Jump to content

xứ việt

Administrators
  • Posts

    39162
  • Joined

  • Last visited

Everything posted by xứ việt

  1. Tuần rồi, DĐTC có bàn về việc cụ Biden cuống cuồng tìm phao cứu đảng và tự cứu. Tối thứ Năm trước ngày DĐTC đăng bài đó -quá muộn để cập nhật-, cụ Biden đọc một bài diễn văn nẩy lửa tại Philadelphia, miệt thị cả nửa nước Mỹ ủng hộ ông Trump là phát-xít, quá khích, cực đoan, đang phá nát thể chế dân chủ Mỹ. Hiển nhiên, lại là một đòn tuyệt vọng nữa trước mối nguy mất cả lưỡng viện hai tháng nữa. Nhưng lần này, bài diễn văn sát khí đằng đằng cho thấy quả là chính quyền Biden và đảng DC đã thật sự hoảng hốt, lên cơn cuồng nên đã đi quá xa. Tại sao lại có hiện tượng khẩn trương này? Trước hết, ta coi lại câu chuyện. Sau ba tuần trốn sâu lặn kỹ, cụ Biden được ai đó cho phép tái xuất giang hồ, chắc là sau khi đã thụ huấn khóa học cấp tốc gì đó với các bà thầy thiên tả nặng, cô cựu bán bar Ocasio-Cortez, và bà nghị sĩ da đỏ mạo danh Elizabeth Warren trong hậu trường tại Delaware. Do đó, vừa xuất hiện, đã mau mắn và hăng say trả bài, vung vít, sỉ vả cả nửa nước là phát-xít. Bị phản đối kịch liệt, ngay một ngày hôm sau, lại bẻn lẻn tự cải chính “Tui nói dzậy mà ý hổng phải dzậy, quý dzị ơi”. Thiệt là… hết ý. Trừ phi cố tình nói sai rồi cố tình giả bộ cải chính? Dù cải chính, bài diễn văn tại Philadelphia vẫn gây phản ứng sóng gió mạnh. Theo một tin do một con vẹt loan ra -không phải VL này phịa ra đâu-, thì “Biden đã sử dụng các từ "cực đoan", "người cực đoan" hoặc "chủ nghĩa cực đoan" tới 6 lần; một số chữ đồng nghĩa "nổi loạn" tới 3 lần; từ viết tắt "MAGA" (thường là "MAGA Cộng hòa" hoặc "Quân Lực MAGA") tới 13 lần; và Biden đã gọi tên Trump 3 lần trong bài diễn văn”. Theo Biden, một trong những ‘đại tội’ của Trump và đám MAGA là đã dám bác bỏ kết quả bầu cử tổng thống. Vẫn theo Biden, bác bỏ kết quả bầu cử là hành động phản dân chủ, đe dọa dân chủ, phát-xít rõ nhất. Vậy sao? Cụ Biden chắc tại quá già, đầu óc lủng củng nên quên vài chuyện: - PTT Al Gore bác bỏ kết quả bầu cử năm 2000, kiện lên kiện xuống cả tháng trời không ngừng, hết vụ này tới vụ nọ, cho tới khi Tối Cao Pháp Viện ra lệnh ngưng, để rồi Al Gore tố TCPV giúp Bush con ‘ăn cắp bầu cử’ (“stole the elections”). - Bà Hillary mãi tới bốn năm sau khi thất cử năm 2016 vẫn khẳng định bầu TT năm đó hết sức mờ ám. Nguồn: Yahoo! - Ủy Ban Quốc Gia Của Đảng CH đã đưa ra danh sách hơn 150 lần đảng DC bác bỏ kết quả bầu cử, quý độc giả có hứng thú có thể xem link dưới đây để biết: https://gop.com/research/over-150-examples-of-democrats-denying-election-results-rsr/ Tóm lại, bài diễn văn là một bản cáo trạng, tố cáo, sỉ vả, miệt thị đối lập chưa từng thấy trong lịch sử chính trị Mỹ. Khiến kẻ này thắc mắc không biết mình có ‘hiểu lộn’ cái thể chế dân chủ của Mỹ này hay không. Kẻ này từ trước đến giờ vẫn đinh ninh khác biệt căn bản giữa ‘dân chủ’ và ‘độc tài’ là thái độ đối với đối lập. Trong các chế độ dân chủ, đối lập được tôn trọng, được đối xử ngang hàng, chỉ khác biệt quan điểm thôi, tuy đánh đấm nhau nhưng trong giới hạn của ‘lịch lãm chính trị’, nhiều khi chính đảng nắm quyền hợp tác chặt chẽ với đối lập vì quyền lợi chung tối thượng của đất nước. Chỉ trong các chế độ phát-xít và CS, mới có chuyện đối lập bị sỉ vả, miệt thị, bị lùng bắt, bị công an đột kích khám nhà, bị bắt đi tù, thậm chí bị thủ tiêu luôn. Chắc là tôi lầm to! Dân chủ theo mô thức Biden bây giờ chẳng còn khác độc tài bao nhiêu. Ngoài nội dung bài diễn văn ra, cụ Biden cũng bị công kích vì thứ nhất đã bắt hai anh thủy quân lục chiến trong quân phục đại lễ đứng sau lưng, ra vẻ như cụ được quân lực ủng hộ về việc công kích Trump và cả đảng đối lập CH, và thứ nhì đứng trước cái nền tòa đại sảnh Độc Lập -Independence Hall- tại Philadelphia được chiếu đèn đỏ thẫm, màu mà dân ta gọi là màu đỏ máu của VC. Đây không phải là diễn văn chính thức của Biden trong tư cách tổng thống mà là diễn văn vận động tranh cử cho đảng DC chống đảng đối lập CH, do đó, mang TQLC ra đứng làm cảnh không thích hợp mà còn có thể phạm pháp. Quân đội trên nguyên tắc không được dùng làm công cụ chính trị đảng phái, nhất là việc mang ra làm chậu kiểng cho tổng thống. Tuýt của CNN Việc đứng trước nền được chiếu đèn màu đỏ thẫm cũng gây thắc mắc, không hiểu ý cụ Biden muốn gửi thông điệp gì? Muốn biểu dương đường hướng theo phe đỏ xẫm của CS sao? Điều đáng nói trong chuyện này là ngay cả CNN cũng sợ đến toát mồ hôi cái màu đỏ xẫm này nên khi chiếu hình lên TV đã photoshop để màu đỏ xẫm biến thành màu hồng cho thiên hạ đỡ nhói tim. Cụ vẹt nào hoan nghênh cụ Biden đọc diễn văn trước nền màu cờ máu VC xin giơ tay và xưng tên cho bà con tị nạn biết rõ! https://www.breitbart.com/the-media/2022/09/05/cnn-tweaks-color-balance-turns-blood-red-background-pink-during-joe-bidens-divisive-speech/ Báo phe ta Washington Post đã phê bình bài diễn văn như đã đi quá xa, quá đáng, khi Biden miệt thị tất cả những người theo CH, kể cả những người bảo thủ có thiện chí nhất. https://www.foxnews.com/media/wapo-editorial-board-says-bidens-maga-speech-fell-short-demeaning-conservatives-goodwill Một tờ báo phe ta khác, USA Today cũng so sánh các công kích của Biden với việc bà Hillary từng chửi cả nửa khối bảo thủ là “một cái rỗ tệ hại” -basket of deplorables-, và cho rằng việc này cũng vậy, sẽ không giúp Biden, trái lại, dân Mỹ sẽ không quên câu chửi tập thể này. https://news.yahoo.com/republicans-semi-fascists-biden-basket-173127548.html Sau bài diễn văn, tất cả các ứng cử viên CH được ông Trump ủng hộ đã lớn tiếng công kích bài diễn văn cổ võ cho phân hóa, chia rẽ, trong khi các ứng cử viên đảng DC nín khe hết, không ai dám lên tiếng công kích Biden nhưng càng sợ lên tiếng ủng hộ hơn. https://www.foxnews.com/politics/vulnerable-democrats-avoid-biden-anti-maga-speech-trump-candidates-divisive-remarks Nhà báo phe ta Carl Bernstein, người đã cùng Bob Woodward đánh rớt TT Nixon trong vụ Watergate, đã lên tiếng công kích cụ Biden đã phá tan tinh thần đoàn kết quốc gia mà chính cụ cỗ võ khi còn tranh cử tổng thống. Theo Bernstein, Biden đã để mất cơ hội kêu gọi những cử tri CH ôn hòa nhẩy rào qua bầu cho cụ nếu cụ ra tranh cử năm 2024, hay bầu cho những ứng cử viên đảng DC trong kỳ bầu quốc hội tới. https://www.foxnews.com/media/watergate-reporter-hits-biden-speech-deeply-partisan-tone-lost-opportunity Điều quái lạ khó hiểu là cụ Biden đọc một bài diễn nẩy lửa nhất từ trước đến nay, đằng đằng sát khí để lên án thái độ cực đoan, quá khích của những tay cụ gọi là ‘đám CH MAGA phát-xít’, mà cụ không hề thấy chính cái bài diễn văn cực hung hãn của cụ mới là hiện tượng cực đoan, quá khích nhất, phe đảng nhất, phá thể chế dân chủ mạnh tay nhất. Tin mới: hai ngày sau khi cải chính, cụ Biden lại đăng đàn, sỉ vả đám CH nữa. Nhưng lần này khôn hơn, trước khi chửi, thanh minh thanh nga trước là cụ chỉ chửi đám CH MAGA thôi, còn CH RINO thì là ‘Mỹ cừu yêu lước’. Kiểu như CH Liz Cheney và CH Adam Kinzinger, là hai thành viên của ‘Ủy Ban Dây Xích’ -J6 Committee- thì ô-kê. Vấn đề là những CH RINO chỉ là một nhúm rất nhỏ trong đảng CH. Trong 10 anh chị RINO biểu quyết đàn hặc TT Trump thì cho tới nay, 8 vị sẽ ‘vui thú điền viên’ năm tới, chỉ còn có 2 vị đang thoi thóp hy vọng sống sót, thoát qua cuộc bầu quốc hội hai tháng nữa. Sách lược chia để trị xưa hơn trái đất, từ ngày cụ Biden ra đời, nhưng cụ chỉ biết cách này thôi. Hậu quả bất ngờ: sau khi cụ Biden hùng hổ tố cáo đám CH MAGA, bất thình lình đã nẩy ra phong trào cả vạn người Mỹ vỗ ngực tự xưng “Tôi là MAGA!”. Theo một thăm dò của hãng thông tấn Reuters, 59% dân Mỹ cho rằng diễn văn của Biden sẽ trầm trọng hóa sự phân hóa của xứ Mỹ cho dù một nửa những người được thăm dò không buồn nghe diễn văn này. Một thăm dò khác của Trafalgar Group cho thấy 56% dân Mỹ cho rằng đây là loại “biện luận nguy hiểm” –“dangerous rhetoric”, trong khi 36% coi như tranh cãi bình thường không quan trọng của mùa bầu cử. Tại sao cụ Biden đột nhiên hăng tiết vịt quá cỡ như vậy? Lý do đầu tiên là cụ cố ý chứng tỏ mình còn rất gân, chưa quá lờ mờ như thiên hạ nghĩ. Tuy nhiên, có nhiều lý do khác quan trọng hơn. Nếu muốn có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất thì phải nói tới hai lý do chính: 1. Vì ông Trump đang là mối đe dọa kinh hồn nhất cho cụ Biden, cho đảng DC, cho cả hệ thống quyền lực ‘ngầm’, cho cả đoàn rắn rết trong đầm lầy Hoa Thịnh Đốn, và cho toàn bộ ý thức hệ cấp tiến của Mỹ nên ‘phe ta’ đã bắt buộc phải tìm cách tận diệt, bằng mọi cách, mọi giá, kể cả những phương cách có thể bất hợp pháp, bá đạo hay vô đạo. 2. Đập trống cho lớn về chuyện MAGA là phát-xít để lái dư luận, khỏa lấp những thất bại trong chính sách chống lạm phát, trong việc tháo chạy khỏi Afghanistan, và cả lô thất bại khác. Báo New York Post viết rất rõ: nếu cuộc bầu quốc hội tới là một trưng cầu dân ý về thành tích của Biden, thì DC sẽ thảm bại không ngóc đầu lên được. Do đó, bằng mọi giá, phải lái dư luận ra khỏi những thất bại của Biden, chỉa mũi dùi qua Trump. https://nypost.com/2022/09/08/dems-want-the-midterms-to-be-a-referendum-on-trump-not-biden-and-the-media-are-compliant/ Mối đe dọa cho đảng DC qua cuộc bầu quốc hội hai tháng nữa đã được truyền thông bàn quá nhiều, ai cũng biết. Đảng DC sẽ gặp đại nạn, may lắm thì có thể bị tiểu nạn, nghĩa là sẽ chỉ mất hạ viện thôi. Sẽ bàn thêm qua một bài khác, bây giờ ta bàn về cụ Biden và ông Trump để hiểu thêm tại sao cụ Biden cuống quít lên cơn cuồng chống Trump quá bạo như vậy. Với cụ Biden, tất cả các thăm dò dư luận đều cho thấy nếu có cuộc bầu cử tổng thống ngay bây giờ, thì ông Trump sẽ hạ đo ván cụ Biden. Dĩ nhiên, đó là thăm dò ngay bây giờ, không phải là thăm dò trước bầu cử năm 2024, hai năm nữa. Trong chính trị Mỹ, một tháng dài bằng cả thế kỷ, nói chi tới hơn hai năm. Nếu nói về những biến cố chính trị đổi đời có thể xẩy ra từ đây tới hơn hai năm nữa, thì có mười ông Trạng Trình cũng phải chịu thua, mù tịt không thể đoán được. Do đó, để tiện việc phân tách qua đoán mò, ta tạm thời chỉ nhìn vào chuyện nhân sự hiện hữu, mặc dù trong hai năm tới cũng vẫn có thể bất ngờ xuất hiện một thiên tài độc đáo nào đó. Về phiá DC thì dĩ nhiên, ngoại trừ trường hợp bất ngờ vô phương tiên đoán về tình trạng sức khỏe thân xác và đầu óc của cụ Biden, thì ta có thể dự đoán cụ Biden sẽ ra tái tranh cử. Vâng, đại đa số cử tri ngay cả của đảng DC cũng không muốn cụ Biden ra tái tranh cử, nhưng đây là ý muốn của họ thôi, chứ riêng cụ Biden thì vì tham vọng cá nhân, vì thể diện cá nhân, vì quyền lợi cá nhân, vì rất nhiều lý do, không có cách nào mà cụ không ra ứng cử lại. Cụ có hấp hối nằm trên giường bệnh, cũng sẽ cố thều thào “Tôi muốn ra lại mà”. Câu hỏi đầu tiên là trước hết cụ có phải chạy đua cùng với một vài đồng chí nào trong nội bộ đảng DC không? Câu trả lời tất nhiên là… cũng tùy. Nếu tình trạng sức khỏe thể xác cũng như đầu óc của cụ tương đối ổn định ở mức hiện tại, tuy lờ mờ nhưng vẫn còn đi xe đạp ba bánh hay bốn bánh được, chưa té, thì trong nội bộ đảng DC, có triển vọng sẽ không có ai muốn dẫm chân lên tôn ti trật tự đảng, ra tranh cử chống cụ, và cụ sẽ ung dung chờ đại hội đảng phong vương cho cụ. Nếu chẳng may, cụ ngồi ghế 4 chân mà cũng té lên té xuống, và tỷ lệ hậu thuẫn rớt xuống mương thật mau lẹ, thì… chẳng ai biết được ai sẽ là ngôi sao nhẩy ra cứu đảng, mời cụ về vui thú điền viên. Trên nguyên tắc, thì bà phó Kamala sẽ đương nhiên phải được tấn phong là người thừa kế hợp tình nhất. Nhưng cái khổ là chỉ hợp tình thôi chứ không hợp lý, vì bà Kamala mà ra tranh cử tổng thống, cả chục ông/bà CH sẽ có khả năng nuốt chửng bà, và trong nội bộ đảng DC, sẽ chẳng ai phục bà và suy tôn bà lên kế vị. Do đó, ai cũng nghĩ nếu vì bất cứ lý do gì, cụ Biden không ra lại, thì đảng DC sẽ là đấu trường đấm đá nhau túi bụi để dành cái chức đại diện cho đảng DC ra tranh cử tổng thống. Trong tình trạng đó, thì có ‘giời’ biết ai sẽ chiếm huy chương vàng trong đảng DC. Như DĐTC đã loan tin cách đây không lâu, trong đảng DC hiện nay có khoảng 15 chính khách tên tuổi có được tỷ lệ hậu thuẫn từ 1% tới 10%, và chừng 15.000 chính khách khác mà hậu thuẫn tuy dưới 1% nhưng tham vọng rất lớn, vẫn muốn nhẩy ra thử lửa, hay nhẩy ra để kiếm tên tuổi làm chuyện khác. Bên phía CH thì tình trạng tương đối -tương đối thôi- rõ ràng hơn một chút. Tất cả tùy ông thần Trump thôi. Nếu ông quyết định ra tranh cử thì sẽ là người … độc tấu dương cầm, tất cả các chính khách tên tuổi hay không tên tuổi mà đầu óc còn tỉnh táo của CH sẽ xếp re hết, nhưng tất cả sẽ biểu diễn những trò nịnh thần siêu nhất để được lọt vào mắt xanh của ông Trump, cầm đỡ cái chức phó, hy vọng mai mốt sẽ tha hồ đi khắp thế giới dự đám ma các nhân vật quốc tế. Ông Trump sẽ phải và thật ra đang cân nhắc rất kỹ nên hay không nên ra. Ông nên ra vì 1) đó là phương thức hữu hiệu nhất để khóa tay bộ Tư Pháp, khó có thể rượt bắt để truy tố ông bất cứ về tội phịa vớ vẩn nào, vì bộ Tư Pháp nếu làm vậy, sẽ mang tiếng là công cụ chính trị của Biden chặn đối lập; 2) để xác nhận dân Mỹ vẫn ủng hộ ông và chủ nghĩa Trumpism, và ông vẫn còn dịp tát cạn đầm lầy; 3) để chặn không cho Biden mang cả nước xuống hố xã nghĩa. Ngược lại ông không nên ra vì 1) quá già, nên nhường cho thệ hệ trẻ hơn của đảng CH; 2) ông gây quá nhiều tranh cãi, rối loạn trong chính trường Mỹ, và 3) chưa chắc có thể thắng cử, có thể đa số dân Mỹ sợ ông thần gây tranh cãi này, cũng có thể đảng DC lại dở trò gian lận để hạ ông, mà thất cử lần nữa thì uy tín sẽ mất một mảng quá lớn, khó ăn nói sau này, trong khi Biden sẽ đấm ngực khua chiêng trống tới điếc con ráy, phát khùng luôn. Nói đi cũng phải nói lại. Trên đây là lý luận bình thường, áp dụng cho một người bình thường. Nhưng ông thần Trump đúng là một … ông thần, không ai biết trước được ông tính toán gì, làm gì hết. Do đó, cũng có thể có kịch bản ông Trump không ra tranh cử, ngồi xem hai đám DC và CH múa may ra sao, rồi sẽ quyết định hậu thuẫn một ông bà CH nào đó. Trong nội bộ đảng CH, TT Trump hiển nhiên vẫn là đại vô địch, che khuất tất cả mọi chính khách khác của đảng. Không còn làm tổng thống, không ra tranh cử, nhưng vẫn còn tiếng nói mạnh hơn bất cứ ai khác trong đảng CH. https://www.foxnews.com/politics/trump-dominates-2024-gop-presidential-nomination-straw-poll-turning-point-usa-summit Nếu ông Trump bất cứ vì lý do gì, không ra tranh cử, thì tất nhiên ta cũng sẽ thấy màn chạy đua marathon giữa những ngôi sao sáng từ rất lâu mà vẫn chưa nổi như các vị Mike Pence, Ted Cruz,… , hay mới sáng mà chưa nổi như DeSantis, Youngkin, …thi nhau đấm ngực khoe tài. Tất nhiên chưa ai biết tay đua nào sẽ về nhất, tuy nhiên, trong tình trạng hiện nay, có vẻ thống đốc DeSantis của Florida có nhiều hy vọng nhất. Một câu hỏi mà nhiều người đã nêu ra: thế ông Trump có thể ra cùng liên danh với ông DeSantis không? Ông DeSantis đang nổi lên tuy còn chưa tới mức ‘siêu sao’, nhưng còn rất trẻ, ngồi làm phó cho ông Trump, học nghề và tạo tên tuổi trong 4 năm, hay cho dù ông Trump thất cử, năm 2028 ông ra tranh cử, mới có 49 tuổi, còn trẻ chán. Vấn đề là luật Mỹ không cho phép hai ông ứng cử viên chánh và phó là người cùng một tiểu bang. Muốn ngồi chung, trong hai ông, phải có một ông dọn nhà ra khỏi tiểu bang. Ông DeSantis là thống đốc, tất nhiên không đi đâu được. Chỉ còn nước ông Trump dọn ra khỏi Florida. Ông Trump sẽ không về New York lại được khi công tố New York đang rượt bắt, moi ra hay chế ra đủ thứ tội để vồ. Dĩ nhiên, với gia tài của ông, ông có thể mua dinh thự tại bất cứ tiểu bang nào để dọn đi trước ngày ghi danh ứng cử, nhưng vấn đề là Trump có chịu làm việc này không? Có vẻ quá cần ông DeSantis, là việc mà với tính khí của ông Trump, sẽ rất khó xẩy ra. Do đó, một liên danh Trump-DeSantis có 99% xác xuất sẽ không xẩy ra. Thế thì ông DeSantis có thể nhẩy ra chạy đua chống ông Trump không. Có thể, nhưng ông sẽ không dại như vậy. Tương lai ông còn rất dài, sao lại nhẩy ra chống lại cả mấy chục triệu dân MAGA sớm làm gì? Mất khối này thì mai mốt còn ai bầu cho ông? Ở đây, có một ‘khúc mắc’ trong chính trị Mỹ, hay chính xác hơn, trong thủ tục bầu cử tổng thông Mỹ ta cần phải hiểu cho rõ. Bầu tổng thống Mỹ phải qua hai chặng, cũng như các bầu cử nhân sự khác. Bước đầu tiên là phải đắc cử trong nội bộ đảng mình, qua hàng loạt bầu bán gọi là bầu sơ bộ trong nội bộ hai chính đảng. Nói ‘nội bộ’ các đảng có thể không chính xác lắm. Trên nguyên tắc là vậy, nhưng trên thực tế, tất cả tùy thuộc luật bầu cử của mỗi tiểu bang. Có nhiều tiểu bang bầu sơ bộ không phân chia theo đảng, trong đó, bất cứ cử tri đảng nào cũng đi bầu được, hay bất cứ ứng cử viên đảng nào cũng ra ứng cử được. Bước thứ nhì, bầu chung kết tháng 11 mới là bầu bán thật sự giữa hai chính đảng, tuy thông thường có thêm ít nhiều vài ứng cử viên thuộc đảng nhí khác. Nghĩa là dân Mỹ sẽ phải đi bầu hai lần, mỗi lần đứng xếp hàng có khi một hai tiếng đồng hồ, có khi cả nửa ngày hay hơn nữa. Đưa đến tình trạng phần lớn dân Mỹ bình thường chỉ chú tâm và đi bầu trong cuộc bầu cuối cùng, đầu tháng 11 thôi. Để rồi đi đến tình trạng cụ thể là thông thường, chỉ những cử tri hăng hái nhất, nghĩa là những người tương đối quá khích, cực đoan nhất mới đi bầu sơ bộ, và những người này tất nhiên sẽ bầu cho ứng cử viên tương đối cực đoan nhất. Nghĩa là những ứng cử viên tương đối cực đoan dễ thắng các ứng cử viên tương đối ôn hòa hơn trong vòng bầu sơ bộ. Thế nhưng đại đa số dân Mỹ lại có khuynh hướng tương đối ôn hòa, thành ra trong khi các ứng cử viên cực đoan nhất thường thắng sơ bộ, thì trái lại, những ứng ứng cử viên ôn hòa có nhiều hy vọng thắng hơn trong cuộc bầu cuối cùng. Tình trạng này đang khiến nhiều ông bà CH đâm ra lo ngại, khi thấy nhiều ứng cử viên tương đối cực đoan ủng hộ TT Trump đã đắc cử vòng sơ bộ, có thể sẽ thua các ứng cử viên tương đối ôn hòa hơn của đảng DC. Không phải ngẫu nhiên hay ngu xuẩn mà đảng DC đã và đang bỏ tiền ra (gần 50 triệu đô) vận động cho các ứng cử viên của ông Trump để họ thắng vòng sơ bộ trong nội bộ đảng CH, với hy vọng đại đa số dân Mỹ ôn hòa cuối cùng sẽ không bầu cho họ mà đi bầu cho ứng cử viên ôn hòa hơn của đảng DC. Dù vậy, cũng phải hiểu là mặt trái của vấn đề là các ứng cử viên cực đoan cũng là những người có khả năng kích động thiên hạ ra khỏi nhà đi bầu hơn, và có thể nhờ điểm đó mà thắng. Năm xưa ban vận động của bà Hillary cùng với sự toa rập của truyền thông loa phường đã gián tiếp và kín đáo thổi phồng ông Trump vì nghĩ ông cực đoan này sẽ là mồi dễ và ngon nhất cho bà Hillary. Họ đã thành công khi giúp ông Trump đại thắng trong nội bộ CH để rồi khi tới cuộc bầu cuối cùng, đã thảm bại khi sách lược của bà Hillary đã kích động khối America First ào ạt đi bầu cho ông Trump, đưa đến tình trạng ngựa về ngược, ông Trump vào Tòa Bạch Ốc. Tóm tắt lại, có rất nhiều triển vọng, với xác xuất cỡ 90% là trong nội bộ cả hai đảng, nấu họ ra tái tranh cử thì hai đại lão đồng chí Biden và Trump sẽ chiến thắng dễ dàng nhờ phiếu của những cử tri hăng hái nhất, tích cực nhất, để rồi có dịp tái bản màn đấu chưởng tay đôi ở vòng chung kết. Cái đau đầu cho cụ Biden là nếu hai cụ bô lão này đấu chưởng với nhau, thì theo hầu hết các thăm dò dư luận hiện nay, ông thần Trump đều hạ cụ Biden hết. Theo bản tin của Breitbart, trong 10 thăm dò dư luận về việc ông Trump tranh cử chống cụ Biden thì đã có tới 7 thăm dò cho thấy Trump sẽ hạ Biden, cho dù trong thời gian qua nhiều tin tương đối bất lợi cho Trump đã bị phe DC khai thác, vắt không còn một giọt nước, như tin thu hồi án lệ Roe, tin có luật kiểm soát súng đạn, và nhất là những tin mà truyền thông gọi là ‘khám phá động trời’ của Ủy Ban 6/1. Theo trang mạng tổng hợp Real Clear Politics, ông Trump được hậu thuẫn của 44,5% dân Mỹ so với 42,5% của cụ Biden. Đây là những tỷ lệ trước khi xẩy ra vụ đột kích Mar-a-Lago. Vụ Mar-a-Lago có ảnh hưởng như thế nào thì chưa ai biết khi chưa có thăm dò nào về vụ đó. Nhìn xa hơn một chút, những tỷ lệ hậu thuẫn mạnh của Trump chỉ có thể được giải thích như phản ảnh việc dân Mỹ đã chẳng còn tin vào những xuyên tạc quá lố bịch của đảng DC và cả truyền thông cấp tiến luôn, cũng như đang chết khiếp trước những thảm họa cụ Biden đã tặng cho dân Mỹ. https://www.breitbart.com/politics/2022/07/22/nolte-despite-january-6-kangaroo-court-donald-trump-beats-joe-biden-in-7-of-10-rematch-polls/ Nhìn vào bức tranh tổng thể đó thì sẽ hiểu ngay tại sao chính quyền Biden và đồng minh loa phường truyền thông Mỹ đã bất thình lình lại chú tâm quá mức vào ông Trump như trong thời gian qua: đó chỉ vì ông này đã trở thành mối đe dọa lớn nhất có cái ghế cụ Biden đang ngồi. Và cái sách lược họ cho là hữu hiệu nhất tất nhiên là tìm cách đổ lên đầu Trump đủ thứ tội, càng nhiều càng tốt, bất cần luật lệ, thủ tục pháp lý, công luận lên án. Chính quyền Biden, với sự phụ họa của truyền thông loa phường Mỹ, đã cố truy lùng cho ra tội nào đó của ông Trump, với hy vọng việc mò ra tội sẽ chặn không cho ông Trump ra tranh cử, phương thức hữu hiệu nhất để cụ Biden giữ cái ghế cụ đang ngồi. Đó là giải pháp lý tưởng. Sau khi màn xiếc rẻ tiền Ủy Ban 6/1 hạ màn, truyền thông phe ta tràn ngập bài nhận định, phân tích xem chừng nào thì ông thần Trump sẽ xộ khám, và ngồi bóc lịch bao nhiêu lâu. Chưa có báo hay đài nào dám khẳng định rõ ràng, chỉ dám viết úp mở đoán mò trong hy vọng thôi. Nếu chẳng may không tìm ra được tội cụ thể nào, hay tìm ra tội nhưng chưa đủ để cản ông Trump ra tranh cử, thì việc truy lùng ít ra cũng có hậu quả là khiến ông Trump mang tiếng là ứng cử viên bị truy tố nhiều tội nhất, ma đầu nhất, gian ác nhất, … ít ra cũng khiến nhiều cử tri e dè khi vào phòng phiếu. Phe cuồng chống Trump nêu lên vấn đề chưa có tổng thống nào bị dính dáng tới nhiều vụ điều tra, truy tố như Trump, nghĩa là chưa có tổng thống nào bê bối tệ hại như Trump. Không sai là chưa có tổng thống nào gặp nhiều rắc rối như Trump. Nhưng câu hỏi đặt ra là những rắc rối đó có phản ảnh cái ‘bê bối’ thật của Trump không? Hay chỉ phản ảnh thái độ cuồng chống Trump chết bỏ của phe cấp tiến, từ đảng DC tới truyền thông thiên tả, sẵn sàng phịa đủ mọi tội để vồ cho bằng được Trump? Muốn biết câu trả lời, chỉ cần nhìn vào thực tế của những điều tra, truy tố thì biết. Hai lần đàn hặc cuội, cả mấy chục điều tra không biết của bao nhiêu ủy ban hạ viện và thượng viện, cả mấy chục vụ thưa kiện, rượt đuổi của các công tố các tiểu bang cấp tiến New York, New Jersey, Cali,… Tất cả đi đến đâu? Ông Trump đã lãnh án vì bao nhiêu tội? Một câu hỏi cho các tay cuồng chống Trump: khi VC đấu tố trí phú địa hào, chụp cả vạn tội lên đầu họ, rồi kết án họ, bỏ tù hay giết họ, qua những phiên tòa cuội thì ai thật sự là người có tội: đám trí phú địa hào hay đám cán bộ cải cách ruộng đất ngồi xổm trên luật pháp? Phải thẳng thắn nhận định, cuộc chiến đánh cá nhân Trump đang diễn ra, kèm theo một lô biện pháp tự cứu như ra luật thay đổi khí hậu, xóa bớt nợ sinh viên, mang Biden đi giấu trong nhà kho, đột kíc tư dinh để tìm thấy cả lô tài liệu mật, và mới đây nhất, tố cáo Trump là phát-xít, tất cả hình như đã có thành quả đáng kể, ít nhất là cho tới nay, đã cắt giảm bớt những chống đối trong khi gia tăng hậu thuẫn cho cụ Biden không ít. Vì chuyện sinh tử của chính cụ, cũng như vì sự sống chết của cả đảng DC, cụ Biden đã bị bắt buộc phải tố xả láng, hung hăng đánh Trump tàn bạo nhất. Chưa ai biết sách lược này trong lâu dài, sẽ có hậu quả tốt hay không cho Biden và đảng DC. Trước khi chấm dứt bài này, kẻ này phải lưu ý quý độc giả: mọi bàn luận, suy đoán về bầu bán vẫn còn tùy thuộc phần lớn vào một ‘bí số’ đặc biệt mà chẳng ai tính toán kỹ được: đó là cách các tiểu bang DC then chốt như Pennsylvania, Wisconsin, Michigan múa phép với các phiếu bầu bằng thư để có được kết quả 'như ý muốn'!
  2. vi sao le loi Senior Member Join Date Oct 2015 Posts 945 Trại Tù cải tạo Z30 A Gia ray, Xuân Lộc, Đồng Nai . Người bạn tù của ba tui có nuôi một con Két biết nói tiếng Việt rất dễ thương, là báu vật trấn bảo nơi đây . Một lần lên hội trường tập trung bồi dưỡng khóa chính trị cách mạng, quản giáo lên bục giảng một hồi gay cấn một anh bạn tù khác đứng dậy phát biểu nếu không có dụng cụ cuốc xẽng thì làm sao đào đất hả cán bộ ? Tên quản giáo quát bảo thì các anh phải khắc phục lấy sức người sỏi đá cũng thành cơm hiểu chưa ? Bỗng con Két bỗng lên tiếng " Khắc phục con cặc, con cặc, con cặc .
  3. Tựa bài viết này chính là chủ đề mà phe cấp tiến, nghĩa là đảng DC, truyền thông loa phường Mỹ, và đám vẹt tị nạn, đã hô hoán đến khan cổ luôn từ mấy tuần qua, để bào chữa cho hành vi thô bạo của bộ Tư Pháp và FBI của chính quyền Biden trong vụ đột kích khám xét tư dinh cựu TT Trump. Phe ta giải thích vì ông Trump vi phạm luật thô bạo nên FBI có quyền hành xử thô bạo, như một con vẹt đã bào chữa “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, nghĩa là đối thủ phạm pháp bá đạo, ta phải bá đạo phạm pháp mạnh hơn nữa. Gọi là pháp trị của kẻ nắm quyền. Câu hô hào đó được dịch từ tiếng Mỹ là “no one is above the law”. Câu này phản ảnh đúng ‘một chăm phần chăm’ (mượn của Hùng Cường!) thể chế của Mỹ, là một nước pháp trị, trong đó tất cả mọi việc đều có luật lệ quy củ, mà từ trên xuống dưới, từ tổng thống xuống tới anh taxi Uber hay anh quét dọn chợ Tầu. Có đúng vậy không? Quả đúng như vậy, nhưng chỉ là… phần nào thôi! Mỹ có trên dưới 400 năm lịch sử kể từ khi dân Âu Châu ào ạt đổ bộ lên bờ biển đông bắc Mỹ, và trong khoảng hơn 100 năm đầu, có lẽ xứ Mỹ phải gọi là xứ không phải pháp trị mà là pháo trị hay súng trị, khi các tay cao bồi bắn nhanh nhất thống trị cả nước trong thời Tây tiến khai quốc. Nhưng rồi sau đó, dần dần đủ thứ luật lệ được sáng chế ra để ổn định nạn vô luật pháp, bắn giết loạn đả quá nhiều. Để rồi lạ lùng thay, cái xứ pháo trị dần dần biến thành xứ pháp trị mà lại là pháp trị mạnh nhất, mạnh hơn xa tất cả các xứ gọi là ‘văn minh’ Âu Châu đã có pháp trị cả ngàn năm trước khi nước Mỹ ra đời. Nhưng đó là nước Mỹ của vài thế hệ trước, của vài chục năm trước. Lúc sau này, nước Mỹ đã biến thái rất mạnh. Xứ Mỹ không còn là pháo trị, cũng chẳng phải là pháp trị, mà đã thành… đảng trị. ‘No one is above the law’ đã trở thành một thứ ranh ngôn dành cho các nhà khảo cổ học vào thư viện nghiên cứu chuyện cổ tích hoang đường. Một tờ báo Mỹ đã có nhận định mà kẻ này nghĩ thật là tuyệt hảo, mô tả không thể nào chính xác hơn chế độ pháp trị của Mỹ hiện nay. “In America, no one is above the law except those who are”. Đại khái, trong xứ Mỹ, không ai được ngồi trên luật pháp cả, ngoại trừ những người đã ngồi rồi. Vâng, trên căn bản thì không ai có thể ngồi trên luật pháp hết. Phạm pháp là đi tù, bất kể lính hay quan, vua hay dân, giàu hay nghèo, trắng hay đen,… Thế nhưng trong hơn một năm rưỡi qua, cũng như trong mấy năm trước khi ông Trump làm tổng thống, tức là thời Obama, ta đã chứng kiến rất nhiều chuyện quái dị, nếu không muốn nói là chuyện ‘những người ngồi chồm hỗm trên đầu luật pháp’ thì cũng phải nói đó là chuyện ‘những người được hưởng quy chế luật khác, chẳng giống luật áp dụng cho thiên hạ’, mà là được hưởng quy chế của … luật ‘lạ’ (nói theo ngôn ngữ VC). Bài này sẽ xin trình bày lại những chuyện tiêu biểu nhất. Trên căn bản, đều là những chuyện cũ, chẳng có gì mới lạ, nhưng xin tóm gọn trong một bài để nhắc nhở lại cho mấy con vẹt mau quên, ra rả ngồi nhai lại những tố giác của truyền thông loa phường Mỹ. 1. Bà Hillary Clinton và emails Theo tin mới nhất, bộ Tư Pháp đang nghiên cứu việc truy tố ông Trump về ba tội danh mới toanh, trên căn bản, trong phạm vi ‘Luật Gián Điệp’ -Espionage Act, như ghi nhận bằng tiếng Mỹ dưới đây: Tóm gọn lại, tội thứ nhất là ‘không ai được phổ biến, chuyển giao, hay nhận tài liệu liên quan đến quốc phòng’, vi phạm có thể bị phạt 10 năm tù; tội thứ nhì ‘không ai được di chuyển, lấy đi các tài liệu khỏi các công sở chính thức’, vi phạm có thể bị phạt 5 năm tù; và tội thứ ba ‘không ai được phá hủy những tài liệu nhằm mục đích cản trở công lý’, vi phạm có thể bị phạt 20 năm tù (Những năm tù ghi ở đây là theo tin của NBC). Hiện giờ, bộ Tư Pháp chỉ đang ‘điều tra’ thôi, chứ ông Trump chưa bị chính thức truy tố gì hết. Nếu bị truy tố đủ ba tội, ông Trump có thể bị tù tới… 35 năm, cho tới ngày ông trên 100 tuổi nếu còn sống. Hay nếu nước Mỹ chưa bị ... nội chiến tàn phá sạch. Khiếp thật! Thế nhưng đã có người công khai, lộ liễu giữa ban ngày ban mặt vi phạm đầy đủ ba tội trên, FBI xác nhận có vi phạm, nhưng lại không bị truy tố gì hết, không đi tù một ngày nào. Nếu đọc kỹ và hiểu rõ ba điều luật trên, nhất là 2 hành vi ‘removal’ và ‘destruction’, thì càng suy nghĩ càng thấy bà Hillary đã phạm đủ cả ba tội, khi bà cho thiết lập nguyên một dàn hệ thống email trong phòng ngủ tại tư dinh của bà, không phải công sở, để trao đổi và lưu giữ tài liệu an ninh quốc phòng và ngoại giao của Mỹ, rồi sau đó khi bị điều tra, tự ý xóa bỏ hơn 33.000 emails mà chẳng ai biết có bao nhiêu tin bí mật an ninh quốc gia trong đó. Một mặt bà Hillary ra thông tư cho tất cả nhân viên bộ Ngoại Giao dưới quyền bà bắt buộc phải sử dụng hệ thống emails chính thức của bộ, cấm không được ‘làm việc’ qua hệ thống emails thương mại như gmail, yahoo,… để bảo đảm tính cách mật của các hoạt động ngoại giao. Mặt khác bà cho thiết lập nguyên một giàn máy email cá nhân cho riêng một mình bà trong phòng ngủ tại tư dinh của bà, để bà sử dụng, gửi, chuyển, nhận, lưu trữ và xóa tất cả emails, tài liệu, công văn, báo cáo, trao đổi liên lạc,… của bà với nhân viên ngoại giao khắp thế giới, luôn cả với TT Obama và nội các, bộ Quốc Phòng, bộ An Ninh Lãnh Thổ,… luôn cả thượng viện, hạ viện, cũng như liên lạc với các quốc trưởng, thủ tướng,… Không biết bao nhiêu là loại TỐI MẶT?! Ngay cả trong 33.000 emails bà tự ý xóa, ai biết được có mấy trăm hay mấy ngàn hay mấy vạn tin tối mật? Đừng nên quên tất cả những tài liệu trên, trên căn bản thuộc sở hữu quốc gia, của Nhà Nước chứ không phải của cá nhân bà Hillary. Khi đó, FBI dưới quyền ông James Comey điều tra hai lần, kết luận bà Hillary vi phạm rất nhiều luật nhưng lại kèm theo câu thòng: FBI không phải là cơ quan truy tố mà chỉ là cơ quan điều tra, truy tố hay không là quyết định của bộ Tư Pháp. Tức là FBI bán cái qua cho bộ Tư Pháp lấy quyết định truy tố hay không. Và quả nhiên, bộ Tư Pháp dưới quyền bộ trưởng Eric Holder do Obama bổ nhiệm nói ‘thankiu’ rồi xếp hồ sơ. Hết chuyện. Chẳng ai bị truy tố gì hết. Chiệng nhỏ khỏi truy tố chi cho mệt! Tại sao bà Hillary có quyền bắt tất cả phải bảo mật trong khi bà tự cho quyền đặc miễn? Tại sao FBI xác nhận bà phạm luật mà bộ Tư Pháp không truy tố. Tại sao bà có nguyên giàn máy trong nhà mà FBI không đột kích, khiêng máy về trụ sở để xem trong đó có gì? Tại sao bà giữ´ hồ s an ninh quốc gia trong nhà, rồi xó thoải mạ₫ái không sao, trong khi FBI lại có quyền đột kích lục soát tìm loại tài liệu này tại tư dinh ông Trump? Tại sao bà Hillary không bị truy tố gì? Ai đã ngồi xổm trên đầu luật pháp? Chuyện xẩy ra dưới thời Obama. 2. PTT Joe Biden đổi chác với Ukraine Năm 2014, cậu quý tử Hunter Biden, con PTT Mỹ Joe Biden, được bổ nhiệm vào Hội Đồng Quản Trị -HĐQT- công ty dầu khí lớn nhất Ukraine, công ty Burisma. Cậu Hunter mới chỉ biết Ukraine ở đâu khi tìm Ukraine trên bản đồ thế giới sau khi được bổ nhiệm. Và cậu cũng chỉ hiểu lờ mờ là dầu cần thiết để đốt cây đèn thuốc ma túy của cậu. Kinh nghiệm đó cũng đủ để vào HĐQT công ty dầu khí lớn nhất Ukraine được trả lương đâu 80.000 đô một tháng trong hơn 4 năm. Cái tin lạ là chính cậu thành thật khai báo là cậu nghĩ cậu sẽ không bao giờ có được cái job quá béo bở này nếu tên của cậu không phải là Biden và nếu bố của cậu không phải là đương kim phó tổng thống đại cường Mỹ. Cậu được mời vào ghế đó trong khi Burisma nổi tiếng là công ty tham nhũng nhất nước, đang bị công tố Ukraine điều tra. Sau đó, PTT Biden, bố cậu, bay qua Ukraine, ra lệnh cho tổng thống Ukraine phải sa thải, đuổi công tố đang điều tra Burisma ngay, nếu không Mỹ sẽ không chuẩn chi một tỷ đô viện trợ cho Ukraine. Vì cần tiền, Ukraine đồng ý, sa thải công tố, ông công tố mới lên nhậm chức, ra lệnh ngưng điều tra Burisma ngay lập tức. Cụ Biden họp báo tại phi trường Ukraine trước khi lên đường về nước, công khai đấm ngực khoe đã đuổi được công tố. Khoe khoang của PTT Biden Còn đổi chác chính trị nào công khai, lộ liễu, thô bạo, coi thường thiên hạ hơn? Mà cụ Biden cũng chẳng thèm dấu diếm hay cải chính, trái lại còn đấm ngực khoe rầm rầm. Năm 2019, TT Trump nói chuyện điện thoại với TT Ukraine. Không ai nghe được. Dù vậy, có tin xì ra là TT Trump yêu cầu Ukraine mở lại cuộc điều tra về Burisma đổi lại viện trợ quân sự vài chục triệu cho Ukraine đánh quân nổi loạn thân Nga trong hai tỉnh phiá đông Ukraine. Khác với cụ Biden công khai họp báo khoe đã ép Ukraine sa thải công tố, câu chuyện đổi chác Trump-Ukraine chẳng có một bằng chứng nào. Dù vậy Trump vẫn bị phe đa số DC biểu quyết đàn hặc, mà tuyệt đối không cần điều tra, bằng chứng, nhân chứng, luật sư, đối chất,... Trong khi cụ Biden ngồi rung đùi cười. Tại sao PTT Biden, dĩ nhiên với sự chấp nhận của TT Obama, công khai đổi chác lộ liễu nhất mà không bị truy tố, không bị đàn hặc gì hết? Ai đã ngồi xổm trên đầu luật pháp? Chuyện xẩy ra dưới thời Obama. 3. TNS Joe Biden và các thùng tài liệu Sau khi cụ Biden hết làm thượng nghị sĩ, vào Tòa Bạch Ốc làm phó cho Obama, cụ thu thập tất cả tài liệu hơn ba chục năm làm thượng nghị sĩ, đóng vào đâu gần 2.000 (!) thùng, không biết tổng cộng bao nhiêu triệu trang tài liệu, mang phần lớn tặng cho một đại học Delaware là trường cũ của cụ, giữ lại cho riêng cụ một số. Trong thời gian làm thượng nghị sĩ, cụ đã từng làm thành viên, rồi chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, được coi, lưu giữ rất nhiều tài liệu tối mật liên quan đến ngoại giao, an ninh quốc gia, quan hệ với Nga, TC, Iran, Bắc Hàn, chiến tranh VN,… Thế đấy, nhưng khi cụ đóng các thùng tài liệu tặng đại học hay mang về nhà riêng, tuyệt đối đã không có ai ở bộ Tư Pháp hay FBI hay Sở Văn Khố thắc mắc, điều tra, kiểm soát, subpoena, hay đột kích khám nhà xem có tài liệu mật nào không. Cũng cần phải ghi nhận là khác với TT Trump, trong tư cách thượng nghị sĩ, Biden tuyệt đối không có quyền giải mật bất cứ MỘT tài liệu mật nào. Ai đã ngồi xổm trên đầu luật pháp? Chuyện xẩy ra dưới thời Obama. 4. Quý tử Hunter Vẫn chuyện quý tử Hunter Biden. Cậu có laptop và có thú vui chuyển hình và phim cậu đang ‘vui vẻ’ với cái mà ban AVT của ta năm xưa gọi là ‘tiên nâu trên bàn đèn’, cũng như với tiên thật, tóc vàng mắt xanh. Và cậu cũng thích trao đổi emails tứ tung qua cái laptop đó, bàn chuyện làm ăn, chuyện trao đổi ‘tiên huyền’ với cả chục, cả trăm người. Chẳng may laptop cậu bị tai nạn gì đó, có tin là cậu nằm trong bồn tắm, vừa ngâm mình vừa coi phim XXX qua laptop, chẳng may để rớt cái laptop xuống bồn nước. Mang laptop đi sửa, được báo cho biết là vô phương, nên bỏ cái laptop tại tiệm sửa luôn, không thèm đi lấy về. Cậu lờ mờ không biết tất cả dữ kiện vẫn còn nguyên vẹn trong ‘hộp cứng’ -hard drive- của laptop. Anh thợ sửa lấy cái hộp cứng nộp cho FBI. Sau đó, không rõ bằng cách nào, nhiều hình ảnh và tin tức từ laptop bị lọt ra ngoài. Cho thấy hai chuyện. Thứ nhất cậu quý tử cực kỳ bê bối, ma tuý, gái gọi, lung tung loạn xà bần, rồi chụp hình, quay phim trần truồng tự xướng, cả nước được chiêm ngưỡng. Dù sao thì cũng là chuyện cá nhân, không đáng và không nên nói. Quan trọng hơn xa là trong laptop, không biết có bao nhiêu ngàn vạn emails cậu ấm trao đổi với các ‘đối tác’ làm ăn khắp thế giới, đặc biệt là đối tác TC, cho thấy cậu đã nhận bạc triệu qua các công ty hợp doanh với các đại tài phiệt đỏ và cả các đại quan TC, cũng nhận luôn cả tiền đấm mõm, có chia phần (10%) cho một người giấu tên, được gọi là ‘đại ca’ –“Big Guy”-, mà ai cũng hiểu là cụ phó tông tông Biden, cả ông em ruột cụ Biden là Jim Biden cũng được chia phần luôn. Cả vạn nghi vấn, cả vạn vấn đề liên quan đến giao dịch giữa TC và nhà Biden. Liên quan luôn đến an ninh quốc gia khi một công ty hợp doanh của cậu ấm là một nhà thầu của Hồng Quân TC -Red Army contractor. Thế đấy, nhưng FBI chẳng nhấc một ngón tay điều tra bất cứ gì, cho toàn bộ câu chuyện laptop chìm vào lãng quên. Tuyệt đối không có chuyện đột kích nhà cụ Biden, ông em Jim Biden, hay cậu ấm Hunter Biden để xem có tài liệu an ninh quốc gia nào bị lộ hay không. FBI có chui vào laptop điều nghiên để xem có tài liệu an ninh quốc gia gì trong đó không, cũng chẳng ai biết. Tin mới nhất: xếp của facebook, anh Zuckerberg cho biết khi tin laptop của cậu Hunter bị lộ ra, khi đó đúng lúc đang có tranh cử giữa TT Trump và Biden, FBI yêu cầu facebook không cho phổ biến các ‘góp ý’ của thiên hạ về vấn đề laptop này gọi là tránh loan tin ‘thất thiệt của Nga tung ra để phá bầu cử’. Cho đến nay, cậu ấm Hunter vẫn ung dung tự tại, mới đây đã cùng vợ con leo lên Air Force One, cùng cụ Biden đi nghỉ hè cả gia đình. Ai đã ngồi xổm trên đầu luật pháp? Chuyện xẩy ra dưới thời Biden. 5. Đám Bờ Lờ Mờ BLM Mùa hè 2020, một tên du thủ du thực đen George Floyd vào một tiệm chạp phô mua thuốc lá lẻ, trả tiền bằng tiền giả, bị chủ tiệm gọi điện thoại cảnh sát. Tên này ra khỏi tiệm, lên xe, nhưng say thuốc lắc quá, không lái xe nổi, gục trên tay lái xe. Gần nửa tiếng sau, cảnh sát tới bắt, hắn chống cự muốn tẩu thoát, bị cảnh sát đè xuống đất, lấy đầu gối chặn cổ, hắn chết. Chẳng ai rõ rõ chết vì bị chặn cổ nghẹt thở, hay chết vì thuốc lắc quá liều. Không cần biết, dân da đen, theo thông lệ, vồ lấy cơ hội, ào xuống đường cướp bóc, đốt phá, hôi của các cửa tiệm, gọi là để phản đối việc cảnh sát đàn áp da đen. Bị đàn áp, ta trả thủ bằng cách đi đốt nhà, phá xe, hôi của, đó là mô thức hành động cổ điển của dân da đen, mà cụ VVL nhà ta kêu gọi cần ‘thông cảm’. Mà không phải hôi của ăn cướp và đốt nhà đám da trắng để ‘trả thù dân tộc’ đâu, mà là ăn cắp ăn cướp hàng hóa và đốt phá trong khu phe ta, nghĩa là các nạn nhân cũng đều là dân da đen luôn. Cảnh sát tất nhiên bố ráp, bắt cả ngàn người, truy tố về các tội cướp bóc, phá hoại,… Đó là dưới thời TT Trump. Cuối năm đó, Biden đắc cử, qua đầu năm sau, tuyên thệ nhậm chức. Chưa một tên ăn cướp nào bị truy tố hết vì khi đó trong giai đoạn chuyển tiếp, có tổng thống mới có thiện cảm lớn với dân da đen nên cảnh sát chưa truy tố ai hết, chờ xem tân tổng thống tính gì. Y chang đúng như dự đoán, tân tổng thống ra lệnh trả tự do lại cho hết cả đám, không một tên nào bị truy tố về bất cứ tội nào, mấy ngàn tay trộm cướp được ung dung về nhà. Chỉ có mấy tay cảnh sát lỡ mạnh tay giết tên du thủ du thực đen bị làm dê tế thần, ra tòa lãnh án tù mãn kiếp hết. Việc trộm cướp được tha bổng hết đã đưa ra một thông điệp mà những người mù cũng đọc được: trộm cướp, nhất là da đen, sẽ không bị trừng phạt. Đưa đến cảnh các băng đảng lộng hành công khai cướp bóc các cửa tiệm và các thương xá lớn, ngay giữa trung tâm các thành phố lớn như San Francisco, Los Angeles, New York,… liên tục từ đó tới nay. Ai đã ngồi xổm trên đầu luật pháp? Chuyện xẩy ra dưới thời Biden. 6. Đám di dân lậu Từ cả mấy chục năm nay, đám dân khốn khổ trung Mỹ và nam Mỹ đã tìm đủ cách tràn qua biên giới Mễ, chạy qua Mỹ sống bất hợp pháp. Nói cách khác, họ công khai vi phạm tất cả các luật về di dân của Mỹ. Hầu hết các chính quyền Mỹ dưới bất kể tổng thống CH hay DC đều tìm mọi cách chặn chúng và trục xuất ra khỏi Mỹ. Qua thời Obama, chính quyền bắt đầu thay đổi chính sách, bớt ngăn chặn quá gắt gao, có bắt được di dân lậu, cũng bớt trục xuất. Thậm chí, TT Obama còn ra lệnh cấm không được trục xuất đám vị thành niên bị bố mẹ đẩy qua Mỹ bất hợp pháp, làm một thứ mỏ neo, chờ khi chúng được nhập tịch Mỹ thì sẽ bảo trợ cả gia đình, cả họ qua Mỹ theo. TT Trump lên nắm quyền, thay đổi chính sách, chủ trương cứng rắn hơn, mạnh tay chặn tại biên giới, cũng như mạnh tay trục xuất những tên đã qua biên giới rồi bị bắt. Biden lên nắm quyền, trở lại chính sách của Obama, nhưng mạnh tay hơn nhiều, gửi thông điệp sao đó khiến cho hàng triệu dân trung Mỹ và nam Mỹ, kể cả dân Á Châu, Phi châu,… hiểu là cụ Biden mở toang cửa biên giới đón nhận tất cả di dân, không giới hạn. Trên nguyên tắc vì lý do nhân đạo, nhưng trên thực tế chẳng ai không biết đó là vì đảng DC cần cử tri, sau khi dân da trắng ào ạt bỏ đảng DC chạy qua đảng CH. Hơn một triệu di dân lậu tràn qua biên giới Mễ-Mỹ trong năm 2021, qua năm sau 2022, tăng gấp đôi lên hai triệu người. Quý cụ có biết tại sao Biden chống di dân Việt kịch liệt trong khi lại cố mở toang biên giới giới cho di dân Trung Mỹ không? Tại vì ai cũng biết di dân Việt tuyệt đại đa số chống cộng, sẽ không bỏ phiếu cho đảng DC, ngoại trừ những tay sợ mất trợ cấp, trong khi di dân trung Mỹ là tị nạn kinh tế, đi kiếm trợ cấp, bảo đảm sẽ bỏ phiếu cho đảng DC. Di dân lậu bị chặn tại biên giới cho có, bắt kê khai lý lịch, rồi sau đó mau mắn được Biden thả tự do đi khắp nước Mỹ đoàn tụ với thân nhân, họ hàng, bạn bè, với lời cam kết sẽ ra trình diện tòa di trú khi nào bị gọi ra để tòa phán quyết cho ở lại Mỹ hay không. Dĩ nhiên một thiểu số nhỏ có đầy đủ điều kiện được ở lại sẽ ra trình diện, được chính thức cho ở lại. Còn đại đa số không đủ điều kiện để được chính thức cho ở lại, sẽ biến mất, nhập vào khối cả chục triệu di dân ở lậu. Để rồi sau vài năm, sẽ được ân xá, ở lại hết. Luật di trú, đối với họ, hầu như không có, không ai cần biết, không ai cần tuân thủ. Ai đã ngồi xổm trên đầu luật pháp? Chuyện xẩy ra dưới thời Biden. 7. Ông Holder khinh thường quốc hội Thời Obama, trong một nỗ lực ruồng bắt các băng đảng ma tuý, bộ Tư Pháp và FBI ra một ‘tối kiến’ ghê gớm. Tung ra chiến dịch gọi là ‘Fast and Fury’, bán súng cho các băng đảng, với những súng có đánh dấu, ghi mật số, để giúp FBI theo dõi xem súng các băng đảng mua lậu di chuyển đi đâu và bằng cách nào. Hàng ngàn cây súng được cho phép bán ‘lậu’ cho các băng đảng. Để rồi bất ngờ FBI khám phá ra các súng này biến đâu mất hết, FBI mất hết dấu vết, chẳng theo dõi được gì, chỉ tịch thu lại được vài chục khẩu được băng đảng dùng để bắn nhau, bỏ lại ‘chiến trường’. Có một cây súng tịch thu lại được sau khi đã được băng đảng dùng để bắn chết một cảnh sát. Báo chí địa phương bị sốc nặng, làm rùm beng, quốc hội nhẩy nhổm, đòi điều tra đủ thứ. Bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder bị hạ viện gọi ra điều trần, ông không thèm ra. Hạ Viện truy tố Holder tội khinh thường quốc hội, chuyển hồ sơ qua … bộ Tư Pháp để bắt ông Holder ra tòa, gửi cho ông thứ trưởng đi bắt ông bộ trưởng. Dĩ nhiên chuyện không xẩy ra, bộ trưởng Holder chẳng bị truy tố, bắt bớ hay làm khó dễ gì hết. Bộ Tư Pháp không truy tố cũng chẳng thèm giải thích cho hạ viện tại sao không truy tố. Hết chuyện. Hạ viện cũng chẳng hỏi lại tại sao bộ Tư Pháp không truy tố ông Holder. Mới đây, một cựu cố vấn của TT Trump cũng bị rơi vào trường hợp tương tự: hạ viện gọi ra điều trần, ông Peter Navarro từ chối. Hạ viện chuyển hồ sơ qua bộ Tư Pháp yêu cầu truy tố. Ông Navarro ra phi trường Reagan ở thủ đô Washington DC, lấy máy bay đi tham dự một hội nghị, bị FBI bắt tại phi trường. Trước mặt cả trăm người, ông Navarro bị FBI túm cổ áo, còng tay, còng chân dắt đi như bắt một tên cướp ma tuý thứ dữ. Ai đã ngồi xổm trên đầu luật pháp? Chuyện ông Holder xẩy ra thời Obama, chuyện ông Navarro xẩy ra dưới thời Biden. 8. Ông Swalwell và cô đào nhí Dân biểu đảng DC, Eric Swalwell của Cali, là chủ tịch Ủy Ban Tình Báo và thành viên Ủy Ban An Ninh Lãnh Thổ của hạ viện, cũng là một ứng cử viên tổng thống của đảng DC năm 2020 nhưng lọt đài sớm. Nghĩa là ông Swalwell là một chính khách cao cấp của đảng DC. Tháng Chạp 2020, có tin bị lộ là ông này có vợ và hai con, nhưng trước đây lại ‘đi ăn phở’ với một cô đào nhí người Tầu. Cô này là sinh viên du học từ Tầu qua, tên là Fang Fang. Quan hệ này đã kéo dài 3-4 năm, bất đầu từ 2012 tới 2015 khi cô sinh viên này trốn về Tầu. Tin tức mù mờ không rõ, nhưng có tin là FBI nghi ngờ và cảnh báo ông Swalwell, ông này ngây thơ đi hỏi cô đào, cô này không nói không rằng, vài ngày sau nhẩy lên máy bay về Tầu ngay. Sau đó khám phá ra cô sinh viên này thật ra là gián điệp ‘mỹ nhân kế’ của Hồng Quân Trung Cộng -Red Army Intelligence- cài vào Mỹ. Làm đào nhí của ông dân biểu chủ tịch Ủy Ban Tình Báo và Ủy Ban An Ninh Lãnh Thổ của hạ viện. Chuyện này nghe cũng có vẻ bình thường, đọc truyện hay coi phim thấy đầy dẫy. Cái quái lạ là: - Hạ viện sau đó họp biểu quyết về đề nghị của phe CH đòi trục xuất ông Swalwell ra khỏi các ủy ban Tình Báo và An Ninh Lãnh Thổ. Chuyện quá hiển nhiên. Thế nhưng hạ viện biểu quyết tuyệt đối theo làn ranh đảng: tất cả dân biểu CH đồng ý trục xuất, tất cả các dân biểu DC biểu quyết không trục xuất, vì lý do không có bằng chứng ông Swalwell đã để lộ hay trao cho cô gián điệp tài liệu nào. Dĩ nhiên! Gián điệp đã cao bay xa chạy, dân biểu thì chối. - Quái lạ hơn nữa, FBI khi đó đã dưới quyền ông Garland do Biden bổ nhiệm, tuyệt đối không nhúc nhích, không truy tố, không mở điều tra gì hết, không cần tìm biết xem ông Swalwell đã vô tình hay cố ý cung cấp cho cô nhân tình gián điệp Hồng Quân này tin tức hay tài liệu tối mật nào không, không có search warrant đột kích đi khám xét nhà ông Swalwell gì hết. Ông Swalwell cho đến giờ này vẫn ung dung làm dân biểu trong các ủy ban quan trọng nhất liên quan đến an ninh quốc gia. Ai đã ngồi xổm trên đầu luật pháp? Chuyện xẩy ra dưới thời Biden. 9. Bà Feinstein và ông tài xế riêng Bà Diane Feinstein là thượng nghị sĩ già nhất thượng viện Mỹ, năm nay sơ sơ có 89 tuổi. Bà đã là thượng nghị sĩ đại diện cho Cali từ 1992, tới nay là 30 năm. Trong 8 năm, từ 2009 tới 2017, bà Feinstein là thành viên và chủ tịch Ủy Ban Tình Báo thượng viện Mỹ. Năm 2018, có tin xì ra là tài xế riêng của bà trong 20 năm là một gián điệp của bộ Công An -Ministry of State Security- Trung Cộng cài vào. Trong tư thế tài xế, tay gián điệp này có thể thông báo cho TC biết bà Feinstein đã đi đâu, lúc nào, gặp ai, thậm chí nghe được hết tất cả mọi cuộc nói chuyện của bà trên xe với khách ngồi cùng xe với bà, hay khi bà nói chuyện điện thoại. Khi được cơ quan phản gián Mỹ thông báo, bà Feinstein sa thải anh tài xế gián điệp đó. Hết chuyện. Chẳng ai biết chuyện gì xẩy ra cho tay tài xế gián điệp. Bà Feinstein chẳng bị FBI hỏi thăm chuyện gì hết. Không điều tra xem có thể có tin tối mật liên quan đến an ninh quốc gia nào bị lộ hay không, không có trát tòa đột kích khám xét nhà bà Feinstein. Mọi chuyện như không có gì xẩy ra. Bà Feinstein giờ này vẫn là thượng nghị sĩ. Dân biểu chủ tịch Ủy Ban Tình Báo hạ viện có đào nhí là gián điệp TC. Bà chủ tịch Ủy Ban Tình Báo thượng viện có tài xế là gián điệp TC. Cả hai chẳng FBI bị điều tra, chẳng bị FBI đột kích hay có bất cứ hành động gì. Ai đã ngồi xổm trên đầu luật pháp? Chuyện xẩy ra dưới thời Trump. 10. Trường hợp Berger và Petraeus Trái: Berger; phải: Petraeus Cách đây không lâu, dưới thời Clinton và Obama, đã xẩy ra hai trường hợp lấy cắp tài liệu tối mật an ninh quốc gia rồi tiêu hủy. Tuần rồi, Diễn Đàn Trái Chiều đã viết qua, bây giờ xin đăng lại để quý độc giả nhận định về FBI và bộ Tư Pháp.  Cựu cố vấn an ninh của TT Clinton, ông Sandy Berger bị truy tố về tội ăn cắp tài liệu an ninh quốc gia, mang về nhà rồi lấy kéo cắt vụn vứt đi. Ông bị truy tố về tội ăn cắp tài liệu an ninh quốc gia rồi phá hủy tài liệu tang chứng. Theo luật, ông Berger có thể bị tù tối đa 35 năm. Thực tế, ông Burger chỉ bị phạt 10.000 đô và cấm không được quyền ‘security clearance’ trong ba năm. ‘Security clearance’ là quyền được biết, tham khảo tài liệu mật liên quan đến an ninh quốc gia. Chuyện xẩy ra dưới thời Clinton. https://www.nbcnews.com/id/wbna7351422  Giám đốc CIA, tướng David Petraeus hợp tác với một cô nhà báo Paula Broadwell để giúp cô viết sách về ông tướng. Đi đến lem nhem tình ái luôn. Rồi ông tướng lấy tài liệu quân sự tối mật cho cô ta để làm tài liệu viết sách. Theo luật, tướng Petraeus có thể đi tù tối đa 15 năm. Bị lộ, tướng Petraeus bị ông xếp gọi lên yêu cầu từ chức. Hết chuyện. Chuyện xẩy ra dưới thời Obama. https://www.washingtonpost.com/world/national-security/how-david-petraeus-avoided-felony-charges-and-possible-prison-time/2016/01/25/d77628dc-bfab-11e5-83d4-42e3bceea902_story.html Qua hai vụ án trên, ta thấy cái tội lấy cắp rồi ngay cả thiêu hủy tài liệu an ninh quốc gia chỉ là tội bị xử rất nhẹ, không có gì ghê gớm hết, không như trên giấy tờ, có thể bị tổng cộng tới 35 năm tù. Cách đối xử nhẹ nhàng như vậy của FBI đối với các ông Berger và Petraeus có đối nghịch với hành động đột kích thô bạo nhà cựu tổng thống không? Trong cả hai trường hợp trên, FBI không đột kích, khám xét nhà ai hết. Lịch sử tư pháp Mỹ đầy rẫy những chuyện thất thoát hay ăn cắp tài liệu an ninh quốc gia cấp cao nhất, nhưng chưa bao giờ có chuyện FBI đột kích xông vào nhà lục tung đồ đạc khám xét, mà nạn nhân lại chính là cựu tổng thống. Qua những sự kiện trên, người ta chỉ có thể nghĩ một trong hai chuyện đã xẩy ra ở Mỹ hiện nay: - Một là trong cái xứ pháp trị này, đã có hai bộ luật: một áp dụng cho những người theo đảng DC, và một cho những người theo đảng CH. - Hai là nước Mỹ thật sự vẫn chỉ có một bộ luật chung cho cả nước, tuy nhiên, có những người có đặc quyền ngồi xổm trên đầu cái bộ luật đó mà chẳng sao hết, tuy miệng vẫn ngoác ra la ó “không có ai được ngồi xổm trên đầu luật pháp hết”, kiểu các cụ ta gọi là ‘vừa đánh trống vừa ăn cướp’. Một nhà báo của tạp chí Newsweek mô tả chuyện đối xử khác biệt như là ‘anarcho-tyranny’, tức là ‘tình trạng độc tài vô trật tự’, trong đó chính quyền Biden “thiên về cách áp đặt an ninh trật tự có chọn lọc, với những người phạm luật tương tự mà lại có các biện pháp trừng phạt khác nhau tùy theo quan hệ với chính quyền” (nguyên văn: “Today's anarcho-tyranny expresses itself in the Biden administration's penchant for selectively enforcing law and order: punishing people for the same or similar offenses differently based on their relationship to the powers that be”). Newsweek đó, không phải Vũ Linh hay Fox News đâu! https://www.newsweek.com/president-bidens-anarcho-tyranny-opinion-1733783 theo Diendantraichieu
  4. Hình bên, bản đồ chiến sự tại Ukraine tính đến 24 Tháng Tám: VÙNG OANH KÍCH TỰ DO Việc Nga muốn xâm lược Ukraine đã không hoàn tất trong sáu ngày hay sáu tuần, và hôm nay đã qua tháng thứ sáu!... Mà tình hình cứ thay đổi gần như hàng tuần. Vì vậy, chúng ta cũng cần cập nhật và cố thẩm xét lại khả năng thật của Vladimir Putin.... Nhưng khi nói tình hình có thay đổi, ta cũng nên nhìn rộng hơn, từ Đại Tây Dương và Minh ước NATO tại Âu Châu qua tới Thái Bình Dương và vai trò của Trung Cộng! Địa dư vốn cũng là cơ sở của kinh tế trên địa cầu hình tròn này. Mà khác với thời Chiến Tranh Lạnh từ 1949 tới 1989, và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991 (khi Ukraine giành lại độc lập đúng 31 năm trước), thay đổi lớn vẫn là địa dư hình thể: nhìn từ Nga, biên giới Ukraine chỉ cách Moscow có gần 500 cây số và đấy là mối lo của Vladimir Putin nếu NATO cứ lặng lẽ Đông Tiến! Việc “xây dựng vùng trái độn quân sự” qua giải pháp võ trang là một nhu cầu an toàn. Cả thế giới có thề là không xâm phạm vào lãnh thổ Nga thì Putin cũng không tin! “Sự sợ hãi của ngươi mới là điều đáng sợ!” Trên vùng Thái Bình Dương cũng thế. Trung Cộng có sự sợ hãi còn đáng sợ hơn. Kinh tế xứ này đi hết sự vận hành dễ dãi ban đầu, chưa nói đến trận đại dịch Vũ Hán và bài toán lão hóa dân số mà nhân khẩu học gọi là định mệnh! Cũng nguy như của Nga (mục 6/ dưới đây). Lãnh đạo Bắc Kinh cần giải quyết bài toán xuất cảng của kinh tế và kiểm soát được các dòng hải lưu trên biển Thái Bình để qua Ấn Độ Dương, vào Trung Đông tới Âu Châu. Nhu cầu chiến lược đó là bài toán an ninh của Mỹ từ sau Chiến Tranh Lạnh và của các quốc gia bán đảo hay quần đảo, như Đài Loan, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Úc, Ấn Độ và cả Việt Nam. Không phải ngần ấy quốc gia đều là đồng minh chiến lược của Mỹ, nhưng họ không an tâm với đà bành trướng của Bắc Kinh. Cái kẹt của lãnh đạo Bắc Kinh là lệ thuộc vào xuất cảng mà bạn hàng nhập cảng lớn nhất lại là... Hoa Kỳ, cũng là nguồn đầu tư và cung cấp tài chánh quan trọng nhất, lại có hải đội kiểm soát được các dòng hải lưu cận và viễn duyên của Trung Cộng! Bây giờ đòi dọa nạt Hoa Kỳ vì vụ Đài Loan thì có đáng không? Xin hãy tạm gác chuyện Trung Cộng và Đài Loan cho một kỳ sau, để trở lại vụ Nga tại Ukraine. 1/ Thời Chiến Tranh Lạnh, các nước có võ khí hạch tâm (nuclear) đều cố giữ nguyên trạng, tạm gọi là “bất phân thắng bại” để khỏi rơi vào Đại chiến vì phe nào cũng chết. Cho tới khi Liên Xô tan rã và sụp đổ vì nhược điểm nội tại của chế độ. 2/ Khi Putin chiếm đóng các nước lân bang tại hướng Tây để xây dựng vùng trái độn quân sự (tại Georgia năm 2008, tại bán đảo Crimea năm 2014, tại khu vực Donbas năm 2015 và năm nay là miền Đông và miền Nam Ukraine), Hoa Kỳ muốn gì? Ngăn cản Nga để bảo vệ các nước Âu Châu, một ưu tiên dù sao vẫn thấp hơn vùng Đông Á (Tây Thái Bình Dương). 3/ Giải pháp của Mỹ là “của đi thay người”: viện trợ võ khí và kinh tế cho Ukraine và Âu Châu để gây tổn thất cho Nga qua các biện pháp trừng phạt kinh tế chứ không nhảy vào tham chiến. Âu Châu cũng bị tổn thất vì quá lệ thuộc vào năng lượng của Nga nên nhiều nước phân vân. Nhưng điều bất ngờ là khả năng kháng cự của Ukraine và mức độ sát thương của võ khí Tây phương, thí dụ như High Mobility Artillery Rocket System (HIMARS) khi tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga. 4/ Nga tưởng sẽ chịu đựng nổi thiệt hại kinh tế mà lại không bẻ gãy được khả năng chiến đấu của Ukraine. So với một vụ đụng độ giả định với Trung Cộng thì Hoa Kỳ thấy chưa bị thiệt hại nặng vì Ukraine nên còn có thể tiếp tục. Putin có khả năng đó không? Bài toán xây dựng vùng trái độn được đặt ra khi Putin cân nhắc với sự kiên định của các nước Âu Châu... Liệu có dám lấy rủi ro lâm chiến với các thành viên NATO chăng? Vì vậy, ta nên theo dõi phản ứng của Đức và Pháp, không quyết liệt hỗ trợ Ukraine bằng Anh và Mỹ. 5/ Trong những ngày tới, ta cần biết thêm tin tức chiến sự tại các nước cộng hòa (theo Nga) Donbas, từ Donetsk tới thành phố Pavlograd gần sông Dnieper. Tại miền Nam, Nga có bảo vệ được các con kênh của vùng Kherson trên bán đảo Crimea? Số phận của Cầu Crimea và an ninh trên bán đảo cũng đáng theo dõi vì đấy là nơi quân Ukraine có khả năng tác chiến bất ngờ và là đường lưu thông xuống Hắc Hải. 6/ Then chốt nhất mà lại ít được truyền thông Tây phương theo dõi là vấn đề nhân khẩu của Nga: từ cả chục năm nay, dân Nga đẻ ít hơn, lại chết nhiều hơn! Nhiều nhà dân số học Nga còn báo động là cuối năm nay hay đầu năm tới, Nga sẽ bị chấn động chính trị vì dân số. Năm nay (tới đầu Tháng Năm), dân số Nga đã sụt 430 ngàn, cao hơn năm ngoái gấp bội, và cho cả năm 2022 thì có thể hụt hơn một triệu! Lý do không hẳn là chiến sự mà là thói quen đẻ ít (trung bình một phụ nữ sinh ra 1,5 đứa trẻ, so với số tối thiểu là 2,2 để duy trì được dân số). Thêm vào đó là thâm hụt về y tế và bảo dưỡng sức khỏe do đại dịch gây ra. 7/ Vấn đề trở thành rắc rối là a) dân số chỉ tăng với những người không thuộc sắc tộc Nga; b) số tử vong cao nhất là thuộc nam giới ở tuổi lao động; c) và sự sút giảm này ảnh hưởng đến lớp tuổi trưng binh nhập ngũ; d) hậu quả chung và lâu dài là sản lượng kinh tế sẽ giảm. Mà khỏi cần chờ lâu, người cũng thấy ra hậu quả vì các hiện tượng này đã xảy ra từ lâu rồi! Kết luận ra sao? Thật ra, trên thế giới, chẳng xứ nào muốn chiếm đóng nước Nga – trừ một số dân Trung Hoa tại vùng Viễn Đông! Các nước dân chủ cũng chẳng có nhu cầu đi vào “tẩy não” dân Nga để bắt họ từ bỏ thể chế độc tài. Chính người Nga phải thấy ra nhu cầu sinh tử đó cho tương lai của đất nước. Nếu họ cứ cúi đầu mãi thì ai sẽ cầm súng vào các vùng trái độn ấy để làm thổ phỉ? theo Dainamaxforum
  5. Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày 150525 Chúng ta có nhiều cách đánh giá một nhân vật như Trần Trọng Kim, một người sinh ra khi quốc gia vừa mất chủ quyền vào năm 1883. Nhưng cách đánh giá khách quan và trung thực nhất là phải đặt ông vào hoàn cảnh lịch sử thời đó, chứ không nên dùng những khái niệm đã trở thành phổ biến và được đa số chấp nhận vào thời nay.Vào thời đó, cả một hệ thống văn hóa và chính trị của Việt Nam bị sụp đổ khiến cho một đất nước từng là cường quốc vùng Đông Nam Á lại bị Tây phương khuất phục sau 25 năm tấn công từ Nam ra Bắc. Khi giao tranh bùng nổ năm 1859, lãnh thổ của chúng ta, từ Nam kỳ Lục tỉnh đến miền Bắc - đã anh hùng đánh bại quân Mãn Thanh 60 năm trước - đều lần lượt rơi vào vòng thống trị của Pháp.Nhưng dù triều đình đã phải ký “hòa ước”, nào Quý Mùi 1883 nào Giáp Thân 1884, nơi nơi vẫn còn người tranh đấu để giành lại nền độc lập. Nơi nào có Pháp thống trị, nơi đó có phong trào kháng Pháp. Thế rồi ngần ấy phong trào đều thất bại. Tại sao?Vẫn biết rằng “Việt sử là tranh đấu sử” và anh hùng hào kiệt thời nào cũng có, nhưng tại sao dân ta lại thất bại sau ngần ấy hy sinh?Trưởng thành từ khi nhân loại bước vào Thế kỷ 20, và bắt đầu đi làm khi Á châu vừa qua một cơn chấn động khác là sự sụp đổ của nhà Mãn Thanh ở phương Bắc vào năm 1911, một người như Trần Trọng Kim thì không thể không tự hỏi “vì sao dân ta thất bại”? Nhất là khi thân phụ của người là cụ Trần Bá Huân cũng từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp.Câu trả lời của ông được thấy trong cái cách Trần Trọng Kim chọn nghiệp. Là trở thành nhà giáo dục.***Ông là nhà giáo với ước nguyện mở mang dân trí. Trong ba chục năm liền, từ 1911 đến 1941, ông tận tụy đảm nhiệm rất nhiều công việc, mà ngần ấy việc đều tập trung vào ý hướng nâng cao dân trí và chấn hưng dân khí.Chuyện dân trí thì ai cũng rõ.Còn dân khí? Bài “Bình Ngô Đại Cáo”, tác phẩm được coi là “thiên cổ hùng văn” của dân tộc do Nguyễn Trãi thảo ra năm 1427 đã lần đầu tiên được ông lược dịch từ Hán ngữ sang quốc ngữ cách nay hơn trăm năm, trong cuốn “Sơ học An Nam Sử lược” cho cấp sơ học xuất bản năm 1916. Rồi được dịch lại hoàn chỉnh vào năm 1919 trong cuốn “Việt Nam Sử lược” dành cho cấp trung học. Cùng với người anh rể là cụ Phó bảng Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim là tác giả của bản dịch đó, cho tới nay vẫn được đánh giá là hay nhất - vì ngôn ngữ có thần.Tức là Trần Trọng Kim muốn hun đúc tinh thần yêu nước cho giới trẻ, từ khi còn nhỏ. Tầm nhìn rất sâu và độ mở rất rộng qua mọi lãnh vực tư tưởng của các công trình biên khảo và trứ tác của một con người tân học phải được nhìn thấy từ đó, với hai chục cuốn sách đủ loại chưa kể cả trăm bài viết có khi đang thất truyền.***Đã vậy, thế kỷ 20 cũng là khi Việt Nam bước qua một cuộc cách mạng văn hóa ít được chú ý, hoặc còn bị đánh giá sai.Trải qua ngàn năm độc lập, dân ta vẫn dùng chữ Hán để truyền đạt tư tưởng, nhưng cố giữ lấy hồn nước bằng chữ Nôm mà dân ta gọi là “quốc âm”. “Âm” và “quốc” là hai điều nên nhớ thì hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ. Nhưng khi “quốc âm” vừa thắng thế mà chưa kịp thấm vào mọi giai tầng xã hội thì cũng là lúc quốc gia bị khuất phục.Sau đó, ngôn ngữ lại bị đổi một lần nữa!Bắt đầu từ thế kỷ 20 thì người ta dùng mẫu tự Latinh để diễn tả lời nói và gọi đó là “quốc ngữ” cho cả nước. Từ “quốc âm” qua “quốc ngữ”, dân ta đã làm một cuộc cách mạng văn hóa, hoặc bị áp đặt một thứ cách mạng.Nhiều người cho rằng nhờ đó mà dân ta đã có thể canh tân. Đấy là một sai lầm nếu ta nhớ đến hai nước đã rất sớm canh tân và đang trở thành hiện đại nhất mà vẫn dùng ngôn ngữ cũ, là Nhật Bản và Đại Hàn.Nói theo danh từ điện toán của thế kỷ 21, dân ta vừa thay đổi “nhu liệu” hay “software”, khiến cho việc thông hiểu di sản tinh thần của tổ tiên bị cách ngỡ. Dù có văn bản trước mắt, đa số chúng ta không còn biết Nguyễn Trãi hay Nguyễn Du, Nguyễn Huệ nói sao và viết gì. Đọc lại các bài phú của Ngô Thì Nhậm hay thơ chữ Hán của Nguyễn Du, thậm chí Truyện Kiều hay Thơ Nôm của Nguyễn Trãi là mình phải có người thông dịch.Trong giai đoạn giao thời đầy khó khăn và nỗi băn khoăn giữa hai vùng cũ mới, Trần Trọng Kim là người đi tìm chìa khóa cho đời sau hiểu được đời trước để khỏi đánh mất quốc hồn.***Chẳng những vậy, với sự tài hoa của người tân học mà thấm nhuần cựu học, ông đã “làm mới văn chương” trước khi khái niệm này được đời sau nói tới.Con người Trần Trọng Kim có khí có lực và điều ấy phản ảnh qua ngôn ngữ văn chương của ông. Từ sau Trần Trọng Kim, dân ta không còn viết như trước với nhịp điệu biền ngẫu, mà dùng những từ đơn giản, súc tích, viết ra và nói ra là ai cũng hiểu.Trong cuộc cách mạng bất ngờ hay bất đắc dĩ, Trần Trọng Kim góp phần bảo tồn di sản và vẽ ra hướng mới trong một địa hạt quan trọng nhất của văn hóa xã hội, là ngôn ngữ, là khả năng truyền đạt. Nhờ vậy mà sau này Nội các Trần Trọng Kim mới có chương trình chuyển ngữ và cải cách giáo dục của cấp trung tiểu học.Ba chục năm đầu của nhà giáo dục đại chúng Trần Trọng Kim là những cống hiến lớn lao như vậy về lượng. Với “khí lực văn chương” là nét đặc sắc về phẩm. Chỉ nội việc đó cũng đủ cho hậu thế phải tìm ra và giữ lại các công trình biên khảo và trứ tác của ông.“Trần Trọng Kim Toàn Tập” là một nhu cầu cho các thế hệ về sau.***Khốn nỗi vận nước lại chìm vào những xoay vần của thế giới.Không gian hành xử của dân ta hết còn kích thước hai chiều Nam-Bắc, nước Nam và Trung Hoa, mà cũng chẳng còn là tam giác Tây-Ta-Tầu nữa. Chúng ta trôi vào không gian đa chiều với việc thực dân Pháp bị đánh bại ở bên Pháp và Nhật Bản can thiệp vào Việt Nam.Trần Trọng Kim không thể không hiểu ra điều ấy, khi ông viết:“Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Ðông Dương bị quân Nhật tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu."“Trong khi Pháp đang bị cái nạn chiến tranh, người Pháp đối với người Việt Nam không đổi thái độ chút nào, mà người Nhật lại muốn lợi dụng lòng ái quốc của người Việt để quyến dụ người ta theo mình. Người Việt Nam không phải là không hiểu cái tâm địa người Nhật, song có nhiều người muốn thừa cơ hội hiện tại mà phá vỡ cái khuôn khổ bé hẹp nó ràng buộc mình đã bao lâu để gây ra cái không khí mới, rồi sau thế nào cũng tìm cách đối phó. Phần nhiều người trí thức trong nước đều có cái quan niệm ấy, nhưng vì thế lực không đủ, cho nên không ai hành động gì cả, trừ một bọn người hoặc vì lòng nóng nảy, hoặc vì lòng ham danh lợi chạy theo người Nhật."“Nước Nhật Bản trước vốn là một nước đồng văn đồng hóa ở Á Ðông, nhưng sau đã theo Âu Hóa, dùng những phương pháp quỉ quyệt để mở rộng chủ nghĩa đế quốc của họ, trước đã thôn tính Cao Ly và Mãn Châu, sau lại muốn xâm lược nước Tàu và các nước khác ở Á Ðông đã bị người Âu Châu chiếm giữ. Người Nhật tuy dùng khẩu hiệu “đồng minh cộng nhục” và lấy danh nghĩa “giải phóng các dân tộc bị hà hiếp”, nhưng thâm ý là muốn thu hết quyền lợi về mình. Bởi vậy chính sách của họ thấy đầy những sự trái ngược, nói một đàng làm một nẻo. Cái chính sách ấy là chính sách bá đạo rất thịnh hành ở thế giới ngày nay. Dùng lời nhân nghĩa để nhử người ta vào chòng của mình mà thống trị cho dễ, chứ sự thực thì chỉ vì lợi mà thôi, không có gì là danh nghĩa cả."Trần Trọng Kim đã viết như vậy trong cuốn Hồi ký "Một Cơn Gió Bụi" mà chúng ta chào mừng hôm nay. Ông không thể nhẹ dạ về chính trị như người ta phê phán. Ông cũng chẳng thể là bù nhìn tay sai của Nhật hay của Pháp như nhiều người xuyên tạc.Nhưng tại sao lại có người quy tội cho ông, thậm chí còn muốn thủ tiêu mọi công trình biên khảo và vẽ ra chân dung lệch lạc của một nhân vật yêu nước như vậy?Bởi vì, từ rất sớm, gần như sớm hơn mọi người từ Nam chí Bắc, Trần Trọng Kim đã nhìn ra bản chất cộng sản đằng sau phong trào Việt Minh. Trong ngần ấy tác phẩm có đặc tính ôn hòa chừng mực của mình, Trần Trọng Kim viết về người cộng sản với sự nghiêm khắc hiếm hoi:“Cộng sản đảng, theo cách tổ chức và hành động của họ, là một thứ tôn giáo mới, giống như các tôn giáo cũ cốt lấy sự mê tín mà tin, chứ không hoài nghi hay đi trệch ra ngoài. Song các tôn giáo cũ nói có cõi trời, có thiên đường là nơi cực lạc. Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này. Ai tin theo đạo ấy là phải tin lý thuyết của Mác Lê Nin là tuyệt đối chân chính, đem áp dụng là sung sướng đủ mọi đường, tức thực hiện được cảnh thiên đường ở cõi đời. Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản là đạo hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa, nhất thiết phải nghĩ sùng bái những người như Các Mác, Lê Nin, Stalin để thay những bậc thần thánh cũ đã bị truất bỏ."“Ðã tin mê cái đạo ấy và đã coi lý thuyết ấy là chân lý tuyệt đối, thì ngoài cái lý thuyết ấy ra, là tà giáo, là tả đạo. Ai không tin theo và phản đối những người đứng đầu đảng, tức là những bậc giáo chủ, thì là người phản đạo, tất phải trừng trị rất nghiêm. Vì vậy mới có sự tàn sát những người trong đảng cộng sản theo Trotsky, chủ Cộng sản Ðệ Tứ Quốc tế, là một chi cộng sản phản đối Stalin, người chủ của Cộng sản Ðệ Tam Quốc tế."“Người cộng sản, khi đã hành động, hay dùng đến chữ giải phóng. Theo việc làm của họ, tôi vẫn chưa hiểu rõ nghĩa hai chữ ấy. Có phải trước kia có cái cũi giam người, bây giờ họ đem cái cũi kiểu mới đến bên cạnh rồi bảo người ta chạy sang cái cũi mới ấy, thế gọi là giải phóng không? Nếu cái nghĩa giải phóng là thế, thì cũi cũ hay cũi mới cũng vẫn là cái cũi, chứ có hơn gì?"“Cái thủ đoạn Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt Nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian thường có câu “nói như Vẹm”. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt VM, đọc nhanh mà thành ra.”Ngày nay, sự thật rất căn bản ấy đều được mọi người công nhận, kể cả những người đã tham gia phong trào cộng sản vì lầm tin vào lý tưởng giải phóng dân tộc. Chính là từ trong hàng ngũ này mà chúng ta hiểu thêm về người cộng sản và các thủ đoạn lừa bịp, kể cả và nhất là hành động cướp chính quyền mà Cộng sản gọi là Cách mạng Tháng Tám, ngày 19 Tháng Tám năm 1945.Cũng chính vì vậy mà sau Thế chiến II, Việt Nam vẫn không có độc lập. Và 70 năm sau là ngày nay lại bị mất chủ quyền sau khi đã mất mấy chục năm chinh chiến điêu linh.***Trong cả một kho trứ tác đồ sộ như một di sản lớn lao và quý báu cho hậu thế, cuốn “Một Cơn Gió Bụi” không chỉ là tập bút ký nói lên cái nhìn của Trần Trọng Kim về giai đoạn ngắn ngủi khi ông phải làm Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam lần đầu có độc lập từ khi ông ra đời. Đấy là một giai đoạn mà ông chỉ coi là “một cơn gió bụi” cho bản thân.Cuốn Một Cơn Gió Bụi còn cho thấy cái “nhân huân chính trị” của Trần Trọng Kim, là những công lao chính trị của Nội các Trần Trọng Kim trên nền tảng nhân bản của một bậc chính nhân quân tử.Cuốn sách cũng là chứng sử của người viết sử lão thành về nỗi lầm than của đất nước giữa nhiều chọn lựa đều nan giải - mà sau cùng lại chọn giải pháp tệ hại nhất. Những gì đang xảy ra cho đất nước ngày nay có những nguyên nhân sâu xa nằm ngay trong nội dung của cuốn sách.Lời cuối ở đây là thế hệ trẻ ngày nay cần tìm đọc tác phẩm này để hiểu ra sự thật đã bị khỏa lấp quá lâu.Trong thế hệ trẻ ngày nay, anh chị em chủ trương tuần báo Sống và cơ sở Xuất bản Sống đã không quản ngại khó khăn mà tái bản cuốn hồi ký duy nhất của Trần Trọng Kim và cho phát hành qua hệ thống Amazon rất hiện đại. Nhờ vậy, Trần Trọng Kim đã trở lại với chúng ta trong thế kỷ 21.Và cộng dồng người Việt tại Hoa Kỳ nên yêu cầu mọi thư viện bên Mỹ phải có Một Cơn Gió Bụi để mọi người có thể tham khảo rộng rãi. Những người có khả năng thì nên tìm cách phiên dịch ra ngoại ngữ để thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và dân tộc Việt Nam.Sau cùng, thế hệ trẻ của người Việt tham gia sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ có thể tìm thấy trong tác phẩm nhiều chỉ dẫn thiết thực khi cần tác động vào chính trường Hoa Kỳ để phát huy chính nghĩa của người Việt và nhằm bảo vệ quyền lợi của quê hương ngày nay vẫn chưa ra khỏi những nguy cơ của một tôn giáo vô thần.Cái tôn giáo cộng sản không chỉ giữ độc quyền chân lý và làm thui chột dân trí. Nó giữ độc quyền diễn giải quá khứ, nắm quyền kiểm soát hiện tại và đưa tương lai vào vòng nguy nàn. Vạch trần sự thật về quá khứ là bước đầu để gỡ bỏ ách độc tài trong hiện tại, và tìm ra cho dân tộc một tương lai sáng láng hơn.Xin cám ơn nhà Xuất bản Sống.______Phát biểu tại lễ ra mắt cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim - Ngày 24 Tháng Năm, 2015, tại Hội trường Việt Báo, CaliforniaHình bên, chân dung Trần Trọng Kim với thủ bút trên lá thư gửi cho Hoàng Xuân Hãn theo dainamax forum

×
×
  • Create New...