Jump to content

Search the Community

Showing results for tags 'điễm tin hàng ngày'.

  • Search By Tags

    Type tags separated by commas.
  • Search By Author

Content Type


Forums

  • Tin Tức Thời Sự
    • Thời Sự Việt Nam
    • Tin Quốc Tế
    • Tin Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại
    • Bình Luận Thời Sự
    • Khoa Học & Kỹ Thuật - Môi Trường
    • Kinh Tế
    • Biển Đông
    • Thể Thao
    • Thế Giới Động Vật
  • Đời Sống Xã Hội & Tâm Linh
    • Sức Khỏe
    • Tìm Hiểu Tôn Giáo
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Quê Hương Ký Sự
    • Tâm Linh
    • Xã Hội
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Phụ Nử
    • Lịch Sử
    • lời hay ý đẹp
    • Văn Hóa & Nghệ Thuật
    • Online Study
    • Truyện ngắn Audio
  • Vườn Thơ
    • Thơ Sáng Tác
    • Thơ Đấu Tranh
    • Thơ Sưu Tầm
  • Âm Nhạc
    • Thông Tin Âm Nhạc
    • Nhạc Online
    • Cải Lương - Tân Cổ
    • Quán Khuya
  • Giải Trí
    • Thư Giãn
  • Phim & Nhạc
    • Phim Online
    • Thông Tin Điện Ảnh
    • Đời Nghệ Sỹ
  • Thông Báo
    • Cập nhật lượng khách truy cập

Categories

  • Videos
    • Âm Nhạc
    • Film online
    • Thễ Thao
    • Thế Giới Động Vật
    • Thảm Họa Hàng Không
    • Kinh Tế
    • Khoa Học
  • Tin Tức
    • RFA
    • Thời Sự Việt Nam
    • Thế Giới
    • Người Việt Hải Ngoại
    • RFI
    • Thời Sự Hoa Kỳ
    • Khung Trời Mới
    • ĐKN
    • NTD
    • The Saigon Post
    • Nửa Vòng Trái Đất TV
    • Culture Chanel
    • Chuyễn Động Toàn Cầu
    • VIETV NETWORK
    • Tự Lực Bookstore
    • Thế Giới Tiêu Điểm
    • LITTLE SAIGON NEWS
    • VietCatholicNews
    • English News
  • Bình Luận - Thời Sự
    • Sài Gòn TV Bên Kia Màn Khói
    • OfficialVietFaceTV
    • Đọc Báo Vẹm
    • Người Việt TV
    • VOA
    • Truyền Hình Calitoday
    • Biển Đông
    • PhoBolsaTV
    • SBTN
    • BBC Tiếng Việt
    • Saigon TV 57.5
    • Việt Thảo tonight
    • Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa
    • TV Tuần-san
    • 2VNR
    • Mẹ Nấm
    • Tiếng Vọng Về Nguồn (TVVN)
    • VIETLIVE TV
    • SET TV (Saigon Entertainment Television)
    • Viet TV Australia
    • Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
    • LSTV
    • Chiến Tranh Ukraine
    • Sỗ Tay Quân Sự
    • Nguoi Viet Channel
    • Chão Lửa Trung Đông
  • Đời Sống
    • Tử Vi & Phong Thủy
    • Lịch Sử & Văn Hóa
    • Tâm Linh
    • Tinh Hoa TV
    • Ẫm Thực
    • Sức Khỏe
    • Biết tõ cùng ai ?
    • Online Study
  • Văn Hóa Nghệ Thuật
    • Văn Học Nghệ Thuật

Find results in...

Find results that contain...


Date Created

  • Start

    End


Last Updated

  • Start

    End


Filter by number of...

Joined

  • Start

    End


Group


  1. Nhà tưởng niệm Mao sẽ biến mất khỏi Bắc Kinh. Quyết định bí mật này đã được giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra, theo tạp chí chính trị Zhengming ở Hồng Kông. Xác ướp của Mao sẽ được chuyển đến thành phố quê hương của ông ta. Tượng của Mao, bị phá hủy tại thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, năm 2011. (Ảnh: chụp màn hình Weibo – Epoch Times Đức) Mới đây, vào cuối tháng 6 năm 2016, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản đã quyết định chuyển Nhà tưởng niệm Mao ra khỏi Bắc Kinh tới thành phố quê hương của ông ta, theo tạp chí chính trị “Zhengming” tại Hồng Kông, ấn bản tháng 8 năm 2016. Lăng mộ, nơi có thể nhìn xác ướp của Mao để trong chiếc quan tài thủy tinh, đặt ở Quảng trường Thiên An Môn. Xác ướp của Mao sẽ được chuyển đến Thiều Sơn, tỉnh Hồ Nam. Không có tiếng nói chống đối Đề nghị di chuyển nhà tưởng niệm do Vương Kỳ Sơn đưa ra, đây là người đứng đầu “Ủy ban Kiểm tra kỷ luật”. Những người ủng hộ đề xuất này còn có Giám đốc nhân sự của Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản và Phó Chủ tịch nước. Kết quả bỏ phiếu là 23 phiếu tán thành, 2 phiếu trắng, có nghĩa là không có bất kỳ phiếu chống nào. Quyết định sẽ được thực thi ngay sau Hội nghị toàn thể của Đảng Cộng sản vào mùa thu năm 2017, khi đó sẽ bầu Bộ Chính trị mới. Nhà tưởng niệm Mao- một hòn đá tảng Sau khi quyết định được thông qua, Tập Cận Bình đã có lời phát biểu, theo tin của tạp chí chính trị ở Hồng Kông. Vấn đề “Nhà tưởng niệm Mao” sớm hay muộn cũng phải được giải quyết, ông Tập phát biểu, không còn hợp lý để tồn tại tòa nhà này, với bất cứ lý do nào. Ông dẫn lời Đặng Tiểu Bình, người đã nói tại thời đó, rằng việc dựng lăng là một quyết định chính trị sai lầm. Quyết định xây Nhà tưởng niệm đã được đưa ra nhanh chóng, sau khi Mao chết vào ngày 9 tháng 9 năm 1976. Ngày 24 tháng 11 trong cùng năm, viên gạch đầu tiên được đặt, còn ngày 24 tháng 5 năm sau đó là ngày làm lễ khánh thành. Hàng ngày, hàng nghìn người đứng xếp hàng để vào viếng xác của “vị chủ tịch vĩ đại”. Đề nghị di chuyển nhà tưởng niệm đã được đưa ra nhiều lần, cho đến cuối năm 2015, 21 đại diện của nhân dân đã ký một bản yêu cầu để di chuyển lăng của Mao. Trong 5 năm qua tại Trung Quốc đã gia tăng các trường hợp người dân đập phá tượng Mao. Những chính sách của Mao đã lấy đi hàng chục triệu sinh mạng. Mao, qua đời năm 1976, vẫn còn là một nhân vật gây tranh cãi. Nhà lãnh đạo đáng kính của những người Cộng sản, được coi là kẻ giết người hàng loạt lớn nhất trong lịch sử, chịu trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp về cái chết của 80 triệu người Trung Quốc – theo một số tính toán. Một nửa trong số này đã chết trong nạn đói do chính sách hoang tưởng của cuộc Đại Nhảy Vọt gây ra. Bảy triệu người khác bị sát hại dã man trong cuộc Cách mạng Văn hóa, số còn lại là nạn nhân của các làn sóng thanh trừng, tra tấn và tù đày liên tiếp diễn ra để khủng bố nhân dân Trung Quốc. Dịch giả: Kim Xuân Thông tin thêm về nạn nhân của Cộng sản Trung Quốc, vui lòng đọc “Cửu Bình“. (Việt Đại Kỷ Nguyên)
  2. Nhật hoàng Akihito nói ông lo sức khỏe suy yếu và tuổi tác có nghĩa rằng ông khó đảm đương được cương vị hiện nay. Thông điệp được Nhật hoàng đưa ra trong bài diễn văn lần thứ hai của mình và được truyền hình toàn quốc. Nhật hoàng Akihito năm nay 82 tuổi Trong khi không dùng từ "thoái vị", ông tỏ ý rõ ràng rằng ông muốn bàn giao các trách nhiệm của mình. Thủ tướng Shinzo Abe nói chính phủ nên bàn thảo sâu rộng về chủ đề này. Trong thông điệp phát 10 phút được thu hình trước, Nhật hoàng Akihito nói ông hy vọng bổn phận của hoàng đế có tính biểu tượng của dân tộc có thể được duy trì đều đặn mà không có sự gián đoạn nào. "Tôi lo ngại rằng tôi khó có thể thực hiện được bổn phận của mình như biểu tượng của nhà nước một cách trọn vẹn như tôi đã và đang làm cho tới lúc này," ông nói. Nhật hoàng Akihito nói về khả năng là khi một vị vua không thể gánh vác trách nhiệm vì tuổi tác hoặc bệnh tình thì phải hình thành được chức vụ đảm đương trách nhiệm đó. Tuy nhiên, trong trường hợp đó thì hoàng đế vẫn tiếp tục là hoàng đế cho tới cuối đời mình, ông nói. Tháng trước, truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng hoàng đế muốn từ nhiệm trong những năm tới, việc chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản hiện đại. Không có quy định pháp lý cho việc thoái vị trong luật pháp Nhật Bản, điều đó có nghĩa là cần phải có sự sửa đổi về luật.Người dân đón theo dõi bài phát biểu qua màn hình tại những nơi công cộng. Theo hiến pháp thì Nhật hoàng không được phép có quyền lực chính trị nên mong muốn thoái vị có thể được xem như là việc ông can thiệp vào chính trị. Vị hoàng đế 82 tuổi, gặp nhiều bệnh tật những năm gần đây, được cho là không muốn tại vị nếu phải giảm bớt công việc. Nhật hoàng đã tại vị 27 năm, và Hoàng thái tử Naruhito, 56 tuổi, là người kế vị theo quy tắc. Nhật hoàng Akihito kế vị cha, Hirohito, năm 1989. Ngài được kính trọng vì đã tách hoàng gia ra khỏi quá khứ dân tộc chủ nghĩa thời Thế chiến Hai. Năm 2011, ngài có động thái hiếm xảy ra khi có phát biểu trên truyền hình sau thảm họa động đất sóng thần ở Fukushima. (BBC)
  3. Hàng triệu người Thái bước vào cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới, có thể sẽ mở đường cho cuộc tổng tuyển cử năm 2017 nhưng đòi hỏi chính phủ tương lai phải tuân thủ các điều khoản của quân đội. Hãng tin Reuters nhận định cuộc trưng cầu là phép thử trước công chúng đầu tiên với Thủ tướng Prayuth Chan-oCha, người đã đàn áp các hoạt động chính trị trong suốt hai năm qua kể từ khi ông nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014 ở Thái Lan. Khảo sát cho thấy một số người chấp nhận hiến pháp mới, nhưng hầu hết cử tri vẫn chưa có quyết định. Có khoảng 50 triệu người đủ điều kiện đi bỏ phiếu và Uỷ ban Bầu cử nhắm đến chỉ tiêu 80% người dân tham gia bỏ phiếu. Kết quả bỏ phiếu sơ bộ có thể được công bố vào khoảng 20:00 giờ Việt Nam. Tưởng Prayuth nói ông sẽ không từ chức nếu người Thái từ chối bản hiến pháp và cuộc tổng tuyển cử vẫn sẽ được tiến hành vào năm tới dù kết quả trưng cầu có ra sao chăng nữa. "Chúng tôi cần tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2017 vì đó là lời hứa chúng tôi phải thực hiện," Thủ tướng Prayuth nói trước ngày trưng cầu. "Không có bản hiến pháp nào có thể làm hài lòng mọi người 100%." Quân đội đã lật đổ chính phủ của gia đình Shinawatra hai lần trong hơn một thập niên ồn ào của nền chính trị Thái. Người Thái bắt đầu bước vào ngày trưng cầu dân ý 7/8 Trong khi Thaksin đang sống lưu vong ở nước ngoài, ông vẫn duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ, đặc biệt với sự hỗ trợ cho nông dân ở miền Bắc Thái Lan. Em gái ông, bà Yingluck trở thành thủ tướng Thái Lan vào năm 2011. Các phe đối lập nói cuộc trưng cầu không công bằng vì các chiến dịch bị cấm. Luật Trưng cầu Dân ý, được đưa ra để quản lý các hoạt động trưng cầu, kết tội "bất cứ ai phổ biến các văn bản, hình ảnh và âm thanh không phản ánh sự thật". Ít nhất 17 người đã bị truy tố vì vi phạm Luật Trưng cầu Dân ý và phải đối mặt với án phạt tù lên đến 10 năm. Người Thái sẽ bầu gì? 40 triệu cử tri sẽ trả lời có/không cho hai câu hỏi: Bạn có chấp nhận bản hiến pháp mới không? Nếu đa số cử tri trả lời có, dự thảo sẽ trở thành hiến pháp và quân đội được trao quyền hợp pháp để tiến hành cuộc bầu cử mà thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hứa sẽ tiến hành năm tới. Nếu hiến pháp không được thông qua, hiện chưa rõ việc gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng quân đội vẫn sẽ nắm quyền. Cử tri cũng được hỏi: "Thượng viện có được phép cùng Hạ viện chọn thủ tướng không? Thay đổi quan trọng trong hiến pháp mới Quân đội tranh luận rằng các chính trị gia tham nhũng chính là nguyên nhân gây bất ổn và chia rẽ trong nền chính trị Thái Lan trong thập niên vừa qua. Bản dự thảo hiến pháp được công bố vào tháng 3/2016, với nội dung khiến một đảng chính trị khó có thể chiếm được đa số trong chính phủ. Một trong những phần gây tranh cãi nhất là cho phép 250 ghế ở thượng viện hoàn toàn do chính quyền quân đội bổ nhiệm. Trước cuộc đảo chính, hơn một nửa số ghế Thượng viện được bầu cử và số còn lại là chỉ định. Nhiều người đã bị truy tố vì vi phạm Luật Trưng cầu Dân ý Thay đổi này có nghĩa là các nhà làm luật do quân đội bổ nhiệm luôn chiếm số đông hơn các lãnh đạo được bầu trong Quốc hội Thái Lan. Nếu được thông qua, đây sẽ là bản hiến pháp thứ 20 của Thái Lan kể từ năm 1932. Gothom Arya, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Xây dựng Hoà bình từ Đại học Mahidol và là nhà phê bình chính quyền quân sự nói với Reuters: "Quân đội muốn việc nước được điều hành ít nhiều dưới sự giám sát của họ." Ở thành phố miền Bắc Khon Kaen, một cựu lãnh đạo phe áo đỏ ủng hộ nhà Shinawatra nói quân đội sẽ thắng dù kết quả trưng cầu có ra sao hôm Chủ Nhật 7/8. Luc Stevens, Đại diện Liên Hiệp Quốc tại Thái Lan nói dù kết quả trưng cầu có ra sao, Liên Hiệp Quốc muốn thấy sẽ có thêm đối thoại giữa quân đội và những phe đối lập chính trị, (BBC)
  4. Sau khi phát hiện ra bộ binh và xe tăngTrung Quốc đang cố tiến qua biên giới, Ấn Độ đã nã hàng loạt đạn pháo vào giữa đội hình khiến hàng trăm binh sĩ Trung Quốc… Bất ngờ hơn khi Ấn Độ sử dụng vũ khí có sức công phá lớn khiến….quân Trung Quốc tháo chạy. Cuộc đụng độ xảy ra vào rạng sáng 5/8 khi quân đội hai nước dùng đại bác và pháo để bắn vào nhau, AFP đưa tin. Địa điểm xảy ra giao tranh ở khu vực biên giới bang Arunachal Pradesh. Thống kê mới nhất cho thấy 200 binh sĩ Trung Quốc do trúng pháo kích thiệt mạng, Ấn Độ cũng mất 50 người sau cuộc giao tranh. Cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện đều đổ lỗi cho đối phương khai mào chiến sự. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrika nói : “ Quân đội Trung Quốc đã cho một sư đoàn tiến qua biên giới dưới sự yểm trợ của pháo binh, khiến nhiều thường dân thiệt mạng, do dọc tuyến biên giới lực lượng bố trí mỏng bắt buộc chúng tôi phải sử dụng vũ khí có sức công phá lớn nhằm ngăn cản quân đội Trung Quốc tràn qua. Trong khi đó, người phát ngôn chính phủ Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lại tuyên bố: "Quân đội Ấn Độ đã sử dụng tên lửa tấn công vào doanh trại khiến hàng trăm binh sĩ thiệt mạng, Trung Quốc sẽ điều động quân tối đa để đáp trả ." Ngay sau tuyên bố Trung Quốc đã huy động hàng chục sư đoàn và pháo hạng nặng tiến sát biên giới chờ chỉ thị sẽ tấn công, khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng. Quân đội các nước láng giềng đã đặt trong tình trạng báo động. Đây là cuộc xung đợt lớn nhất trong những năm qua giữa binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc dọc LoC - đường biên giới trên thực tế dài 3200 km, nằm trên đường ranh giới kiểm soát trên thực tế (LAC) của khu vực Yangtse, bang Arunachal Pradesh, Ấn Độ. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với khu vực này. Nguyễn Hoàng(Tin mới)
  5. Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trở thành người Việt Nam đầu tiên giành huy chương vàng tại Olympic. Ông Vinh, 41 tuổi, khi chiến thắng ở nội dung 10m súng ngắn bắn hơi nam trong ngày thi đấu đầu tiên tại Rio hôm thứ Bảy. Ông Vinh, 41 tuổi, khi chiến thắng ở nội dung 10m súng ngắn bắn hơi nam trong ngày thi đấu đầu tiên tại Rio hôm thứ Bảy. Ông có cuộc thi kịch tính với vận động viên chủ nhà Felipe Almeida Wu, 24 tuổi, người dẫn đầu sau lượt bắn áp chót. Nhưng ông Vinh đã thành công ở loạt đạn cuối, giành huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử Olympic cho Việt Nam. Đương kim vô địch Jin Jongoh, người Hàn Quốc, chỉ đứng thứ năm. Năm 2014, ông Hoàng Xuân Vinh nhận quyết định thăng quân hàm từ thượng tá lên đại tá quân đội tại nơi ở của đoàn Việt Nam ở Asiad Incheon 2014. Khi đó ông được huy chương đồng nội dung đồng đội 50m súng ngắn bắn chậm. Đầu năm 2016 ông được huy chương đồng nội dung 10 mét súng ngắn hơi tại World Cup bắn súng 2016 diễn ra ở Thái Lan. (BBC)
  6. Ông Hoàng Tứ Duy là phát ngôn viên cho Đảng Việt Tân Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An được báo chí dẫn lời nói tỉnh này là "một trong bốn trọng tâm" hoạt động của tổ chức Việt Tân. Việt Tân là đảng chính trị không được phép hoạt động ở trong nước, nhưng bị Việt Nam cáo buộc là đứng đằng sau nhiều vụ biểu tình, gây rối lâu nay. Báo VietnamNet dẫn lời Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an Nghệ An, nói tại Hội đồng Nhân dân tỉnh hôm 4/8 rằng "tổ chức Việt Tân có mặt rất nhiều" ở Nghệ An. Gần đây nhất, trong vụ Formosa bị buộc tội gây ô nhiễm làm cá chết hàng loạt, ông Cầu nói "Việt Tân đã lợi dụng sự việc để kích động bà con nhân dân đi biểu tình tuần hành chống phá". Ông cũng cho hay lực lượng công an cả ở trung ương và địa phương "đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt" để đối phó với Việt Tân, đồng thời khuyến cáo "cử tri tỉnh nhà và đại biểu HĐND hết sức cảnh giác, không mắc bẫy Việt Tân, không nghe kẻ xấu lôi kéo, xúi giục làm tình hình an ninh trật tự phức tạp". Trong khi đó, báo Nghệ An cũng đưa tin Đại tá Nguyễn Hữu Cầu nói "không thể mất cảnh giác" với Việt Tân. Từ khi có tình trạng cá chết hàng loạt hồi tháng Tư, nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra tại một số thành phố ở Việt Nam, và công an cho rằng đảng Việt Tân đã "xúi giục, kích động" người dân tham gia. Người phát ngôn của Việt Tân, ông Hoàng Tứ Duy, thì nói rằng "biểu tình ôn hòa là quyền của tất cả mọi người, cho nên không có chuyện bất cứ tổ chức chính trị hay tổ chức đối lập nào, mà tạo sự gây rối chính là hành động của phía công an". Trong kỳ họp hội đồng nhân dân hôm 4/8, Giám đốc Công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu cũng cho hay một "tổ chức phản động" người H'mong ở nước ngoài đang lôi kéo, xúi giục thành lập vương quốc H'mong ở biên giới Việt - Lào. Một cuộc biểu tình về vấn đề cá chết ở Nghệ An Theo ông Cầu, công an Việt Nam và Lào đang phối hợp đối phó. Việt Tân, hay Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, được thành lập từ đầu những năm 1980. Tổ chức này bị Việt Nam liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Trụ sở chính ở Hoa Kỳ, đảng Việt Tân chủ trương "chấm dứt chế độ độc tài ở Việt Nam" bằng phương thức đấu tranh bất bạo động. Gần đây xuất hiện cáo buộc tổ chức tiền thân của Việt Tân, Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, đã thực hiện nhiều vụ ám sát các nhà báo gốc Việt ở Hoa Kỳ trong thập niên 1970-1980, điều mà Việt Tân bác bỏ. (BBC)
  7. Khu vực tập kết rác được phát hiện nằm trong mỏ đá 171, có vị trí cách nhà máy Formosa Hà Tĩnh khoảng 4km. Cơ quan chức năng xác định có khoảng hơn 60 tấn rác nghi của Formosa được đổ ở mỏ đá này. Chiều 4/8, ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, đã phối hợp với chính quyền phường Kỳ Phương lập biên bản để xử lý hàng chục tấn rác thải được người dân phát hiện trong mỏ đá 171 (phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh), nghi có nguồn gốc từ Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa. Đại diện chính quyền cho hay, mỏ đá này rộng vài hecta, nằm cách nhà máy Formosa Hà Tĩnh khoảng 4 km. Bước đầu xác định số rác này đổ từ tháng 12/2013. Khu vực tập kết rác nằm trong khuôn viên mỏ đá với nhiều chủng loại rác như gỗ mụn, ván ép, đất đá, cát công trường, tấm bạt nylon. “Số rác thải ước chừng khoảng hơn 60 tấn, cơ quan chức năng đã lập biên bản, sau đó sẽ đưa ra phương án xử lý, bốc dỡ số rác thải này đi tiêu hủy” - ông Vĩnh nói và cho hay vì rác thải nằm trong mỏ đá, do đó sẽ làm rõ trách nhiệm với chủ mỏ đá này. Được biết mỏ đá 171 đã dừng hoạt động cách đây 1 năm. Những người dân sinh sống tại đây cho biết, điểm tập kết rác này có vị trí gần với 2 khe nước Ba Đồng và Khe Lụy, cách khu dân khoảng khoảng 500 m. Liên quan đến việc chôn, đổ chất thải của Formosa Hà Tĩnh, trước đó vào ngày 11/7, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cùng đoàn liên ngành đã lập biên bản việc Công ty môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh tự đào hố rộng khoảng 300 m2, sâu một mét, chôn lấp khoảng 100 tấn chất thải của Formosa tại trang trại ở thôn Hoàng Trinh (phường Kỳ Trinh). Ngày 2/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố trong chất thải chôn lấp trái phép có một số mẫu chứa xyanua vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Công an tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định khởi tố hình sự điều tra vụ việc này theo điều 182a Bộ luật hình sự về tội Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại. Bá Mạnh (Công Luận)
  8. Nhiều tờ báo "nhà nước" ở Việt Nam đưa tin vụ việc Dân biểu Đài Loan, bà Suh Chi Feng đến Hà Tĩnh để thị sát tình hình ô nhiễm do Formosa gây ra. Tuy nhiên, những tờ báo này đã cố tình bỏ qua chi tiết quan trọng rằng bà Suh bị câu lưu tại Nội Bài hơn 9 tiếng đồng hồ và suýt bị thu hộ chiếu. Bà Suh Cho Feng (phải) và Tân nữ Tổng thống đầu tiên của Đài Loan Các tờ báo đưa tin vụ này có Thanh Niên, Zing và Công An Nhân Dân. Các tờ báo này thông tin rằng bà Suh có mặt tại Việt Nam từ ngày 31/7 và theo lịch trình sẽ đến Hà Tĩnh để thị sát ô nhiễm do Formosa gây ra. Đồng thời trao ít quà cho gia đình những nạn nhân chịu thiệt hại. Tờ Zing còn cho biết bà Suh đề nghị phía Việt Nam nên cứng rắn với Formosa, Công ty được ví như “con quái vật” vì đã tàn phá môi trường ở Đài Loan. Bà cũng khuyên phía Việt Nam nên tiến hành khám sức khoẻ của người dân trước khi cho Formosa vào đầu tư hoặc đi vào hoạt động để có căn cứ quy trách nhiệm nếu dự án của Formosa có thể gây ra ô nhiễm. Thông tin về chuyến thăm Việt Nam của bà Suh được các tờ báo này dẫn nguồn lại từ bài viết của tờ báo Liberty Times Net. Bài báo của Đài Loan viết rất rõ ràng rằng "bà Suh Chi Feng lên kế hoạch bay từ Nội Bài về Vinh nhưng bị chặn không cho lên máy bay. Thậm chí, còn muốn thu giữ luôn passport, Bà Suh nói mình gần như phải cướp để lấy lại passport." Thế nhưng, các tờ báo nhà nước lại không hề đề cập tới vấn đề này dù dẫn nguồn từ tờ Liberty Times Net. Thông tin thêm về chuyến đi của bà Suh tại Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn, người gặp bà Suh tại Hà Tĩnh với tư cách đại diện cho gia đình ông Lê Văn Ngày (thợ lặn Formosa đã tử vong) cho biết: "Cuộc gặp giữa gia đình ông Ngày và bà Suh cùng hàng chục nạn nhân khác, bao gồm ngư dân, cựu công nhân của Formosa, tiểu thương, các em học sinh không thể diễn ra theo dự kiến. Chuyến thị sát đứng trước nguy cơ bị hủy hoàn toàn khi phía an ninh yêu cầu phái đoàn chỉ được phép đi hai nơi là Hà Nội và Hạ Long. Nhờ sự can thiệp, thương lượng của Văn phòng KT-VH Đài Bắc (tương đương sứ quán Đài Loan), bà Suh đã lấy được hộ chiếu và sau một hồi thương thảo, phía an ninh cho phép phái đoàn đi xe vào Hà Tĩnh, nhưng với điều kiện chỉ thị sát Nhà máy Formosa, không được viếng thăm các nhà thờ trong vùng vốn bị phía an ninh dán nhãn là 'chống đối'. Hiện nay, bà Suh đã trở về Đài Loan và có buổi họp báo về chuyến đi Việt Nam lần này. Bà Suh Chi Fen là Dân biểu Đảng Dân Tiến của Đài Loan, nổi tiếng về bảo vệ môi trường, từng dẫn đầu đoàn biểu tình chống Formosa 6 năm trước khi tập đoàn này gây ô nhiễm ở huyện Vân Lâm - Yunlin nơi bà từng làm thẩm phán. Ngày 16/6, Bà cùng 2 người dân biểu khác và một số nhóm hoạt động về môi trường tổ chức họp báo tập trung vào hoạt động của nhà máy Formosa Hà Tĩnh và thảm họa cá chết ở miền Trung Việt Nam. (Dân Luận)
  9. Ba ngày trước đó, trên trang Facebook cá nhân, bà Tô viết rằng chính quyền Việt Nam đã, theo lời bà, “tịch thu hộ chiếu, và không cấp cho bà thẻ lên máy bay”, khi bà đang chuẩn bị tới thị sát nhà máy Formosa Hà Tĩnh. Bà Tô Trị Phân Một quan chức ngoại giao Việt Nam mới lên tiếng cho biết lý do vì sao bà Tô Trị Phân bị giữ hộ chiếu nhiều giờ đồng hồ ở sân bay tại Hà Nội. Trả lời báo chí ngày 4/8, phát ngôn viên Lê Hải Bình cho hay rằng bà Tô đã “nhập cảnh sai với mục đích nêu ra trước khi vào Việt Nam”. Ba ngày trước đó, trên trang Facebook cá nhân, bà Tô viết rằng chính quyền Việt Nam đã, theo lời bà, “tịch thu hộ chiếu, và không cấp cho bà thẻ lên máy bay”, khi bà đang chuẩn bị tới thị sát nhà máy Formosa Hà Tĩnh. Nữ dân biểu này sau đó cho biết thêm rằng bà đã phải di chuyển bằng đường bộ, thay vì đường hàng không, và đã bị “theo dõi” suốt hành trình. Trước khi ông Bình lên tiếng, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, ông Trần Huy Hải nói với báo chí địa phương rằng hải quan sân bay Nội Bài “không tịch thu hộ chiếu” của bà Tô. Ông Hải nói thêm rằng “việc thực hiện các hoạt động ngoài khuôn khổ cho phép của thị thực du lịch, dù với mục đích liên quan tới chính phủ hay kinh doanh, bà có nguy cơ vi phạm luật lệ địa phương”. Bà Tô chưa lên tiếng trước các cáo buộc của quan chức Việt Nam. Chuyến đi của nữ dân biểu này diễn ra một tháng sau khi Formosa “thừa nhận trách nhiệm” về thảm họa ô nhiễm môi trường, gây ra cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam. Theo MOFA, China Post (VOA)
  10. Ðó là kết quả phân tích chất thải của Formosa và công an Hà Tĩnh đã khởi tố vụ “vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại” ở công ty môi trường đô thị Kỳ Anh. Cyanide trong chất thải của Formosa vượt mức cho phép - Múc chất thải của Formosa chôn dưới lòng đất ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh để chuyển ra… Phú Thọ. (Hình: VietNamNet) Tháng trước, sau khi dân chúng thông qua báo giới tố giác có hàng trăm tấn chất thải của Formosa được đưa đến để vùi tại trang trại của ông Lê Quang Hòa, giám đốc công ty môi trường đô thị của thị xã Kỳ Anh, Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh đã buộc phải tổ chức kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, Formosa đã giao cho công ty môi trường đô thị của thị xã Kỳ Anh đến 268 tấn chất thải để công ty này đưa đi chôn tại trang trại vừa kể và một công viên tại thị xã Kỳ Anh. Một viên đại tá là chỉ huy bộ phận điều tra của công an Hà Tĩnh khẳng định, công ty môi trường đô thị Kỳ Anh không có giấy phép xử lý chất thải công nghiệp nguy hại. Công an Hà Tĩnh đang thẩm vấn việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải của công ty này với Formosa đẻ xác định trách nhiệm cá nhân rồi mới khởi tố bị can. Không chỉ xả chất thải ra biển, Formosa còn thuê chôn chất thải trong đất liền. Cả chính quyền Việt Nam lẫn chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cùng ú ớ chưa trả lời được về việc sẽ xử lý tổng lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại của Formosa như thế nào. Cho đến nay, Formosa chỉ mới vận hành thử nhà máy thép ở khu công nghiệp Vũng Áng. Dưới áp lực của công luận, Sở Tài Nguyên-Môi Trường tỉnh Hà Tĩnh đã buộc phải kiểm tra và thừa nhận, ngoài hàng trăm tấn chất thải rắn được chôn tại trang trại của viên giám đốc công ty môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh, còn có hàng trăm tấn chất thải rắn khác đã được chôn tại công viên Hưng Thịnh, bãi rác của khu du lịch Thiên Cầm thuộc huyện Cẩm Xuyên và hàng chục địa điểm nữa. Tổng khối lượng chất thải rắn của Formosa đã được chôn và số địa điểm được sử dụng để chôn chất thải rắn của Formosa có thể sẽ lớn hơn nếu dân chúng tìm ra và tố giác thêm. Báo chí Việt Nam từng gọi các diễn biến liên quan đến tố giác-kiểm tra-thừa nhận chất thải rắn của Formosa bị chôn ở nhiều nơi tại Hà Tĩnh là “cuộc khủng hoảng về quản lý-xử lý chất thải rắn,” đồng thời cảnh báo mức độ của cuộc khủng hoảng sẽ trầm trọng hơn khi nhà máy thép của Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng chính thức hoạt động. Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam từng công bố một thống kê, theo đó, tính đến năm 2015, tổng lượng chất thải rắn và chất thải độc hại mà các khu công nghiệp trên toàn Việt Nam thải ra là khoảng 7,800,000 tấn/năm. Dựa trên giấy phép mà chính quyền Việt Nam đã cấp cho Formosa, các chuyên gia đã xác định rằng, nếu nhà máy thép của tập đoàn này ở khu công nghiệp Vũng Áng, bắt đầu vận hành theo đúng giấy phép đã nhận, mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn và chất thải độc hại mà nó thải ra là 8.7 triệu tấn. Tương đương 1.13 lần tổng lượng chất thải rắn và chất thải độc hại mà các khu công nghiệp trên toàn Việt Nam thải ra hàng năm. Năm 2013, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt “Quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2020” và dự báo, tới thời điểm đó, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp cần xử lý của tỉnh này khoảng 30 tấn/năm. Nói cách khác dự báo của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh về tổng lượng chất thải rắn công nghiệp cần xử lý chỉ có thể xử lý khoảng 1/290 tổng lượng chất thải rắn mà nhà máy thép của Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng sẽ thải ra. Vì dự báo chỉ ở mức như vừa kể nên chính quyền tỉnh Hà Tĩnh quyết định lấy xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, để xây dựng khu xử lý chất thải rắn mà khu công nghiệp Vũng Áng và các vùng phụ cận thải ra. Diện tích xã Kỳ Tân khoảng 42 cây số vuông, nếu đem toàn bộ các loại chất thải của Formosa đến đó đổ thì theo ước tính của các chuyên gia, sau 5 năm, chất thải của Formosa sẽ phủ kín xã Kỳ Tân, chiều cao của đống chất thải này sẽ là… một mét. Sau khi Formosa kết thúc 70 năm hoạt động, bề mặt xã Kỳ Tân sẽ bị vùi dưới núi chất thải có chiều cao trung bình là… 15 mét! Có những yếu tố khác cho thấy, chính quyền Việt Nam không hề bận tâm đến tương lai của cả xứ sở lẫn dân tộc khi mời gọi đầu tư ngoại quốc. Theo Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam thì đến năm ngoái, việc xử lý chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam vẫn chỉ dừng ở quy mô nhỏ, công nghệ xử lý chất thải độc hại vẫn còn thô sơ, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Tỉ lệ thu gom chất thải rắn chỉ khoảng 90% tổng lượng chất thải rắn mà các nhà máy thải ra hàng năm. Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải độc hại chỉ khoảng 40% tổng lượng chất thải độc hại phát sinh. Cho dù thừa nhận Việt Nam thiếu cả các khu xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại với quy mô lớn nhưng chính quyền Việt Nam vẫn liên tục cấp giấy phép cho các nhà đầu tư ngoại quốc xây dựng các nhà máy thép, nhà máy giấy, nhà máy dệt-nhuộm, nhà máy nhiệt điện dùng than,… vốn đã được cảnh báo là nguy hiểm cho môi trường, hủy diệt cả môi sinh lẫn sức khỏe con người. Với năng lực xử lý chất thải rắn và chất thải độc hại như hiện nay, chất thải của Formosa là một nan đề không tìm được lời giải. (Người Việt)
  11. RFA (2016-08-03) - Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam Hoa Kỳ lần thứ 8 sắp diễn ra trong vài giờ nữa ở Thủ đô Washington DC. Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hôm nay 3/8/2016 theo giờ đông bộ Hoa Kỳ tức buổi tối cùng ngày theo giờ Hà Nội, ông Hà Kim Ngọc Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam sẽ thảo luận về vấn đề hợp tác an ninh Việt – Mỹ với bà Tina Kaidanow Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề chính trị quân sự. Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam Hoa Kỳ lần thứ 8 dựa trên thành quả của cuộc đối thoại lần thứ 7 hồi tháng Giêng năm 2015, qua đó sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ song phương Việt – Mỹ ngày càng thêm vững chắc. Cuộc đối thoại Việt – Mỹ lần này cũng phản ánh cam kết mà hai nước cùng chia sẻ để bảo đảm hòa bình, ổn định và an toàn của khu vực Á châu Thái Bình Dương. Các đề tài thảo luận bao gồm hợp tác an ninh và thương mại trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh hàng hải, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoạt động bảo vệ hòa bình, chống khủng bố, buôn người, rà phá bom mìn và các vấn đề nhân đạo. (RFA)
  12. Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk được Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) dẫn lời nói chính quyền 'đánh giá cao' phóng sự về nạn phá rừng, trái ngược thông tin ban đầu. Hôm 2/8, Đại tá Phạm Minh Thắng, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk được VnExpress dẫn lời hôm 3/8: "Trong phóng sự có một số nội dung phản ánh không chính xác, không khách quan và có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp". Nhưng sang ngày 3/8, trong thông cáo gửi đến BBC, Trung tâm Tin tức VTV24 dẫn lời ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk nói: “[Sự việc] VTV đưa tin là hoàn toàn có chứ không phải không. Ông Thắng [Phó Giám đốc Công an tỉnh] nói trong trong báo cáo trên cơ sở thẩm tra ban đầu và không có từ nào nói rằng [phóng sự của VTV24] là dàn dựng cả”. Trên trang web của VTV cũng đưa tin này, nói rằng: "Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đánh giá cao trách nhiệm của VTV24 khi đăng tải các thông tin về nạn phá rừng ở địa phương. Những thông tin đó rất kịp thời và cho thấy nhiều sai phạm trong công tác bảo vệ rừng." Phóng sự điều tra tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép phát trong chương trình ‘Chuyển động 24h’ trên kênh VTV1 ngày 4 và 5/5. Loạt phóng sự này cũng được phát lại trên kênh VTV24 từ hôm 2, 3/8 “để khán giả có thể xem lại và đánh giá chính xác các thước phim, về quá trình tác nghiệp của phóng viên VTV24” như thông báo của nhà đài. Đại tá Phạm Minh Thắng, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk được VnExpress dẫn lời hôm 2/8: "Trong phóng sự có một số nội dung phản ánh không chính xác, không khách quan và có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp". “Những người có mặt trong phóng sự ở xã Ea Đáh, huyện Krông Năng được nhóm phóng viên yêu cầu họ mang theo cưa lốc vào rẫy để cưa cây đã chặt hạ trước đó và một cây còn sống để quay phim. Sau đó, họ được các phóng viên cho 600.000 đồng”, báo này viết. Tuy vậy, ông Thắng “xác nhận, việc tàn phá và vận chuyển gỗ rừng trên địa bàn là có xảy ra trong thời gian qua”. Ngày 3/8, VTV dẫn lời ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk bác bỏ tin này. "Đồng chí Thắng (Phó Giám đốc Công an tỉnh) nói là nói trong báo cáo trên cơ sở thẩm tra ban đầu và không có từ nào nói rằng là dàn dựng cả." Trước đó, Trung tâm Tin tức VTV24 cũng cho hay họ đã gửi đơn khiếu nại tới Cục Báo chí, Bộ Thông tin-Truyền thông, để "bác cáo buộc của một số báo Việt Nam về việc họ dàn dựng phóng sự ‘pate, xúc xích bẩn’". Ba tờ báo bị nêu tên trong khiếu nại là Vntinnhanh, Dân Việt và Infonet - báo điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông. “Phóng viên của ba tờ báo trên đã không kiểm chứng thông tin trước khi đăng bài, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và lòng tin của khán giả đối với các chương trình của Trung tâm tin tức VTV24”, đơn khiếu nại viết. (BBC)
  13. Sáng nay ngày 3 tháng 8 năm 2016, luật sư Trần Vũ Hải ngay sau khi nhận Giấy Chứng nhận Người bào chữa cho anh Nguyễn Hữu Vinh, tức blogger Anh Ba Sàm ở cấp phúc thẩm, đã vào trại tạm giam B14 Bộ Công An và được gặp anh Ba Sàm. Luật sư Trần Vũ Hải cho biết hiện tình sức khỏe của anh Nguyễn Hữu Vinh như sau: “Tôi đã gặp anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tại trại tạm giam B14 của Công an Hà Nội. Sức khỏe anh ấy theo như anh nói và tôi được nhìn thì anh khỏe mạnh. Anh nói rằng đang ở trong điều kiện chấp nhận được. Anh đang tập dưỡng sinh và tinh thần rất minh mẫn. Anh trao đổi với tôi nhiều vấn đề nhưng do đây là công việc của một luật sư nên tôi xin không được tiết lộ.” Sau hai lần trì hoãn cuối cùng, Toà án Thành phố Hà Nội cũng phải đem ra xét xử vụ án Anh Ba Sàm vào ngày 23 tháng Ba năm 2016 với cáo buộc "bôi nhọ, xuyên tạc sự thật Nhà nước" và bản án sơ thẩm xử anh 5 năm tù giam theo điều 258 Bộ luật hình sự và anh đã kháng cáo. Luật sư Trần Vũ Hải cho biết ngày giờ phiên tòa Phúc thẩm chưa được tòa quyết định tuy nhiên theo luật sư Hải thông thường cũng chỉ kéo dài bốn tháng sau khi sơ thẩm. Mặc dù không thể tiết lộ những gì thuộc vụ án vì còn trong vòng chuẩn bị nhưng Luật sư Trần Vũ Hải cho biết những điều mà ông và anh Ba Sàm cùng chia sẻ như sau: “Khi tôi trao đổi với anh Vinh thì anh khẳng định rằng anh mong muốn luật sư chứng minh anh vô tội, chứng minh rằng các cơ quan tố tụng khi điều tra thì đã vi phạm luật tố tụng nghiêm trọng không có căn cứ để kết tội anh. Anh chấp nhận rằng kể cả mức án cao thì anh cũng sẵn sàng vì anh đã lường trước được việc đó. Hiện nay chúng tôi đang tập trung những vấn đề mà anh đã mong muốn như trên.” Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là chủ nhân trang blog nổi tiếng có tên Thông tấn xã vỉa hè, xuất hiện trên mạng Internet từ ngày 9 tháng 9 năm 2007, đăng lại các tin tức quan trọng cũng như bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước mà báo chí của chính phủ không dám loan tải. Anh bị cáo buộc đăng 24 bài viết có nội dung chống phá, xuyên tạc nhà nước. Theo lời luật sư Trần Vũ Hải cũng là bạn thân với anh Ba Sàm hơn 16 năm qua cho biết thì Anh Ba Sàm bị tạm giam tại nơi mà hơn 30 năm trước đích thân anh đã làm việc với tư cách điều tra viên trong vụ án Võ Đại Tôn. Mặc Lâm (RFA)
  14. Xung quanh thông tin vụ sỹ quan rút súng dọa bắn dân, Thiếu tướng Võ Trọng Hệ- Tư lệnh quân 4 cho biết, đã triệu tập Thượng tá Phùng Quang Thế lên điều tra vì đã làm trái điều lệnh quân đội và sử dụng súng quân dụng sai mục đích. Theo Thiếu tướng Võ Trọng Hệ, năm 2015 thượng tá Thế giữ chức Trợ lý Tham mưu Quân Khu Thủ đô, vừa được luân chuyển ra Quân Đoàn 4 tháng 5/2016 giữ chức vụ Phó Tham mưu Quân Đoàn 4 Ngày 31/7, Thượng tá Phùng Quang Thế cùng thuộc cấp sang Đồng Nai tập huấn trên đường đi thì có va quẹt với xe containe, đáng lý ra thì Thượng tá thế phải xử lý khôn khéo, nhưng đằng này lại rút súng ra dọa dân làm mất hình ảnh tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ. Theo thông tin thì Thượng tá Phùng Quang Thế là cháu ruột của Đại Tướng Phùng Quang Thanh, trước đây Thượng tá Thế đã tháp tùng Đại tướng Thanh trong nhiều cuộc gặp quan trọng, năm 2014 Bộ quốc phòng đã thăng cấp hàm thượng tá Thế, đây có lẽ là Thượng tá trẻ nhất toàn quân. Chỉ huy quân đoàn 4 đã họp để lấy ý kiến, sai tới đâu chúng tôi sẽ xử lý đến đó, không thể để vì con cháu sỹ quan cao cấp mà làm càn trái với đạo đức tác phong quân đội. Hiện tại chúng tôi đã đình chỉ chức vụ của thượng tá Phùng Quang Thế để điều tra và làm rõ. Hoàng Phong (Viet Plus+)
  15. Mức lương tối thiểu ở Việt Nam sẽ từ 2 triệu năm trăm tám chục ngàn đồng đến 3 triệu bảy trăm năm chục ngàn đồng vào năm 2017. So với lương tối thiểu trong năm nay thì mức lương trong năm 2017 sẽ tăng lên 7,3%. Một công nhân trước tấm áp phích tuyên truyền đại hội đảng tại Hà Nội ngày 08 tháng 1 năm 2016. AFP photo Bộ Lao động và Thương binh Xã hội đã công bố như vậy vào chiều ngày hôm nay. Đây là kết quả sau hai phiên họp của hội đồng tiền lương quốc gia. Theo như kết quả này thì Việt Nam được chia làm bốn khu vực khác nhau dựa trên giá cả thị trường khác nhau. Khu vực có giá sinh hoạt thấp nhất, tức là khu vực thứ tư sẽ có lương tối thiểu là hai triệu năm trăm tám chục ngàn đồng, còn khu vực thứ nhất là những nơi có giá sinh hoạt đắt đỏ nhất thì lương tối thiểu sẽ là 3 triệu bảy trăm năm chục ngàn đồng. Để đạt được kết quả này, cơ quan chức năng Việt Nam cho biết là hai cơ quan là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã có những tranh cãi rất căng thẳng. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đề nghị mức tăng lương sẽ là 11%, trong khi đó Phòng thương mại và công nghiệp đề nghị mức tăng là 4 đến 5%. Cuối cùng sau nhiều nhượng bộ, hai bên đồng ý mức tăng lương là 7,3% (RFA)
  16. Tàu Trung Quốc trong cuộc diễn tập cấp cứu ở Biển Đông gần Tam Sa, tỉnh Hải Nam về phía nam của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 14 tháng bảy năm 2016. AFP PHOTO Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền lịch sử ở Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời đang cân nhắc áp lực đến từ phía quân đội là phải có phản ứng mạnh mẽ, kể cả việc không ngần ngại đối đầu với chiến tranh. Đó là nội dung những bản tin được các hãng thông tấn nước ngoài gửi đi từ Bắc Kinh ngày hôm qua, nói về phản ứng mới nhất của Trung Quốc trước những căng thẳng đang xảy ra ở Biển Đông, đặc biệt sau khi Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế ra phán quyết nói rõ Bắc Kinh không có chủ quyền lịch sử lẫn pháp lý ở vùng biển đảo mà họ tự nhận là của mình. Bằng mọi giá Bản tin của hãng thông tấn AP cho biết tối Chủ Nhật vừa rồi khi tham dự buổi chiêu đãi tổ chức tại Bắc Kinh để chào mừng 89 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn, Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc nói rằng nhân dân và quân đội Trung Quốc cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải, bảo vệ an ninh và quyền lợi của quốc gia. Vị Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng nói với những người có mặt trong buổi tiếp tân là chủ quyền và quyền lợi của Hoa Lục sẽ được bảo vệ bằng mọi giá. Trong bản tin cũng nói về buổi chiêu đãi này, Tân Hoa Xã cho hay ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc cũng nói rằng Hoa Lục chẳng bao giờ sợ chiến tranh, nhưng chắc chắn mong muốn thấy hòa bình. Bản tin của AP cũng cho hay Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc chính là người chủ trương cải tạo các bãi đá, xây dựng căn cứ và phi trường ở những hòn đảo nằm trong vùng 9 đoạn, còn được gọi là vùng lưỡi bò, mà Trung Quốc tự vẽ ra và nói chủ quyền thuộc về họ. Vẫn theo AP, Tướng Thường Vạn Toàn còn là người rất thân cận với lãnh tụ Tập Cận Bình, sẵn sàng ủng hộ chính sách cứng rắn nếu ông Tập muốn thực hiện trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Sẵn sàng phản ứng mạnh với Mỹ Trong bản tin cũng đánh đi từ Bắc Kinh, hãng thông tấn Reuters trích dẫn những nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo và quân đội Trung Quốc nói rằng hiện có xu hướng muốn phản ứng mạnh hơn với Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực, bất chấp chuyện va chạm quân sự có thể xảy ra. (RFA)
  17. Nhóm hacker Trung Quốc phủ nhận cáo buộc tấn công sân bay và hàng không Việt Nam trong lúc lãnh đạo tập đoàn công nghệ BKAV nói Hacker TQ 'phủ nhận cáo buộc tấn công VN'với BBC Tiếng Việt rằng “sự việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin”. Vụ tin tặc tấn công sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và website Vietnam Airlines chiều 29/7 được cho là ảnh hưởng đến hơn 100 chuyến bay nội địa và hàng ngàn hành khách bị hoãn chuyến bay. Dường như sự cố cũng khiến dữ liệu về danh sách hơn 400 ngàn khách hàng bị rò rỉ. Cục hàng không đã phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) - Bộ Công an xử lý sự cố. Vietnam Airlines sau đó đã gửi email thông báo cho khách hàng: “Đến 17:45 hôm 29/7, tình hình đã được khôi phục, đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.” “Vietnam Airlines đã bước đầu kiểm soát được dữ liệu của hội viên Chương trình Bông Sen Vàng và sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo tốt nhất lợi ích của hội viên.” “Quý hội viên vui lòng thay đổi mật khẩu tài khoản sau khi nhận được thông báo hệ thống kết nối trở lại từ Vietnam Airlines,” email viết. Thêm chú thíchTin tặc đã tấn công và kiểm soát được màn hình của Vietnam Airlines trong một thời gian hôm 29/7 Hôm 30/7, có thêm tin là website Đại học Kinh tế Quốc dân cũng bị tấn công. Cùng ngày, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của tập đoàn công nghệ BKAV hẹn trả lời phỏng vấn BBC qua email nhưng sau đó ông gửi phản hồi: “Do hiện tại, sự việc đang trong quá trình điều tra, chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin trong lúc này. Rất xin lỗi phóng viên và chúng tôi sẽ cung cấp thông tin sớm nhất khi có thể.” 'Trút giận' Hôm 29/7, các báo Việt Nam đồng loạt phát đi cáo buộc nhóm hacker 1937cn của Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tấn công này. Tuy nhiên, hôm 30/7, website được cho là của nhóm 1937cn lên tiếng phủ nhận trách nhiệm. "Tổ chức chúng tôi liên tục bị chỉ trích và quy chụp về các vụ tấn công trên mạng. Điều này không hợp lý, thiếu tính khoa học," bản thông báo viết bằng tiếng Hoa ghi, tuy không nhắc cụ thể tới các sân bay Việt Nam hay trang mạng của Vietnam Airlines. Nội dung đăng trên trang 1937cn.net nói nhóm này không thực hiện vụ tấn công hôm 29/7/2016 (từ bị xóa trong dòng chữ khổ lớn trên cùng là từ có nội dung tục tĩu) "Chúng tôi nhã nhặn đề nghị người dân Việt Nam trong những ngày hè nóng nực này, hãy bình tĩnh, hãy uống trà, bật quạt lên, lên xe máy đưa gia đình ra biển," thông báo này viết thêm, trước khi kết thúc bằng đoạn: "và hãy hô to, Biển Nam Trung Hoa thuộc về Trung Quốc." Trong bài viết trên trang Diplomat hôm 22/7, tác giả Anni Piiparinen nhận định vũ khí bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông là các cuộc tấn công mạng. “Sau khi thua cuộc trước Philippines trong cuộc chiến pháp lý tại The Hague, các chiến binh mạng Trung Quốc trút giận bằng các vụ tin tặc,” bài báo viết. “Chỉ trong vài giờ sau Phán quyết PCA, ít nhất 68 website của chính phủ Philippines bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).” “Bên cạnh Philippines, Việt Nam cũng là mục tiêu của hacker Trung Quốc. Năm 2014, Việt Nam trở thành quốc gia bị nhắm mục tiêu tấn công nhiều nhất của hacker nước láng giềng.” Tác giả nhắc tới hai đợt tấn công trong năm đó, một xảy ra vào hồi tháng Năm, "sau các cuộc biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc", và một vào tháng Mười, khi Hà Nội "mua vũ khí tăng cường khả năng an ninh hàng hải”. “Thời điểm đó, các tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập mạng tình báo Việt Nam và lấy được các thông tin nhạy cảm về chiến lược ngoại giao và quân sự của nước này”. “Hiện chưa rõ về mức độ các hacker được chính phủ Trung Quốc chỉ đạo, khuyến khích, hay nhắm mắt làm ngơ trong các vụ tấn công trên mạng,” Diplomat nói. (BBC)
  18. Truyền thông Việt Nam đưa tin sự cố ngày 29/7 Lãnh đạo Vietnam Airlines xác nhận với BBC về sự cố tin tặc nghiêm trọng xảy ra cho hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Trang web của Vietnam Airlines ngày 29/7 đã có lúc bị tin tặc thay đổi hiển thị. Truyền thông Việt Nam cũng đưa tin thêm trong ngày 29/7 rằng hệ thống thông tin tại hai sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã bị tấn công. Ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Vietnam Airlines, xác nhận với Lê Quỳnh, Trưởng ban BBC Tiếng Việt, rằng sự cố với trang web của hãng là “có thật”. “Chúng tôi đang tập trung lực lượng để khắc phục, xử ly sự cố đó. Các cơ quan quản ly nhà nước đang phối hợp với các công ty tin học điều tra, hiện chưa thể công bố chi tiết.” Ông Minh cho biết cuộc điều tra có sự tham gia của “các đơn vị chống tin tặc của Bộ Công an”. Ông cam kết Vietnam Airlines “tập trung hết lực lượng xử lý sự cố để bảo đảm các chuyến bay an toàn, bảo đảm quyền lợi của khách hàng”. Ngoài ra, cũng có tin nói thông tin của hơn 400.000 thành viên Golden Lotus của hãng này bị tung lên mạng. Trang web Vietnam Airlines đã bị tấn công ngày 29/7 Sự cố sân bay Cùng ngày khi xảy ra sự cố với Vietnam Airlines, báo chí Việt Nam cũng đưa tin tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hàng loạt màn hình hiển thị thông tin chuyến bay cùng hệ thống phát thanh của sân bay bất ngờ bị chèn nội dung “kích động, xuyên tạc” về Biển Đông. Trang tin VnExpress cho biết tình huống xảy ra khoảng 4h chiều, kéo dài khoảng bốn phút. Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật được dẫn lời nói tin tặc “chỉ xâm nhập được vào giao diện màn hình hiển thị các thông tin về chuyến bay của Vietnam Airlines tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, không xâm nhập hệ thống tra cứu, đặt vé”. Báo Tuổi Trẻ tường thuật rằng đến 18g30 phút, nhiều sân bay trong hệ thống 21 sân bay của Việt Nam “buộc phải chuyển qua hệ thống check-in bằng tay”. Báo này dẫn nguồn nói có sân bay khác như Phú Quốc “cũng bị sự cố các màn hình bị chèn thông tin xuyên tạc”. Các sự cố nghiêm trọng này xảy ra vài ngày sau khi lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật người đã 'bôi bẩn' hộ chiếu của du khách Trung Quốc. Theo tờ Nhân dân Nhật báo, một phụ nữ có họ là Chung từ Quảng Đông, Trung Quốc, nhập cảnh Việt Nam theo đường sân bay Tân Sơn Nhất vào hôm 23/7. Khi làm thủ tục nhập cảnh, bà Chung giao hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh và sau đó phát hiện ra người này đã viết dòng chữ thô tục trên hộ chiếu của bà. Nhân dân Nhật báo dẫn lời bà Chung nói: "Người nhân viên cửa khẩu giữ hộ chiếu của tôi khoảng ba phút và khi tôi cầm lại thì tôi thấy chữ 'F*ck you' (từ thô tục bằng tiếng Anh) trên hai trang hộ chiếu có in đường chín đoạn (đường lưỡi bò)". Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho hay bà này rất bức xúc vì cách hành xử của nhân viên Việt Nam. (BBC)
  19. Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận ở biển Đông tháng 7/2016 Trung Quốc tuyên bố sẽ tổ chức tập trận chung với Nga ở Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trên vùng biển tranh chấp. Việc công bố diễn ra sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cuộc tập trận tháng 9/2016 là "chương trình thường kỳ" và không "nhắm vào bất kỳ bên thứ ba". Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết cuộc tập trận được tiến hành trong "hải phận và không phận biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]", nhưng không đề cập địa điểm cụ thể. Ông cho biết cuộc tập trận nhằm "củng cố và phát triển" quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc và Nga, và "tăng cường khả năng hải quân hai nước để cùng đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải". Trung Quốc và Nga đã tiến hành tập trận hải quân chung trong nhiều năm mà các nhà phân tích nói chúng được hoạch định nhằm ngăn chặn sức mạnh quân sự Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông. (BBC)
  20. Dự kiến khoảng 20 ngàn người sẽ ra khỏi nhà tù trước hạn trong thời gian từ nay tới 2018, theo Đề án 'Tha tù trước thời hạn có điều kiện' của Bộ Công an vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký duyệt hôm 22/7/2016. "Tha tù trước thời hạn có điều kiện" là một hình thức thi hành án tù mới, lần đầu tiên được đưa vào hệ thống văn bản pháp luật hình sự Việt Nam. Biện pháp mới: Được 'tha tù' nhưng vẫn là phạm nhân Trước đây, những biện pháp áp dụng trong thi hành án phạt tù, ngoài việc bị giam giữ trong trại, gồm có hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án, và đặc xá. "Tha tù trước hạn có điều kiện" không có nghĩa là trả tự do, kết thúc sớm án tù cho phạm nhân như trong các trường hợp được đặc xá. Đây chỉ là sự "thay đổi hình thức từ chấp hành án trong cơ sở giam giữ sang chấp hành án tại cộng đồng xã hội", Đề án giải thích. Tuy nhiên, việc thay đổi hình thức này lại đưa đến những hiệu quả kinh tế cụ thể cho Nhà nước. Theo đánh giá của Bộ Công an, trong hai năm đầu triển khai Đề án, ước tính sẽ có khoảng 20 ngàn người được "tha tù có điều kiện", và số tiền ngân sách tiết kiệm từ việc không phải chi trả cho việc giam giữ, chăm sóc số lượng tù này sẽ đạt "khoảng gần 200 tỷ đồng mỗi năm". Về phần phạm nhân, việc được "tha tù trước thời hạn" cũng sẽ đem lại cho họ một số lợi ích nhất định, theo luật sư Trần Thu Nam, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín Việt. Chẳng hạn, họ "có thể được hưởng điều kiện chữa trị y tế tốt hơn, điều kiện sinh hoạt vật chất tốt hơn", và sẽ có cơ hội "được hưởng những quyền tự do khác mà họ lẽ ra không nhận được nếu vẫn trong tù, như việc học hành", vị luật sư từ Hà Nội nói với BBC Tiếng Việt. Áp lực quá tải, khoan hồng và hội nhập quốc tế Thống kê chính thức của Bộ Công an nói tính đến tháng 12/2015, các trại giam của Bộ quản lý, giam giữ gần 130 ngàn phạm nhân, tuy trong tháng Chín cùng năm đã có hơn 18 ngàn người được đặc xá. Con số trên chưa bao gồm gần 5 ngàn người bị giữ trong các trại tạm giam, tạm giữ, và hơn 16 ngàn phạm nhân đã bị án tù nhưng chưa hoàn thiện thủ tục để thụ án. Lượng người bị án tù trung bình tăng hàng năm từ 10% đến 12% kể từ 2008 tới nay. Bất chấp thực tế trên, hệ thống các nhà tù, trại giam trên toàn quốc hiện vẫn trong tình trạng không được xây dựng, đưa vào sử dụng kịp tiến độ. Các cơ sở giam giữ tù đã được xét duyệt là 165 phân trại thuộc 53 trại giam, Đề án viết, trong lúc trên thực tế mới chỉ có 75 phân trại hoàn thiện và hoạt động đầy đủ, đạt chưa tới 50%. Với mức xét duyệt một phân trại trung bình đáp ứng nhu cầu giam giữ 1.000 phạm nhân, thì hệ thống nhà tù tính đến cuối năm 2015 mới chỉ đủ công suất giam khoảng 75 ngàn người, trong lúc số tù phạm cao gấp đôi mức đó. Việc "tha tù trước thời hạn" được trông đợi sẽ giúp giảm bớt áp lực quá tải này. Ngân khoản cho hoạt động của hệ thống nhà tù từ trước tới nay đều từ nguồn vốn Nhà nước. Nay, kinh phí để bảo đảm việc tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ gồm cả các khoản "đóng góp tự nguyện, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu có", bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo luật định, theo Quyết định 1461 phê duyệt Đề án. Bên cạnh đó, biện pháp mới được ca ngợi là nhằm "cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp", Đề án viết, trong lúc vẫn "tiếp tục thể hiện tinh thần nhân đạo, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước". Đề án cũng thừa nhận biện pháp mới được đưa ra một phần do "xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế", và được xây dựng dựa trên cơ sở "tiếp thu có chọn lọc" từ một số nước như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên, luật sư Trần Thu Nam cho rằng việc giới chức muốn vận dụng tối đa các tài trợ từ bên ngoài là do khó khăn về kinh phí, nhưng điều đó "không đồng nghĩa với việc xã hội hóa" hệ thống nhà tù, và chính quyền sẽ không chấp nhận mô hình nhà tù tư nhân như ở một số nước khác. Tác động đối với xã hội Đánh giá về hiệu quả của Đề án một khi đưa vào áp dụng, vị luật sư từ Hà Nội cho rằng "mọi vấn đề đều có hai mặt". "Những chuyện tiêu cực vẫn đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan khác nhau. Trong chuyện xét duyệt hồ sơ để tha tù trước thời hạn, xem hồ sơ nào đủ điều kiện hồ sơ nào không, khó có thể nói là liệu có xảy ra chuyện tiêu cực, "đi đêm" với nhau hay không," luật sư Trần Thu Nam nói. "Chuyện đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu như không có sự giám sát chặt chẽ từ một ủy ban hay một cơ quan trung gian nào đó." Số người được "tha tù trước hạn" trở về địa phương sẽ khoảng từ hai tới ba tù nhân tại mỗi đơn vị cấp xã, phường, theo Đề án, và đây cũng có thể tạo thành vấn đề nếu giới chức không có cơ chế kiểm soát hiệu quả, theo luật sư Nam. "Việc tha tù sớm ồ ạt với số lượng lớn cũng có thể làm tăng tình hình tội phạm do những người được tha có thể tái phạm." "Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, gồm yếu tố xã hội, yếu tố gia đình và vấn đề tái hòa nhập, yếu tố giám sát chặt chẽ hay không của chính quyền địa phương." "Đây là vấn đề cần được ra soát, thống kê sau một thời gian thực hiện, để có thể có những điều chỉnh phù hợp. Cần có thời gian chúng ta mới có thể có câu trả lời chính xác cho vấn đề này." Theo Đề án, việc "tha tù trước hạn có điều kiện" do Bộ Công an và Tòa án Tối cao phối họp triển khai thường xuyên hàng quý, trên cơ sở hồ sơ đã qua thẩm định của các hội đồng xét, đề nghị tha tù từ cấp cơ sở đưa lên. Việc triển khai "tha tù trước thời hạn có điều kiện" có hiệu lực thi hành kể từ ngày được ký duyệt, và sẽ kéo dài cho tới năm 2020, theo Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thời điểm này chậm hơn ba tuần so với nội dung trình trong Đề án, theo đó Bộ trưởng Công an đề xuất áp dụng từ 1/7/2016, là ngày lẽ ra Bộ luật Hình sự sửa đổi và Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện chưa có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. "Đề án căn cứ vào Bộ luật Hình sự sửa đổi. Rào cản pháp lý hiện nay là Bộ luật này đã bị tạm đình chỉ, tạm dừng hiệu lực thi hành để chờ xem xét sửa lại một số lỗi," luật sư Trần Thu Nam nói. "Do vậy, đề án có lẽ nhằm chuẩn bị trước một bước, nhằm thành lập các cơ quan, định hình các thủ tục để sẵn sàng triển khai một khi Bộ luật Hình sự sửa đổi có hiệu lực." (BBC)
  21. Ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu bên lề hội nghị ngoại trưởng ASEAN, 26/07/2016. REUTERS/Jorge Silva Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào. Theo hãng tin Mỹ AP, ngoại trưởng Trung Quốc đã cho rằng bản tuyên bố nói trên chỉ có tác dụng « thổi bùng ngọn lửa » gây căng thẳng trong khu vực, vào lúc mà các nước có liên can đã đồng ý hạ nhiệt. Ông Vương Nghị cho rằng động thái của ba ngoại trưởng Mỹ, Nhật Bản và Úc không hợp thời, cũng như không mang tính chất xây dựng. Đối với Bắc Kinh, « Bây giờ là lúc trắc nghiệm » xem ba nước nói trên là những người « kiến tạo hòa binh » hay là kẻ « gây rối ». Trong bối cảnh khối ASEAN – vì chia rẽ nội bộ - đã không ra được một tuyên bố mạnh mẽ phản đối các hành động quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là không nói gì đến phán quyết của Tòa Trọng Tài Trường Trực La Haye được đánh giá là tối quan trọng cho an ninh khu vực, ba ngoại trưởng Kerry của Mỹ, Kishida của Nhật và Bishop của Úc đã họp lại với nhau tại Vientiane và thông qua một tuyên bố chung. Văn kiện này đã thể hiện lập trường hậu thuẫn mạnh mẽ cho các quốc gia Đông Nam Á, như Philippines và Việt Nam đang bị Trung Quốc thúc ép trên vấn đề Biển Đông, khi kêu gọi Bắc Kinh không tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng tiền đồn quân sự tại vùng biển đang tranh chấp. Trọng Nghĩa (RFI)
  22. Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP HCM vừa yêu cầu chính quyền Việt Nam điều tra và kỷ luật người đã 'bôi bẩn' hộ chiếu của du khách Trung Quốc. Hai trang số 8 và 24 trong cuốn hộ chiếu có dòng chữ 'F*ck you' viết tay Theo tờ Nhân dân Nhật báo, một phụ nữ có họ là Chung từ Quảng Đông, Trung Quốc, nhập cảnh Việt Nam theo đường sân bay Tân Sơn Nhất vào hôm 23/7. Khi làm thủ tục nhập cảnh, bà Chung giao hộ chiếu cho nhân viên xuất nhập cảnh và sau đó phát hiện ra người này đã viết dòng chữ thô tục trên hộ chiếu của bà. Nhân dân Nhật báo dẫn lời bà Chung nói: "Người nhân viên cửa khẩu giữ hộ chiếu của tôi khoảng ba phút và khi tôi cầm lại thì tôi thấy chữ 'F*ck you' (từ thô tục bằng tiếng Anh) trên hai trang hộ chiếu có in đường chín đoạn (đường lưỡi bò)". Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho hay bà này rất bức xúc vì cách hành xử của nhân viên Việt Nam. Tất cả các hộ chiếu Trung Quốc phát hành sau năm 2012 đều có in hình đường lưỡi bò yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông trên các trang 8, 24 và 46. Việc Trung Quốc đăng hình đường chín đoạn, mà tòa trọng tài quốc tế PCA mới đây phán quyết là không có cơ sở lịch sử, lên hộ chiếu đã gây tranh cãi. Để không bị hiểu nhầm là công nhận chủ quyền của Trung Quốc, nhân viên xuất nhập cảnh một số quốc gia đã đóng dấu lên tờ rời thay vì vào trong hộ chiếu của công dân Trung Quốc. Bức hình chụp hộ chiếu của bà Chung cho thấy chữ viết nằm trên hai trang 8 và 24. Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì. Dưới bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo, nhiều người đọc Trung Quốc phản ứng tức giận. Một người tên là seethru viết: "Việt Nam luôn luôn gây phiền toái cho Trung Quốc kể từ thời xa xưa". Người khác ký là Ku Ping Kim thì yêu cầu kỷ luật nặng người nào đã "bôi nhọ uy tín của Chính phủ Việt Nam" vì "Không thể đối xử như vậy với du khách Trung Quốc, những người trả lương một cách gián tiếp [cho nhân viên chính quyền Việt Nam thông qua đóng góp vào ngân sách du lịch]". (BBC)
  23. Bãi vào mắt tao à? Kính gửi: - Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, - Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV. Chúng tôi, những công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký tên trong văn bản này, gửi kiến nghị tới bà Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các cơ quan có liên quan, để đề nghị nội dung sau: Thời gian vừa qua, vụ việc Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) xả thải làm cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, đã làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến môi sinh trường cũng như đời sống của nhân dân. Theo báo cáo của Chính phủ, có đến hơn 260.000 lao động bị ảnh hưởng, trong đó 100.000 lao động bị ảnh hưởng trực tiếp. Ông Võ Kim Cự, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, là người ký quyết định cho phép đầu tư của FHS với thời hạn 70 năm vào năm 2008. Theo Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực tại thời điểm đó, về thời gian hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài: “Điều 52. Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá năm mươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá bảy mươi năm. Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.” Do đó, thẩm quyền quyết định cho phép thời gian thực hiện dự án với thời gian 70 năm thuộc về Chính phủ. Như vậy, rõ ràng ông Võ Kim Cự đã có hành vi vi phạm pháp luật khi đưa ra quyết định vượt quá thẩm quyền, đồng thời buông lỏng quản lý dẫn đến hàng loạt những sai phạm của FHS và gây nên thảm họa môi trường vừa qua. Hành vi vi phạm pháp luật của ông Cự đã dẫn đến những tác hại nghiêm trọng. Trong khi đó, căn cứ Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 về tiêu chuẩn của Đại biểu Quốc hội, thì đại biểu Quốc hội phải là người “Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác”, “Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội”, “liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm”. Theo Khoản 1 Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội, “Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm”. Chúng tôi nhận thấy ông Võ Kim Cự với những sai phạm của mình không xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân và không thể làm đại biểu Quốc hội – người đại diện cho Nhân dân. Vì vậy, chúng tôi yêu cầu bà Chủ tịch và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với chức năng và trách nhiệm của mình, tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật để bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự ngay trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV (từ 20/7/2016 đến 9/8/2016). Mong rằng yêu cầu này của cử tri chúng tôi sẽ được xem xét thực hiện. Chúng tôi chờ đợi phản hồi của Quốc hội. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2016 Cử tri ký tên P/S: Mọi người muốn tham gia ký tên hãy chụp ảnh chữ ký của mình và gửi vào comment. Chúng tôi sẽ tập hợp và in ra. Xin cảm ơn Theo Green Trees
  24. Ông Malik Obama, người anh cùng cha khác mẹ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới. Ông Malik Obama (trái). Ông Malik nói với tờ The New York Post rằng ông thích ứng viên của Đảng Cộng hòa vì tỷ phú này “nói bằng cả trái tim”, và rằng tuyên bố “Kiến tạo nước Mỹ vĩ đại trở lại” là một khẩu hiệu hay. Ông cũng chỉ trích một số quyết định của đương kim tổng thống Mỹ cũng như của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, nhất là về quyết định lật đổ cựu Tổng thống Libya Moammar Gadhafi năm 2011. Ông nói: “Tôi vẫn cảm thấy rằng việc loại bỏ ông Gadhafi không làm cho tình hình ở Libya tốt đẹp hơn. Chính vì lẽ đó, người em của tôi cũng như ngoại trưởng Mỹ đã khiến tôi thất vọng”. Trong một cuộc phỏng vấn khác với hãng tin Reuters, ông Malik nói rằng dù là một tín đồ Hồi giáo, ông có thể hiểu được quan điểm của ông Trump về việc cấm người Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ. Người anh của ông Obama được trích lời nói rằng “không thể để cho ai đó bắn giết người khác nhân danh đạo Hồi”. Tổng thống Obama có tới 7 anh chị em cùng cha khác mẹ và cùng mẹ khác cha. Ông Malik, hơn tổng thống Mỹ 3 tuổi, là con trai của cha ông Obama và người vợ đầu. Hai người anh em từng có thời kỳ thân thiết với nhau, và người anh này từng làm phù rể trong lễ cưới của Tổng thống Mỹ. Nhưng hai người dường như đã xa cách hơn trong những năm gần đây. Ông Malik nói với tờ The New York Post rằng người em không giúp đỡ mình khi ông tranh cử làm người đứng đầu quận Siaya ở Kenya năm 2013. Người anh của Tổng thống Obama hiện sống ở làng Kogelo ở Kenya, nhưng vẫn được phép đăng ký bầu cử ở tiểu bang Maryland, nơi ông sống nhiều năm. Ông Malik tuyên bố sẽ trở lại Mỹ để bỏ phiếu vào tháng 11 tới. (VOA)
  25. Bắc Kinh đã công khai lên tiếng cảm tạ Phnom Penh vì đã ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về biển Đông, gây mâu thuẫn tại cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Vientiane, Lào, cuối tuần qua. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến tham dự Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc tại Vientiane, Lào, ngày 25/7/2016. Hôm nay, 25/7, các nước ASEAN đã phá vỡ thế bế tắc kéo dài nhiều ngày, sau khi Philippines từ bỏ yêu cầu phải đề cập tới phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế vào tuyên bố chung của hội nghị của khối. Phán quyết hôm 12/7 đã trao phần thắng cho Philippines trong vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc ở biển Đông. Không chỉ có Manila mà Việt Nam cũng muốn đưa quyết định của Tòa ở La Haye, Hà Lan, cũng như lời kêu gọi tôn trọng luật biển quốc tế, vào tuyên bố chung. Theo các nhà ngoại giao, Campuchia đã phản đối việc đưa phán quyết vào tuyên bố, đồng thời bày tỏ hậu thuẫn với Trung Quốc về đàm phán song phương đối với vấn đề biển Đông. Hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao ASEAN hôm nay cho biết rằng Manila đã đồng ý từ bỏ yêu cầu phải đưa phán quyết vào tuyên bố chung, nhằm ngăn chặn việc khối 10 quốc gia Đông Nam Á không thể ra tuyên bố chung sau cuộc họp ở Lào. Thay vào đó, tuyên bố bày tỏ “quan ngại thực sự về các diễn biến” ở biển Đông, và nhấn mạnh tới việc cần tìm ra các giải pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, tuyên bố này không nhắc tới cụ thể tên Trung Quốc. Theo giới quan sát, Bắc Kinh có thể nói đã thắng thế sau khi không vấp phải chỉ trích của ASEAN về các hành động bồi đắp quy mô lớn nhằm khẳng định chủ quyền ở biển Đông. (VOA)

×
×
  • Create New...