Trump đã là tổng thống duy nhất trong lịch sử chính trị Mỹ bị điều tra, đột kích tư dinh về tội 'ăn cắp tài liệu mật mang về nhà'. Trước đây, chưa có một tổng thống nào bị chất vấn hay điều tra xem có mang tài liệu mật nào ra khỏi Tòa Bạch Ốc không, cho dù ông nào cũng mang cả chục triệu tài liệu theo khi rời Tòa Bạch Ốc. Các con vẹt bào chữa là trước đây không có tổng thống nào bị hỏi giấy vì không có ông nào mang tài liệu mật theo. Vậy sao? Không ai hỏi giấy, không ai khám xét các tài liệu, không ai bị FBI đột kích khám nhà, truy đọc từng tài liệu thì làm sao ai biết họ mang những tài liệu nào theo, mật hay không mật? Tại sao TT Trump lại là tổng thống duy nhất bị tra lùng tận cùng như vậy? Theo tin của NBC, lãnh đạo đảng DC đang cuống cuồng chuẩn bị kế hoạch giúp Biden chống đỡ các điều tra của phe CH trong hạ viện. Dân biểu da đen Hakeem Jeffries, người đang có triển vọng thay thế bà Pelosi làm lãnh đạo khối DC trong hạ viện, đã cho biết nếu đắc cử, trách nhiệm đầu tiên của ông sẽ là cố gắng bảo vệ Biden chống những cuộc điều tra của hạ viện về cha con Biden. Tóm lại, hai năm tới sẽ là hai năm cả thế giới sẽ có dịp thấy hai đại lãnh tụ của hai chính đảng Mỹ bị điều tra, tố cáo cả vạn tội nhơ nhớp nhất. Đúng là... đẹp mặt cho cả nước Mỹ! B. CẢN CHÍNH SÁCH THIÊN TẢ Hai năm qua đã là hai năm Biden 'phóng tay phát động' những chính sách thiên tả nặng nhất, dưới áp lực của cánh cực tả trong đảng DC, đưa đến những tai họa kể không hết cho xứ Mỹ vả dân Mỹ. Đến độ dân Mỹ đã phải bầu cho đảng đối lập CH lên nắm ít nhất một viện quốc hội để chặn bớt làn sóng thiên tả lại. Nhắc lại, trong thể chế chính trị Mỹ, muốn có luật lớn hay chính sách gì lớn, đều phải có đồng thuận giữa hành pháp và lập pháp, và phê chuẩn của cả hai viện quốc hội. Bây giờ hạ viện nằm trong tay phe CH, có nhiều triển vọng những chính sách hay luật thiên tả cực đoan sẽ bị chặn lại, không hoàn toàn thì cũng bị chặn bớt. Kinh tế Đặc biệt là trong vấn đề kinh tế và lạm phát. Theo tất cả các chuyên gia kinh tế, lạm phát sẽ tiếp tục gia tăng và kinh tế nói chung sẽ bị suy trầm trong năm tới, có thể đưa đến việc đóng cửa hãng xưởng, nhân viên mất việc, thất nghiệp tràn lan trong khi giá sinh hoạt leo thang. Đây là chuyện cực tai hại cho dân Mỹ. Tất cả, chắc chắn Biden sẽ xỉa tay lên đầu phe CH hết. Với hạ viện là hầu bao của chính quyền trong tay đảng CH, Mỹ sẽ tiếp tục đi vào bế tắc nặng trong vấn đề ngân sách quốc gia. Chuyện hạ viện sẽ có đồng thuận với chính quyền Biden để có thể cùng nhau ra một ngân sách quốc gia chung và lâu dài là chuyện hoang tưởng. Do đó, ta sẽ chỉ thấy những ngân sách tạm, ngắn hạn để tránh việc cả nước phải đóng cửa thôi. Cải tổ trợ cấp Năm ngoái, chính quyền Biden tính tung ra chương trình gọi là cải tổ hạ tầng cơ sở nhân sự, khác với cải tổ hạ tầng cơ sở vật chất. Nôm na ra, đây là kế hoạch thay đổi trợ cấp, nhằm tăng thêm đủ kiểu trợ cấp. Kế hoạch tiên khởi là trên 5.000 tỷ đô. Quá lớn đến độ chẳng những toàn bộ phe CH chống, mà còn bị chống đối ngay trong hàng ngũ DC. Để rồi số tiền được cò cưa trả giá cả mấy tháng cũng vẫn chẳng đi đến đâu hết. Cuối cùng, chính quyền Biden và phe cấp tiến trong đảng DC chơi mánh, tính sách lược đi từng bước, cho thông qua nhiều luật nhỏ, với những số tiền nhỏ hơn, dễ thông qua hơn. Luật mạo danh là 'Giảm Lạm Phát' là luật đầu tiên được cho ra đời, với ý định nhiều luật tương đối nhỏ khác sẽ được lần lượt thông qua. Điểm đáng nói là luật này, gọi là luật giảm lạm phát thật ra chẳng liên quan xa gần gì đến chuyện giảm lạm phát hết! Bây giờ, với hạ viện bị phe bảo thủ CH chiếm, kế hoạch này tiêu tùng, sẽ chẳng còn chương trình vung tiền lớn nhỏ nào được thông qua nữa. Cải tổ bầu cử Chính quyền Biden từ hai năm qua, đã cố vận động cho thông qua một luật bầu cử thống nhất, áp dụng cho tất cả 50 tiểu bang, trong đó các thủ tục bầu cử lỏng lẻo nhất, đặc biệt liên quan đến việc kiểm soát phiếu bầu bằng thư cũng như chiến thuật 'gặt phiếu', sẽ bị áp đặt trên cả nước, giúp đảng DC thống trị muôn năm trên xứ này. Với việc CH chiếm hạ viện, sẽ không có cách nào luật bầu cử mới này có thể thông qua và bị áp đặt trên tất cả 50 tiểu bang được. Ít nhất các tiểu bang CH như Florida và Texas kiểm soát kỹ phiếu bầu bằng thư sẽ còn bảo vệ được tính trong sạch của bầu cử. Phá thai Ngay sau khi Tối Cao Pháp Viện thu hồi án lệ Roe vs Wade, trả lại cho các tiểu bang quyền ra luật phái thai theo ý của các tiểu bang, thì phe DC đã toan tính việc ra luật phá thai chung cho cả nước, bắt buộc tất cả 50 tiểu bang phải tuân theo, theo đó, phá thai sẽ được cho phép trong những điều kiện rộng rãi nhất, dễ dàng nhất, như toàn quyền phá thai thả giàn không cần lý do, cho tới ngày sanh luôn. Mưu toan đã bị chặn đứng khi CH chiếm được hạ viện. Trong câu chuyện phá thai, đã có nhiều dư luận cho rằng phe CH tuy thắng nhưng thắng không lớn như dự tính, chỉ vì vấn đề phá thai đã khiến CH mất rất nhiều phiếu của phụ nữ và giới trẻ ham vui mà vô trách nhiệm. Có thể đây là nhận định đúng, chính xác, nhưng cho dù đúng là việc thu hồi án lệ Roe đã khiến CH mất rất nhiều phiếu, thì đó là cái giá CH phải trả, mà trả rất xứng đáng, không có gì hối tiếc. Dù phải trả giá rất cao nhưng cuối cùng thì cũng không quá cao khi CH vẫn chiếm được hạ viện, và nhất là chuyện chặn bớt phá thai cứu mạng bào thai, dù sao về lâu về dài, cũng quan trọng gấp vạn lần việc kiểm soát hạ viện trong hai năm. Xoá nợ sinh viên Trước đây, Biden đã nhiều lần lên tiếng cho biết cụ không rõ cụ có quyền lấy quyết định xóa nợ sinh viên hay không khi cụ bị áp lực rất nặng của khối thiên tả cực đoan nhất. Cụ nói vậy, nhưng phải hiểu ý là cụ biết cụ không có quyền đó. Nhưng ít lâu trước bầu cử, nhìn thấy đại họa đảng DC có thể sẽ thảm bại, cụ đành đầu hàng trước áp lực của khối thiên tả, ký bừa sắc lệnh xóa một phần nợ của sinh viên. Biết là không có quyền mà cụ vẫn làm vì túng quẩn quá, làm bừa để cứu đảng trước, sau đó có bị tòa bắt thu hồi thì thu hồi, dù sao cũng đã giúp đảng DC thu được cả trăm ngàn phiếu của sinh viên rồi. Quả nhiên, sau ngày bầu cử, một quan tòa liên bang và sau đó, một tòa kháng án liên bang, đều phán việc xóa nợ thuộc thẩm quyền quốc hội chứ tổng thống không có quyền, Biden trắng trợn vi phạm Hiến Pháp. Thay đổi khí hậu Thay đổi khí hậu, hâm nóng địa cầu, luôn luôn vẫn là nỗi ám ảnh của khối cấp tiến, cho dù đây là vấn đề mà ngay cả các nhà khoa học vẫn chưa nhất trí hoàn toàn. Không phải khác ý về mối nguy của hâm nóng địa cầu, mà khác ý về tính khẩn cấp của vấn đề cũng như khác biệt ý kiến về các biện pháp cản. Theo khối cấp tiến, hâm nóng địa cầu là mối đe dọa rất gần, một vài chục năm nữa sẽ thành một đại thảm họa cho cả thế giới, do đó phải có những biện pháp cản ngay từ bây giờ. Có thể đúng như vậy thật. Tuy nhiên các biện pháp mạnh để cản đang được đề nghị thật ra không công bằng chút nào khi nước Mỹ chẳng những phải thi hành những biện pháp nặng nề nhất, mà lại còn phải là cái máy chi tiền giúp cả thế giới. Chẳng hạn như trong khi Mỹ phải có biện pháp ngay bây giờ, trực tiếp đe dọa kỹ nghệ Mỹ thì các xứ thủ phạm lớn nhất như Trung Cộng, Ấn Độ, Ba Tây, cả Nga, ... lại có thể hoãn các biện pháp đó tới cả một vài chục năm nữa. Các công ty Mỹ sẽ ở trong tình trạng cạnh tranh không cân bằng với thế giới. Hay việc áp dụng các biện phản cản thay đổi khí hậu tốn tiền bộn vì phải bồi thường những thiệt hại khi áp dụng những biện pháp đó, thì Mỹ lại là 'anh nhà giàu' cong lưng bồi hoàn chi phí và bồi thường thiệt hại này cho cả thế giới. Câu hỏi cho quý vị độc giả: Mỹ đã phạm lỗi gì, khi nào, để bây giờ cụ Biden phải chấp nhận Mỹ sẽ bồi thường cả tỷ bạc cho các nước khác? Trong hai năm tới hạ viện sẽ cố cản chính sách Mỹ hy sinh cho cả thế giới kiểu này. Văn hóa thức tỉnh Dưới thời Biden, cái gọi là 'văn hóa thức tỉnh' đã lộng hành hơn bao giờ hết, nhất là trong giáo dục trẻ con nhỏ nhất. Dĩ nhiên đây là vấn đề có tính cục bộ, ở mức tiểu bang chứ không phải là hậu quả của một chính sách nào của liên bang. Nhưng dù sao thì ở cấp liên bang, tổng thống luôn luôn là người cổ võ, tạo điều kiện cho những chính sách cục bộ của tiểu bang. Từ đó, có thể nói chính quyền Biden đã là động cơ lớn nhất khiến văn hóa thức tỉnh bất thình lình...thức tỉnh thật, tung hoành như chưa bao giờ thấy. Việc CH chiếm hạ viện liên bang sẽ không có bao nhiêu hậu quả, cản được cơn gió 'thức tỉnh'. Tuy nhiên sẽ cản không cho chính sách thức tỉnh nào đó được trở thành chính sách hay luật cho cả liên bang. Bảo đảm ở cấp liên bang, sẽ không có những luật thượng tôn đồng tính, bảo đảm trẻ con tha hồ đổi giới tính không cần cho bố mẹ biết, sẽ không có chuyện hạ viện ra luật bắt các trường phải dạy trẻ con mẫu giáo cách thủ dâm, và cũng sẽ không có luật lôi trẻ con ra khỏi tay bố mẹ để các thầy cô độc quyền cải tạo chúng. Một việc ít ai chú ý là trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, đảng CH cũng vẫn giữ được thế đa số trong các ghế thống đốc tiểu bang, cũng như trong các quốc hội tiểu bang, do đó, phe bảo thủ CH vẫn còn có cơ hội kềm chế bớt sự lộng hành của văn hóa thức tỉnh cuồng điên nhất. Đặc biệt là tại các tiểu bang mà các thống đốc CH đã đại thắng như Florida, Texas và cả Georgia. Di Dân Chính sách mở cửa biên giới, đón nhận di dân lậu thả giàn đương nhiên sẽ bị chặn lại. Khối CH cũng cho biết mọi ý định ân xá toàn thể khối di dân đang sống bất hợp pháp cũng sẽ bị chặn đứng. Vấn đề xây tường biên giới như TT Trump đề nghị sẽ không được Biden thực hiện ngày nào cụ còn nắm quyền, nhưng cụ cũng không thể có chính sách mở toang cửa biên giới nữa. Chưa kể hạ viện sẽ lôi chuyện khủng hoảng biên giới ra điều tra như đã bàn. Quân viện Ukraine Trong cuộc chiến Ukraine, cả hai đảng DC và CH đều đã có đồng thuận nào đó để giúp Ukraine, tuy nhiên, phe CH có vẻ dè dặt hơn trong việc vung tiền ra giúp đỡ, viện trợ quân sự không giới hạn, không kiểm tra. Cho đến nay, Biden dường như tự tung tự tác, tha hồ ký sắc lệnh viện trợ cả chục tỷ đầu này, cả chục tỷ đầu kia, mà chẳng bao giờ có ý kiến hay cho phép trước của quốc hội, nhất là của hạ viện là cơ quan giữ hầu bao Mỹ. Với hạ viện trong tay CH, việc tiếm quyền này sẽ chấm dứt. Mỹ sẽ bắt buộc phải tiếp tục yểm trợ cho Ukraine, nhưng sẽ có kiểm soát và giới hạn kỹ hơn. Truyền thông loa phường và truyền thông vẹt tị nạn la hoảng CH sẽ chấm dứt quân viện cho Ukraine, chỉ là fake news lừa thiên hạ. Không phải CH muốn chấm dứt quân viện cho Ukraine giống như Biden chấm dứt quân viện cho VNCH năm xưa, mà chỉ muốn việc quân viện này có giới hạn, có kiểm soát và có tiếng nói của hạ viện thôi. Nghĩ lại chuyện này, thấy thật khôi hài, cười ra nước mắt. Các con vẹt la hoảng CH sẽ cắt viện trợ cho Ukraine chết dưới tay Nga, thế nhưng lại nghiến răng nghiến lợi ủng hộ Biden là người trước đây đã cắt viện trợ cho VNCH chết vào tay VC. Đám này lo cho Ukraine mất nước, nhưng lại ủng hộ người khiến miền Nam chúng ta mất nước. Thế nghĩa là gì??? Các ông ĐDz, ĐQAT, MPL, NTN, NND, VVL,... xin giải thích giùm, được không? Trung Cộng Phải nói ngay trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa có một chính quyền nào thân thiện với Trung Cộng hơn chính quyền Biden. Việc này cũng dễ hiểu sau những 'hợp tác kinh doanh' bạc trăm triệu giữa các đại tập đoàn đỏ của Tầu cộng với cậu ấm Hunter. Khi Biden gặp Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20, Biden đã nín khe, tuyệt đối không dám hó hé bàn đến hai vấn đề lớn của thế giới với Trung Cộng: vấn đề nhân quyền của dân Ngô Duy Nhĩ, và vấn đề điều tra nguồn gốc của vi khuẩn Vũ Hán. Trái lại, cụ Biden sau khi gặp Tập đã làm loa, xác nhận lại quan điểm của Tầu cộng là Tầu cộng không phải là mối đe dọa lớn và cận kề cho Đài Loan. Chính sách thân thiện này sẽ bị chặn đứng vì hai cuộc điều tra của hạ viện: điều tra về cha con Biden, và điều tra về nguồn gốc COVID. Những dự tính thu hồi việc tăng thuế quan hàng nhập từ Trung Cộng do TT Trump áp đặt sẽ khó thực hiện hơn. Việt Nam Quan hệ Mỹ-VN sẽ chẳng có gì thay đổi hết khi cả chính quyền Biden lẫn khối CH trong hạ viện chẳng ai thắc mắc lo nghĩ gì về chuyện này. Nhiều cụ vẹt cuồng chống Trump đã từng lớn tiếng công kích TT Trump đã không làm gì cho nhân quyền VN. Vậy chứ trong hai năm qua, chính quyền Biden đã làm gì? Nhân quyền ở VN có khá hơn chút nào không? C. KẾT Để kết luận, tất cả những yếu tố trên sẽ gây khó khăn lớn cho chính quyền Biden trong hai năm tới. Trong hai năm qua, quốc hội, thượng viện và nhất là hạ viện đã đóng vai bù nhìn, gọi dạ bảo vâng cho Biden và cánh cực tả của đảng. Tình trạng này sẽ chấm dứt. Tuy nhiên cái tai hại nhất cho đảng DC là tất cả những vấn đề trên, quan trọng nhất là các cuộc điều tra của hạ viện, sẽ đặt nền móng cho kế hoạch vận động tranh cử của đảng CH trong các cuộc bầu năm 2024, từ bầu tổng thống đến bầu quốc hội liên bang, bầu thống đốc và quốc hội các tiểu bang luôn. theo diendantraichieu

×
×
  • Create New...