Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39165
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. VÙNG OANH KÍCH TỰ DO: Giáo đầu tuồng nhé: Diễn đàn này thu thập tin tức và trình bày kiến thức căn bản về sự vận hành lẫn các biến cố của toàn cầu. Sự lười biếng được ngụy trang dưới vẻ thông minh dẫn tới loại “thuyết âm mưu”. Thí dụ phổ biến: “tư bản nó đã tính hết rồi – mà vẫn bị Trung Cộng lường gạt”! Vì cố tránh hiện tượng nông cạn đó ta mới đi vào vài quy luật thật ra thường thức hầu dùng trí não theo lối thông minh hơn. Do đó, tôi xin xóa hết các thuyết âm mưu ngớ ngẩn! Tôi không mất công mất của lập ra diễn đàn cho các chiến lược gia ở quán cóc. Bây giờ, xin đi vào bối cảnh với vài kiến thức thuộc trình độ cử nhân kinh tế - năm thứ hai. Quý vị nào tò mò muốn rõ hơn thì cứ hỏi và tôi sẽ cố giúp tìm hiểu thêm. Hoa Kỳ và khối dân chủ tiên tiến Âu-Á đang bị khủng hoảng với hậu quả lan rộng đến các nền kinh tế gọi là đang phát triển. Nguyên do chủ yếu xuất phát từ quãng 2008, 14 năm trước! (Lùi về 14 năm thôi vì xa hơn thì quá dài, làm quý vị bỏ cuộc...) Vụ khủng hoảng tài chánh và nạn suy trầm toàn cầu 2008-2009 khiến Hoa Kỳ và Âu Châu theo nhau lấy các biện pháp ứng phó như ào ạt bơm tiền nên mới dẫn tới nạn lạm phát ngày nay. Chịu trách nhiệm nặng nhất là các Chính quyền George W. Bush và Barack Obama cùng Ngân hàng Trung ương Mỹ (từ nay gọi tắt là Fed) dưới sự lãnh đạo của Ben Bernanke và Janet Yellen. Ngày nay, Fed của Mỹ phải chặn lạm phát với hậu quả TIÊU CỰC là làm đồng Mỹ kim lên giá. Tiêu cực cho Mỹ và thế giới. Tùy lập trường chính trị và khả năng chuyên môn, ta có thể ủng hộ hay đả kích biện pháp đó của Fed, nhưng phải hiểu đã!.. Thời đó, Âu Châu cũng chẳng vô can khi Ngân hàng Trung ương (European Central Bank ECB) nhập cuộc và gieo họa cho năm thành viên được gọi tắt là PIIGS (Portugal, Ireland, Italy, Greece và Spain) khiến đồng bạc chung là Euro bị lung lay. Lãnh đạo Âu Châu câu giờ và đá ra biên vì nhóm PIIGS quá nhỏ. Thống đốc ECB là Mario Dhaghi còn phát biểu: “ECB sẽ làm mọi cách duy trì đồng Euro. Như vậy là đủ.” Nhắc lại chuyện ngày xưa về vụ khủng hoảng ngày nay, ta thấy ra một quy luật kinh tế là “cái sẩy nẩy cái ung”. Trận bão có thể bắt đầu từ một cơn giông nên cơn giông kinh tế tích tụ từ hơn chục năm qua đang là trận bão. Sau 500 chữ, giờ ta đi vào giải ảo: là nói ra sự thật! 1/ Hơn chục năm qua khối tư bản tiên tiến đã điên rồ lao vào hai lãnh vực tiền tệ (của Ngân hàng Trung ương - NHTƯ) và ngân sách (của Chính quyền). Các NHTƯ áp dụng chánh sách bất thường của Nhật (sẽ nói riêng về Nhật sau) là QE và ZIRP. QE là “quantitative easing” (tôi đã dịch là “tăng mức lưu hoạt có định lượng”), được nhiều xứ khác áp dụng. ZIRP là “zero interest rate policies”, chính sách hạ lãi suất tới số không. Chưa đủ điên đâu, vì còn hạ dưới số không, là số âm! Hậu quả ư? 2/ Hậu quả kinh tế là sự lệch lạc trong sung dụng tài nguyên: a) giới có tài sản tiết kiệm bị thiệt (lãnh tiền lời quá thấp); b) còn... bị phạt khi cho vay với lãi suất âm; c) các quỹ đầu tư hưu bổng bị lỗ nặng, quỹ 401K bỗng có ngày chợt xanh là sạch trơn; d) người ta đầu tư không đúng nơi đúng chỗ nên một số chạy vào thị trường cổ phiếu, giàu to - nay khóc vì “chơi stock bị lỗ”.. 3/ Nguy hại hơn vậy, hậu quả xã hội chính trị là mở rộng sự cách biệt về lợi tức và nhận thức của các thành phần xã hội. Sự khác biệt “giầu/nghèo” bị đào sâu trong từng nước. Rồi dẫn tới sự bành trướng của xã hội chủ nghĩa cho lý tưởng công bằng xã hội! Giờ đây, mọi nơi trả giá cho sai lầm kinh tế xa xưa! Phản ứng là hết tin vào Liên Âu (Anh ra khỏi EU) và khuynh hướng bảo thủ đang thắng thế tại nhiều nước, từ Thụy Điển tới Ý, rồi bị xuyên tạc là... phát xít, con cháu Hitler. 4/ Chưa hết buồn đâu bà con ơi! Hơn hai năm trước lại có vụ Đại dịch xuất phát từ Vũ Hán với hậu quả lan tỏa sang nhiều lãnh vực, từ sức khỏe đến sức lao động và khả năng sản xuất.... Khối Âu Châu quên lịch sử, châu đầu vào vòng lệ thuộc năng lượng Nga. Rồi đảng Dân Chủ thừa cơ leo lên cầm quyền với chính sách tăng chi ào ạt và thổi lên lạm phát từ đầu năm ngoái. Đầu năm nay lại có chiến cuộc tại Ukraine và hậu quả là thế giới bị hai khủng hoảng nhập một: lương thực và năng lượng tăng giá khi chế độ Joe Biden còn áp dụng chánh sách năng lượng sạch và hạn chế sản lượng dầu thô và khí đốt của Mỹ. 5/ Ngần ấy tai họa tích lũy từ lâu, nay dồn dập thổi lên bão lớn, giữa mắt bão là đồng ngoại tệ. Người ta cứ cho ngoại tệ là cột sống của kinh tế, lan tỏa khả năng giải quyết được mọi vấn đề. Nhưng giá trị của ngoại tệ lại là một mục tiêu di động vì hết bị giàng giá vào vàng từ Tháng Tám 1971 (một phần do chiến cuộc tại Việt Nam) hay bất cứ một loại tài sản nào khác. Giá trị là do thị trường quy định: tài sản của ta đáng giá bao nhiêu Mỹ kim, Euro hay Yen Nhật, và một Mỹ kim đáng giá chừng nào. 6/ Nhưng đại đa số dân Mỹ lại được may mắn là cóc biết gì về chuyện đó! Mỹ kim là đơn vị tiền tệ cho cả thế giới, nên mọi vụ mua bán đều định giá với đô la, ưu thế tuyệt vời của Hoa Kỳ! Mặt trái của ưu thế là Mỹ bị khiếm hụt thương mại vĩ đại. Nếu hiểu biết hơn một chút – trừ nhà báo! – người Mỹ còn tin rằng vai trò toàn cầu của Hoa Kỳ là nhập cảng hàng hóa và xuất cảng đô la cho thế giới sử dụng. 7/ Kẻ ít am hiểu bèn phô bày sự dốt nát qua thuyết âm mưu: Mỹ kim là công cụ khống chế địa cầu của Đế quốc Mỹ. Sự thật thì Mỹ kim có vị trí lớn trong luồng giao dịch toàn cầu mà lại ít liên hệ với thực lực kinh tế của Hoa Kỳ! Khối đô la lưu hành toàn cầu, với các nước đang phát triển nhận đô la khi bán, rồi lấy đô la thanh toán việc mua (năng lượng và thực phẩm từ các nước khác). Họ cũng có thể vay bằng Mỹ kim và thanh toán bằng đồng bạc của họ sau khi đổi ra Mỹ kim. Việc mua bán đó không do Mỹ quyết định, và chẳng liên quan gì đến kinh tế Mỹ. Cho tới khi đô la lên giá và... nẩy vào mũi Hoa Kỳ. Vì sao vậy? 8/ Trong cán cân mậu dịch Mỹ, việc nhập giảm so với xuất cảng làm Hoa Kỳ xuất ra ít Mỹ kim hơn xưa nên tỷ giá Mỹ kim tăng so với các ngoại tệ khác. Ai dùng đô la để thanh toán với nhau (thường dân, doanh nghiệp, chính quyền) đều gặp vấn đề. Hậu quả bên Mỹ là dân trả ít tiền hơn khi nhập cảng mà thiên hạ lại mất nhiều tiền hơn để nhập hàng Mỹ hay đi thăm Hoa Kỳ. Và doanh nghiệp Mỹ khó cạnh tranh với hàng nhập cảng vì đô la quá đắt. Huống hồ, để chặn lạm phát, Fed đã ba lần tăng lãi suất làm đô la lên giá cao nhất từ 20 năm nay so với các ngoại tệ thông dụng khác. Vì thế Mỹ kim lên giá chưa là tin vui cho mọi người Mỹ mà có thể là thảm họa cho xứ khác! 9/ Bài đã quá dài nên xin khỏi bàn về đồng Sterling của Anh hay đồng Yen Nhật Bản, mà chỉ cần nhấn mạnh để giải ảo rằng Fed của Hoa Kỳ có hai nhiệm vụ là ổn định giá cả và đạt mức thất nghiệp thấp. Nhu cầu ổn định giá cả trước nạn lạm phát quá mạnh khiến định chế này phải tăng lãi suất. Hậu quả là Mỹ kim lên giá và đang gieo họa cho hầu hết mọi thị trường khác. Ngân hàng trung ương của các nước khác đều theo dõi chế độ tiền tệ Mỹ. Họ dự đoán lãi suất liên ngân hàng (fed funds rate) tại Mỹ có thể từ 3,50% lên tới 5% làm đồng bạc của họ càng mất giá. Và làm ngoại thương Mỹ càng gặp khó khăn!... Kết luận ở đây là những gì? - Ngày xưa, thời Richard Nixon, Tổng trưởng Ngân Khố Mỹ là John Conally (thoát chết trong vụ ám sát John Kennedy) đã tuyên bố rất hung kiểu Texas, rằng “Mỹ kim là đồng bạc của chúng tôi, mà là vấn đề của quý vị”. Ngày nay, Mỹ kim cũng là vấn đề của nước Mỹ! - Định chế tiền tệ Hoa Kỳ (Fed) không có trách nhiệm về các thị trường Âu, Nhật hay đang phát triển, cho nên... “đường ta, ta cứ đi”, dù chính các doanh nghiệp Mỹ lại phàn nàn. - Thật ra, nhiều ngân hàng trung ương khác cũng có nâng lãi suất dù ít hơn Mỹ. Lãi suất là yếu tố chi phối tỷ giá ngoại tệ của xứ này so với xứ khác, nên chửi Mỹ làm đô la lên giá mà tăng lãi suất có 2% là trò vui, cho nhà báo ngu loan tải. - Có nước không tăng mà còn hạ lãi suất (xin đọc lại bài tuần trước) mà than là Trung Cộng! Xứ này chưa hề thả nổi đồng Nguyên theo quy luật thị trường và cuối mỗi ngày giao dịch lại giàng giá đồng bạc vào giá Mỹ kim theo một biên độ ± (cộng hay trừ) nhất định cho việc giao dịch hôm sau. Kỳ khác sẽ nói về kẻ gian sắp gạp nạn. - Người ta cứ tưởng rằng phá giá đồng bạc cho nội tệ của ta rẻ hơn ngoại tệ khác là có lợi: hàng xuất cảng của ta sẽ rẻ hơn. Mặt trái của đồng tiền là hóa đơn nhập cảng sẽ đắt hơn. Chưa kể tội “lũng đoạn hối đoái” theo quy định của cơ quan WTO. - Trở về Hoa Kỳ, việc đô la lên giá so với các ngoại tệ phổ biến là một thiệt hại cho lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ! - Thành thử, chuyện mạnh yếu của một ngoại tệ không đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Và ta nên đợi xem tại Thượng đỉnh tới của Nhóm G-20 được tổ chức trung tuần Tháng 11 ở trung tâm Bali của xứ Indonesia, các nguyên thủ nào sẽ tham dự? Và nói gì khi ngồi cạnh nhau mà không chửi thề! theo dainamazforum
  2. Cả nước đang đứng trước thềm một cuộc bầu quốc hội thật đặc biệt. Đặc biệt vì ý nghĩa và hậu quả của nó lớn lao hơn hầu hết các cuộc bầu quốc hội trước đây. Chỉ còn 6 tuần nữa là dân Mỹ sẽ đi bầu lại toàn thể hạ viện và trên dưới một phần ba thượng viện, chưa kể không biết bao nhiêu quan chức tiểu bang và địa phương, trong đó có thống đốc, nghị sĩ và dân biểu tiểu bang. Bây giờ mà bàn về cuộc bầu này, có thể đã hơi muộn vì rất nhiều người đã biết rõ sẽ bầu cho đảng nào, sẽ bầu cho ai rồi. Tuy nhiên, chậm vẫn hơn không, ta cứ thử bàn qua xem sao. Vì tính cách cực quan trọng của cuộc bầu quốc hội tới, DĐTC sẽ có hai bài liền liên quan đến cuộc bầu này. Tuần này ta bàn về việc bầu bán cho đảng nào, cho ai. Tuần tới, ta sẽ bàn về một số vấn đề then chốt liên quan đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tại sao cuộc bầu tới quan trọng? Dĩ nhiên, tất cả các cuộc bầu quốc hội đều quan trọng, nhưng cuộc bầu tới quan trọng hơn xa, chỉ vì trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa bao giờ lại có một ông tổng thống như Biden quá già yếu, lẩm cẩm, đang bị khối cực tả của đảng DC sỏ mũi kéo lê vào con đường xuống hố cả nước, trong khi nếu muốn cản thì chỉ có đúng một cách: đó là bầu một quốc hội mà đa số sẽ thuộc đảng CH, để các nghị sĩ và dân biểu CH có thể có phương tiện kéo thắng tay, chặn chiếc xe Mỹ đang chạy thục mạng xuống hố xã nghĩa, kéo theo cả nước, toàn dân, và cụ thể là cả đám dân tị nạn, trốn chạy CS, trốn chạy cái đám cực tả. Theo một thăm dò của Rasmussen, gần một nửa dân Mỹ hiểu đây KHÔNG phải là chuyện bầu một ông hay bà dân biểu/nghị sĩ nào, mà đúng là một trưng cầu dân ý về chính sách và thành quả hai năm của cụ Biden, không hơn không kém. Do đó, việc bầu cho ai, cho đảng nào, tùy thuộc phần lớn vào việc nhận định cụ Biden đã làm gì hay không làm gì trong hai năm đầu. Riêng đối với dân tị nạn chúng ta, cuộc bầu này cũng cực kỳ quan trọng vì đây là cuộc bầu cử với nhiều ứng cử viên Mỹ gốc Việt nhất từ gần nửa thế kỷ qua, từ ngày dân ta vào Mỹ tị nạn. Đây là một cơ hội hiếm có và rất đặc biệt. Phải nói ngay trong chính trị liên bang, như bầu tổng thống cả nước, tiếng nói của cộng đồng tị nạn Việt nhỏ hơn tiếng muỗi vo ve, chẳng những vì dân số quá ít, số người tham gia vào bầu bán chính trị còn ít hơn, mà lại còn vì dân tị nạn chúng ta tập trung ở những nơi mà tiếng nói gần như chẳng có ký lô nào. Chẳng hạn tiểu bang đông dân tị nạn nhất là Cali, cũng là thành đồng vững chắc nhất của khối cấp tiến và đảng DC, hay trong tiểu bang Texas, thành đồng của khối bảo thủ và đảng CH, tất cả 100% dân tị nạn đi bầu cho Biden hay Trump cũng chẳng thay đổi được kết quả chung của cả hai tiểu bang này. Mà đó là hai tiểu bang đông dân Việt tị nạn nhất, các tiểu bang khác thì khỏi cần bàn thêm. Thế thì dân Việt tị nạn ta có nên nằm nhà ngủ, hay đi câu cá thay vì mất thời giờ đứng xếp hàng để bỏ một lá phiếu vô hậu quả không? Không nhất thiết. Quả đúng là tiếng nói của dân tị nạn rất nhỏ trong các cuộc bầu tổng thống, nhưng đó là nói chung thôi. Trên thực tế, cái tiếng nói nhỏ đó có thể thay đổi kết quả bầu tổng thống chứ chẳng chơi. Cái tuyệt chiêu của thể chế dân chủ Mỹ chính là ở điểm đó. Cụ thể là thống đốc của Texas, ông Bush con năm xưa đã thắng PTT Gore với đâu hơn 500 phiếu tại tiểu bang Florida, để rồi được nhìn nhận đắc cử tổng thống luôn. Đắc cử tổng thống chỉ với hơn 500 phiếu trong hơn 330 triệu dân Mỹ! Nói cách khác, trong cái xứ Mỹ này, mỗi lá phiếu đều quan trọng, đáng kể hết, tùy hoàn cảnh. Dân Việt tị nạn tại Florida có cả mấy chục ngàn người, nếu ông Bush con đã thắng với hơn 500 phiếu thì tất nhiên lá phiếu của cả chục ngàn dân tị nạn mà phần lớn là cho đảng CH như mọi người đều biết, cũng có thể đã có tiếng nói quyết định giúp ông Bush. Đó là nói về bầu cử tổng thống liên bang. Về các cuộc bầu quốc hội liên bang, tình hình cũng tương tự, nghĩa là tiếng nói của cộng đồng Việt tị nạn cũng tương đối nhỏ, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có ảnh hưởng và hậu quả. Trong tình trạng phân hoá cùng cực của chính trị Mỹ hiện nay, hai chính đảng ngang ngửa nhau chỉ vài ghế, do đó thêm bớt một vài ghế có hậu quả thật lớn. Trong thượng viện liên bang, ai cũng biết hai đảng ngang ghế nhau, mỗi bên đúng 50, do đó chỉ cần một bên tăng thêm được đúng một người là thế đa số sẽ thay đổi ngay. Thế đa số trong thượng viện quan trọng như thế nào? Thượng viện là cơ quan lập pháp phê chuẩn các luật, đặc biệt là các thỏa thuận, hiệp ước quốc tế quan trọng chẳng hạn với Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn, Iran,…, cũng là nơi phê chuẩn các thẩm phán các tòa liên bang, Tối Cao Pháp Viện, nội các, và các đại diện ngoại giao. Chỉ nhìn vào việc khi TT Trump có được thượng viện với đa số CH, ông đã bổ nhiệm được 3 thẩm phán bảo thủ vào TCPV vĩnh viễn là hiểu được tính quan trọng của thượng viện. Với hạ viện liên bang, cũng không khác bao nhiêu. Với 435 ghế mà đảng DC chỉ nắm được đa số trên dưới một chục ghế thì phải hiểu đó là thế đa số rất mong manh. Trong hơn bốn trăm ghế, chỉ cần lật ngược chừng 6-7 ghế là CH sẽ nắm đa số. Hạ viện quan trọng ở điểm nào? Không có phê chuẩn của hạ viện, không có luật nào được thông qua hết. Quan trọng nhất là việc hạ viện nắm hầu bao, quyết định cho hành pháp bao nhiêu tiền, để làm việc gì. Tất cả những biện pháp, các sắc lệnh, các luật có tính cấp tiến của nội các Biden đều sẽ bị chặn ngang nếu CH chiếm được đa số trong hạ viện. Riêng với cuộc chiến chống Trump của đảng DC, nếu CH có thế đa số, thì đã không có chuyện DC đàn hặc cuội TT Trump, không có cả lô điều tra cuội hết chuyện này tới chuyện khác. Trái lại, nếu CH thắng trong cuộc bầu gần cuối năm nay, qua năm tới, ta sẽ thấy cảnh ‘gậy ông đập lưng ông’, phe CH trong hạ viện sẽ mở ra ít nhất nửa tá cuộc điều tra về nội các Biden, từ tháo chạy Afghanistan đến khủng hoảng biên giới, bao che nguồn gốc vi khuẩn Vũ Hán giúp Trung Cộng, kinh doanh của cha con Biden với TC, laptop của cậu ấm Hunter, vai trò của Biden và Pelosi trong cuộc biểu tình 6/1/2021, cách làm việc của Ủy Ban 6/1, chính sách chống lạm phát, và gần đây nhất, cuộc đột kích vào Mar-a-Lago của FBI. Và ai biết được còn chuyện gì nữa. Biết đâu sẽ có điều tra về… tình trạng đầu óc của cụ Biden luôn? Cho dù không có điều tra gì hết thì điểm quan trọng vẫn là chính sách thiên tả của chính quyền Biden và cánh cực tả của đảng DC sẽ bị chặn đứng. Sẽ không còn nạn vung tiền thuế của dân qua cửa sổ để mua phiếu của cử tri một cách vô trách nhiệm nhất. Tuy nhiên, với các cuộc bầu quan chức hay dân biểu địa phương cấp quận, thành phố, tiểu bang, ngay cả các cuộc bầu dân biểu liên bang, tình trạng khác xa. Vì đây là những cuộc bầu bán mà tiếng nói của cộng đồng tị nạn có mức quan trọng đặc biệt, tùy khu theo dân số tị nạn. Không phải là tình cờ mà thị trưởng Westminster là người gốc Việt, ai cũng hiểu điều này. Chính vì tính địa phương này mà dân Việt tị nạn có thể có tiếng nói trong chính trị Mỹ. Ở đây, có điểm quái dị đặc biệt của cộng đồng tị nạn ta, cần phải nói ngay. Đối với tuyệt đại đa số dân Mỹ, đặc biệt là các thế hệ trẻ chỉ biết thế giới qua sách vở và những giảng dạy bá láp của đám thầy cô cấp tiến chưa bao giờ rảnh rỗi ra nhìn cửa sổ để thấy thực tế cuộc sống, thì việc họ u mê say sưa ôm giấc mộng đại đồng bình đẳng nhân ái cho cả nhân loại của đám tả mơ ngủ, là điều có thể hiểu được, tuy cần cố gắng mở mắt họ ra. Nhưng đối với cộng đồng tị nạn chúng ta, mà hơn 90% đã được nếm vài món ăn xã nghĩa, đến độ đau bụng ‘bị Tào Tháo rượt’ đến phải vắt chân lên cổ, bạt mạng chạy trốn VC, thì việc không ít các cụ tị nạn ta -chưa nói tới đám sinh viên tị nạn thế hệ hai (PIVOT, Sáng Tổ) đã bị tẩy não quá kỹ suốt hai chục năm trong các trường cải tạo Mỹ- là những người đã nếm mùi xã nghĩa cả mấy chục năm, có người được nếm ngay từ thời còn Việt Minh, mà bây giờ lại gân cổ tung hô đảng xã nghĩa DC thì quả là một chuyện khó hiểu không thể giải thích được. Đã vậy, lại còn đi ôm chân cái ông thượng nghị sĩ mà sự nghiệp đã được xây dựng trên việc chống lại mọi cách, mọi phương tiện giúp miền Nam VN chống lại xâm lăng của đám xã nghĩa khát máu VC, mang lại ‘đại thắng thê thảm mùa xuân’ cho VC. Trở về lại xứ Mỹ hiện thời, nếu ta nhìn nhận cộng đồng tị nạn ta có thể đóng một vai trò quan trọng trong chính trị Mỹ, thì vấn đề đặt ra là ta bầu cho đảng nào, bầu cho ai? Phải nói ngay, việc bầu cho ai là câu hỏi rất khó trả lời. Tất cả các ứng cử viên vào bất cứ chức vụ nào cũng luôn luôn tung ra không biết bao nhiêu tiền để tự quảng cáo họ. Thứ nhất chúng ta, phần lớn đầu tắp mặt tối đi làm kiếm cơm, hay Anh ngữ chưa thông, không thể theo dõi kỹ càng những chiến dịch tranh cử của họ, những hứa hẹn dao to búa lớn của họ. Thứ nhì, thật tình mà nói, kẻ này đầu óc hơi méo mó nên ít khi tin các đấm ngực quảng cáo đó. Nói nhiều làm ít, hay tệ hơn nữa, hứa trăng hẹn biển nhiều hơn khả năng thực sự trong tầm tay họ. Thành thử giải pháp cụ thể nhất là không nên quá chú tâm vào các cá nhân. Nếu thật sự hiểu và biết về những cá nhân đó và tin tưởng họ được thì quá tốt, còn không thì việc làm hữu hiệu nhất, chính là nhìn vào chính sách chung của cái mũ đảng họ đội trên đầu: họ ủng hộ chính sách của đảng nào. Dĩ nhiên là trong tình trạng kỷ luật rất lỏng lẻo của đảng phái Mỹ, chẳng có gì bảo đảm họ sẽ tuân hành tuyệt đối chính sách của đảng, và họ có thể có nhiều lời nói và hành động, chính sách và chủ trương khác biệt, thậm chí đi ngược lại đảng luôn, như bà dân biểu CH Liz Cheney hùng hổ chống Trump đến độ bị chính đảng CH tại Wyoming trục xuất ra khỏi đảng, nhưng nói chung, ta có thể thấy được đường hướng của đảng của họ để đánh giá họ. Bây giờ, nếu muốn bầu dựa trên chủ trương của một đảng thay vì bầu dựa trên một cá nhân, thì làm sao biết phải bầu cho đảng nào? Câu trả lời không phải là nhìn vào ‘cương lĩnh’ của một đảng nào vì thực tế, ở Mỹ này, chẳng đảng nào có ‘cương lĩnh’ hết. Mỗi bốn năm, tới kỳ bầu tổng thống, mỗi đảng đều có ‘đại hội’ họp và viết ra một cái chương trình chính trị gọi là ‘political platform’ của đảng, trên căn bản đưa ra rõ ràng những chủ trương, mục tiêu, đường lối, sách lược, v.v… của đảng trong thời gian 4 năm tới. Trên thực tế, tuy được tranh cãi hơn mổ bò trước khi đi đến đồng thuận và công bố, tờ platform này có giá trị đúng … zero ký lô! Tất cả hoàn toàn tùy thuộc ông tổng thống đắc cử, ông này muốn làm gì thì làm, chẳng liên quan gì tới cái ‘platform’ đó, nhiều khi đi ngược lại hoàn toàn luôn. Nói cách khác, chủ trương của đảng nắm quyền chỉ là chủ trương của ông tổng thống đương nhiệm, trong khi chủ trương của đảng đối lập thì lại là tất cả những gì trái ngược với chủ trương của ông tổng thống nắm quyền. Như vậy, có nghĩa là trong hai năm tới, chủ trương của đảng DC sẽ là tất cả những gì cụ Biden đã, đang và sẽ làm, trong khi chủ trương của đảng CH là đi ngược lại tất cả những gì cụ Biden đã, đang và sẽ làm trong hai năm tới. Đó chính là thực tế chính trị Mỹ. Nghĩa là muốn biết nên bầu cho ai thì trước hết ta xem lại từ ngày nắm quyền tới ngày quý vị đi bầu, cụ Biden đã làm những gì, có cần tiếp tục bầu cho cụ có được hậu thuẫn của quốc hội để tiếp tục con đường cụ đang đi hay không? Việc làm sau đó, khi vào phòng phiếu thì coi bên cạnh tên ứng cử viên có chữ ‘D’ (Dân Chủ) hay chữ ‘R’ (Cộng Hòa), rồi bầu theo chữ đó, không cần tìm hiểu thêm về cá nhân có cái tên bên cạnh. Củng đừng quan tâm đến việc cái tên tiếp theo sau đó có phải là tên tiếng Việt không. Ứng cử viên Việt gốc tị nạn trên nguyên tắc phải có ưu tiên được phiếu của dân tị nạn chúng ta, nhưng nếu ông/bà tị nạn đó ra tranh cử trong đảng DC, chủ trương thiên tả, dưới sự lãnh đạo của ông phản đồ Biden, thì thà ta bỏ phiếu cho một ông/bà Mỹ có chữ R đi kèm. Xin thưa ngay với quý vị, đó không phải VL này xúi bậy gì đâu, mà đó chính là cách bầu thực tế nhất, để cho lá phiếu của mình có hậu quả lớn nhất. Để gọi là ‘giúp’ quý độc giả có một khái niệm chung, DĐTC xin gợi ý quý độc giả đặt vài câu hỏi rồi trả lời, theo ý riêng của chính mình, đảng nào chịu trác nhiệm, đảng nào có chính sách đúng, sai, thì sẽ biết mình nên bầu cho D hay R. Trong cuộc sống hàng ngày của quý vị:  Quý vị có thấy bây giờ dễ thở hơn, vật giá rẻ hơn, tiền thuê nhà rẻ hơn, tiền mua nhà rẻ hơn, tiền xăng rẻ hơn, tiền mua xe bất kể xe mới xe cũ rẻ hơn, đi vay nợ trả tiền lãi ít hơn, tiền lương cao hơn, làm việc thoải mái hơn, ít vất vả hơn, tiết kiệm được nhiều hơn, có tiền đi du lịch nhiều hơn, đi ăn tiệm nhiều hơn không? Quý vị đồng ý, cảm thấy dễ thở, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị có thấy tư cách, thể diện, danh dự và tinh thần trách nhiệm của chính mình bây giờ đã được nâng lên cao hơn, đã được Nhà Nước tôn trọng hơn khi Nhà Nước chủ trương sẽ nuôi quý vị kỹ hơn, sẽ ban phát càng nhiều trợ cấp càng tốt để quý vị rảnh rỗi nằm nhà nướng BBQ, uống bia, coi football hay có nhiều thời giờ chơi với con cháu hơn, sống bằng tiền mồ hôi nước mắt của người khác sướng hơn không? Quý vị đồng ý, cảm thấy sung sướng, hãnh diện, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị ra đường, đi phố, vào các siêu thị, có cảm thấy an toàn hơn, ít lo sợ bị cướp, bị giựt, bị đánh, bị bắn, nhất là khi đang xách cái bóp Louis Vuitton mới mua không? Do đó, không có lý do gì không cho tất cả cảnh sát về vườn, tiết kiệm ngân sách cả nước. Quý vị đồng ý, cảm thấy an toàn, không cần cảnh sát, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị có thấy FBI bây giờ đang chu toàn trách nhiệm một cách rất chính đáng. Tập trung mọi nỗ lực đi thanh toán đối thủ chính trị của đảng cầm quyền mới là ưu tiên, còn chuyện đi bắt mấy tên trộm cướp chỉ là chuyện vặt không nên quan tâm? Quý vị đồng ý, cảm thấy FBI đáng tin, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị lái xe đưa con, đưa cháu đến trường học, có hạnh phúc, vui vẻ vì những đứa con nhỏ này sẽ được dạy dỗ chu đáo về những chuyện sex, đồng tính, thủ dâm, chuyển giới,… sẽ được thầy cô khuyên bảo nên về nhà theo dõi và báo cho nhà trường biết quý vị có cư xử ‘phải đạo’ trong nhà không? Quý vị đồng ý, cảm thấy vui vẻ, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị thấy sách giáo khoa trẻ con 8 tuổi khuyến cáo bố mẹ nên ‘huấn luyện’ con bằng cách gọi chúng vào xem bố mẹ ‘mây mưa’ là quá có lý không? Quý vị đồng ý, cảm thấy cần huấn luyện con kiểu này, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị ngồi nhà coi TV, thấy đám da đen trộm cướp tập thể, phá xe đốt nhà, rồi nghĩ lại, thấy trường học đang dạy cho con cháu quý vị là chính đám phát-xít thượng tôn da trắng kỳ thị mới đúng là đám tàn ác, tội lỗi đang hoành hành, đàn áp đám dân da đen hiền lành, vô tội, quý vị tự nhủ con cháu mình đang được dạy dỗ quá đúng không? Quý vị đồng ý, cảm thấy cần phải thượng tôn da đen cho công bằng, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị chở mấy cô con gái hoặc cháu gái đi học, về nhà có yên tâm chúng nó sẽ an toàn chia sẻ cầu tiêu chung với vài tên ‘tu mi nam tử’ nào đó không? Quý vị đồng ý, cảm thấy yên tâm, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị có con cháu đi học, có cảm thấy thỏa mãn khi đám con cháu về nhà khoe hết còn sợ học bét lớp hay thi rớt gì nữa vì nhà trường đã rất văn minh tiến bộ xóa bỏ mọi kiểu thi cử, chấm điểm không? Quý vị đồng ý, cảm thấy chính sách giáo dục như vậy tốt, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị có cảm thấy cuộc sống bây giờ khó chịu hơn, mất tự do giao du, phải nơm nớp lo sợ mang cái bầu oan khiên, không còn được tha hồ thoải mái đi phá cho rảnh nợ nữa không? Quý vị đồng ý, cảm thấy muốn được tự do phá thai thả dàn, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị đi bác sĩ, nhà thương, mua thuốc, hay nhận trợ cấp nào đó, có vững tâm không thắc mắc việc những giúp đỡ của Nhà Nước kiểu này, mai sau sẽ tiếp tục, chỉ tăng chứ không thể giảm vì phải chia bớt cho cả mấy chục triệu di dân lậu tràn vào Mỹ theo lời mời gọi của cụ Biden không? Quý vị đồng ý, cảm thấy càng nhiều di dân sẽ có càng nhiều trợ cấp, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị ra đường, nhìn thấy một bà mặc áo dài đen che kín từ đầu đến chân trừ hai con mắt, hay một thanh niên râu ria rậm rạp, mặt mày hắc ám, quý vị có cảm thấy an toàn hơn, ít lo sợ đây không thể nào là một tên khủng bố Al Qaeda hay Taliban mới từ Afghanistan vào lậu không? Quý vị đồng ý, cảm thấy an toàn hơn, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị có cảm thấy nước Mỹ chưa bao giờ yên ổn, viễn tượng đại đồng hòa bình thế giới chưa bao giờ sáng lạn như bây giờ khi cậu ấm Ủn đi thử lại hỏa tiễn nguyên tử, Tập Xì Dầu biểu dương lực lượng quanh Đài Loan, Putin công khai tấn chiếm Ukraine,… quá yên tâm, phải không? Quý vị đồng ý, cảm thấy thế giới hòa bình hơn, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị nhìn vào vị tổng thống đương nhiệm, cảm thấy có thể ngủ ngon vì ông thuyền trưởng là người thật cứng cựa, sức khỏe thể xác và tinh thần vững vàng, đi cầu thang không vấp, đi xe đạp không té, đọc những bảng nhắc tuồng không sai, nói không bao giờ nhầm, các tay ma đầu Putin, Tập Xì Dầu, Ủn Ỉn, giáo chủ cuồng tín, khủng bố Al Qaeda hay Taliban nghe tên cụ là đã run lẩy bẩy rồi phải không? Quý vị đồng ý, cảm thấy cụ Biden quá cứng cựa, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị nhìn vào tình hình Ukraine chắc cảm thấy hãnh diện Mỹ đã hết còn ‘lãnh đạo sau lưng’ thiên hạ, trái lại, đi tiên phong chi cả chục tỷ cứu Ukraine trong khi các đồng minh Tây Âu chỉ viện trợ cho có, trong khi vẫn mua hàng triệu tấn dầu khí của Nga, giúp Nga dư thừa tiền tài trợ chiến tranh chiếm Ukraine? Quý vị đồng ý, cảm thấy lãnh đạo cần phải khiêm tốn đứng sau lưng thiên hạ, hy sinh cứu cả thế giới, thì bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị nhìn vào quốc hội, thấy cả thượng viện lẫn hạ viện đều dốc toàn lực, bỏ tất cả thời giờ, công sức, tiền bạc vào ưu tiên số một: đi lùng bắt cho bằng được bất kể thủ đoạn bá đạo nào, một cựu tổng thống đang hăm he ra tranh cử lại, đe dọa cái ghế của cụ Biden không? Đó có phải là thi hành đúng trách nhiệm người dân trao phó thay vì mất thời giờ ra luật này luật nọ không? Quý vị đồng ý, cảm thấy quốc hội chu toàn đúng trách nhiệm, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.  Quý vị thỉnh thoảng nhìn về quê hương bên kia trái đất, nghĩ chúng ta nên ‘cám ơn bác Biden’ đã ra sức giúp cho VC chiếm cả miền Nam cho nhanh để quý vị có được cái may mắn qua Mỹ sống thoải mái hơn không? Cả đám vẹt, ngay cả trên những đài TV, YouTube, báo Người Việt, Việt Báo, Cali Today ,… ngày nào cũng ra rả cám ơn bác Biden đấy, đúng không? Mấy tay hề múa mép chửi Trump, cám ơn bác Biden trên SBTN còn được tiền quảng cáo, tiền viewers, tiền readers, tha hồ đi ăn tiệm, khỏi phải ăn mì Ramen, quá xứng đáng, phải không? Quý vị đồng ý, cảm thấy cầm cám ơn bác Biden, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R. Năm xưa, ông Reagan khi ra tranh cử tổng thống chống đương kim TT Carter, đã kêu gọi dân Mỹ chỉ cần đặt đúng MỘT câu hỏi rồi tự trả lời, sẽ biết phải bầu cho ông Reagan hay bầu cho đương kim tổng thống Carter: “Are you better off now than four years ago?”, đại khái “Hoàn cảnh cá nhân của quý vị bây giờ có khá hơn bốn năm trước không?”. Hiển nhiên, câu hỏi này bây giờ cũng có thể được quý vị tự đặt ra, chỉ cần thay “two years” vào chỗ “four years” thôi, “Are you better off now than two years ago?” rồi sẽ tự biết nên bỏ phiếu cho D hay R. Cuộc bầu quốc hội tới này thật ra không phải là chuyện bầu cho ông dân biểu này hay bà nghị sĩ nọ, mà chính là cuộc trưng cầu dân ý về chính sách của cụ Biden: quý vị có muốn thấy chính sách thiên tả, vung tiền thuế của thiên hạ ra cửa sổ, đưa đến lạm phát và an ninh trật tự rối loạn tiếp tục hay không? Để giúp quý độc giả có thêm yếu tố nhận định, xin phép được nhắc lại ý kiến của bà Jen Psaki, cựu phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc. Theo bà Psaki, nếu cuộc bầu quốc hội này là trưng cầu dân ý về các thành quả của cụ Biden, thì đảng DC sẽ thảm bại. theo diendantraichieu

×
×
  • Create New...