Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'đọc báo trong nước'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


Found 7 results

  1. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-12-17 Người dân Sài Gòn đọc báo sáng. AFP photo Truyền thông bất lương: Thượng bất chính hạ tắc loạn Bộ trưởng Thông tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn, hôm 14/12/2016 nhìn nhận quản lý nhà nước yếu kém và không chủ động trong lĩnh vực truyền thông báo chí. Có chức vụ Đảng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch 2017 của các đơn vị thuộc quyền, gồm Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại, Vụ Thông tin cơ sở, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử. Dẹp loạn báo chí Câu chuyện quản lý nhà nước diễn ra trong bối cảnh, báo chí dòng chính có tới 50 đơn vị dính líu vào chiến dịch truyền thông bẩn mang tên “nước mắm nhiễm độc”. Chiến dịch này được mô tả là do báo Thanh Niên và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Vinastas cầm trịch. Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, một nhân vật bảo thủ, lần đầu tiên được dư luận khen ngợi vì đã nhanh chóng dẹp loạn báo chí. Theo VnExpress bản tin trên mạng ngày 6/12/2016, Bộ Thông tin Truyền thông đã thu hồi thẻ nhà báo của hai lãnh đạo báo Thanh Niên là Phó Tổng Biên tập Đặng Ngọc Hoa và Tổng Thư ký Võ Khối của tờ báo. Trước đó ngày 21/11/2016, có đến 50 cơ quan báo chí dòng chính đứng đầu là báo Thanh Niên bị phạt 200 triệu đồng, báo Người tiêu dùng 50 triệu đồng, còn các báo khác từ mức 40 triệu tới thấp nhất là 10 triệu. Có thể nói hầu hết các báo giấy và báo điện tử lớn ở Việt Nam đã rơi vào vũng lầy truyền thông bẩn. TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền cho rằng, một số báo chí từng được gọi là báo chí cách mạng, giờ đây chạy theo chủ nghĩa kim tiền và truyền thông bẩn mượn danh ý thức hệ. Theo lời nhân vật từng được tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đưa vào danh sách 100 anh hùng truyền thông thế giới năm 2014, thì những tờ báo dính vào vụ truyền thông bôi bẩn nước mắm truyền thống đã có được những hợp đồng quảng cáo béo bở; một số nhà báo trực tiếp nhận tiền để giúp một đại công ty nước mắm công nghiệp giành chiếm thị trường 200 triệu lít nước mắm/năm, mà phần lớn đang nằm trong tay các nhà làm nước mắm truyền thống quốc hồn quốc túy. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng tiếp lời: “Việc này cho thấy là một bộ phận lớn trong giới truyền thông nhà nước không những vô cảm mà họ còn dính dáng vào những vụ ăn chia bất hợp pháp. Đáng kể hơn là họ đã đạp trên đầu người dân, đạp trên đầu nước mắm truyền thống. Gần đây báo giới xôn xao về chuyện có một nhà báo bị công an khám nhà và tìm thấy tới 168 tỷ đồng tiền mặt trong nhà nhà báo đó, cùng với 8 sổ đỏ tức là chứng nhận sở hữu nhà. Tôi nghe chuyện này và rất ngạc nhiên, không thể tưởng tượng được số tiền tới hơn 7 triệu đô la tiền mặt, tức 168 tỷ đồng nằm trong nhà một nhà báo. Người ta còn khẳng định với tôi những chuyện như thế này ở Hà Nội là bình thường…tình hình thực tế cho thấy truyền thông ở Việt Nam đã bị suy thoái toàn thân… ” Trên thực tế truyền thông báo chí Việt Nam thuộc về nhà nước, do nhà nước lãnh đạo và quản lý, cho dù cơ quan chủ quản có thể khác nhau về danh hiệu. Đáp câu hỏi về khả năng có sự buông lỏng quản lý trong vụ bê bối truyền thông bất lương, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định: “Luật báo chí vừa rồi đã có sửa đổi, do đó những người đứng đàng sau việc này họ không thực hiện đúng chức năng của báo chí là phản ánh dư luận xã hội. Đối với những người làm sai đó, cơ quan quản lý nhà nước đã căn cứ vào Luật Báo chí để xử lý. Đây là một trò mà dư luận xã hội đã lên án, như vậy xử lý mạnh tay vừa rồi chính là lời cảnh báo đối với những người làm báo không chân chính. Thông qua câu chuyện này thì pháp luật ở Việt Nam cần sửa đổi những quy định, những kẻ hở của Luật Cạnh tranh để có sự cạnh tranh lành mạnh. Về phía các nhà báo, tôi nghĩ rằng luật pháp không thiên vị bất cứ ai, họ có những sai phạm thì phải xử lý một cách nghiêm minh.” Báo chí và nhóm quyền lực Các nhà sản xuất nước mắm truyền thống bày tỏ thái độ bất bình, khi báo chí do nhà nước quản lý lại tiếp tay trở thành công cụ cho kẻ xấu cạnh tranh bất chính. Kỹ sư Lê Anh, chủ hãng nước mắm truyền thống Lê Gia ở Thanh Hóa, mô tả nước mắm truyền thống làm bằng cá, đặc biệt cá cơm ủ chượp với muối trong thùng gỗ, thời gian lên men từ 18 tháng tới 24 tháng mới cho ra sản phẩm nước mắm. Còn nước mắm công nghiệp được cho là sử dụng một lượng nhỏ nước mắm truyền thống rồi pha loãng và cho thêm các phụ gia khác. Một người dân phố cổ Hà Nội đọc báo. AFP photo Vẫn theo lời ông Lê Anh, vừa rồi truyền thông bất lương trở thành công cụ cho một đại công ty nước mắm công nghiệp muốn soán đoạt thị trường của nước mắm truyền thống, sản phẩm quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Kỹ sư Lê Anh đặt vấn đề về trách nhiệm quản lý nhà nước. Ông nói: “Nếu tôi nhớ không nhầm, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông cũng có nêu ra những bất cập trong quản lý báo chí. Cũng rất may ngoài thông tin các tờ báo lớn còn có thông tin mạng xã hội, thông tin trên internet cho nên mọi thứ được cân bằng hơn. Tuy nhiên là sức mạnh của báo chí, cũng như sự quản lý thì nó chi phối và trách nhiệm của cơ quan quản lý rất quan trọng. Chúng tôi rất mong báo chí truyền thông cũng như cơ quan quản lý nhà nước hãy làm sao để thông tin không bị nhiễu loạn, không bị các thế lực đứng phía sau làm nhiễu loạn vì các mục đích không lành mạnh, không trong sáng.” Trả lời chúng tôi, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng nói rằng, khủng hoảng truyền thông bẩn về vụ nước mắm nhiễm độc không phải là biểu hiện của tự diễn biến, tự chuyển hóa trong giới báo chí, mà nó phản ánh một thực tế khác. Ông nói: “Một số người bạn của tôi bên trong báo giới nhà nước nói thẳng với tôi là ‘Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Khi nhìn vào quan chức ‘ăn’ thế nào thì thấy báo chí ‘ăn’ chẳng là gì so với quan chức cả, thành thử cứ thoải mái mà ‘ăn’.” VietnamNet đưa tin về Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai kế hoạch 2017 của các đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông dẫn lời Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, cần lấy sự ổn định của báo chí làm mục tiêu quản lý, báo chí phải ở trong khuôn khổ hoạt động đúng pháp luật. Bộ Thông tin Truyền thông không lấy việc xử phạt làm thành tích. Giáo sư Trần Hữu Dũng chủ trang mạng Viet Studies ở Hoa Kỳ, khi đưa tin về hoạt động vừa nêu đã bình luận vui rằng, cách “quản lý” tốt nhất cho ông Trương Minh Tuấn là đóng cửa tất cả các báo chí chừa báo Nhân Dân! Trong khi đó, TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nói với chúng tôi là đã quá muộn để Bộ trưởng Trương Minh Tuấn chấn chỉnh quản lý, làm sạch làng báo. Bởi vì theo lời nhà báo tự do, sâu thẳm bên trong làng báo đã hình thành những tổ hợp khá vững chắc liên kết với những nhóm quyền lực chính trị, đứng sau lưng một nhân vật quyền lực nào đó.
  2. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-11-18 Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 17/11/2016. Courtesy chinhphu.vn Quốc hội một Đảng thực tập chất vấn trực diện Sau 7 tháng làm việc Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lãnh đạo đã thử lửa với cuộc chất vấn đầu tiên của Quốc hội kéo dài 2 ngày rưỡi từ 15 đến 17/11/2016. Toàn bộ phiên chất vấn đã được truyền hình trực tiếp và có đến 200 câu hỏi về nhiều vấn đề và lĩnh vực mà cử tri quan tâm, trong đó có 20 đại biểu đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ngoài ra có 35 lượt đại biểu sử dụng quyền đặt thêm câu hỏi tranh luận. Đây là điểm mới chưa từng có đối với Quốc hội một Đảng của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau phần trả lời, đại biểu Quốc hội có thể giơ bảng tranh luận trực tiếp. Tranh luận cần nhiều thời gian Trả lời Nam Nguyên vào tối 17/11/2016 Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện là luật sư nhân quyền ở Saigon cho rằng, so với giai đoạn ông làm việc ở Quốc hội từ 2008 trở về trước, thì phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ này có cải tiến hơn, có truy vấn và hỏi đi hỏi lại, chứ không trả lời một chiều, câu hỏi một bộ trưởng mà liên quan đến nhiều bộ trưởng khác thì các bộ trưởng khác cũng phải trả lời. Nhận xét chung tính cách vừa nêu là tốt, tuy vậy Luật sư Trần Quốc Thuận nhấn mạnh: “Vấn đề đang đặt ra là thời gian chất vấn và thực hiện trả lời chất vấn phải được truy, phải được tranh luận kéo dài mà kéo dài bao nhiêu là do Quốc hội quyết định. Nhưng mà Quốc hội lại quyết định chỉ hai ngày rưỡi, đến hai ngày rưỡi là hết giờ do Quốc hội quyết định rồi. Đúng ra chất vấn và trả lời chất vấn ở nước ngoài, những nước mà chúng tôi đi tham quan học tập nghiên cứu thì người ta có lịch kéo dài hàng tuần chất vấn và trả lời chất vấn, khi nào hết tranh luận thì thôi. Sau phần trả lời chất vấn đó thường là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm. Đó là những câu chuyện của những nước dân chủ tiên tiến, còn ở Việt Nam như thế này tôi cho là tốt. Đặc biệt phần của Thủ tướng đã trả lời từng câu một, tôi cho là cách cải tiến rất tốt. Chứ không như trước đây trả lời khái quát, trả lời theo nhóm vấn đề và đây là trả lời từng câu hỏi một của từng đại biểu. Tôi cho rằng trả lời như thế sau này kiểm tra giám sát sẽ có điều kiện phát huy.” Với quá trình từng hoạt động lâu năm trong chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tương đương với chức Phó Tổng Thư ký Quốc hội theo cách gọi mới, bản thân Luật sư Trần Quốc Thuận chú ý tới các câu hỏi và câu trả lời ở các lĩnh vực nào. “Nổi trội lớn nhất là môi trường, Fomosa người ta cũng đặt lại vấn đề đó rất là nghiêm túc và đến lần thứ mấy rồi Thủ tướng cũng như các vị lãnh đạo đã cam kết là nếu Formosa ô nhiễm trở lại sẽ đóng cửa. Nhưng không biết ô nhiễm cỡ nào thì sẽ đóng cửa? câu chuyện đó cũng khó thực hiện được. Vấn đề nổi trội là chống tham nhũng, dĩ nhiên là một loạt vấn đề khác về thể chế cơ chế, vụ Trịnh Xuân Thanh, vấn đề Đình Vũ rồi vụ bỏ đi nước ngoài ..v..v.. Tôi cho rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng thì về ý chí chính trị có nêu ra, nhưng rõ ràng sự làm việc giữa các cơ quan chống tham nhũng phòng chống tham nhũng chưa được phát triển một cách nhịp nhàng, đồng bộ. Và Thủ tướng nói thì nhiều, nhưng mà thử hỏi khắp nước Việt Nam là Thủ tướng có quyền cách chức không, đề nghị bãi miễn một bộ trưởng hay là đề nghị cách chức, đình chỉ một ông chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện hay không? Thì đó cũng là vấn đề liên quan đến cơ chế.” Hầu hết các báo điện tử như VnExpress, VietnamNet, Dân trí, Dân Việt, Một Thế Giới, SohaNews đều có bài tường thuật chi tiết hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn ở Quốc hội Việt Nam. Trong số 20 câu hỏi mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời, người đứng đầu Chính phủ có phát biểu liên quan đến xử lý sai phạm nghiêm trọng và được các báo giật tít “ Vụ nào chìm xuồng thì đại biểu cứ báo ra Quốc hội, chúng tôi sẽ xử lý.” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời câu hỏi của đại biểu Thái Trường Giang đơn vị Cà Mau. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 17/11/2016. Courtesy chinhphu.vn Theo báo chí Việt Nam, khi trả lời câu hỏi của Đại biểu Trần Hoàng Ngân đơn vị TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng, Việt Nam có nền kinh tế qui mô khá nhỏ, GDP chưa đến 200 tỷ USD, nợ công tỷ trọng lại cao. Tuy vậy Việt Nam sẽ chú trọng phát triển những doanh nghiệp nội địa lớn với thương hiệu mạnh. Riêng về ngành nông nghiệp Việt Nam xác định là một lợi thế so sánh lớn mà không phải quốc gia nào cũng có được. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để phát triển nông nghiệp qui mô lớn thì rào cản trước hết cần tháo gỡ là vấn đề hạn điền để tích tụ ruộng đất, sản xuất công nghiệp. Ông Thủ tướng cũng nói cần một nền tài chính tốt để có thể giải quyết vấn đề đầu tư công nghệ, vốn cho sản xuất nông nghiệp. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh, quan trọng nhất là phải tái cơ cấu nông nghiệp để tạo sản phẩm lợi thế so sánh ở mỗi địa phương. Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, liên quan đến sự chậm trễ của chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và làm thế nào để thực hiện cải cách nông nghiệp thành công, TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông Nghiệp Nông thôn từ Hà Nội nhận định: “Rõ ràng tốc độ của nó quá chậm và quá trình tái cơ cấu nông nghiệp phải song song với quá trình vẫn gọi là phát triển nông thôn mới. Nghĩa là phải làm thế nào nông nghiệp tăng được năng suất lao động lên. Nhưng đồng thời kinh tế nông thôn cũng phải đa dạng lên, trong nông thôn không chỉ là thuần nông nữa. Nếu nông thôn còn thuần nông thì nông dân sẽ bỏ đi hết, dứt khoát phải chuyển sang những ngành nghề phi nông nghiệp. Bản thân tái cơ cấu nông nghiệp không thể đi một mình được mà nó phải đi với tái cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp phải chuyển sang ủng hộ nông nghiệp, kinh tế đô thị cũng phải phối hợp với kinh tế nông thôn, còn không nó sẽ tách rời ra hai mảng và người dân xu hướng chung là họ sẽ di cư ra khỏi nông thôn đi về thành thị. Như thế không chỉ riêng nông thôn có khó khăn mà thành thị cũng tắc nghẽn, quá tải, không thể nào phát triển bền vững được.” Nữ giáo viên-Tiếp viên-Vui vẻ mà Trong hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn ở Quốc hội Việt Nam từ 15 đến 17/11/2016, một câu chuyện kín liên quan đến ngành dục ở thị xã Hồng Lĩnh tỉnh Hà Tĩnh, đã có lúc trở thành tâm điểm tranh luận giữa các đại biểu và Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Đó là việc 23 nữ giáo viên bị Trưởng phòng Giáo dục ký công văn liệt kê tên tuổi điều động đi làm lễ tân tiếp khách, sau buổi lễ còn phải đi nhà hàng hầu rượu quan khách vui chơi và hát karaoke. Phần trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho thấy những sự việc tương tự còn xảy ra ở nhiều nơi khác. Tuy nhiên ông Bộ trưởng coi việc này là không nghiêm trọng và gọi đó là chuyện vui vẻ thôi. Theo báo chí Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phê bình ông Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ về cách dùng hai từ “vui vẻ”. Trả lời Nam Nguyên, ông Đỗ Việt Khoa một giáo viên đề cao sự công khai trong minh bạch từ Thường Tín Hà Nội phát biểu: “Hành vi huy động giáo viên đi tiếp khách bia rượu như thế là hành vi sỉ nhục thầy cô giáo, phải nói rõ ra rằng sỉ nhục, thay vì nói đó chỉ là ‘vui vẻ thôi mà.’ Cụm từ ‘vui vẻ thôi mà’ đối với xã hội Việt Nam còn ám chỉ sàm sỡ con người ta một cách ‘vui vẻ’ đấy . Hôm nay chúng tôi được biết là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có phê phán ông Nhạ việc đó là sai, không được phép nói “vui vẻ thôi mà”…” Với 200 câu hỏi nhiều bức xúc, 35 lượt đại biểu không hài lòng đưa bảng xin tranh luận, Quốc hội Việt Nam khóa 14 được cho là đã có nhiều thay đổi trong hoạt động tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với thành viên chính phủ. Tuy vậy như Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét, cách tổ chức có tiến bộ hơn về hình thức, nhưng điều đáng nói là cần mở rộng thời gian thay vì chỉ có hai ngày rưỡi. Đối với ý kiến cho rằng, Quốc hội của chế độ độc đảng thì chất vấn hay tranh luận dù diễn ra theo hình thức nào, cũng vẫn chỉ là chuyện trong nhà với nhau. Luật sư Trần Quốc Thuận nói rằng, không đến nỗi như vậy, chất vấn và trả lời chất vấn trực diện vấn đề là điều đáng khuyến khích. Trong nhà với nhau mà dám nói mạnh dạn, kể cả nói đến chuyện tổng thống mới của Hoa Kỳ hay vấn đề TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, thì chất vấn và trả lời chất vấn đã thực sự được mở rộng.
  3. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-10-28 Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Courtesy photo Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình Báo chí do Nhà nước quản lý đang thực hiện điều gọi là “dội bom tấn” lên cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, để vận động truy tố hình sự nhân vật đã về hưu này. Ông cựu Bộ trưởng bị cáo buộc thực hiện các phi vụ mua bán chức quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Thế nhưng toàn cảnh bức tranh chống tham nhũng ở Việt Nam lại cho thấy tình hình không kết quả, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng hơn và đe dọa sự tồn vong của chế độ. Đảng đứng trên pháp luật Ngày 27/10/2016 tại Hà Nội, Ông Trương Hòa Bình Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực nhìn nhận là, vấn đề chống tham nhũng trong những năm qua hoàn toàn chưa thể đạt mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng lãng phí. Tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay đang đe dọa đến sự phát triển của đất nước, sự tồn vong của chế độ. Theo báo điện tử Chính phủ và VietnamNet, lên tiếng tại một Hội nghị chuyên đề tổng kết 10 năm chống tham nhũng, ông Trương Hòa Bình cho rằng, cần xác định tiêu chí công khai, minh bạch phải là giải pháp đột phá cho phòng chống tham nhũng, đồng thời cần có cơ chế giám sát quyền lực nằm trong điều gọi là “giỏ” pháp luật. Điều gì khiến Đảng và Nhà nước Việt Nam gần như bất lực trong cuộc chiến chống tham nhũng. Phải chăng vì tham nhũng dầy đặc từ trên xuống dưới khiến “đánh chuột sợ vỡ bình”, một phát biểu thời thượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trả lời chúng tôi vào tối 27/10/2016, ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên Tập phụ trách Báo Du lịch, người bị cách chức vào năm 2009 vì đăng một bài viết khích lệ tinh thần yêu nước trước họa bá quyền Trung Quốc, từ Saigon nhận định: “Bao giờ mà pháp luật không được thượng tôn, luật pháp làm ra không bình đẳng vẫn có sự phân biệt giữa người này người khác, phân biệt nhân thân giữa người này người kia… tóm lại một câu, khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.” Nhân vật xếp thứ 15/19 về vai vế trong Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình được VGP News và VietnamNet cùng nhiều báo khác dẫn lời nói rằng, trong 10 năm qua, trên toàn quốc có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý vì thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; hơn 300.000 lượt cán bộ công chức bị chuyển đổi vị trí công tác. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình còn đề cao điều gọi là tới 99,5% viên chức, công chức cán bộ đã kê khai tài sản và thu nhập hằng năm. Những con số mà Phó Thủ tướng Trương Hoa Bình liệt kê trở nên một loại hỏa mù thông tin vì ngay trong bài phát biểu, ông lại tái xác định là tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, tham nhũng có tính “lợi ích nhóm” đã xuất hiện trong một số lĩnh vực. Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và xã hội. Thể chế tạo tham nhũng Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình. Courtesy NLD. Trong bài phát biểu được Báo điện tử Chính phủ Việt Nam trích đăng, Phó Thủ tướng Trương Hoa Bình nhấn mạnh rằng, tham nhũng vẫn đang là lực cản sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Nhận định về phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ông Nguyễn Đăng Quang một cựu đại tá ngành Công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội cho biết ý kiến: “25 năm đã qua 5 kỳ Đại hội Đảng, mỗi một kỳ Đại hội Đảng thì tình trạng tham nhũng càng nặng nề hơn, mức độ càng nghiêm trọng hơn và đối tượng phạm tội càng cao cấp hơn. Cho nên có thể nói là càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển. Theo tôi cơ chế này ở Việt Nam đẻ ra tệ nạn tham nhũng và bọn tham nhũng lại ra sức bảo vệ cơ chế này. Do vậy nếu giao phó cho Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển.” Hội nghị chuẩn bị đề án tổng kết 10 năm chống tham nhũng theo Nghị quyết Đảng diễn ra ngày 27/10/2016 ở Hà Nội, trong bối cảnh báo chí nhà nước mở tổng chiến dịch, đòi truy tố cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Nhân vật này về hưu sau Đại hội Đảng XII và mới bị Ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo về mặt Đảng. Lý do vì trong hai nhiệm kỳ Bộ trưởng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Vũ Huy Hoàng đã thực hiện một số vụ bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ mờ ám gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, người đã bỏ trốn qua Âu châu và bị truy nã quốc tế. Ông này bị cáo buộc chịu trách nhiệm cao nhất làm thất thoát 3.300 tỷ, trong thời gian làm Chủ tịch Tổng Công ty xây lắp dầu khí PVC. Nếu như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sau kỷ luật Đảng sẽ bị truy tố, thì có lẽ ông là nhân vật cao cấp nhất bị truy tố hình sự, dù đã là cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng. Câu chuyện này làm nhiều người nhớ lại vụ tài sản bất minh của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh Tra Chính phủ, ông này bị bêu xấu nhưng không bị truy tố. Sợ uy con hổ già Trong 10 năm qua, các vụ án chống tham nhũng liên quan tới Đảng viên, cán bộ cao cấp đang tại chức là rất hiếm. Ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du Lịch nhận định: “Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi…con chuột đó dù là ông Bộ trưởng hay Thủ tướng thì phải ra khỏi bình thì ông ấy đánh…còn trong bình thì ông ấy phải bảo vệ thôi…Thực chất là không thể đánh vì bởi vì có những luật riêng, ông Minh Phó Giám đốc Công an TP.HCM nói có luật riêng đảng viên không được đưa ra xử…Thành ra chỉ khi nào ông Tổng Bí thư bật đèn xanh thì mới đánh, mấy ông không bật đèn xanh thì thôi…” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mô tả là người giơ cao ngọn cờ chống tham nhũng làm trong sạch Đảng, để tìm kiếm hậu thuẫn của lớp đảng viên trung kiên. Giới quan sát cho rằng, hoặc là ông Trọng chưa tập trung quyền lực đủ mạnh, hoặc là tham nhũng, lợi ích nhóm đã trở thành căn bệnh trầm kha bắt rễ trong hệ thống chính trị, cho nên ông Tổng Bí thư hành xử rất thận trọng và vì thế quá chậm chạp trong vấn đề làm trong sạch Đảng. Điển hình là để “đả” một con hổ già nanh vuốt đã cùn như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, mà đường đường một ông Tổng Bí thư phải mấy lần trực tiếp ra lệnh đánh một anh Phó Chủ tịch tỉnh là Trịnh Xuân Thanh. Ông Tổng Bí thư được cho là đã huy động toàn bộ công cụ truyền thông Nhà nước để moi móc việc ông Phó Chủ tịch Hậu Giang đi xe tư tiền tỷ gắn biển số công. Rồi từ đó mới có cớ điều tra làm rõ các vấn đề chạy quyền, chạy chức và vấn đề cựu Bộ trưởng Công thương nhắm mắt làm ngơ sai phạm lớn của ông Trịnh Xuân Thanh ở Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí. Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon cho rằng, Tổng Bí thư phải có hành động thực sự quyết liệt để chống tham nhũng tới nơi tới chốn, chứ không phải chỉ làm một vài vụ để tuyên truyền. Ông nói: “Đòi hỏi của xã hội, của nhân dân kể cả trong nội bộ Đảng cũng mong muốn là những vụ án gần đây cần phải làm tới nơi tới chốn. Như vụ AGV Mobiphone, vụ Núi Pháo, vụ Formosa rồi vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Vinaconex ...Nếu không làm tới nơi tới chốn thì có lẽ uy tín của Đảng sẽ thiệt hại vô cùng lớn…” Ngày 17/10/2016 khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hà Nội, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo Dân Trí online dẫn lời nói rằng, cần thiết cơ chế kiểm soát quyền lực và về điều gọi là “ Phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế lập pháp”. Phát biểu đáng chú ý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khả năng hiện thực hay không. Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Nội nhận định: “Tôi cho rằng tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có tác dụng làm khích lệ tinh thần một số đảng viên. Nó không có giá trị thực tiễn, bởi vì ở Việt Nam giữa bộ khung quyền lực với những qui định của pháp luật và việc thực thi nó là có sự khác nhau rất xa.” Sự độc tài, thối nát, thoái hóa, thực hiện kinh tế Xã hội Chủ nghĩa thất bại, đã khiến các đảng Cộng sản từng cai trị hàng chục thập niên ở Đông Âu bị xóa sổ. Rồi chính cái nôi khai sinh ra chế độ Xã hội Chủ nghĩa là Liên Xô cũng đã bị tan rã vào năm 1991. Đảng Cộng sản Việt Nam tất nhiên ý thức điều này rất rõ. Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà lý luận chủ nghĩa Mác Lê sẽ có được sức mạnh thần kỳ nào, để sống mái với các nhóm quyền lực và lợi ích đang xâu xé nền kinh tế Việt Nam. Hay là ông sẽ phải dựa vào uy lực của nhóm lợi ích mạnh nhất, hầu có thể thực hiện kế hoạch đả hổ diệt ruồi.
  4. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-07-29 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh, người đưa Dự án Formosa vào Vũng Áng. File photo 00:00/00:00 Trận bão số 1 của năm 2016 thổi vào miền Bắc gây nhiều thiệt hại, cũng là lúc dư luận Việt Nam đang có một trận bão khác với mắt bão là ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch Hà Tĩnh, người đưa Dự án Formosa vào Vũng Áng. Trách nhiệm của toàn hệ thống Trong những ngày qua ông Võ Kim Cự đã bị truyền thông báo chí nhà nước vùi dập tàn tệ, dù cha đẻ của dự án Formosa rõ ràng không thể là người đơn thương độc mã trao cho Formosa 3.000 ha đất và mặt nước ở Vũng Áng trong thời hạn 70 năm, để thành lập Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương với vốn đầu tư 10 tỷ USD. Báo Tuồi Trẻ Online ngày 27/7 dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình nói rằng, vụ Formosa, trách nhiệm không chỉ cá nhân ông Võ Kim Cự, ông Cự không phải là người quyết định và một mình ông cũng không thể quyết định cho cả tổ chức, hệ thống, các bộ ngành. Trước đó vào sáng 25/7 Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đại diện cho cử tri Saigon, từ hành lang Quốc hội đã đề nghị Ủy ban kiểm tra Trung ương xem xét trách nhiệm cụ thể của ông Võ Kim Cự vì những sai phạm ở Formosa. Theo VTC News, LS Trương Trọng Nghĩa nói rằng cơ quan nắm cây roi kỷ luật của Đảng có thể mở điều tra ông Võ Kim Cự giống như cách làm với ông Trịnh Xuân Thanh nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Theo Đại biểu Trương Trọng Nghĩa và VTC News, sự vào cuộc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng không nên chậm trễ vì có thể gây ra những dư luận bất lợi. Cần làm rõ ông Võ Kim Cự có sai phạm hay không, mức độ sai phạm như thế nào và có ảnh hưởng đến các cương vị hiện tại của ông Võ Kim Cự hay không. Ông Võ Kim Cự thôi chức Bí thư, chủ tịch Hà Tĩnh trước thềm Đại hội Đảng 12. Ngày 16/10/2015 Bộ Chính trị đã điều động ông Cự về làm Bí thư Đảng đoàn Liên minh hợp tác xã Việt Nam, sau đó ông Cự tiếp tục trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 và được đưa vào Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Như vậy ông Võ Kim Cự vẫn là lãnh đạo cao nhất ở Hà Tĩnh cho tới giữa tháng 10/2015, ông không thể không biết việc Formosa thiết lập đường ống xả thải ngầm dài 1,5 km dưới đáy biển, cũng như việc Formosa chuẩn bị sản xuất thử. Những sự kiện này giải thích qui kết của đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Phó trưởng đoàn đại biểu Quảng Bình, khi ông cho rằng, ông Võ Kim Cự không thể chối bỏ trách nhiệm cá nhân của mình. Trao đổi với chúng tôi vào tối ngày 28/7/2016, Luật sư Lê Văn Luân thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội nói rằng, cần phân biệt hành vi Formosa xả thải chất độc chưa qua xử lý qua đường ống đặt ngầm không thể kiểm soát và trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, người ký giấy phép cho Formosa. LS Lê Văn Luân tiếp lời: “… Không thể qui được cho ông Võ Kim Cự về hành vi nếu có xả thải độc. Đối với ông Cự là việc thẩm quyền cấp phép giấy đầu tư thôi, về Luật Đầu tư thôi. Còn việc xúc xả là hành vi trực tiếp, truy tố, khởi tố người trực tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng đó. Và thứ hai là truy tố cả người có liên quan, ở đây là đầu tư và giám sát quản lý vì anh chịu trách nhiệm nên đã xảy ra việc đó. Đây là về công tác quản lý nhà nước, những cán bộ nào liên quan đến quản lý lãnh vực này và quản lý trực tiếp Formosa thì chắc chắn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn Formosa là chủ thể trực tiếp thôi.” Báo Người Lao Động, bản tin trên mạng ngày 26/7 dẫn lời LS Trương Trọng Nghĩa, đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nói rằng, hiện nay vẫn chưa có quy trình nào được khởi động xem xét trách nhiệm của ông Cự liên quan đến Formosa Hà Tĩnh. Về trách nhiệm của các bộ ngành có liên quan trong vụ Formosa, LS Trương Trọng Nghĩa dẫn lời ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo kiến nghị của cử tri và nhân dân với Quốc hội tân nhiệm. Theo đó, cần phải xem xét trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc cấp phép, quản lý và giám sát Formosa vừa qua. Một phần nhà máy thép Formosa của Đài Loan tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hôm 4/12/2015. AFP PHOTO. Như vậy về phía Chính quyền, ngoài ông Võ Kim Cự là người vận động cho dự án, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải còn có 14 Bộ trưởng và thuộc cấp cần phải xem xét trách nhiệm, khi cấp tốc phê duyệt để chỉ trong vòng 6 tháng, mà Formosa đã nhận được giấy phép đầu tư 70 năm ngược qui trình. Đó là nói về mặt chính quyền, về mặt Đảng sẽ dính líu tới nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tất cả các Ủy viên Bộ Chính Trị khóa 11. Nhận định về vấn đề những ai phải chịu trách nhiệm và ai sẽ là người chịu trách nhiệm cao nhất, khi chấp thuận cho Formosa đầu tư vào Vũng Áng với những ưu đãi ngoài sức tưởng tượng, TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động dân quyền nguyên Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển IDS từ Hà Nội phát biểu với RFA: “Toàn bộ việc cho Formosa vào…quá trình hoạt động ấy hoàn toàn là trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam và người đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng …Ông ấy thực sự phải là một người chịu trách nhiệm cao nhất về cái thảm họa môi trường này, bất luận kể cả việc ông Cự ký sai lẫn ông Nguyễn Tấn Dũng hay ông Hoàng Trung Hải vi phạm pháp luật khi đã làm ngược với pháp luật. Tất cả các quan chức này đều là cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam vi phạm pháp luật như thế thì người chịu trách nhiệm chính là ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng… Nếu ông ấy tỉnh ra… lệnh là phải xử thì cũng giống hệt như ông ấy chỉ thị xử ông Thanh ở Hậu Giang, ông Cự cũng thế, nếu ông ấy quyết thì sẽ xử… khả năng này là ít…” Theo dõi sát báo chí Việt Nam, có thể thấy rằng nhờ Quốc hội tân nhiệm khởi sự các phiên họp, nên báo chí mới có dịp cạy miệng ông Võ Kim Cự, sau khi Chủ tịch Quốc hội lên tiếng chê trách thái độ trốn chạy báo chí của đương sự. Cũng khá ngạc nhiên khi báo chí nhà nước được kiểm soát chặt bởi Bộ Thông tin Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương, thời gian trước nhiều thông tin hậu thảm họa cá chết bị gỡ bỏ, nhưng nay lại hợp đồng tác chiến tấn công trực diện ông Võ Kim Cự và báo chí cũng tha hồ để các vị đại biểu Quốc hội thẳng thừng về sự dính líu của toàn hệ thống Chính trị, trong việc cấp phép cho Formosa vào Vũng Áng. Ông Cự có thể ngồi tù 20 năm Giả dụ ông Võ Kim Cự bị làm dê tế thần thì ông và các cấp lãnh đạo có lien quan có thể bị truy tố về tội gì. LS Lê Văn Luân trả lời câu hỏi này: “Trách nhiệm đến đâu xử lý đến đó, theo thông tin cung cấp thì ông Cự đã làm ngược, nói qui trình thì quan trọng nhất không phải là qui trinh nào mà vấn đề trình tự thủ tục theo luật định. Nếu ông ấy làm sai, sai ở đây là đảo ngược qui trình 50 năm và vượt quá thẩm quyền, ông ấy phê duyệt 70 năm trước khi chính phủ chấp thuận là hoàn toàn sai. Sau đó được chấp thuận khi xin ngược lại thì đó hoàn toàn là một chuyện khác. Bây giờ gây ra hậu quả thì đó là hậu quả của hành vi sai. Hành vi hợp thức hóa hoàn toàn khác với việc đúng luật, cái đấy ông Cự phải chịu trách nhiệm. Còn quy trình ở đây là mơ hồ chung chung, quy trình là người ta tự đặt ra. Giới luật sư gọi là trình tự thủ tục theo luật định trong đó vấn đề thẩm quyền rất quan trọng, nếu mà đã sai, sai ở đây có thể hiểu là ngược, hoặc đứt đoạn, không chấp hành đúng thì đều là hành đông vi phạm nghiêm trọng. Tất cả những cái đó đều phải bị xét xử trước pháp luật về tội cố ý làm trái qui định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.” Theo Luật hình sự về tội cố ý làm trái qui định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, điều 165 khoản 3 qui định phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. Khoản 4 ghi rõ, người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Như vậy ông Võ Kim Cự và các cấp thẩm quyền cao hơn ở Trung Ương bị chi phối bởi điều luật vừa nêu. Bởi vì phần trách nhiệm về thẩm quyền quản lý nhà nước trong vụ Formosa gây thiệt hại tới mức độ không thể tính được thành tiền. LS Lê Văn Luân tiếp lời: “Như ông Trần Hồng Hà nói, dự án này không đơn giản là một dự án kinh tế mà liên quan ảnh hưởng cả an ninh quốc phòng. Thế thì chuyện này là vội vàng xảy ra từ thời điểm trước, chính phủ trước, bắt đầu từ năm 2008 thời ông Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó có một loạt dự án khác đưa về chứ không chỉ có Formosa. Cái này là vội vàng mà bây giờ gây ra hậu quả tiền lệ chưa từng có. Đúng là nó ảnh hưởng đến cả an ninh quốc gia.” Luật sư Lê Văn Luân nói với chúng tôi, qua vụ Formosa để lấy lại niềm tin của nhân dân thì chính quyền Việt Nam phải thượng tôn pháp luật, đây là mục tiêu của bất cứ quốc gia nào kể cả nhà nước Việt Nam. Đương nhiên phải sử dụng pháp luật để điều chỉnh xã hội và không nhân nhượng với bất kỳ ai, đặc biệt là quan chức, bởi vì quan chức mới là người có cơ hội, có quyền lực có khả năng để tham nhũng, để lạm dụng những kẽ hở. Cho tới ngày 28/7/2016, chính quyền Việt Nam chưa truy tố Formosa ra tòa, cũng chưa có quy trình xem xét trách nhiệm quản lý của ông Võ Kim Cự và các giới chức có lien quan ở Trung uơng cũng như địa phương.
  5. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-07-22 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại kỳ họp đầu tiên quốc hội khóa 14 hôm 20/7/2016. (ảnh minh họa) AFP 00:00/00:00 Bộc lộ nhiều góc khuất Chiến dịch làm trong sạch Đảng, chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang bộc lộ nhiều góc khuất. Từ uy lệnh của Tổng Bí thư, báo chí vào cuộc khui ra nhiều chuyện bi hài liên quan đến nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và thời gian 9 năm giữ trọng trách của ông. Báo Đất Việt bản tin trên mạng ngày 20/7, đưa tin VAFI Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam có thêm cáo giác 5 điểm, về những sai phạm của nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trong suốt thời gian tại chức. Tóm tắt những sai phạm này bao gồm, thứ nhất bổ nhiệm các chức danh chủ chốt tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc Bộ Công thương quản lý đã không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và thành tích quản trị cao. VAFI đưa thí dụ ở 3 tập đoàn kinh tế lớn là Sabeco, Habeco và Vinataba. VAFI mô tả hành vi bổ nhiệm này là sai Luật Doanh nghiệp và Luật quản lý vốn nhà nước. Được biết, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lúc tại chức còn vun quén để đưa con trai là Vũ Quang Hải về làm thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc SABECO. Những sai phạm khác bao gồm, chậm bàn giao một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa về cho SCIC Tổng Công ty kinh doanh vốn nhà nước quản lý. Nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa trực thuộc Bộ Công thương trốn tránh niêm yết và dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, phong trào cổ phần hóa đi xuống. Ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ một lần chỉ đạo các cơ quan của Đảng và Chính phủ phải điều tra tới nơi tơi chốn, về vai trò và những thủ thuật lắt léo của cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trong việc bao che sai phạm và điều chuyển một số người vào vị trí lãnh đạo. Thí dụ đưa ông Trịnh Xuân Thanh một người có thành tích rất xấu về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, hoặc đưa con trai ông là Vũ Quang Hải, một cán bộ trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm quản lý vào chức vụ cao cấp ở Sabeco Tổng Công ty rượu bia và nước giải khát Sài Gòn. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận, Ông Trịnh Xuân Thanh trách nhiệm quản lý Tổng Công ty xây lắp dầu khí (PVC) làm thua lỗ 3.000 tỷ đồng, nhưng được lên chức ở Bộ Công thương và sau đó điều chuyển về vị trí lãnh đạo tỉnh Hậu Giang. Ngày 20/7/2016, báo điện tử Giáo dục Việt Nam gây ngạc nhiên cho độc giả với bài viết “Nhóm lợi ích đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư?”. Tờ báo cho người đọc hiểu rằng, những kết luận nghiêm khắc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương với vụ Trịnh Xuân Thanh và những người liên quan như ông Vũ Huy Hoàng có thể được các cơ quan chấp pháp của Chính phủ có hành động dơ cao đánh khẽ. Tờ báo cho rằng, Tổng Bí thư đã tiên liệu những khó khăn của cơ quan giữ cây roi kỷ luật của Đảng. Tờ báo trích lời Tổng Bí thư yêu cầu, theo đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra xem xét, kết luận bảo đảm đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, công tâm, khách quan, trong sáng không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức cá nhân nào. Phải chăng đang có sự thử thách đối với quyền lực của Đảng cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo? TS Phạm Chí Dũng, nhà hoạt động xã hội dân sự và phản biện độc lập từ Sài Gòn nhận định: “Có lẽ không phải sự thử thách quyền lực của Đảng mà thực chất là thử thách đối với sự phân hóa quyền lực của Đảng. Tại vì sự phân hóa đã diễn ra từ lâu, chúng ta đã chứng kiến sự phân hóa diễn ra rất mạnh từ trước Đại hội XII. Một trong những nguồn cơn chính của những xung đột chính trị là lợi ích, nhóm quyền lực cũ hiện nay vẫn còn giữ một mảng thị phần rất lớn, những thị trường màu mỡ làm ăn đa ngành và những nhóm lợi ích mới, những nhóm quyền lực mới đương nhiên phải chú ý chuyện đó… thực chất đây không phải là sự xung đột chỉ về mặt quyền lực mà còn vì lợi ích kinh tế.” Ngày 20/7/2016, báo điện tử Giáo dục Việt Nam gây ngạc nhiên cho độc giả với bài viết: Nhóm lợi ích đang chuẩn bị để đối phó với quyết tâm của Tổng Bí thư? Screen capture. Những vấn đề mà báo Giáo Dục đặt ra về điều gọi là “nhóm lợi ích đối phó Tổng Bí thư”, TS Phạm Chí Dũng cho rằng báo chí với sự nhạy cảm đương nhiên của mình, không những báo chí cảm thấy mà có thể hiểu rõ là ai chống ai và những lực lượng đang muốn đối chọi với Tổng Bí thư là ai. TS Phạm Chí Dũng tiếp lời: “Đó là những vấn đề phe phái nội bộ, chứ không phải chuyện chống tham nhũng sẽ mạnh hơn, hay là tự do báo chí hơn. Tôi không cho là như vậy, nó xuất phát từ chuyện báo chí là cái loa của một phe nào đó, hay những phe nào đó muốn sử dụng những tờ báo nào đó trở thành kênh thông tin phương tiện truyền thông cho mình. Ví dụ liên quan tới bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường trúng cử đại biểu Quốc hội vừa bị phát hiện có hộ chiếu Malta. Chúng ta thấy báo nhà nước, một vài tờ báo đặt ẩn ý về chuyện bỏ của chạy lấy người hay là “chạy làng” trong ngoặc kép…” Những nhận định của TS Phạm Chí Dũng, người từng có chuyên môn về phân tích thông tin cho Thành ủy TP.HCM trước khi ông từ bỏ Đảng, thể hiện nhiều cơ sở. Trong bài “nhóm lợi ích đối phó Tổng Bí thư”, báo Giáo Dục Việt Nam mô tả tình trạng gọi là cát cứ của các đại phương, tờ báo dẫn lời Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị nguyên Trưởng ban Kinh tế Trung ương, từng đặt vấn đề cần phải khắc phục tình trạng 63 tỉnh, 63 nền kinh tế. “Đả hổ diệt ruồi” Một trong những sự kiện nổi bật về nghi vấn bảo vệ quyền lợi nhóm, được báo Giáo Dục mô tả trong vụ đường ống dẫn nước Sông Đà phục vụ người dân Thủ đô đã 18 lần vỡ ống, không những làm ngân sách Nhà nước tiêu tốn hàng chục tỷ đồng để sửa chữa chắp vá, mà còn làm hàng chục vạn người dân, trường học, bệnh viện… thiếu nước sinh hoạt, làm mất niềm tin của nhân dân và cán bộ đảng viên. Báo Giáo Dục nhấn mạnh tới sự kiện, 5 nhân vật chóp bu của Vinaconex đã được miễn truy tố hình sự, mặc dù kết quả điều tra của Công an xác định là 5 người này đã có dấu hiệu của tội vi phạm qui định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật hình sự. Báo Giáo Dục đã mỉa mai rằng, mấy cháu thiếu niên Hải Phòng giật mũ của bạn suýt bị tù mấy năm, hai thanh niên đói giật hai cái bánh mì cũng suýt bị từ 3 đến 10 năm tù. Tuy vậy 5 nhân vật của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc Vinaconex có tội nặng lại được miễn truy tố. Lý do là vì Liên ngành Tư pháp Trung ương thấy không cần thiết phải xử lý hình sự vì họ có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng, vi phạm lần đầu. Chúng tôi xin trích lại chi tiết về việc định rõ trách nhiệm của nhóm lãnh đạo Vinaconex từ báo Petro Times : “Cơ quan CSĐT xác định, năm 2004 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vinaconex là ông Phí Thái Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân - Tổng Giám đốc và 3 ủy viên là Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm khi thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình, quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, đưa vào sử dụng vật liệu composite sợi thủy tinh khi chưa thẩm định, lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực, thiếu kinh nghiệm, cung cấp sản phẩm cho dự án không đảm bảo chất lượng nên công trình liên tục bị hư hỏng trong quá trình vận hành, khai thác.” Qua mô tả của báo chí Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thể hiện việc làm trong sạch Đảng qua các vụ bê bối Trịnh Xuân Thanh và người đỡ đầu là cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng. Ông Nguyễn Phú Trọng cũng bật đèn xanh cho các cơ quan của Đảng và Nhà nước, về việc điều tra nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nếu có dấu hiệu vi phạm. Nhưng vấn đề lớn nhất là Formosa gây ra thảm họa môi trường, ảnh hưởng cho kinh tế Việt Nam nói chung và hàng trăm ngàn người ở 4 tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng, lại chưa thấy ông Tổng Bí thư hạ lệnh đập con ruồi nào, nói theo sự ví von bên Trung Quốc Tập Cận Bình “Đả hổ diệt ruồi”. Khi vụ bê bối Trịnh Xuân Thanh, rồi Vũ Quang Hải con trai cựu bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng xảy ra vào trung tuần tháng 6 vừa qua, việc chuẩn bị dư luận báo chí được cho là khá rõ rệt. Lúc đó TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động dân quyền ở Hà Nội đã nhận định: “Ông Nguyễn Phú Trọng muốn học ông Tập Cận Bình để đả hổ diệt ruồi, nhưng tình hình ở Việt Nam khác với Tàu. Ông Nguyễn Phú Trọng khó có thể tập trung quyền lực một cách thô bạo như Tập Cận Bình để mà làm được những việc của một nhà độc tài khủng khiếp như ông Tập Cận Bình. Nhiều khả năng, đây cũng là những việc làm cho xì bớt những bức xúc của người dân, rồi đâu cũng vào đấy… vì nếu mà đả hổ diệt ruồi hết cả Việt Nam thì là họ tự dẹp họ, nói chung là không khả thi.” Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo nhận định của TS Phạm Chí Dũng là tranh chấp giữa các nhóm quyền lực mới và cũ để thâu tóm các thị trường làm ăn lớn và nhiều lợi nhuận. Người đọc báo nhận thấy một điều, những mũi tấn công vòng ngoài qua vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải sau cùng đều dẫn tới ông cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, một người có hai nhiệm kỳ cùng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
  6. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-07-15 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Một cuộc họp báo về tình hình Biển Đông của chính quyền Việt Nam được tổ chức ở tại Hà Nội trước đây. AFP 00:00/00:00 Chia rẽ ASEAN về vấn đề Biển Đông ASEAN tức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không thể ra tuyên bố chung về phán quyết đường lưỡi bò do Tòa Trọng tài Thường trực The Hague công bố. Trong khi đó, Việt Nam nhanh chóng hoan nghênh phán quyết, nhưng có vẻ thận trọng khi cho biết đang nghiên cứu nội dung. Học giả Hoàng Việt, nhà nghiên cứu Biển Đông, từ saigòn nhận định về ý kiến cho rằng Trung Quốc đã thành công trong việc chia rẽ ASEAN về vấn đề Biển Đông. Ông nói: “Điều này không lạ lùng gì, đã có nhiều dự báo trước bởi vì quốc gia nắm vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN là Lào, nước này không tích cực lắm và bản thân ASEAN thì vẫn đang bị chia rẽ khá nhiều. Người ta vẫn mong chờ sự thống nhất đoàn kết từ ASEAN, nhưng có lẽ là trong thời gian tới. ASEAN như một con người phải trải qua từng giai đoạn mà ASEAN bây giờ thì chưa thể phát triển đến giai đoạn đó được…” Trong cuộc họp báo chiều 14/7 ở Hà Nội, ông Lê Hải Bình phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng, các thành viên trong ASEAN đều có trách nhiệm chung trong việc duy trì ổn định, an ninh hàng hải ở Biển Đông. Theo báo chí Việt Nam, như VnExpress và Tuổi Trẻ Online, ông Lê Hải Bình đã phát biểu như vậy, khi được hỏi về sự kiện ASEAN không thể ra tuyên bố chung về phán quyết của Tòa Trọng tài The Hague, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc áp đặt đường chủ quyền 9 đoạn, thường gọi là đường lưỡi bò chiếm trọn biển Đông. Báo mạng Một Thế Giới ngày 13/7 dẫn lời Giáo sư Ngô Vĩnh Long, khoa lịch sử trường Đại học Maine miền đông bắc Hoa Kỳ nhận định là, phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague Hà Lan sẽ củng cố vị thế pháp lý của Việt Nam và sẽ giúp Việt nam trong việc vận đông sự ủng hộ của thế giới, khi Trung Quốc tiếp tục vi phạm vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam hay đe dọa sự an toàn của ngư dân Việt Nam trên biển Đông như Trung Quốc đã từng làm. Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long trình bày trên báo mạng Một Thế Giới, hai điểm đặc biệt quan trọng trong phán quyết 5 điểm của Tòa Trọng tài Thường trực. Thứ nhất, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi chủ quyền và các tài nguyên ở các khu vực biển trong phạm vi đường chín đoạn, tức đường lưỡi bò. Thứ hai, các cấu trúc hiện đang tranh chấp trong toàn vùng Trường Sa tự nó là dạng tự nhiên không có khả năng nuôi dưỡng con người và đời sống kinh tế, cho nên tối đa chỉ có được 12 hải lý chủ quyền lãnh hải. Phán quyết còn nhấn mạnh thêm rằng, toàn bộ Trường Sa không có vùng độc quyền kinh tế EEZ 200 đặm. Như thế, theo lời GS Ngô Vĩnh Long, tất cả vùng biển nằm ngoài 12 hải lý của các cấu trúc đang được tranh chấp đều là vùng nước quốc tế. Đường lưỡi bò đe dọa an ninh Việt Nam Bản đồ vùng tranh chấp trên Biển Đông. Theo lời Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói với báo mạng Một Thế Giới, hai điểm mà ông lưu ý vừa nói, rất có lợi cho Việt Nam vì đường lưỡi bò không những đã lấn chiếm vùng độc quyền kinh tế của Việt Nam nhiều nhất mà còn đe dọa an ninh của Việt Nam trên biển cả cũng như các đảo và bãi ngầm đang quản lý. Trao đổi với chúng tôi vào tối 14/7/2016 về tương lai Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực, học giả Biển Đông Hoàng Việt trình bày ý kiến: “Đối với Việt Nam có nhiều thuận lợi, đương nhiên cũng có những phần bất lợi nhất định của nó và cá nhân tôi cho rằng phần lợi nhiều hơn. Trong thời gian tới nếu Trung Quốc gây căng thẳng trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như hồi 2014, thì Việt Nam có thể tự tin, có thể mang Trung Quốc ra trước một tòa trọng tài giống như Philippines đã làm. Như vậy tiếng nói chính nghĩa của Việt Nam, với sự ủng hộ của cộng đồng thế giới sẽ tác động rất lớn đến vấn đề này. Trước đây thì Việt Nam, Malaysia…những quốc gia trực tiếp tranh chấp Biển Đông đã nghĩ tới việc kiện Trung Quốc nhưng còn do dự, còn cân nhắc khả năng thẩm quyền của tòa cũng như khả năng phán quyết của tòa như thế nào. Nhưng có lẽ phán quyết của Tòa Trọng Tài ngày 12/7 vừa rồi, rõ ràng đã tạo ra hướng đi mới cho các quốc gia như Việt Nam…” Dự kiến Trung Quốc có thể gây căng thẳng trên Biển Đông, sau khi Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, không công nhận đường chủ quyền 9 đoạn mà Trung Quốc áp đặt tại Biển Đông, đồng thời tuyên bố Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử tại vùng biển này. Theo VnExpress, trong cuộc họp báo chiều 14/7 ở Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định, Đảng và Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng mọi biện pháp để góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh khu vực. Ông Lê Hải Bình không cho biết, những biện pháp sẵn sàng để duy trì hòa bình cụ thể là gì, nhưng ông nhấn mạnh là Việt Nam bảo lưu các quyền, lợi ích pháp lý ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các vùng biển được xác định theo UNCLOS Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao cho biết thêm, Việt Nam đang nghiên cứu phán quyết và đã đề nghị Tòa cần đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông. Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp theo để bảo đảm các quyền và lợi ích quốc gia. Trên báo chí nước ngoài có những luận cứ cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực The Hague mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn là pháp lý. Bởi vì theo UNCLOS một phán quyết như thế là ràng buộc về pháp lý, buộc các bên liên quan phải thực hiện. Tuy nhiên nơi ra phán quyết là Tòa Trọng tài Thường trực The Hague lại không có cơ chế nào để buộc các bên liên quan thực thi phán quyết. Trao đổi với chúng tôi, Nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt nhận định: “Thứ nhất là dù tòa có phán quyết đi chăng nữa thì rõ ràng là khó có thể khiến Trung Quốc xuống thang ngay lập tức. Tòa tuyên rằng việc Trung Quốc bồi lấp Đá Vành Khăn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines là vi phạm quyền chủ quyền. Nhưng trên thực tế có thể đuổi Trung Quốc ra khỏi vùng đó hay không, đó là cả một câu chuyện. Và đương nhiên phán quyết của tòa cũng không làm cho Trung Quốc ngưng việc bồi lấp xây dựng phát triển các đảo nhân tạo thành căn cứu quân sự, như Trung Quốc đã làm tại Trường Sa, có khả năng Trung Quốc sẽ làm thêm ở các khu vực khác hoặc là ngay tại scarborough…” Học giả Biển Đông Hoàng Việt thêm rằng, mặc dù không có một cơ quan nào để cưỡng chế các bên theo phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực The Hague, nhưng rõ ràng các quốc gia thượng tôn pháp luật như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Canada, Ấn Độ và Australia sẽ qua phán quyết mà có thể có những hành động để tác động tới tình hình thực tế ở Biển Đông. Học giả Hoàng Việt lưu ý một điều rằng, những quốc gia nhỏ như Việt Nam mà trực tiếp tham gia tranh chấp, nếu không có thực lực mà lưỡng lự giữa những cái mà họ đang giữ bây giờ, thì vẫn có thể bị Trung Quốc thay đổi nguyên trạng trong thực tế. Đây là một vấn đề rõ ràng, cho nên các quốc gia như Việt Nam và Philippines cũng nên hết sức thận trọng trong vấn đề này. Liên quan đến vấn đề vừa nêu, ngay sau khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết hôm 12/7, từ Hà Nội Luật sư -Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển đã phát biểu với Đài RFA: “Ngay từ khi Philippines khởi kiện Trung Quốc ra PCA, Bắc Kinh phủ nhận thẩm quyền của tòa, tuyên bố không chấp nhận phán quyết của PCA. Điều đó rõ ràng và bằng hành động họ cũng bác bỏ mọi chuyện liên quan đến câu chuyện này. Thế nhưng chúng ta nên nhìn theo góc độ: Trung Quốc không phải sống trên một hành tinh mà chung quanh không có quốc gia khác. Trung Quốc tồn tại và phát triển trong mối quan hệ với cộng đồng các quốc gia. Đó là yếu tố chúng ta cần phải thấy. Do đó Trung Quốc không thể một mình một sân, một mình một luật chơi được…” Báo chí Việt Nam qua phản ứng của giới chính trị quốc tế và ý kiến các học giả Việt Nam đã thể hiện một quan điểm chung về phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò, xem đây là chiến thắng của lẽ phải và công lý. Báo chí cũng nhân dịp này trở lại vấn đề, Hà Nội nên sẵn sàng cho một vụ kiện Biển Đông như Philippines đã kiện Trung Quốc và đạt thắng lợi.
  7. Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-07-01 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn Email Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung chiều 30/6/2016 ở Hà Nội, chính phủ Việt Nam cũng cho chiếu một đoạn video với lời phát biểu nhận lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch hội đồng quản trị công ty gan thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. AFP 00:00/00:00 Formosa Hà Tĩnh sau cùng cũng đã nhận lỗi gây ra thảm họa môi trường, chấp nhận đền bù thiệt hại 11.500 tỷ đồng tương đương 500 triệu USD cho những ai bị ảnh hưởng. Nhưng những gì báo chí Việt Nam đưa tin về thảm họa môi trường ven biển miền Trung, từ đầu tháng 4 cho đến cuộc họp báo chiều 30/6, cho thấy số tiền nửa tỉ đô la chẳng thấm vào đâu so với những gì mà chất độc hại từ Formosa tàn phá môi trưởng biển, ảnh hưởng sinh kế và đời sống người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. 84 ngày mới công bố nguyên nhân Qua báo chí, đến chiều ngày 30/6/2016 tại Hà Nội, chính phủ Việt Nam đã mất 84 ngày mới chính thức công bố thủ phạm gây ra thảm họa môi trường ven biển miền Trung, chính là nhà máy luyện thép Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh. Tất cả các báo mạng của Việt Nam đã ứng trực để tường thuật trực tiếp cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan. Ngay sau cuộc họp báo ở Hà Nội, TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động xã hội dân sự, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã nói với Anh Vũ của Đài Á Châu Tự Do: “Tôi nghĩ rằng cuộc họp báo này thể hiện sự đạo diễn trong suốt trong thời gian vừa qua, đây là một quá trình phức tạp, mà chính phủ không có một phản ứng nhanh nhạy. Có lẽ đây lời hứa cũng như cam kết ban đầu của Formosa, mà tôi nghĩ số 500 triệu USD này nó sẽ gồm rất nhiều thứ, đáp ứng được những gì cho những người trực tiếp bị thiệt hại, là bà con ngư dân và những người có liên quan? Theo tôi còn có rất nhiều vấn đề phải xem xét. Tôi tin các cơ quan nhà nước VN sẽ phải tiến hành các thủ tục pháp lý để chống lại Formosa và đánh giá cụ thể các thiệt hại mà Formosa phải bồi thường. Theo tôi 500 triệu USD này chỉ là một phần nhỏ ban đầu mà thôi. Tôi ủng hộ việc phải có một hành động pháp lý, để đánh giá tất cả các thiệt hại để đòi Formosa phải bồi thường cho người dân cũng như làm sạch biển.” Xem tường thuật của VietnamNet, người đọc báo nhận thấy một loạt các câu hỏi liên quan đến xử lý hình sự, truy tố Formosa hay trách nhiệm của chính quyền địa phương, có vẻ như chưa thỏa mãn các nhà báo đặt câu hỏi. Theo VietnamNet Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã nói, Việc Formosa đã nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đưa ra 5 cam kết trách nhiệm bồi tường hỗ trợ và không tái diễn. Việt Nam có câu "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại". Chính phủ Việt Nam luôn có thái độ rõ ràng về xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng đồng thời có chính sách khoan hồng, độ lượng để các nhà đầu tư nước ngoài vi phạm mà nhận lỗi thì được xem xét. Nếu các nhà đầu tư cam kết thực hiện đúng pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam cũng đảm bảo họ hoạt động đúng luật và hiệu quả. Formosa đã nhận lỗi cũng như thể hiện thái độ trước vi phạm, nên việc đưa ra khởi tố là việc cân nhắc của Chính phủ. Nhân dân Việt Nam cũng độ lượng, khoan hồng, cao thượng. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam cách nay 2 tháng, ảnh chụp chiều 30/6/2016 tại Hà Nội. Người đọc báo không thấy Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trả lời thẳng vào câu hỏi của VnExpress: “khi Formosa vận hành đã kiểm tra xả thải như thế nào, Hà Tĩnh đã kiến nghị gì? Giờ Chính phủ đã xác định lỗi của Formosa, trách nhiệm của địa phương để xảy ra ô nhiễm như thế nào?” Chính phủ Việt Nam từng bị giới trí thức phản biện cho rằng đã quá lúng túng trong việc xử lý khủng hoảng một thảm họa môi trường ở cấp độ quốc gia. Tuy vậy tại thời điểm hiện nay, chiến dịch truyền thông báo chí đã thể hiện một vai trò tích cực, khi chính phủ công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm họa cá chết hàng loạt ở biển miền Trung. Trước khi cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ diễn ra, VnExpress đã sớm đưa tin về việc Formosa đã nhận trách nhiệm xả thải chưa qua xử lý ra môi trường biển, sau khi phía Việt Nam trưng ra các bằng chứng thuyết phục. Tờ báo đã phỏng vấn Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, một nhân vật từng hứng chịu nhiều chỉ trích do các phát biểu trái ngược nhau giữa ông và thuộc cấp liên quan đến đường ống ngầm xả thải dài 1,5km của Formosa. Lý do có thuyết phục? Formosa Hà Tĩnh trong thời gian dài đã nói dối, chối trách nhiệm đưa độc chất chưa qua xử lý ra biển. Nhưng vì đâu đến ngày 28/6 họ mới chính thức nhận lỗi và gởi thư tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong cuộc phỏng vấn của VnExpress, Bộ trưởng Trần Hồng Hà tâm sự là ông vừa trải qua 84 ngày căng thẳng. Theo lời ông, kết quả xét nghiệm của các nhà khoa học cho thấy hơn 50% mẫu cá chết thu được có chứa phenol, cyanur và trong vùng chỉ có nhà máy luyện than cốc của Formosa Hà Tĩnh thải ra phenol và cyanur. Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói với VnExpress, Formosa Hà Tĩnh không thể chối cãi vì phía Việt Nam đã đưa ra 53 hành vi mà họ vi phạm, từ các sai sót trong thiết kế, thi công xây dựng cho đến vận hành. Nhưng phát hiện quan trọng nhất lại là việc từ ngày 1/4 đến ngày 5/4, lượng điện tiêu thụ giảm bất thường, chỉ bằng 15% so với ngày trung bình, khiến các nhà điều tra Việt Nam tập trung vào nghi ngờ có vấn đề trong quá trình vận hành chạy thử của Formosa Hà Tĩnh. Vẫn theo lời Bộ trưởng Trần Hồng Hà kể lại với VnExpress, sau nhiều ngày thu thập bằng chứng, đấu tranh, cuối cùng Formosa phải thừa nhận có sự cố chập điện liên quan đến việc vận hành của quá trình kích hoạt vi sinh ở khu xử lý nước thải. Đây là khâu quyết định việc có xử lý được phenol hay không. Hệ thống này tê liệt dẫn đến nước thải bị đổ ra biển mà chưa qua xử lý. Trả lời câu hỏi của VnExpress, Bộ trưởng Trần Hồng Hà giải thích về việc nếu chỉ xả thải không qua xử lý trong vòng 5 ngày, thì tại sao lượng độc tố lại có thể gây thảm họa kéo dài từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế. Ông Bộ trưởng tiết lộ, các nhà khoa học đã mất nhiều thì giờ mới xác định được là chất thải của Formosa Hà Tĩnh đã trộn với nhau ra một hợp chất phức. Hợp chất này nặng hơn nước biển, chìm xuống đáy và hút các chất độc hại như phenol, cyanur vào nó. Nó giống như một tấm chăn khổng lồ chứa độc cứ thế trôi ngầm theo dòng hải lưu, đi đến đâu sẽ làm xảy ra các phản ứng hóa học ở đó và khiến cá ở tầng đáy chết hàng loạt. Phát hiện này chính là chìa khóa của vấn đề. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng biện giải cho lý do chậm trễ, khiến Chính phủ không thể sớm công bố nguyên nhân và thủ phạm vụ xả thải chất độc chưa qua xử lý ra môi trường. Theo lời ông Bộ trưởng, Chính phủ tiên liệu đến một vụ kiện ngược từ Formosa và phải đền bù hậu quả. Đến nay sau gần ba tháng, các nhà khoa học mới xác định được đâu là nguyên nhân chính, đâu là nguyên nhân mang tính chất cá biệt ngẫu nhiên. Giải thích về độc tố Formosa xả thải chưa qua xử lý ra môi trường biển, liệu có thuyết phục được các nhà khoa học độc lập hay không. Trả lời Gia Minh Đài Á châu Tự do, ngay sau cuộc họp báo chiều 30/6, Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghiệp TP. HCM, nhận định: “Về mặt khoa học thì phenol, cyanur tác động rất nhanh có thể giết sinh vật, con người, cá một cách nhanh chóng. Ngoài ra nguy hiểm của độc chất kim loại nặng chưa thấy báo cáo; hoặc họ bỏ qua hay sao!? Theo tôi còn có các chất crom 3, crom 6, thủy ngân, cadimi… vì trong quá trính súc rửa, sản xuất thép thế nào cũng có. Mà đó mới nguy hiểm lâu dài… kim loại nặng lắng xuống lớp trầm tích đáy biển, đáy bờ biển. Bỏ quên việc làm sạch đáy biển mà đó là điều rất nặng nề không phải dễ mà làm được. Ngoài ra rạn san hô bị hỏng. Tôi sợ dễ bỏ quên khoản ấy…” Ngay sau cuộc họp báo chiều 30/6 ở Hà Nội, báo Thanh Niên Online đã ghi nhận ý kiến của một số người dân, nạn nhân của vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung. Tờ báo trích lời ngư dân Nguyễn Quang Đô, cư trú ở Gio Linh Quảng Trị, người qua thảm họa môi trường đã từ vị trí một chủ tàu đánh cá gần bờ công suất 75 CV, trở thành lao động kéo cá ở cảng Cửa Việt để tạm mưu sinh. Ông Đô nói, ngư dân chờ đợi quá lâu, bây giờ Chính phủ tìm ra thủ phạm thì ngoài trừng trị thích đáng còn phải tính đến việc bồi thường thiệt hại cho họ. Ngư dân thiệt đủ điều, tôm cá đánh bắt về rẻ như bèo chẳng ai mua… những con tàu nằm bờ mãi, lâu ngày không ra biển thì nó cũng tự hỏng thôi. Gần đây báo chí đưa tin có đến 1 triệu người của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp về thảm họa môi trường biển. 500 triệu USD không phải là số tiền đủ để phục hồi môi trường biển, chưa kể 500 ha rạn san hô bị ảnh hưởng hoặc hủy diệt hoàn toàn. Có người nói vui, 500 trăm triệu USD chia cho 1 triệu người thì mỗi người được 500 USD. Dĩ nhiên là nói đùa, nhưng cho thấy số tiền của Formosa quá nhỏ, bồi thường các nạn nhân còn chưa đủ nói gì chi phí cho việc phục hồi môi trường ven biển. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức ngày 7/4/2016 thì nội các của ông đã rơi ngay vào cuộc khủng hoảng môi trường cấp độ quốc gia qua vụ Formosa Hà Tĩnh. Đồng thời chính phủ do ông lãnh đạo còn phải đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn thiệt hại 15.000 tỷ đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Gần đây nhất là hai vụ rơi máy bay quân sự liên tiếp khiến 10 sĩ quan thiệt mạng. Tuổi Trẻ Online ngày 30/6 đưa tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mở đầu phiên họp thường kỳ Chính phủ, kết nối trực tuyến tới 63 Tỉnh-Thành phố với một loạt câu hỏi. Đó là sau nhiều sự kiện vừa qua, Chính phủ rút ra được bài học gì cho quản lý đất nước, quản lý xã hội, cho công tác điều hành. Riêng về thảm họa cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu câu hỏi, Chính phủ rút ra bài học gì cho công tác bảo vệ môi trường? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dễ dàng tìm được câu trả lời mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu trên VnExpress. Đó là: “Chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam phải có lựa chọn. Chúng ta không thể để tình trạng chấp nhận ngành công nghiệp thép hay bất cứ ngành công nghiệp nào có nguy cơ ô nhiễm mà phải đánh đổi môi trường. Đó là trách nhiệm của chính quyền, không chỉ vì sinh mạng của người dân bị đe dọa mà còn vì tương lai lâu dài của cả quốc gia.” Tin, bài liên quan Sau Formosa, nhìn lại quy trình cấp phép xả thải ở Việt Nam Ngư dân miền Trung với nguyên nhân cá chết Việt Nam công bố nguyên nhân cá chết Nguyên nhân cá chết hàng loạt có tính thuyết phục đến đâu? Các ý kiến sau việc công bố nguyên nhân cá chết "Tung hỏa mù” trước khi tuyên bố nguyên nhân cá chết? Một triệu người được học nghề sau ảnh hưởng cá chết hàng loạt Tăng thời gian hỗ trợ cho ngư dân Tạm ngừng biểu tình Khủng hoảng và lối thoát Ý kiến (1) Bấm vào đây để nêu ý kiến của bạn In trang này Chia sẻ Email Độc giả không muốn nêu tên

×
×
  • Create New...